You are on page 1of 48

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA VIỄN THÔNG II

----------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ-TRUYỀN THÔNG
HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2017-2022

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG


GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Duy Khánh


Sinh viên thực hiện : Phạm Quảng Ninh
Mã số sinh viên : N17DCVT063
Lớp : D17CQVT02-N
Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG II

----------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ-TRUYỀN THÔNG
HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2017-2022

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG


GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Duy Khánh


Sinh viên thực hiện : Phạm Quảng Ninh
Mã số sinh viên : N17DCVT063
Lớp : D17CQVT02-N

Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................... I
MỤC LỤC HÌNH...........................................................................................................III
MỤC LỤC BẢNG..........................................................................................................IV
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL................3
1.1 Giới thiệu chương................................................................................................3
1.2 Tổng quan về công ty...........................................................................................3
1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược.........................................................................4
1.3.1 Sứ mệnh.....................................................................................................4
1.3.2 Tầm nhìn....................................................................................................4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX............5
2.1 Giới thiệu chương................................................................................................5
2.2 Tổng quan về hệ thống giám sát mạng...............................................................5
2.2.1 Khái niệm...................................................................................................5
2.2.2 Tại sao phải cần hệ thống giám sát mạng?..............................................6
2.3 Tổng quan về Zabbix...........................................................................................7
2.3.1 Khái niệm...................................................................................................7
2.3.2 Lịch sử ra đời.............................................................................................8
2.4 Các tính năng, kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabix...........................9
2.4.1 Các tính năng của Zabbix.........................................................................9
2.4.2 Kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix.....................................10
2.5 Các lí do để chọn hệ thống giám sát mạng Zabbix..........................................13
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX..............................14
3.1 Giới thiệu chương..............................................................................................14
3.2 Mô hình FCAPS.................................................................................................14
3.1.1 Quản lý lỗi - Fault Management............................................................15
3.1.2 Quản lý cấu hình - Configuration Management...................................15
3.1.3 Quản lý kế toán - Accounting Management..........................................15

i
MỤC LỤC

3.1.4 Quản lý hiệu năng - Performance Management...................................15


3.1.5 Quản lý bảo mật - Security Management..............................................15
3.3 Mô hình giám sát tập trung...............................................................................16
3.4 Mô hình giám sát phân tán................................................................................17
3.5 Cơ chế giám sát thụ động và chủ động.............................................................18
3.5.1 Cơ chế giám sát thụ động- Passive.........................................................18
3.5.2 Cơ chế giám sát chủ động- Active..........................................................19
3.6 Cơ chế giám qua giao thức SNMP....................................................................20
3.6.1 Giao thức SNMP.....................................................................................20
3.6.2 Các thành phần của SNMP....................................................................21
3.6.3 Management Information Base-MIB.....................................................22
3.6.4 Object Identifier- OID............................................................................23
3.6.5 Cách hoạt động và các phương thức trong SNMP...............................23
CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX...........25
4.1 Giới thiệu chương..............................................................................................25
4.2 Các bước chuẩn bị.............................................................................................25
4.3 Các bước cài đặt.................................................................................................25
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................34

ii
MỤC LỤC

iii
MỤC LỤC HÌNH

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1: Kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix............................................12
Hình 2.2: Ví dụ về thông số cấu hình phần cứng cho từng nhu cầu sử dụng............13

Hình 3.1: Mô hình FCAPS so với mô hình OSI............................................................14


Hình 3.2: Mô hình giám sát tập trung...........................................................................16
Hình 3.3: Mô hình giám sát phân tán............................................................................17
Hình 3.4: Cơ chế giám sát thụ động-Pasive..................................................................19
Hình 3.5: Cơ chế giám sát chủ động-Active..................................................................20
Hình 3.6: Mô hình giám sát qua giao thức SNMP........................................................21
Hình 3.7: Các thành phần của SNMP...........................................................................22
Hình 3.8: Cây thư mục của MIB....................................................................................22
Hình 3.9: Quá trình minh họa lấy sysName.0...............................................................23

Hình 4.1: Giao diện chào mừng khi truy cập đến Zabbix lần đầu tiên.......................27
Hình 4.2: Kiểm tra các điều kiện và yêu cầu tiên quyết trước khi cài đặt Zabbix.....28
Hình 4.3: Nhập các thông số đã cấu hình ban đầu để kết nối đến Database..............28
Hình 4.4: Nhập hostname hoặc địa chỉ IP và tên của Zabbix Server..........................29
Hình 4.5: Tổng kiểm tra lại các thông số vừa nhập có chính xác không....................29
Hình 4.6: Nhấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt....................................................30
Hình 4.7: Đăng nhập vào Zabbix Server với Username và Password........................30
Hình 4.8: Giao diện tổng quan khi đăng nhập vào Zabbix Server thành công..........31

iv
MỤC LỤC BẢNG

MỤC LỤC BẢNG

v
LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay trước sự bùng bổ của Internet, các loại hình dịch vụ trên Internet đang
ngày càng phát triển phong phú và rất đa dạng, từ các lĩnh vực kinh doanh, đời sống-xã
hội, đến các lĩnh vực học tập, vui chơi giải trí….Đặc biệt năm 2020 là năm đại họa do ảnh
hưởng của dịch virus Corona (COVID-19), gây ra nhiều diễn biến phức tạp, gây xáo trộn
tới đời sống xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi hoạt động kinh tế thì nhu cầu
chuyển đổi số lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thậm chí việc chuyển đổi số,
chuyển đổi phương thức hoạt động được xem như là một trong những giải pháp để không
chỉ thích ứng với tình hình khó khăn của đại dịch, mà còn là hướng phát triển mới, phù
hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Do đó để đáp ứng tối ưu hóa các nhu cầu trên thì việc đầu tư mở rộng cho cơ sở hạ
tầng mạng là rất cần thiết. Bên cạnh những lợi ích khi phát triển hạ tầng mạng viễn thông
mang lại như: băng thông cao hơn, các yêu cầu về dữ liệu, thông tin được xử lý nhanh
chóng và trơn tru hơn, đảm bảo khả năng dự phòng, tính sẵn sàng của một hệ thống mạng.
Tuy nhiên nó lại gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát một hệ thống mạng. Đối với
một hệ thống mạng lớn cần một lượng lớn nhân viên túc trực hệ thống 24/7 để đảm bảo
mọi hoạt động diễn ra một cách tốt nhất. Việc giám sát mạng cho phép người quản trị có
thể kịp thời ngăn chặn, khắc phục những sự cố đang diễn ra trong hệ thống, cập nhật liên
tục mức sử dụng tài nguyên của các thiết bị trong mạng từ đó có thể phân tích, đánh giá,
dự báo và đưa ra biện pháp khắc phục…

Để việc giám sát và quản lý hệ thống mạng diễn ra một cách tự động hóa và hiệu
quả nhất, Zabbix là một công cụ vô cùng hữu ích giúp chúng ta thực hiện những công
việc đó. Đây một giải pháp giám sát và quản lý dịch vụ hệ thống mạng phân tán mã nguồn
mở nổi tiếng, có nhiều tính năng độc đáo và khả năng tùy biến cao, có thể đáp ứng cho
các hệ thống mạng tầm trung và lớn của các doanh nghiệp hiện tại với mức đầu tư chi phí
vừa phải.

Vì lý do đó, Em đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG
ZABBIX”. Với mục tiêu tìm hiểu và nghiên cứu, em mong muốn mọi người có một cái
nhìn tổng quan về một hệ thống giám sát mạng hoàn chỉnh. Và hơn thế, việc tìm hiểu đề
tài còn bổ sung và nâng cao kiến thức cho em, làm hành trang sau khi ra trường, có thể
phục vụ, đáp ứng cho các doanh nghiệp.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 1


LỜI NÓI ĐẦU

Để hiểu rõ hơn về đề tài và cách xây dựng một hệ thống giám sát mạng trên nền tảng
mã nguồn mở Zabbix cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, báo cáo thực tập sẽ trình bày bao
gồm 5 chương:

Chương I: Giới thiệu về Công ty cổ phần giải pháp ATHL.

