You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG


QUẢN LÝ TÀI SẢN, THIẾT BỊ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG

Sinh viên : Ma Seo Sen


Chuyên ngành : Công nghệ phần mềm
Lớp : DH17CNPM1
Mã số sinh viên : 171040034
Giảng viên hướng dẫn : Lê Hữu Tuấn

Khánh Hòa, Ngày 31 Tháng 12 Năm 2020


LỜI CẢM ƠN

Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
rất nhiều giảng viên khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Thái Bình
Dương. Tôi xin gửi tới các thầy lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời
cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của các
thầy, đến nay tôi đã có thể hoàn thành luận văn, đề tài:
"Hệ thống quản lý tài sản, thiết bị tại trường đại học Thái Bình Dương"
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Nguyễn Hữu Tuấn đã
quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian
qua.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn này
không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

i
MỤC LỤC

1. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
2. NỘI DUNG.....................................................................................................2
2.1. TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ TÀI SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THÁI BÌNH DƯƠNG.......................................................................................2
2.1.1. Tổng quan thực trạng hiện tại của Trường đại học Thái Bình
Dương.........................................................................................................2
2.1.2. Giải pháp..........................................................................................2
2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ........................................................3
2.2.1. Thiết kế hệ thống.............................................................................3
2.2.2. Triển khai hệ thống và bảo trì........................................................4
2.3. PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU...............4
2.3.1. Các phương pháp để thu thập thông tin nghiên cứu..................4
2.3.2. Công cụ thực hiện...........................................................................5
2.3.2.1. Tổng quan về C#........................................................................6
2.3.2.2. Giới thiệu tổng quan hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server 7
2.3.2.3. Tổng quan về Winform...............................................................8
2.3.2.3. Giới thiệu về Xander UI Framework...........................................9
2.4. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG.....................................................................10
2.4.1. Khảo sát hệ thống.........................................................................10
2.4.2. Mô hình hóa hệ thống khảo sát....................................................11
2.4.3. Phân tích hệ thống về dữ liệu......................................................17
2.4.3.1. Phân tích sơ bộ hệ thống quản lý tài sản.................................17
2.4.3.2. Xây dựng sơ đồ thực thể liên kết.............................................19
2.4.3.3. Chuyển mô hình thực thể liên kết sang mô hình dữ liệu quan
hệ..........................................................................................................21

ii
2.4.4. Xây dựng các bảng cơ sở dữ liệu................................................22
2.4.5. Sử dụng Winform C# thiết kế giao diện quản lý tài sản............27
2.4.5.1. Tổng quan chức năng phần mềm............................................27
2.4.5.2. Giao diện phần mềm................................................................27
3.KẾT LUẬN....................................................................................................47
3.1.Kết quả đạt được..................................................................................47
3.2.Hạn chế..................................................................................................47
3.3.Hướng phát triển...................................................................................47
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................48

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.0. Demo Xender Ui Framework..............................................................9


Hình 2.1. Sơ đồ chức năng..............................................................................12
Hình 2.2. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống quản lý tài sản thiết bị.............................14
Hình 2.3. Sơ đồ phân rã chức năng yêu cầu mua tiếp nhận tài sản...............15
Hình 2.5. Sơ đồ phân rã chức năng theo dõi tài sản.......................................17
Hình 2.6. Mô hình thực thể liên kết..................................................................21
Hình 2.7. Giao diện đăng nhập........................................................................28
Hình 2.8. Giao diện đăng nhập thất bại...........................................................28
Hình 2.9. Giao diện đăng nhập thành công.....................................................28
Hình 2.10. Giao diện chức năng......................................................................29
Hình 2.11. Chức năng loại tài sản...................................................................30
Hình 2.12. Chức năng tài sản..........................................................................31
Hình 2.13. Thông tin tài sản.............................................................................31
Hình 2.14. Luân chuyển tài sản.......................................................................32
Hình 2.15. Thông tin bảo hành........................................................................32
Hình 2.16. Phiếu thanh lý................................................................................33
Hình 2.17. Thêm tài sản..................................................................................33
Hình 2.18. Sửa tài sản.....................................................................................34

iii
Hình 2.19. Xóa tài sản.....................................................................................34
Hình 2.20. Tìm kiếm tài sản.............................................................................35
Hình 2.21. Chức năng nhà cung cấp...............................................................35
Hình 2.22. Chức năng nhân viên.....................................................................36
Hình 2.23. Chức năng phòng ban...................................................................36
Hình 2.24. Chức năng đơn vị tính....................................................................37
Hình 2.25. Chức năng thanh lý........................................................................37
Hình 2.26. Chức năng sửa chữa bảo hành.....................................................38
Hình 2.27. Chức năng đặt phòng.....................................................................39
Hình 2.28. Thông tin phòng.............................................................................39
Hình 2.29. Thông tin đặt phòng.......................................................................40
Hình 2.30. Trả phòng.......................................................................................40
Hình 2.31. Thông báo phòng đã được đặt trước.............................................40
Hình 2.32. Danh sách đặt phòng.....................................................................41
Hình 2.33. Danh sách phòng...........................................................................41
Hình 2.34. Tạo phòng......................................................................................42
Hình 2.35. Tìm phòng học...............................................................................42
Hình 2.36. Chức năng backup.........................................................................43
Hình 2.37. Chức năng update software...........................................................43
Hình 2.38. Chức năng about............................................................................44
Hình 2.39. Xuất File Excel...............................................................................44
Hình 2.40. Thông tin cá nhân và đổi tên hiện thị.............................................45
Hình 2.40. Đổi mật khẩu..................................................................................45
Hình 2.41. Đăng kí tài khoản...........................................................................46
Hình 2.42. Danh sách tài khoản......................................................................46

