You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử

THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÔ HÌNH GIÀN PHƠI TỰ ĐỘNG

Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN HÙNG CƯỜNG


Sinh viên thực hiện : CHÁ VĂN TA
Mã sinh viên : 1662030020
Lớp : K19 KTĐ-ĐT

Thanh Hóa, Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên: Chá Văn Ta
Mã số sinh viên: 1662030020
Lớp: ĐH K19 KTĐ-ĐT Ngành: Kỹ thuật điện - Điện tử
Bộ môn: Kỹ thuật điện - Điện tử Khoa: Kỹ thuật – Công nghệ
I. Đề tài:
Thiết kế chế tạo mô hình giàn phơi tự động
II. Nội dung
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
2. Giới thiệu các linh kiện
3. Phân tích nguyên lý hoạt động của mô hình
4. Thiết kế mô hình
5. Mô phỏng và thực nghiệm
6. Các nội dung liên quan đến đề tài
III. Các bản vẽ A0:
1. Sơ đồ khối mô hình
2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển
3. Các bản vẽ cần thiết
IV. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Hùng Cường
V. Ngày giao nhiệm vụ: …………………………
VI. Ngày hoàn thành: …………………………….
Thanh Hóa, ngày …. tháng… năm 2020
TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Trần Hùng Cường TS. Trần Hùng Cường

ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KỸ THUÂT CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Họ và tên sinh viên : Chá Văn Ta


Chuyên ngành: Tự Động Hóa
2. Tên đề tài:
Thiết kế chế tạo mô hình giàn phơi tự động.
3. Nhận xét:
a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
……………………..……………………..…………….………….…...
………..
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
b) Những kết quả đạt được của ĐATN:
……………………..……………………..…………….………….…...
………..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
c) Những hạn chế của ĐATN:
……………………..……………………..…………….………….…...
………..
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
4. Đề nghị:
Được bảo vệ Không được bảo vệ

Giảng viên hướng dẫn

iii
TS. Trần Hùng Cường

LỜI CAM ĐOAN

Tôi Chá Văn Ta cam đoan đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của T.S Trần Hùng Cường
Các kết quả công bố trong đồ án tốt nghiệp là trung thực và không sao
chép từ bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện đề tài


(Ký và ghi rõ họ tên)

Chá Văn Ta

iv
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp em đã phải vượt qua bao nhiêu khó
khăn và thử thách. Trên chặng đường ấy, nhờ có sự động viên của thầy cô, bạn
bè, gia đình cùng với sự tạo điều kiện tốt nhất từ phía nhà trường, em mới có
thể đi đến đích như ngày hôm này. Em thấy biết ơn và muốn xin gửi lời cảm
ơn tới tất cả mọi người, những người đã ủng hộ, giúp đỡ em trên con đường
hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Hồng Đức, cùng các thầy cô
đã dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện cho em trong những
năm học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Trần Hùng Cường, người thầy
đã luôn tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và đặc biệt hơn cả là luôn động viên em,
tiếp thêm động lực cho em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn các thầy giáo trong bộ môn đã luôn tận tâm, nhiệt
tình giảng dạy em trong những năm tháng ở giảng đường Đại Học.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2020

v
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN......................................iii
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ GIÀN PHƠI TỰ ĐỘNG.........................2
1.1. Giời thiệu về giàn phơi tự động.............................................................2
1.2. Các loại giàn phơi hiện nay....................................................................4
1.2.1. Giàn phơi quay tay .............................................................................4
1.2.2. Giàn phơi bấm điện ............................................................................5
1.3. Mô hình về giàn phơi thông minh tự thiết kế.........................................6
1.4. Nguyên lý hoạt động của giàn phơi tự động như sau:............................7
CHƯƠNG 2: TRANG THIẾT BỊ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH GIÀN PHƠI TỰ
ĐỘNG..........................................................................................................8
2.1. Module cảm biến mưa...........................................................................8
2.1.1. Khái niệm cảm biến mưa....................................................................8
2.1.2. Cấu tạo cảm biến mưa.........................................................................8
2.1.3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến mưa.............................................8
2.1.4. Thông số kỹ thuật...............................................................................8
2.2. Module cảm biến ánh sáng....................................................................9
2.2.1. Khái niệm cảm biến ánh sáng.............................................................9
2.2.2. Cấu tạo cảm biến ánh sáng..................................................................9
2.2.3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến ánh sáng......................................9
2.2.4. Thông số kỹ thuật...............................................................................9
2.3. Công tắc hành trình..............................................................................10
2.3.1. Khái niệm.........................................................................................10
2.3.2. Nguyên lý hoạt động.........................................................................10
2.3.3. Phân loại...........................................................................................10
2.3.4. Ứng dụng..........................................................................................11
2.4. Động cơ giảm tốc 12V.........................................................................12
2.4.1. Thông số kĩ thuật..............................................................................12
2.4.2. Chức năng.........................................................................................12
2.4.3. Nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc......................................12
2.5. Tay phát RF315 4 kênh học lệnh (vỏ gỗ).............................................13
2.6. Module thu RF315 PT2272-M4 R06A CDR04...................................13
2.7. Nguồn Adapter 12V.............................................................................14
2.8. Module Relay.......................................................................................15

vi
2.8.1 Module Relay là gì?...........................................................................15
2.8.2. Relay là gì?.......................................................................................15
2.8.3 Các loại Module Relay.......................................................................15
2.8.4. Cấu tạo của module relay..................................................................16
2.8.5. Nguyên lý làm việc của Relay..........................................................16
2.8.6. Các thông số thường thấy của bộ Module Relay...............................16
2.8.7. Ứng dụng của Relay.........................................................................17
2.8.8. Cách sử dụng Relay..........................................................................18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ.........................................19
3.1. Thiết kế hệ dẫn động khung phơi.........................................................19
3.1.1. Chọn dây...........................................................................................19
3.1.2.Chọn động cơ. ...................................................................................20
3.1.3. Lựa chọn bộ truyền. .........................................................................21
3.2. Thiết kế hệ thông khung giàn phơi.......................................................23
3.2.1. Thông số của giàn phơi.....................................................................23
3.2.2. Khung che quần áo...........................................................................23
3.2.3. Thanh phơi........................................................................................24
3.2.4. Hệ thống móc....................................................................................24
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN...............................26
4.1 Yêu cầu thiết kế hệ thống điều khiển....................................................26
4.2 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển ............................................................26
4.3 Lưu đồ thuật toán..................................................................................27
4.4 Sơ đồ mạch nguyên lý...........................................................................28
4.5 Chức năng của từng khối......................................................................28
4.5.1 Khối nguồn........................................................................................28
4.5.2 Khối cảm biến...................................................................................29
4.5.3 Khối Relay.........................................................................................31
4.5.4 Khối điều khiển..................................................................................31
4.6 IC LM358............................................................................................32
4.7 Vi điều khiển STM8S003F3P6............................................................33
4.8 Module LM2598..................................................................................33
4.9 Mạch điều khiển giàn phơi....................................................................35
4.10 Kết quả................................................................................................36
KẾT LUẬN................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................38
WEBSITE THAM KHẢO..........................................................................38

vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Dân số thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014.........2
Hình 1.2: Dân số thành thị Hà Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014..........2
Hình 1.3: Dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến sơ bộ
năm 2014......................................................................................................3
Hình 1.4: Khu trung cư Royal City và khu trung cư Times City..................3
Hình 1.5: Phơi quần áo ở khu trung cư và Cảnh phơi quần áo tạm bợ..........4
Hình 1.6: Giàn phơi quay tay........................................................................5
Hình 1.7: Giàn phơi bấm điện.......................................................................6
Hình 1.8: Mô hình giàn phơi.........................................................................7
Hình 2.1: Cảm biến mưa...............................................................................8
Hình 2.2: Cảm biến ánh sáng......................................................................10
Hình 2.3: Công tắc hành trình.....................................................................11
Hình 2.4:Động cơ giảm tốc 12V.................................................................12
Hình 2.5: Tay phát RF315 (vỏ gỗ)..............................................................13
Hình 2.6: Module thu RF315......................................................................14
Hình 2.7: Nguồn adapter 12V.....................................................................14
Hình 2.8: Relay...........................................................................................15
Hình 2.9: Module Relay..............................................................................15
Hình 2.10: ví dụ về rơ le “thường mở” (NO)..............................................16
Hình 2.11: Các thiết bị có ngõ ra Relay NO/NC.........................................17
Hình 3.1: Hệ thống dẫn động khung phơi...................................................19
Hình 3.2: Dây dù chịu lực...........................................................................19
Hình 3.3: Puly bánh răng............................................................................22
Hình 3.4: Động cơ giảm tốc 12-24 V DS400..............................................23
Hình 3.5: Khung che...................................................................................23
Hình 3.6: Thanh phơi..................................................................................24
Hình 3.7: Ống nhựa PVC............................................................................24
Hình 3.8: Móc treo......................................................................................25
Hình 4.1: Sơ đồ khối...................................................................................26
Hình 4.2: Lưu đồ thuật toán giàn phơi tự động...........................................27
Hình 4.3:Sơ đồ thiết kế mạch giàn phơi tự động.........................................28
Hình 4.4: Sơ đồ khối nguồn........................................................................29
Hình 4.5:Khối cảm biến mưa......................................................................29

viii
Hình 4.6: Khối cảm biến ánh sáng..............................................................30
Hình 4.7 : Khối Relay.................................................................................31
Hình 4.8: Khối điều khiển..........................................................................31
Hình 4.9: ICLM358....................................................................................32
Hình 4.10: STM8S003F3P6........................................................................33
Hình 4.11: ICLM2596................................................................................34
Hình 4.12: Mạch điều khiển giàn phơi tự động...........................................35
Hình 4.13: Mạch đấu nối............................................................................35
Hình 4.14:Mô hình thực tế..........................................................................36
Hình 4.15: Phần phơi quần áo.....................................................................36

ix
Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cũng như nhu cầu đòi hỏi con
người càng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó có nhu cầu về cuộc
sống tiện nghi, thông minh. Điều này đã thôi thúc những nhà thiết kế, chế tạo ra những
sản phẩm đáp ứng những tiện nghi, thông minh đó. Một trong số đó cần kể tới là giàn
phơi tự động. Với các nước phát triển thì nó được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến, còn
ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì đang có xu hướng tìm cho mình
tiện nghi đó. Mặt khác với sự phát triển hiện đại của các khu nhà hay các khu chung
cư với diện tích không lớn lắm không gian đa số còn hạn chế vì thế mà việc nhỏ gọn
mà vẫn đáp ứng được yêu cầu là rất cần thiết nhất là các khu chung cư. Vì vậy việc có
một giàn phơi tự động sẽ không chiếm diện tích của ban công hoặc là những nơi ban
công rất nhỏ cũng có thể lắp đặt được giàn phơi tự động ngoài ra nó còn giúp ta thoát
khỏi những rắc rối trong việc phơi quần áo giúp việc phơi quần áo dễ dàng, tiện lợi,
bảo vệ quần áo khỏi tác động của thời tiết như mưa.
Trên nhu cầu và thị trường rộng mở đó em đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế
tạo giàn phơi tự động. Và trong Đồ án tốt nghiệp này, em sẽ trình bày về quá trình
thiết kế, chế tạo giàn phơi tự động.
Cụ thể là, em sẽ bắt đầu từ việc phân tích thị trường giàn phơi tự động . Sau đó,
đề xuất ý tưởng cải tiến giàn phơi. Từ ý tưởng này em bắt tay vào thiết kế hệ thống cơ
khí, hệ thống điều khiển và cuối cùng chế tạo giàn phơi tự động này. Những nội dung
trên sẽ được trình bầy cụ thể trong đồ án.
Trong quá trình thiết kế, chế tạo chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô để hoàn thiện hơn nữa
đồ án của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Chá Văn Ta 1 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ GIÀN PHƠI TỰ ĐỘNG


1.1. Giời thiệu về giàn phơi tự động
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, sự bùng nổ về dân số và đời sống
người dân ngày càng tăng lên đã tạo nên những thách thức mới trong cuộc sống. Theo
số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam ,ta có số liệu về dân số thành thị cả
nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 1.1), dân số thành thị Hà Nội từ năm
1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 1.2) và dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình1. 3). Dựa vào những số liệu này, ta có thể thấy
được rằng, dân số thành thị trên cả nước và dân số thành thị ở các thành phố lớn đang
ngày càng tăng lên và chưa hề có dấu hiệu của việc sụt giảm.

Hình 1.1: Dân số thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014.

Hình 1.2: Dân số thành thị Hà Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014.

