You are on page 1of 41

Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.

Lê Mạnh Long

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA ĐIỆN TỬ
---------------o0o---------------

ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

MẠCH ĐÈN GIAO THÔNG NGÃ TƯ

GVHD: TS.Lê Mạnh Long


SVTH: Nguyễn Đức Cường
LỚP: Điện tử 5-K14
MSSV: 2019604533

HÀ NỘI, THÁNG 1 NĂM 2022

1
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án điện tử cơ bản, em đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô và bạn bè.
Để hoàn thành đồ án, lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đến toàn thể
thầy cô trong trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và các thầy cô trong khoa
Điện tử, những người đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và trang bị cho em những
kiến thức bổ ích trong những năm vừa qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Mạnh Long đã
hướng dẫn cho em những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần có để hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì kiến thức chuyên ngành
còn hạn chế nên em vẫn còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày
về đề tài. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giảng viên bộ
môn để đề tài của em được dầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2021


Sinh viên
Cường
Nguyễn Đức Cường

2
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

LỜI CAM ĐOAN

Đây là đề tài là do chính em tự nghiên cứu thực hiện, có dựa vào một số tài
liệu tham khảo và em xin tự cam đoan rằng đề tài này không sao chép bất kì
công trình hay đề tài đã có trước đó. Nếu có sao chép hay vi phạm bản quyền
em xin tự chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2021


Sinh viên
Nguyễn Đức Cường

3
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu về giao thông ngày càng trở nên
cấp thiết, đặc biệt là trong các khu vực thành thị. Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, xã hội văn minh và hiện đại, các đô thị ngày một đi lên. Do
nhu cầu của con người, nhu cầu đi lại, giao vận chuyển. Các loại phương tiện
giao thông đã tăng nhanh chóng. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện ngày càng
tăng, mật độ xe lưu thông, số vụ tai nạn ngày một nhiều, trong khi đó hệ thống
đường xá tại nước ta còn nhiều hạn chế thường gây ra các hiện tượng ùn tắc
giao thông, tai nạn giao thông .
Hệ thống đèn giao thông là cần thiết để điều khiển giao thông công cộng
giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn, hạn
chết ùn tắc giao thông. Bằng các kiến thức đã học qua các môn học: Điện tử số,
Điện tử tương tự và Thực hành điện tử cơ bản bản cung cấp cho em nhiều kỹ
năng hữu ích cho đề tài này.Các kỹ năng hàn mạch, vẽ mạch, kỹ năng đo đạc số
liệu là những kỹ năng vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng
của đề tài.
Nội dung báo cáo này gồm 5 phần chính:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Lý thuyết.
Phần 3: Thiết kế, mô phỏng và thực hiện phần cứng.
Phần 4: Kết quả thực hiện.
Phần 5: Kết luận và hướng phát triển.

4
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. 2
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. 3
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................................ 7
PHẦN1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 8
1.1 Tổng Quan Về Đề Tài....................................................................................................... 8
1.2 Nhiệm Vụ Đề Tài ............................................................................................................. 8
PHẦN2. LÝ THUYẾT ................................................................................................................... 9
2.1 Mô tả sản phẩm theo nghiên cứu ................................................................................... 9
2.2 Cấu trúc, chức năng sơ đồ khối của đề tài ...................................................................... 9
2.3 Cơ sở lý thuyết[1][3][5] ................................................................................................. 10
PHẦN3. THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG ................................................. 16
3.1 Yêu cầu thiết kế............................................................................................................. 16
3.2 Phân tích thiết kế .......................................................................................................... 16
3.3 Sơ Đồ Khối Chi Tiết[5] ................................................................................................... 18
3.4 Thiết Kế Sơ Đồ Nguyên Lý ............................................................................................. 23
3.5 Mô phỏng ...................................................................................................................... 25
PHẦN4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ................................................................................................. 27
4.1 Kết Quả Thu Được ......................................................................................................... 27
PHẦN5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................................................... 29
5.1 Kết quả đạt được: ......................................................................................................... 29
5.2 Hướng phát triển: ......................................................................................................... 30
5.3 Kết luận, bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 31
PHẦN6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 32
PHẦN7. PHỤ LỤC .................................................................................................................... 33
7.1 Linh kiện cần dùng[2][4] ............................................................................................... 33