Chương II: Tổng quan về hệ thống giám sát mạng Zabbix.

Chương III: Xây dựng hệ thống mạng với Zabbix.

Chương IV: Cài đặt và cấu hình các thông số của Zabbix.

Chương V: Triển khai giám sát hệ thống mạng với Zabbix.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, Em đã cố gắng hết mình để tìm hiểu và
hoàn thiện bài báo cáo này. Tuy nhiên do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đơn vị thực tập và thầy cô góp ý,
chỉ bảo để em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Học viện Công Nghệ Bưu chính
Viễn thông cơ sở tại TP. HCM, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Viễn thông II đã dạy
bảo, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Duy Khánh đã tận tình giúp đỡ cũng như hướng
dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Quý công ty, cùng các anh chị đang làm việc tại Công ty
cổ phần giải pháp ATHL đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Thủ Đức, ngày tháng 8 năm 2021


Sinh viên thực tập

PHẠM QUẢNG NINH

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 2


LỜI NÓI ĐẦU

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL

Tên gọi công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL.


Tên viết tắt: ATHL
Logo:

Địa chỉ: số 95, đường Ngô Quyền, phường Hiệp Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM.
Số điện thoại: 02871079000

1.1 Giới thiệu chương.


Chương I trình bày:
 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Giải Pháp ATHL.
 Đội ngũ lãnh đạo, lĩnh vực hoạt động, sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của công ty.

1.2 Tổng quan về công ty.


Công Ty Cổ Phần Giải Pháp ATHL – tên giao dịch quốc tế: ATHL Solutions JSC.
Thành lập và phát triển từ tháng 06 năm 2008, ATHL là một công ty hoạt động
trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Với đội ngũ chuyên gia công nghệ giàu
kinh nghiệm, năng động và sáng tạo, đứng đầu ngành như Giám đốc Trần Anh Tuấn.
ATHL tự tin đủ năng lực cung cấp các giải pháp tối ưu cho hoạt động của doanh nghiệp.
Các lĩnh vực hoạt động
 Cung cấp giải pháp toàn diện trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.
 Cung cấp các giải pháp tự động hóa, năng lượng.
 Cung cấp các giải pháp thương mại điện tử.
 Tư vấn và triển khai hệ thống tích hợp.
SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL
 Tư vấn và triển khai các hệ thống viễn thông.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 5


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL

Đối tác của ATHL là các công ty, tập đoàn uy tín trên thế giới như Unify (Siemens),
IBM, Cisco, Juniper, Microsoft, HP, AMP, Krone, AudioCodes, Patton, Avaya…

1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược.


1.3.1 Sứ mệnh.

Công ty ATHL chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngừng nghỉ nghiên cứu, khám phá
và cách tân, nhằm mang đến cho các doanh nghiệp những trải nghiệm khác biệt và tuyệt
vời nhất. Luôn luôn sáng tạo các giải pháp và sản phẩm với thương hiệu Việt Nam nhằm
góp phần phát triển nền công nghệ Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công
nghệ Việt Nam.

1.3.2 Tầm nhìn.

ATHL mong muốn phát triển thành tập đoàn lớn mạnh nhằm cung cấp các giải pháp
công nghệ tối ưu cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin, tự
động hoá và năng lượng. Xây dựng ATHL trở thành thương hiệu công nghệ tại Việt Nam
và ngang tầm với các công ty lớn trên thế giới.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 6


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

2.1 Giới thiệu chương.


Chương II trình bày: Giới thiệu về hệ thống giám sát mạng; Giới thiệu về Zabbix;
Các tính năng, kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix; Các lí do để chọn hệ thống
giám sát mạng Zabbix; So sánh giữa hệ thống giám sát mạng Zabbix với các hệ thống
khác.
2.2 Tổng quan về hệ thống giám sát mạng.
2.2.1 Khái niệm.
Giám sát mạng (Network Montoring) là việc sử dụng một hệ thống để liên tục theo
dõi một mạng máy tính, từ đó xem xét, đánh giá và phân tích các thành phần trong hệ
thống mạng đó có bị giảm hiệu suất hoạt động hay không, hoặc có xảy ra sự cố nào không
và có thể thông báo cho quản trị viên mạng (qua email, tin nhắn SMS hoặc các báo động
khác) trong trường hợp mạng không hoạt động hoặc có các rắc rối khác. Giám sát mạng là
một phần của quản lý mạng [1].
Hệ thống giám sát mạng bao gồm các công cụ phần mềm và phần cứng có thể theo
dõi thời gian thực trên các khía cạnh khác nhau của một hệ thống mạng, chẳng hạn như
lưu lượng, mức sử dụng băng thông và thời gian hoạt động… Thông thường một hệ thống
mạng tối thiểu cần có máy chủ (Server), đường truyền, các thiết bị kết nối (Repeater, Hub,
Switch, Bridge...), máy tính người dùng (Client), card mạng (Network Interface Card –
NIC) để kết nối các máy tính lại với nhau. Do hệ thống mạng có rất nhiều các thiết bị kết
nối nên công tác giám sát càng đóng vai trò quan trọng để có thể duy trì hệ thống mạng
hoạt động một cách ổn định, trơn tru và hiệu quả [2].
Các hệ thống này thực hiện việc thu thập thông tin của các thiết bị mạng, các kết
nối, các ứng dụng và dịch vụ bên trong hệ thống mạng để phân tích và đưa ra các thông
tin hỗ trợ người quản trị mạng có cái nhìn tổng quan, chi tiết về môi trường mạng. Ngoài
ra nó còn có thể phát hiện các thiết bị và các phần tử khác tham gia vào hệ thống mạng
đó, cũng như cung cấp các bản cập nhật trạng thái. Quản trị viên mạng dựa vào hệ thống
giám sát mạng để giúp họ nhanh chóng phát hiện các lỗi thiết bị hoặc lỗi kết nối hoặc các
vấn đề khác như tắc nghẽn lưu lượng, phát hiện và cảnh có thiết bị lạ xâm nhập vào hệ
thống hoặc đang sử dụng trái phép các nguồn tài nguyên trong hệ thống. Các hệ thống này
có thể được cấu hình, thiết lập các cảnh báo cho quản trị viên về các vấn đề của hệ thống
mạng qua Email hoặc SMS và gửi báo cáo qua phân tích mạng.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 7


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

2.2.2 Tại sao phải cần hệ thống giám sát mạng?


Trước khi hệ thống giám sát mạng ra đời, mọi thông tin về trạng thái hoạt động, các
lỗi sự cố của hệ thống, hiệu suất hoạt động… đều do một bộ phận quản trị viên đảm nhận.
Cần một số lượng quản trị viên tương đối để giám sát hệ thống mạng đó, đảm bảo rằng hệ
thống được hoạt động một cách tốt nhất có thể, đồng thời khi có sự cố diễn ra, các quản
trị viên phải chuẩn đoán thủ công xem nơi nào xảy ra lỗi để khắc phục sự cố. Mỗi quản trị
viên sẽ đảm nhiệm một công việc cụ thể trong việc giám sát hệ thống mạng, từ đó dẫn đến
sự lãng phí nguồn nhân lực, lại không mang lại hiệu quả cao.

Hình 2.1: Minh họa bộ phần quản trị viên đang giám sát hệ thống
giám sát mạng.

