You are on page 1of 100

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CƠ KHÍ

----------

ĐỒ ÁN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Đề bài: Thiết kế hệ thống Điều hòa không khí và thông gió cho công trình tầng 1
và tầng lửng – KS Xuân Thành – Nha Trang

Giảng viên hướng dẫn: GV. NGUYỄN HỮU NGHĨA

Nhóm Sinh viên thực hiện: HUỲNH QUYẾT CHIẾN

PHAN ĐỒNG KHÁNH

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

PHÓ PHÚC THUẬN

NGUYỄN CAO PHÚC THÀNH

KHÁNH HÒA – 2022

0
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, ngành điều
hòa không khí cũng đã có bước phát triển vượt bậc, ngày càng trở nên quen thuộc hơn trong
đời sống và sản xuất.

Ngày nay, điều hòa tiền nghi và điều hòa công nghệ không thể thiếu trong các tòa
nhà, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế,… Trong những năm qua ngành
điều hòa không khí (ĐHKK) cũng đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành kinh tế, góp phần để
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình công nghệ như các ngành sọi, dệt, in ấn,
điện tử, máy tính, khoa học…

Ở trên ta đã thấy được tầm quan trọng to lớn của ĐHKK. Vì vậy việc học tập nghiên
cứu, tiến tới thiết kế ấy, em thực hiện đồ án này với mong muốn củng cố thêm những kiến
thức đã được tiếp thi trong thời gian học tập trên ghế nhà trường, được tiếp xúc nhiều hơn
so với công việc thực tế, thu lượm những kinh nghiệm quý báu cho quá trình công tác sau
này.

Trong quá trình làm đồ án, do còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức của bản thân
em nên không thể tránh khỏi có những thiếu sót còn mắc phải. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo và góp ý của các quý thầy cô và các bạn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên Nguyễn Hữu Nghĩa vì sự quan
tâm, hướng dẫn nhiệt tính của thầy trong suốt thời gian em thực hiện đồ án này.

Nha Trang, ngày 16 tháng 11 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Quyết Chiến

Phan Đồng Khánh

Nguyễn Đình Thắng

Phó Phúc Thuận

Nguyễn Cao Phúc Thành

1
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng
biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường
đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Nguyễn Hữu Nghĩa ở Khoa
Cơ Khí đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em
mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm,
hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.

Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh
khỏi những thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý
Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện
bổ sung, nâng cao ý thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................................8

DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................100

DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................................14

1.1 Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí................................14

1.2 Vai trò của điều hòa không khí....................................................................................15

1.3 Phân loại điều hòa không khí.......................................................................................16

1.3.1 Phân loại theo cấp.....................................................................................................16

1.3.2 Phân loại theo phương pháp xử lý nhiệt ẩm.............................................................17

1.3.2 Phân loại theo đặc điểm xử lý nhiệt ẩm....................................................................17

1.3.3 Một số cách phân loại khác......................................................................................17

1.4 Đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số hệ thống điều hòa không khí....................18

1.4.1 Hệ thống điều hòa cục bộ.........................................................................................18

1.4.2 Hệ thống điều hoà VRV...........................................................................................20

1.4.3 Hệ thống điều hòa Water Chiller..............................................................................22

1.5 Phương án thiết kế.......................................................................................................25

1.6 Giới thiệu về công trình...............................................................................................26

3
1.7 Chọn thông số tính toán...............................................................................................30

1.7.1 Thông số thiết kế của không gian điều hòa..............................................................30

1.7.2 Thông số tính toán ngoài trời....................................................................................31

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM, CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ.....33

2.1 Tính nhiệt hiện thừa và ẩn thừa...................................................................................33

2.2 Nhiệt do kết cấu bao che Q2........................................................................................37

2.2.1 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ t, 𝑄21..........................................37

2.2.2 Nhiệt truyền qua vách Q22 gồm hai thành phần........................................................37

2.2.3 Nhiệt truyền qua sàn.................................................................................................43

2.3 Tính nhiệt tỏa Q3.......................................................................................................... 44

2.3.1 Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q31................................................................................ 44

2.3.2 Nhiệt tỏa do máy móc Q32......................................................................................... 46

2.4. Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4............................................................................ 48

2.4.1 Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng...........................................................................48

2.4.2 Nhiệt ẩn do người tỏa ra:..........................................................................................49

2.5 Nhiệt Ẩn Và Nhiệt Hiện Do Gió Tươi Mang Vào: Qn................................................51

2.6 Nhiệt Hiện Và Ẩn Do Gió Lọt: Q5.............................................................................. 53

2.7 Xác định phụ tải lạnh: q0............................................................................... 56

2.8 Chọn máy và thiết bị....................................................................................................57

2.8.1 Lựa chọn hãng sản xuất:...........................................................................................57

4
2.8.2 Chủng loại sản phẩm:...............................................................................................57

2.8.3. Các đặc tính cơ bản của sản phẩm:..........................................................................58

2.8.4 Chọn máy lạnh trung tâm.........................................................................................62

2.8.5 Trình bày các loại dàn lạnh và chọn dàn lạnh..........................................................63

2.8.5.1 Các loại dàn lạnh...................................................................................................63

2.8.5.2 Chọn dàn lạnh........................................................................................................65

2.9 Chọn dàn nóng.............................................................................................................67

CHƯƠNG 3: LẬP SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH, TÍNH THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG


GIÓ....................................................................................................................................68

3.1 Lập sơ đồ hệ thống điều hòa không khí.......................................................................68

3.1.1 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí.........................................................................68

3.1.1.1 Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF εh.................................................................... 69

3.1.1.2 Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF 𝜀ℎ𝑓.........................................................................70

3.1.4. Xác định các thông số điểm nút cho tầng 4.............................................................72

3.2. Tính kích thước đường ống vận chuyển và phân phối không khí..............................72

3.2.1. Phương pháp thiết kế đường ống gió.......................................................................72

3.2.2. Tính toán đường ống gió tươi..................................................................................73

3.2.2.1. Tốc độ không khí đi trong ống.............................................................................73

3.2.2.2. Tính tiết diện đường ống gió................................................................................73

3.3. Tính tổn thất áp suất đường ống dẫn không khí.........................................................75

3.4. Tính và chọn thiết bị cho đường ống không khí.........................................................76

5
3.4.1. Chọn quạt.................................................................................................................76

3.4.2 Tính toán thông gió thải............................................................................................77

3.4.3 Tính chọn quạt..........................................................................................................78

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG GIÓ, ĐƯỜNG ỐNG GAS........80

4.1 Tính Toán Thiết Kế Đường Ống Gas..........................................................................80

4.1.1 Phương pháp tính toán..............................................................................................80

4.1.2 Tính toán kích thước đường ống dẫn:.......................................................................80

4.2 Tính chọn bộ chia gas của hệ thống.............................................................................82

4.3 Chọn bộ chia gas dàn nóng..........................................................................................83

4.4 Tính kích thước đường ống nước ngưng.....................................................................84

4.4 Tính kích thước đường ống nước ngưng tụ.................................................................85

CHƯƠNG 5: TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA


KHÔNG KHÍ.....................................................................................................................86

5.1 Tủ điện tổng và tủ điện điều khiển:.............................................................................86

5.2 Sơ đồ điện động lực....................................................................................................86

5.3 Hệ thống điện điều khiển.............................................................................................87

CHƯƠNG 6: LẮP ĐẶT, Vân hành, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ.....................................................................................................................91

6.1 Lắp đặt hệ thống lạnh..................................................................................................91

6.1.1 Lắp đặt dàn nóng......................................................................................................91


6.1.2 Lắp đặt dàn lạnh........................................................................................................91

6
6.1.3 Lắp đặt đường ống....................................................................................................91

6.1.4 Đường ống dẫn môi chất lạnh...................................................................................92

6.1.5 Đường ống cấp gió tươi............................................................................................92

6.1.6 Thử xì cho hệ thống..................................................................................................92

6.1.7 Hút chân không khi lắp đặt máy điều hòa trung tâm VRV......................................93

6.2.1 Trình tự khởi động....................................................................................................93

6.2.2 Trình tự ngừng máy..................................................................................................93

6.2.3 Các điều cần chú ý khác...........................................................................................94

6.2.4 Hướng dẫn sử dụng điều khiển.................................................................................94

6.3 Công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí..................................95

6.3.1 Đối với dàn lạnh.......................................................................................................95

6.3.2 Đối với dàn nóng......................................................................................................95

KẾT LUẬN.......................................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................98

7
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Điều hòa cục bộ.................................................................................................19

Hình 1.2. Hệ thống điều hòa không khí VRV...................................................................22

Hình 1.3 Cấu tạo cơ bản của một hệ thống điều hòa Chiller.............................................24

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống điều hòa Chiller.........................................................................25

Hình 1.5 Mặt bằng tầng 1..................................................................................................28

Hình 1.6 Mặt bằng tầng lửng.............................................................................................30

Hình 2.1 Sơ đồ tính tải nhiệt theo phương pháp Carrier..................................................33

Hình 2.1 Cấu trúc xây dựng của tường..............................................................................38

Hình 2.3 Dàn lạnh tủ đứng.................................................................................................64

Hình 2.4 Dàn lạnh loại âm trần..........................................................................................65

Hình2.5 Dàn lạnh và dàn nóng đã chọn.............................................................................66

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lí điều hòa không khí 1 cấp..........................................................68

Hình 3.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp trên đồ thị t-d.................................................68

Hình 3.3 Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng...........................69

Hình 3.4 Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF εh.................................................................. 70

Hình 3.5 Quạt hướng trục APL-3-6D................................................................................77

Hình 3.6 Cấu tạo quạt........................................................................................................77

Hình 3.7 Bản vẽ kỹ thuật hút gió.......................................................................................78

Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống dẫn môi chất lạnh.......................................................................80

8
Hình 4.2 Bộ chia gas KHRP26A73T + KHRP26M73TP..................................................82

Hình 4.3 Bộ chia gas KHRP26A72T.................................................................................82

Hình 4.4 Bộ chia gas KHRP26A33T.................................................................................83

Hình 4.5 Bộ chia gas dàn nóng BHFP22P100...................................................................83

Hình 4.6 Sơ đồ hệ thống đường ống nước ngưng..............................................................84

Hình 5.1 Sơ đồ mạch điện động lực..................................................................................86

Hình 5.2 Bộ điều khiển BRC1E63....................................................................................87

Hình 5.3 Tổng quan về hệ thống điện................................................................................88

Hình 5.4 Mạch điều khiển trung tâm.................................................................................89

Hình 5.5 Bộ điều khiển từ xa trung tâm DCS302CA61....................................................89

Hình 5.6 Bộ điều khiển tắt mở thống nhất DSC301BA61................................................90

Hình 5.7 Bộ lập trình thời gian DST301BA61..................................................................90

9
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ và độ ẩm tính toán ngoài trời..............................................................17

Bảng 1.2 Diện tích phòng lắp đặt......................................................................................26

Bảng 1.3 diện tích của ra vào phòng..................................................................................27

Bảng 1.4 Diện tích cửa sổ của phòng lắp đặt.....................................................................27

Bảng 1.5 Diện tích sàn phòng lắp đặt................................................................................29

Bảng 1.6 Diện tích cửa ra vào phòng.................................................................................29

Bảng 1.7 Nhiệt độ, độ ẩm theo mùa..................................................................................31

Bảng 1.8 Bảng nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời.....................................................................32

Bảng 2.1 Hệ số đối với kính cơ bản...................................................................................35

Bảng 2.2 Kết cấu của tường bao........................................................................................38

Bảng 2.3 Tính toán nhiệt truyền qua tường Q22t................................................................ 39

Bảng 2.4 Tính toán nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c......................................................... 41

Bảng 2.5 Tính toán nhiệt truyền qua cửa sổ Q22k............................................................... 42

Bảng 2.6 Nhiệt truyền qua nền ( sàn ) Q23......................................................................... 43

Bảng 2.7 Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng...............................................................................45

Bảng 2.8 Nhiệt lượng tỏa ra do máy móc..........................................................................46

Bảng 2.9 Nhiệt lượng máy móc tỏa ra các phòng..............................................................47

Bảng 2.10 Nhiệt hiện do người tỏa ra................................................................................48

Bảng 2.11 Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4â............................................................................. 50

1
Bảng 2.12 Nhiệt ẩn và hiện gió tươi mang vào phòng......................................................52

Bảng 2.13 Thể tích mỗi phòng lắp đặt...............................................................................53

Bảng 2.14 Nhiệt ẩn và hiện gió tươi mang vào.................................................................55

Bảng 2.15 Thông số của RXQ32TANYM Daikin............................................................62

Bảng 2.16 Chọn FCU........................................................................................................66

Bảng 2.17 Thông số kỹ thuật của dàn lạnh FXMQ125PVE..............................................66

Bảng 2.18 Dàn lạnh tầng 1 và tầng lửng...........................................................................67

Bảng 2.8 Số lượng cụm dàn nóng sử dụng cho công trình................................................67

Bảng 3.1 Giá trị hệ số đi vòng BF của dàn lạnh................................................................71

Bảng 3.2 Thông số trạng thái tại các điểm nút..................................................................72

Bảng 3.3 kết quả tính toán cỡ ống.....................................................................................74

Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật quạt hướng trục APL-3-6D..................................................76

Bảng 3.5 Giới thiệu sản phẩm...........................................................................................79

Bảng 4.1 Bảng tính chọn kích thước đường ống lỏng của hệ thống..................................81

Bảng 4.2 Bảng chọn kích thước đường ống hơi của hệ thống...........................................81

Bảng 4.3 Bảng chọn đường kính dựa vào lưu lượng cho phép.........................................85

Bảng 4.4 Kích thước đường ống của hệ thống nước ngưng tụ..........................................85

1
DANH MỤC VIẾT TẮT

t Nhiệt độ.

