You are on page 1of 56

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN


MẠNG VÀ TRIỂN KHAI MÔ PHỎNG BẰNG
CÔNG CỤ GNS3

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN THÀNH


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH LUÂN
MSSV: 1711545236
Chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính
Môn học: Đồ án chuyên ngành KTMT
Khóa: 2017

TP.HCM, ngày tháng năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN


MẠNG VÀ TRIỂN KHAI MÔ PHỎNG BẰNG
CÔNG CỤ GNS3

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN THÀNH


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH LUÂN
MSSV: 1711545236
Chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính
Môn học: Đồ án chuyên ngành KTMT
Khóa: 2017

TP.HCM, ngày tháng năm 2021


i
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đồ án này trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các
thầy cô, những người đã giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong
suốt những năm học vừa qua – trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Đặc biệt, em xin
gửi đến thầy: Nguyễn Văn Thành – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn
thành đồ án này.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình làm bài, hoàn thiện đồ án
này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ thầy để có những kiến thức quý báu cho công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn.

ii
Lời mở đầu
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, đi cùng với sự phát triển
trên toàn bộ các phương diện xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học nói chung
và các khối ngành công nghệ, viễn thông nói riêng. Việc ứng dụng các phần mềm giả
lập và mô phỏng nhằm tạo cho người nghiên cứu khả năng nghiên cứu, quan sát cũng
như rút ra nhận xét một cách nhanh gọn và trực quan nhất đã rất phổ biến và đa dạng.

Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông đã tạo ra sự chuyển biến
có tính chất cách mạng trong vấn đề tổ chức, khai thác và sử dụng các hệ thống máy
tính. Các máy tính được kết hợp với nhau để cùng thực hiện công việc, chia sẻ thông
thông tin, tài nguyên dùng chung từ nhiều vị trí địa lí khác nhau. Ngày nay quy mô
mạng máy tính không ngừng được mở rộng, các mạng được kết nối với nhau thành
liên mạng.

Định tuyến là chức năng không thể thiếu trong bất kỳ mạng nào. Định tuyến giúp
cho việc vận chuyển các gói tin giữa các mạng một cách hiệu quả nhất. Vì vậy việc tìm
hiểu và nghiên cứu các kĩ thuật định tuyến là rất quan trọng đối với nhà thiết kế mạng.
Có thể coi đây là chức năng quan trọng nhất trong kiến trúc mạng máy tính.

ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Điểm đồ án:...………...……………………………………………….…
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
TPHCM, Ngày …… tháng …… năm 2021

Giáo viên hướng dẫn


(Ký tên, đóng dấu)

Mục lục
Lời cảm ơn....................................................................................................................... i
Lời mở đầu...................................................................................................................... ii
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn................................................................................iii
Mục lục.......................................................................................................................... .iv
Chương 1: Tìm hiểu cách giả lập router cisco trên nền GNS3 và cài đặt........................1

1.1. Tìm hiểu cách giả lập router cisco trên nền GNS3 và cài đặt ............................1

iii
1.1.1. Giới thiệu phần mềm GNS3.........................................................................1
1.1.2. Cài đặt GNS3...............................................................................................1
Chương 2: Tìm hiểu câu lệnh cấu hình căn bản và các giao thức định tuyến ................15

2.1. Tìm hiểu các câu lệnh cấu hình căn bản (các dòng mode lệnh, cách gán IP
vào interface, kiểm tra các thông số IP...........................................................................15

2.1.1. Cấu trúc của router......................................................................................15

2.1.2. Các mode config.........................................................................................16

2.1.3. Cấu hình cơ bản...........................................................................................17

2.2 Tìm hiểu tổng quan lý thuyết về định tuyến tĩnh, định tuyến động....................19

2.2.1. Tổng quan về định tuyến.............................................................................19

2.2.2. Định tuyến tĩnh............................................................................................19

2.2.3. Định tuyến động..........................................................................................19

2.2.4. So sánh định tuyến tĩnh và định tuyến động................................................20

2.3. Tìm hiểu các giao thức định tuyến động............................................................21

2.3.1. Giao thức định tuyến động..........................................................................21

2.3.2. RIP (Routing Information Protocol)............................................................21

2.3.3. OSPF (Open Shortest Path First).................................................................22

2.3.4. EIGRP (Enhanced Internet Gateway Routing Protocol)..............................23

Chương 3: Giả lập các giao thức định tuyến trên GNS3................................................25

3.1. Mô hình lab static route......................................................................................25

3.2. Mô hình lab RIPv2.............................................................................................27

3.3. Mô hình lab OSPF..............................................................................................30

3.4. Mô hình lab EIGRP............................................................................................34

Chương 4: Tổng quan về Routing Redistribution...........................................................38

4.1. Tổng quan về redistribute..................................................................................38

iv
4.1.1. Định nghĩa...................................................................................................38