Những lợi ích của việc xây dựng một hệ thống giám sát mạng:
 Chủ động trước khi có sự cố xảy ra: Mất mạng là một trong những cơn ác
mộng tồi tệ nhất của bất kỳ nhà quản trị viên nào. Các giải pháp giám sát mạng
có thể giúp các công ty ngăn chặn sự cố ngừng hoạt động trước khi nó xảy ra.
Một hệ thống giám mạng sát sẽ “quét” để dò tìm bất kỳ hành vi đáng ngờ nào
cho thấy sắp xảy ra sự cố hoặc ngừng hoạt động hoặc nếu một thiết bị hoặc một
phần của hệ thống mạng có hiệu suất chậm, hệ thống giám sát mạng sẽ phát hiện
ra sự cố và phát cảnh báo cho quản trị viên.
 Khắc phụ sự cố “thắt cổ chai” trong hệ thống làm giảm hiệu suất hoạt
động: Khi có một lượng lớn truy cập tại một thời điểm đến 1 đối tượng hay một

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 8


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

bộ phận trên hệ thống mạng, hay khi loại dịch vụ đó có nhiều người sử dụng
hằng ngày chẳng hạn như việc cùng một lúc có quá nhiều lượt truy cập lưu
lượng đến Server làm cho server xử lý dữ liệu không kịp sẽ dẫn đến tình trạng
quá tải gây ra hiện tượng “thắt nút cổ chai”. Từ đó quản trị viên có thể kịp thời
đưa ra các biện pháp để cân bằng tải, hoặc đầu tư thêm thiết bị để phục vụ đáp
ứng nhu cầu.
 Phát hiện các mối đe dọa bảo mật trên hệ thống mạng: Một hệ thống giám
sát mạng không chỉ hữu ích để theo dõi hiệu suất hoạt động của hệ thống mạng;
chúng cũng giúp các doanh nghiệp đối phó với các mối đe dọa bảo mật xâm
nhập vào hệ thống mạng. Với một hệ thống giám sát mạng, quản trị viên sẽ
được cảnh báo về các sự kiện cho thấy có thiết bị lạ hay phần mềm độc hại
(virus) đang hiện diện trên hệ thống (chuyển dữ liệu bất thường, hệ thống bị lỗi,
treo hệ thống, các tài nguyên mạng đột nhiên bị sử dụng cao vượt mức cho phép
v.v.). Đặc biệt một số hệ thống mạng còn có khả năng tự động phát hiện, cảnh
báo và loại bỏ các hiện tượng- dấu hiệu bất thường, giúp quản trị viên dễ dàng
tìm kiếm các tác nhân có hại trên mạng và thực hiện các bước để loại bỏ chúng.
 Giám sát hệ thống theo thời gian thực 24/7: Để đảm bảo hệ thống hoạt động
ổn định với hiệu năng tốt nhất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dịch vụ thì
phải cần có một đội ngũ quản trị viên lớn, họ thay ca liên tục để túc trực hệ
thống 24/7. Tuy nhiên việc này gây ra nhiều bất lợi như: tốn nhiều nhân sự,
người trực ca trước phải báo cáo, phổ biến hướng dẫn lại cho người trực ca sau,
mất thời gian thay ca, gây bất tiện trong khâu quản lý giám sát. Đối với hệ thống
giám sát có thể hoạt động liên tục mà không cảm thấy “mệt mỏi” đảm bảo
không bỏ sót sự cố nào.
 Cung cấp dữ liệu về lịch sử hoạt động và các thay đổi: Một phần cũng khá
quan trọng là hệ thống giám sát mạng có thể cung cấp dữ liệu về lịch sử hoạt
động của hệ thống từ đó làm nền tảng để so sánh hiệu suất hoạt động của hệ
thống so với các thời điểm trước từ đó đưa ra mức cảnh báo. Các thay đổi như
thay đổi cấu hình, thêm hoặc bỏ thiết bị…do người quản trị viên hoặc người
dùng đều được ghi lại. Ngoài ra nó còn cho phép quản trị viên có thể khắc phục
được các sự cố đã xảy ra trong quá khứ, chẳng hạn như có một phàn nàn về sự
cố trong hệ thống vào giờ, ngày, tháng nào đó đã xảy ra trước đó, quản trị viên
chỉ cần xem lại lịch sử hoạt động để tìm nguyên nhân và đưa ra phương hướng
khắc phục.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 9


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

 Tiết kiệm chi phí: giảm chi phí thuê nhiều nhân sự, giảm chi phí vận hành hệ
thống, tổng chi phí đầu tư cho một hệ thống giám sát mạng ban đầu tương đối
không tốn quá nhiều chi phí.

2.3 Tổng quan về Zabbix.


2.3.1 Khái niệm.
Zabbix là một công cụ
giám sát mạng mã nguồn
mở hoàn toàn miễn phí thực
hiện giám sát tập trung về
tính khả dụng và hiệu suất
của hệ thống mạng và các
thiết bị mạng. Zabbix giám
sát nhiều thông số để theo dõi tình trạng và tính toàn vẹn của các thiết bị trong hệ thống
mạng như máy chủ, router, switch, ứng dụng, dịch vụ, cơ sở dữ liệu, trang web, đám mây
và nhiều hơn thế nữa [3].
Zabbix sử dụng cơ chế thông báo linh hoạt cho phép quản trị viên cấu hình cảnh báo
qua E-mail hay SMS cho hầu như mọi sự kiện. Nếu lỗi xảy ra, hệ thống sẽ phát cảnh báo
thông báo cho quản trị viên, điều này cho phép phản ứng nhanh với các sự cố máy chủ
[3].
Tất cả các báo cáo và thống kê của Zabbix, cũng như các thông số cấu hình, đều
được truy cập thông qua giao diện Web. Zabbix cung cấp một giao diện Web khoa học và
thân thiện những cũng không kém phần chuyên nghiệp đảm bảo rằng quản trị viên có thể
dễ dàng cài đặt, cấu hình, kiểm tra trạng thái tại bất cứ vị trí nào trong hệ thống mạng.
Zabbix có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát theo dõi cơ sở hạ tầng
CNTT. Phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra nó còn có thể phục vụ cho
các doanh nghiệp có quy mô lớn với một hệ thống mạng phức tạp. Zabbix được viết và
phân phối theo Giấy phép Công cộng GPL (General Public License) phiên bản 2. Điều đó
có nghĩa là mã nguồn của nó được phân phối miễn phí và có sẵn cho cộng đồng [3].

2.3.2 Lịch sử ra đời.


Zabbix được ra đời vào năm 1998. Ban đầu đây chỉ là dự án phần mềm nội bộ do
Alexei Vladishev viết cho công ty của mình. Khi đó, ông đang là nhân viên quản trị hệ
thống trong một ngân hàng. Ông chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu. Để tự động hóa

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 10


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

công việc thường ngày, ông Vladishev đã tạo ra một nguyên mẫu đầu tiên của Zabbix.
Ông sớm nhận ra tiềm năng của giải pháp và bắt đầu phát triển nó như một phần mềm mã
nguồn mở có thể chia sẻ nó với cộng đồng [5].

Vào năm 2001, phát hành phiên bản thử nghiệm Zabbix v1.0 alpha 1 được cấp theo
Giấy phép Công cộng (GPL) phiên bản 2. Ba năm sau, phiên bản ổn định đầu tiên, Zabbix
v1.0, được phát hành vào năm 2004. Hiện tại Zabbix đang được phát triển và hỗ trợ bởi tổ
chức Zabbix SIA. Trãi qua quá trình nhiều năm phát triển, phiên bản Zabbix mới nhất
hiện tại vào 7/2021 là Zabbix 5.0 LTS Release được hỗ trợ dài hạn, và phiên bản cập nhật
mới nhất là Zabbix 5.4 Release [4].
2.4 Các tính năng, kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabix.
2.4.1 Các tính năng của Zabbix.
 Thu thập số liệu:

 Hỗ trợ các phương pháp và giao thức thu thập số liệu khác nhau như:
SNMP, IPMI, hỗ trợ giao thức IPv4 và trên IPv6.
 Thu thập dữ liệu linh hoạt; Số liệu được tính toán và tổng hợp; Xử lý trước
dữ liệu đã thu thập.
 Hỗ trợ giám sát theo thời gian thực.
 Tự động phát hiện các thiết bị mạng.
 Tạo biểu mẫu theo dõi tất cả các chỉ số ngay lập tức bằng cách sử dụng các
mẫu có sẵn.
 Phát hiện sự cố:

 Xác định vấn đề linh hoạt: Tạo biểu thức logic phân tích các số liệu thống
kê liên quan đến các thiết bị cần giám sát; Xác định độ trễ trong mạng.
 Giám sát mạng chủ động: Dự đoán thời gian mạng ngừng hoạt động; Dự
đoán xu hướng sử dụng băng thông; Phát hiện sự bất thường khi dùng tài
nguyên mạng…
 Xác định mức độ nghiêm trọng của hệ thống khi xảy ra sự cố, giúp quản trị
viên dễ dàng nhận ra và tập trung vào giải quyết các sự cố quan trọng.
 Thông báo:

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 11


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

 Thông báo linh hoạt: bằng nhiều phương thức như Email, SMS, tập lệnh tùy
chỉnh.
 Tùy chỉnh nội dung thư dựa trên người nhận và lịch sử báo cáo.