5
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1Hình dạng thực tế của IC555 ........................................................... 10
Hình 2Sơ đồ chân IC555............................................................................. 10
Hình 3Sơ đồ mô phỏng mạch tạo xung ...................................................... 12
Hình 4Hình dạng IC 4017 ........................................................................... 12
Hình 5Sơ đồ chân của IC 4017 ................................................................... 13
Hình 6Xung Clock ic4017 .......................................................................... 15
Hình 7LED .................................................................................................. 15
Hình 8Khối nguồn....................................................................................... 16
Hình 9Sơ đồ cấu tạo chân IC7473 .............................................................. 17
Hình 10Sơ đồ thiết kế mạch sử dụng IC7473 ............................................. 17
Hình 11Sơ đồ thiết kế mạch sử dụng IC4017 ............................................. 18
Hình 12Sơ đồ khối tạo xung ....................................................................... 19
Hình 13Datasheet của IC4017 .................................................................... 21
Hình 14Khối bộ đếm................................................................................... 22
Hình 15Khối hiển thị .................................................................................. 23
Hình 16Sơ đồ nguyên lý của mạch giao thông ........................................... 24
Hình 17Mô phỏng trên phần mềm .............................................................. 26
Hình 18Sơ Đồ mạch in ............................................................................... 26
Hình 19Các Điểm Do ................................................................................. 27
Hình 20Đo trên occilloscope. ..................................................................... 28
Hình 21Đo trên phần mềm.......................................................................... 28
Hình 22Kết quả thi công ............................................................................. 29
Hình 23Các trạng thái đèn .......................................................................... 29
Hình 24Các trạng thái đèn .......................................................................... 30
Hình 25Các trạng thái đèn .......................................................................... 30
Hình 26Các trạng thái đèn .......................................................................... 30
Hình 27Điện trở .......................................................................................... 33
Hình 28Biến trở .......................................................................................... 34
Hình 29Diode zener .................................................................................... 35
Hình 30Tụ hóa ............................................................................................ 36
Hình 31IC4017............................................................................................ 37
Hình 32NE555 ............................................................................................ 37
Hình 33Mô tả nguyên lý hoạt động ............................................................ 38

6
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1Bảng Tham Số ................................................................................. 21
Bảng 2 Mô tả đếm tuần tự........................................................................... 24

7
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

PHẦN1. MỞ ĐẦU
1.1 Tổng Quan Về Đề Tài.
Lý do chọn đề tài, mục đích và đối tượng nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu về giao thông ngày càng trở nên
cấp thiết, đặc biệt là trong các khu vực thành thị. Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, xã hội văn minh và hiện đại, các đô thị ngày một đi lên. Do
nhu cầu của con người, nhu cầu đi lại, giao vận chuyển. Các loại phương tiện
giao thông đã tăng nhanh chóng. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện ngày càng
tăng, mật độ xe lưu thông, số vụ tai nạn ngày một nhiều, trong khi đó hệ thống
đường xá tại nước ta còn nhiều hạn chế thường gây ra các hiện tượng ùn tắc
giao thông, tai nạn giao thông .
Để giải quyết bài toán này, hệ thống đèn giao thông là cần thiết để điều
khiển giao thông công cộng giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao
thông, giảm thiểu tai nạn, hạn chết ùn tắc giao thông. Bằng các kiến thức đã học
qua các môn học: Điện tử số, Điện tử tương tự và Thực hành điện tử cơ bản bản
cung cấp cho em nhiều kỹ năng hữu ích cho đề tài này.Các kỹ năng hàn mạch,
vẽ mạch, kỹ năng đo đạc số liệu là những kỹ năng vô cùng quan trọng ảnh
hưởng lớn nhất đến chất lượng của đề tài.
Từ thực tiễn,em chọn đề tài “ Thiết kế mạch đèn giao thông ” làm đề tài
cho đồ án nhằm giúp cho mọi người ý thức hơn trong việc chấp hành luật lệ
giao thông,đặc biệt là đường bộ.
1.2 Nhiệm Vụ Đề Tài
Với đề tài” Thiết kế mạch đèn giao thông” nhằm ứng dụng vào đèn giao
thông thực tế ở các ngã 4 đô thị, giúp giảm thiểu tai nạn, gây thiệt hại về tài
sản,con người.Nhiệm vụ của đồ án bao gồm những nội dung:
 Nội dung 1: Nghiên cứu thảo luận tính ứng dụng của Đèn giao
thông.Thực hiện các thử nghiệm, phân tích kết quả thử nghiệm.

8
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Nội dung 2: Tìm hiểu tài liệu về các linh kiện, IC 4017, sơ đồ nguyên lý,
công thức tính tần số, giá trị linh kiện, bảng mã hóa.
 Nội dung 3: Thiết kế, mô phỏng bằng proteus, vẽ và thiết kế mạch in trên
phần mềm Altium.
 Nội dung 4: Thiết kế mạch giao thông sử dụng IC4017, thực hiện đo
lường, lắp ráp, lựa chọn linh kiện.
 Nội dung 5: Tổng kết đề tài, đánh giá tổng quát toàn bộ bản báo cáo.
PHẦN2. LÝ THUYẾT
2.1Mô tả sản phẩm theo nghiên cứu
 Đề tài:”Thiết kế mạch đèn giao thông”.
 Hình thức sản phẩm: Bo mạch mô tả đèn giao thông ngã tư.
2.2Cấu trúc, chức năng sơ đồ khối của đề tài
 Mạch đèn giao thông gồm 4 khối :

Khối tạo Khối đếm. Khối hiển


xung. thị.

Khối Nguồn

 Khối tạo xung:Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có
xung và tần số theo yêu cầu.
 Khối bộ đếm:Khi cung cấp xung vuông vào chân clock (chân 14) của hai
ic 4017 nhằm điều khiển thời gian chuyển giữa các trạng thái của các đèn xanh,
vàng, đỏ.
 Khối hiển thị:Bao gồm các LED nhận tín hiệu từ khối bộ đếm hiển thị
như mạch giao thông trong thực tế màu đỏ, xanh, vàng.

