You are on page 1of 93

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ .......................... 1


1.1 Phạm vi áp dụng: .......................................................................................... 1
1.2 Yêu cầu thiết kế: ........................................................................................... 1
1.3 Các chức năng chính của hệ thống ............................................................... 2
1.4 Nguyên lý hoạt động: ................................................................................... 2
1.5 Các công nghệ trên dây chuyền chiết, đóng nắp, đóng thùng: ..................... 3
1.5.1 Kiểm tra khuyết tật chai: .................................................................. 3
1.5.2 Chiết nước vào chai: ......................................................................... 5
1.5.3 Đóng nắp chai: .................................................................................. 6
1.5.4 Cảm biến dùng trong các dây chuyền chiết rót: ............................... 7
1.5.5 Dây chuyền đóng thùng: ................................................................... 8
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ SIMATIC S7-300 ............................................. 11
2.1. Giới Thiệu Chung ...................................................................................... 11
2.2 Ngôn ngữ lập trình: .................................................................................... 16
2.3 Tập Lệnh S7-300 ........................................................................................ 17
2.3.1 Nhóm lệnh logic tiếp điểm: ............................................................ 18
2.3.2 Lệnh về timer : ................................................................................ 19
2.3.3 Bộ đếmCounter: .............................................................................. 21
2.3.4 Lệnh so sánh: .................................................................................. 22
2.3.5 Các lệnh về số học: ......................................................................... 24
2.3.6 Lệnh Di chuyển : ............................................................................ 25
2.3.7 Lệnh dịch bit: .................................................................................. 25
CHƯƠNG III TỔNG QUAN VỀ WINCC ........................................................... 26
3.1 Khái niệm. .................................................................................................. 26
3.2 Các bước cài đặt WinCC V7.0 trên máy tính:............................................ 28
CHƯƠNG IV XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN ........ 37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.1 Giới thiệu quy trình công nghệ:.................................................................. 37


4.2 Viết chương trình S7-300: .......................................................................... 39
4.3 Thiết kế mô phỏng trên WinCC: ................................................................ 48
4.3.1 Tạo biến .......................................................................................... 52
4.3.2 Tạo ảnh: .......................................................................................... 56
4.3.3 Thiết lập các thuộc tính hình ảnh.................................................... 58
4.3.4 Tạo nút nhấn thoát chương trình: ................................................... 60
4.3.5 Tạo thanh trượt chọn giá trị Slider Object : .................................... 61
4.3.6 Tạo nút nhấn đăng nhập và đăng xuất: ........................................... 62
4.3.7 Thiết lập tài khoản quản trị: ............................................................ 62
4.3.8Tạo khung hiển thị số: ..................................................................... 64
4.3.9Lấy đối tượng đồ họa từ thư viện WinCC: ...................................... 65
4.3.10Gán thuộc tính quá trình cho đối tượng: ........................................ 68
4.3.11Tạo bảng thông báo trạng thái hệ thống: ....................................... 70
4.3.12Global Script: ................................................................................. 73
4.4Thiết lập các điều kiện và chạy Runtime: ................................................... 78
4.5Thao tác trên màn hình Runtime: ................................................................ 84
CHƯƠNG V TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI....................... 85
5.1 Tổng kết: ..................................................................................................... 85
5.2 Hạn chế của đề tài: ..................................................................................... 85
5.3 Hướng phát triển:........................................................................................ 85
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng và các thầy cô trong
khoaĐiệnđã dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học
tập và thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Bùi Tấn Lợi đã luôn quan tâm và nhiệt tình
hướng dẫn trong suốt quá trình em làm đồ án.
Xin chân thành cảm ơn những người thân đã giúp đỡ động viên trong quá trình
học tập và thực hiện đồ án. Đồng cảm ơn anh Đào Duy Dương đã cung cấp cho em
những kiến thức cơ bản về S7-300 và WinCC.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 12tháng 12 năm 2013


Sinh viên thực hiện

Bùi Hữu Tài


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay quá trình tự động hóa trong công nghiệp là hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của một quốc gia. Với các nước phát triển như Mỹ, Nhật,…thì tự
động hóa không còn xa lạ và đã trở nên quen thuộc. Ở các nước này máy móc hầu
như đã thay thế lao động chân tay, số lượng công nhân trong nhà máy đã giảm hẳn
và thay vào đó là những lao động chuyên môn, những kỹ sư có tay nghề, điều khiển
giám sát trực tiếp quá trình sản xuất thông qua máy tính. Một trong những ứng dụng
giám sát đó là WinCC (Windows Control Centre), nó giúp ta điều khiển và giám sát
toàn bộ quá trình sản xuất thông qua máy tính mà không phải trực tiếp xuống nơi
sản xuất để quan sát. Những điều trên chứng tỏ tầm quan trọng của việc ứng dụng
WinCC trong lĩnh vực tự điều khiển động hóa. Việt Nam là nước đang phát triển thì
như cầu hiện đại hóa trong công nghiệp là điều hết sức quan trọng đối với phát triển
kinh tế cũng như như cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Là những sinh viên theo học chuyên ngành “Điện Công nghiệp” cùng những
nhu cầu, ứng dụng thực tế cấp thiết của nền công nghiệp nước nhà, em muốn được
nghiên cứu và tìm hiểu những thành tựu khoa học mới để có nhiều cơ hội biết thêm
về kiến thức thực tế, củng cố kiến thức đã học, phục vụ tốt cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “ Thiết kế điều
khiển giám sát cho hệ thống rót, đóng nắp chai và đóng thùng nước giải khát
sử dụng Simatic S7-300 và WinCC”.
Trong bản thuyết minh em đã hoàn được những nội dung sau:
Chương I: Tổng quan về dây chuyền công nghệ chiết rót, đóng nắp và đóng
thùng chai nước giải khát.
Chương II: Tổng quan về PLC S7-300.
Chương III: Tổng quan về WinCC.
Chương IV: Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển cho hệ thống chiết
nước, dập nắp và đóng thùng nước giải khát.
Chương V: Tổng kết và hướng phát triển của đề tài.
Mục đích nghiên cứu:
Nắm vững kiến thức về lập trình với S7-300, mô phỏng quá trình hoạt động
của một hệ thống với WinCC.
Nghiên cứu đề tài nhằm tích lũy kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức và phát
huy tính sáng tạo, giải quyết vấn đề.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Theo phương châm học đi đôi với hành thì việc tạo ra một hệ thống mô phỏng
dùng S7-300 và WinCC là một yêu cầu cần thiết , đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
Giới hạn đề tài:
Đề tài sữ dụng S7-300 và WinCC trong tự động hóa thì rất rộng lớn, hầu hết
các nhà máy, xí nghiệp ứng dụng WinCC trong việc điều khiển, giám sát tất cả các
khâu. Nhưng trong đề tài này ta hạn chế là chỉ mô phỏng quá trình hoạt động của
một hệ thống nhỏ, chưa thể hoàn toàn theo sát với thực tế. Vì vậy vẫn còn nhiều vấn
đề cần được quan tâm giải quyết trong tương lai.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Có thể thấy các sản phẩm tiêu dùng hiện nay phần lớn được chứa đựng trong
các bao bì dạng chai lọ nhất là trong ngành thực phẩm ví dụ như: bia, rượu, nước
giải khát, hóa mỹ phẩm, v.v…, với nhiều ưu điểm nổi trội như giá thành hạ, cứng
cáp, tính thẩm mỹ cao, dễ sản xuất. Cũng chính vì lý do này các hệ thống máy chiết
rót, đóng chai tự động được sữ dụng rất rộng rãi với nhiều chũng loại khác nhau.
Trong đồ án này em sẽ thiết kế mô phỏng hệ thống chiết rót đóng nắp chai dựa theo
hệ thống máy có thật đó là “Hệ Thống Xúc Rửa, Chiết Rót Và Đóng Nắp Chai PET
250-2250ml” của Công ty TNHH Hy Đan . Sau đây em xin giới thiệu về hệ thống
này:
1.1 Phạm vi áp dụng:
- Cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai hoặc nước khoáng, hoặc các
loại nước uống không gaz khác
- Chai nước sử dụng : Loại chai PET có dung tích từ250ml đến 2250ml
1.2 Yêu cầu thiết kế:
- Nguồn nước tinh khiết : có chất lượng nước đạt chuẩn nước uống tinh khiết
TCVN 6096:2004
- Áp suất nước trong hệthống: hệthống được thiết kế với áp suất trung bình
không quá 10kgf/cm2. Vì vậy cần phải dùng công tác áp suất hoặc dùng biến tần để
điều chỉnh áp lực nước phù hợp trong quá trình vận hành.
- Điện áp sử dụng:1 pha 220V, 50Hz hay 3 pha 380V, 50 Hz
- Dòng tải: tùy theo công suất bơm sửdụng và các thiết bị ngoại vi khác,
thông thường không nhỏ hơn 5A.
- Các biện pháp an toàn điện: hệthống được thiết kế ELCB chống giật trên
toàn hệ thống và các thiết bị điện khác đạt chuẩn CE. Nút tắt khẩn cấp khi có sự cố
xảy ra.
- Khung sườn thiết bị: được thiết kếbằng thép không gỉ SS304 hoặc SS316,
chịu được lực rung lớn.
- Ống dẫn nước : ống chịu áp lực cao bằng PVC hoặc bằng thép không gỉ 304
(tùy theo yêu cầu thiết kế), đảm bảo an toàn vệ sinh, không đóng cặn, gỉ sét và gây
ra các nấm mốc vi sinh.
- Các thiết bị lọc nước: vật tư, thiết bị lọc nước đạt chuẩn NSF.

SVTH: Bùi Hữu Tài 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.1 máy đóng chai PET 3 trong 1.


1.3 Các chức năng chính của hệ thống
- Hệ thống kết hợp 3 máy xúc rửa, chiết rót và đóng nắp thành 1 dây chuyền
thống nhất
- Hệ thống tiêu chuẩn: hệ thống bao gổm 3 máy rời rạc: xúc rửa, chiết rót,
đóng nắp, nối liền với nhau thành 1 hệ thống xuyên suốt.
- Mạch điều khiển trung tâm PLC của Siemens: điều khiển xuyên suốt hệ
thống xúc rửa, chiết rót, đóng nắp. Bảng mạch hiển thị trạng thái hoạt động của hệ
thống trên các đèn led (màu xanh). Khi có sự cố xảy ra, hệ thống ngắt điện hoàn
toàn tự động, tín hiệu âm thanh bíp bíp sẽ được phát ra. Ngoài ra chương trình trong
PLC này nhiều chức năng hơn hệ thống tiêu chuẩn.
- Khung sườn : được làm bằng thép không gỉ.
- Động cơ xoay vòng bằng công nghệ Đức:các chai PET được vận chuyển tự
động trên băng chuyền xoay vòng liên tục vào hệ thống chiết rót, xúc rửa
- Ống dẫn nước: bằng Inox.
- 2 chế độ hoạt động auto / manual: giúp người sử dụng có thể kiểm tra hoạt
động của các chức năng.
1.4 Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống hoạt động theo các bước sau đây:
- Vỏ chai PET được đặt trên băng chuyền trước khi vào hệ thống xúc rửa chiết
rót và đóng nắp (gọi tắt là RFC).
- Nguồn nước tinh khiết từ bồn chứa được nối vào hệ thống RFC.
- Băng chuyền sẽ tự động vận chuyển chai PET vào hệ thống xúc rửa. Các
chai di chuyển xoay vòng và vào đúng vị trí vòi nước xúc rửa. Lưu ý nước rửa có áp
lực khá mạnh để rửa sạch chai PET do bơm thiết kế sẵn trong máy phun lên.

SVTH: Bùi Hữu Tài 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Sau khi rửa, chai PET sẽ được đưa vào vịtrí chiết rót, các cánh tay đòn sẽ
giữ chặt cổchai để tránh đổc hai trong qua trinh rót. Các chai được xoay vòng liên
tục trên băng chuyền chiết rót. Máy bơm nước được thiết kế sẵn trong máy sẽ tự
động chiết rót vào bình. (Lưu ý : thể tích nước có thể điều chỉnh được).
- Khi bình chứa đã đầy nước, sẽ được chuyển sang vị trí đóng nắp. Nắp bình
chứa được lấp đầy trong ống chứa và được đưa vào ngay đầu chai PET.
- Các tay đòn sẽ siết nắp chặt .
- Sau đó chai PET được chuyển trên băng tải ra ngoài.
- Bình chứa được tiếp tục chuyển đến máy bao màng co bằng (nếu có) .

Hình 1.2 Dây chuyền sản xuất nước đóng chai.


