You are on page 1of 51

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN
-------&-------

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN


KHU VỰC

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRI LINH

Mã sinh viên: 21810170466

Giáo viên hướng dẫn:TS. TRẦN ANH TÙNG

Ngành:CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG ĐIỆN

Lớp: D16TDHHTD3

Hà Nội, 17 tháng 8 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Tri Linh Mã sinh viên :21810170466


Lớp: D16TDHHTD3 Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Công nghệ kỹ thuật điện,điện tử Chuyên ngành: Hệ thống điện
1/Tên đồ án:Thiết kế lưới điện khu vực
2/Các số liệu:
a,Sơ đồ địa lý : tỉ lệ 1 ô = 10km

1 5

2
NM

3 6
4

(mỗi ô vuông 10 x 10 km)


b,Số liệu nguồn điện
Nhà máy nhiệt điện NĐ
- Số tổ máy và công suất của một tổ máy: 3x70 MW
- Hệ số công suất: 0,85
- Điện áp định mức 11kV
c,Số liệu phụ tải
Phụ 1 2 3 4 5 6
tải
Pmax 23,9 24,9 25,9 26,9 27,9 28,9
(MW)
Pmin 16,73 17,43 18,13 18,83 19,53 20,23
(MW)
Cos φ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9
Loại III I I I I I
phụ
tải
Điện 22 22 22 22 22 22
áp thứ
cấp

1
(kV)
Tmax 4200 4200 4200 4200 4200 4200
3/Nội dung , nhiệm vụ thực hiện
Chương 1 : Phân tích nguồn và phụ tải
Chương 2 : Phương án nối dây và lựa chọn điện áp truyền tải
Chương 3 : Tính toán chi tiêu kĩ thuật
Chương 4 : Tính chi tiêu kinh tế và chọn phương án tối ưu
Chương 5 : Lựa chọn máy biến áp và sơ đồ nối điện chính
Chương 6 : Tính toán chính xác cân bằng công suất
Chương 7 : Tính điện áp các nút và điêù chỉnh điện áp trong mạch điện
Chương 8 : Tính toán chi tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện
3/ Ngày giao đề tài : 17/08/2023
4/Ngày nộp quyển : ..../...../2023

Hà nội, ngày 17 tháng 08 năm 2023


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS.Trần Anh Tùng

2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Nguyễn Tri Linh , cam đoan những nội dung trong đồ án này là
do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ts. Trần Anh Tùng. Các số liệu
và kết quả trong đồ án là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình khác. Các tham khảo trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên công trình, thời gian và nơi công bố. Nếu không đúng như đã nêu
trên, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồ án của mình.

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2023


Người cam đoan
( Ký và ghi rõ họ tên )

Nguyễn Tri Linh

3
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới Ts.Trần
Anh Tùng , giảng viên khoa Kỹ Thuật Điện - trường đại học Điện Lực, người
đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Khoa Kỹ Thuật
Điện, cùng các giảng viên trường Đại học Điện Lực đã hướng dẫn em trong các
khóa học trước và hoàn thành đồ án này.
Đồng thời em cũng không thể không nhắc đến công ơn tình cảm và
những lời động viên đầy ý nghĩa từ phía những người thân trong gia đình đã
cho em một hậu phương vững chãi giúp em toàn tâm toàn ý hoàn thành việc
học tập của mình.
Cuối cùng em xin gửi tới toàn thể bạn bè những lời biết ơn chân thành
về những tình bạn tốt đẹp và những sự giúp đỡ hỗ trợ quý báu mà mọi người đã
dành cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đồ án này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Tri Linh

4
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM

TT Nội dung Ý kiến nhận xét, đánh giá

1 Tiều luận thực hiện đầy đủ


các nội dung giao

2 Các kết quả tính toán, nội


dung trong báo cáo chính xác,
hợp lý
3 Hình thức trình bày của báo
cáo
4 Tổng điểm

Các ý kiến khác :


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Hà Nội, ngày … tháng… năm
Giáo Viên Chấm 1 Giáo viên chấm 2

5
MỤC LỤ
C
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................................7
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH NGUỒN VÀ PHỤ TẢI................................................................................8
1.1.Phân tích nguồn....................................................................................................................................8
1.2.Phân tích phụ tải...................................................................................................................................8
CHƯƠNG 2 :PHƯƠNG ÁN NỐI DÂY VÀ LỰA CHỌN ĐIỆN ÁP TRUYỀN TẢI ĐIỆN...................9
2.1.Đề xuất phương án nối dây..................................................................................................................9
2.1.1.Ưu nhược điểm của các phương án nối dây......................................................................................9
2.2.Lựa chọn cấp điện áp truyền tải.........................................................................................................12
2.3.Lựa chọn tiết diện dây dẫn.................................................................................................................12
2.4.Xác định tổn thất công suất cực đại...................................................................................................13
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU KỸ THUẬT.............................................................................13
3.1.Phương án 1.......................................................................................................................................13
3.1.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng....................................................................13
3.1.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn..............................................................................................................14
3.2.Phương án 2.......................................................................................................................................16
3.2.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng....................................................................16
3.2.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn..............................................................................................................17
3.3.Phương án 3.......................................................................................................................................18
3.3.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng....................................................................18
3.2.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn..............................................................................................................19
3.4.Phương án 4.......................................................................................................................................20
3.4.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng....................................................................21
3.4.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn..............................................................................................................21
CHƯƠNG 4:TÍNH CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU.....................................24
4.1. Phương pháp tính chỉ tiêu kinh tế...................................................................................................24
4.2. Áp dụng cho các phương án..............................................................................................................25
4.2.1.Phương án 1....................................................................................................................................26
4.2.2.Phương án 2....................................................................................................................................26
4.2.3.Phương án 3....................................................................................................................................27
4.2.3.Phương án 4....................................................................................................................................27
4.3.Chọn phương án tối ưu.......................................................................................................................28
CHƯƠNG 5:LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH.........................................28
5.1. Lựa chọn kiểu,số lượng và công suất máy biến áp...........................................................................28
5.2.Tính toán công suất,lựa chọn máy biến áp cho các phụ tải...............................................................29
5.3.Chọn sơ đồ nối dây cho các trạm.......................................................................................................30
5.3.1.Chọn sơ đồ nối dây chi tiết cho các trạm hạ áp phụ tải..................................................................30
CHƯƠNG 6 : TÍNH TOÁN CHÍNH XÁC CÂN BẰNG CÔNG SUẤT................................................32
6.1. Cân bằng công suất tác dụng và phản kháng....................................................................................32
6.1.1.Cân bằng cuông suất tác dụng.........................................................................................................33
6.1.2.Cân bằng cuông suất phản kháng....................................................................................................33
6.2.Tính toán chế độ xác lập....................................................................................................................34
6.2.1.Tổn thất công suất trong máy biến áp.............................................................................................34
6.2.2.Tính chế độ xác lập khi phụ tải cực đại..........................................................................................35
6.2.3.Chế độ phụ tải cực tiểu...................................................................................................................37
6.2.4.Chế độ sự cố....................................................................................................................................38
CHƯƠNG 7:TÍNH TOÁN ĐIỆN ÁP CÁC NÚT VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG MẠNG ĐIỆN
..................................................................................................................................................................40
7.1 .Tính điện áp các nút của lưới điện trong các chế độ phụ tải cực đại,cực tiểu và sau sự cố..............40
7.1.1. Chế độ phụ tải cực đại....................................................................................................................40

6
7.1.2. Chế độ phụ tải cực tiểu và sau sự cố.............................................................................................40
7.2. Lựa chọn phương thức điều chỉnh điện áp cho các trạm..................................................................41
7.3. Phương pháp chung chọn đầu phân áp.............................................................................................42
7.3.1.Chọn các đầu điều chỉnh trong máy biến áp của hộ phụ tải............................................................43
CHƯƠNG 8 : TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH TẢI ĐIỆN...........................................................................46
8.1 Vốn đầu tư xây dựng lưới điện..........................................................................................................46
8.2 Tổn thất công suất tác dụng của lưới điện.........................................................................................46
8.3 Tổn thất điện năng trong lưới điện.....................................................................................................47
8.4 Các loại chi phí và giá thành..............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................49

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Bảng số liệu của các phụ tải.………………………………………………………...8
Bảng 1.2 Bảng số liệu của các phụ tải........................................................................................8
Bảng 3.1.1 Tính toán điện áp định mức phương án 1...............................................................13
Bảng 3.1.2.Tính toán tiết diện đường dây.................................................................................14
Bảng 3.1.3.Thông số đường dây...............................................................................................14
Bảng 3.1.4.Dòng điện sự cố......................................................................................................15
Bảng 3.2.1 Tính toán điện áp định mức phương án 1...............................................................15
Bảng 3.2.2.Tính toán tiết diện đường dây.................................................................................16
Bảng 3.2.3.Thông số đường dây...............................................................................................16
Bảng 3.2.4:Dòng điện sự cố......................................................................................................17
Bảng 3.2.5.Tổn thất điện áp......................................................................................................17
Bảng 3.3.1 Tính toán điện áp định mức phương án 1...............................................................17
Bảng 3.3.2.Tính toán tiết diện đường dây.................................................................................18
Bảng 3.3.3.Thông số đường dây...............................................................................................19
Bảng 3.3.4:Dòng điện sự cố......................................................................................................19
Bảng 3.3.5.Tổn thất điện áp......................................................................................................19
Bảng 3.4.1 Tính toán điện áp định mức phương án 4...............................................................20
Bảng 3.4.2.Tính toán tiết diện đường dây.................................................................................21
Bảng 3.4.3.Thông số đường dây...............................................................................................21
Bảng 3.4.4:Dòng điện sự cố......................................................................................................22
Bảng 4.1: Suất giá đầu tư cho đường dây trên không cấp điện áp 110 kV...............................22
Bảng 4.2.1:thông số chỉ tiêu kinh tế.........................................................................................25
Bảng 4.2.2.Thông số chỉ tiêu kinh tế........................................................................................26
Bảng 4.2.3.Thông số chỉ tiêu kinh tế........................................................................................26
Bảng 4.2.3.Thông số chỉ tiêu kinh tế........................................................................................27
Bảng 4.3.Bảng tính toán số liệu kinh tế....................................................................................27
Bảng 5.2: Thông số của các máy biến áp..................................................................................30
Bảng 6.2.1:Kết quả tính toán phân bố công suất trên các đường dây.......................................36
Bảng 6.2.2:Kết quả tính toán phân bố công suất trên các đường dây.......................................37
Bảng 6.2.3:Kết quả tính toán phân bố công suất trên các đường dây.......................................38
Bảng 7.1: Điện áp áp thanh góp hạ áp quy đổi về phía cao áp trong chế độ cực đại...............39
Bảng 7.1.2: Điện áp áp thanh góp hạ áp quy đổi về phía cao áp trong chế độ cực tiểu và sự
cố...............................................................................................................................................39
Bảng 7.2.1Thông số điều chỉnh của máy biến áp có đầu phân áp cố định...............................41
Bảng 7.3.1:Chọn đầu phân áp cho chế độ phụ tải cực đại........................................................43
Bảng 7.3.2:Chọn đầu phân áp cho chế độ phụ tải cực tiểu.......................................................44
Bảng 7.3.3:Chọn đầu phân áp cho chế độ phụ tải sau sự cố.....................................................44
Bảng 8.1:Vốn đầu tư cho các trạm hạ áp..................................................................................45
Bảng 8.2:Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống điện thiết kế.........................................47

7
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH NGUỒN VÀ PHỤ TẢI
1.1.Phân tích nguồn
Nguồn cung cấp : Nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện gồm 3 tổ máy, công suất định mức của mỗi tổ máy là
70MW
Hệ số công suất : cosφ = 0,85 và điện áp định mức : Uđm = 11kV
Như vậy công suất định mức của nhà máy nhiệt điện là 210 MW
1.2.Phân tích phụ tải

Phụ tải Khoảng cách(km)


1 31,62
2 31,62
3 36,05
4 30
5 50
6 53,85

Bảng 1.1 Khoảng cách từ nguồn đến các phụ tải


Ta có : Qmax = Pmax*tgφ,Qmin = Pmin*tgφ
Smax = Pmax/cosφ,Smin = Pmin/cosφ
Cosφ = 0,9 => tgφ = 0,484
Phụ Loại Smax Smin Pmax Pmin Qmax Qmin Cos Điện Tmax
tải phụ (MVA) (MVA) (MW) (MW) (MVAr) (MVAr) φ áp
tải thứ
cấp
(kV)
1 III 26,55 18,585 23,9 16,73 11,57 8,1 0,9 22 4200
2 I 27,67 19,37 24,9 17,43 12,05 8,435 0,9 22 4200
3 I 28,78 20,15 25,9 18,13 12,54 8,78 0,9 22 4200
4 I 29,89 20,92 26,9 18,83 13,02 9,11 0,9 22 4200
5 I 31 21,7 27,9 19,53 13,5 9,45 0,9 22 4200
6 I 32,11 22,48 28,9 20,23 13,99 9,79 0,9 22 4200
Tổng 176 123,2 158,4 110,88 76,67 53,67

8
Bảng 1.2 Bảng số liệu của các phụ tải

Hệ thống điện thiết kế có 6 phụ tải.Trong đó có 5 hộ phụ tải yêu cầu có


mức đảm bảo cung cấp điện ở mức cao nhất (2,3,4,5,6) nghĩa là không được
phép mất điện trong bất cứ trường hợp nào,vì nếu mất điện thì sẽ gây ra hậu
quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia , các cơ quan trọng yếu của
nhà nước , gây nguy hiểm chết người và tổn thất nghiêm trọng về kinh tế.Vì
vậy phải dự phòng chắc chắn,mỗi phụ tải phải được cấp điện bằng một lộ
đường kép và hai máy biến áp làm việc song song để đảm bảo cấp điện liên tục
cũng như đảm bảo chất lượng điện năng ở một chế độ vận hành .Còn hộ phụ tải
còn lại thuộc loại III là hộ phụ tải mà việc mất điện không gây hậu quả nghiêm
trọng nên ta có thể cấp điện cho phụ tải bằng một lộ đường dây.

