You are on page 1of 63

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠ - ĐIỆN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA
CAMRY 2007”

Giáo viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN HỮU HƯỞNG


Người thực hiện : NGUYỄN VĂN ĐOÁN
Mã SV : 612234
Lớp : K61CKDL
Người thực hiện : NGUYỄN XUÂN SƠN
Mã SV : 612250
Lớp : K61CKDL
Hà Nội - 2021

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................7
1. Vai trò, sơ đồ, nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động..................................7
1.2. Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động..............................................................8
1.3. Nhiệm vụ........................................................................................................8
1.4. Phân loại.........................................................................................................8
1.4.1.  Loại giảm tốc..............................................................................................8
1.4.2. Loại bánh răng đồng trục.............................................................................9
1.4.3. Loại bánh răng hành tinh.............................................................................9
1.5. Các đặc tính của motor khởi động điện:.........................................................9
1.6. Giới thiệu về hệ thống khởi động điện trên xe ô tô Camry 2007.................11
1.6.1. Sơ đồ, nguyên tắc hoạt động của máy:......................................................11
1.8. Lý thuyết xây dựng quy trình phục hồi chi tiết máy....................................16
1.8.1. Mục đích, đặc điểm và yêu cầu của công nghệ phục hồi chi tiết..............16
1.8.2. Nội dung của công nghệ phục hồi chi tiết hư hỏng...................................19
1.9. Lý thuyết sơ đồ mạng trong tổ chức sản xuất trong sửa chữa máy..............23
1.10. Nội quy an toàn xưởng:..............................................................................26
PHẦN II: SỬA CHỮA CHI TIẾT MÁY HOẶC BỘ PHẬN MÁY, CƠ CẤU
MÁY, MÁY CỤ THỂ........................................................................................29
2.1. Những vấn đề liên quan đến chi tiết hoặc bộ phận máy, cơ cấu máy, máy
khởi động.............................................................................................................29
2.1.1. Phân tích đặc điểm kết cấu của hệ thống máy khởi động.........................29
2.1.2. Bản vẽ chi tiết máy khởi động...................................................................30

i
2.1.3. Những yêu cầu kỹ thuật.............................................................................33
2.1.4. Quy trình sửa chữa và tháo lắp máy khởi động ........................................33
2.2. Sửa chữa cụ thể............................................................................................35
2.2.1.Bảng chẩn đoán sự cố ở hệ thống khởi động.............................................35
2.2.2. Sơ đồ chẩn đoán sửa chữa.........................................................................38
PHẦN III: XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY HOẶC
BỘ PHẬN MÁY, CƠ CẤU MÁY, MÁY CỤ THỂ VÀ 1 SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG SỬA CHỮA MÁY.................47
3.1. Xây dựng quy trình phục hồi chi tiết máy hoặc bộ phận máy, cơ cấu máy
khởi động.............................................................................................................47
3.2. Một số vấn đề về tổ chức quản lý sản xuất trong sửa chữa máy..................53
3.2.1. Nhân lực và trang thiết bị.........................................................................53
3.2.2. Ứng dụng sơ đồ mạng trong sửa chữa máy...............................................54
PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................56

ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. Bảng chẩn đoán sự cố ở hệ thống khởi động........................................39

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.Sơ đồ mạch khởi động tổng quát............................................................8


Hình 1.2 Đường đặc tính của motor khởi động...................................................10
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống khởi động điện trên xe ô tô Camry 2007.....................11
Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khởi động....................................................14
Hình 1.5 Cấu tạo máy khởi động.........................................................................14
Hình 1.6 Phần ứng và ổ bi cầu..........................................................................14
Hình 1.7  Vỏ máy khởi động..............................................................................15
Hình 1.8 Chổi than và giá đỡ chổi than ..............................................................15
Hình 1.9 Bộ truyền giảm tốc..............................................................................16
Hình 1.10. Li hợp khởi động...............................................................................16
Hình 1.11 Bánh răng khởi động chủ động và rãnh xoắn....................................16
Hình 2.1 Kết cấu máy khởi động.........................................................................31
Hình 2.2 Bản vẽ cấu tạo chi tiết bộ khởi động trên ô tô Toyota Camry 2007.....30
Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động chi tiết của hệ thống khởi động trên ô tô Toyota
Camry 2007.........................................................................................................32
Hình 2.4 Cần số ở vị trí N hoặc P........................................................................40
Hình 2.5 Bàn đạp ly hợp......................................................................................40
Hình 2.6 Kiểm tra điện áp ắc quy.......................................................................41
Hình 2.7 Kiểm tra điện áp cực 50.......................................................................42
Hình 2.8 Tháo máy khởi động ra khỏi xe............................................................43
Hình 2.9 Tháo rời máy khởi động kiểm tra chổi than.........................................43
Hình 2.10 Tháo và đo lò xo chổi than.................................................................45

iii
Hình 2.11 Đo tải trọng chổi than.........................................................................45
Hình 2.12 Kiểm tra thông mạch giá đỡ chổi than Lắp........................................46
Hình 2.13. Kiểm tra không tải máy khởi động....................................................47
Hình 2.14. Lắp lại máy khởi động lên xe............................................................47
Hình 3.1. Dụng cụ kiểm 533 để kiểm tra cuộn cảm ứng máy phát điện và máy
khởi động điện.....................................................................................................49
Hình 3.2 Nhét micanit vào giữa các phiến của cổ góp........................................50
Hình 3.3 Kiểm tra cuộn kích thích bằng que đo của dụng cụ kiểm tra 533........51
Hình 3.4 Tháo vít bắt chặt đầu cực máy phát điện bằng tuốc lơ vít có gá ép.....52
Hình 3.5 Kiểm tra chập mạch nắp máy phát điện bằng dụng cụ 533..................53

iv
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển
thì nhu cầu sử dụng ô tô trong giao thông càng nhiều. Điều này buộc những kỹ
sư trong ngành Cơ Khí Động Lực phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi những công
nghệ mới, cũng như thiết kế, cải tạo những ô tô cũ để phù hợp với nhu cầu hiện
nay. Do đó, đồ án môn học Sửa chữa máy mang một ý nghĩa quan trọng đối với
sinh viên ngành Cơ Khí Động Lực trước khi ra trường.
Trong đồ sửa chữa máy này chúng em được giao nhiệm vụ : “Tìm hiểu hệ
thống khởi động” .
Hệ thống khởi động là một hệ thống quan trọng trên ôtô, nó truyền cho trục
khuỷu một momen với số vòng quay nhất định nào đó, kết hợp với các hệ thống
khác giúp động cơ khởi động được từ trạng thái không hoạt động, giúp nhẹ nhàng
quá trình khởi động cho người lái. Với những chức năng đó nên hệ thống khởi
động trên ô tô cẩn thiết bảo đảm các yêu cầu: bền vững, tin cậy, kết cấu gọn nhẹ,
hoạt động êm dịu, hiệu quả cao, có thể khởi động lại được nhiều lần khi hỏng hóc
có thể sửa chữa hoặc thay thể dễ dàng giúp tài xế yên tâm khi lái xe.
Cũng để giúp cho sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn vấn đề và nhờ sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy Th.s Nguyễn Hữu Hưởng nhóm em đã quyết định
tìm hiểu đề tài “Nghiên cứu hệ thống khởi động trên xe TOYOTA CAMRY
2007 ”.
Do thời gian, điều kiện nghiên cứ và trình độ còn nhiều hạn chế nên đồ án
môn học của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự giúp đỡ của thầy ạ. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày...,tháng...,năm...
Sinh viên thực hiện

1
Giới thiệu về xe Toyota Camry
Dòng xe Toyota Camry là một trong những sản phẩm xe hơi tiêu biểu của
những phân khúc ô tô hạng sang. Chiếc Toyota Camry không những được dân
chơi xe coi là xế hộp quý tộc đến từ Nhật Bản mà còn được giới chuyên môn
đánh giá là một trong những sản phẩm ô tô hội tụ đủ 3 yếu tố: sang trọng, đáng
tin cậy, độ an toàn cao. Camry là mẫu xe hơi nổi tiếng của Nhật Bản. “Camry”
trong tiếng Nhật có nghĩa là “vương miện”.

Xe Toyota Camry đẳng cấp ngay từ thiết kế bên ngoài


Chiếc Toyota Camry mang trên mình một thiết kế ngoại thất đặc trưng theo
kiểu TY Sheman – tạo hình quý phái riêng biệt của các xe thuộc hãng Toyota.
Kiểu tạo hình này khiến cho chiếc 4 bánh không chỉ có một ngoại hình đầy nổi
bật, lịch lãm và sang trọng, mà còn tạo nên một vẻ hiện đại, khác biệt riêng có
của xe. Đặc trưng ngoại hình của ô tô thiết kế theo chuẩn TY Sheman là việc bố
trí đèn Led rất độc đáo, kết hợp với tấm chắn trước mạ crom bạc sang trọng, tạo
nên một chỉnh thể hoàn mỹ cho xe.

2
Một điểm rất đáng chú ý ở loại xe Toyota Camry là ở kích thước ngoại
hạng của nó trong phân khúc dòng xe se- dan. Chiếc xế hộp của hãng Toyota sở
hữu chiều dài 4825 mm; chiều rộng 1820 mm; chiều cao 1480 mm; khoảng sáng
khung gầm là 160 mm. Tổng diện tích không gian trong xe là 3652 mm. Do
được tích hợp thiết kế tân tiến TY Sheman nên dù xe có kích thước lớn nhưng
vẫn có vẻ ngoài cân đối, hài hòa. Việc tạo lập một chiếc xe có kích thước rộng
rãi, thông thoáng, qua đó tạo sự thoải mái cho hành khách cũng là một ưu điểm
nổi bật của xe Toyota Camry, giúp nó được nhiều người tiêu dùng lựa chọn là
chiếc ô tô của gia đình.
Một bước đột phá mới trong công nghệ thiết kế dòng xe se- dan của hãng
Toyota, đã được trang bị lần đầu tiên trên chiếc Camry, đó là việc bố trí đèn hậu
kéo dài theo chiều ngang. Đồng thời tích hợp thêm công nghệ đèn cảm biến
chuyển động khi xe đổ đèo, đèn phản quang chiếu sáng trong sương mù và khi
xe di chuyển vào ban đêm. Đây là một bước tiến công nghệ mới nhất về đèn ô tô
của hãng Toyota, mà xe Camry là chiếc đầu tiên được trang bị.