4.1.2. Khi nào cần sử dụng redistribute.................................................................39

4.1.3. Các vấn đề trong redistribution....................................................................39

4.2. Config Redistribution: Khi chạy RIPv2, OSPF, EIGRP....................................40

4.2.1. Redistribute vào EIGRP..............................................................................40

4.2.2. Redistribute vào OSPF................................................................................41

4.2.3. Redistribute vào RIP....................................................................................41

Tài liệu tham khảo..........................................................................................................43

v
Chương 1: Tìm hiểu cách giả lập router cisco trên nền GNS3 và
cài đặt
1.1. Tìm hiểu cách giả lập router cisco trên nền GNS3 và cài đặt
1.1.1. Giới thiệu phần mềm GNS3
Trang chủ: http://www.gns3.com
Hình ảnh ba người đứng đầu của nhóm xây dựng GNS3

Từ trái qua: Stephen Guppy - Jeremy Grossmann - Mark Blackwell


GNS3 là một phần mềm thay thế hoặc hỗ trợ cho các phòng thí nghiệm sử dụng máy
tính thực cho các kỹ sư mạng máy tính, quản trị viên và học viên để hoàn thành các
chứng chỉ Cisco như Cisco CCNA, CCNP và CCIE cũng như Juniper JNCIA,
JNCIS,JNCIE. Nó cũng có thể sử dụng để thử nghiệm các tính năng hoặc kiểm tra
các cấu hình mà trước khi triển khai trên các thiết bị thật. GNS3 cũng có những tính
năng khác như kết nối mạng ảo đến các thiết bị thực, hay bắt các gói tin thông qua
WireShark. GNS3 cung cấp giao diện đồ họa người dùng để thiết kế và cấu hình
những mạng ảo, nó chạy trên những phần cứng máy tính truyền thống, thích hợp với
nhiều hệ điều hành như Windows, Linux và MAC OS.
Để cung cấp các mô phỏng đầy đủ và chính xác, GNS3 sử dụng những giả lập chạy
hệ điều hành rất gần với hệ thống thật như: Dynamips, giả lập IOS Cisco nổi tiếng.
Virtualbox, chạy những hệ điều hành của máy tính để bàn, server cũng như là Juniper
Jun OS. QEMU là một giả lập máy tính mã nguồn mở tổng quát, nó chạy Cisco ASA,
PIX và IPS.
1.1.2. Cài đặt GNS3
Ta có thể download file cài đặt tại: https://community.gns3.com/

1
Sau khi run file cài đặt sẽ có giao diện như sau

Chọn I Agree để đồng ý điều khoản

2
Lựa chọn thư mục Start Menu cho GNS3 rồi nhấn Next

Lựa chọn những thành phần cài thêm như WinPCAP hoặc Wireshark …

3
Lựa chọn thư mục chứa GNS3 rồi nhấn Install

Phần mềm sẽ tự động cài đặt WinPcap, nhấn Next để tiếp tục.

4
Đồng ý với các điều khoản nhấn I Agree

5
Nhấn Install

6
Nhấn Finish để hoàn tất việc cài đặt WinPcap. Phần mềm tự động cài đặt thêm
Wireshark nếu bạn lựa chọn cài đặt Wireshark

Nhấn next để tiếp tục

7
Đồng ý với các điều khoản

8
Lựa chọn các component cài đặt cùng với Wireshark, rồi nhấn Next

9
Lựa chọn những Additional Task, rồi nhấn Next

10
Lựa chọn vị trí lưu, rồi nhấn Next

11
Bạn đã cài đặt WinPcap nên không cần lựa chọn Install WinPcap nữa, nhấn Install

Nhấn Next để tiếp tục

12
Nhấn Finish để hoàn tất việc cài đặt. Sau khi hoàn tất cài đặt WireShark, phần mềm
tiếp tục cài đặt GNS3

Nhấn Next để tiếp tục

13
Điền địa chỉ E-mail để cập nhật thông tin mới nhất về GNS3

14
Nhấn Finish để hoàn tất việc cài đặt. Giao diện của phần mềm như sau:

15
Ở lần khởi động đầu tiên, phần mềm sẽ yêu cầu bạn làm theo 3 bước để có thể thực
hiện thiết lập mạng ảo.
+ Cài đặt đường dẫn lưu Image
+ Kiểm tra Dynamips có hoạt động không bằng cách nhấn Test để kiểm tra
+ Thêm các IOS Image
Để thiết lập cho lần khởi động đầu tiên, ta lựa chọn bước 1

16
Chọn vị trí lưu Project và vị trí lưu Image mặc định, sau đó nhấn OK.
Tiếp tục lựa chọn bước 2
Lựa chọn đường dẫn đến Dynamips.exe, sau đó nhấn Test Settings. Nhận được thông
báo Dynamips community successfully started, tức là đã thành công.