CHƯƠNG 2 :PHƯƠNG ÁN NỐI DÂY VÀ LỰA CHỌN ĐIỆN ÁP


TRUYỀN TẢI ĐIỆN
2.1.Đề xuất phương án nối dây
2.1.1.Ưu nhược điểm của các phương án nối dây
Một trong các yêu cầu của thiết kế mạng điện là đảm bảo cung cấp điện an
toàn và liên tục, nhưng vẫn phải đảm bảo tính kinh tế.Muốn đạt được yêu cầu
này người ta phải tìm ra phương án hợp lí nhất trong các phương án vạch ra
đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật.
Những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu đối với các mạng là độ tin cậy và chất
lượng cao của điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ.Khi dự kiến sơ đồ của
mạng thiết kế,trước hết cần chú ý đến hai yêu cầu trên. Để thực hiện yêu cầu về
độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại I,cần đảm bảo dự phòng là
100% trong mạng điện, đồng thời dự phòng đóng tự động. Vì vậy để cung cấp
điện cho các hộ tiêu thụ loại I có thể dùng đường dây hai mạch hay mạch vòng.
Các hộ tiêu thụ loại III cung cấp bằng đường dây một mạch.
Để chọn được sơ đồ tối ưu của mạng điện ta đề ra phương án nối dây,dựa
trên các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật ta chọn được phương án nối dây tối ưu
nhất.
Một phương án nối dây hợp lý phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, đảm bảo cung cấp điện liên tục.
Thứ hai, đảm bảo chất lượng điện.
Thứ ba, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Thứ tư, đảm bảo thuận lợi cho thi công, vận hành và phải có tính linh
hoạt cao.
Thứ năm, đảm bảo tính kinh tế.
Thứ sáu, đảm bảo tính phát triển của mạng điện trong tương lai
Khi dự kiến các phương án nối dây phải dựa trên các ưu khuyết điểm của
một sơ đồ mạng điện cũng như phạm vi sử dụng của chúng.
Mạng hình tia:
Ưu điểm: Có khả năng sử dụng các thiết bị đơn giản, rẻ tiền và các thiết bị bảo
vệ rơle đơn giản, thuận tiện khi phát triển và thiết kế cải tạo mạng điện hiện có,

9
khi xảy ra sự cố không gây ảnh hưởng đến các đường dây khác. Tổn thất nhỏ
hơn lưới liên thông.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư dây cao, khảo sát thiết kế thi công mất nhiều thời
gian, lãng phí khả năng tải.
Mạng liên thông:
Ưu điểm: Việc tổ chức thi công sẽ thuận lợi vì hoạt động trên cùng một đường
dây.
Nhược điểm: Cần có thêm trạm trung gian, thiết kế bố trí đòi hỏi phải bảo vệ
bằng rơle. Thiết kế cắt tự động khi gặp sự cố phức tạp hơn. Độ tin cậy cung cấp
điện thấp hơn so với hình tia.
Mạch điện vòng:
Ưu điểm: Độ tin cậy cung cấp điện cao, khả năng vận hành lưới linh hoạt
Nhược điểm: Số lượng máy cắt cao áp nhiều hơn, bảo vệ rơle phức tạp hơn, tổn
thất điện áp lúc sự cố lớn
Theo bản thiết kế có 6 phụ tải, vì thiết kế mạng điện cho hộ tiêu thụ loại I
và loại III, nên đối với hộ tiêu thụ loại I bắt buộc phải cung cấp điện bằng
đường dây 2 mạch hoặc mạng kín còn hộ tiêu thụ loại III chỉ cần cung cấp bằng
đường dây mạch đơn. Như vậy có thể đưa ra 4 phương án để lựa chọn

Hình 2.1 Sơ đồ nối dây phương án 1

10
Hình 2.2 Sơ đồ nối dây phương án 2

Hình 2.3 Sơ đồ nối dây phương án 3

11
Hình 2.4 Sơ đồ nối dây phương án 4

2.2.Lựa chọn cấp điện áp truyền tải


Điện áp định mức của mạng điện ảnh hưởng chủ yếu đến các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật, cũng như các đặc trưng kỹ thuật của mạng điện.
Điện áp định mức của mạng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: công suất
của phụ tải, khoảng cách giữa các phụ tải với nhau và khoảng cách từ phụ tải
đến nguồn.
Điện áp định mức của mạng sơ bộ của mạng điện có thể xác định theo giá
trị của công suất trên mỗi đường dây trong mạng điện và theo chiều dài của
nguồn điện đến phụ tải.
Có thể tính điện áp định mức của đường dây bằng công thức kinh nghiệm
của Still sau đây:
(2.1).
Trong đó : Li: Khoảng cách truyền tải của đoạn đường dây thứ i(Km).
Pi: Công suất truyền tải của đoạn đường dây thứ i(MW).
Ui: Điện áp vận hành trên đoạn đường dây thứ i(kV).
Tùy thuộc vào điện áp tính được thì ta chọn điện áp định mức phù hợp.
2.3.Lựa chọn tiết diện dây dẫn
Để chọn tiết diện dây dẫn có các phương án sau:
Chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế(lưới cao áp).
Chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện phát nóng(lưới hạ áp).
Chọn tiết diện dây dẫn theo tổn thất cho phép của điện áp(lưới trung áp
và hạ áp).
Việc sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào trị số điện áp định mức
của mạng điện vì vậy trong quá trình tính toán cho các phương án khi tìm được
trị số điện áp định mức của mạng điện ta sẽ chọn phương pháp để tìm tiết diện
dây dẫn.
Sau khi chọn dây dẫn , ta kiểm tra lại bằng các điều kiện kỹ thuật:
Điều kiện phát nóng lâu dài(Isc Icp).

12
Điều kiện vầng quang điện(Điện áp 110kV : Fmin = 70mm2.).
Điều kiện độ bền cơ.
Tiết diện dây thỏa mãn điều kiện vầng quang điện thì sẽ thỏa mãn điều
kiện độ bền cơ.
2.4.Xác định tổn thất công suất cực đại
Tính tổn thất điện áp max của mạng điện là tổn thất điện áp tính từ nguồn
điện đến điểm có điện áp thất nhất trong mạch.
Chế độ làm việc bình thường:

(2.2)
Trong đó:
Pi,Qi: Công suất tác dụng và phản kháng cực đại trên nhánh thứ i
Ri,Xi: Giá trị điện trở điện kháng nhánh thứ i
Udm: Điện áp định mức mạng điện

Ri = (2.3)

Xi = (2.4)
n: số mạch đường dây
Chế độ làm việc sự cố
Ngừng 1 mạch trên đường dây 2 mạch:
(2.5)
Ngừng đường dây 1 mạch ở mạch vòng:
Các phương án phải thỏa mãn điều kiện về tổn thất điện áp trong chế độ
phụ tải cực đại các tổn thất điện áp lớn nhất của mạng điện 1 cấp điện áp không
vượt quá
Lúc chế độ làm việc bình thường:
Lúc chế độ làm việc sự cố:
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU KỸ THUẬT
3.1.Phương án 1

13
3.1.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng
Theo sơ đồ đi dây,phân bố công suất của phương án 1 như sau:
SNM-1 =23,9 + j11,57 (MVA) SNM-4 =26,9 + j13,02 (MVA)
SNM-2 =24,9 + j12,05(MVA) SNM-5 =27,9 + j13,5 (MVA)
SNM-3 =25,9 + j12,54 (MVA) SNM-6 =28,9 + j13,99 (MVA)
Tính điện áp trên các đoạn đường dây theo công thức (2.1) ta có bảng
sau:

Đường dây Công suất Chiều dài đường Điện áp tính theo
(Pmax,MW) dây(L,Km) công thức (2,1),kV

NM-1 23,9 31,62 88,31


NM-2 24,9 31,62 90
NM-3 25,9 36,05 92,11
NM-4 26,9 30 93,12
NM-5 27,9 50 96,7
NM-6 28,9 53,85 98,1

Bảng 3.1.1 Tính toán điện áp định mức phương án 1

Ta thấy điện áp U nằm trong khoảng (88,31 - 98,1 kV) nên ta chọn điện
áp định mức là Udm = 110kV
3.1.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn
Dây dẫn lựa chọn là dây nhôm lõi thép (AC) là loại dây dẫn có độ dẫn
điện tốt, đảm bảo độ bền cơ học cao, sử dụng ở mọi cấp điện áp và được sử
dụng rộng rãi trong thực tế
Do mạng điện thiết kế có Udm = 110kV nên tiết diện dây dẫn thường
được chọn theo phương pháp mật độ kinh tế của dòng điện Jkt

(3.1)

14
(3.2)
2
Với: Fi: Tiết diện dây dẫn (mm )
Ilv max i: Dòng điện cực đại tính trên lộ cần xác định tiết diện (A)
n: Số mạch đường dây (kV)
Slv max i: Công suất truyền tải cực đại trên lộ đường dây đang
xét(MVA)
Jkt: Mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2)
Lựa chọn dây nhôm lõi thép với Tmax = 4200h ta tra theo bảng 4.1 mật
độ kinh tế dòng điện trang 143 sách Mạng Lưới Điện - Nguyễn Văn Đạm ta
được Jkt = 1,1 A/mm2
Ta tính dòng điện cực đại trên đường dây và tiết diện dây dẫn dựa theo
công thức 3.1 và 3.2 ta có bảng sau :

Đường dây Smax Fi(mm2) Ilv max(A)


(MVA)
NM-1 26,55 126,7 139,35
NM-2 27,67 66 72,61
NM-3 28,78 68,66 75,53
NM-4 29,89 71,27 78,44
NM-5 31 73,95 81,35
NM-6 32,11 76,64 84,3

Bảng 3.1.2.Tính toán tiết diện đường dây


Từ tiết diện đường dây đã tính được ta tra bảng phụ lục 2,3,4 Trang 258-261
sách Thiết kế các mạng và hệ thống điện ta có thông số các dây dẫn đó.

