You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

GVDH: Th.s Nguyễn Văn Dũng


Sinh viên: Phạm Duy Khánh
MSV: 2020605810
Lớp: DHDTTT06
Khóa: 15

Hà Nội – Năm 2024


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................1

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ VIỆN VẬT LÝ......................................2

1.1. Các chức năng và nhiệm vụ thực hiện................................................

1.2. Chức năng và nhiệm vụ.......................................................................


1.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức.......................................................................
1.4. Những thành tựu nổi bật.....................................................................
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG VIỆC
2.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc.........
2.1.1 Chỗ làm việc................................................................................5
2.1.2. Nội quy an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị...........................5
2.1.3. Nội quy sử dụng và bảo quản máy, thiết bị................................6
2.2. Tiến độ/kế hoạch thực tập...................................................................
2.3. Phương pháp tổ chức làm việc tại phòng Tự động hoá....................
2.3.1. Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất và quản lý...................7
2.3.2. Quy trình huấn luyện, vận hành, bảo trì bảo các thiết bị điều
khiển tự động........................................................................................7
2.3.3. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong doanh nghiệp nơi
thực tập.................................................................................................8
2.4. Kết quả thực hiện công việc được giao trong quá trình thực
tập
2.4.1. Thiết kế mạch điều khiển Robot tự hành....................................8
2.4.2. Sơ đồ cấu trúc tổng quan bảng mạch..........................................8
2.4.2.1. Cấu trúc phần cứng được sử dụng:.......................................8
2.4.2.2. Kit xử lý hiệu năng cao Jetson-Tx2:....................................9
2.4.3. Thiết kế Module điều khiển......................................................12
2.4.3.1. Xác định yêu cầu của module điều khiển trung tâm..........12
2.4.3.3. Lựa chọn vi điều khiển.......................................................13
2.4.4. Lựa chọn linh kiện khối nguồn..............................................15
2.4.5. Thiết kế mạch nguyên lý..........................................................16
2.4.5.1. Sơ đồ mạch nguyên lý cho vi điều khiển........................16
2.4.5.2. Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn...........................................18
2.4.5.3. Khối giao tiếp với các thiết bị ngoại vi............................20
2.4.5.4. Khối giao tiếp UART VÀ I2C..........................................21
2.4.5.5. Khối giao tiếp qua cổng Ethernet.....................................23
2.4.6. Thiết kế PCB......................................................................24
2.4.6.1. Mặt Top của mạch in........................................................24
2.4.6.2. Mặt Botton của mạch in...................................................24
2.4.6.3. Mặt trước chế độ 3D.........................................................25
2.4.6.4. Mặt sau chế độ 3D..............................................................26
CHƯƠNG 3 : TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP...........................27
3.1. Về mặt kiến thức.................................................................................
3.2. Về mặt kỹ năng...................................................................................
3.2.1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra..............................27
3.3. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản
xuất/dịch vụ của doanh nghiệp...................................................................
3.4. Các đề xuất với Khoa Điện Tử để nâng cao chất lượng dạy-
học của học phần Thực tập doanh nghiệp (FE6040)................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................30
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu vừa qua, em thấy đây là một khoảng
thời gian vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các sinh viên sắp ra trường như
em. Nhờ sự quan tâm và sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy giáo “Nguyễn Văn
Dũng, T.S Ngô Mạnh Tiến và các thành viên thuộc Phòng Tự động hoá –
Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ” đã giúp đỡ
em nắm bắt được thực tế, củng cố hoàn thiện kiến thức lý luận đã tiếp thu được
trong nhà trường và giúp em có cái nhìn thực tế về công việc, những thiếu sót
của bản thân để cải thiện.

Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu, nghiên cứu nhận xét, đánh giá
chung và đưa ra quan điểm bản thân về việc thiết kế mạch điện tử sao cho đạt
hiệu hiệu quả,..

Tuy vậy, do khả năng và trình độ có hạn, thời gian thực tập còn hạn hẹp,
kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập của
em sẽ có những thiếu sót nhất định. Do vậy, em rất mong được sự giúp đỡ góp ý
của thầy cô giáo để bản báo cáo của em đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Dũng và các
thành viên thuộc Phòng Tự Động hoá – Viện Vật Lý đã giúp em hoàn thiện báo
cáo thực tập này.

1
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ VIỆN VẬT LÝ
Phòng Tự động hoá

Tên tiếng Anh: LABORATORY OF AUTOMATION


Mã số thuế: 0100776188
Địa chỉ : Số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

 Ngày thành lập: 05/02/1969


 Điện thoại: 0912121376
 Người liên hệ : Ngô Mạnh Tiến

1.1. Các chức năng và nhiệm vụ thực hiện

 Nghiên cứu các phương pháp đo – phân tích vật lý và công nghệ tiên tiến
về thu thập và xử lý số liệu.

 Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật điện tử-tin học hiện đại, như
xử lý tín hiệu tương tự, xử lý tín hiệu số, cơ cấu điều khiển như vi điều
khiển, Psoc, FPGA trogn các quá trình vật lý.

 Thiết kế và chế tạo các thiết bị đo lường, phân tích, kiểm tra và thiết bị
khoa học – Giáo dục.

 Phát triển các phần mềm đo lường, điều khiển, phân tích chuyên dụng.

 Tư vấn, thiết kế giải pháp về đo lường – điều khiển cho các ứng dụng công
nghiệp và phi công nghiệp.

 Tổ chức đào tạo sau đại học và bồi dưỡng về vật lý kĩ thuật và tự động hoá.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ.
 Tổ chức nghiên cứu các vấn đề khoa học cơ bản, khoa học công nghệ và
ứng dụng của vật lý nhằm tiếp cận những thành tựu hiện đại của vật lý trên
thế giới, định hướng cho các lĩnh vực nghiên cứu công nghê, góp phần
nâng cao trình độ khoa học và công nghê nước nhà.
2
 Tổ chức triển khai, áp dụng các phương pháp và các thành tựu của vật lý
trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, sản xuất và đời sống.
 Nghiên cứu chế tạo, sản xuất các sản phẩm mới, có trình độ công nghệ cao.
 Tổ chức, hoạt động triển khai sản xuất, thông tin tư vấn và thẩm định khao
học công nghệ phù hợp với lĩnh vực về khoa học vật lý và khoa học công
nghệ liên quan.
 Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ các cán bộ nghiên cứu khoa học
công nghệ về khoa học vật lý. Tham gia đào toạ sau đại học về khoa học
vật lý.