𝜑 Độ ẩm tương đối; hệ số kể đến vị trí


của kết cấu bao che

𝜔, v Tốc độ

At Hiệu nhiệt độ

𝜔𝑘 Tốc độ không khí

tkk Nhiệt độ không khí

tu Nhiệt độ bề mặt tường

qâ Nhiệt ẩn

qh Nhiệt hiện

Q Lưu lượng không khí tươi; nhiệt


lượng

tT, 𝜑𝑇 Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của


không khí trong phòng

tN, 𝜑𝑁 Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của


không khí ở ngoài trời

ki Hệ số truyền nhiệt của lớp thứ i

Fi Diện tích lớp thứ

𝛼𝑁 Hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt bên


ngoài của kết cấu bao che

𝛼𝑇 Hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt bên


trong của kết cấu bao che

1
𝑅𝑖 Nhiệt trở dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i
của cấu trúc tường

𝛿𝑖 Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc


tường (m)

λ𝑖 Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của


cấu trúc tường (W/mK)

dN Ẩm dung của trạng thái không khí


ngoài trời

tN , tT Ẩm dung của trạng thái không khí


trong không gian điều hòa

n Số người trong không gian điều hòa

l Lượng không khí tươi cần cho một


người trong một giây

d Độ chứa ẩm

Qo Năng suất làm lạnh

W Năng suất làm khô

∆𝑃𝑡 Tổn thất áp suất trên một mét chiều


dài

∆𝑃𝑚𝑠 Tổn thất áp suất do ma sát

∆𝑃𝑐𝑏 Tổn thất áp suất do cục bộ

d Đường kính

p Khối lượng riêng

h Trở kháng

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi
trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống,
sản xuất của con người, như môi trường tài nguyên thiên nhiên, môi trường không khí, môi
trường đất, môi trường nước, môi trường ánh sáng... Trong đó môi trường không khí có ý
nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên Trái đất, trong đó có sự sống của con người. Môi
trường không khí có đặc tính là không thể chia cắt, không có biên giới, không ai có thể sở
hữu riêng cho mình, môi trường không khí không thể trở thành hàng hoá, do đó nhiều người
không biết giá trị vô cùng to lớn của môi trường không khí, chưa quý trọng môi trưởng
không khí và chưa biết cách tạo ra một môi trường không khí trong sạch không ô nhiễm.

Cũng giống như các loài động vật khác sống trên trái đất, con người có thân nhiệt
không đổi (370C) và luôn luôn trao đổi nhiệt với môi trường không khí xung quanh. Con
người luôn phải chịu sự tác động của các thông số không khí trong môi trường không khí
như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các chất độc hại và tiếng ổn. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến
con người theo hai hưởng tích cực và tiêu cực. Do đó để hạn chế những tác động tiêu cực và
phát huy những tác động tích cực của môi trường xung quanh tác động đến con người, ta
cần phải tạo ra một môi trưởng thoải mái, một không gian tiện nghi cho con người. Những
điều kiện tiện nghỉ đỏ hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ kỹ thuật điều hoà không khí.
Không những tác động tới con người, môi trường không khí còn tác động tới đời sống sinh
hoạt và các quá trình sản xuất của con người... Con người tạo ra sản phẩm và cũng tiêu thụ
sản phẩm đó. Do đó con người là một trong những yếu tố quyết định năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Như vậy, môi trường không khí trong sạch, có chế độ nhiệt ẩm thích
hợp cũng chính là yếu tố gián tiếp nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, mỗi ngành kỹ
thuật lại yêu cầu một chế độ vi khí hậu riêng biệt do đó ảnh hưởng của môi trường không
khí đối với sản xuất không giống nhau. Hầu hết các quá trình sản xuất thường kèm theo sự
thái nhiệt, thải khí CO2, và hơi nước, có khi cả bụi và các chất độc hại vào môi trường
không khí ngay bên trong nơi làm việc, làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khi trong
phòng đồng thời gây ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất và chất lượng sản
phẩm. Chẳng hạn như trong các quá trình sản xuất thực phẩm, chúng ta đều cần duy trì nhiệt

1
độ và độ ẩm theo tiêu chuẩn. Độ ẩm thấp quá làm tăng nhanh sự thoát hơi nước trên mặt
sản phẩm, do đó tăng hao trọng, có khi làm giảm chất lượng sản phẩm (gãy nứt nẻ, vỡ
do sản phẩm bị gian qua khi khô). Nhưng nếu lớn quá cũng làm môi trường phát sinh
nấm mốc. Một số ngành sản xuất như bánh kẹo cao cấp đòi hỏi nhiệt độ không khí khá
thấp (ví dụ ngành chế biển sô cô la cần nhiệt độ 7 ÷ 80C, kẹo cao su là 200C), nếu nhiệt
độ không đạt yêu cầu sẽ làm hư hỏng sản phẩm. Độ trong sạch của không khí không
những tác động đến con người mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Bụi
bẩn bám trên sản phẩm không chỉ làm giảm vẻ đẹp mà còn làm hỏng sản phẩm. Các
ngành sản xuất thực phẩm không chỉ yêu cầu không khí trong sạch, không có bụi bẩn
mà còn đòi hỏi vô trùng nữa.

Còn rất nhiều quá trình sản xuất khác đòi hỏi phải có điều hòa không khí mới tiến
hành được hiệu quả như ngành y tế, ngành giao thông vận tải, ngành công nghiệp in, ngành
công nghiệp sợi, ngành cơ khi chính xác... Điều này ta có thể tìm hiểu và nhận thấy trong
thực tế sản suất nhất là ở thời đại công nghiệp phát triển ở trình độ cao trong nước cũng như
trên thế giới.

Tóm lại, con người và sản xuất đều cần có môi trường không khi với các thông số
thích hợp. Môi trường không khí tự nhiên không thể đáp ứng được những đòi hỏi đỏ, Vì vậy
phải sử dụng các biện pháp tạo ra vi khí hậu nhân tạo bằng điều hòa không khí.

Điều hòa không khí (ĐHKK) là quá trình tạo ra và duy trì ổn định trạng thái không
khí trong nhà theo một chương trình định trước, không phụ thuộc vào trạng thái không khi
ngoài trời.

Điều hoà không khi không chỉ giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày
mà còn đảm bảo được chất lượng của cuộc sống con người cũng như nâng cao hiệu quả lao
động và chất lượng của sản phẩm trong công nghiệp sản xuất. Đồng thời nó cũng có những
ý nghĩa to lớn đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa và lịch sử.

1.2 Vai trò của điều hòa không khí

Điều hòa không khí là một phần quan trọng trong cuộc sống tiên tiến ngày nay nhằm
giải quyết những vấn đề về khí hậu, cân bằng nhiệt độ, độ ẩm trong không gian sống. Điều
kiện môi trường bên ngoài luôn chịu tác động và ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác
nhau như hoạt động sinh hoạt của con người, ô nhiễm bụi bẩn… khiến không gian sống bị
thay đổi về thông số so với những yêu cầu đặt ra. Chính vì thế, hệ thống điều hòa không khí

1
mang một trách nhiệm lớn trong việc ổn định nhiệt độ, độ ẩm, lan toản luồng khí trong lành,
tự nhiên trong phạm vi không gian nhất định.

Hiện nay, hệ thống điều hòa không khí có mặt hầu hết mọi nơi, từ hộ gia đình cho tới
các quy mô làm việc, sản xuất lớn bởi công dụng tuyệt hảo không thể phủ nhận của nó. Đặc
biệt trong các công trình xây dựng, nhà máy sản xuất… chúng càng chiếm một vị trí quan
trọng giúp trao đổi không khí ổn định, tạo cân bằng nhiệt giữa môi trường bên trong và bên
ngoài.

1.3 Phân loại điều hòa không khí

Điều hòa không khí đa dạng về thiết kế và đáp ứng nhiều không gian khác nhau vì
thế chúng có cách phân loại dựa trên nhiều tiêu chí. Hệ thống này được phân loại như sau.

1.3.1 Phân loại theo cấp

Hệ thống điều hòa không khí cấp 1: Hệ thống này có khả năng duy trì các thông số vi
khí hậu bên trong với mọi phạm vi thông số ngoài trời, ngay cả ở những thời điểm khắc
nghiệt nhất trong năm về mùa hè lẫn mùa đông.

Hệ thống điều hòa không khí cấp 2: Hệ thống này có khả năng duy trì các thông số vi
khí hậu bên trong với sai số nhỏ hơn 200 giờ trong 1 năm tức tương đương khoảng 8 ngày
trong 1 năm. Điều đó có nghĩa trong 1 năm ở những ngày khắc nghiệt nhất về mùa hè và
mùa đông hệ thống có thể có sai số nhất định, nhưng số lượng những ngày đó cũng chí xấp
xỉ 4 ngày trong một mùa.

Hệ thống điều hòa không khí cấp 3: Hệ thống này có khả năng duy trì các thông số
tính toán trong nhà với sai số nhỏ hơn 400 giờ trong 1 năm.

Hệ thống điều hòa theo các cấp được lựa chọn tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng,
dựa trên thực tế của từng công trình xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống điều hòa
không khí cấp 3 thường được ứng dụng nhiều hơn vì có độ phù hợp cao nhất.

1
Bảng 1.1. Nhiệt độ và độ ẩm tính toán ngoài trời

1.3.2 Phân loại theo phương pháp xử lý nhiệt ẩm

Hệ thống điều hòa không khí khô: Không khí được xử lý qua các thiết bị trao đổi
kiểu bề mặt đồng thời không làm tăng dung ẩm của không khí.

Hệ thống điều hòa không khí ướt: Không khí được xử lý qua các thiết bị trao đổi
nhiệt kiểu hỗn hợp giúp tăng, giảm hoặc duy trì không đổi dung ẩm của không khí.

1.3.2 Phân loại theo đặc điểm xử lý nhiệt ẩm

Hệ thống điều hòa cục bộ: Là hệ thống điều hòa dành cho không gian nhỏ.

Hệ thống điều hoà trung tâm: Hệ thống này gồm một hay nhiều máy trung tâm phối
hợp thành một hệ thống tổng thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà. Hệ
thống điều hoà trung tâm sử dụng nước làm tác nhân lạnh thông qua hệ thống đường ống
dẫn nước vào các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí.

Hệ thống điều hoà phân tán: Hệ thống này giúp xử lý không khí lan tỏa đi nhiều nơi.

1.3.3 Một số cách phân loại khác

Theo đặc điểm môi chất giải nhiệt: giải nhiệt bằng gió, giải nhiệt bằng nước.

Theo đặc điểm của máy lén lạnh: máy nén pitton, trục vít, kiểu xoắn, ly tâm.

1
Theo phương pháp xử lý nhiệt ẩm: hệ thống điều hòa kiểu ướt, hệ thống điều hòa kiểu
khô.

Theo khả năng xử lý nhiệt ẩm: máy điều hòa một chiều, máy điều hòa hai chiểu nóng
lạnh.
1.4 Đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số hệ thống điều hòa không khí
1.4.1 Hệ thống điều hòa cục bộ

Hệ thống kiểu cục bộ: Đây là hệ thống chỉ điều hòa không khí trong một phạm vi
hẹp, thường thì chỉ một phòng riêng độc lập hoặc vài phòng nhỏ. Hệ thống gồm cụm dàn
nóng và dàn lạnh tách rời với nhau. Liên kết giữa dàn nóng và dàn lạnh là ống dẫn ga và dây
điện.

Hiện tại điều hòa cục bộ là dạng điều hòa được sử dụng gần như phổ biến nhất trên
thị trường. Đối với điều hòa cục bộ thì máy nén được đặt trong cục nóng. Điều hòa được
điều khiển bằng điều khiển từ xa.

