You are on page 1of 67

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THÁI NGUYÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Tên đề tài: BÀI GIẢNG CẢM BIẾN ĐO LƢỜNG VÀ THIẾT BỊ ĐO
Ban hành kèm theo Quyết định số: 688/QĐ-CĐTN ngày 10 tháng 12 năm 2021 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thái Nguyên

SỐ TÍN CHỈ: 2 (2/0)


CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
HỆ: TRUNG CẤP
NĂM HỌC ĐĂNG KÝ:2021 – 2022
(Lƣu hành nội bộ)

Chủ biên: ThS. Nguyễn Thị Bích Nga Đơn vị: Khoa kỹ thuật công nghiệp

Thái Nguyên, năm 2022


LỜI GIỚI THIỆU
Bài giảng Cảm biến đo lƣờng và thiết bị đo đƣợc biên soạn dựa theo chƣơng trình
khung của mô đun Cảm biến đo lƣờng và thiết bị đo nằm trong chƣơng trình đào tạo của
nghề Điện công nghiệp và dân dụng. Bài giảng trình bày các kiến thức về kỹ thuật đo
dùng trong ngành điện hiện nay, giới thiệu những phép đo cơ bản để ứng dụng trong các
ngành sản xuất công nghiệp, các phƣơng pháp đo các đại lƣợng vật lý: đại lƣợng điện
nhƣ điện áp, dòng điện, công suất,….và các đại lƣợng không điện nhƣ nhiệt độ, độ ẩm,
vận tốc,….. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logic, chặt chẽ.
Bài giảng Cảm biến đo lƣờng và thiết bị đo đƣợc biên soạn dựa trên các giáo trình
và tài liệu tham khảo mới nhất hiện nay, đƣợc dùng làm tài liệu giảng dạy và tài liệu học
tập cho học sinh ngành Điện công nghiệp và dân dụng hệ trung cấp, ngoài ra bài giảng
cũng có thể đƣợc dùng nhƣ tài liệu tham khảo cho một số ngành khác.
Nội dung bài giảng gồm 2 phần đƣợc chia làm 3 bài.
Bài 1: Đại cƣơng về đo lƣờng điện
Bài 2: Khái quát về cảm biến và ứng dụng
Bài 3: Các loại cảm biến thông dụng
Phần đo lƣờng cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo
lƣờng trong ngành điện, trình bày các dụng cụ đo, nguyên lý đo và phƣơng pháp đo các
thông số, trên cơ sở đó ngƣời học biết cách sử dụng dụng cụ đo và xử lý kết quả đo trong
công việc sau này.
Phần cảm biến trình bày khái quát về cảm biến và ứng dụng của cảm biến trong
thực tế, giới thiệu một số loại cảm biến thông dụng hiện nay và cách lắp đặt cảm biến
trên mô hình thực tế gắn với các mô đun cảm biến hiện có của nhà trƣờng
Trong quá trình biên soạn bài giảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế. Tôi mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để bài giảng đƣợc hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022

Biên soạn

ThS. Nguyễn Thị Bích Nga

1
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2
BÀI GIẢNG MÔ ĐUN ....................................................................................................... 4
BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐO LƢỜNG ĐIỆN .................................................................... 5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐO LƢỜNG ................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 5
1.1.2. Các phƣơng pháp đo ........................................................................................... 6
1.1.3. Sơ đồ cấu trúc thiết bị đo lƣờng .......................................................................... 6
1.2. SAI SỐ VÀ CÁCH HẠN CHẾ SAI SỐ ................................................................... 7
1.2.1. Sai số của phép đo .............................................................................................. 7
1.2.2. Sai số của dụng cụ đo ......................................................................................... 7
1.2.3. Cách hạn chế sai số ............................................................................................. 8
1.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠ CẤU ĐO THÔNG DỤNG ........................................... 8
1.3.1. Cơ cấu đo kiểu từ điện ........................................................................................ 8
1.3.2. Cơ cấu đo kiểu điện từ ...................................................................................... 11
1.3.3. Cơ cấu đo điện động ......................................................................................... 14
1.3.4. Cơ cấu đo cảm ứng ........................................................................................... 16
1.4. CÁC MÁY ĐO THÔNG DỤNG ............................................................................ 17
1.4.1. Đồng hồ vạn năng ............................................................................................. 17
1.4.2. Ampe kìm.......................................................................................................... 24
1.4.3. Tê rô mét – đo điện trở tiếp đất......................................................................... 25
BÀI 2. KHÁI QUÁT VỀ CẢM BIẾN VÀ ỨNG DỤNG ................................................. 33
2.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÁC BỘ CẢM BIẾN ................................................. 33
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 33
2.1.2. Phân loại các bộ cảm biến................................................................................. 35
2.2. ỨNG DỤNG CỦA CÁC BỘ CẢM BIẾN.............................................................. 36
2.2.1. Ứng dụng trong công nghiệp ............................................................................ 36
2.2.2. Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học .............................................................. 40
BÀI 3. CÁC LOẠI CẢM BIẾN THÔNG DỤNG ............................................................ 42
3.1. CẢM BIẾN NHIỆT ................................................................................................ 42
3.1.1. Giới thiệu cảm biến nhiệt .................................................................................. 42

2
3.1.2. Thiết bị thực hành ............................................................................................. 44
3.2. CẢM BIẾN TIỆM CẬN ......................................................................................... 46
3.2.1. Giới thiệu cảm biến tiệm cận ............................................................................ 46
3.2.2. Thiết bị thực hành ............................................................................................. 47
3.2.3. Lắp đặt cảm biến ............................................................................................... 48
3.3. CẢM BIẾN KIỂU PHẢN XẠ ................................................................................ 50
3.3.1. Giới thiệu cảm biến kiểu phản xạ ..................................................................... 50
3.3.2. Thiết bị thực hành ............................................................................................. 52
3.3.3. Lắp đặt cảm biến ............................................................................................... 53
3.4. CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI ................................................................................... 55
3.4.1. Giới thiệu cảm biến hồng ngoại ........................................................................ 55
3.4.2. Thiết bị thực hành ............................................................................................. 55
3.4.3. Lắp đặt cảm biến ............................................................................................... 56
3.5. CẢM BIẾN KHÓI .................................................................................................. 58
3.5.1. Giới thiệu cảm biến khói .................................................................................. 58
3.5.2. Thiết bị thực hành ............................................................................................. 59
3.5.3. Lắp đặt cảm biến ............................................................................................... 59
3.6. CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT ..................................................................................... 61
3.6.1. Giới thiệu cảm biến đo áp suất ......................................................................... 61
3.6.2. Thiết bị thực hành ............................................................................................. 61
3.6.3. Lắp đặt cảm biến ............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 64

3
BÀI GIẢNG MÔ ĐUN
Tên mô đun: Cảm biến đo lƣờng và thiết bị đo
Mã mô đun: MĐ 12
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Là mô đun đƣợc bố trí sau khi đã học xong các môn chung và một số môn
học, mô đun cơ sở nhƣ khí cụ điện, vẽ kỹ thuật điện.
- Tính chất: Là mô đun cơ sở nghề, thuộc các mô đun đào tạo bắt buộc đối với học
sinh trung cấp chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về
đo lƣờng, các thiết bị đo và các cảm biến gắn liền với thực tế.
Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức:
+ Cung cấp cho ngƣời học một cách nhìn tổng quát về các loại cảm biến, các thiết
bị đo lƣờng, các ứng dụng.
+ Trình bày đƣợc cấu tạo cũng nhƣ nguyên lý hoạt động, từ đó sử dụng các loại
cảm biến, các dụng cụ đó cho hiệu quả.
+ Trình bày đƣợc các bƣớc đo đối với các dụng cụ đo lƣờng, các bƣớc thí nghiệm
đối với các loại cảm biến cơ bản.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích đƣợc nguyên lý hoạt động của các dụng cụ đo lƣờng cơ bản, cảm biến
trong các thiết bị, hệ thống điện.
+ Sử dụng hợp lý các loại dụng cụ đo, các loại cảm biến vào các ứng dụng cụ thể
nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghệ.
+ Thực hiện đƣợc các thí nghiệm đối với các loại cảm biến và các thiết bị đo
lƣờng cơ bản.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Vận dụng các kiến thức và kỹ năng để phân tích, lắp đặt các hệ thống cũng nhƣ
các thiết điện sử dụng cảm biến, đo các đại lƣợng điện bằng các thiết bị đo lƣờng cơ bản.
+ Sử dụng các loại cảm biến và các thiết bị đo lƣờng để đo các đại lƣợng điện và
ứng dụng vào các thiết bị trên thực tế.
Nội dung của mô đun:

4
BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐO LƢỜNG ĐIỆN
Mã bài: MĐ 12 - 01
Giới thiệu:
Nội dung bài trình bày các khái niệm về đo lƣờng, các cơ cấu đo thông dụng.
Giới thiệu một số loại máy đo và cách sử dụng các loại máy đo lƣờng điện thƣờng
dùng trong điện công nghiệp.
Mục tiêu:
- Giải thích các khái niệm về đo lƣờng, đo lƣờng điện.
- Đo các đại lƣợng điện bằng phƣơng pháp đo trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Tính toán đƣợc sai số của phép đo, dụng cụ đo và vận dụng phù hợp các phƣơng
pháp hạn chế sai số.
- Phân tích đƣợc cấu tạo, nguyên lý của các loại cơ cấu đo thông dụng nhƣ: từ
điện, điện từ, điện động…., và các loại máy đo thông dụng nhƣ: VOM, Ampe kìm,
MΩ,...
- Sử dụng thành thạo các loại máy/thiết bị đo thông dụng để đo các thông số trong
mạch/mạng điện.
- Rèn luyện tính chính xác, chủ động, nghiêm t c trong công việc.
Nội dung bài:
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐO LƢỜNG
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về đo lường
Trong thực tế cuộc sống quá trình cân đo đong đếm diễn ra liên tục với mọi đối
tƣợng, việc cân đo đong đếm này vô cùng cần thiết và quan trọng. Với một đối tƣợng cụ thể
nào đó quá trình này diễn ra theo từng đặc trƣng của chủng loại đó, và với một đơn vị đã
đƣợc định trƣớc.
Trong lĩnh vực kỹ thuật đo lƣờng không chỉ thông báo trị số của đại lƣợng cần đo
mà còn làm nhiệm vụ kiểm tra, điều khiển và xử lý thông tin.
Đối với ngành điện việc đo lƣờng các thông số của mạch điện là vô cùng quan
trọng. Nó cần thiết cho quá trình thiết kế lắp đặt, kiểm tra vận hành cũng nhƣ dò tìm hƣ
hỏng trong mạch điện.
- Đo lƣờng là quá trình đánh giá định lƣợng đại lƣợng cần đo để có đƣợc kết quả
bằng số so với đơn vị đo (mẫu).

- Kết quả đo đƣợc biểu diễn dƣới dạng: A  X


X0
Và ta có phƣơng trình cơ bản: X = A.X0 (1.1)
Ví dụ: I = 5A thì: Đại lƣợng đo là: dòng điện (I)
Đơn vị đo là: Ampe (A)
Con số kết quả đo là: 5

5
* Dụng cụ đo và mẫu đo:
- Dụng cụ đo: Các dụng cụ thực hiện việc đo đƣợc gọi là dụng cụ đo nhƣ: dụng cụ
đo dòng điện (Ampemét), dụng cụ đo điện áp (Vônmét) dụng cụ đo công suất (Oátmét)
v.v...
- Mẫu đo: là dụng cụ dùng để khôi phục một đại lƣợng vật lý nhất định có trị số
cho trƣớc, mẫu đo đƣợc chia làm 2 loại sau:
+ Loại làm mẫu: dùng để kiểm tra các mẫu đo và dụng cụ đo khác, loại này đƣợc
chế tạo và sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo làm việc chính xác cao.
+ Loại công tác: đƣợc sử dụng đo lƣờng trong thực tế, loại này gồm 2 nhóm sau:
Mẫu đo, dụng cụ đo thí nghiệm và mẫu đo, dụng cụ đo dùng trong sản xuất.
1.1.1.2. Khái niệm về đo lường điện
- Đo lƣờng điện là quá trình đo các đại lƣợng điện của mạch điện. Các đại lƣợng
điện đƣợc chia làm hai loại: đại lƣợng điện tác động và đại lƣợng điện thụ động.
+ Đại lƣợng điện tác động: các đại lƣợng nhƣ dòng điện, điện áp, công suất, điện
năng…là những đại lƣợng mang điện. Khi đo các đại lƣợng này, bản thân năng lƣợng này
sẽ cung cấp cho mạch đo.
+ Đại lƣợng điện thụ động: các đại lƣợng nhƣ điện trở, điện cảm, điện dung…các
đại lƣợng này không mang năng lƣợng cho nên phải cung cấp điện áp hoặc dòng điện cho
các đại lƣợng này khi đƣa vào mạch đo.
1.1.2. Các phƣơng pháp đo
- Phƣơng pháp đo trực tiếp: là phƣơng pháp đo mà đại lƣợng cần đo đƣợc so sánh
trực tiếp với mẫu đo.
Ví dụ: Dùng cầu đo điện để đo điện trở, dùng cầu đo để đo điện dung v.v...
- Phƣơng pháp đo gián tiếp: là phƣơng pháp đo trong đó đại lƣợng cần đo sẽ đƣợc
tính ra từ kết quả đo các đại lƣợng khác có liên quan.
Ví dụ: Muốn đo điện áp nhƣng ta không có Vônmét, ta đo điện áp bằng cách:
+ Dùng Ômmét đo điện trở của mạch.
+ Dùng Ampemét đo dòng điện đi qua mạch.
+ Sau đó áp dụng các công thức hoặc các định luật đã biết để tính ra trị số điện áp
cần đo.
1.1.3. Sơ đồ cấu trúc thiết bị đo lƣờng
- Mỗi dụng cụ đo có 3 bộ phận cơ bản:
+ Chuyển đổi sơ cấp (CĐSC)
+ Mạch đo (MĐ)
+ Cơ cấu chỉ thị (CCCT)
ĐẠI LƢỢNG ĐO
CHUYỂN ĐỔI SƠ CƠ CẤU CHỈ
MẠCH ĐO
CẤP THỊ

