You are on page 1of 70

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN
----------

BÀI TẬP LỚN


Nhóm: 07

Môn học: Thiết bị điện thông minh

Đề tài: Thiết kế thiết công tắc thông minh bật tắt đèn chiếu sáng

Giảng viên giảng dạy: Ts.Phạm Văn Cường

Sinh viên thực hiện: Nhóm sinh viên nhóm 07


Lớp – Khóa: 20214EE6050001 Khóa: 14

Hà Nội - 2022
3

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỒ ÁN MÔN HỌC THIẾT BỊ ĐIỆN THÔNG MINH


Nhóm : 07

STT Họ và tên MSV Lớp-Khóa


1 Nguyễn Ngọc Khoa 2019602019 Điện 02-k14
2 Nguyễn Văn Xuân 2019601778 Điện 02-k14
3 Nguyễn Viết Hùng 2019601507 Điện 02-k14
4 Trịnh Minh Thanh 2019601962 Điện 02-k14
5 Lường Hữu Ba 2019602336 Điện 02-k14

Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Văn Cường

NỘI DUNG

Đề tài: Thiết kế thiết công tắc thông minh bật tắt đèn chiếu sáng.

PHẦN THUYẾT MINH

1. Tổng quan chung về thiết bị điện thông minh


2. Thiết kế công tắc điện thông minh điều khiển bật tắt đèn chiếu sáng
3. Xây dựng mô hình thực nghiệm

Ngày giao đề tài: 17/07/2022. Ngày hoàn thành: 04/09/2022.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Phạm Văn Cường


4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN THÔNG MINH...................10


1.1. Giới thiệu về thiết bị điện thông minh.....................................................10
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................10
1.1.2. Nguyên lý hoạt động của thiết bị thông minh................................10
1.1.3. Chức năng của thiết bị điện thông minh........................................12
1.2. Ưu nhược điểm của thiết bị điện thông minh..........................................13
1.2.1. Ưu điểm..........................................................................................13
1.2.2. Nhược điểm:...................................................................................14
1.3. Độ tin cậy và bảo mật..............................................................................14
1.4. Các công nghệ và giao thức được sử dụng..............................................15
1.4.1. Công nghệ Wifi..............................................................................15
1.4.2. Công nghệ Bluetooth.....................................................................19
1.4.3. Hệ thống IoT..................................................................................21
1.4.4. Giao thức Ethernet.........................................................................23
1.5. Các loại thiết bị điện thông minh thông dụng.........................................24
1.5.1. Công tắc thông minh......................................................................24
1.5.2. Đèn thông minh..............................................................................24
1.5.3. Ổ cắm thông minh..........................................................................25
1.5.4. Rèm tự động...................................................................................26
1.5.5. Cổng tự động..................................................................................26
1.5.6. Khóa cửa thông minh.....................................................................27
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÔNG TẮC ĐIỆN THÔNG MINH...........................29
2.1. Giới thiệu về công tắc thông minh..........................................................29
2.1.1. Cấu tạo công tắc thông minh..........................................................29
2.1.2. Nguyên lí hoạt động.......................................................................31
5

2.1.3. Sơ đồ khối......................................................................................33
2.1.4. Lưu đồ thuật toán...........................................................................34
2.2. Tính chọn phụ tải.....................................................................................35
2.3. Các thiết bị thiết kế công tắc thông minh................................................37
2.3.1. Liệt kê thiết bị................................................................................37
2.3.2. Giới thiệu một số thiết bị chính......................................................38
2.4. Hướng dẫn tạo tài khoản và thiết lập giao diện trên wed blynk..............43
2.5. Hướng dẫn cách tạo nút ảo trên ứng dụng Blynk....................................45
2.6. Hướng dẫn cách nạp code cho module wifi bằng phần mềm arduino....51
CHƯƠNG 3:XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM...................................62
3.1. Sơ đồ đấu dây..........................................................................................62
3.2. Mô hình hoàn chỉnh và chạy mô hình.....................................................67
3.3. Kết luận và đánh giá sản phẩm................................................................68
3.3.1. Ưu nhược điểm của sản phẩm........................................................68
3.3.2. Kết luận..........................................................................................69
3.3.3. Tài liệu tham khảo..........................................................................70

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Bảng số liệu chọn dây dẫn...................................................................36
Bảng 2.2: Các thiết bị thiết kế công tắc thông minh............................................37
Bảng 3.1: Đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và Relay 4 kênh.............63
Bảng 3.2: Hoàn thiện đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và nút ấn......63

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1: Thiết bị điện thông minh.....................................................................10
Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động của thiết bị điện thông minh.............................11
6

Hình 1.3 Ưu điểm của thiết bị điện thông minh..................................................13


Hình 1.4: Độ tin cậy và bảo mật.........................................................................15
Hình 1.5: Công nghệ wifi....................................................................................16
Hình 1.6: Nguyên tắc hoạt động của wifi...........................................................17
Hình 1.7: Các chuẩn kết nối wifi........................................................................17
Hình 1.8: Wifi Hostpot........................................................................................19
Hình 1.9: Công nghệ bluetooth...........................................................................20
Hình 1.10: Hệ thống IoT.....................................................................................21
Hình 1.11: Cấu trúc hệ thống IoT.......................................................................22
Hình 1.12: Ưu điểm của hệ thống IoT................................................................23
Hình 1.13: Công tắc thông minh.........................................................................24
Hình 1.14: Đèn thông minh.................................................................................25
Hình 1.15: Ổ cắm thông minh.............................................................................25
Hình 1.16: Rèm tự động......................................................................................26
Hình 1.17: Cổng tự động.....................................................................................27
Hình 1.18: Khoá tự động.....................................................................................28
Hình 2.1: Công tắc thông minh...........................................................................29
Hình 2.2: Công tắc dạng hình chữ nhật và hình vuông.......................................30
Hình 2.3:Công tắc điều khiển đèn thông minh...................................................30
Hình 2.4: Cấu tạo bên trong của công tắc thông minh........................................31
Hình 2.5: Nguyên lý hoạt động của công tắc thông minh...................................33
Hình 2.6:Model wifi Node MCU ESP8266........................................................39
Hình 2.7: Sơ đồ chân module wifi......................................................................40
Hình 2.8: Relay 4 kênh.......................................................................................40
Hình 2.9: Sơ đồ chân của relay 4 kênh...............................................................41
Hình 2.10: Nút nhấn 4 chân................................................................................42
Hình 2.11: Đèn LED...........................................................................................43
7

Hình 2.12: Giao diện đăng nhập.........................................................................43


Hình 2.13: Tạo 1 dự án mới................................................................................44
Hình 2.14: Tạo đèn báo.......................................................................................44
Hình 2.15: Tạo nút nhấn ON/OFF......................................................................45
Hình 2.16: Nạp chương trình vào vi xử lí...........................................................45
Hình 2.17: App blynk IoT...................................................................................46
Hình 2.18: Đăng nhập tài khoản.........................................................................46
Hình 2.19: Thêm thiết bị mới..............................................................................47
Hình 2.20: Kết nối module wifi với điện thoại...................................................47
Hình 2.21: Kết nối module wifi..........................................................................48
Hình 2.22: Chọn bộ điều khiển...........................................................................49
Hình 2.23: Thêm nút ấn......................................................................................49
Hình 2.24: Cài đặt nút ấn....................................................................................50
Hình 2.25: Nút ấn điều khiển trên phần mềm Blynk IoT...................................51
Hình 2.26: Nhập code và địa chỉ.........................................................................52
Hình 2.27: Thiết lập bo mạch cho phần mềm Arduino.......................................53
Hình 2.28:Thiết lập preference...........................................................................54
Hình 2.29: Chọn thư viện cho phần mềm...........................................................55
Hình 2.30: Chọn cổng kết nối.............................................................................56
Hình 2.31: Hoàn thành chương trình..................................................................56
Hình 3.1: Sơ đồ đi dây........................................................................................62
Hình 3.2: Đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và Relay 4 kênh............62
Hình 3.3:Hoàn thiện đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và nút ấn.......63
Hình 3.4: Đấu nối Relay 4 kênh với bóng đèn....................................................64
Hình 3.5:Các thiết bị sau khi đã đấu nối hoàn chỉnh..........................................65
Hình 3.6: Hoàn chỉnh lắp đặt vỏ bảo vệ công tắc...............................................66
Hình 3.7: Mô hình hoàn chỉnh............................................................................67
8