3
Nội thất thời thượng của xe Toyota Camry. Nội thất đậm chất quý tộc của
xe Camry

Một trong những điểm nhấn khiến cho xe Camry được liệt vào phân khúc ô
tô cao cấp chính là nằm ở những cách trí nội thất vừa đẹp mắt lại tiện dụng của
chiếc 4 bánh xuất xứ từ xứ sở hoa anh đào. Chiếc xe gồm 4 chỗ ngồi, với sàn xe
trải nhung, ghế được bọc da sang trọng, có điểm tựa lưng và vai cho người ngồi.
Đặc biệt, ghế lái của xe được tích hợp công nghệ TTK 95 chỉnh điện 10 hướng,
giúp cho tài xế có được tầm quan sát rộng nhất, lại dễ dịch chuyển trong trường
hợp khẩn cấp để làm tăng độ an toàn.
Các thiết bị điện tử trên xe Toyota Camry cũng là những công cụ hiện đại
nhất hiện nay. Chiếc 4 bánh này mang trong mình hệ thống đầu thu HD cảm
biến hồng ngoại full HD, kết nối Bluetool, hệ thống li oa DLC gồm có 5 chiếc
loa công suất 400 W có thiết bị điều chỉnh âm tần chuẩn 5.1 megapitxel.
Trên xe còn có cổng USB thông minh, sặc điện thoại đa năng JTC 17, giúp
cho hành khách có thể thoải mái làm việc hoặc giải trí ngay cả khi ô tô đang
chạy đường dài.

4
Một điểm cộng nữa dành cho nội thất xe Toyota Camry là hệ thống điều
hòa xoay chiều hai cơ cấu nhiệt độ HMD 86, tích hợp bảng chỉnh 4 hướng gió
cho các hàng ghế sau xe cũng có thể sử dụng được.
Với một nội thất sang trọng và tiện nghi, sản phẩm Camry Toyota luôn đem
đến cho hành khách những cảm giác thư thái, thoải mái khi ngồi trên ô tô. Chính
bởi những tiến bộ, ưu việt như vậy mà xe Camry luôn được các chuyên gia,
cũng như dân chơi xe đánh giá là chiếc xe chạy đường trường hoàn hảo nhất, là
ô tô dành cho gia đình.
Xe Toyota Camry – sự an toàn tuyệt đối trên các cung đường
Một trong những điều mà nhà sản xuất Toyota tự hào nhất về chiếc Camry
đó chính là tính năng an toàn tuyệt đối cao của nó dành cho hành đoàn. Xe sử
dụng động cơ xăng NIPEC V 8 2.5 L, công suất 189 mã lực. Ô tô có 3 xy lanh
công suất 4069 vòng / phút, mô men xoắn cực đại lên tới 283 Nm. Chính nhờ hệ
thống động cơ mạnh mẽ này mà xe chạy rất bền bỉ, vận tốc tối đa lên đến 200
km / h, gia tốc từ 0 đến 100 km chỉ mất khoảng 6,5 giây.
Để đảm bảo cho xe hơi có thể vận hành liên tục trong cường độ cao mà vẫn
đảm bảo được chỉ số an toàn, hãng Toyota đã trang bị cho chiếc Camry hệ thống
phanh tự động KT 14, kết hợp dẫn bánh tự động VR 34, hộp số tự động bốn cấp
ĐT, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra cho xe. Điểm nổi bật của hệ thống an toàn
trên xe Toyota Camry chính là bộ 5 chiếc túi khí HMT phiên bản thứ 4, tích hợp
cơ chế bảo vệ chủ động, tự lấy lại thăng bằng cho xe khi có va chạm xảy ra. Hệ
thống an toàn tuyệt đối của chiếc Camry là đỉnh cao công nghệ ô tô hiện đại
Dòng xe Toyota Camry là đại diện tiêu biểu của nhóm phân khúc ô tô hạng
trung cao cấp (D) rất được ưa chuộng tại Việt Nam
Cuối năm 2006, Toyota Camry 2007 chính thức ra mắt với thiết kế được
thay đổi hoàn toàn mới, thân xe rộng hơn, trang bị cao cấp hơn cùng giá bán
điều chỉnh đôi chút.

5
Đây là phiên bản nâng cấp của chiếc Toyota Camry 2002.
Phiên bản 3.5Q thay thế cho phiên bản 3.0V có giá các dòng xe Camry này
là 65.900 USD và phiên bản 2.4G có giá bán 50.600 USD.
Toyota Camry 2007 được nâng cấp bộ đèn pha HID có khả năng mở rộng
chiếu sáng, ống xả kép. Nội thất được nâng cấp cùng với vô-lăng được tích hợp
điều khiển âm thanh, màn hình đa thông tin trên đồng hồ lái, điều hòa 2 vùng tự
động.
Đặc biệt, lần đầu tiên các dòng xe Camry được trang bị chìa khóa thông
minh tích hợp điều khiển bằng nút bấm. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam một
mẫu xe Toyota được trang bị hộp số tự động 6 cấp hiện đại. Các trang bị an toàn
cũng được nâng cấp cao hơn so với các phiên bản trước.

6
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổng quan về hệ thống khởi động.


1. Vai trò, sơ đồ, nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động
- Hệ thống khởi động đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện ôtô.
Hệ thống khởi động sử dụng năng lượng từ bình acquy và chuyển năng lượng
này thành cơ năng quay máy khởi động. Máy khởi động truyền cơ năng này cho
bánh đà trên trục khuỷu động cơ thông qua việc gài khớp. Chuyển động của
bánh đà làm hỗn hợp khí nhiên liệu được hút vào bên trong xylanh, được nén và
đốt cháy để quay động cơ. Hầu hết các động cơ đòi hỏi tốc độ quay khoảng
200rpm.
- Khi khởi động động cơ nó không thể tự quay với công suất của nó. Trước
khi tia lửa điện xuất hiện ta phải dùng lực từ bên ngoài để làm quay động cơ.
Máy khởi động thực hiện công việc này. Máy khởi động sẽ ngừng hoạt động khi
động cơ đã nổ.
- Có hai hệ thống khởi động khác nhau được dùng trên xe. Cả hai hệ thống
này đều có mạch điện riêng…một mạch điều khiển và một mạch motor. Một hệ
thống có motor khởi động riêng. Hệ thống này được dùng trên hầu hết các dòng
xe đời cũ. Loại còn lại có motor khởi động giảm tốc. Hệ thống này được dùng
trên hầu hết các dòng xe hiện nay. Một công tắc từ công suất lớn hay Solenoid
sẽ đóng mở motor. Nó là thành phần của cả hai mạch điều khiển và mạch motor.

7
1.2. Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động.

Hình 1.1.Sơ đồ mạch khởi động tổng quát


1.3. Nhiệm vụ.
Hệ thống khởi động trên ô tô có nhiệm vụ khởi động động cơ bằng cách
kéo động cơ quay với tốc độ cần thiết, đảm bảo cho động cơ có thể tạo hòa khí
và nén hòa khí đến nhiệt độ thích hợp để quá trình cháy hòa khí và sinh công
diễn ra.
1.4. Phân loại
Hiện nay hệ thống khởi động thường sử dụng 3 loại máy khởi động
- Loại giảm tốc: loại R và loại RA
- Loại bánh răng đồng trục ; loại G và loại GA
 - Loại bánh răng hành tinh: loại D
1.4.1.  Loại giảm tốc
Motor khởi động bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ. Đó là kiểu
của bộ khởi động có sự kết hợp, tốc độ motor cao và sự điều chỉnh của bánh
răng giảm tốc. Toàn bộ motor nhỏ hơn và nhẹ hơn motor khởi động thông
thường, nó vận hành ở tốc độ cao hơn. Bánh răng giảm tốc chuyển mô men xoắn

8
tới bánh răng chủ động ở 1/4 đến 1/3 tốc độ motor. Bánh răng chủ động quay
nhanh hơn bánh răng trên bộ khởi động thông thường và mô men xoắn lớn hơn
rất nhiều (công suất khởi động).
1.4.2. Loại bánh răng đồng trục
Motor khởi động thông thường bao gồm các thành phần được chỉ rõ như
hình vẽ. Bánh răng chủ động trên trục của phần ứng động cơ và quay cùng tốc
độ. Một lõi hút trong công tắc từ(solenoid) được nối với nạng gài. Khi kích hoạt
nam châm điện thì nạng gài sẽ đẩy bánh răng chủ động khớp với vành răng bánh
đà. Khi động cơ bắt đầu khởi động khớp ly hợp một chiều ngắt nối bánh răng
chủ động ngăn cản mô men động cơ làm hỏng motor khởi động.
Công suất đầu ra là 0.8, 0.9 và 1KW. Trong hầu hết trường hợp thay thế bộ
khởi động cho motor cũ bằng motor có bánh răng giảm tốc. Bánh răng dendix
được lắp ở cuối của truc rotor.
1.4.3. Loại bánh răng hành tinh
Bánh răng hành tinh cũng dùng để giảm tốc nhằm tăng momen quay.
Trục rotor sẽ truyền lực qua bánh răng hành tinh đến bánh răng bendix.
Nhờ trọng lượng nhỏ momen lớn, ít tiếng ồn. Nên được sử dụng ở nhiều
loại xe nhỏ đến trung bình.
1.5. Các đặc tính của motor khởi động điện:
Môtơ DC kích thích nối tiếp được sử dụng làm môtơ khởi động có những
đặc điểm hoạt động sau:
 Môtơ khởi động tiêu thụ đông lớn thì sẽ sinh ra mômen lớn.
 Tốc độ môtơ nhanh hơn thì cuối ứng sẽ sinh ra lực điện động đảo chiều
lớn hơn và dòng điện chạy qua sẽ nhỏ hơn.
 Ở giai đoạn quay động cơ ban đầu, khi tốc độ động cơ thấp, cuộn ứng
sinh ra một lực điện động đảo chiếu nhỏ hơn. Kết quả là, một dòng điện lớn
chạy qua môtơ và sinh ra một mômen lớn. Tuy nhiên sự sụt áp giữa các cực ắc

9
quy và cắp máy khởi động tăng mạnh do dòng tiêu thụ lớn, điện trở cáp và điện
trở trong của ắc quy nên điên áp thực tế cấp lên môtơ thấp.
 Khi tốc độ môtơ tăng, nó sinh ra một lực điện động đảo chiều lớn hơn và
vì vậy tiêu thụ dòng điện nhỏ hơn. Kết quả là, sự sụt áp giữa các cực: ắc quy và
cáp máy khởi động giảm, nên điện áp cấp lên môtơ máy khởi động tăng. Tuy
nhiên mômen lại giảm.
 Tốc độ quay động cơ cuối cùng là tốc độ mà tại đó mômen sinh bởi môtơ
khởi động khi nó quay bằng với mômen cần để quay động cơ.
 Mômen cần để quay động cơ lớn nhất ở giai đoạn quay động cơ ban đầu,
khi tốc độ quay nhỏ nhất. Tuy nhiên chỉ cần mômen nhỏ khi tốc độ động cơ đạt
đến tốc độ không đổi. Vì vậy, môtơ DC kích thích nối tiếp có đặc tính mômen
phù hợp nhất để làn môtơ khởi động.