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Danh sách các thực thể, thuộc tính định danh và mô tả của thực thể
.........................................................................................................................19
Bảng 2.2. Bảng tài sản chứa các thông tin về tài sản.....................................22
Bảng 2.3. Bảng loại tài sản chứa các thông tin về loại tài sản........................23
Bảng 2.4. Bảng đơn vị tính chứa các thông tin về đơn vị tính.........................23

iv
Bảng 2.5. Bảng kiểm kê tài sản chứa các thông tin về kiểm kê tài sản..........23
Bảng 2.6. Bảng nhân viên chứa các thông tin về nhân viên...........................24
Bảng 2.7. Bảng phiếu thanh lý chứa các thông tin về phiếu thanh lý..............24
Bảng 2.8. Bảng sửa chữa tài sản chứa các thông tin về sửa chữa tài sản.....25
Bảng 2.9. Bảng phòng ban chứa các thông tin về phòng ban.........................25
Bảng 2.10. Bảng phòng chứa các thông tin về phòng.....................................26
Bảng 2.11. Bảng đặt phòng chứa các thông tin về đặt phòng.........................26
Bảng 2.12. Bảng User chứa các thông tin về người dùng...............................26

v
1. LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay ,chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ thông tin. Tin học
đã có mặt khắp nơi trong đời sống xã hội, từ những công việc đơn giản đến
những vấn đề phức tạp. Các hoạt động diễn ra với nhiều hình thái đa dạng và
tương đối phức tạp,nếu chúng chỉ được xử lý một cách thủ công thì hiệu quả
giảm đi rất nhiều và người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý.
Việc tìm kiếm thông tin quản lý dưới dạng các sổ sách khiến người quản lý rất
vất vả, mất nhiều thời gian mà không hiệu quả.
Qua thực tế tại Trường Đại học Thái Bình Dương các công tác quản lý tài sản
thiết bị chủ yếu dựa vào sổ sách và thủ công, các bộ phận liên kết với nhau
còn rời rạc chưa đồng nhất (ví dụ như: việc xét duyệt yêu cầu mua, yêu cầu
mượn hay sửa chữa tài sản, thiết bị phải thông qua các công đoạn giấy tờ
nhiều công đoạn rất tốn thời gian).
Tôi nhận thấy cần thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý nhằm
mục đích tối ưu hơn trong công tác quản lý của trường. Chính vì thế tôi đã
chọn đề tài “Phần mềm quản lý tài sản tại trường đại học Thái Bình Dương” để
góp phần cho việc quản lý thông tin được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh
chóng và hiệu quả hơn.

1
2. NỘI DUNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ TÀI SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THÁI BÌNH DƯƠNG
2.1.1. Tổng quan thực trạng hiện tại của Trường đại học Thái Bình
Dương
Với một số lượng tài sản, thiết bị khá lớn trong công tác phục vụ nghiên
cứu và giảng dạy của trung tâm nên việc quản lý bằng sổ sách khiến cho
việc tìm kiếm, quản lý gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại chưa sử dụng phần mềm chuyên dụng nào để quản lý tài sản.
Toàn bộ công việc quản lý tài sản của Trung tâm đều thực hiện bằng
phần mềm Excel và có một số nghiệp vụ thì được thực hiện trên sổ sách.
Ưu điểm:
 Phần mềm Excel là phần mềm phổ biến dễ sử dụng, dễ cài đặt
 Không tốn quá nhiều dung lượng trong bộ nhớ máy tính.
Nhược điểm:
 Thời gian nhập liệu không nhỏ.
 Mất nhiều thời gian trong quá trình thống kê thông tin để làm báo
cáo
 Khó khăn trong quản lý và tìm kiếm, thống kê thông tin tài sản và
các thông tin liên quan
2.1.2. Giải pháp
Nhằm đóng góp một chút sức lực vào công cuộc thực hiện sứ mạng và
tầm nhìn của Nhà trường từ nay đến năm 2030 là: Đào tạo nhân lực trình
độ cao, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ chuyên môn đa lĩnh
vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì việc quản lý tài sản,
thiết bị một cách hợp lý sẽ giúp cho sứ mạng và tầm nhìn của Nhà
trường sẽ dễ dàng hơn.
Với thực trạng như hiện nay đòi hỏi có những để xuất từ phía nhà trường
để khắc phục những hiện trạng đó.
Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý tài sản thiết bị, thực hiện đúng
các khâu quản lý, các nghiệp vụ liên quan đến tài sản thiết bị.
Trường đại học Thái Bình Dương cần đầu tư một hệ thống phần mềm để
quản lý các tài sản, phòng học có trong trường.

2
2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
2.2.1. Thiết kế hệ thống
 Mô hình hóa thực thể
Mô hình hóa thực thể hay phân tích dữ liệu là phương pháp xác định
các đơn vị thông tin cơ sở có ích cho hệ thống, được gọi là các thực
thể (Entity) và xác định rõ mối quan hệ bên giữa chúng
 Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể và thiết kế CSDL
Sơ đồ quan hệ - thực thể (Entity Reletion Diagram – ERD) là sơ đồ
biểu diễn tất cả các thực thể mà tổ chức cần quản lý và các mối quan
hệ giữa chúng.
Để xây dựng sơ đồ quan hệ - thực thể, chúng ta thực hiện các bước
sau:
 Xác định các thực thể.
 Dựa vào nội dung của quá trình khảo sát, phân tích để xác định
các mối quan hệ giữa các thực thể.
 Vẽ sơ đồ quan hệ - thực thể.
Việc thiết kế cơ sở dữ liệu là xác định các tệp dữ liệu có liên quan đến
nhau để phục vụ cho công tác quản lý của một hê thống thông tin
quản lý. Xác định mỗi tệp dữ liệu là tìm xem trong tệp có các trường
dữ liệu nào, trường nào là trường khóa chính, trường mô tả, trường
quan hệ…Việc xác định các tệp dữ liệu này xuất phát từ sơ đồ quan
hệ - thực thể.
 Chuẩn hóa dữ liệu
Chuẩn hóa dữ liệu là quá trình ra soát các danh sách thuộc tính của
các thực thể, áp dụng các quy tắc phân tích để chuyển chúng thành
dạng sao cho:
 Tối thiếu việc lặp lại, tránh dư thừa thông tin.
 Loại bỏ các trường hợp cùng một thuộc tính lại có tên khác nhau ở
các bảng thực thể khác nhau.
 Không để xảy ra tình trạng một thuộc tính chưa được hiểu rõ hoặc
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong tình huống cho nhiều người
sử dụng thông tin.
 Thiết kế phần mềm

3
Công đoạn cuối cùng và không thể thiếu trong phần thiết kế hệ thống
thông tin là phải thiết kế phần mềm. Các yêu cầu cơ bản của việc thiết
kế phần mềm:
 Dễ sử dụng: giao diện dễ nhìn, dễ hiểu, dễ sử dụng ngay cả với
các người ít kinh nghiệm sử dụng, các lệnh dễ đọc, dễ dàng được
người sử dụng
 Tốc độ thao tác đảm bảo đủ nhanh.
 Có độ chính xác cao và phân biệt rõ phạm vi hoạt động của các
chức năng.
 Dễ kiểm soát: người sử dụng dễ kiểm soát được hệ thống
Tùy vào phương pháp của các nhà lập trình viên, quy trình thiết kế
phần mềm sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều trải qua các giai đoạn
sau:
 Xác định mục đích, yêu cầu của phần mềm.
 Thiết kế giải thuật.
 Chọn ngôn ngữ lập trình.
 Viết chương trình.
 Thử nghiệm chương trình.
 Biên soạn tài liệu hướng dẫn.
2.2.2. Triển khai hệ thống và bảo trì
 Cài đặt hệ thống: thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống, để
người sử dụng làm việc được trong hệ thống. Việc cài đặt hệ thống
phụ thuộc vào hiện trạng thực tế của hệ thống, như cấu hình của các
thiết bị, nơi làm việc của người sử dụng, chế độ vận hành của hệ
thống.
 Chuyển đổi hệ thống hệ thống cũ sang hệ thống mới: chuyển đổi
phần cứng, chuyển đổi phần mềm, chuyển đổi các biểu mẫu, chuyển
đổi về yếu tố con người, chuyển đổi dữ liệu.
 Bảo trì, phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống.
 Cải tiến, chỉnh sửa, nâng cấp hệ thống.

