You are on page 1of 78

=-08

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO KÝ TÚC XÁ 10


TẦNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thu Trang


Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Sang
Mã số sinh viên: 59132100

Khánh Hòa - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO KÝ TÚC XÁ 10
TẦNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thu Trang


Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Sang
Mã số sinh viên : 59132100

Khánh Hòa – Tháng 07/2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho Ký túc xá 10 tầng
Trường đại học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh” là một công trình nghiên cứu độc
lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thu Trang. Ngoài
ra không có bất cứ sự sao chép của người khác.

Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được
trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ
môn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này.
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo đồ án môn học chuyên ngành Điện-Điện tử với đề tài “Thiết kế hệ thống
cung cấp điện cho ký túc xá 10 tầng trường đại học bách khoa thành phố Hồ Chí
Minh” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ,
động viên khích lệ của cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thu
Trang đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học
cần thiết cho đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Nha Trang, khoa Điện-Điện tử và
Bộ môn “Đồ án tốt nghiệp” đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên
cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, Th.s Nguyễn Thị Thu Trang đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Báo cáo Đồ án tốt nghiệp.

Nha Trang, ngày … tháng … năm ......

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Sang

.
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................1


LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 2
MỤC LỤC..............................................................................................................................3

DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................................4

DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................5

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ VÀ DỰ ÁN.................................................7


1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC:..................................................................................................7

1.2 TỔNG QUAN VỀ CUNG CẤP ĐIỆN:............................................................................7

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................8
2.1 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG BẰNG PHẦN MỀM VISUAL:............................................8

2.1.1 Tổng quan về phần mềm Visual 2.6:.........................................................................8


2.1.2 Giao diện phần mềm Visual 2.6:................................................................................9
2.1.3 Trình tự các bước thiết kế:.........................................................................................9
Chương 3. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG.........................................................................15
3.1 YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TOÀ NHÀ................15

3.2 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI CHIẾU SÁNG...........................................................................15

3.2.1 Các bước tiến hành thiết kế chiếu sáng....................................................................15


3.2.2 Thiết kế thủ công.....................................................................................................20
3.2.3 Thiết kế phần mềm Visual:......................................................................................21
Chương 4. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI.............................................................................30
4.1 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN..............................................................................30

4.1.1 Phụ tải tính toán.......................................................................................................30


4.1.2 Công suất tính toán đối với các ổ cắm điện Poc được xác định theo mục 1 hoặc mục
2.........................................................................................................................................30
4.1.3 Xác định phụ tải tính toán tầng 1.............................................................................32
4.1.4 Xác định phụ tải tính toán tầng 2.............................................................................38
4.1.5 Xác định phụ tải tính toán tầng 3 đến tầng 10.........................................................44
4.1.6 Xác định phụ tải bơm nước và hệ thống thông gió.................................................50
4.1.7 Xác định phụ tải thang máy.....................................................................................52
Chương 5. PHƯƠNG PHÁP CUNG CẤP ĐIỆN........................................................55
5.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN..................................................55

5.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN ĐỐI VỚI MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP................55

5.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN...........................................................58

Chương 6. TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ................................................................59


6.1 CHỌN MÁY BIẾN ÁP..................................................................................................59

6.1.1 Trạm biến áp là gì?..................................................................................................59


6.1.2 Chọn công suất và số lượng máy biến áp................................................................59
6.2 CHỌN CB VÀ DÂY DẪN.............................................................................................62

6.2.1 Chọn CB và dây dẫn từ MBA đến cho tủ điện tổng TĐ-TN...................................62
6.2.2 Chọn CB và dây dẫn từ TĐ-TN đến các tủ điện tầng.........................................62
6.2.3 Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện tầng đến tủ điện phòng.....................................63
6.2.4 Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện phòng đến thiết bị.............................................65
6.3 TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG........................................................66

Chương 7. THIẾT KẾ NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT...................................................68


7.1 THIẾT KẾ NỐI ĐẤT :...................................................................................................68

7.1.1 Mục đích :................................................................................................................68


7.1.2 Yêu cầu :..................................................................................................................69
7.1.3 Các kiểu nối đất :.....................................................................................................69
7.1.4 Tính toán nối đất cho tòa nhà :.................................................................................69
7.2 THIẾT KẾ CHỐNG SÉT:..............................................................................................71

7.2.1 Hiện tượng sét – Tia sét:..........................................................................................71


7.2.2 Hậu quả do sét tạo ra:...............................................................................................72
7.2.3 Cấu tạo hệ thống chống sét cho công trình:.............................................................72
7.2.4 Phương pháp chống sét sử dụng đầu thu sét tia tiên đạo sớm ESE (Early Streamer
Emission):.........................................................................................................................73
7.2.5 Xác định bán kính bảo vệ:.......................................................................................74
7.2.6 Tính toán và chọn kim phóng điện sớm ESE:.........................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................79
KẾT LUẬN...........................................................................................................................79

KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80


[1] TCVN 7114-2008: Tiêu chuẩn Việt Nam - Chiếu sáng nơi làm việc.............................80
[2] TCVN 6190:1999: Tiêu chuẩn Việt Nam về ổ cắm và phích cắm điện dùng trong gia
đình và các mục đích tương tự- kiểu kích thước cơ bản.......................................................80

[3] TCVN 5678:2010: Tiêu chuẩn Việt Nam về thông gió- điều hòa không khí- Tiêu chuẩn
thiết kế...................................................................................................................................80

[4] QCVN 09:2013/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng
năng lượng hiệu quả..............................................................................................................80

[5] PGS.TS Quyền Huy Ánh, Giáo trình An toàn điện, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, 2007...............................................................................................................80

[6] PGS.TS Quyền Huy Ánh, Giáo trình Cung cấp điện, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, 2008...............................................................................................................80

[7] Ngô Hồng Quang, Giáo trình sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0.4 đến 500kV,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002...........................................................................80

[8] Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà Vicom Plaza 78 Trần Phú sử dụng các
phần mềm CAD, SV: Lê Xuân Hiệp, GVHD: Nguyễn Xuân Huy.......................................80

[9] Chọn đèn: https://rangdong.com.vn/...............................................................................80

[10] Chọn CB: http://hoahoa.com.vn/...................................................................................80

[11] Chọn dây dẫn: http://cadivi-vn.com/.............................................................................80

[12] Chọn kim thu sét: https://thyan.vn/...............................................................................80

[13] Chọn máy biến áp: http://www.thibidiphanan.com/.....................................................80

[14] Nhiều nguồn internet khác............................................................................................80


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1 Giao diện khi khởi động phần mềm Visual 2.6............................................11
Hình 2. 2 Giao diện nhập thông số tính toán................................................................11
Hình 2. 3 Giao diện nhập thông số tính toán................................................................12
Hình 2. 4 Giao diện chọn đèn......................................................................................13
Hình 2. 5 Giao diện số đèn và thông số thiết kế...........................................................14
Y

Hình 3. 1 Đèn LED Rạng Đông...................................................................................17


Hình 5. 1 Sơ đồ hình tia...............................................................................................56
Hình 5. 2 Sơ đồ phân nhánh.........................................................................................57
Hình 5. 3 Sơ đồ mạng hỗn hợp....................................................................................58

Hình 6. 2 Máy biến áp THIBIDI 3 pha Hiệu PAE.......................................................61


Hình 6. 3 Tụ bù khô MIKRO 3P 440V-50Hz.............................................................67
Hình 7. 1 Kim thu sét ALFAS ESE15.........................................................................77
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Hệ số phản xạ..............................................................................................19
Bảng 3. 2 Yêu cầu về mật độ công suất chiếu sáng LPD.............................................26
Bảng 3. 3 Kết quả tính toán chiếu sáng cho từng tầng.................................................26
Y

Bảng 4. 1 Hệ số đồng thời theo các chức năng của mạch............................................31


Bảng 4. 2 Hệ số đồng thời của tủ phân phối theo số mạch...........................................31
Bảng 4. 3 Hệ số sử dụng lớn nhất ksd theo các nhánh phụ tải.....................................32
Bảng 4. 4 Công suất tính toán tủ điện từng tầng..........................................................48
Bảng 4. 5 Hệ số đồng thời trong nhà tập thể, chung cư................................................49
Bảng 4. 6 Hệ số yêu cầu Kyc của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió.........................50
Bảng 4. 7 Hệ số yêu cầu của phụ tải thang máy...........................................................53
Bảng 4. 8 Công suất tính toán tủ điện thang máy.........................................................54
Bảng 6. 1 Tính toán chọn công suất máy biến áp.........................................................60
Bảng 6. 2 Chọn CB và dây dẫn từ TĐ-TN đến các tủ điện tầng..................................62
Bảng 6. 3 Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện tầng đến tủ điện phòng tương ứng.............64
Bảng 6. 4 Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện phòng đến thiết bị......................................66

Bảng 7. 1 Hệ số thay đổi điện trở suất của đất theo mùa Km.......................................70
Bảng 7. 2 Cấp độ bảo vệ chống sét..............................................................................76
Bảng 7. 3 Cấp độ bảo vệ chống sét..............................................................................76
Bảng 7. 4 Vùng bán kính bảo vệ kim thu sét BAKIRAL-ALFA S..............................77
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

IEC: International Electrotechnical Commiss.

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.

LED: Light Emitting Diode.

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

PCCC: Phòng cháy chữa cháy.

MBA: Máy biến áp.

TĐ: Tủ điện.

IEC: International Electrotechnical Commission (thiết kế điện hợp chuẩn).

TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng.

TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

CRI: Color rendering index (chỉ số hoàn màu).

CU: Hệ số sử dụng.

LLF: Hệ số mất ánh sáng


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ VÀ DỰ ÁN
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC:
Công trình “Ký túc xá trường đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh”
Trung tâm Dịch vụ Ký túc xá Bách Khoa tọa lạc tại địa chỉ 497 Hòa Hảo, phường 7,
quận 10, cách trường Đại học Bách Khoa Cơ sở Lý Thường Kiệt hơn 1 km. Từ trường,
các bạn có thể dễ dàng đi các tuyến bus số 8, 66 để đến nơi này. Đây là một trong
những KTX sinh viên hiện đại, an toàn và chất lượng nhất của các trường đại học tại
TP.HCM hiện nay.

1.2 TỔNG QUAN VỀ CUNG CẤP ĐIỆN:


Điện năng sản xuất ra thường không thể tích trữ được, do đó phải có sự cân bằng
giữa sản xuất điện và nguồn tiêu thu điện.

Các quá trình sự cố về điện xảy ra rất nhanh và nguy hiểm, vì vậy các thiết bị điện
phải có tính tự động, đòi hỏi độ an toàn và tự động hóa cao.

Những yêu cầu và nội dung khi thiết kế hệ thống cung cấp điện:

- Đảm bảo cho hộ tiêu thụ luôn đủ điện năng và chất lượng điện.
- Vốn đầu tư phù hợp với kinh tế, chú ý tiết kiệm ngoại tệ và vật tư hiếm.
- Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện.
- Chi phí vận hành hàng năm thấp.
- Đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị điện.
- Thuận tiện cho vận hành lưới điện và sửa chữa.