Do giới hạn đề tài là mô phỏng trên máy tính nên em sẽ nghiên cứu những
thiết bị phần điện tự động là chính, mô hình mô phỏng sẽ có một số điểm khác so
với hệ thống thực để thuận thiện cho việc mô phỏng.Cụ thể là dây chuyền mô
phỏng sẽ có các khâu chính là:
- Kiểm tra khuyết tật chai.
- Chiết nước vào chai.
- Đóng nắp chai.
- Đưa sang dây chuyền đóng thùng sản phẩm.
1.5 Các công nghệ trên dây chuyền chiết, đóng nắp, đóng thùng:
1.5.1 Kiểm tra khuyết tật chai:
Để kiểm tra được khuyết tật trên sản phẩm chai nhựa người ta thường dùng
các hệ thống máy hiện đại , hiện nay có không ít các nhà cung cấp thiết bị để thực
hiện quá trình này, theo kinh nghiệm và tìm hiểu thì em được biết hãng PRESSCO
TECHNOLOGY INC là nhà cung cấp dòng sản phẩm INTELLISPEC mã CP500
thực hiện quá trình kiểm tra và phân loại và loại bỏ chai bị hỏng không đủ yêu cầu
chất lượng như:
- Chai bị móp trong lúc sản xuất hay trong quá trình vận chuyển.
- Chai dính bẩn.

SVTH: Bùi Hữu Tài 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Dòng sản phẩm INTELLISPEC CP500: được trang bị 2 camera bên trong và
được kết nối với hệ thống máy tính chuyên dụng được cung cấp bởi chính nhà cung
cấp.Máy có bộ nguồn UPS mắc song song với nguồnđiện nên có thể hoạt động
thêm một thời gian sau khi cúpđiện.
Nguyên tắc: camera chụp và phân tích hình ảnh từng chai, đưa tín hiệu về
máy tính xử lí với phần mền chuyên dụng được cài đặt độ nhạy theo mục đích của
yêu cầu sản phẩm và loại (Reject) các sản phẩm không đạt yêu cầu. Tốc độ chụp
của camera có thể lên đến hàng nghìn chai một phút.

b
Hình 1.3 aCác loại chai có thể nhận diện bằng máy CP500
b hình chụp của máy.

SVTH: Bùi Hữu Tài 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.4 Máy kiểm tra khuyết tật chai.


1.5.2 Chiết nước vào chai:
Hiện nay có khá nhiều công nghệ chiết nước vào chai, tùy loại chất lỏng sẽ có
cách chiết rót khác nhau như: Nước có gaz, nước không gaz, chất lỏng dạng cô đặc.
Định lượng sản phẩm lỏng là chiết một thể tích nhất định sản phẩm lỏng và rót vào
trong chai, bình, lọ, v.v.. Định lượng sản phẩm lỏng bằng máy được sử dụng rộng
rãi trong nhiều ngành sản xuất thực phẩm. Khi định lượng bằng máy thì cải thiện
được điều kiện vệ sinh, đảm bảo được năng suất cao và định lượng sản phẩm một
cách chính xác.
Các phương pháp định lượng chủ yếu gồm có:
Định lượng bằng bình định mức: chất lỏng được định lượng chính xác nhờ

bình định mức trước khi rót vào chai.
Định lượng bằng chiết tới mức cố định: chất lỏng được chiết tới mức cố định

trong chai bằng cách chiết đầy, sau đó lấy khối thể tích bù trừ ra khỏi chai; khi đó
mức lỏng trong chai sẽ sụt xuống một khoảng như nhau bất kể thể tích của các chai
có bằng nhau hay không. Ngoài ra còn sử dụng ống thông hơi, chất lỏng được chiết
tới khi ngập miệng ống thông hơi sẽ dứng lại. Phương pháp nầy có độ chính xác
không cao, tuỳ thuộc độ đồng đều của chai.
 Định lượng bằng cách chiết theo thời gian: cho chất lỏng chảy vào chai trong
khoảng thời gian xác định, có thể xem như thể tích chất lỏng chảy là không
đổi. phương pháp nầy chỉ áp dụng cho các sản phẩm có giá tri thấp, không
yêu cầu độ chính xác định lượng.
Cácphương pháp chiết rót sản phẩm gồm có :

SVTH: Bùi Hữu Tài 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
 Phương pháp rót áp suất thường: chất lỏng tự chảy vào trong chai do chênh
lệch về độ cao thủy tĩnh. Tốc độ chảy chậm nên chỉ thích hợp với các chất lỏng ít
nhớt.
 Phương pháp rót chân không: Nối chai với một hệ thống hút chân không,
chất lỏng sẽ chảy vào trong chai do chênh áp giữa thùng chứa và áp suất trong chai.
Lượng chất lỏng chảy vào chai thông thường cũng được áp dụng phương pháp bù
trừ hoặc chiết đầy chai.
 Phương pháp rót đẳng áp: Phương pháp này được áp dụng cho các sản phẩm
có gas như bia, nước ngọt.Trong khi rót, áp suất trong chai lớn hơn áp suất khí
quyển nhằm tránh không cho ga (khí CO2) thoát khỏi chất lỏng. Với phương pháp
rót đẳng áp thông thường, người ta nạp khí CO2 vào trong chai cho đến khi áp suất
trong chai bằng áp suất trong bình chứa, sau đó cho sản phẩm từ bình chứa chảy vào
trong chai nhờ chênh lệch độ cao.
Máy định lượng-chiết rót sản phẩm lỏng gồm nhiều cơ cấu rót, mỗi cơ cấu rót
được bố trí chiết cho 1 chai. Các cơ cấu rót có thể được bố trí thẳng hàng, làm việc
cùng lúc (máy chiết có cơ cấu chiết thẳng) hoặc bố trí trên bàn quay, làm việc tuần
tự (máy chiết bàn quay) như hình bên dưới:

Hình 1.5 Máy chiết bàn quay.


1.5.3 Đóng nắp chai:
Máy đóng nắp chai được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ uống,
thức phẩm, mỹ phẩm và hóa chất công nghiệp. Máy có tác dụng đóng bao kín các

SVTH: Bùi Hữu Tài 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
loại chai thủy tinh, nhựa, đảm bảo việc niêm phóng kín, không rò rỉ chất lỏng ra
ngoài.
Nắp chai được dẫn từ thùng chứa xuống đường dẫn đồng thời được xếp đúng
chiều, chai nước được đưa vào vị trí dập nắp và cố định để hệ thống dập nắp hoạt
động (hình 1.6). Sau khi dập nắp chai sẽ được đưa tới bộ phận vặn nắp để chắc
chắn rằng tất cả các nắp phải được đóng kín.

Hình 1.6 Máy chiết rót và đóng nắp kiểu bàn xoay.
1.5.4 Cảm biến dùng trong các dây chuyền chiết rót:
Tại mỗi khâu chúng ta dùng cảm biến vị trí để xác định vị trí của sản phẩm.
Khi gặp sản phẩm cảm biến sẽ có tín hiệu báo về bộ điều khiển để ra lệnh điều
khiển. Để xác định vị trí và dịch chuyển của sản phẩm, ta dùng loại cảm biến quang
điện.
Cảm biến quang điện bao gồm 1 nguồn phát quang và 1 bộ thu quang.
Nguồn phát quang sử dụng Led hoặc Laser phát ra ánh sáng thấy hoặc không thấy
tùy theo bước sóng. 1 bộ thu quang sử dụng diode hoặc transitor quang. Ta đặt bộ
thu và phát sao cho vật cần nhận biết có thể che chắn hoặc phản xạ ánh sáng khi vật
xuất hiện. Ánh sáng do Led phát ra được hội tụ qua thấu kính. ở phần thu ánh sáng
từ thấu kính tác động đến transitor thu quang. Nếu có vật che chắn thì chùm tia sẽ
không tác động đến bộ thu được. sóng dao động dùng để bộ thu loại bỏ ảnh hưởng
của ánh sáng trong phòng. Ánh sáng của mạch phát sẽ tắt và sáng theo tần số mạch
dao động. Phương pháp này sử dụng mạch dao động làm cho cảm biến thu phát xa
hơn và tiêu thụ ít công suất hơn.

SVTH: Bùi Hữu Tài 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trên thị trường hiện nay có 3 loại cảm biến quang điện chính:Through-beam
sensors (cảm biến tia xuyên qua), Retro-reflective sensors (cảm biến phản quang),
Diffuse reflection sensor (cảm biến phản xạ khuếch tán).

Hình 1.7 Cảm biến phản quang.


Trong quá khứ, đối với nhà máy bia, nước ngọt, việc phát hiện các chai PET
có chất liệu trong suốt là rất khó khăn, yêu cầu phải điều chỉnh phức tạp cảm biến
cho ứng dụng đó. Hiện nay công nghệ phát triển hơn ta có loại cảm biến phản
quang dể dàng phát hiện các vật liệu cho trai PET và thủy tinh. Một trong số đó là
bộcảm biến O5G500 và một bộ lọc phân cực cùng với lăng kính phản xạ E20722
(hình 1.7).
1.5.5 Dây chuyền đóng thùng:
Các máy đóng thùng chai hiện nay rất đa dạng từ thô sơ tới cực kỳ hiện đại.
tùy theo doạng sản phẩm sẽ có cách đóng gói khác nhau. Với chai lọ thủy tinh dễ vỡ
hay các chai có dung tích lớn thường được đóng thùng bằng cánh tay Robot.
Phương pháp này hiện đại và chính xác nhất, đảm bảo chống va đập làm hư sản
phẩm. Số lượng sản phẩm phụ thuộc vào kích thước thùng chứa, số lượng chai gắp
trong một lần cũng dễ dàng cài đặt, ví dụ như để đóng két cho bia chai thì mỗi lần
SVTH: Bùi Hữu Tài 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
cánh tay robot có thể gắp 20 chai. Dây chuyền đóng thùng gồm 2 băng tải, một băng
tải đưa sản phẩm đến tay gắp, một băng vận chuyển thùng, hai băng tải đặt ngang
nhau. Bộ phận gắp chai đượcđiểu khiển đồng bộ bằng khí nén.

Hình 1.8: Bộ phận gắp chai.

.
Hình 1.9 Một cánh tay robot đang làm việc
Với các loại chai nhỏ và khó vỡ thì thường dùng phương pháp đóng thùng
kiểu “Drop” (hình 1.10), hệ thống có hai băng tải, một băng tải chở sản phẩm chai
ở phía trên, băng tải chứa thùng phía dưới, khi số chai chạy vào khung đủ số lượng
thì phần đáy của khung mở ra để toàn bộ chai trong khung rơi xuống thùng, các chai

SVTH: Bùi Hữu Tài 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
rơi xuống thùng đồng thời thùng được hạ xuống để giảm lực tác động vàođáy chai,
cách đóng thùng này nhanh và đơn giản hơn dùng cánh tay Robot.

Hình 1.10: Drop Packer

SVTH: Bùi Hữu Tài 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ SIMATIC S7-300

2.1. Giới Thiệu Chung


Để đáp ứng yêu cầu tự động hóa ngày càng tăng đòi hỏi kỹ thuật điều khiển
phải có nhiều thay đổi về thiết bị cũng như về phương pháp điều khiển. Vì vậy
người ta phát minh ra bộ điều khiển lập trình rất đa dạng như PLC.
Sự phát triển của PLC đã đem lại nhiều thuận lợi và làm cho các thao tác máy
trở nên nhanh nhạy, dễ dàng và tin cậy hơn. Nó có thể thay thế gần như hoàn toàn
cho các phương pháp điều khiển truyền thống. Như vậy PLC có tính năng ưu việt và
thích hợp trong môi trường công nghiệp là:
- Khả năng chống nhiễu tốt.
- Cấu trúc dạng modul rất thuận tiện cho việc mở rộng, cải tạo nâng cấp.
- Có những modul chuyên dụng để thực hiện chức năng đặc biệt.
- Khả năng lập trình được, lập trình dễ dàng cũng là đặc điểm quan trọng để
xếp hạng một hệ thống điều khiển tự động.
- Hiện nay trên thị trường có các loại PLC của các hãng sản xuất như: Omron,
Mitsubishi, Siemens, ABB, Allen Bradley...
Do yêu cầu đề tài nên em xintrình bày về Simatic S7-300 của Siemens.
S7-300 là Dòng sản phẩm cao cấp, được dùng cho những ứng dụng lớn với
những yêu cầu I/O nhiều và thời gian đáp ứng nhanh, yêu cầu kết nối mạng và có
khả năng mở rộng, nâng cấp.
Ngôn ngữ lập trình đa dạng cho phép người sử dụng có quyền chọn lựa. Đặc
điểm nổi bật của S7-300 đó là ngôn ngữ lập trình cung cấp những hàm toán đa dạng
cho những yêu cầu chuyên biệt. Hoặc ta có thể sử dụng ngôn ngữ chuyên biệt để
xây dựng hàm riêng cho ứng dụng mà ta cần.
Ngoài ra S7-300 còn xây dựng phần cứng theo cấu trúc modul, nghĩa là đối
với S7-300 sẽ có những modul tích hợp cho những ứng dụng đặc biệt.

