You are on page 1of 58

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG

Ths. Vũ Đức Hoàn

BÀI GIẢNG
THIẾT BỊ THU PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN

TÊN HỌC PHẦN : THIẾT BỊ THU PHÁT VTĐ


MÃ HỌC PHẦN : 13226
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SV NGÀNH : ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

HẢI PHÒNG – 2014


MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
PHẦN I: MÁY PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN ............................................................................................4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY PHÁT VTĐ .................................................................4
1.1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát VTĐ ....................................................................................4
1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy phát VTĐ ....................................................................................5
1.3. Các kiến trúc và nguyên lý hoạt động của máy phát VTĐ .........................................................6
1.3.1. Direct Conversion Transmitter ............................................................................................6
1.3.2. Two-step Conversion Transmitter .......................................................................................8
CHƯƠNG II: KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT CAO TẦN VÀ ĐIỀU HƯỞNG ANTEN .......................9
2.1. Khái quát tầng khuếch đại cao tần tín hiệu lớn trong máy mát VTĐ..........................................9
2.2. Các chế độ làm việc của tầng khuếch đại công suất cao tần. ......................................................9
2.3. Tầng khuếch đại công suất ........................................................................................................13
2.4. Bộ điều hưởng anten. ................................................................................................................14
CHƯƠNG III: ĐIỀU CHẾ VÀ TẠO TẦN SỐ PHÁT .........................................................................15
3.1. Các phương pháp điều chế tín hiệu trong máy phát. .................................................................15
3.1.1. Điều chế tương tự. .............................................................................................................15
3.1.2. Điều chế số. ....................................................................................................................18
3.2. Tạo tần số phát trong máy phát vô tuyến điện. .........................................................................18
3.2.1. Các yêu cầu........................................................................................................................18
3.2.2. Các phương pháp tạo tần số phát .......................................................................................18
PHẦN II: MÁY THU VÔ TUYẾN ĐIỆN ...........................................................................................21
CHƯƠNG IV: TỔNG QUAN VỀ MÁY THU VÔ TUYẾN ĐIỆN ....................................................21
4.1. Khái quát thiết bị thu vô tuyến điện. .........................................................................................21
4.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................................21
4.1.2. Phân loại máy thu vô tuyến điện. ......................................................................................21
4.1.3. Các thông số kỹ thuật của máy thu vô tuyến điện. ............................................................21
4.2. Các kiến trúc hệ thống máy thu vô tuyến điện. .........................................................................22
4.2.1. Sơ đồ khối máy thu khuếch đại thẳng.`` ............................................................................22
4.2.2. Sơ đồ khối máy thu đổi tần. ...............................................................................................22
4.2.3. Một số hệ thống thu đổi tần thông dụng. ...........................................................................23
CHƯƠNG V: CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY THU ĐỔI TẦN .................................28
5.1. Đặc điểm và yêu cầu của mạch vào máy thu. ...........................................................................28
5.2. Phân loại mạch vào máy thu. ....................................................................................................28
5.3. Các tham số của mạch vào. .......................................................................................................29
5.4. Tầng khuếch đại cao tần trong máy thu. ...................................................................................30
5.4.1. Đặc điểm tầng KĐCT trong máy thu. ...............................................................................30
5.4.2. Sơ đồ mạch và đặc tính tần số. ..........................................................................................31
5.5. Tầng đổi tần trong máy thu. ......................................................................................................31
5.5.1. Bộ tạo dao động nội. ..........................................................................................................31
5.5.2. Mạch đổi tần (trộn tần). .....................................................................................................31
5.6. Tầng khuếch đại trung tần trong máy thu. ................................................................................32
5.6.1. Đặc điểm tầng khuếch đại trung tần trong máy thu. ..........................................................32
5.6.2. Yêu cầu đối với mạch khuếch đại trung tần. .....................................................................32
5.7. Tầng tách sóng ..........................................................................................................................33
5.7.1. Mạch tách sóng biên độ. ....................................................................................................33
5.7.2. Mạch tách sóng tín hiệu đơn biên. .....................................................................................33
5.7.3. Tách sóng tần số. ...............................................................................................................33
5.7.4. Tách sóng tín hiệu FSK .....................................................................................................33
5.8.Khuếch đại âm tần. .....................................................................................................................33
5.9. Các mạch điều chỉnh trong máy thu vô tuyến điện. ..................................................................33
5.9.1. Mạch tự động điều chỉnh, điều hưởng tần số. ...................................................................33
5.9.2. Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại. ......................................................................34
PHẦN III: KIẾN TRÚC MÁY THU PHÁT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SDR.................................35
CHƯƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ SDR ...............................................................................................35
6.1. Khái niệm về thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm - SDR ...........................................................35
6.1.1. Định nghĩa về SDR ............................................................................................................36
6.1.2. Đặc điểm của SDR ............................................................................................................40
6.2. Cấu trúc của SDR ......................................................................................................................41
6.2.1. Sự khác nhau giữa SDR với thiết bị vô tuyến cũ ..............................................................41
6.2.2. Một vài cấu trúc SDR ........................................................................................................42
6.2.3. Cấu trúc chung của SDR ...................................................................................................43
6.3. Các thành phần cơ bản của SDR ...............................................................................................45
6.3.1. Khối cao tần tích hợp.........................................................................................................45
6.3.2. Bộ chuyển đổi tương tự - số ..............................................................................................46
6.3.3. Mạch xử lý tín hiệu số .......................................................................................................46
CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA SDR. .......................................................................49
7.1. Yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật của SDR ....................................................................................49
7.1.1. Đặc điểm của máy phát .....................................................................................................49
7.1.2. Đặc điểm của máy thu .......................................................................................................50
7.1.3. Các dải tần số sử dụng .......................................................................................................51
7.2. Các cấu trúc máy thu SDR ........................................................................................................51
7.2.1. Cấu trúc chuyển đổi trực tiếp ............................................................................................51
7.2.2. Cấu trúc đổi tần nhiều lần ..................................................................................................52
7.2.3. Cấu trúc trung tần thấp ......................................................................................................53
7.3. Các cấu trúc máy phát SDR ......................................................................................................53
7.3.1. Máy phát chuyển đổi trực tiếp ...........................................................................................53
7.3.2. Máy phát đổi tần nhiều lần ................................................................................................54
7.3.3. Độ tuyến tính và hiệu suất của máy phát ...........................................................................54
PHẦN I: MÁY PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY PHÁT VTĐ

1.1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát VTĐ


1.1.1. Chức năng nhiệm vụ
Một hệ thống thông tin VTĐ bao gồm thiết bị phát, thiết bị thu và môi trường truyền sóng. Trong đó
thiết bị phát là một yếu tố quan trọng trong hệ thống thông tin.

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống thu phát.


Máy phát VTĐ là một thiết bị có nhiệm vụ phát đi tin tức dưới dạng sóng cao tần nhằm đảm bảo
thông tin có thể truyền tải đi xa.
Trong đó tín hiệu cao tần (sóng mang) làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin cần phát tới điểm
thu. Các nguồn tin này được tổng hợp và được gắn với sóng mang bằng một phương pháp điều chế
thích hợp, thực hiện KĐ công suất cao tần và chuyển bức xạ thành dạng sóng điện từ ra ngoài không
gian qua hệ thống anten phát.
Máy phát phải phát đi với công suất đủ lớn và sử dụng phương thức điều chế chính xác để đảm
bảo khoảng cách truyền, chất lượng tin chuyển tải tới máy thu sao cho it sai, lỗi nhất.
1.1.2. Yêu cầu với máy phát VTĐ
- Đảm bảo cự ly thông tin ( điểm A->B)-> chuyển tải tin tức.
- Đảm bảo dải tần công tác ( tần số phát ).
- Không sinh hài, gây nhiễu ( nhiễu tần số lân cận ).
1.1.3. Phân loại
Có nhiều cách phân loại máy phát VTĐ tuỳ theo mục đích sử dụng, mức công suất ra, hay theo
phương thức điều chế, mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng cho từng lĩnh vực sử
dụng. Do đó ta có thể căn cứ vào các yêu cầu để đưa ra phương pháp phân loại tối ưu nhất.
a. Phân loại theo nhóm công tác:
- Nhóm công tác liên tục: sóng cao tần luôn luôn được bức xạ ra anten
- Nhóm công tác mạch xung : sóng cao tần bức xạ ra anten theo dạng xung không liên tục (trong
radar).
b. Phân loại theo tần số phát:
Tuỳ theo tần số hoạt động của máy phát đang hoạt động mà ta phân loại ra các loại máy phát:
- Máy phát sóng dài (30KHz ÷300KHz).
- Máy phát sóng trung (300KHz÷3000KHz).
- Máy phát sóng ngắn (3MHz÷30MHz).
- Máy phát sóng cực ngắn (30MHz-300MHz).
c. Theo phân loại theo công suất phát:
- Máy phát công suất cực lớn: Pra ≥ 100 kW.
- Máy phát công suất lớn: 10kW≤Pra<100kW.
- Máy phát công suất vừa: 10W≤Pra<10kW.
- Máy phát công suất nhỏ: Pra<10W.
d. Phân loại theo phương pháp điều chế
- Máy phát điều biên (AM- Amplitude Modulation).
- Máy phát đơn biên (SSB- Single Sideband Modulation).
- Máy phát điều tần (FM - Frequency modulation) và máy phát âm thanh nổi (FM stereo).
- Máy phát điều chế số: Khoá dịch biên (ASK), khoá dịch tần (FSK), khoá dịch pha (FSK)…
- Máy phát TLX.
1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy phát VTĐ
Chỉ tiêu kỹ thuật của máy phát VTĐ là các tham số về điện hoặc phi điện, dùng để so sánh đánh
giá chất lượng tính năng hoạt động của các máy phát VTĐ.
1.2.1. Các chỉ tiêu về điện
a. Công suất phát của máy phát VTĐ
Là công suất của máy phát đưa ra anten để bức xạ ra không gian. Công suất này sẽ quyết định cự
ly thông tin của máy phát VTĐ và được gọi là công suất có ích Pt ( công suất đưa ra tải).
Trong máy phát ngoài công suất có ích Pt còn có các công suất tổn hao Pa
b. Hiệu suất của máy phát VTĐ
P
η= t
P0
Pt công suất có ích đưa ra anten
P0 Công suất tiêu tốn năng lượng toàn phần.
Tùy theo từng loại máy phát, η của máy phát có thể đạt được từ vài % đến vài chục %.
Với máy phát điện tử thế hệ cũ η= vài chục % .
Với máy phát ngày nay có thể đạt tới 80-90% .
c. Dải tần công tác
Là khả năng làm việc của máy phát (khả năng bức xạ của máy phát) trong 1 dải tần số hoặc 1 đoạn
tần số nhất định nào đó. Theo tần số công tác, người ta có:
Máy phát VTĐ Sóng dài:
Máy phát VTĐ Sóng trung:
Máy phát VTĐ Sóng ngắn:
Máy phát VTĐ Sóng cực ngắn:
d. Độ ổn định tần số phát
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của máy phát VTĐ, nó đảm bảo được quá trình thông tin liên lạc
nhanh chóng dễ dàng, thu hẹp được độ rộng dải tần của 1 kênh thông tin, không gây nhiễu cho các đài
phát khác.
Độ ổn định tần số chủ yếu phụ thuộc vào các tần số dao động chủ. Ngày nay để nâng cao độ ổn
định tần số của máy phát VTĐ người ta thường dùng các bộ dao động chuẩn bằng thạch anh.

e. Độ chính xác của tần số


Là sự sai lệch tần số giữa bộ chỉ thị tần số phát với tần số bức xạ từ anten của máy phát ra
không gian. Tham số này phụ thuộc vào cơ cấu chỉ thị trong máy phát.
f. Sóng hài.
Là các tần số dài được bức xạ ra không gian cùng với thành phần cơ bản. Máy phát nào cũng tồn
tại sóng hài => có biện pháp lọc hài rất quan trọng.
=> Tần số hài gây nhiều cho cho các đài phát khác và gây nhiễu xung quanh
g. Các chỉ tiêu về điều chế
- Dải tần điều chế: Dài tần số thực hiện điều chế tin tức.
- Độ sâu điều chế: Áp dụng cho các máy phát điều biên (tương tự).
- Đặc tuyến tần số điều chế: là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của hệ số điều chế theo tần số.
- Méo phi tuyến -> Do tính chất phi tuyến của các phần tử KĐ tạo ra.
- Méo tuyến tính (méo biên độ) do các phần tử tuyến tính trong máy gây nên, khả năng KĐ tín
hiệu không đồng đều ở những tần số khác nhau.
1.2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật về kết cấu
Bao gồm các tham số:
- Trọng lượng, thể tích.
- Khả năng chịu va đập chấn động cơ học.
- Khả năng chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm.
- Tính thuận lợi cho việc thao tác sử dụng sửa chữa bảo quản.
- Hệ số an toàn của thiết bị….
1.3. Các kiến trúc và nguyên lý hoạt động của máy phát VTĐ
Trong một hệ thống truyền thông, máy phát RF chịu trách nhiệm về các vấn đề như:
điều biến, chuyển đổi, khuyếch đại và truyền tín hiệu trong không gian bằng cách sử dụng một
ănten.
Đầu vào phổ biến của máy phát là các tín hiệu tương tự ở dải cơ sở và đầu ra của nó là
tần số cao và nguồn tín hiệu cao đã được điều biến.
Đầu ra của nguồn, tính chất tuyến tính, năng lực, độ phức tạp của mạch và giá thành là
một vài thông số quan trọng trong việc chọn các loại máy phát trong các ứng dụng vô tuyến.
Lựa chọn kiến trúc là đặc biệt quan trọng trong việc định hướng các hoạt động thích hợp của
hệ thống. Có hai kiến trúc được sử dụng nhiều nhất trong các máy phát RF là:
- Direct Conversion
- Two-Step Conversion

Information
HPM X-20 07

2. add data to carrier T h e


w
w ilee jkh lhr
ew sa jlke h.
w k lh jr
w
q e kj lh
w a e .
e s jlk h
w k lh jr

qw e jk lh
kl h e f w w lk h q
w a jk h r q w lui
q w h
q lih

q w h
q lih
q ilh

q ilh
w hl
q q3 w ih w k
w a jk h r q w ilu

q q3 w ih w e
w a jk h r q w ilu
T h
w
w eile
ihl e w ewrw sa

qw e
e s
w a
w lh lih e w wrw k

q
ew sa
e
kjh lhr
ejlk h.
lh jr
jk lh
jlk h
e .
lh jr
jk lh
jlke h.
kl h e f w w lk h q
w a jk h r q w lui
q w h
q lih

q w h
q lih
w lh
q ilh q
w a jk h r q w ilu
w hl
q ilh q
w a jk h r q w ilu
q w h w lh
lih e w ewrw sa
q3 w ih w k

ihl e w erw s
q3 w ih w k

lih e w ewrw sa
T h
w
w eile

qw e
w a

w e
q
e kl h e f w w lk h q
kjh lhr
ejlk h.
lh jr
jk lh

jlke h.
jlk h
e .
lh jr
jk lh
q w h
w a jk h r q w lui
q w h
q lih q ilh
w lh
q
w a jk h r q w ilu
q w h
q lih q ilh

w lh
w lh
q
w a kj h r q w ilu
lih e w rw
q3 w ih

lih e w rw
3q w ih

lih e w rw
e s jlk h q w h w lh lih e w wrw k lh jr q lih q ilh q q3 w ih w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih
w ka lhe jr.
w q lih q ilh q q3 w ih w e
q jk lh w a jk h r q w ilu q
qw e jk lh
w a jk h r q w ilu e s jlk h q w h w lh lih e w wrw k lh jr q lih q ilh q q3 w ih
w a e .
e as ejlk .h
w q w h w lh lih e w wrw k lh jr q lih q ilh q q3 w ih qw e jk lh w a jk h r q w lui

3. shift to high
w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih jlk he s q w h w lh lih e w rw
q e .w a
q w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih w k
lh jr q lih q ilh q q3 w ih
w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih w e jk lh w a jk h r q w ilu w e jk lh w a jk h r q w ilu
q q
w e jk lh w a jk h r q w ilu e s jlk h q w h w lh lih e w erw s jlk h q w h w hl ihl e w rw
q w a e . w a e .
ew sa jlke h. q w h w lh lih e w wrw k lh jr q lih q ilh q q3 w ih w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih
w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih qw e jk lh w a jk h r q w ilu
qw k lh jr
q lih q ilh q q3 w ih
w e jk lh w a jk h r q w ilu e s lkj h q w h w lh lih e w wrw e kj lh w a jk h r q w ilu
q w a e . q
ew sa jlke h. q w h w lh lih e w wrw k lh jr q lih q ilh q q3 w ih ew sa jlke h. q w h w lh lih e w rw
w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih w k lh jr q lih q ilh q q3 w ih
q
q qw e jk lh w a jk h r q w ilu qw e jk lh w a jk h r q w ilu
e as jlke h. q w h w lh lih e w wrw a e .
w

Modulator
frequency A
D
Mixer
I Data
0
uP/
90
Antenna DSP

Power Amplifier Baseband


A Q Data Processor
4. amplify to D
broadcast
Oscillator
bias bias

1. create carrier
Power Supply
4

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc máy phát vô tuyến điện.

1.3.1. Direct Conversion Transmitter


Trong máy phát kiến trúc Direct Conversion, cả sự điều biến và quá trình chuyển đổi
các tín hiệu Baseband chỉ cần một bước (one step) với một máy điều biến Quadrature
Modulator, vì vậy mà được gọi là Direct Conversion. (hình 1.3)
Các tín hiệu Baseband đầu vào I và Q sẽ Mixer

được đưa vào bộ Quadrature Modulator cùng với


I
tín hiệu LO (đã được đưa qua bộ dịch pha 900 Shift phase

/0 ). Tín hiệu ở đầu ra của bộ Quadrature


0
0
90

Modulator được đưa qua bộ khuyếc đại nguồn


PA (Power Amplifier) rồi được gửi tới anten phát Q
Adder

thông qua mạch ghép nối và bộ song công (hoặc Quadrature Modulator create carrier
chuyển mạch anten) để phát đi.
Hình 1.3.
* Đầu vào của bộ Quadrature Modulator bao gồm:
- Các tín hiệu baseband I và Q, I và Q được tạo ra bằng cách cho thông tin cần phát đã
được xử lý (lấy mẫu, lượng tử hóa, mã hóa) cho qua bộ tách bit (còn gọi là bộ chuyển đổi nối
tiếp/song song).
I

Tín hiệu vào


Lấy mẫu Lượng tử Mã hóa Tách bit
hóa

- Tín hiệu LO được tạo ra bởi bộ tự dao động (Local Oscilator), nó có tần số đóng vai trò tần
số sóng mang, nó sẽ được đưa vào đầu bộ trộn thông qua qua bộ dịch pha.

Tín hiệu sau trộn tần


Tín hiệu dịch pha
Ở một số hệ thống người ta còn đưa giữa bộ điều I
LPF

biến và bộ khuyếch đại một bộ lọc thông thấp


LPF, với mục đích xác định rõ nhiễu để giúp cho

0
90
việc thu của bên phía máy thu tốt hơn. Q

* Đánh giá hệ thống:


- Độ tích hợp của hệ thống cao
- Chỉ sử dụng ở tần số không cao quá
- Rất khó để sử dụng ở tần số cao bởi vì khi đó rất khó kết hợp giữa các phần tử thụ
động riêng lẽ trong hệ thống để cho độ chính xác cao. Người ta chỉ còn cách là ở tần số cao thì
thực hiện riêng rẽ các phần tử thụ động này. Lý do phải sử dụng các phần tử thụ động là do
yêu cầu của các bộ lọc có chất lượng cao hoạt động ở tần số cao.
- Thường xảy ra hiện tượng LO Pulling: Tín hiệu ở đầu ra của bộ khuyếch đại PA
thường được đưa tới Anten thông qua một bộ khếch đại truyền, ở đây không chỉ Transmitted
Channel mà còn có cả các Adjacent Channels được khuyếch đại. Các tín hiệu lân cận này sẽ
quay trở lại kết hợp với bộ tự tạo dao động LO, kết quả là ở đầu vào của ănten sẽ bao gồm cả
tần số không mong muốn.
I
0
90

Q
ωLO

- Nếu sự che LO không tốt và nếu nguồn ở đầu ra PA cao, hiện tượng LO pulling có
khả năng xảy ra hơn. Trong một vài hệ thống LO được thiết kế để đầu ra hệ thống mang phát
ra nhiều tần số (thường là 2 hoặc 4) và chúng bị tách ra bởi 2 hoặc 4 để thu được tần số mong
muốn.
Trong trường hợp này nguồn điều hòa 2 hoặc 4 ở đầu ra của PA có thể là nguyên nhân
gây ra LO pulling.
+ Giải pháp cho vấn đề LO Pulling: Sử dụng kiến trúc Direct conversion with offset LO thay
thế:
Trong kiến trúc này chỉ khác là cách đưa I
tín hiệu LO vào bộ QuadratureModulator, ở đây

0
có hai bộ tạo tín hiệu LO1(ứng với tần số f1) và

90
ω1 ωLO
LO2(ứng với tần số f2) chúng sẽ được trộn với
nhau thông qua một bộ trộn đặt ngoài và được Q
đưa vào bộ QuadratureModulator thông qua một ω2
bộ lọc thông dải BPF, lúc đó tần số sóng mang ở
đầu ra bộ diều chế và bộ khuếch đại PA sẽ là
(f1+ f2) hoặc là (f1 – f2), các tần số này cách xa
so với f1 và f2.