Chú ý đến các điều kiện như: môi trường tác động xung quang, nhu cầu thêm các
loại phụ tải, thời gian xây dựng,…
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG BẰNG PHẦN MỀM VISUAL:
2.1.1 Tổng quan về phần mềm Visual 2.6:
Chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Vấn đề chiếu
sáng không chỉ tạo ra ánh sáng để làm việc vào ban đêm khi không có mặt trời mà còn
là việc sử dụng ánh sáng hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tạo cho
con người cảm giác thoải mái, an toàn trong công việc, vui chơi giải trí. Do đó việc
tính toán, phân phối, và việc lựa chọn thiết bị chiếu sáng rất là phức tạp đòi hỏi người
thiết kế mất rất nhiều thời gian tính toán, lắp đặt, vận hành. Phần mềm Visual basic 2.6
Edition có thể giúp các kỹ sư thiết kế một cách nhanh chóng. Visual 2.6 cho phép
chỉnh sửa dễ dàng và tự động tính toán tất cả các giá trị phù hợp với thông vừa sửa đổi.

Đặc điểm của phần mềm:

- Bố trí đèn hoàn toàn tự động trong không gian kiến trúc dựa trên các thông số
về độ rọi, số lượng đèn, khoảng cách giữa các đèn và quang thông của đèn.

- Có thể trình bày, tính toán và in ấn các giá trị.

- Các thông số của đèn có sẵn trong Catalog hoặc trong file dữ liệu của phần
mềm chỉ cần lựa chọn cho phù hợp.

- Ta có thể chọn hệ số phản xạ tường trần sàn có sẵn hoặc nhập vào phần mềm.

- Hệ số tổn thất công suất ánh sáng và độ rọi cũng được hổ trợ trong phần mềm.

- Không gian bên trong hình chữ nhật bị hạn chế.

- Trong một thời điểm nhất định chỉ có một loại đèn được lựa chọn.
2.1.2 Giao diện phần mềm Visual 2.6:

Hình 2. Giao diện khi khởi động phần mềm Visual 2.6

2.1.3 Trình tự các bước thiết kế:


Bước 1: Nhập các thông số hình học:

Hình 2. Giao diện nhập thông số tính toán

 Chọn đơn vị.


 Nhập kích thước.

 Chọn hệ số phản xạ.

Bước 2: Nhập độ cao mặt phằng làm việc:

Hình 2. Giao diện nhập thông số tính toán

 Xác định độ cao mặt phẳng làm việc.

 Xác định độ cao treo đèn.

 Chọn trần nhà.


Bước 3: Chọn loại đèn và hệ số mất mát ánh sáng:

Hình 2. Giao diện chọn đèn


Bước 4: Xác định độ rọi và bố trí đèn:

Hình 2. Giao diện số đèn và thông số thiết kế

 Chọn độ rọi.

 Chọn đơn vị độ rọi.

 Chỉnh sửa Có thể chỉnh sửa tính toán chiếu sáng theo ý muốn như nhập
lại thông số khác, thêm bớt, dịch chuyển các đèn.Phần mềm sẽ tự động
tính toán lại các giá trị chiếu sáng cho phù hợp.
Chương 3. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG
3.1 YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
TOÀ NHÀ
- Mục tiêu chính của thiết kế cung cấp điện cho toà nhà là đảm bảo cho các phụ tải
luôn luôn đủ điện năng với chất lượng trong phạm vi cho phép và khi thiết kế cung cấp
điện phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:

+ Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao tùy theo tính chất phụ tải.

+ Đảm bảo chất lượng điện năng, chủ yếu là đảm bảo độ lệch và dao động điện áp bé
nhất và nằm trong phạm vi giá trị cho phép so với định mức.

+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

+ Nguồn vốn đầu tư nhỏ, bố trí các thiết bị phù hợp với không gian hạn chế của nhà
cao tầng, dễ sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng.

+ Chi phí vận hành hàng năm thấp.

- Những yêu cầu trên thường mâu thuẫn nhau khi thiết kế người thiết kế phải biết cân
nhắc và kết hợp hài hòa để đưa ra một phương án tối ưu nhất, đồng thời phải chú ý đến
những yêu cầu khác như: Có điều kiện thuận lợi phát triển phụ tải trong tương lai, rút
ngắn thời gian thi công....

3.2 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI CHIẾU SÁNG


Để xác định được phụ tải chiếu sáng ta cần thực hiện các bước thiết kế chiếu sáng.

3.2.1 Các bước tiến hành thiết kế chiếu sáng


Bước 1: Nghiên cứu đối tượng được chiếu sáng

Khi nghiên cứu đối tượng chiếu sáng ta quan tâm đến các vấn đề:

+ Hình dạng, kích thước bề mặt độ tương phản, đặc điểm phân bố của đồ đạc thiết bị
trong phòng.

+ Mức độ bụi, ẩm của môi trường.

+ Đặc tính nguồn cung cấp điện.

+ Chức năng của phòng, loại phòng.


+ Khả năng điều kiện bảo trì.

Bước 2: Chọn độ rọi yêu cầu

- Căn cứ vào các yếu tố:

+ Đặc điểm sử dụng không gian nội thất.

+ Tính chất hoạt động của nội thất.

+ Môi trường chung.

Bước 3: Chọn loại đèn

Đã từ lâu, công nghệ chiếu sáng Led đã được đánh giá là kiệm ước điện năng hơn
từ 30-70% so với các thiết bị chiếu sáng truyền thống như đèn sợi đốt, đèn halogen,
huỳnh quang, tuổi thọ cũng cao hơn khi đạt 30.000 – 50.000 giờ, gấp 6 lần huỳnh
quang và 60 lần đèn sợi đốt. Ngoài ra, đèn Led còn ứng dụng được trong nhiều lĩnh
vực và thân thiện với môi trường. Xu hướng sử dụng Led trong chiếu sáng công cộng
đang tỏ ra ưu thế so với các nguồn sáng khác.

Hình 3. Đèn LED Rạng Đông


Các loại đèn led được sử dụng và thông số gồm:

+ Công suất (W).

+ Quang thông (lm).

+ Nhiệt độ màu (K).

+ Kích thước (mm).

Bước 4: Chọn phương thức chiếu sáng:

Chiếu sáng chung đều: Đây là phương pháp chiếu sáng thông dụng nhất, có thể sử
dụng tất cả các kiểu chiếu sáng trên nhằm đảm bảo đô ̣ rọi trong khu vực chiếu sáng có
đô ̣ đồng đều cao. Phương pháp này đèn chiếu sáng thường được bố trí theo mạng lưới.

Chiếu sáng cục bô ̣: Nhằm tâ ̣p trung ánh sáng đến vị trí làm viê ̣c hoă ̣c đối tượng
chiếu sáng cụ thể. Phương pháp này sử dụng chủ yếu kiểu chiếu sáng trực tiếp.

Chiếu sáng hỗn hợp: sử dụng kết hợp phương pháp chiếu sáng chung đều và chiếu
sáng cục bô ̣, đảm bảo chiếu sáng toàn diê ̣n mô ̣t đối tượng. Thường thì bố trí đèn để tạo
khoảng 30%-35% đô ̣ rọi theo phương pháp chiếu sáng chung đều, phần còn lại do theo
phương pháp chiếu sáng cục bô ̣.

Bước 5: Tính chỉ số phòng

- Lựa chọn độ cao treo đèn:

+ Tùy theo các đặc điểm: đặc điểm công việc loại bóng đèn, sự giảm chói, bề mặt làm
việc ta có thể phấn bố đèn sát trần (h’=0) hoặc cách trần một khoảng h’. Chiều cao của
bề mặt làm việc có thể cách mặt sàn từ 0,8 m đến 0,85 m hoặc ngay trên sàn tùy theo
tính chất mỗi công việc làm. Khi đó độ cao của đèn so với bàn làm việc:

htt = h – h’ – 0,8

+ Trong đó:

 h: Độ cao từ mặt sàn đến trần (m).


 h’: Độ cao từ đèn treo đến trần (m).

- Tính chỉ số phòng (chọn hệ số sử dụng CU của đèn):

5∗htt∗(a+b)
RCR= a∗b

+ Trong đó:

 a,b: Lần lượt là chiều dài và chiều rộng căn phòng.

 htt: Chiều cao tính toán.

- Hệ số phản xạ:

Bảng 3. Hệ số phản xạ

Các hệ số phản xạ Thương nghiệp Công nghiệp nhẹ Công nghiệp nặng
Trần 80% 50% 0%
Tường 50% 30% 30%
Sàn 20% 10% 10%

- Xác định số đèn sử dụng:

Etc∗S
nđ = Øđ∗CU∗LLF

+ Trong đó:

 Eyc: Là độ rội yêu cầu theo loại phòng được chiếu sáng (lux).

 S: Diện tích căn phòng được chiếu sáng (m2).

 ∅đ: Là quang thông của đèn (lm).

 CU: Hệ số sử dụng.

 LLF: Hệ số mất mát ánh sáng.

- Kiểm tra độ rọi trung bình (lux):

nđ∗Øđ∗CU∗LLF
Etb= S
- Tổng công suất chiếu sáng của đèn (W):

Pcs = N * Pđ

- Mật độ công suất (W/m2):

Pcs
Pđ¿
S

3.2.2 Thiết kế thủ công


- Tính số lượng đèn cho phòng căn tin tại tầng 1:

- Đối tượng là phòng làm việc có môi trường sạch ít bụi bẩn với chiều dài a= 31.2(m) ;
chiều rộng b= 18(m) ; chiều cao h= 3(m) ; chiều cao mặt phẳng làm việc hlv = 0.8(m).

- Chọn được độ rọi yêu cầu cho phòng làm việc là 400 (lux).

- Chọn Led chống ẩm M18 36 (W), có quang thông là 3500 (lm), số đèn trên bộ là 1.

- Chọn phương thức chiếu sáng: Chiếu sáng chung đều.

- Lựa chọn độ cao treo đèn:

 Chọn độ cao treo đèn h’= 0(m) vì đèn gắn sát trần.
 Chọn chiều cao mặt phẳng làm việc hlv= 0.8(m).
 Độ cao đèn so với mặt phẳng làm việc htt= h- hlv= 3- 0.8= 2.2 (m).

- Chọn hệ số phản xạ: Trần= 80%; tường= 50%; sàn= 20%.

- Chọn hệ số mất ánh sáng của đèn LLF = 0.8.

- Dựa vào dữ liệu IES của đèn ta có hệ số sử dụng CU= 1.01

Xác định số đèn sử dụng:

Eyc∗S 400∗(31.2∗18)
nđ = =
∅ đ∗CU ∗LLF 3500∗1.01∗0.8
= 80 (bộ đèn)

- Kiểm tra độ rọi trung bình (lux):

n đ∗Øđ∗CU∗LLF 80∗3500∗1.01∗0.8
Etb=
S
= 31.2∗18
= 403 (lux)

- Tổng công suất chiếu sáng của đèn (W):


Pcs = N * Pđ = 80 * 36 = 2880 (W)

- Mật độ công suất (W/m2): Phòng làm việc ≤ 10 (W/m2)

Pcs 2880
P0 =
S
= 31.2∗18
= 5.13 ≤ 10 (W/m2 ) (đạt tiêu chuẩn).