SVTH: Bùi Hữu Tài 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.1.1 Các modul PLC S7-300

Hình 2.1 Cấu hình của một trạm PLC S7-300


Để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụng vào thực tế phần lớn các đối tượng điều
khiển có số tín hiệu đầu vào, đầu ra cũng như chủng loại tín hiệu vào/ra khác nhau
mà các bộ điều khiển PLC được thiết kế không bị cứng hoá về cấu hình. Chúng
được sử dụng theo kiểu các modul, số lượng modul nhiều hay ít tuỳ vào yêu cầu
thực tế, xong tối thiểu bao giờ cũng có một modul chính là CPU, các modul còn lại
nhận truyền tín hiệu với các đối tượng điều khiển, các modul chức năng chuyên
dụng như PID, điều khiển động cơ, van thuỷ khí …Chúng gọi chung là modul mở
rộng. Cấu hình của một trạm PLC S7-300 như hình 2.1.
2.1.1.1 Modul CPU
Modul CPU là loại modul có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ
thời gian, bộ đếm, cổng truyền thông (RS485) và có thể còn có một vài cổng vào ra
số. Các cổng vào ra số có trên modul CPU được gọi là cổng vào ra Onboard.
PLC S7_300 có nhiều loại modul CPU khác nhau. Chúng được đặt tên theo bộ
vi xử lý có trong nó như modul CPU312, modul CPU314, modul CPU315.
Những modul cùng sử dụng 1 loại bộ vi xử lý, nhưng khác nhau về cổng
vào/ra onboard cũng như các khối hàm đặc biệt được tích hợp sẵn trong thư viện
của hệ điều hành phục vụ việc sử dụng các cổng vào/ra onboard này sẽ được phân
biệt với nhau trong tên gọi bằng thêm cụm chữ IFM (Intergrated Function Module).
Ví dụ như modul CPU312 IFM, modul CPU314 IFM.

SVTH: Bùi Hữu Tài 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CPU 312 IFM CPU 314C-2PTP CPU 314 CPU 314C-2DP

Hình 2.2: Một số CPU của PLC S7-300.


Ngoài ra còn có các loại module CPU với 2 cổng truyền thông, trong đó cổng
truyền thông thứ hai có chức năng chính là phục vụ việc nối mạng phân tán. Các
loại modul này phân biệt với các loại modul khác bằng cụm từ DP (Distributed
Port) như là modul CPU314C-2DP.
2.1.1.2 Modul mở rộng
Thiết bị điều khiển khả trình SIMATIC S7-300 được thiết kế theo kiểu modul.
Các modul này sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Việc xây dựng PLC theo
cấu trúc modul rất thuận tiện cho việc thiết kế các hệ thống gọn nhẹ và dễ dàng cho
việc mở rộng hệ thống. Số các modul được sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo từng ứng
dụng nhưng tối thiểu bao giờ cũng phải có một modul chính là modul CPU, các
modul còn lại là những modul truyền và nhận tín hiệu với đối tượng điều khiển bên
ngoài như động cơ, các đèn báo, các rơle, các van từ. Chúng được gọi chung là các
modul mở rộng.
Các modul mở rộng chia thành 5 loại chính:
a) Module nguồn nuôi (PS - Power supply)
Có 3 loại: 2A, 5A, 10A.
b) Module xử lý vào/ra tín hiệu số (SM - Signal module)
Modul mở rộng cổng tín hiệu vào/ra, bao gồm:
DI (Digital input): Modul mở rộng các cổng vào số. Số các cổng vào số mở
rộng có thể là 8, 16, 32 tuỳ từng loại modul.
DO (Digital output): Modul mở rộng các cổng ra số. Số các cổng ra số mở
rộng có thể là 8, 16, 32 tuỳ từng loại modul.
DI/DO (Digital input/Digital output): Modul mở rộng các cổng vào/ra số... Số
các cổng vào/ra số mở rộng có thể là 8 vào/8ra hoặc 16 vào/16 ra tuỳ từng loại
modul.

SVTH: Bùi Hữu Tài 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
AI (Analog input): Modul mở rộng các cổng vào tương tự. Số các cổng vào
tương tự có thể là 2, 4, 8 tuỳ từng loại modul.
AO (Analog output): Modul mở rộng các cổng ra tương tự. Số các cổng ra
tương tự có thể là 2, 4 tuỳ từng loại modul.
AI/AO (Analog input/Analog output): Modul mở rộng các cổng vào/ra tương
tự. Số các cổng vào/ra tương tự có thể là 4 vào/2 ra hay 4 vào/4 ra tuỳ từng loại
modul.
Các CPU của S7_300 chỉ xử lý được các tín hiệu số, vì vậy các tín hiệu analog
đều phải được chuyển đổi thành tín hiệu số. Cũng như các modul số, người sử dụng
cũng có thể thiết lập các thông số cho các modul analog.
c) Modul ghép nối (IM - Interface modul)
Modul ghép nối nối các modul mở rộng lại với nhau thành một khối và được
quản lý chung bởi 1 modul CPU. Thông thường các modul mở rộng được gắn liền
với nhau trên một thanh đỡ gọi là rack. Trên mỗi rack có nhiều nhất là 8 modul mở
rộng (không kể modul CPU, modul nguồn nuôi). Một modul CPU S7-300 có thể
làm việc trực tiếp với nhiều nhất 4 rack và các rack này phải được nối với nhau
bằng modul IM.
Các modul ghép nối (IM) cho phép thiết lập hệ thống S7_300 theo nhiều cấu
hình, S7-300 cung cấp 3 loại modul ghép nối sau:
IM 360: Là modul ghép nối có thể mở rộng thêm một tầng chứa 8 modul trên
đó với khoảng cách tối đa là 10 m lấy nguồn từ CPU.
IM 361: Là modul ghép nối có thể mở rộng thêm ba tầng, với một tầng chứa 8
modul với khoảng cách tối đa là 10 m đòi hỏi cung cấp một nguồn 24 VDC cho mỗi
tầng.
IM 365: Là modul ghép nối có thể mở rộng thêm một tầng chứa 8 modul trên
đó với khoảng cách tối đa là 1m lấy nguồn từ CPU.
d) Modul chức năng (FM - Function modul)
Modul có chức năng điều khiển riêng. Ví dụ như modul PID, modul điều
khiển động cơ bước.
e) Module truyền thông (CP - Communication modul)
Modul phục vụ truyền thông trong mạng giữa các PLC với nhau hoặc giữa
PLC với máy tính.

SVTH: Bùi Hữu Tài 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

a) Modul nguån (PS) b) Modul vµo sè (DI) c) Modul ra analog (AO)

Modul ra sè (DO) d) Modul chøc n¨ng (FM) e) Modul truyÒn th«ng (CP)

Hình 2.3 Các loại modul mở rộng của S7-300.

Các Tín hiệu kết nối với PLC:


a/Tín hiệu số : Là các tín hiệu thuộc dạng hàm Boolean, dạng tín hiệu chỉ có 2
trị 0 hoặc 1.
Mức 0 : tương ứng với 0V hoặc hở mạch
Mức 1 : Tương ứng với 24V
Vd: Các tín hiệu từ nút nhấn ,từ các công tắc hành trình….. đều là những tín
hiệu số
b/ Tín hiệu tương tự : Là tín hiệu liên tục, từ 0-10V hay từ 4-20mA….
Vd: Tín hiệu đọc từ Loadcell,từ cảm biến lưu lượng…
c/ Tín hiệu khác : Bao gồm các tín hiệu giaotiếp với máy tính ,với các thiết bị
ngoại vi khác bằng các giao thức khác nhau như giao thức RS232, RS485,
Modbus….

SVTH: Bùi Hữu Tài 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kiểu dữ liệu:
a/Kiểu Bool: True hoặc False ( 0 hoặc 1) VD: M0.0
b/Kiểu Byte : gồm 8 Bit
c/Kiểu Word
d/Kiểu DWord
e/Kiểu Int
f/Kiểu Real.....

Hình 2.4 Cấu trúc của một bộ điều khiển PLC


2.2 Ngôn ngữ lập trình:
PLC S7_300 có 3 ngôn ngữ lập trình cơ bản sau:
Ngôn ngữ “liệt kê lệnh”, ký hiệu là STL (Statement List). Đây là dạng ngôn
ngữ lập trình thông thường của máy tính. Một chương trình được ghép bởi nhiều
câu lệnh theo 1 thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm 1 hàng và đều có cấu trúc
chung là “tên lệnh”+”toán hạng”.

SVTH: Bùi Hữu Tài 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ví dụ:

Ngôn ngữ “hình thang”, ký hiệu là LAD (Ladder Logic). Đây là dạng ngôn ngữ
đồ hoạ thích hợp với những người quen thiết kế mạch điều khiển logic.
Ví dụ:

Ngôn ngữ “hình khối”, ký hiệu là FBD (Function Block Diagram). Đây là dạng
ngôn ngữ đồ hoạ thích hợp với những người quen thiết kế mạch điều khiển số.
Ví dụ:

Trong đồ án em sử dụng ngôn ngữ LAD để lập trình để đơn giản và trực quan
hơn. Phần mềm dùng viết chương trình là Step7 V5.5 SP1_Home_x32.
2.3 Tập Lệnh S7-300
Kí hiệu: KQ là kết quả thu được sau phép tính
KT là kết quả trước phép tính

SVTH: Bùi Hữu Tài 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.3.1 Nhóm lệnh logic tiếp điểm:
1/ Lệnh về bit:
Tiếp điểm thường hở: KQ=KT nếu I0.0=1. KQ=0 nếu I0.0=0

Tiếp điểm thường đóng : KQ=KT nếu I0.0=0. KQ=0 nếu I0.0=1

Lệnh Not: KQ thu được bằng đảo giá trị của KT, Nếu KT=1 thì KQ=0 ; Nếu
KT=0 thì KQ=1.

Ngõ ra ( cuộn coil) : Gán KQ cho ngõ ra Q0.0

Xác định kết quả: Gán KQ tại vị trí mà lệnh được chèn
Vd: M0.0 lưu kết quả sau 2 phép tính qua I0.0 và I0.1

Lệnh SET Bit: Gán giá trị 1 cho M0.0

Lệnh RESET Bit : Gán giá trị 0 cho M0.0

SVTH: Bùi Hữu Tài 18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Vi phân cạnh lên : M0.0 lưu giá trị KQ ở vòng quét trước
Khi I0.0 chuyển trạng thái từ 0 sang 1 và M0.0 =0 thì Q0.0 =1

Vi phân cạnh xuống: M0.0 lưu giá trị KQ ở vòng quét trước
Khi I0.0 chuyển trạng thái từ 1 xuống 0 và M0.0=1 thì Q0.0=1

2.3.2 Lệnh về timer :


Lệnh S_PULSE:
Nếu I0.0=1 Timer được kích chạy,khi I0.0=0 hoặc chạy đủ thời gian đặt 2s thì
Timer dừng.Hoặc có tín hiệu I0.1 thì Timer cũng dừng
Timer chỉ chạy lại khi có tín hiệu mới từ I0.0 ( tức là I0.0 chuyển trạng thái từ
0 lên 1 )
Q0.0=1 khi Timer đang chạy.
MW100 lưu giá trị đếm của Timer theo dạng Integer
MW102 lưu giá trị của Timer theo dạng BCD
Chức năng của Timer này là tạo xung có thời gian được đặt sẵn.

Lệnh S_PEXT:
Timer kích có nhớ,Khi có tín hiệu cạnh lên ở I0.0 Timer T5 chạy,nếu đủ thời
gian đặt Timer dừng.
Trong quá trình chạy nếu có tín hiệu mới từ chân I0.0 thì thời gian Timer lại
được tính lại từ đầu.
Trong quá trình chạy nếu có tín hiệu I0.1 thì Timer dừng
Q0.0 =1 khi Timer đang chạy.

SVTH: Bùi Hữu Tài 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Các ô nhớ MW100 và MW102 lưu giá trị hiện thời của Timer theo dạng
Integer và dạng BCD

Lệnh S_ODT:
Nếu I0.0=1 Timer bắt đầu chạy khi đủ thời gian thì ngưng khi đó ngõ Q0.0 sẽ
lên 1 nếu I0.0 vẫn còn giữ trạng thái 1,khi có tín hiệu I0.1 thì tất cả phải được Reset
về 0. Các ô nhớ MW100 và MW102 lưu giá trị hiện thời của Timer theo dạng
Integer và dạng BCD

Lệnh S_ODTS:
Timer kích có nhớ,khi có xung cạnh lên ở I0.0 Timer bắt đầu chạy ,ngõ ra
Q0.0=1 khi Timer ngưng và chỉ tắt khi có tín hiệu Reset (tín hiệu I0.1)
Trong quá trình Timer chạy nếu có sự chuyển đổi tín hiệu từ chân I0.0 thêm 1
lần nữa thì Timer sẽ nhớ và tiếp tục chạy khi hết thời gian lần trước.

Số Timer trong S7_300 phụ thuộc vào loại CPU.


