You are on page 1of 38

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC


BỘ MÔN ĐIỆN TỪ CÔNG NGHIỆP
---o0o---

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ KHÍ MQ2

GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH


SVTH: BÙI THANH KHẢI LỚP: CĐ ĐĐT 18B
HOÀNG PHƯỚC LONG LỚP: CĐ ĐĐT 18B
CHU ĐỨC MẠNH LỚP: CĐ ĐĐT 18B
NGUYỄN NGỌC THANH MẪN LỚP: CĐ ĐĐT 18B

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2019


LỜI CẢM ƠN

T rong thời gian làm đồ án bộ môn, nhóm thực hiện đồ án đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô và bạn bè.
Nhóm thực hiện đồ án xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nguyễn Thị Hồng Ánh -
giảng viên Bộ môn Điện tử công nghiệp - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nhóm thực hiện đồ án trong suốt quá trình làm
đồ án.
Nhóm thực hiện đồ án cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường
Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng nói chung, các thầy cô trong Điện tử công nghiệp nói
riêng đã hỗ trợ cho nhóm thực hiện đồ án kiến thức về các môn đại cương cũng như
các môn chuyên ngành, giúp nhóm thực hiện đồ án có được cơ sở lý thuyết vững
vàng và tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực hiện đồ án trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, nhóm thực hiện đồ án xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã
luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên nhóm thực hiện đồ án trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, đồ
án này không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm thực hiện đồ án rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để nhóm thực hiện đồ án có điều
kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau
này.

Nhóm thực hiện đồ án xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2019


Sinh viên thực hiện
Bùi Thanh Khải
Hoàng Phước Long
Chu Đức Mạnh
Nguyễn Ngọc Thanh Mẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng.....năm2019
Giáo viên hướng dẫn
(GV ký tên & ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN..................................................................................1


1.1 Giới thiệu đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu, ứng dụng của đề tài..........................................................................1
1.3 Giới hạn đề tài.................................................................................................1
CHƯƠNG II: CẢM BIẾN KHÍ GAS MQ2...........................................................2
2.1 Giới thiệu.........................................................................................................2
2.2 Cấu tạo modul cảm biến MQ2.........................................................................3
2.3 Thông số kỹ thuật............................................................................................4
2.4: Ứng dụng của MQ2........................................................................................5
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ....................................................................6
3.1 Sơ đồ mạch cảnh báo khí gas...........................................................................6
3.2 Cấu tạo, công dụng..........................................................................................6
3.2.1 Khối nguồn...................................................................................................6
3.2.2 Khối cảm biến.............................................................................................12
3.2.3 Khối báo động............................................................................................12
3.2.4 Khối vi điều khiển......................................................................................14
3.2.5 Khối hiển thị...............................................................................................15
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A..................................................16
4.1 Giới thiệu.......................................................................................................16
4.2 Vi điều khiển PIC 16F877A..........................................................................17
4.2.1 Sơ đồ khối của PIC 16F877A.....................................................................18
4.2.2 Chức năng của từng chân PIC 16F877A.....................................................19
4.3 Đặc tính của PIC 16F877A............................................................................21
CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS...................................................22
5.1 Sơ đồ khối toàn mạch....................................................................................22
5.1.1 Khối nguồn.................................................................................................23
5.1.2 Khối cảm biến.............................................................................................24
5.1.3 Khối báo động............................................................................................25
5.1.4 Khối vi xử lý...............................................................................................25
5.1.5 Khối hiển thị...............................................................................................26
5.2 Nguyên lý hoạt động của từng khối...............................................................26
5.2.1 Khối nguồn.................................................................................................26
5.2.2 Khối cảm biến.............................................................................................27
5.2.3 Khối vi điều khiển – báo động – hiển thị....................................................27
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN.................................................................................28
6.1 Đánh giá kết quả và hướng phát triển của đồ án............................................28
6.1.1 Đánh giá kết quả đồ án...............................................................................28
6.1.2 Hướng phát triển của đồ án.........................................................................28
6.2 Lời kết...........................................................................................................29
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1 Sơ đồ chân cảm biến MQ2.........................................................................2


Hình 2. 2 Cấu tạo modul MQ2..................................................................................3
Hình 2. 3 Modul cảm biến khí gas MQ2...................................................................4

Hình 3 1 Sơ đồ mạch cảnh báo khí gas sử dụng cảm biến MQ2 và PIC16F877A.....6
Hình 3 2 Ký hiệu một số biến áp...............................................................................7
Hình 3 3 Diode.........................................................................................................8
Hình 3 4 Một số ký hiệu của tụ điện..........................................................................9
Hình 3 5 Ký hiệu cuộn cảm.....................................................................................10
Hình 3 6 Một số ký hiệu điện trở.............................................................................11
Hình 3 7 Sơ đồ chân LM7805.................................................................................12
Hình 3 8 Ký hiệu và bảng trạng thái của một số cổng logic....................................13
Hình 3 9 Loa áp điện ngoài thực tế..........................................................................14
Hình 3 10 PIC 16F877A..........................................................................................15
Hình 3 11 Màn hình LCD........................................................................................16

Hình 4. 1 Sơ đồ chân và sơ đồ khối của pic 16F877A.............................................16


Hình 4. 2 Vi điều khiển PIC16F877A/PIC16F874A và các dạng sơ đồ chân..........17
Hình 4. 3 Sơ đồ khối của PIC 16F877A..................................................................18
Hình 4. 4 Sơ đồ chân PIC 16F877A........................................................................19

Hình 5. 1 Sơ đồ khối mạch cảnh báo khí gas...........................................................22