3.2.3 Thiết kế phần mềm Visual:


Chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Vấn đề chiếu
sáng không chỉ tạo ra ánh sáng để làm việc vào ban đêm khi không có mặt trời mà còn
là việc sử dụng ánh sáng hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tạo cho
con người cảm giác thoải mái, an toàn trong công việc, vui chơi giải trí. Do đó việc
tính toán, phân phối, và việc lựa chọn thiết bị chiếu sáng rất là phức tạp đòi hỏi người
thiết kế mất rất nhiều thời gian tính toán, lắp đặt, vận hành. Phần mềm Visual basic 2.6
Edition có thể giúp các kỹ sư thiết kế một cách nhanh chóng. Visual 2.6 cho phép
chỉnh sửa dễ dàng và tự động tính toán tất cả các giá trị phù hợp với thông vừa sửa đổi.

Thiết kế chiếu sáng bằng tính toán:

Kích thước căn tin:

Chiều dài: 31.2 (m)

Chiều rộng: 18 (m)

Chiều cao: 3 (m)

- Chọn hệ số phản xạ: Trần= 80%; tường= 50%; sàn= 20%.


hlv = 0.8 (m)
- Chọn Led chống ẩm M18 36 (W), có quang thông là 3500 (lm), số đèn trên bộ là 1.

- Chọn phương thức chiếu sáng: Chiếu sáng chung đều.

- Chọn được độ rọi yêu cầu cho phòng làm việc là 400 (lux).

- Chọn hệ số mất ánh sáng của đèn LLF = 0.8.

- Dựa vào dữ liệu IES của đèn ta có hệ số sử dụng CU= 1.01


Tính ra được:

Nđ = 80 bộ (Led chống ẩm M18)

Etb = 403 lux

Kết luận:

Kết quả tính thiết kế thủ công tương đương bằng nhau với thiết kế phần mềm
Visual nên chúng ta dùng tính bằng phần mềm trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.
Bảng 3. Yêu cầu về mật độ công suất chiếu sáng LPD

Loại công trình LPD (W/m2)


Văn phòng 10
Khách sạn 11
Bệnh viện 13
Trường học 13
Thương mại, dịch vụ 16
Chung cư 8
Khu đỗ xe kín, trong nhà, trong hầm 3
Khu đỗ xe ngoài nhà hoặc đỗ xe mở (chỉ có mái) 1.6

- Tính tương tự cho các khu vực khác của tòa nhà được bảng thống kế sau:

Bảng 3. Kết quả tính toán chiếu sáng cho từng tầng

Stt Tầng và khu Độ Độ Số Chọn loại đèn


Loại đèn Quang Công
vực làm việc rọi rọi lượng
thông suất
yêu trung đèn
(lm) (W)
cầu bình (Nđ)
(Eyc) (Etb)
TẦNG 1
1 Căn tin 400 403 80 Led chống ẩm M18 3500 36
2 Phòng trực 400 428 14 Led chống ẩm M18 1700 18
3 Phòng phôc vô 400 435 24 Led chống ẩm M18 1700 18
căn tin
4 Để rác 1 100 190 2 Led Spotlight 720 12
5 Để rác 2 100 190 2 Led Spotlight 720 12
6 Sảnh hành lang 100 102 8 Led Spotlight 720 12
1
7 Sảnh hành lang 100 102 8 Led Spotlight 720 12
2
8 Cầu thang 1 50 60 2 Led Spotlight 720 12
9 Cầu thang 2 50 60 2 Led Spotlight 720 12
10 WC Nam 100 108 3 Led Spotlight 720 12
11 WC Nữ 100 108 3 Led Spotlight 720 12
TẦNG 2
1 Phòng tự học 400 404 80 Led chống ẩm M18 3500 36
2 Phòng đăng kí 400 423 14 Led chống ẩm M18 1700 18
mua sách
3 Phòng Goi Đa 400 423 14 Led chống ẩm M18 1700 18
4 Kho sách 400 435 24 Led chống ẩm M18 1700 18
Stt Tầng và khu Độ Độ Số Chọn loại đèn
Loại đèn Quang Công
vực làm việc rọi rọi lượng
thông suất
yêu trung đèn
(lm) (W)
cầu bình (Nđ)
5 Để rác 1 100 190 2 Led Spotlight 720 12
6 Để rác 2 100 190 2 Led Spotlight 720 12
7 Sảnh hành lang 100 102 8 Led Spotlight 720 12
1
8 Sảnh hành lang 100 102 8 Led Spotlight 720 12
2
9 Cầu thang 1 50 60 2 Led Spotlight 720 12
10 Cầu thang 2 50 60 2 Led Spotlight 720 12
11 WC Nam 100 104 3 Led Spotlight 720 12
12 WC Nữ 100 104 3 Led Spotlight 720 12
TẦNG 3 - 10
1 P.01 400 447 7 Led chống ẩm M18 3500 36
2 Hành lang 01 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
3 WC 01 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
4 P.02 400 447 7 Led chống ẩm M18 3500 36
5 Hành lang 02 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
6 WC 02 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
7 P.03 400 447 7 Led chống ẩm M18 3500 36
8 Hành lang 03 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
9 WC 03 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
10 P.04 400 447 7 Led chống ẩm M18 3500 36
11 Hành lang 04 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
12 WC 04 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
13 P.05 400 447 7 Led chống ẩm M18 3500 36
14 Hành lang 05 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
15 WC 05 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
16 P.06 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
17 Hành lang 06 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
18 WC 06 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
19 P.07 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
20 Hành lang 07 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
21 WC 07 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
22 P.08 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
23 Hành lang 08 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
24 WC 08 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
25 P.09 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
26 Hành lang 09 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
27 WC 09 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
28 P.010 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
29 Hành lang 010 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
30 WC 10 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
31 P.011 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
32 Hành lang 011 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
33 WC 11 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
Stt Tầng và khu Độ Độ Số Chọn loại đèn
Loại đèn Quang Công
vực làm việc rọi rọi lượng
thông suất
yêu trung đèn
(lm) (W)
cầu bình (Nđ)
34 P.012 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
35 Hành lang 012 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
36 WC 12 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
37 P.013 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
37 Hành lang 013 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
39 WC 13 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
40 P.014 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
41 Hành lang 014 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
42 WC 14 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
43 P.015 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
44 Hành lang 015 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
45 WC 15 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
46 P.016 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
47 Hành lang 016 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
48 WC 16 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
49 P.017 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
50 Hành lang 017 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
51 WC 17 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
52 P.018 400 447 7 Led chống ẩm M18 1700 36
53 Hành lang 018 100 104 3 Led Optran chống bụi 384 12
54 WC 18 100 122 4 Led Optran chống bụi 540 12
55 Phòng tập thể 1 400 467 8 Led chống ẩm M18 3500 36
56 Phòng tập thể 2 400 467 8 Led chống ẩm M18 3500 36
57 Để rác 1 100 190 2 Led Spotlight 720 12
58 Để rác 2 100 190 2 Led Spotlight 720 12
59 Sảnh hành lang 100 103 17 Led Spotlight 720 12
60 Cầu thang 1 50 60 2 Led Spotlight 720 12
61 Cầu thang 2 50 60 2 Led Spotlight 720 12

Chương 4. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI


4.1 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN
4.1.1 Phụ tải tính toán

- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số sử dụng và hệ số đồng thời.
n
Công thức tính: Ptt = Kđt.∑ K uPđi
i=1
Qtt = Ptt.tg𝜑

Stt = √ P2tt +Q2tt

Trong đó: + Pđi: Công suất đặt của thiết bị thứ i, kW.

+ Ptt, Qtt, Stt: Công suất tác dụng, phản kháng và toàn phần tính toán
của nhóm thiết bị, kW, kVAr, kVA.

+ Kđt: Hệ số đồng thời của thiết bị.

+ Ku: Hệ số yêu cầu của thiết bị.

+ n: Số thiết bị trong nhóm.

- Nếu hệ số công suất cosφ của các thiết bị trong nhóm không giống nhau thì phải tính
hệ số công suất trung bình theo công suất sau:

P 1 cos φ1+ P 2 cos φ2+ …+ Pn cos φ n


𝑐𝑜𝑠𝜑𝑡𝑏 =
P 1+ P2 +…+ P n

- Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo hệ số yêu cầu và đồng thời có ưu điểm
là đơn giản, tính toán thuận tiện, vì thế nó là một trong phương pháp được dùng rộng
rãi.

4.1.2 Công suất tính toán đối với các ổ cắm điện Poc được xác định theo mục 1
hoặc mục 2

- Mục 1: Ổ cắm dùng cho thiết bị điện cụ thể phải được tính toán theo công suất điện
định mức của các thiết bị điện đó.

- Mục 2 :Khi không có số liệu cụ thể về thiết bị điện sử dụng ổ cắm hoặc ứng dụng cụ
thể của ổ cắm thì công suất mạch ổ cắm được xác định như sau:

+ Đối với nhà làm việc, trụ sở, văn phòng công suất phụ tải từ các ổ cắm điện phải
được tính toán với suất phụ tải không nhỏ hơn 25 VA/m 2 sàn, xem điều 220.14 tiêu
chuẩn NEC 2008.

+ Đối với nhà ở và các công trình công cộng khác, công suất cho mỗi ổ cắm đơn
không nhỏ hơn 180 VA hoặc đối với mỗi đơn vị ổ cắm trên một giá kẹp. Đối với thiết
bị chứa ổ cắm cấu tạo từ 4 đơn vị ổ cắm trở lên thì công suất ổ cắm được tính toán
không nhỏ hơn 90 VA trên mỗi đơn vị ổ cắm, xem điều 220.14 tiêu chuẩn NEC 2008.

Bảng 4. Hệ số đồng thời theo các chức năng của mạch

Chức năng của mạch Hệ số Kđt

Chiếu sáng 1

Lò sưởi và máy lạnh 1

Ổ cắm 0,5 đến 0,8

Thang máy và cẩu(1)

- Cho động cơ có công suất lớn nhất 1

- Cho động cơ có công suất lớn thứ 2 0,75

- Cho động cơ khác 0,6

CHÚ THÍCH:

(1) Dòng điện được lưu ý bằng dòng định mức của động cơ và tăng thêm 1 trị số bằng 1/3
dòng khởi động của nó.
Bảng 4. Hệ số đồng thời của tủ phân phối theo số mạch

STT Số mạch Hệ số Kđt


1 2 và 3 (tủ được kiểm nghiệm toàn bộ) 0.9
2 4 và 5 0.8
3 6 và 9 0.7
4 10 và lớn hơn 0.6

CHÚ THÍCH: Nếu các mạch chủ yếu là cho chiếu sáng có thể coi Kđt gần bằng 1.