17
Lựa chọn bước 3:

Chọn Image file, sau đó nhấn Test Settings


Kết quả như trên là IOS của router này đã được cài đặt thành công.
Nhấn Save để lưu lại. Như vậy đã hoàn thành cài đặt GNS3.

18
Chương 2: Tìm hiểu câu lệnh cấu hình căn bản và các giao thức
định tuyến
2.1. Tìm hiểu các câu lệnh cấu hình căn bản (các mode dòng lệnh, cách gán
IP vào interface, kiểm tra các thông số IP)
2.1.1. Cấu trúc của Router

Các thành phần chính của Router bao gồm:


 CPU
 NVRAM
 Flash Memory
 RAM
 ROM
 CPU (Central Processing Unit)
Nhiệm vụ: thực hiện các chỉ thị của hệ điều hành
 Khởi tạo hệ thống
 Định tuyến
 Điều khiển các card mạng
Những con router lớn có thể có nhiều CPU
 NVRAM (Nonvolatile ramdom-access memory)
Là loại RAM có thể lưu lại thông tin ngay cả không còn nguồn nuôi. Nhiệm vụ: Chứa

19
file startup-config lưu cấu hình của Router.
Flash memory:
Chức năng chứa Cisco IOS software image, chính là hệ điều hành của Router. Bộ
nhớ Flash có thể xóa, ghi đè, và không bị mất khi không còn nguồn nuôi.
 RAM (Random-access Memory)
Được chia ra làm hai thành phần:
 Main: Lưu file running-config, chứa bảng định tuyến …
 Shared: là buffer cho những tiến trình đang xử lý Dữ liệu bị mất khi không có
nguồn nuôi
 ROM (Read Only Memory)
ROM là bộ nhớ chỉ đọc. Thường được sử dụng để chứa:
 Các chương trình kiểm tra phần cứng trên Router Power-on diagnostics
 Chương trình bootstrap
 Một hệ điều hành phụ
Chức năng: Kiểm tra phần cứng khi Router khởi động, load IOS từ Flash vào RAM
2.1.2. Các mode config
Cisco chia thành nhiều mode để phù hợp với mục đích của từng nhóm người sử dụng,
cũng như để bảo mật router khỏi các truy nhập trái phép và nhiều lý do khác
 User Mode (User EXEC Mode)
User mode cung cấp rất ít tính năng cho người sử dụng. Chủ yếu là để kiểm tra thông
số cơ bản, hoặc các thay đổi nhỏ, không ảnh hưởng đến lần khởi động tiếp theo của
router.
 Privileged Mode
Để vào Privileged Mode, từ User Mode gõ enable rồi nhập password nếu cần.
Privileged Mode cung cấp các lệnh quan trọng để theo dõi hoạt động
của router, truy cập vào các file cấu hình, IOS, đặt các password, ping … Đồng thời,
Privileged Mode cũng là chìa khóa để vào Configuration Mode.
 Configuratin Mode
Mode này cho phép cấu hình tất cả các chức năng của router, bao gồm các Interface,
các routing protocol, các lineconsole, vty (telnet) … Các lệnh trong mode này sẽ ảnh
hưởng đến cấu hình hiện hành của router chứa trong RAM (running-configuration).

20
Nếu cấu hình này được ghi lại vào NVRAM, nó sẽ có hiệu lực ở cả những lần khởi
động tiếp theo của router bằng lệnh:
copy running-config startup-config
Trong Configuration Mode lại chia thành 2 mode nhỏ:
Global Configuration Mode
Specific Configuration Mode: interface configuration mode, subinterface
configuration mode, controller configuration mode, line…
2.1.3. Cấu hình cơ bản
 Chuyển đổi giữa các mode
 Chuyển từ User Mode sang Privileged Mode, ta dùng lệnh: enable
 Chuyển từ Privileged Mode sang User Mode, ta dùng lệnh: disable
 Chuyển từ Privileged Mode sang Configuration Mode, ta dùng lệnh:
configure terminal
 Chuyển từ Configuration Mode sang Privileged Mode, ta dùng lệnh: exit
 Đặt tên cho router
Cú pháp: Ở chế độ Configuration Mode, sau đó, gõ lệnh:
hostname <tên Router>
Ví dụ: ở đây mình đặt là cisco

 Đặt mật khẩu cho router


Có 2 loại mật khẩu là:
Enable secret: mật khẩu này sẽ được yêu cầu khai báo khi đăng nhập vào User
Mode, được mã hóa cấp độ 5.
Enable password: là loại mật khẩu có chức năng tương tự như enable secret nhưng
có hiệu lực yếu hơn. Loại này không được mã hóa mặc định, nhưng khi được mã hóa,
nó được mã hóa cấp độ 7.
Cú pháp: Ở chế độ Configuration, gõ lệnh
enable secret <mật khẩu>
enable password <mật khẩu>
Ví dụ:

21
enable secret: cisco
enable password: cisco123

Sử dụng lệnh show running-config để kiểm tra thông tin hiện hành, sẽ thấy thông tin
password được cài đặt:

 Gán IP vào các interface


Để gán địa chỉ IP cho interface mong muốn, ta phải thêm slot cho router nếu chưa có.
Sau khi đã xác định được interface cần gán IP; từ chế độ Global Configuration Mode,
đăng nhập vào chế độ Interface Configuration Mode
Interface <tên interface>
Sau đó gán IP cho interface đó
Ip address <ip> <subnet mask>

Dùng lệnh show ip interface brief để kiểm tra

Lưu ý: Nếu interface đã có ip address. Ta có thể sử dụng no ip address để xóa ip cho


interface đó. Cũng có thể làm tương tự để xóa password bằng cách thêm từ no
đằng trước loại password đó.
 Kiểm tra thông số
Để kiểm tra thông số ta sử dụng các lệnh show, sau đây là một số lệnh show thường
gặp
Show history Hiển thị lịch sử của phiên làm việc
Show ip protocol Hiển thịt thông tin của routing
protocol
Show ip interface brief Hiển thị thông tin của interface
Show ip route Hiển thị thông tin bảng định tuyến
Show running-config Thông tin của cấu hình hiện hành

22
Show version Thông tin của version router

23
2.2. Tìm hiểu tổng quan lý thuyết về định tuyến tĩnh, định tuyến động
2.2.1. Tổng quan về định tuyến
Định tuyến là quá trình chọn đường đi trên một mạng máy tính, từ một địa chỉ
nguồn đến địa chỉ đích.
Giao thức định tuyến được chia làm hai nhóm chính:
 IGP (Interior Gateway Protocol): là nhóm giao thức định tuyến bên
trong một vùng tự trị (AS – Autonomous System).
 EGP (Exterior Gateway Protocol): là nhóm giao thức định tuyến giữa
các vùng tự trị với nhau. Tiêu biểu là BGP (Border Gateway Protocol).
Vùng tự trị (AS): là tập hợp các mạng có cùng chính sách định tuyến, và thường
thuộc quyền quản lý, khai thác của một tổ chức.
Nếu có nhiều giao thức cùng được thiết lập trên một router, nó sẽ ưu tiên sử dụng
giao thức nào có chỉ số AD nhỏ hơn.
Administrative Distance (AD): là giá trị để đánh giá độ tin cậy của một giao thức
định tuyến.
Nhóm giao thức định tuyến IGP được chia thành hai nhóm nhỏ là:
 Định tuyến tĩnh (Static route)
 Định tuyến động (Dynamic route)
2.2.2. Định tuyến tĩnh
Định tuyến tĩnh là loại định tuyến không thể thích ứng tự động khi có sự thay
đổi trong mạng. Ta phải cấu hình bằng tay để ép cứng cho router biết đường đi đến
các mạng khác.
Kiểu định tuyến này dễ thực hiện đối với mạng nhỏ, đơn giản, ít hoặc không có sự
thay đổi trong mạng.
Cú pháp để thực hiện định tuyến tĩnh:
Ip route <mạng đích> <subnet mask> <gateway>
2.2.3. Định tuyến động
Định tuyến động là loại định tuyến mà router có thể thực hiện định tuyến một
cách tư động dựa vào các giao thức định tuyến như: RIP (Routing Information
Protocol), OSPF (Open Shortest Path First), IGRP (Interior Gateway Routing
Protocol) …

24
Loại định tuyến hày có tính linh hoạt cao, phù hợp với những mô hình mạng lớn,
phức tạp.
2.2.4. So sánh định tuyến tĩnh và định tuyến động
Định tuyến tĩnh Định tuyến động
Phương pháp thực hiện đơn giản, cú pháp Phương pháp thực hiện phức tạp hơn,
ngắn gọn dễ hiểu. yêu cầu kiến thức và suy luận.
Quản trị viên phải thực hiện cấu hình bằng Quản trị viên không phải tốn thời gian
tay để cập nhật thông tin định tuyến cho xây dựng đường đi cố định cho router.
router
Thông tin định tuyến không cần được tự Thông tin định tuyến cần được cập nhật
động cập nhật, nên băng thông không bị khi có sự thay đổi, hoặc trong một
lãng phí. khoảng thời gian nhất định giữa các
router, làm mất một phần băng thông.
Khi có sự thay đổi, quản trị viên phải tự Tự động cập nhật, thích ứng với sự thay
cấu hình lại bằng tay. đổi trong mô hình mạng.
Phù hợp với các mô hình nhỏ, ít thay đổi. Phù hợp với những mô hình lớn, có thể
thích ứng với những sự cố, hoặc thay
đổi.
Độ phức tạp tăng lên khi kích thước mạng Kích thước mạng không ảnh hưởng
tăng lên. nhiều đến việc định tuyến.

