You are on page 1of 104

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT


TRỜI Ở CÔNG TY TUNTEX SÓC TRĂNG

GVHD: ThS. NGUYỄN THÀNH CÔNG


SVTH : NGUYỄN BÌNH NGUYÊN
NGUYỄN LÊ ĐỨC LỢI

SKL011610

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT


TRỜI Ở CÔNG TY TUNTEX SÓC TRĂNG

GVHD: THS. NGUYỄN THÀNH CÔNG


SVTH: NGUYỄN BÌNH NGUYÊN MSSV: 19154045
NGUYỄN LÊ ĐỨC LỢI MSSV: 19154040

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023

ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 4 năm rèn luyện và học tập ở Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.
HCM được nhiều người giúp đỡ và quan tâm. Trong quá trình học tập, do kiến thức và
kinh nghiệm còn thiếu, nên em đã gặp phải những trở ngại trong công việc, do sự giúp
đỡ và quan tâm của các vị thầy cô mà em đã có được những thông tin và kiến thức cần
thiết để hoàn thành bản đồ án của mình.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban quản lý trường Đại học Sư
phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và các vị thầy cô của mình trong khoa Cơ khí động
lực đã có một sự tận tình lớn để dạy và truyền đạt cho các em những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu. đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Công,
người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ chúng em, đồng thời, thầy luôn sẵn sàng hỗ trợ và
giải đáp các vấn đề của chúng em trong thời gian ngắn nhất.
Trong khi làm đồ án, chúng em đã cố gắng hết khả năng của mình, song đồ án
không tránh khỏi những thiếu sót. Nên chúng em mong muốn nhận được những đóng
góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn sinh viên để đồ án của chúng em đạt được kết
quả tốt hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn!

9
TÓM TẮT
Trong quá trình làm đồ án chúng ta sẽ nguyên cứu để giải quyết các vấn đề sau:

• Tìm hiểu về hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới sử dụng bám tải và ứng
dụng của nó trong đời sống hiện nay.
• Khảo sát tiền dự án mặt bằng lắp đặt hệ thống.

• Tính toán công suất hệ thống qua tải tiêu thụ, mặt bằng mái sử dụng phần
mềm Google Earth.
• Tính toán, chọn lựa từng thiết bị trong hệ thống: Tấm pin, biến tần(Inverter)
, dây dẫn, máng cáp, khung…
• Thiết kế hệ thống tiếp địa, thiết bị bảo vệ của hệ thống hòa lưới bám tải.

• Thực hiện mô phỏng hệ thống và đánh giá, nhận xét ảnh hưởng của bóng che
lên hệ thống thông qua các phần mềm: AutoCAD, SketchUp, Pvsyst.
Qua quá trình học hỏi, tìm hiểu và thực hiện đồ án thông qua các tiêu chuẩn về
điện, sách tham khảo, tài liệu tham khảo trên internet và được thầy cô truyền đạt kiến
thức chuyên môn quan trọng, giúp nhóm em có được nhiều kiến thức bổ ích và hữu hiệu
trong thời gian thực hiện đồ án.
Những điều mà nhóm em làm được trong đồ án:

• Giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về hệ thống điện năng lượng mặt trời

• Làm rõ hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải

10
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 9


TÓM TẮT ................................................................................................................ 10
MỤC LỤC................................................................................................................ 11
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 15
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 18
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI HÒA
LƯỚI BÁM TẢI ............................................................................................................ 20
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 20
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 21
1.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21
1.4. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 21
1.5. Bố cục báo cáo đồ án ........................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 23
2.1. Tấm pin năng lượng mặt trời ............................................................................ 23
2.1.1 Cấu tạo pin năng lượng mặt trời .................................................................... 23
2.1.2 Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời ........................................ 24
2.1.3 Phân loại pin năng lượng mặt trời ................................................................. 25
2.2. Bộ chuyển đổi Inverter ...................................................................................... 27
2.2.1 Khái niệm Inverter ......................................................................................... 27
2.2.2 Nguyên lý hoạt động của Inverter ................................................................. 27
2.3. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới ..................................................... 27
2.3.1 Khái niệm chung ............................................................................................ 27
2.3.2 Cấu tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới ..................................... 28
2.3.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới ......... 28
2.3.4 Hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải (Zero Export) ................................ 29
2.4. Tính toán hệ thống pin năng lượng mặt trời ..................................................... 31
2.4.1 Thu thập dữ liệu ban đầu ............................................................................... 31
2.4.2 Tính toán số lượng tấm pin năng lượng mặt trời ........................................... 31
2.4.3 Tính công suất hệ thống pin năng lượng mặt trời.......................................... 32
11
2.4.4 Tính toán lựa chọn Inverter ........................................................................... 32
2.4.5 Các phương pháp đấu nối các tấm pin năng lượng mặt trời .......................... 33
2.5. Một số phần mềm ứng dụng trong dự án .......................................................... 35
2.5.1 Phần mềm PVsyst .......................................................................................... 35
2.5.2 Phần mềm AutoCAD ..................................................................................... 37
2.5.3 Phần mềm SketchUp...................................................................................... 37
2.5.4 Phần mềm Google Earth ................................................................................ 38
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI HÒA
LƯỚI BÁM TẢI ............................................................................................................ 39
3.1. Khảo sát sơ bộ để thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời ......................... 39
3.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 39
3.1.2 Khảo sát mặt bằng ......................................................................................... 40
3.2. Tính toán và lựa chọn thiết bị chính của hệ thống ............................................ 42
3.2.1 Lựu chọn tấm Pin ........................................................................................... 42
3.2.2 Tính toán, lựa chọn bộ chuyển đổi Inverter ................................................... 45
3.3. Thiết kế phần cơ khí, khung đỡ pin .................................................................. 50
3.3.1 Xà gồ .............................................................................................................. 50
3.3.2 Ty giằng xà gồ (Ty xà gồ mái) ...................................................................... 51
3.3.3 Bu lông 8.8 ..................................................................................................... 51
3.3.4 Kẹp cuối ( End Clamp) .................................................................................. 52
3.3.5 Kẹp giữa (Middle Clamp) .............................................................................. 52
3.4. Thiết kế gia cố lại phần mái .............................................................................. 53
3.4.1 Hiện trạng mái ban đầu .................................................................................. 53
3.4.2 Mô phỏng tổng quan nhà máy trên phần mềm Sketchup .............................. 55
3.5. Thiết kế phần DC .............................................................................................. 55
3.5.1 Dây dẫn DC ................................................................................................... 55
3.5.2 Kiểm tra sụt áp dây dẫn DC ........................................................................... 58
3.6. Thiết kế phần AC .............................................................................................. 64
3.6.1 Lựa chọn dây cáp AC .................................................................................... 64
3.6.2 Thiết kế tủ AC ............................................................................................... 68
3.7. Lựa chọn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ hệ thống ........................................... 70
12
3.7.1 Lựa chọn cầu chì ............................................................................................ 70
3.7.2 Lựa chọn MCCB ........................................................................................... 71
3.8. Lựa chọn máy biến áp ....................................................................................... 72
3.8.1 Tổng quan ...................................................................................................... 72
3.8.2 Các loại máy biến áp...................................................................................... 73
3.8.3 Tính toán lựa chọn máy biến áp. ................................................................... 73
3.9. Công suất hệ thống bám tải ............................................................................... 74
3.9.1 Nguyên lý hệ thống bám tải và biểu đồ công suất ......................................... 74
3.9.2 Khảo sát công suất của hệ thống bám tải trong một ngày ............................. 75
3.10. Thiết kế hệ thống tiếp địa................................................................................ 76
3.10.1 Vai trò của hệ thống tiếp địa ........................................................................ 76
3.10.2 Ảnh hưởng của sét đến hệ thống điện mặt trời ............................................ 77
3.10.3 Sơ đồ hệ thống tiếp địa của từng khu .......................................................... 78
3.11. Hệ thống chống phát ngược ............................................................................ 80
3.11.1 RS485 là gì? ................................................................................................. 80
3.11.2 Nguyên lý hệ thống chống phát ngược ........................................................ 84
3.11.3 Các sơ đồ của hệ thống ................................................................................ 84
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÁI CHE LÊN HỆ THỐNG
ĐIỆN MẶT TRỜI ......................................................................................................... 87
4.1. Thực hiện mô phỏng. ........................................................................................ 87
4.1.1 Khai báo các thông số của hệ thống. ............................................................. 87
4.1.2 Thực hiện chạy mô phỏng ............................................................................. 91
4.2. Ảnh hưởng của bóng che lên hệ thống. ............................................................ 96
4.3. Nhận xét ............................................................................................................ 99
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................101
5.1. Kết luận ...........................................................................................................101
5.1.1 Ưu điểm của hệ thống ..................................................................................101
5.1.2 Nhược điểm của hệ thống ............................................................................101
5.2. Hướng phát triển của hệ thống ........................................................................101
5.2.1 Chuyển sang hệ thống điện NLMT hòa lưới trong tương lai ......................101
5.2.2 Sử dụng công nghệ lưu trữ năng lượng .......................................................102
13
5.2.3 Đưa trí tuệ nhân tạo và tự động hóa vào hệ thống ......................................102
5.2.4 Cho thuê hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải ............................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103

14
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Cấu tạo tấm pin mặt trời ................................................................................. 23


Hình 2.2 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời ............................................................ 24
Hình 2.3 Tấm pin Mono ................................................................................................ 25
Hình 2.4 Tấm pin Poly .................................................................................................. 26
Hình 2.5 Tấm pin phim mỏng ....................................................................................... 26
Hình 2.6 Mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới..................................... 27
Hình 2.7 Nguyên lý hoạt động hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới ................ 28
Hình 2.8 Sơ đồ kết nối Zero Export .............................................................................. 29
Hình 2.9 Hiện tượng bám tải của Inverter ..................................................................... 30
Hình 2.10 Phương pháp mắc nối tiếp ............................................................................ 33
Hình 2.11 Phương pháp mắc song song ........................................................................ 34
Hình 2.12 Phương pháp mắc hỗn hợp ........................................................................... 34
Hình 2.13 Giao diện làm việc chính của phần mềm PVsyst ......................................... 35
Hình 2.14 Giao diện làm việc của Grid-Connected ...................................................... 36
Hình 2.15 Giao diện Databases của PVsyst .................................................................. 36
Hình 2.16 Giao diện làm việc chính của AutoCAD ...................................................... 37
Hình 2.17 Giao diện làm việc chính của SketchUp ...................................................... 38
Hình 2.18 Giao diện làm việc chính của Google Earth ................................................. 38
Hình 3.1 Mặt bằng tổng quát nhà máy TunTex ............................................................ 39
Hình 3.2 Nhà máy TunTex chụp từ trên cao qua Google Map ..................................... 39
Hình 3.3 Dữ liệu tại vị trí từ phần mềm PVsyst ............................................................ 40
Hình 3.4 Mặt bằng nhà máy .......................................................................................... 41
Hình 3.5 Mặt bằng nhà máy trên CAD.......................................................................... 41
Hình 3.6 Khảo sát hướng dự án ..................................................................................... 42
Hình 3.7 Tấm pin JAM72S20 MBB Half-cell Module 450W ...................................... 43
Hình 3.8 Bố trí mặt bằng tấm Pin .................................................................................. 44
Hình 3.9 Biến tần Huawei 100kW SUN2000 - 100KTL - M1 ..................................... 45
Hình 3.10 Mặt bằng bố trí bao quát inverter ................................................................. 47
Hình 3.11 Mặt bằng bố trí chi tiết inverter .................................................................... 48
Hình 3.12 Bố trí chi tiết pin ........................................................................................... 48
15
Hình 3.13 Chi tiết đấu nối String 16 tấm pin ................................................................ 50
Hình 3.14 Chi tiết đấu nối String 18 tấm pin ................................................................ 50
Hình 3.15 Xà gồ C ......................................................................................................... 50
Hình 3.16 Bu lông loại 8.8 ............................................................................................ 52
Hình 3.17 Cấu tạo của kẹp cuối..................................................................................... 52
Hình 3.18 Vị trí lắp đặt kẹp cuối ................................................................................... 52
Hình 3.19 Cấu tạo kẹp giữa ........................................................................................... 53
Hình 3.20 Vị trí lắp đặt kẹp giữa ................................................................................... 53
Hình 3.21 Hiện trạng thực tế mái của nhà máy ............................................................. 53
Hình 3.22 Kết cấu nhà máy trước khi gia cố ................................................................. 54
Hình 3.23 Kết cấu nhà máy sau khi đã tiến hành gia cố ............................................... 54
Hình 3.24 Hình ảnh mô phỏng tổng quan nhà máy trên phần mềm Sketchup.............. 55
Hình 3.25 Hình ảnh mô phỏng tổng quan nhà máy trên phần mềm Sketchup.............. 55
Hình 3.26 Dây dẫn CADIVI .......................................................................................... 57
Hình 3.27 Dây dẫn Cadivi CVV.................................................................................... 66
Hình 3.28 Thiết kế mặt trước tủ và trong của trong tủ .................................................. 68
Hình 3.29 Mặt bố trí phía mặt bên và mặt sau của tủ.................................................... 69
Hình 3.30 Cầu chì FCHFE 1000VDC - 25A................................................................. 71
Hình 3.31 MCCB Schneider 4P 250A 36kA ................................................................ 72
Hình 3.32 Máy biến áp THIBIDI 1250KVA THIBIDI................................................. 74
Hình 3.33 Biểu đồ công suất của phụ tải trong một ngày ............................................. 76
Hình 3.34 Sơ đồ hệ thống tiếp địa – Khu C .................................................................. 78
Hình 3.35 Sơ đồ hệ thống tiếp địa – Khu D .................................................................. 79
Hình 3.36 Sơ đồ hệ thống tiếp địa – Khu E................................................................... 79
Hình 3.37 Sơ đồ hệ thống tiếp địa inverter.................................................................... 80
Hình 3.38 Sơ đồ hệ thống tiếp địa ................................................................................. 80
Hình 3.39 Sơ đồ vị trí các chân đấu nối của Logger COM100 ..................................... 81
Hình 3.40 Chân nối dây của cáp RS485 ........................................................................ 81
Hình 3.41 Các kiểu đấu nối cáp RS485 ......................................................................... 82
Hình 3.42 Đồng hồ thông minh DTSD 1352 ................................................................ 83
Hình 3.43 Sơ đồ kết nối hệ thống chống phát ngược .................................................... 83
16
Hình 3.44 Sơ đồ đấu nối chi tiết Inverter 01 ................................................................. 85
Hình 3.45 Sơ đồ đơn tuyến của hệ thống ...................................................................... 85
Hình 3.46 Sơ đồ nguyên lý hệ thống ............................................................................. 86
Hình 4.1 Tọa độ dự án ................................................................................................... 87
Hình 4.2 Các góc nghiêng của dàn pin .......................................................................... 87
Hình 4.3 Lựa chọn thông số của tấm pin và Inverter .................................................... 89
Hình 4.4 Tổn thất do nhiệt độ ........................................................................................ 89
Hình 4.5 Tổn thất DC và AC của hệ thống ................................................................... 90
Hình 4.6 Các loại tổn thất trên tấm pin ......................................................................... 90
Hình 4.7 Tổn thất do bụi................................................................................................ 91
Hình 4.8 Thực hiện mô phỏng ....................................................................................... 91
Hình 4.9 Kết quả báo cáo chính .................................................................................... 93
Hình 4.10 Biểu đồ sản lượng đầu vào/đầu ra hằng ngày ............................................... 94
Hình 4.11 Biểu đồ phân phối điện đầu ra hệ thống ....................................................... 95
Hình 4.12 Các tổn thất trên hệ thống ............................................................................. 95
Hình 4.13 Nhập thông số tấm pin .................................................................................. 96
Hình 4.14 Bố trí tấm pin bằng Skellion ......................................................................... 97
Hình 4.15 Xuất file 3ds ................................................................................................. 97
Hình 4.16 Import file 3ds vào PVsyst ........................................................................... 98
Hình 4.17 Kết quả xuất file 3ds ..................................................................................... 98
Hình 4.18 Tổn thất sau khi tiến hành đổ bóng .............................................................. 99
Hình 4.19 Sơ đồ phân phối xác suất hệ thống .............................................................100

