You are on page 1of 58

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ


Đề tài: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MÁY
ĐÓNG GÓI HẠT GIỐNG TỰ ĐỘNG

Lớp học phần: DHCDT15A - 420300275103

Nhóm: 10

GVHD: Lê Ngọc Trân

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ

1 Nguyễn Thanh Tùng 19517781

2 Nguyễn Thanh Tài 19517811

3 Đồng Văn Duy Tình 19518041

TPHCM, ngày 04 tháng 06 năm 2022


Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

LỜI NÓI ĐẦU


Đất nước ta đang trên đà phát triển, do đó khoa học kĩ thuật đóng một vai trò
quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc áp dụng khoa
học kĩ thuật chính là làm tăng năng suất lao động, thay thế sức lao động của người lao
động một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình
làm việc. Để tạo nền tảng tốt cho bước phát triển trong tương lai, chúng ta cần đầu tư,
nghiên cứu, giáo dục, phát triển khoa học kĩ thuật một cách nghiêm túc ngay từ trong
các trường đại học.

Đồ án thiết kế Hệ Thống Cơ Điện Tử là một môn học giúp sinh viên ngành Cơ
điện tử có bước đi chập chững, làm quen với công việc thiết kế mà mỗi người kĩ sư cơ
điện tử sẽ gắn cuộc đời mình vào đó. Học tốt môn học này sẽ giúp cho sinh viên
mường tượng ra được công việc tương lai, qua đó có cách nhìn đúng đắn hơn về con
đường học tập đồng thời tăng thêm lòng nhiệt huyết, yêu nghề cho mỗi sinh viên.
Không những thế quá trình thực hiện đồ án sẽ là thử thách thực sự đối với những kĩ
năng mà sinh viên đã được học từ những năm trước như các hệ thông điện, kĩ năng sử
dụng phần mềm: Autocad, Autocad Electriccal, TIA Portal… cùng với những kiến
thức trong những môn học nền tảng: Lập trình PLC, Hệ thống cơ điện tử, Điện tử công
suất…

Trong quá trình thực hiện đồ án, chúng em nhận được sự chỉ dẫn rất tận tình của
thầy Lê Ngọc Trân cùng các quý thầy cô khác trong Khoa. Sự giúp đỡ của các thầy cô
là nguồn động lực lớn lao cỗ vũ tinh thần cho chúng em trên con đường học tập, rèn
luyện đầy gian lao vất vả.

Do đây là đồ án điện đầu tiên mà chúng em thực hiện nên chắc chắn sẽ mắc phải
những thiếu xót, sai lầm. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các thầy
cô. Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Nhóm 10

GVHD: Lê Ngọc Trân


Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2021.

Giáo viên hướng dẫn

GVHD: Lê Ngọc Trân


Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI........................................................................1

1.1. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài:................................................................1

1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:.............................................1

1.2.1. Ý nghĩa khoa học:...................................................................................1

1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:....................................................................................2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:....................................................2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................2

1.4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT............................................................................3

2.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu:...........................................................................3

2.2. Định nghĩa máy đóng gói tự động:....................................................................3

2.3. Định nghĩa PLC:...............................................................................................4

2.4. Phần mềm TIA Portal:......................................................................................5

2.5. Giới thiệu các nghiên cứu trong nước:..............................................................6

2.6. Đưa ra vấn đề cho nghiên cứu của tác giả:........................................................8

2.6.1. Vấn đề:....................................................................................................8

2.6.2. Phương án:..............................................................................................9

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ:.....................................................10

3.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống:...................................................................10

3.2. Lựa chọn phương án truyền động:...................................................................11

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.............................................12


GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

4.1. Sơ đồ khối, sơ đồ mạch điện:..........................................................................12

4.2. Các thành phần của hệ thống điều khiển:........................................................21

4.2.1. Tổng quan về PLC S1200 1214C AC/DC/RLY:...................................21

4.2.2. Tổng quan về module mở rộng SIMATIC S7-1200 SM 1223:.............21

4.2.3. Tổng quan tín hiệu đầu vào PLC:..........................................................22

4.2.4. Tổng quan tín hiệu đầu ra PLC:............................................................25

4.3. Lưu đồ giải thuật:............................................................................................30

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂU CỦA ĐỀ TÀI.....................32