CPU 312: có 128 Timer
CPU 313 trở lên: có 256 Timer.
Có 2 cách cài đặt giá trị cho Timer:

SVTH: Bùi Hữu Tài 20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1/ Cài thông số thời gian trực tiếp:
Để cài giá trị trực tiếp cho Timer ta phải thêm kí tự S5T# trước giá trị đặt.
Các kí tự kế tiếp là thông số thời gian muốn cài đặt cho Timer.
2/ Cài đặt thông số thời gian thông qua biến nhớ:
Giá trị cài đặt cho timer thông qua một biến kiểu WORD 16 bits:
2.3.3 Bộ đếmCounter:
Lệnh đếm lên xuống S_CUD:
Ngõ vào I0.2=1 : đưa giá trị đếm vào PV
Khi I0.0 chuyển trạng thái từ 0 lên 1 ,C0 đếm tăng lên 1
Khi I0.1 chuyển trạng thái từ 0 lên 1 ,C0 đếm giảm xuống 1
Khi cả I0.0 và I0.1 đều chuyển trạng thái thì C0 không thay đổi
Khi I0.3=1 thì C0 bị Reset về 0
Giá trị bộ đếm hiện thời nằm trong 2 ô nhớ MW100 và MW102 dưới dạng
Integer và dạng BCD ,giá trị này có tầm từ 0 – 999.
Ngõ ra Q0.0=1 khi giá trị đếm lớn hơn 0

Lệnh đếm lên S_CU:


Ngõ vào I0.1=1 : đưa giá trị đếm vào PV
Khi I0.0 chuyển trạng thái từ 0 sang 1 , C0 đếm tăng lên 1
Khi I0.2 = 1 Counter bị Reset
Ngõ ra Q0.0=1 khi giá trị đếm lớn hơn 0
Giá trị bộ đếm hiện thời nằm trong 2 ô nhớ MW100 và MW102 dưới dạng
Integer và dạng BCD ,giá trị này có tầm từ 0 – 999.
Ngõ ra Q0.0=1 khi giá trị đếm lớn hơn 0

SVTH: Bùi Hữu Tài 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Lệnh đếm xuống S_CD:


Ngõ vào I0.1=1 : đưa giá trị đếm vào PV
Khi I0.0 chuyển trạng thái từ 1 sang 0 , C0 giảm đi 1
Khi I0.2 = 1 Counter bị Reset
Ngõ ra Q0.0=1 khi giá trị đếm lớn hơn 0
Giá trị bộ đếm hiện thời nằm trong 2 ô nhớ MW100 và MW102 dưới dạng
Integer và dạng BCD ,giá trị này có tầm từ 0 – 999.
Ngõ ra Q0.0=1 khi giá trị đếm lớn hơn 0

2.3.4 Lệnh so sánh:


Lệnh so sánh số nguyên:
Lệnh EQ_I(Equal Integer): so sánh MW100 và MW102, nếu hai số nguyên
này bằng nhau thì KT=KQ

SVTH: Bùi Hữu Tài 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Lệnh NE_I ( Not Equal Integer) : So sánh MW100 và MW102,nếu 2 số này
khác nhau thì KQ=KT

Lệnh GT_I ( Greater than Integer) : So sánh 2 số MW100 và MW102 ,nếu


MW100 lớn hơn MW102 thì KQ=KT

Lệnh GE_I ( Greater than or equal Integer ) : So sánh 2 số MW100 và


MW102, Nếu MW100 lớn hơn hoặc bằng MW102 thì KQ=KT

Lệnh LE_I ( Less than or equal Integer ) : So sánh 2 số MW100 và MW102,


Nếu MW100 bé hơn hoặc bằng MW102 thì KQ=KT

Lệnh so sánh hai số Double Interger và hai số thực Real tương tự như trên.

SVTH: Bùi Hữu Tài 23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.3.5 Các lệnh về số học:
Phép Toán trên số nguyên 16 Bit:
Lệnh ADD_I : Lệnh thực hiện việc cộng 2 số nguyên 16 Bit ,kết quả cất vào
số nguyên 16 Bit,nếu kết quả vượt quá 16 Bit thì cờ OV sẽ bật lên 1 ,cờ OS sẽ lưu
Bit bị tràn đó.
MW104 = MW100 + MW102

Lệnh SUB_I : Lệnh thực hiện việc trừ 2 số nguyên 16 Bit ,kết quả cất vào số
nguyên 16 Bit , nếu kết quả vượt quá 16 Bit thì cờ OV sẽ bật lên 1 ,cờ OS sẽ lưu Bit
bị tràn đó.
MW104 = MW100 - MW102

Lệnh MUL_I : : Lệnh thực hiện việc nhân 2 số nguyên 16 Bit ,kết quả cất vào
số nguyên 16 Bit , nếu kết quả vượt quá 16 Bit thì cờ OV sẽ bật lên 1 ,cờ OS sẽ lưu
Bit bị tràn đó.
MW104 = MW100 * MW102

Lệnh DIV_I : : Lệnh thực hiện việc chia 2 số nguyên 16 Bit ,kết quả cất vào số
nguyên 16 Bit , nếu kết quả vượt quá 16 Bit thì cờ OV sẽ bật lên 1 ,cờ OS sẽ lưu Bit
bị tràn đó.

SVTH: Bùi Hữu Tài 24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MW104 = MW100 : MW102

Phép Toán trên số nguyên 32 Bit và số thực 32 Bit tương tự.


2.3.6 Lệnh Di chuyển :
Lệnh MOV : Lệnh đưa giá trị một ô nhớ sang 1 ô nhớ khác,lệnh này có thể áp
dụng cho mọi kiểu số khác nhau.( Int,Dint,Real,Byte….)

2.3.7 Lệnh dịch bit:


Lệnh SHR_W: Lệnh thực hiện việc dịch phải ô nhớ 16 Bit, kết quả cất vào ô
nhớ 16 Bit, N là số Bit dịch. Ô nhớ này được định dạng theo kiểu Word.

Lệnh SHL_W: Lệnh thực hiện việc dịch trái ô nhớ16Bit, kết quả cất vào ô
nhớ 16 Bit,N là số Bit dịch. Ô nhớ này được định dạng theo kiểu Word.

Các lệnh dịch phải, dịch trái ô nhớ 32 Bit tương tự.
Ngoài ra còn rất nhiều lệnh trong S7-300 nhưng ta chỉ nghiên cứu những lệnh
cần thiết dùng trong phần lập trình về sau.

SVTH: Bùi Hữu Tài 25


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ WINCC

Thông thường một hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data


Aquisition) yêu cầu một phần mềm chuyên dụng để xây dựng giao diện điều khiển
HMI (Human Machine Interface) cũng như phục vụ việc sử lý và lưu trữ dữ liệu.
Phần mềmWinCC của Siemens là một phần mềm chuyên dụng cho mục đích này.
3.1 Khái niệm.
WinCC là một trong các chương trình ứng dụng Scada trong lĩnh vực dân
dụng và công nghiệp. WinCC được dùng để điều hành các màn hình hiện thị và hệ
thống điều khiển trong tự động hóa sản xuất và quá trình.
WinCC là chữ viết tắt của Window Control Center, là một phần mền của hãng
Siemens dùng để giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất.
Theo nghĩa hẹp, WinCC là chương trình hỗ trợ cho người lập trình thiết kế giao diện
Người và Máy– HMI (Human Machine Interface) trong hệ thống SCADA
(Supervisory Control And Data Acquisition), với chức năng chính là thu thập dữ liệu,
giám sát và điều khiển quá trình sản xuất. Những thành phần có trong WinCC dễ sử
dụng, giúp người dùng tích hợp những ứng dụng mới hoặc có sẵn mà không gặp bất
kỳ trở ngại nào.
Với WinCC, người dùng có thể trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhiều PLC của
các hãng khác nhau như Misubishi, Allen Braddly, Siemens,v.v…thông qua cổng
COM với chuẩn RS – 232 của máy tính với chuẩn RS – 485 của PLC.
Khi sử dụng WinCC để thiết kế giao diện điều khiển Người – Máy (HMI) và
mạng SCADA, WinCC sử dụng các chức năng sau:
o Graphics Designer: thực hiện dễ dàng các chức năng mô phỏng và hoạt
động qua các đối tượng đồ họa của WinCC, Windows, OLE, I/O,… với
nhiều thuộc tính động (Dynamic).
o Alarm Logging: thực hiện việc hiển thị các thông báo hay các báo cáo trong
khi hệ thống vận hành. Đảm trách về các thông báo nhận được và lưu trữ, để
chuẩn bị, hiển thị, hồi đáp và lưu trữ chúng. Ngoài ra, Alarm Logging còn
giúp ta tìm nguyên nhân của lỗi.
o Tag Logging: Thu thập, lưu trữ và nén các giá trị đo dưới nhiều dạng khác
nhau. Tag Logging cho phép lấy dữ liệu từ các quá trình thực thi, chuẩn bị để
hiện thị và lưu trữ dữ liệu đó. Dữ liệu có thể cung cấp các tiêu chuẩn về công
nghệ và kỹ thuật quan trọng liên quan đến trạng thái hoạt động của toàn hệ
thống.
SVTH: Bùi Hữu Tài 26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
o Report Designer: có nhiệm vụ tạo các thông báo, báo cáo và các kết quả này
được lưu dưới dạng các trang nhật ký sự kiện.
WinCC có thể tạo một giao diện Người – Máy (HMI) dựa trên cơ sở giao tiếp
giữa con người và hệ thống máy , thiết bị điều khiển ( PLC, CNC,…) thông qua các
hình ảnh, sơ đồ, hình vẽ hoặc câu chữ có tính trực quan hơn. Có thể giúp người vận
hành theo dõi được quá trình làm việc, thay đổi các tham số, công thức hoặc quá
trình hoạt động, hiển thị các giá trị hiện thời cũng như giao tiếp với quá trình công
nghệ thông qua các hệ thống tự động. Giao diện HMI cho phép người vận hành
giám sát các quy trình sản xuất và cảnh báo, báo động hệ thống khi có sự cố. Do
đó, WinCC là chương trình thiết kế giao diện Người – Máy thật sự cần thiết, không
thể thiếu trong các hệ thống co quá trình tự động hóa phức tạp và hiện đại.
Từ máy tính trung tâm, có thể điều khiển sự hoạt động toàn bộ dây chuyền sản
xuất được lập trình trên WinCC, ta có thể giám sát tất cả các thiết bị trên dây
chuyền. Dựa vào giao diện HMI, có thể giám sát và thu thập dữ liệu vào ra (I/O)
một cách chính xác, hỗ trợ các phương thức xử lí dữ liệu, tổ chức số liệu một cách
linh hoạt thông qua kiểu lập trình bằng ngôn ngữ C.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa chương trình WinCC và các công cụ phát triển riêng
như: Visual C++ hoặc Visual Basic sẽ tạo ra hệ thống có tính đặc thù cao, tinh vi,
gắn riêng với một cấu hình cụ thể nào đó.
WinCC V7.0 SP3 hỗ trợ các OS sau:
Windows Server 2003 SP2
Windows Server 2003 R2 SP2
Windows Server 2008 SP2 (32-Bit)
Windows XP Professional SP3
Windows XP embedded with SQL Server Express Edition
Windows 7 (Professional / Enterprise / Ultimate) 32-Bit

SVTH: Bùi Hữu Tài 27


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3.2 Các bước cài đặt WinCC V7.0 trên máy tính:
1. Chạy WinCC_V70_SP3.exe, Bấm next để tiếp tục cài đặt.

2. Đồng ý thỏa thuận sữ dụng chương trình và bấm next.

SVTH: Bùi Hữu Tài 28


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3. Chọn nơi giải nén chương trình để cài đặt.

4. Chờ cho chương trình giải nén file cài đặt.

SVTH: Bùi Hữu Tài 29


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

5. Chọn ngôn ngữ khi cài đặt chương trình:

6. Bấm next.

SVTH: Bùi Hữu Tài 30


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
7. Đọc thông báo, bấm next.

8. Đồng ý thỏa thuận sữ dụng phần mềm.

SVTH: Bùi Hữu Tài 31


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
9. Chọn ngôn ngữ của chương trình.

10. Chọn phương án và ổ đĩa cài đặt.

SVTH: Bùi Hữu Tài 32


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

11. Tùy chọn thành phần muốn cài đặt.

12. Chờ cho máy cài đặt xong là hoàn thành. Khi đó ta có Icon chương trình
WinCC trên màn hình Desktop như sau:

Các bước tạo một dự án trên WinCC:


1. Khởi động Wincc.
2. Tạo một Project mới.
3. Bổ xung thiết bị PLC.
4. Định nghĩa các Tag sử dụng.
5. Tạo và soạn thảo một giao diện người dùng.
6. Cài đặt thông số cho Runtime.
7. Chạy chương trình Active.
8. Sử dụng chương trình mô phỏng WinCC Variable Simulator hoặc
PLCSIM.