Hình 1.1. Cấu tr c cơ bản của dụng cụ đo

6
1.2. SAI SỐ VÀ CÁCH HẠN CHẾ SAI SỐ
1.2.1. Sai số của phép đo
- Là sai số giữa kết quả đo lƣờng so với giá trị chính xác của đại lƣợng đo.
- Các loại sai số:
+ Sai số hệ thống: là sai số cơ bản mà giá trị của nó luôn không đổi hoặc thay đổi
có quy luật. Sai số này về nguyên tắc có thể loại trừ đƣợc.
Nguyên nhân: do quá trình chế tạo dụng cụ đo nhƣ ma sát, khắc vạch trên thang
đo, do hiệu chỉnh “0” không đ ng, do sự biến đổi của nguồn cung cấp (nguồn pin) vv...
+ Sai số ngẫu nhiên: là sai số mà giá trị của nó thay đổi rất ngẫu nhiên do sự thay
đổi của môi trƣờng bên ngoài (ngƣời sử dụng, nhiệt độ môi trƣờng thay đổi, chịu ảnh
hƣởng của điện trƣờng, từ trƣờng, độ ẩm, áp suất v.v...).
Nguyên nhân:
. Do vị trí đọc kết quả của ngƣời đo không đ ng, đọc sai v.v...
. Dùng công thức tính toán không thích hợp, dùng công thức gần đ ng trong tính
toán. Nhiệt độ môi trƣờng thay đổi, chịu ảnh hƣởng của điện trƣờng, từ trƣờng, độ ẩm, áp
suất v.v..).
1.2.2. Sai số của dụng cụ đo
Để đánh giá sai số của dụng cụ đo khi đo một đại lƣợng nào đó ngƣời ta tính sai sô
nhƣ sau:
Gọi: X: kết quả đo đƣợc.
X1: giá trị thực của đại lƣợng cần đo.
+ Sai số tuyệt đối: là hiệu giữa giá trị đại lƣợng đo đƣợc X và giá trị thực của đại
lƣợng cần đo X1
X =X – X1 (1.2)
X: gọi là sai số tuyệt đối của phép đo
+ Sai số tƣơng đối:
X hoặc X
%  .100% %  .100% (1.3)
X AX
Phép đo có γ% càng nhỏ thì càng chính xác.
+ Sai số qui đổi qđ%
X X  X1
 qd %  .100%  .100% (1.4)
Xm Xm
Với Xm: Là giới hạn đo của dụng cụ đo (giá trị lớn nhất của thang đo)
Quan hệ giữa sai số tƣơng đối và sai số qui đổi:
X X X
 qd %  .100%  . .100%   %.K d (1.5)
Xm X Xm

7
Với K d  X là hệ số sử dụng thang đo (Kd  1)
Xm
Nếu Kd càng gần bằng 1 thì đại lƣợng đo gần bằng giới hạn đo, A càng bé thì
phép đo càng chính xác. Thông thƣờng phép đo càng chính xác khi Kd  1.
Ví dụ: Một dòng điện có giá trị thực là 5A. Dùng Ampemét có giới hạn đo 10A
để đo dòng điện này. Kết quả đo đƣợc 4,95 A.
Tính sai số tuyệt đối, sai số tƣơng đối, sai số qui đổi.
Giải:
+ Sai số tuyệt đối:
X =X1 - X= 5 - 4,95 = 0,05 (A)
+ Sai số tƣơng đối:
X hoặc X 0,05
%  .100% %  .100%  .100%  1%
X X1 5
+ Sai số qui đổi:
A 0,05
 qd %  .100%  *100%  0,5%
Adm 10
1.2.3. Cách hạn chế sai số
Để hạn chế sai số trong từng trƣờng hợp, có các phƣơng pháp sau:
- Đối với sai số hệ thống: loại trừ hết các nguyên nhân gây ra sai số bằng cách
chuẩn lại thang chia độ, hiệu chỉnh giá trị “0” ban đầu…
- Đối với sai số ngẫu nhiên: ngƣời sử dụng cụ đo phải cẩn thận, vị trí đặt mắt phải
vuông góc với mặt độ số của dụng cụ (vị trí kim và ảnh của kim trùng nhau), tính toán
phải chính xác, sử dụng công thức phải thích hợp, điều kiện sử dụng phải phù hợp với
điều kiện tiêu chuẩn.
1.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠ CẤU ĐO THÔNG DỤNG
1.3.1. Cơ cấu đo kiểu từ điện
1.3.1.1. Ký hiệu

1.3.1.2. Cấu tạo

Hình 1.2. Cấu tạo của cơ cấu đo kiểu từ điện

8
Cơ cấu đo kiểu từ điện gồm 2 phần cơ bản: phần tĩnh và phần động
- Phần tĩnh: Nam châm vĩnh cữu (1) - nam châm hình móng ngựa, gồm mạch từ và
cực từ (2). Nam châm vĩnh cửu đƣợc chế tạo từ vật liệu từ cứng. Trị số từ cảm B đƣợc
tạo ra bởi các loại nam châm trên có thể từ 0,1 đến 0,12T; 0,2 đến 0,3T.
Lõi sắt non (3) hình trụ tròn. Giữa cực từ và lõi sắt có khe hở không khí (4) rất hẹp
và đều, đƣờng sức từ qua khe hở hƣớng tâm tại mọi thời điểm. Ngoài ra phần tĩnh còn có
bảng chỉ thị (10).
- Phần động: Khung dây (5) đƣợc chế tạo bằng nhôm và quấn bằng dây đồng xung
quanh. Khung dây gắn trên trục (6), nó quay và di chuyển trong khe hở không khí giữa
cực từ và lõi. Ngoài ra trên trục còn gắn kim chỉ thị (8) , đối trọng (9) - làm trọng tâm cho
kim luôn rơi trên trục và 2 lò xo phản kháng (7) mắc ngƣợc chiều nhau. Lò xo có dạng
hình xoắn ốc. Đầu trong của lò xo gắn với trục quay, đầu ngoài gắn với bộ điều chỉnh
không của kim cố định trên phần tĩnh ngoài chức năng sinh mômen cản còn có tác dụng
dẫn dòng điện vào khung dây.
1.3.1.3. Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng điện một chiều với cƣờng độ là I chạy trong khung dây qua lò xo
phản kháng nằm trong từ trƣờng của NCVC, khung dây sẽ chịu lực điện từ F tác dụng.
Lực điện từ F đƣợc xác định:
F = W.B.I.l. sin (1.6)
: góc hợp bởi giữa cạnh tác dụng của khung dây và vecto B
Do khe hẹp không khí rất nhỏ, các đƣờng sức từ hƣớng tâm tại mọi điểm nên dòng
điện vuông góc với các đƣờng sức từ (=900)→sin  = 1
F = W.B.I.l (1.7)

Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý cơ cấu đo kiểu từ điện


Dƣới tác động của từ trƣờng nam châm vĩnh cửu khung dây quay lệch khỏi vị trí
cân bằng ban đầu một góc  . Momen quay do từ trƣờng của nam châm tƣơng tác với từ
trƣờng của khung dây tạo ra đƣợc tính bằng biểu thức :
Mq = F.b = W.B.I.l.b = W.B.S.I (1.8)
Trong đó:
W: số vòng dây quấn của cuộn dây (vòng).
B: mật độ từ thông xuyên qua khung dây (tesla).
l: chiều dài tác dụng của khung dây (m).

9
I: cƣờng độ dòng điện (A).
b: là bề rộng tác dụng của khung dây (m)
l.b = S: là diện tích của khung dây (m2).
Khi khung dây quay làm cho kim chỉ thị quay đi một góc  nào đó đồng thời lò
xo phản kháng bị xoắn lại tạo ra mômen phản kháng MC tỷ lệ với góc quay .
MC = D. (D là độ cứng của lò xo)
Kim của cơ cấu sẽ dừng lại khi mômen quay bằng mômen cản:
Mc  Mq  D.  W .B.S..I
1
  B.S .W .I  S I .I
D (1.9)
W .B.S
Với SI   const
D
SI: gọi là độ nhạy của cơ cấu đo từ điện (A/mm). Cho biết dòng điện cần thiết chạy
qua cơ cấu đo để kim đo lệch đƣợc 1mm hay 1 vạch.
*Kết luận: qua biểu thức trên ta thấy rằng góc quay  của kim đo tỷ lệ với dòng
điện cần đo và độ nhạy của cơ cấu đo, dòng điện và độ nhạy càng lớn thì góc quay
càng lớn.
Từ góc  của kim ta suy ra giá trị của đại lƣợng cần đo.
Khi có dòng điện chạy qua khung dây 5 (phần động), dƣới tác động của từ trƣờng
nam châm vĩnh cửu 1 (phần tĩnh) sinh ra mômen quay Mq làm khung dây lệch khỏi vị trí
ban đầu một góc α.
1.3.1.4. Đặc điểm và ứng dụng
a. Ƣu điểm
- Từ phƣơng trình đặc tính của thang đo ta thấy góc α tỷ lệ bậc 1 với dòng điện I
nên cơ cấu chỉ thị từ điện có thang đo đều.
- Độ chính xác của cơ cấu cao vì các phần tử của cơ cấu có độ ổn định cao, từ
trƣờng của cơ cấu đo mạnh nên ảnh hƣởng của từ trƣờng ngoài lên có cấu là không đáng
kể( vì độ từ cảm của nam châm lớn).
- Độ nhạy của dụng cụ đo lớn do nam châm vĩnh cửu đƣợc chế tạo bằng vật liệu
từ cứng có độ từ cảm B lớn, mômen đƣợc tạo ra lớn.
- Công suất tiêu thụ của mạch nhỏ vì ngƣời ta chế tạo khung dây bằng cách quấn
dây đồng lên 1 khung bằng nhôm - một vật liệu không có đặc tính từ nên ảnh hƣởng
không đáng kể đến chế độ của mạch đo.
- Độ cản dịu tốt. Cơ cấu đo kiểu từ điện có bộ phận cản dịu cảm ứng từ đƣợc thực
hiện nhờ lợi dụng sự xuất hiện dòng cảm ứng Fuco xuất hiện trong phần động khi khung
dây quay. Từ trƣờng do dòng này tạo ra sẽ hạn chế sự dao động của kim chỉ để nó nhanh
chóng đạt vị trí cân bằng.

10
b. Nhƣợc điểm
- Khả năng chịu quá tải kém do việc dễ cháy lò xo và thay đổi đặc tính của nó, ảnh
hƣởng của nhiệt độ đến độ chính xác của phép đo.
- Chỉ làm việc ở chế độ một chiều vì Mômen quay tỉ lệ bậc nhất với dòng cần đo.
- Dòng cần đo đƣa vào cơ cấu chỉ đƣợc phép theo một chiều nhất định, nếu đƣa
dòng vào theo chiều ngƣợc lại kim chỉ sẽ bị giật ngƣợc trở lại và có thể gây hỏng cơ cấu.
Vì vậy, phải đánh dấu + (dây màu đỏ) và - (dây màu xanh) cho các que đo. Tính chất này
đƣợc gọi là tính phân cực của cơ cấu chỉ thị.
- Muốn đo đƣợc các đại lƣợng xoay chiều phải qua bộ phận nắn dòng.
- Cơ cấu này cấu tạo phức tạp, chế tạo khó khăn nên giá thành cao.
c. Ứng dụng
- Cơ cấu chỉ thị từ điện đƣợc ứng dụng để chế tạo các dụng cụ đo:
+ Đo dòng điện: Ampe mét
+ Đo điện áp: Vôn mét
+ Đo điện trở: Ôm mét
- Do cơ cấu có độ nhạy cao nên dùng để chế tạo điện kế có thể đo dòng đến 10-
12A, đo áp đến 10-40V, đo điện lƣợng.
- Làm chỉ thị trong mạch đo các đại lƣợng không điện khác.
- Dùng với các bộ biến đổi khác nhƣ chỉnh lƣu, cảm biến cặp nhiệt để có thể đo
dòng hay áp xoay chiều.
1.3.2. Cơ cấu đo kiểu điện từ
Dụng cụ đo điện từ hoạt động dựa trên nguyên tắc khi hai chi tiết bằng sắt kề nhau
bị từ hoá bởi dòng điện chạy qua một cuộn dây thì xuất hiện một lực đẩy giữa các cực
cùng cực tính (N hoặc S).
1.3.2.1. Ký hiệu