Hình 5. 2 Sơ đồ khối nguồn.....................................................................................23
Hình 5. 3 Sơ đồ các khối nhỏ cho khối nguồn lớn...................................................23
Hình 5. 4 Sơ đồ khối cảm biến................................................................................24
Hình 5. 5 Sơ đồ khối báo động................................................................................25
Hình 5. 6 Sơ đồ khối vi xử lý..................................................................................25
Hình 5. 7 Sơ đồ khối hiển thị...................................................................................26
Hình 5. 8 Sơ đồ mạch chỉnh lưu và đồ thị sóng của điện áp hai đầu mạch..............27
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Cảm biến nồng độ khí MQ2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu đề tài


Ngày nay, kinh tế thương mại của nước ta phát triển mạnh, đời sống nhân dân
được cải thiện, đi cùng với điều đó là nhu cầu cần được bảo vệ bản thân, bảo vệ gia
đình được đa số người dân chú trọng. Bên cạnh đó, phong trào phòng chống cháy
nổ được nhà nước ta hết sức quan tâm và là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì vậy,
hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong toàn xã
hội.
1.2 Mục tiêu, ứng dụng của đề tài
Để khắc phục những hậu quả trên và làm giảm tỉ lệ thiệt hại xuống mức thấp,
mạch cảm biến khí gas sẽ có nhiệm vụ báo động cho người dùng khi phát hiện có sự
rò rỉ khí gas ra ngoài, giúp người sử dụng kịp thời khóa bình gas lại, đề phòng
những chuyện không mong muốn xảy ra. Đối với những công ty lớn sẽ tránh được
những tổn thất không đáng có. Chỉ với một khoản kinh phí nhỏ, nhưng đảm bảo an
toàn cho mọi gia đình hay các công ty xí nghiệp đều có thể sử dụng, tránh rủi ro
trong quá trình làm việc. Và không phải lo ngại đến giá thành sản phẩm.
1.3 Giới hạn đề tài
Báo cháy và chống cháy có rất nhiều vấn đề cần bàn tới, tùy thuộc vào mức độ
nghiêm trọng và nhiên liệu cháy mà có các cách chống cháy khác nhau. Vì vậy, có
rất nhiều khó khăn trong lúc thực hiện đề tài, kể đến một số vấn đề như sau:

 Hoạt động cả ngày lẫn đêm, thiết bị làm việc liên tục..
 Nhận biết được khí gas trong khoảng không gian vừa và nhỏ.
 Điều kiện làm việc:
 Nhiệt độ -20 ℃ ~ 70 ℃
 Độ ẩm: ≤ 70% RH

1
CHƯƠNG II: CẢM BIẾN KHÍ GAS MQ2 Cảm biến nồng độ khí MQ2

CHƯƠNG II: CẢM BIẾN KHÍ GAS MQ2

2.1 Giới thiệu


MQ2 là cảm biến khí CO2 chuyên dụng, dùng để phát hiện đám cháy. Nó được
cấu tạo từ chất bán dẫn SnO 2. Chất này có độ nhạy cảm thấp với không khí sạch.
Nhưng khi trong môi trường có chất ngây cháy, độ dẫn của nó thay đổi ngay. Chính
nhờ đặc điểm này người ta thêm vào mạch đơn giản để biến đổi từ độ nhạy này sang
điện áp.
Khi môi trường sạch điện áp đầu ra của cảm biến thấp, giá trị điện áp đầu ra càng
tăng khi nồng độ khí gây cháy xung quang MQ2 càng cao. MQ2 hoạt động rất tốt
trong môi trường khí hóa lỏng LPG, H 2, và các chất khí gây cháy khác. Nó được sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp và dân dụng do mạch đơn giản và chi phí thấp.

Hình 2. 1 Sơ đồ chân cảm biến MQ2

2
CHƯƠNG II: CẢM BIẾN KHÍ GAS MQ2 Cảm biến nồng độ khí MQ2

2.2 Cấu tạo modul cảm biến MQ2

Hình 2. 2 Cấu tạo modul MQ2


- Trong mạch có 2 chân đầu ra là Aout và Dout. Trong đó:
 + Aout: điện áp ra tương tự. Nó chạy từ 0.3 đến 4.5V, phụ thuộc vào nồng độ khí
xung quanh MQ2.
 + Dout: điện áp ra số, giá trị 0,1 phụ thuộc vào điện áp tham chiếu và nồng độ khí
mà MQ2 đo được.
 + Việc có chân ra số Dout rất tiện cho ta mắc các ứng dụng đơn giản, không cần
đến vi điều khiển. Khi đó ta chỉ cần chỉnh giá trị biến trở tới giá trị nồng độ ta muốn
cảnh báo. Khi nồng độ MQ2 đo được thấp hơn mức cho phép thì Dout = 1. Đèn Led
tắt. Khi nồng độ khí đo được lớn hơn nồng khí cho phép, Dout =0, đèn led sáng.
 + Ta có thể ghép nối vào mạch Realy để điều khiển bật tắt đèn, còi, hoặc thiết bị
cảnh báo khác.

3
CHƯƠNG II: CẢM BIẾN KHÍ GAS MQ2 Cảm biến nồng độ khí MQ2

Hình 2. 3 Modul cảm biến khí gas MQ2


- Một điều khó khăn khi làm việc với MQ2 là chúng ta khó có thể quy từ điện
áp Aout về giá trị nồng độ ppm. Rồi từ đó hiển thị và cảnh báo theo ppm. Do giá trị
điện áp trả về từng loại khí khác nhau, lại bị ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm nữa.
- Trong thiết bị của mình, để xác định điểm cảnh báo mình làm khá thủ công.
 + Đầu tiên đo trạng thái không khí sạch, giá trị thu được Vout1 + Cho khí gas từ
bật lửa rò rỉ ra. Ta thấy giá trị Aout tăng lên. Khi đạt khoảng cách khí ga từ bật lửa
hợp lý rồi tương ứng với nồng độ khí bắt đầu nguy hiểm, ta ghi lại giá trị Vout2. Ta
chọn giá trị Vout2 là giá trị ngưỡng cảnh báo. Nếu giá trị đo được lớn hơn ta sẽ
cảnh báo.
 + Chỉnh chân biến trở để điện áp đo tại chân 3 của L358 = Vout2.
2.3 Thông số kỹ thuật
- Phạm vi phát hiện: 300 - 10000ppmm
- Đặc điểm của khí: 1000ppmm isobutan
- Độ nhạy sáng: R in air/Rin typical gas≥5
- Cảm kháng: 1KΩ to 20KΩ / 50ppm
- Thời gian đáp ứng: ≤10s
- Thời gian phục hồi: ≤ 30s
4
CHƯƠNG II: CẢM BIẾN KHÍ GAS MQ2 Cảm biến nồng độ khí MQ2