Cấu trúc của máy gồm các thiết bị chính như: Máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi, quạt
giải nhiệt, quạt gió lạnh, các thiết bị điều khiển, điều chỉnh tự động, phin lọc gió, khử mùi
của gió tươi cũng như các thiết bị phụ.

Phân loại:

 Theo chế độ làm việc: máy một chiều và máy hai chiều.

 Theo đặc điểm của dàn lạnh: máy điều hòa gắn tường, đặt nền, áp trần, dấu trần,
cassette…

 Ưu điểm:

 Lắp đặt gọn nhẹ, nhanh chóng, sử dụng dễ dàng.

 Bảo dưỡng độc lập, không bị phụ thuộc, không làm ảnh hưởng đến cả hệ thống.

 Chi phí ban đầu không quá lớn, có nhiều mức giá thành khác nhau, phù hợp với
thu nhập của từng phân khúc khách hàng.

Nhược điểm:

 Điều hòa cục bộ không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không gian bên trong
của căn phòng. Nhưng lại ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngoại thất của công trình.

1
 Do dàn nóng lắp đặt ngoài trời nên tuổi thọ của điều hòa không cao.

 Chỉ phù hợp với những không gian vừa và nhỏ. Nếu sử dụng cho không gian
lớn thì hiệu quả làm lạnh không cao và không được đồng đều.

Hình 1.1. Điều hòa cục bộ

Biện pháp thi công:

Dùng thước thủy Nivô lấy dấu đục lỗ, tạo điểm, bắt vít để lắp giá treo giàn lạnh.

Cần chú ý vết đục lỗ phải nhẵn, hơi dốc hướng ra phía ngoài.

Dùng thước đo chính xác khoảng cách từ giàn lạnh đến giàn nóng.

Cắt hệ thống ống đồng bọc bảo ôn cùng với dây điện máy.

1
Đánh dấu dây điện theo thứ tự cần đấu vào giàn lạnh, thao tác cẩn thận, nhẹ
nhàng để đầu giắc co không bị nứt vỡ.

Treo giàn lạnh vào giá đỡ két hợp luồn đường ống đồng qua lỗ đã đục trước đó.

Ghim cố định chắc chắn đường ống đồng vào tường.

Dùng khoan máy tiến hành khoan giá đỡ của giàn nóng.

Đưa cục nóng lên trên bề mặt giá đỡ, ở đầu đẩy của giàn nóng tiến hành siết giắc
co đồng thời xả đẩy không khí ở giàn lạnh, cuối cùng siết tiếp giắc co ở đầu hồi.

Chú ý đấu điện theo các điểm đã đánh dấu ở giàn lạnh, cuốn băng cuốn và mở
ống gas.

1.4.2 Hệ thống điều hoà VRV

VRV ( Variable Refrigerant Volume ): Về cấu tạo máy VRV giống như máy loại
tách rời nghĩa là gồm hai mảng: mảng ngoài trời và mảng trong nhà gồm nhiều khối trong
có dàn bốc hơi và quạt. Sư khác nhau giữa VRV và tách rời là với VRV chiều dài và chiều
cao giữa khối ngoài trời và trong nhà cho phép rất lớn ( 100 m chiều dài và 50 m chiều cao
), chiều cao giữa các khối trong nhà có thể tới 15m. Vì vậy khối ngoài trời có thể đặt trên
nóc nhà cao tầng để tiết kiệm không gian và điều kiện làm mát dàn ngưng bằng không khí
tốt hơn.

Hệ thống điều hoà không khí biến tần được cấu thành bởi một hoặc nhiều hệ thống
nhỏ hơn. Mỗi hệ thống nhỏ đó bao gồm 1 outdoor unit nối với nhiều indoor unit thông qua
một tuyến đường ống gas và hệ thống điều khiển. Hệ thống điều hoà biến tần khác với hệ
thống điều hoà một mẹ nhiều con ở chỗ: Ở máy điều hoà một mẹ nhiều con, mỗi indoor unit
nối với outdoor unit bằng một tuyến ống gas riêng biệt; Ở máy điều hoà biến tần, các indoor
unit nối với outdoor unit bằng một tuyến đường ống gas chung.

Sử dụng hệ thống điều hoà biến tần khi công trình có hệ số sử dụng không đồng thời
lớn, hệ thống điều hoà biến tần sẽ tiết kiệm được điện năng tiêu thụ do có khả năng điều
chỉnh dải công suất lớn (10% – 100%).

Máy điều hoà hệ VRV có 3 kiểu giàn nóng:

Loại 1 chiều

Loại 2 chiều bơm nhiệt

2
Loại 2 thu hồi nhiệt

Giàn lạnh gồm có 9 loại với năng suất lạnh khác nhau:

Loại âm trần cassette 4 hướng thổi

Loại âm trần cassette 2 hướng thổi

Loại âm trần cassette 1 hướng thổi

Loại âm trần nối ống gió áp suất tĩnh

Loại âm trần nối ống gió áp suất cao

Loại âm trần nối ống gió dạng mỏng

Loại áp trần

Loại đặt sàn

Loại treo tường

Ưu điểm:

Mức độ hiện đại hoá, tiện nghi, tính linh động cao. Có thể vừa điều khiển cục bộ
tạo từng phòng vừa điều khiển trung tâm

Hệ thống có thể kết nối vào hệ thống điều khiển chung của toà nhà thông qua
máy tính.

Thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận hành không lớn

Lắp đặt đơn giản, ít làm ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị khác

Ít ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình

Dễ dàng thay đổi cách bố trí công suất dàn lạnh có thể đạt đến 130% công suất
dàn nóng.

Đường ống dài cho phép linh hoạt hơn khi thiết kế hệ thống.

Công nghệ máy nén mới loại bỏ việc cần tính toán đường ống, rút gọn ngắn thời
gian thiết kế.

Dàn nóng có thể đặt trên tầng mái mà không làm ảnh hưởng đến thiết kế bên
trong của tòa nhà.

Độ tin cậy tối đa


2
Nhược điểm:

Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả làm việc chưa cao

Giá thành đắt trong tất cả các hệ thống điều hòa không khí, nhưng hiện nay
đang có xu hướng giảm dần

Số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thống có công suất
vừa

Hình 1.2. Hệ thống điều hòa không khí VRV

1.4.3 Hệ thống điều hòa Water Chiller

Hệ thống điều hòa Water Chiller: Là hệ thống điều hòa không khí gián tiếp trong đó
đầu tiên môi chất lạnh trong bình bốc hơi cửa máy lạnh làm lạnh nước ( là chất tải lạnh ) sau
đó nước sẽ làm lạnh không khí trong phòng cần điều hòa bằng thiết bị trao đổi nhiệt như
FCU và AHU hoặc buồng phun.

Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy
lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7⁰C. Sau đó nước được
dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là FCU và AHU để xử
lý nhiệt ẩm không khí. Như vậy trong hệ thống này nước được sử dụng làm chất tải lạnh.

Hệ thống bao gồm các thiết bị chính như sau:

Cụm máy lạnh Chiller

2
Bơm nước giải nhiệt

Tháp giải nhiệt (Chiller giải nhiệt bằng nước) hoặc dàn nóng (Chiller giải nhiệt
bằng gió)

Bơm nước lạnh tuần hoàn

Bình giãn nở và cấp nước bổ sung

Các dàn lạnh FCU và AHU

Hệ thống xử lý nước

Cụm máy lạnh chiller: là thiết bị quan trong nhất của hệ thống, nó được sử dụng để
làm lạnh chất tải lạnh. Nước đóng vai trò là chất tải lạnh trong hệ thống này và thường được
làm lạnh tới 7⁰C. Cụm chiller là một hệ thống lạnh hoàn chỉnh tại nơi chế tạo, với các thiết
bị sau:

Máy nén: có rất nhiều dạng nhưng phổ biến là loại trục vít, máy nén kín, máy nén
pittn nửa kín.

Thiết bị ngưng tụ: tùy thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị là bình ngưng tụ
là bình ngưng hay dàn ngưng. Khi giải nhiệt bằng nước thì sử dụng bình ngưng, khi giải
nhiệt bằng gió thì sử dụng dàn ngưng. Nếu giải nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp
giải nhiệt và bơm nước giải nhiệt.

Bình bay hơi: bình bay hơi thường hay sử dụng là bình bay hơi ống đồng có
cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống , nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc
cách nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 7⁰C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng
gây nổ bình, công dụng của bình bay hơi là làm lạnh nước.

Dàn lạnh FCU (Fan Coil Unit): là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt
gió. Nước chuyển động trong ống, không khí chuyển động ngang qua cụm ống trao đổi
nhiệt, ở đó không khí được trao đổi nhiệt ẩm, sau đó được thổi trực tiếp và qua một hệ thống
kênh gió vào phòng. Quạt FCU là quạt lồng sốc dẫn động trực tiếp.

Dàn lạnh AHU (Air Handling Unit): tương tự như FCU thì AHU thực chất cũng
là dàn trao đổi nhiệt. Nước lạnh chuyển động bên trong cụm ống trao đổi nhiệt, không khí
chuyển động bên ngoài. Làm lạnh và được quạt thôi theo hệ thống kênh gió tới các phòng.
Quạt AHU thường là quạt ly tâm dẫn động bằng dây đai.

2
Hình 1.3 Cấu tạo cơ bản của một hệ thống điều hòa Chiller

Một số thiết bị khác:

Bình giãn nở và cấp nước bổ sung: có công dụng bù giãn nở khi nhiệt độ nước
thay đổi và bổ sung thêm nước khi cần. Nướ bổ sung phải được xử lý cẩn thận.

Hệ thống dẫn là đường ống thép bọc cách nhiệt, sử dụng để tải nước lạnh từ bình
bay hơi tới các FCU và AHU.

Ưu điểm:

Công suất dao động lớn

Hệ thống có nhiều cấp giảm tải

Hệ thống hoạt động ổn định, bền tuổi thọ cao

Thích hợp cho các tòa nhà lớn và cao tầng

Hệ thống nước lạnh gọn nhẹ

Nhược điểm:

Phải có người chuyên trách phục vụ

2
Vận hành, bảo dưỡng tương đối phức tạp

Phải có phòng máy riêng

Tiêu thụ điện năng cao, đặc biệt là khi non tải

Chỉ nên sử dụng khi hệ số sử dụng đồng thời cao

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống điều hòa Chiller

1.5 Phương án thiết kế

Có thể thấy máy điều hòa hai mảnh chỉ phù hợp với công trình nhà ở, phòng, căn hộ
nhỏ. Hệ thống này thì hệ số sử dụng đồng thời nhỏ, do công trình chủ yếu là phòng cho thuê
nên công trình này không nên sử dụng hệ thống Water Chiller. Vì vậy ta chọn hệ thống điều
hòa VRV cho công trình là hợp lí nhất.

2
1.6 Giới thiệu về công trình

Công trình khác sạn Xuân Thành tại thành phố Nha Trang là khác sạn có 20 tầng và
1 tầng hầm, nhóm em được phân công tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí và
thông gió cho tầng 1 và tầng lửng.