4
2.3. PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các phương pháp để thu thập thông tin nghiên cứu
Phân tích HTTT bắt đầu từ việc tìm hiểu về hệ thống hiện tại; từ đó xác
định các mục tiêu mà hệ thống thông tin mới cần đạt được. Để phân tích
hệ thống thông tin hiện có phải bắt đầu từ việc thu thập thông tin. Có 4
phương pháp thu thập thông tin cơ bản như sau:

Phỏng vấn: Phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác
với mô tả trong tài liệu. gặp được những người chịu trách nhiệm trên
thực tế, số người này có thể không được ghi trên văn bản tổ chức; Thu
được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó
có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều. Đặc biệt là mục tiêu của tổ
chức.

Nghiên cứu tài liệu: cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh
của tổ chức như Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, Tình trạng
tài chính, Các tiêu chuẩn và định mức, Cấu trúc thứ bậc, Vai trò và nhiệm
vụ của các thành viên, nội dung và hình dạng của các thông tin vào/ra.
Thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ
chức.

Sử dụng phiếu điều tra: Khi cần phải lấy thông tin từ một số lượng lớn
các đối tượng và trên một phạm vi địa lý rộng thì dùng tới phiếu điều tra.
Yêu cầu các câu hỏi trên phiếu phải rõ ràng, cùng hiểu như nhau. Phiếu
ghi theo cách thức dễ tổng hợp.Thường thì phiếu điều tra được thiết kế
trên giấy, tuy nhiên cũng có thể dùng qua điện thoại, đĩa từ, màn hình nối
mạng, trang WEB động.

Quan sát: Khi phân tích viên muốn nhìn thấy những gì không thể hiện
trên tài liệu hoặc qua phỏng vấn như tài liệu để đâu, đưa cho ai, bỏ ngăn
kéo, có sắp xếp hoặc không sắp xếp, lưu trữ có khoá hoặc không khoá....
Trong quá trình thu thập thông tin tại Trung tâm thí nghiệm, em đã sử
dụng phương pháp Phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp thầy cô quản lý tại

5
trung tâm thí nghiệm, từ đó nắm được các thông tin yêu cầu của hệ
thống, các chức năng nhiệm vụ mà mình cần phải xây dựng.
2.3.2. Công cụ thực hiện
 C# (hay C Sharp) là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, được phát triển
bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft vào năm 2000, trong đó người dẫn
đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth.
 C# là ngôn ngữ lập trình hiện đại, hướng đối tượng và nó được xây
dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java.
 C# được thiết kế cho Common Language Infrastructure (CLI), mà gồm
Executable Code và Runtime Environment, cho phép chúng ta sử
dụng các ngôn ngữ high-level đa dạng trên các nền tảng và cấu trúc
máy tính khác nhau.
 C# với sự hỗ trợ mạnh mẽ của .NET Framework giúp cho việc tạo một
ứng dụng Windows Forms hay WPF (Windows Presentation
Foundation), . . . trở nên rất dễ dàng.

2.3.2.1. Tổng quan về C#

Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy
kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa
cao khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất
cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần component, lập trình hướng
đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ lập trình
hiện đại và được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế
hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo
Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường.
Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là
ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và
Java.

C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp
nhất đến .NET Framework mà tất cả các chương trình .NET chạy, và
nó phụ thuộc mạnh mẽ vào Framework này. Các loại dữ liệu cơ sở là
những đối tượng, hay được gọi là garbagecollected, và nhiều kiểu trừu

6
tượng khác chẳng hạn như class, delegate, interface, exception, v.v,
phản ánh rõ ràng những đặc trưng của .NET runtime.

So sánh với C và C++, ngôn ngữ này bị giới hạn và được nâng cao ở
một vài đặc điểm nào đó, nhưng không bao gồm các giới hạn sau đây:

Các con trỏ chỉ có thể được sử dụng trong chế độ không an toàn. Hầu
hết các đối tượng được tham chiếu an toàn, và các phép tính đều
được kiểm tra tràn bộ đệm. Các con trỏ chỉ được sử dụng để gọi các
loại kiểu giá trị; còn những đối tượng thuộc bộ thu rác (garbage-
collector) thì chỉ được gọi bằng cách tham chiếu.
 Các đối tượng không thể được giải phóng tường minh.
 Chỉ có đơn kế thừa, nhưng có thể cài đặt nhiều interface trừu tượng
(abstract interfaces). Chức năng này làm đơn giản hóa sự thực thi
của thời gian thực thi.
 C# thì an-toàn-kiểu (typesafe) hơn C++.
 Cú pháp khai báo mảng khác nhau("int[] a = new int[5]" thay vì "int
a[5]").
 Kiểu thứ tự được thay thế bằng tên miền không gian (namespace).
 C# không có tiêu bản.
 Có thêm Properties, các phương pháp có thể gọi các Properties để
truy cập dữ liệu.
 Có reflection
2.3.2.2. Giới thiệu tổng quan hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server

Microsoft SQL Server (MS SQL Server) là một hệ quản trị cơ sở dữ


liệu (CSDL) quan hệ do hãng Microsoft phát triển sử dụng ngôn ngữ
truy vấn Transact- SQL (TSQL) để trao đổi dữ liệu giữa máy khách
(Client) và máy chủ (Server) – Mô hình ClientServer.