Đường n L(Km) Fi(mm2) Ilv Loại dây Icp(A) ro Xo R X


dây max(A) ( ) ( ) ( ) ( )
NM-1 1 31,62 126,7 139,35 AC-120 380 0,27 0,423 8,54 13,4
NM-2 2 31,62 66 72,61 AC-70 265 0,46 0,44 7,27 6,96
NM-3 2 36,05 68,66 75,53 AC-70 265 0,46 0,44 8,29 7,931
NM-4 2 30 71,27 78,44 AC-70 265 0,46 0,44 6,9 6,6
NM-5 2 50 73,95 81,35 AC-70 265 0,46 0,44 11,5 11
NM-6 2 53,85 76,64 84,3 AC-70 265 0,46 0,44 12,4 11,85

Bảng 3.1.3.Thông số đường dây

Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật


Tiết diện dây thỏa mãn điều kiện vầng quang điện thì sẽ thỏa mãn điều
kiện đồ bền cơ.Tiết diện dây tối thiểu để thỏa mãn điều kiện vầng quang điện.
Điện áp 110kV : Fmin = 70mm2 =>Các đường dây đã chọn đều thỏa
mãn điều kiện vầng quang điện và sẽ thỏa mãn điều kiện đồ bền cơ.
Điều kiện phát nóng khi sự cố . Khi đó :Dòng điện sự cố Isc = 2Imax.
Đường n Loại Ilv Isc(A) Icp(A) So sánh Isc
dây dây max(A) và Icp
NM-2 2 AC-70 72,61 145,22 265 Isc<Icp
NM-3 2 AC-70 75,53 151,06 265 Isc<Icp
NM-4 2 AC-70 1578,44 156,88 265 Isc<Icp
NM-5 2 AC-70 81,35 162,7 265 Isc<Icp
NM-6 2 AC-70 84,3 168,6 265 Isc<Icp
Bảng 3.1.4.Dòng điện sự cố
Xác định tổn thất điện áp lớn nhất theo công thức (2.2) và (2.5)

Đường Pmax Qmax R X


dây (MW (MVAr) ( ) ( )
)

NM-1 23,9 11,57 8,54 13,4 3,26


NM-2 24,9 12,05 7,27 6,96 2,2 4,56
NM-3 25,9 12,54 8,29 7,931 2,59 5,18
NM-4 26,9 13,02 6,9 6,6 2,24 4,48
NM-5 27,9 13,5 11,5 11 3,88 7,76
NM-6 28,9 13,99 12,4 11,85 4,33 8,66
Bảng
3.1.5.Tổn thất điện áp
Ta thấy Ubtmax% = 4,33% < 15% (thỏa mãn)
và Uscmax%=8,66%<20%(thỏa mãn)
Kết luận :Phương án 1 thỏa mãn về các điều kiện kỹ thuật

3.2.Phương án 2

3.2.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng


Theo sơ đồ đi dây,phân bố công suất của phương án 2 như sau:
S2-1 =23,9 + j11,57 (MVA) SNM-4 =26,9 + j13,02 (MVA)
S2 =24,9 + j12,05 (MVA) SNM-5 =27,9 + j13,5 (MVA)
SNM-3 =25,9 + j12,54 (MVA) SNM-6 =28,9 + j13,99 (MVA)
SNM-2 = S2-1 + S2 = 23,9 + j11,57 + 24,9 + j12,05 = 48,8 + j.23,62 (MVA)

16
Tính điện áp trên các đoạn đường dây theo công thức (2.1) ta có bảng
sau:

Đường dây Công suất Chiều dài đường Điện áp tính theo
(Pmax,MW) dây(L,Km) công thức (2,1),kV

2-1 23,9 28,28 87,95


NM-2 48,8 31,62 123,7
NM-3 25,9 36,05 92,11
NM-4 26,9 30 93,12
NM-5 27,9 50 96,7
NM-6 28,9 53,85 98,61

Bảng 3.2.1 Tính toán điện áp định mức phương án 1

Ta thấy điện áp U nằm trong khoảng (87,95 - 123,7 kV) nên ta chọn điện
áp định mức là Udm = 110kV

3.2.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn


Dây dẫn lựa chọn là dây nhôm lõi thép (AC) là loại dây dẫn có độ dẫn
điện tốt, đảm bảo độ bền cơ học cao, sử dụng ở mọi cấp điện áp và được sử
dụng rộng rãi trong thực tế
Do mạng điện thiết kế có Udm = 110kV nên tiết diện dây dẫn thường
được chọn theo phương pháp mật độ kinh tế của dòng điện Jkt
Ta tính dòng điện cực đại trên đường dây và tiết diện dây dẫn dựa theo công
thức 3.1 và 3.2 ta có bảng sau :

Đường dây Smax Fi(mm2) Ilv max(A)


(MVA)
2-1 26,55 126,7 139,35
NM-2 54,21 129,32 142,26
NM-3 28,78 68,66 75,53
NM-4 29,89 71,27 78,44
NM-5 31 73,95 81,35
NM-6 32,11 76,64 84,3

Bảng 3.2.2.Tính toán tiết diện đường dây


Từ tiết diện đường dây đã tính được ta tra bảng phụ lục 2,3,4 Trang 258-261
sách Thiết kế các mạng và hệ thống điện ta có thông số các dây dẫn đó.

17
Đường n L(Km) Fi(mm2) Ilv Loại Icp(A) Ro Xo R X
dây max dây ( ) ( ) ( ) ( )
(A)
2-1 1 28,28 126,7 139,35 AC- 380 0,27 0,423 7,64 11,96
120
NM-2 2 31,62 129,32 142,26 AC- 380 0,27 0,423 4,27 6,69
120
NM-3 2 36,05 68,66 75,53 AC-70 265 0,46 0,44 8,29 7,931
NM-4 2 30 71,27 78,44 AC-70 265 0,46 0,44 6,9 6,6
NM-5 2 50 73,95 81,35 AC-70 265 0,46 0,44 11,5 11
NM-6 2 53,85 76,64 84,3 AC-70 265 0,46 0,44 12,4 11,85

Bảng 3.2.3.Thông số đường dây

Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật


Tiết diện dây thỏa mãn điều kiện vầng quang điện thì sẽ thỏa mãn điều
kiện đồ bền cơ.Tiết diện dây tối thiểu để thỏa mãn điều kiện vầng quang điện.
Điện áp 110kV : Fmin = 70mm2 =>Các đường dây đã chọn đều thỏa
mãn điều kiện vầng quang điện và sẽ thỏa mãn điều kiện đồ bền cơ.
Điều kiện phát nóng khi sự cố . Khi đó :Dòng điện sự cố Isc = 2Imax.

Đường n Loại Ilv Isc(A) Icp(A) So sánh Isc


dây dây max(A) và Icp
NM-2 2 AC-120 142,26 284,52 380 Isc<Icp
NM-3 2 AC-70 75,53 151,06 265 Isc<Icp
NM-4 2 AC-70 78,44 156,88 265 Isc<Icp
NM-5 2 AC-70 81,35 162,7 265 Isc<Icp
NM-6 2 AC-70 84,3 168,6 265 Isc<Icp
Bảng 3.2.4:Dòng điện sự cố
Xác định tổn thất điện áp lớn nhất theo công thức (2.2) và (2.5)

Đường Pmax Qmax R X


dây (MW (MVAr) ( ) ( )
)

2-1 23,9 11,57 8,54 13,4 3,26


NM-2 48,8 23,62 4,27 6,96 3,08 6,16
NM-3 25,9 12,54 8,29 7,931 2,59 5,18
NM-4 26,9 13,02 6,9 6,6 2,24 4,48
NM-5 27,9 13,5 11,5 11 3,88 7,76
NM-6 28,9 13,99 12,4 11,85 4,33 8,66
Bảng
3.2.5.Tổn thất điện áp
Ta thấy Ubtmax% = 3,26% +3,08% = 6,34% < 15% (thỏa mãn)
và Uscmax%= 3,26% + 6,16% = 9,42% < 20%(thỏa mãn)
Kết luận :Phương án 2 thỏa mãn về các điều kiện kỹ thuật

3.3.Phương án 3

18
3.3.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng
Theo sơ đồ đi dây,phân bố công suất của phương án 3 như sau:
S2-1 =23,9 + j11,57 (MVA) SNM-4 =26,9 + j13,02 (MVA)
S2 =24,9 + j12,05 (MVA) SNM-5 =27,9 + j13,5 (MVA)
SNM-3 =25,9 + j12,54 (MVA) SNM-6 =28,9 + j13,99 (MVA)
SNM-2 = S2-1 + S2 = 23,9 + j11,57 + 24,9 + j12,05 = 48,8 + j.23,62 (MVA)
SNM-4 = S4-3 + S4 =26,9 + j13,02 + 25,9 + j12,54 = 52,8 + j.25,56 (MVA)
Tính điện áp trên các đoạn đường dây theo công thức (2.1) ta có bảng
sau:

Đường dây Công suất Chiều dài đường Điện áp tính theo
(Pmax,MW) dây(L,Km) công thức (2,1),kV

2-1 23,9 28,28 87,95


NM-2 48,8 31,62 123,7
4-3 25,9 31,62 91,66
NM-4 52,8 30 128,36
NM-5 27,9 50 96,7
NM-6 28,9 53,85 98,61

Bảng 3.3.1 Tính toán điện áp định mức phương án 1

Ta thấy điện áp U nằm trong khoảng (87,95 - 128,36kV) nên ta chọn điện
áp định mức là Udm = 110kV

3.2.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn


Dây dẫn lựa chọn là dây nhôm lõi thép (AC) là loại dây dẫn có độ dẫn
điện tốt, đảm bảo độ bền cơ học cao, sử dụng ở mọi cấp điện áp và được sử
dụng rộng rãi trong thực tế

19
Do mạng điện thiết kế có Udm = 110kV nên tiết diện dây dẫn thường
được chọn theo phương pháp mật độ kinh tế của dòng điện Jkt
Ta tính dòng điện cực đại trên đường dây và tiết diện dây dẫn dựa theo công
thức 3.1 và 3.2 ta có bảng sau :

Đường dây Smax Fi(mm2) Ilv max(A)


(MVA)
2-1 26,55 126,7 139,35
NM-2 54,21 129,32 142,26
4-3 28,78 68,66 75,53
NM-4 58,66 139,95 153,94
NM-5 31 73,95 81,35
NM-6 32,11 76,64 84,3

Bảng 3.3.2.Tính toán tiết diện đường dây


Từ tiết diện đường dây đã tính được ta tra bảng phụ lục 2,3,4 Trang 258-261
sách Thiết kế các mạng và hệ thống điện ta có thông số các dây dẫn đó.

Đường n L(Km) Fi(mm2) Ilv Loại dây Icp(A) ro Xo R X


dây max(A) ( ) ( ) ( ) ( )
2-1 1 28,28 126,7 139,35 AC-120 380 0,27 0,423 7,64 11,96
NM-2 2 31,62 129,32 142,26 AC-120 380 0,27 0,423 4,27 6,69
4-3 2 31,62 68,66 75,53 AC-70 265 0,46 0,44 7,27 6,96
NM-4 2 30 139,95 153,94 AC-150 440 0,21 0,423 3,15 6,345
NM-5 2 50 73,95 81,35 AC-70 265 0,46 0,44 11,5 11
NM-6 2 53,85 76,64 84,3 AC-70 265 0,46 0,44 12,4 11,85

Bảng 3.3.3.Thông số đường dây

Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật


Tiết diện dây thỏa mãn điều kiện vầng quang điện thì sẽ thỏa mãn điều
kiện đồ bền cơ.Tiết diện dây tối thiểu để thỏa mãn điều kiện vầng quang điện.
Điện áp 110kV : Fmin = 70mm2 =>Các đường dây đã chọn đều thỏa
mãn điều kiện vầng quang điện và sẽ thỏa mãn điều kiện đồ bền cơ.
Điều kiện phát nóng khi sự cố . Khi đó :Dòng điện sự cố Isc = 2Imax.