1.3.2.2. Cấu tạo


a. Loại cuộn dây dẹt

Hình 1.4. Cơ cấu chỉ thị điện từ cuộn dây dẹt


11
Cấu tạo của một cơ cấu chỉ thị điện từ cuộn dây dẹt gồm các phần sau :
+ Phần tĩnh: Gồm cuộn dây dẹt (8) quấn trên khung cách điện, ổ trục (2), bảng chỉ
thị (6).
+ Phần động: Gồm lá thép non (9) dễ nhiễm từ đƣợc gắn lệch trọng tâm trên trục.
Lá thép có thể quay tự do trong khe hở làm việc của cuộn dây, bộ phận cản dịu kiểu
không khí (7) đƣợc gắn vào trục quay (1), kim (4) và đối trọng (5) cũng đƣợc gắn trên
trục quay. Mômen cản đƣợc tạo bởi hai lò xo phản kháng (3) đấu ngƣợc chiều nhau.
b. Loại cuộn dây tròn

Hình 1.5. Cơ cấu chỉ thị điện từ cuộn dây tròn


+ Phần tĩnh: Gồm cuộn dây tròn, ổ trục bảng chỉ thị, lá thép tĩnh gắn phía trong
cuộn dây.
+ Phần động: gồm trụ đặt trùng với trục của cuộn dây. Trên trục có gắn kim chỉ
thị, lò xo phản kháng, là thép động đặt đối diện với lá thép tĩnh (lá thép có khả năng di
chuyển tƣơng đối với lá tĩnh trong khe hở không khí, gọi là lá động).
- Cơ cấu có bộ phận cản dịu kiểu không khí hoặc kiểu từ.
1.3.2.3. Nguyên lý làm việc
a. Loại cuộn dây dẹt
Khi có dòng điện có cƣờng độ là I qua cuộn dây, trong lòng cuộn dây xuất hiện từ
trƣờng mà phƣơng và chiều đƣợc xác định bằng quy tắc cái vặn n t chai. Năng lƣợng của
dây có giá trị phụ thuộc vào cƣờng độ dòng điện chạy trong đó.
2
Năng lƣợng của cuộn dây : We  L.I
2
L : Giá trị điện cảm của cuộn dây phụ thuộc cấu tạo cuộn dây và lõi.
I : Dòng điện qua cuộn dây.
Do lá thép bị gắn lệch tâm ở đầu khung dây nên có xu thế bị h t vào trong lòng
cuộn dây tạo ra Mq đối với trục, có chiều cùng với chiều quay của kim đồng hồ.
Giá trị của Mq đƣợc tính:

12
LI 2
2 d
dWe 2
M q 
d d
1 dL
M q  .I 2 . (1.10)
2 d
(Vì L phụ thuộc vào góc lệch  )
Khi trục và kim quay xuất hiện mômen cản có giá trị Mc = D. có chiều ngƣợc
với Mq.
Kim chỉ thị dừng lại ở vị trí cân bằng, nghĩa là khi:
Mc = Mq
1 dL
 D.  .I 2 .
2 d
1 2 dL
  .I .
2.D d (1.11)
b. Loại cuộn dây tròn
Khi cho dòng điện vào hai đâu cuộn dây, trong lòng cuộn dây làm các lá thép
nhiễm từ, các đầu lá thép có cực tính giống nhau nên đẩy nhau sinh ra mômen quay đối
với trục và giá trị của mômen quay phụ thuộc vào bình phƣơg cƣờng độ dòng điện.
Phƣơng trình của cơ cấu không đổi so với trƣớc. Tuy nhiên với cấu tạo nhƣ trên, cơ cấu
kiểu cuộn dây tròn có độ nhạy cao hơn độ ổn định lớn hơn, về mặt kết cấu gọn hơn.
1.3.2.4. Đặc điểm và ứng dụng
- Góc lệch  tỉ lệ với bình phƣơng cƣờng độ dòng điện, tức là không phụ thuộc
vào chiều dòng điện do vậy cơ cấu chỉ thị điện từ có thể sử dụng trực tiếp để đo trong
mạch một chiều và xoay chiều (Đối với xoay chiều là giá trị hiệu dụng tần số đến
10.000Hz).
- Thang đo không đều (có đặc tính bậc hai). Ngoài ra đặc tính thang đo lại còn phụ
thuộc vào tỉ số dl/d là một đại lƣợg phi tuyến. (Trong thực tế để cho đặc tính thang đo
đều ngƣời ta phải tính toán sao cho khi góc lệch  thay đổi thì tỉ số dl/d thay đổi theo
quy luật ngƣợc với bình phƣơng cƣờng độ dòng điện).
Nếu dL/d biến thiên theo hàm log thì kết quả thu đƣợc sẽ là hàm phi tuyến vì
vậy thang chia sẽ đều (để có điều này ngƣời ta phải tính toán đến kích thƣớc, hình dáng
của cuộn dây, cũng nhƣ vị trí tƣơng đối lá thép của cuộn dây sao cho phù hợp.
- Cản dịu thƣờng bằng không khí hoặc cảm ứng.
- Cấu tạo đơn giản, tin cậy, chịu đƣợc quá tải lớn.
- Công suất tiêu thụ tuơng đối lớn, độ chính xác không cao, nhất là khi đo ở mạch
điện một chiều sẽ bị sai số do hiện tuợng từ trễ, từ dƣ, độ nhạy thấp, bị ảnh hƣởng của từ
truờng ngoài do từ truờng của bản thân cơ cấu yếu khi dòng nhỏ.
- Cơ cấu đƣợc ứng dụng để chế tạo Ampemét, vôn mét trong mạch xoay chiều
tần số công nghiệp ở các dụng cụ để bảng cấp chính xác 1,0 và 1,5 và các dụng cụ nhiều
thang đo ở phòng thí nghiệm cấp chính xác 0,5 và 1,0.

13
1.3.3. Cơ cấu đo điện động
1.3.3.1. Ký hiệu

1.3.3.2. Cấu tạo


- Phần tĩnh: gồm cuộn dây tĩnh (1) (không lõi thép) hay còn gọi là cuộn kích thích
có số vòng ít đƣợc chia làm 2 phần bằng nhau mắc nối tiếp nhau (quấn theo cùng chiều)
để tạo thành nam châm điện khi có dòng chạy qua. Ngoài ra còn có bảng chỉ thị và trụ đỡ.

Hình 1.6. Cơ cấu chỉ thị điện động


- Phần động: Gồm có cuộn dây động 2 có khung bằng nhôm trên có quấn các vòng
dây điện từ với số vòng nhiều tiết diện dây bé gắn trên trục quay trong từ trƣờng đƣợc tạo
ra bởi cuộn tĩnh. Ngoài ra trên trục còn gắn kim chỉ thị, lò xo tạo momen cản và các chi
tiết phụ trợ khác.
- Thông thƣờng chúng sẽ đƣợc bọc kín bằng màn chắn từ để tránh ảnh hƣởng của
từ trƣờng bên ngoài.
1.3.3.3. Nguyên lý hoạt động
a. Khi cho dòng một chiều vào các cuộn dây
- Khi cho dòng điện vào các cuộn dây thì từ trƣờng của 2 cuộn dây tƣơng tác với
nhau khiến cho cuộn động di chuyển và kim bị lệch đi khỏi vị trí zero. Các lò xo xoắn tạo
ra lực điều khiển và đóng vai trò dẫn dòng vào cuộn động.
- Việc tạo ra sự cân bằng của hệ thống động (điều chỉnh zero) đƣợc thực hiện nhờ
điều chỉnh vị trí lò xo.
- Dụng cụ đo kiểu điện động thƣờng có cản dịu kiểu không khí vì nó không thể
cản dịu bằng dòng xoáy nhƣ dụng cụ đo kiểu từ điện.
- Do không có lõi sắt trong dụng cụ điện động nên môi trƣờng dẫn từ hoàn toàn là
không khí do đó cảm ứng từ nhỏ hơn rất nhiều so với ở dụng cụ từ điện. Điều này đồng
nghĩa với việc để tạo ra momen quay đủ lớn để quay phần động thì dòng điện chạy trong
cuộn động cũng phải khá lớn. Nhƣ vậy, độ nhạy của dụng cụ đo điện động nhỏ hơn rất
nhiều so với dụng cụ đo từ điện.
- Mômen quay do 2 từ trƣờng tƣơng tác nhau đƣợc tính bằng:
14
dWe
Mq 
d
1 2 1
Với We = I 1 .L1  .I 22 .L2  I 1 .I 2 .M 12 (1.12)
2 2
- Vì các cuộn dây có hệ số tự cảm L riêng không phụ thuộc vào góc lệch trong quá
dM
trình hoạt động (tức là
dL
 0 ) nên: Mq  .I1.I 2
d d (1.13)
- Vậy độ lệch của kim chỉ thị đƣợc tính theo biểu thức:
1 dM
 . .I1.I 2
D d (1.14)
- Nếu mắc các cuộn dây nối tiếp nhau, nghĩa là I1 = I2    C.I 2 với C là hằng
số. Trong trƣờng hợp này cần ch ý rằng để có lực đẩy làm quay phần động thì chiều
quấn dây trên phần động phải ngƣợc với chiều quấn dây trên hai phần của cuộn kích.
b. Khi cho dòng xoay chiều vào các cuộn dây
- Mômen quay tức thời sẽ là
dM
mqt  .i1.i2
d (1.15)
- Phần động vì có quán tính mà không kịp thay đổi theo giá trị tức thời nên thực tế
lấy theo trị số trung bình trong một chu kì T.
T
1
T 0
Mq  mqt .dt (1.16)

Nếu i1 = Im.sinωt i2 = Im.sin(ωt-) ta có


T
I1m .I 2 m . sin t. sin t   .
1 dM
Mq 
T 
0
d
dt

T
I1m .I 2 m  sin t. sin t   dt 
1 dM
 Mq  .
T d 0
T
I1.I 2 . cos 2t     cos  dt 
1 dM

T d 0
T
1 dM
 . .I1.I 2 . ( cos  )dt 
T d 0

dM
 M q  I1.I 2 . cos 
d (1.17)
: là góc lệch pha giữa i1, i2
- Khi cân bằng ta có: Mq = Mc

15
dM
 .I1.I 2 . cos   D
d
1 dM
  . .I1.I 2 . cos 
D d (1.18)
1.3.3.4. Đặc điểm và ứng dụng
- Vì góc lệch không tỉ lệ tuyến tính với dòng cần đo nên thang đo của cơ cấu điện
động là thang đo không đều. Có thể thay đổi vị trí tƣơng đối của các cuộn dây để thay đổi
tỷ số dM/d theo hàm ngƣợc với I1.I2 nhằm đạt đƣợc thang đo đều (thƣờng từ
20%100% cuối thang thang đo có thể chia đều, còn 20 % đầu thang đo chia không đều).
- Cơ cấu điện động có thể đƣợc sử dụng để đo dòng xoay chiều và một chiều. Tuy
nhiên nó có độ nhạy kém và tiêu thụ công suất khá lớn nên dùng trong mạch công suất
nhỏ không thích hợp.
- Cơ cấu có độ chính xác cao khi đo trong mạch xoay chiều vì không sử dụng vật
liệu sắt từ tức là loại bỏ đƣợc sai số do dòng xoáy và bão hoà từ.
- Cơ cấu không có lõi thép nên từ trƣờng của cơ cấu yếu, độ ổn định thấp do phụ
thuộc vào từ trƣờng ngoài, độ nhạy thấp.
- Khả năng chịu đƣợc quá tải thấp.
- Cấu tạo tƣơng đối phức tạp, giá thành cao.
- Cơ cấu đƣợc ứng dụng chế tạo vôn kê, ampe kế và oát kế.
1.3.4. Cơ cấu đo cảm ứng
1.3.4.1. Ký hiệu

1.3.4.2. Cấu tạo

Hình 1.7. Cơ cấu chỉ thị cảm ứng


Cấu tạo của cơ cấu đo cảm ứng gồm có hai phần là phần tĩnh và phần động:
- Phần tĩnh là các cuộn dây điện 2,3 có cấu tạo để khi có dòng điện chạy trong
cuộn dây sẽ sinh ra từ trƣờng móc vòng qua mạch từ và qua phần động, có ít nhất là 2
nam châm điện.
- Phần động là đĩa kim loại 1 (thƣờng bằng nhôm) gắn vào trục 4 quay trên trụ 5.

16
1.3.4.3. Nguyên lý hoạt động
- Khi có dòng điện I1, I2 đi qua các cuộn dây phần tĩnh, ch ng tạo ra các từ thông
1, 2, các từ thông này xuyên qua đĩa nhôm làm xuất hiện trong đĩa nhôm các sức điện
động tƣơng ứng E1 và E2 lệch pha với 1, 2 một góc π/2 và các dòng điện xoáy I11, I22.
Do tác động tƣơng hỗ giữa từ thông 1, 2, và dòng điện xoáy I11, I22 tạo thành mômen
quay làm quay đĩa nhôm.
- Mômen quay Mq là tổng của các mômen thành phần:
Mq = C1. 1.I22. sin + C2. 2.I12. sin (1.19)
: là góc lệch pha giữa 1, 2
C1, C2: hệ số
- Nếu dòng tạo ra 1, 2 là hình sin và đĩa có cấu tạo đồng nhất thì các dòng điện
xoáy I11, I22 tỷ lệ với tần số f và từ thông sinh ra nó.
I12= C3.f. 1 và I22= C4.f. 2 (1.20)
Trong đó:
f : Tần số biến thiên của từ thông.
C3, C4: Hệ số
Thay (1.20) vào (1.19) ta đƣợc:
→ Mq = C.f.1. 2.. sin
Với C = C1 .C2 +C3 .C4
1.3.4.4. Đặc điểm và ứng dụng
- Cơ cấu đo kiểu cảm ứng chỉ làm việc trong mạch xoay chiều
- Mômen quay lớn và đạt giá trị cực đại nếu góc lệch pha  giữa I1, I2 bằng π/2.
- Điều kiện để có mômen quay là ít nhất phải có hai từ trƣờng.
- Mômen quay phụ thuộc vào tần số dòng điện tạo ra các từ trƣờng số nên cần phải
ổn định tần số.
- Độ chính xác không cao do có tổn hao lớn trên lõi thép và điện trở của đĩa phụ
thuộc vào nhiệt độ.
- Cơ cấu chủ yếu sử dụng để chế tạo công tơ đo năng lƣợng, đôi khi đƣợc dùng để
đo tần số.
1.4. CÁC MÁY ĐO THÔNG DỤNG
1.4.1. Đồng hồ vạn năng
1.4.1.1. Công dụng
Máy đo VOM đo đƣợc các đại lƣợng:
- Điện trở đến hàng K .
- Điện áp xoay chiều, một chiều đến 1000 V.
- Dòng điện một chiều đến vài trăm mA.