- Trở kháng khi nóng: 31Ω ± 3Ω


- Dòng tiêu thụ khi nóng: ≤ 180mA
- Điện áp khi nóng: 5.0V ± 0.2V
- Năng lượng khi nóng : ≤ 900mW
- Điện áp đo: ≤ 24V
- Điều kiện làm việc:
+ Nhiệt độ: -20 ℃ ~ 55 ℃
+ Độ ẩm: ≤ 95% RH
+ Hàm lượng oxy môi trường: 21%
- Điều kiện bảo quản:
+ Nhiệt độ: -20 ℃ ~ 70 ℃
+ Độ ẩm: ≤ 70% RH
2.4: Ứng dụng của MQ2
 Ứng dụng thiết kế thiết bị đo nồng độ khí thải gây ô nhiễm trong công
nghiệp.
 Ứng dụng thiết kế thiết bị đo nồng độ khí ga rò rỉ trong gia đình và trong
công nghiệp, trong hầm mỏ, các trạm phân phối khí ga.
 Ứng dụng thiết kế thiết bị đo nồng độ cồn qua hơi thở, đo nồng độ hơi cồn
trong các nhà máy sản xuất bia rượu và môi trường có phát các loại khí thải
VOC khác.
 Ứng dụng thiết kế thiết bị đo rò rỉ khí đốt trong nước.

5
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ

3.1 Sơ đồ mạch cảnh báo khí gas


Sử dụng cảm biến MQ2 kết hợp với VĐK PIC 16F877A để tạo mạch cảnh báo
khí gas có chuông báo và hiển thị trên màn hình LCD 16x2.

Hình 3 1 Sơ đồ mạch cảnh báo khí gas sử dụng cảm biến MQ2 và PIC16F877A
3.2 Cấu tạo, công dụng
Trong mạch này chia làm 5 khối mỗi khối có một chức năng riêng và những loại
linh kiện khác nhau, bao gồm:
3.2.1 Khối nguồn
 Biến áp
Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện
truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua
cảm ứng điện từ.
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên
kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ
tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng
6
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí
mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
Ở tần số thấp như biến áp điện lực, âm tần thì dùng lá vật liệu từ mềm có độ từ
thẩm cao như thép silic, permalloy,... và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá
chữ E, chữ U, chữ I.
Ở tần số cao, vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các biến áp dùng lõi
không khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan hệ điện từ của chúng
khác với hai loại nói trên, và không coi là biến áp thật sự.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng
chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn
thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp.
Khi tỷ số này >1 thì gọi là hạ áp, ngược lại <1 thì gọi là tăng áp.
Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy
biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.
Biến áp cũng là một linh kiện điện tử quan trọng trong kỹ thuật điện tử và truyền
thông.

Hình 3 2 Ký hiệu một số biến áp


 Diode
Điốt bán dẫn hay Diod là một loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi
qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại.
Có nhiều loại điốt bán dẫn, như điốt chỉnh lưu thông thường, điốt Zener, LED.
Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một
khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và cathode.
Điốt là linh kiện bán dẫn đầu tiên. Khả năng chỉnh lưu của tinh thể được nhà vật
lý người Đức Ferdinand Braun phát hiện năm 1874. Điốt bán dẫn đầu tiên được
phát triển vào khoảng năm 1906 được làm từ các tinh thể khoáng vật như galena.

7
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Ngày nay hầu hết các đi ốt được làm từ silic, nhưng các chất bán dẫn khác như
selen hoặc germani thỉnh thoảng cũng được sử dụng.
Điốt bán dẫn, loại sử dụng phổ biến nhất hiện nay, là các mẫu vật liệu bán dẫn kết
tinh với cấu trúc p-n được nối với hai chân ra là anode và cathode.
Vì điốt có đặc tính chỉ dẫn điện theo một chiều từ anode đến cathode khi phân cực
thuận nên điốt được dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một
chiều.
Ngoài ra điốt có nội trở thay đổi rất lớn, nếu phân cực thuận RD 0 (nối tắt), phân
cực nghịch RD (hở mạch), nên điốt được dùng làm các công tắc điện tử, đóng ngắt
bằng điều khiển mức điện áp. Điốt chỉnh lưu dòng điện, giúp chuyển dòng điện
xoay chiều thành dòng điện một chiều, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong kĩ thuật điện
tử. Vì vậy điốt được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện và điện tử.

Hình 3 3 Diode

 Tụ điện

8
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được
ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ
xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.
Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện
trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều,
sự tích luỹ điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện trong
mạch điện xoay chiều.
Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách hoạt
động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng
điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra electron ở cực
này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản hơn, nó không thể tạo
ra electron - nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Đây là
một ưu thế của nó so với ắc qui.

Hình 3 4 Một số ký hiệu của tụ điện


 Cuộn cảm (hay cuộn từ, cuộn từ cảm)
Là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo từ một dây dẫn điện với vài vòng quấn,
sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Cuộn cảm có một độ tự cảm (hay từ
dung) L đo bằng đơn vị Henry (H).
Phân loại: lõi không khí, lõi sắt bụi, lõi sắt lá.
Đối với dòng điện một chiều (DC), dòng điện có cường độ và chiều không đổi
(tần số bằng 0), cuộn dây hoạt động như một điện trở có điện kháng gần bằng không
hay nói khác hơn cuộn dây nối đoản mạch. Dòng điện trên cuộn dây sinh ra một từ
trường, B, có cường độ và chiều không đổi.