Đường n Loại Ilv Isc(A) Icp(A) So sánh Isc và


dây dây max(A) Icp
NM-2 2 AC-120 142,26 284,52 380 Isc<Icp
4-3 2 AC-70 75,53 151,06 265 Isc<Icp
NM-4 2 AC-150 153,94 307,88 445 Isc<Icp
NM-5 2 AC-70 81,35 162,7 265 Isc<Icp
NM-6 2 AC-70 84,3 168,6 265 Isc<Icp
Bảng 3.3.4:Dòng điện sự cố
Xác định tổn thất điện áp lớn nhất theo công thức (2.2) và (2.5)

20
Đường Pmax Qmax R X
dây (MW (MVAr) ( ) ( )
)

2-1 23,9 11,57 7,64 11,96 3,26


NM-2 48,8 23,62 4,27 6,69 3,08 6,16
4-3 25,9 12,54 8,29 7,931 2,59 5,18
NM-4 52,8 25,56 3,15 6,345 2,72 5,44
NM-5 27,9 13,5 11,5 11 3,88 7,76
NM-6 28,9 13,99 12,4 11,85 4,33 8,66
Bảng
3.3.5.Tổn thất điện áp
Ta thấy Ubtmax% = 3,26% +3,08% = 6,34% < 15% (thỏa mãn)
và Uscmax%= 3,26% + 6,16% = 9,42% < 20%(thỏa mãn)
Kết luận :Phương án 3 thỏa mãn về các điều kiện kỹ thuật

3.4.Phương án 4

3.4.1.Phân bố công suất, chọn điện áp định mức của mạng


Theo sơ đồ đi dây,phân bố công suất của phương án 4 như sau:
S2-1 =23,9 + j11,57 (MVA) SNM-4 =26,9 + j13,02 (MVA)
S2 =24,9 + j12,05 (MVA) SNM-5 =27,9 + j13,5 (MVA)
SNM-3 =25,9 + j12,54 (MVA) SNM-6 =28,9 + j13,99 (MVA)
SNM-2 = S2-1 + S2 = 23,9 + j11,57 + 24,9 + j12,05 = 48,8 + j.23,62 (MVA)
L3 = LNM-3 =36,05 (Km) ; L34 =31,62(Km) ; L4 = LNM-4 = 30(Km)

SNM-3 = = 24,6 + j.11,91 (MVA)


=28,2 + j.13,65 (MVA)

21
Ta có: SNM-3 < S3 => dòng công suất chạy từ 4 đến 3
S4-3 = S3 - SNM-3 = 25,9 + j12,54 - (24,6 + j.11,91) = 1,3 + j.0,63(MVA)
Tính điện áp trên các đoạn đường dây theo công thức (2.1) ta có bảng sau:

Đường dây Công suất Chiều dài đường Điện áp tính theo
(Pmax,MW) dây(L,Km) công thức (2,1),kV

2-1 23,9 28,28 87,95


NM-2 48,8 31,62 123,7
NM-3 24,6 36,05 89.96
NM-4 28,2 30 95,2
NM-5 27,9 50 96,7
NM-6 28,9 53,85 98,61
4-3 1,3 31,62 31,42

Bảng 3.4.1 Tính toán điện áp định mức phương án 4

Ta thấy điện áp U nằm trong khoảng (31,42 - 123,7kV) nên ta chọn điện
áp định mức là Udm = 110kV

3.4.2.Lựa chọn tiêt diện dây dẫn


Dây dẫn lựa chọn là dây nhôm lõi thép (AC) là loại dây dẫn có độ dẫn
điện tốt, đảm bảo độ bền cơ học cao, sử dụng ở mọi cấp điện áp và được sử
dụng rộng rãi trong thực tế
Do mạng điện thiết kế có Udm = 110kV nên tiết diện dây dẫn thường
được chọn theo phương pháp mật độ kinh tế của dòng điện Jkt
Ta tính dòng điện cực đại trên đường dây và tiết diện dây dẫn dựa theo công
thức 3.1 và 3.2 ta có bảng sau :

Đường dây Smax Fi(mm2) Ilv max(A)


(MVA)
2-1 26,55 126,7 139,35
NM-2 54,21 129,32 142,26
NM-3 27,33 130,4 143,44
NM-4 31,33 149,5 164,44
NM-5 31 73,95 81,35
NM-6 32,11 76,64 84,3
4-3 1,44 6,87 7,56

Bảng 3.4.2.Tính toán tiết diện đường dây


Từ tiết diện đường dây đã tính được ta tra bảng phụ lục 2,3,4 Trang 258-261
sách Thiết kế các mạng và hệ thống điện ta có thông số các dây dẫn đó.

22
Đường n L(Km) Fi(mm2) Ilv Loại dây Icp(A) ro Xo R X
dây max(A) ( ) ( ) ( ) ( )
2-1 1 28,28 126,7 139,35 AC-120 380 0,27 0,423 7,64 11,96
NM-2 2 31,62 129,32 142,26 AC-120 380 0,27 0,423 4,27 6,69
NM-3 1 36,05 130,4 143,44 AC-120 380 0,27 0,423 9,73 15,25
NM-4 1 30 149,5 164,44 AC-150 445 0,21 0,423 6,3 12,69
NM-5 2 50 73,95 81,35 AC-70 265 0,46 0,44 11,5 11
NM-6 2 53,85 76,64 84,3 AC-70 265 0,46 0,44 12,4 11,85
4-3 1 31,62 6,87 7,56 AC-70 265 0,46 0,44 14,55 13,91

Bảng 3.4.3.Thông số đường dây

Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật


Tiết diện dây thỏa mãn điều kiện vầng quang điện thì sẽ thỏa mãn điều
kiện đồ bền cơ.Tiết diện dây tối thiểu để thỏa mãn điều kiện vầng quang điện.
Điện áp 110kV : Fmin = 70mm2 =>Các đường dây đã chọn đều thỏa
mãn điều kiện vầng quang điện và sẽ thỏa mãn điều kiện đồ bền cơ.
Điều kiện phát nóng khi sự cố . Khi đó :Dòng điện sự cố Isc = 2Imax.
Dòng điện sự cố xét trên mạch vòng :
Khi đứt đường dây NM-3:

I3-4sc = .103 =151,03 (A)

INM-4sc = =307,89 (A)


Tương tự, khi đứt đường dây NM-4

INM-3sc = = 307,89 (A)

Đường n Loại Ilv Isc(A) Icp(A) So sánh Isc


dây dâymax(A) và Icp
NM-2 2 AC-120
142,26 284,52 380 Isc<Icp
NM-3 1 AC-120
143,44 286,88 380 Isc<Icp
NM-4 1 AC-150
164,44 328,88 445 Isc<Icp
NM-5 2 AC-70 81,35 162,7 265 Isc<Icp
NM-6 2 AC-70 84,3 168,6 265 Isc<Icp
3-4 1 AC-70 7,56 15,12 265 Isc<Icp
Bảng 3.4.4:Dòng điện sự cố
Xét tổn thất điện áp trên mạch vòng:
Chế độ bình thường
Đoạn NM-3: Tổn thất điện áp ở chế độ bình thường :
P NM − 3 . R NM −3 +Q NM −3 . X NM −3
∆ U NM − 3 b t %= 2
.100 %=3 , 48 %
U đm
Đoạn NM-4: Tổn thất điện áp ở chế độ bình thường :

23
PNM −4 . RNM −4 +Q NM − 4 . X NM −4
∆ U NM − 4 bt %= 2
.100 %=2 ,9 %
U đm
Đoạn 3-4:Tổn thất điện áp ở chế độ bình thường :
P3 −4 . R3 − 4 +Q3 −4 . X 3 − 4
∆ U 3− 4 bt %= 2
.100 %=0 , 2 29 %
U đm
Vậy tổng tỷ lệ điện áp bình thường là : 3,48 + 2,9 + 0,229 = 6,61% < 20%
Chế độ sau sự cố:
Đứt đoạn NM-4
PNM − 3 . R NM − 3+Q NM − 3 . X NM −3
∆ U NM − 3 sc %= 2
.100
U đm
52, 8 . 11, 91+25 ,56 .15 ,25
¿ 2
.100=7 , 16 %
110
P3 − 4 . R 3− 4 +Q3 − 4 . X 3 −4
∆ U 3− 4 sc %= 2
.100
U đm
26 , 9 .1 4 ,5 5+13 , 02 .13 , 91
¿ 2
.100=4 , 73 %
110
Vậy tổng tỷ lệ điện áp sự cố khi đứt đoạn NM-4 là :
6,61 + 4,73 = 11,34% < 25%
+ Đứt đoạn NM-3
P NM − 4 . R NM − 4 +QNM −4 . X NM − 4
∆ U NM − 4 sc %= 2
.100
U đm
52, 8 .6 , 3+25 , 56 .12 , 69
¿ 2
.100=5 , 43 %
110
P3 − 4 . R 3− 4 +Q3 − 4 . X 3 −4
∆ U 3− 4 sc %= 2
.100
U đm
25 , 9. 1 4 ,5 5+12 , 54 .13 ,91
¿ 2
.100=4 , 56 %
110
Vậy tổng tỷ lệ điện áp sự cố khi đứt đoạn NM-3 là:
5,43 + 4,56 = 9,99% < 25%
Kết luận :Phương án 4 thỏa mãn về các điều kiện kỹ thuật.Qua tính toán
chi tiêu kĩ thuật ta chưa loại bỏ được phương án nào không thỏa mãn , tuy
nhiên các phương án có thông số đường dây , các đi dây và các tổn thất khác
nhau . Vì vậy ta cần phải xét thêm chỉ tiêu kinh tế để so sánh và chọn được
phương án hợp lý nhất.

24
CHƯƠNG 4:TÍNH CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI
ƯU
4.1. Phương pháp tính chỉ tiêu kinh tế
Trên có sở kết quả tính toán chỉ tiêu kĩ thuật cho các phướng án đi dây
trong từng nhóm phụ tải, ta thấy tất cả các phương án trong từng nhóm đều
đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật. Vì vậy để chọn được phương án tối ưu trong
các nhóm ta dựa vào hàm chi phí tính toán hàng năm.
Vì các phương án so sánh của mạng điện đều có cùng điện áp định mức,
do đó để đơn giản không cần tính vốn đầu tư vào các trạm hạ áp.
Tiêu chuẩn để so sánh các phương án về mặt kinh tế là chi phí tính toán
hàng năm phải nhỏ nhất. Hàm chi phí tính toán hàng năm của mỗi phương án
được xác định theo hàm chi phí tính toán:
Z = (avh + atc).K + ΔA.c (đồng/năm) (4.1)
Trong đó
avh: hệ số vận hành bao gồm khấu hao, tu sửa thường kỳ và phục vụ các
đường dây của mạng điện, khi tính toán với đường dây bê tông thép ta lấy a vh =
0,04.
atc: hệ số định mức hiệu quả hay hệ số hiệu quả vốn đầu tư, lấy a tc =
0,125.
c: giá 1 kWh điện năng tổn thất: 1000 đồng
K: vốn đầu tư của từng mạng điện.

(4.2)
k0i: giá trị tiền cho 1 km đường dây một mạch thứ i. Đối với đường dây
lộ kép thì giá trị tiền tăng 1,6 lần so với lộ đơn. (đ/km)
Li: chiều dài đoạn đường dây thứ i. (km)
ΔA: tổng tổn thất điện năng trong mạng điện.

(4.3)
ΔPi: tổn thất công suất tác dụng trên đoạn đường dây thứ i.

(4.4)
τ : thời gian tổn thất công suất lớn nhất

(h) (4.5)
Tmax = 4200h với tất cả các phụ tải => (h)
Hai phương án được coi là tương đương nhau về mặt kinh tế khi:

25
|
δ Z %=
Z1− Z2
Z1 |.100 % ≤5

Khi đó phương án hợp lý nhất sẽ được chọn theo các cơ sở sau :


Vốn đầu tư nhỏ nhất
Tổn thất điện năng nhỏ nhất
Tổn thất điện áp nhỏ nhất
Bảng 4.1: Suất giá đầu tư cho đường dây trên không cấp điện áp 110 kV
6
2 lộ trên 1 cột (106
Loại dây dẫn Giá 1 lộ (10 đ/km)
đ/km)
AC-70 300 480,0
AC-95 308 492,8
AC-120 320 512,0
AC-150 336 537,6
AC-185 352 563,2
AC-240 402 643,2

4.2. Áp dụng cho các phương án


4.2.1.Phương án 1
Dựa vào thông số công suất, điện trở,chiều dài đường dây của phương
án 1 , sử dụng các công thức (4.4) và (4.2) ta lập được bảng sau:
Lộ Loại R( ) Pmax Qmax L(Km)
đường (MW) (MVAr) (MW)
(108đ/km) (108đ)
dây
NM-1 AC- 8,54 23,9 11,57 31,62 3,2 101,2 0,498
120
NM-2 AC-70 7,27 24,9 12,05 31,62 3 94,86 0,46
NM-3 AC-70 8,29 25,9 12,54 36,05 3 108.15 0,567
NM-4 AC-70 6,9 26,9 13,02 30 3 90 0,509
NM-5 AC-70 11,5 27,9 13,5 50 3 150 0,913
NM-6 AC-70 12,4 28,9 13,99 53,85 3 161,55 1,056

Tổng 705,76 4,003


Bảng 4.2.1:thông số chỉ tiêu kinh tế
Xác định tổn thất điện năng và chi phí tính toán hàng năm theo công
thức (4.1),(4.3),(4.5)
4,003.2592,4 = 10377,4(MWh)
Z =(avh+atc).K + ΔA.c
=(0,04+0,125).705,76.108 + 10377,4.103.1000=2,202.1010(đồng)