Diện tích xây dựng là 545m²

Mặt bằng cụ thể của tầng 1 gồm:

 1 Sảnh thông tầng

 1 Quầy lễ tân

 1 Phòng phục vụ

 1 Kho hành lý

 1 Kho vật tư

 1 Kho đồ vải

 1 Phòng PCCC

 2 Nhà vệ sinh (1 WC nam và 1 WC nữ)

 1 Khu vực thang máy

 2 Khu vực cầu thang bộ

Diện tích sàn phòng cần lắp đặt điều hòa không khí:

Bảng 1.2 Diện tích phòng lắp đặt

Diện tích sàn phòng cần lắp đặt điều hòa không khí m2

Sảnh thông tầng 195

Quầy lễ tân 90

Phòng phục vụ 17,5

Diện tích phòng vệ sinh 9,6

2
 Sảnh thông tầng: Ftt = 195 (m2), Htt = 5 (m)

 Quầy lễ tân: Flt = 90 (m2), Hlt = 3 (m)

 Phòng phục vụ: Fpv = 17,5 (m2), Hpv = 3 (m)

 Diện tích phòng vệ sinh: Fwc = 9,6 (m2), Hwc = 3 (m)

Diện tích cửa ra vào của phòng cần lắp đặt điều hòa không khí:

Bảng 1.3 diện tích của ra vào phòng

Diện tích cửa ra vào của phòng cần lắp đặt điều hòa không khí F (m2)

Sảng khách sạn 36,5

Phòng phục vụ (tầng 1) 2,6

 Sảnh khách sạn: Fcs = 7,3*5 = 36,5 (m2)

 Phòng phục vụ (tầng 1): Fcpv = 1*2,6 = 2,6 (m2)

Diện tích cửa sổ của phòng cần lắp đặt điều hòa không khí:

Bảng 1.4 Diện tích cửa sổ của phòng lắp đặt

Diện tích cửa sổ m2

Sảnh khách sạn Fcss 15,54

Sảnh khách sạn Fcss2 19,24

Sảnh khách sạn: Fcss = 4,2*3,7 = 15,54 (m2)

Fcss2 = 5,2*3,7 = 19,24 (m2)

2
Hình 1.5 Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng cụ thể của tầng lửng gồm:

 1 Sảnh thông tầng

 1 Phòng bộ phận hành chính

 1 Phòng tiếp khách

 1 Phòng giám đốc

 1 Kho chính

 1 Kho phụ

 2 Phòng thay đồ

 1 Khu ăn nội bộ

 2 Nhà vệ sinh (gồm 1 WC nam và 1 WC nữ)

 1 Khu vực thang máy

 2 Khu vực cầu thang bộ

Diện tích sàn phòng cần lắp đặt điều hòa không khí:

2
Bảng 1.5 Diện tích sàn phòng lắp đặt

Diện tích sàn phòng F (m2) H (m)

Phòng bộ phận hành chính 33 3

Phòng tiếp khách 21 3

Phòng giám đốc 15,5 3

Khu ăn nội bộ 38 3

Diện tích cửa ra vào của phòng cần lắp đặt điều hòa không khí:

Bảng 1.6 Diện tích cửa ra vào phòng

Diện tích cửa ra vào của phòng tầng lửng m2

Phòng bộ phận hành chính: Fchc1 6,5

Phòng bộ phận hành chính: Fchc2 2,34

Phòng giám đốc: Fcgd 2,6

Phòng tiếp khách: Fctk 2,34

Diện tích cửa thông với phòng thay đồ: Fctd1 2,262

Diện tích cửa thông với kho: Fck 2,2

Diện tích cửa ra ban công: Fcbc 2,47

 Phòng bộ phận hành chính: Fchc1 = 2,5*2,6 = 6,5 (m2)

Fchc2 = 0,9*2,6 = 2,34 (m2)

 Phòng giám đốc: Fcgd = 1*2,6 = 2,6 (m2)

 Phòng tiếp khách: Fctk = 0,9*2,6 = 2,34 (m2)

2
 Diện tích cửa thông với phòng thay đồ: Fctd1 = Fctd2 = 0,87*2,6 = 2,262 (m2)

 Diện tích cửa thông với kho: Fck = 0,85*2,6 = 2,2 (m2)

 Diện tích cửa ra ban công: Fcbc = 0,95*2,6 = 2,47 (m2)

Diện tích cửa sổ của phòng cần lắp đặt điều hòa không khí:

Diện tích cửa sổ của phòng m2

Phòng tiếp khách: Fcstk 2,176

Khu ăn nội bộ: Fcska 2,55

 Phòng tiếp khách: Fcstk = 1,28*1,7 = 2,176 (m2)

 Khu ăn nội bộ: Fcska = 1,5*1,7 = 2,55 (m2)

Hình 1.6 Mặt bằng tầng lửng

1.7 Chọn thông số tính toán


1.7.1 Thông số thiết kế của không gian điều hòa

Nhiệt độ và độ ẩm tiện nghi: Theo TCVN mới, các thông số vi khí hậu thích ứng với
các trạng thái lao động khác nhau của con người. Tra theo bảng 1.1 ( Giáo trình: Thiết ké hệ
thống điều hòa không khí), trong đó t- nhiệt độ, 𝜑 -độ ẩm tương đối và w-tốc độ không khí.

3
Bảng 1.7 Nhiệt độ, độ ẩm theo mùa

Mùa đông Mùa hè


Trạng thái lao
động W;
t; oC 𝜑; % t; oC 𝜑; % w; m/s
m/s

Lao động nhẹ 22 65 0,4 25 65 0,8

Do thời tiết tại thành phố Nha Trang có một mùa mưa và một mùa khô nên các thông
số tính toán: nhiệt độ và độ ẩm được chọn vào mùa khô tức mùa hè.

Các thông số trong nhà:

+ Nhiệt độ trong nhà: tt = 24oC ÷ 27oC khi nhiệt độ ngoài trời tN < 36oC. Ta chọn
tt = 26oC.

Độ ẩm trong nhà: 𝜑t = 35% ÷ 70%. Ta chọn φt = 65%

Gió tươi và hệ số thay đổi không khí:

Theo TCVN 5687-2010, lượng gió tươi cho một người đối với phần lớn các công
trình là 20m3/người.h. Tuy nhiên lượng gió tươi này không được thấp hơn 10% lượng gió
tuần hoàn. Việc chọn gió tươi phải đáp ứng 2 điều kiện:

+ Đạt tối thiểu 20m3/người.h.

+ Đạt tối thiểu 10% lưu lượng gió tuần hoàn.

1.7.2 Thông số tính toán ngoài trời

Nhiệt độ và đồ ẩm không khí ngoài trời ký hiệu là tN ,𝜑𝑁. Trạng thái của không khó
ngoài trời được hiển thị bằng điểm N trên đồ thị không khí ẩm, Chọn thông số tính toán
ngoài trời phụ thuộc vào mùa nóng, mùa lạnh và cấp điều hòa. Lấy theo TCVN 5687-1992
như sau:

3
Bảng 1.8 Bảng nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời

Hệ thống Mùa Nhiệt độ tN (0C) Độ ẩm 𝜑𝑁(%)

Mùa hè tmax 𝜑(tmax)


Hệ thống cấp I
Mừa đông tmin 𝜑(tmin)

Mùa hè 0,5(tmax + ttbmax ) 0,5 [𝜑(tmax) + 𝜑(ttbmax)]


Hệ thống cấp II
Mừa đông 0,5(tmin + ttbmin ) 0,5 [𝜑(tmin) + 𝜑(ttbmin)]

Mùa hè ttbmax 𝜑(ttbmax)


Hệ thống cấp III
Mừa đông ttbmin 𝜑(ttbmin)

Với điều hòa không khí cấp 3, nhiệt độ không khí ngoài trời tN và độ ẩm tương đối
không khí ngoài trời φN vào mùa hè là:

tN = ttbmax = 33,7oC

φN = φ13 ÷ 15 = 59% (tháng nóng nhất).

φN – giá trị độ ẩm tương đối của tháng nóng nhất, lạnh nhất đo được lúc (13 ÷
15) giờ.
1.8 Độ ồn
Tiếng ồn cũng là một yếu tố gây ô nhiễm môi trường nên cần được khống chế. Bất
cứ một hệ thống điều hòa nào cũng nó một bộ phận gây ồn như các ống dẫn khí, các miệng
thổi… Độ ồn cho phép được bộ xây dựng công bố trong tiêu chuẩn về tiếng ồn 20TCN 175-
90. Dựa theo định hướng tiêu chuẩn tiếng ồn của điều hòa không khí ở Đức, ta chọn đồ ồn
cho phép là 30 – 40 dB cho phòng ở.

3
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM, CHỌN MÁY VÀ THIẾT
BỊ
2.1 Tính nhiệt hiện thừa và ẩn thừa

Có rất nhiều phương pháp tính cân bằng nhiệt ẩm khác nhau để xác định năng suất
lạnh yêu cầu khác nhau nhưng trên thực tế thường dùng theo hai phương pháp:

- Tính theo phương pháp truyền thống (hệ số nhiệt ẩm thừa).

- Tính theo phương pháp Carrier.

Chúng em đã thống nhất chọn tính tải nhiệt theo phương pháp Carrier.

Hình 2.1 Sơ đồ tính tải nhiệt theo phương pháp Carrier.

2.1.1 Nhiệt do bức xạ Q1

Nhiệt xâm nhập qua kính do bức xạ mặt trời Q11

Do các phòng đều được lắp kính bao quanh, nên chịu bức xạ của mặt trời khá lớn. Da
số các cửa kính đều thẳng đứng theo kiến trúc của tòa nhà. Bức xạ mặt trời tác động một mặt

3
tường thẳng đứng, nghiêng hoặc ngang là liên tục thay đổi. Vì vậy mức độ bức xạ phụ thuộc
rất lớn vào thời gian, cường độ và hướng bức xạ. Lượng nhiệt bức xạ này xác định gần đúng
theo kinh nghiệm:

Q11 = nt . Q’11 (w).

𝑄′11 = 𝐹. 𝑅𝑘 . 𝜀𝑐 . 𝜀đ𝑠 . 𝜀𝑚𝑚 . 𝜀𝑘ℎ . 𝜀𝑚 . 𝜀𝑟

Trong đó:

Q11: Nhiệt xâm nhập qua kính do bức xạ mặt trời

nt: Hệ số tác dụng tức thời

Q’11 : Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng

F : Diện tích bề mặt cửa kính cửa sổ có khung thép (m2)

RK: nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính vào phòng (w/m2)

Rk = R
0, 4        0, 4    R ; R  t W/m2.
 k k m m k m km  n n
0.88

𝐻
εc : Hệ số ảnh hưởng độ cao so với mực nước biển, chọn: εc = 1 +
1000
x 0,023

H: Độ cao so với mực nước biển (m), chọn: H = 20m.

𝜀𝑐
= 1 + 20 x 0,023 = 1,00046
1000

ɛđs: nhiệt độ thiết kế ngoài nhà tN = 33,7oC và φN = 59% . Tra đồ thị log p-i =>
ts = 24,8oC
𝑡𝑠−20
εds =1 − × 0,13 = 0,9376
10

εmm: Hệ số ảnh hưởng của mây mù, khi trời có mây εmm = 0,85, không mây
εmm = 1

εkh: Hệ số ảnh hưởng của khung, khung kính làm bằng nhôm nên ta có εkh = 1,17

εm: Hệ số kính, phụ thuộc mầu sắc và kiểu loại kính khác nhau. Kính cơ bản là loại
trong suốt, dày 3(mm). Chọn εm = 1

εr: Hệ số mặt trời, ở đây bố trí kính cơ bản không có màng che nên ta có: εr =1

3
Bảng 2.1 Hệ số đối với kính cơ bản

Hệ số hấp thụ Hệ số phản xạ Hệ số xuyên qua Hệ số kính


Đối với kính cơ
αk pk 𝜏𝑘 εm
bản
0,06 0,08 0,86 1

 Xác định hệ số tức thời nt:

Tường bao dày 225 mm có khối lượng: 360 kg/m2sàn

Sàn bê tông dày 200 mm, trên có trát xi măng 15 mm có khối lượng: 410 kg/m2sàn

Gọi gs là mật độ khối lương riêng trên diện tích trung bình, kg/m2sàn, của toàn bộ
kết cấu bao che vách, trần, sàn và được tính như sau:

𝑔𝑠 = 𝐺 ′+0,5𝐺 (kg/m2sàn)
′′
𝐹𝑠

Trong đó:

Fs - là diện tích sàn, m2

G’ -là khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn
nằm trên mặt đất, kg

G’’ – là khối lượng của tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời
và của sàn không nằm trên mặt đất, kg

 Phòng cần lắp điều hòa có cửa kính tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời gồm:

- Khu ăn nội bộ (tầng lửng):

Fkanb = 56 (m2)

Hkanb = 3 (m)

Fctd1 = Fctd2 = 2,262 (m2)

Fck = 2,2 (m2)

Fcbc = 2,47 (m2)

3
Fcska = 2,55 (m2)

Khối lượng 1m2 tường 360 (kg/m2)

Khối lượng 1m2 sàn bêtông 410 (kg/m2)

Khối lượng tường tiếp xúc với bức xạ mặt trời và sàn:

G’ = 360.[6,35.3 – 2,55 – 2,47] + 410.38 = 20630,8 (kg)

Vậy khối lượng tường không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không nằm

G’’= 360.[3.(4,6 + 1,6 + 3,5 + 6,2 + 7,8) – 2.2,262 – 2,2] = 23175,4 (kg)
20630,8+0,5.23175,4
Vậy: gs = = 575,3 (kg/m2 sàn)
56

- Khu vực sảnh tiếp khách thông tầng

Diện tích sàn của sảnh là: Ftt = 195 (m2)

Htt = 5 (m)

Fcs = 36,5 (m2)

Fcss1 = 15,54 (m2)

Fcss2 = 19,24 (m2)

Khối lượng 1m2 tường 360 kg/m2

Khối lượng 1m2 sàn bêtông 410 kg/m2

Vậy khối lượng tường tiếp xúc với bức xạ mặt trời và sàn:

G’ = 360.[25,6.5 – 15,54 – 19,24] + 410.195 = 113509,2 (kg)

Vậy khối lượng tường không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không nằm trên
mặt đất:

G’’= 360.5.(25,7 + 2,8) = 51300 (kg)


113509,2+0,5.51300
Vậy: gs = = = 713,7 (kg/m2 sàn)
195

Các khu vực như quầy lễ tân, phòng phục vụ, phòng bộ phận hành chính, phòng tiếp
khách, phòng giám đốc, khu ăn nội bộ thì qua khảo sát cho thấy không ảnh hưởng bởi bức
xạ mặt trời do khu vực xung quanh có nhiều nhà ở xây cao và sát cạnh.