SVTH: Chá Văn Ta 2 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 1.3: Dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến sơ bộ năm
2014.
Mâu thuẫn ở đây chính là dân số ngày càng tăng lên mà diện tích đất thì cố định,
nó không thể tăng lên theo sự tăng dân số này. Chính vì vậy, các tòa nhà cao tầng, các
khu chung cư hình thành để giải quyết mâu thuẫn này. Chỉ ước tính trên địa bàn Thủ
đô Hà Nội thì đã có khoảng trên 20 chung cư và dự án chung cư đang triển khai. Ta có
thể kể ra một vài cái tên ở đây như: Times City, Royal City, Vincom Bà Triệu, Imperia
Sky Garden - 423 Minh Khai, D’. Le Pont D’or - 36 Hoàng Cầu,…

Hình 1.4: Khu trung cư Royal City và khu trung cư Times City.
Các tòa nhà chung cư xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho người dân có thêm nơi
cư trú. Nhưng cũng chính từ đây mà kéo theo không ít các vấn đề, đặc biệt là trong
sinh hoạt cá nhân. Vì không gian sinh hoạt của một căn hộ chung cư không phải là
nhiều, với một gia đình căn bản của Việt Nam gồm 4 thành viên thì phải tận dụng
không gian thật hiệu quả mới có thể sinh hoạt một cách tốt được. Những hoạt động

SVTH: Chá Văn Ta 3 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là việc phơi quần áo đã trở thành một trong những vấn đề
khó khăn đối với nhiều hộ gia đình. Họ tận dụng tốt đa không gian để thực hiện việc
này, nhưng xem như có vẻ không hiệu quả lắm. Ta có thể thấy cảnh người dân ở các
khu chung cư phơi quần áo như thể nào ở Hình 1.5. Không gian sinh hoạt bị chiếm khá
lớn cho việc phơi quần áo, tạo ra khung cảnh xấu cho khu đô thị. Chưa kể nhiều hộ gia
đình còn không có cả nơi để phơi quần áo, họ phải phơi ở những chỗ tạm bợ nơi ít gió
và ánh sáng, điều này làm cho quần áo trở nên ẩm mốc và gây khó chịu cho người
mặc.

Hình 1.5: Phơi quần áo ở khu trung cư và Cảnh phơi quần áo tạm bợ.
Trước vấn đề cấp thiết đó và với tiềm năng lớn của nhu cầu thị trường, sản phẩm
giàn phơi quần áo đã được ra đời để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Với cuộc
sống ngày càng hiện đại, đời sống của con người ngày được nâng lên mà sản phẩm
giời phơi cũng đã ngày càng được cải tiến và nâng cấp thành nhiều loại khác nhau. Sau
đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại giàn phơi hiện có trên thị trường.
1.2. Các loại giàn phơi hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 2 loại giàn phơi chủ yếu: giàn phơi quay tay, giàn
phơi bấm điện. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 loại giàn phơi này trong phần sau, cùng
tìm hiểu ưu và nhược điểm của mỗi loại.
1.2.1. Giàn phơi quay tay

SVTH: Chá Văn Ta 4 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 1.6: Giàn phơi quay tay.


 Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản và dễ chế tạo nhất trong các loại giàn phơi.
- Giá thành rẻ nhất trong các loại giàn phơi. Giá trung bình của một bộ giàn phơi
loại này rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng.
 Nhược điểm:
- Vận hành phức tạp, tốn thời gian và công sức do phải quay tang cuốn bằng tay.
- Không thể nâng hạ đồng thời cả hai thanh phơi mà chỉ nâng hạ một trong hai
thanh phơi.
- Dễ bị dao động khi bị gió thổi vì thanh phơi chỉ được giữ bởi hai sợi dây cáp.
- Lắp đặt khá tốn thời gian.
- Không tự động bảo vệ quần áo tránh được mưa.
Đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường vì nó đáp ứng được
những yêu cầu cơ bản nhất của người sử dụng đồng thời giá thành rẻ là yếu tố ảnh
hưởng nhất đến việc nhiều người sử dụng sản phẩm này.
1.2.2. Giàn phơi bấm điện

SVTH: Chá Văn Ta 5 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 1.7: Giàn phơi bấm điện.


 Ưu điểm:
- Kết cấu tương đối đơn giản.
- Vận hành dễ dàng, nhanh tróng nhờ sử dụng động cơ điện. Có thể nâng thanh
phơi lên, xuống hoặc dừng giữa trừng.
- Có thể đồng thời nâng hạ hai thanh phơi.
 Nhược điểm:
- Dễ giao động khi bị gió tác động do thanh phơi chỉ được giữ bởi hai sợi cáp.
- Lắp đặt mất thời gian.
- Không có khả năng bảo vệ quần áo chống lại mưa.
Với giá thành rơi vào khoảng 4 đến 5 triệu đồng, đồng thời kết cấu khá đơn giản,
vận hành dễ dàng nên giàn phơi bấm điện cũng tương đối phổ biến trên thị trường
nhưng vẫn không bằng giàn phơi quay tay.
1.3. Mô hình về giàn phơi thông minh tự thiết kế
- Dựa trên những tìm hiểu về các hệ thống giàn phơi hiện có trên thị trường,
chúng em đưa ra ý tưởng để cái tiến giàn phơi thông minh.
-Với tiêu chí, tận dụng tối đa các Module có sẵn trên thị trường để giúp giảm giá
thành sản phẩm, tận dụng các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của các loại giàn
phơi có sẵn trên thị trường.

SVTH: Chá Văn Ta 6 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 1.8: Mô hình giàn phơi


1.4. Nguyên lý hoạt động của giàn phơi tự động như sau
- Trường hợp 1. Khi có mưa quần áo sẽ được kéo vào tới công tắc hành trình và
dừng lại khi đó còi kêu 2 tiếng và khi tạnh mưa hẳn thì quần áo sẽ được kéo ra trở lại
đến công tắc hành trình thì dừng lại còi kêu 2 tiếng. ( Đối với trời đang sáng mà có
mưa thì quần áo cũng không được kéo ra )
- Trường hợp 2: Khi trời tối quần áo sẽ được kéo vào tới công tắc hành trình thì
dừng lại khi đó còi kêu 2 tiếng và khi trời sáng thì quần áo sẽ tự động được kéo ra trở
lại đến công tắc hành trình thì dừng lại còi kêu 2 tiếng. (Đối với trời đang mưa thì trời
có sáng thì quần cáo cũng không được kéo ra ).
- Trường Hợp 3: Chế độ điều khiển bằng tay chỉ có tác dụng khi trời đang sáng
hoặc không mưa.

SVTH: Chá Văn Ta 7 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

CHƯƠNG 2
TRANG THIẾT BỊ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH GIÀN PHƠI TỰ ĐỘNG
2.1. Module cảm biến mưa
2.1.1. Khái niệm cảm biến mưa
-Cảm biến nước mưa sử dụng để phát hiện mực nước, trời mưa, hay các môi
trường có nước. Mạch cảm biến mưa được đặt ngoài trời để kiểm tra trời có mưa
không, qua đó truyền tín hiệu điều khiển đóng / ngắt rơ le.
2.1.2. Cấu tạo cảm biến mưa
- Panel cảm biến mưa được gắn ngoài trời
- Bộ phận điều chỉnh độ nhạy cần được che chắn.
- Dây kết nối .

Hình 2.1: Cảm biến mưa.