1.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.4. Những thành tựu nổi bật


Viện Vật lý hàng năm luôn là đơn vị nghiên cứu cơ bản nằm
trong top đầu của Viện Hàn lâm KHCNVN về số lượng công trình khoa học
được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, trung bình
khoảng 50 bài/năm. Đặc biệt, gần đây, Viện Vật lý đã có một số kết quả được
3
công bố trên các tạp chí khoa học hàng đầu có chỉ số ảnh hưởng lớn như Nature
Communications (2017, 2018), Nature (2020), Physical Review Letters (2020).
Các hướng nghiên cứu cơ bản là thế mạnh của Viện bao gồm lý thuyết hạt cơ
bản và vũ trụ học, lý thuyết vật chất ngưng tụ, cấu trúc và phản ứng hạt nhân,
thông tin lượng tử, quang tử học, vật lý thiên văn, vật lý sinh học...

Viện Vật lý cũng là đơn vị đi đầu trong một số nghiên cứu phát triển và
ứng dụng, triển khai công nghệ dựa trên các thành tựu nghiên cứu về quang học,
quang tử, laser, điện tử, tự động hóa, vật lý hạt nhân và vật liệu tiên tiến... Các
sản phẩm là những thiết bị và công nghệ đã và đang được ứng dụng hiệu quả
trong các lĩnh vực y tế, môi trường, công nghiệp, truyền thông, giáo dục - đào
tạo nghề, an ninh - quốc phòng và nghiên cứu khoa học… Tiêu biểu là chế tạo
và ứng dụng các hệ LIDAR phục vụ nghiên cứu sol khí và vật lý khí quyển; hệ
thiết bị hiển vi laser quyét đồng tiêu hiện đại; các hệ thống laser xung cực ngắn;
các thiết bị khử khuẩn trong y tế dựa trên công nghệ ozone; các hệ thiết bị xử lý
tự động quả lọc máu sau điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo; các nguồn
chuẩn kỹ thuật số và ứng dụng trong kiểm chuẩn và đo lường thiết bị điện; các
thiết bị chẩn đoán tự động cho sửa chữa ô-tô; các cân điện tử công nghiệp; các
hệ ống kính ngắm tiềm vọng và ống kính ngắm nhìn đêm… Gần đây, Viện Vật
lý đã nghiên cứu thành công máy phát tia plasma lạnh hỗ trợ điều trị vết thương
được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng
chế vào năm 2015. Máy PlasmaMed sản xuất theo sáng chế này đã được cấp
phép sử dụng lâm sàng, và cho đến nay đã được ứng dụng điều trị vết thương tại
hơn 60 bệnh viện và nhiều cơ sở thẩm mỹ viện trong cả nước, trong đó có các
bệnh viện Trung ương lớn.

4
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÔNG VIỆC
2.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc.

2.1.1 Chỗ làm việc


 Chỗ làm việc phải đảm bảo điều kiện an toàn và vệ sinh cho người lao
động.
 Các yếu tố độc hại tại chỗ làm việc không được vượt quá giá trị cho phép.
 Việc bố trí và sắp xếp chỗ làm việc phải đảm bảo đi lại an toàn tới chỗ làm
việc và sơ tán nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn.
 Phải thực hiện các biện pháp sau ở những nơi dễ cháy nổ.
 Hệ thống các đường đây dẫn điện phải được bố trí và lắp đặt theo đúng các
quy định hiện hành về an toàn lao động điện.

2.1.2. Nội quy an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị


 Cấm làm các công việc về điện như thay dây chì, sửa đèn, tháo lắp các đầu
dây, sửa chữa hoặc di chuyển các thiết bị điện, đường dây điện, ấn rơ le
điện.
 Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện đã trang bị trên máy hay nơi làm
việc. Cấm dùng chân thao tác điện.
 Khi dừng máy chỉ được sử dụng nút bấm hay tay gạt và công tác bố trí trên
máy mà không cần phải cắt điện áp tô mát chính.
 Khi sửa chữa điện đột xuất,người sử dụng máy phải có mặt ở máy trong
suốt thời gian thợ điện sửa chữa nhưng không được thao tác bất kỳ thiết bị
nào trên máy.
 Không được phép treo bất kỳ vật gì lên thiết bị điện, không cất dấu vật vào
tủ điện.
 Không làm hư hỏng các thiết bị an toàn điện như: đứt dây tiếp địa, vỡ nắp
hộp bảo vệ vv...
5
 Khi thấy biển báo không an toàn về điện treo ở đâu thì không được đến
gần; không tự ý tháo gỡ biển báo an toàn điện.

2.1.3. Nội quy sử dụng và bảo quản máy, thiết bị


 Người sử dụng máy phải có trách nhiệm chính trong việc giữ gìn máy móc,
thiết bị.
 Người không phận sự không được sử dụng thiết bị.
 Người sử dụng máy phải được đào tạo ở các trường dạy nghề và có giấy
chứng nhận, phải biết sử dụng thành thạo theo những điều trong nội quy sử
dụng máy đồng thời phải biết rõ đặc điểm, tính năng và nhược điểm của
máy.
 Người sử dụng máy hàng ngày phải đến trước 10 phút để nhận máy, mặc
quần áo BHLĐ, sắp xếp dụng cụ đồ nghề và nơi làm việc.
 Người sử dụng máy không được tháo bỏ các che chắn máy, không mang
hoặc để người khác mang đi những bao che, phụ tùng của máy mình, chú ý
dầy đủ các thiết bị an toàn.
 Khi có sự cố phải giữ nguyên hiện trường, không làm mất vết tích trước khi
lập biên bản.
 Không tự tiện mở các nắp bao che của thiết bị, hay sửa chữa bất kỳ bộ phận
nào của thiết bị.