9
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Khối Nguồn: Tận dụng các Adapter sạc điện thoại để tạo thành nguồn 3-
5V cấp cho bộ tạo xung, bộ đếm và bộ hiển thị.
2.3 Cơ sở lý thuyết
2.3.1 IC555
 IC 555 là một loại linh kiện khá phổ biến, dễ dàng tạo được xung vuông
và có thể thay đổi tần số tùy thích, với sơ đồ mạch đơn giản, điều chế được độ
rộng xung. Nó được ứng dụng hầu hết vào các mạch tạo xung, đóng cắt hay là
những mạch dao động khác.

Hình 1Hình dạng thực tế của IC555


Sơ đồ chân của IC555[1]

Hình 2Sơ đồ chân IC555


10
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Chân số 1(GND ) Chân chung nối đất (0V).


 Chân số 2(Trigger) Chân so áp với mức áp chuẩn là 1/3 mức nguồn nuôi.
 Chân số 3(Output) Chân này dùng để lấy tín hiệu ra logic. Trạng thái của
tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1.
 Chân số 4(Reset) Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nói
mass thì nó ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ
ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6. Nhưng trong mạch để tạo được dao động
thường hay nối chân này lên Vcc.
 Chân số 5(Control Voltage): Chân này được sử dụng để làm thay đổi mức
điện áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng ở các điện trở
ngoài nối với chân số 1 GND.Để giảm độ nhiễu người ta thường nối chân số 5
xuống GND thông qua tụ điện từ 0.01 µF -> 0.1µF các tụ lọc nhiễu và giữ cho
điện áp chuẩn ổn định.
 Chân số 6(Threshold) Chân so áp với mức áp chuẩn là 2/3 mức nguồn
nuôi.
 Chân số 7(Dischager) Có thể xem chân này như 1 khóa điện tử chịu điều
khiển bởi tầng logic của chân 3. Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng
lai, ngược lại thì nó mở ra.
 Chân số 8(Vcc) Chân nguồn nuôi.
Nguyên lý mạch tạo xung
 IC 555 được cấu hình để hoạt động ở chế độ đa hài phi ổn.
 Xung vuông được tạo ra trong mạch này được nối với ngõ vào xung đồng
hồ (CLK) của IC đếm 4017.
 Tần số xung ngõ ra của IC định thời 555 được xác định bởi các điện trở
R2, biến trở VR1 và tụ hóa C1. VCC (chân 8) và GND (chân 1) được nối với
nguồn điện.
 Chân Reset (R chân 4) được nối trực tiếp với nguồn điện dương để tránh
tình trạng đặt lại (reset) IC555.

11
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Điện áp điều khiển CV (chân 5) được nối với 1 tụ 0,1uF để lọc nhiễu, làm
mạch ổn định hơn.Sử dụng 1 LED để biết trạng thái ngõ ra của IC555 và dùng
điện trở để bảo vệ LED.

Hình 3Sơ đồ mô phỏng mạch tạo xung


2.3.2 IC 4017
Giới thiệu về IC4017

Hình 4Hình dạng IC 4017


Sơ đồ chân của IC4017

12
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 IC 4017 là IC đếm thập phân tức đếm hệ 10, nó đếm xung clock. Khi ta
đư tín hiệu xung vào chân clock thì ic sẽ đếm xung và xuất ra 10 output tương
ứng với 1 xung clock.

Hình 5Sơ đồ chân của IC 4017


 IC 4017 có 16 chân và chức năng của mỗi chân như sau:
 Chân 1(output 5): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được 5
lần đếm.
 Chân 2 (output 1), Chân 3(output 0): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi
bộ đếm đọc được 0 lần đếm
 Chân 4( output 2): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được 2
lần đếm.
 Chân 5( output 6): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được 6
lần đếm.
 Chân 6( output 7): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được 7
lần đếm.
 Chân 7( output 3): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được 3
lần đếm.
 Chân 8 (GND): chân chung nối đất (0V).

13
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Chân 9(output 8): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được 8
lần đếm.
 Chân 10 ( output 4): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được
4 lần đếm.
 Chân 11(output 9): lấy tín hiệu ra logic ở mức cao khi bộ đếm đọc được 9
lần đếm.
 Chân 12 (÷10 output): chân chia hệ 5, sẽ mức cao cho lượt đếm từ 0 -> 4
và ở mức thấp khi đếm từ 5-> 9.
 Chân 13(enable input): chân này thường được nối đất hoặc cổng tín hiệu
logic nguồn thấp. Nếu chân này được nối với cổng tín hiệu logic nguồn cao thì
mạch sẽ dừng nhận xung. Vì thế, nó sẽ không đếm thêm số xung được nhận từ
chân clock.
 Chân 14 ( clock input): đây là chân nơi mà chúng ta cần đưa vào xung
clock tới IC để đếm thứ tự tăng dần của xung của bộ đếm.
 Chân 15 ( reset): chân này thường được nối với đất hoặc cổng tín hiệu
logic mức thấp. Nếu cần đặt lại trạng thái ban đầu của IC thì cần nối chân này
với Vcc.
 Chân 16 (Vcc): chân nguồn nuôi.
 IC 4017 chỉ cho phép có một ngõ ra được kích ở mức cao tại một thời
điểm.Ngõ ra ÷10 output sẽ mức cao cho lượt đếm 0 -> 4 và ở mức thấp khi đếm
5 -> 9.[4]