2.1.3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến mưa
- Cảm biến mưa hoạt động bằng cách so sánh hiệu điện thế của mạch cảm biến
nằm ngoài trời với giá trị định trước ( giá trị này thay đổi được thông qua 1 biến trở
màu xanh) từ đó phát ra tín hiệu đóng ngắt rơ le qua chân D0.
- Khi cảm biế khô giáo ( trời không mưa) chân D0 của module cảm biến mưa sẽ
được giữ ở mức cao ( 5- 12v). Khi có mưa trên bề mặt cảm biến( trời mưa), đèn LED
màu đỏ sẽ sáng lên, chân D0 được kéo xuống thấp (0V).
2.1.4. Thông số kỹ thuật.
- Điện áp: 5V
- Led báo nguồn ( Màu xanh)
- Led cảnh báo mưa ( Màu đỏ).

SVTH: Chá Văn Ta 8 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

- Có  2 dạng tín hiệu: Analog( AO)  và Digital (DO)


- Dạng tín hiệu : TTL, đầu ra 100mA ( Có thể sử dụng trực tiếp Relay, Còi công
suất nhỏ...)
- Điều chỉnh độ nhạy bằng biến trở.
- Kích thước: 5.4*4.0 mm 
- Dày 1.6 mm 
2.2. Module cảm biến ánh sáng
2.2.1. Khái niệm cảm biến ánh sáng
- Cảm biến ánh sáng là một thiết bị quang điện giúp chuyển đổi năng lượng ánh
sáng (photon) được phát hiện thành năng lượng điện (electron). Nó có nhiều loại khác
nhau, được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.
2.2.2. Cấu tạo cảm biến ánh sáng
- Cấu tạo: là lớp bán dẫn mỏng (cadimi sulfur CdS), tấm cách điện, điện cực
bằng kim loại.
- Quang trở là loại cảm biến ánh sáng đơn giản, nguyên tắc hoạt động dựa vào
hiện tượng quang điện trong. Có thể hiểu một cách dễ dàng rằng, quang trở là một loại
điện trở có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng.
- Quang trở là một loại "vật liệu" điện tử rất hay gặp và được sử dụng trong
những mạch cảm biến ánh sáng.
- Mạch cảm biến mưa gồm 2 bộ phận:
 Bộ phận cảm biến ánh sáng được gắn ngoài trời.
 Bộ phận điều chỉnh độ nhạy cần được che chắn
2.2.3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến ánh sáng
- Quang trở là loại cảm biến ánh sáng đơn giản, nguyên tắc hoạt động dựa vào
hiện tượng quang điện trong. Có thể hiểu một cách dễ dàng rằng, quang trở là một loại
điện trở có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng.
2.2.4. Thông số kỹ thuật
- Điện áp: 250V DC.
- Công suất: 200mW
- Điện trở kháng ánh sáng: (10 ÷ 20)K.
- Điện trở kháng tối: 2M.

SVTH: Chá Văn Ta 9 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

- Nhiệt độ môi trường: (-30 ÷ +70)°C.


- Giá trị γ (1000|10): 0,6.
- Thời gian đáp ứng tăng: 30ms.
- Thời gian đáp ứng giảm: 30ms

Hình 2.2: Cảm biến ánh sáng.


2.3. Công tắc hành trình
2.3.1. Khái niệm
- Là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện, dùng ở lưới điện hạ áp.
- Được đặt tại một vị trí trên đường hoạt động của dòng điện hoặc một động cơ
nào đó. Khi dòng điện hoặc động cơ hoạt động, đến vị trí của công tắc sẽ có sự thay
đổi tín hiệu. Sự thay đổi đó có thể là ngắt tín hiệu, mở hoặc chuyển hóa cơ năng thành
điện năng….
2.3.2. Nguyên lý hoạt động
- Dùng để đóng cắt mạch dùng ở lưới điện hạ áp. Nó có tác dụng giống như nút
ấn động tác bằng tay được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, làm
cho quá trình chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện.
2.3.3. Phân loại
Ngày nay, việc áp dụng các dây chuyền tự động đòi hỏi sử dụng nhiều dạng
công tắc hành trình khác nhau, bởi vì những thực hiện đóng mở các tiếp điểm trong
công tắc hành trình phải phù hợp với những sơ đồ động học và cấu tạo của máy công
tắc. Tùy theo cấu tạo và chức năng mà có thể chia ra các loại công tắc hành trình:

SVTH: Chá Văn Ta 10 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

 Kiểu nút nhấn


 Kiểu tế vi
 Kiểu đòn
2.3.4. Ứng dụng
- Có rất nhiều ứng dụng của công tắc hành trình trong nhà máy cũng như trong
đời sống hàng ngày.
- Trong công nghiệp, ta có thể tìm thấy công tắc hành trình trong các vị trí như
băng chuyền, băng tải… Khi đó, người ta sẽ dùng công tắc hành trình để giới hạn lại
quãng đường của băng chuyền. Ví dụ như khi cần xác định đến một vị trí nào đó trên
băng chuyền sẽ cho ngừng thì ta chỉ cần cài đặt giá trị đóng/mở của công tắc tại vị trí
này.
- Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày, ta có thể tìm thấy ứng dụng của công tắc
hành trình trong các ứng dụng như cửa cuốn, thang máy… Hoặc đơn giản nhất là ta có
thể thấy trong tủ lạnh, khi ta mở cửa tủ lạnh thì đèn sáng, khi đóng lại là đèn tắt.

Hình 2.3: Công tắc hành trình.

SVTH: Chá Văn Ta 11 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

2.4. Động cơ giảm tốc 12V

Hình 2.4:Động cơ giảm tốc 12V.


2.4.1. Thông số kĩ thuật
- Điện áp 12VDC
- Dòng không tải: 100mA
- Điện áp làm việc: 6-12V 20
- Tốc độ không tải: 170-350r/min
- Trọng lượng động cơ:100g
2.4.2. Chức năng
Chức năng của động cơ giảm tốc đó là hãm, giảm tốc độ của vòng quay và thiết
bị này là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền không đổi. Việc
hãm và giảm tốc độ của vòng quay và các thiết bị là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp
trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và còn được sử dụng để kìm hãm vận tốc góc và
tăng momen xoắn và là bộ máy trung gian ở giữa Motor giảm tốc và bộ phận làm việc
của máy công tắc.
2.4.3. Nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc
Động cơ giảm tốc được hoạt động theo một nguyên lí nhất định như sau: khi
chúng ta muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ, thì chúng ta tốn ít chi
phí khí lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện, mà còn có thể thay đổi số vòng

SVTH: Chá Văn Ta 12 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

quay trục ra một cách linh hoạt hơn nhiều. Ngoài ra còn một yếu tố nữa là: moment
xoắn, khó chế tạo một động cơ điện có số vòng quay và moment xoắn theo ý muốn.
Và người ta gọi đây là tỉ số truyền, số vòng quay và moment xoắn tỉ lệ nghịch với
nhau.
2.5. Tay phát RF315 4 kênh học lệnh (vỏ gỗ)
- Sử dụng pin 12v 23a
- Thích hợp dành cho các module học lệnh
- Mạch sử dụng chip để học lệnh các loại tay phát ra tần số 315mhz
- Khoảng cách điều khiển từ bộ thu với tay phát khoảng 20-30M
- Kéo anten dài ra để có thể tăng khoảng cách phát của module

Hình 2.5: Tay phát RF315 (vỏ gỗ).