17
1.4.1.2. Kết cấu mặt ngoài

Hình 1.8. Cấu tạo mặt ngoài của đồng hồ vạn năng
Trong đó: 1. Núm xoay; 2. Các thang đo ; 3. Các vạch số; 4. Vít chỉnh kim; 5. Nút chỉnh 0Ω
6. Kim đo; 7. Lỗ cắm que đo; 8. Gƣơng phản chiếu
1.4.1.3. Cách sử dụng
a. Đo điện trở
- Do điện trở là phần tử thụ động, không mang năng lƣợng, vì vậy để đo R ngƣời
ta phải dùng nguồn PIN, nguồn có thể là 3V, 12V tuỳ theo các thang đo, thông thƣờng:
+ Thang :x1; x10; x100; x1K dùng nguồn 3V
+ Thang: x10K; x100K; dùng nguồn 12V
* Các bƣớc thực hiện:
- Bƣớc 1: Cắm que đo đ ng vị trí: đỏ (+); đen (–).
- Bƣớc 2: Chuyển núm xoay vể thang đo phù hợp (một trong các thang đo điện trở (Ω).
- Bƣớc 3: Chập 2 que đo và điều chỉnh núm (Adj) cho kim chỉ đ ng số 0 trên vạch
(Ω). Nếu chỉnh núm này mà không về “0” phải thay nguồn Pin.
- Bƣớc 4: Tiến hành đo: chấm 2 que đo vào 2 đầu điện trở cần đo.

18
Hình 1.9. Đo điện trở dùng đồng hồ vạn năng
- Bƣớc 5: Đọc trị số: trị số đo điện trở sẽ đƣợc đọc trên vạch (trên mặt số) theo
biểu thức sau:
SỐ ĐO = SỐ ĐỌC X THANG ĐO
VD1: N m xoay đặt ở thang x10; đọc đƣợc 26 thì giá trị điện trở đo đƣợc là:
Số đo = 26 x10 = 260 .
VD2: N m xoay đặt ở thang x10K; đọc đƣợc 100 thì giá trị điện trở đo đƣợc là:
Số đo =100 x10K =1000 K =1M.
* Chú ý:
- Mạch đo phải ở trạng thái không có điện.
- Điện trở cần đo phải được cắt ra khỏi mạch.
- Không được chạm tay vào que đo.
- Đặt ở thang đo nhỏ, thấy kim đồng hồ không lên thì chưa vội kết luận điện trở bị
hỏng mà phải chuyển sang thang đo lớn hơn để kiểm tra. Tương tự khi đặt ở thang đo
lớn, thấy kim đồng hồ chỉ 0 thì phải chuyển sang thang nhỏ hơn.
- Đo kiểm tra ngắn mạch giữa 2 điểm, thì kết quả đo là 0, còn đo hở mạch giữa
2 điểm, kết quả đo là  ().
* Các chức năng khác của thang đo điện trở:
Đo kiểm tra xác định cực tính Điốt (D)
Để xác định cực tính của D ta sử dụng trực tiếp nguồn PIN của ĐHVN để phân cực.
- Chuyển về đo , chọn thang x1, ta tiến hành đảo que đo 2 lần.
Nếu quan sát thấy một lần kim đồng hồ không lên = (hết vạch ), và một lần chỉ
thị khoảng vài chục (10-15), thì D còn tốt.
- Khi đó đầu nối với que đen là Anốt, và đầu nối với que đỏ là Catot.
Ch ý: khi đo, kiểm tra và xác định cực tính của LED, ta chọn thang đo x10, vì
khả năng chịu đựng dòng của LED là <10mA, khi thực hiện phân cực thuận cho LED thì
đèn sẽ sáng.

19
Hình 1.10. Đo kiểm tra xác định cực tính Điốt
- Sau 2 lần đo (đảo đầu điôt - thuận nghịch): 1 lần kim quay mạnh, 1 lần kim
không quay là điôt còn tốt.
- Ứng với lần kim quay mạnh: que (-); màu đen nối với cực nào thì cực đó là Anode
(dương cực của điôt). Do khi đó điôt được phân cực thuận và que (-) được nối với nguồn
(+) bên trong của máy đo.
Đo thông mạch, hở mạch.

Hình 1.11. Đo thông mạch, hở mạch


Kiểm tra chạm vỏ.

Hình 1.12. Kiểm tra chạm vỏ

20
Kiểm tra tụ điện:

Hình 1.13. Kiểm tra tụ điện


Thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện trên thì tụ điện còn tốt.
Đo xác định các cực của Transistor

Hình 1.14. Các cực của Transistor


Trƣớc hết, xác định cực B, dùng _kế, vặn thang x1,
- Sau đó tiến thành lấy một que đo giữ cố định với 1 chân bất kỳ của que đo.
- Que còn lại lần lƣợt đƣa vào đo 2 chân còn lại .
- Tiếp tục đảo que đo, cho đến khi ta nhận đƣợc 2 giá trị điện trở R liên tiếp bằng
nhau R=(1015), khi đó que nối với chân cố định là B:
+ Nếu que cố định(lần đo cuối- trong loạt đo đầu tiên) là que đỏ, thì đây là
Transistor loại N-P-N.
+ Nếu que cố định(lần đo cuối- trong loạt đo đầu tiên) là que đen, thì đây là
Transistor loại P-N-P.
- Để xác định nốt 2 chân còn lại C & E, ta dùng _kế chọn thang x100-1K, hai
que đo đƣa vào 2 chân còn lại, sau đó dùng ngón tay chạm nối cực B với từng chân, nếu
không thấy kim chỉ thị giá trị R khoảng từ 10K-100K thì ta đảo que đo, và làm lại các
động tác đo trên, khi đó ta sẽ đƣợc giá trị R=(10-100)K, khi đó que chạm với B là cực C
cực còn lại là E.

21
Hình 1.15. Đo xác định các cực của Transistor
Lưu ý: với tất cả các ĐHVN:
+ Que đen bao giờ cũng nối với (+) nguồn.
+ Que đỏ bao giờ cũng nối với (-) nguồn.
Chỉ trừ các loại Vônkế điện tử thì:
+ Que đen nối với (-) nguồn.
+ Que đỏ nối với (+) nguồn.
b. Đo điện áp xoay chiều
- Bƣớc 1: Chuyển n m xoay vể thang đo phù hợp (một trong các thang ở khu vực
ACV; màu đỏ).
- Bƣớc 2: Tiến hành đo: Chấm 2 que đo vào 2 điểm cần đo.
- Bƣớc 3: Đọc trị số: Số đo sẽ đƣợc đọc ở các vạch còn lại trên mặt số (trừ vạch
) theo biểu thức nhƣ sau:

SỐ ĐO = SỐ ĐỌC * (THANG ĐO / VẠCH ĐỌC)

Ví dụ: Đặt ở thang 50V – AC; đọc trên vạch 10 thấy kim đồng hồ chỉ 8 V thì số
đo là:
50
Số đo  100 *  20V
250

22
* Chú ý:
- Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo. Tốt nhất là giá trị cần đo khoảng 70% giá
trị thang đo.
- Phải cẩn thận tránh va quẹt que đo gây ngắn mạch và bị điện giật
c. Đo điện áp một chiều
- Tiến hành tƣơng tự nhƣ phần b, nhƣng n m xoay phải đặt ở khu vực DCV và
chấm que đo phải đ ng cực tính nhƣ hình 3.9.

Hình 1.16. Đo điện áp một chiều


d. Đo dòng điện một chiều
- Đo dòng điện là đo dòng điện chạy qua một điểm nào đó của mạch điện, khi đó
ĐHVN đƣợc mắc nối tiếp với điện trở tải:
- Bƣớc 1: Chuyển n m xoay về khu vực DC mA.
- Bƣớc 2: Tiến hành đo: Cắt mạch, nối tiếp que đo vào 2 điểm cần đo.
- Bƣớc 3: Đọc trị số, tƣơng tự nhƣ phần b, đơn vị tính là mA hoặc A nếu để ở
thang 50 A.

Hình 1.17. Đo dòng điện một chiều


- Khi đo điện áp và dòng điện DC cần ch ý tới cực tính của nguồn điện:
+ Que đỏ, đặt ở điểm có điện thế huặc dòng điện cao hơn.
+ Que đen, đặt ở điểm có điện thế huặc dòng điện thấp hơn.
- Khi không khẳng định đƣợc điểm có thế thấp, điểm có thế cao thì tiến hành đo
nhanh, nếu thấy kim quay ngƣợc thì đảo đầu que đo.

23
1.4.2. Ampe kìm
Ampe kìm là bộ biến đổi dòng điện có lõi sắt mà hình dáng bên ngoài giống nhƣ
một cái kìm. Nếu ngƣời ta kẹp am-pe kìm vào dây dẫn điện, thì dây dẫn điện có tác dụng
nhƣ cuộn sơ cấp của bộ biến dòng. Với Ampe kìm ngƣời ta có thể đo cƣờng độ dòng điện
mà không cần ngắt dây dẫn ra.
1.4.2.1. Công dụng
- Chức năng chính của Am-pe kìm là đo dòng điện xoay chiều (đến vài trăm A),
thƣờng dùng để đo dòng điện trên đƣờng dây, dòng điện qua các máy móc đang làm việc.
- Ngoài ra trên Am-pe kìm còn có các thang đo ACV, DCV và thang đo điện trở.

Hình 1.18. Cấu tạo mặt ngoài của ampe kìm


Trong đó:
1. Gọng kìm; 2. Chốt mở gọng kìm; 3. Núm xoay; 4. Nút khóa kim;
5. N t điều chỉnh 0; 6. Kim chỉ thị; 7. Các vạch đọc; 8. Lổ cắm que đo
1.4.2.2. Cách sử dụng
a. Đo dòng điện xoay chiều:
- Bƣớc 1: Chuyển n m xoay sang khu vực ACA.
- Bƣớc 2: Ấn mở gọng kìm, kẹp đƣờng dây cần đo vào giữa (chỉ cần kẹp một dây
pha hoặc dây trung tính).
- Bƣớc 3: Đọc trị số: tƣơng tự máy đo VOM.
b. Đo các đại lƣợng còn lại:
Hoàn toàn giống như máy đo VOM.
* Chú ý:
- Khi đo chỉ cần kẹp một dây.
- Không sử dụng que đo để đo ACA.
- Phải cẩn thận tránh nhầm lẫn các thang đo khác với thang đo ACA.

24
1.4.3. Tê rô mét – đo điện trở tiếp đất
1.4.3.1. Công dụng
- Hệ thống chống sét là một trong những hệ thống an toàn quan trọng trong các tòa
nhà hiện nay. Đo điện trở đất (hay còn gọi là điện trở tiếp địa, điện trở chống sét) là biện
pháp kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống.
- Tê rô mét là dụng cụ chuyên dụng để đo điện trở nối đất.

Hình 1.19. Hình ảnh tê rô mét


- Cấu tạo của một loại tê rô mét phổ biến trên thị trƣờng (Kyoritsu 4105A)

a)

25
b)
Hình 1.20. Cấu tạo của tê rô mét Kyoritsu 4105A
1- Màn hình LCD;
2- Hiển thị pin (báo pin yếu)
3- Đèn LED (xanh) hiển thị đang tiến hành đo
4- N t nhấn kiểm tra (N t TEST)
5- Công tắc (n m xoay) chọn phạm vi thang đo
6- Đầu vào/ra để cắm dây đo
7- Dây thí nghiệm/kiểm tra
8- Cọc tiếp đất phụ
9- Dây đo đơn giản
10- Chốt an toàn (hình đầu cá sấu)
11- Đầu đo
1.4.3.2. Cách sử dụng
* Bƣớc 1: Kiểm tra điện áp PIN
Trƣớc khi tiến hành đo cần kiểm tra điện áp PIN của thiết bị đo. Cách thực hiện
nhƣ sau:
- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK”.

26
- Ấn và giữ n t “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
- Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng
“BATT. GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.
* Bƣớc 2: Đấu nối các dây nối
- Cắm 2 cọc bổ trợ nhƣ sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ
5~10m.
- Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.
- Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ(red) dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc
2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.