 Liên kết API:

 Tích hợp với phần mềm của bên thứ 3: Hệ thống quản lý cấu hình; Hệ thống
kiểm kê, cơ sở dữ liệu...
 Tự động hóa tác vụ: Sử dụng API để tự động hóa quản lý cấu hình; Truy
xuất dữ liệu giám sát; Tạo báo cáo tùy chỉnh.
 Khả năng giám sát phân tán:

 Cho phép mở rộng không giới hạn quy mô: bằng cách giảm tải các Zabbix
Server, sử dụng các Zabbix Proxy để kết nối đến một Zabbix server duy
nhất.
 Đảm bảo tính sẵn sàng và tính dự phòng cao: bằng cách sử dụng nhiều
Zabbix Proxy để thu thập dữ liệu và cùng gửi về một Zabbix server để giám
sát tập trung, khi có sự cố tại một node mạng cũng không làm ảnh hưởng
nhiều đến toàn bộ hệ thống.
 Bảo mật và xác thực: Mã hóa tất cả lưu lượng giám sát giữa Zabbix và các
thiết bị mạng của bạn; Sử dụng xác thực LDAP và quyền người dùng linh
hoạt

2.4.2 Kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix.


Kiến trúc của một hệ thống giám sát mạng Zabbix hoàn chỉnh bao gồm 5 thành phần
chính như sau: Zabbix Server, Zabbix Proxy, Zabbix Agent, Zabbix Web Front-End và
Database storage.

a. Zabbix Server.
Có thể nói đây là trung tâm “đầu não” của một hệ thống giám sát mạng Zabbix.
Zabbix Server sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi các dịch
vụ mạng từ xa, thu thập thông tin từ các Agent gửi về, xử lý và lưu trữ các dữ liệu đã thu
thập được, phát cảnh báo sự cố… Zabbix Server còn được xem là kho lưu trữ trung tâm,

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 12


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

do mọi thông số cấu hình, các dữ liệu thu thập, thống kê và mọi hoạt động đều sẽ được
lưu trữ lại.

b. Database storage.
Là kho cơ sở dữ liệu lưu trữ của Zabbix Server. Mọi thông số cấu hình, các dữ liệu
nói trên đều được lưu trữ tại đây. Có thể tương tác trực tiếp đến Database storage trên
máy chủ hoặc qua giao diện Web. Thông thường được lắp đặt trên chính Zabbix Server
hoặc được kết nối đến một hệ thống Database storage riêng biệt.

c. Zabbix Proxy.
Nói một cách đơn giản, nếu như ta xem Zabbix Server là một Giám đốc của một
công ty, thì Zabbix Proxy chính là các Trưởng phòng ban của công ty đó. Zabbix Proxy
có nhiệm vụ thay mặt Zabbix Server thu nhận dữ liệu giám sát từ một hoặc nhiều thiết bị
từ xa hoặc từ các vùng có lớp mạng khác nhau. Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ được lưu
vào bộ nhớ đệm cục bộ và sau đó được chuyển đến Zabbix Server mà Zabbix Proxy đã
liên kết đến.
Triển khai Zabbix Proxy là một giải pháp tùy chọn có thể có hoặc không, tuy nhiên
Zabbix Proxy là một giải pháp lý tưởng cho việc giám sát tập trung của các địa điểm từ
xa, chi nhánh công ty, các mạng lưới không có quản trị viên nội bộ. Zabbix Proxy cũng
được sử dụng để phân phối tải của một Zabbix Server [6].
Trong trường hợp hệ thống mạng lớn với rất nhiều thiết bị cần được giám sát, một
Zabbix Server là đều bất khả thi. Do đó phải cần đến các Zabbix Proxy để làm giảm quá
trình thu thập thông tin, xử lý dữ liệu trên Zabbix Server, giúp cho Zabbix Server sử dụng
ít tốn tài nguyên hơn như CPU, RAM…từ đó nâng cao hiệu suất, chất lượng giám sát.
Lưu ý, khi kết nối đến các Zabbix Proxy nằm bên ngoài lớp mạng so với Zabbix
Server thì cần kích hoạt cho phép mở port truy cập, giao thức truy cập TCP khi có tường
lửa ngăn chặn.

d. Zabbix Agent.
Là chương trình được dùng để cài đặt lên các thiết bị cần giám sát. Từ đó hỗ trợ kết
nối từ Zabbix Server đến các thiết bị này để lấy các thông tin cần thiết nhằm kiểm tra các
tình trạng hệ thống hoặc theo nhu cầu quản trị viên [6].
Hiện tại Zabbix Agent được hỗ trợ trên nhiều nền tảng đa dạng như: Window, Linux,
MacOS, AIX, FreeBSD, Solaris…

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 13


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

e. Zabbix Web Front-End.


Zabbix cung cấp một giao diện Web trực quan và rất khoa học để người quản trị
viên có thể dễ dàng truy cập quản lý giám sát trên Zabbix từ bất kỳ đâu và từ bất kỳ nền
tảng nào. Giao diện là một phần của Zabbix Server và thường chạy trên các máy chủ.
f.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 14


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

Database

Hình 2.2: Kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 15


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.

2.5 Các lí do để chọn hệ thống giám sát mạng Zabbix.


 Tính năng: Cung cấp nhiều tính năng nổi bật và hoàn toàn miễn phí, sau khi triển
khai cài đặt hệ thống mọi tính năng đã được tính hợp sẵn trên Zabbix mà không
cần phải cài đặt bổ sung thêm.Một số tính năng nổi bật như tính năng giám sát
web, giám sát dịch vụ, giám sát ứng dụng, giám sắt Web, API…
 Triển khai: Triển khai nhanh chóng dễ dàng, Zabbix hỗ trợ cài đặt trên nhiều nền
tảng như:
 Zabbix Packages: Red Hat Enterprise Linux, CentOS, Ubuntu,
Debian,SUSE Linux Enterprise Server, Raspberry Pi OS.
 Zabbix Cloud Images: AWS, Microsoft Azure, Google Cloud Platform,
RedHat OpenShift, Oracle Cloud…
 Zabbix Containers: MySQL, PostgreSQL…
 Zabbix Application: Hỗ trợ các gói cài đặt sẵn trên Vmware, Quemu,
Microsoft Hyper-V, file .iso.
 Khả năng tương thích và tích hợp: ngoài những thiết bị có khả năng cài Zabbix
Agent, nó còn có thể giám sát các thiết bị không hỗ trợ cài đặt Zabbix agent thông
qua giao thức IPMI, SNMP v1,2,3,4.
 Cấu hình dễ dàng: Quản lí toàn diện thiết bị. Zabbix mang lại cho người nhìn
một giao diện Web khoa học để quản lý giám sát một cách dễ dàng và cấu hình
các tính năng một cách nhanh chóng tiện lợi.
 Chi phí: Do đây là nền tảng mã nguồn mở nên hầu như không tốn nhiều chi phí
trong quá trình triển khai, Zabbix không yêu cầu cấu hình phần cứng quá cao như
các công cụ giám sát khác. Zabbix yêu cầu tối thiểu bộ nhớ RAM là 128-256 MB,
bộ nhớ Disk là 256MB và CPU là 2Core. Tuy nhiên các thông số trên phụ thuộc
vào số lượng máy chủ và các thông số đang được theo dõi do đó cần xác định rõ
nhu cầu sử dụng trước khi triển khai.
ghj

Hình 2.3: Ví dụ về thông số cấu hình phần cứng cho từng nhu cầu sử dụng.
SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 16
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

3.1 Giới thiệu chương.


Chương III trình bày:
Mô hình FCAPS; Mô hình giám sát tập trung; Mô hình giám sát phân tán; Cơ chế hoạt
động của hệ thống giám sát mạng Zabbix; Giao thức SNMP.