Hình 3.8: Chạy mô hình......................................................................................68


9

Lời nói đầu


Ngày nay trên thế giới với sự bùng nổ của các ngành công nghệ thông tin ,
điện tử đã làm cho đời sống của con người ngày càng hoàn thiện.Các thiết bị
tự động hóa đã ngày càng xâm lấn vào trong sản xuất và thậm chí là vào cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi con người. Do đó một hệ thống sử dụng
thiết bị điện thông minh không còn là mơ ước của con người nữa mà nó đã
trở thành hiện thực hóa. Qua báo chí , các phương tiện truyền thông , internet
chúng ta có thế thấy những mô hình hệ thống thiết bị điện thông minh đã ra
đời..Là một nhóm sinh viên khoa Điện của trường Đại Học Công Nghiệp Hà
Nội, với những kiến thức đã học cùng với mong muốn thiết kế một hệ thống
sử dụng thiết bị điện thông minh, nhóm em đã chọn “Thiết kế thiết công
tắc thông minh bật tắt đèn chiếu sáng” làm đề tài cho bài tập lớn của nhóm
mình . Trong quá trình thực hiện báo cáo của nhóm mình, các thành viên
trong nhóm đã cố gắng hết sức để hoàn thiện một cách tốt nhất. Nhưng
với kiến thức và sự hiểu biết có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiết sót
mong thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến cho đề tài của nhóm chúng em có
thể hoàn thiện hơn. Nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Phạm Văn
Cường đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm em trong quá trình thực hiện bài tập lớn
trong thời gian qua.
10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN THÔNG MINH

1.1. Giới thiệu về thiết bị điện thông minh


1.1.1. Khái niệm
- Thiết bị điện thông minh là tất cả những thiết bị điện, điện tử hoạt động theo
các chương trình đã thiết lập sẵn có thể được điều khiển hoặc tự động bán tự
động vận hành một cách hoàn hảo theo đúng chức năng của loại thiết bị. Như
cổng tự động đóng mở, đèn tự động hoặc tùy ý thay đổi độ sáng tối theo yêu
cầu…

Hình 1.1: Thiết bị điện thông minh

- Đặc biệt, tất cả những thiết bị thông minh có thể điều khiển tự động theo ý
của con người mà không cần phải hoạt động thủ công, chẳng hạn như: điều
khiển từ xa qua remote, điện thoại, máy tính, máy tính bảng hoặc điều khiển
bằng giọng nói.
1.1.2. Nguyên lý hoạt động của thiết bị thông minh
- Cũng giống như việc truyền tải thông tin giữa các máy tính với nhau thông
qua mạng Internet thì những hệ thống thiết bị thông minh này cũng sử dụng
một phương pháp kết nối tiêu chuẩn gọi chung là Internet Protocol hay viết
tắt là (IP). Nếu tất cả mọi thứ được kết nối và sử dụng Wifi thông qua địa
11

chỉ IP của nó để truyền tải thông tin đến bộ định tuyến kết nối Internet,
được điều khiển thông qua trình duyệt web từ bất kỳ nơi đâu bất cứ vị trí nào
trên thế giới. Và đó chính là lí do tại sao bạn lại có thể nhìn thấy hệ thống an
ninh, điều khiển các thiết bị điện như bật/tắt thông qua ứng dụng trên
smartphone của mình.

Hệ thống cảm biến là một phần không thể thiếu trong “Internet of Things”
(IoT). Thay vì việc bạn sẽ phải kết nối trực tiếp vào mạng, cảm biến có thể tự
động cập nhật, đo lường thường xuyên và liên tục sự biến đổi và chuyển hóa
thành tín hiệu điện gửi thông tin truyền đến trung tâm điều khiển thông qua
sóng RF.

Khi trung tâm điều khiển thu thập một khối lượng lớn những dữ liệu từ hàng
trăm, hàng nghìn, hàng triệu và hơn cả hàng triệu thậm chí nó còn lên đến
hàng tỉ thiết bị, cho nên chúng sẽ cần phân phải tích và tìm ra một mẫu chung
để có thể thực hiện làm việc một cách thông minh, hiệu quả hơn.

Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động của thiết bị điện thông minh
1.1.3. Chức năng của thiết bị điện thông minh
12

Quản lý, điều khiển mọi lúc mọi nơi


- Thiết bị điện thông minh giúp người dùng dễ dàng quản lý và điều khiển
được các thiết bị trong và ngoài nhà.
- Các thiết bị được thiết lập sẵn các chương trình tùy ý bạn sau đó được kết
nối thống nhất vào ứng dụng điều khiển trên chiếc smartphone/tablet để điều
khiển. Thậm chí bạn có thể dùng giọng nói để điều khiển bật tắt các thiết bị.
Ví dụ:
- Bạn chỉ cần nói “ Hey điều hoà nóng quá” điều hòa sẽ tự bật lên và điều
chỉnh dần về nhiệt độ bạn dễ chịu nhất.
- Bạn có thể hẹn giờ mở cửa rèm cho phòng của mình vào mỗi sáng hoặc bất
cứ lúc nào bạn muốn…
Tự động nhận biết hoàn cảnh và vận hành theo chế độ đặt sẵn
- Thiết bị điện tử thông minh có thể hoạt động theo các chương trình đã được
cài đặt từ trước phù hợp với hoàn cảnh xung quanh, bạn không cần phải tác
động vật lý trực tiếp mà thiết bị vẫn tự động hoạt động chính xác.
Ví dụ:
- Đèn tự bật sáng khi có người chuyển động qua.
- Cửa cổng tự động mở khi xe bạn về đến nhà.
- Cứ 6h sáng cây trong vườn được tự động tưới…
Kiểm soát an ninh vượt trội
- Các thiết bị trong hệ thống an ninh khi được lắp đặt sẽ giúp an ninh ngôi nhà
bạn được kiểm soát an toàn nhất
Điều chỉnh hoạt động của thiết bị
- Bạn có thể dễ dàng tiến hành cài đặt các thiết bị theo ý muốn của mình, tình
hình với các tính năng như: Ánh sáng, nhiệt độ,...

1.2. Ưu nhược điểm của thiết bị điện thông minh


1.2.1. Ưu điểm
13

Tiết kiệm điện và chi phí sử dụng điện


- Khi sử dụng các thiết bị điện thông minh trong nhà, bạn có thể dễ dàng điều
khiển, bật tắt các thiết bị một cách chủ động, nhờ vậy sẽ tránh được việc
chúng hoạt động thừa thãi gây lãng phí nguồn điện và tốn kém chi phí.
- Với tuổi thọ cao của các thiết bị, gia chủ sẽ hạn chế được việc sửa chữa,
hỏng hóc các thiết bị thường thấy.
Từ đó, nó sẽ giúp tối ưu, tiết kiệm phần nào ấy chi phí điện hàng tháng.
Giúp cuộc sống tiện nghi, hiện đại
- Việc sử dụng thiết bị điện thông minh trong nhà đem lại rất nhiều lợi ích cho
cuộc sống của chúng ta.
- Chỉ cần sở hữu Smartphone, tablet hoặc Ipad,.. bạn đã có thể dễ dàng điều
khiển các thiết bị điện trong nhà chỉ với một nút cảm ứng chạm nhẹ, hoặc
bằng giọng nói của mình.