𝑄11 = 0,56.175.587,5.1,00046.0,9415.1.1,17.1.1 = 63451,2 (W)

3
2.2 Nhiệt do kết cấu bao che Q2
2.2.1 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ t, 𝑸𝟐𝟏

Do tầng thiết kế hệ thống điều hòa không khí là tầng 1 và lửng, mà tòa nhà tòa
nhà có 20 tầng. Vì ta đang tính cho tầng 1 và tầng lửng nên Q21 = 0

2.2.2 Nhiệt truyền qua vách Q22 gồm hai thành phần

Chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng: ∆t = 𝑡𝑁 - 𝑡𝑇

Bức xạ mặt trời vào tường, tuy nhiên thành phần nhiệt này coi bằng không khi tính
toán

Thành phần nhiệt truyền qua vách bao gồm: nhiệt truyền qua tường, nhiệt truyền qua
cửa ra vào và nhiệt truyền qua kính cửa sổ

Q22= ΣQi = ki.Fi.∆t = Q22t+Q22c+Q22k , (W)

Trong đó :

Q22t : Nhiệt truyền qua tường

Q22c : Nhiệt truyền qua cửa ra vào

Q22k : Nhiệt truyền qua kính cửa sổ

ki : Hệ số truyền nhiệt của cửa ra vào, tường và kính cửa sổ

Fi : Diện tích của tường, cửa ra vào, và kính cửa sổ

∆t : Độ chênh lệch điều hòa giữa ngoài và trong không gian điều hòa

 Tính nhiệt truyền qua tường Q22t

Nhiệt truyền qua tường: Q22t = kt .Ft . ∆t

Khi tường tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài:

∆t = (tN – tT) = 33,7 – 25 = 8,7 0C

Hệ số truyền nhiệt qua tường:

k= 1

1 𝛿𝑖 1
(W/m2K)
𝛼𝑁
+Σλ +
𝑖
𝛼𝑇

Trong đó:

3
k: Hệ số truyền nhiệt (W/m2K)

𝛼𝑁: Hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường khi tiếp xúc với không khí ngoài trời, 𝛼𝑁 =
20 W/m2K, 𝛼𝑁 = 10 W/m2K khi tường tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài

𝛼𝑇 = 10 W/m2K - hệ số tỏa nhiệt trong nhà

𝑅𝑖 : Nhiệt trở dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường

𝛿𝑖 : Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (m)

λ𝑖 : Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (W/mK)

Hình 2.1 Cấu trúc xây dựng của tường

Bảng 2.2 Kết cấu của tường bao

STT Lớp Chiều dày 𝛿


, [𝑚𝑚] Hệ số dẫn nhiệt , λ,[W/mk]

1 Vữa xi măng 10 0,93


2 Gạch xây dựng 200 0,52
3 Vữa xi măng 10 0,93

3
Ta xác định được hệ số truyền nhiệt k của tường bao :

Khi tường tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài:
k= 1
= 1,798 (W/m2K)
1 0,01 0,2 1
+2. + +
20 0,93 0,52 10

Khi tường tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài:
k= 1

1 0,01 0,2 1
= 1,65 (W/m2K)
+2. + +
10 0,93 0,52 10

 Nhiệt truyền qua tường được tính như sau:

Bảng 2.3 Tính toán nhiệt truyền qua tường Q22t

Diện tích (m2) Nhiệt truyền qua tường (W)

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng Fttt 116,72 1825,8

Quầy lễ tân (tầng 1) Ftlt 70,46 1102,8

Phòng phục vụ (tầng 1) Ftpv 39 560

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) Fthc 52,52 754

Phòng giám đốc (tầng lửng) Ftgd 35,62 511,3

Phòng tiếp khách (tầng lửng) Fttk 42,8 614,4

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) Ftka 71,2 1022

Tổng nhiệt truyền qua trường Q22t 6390,3

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng:

Fttt = 17.5 + 8,1.5 + 2,5.5 + 10.5 – 36,5 – 15,54 – 19,24 = 116,72 (m2)

Q22t = 1,798.116,72.8,7 = 1825,8 (W)

Quầy lễ tân (tầng 1):

Ftlt = 2.8,3.2,6 + 10,5.2,6 = 70,46 (m2),

3
Q22t = 1,798.70,46.8,7 = 1102,8(W)

Phòng phục vụ (tầng 1):

Ftpv = 2,6.(2.3,8 + 24,2) – 2,6 = 39(m2)

Q22t = 1,65.39.8,7 = 560 (W)

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng):

Fthc = 2,6.(2.4 + 2.7,8) – 6,5 – 2,34 = 52,52 (m2)

Q22t = 1,65.52,52.8,7 = 754 (W)

Phòng giám đốc (tầng lửng):

Ftgd = 2,6.(2.4,2 + 2.3,6) – 2,6 – 2,34 = 35,62 (m2)

Q22t = 1,65.35,62.8,7 = 511,3 (W)

Phòng tiếp khách (tầng lửng):

Fttk = 2,6.(2.4,8 + 2.4 ,3) – 2,176 – 2,34 = 42,8 (m2)

Q22t = 1,65.42,8.8,7 = 614,4 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng):

Ftka = 2,6.(6,2 + 8,2 + 1,4 + 7,9 + 8,2) – 2.2,262 – 2,2 – 2,55 -2,47 = 71,2 (m2)

Q22t = 1,65.71,2.8,7 = 1022 (W)

Tổng Q22t = 1825,8 + 1102,8 + 560 + 754 + 511,3 + 614,4 + 1022 = 6390,3 (W)

 Nhiệt truyền qua kính cửa ra vào Q22c.

Nhiệt truyền qua kính cửa sổ được xác định bằng biểu thức:

Q22c = kc.Fc. ∆t

Trong đó:

F: Diện tích cửa, m²

∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà tN – tT = 33,7 – 25 = 8,7

K: Hệ số truyền nhiệt qua cửa, W/m2K.

Chọn K = 5,89 W/m2K (1 lớp kính đặt đứng)

4
Bảng 2.4 Tính toán nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

Nhiệt truyền qua kính cửa ra vào Q22c W

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 1870,4

Phòng phục vụ (tầng 1) 133,3

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 453

Phòng giám đốc (tầng lửng) 133,3

Phòng tiếp khách (tầng lửng) 120

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 2214

Tổng cộng Q22c 6794,4

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng:

Q22c = 5,89.36,5.8,7 = 1870,4 (W)

Phòng phục vụ (tầng 1):

Q22c = 5,89.2,6.8,7 = 133,3 (W)

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng):

Q22c = 5,89.(6,5 + 2,34).8,7 = 453 (W)

Phòng giám đốc (tầng lửng):

Q22c = 5,89.2,6.8,7 = 133,3 (W)

Phòng tiếp khách (tầng lửng):

Q22c = 5,89.2,34.8,7 = 120 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng):

Q22c = 5,89.(2.19,24 + 2,176 + 2,55).8,7 = 2214 (W)

 Tổng Q22c = 2.1870,4 + 133,3 + 453 + 133,3 + 120 + 2214 = 6794,4 (W)

4
 Tính nhiệt truyền qua kính cửa sổ:

Q22k = kk.Fk. ∆t

Trong đó:

F: Diện tích cửa sổ kính, m²

∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà tN – tT = 33,7 – 25 = 8,7

K: Hệ số truyền nhiệt qua cửa sổ, W/m2K.

Bảng 2.5 Tính toán nhiệt truyền qua cửa sổ Q22k

Nhiệt truyền qua kính cửa sổ W

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 1782,2

Phòng tiếp khách (tầng lửng) 111,5

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 130,7

Tổng truyền nhiệt 3806,6

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng:

Q22k = 5,89.(15,54 + 19,24).8,7 = 1782,2(W)

Phòng tiếp khách (tầng lửng):

Q22k = 5,89.2,176.8,7 = 111,5 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng):

Q22k = 5,89.2,55.8,7 = 130,7 (W)

=> Tổng Q22k = 2.1782,2 + 111,5 +130,7 = 3806,6 (W)

 Q22 = Q22 + Q22c+Q22k = 6390,3 + 6794,4 + 3806,6 = 16991,3 (W)

4
2.2.3 Nhiệt truyền qua sàn

Q23 = kn.Fn. ∆t

Trong đó:

F: Diện tích nền, m²

∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà tN – Tt => 33,7 – 25 = 8,7

K: Hệ số truyền nhiệt qua nền, W/m2K.

Sàn đặt ngay trên mặt đất lấy k của sàn bê tông 300mm có lát gạch Vinyl 3mm.

 k = 2,15 (W/m2K)

Bảng 2.6 Nhiệt truyền qua nền ( sàn ) Q23

Diện tích m2 Nhiệt truyền qua nền W

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 195 3647,475

Quầy lễ tân (tầng 1) 90 1683,45

Phòng phục vụ (tầng 1) 17,5 327,34

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 33 617,3

Phòng giám đốc (tầng lửng) 15,5 290

Phòng tiếp khách (tầng lửng) 21 392,8

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 38 710,8

Tổng nhiệt truyền qua nền 11316,64 W

Nhiệt truyền qua nền được tính như sau:

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng:

Fn = 195 (m2)

Q23n = 2,15.195.8,7 = 3647,475 (W)

4
Quầy lễ tân (tầng 1):

Fn = 90 (m2)

Q23n = 2,15.90.8,7 = 1683,45 (W)

Phòng phục vụ (tầng 1):

Fn = 17,5 (m2)

Q23n = 2,15.17,5.8,7 = 327,34 (W)

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng):

Fn = 33 (m2)

Q23n = 2,15.33.8,7 = 617,3 (W)

Phòng giám đốc (tầng lửng):

Fn = 15,5 (m2)

Q23n = 2,15.15,5.8,7 = 290 (W)

Phòng tiếp khách (tầng lửng):

Fn = 21 (m2)

Q23n = 2,15.21.8,7 = 392,8 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng):

Fn = 38 (m2)

Q23n = 2,15.38.8,7 = 710,8 (W)

=> Tổng Q23n = 2.3647,475 + 1683,45 + 327,34 + 617,3 + 290 + 392,8 + 710,8 = 11316,64
(W)

 Vì Q21 = 0 nên Q2 = Q22 + Q23 = 16991,3 + 11316,64 = 28307,94 (W)

2.3 Tính nhiệt tỏa Q3


2.3.1 Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q31

Trong chiếu sáng người sử dụng hai loại đèn: đèn dây tóc và đèn huỳnh quang

Đối với đèn dây tóc: Q31 =  N

4
Đối với đèn huỳnh quang; Q31 =  N .1,25 W, với N là tổng công suất ghi trên đèn.
Q31 = nt . nđ . ∑1,25.N.
Khách sạn Xuân Thành toàn bộ lắp đèn led ốp trần mỏng tròn có công suất 18W

Nhiệt tỏa do chiếu sáng cũng gồm hai thành phần: bức xạ và đối lưu, phần bức xạ
cũng bị kết cấu bao che hấp thụ, nên tác động nhiệt lên tải lạnh cũng nhỏ hơn giá trị tính
toán được. Vì vậy phải nhân thêm hệ số tác dụng tức thời và hệ số tác dụng đồng thời.

Q31 = nt . nđ . ∑1,25.N.

Trong đó:

nt: Hệ số tác dụng tức thời, giả sử đèn bật 14 tiếng/1 ngày, với gs>700 kg/m2
sàn, có nt = 0,2.

nđ: Hệ số tác dụng đồng thời, chỉ dùng cho các tòa nhà và các công trình điều hòa
không khí lớn, với công sở : nđ = 0,7÷0,85. Chọn nđ = 0,8.