Hình 1.21. Kết nối đầu đo

*Bƣớc 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra


- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn n t “PRESS TO TEST” để
kiểm tra điện áp đất.
- Để kết quả đo đƣợc chính xác thì điện áp đất không đƣợc lớn hơn 10V.
* Bƣớc 4: Kiểm tra điện trở đất
- Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
- Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng, khi đó ta cần kiểm tra
lại các đầu đấu nối.
- Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần nhƣ không nhích khỏi vạch "0" thì ta bật
công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc đƣợc trị số điện trở
trên đồng hồ.
- Kết quả đo đạt yêu cầu TCCSVN dƣới <10Ω hoặc thấp hơn theo yêu cầu từng
công trình khác nhau.

27
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ KIẾN THỨC

STT CÂU HỎI GHI CHÚ

1 Đại lƣợng điện thụ động là những đại lƣợng điện ở trạng thái bình
thƣờng:
A/ Có mang năng lƣợng điện
B/ Không mang năng lƣợng điện
C/ Có dòng điện
D/ Có điện áp

2 Đại lƣợng điện tác động là những đại lƣợng điện ở trạng thái bình
thƣờng:
A/ Có mang năng lƣợng điện
B/ Không mang năng lƣợng điện
C/ Có dòng điện
D/ Có điện áp

3 Trong đo lƣờng, sai số hệ thống thƣờng đƣợc gây ra bởi:


A/ Ngƣời thực hiện phép đo B/ Dụng cụ đo
C/ Đại lƣợng cần đo D/ Môi trƣờng

4 Trong đo lƣờng, sai số ngẫu nhiên thƣờng đƣợc gây ra bởi:


A/ Ngƣời thực hiện phép đo B/ Môi trƣờng
C/ Đại lƣợng cần đo D/ Tất cả đều đ ng

5 Nếu các thiết bị đo có cùng cấp chính xác, thì phép đo trực tiếp có sai số:
A/ Lớn hơn phép đo gián tiếp B/ Nhỏ hơn phép đo gián tiếp
C/ Bằng với phép đo gián tiếp D/ Tất cả đều sai

6 Để giảm nhỏ sai số hệ thống thƣờng dùng phƣơng pháp:


A/ Cải tiến phƣơng pháp đo
B/ Kiểm định thiết bị đo thƣờng xuyên
C/ Thực hiện phép đo nhiều lần
D/ Khắc phục môi trƣờng

7 Để giảm nhỏ sai số ngẫu nhiên thƣờng dùng phƣơng pháp:


A/ Kiểm định thiết bị đo thƣờng xuyên
B/ Thực hiện phép đo nhiều lần
C/ Cải tiến phƣơng pháp đo

28
D/ Tất cả đều sai

8 Sai số tuyệt đối là:


A/ Hiệu số giữa giá trị thực với giá trị đo đƣợc
B/ Hiệu số giữa giá trị thực với giá trị định mức
C/ Tỉ số giữa giá trị thực với giá trị đo đƣợc
D/ Tỉ số giữa giá trị thực với giá trị định mức

9 Sai số tƣơng đối là:


A/ Tỉ số giữa giá trị đo đƣợc với giá trị định mức
B/ Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị định mức
C/ Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị thực
D/ Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị đo đƣợc

10 Cấp chính xác của thiết bị đo là:


A/ Sai số giới hạn tính theo giá trị đo đƣợc
B/ Sai số giới hạn tính theo giá trị định mức của thiết bị đo
C/ Sai số giới hạn tính theo giá trị trung bình cộng số đo
D/ Sai số giới hạn tính theo giá trị thực của đại lƣợng cần đo

11 Một thiết bị đo có độ nhạy càng lớn thì sai số do thiết bị đo gây ra:
A/ Càng bé
B/ Càng lớn
C/ Tùy thuộc phƣơng pháp đo
D/ Không thay đổi

12 Độ tin cậy của một thiết bị đo phụ thuộc vào:


A/ Độ phức tạp của thiết bị đo
B/ Chất lƣợng các linh kiện cấu thành thiết bị đo
C/ Tính ổn định
D/ Tất cả đều đ ng

13 Cơ cấu chỉ thị từ điện hoạt động đối với dòng:


A/ Một chiều B/ Xoay chiều
C/ Dạng bất kỳ D/ Tất cả đều đ ng

14 Cơ cấu chỉ thị điện từ hoạt động đối với dòng:


A/ Một chiều B/ Xoay chiều
C/ Không đổi D/ Cả một chiều và xoay chiều

29
15 Cơ cấu chỉ thị điện động hoạt động đối với dòng:
A/ Một chiều B/ Xoay chiều
C/ Thay đổi D/ Cả một chiều và xoay chiều

16 Cơ cấu chỉ thị nào hoạt động đối với dòng xoay chiều:
A/ Từ điện, điện từ B/ Từ điện, điện động
C/ Điện từ, điện động D/ Tất cả đều đ ng

17 Ƣu điểm của cơ cấu chỉ thị từ điện là:


A/ Ít bị ảnh hƣởng của từ trƣờng nhiễu bên ngoài
B/ Độ chính xác cao, công suất tiêu thụ bé
C/ Thang đo chia đều
D/ Tất cả đều đ ng

18 Nhƣợc điểm của cơ cấu chỉ thị từ điện là:


A/ Khả năng chịu quá tải kém
B/ Chỉ sử dụng dòng một chiều
C/ Dễ hƣ hỏng
D/ Tất cả đều đ ng

19 Ƣu điểm của cơ cấu chỉ thị điện từ là:


A/ Chịu sự quá tải cao, dễ chế tạo
B/ Tiêu thụ công suất bé, độ chính xác cao
C/ Ảnh hƣởng của từ trƣờng bên ngoài bé
D/ Tất cả đều sai

20 Nhƣợc điểm của cơ cấu chỉ thị điện từ là:


A/ Tiêu thụ công suất lớn
B/ Ảnh hƣởng của từ trƣờng bên ngoài lớn
C/ Kém chính xác, thang đo không đều
D/ Tất cả đều đ ng

21 Ƣu điểm của cơ cấu chỉ thị điện động là:


A/ Có độ chính xác cao
B/ Ảnh hƣởng của từ trƣờng bên ngoài bé
C/ Độ nhạy cao
D/ Tiêu thụ công suất bé

22 Nhƣợc điểm của cơ cấu chỉ thị điện động là:

30
A/ Tiêu thụ công suất lớn, độ nhạy thấp
B/ Ảnh hƣởng của từ trƣờng bên ngoài lớn
C/ Thang đo không đều
D/ Tất cả đều đ ng

23 Khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng phải bắt đầu từ thang đo:
A/ Lớn nhất
B/ Nhỏ nhất
C/ Bất kì
D/ Đáp án khác

24 Chập hai đầu que đo, hiệu chỉnh về 0 thực hiện:


A/ Thỉnh thoảng
B/ Ở mỗi lần đo
C/ 2 lần đo thực hiện 1 lần
D/ Đáp án khác

25 Đồng hồ vạn năng thực hiện chức năng của:


A/ Ampe kế
B/ Vôn kế
C/ Ôm kế
D/ Cả 3 đáp án trên

26 Nguyên tắc khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng là:
A/ Điều chỉnh núm chỉnh 0
B/ Không chạm tay vào đầu kim đo hoặc phần tử đo
C/ Bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần
D/ Cả 3 đáp án trên

27 Đồng hồ vạn năng đo:


A/ Dòng điện
B/ Điện áp
C/ Điện trở
D/ Cả 3 đáp án trên

28 Muốn đo điện áp xoay chiều ta điều chỉnh đồng hồ vạn năng ở vị trí
nào?
A/ DCV B/ DCmA
C/ ACV D/ Rx100

31
29 Muốn đo điện trở có trị số 500Ω ta chọn thang đo thích hợp là?
A/ X10 B/ X1
C/ X100 D/ X1K

30 Khi sử dụng đồng hồ vạn năng làm Om kế, ta chỉ cần chỉnh kim về vị
trí 0Ω khi:
A/ Kiểm tra thông mạch
B/ Kiểm tra rò điện
C/ Đo giá trị điện trở
D/ Tất cả đều đ ng

31 Trên mặt số của đồng hồ vạn năng, vạch chia độ có số nhỏ nhất nằm
về phía tay phải để dùng cho:
A/ Vôn kế
B/ Ampe kế
C/ Om kế
D/Tất cả đều đ ng

32 Khi chọn thang đo x100 để đo điện trở thấy kim chỉ số 10 thì diện trở
đó có giá trị là:
A/ 100 Ω
B/ 1K Ω
C/ 10K Ω
D/ 10 Ω

33 Khi chọn thang đo x10 để đo điện trở 250 Ω thì kim phải chỉ trên
vạch chia độ số:
A/ 250
B/ 2,5
C/ 2500
D/ 25

34 Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp ta cần chú ý:


A/ Chọn thang đo lớn nhất để tránh hƣ đồng hồ
B/ Không đƣợc đo điện trở khi đang có dòng điện đi qua
C/ Cả a, b đ ng
D/ Cả a, b sai

32
BÀI 2. KHÁI QUÁT VỀ CẢM BIẾN VÀ ỨNG DỤNG
MĐ 12 - 02
Giới Thiệu:
Nội dung bài trình bày khái quát về cảm biến, cách phân loại và ứng dụng của các
bộ cảm biến trong thực thế
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc khái niệm, đặc điểm của cảm biến.
- Phân biệt đƣợc các loại cảm biến và công dụng của từng loại cảm biến.
- Rèn luyện tính cần cù, tỉ mỉ, tác phong và vệ sinh công nghiệp
Nội dung bài:
2.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÁC BỘ CẢM BIẾN
2.1.1. Khái niệm
- Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lƣợng vật lý, các đại
lƣợng không có tính chất điện cần đo thành các đại lƣợng có tính chất điện có thể đo và
xử lý đƣợc.
- Các đại lƣợng cần đo (m) thƣờng không có tính chất điện (nhƣ nhiệt độ, áp suất,
lƣu lƣợng, vận tốc... ) tác động lên cảm biến cho ta một đặc trƣng (s) mang tính chất điện
(nhƣ dòng điện, điện áp, trở kháng ) chứa đựng thông tin cho phép xác định giá trị của
đại lƣợng cần đo. Đặc trƣng (s) là hàm của đại lƣợng cần đo:
s = f(m) (2.1)
s: Đại lƣợng đầu ra hay còn gọi là đáp ứng đầu ra của cảm biến.
m: đại lƣợng đầu vào hay là kích thích (có nguồn gốc đại lƣợng cần đo)
f: là hàm truyền đạt của cảm biến. Hàm truyền đạt thể hiện cấu trúc của thiết bị
biến đổi và thƣờng có đặc tính phi tuyến, điều đó làm giới hạn khoảng đo và dẫn tới sai
số. Trong trƣờng hợp đại lƣợng đo biến thiên trong phạm vi rộng cần chia nhỏ khoảng
đo để có hàm truyền tuyến tính(Phƣơng pháp tuyến tính hoá từng đoạn). Thông thƣờng
khi thiết kế mạch đo ngƣời ta thực hiện các mạch bổ trợ để hiệu chỉnh hàm truyền sao
cho hàm truyền đạt chung của hệ thống là tuyến tính.
- Giá trị (m) đƣợc xác định thông qua việc đo đạc giá trị (s)
- Các tên khác của khác của bộ cảm biến: Sensor, bộ cảm biến đo lƣờng, đầu dò,
van đo lƣờng, bộ nhận biết hoặc bộ biến đổi.
- Trong hệ thống đo lƣờng và điều khiển, các bộ cảm biến và cảm biến ngoài việc
đóng vai trò các “giác quan“ để thu thập tin tức còn có nhiệm vụ là “nhà phiên dịch“ để
cảm biến các dạng tín hiệu khác nhau về tín hiệu điện. Sau đó sử dụng các mạch đo
lƣờng và xử lý kết quả đo vào các mục đích khác khác nhau.
*Sơ đồ nguyên tắc của một hệ thồng đo lƣờng điều khiển

33
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc của một hệ thống đo lƣờng điều khiển
- Tham số trạng thái X của đối tƣợng cần điều khiển dƣợc cảm biến sang tín hiệu y
nhờ cảm biến đo lƣờng. Tín hiệu lối ra đƣợc mạch đo điện sử lý để đƣa ra cơ cấu chỉ thị.
- Trong các hệ thống điều khiển tự động, tín hiệu lối ra của mạch đo điện sẽ đƣợc
đƣa trở về lối sau ki thực iện thao tác so sánh với chuẩnm một tín hiệu lối ra sẽ khởi phát
thiết bị thừa hành để điều khiển đối tƣợng.
* Trong hệ thống đo lƣờng điều khiển hiện đại, quá trình thu thập và xử lý tín hiệu
thƣờng do máy tính đảm nhiệm.
Đối tƣợng Cảm biến đo Vi điều khiển PC
điều khiển lƣờng
(Microcontroler)

thiết bị thừa hành


chƣơng trình
điều khiển

Hình 2.2. Hệ thống đo lƣờng và điều khiển ghép PC


- Trong sơ đồ trên đối tƣợng điều khiển đƣợc dặc trƣng bằng các biến trạng thái và
đƣợc các bộ cảm biến thu nhận. Đầu ra của các bộ cảm biến đƣợc phối ghép với vi điều
khiển qua giao diện. Vi điều khiển có thể hoạt động độc lập theo chƣơng trình đã đƣợc
cài đặt sẵn hoặc phối ghép với máy tính. Đầu ra của bộ vi điều kiển đƣợc phối ghép với
cơ cấu chấp hành nhằm tác động lên quá trình hay đối tƣợng điều khiển. Chƣơng trình
cho vi điều khiển đƣợc cài đặt thông qua máy tính hoặc các bộ nạp chƣơng trình chuyên
dụng. Đây là sơ đồ điều khiển tự động quá trình (đối tƣợng), trong đó bộ cảm biến đóng
vai trò phần tử cảm nhận, đo đạc và đánh giá các thông số của hệ thống. Bộ vi điều khiển
làm nhiệm vụ xử lý thông tin và đƣa ra tín hiệu quá trình.
- Từ sen-sor là một từ mƣợn tiếng la tinh Sensus trong tiếng Đức và tiếng Anh
đƣợc gọi là sensor, trong tiếng Việt thƣờng gọi là bộ cảm biến.Trong kỹ thuật còn hay
gọi tuật ngữ đầu đo hay đầu dò
- Các bộ cảm biến thƣờng đƣợc định nghĩa theo nghĩa rộng là thiết bị cảm nhận và
đáp ứng các tín hiệu và kích thích