Hiện nay MS SQL Server có thể thao tác với các CSDL có kích thước
cực lớn, phục vụ nhiều máy khách cùng lúc và kết hợp ăn ý với các
chương trình khác (như Microsoft Internet Infomation Server – IIS,
Microsoft Team Foundation Server – TFS, Microsft Visual Studio - VS,

7
…). MS SQL Server chỉ chạy trên hệ điều hành windows của Micrisoft.
Nhưng việc kết nối đến MS SQL Server có thể thực hiện từ các hệ
điều hành khác nhau dựa vào thư viện các nhà phát triển cung cấp.
 Ưu điểm của SQL Server
 Cài nhiều phiên bản MS SQL khác nhau trên cùng một máy.
 Duy trì riêng biệt các môi trường sản xuất, phát triển, thử
nghiệm.
 Giảm thiểu các vấn đề tạm thời trên cơ sở dữ liệu.
 Tách biệt các đặc quyền bảo mật.
 Duy trì máy chủ dự phòng.
 Nhược điểm của SQL Server
 Microsoft SQL Server chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.
 Microsoft SQL Server cần thanh toán phí license để chạy nhiều
database.
2.3.2.3. Tổng quan về Winform
Windows Forms (WinForms) là thư viện lớp đồ họa (GUI) mã nguồn
mở miễn phí được bao gồm như một phần của Microsoft .NET
Framework hoặc Mono Framework , cung cấp nền tảng để viết các
ứng dụng khách phong phú cho máy tính để bàn, máy tính xách tay và
máy tính bảng.

Trong khi nó được xem như một sự thay thế cho sớm hơn và phức tạp
hơn C ++ dựa Microsoft Foundation Class Library , nó không cung cấp
một mô hình tương tự và chỉ đóng vai trò như một nền tảng cho các
cấp giao diện người dùng trong một đa tầng giải pháp.

Tại sự kiện Microsoft Connect vào ngày 4 tháng 12 năm 2018,


Microsoft đã công bố phát hành Windows Forms dưới dạng một dự án
mã nguồn mở trên GitHub . Nó được phát hành theo Giấy phép MIT .
Với bản phát hành này, Windows Forms đã có sẵn cho các dự án
nhắm mục tiêu đến khung .NET Core . Tuy nhiên, khung công tác vẫn
chỉ có sẵn trên nền tảng Windows và việc triển khai Windows Forms
chưa hoàn thiện của Mono vẫn là cách triển khai đa nền tảng duy nhất.

Một ứng dụng Windows Forms là một ứng dụng hướng sự kiện được
hỗ trợ bởi Microsoft .NET Framework . Không giống như một chương
trình hàng loạt , phần lớn thời gian của nó chỉ đơn giản là đợi người

8
dùng làm điều gì đó, chẳng hạn như điền vào hộp văn bản hoặc nhấp
vào một nút .

Windows Forms cung cấp quyền truy cập vào Điều khiển chung giao
diện người dùng Windows gốc bằng cách gói API Windows hiện có
trong mã được quản lý.
Với sự trợ giúp của Windows Forms, .NET Framework cung cấp một
bản tóm tắt toàn diện hơn trên Win32 API so với Visual Basic hoặc
MFC.

Windows Forms tương tự như thư viện Microsoft Foundation Class


(MFC) trong việc phát triển các ứng dụng khách. Nó cung cấp một
trình bao bọc bao gồm một tập hợp các lớp C ++ để phát triển các ứng
dụng Windows. Tuy nhiên, nó không cung cấp một khung ứng dụng
mặc định như MFC. Mọi điều khiển trong ứng dụng Windows Forms là
một thể hiện cụ thể của một lớp.

2.3.2.3. Giới thiệu về Xander UI Framework

C # Xander Ui Framework là một khung Ui Control tùy chỉnh miễn phí


của C #. Nó được thiết kế và quản lý bởi Ricky , một nhà phát triển
người Úc. Xander Ui chứa nhiều công cụ như điều khiển Banner, Dải
menu phẳng và trình tạo hoạt ảnh đối tượng, v.v.

Nó là một tệp DLL nhỏ chứa công cụ tùy chỉnh khác nhau. Chúng ta có
thể sử dụng các điều khiển của nó bằng cách chỉ cần kéo và tải tệp
DLL vào hộp công cụ.

9
Hình 2.0. Demo Xender Ui Framework

2.4. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG
2.4.1. Khảo sát hệ thống
Trường Đại học Thái Bình Dương hiện có rất nhiều tài sản , thiết bị quan
trọng và những tài sản thiết bị này được quản lý như sau:

 Yêu cầu mua và tiếp nhận tài sản


Công việc mua và quản lý thiết bị được giao trực tiếp cho Trường, mỗi
khi các Phòng học có nhu cầu mua tài sản, thiết bị phục vụ cho nhu
cầu Phòng đó thì Trường sẽ lập phiếu yêu cầu mua tài sản, thiết bị.
Các yêu cầu này sẽ được tổng hợp chuyển cho Ban lãnh đạo, Ban
lãnh đạo sẽ tiến hành xét duyệt, quyết định mua tài sản, thiết bị.

Sau khi có quyết định mua tài sản, thiết bị từ các yêu cầu trước đó
Trường sẽ trực tiếp mua hàng từ Nhà cung cấp. Khi tài sản, thiết bị
được chuyển đến Trường sẽ kiểm tra lại tài sản, thiết bị và lưu vào

10
kho. Sau đó tài sản, thiết bị được đưa về các phòng đã gửi đơn yêu
cầu trước đó để tiến hành quản lý và theo dõi.

 Quản lý và theo dõi tài sản


Sau khi đã nhận tài sản, các tài sản, thiết bị sẽ được phân phối về cho
các Phòng theo các đơn yêu cầu mua mới trước đó. Đồng thời các tài
sản, thiết bị khi đưa về sẽ được Phòng thêm vào sổ theo dõi để theo
dõi việc sử dụng tài sản, thiết bị.

Khi tài sản, thiết bị được luân chuyển giữa các Phòng thì Quản lý
phòng
giữa các phòng sẽ làm việc với nhau về tài sản, thiết bị được luân
chuyển. Khi 2 bên đã thống nhất kuân chuyển thì tên của tài sản, thiết
bị đó sẽ được xóa khỏi danh sách tài sản, thiết bị của Phòng trước đó
và thêm vào danh sách tài sản của Phòng được luân chuyển đến.

Trong quá trình sử dụng, khi thiết bị có sự cố hư hỏng. Bộ phận kỹ


thuật sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa, nâng cấp hay bổ sung tài sản,
thiết bị đó. Các tài sản, thiết bị khi sửa chữa xong sẽ được Bộ phận kỹ
thuật và báo là đã sửa xong cho để cho các Phòng biết tình trạng của
tài sản, thiết bị đó đã sửa xong hay chưa.

 Kiểm kê và thanh lý tài sản


Sau quá trình sửa chữa tài sản nếu có tài sản, thiết bị được nâng cấp,
cải tiến hoặc cần đánh giá lại thì tiến hành đánh giá lại cho những tài
sản, thiết bị đó để tính lại các giá trị khấu hao và biết giá trị còn lại của
tài sản đó, lúc này Phòng sẽ tiến hành đánh giá lại tài sản.