Hình 1.3 Ưu điểm của thiết bị điện thông minh


- Ngoài ra, khi sở hữu hệ thống điện thông minh trong ngôi nhà của mình, bạn
sẽ giảm thiểu được các thao tác bật, tắt trực tiếp, điều này giúp bạn tiết kiệm
thời gian để có thể tập trung vào các việc khác quan trọng hơn.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối
14

- Các thiết bị điện thông minh còn đóng vai trò đảm hệ thống an ninh trong
ngôi nhà của bạn.
Chống cháy giật hiệu quả
- Theo dõi an ninh ngôi nhà mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ:
- Với thiết bị camera giám sát phòng ngủ của trẻ sơ sinh, bạn có thể dễ dàng
kiểm soát được tình hình của bé ngủ ban đêm khi bạn ở trong phòng khác qua
thiết bị di động kết nối với camera.
- Hay với thiết bị an ninh chống trộm, bạn có thể biết được khi nào có kẻ đột
nhập vào khu vực lắp báo động, từ đó có cách giải quyết kịp thời nhất.
1.2.2. Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài.

1.3. Độ tin cậy và bảo mật


- Trên thực tế, trở nên thông minh chỉ khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với
tin tặc. Với mỗi thiết bị thông minh mới được đưa vào mạng, rủi ro sẽ tăng lên
vì mỗi thiết bị là một điểm xâm nhập mới tiềm năng để tấn công. Thêm vào
phương trình này là 5G, mặc dù an toàn hơn so với những người tiền nhiệm
của nó, tạo ra một sân chơi hoàn toàn mới cho tin tặc.
15

Hình 1.4: Độ tin cậy và bảo mật

- Các thiết bị IoT có xu hướng chạy trên phần cứng hạn chế với ít hoặc không
có giao diện quản lý. Các thiết bị thường không thể nâng cấp và giới hạn trong
việc xác định xem chúng có đang hoạt động chính xác hay không. Về mặt vật
lý, các thiết bị IoT thường được lắp đặt ở những nơi khó tiếp cận hoặc có thể
tiếp cận (và phải có thể hoạt động mà không cần giám sát trong thời gian dài
và có khả năng chống giả mạo vật lý. Bản chất vật lý mạng của một số thiết bị
IIoT có nghĩa là kẻ tấn công có thể khiến thiết bị hoạt động theo cách có thể
gây thiệt hại về tài sản, hoặc dừng hoạt động.

1.4. Các công nghệ và giao thức được sử dụng.


1.4.1. Công nghệ Wifi.
Khái niệm
- Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống truy cập internet không dây.
Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio.
16

Wifi là công cụ kết nối không thể thiếu trên điện thoại, laptop, máy tính bảng
và một số thiết bị thông minh khác như smartwatch.

Hình 1.5: Công nghệ wifi


Nguyên tắc hoạt động của mạng Wifi
- Để tạo được kết nối Wifi nhất thiết phải có Router (bộ thu phát), Router này
lấy thông tin từ mạng Internet qua kết nối hữu tuyến rồi chuyển nó sang tín
hiệu vô tuyến và gửi đi, bộ chuyển tín hiệu không dây (adapter) trên các thiết
bị di động thu nhận tín hiệu này rồi giải mã nó sang những dữ liệu cần thiết.
- Quá trình này có thể thực hiện ngược lại, Router nhận tín hiệu vô tuyến từ
Adapter và giải mã chúng rồi gởi qua Internet.
17

Hình 1.6: Nguyên tắc hoạt động của wifi

Một số chuẩn kết nối wifi hiện nay

Hình 1.7: Các chuẩn kết nối wifi

Chuẩn 802.11
Năm 1997, IEEE giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt tên nó là
802.11. Khi đó, tốc độ hỗ trợ tối đa của mạng này chỉ là 2 Mbps với băng tầng
2.4GHz.
Chuẩn 802.11b

Vào tháng 7/1999, chuẩn 802.11b ra đời và hỗ trợ tốc độ lên đến
11Mbps. Chuẩn này cũng hoạt động tại băng tần 2.4GHz nên cũng rất dễ
bị nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
18

Chuẩn 802.11a
Song song với quá trình hình thành chuẩn b, chuẩn 802.11a phát ở tần số cao
hơn là 5GHz nhằm tránh bị nhiễu từ các thiết bị khác. Tốc độ xử lý của chuẩn
đạt 54 Mbps tuy nhiên chuẩn này khó xuyên qua các vách tường và giá cả của
nó hơi cao.

Chuẩn 802.11g
Chuẩn 802.11g có phần hơn so với chuẩn b, tuy nhiên nó cũng hoạt động ở tần
số 2.4GHz nên vẫn dễ nhiễu. Chuẩn này có thể xử lý tốc độ lên tới 54 Mbps.

Chuẩn 802.11n
Ra mắt năm 2009 và là chuẩn phổ biến nhất hiện nay nhờ sự vượt trội hơn so
với chuẩn b và g. Chuẩn kết nối 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 300Mbps,
có thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 GHz và 5 GHz.
Chuẩn kết nối này đã và đang dần thay thế chuẩn 802.11g với, phạm vi phát
sóng lớn hơn, tốc độ cao hơn và giá hợp lý.

Chuẩn 802.11ac
Là chuẩn được IEEE giới thiệu vào đầu năm 2013, hoạt động ở băng tầng 5
GHz. Chuẩn ac có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm tốc độ cao nhất
lên đến 1730 Mpbs.
Do vấn đề giá thành cao nên các thiết bị phát tín hiệu cho chuẩn này chưa phổ
biến dẫn đến các thiết bị này sẽ bị hạn chế sự tối ưu do thiết bị phát.

Chuẩn 802.11ad
Được giới thiệu năm 2014, chuẩn wifi 802.11ad được hỗ trợ băng thông lên
đến 70 Gbps và hoạt động ở dải tần 60GHz. Nhược điểm của chuẩn này là
sóng tín hiệu khó có thể xuyên qua các bức tường, đồng nghĩa với việc chỉ cần
Router khuất khỏi tầm mắt, thiết bị sẽ không còn kết nối tới Wifi được nữa.

Chuẩn 802.11ax
19

Wi-Fi 6 là bản cập nhật mới nhất cho chuẩn mạng không dây. Wi-Fi 6
dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11ax, với tốc độ nhanh hơn, dung lượng
lớn hơn và hiệu suất năng lượng được cải thiện tốt hơn so với các kết
nối không dây trước đây. Tên gọi mới Wifi 6 này sẽ chính thức được áp
dụng từ năm 2019.

Wifi Hotspot

Hình 1.8: Wifi Hostpot


Ngoài những chuẩn kết nối kể trên, mỗi thiết bị di động có thể tự phát ra sóng
Wifi cho những thiết bị khác. Nói cách khác, thiết bị di động có thể được xem
như là một Router.
1.4.2. Công nghệ Bluetooth

Bluetooth là gì?
- Bluetooth là công nghệ kết nối không dây nhằm trao đổi dữ liệu ở cự ly gần
giữa các thiết bị điện tử. Nhờ công nghệ này, các dữ liệu sẽ được truyền tải
thông qua sự kết nối giữa các thiết bị di động và cố định mà không cần dùng
tới hệ thống dây nhợ lằng nhằng như kiểu vật lý trước đây. Trên thực tế, trong
điều kiện hoàn hảo để kết nối thì Bluetooth có tầm hoạt động hiệu quả nhất
trong khoảng cách 10m đổ lại
20

- Bluetooth sử dụng sóng Radio tần số 2.4GHz. Mặc dù đó cũng là tần số


chung với công nghệ Wi-fi nhưng nó lại không hề có sự xung đột do bước
sóng và phạm vi sử dụng của Bluetooth ngắn hơn rất nhiều. Những hãng
muốn tích hợp Bluetooth vào trong sản phẩm của mình thì phải tuân theo các
tiêu chuẩn nhất định. Thông qua những tiêu chuẩn kỹ thuật này mà các thiết bị
có thể nhận ra và tương tác với nhau khi được kết nối Bluetooth..