25
2.3. Tìm hiểu về các giao thức định tuyến động
2.3.1. Giao thức định tuyến động
Là giao thức định tuyến mà nó giúp các router tự động tìm đường đi cho gói
tin và duy trì bảng định tuyến một cách tự động. Nhóm giao thức định tuyến động
được chia thành ba nhóm chính:
 Distance Vector Routing Protocol: tiêu biểu là RIP
 Link-State Routing Protocol: OSPF
 Hybrid Routing Protocol: EIGRP
2.3.2. RIP (Routing Information Protocol)
 Hoạt động
Mỗi router quảng bá thông tin địa chỉ cho những router lân cận,và nhận về
thông tin quảng bá của những router lân cận đó; từ đó, hình thành bảng định tuyến
cho chính mình.
 Nhóm giao thức
RIP thuộc nhóm giao thức Distance-vector
 Giải thuật sử dụng
RIP sử dụng giải thuật Bellman – Ford để xác định bảng định tuyến.
 Metric
Hop count là số bước nhảy để tới địa chỉ đích mong muốn.
 Infinity Metric
Metric = 16. Điều này có nghĩa là, nếu lớn hơn 15 hop, thì router sẽ coi mạng đó là
unreachable. Do đó, giao thức định tuyến này chỉ phù hợp với những mạng nhỏ
Có hai phiên bản của RIP:
 RIPv1: classfull, không hỗ trợ mạng VLSM và mạng gián đoạn
 RIPv2: classless, hỗ trợ mạng VLSM và mạng gián đoạn.
 Cấu hình
Router(config)# router rip – khởi động RIP
Router(config-router)# version 2 – chọn version 2
Router(config-router)#network <mạng> - quảng bá các mạng kết nối trực tiếp
với router

26
2.3.3. OSPF (Open Shortest Path First)
 Hoạt Động
 Đặt Router ID: thiết lập ID dựa vào IP Loop back hoặc interface active
có địa chỉ IP cao nhất.
 Thiết lập router láng giềng: mỗi router chạy ospf đơn vùng sẽ gửi qua
các cổng chạy ospf của nó một gói tin hello mỗi 10s. Chúng trở thành
router láng giềng nếu khớp 5 yếu tố sau:
o Area ID: Mô hình ospf đơn vùng thì giá trị này là như nhau ở mọi
router.
o Subnet/ subnet mask
o Giá trị hello/ dead timer: mặc định hello timer là 10s, dead timer là
40s.
o Authentication: mật khẩu giữa những interface
o Stub Area Flag
 Trao đổi Cơ sở dữ liệu trạng thái đường link(LSDB): Do LSDB quá
lớn nên các router chỉ trao đổi LSA (Link-state Advertisement), những
gói tin này được đóng gói vào LSU (Link- state Update).
 Xây dựng bảng định tuyến: dựa vào cơ sở dữ liệu trạng thái đường
link, router sử dụng giải thuật Dijkstra để xây dựng bảng định tuyến
cho mình.
 Nhóm giao thức
Giao thức này tuộc nhón giao thức Link-State
 Giải thuật sử dụng
OSPF sử dụng giải thuật Dijkstra để tìm đường đi đến toàn bộ mạng
 Metric
Cost = 108/ BW(bps)
 Cấu hình
Router(config)#router ospf <process id> - khởi động ospf
Router(config-router)#network <ip address > <wildcard mask> area <area-id>

27
2.3.4. EIGRP (Enhanced Internet Gateway Routing Protocol)
 Đặc điểm
EIGRP (Enhanced Internet Gateway Routing Protocol)
 Là giao thức advanced distance vector
 Tốc độ hội tụ nhanh
 Classless
 Cấu hình đơn giản
 Cân bằng tải qua những đường không đều nhau
 Thiết kế mạng linh hoạt
 Hỗ trợ VLSM và mạng gián đoạn
 Hoạt động
Sử dụng ba bảng:
 Neighbor: liệt kê tất cả láng giềng của Router hiện hành
 Topology: danh sách tất cả những đường đi học được từ các con Router
láng giềng
 Routing: danh sách những đường đi tối ưu nhất để định tuyến.
+ Xác định neighbor: thỏa mãn các tiêu chí
o Cùng AS
o Cùng subnet
o Authentication
o Cùng cách tính metric
+ Trao đổi bảng định tuyến giữa những router láng giềng, cập nhật vào bảng
topology.
+ Tính toán tìm đường đi tối ưu nhất đưa vào bảng Routing Table
o Feasible Distance (FD): metric từ router đến mạng đích
o Advertised Distance (AD): metric từ router next hop đến mạng đích
o Trong tất cả những đường đi đến mạng đích, đường đi nào có FD nhỏ
nhất được gọi là đường Successor.
o Trong tất cả những đường còn lại, đường nòa có AD nhỏ hơn FD nhỏ