26
4.2.2.Phương án 2
Dựa vào thông số công suất, điện trở,chiều dài đường dây của phương
án 1 , sử dụng các công thức (4.4) và (4.2) ta lập được bảng sau:
Lộ Loại R( ) Pmax Qmax L(Km)
đường (MW) (MVAr) (MW)
(108đ/km) (108đ)
dây
2-1 AC-120 7,64 23,9 11,57 28,28 3,2 90,5 0,445
NM-2 AC-120 4,27 48,8 23,62 31,62 3,2 101,2 1,04
NM-3 AC-70 8,29 25,9 12,54 36,05 3 108.15 0,567
NM-4 AC-70 6,9 26,9 13,02 30 3 90 0,509
NM-5 AC-70 11,5 27,9 13,5 50 3 150 0,913
NM-6 AC-70 12,4 28,9 13,99 53,85 3 161,55 1,056

Tổng 701,4 4,53


Bảng 4.2.2.Thông số chỉ tiêu kinh tế
Xác định tổn thất điện năng và chi phí tính toán hàng năm theo công
thức (4.1),(4.3),(4.5)
4,53.2592,4 = 11743,57(MWh)
Z =(avh+atc).K + ΔA.c
=(0,04+0,125).701,4.108 + 11743,57.103.1000=2,33.1010(đồng)
4.2.3.Phương án 3
Dựa vào thông số công suất, điện trở,chiều dài đường dây của phương
án 1 , sử dụng các công thức (4.4) và (4.2) ta lập được bảng sau:
Lộ Loại R( ) Pmax Qmax L(Km)
đường (MW) (MVAr) (MW)
(108đ/km) (108đ)
dây
2-1 AC-120 7,64 23,9 11,57 28,28 3,2 90,5 0,445
NM-2 AC-120 3,32 48,8 23,62 31,62 3,2 101,2 1,04
4-3 AC-70 7,27 25,9 12,54 31,62 3 94,86 0,497
NM-4 AC-150 3,15 52,8 25,56 30 3,36 100,8 0,896
NM-5 AC-70 11,5 27,9 13,5 50 3 150 0,913
NM-6 AC-70 12,4 28,9 13,99 53,85 3 161,55 1,056

Tổng 698,91 4,847


Bảng 4.2.3.Thông số chỉ tiêu kinh tế

Xác định tổn thất điện năng và chi phí tính toán hàng năm theo công
thức (4.1),(4.3),(4.5)
4,847.2592,4 = 12565,36(MWh)

27
Z =(avh+atc).K + ΔA.c
=(0,04+0,125).698,91.108 + 12565,36.103.1000=2,409.1010(đồng)
4.2.3.Phương án 4
Dựa vào thông số công suất, điện trở,chiều dài đường dây của phương
án 1 , sử dụng các công thức (4.4) và (4.2) ta lập được bảng sau:
Lộ Loại R( ) Pmax Qmax L(Km)
đường (MW) (MVAr) (MW)
(108đ/km) (108đ)
dây
2-1 AC-120 7,64 23,9 11,57 28,28 3,2 90,5 0,445
NM-2 AC-120 4,27 48,8 23,62 31,62 3,2 101,2 1,04
NM-3 AC-120 9,73 24,6 11,91 36,05 3,2 115,36 0,6
NM-4 AC-150 6,3 28,2 13,65 30 3,36 100,8 0,511
NM-5 AC-70 11,5 27,9 13,5 50 3 150 0,913
NM-6 AC-70 12,4 28,9 13,99 53,85 3 161,55 1,056

4-3 AC-70 14,55 1,3 0,63 31,62 3 94,86 0,0251


Tổng 814,27 4,59
Bảng 4.2.3.Thông số chỉ tiêu kinh tế

Xác định tổn thất điện năng và chi phí tính toán hàng năm theo công
thức (4.1),(4.3),(4.5)
4,59.2592,4 = 11899,12(MWh)
Z =(avh+atc).K + ΔA.c
=(0,04+0,125).814,27.108 + 11899,12.103.1000=2,533.1010(đồng)
4.3.Chọn phương án tối ưu
Phương án 1 2 3 4
4,33% 6,34% 6,34% 6,61%
8,66% 9,42% 9,42% 11,34%
10377,4 11743,57 12565,36 11899,12
10 10 10
Z(đồng) 2,202.10 2,33.10 2,409.10 2,533.1010
Bảng 4.3.Bảng tính toán số liệu kinh tế
Các phương án được coi là tương đương nhau về mặt kinh tế khi sự khác
nhau về hàm chi phí tính toán Z là
Phương án 1 có Zmin ta sẽ lấy phương án 1 làm chuẩn những phương án
có Z sai khác lớn hơn so với phương án 1 sẽ bị loại:
Z1 = Z1 + 5%.Z1 = 2,202.10 + 0,05.2,202.1010 =2,312.1011 (đồng)
10

Ta loại được 3 phương án vì có Z vượt quá 5% so với Z1


Mặt khác phương án 1 có điện áp sự cố và tổn thất điện năng nhỏ nhất
Kết luận : Phương án 1 là phương án tối ưu nhất

28
CHƯƠNG 5:LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN
CHÍNH
5.1. Lựa chọn kiểu,số lượng và công suất máy biến áp
Máy biến áp là một thiết bị rất quan trọng và nó chiếm một phần
không nhỏ về vốn đầu tư trong hệ thống điện.Việc lựa chọn máy biến áp cần
dựa vào các nguyên tắc sau:
Căn cứ vào phương thức vận hành và yêu cầu điều chỉnh điện áp của
phụ tải để chọn máy biến áp có đầu phân áp cố định hay máy biến áp điều
chỉnh dưới tải.
Căn cứ vào tính chất hộ tiêu thụ là hộ loại I,II hay III để chọn số lượng
máy biến áp phù hợp.Mạng điện yêu cầu thiết kế gồm có 5 phụ tải loại 1 nên
đặt 2 máy biến áp.Khi một máy biến áp bất kì nghỉ(do sự cố hay bảo dưỡng) thì
máy biến áp còn lại với khả năng quá tải cho phép có thể cung cấp điện cho
toàn bộ phụ tải lúc cực đại.Phụ tải loại 3 ta đặt 1 máy biến áp.Ta sử dụng máy
biến áp 3 pha 2 cuộn dây để giảm chi phí lắp đặt ,chuyên chở vận hành….
Tất cả các máy biến áp được chọn đều được hiệu chỉnh ở nhiệt độ môi
trường.Tại Việt Nam nhiệt độ trung bình môi trường đặt máy là 25 0C,nhiệt độ
môi trường lớn nhất là 420C.Các máy biến áp được chọn ở dưới đây coi như đã
được hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường ở Việt Nam.
Mạng cao áp 110kV hạ áp 22kV 5 phụ tải loại I và 1 phụ tải loại III
vậy nên ta sẽ chọn kiểu máy biến áp ba pha hai cuộn dây 110/22kV có điều
chỉnh dưới tải như phần trước ta đã chọn sử dụng máy biến áp của Việt Nam để
không cần xét tới hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, 5 phụ tải loại I sẽ có 2 máy biến áp
vận hành song song.
Công suất các máy biến áp được chọn phải đảm bảo cung cấp điện cho
phụ tải cực đại khi làm việc bình thường
(5.1)
Công thức trên áp dụng cho trạm có 1 máy biến áp.Ngoài ra với các
máy biến áp làm việc song song cần xét tới khả năng quá tải của máy biến áp ở
chế độ sau sự cố khi 1 trong 2 máy biến áp dừng do sự cố,sửa chữa,bảo dưỡng
hoặc vận hành kinh tế khi phụ tải nhỏ nhất của máy biến áp còn lại với khả
năng quá tải sự cố phải đảm bảo đủ công suất cần thiết xuất phát từ ( điều kiện
quá tải cho phép bằng 40% trong thời gian quá tải cực đại 5 ngày đêm, mỗi
ngày 6 giờ )

(5.2)
Trong đó:Smax :Công suất lúc phụ tải cực đại

29
k: Hệ số quả tải k = 1,4
n: Số máy biến áp trong trạm
5.2.Tính toán công suất,lựa chọn máy biến áp cho các phụ tải
Phụ tải 1 (loại III) sử dụng 1 máy biến áp :
Công suất của máy biến áp đặt ở phụ tải 1 là:
= 26,55(MVA)
Từ kết quả tính toán tra theo bảng 18 trang 276 sách thiết kế các mạng
và hệ thống điện chọn 1 máy biến áp có kiểu TPDH-32000/110
Phụ tải 2 (loại I) sử dụng 2 máy biến áp :
Công suất của máy biến áp đặt ở phụ tải 2 là:

= =19,76(MVA)
Từ kết quả tính toán tra theo bảng 18 trang 276 sách thiết kế các mạng
và hệ thống điện chọn máy biến áp có kiểu TPDH-25000/110
Phụ tải 3(loại I) sử dụng 2 máy biến áp :
Công suất của máy biến áp đặt ở phụ tải 3 là:

Từ kết quả tính toán tra theo bảng 18 trang 276 sách thiết kế các mạng
và hệ thống điện chọn máy biến áp có kiểu TPDH-25000/110
Phụ tải 4 (loại I) sử dụng 2 máy biến áp :
Công suất của máy biến áp đặt ở phụ tải 4 là:

=21,35(MVA)
Từ kết quả tính toán tra theo bảng 18 trang 276 sách thiết kế các mạng
và hệ thống điện chọn máy biến áp có kiểu TPDH-25000/110
Phụ tải 5 (loại I) sử dụng 2 máy biến áp :
Công suất của máy biến áp đặt ở phụ tải 5 là:

=22,14(MVA)
Từ kết quả tính toán tra theo bảng 18 trang 276 sách thiết kế các mạng
và hệ thống điện chọn máy biến áp có kiểu TPDH-25000/110
Phụ tải 6 (loại I) sử dụng 2 máy biến áp :
Công suất của máy biến áp đặt ở phụ tải 6 là:

=22,94(MVA)
Từ kết quả tính toán tra theo bảng 18 trang 276 sách thiết kế các mạng
và hệ thống điện chọn máy biến áp có kiểu TPDH-25000/110

30
Phụ Số Loại Số liệu kĩ thuật Số liệu tính toán
tải Lộ MBA Uđm(kv) Un ∆ Pn ∆ P0 I0 R X ∆ Q0
cao Hạ % kw kw % Ω Ω kvAr
1 1 TPDH-32000/110 115 22 10,5 145 35 0,75 1,87 43,5 240
2 2 TPDH-25000/110 115 22 10,5 120 29 0,8 2,54 55,9 200
3 2 TPDH-25000/110 115 22 10,5 120 29 0,8 2,54 55,9 200
4 2 TPDH-25000/110 115 22 10,5 120 29 0,8 2,54 55,9 200
5 2 TPDH-25000/110 115 22 10,5 120 29 0,8 2,54 55,9 200
6 2 TPDH-25000/110 115 22 10,5 120 29 0,8 2,54 55,9 200
Bảng 5.2: Thông số của các máy biến áp
Kết luận:Vậy cần sử dụng 11 máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây:
10 máy biến áp TPDH-25000/110
1 máy biến áp TPDH-32000/110
5.3.Chọn sơ đồ nối dây cho các trạm
5.3.1.Chọn sơ đồ nối dây chi tiết cho các trạm hạ áp phụ tải
a. Trạm trung gian:
Ta dùng sơ đồ 2 hệ thống thanh góp có máy cắt phân đoạn ( MCPĐ)

Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống 1 thanh góp có máy cắt phân đoạn
b. Trạm cuối
Với các hộ phụ tải loại I, trạm biến áp có 2 nguồn đến và mỗi trạm có 2
MBA nên ta sử dụng sơ đồ cầu với mục đích đảm bảo việc cung cấp điện liên
tục, tin cậy. Việc quyết định sử dụng sơ đồ cầu ngoài hay sơ đồ cầu trong còn
phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải, với các đường dây dài hơn 70 km ta
dùng sơ đồ cầu trong, với các đường dây ngắn hơn 70 km ta dùng sơ đồ cầu

31
ngoài. Đối với hộ loại I nếu trong chế độ cực tiểu có cắt bớt 1 máy biến áp thì
dù đường dây có dài hơn 70 km ta vẫn dùng phải dùng sơ đồ cầu ngoài (vì xác
suất đóng cắt MBA lớn)