Bảng 4. Hệ số sử dụng lớn nhất ksd theo các nhánh phụ tải

Nhánh phụ tải Hệ số sử dụng Ksd


Chiếu sáng 0.9
Ổ cắm 0.4
Hệ thống điều hòa không khí, thông gió 0.9
Hệ thống cung cấp nước nóng, TV 0.9
Các trung tâm tiêu thụ điện lớn khác 0.9
Toàn công trình 0.8

* Lấy hệ số công suất tính toán cho lưới điện nhà ở cosφ= 0.8 => tg = 0.75

4.1.3 Xác định phụ tải tính toán tầng 1


- Tính toán phụ tải tính toán cho tầng 1:

+ Tính toán phụ tải tính toán cho khu Căn tin :

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 2.880 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 2.880 * 0.9= 2.592 (KW).

 Phụ tải TV:

Chọn 2 TV Smart Tivi LG 4K 55 inch 55UM7290PTD cho phòng tài chính.

Công suất đặt : Pđ = 0.16 (KW).

Công suất tính toán: PttTV = Pđ * Kđt = 2 * 0.16 * 0.9 = 0.288 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-CT:

Công suất đặt: Pđ = PttCS + PttTV = 2.592 + 0.228 = 2.82 (KW).

Công suất tính toán: PttKĐX = Pđ * Kđt = 2.82 * 1= 2.82( KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

QttCT = PttCT * tgφ= 2.82 * 0.75= 2.115 (KVAr).

SttCT = √ PttCT 2 +Q ttCT 2 = √ 2.592 +2.1152 = 3.525 (KVA).

S tt 3.525
Itt =
U
= 0.22 = 16.02 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Phòng trực:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.252 (KW).


Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.252 * 0.9= 0.2268 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-PT:

Công suất đặt: Pđ = 0.2268 (KW).

Công suất tính toán: PttPT= Pđ * Kđt = 0.2268 * 1= 0.2268 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

QttPT = PttPT * tgφ= 0.2268 * 0.75= 0.1701 (KVAr).

SttPT = √ PttPBT 2 +Q ttPT 2 = √ 0.22682 +0.17012 = 0.2835 (KVA).

S tt 0.2835
Itt =
U
= 0.22 = 1.29 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Phòng phôc vô căn tin:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.432 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Ksd = 0.432 * 0.9= 0.3888 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-PPVCT:

Công suất đặt: Pđ = 0.3888 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 3.585 * 1= 0.3888 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt* tgφ= 0.3888 * 0.75= 0.2916 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.38882 +0.29162 = 0.486 (KVA).

S tt 0.486
Itt =
U
= 0.22 = 2.21 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng Để rác 1:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).


Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-ĐR1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng Để rác 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-ĐR2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Sảnh hành lang 1:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.096 (KW).


Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.096 * 0.9= 0.0864 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-SHL1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0864 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0864 * 1 = 0.0864 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0864 * 0.75= 0.0648 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.08462 +0.06482 = 0.11 (KVA).

S tt 0.11
Itt =
U
= 0.22 = 0.5 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Sảnh hành lang 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.096 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.096 * 0.9= 0.0864 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-SHL2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0864 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0864 * 1 = 0.0864 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0864 * 0.75= 0.0648 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.08462 +0.06482 = 0.11 (KVA).

S tt 0.11
Itt =
U
= 0.22 = 0.5 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Cầu thang 1:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).


Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-CT1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Cầu thang 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-CT2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán WC Nam:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.036 (KW).


Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.036 * 0.9= 0.0324 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-WCNa:

Công suất đặt: Pđ = 0.0324 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0324 * 1 = 0.0324 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.032 * 0.75= 0.0243 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.03242 +0.02432 = 0.0405 (KVA).

S tt 0.0405
Itt =
U
= 0.22 = 0.18 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán WC Nữ :

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.036 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.036 * 0.9= 0.0324 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T1-WCNu:

Công suất đặt: Pđ = 0.0324 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0324 * 1 = 0.0324 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.032 * 0.75= 0.0243 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.03242 +0.02432 = 0.0405 (KVA).

S tt 0.0405
Itt =
U
= 0.22 = 0.18 (A).

4.1.4 Xác định phụ tải tính toán tầng 2


- Tính toán phụ tải tính toán cho tầng 2:

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Phòng tự học :

 Phụ tải chiếu sáng:


Công suất đặt: Pđ = 2.880 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 2.880 * 0.9= 2.592 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-PTH:

Công suất đặt: Pđ = 2.592 (KW).

Công suất tính toán: Ptt = Pđ * Kđt = 2.592 * 1= 2.592 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 2.592 * 0.75= 1.944 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 2.5922+ 1.9442 = 3.24 (KVA)

S tt 3.24
Itt =
U
= 0.22 = 14.73 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Phòng đăng kí mua sách:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.252 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.252 * 0.9= 0.2268 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-PĐKMS:

Công suất đặt: PđP = 0.2268 (KW).

Công suất tính toán: PttPT= Pđ * Kđt = 0.2268 * 1= 0.2268 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.2268 * 0.75= 0.1701 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.22682 +0.17012 = 0.2835 (KVA).

S tt 0.2835
Itt =
U
= 0.22 = 1.29 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Phòng gọi đa:

 Phụ tải chiếu sáng:


Công suất đặt: Pđ = 0.252 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.252 * 0.9= 0.2268 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-PGĐ:

Công suất đặt: PđPBV = 0.2268 (KW).

Công suất tính toán: PttPT= Pđ * Kđt = 0.2268 * 1= 0.2268 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

QttPT = PttPT * tgφ= 0.2268 * 0.75= 0.1701 (KVAr).

SttPT = √ PttPBT 2 +Q ttPT 2 = √ 0.22682 +0.17012 = 0.2835 (KVA).

S tt 0.2835
Itt =
U
= 0.22 = 1.29 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Kho sách:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.432 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Ksd = 0.432 * 0.9= 0.3888 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-KS:

Công suất đặt: Pđ = 0.3888 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 3.585 * 1= 0.3888 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt* tgφ= 0.3888 * 0.75= 0.2916 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.38882 +0.29162 = 0.486 (KVA).

S tt 0.486
Itt =
U
= 0.22 = 2.21 A.

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng Để rác 1:

 Phụ tải chiếu sáng:


Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-ĐR1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng Để rác 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-ĐR2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Sảnh hành lang 1:

 Phụ tải chiếu sáng:


Công suất đặt: Pđ = 0.096 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.096 * 0.9= 0.0864 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-SHL1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0864 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0864 * 1 = 0.0864 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0864 * 0.75= 0.0648 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.08462 +0.06482 = 0.11 (KVA).

S tt 0.11
Itt =
U
= 0.22 = 0.5 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Sảnh hành lang 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.096 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.096 * 0.9= 0.0864 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-SHL2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0864 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0864 * 1 = 0.0864 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0864 * 0.75= 0.0648 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.08462 +0.06482 = 0.11 (KVA).

S tt 0.11
Itt =
U
= 0.22 = 0.5 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Cầu thang 1:

 Phụ tải chiếu sáng:


Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-CT1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Cầu thang 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-CT2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán WC Nam:

 Phụ tải chiếu sáng:


Công suất đặt: Pđ = 0.036 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.036 * 0.9= 0.0324 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-WCNa:

Công suất đặt: Pđ = 0.0324 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0324 * 1 = 0.0324 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.032 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.0243 (KVA).

S tt 0.0243
Itt =
U
= 0.22 = 0.11 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán WC Nữ:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.036 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.036 * 0.9= 0.0324 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T2-WCNu:

Công suất đặt: Pđ = 0.0324 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0324 * 1 = 0.0324 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.032 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.0243 (KVA).

S tt 0.0243
Itt =
U
= 0.22 = 0.11 (A).

4.1.5 Xác định phụ tải tính toán tầng 3 đến tầng 10
- Tính toán phụ tải tính toán cho tầng 3 đến tầng 10:

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Phòng 01 :


 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.252 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.252 * 0.9= 0.2268 (KW).

+ Tính toán phụ tải tính toán cho Hành lang 01 :

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.036 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.036 * 0.9= 0.0324 (KW).

+ Tính toán phụ tải tính toán cho WC 01 :

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.048 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.048 * 0.9= 0.0432 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T3-P01:

Công suất đặt: Pđ = 0.2268 + 0.0324 + 0.0432 = 0.3024 (KW).

Công suất tính toán: Ptt = Pđ * Kđt = 0.3024 * 1= 0.3024 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.3024 * 0.75= 0.2268 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.22682 +0.3024 2 = 0.378 (KVA).

S tt 0.378
Itt =
U
= 0.22 = 1.72 (A).

Từ Phòng 02 đến Phòng 18 phụ tải tính toán tương tự Phòng 01.

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng tập thể 1:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.288 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.288 * 0.9= 0.2592 (KW).
 Công suất tính toán tủ điện T3-PTT1:

Công suất đặt: Pđ = 0.2592 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.2592 * 1 = 0.2592 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.2592 * 0.75= 0.1944 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.25922+ 0.19442 = 0.324 (KVA).

S tt 0.324
Itt =
U
= 0.22 = 1.47 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng tập thể 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.288 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.288 * 0.9= 0.2592 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T3-PTT2:

Công suất đặt: Pđ = 0.2592 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.2592 * 1 = 0.2592 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.2592 * 0.75= 0.1944 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.25922+ 0.19442 = 0.324 (KVA).

S tt 0.324
Itt =
U
= 0.22 = 1.47 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng Để rác 1:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).
 Công suất tính toán tủ điện T3-ĐR1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Phòng Để rác 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T3-ĐR2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Sảnh hành lang :

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.204 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.204 * 0.9= 0.1836 (KW).
 Công suất tính toán tủ điện T3-SHL:

Công suất đặt: Pđ = 0.1836 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.1836 * 1 = 0.1836 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.1836 * 0.75= 0.1377 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.18362 +0.13772 = 0.2295 (KVA).

S tt 0.2295
Itt =
U
= 0.22 = 1.05 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Cầu thang 1:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).

 Công suất tính toán tủ điện T3-CT1:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 (KW).

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A).

+ Tính toán phụ tải tính toán Cầu thang 2:

 Phụ tải chiếu sáng:

Công suất đặt: Pđ = 0.024 (KW).

Công suất tính toán: PttCS= Pđ * Ksd = 0.024 * 0.9= 0.0216 (KW).
 Công suất tính toán tủ điện T3-CT2:

Công suất đặt: Pđ = 0.0216 KW.

Công suất tính toán: Ptt= Pđ * Kđt = 0.0216 * 1 = 0.0216 (KW).

Ta có cosφ = 0.8 => tgφ = 0.75.

Qtt = Ptt * tgφ= 0.0216 * 0.75= 0.0162 (KVAr).

Stt = √ Ptt 2+ Q tt 2 = √ 0.02162 +0.01622 = 0.027 (KVA).

S tt 0.027
Itt =
U
= 0.22 = 0.12 (A.)