9
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Khi mắc điện xoay chiều (AC) với cuộn dây, dòng điện trên cuộn dây sinh ra một
từ trường, B, biến thiên và một điện trường, E, biến thiên nhưng luôn vuông góc với
từ trường. Cảm kháng của cuộn từ lệ thuộc vào tần số của dòng xoay chiều.
Cuộn cảm L có đặc tính lọc nhiễu tốt cho các mạch nguồn DC có lẫn tạp nhiễu ở
các tần số khác nhau tùy vào đặc tính cụ thể của từng cuộn cảm, giúp ổn định dòng,
ứng dụng trong các mạch lọc tần số.

Hình 3 5 Ký hiệu cuộn cảm


 Điện trở
Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện.
Điện trở suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật
liệu. Điện trở kháng được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể
đó với cường độ dòng điện đi qua nó
Ohm là đơn vị đo điện trở trong SI. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn
điện G được đo bằng siêmen. Giá trị điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém.
Khi vật dẫn cản trở dòng điện, năng lượng dòng điện bị chuyển hóa thành các dạng
năng lượng khác, ví dụ như nhiệt năng.
Định nghĩa trên chính xác cho dòng điện một chiều. Đối với dòng điện xoay
chiều, trong mạch điện chỉ có điện trở, tại thời điểm cực đại của điện áp thì dòng
điện cũng cực đại. Khi điện áp bằng không thì dòng điện trong mạch cũng bằng
không. Điện áp và dòng điện cùng pha. Tất cả các công thức dùng cho mạch điện
một chiều đều có thể dùng cho mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở mà các trị số
dòng điện xoay chiều lấy theo trị số hiệu dụng.
Đối với nhiều chất dẫn điện, trong điều kiện môi trường (ví dụ nhiệt độ) ổn định,
điện trở không phụ thuộc vào giá trị của cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.

10
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Hiệu điện thế luôn tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện và hằng số tỷ lệ chính là điện
trở. Trường hợp này được miêu tả theo định luật Ohm và các chất dẫn điện như thế
gọi là các thiết bị ohm. Các thiết bị này nhiều khi cũng được gọi là các điện trở, như
một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện, được ký hiệu với chữ R (tương
đương với từ resistor trong tiếng Anh).

Hình 3 6 Một số ký hiệu điện trở


 IC ổn áp (78xx)
Ổn áp là hệ thống điện được thiết kế để tự động duy trì việc cấp ra một mức điện
áp ra ổn định.
Thuật ngữ Ổn áp áp dụng cho cả dòng một chiều DC và dòng xoay chiều AC. Để
cấp ra điện áp ổn định hệ thống thực hiện điều chỉnh điện áp tự động bằng phản hồi
âm: điện áp ra được so với điện áp mẫu, lượng chênh lệch đưa đến khối điều chỉnh
tăng hay giảm nguồn năng lượng cấp ra tải để điện áp trở về giá trị phù hợp.

11
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Hình 3 7 Sơ đồ chân LM7805

3.2.2 Khối cảm biến


 Cảm biến khí MQ2
MQ2 là cảm biến khí, dùng để phát hiện các khí có thể gây cháy. Nó được cấu tạo
từ chất bán dẫn SnO2. Chất này có độ nhạy cảm thấp với không khí sạch. Nhưng
khi trong môi trường có chất ngây cháy, độ dẫn của nó thay đổi ngay. Chính nhờ
đặc điểm này người ta thêm vào mạch đơn gian để biến đổi từ độ nhạy này sang
điện áp.
 Chi tiết hơn sẽ được nói trong Chương III: Cảm biến khí gas MQ2
3.2.3 Khối báo động
 Cổng Logic
Là mạch điện thực hiện một hàm Boole lý tưởng hóa. Có nghĩa là, nó thực hiện
một phép toán logic trên một hoặc nhiều logic đầu vào, và tạo ra một kết quả logic
ra duy nhất, với thời gian thực hiện lý tưởng hóa là không có trễ.
Các cổng đơn giản nhất có số ngõ vào tối thiểu của phép toán (1 hoặc 2) đôi khi
được hiểu là cổng logic cơ bản. Đó là 8 cổng: cổng Đệm, cổng NOT (đảo), cổng
OR, cổng AND, cổng NOR, cổng NAND, cổng XOR, cổng XNOR. Các cổng phức
hợp thì nhiều ngõ hơn. Gắn với cổng là bảng chân lý theo đại số Boole.

12
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Hình 3 8 Ký hiệu và bảng trạng thái của một số cổng logic


 Loa áp điện
Loa áp điện, loa gốm, loa piezo hay buzzer là loại loa phát âm sử dụng hiệu ứng
áp điện để chuyển đổi tín hiệu điện ra âm thanh.
Trong loa áp điện sự dao động cơ học ban đầu được tạo ra bằng cách áp một điện
áp vào một vật liệu áp điện, và chuyển động này thường được chuyển thành âm
thanh nghe được bằng cách sử dụng màng và bộ cộng hưởng. So với các thiết kế loa
khác, loa áp điện tương đối dễ ghép nối, ví dụ có thể kết nối chúng trực tiếp tới đầu
ra TTL, mặc dù các mạch điện lối ra phức tạp hơn có thể cho cường độ âm thanh
lớn hơn.
Thông thường, loa áp điện có tần số cộng hưởng trong khoảng 1–5 kHz, và trong
các ứng dụng siêu âm thì lên đến 100 kHz.
Do khả năng tái tạo âm trầm không tốt, nên loa áp điện thường dùng cho phát âm
thanh tần trung cao (0.5... 100 kHz) như trong điện thoại, hoặc để báo hiệu bằng âm
thanh trong các thiết bị điện tử công nghiệp hoặc gia dụng. Nó không thích hợp cho
tái tạo âm thanh trung thực cao (Hi-fi).