3.2 Mô hình FCAPS.


Khi thiết kế một hệ thống giám sát mạng, điều đầu tiên chúng ta cần là tuân theo mô
hình FCAPS ( Fault, Configuration, Accounting, Performance, and Security). Mô hình
FCAPS là một khuôn khổ đưa ra các yêu cầu quan trọng nhất đối với việc giám sát và
quản lý mạng: Vào đầu những năm 1980, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã giới
thiệu thuật ngữ FCAPS, đây là tiêu chuẩn tổng quan về mô hình quản lý mạng viễn
thông. Đến những năm 1990, Lĩnh vực Tiêu chuẩn viễn thông - thuộc Tổ chức Viễn thông
quốc tế - ITU-T đã hoàn thiện thêm cho mô hình FCAPS. Mô hình được phân loại thành 5
chức năng chính: Quản lý lỗi (Fault management); Quản lý cấu hình (Configuration
management); Quản lý kế toán (Accounting management); Quản lý hiệu năng
(Performance management) và Quản lý bảo mật (Security management) [7].

Hình 3.1: Mô hình FCAPS so với mô hình OSI


SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 17
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

3.1.1 Quản lý lỗi - Fault Management.


Nhận biết, nắm bắt và giải quyết, các lỗi trên các thành phần mạng, cấu trúc liên kết
và các dịch vụ khác nhau mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu. Chủ động phát hiện các tắc
nghẽn hiệu suất và theo dõi các hành vi đáng ngờ. Xác định các vấn đề quan trọng trong
mạng và giải quyết chúng trước khi chúng thực sự cản trở hoạt động cho hệ thống.

3.1.2 Quản lý cấu hình - Configuration Management.


Nền tảng hợp nhất thu thập, lưu trữ, cấu hình, điều khoản và điều khiển, cấu hình
thiết bị mạng từ các thiết bị mạng khác nhau từ nhiều nhà cung cấp. Nó tự động hóa việc
cung cấp và thực thi chính sách, giúp tránh các sự cố mạng lớn do lỗi trong việc định cấu
hình mạng theo cách thủ công.

3.1.3 Quản lý kế toán - Accounting Management.


Thường áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Quản lý kế toán nhằm đo
lường việc sử dụng mạng để các cá nhân hoặc một nhóm người dùng trên mạng có thể
được điều chỉnh nhằm ngăn chặn một người hoặc một nhóm người sử dụng tất cả băng
thông mạng và ngăn những người khác sử dụng tài nguyên mạng hết công suất. Quản lý
kế toán cũng cung cấp cho người quản trị mạng một phương tiện để lập biểu đồ sử dụng
mạng cho khách hàng hoặc bộ phận nội bộ. Từ đó phân tích các kiểu sử dụng và xu
hướng của các kiểu sử dụng đó, việc sử dụng đang tăng hay giảm hay giữ ở mức ổn định.
Từ đó giúp người quản trị có thể đưa ra các hạn ngạch để đảm bảo có đủ băng thông
mạng cho tất cả người dùng.

3.1.4 Quản lý hiệu năng - Performance Management.


Chủ động quản lý, theo dõi và kiểm soát “sức khỏe”, tính khả dụng và hiệu suất tổng
thể của mạng bằng cách thu thập thông tin mạng về các thông số khác nhau như mất gói
trên đường truyền, dung lượng, thời gian phản hồi, sử dụng, tỉ lệ lỗi, thời gian chết / thời
gian hoạt động (TTL)…được thu thập chủ yếu bằng SNMP. Quản lý hiệu suất cung cấp
cho bạn các công cụ và phương pháp để thu thập và phân tích thống kê mạng, cho phép
bạn vẽ một bức tranh tổng thể của hệ thống mạng và cách nó hoạt động. Nó phân tích
thêm dữ liệu được thu thập để duy trì hệ thống ở mức chấp nhận được, không sử dụng quá
mức hoặc quá mức. Nếu các ngưỡng bị vi phạm, cảnh báo sẽ được tạo tự động.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 18


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

3.1.5 Quản lý bảo mật - Security Management.


Quản lý bảo mật là kiểm soát quyền truy cập, ngăn chặn các nguồn truy cập trái
phép, các vấn đề bảo mật liên quan đến phần cứng, phần mềm của hệ thống mạng chằng
hạn như ai đó đăng nhập vào router hoặc switch. Quản lý bảo mật không chỉ là phòng
ngừa mà còn
là phát hiện. Quản lý bảo mật bao gồm các thành phần:
 Chính sách: là chính sách bảo mật về quyền truy cập của người dùng vào các tài
nguyên của hệ thống mạng nhất định. Chính sách cho biết ai có thể truy cập những
gì và điều gì sẽ xảy ra khi xảy ra xâm phạm bảo mật.
 Thẩm quyền: là xác định người có thẩm quyền cấp quyền truy cập vào các tài
nguyên mạng nhạy cảm để người dùng không thể tự cấp quyền truy cập vào một số
thông tin nhất định.
 Cấp độ truy cập: quyền truy cập của người dùng được chia thành nhiều cấp
độ, ,mỗi cấp độ sẽ tương ứng với một quyền hạn có thể thực hiện trên hệ thống
mạng.
 Ghi nhật kí Log: Tất cả các hoạt động của hệ thống hoặc của các dịch vụ được
triển khai trên hệ thống và file tương ứng đều được ghi lại liên tục.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 19


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

3.3 Mô hình giám sát tập trung.

Hình 3.2: Mô hình giám sát tập trung.

Đây là mô hình cơ bản, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tốn quá
nhiều chi phí đầu tư trong quá trình triển khai hệ thống. Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một
server vật lý duy nhất để cài đặt Zabbix Server. Zabbix Server sẽ thu thập dữ liệu thông
qua Zabbix Agent hoặc giao thức SNMP đã được cài đặt trên các thiết bị cần quản lý
giám sát. Mọi dữ liệu sẽ được gửi tập trung về Zabbix Server, việc quản lý và cấu hình sẽ
dễ dàng hơn, chúng ta dễ dàng hình dung tổng quan sơ đồ của hệ thống mạng.
Tuy nhiên do chỉ có một Zabbix Server nhưng lại quản lý giám sát tất cả các thiết bị
trong hệ thống mạng, dẫn đến tình trạng Zabbix Server luôn trong trạng thái hoạt động từ
đó có thể gây ra tình trạng quá tải, xử lý dữ liệu một cách “chậm chạp” làm giảm hiệu
suất quản lý giám sát. Ngoài ra mô hình giám sát tập trung chỉ hỗ trợ giám sát được số
lượng thiết bị nhất định, gây khó khăn trong việc mở rộng quy mô hệ thống khi số lượng

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 20


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

thiết bị trong hệ thống ngày càng tăng. Đòi hỏi người quản trị viên phải tính toán thật kĩ
lưỡng trước khi triển khai mô hình này. Để giải quyết những mặt hạn chế trên, mô hình
giám sát phân tán là một giải pháp hiệu quả.

3.4 Mô hình giám sát phân tán.

Hình 3.3: Mô hình giám sát phân tán.