2.2. Tiến độ/kế hoạch thực tập


 Tuần 1: Tham quan phòng Tự động hoá – Viện Vật lý, tìm hiểu về cơ cấu
tổ chức của bộ phận được phân công (bộ phận kỹ thuật).
 Tuần 2: Tra cứu các tài liệu kỹ thuật, tìm hiểu về các quy định về an toàn
điện, thực hiện kiểm tra kiến thức cơ bản đã học trên trường và đi sâu tìm
hiểu các yêu cầu cần thiết trong thiết kế mạch điện tử.
 Tuần 3: Tham gia vào 1 dự án thực tế thiết kế mạch điều khiển cho robot tự
hành.
 Tuần 4: Xây dựng sơ đồ khối và tính toán các yêu cầu cần thiết khi thiết kế.

6
 Tuần 5: Thiết kế bảng mạch điện tử và chạy mô phỏng trên phần mềm.
 Tuần 6: chuyển giao sản phẩm gia công mạch.
 Tuần 7: Nghiệm thu tổng kết dự án.

2.3. Phương pháp tổ chức làm việc tại phòng Tự động hoá

2.3.1. Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất và quản lý


 Giảm thiểu tối đa hao phí, đặc biệt là ở thời gian làm việc của nhân viên,
nguyên liệu và nguồn tài nguyên khác.
 Giảm khả năng sản xuất dư thừa bằng việc duy trì hàng tồn kho ở mức
thấp.
 Giảm chi phí cho nhân công bằng cách áp dụng công nghệ kĩ thuật.
 Đề cao nhu cầu về sản phẩm, thể hiện qua sự ảnh hưởng trực tiếp lên quy
trình và quyết định sản xuất.
 Giảm chu kì sản xuất đáng kể nhờ áp dụng hệ thống tự động, giúp giảm
thời gian chết và hỗ trợ sản xuất theo lô nhỏ.

2.3.2. Quy trình huấn luyện, vận hành, bảo trì bảo các thiết bị điều khiển tự
động
 Kiểm tra lại yêu cầu đã đề ra và các chức năng có trên mạch.
 Xác định khả năng bảo trì tối ưu cho từng linh kiện điện tử
 Thu thập dữ liệu về thời gian vận hành (từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hư
hỏng) của bảng mạch điện tử.
 Thu thập dữ liệu về thời gian thay thế của một số linh kiện quan trọng.
 Thu thập dữ liệu về thời gian bảo hành cũng như chi phí cho việc bảo hành.
 Tìm hiểu các loại linh kiện tối ưu.
 Thực hiện việc phân tích các dạng tác động khiến bảng mạch hư hỏng, để
bộ phận kỹ thuật tập trung nghiên cứu thiết kế và đưa các giải pháp.
 Phân tích các kiểu hư hỏng của máy móc để đưa ra phương án hạn chế hư
hỏng ở mức thấp nhất.
 Nghiên cứu các hậu quả không mong muốn khi hư hỏng diễn ra.
7
2.3.3. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong doanh nghiệp nơi thực
tập
 Lắng nghe ý kiến cùng nhóm.
 Kỹ năng tổ chức công việc.
 Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau.
 Có trách nhiệm với công việc được giao.
 Khuyến khích và phát triển cá nhân.
 Làm việc nhóm trên tinh thần gắn kết.
 Vô tư, ngay thẳng trong làm việc theo nhóm.

2.4. Kết quả thực hiện công việc được giao trong quá trình thực tập

2.4.1. Thiết kế mạch điều khiển Robot tự hành


 Thiết kế khối nguồn cấp.
 Thiết kế các khối giao tiếp ngoại vi(RF, Ethernet, UART,..)
 Thiết kế khối điều khiển chính.

2.4.2. Sơ đồ cấu trúc tổng quan bảng mạch

Hình 2.Sơ đồ khối tổng quan

2.4.2.1. Cấu trúc phần cứng được sử dụng:

8
 Khối nguồn: Khối này có nhiệm vụ chuyềnđổi nguồn từ 24V được cấp từ
bên ngoài thành các nguồn có mức điện áp khác nhau(5V và 3.3V) cung
cấp cho các linh kiện tương ứng. Điều kiện để thiết kế khối này là phải biết
được yêu cầu về nguồn của tất cả các khối khác trong mạch điểu khiển.
 Bộ xử lý hiệu năng cao Jetson-TX2 với vai trò xử lý trung tâm, là một
module hệ thống tích hợp mạnh mẽ cho phép nhiệm vụ tính toán hiệu suất
cao bên trong Robot, với cácc lõi CUDA, lõi CPU ARM Cortex-A57 và
hoàng loạt các gia tốc phần cứng cho các nhiệm vụ học sâu, thị giác máy
tính và xử lý ảnh. Bên cạnh đó nó cũng thu thập các dữ liệu từ cảm biến,
encorder, camera, Lindar, IMU và xử lý sau đó gửi tín hiệu đến cho mạch
điều khiển.
 Mạch điều khiển MCU STM32(sử dụng chip STM32F4xx) có nhiệm vụ
nhận tín hiệu điều khiển từ Jetson-Tx2 sau đó gửi các hiệu đến các động cơ
Driver(điều khiển bánh xe), các I/O từ cảm biến, đọc giá trị Encoder xác
định vị trí Robot,…
 Mạch cầu H (Driver điều khiển động cơ) sử dụng các MOSFET(BJT) là
mạch công suất điều khiển hướng động cơ(4 bánh xe).
 Khối truyền thông RS2332, RF nhận tín hiệu điều khiển từ tay cầm PS
hoặc điện thoại di động khi muốn điều khiển trực tiếp.
 Ethernet: truyền dữ liệu từ Jetson-TX2 đến khối điều khiển một cách thuận
tiện và giảm độ trễ khi truyền.
 Màn hình HMI: Một màn hình HMI được kết nối với vi điều khiển phục vụ
cho việc điều khiển và hiển thị các thông số giám sát trên thiết bị.
 Camera có độ phân giải hình ảnh RGB lên đến 1280 x 720 @ 30 khung
hình/giây, độ sâu như mắt của Robot để thu hình ảnh từ môi trường rõ nét
và chân thực nhất, sau đố sẽ được xây dựng thành bản đồ.
 Rplindar là bộ quét laser, kết hợp với Camera 3D Astra sẽ đưa tín hiệu
GAZEBO và RVIZ dựng bản đồ 2D cà 3D địa hình hoạt động của Robot.