1.3.2. Two-step Conversion Transmitter


I
0
90

cosω1t ω1+ω2
Q cosω2t
Hình 1.4
* Hoạt động
Kiến trúc máy phát theo kiểu two step conversion (hình 1.4) được sử dụng rất rộng rãi
ở khắp nơi. Hoạt động của nó được chia làm hai bước.
Bước 1: Các tín hiệu baseband I và Q được
đưa vào trong bộ Quadrature Modullator
cùng với tần số LO1 để được điều biến và
được chuyển đổi giống như ở Direct
Conversion. Ở bước này ta sử dụng bộ tự
tạo dao động LO1 tạo ra tần số f1, tần số
này được gọi là IF (Intermediate
Frequency), để đưa vào bộ Quadrature
Modullator .
Bước hai: Tín hiệu ở đầu ra của bộ Quadraturre Modulator được đưa vào một bộ trộn thông
qua bộ lọc thông dải BPF1, cùng với tần số f2 được tạo ra nhờ bộ tự dao động thứ hai LO2,
Tín hiệu đã được chuyển đổi qua bộ trộn này được cho qua bộ lọc BPF2 một lần nữa và được
gửi tới đầu vào của bộ khuyếch đại PA và gửi tới anten. Tần số ở đầu vào và đầu ra của bộ
khuếch đại PA có thể được chọn là (f1+ f2) hay (f1-f2).
* Đánh giá:
Yêu cầu cao về bộ lọc BPF2, bởi vì cả hai bên của dải tín hiệu có năng lượng như nhau
và đòi hỏi một trong chúng phải bị triệt tiêu.
CHƯƠNG II: KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT CAO TẦN VÀ ĐIỀU HƯỞNG ANTEN

2.1. Khái quát tầng khuếch đại cao tần tín hiệu lớn trong máy mát VTĐ.
* Khái niệm:
Tầng khuếch đại cao tần tín hiệu lớn là tầng khuếch đại công suất (KĐCS) cuối trong
máy phát làm việc với tần số cao ( tần số phát của máy) có biên độ tín hiệu vào lớn và là tầng
phối ghép với hệ thống anten phát.
* Đặc điểm:
- Tầng khuếch đại cao tần tín hiệu lớn làm việc với tần số tín hiệu lớn tương đương với
tần số phát. Do đó các phần tử khuếch đại đều phải sử dụng các phần tử cao tần.
- Đồng thời là tầng khuếch đại công suất do đó các phần tử trong mạch là các phần tử
cao tần có công suất lớn.
- Các mạch chức năng thực hiện cần phải thực hiện khuếch đại trung thực (tín hiệu đã
điều chế - có tần số cao và dòng vào lớn), nên thông thường hay sử dụng các mạch khuếch đại
công suất đẩy kéo. Trước đây do đặc điểm kỹ thuật và phụ thuộc nhiều vào điều kiện cho phép
nên phần khuếch đại công suất cao tần thường rất lớn, cồng kềnh và tiêu tốn năng lượng. Ngày
nay sự phát triển của kỹ thuật vi mạch và các linh kiện có công suất lớn, trở kháng vào lớn dựa
trên các hiệu ứng trường của linh kiện bán dẫn nên các mạch khuếch đại công suất cao tần
ngày một nhỏ gọn và đạt hiệu suất cao, dễ dàng phối hợp trở kháng.

2.2. Các chế độ làm việc của tầng khuếch đại công suất cao tần.
Trong máy phát phần quan trọng nhất là tầng khuếch đại công suất cao tần và điều hưởng
anten. Trong đó tầng khuếch đại công cao tần sẽ quyết định công suất ra tới anten. Tùy thuộc
vào khoảng cách – yêu cấu cự ly thông tin mà công suất của tầng khuếch đại công suất sẽ
quyết định rất lớn đến chất lượng thông tin và khoảng cách truyền tin của chúng. Do vậy tầng
khuếch đại công suất cần phải quan tâm đánh giá đến các chỉ tiêu kỹ thuật:
- Công suất ra.
- Hệ số khuếch đại.
- Độ tuyến tính của bộ khuếch đại.
- Tính ổn định.
- Mức điện áp (công suất nguồn cung cấp).
- Công suất tiêu tán.
- Độ méo, hiệu suất.
- Chế độ công tác của tầng KĐCS.
+ Hệ số khuếch đại công suất KP: là tỉ số giữa công suất ra và công suất vào:
Pr
KP = (2.1)
Pv
 Pr 
Nếu xác định bằng đơn vị [dB] ta có: K P [ dB ] = 10 log10   (2.2). Như vậy nếu công suất đầu
 Pv 
vào là Pv=10mW (tương đương: 10dBm), công suất đầu ra là Pr=1W (tương đương: 103mW,
30dBm). Khi đó hệ số khuếch đại được xác định: KP[dB]=20dB.
 P[mW]   P[W] 
Chú ý: P [ dBm] = 10 log10   ; P [ dBW ] = 10 log10  
 1mW   1W 
+ Hiệu suất (η ): Được định nghĩa là tỉ số giữa công suất ra Pr và công suất cung cấp 1 chiều
P0:
Pr
η= (2.3)
P0
Ngoài các tham số chính trên, trong bộ khuếch đại công suất thì tham số trở kháng vào và ra
của bộ khuếch đại. Yêu cầu trở kháng vào lớn tương đương với dòng tín hiệu nhỏ - nghĩa là
mạch phải có hệ số khuếch đại dòng lớn.
Các bộ KĐCS thường sử dụng các phần tử khuếch đại bán dẫn như: transistor,
FET…Các chế độ công tác của bộ khuếch đại bao gồm các chế độ: A, B, AB, C…Ở mỗi chế
độ công tác khác nhau thì bộ khuếch đại công suất có các đặc điểm và tính chất khác nhau.
a) Chế độ A:
Bộ khuếch đại làm việc trong chế độ A khi phần tử khuếch đại được định thiên với
điểm làm việc nằm tronng vùng tuyến tính. Tín hiệu ra được khuếch đại đầy đủ cả chu kỳ tín
hiệu tương đương với tín hiệu vào. Trong tất cả các chế độ khuếch đại thì chế độ A là tuyến
tính nhất. Song do sử dụng các phần tử khuếch đại là bán dẫn nên đặc tuyến ra của chúng
không hoàn toàn tuyến tính.
Một điều luôn nhớ rằng khuếch đại tuyến tính đòi hỏi yêu cầu với các tín hiệu điều chế
như AM , hoặc điều chế biên độ suy giảm sóng mang SSB, hoặc các phương thức điều chế
cầu phương: QAM, QPSK, OFDM. Các tín hiệu CW, FM hoặc PM có biên độ không đổi do
đó không yêu cầu bộ khuếch đại là tuyến tính.
Nhưng trong chế độ A tồn tại các dòng tĩnh lớn (từ nguồn cung cấp 1 chiều). Nên khi
có tín hiệu vào hình sin thì dòng tĩnh ở đầu ra luôn luôn lớn hơn biên độ của tín hiệu của dòng
điện ra. Do đó hiệu suất η của bộ khuếch đại chế độ A rất thấp (<50%):
ηclass − A = U tMax / (2.Vcc2 ) Trong đó UtMax điện áp lớn nhất trên tải
Trong chế độ A tín hiệu được khuếch đại gần như tuyến tính với góc cắt 2θ = 3600

Hình 2.1. Tín hiệu ra trên bộ khếch đại chế độ A


Chế độ A thường được dùng cho tầng khuếch đại công suất đơn yêu cầu độ trung thực tín hiệu
cao, công suất ra nhỏ (Pra < 1W).

b) Chế độ B:
Chế độ khuếch đại B của bộ khuếch đại do phần tử khuếch đại được định thiên tạo
điểm làm việc tại chế độ B. Chế độ B với góc cắt 2θ = 1800 , do đó phần tử khuếch đại chỉ thực
hiện khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu. Bộ khuếch đại chế độ B có hiệu suất cao hơn chế độ
A. Hiệu suất lý tưởng đạt được vào khoảng π / 4 (78,5%).
PDC = ( 2.Vcc .V ) / (π .R ) ; PLoad = V 2 / ( 2.R ) ;ηclass − B = (π .V ) / ( 4.Vcc ) (2.4)
Hình 2.2. Tín hiệu ra trên bộ khếch đại chế độ B.
Chế độ khuếch đại B được dùng phổ biến trong các mạch khuếch đại công suất
đẩy kéo (Push – Pull Amplifier) hình 2.3.a. trong cấu hình này mỗi một bóng bán dẫn
sẽ thực hiện khuếch đại từng nửa chu kỳ tín hiệu (nửa chu kỳ âm, nửa chu kỳ dương).
Tín hiệu đầu ra được thực hiện tổng hợp lại tín hiệu (dạng đầy đủ) thông qua biến áp
ghép đầu ra có điểm trung tính. Bộ lọc thiết lập ở đầu ra trên cuộn thứ cấp của biến áp
T2 có chức năng sửa dạng tín hiệu sao cho giống với tín hiệu đầu vào bộ khuếch đại.

a)
b)
Hình 2.3
Trong trường hợp chỉ sử dụng một phần tử khuếch đại làm việc trong chế độ B
như hình 2.3.b, phần tử khuếch đại chỉ làm việc trong ½ chu kỳ. Chính vì thế một
mạch cộng hưởng được thiết lập ở đầu ra của phần tử khuếch đại để thực hiện tái tạo
nửa còn lại của tín hiệu.

c) Chế độ AB:
Chế độ AB làm việc với các phần tử khuếch đại làm việc trong chế độ AB, điểm
làm việc nằm giữa A và B. Là sự kết hợp của các yếu tố như tính tuyến tính như chế độ
A, công suất cao hơn như chế độ B. Quá trình định thiên cho phần tử khuếch đại
(transistor) để thiết lập điểm làm việc tại vùng giữa các điểm cut và điểm làm việc A
sao cho tại vị trí khoảng từ 10 – 15% dòng ICmax.
Do đó góc cắt 2θ nằm trong khoảng từ 1800 đến 3600. Và hiệu suất cao hơn chế
độ A nhưng thấp hơn chế độ B ( 50% < η < 78,5% )
Hình 2.4. Tín hiệu ra trên bộ khếch đại chế độ AB.
Trong thực tế, chế độ công tác AB trong các phần tử khuếch đại, đặc biệt là
khuếch đại công suất thường hay sử dụng trong chế độ công tác AB là lai của hai chế
độ A và B. Mặc dù về độ tuyến tính không hoàn toàn tốt hơn chế độ A hay về mặt công
suất cũng không hơn hẳn B. Nhưng lý do được chọn chính bởi quá trình định thiên cho
các phần tử khuếch đại làm việc trong chế độ A hoặc B đều có thể rất dễ dàng rơi vào
trạng thái bão hòa do nhiều yếu tố khác nhau dễ dẫn tới điểm làm việc bị lệch thiên lớn
méo lớn khi tác động của nhiệt. Do đó để an toàn người ta định thiên cho các phần tử
khuếch đại làm việc trong chế độ AB. Đặc biệt với khuếch đại công suất tín hiệu vào
lớn do đó chế độ công tác AB dễ dàng thiết lập và thiết kế.
Đối với mạch khuếch đại công suất sử dụng phần tử khuếch đại loại BJT trong
chế độ công tác AB với trở kháng vào nhỏ do đó trong thiết kế mạch khuếch đại công
suất đặc biệt là đối với mạch KĐCS lớn thường sử dụng phần tử khuếch đại loại FET
vừa cho công suất lớn và đặc biệt trở kháng vào lớn. Hệ số khuếch đại đối mạch khuếch
đại làm việc trong chế độ AB có thể đạt tới 3dB cao hơn trong chế độ B. Song trong
chế độ AB vấn đề xử lý méo cũng là một bài toán cần phải được xem xét tính toán
trong quá trình thiết kế.
d) Chế độ C:
Trong chế độ C góc cắt 2θ < 180 , với dòng Ic =0 và thời gian khóa của phần tử
0

khuếch đại (transistor) lớn hơn thời gian mở. Độ tuyến tính của bộ khuếch đại trong chế
độ C là thấp nhất so với các chế độ khuếch đại khác. Hiệu suất có thể đạt tới 85 % cao
hơn rất nhiều so với chế độ A và B. Chế độ C thường được sử dụng trong khuếch đại
tín hiệu xung.

Hình 2.5. Tín hiệu ra trên bộ khếch đại chế độ C Hình 2.6.Các chế độ công tác
2.3. Tầng khuếch đại công suất
+ Tiền khuếch đại công suất:
Tiền khuếch đại công suất có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu cho công suất đủ lớn để đưa đến
kích thích cho tầng khuếch đại công suất cao tần làm việc. Tầng tiền khuếch đại công suất
không yêu cầu hệ số khuếch đại lớn mà cần yêu cầu cao về tính trung thực của tín hiệu, dễ
dàng phối hợp trở kháng và có khả năng tự điều chỉnh hệ số khuếch đại để đảm bảo mức công
suất ra ổn định.
Để đảm bảo yêu cầu này, tầng tiền khuếch đại công suất thường làm việc trong chế độ
A (để đảm bảo tính trung thực của tín hiệu khi khuếch đại).
+ Khuếch đại công suất:
Yêu cầu đặt ra đối với tầng khuếch đại công suất là tạo ra ở tải một công suất cần thiết
của tín hiệu. Công suất ấy do tầng khuếch đại tạo ra phải đảm bảo yêu cầu là tiêu thụ ít công
suất từ nguồn nôi và đảm bảo sai lệch phi tuyến, sai lệch tần số trong phạm vi cho phép. Ngoài
ra, cần phải đảm bảo cho hiệu suất cao và làm việc hiệu quả ở tần số cao. Chính vì thế thông
thường người ta hay sử dụng các tầng khuếch đại đẩy kéo để làm tầng KĐCS.
Tầng khuếch đại đẩy kéo có ưu điểm là công suất cao, hiệu suất lớn và giảm méo phi
tuyến. Tầng khuếch đại đẩy kéo gồm hai phần tử mắc chung với tải. Với tầng khuếch đại đẩy
kéo song song: các phần tử tích cực được mắc ở bên nhánh trái của cầu, nhánh phải của cầu là
điện trở tải và có điểm giữa nối với nguồn cung cấp mắc trong nhánh chéo của cầu. Ngược lại,
trong sơ đồ khuếch đại công suất đẩy kéo nối tiếp, nguồn cung cấp có điểm giữa nối với tải,
tải nằm trong nhánh chéo của cầu. Với sơ đồ khuếch đại công suất đẩy kéo song song thường
dùng mạch ghép biến áp với tải tiêu thụ.

Hình 2.7. Sơ đồ khối nguyên lý tầng khuếch đại công suất đẩy kéo nối tiếp
+ Phương pháp tự động điều chỉnh công suất:
Để đảm bảo mức công suất đưa ra anten phát ổn định thì trong tầng khuếch đại công
suất người ta ghép thêm mạch tự động điều chỉnh công suất (APC – Automatic Power
Control). Ta có thể minh họa hoạt động của mạch theo sơ đồ khối sau:

Hình 2.8. Sơ đồ khối nguyên lý mạch tự động điều chỉnh công suất – APC.
Hoạt động của hệ thống: để có thể điều chỉnh công suất ra người ta thường điều chỉnh
hệ số khuếch đại của tầng tiền khuếch đại công suất. Bộ cảm biến dòng anten sẽ cảm biến tín
hiệu đưa ra anten thành tín hiệu một chiều về khối so sánh thực hiện so sánh với ngưỡng công
suất chuẩn yêu cầu (tùy thuộc vào công suất phát). Tín hiệu sai lệch sẽ đưa ra thành tín hiệu
điều khiển hệ số khuếch đại của tầng tiền khuếch đại công suất. Nhờ đó mà công suất đưa ra
anten luôn được duy trì ổn định.

2.4. Bộ điều hưởng anten.


Một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng của máy phát đó là việc phối hợp trở
kháng giữa tầng khuếch đại công suất và anten. Nếu máy phát sử dụng một tần số thì chỉ cần
một anten vì khi đó anten làm việc ở chế độ cộng hưởng (dòng bức xạ của anten là lớn nhất).
Song nếu máy phát sử dụng nhiều tần số hoặc phát trên một đoạn tần số thì theo nguyên tắc
máy phát phải sử dụng nhiều anten để phát; do đó gây lãng phí, tốn kém, cồng kềnh.
Vấn đề đặt ra là với máy phát sử dụng nhiều tần số hoặc trên một dải tần số nào đó mà
chỉ sử dụng một anten duy nhất thì chúng ta cần phải có biện pháp mở rộng dải tần làm việc.
Để làm được việc đó thì việc giải quyết bài toán liên quan đến việc phối hợp trở kháng giữa
anten và tầng khuếch đại công suất sẽ là một giải pháp cho vấn đề này.

Hình 2.9. Sơ đồ khối nguyên lý điều hưởng


Nguyên lý hoạt động:
- Khi thay đổi tần số phát, mạch cảm biến công suất ra sẽ cảm biến công suất đưa vào
anten. Sau đó thông tin từ bộ cảm biến công suất sẽ được đưa tới bộ điều khiển, tại đây sẽ thực
hiện so sánh và phân tích và đưa ra tín hiệu điều khiển tới mạch phối hợp trở kháng.
- Để công suất ra đạt yêu cầu thì mạch phối hợp trở kháng nhận tín hiệu điều khiển sẽ
thực hiện đóng mở các tụ điện, cuộn cảm. Quá trình cảm biến công suất và điều khiển được
thực hiện đồng thời thông qua mạch điều khiển. Các kết quả sẽ được nhớ trong bộ nhớ và
được so sánh với nhau thông qua CPU. Bộ điều khiển sẽ tiến hành điều khiển cho tới khi kết
quả công suất đạt giá trị theo yêu cầu. Việc kiểm tra công suất có đạt yêu cầu hay không thông
qua thiết bị chỉ báo anten. Khi công suất ra đạt yêu cầu thì quá trình đều khiển kết thúc.
CHƯƠNG III: ĐIỀU CHẾ VÀ TẠO TẦN SỐ PHÁT

3.1. Các phương pháp điều chế tín hiệu trong máy phát.

3.1.1. Điều chế tương tự.


a) Khái niệm:
Trong thực tế sóng âm thanh, hay sóng điện mang tin tức, tín hiệu băng gốc đều là các
sóng có tần số thấp và không thể truyền đi xa trong không gian. Do vậy tin tức trong miền tần
số thấp cần được chuyển sang miền tần số cao (sóng vô tuyến). Điều chế là quá trình ghi tin
tức cần phát vào một dao động cao tần (sóng mang) nhờ biến đổi một hoặc vài thông số nào
đó như: biên độ, tần số, góc pha, độ rộng xung, hoặc biên độ và pha... của dao động cao tần
theo tin tức.
Người ta phân biệt hai loại điều chế: điều chế biên độ và điều chế góc; trong đó điều
chế góc bao gồm điều tần và điều pha. Khi tải tin là tín hiệu xung chúng ta có loại điều chế số.
Tín hiệu cao tần thường sử dụng một trong số các tín hiệu tuần hoàn có dạng cơ bản.
Đặc biệt, trong thực tế quá trình điều chế tương tự người ta chọn là tín hiệu điều hoà dạng hàm
cos là: c(t ) = A. cosα (t )
Trong đó ta có các thông số: A - Biên độ.
α (t ) = ω 0 t + ϕ - Góc pha.

ω 0 - Tần số.

ϕ - Góc pha đầu (Pha).


Quy luật biến thiên của một thông số bất kỳ k theo tín hiệu âm tần s(t ) , sau khi đã
được chọn của tín hiệu cao tần c(t ) có dạng thức như sau (Chú ý: Mỗi thông số là 1 hệ số
không thay đổi theo thời gian, nhưng khi được chọn làm thông số điều chế nó sẽ là 1 hàm của
thời gian hay gọi là tín hiệu phụ thuộc):
k = k ( t ) = k0 + ∆k .s ( t )

Trong đó: k 0 - Giá trị đầu của thông số điều chế.


∆k - Số gia của thông số điều chế (Độ sâu điều chế).
b) Phân loại:
Trong điều chế tín hiệu tương tự được phân ra làm các loại:
- Điều biên (điều chế biên độ): là quá trình làm cho biên độ của sóng mang biến thiên
theo tin tức.
- Điều tần (điều chế tần số): là quá trình làm cho tần số của sóng mang cao tần biến
thiên theo tin tức.
- Điều pha: là quá trình làm cho góc pha của sóng mang cao tần biến đổi theo tin tức.
b) Điều chế biên độ:
- Điều biên là quá trình làm cho biên độ tải tin (sóng mang) biến đổi theo tin tức. Giả
sử pha ban đầu của tin tức và tải tin đều bằng 0.
Tin tức có dạng tín hiệu mô tả dạng toán học là: us = U s cos(ωs t )
Sóng mang hay tải tin có dạng: uc = U c cos(ωct )
Khi đó tín hiệu điều biên có dạng: u AM = (U c + U s cos (ωs t ) ) cos (ωc t ) hay
 U 
u AM = U c 1 + s cos (ωs t )  cos (ωc t ) = U c (1 + m.cos (ωs t ) ) cos (ωc t )
 Uc 
m m U
à u AM = U c cos (ωct ) + U c cos (ωc + ωs ) t + cos (ωc − ωs ) t , trong đó: m = s gọi là hệ số điều
2 2 Uc
chế.
- Từ biểu thức này ta thấy phổ của tín hiệu điều biên bao gồm: thành phần phổ của biên
tần trên, thành phần phổ của biên tần dưới và thành phần phổ của sóng mang.
Phổ AM (tham khảo trong tài liệu Lý thuyết truyền tin – TS. Lê Quốc Vượng)

- Hệ số điều chế m phải thỏa mãn điều kiện: m<1 hoặc m=1. Nếu hệ số điều chế không
thỏa mãn điều kiện này thì sẽ xảy ra hiện tượng quá điều chế, lúc này tín hiệu sẽ bị méo
nghiêm trọng.