13
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Các đầu phát siêu âm được chế tạo theo quy cách riêng, nhưng phần tử căn bản
vẫn là một loa áp điện, để phục vụ đo siêu âm trong các máy siêu âm y khoa, dò
khuyết tật, hay thăm dò môi trường (sonar, đo hồi âm,...).
Các đầu phát siêu âm đủ mạnh, và được thiết kế để phát xung sóng có định hướng
cao, dùng trong thiết bị làm sạch bằng siêu âm, trong đó dao động siêu âm làm bật
ra các hạt bụi bẩn bám vào bề mặt đồ vật.

Hình 3 9 Loa áp điện ngoài thực tế

3.2.4 Khối vi điều khiển


Vi điều khiển (PIC 16F887A): Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên
một chip, nó thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử. Vi điều khiển,
thực chất, là một hệ thống bao gồm một vi xử lý có hiệu suất đủ dùng và giá thành
thấp (khác với các bộ vi xử lý đa năng dùng trong máy tính) kết hợp với các khối
ngoại vi như bộ nhớ, các module vào/ra, các module biến đổi số sang tương tự và
tương tự sang số,... Ở máy tính thì các module thường được xây dựng bởi các chip
và mạch ngoài.
Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng các hệ thống nhúng. Nó xuất hiện
khá nhiều trong các thiết bị điện, điện tử, máy giặt, lò vi sóng, điện thoại, đầu đọc
DVD, thiết bị đa phương tiện, dây chuyền tự động,...

14
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Hầu hết các vi điều khiển ngày nay được xây dựng dựa trên kiến trúc Harvard,
kiến trúc này định nghĩa bốn thành phần cần thiết của một hệ thống nhúng. Những
thành phần này là lõi CPU, bộ nhớ chương trình (thông thường là ROM hoặc bộ
nhớ flash), bộ nhớ dữ liệu (RAM), một hoặc vài bộ định thời và các cổng vào/ra để
giao tiếp với các thiết bị ngoại vi và các môi trường bên ngoài - tất cả các khối này
được thiết kế trong một vi mạch tích hợp. Vi điều khiển khác với các bộ vi xử lý đa
năng ở chỗ là nó có thể hoạt động chỉ với vài vi mạch hỗ trợ bên ngoài.
 Đồ án dung VĐK PIC 16F887A và sẽ được nói rõ cụ thể Chương IV: Vi điều
khiển PIC 16F877A

Hình 3 10 PIC 16F877A

3.2.5 Khối hiển thị


 Màn hình LCD
Công nghệ màn hình tinh thể lỏng hay LCD (tiếng Anh: Liquid-Crystal Display)
là loại công nghệ hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng
có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh
sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. LCD có ưu điểm là phẳng,
cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng.

15
CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT CƠ SỞ Cảm biến nồng độ khí MQ2

Hình 3 11 Màn hình LCD


Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng chính, khác nhau ở thiết kế nguồn
sáng.
Trong kiểu thứ nhất, ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có vô số phương phân
cực như các ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc phân
cực thứ nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng. Ánh
sáng phân cực phẳng này được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực
trong suốt để đến lớp tinh thể lỏng. Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực
thứ hai; có phương phân cực vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới mắt người
quan sát. Kiểu màn hình này thường áp dụng cho màn hình màu ở máy tính hay TV.
Để tạo ra màu sắc, lớp ngoài cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt người, có kính
lọc màu.
Ở loại màn hình tinh thể lỏng thứ hai, chúng sử dụng ánh sáng tự nhiên đi vào từ
mặt trên và có gương phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại cho người xem. Đây là
cấu tạo thường gặp ở các loại màn hình tinh thể lỏng đen trắng trong các thiết bị bỏ
túi. Do không cần nguồn sáng nên chúng tiết kiệm năng lượng.

16
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A Cảm biến nồng độ khí MQ2

CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A


4.1 Giới thiệu
PIC là viết tắt của “Programable Intelligent Computer”, có thể tạm dịch là “máy
tính thông minh khả trình” do hãng Genenral Instrument đặt tên cho vi điều khiển
đầu tiên của họ: PIC1650 được thiết kế để dùng làm các thiết bị ngoại vi cho vi
điều khiển CP1600. Vi điều khiển này sau đó được nghiên cứu phát triển thêm và từ
đó hình thành nên dòng vi điều khiển PIC ngày nay.
PIC là một họ vi điều khiển RISC được sản xuất bởi công ty Microchip
Technology.
Dòng PIC đầu tiên là PIC1650 sau đó phát triển lên nhiều dòng khác nhau như:
 Pic10F
 Pic12F
 Pic16F
 Pic18F
 Pic24F
 Pic32F
Ngôn ngữ lập trình cho PIC rất đa dạng. Ngôn ngữ lập trình cấp thấp có MPLAB
(được cung cấp miễn phí bởi nhà sản xuất Microchip), các ngôn ngữ lập trình cấp
cao hơn bao gồm C, Basic, Pascal, … Ngoài ra còn có một số ngôn ngữ lập trình
được phát triển dành riêng cho PIC như PICBasic, MikroBasic,…

Hình 4. 1 Sơ đồ chân và sơ đồ khối của pic 16F877A

16
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A Cảm biến nồng độ khí MQ2

4.2 Vi điều khiển PIC 16F877A

Hình 4. 2 Vi điều khiển PIC16F877A/PIC16F874A và các dạng sơ đồ chân

17
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A Cảm biến nồng độ khí MQ2

4.2.1 Sơ đồ khối của PIC 16F877A

Hình 4. 3 Sơ đồ khối của PIC 16F877A


Hình 4.3 là sơ đồ khối của PIC 16F877A, gồm các khối:
- Khối ALU – Arithmetic Logic Unit.
- Khối bộ nhớ chứa chương trình – Flash Program Memory.
- Khối bộ nhớ chứa dữ liệu EPROM – Data EPROM.