17
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặt tính cơ khí của tấm pin JAM72S20 450W .............................................. 43
Bảng 3.2 Đặt tính về điện của tấm pin JAM72S20 450W ............................................ 43
Bảng 3.3 Đặt tính kỹ thuật Inverter Huawei 100kW SUN2000 – 100KTL – M1 ........ 46
Bảng 3.4 Bảng phân bố công suất inverter .................................................................... 49
Bảng 3.5 Bảng lựa chọn dây DC ................................................................................... 56
Bảng 3.6 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 1 ............................................... 58
Bảng 3.7 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 2 ............................................... 58
Bảng 3.8 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 3 ............................................... 59
Bảng 3.9 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 4 ............................................... 60
Bảng 3.10 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 5 ............................................. 60
Bảng 3.11 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 6 ............................................. 61
Bảng 3.12 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 7 ............................................. 61
Bảng 3.13 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 8 ............................................. 62
Bảng 3.14 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 9 ............................................. 63
Bảng 3.15 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 10 ........................................... 63
Bảng 3.16 Bảng lựa chọn dây dẫn DC .......................................................................... 67
Bảng 3.17 Bảng Thông số dây Cadivi CVV ................................................................. 66
Bảng 3.18 Công thức tính sụt áp ................................................................................... 67
Bảng 3.19 Bảng thiết bị trong tủ điện AC ..................................................................... 69
Bảng 3.20 Bảng Thông số cầu chì ................................................................................. 71
Bảng 3.21 Bảng thông số MCCB 4P 250A 36kA ......................................................... 72
Bảng 3.22 Bảng thông số MBA 1250kVA THIBIDI .................................................... 74
Bảng 3.23 Tiêu thụ tải trong một ngày .......................................................................... 75
Bảng 3.24 Chọn tiết diện dây PE................................................................................... 78
Bảng 3.25 Loại màu của sợi dây trong cáp RS485 ....................................................... 81
Bảng 3.26 Chú thích các bộ phận Smart meter DTSD 1352 ......................................... 82
Bảng 3.27 Bảng liệt kê các đấu nối Inverter MPPT 1 - MPPT 5 .................................. 84
Bảng 3.28 Bảng liệt kê các đấu nối Inverter MPPT 6 - MPPT 10 ................................ 84
Bảng 4.1 Thông số tấm pin............................................................................................ 88
Bảng 4.2 Thông số Inverter ........................................................................................... 88
Bảng 4.3 Báo cáo công suất các tháng trong năm ......................................................... 92

18
DANH MỤC VIẾT TẮT

ENN: Tập đoàn điện lực Việt Nam


IEC: Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế
NLMT: Năng lượng mặt trời
NEC: Tiêu chuẩn điện Hoa Kỳ
AC: Điện xoay chiều
DC: Điện một chiều
EVA: Ethylene Vinyl acetate
MPPT: Maximum Power Point Tracker (Điểm theo dõi công suất cực đại)

19
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI HÒA LƯỚI BÁM TẢI
1.1. Lý do chọn đề tài
Với việc kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu sử dụng năng
lượng ngày càng tăng cao. Nhưng kéo theo đó là vấn đề cạn kiệt do lạm dụng nguồn
nhiên liệu, đồng thời gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
của chúng ta. Nên việc tìm hiểu và nghiên cứu phát triển của năng lượng xanh sạch, sử
dụng tối ưu để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái là rất cần thiết. Năng lượng mặt
trời hiện đang lấn át các nguồn năng lượng khác vẫn được sử dụng như gió, hạt nhân,
sinh khối,… bởi năng nguồn năng lượng vô tận là năng lượng mặt trời, không cạn kiệt,
không cạn kiệt, rẻ và sạch. Năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng không tác động xấu
đến môi trường sống, đã và đang thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu, khoa học và được
kỳ vọng là một trong những hướng năng lượng thịnh hành trong thời gian tới.Với đặc
điểm thuận lợi khi là một đất nước toạ lạc tại vùng cận xích đạo, nước ta được xem là
một địa điểm tiềm năng khi có thể khai thác được nguồn năng lượng mặt trời khá lý
tưởng với tổng lượng giờ nắng đạt mức trên 2.500 giờ/năm.
Để giải quyết vấn đề này, người đầu luôn muốn sử dụng hệ thống điện mặt trời,
nên lựa chọn tốt nhất sẽ là hệ thống hòa lưới bám tải. Đây được xem là cách tối ưu nhất
hiện nay.
Hệ thống điện mặt trời bám tải là một trong những giải pháp của điện mặt trời. Là
một mô hình kế thừa từ giải pháp điện mặt trời hoà lưới, khi mà giá điện FIT3 vẫn chưa
được thông qua. Nói đơn giản là hệ thống điện mặt trời bám tải khác điện mặt trời hoà
lưới ở chỗ có thêm chức năng Zero Export, ngăn không cho điện thừa đẩy lên lưới điện
quốc gia. Đợi cho đến khi mà nhà nước có chính sách thu mua điện mới - giá điện FIT3
được thông qua, thì chỉ cần bỏ chức năng Zero Export là hệ thống lại trở về mô hình hoà
lưới, bán được điện cho EVN.
Công ty Tuntex Sóc Trăng toạ lạc tại vùng Tây Nam Bộ nước ta, đây là nơi có
lượng bức xạ mặt trời lớn và dàn đều trên khắp khu vực suốt năm. Thời gian nắng của
vùng ở mức từ 2200 - 2500 giờ/năm cùng với đó bức xạ mặt trời trong ngày từ 4.8 - 4.8
kWh/m2 tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng điện năng lượng mặt trời.
20
Để làm rõ vấn đề hơn về hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải, nhóm
chúng em quyết định chọn đề tài “Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
bám tải tại Cty Tuntex Sóc Trăng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng vô tận này, đặc biệt là
chuyển hóa năng lượng từ mặt trời thành điện năng để cấp điện cho các bệnh viện, giảm
sự phụ thuộc vào điện lưới. Thiết kế hệ thống phát điện mặt trời nối lưới để ngăn không
cho nguồn điện do hệ thống tạo ra được truyền trở lại lưới điện.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Mô phỏng, tính toán sau đó chọn từng thiết
bị phù hợp cho hệ thống hòa lưới bám tải.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích từ những yếu tố đơn giản sau đó từng
bước bóc tách từng bộ phận để dễ dàng nghiên cứu hệ thống. Tổng hợp các kết quả phân
tích từ những phần, bộ phận để có cái nhìn tổng quan.
Phương pháp phân tích logic: Đi sâu phân tích từng thiết bị của hệ thống, sắp xếp
quá trình thiết kế theo trình tự.
1.4. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Nội dung nghiên cứu

Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới bám tải. Đề tài sử dụng các
công cụ như: Google Earth, AutoCAD, Pvsyst, SketchUp để tính toán chọn các thiết bị
cho hệ thống và đánh giá về tính khả thi thông qua thiết kế hệ thống điện năng lượng
mặt trời hoà lưới bám tải. Tối ưu hiệu suất và công suất hệ thống tuỳ thuộc theo tải sử
dụng. Sử dụng thiết bị ngăn hệ thống phát ngược trở lại lưới điện và tính toán trong
thiết kế để tấm pin luôn ở trạng thái tối ưu nhất khi tải thay đổi.
b. Phạm vi nguyên cứu
Tổng quan hệ thống điện năng lượng mặt trời và nghiên cứu thiết kế hệ thống điện
năng lượng mặt trời nối lưới có bám tải với các thiết bị sử dụng trong hệ thống. Không
đi sâu vào phần nghiên cứu sản phẩm và tính khả thi của công ty Tuntex.
1.5. Bố cục báo cáo đồ án
Đồ án gồm năm chương như sau:
• Chương 1: Tổng quan hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải
21
• Chương 2: Cơ sở lý thuyết
• Chương 3: Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời
• Chương 4: Mô phỏng và ảnh hưởng của bóng che lên hệ thống điện năng lượng
mặt trời
• Chương 5: Kết luận và hướng phát triển

22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tấm pin năng lượng mặt trời
Tấm pin mặt trời là những tấm có bề mặt lớn để nhận được bức xạ mặt trời và
biến nó thành điện DC(một chiều), chuyển đổi quang năng thành điện năng.
2.1.1 Cấu tạo pin năng lượng mặt trời
Các tấm pin PV bao gồm tám thành phần chính như sau:

Hình 2.1 Cấu tạo tấm pin mặt trời

a. Khung nhôm
Khung nhôm đóng một thành phần đóng nhiệm vụ quan trọng vì nhiệm vụ bảo vệ
các góc cạnh của tấm pin. Khung nhôm thiết kế rất nhẹ, chắc chắn và có khả năng chịu
được trọng tải lớn và áp lực cực cao từ gió lớn và ngoại lực.
b. Kính cường lực
Bảo vệ lớp tế bào PV khỏi thời tiết và các ảnh hưởng từ các mảnh nhỏ hoặc mưa
đá trong không khí. Kính thường là kính cường lực có độ bền cao và được tạo ra để
chống tải trọng cơ học và giãn nở vì nhiệt độ.
c. Lớp màng EVA
EVA (Ethylene Vinyl acetate) là một loại nhựa polyme đặc biệt được thiết kế để
bao bọc các tế bào của các linh kiện điện tử. Các vật liệu EVA phải có khả năng chịu
đựng sự nóng lên và độ ẩm cao, nó có một tác động lớn đến tuổi thọ của chúng bằng
cách ngăn chặn sự vào cuộc của hơi nước và các hạt giống.

23
d. Tấm nền
Tấm nền là tấm dưới cùng của tấm pin, hoạt động như một rào cản độ ẩm, bảo vệ
cách điện và cơ học. Vật liệu tấm nền được làm từ nhiều loại polyme với tác bảo vệ
chống tia cực tím, ổn định nhiệt.
e. Hộp nối dây
Hộp nối dây là một hộp nhỏ chịu thời tiết nằm ở phía sau của tấm pin. nơi tập hợp
năng lượng điện một chiều từ tấm pin và chuyển nó ra cáp điện.
f. Cáp điện
Cáp điện một chiều chuyên cho hệ thống PV, dùng để chuyền dòng điện một chiều.
g. Cổng kết nối MC4
Các tấm PV được liên kết với nhau bằng cách bịt các lỗ của chúng và sử dụng các
bộ phận khác nhau của MC4 để bịt các lỗ của chúng. Thuật ngữ MC4 được hiểu là 4mm,
và nó được sử dụng để chỉ các đầu mối của các loại hình học khác nhau. Do tác động
của thời tiết khắc nghiệt, các liên kết phải có khả năng chịu đựng được, an toàn, chống
tia cực tím và duy trì liên kết mạnh mẽ với một điện trở nhất định ở cả áp lực thấp và
cao đến 1000V.
2.1.2 Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời
Khi các tia sáng mặt trời mang những hạt photon tác động lên bề mặt tấm pin. Khi
đó sẽ tạo ra dòng electron tự do mang điện tích âm vào các ô trống tích dương. Hợp nhất
từ trường của lớp mang điện bán dẫn P và N di chuyển thành dòng, gọi là điện một
chiều.

Hình 2.2 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời


24
2.1.3 Phân loại pin năng lượng mặt trời
a. Pin năng lượng mặt trời Mono
Tấm pin Mono, còn được gọi là tấm pin mặt trời đa tinh thể, có các tế bào quang
điện màu đen với các cạnh tròn. Chúng có hiệu suất biến đổi cao hơn so với các tấm
Poly, và chúng được làm từ các thanh silicon và được cắt thành các lát mỏng. Nó được
gọi là "đơn tinh thể" để chỉ ra rằng tế bào silicon được sử dụng là silicon đơn tinh thể.
Bởi vì pin được làm từ các tinh thể đơn lẻ nên electron di chuyển tự do hơn. Do đó, các
tấm đơn tinh thể thường hiệu quả hơn các tấm đa tinh thể.

Hình 2.3 Tấm pin Mono

b. Pin năng lượng mặt trời Poly


Tấm pin Poly còn được gọi là tấm pin mặt trời đa tinh thể. Các tấm pin mặt trời đa
tinh thể có các tế bào quang điện màu xanh lam và các mặt thẳng. Chúng kém hiệu quả
hơn so với các tế bào đơn tinh thể, được làm bằng silicon, nhưng do các nhà sản xuất
nấu chảy nhiều lát silicon lại với nhau nên có nhiều tinh thể hơn trong mỗi tế bào, do đó
các electron ít tự do di chuyển hơn.

25
Hình 2.4 Tấm pin Poly

c. Pin mặt trời dạng phim mỏng (Thin – Film)


Pin mặt trời dạng phim mỏng được tạo ra từ vật liệu chính như CdTe , a - Si hoặc
CGIS, các tấm pin mặt trời màng mỏng là các tế bào thế hệ thứ hai rất nhẹ và linh hoạt.
Các tấm pin mặt trời có thành phần hóa học khác nhau và số lượng tinh thể khác
nhau, dẫn đến khả năng hoạt động khác nhau và phạm vi hiệu quả khác nhau. Hiệu quả
của hệ thống Màng thay đổi phụ thuộc vào loại polymeric material trong các tế bào, tuy
nhiên, chúng thường có xu hướng đi đến hiệu suất khoảng 7% và tối đa 18%, tấm pin
có tuổi thọ ngắn nhất từ 10 đến 20 năm.