5.1. Kết quả đạt được:............................................................................................32

5.2. Nhận xét đánh giá:..........................................................................................32

5.3. Hướng dẫn phát triển của đề tài:.....................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO:...........................................................................................33

CODE chương trình:.....................................................................................................34

GVHD: Lê Ngọc Trân


Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Lê Ngọc Trân


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.
1.1. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, điện tử, tự
động hóa thì việc ứng dụng các công nghệ điện tử, tự đông hóa vào các dây chuyền sản
xuất rất quan trọng. Nó đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của ngành công
nghiệp, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, giảm bớt sức lao động của
con người, năng suất lao động nhờ thế mà nâng cao, thúc đẩy sự phát triển của nề kinh
tế nói chung. Việc áp dụng tự động hóa vào quá trình sản xuất nhờ các chương trình
phần mềm được cài sẵn theo yêu cầu của công nghệ sản xuất. Để điều khuyển hoạt
động của các dây chuyền sản xuất đó, người ta sử dụng kết hợp những bộ điều khuyển
dùng vi mạch điện tử, bộ điều khiển PLC và các máy tính điền khuyển.
Trong những năm gần đây, bộ điều khiển logic khả trình (PLC) được sử dụng
ngày càng rộng rãi trong công nghiệp như là một giải pháp lý tưởng cho việc tự động
hóa quá trình sản xuất. Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính, bộ điều khiển
logic khả trình đã đạt được ưu thế cơ bản trong những ứng dụng điều khiển công
nghiệp, đó là dễ dàng lập trình, nhanh chóng thay đổi chương trình điều khiển, độ tin
cậy cao trong môi trường công nghiệp, cấu tạo nhỏ gọn và giá thành thấp so với hệ
thống điều khiển truyền thống dùng Rơle. Vì vậy, việc học tâp và nghiên cứu PLC
trong các hệ thống điều khiển là một nhu cầu rất cần thiết.
Sau thời gian tham khảo và hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn nhóm chúng em đã
nhận đề tài:"Thiết kế hệ thống đóng gói hạt giống tự động.". Với mục đích nghiên
cứu về bộ điều khiển PLC và ứng dụng của nó vào việc xây dựng hệ thống đóng gói
hạt giống tự động.
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
1.2.1. Ý nghĩa khoa học:
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thì việc sử dụng máy móc tự động trong
việc đóng gói hạt giống sẽ đem lại hiệu quả, năng xuất cao hơn so với sản xuất thủ

1
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

công. Sử dụng điều khiển bằng lập trình PLC trên máy đóng gói tự động sẽ đem lại
hiệu quả ổn định từ đó giúp tăng năng suất lên gấp nhiều lần. Tất cả các công đoạn từ
việc cân – đo – đong – đếm sản lượng đều được thực hiện tự động. Và được thực hiện
liên tục nên việc xảy ra sai sót là rất ít và có thể kiểm soát dễ dàng.

1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:


Việc tạo ra máy đóng gói hạt giống tự động thay thế cho việc đóng gói theo cách
thủ công sẽ đem lại hiệu quả cao giảm thiểu sai sót xảy ra, tăng năng suất, có thể thay
đổi khối lượng hạt giống với tỉ lệ chính sát cao hơn xo với việc đóng gói thủ công.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống đóng gói hạt giống tự động sử dụng bộ lập trình PLC.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Thiết kế cơ cấu và lựa chọn thiết bị cơ khí của máy.
 Thiết kế hệ thống điều khiển bằng tay và điều khiển tự động(bằng PLC).
 Nghiên cứu, mô phỏng máy đóng gói hạt giống tự động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng thiết bị và tham khảo các
dây chuyền hoạt động ngoài thực tế.
 Vẽ sơ đồ khối, lưu đồ giải thuật và sơ đồ đấu dây của hệ thống đóng gói sản
phẩm.
 Viết chương trình điều khiển, giải thuật điều khiển cho PLC và mô phỏng quay
trình trên WINCC.

2
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT.
2.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu, thiết kế mô phỏng máy đóng gói hạt giống tự động.