Hình 1.9: Công nghệ bluetooth


Các chuẩn kết nối Bluetooth hiện nay
+ Chuẩn 1.0: Tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng gặp nhiều vấn đề về tính tương
thích.
+ Bluetooth 1.1: Phiên bản nâng cấp và sửa lỗi của 1.0, không có sự thay đổi
về tốc độ đường truyền.
+ Bluetooth 1.2: Được nâng cấp về thời gian dò tìm và truyền tải dữ liệu so
với chuẩn 1.1.
+ Bluetooth 2.0 +ERD: Được công bố vào tháng 7/2007 chuẩn mới này này
ổn định hơn và cho tốc độ chia sẻ nhanh hơn, có thêm tính năng tiết kiệm năng
lượng khi dùng.
21

+ Bluetooth 3.0 HS ( High Speed): Được giới thiệu vào 21/4/2009, chuẩn kết
nối này có tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Những thiết bị hỗ trợ Bluetooth
3.0 nhưng không có.
+ HS sẽ không đạt được tốc độ trên. Tuy được cải tiến liên tục về mặt tốc
độ nhưng Bluetooth chỉ hỗ trợ kết nối giữa các thiết bị và truyền tải các file
có dung lượng thấp như ảnh, video nhẹ…
1.4.3. Hệ thống IoT
IoT là gì?
- IoT (Internet of Things) nghĩa là Internet vạn vật. Một hệ thống các thiết
bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan
với nhau và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương
tác giữa con người với máy tính.

Hình 1.10: Hệ thống IoT


Cấu trúc của một hệ thống IoT
- Với một hệ thống IoT chúng sẽ bao gồm 4 thành phần chính đó là thiết
bị (Things), trạm kết nối (Gateways), hạ tầng mạng (Network and Cloud)
và bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers).
- Các cảm biến sẽ có nhiệm vụ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường như
nhiệt độ, áp suất, ánh sáng,… và chuyển chúng thành các dạng dữ liệu
22

trong môi trường Internet, sau đó các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra các
thay đổi theo ý của người tiêu dùng. Hiện nay chúng thường được ứng
dụng thông qua các ứng dụng trên điện thoại hay trên máy tính,…

Hình 1.11: Cấu trúc hệ thống IoT


Ưu và nhược điểm của IoT

* Ưu điểm
- Truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.
Cải thiện việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối.
Chuyển dữ liệu qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh
nghiệp.
23

Hình 1.12: Ưu điểm của hệ thống IoT

* Nhược điểm
- Khi nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các
thiết bị, thì hacker có thể lấy cắp thông tin bí mật cũng tăng lên.
- Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và
việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức.
- Nếu có lỗi trong hệ thống, có khả năng mọi thiết bị được kết nối sẽ bị
hỏng.
- Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó
để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau.
1.4.4. Giao thức Ethernet
- Ethernet là 1 công nghệ mạng cục bộ (LAN) nhằm chuyển thông tin giữa
các máy tính với tốc độ từ 10 đến 100 triệu bít một giây (Mbps). Hiện thời
công nghệ Ethernet thường được sử dụng nhất là công nghệ sử dụng cáp
đôi xoắn 10- Mbps. Công nghệ truyền thông 10-Mbps sử dụng hệ thống
cáp đồng trục cỡ lớn, hoặc cáp đôi, cáp sợi quang. Tốc độ chuẩn cho hệ
thống Ethernet hiện nay là 100- Mbps .
24

- Từ khi chuẩn Ethernet ra đời, các đặc tính kĩ thuật và trình tự để xây dựng
nên 1 mạng Ethernet đã trở nên dễ dàng hơn đối với mọi người. Những đặc
tính này cùng với tính dễ sử dụng đã tạo nên một thị trường Ethernet rộng
lớn và là nguyên nhân cho sự ứng dụng rộng rãi của Ethernet trong nền
công nghiệp máy tính .

1.5. Các loại thiết bị điện thông minh thông dụng.


1.5.1. Công tắc thông minh
- Sản phẩm hàng đầu: Công tắc cảm ứng thông minh là một trong những
tiên tiến, vai trò quan trọng được ứng dụng sử dụng khi nhắc đến thiết bị
điện nhà thông minh.
- Đóng vai trò như thiết bị trung gian, giúp bạn điều khiển các thiết bị điện
trong nhà một cách nhanh chóng nhất qua giọng nói hoặc smartphone.
Nhỏ gọn và khá dễ để lắp đặt, nên phù hợp với hầu hết mọi ngôi nhà.

Hình 1.13: Công tắc thông minh

Một vài loại công tắc thông minh có thể kể đến như:
- Công tắc cửa cuốn
- Công tắc điều khiển rèm
- Công tắc cổng
- Công tắc đèn chiếu sáng.
1.5.2. Đèn thông minh
- Đèn thông minh là một trong những giải pháp chiếu sáng hiện đại được
Người dùng ưa chuộng nhất
25

- Đèn có thể thay đổi độ sáng dựa trên cảm biến chuyển động hay chiếu
sáng hoặc bằng giọng nói, điều khiển.
- Bởi vậy, Những chiếc đèn thông minh này có thể phù hợp lắp trong nhà,
trong phòng hay ngoài nhà đều được.

Hình 1.14: Đèn thông minh


Một vài loại đèn chiếu sáng thông minh phổ biến có thể kể đến như:
 Đèn led thông minh âm trầm
 Đèn led thông minh âm trầm xoay góc
 Đèn led thông minh 1 màu
 Đèn led thông minh 16 triệu màu
1.5.3. Ổ cắm thông minh

Hình 1.15: Ổ cắm thông minh


26

- Ổ cắm thông minh được coi là 1 trong những sản phẩm hàng đầu của thiết
bị điện thông minh giá rẻ.
- Ổ cắm sẽ có 2 loại chính:
 Ổ cắm mặt kính cường lực chống xước
 Ổ cắm TV, mạng/ điện thoại
- Tác dụng chính của ổ cắm thông minh là:
 An toàn
 Chống cháy nổ
 Có tuổi thọ cao.
- Bên cạnh đó, việc lắp đặt cũng không quá khó khăn, nên từ các căn chung
cư mini đến những ngôi nhà rộng lớn đều có thể sử dụng được.
1.5.4. Rèm tự động
- Với 1 chiếc rèm cửa tự động thì bạn sẽ có thể đóng mở rèm từ xa, hoặc
cài đặt hẹn giờ tự mở theo ý thích.
- Một căn hộ tầm trung trở ra với ban công rộng khoảng từ 2m trở ra sẽ là
lý tưởng nhất để lắp đặt 1 bộ rèm cửa tự động.

Hình 1.16: Rèm tự động


Rèm tự động thường sẽ gồm 2 phần chính:
 Bộ điều khiển trung tâm
 Động cơ rèm thông minh

1.5.5. Cổng tự động


27

- Đây được coi là một trong những sản phẩm hay giải pháp vượt trội của
dòng sản phẩm thiết bị điện tử thông minh trong nhà.