Hình 2.5 Tấm pin phim mỏng


26
2.2. Bộ chuyển đổi Inverter
2.2.1 Khái niệm Inverter
Nhiệm vụ của điện tử công suất là biến dòng DC (một chiều) thành dòng AC (xoay
chiều)
Hiện tại, inverter có các chức năng là: giám sát mảng năng lượng mặt trời thông
qua thuật toán phát hiện điểm công suất cực đại MPPT để có được công suất tối đa, kết
nối lưới trực tiếp...
Có 3 loại inverter phổ biến, đó là: Bộ nguồn tối ưu hóa DC, bộ biến tần chuỗi và
bộ biến tần vi mô.
2.2.2 Nguyên lý hoạt động của Inverter
Nhờ các tế bào quang điện, điện năng được chuyển thành điện DC từ bức xạ mặt
trời. Inverter biến dòng DC (một chiều) thành dòng AC (xoay chiều).
2.3. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
2.3.1 Khái niệm chung
Hệ thống hòa lưới là một hệ thống vận hành thu năng lượng từ bức xạ mặt trời
thông qua các tấm pin PV, chuyển đổi thành điện năng, sau đó kết nối trực tiếp với hệ
thống lưới điện hiện có. Hệ thống PV lắp đặt trên mái nhà hay nhà xưởng hay còn gọi
là điện mặt trời áp mái.

Hình 2.6 Mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
27
2.3.2 Cấu tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Hệ thống PV hoàn chỉnh bao gồm: Các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ chuyển
đổi năng lượng (inverter), đồng hồ điện hai chiều và các thiết bị ngắt kết nối. Các bộ
phận đều đóng một vai trò khác nhau và đều có chức năng riêng để giúp hệ thống PV
hoạt động một cách hiệu quả nhất.
2.3.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Các tấm pin PVsẽ hấp thụ bức xạ năng lượng mặt trời để biến dòng DC (một chiều)
thành dòng AC (xoay chiều) sau đó thông qua bộ Inverter với công nghệ MPPT nhằm
nâng cao hiệu suất chuyển đổi.
Tiếp đó nguồn điện AC từ inverter sẽ được hòa đồng bộ vào lưới điện của tòa nhà,
cung cấp điện năng song song với nguồn điện từ lưới EVN, hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng
nguồn điện năng lượng mặt trời trước.
Khi vào ban ngày khi có bức xạ mặt trời tốt nhất, điện năng tạo ra từ pin ≥ tải tiêu
thụ thì điện năng từ pin mặt trời sẽ ưu tiên sử dụng toàn bộ cho tòa nhà và không sử
dụng điện từ điện lưới.
Vào buổi chiều tối khi lượng bức xạ thấp đi, điện năng tạo ra từ tấm pin < tải tiêu
thụ thì điện năng sẽ được lấy bổ sung từ điện lưới để bù vào lượng thiếu hụt.

Hình 2.7 Nguyên lý hoạt động hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
28
2.3.4 Hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải (Zero Export)
a. Zero Export là gì?
Zero Export (Không xuất lên lưới) là cách để ngăn chặn việc nguồn điện từ tấm
pin dư thừa xuất lên lưới điện, giúp ta nâng cao tối ưu và tiêu thụ, chỉ cung cấp đủ nhu
cầu của người sử dụng. Zero export không chỉ giúp ích cho hộ gia đình mà còn thích
hợp cho các cơ quan, xí nghiệp muốn bớt hóa đơn tiền điện từ EVN.

Hình 2.8 Sơ đồ kết nối Zero Export

b. Cấu tạo hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải
Một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải hoàn chỉnh bao gồm:
• Hệ thống PV.
• Inverter(Biến tần)
• Đồng hồ thông minh.
• Công tơ.
• Dây AC, DC, giá đỡ,…
c. Nguyên lý hoạt động của Zero Export
Xuất lên lưới điện = Năng lượng từ tấm pin sản xuất > Tải tiêu thụ
Zero export là giải pháp ngăn chặn lượng điện năng dư thừa xuất lên lưới, giúp ta
tối ưu hóa điện năng. Giải pháp này không chỉ giúp ích cho các gia đình mà còn phù hợp
với các cơ sở sản xuất muốn giảm tiền điện của EVN.
d. Phân tích hiện tượng bám tải trong inverter
Hiện tượng bám tải (load sticking) trong inverter xảy ra khi một nguồn tải không

29
hoạt động một cách bình thường và gây ra các vấn đề hoạt động cho inverter. Đây là
một vấn đề phổ biến trong hệ thống điện mặt trời và các hệ thống inverter khác.
Nguyên nhân chính của hiện tượng bám tải trong inverter có thể bao gồm:
Tải không đủ hoặc không hoạt động: Khi một tải không hoạt động đúng cách,
inverter có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh công suất và tần số đầu ra.
Sự mất cân bằng giữa công suất đầu vào và đầu ra: Nếu công suất đầu vào của
inverter không tương ứng với công suất đầu ra được yêu cầu, inverter có thể gặp khó
khăn trong việc duy trì điện áp và tần số đầu ra ổn định.
Thiết kế không phù hợp: Một thiết kế inverter không phù hợp hoặc không đáp ứng
yêu cầu của tải có thể dẫn đến hiện tượng bám tải. Các vấn đề về kích thước, công suất,
kiểm soát và bảo vệ có thể ảnh hưởng đến khả năng của inverter để xử lý các tình huống
bám tải.

Hình 2.9 Hiện tượng bám tải của Inverter

Hiện tượng bám tải trong inverter có thể gây ra các vấn đề như tăng cường hao
mòn của linh kiện, gia tăng nhiệt độ làm việc của inverter, giảm tuổi thọ của hệ thống
và thậm chí gây hỏng hoặc hỏng hóc inverter. Để giảm hiện tượng bám tải trong inverter,
ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

30
• Đảm bảo rằng tải hoạt động đúng cách và đáp ứng yêu cầu công suất của inverter.
• Lựa chọn invertercó công suất và khả năng đáp ứng tải phù hợp.
• Đảm bảo rằng cài đặt inverter được thiết lập đúng để đảm bảo hoạt động ổn định
và điều chỉnh công suất đầu ra một cách chính xác.
• Sử dụng bộ điều khiển và kiểm soát phù hợp.
* Đối tượng nên sử dụng giải pháp hoà lưới bám tải:
Hiện nay EVN chưa có chính xác mua lại điện thì việc giới hạn công suất để đáp
ứng nhu cầu theo phụ tải là cần thiết và giải pháp hoà lưới bám tải phù hợp cho:
• Hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời để giảm tiền điện
hàng tháng.
• Nhà máy đã lắp đặt hệ thống PV nhưng không làm hợp đồng mua bán điện với
EVN.
2.4. Tính toán hệ thống pin năng lượng mặt trời
2.4.1 Thu thập dữ liệu ban đầu
Xác định sao cho tấm pin luôn vuông góc với tia nắng để nhận được lượng bức xạ
mặt trời lớn nhất. Ngoài ra, nghiêng các tấm pin mặt trời cũng cho pin có khả năng tự
làm sạch. Cách tính phụ tải điện
Tính điện tiêu thụ (Ang) của tải được xác định:
𝑛

𝐴𝑛𝑔 = ∑ 𝑃𝑖 𝑡𝑖
𝑖=1

Với Pi là công suất, ti là thời gian tiêu thụ của phụ tải thứ i
Từ đó điện năng tiêu thụ trong tháng:
Atℎ = Ang × Ntℎ (kWℎ)

Trong đó:
Ang: Điện sử dụng hàng ngày
Atℎ: Điện sử dụng hàng tháng.
Ntℎ: Số ngày dùng điện trong tháng
2.4.2 Tính toán số lượng tấm pin năng lượng mặt trời
Số lượng module pin NLMT được xác định bởi công thức:

31
𝐴𝑛
𝑁𝑃𝑉 =
𝑃𝑜𝑝𝑡.𝑃𝑉 × 𝐾𝑡.𝑃𝑉 × 𝐾𝑎𝑡.𝑃𝑉 × ƞ × 365 × ℎ𝑛
Trong đó:
NPV: Số lượng module tấm pin NLMT.
Poet.PV: Công suất đỉnh của tấm pin.
kt.PV: Hệ số nhiệt độ của pin NLMT. Thường lấy giá trị gần đúng 90%.
kat.PV: Hệ số an toàn của pin NLMT bao gồm tổn hao năng lượng do dân dẫn, do
bụi bẩn... Thường lấy giá trị gần đúng 80%.
ƞ: Hiệu suất của toàn hệ thống PV, thường lấy giá trị gần đúng 80%.
ℎn: Giờ nắng trung bình hàng ngày
2.4.3 Tính công suất hệ thống pin năng lượng mặt trời
Để tính cho ra nhu cầu sử dụng của hệ thống PV, ta sẽ có công thức.
Số lượng tấm pin x số Wp của 1 tấm pin = Tổng công suất của hệ thống
2.4.4 Tính toán lựa chọn Inverter
➢ Tối ưu công suất dàn pin và inverter:
PPV ≤ 1.2 x Pinv
Trong đó:
PPV: Tổng công suất của hệ thống
Pinv: Công suất của Inverter
Hệ số 1.2: Hệ số chuyển đổi DC/AC
➢ Công thức kiểm tra dãy MPPT
Umpptinv-min < Umpp-pv < Umpptinv-max
Trong đó:
• Umpptinv-min: Điện áp thấp nhất mà MPPT hoạt động.
• Umpp-pv: Điện áp hoạt động của string
• Umpptinv-max: Điện áp cao nhất mà MPPT hoạt động.
➢ Kiểm tra điện áp tối đa của hệ thống
Uoc-pv < Udcmax-inv

Trong đó:
Uoc - pv: Điện áp hở mạch tối đa của dàn pin

32
Udcmax - inv: Điện áp DC ngõ vào tối đa cho phép của inverter
Việc quá áp từ dàn pin vào inverter sẽ gây ra hỏng các linh kiện nên cần thoả
mãn điều kiện trên để đảm bảo tuổi thọ cho pin cũng như inverter và dây dẫn.
➢ Kiểm tra dòng điện tối đa cho phép ngõ vào
Impp < Imax-input-inv
Trong đó:
Impp: Dòng điện làm việc ở điểm công suất cực đại của dàn pin.
Imax-input-inv: Dòng điện đầu vào tối đa từ dàn pin.
Việc tính toán như trên sẽ giúp tối ưu hóa công suất đầu ra của biến tần. Để đạt
được công suất đầu ra mong muốn khi lắp biến tần. Tối đa hóa hiệu suất năng lượng
trong ngày và đơn giản hơn trong việc chọn cấu hình biến tần cho pin trong một số
trường hợp cần một biến tần mới.
2.4.5 Các phương pháp đấu nối các tấm pin năng lượng mặt trời
Ba cách cơ bản để liên kết các tấm pin mặt trờ, và mỗi cách đều có một mục đích
riêng tùy thuộc vào hộ gia đình, doanh nghiệp.
Các tấm pin mặt trời có thể được kết hợp, song song hoặc liên tiếp, để tạo thành
một hệ thống có khả năng hoạt động với cường độ dòng điện hoặc điện áp tương ứng.
Phương pháp đấu nối pin mặt trời nối tiếp
Các tấm PV được mắc nối tiếp bằng cách nối cực dương của một bảng với cực âm
của mỗi bảng tiếp theo cho đến khi chỉ còn lại một cực dương và cực âm. Cách tiếp cận
này giúp tăng điện áp tổng thể của hệ thống.

Hình 2.10 Phương pháp mắc nối tiếp

33
a. Phương pháp đấu nối pin mặt trời song song
Phương pháp nối song song các tấm PV là phương pháp kết nối song song giữa
các tấm pin mặt trời, kết nối dương (dương với dương), kết nối âm (âm với âm), và còn
lại đầu dương và âm. Cách này giúp tăng tổng dòng điện hệ thống PV.

Hình 2.11 Phương pháp mắc song song

b. Phương pháp đấu nối pin hỗn hợp


Phương pháp nối tấm PV hỗn hợp là sự kết hợp giữa kết nối nối tiếp và song
song của pin, phổ biến trong các hệ thống dung lượng trung bình và cao.

Hình 2.12 Phương pháp mắc hỗn hợp


34
2.5. Một số phần mềm ứng dụng trong dự án
2.5.1 Phần mềm PVsyst
PVsyst phát triển vào năm 1994 bởi Michel Villoz và André Mermoud. PVsyst là
một phần mềm để mô phỏngm nghiên cứu và giải nghĩa các hệ thống PV phổ biến trong
các công ty có liên quan đến năng lượng tái tạo.

Hình 2.13 Giao diện làm việc chính của phần mềm PVsyst

Thiết kế giao diện và mô phỏng (Thiết kế và mô phỏng dự án) là giao diện chính
để tiến hành nghiên cứu, tính toán mô phỏng bao gồm hệ thống nghiên cứu khí tượng,
xác định tổn thất, đánh giá kinh tế,…
• Grid-Connected (Hệ thống Kết nối lưới).
• Stand alone (Hệ thống Độc lập).
• Pumping (Hệ thống bơm).

35
Hình 2.14 Giao diện làm việc của Grid-Connected

Dữ liệu của PVsyst đã tích lũy được khá nhiều module pin, biến tần và các thông
số khác của các hãng: Huawei, JinkoSolar, JASolar... Pvsyst còn có các dữ liệu nghiên
cứu về khí tượng như Meteonorm, NASA- SSE ,...

Hình 2.15 Giao diện Databases của PVsyst


36
• Geographical sites: Thiết kế thông số vị trí địa lý
• Synthetic Data generation.
• Meteo tables and graphs.: tổng hợp dữ liệu
• Compare meteo data: dữ liệu khí tượng
• Components database: Cơ sở dữ liệu Pin, Inverter, …
2.5.2 Phần mềm AutoCAD
Phần mềm AutoCAD là phần mềm vẽ CAD được phát triển bởi Autodesk
Corporation để tạo các bản vẽ của thiết kế 3D hoặc 2D. Phần mềm lần đầu tiên được
giới thiệu tại triển lãm COMDEX vào tháng 11 năm 1982 và phiên bản đầu tiên được
phát hành vào tháng 12 năm 1982.

Hình 2.16 Giao diện làm việc chính của AutoCAD

2.5.3 Phần mềm SketchUp


SketchUp được bắt đầu vào năm 1999 và phát triển bởi Last Software, một công
ty của Boulder, Colorado, Hoa Kỳ. Do Brad Schell và Joe Esch sáng lập, nó được phân
phối rộng rãi cho các lập trình viên. Ngày 14 tháng 3 năm 2006, Google mua lại Last
Software, và ngày 1 tháng 6 năm 2012, SketchUp được mua bởi Trimble Navigation và
phát triển nó cho đến ngày nay.

37
Hình 2.17 Giao diện làm việc chính của SketchUp

SketchUp là một phần mềm thiết kế để tạo ra các hình ảnh trực quan thông qua mô
hình 3D. Các thiết kế có thể được chia sẻ thông qua tính năng 3D Warehouse, giúp cho
SketchUp trở nên vô cùng đầy đủ và phong phú.
2.5.4 Phần mềm Google Earth
Google Earth là một chương trình máy tính hiển thị hình ảnh 3D của Trái đất, chủ
yếu dựa trên hình ảnh vệ tinh. Chương trình hiển thị bản đồ trái đất bằng cách chụp ảnh
vệ tinh, ảnh chụp từ trên không và dữ liệu GIS trên quả địa cầu 3D, cho phép người dùng
xem các thành phố và cảnh quan từ nhiều góc độ khác nhau.