28
nhất, đường đó được gọi là Feasible Successor.
o Đường Successor được chọn là đường đi chính thức đưa vào bảng
Routing Table. Đường Feasible Successor được chọn làm đường back-
up cho đường Successor.
 Nhóm giao thức
Giao thức này thuộc nhón giao thức Hybrid
 Giải thuật sử dụng
OSPF sử dụng giải thuật Dual để tìm đường đi đến toàn bộ mạng.
 Metric
Metric = f(bandwith, delay, reliabitily, load)
 Cấu hình
Router(config)# router eigrp <autonomous-system>
Router(config-router)# network <ip network>
Router(config-router)# no auto-summary - Chặn auto-summary

29
Chương 3: Giả lập các giao thức định tuyến trên GNS3
3.1. Mô hình lab static route
 Mô hình lab
Mô hình như bên dưới
Lúc chưa cấu hình Static route, PC1 sẽ không ping được đến R2 và PC2. Do R1
chưa có thông tin về bảng định tuyến.
Nhiệm vu: Thực hiện Static Route để PC1 ping được đến R2 và PC2

 Cấu hình cho R1


Đặt ip cho interface e1/0: 10.0.0.1 255.255.255.0 no shutdown
Đặt ip cho interface e1/1: 192.168.0.1 255.255.255.0 no shutdown
R1#conf t
R1(config)#int e1/1
R1(config-if)#ip add 192.168.0.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shutdown
R1(config-if)#int e1/0
R1(config-if)#ip add 10.0.0.1 255.255.255.0

30
R1(config-if)#no shutdown
R1#show ip int br

 Cấu hình cho R2


Đặt ip cho interface e1/0: 10.0.0.2 255.255.255.0 no shutdown
Đặt ip cho interface e1/1: 192.168.1.1 255.255.255.0 no shutdown
R1#conf t
R1(config)#int e1/1
R1(config-if)#ip add 192.168.1.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shutdown
R1(config-if)#int e1/0
R1(config-if)#ip add 10.0.0.2 255.255.255.0
R1(config-if)#no shutdown
R1#show ip int br

 Cấu hình cho 2 Host


PC1> ip 192.168.0.2 192.168.0.1 24

PC2> ip 192.168.1.2 192.168.1.1 24

 Thực hiện static route


Do R1 đã học được 2 mạng là 192.168.0.0 và 10.0.0.0, nên ta chỉ cần dạy cho R1

31
mạng ở xa là 192.168.1.0

Cú pháp:
R1(config)#ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 e1/0
Tương tự cho R2. Nó đã học được 2 mạng nối trực tiếp với nó là 192.168.1.0 và
10.0.0.0. Để thông suốt mạng của mô hình trên nó cần học thêm mạng thứ 3 là:
192.168.0.0 Cú pháp:
R2(config)#ip route 192.168.0.0 255.255.255.0 e1/0
 Kiểm tra
Ta thực hiện ping từ Host 1 đến Host 2, nếu ping thành công thì chứng tỏ mạng đã
thông suốt.

3.2. Mô hình lab RIPv2


 Mô hình lab

32
 Cấu hình cho R1
Thiết lập IP Address
R1#conf t
R1(config)#int f0/0
R1(config-if)#ip add 192.0.0.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shutdown
R1(config-if)#int f0/1
R1(config-if)#ip add 10.0.0.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shutdown
Kết quả:

 Cài đặt RIPv2 trên R1


R1(config)#router rip
R1(config-router)#version 2
R1(config-router)#network 10.0.0.1
R1(config-router)#network 192.0.0.1
Kết quả:

 Cấu hình cho R2


Thiết lập IP Address
R2#conf t
R2(config)#int f0/0
R2(config-if)#ip add 192.0.0.2 255.255.255.0
R2(config-if)#no shut
R2(config-if)#int f0/1
R2(config-if)#ip add 10.0.1.1 255.255.255.0
R2(config-if)#no sh

33
Kết quả:

 Cài đặt RIPv2 trên R2


R2(config)#router rip
R2(config-router)#version 2
R2(config-router)#network 10.0.1.0
R2(config-router)#network 192.0.0.0
Kết quả:

 Cấu hình cho 2 Host

 Kiểm tra

Như vậy ta thấy router R1 đã học được mạng 10.0.1.0/24. Do đó, Host 1 mới có thể
ping đến Host 2 thông qua R1 và R2.