Hình 1.2 Đường đặc tính của motor khởi động

10
1.6. Giới thiệu về hệ thống khởi động điện trên xe ô tô Camry 2007.
1.6.1. Sơ đồ, nguyên tắc hoạt động của máy:

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống khởi động điện trên xe ô tô Camry 2007


Nguyên tắc hoạt động:
- Luôn có 1 dòng điện từ ăc - quy cấp chờ ở máy khởi động kể cả khi chưa
bật khóa điện.
- Khi chưa khởi động, khóa điện chưa bật hệ thống không hoạt động.
- Khi bật khóa điện ở vị trí ON có dòng điện từ ắc quy - qua cầu chì,khóa
điện,công tắc an toàn, khi công tắc an toàn đóng, có dòng điện qua cuôn dây của
rơ-le và ra mát tiếp điểm của rơ-le đóng.
- Khi bật khóa điện ở vị trí start, nếu công tắc khớp ly hợp đóng, có dòng
điện đi qua cuôn dây của rơ- le khởi động ra mát. Tiếp điểm của rơ le khởi động
đóng có dòng điện đi từ khóa điện, qua rơ le khởi động đi đến cuộn hút và cuộn
giữ của máy khởi động. Máy khởi động hoạt động thực hiện việc quay khởi
động động cơ.

11
- Khi nhả khóa điện về vị trí ON, dòng điện cung cấp cho cuộn hút, cuộn
giữ bị ngắt. Lúc này, nguồn điện chính cung cấp cho máy khởi động bị ngắt,
máy khởi động ngừng hoạt động.
Một số sơ đồ điện của hệ thống khởi động trên các hãng xe khác:
 Sơ đồ điện hệ thống khởi động xe Hyundai

 Sơ đồ điện hệ thống khởi động trên xe Ford

12
 Sơ đồ điện hệ thống khởi động thông qua ECM trên xe KIA

 Chi tiết về máy khởi động.

13
 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khởi động.

Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khởi động.


1.Ắcquy; 2. Máy khởi động; 3. Lò xo; 4. Khớp truyền động; 5. Cần gạt;
6. Lõi thép; 7. Cuộn hút; 8. Cuộn giữ; 9. Đĩa tiếp điểm; 10. Tiếp điểm;
11. Cầu chì; 12. Rơle khởi động; 13. Công tắc khởi động.
 CẤU TẠO MÁY KHỞI ĐỘNG

Hình 1.5 Cấu tạo máy khởi động


 Công tắc từ
Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới
motor và điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành
răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn hút được quấn

14
bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn
lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ.
 Phần ứng và ổ bi cầu
Phần ứng tạo ra lực làm quay motor và ổ bi cầu đỡ cho lõi (phần ứng) quay
ở tốc độ cao.

Hình 1.6 Phần ứng và ổ bi cầu                       Hình 1.7  Vỏ máy khởi động


 Vỏ máy khởi động
Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho motor hoạt động.
Nó cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các
đường sức từ. Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.
 Chổi than và giá đỡ chổi than
Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện
đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định. Chổi than được làm từ
hỗn hợp đồng-cácbon nên nó có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn lớn.
Các lò xo chổi than nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại
ngay sau khi máy khởi động bị ngắt.
Nếu các lò xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mòn có thể làm cho
tiếp điểm điện giữa chổi than và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều này làm cho
điện trở ở chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn
đến giảm moment.

15
Hình 1.8 Chổi than và giá đỡ chổi than               Hình 1.9 Bộ truyền giảm tốc
 Bộ truyền giảm tốc
Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của motor tới bánh răng bendix và làm
tăng moment xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của motor. 
Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của motor với tỉ số là 1/3 -1/4 và
nó có một li hợp khởi động ở bên trong.
 Li hợp khởi động

Hình 1.10. Li hợp khởi động Hình 1.11 Bánh răng khởi động chủ
động và rãnh xoắn

16
Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của motor tới động cơ thông
qua bánh răng bendix.
Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra
khi động cơ đã được khởi động, người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li
hợp khởi động loại một chiều có các con lăn.
 Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn
Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động
cơ nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn
khớp được dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy
bánh răng bendix, trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng
bendix với vành răng.
1.8. Lý thuyết xây dựng quy trình phục hồi chi tiết máy
1.8.1. Mục đích, đặc điểm và yêu cầu của công nghệ phục hồi chi tiết.
a. Phục hồi chi tiết:
Là tổng hợp các thao tác nhằm khắc phục các sai lệch hay hư hỏng để khôi
phục khả năng làm việc, của các chi tiết máy.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không
kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực sản phẩm.
b. Mục đích và đặc điểm:
- Mục đích:
Phục hồi lại khả năng làm việc, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường
cho máy đã sử dụng.
- Đặc điểm:
+ Trong quá trình sản xuất ra thành phẩm - thứ phẩm - phế phẩm đều có
những yêu cầu sửa chữa phục hồi ở những mức độ khác nhau
+ Trong quá trình sử dụng chi tiết máy, cơ cấu, cụm - nhóm chi tiết máy
muốn duy trì và kéo dài quá trình sử dụng thì cần bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi

17
ở các mức độ khác nhau. Bảo dưỡng, tiêu tu, trung tu, đại tu đều đóng vai trò rất
quan trọng.
+ Nhiệm vụ của phục hồi là khôi phục hình dáng, kích | thước, phục hồi lại
các bề mặt bị hư hỏng, đảm bảo mối lắp ghép tốt, vận hành bình thường.
+ Công nghệ phục hồi là công nghệ khoa học rất rộng và phổ biến.Có thể ở
nhiều lĩnh vực riêng biệt và có tính đặc thù riêng như : Động Cơ, máy công cụ,
Cơ điện, máy lạnh. Tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất cơ khí vẫn có những điển
hình chung các bề mặt tiếp xúc chịu mài mòn, bôi trơn, đặc điểm của các dạng
hư hỏng.
+ Công nghệ phục hồi không phải là công nghệ chỉ phải đi | làm lại mà là
công việc đòi hỏi phải có đầu óc chuyển đổi, sáng tạo, tìm chọn được những
phương án tốt hơn và tối ưu càng tốt.
+ Phải đạt được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật. Tích luỹ những kinh nghiệm,
sáng tạo cho những công nghệ và khoa học chế tạo tiếp theo, biết thủ thuật và
biết cạnh tranh.
+ Dùng phương pháp phục hồi hiện đại có thể làm cho một số chi tiết làm
việc tốt hơn chi tiết mới.
c. Yêu cầu và phân loại:
- Yêu cầu về kích thước, hình dáng hình học:
Khi hồi phục chi tiết máy, việc lấy lại kích, hình dáng hình học của chi tiết
như mới là yêu cầu tiên quyết.
- Yêu cầu về cơ, lý, hoá tính:
Sau khi phục hồi, ngoài việc đảm bảo kích thước và hình dáng hình học thì
chi tiết máy phải đảm bảo được các yêu cầu về cơ, lý, hoá.
- Yêu cầu về kinh tế và môi trường:
Một trong những lý do chính để lựa chọn giữa phục hồi chi tiết bị hư hỏng
với thay mới chi tiết đó chính là giá cả là chi phí .
-Phân loại:

18
Các phương pháp phục hồi chi tiết:
•Phương pháp gia công cơ khí.
•Phương pháp hàn
•Phương pháp mạ
•Phương pháp phun đắp kim loại
•Phương pháp khác:
+ Gia công cắt gọt
+ Gia công áp lực
+ Hàn nối
+ Hàn đắp
+ Hàn khuyết tật
+ Ma crom
+ Mạ đồng
+ Ma inox
+ Dùng vật liệu polime và keo dán
Thêm chi tiết

19
1.8.2. Nội dung của công nghệ phục hồi chi tiết hư hỏng
a. Quy trình phục hồi:
Lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết.
Chuẩn bị trang thiết bị máy móc và quy trình công nghệ phục hồi
Chuẩn bị chi tiết hư hỏng cần phục hồi
Gia công phục hồi
Gia công cơ khí để lấy lại hình dáng hình học cho chi tiết
Gia công nhiệt, hoá - nhiệt luyện để lấy lại cơ, lý, hoá tính cho chi tiết
b. Dụng cụ trang thiết bị:
-Đối với phương pháp gia công cơ khí:
 Các loại dao cạo, máy phay

Máy mài trục khuỷu, trục cam (Hình 3.1)

Máy tiện đĩa phanh, trống phanh (Hình 3.2)

20
Máy ra vào lốp (Hình 3.3)
- Đối với phương pháp hàn:

Bình đựng khí ( Hình 3.5)

Mỏ hàn hơi, kính và que hàn phụ (Hình 3.6)

21
Thiết bị hàn hồ quang tay (Hình 3.7)

Máy hàn Tig Máy hàn Mig (Hình 3.8)

- Đối với phương pháp mạ:

Bể mạ (Hình 3.9)

22
Dây chuyền mạ (Hình 3.10)
- Đối với phương pháp phun đắp kim loại:
•Thiết bị phun phủ kim loại
•Phun phủ kim loại phục hồi trục cơ.
c. Lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết
Để phục hồi một chi tiết bị hư hỏng trước tiên cần lựa chọn phương pháp,
quy trình công nghệ cho quá trình phục hồi. Việc lựa chọn phương pháp, quy
trình công nghệ cho quá trình phục hồi phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
- Căn cứ vào yêu cầu công nghệ của chi tiết:
Khi lựa chọn phương pháp và quy trình phục hồi cần xác định trước vị trí,
điều kiện làm việc của chi tiết. Từ đó ta mới xác định được phương pháp và quy
trình công nghệ phục hồi cho từng chi tiết.
- Căn cứ vào đặc điểm hình dạng và tính chất vật liệu của chi tiết:
+ Căn cứ hình dáng ban đầu, tính chất của chi tiết và tầm quan trọng của
nó.
+ Vật liệu chế tạo chi tiết với những tính chất nhất định cho phép ta lựa
chọn phương pháp và quy trình công nghệ phục hồi phù hợp.
- Căn cứ điều kiện và khả năng cơ sở phục hồi.
- Căn cứ các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của việc phục hồi.
- Căn cứ vào khả năng hợp tác, liên kết với các cơ sở khác để cùng giải
quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình phục hồi đảm bảo yêu cầu.