Từ tầng 4 đến tầng 10 phụ tải tính toán tương tự tầng 3

Bảng 4. Công suất tính toán tủ điện từng tầng

Tủ điện Tầng Pđ Ptt Qtt Stt Itt


(KW) (KW) (KVAr) (KVA) (A)
T-1 Tầng 1 3.7596 3.7596 3.2947 4.7035 21.36
T-2 Tầng 2 3.7584 3.7584 2.8188 4.702 21.36
T-3 Tầng 3 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38
T-4 Tầng 4 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38
T-5 Tầng 5 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38
T-6 Tầng 6 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38
T-7 Tầng 7 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38
T-8 Tầng 8 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38
T-9 Tầng 9 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38
T-10 Tầng 10 6.2208 6.2208 4.6656 7.78 35.38

Bảng 4. Hệ số đồng thời trong nhà tập thể, chung cư


ST
Số hộ tiêu thụ Hệ số đồng thời Ks
T

1 2 đến 4 1

2 5 đến 9 0,78

3 10 đến 14 0,63

4 15 đến 19 0,53

5 20 đến 24 0,49

6 25 đến 29 0,46

7 30 đến 34 0,44

8 35 đến 39 0,42

9 40 đến 49 0,41

10 50 hoặc lớn hơn 0,4

4.1.6 Xác định phụ tải bơm nước và hệ thống thông gió
- Công suất tính toán của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió (động cơ bơm nước,
quạt thông gió và các thiết bị khác) được xác định theo biểu thức sau:

n
PBT =K yc . ∑ Pbti
i=1

Trong đó:

Kyc - Hệ số sử dụng lớn nhất của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió theo bảng 2.18.

n - Số động cơ.

Pbti - Công suất điện định mức (kW) của động cơ bơm nước, quạt thông gió thứ i.

Bảng 4. Hệ số yêu cầu Kyc của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió

Số lượng động Kyc Số lượng động Kyc Số lượng động Kyc


cơ cơ cơ
2 1 (0,8) 8 0,75 20 0,65

3 0,9 (0,75) 10 0,70 30 0,60

5 0,8 (0,70) 15 0,65 50 0,55

CHÚ THÍCH: Con số trong ngoặc là cho loại động cơ có công suất lớn hơn 30
kW.

 Phụ tải máy bơm sinh hoạt:

- Chọn 3 Máy bơm nước công nghiệp 150HP Pentax CA 80-315AN, dùng để cấp nước
sinh hoạt cho tòa nhà.

- Thông số kỹ thuật: + Lưu lượng : 78 - 255 m3/h


+ Cột áp: 141.4 - 118.5 m

+ Công suất : 110 KW/150HP


+ Điện áp sử dụng : 380V/50 Hz

 Tính toán tủ điện máy bơm sinh hoạt:

Công suất đặt:

Pđ= 3 * 110= 330 (KW).

n
PttBSH =K yc . ∑ P bti
i=1 = 0.75* 330=247.5 (KW).

Lấy cosφtb= 0.8 => tgφ= 0.75

QttBSH = PttBSH. tgφ= 247.5 * 0.75= 185.63 (KVAr).

SttBSH = √ PttBSH 2+QttBSH 2 = √ 247.52 +185.6252 = 309.38 (KVA).

 Phụ tải hệ thống thông gió

Phụ tải thông gió tầng 1 và 2 :


- Chọn Quạt thông gió gắn trần ECPL có công suất 55 (W) và lưu lượng gió
640m3/h. Phòng lớn như Căn tin với phòng Tự học là mỗi phòng 16 quạt, còn lại
diện tíc nhỏ là 2 với 1 quạt. Tổng hệ thống thông gió của 2 tầng tòa nhà là 38.

Công suất đặt:

Pđ= 38 * 75= 2.850 (KW).

n
PttHTTG =K yc . ∑ P bti
i=1 = 0.55 * 2.850 = 1.5675 (KW).

Phụ tải thông gió tầng 3 đến tầng 10:

- Chọn Quạt thông gió gắn trần ECPL có công suất 55W và lưu lượng gió 640
(m3/h). Mỗi phòng 1 quạt. Tổng hệ thống thông gió của tầng tòa nhà là 16.

Công suất đặt:

Pđ= 16 * 55= 0.88 (KW).

n
PttHTTG =K yc . ∑ P bti
i=1 = 0.55 * 0.88= 0.484 (KW).

Vậy tổng công suất tính toán hệ thống thông gió là 1.5675 + 0.484 = 2.0515 (KW).

 Tính toán tủ điện hệ thống thông gió:

Công suất tính toán: Ptt =2.0515 (KW).

Lấy cosφtb= 0.8 => tgφ= 0.75

QttHTTG = PttHTTG. tgφ= 2.0515 * 0.75= 1.539 (KVAr).

SttHTTG = √ PttHTTG2 +QttHTTG2 = √ 2.05152 +1.5392 = 2.57 (KVA).

4.1.7 Xác định phụ tải thang máy

Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính theo công thức:
n
PTM =K yc . ∑ Pni √ Pvi + P gi
i=1

Trong đó:
PTM - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải thang máy.

Pni - Công suất điện định mức (kW) của động cơ kéo thang máy thứ i.

Pgi - Công suất (kw) tiêu thụ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện trong thang
máy thứ i, nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị Pgi = 0,1Pni.

Pvi - Hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lí lịch thang máy thứ i nếu không có số
liệu cụ thể có thể lấy giá trị của Pvi = 1.

Kyc - Hệ số yêu cầu của nhóm phụ tải thang máy, với nhà ở xác định theo bảng 2.10.

Bảng 4. Hệ số yêu cầu của phụ tải thang máy

Số Hệ số yêu cầu khi số lượng thang máy bằng:


tầng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 20

6 đến 7 1 0,85 0,70 0,55 0,55 0,45 0,45 0,42 0,40 0,38 0,30 0,27

8-9 1 0,90 0,75 0,65 0,60 0,55 0,50 0,45 0,42 0,40 0,33 0,33

10 - 11 - 0,95 0,80 0,70 0,63 0,56 0,52 0,48 0,45 0,42 0,35 0,31

12 - 13 - 1 0,85 0,73 0,65 0,58 0,55 0,50 0,47 0,44 0,38 0,34

14 - 15 - 1 0,97 0,85 0,75 0,70 0,66 0,60 0,58 0,56 0,43 0,37

16 - 17 - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,65 0,60 0,55 0,47 0,40

18 - 19 - - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,67 0,63 0,52 0,45

20 - 24 - - 1 1 0,95 0,85 0,80 0,75 0,70 0,66 0,54 0,47

25 - 30 - - 1 1 1 1 0,90 0,85 0,80 0,75 0,62 0,53

31 - 40 - - 1 1 1 1 0,93 0,87 0,82 0,78 0,64 0,55

 Phụ tải thang máy:


- Tòa nhà có 2 thang máy. Chọn thang máy hãng Thiên Nam có sức chứa 24 người
tương đương 1600 (kg) cho 2 thang máy , mỗi thang máy sử dụng động cơ có công
suất 18.5 (KW) để kéo

- Công suất tính toán cho thang máy có tải trọng 1600 (kg) (dựa vào bảng chọn K yc=
0.75):

n
PTM =K yc . ∑ Pni √ Pvi +P gi √1
i=1 = 0.75 * 18.5* + 0.1* 1.85= 25.67 (KW).

Công suất tính toán (Kđt= 1): PttTM1.6= Pđ * Kđt= 25.67 * 1= 25.67 (KW).

Lấy cosφtb= 0.8 => tgφ= 0.75.

QttTM1.6 = PttTM1.6. tgφ= 25.67 * 0.75= 19.25 (KVAr).

SttTM 1.6 = √ PttTM 1.6 2+Q ttTM 1.62 = √ 25.672 +19.252 = 32 (KVA).

- Tính toán cho tủ điện thang máy bảng sau:

Bảng 4. Công suất tính toán tủ điện thang máy

Tủ điện thang Công suất Kyc PTM Kđt PttTM QttTM SttTM
máy động cơ kéo (KW) (KW) (KVAr) ( KVA)
(KW)
TM1 Thang 18.5×2 0.75 51.34 1 51.34 38.5 64
máy
Chương 5. PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN
5.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN
- Việc chọn phương án cung cấp điện bao gồm: chọn cấp điện áp, nguồn điện, sơ đồ
nối dây, phương thức vận hành….

- Các vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành, khai thác và phát huy hiệu quả
của hệ thống cung cấp điện.

- Phương án cung cấp điện được xem là hợp lý nếu thỏa mãn những yêu cầu sau:

+ Đảm bảo chất lượng điện, tức là đảm bảo tần số qua điện áp nằm trong phạm vi cho
phép.

+ Đảm bảo độ tin cậy, tính liên tục cung cấp điện phù hợp với yêu cầu của phụ tải.

+ Thuận tiện trong việc vận hành, lắp ráp sữa chữa.

+ Có các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật hợp lý.

5.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN ĐỐI VỚI MẠNG


ĐIỆN HẠ ÁP
- Ta có 2 sơ đồ nối dây chính khi chọn sơ đồ nối dây của mạng điện, chúng ta phải căn
cứ vào các yêu cầu cơ bản của mạng điện, vào tính chất của hộ dùng điện, vào trình độ
vận hành thao tác của công nhân, vào vốn đầu tư v.v ….

- Việc lựa chọn sơ đồ nối dây phải dựa trên cơ sở tính toán so sánh kỹ thuật.

- Nói chung sơ đồ nối dây có hai dạng cơ bản sau đây :

- Sơ đồ hình tia:
Hình 5. Sơ đồ hình tia

- Sơ đồ dạng phân nhánh (trục chính):


Hình 5. Sơ đồ phân nhánh

 Ưu và nhược điểm:

- Sơ đồ hình tia:

+ Có ưu điểm là nối dây rõ ràng, mỗi hộ dùng điện được cung cấp từ một đường dây,
do đó chúng ít ảnh hưởng lẫn nhau, độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao, dễ thực
hiện các biện pháp bảo vệ và tự động hóa, dễ vận hành bảo quản.

+ Khuyết điểm của nó là vốn đầu tư lớn. Vì vậy sơ đồ nối dây hình tia thường được
dùng khi cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại 1 và 2.

- Sơ đồ phân nhánh có ưu khuyết điểm ngược lại so với sở đồ hình tia. Vì vậy loại sơ
đồ này thường được dùng khi cung cấp điện cho các hộ liêu thụ loại 2 và 3.

- Trong thực tế người ta thường kết hợp hai dạng sơ đồ cơ bản đó thành những sơ đồ
hỗn hợp. Để nâng cao trình độ tin cậy và tính linh hoạt của sơ đồ người ta thường đặt
các mạch dự phòng chung hoặc riêng.

=> Thông qua 2 sơ đồ nêu trên và ưu nhược điểm của mỗi sơ đồ, ta sẽ chọn phương án
cấp điện kết hợp sơ đồ hình tia và dạng phân nhánh để cấp điện cho công trình, nhằm
nâng cao độ tin cậy và tính linh hoạt trong việc cung cấp điện.
-Từ tủ phân phối chính đến các tủ phân phối thường sử dụng phương án đi dây hình
tia.

-Từ tủ phân phối đến các thiết bị thường dùng sơ đồ hình tia cho các thiết bị có
công suất lớn và sơ đồ phân nhánh cho các cho các thiết bị có công suất nhỏ.