9
2.4.2.2. Kit xử lý hiệu năng cao Jetson-Tx2:

Hình 3. Ảnh chụp kit xử lý Jetson TX2 và chip

10
Hình 4. Các chức năng và kết nối của Jetson-Tx2

NVIDIA® Jetson TX2 System-on-Module (SOM) là một nền tảng mạnh


mẽ được thiết kế cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo(AI) và máy học(machine
learning) trên các thiết bị nhúng và robot. Được phát triền bởi NVIDIA, module
này kết hợp hiệu suất cao với tiêu thụ điện năng thấp, làm cho nó trở thành lựa
chọn phổ biến cho các ứng dụng hệ thống xe tự hành, thị giác máy tính và các
ứng dụng AI khác.
Dựa trên kiến trức GPU CUDA-X AI của NVIDIA, Jetson TX2 cung cấp
một loạt tính năg mạnh mẽ như xử lý song song, tính toán đám mây và học sâu.
Module này tích hợp nhiều giao diện và kết nối: cổng Pcle, Ethernet và các giao
diện Camera để dễ dàng tích hợp vào các ứng dụng cụ thể.
Ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xe tự hành, robot, camera
thông minh, y tế thông minh và nhiều ứng dụng khác đòi hỏi xử lý thông tin và
quyết định nhanh chóng dựa trên dữ liệu.
Các thành phần tích hợp cốt lõi module Jetson TX2 bao gồm:
11
 Tegra X2(Dòng sản phẩm Parker).
 Bộ nhớ 8GB 128-bit LPDDR4 Memory 1866 MHx – 59.7 GB/s.
 Lưu trữ: 32GB eMMC 5.1.
 Nguồn: 7.5W/15W.
 Chip kết hợp 2 băng tần 2x2 WLAN 802.11a/b/g/n/ac.
 Ethernet Gigabit.
 PMIC, bộ điều chỉnh, màn hình điện áp.
 Giao diện chính của tấm truyền nhiệt(TTP).
 Connecter đầu nối bảng mạch 400 chân (hiển thị I/O tiêu chuẩn công
nghiệp tốc độ cao và tốc độ thấp).
 Đầu nối ăngten WLAN và BT.
 Cảm biến nhiệt độ.
Bộ xử lý Jetson TX2 tích hợp:
GPU NVIDIA Pascal 256 lõi. Hỗ trợ đầy đủ tất cả các API đồ hoạ hiện
tai, các shader hợp nhất và có khả năng tính toán GPU. GPU hỗ trợ tất cả các
tính năng tương tự như GPU NVIDIA rời rạc, bao gồm các API và thư viện tính
toán mở rộng bao gồm cả CUDA. Công suất cao được tối ưu hoá cho hiệu suất
tốt nhất trong trường hợp sử dụng nhúng.
Tổ hợp GPU hai bộ xử lý ARMv8 (64-bit) hai cụm CPU được kết nói
bằng vài kết nối kết hợp hiệu suất cao do NVIDIA thiết kế, cho phép hoạt động
đồng thời cả hai cụm CPU cho môi trường đa xử lý (HMP) không đồng nhất
thực sự. Các cụm Denver2 (Dual-Core) được tối ưu hoá cho hiệu năng đơn
luồng cao hơn, cụm CPU ARM Cortex-A-57MPCore (Quad-Core) phù hợp hơn
cho các ứng dụng luồng và tải nhẹ hơn.

 Bộ giải mã video HD nâng cao. Phát lại video độ phân giải cực cao 4K ở
tốc độ 60fps với pixel tối đa 12 bit. Hỗ trợ các chuẩn video H.265, H.264,
VP9, VP8 VC-1, MPEG-2 và MPEG-4.

12
 Bộ mã hóa video HD tiên tiến. Quay video độ phân giải cực cao 4K ở tốc
độ 60fps. Hỗ trợ mã hóa H.265 và H.264 BP / MP / HP / MVC, VP9 và
VP8.
 Hiển thị hệ thống con điều khiển. Hai đầu ra đa chế độ (eDP / DP / HDMI)
và tối đa 8 làn đầu ra MIPI-DSI. Lưu trữ nhiều dòng pixel cho phép các
hoạt động mở rộng hiệu quả bộ nhớ và tìm nạp pixel. Xoay phần cứng hiển
thị phần cứng cũng được cung cấp để giảm băng thông trong các ứng dụng
di động.
 Bộ điều khiển bộ nhớ 128 bit Giao diện DRAM.128 bit cung cấp hỗ trợ
LPDDR4 băng thông cao.
 Bộ nhớ eMMC 8GB LPDDR4 và 32 GB được tích hợp trên mô-đun
 1.4Gpix / s Xử lý tín hiệu hình ảnh nâng cao: Phần cứng tăng tốc đường
dẫn chụp ảnh và video tĩnh, với ISP tiên tiến.
 Công cụ xử lý âm thanh. Hệ thống con âm thanh cho phép hỗ trợ phần
cứng đầy đủ cho âm thanh đa kênh qua nhiều giao diện.
 Tần số hoạt động tối đa của GPU: 1.3GHz được hỗ trợ trong chế độ tăng
tốc.
 Tần số hoạt động tối đa của CPU: 1- 4 lõi = tối đa 2.0 GHz; lớn hơn 4 lõi =
tối đa 1,4 GHz.