18
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A Cảm biến nồng độ khí MQ2

- Khối bộ nhớ file thanh ghi RAM – RAM file Register.


- Khối giải mã lệnh và điều khiển – Instruction Decode Control.
- Khối thanh ghi đặc biệt.
- Khối ngoại vi timer.
- Khối giao tiếp nối tiếp.
- Khối chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số - ADC.
- Khối các port xuất nhập.
4.2.2 Chức năng của từng chân PIC 16F877A

Hình 4. 4 Sơ đồ chân PIC 16F877A


 Chân OSC1/CLK1(13): ngõ vào kết nối với dao động thạch anh hoặc ngõ
vào nhận xung clock từ bên ngoài.
 Chân OSC2/CLK2(14): ngõ ra dao động thạch anh hoặc ngõ ra cấp xung
clock.
 Chân (1) có 2 chức năng
- : ngõ vào reset tích cực ở mức thấp.
- Vpp: ngõ vào nhận điện áp lập trình khi lập trình cho PIC.
 Chân RA0/AN0(2), RA1/AN1(3), RA2/AN2(3): có 2 chức năng
- RA0,1,2: xuất/ nhập số.
19
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A Cảm biến nồng độ khí MQ2

- AN 0,1,2: ngõ vào tương tự của kênh thứ 0,1,2.


 Chân RA2/AN2/VREF-/CVREF+(4): xuất nhập số/ ngõ vào tương tự của
kênh thứ 2/ nhõ vào điện áp chuẩn thấp của bộ AD/ ngõ vào điện áp chẩn cao
của bộ AD.
 Chân RA3/AN3/VREF+(5): xuất nhập số/ ngõ vào tương tự kênh 3/ ngõ vào
điện áp chuẩn (cao) của bộ AD.
 Chân RA4/TOCK1/C1OUT(6): xuất nhập số/ ngõ vào xung clock bên ngoài
cho Timer 0/ ngõ ra bộ so sánh 1.
 Chân RA5/AN4/ / C2OUT(7): xuất nhập số/ ngõ vào tương tự kênh 4/
ngõ vào chọn lựa SPI phụ/ ngõ ra bộ so sánh 2.
 Chân RB0/INT (33): xuất nhập số/ ngõ vào tín hiệu ngắt ngoài.
 Chân RB1(34), RB2(35): xuất nhập số.
 Chân RB3/PGM(36): xuất nhập số/ cho phép lập trình điện áp thấp ICSP.
 Chân RB4(37), RB5(38): xuất nhập số.
 Chân RB6/PGC(39): xuất nhấp số/ mạch gỡ rối và xung clock lập trình
ICSP.
 Chân RB7/PGD(40): xuất nhập số/ mạch gỡ rối và dữ liệu lập trình ICSP.
 Chân RC0/T1OCO/T1CKI(15): xuất nhập số/ ngõ vào bộ giao động Timer1/
ngõ vào xung clock bên ngoài Timer 1.
 Chân RC1/T1OSI/CCP2(16) : xuất nhập số/ ngõ vào bộ dao động Timer 1/
ngõ vào Capture2, ngõ ra compare2, ngõ ra PWM2.
 Chân RC2/CCP1(17): xuất nhập số/ ngõ vào Capture1 ,ngõ ra compare1, ngõ
ra PWM1.
 Chân RC3/SCK/SCL(18): xuất nhập số/ ngõ vào xung clock nối tiếp đồng
bộ, ngõ ra chế độ SPI./ ngõ vào xung clock nối tiếp đồng bộ, ngõ ra của chế
độ I2C.
 Chân RC4/SDI/SDA(23): xuất nhập số/ dữ liệu vào SPI/ xuất nhập dữ liệu
I2C.
 Chân RC5/SDO(24): xuất nhập số/ dữ liệu ra SPI.
 Chân RC6/TX/CK(25): xuất nhập số/ truyền bất đồng bộ USART/ xung
đồng bộ USART.
 Chân RC7/RX/DT(26): xuất nhập số/ nhận bất đồng bộ USART.
 Chân RD0-7/PSP0-7(19-30): xuất nhập số/ dữ liệu port song song.
 Chân RE0/ /AN5(8): xuất nhập số/ điều khiển port song song/ ngõ vào
tương tự 5.
20
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A Cảm biến nồng độ khí MQ2

 Chân RE1/ /AN6(9): xuất nhập số/ điều khiển ghi port song song/ ngõ
vào tương tự kênh thứ 6.
 Chân RE2/ /AN7(10): xuất nhấp số/ Chân chọn lụa điều khiển port song
song/ ngõ vào tương tự kênh thứ 7.
 Chân VDD(11, 32) và VSS(12, 31): là các chân nguồn của PIC.

4.3 Đặc tính của PIC 16F877A


 8/16 bit CPU, xây dựng theo kiến truc Harvard có sửa đổi
 Flash và ROM có thể tuỳ chọn từ 256 byte đến 256 Kbyte
 Các cổng Xuất/ Nhập (I/ O) (mức logic thường từ 0V đến 5.5V, ứng với
logic 0 và logic 1)
 8/16 bit Timer
 Các chuẩn giao tiếp nối tiếp đồng bộ/ khung đồng bộ USART
 Bộ chuyển đổi ADC Analog-to-digital converters, 10/12 bit
 Bộ so sánh điện áp (Voltage Comparator)
 Các module Capture/ Compare/ PWM
 MSSP Peripheral dựng cho các giao tiếp I2C, SPI.
 Bộ nhớ nội EPROM – có thể ghi/ xoá lớn tới 1 triệu lần
 Module Điều khiển động cơ, đọc encoder
 Hỗ trợ giao tiếp USB
 DSP những tính năng xử lý tín hiệu số (dsPIC) Đặc điểm thực thi tốc độ cao
của RISC CPU của họ vi diều khiển PIC16F87XA :
 Chỉ gồm 35 lệnh đơn.
 Tất cả các lệnh là 1chu kỳ ngoại trừ chương trình con là 2 chu kỳ.
 Tốc độ hoạt động :
 20MHz ngõ vào xung clock.
 200ns chu kỳ lệnh.
 Độ rộng của bộ nhớ chương trình Flash là 8K x 14word, của bộ nhớ dữ liệu
(RAM) là 368 x 8 bytes, của bộ nhớ dữ liệu là EPROM (RAM) là 256×8
bytes.