SVTH: Bùi Hữu Tài 33


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.1: Giao diện làm việc của WinCC


3.3 Các thành phần chính của cửa sổ dự án
- Máy tính (Computer): Quản lý tất cả các trạm (WorkStation) và trạm chủ
(Server) nằm trong Project.
- Quản lý tag (Tag Managerment): Là khu vực quản lý tất cả các kênh, các
quan hệ Logic, các tag (biến) quá trình (Tag process), tag (biến) trung gian
trong PLC (Tag Internal) và nhóm các nhóm tag (Tag Groups).
- Loại dữ liệu (Data Types):Chứa các loại dữ liệu được gán cho các Tag và các
kênh khác nhau.
- Các trình soạn thảo Editor :Các trình soạn thảo được liệt kê trong vùng này
dùng để soạn thảo và điều khiển một dự án hoàn chỉnh , chức năng các bộ
soạn thảo cho như bảng sau:

SVTH: Bùi Hữu Tài 34


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 3.1 Các bộ soạn thảo trong trung tâm điều khiển ( Control Center)
Chương trình soạn thảo Giải thích
Nhận các thông báo từ các quá trình để chuẩn
Alarm Logging bị, hiển thị, hồi đáp và lưu trữ các
(Báo động)
thông báo này
User Administrator Cho phép các nhóm và người sử dụng điều
(Quản lí người dùng) khiển truy nhập.
Text Library Chứa các văn bản tùy thuộc ngôn ngữ do người
(Thư viện văn bản) dùng tạo ra.
Cung cấp hệ thống báo cáo được tích hợp có thể
Report Designer sử dụng để báo cáo dữ liệu, các giá trị, thông
(Báo cáo) báo hiện hành và đã lưu trữ, hệ thống tài liệu
của chính người sử dụng.
Cho phép tạo các dự án động tùy thuộc vào từng
Global Script yêu cầu đặc biệt. Bộ soạn thảo này cho phép tạo
các hàm và các thao tác có thể được sử dụng
(Viết chương trình) trong một hay nhiều dự án tùy theo kiểu của
chúng.
Tag Logging Xử lý các giá trị đo lường và lưu trữ chúng
(Hiển thị giá trị xử lí) trong thời gian dài.
Graphics Designer Cung cấp các màn hình hiển thị và kết nối đến
(Thiết kế đồ họa) các quá trình.

Tất cả các Modul này đều thuộc hệ thống WinCC nhưng nếu không cần thiết
thì không nhất thiết phải cài đặt hết.
Tag (Biến)
Tags WinCC là phần tử trung tâm để truy nhập các giá trị quá trình. Trong một
dự án, chúng nhận một tên và một kiểu dữ liệu duy nhất. Kết nối logic sẽ được gán
với WinCC. Kết nối này xác định rằng kênh nào sẽ chuyển giao giá trị quá trình cho
các biến.
Các biến được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu toàn dự án. Khi một chế độ của
WinCC khởi động, tất cả các biến trong một dự án được nạp và cấu trúc Run – time
tương ứng được thiết lập. Mỗi biến được lưu trữ trong quản lí dữ liệu theo một kiểu
dữ liệu chuẩn.
WinCC làm việc với 3 loại Tag:
- Tag nội (Internal Tag):

SVTH: Bùi Hữu Tài 35


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Là Tag không được kết nối với quá trình dùng để quản lý dữ liệu bên trong
1 project.
- Tag quá trình (Process Tag):
Là Tag được dùng để trao đổi dữ liệu giữa WinCC và quá trình tự động.
Thuộc tính của Tag phụ thuộc vào driver sử dụng.
- Tag hệ thống (System Tag):
Bắt đầu với ký tự @, dùng để quản lý Project, không thể xóa hay chỉnh sửa
System Tag.
Ví dụ : @RM_MASTER, @RM_MASTER_NAME…
WinCC quản lý các tag này theo 2 kiểu:
- Kiểu nhóm (Tag group)
- Kiểu cấu trúc (Structure Type)
Nhóm biến chứa tất cả các biến có kết nối logic lẫn nhau.
Các kiểu dữ liệu
Biến phải gán một trong các kiểu dữ liệu sau cho mỗi biến được định cấu hình.
Việc gán kiểu dữ liệu cho biến được thực hiện trong khi tạo một biến mới.
Kiểu dữ liệu của một biến độc lập với kiểu biến ( Biến nội hay biến quá trình).
Trong WinCC, một kiểu dữ liệu nào đó cũng đều có thể được chuyển đổi thành kiểu
khác bằng cách điều chỉnh lại dạng.
Các kiểu dữ liệu ( Data Types) có trong WinCC:
 Binary Tag: kiểu nhị phân.
 Signed 8 – Bit Value: kiểu 8 bit có dấu.
 Unsigned 8 – Bit Value: kiểu 8 bit không dấu.
 Signed 16 – Bit Value: kiểu 16 bit có dấu.
 Unsigned 16 – Bit Value: kiểu 16 bit không dấu.
 Signed 32 – Bit Value: kiểu 32 bit có dấu.
 Unsigned 32 – Bit Value: kiểu 32 bit không dấu.
 Floating Point Number 32 bit IEEE 754: kiểu số thực 32 bit theo tiêu chuẩn
IEEE 754.
 Floating Point Number 64 bit IEEE 754: kiểu số thực 64 bit theo tiêu chuẩn
IEEE 754.
 Text Tag 8 bit character set: kiểu ký tự 8 bit.
 Text Tag 16 bit character set: kiểu ký tự 16 bit.
 Raw Data type: kiểu dữ liệu thô.

SVTH: Bùi Hữu Tài 36


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG IV
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN
CHO HỆ THỐNG CHIẾT NƯỚC, DẬP NẮP VÀ ĐÓNG THÙNG

4.1 Giới thiệu quy trình công nghệ:


Sau khi tìm hiểu công nghệ các dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai kết
hợp với kiến thức về S7-300 và WinCC, em đưa ra phương án thiết kế mô phỏng hệ
thống máy chiết rót, đóng nắp và đóng thùng với các đặc điểm kỹ thuật như sau:
Giao diện mô phỏng trện WinCC gồm 3 Graphics:
Welcome: Chứa thông tin giới thiệu về đồ án, giáo viên hướng dẫn, sinh viên
thực hiện. Ngoài ra còn có 2 nút nhấn vào và thoát Runtime.
Fill: Đây là graphics mô phỏng quá trình chiết rót, đóng nắp, phân loại chai
cùng các nút điều khiển, màn hình hiển thị số lượng…
Package : Mô phỏng quá trình đóng chai vào thùng carton. Giao diện này chỉ
hoạt động khi dây chuyền đóng chai hoạt động.
Chương trình mô phỏng sẽ chạy với PLC-Simulator thay cho hệ thống phần
cứng PLC thực tế. Các ngõ vào trên thực tế được thay bằng Bit nội trong chương
trình S7-300.
Hệ thống hoạt động hoàn toàn ở chế độ tự động. Người vận hành có thể khởi
động hệ thống trực tiếp từ bàn điều khiển hoặc có thể khởi động từ giao diện giám
sát trên máy tính. Quá trình hoạt động của hệ thống là liên tục từ khi nhấn nút
‘‘START“ cho đến khi người điều khiển nhấn nút ‘‘STOP“ hoặc ‘‘EXIT“.
Các chuyển động trong mô hình được viết bằng ngôn ngữ C-Sript. Các cảm
biến hoạt động giống như trong thực tế, khi vật thể đi vào vùng quét của cảm biến
thì cảm biến sẽ tác động rồi gửi tín hiệu về chương trình PLC.
Để đáp ứng yêu cầu thực tế, hệ thống có phân quyền người quản trị, một số
chức năng trong mô hình có thể bị giới hạn khi chưa đăng nhập.
4.1.1 Hệ thống chiết rót và đóng nắp chai:
Mô hình gồm các thành phần chính và chức năng từng thành phần:
- Băng tải 1: vận chuyển chai rỗng từ nơi cấp chai đến hệ thống kiểm tra, chiết
rót và đóng nắp
- Băng tải 2: vận chuyển chai sau khi đã đóng hoàn chỉnh sang hệ thống đóng

thùng.
- Băng tải 3: vận chuyển chai bị lỗi để đưa về dây chuyền tai chế.

SVTH: Bùi Hữu Tài 37


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Sensor 1: nhận diện có chai đi vào dây chuyền, nhiệm vụ chính của sensor
này là phát tín hiệu dịch chuyển bit trong chương trình S7-300.
- Camera: kiểm tra khuyết tật chai để đưa đi tái chế.

- Sensor 2: đếm số chai thành phẩm trước khi vào bộ phận đóng gói.
- Bộ phận chiết nước vào chai.
- Bộ phận dập nắp
- Bộ phận gạt chai khuyết tật về băng tải 3
- Các nút nhấn, bảng thông báo trạng thái, hiển thị số lượng, khung đăng nhập.
4.1.2 Hệ thống đếm và đóng thùng:
Mô hình gồm các thành phần chính và chức năng từng thành phần:
- Băng tải 1‘: vận chuyển chai từ dây chuyền chiết rót sang bộ phận gắp chai
vào thùng.
-Băng tải 2‘: vận chuyển thùng rỗng từ nơi cấp đến vị trí thích hợp để chứa
sản phẩm chai và đưa thùng đã đủ số lượng sang bộ phận thành phẩm.
- Tay gắp chai: khi chai đến vị trí đặt trước, tay gắp sẽ được kích hoạt để đưa
chai vào thùng, mỗi lần gắp 1 lốc 3 chai. Trên thực tế tay gắp được điều khiển bằng
động cơ Servo cùng các cơ cấu khí nén.
- Sensor 5: cảm biến vị trí thùng, khi sensor 5 thấy thùng, băng tải 2‘ sẽ dừng

để tay gắp hoạt động.


- Các nút nhấn, bảng thông báo trạng thái, hiển thị số lượng, khung đăng

nhập và cài đặt.


- Số lượng chai một thùng có thể thay đổi linh hoạt trong khoảng 1 đến 4 lốc.

Yêu cầu công nghệ:


Quá trình điều khiển toàn hệ thống trên hai giao diện chính : Chiết nướcvào
chai đóng nắp và đóng thùng diễn ra hoàn toàn tự động sau khi người vận hành ấn
nút Start. Nhưng một yêu cầu đặt ra là, việc giám sát hoạt động của hệ thống cũng
cần thực hiện tự động. Điều này là thực sự cần thiết vì những lý do sau:
- Trình điều khiển và giám sát gắn liền với nhau nhằm thực hiện một giải
pháp hỗ trợ con người trong việc quan sát và điều khiển từ xa.
- Đảm bảo sự hoạt động ổn định và tăng tính tin cậy của hệ thống.
- Theo dõi được mọi diễn biến của quá trình, tình trạng thiết bị, trạng thái hệ
thống một cách nhanh chóng, chính xác.
- Dễ dàng phát hiện sự cố để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Vì vậy việc thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát hệ thống trên WinCC
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quá trình vận hành được thực hiện một cách hoàn toàn tự động.

SVTH: Bùi Hữu Tài 38


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Quá trình điều khiển phải đúng qui trình công nghệ đảm bảo yêu cầu công
nghệ.
- Người vận hành dễ dàng giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống, theo dõi
diễn biến các quá trình.
- Dễ dàng phát hiện các sự cố để có những biện pháp xử lý kịp thời.

- Các giao diện thân thiện, linh hoạt và dễ dàng sử dụng.


4.2 Viết chương trình S7-300:
Như đã đề cập ở phần trước, ta chỉ mô phỏng hệ thống trên máy tính nên các
ngõ INPUT được thay thế bằng các bit nhớ M Bit để thuận tiện cho việc thiết kế
cũng như điều khiển. Để bắt đầu viết chương trình PLC ta làm tuần tự các bước:
Tìm hiểu công nghệ, Lập lưu đồ thuật toán, phân công ngõ vào ra, lập bảng đồ tài
nguyên và viết chương trình.
4.2.1 Lưu đồ thuật toán: từ nguyên tắc hoạt động của hệ thống ta xây dựng lưu
đồ thuật toán, để dễ hiểu ta trình bày lưu đồ chiết và đóng nắp thành hai bản: rút
gọn và chi tiết như sau:

SVTH: Bùi Hữu Tài 39


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.1 lưu đồ thuật toán chiết và đóng nắp rút gọn .

SVTH: Bùi Hữu Tài 40


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.2 Lưu đồ thuật toán chiết và đóng nắp chi tiết.

SVTH: Bùi Hữu Tài 41


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.3 Lưu đồ thuật toán đóng thùng sản phẩm.

SVTH: Bùi Hữu Tài 42


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4.2.2 Phân công vào ra và lập bảng đồ tài nguyên:
Liệt kê vào bản đồ bộ nhớ, định rõ địa chỉ cho từng biến. Khi viết chương
trình, sử dụng các biến vào ra theo tên thay vì sử dụng trực tiếp địa chỉ biến.

Bảng 4.1a Bảng đồ tài nguyên.