Những tài sản, thiết bị sau quá trình sửa chữa không sử dụng được
nữa thì Phòng sẽ tiến hành thanh lý. Các thông tin liên quan đến thiết
bị đó sẽ bị loại ra khỏi Phòng.

11
2.4.2. Mô hình hóa hệ thống khảo sát
 Sơ đồ chức năng

Hình 2.1. Sơ đồ chức năng


 Mô tả chi tiết các chức năng
(1.1) Yêu cầu mua và tiếp nhận tài sản, thiết bị: Quá trình yêu cầu mua
và tiếp nhận tài sản, thiết bị sẽ do các Phòng làm việc trực tiếp với
nhà cung cấp để có mức giá và số lượng tốt nhất, tài sản và thiết bị
sau khi mua sẽ được đưa về phân phối các Phòng.
(1.1.1) Lập phiếu yêu cầu mua tài sản, thiết bị: Khi các phòng có
nhu cầu mua mới các tài sản, thiết bị để phục vụ cho quá trình dạy
và nghiên cứu khoa học của các học viên giáo viên, các Phòng sẽ
tiến hành lập phiếu yêu cầu mua mới tài sản, thiết bị.
(1.1.2) Tổng hợp các yêu cầu mua tài sản, thiết bị: Các Phòng sẽ
tổng hợp danh sách yêu cầu của đơn vị mình gửi cho Ban lãnh đạo
để tiến hành xét duyệt mua các tài sản, thiết bị từ các nhà cung cấp.
(1.2) Quản lý và theo dõi tài sản, thiết bị: Các tài sản và thiết bị khi đưa
về các phòng sẽ được đưa vào sổ theo dõi để quản lý. Các nghiệp vụ
liên quan đến tài sản, thiết bị sẽ được quản lý một cách chặt chẽ và
phù hợp nhất.

12
(1.2.1) Phân phối tài sản, thiết bị: Các tài sản, thiết bị sau khi nhận
về từ các nhà cung cấp sẽ được phân phối theo Các phòng theo yêu
cầu mua trước đó, đồng thời các tài sản này sẽ được các Phòng
phân loại.
(1.2.2) Theo dõi sử dụng tài sản, thiết bị: Các tài sản,thiết bị sẽ được
tập hợp vào sổ theo dõi của từng phòng, khi có nghiệp vụ liên quan
đến tài sản thì sẽ tiến hành ghi nhận vào đây.
(1.2.3) Luân chuyển tài sản, thiết bị: Trong quá trình sử dụng tài sản,
thiết bị tại Phòng , những tài sản và thiết bị không còn phù hợp nữa
sẽ được luân chuyển sang các Phòng khác có nhu cầu sử dụng khi
có sự đồng ý giữa các Phòng.
(1.3) Kiểm kê và thanh lý tài sản, thiết bị: Sau quá trình sử dụng, sửa
chữa các tài sản, thiết bị có tại các Phòng sẽ được thanh lý, kiểm kê
và đánh giá lại nhằm đưa ra những quyết định hợp lý, các tài sản, thiết
bị.
(1.3.1) Đánh giá lại tài sản, thiết bị: Tài sản, thiết bị sau quá trình
sửa chữa nếu được cải tiến, nâng cấp thêm hoặc để tính các giá trị
của tài sản, thì Phòng sẽ tiến hành đánh giá lại tài sản để xác định
các thông tin liên quan như nguyên giá, thời gian sử dụng, khấu
hao, giá trị còn lại.
(1.3.2) Thanh lý tài sản, thiết bị: Sau quá trình sửa chữa hoặc những
tài sản, thiết bị không còn sử dụng được nữa, các phòng sẽ lập
danh sách các tài sản, thiết bị đó trình lên Trung tâm để được thanh
lý.
(1.3.3) Kiểm kê tài sản, thiết bị: Cứ sau một năm, các tài sản sẽ
được kiểm kê lại nhằm đánh giá chính xác nhất tình trạng của tài
sản, thiết tại thời điểm kiểm kê để đưa ra những đánh giá và hướng
giải quyết các tài sản, thiết bị đó.
(1.4) Lập báo cáo: Tổng hợp các báo cáo về tài sản, thiết bị và các
nghiệp vụ liên quan sẽ được báo cáo cho Lãnh đạo, giáo viên khi có
yêu cầu.
(1.4.1) In báo cáo theo yêu cầu giáo viên: Khi giáo viên có yêu cầu
báo cáo về các nghiệp vụ liên quan chức năng này sẽ lấy thông tin

13
từ Sổ theo dõi đưa lên để truy xuất cho người xem các báo cáo yêu
cầu.
 Sơ đồ ngữ cảnh

Hình 2.2. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống quản lý tài sản thiết bị

 Phân rã chức năng yêu cầu mua tiếp nhận tài sản

14
Hình 2.3. Sơ đồ phân rã chức năng yêu cầu mua tiếp nhận tài sản

 Phân rã chức năng kiểm kê thanh lý tài sản

15
Hình 2.4. Sơ đồ phân rã chức năng kiểm kê thanh lý tài sản

 Phân rã chức năng theo dõi tài sản

16
Hình 2.5. Sơ đồ phân rã chức năng theo dõi tài sản

2.4.3. Phân tích hệ thống về dữ liệu


2.4.3.1. Phân tích sơ bộ hệ thống quản lý tài sản
Để phục vụ tốt cho quá trình xử lí các vấn đề dạy, Phòng bao gồm các
thông tin sau: Mã phòng, Tên phòng, diện tích, vị trí, trạng thái phòng,
mỗi khi phòng nào có nhu cầu cầu mua tài sản, thiết bị để phục vụ thì

17
sẽ thông báo cho Trường, Trường sẽ mua trực tiếp từ Nhà cung cấp,
thông tin của Nhà cung cấp bao gồm: Mã nhà cung cấp, tên nhà cung
cấp, địa chỉ và số điện thoại. Một nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều
tài sản, và mỗi tài sản sẽ chỉ có một Nhà cung cấp và mỗi tài sản chỉ
nằm ở một phòng theo như yêu cầu mua ban đầu của Trường.

Khi tài sản được mua về sẽ được phân phối về các Phòng theo như
yêu cầu mua mới trước đó. Sẽ có nhiều loại, nhiều đơn vị tính và tình
trạng khác nhau nên sẽ chia ra từng loại tài sản để quản lý: Mã loại tài
sản, tên loại tài sản. Đơn vị tính bao gồm: Mã đơn vị tính, tên đơn vị
tính. Tình trạng: Mã tình trạng, tên tình trạng.