Tương tự như mô hình giám sát tập trung, tuy nhiên mô hình giám sát phân tán có
thêm sự hỗ trợ của Zabbix Proxy.
Ban đầu một doanh nghiệp có tất cả khoảng 50 thiết bị cần quản lý giám sát, trãi qua
quá trình nhiều năm hoạt động và phát triển và doanh nghiệp đó có thêm nhiều chi nhánh
tại nhiều nơi khác nhau. Lúc này bài toán đặt ra là làm như thế nào để có thể quản lý giám
sát được tất cả các thiết bị đó tại một nơi duy nhất (trung tâm điều hành). Một Zabbix
Server là điều không thể, do đó ta cần phải sử dụng đến các Zabbix Proxy để làm các
điểm cầu nối từ các node mạng khác đến Zabbix Server.
Mỗi Zabbix Proxy có nhiệm vụ tương tự như Zabbix Server, nó sẽ thu thập dữ liệu
từ các thiết bị (Agent) trong mạng, xử lý tạm thời các dữ liệu đó và lưu vào bộ nhớ đệm.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 21


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

Sau cùng nó sẽ chuyển tiếp tất cả dữ liệu đó đến Zabbix Server. Do được các Zabbix
Proxy phụ giúp một phần công việc nên Zabbix Server sẽ không còn hoạt động liên tục
như trước, đồng thời hiệu suất và khả năng quản lý giám sát được nâng cao một cách rõ
rệt.
Mô hình giám sát phân tán bao gồm 1 Zabbix Server thường được đặt tại trung tâm
điều hành mạng (NOC) và một hoặc nhiều Zabbix Proxy thường được đặt tại các chi
nhánh hay tại các node mạng có nhiều thiết bị được kết nối phức tạp. Kiến trúc giám sát
phân tán là mô hình cài đặt phức tạp nhất trong việc triển khai giám sát với Zabbix. Tuy
nhiên nó lại rất linh hoạt khi mô hình hệ thống ngày càng lớn và phức tạp, nó cho phép
mở rộng quy mô không giới hạn.
Do các Zabbix Proxy thường được đặt tại những vị trị địa lí khác nhau, thông qua
môi trường Internet để kết nối đến Zabbix Server. Mà trên môi trường Internet lại có rất
nhiều mối nguy hại, do đó để tăng tính bảo mật cho hệ thống chúng ta cần có một lớp bảo
mật Firewall hoặc nhiều hơn đứng giữa những kết nối này để kịp thời ngăn chặn những sự
cố tấn công đến toàn bộ hệ thống mạng, tương tự như hình 3.3.

3.5 Cơ chế giám sát thụ động và chủ động.


Khi Zabbix Server thực hiện thu thập thông tin từ các thiết bị Agent nó sẽ dựa trên
các nhãn item tương ứng với dữ liệu cần thu thập. Quá trình lấy thông tin từ các nhãn item
đó được chia thành hai cách: bị động (passive) và chủ động (active).

3.5.1 Cơ chế giám sát thụ động- Passive.


Zabbix Server sẽ chủ động gửi thông tin yêu cầu dữ liệu liên quan đến các item cần
giám sát đến Agent vào các khoảng thời gian (interval time) đã được cấu hình trước. Sau
khi nhận được yêu cầu từ Zabbix Server, Agent sẽ gửi thông tin phản hồi kèm với dữ liệu
tương ứng mà Zabbix Server muốn thu thập. Agent chỉ phản hồi khi được Zabbix Server
yêu cầu. Bằng cách này Zabbix Server có thể chủ động lấy những thông tin cần thiết từ
các item mà mình quan tâm, không cần lấy những thông tin không cần thiết. Nếu có sự cố
bất thường xảy ra, Zabbix Server sẽ dễ dàng cập nhật trạng thái của Agent do được hỏi
theo định kì.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 22


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.
Hình 3.4: Cơ chế giám sát thụ động-Pasive.

3.5.2 Cơ chế giám sát chủ động- Active.


Khác với cơ chế giám sát thụ động, ở cơ chế giám sát chủ động việc chủ động gửi
thông tin yêu cầu sẽ do Agent phụ trách. Đầu tiên Agent phải gửi yêu cầu đến Zabbix
Server nhằm lấy danh sách các item được Zabbix Server chỉ định để phía Agent thu thập
thông tin gửi lại cho Zabbix Server. Sau khi đã lấy được danh sách item về thì Agent sẽ
xử lý độc lập rồi gửi tuần tự thông tin về cho Zabbix Server. Lúc này, phía Zabbix Server
không cần phải khởi tạo bất kì kết nối nào đến Agent mà chỉ thực hiện việc trả lời lại các
yêu cầu và nhận thông tin được thu thập lại từ Agent, Agent sẽ làm tất cả [8].
Điều này giúp Zabbix Server giảm tải được công việc tuy nhiên khuyết điểm lớn
nhất là Agent chỉ gửi thông tin về Zabbix Server mang tính chất sự kiện tức là khi có sự
thay đổi mới. Nếu không có sự thay đổi, Agent sẽ không gửi thông tin về Zabbix Server.
Do đó nếu Agent bị treo hoặc không còn hoạt động thì Zabbix Server sẽ không được nhận
bất kì thông báo nào. Hay khi Agent đã hoạt động trở lại thì Zabbix Server sẽ không biết
được những sự cố gì đã xảy ra do nó không cập nhật liên tục trạng thái của Agent

Hình 3.5: Cơ chế giám sát chủ động-Active.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 23


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

3.6 Cơ chế giám qua giao thức SNMP.


Ngoài những thiết bị có hỗ trợ cài đặt Zabbix Agent, Zabbix còn hỗ trợ trên những
thiết bị đời cũ hay những thiết bị không hỗ trợ cài đặt Zabbix Agent thông qua giao thức
SNMP.
3.6.1 Giao thức SNMP.
SNMP được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Simple Network Management Protocol đây
là giao thức quản lý mạng đơn giản tại tầng ứng dụng trong mô hình OSI. Nó được dùng
để quản lý và giám sát các thiết bị trong hệ thống mạng, về mặt hoạt động nó tương tự
giống như Zabbix Agent. SNMP cung cấp một ngôn ngữ giao tiếp chung để các thiết bị
trong mạng như router, switch, server, các thiết bị đầu cuối như máy in, scanner và thiết
bị IoT... có thể truyền và chuyển tiếp tín hiệu cho nhau từ SNMP Agent đến SNMP
Manager. Có thể sử dụng trong mạng cục bộ (LAN) hoặc cũng có thể quản lý giám sát
các thiết bị ở xa (mạng diện rộng WAN).
SNMP hiện tại có 4 phiên bản: SNMPv1, SNMPv2c, SNMPv2u và SNMPv3. Phổ
biến nhất là SNMPv1 và SNMPv2 do có nhiều thiết bị tương thích và có nhiều phần mềm
hỗ trợ. SNMPv1 là giao thức quản lý mạng ra đời đầu tiên, sử dụng cơ chế xác thực
truyền "chuỗi cộng đồng" (community) ở dạng văn bản rõ ràng, rất không an toàn.
SNMPv2c, đây là phiên bản cải tiến của SNMPv1. Nó mang lại nhiều cải tiến về hiệu suất
cùng với những tiến bộ về bảo mật. SNMPv3, đã bổ sung thêm tính năng bảo mật mật mã
và các khái niệm mới, thuật ngữ, cải tiến cấu hình từ xa và các quy ước. Các tính năng
bảo mật mới của nó là: Nó cung cấp bảo mật thông qua mã hóa các gói để ngăn chặn
những kẻ xâm nhập từ bên ngoài; Nó đảm bảo tính toàn vẹn của thông điệp bằng cách bảo
vệ các gói với cơ chế bảo vệ.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 24


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

3.6.2 Các thành phần của SNMP.

Hình 3.6: Mô hình giám sát qua giao thức SNMP.