Bảng 2.7 Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng

Nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng Q31 Số lượng đèn W

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 36 129,6

Quầy lễ tân (tầng 1) 8 28,8

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 8 28,8

Phòng phục vụ (tầng 1) 6 21,6

Phòng giám đốc (tầng lửng) 6 21,6

Phòng tiếp khách (tầng lửng) 6 21,6

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 10 36

Nhiệt hiện toả do đèn chiếu sáng được tính như sau:

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng trang bị 36 bóng đèn

4
Q31 = 0,2.0,8.1,25.36.18 = 129,6 (W)

Quầy lễ tân (tầng 1), phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) trang bị 8 bóng đèn

Q31 = 0,2.0,8.1,25.8.18 = 28,8 (W)

Phòng phục vụ (tầng 1), phòng giám đốc (tầng lửng), phòng tiếp khách (tầng lửng)
trang bị 6 bóng đèn

Q31 = 0,2.0,8.1,25.6.18 = 21,6 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) trang bị 10 bóng đèn

Q31 = 0,2.0,8.1,25.10.18 = 36 (W)

2.3.2 Nhiệt tỏa do máy móc Q32

Nhiệt hiện tỏa ra do máy và dụng cụ điện như tivi, máy chiếu, quạt... trong giảng
đường là các loại thiết bị không dùng động cơ điện nên có thể tính nhiệt tỏa như của đèn
chiếu sáng:

Q32 = ∑Ni , (W)

Trong đó:

Ni -là công suất ghi trên dụng cụ (w)

Bảng 2.8 Nhiệt lượng tỏa ra do máy móc

Tivi Tủ lạnh Điện thoại laptop Bình siêu tốc Đèn

120W 75W 100W 50W 1200W 5W

4
Bảng 2.9 Nhiệt lượng máy móc tỏa ra các phòng

Tivi Tủ Điện laptop Bình Q32 (W)


lạnh thoại siêu tốc

Quầy lễ tân (tầng 1 1 4 320

Phòng phục vụ (tầng 1), 1 50

Phòng giám đốc 1 50

Phòng bộ phận hành chính (tầng 1 4 320


lửng)

Phòng tiếp khách (tầng lửng) 1 120

Khu ăn nội bộ 1 4 1 1725

TỔNG CỘNG 2585

Nhiệt lượng do máy móc tỏa ra được tính như sau:

Quầy lễ tân (tầng 1) có 4 laptop, 1 tivi

Q32 = 4.50+120 = 320 (W)

Phòng phục vụ (tầng 1), phòng giám đốc có 1 laptop

Q32 = 50 (W)

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) có 1 tivi, 4 laptop

Q32 = 120 + 4.50 = 320 (W)

Phòng tiếp khách (tầng lửng) có 1 tivi

Q32 = 120 (W)

Khu ăn nội bộ có 1 bình siêu tốc, 1 tủ lạnh, 1 laptop, 4 điện thoại

Q32 = 1200 + 75 + 50 + 4.100 = 1725 (W)

=> Tổng Q32 = 320 + 50.2 + 320 + 120 + 1725 = 2585 (W)

4
 Q3 = Q31 + Q32 = 417,6 + 2585 = 3002,6 (W)

2.4. Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4


2.4.1 Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng.

Nhiệt hiện do người tỏa vào không gian điều hòa chủ yếu bằng hai phương thức là
đối lưu và bức xạ, được xác định bằng biểu thức sau:

Q4h = n.qh, W

Trong đó:

n: Số người trong không gian điều hòa.

qh: Nhiệt hiện tỏa ra từ một người. Nhiệt độ trong phòng là 25°∁ có nhiệt hiện
tỏa ra từ một người qh = 65 (W/người).

Bảng 2.10 Nhiệt hiện do người tỏa ra

Số lượng người Nhiệt hiện Q4h

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 35 2275

Quầy lễ tân (tầng 1) 3 195

Phòng phục vụ (tầng 1) 5 325

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 4 260

phòng tiếp khách 4 260

Phòng giám đốc (tầng lửng) 1 65

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 10 650

TỔNG CỘNG 6305 (W)

Nhiệt hiện do người toả vào phòng được tính như sau:

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng có 35 người: n= 35

Q4h = 35.65 = 2275 (W)

4
Quầy lễ tân (tầng 1) có 3 người: n = 3

Q4h = 3.65 = 195 (W)

Phòng phục vụ (tầng 1) có 5 người: n = 5

Q4h = 5.65= 325 (W)

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng), phòng tiếp khách có 4 người: n = 4

Q4h = 4.65 = 260 (W)

Phòng giám đốc (tầng lửng) có 1 người: n = 1

Q4h = 65 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) có 10 người:

Q4h = 10.65 = 650 (W)

Tổng nhiệt hiện do người tỏa ra: ∑Q4h = 2.2275+195+325+ 2.260 +65+650 = 6305
(W)

2.4.2 Nhiệt ẩn do người tỏa ra:

Nhiệt ẩn do người tỏa ra được xác định theo biểu thức sau: Q4â = n.qâ

Trong đó:

n: Số người trong không gian điều hòa.

qâ: Nhiệt ẩn tỏa ra từ một người. Nhiệt độ trong phòng là 26°∁ có nhiệt hiện tỏa
ra từ một người 𝑞â = 55 (W/người).

4
Bảng 2.11 Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4â

Số lượng người Nhiệt hiện Q4â

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 35 1925

Quầy lễ tân (tầng 1) 3 165

Phòng phục vụ (tầng 1) 5 275

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 4 220

phòng tiếp khách 4 220

Phòng giám đốc (tầng lửng) 1 55

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 10 550

Nhiệt ẩn do người toả vào phòng được tính như sau:

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng có 35 người: n= 35

Q4â = 35.55 = 1925 (W)

Quầy lễ tân (tầng 1) có 3 người: n = 3

Q4â = 3.55 = 165(W)

Phòng phục vụ (tầng 1) có 5 người: n = 5

Q4â = 5.55= 275 (W)

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng), phòng tiếp khách có 4 người: n = 4

Q4â = 4.55 = 220 (W)

Phòng giám đốc (tầng lửng) có 1 người: n = 1

Q4â = 55 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) có 10 người:

Q4â = 10.55 = 550 (W)

5
Tổng nhiệt ẩn do người tỏa ra: ∑ Q4â = 2.1925+165+275+ 2.220 +55+550 = 5335
(W)

 Q4 = Q4h + Q4â = 6305 + 5335 = 11640 (W)

2.5 Nhiệt Ẩn Và Nhiệt Hiện Do Gió Tươi Mang Vào: Qn.

Phòng điều hòa luôn phải cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ oxy cần thiết
cho hoạt động hô hấp của con người ở trong không gian đó. Ký hiệu gió tươi ở trạng thái
ngoài trời là N, với nhiệt độ tN, ẩm dung dN và entanpy IN lớn hơn trạng thái không khí trong
nhà với nhiệt độ tT, ẩm dung dT và entanpy IT, vì vậy khi đưa gió tươi vào phòng nó sẽ tỏa ra
một lượng nhiệt, bao gồm nhiệt ẩn Q âN và nhiệt hiện QhN, được tính bằng các công thức
sau:

QN = QhN + QâN

QhN = 1,2. n.l.(tN – tT), (W)

QâN = 3. n.l.( dN - dT), (W)

Trong đó :

dN: Ẩm dung của trạng thái không khí ngoài trời.

dT: Ẩm dung của trạng thái không khí trong không gian điều hòa .

tN , tT: Nhiệt độ của trạng thái không khí ở ngoài và trong không gian điều hòa.

n: Số người trong không gian điều hòa.

l: Lượng không khí tươi cần cho một người trong một giây, chọn l = 7,5 (l/s.) = 25
(m3/h)

Từ các thông số: tN = 33,70C , 𝜑 N = 59%, tT = 250C , 𝜑 T = 70%

Tra ẩm đồ I– d ta có dN = 19,7 (g/kg.kkk), dT = 14 (g/kg.kkk) và IN= 84,5 (kJ/kg), IT


= 61 (kJ/kg).

5
Bảng 2.12 Nhiệt ẩn và hiện gió tươi mang vào phòng

SL QhN (W) QâN (W)

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 35 2740,5 4488,75

Quầy lễ tân (tầng 1) 3 234,9 384,75

Phòng phục vụ (tầng 1) 5 391,5 641,25

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 4 313,2 513

Phòng tiếp khách 4 313,2 513

Phòng giám đốc (tầng lửng) 1 78,3 128,25

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 10 783 1282,5

TỔNG CỘNG 4071,6 7951,5

Nhiệt ẩn và hiện do gió tươi mang vào phòng được tính như sau:

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng có 35 người: n= 35

QhN = 1,2. n.l.(tN – tT) = 1,2.35.7,5.(33,7 – 25) = 2740,5 (W)

QâN = 3,0. n.l.( dN - dT) = 3.35.7,5.(19,7 – 14) = 4488,75 (W)

Quầy lễ tân (tầng 1) có 3 người: n = 3

QhN = 1,2. n.l.(tN – tT) = 1,2.3.7,5.(33,7 – 25) = 234,9 (W)

QâN = 3. n.l.( dN - dT) = 3.3.7,5.(19,7 – 14) = 384,75 (W)

Phòng phục vụ (tầng 1) có 5 người: n = 5

QhN = 1,2. n.l.(tN – tT) = 1,2.5.7,5.(33,7 – 25) = 391,5 (W)

QâN = 3. n.l.( dN - dT) = 3.5.7,5.(19,7 – 14) = 641,25 (W)

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng), phòng tiếp khách có 4 người: n = 4

QhN = 1,2. n.l.(tN – tT) = 1,2.4.7,5.(33,7 – 25) = 313,2 (W)

5
QâN = 3. n.l.( dN - dT) = .4.7,5.(19,7 – 14) = 513 (W)

Phòng giám đốc (tầng lửng) có 1 người: n = 1

QhN = 1,2. n.l.(tN – tT) = 1,2.1.7,5.(33,7 – 25) = 78,3 (W)

QâN = 3. n.l.( dN - dT) = 3.1.7,5.(19,7 – 14) = 128,25 (W)

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) có 10 người:

QhN = 1,2. n.l.(tN – tT) = 1,2.10.7,5.(33,7 – 25) = 783 (W)

QâN = 3. n.l.( dN - dT) = 3.10.7,5.(19,7 – 14) = 1282,5 (W)

Tổng nhiệt hiện của các phòng: ∑ QhN= 4071,6 (W). Tổng nhiệt ẩn của các phòng: ∑
QẩN= 7951,5 (W).

 Tổng nhiệt do gió tươi mang vào:

∑ QN= ∑ QhN+ ∑ QẩN = 4071,6 + 7951,5= 12023,1 (W)

2.6 Nhiệt Hiện Và Ẩn Do Gió Lọt: Q5

Không gian điều hòa cần được làm kín để chủ động kiểm soát được lượng gió tươi
cấp cho phòng điều hòa nhằm tiết kiệm năng lượng, nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không
khí không mong muốn qua khe cửa sổ, cửa ra vào và cửa mở do người ra vào. Hiện tượng
này xảy ra càng mạnh khi chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài không gian điều hòa càng
lớn. Không khí lạnh thoát ra ở phía đưới cửa và không khí ngoài trời lọt vào từ phía trên
cửa. Nhiệt ẩn và nhiệt hiện, được xác định như sau:

Q5h = 0,39.ξ.V(tN – tT) (W)

Q5â = 0,84. ξ.V(dN – dT) (W)

Trong đó: V: Thể tích phòng, (m3)

ξ.: Hệ số kinh nghiệm. Xác định theo thể tích phòng, tất cả các phòng đều
có thể tích nhỏ hơn 500 m3, ta có: ξ.=0,7.

Bảng 2.13 Thể tích mỗi phòng lắp đặt

Chiều cao (m) Diện tích (m2) Thể tích (m3 )

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 5 195 975

5
Quầy lễ tân (tầng 1) 3 90 270

Phòng phục vụ (tầng 1) 3 17,5 52,5

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 3 33 99

Phòng giám đốc (tầng lửng) 3 15,5 46,5

Phòng tiếp khách (tầng lửng) 3 21 3.21

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 3 38 114

Thể tích của từng phòng lắp điều hoà được tính như sau:

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng:

Fn = 195 (m2), h = 5

V = 5.195 = 975 (m3

Quầy lễ tân (tầng 1):

Fn = 90 (m2), h = 3

V = 3.90 = 270 (m3 )

Phòng phục vụ (tầng 1):

Fn = 17,5 (m2) , h = 3

V = 3.17,5 = 52,5(m3

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng):

Fn = 33 (m2) , h = 3

V = 3.33=99 (m3 )

Phòng giám đốc (tầng lửng):

Fn = 15,5 (m2) , h = 3

5
V = 3.15,5 = 46,5(m3 )

Phòng tiếp khách (tầng lửng):

5
Fn = 21 (m2) , h = 3

V = 3.21 = 63(m3 )

Khu ăn nội bộ (tầng lửng):

Fn = 38 (m2) , h = 3

V = 3.38 = 114(m3 )

Bảng 2.14 Nhiệt ẩn và hiện gió tươi mang vào

Nhiệt hiện Q5h Nhiệt ẩn Q5a

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng 2315,8 3267,8

Quầy lễ tân (tầng 1) 614,3 905

Phòng phục vụ (tầng 1) 124,7 176

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng) 235,15 331,8

Phòng giám đốc (tầng lửng) 110,45 155,85

Phòng tiếp khách (tầng lửng) 149,6 211,15

Khu ăn nội bộ (tầng lửng) 270,75 382,1

TỔNG CỘNG 3820,75 (W) 5428,7 (W)

Nhiệt ẩn và hiện do gió lọt mang vào phòng được tính như sau:

Sảnh thông tầng 1 với tầng lửng

Q5h = 0,39.0,7.975.8,7 = 2315,8(W).