Các thông tin khác của tài sản gồm: Mã tài sản, số lượng tài sản, mã
đơn vị tính, mã loại tài sản, tên tài sản, thời gian bảo hành, nguyên giá,
ngày nhập, thông số kỹ thuật, thời gian khấu hao, tên phòng, tên nhà
cung cấp.

Các tài sản này khi đưa về Phòng, Phòng sẽ tiến hành theo dõi, Sau
một thời gian sử dụng nếu thấy tài sản không còn phù hợp với đơn vị
mình nữa mà phù hợp với đơn vị khác có nhu cầu sử dụng cao hơn thì
hai bên đơn vị Phòng thỏa thuận với nhau để luân chuyển sang.

Trong quá trình sử dụng tài sản tại Phòng sẽ xảy ra trường hợp các tài
sản này sẽ bị hư hỏng, khi đó Trường sẽ tổng hợp danh sách các tài
sản bị hư hỏng cần sửa chữa rồi chuyển cho Phòng kỹ thuật để tiến
hành sửa chữa,

Những tài sản, thiết bị có trong từng Phòng sau quá trình sửa chữa
hoặc khi không còn sử dụng nữa sẽ tiến hành thanh lý. Thông tin phiếu
thanh lý bao gồm: Mã thanh lý, tên thanh lý, mã phòng thí nghiệm, mã
giáo viên, ngày thanh lý. Chi tiết mỗi danh sách gồm: Mã thanh lý, mã
tài sản, thời gian bảo hành, thông số kỹ thuật, nguyên giá, thời gian
khấu hao.

18
Cứ sau 1 năm các tài sản, thiết bị có trong các Phòng sẽ được kiểm
kê, do đó các Phòng sẽ kiểm kê trước các tài sản có trong Phòng tại
đơn vị rồi tiến hành lập một danh sách kiểm kê sơ bộ về các tài sản
đưa ra các đánh giá mỗi Phòng sẽ chỉ có một danh sách kiểm kê và
mỗi danh sách kiểm kê chỉ có ở một Phòng, mỗi giáo viên sẽ có thể lập
được nhiều danh sách nhưng mỗi danh sách chỉ có một giáo viên lập,
chi tiết mỗi danh sách kiểm kê gồm có: Mã kiểm kê, mã tài sản,
nguyên giá, thời gian khấu hao,…

Vào cuối năm quản lý sẽ lập các báo cáo về tình hình các thiết bị còn
được sử dụng tại các Phòng, các báo các danh mục tài sản, thiết bị và
các báo cáo nghiệp vụ liên quan trình lên cho Ban lãnh đạo để từ đó
đưa ra được những quyết định về tài sản, thiết bị.
2.4.3.2. Xây dựng sơ đồ thực thể liên kết

Từ những phân tích ở các sơ đồ ta có các thực thể sau: Tài sản, loại
tài sản, đơn vị tính, nhân viên, phiếu thanh lý, phòng ban, nhà cung
cấp, sửa chữa tài sản, kiểm kê tài sản, phòng và chi tiết đặt phòng.

Bảng 2.1. Danh sách các thực thể, thuộc tính định danh và mô tả của thực thể
STT Tên thực thể Định danh Các thuộc tính mô tả
1 Tài sản Mã tài sản Tên tài sản
Giá
Mã loại tài sản
Mã đơn vị tính
Mã nhà cung cấp
Hình minh họa
Ghi chú
Trạng thái
Ngày nhập
Mã người nhập
Thông số kỹ thuật
Thời gian tính khấu hao
Thời gian bảo hành

19
2 Loại tài sản Mã loại tài sản Tên loại tài sản
3 Đơn vị tính Mã đơn vị tính Tên đơn vị tính
4 Nhân viên Mã nhân viên Tên nhân viên
Mã phòng ban
Địa chỉ
SĐT
Chức vụ
5 Phiếu thanh lý Mã thanh lý Mã tài sản
Số lượng thanh lý
Giá thanh lý
Ngày thanh lý
Người thanh lý
Trạng thái
6 Phòng ban Mã phòng ban Tên phòng
Số phòng
Diện tích
Vị trí
Trạng thái phòng
7 Nhà cung cấp Mã nhà cung cấp Tên nhà cung cấp
Địa chỉ nhà cung cấp
8 Sửa chữa TS Mã sửa chữa Mã tài sản
Ngày sửa chữa
Giá sửa chữa
Người sửa chữa
Hình thức sửa chữa
Ghi chú
Trạng thái
9 Kiểm kê TS Mã kiểm kê Mã tài sản
Nguyên giá
Thời gian khấu hao
Mức khấu hao trung
bình/năm
Ngày đưa vào dùng
Thời gian sử dụng

20
10 Phòng Mã phòng Tên phòng
Diện tích
Vị trí
Trạng thái
11 Chi tiết đặt Mã đặt phòng Mã phòng
phòng Thời gian đặt phòng
Thời gian trả phòng
Người đặt phòng

Hình 2.6. Mô hình thực thể liên kết


2.4.3.3. Chuyển mô hình thực thể liên kết sang mô hình dữ liệu quan
hệ
1.TaiSan (MaTaiSan, TenTaiSan, Gia, MaLoaiTaiSan, MaDonViTinh,
MaNhaCungCap, HinhMinhHoa, GhiChu, TrangThai, NgayNhap,
MaNguoiNhap, ThongSoKyThuat, ThoiGianTinhKhauHau,
ThoiGianBaoHanh, MaPhong).
2.LoaiTaiSan (MaLoaiTaiSan, TenLoaiTaiSan).

21
3.DonViTinh (MaDonViTinh, TenDonViTinh).
4.KiemKeTaiSan (MaKiemKe, MaTaiSan, NguyenGia,
ThoiGianKhauHau, MucKhauHau, NgayDuaVaoSuDung,
ThoiGianSuDung)
5.NhanVien (MaNhanVien, TenNhanVien, DiaChi, SDT, ChucVu,
MaPhongBan)
6.PhieuThanhLy (MaThanhLy, MaTaiSan, SoLuongThanhLy,
GiaThanhLy, NgayThanhLy, NguoiThanhLy, NguoiMua)
7.SuaChuaTaiSan (MaSuaChua, MaTaiSan, NgaySuaChua,
GiaSuaChua, NguoiSuaChua, HinhThucSuaChua, GhiChu,
TrangThai).
8.PhongBan (MaPhong, TenPhong, SoPhong, DienTich, ViTri,
TrangThaiPhong)
9.Phong (MaPhong, TenPhong, DienTich, ViTri, TrangThai)
10.DatPhong (MaDatPhong, MaPhong, MaNhanVien,
ThoiGianDatPhong, ThoiGianTraPhong, GhiChu).
2.4.4. Xây dựng các bảng cơ sở dữ liệu
Bảng 2.2. Bảng tài sản chứa các thông tin về tài sản
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ Kích Ràng
liệu thước buộc
MaTaiSan Mã tài sản Varchar 20 Khóa
chính
TenTaiSan Tên tài sản Nvarchar 150
Gia Giá Int
MaLoaiTaiSan Mã loại tài sản Varchar 20 Khóa
ngoại
MaDonViTinh Mã đơn vị tính Varchar 20 Khóa
ngoại
MaNhaCungCap Mã nhà cung Varchar 20 Khóa
cấp ngoại
HinhMinhHoa Hình minh Nvarchar 250
họa
GhiChu Ghi chú Nvarchar 50
TrangThai Trạng thái Varchar 50