Sơ đồ cầu ngoài Sơ đồ cầu trong

Hình 5.2: sơ đồ cầu trong và cầu ngoài

Phụ tải loại III ta dùng sơ đồ bộ đường dây-máy biến áp

Hình 5.3:Sơ đồ bộ đường dây- máy biến áp

32
CHƯƠNG 6 : TÍNH TOÁN CHÍNH XÁC CÂN BẰNG CÔNG SUẤT
6.1. Cân bằng công suất tác dụng và phản kháng
Cân bằng công suất trong hệ thống trước hết là xem khả năng cung cấp
và tiêu thụ điện trong hệ thống có cân bằng hay không? Sau đó sơ bộ định
phương thức vận hành cho từng nhà máy trong hệ thống, trong các trạng thái
vận hành cực đại, cực tiểu và sau sự cố. Để hệ thống điện làm việc ổn định ta
cần cân bằng công suất tác dụng và cân bằng công suất phản kháng.
6.1.1.Cân bằng cuông suất tác dụng
Trong đồ án ta giả thiết:
Nguồn điện đủ cung cấp cho nhu cầu công suất tác dụng
Tổng công suất tự dùng và công suất dự trữ trong hệ thống bằng không
Sự cân bằng công suất tác dụng trong hệ thống được biểu diễn bằng biểu thức:
ΣPF = ΣPyc = m.ΣPpt+ΣΔP mđ +∑P td+∑Pdt
Trong đó: ΣPF : Tổng công suất phát
ΣPyc : Tổng công suất yêu cầu
m: Hệ số đồng thời (trong đồ án môn học lấy m = 1)
∑Ptd : Tổng công suất tự dùng của các nhà máy điện trong hệ
thống
∑Pdt:Tổng công suất dự trữ trong hệ thống
(Trong phạm vi đồ án. lấy ∑Ptd = 0, ∑Pdt = 0)
ΣΔPmđ: Tổng tổn thất công suất trong mạng điện, ΣΔPmđ =
5%.ΣPpt
ΣPpt :Tổng công suất các nút phụ tải
ΣPpt= P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6
= 23,9 + 24,9 + 25,9 + 26,9 + 27,9 + 28,9 = 158,4 (MW)
ΣΔPmđ = 5%.ΣPpt= 5%. 158,4 = 7,92 (MW)
ΣPF =ΣPyc= 158,4 + 7,92 = 166,32 (MW)
6.1.2.Cân bằng cuông suất phản kháng
Cân bằng công suất tác dụng trước tiên để giữ tần số ổn định. Còn để
giữ điện áp ổn định cần phải có sự cân bằng công suất phản kháng trong hệ
thống.
Sự cân bằng công suất phản kháng trong hệ thống được biểu diễn bằng
biểu thức:
ΣQF = ΣQyc
Trong đó: ΣQF là tổng công suất phản kháng phát ra trên lưới
ΣQyc là tổng công suất phản kháng yêu cầu

33
ΣQF = ΣPF.tgϕF
cosϕF = 0,85 ⇒ tgϕF = 0,62
ΣQF = 166,32.0,62 = 103,12 (MVAr)
∑Qyc = m.∑Qpt + ∑QL - ∑QC + ∑Qdt + ∑Qtd + ∑Qba
Trong đó: ∑QL: Tổng tổn thất công suất phản kháng trên đường dây
∑QC: Tổng tổn thất công suất do điện dung của các đường dây
sinh ra
(Trong khi tính sơ bộ ta giả thiết ∑QL = ∑QC )
∑Qdt: Tổng công suất phản kháng dự trữ (lấy = 0)
∑Qtd: Tổng công suất phản kháng tự dùng (lấy = 0)
∑Qyc = m.∑Qpt + ∑ΔQba
ΣQpt là tổng công suất phản kháng của phụ tải
ΣQpt = Q1+ Q2+ Q3+ Q4+ Q5+Q6
= 11,57 + 12,05 + 12,54 + 13,02 + 13,5 + 13,99 = 76,67 (MVAr)
ΣΔQba: Tổng tổn thất công suất phản kháng trên máy biến áp
ΣΔQba = 15%.ΣQpt = 15%. 76,67= 11,5 (MVAr)
ΣQyc= 11,5 + 76,67 = 88,17 (MVAr)
Ta thấy ΣQyc = 88,17 < ΣQF= 103,12 MVAr, nên ta không phải bù công
suất phản kháng.
6.2.Tính toán chế độ xác lập
6.2.1.Tổn thất công suất trong máy biến áp
ZB

PCu + j QCu Ppt + jQpt


P0 + j Q0
Sơ đồ thay thế máy biến áp 2 cuộn dây

Tổn thất công suất trong máy biến áp gồm 2 thành phần, tổn thất sắt
trong lõi thép và tổn thất
đồng trong cuộn dây máy biến áp:
SB = S0 + SCu = PB + QB
Tổn thất trong lõi thép máy biến áp :

34
I 0 % . SđmB
 Ṡ0 = n. P0+ j .n. Q0 = n. P0 + j.n. (MVA)
100

Trong đó :P0 : Tổn thất công suất tác dụng trong lõi thép máy biến áp và bằng
tổn thất không tải trong máy biến áp. (MW)

Q0 : Tổn thất công suất từ hóa trong lõi thép máy biến áp (MVAr)

n : Số lượng máy biến áp .

I0% : Dòng điện không tải phần trăm .

SđmB: Công suất định mức của máy biến áp.

Tổn thất đồng trong máy biến áp

2
S
 ṠCu = 2 .ZB (MVA)
Uđ m

Trong đó : S : Công suất phụ tải ( MVA)


ZB :tổng trở máy biến áp
Vậy ta có :
2
S
∆ Ṡ B= (n. ∆P0 + j.n.∆Q0) + 2 .ZB (MVA)
Uđ m
Tổn thất công suất trên đường dây
Rd + jXd

Spt

jQ c jQ c

Sơ đồ thay thế đường dây

Tổn thất công suất chạy trên đường dây được xác định theo công thức:

2
S
∆Sd = 2 . ( Rd + jXd ) (MVA)
U đm

Trong đó:S : Công suất toàn phần chạy trên đường dây (MVA)
Rd : Điện trở trên đường dây (Ω)

35
Xd : Điện kháng trên đường dây (Ω)
6.2.2.Tính chế độ xác lập khi phụ tải cực đại
Xét đường dây NM-2:
N 2 x AC -70 2

Ṡ2=24 , 9+ j 12 , 05

31,6km
2 x TPDH-25000/110

Sơ đồ thay thế:
Ṡ N M − 2 Ṡ N M − 2 đ Ż N M −2 Ż B 2
N Ṡ N M − 2 c ṠC Ṡ B 2

jQcđ jQcc
∆S0 Ṡ2=24 , 9+ j 15 , 44

Với dây AC-70: r0 = 0,46 (Ω/km); x0 = 0,44 (Ω/km) ; b0 = 2,58.10-6 (S/km)


MBA TPDH-25000/110 có:

ΔUN% = 10,5% I0% = 0,8

ΔP0 = 0,029 (MW) Sđm = 25 (MW)

ΔPN = 0,12 (MW) UCđm = 115 (kV) UHđm = 22 (kV)

Ta có: Ż N M −2 = RNM-2 + j.XNM-2 =7,27+6,96j (Ω)


BNM-2 =n.l.b 0= 2.31,62.2,58.10-6 =1,631.10-4(S)
Tổn thất công suất trong lõi thép máy biến áp là :
 Ṡ0 = 2.( P0+ j Q0 ) = 2.(0,029 + j.0,2) = 0,058 + j0,4
Ż B = 0,5. (RB + j.XB) = 0,5.(2,54+j55,9)=1,27+j27,95(Ω)
Tổn thất trong tổng trở máy biến áp là :
2 2 2 2
P 2 +Q 2 2 4 , 9 +12 , 05
Δ Ṡ B 2 = 2 Ż
. B= 2 . (1,27 + j.27,95) = 0,08+j.1,77 (MVA)
U đm 110
Công suất trước tổng trở của máy biến áp:

36
S˙B 2=S˙2 + ∆ S˙ B 2=2 4 ,9+ j12 , 05+0 ,0 8+ j1 , 77=24 , 98+ j13 , 82 ¿)

S˙C = Ṡ B 2 +∆ Ṡ 0=24 , 98+ j13 , 82+0,058+ j 0 , 4=25 , 04+ j14 ,22( MVA)
Tính chế độ xác lập của phụ tải lúc cực đại:
Công suất điện dung ở đầu và cuối đường dây:
B NM − 2 2 −5 2
Q cđ =Q cc = .U đm=8,155. 10 . 110 =0 ,99 ( MVAr )
2

Công suất sau tổng trở của đường dây:


Ṡ NM −2 C = S˙C − jQ cc =25 , 04+ j14 ,22 − j 0 ,99=25 , 0 4 + j 13 ,23 ( MVA )

Tổn thất công suất trên đường dây:


2 2
P NM − 2C +Q NM − 2C 2
25 , 0 4 +1 3 , 23
2
∆ Ṡ NM − 2= 2
. Ż NM − 2= 2
. ( 7 ,27 + j 6 , 96 )
U đm 110
¿ 0 , 4 82+ j 0 , 46(MVA )
Dòng công suất trước tổng trở đường dây:
Ṡ NM −2 đ = Ṡ NM − 2C + ∆ Ṡ NM −2=25 , 0 4 + j 13 , 23+0 , 4 82+ j 0 , 46
¿ 2 5 ,52+ j1 3 , 69 ( MVA )
Công suất truyền vào đường dây:
Ṡ NM −2= Ṡ NM − 2 đ − jQ cđ =2 5 ,52+ j1 3 ,69 − j 0 , 99=2 5 ,52+ j12 , 7(MVA )

Các đường dây NM-1,NM-3,NM-4,NM-5,NM-6 tính toán tương tự như đường


dây NM-2,ta có kết quả tính toán phân bố công suất như bảng dưới đây:
Bảng 6.2.1:Kết quả tính toán phân bố công suất trên các đường dây
Ṡi ∆ Ṡ Bi ṠBi ṠC
ĐD (MVA) (MVA) (MVA) (MVA)

NM-1 23,9 + j11,57 0,11 + j2,53 24 + j14,1 24,035 + j14,3


NM-2 24,9 + j12,05 0,08 + j.1,77 24,98 + j13,82 25,04 + j14,22
NM-3 25,9 + j12,54 0,087 + j1,91 25,99 + j14,45 26,05 + j14,85
NM-4 26,9 + j13,02 0,094 + j2,06 27 + j15,1 27,06 + j15,5
NM-5 27,9 + j13,5 0,1 + j2,22 28 + j15,72 28,06 + j16,12
NM-6 28,9 + j13,99 0,11 + j2,38 29,01 +j16,37 29,07 + j16,77
Tổng 0,581 + j12,87

ṠNM-ic ∆ Ṡ NM − i ṠNM-iđ ṠNM-i


ĐD Qcci (MVA) (MVA) (MVA) (MVA)
(MVAr)
NM-1 0,511 24,035 + j13,79 0,54 + j0,85 24,89 + j14,64
24,89 + 14,13
NM-2 0,99 25,04 + j13,23 0 , 4 82+ j 0 , 46 2 5 ,52+ j1 3 , 69 25,52 + j12,7
NM-3 1,125 26,05 + j13,725 0,59 + j0,57 26,64 + j14,3 26,64 + j13,2
NM-4 0,94 27,06 + j14,56 0,54 + j0,515 27,6 + j15,1 27,6 + j14,16
NM-5 1,56 28,06 + j14,56 0,95 + j0,91 29,01 + j15,47 29,01 + j13,91
NM-6 1,68 29,07 + j15,09 1,1 + j1,05 30,17 + j16,14 30,17 + j14,46
Tổng 4,202 + j4,355

6.2.3.Chế độ phụ tải cực tiểu

37
Trong chế độ phụ tải cực tiểu thì công suất phụ tải cực tiểu bằng 80%
công suất phụ tải cực đại, các thông số khác của đường dây và trạm biến áp là
không thay đổi so với chế độ phụ tải cực đại. Tính tương tự ở chế độ phụ tải
cực đại ta có phân bố công suất trên các đoạn đường dây như bảng 6.2.