Hình 2.18 Giao diện làm việc chính của Google Earth
38
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI HÒA
LƯỚI BÁM TẢI

3.1. Khảo sát sơ bộ để thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời

Công ty Tuntex Sóc Trăng là một doanh nghiệp ở vùng Tây Nam Bộ nằm tại Sóc
Trăng. Với thời gian nắng của vùng ở mức từ 2300 - 2600 giờ/năm, bức xạ mặt trời
trong ngày từ 4.6 - 4.8 kWh/m2 tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống PV trên
mặt bằng mái của công ty để cung cấp điện cho hoạt động sản xuất trong nhà máy bằng
hệ thống PV.

Địa chỉ ở lô H, Khu công nghiệp An Nghiệp, Xã An Hiệp, Huyện Châu Thành,
Sóc Trăng. Có tọa độ địa lý 9°38'23.1"N 105°57'27.5"E.

3.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1 Mặt bằng tổng quát nhà máy TunTex

Hình 3.2 Nhà máy TunTex chụp từ trên cao qua Google Map
39
Dữ liệu khí tượng: sử dụng dữ liệu Meteonorm thuộc phần mềmPVsyst, dữ liệu
này được giới khoa học và các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới đánh giá cao trong
việc thiết kế mô phỏng hệ thống PV. Ta có các thông số sau từ PVsyst:

Hình 3.3 Dữ liệu tại vị trí từ phần mềm PVsyst

Trong đó:

GHI: Tổng xạ dựa trênphương ngang (kWh/m2)

HDI: Tán xạ dựa trên phươn ngang(kWh/m2)

TEMP: Nhiệt độ không khí (0C)


Giờ nắng trung bình hàng ngày tại Công Ty Tuntex (Sóc Trăng):
1726
ℎ𝑛 = ≈ 4,72
365
3.1.2 Khảo sát mặt bằng
Bao gồm block A, B, C, D với tổng diện tích là: 17665m2
40
Hình 3.4 Mặt bằng nhà máy

Hình 3.5 Mặt bằng nhà máy trên CAD

Ta tiến hành bố trí lắp đặt tấm pin ở các khu C, D và E với tổng diện tích có thể
lắp đặt rơi vào khoảng 12,307 m2.
41
Vì phần mái của nhà máy toàn bộ đều là tôn dạng sóng, nên ta sẽ tiến hành gia cố
sau đó lắp đặt ngay trên mái, không cần lắp đặt giàn khung vừa gây áp lực cho mái, vừa
tăng chi phí dự án.

* Khảo sát hướng của dự án:

• Hướng mặt bằng là 135o Đông Nam.

Hình 3.6 Khảo sát hướng dự án

3.2. Tính toán và lựa chọn thiết bị chính của hệ thống


3.2.1 Lựu chọn tấm Pin
Tấm pin là một phần không thể thiếu trong nhà máy điện mặt trời ( thông thường
chi phí đầu tư dự án sẽ gồm 50-60% là chi phí của tấm pin quang điện). Do đó, việc lựa
chọn tấm pin cần phải được tính toán kĩ lưỡng vì sẽ ảnh hưởng đến công suất của hệ
thống . Nên lựa chọn tấm pin dựa trên các đặc điểm như: công nghệ sản xuất bao gồm
pin mono, poly hay thin film, thì tùy theo mỗi công nghệ sẽ có ưu và những nhược điểm
khác nhau và chất lượng hiệu suất khác nhau, chất lượng khung nhôm, mặt kính của tấm

42
pin, đại lý phân phối pin uy tín.

Lựa chọn ở đây sẽ là sử dụng tấm pin của hãng JA Solar với mã hiệu JAM72-S20
MR có công suất là 450W. Đây là hãng pin khá thông dụng trên thị trường Việt Nam,
công suất tấm pin lớn đủ để thiết kế mà không lo thiếu diện tích lắp đặt. Việc lựa chọn
và vận chuyển, mua bán trao đổi tấm pin cũng sẽ dễ dàng hơn, không phải chờ đợi lâu
do nhập từ nước ngoài về.

Hình 3.7 Tấm pin JAM72S20 MBB Half-cell Module 450W

Bảng 3.1 Đặt tính cơ khí của tấm pin JAM72S20 450W

Hãng sản xuất JAsolar


Loại cell Mono
Số lượng cell pin 144cell (6x24)
Kích thước tấm pin 2120x1052x40 (mm)
Vật liệu khung pin Nhôm
Chiều dài khung pin 40mm
Bảo vệ bề mặt Kính cường lực dày 3.2mm

Bảng 3.2 Đặt tính về điện của tấm pin JAM72S20 450W

Công suất cực đại-Pmax 450 Wp


Điện áp hoạt động-Vmpp 41.52 V
Dòng điện hoạt động-Impp 10.96 A
Điện áp hở mạch-Voc 49.7 V
Dòng điện ngắn mạch-Isc 11.36 A
Hiệu suất tấm pin 20.8 %
43
* Ý nghĩa một vài thông số cơ bản của tấm pin:

• Uoc: Điện áp hở mạch.

• Isc: Dòng ngắn mạch (Short Circuit Current).

• Umpp: Điện áp làm việc tại công suất cực đại (Maximum Power Point Voltage).

• Impp: Dòng điện tại công suất cực đại (Maximum Power Point Current).

• Hiệu suất quang năng (Module efficiency).

* Tính toán số lượng tấm pin lắp đặt:

• Theo như số liệu đo đạc được từ google earth, diện tích khu vực 3 mái xưởng C,
D, E có diện tích khoảng 12,307 m2. Nên ta sẽ tiến hành bố trí pin trên vị trí diện tích
này.

Hình 3.8 Bố trí mặt bằng tấm Pin

• Mục tiêu ban đầu sẽ là lắp kín khu vực mái để tối ưu nhất có thể, nhưng để đáp
ứng phù hợp cho việc đấu nối inverter và tính toán, quyết định sẽ là lắp đặt 2458 tấm
44
pin

Công suất pin: 2458 x 450 = 1106100 W = 1,1 MW.


3.2.2 Tính toán, lựa chọn bộ chuyển đổi Inverter
Inverter (Biến tần) có chức năng biến điện DC thành AC để sử dụng cho các phụ
tải yêu cầu điện xoay chiều, hoặc bán ra lưới điện quốc gia. Cần phải xem xét kĩ một số
điều kiện để có thể lựa chọn Inverter phù hợp với dự án: hiệu suất làm việc, dễ sử dụng,
lắp đặt, hoạt động tốt dưới thời tiết khắc nghiệt(nắng nóng), chế độ bảo hành, giá thành…
Công suất DC của hệ thống: Psysm = N × PPV = 2458 × 450 = 1106100 (W)
Trên lý thuyết, khoảng rộng của biến tần sẽ bằng với tổng rộng của hệ thống pin
mặt trời. Trên thực tế, năng suất hoạt động của các tấm pin mặt trời rất hiếm khi bằng
với công suất thiết kế. Do đó, để tối ưu hóa kết quả và giảm bớt chi phí, thông thường
sẽ tư vấn để có một bộ biến tần có công suất nhỏ hơn công suất định mức của hệ thống
tấm pin với một tỷ lệ DC: AC (1: 0.8 hoặc 1.25) lý tưởng. Tỷ lệ DC: AC, tức là số lượng
của các MPPT trong một đơn vị, không nên quá lớn hoặc nhỏ. Bởi nếu tỷ lệ cao, tức hệ
thống tấm pin quá lớn so với kích cỡ biến tần thì sẽ gây ra hiện tượng “cắt biến tần”. đó
là cách mà hệ thống tấm pin tạo ra năng lượng lớn và bộ điều chỉnh không thể tiêu thụ
toàn bộ lượng điện này. Lúc đó, số lượng điện năng được chuyển đổi không được phép
lớn hơn số lượng điện năng ở điểm công suất MPP và số lượng biến tần được phép sử
dụng cũng không được phép lớn hơn. chính điều này dẫn đến sự hư hại của hệ thống
tấm pin năng lượng mặt trời.

Hình 3.9 Biến tần Huawei 100kW SUN2000 - 100KTL - M1

Trong trường hợp này ta chọn Inverter 100kW với số lượng là 10. Ta chọn Inverter

45
Huawei 100kW SUN2000 – 100KTL – M1 công suất 100 (kW).
Tổng công suất Inverter là 10×100 = 1000(kW)

Bảng 3.3 Đặt tính kỹ thuật Inverter Huawei 100kW SUN2000 – 100KTL – M1

Inverter Huawei 100KW


Đặt tính kỹ thuật
SUN200 – 100KTL – M1

Ngưỡng điện áp MPP 200  1000 V


Điện áp đầu vào tối đa 1100 V
Số MPPT 10
Công suất AC cực đại 110,000 VA
Công suất AC hiệu dụng 100,000W
Dòng điện đầu ra AC cực đại 168.8 A
Dòng điện đầu vào tối đa tấm pin 26A
Dòng ngắn mạch DC tối đa 40A
Hiệu suất 98.6%
Kích thước 1035 × 700 × 365mm
Khối lượng 90kg
Nhiệt độ hoạt động -25  60oC

Dựa vào hình trên điện áp lớn nhất mà inverter chịu được là Umax = 1100V, Uoc
của hệ thống PV phải nhỏ hơn 1100V và điện áp đầu vào tối thiểu được ghi trên biến
tần là Umppt.min = 50V nên Uoc của hệ thống PV sẽ phải lớn hơn 450V. Với Uoc của một
tấm pin là 49.7V ta có công thức sau:
Số tấm pin trên một string:
450 1100
≤ 𝑁𝑝𝑖𝑛 ≤
49.7 49.7
 11.06 ≤ Npin ≤ 22.01
=> Nên ta sẽ chọn 18 tấm pin / string.
❖ Kiểm tra các thông số đầu vào của Inverter:
• Inverter có điện áp DC đầu vào lớn nhất là: Vmax(DC) = 1100 (V)
Điện áp lớn nhất của hệ thống PV:

46
Umax = Uocđm × 18 = 49.7 × 18 = 894.7 (V) < 1100 (V) => Thỏa mãn
• Inverter có dòng ngắn mạch DC lớn nhất trên 1 input MPPT: Imax(DC) = 40(A)
Dòng lớn nhất của hệ thống PV:
Imax = Isc × 2 = 11.36 × 2 = 22.72 (A) < 40 (A) => Thỏa mãn
• Công suất Inverter: 100000 (W)
Công suất hệ thống: 𝑃system ≤ 10 × 𝑃𝑖𝑛𝑣𝑒𝑟𝑡𝑒𝑟 × 1.2
<=> 1106100 (W) ≤ 10 × 100000 × 1.2 = 1200000 (W) => Thỏa mãn

Số string của hệ thống: 2458/18 = 136.5 (strings)

 Chọn 137 strings

Nhưng do trong hệ thống có 49 strings 16 tấm nên ta sẽ có: 142 strings (93
string 18 tấm và 49 string 16 tấm)
Sơ đồ lắp đặt theo inverter:

Hình 3.10 Mặt bằng bố trí bao quát inverter

47
Hình 3.11 Mặt bằng bố trí chi tiết inverter

Hình 3.12 Bố trí chi tiết pin


48
Bảng 3.4 Bảng phân bố công suất inverter
BẢNG PHÂN CÔNG SUẤT INVERTER
(TABLE TOTAL POWER INVERTER)
INVERTER STRING PV kWp TOTAL TOTAL PV
MODULE kWp MODULE
1 10 18 0.45 117 260
5 16 0.45
2 9 18 0.45 108.9 242
5 16 0.45
3 10 18 0.45 109.8 244
4 16 0.45
4 4 18 0.45 111.6 248
11 16 0.45
5 10 18 0.45 109.8 244
4 16 0.45
6 9 18 0.45 108.9 242
5 16 0.45
7 12 18 0.45 111.6 248
2 16 0.45
8 10 18 0.45 109.8 244
4 16 0.45
9 10 18 0.45 109.8 244
4 16 0.45
10 9 18 0.45 108.9 242
5 16 0.45
TỔNG 1101.6 2458

Hệ thống bao gồm 142 string, 93 string 18 tấm và 49 string 16 tấm. Tấm pin được
sử dụng là pin JAM72S20 công suất 450W, và sử dụng inverter Huawei 100kW
SUN2000 – 100KTL – M1 công suất 110 (kW). Các tấm pin được mắc theo phương
pháp nối tiếp.
49
Hình 3.13 Chi tiết đấu nối String 16 tấm pin

Hình 3.14 Chi tiết đấu nối String 18 tấm pin


3.3. Thiết kế phần cơ khí, khung đỡ pin
Tấm Pin được lắp đặt trực tiếp trên mái nên không cần phải thiết kế hệ thống khung
đỡ, điều này vừa làm giảm áp lực cho mái vì khối lượng pin đã khá lớn, vừa tiết kiệm
được chi phí đầu tư. Thay vào đó ta tiến hành gia cố lại phần mái của xưởng để có thể
chịu lực tốt hơn.
3.3.1 Xà gồ

Hình 3.15 Xà gồ C
50
Xà gồ C (thường được gọi là thép C) là loại xà gồ với hình dạng giống chữ C, có
2 loại xà gồ C màu đen và một loại xà gồ C được mạ kẽm, đây là loại xà gồ rất phổ biến
trong xây dựng, từ các công trình nhà ở đến các đơn vị, công ty...
Ưu điểm:
• Xà gồ C có thể chịu được những điều kiện tiêu cực của môi trường (miễn là không
có lớp sơn ngoài) nên có thể giúp đỡ trong việc tiết kiệm chi phí.
• Chi phí sản xuất thấp, thi công, lắp đặt, bảo trì dễ dàng
• Có nhiều kích thước và mẫu mã, đa dạng chủng loại
• Cần rất ít chi phí bảo trì.
Ứng dụng:
Xà gồ C là một loại vật liệu rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các ngành
nghề:
• Xà gồ bằng thép C làm khung, vì các nhà sản xuất thép không dành cho các hoạt
động sản xuất
• Thiết kế một chiếc bàn tay thép để đỡ lấy cái bàn.
• Xà gồ C được sử dụng trong những công trình lớn và vừa như: Nhà kho, nhà thi
đấu, bệnh viện và các công trình khác.
3.3.2 Ty giằng xà gồ (Ty xà gồ mái)
Thanh giằng xà gồ còn được gọi là thanh giằng xà gồ mái, thanh giằng xà gồ, thanh
giằng xà gồ, thanh giằng treo, thanh giằng ren, và thanh ren.
Cấu tạo của xà gồ rất đơn giản, nó là một loại thép tròn:
• Tiện ren suốt (tiện toàn bộ thân đỡ)
• Hoặc tiện ren cả 2 đầu (trơn và không ren ở giữa).
Công dụng phổ biến của xà gồ giằng là để buộc các chi tiết, sản phẩm lại với nhau.
Ở đây mục đích của việc liên kết các thanh xà với nhau là để phục vụ cho công tác gia
cố, tránh hiện tượng các thanh xà bị xê dịch ảnh hưởng đến tấm pin đặt bên trên.
3.3.3 Bu lông 8.8
Bu lông là một vật phẩm bao gồm một hình trụ tròn có ren, được sử dụng kết hợp
với đai ốc. Bu lông có một số tính chất sau:
• Phải sử dụng các dụng cụ đặc biệt để tháo bu lông, chẳng hạn như mỏ lết, mỏ lết,
mỏ lết, v.v.
51
Hình 3.16 Bu lông loại 8.8
• Các bộ phận bắn vít thường có độ giữ cao hơn vít
• Cấu trúc thân bu lông được thiết kế theo dạng xoắn ốc.
• Được chia ra nhiều loại để thuận tiện trong thi công.
3.3.4 Kẹp cuối ( End Clamp)
Dùng để cố định vị trí của các tấm pin ở đầu và cuối dãy pin.