SVTH: Bùi Hữu Tài 43


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Cách bố trí các modul trong trạm:

Hình 4.1b Modul phần cứng trạm


Sơ đồ nối dây trên modul SM323:

Hình 4.1c Sơ đồ nối dây điều khiển


Sau khi phân công vào ra ta đã cóđịa chỉ cụ thể cho các ngõ vào và ra số cũng
như tên của từngđịa chỉ, khi viết chương trình ta chỉ việc dùng tên hoặcđịa chỉ của
các ngõ này là chương trình sẽ tự hiểu.

SVTH: Bùi Hữu Tài 44


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4.2.3 Viết chương trình PLC
Ta thực hiện tuần tự các bước như sau:
1/ mở chương trình SIMATIC Manager lên theo đường dẫn "C:\Program
Files\Siemens\Step7\S7BIN\S7tgtopx.exe".
Click chuột trái chọn File-> New.
Đặt tên cho Project ở mục Name rồi bấn ok (hình 4.4).

Hình 4.4

2/ Menu Insert> Station > 2 Simatic 300 Station (hình 4.5)

Hình 4.5

SVTH: Bùi Hữu Tài 45


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3/ Nhấp đúp mở mục Hardware, cửa sổ HW Config mở ra, chọn các module
cho cấu hình phần cứng trạm. Gồm modul nguồn PS 307 2A, CPU 312, modul
SM323 16IN/16OUTx24VDC (hình 4.6). sau đó bấm Save để lưu lại.

Hình 4.6

4/ Tắt cửa sổ HW Config, mở khối OB1 (hình 4.7) hiện ra bảng thông tin như
hình 4.8, ở mục Created in Language chọn LAD để lập trình dạng Ladder > ok

Hình 4.7

SVTH: Bùi Hữu Tài 46


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.8a
5/ Cửa sổ LAD/STL/FBD mở ra, đây là nơi viết chương trình cho PLC.

Hình 4.8b
Sau khi viết chương trình ta có thể download vào PLC-SIM để chạy thử. Mở
PLC-SIM theo đường dẫn:
"C:\Program Files\Siemens\Plcsim\s7wsi\s7wsvapx.exe"

hoặc click vào biểu tượng trên màn hình Simatic S7 manager.

SVTH: Bùi Hữu Tài 47


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.9 PLC-SIM


Lưu ý PLC-SIM có 3 chế độ tương ứng trên CPU thật.
Chế độ RUN-P: khi kích hoạt chế độ này ta có thể chỉnh sửa hay download
chương trình mà không phải STOP.
Chế độ “RUN” và “STOP” tương ứng chạy và dừng thông thường.
Nút “MRES” dùng để xóa bộ nhớ trên PLC-SIM, nút này không hoạt động ở
chế độ “RUN”.
Sau khi viết và kiểm tra chương trình ta có được chương trình hoàn chỉnh
dạng Ladder (xem phần phụ lục).
4.3 Thiết kế mô phỏng trên WinCC:
Dưới đây em xin trình bày các bước để tạo một Project WinCC.
Khởi động chương trình WinCC V7.0 trên Windows 7 bằng cách nhấp chọn
Start > All programs > Siemens Automation > Simatic > WinCC > WinCC
Explorer. (hình 4.10a).

SVTH: Bùi Hữu Tài 48


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

a b
Hình 4.10
Hộp thoại WinCC Explorer xuất hiện (hình 4.10b), trong
khung Create a New Project có 3 lựa chọn:
 Single – User Project.
 Multi – User Project.
 Client Project.
Nếu chọn Single – User Project hoặc Multi – User Project, phải nhập tên dự
án. Để mở dự án có sẵn, chọn Open an Existing Project. Sau đó, tìm đến file có
phần mở rộng “.mcp”.
Dự án này được thực hiện trên máy đơn không có nối mạng nên ta chọn
mục Single – User Project sau đó nhấp OK chấp nhận hộp thoại Create a new
project xuất hiện (hình 4.11), đặt tên cho dự án trong khung Project
name: purpose. Trong khung Project Path, chọn ổ đĩa và thư mục để lưu trữ dự
án: D. Tiếp tục nhấn nút Create tạo dự án.

SVTH: Bùi Hữu Tài 49


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.11

Hình 4.12WinCC Explorer

SVTH: Bùi Hữu Tài 50


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Cửa sổ soạn thảo WinCCExplorer xuất hiện như hình 4.12
Chọn PLCc hoặc driver từ Tag Management.
Để thiết lập kết nối truyền thông giữa WinCC với các thiết bị, cần có một
mạng liên kết chung với nhau trong việc trao đổ dữ liệu. Do đó cần chọn một
Driver.
Driver: là giao diện liên kết giữa WinCC và PLC.
Trong dự án này, nhấp chuột phải vào Tag Management. Từ trình đơn xổ
xuống, chọn Add New Driver.
Hộp thoại Add New Driver xuất hiện, cho phép chọn mạng kết nối giữa
WinCC và PLC. Nhấp chọn mạng Simatic S7 Protocol Suite.chn (kết nối với PLC
S7 – 300) và nhấp Open để mở.
Trong mục SIMATIC S7 PROTOCOL SUITE nhấp chuột phải lên mục
MPI chọn “New Driver Conection..” như hình 4.14

Hình 4.14
Hộp thoại Connection properties xuất hiện để khai báo thuộc tính kết
nối. Tại mục Name, đặt tên PLC1. Nhấp chọnOK chấp nhận.
Trở lại giao diện soạn thảo WinCCExplorer, cổng kết Simatic S7
Protocol Suite.chn hiển thị trạm PLC1 hình 4.15

SVTH: Bùi Hữu Tài 51


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.15
4.3.1 Tạo biến
Để tạo kết nối các thiết bị của một dự án trong WinCC, trước tiên phải tạo
các Tags (biến) trên WinCC. Biến được tạo trên Tag Management.
Biến gồm có biến nội (Internal Tags) và biến quá trình (Process Tags).
Biến nội (Internal).
Là biến có sẵn trong WinCC. Những biến nội này là vùng nhớ trong WinCC,
nó có chức năng như một PLC thực sự.
Biến quá trình (Process).
Là biến quá trình, nó phản ánh thông tin địa chỉ của hệ thống PLC khác nhau.
Các Tags được lưu trong bộ nhớ PLC hoặc trên các thiết bị khác. Chương trình
WinCC kết nối với PLC thộng qua các Tags.
Tạo những nhóm biến (Tags Groups) thiết bị.
Khi dự án có một khối lượng dữ liệu với nhiều biến, các biến này tổ chức
thành một nhóm biến sao cho thích hợp, đúng qui cách. Nhóm biến là những cấu
trúc bên dưới sự kết nối PLC, người thiết kế có thể tạo nhiều nhóm biến và biến
trong mỗi nhóm biến nếu cần.
Để tạo nhóm biến, nhấp phải chuột vào PLC1 và chọn mục New Group.
Hộp thoại Propertise of tag group xuất hiện. Đặt tên nhóm ở mục Name là
INPUT, tương tự ta tạo thêm hai nhóm Tag có tên OUTPUT và COUNTER.

SVTH: Bùi Hữu Tài 52


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.16 Các nhóm Tag


Tạo biến quá trình (biến ngoại).
Để thiết lập biến quá trình, nhấp phải vào nhóm biến INPUT, chọn New
Tag…
Hộp thoại Tag Properties xuất hiện. Tab General được chọn mặc định. Thiết
lập tham số ở các mục như sau: Trong khung Properties of Tags, nhập tên biến ở
mục Name là RUN.
Tại mục Data Type, nhấp mũi tên xổ xuống và chọn kiểu dữ liệu Binary Tag.
Ở mục Address nhấp nút Select.
Hôp thoại Address Properties xuất hiện (hình 4.17). Trong
khung Description, chọn thông số ở các mục như sau:
Mục Data, chọn dữ liệu Bit memory.
Mục Address, chọn địa chỉ có trong PLC, là Bit.
Mục M, nhập 0 Bit 0 tương ứng địa chỉ M0.0 trong chương trình S7-300
Các mục khác chọn như mặc định, nhấp OK chấp nhận.

SVTH: Bùi Hữu Tài 53


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.17
Đối với biến là ngõ ra trên PLC, mục Data ta chọn Output. Với biến mang
kiểu dữ liệu Word hay Byte, trong mục Data chọn Unsigned 8 – Bit Value: kiểu 8
bit không dấu hoặc Unsigned 16 – Bit Value: kiểu 16 bit không dấu.
Sau khi tạo xong biến ta có các nhóm biến như sau:

Hình 4.18 Tag Group Counter

SVTH: Bùi Hữu Tài 54


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.19 Tag Group Input.

Hình 4.20 Tag Group output.

SVTH: Bùi Hữu Tài 55


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4.3.2 Tạo ảnh:
Để tạo ảnh, đầu tiên phải mở giao diện đồ họa bằng cách nhấp phải vào
mục Graphics Designer, chọn mục New picture từ trình đơn xổ xuống:

Hình 4.21
Bên phải WinCCExplorer có tên NewPdlo.Pdl. Nếu một dự án lớn có nhiều
khâu điều khiển, có thể tạo nhiều File ảnh để hiển thị và tạo nút chuyển đổi giữa các
File ảnh với nhau để việc giám sát và điều khiển dễ dàng hơn.
Đổi tên bức ảnh vừa tạo bằng cách nhấp chuột phải vào mục NewPdl.Pdl, từ
trình đơn xổ xuống chọn Rename picture.
Hộp thoại New Name xuất hiện, nhập tên cho ảnh là WELCOME.
Nhấp OK chấp nhận.
Tương tự, tạo file ảnh có tên FILL.pdl, PACKAGE.pdl, @notice1.pdl,
@notice2.pdl như hình 4.21.
Để mở file FILL, nhấp chuột phải chọn Open Picture.
Cửa sổ giao diện thiết kế đồ họa Graphics Designer xuất hiện.

SVTH: Bùi Hữu Tài 56


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.22 Cửa sổ giao diện thiết kế đồ họa Graphics


Trên cửa sổ Graphics Designer: thiết lập những bức ảnh xử lý, giám sát và
điều khiển từ những công cụ sau:
 Color Palette (bảng màu): gồm có 16 màu tiêu chuẩn, có thể gán cho màu
nền hoặc đối tượng khác.
 Object Palette (bảng đối tượng) bao gồm:
 Các đối tượng chuẩn (Standard Object) như: Ellipse, đa giác (Polygon),
hình chữ nhật (Rectangle), cung tròn (Circular Arc) …
 Các đối tượng thông minh (Smart Object): điều khiển OLE (OLE control),
thanhg phần OLE (OLE elements),trường vào/ra (I/O field).
 Đối tượngWindows (Windows Object): gồm nút nhấn (Button), hộp kiểm
tra (Check box), thanh trượt (Slider Object)…
• Dynamic Wizard Palette (bảng hình động) dung hỗ trợ cho việc tạo các đối
tượng động cho mô hình thiết kế.
• Alignment Palette (bảng canh chỉnh vị trí): xác định việc thay đổi vị trí cho
một hoặc nhiều đối tượng, thay đổi vị trí của đối tượng được chọn hoặc hợp nhất
chiều cao và chiều rộng của nhiều đối tượng.
• Zoom Palette (Bảng Zoom): phóng to, thu nhỏ cửa sổ màn hình đồ họa bằng
cách di chuyển thanh trượt.
• Menu bar (thanh ghi tùy chọn): Gồm tất cả những lệnh có sẵn trên thanh
trình đơn của giao diện thiết kế Graphics Designer.