Bảng 6.2.2:Kết quả tính toán phân bố công suất trên các đường dây
Ṡi ∆ Ṡ Bi ṠBi ṠC
ĐD (MVA) (MVA) (MVA) (MVA)

NM-1 16,73 + j8,1 0,053 + j1,24 16,78 + j9,34 16,815 + j9,53


NM-2 17,43 + j8,435 0,04 + j0,87 17,47 + j9,305 17,528 + j9,705
NM-3 18,13 + j8,78 0,043 + j0,94 18,17 + j9,72 18,23 + j10,12
NM-4 18,83 + j9,11 0,046 + j1,01 18,88 + j10,12 18,94 + j10,52
NM-5 19,53 + j9,45 0,049 + j1,087 19,58 + j10,54 19,64 + j10,94
NM-6 20,23 + j9,79 0,053 + j1,17 20,3 + j10,96 20,36 + j11,36
Tổng 0,284 + j6,317

ṠNM-ic ∆ Ṡ NM − i ṠNM-iđ ṠNM-i


ĐD Qcci (MVA) (MVA) (MVA) (MVA)
(MVAr)

NM-1 0,511 16,815 + j9,02 0,26 + j0,4 17,075 + j9,42 17,705 + 8,91
NM-2 0,99 17,528 + j8,715 0 , 23+ j0 , 22 17 , 76+ j8,935 17,76 + j7,945
NM-3 1,125 18,23 + j8,995 0,28 + j0,27 18,51 + j9,3 18,51 + j8,2
NM-4 0,94 18,94 + j9,58 0,257 + j0,246 19,2 + j9,83 19,2 + j8,89
NM-5 1,56 19,64 + j9,38 0,45 + j0,43 20,1 + j9,81 20,1 + j8,25
NM-6 1,68 20,36 + j9,68 0,52 + j0,5 20,88 + j10,18 20,88 + j8,5
Tổng 1,997 + j2,066

6.2.4.Chế độ sự cố
Xét trong trường hợp vận hành với phụ tải cực đại xẩy ra sự cố trong
lưới điện thiết kế có thể xảy ra khi ngừng một mạch trên các đường dây hai
mạch nối từ nguồn cung cấp điện đến phụ tải. Tính toán tương tự như chế độ
cực đại ta được phân bố công suất trên các đường dây HT-1, HT-2, HT-3, HT-
4 như Bảng 6.3. Đường dây HT-5 kết quả như chế độ cực đại.

2.TPDH-25000/110

2AC – 95
36,056 km

38
Hình 6.2: Sơ đồ nguyên lý và thay thế đường dây HT-2 khi đứt một mạch

Bảng 6.2.3:Kết quả tính toán phân bố công suất trên các đường dây
Ṡi ∆ Ṡ Bi ṠBi ṠC
ĐD (MVA) (MVA) (MVA) (MVA)

NM-2 24,9 + j12,05 0,08 + j.1,77 24,98 + j13,82 25,04 + j14,22


NM-3 25,9 + j12,54 0,087 + j1,91 25,99 + j14,45 26,05 + j14,85
NM-4 26,9 + j13,02 0,094 + j2,06 27 + j15,1 27,06 + j15,5
NM-5 27,9 + j13,5 0,1 + j2,22 28 + j15,72 28,06 + j16,12
NM-6 28,9 + j13,99 0,11 + j2,38 29,01 +j16,37 29,07 + j16,77
Tổng 0,471 + j10,34

ṠNM-ic ∆ Ṡ NM − i ṠNM-iđ ṠNM-i


ĐD Qcci (MVA) (MVA) (MVA) (MVA)
(MVAr)
NM-2 1,98 25,04 + j12,24 0,467 + j0,45 2 5 ,51+ j12 , 69 25,51 + j10,71
NM-3 2,25 26,05 + j12,6 0,57 + j0,55 26,62 + j13,15 26,62 + j10,9
NM-4 1,88 27,06 + j13,62 0,523 + j0,5 27,6 + j14,12 27,6 + j12,24
NM-5 3,12 28,06 + j13 0,91 + j0,87 28,97 + j13,87 28,97 + j10,75
NM-6 3,36 29,07 + j13,41 1,05 + j1 30,12 + j14,41 30,12 + j11,05
Tổng 3,52 + j3,37

39
CHƯƠNG 7:TÍNH TOÁN ĐIỆN ÁP CÁC NÚT VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN
ÁP TRONG MẠNG ĐIỆN
7.1 .Tính điện áp các nút của lưới điện trong các chế độ phụ tải cực đại,cực
tiểu và sau sự cố
Trong mạng điện thiết kế có 2 nguồn cung cấp, nhưng vì hệ thống có công suất vô
cùng lớn cho nên lựa chọn thanh góp 110kV của nút hệ thống là nút điện áp cơ
sở.
Trong chế độ phụ tải cực đại và chế độ sự cố, chọn điện áp Ucs = 121kV, còn
trong chế độ cực tiểu lấy Ucs = 115kV.
7.1.1. Chế độ phụ tải cực đại
a) Đường dây NM-2
Tổn thất trên đường dây NM-2
P NM − 2 đ . RNM −2 +QNM −2 đ . X NM − 2 25 , 52.7 , 27+13 ,69 .6 , 9 6
∆ U NM − 2= = =2 , 32 ( kV )
U CS 121

Điện áp tại điểm 2’ cuối đường dây NM-2


U 2 =U CS − ∆ U NM − 2=121− 2 ,32=118 , 68 ( kV )
'

Tổn thất điện áp trên tổng trở máy biến áp B2
P B 2 . R B 2+Q B 2 . X B 2 2 4 , 98 .1 , 27+1 3 , 82. 27 , 95
∆ U B −2 = = =3 , 52 ( kV )
U2' 118 , 68
Điện áp nút 2 sau khi quy đổi về phía cao áp là:
U Q 2 MAX =U 2 − ∆ U B − 2=118 , 68 −3 , 52=115 ,16 ( kV )
'

TBA 1 2 3 4 5 6

Uqimax(kV) 112 115 , 16 114,54 114,75 112,76 112,1

Bảng 7.1: Điện áp áp thanh góp hạ áp quy đổi về phía cao áp trong chế độ
cực đại
b) Đường dây HT-1, HT-3, HT-4 và HT-5
Tính toán tương tự cho các đường dây còn lại ta có điện áp tại thanh góp hạ áp
các trạm biến áp quy về cao áp như như bảng dưới đây:
7.1.2. Chế độ phụ tải cực tiểu và sau sự cố
Tính toán tương tự chế độ cực đại, ta được điện áp tại thanh góp hạ áp
các trạm biến áp quy về cao áp ở chế độ phụ tải cực tiểu và sự cố như sau như
bảng dưới đây:
TBA 1 2 3 4 5 6

Uqimin(kV) 108,73 110,84 110,41 110,57 109,15 108,73


Uqisc(kV) 115,2 114,62 114,81 112,94 112,26
Bảng 7.1.2: Điện áp áp thanh góp hạ áp quy đổi về phía cao áp trong chế độ cực
tiểu và sự cố
7.2. Lựa chọn phương thức điều chỉnh điện áp cho các trạm

40
Điện áp là một trong những chỉ tiêu quan trọng của chất lượng điện
năng. Trong thực tế việc giữ ổn định điện áp cho thiết bị điện của các hộ tiêu
thụ là việc cần thiết vì điện áp quyết định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các thiết
bị tiêu thụ điện và độ lệch điện áp cho phép của thiết bị điện tương đối hẹp.
Để giữ được độ lệch điện áp ở các hộ tiêu thụ nằm trong phạm vi cho
phép thì cần phải tiến hành điều chỉnh điện áp của mạng điện.
Theo nhiệm vụ thiết kế và kết quả tính toán điện áp nút ở các chế độ
vận hành khác nhau thì một trong những biện pháp cơ bản và hiệu quả nhất
đảm bảo điện áp trên thiết bị tiêu thụ điện là lựa chọn đầu phân áp của máy
biến áp trong trạm một cách hợp lí.
Độ lệch cho phép trên thanh góp hạ áp của trạm qui định như sau:
Trong chế độ phụ tải cực đại : dU% = ± 5%
Trong chế độ phụ tải cực tiểu : dU% = 0%
Trong chế độ sau sự cố : dU% = 0 + 5%
Điện áp yêu cầu trên thanh góp hạ áp của trạm được xác định theo công
thức :
Uyc = Uđm + dU%. Uđm
Đối với mạng điện thiết kế Uđm = 22kV.Dựa vào yêu cầu điều chỉnh của
phụ tải ta xác định được điện áp yêu cầu trên thanh góp hạ áp của các hộ phụ
tải như sau:
Uycmax = 22 + 5%.22 = 23,1 kV
Uycmin= 22 +0%.22= 22 kV
Uycsc = 22 +(0% ÷ 5%).22 = (22÷ 23,1) kV
Các máy có đầu phân áp cố định hiện nay có 5 đầu ra. Đầu ra chính của
cuộn dây điện áp cao là điểm 0, bốn đầu phụ được sử dụng để điều chỉnh điện
áp. Mức điều chỉnh của một đầu phụ là 2,5% U cđm. Vì vậy phạm vi điều chỉnh
của máy biến áp là ±2 x 2,5% Ucđm.
Máy biến áp điều chỉnh dưới tải có khá nhiều đầu điều chỉnh điện áp và
các mức điều chỉnh khác nhau. Đồng thời phạm vi điều chỉnh của chúng tương
đối rộng.
Đối với máy biến áp hai dây quấn có phạm vi điều chỉnh ± 9 x 1,78%
Ucđm
Vì các máy biến áp đều có UN% = 10,5% > 7,5% nên ta có:
Ucđm = 115 kV
Uhđm = 22 kV
Sử dụng các máy biến áp điều chỉnh điện áp dưới tải cho phép thay đổi các
đầu điều chỉnh không cần cắt các máy biến áp . Do đó cần chọn đầu điều chỉnh
riêng cho chế độ phụ tải cực đại, cực tiểu và sau sự cố.

41
Để thuận tiện có thể tính trước điện áp, tương ứng với mỗi đầu điều chỉnh
của máy biến áp.Kết quả tính đối với máy biến áp đã chọn cho trong bảng 7.2.1

Thứ tự đầu đc Điện áp bổ sung(%) Điện áp bổ sung(kV) Điện áp đầu đc(kV)


-9 -16.02 -18.423 96.577
-8 -14.24 -16.376 98.624
-7 -12.46 -14.329 100.671
-6 -10.68 -12.282 102.718
-5 -8.9 -10.235 104.765
-4 -7.12 -8.188 106.812
-3 -5.34 -6.141 108.859
-2 -3.56 -4.094 110.906
-1 -1.78 -2.047 112.953
0 0 0 115
1 1.78 2.047 117.047
2 3.56 4.094 119.094
3 5.34 6.141 121.141
4 7.12 8.188 123.188
5 8.9 10.235 125.235
6 10.68 12.282 127.282
7 12.46 14.329 129.329
8 14.24 16.376 131.376
9 16.02 18.423 133.423

Bảng 7.2.1Thông số điều chỉnh của máy biến áp có đầu phân áp cố định
7.3. Phương pháp chung chọn đầu phân áp
Sau đây chúng ta sẽ tính toán chọn đầu phân áp cho từng trạm.Do tính
kinh tế của máy biến áp có đầu phân áp cố định nên chúng ta sẽ kiểm tra loại
máy biến áp này có đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh điện áp không.Nếu chúng
ta chọn được đầu phân áp cố định sao cho tại vị trí này thỏa mãn yêu cầu trong
cả 3 chế độ phụ tải cực đại,cực tiểu,sau sự cố thì chúng ta sử dụng máy biến áp
có đầu phân áp cố định.Nếu không thỏa mãn ta mới tiến hành chọn máy biến áp
điều chỉnh dưới tải.
Dựa vào nhận xét là nếu điện áp trong các chế độ phụ tải cực đại ,cực
tiểu và sau sự cố của một trạm càng gần nhau thì khả năng dùng được máy biến
áp có đầu phân áp cố định ngày càng cao,chúng ta sử dụng thuật toán sau để
giảm khối lượng tính toán.