2.2. Định nghĩa máy đóng gói tự động:


Máy đóng gói hạt giống là thiết bị chuyên dùng để đóng gói các sản phẩm dạng
hạt. Máy vận hành hoàn toàn tự động, giúp giải phóng tối đa sức lao động. Thiết bị
giúp sản phẩm đóng gói nhanh chóng, bảo quản cẩn thận. Để đảm bảo tỷ lệ hao hụt sản
phẩm giảm thiểu đến mức tối đa.

Máy đóng bao bì giúp doanh nghiệp hoạt động xuyên suốt quá trình sản xuất và
thay thế cho con người. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần trang bị cho đơn vị mình
loại máy này. Đó là vì những hữu ích sau:

 Có thể thay thế con người

Loại mày này được biết đến như một giải pháp để thay thế sức lao động cho con
người. Việc hoàn thành các công đoạn đóng bao, đóng gói mà con người không thể
thực hiện nay đã được máy thực hiện một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Đồng thời
đảm bảo năng suất hoạt động mỗi ngày.

Hơn nữa, với sức lao động của con người thì chỉ có thể hoạt động có giới hạn
trong khoảng từ 8-12 tiếng/ ngày. Trong khi đó máy lại có thể hoạt động liên tục trong
suốt quá trình sản xuất.

 Đảm bảo năng suất

Với cơ chế hoạt động liên tục như vậy, máy có thể đóng gói 25 túi/1 phút, đạt gấp
2 hoặc 3 lần so với phương pháp thủ công. Ngoài ra, hiện tại hầu hết các máy đều được
trang bị cân định lượng, xác định khối lượng nguyên liệu chính xác nhất.

Khi hoàn thành nhiệm vụ đóng gói, hệ thống sẽ tự động chuyển hàng vị trí này
sang vị trí khác rất nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

3
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Ứng dụng nhiều loại sản phẩm

Máy đóng gói không hạn chế ở bất kỳ loại sản phẩm nào nhờ cấu tạo linh hoạt,
cấu trúc đơn giản kết hợp với các thiết bị hiện đại. Nhờ thế mà nó được ứng dụng rộng
rãi trong tất cả các quy trình đóng bao vật liệu dạng hạt như: hạt điều, hạt cà phê, hạt
đỗ đen,...

 Bảo quản tốt các sản phẩm hàng hóa

Một lợi ích nữa không thể không nhắc đến đó là bảo quản tốt các sản phẩm. Việc
đóng gói chắc chắn và bền bỉ từ máy đóng bao dạng hạt sẽ giúp cho các sản phẩm được
bảo quản một cách tốt nhất và không bị hư hỏng khi để một thời gian dài vì không bị
nhiều tác động từ môi trường.

 Thuận lợi cho quá trình vận chuyển

Trong sản xuất, việc vận chuyển sản phẩm là điều tất yếu. Các sản phẩm phải
phân phối đi khắp nơi do đó việc đóng gói giúp hàng hóa được vận chuyển một cách dễ
dàng và hạn chế được rủi ro.

2.3. Định nghĩa PLC:


PLC (viết tắt của Programmable Logic Controller) là thiết bị cho phép lập trình
thực hiện các thuật toán điều khiển logic. Bộ lập trình PLC nhận tác động các sự kiện
bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt động thông qua ngõ ra (output).
PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự
thay đổi bất kỳ từ ngõ vào, dựa theo logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi.

Ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay là Ladder, Step Ladder. Tuy nhiên,
mỗi hãng sản xuất sẽ có các ngôn ngữ lập trình riêng. Các hãng sản xuất PLC phổ biến
hiện nay gồm: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, INVT, Delta…

Nguyên lí hoạt động: PLC nhận thông tin từ các cảm biến được kết nối hoặc thiết
bị đầu vào, xử lý dữ liệu và kích hoạt đầu ra dựa trên các tham số được lập trình sẵn.

4
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

Tùy thuộc vào đầu vào và đầu ra, PLC có thể giám sát và ghi lại dữ liệu thời gian chạy
như năng suất máy hoặc nhiệt độ trong quá trình vận hành, tự động khởi động và dừng
quá trình, tạo báo động nếu máy gặp trục trặc và hơn thế nữa. Bộ điều khiển logic khả
trình là một giải pháp điều khiển linh hoạt và mạnh mẽ, có thể thích ứng với hầu hết
mọi ứng dụng.