22
NgayNhap Ngày nhập Datetime
MaNguoiNhap Mã người Varchar 20 Khóa
nhập ngoại
ThongSoKyThuat Thông số kỹ Nvarchar 50
thuật
ThoiGianTinhKhauHau Thời gian tính Datetime
khâu hao
ThoiGianBaoHanh Thời gian bảo Nchar 10
hành
MaPhong Mã phòng Varchar 20 Khóa
ngoại

Bảng 2.3. Bảng loại tài sản chứa các thông tin về loại tài sản
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaLoaiTaiSan Mã loại tài sản Varchar 20 Khóa chính
TenLoaiTaiSan Tên loại tài sản Nvarchar 50

Bảng 2.4. Bảng đơn vị tính chứa các thông tin về đơn vị tính
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaDonViTinh Mã đơn vị tính Varchar 20 Khóa chính
TenDonViTinh Tên đơn vị tính Nvarchar 50

Bảng 2.5. Bảng kiểm kê tài sản chứa các thông tin về kiểm kê tài sản
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng buộc
thước
MaKiemKe Mã kiểm kê Varchar 20 Khóa chính
MaTaiSan Mã tài sản Varchar 20 Khóa ngoại
NguyenGia Nguyên giá Int
ThoiGianKhauHau Thời gian khấu Date
hao
MucKhauHau Mức khấu hao Nvarchar 50

23
NgayDuaVaoSuDung Ngày đưa vào Date
sử dụng
ThoiGianSuDung Thời gian sử Nvarchar 50
dụng

Bảng 2.6. Bảng nhân viên chứa các thông tin về nhân viên
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaNhanVien Mã nhân viên Varchar 20 Khóa chính
TenNhanVien Tên nhân viên Nvarchar 50
DiaChi Địa chỉ Nvarchar 350
SDT Số điện thoại nchar 14
ChucVu Chức vụ Nvarchar 100
MaPhongBan Mã phòng ban Varchar 20 Khóa ngoại

Bảng 2.7. Bảng phiếu thanh lý chứa các thông tin về phiếu thanh lý
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaThanhLy Mã thanh lý Varchar 20 Khóa
chính
MaTaiSan Mã tài sản Varchar 20 Khóa
ngoại
SoLuongThanhL Số lượng thanh Int
y lý
GiaThanhLy Giá thanh lý Int
NgayThanhLy Ngày thanh lý Varchar 100
NguoiThanhLy Người thanh lý Varchar 20
NguoiMua Người mua Nvarchar 250 Khóa
ngoại

24
Bảng 2.8. Bảng sửa chữa tài sản chứa các thông tin về sửa chữa tài sản
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaSuaChua Mã sửa chữa Varchar 20 Khóa
chính
MaTaiSan Mã tài sản Varchar 20 Khóa
ngoại
NgaySuaChua Ngày sửa chữa Datetime
GiaSuaChua Giá sửa chữa Int
NguoiSuaChua Người sửa chữa Varchar 20 Khóa
ngoại
HinhThucSuaChu Hình thức sửa Nvarchar 150
a chữa
GhiChu Ghi chú Nvarchar 50
TrangThai Trạng thái Varchar 10

Bảng 2.9. Bảng phòng ban chứa các thông tin về phòng ban
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaPhong Mã phòng Varchar 20 Khóa
chính
TenPhong Tên phòng Nvarchar 150
SoPhong Số phòng Int
DienTich Diện tích Float
ViTri Vị trí Nvarchar 150
TrangThaiPhong Trạng thái phòng Nvarchar 10

25
Bảng 2.10. Bảng phòng chứa các thông tin về phòng
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaPhong Mã phòng Varchar 20 Khóa chính
TenPhong Tên phòng Nvarchar 150
DienTich Diện tích Decimal 18,0
ViTri Vị trí Nvarchar 150
TrangThai Trạng thái Tinyint

Bảng 2.11. Bảng đặt phòng chứa các thông tin về đặt phòng
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaDatPhong Mã đặt phòng Varchar 20 Khóa
chính
MaPhong Mã phòng Varchar 20 Khóa
ngoại
MaNhanVien Mã nhân viên Varchar 20
ThoiGianDatPhong Thời gian đặt Varchar 50
phòng
ThoiGianTraPhong Thời gian trả Varchar 50
phòng
GhiChu Ghi chú Nvarchar 150

Bảng 2.12. Bảng User chứa các thông tin về người dùng
Thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Kích Ràng
thước buộc
MaUser Mã người dùng Varchar 20 Khóa chính
Pass Mật khẩu Varchar 64
TenHienThi Tên hiển thị Nvarchar 50

26
2.4.5. Sử dụng Winform C# thiết kế giao diện quản lý tài sản
2.4.5.1. Tổng quan chức năng phần mềm
 Các chức năng chính như sau:
 Chức năng đăng nhập
 Quản lý các danh mục tài sản, thiết bị
 Theo dõi được tất cả các tài sản của các phòng học
 Chức năng thêm tài sản, thiết bị
 Thanh lý tài sản, thiết bị của các phòng học
 Luân chuyển tài sản, thiết bị của các phòng học
 Quản lý sửa chữa bảo hành tài sản, thiết bị của các phòng học
 Quản lý nhân viên, nhà cung cấp
 Quản lý các phòng học
 Chức năng tạo phòng và đặt phòng để sử dụng hiệu quả
 Xem và xuất tất cả các báo cáo liên quan đến các danh mục và
nghiệp vụ
2.4.5.2. Giao diện phần mềm
 Giao diện đăng nhập
Sau khi chạy file cài đặt phần mềm, người dùng click vào biểu
tượng phần mềm ở deskop để đăng nhập vào hệ thống (hình 2.7).
Đây là giao điện đăng nhập chung cho cả admin và giáo viên.
Người dùng điền tài khoản, mật khẩu đã được cấp để đăng nhập
vào hệ thống, nếu sai tài khoản hoặc mật khẩu hệ thống sẽ báo thất
bại (hình 2.8), nếu đúng hệ thống sẽ báo thành công (hình 2.9).