2.4.3. Thiết kế Module điều khiển.


2.4.3.1. Xác định yêu cầu của module điều khiển trung tâm

Mạch điều khiển trung tâm có thể coi là “bộ não” của Robot, có vai trò
quyết định đến khả năng hoạt động ổn định và hiệu suất của thiết bị. Đồng thời
cũng đóng vai trò là trung tâm để giao tiếp giữa người sử dụng với các thiết bị
ngoại vi. Các yêu cầu cần thiết trên module này bao gồm:
 Tính ổn định của nguồn cấp cho mạch điều khiển: Như đã đề cập ở trong
phần sơ đồ khối tổng quan nguồn cấp là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả
của Robot. Nguồn điện cấp ổn định đảm bảo rằng các thành phần điện tử và
các cảm biến trong Robot hoạt động một cách chính xác và nhất quán. Khi
13
nguồn cấp không ổn định có thể dẫn đến lỗi hoặc những trườn hợp không
mong muốn, làm giảm độ tin cậy và hiệu suất làm việc của nó.
 Xử lý tín hiệu phà hồi từ Jetson-TX2: Nếu nói mạch điều khiển như là “bộ
não” thì có thể gọi Jetson-TX2 là đôi mắt, nó có nhiệm vụ tạo 1 bản đồ ảo
sau đó truyền dữ liệu về bộ điều khiển trung tâm, từ đó bộ điều khiển trung
tâm đưa ra các lệnh điều khiển phù hợp đảm bảo đúng với yêu cầu.
 Các kết nối với người dùng: Các kết nối điều khiển thông qua giao thức
mở, màn hình, các nút nhấn cũng như tay điều khiển.
 Tay điều khiển: Sử dụng các chuẩn giao tiếp không dây như Bluetooth
hoặc Wi-fi để kết nối tày cầm điều khiển. Các nút nhấn trên tay cầm được
chuyển đồi thành tín hiệu cho phép người dùng điều khiển trực tiếp và linh
hoạt.
 Màn hình: Để hiển thị các thông tin và tương tác với người dùng, có thể sử
dụng màn hình cảm ứng hoặc màn hình OLED. Robot có thể gửi dữ liệu và
trạng thái cảu nó đến màn hình, người dùng có thể tương tác với Robot
thôgn qua màn hình này, chẳng hạn như thay đổi cài đặt, xem map ảo, dữ
liệu cảm biến,…
2.4.3.2. Lựa chọn linh kiện phù hợp.

Dựa trên các yêu cầu đã phân tích ở trên tiếp đến cần lữa chọn linh kiện và
theiets kế phù hợp với mạch. Các vẫn đề cầm chú ý trong quá trính lựa chọn linh
kiện bao gồm:

 Xác định rõ các yêu cầu và chức năng cụ thể mà thiết bị cần thực hiện,
Điều này sẽ hỗ trợ quá trình lữa chọn linh kiện.
 Chọn linh kiện có hiệu suất phù hợp với các yêu cầu của thiết bị. Điều này
bao gồm cả tốc độ xử lý, công suất, độ chính xác và các thống số kỹ thuật
khác liên quan.
 Đảm bảo rằng các linh kiện được lựa chọn tương thích với nhau và với các
chuẩn nghành cụ thể.

14
 Kiểm tra xem linh kiện có tuân thủ các tiêu chuẩn nghành và có chứng
nhận phù hợp hay không. Điều này quan trọng đặc biệt nếu thiết bị của bạn
cần tuần thủ các yêu cầu an toàn hoặc chất lượng củ thể.
 Xem xét các chi phí của linh kiện và đảm bảo rằng chúng phù hợp với ngân
sách dự án đang thực hiện.
 Lựa chọn các linh kiện có tính linh hoạt để dễ dàng thay đổi hoặc nâng câos
trong tương lai.
 Kiểm tra sẵn sàng của linh kiện trên thị trường và thời gian cung cấp.
Điều này quan trọng đễ đảm bảo rằng thời gian hoàn thành sản xuất mạch,
lựa chọn linh kiện có sẵn trên thị trường đễ dễ bảo trì. Điều này giúp giảm
chi phí và thời gian chờ đợi khi cần sửa chữa.
2.4.3.3. Lựa chọn vi điều khiển

Như đã phân tích ở trên, nếu như mạch mạch xử lý trung tâm là “bộ não”
của thiết bị thì vi điều khiển chính là “bộ não” đó. Vi điều khiển phù hợp đảm
bảo tốc độ xử lỹ của các yêu cầu đã được đặt ra và đáp ứng được tính linh hoạt.
Các yêu cầu cần cân nhắc trong quá tình này gồm: Kiến trức vi xử lý(ARM,
AVR, PIC,…). Ngoại vi phù hợp (Số lượng Timer, UART, GPIO,…), dung
lượng bộ nhớ RAM, ROM, đặc biệt hơn nữa là các phần mềm hỗ trợ đi kèm.
Do yếu tố quan trọng về việc xử lý các yêu cầu cần nhiều ngoại các ngoại
vi đi kèm nên vi điều khiển được ưu tiên lựa chọn trong dự án này. Dòng vi điều
khiển STM32 của STMicroelectronics được cân nhắc vì những nguyên do sau:

 Các vi điều khiển STM32 sử dụng lõi ARM Cortex-M, đảm bảo hiệu suất
và hiệu quả năng lượng.

 Dòng STM32 được chia thành các dòng sản phẩm khác nhau, như
STM32F0, STM32F1, STM32F2, STM32F3, STM32F4, STM32F7, và
STM32H7. Mỗi dòng có đặc điểm riêng biệt và phù hợp với các ứng dụng
cụ thể.

15
 Các vi điều khiển trong dòng STM32 có thể có tốc độ xử lý từ vài chục
MHz đến hàng trăm MHz, tùy thuộc vào mô hình cụ thể.

 Các dòng STM32 có nhiều tùy chọn về bộ nhớ flash và bộ nhớ RAM, cho
phép lựa chọn linh hoạt theo yêu cầu của ứng dụng.

 Hỗ trợ nhiều giao tiếp, bao gồm UART, SPI, I2C, USB, CAN, Ethernet, và
các giao tiếp khác.

 STMicroelectronics cung cấp môi trường phát triển tích hợp (IDE) là
STM32CubeIDE để phát triển phần mềm cho dòng STM32. Ngoài ra, có
các thư viện, bộ công cụ và tài liệu hỗ trợ đầy đủ.

 Dòng STM32 thường được thiết kế để có tính linh hoạt và có thể mở rộng,
giúp dễ dàng nâng cấp và điều chỉnh trong quá trình phát triển sản phẩm.