2.4. Phần mềm TIA Portal:


TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm tổng hợp
của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ thống. Có thể hiểu,
TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng chung 1 môi trường/ nền tảng để
thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống.

TIA Portal được phát triển vào năm 1996 bởi các kỹ sư của Siemens, nó cho phép người
dùng phát triển và viết các phần mềm quản lý riêng lẻ một cách nhanh chóng, trên 1 nền tảng
thống nhất. Giải pháp giảm thiểu thời gian tích hợp các ứng dụng riêng biệt để thống nhất tạo
hệ thống.

TIA Portal - Tích hợp tự động toàn diện là phần mềm cơ sở cho tất cả các phần mềm
khác phát triển: Lập trình, tích hợp cấu hình thiết bị trong dải sản phẩm. Đặc điểm TIA Portal
cho phép các phần mềm chia sẻ cùng 1 cơ sở dữ liệu, tạo nên tính thống nhất, toàn vẹn cho hệ
thống ứng dụng quản lý, vận hành.

TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:

 Thiết kế giao diện kéo nhã thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng.
 Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát.
 Thực hiện go online và Diagnostic cho tất cả các thiết bị trong project để xác định
bệnh, lỗi hệ thống.
 Tích hợp mô phỏng hệ thống.
 Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens.

5
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

2.5. Giới thiệu các nghiên cứu trong nước:


Hiện nay có nhiều loại máy đóng gói khác nhau, để phân loại chúng người ta có thể
phân theo:

 Phân loại theo nguyên liệu đóng gói: đóng gói chất lỏng, đóng gói các sản phẩm
dạng bột, dạng hạt,..
 Phân theo hình dạng túi bao gói: dạng túi vuông, dạng túi trụ tròn, dạng gối
gói,..
 Phân theo ngành sản xuất: máy bao gói cho ngành thực phẩm, y dược, máy đóng
gói cho ngành hóa chất,...

Tuy nhiên thông thường người ta chia máy đóng gói thành hai dạng:

Máy đóng gói kiểu đứng: hình dạng túi đóng gói được hình thành từ trên xuống dưới,
nguyên vật liệu cho vào túi cũng được cho từ phía trên xuống.

Hình 2-1. Máy đón gói bột ngũ cốc khô dạng đứng

Ưu điểm

 Kết cấu máy đơn giản.


6
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Kích thước máy nhỏ gọn.


 Cơ cấu cấp liệu đơn giản.
 Phù hợp với các nguyên liệu dạng dung dịch, bột mịn.
 Giá thành chế tạo máy rẻ.

Nhược điểm

 Năng suất máy thấp ( < 60 túi/phút).


 Vị trí cơ cấu cấp liệu cao do chiều cao máy.

Máy đóng gói kiểu nằm: hình dạng túi bao gói được hình thành từ trái sang phải,
nguyên vật liệu cho vào túi cũng được đưa vào theo chiều từ trái sang phải.

Hình 2-2. Máy đóng gói đa năng dạng nằm.

Ưu điểm:

 Năng suất máy cao (có thể đạt 200 túi/phút)


 Vị trí cơ cấu cấp liệu thấp.

Nhược điểm:

 Kết cấu máy phức hợp hơn kiểu đứng

7
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Kích thước máy lớn hơn kiểu đứng


 Cơ cấu cấp liệu phức tạp hơn.
 Phù hợp với các nguyên liệu dạng đã được định hình trước.
 Giá thành chế tạo máy đắt hơn.