Hình 3.2. Tín hiệu điều biên – AM với các hệ số điều chế khác nhau
* Quan hệ năng lượng trong điều biên:
- Công suất tải tin là công suất trung bình trong một chu kỳ tín hiệu, được xác định bởi
1
công thức: Pc = U c2
2
2
1 1 
- Công suất biên tần được xác định theo công thức: Pbc =  m U c 
2 2 
 1 
- Công suất của tín hiệu điều biên: PAM = Pc + 2.Pbc = Pc 1 + m 2 
 2 
Từ các công thức trên ta thấy công suất của tín hiệu điều biên phụ thuộc vào hệ số điều chế m
1 1
(độ sâu điều chế). Khi m = 1 ta có: 2 Pbc = U c2 = Pc . Tín hiệu điều biên bắt đầu méo, để giảm
4 2
méo người ta thường chọn m<1. Khi đó công suất của hai biên chỉ bằng 1/3 công suất tải tin,
do vậy công suất tải chỉ phụ thuộc vào thành phần tải tin – đây chính là thành phần sóng mang
không mang tin tức. Thành phần mang tin chính là thành phần 2 biên tần nhưng có công suất
rất nhỏ. Trong thực tế để tiết kiệm công suất người ta chỉ phát đi một biên tần, thành phần
sóng mang có thể làm suy giảm hoặc triệt tiêu.
** Các chỉ tiêu cơ bản của điều biên:
- Hệ số méo phi tuyền: để giảm hệ số méo phi tuyến ta phải hạn chế phạm vi làm việc
của của bộ điều chế trong đoạn tuyến tính. Khi đó phải giảm hệ số điều chế m.
- Hệ số méo tần số: để dánh giá hệ số này người ta căn cứ vào đặc tuyến biên độ tần số:
m = f ( Fs ) , với điều kiện Us = const. Hệ số méo tần số được xác định bằng biểu thức:
m 
M =  0  hoặc theo dB: M dB = 20 lg M
m
Với: m0 – Hệ số điều chế lớn nhất.
M – Hệ số điều chế tại tần số đang xét.
*** Các phương pháp điều chế đơn biên:
+ Đặc điểm của điều chế đơn biên:
So với điều biên thì điều chế đơn biên có một số đặc điểm sau:
- Độ rộng dải tần giảm một nửa.
- Công suất phát xạ yêu cầu thấp hơn so với cùng một cự ly thông tin.
- Tạp âm phía thu giảm, so dải tần của tín hiệu hẹp hơn
+ Điều chế đơn biên bằng phương pháp lọc:
- Từ phổ của tín hiệu điều biên ta thấy, để có tín hiệu đơn biên chỉ cần lọc đi một biên
tần. Nhưng trong thực tế không làm được như vậy. Khi sóng mang có tần số cao thì việc lọc
và loại bỏ một biên tần sẽ rất khó do lúc này hai biên rất gần nhau, nên hệ số của bộ lọc yêu
cầu phải nhỏ trong khi đó việc thiết kế bộ lọc có hệ số lọc nhỏ cực kỳ khó khăn.
Vì vậy trong phương pháp lọc để hạ thấp yêu cầu đối với bộ lọc, người ta tiến hành điều chế 2
lần với tần số sóng mang phụ thấp hơn nhiều so với tần số tải tin yêu cầu. Sơ đồ khối thực
hiện như hình vẽ:
c
Hình 3.3. Sơ đồ khối nguyên lý điều chế đơn biên bằng phương pháp lọc.
- Nguyên lý hoạt động: Trước tiên, dùng tin tức để điều chế một tải tin trung gian có
tần số f1c khá thấp so với tải tần yêu cầu, sao cho hệ số lọc tăng lên để có thể lọc bỏ một biên
tần dễ dàng. Trên đầu ra của bộ lọc No1 sẽ nhận được một tín hiệu có dải phổ bằng dải phổ
của tín hiệu vào ∆f s = f s max − f s min nhưng dịch đi một lượng bằng f1c trên thang tần số.
- Tín hiệu ra từ bộ lọc No1 lại tiếp tục đưa vào bộ điều chế cân bằng 2, trên đầu ra của
bộ lọc điều chế này tín hiệu có phổ gồm hai biên tần cách nhau một khoảng ∆f = 2 f1 − 2 f s min
sao cho việc lọc lấy một dải biên tần được thực hiện một cách dễ dàng bởi bộ lọc 2. Kết quả ra
ta được tín hiệu điều chế đơn biên theo yêu cầu.
+ Điều chế đơn biên bằng phương pháp quay pha:
Cả hai tín hiệu us và uc đều được đưa tới bộ dịch pha 900 rồi được đưa tới bộ điều chế
cân bằng. Nếu đầu ra của cả hai bộ điều chế cân bằng dùng mạch tổng thì ta có tín hiệu đơn
biên tần dưới và ngược lại.
+ Điều chế đơn biên bằng phương pháp kết hợp (lọc và quay pha):
Tín hiệu tin tức qua bộ lọc dải được đưa vào bộ điều biên cân bằng 1 để điều chế với
tín hiệu tải tin u1c. Tín hiệu u1c bị dịch pha 900 nên tín hiệu đầu ra của 2 bộ ĐCCB 1 lệch pha
nhau 900. Sau đó qua hai bộ lọc thu (Lọc 1, Lọc 2) thu được tín hiệu biên tần trên lệch pha
nhau 900. Các tín hiệu này lại tiếp tục qua bộ ĐCCB 2 với tín hiệu sóng mang u2c. Tín hiệu u2c
cũng được quay pha đi 900. Kết quả thu được tại đầu ra là 2 biên tần trên lệch pha nhau 1800,
hai biên tần dưới đồng pha nhau. Qua mạch hiệu ta thu được tín hiệu đơn biên với tải tần yêu
cầu.
ĐCCB 1 Lọc 1 ĐCCB 2

us u1c u2c uAM-SB


Lọc dải Dịch pha 900 Dịch pha 900 Mạch trừ

ĐCCB 1 Lọc 2 ĐCCB 2

Hình 3.4. Sơ đồ khối nguyên lý mạch điều chế đơn biên bằng phương pháp lọc và quay pha.

Hình 3.5. Mạch điều chế cân bằng: a) dùng diode, b) dùng transistor.
d) Điều tần và điều pha:
Điều tần và điều pha là quá trình ghi tin tức vào tải tin làm cho tần số, pha tức thời của
tải tin biên thiên theo dạng tín hiệu điều chế.

3.1.2. Điều chế số.


a) Khóa dịch biên độ (ASK).
b) Khóa dịch tần (FSK).
c) Khóa dịch pha.
Chú ý: Ôn tập và tham khảo các phương pháp điều chế trong: “Lý thuyết truyền tin”.

3.2. Tạo tần số phát trong máy phát vô tuyến điện.

3.2.1. Các yêu cầu


Bộ tạo tần số phát trong máy phát vô tuyến điện thực hiện chức năng chính tạo tín hiệu
sóng mang cao tần có khả năng bức xạ ra không gian phù hợp với phương pháp điều chế tín
hiệu được sử dụng trong khối điều chế.
Bộ tạo tần số phát có thể thực phát một tần số, nhiều tần số, hoặc đoạn tần số liên tục
tùy theo yêu cầu. tín hiệu cao tần tạo ra có thể trong dải sóng dài, sóng trung hoặc sóng ngắn
phụ thuộc vào từng loại máy phát.
Yêu cầu đối bộ tạo tần tần số phát là:
- Phải ổn định, tham số này sẽ quyết định tới độ ổn định về tần số của máy phát.
- Tần số tạo ra phải chính xác, có biên độ thích hợp và độ tuyến tính cao khi cần thay
đổi tần số phát.

3.2.2. Các phương pháp tạo tần số phát


a) Phương pháp cổ điển:
- Sử dụng khung dao động LC tạo thành các mạch dao động kết hợp với mạch tự động
điều chỉnh tần số (AGC), trong trường hợp yêu cầu mạch dao động có tần số ổn định cao mà dùng các
biện pháp ổn định thông thường như ổn định nguồn cung cấp, ổn định tải… mà vẫn không đảm bảo
được ổn định tần số thì có thể sử dụng thạch anh để ổn định tần số.
- Đặc điểm các mạch sử dụng phương pháp này thường kém ổn định, mạch cồng kềnh
không có khả năng tích hợp. Dải tần công tác hạn chế. Không phù hợp với các loại máy phát
hiện nay.
b) Bộ tổng hợp tần số sử dụng PLL trong máy phát VTĐ.
- Trong thực tế, người ta thường sử dụng bộ tổng hợp tần số ứng dụng mạch vòng khoá pha
PLL (Phase Locked Loop) để tạo ra tần số phát, vì với cách tạo tần số phát bằng phương pháp này sẽ
tạo ra được nhiều tần số phát khác nhau, độ ổn định cũng khá cao, đặc biệt là thuận tiện trong quá
trình điều khiển và lựa chọn tần số phát cho máy phát.

Hình 3.1. Sơ đồ khối của PLL


- PLL hoạt động theo nguyên tắc “vòng điều khiển”, cả hai đại lượng vào và ra đều là tần số,
chúng được so sánh với nhau về pha. Vòng điều khiển sẽ phát hiện và hiệu chỉnh sai số giữa tín hiệu
vào và tín hiệu ra (Ud1=0). Tần số tín hiệu so sánh bằng tần số ra hoặc tỉ lệ với nhau theo hệ số chia.
+ Các thành phần cơ bản của PLL
Một bộ PLL bao gồm các khối cơ bản:
- Bộ dao động có tần số điều khiển được (VCO/CCO).
- Bộ tách sóng pha.
- Bộ lọc thông thấp.
+ Bộ tách sóng pha có nhiệm vụ tạo ra một tín hiệu phụ thuộc vào hiệu pha (hiệu tần) của hai tín hiệu
vào. Các tín hiệu vào có thể là tín hiệu hình sin hoặc dãy xung hình chữ nhật. Có hai loại tách sóng
pha tuyến tính và tách sóng pha phi tuyến.
Tách sóng pha tuyến tính: thường là mạch nhân tương tự, tín hiệu ra của nó tỷ lệ với
biên độ tín hiệu vào.
Tách sóng pha phi tuyến: được thực hiện bởi các mạch số, do đó tín hiệu vào thường là
các dãy xung chữ nhật nên tín hiệu ra không phụ thuộc và biên độ tín hiệu vào. Các mạch số có thể là
mạch AND OR NOT.
+ Bộ lọc thông thấp có nhiệm vụ: nén tần số cao cho qua tần số thấp, đảm bảo cho PLL bắt nhanh và
bám được tín hiệu khi tần số biến đổi (có tốc độ đáp ứng cao). Dải thông của bộ lọc phải đủ lớn để
đảm bảo dải bắt cần thiết của PLL (vì dải bắt của PLL phụ thuộc vào dải thông của bộ lọc).
Trong thực tế hay sử dụng các mạch lọc thông thấp loại lọc tích cực hoặc thụ động. Nếu dùng
lọc thụ động thì đơn giản, độ tin cậy cao và ổn định. Nếu dùng lọc tích cực có thể tăng hệ số khuếch
đại của hệ thống và có thể dùng hệ số khuếch đại này để điều chỉnh dải bắt của PLL theo ý muốn.
+ Bộ tạo dao động có tần số điều khiển được:
VCO thực chất là bộ tạo tần số điều khiển bằng điện áp. Do vậy VCO phải đảm bảo những yêu
cầu chung: điện áp điều khiển và tần số dãy xung ra phải tuyến tính, độ ổn định tần số cao đồng thời
dải biến đổi tần số theo điện áp rộng dễ điều chỉnh thuận lợi cho việc tổng hợp thành vi mạch.
- Hoạt động của PLL:
Giả sử cả tín hiệu vào và ra đều là tín hiệu hình sin, vòng giữ pha thuộc loại tuyến tính sử dụng
mạch nhân tương tự để tách sóng pha.
+ Khi không có tín hiệu vào thì Ud1=0, mạch dao động điều khiển bằng điện áp (VCO) sẽ dao
động tại tần số W0 (đây là tần số dao động tự do hoặc dao động riêng của mạch VCO).
+ Khi có tín hiệu vào, bộ tách sóng pha lúc này sẽ so pha (hoặc tần số) của tín hiệu vào với tín
hiệu so sánh, tín hiệu Ud sẽ cho qua mạch lọc thông thấp thu được thành phần Ud1. Thành phần này
chỉ có một biên tần là Wv-Wr1 sẽ được khuếch đại và dùng làm tham số điều khiển VCO. Tần số của
mạch VCO sẽ thay đổi soa cho Wv – Wr1 = 0, nghĩa là: fv = fr1. Nếu có hệ số chia N thì có thể viết fr =
N.fv.
+ Nếu Wv và Wr1 lệch nhau quá nhiều làm cho thành phần (Wv – Wr1) và thành phần (Wv +
Wr1) sẽ nằm ngoài khu vực thông của bộ lọc. Khi đó không có tín hiệu điều khiển mạch VCO. Khi Wv
và Wr1 tiến lại gần nhau thì lúc này mạch VCO sẽ nhận được tín hiệu điều khiển, khi đó PLL sẽ hoạt
động và ta nói PLL làm việc trong dải bắt.
+ Dải giữ của PLL là giải tần số mà PLL có thể giữ được chế độ đồng bộ khi thay đổi tín hiệu
vào. Dải giữ chỉ phụ thuộc vào biên độ điện áp điều khiển Ud1 và khả năng biến đổi tần số của mạch
VCO.
- Ứng dụng của PLL
Mạch vòng quá pha PLL được sử dụng để biến đổi tần số, di chuyển tần số từ miền tần số thấp
sang miền tần số cao và ngược lại.
+ Tách sóng tín hiệu điều tần:
PLL khi sử dụng có kết cấu sao cho tần số dao động tự do W0 trùng với tần số trung tâm của
tín hiệu điều tần. Tần số của mạch VCO bám theo tần số của tín hiệu đã điều tần ở đầu vào và điện áp
Ud1 tỷ lệ với ∆W = Wdt.
+ Điều chế tần số:
Để truyền tín hiệu số trên các đường truyền thoại hoặc để lưu trữ các tín hiệu số người ta
thường sử dụng hai bit nhị phân “0” và “1” được mã hoá theo hai tần số khác nhau. Khi đó mạch vòng
quá pha PLL phải có kết cấu sao cho tần số dao động tự do W0 phải nằm giữa hai tần số trên sao cho
điện áp ra tỷ lệ với tần số vào.
+ Tổng hợp tần số:
Thực hiện tạo ra một mạng tần số rời rạc từ tần số chuẩn có độ ổn định cao. PLL thực hiện
được chế độ giữ pha nên các đặc tính ổn định và trôi nhiệt của các tần số được tạo ra cũng
giống như các tần số chuẩn. Các phép biến đổi của PLL:
Phép nhân tần số với hệ số nhân N: fr=N.fch

Hình 3.2. Thực hiện tổng hợp tần số dùng PLL


Tổng hợp tần số với tần số ra không phải là bội của tần số chuẩn: tần số chuẩn đưa vào
bộ chia với hệ số chia M, sau đó đưa vào bộ tách sóng pha. Tần số ra đưa về hồi tiếp qua bộ
chia với hệ số chia N (f0/N). Khi đồng bộ ta được: fch.N=f0.M
Hay ta có: f0=fr=(N/M).fch
Khi thay đổi các hệ số chia N, M được thực hiện chính xác và tự động thông qua điều khiển từ
CPU.`
PHẦN II: MÁY THU VÔ TUYẾN ĐIỆN
CHƯƠNG IV: TỔNG QUAN VỀ MÁY THU VÔ TUYẾN ĐIỆN

4.1. Khái quát thiết bị thu vô tuyến điện.

4.1.1. Khái niệm


Máy thu vô tuyến điện là một phần trong hệ thống thu phát vô tuyến điện. Nhiệm vụ chính
của máy thu là chọn lọc tín hiệu, tách tín hiệu tin tức ra khỏi dao động cao tần đã được điều chế.
Sau đó tín hiệu tin tức được khuếch đại tới mức công suất đủ lớn thực hiện các giải mã cần thiết
và được đưa tới các đầu ra phù hợp.

4.1.2. Phân loại máy thu vô tuyến điện.


Việc phân loại máy thu có thể dựa theo các chức năng, công suất, chế độ hoạt động, dải tần số
làm việc hoặc có thể là dựa vào kiến trúc loại máy thu đó…:
+ Phân loại theo công suất thu:
- Máy thu công suất nhỏ: P < 10W.
- Máy thu công suất vừa: 10W ≤ P < 1KW.
- Máy thu công suất lớn: P ≥ 1KW.
+ Phân loại theo dải tần công tác:
- Máy thu sóng trung: dải tần từ 300Khz÷3MHz.
- Máy thu sóng ngắn: 3MHz ÷ 30MHz.
- Máy thu sóng cực ngắn: 30MHz ÷ 300MH
+ Phân loại theo phương pháp điều chế:
- Điều chế tương tự: Bao gồm các loại điều chế: Điều chế biên độ(AM ) (đơn biên, đa
biên…); điều chế tần số( FM ) , điều chế pha (PM).
- Điều chế số: Với các phương pháp điều chế: ASK (khóa dịch biên độ), FSK (khóa dịch
tần số), PSK (khóa dịch pha), BPSK, AFSK….`
+ Phân loại theo kiến trúc máy thu:
- Máy thu heterodyne.
- Máy thu image-reject.
- Máy thu homodyne.
- Máy thu subsampling.

4.1.3. Các thông số kỹ thuật của máy thu vô tuyến điện.


+ Hệ số khuếch đại (KRX) của máy thu: là khả năng khuếch đại đối với tín hiệu nhỏ nhất ở
đầu vào máy thu. Hệ số khuếch đại quyết định độ nhạy máy thu.
+ Độ nhạy của máy thu: là khả năng máy thu có thể tiếp nhận được tín hiệu nhỏ nhất ở đầu
vào mà vẫn xử lý và đưa ra tín hiệu bình thường, không méo với công suất đầu ra danh định.
Độ nhạy máy thu được đánh giá qua tỉ số tín hiệu tạp âm S/N (Sign/Noise) thông thường giá trị
này vào khoảng 20dB.
+ Độ chọn lọc của máy thu: là khả năng thu nhận các tín hiệu mong muốn và làm suy
giảm các tín hiệu khác. Người ta định nghĩa độ chọn lọc của máy thu theo tỉ số giữa hệ số khuếch
đại đối với tín hiệu và hệ số khuếch đại của nhiễu
Độ chọn lọc của máy thu với kênh lân cận là khả năng máy thu làm suy giảm tín hiệu có
tần số lân cận với tấn số thu (±10KHz).
+ Dải tần hoạt động của máy thu: đây là một thông số quan trọng, tham số này nói lên khả
năng thu được dải tần số hay băng tần làm việc của máy thu và độ rộng băng tần thu được. Một
đặc điểm khác biệt của máy thu vô tuyến điện là dải tần làm việc rộng hơn so với máy phát.
+ Chế độ làm việc của máy thu: thể hiện khả năng làm việc và khả năng tách các tín hiệu
tin tức với các loại tín hiệu điều chế khác nhau (máy thu đơn biên, đa biên, máy thu tương tự,
máy thu kỹ thuật số).
+ Độ ổn định tần số và độ chính xác tần số: là khả năng máy thu hoạt động ổn định và
chính xác tại tần số thu, tránh hiện tượng trôi tần số sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu và
hiệu suất của máy. Chúng được xác định qua tỉ số: Δf/f trong đó Δf là độ sai lệch tần số, f là tần
số thu.
+ Độ méo: để đảm bảo máy thu hoạt động với hiệu suất cao và chất lượng tín hiệu tốt (độ
nhạy, độ chọn lọc tần số) thì ảnh hưởng của méo càng thấp càng tốt.
Ngoài ra còn một số thông số phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện làm việc của máy thu
như:
- Nguồn cung cấp cho thiết bị.
- Công suất tiêu thụ nguồn.
- Công suất đầu ra (vd: tai nghe, loa…).
- Đặc điểm về kết cấu, tính cơ học, nhiệt độ và môi trường làm việc.

4.2. Các kiến trúc hệ thống máy thu vô tuyến điện.

4.2.1. Sơ đồ khối máy thu khuếch đại thẳng.``


Máy thu khuếch đại thẳng là loại máy thu có nhiều nhược điểm như độ nhạy, độ chọn lọc
và khả năng ổn định tần số kém, dải thông hẹp. Do đó loại máy thu có kiến trúc này ngày nay
không được sử dụng (hình 4.1).
anten

Tách KĐ âm
Mạch vào KĐCT
sóng tần
Hình 4.1. Sơ đồ khối máy thu khuếch đại thẳng.
Nguyên lý hoạt động:
Tín hiệu cao tần (RF- Radio Frequency) được anten thu nhận và đưa đến đầu vào máy thu.
Mạch vào máy thu sẽ thực hiện chọn lọc tần số cần thu thông qua phương pháp cộng hưởng tần
số.
Tín hiệu thu sau khi được lọc bỏ những thành phần nhiễu sẽ được khuếch đại cao tần tới
biên độ đủ lớn để đưa vào bộ tách sóng (giải điều chế) và thu nhận lại tín hiệu tin tức đã điều chế
ở phía phát.
Tín hiệu tại anten mà máy thu cảm nhận được có giá trị rất nhỏ, do đó các yếu tố của mạch
vào cũng ảnh hưởng đến khả năng tách sóng của máy thu.
Với kết cấu và hoạt động đơn giản, máy thu khuếch đại thẳng có các tính năng hạn chế,
hiệu suất và chất lượng không cao, công suất, chất lượng tín hiệu thu cũng như khả năng chống
nhiễu và các thông số kỹ thuật khác của máy thu có giá trị thấp.

4.2.2. Sơ đồ khối máy thu đổi tần.

Hình 4.2. Sơ đồ khối cơ bản của máy thu đổi tần.


Máy thu đổi tần đã khắc phục được những nhược điểm của máy thu khuếch đại thẳng. với
đặc điểm là khuếch đại tín hiệu ở tần số trung gian sử dụng các bộ khuếch đại chọn lọc (tải là các
khung cộng hưởng) nên dễ đạt được hệ số khuếch đại lớn kể cả ở những băng tần sóng ngắn.
Ưu điểm của máy thu đổi tần:`
- Độ nhạy máy thu cao.
- Hệ số khuếch đại đồng đều trên cả băng sóng.
- Độ chọn lọc cao.
- Do sử dụng tần số trung gian và độ chọn lọc nằm trong phạm vi trung tần nên đặc tính
tần số của toàn máy gần như không thay đổi trong toàn bộ dải sóng.
Tần số trung tần của máy thu giảm nhiều so với tần số cao tần kết hợp với các mạch cộng
hưởng có hệ số phẩm chất lớn đã cho phép máy thu nhận được tín hiệu có độ chọn lọc và độ nhạy
cao và dạng đặc tuyến tần số gần lý tưởng. Các tầng từ phạm vi tần số cao (RF) đến âm tần đều
thực hiện khuếch đại tại các tần số khác nhau nên tránh được hiện tượng ghép ký sinh giữa các
tầng.
Ở một số máy thu vô tuyến điện có chất lượng cao (độ nhạy, độ chọn lọc, hiệu suất cao),
đặc biệt là các máy thu chuyên dụng người ta thường thực hiện đổi tần từ 2 đến 3 lần.

4.2.3. Một số hệ thống thu đổi tần thông dụng.


4.2.3.1. Hệ thống thu Heterodyne:
Hệ thống thu Heterodyne là một trong những hệ thống được ứng dụng phổ biến trong lĩnh
vực thông tin truyền sóng điện từ hiện nay.
* Nguyên lý của hệ thống:
- Tín hiệu sóng vô tuyến RF (Radio Frequency) có tần số rất cao đầu tiên được khuyếch
đại trong bộ trọn tần, sau đó tín hiệu cao tần này sẽ chuyển đổi xuống tần số IF (Intermediater
Frequency) thấp hơn hay còn gọi là trung tần và fIF =fRF -fLO . Tín hiệu này sau khi được khuyếch
đại và đưa vào bộ lọc tần trung thì cuối cùng ta sẽ đưa tín hiệu được về dải tần cơ sở.