Hình 3.17 Cấu tạo của kẹp cuối

Hình 3.18 Vị trí lắp đặt kẹp cuối


3.3.5 Kẹp giữa (Middle Clamp)
Dùng để gia cố vị trí khe giữa hai tấm pin với nhau.
52
Hình 3.19 Cấu tạo kẹp giữa

Hình 3.20 Vị trí lắp đặt kẹp giữa


3.4. Thiết kế gia cố lại phần mái
3.4.1 Hiện trạng mái ban đầu
Mái được làm từ thép xanh sóng dạng hình thang Trapezoid. Hệ thống mái được
cấu tạo bởi các khung cột kèo và xà gồ nhưng khá thưa thớt, mỗi xà gồ cách nhau 6m.
Tuy nhiên để có thể lắp đặt được hệ thống pin năng lượng mặt trời cần phải có những
điểm để gắn ke cố định, ta tiến hành lắp đặt thêm xà cồ phía bên trên mái.

Hình 3.21 Hiện trạng thực tế mái của nhà máy


53
Hình 3.22 Kết cấu nhà máy trước khi gia cố
Ta tiến hành lắp đặt các xà gồ thép loại chữ C kích thước 125×50×20×2.0, khoảng
cách giữa các xà gồ là 1m2 để thuận lợi cho việc lắp đặt và cố tịnh vị trí các tấm pin. Sử
dụng loại ty giằng xà gồ đường kính 12mm để cố định các xà gồ. Như vậy vừa có thể
cố định vị trí pin trên mái để tránh tình trạng gió bão làm rơi, hư hỏng pin vừa để bố trí
lối đi, đường ống nước và máng cáp được thuận lợi

Hình 3.23 Kết cấu nhà máy sau khi đã tiến hành gia cố
54
3.4.2 Mô phỏng tổng quan nhà máy trên phần mềm Sketchup

Hình 3.24 Hình ảnh mô phỏng tổng quan nhà máy trên phần mềm Sketchup

Hình 3.25 Hình ảnh mô phỏng tổng quan nhà máy trên phần mềm Sketchup
3.5. Thiết kế phần DC
3.5.1 Dây dẫn DC
Cách tính toán và chọn dây dẫn điện một chiều DC để cho phù hợp phải tuân thủ
theo tiêu chuẩn IEC (tiêu chuẩn lắp đặt điện quốc tế).

Tiêu chí lựa chọn dây dẫn DC là:

55
• Điện áp định mức của dây dẫn: cấp cách điện tối đa 1000V.
• Sụt áp: Sụt áp của dây dẫn một chiều DC phải nhỏ hơn 3%.
Dòng điện cho phép của dây dẫn:
Dòng tối đa ta chính theo công thức sau:

Imax = 1.25 x Isc = 1.25 x 11.36 = 14.2 (A)

Để tính dòng điện ngắn mạch lớn nhất có thể xảy ra Imax ta nhân thêm với hệ số
1,25 (cường độ bức xạ không ổn định)

Khi đó dòng điện cho phép của dây dẫn sẽ là:

Icpdd = 1.25 x Imax = 1.25 x 14.2= 17.75 (A)

Trong đó:

• Isc: Dòng ngắn mạch của mỗi tấm pin

• Imax: Dòng ngắn mạch tối đa tại điều kiện làm việc bình thường

• Icpdd: Dòng điện tối đa trên dây dẫn khi xảy ra sự cố ngắn mạch

Ta chọn dây có tiết diện 2.5 mm2 dự theo bảng. Nhưng dây dẫn có sẵn đầu ra của
dây dẫn với tiết diện 4 mm2 vậy nên ta chọn dây dẫn loại 4mm2 ruột đồng.

Bảng 3.5 Bảng lựa chọn dây DC

Tiết diện Dòng điện cho phép (A)


ruột (mm2) Dây Dây đặt chung trong ống
đặt hở 2 dây một 3 dây một 4 dây một 1 dây hai 1 dây 3
ruột ruột ruột ruột ruột
0,5 11 - - - - -
0,75 15 - - - - -
1,0 17 16 15 14 15 14
1,5 23 19 17 16 18 15
2,5 30 27 25 25 25 21
4 41 38 35 30 32 27
6 50 46 42 40 40 34
10 80 70 60 50 55 50
16 100 85 80 75 80 70
25 140 115 100 90 100 85
35 170 135 125 115 125 100
56
50 215 185 170 150 160 135
70 270 225 210 185 195 175
95 330 275 255 225 245 215
120 385 315 290 260 295 250
150 440 360 330 - - -
185 510 - - - - -
240 605 - - - - -
300 695 - - - - -
Ta chọn dây của hãng Cadivi, loại chuyên dụng cho các dự án điện năng lượng
mặt trời sử dụng ngoài trời, ruột đồng, vỏ bọc XLPE cách nhiệt tốt có thông số như sau:
Cáp năng lượng mặt trời CADIVI 1.5kV H1Z2Z2-K-4

Hình 3.26 Dây dẫn CADIVI

• Tiết diện (Mặt cắt danh nghĩa): 4 mm²

• Kết cấu: 56/0.3

• Đường kính tổng (mm): 5.6

• Chiều dài cách điện: 0.7mm

• Điện áp: 1.5 kV DC

• Khối lượng dây (kg/km): 60kg/km

Đặc tính kĩ thuật:


57
• Loại cáp: Cáp năng lượng mặt trời được thiết kế đặc biệt để nối dòng điện giữa
các tấm pin PVvà kết nối dòng điện giữa các tấm pin PV với Inverter.

• Lắp đặt: Phù hợp cho sử dụng trong nhà và ngoài trời.

• Cấu trúc: - Ruột dẫn đồng mềm tráng thiếc. Cách điện XLPO (hoặc tương
đương). Vỏ XLPO (hoặc tương đương).
3.5.2 Kiểm tra sụt áp dây dẫn DC
TRẠM INVERTER 1:

Bảng 3.6 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 1

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.01.01.18 2 84 5 173
STR.01.02.18 2 80 5 165
STR.01.03.18 2 76 5 157
STR.01.04.18 2 71 5 147
STR.01.05.18 2 68 5 141
STR.01.06.18 INVERTER 2 64 5 133
STR.01.07.18 1 2 60 5 125
STR.01.08.18 2 57 5 119
STR.01.09.18 2 53 5 111
STR.01.10.18 2 49 5 103
STR.01.11.16 2 82 5 169
STR.01.12.16 2 74 5 153
STR.01.13.16 2 66 5 137
STR.01.14.16 2 58 5 121
STR.01.15.16 2 48 5 101

Bảng 3.7 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 2

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
58
(m)

STR.02.01.18 2 27 5 59
STR.02.02.18 2 24 5 53
STR.02.03.18 2 20 5 45
STR.02.04.18 2 16 5 37
STR.02.05.18 2 12 5 29
STR.02.06.18 INVERTER 2 30 5 65
STR.02.07.18 2 2 26 5 57
STR.02.08.18 2 21 5 47
STR.02.09.18 2 17 5 39
STR.02.10.16 2 25 5 55
STR.02.11.16 2 19 5 43
STR.02.12.16 2 27 5 59
STR.02.13.16 2 21 5 47
STR.02.14.16 2 16 5 37
Bảng 3.8 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 3

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.03.01.18 2 88 5 181
STR.03.02.18 2 84 5 173
STR.03.03.18 2 81 5 167
STR.03.04.18 2 77 5 159
STR.03.05.18 2 73 5 151
STR.03.06.18 INVERTER 2 70 5 145
STR.03.07.18 3 2 66 5 137
STR.03.08.18 2 62 5 129
STR.03.09.18 2 58 5 121
STR.03.10.18 2 53 5 111
STR.03.11.16 2 85 5 175
STR.03.12.16 2 76 5 157
STR.03.13.16 2 67 5 139

59
STR.03.14.16 2 57 5 119

Bảng 3.9 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 4

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.04.01.18 2 32 5 69
STR.04.02.18 2 28 5 61
STR.04.03.18 2 24 5 53
STR.04.04.18 2 19 5 43
STR.04.05.16 2 86 5 177
STR.04.06.16 INVERTER 2 84 5 173
STR.04.07.16 4 2 58 5 121
STR.04.08.16 2 56 5 117
STR.04.09.16 2 37 5 79
STR.04.10.16 2 35 5 75
STR.04.11.16 2 18 5 41
STR.04.12.16 2 16 5 37
STR.04.13.16 2 48 5 101
STR.04.14.16 2 42 5 89
STR.04.15.16 2 36 5 77
Bảng 3.10 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 5

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.05.01.18 2 122 5 249
STR.05.02.18 2 117 5 239
STR.05.03.18 2 113 5 231
STR.05.04.18 2 109 5 223
STR.05.05.18 2 105 5 215
STR.05.06.18 INVERTER 2 100 5 205
STR.05.07.18 5 2 96 5 197
STR.05.08.18 2 92 5 189
STR.05.09.18 2 88 5 181

60
STR.05.10.18 2 83 5 171
STR.05.11.16 2 116 5 237
STR.05.12.16 2 107 5 219
STR.05.13.16 2 99 5 203
STR.05.14.16 2 90 5 185
TRẠM INVERTER 2:

Bảng 3.11 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 6

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.06.01.18 2 172 5 349
STR.06.02.18 2 168 5 341
STR.06.03.18 2 164 5 333
STR.06.04.18 2 159 5 323
STR.06.05.18 2 155 5 315
STR.06.06.18 INVERTER 2 151 5 307
STR.06.07.18 6 2 147 5 299
STR.06.08.18 2 143 5 291
STR.06.09.18 2 139 5 283
STR.06.10.16 2 162 5 329
STR.06.11.16 2 153 5 311
STR.06.12.16 2 143 5 291
STR.06.13.16 2 132 5 269
STR.06.14.16 2 124 5 253

Bảng 3.12 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 7

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.07.01.18 2 168 5 341

61
STR.07.02.18 2 159 5 323
STR.07.03.18 2 148 5 301
STR.07.04.18 2 139 5 283
STR.07.05.18 2 129 5 263
STR.07.06.18 INVERTER 2 115 5 235
STR.07.07.18 7 2 131 5 267
STR.07.08.18 2 117 5 239
STR.07.09.18 2 110 5 225
STR.07.10.18 2 106 5 217
STR.07.11.18 2 102 5 209
STR.07.12.18 2 97 5 199
STR.07.13.16 2 109 5 223
STR.07.14.16 2 105 5 215

Bảng 3.13 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 8

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.08.01.18 2 170 5 345
STR.08.02.18 2 166 5 337
STR.08.03.18 2 161 5 237
STR.08.04.18 2 157 5 319
STR.08.05.18 2 153 5 311
STR.08.06.18 INVERTER 2 148 5 301
STR.08.07.18 8 2 144 5 293
STR.08.08.18 2 172 5 353
STR.08.09.18 2 162 5 329
STR.08.10.18 2 150 5 305
STR.08.11.16 2 152 5 309
STR.08.12.16 2 146 5 297
STR.08.13.16 2 140 5 285
62
STR.08.14.16 2 133 5 271

Bảng 3.14 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 9

Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.09.01.18 2 132 5 269
STR.09.02.18 2 128 5 261
STR.09.03.18 2 123 5 251
STR.09.04.18 2 119 5 243
STR.09.05.18 2 115 5 235
STR.09.06.18 INVERTER 2 108 5 221
STR.09.07.18 9 2 103 5 211
STR.09.08.18 2 99 5 203
STR.09.09.18 2 95 5 195
STR.09.10.18 2 91 5 187
STR.09.11.16 2 123 5 251
STR.09.12.16 2 119 5 243
STR.09.13.16 2 108 5 221
STR.09.14.16 2 104 5 213

Bảng 3.15 Chiều dài dây DC với mỗi string ở Inverter 10


Tên string Inverter Số sợi Chiều dài Chiều dài Tổng chiều
(m) dự phòng dài (m)
(m)
STR.10.01.18 2 154 5 313
STR.10.02.18 2 150 5 305
STR.10.03.18 2 144 5 293
STR.10.04.18 2 140 5 285
STR.10.05.18 2 135 5 275
STR.10.06.18 INVERTER 2 131 5 267
STR.10.07.18 10 2 127 5 579
STR.10.08.18 2 123 5 251
STR.10.09.18 2 119 5 243

63
STR.10.10.16 2 148 5 301
STR.10.11.16 2 139 5 283
STR.10.12.16 2 129 5 263
STR.10.13.16 2 118 5 241
STR.10.14.16 2 107 5 219
Khảo sát được đoạn dây DC dài nhất là 172m (String 1, Inverter 6). Ta có:

• Ustring: Điện áp của string 18 tấm PV.


• Istring: Dòng điện của string.

Ta sử dụng công thức:

∆U = r × L× Istring

Trong đó:

• r: Điện trở DC ở 20oC (Ω/km)

• L: Chiều dài dây dẫn (m)

• Istring = Imp= 10.96(A)

Vậy: ∆U = 5.09×172×2×10-3×10.96=19.2 (V)


Phần trăm độ sụt áp là:
∆U 19.2
%∆U = × 100% = × 100% = 2.5%
𝑈𝑠𝑡𝑟𝑖𝑛𝑔 41.52 × 18

Vậy %∆U = 2.5% < 3%, vậy thỏa mãn giá trị cho phép.