2.6. Module thu RF315 PT2272-M4 R06A CDR04
- Thu tín hiệu điều khiển thiết bị.
- Sử dụng trong điều khiển từ xa.
- Điện áp sử dụng 5VDC.
- Tần số thu 315Mhz.
- Anten dài 23cm.

SVTH: Chá Văn Ta 13 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 2.6: Module thu RF315


2.7. Nguồn Adapter 12V
-Chuyển đổi từ nguồn điện áp cao 220VAC xuống điện áp DC.
- Dùng nuôi các mạch điện tử.
- Đầu vào : AC100-240VAC
- Tần Số 50Hz
- Đầu ra : DC12V-4A-
-  Chuẩn Jack: 5.5×2.1MM

Hình 2.7: Nguồn adapter 12V

SVTH: Chá Văn Ta 14 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

2.8. Module Relay


2.8.1 Module là gì?
- Module tập hợp các linh kiện điện tử (transistor, tụ điện, điot, cuộn cảm) được
gắn kết trên một bo mạch và thực hiện một chức năng nhất định.
2.8.2. Relay là gì?
-Relay hay còn gọi Rơ-le là một công tắc (khóa K). Nhưng khác với công tắc ở
một chỗ cơ bản, rơ-le được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Chính vì lẽ đó,
rơ-le được dùng làm công tắc điện tử. Vì rơ-le là một công tắc nên nó có 2 trạng thái:
đóng và mở.

Hình 2.8: Relay


2.8.3 Các loại Module Relay
- Trên thị trường chúng ta có 2 loại module rơ-le: module relay đóng ở mức thấp
(nối cực âm vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng), module relay đóng ở mức cao (nối cực
dương vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng). 

Hình 2.9: Module Relay.

SVTH: Chá Văn Ta 15 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

2.8.4. Cấu tạo của module relay


- Về cấu trúc cơ bản của relay (rơ – le) sẽ bao gồm một cuộn dây kim loại đồng
hoặc nhôm được quấn quanh một lõi sắt từ. Bộ phận này có phần tĩnh được gọi là ách
từ (Yoke) và phần động được gọi là phần cứng (Armature). - - Phần cứng sẽ được kết
nối với một tiếp điểm động, cuộn dây có tác dụng hút thanh tiếp điểm lại để tạo thành
trạng thái NO và NC. Mạch tiếp điểm (mạch lực) có nhiệm vụ đóng cắt các thiết bị tải
với dòng điện nhỏ và được cách ly bởi cuộn hút.
2.8.5. Nguyên lý làm việc của Relay
- Các bạn có thể quan sát sơ đồ mô tả bên mình cung cấp bên dưới để tiện cho
việc hình dung nhé. Khi dòng điện chạy qua mạch thứ nhất thì nó sẽ kích hoạt nam
châm điện (màu nâu) và tạo ra từ trường để thu hút một tiếp điểm (màu đỏ) và kích
hoạt mạch thứ hai . Khi tắt nguồn, một lò xo được lắp trước vào tiếp điểm có nhiệm vụ
kéo tiếp điểm trở lại vị trí ban đầu, tắt mạch thứ hai một lần nữa.

Hình 2.10: ví dụ về rơ le “thường mở” (NO)


- Các tiếp điểm trong mạch thứ hai không được kết nối theo mặc định và chỉ bật
khi dòng điện chạy qua nam châm. Các rơ le khác là “thường đóng” (NC). Các tiếp
điểm được kết nối để dòng điện chạy qua chúng theo mặc định) và chỉ tắt khi nam
châm được kích hoạt, kéo hoặc đẩy các tiếp điểm ra xa nhau. Thông thường rơle mở là
phổ biến nhất.
2.8.6. Các thông số thường thấy của bộ Module Relay
- Hiệu điện thế kích tối ưu:

SVTH: Chá Văn Ta 16 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

+ Thông số này khá quan trọng vì nó sẽ quyết định đến chuyện cái relay có sử
dụng được hay không. Chẳng hạn như cần một module relay sẽ làm nhiệm vụ bật tắt
một bóng đèn có điện áp 220V khi trời tối từ một cảm biến ánh sáng hoạt động ở mức
5 -12V.
- Hiệu điện thế và dòng điện tối đa.
+ Đây là các thông số thể hiện mức dòng điện cũng như hiệu điện thế tối đa của
các thiết bị mà các bạn muốn đóng/ngắt có thể đấu dây với rơ – le. Và thường chúng sẽ
in lên trên thiết bị để chúng ta quan sát.
- Ví dụ:
+10A – 250VAC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A
với hiệu điện thế 250VAC.
+10A – 30VDC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A
với hiệu điện thế 30VDC.
+SRD-05VDC-SL-C: hiệu điện thế kích tối ưu là 5V.
2.8.7. Ứng dụng của Relay
- Có thể nói các ứng dụng của relay trong thực tế là rất phổ biến nhất là trong các
ứng dụng tự động hóa. Chúng thường được sử dụng kèm với các loại cảm biến báo
mức như cảm biến nhiệt độ, áp suất, mực nước, độ ẩm,…Relay thường được tích hợp
trong các ngõ ra của các loại màn hình hiển thị, công tắc báo mức hay thiết bị chuyển
đổi tín hiệu. Sử dụng các tín hiệu điện áp nhỏ từ các cảm biến để kích hoạt các thiết bị
có điện áp cao hơn.

Hình 2.11: Các thiết bị có ngõ ra Relay NO/NC.

SVTH: Chá Văn Ta 17 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

2.8.8. Cách sử dụng Relay


Với 3 chân kích:
- + : dùng để cấp hiệu điện thế tối ưu
- – : dùng để nối với cực âm
- S : đây là chân tín hiệu, tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ kích
rơ-le:
+ Nếu bạn đang dùng module rơ-le kích ở mức cao và chân S bạn cấp điện thế
dương vào thì module rơ-le của bạn sẽ được kích, ngược lại thì không.
+ Tương tự với module rơ-le kích ở mức thấp.
Với 3 chân còn lại:
- COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện, nhưng mình khuyên bạn
nên mắc vào đây chân lửa (nóng) nếu dùng hiệu điện thế xoay chiều và cực dương nếu
là hiệu điện một chiều.
- ON hoặc NO: chân này bạn sẽ nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện xoay
chiều và cực dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.
- OFF hoặc NC: chân này bạn sẽ nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng điện xoay
chiều và cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.