27
Hình 2.7. Giao diện đăng nhập

Hình 2.8. Giao diện đăng nhập thất bại

Hình 2.9. Giao diện đăng nhập thành công

 Giao diện chức năng

28
Hình 2.10 là giao diện chính khi đăng nhập thành công, màn hình
sẽ hiện lên cho người dùng trang chủ của phần mềm, gồm số
lượng của phòng ban, tài sản, nhân viên, nhà cung cấp và tài sản
đã thanh lý. Ở bên phải là menu của tất cả những chức năng của
phần mềm

Hình 2.10. Giao diện chức năng

Hình 2.11 là giao diện của chức năng quản lý loại tài sản, cho phép
người dùng thêm và xóa, sửa các loại tài sản.

29
Hình 2.11. Chức năng loại tài sản

Hình 2.12 là giao diện của chức năng quản lý tài sản. Chức năng này
hiển thị các tài sản hiện có của trường. Tại đây, người dùng có thể xem
thông tin tài sản (Hình 2.13), luân chuyển tài sản qua phòng học khác
(Hình 2.14), thông tin bảo hành của tài sản (Hình 2.15), thanh lý tài sản
(Hình 2.16), Thêm tài sản (Hình 2.17), Sửa tài sản (Hình 2.18), Xóa tài
sản (Hình 2.19), Tìm kiếm các tài sản hiện có trong trường (Hình 2.20).

30
Hình 2.12. Chức năng tài sản

Hình 2.13. Thông tin tài sản

31
Hình 2.14. Luân chuyển tài sản

Hình 2.15. Thông tin bảo hành

32
Hình 2.16. Phiếu thanh lý

Hình 2.17. Thêm tài sản

33
Hình 2.18. Sửa tài sản

Hình 2.19. Xóa tài sản

34
Hình 2.20. Tìm kiếm tài sản

Hình 2.21 là giao diện của chức năng nhà cung cấp, cho phép người
dùng xem, nhập tên và địa chỉ của nhà cung cấp.

Hình 2.21. Chức năng nhà cung cấp

Hình 2.22 là giao diện của chức năng quản lý nhân viên. Tại đây, người
dùng có thể thêm và phân quyền chức vụ của nhân viên.

35
Hình 2.22. Chức năng nhân viên
Hình 2.23 là giao diện của chức năng phòng ban, cho phép người dùng
tạo phòng ban và xem thông tin của các phòng ban.

Hình 2.23. Chức năng phòng ban

Hình 2.24 là giao diện của chức năng đơn vị tính, cho phép người dùng
thêm, sửa, xóa đơn vị tính.

36
Hình 2.24. Chức năng đơn vị tính
Hình 2.25 là giao diện của chức năng thanh lý, tại đây người dùng có thể
xem và tìm kiếm mã thanh lý, giá thanh lý, ngày thanh lý, số lượng thanh
lý, người mua, tên tài sản, người thanh lý.

Hình 2.25. Chức năng thanh lý

Hình 2.26 là giao diện của chức năng bảo hành sửa chữa. Tương tự
chức năng thanh lý, chức năng bảo hành sửa chữa được dùng để xem
thông về tài sản được sửa chữa.

37
Hình 2.26. Chức năng sửa chữa bảo hành

Hình 2.27 là giao diện của chức năng đặt phòng. Tại đây, người dùng có
thể xem được số phòng hiện có trong trường học. Ngoài ra, người dùng
có thể xem thông tin phòng (Hình 2.28), trong thông tin phòng, người
dùng có thể xem tất cả các tài sản hiện có trong phòng, xem được trạng
thái vị trí diện tích của phòng và xuất báo cáo hoặc xóa phòng.

38
Hình 2.27. Chức năng đặt phòng

Hình 2.28. Thông tin phòng


Trong chức năng đặt phòng, người dùng còn có thể đặt phòng để quản lý
phòng được hiệu quả hơn. Hình 2.29 là giao diện khi người dùng đặt
phòng

39
Hình 2.29. Thông tin đặt phòng

Ngoài ra, chức năng đặt phòng còn có tính năng trả phòng khi đã sử
dụng xong (Hình 2.30). Khi người dùng đặt phòng tại phòng đã được đặt
trước thì sẽ thông báo lỗi (Hình 2.31).

Hình 2.30. Trả phòng

Hình 2.31. Thông báo phòng đã được đặt trước


Hình 2.32, 2.33 là danh sách phòng và danh sách đặt phòng của chức
năng đặt phòng.

40
Hình 2.32. Danh sách đặt phòng

Hình 2.33. Danh sách phòng


Hình 2.34, 2.35 là giao diện khi người dùng thêm và tìm kiếm phòng học

41
Hình 2.34. Tạo phòng

Hình 2.35. Tìm phòng học

42
Hình 2.36. Chức năng backup

Hình 2.37. Chức năng update software

43
Hình 2.38. Chức năng about

Hình 2.39. Xuất File Excel

44
Hình 2.40. Thông tin cá nhân và đổi tên hiện thị

Hình 2.40. Đổi mật khẩu

45
Hình 2.41. Đăng kí tài khoản

Hình 2.42. Danh sách tài khoản

46
3.KẾT LUẬN
3.1.Kết quả đạt được
 Xây dựng được một chương trình tương đối hoàn thiện, đáp ứng được
một số yêu cầu đặt ra .
 Giao diện chương trình thân thiện, dễ sử dụng.
3.2.Hạn chế
 Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân bố màu sắc và hình ảnh
nên giao diện chưa được đẹp.
 Phần mềm còn chưa được tối ưu hóa
3.3.Hướng phát triển
 Xây dựng và thiết kế thêm các yêu cầu còn thiếu.
 Phát triển thêm và tối ưu hóa phần mền

47
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4.1. “ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHÒNG THÍ
NGHIỆM”. https://sharecode.vn/source-code/do-an-tot-nghiep-phan-tich-he-
thong-quan-ly-tai-san-thiet-bi-truong-giao-dien-devexpress-cuc-dep-full-
chuc-nang-bao-cao-thong-ke-full-bao-cao-word-powerpoint-database-
25288.htm

4.2. “Quản lý tài chính ( Quản lý thu chi )”. https://sharecode.vn/source-


code/quan-ly-tai-chinh-quan-ly-thu-chi--23044.htm

4.3. Hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản tập
trung gAMSPro. https://gsoft.com.vn/phan-mem-quan-ly-tai-san/

4.4. Hướng dẫn cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học chuẩn nhất.
https://luanvan2s.com/luan-van-tot-nghiep-bid24.html

48

You might also like