23
1.9. Lý thuyết sơ đồ mạng trong tổ chức sản xuất trong sửa chữa máy
- Sơ đồ mạng PERT là một biểu đồ tiến trình mô tả trình tự các hoạt động
cần thiết để hoàn thành một dự án và thời gian hoặc chi phí liên quan đến từng
hoạt động. Với sơ đồ PERT, nhà quản trị phải suy nghĩ thông qua những gì đã
được thực hiện, xác định các sự kiện phụ thuộc vào nhau và xác định các điểm
rắc rối tiềm năng.
- Sơ đồ mạng PERT cũng làm cho nhà quản trị dễ dàng để so sánh hiệu quả
hành động thay thế có thể có về hoạch định kế hoạch và chi phí. Như vậy, PERT
cho phép nhà quản trị theo dõi sự tiến bộ của dự án, xác định thời gian dự trữ có
thể và chuyển các nguồn lực cần thiết để giữa cho các sự án đúng tiến độ.
- Ứng dựng của sơ đồ mạng PERT
- Sơ đồ mạng PERT được sử dụng khi một người quản trị phải hoạch định
kế hoạch một dự án lớn như tổ chức lại các phòng ban thực hiện một chương
trình giảm chi phí, hoặc sự phát triển của một sản phẩm mới mà yêu cầu phối
hợp đầu vào từ tiếp thị, sản xuất và người thiết kế sản phẩm. 
- Dự án đòi hỏi phải phối hợp hàng trăm và thậm chí hàng ngàn các hoạt
động, một số trong số đó phải được thực hiện đồng thời và một số trong số đó
không thể bắt đầu cho đến khi các hoạt động trước đó đã được hoàn thành. Vậy
làm thế nào các nhà quản trị có thể xây dựng tiến độ cho một dự án phức tạp
như vậy? Sơ đồ mạng PERT là rất thích hợp cho các dự án đó. 
- Để xây dựng sơ đồ mạng PERT, cần biết bốn khái niệm sau đây:
- Sự kiện là mốc đánh dấu sự kiện bắt đầu hoặc kết thúc của một hay nhiều
công việc.
- Trong sơ đồ mạng PERT, sự kiện thường được biểu diễn bằng các vòng
tròn có đánh số. Sự kiện xuất phát (sự kiện đầu tiên) chỉ toàn cung đi ra, sự kiện
hoàn thành (sự kiện cuối cùng) chỉ toàn cung đi vào và các sự kiện còn lại vừa
có cung đi vào, vừa có cung đi ra.

24
- Công việc đại diện cho thời gian và nguồn lực cần thiết để tiến hành từ sự
kiện này sang sự kiện khác. 
- Công việc trong sơ đồ mạng PERT được biểu diễn bằng một cung có mũi
tên chỉ hướng, độ dài của cung chính là thời gian cần thiết để hoàn thành công
việc. Công việc ảo là những công việc không có thực, có độ dài bằng 0 được đưa
ra nhằm phục vụ cho việc xây dựng sơ đồ. Công việc găng là công việc mà nếu
thực hiện chúng chậm bao nhiêu sẽ đẩy lùi thời gian hoàn thành dự án bấy
nhiêu.
- Thời gian dự trữ của các công việc (trừ công việc găng) là thời gian cho
phép mỗi công việc có thể chậm trễ mà không ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện
toàn bộ dự án. 
- Đường găng là đường nối các công việc găng và dài nhất tính từ điểm
đầu đến điểm cuối của sơ đồ mạng PERT. Bất kì sự chậm trễ trong việc hoàn
thành các sự kiện trên đường găng sẽ trì hoãn việc hoàn thành toàn bộ dự án. 
- Sơ đồ mạng PERT giống như một biểu đồ dòng chảy chỉ rõ thứ tự các
công việc cần thiết để hoàn thành dự án, thời gian thực hiện và chi phí liên quan
tới mỗi công việc đó.

25
- Để xây dựng sơ đồ mạng PERT, phải qua 5 bước:
- Bước 1, liệt kê những công việc chủ yếu cần phải thực hiện để hoàn thành
dự án. Mỗi công việc này lại có thể là một sơ đồ mạng nhỏ khác, bao gồm
những công việc nhỏ hơn (tức mạng lớn có thể là tập hợp của nhiều mạng nhỏ,
nếu đó là một dự án phức tạp).
- Bước 2, thiết lập thứ tự thực hiện các công việc.
- Bước 3, vẽ biểu đồ thực các công việc từ khởi công đến kết thúc theo mối
quan hệ của chúng với nhau. 
- Bước 4, tính thời gian thực hiện mỗi công việc

26
- Ví dụ một sơ đồ PERT. Nguồn: Quantri.vn
- Tính thời điểm sớm của sự kiện (TS)
- Bắt đầu từ sự kiện xuất phát với TS1=0
- Sự kiện tiếp theo và tính theo thứ tự tăng dần của chỉ số sự kiện 
-Nếu chỉ có 1 công việc đi đến thì có: TSJ = TSi + tij
-Nếu có nhiều công việc đi đến thì có: TSJ = max [(TSi + tij]; (TSh + thj);...]
- Tính thời điểm muộn của sự kiện (TM)
- Bắt đầu từ sự kiện cuối cùng với TMn = TSn
- Tính ngược lại sự kiện (n - 1), (n - 2),..., j,...., 1
-Nếu có 1 công việc sau sự kiện đang xét thì: TMj = TMk - tjk
-Nếu có nhiều công việc sau sự kiện đang xét: TMj = min [(TMk - tjk); (TMl -
tjl]; (TMm - tjm); ...]
Bước 5, xác định đường găng
- Điều kiện cần và đủ của đường găng là đi qua các sự kiện găng và dài
nhất
- Xác định các sự kiện găng: Có dự trữ bằng 0: Di = TMi - TSi = 0
- Tìm các đường đi qua các sự kiện găng, sau đó tìm đường dài nhất. 
-Vì sơ đồ mạng ứng dụng cho những dự án phức tạp, bao gồm hàng ngàn
công việc liên quan với nhau, việc lập sơ đồ này hiện nay đã được máy tính đảm
nhận, sử dụng phần mềm PERT.
1.10. Nội quy an toàn xưởng:
Hiệu quả công việc trong xưởng tùy thuộc vào các điều kiện và các thói
quen làm việc an toàn. Đối với kỹ thuật viên, sự an toàn ít nhất cũng quan trọng
ngang với kỹ năng nghề nghiệp. Sự bất cẩn có thể gây ra những chấn thương,
thậm chí chết người không chỉ cho bản thân mà còn cho các đồng nghiệp xung
quanh. Kỹ thuật viên sẽ làm việc hàng ngày trong những điều kiện có thể gây
nguy hiểm nếu không đặc biệt quan tâm đến các nguyên tắc an toàn.
Các quy tắc an toàn với kỹ thuật viên:

27
- Tập trung vào công việc
- Giữ gìn sức khỏe, tránh làm việc khi quá mệt mỏi
- Phải được mặc quần áo bảo hộ lao động đúng quy định, tương ứng với
công việc
- Không được để tay trần, không mặc quần áo ngắn tay
- Mang giầy bảo hộ
- Không mang đồ trang sức (kể cả nhẫn cưới ), dây chuyền có thể bị mắc
vào máy, nhẫn có thể bị mắc vào góc hoặc bulong
- Khi làm việc với thiết bị điện, acquy, bộ khởi động… cần phải sử dụng
đồng hồ có dây đeo bằng da , không dùng loại dây kim loại, tốt nhất bạn nên tạm
thời lấy đồng hồ ra và cất vào nơi an toàn
- Đội mũ cứng, khi làm việc với vật nặng
- Luôn luôn giữ xưởng sạch sẽ
- Có rất nhiều các quy tắc an toàn cần phải được tuân thủ khi sửa chữa và
vận hành nhiều kiểu thiết bị xe cộ máy móc…trong công nghiệp. Các quy định,
chẳng hạn về việc tháo bánh xe bằng tay có thể khác nhau tùy theo tải trọng xe.
Điều quan trọng là cần chú ý đặc biệt khi làm việc để tránh các tai nạn dù là nhỏ
nhất.
- Phòng cháy:
- Các vật liệu dễ cháy sẽ bắt lửa khi được nung nóng đến nhiệt độ tự bốc
cháy nếu có oxy. Hỏa hoạn có thể được chia thành ba cấp: A, B và C.
- Hỏa hoạn cấp A, bao gồm các vật liệu cháy, chẳng hạn gỗ, sợi, giấy, vải,
cao su…
- Hỏa hoạn cấp B, các vật liệu cháy dạng lỏng, xăng dầu, sơn,….
- Hỏa hoạn cấp C, các vật liệu cháy là các thành phần điện, chẳng hạn động
cơ, máy phát điện, bảng điện điều khiển,…
- Để có thể ngăn chặn sự lan rộng của hầu hết các cháy nổ trong xưởng
bằng cách báo động cháy kịp thời trước khi sử dụng bình chữa cháy.