3.6. Thiết kế phần AC


3.6.1 Lựa chọn dây cáp AC
Khi chọn dây dẫn AC cho hệ thống PV, ta nên xem xét các yếu tố sau đây để đảm
bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống:
• Công suất và dòng điện: Xác định công suất tối đa và dòng điện mà hệ thống PV
sẽ sản xuất. Điều này sẽ giúp xác định kích thước dây dẫn và đặc tính dòng điện cần
thiết.
• Kích thước dây dẫn: Để đảm bảo dòng điện không bị mất điện và đảm bảo hiệu
suất cao, hãy sử dụng dây dẫn có đủ diện tích tiết diện. Diện tích tiết diện tối thiểu của
dây dẫn phụ thuộc vào công suất của hệ thống và quy định của tiêu chuẩn điện.
64
• Vật liệu dây dẫn: Dây dẫn được sử dụng trong hệ thống PV thường là dây đồng,
do có khả năng dẫn điện tốt và kháng nhiệt tốt. Dây đồng có hiệu suất cao hơn so với
dây nhôm và thường được khuyến nghị cho các hệ thống PV nhỏ và trung bình.
• Đặc tính cách nhiệt và chống cháy: Chọn dây dẫn có lớp cách nhiệt tốt để đảm
bảo an toàn và tránh các sự cố nguy hiểm do tiếp xúc ngẫu nhiên với dây dẫn. Ngoài ra,
đảm bảo dây dẫn có khả năng chống cháy để tránh nguy cơ cháy nổ trong trường hợp
xảy ra sự cố.
• Độ dẫn điện: Xác định hiệu suất dẫn điện của dây dẫn. Dây dẫn có khả năng dẫn
điện tốt sẽ giảm tổn thất điện năng và đảm bảo hiệu suất hệ thống cao.
• Tuân thủ tiêu chuẩn: Đảm bảo dây dẫn tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an
toàn và hiệu suất của ngành công nghiệp và quốc gia.

Để xác định được tiết diện dây dẫn AC, ta cần xác định được dòng đầu ra của
Inverter theo công thức:
𝑃𝑖𝑛𝑣 100000
𝐼= = = 147.3 (𝐴)
√3 × 𝑈 × 𝐶𝑜𝑠φ √3 × 400 × 0.98
Trong đó:
• Ilv: là dòng từ bộ biến tần đến tủ MDB (A).
• Pinv: là công suất của biến tần(W).
• U: là điện áp đầu ra của inverter (V).
• cos𝜑: là hệ số công suất của biến tần.

Xác định hệ số K: Với các mạch không chôn dưới đất thì hệ số K thể hiện điều
kiện lắp đặt. Hệ số K được tính bằng công thức:

K = K1 × K 2 × K 3

Ở đây K1 biểu thị tác động của phương pháp đấu nối, K2 biểu thị tác động lẫn
nhau của hai đầu nối nhau và K3 biểu thị tác động của nhiệt độ với loại cách điện. Chúng
tôi xác định các hệ số này theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.

• K1= 0.95 (Hầm và mương cáp kín).

• K2 = 1 (Hàng đơn trên khay cáp không đục lỗ)

• K3 = 0.93 (Nhiệt độ môi trường khoảng 35oC)


65
Ta sẽ có:

K = K1 × K2 × K3 = 0.8835

Tính toán Ilvmax bằng cách chia dòng điện đầu ra inverter cho hệ số K bên trên. Sau
đó tiến hành tra bảng để xác định tiết diện dây dựa vào các thông số chữ cái và dòng
điện Ilvmax.
𝐼𝑙𝑣 147.3
𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 = = = 166.7 (𝐴)
𝐾ℎ𝑐 0.8835

Chọn dây có Ilvmax ≥ 166.7 A


𝐼 166.7
Công thức xác định tiết diện dây: 𝑆 = = = 27.8 𝑚𝑚2
𝐽 6

Trong đó:

• I: dòng chạy qua mặt cắt (A)


2
• J: mật độ dòng cho phép (ở dây đồng J ~ 6 𝐴/𝑚𝑚 )

Ta sẽ chọn dây đồng tiết diện 35mm2 dựa trên bảng với dòng cho phép là 169 (A)
≥ 166.7 (A) => Đúng với điều kiện cho phép.
Ta sẽ lựa chọn dây dẫn Cadivi CVV với những thông số:

Bảng 3.16 Bảng Thông số dây Cadivi CVV


Cadivi CVV
Tiết diện dây 35mm2
Mức cách điện 0.6/1kV
Chất liệu Ruột đồng
Nhiệt độ 70oC
Điện áp thứ 3,5kV (5 phút)

Hình 3.27 Dây dẫn Cadivi CVV

66
Bảng 3.17 Bảng lựa chọn dây dẫn DC

Kiểm tra sụt áp dây dẫn AC


Khảo sát được chiều dài dây từ inverter đến tủ MSB là 10m. Nên ta có công thức
tính dựa vào bảng sau:
Bảng 3.18 Công thức tính sụt áp

Sụt áp (∆U)
Mạch
V %
1 pha: pha/pha ∆U=2Ib (Rcosφ+Xsinφ)L

1 pha: pha/trung tính ∆U=2Ib (Rcosφ+Xsinφ)L

3 pha cân bằng: 3 pha (có hoặc không có trung tính) ∆U=√3Ib (Rcosφ+Xsinφ)L

Trong đó:
IB: Dòng làm việc của dây dẫn (A).
L: Chiều dài dây dẫn (km).

S: Tiết diện của dây (mm2).

67
ρ: Điện trở suất của vật liệu dây khi có nhiệt độ vận hành bình thường

Ta tính theo công thức sau:

∆U=√3Ib (Rcosφ+Xsinφ)L
Trong đó:
• Ib = 147.3 (A).

• Chiều dài dây từ inverter đến tủ MDB là L= 10m.

• R = ρ/S = 22.5/35 = 0.64 (Ω/km).

• X = 0.08 (Ω/km) do S =35mm2.

• cosφ = 0.96 nên sinφ = 0.28.


Suy ra:
∆U = √3Ib (Rcosφ+Xsinφ)L
= √3 × 147.3 × (0.64 × 0.96 + 0.08 × 0.28) × 0.010 = 1.62 (V)

Nên ∆U% = 100 × (1.62/400) = 0.405 % < 5 %. Đúng với điều kiện cho phép.

3.6.2 Thiết kế tủ AC

Hình 3.28 Thiết kế mặt trước tủ và trong của trong tủ


Tủ điện AC là một phần không thể thiếu trong hệ thống phát điện năng lượng mặt
68
trời. Phục vụ như một biện pháp bảo vệ bổ sung cho nguồn điện hệ thống trong trường
hợp có sự cố. Đồng thời, tủ còn đóng vai trò bảo vệ trong trường hợp xảy ra sự cố phía
tải AC. Bên trong tủ cũng là nơi kết hợp các cầu dao, dao cách ly, màn hình điện áp và
dòng điện, v.v. Chúng tôi quyết định chọn tủ năng lượng mặt trời AC 1MW ngoài trời
với độ dày vỏ thép kim loại là 100mm.

Hình 3.29 Mặt bố trí phía mặt bên và mặt sau của tủ
Bảng 3.19 Bảng thiết bị trong tủ điện AC
AC SOLAR Nhãn hàng Mã sản phẩm Số lượng

Thanh đồng mạ niken Thuan Phat 1


Indicator(red, yellow, blue) - MT-PL22R 1
Fuse 2A BOJACK BO7S68TPM 9
Multi metter ELSTER Elster A1700 1
PCT 2000/5A OMEGA PCT2000 8
Relay OC/EF MIKRO MK1000 1
MCT 2000/5 OMEGA MCT2000-5 3
ACB 4P-65KA DRAWOUT NW40H14D2 2
Auxilary Switch MITSUBISHI AX-4W 1
Shunt Trip coil MITSUBISHI CC-AD250 1
69
Motor charging MITSUBISHI MD-AD250 1
Nút nhấn Red Minh Phát/ Tương Tự 1
Nút nhấn Green Minh Phát/ Tương Tự 1
Emergency Stop Minh Phát/ Tương Tự 1
kWh Meter, Digital +
EMIC ME-44 1
Module Gp 02
MCCB Schneider LV525343 10

RCBO MITSUBISHI BV-DN6 2


Socket Outlet Minh Phát/ Tương Tự 1
Lighting door + Limit
Minh Phát/ Tương Tự 1
Switch
Thermostat/NO Minh Phát/ Tương Tự 1
Venilation Fan Minh Phát/ Tương Tự 2

3.7. Lựa chọn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ hệ thống


3.7.1 Lựa chọn cầu chì
Mục đích lựa chọn cầu chì nhằm bảo vệ cho hệ thống DC. Việc lắp đặt cầu chì sẽ
bảo vệ đường dây cũng như các tấm pin trong trường hợp xảy ra ngắn mạch, giảm thiểu
tối đa thiệt hại khi xảy ra các tình huống xấu và hạn chế hệ thống bị gián đoạn khi vận
hành. Tiêu chí lựa chọn cầu chì phải thỏa các điều kiện:

Điện áp định mức của cầu chì UdmCB ≥ Điện áp định mức của lưới. Mà ở đây ta
lắp đặt cho dàn pin nên:

UdmCB ≥ Uocstring

Điện áp hở mạch của dàn pin Uocstring = 41.52 × 18 = 747.36 (V)

Dòng định mức của cầu chì ICB ≥ Dòng ngắn mạch tối đa của dàn pin

ICB ≥ IscMax = 1.25×11.36 = 14.2 (A)

Dựa vào các điều kiện trên ta quyết định chọn cầu chì FCHFE 1000VDC có các
thông số như sau:

70
Bảng 3.20 Bảng Thông số cầu chì

Nhãn hiệu FCHFE 1000VDC - 25A

Điện thế định mức 1000 VDC

Dòng định mức 25A

Dòng cắt 20kA

Kích thước 10x38 mm

Xuất sứ Việt Nam

Hình 3.30 Cầu chì FCHFE 1000VDC - 25A


3.7.2 Lựa chọn MCCB
MCCB là viết tắt của cụm từ Moulded Case Circuit Breaker, hay còn được người
việt gọi là aptomat khối. Đây là thiết bị có công dụng bảo vệ hệ thống điện, đóng ngắt
mạch từ 1-3 pha khi có sự cố như ngắn mạch, quá tải hay sụt áp. MCCB là thiết bị có
dòng định mức cao nên thích hợp sử dụng cho các hệ thống có công suất lớn. Ở đây ta
dùng để bảo vệ cho đường dây AC.

Một vài ưu điểm có thể kể đến như:

• Có kích thước nhỏ gọn, do đó tiết kiệm được không gian.

• Có chi phí thấp, dễ dàng tiến hành bảo trì.

• Có thể bật lại khi đã tìm ra nguyên nhân sự cố.


71
• Có thể kết nối với một số thiết bị khác.

Hình 3.31 MCCB Schneider 4P 250A 36kA

Tra thông số từ bảng Inverter, ta biết được dòng điện đầu ra cực đại là 168.8 A.
Nên dòng điện định mức của MCCB được lựa chọn phải lớn hơn con số này.

Imccb ≥ 1.25 x 168.8 = 211 (A)

Lựa chọn MCCB 4P 250A 36kA của hãng Schneider có thông số sau:

Bảng 3.21 Bảng thông số MCCB 4P 250A 36kA

Tên hãng Schneider


Mã sản phẩm LV525343
Số cực 4P
Dòng định mức 250 A
Dòng cắt 36 kA
3.8. Lựa chọn máy biến áp
3.8.1 Tổng quan
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh hoạt động dựa vào cảm ứng điện từ dùng
để biến đổi dòng AC có điện áp này thành dòng AC có điện áp khác và tần số không
đổi.

72
Khi chọn máy biến áp cần chú ý đến những yêu cầu sau:
• Máy biến áp không tự tạo ra điện năng mà chỉ chuyển đổi điện áp này sang điện
áp khác.
• Khả năng quá tải của máy biến áp phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và phương
pháp làm mát.
• Khi lựa chọn máy biến áp cần chú ý đến khả năng phát triển phụ tải, tránh thay
thế, bổ sung thiết bị khi phụ tải tăng cao sau khi xây dựng trạm biến áp.
Các yêu cầu khi chọn máy biến áp:
• Đảm bảo tính liên tục khi cấp điện
• An toàn, vốn đầu tư thấp.
• Dung lượng và lượng máy trong trạm nên đồng nhất để tránh trường hợp quá tải
điện năng.
3.8.2 Các loại máy biến áp
Các loại máy biến áp thường được sử dụng
• MBA 1 pha, 3 pha.
• MBA hai cuộn dây, ba cuộn dây.
• MBA tự ngẫu một pha, ba pha.
• MBA tăng, hạ áp.
3.8.3 Tính toán lựa chọn máy biến áp.
Ta tính toán công suất máy biến áp dựa theo điều kiện máy có khả năng quá tải
cho phép phải lớn hơn công suất cực đại của tải, Tức là:
Kqtsc × SdmB ≥ Smax
Trong đó:
𝑆𝑑𝑚𝐵 : Công suất định mức của máy biến áp.
𝑆𝑚𝑎𝑥 : Công suất phụ tải lớn nhất.
𝐾𝑞𝑡𝑠𝑐 : Hệ số quá tải.
Chọn Kqts c= 1.4 nếu thoả mãn MBA vận hành quá tải không quá 5 ngày đêm,
số giờ quá tải trong 1 ngày đêm không quá 6 giờ và hệ số điền kín đồ thị phụ tải không
lớn hơn 0,75. Ta có công suất phụ tải của nhà máy là 1,6MW.
Nên:

73
Smax 1.6
SdmB  = = 1.14MVA = 1140kVA
K qtsc 1.4

Cần chọn máy biến áp có công suất lớn hơn 1140kVA. Ta quyết định chọn

máy biến áp ba pha có công suất định mức 1250kVA do THIBIDI sản xuất.

Bảng 3.22 Bảng thông số MBA 1250kVA THIBIDI


Công suất 1250kVA

Điện áp 22/0.4kV
Tổn hao không tải cực đại (Po) 1020W
Tổn hao ngắn mạch cực đại (Pk) 10690W
Điện áp ngắn mạch nhỏ nhất (Uk) 4-6%
Tần số 50 Hz
Kích thước máy (mm) 2040×1290×1860
Khối lượng tổng (kg) 3960

Hình 3.32 Máy biến áp THIBIDI 1250KVA THIBIDI


3.9. Công suất hệ thống bám tải
3.9.1 Nguyên lý hệ thống bám tải và biểu đồ công suất
Hệ thống hòa lưới là hệ thống PV được kết nối với lưới điện nhưng không tạo ra
điện cho lưới điện. Hệ thống sẽ tự động đo đếm điện năng tiêu thụ của phụ tải và phát
ra công suất bằng với điện năng tiêu thụ của phụ tải, không phát điện thừa, không hòa
74
lên lưới điện quốc gia.
3.9.2 Khảo sát công suất của hệ thống bám tải trong một ngày
Bảng 3.23 Tiêu thụ tải trong một ngày
Thời gian PV (kWp) Lưới điện (kWp) Tải tiêu thụ (kWp)
4h00 0 198 201
5h00 0 152 156
6h00 0 125 132
7h00 127 643 801
8h00 342 610 974
9h00 703 745 1449
10h00 943 531 1483
11h00 1004 434 1403
12h00 1097 501 1600
13h00 1043 423 1481
14h00 952 544 1498
15h00 721 521 1245
16h00 322 743 1109
17h00 32 411 445
18h00 0 201 203
19h00 0 159 163
20h00 0 50 52
21h00 0 51 51
22h00 0 50 51
23h00 0 49 51
24h00 0 50 51

Sản lượng điện trong ngày: 6.139MWh với lượng tiêu dùng là 6.139MWh(100%)
và lượng xuất ra là 0MWh (0%).