SVTH: Bùi Hữu Tài 57


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
• Standard Toolbar (Thanh công cụ chuẩn): bao gồm những biểu tượng hoặc
nút nhấn. Cho phép thực hiện những lệnh thông dụng như: mở file mới (New),
mở file có sẵn (Open), lưu File ảnh (Save), sao chép (copy), cắt (cut), dán
(paste),…
• Layer Bar (thanh Layer): bao gồm 16 Layer (Layer 0 – 15). Layer 0 để thiết
lập mặc định của Graphics Designer.
4.3.3 Thiết lập các thuộc tính hình ảnh.
Để thiết lập các thuộc tính hình ảnh, đầu tiên cần tạo các File ảnh:
Dùng File FILL. pdl tạo giao diện gồm có: băng tải, chai nước, động cơ, các
bộ phận chiết, đóng nắp, khu vực hiển thị thông báo và các nút nhấn. Những đối
trượng này nằm trong thư viện của WinCC hoặc được bổ sung từ bên ngoài. Việc
đầu tiên cần tạo các nút nhấn cho phép chuyển đổi qua lại giữa ba File
ảnh WELCOME.pdl, FILL.pdl và PACKAGE.pdl. trong thời gian chạy
Runtime.
Tạo nút nhấn chuyển hình ảnh
Từ bản đối tượng Object Palette, nhấp vào dấu “ + ” trước mục Windows
Objects chọn Botton. Sau đó di chuyển con trỏ ra màn hình thiết kế, nhấn vẽ nút
nhấn đến kích thước thích hợp. Nhấp chuột kết thúc lệnh vẽ.
Khi nhấp thả chuột, hộp thoại Button Configuration xuất hiện. Tại mục Text,
nhập tên cho nút nhấn là WELCOME. Chọn màu chữ ở mục Color. Các mục khác
vẫn giữ như mặc định.
Trong khung Change Picture on Mouse Click, nhấn chọn biểu tượng file ảnh
như hình 4.23

Hình 4.23

SVTH: Bùi Hữu Tài 58


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hộp thoại Picture xuất hiện. Chọn file WELCOME.pdl, nhấn OK chấp nhận.
Trở lại hộp thoại Button Configuration. Lúc này, trong khung Change
Picture on Click, file WELCOME.pdl được chọn. Nhấp OK chấp nhận thiết lập.
Tương tự với hai hình còn lại, khi muốn gán chức năng chuyển hình cho nút
nhấn ta chỉ cần gán tên hình ảnh đó vào mục Change Picture on Mouse Click
trong thuộc tính nút nhấn.
Trở lại giao diện Graphics Designer, nút nhấn WELCOME được thiết lập.
Đổi màu nền nút nhấn bằng cách, di chuyển con trỏ đến bảng màu và chọn màu
hiển thị.
Thực hiện tương tự để thiết lập thêm nút nhấn và đặc tên PACKAGE, gán cho
nút nhấn file ảnh PACKAGE.pdl trong FILL.pdl.
Tạo nút nhấn Tag
Để tạo một nút nhấn tác động vào các Tag quá trình ta cũng tạo một nút nhấn
tương tự như trên nhưng trong mục Change Picture on Mouse Click để trống,
nhấp chuột phải vào đối tượng nút nhấn chọn Propertiessẽ hiện ra cửa sổ Object
Properties (Hình 4.24).

Hình 4.24

SVTH: Bùi Hữu Tài 59


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Để thiết lập thuộc tính cho nút nhấn ta gán mã C-Action vào mục Press left
và mục Release left (hình 2.25)

Hình 2.25
Press left :SetTagBit(“RUN”,1) nghĩa là nhấn chuột trái vào nút để Set Tag
“RUN” lên 1, tương ứng M0.0=1 trên chương trình PLC
Release left :SetTagBit(“RUN”,0)nghĩa là khi thôi tác động chuột trái vào nút
thì Tag “RUN” reset về 0. Tương ứng M0.0=0.
Những mục đã được gắn C-Action sẽ có mũi tên màu xanh lá.

4.3.4 Tạo nút nhấn thoát chương trình:


Từ bản đối tượng Object Palette, nhấp vào dấu “ + ” trước mục Windows
Objects chọn Botton. Sau đó di chuyển con trỏ ra màn hình thiết kế, nhấn vẽ nút
nhấn đến kích thước thích hợp. Nhấp chuột kết thúc lệnh vẽ. Tại mục Dynamic
Wizard chọn Exit WinCC Runtime sẽ hiện ra cửa sổ (hình 2.26) để chọn 1 trong
3 hành động:
Left mouse key: nhấn chuột trái
Mouse click : nhấn bất kỳ chuột nào
Right mouse click: nhấn chuột phải
 Nhấn Finish để hoàn tất.

SVTH: Bùi Hữu Tài 60


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.26
4.3.5 Tạo thanh trượt chọn giá trị Slider Object :
Từ bản đối tượng Object Palette, nhấp vào dấu “ + ” trước mục Windows
Objects chọn Slider Object. Sau đó di chuyển con trỏ ra màn hình thiết kế, nhấn
chuột tại nơi thích hợp sẽ hiện ra cửa sổ như sau:

Hình 2.27

SVTH: Bùi Hữu Tài 61


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong cửa sổ Slider Configuration có các tùy chọn thuộc tính nút trượt gồm
có:
Tag : chọn Tag muốn cài giá trị bằng nút trượt. Trong bài ta chọn Tag
SET_BOX trong nhóm Tag COUNTER.
Update: chọn thời gian đáp ứng cho hành động.
Limits: cài giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và bước đơn vị của giá trị.
 Nhấn ok hoàn tất cài đặt.
4.3.6 Tạo nút nhấn đăng nhập và đăng xuất:
Tương tự với nút nhấn Tag nhưng mãC-sript được gán vào mục Mouse
Action với nội dung như sau:
 Nút Log-on:
#include "apdefap.h"
void OnClick(char* lpszPictureName, char* lpszObjectName, char*
lpszPropertyName)
{
#pragma code ("useadmin.dll")
#include "PWRT_api.h"
#pragma code()
PWRTLogin('c');
}

 Nút Log-out:
#include "apdefap.h"
void OnClick(char* lpszPictureName, char* lpszObjectName, char*
lpszPropertyName)
{
#pragma code ("useadmin.dll")
#include "PWRT_api.h"
#pragma code()
PWRTLogout();
}
Khi nhấn vào nút Log-on chương trình sẽ hiện ra khung yêu cầu đăng nhập để
thực hiện các chức năng bị hạn chế quyền truy cập. Nhấn nút Log-out để đăng xuất.
4.3.7 Thiết lập tài khoản quản trị:
Khi cần hạn chế truy cập một chức năng nào đó trong chương trình ta dùng
chức năng của bộ soạn thảo User Administrator. Để khởi động bộ soạn thảo này
ta nhấn chuột phải vào User Administrator rồi chọn Open như hình 4.28
SVTH: Bùi Hữu Tài 62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.28
Cửa sổ User Administrator hiện ra (hình 4.29) cho phép thiết lập tài khoản
gồm các chức năng như:
Thêm tài khoản.
Quản lý nhóm truy cập.
Sao chép tài khoản.
Xóa bỏ tài khoản hay nhóm.
Thay đổi mất khẩu.
Đặt thời gian tự đăng xuất.
Các quyền hạn cho từng tài khoản.

SVTH: Bùi Hữu Tài 63


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.29
Để giới hạn truy cập cho một nút nhấn bất kỳ ta làm như sau:
Nhấp chuột phải vài mút nhấn chọn Properties, cửa sổ Object Properties
hiện ra, chọn tab Properties, mục Miscellaneous điều chỉnh static của
Authorization thành User Administrator> nhấn Ok.
Khi chạy Runtime, muốn nhấn vào nút này phải đăng nhập.

Hình 4.30 Gán quyền admin cho nút nhấn

4.3.8Tạo khung hiển thị số:


Các giá trị Tag dạng Byte và dạng Word có thể hiển thị trên màn hình
Runtime ở dạng Demical để tiện quan sát thông số quá trình:
Từ bản đối tượng Object Palette, nhấp vào dấu “ + ” trước mục

SVTH: Bùi Hữu Tài 64


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Smart Objects chọn I/O field. Sau đó di chuyển con trỏ ra màn hình thiết kế, nhấn
chuột vẽ kích thước ô hiển thị thích hợp sẽ hiện ra cửa sổ như sau:

Hình 4.31
Trong cửa sổ I/O Field Configuration có các tùy chọn thuộc tính I/O Field
gồm có:
Tag : chọn Tag muốn cài giá trị gồm các Tag trong nhóm Tag COUNTER.
Update: chọn thời gian đáp ứng cho hành động hiển thị.
Type: loại giá trị hiển thị, gồm có :
Output : giá trị hiển thị ra.
Input: giá trị nhập vào.
I/O Field : cả hai loại trên.
 Nhấn ok hoàn tất cài đặt.
4.3.9Lấy đối tượng đồ họa từ thư viện WinCC:
Đối với WinCC V7.0 thư viện ảnh rất đa dạng và phong phú, để mở thư viện
ta chọn Menu View > Library

Hình 4.32 : thư viện hình ảnh WinCC

SVTH: Bùi Hữu Tài 65


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ta có thể tìm thấy các hình ảnh cần thiết theo đường dẫn như hình sau:
 Băng tải: Global Library > Siemens HMI Symbol > Conveyor, Misc.

Hình 4.33 :Băng tải

 Động cơ:Global Library > Siemens HMI Symbol > Motor.

Hình 4.34:Động cơ

SVTH: Bùi Hữu Tài 66


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
 Cảm biến: Global Library > Siemens HMI Symbol > Sensor.

Hình 4.35 Sensor


Để đưa đối tượng ra màn hình thiết kế ta chỉ cần kéo đối tượng từ thư viện ra
màn hình thiết kế.
Phóng lớn hay thu nhỏ ảnh đối tượng bằng cách: chọn và di chuyển chuột đến
1 trong 4 góc của đối tượng cho đến khi xuất hiện biểu tượng mũi tên hai chiều,
nhấp giữ chuột để kéo lớn nhỏ tùy ý.
Để chỉnh màu sắc hay xoay đối tượng ta kích đúp để mở cửa sổ thuộc tính
(hình 4.36) với các Tab như sau:
Tab Symbol cho phép chọn lại đối tượng khác trong thư viện.
Tab Style để chỉnh thuộc tính hiển thị.
Tab Color để chỉnh màu sắc.

Hình 4.36: Thay đổi đối tượng

SVTH: Bùi Hữu Tài 67


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ghi chú: trên giao diện Graphics Designer, các đối tượng có thể sao chép
(copy), dán (paste), xóa (delete),…
4.3.10Gán thuộc tính quá trình cho đối tượng:
Các thuộc tính này gồm có: Đổi màu, ẩn hiện, thay đổi vị trí, thay đổi kích
thước,…
Để tạo thuộc tính nhấp nháy cho đối tượng ta làm các bước sau:
Nhấp chuột phải vào đối tượng chọn Properties sẽ hiện ra cửa sổ Object
Properties như hình 4.37, trong tab Properties chọn mục Control Properties.

Hình 4.37 Gán thuộc tính nhấp nháy cho đối tượng
Trong hình 4.37ta thấy đối tượng Control10 được gán thuộc tínhcủa Tag BT1
ở mục BlinkMode với chu kỳ làm mới trạng thái là 250ms. Khi Tag BT1 có giá trị
bằng 1 thì đối tượng Control10 sẽ chớp tắt với tốc độ nhanh BlinkSpeed: Fast-250.
Để tạo thuộc tính ẩn hiện cho đối tượng ta làm các bước sau:
Nhấp chuột phải vào đối tượng chọn Properties sẽ hiện ra cửa sổ Object
Properties như hình 4.37, trong tab Properties chọn mục Miscellaneous.
Muốn gán thuộc tính ẩn hiện cho đối tượngphải gắn Tag vào mục Display,
chọn static là Yes, chu kỳ làm mới trạng thái là 250ms. Khi Tag S3 có giá trị bằng 1
thì đối tượng Rectangle4 sẽ hiện ra trên màn hình Runtime.

SVTH: Bùi Hữu Tài 68


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.38 Gán thuộc tính ẩn hiện cho đối tượng


Ngoài ra trong cửa sổ Object Properties còn cho phép điều chỉnh kích thước,
màu sắc, vị trí, font chữ….rất tiện lợi. Để nhận biết các thuộc tính đã được gắn Tag
ta hãy chú ý phần chữ in đậm và bóng đèn màu xanh ở mục Dynamic.
Picture Windows:
Khi muốn gán một Giao diện đồ họa này vào giao diện đồ họa khác ta dùng
Picture Windows,.
Từ bản đối tượng Object Palette, nhấp vào dấu “ + ” trước mục Smart
Objects chọn Picture Windows. Sau đó di chuyển con trỏ ra màn hình thiết kế,
nhấn chuột tại nơi thích hợp rồi kéo chuột tới khi đạt kích thước mong muốn sẽ
được một Picture Windows rỗng.
Nhấp chuột phải vào đối tượng chọn Properties sẽ hiện ra cửa sổ Object
Properties như hình 4.39 , trong tab Properties chọn mục Miscellaneous, đặt tên
hình ảnh mà mình muốn hiển thị vào mục Picture Name, ví dụ @notice1
Chú ý kích thước của Picture Windows và @notice1 phải tương đồng để hiển
thị được hoàn chỉnh.
Ngoài ra cửa sổ mày còn cung cấp rất nhiều tùy chọn cho Picture Windows
như:
Border : viền cửa sổ.
Title : tên.
Can be maximized: có nút phóng to.
Can be closed: có nút tắt.

SVTH: Bùi Hữu Tài 69


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Foreground: nổi bật.
Scroll bar : thanh cuộn.

Hình 4.39 Cấu hình Picture windows


4.3.11Tạo bảng thông báo trạng thái hệ thống:
Bảng trạng thái là dòng chữ ngắn thông báo nhanh về trạng thái hệ thống để
người vận hành dễ dàng biết được tình hình máy móc. Dòng chữ thông báo được
thiết kế to, ở vị trí dễ nhìn để tiện quan sát, cách làm như sau:
Từ bản đối tượng Object Palette, nhấp vào dấu “ + ” trước mục
Smart Objects chọn text list. Sau đó di chuyển con trỏ ra màn hình thiết kế,
nhấn chuột vẽ kích thước ô hiển thị thích hợp sẽ hiện ra cửa sổ như sau:

Hình 4.40

SVTH: Bùi Hữu Tài 70


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong mục Tag chọn Tag chứa giá trị điều khiển thông báo, trong bài ta chọn
Tag THONGBAO1 có địa chỉ MW18 trong chương trình PLC. Nhấp chuột trái vào
TextList vừa tạo chọn Properties, chú ý các mục như hình 4.41.