3.3. Mô hình lab OSPF

34
 Mô hình lab

 Cấu hình cho R1


Thiết lập địa chỉ IP
R1#conf t
R1(config)#int f0/1
R1(config-if)#ip add 10.0.0.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#int f0/0
R1(config-if)#ip add 192.168.1.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shut
Kết quả:

 Cấu hình OSPF


R1(config)#router ospf 1
R1(config-router)#network 192.168.1.0 0.0.0.255 area 0
R1(config-router)#network 10.0.0.0 0.255.255.255 area 0
Kết quả:

35
 Cấu hình cho R2
Thiết lập địa chỉ IP
R2#conf t
R2(config)#int f0/0
R2(config-if)#ip add 192.168.2.1 255.255.255.0
R2(config-if)#no shut
R2(config-if)#int f0/1
R2(config-if)#ip add 11.0.0.1 255.255.255.0
R2(config-if)#no shut
Kết quả

 Cấu hình OSPF


R2(config)#router ospf 1
R2(config-router)#network 192.168.2.0 0.0.0.255 area 1
R2(config-router)#network 11.0.0.0 0.255.255.255 area 1
Kết quả:

36
 Cấu hình cho R3
Thiết lập địa chỉ IP
R3#conf t
R3(config-if)#int f0/0
R3(config-if)#ip add 192.168.1.2 255.255.255.0
R3(config-if)#no shut
R3(config-if)#int f0/1
R3(config-if)#ip add 192.168.2.2 255.255.255.0
R3(config-if)#no shut
Kết quả:

 Cấu hình OSPF


R3(config)#router ospf 1
R3(config-router)#network 192.168.1.0 0.0.0.255 area 0
R3(config-router)#network 192.167.2.0 0.0.0.255 area 1
Kết quả:

37
 Cấu hình cho 2 Host

 Kiểm tra

Như vậy ta thấy router R1 đã học được mạng 11.0.0.0/24. Do đó, Host 1 mới có thể
ping đến Host 2 thông qua R1, R2 và R3
3.4. Mô hình lab EIGRP
 Mô hình lab

38
 Cấu hình cho R1
Thiết lập IP address
R1#conf t
R1(config)#int f0/0
R1(config-if)#ip add 192.168.1.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#int f0/1
R1(config-if)#ip add 10.0.0.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shut
Kiểm tra:

 Cấu hình EIGRP


R1(config)#router eigrp 10
R1(config-router)#network 10.0.0.0
R1(config-router)#network 192.168.1.0
Kết quả:

39
 Cấu hình cho R2
Thiết lập IP address
R2#conf t
R2(config)#int f0/0
R2(config-if)#ip add 192.168.1.2 255.255.255.0
R2(config-if)#no shut
R2(config-if)#int f0/1
R2(config-if)#ip add 11.0.0.1 255.255.255.0
R2(config-if)#no shut
Kết quả:

 Cấu hình EIGRP


R2(config)#router eigrp 10

40
R2(config-router)#network 11.0.0.0
R2(config-router)#network 192.168.1.0
Kết quả:

 Cấu hình cho 2 Host

 Kiểm tra
Lấy Host 1 ping đến Host 2, nếu thành công tức là mạng đã được thông.

41
42
Chương 4: Tổng quan về Routing Redistribution
4.1. Tổng quan về REDISTRIBUTE
4.1.1. Định nghĩa
Redistribute là một phương pháp phân phối lại một Route được học từ giao
thức định tuyến này vào một giao thức định tuyến khác. Redistribute thường được
thực hiện trên Router giao tiếp giữa hai giao thức định tuyến khác nhau hay còn gọi là
Router biên dịch ASBR (Boundary Router).

Redistribute không chỉ dùng để phân phối giữa các giao thức định tuyến động
mà còn có thể phân phối các giao thức định tuyến tĩnh thậm chí Route Connected:
 Phân phối giữa các giao thức định tuyến động: RIP, EIGRP, OSPF, BGP
 Phân phối Static Route (Bao gồm cả Static Default Route) vào các giao thức
định tuyến động.
 Phân phối các Route Connected vào giao thức định tuyến động chẳng hạn như
các Route Loopback.
Trong Redistribute ta còn có một khái niệm khá quan trọng nữa là Seed
Metrics, Seed Metrics là một Metric Default khi mà ta thực hiện Redistribute từ một
giao thức định tuyến này vào một giao thức định tuyến khác thì những Route được
phân phối ấy sẽ được định nghĩa một Metric Default bằng bao nhiêu đó. Chẳng hạn
như đối với giao thức OSPF khi mà ta muốn Redistribute những Route thuộc giao
thức định tuyến khác như RIP, EIGRP vào trong giao thức OSPF ấy thì những Route
RIP, EIGR sẽ có Metric Default do AS do AS quy định hoặc do chính nhà quản trị
quy định.

43
4.1.2. Khi nào cần sử dụng Redistribute:

Nếu một hệ thống mạng chạy nhiều hơn một giao thức định tuyến, người quản
trị cần một vài phương thức để gửi các route của một giao thức này vào một giao thức
khác. Quá trình này được gọi là redistribution. Các trường hợp dẫn tới tồn tại nhiều
giao thức định tuyến trong cùng một công ty:

 Công ty đang trong quá trình chuyển từ một giao thức định tuyến này sang một
giao thức định tuyến khác.
 Do yếu tố lịch sử, tổ chức có rất nhiều mạng con. Các mạng con dùng các giao
thức định tuyến khác nhau.
 Sau khi 2 công ty được hợp nhất.
 Các nhà quản trị mạng khác nhau có các tư tưởng khác nhau.