Từ các yếu tố trên, ta có thể thấy chip STM32F407VET6 phù hợp với các
yêu cầu đưa được đưa ra. Có tích hợp một lõi RISC 32 bit ARM Cortex-M4 có
hiệu suất cao, hoạt động ở tần số có thể lên đến 72 MHz. Trong vi điều khiển có
bộ nhớ nhúng tốc độ cao (1 Mbyte flash và 192 + 4 Kbytes, 64 Kbyte
CCMRAM), bên cạnh đó dòng này cung cấp thêm 1 vài bộ Timer nâng cao và
các thiết bị ngoại vi, được kết nối với hai bus AHP/APB. Nguồn điện hoạt động
trong phạm vi 1.8 đến 3.6V.

16
Hình 5. Sơ đồ khối trong STM32F407VET6

2.4.4. Lựa chọn linh kiện khối nguồn


Khối này linh kiện chính được sử dụng 2 loại IC điều chỉnh áp thường
được sử dụng điều chỉnh điện áp từ nguồn cao hơn xuống mức an toàn cho các
linih kiện điện tử như 5V, có thể lựa chọn dựa vào các yếu tố như sau:
Hiệu suất:

 LM2576: là một bộ điều chỉnh chuyển đổi (switching regulator), có hiệu


suất cao hơn so với 7805, đặc biệt là khi có sự khác biệt lướn giữa điện áp
đầu vào và đầu ra.
 7805: là bộ điều chỉnh tuyến tính, thường có hiệu suất thấp hơn, đặc biệt có
sự khác biệt lớn giữa điện áp đầu vào và đầu ra.
17
Tản nhiệt:

 LM2576: Do hiệu suất cao hơn, thường LM2576 tạo ít nhiệt hơn 7805.Tuy
nhiên, vẫn cần quan tâm đến việc tản nhiệt đối với các ứng dụng có công
suất lớn.
 7805: Với hiệu suất thấp, thườn phát sinh nhiều nhiệt và có thể cần phải
được tản nhiệt mạnh, đặc biệt ở các ứng dụng với dòng điện lớn.

Dải điện áp đầu vào:

 LM2576: có thể xử lý một dải rộng hơn của điện áo đầu vào so với 7805.
Điều này làm cho nó phù hợp hơn cho các ứng dụng với nguồn cung cấp
không ổn định hoặc có biến động lớn.
 7805: thường hoạt động tốt với các nguồn cung cấp có điện áp đầu vào ổn
định và không quá cao.

Vì những yếu tố nêu trên, trong dự án này lựa chọn LM2576 đáp ứng được các
yêu cầu hiệu suất cao và có tính linh động,…

IC hạ áp từ 5V xuống 3.3V có thể kể đến như: XC6206, AP2112, TPS7A49,…

So sánh IC AMS-1117 với XC6206 về tính bảo vệ cũng như độ ổn định:

 AMS-1117: cung cấp một số tính năng bảo vệ cơ bản như quá nhiệt, quá
dòng.
 XC6206: cũng tích hợp các tính năng bảo vệ nhưng có thể có thêm 1 số
tính năg bổ sung như bảo vệ ngắn mạch,…

Tuy về so về giá thành thì AMS-1117 có giá thành thấp hơn XC6206 và
cũng có độ phổ biến hơn, được nhiều người lựa chọn trong sản phẩm nếu không
cần quan tâm nhiều đến hiệu suất cao. Từ đó, lựa chọn AMS-1117.

18
2.4.5. Thiết kế mạch nguyên lý

2.4.5.1. Sơ đồ mạch nguyên lý cho vi điều khiển


Sơ đồ kết nối các chân điều khiển trên vi điều khiển được thể hiện trong
hình dưới:

Hình 6. Sơ đồ kết nối chân điều khiển trên mạch nguyên lý.

Mô tả chi tiết một số chân kết nối trên vi điều khiển.

Tên kết nối Mô tả


ADC1_IN4 Chân nhận tín hiệu từ cảm biến khoảng cách
SWDIO Chân nạp và gỡ lỗi thiết bị
SWCLK
TX_RS232 Kết nối với màn hình HMI
RX_RS232
TIM1 Kết nối với 4 động cơ và đọc giá trị Encoder.
TIM2

19
TIM3
TIM4
CAN_RX Kết nối với cảm biến gia tốc,..
CAN_TX
SPI2_CE, Kết nối với tay điều khiển
SPI2_MOSO,
SPI2_MISO,
SPI2_SCK
SPI2_CSN
TX Kết nối với Kit xử lý hiệu năng cao Jetson-TX2
RX
SPI1_MOSI Kết nối với cổng Ethernet.
SPI1_MISO
SPI1_SCK

Trên mạch, vi điều khiển sử dụng loại dao động tinh thể chủ động, thiết bị
này tự dao động với đầu ra là xung logic cấp trực tiếp cho vi điều khiển, điều
này hàn chế các vấn đề “treo” CPU do mạch dao động tinh thể thụ động. Vi điều
khiển được kéo chân BOOT0 xuống mức logic để đảm bảo vi điều khiển luôn
hoạt động khi được khởi động mà không vào chế độ bootloader của nhà sản
xuất. Chân Reset trên thiết vị được nối với mạch lọc thông thấp với 2 chức năng
chính: thiết bị luôn được reset khi có nguồn cấp, tránh xung nhiễu dẫn đến reset
vi điều khiển.

20
Hình 7. Khối dao động thạch anh và chân reset

2.4.5.2. Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn.


Mạch nguồn với nguồn cấp 24V xuống 5V cung cấp cho màn hình HMI,
cảm biến và giao tiếp truyền thông với máy tính. Các linh kiện này tiêu hao năng
lượng không quá lớn và thường không cần độ chính xác cao.