34
Hình 2.3. Cấu trúc của cảm biến thông minh
2.1.2. Phân loại các bộ cảm biến
Cảm biến đƣợc phân loại theo nhiều tiêu chí. Ngƣời ta có thể phân loại cảm biến
theo các cách sau:
* Theo nguyên lý chuyển đổi giữa đáp ứng và kích thích.
Hiện tƣợng Chuyển đổi giữa đáp ứng và kích thích
Nhiệt điện.
Quang điện
Quang từ.
Vật lý
Điện từ
Từ điện
…vv
Biến đổi hóa học
Biến đổi điện hóa
Hóa học
Phân tích phổ
…vv
Biến đổi sinh hóa
Biến đổi vật lý
Sinh học
Hiệu ứng trên cơ thể sống
..vv
* Theo dạng kích thích.
Kích thích Các đặc tính của kích thích
Biên pha, phân cực
Phổ
Âm thanh
Tốc độ truyền sóng
…vv
Điện tích, dòng điện
Điện thế, điện áp
Điện Điện trƣờng
Điện dẫn, hằng số điện môi
…vv
Từ trƣờng
Từ thông, cƣờng độ từ trƣờng.
Từ
Độ từ thẩm
…vv
Vị trí

Lực, áp suất

35
Gia tốc, vận tốc, ứng suất, độ cứng
Mô men
Khối lƣợng, tỉ trọng
Độ nhớt…vv
Phổ
Tốc độ truyền
Quang
Hệ số phát xạ, khúc xạ
…VV
Nhiệt độ
Thông lƣợng
Nhiệt
Tỷ nhiệt
…vv
Kiểu
Năng lƣợng
Bức xạ
Cƣờng độ
…vv
* Theo tính năng.
- Độ nhạy
- Độ chính xác
- Độ phân giải
- Độ tuyến tính
- Công suất tiêu thụ
* Theo phạm vi sử dụng
- Công nghiệp
- Nghiên cứu khoa học
- Môi trƣờng, khí tƣợng
- Thông tin, viễn thông
- Nông nghiệp
- Dân dụng
- Giao thông vận tải…vv
* Theo thông số của mô hình mạch điện thay thế
- Cảm biến tích cực (có nguồn): Đầu ra là nguồn áp hoặc nguồn dòng.
- Cảm biến thụ động (không có nguồn): Cảm biến gọi là thụ động khi chúng cần
có thêm nguồn năng lƣợng phụ để hoàn tất nhiệm vụ đo kiểm, còn loại tích cực thì không
cần. Đƣợc đặc trƣng bằng các thông số: R, L, C… tuyến tính hoặc phi tuyến.
2.2. ỨNG DỤNG CỦA CÁC BỘ CẢM BIẾN
2.2.1. Ứng dụng trong công nghiệp
Các bộ cảm biến đƣợc sử dụng nhiều trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Trong
lĩnh vực tự động hoá ngƣời ta sử dụng các loại sensor bình thƣờng cũng nhƣ đặc biệt.

36
- Trong sinh hoạt thiết bị cảm biến ch ng ta thƣờng thấy là nhƣ cảm biến âm thanh
(vỗ tay tắt đèn), cảm biến từ trƣờng ( ra khỏi phòng đèn tự tắt), cảm biến nhiệt độ, vv….
- Một số hình ảnh ứng dụng của cảm biến trong sinh hoạt

Hình 2.4. Ứng dụng cảm biến nhiệt độ và độ ẩm trong nhà kính

Hình 2.5. Ứng dụng trong thiết bị đo nhiệt độ

37
Hình 2.6. Ứng dụng cảm biến trong hệ thống cửa tự động

Hình 2.7. Ứng dụng trong các hệ thống báo cháy


- Còn trong sản xuất công nghiệp thì thiết bị cảm biến chủ yếu để ngắt dòng điện
khi quá tải, nóng hoặc bị ẩm để bảo vệ thiết bị điện an toàn. Ngoài ra các cảm biến còn
đƣợc ứng dụng rất nhiều trong các dây chuyền sản xuất.

a) Trong công nghiệp đóng gói b) Công nghiệp dầu mỏ

38
c) Kiểm tra vị trí sản phẩm d) Công nghệ mạ

e) Hệ thống điều khiển kiểm tra vị trí của các thanh thép trƣớc khi đƣa vào máy hàn

f) Xác định vị trí của thang máy


39
g) Công nghệ thực phẩm h) Đo mực chất lỏng

i) Chế biến gỗ j) Đo mực chất lỏng


Hình 2.8. Một số hình ảnh ứng dụng của cảm biến trong công nghiệp
- Sử dụng cảm biến ở trƣờng hợp nào cũng đem lại lợi ích thiết thực cho ngƣời sử
dụng nhƣ tiết kiệm đƣợc chi phí, bảo vệ thiết bị điện an toàn, nâng cao tuổi thọ của chúng.
2.2.2. Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
- Các bộ cảm biến đặc biệt và rất nhạy cảm đƣợc sử dụng trong các thí nghiệm các
lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
+ Cảm biến vật lý: sóng điện từ, ánh sáng, tử ngoại, hồng ngoại, tia X, tia gamma,
hạt bức xạ, nhiệt độ, áp suất, âm thanh, rung động, khoảng cách, chuyển động, gia tốc, từ
trƣờng, trọng trƣờng,...
+ Cảm biến hóa học: độ ẩm, độ PH, các ion, hợp chất đặc hiệu, khói,...
+ Cảm biến sinh học: đƣờng glucose huyết, DNA/RNA, protein đặc hiệu cho các
loại bệnh trong máu, vi khuẩn, vi rút...

40
CÂU HỎI ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu 1: Em hãy trình bày khái niệm cơ bản về cảm biến?
Câu 2: Em hãy vẽ sơ đồ cấu trúc của một cảm biến thông minh?
Câu 3: Các cảm biến thƣờng đƣợc phân loại theo các tiêu chí nào? Em hãy trình
bày các loại cảm biến đó?
Câu 4: Em hãy trình bày ứng dụng của các bộ cảm biến trong công nghiệp?
Câu 5: Em hãy trình bày ứng dụng của các bộ cảm biến trong khoa học?

41
BÀI 3. CÁC LOẠI CẢM BIẾN THÔNG DỤNG
MĐ 12 - 03
Giới Thiệu:
Nội dung của bài trình bày về các loại cảm biến thông dụng trong thực tế, các thiết
bị thực hành và cách lắp đặt các loại cảm biến
Mục tiêu:
- Phân tích đƣợc nguyên lý hoạt động và đấu lắp đƣợc mô hình thí nghiệm với
cảm biến từ, cảm biến nhiệt, cảm biến tiệm cận, cảm biến kiểu phản xạ, cảm biến hồng
ngoại, cảm biến khói, cảm biến tốc độ và cảm biến đo áp suất
- Rèn luyện tính cần cù, tỉ mỉ, tác phong và vệ sinh công nghiệp
Nội dung bài:
3.1. CẢM BIẾN NHIỆT
3.1.1. Giới thiệu cảm biến nhiệt
Cảm biến nhiệt đƣợc hiểu là thiết bị đƣợc dùng để đo sự biến đổi về nhiệt độ của các
đại lƣợng cần đo. Theo đó, khi nhiệt độ có sự thay đổi thì các cảm biến sẽ đƣa ra một tín hiệu
và từ tín hiệu này các bộ đọc sẽ đọc và quy ra thành nhiệt độ bằng một con số cụ thể.
Cảm biến nhiệt đƣợc biết đến với khả năng thực hiện các phép đo nhiệt độ với độ
chính xác cao hơn nhiều so với khi thực hiện bằng các loại cặp nhiệt điện hoặc nhiệt kế.

Hình 3.1. Một số loại cảm biến nhiệt độ


* Cấu tạo của cảm biến nhiệt
- Cảm biến đo nhiệt độ có cấu tạo chính là 2 dây kim loại khác nhau đƣợc gắn vào
đầu nóng và đầu lạnh.

Hình 3.2. Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ


- Ngoài ra, nó còn đƣợc cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác, cụ thể nhƣ sau:

42
+ Bộ phận cảm biến: đây đƣợc xem là bộ phận quan trọng nhất, quyết định đến độ
chính xác của toàn bộ thiết bị cảm biến. Bộ phận này đƣợc đặt bên trong vỏ bảo vệ sau
khi đã kết nối với đầu nối.
+ Dây kết nối: các bộ phận cảm biến có thể đƣợc kết nối bằng 2,3 hoặc 4 dây kết
nối. Trong đó, vật liệu dây sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện sử dụng đầu đo.
+ Chất cách điện gốm: bộ phận này với nhiệm vụ chủ yếu là làm chất cách điện
ngừa đoản mạch và thực hiện cách điện giữa các dây kết nối với vỏ bảo vệ.
+ Phụ chất làm đầy: gồm bột alumina mịn, đƣợc sấy khô và rung. Phụ chất này với
chức năng chính là lắp đầy tất cả khoảng trống để bảo vệ cảm biến khỏi các rung động.
+ Vỏ bảo vệ: giống nhƣ tên gọi, bộ phận này đƣợc dùng để bảo vệ bộ phận cảm
biến và dây kết nối. Bộ phận này phải đƣợc làm bằng vật liệu phù hợp với kích thƣớc phù
hợp và khi cần thiết có thể bọc thêm vỏ bọc bằng vỏ bổ sung.
+ Đầu kết nối: Bộ phận này đƣợc làm bằng vật liệu cách điện (gốm), chứa các
bảng mạch, cho phép kết nối của điện trở. Trong đó, bộ chuyển đổi 4-20mA khi cần thiết
có thể đƣợc cài đặt thay cho bảng đầu cuối.
* Nguyên lý làm việc:
- Cảm biến nhiệt hoạt động dựa trên cơ sở là sự thay đổi điện trở của kim loại so
với sự thay đổi nhiệt độ vƣợt trội.
- Cụ thể, khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ có một
sức điện động V đƣợc phát sinh tại đầu lạnh. Nhiệt độ ở đầu lạnh phải ổn định và đo
đƣợc và nó phụ thuộc vào chất liệu. Chính vì vậy mà mới có sự xuất hiện của các loại cặp
nhiệt độ và mỗi loại cho ra một sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T.
- Nguyên lí làm việc của cảm biến nhiệt chủ yếu dựa trên mối quan hệ giữa vật
liệu kim loại và nhiệt độ. Cụ thể, khi nhiệt độ là 0 thì điện trở ở mức 100Ω và điện trở
của kim loại tăng lên khi nhiệt độ tăng và ngƣợc lại.
- Việc tích hợp bộ chuyển đổi tín hiệu giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cảm
biến nhiệt và giúp cho việc vận hành, lắp đặt đƣợc dễ dàng hơn.
* Các loại dây cảm biến nhiệt
Nhƣ đã đề cập ở trên thì các bộ phận cảm biến có thể đƣợc kết nổi bằng 2,3 hoặc 4
dây kết nổi. Cụ thể nhƣ sau:
- Cảm biến nhiệt độ 2 dây
+ Ít chính xác nhất.
+ Chỉ đƣợc sử dụng khi kết nối độ bền nhiệt học đƣợc thực hiện với dây điện trở
ngắn và điện trở thấp.
+ Ngoài ra, nó cũng đƣợc sử dụng để kiểm tra mạch điện tƣơng đƣơng và điện trở
đo đƣợc là tổng của các phần tử cảm biến, điện trở của dây dẫn đƣợc sử dụng cho kết nối.
- Cảm biến nhiệt độ 3 dây
+ Loại này cho mức độ chính xác cao hơn loại 2 dây.
+ Nó đƣợc sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp.