2.6. Đưa ra vấn đề cho nghiên cứu của tác giả:


2.6.1. Vấn đề:
Công nghệ bao gói, sản phẩm và máy, thiết bị bao gói sản phẩm đã có từ lâu trên
thế giới, cơ bản là giống nhau giữa các nước. Tuy công nghệ giống nhau nhưng chất
lượng sản phẩm bao gói và chất lượng máy đóng gói trong nước thấp hơn của các nước
châu Âu, Mỹ và một số nước châu mặc dù thiết bị ( phần cơ khí ) không có sự khác
biệt nhiều. Sự khác biệt ở đây chủ yếu là:

 Cấp phôi bao bì: Chủ yếu là cấp bao bì từ cuộn phôi, sau đó cho chạy qua hệ
thống hàn miệng bao để hàn 3 mép bao còn lại.
 Hình dạng và kích thước bao gói: Các máy đóng gói ở trong nước chỉ đóng gói
được các sản phẩm có chiều cao dưới 85mm, không đóng gói được dạng túi có
gấp hông.
 Phần điều khiển: Hầu hết các máy đóng gói trong nước chỉ được điều khiển ở
mức thấp.
 Cấp nguyên liệu: Chủ yếu các máy đóng gói chỉ đóng gói được một lượng được
định trước trong thiết kế cơ khí phần đong nguyên liệu, vừa không đạt được
khối lượng yêu cầu một cách chính xác, vừa không thể thay đổi được khối lượng
theo yêu cầu người dùng.

Nhóm nhận thấy các nghiên cứu trong nước đã quan tâm đến vấn đề nâng cấp
công nghệ đóng gói. Tuy vậy, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đóng gói, hiệu quả
quá trình đóng gói, tăng kích thước túi bao gói, hình dạng túi bao gói, bao bì được chế
tạo sẵn, sử dụng Loadcell để tăng độ chính xác về khối lượng cho sản phẩm, đồng thời

8
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

có thể thay đổi linh họa khối lượng của một sản phẩm bằng giải pháp tự động hóa hiện
đại ở trong nước chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.

2.6.2. Phương án:


Nhóm chọn đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng máy đóng gói hạt
giống” dựa trên các tiêu chí sau để thực hiện:

 Máy đóng gói sử dụng Loadcell để thực hiện việc cân đo đong đếm khối lượng
sản phẩm nhằm có thể đưa ra sản phẩm chính xác với yêu cầu, và có thể thay
đổi được khối lượng mỗi sản phẩm.
 Máy đóng gói với cơ cấu cấp bao bì được gia công sẵn nhằm đáp ứng các nhu
cầu khác nhau của người sảu dụng.

9
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ:


3.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống:

10
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

1 Thùng đựng hạt giống 9 Pitong định hình và ép nhiệt


2 Chốt điện mở van thùng hạt giống 10 Pitong mở miệng bao
3 Pitong nâng/ hạ phễu đong 11 Thùng bao bì
4 Cảm biến Loadcell 12 Thanh nhiệt ép hàn miệng bao
5 Chốt điện mở van phễu cân 13 Động cơ cấp bao bì
6 Phễu cân 14 Cuốn hút
7 Phễu đong 18 Máng rơi sản phẩm
8 Pitong banh miệng bao
3.2. Lựa chọn phương án truyền động:
Công đoạn cấp bao bì: Động cơ (13) sẽ lấy bao bì từ thùng bao bì (11), quay 270
độ để đứa bao bì vào vùng cấp giống.

Công đoạn cấp hạt giống: Các chốt điện sẽ mở ra, đóng lại theo tín hiệu từ PLC.

Công đoạn định hình và ép nhiệt: Pitong định hình và ép nhiệt (9) sẽ đi vào, đồng
thời thanh định hình bao bì phía dưới sẽ đi vào trước do được bố trí trước, thanh nhiệt
ép hàn miệng bao (12) sẽ đi vào sao do cơ cấu lo xo liên kết trước tiếp với thanh định
hình dưới.

11
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.


4.1. Sơ đồ khối, sơ đồ mạch điện:

Hình 4- 3. Sơ đồ khối hệ thống.

12
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

13
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

14
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

15
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

16
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

17
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

18
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

19
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

20
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

4.2. Các thành phần của hệ thống điều khiển:


4.2.1. Tổng quan về PLC S1200 1214C AC/DC/RLY:

Hình 4-4. PLC S1200 1214C AC/DC/RLY.

 Nguồn cấp: 220-240 VAC


 Số đầu vào PLC IO: 14 DI
 Số đầu ra PLC QO: 10 DO
 Số đầu vào Analog: 2 AI (0-10V)
 Số đầu ra Analag: 0

4.2.2. Tổng quan về module mở rộng SIMATIC S7-1200 SM 1223:

Hình 4- 5. Module mở rộng SIMATIC S7-1200 SM 1223.