5.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN


- Thông qua 2 sơ đồ nêu trên, ưu và nhược điểm mỗi sơ đồ, đối với sơ đồ hình tia ta có
thể dễ dàng khắc phục nhược điểm bằng cách đi đường dây dự phòng, phòng khi gặp
trường hợp sự cố.

- Để nâng cao độ tin cậy và tính linh hoạt nên ta sẽ chọn phương án cấp điện sơ đồ
hình tia và dạng phân nhánh thành sơ đồ mạng hỗn hợp để cấp điện cho tòa nhà.

- Đối với sơ đồ hình tia ta đi dây từ tủ phân phối chính đến tủ phân phối phụ.

- Đối với sơ đồ dạng phân nhánh thích hợp đi dây từ tủ phân phối phụ đến phụ tải.

- Sơ đồ mạng hỗn hợp Qua sơ đồ trên, ta sử dụng sơ đồ hình tia để đi dây từ tủ điện
chính đến tủ điện phụ, từ tủ điện phụ đến tủ điện phòng.

- Ta sử dụng sơ đồ dạng phân nhánh để đi dây từ tủ điện phòng đến trực tiếp các phụ
tải thuộc trên một nhánh.
Hình 5. Sơ đồ mạng hỗn hợp

Chương 6. TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ


6.1 CHỌN MÁY BIẾN ÁP
6.1.1 Trạm biến áp là gì?
- Trạm biến áp là một trong những thứ rất quan trọng nhất đối với một hệ thống cung
cấp điện. Như ta biết thì trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng sao cho phù hợp với
hệ thống điện. Những trạm biến áp, trạm phân phối, đường dây tải điện sẽ kết hợp với
các nhà máy phát điện tạo thành một hệ thống truyền tải điện năng thống nhất. Vì vậy,
việc chọn số lượng và công suất định mức của máy biến áp là việc làm rất quan trọng.

- Để chọn số lượng và công suất máy biến áp chúng ta cần xét đến các phương án về
kinh tế và kỹ thuật để để đem lại hiệu quả nhất:

+ An toàn, yêu cầu liên tục cấp điện của hộ phụ tải.

+ Vốn đầu tư bé nhất.


+ Chi phí vận hành hằng năm bé nhất.

+ Dung lượng của máy biến áp trong một dự án cung cấp điện đồng nhất, ít chủng loại
để giảm số lượng và dung lượng máy biến áp dự phòng.

- Về phương tiện cấu trúc, người ta chia ra trạm ngoài trời và trạm trong nhà:

+ Trạm ngoài trời: ở trạm này, các thiết bị phía cao áp đều đặt ngoài trời, còn phần
phân phối điện áp thấp đặt trong nhà hoặc để trong các tủ sắt chế tạo sẵn chuyên dùng
để phân phối hạ thế. Xây dựng trạm ngoài trời sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng hơn so với
xây dựng trạm trong nhà.

+ Trạm trong nhà: ở trạm này, tất cả các thiệt bị điện đều đặt trong nhà, chi phí xây
dựng rất tốn kém.

6.1.2 Chọn công suất và số lượng máy biến áp


- Căn cứ các dữ liệu tính toán công suất phụ tải trên, để cấp điện toàn bộ dự án với yêu
cầu theo chủ đầu tư, phụ tải cung cấp liên tục. Để dễ dàng trong việc chọn số lượng
công suất máy biến áp và chọn máy phát dự phòng, ta sẽ chia phụ tải cấp điện cho tòa
nhà làm 1 phụ tải chính:

+ Cấp điện phụ tải từ tầng 1 đến tầng 10.

- Chọn 1 máy biến áp trong 1 trạm biến áp, theo điều kiện:

SđmMBA ≥ Stt

Trong đó:

+ SđmMBA: Công suất đinh mức máy biến áp.

+ Stt: Công suất tính toán phụ tải.


- Ta có bảng thống kê tính toán chọn MBA như sau:

Bảng 6. Tính toán chọn công suất máy biến áp

Tủ điện Vị trí Chức năng Tổng công suất


tính toán tủ (KW)
MBA Tầng 1 Cấp điện cho tòa
(TĐ-TN) nhà
T-1 Tầng 1 Khu sinh hoạt hằng 3.7596
ngày
T-2 Tầng 2 Khu tự học 3.7584
T-3 Tầng 3 Phòng ký túc 6.2208
T-4 Tầng 4 Phòng ký túc 6.2208
T-5 Tầng 5 Phòng ký túc 6.2208
T-6 Tầng 6 Phòng ký túc 6.2208
T-7 Tầng 7 Phòng ký túc 6.2208
T-8 Tầng 8 Phòng ký túc 6.2208
T-9 Tầng 9 Phòng ký túc 6.2208
T-10 Tầng 10 Phòng ký túc 6.2208
TM Tầng 1 Thang máy 51.34
MBN Tầng 1 Bơm nước sinh 309.38
hoạt
HTTG-1 Tầng 1 Thông gió từ tầng 1.5675
1 đến tầng 2
HTTG-2 Tầng 3 Thông gió từ tầng 0.484
3 đến tầng 10
Công suất Pđ (KW) 420.06
Hệ số đồng thời KS 0.6
Công suất tính toán Ptt (KW) 252.036
Hệ số công suất cosφ 0.8
Tổng công suất chọn MBA (KVA) 315.045
Máy biến áp chọn 1×750

- Chọn máy biến áp khô THIBIDI 3 pha ( bối dây nhôm Al/Al ) hiệu PAE vì vị trí của
tòa nhà nằm ở trong khu đô thị và trạm biến áp được đặt ở tầng 1.

 MBA:

- Công suất định mức: 750 KVA.

- Cấp điện áp: 22/0.4KV - Dyn-11.

- Po (W) (+15%): 900.

- Pk 120°C (W) (+15%): 7000.


Hình 6. Máy biến áp THIBIDI 3 pha Hiệu PAE

6.2 CHỌN CB VÀ DÂY DẪN

6.2.1 Chọn CB và dây dẫn từ MBA đến cho tủ điện tổng TĐ-TN
- Chọn CB cho bảo vệ tủ điện tổng TĐ-TN:

 Dòng điện tính toán:


S tt 315.045
Itt = = = 478.66 A.
√ 3∗U dm √ 3∗0.38
 Chọn Máy cắt ACB AE1000-SW 4P 1000A 65KA loại di động Mitsubishi với
Iđm= 1000A ; Icnm= 65 KA.
- Chọn dây dẫn: Ta có Itt= 478.66 A, chọn dây đồng: mật độ công suất j=6.
I tt 478.66
Tiết diện dây: = 6
= 80 mm2.
j
 Chọn 4 cáp lõi đồng 3C×185 + 1C×150 CU/XLPE/PVC. Với dòng cho phép tối
đa mỗi cáp có tiết diện 185 mm2 là Icpđm = 485 A, tiết diện 150 mm2 là Icpđm= 445
A.
6.2.2 Chọn CB và dây dẫn từ TĐ-TN đến các tủ điện tầng
 Tủ điện tầng 1 (T-1):

- Chọn CB cho bảo vệ tủ điện T-1:

 Dòng điện tính toán:


S tt 3.76
Itt = = =5.7 A
√ 3∗U dm √ 3∗0.38
 Chọn MCCB 3P 25A 7.5kA 25A với Iđm= 25 A; Icnm= 7.5 KA.
- Chọn dây dẫn: Ta có Itt= 5.7 A, chọn dây đồng: mật độ công suất j=6.
I tt 5.7
Tiết diện dây = = 6
= 1 mm2.
j
 Chọn 4 cáp lõi đồng 3C×4 + 1C×2.5 CU/XLPE/PVC. Với dòng cho phép tối đa
mỗi cáp 4 mm2 là Icpđm= 52 A, 2.5 mm2 là Icpđm= 37 A.
Tính tương cho các tủ điện khác:
Bảng 6. Chọn CB và dây dẫn từ TĐ-TN đến các tủ điện tầng

Tủ Itt Chọn CB Chọn dây


Loại CB Iđm Icnm Loại dây Tiết diện Icpđm
điện (A)
(A) (KA) (mm2) (A)
T-1 5.7 MCCB 3P 10 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×2 + 3C×48 +
1C×2.5 1C×35
T-2 5.7 MCCB 3P 10 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×2 + 3C×48 +
1C×4 1C×35
T-3 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
T-4 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
T-5 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
T-6 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
T-7 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
T-8 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
T-9 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
T-10 10.3 MCCB 3P 25 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
TM1 82.5 MCCB 3P 60 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×10 + 3C×76+
1C× 6 1C×58
MBN 470 MCCB 3P 500 50 CU/XLPE/PVC 3C×95 + 3C×325+
1C×70 1C×262
HTTG 1.57 MCCB 3P 10 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37
HTTG 0.484 MCCB 3P 10 7.5 CU/XLPE/PVC 3C×4 + 3C×52 +
1C×2.5 1C×37

6.2.3 Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện tầng đến tủ điện phòng


- Chọn CB cho bảo vệ tủ điện T1-CT:

 Dòng điện tính toán:


S tt 2.82
Itt = =
U dm 0.22
=12.8 A

 Chọn MCB 2P 10A 6kA với Iđm= 10 A; Icnm= 6 KA.


- Chọn dây dẫn: Ta có Itt= 12.8A, chọn dây đồng: mật độ công suất j=6.
I tt 12.8
Tiết diện dây = = 6
= 2.1 mm2.
j
 Chọn 1 cáp lõi đồng 1C×3 CU/PVC/PVC. Với dòng cho phép tối đa 3 mm 2 là
Icpđm= 24 A.
Tính tương cho các tủ điện khác:
Bảng 6. Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện tầng đến tủ điện phòng tương ứng

Tủ điện Itt Chọn CB Chọn dây


Loại Iđm Icnm Loại dây Tiết diện Icpđm
(A)
CB (A) (KA) (mm2) (A)
T1 đến
T1-CT 12.8 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×3 24
T1-PT 1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-PVCT 1.7 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-ĐR1 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
Tủ điện Itt Chọn CB Chọn dây
Loại Iđm Icnm Loại dây Tiết diện Icpđm
(A)
CB (A) (KA) (mm2) (A)
T1-ĐR2 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-SHL1 0.4 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-SHL2 0.4 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-CT1 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-CT2 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-WCNam 0.15 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-WCNu 0.15 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T-2 đến
T2-PTH 11.7 MCB 2P 40 6 CU/PVC/PVC 1C×3 24
T2-PDKMS 1 MCB 2P 40 6 CU/PVC/PVC 1C×4 22
T2-PGĐ 1 MCB 2P 40 6 CU/PVC/PVC 1C×4 22
T2-KS 1.7 MCB 2P 40 6 CU/PVC/PVC 1C×4 22
T1-ĐR1 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-ĐR2 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-SHL1 0.4 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-SHL2 0.4 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-CT1 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-CT2 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-WCNam 0.15 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-WCNu 0.15 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T-3 đến
T3-P01 1.4 MCB 2P 40 6 CU/PVC/PVC 1C×4 22
T3-PTT1 1.2 MCB 2P 40 6 CU/PVC/PVC 1C×4 22
T3-PTT2 1.2 MCB 2P 40 6 CU/PVC/PVC 1C×4 22
T1-ĐR1 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-ĐR2 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-SHL1 0.4 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-SHL2 0.4 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-CT1 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22
T1-CT2 0.1 MCB 2P 10 6 CU/PVC/PVC 1C×1.5 22

 Tầng 3 có 18 phòng ký túc xá chọn CB và dây dẫn giống như chọn phòng
01.
 Từ tầng 4 đến tầng 10 chọn CB và dây dẫn giống như chọn tầng 3.