43
+ Ƣu điểm của nó là sẽ loại bỏ đƣợc các lỗi gây ra bởi điện trở của các dây dẫn. Ở
phần đầu ra, điện áp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự biến đổi điện trở của cảm biến nhiệt
và sự điều chỉnh nhiệt độ diễn ra liên tục theo nhiệt độ.
- Cảm biến nhiệt 4 dây
+ Loại này đƣợc xem là cho độ chính xác lớn nhất.
+ Nó đƣợc sử dụng trong các ứng dụng trong phòng thí nghiệm là chủ yếu.
+ Trong phạm vi mạch điện tƣơng đƣơng, điện áp đo đƣợc chỉ phụ thuộc vào điện
trở của nhiệt. Độ ổn định của dòng đo và độ chính xác của số đọc điện áp trên nhiệt sẽ
quyết định đến độ chính xác của phép đo.
3.1.2. Thiết bị thực hành
Bộ điều khiển nhiệt độ
+ Nguồn cấp: 100- 240VAC 50-60Hz
+ Hiển thị: Led 7 đoạn
+ Ngõ vào: Can nhiệt: K(CA), J(IC), L(IC), T(CC), R(PR), S(PR)
+ Đầu ra: Rơle
+ Phƣơng pháp điều khiển: ON/OFF
- Bộ gia nhiệt: đƣợc tích hợp trên cùng module
+ Phƣơng pháp gia nhiệt: gia nhiệt bằng điện trở, điều chỉnh điện áp 0-24VDC

Hình 3.3. Mô đun thực hành cảm biến nhiệt độ


3.1.3. Lắp đặt cảm biến
Bƣớc 1. Đặt các module cảm biến, module nguồn 220VAC và module nguồn 24VDC
lên khung gá.
Bƣớc 2. Nối mạch theo sơ đồ đấu nối nguyên lý của module, thiết lập cài đặt
thông số cho bộ điều khiển nhiệt độ.
Bƣớc 3. Điều chỉnh biến trở để thay đổi tải điện trở và quan sát trên đồng hồ hiển
thị nhiệt độ.
Bƣớc 4. Quan sát trạng thái của đồng hồ hiển thị.

44
Hình 3.4. Sơ đồ kết nối mô đun cảm biến nhiệt độ

45
3.2. CẢM BIẾN TIỆM CẬN
3.2.1. Giới thiệu cảm biến tiệm cận
- Cảm biến tiệm cận phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu hết các
trƣờng hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm. Cảm biến tiệm cận thƣờng phát hiện vị trí
cuối của chi tiết máy và tín hiệu đầu ra của cảm biến khởi động một chức năng khác của
máy. Đặc biệt cảm biến này hoạt động tốt ngay cả trong những môi trƣờng khắc nghiệt.
- Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật
thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện để thực hiện công việc chuyển đổi này:
hệ thống sử dụng dòng điện xoáy đƣợc phát ra trong vật thể kim loại nhờ hiện tƣợng cảm
ứng điện từ, hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi đến gần vật thể cần phát hiện, hệ
thống sử dụng nam châm và hệ thống chuyển mạch cộng từ.
- Đặc điểm cảm biến tiệm cận
+ Phát hiện vật thể không cần tiếp x c, không tác động lên vật, khoảng cách xa
nhất tới 30mm.
+ Hoạt động ổn định, chống rung động và chống shock tốt.
+ Tốc độ đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao so với công tắc giới hạn (limit switch).
+ Đầu sensor nhỏ có thể lắp ở nhiều nơi.
+ Có thể sử dụng trong môi trƣờng khắc nghiệt
* Có hai loại cảm biến tiệm cận chính có thể kể đến. Đó là loại điện cảm và loại
điện dung.
- Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ
+ Cảm ứng từ loại có bảo vệ (Shielded): Từ trƣờng đƣợc tập trung trƣớc mặt
sensor nên ít bị nhiễu bởi kim loại xung quanh, tuy nhiên khoảng cách đo ngắn đi.
+ Cảm ứng từ loại không có bảo vệ (Un-Shielded): Không có bảo vệ từ trƣờng
xung quanh mặt sensor nên khoảng cách đo dài hơn, tuy nhiên dễ bị nhiễu của kim loại
xung quanh.
- Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng điện dung: Cảm ứng này phát hiện theo nguyên
tắc tĩnh điện (sự thay đổi điện dung giữa vật cảm biến và đầu sensor), có thể phát hiện tất
cả vật thể.
* Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận:
- Nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên việc đánh giá sự
thay đổi điện dung của tụ điện. Bất kì vật nào đi qua trong vùng nhạy của cảm biến điện
dung thì điện dung của tụ điện tăng lên. Sự thay đổi điện dung này phụ thuộc vào khoảng
cách, kích thƣớc và hằng số điện môi của vật liệu. Bên trong có mạch dùng nguồn DC tạo
dao động cho cảm biến dòng, cảm biến dòng sẽ đƣa ra một dòng điện tỉ lệ với khoảng
cách giữa 2 tấm cực.
- Cảm biến tiệm cận điện cảm đƣợc thiết kế để tạo ra một vùng điện trƣờng, khi
một vật bằng kim loại tiến vào khu vực này, xuất hiện dòng điện xoáy trong vật thể kim
loại này. Dòng điện xoáy gây nên sự tiêu hao năng lƣợng (do điện trở của kim loại) làm
ảnh hƣởng đến biên độ sóng dao động, đến một trị số nào đó tín hiệu này đƣợc ghi nhận.
Mạch phát hiện sẽ phát hiện sự thay đổi tín hiệu và tác động để mạch ra lên mức ON. Khi

46
đối tƣợng rời khỏi khu vực từ trƣờng, sự dao động đƣợc tái lập, cảm biến trở lại trạng thái
bình thƣờng.
3.2.2. Thiết bị thực hành

Hình 3.5. Mô đun thực hành cảm biến tiệm cận


* Thông số kỹ thuật
+ Loại cảm biến: Tiệm cận kiểu điện từ, hình trụ
+ Khoảng cách phát hiện: 5mm
+ Nguồn cấp: 12-24VDC
+ Đầu ra: PNP
+ Kiểu mô phỏng: Động cơ DC gắn đĩa quay bằng nhựa chia 3 góc
+ Tốc độ điều chỉnh bằng chiết áp
+ Dải điều chỉnh tốc độ: 0- 30 vòng / phút
* Nguyên lý hoạt động
Cấp nguồn cho động cơ và cảm biến trƣớc khi hoạt động ch ng. Điều chỉnh tốc độ
quay của đĩa theo tốc độ mong muốn bằng cách xoay n t điều chỉnh. Trên đĩa quay có
mang một vật có từ tính. Khi vật này đi ngang qua cảm biến, cảm biến sẽ phát hiện ra vật
và sẽ có tín hiệu ở đầu ra. Để theo dõi đƣợc sự thay đổi này ta sử dụng đồng hồ đo vạn
năng hoặc thiết bị đo xung (hoặc theo mạch thực hành phía dƣới để mô phỏng nguyên lý
hoạt động của cảm biến)

47
* Đầu ra PNP

Hình 3.6. Sơ đồ đấu nối cảm biến đầu ra PNP


3.2.3. Lắp đặt cảm biến
Bƣớc 1. Đặt các module cảm biến, module nguồn và module tải (đèn báo) lên
khung gá.
Bƣớc 2. Nối mạch theo sơ đồ đấu nối nguyên lý của module
Bƣớc 3. Điều chỉnh biến trở để thay đổi tốc độ động cơ.
Bƣớc 4. Quan sát trạng thái của tải

48
Hình 3.7. Sơ đồ kết nối mô đun cảm biến tiệm cận

49
3.3. CẢM BIẾN KIỂU PHẢN XẠ
3.3.1. Giới thiệu cảm biến kiểu phản xạ
Một trong những cảm biến kiểu phản xạ nổi bật nhất chính là cảm biến quang
- Thông thƣờng thì một cảm biến quang sẽ có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 3 bộ
phận chính đó là:
+ Bộ phận phát sáng: Hầu hết thì các loại cảm biến quang thƣờng sử dụng đèn bán
dẫn LED và anh sáng đƣợc phát ra theo xung. Nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân
biệt đƣợc ánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác (nhƣ ánh nắng mặt trời
hoặc ánh sáng trong phòng). Các loại LED thông dụng nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại
hoặc LED lazer. Một số dòng cảm biến đặc biệt dùng LED trắng hoặc xanh lá. Ngoài ra thì
trong một số trƣờng hợp ch ng ta cũng có thể thấy loại LED vàng.
+ Bộ phận thu sáng: Thông thƣờng đối với một cảm biến quang thì bộ thu sáng là
một phototransistor (tranzito quang). Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi
thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm biến quang sử dụng mạch ứng dụng tích
hợp chuyên dụng ASIC (Application Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất
cả bộ phận quang, khuếch đại, mạch xử lý và chức năng vào một vi mạch (IC). Bộ phận
thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (nhƣ trƣờng hợp của loại thu-phát), hoặc
ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trƣờng hợp phản xạ khuếch tán).
+ Mạch xử lý tín hiệu đầu ra: Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ
tranzito quang thành tín hiệu ON/OFF đƣợc khuếch đại. Khi lƣợng ánh sáng thu đƣợc
vƣợt quá mức ngƣỡng đƣợc xác định, tín hiệu ra của cảm biến đƣợc kích hoạt. Mặc dù
một số loại cảm biến thế hệ trƣớc tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm
rơ-le (relay) vẫn khá phổ biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu ra bán
dẫn (PNP/NPN). Một số cảm biến quang còn có cả tín hiệu tỉ lệ ra phục vụ cho các ứng
dụng đo đếm.
Các loại cảm biến quang phổ biến:
* Cảm biến quang thu phát chung (through – beam sensor):
- Đặc điểm: Loại cảm biến quang thu phát độc lập là cảm biến ánh sáng không
phản xạ, để hoạt động đƣợc cần một con phát ánh sáng và một con thu ánh sáng lắp đối
diện với nhau. Đặc điểm của dòng cảm biến này là không bị ảnh hƣởng bởi bề mặt, màu
sắc, khoảng cách phát hiện đến 60m.
- Nguyên lý hoạt động nhƣ sau:
+ Trạng thái không có vật cản: cảm biến phát ánh sáng và cảm biến thu ánh sáng.
Quá trình phát và thu ánh sáng liên tục với nhau
+ Trạng thái có vật cản: cảm biến phát vẫn phát ánh sáng nhƣng cảm biến thu ánh
sáng không thu đƣợc ánh sáng (bị vật cản che chắn)

50
Hình 3.8. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang thu phát chung
* Cảm biến quang phản xạ gƣơng (retro – reflection sensor):
- Đặc điểm: Bộ cảm biến quang điện phản xạ gƣơng là cảm biến có bộ phát ánh
sáng và thu ánh sáng trên cùng một thiết bị. Gƣơng phản xạ là một lăng kính đặc biệt
đƣợc trang bị kèm với cảm biến quang. Đặc điểm của dòng cảm biến này là lắp đặc thuận
tiện, tiết kiệm dây dẫn, phát hiện đƣợc vật trong suốt, mờ,… khoảng cách tối đa 15m
- Nguyên lý hoạt động: Khi cảm biến hoạt động bộ phát ánh sáng sẽ phát ánh sáng
đến gƣơng, sẽ có 2 trƣờng hợp:
+ Khi không có vật cản: thì gƣơng sẽ phản xạ lại bộ thu ánh sáng.
+ Khi có vật cản đi qua: thì sẽ làm thay đổi tần số của ánh sáng phản xạ hoặc bị
mất ánh sáng thu. Lúc này cảm biến sẽ xuất tín hiệu điện PNP, NPN,…

Hình 3.9. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang phản xạ gƣơng
* Cảm biến quang khuếch tán (diffuse reflection sensor):
- Đặc điểm: Thiết bị cảm biến quang phản xạ khuếch tán là loại cảm biến có bộ
thu và phát chung. Thƣờng đƣợc dùng để phát hiện các vật thể trên hệ thống máy móc tự
động. Giám sát các thiết bị đã đƣợc lắp đ ng vị trí hay chƣa. Đặc điểm nổi bật là bị ảnh
hƣởng bởi bề mặt, màu sắc, khoảng cách tối đa 2m
- Nguyên lý hoạt động nhƣ sau :
+ Trạng thái báo phát hiện vật cản: cảm biến phát ánh liên tục từ bộ phát đến bề
mặt vật cản. Ánh sáng phản xạ đi ngƣợc về vị trí thu sáng
51
+ Trạng thái không vật cản: Khi không có vật cản đi vào, ánh sáng không phản xạ
về vị trí thu đƣợc hoặc bề mặt vật không phản xạ ánh sáng về vị trí thu

Hình 3.10. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang khuếch tán
3.3.2. Thiết bị thực hành
Cảm biến kiểu phản xạ khuếch tán

Hình 3.11. Mô đun cảm biến quang phản xạ khuếch tán


* Thông số kỹ thuật
+ Loại cảm biến: quang điện, hình trụ
+ Khoảng cách phát hiện: 100mm
+ Nguồn cấp: 12-24VDC
+ Đầu ra: PNP
+ Kiểu mô phỏng: Động cơ DC gắn đĩa quay bằng nhựa chia 3 góc

52
+ Tốc độ điều chỉnh bằng chiết áp
+ Dải điều chỉnh tốc độ: 0- 30 vòng / phút
* Nguyên lý hoạt động
Cấp nguồn cho động cơ và cảm biến trƣớc khi hoạt động ch ng. Điều chỉnh tốc độ
quay của đĩa theo tốc độ mong muốn bằng cách xoay n t điều chỉnh. Trên đĩa quay có
mang một vật có từ tính. Khi vật này đi ngang qua cảm biến, cảm biến sẽ phát hiện ra vật
và sẽ có tín hiệu ở đầu ra. Để theo dõi đƣợc sự thay đổi này ta sử dụng đồng hồ đo vạn
năng hoặc thiết bị đo xung (hoặc theo mạch thực hành phía dƣới để mô phỏng nguyên lý
hoạt động của cảm biến).
- Đầu ra PNP

Hình 3.12. Sơ đồ đấu nối cảm biến đầu ra PNP


3.3.3. Lắp đặt cảm biến
- Bƣớc 1. Đặt các module cảm biến, module nguồn và module tải (đèn báo) lên
khung gá.
- Bƣớc 2. Nối mạch theo sơ đồ đấu nối nguyên lý của module
- Bƣớc 3. Điều chỉnh biến trở để thay đổi tốc độ động cơ.
- Bƣớc 4. Quan sát trạng thái của tải.