Hình 4.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thu Hecterodyne


- Bộ trộn được xem như mạch nhân analog mà tín hiệu RF được trộn hay nhân với tín hiệu
được tạo ra với bộ dao động nội tại (Local Ocilator), ở đây thành phần dao động nội tại điều
chỉnh thêm vào thì rất quan trọng với việc ứng dụng của bộ thu heterodyne ví dụ như trong các
thiết bị radio,Tv, vệ tinh và các thiết bị thông tin khác.

Dải băng đối xứng phía trên và dưới của dao động nội tại sẽ đổi tần cùng tạo ra tần số IF
giống nhau.
Phần ảnh được coi như là nhiễu của hệ thống và đo bằng tỉ số SNR và bộ lọc ảnh nhiễu IR
(Image reject) lúc này cần được thêm vào.`
* Đánh giá hệ thống:`
Ưu điểm:
- Hệ thống này có độ nhạy cao trong việc thu các tần số và đối tượng xử lý ở đây chỉ là tần
số.
- Mạch analog xử lý tín hiệu sau khi đưa về trung tần là đơn giản.
Nhược điểm:
- Hệ thống máy thu này là có phát sinh hiện tượng tần số ảnh, để khắc phục lỗi này người
ta thường loại bỏ tần số ảnh bằng việc thêm vào một bộ lọc tại đằng trước của bộ trộn tần.
- Giá thành bộ lọc IR đắt.
- Hệ thống nhìn chung là phức tạp tiêu thụ công suất lớn.

4.2.3.2. Hệ thống thu loại ảnh.


• Hệ thống thu khử ảnh (image-reject )
• Mục đích chính của bộ thu khử ảnh là xử lý việc khử ảnh mà không sử dụng bộ lọc bên
ngoài.
• Hai mô hình thu loại ảnh: Mô hình Harley và mô hình Weaver.
a) Mô hình Harley:
* Nguyên lý:
Tín hiệu RF đầu vào được trộn với tín
hiệu dao động nội tại vuông góc ở đầu ra có
tên là sin(ωLOt) và cos(ωLOt) sau đó được đưa
qua bộ lọc thông thấp, tín hiệu tại nút x thì
được thay đổi 900 bởi mạng RC-CR, sau đó sẽ
được cộng với tín hiệu tại nude b, nó có thể
coi là tổng của nút a và b nhằm loại bỏ ảnh và
chỉ giữ lại tín hiệu mong muốn. Trong thực
thế thì mạng RC-CR một phần là + 450 và
phần còn lại là - 450.

* Nhận xét:
Nguyên lý loại trừ của Hartley rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự mất tương xứng của các dữ liệu,
nếu pha của hai tín hiệu không hoàn toàn cân bằng thì hình ảnh chỉ bị loại bỏ một phần...các vấn
đề liên quan đến mất tương xứng bao gồm lỗi I/Q và sự không chính xác của các tham số R và C
sẽ dẫn đến biến đổi các thông số không tốt cho hệ thống.

b) Mô hình Weaver.
Để giảm bớt sự mất tương xứng với việc mạng RC-CR quay 90 độ trong cấu trúc của
Hartley, mô hình Weaver có thể thay thế bằng quá trình trộn vuông góc hai lần.

Câu trúc Weaver đạt được việc loại bỏ ảnh lớn hơn do không sử dụng mạng RC-CR tuy
nhiên do mạch điện vẫn phụ thuộc vào khử ảnh qua việc loại trừ do vậy vẫn có sự mất tương
xứng giữa các pha và đây là vấn đề đáng quan tâm.
Mô hình Harley và Weaver đã loại bỏ sự cần thiết phải có bộ lọc để loại ảnh nhưng chúng
cũng để lại sự mất tương xứng giữa các pha.
Hình 4.4. Kiến trúc máy thu theo mô hình Wearver

4.2.3.3. Hệ thống thu homodyne


Sự phát triển không ngừng của các mạng di động và các dạng thức giao tiếp không dây thì
xu hướng đang tiến tới việc sẽ thu tín hiệu một cách trực tiếp.Việc thu cũng như biến đổi trực tiếp
này được đưa ra khái niệm hệ thống homodyne hay là chuyển đổi zero-IF (tần thấp mức 0). `
* Nguyên lý:
- Tín hiệu đầu tiên được khuyếch đại và
loại nhiễu, sau đó sẽ được chuyển đổi trực
tiếp tới dải thông cơ sở hay thậm chí là sẽ
chuyển thẳng tới tín hiệu hiện thời.Khi tần số
của RF và LO là ngang bằng thì nó sẽ tiến
hành công việc được xem như là sự dò
pha.Trong một vài trường hợp, việc thu tín
hiệu sẽ được thực hiện chỉ khi mà dao động
nội bộ được đồng bộ về pha với tần số sóng
mang chuyển tới, sự thu này được gọi là
homodyne

- Zero IF (tần thấp mức 0)


• Giả định rằng IF trong heterodyne được giảm đến 0, thì dao động nội tại sẽ chuyển điểm
trung tâm của kênh thu tới 0hz ,và phần của kênh mà được chuyển tới phía âm của trục tần số sẽ
trở thành ảnh đối với một phần của kênh tương tự ở phía trục tần số dương.

• Để có thể đạt được hiệu quả thu thông tin lớn nhất, chúng ta cần phải
lấy cả hai phần của tín hiệu. Điều này sẽ được thực hiện bởi phương thức sau
còn được gọi là đổi tần vuông góc. Nguyên lý của phương pháp này là tín
hiệu sẽ được chia làm hai kênh và sẽ được đổi tần thấp bởi một dao động nội bộ, và có pha quay
một góc 90 độ với kênh còn lại tương ứng, vector của tín hiệu kết quả được biểu diễn như sau:
Q
Signal = I 2 + Q 2 arg ( Signal ) = ϕ = arctg
I

* Đánh giá hệ thống:


Ưu điểm:
- Phổ của tín hiệu RF đơn giản quá trình chuyển tần số qua việc chuyển thẳng xuống dải
tần cơ sở ngay trong quá trình đổi tần đầu tiên
- Việc chọn kênh chỉ yêu cầu một bộ lọc thông thấp
- Tần số ảnh được loại bỏ không cần có các mô hình loại ảnh hay bộ lọc
- Không cần bộ trộn, bộ khuyếch đại ở tần số trung gian do không có giai đoạn này.
- Hệ thống đơn giản.
Nhược điểm:
- Nhược điểm chính của hệ thống này là sẽ có một khoảng rỗi gây ra bởi sự rò rỉ của tín
hiệu dao động nội tại đối với sóng vô tuyến RF của bộ trộn, tín hiệu sẽ liên tiếp được phản chiếu
từ các thành phần trong phần phía trước của bộ thu và sẽ trở lại bộ trộn, những khoảng rỗi này tới
tín hiệu cần thu.

- Một nhược điểm khác của bộ homodyne là gây ra sự mất tương xứng về pha và hướng
vuông góc của các tín hiệu trong nó, hay là lỗi I/Q.
Giả định rằng sự mất tương xứng về
biên độ là epxilon là về pha là θ thì ta có thể
tính được sự mất tương xứng này trong biểu
1 
thức sau: EIQ =  + ε  θ 2
2 
Với giá trị điển hình là ε = 0.3 và
θ = 30 thì lỗi được đưa ra là: 1,5.10-3.

4.2.3.4. Hệ thống thu mẫu băng con.


Hướng phát triển trong thời gian tới là đưa bộ chuyển đổi A/D tới gần như khả năng thu
của một anten đối với sóng vô tuyến, tức là lấy mẫu trực tiếp và số hoá tín hiệu RF, tức là việc lấy
mẫu (sampling )-giữ mẫu (holding) thực hiện số hoá bởi bộ chuyển đổi A/D có phạm vi hoạt
động lớn sẽ là hướng chính của hệ thống thu này.
* Lược đồ của bộ thu subsampling trực tiếp:

Hình 4.5. Hệ thống thu mẫu băng con


- Trong đó phạm vi hoạt động của ADC được điều chỉnh bởi bộ AGC (Automatic gain
control) qua việc cung cấp tương ứng tín hiệu vào. Bộ trộn và bộ tổng hợp
(Decimator/Accummulator) hoạt động như bộ lọc thông thấp số, ở đây thay thế cho bộ lọc tương
tự thường có ở trước các bộ thu thông thường.
- Ở hệ thống này thường yêu cầu về bộ chuyển đổi A/D có phạm vi hoạt động cao, nhưng
do hạn chế về công nghệ trong việc chế tạo các bộ chuyển đổi A/D hiện nay chỉ khoảng vài trăm
Mhz và có chi phí rất cao, do vậy thông thường thì hệ thống subsampling thường có quá trình đổi
tần của tín hiệu sóng radio tần số cao xuống mức thấp hơn để phù hợp với khả năng xử lý của bộ
A/D.
* Nguyên lý:
- Tín hiệu RF đầu tiên được đưa qua
bộ lọc thông dải sau đó được khuyếch đại
lên sau đó lại được qua bộ trộn analog để
đưa xuống dải tần thấp hơn, dải tần này
lại tiếp tục đi qua bộ lọc thông dải sau đó
sẽ được qua quá trình lấy mẫu tạo để tạo
ra một dải băng tần, và việc lấy mẫu cũng
như giữ mẫu sẽ thực hiện bởi mạch điện
của bộ ADC mà chỉ cần lấy một băng con
trong dải băng tần được tạo ra có thông tin
tốt nhất.
- Tần số lấy mẫu phải tối thiểu phải gấp hai lần của tín hiệu tương tự f s ≥ 2 f max để tránh sự
mất thông tin.Tuy nhiên trong việc lấy mẫu thông dải thì tần số lấy mẫu phải gấp tối thiểu hai lần
độ rộng của dải thông của thông tin để tránh được nhiễu danh định f s ≥ 2 B để việc lấy mẫu của
tín hiệu thông dải không bị trùng phổ thì mối liên hệ giữa tần số lấy mẫu fs và tần số sóng mang
4
fc thì có mối quan hệ sau: f s = f c và f s = 2 B, n>>1
2n + 1

Hình 4.6. Mô hình máy thu số


* Đánh giá hệ thống:
• Ưu điểm
- Sự tương xứng về pha và hướng vuông góc trong số là gần như hoàn hảo.
- Kỹ thuật này đưa chúng ta rất nhiều thuận lợi trong việc xử lý số tín hiệu một cách linh hoạt
chắc chắn cũng như việc chọn kênh
• Nhược điểm
- Nhiễu danh định (aliasing noise)
- Ảnh hưởng của nhiễu trong quá trình lấy mẫu liên tục ( subsampling clock )
CHƯƠNG V: CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY THU ĐỔI TẦN

Để hiểu được cấu trúc, chức năng và hoạt động của máy thu đổi tần, ta cần tìm hiểu sâu
và hiểu được các nhiệm vụ các tính năng và đặc điểm của từng khối chức năng của loại máy
thu này. Trong chương này ta se làm sáng tỏ từng khối chức năng thực hiện trong máy thu đổi
tần. Một loại máy thu sử dụng rất rộng rãi trong thực tế ngày nay.

5.1. Đặc điểm và yêu cầu của mạch vào máy thu.
- Mạch vào của máy thu là khối đầu tiên trong máy thu, thực hiện kết nối giữa anten và
tầng khuếch đại cao tần (KĐCT). Với cấu trúc gồm hệ thống các khung cộng hưởng để cộng
hưởng với tần số hoặc dải tần số tín hiệu cần thu và thực hiện phối hợp trở kháng với anten.
Tín hiệu vào của tầng này có biên độ rất nhỏ, tần số cao. Như vậy, nhiệm vụ của mạch vào là
chuyển tín hiệu cao tần nhận được từ anten thu đến tầng KĐCT và đảm bảo một phần độ
chọn lọc của máy thu.
- Tùy loại mạch vào của máy thu, mà nó có thể chọn lọc được tần số cần thu hay chọn
lọc dải tần số thu hoặc chọn lọc kênh cùng tần số lân cận.
Yêu cầu của mạch vào máy thu:
+ Các linh kiện trong mạch phải có hệ số phẩm chất cao, không sinh tạp âm, các tần số
cộng hưởng phải ổn định.
+ Ở tần số cao có thể lợi dụng các thành phần ký sinh trong mạch (tụ ký sinh) tham gia
vào thành phần của khung cộng hưởng.

5.2. Phân loại mạch vào máy thu.


5.2.1. Phân loại theo dải tần làm việc.
Dựa vào dải tần làm việc của mạch vào mà người ta chia ra làm 2 loại mạch vào máy thu:
- Mạch vào cộng hưởng ở một tần số.
- Mạch vào cộng hưởng trong các dải tần số (hay một đoạn tần số) làm việc của máy
thu, được gọi là mạch vào dải rộng.
+ Mạch vào cộng hưởng với chính tần số cần thu (tần số cần thu được cộng hưởng và chọn lọc
ngay ở mạch vào) sẽ có khả năng chống nhiễu và lọc bỏ tần số lân cận, tần số ảnh tốt.
Đối với mạch vào dạng này, để thu được các tần số khác nhau thì cần phải tích hợp nhiều
khung cộng hưởng do đó khó thực hiện trong các mạch tích hợp. Mặt khác, cường độ tín hiệu
đưa vào KĐCT lớn, do đó S/N ở đầu vào của KĐCT se lớn.
+ Mạch vào dải rộng:
Loại mạch vào này có khả năng thu nhận tất cả các tín hiệu trong dải tần (đoạn tần số)
công tác. Có độ rộng dải thông lớn, đặc tính biên độ tần số vào nhỏ. Tỷ số S/N cho ra nhỏ, độ
chọn lọc kém. Nhưng kết cấu mạch nhỏ dễ tích hợp và phù hợp với các loại máy thu có tự
động điều khiển.
5.2.2. Phân loại theo cấu trúc:

Hình 5.1. Sơ đồ nguyên lý một số mạch vào máy thu.


- Mạch vào LC (hình 5.1a):
Mạch vào dùng khung cộng hưởng LC, tần số cộng hưởng f0 được hiệu chỉnh qua trị số của tụ
1
biến đổi: f 0 = . Đặc điểm của mạch là đặc tính biên độ tần số nhọn, dải tần hẹp, độ
2π LC
chọn lọc cao song dải tần điều chỉnh phụ thuộc vào giá trị điều chỉnh C.
- Mạch vào RLC (hình 5.1b):
Mạch vào kết hợp giữa cơ cấu LC và điện trở R làm tăng dải tần công tác, song giảm độ chọn
lọc. Đặc tính biên độ tần số của mạch giảm, điện trở R tham gia trong giải pháp mở rộng dải
tần công tác của mạch.
- Mạch vào dùng diode biến dung kết hợp khung LC (hình 5.1c):
Mạch là sự kết hợp của diode biến dung (loại diode có điện dung (dung kháng) phụ thuộc vào
điện áp trên hai đầu của diode) và khung LC. Mạch vào dạng này có kích thước nhỏ, dải tần
công tác lớn. Để tăng dải điều chỉnh công tác người ta có thể mắc thêm các mắt lọc LC kết
hợp thông qua điều khiển đóng ngắt các mắt LC thông qua điều khiển các rơ le. Mặt khác khi
sử dụng loại diode biến dung, giá trị dung kháng có thể điều khiển thông qua điện áp, nên
mạch có thể điều khiển có nhớ thông qua bộ xử lý CPU và chíp nhớ. Chính vì thế mạch
thường hay được sử dụng trong các máy thu dải rộng, tự động điều chỉnh tần số thu.
- Mạch vào dùng RC.
Đối với loại mạch vào sử dụng RC thường có kích thước khá nhỏ gọn, dải tần công tác khá
rộng, song độ chọn lọc, độ ổn định rất kém.
- Mạch vào dùng tinh thể thạch anh:
Để tăng độ chọn lọc, ổn định tần số người ta có thể sử dụng tinh thể thạch anh để xây dựng
mạch vào có tần số cộng hưởng chính xác. Đối loại mạch vào này thường ít sử dụng, nếu có
sử dụng chỉ cho loại máy chuyên dụng thu một tần số, nhỏ gọn và chất lượng cao.

5.3. Các tham số của mạch vào.


* Hệ số truyền đạt:
Ur0
Hệ số truyền đạt K là thông số quan trọng của mạch vào, K = với Ea – Suất điện động
Ea
cảm ứng trên anten; Ur0 – Điện áp ra của mạch vào tại tần số cộng hưởng. Nếu anten và mạch
vào ghép biến áp (hình 5.2) thì hệ số truyền đạt được xác định:
U r ( f0 )
K= , Ur – tại tần số cộng hưởng f0
M .Ea
Cg
ANTENNA KĐCT

M K
K
K
2
2

Ck

Tr1 fmin f0 fmax

Hình 5.2. Mạch vào ghép biến áp, đặc tính biên độ tần số.
* Độ chọn lọc δ :
Độ chọn lọc của mạch vào được xác định bởi tỉ số giữa hệ số truyền đạt tại tần số cộng hưởng,
K ( f0 )
với một tần số f1 nào đó: δ = . Do đó đặc tuyến cộng hưởng ở mạch vào luôn yêu cầu
K ( f1 )
độ nhọn lớn nên δ càng lớn càng tốt. Độ chọn lọc δ phụ thuộc vào hệ số phẩm chất Q của
các linh kiện trong mạch vào. Do đó để tăng độ chọn lọc thì các linh kiện của khung cộng
hưởng cũng như các linh kiện của mạch vào đòi hỏi phải có phẩm chất cao, phù hợp với dải
tần công tác.
* Dải tần công tác của mạch vào:
Thông số này xác định khả năng làm việc với một đoạn tần sô hay cả dải tần công tác
của máy thu. Độ rộng dải thông D của mạch vào và độ chọn lọc δ luôn mâu thuẫn nhau. Tùy
thuộc vào mục đích sử dụng để chọn các tham số D và δ cho phù hợp.
Trong máy thu đổi tần có 2 loại mạch vào:
- Mạch vào dải rộng.
- Mạch vào dải hẹp (mạch vào cộng hưởng).
Trong mỗi loại mạch vào này có thể sử dụng khung cộng hưởng LC, diode biến dung hoặc sử
dụng thạch anh.
+ Mạch vào cộng hưởng (mạch vào dải hẹp):
Đây là loại mạch vào có cấu trúc đơn giản, khả năng lọc bỏ nhiễu tần số lân cận lớn
song dải tần làm việc của máy thu sử dụng loại mạch vào này bị hạn chế do dải động của tín
hiệu vào bị hạn chế. Mạch vào dải hẹp sẽ thực hiện cộng hưởng với tần số cần thu. Loại mạch
vào này bao gồm: mạch vào đơn và mạch vào kép.
Với các mạch vào dải hẹp dùng một khung công hưởng thì việc mở rộng dải tần bằng
cách ghép điện trở vào khung hoặc ghép lỏng khung cộng hưởng với anten sẽ cho hiệu quả
không cao. Chính vì vậy người ta thường ghép nhiều khung LC cộng hưởng ở các tần số lân
cận nhau và giữa các khung thực hiện ghép điện dung hoặc biến áp. Tần số cộng hưởng của
1
khung LC được xác định: f 0 = .
2π LC
+ Mạch vào dải rộng:
Mạch vào dải rộng cũng là một mạch vào cộng hưởng nhưng không cộng hưởng tại
một tần số cố định mà cộng hưởng ở cả một đoạn tần công tác lớn. Do đó tín hiệu đưa tới tầng
khuếch đại cao tần cũng trong một đoạn tần số làm việc. Quá trình xác định tần số cần thu sẽ
được thực hiện tại bộ đổi tần. Điều này khác với mạch vào dải hẹp là tần số tín hiệu thu xác
định ngay tại mạch vào. Do tín hiệu vào là cả một dải tần nên các mạch vào dải rộng phải
được ghép lỏng với anten và với tầng khuếch đại công suất cao tần.

5.4. Tầng khuếch đại cao tần trong máy thu.

5.4.1. Đặc điểm tầng KĐCT trong máy thu.


Tầng KĐCT kết nối giữa mạch vào và tầng đổi tần. Nhiệm vụ cơ bản của tầng này là
giảm ảnh hưởng của mạch vào và mạch dao động nội, đồng thời khuếch đại tín hiệu từ mạch
vào lên giá trị đủ lớn để nén tạp âm nội của tầng đổi tần, nâng cao độ nhạy và độ chọn lọc tần
số ảnh của máy thu.
Các yêu cầu đối với mạch KĐCT:
- Hệ số khuếch đại phải lớn trong cả dải tần và tín hiệu không bị méo. Hệ số khuếch đại lớn
nhất tại tần số cộng hưởng (f=f0): K=Ur/Uv.
- Do bộ khuếch đại cao tần làm việc ở tần số cao nên năng lượng ở đầu ra có thể hồi tiếp về
đầu vào. Nếu có hồi tiếp dương và biên độ tín hiệu hồi tiếp bằng biên độ tín hiệu vào thì sẽ
xảy ra hiện tượng tự kích, sẽ gây ra méo tín hiệu. Do vậy, vấn đề ổn định tần số là rất quan
trọng trong mạch KĐCT.
- Trong quá trình hoạt động của tầng KĐCT luôn đảm bảo không sử dụng triệt để công suất
của linh kiện nhằm mục đích nâng cao độ phẩm chất Q và tỉ số S/N đồng thời để thực hiện
chèn ép tạp âm.
- Tầng KĐCT sử dụng các mạch điện tử mắc OB (bazo chung) và OE (Emiter chung) để nâng
cao tỉ số S/N, các mạch này thường có hệ số khuếch đại lớn. Tần số giới hạn trên của mạch
OB cao hơn so với mạch mắc theo OE nên mạch mắc theo OB thường được sử dụng phổ biến
hơn.
- Tầng KĐCT có các phần tử tích cực là các đèn điện tử ( BJT, FET) hoặc vi mạch tích hợp.
Để máy thu có độ nhạy cao và chất lượng tốt người ta thường sử dụng các phần tử khuếch đại
là các transistor trường (FET- có tạp âm nhiệt thấp, trở kháng đầu vào lớn, trở kháng ra nhỏ dễ
phối hợp trở kháng). Các phần tử khuếch đại này thường được định thiên để làm việc trong
chế độ khuếch đại C.
Để nâng cao độ ổn định trong mạch khuếch đại cao tần người ta áp dụng các phương pháp kỹ
thuật:
- Phương pháp thụ động: Giảm hệ số khuếch đại về giá trị xác định bằng cách giảm điện
trở tương đương của mạch hoặc giảm hệ số ghép.
- Phương pháp tích cực: Đưa hệ số khuếch đại của mạch về hệ số ổn định bằng các mạch
trung hòa hoặc các mạch Kascost.