 Số đầu vào PLC IO: 8 DI

21
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Số đầu ra PLC QO: 8 DO

4.2.3. Tổng quan tín hiệu đầu vào PLC:


 Các loại cảm biến:
 2 Cảm biến quang (đếm số lượng sản phẩm, phát hiện bao bì trong máng)
 1 Cảm biến quang thu phát độc lập (phát hiện hạt giống trong máng)
 1 Cảm biến loadcell (định lượng hạt giống vào bao)
 1 cảm biến nhiệt độ ( đo nhiệt độ thanh nhiệt ép miệng bao)
 8 cảm biến vị trí pitong
 2 cảm biến limit switch ( đóng ngắt hành trình động cơ giảm tốc)
 1 switch lấy tín hiệu on/off áp suất
 Các nút nhấn: RUN/STOP/RESET, switch: AUTO/MANUAL: hiện thị trên
HMI+ hiện trường
 Cảm biến quang:

Hình 4- 6. Cảm biến quang E3F-DS10C4.

 Điện Áp: 6 – 36V DC


 Dòng: 300mA
 Khoảng Cách: 3 – 10cm
 Đầu ra NPN– Kết Nối
 Dây Màu Nâu: 6 -36V (Khuyến cáo dùng 6 -24V DC)
 Dây Màu Xanh Dương : GND
22
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Dây Màu Đen: Tín hiệu NPN thường mở

 Cảm biến quang thu phát độc lập:

Hình 4-7. Cảm biến quang thu phát độc lập Omron E3Z E3Z-D61.

 Điện áp: 6-36V DC


 Phát hiện khoảng cách: 5-100mm
 Đầu ra NPN– Kết Nối
 Cảm biến Loadcell + module chuyển đổi tín hiệu KM02A:

Hình 4-8. Cảm biến Loadcell 1kg YZC – 133.

 Tải trọng: 1Kg


 Điện áp hoạt động: 5V
 Dây đỏ ( ngõ vào +)
 Dây đen ( ngõ vào -)
 Dây xanh lá (ngõ ra +)
23
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Dây trắng ( ngõ ra -)

Hình 4-9. Module chuyển đổi tín hiệu KM02A.

 Tín hiệu đầu ra bao gồm :VOUT IOUT GND GND 24V để kết nối trực
tiếp với PLC (4-20mA, 0-5V, 0-10V).
 Cảm biến nhiệt độ + Bộ chuyển đổ tín hiệu SENECA k109pt:

Hình 4-10. Cảm biến nhiệt độ Pt100, Bộ chuyển đổ tín hiệu SENECA k109pt.

 Nguồn cấp : nguồn cấp độc lập 19.2 … 30Vdc / 50-60Hz.


 Công suất tiêu thụ : 500mW.
 Điện áp analog : 0-10V , 10-0V , 0-5V ,1-5V
 Tải nhỏ nhất 2.000 ohm
 Dòng điện Analog : 0-20mA hoặc 4-20mA dạng Active hoặc Passive
 Tải lớn nhất : 500 ohm

24
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Cảm biến vị trí pitong:

Hình 4- 11. Cảm biến từ xi lanh AIRTAC CS1-U.

 Cảm biến từ xi lanh AIRTAC CS1-U chuyên dùng cho các loại xi lanh khí nén.
 Điện áp sử dụng: 5 ~ 240V AC/DC
 Nhiệt độ : -10~70oC
 Là loại sensor thường mở (NO)
 Cảm biến Limit Switch:

Hình 4-12. Công tắc hành trình Omron Z-15GW2-B.

 Cần có bánh xe và bản lề dài, song song, đầu nối vít, 250VAC, 15A

4.2.4. Tổng quan tín hiệu đầu ra PLC:


 4 van khí 5/2 điện tác động 1 bên (tương ứng 4 xi lanh)

25
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 2 van khí 3/2 điện (đóng ngắt cho cuốn hút)

 1 động cơ DC giảm tốc (cấp bao bì)

 2 chốt điện (đóng/ mở luồng chảy hạt giống)

 5 đèn báo: 2 đèn chế độ vận hành(auto/manu), 2 đèn run/stop, 1 đèn Alarm: hiện
thị trên HMI+hiện trường

Các thiết bị động lực gồm: 1 động cơ giảm tốc 24VDC, 4 Pitong, 1 thanh hàn nhiệt.