53
Hình 3.13. Sơ đồ kết nối mô đun cảm biến quang phản xạ khuếch tán

54
3.4. CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI
3.4.1. Giới thiệu cảm biến hồng ngoại
- Cảm biến hồng ngoại (IR Sensor) là một thiết bị điện tử đo và phát hiện bức xạ
hồng ngoại trong môi trƣờng xung quanh. Bức xạ hồng ngoại đã vô tình đƣợc phát hiện bởi
một nhà thiên văn học tên là William Herchel vào năm 1800. Trong khi đo nhiệt độ của
từng màu ánh sáng (cách nhau bởi một lăng kính), ông nhận thấy rằng nhiệt độ vƣợt ra
ngoài ánh sáng đỏ là cao nhất. IR Sensor là vô hình đối với mắt ngƣời, vì bƣớc sóng của nó
dài hơn ánh sáng khả kiến (mặc dù nó vẫn nằm trên cùng một phổ điện từ). Bất cứ thứ gì
phát ra nhiệt (mọi thứ có nhiệt độ trên năm độ Kelvin ) đều phát ra bức xạ hồng ngoại.

Hình 3.14. Một số cảm biến hồng ngoại trong thực tế


- Có hai loại cảm biến hồng ngoại: chủ động và thụ động. Cảm biến hồng ngoại
hoạt động cả phát ra và phát hiện bức xạ hồng ngoại. Cảm biến hồng ngoại chủ động có
hai phần: diode phát sáng (LED) và máy thu. Khi một vật thể đến gần cảm biến, ánh sáng
hồng ngoại từ đèn LED sẽ phản xạ khỏi vật thể và đƣợc ngƣời nhận phát hiện. Cảm biến
hồng ngoại hoạt động đóng vai trò là cảm biến tiệm cận và ch ng thƣờng đƣợc sử dụng
trong các hệ thống phát hiện chƣớng ngại vật (nhƣ trong robot).
3.4.2. Thiết bị thực hành

Hình 3.15. Mô đun cảm biến hồng ngoại

55
* Thông số kỹ thuật
+ Điện áp hoạt động: 24- 240VAC
+ Công suất tiêu thụ: 4 VA với 240 VAC
+ Đầu ra: Rơle 0,1A
+ Tuổi thọ rơle tối thiểu: 20,000,000 lần đóng cắt
+ Khoảng cách phát hiện: 2-2,7 m
+ Loại cảm biến: Hồng ngoại
* Nguyên lý hoạt động
Cấp nguồn cho cảm biến khi hoạt động chúng sẽ phát hiện ra vật cản dựa theo tia
hồng ngoại hình nón và cảm biến sẽ phát hiện ra vật => sẽ có tín hiệu ở đầu ra rơle tác
động đóng lại cấp nguồn cho tải hoạt động. Để theo dõi đƣợc sự thay đổi này ta sử dụng
đồng hồ đo vạn năng hoặc thiết bị đo xung (hoặc theo mạch thực hành phía dƣới để mô
phỏng nguyên lý hoạt động của cảm biến).
3.4.3. Lắp đặt cảm biến
- Bƣớc 1. Đặt các module cảm biến, module nguồn và module tải (động cơ 1
chiều) lên khung gá.
- Bƣớc 2. Nối mạch theo sơ đồ đấu nối nguyên lý của module
- Bƣớc 3. Điều chỉnh tay hoặc vật mẫu làm cản trở trƣớc mắt thần của cảm biến để
thay đổi tốc độ động cơ.
- Bƣớc 4. Quan sát trạng thái của tải

56
Hình 3.16. Sơ đồ kết nối mo đun cảm biến hồng ngoại

57
3.5. CẢM BIẾN KHÓI
3.5.1. Giới thiệu cảm biến khói
- Cảm biến khói là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống phát hiện
sớm, phòng ngừa cháy nổ hoả hoạn. Để cảm biến khói phát huy hiệu quả, tránh tình trạng
báo giả báo sai đòi hỏi ngƣời lắp đặt và sử dụng cần trang bị những kiến thức nhất định
- Cảm biến khói là thiết bị điện tử có khả năng cảm nhận đƣợc sự xuất hiện khói
trong môi trƣờng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tử
- Hiện nay, trên thị trƣờng có 2 loại công nghệ cảm biến khói thông dụng là: cảm
biến khói ứng dụng ion hoá và cảm biến khói ứng dụng quang điện
+ Đầu cảm biến khói ion hoá: cảm biến khói ứng dụng nguyên lý ion hoá đƣợc
tích hợp thành một đầu cảm biến nhỏ gọn. Đầu cảm biến khói loại này bao gồm một
buồng ion hoá điện li, sử dụng đồng vị phóng xạ là nguồn phát hạt Alpha để có thể tạo ra
ion hoá trong không khí. Khi có một số phần tử khói chui vào buồng thì sẽ tạo nên sự
thay đổi điện áp ở các cực điện li. Cảm biến sẽ phát tín hiệu báo động ngay sau đó.

Hình 3.17. Nguyên lý hoạt động của cảm biến khói


+ Đầu cảm biến khói quang: cảm biến khói ứng dụng quang điện đƣợc tích hợp
nhỏ gọn thành một đầu cảm biến nhỏ gọn. Đầu cảm biến khói loại này bao gồm một
buồng quang điện, sử dụng một nguồn sáng nhỏ, thấu kính hội tụ ánh sáng và cảm biến
quang điện. Khi có khói chui vào buồng thì sẽ tạo nên sự thay đổi quang học dẫn đến
thay đổi điện áp trên cảm biến quang điện. Cảm biến sẽ phát tín hiệu báo động ngay sau
đó.

Hình 3.18. Cấu tạo của đầu cảm biến khói quang
- Ngoài ra tuỳ theo hình thức kết nối sẽ có thêm các phân loại: cảm biến khói dùng
dây và cảm biến khói không dây.
+ Cảm biến khói dùng dây: Loại này truyền trực tiếp tín hiệu điện từ cảm biến đến
trung tâm báo động bằng đƣờng dây dẫn. Tín hiệu đƣợc khuếch đại trƣớc khi truyền đi.

58
+ Cảm biến khói không dây: Loại này chuyển tín hiệu điện tử thành tín hiệu bƣớc
sóng điện từ không dây nhƣ Radio, Zigbee, Wifi,.. ở trung tâm báo động sẽ có Anten
tƣơng ứng để thu các bƣớc sóng này
3.5.2. Thiết bị thực hành
*Thông số kỹ thuật.
+ Loại: 2 dây
+ Điện áp hoạt động: 12V - 30VDC
+ Dòng báo động: 24VDC 30mA
+ Dòng chuẩn: 24VDC / 25µA
+ Dòng kích hoạt báo động: 100µA (max)
+ Nhận dạng ánh sáng: Màu đỏ (LED)
+ Nhiệt độ xung quanh: -10°C to + 50°C

Hình 3.20. Mô đun cảm biến khói

3.5.3. Lắp đặt cảm biến


- Bƣớc 1. Đặt module lên bàn thực hành của hệ thống .
- Bƣớc 2. Nối mạch theo sơ đồ đấu nối phía dƣới.
- Bƣớc 3. Thử bằng cách dùng lửa đƣa vào đầu báo nhiệt hoặc dùng khói (có thể
dùng giấy đốt) đƣa vào đầu báo khói khi đầu báo phát hiện có khói hoặc nhiệt nóng tăng
lên sẽ có tín hiệu đƣa về tủ trung tâm. Tủ trung tâm xử lý sẽ đƣa ra cảnh báo đèn báo
hoặc còi báo,….
- Bƣớc 4. Quan sát trạng thái của các đầu báo và còi báo cũng nhƣ tủ trung tâm.

59
Hình 3.21. Sơ đồ kết nối mô đun cảm biến khói

60
3.6. CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT
3.6.1. Giới thiệu cảm biến đo áp suất
- Cảm biến áp suất là thiết bị điện đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong các bình khí
nén, máy nén, áp suất lốp xe. Ngoài ra, ch ng còn đƣợc sử dụng để đo áp suất chất lỏng,
áp suất nƣớc. Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất là chuyển áp lực dƣới dạng khí
nén hoặc chất lỏng nén thành tín hiệu điện rồi đƣa về bộ thu
- Cảm biến áp suất có 3 loại là cảm biến áp suất cầu, biến dung và áp cảm biến suất.
- Trong đó, cảm biến áp suất cầu là loại đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Nguyên lý
hoạt động của cảm biến này là khi có áp suất tác động lên bề mặt cầu thì điện trở thay đổi
và điện áp thay đổi. Bởi tính chính xác cao, giá thành ổn và tuổi thọ cao nên ch ng đƣợc
con ngƣời tin dùng.
3.6.2. Thiết bị thực hành
* Thông số kỹ thuật
+ Vùng áp suất định mức: 0 ÷ 100.0kPa
+ Vùng áp suất cài đặt và hiển thị: -5 ÷ 110.0kPa
+ Vùng áp suất Max: Gấp 2 lần áp suất định mức
+ Điện áp nguồn cấp: 12-24 VDC
+ Ngõ ra điều khiển: NPN
+ Ngõ ra Analog: 1 ÷ 5VDC ± 2% FS
+ Phƣơng pháp hiển thị: LED 7 thanh
+ Đơn vị áp suất: kPa, kgf/cm², bar, psi
+ Kiểu mô phỏng : Áp suất khí thay đổi theo thể tích

Hình 3.22. Mô đun cảm biến áp suất

61
* Các đầu vào ra
- Nguồn cấp 24VDC.
- 3 đầu ra: Đầu ra điện áp tƣơng tự, đầu ra số 1 và đầu ra số 2.
* Nguyên lý làm việc
Sau khi cấp nguồn và cài đặt cho cảm biến áp suất. Ta đặt vật lên bề mặt, áp suất
thay đổi và đƣợc hiển thị trên đồng hồ PSA.
3.6.3. Lắp đặt cảm biến
- Bƣớc 1. Đặt các module cảm biến, module nguồn 24VDC và module tải (đèn
báo) lên khung gá.
- Bƣớc 2. Nối mạch theo sơ đồ đấu nối nguyên lý của module
- Bƣớc 3. Điều chỉnh thêm vật mẫu để thay đổi tốc áp suất nén và quan sát hiện
tƣợng thay đổi trên cảm biến áp suất.
- Bƣớc 4. Quan sát trạng thái của tải

62
Hình 3.23. Sơ đồ kết nối mô đun cảm biến áp suất

63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hòa (2005), Giáo trình đo lường và cảm biến đo lường, NXB Giáo dục.
2. Lê Văn Doanh- Phạm Thƣợng Hàn (2006), Các bộ cảm biến trong kĩ thuật đo lường
và điều khiển, NXB Khoa học và kỹ thuật.
3. Lê Văn Doanh (2001), Các bộ cảm biến trong kĩ thuật đo lường và điều khiển, NXB
Khoa học và kỹ thuật.
4. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2008), Kỹ thuật cảm biến, NXB Khoa học và kỹ thuật.
5. Phan Quốc Phô, Nguyễn Đức Chiến (2000), Cảm biến, NXB Khoa học và kỹ thuật.
6. Ngô Diên Tập (1997), Đo lường và điều khiển bằng máy tính, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

64
TRƢỜNG CAO ĐẲNG THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN VỊ: KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH VIỆC HOÀN THIỆN ĐỀ TÀI VÀ


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH

Họ và tên chủ biên đề tài: Nguyễn Thị Bích Nga


Đơn vị: Khoa Kỹ thuật công nghiệp
Tên đề tài: Bài giảng Cảm biến đo lƣờng và thiết bị đo
Những nội dung chính sửa trong đề tài theo yêu cầu của Hội đồng:
Ý kiến yêu cầu sửa chữa, bổ sung
Giải trình của chủ biên đề tài
Stt (theo các ý kiến đƣợc ghi trong biên bản họp
(ghi cụ thể nội dung sửa chữa)
Hội đồng nghiệm thu)
1 Vẽ lại sơ đồ hình 2.1 - Đã thực hiện
2 Sửa lại hình 1.14, hình 1.15 - Đã thực hiện
3 Sửa các lỗi chính tả trong bài giảng - Đã thực hiện
4 Vẽ thêm một số sơ đồ nguyên lý các cảm biến - Đã thực hiện
Ghi chú: Nội dung của bản giải trình phải phù hợp và thống nhất với các ý kiến đóng góp
trong biên bản nghiệm thu đề cƣơng/đề tài NCKH. Những ý kiến nào trong biên bản
nghiệm thu đề cƣơng/đề tài không sửa chữa yêu cầu chủ nhiệm nêu rõ lý do.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHỦ BIÊN ĐỀ TÀI


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

TS. Phạm Chí Cƣờng ThS. Nguyễn Thị Bích Nga

PHẢN BIỆN 1 PHẢN BIỆN 2


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

ThS. Đàm Hải Quân KS. Phạm Cao Thắng

UỶ VIÊN THƢ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

KS. Phạm Tùng Lâm ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

You might also like