Q5a = 0,84.0,7.975.5,7 =3267,8(W).

5
Quầy lễ tân (tầng 1)

Q5h = 0,39.0,7.270.8,7 = 614,3(W).

Q5a = 0,84.0,7.270.5,7 =905(W).

Phòng phục vụ (tầng 1)

Q5h = 0,39.0,7.52,5.8,7 = 124,7(W).

Q5a = 0,84.0,7.52,5.5,7 =176(W).

Phòng bộ phận hành chính (tầng lửng)

Q5h = 0,39.0,7.99.8,7 = 235,15(W).

Q5a = 0,84.0,7.99.5,7 =331,8 (W).

Phòng giám đốc (tầng lửng)

Q5h = 0,39.0,7.46,5.8,7 = 110,45 (W).

Q5a = 0,84.0,7.46,5.5,7 =155,85 (W).

Phòng tiếp khách (tầng lửng):

Q5h = 0,39.0,7.63.8,7 = 149,6 (W).

Q5a = 0,84.0,7.63.5,7 =211,15(W).

Khu ăn nội bộ (tầng lửng)

Q5h = 0,39.0,7.114.8,7 = 270,75(W).

Q5a = 0,84.0,7.114.5,7 =382,1 (W).

Tổng nhiệt hiện của các phòng: ∑ Q5h = 3820,75 (W). Tổng nhiệt ẩn của các phòng:
∑ Q5a = 5428,7 (W).

 Tổng nhiệt hiện và ẩn do gió lọt:

∑ Q5 = ∑ Q5h + ∑ Q5a = 9249,45 (W).

2.7 Xác định phụ tải lạnh: q0

Thông thường sau khi xác định các phụ tải lạnh thành phần thì phụ tải lạnh chính là tổng các
phụ tải thành phần:

Q0 = Q 1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 + Q N

5
Vậy tổng lượng nhiệt xâm nhập vào không gian điều hoà là:

Q0 = 63451,2 + 28307,904 + 3002,6 + 11640 + 9249,45 + 12023,1 = 127674,254 (W)

2.8 Chọn máy và thiết bị.

Như đã phân tích ở Chương I ta chọn hệ thống VRV cho công trình này. Mực đích
của chương này là tính chọn công suất ứng với điều kiện vận hành từ đó làm cơ sở tính chọn
các thiết bị dàn lạnh và dàn nóng cho công trình. Ngoài ra, ta tỉnh chọn đường ống dẫn môi
chất, bộ chia gas,... của hệ thống điều hòa không khi VRV.

Phải chọn máy có năng suất gió đạt yêu cầu kinh tế, năng suất gió trong catalog phải
lớn hơn hoặc bằng năng tính toán. Nếu không đảm bảo được năng suất máy điều hòa sẽ
không đạt năng suất lạnh yêu cầu.

Khi chọn máy phải phải chọn sau điều kiện thỏa mãn: Q 0TC >= Q0TCYc

Trong đó:

Q0TC: Giá trị năng suất lạnh cho trong catalog máy.

Q0TCYc: Giá trị năng suất lạnh quy đổi về điều kiện tiêu chuẩn.

2.8.1 Lựa chọn hãng sản xuất:

Hệ thống điều hòa VRV được hãng Daikin sản xuất đầu tiên, và hiện nay trên thị
trường có rất nhiều hãng sản xuất máy điều hòa danh tiếng như: Toshiba, Daikin,
Mitsubishi, LG, Sam sung, Train, Panasonic, Carrier... Việc lựa chọn hãng sản xuất phải
dựa trên những yêu cầu về chất lượng, giá cả khả năng cung cấp, chế độ bảo hành...

Để đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật đề ra chúng ta lựa chọn hệ thống
điều hòa không khí VRV của hãng DAIKIN cho công trình này vì chúng có những ưu điểm
nổi bật sau:

2.8.2 Chủng loại sản phẩm:

Sử dụng tổ máy Điều hoà không khí nhãn hiệu DAIKIN là một trong những hãng sản
xuất thiết bị ĐHKK nổi tiếng trên thế giới sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, đem
lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm điện năng cũng như hiệu suất làm lạnh cao.

Máy điều hòa không khí nhãn hiệu DAIKINlà nhãn hiệu nổi tiếng có mặt từ rất lâu
trên toàn cầu và đã được kiểm chứng qua rất nhiều công trình tại thị trường Việt Nam.

5
Sản phẩm ĐHKK của Hãng DAIKINcó tính đồng bộ cao, toàn bộ dàn nóng, dàn
lạnh, bộ chia ga, bộ điều khiển nhiệt độ, bộ điều khiển trung tâm,... tất cả đều được sản xuất
từ chính hãng.

Hệ thống có những tính năng vượt trội:

Tuổi thọ trung bình trên 20 năm.

Hệ thống linh hoạt với bộ điều khiển trung tâm.

Vận hành an toàn.

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp, ít phải thay thế phụ tùng.

Hệ thống linh hoạt với bộ điều khiên trung tâm, có thể tự động điêu chỉnh chính xác
theo yêu cầu tải lạnh thực tế. Khả năng hoạt động tại chế độ giảm tải xuống thấp do toàn bộ
máy nén đều sử dụng biến tần, tiết kiệm điện năng.

2.8.3. Các đặc tính cơ bản của sản phẩm:

 Loại môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống:

Là hãng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới sử dụng môi chất lạnh không
chứa hoạt chất gây phá hủy tầng OZONE theo Công ước Quốc tế MONTRÉAL. Loại môi
chất lạnh được sử dụng trong hệ thống là môi chất R410A.

R410A làm lạnh thân thiện với môi trường được sử dụng ở hệ thống VRV này
bởi vì :

Khả năng làm lạnh tốt hơn và hiệu quả cao hơn R22.

 Đảm bảo an toàn và có tuổi thọ cao trong môi trường có sự ăn mòn hoá học:

Do đặc thù của kí túc xá nên ta chọn thiết bị của hãng DAIKIN với đầy đủ tính năng
sau:

Toàn bộ máy và phụ kiện (Bộ chia ga Refnet, Dàn lạnh, Dàn nóng, Thermostat, Bộ
điều khiển trung tâm): Đều do chính hãng sản xuất.

Các tính năng bắt buộc:

Mặt nạ: Bằng thép có phủ lớp sơn chống ăn mòn trong và ngoài.

Chân đế: Bằng thép có phủ lớp sơn Acrylic nhân tạo bề mặt trong và ngoài.

5
Bảo vệ quạt: Bao phủ bằng Polyetylen.

Vít & Bulông: Bằng SUS410 chống ăn mòn.

Dàn trao đổi nhiệt:

Cánh: Có phủ ngoài bằng Acrylic nhân tạo

Ống đồng: Có phủ ngoài bằng Acrylic nhân tạo

Tấm đỡ dàn: Có phủ ngoài bằng Acrylic nhân tạo

Quạt: Được chế tạo bằng nhựa AS-G

Môtơ quạt: Polyester nhân tạo + Khuôn đúc bằng nhôm

Hộp điện: Thép mạ kẽm + sơn Acrylic nhân tạo

Bo mạch: Được phủ lớp cách điện

 Dàn nóng được thiết kế ưu việt:

Toàn bộ dàn nóng được thiết kế, sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt
Nam.

Cánh quạt được thiết kế với profin cánh đạt được hiệu quả tối ưu, kết hợp với công
nghệ mới nên giảm được tối đa độ ốn và có thể đạt dưới 50dB.

Các Modun dàn nóng được thiết kế chuẩn hóa về kích thước nên rất dễ dàng cho thao
tác lắp đặt.

Kích thước dàn nóng gọn gàng, ít chiếm diện tích sử dụng và đạt độ thẩm mỹ cao.

Số tổ hợp dàn nóng đạt được là 01-04 Modul cho 01 cụm và có đến 23 cách để lập
được tổ hợp có công suất lạnh từ 14kW đến 135 kW làm nổi bật tính linh hoạt của thiết bị.

Hiệu suất trao đổi nhiệt cao do các dàn ngưng của từng modun đều có thể trao đổi
nhiệt khi máy nén của modul đó không hoạt động vì vậy COP của hệ thống cao hơn nên hệ
thống tiết kiệm điện năng.

 Kết nối dàn lạnh linh hoạt:

Tổng công suất dàn lạnh có thể đạt đến 200 % công suất của dàn nóng. - Số lượng
dàn lạnh có thể kết nối cho 01 dàn nóng là 48 dàn.

6
Nhiều kiểu dáng dàn lạnh khác nhau, đáp ứng mọi yêu cầu về trang trí nội thất.

Chiều dài đường ống thực tối đa cho phép giữa dàn lạnh và dàn nóng là 165m, (chiều
dài tương đương là 190m)

Tổng chiều dài ống ga cho phép (ống lỏng, chiều dài thực) là 1000m.

Chênh lệch độ cao giữa các dàn lạnh tối đa cho phép là 30m, cao nhất cho đến

nay.

 Công nghệ tiến tiến, điều chỉnh công suất máy nén hiện đại nhất:

Mỗi module dàn nóng của hãng DAIKIN đều được lắp cặp máy nén biến tần để điều
chỉnh công suất, do đó việc điều chỉnh tăng, giảm tải sẽ trơn hơn (mịn hơn) so với các tổ
hợp chỉ sử dụng 01 máy có biến tần của các hãng tương tự khác. Dãy điều chỉnh công suất
lạnh điều chỉnh linh hoạt từ 80% đến 130%.

Nhờ sử dụng cặp máy nén có biến tần trong mỗi dàn nóng nên tổng hiệu suất của
máy nén tăng 15%.

Các máy nén trong cùng 01 dàn nóng đều có biến tần và có chức năng giống nhau, do
đó hệ thống được cài sẵn chế độ hoạt động, khởi động luân phiên, thay đổi nhằm mục đích
kéo dài tuổi thọ của máy, đồng thời khi 01 máy nén bị sự cố thì hệ thống vẫn đảm bảo hoạt
động tốt trong quá trình sửa chữa hoặc thay thế, và lỗi sẽ được báo trên màn hình tinh thể
lỏng.

Hiệu suất sử dụng điện năng cao, ngay cả khi vận hành ở chế độ không đầy tải.

 Dễ lắp đặt:

Hệ thống đường ống dẫn môi chất, dây dẫn điện đơn giản. Dàn nóng, dàn lạnh dễ di
chuyển, tránh tình trạng thiếu nhân công và tiết kiệm chi phí lắp đặt, sửa chữa.

Dàn nóng có khối lượng nhỏ, dễ dàng vận chuyển trong quá trình thi công. Độ rung
động cực nhỏ trong suốt quá trình vận hành.

 Điều chỉnh nhiệt độ chính xác và thông minh:

Điều chỉnh công suất dàn lạnh thông qua van tiết lưu điện từ gắn trong dàn lạnh, đảm
bảo nhiệt độ phòng và nhiệt độ mức cài đặt sai số ±0,5°C.

6
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ cực nhạy, kết hợp với công nghệ điều chỉnh nhiệt độ
thông minh cho phép phát hiện sự thay đổi phụ tải nhiệt của phòng và điều chỉnh nhiệt độ
một cách chính xác, đảm bảo sự phân phối nhiệt độ đồng đều trong phòng.

Trong hệ thống dùng bộ điều khiển vi xử lý với tín hiệu áp suất môi chất và nhiệt độ
trong phòng để điều khiển máy nén tại Outdoor.

 Độ tin cậy cao:

Linh kiện đồng bộ, được thiết kế một cách khoa học và sản xuất với độ chính xác
cao. Toàn bộ hệ thống được kiểm tra và thử nghiệm trong các điều kiện nghiêm ngặt trước
khi xuất xưởng.

Hệ thống điều khiển hiện đại, sử dụng máy tính, cho phép điều khiển toàn bộ hệ
thống điều hoà. Tự chẩn đoán sự cố, dễ bảo trì và không cần thiết có nhân viên kỹ thuật.

 Phân phối lạnh bằng mạng thông minh và bằng tính đồng bộ:

Hệ thống điều khiển vi tính nâng cao hiệu quả phân phối lạnh thông qua van tiết lưu
điện tử gắn tại mỗi dàn lạnh.

Các bộ chia nhánh được sản xuất đồng bộ phù hợp với tiêu chuẩn dòng chảy, trở lực
của môi chất đi trong ống theo tiêu chuẩn thiết kế dàn nóng, dàn lạnh. Vì vậy, đảm bảo
lỏng, hơi môi chất được cấp phối đầy đủ theo mỗi phụ tải.

 Tính năng tự chẩn đoán mạnh mẽ và dây điều khiển dài:

Chức năng dò tìm và hiển thị lỗi rõ ràng, làm giảm thời gian và chi phí sửa chữa.