Trong một môi trường rất lớn, những vùng khác nhau có những yêu cầu khác
nhau, do đó một giải pháp đơn lẻ là không hiệu quả.

Redistribution thường chỉ được sử dụng trong mạng như một giải pháp tạm thời vì
các giao thức định tuyến khác nhau có cách tính metric và phương thức hoạt động
khác nhau. Do đó, sẽ khó có thể có được sự ổn định giữa các hệ thống khi sử dụng
redistribute.

4.1.3. Các vấn đề trong Redistribution:

Đặc trưng của các giao thức định tuyến sự khác nhau về cách tính metric, tính
chất classful hay classless. Các đặc trưng này là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề
trong redistribution như: không học được các route trao đổi, loop.

Metric và classful hay classless

Mỗi giao thức định tuyến có cách tính metric khác nhau. Ví dụ như RIP tính
metric route theo hop-count (metric lớn nhất trong RIP là 15), OSPF tính metric route
theo băng thông, EIGRP tính metric theo bộ 5 giá trị k. Do đó, trong redistribution

44
mà không quan tâm đến cách tính metric có thể dẫn đến không trao đổi được các
route.

Như hình trên, ta thấy:

 R1 và R2 thuộc OSPF.
 R2, R3 và R4 thuộc RIP.
 R4 và R5 thuộc EIGRP.

Kỹ thuật redistribution có thể giúp đem các route của OSPF vào RIP và EIGRP.
Để đạt được thì người quản trị chỉ cần thực hiện các lệnh trong redistribution. Tuy
nhiên nếu chỉ đánh lệnh mà không quan tâm đến metric thì có thể dẫn đến các route
không được trao đổi thành công

Ví dụ: Redistribute RIP, đưa OSPF vào RIP, nếu không có metric thì RIP sẽ
không hiểu được OSPF vì chỉ số metric của RIP tối đa chỉ tới 15.

4.2. Config Redistribution: Khi chạy RIPv2, OSPF, EIGRP

4.2.1. Redistribute vào EIGRP

RIP => EIGRP


Router(config)#router eigrp as-number
Router(config-router)#redistribute rip metric bandwidth delay reliablity load mtu 
EIGRP => EIGRP
Router(config-router)#redistribute eigrp as-number [metric bandwidth delay reliablity
load mtu]
OSPF => EIGRP

45
Router(config-router)#redistribute ospf process-id metric bandwidth delay reliablity
load mtu 
Cả  Static Route và Default Route => EIGRP
Router(config-router)#redistribute static [metric bandwidth delay reliablity load mtu]
Connected Route => EIGRP
Router(config-router)#redistribute connected [metric bandwidth delay reliablity load
mtu](chỉ quảng bá thông tin vào định tuyến nhưng không trao đổi thông tin với các
mạng kết nối)
Trong đó:
1. Dấu ngoặc vuông [ ] là tùy chọn, có thể có hoặc không.
2. Bandwidth: tính theo đơn vị kbps (ví dụ đường 10Mbps sẽ là 10000).
3. Delay: tính theo đơn vị 10 ms (ví dụ 1s là 100)
4. reliablity: 1="&"gt;255.
5. Load: 1="&"gt;255.
6. MTU là đơn vị truyền dữ liệu tối đa.
4.2.2. Redistribute vào OSPF
RIP => OSPF
Router(config)#router ospf process-id
Router(config-router)#redistribute rip [metric cost] subnet.
EIGRP => OSPF
Router(config-router)#redistribute eigrp as-number [metric cost] subnet.
Static route & Default route => OSPF
Router(config-router)#redistribute static [metric cost] subnet.
Connected route => EIGRP
Router(config-router)#redistribute connected [metric cost] subnet.
Default route => OSPF
Router(config-router)#default-information originate.
Nếu chúng ta không đưa vào tham số metric thì mặc định metric sẽ được đặt cho
tuyến được redistribute vào là 20.
4.2.3. Redistribute vào RIP
EIGRP => RIP:

46
Router(config)#router rip
Router(config-router)#redistribute eigrp as-number metirc 1. (vì max metric của RIP
= 15, nên ta đặt metric cho tuyến được redistribute vào bằng 1 để nó có thể được
truyền đi xa nhất có thể trong RIP).
OSPF => RIP
Router(config-router)#redistribute ospf process-id metric 1.
Static route & Default route => RIP
Router(config-router)#redistribute static metirc 1.
Connected route => RIP
Router(config-router)#redistribute connected metric 1.
Default route => RIP
Router(config-router)#default-information originate.

47
Tài liệu tham khảo
[1] Các thông tin, kiến thức do giảng viên cung cấp.
[2] Các slide bài giảng.
[3] https://vnpro.vn/
[4] https://vi.wikipedia.org/
[5] https://itforvn.com/

48

You might also like