SVTH: Chá Văn Ta 18 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ

3.1. Thiết kế hệ dẫn động khung phơi

Hình 3.1: Hệ thống dẫn động khung phơi.


- Động cơ được nối với buly
- Dòng dọc được gá lên thanh phơi
- Dây được mắc qua dòng dọc và buly
3.1.1. Chọn dây
- Dây là bộ phận quan trọng của giàn phơi, trong đó dây giù chịu lực là loại dây
được sử dụng rộng rãi. Thực tế thường sử dụng cáp bện kép: Các sợi dây nhỏ được bện
lại với nhau thành một sợi dây to hơn, có thể chịu lực tốt hơn.

Hình 3.2: Dây dù chịu lực

SVTH: Chá Văn Ta 19 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

3.1.2.Chọn động cơ
a. Động cơ điện
Chọn động cơ điện để dẫn động máy móc hoặc các thiết bị công nghệ là giai
đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình tính toán, thiết kế hệ dẫn động. Trong trường
hợp dùng hộp giảm tốc và động cơ biệt lâp, việc chọn đúng loại động cơ có ảnh hưởng
rất nhiều đến việc lựa chọn hộp giảm tốc cũng như các bộ truyền ngoài hộp. Muốn
chọn đúng động cơ cần hiểu rõ đặc tính và phạm vi sử dụng của từng loại, đồng thời
cần chú ý đến yêu cầu làm việc cụ thể của thiết bị cần được dẫn động.
b.Các loại động cơ điện
 Động cơ điện một chiều
Cho phép thay đổi trị số của moment và vận tốc góc trong phạm vi rộng, đảm bảo
khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng, do đó được dùng rộng rãi trong các thiết bị
vận chuyển bằng điện, thang máy, máy trục, các thiết bị thí nghiệm…
 Động cơ điện xoay chiều ba pha
- Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ
+ Động cơ ba pha đồng bộ có vận tốc góc không đổi, không phụ thuộc vào trị số
của tải trọng và thực tế không điều chỉnh được.
+ -So với động cơ ba pha không đồng bộ, động cơ ba pha đồng bộ có ưu điểm
hiệu suất và cos hệ số quá tải lớn, nhưng có nhược điểm là thiết bị tương đối phức
tạp, giá thành tương đối cao vì phải có thiết bị phụ để khởi động động cơ. Vì vậy động
cơ ba pha đồng bộ được sử dụng trong những trường hợp hiệu suất động cơ và trị số
cos có vai trò quyết định (thí dụ khi yêu cầu công suất động cơ lớn – trên 100 kw lại
ít phải mở máy và dừng máy), cũng như khi cần đảm bảo chặt chẽ trị số không đổi của
vận tốc góc.
- Động cơ ba pha không đồng bộ gồm hai kiểu: Roto dây quấn và roto lồng sóc.
+ Động cơ ba pha không đồng bộ roto dây quấn cho phép điều chỉnh vận tốc
trong một phạm vi nhỏ (khoảng 5%), có dòng điện mở máy nhỏ nhưng hệ số cos 
thấp, giá thành cao, kích thước lớn, và vận hành phức tạp. Dùng thích hợp khi cần điều
chỉnh trong phạm vi hẹp để tìm ra vận tốc thích hợp của dây truyền công nghệ đã được
lắp đặt.

SVTH: Chá Văn Ta 20 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

+ Động cơ ba pha không đồng bộ roto lồng sóc có ưu điểm là kết cấu đơn giản,
giá thành tương đối hạ, dễ bảo quản, làm việc tin cậy, có thể mắc trực tiếp vào lưới
điện ba pha không cần biến đổi dòng điện. Nhược điểm của nó là hiệu suất và hệ số
công suất thấp (so với động cơ ba pha đồng bộ), không điều chỉnh được vận tốc (so với
động cơ một chiều và động cơ ba pha không đồng bộ roto dây quấn).
 Động cơ giảm tốc
- Motor giảm tốc bao gồm động cơ điện và hộp giảm tốc.
- Chức năng của nó đó là hãm, giảm tốc độ của vòng quay và thiết bị này là cơ
cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi.
- Tốc độ vòng quay của motor giảm tốc thường: 1450v/p
Từ việc phân tích các loại động cơ, ưu, nhược điểm của từng loại cũng như mục
đích yêu cầu của đồ án chúng em là muốn điều khiển khung phơi ra vào nên chúng em
đã chọn lựa động cơ giảm tốc 775 12V dẫn động khung phơi.
3.1.3. Lựa chọn bộ truyền.
a. Khái niệm
- Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền
không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc, tăng moment xoắn và là bộ máy trung
gian giữa động cơ điện và bộ phận làm việc của máy công tác.
b. Phân loại
 Theo tỉ số truyền chung của hộp giảm tốc:
- Hộp giảm tốc một cấp
- Hộp giảm tốc nhiều cấp
 Theo loại truyền động trong hộp giảm tốc:
- Hộp giảm tốc bánh răng trụ: khai triển, phân đôi, đồng trục.
- Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn- trụ.
- Hộp giảm tốc trục vít, trục vít- bánh răng.
- Hộp giảm tốc bánh răng hành tinh.
- Hộp giảm tốc bánh răng sóng.
Trong quá trình thiết kế hệ dẫn động cho khung phơi, em đã quyết định sử dụng
bộ truyền trục vít – bánh răng vì sự thông dụng cũng như những ưu điểm của nó. Sau

SVTH: Chá Văn Ta 21 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

đây chúng em sẽ trình bầy kỹ hơn về bộ truyền trục vít – bánh răng để nêu bật lên tại
sao chúng em lại sử dụng bộ truyền này trong truyền động khung phơi.
 Ưu điểm của bộ truyền
- Tỉ số truyền lớn.
- Làm việc êm và không ồn.
- Có khả năng tự hãm.
 Nhược điểm:
- Hiệu suất thấp, sinh nhiệt nhiều nên thường phải dùng các biện pháp làm
nguội.
- Vật liệu làm bánh vít tương đối đắt.
c. Lựa chọn
Lựa chọn bánh răng và động cơ giảm tốc:

Hình 3.3: Puly bánh răng.

SVTH: Chá Văn Ta 22 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 3.4: Động cơ giảm tốc 12-24 V DS400.