28
- Các quy tắc an toàn về nâng hạ, lắp ráp, và làm vệ sinh
-Nhiều tai nạn lao động xảy ra trong khi công nhân tháo, làm vệ sinh, hoặc
lắp ráp các chi tiết ở các bộ phận động cơ. Khi lựa chọn thiết bị nâng hạ, cần
phải biết công suất nâng của thiết bị đó ít nhất phải cao hơn 50% so với tải được
nâng. Khi có thể, hãy dùng đòn nâng điều chỉnh được, các dây xích, các móc
treo…đủ độ bền cần thiết, sao cho các dây này song song với nhau và vuông góc
với đối tượng được nâng. Qui định sẽ đảm bảo từng móc và dây xích chỉ nâng
một nửa tải. Khi cần phải tháo các chi tiết, dây xích của thiết bị nâng phải được
định vị theo một góc với đối tượng, chú ý góc này tăng, lực tác dụng lên xích sẽ
tăng nhanh và có thể vượt quá giới hạn cho phép của xích.
- Khi sử dụng dây cáp nâng cần bảo đảm sự nối dây sao cho không có sự
gấp khúc đột ngột. Các dây bằng sợi tổng hợp hoặc sợi hữu cơ không được dùng
để nâng, chỉ dùng để ràng các bộ phận. Khi sử dụng dây bằng sợi tổng hợp, cần
bảo đảm được buộc chắc chắn vào đối tượng và sử dụng các miếng chêm bằng
gỗ hoặc bằng nhựa. Khi nâng vật thể, cần phải đứng cách xa vật thể đó và không
nâng quá độ cao yêu cầu. Không được để tải treo lơ lửng hoặc di chuyển với tải
đang treo. Nếu cần để tải treo, cần phải dùng các dây chằng để tải không dao
động…Mỗi khi làm việc dưới gầm xe, cần đeo kính bảo hộ để tránh dầu, mỡ,
axit, hoặc bụi…rồi vào mắt…
-Các quy định về an toàn dụng cụ: Để tránh tai nạn luôn luôn phải dùng
dụng cụ thiết kế đúng công việc…

29
PHẦN II: SỬA CHỮA CHI TIẾT MÁY HOẶC BỘ PHẬN MÁY, CƠ CẤU
MÁY, MÁY CỤ THỂ

2.1. Những vấn đề liên quan đến chi tiết hoặc bộ phận máy, cơ cấu máy,
máy khởi động.
2.1.1. Phân tích đặc điểm kết cấu của hệ thống máy khởi động.
Hệ thống khởi động đòi hỏi yêu cầu không cao về bảo dưỡng, đơn giản, chỉ
cần ắc quy được nạp điện đầy đủ và tất cả các mối nối điện sạch và không gỉ,
kín.
Chẩn đoán về hệ thống khởi động là tương đối dễ, hệ thống tổ hợp điện và
cơ khí. Nguyên nhân của sự cố khởi động có lẽ là do phần điện (công tắc
solenoid bị hỏng…), hay là do phần cơ (hết chổi than, ly hợp 1 chiều bị hỏng,
phần ứng bị cong hoặc không cân bằng...). Triệu chứng đặc trưng của sự cố về
hệ thống khởi động bao gồm:
• Động cơ không quay.
• Động cơ quay chậm.
• Chốt bộ khởi động chạy.
• Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay.
• Máy khởi động không cài khớp hoặc không nhả dứt khoát.
Máy khởi động bao gồm: Công tắc từ (rơ le gài khớp), phần ứng và ổ bi,
phần cảm, chổi than và giá đỡ chổi than, hộp số giảm tốc, ly hợp một chiều,
bánh răng bendix và trục xoắn ốc.

30
Hình 2.1 Kết cấu máy khởi động
2.1.2. Bản vẽ chi tiết máy khởi động.

Hình 2.2 Bản vẽ cấu tạo chi tiết bộ khởi động trên ô tô Toyota Camry 2007

31
Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động chi tiết của hệ thống khởi động trên ô tô Toyota
Camry 2007.
Trước hết cần phải nắm rõ được nguyên lý hoạt động của hệ thống trên xe
thật rõ ràng, có thể chia ra các hệ thống hoạt động riêng rẽ nhưng lại hoạt động
liên kết với nhau để ECU có thể nắm bắt được các hệ thống và điều chỉnh thích
hợp. Và dĩ nhiên trên các xe hiện đại thì sẽ phức tạp hơn các thông tin được lấy
từ nhiều các nguồn khác nhau trên xe. Để đọc sơ đồ điện thì việc trước tiên cần
là phải xác định được nguồn nuôi là acquy sau đó là phụ tải là máy khởi động,
tùy theo các trạng thái điều khiển sẽ tạo ra chức năng khác nhau. Hai vấn đề
chính của máy khởi động là làm thế nào dịch chuyển được bánh răng gài vào ăn
khớp, thôi ăn khớp với bánh đà và làm quay trục rotor máy khởi động.
Ở trạng thái OFF khi khóa điện nối đất,dòng điện đi từ acquy như trên hình
vẽ, được chia làm 2 ngả: 1 ngả có cường độ nhỏ đi đến transistor A để điều
khiển rơ le khởi động, 1 ngả có cường độ lớn hơn đi thẳng đến tiếp điểm của rơ
le và đợi ở đó.
Ở trạng thái START dòng điện có cường độ nhỏ chờ sẵn ở transistor đi qua
transistor A (do thế điện tạo ra từ acquy dương hơn so với máy phát tạo ra), do
đó transistor A chỉ cho phép dòng điện từ acquy đi qua. Dòng điện đi qua
transistor A đi đến các vòng dây trên lõi thép tạo ra lực điện trên rơ le khởi động

32
hút tiếp điểm thứ nhất đóng lại, lúc này dòng điện từ ngả kia của acquy đi trực
tiếp qua tiếp điểm tới máy khởi động. Dòng điện đi tới từ tiếp điểm đi tới máy
khởi động lại được chia thành 2 nhánh: 1 nhánh đi qua cuộn hút qua trục rotor
rồi về mát, 1 nhánh đi qua cuộn giữ ra mát của máy khởi động. Cường độ dòng
điện qua cuộn hút được thiết kế lớn hơn so với cuộn giữ lên tạo ra 1 lực điện từ
dịch lõi thép về bên trái đồng thời dịch cần gạt đẩy bánh răng gài vào ăn khớp
với vành răng bánh đà. Khi lõi thép dịch sang bên trái nối tiếp điểm thứ 2 dòng
điện từ acquy sẽ đi trực tiếp đến trục rotor của máy khởi động làm máy khởi
động quay, đồng thời cũng nối tiếp điểm đến biến áp đánh lửa để đưa đến bugi
đốt cháy hòa khí trong buồng đốt cuối kì nén khởi động động cơ. Để đề phòng
hiện tượng chống răng khi bánh răng gài vào ăn khớp với vành răng bánh đà,
dòng điện đi qua 2 cuộn hút và giữ tác dụng trước khi nối mạch rotor đủ thời
gian để bánh răng gài vào ăn khớp tự lựa vào vành răng bánh đà trước khi motor
khởi động.
Khi động cơ đã hoạt động người điều khiển quay chìa khóa về vị trí ON,
lúc này máy phát cũng đã hoạt động và tạo ra 1 dòng điện. Dòng điện từ acquy
không đi được qua khóa điện để tới rơ le khởi động làm tiếp điểm thứ nhất bị
tách ra. Khi đó lò xo lõi thép trên 2 cuộn hút và giữ đẩy lõi thép về bên phải
đồng thời dịch bánh răng gài thôi ăn khớp với vành răng bánh đà. Nhưng khi đó
tiếp điểm thứ 2 nối với biến áp đánh lửa lại bị ngắt ra không đảm bảo điều kiện
hoạt động của động cơ. Khi này dòng điện đi tới từ bộ tiết chế tạo ra có thế
dương hơn so với phía acquy tạo ra, do đó transistor A chỉ cho dòng điện bên
phía bộ tiết chế đi qua mà không cho bên phía acquy đi, tách acquy ra và tiết
kiệm năng lượng cho acquy. Dòng điện đi qua transistor A được nối trực tiếp tới
bộ biến áp đảm bảo động cơ vẫn làm việc bình thường.

33
2.1.3. Những yêu cầu kỹ thuật
Chuẩn bị: + Cẩm nang sửa chữa xe Toyota 2007
+ Dụng cụ chuyên dùng SST
+ Dụng cụ đo : • Đồng hồ vạn năng hay ôm kế
• Ampe kế 90 A
• Đồng hồ so, giá đỡ và 2 khối V
• Thước kẹp 30mm
• Đồng hồ đo sức căng lò xo(2.415 kg)
• Thước lá
• Panme 15mm
• Dưỡng so 15mm
• Dầu và mỡ bôi trơn: Mỡ chịu nhiệt cao
Trước khi bắt đầu tháo motor khởi động, đầu tiên xác định sơ lược nguyên
nhân của hư hỏng nhờ kiểm tra tính năng để giảm thời gian tìm pan. Cũng tiến
hành các phép kiểm tra này sau khi lắp để chắc chắn rằng motor hoạt động tốt.
Tiến hành các bước kiểm tra càng nhanh càng tốt (trong khoảng 3-5 giây)
nếu không cuộn dây motor có thể bị cháy.
Đảm bảo các giá trị khe hở, các kích thước luôn nằm trong giá trị cho phép.
Nếu cần phải thay thế phụ tùng, nên sử dụng phụ tùng chính hãng của
Toyota có mã số phụ tùng đúng hoặc tương đương, không sử dụng các phụ tùng
kém chất lượng để thay thế có thể gây mất an toàn khi điều khiển xe, gây hư
hỏng xe hay thương tích cho người khác.
2.1.4. Quy trình sửa chữa và tháo lắp máy khởi động .
Gồm 6 bước: tháo – tháo rời - kiểm tra, sửa chữa - lắp ráp - thử - lắp lên
xe.
1.Tháo
• Tháo cực âm của bình acquy

34
• Tháo đế máy gồm: tháo nắp bảo vệ và ngăn mạch, tháo đai ốc bắt cáp đến
máy, tháo giắc nối của đế máy và tháo đế máy.
2.Tháo rời
• Tháo cụm công tắc từ gồm: tháo công tắc từ và cần dẫn động.
• Tháo cụm stato gồm: tháo stato, lắp sau và vỏ nắp máy.
• Tháo lò xo chổi than.
• Tháo cụm rotor.
• Tháo cụm ly hợp máy đề gồm: ly hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.
3. Kiểm tra, sửa chữa
• Kiểm tra cụm rotor máy đề : quan sát bằng mắt xem cuộn dây rotor và cổ
góp xem có bị bẩn hay không. Nếu bẩn và cháy sẽ khiến máy đề hoạt động
không đúng. Nếu bẩn, hãy vệ sinh cụm rotor bằng chổi và khăn lau.
• Kiểm tra thông mạch và cách điện của rotor: dùng đồng hồ điện để kiểm
tra cách điện cổ góp, lõi rotor và thông mạch giữa các thanh dẫn điện của cổ
góp.
• Kiểm tra độ đảo hướng kính, đường kính ngoài và độ sâu của rãnh cổ góp.
• Kiểm tra cuộn cảm: dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra thông mạch giữa
các dây dẫn chổi than và dây dẫn, cách điện giữa chổi than và phần cảm.
• Kiểm tra vệ sinh chổi than: vệ sinh sạch và kiểm tra bang thước kẹp.
• Kiểm tra cụm ly hợp máy đề bằng tay và kiểm tra khớp nối một chiều có
ở trạng thái hãm hay không.
• Kiểm tra các cụm công tắc từ
• Kiểm tra thông mạch của công tắc từ: dùng đồng hồ đo.
4. Lắp ráp
• Lắp cụm ly hợp máy đề gồm: ly hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.
• Lắp cụm rotor máy đề.
• Lắp lò xo chổi than máy đề.
• Lắp cụm stato máy đề gồm vỏ máy đề, nắp sau và stato máy đề.