Hình 1.17: Cổng tự động


Ưu điểm của nó chính là:
- Khả năng cài đặt, kiểm soát,
- Tra cứu và gửi thông tin cảnh báo đóng mở cửa từ xa qua smartphone.
- Từ đó đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
- Thường sẽ có 3 loại cổng tự động chính
 Cổng tự động âm sàn
 Cổng trượt tự động
 Cổng tự động tay đòn
- Với 3 loại cổng chính như trên thì các nhà/ chung cư có độ dài cổng từ
khoảng 2m trở ra sẽ có thể sử dụng cổng tự động được.
1.5.6. Khóa cửa thông minh.
- Cuối cùng trong danh sách này chính là khóa cửa thông minh. Đây cũng
là sản phẩm được người dùng tin cậy và lựa chọn nhiều nhất cho việc bảo
vệ căn nhà của mình.
- Nó được dùng khá rộng rãi trong các căn chung cư mini, chung cư tầm
trung đến cao cấp, tại các nhà hàng, khách sạn cũng vậy.
28

Hình 1.18: Khoá tự động


Lợi ích của khóa cửa thông minh là nó sẽ giúp:
 Kiểm soát việc ra vào bằng vân tay hoặc mật mã.
 Có thể đóng mở từ xa.
 Có cảm biến báo cậy phá cửa.
 Khả năng cài đặt và tra cứu lịch sử đóng mở.
29

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÔNG TẮC ĐIỆN THÔNG MINH

Đề tài: Thiết kế công tắc điều khiển 4 bóng đèn bằng smartphone qua kết
nối WIFI kết hợp nút nhấn.

2.1. Giới thiệu về công tắc thông minh


- Công tắc thông minh là loại công tắc có khả năng tự động đóng và mở
điện. Bạn có thể điều khiển thiết bị điện một cách dễ dàng bằng những thao
tác đơn giản như chạm vào phím cảm ứng, hoặc điều khiển qua điện thoại
thông minh, máy tính bảng… có kết nối wifi.
- Thiết bị thông minh này sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung đa điểm
tích hợp công nghệ không dây wifi dùng điều khiển các thiết bị điện từ xa
thông qua ứng dụng smartphone nên đạt được độ an toàn vượt trội so với
công tắc thường. Chính vì vậy, dù bạn ở đâu trong nhà hay thậm chí đi
công tác xa nhà vẫn có thể điều khiển tắt và bật công tắc hết sức dễ dàng và
tiện lợi.

Hình 2.19: Công tắc thông minh


2.1.1. Cấu tạo công tắc thông minh

* Cấu tạo bên ngoài công tắc thông minh


- Công tắc có 2 dạng hình vuông và hình chữ nhật (ngang và dọc). Tùy
theo vị trí, nhu cầu và sở thích, gia chủ có thể lựa chọn hình dáng phù hợp.
30

Hình 2.20: Công tắc dạng hình chữ nhật và hình vuông
- Công tắc thông minh có 3 màu sắc để bạn lựa chọn là trắng, ghi và bạc.
Cả 3 màu sắc này đều rất dễ kết hợp và hòa hợp với không gian nội thất
trong gia đình bạn.
- Cấu tạo công tắc thông minh có bề mặt bằng 1 tấm kính liền. Đây là loại
kính cường lực, chống xước và có độ bền cao, tích hợp khả năng cảm
ứng. Mặt kính này cũng hoàn toàn cách điện. Do đó, bạn không lo bị giật
ngay cả khi dùng tay ướt để bật tắt công tắc.
- Chỉ với một vài cái chạm nhẹ là bạn có thể bật/tắt các thiết bị điện trong
gia đình dễ dàng.

Hình 2.21:Công tắc điều khiển đèn thông minh


31

* Cấu tạo bên trong công tắc thông minh


- Công tắc thông minh có 2 kiểu dáng chính là vuông và chữ nhật (ngang
hoặc dọc). Với cả 2 loại này, các thành phần cấu tạo công tắc thông minh
đều bao gồm
 D-Switch: bộ phận chính và mà nơi đấu nối các đầu dây vào ra của các
thiết bị điện
 Mặt Touch: bộ phận cảm ứng
 Mặt kính: bề mặt kính cường lực bảo vệ ngoài cùng

Hình 2.22: Cấu tạo bên trong của công tắc thông minh
2.1.2. Nguyên lí hoạt động
- Cùng với phát triển sự bùng nổ của IoT “internet of things”, thì tất cả các
thiết bị kỹ thuật số đều được kết nối và điều khiển từ xa thông qua ứng
dụng hệ thống điều khiển thiết bị thông minh.
- Chúng sẽ được kết nối với nhau và hoạt động tương tác cho nhau chứ
không riêng lẻ từng cái một nữa.
- Đó là nền tảng mà hệ thống thiết bị thông minh xây dựng và phát triển
hướng tới nhằm tạo ra môi trường sống tối ưu, tốt nhất cho bạn gia đình và
những người thân.
- Phổ biến nhất, được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất là các ứng dụng
điều khiển hệ thống chiếu sáng.
32

- Cũng giống như việc truyền tải thông tin giữa các máy tính với nhau
thông qua mạng Internet thì những hệ thống thiết bị thông minh này cũng
sử dụng một phương pháp kết nối tiêu chuẩn gọi chung là Internet Protocol
hay viết tắt là (IP). Nếu tất cả mọi thứ được kết nối và sử dụng Wifi thông
qua địa chỉ IP của nó để truyền tải thông tin đến bộ định tuyến kết nối
Internet, được điều khiển thông qua trình duyệt web từ bất kỳ nơi đâu bất
cứ vị trí nào trên thế giới. Và đó chính là lí do tại sao bạn lại có thể nhìn
thấy hệ thống an ninh, điều khiển các thiết bị điện như bật/tắt thông qua
ứng dụng trên smartphone của mình.
- Hệ thống cảm biến là một phần không thể thiếu trong “Internet of Things”
(IoT). Thay vì việc bạn sẽ phải kết nối trực tiếp vào mạng, cảm biến có thể
tự động cập nhật, đo lường thường xuyên và liên tục sự biến đổi và chuyển
hóa thành tín hiệu điện gửi thông tin truyền đến trung tâm điều khiển thông
qua sóng RF.
- Khi trung tâm điều khiển thu thập một khối lượng lớn những dữ liệu từ
hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu và hơn cả hàng triệu thậm chí nó còn lên
đến hàng tỉ thiết bị, cho nên chúng sẽ cần phân phải tích và tìm ra một mẫu
chung để có thể thực hiện và làm việc một cách thông minh, hiệu quả hơn.
33

Hình 2.23: Nguyên lý hoạt động của công tắc thông minh

2.1.3. Sơ đồ khối

Khối Nguồn
công 220V
tắc

Nguồn Nguồn Khối Đè


220V 5V Khối điều Relay nL
AC khiển ESP ED
Blynk 8266
App
điện IoT
thoại
34

- Chức năng từng khối:


Khối công tắc: Bật tắt đèn bằng tay
Khối điều khiển ESP8266: tiếp nhận tín hiệu từ điện thoại thông qua
internet để điều khiển công tắc
Khối relay: là module relay đóng ngắt nguồn điện 220v
Khối nguồn 220v AC: nguồn điện 220v xoay chiều
Khối nguồn 5v: chuyển hoá nguồn điện 220VAC thành nguồn 5VDC để
cấp nguồn cho khối xử lý trung tâm và khối chấp hành
Khối Blynk v2.0: ta có thể bật tắt công tắc thông qua điện thoại có kết nối
internet
Khối đèn led: nhận tín hiệu sáng hoặc tắt từ khối công tắc hoặc khối Blynk
v2.0
35