Với lượng tiêu thụ tổng là 9.8MWh với 6.139MWh (62.65%) công suất tạo ra từ
hệ thống năng lượng, và 3.66MWh (37.35%) công suất lấy từ lưới điện.

Nhận xét: Công suất mà hệ thống PV phát ra sẽ bám theo công suất của tải, không
75
phát cao hơn công suất của tải.

Sơ đồ sẽ giúp ta có cái nhìn trực quan về sản lượng của hệ thống tạo ra cũng như
lấy từ lưới điện. Giúp ta có thể dễ dàng hơn với việc 1 tháng ta sẽ tiết kiệm được bao
nhiêu điện và bao nhiêu tiền điện.

Hình 3.33 Biểu đồ công suất của phụ tải trong một ngày

Với: Công suất của tải sử dụng

Công suất của hệ thống năng lượng mặt trời

Công suất từ lưới điện


3.10. Thiết kế hệ thống tiếp địa
3.10.1 Vai trò của hệ thống tiếp địa
Grounding system (hệ thống tiếp địa) là một phần quan trọng trong hệ PV để bảo
vệ an toàn cho người và thiết bị. Vai trò chính của hệ thống tiếp địa trong hệ thống PV
bao gồm:
• Bảo vệ an toàn: Hệ thống tiếp địa giúp đảm bảo an toàn cho người lao động và
người sử dụng hệ thống PV. Hệ thống tiếp địa đảm bảo việc xả điện hiện tại không an
toàn từ các phần tử của hệ thống PV xuống một điểm tiếp địa đảm bảo an toàn.

• Bảo vệ thiết bị: Hệ thống tiếp địa giúp bảo vệ các thiết bị trong hệ thống PV khỏi
các sự cố và hỏng hóc do tác động của xả điện và sự cố ngoại vi như sét đánh. Nếu một
76
xả điện xảy ra, hệ thống tiếp địa đảm bảo rằng dòng điện sẽ được định hướng vào hệ
thống tiếp địa thay vì đi qua các thiết bị quan trọng khác, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc
và hỏa hoạn.

• Giảm nhiễu điện từ: Hệ thống tiếp địa cũng có vai trò trong việc giảm nhiễu điện
từ và đảm bảo chất lượng của hệ thống PV. Nhiễu điện từ có thể gây ra nhiễu trong tín
hiệu điện và làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống. Hệ thống tiếp địa giúp hấp thụ
và xả nhiễu điện từ để đảm bảo rằng các thiết bị và tín hiệu điện được giữ ổn định và
không bị nhiễu.
3.10.2 Ảnh hưởng của sét đến hệ thống điện mặt trời
• Sét có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống PV nếu không có các biện pháp bảo
vệ phù hợp. Một số ảnh hưởng của sét đến hệ thống năng lượng mặt trời:

• Hỏng hóc thiết bị: Sét có thể gây ra các xung điện mạnh và điện áp cao. Nếu một
cú sét trúng trực tiếp hoặc gần hệ thống PV, nó có thể làm hỏng các thiết bị quan trọng
như bộ biến tần (inverter), bộ điều khiển và các thiết bị điện tử khác. Điều này có thể
dẫn đến gián đoạn hoạt động của hệ thống và đòi hỏi chi phí sửa chữa cao.

• Hỏa hoạn: Sét có thể gây cháy trong hệ thống năng lượng mặt trời nếu không có
biện pháp bảo vệ phù hợp. Một cú sét trúng vào các tấm pin mặt trời có thể tạo ra ngọn
lửa và lan rộng sang các thành phần khác của hệ thống. Điều này có thể gây ra thiệt hại
nghiêm trọng và nguy hiểm cho tài sản và con người.

• Nhiễu điện từ: Sét gây ra các xung điện mạnh và điện áp cao có thể gây nhiễu
điện từ trong hệ thống PV. Nhiễu điện từ có thể gây ra các sự cố và ngừng hoạt động
của các thiết bị điện tử trong hệ thống, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và khả năng
sản xuất điện.

Ta có tiết diện dây DC được tính toán trước đó là: Sph.DC = 4mm2 < 16mm2

 Dây PE phía DC: SPE.DC = Sph.DC = 4 mm2.


Ta có tiết diện dây AC: Sph.AC = 35 mm2
Dựa trên tiêu chuẩn IEC 60364-5-54, ta lựa chọn theo bảng

77
Bảng 3.24 Chọn tiết diện dây PE
Tiết diện cắt ngang nhỏ nhất của Tiết diện cắt ngang nhỏ nhất của
dây pha ph (mm2) dây PE (mm2)
Sph ≤ 16 mm2 SPE = Sph
16 ≤ Sph ≤ 35 mm2 SPE = 16
Sph ≥ 35mm2 SPE = Sph/2

Trong đó:
• Sph: Tiết diện dây +/- bên phía DC và là tiết diện dây pha bên phía AC
• SPE: Tiết diện dây PE
 Chọn tiết diện dây PE phía AC: SPE.DC = 16 mm2.
Kết luận:
• Các tấm PV dùng dây có tiết diện 4mm2 và được nối chung một dây có tiết diện
16mm2 xuống tủ tiếp địa.
• Inverter và tủ tiếp địa sử dụng dây với tiết diện 35mm2.
3.10.3 Sơ đồ hệ thống tiếp địa của từng khu
Bao gồm sơ đồ hệ thống tiếp địa của từng khu vực gồm có là:

Hình 3.34 Sơ đồ hệ thống tiếp địa – Khu C


78
• Sơ đồ hệ thống tiếp địa của khu C
• Sơ đồ hệ thống tiếp địa của khu D
• Sơ đồ hệ thống tiếp địa của khu E

Hình 3.35 Sơ đồ hệ thống tiếp địa – Khu D

Hình 3.36 Sơ đồ hệ thống tiếp địa – Khu E


79
Hình 3.37 Sơ đồ hệ thống tiếp địa inverter

Hình 3.38 Sơ đồ hệ thống tiếp địa

Các thiết bị như: đường đi, máng cáp, khung xà gồ của hệ thống PV sẽ sử dụng
loại dây tiếp địa sử dụng dây 4mm2 vào tủ tiếp địa và đẩy xuống bãi tiếp địa.
3.11. Hệ thống chống phát ngược
3.11.1 RS485 là gì?

Hiện nay, với tình hình dư thừa nguồn điện từ các hệ thống NLMT . Công suất tạo
ra có thể bị dư thừa. Vì vậy, một hệ thống điện PV cần có những công cụ phù hợp với
các chức năng này. Gói "đầu ra bằng 0" tối ưu hóa việc sử dụng công suất đầu ra của hệ
thống.

80
Hình 3.39 Sơ đồ vị trí các chân đấu nối của Logger COM100

Biến tần trong hệ thống sử dụng biến tần Huawei 100KTL nên để tương thích với
biến tần ta sử dụng công tơ thông minh DTSD 1352, thiết bị tổng lấy số liệu là Data
Logger COM100.

Hình 3.40 Chân nối dây của cáp RS485

Cáp RS485 có 8 sợi gồm các dây màu:

Bảng 3.25 Loại màu của sợi dây trong cáp RS485

1 Cam – trắng 2 Cam


3 Xanh lá – trắng 4 Xanh dương
5 Xanh dương – trắng 6 Xanh lá
7 Nâu – trắng 8 Nâu
81
Nếu các bộ biến tần được nối bằng RS485, bằng cách kết nối các cổng RS485 của
các bộ biến tần với nhau nối tiếp hoặc song song, COM100 có thể kết nối và giám sát
nhiều bộ biến tần cùng một lúc. Tổng chiều dài của cáp RS485 từ biến tần đến đầu ghi
nhỏ hơn 1000m.

• Kiểu 1: Loại 1: Kết nối tất cả các biến tần trên cùng một cáp RS485 vào 1 cổng
RS485.
• Kiểu 2: Loại 2: chia thành 2 hoặc 3 biến tần trên cáp RS485, kết nối với 3 cổng

RS485.

Hình 3.41 Các kiểu đấu nối cáp RS485

Đồng hộ thông minh DTSD 1352 là một chiếc đồng hồ để theo dõi năng lượng của
3 pha và nó yêu cầu một bộ chuyển đổi dòng chính (FC). Bộ điều chỉnh sẽ tính toán số
lượng điện lấy từ EVN và số lượng điện được đẩy lên EVN, và nó sẽ có thông tin để
tính toán Com100.

Bảng 3.26 Chú thích các bộ phận Smart meter DTSD 1352

Vùng Mô tả

A 21, 22 Chân kết nối cáp RS485

82
B Màn hình Màn hình hiển thị thông số

C Núm điều khiển Gồm các nút set, lên, xuống và enter

D Các chân nối dây -

Hình 3.42 Đồng hồ thông minh DTSD 1352

Hình 3.43 Sơ đồ kết nối hệ thống chống phát ngược

83
3.11.2 Nguyên lý hệ thống chống phát ngược

Các biến tần được liên kết với nhau bằng dây cáp RS485 và với bộ thu tín hiệu
chính Com100. Com100 được kết nối với đồng hồ thông minh DTSD 1352 bằng cách
sử dụng cáp RS485, và có khả năng gửi thông tin. Công tơ sẽ tính toán năng lượng từ
EVN và đưa về EVN, thông qua kết nối với một chiếc máy biến dòng (CT), sẽ tạo điều
kiện cho các thiết bị Com100 để có được thông tin. Khi phát hiện ra lưới điện, COM
sẽ thông báo cho biến tần để giảm bớt công suất của nó theo cách mà nó đã tiêu thụ
trong hiện tại.

3.11.3 Các sơ đồ của hệ thống


Bảng 3.27 Bảng liệt kê các đấu nối Inverter MPPT 1 - MPPT 5
MPPT 1 MPPT 2 MPPT 3 MPPT 4 MPPT 5
Inverter
PV 1 PV 2 PV 3 PV 4 PV 5 PV 6 PV 7 PV 8 PV 9 PV 10
1 18 18 18 18 18 18 18 18
2 18 18 18 18 18 16 16
3 18 18 18 18 18 18 18
4 16 16 16 16 16 16 16 16
5 18 18 18 18 18 18 18
6 18 18 18 18 18 18 18
7 16 16 18 18 18 18 18
8 18 18 18 18 18 18 18
9 18 18 18 18 18 16 16
10 18 18 18 18 18 18 18

Bảng 3.28 Bảng liệt kê các đấu nối Inverter MPPT 6 - MPPT 10

MPPT 6 MPPT 7 MPPT 8 MPPT 9 MPPT 10


Inverter
PV 11 PV 12 PV 13 PV 14 PV 15 PV 16 PV 17 PV 18 PV 19 PV 20
1 18 18 16 16 16 16 16
2 16 16 16 18 18 18 18
3 18 18 18 16 16 16 16
4 16 16 16 18 18 18 18
5 18 18 18 16 16 16 16

84
6 18 18 16 16 16 16 16
7 18 18 18 18 18 18 18
8 18 18 18 16 16 16 16
9 16 16 18 18 18 18 18
10 18 18 16 16 16 16 16

Hình 3.44 Sơ đồ đấu nối chi tiết Inverter 01

Hình 3.45 Sơ đồ đơn tuyến của hệ thống


85
Hình 3.46 Sơ đồ nguyên lý hệ thống

86
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÁI CHE LÊN HỆ
THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
4.1. Thực hiện mô phỏng.
Để có thể mô phỏng được hệ thống PV, ta dùng phần mềm PVsyst 7.3.1 để được
để thực hiện mô phỏng và đổ bóng trong hệ thống PV trời và sử dụng phần mềm
Sketchup để dựng khung và áp tấm pin lên mái.
4.1.1 Khai báo các thông số của hệ thống.
Xác định vị trí địa lý của nhà máy TunTex Sóc Trăng tại xóm Ngã Ba An Ninh,
xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Hình 4.1 Tọa độ dự án


Tiếp theo ta tiến hành nhập các góc nghiêng của dàn pin tại mục Orientation.
Dự án được thực hiện trên mái tôn của nhà xưởng, nên sẽ có tất cả 6 góc nghiêng của
dàn pin. Vào mục Field type chọn Several orientations để có thể chọn được nhiều góc
nghiêng.

Hình 4.2 Các góc nghiêng của dàn pin


87
Thực hiện việc chọn lựa và loại tấm pin và loại inverter như đã tính toán ở
chương 3.
Lựa chọn tấm pin:
Các tiêu chí chọn lựa tấm pin: IEC 61215, IEC 61730, IEC 61701.
Lựa chọn tấm pin JAM72S20 MBB Half-cell Module.

Bảng 4.1 Thông số tấm pin

Công suất cực đại Pmax 450 Wp


Điện áp hoạt động Vmpp 41.52 V
Dòng điện hoạt động Impp 10.96 A
Điện áp hở mạch Voc 50.15 V
Dòng điện ngắn mạch Isc 11.36 A
Hiệu suất tấm pin 20.8 %

Lựa chọn Inverter


Các tiêu chí lựa chọn: IEC 61683, IEC 62109, IEC 62118:2008
Lựa chọn Inverter Huawei 100KW SUN200 – 100KTL – M1

Bảng 4.2 Thông số Inverter

Inverter Huawei 100KW


Đặt tính kỹ thuật
SUN200 – 100KTL – M1

Ngưỡng điện áp MPP 200 - 1000 V

Điện áp đầu vào tối đa 1100 V

Số MPPT 10

Công suất AC cực đại 110,000 VA

Công suất AC hiệu dụng 100,000W

Dòng điện đầu ra AC cực đại 168.8 A

Dòng điện đầu vào tối đa tấm pin 26A

Dòng ngắn mạch DC tối đa 40A

88
Hiệu suất 98.6%

Kích thước 1035 × 700 × 365mm

Khối lượng 90kg

Nhiệt độ hoạt động -25 ~ 60oC

Hình 4.3 Lựa chọn thông số của tấm pin và Inverter

Hình 4.4 Tổn thất do nhiệt độ

89
Tổn thất nhiệt độ (Thermal loss factor): Với hình thức lắp đặt trên mái, thì tổn thất
do nhiệt Uc = 20 W/m2.K.
Tổn thất do gió (Wind loss factor): Uv = 0 W/m2K.m/s.

Hình 4.5 Tổn thất DC và AC của hệ thống


Tổn thất điện trở trên hệ thống điện mặt trời (Ohimic loss): Là loại tổn thất do
điện trở dây gây ra. Ở các đường dây DC tổn hao ở điều kiện tiêu chuẩn (STC) là
1,5%.Và ở đường dây AC là 5,21%.

Hình 4.6 Các loại tổn thất trên tấm pin

• Tổn hao chất lượng tấm pin (Module Quality): sử dụng theo thông số của
catalogue tấm pin cung cấp là 0.8%.

90
• Tổn thất suy giảm ánh sáng (LID- Light Induce Degradation): là tổn thất
phát sinh trong vài giờ đầu khi ta bắt đầu đưa các tấm PV ra tiếp xúc với ánh sáng mặt
trời.