6.2.4 Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện phòng đến thiết bị


 Tính dòng điện của thiết bị:

P
- Ta có: P=U*I*Cosφ => I=
U∗cos φ
- Vì điều hòa có inverter: Cosφ= 0.9

2.5
- Tính cho điều hòa 1.0HP: I = =13A
0.22∗0.9

- Tính tương tự (trừ điều hòa có cosφ= 0.9, các thiết bị còn lại chọn cosφ= 0.8) như
trên ta được:

Bảng 6. Chọn CB và dây dẫn từ tủ điện phòng đến thiết bị

Thiết bị P Itt Chọn CB Chọn dây


Loại Iđm Icnm Loại dây Tiết Icpđm
(KW) (A)
CB (A (KA) diện (A)
) (mm2)

Đèn 0.36 2 MCB 10 4.5 CU/PVC/PV 1C×1.5 22


1P C
Tivi 0.16 1 MCB 10 4.5 CU/PVC/PV 1C 22
1P C ×1.5

 Các phòng đều cho thiết bị như nhau ngoại trừ đèn nhưng chênh lệch không
quá 10A

6.3 TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG


- Ta có công thức:

Qbu = Ptt(tgφ1 − tgφ2)α (KVAr)

Trong đó:

+ Ptt: Phụ tải tính toán của hộ tiêu thụ điện (KW).

+ 𝜑1: Góc ứng với hệ số công suất trung bình (Cos𝜑1) trước khi bù.

+ 𝜑2: Góc ứng với hệ số công suất (Cos𝜑2) muốn đạt được sau khi bù.

+ α = 1 Hệ số xét tới khả năng nâng cao Cos𝜑 bằng những biện pháp không đòi hỏi
đặt thiết bị bù.

- Hệ số cosφ tối thiểu do nhà nước quy định từ 0,85 ÷ 0,95.


- Hệ số công suất trung bình trước khi bù 𝐶𝑜𝑠𝜑1 = 0.85 => tg𝜑1 = 0.62.

- Như vậy, phải nâng cao hệ số cosφ lên 0,95 bằng cách bù công suất phản kháng để
phù hợp với tiêu chuẩn của nhà nước quy định 𝐶𝑜𝑠𝜑2 = 0.95 => tg𝜑2 = 0.33.
- Với α = 1, lựa chọn cách lắp đặt bù tập trung.

 Dung lượng cần bù cho hệ thống cấp điện cho phụ tải tòa nhà :

- Ta có công thức: Qbu = Ptt(tgφ1 − tgφ2)α = 252.036 * ( 0.62 – 0.33) * 1

= 252.036 KVAr.

 Ta chọn 3 tụ bù khô MIKRO 3P 440V-50Hz, dung lượng mỗi tụ bù là 50

(KVAr).

 Ta chọn loại tụ bù khô với:

- Ưu điểm: nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ lắp đặt, thay thế, chiếm ít diện tích trong tủ
điện.

- Nhược điểm: Dung lượng tụ bù chỉ 2.5 KVAR đến 50 KVAR chỉ thích hợp sử
dụng cho mạng điện chất lượng điện tương đối tốt.
Hình 6. Tụ bù khô MIKRO 3P 440V-50Hz
Chương 7. THIẾT KẾ NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT
7.1 THIẾT KẾ NỐI ĐẤT :
7.1.1 Mục đích :
Mục đích nối đất là để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các bộ phận có
mang điện áp. Khi cách điện bị hư hỏng những phần kim loại của thiết bị điện hay các
máy móc khác thường trước kia không có điện, bây giờ có thể mang hoàn toàn điện áp
làm việc. Khi chạm vào chúng, người có thể bị tổn thương do dòng điện của chúng gây
nên. Nối đất là để giảm điện áp đối với đất của những bộ phận kim loại của thiết bị
điện đến một trị số an toàn đối với người. Những bộ phận này bình thường không
mang điện áp nhưng có thể do cách điện bị chọc thủng nên có điện áp xuất hiện trên
chúng. Như vậy nối đất là sự chủ định nối điện các bộ phận của thiết bị điện với hệ
thống nối đất...
Hệ thống cung cấp điện làm nhiệm vụ phân phối và truyền tải điện năng đến các hộ
dùng điện. Nếu cách điện bị hư hỏng, người vận hành không tuân theo các quy tắc an
toàn thì có thể gây nguy hiểm hay sét đánh trực tiếp thiết bị, không những làm hư hỏng
thiết bị mà còn gây nguy hiểm cho người công nhân vận hành. Do đó, hệ thống cung
cấp điện phải nhất thiết có biện pháp an toàn. Một trong các biện pháp an toàn đó là
nối đất cho cho các thiết bị điện và đặt các thiết bị nối đất chống sét. Thiết bị nối đất
bao gồm các điện cực và dây nối đất.
 Các điện cực đứng được chôn trực tiếp vào trong đất. Điện cực ngang được
chôn ngầm ở độ sâu nhất định.
 Dây nối đất dùng để nối liền các bộ phận được nối với các điện cực.
 Trong hệ thống cung cấp điện có 3 loại nối đất chính:
 Nối đất an toàn : Trang bị nối đất được nối với vỏ của thiết bị điện.
 Nối đất làm việc : Trang bị nối đất được nối với dây trung tính của máy biến
áp, trung tính của máy phát.
 Nối đất chống sét : Trang bị nối đất được nối với bộ phận chống sét như kim
lôi.
Khi có trang bị nối đất thì dòng ngắn mạch sẽ xuất hiện do cách điện vỏ và thiết bị
hỏng nó sẽ qua thiết bị theo dây dẫn chạy tản xuống đất.
7.1.2 Yêu cầu :
- Giá trị điện trở nối đất Rđ ≤ 4 Ω (TCN 18-2006).
- Bảo vệ an toàn cho người và thiết bị bởi điện áp bước.
- Tuổi trọ hệ thống nối đất cao.
- Vỏ các thiết bị được nối với bản đồng tiếp đất.
- Độ tin cậy cao và hạn chế bảo trì.
- Duy trì chức năng vận hành của hệ thống thiết bị.
7.1.3 Các kiểu nối đất :
 Trong hệ thống cung cấp điện có 3 loại nối đất chính:
 Nối đất an toàn : Trang bị nối đất được nối với vỏ của thiết bị điện.
 Nối đất làm việc : Trang bị nối đất được nối với dây trung tính của máy biến
áp, trung tính của máy phát.
 Nối đất chống sét : Trang bị nối đất được nối với bộ phận chống sét như kim
lôi.
7.1.4 Tính toán nối đất cho tòa nhà :
Do lưới điện của phân xưởng có U < 1000 (V) nên khi tính chọn cọc phải đảm bảo
điện trở không vượt quá 4 ( W ).
 RHT ≤ 4Ω.
Và điện áp bước lớn nhất không vượt qua 40 (V) và dòng qua người không được quá
10 (mA).
Dự án xây dựng trên nền đất tra bảng 3.4 trang 49 trong giáo trình An Toàn Điện
PGS.TS Quyền Huy Ánh ta có điện trở suất của đất ρd = 20 – 100 (Ωm), ta chọn giá trị
điện trở suất của đất khi thiết kế là 100 Ωm.

 Ta chọn hệ thống cọc nối đất cọc thép bọc đồng bao gồm:

+ Số lượng: 20 cọc.

+ Chiều dài L = 3m.

+ Đường kính cọc d = 16 mm.

+ Đóng thẳng xuống đất cách mặt đất h = 0.8m.


+ Khoảng cách giữa các cọc a = 6.48m.

+ Chiều dài toàn nhà 46,8m.

+ Chiều rộng tòa nhà 18m.

Bảng 7. Hệ số thay đổi điện trở suất của đất theo mùa Km

Độ sâu đặt bộ Hệ số thay đổi


Hình thức nối đất Ghi chú
phận nối đất (m) điện trở suất
Trị số ứng với loại
0.5 1.4-1.8
Cọc đặt nằm ngang đất khô (đo vào
0.8-1 1.25-1.45
mùa khô)
Trị số ứng với loại
Cọc đóng thẳng
0.8 1.2-1.4 đất ẩm (đo vào
đứng
mùa mưa)

 Điện trở suất tính toán của đất:

ρtt = Km*ρd = 1,4*100 = 140 (Ωm)

 Điện trở nối đất của 1 cọc là:


ρ 4L 2 h+ L
rc = ln ( ) x
2 πL 1.36∗d 4 h+ L
140 4∗3 2∗0.8+3
= 2 π∗3 ln ( ) = 34.79(Ω)
1.36∗16∗10−3 4∗0.8+3

Với số cọc là 20, tỷ số a/L = 6.48/3 = 2.16, tra bảng 3.8 trang 42 “Giáo trình
An toàn điện” PGS.TS Quyền Huy Ánh, ta được hệ số sử dụng ηc và ηth lần lượt là
0.47 và 0,27.

 Điện trở nối đất của hệ thống 14 cọc là:


rc 34.79
Rc = = = 3.7(Ω)
n∗ηc 20∗0.47

2
Chọn cáp nối các cọc là cáp đồng trần tiết diện 50 mm có d = 8 mm, chiều
dài cáp nối các cọc là Lt = 20*6.48 = 130 m.
 Điện trở của dây cáp đồng trần với chiều dài là 70m, chôn sau 0.8m là:
ρ ¿
rt =
πLt
[ ln (4 < √ h∗d ¿) -1]
140 4∗130
=
π∗130
[ ln ( ) -1]= 2.67()
√ 0.8∗8∗10−3
 Điện trở nối đất của dây cáp đồng nối các cộc khi xét đến hệ số sử dụng thanh
(dây):
rt 2.67
Rth = = = 9.9()
ηth 0.27

 Điện trở nối đất của toàn hệ thống là:


Rc∗Rt 3.7∗9.9
R HT = = = 2.7() < 4() (Đạt yêu cầu)
Rc + Rt 3.7+9.9

Phù hợp với phương án chọn số cọc là n=20.Do đó, việc chọn hệ thống tiếp địa theo
kiểu chu vi mạch vòng cho phân xưởng là thỏa mãn.

7.2 THIẾT KẾ CHỐNG SÉT:


Tiêu chuẩn áp dụng:

 NFC 17-102-2011: Tiêu chuẩn chống sét.


 TCVN 9358-2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị công trình công nghiệp.