2.1.4. Lưu đồ thuật toán

Bắt
đầu

Kiểm tra sự sẵn sàng S


của thiết bị

Điều khiển qua Blynk


IoT

Lệnh từ Blink S
=1

Bật thiết bị Tắt thiết bị

Kết
thúc

Hình 7: Lưu đồ thuật toán


Mô tả lưu đồ thuật toán
- Từ các yếu tố trên tôi xây dựng được lưu đồ thuật toán như hình trên. Ở
chế độ này thì dùng phần mềm Blynk trên điện thoại thông minh để điều
khiển thiết bị. Khi sử dụng phần mềm này thì có thể dễ dàng lựa chọn điều
36

khiển bất cứ chân gpio nào trên Arduino. Lệnh tử Blynk được gửi đến
Arduino thông qua module ESP8266 tại Arduino phân tích lệnh rồi so sánh
lệnh nhận được đó với 1. Nếu lệnh nhận được bằng 1 thì sẽ điều khiển bật
thiết bị, nếu lệnh nhận được khác 1 thì sẽ tắt thiết bị. Ở đây sẽ dùng để điều
khiển quạt, bóng đèn bếp, đèn phòng khách và đóng mở cổng .
- Nguyên lí hoạt động: Ta sẽ điều khiển qua ứng dụng Blynk IoT. Điện
thoại chúng ta kết với internet và vào ứng dụng này. Thông qua ứng dụng
này ta sẽ điều khiển bật tắt bóng đèn thông qua tín hiệu được gửi về vi xử
lý ESP8266. Tại đây vi xử lý ESP8266 sẽ nhận tín hiệu và ra lệnh cho khối
chấp hành đóng hoặc mở các tiếp điểm. Các tiếp điểm này có nhiệm vụ là
đóng hoặc ngắt nguồn điện 220V cấp cho bóng đèn.

2.2. Tính chọn phụ tải


- Chọn dây dẫn điện
Ta có
Công suất định mức của của mỗi bóng đèn là 20W (gồm 4 bóng)
Điện áp định mức là 220V
Dòng điện định mức của 4 bóng đèn là:

Chọn tiết diện dây dẫn

+ Đối với dây đồng: Mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6 A/mm²
37

Bảng 2.1: Bảng số liệu chọn dây dẫn


Mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2)
Số giờ sử dụng phụ tải cực đại trong năm (h)
Vật dẫn điện
Từ 1000 đến Từ 3000 đến
Trên 5000
3000 5000
Thanh và dây
trần:
2,5 2,1 1,8
+ Đồng
1,3 1,1 1,0
+ Nhôm
Cáp cách điện
giấy, dây bọc cao
su, hoặc PVC:
3,0 2,5 2,0
+ Ruột đồng
1,6 1,4 1,2
+ Ruột nhôm
Cáp cách điện cao
su hoặc nhựa tổng
hợp:
3,5 3,1 2,7
+ Ruột đồng
1,9 1,7 1,6
+ Ruột nhôm

- Sau khi có thông số tiết diện (S) luôn nên chọn dây điện lớn hơn tính
toán 1 cấp để dự phòng an toàn và nâng cấp phụ tải sau này. Vì thông
thường sau một thời gian sẽ phát sinh nhiều thiết bị điện thêm trong nhà.
 Ở đây bọn em chọn đây cách điện lõi đồng 1C có tiết diện S=1 mm².

2.3. Các thiết bị thiết kế công tắc thông minh


2.3.1. Liệt kê thiết bị

Bảng 2.2: Các thiết bị thiết kế công tắc thông minh


TT Tên thiết Thông số Xuất Xứ Số Chức
38

bị kỹ thuật Lượng Năng


Vi điều
Model
khiển xử
wifi
5V – 9V lý chính
1 Node France 01
1A Nhận tín
MCU
hiệu wifi
ESP8266
từ router
In: 5V-1A Mạch
Module OUT: điều
2 France 01
4 Relay 250VAC- khiển
10A bóng đèn
Điều
khiển hệ
Nút ấn 4 1A-
3 VietNam 04 thống
chân 6*6*5mm
ON/OFF
bằng tay
Nguồn In: 220v- Cấp
AC/DC 10A nguồn 1
4 VietNam 01
adapter Out: 5v- chiều cho
5v 1A mô hình
Lắp đặt
5 Đèn Led 220V-5W VietNam 04
mô hình
5.08MM
2EDG- Lắp đặt
6 Thẳng 5 VietNam 1
5P mô hình
chân_F8-3
8 Vật tư VietNam 01 Lắp đặt
phụ: dây mô hình
dẫn,băng
dán, đui
39

đèn, dây
nạp
code,
phích
cắm…

2.3.2. Giới thiệu một số thiết bị chính


Model wifi Node MCU ESP8266
* Node MCU là firmware dựa trên mã nguồn mở LUA được phát triển cho
chip wifi ESP8266. Firmware NodeMCU đi kèm với bo ESP8266, tức là
bo Dev NodeMCU. Vì NodeMCU là một nền tảng mã nguồn mở, thiết kế
phần cứng của nó có thể mở để chỉnh sửa hoặc sửa đổi hoặc xây dựng
thêm.
40

INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://cf.shopee.vn/file/9b7fff99d03be4f249834e0ffa969b6e" \*
41

MERGEFORMATINET

Hình 2.24:Model wifi Node MCU ESP8266


* Bo NodeMCU Dev Kit gồm chip hỗ trợ wifi ESP8266. ESP8266 là chip
Wi-Fi giá rẻ do Espressif Systems phát triển với giao thức TCP / IP.
* Hiện tại đã có phiên bản 2 (V2) của NodeMCU Dev Kit có màu đen.
* NodeMCU Dev Kit có các chân Arduino như Analog (tức là A0) và
Digital (D0-D8) trên bo mạch.
* Nó hỗ trợ các giao thức truyền thông nối tiếp như UART, SPI, I2C, ...
* Sử dụng các giao thức nối tiếp, chúng ta có thể kết nối nó với các thiết bị
nối tiếp như màn hình LCD hỗ trợ I2C, Từ kế HMC5883, Máy đo Gyro
MPU-6050 + Gia tốc kế, chip RTC, module GPS, màn hình cảm ứng, thẻ
SD, …
42

Hình 2.25: Sơ đồ chân module wifi

Relay 4 kênh
* Module Relay 4 kênh 5V gồm 4 relay, điện áp hoạt động 5 v điều khiển
đầu ra tối đa 220VAC/10A và 30VDC/10A. Đầu vào IN1, IN2, IN3 IN4
nhận tín hiệu cực thấp Module relay 4 kênh nhỏ thiết kế gọn chuyên nghiệp
, khả năng chống nhiễu tốt và khả năng cách điện tốt. An toàn đáng tin
cậy...

Hình 2.26: Relay 4 kênh


43

* Module relay 4 kênh nhỏ thiết kế gọn chuyên nghiệp, khả năng chống
nhiễu tốt và khả năng cách điện tốt, an toàn đáng tin cậy.
*Có sẵn header rất tiện dụng khi kết nối với vi điều khiển. Có các lỗ bắt vít
rất tiện lợi dễ lắp đặt trong hệ thống mạch.
* Trong module đã có sẵn mạch kích relay sử dụng IC cách ly quang và
transistor giúp cách ly hoàn toàn mạch vi điều khiển với rơ le bảo đảm vi
điều khiển hoạt động ổn định.
* Mạch điều khiển relay 4 kênh này sử dụng chân kích mức Thấp (0V): khi
có tín hiệu 0V vào chân IN thì relay sẽ nhảy qua thường Mở của Relay.
* Dùng dòng điện nhỏ của vi điều khiển, arduino, PLC để điều khiển các
thiết bị điện, đồ dùng điện hoạt động ở mức điên áp cao từ 0-30v DC, 0-
250v DC như điện sinh hoạt.