14
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 6Xung Clock ic4017


Ứng dụng CD 4017.
 Thường được ứng dụng trong mạch đếm, ma trận LED, LED, mạch timer
và các dự án LED khác.
 Bộ đếm nhị phân, bộ giải mã nhị phân, sử dụng để làm bộ chia, đo sáng
từ xa, ô tô, điện tử y tế.
2.3.3 Khối hiển thị sử dụng Led
 Sử dụng LED đơn màu đỏ vàng xanh tưởng ứng với đèn giao thông hiện
nay.

Hình 7LED

15
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

2.3.4 Khối nguồn

 Khối Nguồn:Tận dụng các Adapter sạc điện thoại để tạo thành nguồn 5V
cấp cho bộ tạo xung, bộ đếm và bộ hiển thị.

Hình 8Khối nguồn

PHẦN3. THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG


3.1 Yêu cầu thiết kế
 Các đề tài thiết kế liên quan đến những kiến thức trên lớp học.
 Không có yếu tố lập trình trong mạch,mạch thì cần tối ưu.
 Hoạt động chính xác.
 Các mối hàn chân mạch cần đạt tiêu chuẩn,thưc hiện đo lường chính xác.
3.2Phân tích thiết kế
 Từ những yêu cầu của đề bài, em đã định ra 2 phương pháp thiết kế mạch
giao thông sử dụng IC 7473 hoặc IC 4017 và đèn Led.
Phương pháp 1: Sử Dụng IC 7473

16
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 9Sơ đồ cấu tạo chân IC7473

Hình 10Sơ đồ thiết kế mạch sử dụng IC7473


Về ưu điểm:
 Dễ thiết kế, linh kiện dễ tìm.
Về nhược điểm:
 Tốn tài nguyên, không tiết kiệm, đo lường khó khăn.
Phương pháp 2: Sử Dụng IC4017

17
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 11Sơ đồ thiết kế mạch sử dụng IC4017


Về ưu điểm
 Giá thành của IC rẻ. Tính toán, đo lường thuận lợi.
 Dễ thiết kế vì IC 4017 được tích hợp bộ đếm và giải mã trong đó.
 Mạch sử dụng ít linh kiện, đơn giản, tối ưu.Thuận tiện cho việc thiết kế,
làm mạch in
 Là giải pháp tối ưu để thiết kế đèn nên quyết định chọn mạch giao thông
sử dụng IC4017 để làm đồ án lần này.
Lý do lựa chọn
 Phương pháp sử dụng IC4017 thì đơn giản, dễ hiểu, dễ thiết kế hơn so với
sử dụng IC7447.
 Giá thành thấp, phổ thông.
3.3Sơ Đồ Khối Chi Tiết
3.3.1 Khối Tạo xung
IC 555 đóng vai trò cung cấp xung vuông vào chân clock (chân 14) của hai
ic 4017.

18
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 12Sơ đồ khối tạo xung


Nguyên lý hoạt động
Mạch tạo xung sử dụng ic555 là mạch đa hài tự dao động, gồm 8 chân:
chân 1 nối đất(GND), chân 2 là đầu vào bộ so sánh(Trigger), chân 3 là đầu ra
(OUT PUT), chân 4 là chân điều khiển điện áp đầu ra(Reset), chân 5 là chân
điện áp điều khiển(Control Voltage), chân 6 là ngưỡng của bộ so sánh
1(Threshold), chân 7 là chân để phóng điện(Discharge), chân 8 là chân điện áp
nguồn cung cấp (VCC). [1]
Xung vuông được tạo ra trong mạch này được nối với ngõ vào xung đồng
hồ (CLK) của IC đếm 4017.
Tần số xung ngõ ra của IC định thời 555 được xác định bởi các điện trở
R2, biến trở VR1 và tụ hóa C1. VCC (chân 8) và GND (chân 1) được nối với
nguồn điện.
Chân Reset (R chân 4) được nối trực tiếp với nguồn điện dương để tránh
tình trạng đặt lại (reset) IC555.Điện áp điều khiển CV (chân 5) được nối với 1
tụ 0,1uF để lọc nhiễu, làm cho mạch ổn định hơn.
Thông số cơ bản
 Điện áp đầu vào 2-18V.

19
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Dòng điện cung cấp 6mA-15mA.