3.2. Thiết kế hệ thông khung giàn phơi
3.2.1. Thông số của giàn phơi
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú

Phạm vi phơi quần áo m 1,2


Chiều cao m 0.5

Tải trọng kéo kg 30


Vận tốc kéo m/s

3.2.2. Khung che quần áo

Hình 3.5: Khung che mô hình


-Thông số mô hình:
+Chiều cao:50cm
+ Chiều dài:32cm
+ Chiều rộng: 44cm.

SVTH: Chá Văn Ta 23 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

3.2.3. Thanh phơi


- Chiều dài: 1m2
- Sử dụng ống sắt vuông 2cm

Hình 3.6: Thanh phơi.


3.2.4. Hệ thống móc
- Sử dụng ống nhựa PVC phi 27.

Hình 3.7: Ống nhựa PVC.


- Tên sản phẩm: Ống nhựa PVC phi 27, dày 1.8mm
- Model: TGCN-20204
- Dùng cưa cắt với độ dày khoảng 2cm-3cm.
- Dùng khoan, khoan một lỗ để bắn đinh móc.

SVTH: Chá Văn Ta 24 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 3.8: Móc treo.


- Được liên kết với nhau bằng một sợi dây.
- Các móc được cách đều nhau một khoảng 10cm.
- Các móc chắc chắn sử dụng được lâu dài.
- Có thể chịu lực từ 10kg- 15kg.

SVTH: Chá Văn Ta 25 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN


4.1 Yêu cầu thiết kế hệ thống điều khiển
 Giàn phơi hoạt động ở các chể độ:
- Chế độ phơi tự động
- Chế độ phơi bằng tay
4.2 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển

KHỐI NGUỒN

KHỐI CẢM BIẾN KHỐI NHẬN KHỐI ĐIỀU KHIỂN


TÍN HIỆU

Hình 4.1: Sơ đồ khối mô hình điều khiển giàn phơi.


- Khối nguồn:
+Thành nhiều mức điện áp khác nhau.
+Ổn định các điện áp ra cấp cho các phụ tải.
+Là nguồn chính cấp cho các thành phần của khối điều khiển .
- Khối cảm biến:
+Là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý, hóa
học hay sinh học của môi trường cần khảo sát.
+ Biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái.
- Khôi tín hiệu:
+Nhận tín hiệu từ cảm biến và xử lý tín hiệu.
- Khối điều khiển:
+Có nhiệm vụ điều khiển các thiết bị hoạt động như động cơ, cơ cấu chấp
hành…

SVTH: Chá Văn Ta 26 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

4.3 Lưu đồ thuật toán

Hình 4.2: Lưu đồ thuật toán giàn phơi tự động.


- Trong đó:
+ NN_out: nút nhấn kéo quần áo ra
+ NN_in: nút nhấn kéo quần áo vào
+ Cbm: cảm biến mưa
+ Cbas: cảm biến ánh sáng
+ Ctht1: công tắc hành trình 1
+ Ctht2: công tắc hành trình 2
Giải thích lưu đồ thuật toán: Khi khởi động hệ thống, có 2 chế độ bằng tay hoặc
tự động.
- Chế độ auto:
+ Nếu Cbm =0, động cơ quay nghịch đến khi chạm ctht2 thì dừng lại.

SVTH: Chá Văn Ta 27 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

+ Nếu Cbm=1 và Cbas=1 động cơ chạy thuận đến khi chạm ctht1 thì dừng lại.
- Chế độ bằng tay:
+ Nếu Nn-out = 0, động cơ quay thuận đến khi chạm ctht1thì dừng lại.
Nếu Nn-out = 1 , Nn-in=0, động cơ chạy nghịc đến khi chạm ctht2 thì dừng lại.
4.4 Sơ đồ mạch nguyên lý

Hình 4.3:Sơ đồ thiết kế mạch giàn phơi tự động.


4.5 Chức năng của từng khối
4.5.1 Khối nguồn
Cung cấp nguồn cho các hệ thống hoạt động. Nguồn được sử dụng là nguồn 12V
và nguồn 5V.

SVTH: Chá Văn Ta 28 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 4.4: Sơ đồ khối nguồn.


- Điện áp đầu vào 5V: cấp cho cảm biến mưa, cảm biến ánh sáng.
- Điện áp đầu vào 12V: cấp cho modul Relay điều khiển động cơ.
4.5.2 Khối cảm biến
Gồm có cảm biến mưa và cảm biến ánh sáng.
a. Cảm biến mưa

Hình 4.5:Khối cảm biến mưa.

SVTH: Chá Văn Ta 29 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

- Hoạt động dựa trên nguyên lý: nước rơi vào board sẽ tạo ra môi trường dẫn
điện.
- Mạch cảm biến mưa hoạt động bằng cách so sánh hiệu điện thế của mạch cảm
biến nằm ngoài trời với giá trị định trước (giá trị này thay đổi được thông qua một biến
trở màu xanh) từ đó phát ra tín hiệu đóng / ngắt rơ le qua chân D0.
- Khi cảm biến khô ráo (trời không mưa), chân D0 của module cảm biến sẽ được
giữ ở mức cao (15v-12V). Khi có nước trên bề mặt cảm biến (trời mưa), đèn
LED màu đỏ sẽ sáng lên, chân D0 được kéo xuống thấp (0V).
b. Cảm biến ánh sáng

Hình 4.6: Khối cảm biến ánh sáng.


Nguyên lý hoạt động
Hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm đi bị chiếu sáng. Khi ánh sáng chiếu
vào chất bán dẫn làm phát sinh các điện tử tự do, tức sự dẫn điện tăng lên và làm giảm
điện trở của chất bán dẫn. Các đặc tính điện và độ nháy của quang trở dĩ nhiên tùy
thuộc vào vật liệu dùng trong chế tạo. Khi ánh sáng kích thích chiếu vào quang trở thì
nội trở của quang trở sẽ giảm xuống, tiến về 0 (mạch kín). Nhưng khi ánh sáng kích
thích ngừng thì nội trở tăng đến vô cùng (mạch hở).

SVTH: Chá Văn Ta 30 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

4.5.3 Khối Relay

Hình 4.7 : Khối Relay.


- Đảo chiều động cơ.
- Nhận tín hiệu từ cảm biến mưa, cảm biến ánh sáng.
- Có 3 chân vào: DC+,DC-,IN
- Có 3 chân ra: NO,NC,COM.
4.5.4 Khối điều khiển

Hình 4.8: Khối điều khiển


a.Chế độ vận hành bằng tay
b.Chế độ vận hành tự động
- Khi trời mưa hoặc có ánh sáng, cảm biến nước mưa/cảm biến ánh sáng sẽ
truyền tín hiệu về board Relay. Relay sẽ điều khiển động cơ quay kéo đồ vào trong.