Hình 2.27: Sơ đồ chân của relay 4 kênh

Nút ấn 4 chân
44

* Là loại nút nhấn có các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác
động vào nút ấn. Ngược lại, tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu khi
không còn lực tác động vào nút ấn.
* Nút nhấn nhả cho phép đóng/ngắt các thiết bị mà không cần phải qua hệ
thống mạch tự giữ. Nhờ đó, giúp tiết kiệm dây dẫn trong bảng mạch điều
khiển và không chiếm quá nhiều diện tích trong tủ điện vì 2 nhiệm vụ đóng
ngắt đều được thể hiện trên cùng 1 nút ấn.

Hình 2.28: Nút nhấn 4 chân


Đèn led
- Sử dụng Chip LED Samsung có độ tin cậy cao
- Chất lượng ánh sáng cao (CRI> 80) tăng khả năng nhận diện màu sắc của
vật.
- Dải điện áp rộng 150 – 250V đáp ứng dải điện áp lưới tại Việt Nam.
45

- Vật liệu nhôm nhựa có tính chất cơ lý tốt có khả năng chịu nhiệt, tản nhiệt
nhanh, chịu áp suất...

Hình 2.29: Đèn LED

2.4. Hướng dẫn tạo tài khoản và thiết lập giao diện trên wed blynk
Bước 1: Thiết lập tài khoản trên web Blynk, bằng cách ấn vào Create new
account

Tạo tài
khoản mới

Hình 2.30: Giao diện đăng nhập


Bước 2: Tạo một Template mới.
46

Tên
Template

Chọn thiết
bị

Hình 2.31: Tạo 1 dự án mới

Bước 3: Vào mục Datastream thiết lập đèn led báo.

Tên bóng
đèn

Chọn PIN

Hình 2.32: Tạo đèn báo

Bước 4: Tạo tiếp các nút ấn ON/OFF để điều khiển


47

Hình 2.33: Tạo nút nhấn ON/OFF


Bước 5: Lưu lại mã cá nhân vào mục Info để nạp chương trình điều khiển

Mã cá nhân

Hình 2.34: Nạp chương trình vào vi xử lí

2.5. Hướng dẫn cách tạo nút ảo trên ứng dụng Blynk
B1: Tải phần mềm “Blynk IoT” miễn phí trên CH play hoặc App store
48

Hình 2.35: App blynk IoT


B2: Mở phần mềm “Blynk IoT” và đăng nhập tài khoản vừa tạo trên web

Đăng nhập
tài khoản
đã tạo

Hình 2.36: Đăng nhập tài khoản


49

B3: Sau khi đăng nhập ấn vào “ADD NEW DEVICE” để thêm thiết bị

Thêm thiết
bị

Hình 2.37: Thêm thiết bị mới


B4: Chọn vào FIND DEVICES NEARBY để kết nối với esp 8266

Chọn Find
devices nearby

Hình 2.38: Kết nối module wifi với điện thoại


50

B5: Ấn vào open wifi settings chọn mạng wifi để kết nối

Điều khiển
qua wifi

Hình 2.39: Kết nối module wifi


B6: Chọn tên Bộ điều khiển đã tạo trên Web từ trước.

Chọn bộ
điều khiển
đã tạo

Hình 2.40: Chọn bộ điều khiển


51

B7: Nhấn vào dấu cộng để thêm nút ấn rồi chọn “ Button”.

Nhấn tại
đây Chọn
Buttton

Hình 2.41: Thêm nút ấn


B8: Chọn kết nối với các chân đã cài trên web thông qua Datastream và
cài tên, màu cho nút ấn đèn 1.

Hình 2.42: Cài đặt nút ấn


52

B10: Cài đặt 3 nút ấn cong lại tươnng tự, sau đó thoát ra màn hình điều
khiển qua nút quay lại, hoàn tất cài đặt được hình như dưới.

Hình 2.43: Nút ấn điều khiển trên phần mềm Blynk IoT

2.6. Hướng dẫn cách nạp code cho module wifi bằng phần mềm
arduino
Bước 1: Nhập code, điạ chỉ bộ điều khiển đã copy vào phần mềm

Dán code
đã copy ở
trên vào
đây

Hình 2.44: Nhập code và địa chỉ


53

Bước 2: Cài đặt bo mạch cho hệ thống “Arduino” vào “tools” chọn
“Board NODEMCU1.0”

Hình 2.45: Thiết lập bo mạch cho phần mềm Arduino


Bước 3: Chọn loại board ESP 8266 tại mục file chọn preference
54

Thiết lập
preferenc
e

Hình 2.46:Thiết lập preference


Bước 4: Tại thư viện Blynk tại mục Sketch chọn Includelibrary chọn
Manage Libraries rồi nhập Blynk để tải về.
55

Chọn thư
viện và
thiết lập

Hình 2.47: Chọn thư viện cho phần mềm

Bước 5: Chọn cổng kết nối để truyền code bằng cách nhấn vào Tool sau đó
chọn Port.
56

Hình 2.48: Chọn cổng kết nối

Bước 6: Truyền tải các đoạn code sau qua cổng COM vào module wifi ESP
8266.

Hình 2.49: Hoàn thành chương trình


57

* Chương trình điều khiển


Code 1// Fill-in information from your Blynk Template here
#define BLYNK_TEMPLATE_ID "TMPLkeMEGm1o"
#define BLYNK_DEVICE_NAME "Nhom07 TBĐTM"

#define BLYNK_FIRMWARE_VERSION "0.1.0"

#define BLYNK_PRINT Serial


//#define BLYNK_DEBUG

#define APP_DEBUG

// Uncomment your board, or configure a custom board in Settings.h


//#define USE_SPARKFUN_BLYNK_BOARD
#define USE_NODE_MCU_BOARD
//#define USE_WITTY_CLOUD_BOARD
//#define USE_WEMOS_D1_MINI

#include "BlynkEdgent.h"

#define led1 14 //D5


#define led2 12 //D6
#define led3 13 //D7
#define led4 15 //D8
#define button1 5 //D1
#define button2 4 //D2
#define button3 0 //D3
#define button4 2 //D4
boolean bt1_state=HIGH;
58

boolean bt2_state=HIGH;
boolean bt3_state=HIGH;
boolean bt4_state=HIGH;
unsigned long times=millis();
WidgetLED led_connect(V0);

void setup()
{
Serial.begin(115200);
delay(100);
pinMode(led1, OUTPUT);
pinMode(led2, OUTPUT);
pinMode(led3, OUTPUT);
pinMode(led4, OUTPUT);
pinMode(button1,INPUT_PULLUP);
pinMode(button2,INPUT_PULLUP);
pinMode(button3,INPUT_PULLUP);
pinMode(button4,INPUT_PULLUP);

BlynkEdgent.begin();
}

void loop() {
BlynkEdgent.run();

if(millis()-times>1000){
Blynk.virtualWrite(V5, millis()/1000);
if (led_connect.getValue()){
led_connect.off();
59