Công thức tính tần số điều chế độ rộng xung của IC 555:
 Tần số của tín hiệu đầu ra:
 f = 1.4/(R1 + 2R2)*C1
 Chu kì tín hiệu đầu ra:
 T = 1/f = 0.7*( R1 + 2R2 )*C1
 Thời gian tín hiệu ở mức thấp:
 T2 = 0.7* R2*C1
 T: thời gian của một chi kì toàn phần (s).
 f: Tần số dao động (Hz)
 R1: điện trở ( Ʊ)
 R2: điện trở (Ʊ)
 C : tụ điện ( F )

 Chu kì làm việc T =


 Chu kì ( time peried) = thời gian ON ( ON time ) + thời gian OFF (OFF
time) và là hằng số. Nếu thời gian ON tăng thì thời gian OFF sẽ giảm nhưng
chu kì làm việc vẫn là hằng số.
 Có thêm một khái niệm về chu kì làm việc có cùng công thức như trên.
Nó có nghĩa là tỉ số thời gian xung ON trên chu kì, đơn vị %.
Bảng Tham Số.
Tham số Công thức Đơn vị
Thời gian cao nhất 0,693 * (R1+R2) * Giây
(T1) C1
Thời gian thấp (T2) 0,693 * R2 * C1 Giây
Khoảng thời gian 0,693 * (R1+2*R2) Giây
(T) * C1
Tần số (F) 1,44 / (R1+2*R2) * Hertz(Hz)

20
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

C1
Chu kì xung (T1/T)*100 Phần trăm(%)
Bảng 1Bảng Tham Số
3.3.2 Khối Bộ đếm
 IC 4017 chỉ cho phép có một ngõ ra được kích ở mức cao tại một thời
điểm.Ngõ ra 10 sẽ mức cao cho lượt đếm 0 -> 4 và ở mức thấp khi đếm 5 -> 9.

Hình 13Datasheet của IC4017

 Khi giải mã ngã ra tín hiệu thông qua 2 cổng 1 NAND và 1NOT thì tín
hiệu giải mã chỉ ở mức cao khi tín hiệu vào ở mức cao.
 Khi chưa có xung Ck tác động,các chân giải mã sẽ ở mức cao,thì các tín
hiệu ngã vào của các FF là D1=1,D2=D3=D4=D5=0.
 Khi chân IC 4017 nhận xung đầu tiên,chân giải mã ngõ 1 sẽ nhận các tín
hiệu tương ứng ,lên mức trạng thái cao.
 Khi chân IC 4017 nhận xung thứ 2,chân giải mã ngõ 2 sẽ nhận các tín
hiệu tương ứng ,lên mức trạng thái cao.
 Tương tự lần lượt cho đến hết chân sẽ lần lượt lên mức cao,khi nhận xung
thứ 10,mạch quay về trạng thái ban đầu.
 Tín hiệu ở chân 12 chỉ ở mức cao khi một trong các tín hiệu giải mã
0,1,2,3,4 ở mức cao ,còn chân 5,6,7,8,9 ở mức thấp.
21
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 14Khối bộ đếm


 IC 4017 là IC đếm thập phân tức đếm hệ 10, nó đếm xung clock. Khi ta
đư tín hiệu xung vào chân clock thì ic sẽ đếm xung và xuất ra 10 output tương
ứng với 1 xung clock.
Nguyên lý hoạt động
 IC hoạt động bởi xung kích cạnh lên (xung kích từ mức 0 lên mức1).
 Chân số 13 (chân E) là chân cho phép IC hoạt động, để kích hoạt chân
này ta phải nối chân này với mức 0 (nối mass).
 Chân MR là chân reset, khi ta cấp cho nó điện áp mức 1 (5V) thì các ngõ
ra Q sẽ bị reset, mặc đinh ngõ ra Q0 mức 1, các ngõ ra còn lại ở mức 0. Nếu
không sử dụng tới chân MR nên ta nối chân này với mass. Sơ đồ trên ta dùng
chân MR để khống chế lượt đếm thứ 4 nên ta nối chân MR với chân Q4.
 Khi ta kết nối IC 4017 và cấp nguồn lần đầu thì mạch hoạt động như sau:
 Đầu tiên Q0 mặc định ở mức 1, các Q khác ở mức 0.Khi ta cấp 1 xung
cho IC hoạt động, chân Q1 sẽ xuất ra mức 1, các chân Q khác vẫn ở mức 0.
 Cấp thêm xung thứ 2 cho IC hoạt động, Q2 sẽ ở mức 1, các chân Q khác
ở mức 0. Cấp thêm xung thứ 4 thì Q4 ở mức 1 và các Q khác ở mức 0, vì Q4
nối với MR nên MR nhận được tín hiệu mức 1 từ Q4 sẽ reset IC, bắt đầu đếm
lại từ đầu từ Q0 (mức 1).Ngoài ra diode chỉ cho dòng 1 chiều đi qua nên ở các
đầu ra thì cho gán với 1 diode có tác dụng phân chia các xung ra bộ hiển thị.
22
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

3.3.3 Khối Hiển thị


 12 đèn được mô phỏng như ngã 4, mỗi đèn được nối thêm một điện trở
220(Ω) để bảo vệ. 12 đèn LED chia thành 4 nhóm,mỗi nhóm gồm 3 đèn tương
ứng với 3 đèn giao thông hiện nay.