7.2.1 Hiện tượng sét – Tia sét:


- Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây
và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất
hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát).
-  Khi phóng tĩnh điện trong khí quyển, một tia sét có thể di chuyển (từ mây
xuống đất) với tốc độ gần 100,000 km/s.
7.2.2 Hậu quả do sét tạo ra:
7.2.2.1. Tác hại khi sét đánh trực tiếp:
- Do năng lượng của một cú sét lớn nên sức phá hoại của nó rất lớn khi một công trình
bị sét đánh trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đến độ bền cơ khí, cơ học của các thiết bị
trong công trình, nó có thể phá hủy công trình, gây cháy nổ…
- Biên độ dòng sét ảnh hưởng vấn đề quá điện áp xung và ảnh hưởng đến độ bền cơ
khí của các thiết bị trong công trình.
- Thời gian xung sét ảnh hưởng đến vấn đề quá điện áp xung trên các thiết bị.
- Thời gian tồn tại của xung sét thì ảnh hưởng đến độ bền cơ học của các thiết bị hay
công trình bị sét đánh.
- Ngoài ra, khả năng cháy nổ cũng xảy ra rất cao đôi với công trình bị sét đánh trực
tiếp.
7.2.2.2. Ảnh hưởng của xung xét lan truyền:
Khi xảy ra phóng điện sét sẽ gây nên một song điện từ tỏa ra xung quanh với tốc
độ rất lớn, trong không khi tốc độ của nó tương đương tốc độ ánh sáng. Sóng điện từ
truyền vào công trình theo các đường dây điện lực, thông tin… gây quá điện áp tác
dụng lên các thiết bị trong công trình, gây hư hỏng đặc biệt đối với các thiết bị nhạy
cảm: thiết bị điện tử, máy tính cũng như mạng máy tính.
Các tia sét được biết đến là nguyên nhân chủ yếu gây ra các xung quá điện áp. Một
lưu ý quan trọng là tia sét không cần phải đánh trực tiếp lên đường dây nguồn mới gây
ra hư hỏng, một tia sét đánh cách xa vài trăm mét cũng có thể gây ra những xung cảm
ứng lan truyền lớn có khả năng phá hủy, hoặc thậm chí phá hủy đường cáp ngầm lân
cận. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: do chuyển mạch nguồn, hay do
dòng khởi động của động cơ điện tạo ra các xung quá điện áp cảm ứng phá hủy các
đường dây lân cận. Do đó việc lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền cũng không kém
phần quan trọng so với chống sét trực tiếp.
7.2.3 Cấu tạo hệ thống chống sét cho công trình:
Hệ thống chống sét dùng kim thu tiên đạo bao gồm:

 Kim thu sét: gồm kim thường và kim thu tiên đạo.
 Dây dẫn sét: Nối từ kim thu sét xuống hộp kiểm tra và dẫn xuống hệ thống cọc
tiếp đất.
 Hộp kiểm tra: Dùng để thường xuyên đo điện trở tiếp đất chống sét.
 Thanh dẫn: thép dẹt hoặc thanh đồng dẹt nối các cọc tiếp đất với nhau bằng
phương pháp hàn thường, hoặc hàn kewell hoặc kẹp chuyên dùng hoặc dây dẫn
đồng trần.
 Cọc tiếp đất: Bằng cọc thép mạ đồng, thép V...
 Phụ kiện: Chân đỡ kim thu, kẹp cáp, kẹp cáp và cọc...
7.2.4 Phương pháp chống sét sử dụng đầu thu sét tia tiên đạo sớm ESE (Early
Streamer Emission):
 Kim phóng điện ESE (Early Streamer Emission) được nghiên cứu và phát triển
từ năm 1985. Nguyên lý của kim phóng điện sớm là tạo ra tia phóng điện đi lên
sớm hơn bất kỳ điểm nào trong khu vực được bảo vệ, từ đó tạo nên điểm chuẩn
để sét đánh vào chính nó và như vậy là kiểm soát được đường dẫn sét và bảo vệ
được công trình.
 Đầu thu sét với kim phóng điện sớm có thể tạo một đường dẫn sét về phía trên
sớm hơn một khoảng thời gian ∆T so với kim thu sét thông thường được xác
định qua biểu thức:
∆T = TSR - TESE
Trong đó:

∆T: là thời gian phóng điện sớm phụ thuộc vào loại đầu kim, chiều
cao công trình và mức bảo vệ.

TSR: là thời gian tạo ra đường dẫn sét về phía trên của một kim thu sét
thông thường.

TESE: là thời gian tạo ra đường dẫn sét về phía trên của kim phóng điện
sớm ESE.

 Do đầu thu sét phóng điện sớm ESE có thể tạo ra đường dẫn tiên đạo sớm hơn
một khoảng thời gian ∆T nên tạo ra một độ lợi khoảng cách ∆L so với kim thu
sét thông thường:
∆L=V.∆T

Trong đó:
∆L: là độ lợi khoảng cách (m)

V: là tốc độ phát triển của tia tiên đạo đi lên, thường là 1.1 (m/µs)
∆T: là thời gian phóng điện sớm (µs).

7.2.5 Xác định bán kính bảo vệ:


Bán kính bảo vệ của kim thu sét phát tia tiên đạo (E.S.E) phụ thuộc vào độ cao h
của kim thu sét so với mặt phẳng cần bảo vệ:

Với h < 5m: Dùng phương pháp đồ thị theo mục 2.2.3.3.a.b và c của tiêu chuẩn
NFC 17-102.

Với h>5m: áp dụng công thức:

R p = √ h ( 2 D−h ) + ∆ L(2 D+ ∆ L)

Trong đó:

+ R p: Bán kính bảo vệ mặt phẳng ngang tính từ chân


đặt kim thu sét (m).
+ h: Chiều cao cột thu sét ở trên bề mặt được bảo vệ
(m).
+ D = 10.I2/3 Khoảng cách phóng điện, khoảng cách
tăng thêm khi chủ động phát xung theo tiểu chuẩn
cấp bảo vệ dựa vào tiêu chuẩn NFC 17-102
9/2011 (m).
- 20 (m) cho cấp bảo vệ I.
- 30 (m) cho cấp bảo vệ II.
- 45 (m) cho cấp bảo vệ III.
- 60 (m) cho cấp bảo vệ IV.
Trong đó: L  V *T , với V là tốc độ phát triển của tia
tiên đạo đi lên, thường lấy

1,1m/ s ; T là thời gian phóng điện sớm, tùy thuộc loại đầu
kim (10 s , 25 s ,40 s ,50 s và 60 s ).

D (cấp độ Ei (khả năng R (bán kính I (kA)


bảo vệ) bảo vệ) bảo vệ)
IV 84% 60 15.7
III 91% 45 10.1
II 97% 30 5.4
I 99% 20 2.9
Bảng 7. Cấp độ bảo vệ chống sét

Xác suất xuất


hiện dòng sét có
Mức bảo vệ I(kA)
biên độ vượt quá
giá trị I(%)
Rất cao 3 99
Cao 6 98
Trung bình 10 93
Tiêu chuẩn 15 85
Bảng 7. Cấp độ bảo vệ chống sét

7.2.6 Tính toán và chọn kim phóng điện sớm ESE:


- Bán kính cần được bảo vệ cho tòa nhà R p = 25 m
- Chọn cấp độ bảo vệ IV (D=60m).
Dựa vào bảng vùng bán kính bảo vệ kim thu sét BAKIRAL-
ALFA S:

Chiều
3 4 5 10 15
cao
Mã kim BAKIRAL
ALFAS
39 52 64 65 65
ESE15
ALFAS
43 57 79 79 79
ESE30
ALFAS
72 90 97 98 98
ESE50
ALFAS
85 96 107 109 109
ESE60
ALFAS
ESE60 - 97 112 125 126 126
SJ
ALFAS 111 128 145 147 147
ESE60 -
SM
Bảng 7. Vùng bán kính bảo vệ kim thu sét BAKIRAL-ALFA S

- Dựa trên các yêu cầu chọn kim ALFAS ESE15, với bán
kính bảo vệ là 25m, độ cao cột là 3m, thời gian phát tia
tiên đạo là 60 s để bảo vệ chống sét cho toàn bộ dự án.

Hình 7. Kim thu sét ALFAS ESE15

Tính toán, kiểm tra lại:

R p = √ h ( 2 D−h ) + ∆ L(2 D+ ∆ L)

= √ 3 ( 2∗60−3 ) +1.1∗60 (2∗60+1.1∗60) = 112(m)


Vậy kim thu sét ALFAS ESE15 có thể bảo vệ cho toàn bộ dự án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
- Sau thời gian hoàn thành đề tài nghiên cứu “Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho
Kí túc xá Trường đại học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh”  em nhận ra mình
đã đạt được những kết quả như sau:

- Cũng cố lại kiến thức về các môn cung cấp điện, an toàn điện, khí cụ điện…
đã được học trong 4 năm qua.
- Hiểu rõ được tổng quan về việc thiết kế hệ thống điện trong tòa nhà cao
tầng.
- Sử dụng phần mềm Visual 2.6 Basic Edition thiết kế chiếu sáng.
- Biết cách trình bày một văn bản bố trí rõ ràng.
- Áp dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn IEC để tính toán và
thiết kế cho tòa nhà.
- Chọn thiết bị, thiết kế cung cấp điện cho một số tòa nhà .
KIẾN NGHỊ
- Ứng dụng hệ thống năng lượng mặt trời cho công trình, khách sạn.
- Tìm hiểu nghiên cứu các hệ liên quan như hệ HVAC, hệ thống Chiller, cấp
thoát nước, hệ PCCC….
- Nghiên cứu hướng phát triển ứng dụng công nghệ quản lý tòa nhà –
Building Managament System để quản lý hệ thống điện của tòa nhà một
cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 7114-2008: Tiêu chuẩn Việt Nam - Chiếu sáng nơi làm việc
[2] TCVN 6190:1999: Tiêu chuẩn Việt Nam về ổ cắm và phích cắm điện dùng
trong gia đình và các mục đích tương tự- kiểu kích thước cơ bản.
[3] TCVN 5678:2010: Tiêu chuẩn Việt Nam về thông gió- điều hòa không khí-
Tiêu chuẩn thiết kế.
[4] QCVN 09:2013/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng
sử dụng năng lượng hiệu quả.
[5] PGS.TS Quyền Huy Ánh, Giáo trình An toàn điện, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh, 2007.
[6] PGS.TS Quyền Huy Ánh, Giáo trình Cung cấp điện, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh, 2008.
[7] Ngô Hồng Quang, Giáo trình sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0.4 đến
500kV, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
[8] Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà Vicom Plaza 78 Trần Phú sử dụng
các phần mềm CAD, SV: Lê Xuân Hiệp, GVHD: Nguyễn Xuân Huy.
[9] Chọn đèn: https://rangdong.com.vn/.
[10] Chọn CB: http://hoahoa.com.vn/.
[11] Chọn dây dẫn: http://cadivi-vn.com/.
[12] Chọn kim thu sét: https://thyan.vn/.
[13] Chọn máy biến áp: http://www.thibidiphanan.com/.
[14] Nhiều nguồn internet khác.

You might also like