Hệ thống giám sát dùng SNMP gồm có hai thành phần chính: Trạm quản lý (Network
Manager Station) và các phần tử mạng (Network Element).
 Network Manager Station-NMS: là các máy chủ như server hay một máy tính có cài
đặt chương trình quản lý mạng bằng giao thứ SNMP. Tương tự như Zabbix Server,
NMS sẽ thu thập dữ liệu, truy vấn đến Agent, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của
Agent, cũng như thông báo khi có sự cố xảy ra.
 Network Element- NE: là các phần tử trong hệ thống mạng, thường là các thiết bị
đầu cuối như PC, router, switch, server…Những thiết bị này sẽ phải cài đặt một
chương trình tên là SNMP Agent để có thể cung cấp thông tin, trạng thái hoạt động
hoặc

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 25


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

các sự cố của NE đến NMS. Một NE có thể được quản lý bởi nhiều NMS và một
NMS có thể quản lý được nhiều NE.

Hình 3.7: Các thành phần của SNMP.

3.6.3 Management Information Base-MIB.


MIB (cơ sở thông tin quản lý) là một cấu trúc dữ liệu gồm các đối tượng được quản
lý (managed object), được dùng cho việc quản lý các thiết bị chạy trên nền TCP/IP. MIB

kiến trúc chung mà các giao thức quản lý trên TCP/IP nên tuân theo, trong đó có SNMP.
MIB được thể hiện thành 1 file (MIB file), và có thể biểu diễn thành 1 cây (MIB tree) như
hình 3.8. MIB có thể được chuẩn hóa hoặc tự tạo [9].

3.6.4 Object Identifier- OID.


Đây là mã định danh tối tượng trong SNMP, dùng để xác định các đối tượng cần
quản lý được định nghĩa trong MIB. Mỗi chỉ số OID là một địa chỉ dựa theo hệ thống

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 26


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG
Hình 3.8: HỆ
CâyTHỐNG
thư mụcMẠNG VỚI ZABBIX.
của MIB.

phân cấp của MIB và được ngăn cách với nhau bằng dấu “.” và thứ tự từ cấp cao nhất đến
cấp thấp nhất được xét theo thứ tự từ trái sang phải. Ví dụ: Trên hình 3.8, OID của thư
mục System sẽ có dạng là: 1.3.6.1.1.1.1. Địa chỉ OID trên mỗi đối tượng là độc nhất.
Các chỉ số này được quy định bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO. Các nhà cung cấp
thiết bị có thể xác định chỉ số OID cho các sản phẩm của chính họ trên MIB. Có hai loại
đối tượng: đối tượng vô hướng (scalar) và đối tượng dạng bảng (tabular). Các đối tượng
vô hướng xác định một cá thể đối tượng duy nhất trong khi các đối tượng dạng bảng xác
định nhiều cá thể đối tượng liên quan được nhóm trong các bảng MIB [10].

3.6.5 Cách hoạt động và các phương thức trong SNMP.


SNMP Manager và Agent sử dụng giao thức tuyền tải UDP trên port 161 và 162
(dành cho bản tin Trap) để truyền thông tin cho nhau. Do không cần yêu cầu khắt khe về
độ chính xác giữa các bản tin request và response, vì nếu Manager không nhận được phản
hồi nó sẽ gửi một request khác. Và cũng chính vì mỗi đối tượng sẽ có một OID duy nhất
nên khi Manager gửi bản tin request về đối tượng nào với chỉ số OID đi kèm thì Agent sẽ
gửi bản tin response đúng đối tượng có số OID đó cho nên SNMP không cần tính sắp xếp
đúng thứ tự của các gói tin như trong giao thức TCP. Mà ở đây đòi hỏi sự nhanh nhẹn,
linh hoạt, kết nối dễ dàng giữa Manager và Agent để kịp thời nắm bắt được những gì đang
xảy ra trong hệ thống mạng từ đó giúp người quản trị có thể nhanh chóng khắc phục
những sự cố không mong muốn có thể xảy ra.

Hình 3.9: Quá trình minh họa lấy sysName.0.

Ví dụ, để có thể lấy được tên của thiết bị (device 1). Đầu tiên Manager cần phải biết
được tên mô tả và OID của thông tin cần lấy do đó nó sẽ tra trong bảng từ điển RFC1213

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 27


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

và biết được nếu cần lấy tên của thiết bị thì chọn tên mô tả là sysName có OID là
1.3.6.1.2.1.1.5 và gửi một bản tin Request có chỉ số OID đó. Tại Agent, sau khi nhận
được bản tin Request từ Managaer, nó sẽ kiểm tra chỉ số OID đó và tra trong bảng từ điển
RFC1213 và biết được chỉ số OID: 1.3.6.1.2.1.1.5 này chính là sysName. Sau cùng Agent
sẽ gửi bản tin Response với nội dung chứa chỉ số OID nhận được từ Manager và kèm với
Value tương ứng với chỉ số OID đó là “SuperComputer” tên của thiết bị.
Bảng từ điển RFC1213 đây là một bảng mô tả cấu trúc của MIB version 2, cấu trúc
này gọi là SMI (Structure Management Information). Đây là phiên bản mở rộng thêm cấu
trúc của MIB version 1. Lưu ý mỗi phiên bản SNMP như v1, v2, v3 sẽ có từng bảng từ
điển RFC khác nhau tương ứng với cấu trúc SMI của MIB.
SNMP hỗ trợ 5 phương thức hoạt động như sau:
 GetRequest: là bản tin được Manager gửi đến Agent có chứa chỉ số OID của đối
tượng cần lấy thông tin. Một bản tin có thể chứa nhiều giá trị OID của nhiều đối
tượng để lấy thông tin cùng một lúc trong cùng một bản tin GetRequest.
 GetNexttRequest: tương tự như cách hoạt động của bản tin GetRequest, nhưng ở
đây nó sẽ lấy giá trị của đối tượng có chỉ số OID kế tiếp so với chỉ số OID có
trong bản tin GetNextRequest. Lý do mà phương thức này được sinh ra là vì một
cơ sở thông tin quả lý-MIB bao gồm nhiều OID được sắp xếp thứ tự nhưng không
liên tục, nếu biết một OID thì không xác định được OID kế tiếp. Do đó ta cần
GetNextRequest để lấy về giá trị của OID kế tiếp. Nếu thực hiện GetNextRequest
liên tục thì ta sẽ lấy được toàn bộ thông tin của Agent [9].
 SetRequest: là bản tin được Manager gửi đến Agent và dùng để thiết lập giá trị
cho đối tượng của Agent dựa vào chỉ số OID tương ứng.
 GetResponse: đây là bản tin từ Agent gửi đến Manager dùng để xác nhận khi nhậ
được các bản tin GetRequest, GetNextRequest hoặc SetRequest.
 Trap: Bản tin Trap được Agent tự động gửi cho Manager và được dùng để cảnh
báo mỗi khi có sự kiện hay sự cố xảy ra trên một đối tượng của Agent. Bản tin
Trap hoạt động ở Port UDP 162 hoàn toàn độc lập so với các bản tin còn lại hoạt
động ở Port UDP 161.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 28


CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

4.1 Giới thiệu chương.


Chương IV trình bày:
Các bước chuẩn bị trước khi cài đặt Zabbix phiên bản 5.0 LTS, Cách cài đặt và cấu
hình một vài thông số cơ bản.

4.2 Các bước chuẩn bị.


 OS: Centos7.  Service: ZABBIX 5.0.
 Disk: ≥ 25 GB.  Web: Apache hoặc httpd.
 RAM: ≥ 1GB.  Database: MariaDB.
 vCPU: ≥ 2.  Php: version 7.2.
4.3 Các bước cài đặt.
Bước 1: Cập nhật và nâng cấp các gói mới nhất cho máy Centos7.Tắt dịch vụ SELINUX
trên Centos. Chỉnh sửa file vi /etc/selinux/config và sau đó rebbot lại máy.