35
• Lắp cụm công tắc từ máy đề gồm công tắc từ máy đề và cần dẫn động.
5. Thử
Cấp điện trực tiếp từ ăc quy vào để kiểm tra các chức năng: chức năng kéo
và giữ. Kiểm tra khe hở bánh răng chủ động, chức năng đàn hồi bánh răng chủ
động và thử không tải.
6.Lắp lại lên xe
• Lắp máy đề
• Nối cáp âm của ăc quy
2.2. Sửa chữa cụ thể
2.2.1.Bảng chẩn đoán sự cố ở hệ thống khởi động
Tình trạng Nguyên nhân Kiểm tra và sửa chữa
1. Không quay, các a. Hở mạch công tắc Kiểm tra các tiếp điểm
đèn vẫn sáng đánh và các nối kết
b. Hở mạch máy khởi Kiểm tra bộ đảo mạch,
động chổi góp, và các nối kết
c. Hở mạch điều khiển Kiểm tra solenoid, hoặc
d. Đứt nối kết nóng chảy rơ le, công tắc, và các nối
kết
Hiệu chỉnh điều kiện làm
nổ nối kết, thay nối kết
mới
2. Không quay, các a. Sự cố ở động cơ Kiểm tra động cơ để tìm
đèn mờ hẳn b. Ắc quy thấp sự cố
c. Nhiệt độ quá thấp Kiểm tra, nạp điện, hoặc
d. Các ổ đỡ phần ứng bị thay ăc quy mới
kẹt, ngắn mạch ở máy Ắc quy phải được nạp đủ
khởi động điện; đối với động cơ,
mạch nối dây, và máy

36
khởi động ở tình trạng
tốt.
Thay máy khởi động
3. Không quay, các a. Phần truyền động hỏng Thay các bộ phận không
đèn hơi mờ hoặc trượt đạt yêu cầu
b. Điện trở cao hoặc hở Vệ sinh bộ đảo mạch,
mạch máy khởi động thay các chổi góp, sửa
chữa các nối kết không
bảo đảm.
4. Không quay, các Nối kết kém, có lẽ ở ắc Vệ sinh kẹp dây cáp và
đèn tắt quy cực ăc quy, siết chặt kẹp
5. Không quay, đèn a. Ăc quy chết Nạp hoặc thay ắc quy
không sáng b. Hở mạch mới
Vệ sinh và siết chặt các
nối kết, thay hệ thống
dây.

6. Động cơ quay a. Ăc quy yếu Kiểm tra , nạp điện, hoặc


chậm nhưng không b. Nhiệt độ quá thấp thay ăc quy mới
khởi động c. Máy khởi động hư Ắc quy phải được nạp đủ
d. Cáp ắc quy hoặc ắc điện; đối với động cơ,
quy nhỏ mạch nối dây, và máy
e. Sự cố ở phần cơ động khởi động ở tình trạng
cơ tốt.
f. Người lái xe đã làm Thử nghiệm máy khởi
yếu ăc quy khi cố khởi động
động nhiều lần Lắp đặt dây cáp hoặc ắc

37
quy thích hợp
Kiểm tra động cơ

7. Động cơ quay a. Hệ thống đánh lửa có Kiểm tra sự đánh lửa,


bình thường nhưng vấn đề thời chuẩn và hệ thống
không khởi động b. Hệ thống nhiên liệu đánh lửa.
hỏng Kiểm tra bơm nhiên liệu,
c. Không khí rò rỉ ở cổ đường ống, bộ chế hòa
góp nạp hoặc bộ chế hòa khí hoặc hệ thống phun
khí nhiên liệu
d. Động cơ có sự cố Siết chặt khớp nối, thay
đẹm lót yêu cầu
Kiểm tra thì nén, thời
chuẩn van,….
8. Rơ le hoặc a. Cuộn giữ hở Thay solenoid
solenoid có tiếng b. Ắc quy yếu Nạp ắc quy
động c. Các tiếp điểm bị cháy Thay mới
9. Bánh răng chậm a. Piston của solenoid bị Vệ sinh và điều chỉnh
nhả sau khi khởi kẹt piston
động b. Bộ ly hợp một chiều Vệ sinh trục phần ứng và
vướng vào trục phần ứng ống nối của bộ ly hợp
c. Bộ ly hợp một chiều Thay bộ ly hợp
hỏng Lắp lò xo mới
d. Lò xo hồi chuyển cần
gạt yếu
10. Các tiếng động lạ a. Tiếng động trong khi Khe hở giữa bánh răng
quay( trước khi động cơ và vành răng quá lớn
đánh lửa) Khe hở giữa bánh răng

38
b. Tiếng động sau khi và vành răng quá nhỏ
động cơ đánh lửa Bộ ly hợp một chiều bị
c. Tiếng động bất thường hư
sau khi động cơ đánh lửa Phần ứng bị cong hoặc
d. Tiếng động khi máy không cân bằng
khởi động đến gần cữ Bộ ly hợp một chiều bị
chặn sau khi động cơ hư
khởi động. Thay vành răng
e. Tiếng động do máy
khởi động quay, nhưng
động cơ không quay

Bảng 2. Bảng chẩn đoán sự cố ở hệ thống khởi động


Do thời lượng của đồ án có hạn và sự chuyên sâu vào các phần bệnh là
rất rộng nên đồ án chúng tôi chỉ tập trung vào 1 số lỗi cơ bản nhất thông dụng
nhất trên máy khởi động của Camry 2007. Chúng tôi sẽ đi vào phần motor
không hoạt động khi khóa điện ở vị trí START (bánh răng chủ động không lao
ra và motor khởi động không quay).
2.2.2. Sơ đồ chẩn đoán sửa chữa.
Chẩn đoán hư hỏng này có thể nằm trong các chi tiết của hệ thống điện liên
quan đến cực 50 hay hư hỏng bên trong motor. Sơ đồ chẩn đoán tiến hành sửa
chữa như sau :

Tiến hành kiểm tra


trên xe

1.Kiểm tra điện áp39 Quá thấp


ăc quy Kiểm tra mạch khóa điện và sửa
3. Thử tính năng motor
2.Kiểm tra điện áp Quá thấp Sửa chữa
chữa thay
motorthếkhởi
các động
bộ phận hỏng
Nạp hay thay ăcquy

1.Kiểm tra điện áp ăc quy


Chú ý chắc chắn rằng cần số đã về vị trí N hay P với xe có hộp số tự
động.

Hình 2.4 Cần số ở vị trí N hoặc P


Ở những xe có hệ thống khởi động ly hợp, kiểm tra bàn đạp ly hợp

40
Hình 2.5 Bàn đạp ly hợp
Sau đó bặt khóa điện về vị trí START và đo điện áp ăcquy. Các bước tiến
hành như trên hình vẽ. Tiêu chuẩn dòng đo là 9,6 V hay cao hơn. Thay ăc quy
nếu điện áp thấp hơn 9,6 V. Chú ý nếu môtơ không quay hay quay chậm, trước
tiên phải kiểm tra xem ăcquy còn tốt không. Ngay cả khi điện áp ăcquy bình
thường thì sự ăn mòn hay sự biến màu của cực ăc quy cũng có thể gây ra khởi
động kém do điện trở tiếp xúc tăng làm giảm điện áp thực tế từ ăc quy cấp cho
môtơ khởi động khi khóa điện ở vị trí START.

Hình 2.6 Kiểm tra điện


áp ắc quy
2. Qua kiểm tra thấy điện áp
ăcquy bình thường. Tiến
hành công việc số 2 kiểm tra điện
áp cực 50. Bật khóa điện đến
vị trí START và đo điện áp giữa
cực 50 máy khởi động và thân. Giá trị tiêu chuẩn 8V hay hơn, nếu điện áp thấp
hơn 8V, kiểm tra cầu chì, khóa điện, công tắc khởi động trung gian, rơ le khởi

41
động ly hợp…Qua kiểm tra thấy kết nối
cực bị kém tiến hành kết nối lại
nhưng môtơ vẫn chưa quay. Nội dung
công việc được mô phỏng trên hình vẽ.

Hình
2.7 Kiểm tra điện áp cực 50
3. Tiến hành kiểm tra tính năng của môtơ khởi động. Tháo cáp âm ăcquy.
Sử dụng dụng cụ chuyên dùng SST tháo máy khởi động ra khỏi xe như trên hình
vẽ.

42
Hình 2.8 Tháo máy khởi động ra khỏi xe
Tiến hành tháo rời máy khởi động dựa trên bản vẽ tháo lắp. Kiểm tra chổi
than trước tiên vì điều kiện làm việc của chổi than ở dạng tiếp xúc, có ma sát và
nhiệt sinh ra trong quá trình làm việc nên dễ bị mài mòn và cần phải thay thế
theo thời gian hoạt động. Trên các xe rất hay bị hư hỏng chi tiết này.

Hình 2.9 Tháo rời máy khởi động kiểm tra chổi than

43
Qua kiểm tra thấy chổi than máy khởi động đã bị mài mòn tiếp xúc kém
với cổ góp, giá trị đo được thấy chổi than cũ dưới 10mm so với chiều dài tiêu
chuẩn 16mm . Dùng một mẩu dây thép, kéo lò xo chổi than rồi tháo chổi than ra
khỏi giá đỡ chổi, kéo giá đỡ chổi than ra khỏi phần ứng. Tiến hành thay chổi
than mới, đánh bằng vải nhám trước khi lắp vào giá đỡ chổi than và lắp lại máy
khởi động.