5.4.2. Sơ đồ mạch và đặc tính tần số.

5.5. Tầng đổi tần trong máy thu.


Tầng đổi tần nằm sau bộ khuếch đại cao tần và trước tầng khuếch đại trung tần. Nhiệm
vụ của bộ đổi tần là biến đổi tần số sóng mang của tín hiệu (fth) với tần số do bộ dao động nội
tạo ra (fN) thành tần số trung tần nhỏ hơn mà không làm thay đổi quy luật điều chế của tín
hiệu. Tín hiệu sau khi trộn tần sẽ là thành phần tổng và hiệu của hai tín hiệu đó.
Việc hạ thấp tần số tín hiệu nhằm nâng cao độ chọn lọc tần số lân cận mà không gây
méo dạng tín hiệu. Để thỏa mãn yếu tố này trong các máy thu chất lượng cao thường sử dụng
từ 2 đến 3 lần đổi tần.
Để thực hiện đổi tần ta phải dùng phần tử phi tuyến hoặc tuyến tính có tham số biến
thiên do tác dụng của dòng điện hoặc điện áp bên ngoài đặt vào.
+ Cấu trúc và yêu cầu của tầng đổi tần:
- Cấu trúc bao gồm: Bộ tạo dao động nội, bộ trộn tần.
- Yêu cầu: bộ trộn tần có tần số trung tần fIF ổn định và không thay đổi theo tần số tín hiệu fth.
Tần số dao động nội chuẩn với tín hiệu vào và thỏa mãn: fIF=fN-fs= const.
Với trường hợp mạch vào dải rộng và tần số tín hiệu vào fth trong khoảng f1 ÷ f2 thì fN-fs=fIF.
Tần số trung tần sẽ được chọn nhờ mạch lọc sau bộ đổi tần.

5.5.1. Bộ tạo dao động nội.


Bộ tạo dao động có thể sử dụng các mạch dao động tự kích 3 điểm điện cảm, 3 điểm
điện dung hoặc ghép biến áp. Đặc điểm của bộ tạo dao động nội là tạo ra các tần số thay đổi
trong phạm vi dải tần công tác của máy thu. Các thành phần sóng điều hòa bậc cao của dao
động nội được thiết lập ở mức thấp để tránh gây nhiễu cho máy thu.
Thông thường người ta hay sử dụng bộ tổng hợp tần số để tạo ra tần số dao động nội có
độ ổn định cao. Cấu trúc cơ bản của bộ tổng hợp tần số bao gồm nguồn tạo dao động chuẩn,
bộ vòng khóa pha PLL, bộ lọc thông thấp và các mạch chia tần có hệ số thay đổi được. Trong
đó PLL đóng vai trò quan trọng, nó thực hiện các phép biến đổi cơ bản trong bộ tổng hợp tần
số. Hoạt động của PLL đã trình bày trong phần máy phát VTĐ

5.5.2. Mạch đổi tần (trộn tần).


Khi đưa tín hiệu dao động nội và tín hiệu cao tần cộng hưởng vào cùng một phần tử
trộn tần (diode, transistor, fet, IC...), nhờ đặc tuyến phi tuyến của nó mà tín hiệu đầu vào sẽ
được đổi tần. Dao động phách sinh ra tạo nên tần số mới.
Tín hiệu sau bộ trộn tần có các thành phần tần số là : fs, fN, fN-fs, fN+fs . Do vậy có
nhiều thành phần sóng hài sinh ra. Để lấy ra một hài có tần số xác định thì mạch cộng hưởng
mắc tại cực góp của transistor được điều chỉnh cho cộng hưởng tại một tần số trung gian cố
định. Tần số này có giá trị: fIF=fN-fs (nếu fN>fs) và fIF=fs-fN (nếu fN<fs). Thành phần này sẽ gây
sụt áp lớn trên mạch cộng hưởng và trở kháng mạch cộng hưởng cũng đạt cực đại. Khi đó hệ
số khuếch đại tại tần số cộng hưởng này sẽ cao nhất. Các thành phần tần số khác sẽ bị loại bỏ
khỏi dải thông của mạch cộng hưởng.
Việc chọn tần số trung tần fIF rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của máy
thu. Nếu chọn tần số trung tần quá lớn thì dễ lọc tín hiệu và tách tín hiệu điều chế ra khỏi sóng
mang nhưng khuếch đại trung tần sẽ kém ổn định và kết cấu mạch cũng phức tạp. Ngược lại
nếu chọn fIF quá nhỏ thì tuy độ nhạy tăng nhưng kết cấu tầng cao tần phức tạp và độ chọn lọc
kênh gương giảm. Để dung hòa hai vấn đề trên, trong các máy thu chuyên dụng sẽ thực hiện
đổi tần từ 2 đến 3 lần (các tần số trung tần của tầng đổi tần sau có giá trị nhỏ dần – f1IF> f2IF>
f3IF)
Các chỉ số đặc trưng cơ bản của của bộ trộn tần:
- Dải tần làm việc: phụ thuộc vào dải tần làm việc của bộ dao động nội.
- Hệ số khuếch đại công suất: Kp=Ptt/Ps.
- Hệ số khuếch đại điện áp: Ku=Utt/Us.
- Độ chọn lọc: bộ trộn tần không chọn lọc nhiễu các tần số ảnh, hệ số này phải được nâng cao
ngay từ các tầng trước trộn tần.

5.6. Tầng khuếch đại trung tần trong máy thu.

5.6.1. Đặc điểm tầng khuếch đại trung tần trong máy thu.
Tầng khuếch đại trung tần (KĐTT) là bộ khuếch đại chọn lọc đặt ngay sau bộ đổi tần
và trước bộ tách sóng của máy thu đổi tần. Tầng này quyết định đến độ nhạy và độ chọn lọc
tần số của máy thu. KĐTT thực hiện nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần lên mưc đủ lớn để
bộ tách sóng làm việc bình thường, đảm bảo việc chọn lọc tần số lân cận và thực hiện điều
chỉnh hệ số khuếch đại. Tầng khuếch đại trung tần khác KĐCT ở chỗ chỉ khuếch đại ở một tần
số cố định, thấp hơn gọi là tần số trung tần.
Do mạch KĐTT làm việc ở một tần số cố định nên việc điều chỉnh để dung hòa mâu
thuẫn giữa dải thông và độ chọn lọc đồng thời vẫn đảm bảo có hệ số khuếch đại tín hiệu lớn
và ổn định điểm làm việc.
Mạch cộng hưởng trung tần là tải của tầng KĐTT, mạch này giữ vai trò quyết định đối
với độ chọn lọc tần số lân cận. Người ta có thể sử dụng mạch cộng hưởng đơn hay mạch cộng
hưởng tập trung để tăng dải thông và độ chọn lọc δ .
Đặc tuyến cộng hưởng của tấng KĐTT được thiết kế sao cho càng dốc càng tốt để tăng
K0
độ chọn lọc δ . Đối với mạch cộng hưởng LC, ta có biểu thức xác định độ chọn lọc: δ LC =
K
Với: K – Hệ số truyền đạt tại tần số f=fIF ± 10Khz.
K0 – Hệ số truyền đạt tại tần số f=f0.
Mặc dù tín hiệu cao tần qua bộ trộn thì tần số tín hiệu ra cũng đã giảm xuống tần số
trung tần có tần số thấp hơn rất nhiều. Song mạch KĐTT vẫn hoạt động trong dải tần dễ xảy ra
hiện tượng tự kích, trôi điểm làm việc...Do đó, để đảm bảo làm việc bình thường thì mạch
trung hòa được sử dụng hoặc các mạch tải có sử dụng điện trở nhỏ để tránh hồi tiếp.

5.6.2. Yêu cầu đối với mạch khuếch đại trung tần.
- Có hệ số khuếch đại lớn: K= 102 ÷ 106. Hệ số khuếch đại phải giảm nhanh khi tần số
lệch khỏi dải thông.
- Có băng thông đủ rộng, ít gây méo tín hiệu. Có thể mở rộng dải thông của mạch KĐTT
bằng cách: dùng sun khung (thông qua việc mắc song song khung cộng hưởng với một
điện trở R – đơn giản song hệ số khuếch đại, hệ số phẩm chất giảm) hoặc sử dụng
nhiều khung cộng hưởng, mạch lọc tập trung để nâng cao hệ số phẩm chất Q và mở
rộng dải thông.
- Mạch KĐTT phải đưa ra hệ số chọn lọc δ đủ lớn. Không gây hiện tượng tự kích cho
mạch.
5.7. Tầng tách sóng
Tách sóng là một nhiệm vụ cơ bản trong máy thu. Tầng tách sóng nằm giữa tầng trộn
tần và khuếch đại âm tần, làm nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu cao tần đã điều
chế (thực hiện giải điều chế). Tín hiệu âm tần này phải trung thực với tín hiệu âm tần đã điều
chế ở máy phát. Do nhiều yếu tố tác động và do đặc điểm phi tuyến của các phần tử khuếch
đại trong các tầng và tầng tách sóng mà tín hiệu sau giải điều chế có thể bị méo. Do vậy, bộ
tách sóng phải đảm bảo hiệu suất tách sóng và phối hợp trở kháng tốt để ít ảnh hưởng đến tầng
sau và hạn chế méo phi tuyến ở mức thấp nhất.
Tương ứng với các loại điều chế, thì mạch tách sóng (giải điều chế) cũng phải thực hiện
chức năng và nhiệm vụ tương đương: mạch tách sóng biên độ, tách sóng pha....

Các phần sau sinh viên tự đọc tài liệu tham khảo

5.7.1. Mạch tách sóng biên độ.

5.7.2. Mạch tách sóng tín hiệu đơn biên.

5.7.3. Tách sóng tần số.

5.7.4. Tách sóng tín hiệu FSK

5.8.Khuếch đại âm tần.

5.9. Các mạch điều chỉnh trong máy thu vô tuyến điện.

5.9.1. Mạch tự động điều chỉnh, điều hưởng tần số.


Do sự kém ổn định của tần số tín hiệu và tần số dao động ngoai sai (dao động nội) tạo
ra làm cho tần số trung gian fIF không ổn định. Do đó, phổ của tín hiệu không lọt vào dải
thông của bộ khuếch đại trung tần đầy đủ gây nên méo dạng tín hiệu. Vì vậy yêu cầu cần sử
dụng mạch AFC (Automatic Frequency Control) để có sự ổn định tần số trung tần cao.

AFC

Hình 5.4. Sơ đồ khối máy thu sử dụng AFC.


Nguyên lý mạch: một phần tín hiệu đầu ra của bộ KĐTT qua mạch tách sóng tần số để
đưa ra tín hiệu điện áp tỉ lệ với sự chênh lệch tần số trung tần. Điện áp này sau khi được lọc và
khuếch đại sẽ qua mạch điều chỉnh tác động vào mạch tạo dao động ngoại sai làm cho sự sai
lệch tần số trung tần được giảm bớt.
Mạch tự động điều hưởng tần số: mạch này sẽ cảm biến theo mức tín hiệu trung bình
và kiểm tra độ sai lệch tần số, qua đó tự động điều hưởng tần số cho phù hợp.
Hình 5.5. Sơ đồ nguyên lý mạch AFC.

5.9.2. Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại.


Nhiệm vụ của mạch AGC (Automatic Gain Control) là làm cho điện áp, công suất tải
đầu ra ổn định khi tín hiệu vào thay đổi hoặc do nguyên nhân bên trong gây ra. Trong máy
thu, mạch AGC được sử dụng trong mạch KĐCT và mạch KĐTT.
Do ảnh hưởng của fa-đinh làm cho pha của các tín hiệu đến máy thu không đều dẫn đến
hiện tượng thăng giáng tín hiệu, một phần nữa là do khoảng cách thông tin khác nhau nên
công suất thu cũng khác nhau. Để đảm bảo tín hiệu thu ổn định, bắt buộc và cần thiết phải sủ
dụng mạch AGC để hiệu chỉnh hệ số khuếch đại tín hiệu sao cho đủ lớn và ổn định đảm bảo
chất lượng thông tin tốt nhất.
Nguyên tắc của mạch AGC là tạo ra một điện áp (dòng điện) phụ thuộc vào mức tín
hiệu vào để đưa về làm biến đổi hệ số khuếch đại của các phần tử khuếch đại trong các mạch
KĐCT và KĐTT. Mặt khác điện áp đầu ra của bộ KĐTT được đưa vào bộ tách sóng AGC, tạo
ra điện áp một chiều thay đổi theo điện áp thành phần sóng mang tín hiệu. Điện áp cảm biến
này sẽ khống chế một hoặc nhiều tầng KĐCT, trộn tần và KĐTT, mà vẫn đảm bảo hồi tiếp âm
tại mỗi tầng. Việc khống chế này được thực hiện qua sự tác động làm thay đổi điểm làm việc
dẫn đến thay đổi các thông số của phần tử khuếch đại.
PHẦN III: KIẾN TRÚC MÁY THU PHÁT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SDR
CHƯƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ SDR
Ngày nay, dựa vào sự phát triển của công nghệ bán dẫn, nên có thể xử lý các tín hiệu
truyền với tốc độ cao trong các hệ thống viễn thông vô tuyến sử dụng công nghệ số. Điều này
đã tạo ra hệ thống với độ mềm dẻo và thích nghi cao. Đó là công nghệ vô tuyến xác định bằng
phần mềm (SDR - SoftWare Defined Radio) hay đơn giản là thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm
(SDR).

6.1. Khái niệm về thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm - SDR


Sự phát triển của các thiết bị bán dẫn trong những năm 1990 đã cho phép chế tạo thiết bị
vô tuyến sử dụng công nghệ số. Mặc dù công nghệ đã phát triển, song vẫn còn nhiều quan tâm
nghiên cứu về SDR. Một số đặc biệt về SDR đã được xuất bản trong tạp chí truyền thông
IEEE [1] năm 1995. Sau đó, các bản báo cáo đã được công bố trong các hội nghị khoa học
nghiên cứu công nghệ truyền phát vô tuyến sử dụng công nghệ SDR. Một mô hình ban đầu
của SDR là SpeakEASY (theo hình 6.1 dưới đây):

Hình 6.1 Sơ đồ khối chức năng của SpeakEASY


Đây là một thiết bị vô tuyến xác định bằng phần mềm của quân đội Mỹ với các phương
pháp điều chế khác nhau và các tần số khác nhau …SpeakEASY đã sử dụng và trình diễn sự
chuyển đổi tần số số và xử lý tín hiệu băng rộng số, chỉ ra rằng các module vô tuyến (các
module cho các phần tử tương tự, bộ chuyển đổi A/D và các bộ xử lý tín hiệu số - DSP) có thể
tích hợp trên một tuyến cấu trúc mở. Phương pháp cấu trúc mở này làm tăng số lượng chế tạo
và giảm giá thành. Hầu hết các máy thu và máy phát vô tuyến ngày nay tương tự như các thiết
bị được sử dụng trong những thập kỷ trước. Chúng bao gồm các mạch tương tự chuyên dụng
như mạch lọc, mạch giải điều chế & điều hưởng/điều chế một dạng sóng cụ thể. Khi công
nghệ viễn thông liên tục phát triển từ tương tự sang số, nhiều chức năng của các hệ thống vô
tuyến hiện thời được quản lý bằng phần mềm như thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm (SDR).
Để tạo ra các hệ thống vô tuyến với độ linh hoạt cao, SDR hiện đang được phát triển cho các
ứng dụng phát thanh và truyền hình. SDR cung cấp một hệ thống đa dạng các chương trình
của máy thu/phát trên một nền tảng phần cứng riêng biệt.
Các chương trình trên máy thu hỗ trợ thực hiện lọc thông dải, tự động điều khiển hệ số
khuyếch đại, chuyển đổi tần số, lọc thông thấp và giải điều chế tín hiệu mong muốn, tương tự
như vậy ở máy phát. Với số lượng lớn nhất các chức năng điều khiển số, cho phép thiết bị vô
tuyến tăng độ linh hoạt của mạch xử lý tín hiệu số.
6.1.1. Định nghĩa về SDR
Thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm (SDR) là thiết bị trong đó việc số hóa tín hiệu thu
được thực hiện tại một tầng nào đó xuôi dòng từ anten, tiêu biểu là sau khi lọc dải rộng,
khuyếch đại tạp âm nhỏ và hạ tần xuống tần số thấp hơn trong các tầng tiếp theo, quá trình số
hóa tín hiệu phát diễn ra ngược lại. Việc xử lý tín hiệu số trong các khối chức năng có khả
năng định lại cấu hình và mềm dẻo, xác định các đặc điểm của thiết bị vô tuyến.
Khi công nghệ phát triển, SDR có thể tiến tới thiết bị vô tuyến thông minh, trong đó
việc số hóa được thực hiện tại (hoặc rất gần) anten và tất cả qúa trình xử lý yêu cầu cho thiết
bị vô tuyến được thực hiện bởi phần mềm cài trong các thành phần xử lý tín hiệu số tốc độ
cao. Như được minh họa trong hình 6.2: sự phát triển của SDR giai đoạn 1 gồm các thiết bị
cầm tay tế bào và hệ thống truyền thông cá nhân - PCS.

Hình 6.2 Sơ đồ các tầng của SDR - giai đoạn 1


Từ sơ đồ khối này, chúng ta thấy được sự khác biệt rõ giữa SDR và SR (SoftWare
Radio), đó là giai đoạn chuyển đổi cơ bản về cấu trúc của SDR tới SR. Sự thay đổi này là một
hàm của những tiến bộ trong công nghệ lõi được cân bằng với toàn bộ phạm vi tiêu chuẩn
thiết kế và các yêu cầu đối với sản phẩm vô tuyến. Công nghệ lõi trong trường hợp này bao
gồm tối thiểu là các khả năng chuyển đổi tương tự - số - tương tự, các tiến bộ xử lý tín hiệu số,
các thuật toán, các tiến bộ về bộ nhớ, bao hàm cả thuộc tính tương tự của các khối xây dựng
cơ bản yêu cầu cho việc số hóa và xử lý các tín hiệu vô tuyến trong không gian số và bất kỳ sự
chuyển đổi tần số cần thiết của môi trường tương tự. Tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu bao gồm
các yếu tố về giá thành, độ phức tạp, chất lượng và hình dạng, kích thước, trọng lượng, mức
tiêu thụ công suất…vv.
Trong thiết bị đầu cuối không dây thương mại cụ thể, như là các máy cầm tay tế bào
hoặc các máy cầm tay dịch vụ truyền thông cá nhân (PCS) cần kết hợp nhiều loại giao diện
công nghệ vô tuyến và các dải tần số trong thiết bị đầu cuối. Theo phương pháp thực hiện
truyền thống, mỗi giao diện vô tuyến duy nhất hoặc kết hợp băng tần sẽ được xây dựng xung
quanh một tập hợp các mạch ứng dụng cụ thể chuyên dụng hoặc các mạch tích hợp chức năng.
Về cơ bản, các khả năng đó được mã hóa cứng và cố định tại thời điểm thiết kế hoặc sản xuất.
Để tăng số dải hoặc phương thức được hỗ trợ thì các khối chức năng bổ sung được gắn thêm
vào bên trong thiết bị đầu cuối. Các khối chức năng này sẽ hoạt động theo sự sắp xếp ma trận
của các giao diện vô tuyến và các dải tần số để cung cấp một tập các khả năng được xác định
trước.
Ứng dụng ban đầu của thiết bị vô tuyến trên cơ sở phần mềm trong SDR được chỉ ra
trong hình 6.3.
Hình 6.3 SDR - giai đoạn 2
Ban đầu, những ưu điểm chính là sự thay thế công nghệ trong thực hiện. Các chế tạo
tiếp theo dựa trên cơ sở này và đem lại khả năng mềm dẻo nhiều hơn: từ đơn giản là việc cập
nhật chức năng vô tuyến, tới mức cao là tải xuống các giao diện vô tuyến mới qua đường vô
tuyến. Việc phân chia các khả năng xử lý theo các chức năng vô tuyến và các ứng dụng rộng
khắp của của phương tiện vô tuyến là đòn bẩy rất hiệu quả, làm tăng khả năng vô tuyến của
SDR, đó là khả năng điều khiển dễ dàng, vượt ra khỏi các hạn chế vốn có trong các ứng dụng
cụ thể và các khối chức năng cố định sẵn có trong các thiết bị hiện thời. Minh họa cho sự phát
triển của SDR theo các hình 6.4, 6.5.

Hình 6.4 SDR - giai đoạn 3


Hình 6.5 SDR - giai đoạn 4 (sản phẩm trong tương lai).
6.1.1.1. SDR - Thiết bị vô tuyến thông minh và thích nghi
Một thiết bị vô tuyến thông minh là thiết bị có khả năng thích nghi với môi trường hoạt
động, vì thế làm tăng chất lượng và hiệu qủa phổ. Khái niệm cơ bản làm nền tảng cho công
nghệ này chính là khả năng thích nghi với môi trường của thiết bị một cách tự động (không có
sự can thiệp của con người) nhằm tăng chất lượng và hiệu qủa. Thiết bị này yêu cầu sử dụng
thông minh nhân tạo và máy tính hiện đại để xử lý các thuật toán thích nghi theo thời gian
thực và dữ liệu thời gian thực từ các nguồn khác nhau bao gồm hạ tầng cơ sở mạng di động,
các dải tần số vô tuyến (Radio Frequency - RF) sẵn có, các giao thức giao diện vô tuyến và
các nhu cầu của người dùng, các ứng dụng, các yêu cầu hiệu suất (phụ thuộc vào người dùng
cũng như phụ thuộc vào ứng dụng), môi trường truyền sóng và khả năng của SDR.
Thiết bị vô tuyến thông minh có thể thích nghi theo thời gian thực với môi trường
truyền dẫn bằng cách dùng dạng sóng mạnh hơn được phát triển động khi môi trường truyền
sóng xấu đi một cách nhanh chóng. Mặc dù, điều này dường như khá dễ để thực hiện trong
thực tế song nó rất phức tạp bởi vì cần có sự tương tác giữa hạ tầng cơ sở mạng di động và
nhu cầu thiết bị vô tuyến để xử lý tất cả các yếu tố nêu trên.
1.1.1.2. SDR - Thiết bị vô tuyến số, đa dải, đa chế độ
Thiết bị vô tuyến số là thiết bị trong đó tín hiệu được số hóa tại điểm nào đó giữa anten
và các thiết bị đầu vào/đầu ra. Thiết bị vô tuyến số không nhất thiết có nghĩa là SDR, song
SDR là thiết bị vô tuyến số. Một thiết bị vô tuyến có thể là số nhưng nếu qúa trình xử lý tín
hiệu xảy ra sau bộ chuyển đổi A/D được thực hiện bởi mục đích đặc biệt, dùng các vi mạch
chuyên dụng (ASICs) thì nó không phải là một thiết bị có cấu trúc mềm (SDR).
Đa dải là khả năng của máy di động hoặc các trạm gốc để hoạt động trong nhiều dải tần
số của phổ. Đa chế độ liên quan tới khả năng của máy di động hoặc trạm gốc để thực hiện đa
chế độ (đa chuẩn giao diện vô tuyến, nhiều kỹ thuật điều chế, hoặc nhiều phương pháp đa truy
cập). Khả năng đa dải/đa chế độ có thể được thực hiện bằng các kỹ thuật đa dạng của phần
cứng và phần mềm, kể cả SDR.
1.1.1.3. SDR - Thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm
Theo sơ đồ (hình 6.6), bộ chuyển đổi A/D được đặt sau tầng trung gian. Quá trình xử lý
băng gốc được điều khiển bằng phần mềm và giao diện người/máy cho phép người sử dụng có
thể nhập vào một vài hướng dẫn thực hành. Cấu trúc này được coi là thiết bị vô tuyến có cấu
trúc mềm (SDR) giai đoạn 1, vì một số chứ không phải toàn bộ quá trình xử lý tín hiệu được
thực hiện bằng phần mềm. Tất nhiên việc xử lý tín hiệu băng gốc số có thể thực hiện trong
ASIC, khi đó thiết bị sẽ là vô tuyến số chứ không phải là SDR.
Hình 6.6 Sơ đồ khối SDR
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị SDR được nâng cấp và cải tiến hơn,
đó là SDR thông minh và thích nghi (AI - SDR).