42
Trước tiên với mỗi trạm chúng ta tính toán độ lệch điện áp lớn nhất
giữa các chế độ phụ tải cực đại ,cực tiểu và sau sự cố.Từ đó ta lập được một
bảng giá trị độ lệch điện áp lớn nhất cho tất cả các trạm.
Tiếp theo chúng ta tiến hành chọn máy biến áp có đầu phân áp cố định
cho từng trạm theo giá trị độ lệch điện áp lớn nhất tăng dần.Qúa trình chọn sẽ
dừng lại khi gặp bất cứ 1 trạm nào mà máy biến áp có đầu phân áp cố định
không đảm bảo được chất lượng điện áp (vì nếu như trạm có giá trị độ lệch
điện áp lớn nhất nhỏ mà không sử dụng được đầu phân áp cố định thì trạm có
giá trị độ lệch lớn nhất hơn sẽ cũng không sử dụng được loại máy biến áp có
đầu phân áp cố định).
Các bước tiến hành chọn đầu phân áp của các máy biến áp như sau:
Xác định điện áp trên thanh cái hạ áp của trạm biến áp quy đổi về phía cao
áp:UiH
Xác định điện áp yêu cầu ở phía hạ áp của máy biến áp theo yêu cầu về độ
lệch điện áp cho phép của hộ tiêu thụ ứng với các chế độ:
Uyci=Uđmh ± dUcpi.Uđmh
Tính điện áp tại các đầu phân áp ứng với các chế độ phụ tải:
U kt
Udci=UiH
U yci
Trong đó:Ukt:Điện áp không tải (vì các máy biến áp đã chọn đều có U n
%>7,5% nên Ukt=1,1.Udm=1,1.22 = 24,2 kV).
Sau đó tính toán kiểm tra lại độ lệch điện áp tại các chế độ phụ tải.So sánh
chúng với các yêu cầu điều chỉnh điện áp thường hoặc khác thường.
Tính điện áp ở hạ áp ứng với các chế độ theo công thức

U kt
Uhi = UiH.
U BAtc
Xác định độ lệch phần trăm:
U ℎi − U dm ℎ
dUi%= .100
U dmℎ
Sau đó so sánh với dUcp% và kết luận.
Chọn sơ bộ các máy biến áp có đầu phân áp cố định
7.3.1.Chọn các đầu điều chỉnh trong máy biến áp của hộ phụ tải
Phụ tải 2 :
Chế độ phụ tải cực đại:
U 2 Hmax . U hdm 115 ,16 . 22
Udcmax = = = 109,68 kV
U ycmax 23 , 1
Chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn n=-2,khi đó điện áp của đầu điều chỉnh tiêu
chuẩn là

43
Utc =110,906 (kV)
Điện áp thực trên thanh góp hạ áp bằng :
U 2 Hmax . U hdm 115 , . 16.22
U2hmax = = = 22,84 kV
U tc 1 10,906
Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp:
U 2 ℎmax −U dmℎ 22 ,84 − 22
dU2max%= .100 = 100 = 3,81 %
U dm ℎ 22
Chế độ cực tiểu:
U 2 Hmin . U hdm 110 , 84 .22
Udcmin = = = 110,84 kV
U ycmin 22
Chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn n=-2,khi đó điện áp của đầu điều chỉnh tiêu
chuẩn là
Utc =110,906 (kV)
Điện áp thực trên thanh góp hạ áp bằng :
U 2 H min . U hdm 110 , 84 .22
U2hmin = = = 21,99 kV
U tc 1 10,906
Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp:
U 2 ℎmax −U dmℎ 21 , 99 −22
dU2max%= .100 = 100 = -0,06%
U dm ℎ 22
Chế độ sau sự cố:
U 2 Hsc . U hdm 114 ,62 .22
Udcsc = = = 109,16 kV
U ycsc 23 ,1
Chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn n=-2,khi đó điện áp của đầu điều chỉnh tiêu
chuẩn là
Utc =110,906 (kV)
Điện áp thực trên thanh góp hạ áp bằng :
U 2 H sc . U hdm 114 ,62.22
U2hsc = = = 22,74 kV
U tc 1 10,906
Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp:
U 2 ℎsc −U dm ℎ 22 ,74 − 22
dU2max%= .100 = 100 = 3,86 %
U dm ℎ 22
Tính toán tương tự ta có bảng:

44
UiHma Uđcma Uihma dUimax
Trạm YCĐC Utc nấc
x x x %
106,81
1 ±5% 112 106,67 -4 23,068 4,85
2
110,90
2 ±5% 115,16 109,68 -2 22,84 3,81
6
110,90
3 ±5% 114,54 109,1 -2 22,72 3,27
6
110,90
4 ±5% 114,75 109,3 -3 22,76 3,45
6
108,85
5 ±5% 112,76 107,39 -3 22,79 3,59
9
106,81
6 ±5% 112,1 106,76 -4 23,089 4,95
2

Bảng 7.3.1:Chọn đầu phân áp cho chế độ phụ tải cực đại

UiHmi Uđcmi Uihmi dUimin


Trạm YCĐC Utc nấc
n n n %
108,85
1 ±5% 108,73 108,73 -3 21,074 -0,12
9
110,90
2 ±5% 110,84 110,84 -2 21,99 -0,06
6
110,90
3 ±5% 110,41 110,41 -2 21,9 -0,45
6
110,90
4 ±5% 110,57 110,57 -2 21,93 -0,32
6
110,90
5 ±5% 109,15 109,15 -2 21,65 -1,59
6
108,85
6 ±5% 108,73 108,73 -3 21,974 -0,12
9
Bảng 7.3.2:Chọn đầu phân áp cho chế độ phụ tải cực tiểu

45
UiHma Uđcma Uihma dUisc
Trạm YCĐC Utc nấc
x x x %
110,90
2 ±5% 115,2 109,71 -2 22,85 3,86
6
110,90
3 ±5% 114,62 109,16 -2 22,74 3,36
6
110,90
4 ±5% 114,81 119,34 -2 22,77 3,5
6
108,85
5 ±5% 112,94 107,56 -3 22,82 3,73
9
108,85
6 ±5% 112,26 106,91 -3 22,69 3,14
9

Bảng 7.3.3:Chọn đầu phân áp cho chế độ phụ tải sau sự cố

CHƯƠNG 8 : TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH TẢI ĐIỆN


8.1 Vốn đầu tư xây dựng lưới điện
Tổng vốn đầu tư xây dựng mạng điện được xác định theo công thức:
K = Kđ + K t
Trong đó: Kđ : Tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây

46
Kt : Tổng vốn đầu tư xây dựng các trạm biến áp
Kt = ∑ n . K Bi
Với KBi là giá thành của 1 máy biến áp, n là hệ số trạm biến áp ; n = 1 với trạm
có 1 máy biến, n = 1,8 với trạm có 2 máy biến áp.
Vốn đầu tư cho các trạm hạ áp được xác định theo bảng sau:
giá
Trạ Loại MBA sử Ktba(.10^9đ
n thành/1mba
m dụng )
(.10^9đ)
TDH-
1 1 22 22
32000/110
TDH-
2 1,8 16,5 29,7
25000/110
TDH-
3 1,8 16,5 29,7
25000/110
TDH-
4 1,8 16,5 29,7
25000/110
TDH-
5 1,8 16,5 29,7
25000/110
TDH-
6 1,8 16,5 29,7
25000/110
Tổng 170,5

Bảng 8. 1 Vốn đầu tư cho các trạm hạ áp


Theo chương 4 ta có tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây là:
∑ K d=705 , 76. 108 đ
Tổng vốn đầu tư xây dựng mạng điện:
K=∑ K d + ∑ K t =705 , 76.10 + 170 ,5 . 10 =2, 41 . 10 đ ồng
8 9 11

8.2 Tổn thất công suất tác dụng của lưới điện
Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện bao gồm tổn thất công suất
tác dụng trên các đường dây và tổn thất công suất tác dụng trong các trạm biến
áp (lấy ở chế độ phụ tải cực đại)
Theo tính toán ở chương 6, ta có tổn thất công suất tác dụng cực đại
trên đường dây và trong cuộn dây các máy biến áp như sau:
∑ ∆ Pd =4,202( MW )
∑ ∆ Pb=0,581( MW )
Tổng tổn thất công suất tác dụng trong lõi thép của các máy biến áp:

∑ ∆ P0=0,325 ( MW ¿) ¿
Vậy tổn thất công suất toàn mạng là:

47
∑ ∆ P=∑ ∆ P d +∑ ∆ P Cu +∑ ∆ P0 =¿ 4,202+0 , 581+0,325=5,108(MW )¿ Tổn
thất công suất tác dụng trong mạng điện tính theo(%) bằng:
∆P 5,108
∆P% = .100% = .100 %=3,22%
∑ Pmax 158 , 4
8.3 Tổn thất điện năng trong lưới điện
Tổn thất điện năng trong lưới điện được tính như sau:
∆ A=∑ ∆ A i=∑ (∆ Pd + ∆ PBi ). τ i + ∑ ∆ P 0 i . t
Trong đó:∆ P d: Tổn thất công suất tác dụng trên các đường dây.
∆ P Bi : Tổn thất công suất tác dụng trong cuộn dây các máy biến áp.
τ i : Thời gian tổn thất công suất lớn nhất của các phụ tải.
−4 2
τ i =(0,124 +T maxi . 10 ) .8760 = 2592,4
t : Thời gian làm việc trong năm của lưới điện, t = 8760 h.
Tổn thất điện năng trong mạng điện là:
∑∆A = ∑ (∆Pd+∆Pb).τ + ∑ ∆P0.t = 15246,45 (MWh)
Tổng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong năm là:
A = ∑ Pmax.Tmax = 665280MWh
Tổn thất điện năng trong mạng điện :
∑∆ A
∆A(%) = .100 = 2,29(%)
A
8.4 Các loại chi phí và giá thành
8.4.1.Chi phí vận hành hàng năm
Các chi phí vận hành hàng năm trong mạng điện được xác định như sau:
Y = avhd.Kđ + avht . Kt + ∑ΔA.c
Trong đó:
avhd : hệ số vận hành đường dây (avhd = 0,04)
avht : hệ số vẫn hành các thiết bị trong các trạm biến áp (avht = 0,1)
c : giá thành 1kWh điện năng tổn thất. Theo đề bài có: c = 1000đ/kW.h.
Như vậy chi phí vận hành hàng năm cho mạng điện là:
Y=0,04.705 , 76.10 8 + 0,1. 170,5.109 +15246,45.1 =1,987.1010 (đồng)
8.4.2.Chi phí tính toán hàng năm
Chi phí tính toán hàng năm được xác định theo công thức:
Z = atc . K + Y
Trong đó, atc là hệ số định mức hiệu quả của vốn đầu tư (atc = 0,125).
Do đó chi phí tính toán bằng:
Z = 0,125.2 , 41 .10 11 + 1,987.1010 =4,9995.1010 (đồng)
8.4.3.Giá thành vận hành hàng năm
Giá thành truyền tải điện năng được xác định theo công thức:
10
Y 1 , 987 . 10
β¿ = = 29867,12(đồng/MWh)
A 6 65280
8.4.4 .Giá thành xây dựng 1MW công suất phụ tải trong chế độ cực đại

48
Giá thành xây dựng 1 MW công suất phụ tải được xác định theo biểu thức:
K 2 , 41. 10
11
9
Ko =
∑ Pmax 158 , 4 = 1,52.10 (đồng/MW)
=

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị


1 Tổng công suất phụ tải khi cực đại ∑ P max MW 158,4
2 Tổng chiều dài đường dây ∑ l km 233,14
3 Tổng vốn đầu tư cho mạng điện K 109 đ 241
4 Tổng vốn đầu tư về đường dây Kd 109 đ 70,57
5 Tổng vốn đầu tư về các trạm biến áp Kt 109 đ 170,5
6 Tổng điện năng các phụ tải tiêu thụ A MWh 665280
7 Tổng tổn thất công suất tác dụng ΔP MW 5,108
8 Tổng tổn thất công suất tác dụng phần trăm ΔP% % 3,22
9 Tổng tổn thất điện năng ΔA MWh 15246,45
10 Tổng tổn thất điện năng phần trăm ΔA% % 2,29
11 Chi phí vận hành hàng năm, Y 109 đồng 19,87
12 Chi phí tính toán hàng năm Z 1010 đồng 4,9995
13 Giá thành truyền tải điện năng β đồng/MWh 29867,12
Giá thành xây dựng 1MW công suất khi phụ tải
14 109 đồng/MW 1,52
cực đại Ko
Bảng 8.2: Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống điện thiết kế
Kết luận: Từ kết quả tính toán tổng kết được ta đã xác định được các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật chủ yếu của lưới điện cần thiết kế ,từ yêu cầu về trang thiết
bị ,xây dựng ,vận hành cho đến vốn đầu tư ban đầu để vận hành dự án.Đây là
bước chuẩn bị cuối cùng trước khi dự án được chấp nhận và đưa vào thực hiện.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Văn Hòa - Thiết kế phần điện nhà máy điện và trạm biến áp–Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
Phạm Văn Hòa - Ngắn mạch và đứt dây trong hệ thống điện-Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006 .
Nguyễn Văn Đạm - Thiết kế các mạng và hệ thống điện –Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006, 302tr.
Trần Bách - Lưới điện và hệ thống điện tập 1-Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
PGS.TS Trần Bách- Ổn định của hệ thống điện-Nhà xuất bản Đại học
Bách Khoa Hà Nội, 2001, 232tr.
Ngô Hồng Quang - Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500
kV - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật ,Hà Nội, 2002.

50

You might also like