Hình 15Khối hiển thị

3.3.4 Khối nguồn


 Khối Nguồn:Tận dụng các Adapter sạc điện thoại để tạo thành nguồn 3-
5V cấp cho bộ tạo xung, bộ đếm và bộ hiển thị.
3.4Thiết Kế Sơ Đồ Nguyên Lý
3.4.1 Tính toán thông số của mạch
 Thiết kế, vẽ sơ đồ mạch nguyên lý và tính toán từng khối đã nêu trong
phần trên.Mắc tụ C2=1uF để giảm méo tín hiệu .
Chọn linh kiện:
 R1=3,2k R2=100k C1=10uF.
 Tần số f=(1,44/((R1+2R2)C1))=0,71(Hz).
 T=1,4(s).

23
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 16Sơ đồ nguyên lý của mạch giao thông


3.4.2 Nguyên lý hoạt động của mạch
 IC 555 đóng vai trò cung cấp xung vuông vào chân clock (chân 14) của
hai ic 4017 nhằm điều khiển thời gian chuyển giữa các trạng thái của các đèn
xanh, vàng, đỏ.
 Ngay khi có xung clock đi vào ic 4017 sẽ xuất điện áp ở mức cao ra lần
lượt các chân từ output 0 đến output 9.
Đếm tuần Đỏ1 Vàng1 Xanh1 Đỏ 2 Vàng2 Xanh2
tự theo thứ tự
0 0 0 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0
2 0 0 1 1 0 0
3 0 0 1 1 0 0
4 0 1 0 1 0 0
5 1 0 0 0 0 1
6 1 0 0 0 0 1
7 1 0 0 0 0 1
8 1 0 0 0 0 1
9 1 1 0 0 1 0
Bảng 2 Mô tả đếm tuần tự
 Với ic 4017 thứ nhất, trong khoảng điện áp ở mức cao xuất ra lần lượt từ
output 0 đến output 3, lần lượt cung cấp điện áp mức cao cho led xanh1, làm
24
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

cho led sáng trong khoảng thởi gian này. Khi điện áp ở mức cao xuất ra chân
output 4 sẽ làm cho led vàng1 sáng. Tiếp theo, đến điện áp ở mức cao xuất ra
lần lượt từ các chân output 5 đến output 9 sẽ lần lượt cung cấp áp ở mức cao
cho led đỏ1, làm led đỏ1 sáng trong khoảng thời gian này.
 Tương tự với ic 4017 thứ hai, trong khoảng điện áp ở mức cao xuất ra các
chân từ output 0 đến output 4 sẽ lần lượt cung cấp điện áp ở mức cao cho led
đỏ2, làm led đỏ2 sáng trong khoảng thời gian này.Từ output 5 đến output 8 xuất
điện áp ở mức cao sẽ lần lượt cung cấp điện áp mức cao cho led xanh2, làm led
xanh2 sáng trong khoảng thời gian đó. Cuối cùng chân output 9 xuất điện áp ở
mức cao làm cho led vàng2 sáng. Kết thúc một chu kỳ chuyển trạng thái đèn
giao thông.
 Như vậy ,thời gian sang của đèn đỏ bằng đèn vàng và đèn xanh cộng lại
.Dựa vào xung của ic 4017 ,có thể nhận thấy ,xung của output 10 ở mức cao từ
0 đến 4 và ở mức thấp từ 5 đến 9 .Nguồn sử dụng cho mạch trong trường hợp
này là từ 5 v- 9v.
 Để tốc độ sáng của con led mau hay chậm, ta chỉ việc vặn biến trở để
thay đổi xung clock.
 Việc đếm tuần tự của 2 con ic 4017 trong mạch được mô tả như sau :
3.5Mô phỏng
3.5.1 Kết quả mô phỏng
 Sử dụng phần mềm proteus để mô phỏng.

25
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 17Mô phỏng trên phần mềm

3.5.2 Sơ đồ thiết kế mạch in PCB

o
Hình 18Sơ Đồ mạch in

 Mạch có kích thước:Chiều dài 20cm,chiều rộng 15cm,chiều cao 3mm.

26
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Nét đồng có chiều rộng là 4mm,nhỏ nhất là 3mm.


 Khoảng cách giữa các nét với nhau là 3mm.
 Đường màu đỏ là đi dây mặt trên của bo mạch.
PHẦN4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
4.1Kết Quả Thu Được
4.1.1 Công cụ đo,điểm đo:
 Đồng hồ đo voltmeter, occilloscope.

Hình 19Các Điểm Do

27
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

4.1.2 Kết quả đo trên phần mềm

Hình 20Đo trên occilloscope.

Hình 21Đo trên phần mềm


 T=1.4s.
 F=0,71hz.
 U vào =5V.
 Sai số rất nhỏ không đáng kể, mạch hoạt động ổn định.
28
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 22Kết quả thi công


PHẦN5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1Kết quả đạt được:
 Mô phỏng đúng đèn giao thông ngã tư.