44
Hình 2.10 Tháo và đo lò xo chổi than
Đo tải trọng lò xo chổi than bằng cân lò xo, đọc chỉ số của cân lò xo vừa
tách ra khỏi chổi than. Tải lắp tiêu chuẩn 1,4 – 1,6 kg, tải lắp cực tiểu: 1,0kg.
Nếu tải lắp nhỏ hơn giá trị cực tiểu, cần phải thay lò xo chổi than.

Hình 2.11 Đo tải


trọng chổi than
Kiểm tra sự cách điện của giá đỡ chổi than: dùng ôm kế, kiểm tra rằng
không có thông mạch giữa cực (+) và cực (-) giá đỡ chổi than. Nếu có sự thông
mạch, cần sửa hay thay giá đỡ chổi than.

45
Hình 2.12 Kiểm tra thông mạch giá đỡ chổi than Lắp
Lắp lại theo trình tự ngược lại so với trình tự tháo.
Tiếp theo tiến hành thử không tải máy khởi động để chắc chắn rằng máy đã
hoạt động tốt trước khi nắp lên xe. Kẹp chặt môtơ khởi động lên êtô, nối đầu
cuộn cảm với cực C, chắc chắn rằng nó không bị chạm mát. Nối ăc quy và ampe
kế vào môtơ khởi động như hình vẽ. Kiểm tra rằng môtơ khởi động quay êm,
đều và bánh chủ động lao ra ngoài. Kiểm tra rằng ampe kế chỉ trị số dòng điện
như quy định, dòng điện tiêu chuẩn nhỏ hơn 50A tại 11V. Chú ý cường độ dòng
điện trong mạch khi kiểm tra không tải thay đổi phụ thuộc vào môtơ khởi động
nhưng với một vài môtơ thì cường độ lớn nhất từ 200A – 300A. Trước khi kiểm
tra hãy tham khảo cẩm nang sửa chữa để xác định cường độ dòng điện qua môtơ
và xác định chọn loại ampe kế thích hợp. Phải dùng loại cáp chịu lực lớn. Kiểm
tra rằng bánh răng chủ động thụt vào và môtơ khởi động dừng lại ngay sau khi
ngắt cáp ra khỏi cực 50, nếu môtơ không dừng lại ngay phanh phần ứng bị hỏng.

46
Hình 2.13. Kiểm tra không tải máy khởi động
Cuối cùng là đưa máy khởi động lên xe, nắp cáp cực âm ăc quy và tiến
hành nổ thử. Tiến hành làm lại thao tác khởi động vài lần để chắc chắn hệ thống
hoạt động ổn định. Qua kiểm tra thấy máy khởi động hoạt động bình thường, ổn
định.

Hình 2.14. Lắp lại máy khởi động lên xe

47
PHẦN III: XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY HOẶC
BỘ PHẬN MÁY, CƠ CẤU MÁY, MÁY CỤ THỂ VÀ 1 SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG SỬA CHỮA MÁY

3.1. Xây dựng quy trình phục hồi chi tiết máy hoặc bộ phận máy, cơ cấu
máy khởi động
Trước khi tháo rời máy cần lau chùi sạch hết bụi bẩn. Các cụm và chi tiết
đã tháo rời được rửa trong dung dịch kiềm hoặc dầu hỏa. Các cụm chi tiết có
dây điện hoặc có cuộn dây được lau sạch bằng tẩm xăng rồi dùng khí nén thổi
khổ và được sấy khoảng 45 + 90 phút, nhiệt độ 90 + 100°C. Các đệm khít bằng
da được rửa sạch bằng xăng sau đó kiểm tra hình dạng ngoài, đo kích thước
chính và thử nghiệm điện để phân loại các cụm và chi tiết tốt cần sửa hoặc phần
hỏng bị loại.
Những hư hỏng chính có thể: hỏng cách điện, đứt dây trong cuộn dây, mòn
các chổi và cổ góp, rảnh và sứt mẻ trên bề mặt; vết xước trên lõi phần ứng, mòn
cổ, trục cong, ròn rãnh then ở trục máy khởi động điện.
Người ta dùng dụng cụ kiểm 533 (hình 3.1) hoặc dạng tương tự để tìm

48
Hình 3.1, Dụng cụ kiểm 533 để kiểm tra cuộn cảm ứng máy phát điện
và máy khởi động điện
a) Hình dung chung; b) Kiểm tra đứt dây trong cuộn cảm ứng: c) Kiểm tra
chấp mạch trong cuộn cảm ứng, d) Kiểm tra chạm "mát" trong cuộn cảm ứng
1- thận dụng cụ, 2-12- công tắc, 3- ổ cắm cảm ứng, 4- đầu đo kiểm tra
cách diện; 5- phích cắm điện, 6- núm chuyện mạch của biến trở điều chỉnh
míliampemet, 7-tấm để kiểm tra cuộn kích thích; 8- tấm kiểm tra; 9- khỏi lăng
trụ máy biến áp; 10- mili ampermét, 11- đèn kiểm tra; 13- đầu đo có hai que đo
để kiểm tra cổ góp; 14- phản ứng cần kiểm tra
Chỗ hư hỏng về điện. Dụng cụ gồm: máy biến áp, lôi máy có hai khối lăng
trụ 9, không nối thông với nhau nên mạch từ cảm ứng của máy để hở. Lúc kiểm
tra đặt cuốn cảm ứng vào giữa hai khối lăng trụ. Kim loại trong cuộn cảm ứng
động mạch cảm ứng từ của dụng cụ và cuộn cảm ứng giữ vai trò cuộn thứ cấp
của máy biến áp. Khi mắc dụng cụ vào lưới điện xoay chiều, trong các vòng dây
sẻ cảm ứng một suất điện động. Nếu cuộn dây còn tốt thì không có dòng điện
chạy trong các bộ phận của cuộn (suất điện động trong nửa phần này được san
phẳng do suất điện động của nửa kia). Nếu có chập mạch giữa các vòng dây của
một nửa sẽ xuất hiện dòng điện làm từ hóa các răng của rảnh lôi thép phần ứng.
Để kiểm tra hỏng đặt tuần tự que kiểm tra 8 (hình 14.10c) lên các rãnh của lõi
thép phản ứng, trong khi quay từ từ phản ứng, que 8 sẽ rung động trước bộ phận

49
có vòng dây chập mạch. Nếu dây trong cuộn cảm ứng bị đứt sẽ được xác minh
qua miliampemét 10. Muốn vậy đặt đầu đo có hai que đo 13 (hình 14.10b) lên
hai phiên bên cạnh nhau của cổ góp và xoay từ từ cố góp trên các khối lăng trụ
khoảng 20 - 30° đồng thời theo dõi kim đồng hồ miliampemét, nếu kim xê dịch
khỏi vị trí ban đầu nghĩa là mạch điện đã khép kín và bộ phận kiểm tra không có
chỗ nào bị đứt. Tiếp tục quay cuốn cảm ứng trên các khối lăng trụ để kiểm tra
các bộ phận khác của cuộn dây. Nếu cuộn cảm ứng chạm mát sẽ phát hiện nhờ
đèn kiểm tra 11. Muốn vậy đặt một que của đầu đo 4 (hình 14.10d) lên lôi hoặc
trục của cuộn cảm ứng còn que kia làn lượt đặt lên mối phiến của cổ góp, nếu
đèn sáng, tức là cách điện bị đánh thủng nên bộ phận ấy chạm mát. Nếu phần
điện còn tốt cần đưa lên hai mủi tâm để kiểm tra độ đảo bằng đồng hồ so, Độ
đảo của đồng hồ so không lớn hơn 0,05mm còn của lõi thép không quá 0,09mn.
Trục bị cong cần nắn lại bằng tay trên máy ép.
Các vết xước trên lõi thép cần mài phục hồi bằng vải ráp, nếu xước sâu thì
mài trên máy mài. Đường kính lõi thép bị giảm được bù lại bằng cách lót các
tấm đệm bên dưới các đầu cực. Chổ lắp vòng bi của cổ bị mòn được khôi phục
bằng mạ crôm hay mạ thép. Các cuộn dây hỏng cần chữa lại. Nếu hỏng bên
trong hoặc cách điện bị đánh thủng phải tháo bỏ cuộn dây và cuốn lại phần ứng,
nếu bị đứt hoặc chập mạch ở mối hàn vào có góp thì có thể sửa không cần cuộn
lại. Cuộn cảm ứng của máy khởi động điện nếu cách điện bị đánh thủng cũng có
thể chữa lại, nếu cách điện hỏng phải thay mới.

Hình 3.2 Nhét micanit vào giữa các phiến của cổ góp
1-phần ứng,2-cưa,3-các phiến của cổ góp,4-micanit

50
Nếu mòn mặt ma sát của cổ góp và vòng tiếp xúc cần mài lại trên máy mài
chuyên dùng hoặc trên máy tiện, mài xong đánh bóng bằng giấy rản. đường kính
có góp và vòng tiếp xúc cần đảm bảo kích thước theo yêu cầu kỹ thuật nếu quá
mức phải thay mới. Sau khi tiện cổ góp phần ứng cần nhét chất cách điện
(micanit) vào sâu 0,6 + 0,8mm giữa. Tại phiên dùng lưỡi cưa (hình 3.2) sau khi
mài trên máy tiện. Những cố góp có cả phiến tiếp xúc với nhau hoặc bị lung lay
phải loại bỏ thay mới.
Sửa vỏ (thân): có thể hỏng về điện hoặc cơ được phát hiện qua quan sát thử
nghiệm. Hư hỏng chính và điện có: chạm mát, chập mạch, gây đứt đầu ra và mối
nối cuộn dây. Kiểm tra trên dụng cụ 533 xoay núm chuyển mạch 2 (hình 3.1) về
vị trí kiểm tra cắt điện. Nối một que với cực "w" trên thân máy và que thứ hai
với đầu dây cuộn kích thích, nếu có chỗ đứt dây thì đèn không sáng. Muốn kiểm
tra cách điện “không chạm mát" phải đặt que thứ hai vào thân máy (hình 3.3b)
nếu đèn kiểm tra sáng là cuộn dây bị chạm mát.