Hình 6.7 Sơ đồ AI - SDR


Khi đó, bộ chuyển đổi A/D đưa lên gần anten hơn với hai khái niệm :
- Khái niệm thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm, thực hiện số hóa gần anten.
- Khái niệm thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm thông minh và thích nghi.
Theo hình 6.7, bộ chuyển đổi nằm ngay sau bộ khuyếch đại tạp âm nhỏ và bộ lọc khử răng
cưa, nghĩa là số hóa ở cao tần. Qúa trình xử lý trung gian và cao tần khác được thực hiện bởi
phương tiện đầu vào cao tần dải rộng. Trường hợp (không được đưa ra) sẽ là thế hệ giữa các
cấu trúc được trình bày trong hình 6.6 - 6.7, trong đó có sự chuyển đổi tần số trực tiếp từ cao
tần xuống băng gốc, do đó loại bỏ quá trình xử lý trung gian tương tự. Vì vậy, chúng ta có thể
mong đợi và dự đoán được tương lai sẽ cần có bộ khuyếch đại tạp âm nhỏ tương tự ở đầu vào
cao tần của máy thu và bộ khuyếch đại công suất ra tương tự ở phần cao tần của máy phát.
Song bộ chuyển đổi A/D trong SDR lý tưởng đặt ngay gần anten là không thể được trong thực
tế, nhưng tất nhiên đó là mục tiêu cuối cùng của các chuyên viên thiết kế công nghệ.
Hình 6.7 cũng minh họa khái niệm AI-SR, trong đó thiết bị vô tuyến có khả năng thích
nghi với môi trường hoạt động. Động cơ xử lý sau phần cao tần chịu sự điều khiển của động
cơ xử lý điều khiển phần mềm có công suất lớn. Phần xử lý điều khiển phần mềm này cung
cấp các dữ liệu nhân tạo và các thuật toán xử lý nhằm tạo cho SDR có khả năng thích nghi
cao. Trên thị trường vô tuyến thương mại, đây là loại xử lý cần kết hợp với việc phân bố phổ
thích nghi, phổ gián đoạn và phổ theo yêu cầu hoặc quản lý phổ thích nghi. Trong khi khả
năng này là mục tiêu mong đợi cao, kế hoạch nghiên cứu bên trong các bộ phận cần đặt ra khả
năng này.
1.1.1.4. Công nghệ mới yêu cầu cho SDR ?
Câu hỏi đặt ra là liệu hoạt động của SDR có thể đạt được với việc sử dụng công nghệ hiện
tại không ? Hiện các thiết bị SDR thế hệ 1 trong các trạm gốc đang có những hạn chế. Các
trạm gốc này cho phép lựa chọn hoặc AMPS (chuẩn điện thoại di động 1G của Mỹ) hoặc
TDMA hoặc một phương thức khác trên một kênh cơ bản qua phần mềm. Theo thiết kế, các
thiết bị SDR ngày nay là thế hệ thứ ba cho các trạm gốc, nó cho phép chọn lựa qua phần mềm
của những công nghệ thế hệ 2G và 3G. Công nghệ thiết kế hiện thời trong các bộ xử lý tín
hiệu số (DSPs) cùng với các vi mạch chuyên dụng trước đó có thể phải cần các yêu cầu mềm
dẻo trong phạm vi trạm gốc. Tuy nhiên, với bất kỳ hoạt động ban đầu nào, các trạm gốc có thể
thu được những lợi ích từ việc tăng khả năng truy nhập và nâng cao chất lượng của SDR.
Song vấn đề nan giải là đối với thiết bị đầu cuối hoặc các máy di động, các thiết bị trong đó
các chức năng yêu cầu tùy thuộc vào khách hàng, yêu cầu tiêu thụ công suất, yêu cầu kinh tế
(giá thành thấp) và yêu cầu về kích thước kết hợp với yêu cầu công nghệ mới. Cách tiếp cận
dùng công nghệ mới có thể đạt được theo sự phát triển của các máy SDR di động trong một
vài năm tới thậm chí yêu cầu hơn thập kỷ nếu công nghệ truyền thống phải dựa vào luật của
Moore để đưa ra yêu cầu khả năng thực hiện mềm dẻo cùng một lúc hàng tỉ phép toán trong
một giây. Phạm vi các công nghệ có thể ứng dụng được cần đạt giá trị này. Chú ý rằng, mục
đích và các yêu cầu chính giữa các trạm gốc, máy đầu cuối có thể sai lệch đôi chút, luôn có sự
chồng chéo đáng kể giữa những phát triển công nghệ cốt lõi của hai ứng dụng này. Những
công nghệ phát triển khác đang thực hiện, có thể tạo ra sự phức tạp cho toàn bộ thiết bị vô
tuyến. Một công nghệ ứng dụng hứa hẹn, không phải sự kết hợp giữa truyền thống với không
dây, đó là các hệ thống cơ - điện (MEMS), đang được nghiên cứu.

6.1.2. Đặc điểm của SDR


• Khả năng định lại cấu hình.
SDR cho phép tồn tại đồng thời các module đa phần mềm thực hiện các chuẩn khác
nhau trên cùng một hệ thống với cấu hình động bằng cách lựa chọn module phần mềm thích
hợp để chạy. Cấu hình động này được kết hợp trong các máy di động cũng như các thiết bị hạ
tầng cơ sở. Cơ sở mạng không dây có thể tự mình định lại cấu hình của chính nó cho phù hợp
với các loại máy di động của các thuê bao hoặc các máy di động của các thuê bao có thể tự nó
định lại cấu hình với các loại mạng tương ứng. Công nghệ này làm đơn giản hóa hoạt động
của các thiết bị cơ sở và thiết bị đầu cuối đa dịch vụ, đa mode, đa dải và đa chuẩn,…vv.
• Khả năng kết nối đồng thời ở khắp nơi.
SDR có thể thực hiện các chuẩn giao diện vô tuyến bởi các module phần mềm và các
module thực hiện các chuẩn khác nhau có thể cùng tồn tại trên các thiết bị cơ sở và các máy di
động. Điều này đảm bảo độ tin cậy cho tiện ích lưu động toàn cầu của các thiết bị. Nếu các
thiết bị đầu cuối không phù hợp với công nghệ mạng trong một miền cụ thể, khi đó một
module phần mềm tương thích cần được cài đặt trên máy di động đó (có thể qua đường vô
tuyến), kết qủa là mặc dù mạng không ghép nối song vẫn truy cập qua các vùng địa lý khác
nhau. Ngoài ra, nếu các máy di động của thuê bao là các máy thế hệ cũ thì các thiết bị cơ sở có
thể dùng module phần mềm hoạt động với chuẩn cũ để kết nối với máy di động đó.
• Khả năng điều hành kết hợp.
Các thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm - SDR đơn giản hóa hoạt động của các hệ thống vô
tuyến có cấu trúc mở. Những người dùng ở đầu cuối có thể nâng cấp các ứng dụng mới cho
các máy di động của họ mà không cần ghép nối, như trong một hệ thống máy tính cá nhân.
Điều này càng nâng cao sức hấp dẫn và các tiện ích của các máy di động.
Ngoài ra, SDR còn có các đặc điểm sau :
- Tầm liên lạc được mở rộng.
- Cơ sở hạ tầng được dùng chung.
- Khả năng tận dụng phổ tốt hơn.
- Sự thử nghiệm cho tương lai.
- Chi phí thấp hơn (đầu tư vốn).
- Có các nguồn lợi mới.

6.2. Cấu trúc của SDR

6.2.1. Sự khác nhau giữa SDR với thiết bị vô tuyến cũ


Để xét cấu trúc của SDR trước hết ta xét cấu trúc của các thiết bị vô tuyến cũ và so sánh nó
với hệ thống vô tuyến cũ. Như một máy thu siêu ngoại sai dải hẹp trước đây được minh hoạ
trong hình 6.8 sau đây:

Hình 6.8 Máy thu siêu ngoại sai nguyên thủy


Trong các máy thu siêu ngoại sai trước đây, các tín hiệu vô tuyến được thu tại anten
máy thu và đưa qua một bộ lọc dải. Sự chuyển đổi từ cao tần xuống trung tần được hoàn thiện
bằng cách nhân tín hiệu cao tần với một tín hiệu dao động nội trong một bộ trộn. Để tăng độ
chọn lọc kênh và chuyển đổi từ trung tần cao xuống tần số trung gian thấp hơn cũng có thể
được thực hiện bằng cách tăng các tín hiệu dao động nội và số tầng trộn tần. Sau đó, bộ
chuyển đổi tương tự/số (ADC) lấy mẫu tín hiệu đầu ra từ tầng trung gian cuối cùng, tín hiệu số
được xử lý bằng mạch xử lý tín hiệu số. Tất cả thành phần từ anten tới bộ ADC đều là các
mạch tương tự. Nếu tăng số tầng hạ tần hiện thời thì cần phải tăng số lượng các thành phần
tương tự. Song các thành phần tương tự đều tồn tại các hạn chế vốn có về khả năng xử lý tín
hiệu. Đồng thời rất khó tạo ra một máy thu siêu ngoại sai dải rộng bởi vì các bộ lọc tương tự
thường là các bộ lọc dải hẹp cố định. Ngoài ra, các thành phần tương tự phụ thuộc vào sự thay
đổi nhiệt độ và các hiệu ứng già hoá, cũng có các vấn đề về độ bền sản xuất, có thể yêu cầu
liên kết và kiểm tra tập trung vào phần hoạt động. Nếu số lượng các thành phần tương tự giảm
sẽ tạo ra sự đơn giản hoá cho các hệ thống vô tuyến, theo dự kiến sẽ giảm giá thành và tăng độ
tin cậy của thiết bị. Chính vì những hạn chế của thiết bị vô tuyến cũ đã thúc đẩy công nghệ vô
tuyến phát triển và đưa ra thế hệ thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm - SDR,
sơ đồ cấu trúc của các thiết bị vô tuyến với các thế hệ lấy mẫu ở các tầng khác nhau là :

Hình 6.9 Sơ đồ cấu trúc của các thiết bị vô tuyến


6.2.2. Một vài cấu trúc SDR
Thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm SDR có các mô hình cấu trúc khác nhau, tùy thuộc
vào lĩnh vực ứng dụng và vị trí sử dụng, song có hai mô hình cấu trúc cơ bản của SDR là:
SDR lấy mẫu trung tần và SDR chuyển đổi trực tiếp.
6.2.2.1. Thiết bị vô tuyến xác định bằng phần mềm lấy mẫu trung tần
Sẽ tốt nhất nếu tất cả các tầng trung gian tương tự có thể được thay thế bằng các thiết
bị số sao cho anten được nối trực tiếp tới bộ ADC. Nếu tín hiệu vô tuyến thu được có tần số
hàng trăm MHz hoặc lớn hơn thì sẽ không thể sử dụng công nghệ bán dẫn chuyển đổi tương
tự/số ngày nay, tín hiệu đó có các tốc độ lấy mẫu lên tới 100 (MHz). Do đó, ngày nay có thể
thực hiện được các thiết bị vô tuyến xác định bằng phần mềm bao gồm: các thành phần tương
tự để chuyển tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần và bộ chuyển đổi tương tự/số, các thiết
bị số để xử lý tín hiệu trung tần như trong hình 6.10.

Hình 6.10 SDR lấy mẫu trung tần


Chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật lấy mẫu tần thấp để lấy mẫu các tín hiệu trung tần có tần
số cao tương đối. Theo định lý lấy mẫu của Nyquist, tần số lấy mẫu của tín hiệu phải bằng hai
lần tần số của tín hiệu đó, để tránh méo chồng phổ. Nếu tần số trung gian f được lấy mẫu theo
tốc độ lấy mẫu Nyquist thì sẽ yêu cầu tần số lấy mẫu là 2f, tần số này là quá cao cho công
nghệ ADC ngày nay. Việc lấy mẫu tần thấp của một tín hiệu đã được lọc thông dải với dải
thông w có thể được lấy mẫu chỉ với tốc độ lấy mẫu là 2w. Cho ví dụ: một tín hiệu đa truy cập
phân chia theo mã (CDMA) với dải thông 6 (MHz) và tần số trung gian trung tâm là 70 (MHz)
có thể thu được 12 triệu mẫu trên giây (Msps) với chuyển đổi A/D. Sau khi thực hiện hạ tần
thấp, tất cả các thành phần tín hiệu với tần số lớn hơn 6 (MHz) bị lọc bỏ. Sử dụng kỹ thuật lấy
mẫu tần thấp, cho phép dùng bộ chuyển đổi tương tự số với tần số lấy mẫu thấp hơn nhiều tần
số trung gian.
Có một kỹ thuật tần số trung gian được gọi là công nghệ tần số trung gian gần không (near -
zero). Theo công nghệ này, tần số trung gian là rất nhỏ, gần tới dòng một chiều. Nếu dải thông
của tín hiệu là B thì tần số trung gian gần không có thể nhỏ bằng B. Sau đó, tín hiệu tương tự
này được chuyển thành tín hiệu số với tần số lấy mẫu theo tiêu chuẩn Nyquist. Những ưu điểm
của tần số trung gian gần không là không gây ra sai lệch dòng một chiều (DC - offset) như
trong thiết bị vô tuyến chuyển đổi trực tiếp. Điều này sẽ được nghiên cứu trong phần tiếp theo.
6.2.2.2. SDR chuyển đổi trực tiếp
Trong các thiết bị vô tuyến chuyển đổi trực tiếp, tín hiệu cao tần được chuyển đổi trực
tiếp xuống băng gốc bằng một bộ trộn cầu phương như hình 6.11 sau đây :

Hình 6.11 SDR chuyển đổi trực tiếp


Đầu ra bộ trộn là các thành phần tín hiệu đồng pha (I: in phase) và vuông pha
(quadrature), các thành phần này sau đó được đưa qua bộ lọc thông thấp và được điều khiển
hệ số khuyếch đại trước khi chúng được lấy mẫu dạng số. Trong các SDR chuyển đổi trực
tiếp, bộ lọc tương tự cho qua một dải tần số rộng và có thể chọn được một dải tần mong muốn
trong dải tần đó bằng một bộ lọc số như trong hình 6.12:

Hình 6.12 Sự chọn lọc tín hiệu mong muốn bởi bộ lọc số trong bộ lọc tương tự
Kỹ thuật này rất có ích, khi nhiều chuẩn dùng các tần số sóng mang khác nhau và các
dải thông khác nhau thì tín hiệu được thu chỉ bằng một thiết bị. Song có một vài vấn đề cần
giải quyết đối với máy thu chuyển đổi trực tiếp. Đó là vấn đề sai lệch dòng một chiều và méo
phi tuyến. Vấn đề sai lệch dòng một chiều là do thành phần một chiều từ mạch cao tần được
trộn với tín hiệu giải điều chế được chuyển đổi trực tiếp. Méo phi tuyến là thành phần cao tần
phi tuyến gây ra méo trong các tín hiệu giải điều chế. Cả hai vấn đề này có thể được điều
chỉnh bằng các mạch tươg tự cùng với quá trình xử lý tín hiệu số.

6.2.3. Cấu trúc chung của SDR

Hình 6.13 Mô hình cấu trúc chung của SDR


Trên đây là cấu mô hình cấu trúc chung của SDR, trong đó bao gồm: bộ xử lý đa năng
cùng phần mềm và các bộ chuyển đổi A/D, D/A lấy mẫu trung tần. Cụ thể mô hình cấu trúc
của SDR là :

Hình 6.14 Sơ đồ cấu trúc chính tắc của SDR


Các phần tử khuyếch đại tạp âm nhỏ (LNA) và điều khiển công suất trong phần biến
đổi cao tần có chung anten, trong khi các phần tử biến đổi cao tần có chung chuẩn tần số cao
tần. Các phần tử cao tần cũng có chung một yêu cầu gần với anten. Bộ khuyếch đại tạp âm
nhỏ được đặt gần anten để thiết lập độ nhạy hệ thống. Các bộ khuyếch đại công suất gần anten
nhằm phân phát công suất một cách hiệu quả tới anten.
Phần cao tần có thể được đặt rất xa phần xử lý trung tần (ví dụ: trong các cấu trúc đa
dạng). Vì vậy, phần xử lý trung tần coi như một phần riêng biệt. Các phần tử trung tần của
một máy thu siêu ngoại sai cũng có chung các chuẩn tần số. Trong các thiết bị vô tuyến nhảy
tần và bóp phát (PTT), máy thu và máy phát trung tần được nối ghép chặt chẽ. Hơn nữa, phần
xử lý trung tần trong SDR lọc cấu trúc tín hiệu dải rộng từ phần cao tần để biến đổi dải thông
băng gốc hẹp hơn. Do đó, sự chuyển đổi dải thông qua phần trung tần nâng cao sự liên kết
chức năng của nó.
Các bộ ADC có thể được đưa vào vùng giao diện của phần trung tần tới cao tần hoặc
phần trung tần tới phần băng gốc, cung cấp cơ sở cho sự nối ghép dữ liệu giữa các phần này.
Phần băng gốc thực hiện các chức năng điều chế/giải điều chế, chuyển đổi dữ liệu giữa mã
kênh và mã nguồn. Chức năng liên kết này là cơ sở cho việc xác định băng gốc. Việc giải mã
quyết định mềm (soft - decision decoding) giữ chậm phép biến đổi cuối cùng của các symbol
kênh thành các bit băng gốc. Vì vậy, nó liên kết với phần băng gốc nhiều hơn phần dòng bit.
Phần dòng bit thực hiện các phép toán trên các dòng bit, bao gồm: ghép, tách, chèn, tạo
khung, nhồi bit, các toán tử phương thức ngăn xếp và điều khiển lỗi hướng đi (Forward Error
Control - FEC). Turbocodes kết hợp chèn và FEC, minh họa sự liên kết chức năng của phần
dòng bit. Việc điều khiển được thực hiện trong phần dòng bit bởi các thông tin điều khiển là
số. Ở đây có thể đặt giao diện điều khiển - người dùng trong phần dòng bit.
Phần nguồn bao gồm tín hiệu thoại người dùng, nguồn cục bộ và vùng thông tin audio.
Mã nguồn chuyển các tín hiệu truyền thành các dòng bit. Việc này có thể xuất hiện một cách
cục bộ (ví dụ: trong Soundboard) hoặc rất ít, tại điểm cuối của mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng (PSTN). Phần này được nối tới phần dòng bit bằng các giao diện dòng bit chuẩn
như: DSO, T1/E1, hoặc mạng cục bộ (LAN). Mặc dù sự trình bày chính xác của phần nguồn
cho phép phần này được phân phối theo vị trí, nhưng phần nguồn có liên kết theo chức năng.
Vì vậy, mỗi một phần đều có liên kết chức năng. Mỗi một phần thực hiện một chức năng xác
định riêng biệt hoặc nhóm các chức năng giống nhau. Hơn nữa, các chức năng băng gốc, RF,
IF biến đổi tốc độ dữ liệu hoặc dải thông giữa đầu vào và đầu ra, đặc biệt bởi cường độ bậc
một hoặc cao hơn.
Vì vậy, các phần này bao gồm cấu trúc nút chính tắc của SDR. Chúng ta cũng có thể
coi các phần này như các đối tượng. Mỗi một phần là một đối tượng. Các trạng thái của phần
là các khe của đối tượng. Phép biến đổi giữa các phần chính là các bộ vận hành của các đối
tượng. Khi quá trình mô phỏng được thực hiện bằng phần mềm, mỗi một cách vận hành tương
ứng với một phương pháp. Và khi mô phỏng được thực hiện trong phần cứng, mỗi bộ vận
hành mô phỏng đặc tính của phần cứng.
Các luồng tín hiệu sơ cấp của cấu trúc chính tắc được minh họa trong hình 6.14, có hai
luồng tín hiệu sơ cấp. Thứ nhất, máy phát biến đổi nguồn dạng sóng tương tự nguyên thuỷ
thành dòng bit. Sau đó, dòng bit đó được mã hoá và ghép kênh. Tín hiệu được mã hoá mã
kênh và nâng tần, được khuyếch đại và lọc để phát tại anten. Thứ hai, máy thu biến đổi dạng
sóng giao diện vô tuyến thu được tại anten. Tiếp đó, máy thu chọn tần số, lọc, chuyển đổi tần
số, san bằng, giải điều chế, điều khiển lỗi, tách kênh và giải mã nguồn tín hiệu thông tin tới
người dùng hoặc tới giao diện mạng điện thoại chuyển mạch công cộng.
Mô hình chính tắc làm rõ các đặc tính của phần cứng cao tần mà không được làm rõ
trong mô hình chức năng. Mục đích của cấu trúc nhằm đơn giản hóa sự ánh xạ các chức năng
tới phần cứng. Mặc dù có rất nhiều cách đánh địa chỉ trong việc thiết lập ánh xạ, song có ba
cách nổi bật :
• Xác định các đặc tính mức - nút của các anten, chuyển đổi cao tần, xử lý trung tần.
• Đặt các bộ ADC và DAC tại một điểm giao diện thích hợp.
• Tiêu chuẩn thiết kế an toàn thông tin đơn giản.
v Sự ánh xạ các đối tượng chức năng tới các đối tượng vật lý.
Sự ánh xạ các đối tượng chức năng tới các đối tượng vật lý như: phần cứng cao tần,
ASICs, DSP chips và các module tải phần mềm. Hình 6.15 sau đây, chỉ ra cách các đối tượng
chức năng của máy thu phát cầm tay thuộc mạng tế bào truyền thống có thể được ánh xạ tới
các đối tượng vật lý. Trong trường hợp này, sự chuyển đổi cao tần, khuyếch đại công suất,
ADC, DAC được thực hiện trong một vi mạch chuyên dụng (ASIC). Tương tự, giao diện âm
thanh, bao gồm bộ mã hóa âm, cũng được thực hiện trong một ASIC âm thanh. Các nhà thiết
kế đề cập đến hoạt động diễn ra bên trong các chip này. Từ viễn cảnh của cấu trúc SDR, các
sự kiện này được kết hợp trong các vi mạch chuyên dụng (ASICs).
Cấu trúc và hoạt động của phần trung tần, băng gốc, phần cứng và phần mềm DSP
dòng bit có ý nghĩa quan trọng về mặt cấu trúc theo sự khái quát mức này. Các thành phần này
tạo điều kiện nâng cao khả năng của SDR (ví dụ: qua download phần mềm). Nếu coi cấu trúc
là một hộp đen thì chỉ các bản đồ nhớ hoàn thiện có thể được tải xuống. Thành phần tổng quan
của hình 1.15 bao gồm cả hệ cơ sở DSP và các đối tượng phần mềm. Quan niệm này hỗ trợ
khả năng nâng cấp (ví dụ: bằng cách tải xuống một đối tượng phần mềm modem mới ).