}else {
led_connect.on();
}
times=millis();
}
check_button();
}
BLYNK_WRITE(V1){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led1, p);
}
BLYNK_WRITE(V2){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led2, p);
}
BLYNK_WRITE(V3){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led3, p);
}
BLYNK_WRITE(V4){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led4, p);
}
void check_button(){
if(digitalRead(button1)==LOW){
if(bt1_state==HIGH){
digitalWrite(led1,!digitalRead(led1));
Blynk.virtualWrite(V1,digitalRead(led1));
bt1_state=LOW;
60

delay(200);
}
}else{
bt1_state=HIGH;
}
f(digitalRead(button2)==LOW){
if(bt2_state==HIGH){
digitalWrite(led2,!digitalRead(led2));
Blynk.virtualWrite(V2,digitalRead(led2));
bt2_state=LOW;
delay(200);
}
}else{
bt2_state=HIGH;
}
if(digitalRead(button3)==LOW){
if(bt3_state==HIGH){
digitalWrite(led3,!digitalRead(led3));
Blynk.virtualWrite(V3,digitalRead(led3));
bt3_state=LOW;
delay(200);
}
}else{
bt3_state=HIGH;
}
if(digitalRead(button4)==LOW){
if(bt4_state==HIGH){
digitalWrite(led4,!digitalRead(led4));
Blynk.virtualWrite(V4,digitalRead(led4));
61

bt4_state=LOW;
delay(200);
}
}else{
bt4_state=HIGH;
}
}
62

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM

3.1. Sơ đồ đấu dây

Hình 3.50: Sơ đồ đi dây


3.2 Các bước lắp đặt
Bước 1: Đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và Relay 4 kênh

Hình 3.51: Đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và Relay 4
kênh
63

Bảng 3.3: Đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và Relay 4 kênh
Model Wifi Node MCU ESP 8266 Relay 4 kênh
GND GND
VCC VCC
D5 IN1
D6 IN2
D7 IN3
D8 IN4

Bước 2: Đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và nút ấn

Hình 3.52:Hoàn thiện đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và nút
ấn
Bảng 3.4: Hoàn thiện đấu nối Model Wifi Node MCU ESP 8266 và nút ấn
Model Wifi Node MCU ESP Nút ấn
8266
D1 S1
D2 S2
D3 S3
64

D4 S4
Bước 3: Đấu nối Relay 4 kênh với bóng đèn.

Chân Kết nối với


Chân No
COM bóng đèn

Hình 3.53: Đấu nối Relay 4 kênh với bóng đèn


65

Bước 4: Ghép nối hoàn chỉnh thiết bị.

Công tắc
Jack kết nối

Relay 4 kênh
Model Wifi
Node MCU ESP
8266
Hình 3.54:Các thiết bị sau khi đã đấu nối hoàn chỉnh

Bước 5: Lắp đặt vỏ bảo vệ công tắc


66

Vỏ bảo vệ

Công tắc Công tắc


S3 S2

Công tắc S1
Công tắc S4

Hình 3.55: Hoàn chỉnh lắp đặt vỏ bảo vệ công tắc


67

3.2. Mô hình hoàn chỉnh và chạy mô hình.

Cấp nguồn 220V cho


bóng đèn

Nguồn 5v cho Hộp đựng


Đèn 1
kit Wifi, Relay công tắc điều
khiển

Đèn 2

Đèn 3

Giao diện app


điều khiển
Đèn 4

Hình 3.56: Mô hình hoàn chỉnh


68

Đèn 1 Công tắc


S1,S2

Công tắc
S1
Đèn 1 và
đèn 2

Đèn 1,đèn
2,đèn 3,đèn Đèn 1,đèn
4 2,đèn 3

Công tắc
S1,S2,S3,S4
Công tắc
S1,S2,S3

Hình 3.57: Chạy mô hình


Mô tả cách thức hoạt động của mô hình:
Sau khi cấp nguồn 5VDC cho bộ điều khiển và 220VAC cho bóng đèn, tiếp
theo bật ứng dụng Blynk IoT trên điện thoại. Để điều khiển công tắc làm
sáng bóng đèn ta có thể thao tác trên điện thoại hoặc nút ấn trên hộp đựng
công tắc. Nhấn công tắc S1 hoặc nhấn nún ON “ đèn 1” trên điện thoại thì
đèn 1 sáng, nhấn công tắc S2 hoặc nhấn nún ON “ đèn 2” trên điện thoại
thì đèn 2 sáng, nhấn công tắc S3 hoặc nhấn nún ON “ đèn 3” trên điện thoại
thì đèn 3 sáng, nhấn công tắc S4 hoặc nhấn nún ON “ đèn 4” trên điện thoại
thì đèn 4 sáng. Khi muốn tắt ta thao tác tương tự trên nút ấn ở hộp công
tắc hoặc trên điện thoại thì đèn sẽ tắt.

3.3. Kết luận và đánh giá sản phẩm


3.3.1. Ưu nhược điểm của sản phẩm
69

A, Ưu điểm
- Công tắc thông minh cho phép bạn điều khiển các thiết bị điện từ xa
mà không cần di chuyển hay gạt/ tắt trực tiếp. Bạn có thể điều khiển
thiết bị điện trong nhà từ xa ngay trên điện thoại hoặc máy tính bảng
mọi lúc, mọi nơi.

- Bạn có thể thao tác, điều khiển công tắc thông minh đơn giản dễ dàng.
Nhấn trực tiếp lên nút ấn trên công tắc hoặc điều chỉnh bật tắt thiết bị
điện ngay trên ứng dụng điện thoại.

- Không bị phụ thuộc vào bộ điều khiển trung tâm. Khi bộ điều khiển
trung tâm hỏng hoặc mất kết nối, mọi công tắc vẫn hoạt động độc lập.
- Khoảng cách truyền tin của công tắc wifi (30-100 m) xa hơn so với
công tắc zigebee (10-30m).
- Khả năng truyền tín hiệu đâm xuyên vật cản của wifi tốt hơn.

B,Nhược điểm

- Khi người dùng thay đổi thông tin mạng, phải cài đặt lại các công tắc
wifi.
- Cần trang bị thêm bộ wifi mesh chất lượng cao khi sử dụng nhiều công
tắc thông minh wifi trên diện tích nhà lớn hoặc cấu trúc công trình phức
tạp.
3.3.2. Kết luận
- Công tắc Wifi thông minh là một trong những sản phẩm ứng dụng công
nghệ cao đã và đang dần trở nên phổ biến trong rất nhiều nhiều hộ gia
đình hiện nay. Đây là dòng sản phẩm cực kì nổi bật cùng rất nhiều tiện
ích khác nhau giúp mang đến sự đẹp mắt và hiện đại cho ngôi nhà
thông minh của bạn.
70

- Việc sử dụng các thiết bị trong nhà như thế nào để an toàn với trẻ nhỏ
mà vẫn tiết kiệm điện đang là băn khoăn của rất nhiều người. Và công
tắc wifi ra đời được xem là trợ thủ đắc lực nhất giúp kiểm soát mọi đồ
dùng điện từ xa một cách dễ dàng.

- Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian thực hiện đồ án nên mô hình thiết
kế chưa thực sự hoàn thiện. Để công tắc trở nên thông minh hơn, một
số hướng đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình như sau:

+ Cần tạo thêm các kịch bản cho công tắc, mỗi kịch bản là tổng hợp tất
cả các thao tác bật-tắt của công tắc.

Hy vọng từ những điều đồ án đã làm được cùng với những ý tưởng ở trên
sẽ được thực hiện để tạo ra mô hình nhà thông minh hoàn chỉnh và giá rẻ.

3.3.3. Tài liệu tham khảo.


[1] Lập trình điều khiển với Arduino – Phạm Quang Huy & Lê Cảnh
Trung.

[2] Lập trình IoT với Arduino - Phạm Quang Huy & Lê Mỹ Hà

[3] Hướng dẫn sử dụng Arduino — Phạm Quang Huy & Trương Đình
Nhơn

[4] http://arduino.vn/

[5] Blynk/.

[6] https://letdiy.net/dieu-khien-bat-tat-den-led-tren-esp8266-bang-Blynk.
http://tapit.vn/dong-bo-giua-dieu-khien-bang-tay-va-tu-xa-su-dung-ung-
dung.

You might also like