Hình 3.3 Kiểm tra cuộn kích thích bằng que đo của dụng cụ kiểm tra 533
a)Kiểm tra dây đứt b)Kiểm tra chạm mát
Chập mạch giữa các vòng dây của cuốn kích thích có thể tìm ra qua đo điện
trở của các cuốn dây nhờ ô mét dựa vào thông số kỹ thuật của máy khởi động
điện, nếu điện trở nhỏ hơn chứng tỏ có chỗ chập mạch giữa các vòng dây. Nếu
dây có chỗ chập mạch hoặc đứt phải thay mới. Hư hỏng chính về cơ khí là: chờn

51
ren, xây xát chỗ lắp nắp, hỏng rãnh bắt vít các đầu cực. Các ren bị cháy chờn
được phục hồi bằng cách cắt lại ren hoặc lắp thêm ống lót có ren theo kích thước
danh định. Dùng dũa sửa lại chỗ lắp nắp bị hỏng. Những chi tiết đầu cực bị xước
và móp nhiều cần được thay mới, nếu vết xước không quan trọng thì doa lại. Khi
lắp ráp thân cần có khe hở hướng tâm (0,25 + 0,65mm) giữa các chi tiết đầu cực
và lõi phần ứng bằng cách đặt những tấm đệm (lá thép máy biến áp) vào giữa
thân các chi tiết đầu cực. | Để khắc phục hư hỏng của cuộn kích thích phải tháo
rời thân máy phát điện. Muốn vậy phải tháo các cực và vít bắt chặt các chi tiết
đầu cực, tháo sơ bộ bằng tuốcnơvít có gá ép (hình 3.4). Các cuộn đây có cách
điện bị ẩm và bị thấm dầu được sấy trong tủ sấy và nhúng vào sơn cách điện.
Tháo cách điện bị hỏng của cuộn và thay mới có tẩm sơn cách điện và sấy trong
tủ sấy. Nếu cách điện giữa các vòng dây và cách điện bên ngoài cuộn kích thích
của máy khởi động điện bị hỏng thì phải thay mới.


nh 3.4 Tháo vít bắt chặt đầu cực máy phát điện bằng tuốc lơ vít có gá ép
Sửa chữa nắp: những hư hỏng chính của cuộn chi tiết nắp là: chập mạch, có
chi tiết nứt, gãy, vỡ, mòn vòng bi, lỏng các giá đở chổi, lò xo giá đỡ chổi bị yếu
hoặc gãy, mòn chổi điện. Kiểm tra chập mạch của nắp nhờ dụng cụ 533 (hình

52
3.5). Giá đỡ chổi phải cách điện hoàn toàn với nắp. Khi chập mạch đèn sáng lên
phải thay cách điện. Những khe nứt, chỗ sứt mẻ được hàn phục hồi rồi làm sạch
chỗ rìa xờm ngang với mặt kim loại nền. Thay các vòng bi mòn. Nếu giá đỡ chối
bị nới lỏng cần tán lại các đinh tán. Lò xo yếu gây cần được thay mới. Cần dùng
lực kế kiểm tra lực ép của chổi lên cổ góp đảm bảo điều kiện kỹ thuật quy định.

Hình 3.5 Kiểm tra chập mạch nắp máy phát điện bằng dụng cụ 533
Sửa chữa công tắc và rơle máy khởi động điện: Những hư hỏng chính là:
cách điện bị đánh thủng, đứt các cuộn dây, các tiếp điểm bị cháy xém, gi hoặc
dính với nhau. Dùng đèn kiểm tra các cuộn dây bị đứt và cách điện bị đánh
thủng. Những cuộn dây hỏng phải cuộn lại trên đồ gá chuyên dùng. Xem xét bên
ngoài để đánh giá tình trạng các tiếp điểm. Các tiếp điểm gắn liền nhau cần được
thay mới, nếu bị cháy xém hoặc gỉ cần làm sạch bằng giấy ráp loại mịn. Nếu vít
của tiếp điểm và địa của nó bị cháy nhiều phải xoay đi 180°.
Lắp ráp và thử nghiệm máy khởi động điện: Các chi tiết và cụm chi tiết sửa
chữa xong được lắp ghép lại rồi thử nghiệm theo đúng điều kiện kỹ thuật. Nếu
cường độ vượt quá quy định, có thể do những hư hỏng sau gây ra: phần ứng bị
cong vênh, bị kẹt hay chạm vào đầu cực. Nếu cường độ dòng điện tiêu thụ tăng
đột ngột là do tiếp xúc không tốt hoặc đứt cuộn kích thích.
Máy khởi động điện cần thử nghiệm: hoạt động của cơ cấu dẫn khởi động,
tốc độ quay phần ứng không được gây ồn và dòng điện tiêu thụ khi chạy không

53
tải. Kiểm tra điển hình mômen xoắn khi hãm hoàn toàn. Những thử nghiệm trên
được thực hiện trên bàn thử máy phát điện. Khi thử lắng tai nghe kiểm tra tiếng
gõ và tiếng ồn bất thường. Cơ cấu dẫn khởi động phải làm việc chắc chắn kiểm
tra bằng cách thử cho máy khởi động điện hoạt động. Mômen do động cơ khởi
động điện phát ra và cường độ dòng điện lúc hãm phải đạt yêu cầu kỹ thuật.
Để thử chạy không tải phải nối mạch điện với ắcquy để động cơ điện hoạt
động trong 1 phút. Dùng đồng hồ đo tốc độ phản ứng và ampemét đo cường độ
dòng điện. Các trị số đo được phải phù hợp với các thông số kỹ thuật. Nếu
cường độ dòng điện lớn mà tốc độ quay nhỏ chứng tỏ có cong vênh, kẹt hoặc
khe hở không đồng đều giữa phần ứng và đầu cực. Cường độ dòng điện nhỏ và
tốc độ quay nhỏ là do sức ép của chổi than yếu hoặc tiếp xúc không tốt ở những
mối nối máy khởi động điện. Cường độ dòng điện quá lớn mà tốc độ quay nhỏ
là do chập mạch trong mạch điện của máy khởi động và lắp đặt sai lệch các chổi
than gây ra.
3.2. Một số vấn đề về tổ chức quản lý sản xuất trong sửa chữa máy
3.2.1. Nhân lực và trang thiết bị.
+ Nhân lực:
Công thức tính toán:

m= (công nhân)

Trong đó:
•m: số lượng công nhân sản xuất của phân xưởng;
•t: định mức sửa chữa của phân xưởng cho một đơn vị sản phẩm, giờ công;
•N: kế hoạch sản xuất của phân xưởng, chiếc (số lượng máy sửa chữa của
phân xưởng);
•Ttt: quỹ thời gian thực tế của công nhân, giờ;
+ Trang thiết bị:

54
Thiết bị hiện tại của xưởng là trang bị tối thiểu chuyên dòng xe. Bao gồm
tất cả các máy móc công cụ, dụng cụ, thiết bị phụ trợ và những thiết bị khác sử
dụng trực tiếp cho quá trình bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.
Công thức tính toán:
X0 = (thiết bị).
Trong đó:
• t: định mức sửa chữa của phân xưởng cho một đơn vị sản phẩm, giờ công.
•N: kế hoạch sản xuất của phân xưởng, chiếc (số lượng máy sửa chữa của
phân xưởng);
•Ttb: Quỹ thời gian làm việc thực tế của thiết bị, giờ.
3.2.2. Ứng dụng sơ đồ mạng trong sửa chữa máy
Thay thế chổi than cho máy khởi động gồm có 11 công việc, có độ dài thời gian và trình tự thực
hiện như sau:

Công việc Thời gian thực Trình tự công việc


hiện
A-Đọc chi tiết kế hoạch, 10 phút Làm ngay không trì hoãn
yêu cầu sửa chữa
B-Đưa xe vào gara 5 phút Làm ngay không trì hoãn
C-Chuẩn bị dụng cụ, phụ 5 phút Làm ngay không trì hoãn
tùng, tài liệu sửa chữa
D-Kiểm tra trên xe, điện áp 5 phút Làm sau khi xong A, B,C
acquy
E-Tháo cáp âm acquy 2 phút Làm sau khi xong D
F- Tháo máy khởi động ra 10 phút Làm sau khi xong E
khỏi xe
G-Tháo chổi than và thay 5 phút Làm sau khi xong F
thế
H-Lắp lại máy khởi động 5 phút Làm sau khi xong G

55
I-Kiểm tra không tải acquy 5 phút Làm sau khi xong H
J-Lắp lại máy khởi động 10 phút Làm sau khi xong I
lên xe
C(
10
) K- Lắp lại cáp âm và kiểm 5 phút Làm sau khi xong J
tra hoạt động

2 T(
0 )
5)
B( I(5) J(10) K(5)
11
A(10) D(5) E(2) G(5) H(5) 9 10
5 6 7 8
1 4
0)

3
R(

Đường găng: 1-4-5-6-7-8-9-10-11


10+5+2+5+5+5+10+5=47
Đường găng: 1-3-4-5-6-7-8-9-10-11
10+0+5+2+5+5+5+10+5=47

56
PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 Kết luận.
Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá
nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số
lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo
theo nhu cầu đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô.
Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn
Hữu Hưởng giao cho nghiên cứu đề tài về hệ thống khởi động điện trên ô tô,
nhằm cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão
dưỡng sữa chữa hệ thống khởi động trên xe ô tô. Kiến thức trong đề tài này
được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan hệ thống khởi động; Sửa chữa chi tiết máy
hoặc bộ phận máy, cơ cấu máy, máy cụ thể; Xây dựng quy trình phục hồi chi tiết
máy hoặc bộ phận máy, cơ cấu máy, máy cụ thể và 1 số vấn đề về tổ chức quản
lý sản xuất trong sửa chữa máy. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do
đó người đọc có thể dể dàng hiểu được.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn,
lý thuyết vễ sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm
đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe ô tô.
 Kiến nghị.
Việc hình thành các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa ô tô là cần thiết để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về duy trì chất lượng, nâng cao tuổi thọ
của loại phương tiện phổ biến hiện nay là ô tô. Tuy nhiên, các cơ sở này gặp rất
nhiều khó khăn khăn cả về sở vật chất và nhân lực, để giúp các cơ sở này tồn tại
được phát triển cần có sự quan tâm của nhà nước, bộ ngành... trong việc vay
vốn, đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo...

57

You might also like