Hình 6.15 Sự ánh xạ các đối tượng chức năng tới các đối tượng vật lý
Ngoài ra, một thành phần theo quan điểm khái quát mức này hỗ trợ việc tái sử dụng các đối
tượng phần mềm đã được chỉ ra. Các đối tượng phần mềm được biểu diễn trong một dòng tín
hiệu theo trường hợp sử dụng. Phần chú giải chỉ ra các đối tượng phần mềm yêu cầu khả năng
xử lý (ví dụ : MOPS…).

6.3. Các thành phần cơ bản của SDR


Phần tiếp theo trình bày thành phần cơ bản của SDR, bao gồm: khối cao tần MMIC, bộ
chuyển đổi tương tự số và mạch xử lý tín hiệu số.

6.3.1. Khối cao tần tích hợp


Các phần tử cao tần được tích hợp trên một chip bằng công nghệ vi mạch sóng cực ngắn
nguyên khối MMIC (monolithic microwave integrated circuit). Các phần tử cao tần bao gồm
các phần tử tích cực như các transistors và các phần tử thụ động như điện trở, tụ điện và cuộn
cảm. Có hai nguyên liệu chính được dùng cho nguyên khối IC sóng cực ngắn (MMIC) là:
GaAs và Si. Trong đó, GaAs được dùng cho dải tần từ 1 ÷ 100 (GHz), còn Si được dùng cho
tần số dưới 10 (GHz). Công nghệ CMOS đang phát triển với mục đích để các IC CMOS sẽ có
thể hoạt động với các tần số hàng GHz trong một vài năm tới. Chúng ta sẽ có thể xử lý không
chỉ các tín hiệu tương tự cao tần mà cả các tín hiệu băng gốc trên cùng một chip nếu các thành
phần cao tần tương tự CMOS trở nên sẵn có.
6.3.2. Bộ chuyển đổi tương tự - số
Các tham số cơ bản để xác định hiệu suất của các bộ chuyển đổi tương tự - số là tốc độ
lấy mẫu và số các bit trên một mẫu. Hình 6.16 chỉ ra mối quan hệ giữa tần số lấy mẫu và số
bit/mẫu.

Hình 6.16 Quan hệ giữa tần số lấy mẫu và số các bit phân giải
Một tham số cơ bản của bộ ADC là tần số lấy mẫu. Đôi khi SDR sử dụng phương pháp
lấy mẫu tần thấp như được trình bày ở phần trước. Khi lấy mẫu tần thấp, tốc độ lấy mẫu phải
lớn hơn hai lần dải thông tín hiệu đã được lọc thông dải. Một tham số cơ bản khác là dải động.
Theo phương pháp truyền thống, mỗi thiết bị vô tuyến chỉ xử lý một dải hẹp bằng cách loại bỏ
các tín hiệu nhiễu, máy thu có thể tập trung vào một dải mong muốn, điều chỉnh hệ số để đánh
giá một cách tương đối tỉ số tín/tạp và tách ra tín hiệu nhỏ từ nền tạp âm. Tuy nhiên, với một
máy thu dải rộng, không nên loại bỏ tín hiệu ra bởi vì chúng yêu cầu tất cả. Sẽ có các tín hiệu
với dải rộng: các tín hiệu rất mạnh từ máy phát công suất lớn ở vị trí gần và các tín hiệu nhỏ bị
giấu đi trong nền tạp âm. Kết quả là, máy thu phải có một dải động cực kỳ lớn đủ nhạy để
khôi phục chính xác các tín hiệu yếu, nếu không thì các tín hiệu đó sẽ bị che khuất bởi các tín
hiệu lớn. Máy thu cũng phải có độ tuyến tính cực cao; mọi sự biến dạng hoặc hòa âm sẽ tạo ra
các tín hiệu ảnh lớn và không thể phân biệt được với tín hiệu đúng.
Giá trị hiệu suất của các bộ ADC có thể được biểu diễn theo: 2m. Fs
Trong đó: m là số bit/mẫu
Fs là dải lấy mẫu
Khi tốc độ lấy mẫu nằm trong khoảng một vài triệu mẫu/giây (Msps) - vài tỉ mẫu/giây
(Gsps), tốc độ này thường bao hàm các ứng dụng SDR, giá trị hiệu suất này thường bị giới
hạn bởi độ mở của bộ dung sai. Độ dung sai thay đổi theo độ sai lệch thời gian giữa thời gian
thực hiện lấy mẫu và thời gian thực tế tín hiệu đầu vào tương tự được lấy mẫu. Dung sai sinh
ra từ tạp âm nhiệt có phân bố Gaussian. Để tăng hiệu suất của bộ ADC chủ yếu cần giảm độ
dung sai nhưng sự phát triển của việc lấy mẫu các bit nhằm đưa ra một tốc độ lấy mẫu nhất
định đã diễn ra khá chậm: chỉ 1.5 bits trong suốt tám năm qua. Cũng có một sự cố gắng để tạo
bộ chuyển đổi tương tự - số tốc độ rất cao dùng công nghệ siêu bán dẫn. Công nghệ này cho
phép lấy mẫu các tín hiệu tương tự nhanh hơn các bộ chuyển đổi tương tự - số bán dẫn. Tuy
nhiên, khi đó xuất hiện vấn đề là kích thước của thiết bị làm mát sẽ lớn hơn rất nhiều thiết bị
ADC.

6.3.3. Mạch xử lý tín hiệu số


Khi một tín hiệu trung tần được lấy mẫu bởi một bộ ADC thì các tín hiệu bên dưới tần số
trung tần phải được xử lý số như hình 6.17

Hình 6.17 Các chức năng xử lý số cho SDR lấy mẫu trung tần
Tín hiệu trung tần đã được số hoá từ bộ ADC sẽ được hạ tần, lọc và phân chia trước khi
thực hiện xử lý tín hiệu tốc độ thấp hơn bằng bộ xử lý tín hiệu số (DSP). Quá trình xử lý tín
hiệu tốc độ thấp hơn gồm: giải mã hóa kênh sửa sai và giải mã nguồn như giải nén dữ liệu,
giải mã…
Trong tuyến phát, việc xử lý tín hiệu chậm hơn được thực hiện đầu tiên là: mã hoá nguồn
như mã hóa và nén tín hiệu, giải mã kênh bao gồm cả sửa sai. Sau đó tín hiệu được lọc cho
mỗi ứng dụng, nội suy và nâng tần trước khi tín hiệu được đưa tới bộ DAC. Quá trình xử lý tín
hiệu tốc độ cao hơn như các tín hiệu trung tần yêu cầu mạch xử lý tín hiệu tốc độ rất cao. Tốc
độ này có thể lên tới hàng nghìn triệu lệnh trên một giây (MIPS). Các IC thích hợp là các bộ
xử lý tín hiệu số (DSP), dãy cổng lập trình tại chỗ (FPGA), hoặc IC chuyên dụng cụ thể cho
thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm. Một chip DSP thực hiện xử lý tín hiệu
bằng các lệnh (fetching instructions) và dữ liệu từ bộ nhớ, thực hiện điều khiển và lưu trữ dữ
liệu đưa trở lại bộ nhớ, giống như một CPU bình thường. Sự khác nhau giữa một chip DSP và
một chip CPU là DSP thường có một khối xử lý tín hiệu tốc độ cao, đặc biệt là khối MAC
(khối nhân và tích luỹ). Bằng các chương trình gọi khác nhau trong bộ nhớ, một chip DSP có
thể định lại cấu hình với các chức năng khác nhau.
Một vài chip DSP tốc độ cao hay dùng trong thương mại là Texas Instruments
TMS320C6202 và các thiết bị tương tự ADSP-21160M SHARC với tốc độ lần lượt là 2000
(MIPS) và 600 triệu dấu phảy động trên một giây (MFLODS). IC chuyên dụng là một IC mà
được thiết kế với một nhiệm vụ riêng cố định, ví dụ: các IC chuyên dụng cụ thể xử lý tín hiệu
là chip hạ tần tín hiệu số (DDC) và các chip lọc số. Một hạn chế của IC chuyên dụng là người
dùng không thể thay đổi chức năng của chip. Còn dãy cổng lập trình tại chỗ có thể thực hiện
bất kỳ một nhiệm vụ nào bằng cách ánh xạ nhiệm vụ với phần cứng. Mặt khác, dãy cổng lập
trình tại chỗ (FPGA) có khả năng định lại cấu hình còn IC chuyên dụng không thể. Việc định
lại cấu hình là một đặc điểm cho phép FPGA thực hiện với bất kỳ phần cứng sử dụng nào
bằng cách thay đổi cấu hình dữ liệu trên một chip nhiều lần cần thiết. Cho dù, số cổng có thể
thực hiện được trên một chip như Xilinx’s Virtex là trong dải 100.000 cổng tới 1.000.000
cổng song vẫn nhỏ hơn hàng triệu cổng đối với một IC chuyên dụng, khả năng định lại cấu
hình này sẽ rất có ích trong thiết bị vô tuyến xác định bằng phần mềm (SDR) trong tương lai.
Các FPGA điển hình bao gồm một dãy khối bảng logic tra cứu có khả năng định lại
cấu hình để thực hiện logic chuỗi tổ hợp and/or và chương trình nguồn có thể tái định lại nhằm
nối liền các khối logic. Một vài thuật toán xử lý tín hiệu đặc biệt phù hợp cho cấu trúc FPGA
đã được phát triển như thuật toán số học được phân bố. Phương pháp số học phân bố dùng các
bảng tra cứu nhằm xử lý tín hiệu nhanh, nó cho phép tạo ra các FPGA rất phù hợp. Ví dụ, bộ
lọc FIR dùng thuật toán số học phân bố có cùng tốc độ với số đầu ra bộ lọc là 1 hoặc 100.
Điều này tạo ra sự phù hợp để tạo ra một bộ lọc tốc độ cao với số đầu ra nhiều. Nhiều ứng
dụng khác dùng ưu thế của cấu trúc FPGA sẽ xuất hiện trong tương lai. Một đặc điểm mới của
FPGA là một vài công ty đang phát triển theo hướng định lại cấu hình động. Ví dụ, công cụ
Jbits từ Xilinx cho phép người dùng thay đổi cấu hình của một phần FPGA trong khi FPGA
đang hoạt động. Đây vẫn là một công nghệ mới, song nó sẽ là một công cụ rất hữu ích, ví dụ:
một máy thu cần thuật toán cho phép định lại cấu hình để thu các tín hiệu đưa qua một kênh
thay đổi động. Các IC chuyên dụng cho SDR là một loại chip mới mà có một phần cố định để
xử lý tín hiệu chung và một phần có khả năng định lại cấu hình tùy thuộc vào các chuẩn vô
tuyến khác nhau như các chuẩn điện thoại tế bào khác nhau. Bởi đây là mục đích để tăng ứng
dụng cụ thể hơn là một chip FPGA đa năng, điều đó làm tăng hiệu qủa kinh tế và hiệu suất,
đồng thời giảm công suất tiêu thụ so với FPGA. Một vài IC chuyên dụng cho SDR cũng có
khả năng định lại cấu hình. Trong số các chip đã được đưa ra trên đây, các chip mà có các đặc
tính định lại cấu hình đa năng là DSP và FPGA. Bảng sau đây trình bày chi tiết các điểm khác
nhau giữa DSP và FPGA.
Bảng 6.1 So sánh giữa FPGA và DSP
Chip FPGA Chip DSP
Ngôn ngữ lập
VHDL, Verilog Ngôn ngữ C, Assembly
trình
Độ dễ của lập Khá dễ, song người lập trình phải biết về
Đơn giản
trình phần mềm cấu trúc phần trước khi lập trình
Tốc độ, chất Có thể rất nhanh nếu thiết kế một cấu Tốc độ giới hạn bởi tốc độ
lượng trúc hợp lý đồng hồ của chip DSP
Có thể định lại cấu hình bằng
Khả năng định Loại SRAM của FPGA có thể định lại
cách thay đổi nội dung chương
lại cấu hình cấu hình mà không hạn chế số lần
trình trong bộ nhớ
Đơn giản bằng cách đọc
Phương pháp Bằng cách downloading dữ liệu cấu hình
chương trình ở địa chỉ nhớ
định lại cấu hình tới chip
khác
Các vùng mà
FPGA có thể Bộ lọc FIR, bộ lọc IIR, bộ tương quan, Qúa trình xử lý tín hiệu của
làm tốt hơn DSP bộ nhân, FFT … chuỗi nguyên thuỷ
hoặc ngược lại
Có thể cực tiểu nếu mạch được thiết kế
Công suất tiêu Công suất tiêu thụ không phụ
để tiết kiệm công suất hoặc công suất
thụ vào dung lượng chương trình
được điều khiển động
Phương pháp
Bộ nhân/cộng song song hoặc một sách Chức năng hoạt động của MAC
thực hiện của
số học được phân bố được lặp lại
MAC
Có thể rất nhanh nếu sử dụng thuật toán
Bị giới hạn bởi hoạt động của
song song, nếu một bộ lọc được hoạt
Tốc độ của chip DSP, nếu dùng một bộ lọc
động bằng sách số học được phân bố thì
MAC thì tốc độ sẽ chậm hơn nếu số
tốc độ hoạt động không phụ thuộc vào số
đầu ra giảm.
đầu ra
Chương trình chip DSP thường
Có thể được song song hóa để đạt được
Song song hóa là nối tiếp và không thể song
hiệu qủa cao
song hóa
CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA SDR.
Ngày nay, những kỹ thuật Software Defined Radio - SDR đã đưa ra thiết kế cao tần, bao
gồm cấu trúc cao tần, chuyển đổi dữ liệu và các thành phần cao tần số đang từng bước đưa vào
ngày càng nhiều trong các sản phẩm mới. Giải pháp cơ bản đó là thiết bị vô tuyến có cấu trúc
mềm - SDR hoàn toàn, với việc chuyển đổi A/D ở anten, vẫn chưa thực hiện được tại những
tần số sóng mang (GHz). Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ gần đây cho phép bộ chuyển
đổi A/D có thể đưa gần anten hơn.
Theo lý thuyết, một thiết bị vô tuyến có cấu trúc mềm sẽ cho phép phát và thu tín hiệu tại
bất kỳ một mức công suất, dải thông, kỹ thuật điều chế nào. Phần cứng của máy thu và máy
phát tương tự hiện thời vẫn đang theo hướng tiếp cận để đạt được những kết qủa lý tưởng này.
Phần này sẽ giới thiệu một vài kỹ thuật thiết kế để tổng hợp các cấu trúc chuyển đổi cao tần
của SDR và để nghiên cứu giải quyết các yêu cầu công nghệ khi phần cứng khối cao tần của
SDR lý tưởng trở thành thực tế.

7.1. Yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật của SDR


v Có ba động lực điều khiển chính cho sự phát triển của SDR, đó là :
• Thứ nhất là sự thúc đẩy từ yêu cầu “world roaming - lưu động toàn cầu” đối với máy
điện thoại di động. Nghĩa là, các máy điện thoại di động cũng có thể hoạt động tốt ở
Châu Âu với chuẩn vô tuyến GSM và ở Mỹ với các hệ thống IS94, IS95 và ở Châu Á,
Nhật Bản với PDC và các hệ thống PHS.
• Thứ hai là những khuyến nghị tập trung chủ yếu vào để kết hợp các đặc điểm chất
lượng của máy điện thoại vô tuyến (GSM, DECT và UMTS), với chức năng mạng cá
nhân PAN (như: Bluetooth) và mạng nội bộ (như: HIPER - LAN).
• Thứ ba là nhằm giảm giá thành sản phẩm đảm bảo tính kinh tế với thiết bị vô tuyến đa
chuẩn và phổ biến.

7.1.1. Đặc điểm của máy phát


Các tham số quan trọng chính khi thiết kế máy phát cần quan tâm là :
• Mức công suất ra
• Dải điều khiển công suất
• Những phát xạ giả
* Mức công suất ra của máy phát
Các mức công suất ra của máy phát được tạo ra từ một máy di động (MS) phụ thuộc vào
chuẩn và phân lớp của nó. Trong tất cả các trường hợp, máy phát cần tạo ra công suất được
điều khiển qua một dải đáng kể để đảm bảo các sai số tương đối tốt. Cấu trúc này sử dụng các
yêu cầu chuẩn như trong bảng 7.1 sau đây :

Bảng 7.1. Yêu cầu về công suất cho các giao diện vô tuyến
Chuẩn giao diện Công suất ra lớn Công suất
Điều khiển công suất
vô tuyến nhất lý tưởng ra nhỏ nhất
lý tưởng
Lớp đầu Pmax (dBm) Dải công Khoảng
Các mức
cuối (dBm) suất (dBm) cách

2 39 0-2 39
3 37 3 - 15 37 - 13 2 dB
GSM 900 5
4 33 16 - 18 11 - 7 3 dB
5 29 19 - 31 5
29 36
30 - 31 34 - 32 2 dB
1 30
0-8 30 - 14 2 dB
DCS 1800 2 24 0
9 - 13 12 - 4 2 dB
3 36
14 2
15 - 28 0
Công suất ra lý tưởng
Mức Công suất (dBm)
1 4
DECT
2 24
1 33 - 44 Các bước
2 27 1
UMTS-FDD
3 24 2
4 21 3
2 24 - 44
UMTS-TDD
3 21
1 20 +4 Pmin<-4 Pmin ÷ Pmax
Bluetooth 2 4 -6 Pmin<-30 Pmin ÷ Pmax
3 0 - Pmin<-30 Pmin ÷ Pmax
7.1.2. Đặc điểm của máy thu
Các tham số quan trọng chính cần tính toán khi thiết kế máy thu SDR là :
• Độ nhậy đầu vào
• Mức tín hiệu cần thu lớn nhất
• Biểu đồ khối
* Mức tín hiệu lớn nhất và độ nhậy máy thu
Bảng 7.2 sau đây tổng hợp các yêu cầu độ nhậy của nhóm nghiên cứu các chuẩn giao diện vô
tuyến.
Bảng 7.2. Yêu cầu về độ nhậy cho các giao diện vô tuyến
Chuẩn giao diện vô tuyến Mức độ nhậy chuẩn (dBm) Mức đầu vào lớn nhất
MS nhỏ - 102 - 15
GSM 900
MS khác - 104
Lớp 1 hoặc lớp 2 - 100/-102 - 23
DCS 1800
Lớp 3 - 102
Normal - 102 - 23
PCS 1900
Other - 104
DECT - 86 - 33
12.2 kbps - 92
64 kbps - 99.2
UMTS (FDD)
144 kbps - 102.7
384 kbps - 107
UMTS (TDD) - 105

Bluetooth - 70 - 20

7.1.3. Các dải tần số sử dụng


Các dải tần số sử dụng được liệt kê trong bảng 7.3. sau:
Bảng 7.3 Các dải tần sử dụng cho các giao diện vô tuyến
Chuẩn giao diện Kênh đường lên Kênh đường xuống Khoảng song công
Vô tuyến (MHz) ( MHz) (MHz)
GSM 900 890 - 915 935 - 960 45
E - GSM 900 880 - 915 925 - 960 45
R - GSM 900 876 - 915 921 - 960 45
DCS 1800 1710 - 1785 1805 - 1880 95
PCS 1900 1850 - 1910 1930 - 1990 80
1881.792 - 1881.792 -
DECT Không sử dụng
1897.344 1897.344
UMTS FDD
1920 - 1980 2110 - 2170 190
Châu Âu
UMTS FDD
1850 - 1910 1930 - 1990 80
(CDMA 2000)
UMTS TDD 1900 - 1920 1900 - 1920
(Châu Âu) 2010 - 2025 2010 - 2025
1850 - 1910 1850 - 1910
UMTS TDD
1930 - 1990 1930 - 1990
(CDMA 2000)
1910 - 1930 1910 - 1930
Bluetooth 2400 - 2483.5 2400 - 2483.5
5150 - 5350 5150 - 5350
HIPERLAN/2
5470 - 5725 5470 - 5725

7.2. Các cấu trúc máy thu SDR


Điểm khác biệt giữa các máy thu là số tầng thực hiện hạ tần tín hiệu thu xuống băng
gốc. Đối với máy thu chuyển đổi trực tiếp thực hiện một lần hạ tần; máy thu siêu ngoại sai
thực hiện hai lần hạ tần hay nhiều hơn. Nhìn chung, sự phức tạp càng tăng với số lần hạ tần.
Khi chúng ta khảo sát các cấu trúc tùy chọn đơn giản như đổi tần trực tiếp sẽ xuất hiện các vấn
đề kỹ thuật khác nhau làm cho cấu trúc chuyển đổi trực tiếp không phù hợp với một máy thu
SDR.