Hình 4.41
Nhấp vào dòng “0,?????” để cài đặt các dòng thông báo tương ứng với từng
giá trị của Tag MW18. bảng cài đặt hiện ra như hình 4.42.

Hình 4.42
Mục Value range là giá trị Tag MW18, mục text là dòng thông báo tương
ứng với giá trị đó, sau mỗi lần nhập nhấn Append để lưu, nếu muốn đổi giá trị thì
sau khi sửa nhấn Change. Kết thúc công việc nhấn OK. Sau khi hoàn thành ta có
các giá trị như hình 4.43

SVTH: Bùi Hữu Tài 71


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.43
Đoạn chương trình PLC kích hoạt thông báo như sau:

SVTH: Bùi Hữu Tài 72


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.3.12Global Script:
Trình soạn thảo Global Script hỗ trợ hai ngôn ngữ C và VBS giúp WinCC trở
nên rất linh hoạt. Trong đồ án này em dùng trình soạn thảo C-Editor để thiết lập
các thuộc tính chuyển động cho vật và kích hoạt các cảm biến trên mô hình.

Hình 4.44
Trên hình 4.44 là thư mục của trình soạn thảo Global Script, nhấp chuột phải
vào C-Editor để mở trình soạn thảo ngôn ngữ C.

SVTH: Bùi Hữu Tài 73


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.45
Trong hình 4.45 có thể thấy các file Action dạng .pas được hoàn thành nằm
trong thư mục Global Actions. Mỗi một file .pas chứa một đoạn mã C dạng text,
mỗi đoạn mã như vậy có thể điều khiển một hoặc nhiều đối tượng trong Graphics
Design. Các đoạn mã có cấu trúc chung là:
If (Điều kiện)
{
Câu lệnh 1
}
Else
{
Câu lệnh 2
}
If: Có nghĩa là nếu đúng thì thực hiện câu lệnh {trong ngoặc}.
Có thể dùng nhiều lệnh if kèm theo câu lệnh chứ không cần dùng Else
 Các câu lệnh thường dùng gồm có:
SetTagxxx (lệnh này tức là Set giá trị cho Tag)
xxx có thể là Bit, Byte, DWord, v.v....
Cấu trúc: SetTagBit('tênTag',value);
TênTag được viết trong 2 dấu ' ' và phải viết đúng y chang tên Tag tạo ra.
Value, tùy thuộc vào kiểu dữ liệu , ở đây là Bit thì chỉ có 0 hoặc 1
Ví dụ: cần set Tag tên START lên mức 1 : SetTagBit('START',1);
GetTagxxx (lệnh này tức là lấy giá trị của Tag)

SVTH: Bùi Hữu Tài 74


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
xxx có thể là Bit, Byte, DWord, v.v....
Cấu trúc: GetTagBit('tênTag');
Để tạo một file .pas mới thì nhấp chuột phải vào Global Actions chọn New
như hình 4.46:

Hình 4.46
Sau khi viết xong một đoạn code cần bấm vào nút Trigger để đặt thời gian
thực hiện lệnh (Hình 4.47) và nút Compile để kiểm tra lỗi. Nếu không có lỗi
thì bấn save để lưu lại.

Hình 4.47: Cài thời gian Trigger


Sau đây ta sẽ phân tích một đoạn Code C của đối tượng A0 là chai chạy trên
Băng tải 1 của dây chuyền chiết rót :

#include "apdefap.h"
int gscAction( void ) // khai báo mặc định của chương trình //
{

SVTH: Bùi Hữu Tài 75


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
int x; // khai báo biến x //
x=GetLeft("FILL.pdl","A0"); // x thực hiện lệnh dịch ngang đối tượng A0//
if (GetTagBit("BT1")==1) // nếu Tag BT1=1 //
{
x=x+5; // thì dịch ngang 5 đơn vị //
SetLeft("FILL.pdl","A0",x);
}
if (x==70) // nếu A0 ở vị trí x=70 //
{
SetTagBit("S1",1);// thì set Tag S1 =1 //
}
if (x==80)// nếu A0 ở vị trí x=70 //
{
SetTagBit("S1",0); // thì reset Tag S1 =0 //
}
if (x==140)// nếu A0 ở vị trí x=140 //
{
SetTagBit("S2",1);// thì set Tag S2 =1 //
}
if (x==150)// nếu A0 ở vị trí x=150 //
{
SetTagBit("S2",0);// thì reset Tag S2 =0 //
}
if (x==540)// nếu A0 ở vị trí x=540 //
{
SetLeft("FILL.pdl","A0",-20);// thì đưa A0 về vị trí x=-20//
}
if (GetTagBit("RESET")==1)// nếu Tag RESET=1 //
{
SetLeft("FILL.pdl","A0",-20);// thì đưa A0 về vị trí x=-20//
}
return 0;) // kết thúc chương trình //
}
Ngoài GetLeft còn có rất nhiều lệnh di chuyển như :
GetTop: di chuyển lên xuống theo trục y.
GetWidth : mở rộng vật thể theo chiều ngang.
GetTop: mở rộng vật thể theo chiều dọc.

SVTH: Bùi Hữu Tài 76


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GetRotationAngle: xoay vật thể quanh một trục…
Các vật thể chuyển động khác trong Graphics design viết cấu trúc tương tự
A0.
Sau khi thiết kế xong phần Graphics ta có cácmàn hình như sau:

Hình 4.47 Màn hình WELCOME.pdl

Hình 4.48 Màn hình FILL.pdl

SVTH: Bùi Hữu Tài 77


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.49 màn hình PACKAGE.pdl


4.4Thiết lập các điều kiện và chạy Runtime:
Để chạy ứng dụng, cần đặt chế độ Runtime từ cửa sổ WinCC Explorer nhấp
vào mục Computer trong khung chứa các trình soạn thảo. trình đơn xổ xuống chọn
Properties(hình 4.50).

Hình 4.50

SVTH: Bùi Hữu Tài 78


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hộp thoại Computer Properties xuất hiện, trên hộp thoại. Tab General được
chọn mặc định, Nhấp chọn tab Startup.

Hình 4.51
Tab Startup đã được chọn, bên dưới mục Start sequence of WinCC
runtime, đánh dấu chọn mục Global Script Runtime và Graphics Runtime (hình
4.51)

Hình 4.52

SVTH: Bùi Hữu Tài 79


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trên tab Graphics Runtime, trong khung Start Picture, chọn file ảnh chạy
khi bắt đầu khởi động bằng cách nhấp chọn nút Browse. hộp thoại Pictures
xuấthiện, ở cột File Name có các File ảnh ta đã tạo, chọn ảnh WELCOME.pdl.
Trong khung Windows Attributes, đánh dấu chọn các thành phần cửa sổ
Runtime như: Title, Border, Maximize, Minimize và Status Bar. Các mụckhác
giữ mặc định như hình 4.52 ,nhấn OK hoàn tất.
Mở chương trình S7-300 đã viết từ trước và PLCSIM, bấn nút MRES để xóa
chương trình cũ trong PLCSIM sau đó Download chương trình mới vào PLCSIM
và để PLCSIM chạy chế độ RUN-P.

Hình 4.53
Sau khi PLCSIM đã hoạt động bình thường, ta nhấn nút Active trên cửa sổ
WinCC Explorer hoặc nút Runtime trên các cửa sổ Graphics Design.
Quá trình chạy khởi động như hình 4.54 đến 100% thì màn hìnhWinCC-Runtime
hiện ra (hình 4.55).

Hình 4.54

SVTH: Bùi Hữu Tài 80


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.55 Màn hình Runtime

Hình 4.56 Cửa sổ đăng nhập

SVTH: Bùi Hữu Tài 81


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.57 Màn hình chiết và đóng nắp chai

Hình 4.58 Màn hình đóng gói sản phẩm

SVTH: Bùi Hữu Tài 82


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Để kiểm tra kết nối giữa PLCSIM và WinCC , ta kiểm tra lại bằng cách mở
WinCC Channel Diagnosis theo đường dẫn "C:\Program
Files\Siemens\WinCC\bin\
WinCCChnDiag.exe", nếu phía trước dòng chữ SIMATIC PROCOL SUITE có dấu
chọn màu xanh là đã kết nối thành công (hình 4.59a). Nếu chưa kết nối được thì có
dấu chéo màu đỏ như hình 4.59b.

b
Hình 4.59

SVTH: Bùi Hữu Tài 83


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.5Thao tác trên màn hình Runtime:

Vào giao diện chiết nướcvà đóng nắp chai.

& Thoát khỏi chế độ RunTime.

Khởi động hệ thống.

Dừng hệ thống.

Reset hệ thống.

Bắt đầu kiểm tra chai từ đầu, loại các chai đã kiểm tra trước đó.

Bật và tắt Camera kiểm tra chai rỗng.

Chuyển đổi qua lại giữa các màn hình.

Đăng nhập và đăng xuất.

Khung tên người đăng nhập.

Thông báo trạng thái hệ thống.

Reset sản lượng (cần đăng nhập).

Cài đặt số chai trong thùng (cần đăng nhập).

Thông báolỗi trên màn hình đóng thùng khi khởi


động hệ thốngtrong khi hệ thống chiết rót chưa hoạt động.

SVTH: Bùi Hữu Tài 84


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG V
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

5.1 Tổng kết:


Sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp em đã học hỏi thêm được rất nhiều kiến
thức có ích cho công việc sau này, đề tài tốt nghiệp có tính ứng dụng thực tế cao,
sau đây là những kết quả của bản thân em đạt được:
Tìm hiểu và làm quen với một dây chuyền sản xuất tự động cùng với các thiết
bị điện hiện đại như PLC, Sensor, màn hình cảm ứng công nghiệp, biến tần…
Nghiên cứu và sử dụng được chương trình Simatic Step7 trong việc viết
chương trình điều khiển đáp ứng đúng yêu cầu của một hệ thống máy.
Dựa vào hệ thống thực tế để tạo ra giao diện mô phỏng bằng phần mềm
WinCC v7.0. Đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.
Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khả năng học hỏi và giải quyết vấn đề.
Khai thác được sức mạnh công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tài liệu
nghiên cứu.
5.2 Hạn chế của đề tài:
Đây là mô hình mô phỏng trên máy tính không có thiết bị thực tế nên khó
khăn trong việc lập trình, độ mượt củacác chuyển động phụ thuộc nhiều vào cấu
hình máy tính.
Các khâu trong mô hình vẫn còn thiếu và chưa sát với thực tế.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên còn nhiều chức năng của phần mềm S7
và WinCC chưa được khai thác.
5.3 Hướng phát triển:
Em hy vọng nếu các lớp khóa sau có cơ hội làm đề tài này hoặc những đề tài
tương tự thì có thể mở rộng đề tài với một số gợi ý như sau :
Được đi tham quan, tìm hiểu kỹ về công nghệ sản xuất của nhà máy xí nghiệp
với dây chuyển chiết rót, dập nắp, phân loại và đóng thùng sản phẩm của các nhà
máy xí nghiệp như: dây chuyền sản xuất nước ngọt giải khát của công ty Pepsi,
Cocacola, dây chuyển sản xuất nước mắm của tập đoàn Masan, dây chuyển chiết rót
nước khoáng lavie của Nestle…v.v.., để đề tài có tính thực tiễn và sát với yêu cầu
thực tế.
Khai thác thêm những tính năng ưu việt của phần mềm S7 và WinCC trong
việc thiết kế mô phỏng cũng như thực tế.

SVTH: Bùi Hữu Tài 85


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu, tìm hiểu thêm một số phần mềm lập trình PLC và mô phỏng khác
như PCS7 của Siemens, Logix và Factory Talkcủa Allen Bradley, GX của
Mitsubishi…
Tiến hành phát triển xây dựng đề tài với mô hình thật.
Tìm hiểu thêm mạng truyền thông công nghiệp và SCADA.

SVTH: Bùi Hữu Tài 86


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHỤ LỤC

1.Chương trình PLC (trong đĩa CD kèm theo).


2.Chương trình WinCC(trong đĩa CD kèm theo).
3. Video hoạt động của dây chuyền (trong đĩa CD kèm theo).

SVTH: Bùi Hữu Tài 87


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Thu Hà, Phạm Quang Huy, Tự học S7 & WinCC bằng hình ảnh,
NXB Hồng Đức
[2] Các tài liệu từ Internet và sự tham khảo trên các diễn đàn :
http//www.automation.siemens.com
http//www.dientuvietnam.net
http//www.plcvietnam.com.vn
http//www.webdien.com
http//www.kilobooks.com
http//www.google.com.vn

SVTH: Bùi Hữu Tài 88

You might also like