 Van khi 5/2 tác động 1 bên:

Hình 4- 13. Van điện từ khí nén 5/2 AIRTAC 4V210-08 24VDC.

 Van điện từ khí nén 5/2 AIRTAC 4V210-08 24VDC (1 cuộn hút)

 Van khí 3/2 tác động 1 bên:

Hình 4-14. Van điện từ khí nén 3/2 AIRTAC 3V210-08 NC 24VDC.

 Van điện từ khí nén 3/2 AIRTAC 3V210-08 NC 24VDC (1 cuộn hút)
 Chốt điện từ:

26
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

Hình 4- 15. Chốt điện từ JF-Z06.

 Chốt điện tử kéo bằng nam châm điện với lực kéo 45N, dùng điện áp 12VDC
tiêu thụ dòng điện 400mA khi hoạt động. JF-Z06 có thân vỏ bằng thép kích
thước 50x30x20mm, chiều dài (kể cả chốt) là 83mm.
 Động cơ giảm tốc 24VDC:

Hình 4- 16. Động có chổi than MY1020ZXF 450W 24V.

 Điện áp: DC – 24V


 Công suất: 450W
 Số vòng quay động cơ: 1800v/p
 Số vòng quay sau khi qua hộp số: 400 v/p
 Hộp giảm tốc bánh răng kim loại
 Xilanh khí nén:

27
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

Hình 4-17. Xilanh.

 Hình thức hoạt động: Tác động kép


 Lưu chất hoạt động: Khí nén (được lọc với độ hạt tiêu chuẩn 40μm)
 Áp suất vận hành:0.1~0.9Mpa(1~9kgf/cm ) 2

 Áp suất tối đa: 1.35Mpa(1.35kgf/cm ) 2

 Nhiệt độ môi trường: -5~70 C o

 Hoạt động phạm vi tốc độ: 30~800mm/giây


 Giảm chấn: giảm chấn linh động
 Thanh giảm chấn có thể điều chỉnh: 32
 Cổng ren: 1/2"
 Vật liệu thân: Nhôm nguyên khối
Phớt: hai phớt nâu Nhật Bản
 Thanh nhiệt hàn bao:

Hình 4-18. Mayso làm nóng, thanh ép miệng bao.

28
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

 Điện áp: 220V


 Công suất : 120W-600W

29
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

4.3. Lưu đồ giải thuật:

30
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

31
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂU CỦA ĐỀ TÀI.


5.1. Kết quả đạt được:
 Nhóm đã thiết kế và mô phỏng thành công máy đóng gói hạt giống tự động trên
WINCC.

5.2. Nhận xét đánh giá:


 Mô phỏng trên WINCC còn chưa trực quan.
 Chương trình vẫn chưa tối ưu nhất.
 Hệ thống đôi lúc vẫn gặp lỗi.

5.3. Hướng dẫn phát triển của đề tài:


 Tăng tốc độ làm việc của máy.
 Sử dụng động cơ AC 1 pha, nhằm tăng momen phần cấp phôi.
 Thay thế tất cả các chốt điện bằng xi lanh nhằm tăng sự ổn định.

32
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


 https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-thiet-ke-he-thong-dem-va-dieu-
khien-dong-goi-san-pham
 https://ctisupply.vn/dong-goi-thu-cong-vs-dong-goi-tu-dong/

33
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

CODE chương trình:

34
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

AUTO MODE [FC4]

35
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

36
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

37
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

38
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

39
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

40
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

41
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

ERROR SIMULATION [FC6]

MANUAL MODE [FC3]

42
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

43
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

OUTPUT (FC2)

44
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

45
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

READ-ANALOG (FC1)

46
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

47
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

RUN-MISULATION (FC5)

48
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

49
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

50
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

DATA BLOCK 1

51
GVHD: Lê Ngọc Trân
Đồ án Thiết kế hệ thống Cơ điện tử ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

52
GVHD: Lê Ngọc Trân

You might also like