21
CHƯƠNG IV: VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A Cảm biến nồng độ khí MQ2

22
CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS Cảm biến nồng độ khí MQ2

CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS


5.1 Sơ đồ khối toàn mạch
Mạch cảnh báo khí gas gồm 5 khối chính:

 Khối nguồn: cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống (+5V, +12V )
 Khối cảm biến khí ga: phát hiện sự rò rỉ khí ga và phát tín hiệu tới khối vi xử

 Khối báo động: báo động cho người dùng biết khi có sự rò rỉ khí ga
 Khối hiển thị: hiển thị nồng độ khí gas và cảnh báo khi có khí gas bằng ký tự
trên màn hình LCD
 Khối xử lý: Dùng VDK pic 16F877A để lấy tín hiệu từ các cảm biến để xử
lý, tính toán rồi từ đó phát tín hiệu ra màn hình LCD và khối báo động.`

Hình 5. 1 Sơ đồ khối mạch cảnh báo khí gas

22
CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS Cảm biến nồng độ khí MQ2

5.1.1 Khối nguồn

Hình 5. 2 Sơ đồ khối nguồn


a) Yêu cầu đối với khối nguồn
Cấp nguồn đầu ra ổn định +5V, +12V
Độ nhấp nhô của điện áp đầu ra nhỏ
b) Chọn link kiện cho khối nguồn
Biến áp 220V/5V: Hạ điện áp 220V xuống 5V để nuôi các linh kiện.
Diode 1N4004: Chuyển từ điện áp xoay chiều (AC) sang điện áp 1 chiều (DC)
Tụ hóa 1000uF-24V, tụ hóa 103, cuộn cảm 10uH: Giúp duy trì được độ phẳng của
điện áp đầu ra.
Điện trở 330Ω: Hạn dòng cho Led.
Đèn Led: Báo điện áp đầu ra.
c) Chứ năng:

Hình 5. 3 Sơ đồ các khối nhỏ cho khối nguồn lớn


Khối nguồn chia làm 5 khối nhỏ:

 Biến áp nguồn : Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp hơn như 6V, 9V,
12V,
 Khối chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC.
 Khối lọc Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn DC phẳng hơn.
 Khối ổn áp : Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải tiêu thụ
23
CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS Cảm biến nồng độ khí MQ2

 Khối báo điện áp nguồn


5.1.2 Khối cảm biến

Hình 5. 4 Sơ đồ khối cảm biến


a) Các yêu cầu đối với khối cảm biến khí ga
Hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường.
Có khả năng nhận biết được lượng khí ga có nồng độ 200PPM(phần triệu) đến
10.000PPM.
b) Chọn linh kiện cho khối cảm biến khí gas
Sử dụng modul cảm biến khí gas MQ2.
c) Chức năng
Khối cảm biến khí ga có nhiệm vụ nhận biết được sự xuất hiện của khí gas bị rò rỉ
và đưa tín hiệu thông báo đến khối xử lý. Khi xảy ra hiện tượng rò rỉ khí ga thì khối
này nhận biết được lượng khí ga rò rỉ đã đến mức cảnh báo hay chưa, rồi phát tín
các tín hiệu báo về khối xử lý.

24
CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS Cảm biến nồng độ khí MQ2

5.1.3 Khối báo động

Hình 5. 5 Sơ đồ khối báo động


a) Chọn linh kiện cho khối báo động
IC 74HC14: Tăng dòng lên để buzzer không bị xụt áp giúp ổn định hơn.
Buzzer: Chuông báo khi có rò khí gas.
b) Chức năng
Báo động cho người dùng biết khi có sự rò rỉ khí gas.

5.1.4 Khối vi xử lý

Hình 5. 6 Sơ đồ khối vi xử lý

25
CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS Cảm biến nồng độ khí MQ2

a) Chọn linh kiện cho khối vi xử lý


VĐK PIC 16F877A
b) Chức năng
Điều hành chung hoạt động của tàn bộ hệ thống. Nhân tín hiệu từ khối cảm biến
và phát tín hiệu chấp hành cho khối cảnh báo, phát tín hiệu tới màn hình LCD
5.1.5 Khối hiển thị

Hình 5. 7 Sơ đồ khối hiển thị


a) Chọn linh kiện cho khối hiển thị
Màn hình LCD 16x2; Hiển thị thông tin từ VDK 16F877A
Biến trở: Tạo mạch cầu phân áp cho chân VĐ của màn hình LCD.
b) Chức năng
Hiển thị nồng độ khí gas và cảnh báo khi có khí gas bằng ký tự trên màn hình
LCD.
5.2 Nguyên lý hoạt động của từng khối
5.2.1 Khối nguồn
Ban đầu điện áp từ nguồn điện gia đình 220V/50Hz đi qua biến áp, biến áp này
hạn áp từ 220V xuống 5V. Khi đi qua biến áp, điện áp thay đổi nhưng tần số không
đổi. Để các linh kiện trong mạch hoạt động bình thường ta cần nắn điện từ xoay
chiều sang một chiều ( từ 50Hz về 0Hz). Vì vậy cần cho đi qua mạch cầu chỉnh lưu.
(Bộ chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả hai nửa chu kỳ thành một điện áp đầu ra có một
chiều duy nhất: dương (hoặc âm) vì nó chuyển hướng đi của dòng điện của nửa chu
kỳ âm (hoặc dương) của dạng sóng xoay chiều. Nửa còn lại sẽ kết hợp với nửa kia
thành một điện áp chỉnh lưu hoàn chỉnh.)