Hình 8. Sơ đồ khối và ứng dụng điển hình cho LM2576

LM2576 là bộ chuyển đổi “Buck” hoặc “Step-Down” là bộ chuyển đổi chế


độ cơ bản. Hoạt động của cấu trúc liên kết bộ điều chỉnh này có hai khoảng thời
gian. Trường hợp đầu tiền xảy ra khi công tắc nối tiếp được kích hoạt bật, điện
áo đầu vào được kết nối với đầu vào của cuộn cảm. Đầu ra của cuộn cảm là điện
áp đầu ra và bộ chỉnh lưu(hoặc diode bắt) bị phân cực ngược. Trong thời gian
này khoảng thời gian có một nguồn điện áp không đổi và được kết nối chạy qua
cuộn cảm, dòng điện trong cuộn cảm bắt đầu tuyến tính dốc lên, mô tả như
phương trình sau:

(Vin−Vout)
IL(on) = .ton [1]
L

Để chọn giá trị cuộn cảm cần tính giá trị dòng điện cực đại thông qua công thức
sau:

(Vin−Vout)
Ip(max) = ILoad(max) + .ton [1]
2L

21
Vout 1
Khi ton ở trạng thái “on” của nguồn vào. ton = Vin . Fosc

Chip AMS-1117 là bộ điều chỉnh điện áp cố định và có thể đièu chỉnh


được thiết kế để cung cấp cố định và có thể điều chỉnh được thiết kế cung cấp
dòng điện ra lên đến 1A và hoạt động giảm chênh lệch đầu vào ra 1V. Điện áp
rơi của thiết bị được đảm bảo tối da 1.3V, giảm dần ở mức thấp hơn tải dòng
điện.

Với đầu ra của IC AMS-1117 sử dụng một tụ điện như một phần của việc
bù tần số thiết bị, đảm bảo ổn định trong mọi điều kiện vận hành. Khi cực điều
chỉnh được nối tắt bằng tụ điện để cải thiện khả năng loại bỏ gợn sóng, yêu cầu
đầu ra tụ điện tăng lên.

Chân điều chỉnh AMS-1117, do đó khi không cần điot bảo vệ để đảm bảo
thiết bị an toàn trong điều kiện ngắn mạch.

Hình 9. Khối nguồn cấp cho module.

2.4.5.3. Khối giao tiếp với các thiết bị ngoại vi


a. Khối màn hình HMI
Sử dụng IC chuyên dụng MAX232 là một IC chuyển đổi cấp logic, thiết kế
chuyển đổi tín hiệu logic từ màn hình điều khiển đến vi điều khiển phù hợp với
chuẩn RS-232.
Cấu trúc gồm bốn trình khuếch đại có đệm truyền tín hiệu, mỗi trình
khuếch đại được kết nối đến một cặp tín hiệu truyền và nhận(TX và RX). Bên
cạnh đó nó cũng chứa các bộ cân bằng đáp ứng (charge-pump) tích hợp, loại bỏ

22
nhu cầu sử dụng các tụ điện bên ngoài cho nguồn cấp đối với các mạch điện
cung cấp đơn hoặc kép.

Hình 11. Khối kết nối màn hình HMI.

b. Khối giao tiếp tay điều khiển


Với yêu cầu cần điều khiển Robot trực tiếp ta có thể sử dụng các module có
sử dụng sóng RF.
Sóng RF chính là một loại sóng điện từ nằm ở tần số bức xạ điện từ trường
mức thấp nhất trong dãy quang phổ. Với loại sóng này ngày nay được áp dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy ta có thể sử dụng module NRF24L01.

23
Hình 12. Khối kết nối tay điều khiển trực tiếp

2.4.5.4. Khối giao tiếp UART VÀ I2C.


a. Khối UART:

UART viết tắt của “Universal Asynchronous Receiver-Tránmitter” hay


còn gọi là bộ thu phát bất đồng bộ đa năng. Sử dụng trong việc truyền và nhận
dữ liệu giữa các thiết bị điện tử,..

Cho phép dữ liệu được truyền đi một bit tại một thời điểm, theo thứ tự tuần
tự từ bit đầu tiên đến bit cuối cùng, các bit gói gọn trong các khung truyền
thông, gồm các bit dữ liệu, bit kiểm tra và cac bit đồng bộ.

Ứng dụng truyền dữ liệu giữa các vi điều khiển vs nhau hoặc các truyền dữ
liệu từ vi điều khiển với máy tính qua cổng COM.

24
Hình 13. Khối giao tiếp chuẩn UART

b. Khối I2C

Là chuẩn giao tiếp hai dây bao gồm dây dữ liệu(SDA – Serial Data) và dây
đồng bộ(SCL – Serial Clock).

Dây SDA được sử dụng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị. Dữ liệu trên dây
SDA chỉ được truyền khi tín hiệu đồng bộ trên dây SCL được chuyển đổi.

Dây SCL sử dụng đồng bộ hoá truyền dữ liệu. Tín hiệu trên dây SCL quy
định tốc độ truỳen dữ liệu và đồng bộ hoá giữa các thiết bị trong hệ thống.

Hình 14. Khối giao tiếp chuẩn I2C

2.4.5.5. Khối giao tiếp qua cổng Ethernet

Chip W5500 là một vi xử lý mạng TCP/IP tích hợp. Được thiết kế khả năng
kết nối mạng TCP/IP cho các thiết bị nhúng và IoTvà có tích hợp sẵn các chức
25
năng cần thiết như: TCP, UDP, Ipv4, ICMP, ARP, IGMP và PPPoE giúp giảm
bớt khối lượng công việc khi phát triển ứng dụng.

Được kết nối với các MCU hoặc


các thiết bị khác qua giao thức SPI (Serial Peripheral Interface) đồng thời cũng
hỗ trỡ chế độ tiết kiệm năng lượng làm giảm tiêu thụ điện năng khi không hoạt
động.