Hình 4.7 Tổn thất do bụi

Tổn thất do bụi (Soiling loss): Là loại tổn thất do bụi bẩn bám lên bề mặt pin,
làm giảm khả năng hấp thụ bức xạ. Khu vực này là nơi có nhiều xe tải, container nên
ta để tổn thất là 3%
4.1.2 Thực hiện chạy mô phỏng
Chọn Run Simulation để bắt đầu mô phỏng hệ thống:

Hình 4.8 Thực hiện mô phỏng


91
Sau khi đã tiến hành mô phỏng xong, ta thu về được kết quả báo cáo về công
suất hằng năm của hệ thống, các tổn hao khi vận hành….

Bảng 4.3 Báo cáo công suất các tháng trong năm

E_hệ thống pin E_đưa ra tải Hiệu suất


kWh kWh
Tháng 1 126372 124133 0.822
Tháng 2 124531 122292 0.815
Tháng 3 151114 148360 0.811
Tháng 4 160560 157609 0.805
Tháng 5 146257 143601 0.810
Tháng 6 135061 132618 0.815
Tháng 7 127490 125187 0.817
Tháng 8 133545 131094 0.815
Tháng 9 122129 119868 0.815
Tháng 10 141369 138856 0.817
Tháng 11 103026 101156 0.817
Tháng 12 100355 98566 0.823
Năm 1571806 1543341 0.815

Từ bảng trên, thấy được công suất hằng tháng của hệ thống sẽ đạt cao nhất vào
tháng 1 tới tháng 5. Nguyên nhân là vì đây là mùa nắng cao điểm của miền Tây nên
lượng bức xạ mặt trời lớn hơn những tháng mùa mưa với tháng cao nhất là tháng 4 có
công suất đạt 160560 kWh . Công suất được tạo ra từ tấm pin là 1571806 kWh 1 năm
nhưng đến khi đưa ra tải chỉ còn lại 1543341 kWh. Nguyên nhân là vì xuất hiện các tổn
thất như sau:
• Tổn thất do bóng che: 0.31 %
• Tổn thất IAM: 2.24%
• Tổn thất do bụi bẩn: 3%
• Tổn thất do bức xạ: 1.32%
• Tổn thất do nhiệt độ: 8.86%
92
• Tổn thất do chất lượng pin: 0.75%
• Tổn thất do LID: 0.15%
• Tổn thất do ghép nối tấm pin: 2.10%
• Tổn thất do điện trở: 0.97%
• Tổng tổn thất: 19,7%
Do tổng các tổn thất trên là 19.7% nên hiệu suất của hệ thống sẽ còn lại khoảng
80.3%.

Hình 4.9 Kết quả báo cáo chính

93
Chú thích:
• GlobHor: Bức xạ mặt trời dựa trên phương ngang.
• DiffHor: Tán xạ dựa trên phương ngang.
• T_Amb: Nhiệt độ bình quân các tháng và cả năm.
• GlobInc: Bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt phẳng tấm pin mà không bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố hao tổn.
• GlobEff: Bức xạ mặt trời tại mặt phẳng tấm pin sau khi bị đã tính các loại tổn
thất do hấp thụ ánh sáng (xa và gần các bóng râm, tổn thất bụi bẩn).
• EArray: Năng lượng được tạo ra từ hệ thống tấm pin.
• E_Grid: Năng lượng sau khi đi qua bộ chuyển đổi Inverter ra ngoài
• PR: Hiệu suất của nhà máy.
Normailzed productions: Thể hiện khả năng, ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng từ
bức xạ mặt trời
Performance ratio: là hiệu suất, để đánh giá tiềm năng của hệ thống PV

Hình 4.10 Biểu đồ sản lượng đầu vào/đầu ra hằng ngày

Biểu đồ Daily Input/Output Diagram thể hiện sự tương quan giữa lượng bức xạ
94
tại bề mặt tấm pin trong một ngày lượng điện hệ thống sinh ra trong ngày đó. Có 365
điểm tròn biểu thị cho mỗi ngày trong năm

Trên trục X ta có bức xạ hàng ngày trong mặt phẳng thu [kWh/m2/ngày]

Trên trục y, ta có sản lượng của hệ thống [kWh/ngày]

Hình 4.11 Biểu đồ phân phối điện đầu ra hệ thống

Biểu đồ thể hiện lượng điện cung cấp ra từ dự án trong thời gian một năm.

Hình 4.12 Các tổn thất trên hệ thống


95
• Incidention Angel (IAM) losses: Là tổn thất gây ra bởi hiện tượng phản xạ ánh
sáng trên lớp kính tấm pin, cũng như một lượng nhỏ bị hấp thụ bởi tấm kính. Tổn thất
tăng giảm theo góc tới của ánh sáng và bằng 0 khi tia sáng vuông góc 90o với tấm pin
• Soiling losses: Tổn thất do bụi bẩn. Đặc biệt là trong các môi trường công
nghiệp nhiều khói bụi.
• Irradiance loss: Tổn thất bức xạ.
• Array Thermal losses: Tổn thất do nhiệt độ. Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng
đến công suất hoạt động của các tấm pin, đặc biệt khi các tấm pin được xếp liền kề
nhau.
• Module quality loss: thể hiện sự suy giảm hiệu suất của các tấm pin. Thông số
này do nhà sản xuất cung cấp.
• LID (Light Induced Degradation): là tình trạng mất hiệu suất phát sinh trong
những giờ đầu tiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
• Mismatch loss: Là tổn thất do sự lắp đặt không ăn khớp giữa các tấm pin với
nhau.
• Ohimic wiring loss: Tổn thất do điện trở trên dây, thường được đặt mặc định là
1,5%.
4.2. Ảnh hưởng của bóng che lên hệ thống.
Hệ thống pin mặt trời được lắp đặt trên mái của nhà xưởng, nên sẽ bị ảnh hưởng
bởi phần bóng che. Ta sẽ tiến hành mô phỏng dàn khung pin trên phần mềm Sketchup,
sau đó tiến hành xuất bản vẽ vào phần mềm PVsyst để tiến hành đổ bóng gần cho hệ
thống. Sau khi đã đổ bóng ta xác định được tổn thất Near shading sẽ là 0.31% tổng công
suất hệ thống.

Hình 4.13 Nhập thông số tấm pin


96
Kích thước của tấm pin hãng JA Solar JAM7S20-450MR có chiều dài là 2120mm
và chiều rộng là 1052mm. Để nhanh chóng và thuận tiện cho quá trình mô phỏng, có thể
sử dụng công cụ Skellion trong Sketchup.
Tiến hành bố trí các tấm pin bằng công cụ Insest Solar Component trong thanh
Skellion.

Hình 4.14 Bố trí tấm pin bằng Skellion

Thực hiện xuất ra file .3ds để import dữ liệu để tính toán đổ bóng 3D bằng phần
mềm Pvsyst.

Hình 4.15 Xuất file 3ds


97
Trong phần mềm PVsyst, vào mục Near Shadings => Chọn Construction =>
Import file 3ds từ Sketchup.

Hình 4.16 Import file 3ds vào PVsyst

Hình 4.17 Kết quả xuất file 3ds

Tiến hành mô phỏng và thu được kết quả tổn thất của hệ thống sau đổ bóng.

98
Hình 4.18 Tổn thất sau khi tiến hành đổ bóng

4.3. Nhận xét


Ta có thể thấy sản lượng điện một năm của dự án sau khi đã trừ đi các tổn thất và
đổ bóng sẽ còn lại 1543341 kWh. Đặc biệt lớn là phần tổn thất do nhiệt độ chiếm 8,86%
tổng tổn hao. Ngoài ra còn tổn thất do lắp đặt không khớp giữa các tấm pin vào khoảng
2,10%.
Tuy nhiên con số trên mô phỏng chỉ dùng để tham khảo và đánh giá sơ bộ về hê
thống. Còn rất nhiều điểm mà phần mềm PVsyst không thể mô phỏng hết được, cũng
như việc thông tin từ Meteo data không chính xác. Dữ liệu khí tượng (khí hậu) có sẵn
thường có một số sự không đảm bảo, do nhiều điều kiện ảnh hưởng, có thể tạo ra sự
khác biệt rất đáng kể giữa các hệ thống hoặc giữa các năm trong cùng một hệ thống.
Nguyên nhân thường là do:
• Chất lượng ghi dữ liệu, sự cẩn thận của người vận hành, định vị, hiệu chuẩn và
độ trôi của cảm biến, các nhiễu loạn như bóng mờ, bụi bẩn hoặc tuyết trên cảm biến,
v.v.
• Sai lệch vị trí (khoảng cách trạm đo) đối với đo trên mặt đất
• Diễn biến thay đổi của khí hậu. Ở Châu Âu lượng bức xạ đã tăng 5% từ đầu thế
99
kỉ XXI
Một ví dụ khác: ở Geneva, đối với các phép đo chính thức của ISM, mức trung
bình bức xạ 2003-2011 cao hơn 10% so với mức trung bình 1980-2002, đây có thể là
một tình huống cực đoan, gây ảnh hưởng rất xấu đến việc mô phỏng cho hệ thống.
Trong phần Energy Management, sẽ có mục P50-90 Evaluation.

Hình 4.19 Sơ đồ phân phối xác suất hệ thống

Biểu đồ này thể hiện các mức độ đáng tin cậy của hệ thống với từng mức độ khác
nhau. P50 ứng với 50% khả năng công suất đầu ra hệ thống đạt 1543,3 MWh, P90 ứng
với 90 % khả năng công suất đầu ra hệ thống đạt 1442.6 MWh. Với dự án công suất từ
1MW trở đi, thông thường ta sẽ lấy dữ liệu từ P90 để đảm bảo độ tin cậy của hệ thống.

100
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1. Kết luận
Đồ án thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời ở công ty Tuntex Sóc Trăng thể
hiện chi tiết việc tính toán, xác định tấm pin, inverter và các thiết bị cần có cho một hệ
thống điện mặt trời. Các bước tính toán được đưa ra đều tuân thủ nghiêm ngặt các yêu
cầu về điện năng, kỹ thuật theo tiểu chuẩn của IEC và EVN.
Việc thực hiện đồ án được làm trên các phần mềm AutoCAD, Sketchup, PVsyst.
Đây đều là những phần mềm chuyên dụng cho các công ty, được đội ngũ kỹ sư Việt
Nam và quốc tế tin tưởng sử dụng. Vậy nên những thông số từ dự án đều rất khả quan,
thực tế và chỉ sai lệch rất ít.
5.1.1 Ưu điểm của hệ thống
Ưu điểm:
• Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động công nghiệp của nhà máy.
• Giảm tải cho hệ thống lưới điện địa phương, nơi có các khu công nghiệp dày đặc.
Tránh được tình trạng cắt điện luân phiên ở các khu dân cư gần đó, đặc biệt là trong thời
điểm hiện tại khi tình trạng thiếu điện xảy ra thường xuyên.
• Chi phí đầu tư thấp hơn so với lắp đặt điện mặt trời dưới đất, giảm được nhiều
tổn thất do đổ bóng, vật che. Giá trị tổn thất giảm do vết bẩn giảm do yếu tố về độ cao
và hướng nghiêng của mái phù hợp cho việc tiêu tan vết bẩn.
5.1.2 Nhược điểm của hệ thống
Nhược điểm:
• Hệ số tản nhiệt của tấm pin giảm do lắp đặt trực tiếp trên mái tôn.
• Không thể điều chỉnh hướng lắp đặt tấm pin vì phải lắp trên mặt mái.
• Vốn đầu tư ban đầu lớn.
• Không có hệ thống ắc quy lưu trữ, nên trong những tình huống công xưởng
không hoạt động sẽ dẫn đến việc năng lượng bị lãng phí vì chưa được phát điện dư lên
lưới nhà nước.
5.2. Hướng phát triển của hệ thống
5.2.1 Chuyển sang hệ thống điện NLMT hòa lưới trong tương lai
Việc sử dụng các hệ thống phát điện bằng hệ thống PV nối lưới sẽ để lại một lượng

101
lớn năng lượng thừa cho EVN, điều này sẽ có ích cho việc kinh tế và hiệu quả của họ.
Có thể chuyển đổi sang một cách đơn giản bằng cách loại bỏ đồng hồ thông minh (ngăn
chặn hệ thống quay trở về nguồn điện) và thay vào đó là một chiếc đồng hồ 2 chiều.
5.2.2 Sử dụng công nghệ lưu trữ năng lượng
Sử dụng những hệ thống lưu trữ trong tương lai sẽ tạo ra những sản phẩm có công
nghệ lưu trữ ưu việt hơn, giá thành rẻ, tuổi thọ cao hơn sẽ trở thành hướng phát triển
vượt trội của ngành năng lượng mặt trời.
5.2.3 Đưa trí tuệ nhân tạo và tự động hóa vào hệ thống
Trí tuệ nhân tạo mang đến giải pháp giám sát hệ thống PV và tối ưu hóa mức tiêu
thụ năng lượng. Đồng hồ thông minh và máy thu hoạch năng lượng có thể được tích hợp
với trí tuệ nhân tạo để ghi lại những thay đổi của hệ thống đối với thời tiết và nhiệt độ
khu vực nhằm hỗ trợ phát hiện sự cố và có thể tự điều chỉnh cũng như điều chỉnh cài đặt
hệ thống.
5.2.4 Cho thuê hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải
Thuê mái nhà phát điện mặt trời đang là nhu cầu của các chủ doanh nghiệp có nhà
xưởng, kho bãi, kho bãi lớn muốn cho thuê lại diện tích mái nhà để thu lợi nhuận. Thông
qua hình thức cho thuê này, các chủ doanh nghiệp cho thuê có thể tận dụng không gian
thừa và thu tiền thuê hàng tháng; hoặc hưởng một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận nhất định
từ hệ thống phát điện mặt trời. Có những ưu điểm sau:
• Cho thuê mái nhà xưởng nhàn rỗi.
• Không cần đầu tư không rủi ro.
• Nhận tiền cho thuê mái nhà hàng tháng.

102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng - Hòang Dương Hùng
[2] Hướng dẫn sử dụng phần mềm PVsyst - “http://www.pvsyst.com”
[3] Utility-Scale Solar Photovoltaic Power Plants, International Finance
Coporation 2015 - John Kellenberg.
[4] Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà Horizon - ThS Phạm Thị Thu Vân.
[5] Hướng dẫn lắp đặt và thiết kế theo tiêu chuẩn IEC - Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ Thuật.
[6] https://www.pvsyst.com/help/index.html?array_losses.htm.
[7] https://galathermo.com.vn/tu-dien-cong-nghiep.
[8] https://chienlong.com/tam-pin-ja-450w-jam720s20-450-mr
[9] https://www.dhcsolar.com/san-pham/bien-tan-hoa-luoi-inverter-huawei-
100kw-sun2000-1000ktl-m1.
[10] Phương pháp thiết kế điện mặt trời áp mái - DatGroup JSC.
[11] Mô phỏng đổ bóng bằng PVsyst -https://www.youtube.com/huong-dan-do-
bong-pvsyst.

103
S K L 0 0 2 1 5 4

You might also like