26
CHƯƠNG V: MẠCH CẢNH BÁO KHÍ GAS Cảm biến nồng độ khí MQ2

Hình 5. 8 Sơ đồ mạch chỉnh lưu và đồ thị sóng của điện áp hai đầu mạch
Sau khi chỉnh lưu ta thu được điện áp một chiều nhấp nhô, nếu không có tụ lọc thì
điện áp nhấp nhô này chưa thể dùng được vào các mạch điện tử , do đó trong các
mạch nguồn, ta phải lắp thêm các tụ lọc có trị số từ vài trăm µF đến vài ngàn µF.
Để chắc chắn có được một điện áp nhất định cho đầu ra phải mắc thêm IC ổn áp
78xx (với xx là số điện áp cần cho đầu ra, nhưng cũng phải nằm trong khoảng điện
áp từ nguồn). Ở đây chọn IC 7805 thì điện áp đầu ra sẽ được 5V.
5.2.2 Khối cảm biến
Cung cấp nguồn cho module, module hoạt động. Khi có khí gas, MQ2 đo giá trị
nồng độ khí gas có trong không khí sau đó xuất ra chân Aout. Module xuất giá trị
chân Aout là điện áp đưa vào chân AN0 của PIC 16F877A.
5.2.3 Khối vi điều khiển – báo động – hiển thị
Tín hiệu được cấp vào từ chân AN0 thông qua code được nạp sẵn sẽ gửi các thông
số nồng độ đo được hiển thị trên màn hình LCD được và được xử lý bằng cách so
sánh giá trị nồng độ khí gas lúc bình thường không rò rỉ với lúc có khí gas rò rỉ.
Phát hiện ra khí gas trên màn hình LCD sẽ thông báo có khí gas và chuông báo sẽ
kêu báo hiệu.

27
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN Cảm biến nồng độ khí MQ2

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN


6.1 Đánh giá kết quả và hướng phát triển của đồ án
6.1.1 Đánh giá kết quả đồ án
Đồ án “Cảm biến nồng độ không khí MQ2” do nhóm thực hiện đã đạt được những
kết quả sau:
- Nhớ lại được các kiến thức đã học trên lớp về các linh kiện như: cổng logic,
op-amp,... và mạch điện như: mạch chỉnh lưu cầu, mạch so sánh op-amp,...
- Tìm hiểu được các thiết bị, sản phẩm ứng dụng cảm biến khí gas MQ2.
- Tìm hiểu được cách viết ngôn ngữ lập trình C và viết chương trình cho VĐK.
- Tìm hiểu cách so sánh nồng độ khí để đưa ra cảnh báo.
- Tìm hiểu cách thức hoạt động của màn hình LCD và hiển thị giá trị trên màn
hình.
- Thành thạo hơn trong việc làm đồ án, giúp ích rất nhiều cho việc sau này làm
đồ án tốt nghiệp.
Tuy vậy, với đồ án này, nhóm thực hiện đồ án vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót:
- Chưa kết hợp với các cảm biến khác để mạch được hoàn thiện hơn thêm
nhiều chức năng hơn, không chỉ dừng lại ở việc cảnh báo mà còn đưa ra các
biện pháp bảo vệ tự động như tự động đóng khóa van bình gas hoặc nếu xảy
ra cháy tiến hành bơm nước dập lửa, gửi tin cảnh báo thông qua
smartphone,...
- Chưa khai thác hết chức năng của cảm biến, phạm vi sử dụng chỉ mới dừng
lại ở việc cảnh báo khí gas.
- Viết chương trình còn gặp nhiều khó khăn, mới chỉ tìm hiểu được những
kiến thức cơ bản.
- Chưa tiến hành thực nghiệm, chưa đảm bảo được hoạt động của mạch.
- Hiệu quả làm việc chưa cao, thời gian tìm hiểu khéo dài.
6.1.2 Hướng phát triển của đồ án
Với các kết quả đã đạt được cùng những hạn chế và thiếu sót trên đây đã mở ra
một số hướng phát triển cho đề tài như sau:
- Kết hợp với các cảm biến khác như cảm biến nhiệt độ cảm biến quang để
nhận biết cháy nổ.
- Ứng dụng cảm biến vào nhận biết khí độc hại.
- Tiến hành thực ngiệm thục tiễn để đảm bảo mạch hoạt động, ứng dụng được
cảm biến trong thực tế.

28
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN Cảm biến nồng độ khí MQ2

6.2 Lời kết


Đồ án “Cảm biến nồng độ không khí MQ2” được triển khai và thực hiện bởi
nhóm thục hiện đồ án trong khoảng 1 tháng. Trong thời gian này, được sự đồng
thuận chung tay đóng góp vật chất và trí lực của các thành viên trong nhóm cùng
với sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Hồng Ánh, nhóm thực hiện đồ án đã
được một số những thành công nhất định. Nhóm thực hiện đồ án cũng nhận thấy
còn phải làm nhiều công việc nữa để hoàn thiện và phát triển đồ án. Nhóm thực hiện
đồ án xin cảm ơn và rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo chân thành, có giá trị của
các thầy cô giáo cùng các bạn.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO Cảm biến nồng độ khí MQ2

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Trang web của Wikipedia: http://vi.wikipedia.org
[2] Trang web của Huỳnh Nhật Tùng: http://huynhnhattung.com
[3] Trang web của của hàng linh kiện điện tử TuHu: http://mualinhkien.com
[4] Trang web tra datasheet: https://www.alldatasheet.vn/
[5] Trang web của đồ án tốt nghiệp http://doantotnghiep.vn

30

You might also like