Hình 23Các trạng thái đèn

29
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

Hình 24Các trạng thái đèn

Hình 25Các trạng thái đèn

Hình 26Các trạng thái đèn


 Lắp ráp chạy đúng mạch đèn giao thông.
 Vận dụng những kiến thức đã học vào trong đề tài.
5.2Hướng phát triển:
 Ứng dụng trong mạng lưới giao thông đô thị trong các ngã tư .
 Kết hợp với mạch đếm số để tạo thành mạch giao thông hoàn chỉnh.
 Ưu điểm.
 Thiết kế không quá phức tạp.
30
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Hoạt động ổn định,ít gặp sự cố,giá thành rẻ.


 Nhược điểm.
 Chưa tối ưu, thiết kế chưa bắt mắt.
 Gặp khó khăn trong việc in mạch.
5.3Kết luận, bài học kinh nghiệm
 Trong quá trình làm đồ án này em được cải thiện nhiều kỹ năng như đọc
thông số linh kiện và kỹ năng làm mạch in…
 Với đề tài: “Thiết kế mạch mạch giao thông”. Trong quá trình làm có thể
xảy ra một số lỗi mà em chưa biết và phát hiện ra. Em mong thầy và các bạn
đóng góp ý kiến để em hoàn thiện bài lần này.

31
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

PHẦN6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Thu Hà,Lê Văn Thái,Nguyễn Ngọc Anh. (2013).
Giáo Trình Điện Tử Số. Hà Nội : NXB Khoa Học Và Kĩ Thuật, (2013).

[2] Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Ngọc Anh,Nguyễn Minh


Tâm.( 2016). Giáo Trình Linh Kiện Điện Tử. Hà Nội : NXB Đại Học
Sư Phạm, (2016).

Tài liệu tham khảo IC555


[3] https://dientutuonglai.com/so-do-khoi-nguyen-ly-lam-viec-cau-hinh-chan-ic-
555.html
[4]https://dientusangtaovn.com/ic-555-so-do-va-chuc-nang-hoat-dong/

Tài liệu tham khảo ic4017


[5] https://tailieu.vn/doc/tim-hieu-4017-148953.html

32
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

PHẦN7. PHỤ LỤC


7.1Linh kiện cần dùng
7.1.1 Điện trở[2]

Hình 27Điện trở


 Điện trở là một đại lượng vật lý biểu thị đặc tính cản trở dòng điện của
một vật có khả năng cho dòng điện đi qua.
 Được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà
người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.
Phân loại điện trở
Theo cấu tạo
 Điện trở dây cuốn: Được làm bằng dây constantan hay nicrom cuốn lên
một ống bằng sứ, bao phủ bởi 1 lớp men nâu hay xanh.
 Điện trở màng: Được phủ 1 lớp than lên trên bề mặt lõi làm bằng gốm
hoặc sứ có xẻ rãnh

33
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Điện trở than: Cấu tạo từ vật liệu than chì trộn với vật liệu cách điện theo
tỉ lệ thích hợp để có giá trị cần thiết, sau đó ép thành thỏi, 2 đầu ép vào hai dây
kim loại làm chân linh kiện.
Theo công suất
 Điện trở thường: Điện trở thường là các điện trở có công xuất nhỏ từ
0,125W đến 0,5W.
 Điện trở công xuất: Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W,
10W.
 Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Là cách gọi khác của các điện trở công xuất,
điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt.
Ứng dụng điện trở:
 Điều chỉnh điện áp, hạn chế dòng điện, chia điện áp, điều chỉnh hệ số
khuếch đại, ổn định nhiêt.
7.1.2 Biến trở (chiết áp)[2]

Hình 28Biến trở


 Biến trở hay chiết áp là điện trở có thể thay đổi được giá trị.
 Chia ra 2 loại gồm chiết áp dây cuốn và chiết áp than hỗn hợp.
 Chọn biến trở 5k ohm hoặc có thể chọn biến trở loại 50k ohm.
Cấu tạo điện trở:

34
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Bao gồm điện trở màng than hay dây quấn có dạng hình cung góc quay là
270°. Có một trục quay ở góc giữa nối với một con trượt làm bằng than (cho
biến trở dây quấn) hay bằng kim loại cho biến trở than, con trượt sẽ ép lên mặt
điện trở để tạo kiểu tiếp xúc làm thay đổi trị số điện trở khi xoay trục.
Chức năng biến trở

 Làm thay đổi trị số điện trở khi xoay.

7.1.3 Diode zener


 Diode là linh kiện bán dẫn được sử dụng rộng rãi. Diode chỉnh lưu là một
chất bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một hướng. Diode được tạo
thành từ 2 lớp bán dẫn loại N và loại P. Phía P được gọi là cực dương (anode)
và phía N được gọi là cực âm (cathode).
 Dùng để chuyển đổi điện áp xoay chiều thành một chiều.

Hình 29Diode zener

35
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

7.1.4 Tụ điện[2]

Hình 30Tụ hóa


 Lựa chọn loại 10uF và 1uF.
 Tụ điện [2]: Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng
rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc
nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv...
Cấu tạo tụ điện:
 Gồm hai bản cực làm bằng kim loại đặt song song và cách điện bằng 1
lớp điện môi. Từ hai bản cực nối với hai dây dẫn ngoài làm chân hai tụ, toàn bộ
đặt trong vỏ bảo vệ.
 Người ta thường dùng giấy, gốm, mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện
môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như :
tụ giấy, tụ gốm, tụ hoá….
 Lựa chọn tụ hóa vì giá thành rẻ,phù hợp,phổ thông với mạch.