7.2.1. Cấu trúc chuyển đổi trực tiếp


Cấu trúc máy thu chuyển đổi trực tiếp có sơ đồ khối cơ bản như hình 7.1. Máy thu này
bao gồm một bộ khuyếch đại tạp âm nhỏ (LAN) với hệ số khuyếch đại vừa phải cùng mức tạp
âm nhỏ. Tín hiệu đầu ra từ bộ khuyếch đại tạp âm nhỏ được lọc trong một bộ lọc chọn lọc
trước, hạ tần nhờ bộ trộn phức (I,Q).

Hình 7.1 Cấu trúc máy thu chuyển đổi trực tiếp
Phần lớn các bộ khuyếch đại băng gốc đều có hệ số khuyếch đại cao và được điều khiển tự
động (AGC).
v Ưu điểm của nó là:
- Độ phức tạp thấp.
- Phù hợp với việc thực hiện IC hóa.
- Các yêu cầu lọc đơn giản.
- Việc khử tín hiệu ảnh đơn giản hơn (so sánh với cấu trúc đổi tần nhiều lần).
v Nhược điểm của nó là:
- Yêu cầu một bộ dao động nội với hai tín hiệu đầu ra phải đảm bảo vuông pha và có
biên độ cân bằng, dải tần số bằng với tần số của tín hiệu ra.
- Các bộ trộn phải là bộ trộn cân bằng và có thể hoạt động trong cả dải tần rộng.
- Tín hiệu qua bộ trộn và khuyếch đại tạp âm nhỏ sẽ được phát xạ từ anten và phản xạ trở
lại máy thu từ anten đó. Tín hiệu phản xạ sẽ thay đổi theo môi trường vật lý đặt anten.
Sai lệch một chiều thay đổi theo thời gian (time varying DC) do chính bộ trộn, là một
vấn đề.
- Hầu hết hệ số khuyếch đại tín hiệu cao thực hiện trong một dải tần số đều tạo ra điện áp
cao không ổn định.
- Tạp âm (1/f) là một vấn đề chính.
- Méo bậc hai sinh ra do bộ trộn xuống trong dải.

7.2.2. Cấu trúc đổi tần nhiều lần


Sơ đồ khối của cấu trúc đổi tần nhiều lần được chỉ ra trong hình sau:

Hình 7.2 Cấu trúc đổi tần nhiều lần


v Ưu điểm của cấu trúc này là:
- Độ nhậy cao (do sử dụng các bộ lọc chọn trước và bộ lọc kênh).
- Hệ số khuyếch đại được phân phối qua các bộ khuyếch đại khác nhau thực hiện trong
các dải tần số khác nhau.
- Việc chuyển đổi từ tín hiệu thực sang tín hiệu phức được thực hiện tại một tần số cố
định, do đó tín hiệu dao động nội với biên độ cân bằng, vuông pha chỉ yêu cầu tại một
tần số độc lập.
v Nhược điểm của cấu trúc này là:
- Độ phức tạp cao.
- Yêu cầu các tín hiệu dao động nội khác nhau.
- Yêu cầu các bộ lọc trung tần chuyên dụng, điều này gây khó khăn cho việc hiện thực
hóa chip riêng cho máy thu siêu ngoại sai.
Mặc dù cấu trúc đổi tần nhiều lần trong hình 7.2 chỉ trình bày hai lần hạ tần (một trong
phần cứng cao tần và một trong bộ xử lý tín hiệu số - DSP), song việc chuyển đổi nhiều hơn
có thể được thực hiện trong bộ xử lý tín hiệu số qua các quá trình “chia mười - decimation”
và/hoặc “phân mẫu, sub-sampling”. Vì thế ngày nay, việc thiết kế một máy thu SDR với sự
lựa chọn tốt nhất có thể đại diện cho cấu trúc máy thu dựa vào hai nhược điểm chính của cấu
trúc chuyển đổi trực tiếp (cân bằng dao động nội và sai lệch một chiều) là không khắc phục
được cho ứng dụng SDR dải rộng với công nghệ hiện nay. Với cấu trúc này, việc chuyển đổi
lần đầu có thể được thực hiện trong phần cứng cao tần, còn tất cả những lần chuyển đổi khác
được thực hiện trong bộ xử lý tín hiệu số.
7.2.3. Cấu trúc trung tần thấp
Sử dụng cấu trúc chuyển đổi tần số với tần số trung gian thấp, thực tế nhằm kết hợp các
ưu điểm của cấu trúc siêu ngoại sai và cấu trúc chuyển đổi trực tiếp. Với việc dùng tần số
trung gian thấp nghĩa là loại bỏ các yêu cầu phức tạp của cấu trúc siêu ngoại sai và thành phần
tín hiệu dao động nội có tần số khác tín hiệu mong muốn, cực tiểu hóa các vấn đề sai lệch một
chiều vốn có trong cấu trúc chuyển đổi trực tiếp.
v Ưu điểm của nó là:
- Những vấn đề sai lệch một chiều trong cấu trúc chuyển đổi trực tiếp có thể được khắc
phục trong khi giữ lại hầu hết những ưu điểm của cấu trúc này.
- Độ phức tạp thấp hơn cấu trúc siêu ngoại sai (nhưng vẫn phức tạp hơn không đáng kể
so cấu trúc chuyển đổi trực tiếp).
v Nhược điểm của cấu trúc này là:
Yêu cầu loại bỏ thành phần ảnh (nhiễu ảnh) trong máy thu với tần số trung gian thấp
lớn hơn so với máy thu chuyển đổi trực tiếp.

7.3. Các cấu trúc máy phát SDR


Về cơ bản có sự giống nhau giữa sự lựa chọn thích hợp cho các cấu trúc máy phát và sự
lựa chọn thích hợp cho các cấu trúc máy thu. Các ưu điểm và nhược điểm được kết hợp với
các cấu trúc máy thu chuyển nhiều hay ít sang các cấu trúc máy phát. Không có một tiến bộ
nào có mặt tương đương với máy thu trung tần thấp. Trong máy phát, điều này sẽ gây ra dải
phụ mong muốn liền với dải phụ không mong muốn, gây khó khăn cho việc loại trừ nó bằng
cách lọc.

7.3.1. Máy phát chuyển đổi trực tiếp


90 0

Hình 7.3. Sơ đồ máy phát chuyển đổi trực tiếp


v Ưu điểm của cấu trúc này là:
- Độ phức tạp thấp (đơn giản).
- Phù hợp với việc thực hiện hóa bằng IC.
- Các yêu cầu lọc đơn giản.
- Các vấn đề về dải phụ không mong muốn và dải phụ ảnh dễ giải quyết hơn so với các
cấu trúc khác.
v Nhược điểm của cấu trúc này là:
- Bộ dao động nội phải đảm bảo chính xác vuông pha, có biên độ bằng nhau trong cả dải
tần số rộng được yêu cầu.
- Các bộ trộn tần cuối phải có dải rộng.
- Các mạch tuyến tính hóa bộ khuyếch đại công suất sẽ yêu cầu đảm bảo trong cả dải tần
rộng.
- Tín hiệu dao động nội lọt qua bộ trộn sẽ được phát xạ từ anten.

7.3.2. Máy phát đổi tần nhiều lần


Cấu trúc máy phát đổi tần nhiều lần được chỉ ra trong hình 7.4 sau:

90 0

Hình 7.4. Cấu trúc máy phát đổi tần nhiều lần
v Ưu điểm của cấu trúc này là:
- Việc chuyển đổi từ tín hiệu thực sang tín hiệu phức được thực hiện tại một tần số cố
định, do đó yêu cầu dao động nội vuông pha, biên độ bằng nhau chỉ yêu cầu tại một tần
số riêng biệt (nó cũng có thể được thực hiện trong bộ xử lý tín hiệu số - DSP).
v Nhược điểm của cấu trúc này là:
- Có thể yêu cầu các dao động nội khác nhau.
- Độ phức tạp cao.
- Yêu cầu các bộ lọc trung gian chuyên dụng. Điều này không cho phép hiện thực hóa
bằng chip đơn lẻ cho máy phát đổi tần nhiều lần.
Mặc dù chỉ đưa ra hai lần chuyển đổi tần số trong hình 7.4, song còn các lần chuyển tần
khác có thể được thực hiện trong bộ xử lý tín hiếu số (DSP).
Dựa vào sự tiến bộ của công nghệ hiện nay, mặc dù có các nhược điểm, song cấu trúc máy
phát “super-heterodyne” ngày càng thể hiện rõ ưu điểm và lợi thế của nó qua việc tranh đua
giữa các cấu trúc trong thời gian qua, nó chính là cơ sở cho việc thiết kế máy phát SDR.

7.3.3. Độ tuyến tính và hiệu suất của máy phát


Hiệu quả công suất là một nhân tố thường không được đưa ra khi tính toán thiết kế máy
thu. Tuy nhiên, nó lại là yếu tố then chốt trong việc thiết kế máy phát cho thiết bị đầu cuối di
động, do tầm quan trọng của thời gian gọi hữu ích lớn nhất, dựa vào các yêu cầu đã được giới
hạn bởi dung lượng nguồn. Máy phát vô tuyến, đặc biệt là bộ khuyếch đại công suất, đã được
tính toán theo quy ước, tiêu thụ phần lớn công suất của thiết bị đầu cuối di động. Điều này có
thể không cần phải duy trì đối với các thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm -
SDR, thiết bị mà sẽ nhận được các yêu cầu tăng công suất từ phần mềm của thiết bị vô tuyến
và từ máy thu tuyến tính.
Nhìn chung, độ tuyến tính và hiệu quả công suất là các yêu cầu đối lập nhau. Các cấu hình
bộ khuyếch đại công suất với điều kiện hiệu suất lớn hơn (ví dụ, chế độ C) là các trường hợp
làm việc tốt trong chế độ phi tuyến, gây ra méo. Mặt khác, các chế độ khuyếch đại mà đảm
bảo các yêu cầu tuyến tính tốt hơn (ví dụ, chế độ A) lại không đưa ra dung lượng công suất tốt
cho thiết bị hoạt động và kết quả là hiệu suất rất thấp. Giá trị hiệu suất trong các bộ khuyếch
đại máy phát vô tuyến đang sử dụng thay đổi trong khoảng 40 % cho các lớp tuyến tính và 60
% cho các mạch tiêu hao thấp. Nếu chúng ta đưa vào tính toán với các chuẩn khác nhau mà
chúng ta muốn xem xét cho các thiết bị đầu cuối SDR, thì một vài chuẩn tận dụng các loại
điều chế đường bao bất biến như điều chế dịch pha cực tiểu Gaussian - GMSK hoặc loại điều
chế các đường bao thay đổi theo thời gian như QPSK, cần yêu cầu dung hòa giữa hiệu suất và
độ tuyến tính.
Các kết quả khác được kết hợp với điều kiện điều khiển công suất ra của máy phát. Một
thiết bị đầu cuối di động hiện đại phải được hỗ trợ khả năng điều khiển công suất ra để giảm
công suất của nó khi người dùng ở vị trí gần trạm gốc và ngược lại để tăng công suất phát khi
người dùng ở vị trí cách xa trạm gốc. Việc giảm mức ra nghĩa là giảm ý nghĩa giá trị của hiệu
suất công suất khi các trường hợp hoạt động mà dòng một chiều của thiết bị công suất đầu ra
được duy trì không thay đổi. Trong trường hợp sử dụng các thiết bị và mạch cải thiện máy
phát truyền thông không dây, có khả năng điều chỉnh điều kiện thế hiệu dịch của bộ khuyếch
đại công suất sẽ cho phép duy trì giá trị hiệu suất cao.
7.3.3.1. Yêu cầu tuyến tính của máy phát
Độ tuyến tính là một yêu cầu trong thiết kế không dây hiện đại, cả cho máy phát và máy
thu. Xuất phát từ ba lý do sau:
• Việc sử dụng một vài loại điều chế số dẫn đến đường bao tín hiệu được điều chế biến
thiên cao, do đó quá trình xử lý tín hiệu có thể che giấu sự biến thiên đường bao này.
Để đảm bảo yếu tố này sẽ làm tăng lỗi vector (vector error) trong tín hiệu thu được.
• Độ tuyến tính của bộ khuyếch đại công suất cao tác động đến phát xạ giả từ máy phát.
• Độ tuyến tính của bộ khuyếch đại tạp âm nhỏ tác động đến chất lượng khối của máy
thu.
Khi định rõ các yêu cầu tuyến tính của thiết bị đầu cuối có khả năng định lại cấu hình, méo
điều chế chéo qua lại cho phép trong mỗi chuẩn được phát phải được nghiên cứu, xem xét.
Các đặc điểm này đã gặp phải trong các thiết bị vô tuyến phần cứng truyền thống bằng cách cố
gắng để ngăn ngừa việc tạo ra méo phi tuyến (qua độ lùi công suất “power back-off”) hoặc cố
gắng để khử nó, trước kia nó đã được tạo ra mặc dù sử dụng kỹ thuật tuyến tính hóa. Nếu độ
lùi công suất không hiệu quả, khi đó làm tăng mức tiêu thụ công suất dòng một chiều và gây
hạn chế đối với các thiết bị đầu cuối di động. Các kỹ thuật tuyến tính hóa đưa ra sự kết hợp tốt
giữa hiệu suất và độ tuyến tính nhưng trả giá là độ phức tạp cao hơn.
7.3.3.2. Kỹ thuật tuyến tính hóa bộ khuyếch đại công suất
Có nhiều kết quả đã được công bố về kỹ thuật tuyến tính hóa bộ khuyếch đại công suất,
với bốn kỹ thuật chính đã dùng. Đó là:
• Phản hồi Đê Cac Tơ - Cartesian feedback.
• Khử hướng trước - feedforward cancellation.
• Méo trước.
• Khôi phục và tách đường bao.
Trường hợp phản hồi Cartesian được chỉ ra trong hình 7.5.

Hình 7.5. Phản hồi Cartesian được dùng để tuyến tính hóa bộ khuyếch đại công suất
Phép toán trong mạch này là phép so sánh đơn giản. Việc so sánh phản hồi được thực
hiện tại băng gốc, cả hai kênh cùng pha và vuông pha, với tín hiệu phức. Mẫu phản hồi được
thực hiện tại tần số cao với tín hiệu thực. Vấn đề phổ biến nhất với kỹ thuật này cho tất cả các
kỹ thuật phản hồi, cụ thể là dải thông trên đó dịch pha với hệ số lặp duy trì nhỏ hơn đáng kể
180o, vòng lặp ổn định và được giới hạn. Do đó, phản hồi Cartesian là kỹ thuật tuyến tính hóa
băng hẹp. Các dải thông khoảng chừng 100 (MHz) đã được dùng cho các hệ thống lặp
Certesian.
Còn với các hệ thống băng rộng, kỹ thuật khử hướng trước có thể được sử dụng, với
phương pháp này dải thông đã đạt được khoảng 30 (MHz). Theo kỹ thuật này, mô hình của
các thành phần méo xác định ban đầu đã đạt được bằng cách loại bỏ tín hiệu méo từ tín hiệu
mong muốn. Sau đó, các thành phần này được khuyếch đại từ đầu ra của bộ khuyếch đại công
suất (PA), để cung cấp tín hiệu đầu ra không méo. Quá trình này được minh họa trong hình
(7.6) sau đây:

T2

G1

G2

T1

Hình 7.6. Khử méo trước


Tuy nhiên, quá trình này yêu cầu một vài khâu giữ chậm, sắp đặt bộ suy hao và hệ số
khuyếch đại có thể khá hiệu quả. Một hạn chế của kỹ thuật này là sự giảm hiệu quả công suất
do tiêu hao công suất trong bộ khuyếch đại lỗi và phân tách tín hiệu tại đầu ra của bộ
khuyếch đại.
Méo trước là một kỹ thuật tuyến tính hóa bộ khuyếch đại công suất khác phù hợp với các
hệ thống băng rộng, với méo trước tương tự đã đạt được dải thông khoảng 100 (MHz), dải
thông này giảm khoảng 100 (KHz) khi dùng méo trước tín hiệu số.
Vấn đề cơ bản của một mạng với các đặc tính méo trước bổ sung cho bộ khuyếch đại công
suất chính được đặt ưu tiên ở phía trước bộ khuyếch đại công suất (xem hình 7.7). Các đặc
tính bổ sung được yêu cầu có thể được tạo ra ở băng gốc hoặc tầng cao tần và có thể được
thực hiện bằng các mạch số hoặc tương tự (việc thực hiện với tín hiệu số ở băng gốc là phù
hợp hơn).
vin vpd vout

v pd vout vout

vin v pd vin
Hình 7.7. Tuyến tính hóa dùng méo trước
Kỹ thuật cuối cùng là kỹ thuật khôi phục và tách đường bao. Có thể, ví dụ minh họa cho
kỹ thuật này là kỹ thuật khuyếch đại tuyến tính dùng các thành phần phi tuyến (LINC), được
chỉ ra trong hình 7.8.
S1 (t ) = Em cos(ωc t + θ (t ) + α (t ))  E (t ) 
α (t ) = cos −1  
 2.E m 

S (t ) = E(t ) cos(ωc t + θ (t ))
Em = const

S 2 (t ) = E m cos(ω c t + θ (t ) − α (t ))
Hình 7.8. Kỹ thuật khuyếch đại tuyến tính.
Kỹ thuật khuyếch đại tuyến tính (LINC) dựa vào yếu tố mà dạng sóng được điều chế tùy
biến với việc điều chế pha và biên độ có thể được tính theo hai tín hiệu có biên độ không đổi.
Đầu tiên, ta tính các thành phần S1(t) và S2(t), chúng ta có thể viết:
S1(t) = Em cos(ωc(t) + θ(t) + α (t))
S2(t) = Em cos(ωc(t) + θ(t) - α (t))
S(t) = S1(t) + S2(t) = Em (cos (ωc(t) + θ(t) + α (t))+cos (ωc(t) + θ(t) - α (t)))
S(t) = 2Em (cos(ωc(t) + θ(t))cosα (t))
S(t) = 2Em cosα (t) (cos(ωc(t) + θ(t))
S(t) = E(t) (cos(ωc(t) + θ(t))
Theo lý thuyết, với kỹ thuật khuyếch đại tuyến tính thì các bộ khuyếch đại đạt hiệu suất
100%, có thể được thay thế bởi các bộ dao động được điều khiển bằng điện áp với công suất
cao (VCOs). Tuy nhiên, xuất hiện một vài hạn chế hiển nhiên khi nghiên cứu kỹ lưỡng. Vấn
đề chính với bộ phối hợp đầu ra là cần hiệu suất 100% và băng rộng. Ngoài ra, việc lấy tín
hiệu ra bên trong hai tín hiệu thành phần của nó là không đơn giản và dải thông đang được sử
dụng bởi hai tín hiệu này ngăn cản việc dùng kỹ thuật này cho các ứng dụng băng rộng.
Có thể thực hiện những biến đổi với cả bốn kỹ thuật đã được trình bày bên trên. Ví dụ
như những thay đổi thường bao gồm sự quyết định xử lý để thực hiện các mạch xử lý tín hiệu
số hoặc tín hiệu tương tự. Hơn nữa, ta có thể kết hợp một vài kỹ thuật để đạt được kết quả tốt.
Ví dụ, phương pháp méo trước có thể được kết hợp với khử hướng trước và phản hồi
Cartesian cũng có thể được kết hợp với phương pháp méo trước. Hầu hết các nhà nghiên cứu
hiện nay nghiên cứu phương pháp nhằm giải quyết vấn đề kết hợp để đạt được mục tiêu tuyến
tính hóa trên toàn dải thông rộng dựa vào sự kết hợp đúng cách giữa các kỹ thuật hướng đi và
méo trước. Kỹ thuật méo trước cung cấp sự khử vừa phải trên toàn bộ dải thông rộng, trong
khi kỹ thuật khử hướng trước (hướng đi) nhằm tạo ra sự khử được cải thiện trên toàn bộ dải
thông hơn dải bình thường, việc tìm kiếm sự kết hợp tối ưu cho ứng dụng nhất định vẫn yêu
cầu tập trung nghiên cứu.
7.3.3.3. Thành phần méo bậc hai
Một vấn đề nữa xuất hiện với các máy phát và máy thu SDR dải rộng, đó là méo hài.
Các thành phần hài bậc hai thường không quan trọng trong việc thiết kế thiết bị vô tuyến
truyền thống, bởi chúng thường là nằm ngoài dải (out-of-band). Tuy nhiên, khi dải tần số của
các tín hiệu thu mở rộng lên trên hơn vài quãng tám thì các thành phần hài bậc hai có thể xuất
hiện trong dải, (vấn đề tương tự có thể xuất hiện với các thành phần hài bậc ba). Cuối cùng
gây ra hiệu ứng, đó là các thành phần méo từ các máy phát tần số thấp có thể tạo ra các thành
phần giả xuất hiện trong các dải tần số cao. Hình 2.9. a,b chỉ ra ví dụ về sự gây nhiễu giữa
các thành phần IMD (méo điều chế chéo) bậc hai của hệ thống truyền dẫn GSM 900 với DCS
1800 và cách mà các thành phần IMD của hệ thống DCS 1800 có thể xuất hiện trong dải
HIPERLAN/2.
Nhìn chung, các kỹ thuật tuyến tính hóa tập trung vào giảm méo bậc ba và méo bậc hai.
Một cách khắc phục vấn đề này là dùng các bộ lọc diều hưởng trên đầu ra máy phát.
Hình 7.9. Sự gây nhiễu của các thành phần hài bậc hai và bậc ba
7.3.3.4. Phần từ điều khiển công suất
Một vài hình thức điều khiển công suất đầu ra của phần từ điều khiển (các
bộ khuyếch đại được điều khiển hệ số, các bộ suy hao được điều khiển,…) sẽ tạo thành một
phần của tuyến phát. Các phần từ này, nếu được sử dụng tại phần cao tần, sẽ có khả năng gây
ra méo lớn.
7.3.3.5. Bộ trộn
Bộ trộn có tác động chủ yếu đến độ tuyến tính của máy phát. Khi mức tín hiệu đưa vào
bên trong bộ trộn lớn hơn mức chuẩn thì hiệu suất méo của các bộ trộn trở thành hiệu suất
méo toàn bộ của máy phát. Đặc biệt các bộ trộn diode không có TOI tốt và có thể cần sử dụng
các phương pháp khác. Việc sử dụng các bộ trộn FET có điện trở tuyến tính cao hoặc các kỹ
thuật tuyến tính hóa bộ trộn có thể là một phương pháp. Một vài kết quả đã đạt được bằng
cách dùng các bộ trộn tuyến tính hóa. Đặc tính phi tuyến của các bộ trộn phát không chỉ gây ra
các thành phần IMD mà còn liên quan đến tín hiệu ảnh, chúng xuất hiện từ sự kết hợp giữa
các tín hiệu trung gian và dao động nội.

You might also like