Sử dụng kết nối Jetson-TX2 với mạch điều khiển tạo thành một mạng nội
bộ. Dữ liệu được truyền giữa hai thiết bị qua giao thức truyền dữ liệu TCP/IP,
cho phép giao tiếp và trao đổi thông tin dễ dàng
Mỗi thiết bị mạng được gắn 1 địa chỉ Ip duy nhất, cho phép nhận dạng và kết
nối với nhau. 2 thiết bị có thể gửi các yêu cầu cho nhau. Thông qua kết nối
Ethernet, vi đièu khiển có thể theo dõi các chức năbg của Jetson-TX2, kiểm soát
camera, xử lý ảnh hoặc thực hiện các nhiệm vụ tính toán phức tạp,…

Hình 15 Khối kết nối mạng Lan

2.4.6. Thiết kế PCB


2.4.6.1. Mặt Top của mạch in

26
Hình 16 Mặt Top PCB

2.4.6.2. Mặt Botton của mạch in.

27
Hình 17. Mặt Botton PCB

2.4.6.3. Mặt trước chế độ 3D

Hình 18. Chế độ 3D mặt trước

2.4.6.4. Mặt sau chế độ 3D

Hình 19. Chế độ 3D mặt sau

28
CHƯƠNG 3 : TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Về mặt kiến thức
 Hiểu và trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng tác dụng của
các linh kiên điện tử cơ bản, quy ước các ký hiệu sử dụng trong ngành Điện
tử.
 Đọc và hiểu được các bản vẽ thiết kế của các loại bảng mạch điện tử, phân
tích được nguyên lý mạch điều khiển.
 Hiểu và vận dụng các kiến thức trong thiết kế, lựa chọn các linh kiển điện
tử trong các bảng mạch.
 Hiểu và áp dụng các nguyên tắc trong lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng thiết bị
điện tử.
 Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên ngành để giải thích, thiết
kế giải quyết các công nghệ theo yêu cầu.

29
 Tiếp cận với các phần mềm chuyên dụng, kiến thức ứng dụng vào thực tiễn
về ngành điện tử.

3.2. Về mặt kỹ năng


 Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho các hệ thống tủ điện
điều khiển các dây truyền sản xuất tự động.
 Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị trong dây truyền tự động, lựa
chọn các thiết bị điện đúng trình tự yêu cầu đưa ra.
 Phán đoán đúng và sửa chữa được các lỗi thường gặp trong quá trình thiết
kế, chạy thử.
 Vận hành được các hệ thống tự động.
 Có khả năng viết hướng dẫn kỹ thuật và giám sát từ xa qua internet các dây
truyền tự động.
 Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ứng phó với các sự cố lỹ thuật.

3.2.1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra


Mặc dù khoảng thời gian 2 tháng là không quá dài để trải nghiệm hết tất
cả về cuộc sống của một nhân viên kỹ thuật thực thụ nhưng nó là đủ để một sinh
viên chuyên ngành điện tử như em làm quen với công việc và hiểu thêm về
những khó khăn, vất vả khi mới bắt đầu công việc trong lĩnh vực này. Thời gian
thực tập đã giúp cho tôi hiểu ra việc nắm tốt kiến thức lý thuyết khi còn ngồi
trên ghế nhà trường sẽ giúp ích trong quá trình làm việc thực tế sau này nhưng
không phải là tất cả. Thay vào đó, chính những kỹ năng mềm tiếp thu được khi
làm việc cùng với các thầy , những dự án thực tế mặc dù có nhiều gian nan và
thử thách nhưng nó đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết của mình rất nhiều.
Nhưng vượt qua tất cả, chính sự hài lòng của các thầy cùng những đánh giá tích
cực từ phía các anh chị đồng nghiệp đã cho em một kỳ thực tập thực sự trọn vẹn
và nhiều ý nghĩa.

Từ những trải nghiệm thực tế trong suốt 2 tháng thực tập vừa qua, bản thân
em đã rút ra được một số bài học và giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả công

30
việc, các kiến thức khoa học bổ ích và đặc biệt là trải nghiệm thực tế ở một tổ
chức chuyên nghiệp.

3.3. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản
xuất/dịch vụ của doanh nghiệp.
 Cải tiến kết cấu máy móc, trang bị, công cụ lao động, sản phẩm, cải tiến
phương án thiết kế.
 Cải tiến tính năng, công dụng, thành phần của trang thiết bị hiện đại để sản
phẩm được hoàn thiện hơn.
 Cải tiến phương pháp khảo sát, thiết kế ,công nghệ, lắp đặt và bão dưỡng
hiện đại hơn.
 Cải tiến tổ chức sản xuất nhằm sử dụng hợp lý sức lao động, hiệu xuất việc
làm.

3.4. Các đề xuất với Khoa Điện Tử để nâng cao chất lượng dạy-học của
học phần Thực tập doanh nghiệp (FE6040)
Học phần thực tập doanh nghiệp đóng một vai trò tích cực trong việc để
sinh viên tiếp cận với xã hội nhanh hơn. Cho chúng em trải nghiệm với ngành
nghề thực tế phải làm việc sau này giúp chúng em hình dung được công việc
phải làm một cách hoàn chỉnh về mặt lý thuyết lẫn thực tế. Em thiết nghĩ khoa
và nhà trường nên tổ chức sớm để các sinh viên có được cái nhìn toàn diện và
hoàn thiện hơn về ngành nghề mà mình đang học từ đó có những quyết định
thức thời.

31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cơ cấu tổ chức - V. V. Lý. https://vast.gov.vn/vien-nghien-cuu1?


p_p_id=ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_9mNZtOa
Twkfp&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column
1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTA
NCE_9mNZtOaTwkfp_mvcPa.

[2] Jetson - TX2 "The Hardware," https://hackaday.com/2017/03/14/hands-on-


nvidia-jetson-tx2-fast-processing-for-embedded-devices/.

[3] STM32F407 - STMicroelectronics https://www.st.com/en/microcontrollers-


microprocessors/stm32f407ve.html.

[4] LM2576 - TEXAS INTRUMENTS


https://www.onsemi.com/pdf/datasheet/lm2576-d.pdf.

[5] AMS-1117 - UMW,


https://mm.digikey.com/Volume0/opasdata/d220001/medias/docus/5011/
AMS1117.pdf.

[6] MAX232 - TEXAS INSTRUMENTS


https://www.ti.com/lit/ds/symlink/max232.pdf?ts=1709782922125.

[7] W-5500 - WIZnet


https://cdn.sparkfun.com/datasheets/Dev/Arduino/Shields/W5500_datasheet_v1.0.2_
1.pdf.

[8] Schematic W-5500, WIZnet -


https://docs.wiznet.io/Product/iEthernet/W5500/ref-schematic.

32
33

You might also like