36
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

7.1.5 IC 4017

Hình 31IC4017
7.1.6 Ic555[4]

Hình 32NE555
Nguyên lý hoạt động
 Ở trên mạch H đang ở mức 1 và gần bằng Vcc; L là mức 0. Sử dụng FF
– RS.
 Khi SW = [1] thì Q = [1] và = Q- = [0].
37
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và =Q- = [0].


 Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].
 Khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q-= [1], lúc này
Transistor sẽ mở dẫn, cực C sẽ được nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ
C, điện áp ở chân 6 không vượt quá ngưỡng V2. Do lối ra của OP – AMP 2 lúc
này đang ở mức 0, FF sẽ không được reset.
 Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng (Ra+Rb)C.

Hình 33Mô tả nguyên lý hoạt động


 Ở trên mạch H đang ở mức 1 và gần bằng Vcc; L là mức 0. Sử dụng FF
– RS.
 Khi SW = [1] thì Q = [1] và = Q- = [0].
 Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và =Q- = [0].
 Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].
 Khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q-= [1], lúc này
Transistor sẽ mở dẫn, cực C sẽ được nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ

38
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

C, điện áp ở chân 6 không vượt quá ngưỡng V2. Do lối ra của OP – AMP 2 lúc
này đang ở mức 0, FF sẽ không được reset.
 Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng (Ra+Rb)C.
Tụ C nạp điện áp từ 0V -> ⅓ Vcc:
 Lúc này V+1(V+ OA1) > V-1. Do đó OA1 (ngõ ra của OA1) có mức
logic 1(H).
 V+2 < V-2 (V-2 = ⅔ Vcc) . Do đó OA2 = 0(L).
 R = 0, S = 1 –> Q = 1 /Q (Q đảo) = 0.
 Q = 1 –> Ngõ ra = 1.
 /Q = 0 –> Transistor hồi tiếp lúc này không dẫn.
 (OA viết tắt: OP – AMP)
Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp ⅓ Vcc -> ⅔ Vcc:
 Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
 V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0.
 R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).
 Transistor lúc này vẫn không dẫn.
Tụ C nạp qua ngưỡng ⅔ Vcc:
 Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
 V+2 > V-2. Do đó OA2 = 1.
 R = 1, S = 0 –> Q=0, /Q = 1.
 /Q = 1 –> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
 Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C.
 Điện áp trên tụ C giảm xuống do do lúc này tụ C đang trong quá trình xả,
làm cho điện áp tụ C nhảy xuống dưới ⅔ Vcc.
Tụ C tiếp tục xả từ điện áp ⅔ Vcc – ⅓ Vcc
 Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
 V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0.
 R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).

39
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

 Transistor vẫn đang dẫn.


Tụ C xả qua ngưỡng ⅓ Vcc:
 Lúc này V+1 > V-1. Do đó OA1 = 1.
 V+2 < V-2 (V-2 = ⅔ Vcc) . Do đó OA2 = 0.
 R = 0, S = 1 –> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
 Q = 1 –> Ngõ ra = 1.
 /Q = 0 –> Transistor không dẫn -> chân 7 ở mức thấp và tụ C lại được
nạp điện với điện áp ban đầu là ⅓ Vcc.
 Quy trình lặp lại kết quả thu được ở ngõ ra OUT là dạng sóng xung
vuông có chu kì ổn định.
7.1.7 LED
 (Light Emitting Diode) hay còn gọi là diode phát quang, chiếu sáng nhờ
2 điện cực với chất liệu bán dẫn.
Cấu tạo LED
 Chip ( vi mạch): tác dụng phát quang, tính năng dẫn điện 1 chiều.
 Giá đỡ gồm đế lót và đế tản nhiệt, nối với chân LED, tác dụng tản nhiệt
và dẫn điện.
 Lớp bao bọc bằng nhựa tổng hợp, tác dụng bảo vệ tinh thể bên trong và
ánh sáng có thể xuyên qua được.
Nguyên lí hoạt động LED
 Hoạt động của LED giống với nhiều loại bán dẫn khác. Khối bán dẫn loại
P chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghé với khối bán
dẫn N (Chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động
khuếch tán sang khối N. Cùng lúc khối P lại nhận thêm các điện tử (điện tích
âm) từ khối N chuyển sang. Kết quả là khối P tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và
dư thừa điện tử) trong khi khối N tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa
lỗ trống). Ở biên giới hai mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các

40
Đồ Án Điện Tử Cơ Bản GVHD: TS.Lê Mạnh Long

nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh
sáng (hay các bức xạ điện tử có bước sóng gần đó).
 Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh
sáng phát khác nhau (tức màu sác đền LED khác nhau). Mức năng lượng hoàn
toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các chất bán dẫn.
 LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn diode thông thường
(khoảng từ 1,5V đến 3V). Nhưng điện thế phân cực nghịch của LED không cao.
Do đó, LED rất dễ bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra.

41

You might also like