SVTH: Chá Văn Ta 31 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Khi công tắc hành trình 1 nhảy, báo hiệu sào phơi đồ đã được kéo vào hết, động cơ sẽ
dừng.
- Khi trời hết mưa và nắng lên, lúc này cảm biến nước mưa sẽ khô ráo tín hiệu có
mưa sẽ trở về mức thấp. Relay sẽ đảo chiều động cơ, đưa sào phơi đồ ra chạm vào
công tắc hành trình 2 động cơ sẽ dừng lại.
- Khi trời không mưa không có ánh sáng, cảm biến sẽ truyền tín hiệu về board
giàn phơi sẽ tự động thu đồ vào.
- Khi trời có mưa, có ánh sáng cảm biến sẽ truyền tín hiệu về board.
cũng sẽ điều khiển động cơ quay kéo sào phơi đồ vào.
4.6 IC LM358

Hình 4.9: ICLM358


- Gồm có 8 chân: Chân 4 và chân 8 là hai chân cấp nguồn.
+ op-amp 1: chân 2 và 3 là chân điện áp để so sánh, chân 1 là đầu ra.
+ op-amp 2: chân 5 và 6 là chân điện áp để so sánh, chân 7 là đầu ra.
- Chức năng chính là so sánh 2 tín hiệu đầu vào để xuất tín hiệu đầu ra để điều khiển
cho mạch vi xử lý.

SVTH: Chá Văn Ta 32 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

4.7 Vi điều khiển STM8S003F3P6

Hình 4.10: STM8S003F3P6


- 16 MHz tiên tiến STM8 lõi với kiến trúc Harvard và đường ống 3 tầng.
- Tập lệnh mở rộng.
- Bộ nhớ chương trình: bộ nhớ 8 Kbyte Flash.
- lưu giữ dữ liệu 20 năm ở 55 ° C sau 100 chu kỳ.
- RAM: 1 Kbyte .
- Bộ nhớ dữ liệu: 128 byte dữ liệu đúng EEPROM.
- Độ bền lên đến 100 k ghi / xóa các chu kỳ.
- Đồng hồ, thiết lập lại và quản lý nguồn cung cấp : 2.95 V đến 5,5 V
- Kiểm soát đồng hồ linh hoạt, 4 master nguồn đồng hồ.
- Công suất thấp dao động tinh thể cộng hưởng.
- Đầu vào đồng hồ bên ngoài.
- Nội bộ, sử dụng trimmable 16 MHz RC.
- Nội bộ điện năng thấp 128 kHz RC.
-Hệ thống an ninh đồng hồ với màn hình đồng hồ.
-Số I/O lê đến 28 trên một gói 32-pin bao gồm 21 đầu ra tản cao.
4.8 Module LM2598

SVTH: Chá Văn Ta 33 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

Hình 4.11: ICLM2596


- Là module giảm áp.
- Module nguồn không sử dụng cách ly.
- Nguồn đầu vào từ 4V - 35V.
- Nguồn đầu ra: 1V - 30V.
- Dòng ra Max: 3A.
- Kích thước mạch: 53mm x 26mm.
- Đầu vào: INPUT +, INPUT-.
- Đầu ra: OUTPUT+, OUTPUT-

SVTH: Chá Văn Ta 34 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

4.9 Mạch điều khiển giàn phơi

Hình 4.12: Mạch điều khiển giàn phơi tự động.

Hình 4.13: Mạch đấu nối.

SVTH: Chá Văn Ta 35 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

4.10 Kết quả

Hình 4.14:Mô hình thực tế.

Hình 4.15: Phần phơi quần áo


- Mô hình được thiết kế giống với giàn phơi thực tế với tỉ lệ kích thước 1:3 so với
thực tế. Mô hình được thiết kế gồm phần chính là bộ khung phơi và khối điều khiển hệ
thống.
- Bộ khung được làm hoàn toàn bằng vật liệu sắt, những chi tiết được hàn chắc chắn.
- Khối điều khiển hệ thống: được gắn cố định trên khung, trong phần mái che
giúp cho mạch tránh được sự tác động trực tiếp bên ngoài làm mạch bị hỏng.

SVTH: Chá Văn Ta 36 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu với đề tài nghiên cứu về giàn phơi tự động. Qua quá
trình thực hiện đồ án em đã tìm hiểu và biết thêm được một số kiến thức như sau:
- Sử dụng thành thạo các phần phần mềm, thiết kế mạch in, mô phỏng mạch điều
khiển giàn phơi.
- Phân tích nguyên lý, cấu tạo của relay sử dụng trong mô hình.
- Các kiến thức về cảm biến như cảm biến mưa, cảm biến ánh sáng.
- Xây dựng hoàn chỉnh được mô hình giàn phơi tự động.

SVTH: Chá Văn Ta 37 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan Quốc Phô, Nguyễn Đức Chiến - “Giáo trình cảm biến”, NXB khoa học và kĩ
thuật, 2006.
[2] www.gso.gov.vn – Trang web chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam
[3] TS. Trịnh Đồng Tính, Bài giảng Máy nâng chuyển, Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy
và Robot, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[4] Trịnh Chất và Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Tập 1, Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
WEBSITE THAM KHẢO
[5] https://vips.com.vn/gioi-thieu-cac-loai-gian-phoi-thong-minh-hien-nay.html
[6] http://gianphoiviet.vn/gianphoi-xepngang/gian-phoi-thong-
minhgantuonginox.html
[7] https://hoaphatgroups.com/san-pham/gian-phoi-bam-dien-glt-k5/
[8] https://gianphoithongminhhoaphat.vn/gian-phoi-thong-minh-dieu-khien-tuxa-
cach-toi-uu-tiet-kiem-thoi-gian/
[9] https://bizweb.dktcdn.net/100/126/793/files/bo-tu-hocarduino1.jpg?
v=1504629517809
[10] https://i.ytimg.com/vi/AWWElv5D99k/maxresdefault.jpg
[14]https://www.tokopedia.com/anekahoby/rain-sensor-module-sensitivityweather-
module-sensor-hujan
[15] https://www.vietnic.vn/quang-tro-gl5516-5mm
[16] http://hnn-tech.com/cong-tac-hanh-trinh-nho-id205.html

[17] https://banlinhkien.com/
[18] https://mualinhkien.vn/
[19] https://sanphamsmarthome.vn/san-pham/dong-co-giam-toc-12-24v-ds400-hang-
chat-luong/
[20] https://sanphamsmarthome.vn/san-pham/nguon-adapter-12v-4a-5-5x2-1-hs/

SVTH: Chá Văn Ta 38 Mã SV: 1662030020


Đồ án tốt nghiệp TS. Trần Hùng Cường

SVTH: Chá Văn Ta 39 Mã SV: 1662030020

You might also like