#yum -y install update


#yum -y install upgrade
#yum -y install epel-release
#vi /etc/selinux/config
SELINUX= disable

#reboot

Bước 2: Tải xuống repo Zabbix 5.0 từ trang web của hãng.
#rpm-Uvh https://repo.zabbix.com/zabbix/5.0/rhel/7/x86_64/zabbix-
release-5.0-1.el7.noarch.rpm
# yum clean all
# yum install zabbix-server-mysql zabbix-agent zabbix-frontend-
php
# yum install centos-release-scl

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 29


CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

Enable giao diện web của Zabbix thay đổi từ enable=0 thành enable=1.

# vi /etc/yum.repos.d/zabbix.repo
enable=1 # mặc định luôn tắt, enable=0

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 30


CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

Bước 3: Cài đặt MySQL và MariaDB cho Zabbix.


# yum install zabbix-web-mysql-scl zabbix-apache-conf-scl
# yum -y install mariadb-server
# systemctl start mariadb # bật dịch vụ MariaDB
# systemctl enable mariadb # cho phép khởi động cùng hệ thống

Tạo database mới với tên là zabbixdb và thông tin mặc định cho database.
1 # mysql -u root -p
Enter password: (Nhập mật khẩu root của bạn)
2 # create database zabbixdb character set utf8 collate
utf8_bin;
3 # create user phamninh@localhost identified by ‘ninh1901’;
4 # grant all privileges on zabbix_db.* to phamninh@localhost;
5 # flush privileges;
6 # show databases; #Kiểm tra database vừa tạo

- Câu lệnh 1: truy cập vào MySQL với lựa chọn user root và mật khẩu
- Câu lệnh 2: Tạo một database tên là zabbixdb và thiết lập các thông số cho
database. Zabbix hỗ trợ theo chuẩn utf8
- Câu lệnh 3: Tạo user mới tên là phamninh và đặt mật khẩu là ninh1901.
- Câu lệnh 4: Cấp quyền cho user vừa tạo có thể truy cập vào database zabbixdb.
- Câu lệnh 5: Để thay đổi thực hiện ngay lập tức.
Bước 4: Trước khi cấu hình server, đầu tiên, bạn phải import cấu trúc của Zabbix
database (đã khởi tạo trước đó) vào MySQL/MariadDB bằng lệnh như sau:

# zcat /usr/share/doc/zabbix-server-mysql/create.sql.gz | mysql


-u zabbixuser zabbixdb -p

Bước 5: Cấu hình thông số cho Zabbix Server và Zabbix Agent

# vi /etc/zabbix/zabbix_server.conf
DBName=zabbixdb
DBUser=phamninh
DBPassword=ninh1901

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 31


CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

Chọn múi giờ và thiết lập nó trong file có đường dẫn sau:
Thiết lập các thông số của Agent trên chính Zabbix Server để nó có thể tự quản lý chính
mình:
# vi /etc/zabbix/zabbix_agentd.conf
Server=dia_chi_ip_cua_Zabbix_Server
# vi ListenPort=10050
/etc/opt/rh/rh-php72/php-fpm.d/zabbix.conf
Hostname=ten_cua_Zabbix_Server
php_value[date.timezone] = Asia/Ho_Chi_Minh
# systemctl restart zabbix-agent

Bước 6: Khởi động tất cả dịch vụ và thiết lập tường lửa cho phép cổng web http port 80
và cổng dịch vụ Zabbix port 10050 và 10051.
# systemctl restart zabbix-server zabbix-agent httpd rh-php72-
php-fpm
# systemctl enable zabbix-server zabbix-agent httpd rh-php72-
php-fpm
# firewall-cmd --add-service={http,https} –permanent
# firewall-cmd --add-port={10051/tcp,10050/tcp} –permanent
# firewall-cmd --reload

Bước 7: Cài đặt và cấu hình trên giao diện Web của Zabbix.
Mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ: http://dia_chi_ip_cua_Zabbix_Server/zabbix/

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 32


Hình 4.1: Giao diện chào mừng khi truy cập đến Zabbix lần đầu tiên.
CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

Hình 4.2: Kiểm tra các điều kiện và yêu cầu tiên quyết trước khi cài đặt Zabbix.

Hình 4.1: Nhập các thông số đã cấu hình ban đầu để kết nối đến Database.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 33


CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

Hình 4.2: Nhập hostname hoặc địa chỉ IP và tên của Zabbix Server.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 34


CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX.

Hình 4.3: Tổng kiểm tra lại các thông số vừa nhập có chính xác không.

Hình 4.4: Nhấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt.

Hình 4.7: Đây là giao diện tổng quan sau khi đăng nhập thành công với Username
và Password mặc định là Admin/zabbix.
SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 35
CHƯƠNG V: TRIỂN KHAI GIÁM SÁT HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

CHƯƠNG V: TRIỂN KHAI GIÁM SÁT HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

5.1 Giới thiệu chương.


Chương V trình bày:
Trình bày bài toán về nhu cầu và thực trạng của một doanh nghiệp, từ đó đưa
ra mô hình và triển khai việc quản lý giám sát trên hệ thống mạng đó.

5.2 Phát biểu bài toán.


Công ty TNHH ABC là một công ty chuyên hoạt động về lĩnh vực thương mại
điện tử. Do đó nhu cầu sử dụng và truy cập Internet

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 36


CHƯƠNG V: TRIỂN KHAI GIÁM SÁT HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 37


CHƯƠNG V: TRIỂN KHAI GIÁM SÁT HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 38


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 GPL (General Public License) đôi khi còn được gọi là GNU GPL, là giấy phép phần
mềm tự do được sử dụng rất rộng rãi cho đến ngày nay. Nó được viết bởi Richard
Stallman của Free Software Foundation cho dự án GNU. Giấy phép này cho phép phần
mềm được sử dụng, sửa đổi, và tái phân phối một cách tự do bởi bất cứ ai.

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 39


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Network monitoring” 28/03/2021. [Trực tuyến], Địa chỉ:


https://en.wikipedia.org/wiki/Network_monitoring [Truy cập 26/07/2021].
[2] Anln, “Các yêu cầu giám sát hệ thống mạng” 19/05/2019. [Trực tuyến], Địa chỉ:
https://www.daihockhonggiay.com/blogs/post/cac-yeu-cau-giam-sat-he-thong-
mang [Truy cập 26/07/2021].
[3] Zabbix SIA, “Zabbix Documentation” 2001-2021. [Trực tuyến], Địa chỉ:
https://www.zabbix.com/documentation/current/manual/introduction/about [Truy
cập 28/07/2021].
[4] Wikipedia, “Zabbix” được sửa đổi lần cuối vào 18/05/2021. [Trực tuyến], Địa chỉ:
https://en.wikipedia.org/wiki/Zabbix#cite_note-5 [Truy cập 29/07/2021].
[5] Zabbix SIA, “ABOUT US”. [Trực tuyến], Địa chỉ:
https://www.zabbix.com/pr/pr280 [Truy cập 30/07/2021].
[6] Trần Văn Cường, “Tổng quan về Zabbix” 28/07/2015. [Trực tuyến], Địa chỉ:
https://viblo.asia/p/tong-quan-ve-zabbix-KE7bGo04v5e2 [Truy cập 01/08/2021].
[7] Wikipedia, “FCAPS” được sửa đổi lần cuối vào 27/06/2021. [Trực tuyến], Địa chỉ:
https://en.wikipedia.org/wiki/FCAPS#History [Truy cập 05/08/2021].
[8] Quách Chí Cường, “Sự khác biệt giữa Zabbix Active Check và Passive Check”
20/06/2016. [Trực tuyến], Địa chỉ:https://cuongquach.com/su-khac-biet-giua-
zabbix-active-va-passive.html [Truy cập 06/08/2021].
[9] Diệp Thanh Nguyên, “SNMP Toàn Tập” 04/2010. [Trực tuyến], Địa
chỉ:http://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/snmp-toan-tap-40309/ [Truy cập
09/08/2021].
[10] “SNMP là gì” 12/09/2020. [Trực tuyến], Địa chỉ: https://licensesoft.vn/snmp-la-
gi.htm [Truy cập 11/08/2021].

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 40


TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 41

You might also like