Hệ thống dây điều khiển dài, cho phép gắn nối tiếp 01 dàn nóng với 48 dàn lạnh,
chiều dài tối đa của dây điều khiển có thể lên đến 2000m.

Hệ thống có thể kết nối mạng để điều khiển qua I-TOUCH MANAGER.

Có thể kết nối lắp thêm hệ thống đo đếm điện từng phòng, khu vực khi có nhu

cầu.

Hệ thống có thể kết nối với hệ thống quản lý của toà nhà.

Khi kết nối máy tính, tại máy tính có thể kiểm soát chế độ hoạt động của dàn nóng,
dàn lạnh như:

Hiển thị trạng thái hoạt động của từng dàn lạnh.

6
Điều khiển tắt mở dàn lạnh.

Điều khiển linh hoạt riêng lẻ hoặc theo nhóm.

Chọn các chế độ điều khiển quạt dàn lạnh: tự động, thấp, trung bình, cao.

Chọn chế độ đảo cánh quạt dàn lạnh.

Tất cả các dàn lạnh kết nối với hệ thống quản lý trung tâm sẽ được nhận diện và
được đăng ký tự động.

Tình trạng hoạt động hiện tại của dàn lạnh, dàn nóng được giám sát tại hệ thống
điều khiển trung tâm. Toàn bộ được hiển thị rõ trên màn hình tinh thể lỏng của bộ điều
khiển trung tâm, giúp cho việc kiểm tra, sửa chữa chính xác, nhanh chóng phát huy được
tính ưu việt của hệ thống. Khi 01 trong các máy nén bị sự cố thì hệ thống vẫn hoạt động
trong thời gian chờ sửa chữa, thay thế và lỗi sẽ được báo trên màn hình tinh thể lỏng.

Hệ thống có thể được cài đặt mật khẩu để ngăn chặn sự truy cập không được
phép vào chương trình.

2.8.4 Chọn máy lạnh trung tâm

Máy lạnh trung tâm phải đạt năng suất lạnh yêu cầu. Tổng năng suất lạnh yêu cầu
cho tầng 1 là Q0TCYc = 96,6 kW, theo catalog của hãng DAIKIN ta chọn cụm dàn nóng
VRV có model RXQ32TANYM.

Bảng 2.15 Thông số của RXQ32TANYM Daikin

Hãng sản xuất Daikin


Xuất sứ Thái Lan
Loại điều hòa 1 chiều lạnh
Model RXQ32TANYM
Điện nguồn 3 pha, 4 dây, 380-415V / 380V, 50Hz / 60Hz
Công suất làm lạnh 90kW
Điện năng tiêu thụ 26,1 kW
Máy nén Dạng xoắn ốc
Môi chất lạnh R-410A

6
Hình 2.2 Dàn nóng RXQQ36TANYM

2.8.5 Trình bày các loại dàn lạnh và chọn dàn lạnh
2.8.5.1 Các loại dàn lạnh

Do đặc điểm về mặt kiến trúc của trần không giống nhau, có nơi diện tích trần nhỏ,
trần có gắn các loại đèn, quạt trang trí cùng các thiết bị của hệ thống báo cháy, chữa cháy...
Do đó, diện tích trần bị hạn chế (đối với việc lắp dàn lạnh).

Dàn lạnh được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm.
Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau cho
phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt,
cụ thể như sau:

Loại đặt sàn (Floor Standing): cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông,
phía trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp, nhưng trần cao.

6
Loại treo tường (Wall Mounted): đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh lắp đặt
trên tường, có cấu trúc rất đẹp. Máy điều hòa dạng treo tường thích hợp cho phòng cân đối,

không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa hút nằm ở phía trên.

Hình 2.3 Dàn lạnh tủ đứng

Loại áp trần (Ceiling Suspended): Loại áp trần được lắp đặt áp sát la phông. Dàn
lạnh áp trần thích hợp cho các công trình có trần thấp và rộng. Gió được thổi ra đi sát trần,
gió hồi về phía dưới dàn lạnh.

6
Hình 2.4 Dàn lạnh loại âm trần

Loại cassette: Khi lắp đặt loại máy cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên
bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên
bề mặt trần. Mặt trước của máy cassette gồm có cửa hút nằm ở giữa, các cửa thổi nằm ở các
bên. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao, không gian rộng như các phòng
họp, đại sảnh, hội trưởng,...

Loại dấu trần (Concealed Type): Dàn lạnh kiểu dấu trần được lắp đặt hoàn toàn
bên trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại bắt buộc phải có ống cấp, hồi
gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu dấu trần thích hợp cho các văn phòng, công sở, các
khu vực có trần giả.

2.8.5.2 Chọn dàn lạnh.

Chọn FCU cho tầng 2 phòng ăn.

Ta có Q0TCYc = 96,6 kW. Chọn FCU có model kiểu FXMQ125PVE

6
Bảng 2.16 Chọn FCU

Kiểu Lưu lượng gió (𝑚3/𝑚𝑖𝑛) Năng suất lạnh Số lượng


Cao/trung bình/thấp kW
FXMQ125PVE 39/33/28 14kW 6

- Thông số kỹ thuật của dàn lạnh FXMQ125PVE :

Bảng 2.17 Thông số kỹ thuật của dàn lạnh FXMQ125PVE

Tên MODEL FXMQ125PVE


Điện nguồn 1 pha, 220 – 240V/220V, 50/60hz
Công suất làm lạnh 14 kW
Công suất điện tiêu thụ Làm lanh : 0,284
Sưởi : 0,449
Kích thước (HxRxW) 300 x 1400 x 700
Ống kết nối 46/15,9

Hình2.5 Dàn lạnh và dàn nóng đã chọn

6
Bảng 2.17 Dàn lạnh tầng 1 và tầng lửng

Phòng Model Số lượng

Quầy lễ tân FXMQ80PVE 1

Sảnh lễ tân FXMQ80PVE 1

Phòng giám đốc FXMQ80PVE 1

Phòng tiếp khách FXMQ63PVE 1

Bộ phận hành chính FXMQ80PVE 1

Thông tầng FXMQ80PVE 3

2.9 Chọn dàn nóng

Việc lựa chọn dàn nóng phải phụ thuộc vào năng suất lạnh của dàn lạnh mà ta
đa chọn ở trên.

Theo catolog của daikin ta sẽ lựa chọn được cụm dàn nóng, loại tiêu chuẩn
cho tầng 1 và tầng lửng như sau:

Bảng 2.18 Số lượng cụm dàn nóng sử dụng cho công trình

Tầng ∑ Q0DN (kW) Model Tổ hợp kết nối

1 26,1 kW RXQ32TANYM RXQ32TANYM

6
CHƯƠNG 3: LẬP SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH, TÍNH THIẾT KẾ ĐƯỜNG
ỐNG GIÓ
3.1 Lập sơ đồ hệ thống điều hòa không khí
3.1.1 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí

Sau khi lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí ở phần trên ta tiến hành tính toán sơ
đồ điều hòa không khí vừa chọn trên ẩm đồ hay chính là đi xác định các điểm nút N,
T, H, O.

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lí điều hòa không khí 1 cấp

1- Cừa lấy gió tươi 6- Miệng thổi


2- Buồng hòa trộn 7- Không gian điều hòa
3- Thiết bị xứ lí nhiệt ẩm 8- Miệng hồi
4- Quạt gió cấp 9- Ống gió hồi
5- Ống gió cấp 10- Lọc bụi

Hình 3.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp trên đồ thị t-d

6
Hình 3.3 Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng

Trước khi tính toán sơ đồ điều hòa không khí ta xác định các hệ số đặc trưng
của sơ đồ điều hòa không khí đã chọn, gồm các thông số:

Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện.

Hệ số đi vòng.

Điểm đọng sương của thiết bị.

3.1.1.1 Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF εh.

Điểm gốc xác định trên ẩm đồ có trạng thái G (t = 24oC và φ = 50%).

7
Hình 3.4 Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF εh.
3.1.1.2 Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF 𝜺𝒉𝒇

Hệ số nhiệt hiện phòng được xác định:

 hf 
Q Qhf
Q
hf af

Trong đó:

Qhf – tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi)

Qâf – tổng nhiệt ẩn của phòng (không có nhiệt ẩn của gió tươi)

- Tổng nhiệt hiện của phòng là:

Qhf = Qh + (QhN + Q5h) = 14.197,35- (4071,6 +3820,75) = 6.305 W

- Tổng nhiệt ẩn của phòng là:

Qâf = Qâ + (QâN + Q5â) = 18.715,2- (7951,5 + 5428,7) = 5.335 W

=>  hf 
Q Qhf
 Q = 0,54
hf af

Trong đó: QhN – tổng nhiệt hiện do gió tươi

QâN – tổng nhiệt ẩn do gió tươi


7
3.1.2. Hệ số nhiệt hiện tổng εht

εht =
(Q Qhf  QhN
6305+4071,6
 Q )  (Q  Q ) = (6305+4071,6)+(5335+7951,5) = 0,44
hf hN af aN

Trong đó: QhN – tổng nhiệt hiện do gió tươi

QâN – tổng nhiệt ẩn do gió tươi

3.1.3 Hệ số đi vòng (Bypass Factor)

εBF = 0,1

Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng εhef

Là tỷ số nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt tổng hiệu dụng của phòng:

εhef =
Q Qhef
Q
6715,16 = 0,52
= 6715,16+6130,15
hef aef

Trong đó: Qhef – nhiệt hiện hiệu dụng của phòng

Qhef = Qhf + εBF.QhN = 6305 + 0,1 x 4071,6 = 6712,16

Qaef – nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng

Qaef = Qâf + εBF.QâN = 5335 + 0,1 x 7951,5 = 6130,15

Bảng 3.1 Giá trị hệ số đi vòng BF của dàn lạnh

7
3.1.4. Xác định các thông số điểm nút cho tầng 4

Từ các giá trị tính toán ta có:

- Hệ số nhiệt hiện phòng εhf = 0,54

- Hệ số nhiệt hiện tổng εht = 0,44

- Hệ số đi vòng εBF = 0,1

- Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng εhef = 0,52

- Thống số điểm nút:

Nhiệt độ ngoài trời: N (33,7oC, φ = 79%)

Nhiệt độ trong nhà: T (25oC, φ = 65%)

Nhiệt độ điểm gốc: G (24oC, φ = 50%)

Bảng 3.2 Thông số trạng thái tại các điểm nút

Thông số Điểm N H T S O=V


t oC 33,7 30,8 25 9,3 16
i (kj/kg) 101,74 87 58 25 35
φ (%) 79 77 65 100 98
d (g/kg) 29,21 23 15 9 11

3.2. Tính kích thước đường ống vận chuyển và phân phối không khí
3.2.1. Phương pháp thiết kế đường ống gió

Các phương pháp thiết kế đường ống gió:

Phương pháp ma sát đồng đều: Nội dung chính của phương pháp này là tổn thất
áp suất trên một đơn vị chiều dài ống như nhau trong toàn bộ hệ thống. Thường thích hợp
cho các hệ thống có tốc độ thấp.

7
Phương pháp giảm tốc độ: Khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi người thiết kế
phải có kinh nghiệm để chọn một vận tốc thích hợp cho hệ thống.

Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh: Phương pháp này có thể sử dụng cho bất kỳ
loại có tốc độ nào. Người ta thường sử dụng phương pháp này để thiết kế đường ống đi. Nội
dung chính của phương pháp này là xác định kích thước của ống sao cho tổn thất áp suất
của hệ thống bằng độ gia tăng áp suất tĩnh trong ống.

Ngoài 3 phương pháp trên còn có các phương pháp khác như:

Phương pháp T: Là phương pháp tối ưu hóa trong việc thiết kế hệ thống ống.

Phương pháp tốc độ không đổi: Đối với phương pháp này là chủ yếu lựa chọn
cho hệ thống một tốc độ hợp lý. Thường áp dụng cho các hệ thống áp suất cao.

Phương pháp áp suất tổng: Phương pháp này cho phép người thiết kế xác định các
tổn thấp áp suất tổng tức thời tại mỗi tiết diện của hệ thông ống dẫn. Qua việc phân tích trên
ta chọn phương pháp ma sát đồng đều để thiết kế hệ thống gió của hệ thống lạnh này.

3.2.2. Tính toán đường ống gió tươi


3.2.2.1. Tốc độ không khí đi trong ống

Tốc độ không khí đi trong ống là một đại lượng được quan tâm nghiên cứu nhiều.
Tốc độ không khí cao, công suất quạt lớn, độ ồn lớn nhưng nhược điểm là đường ống nhỏ
gọn và ngược lại. Khi chọn tốc độ không khí phải tính đến độ ồn và tính kinh tế. Tốc độ tại
các miệng thổi, miệng hút lấy định hướng như sau: miệng thổi đặt ở vùng làm việc cao 2 – 3
m chọn ω = 1,5 – 3 m/s. Áp suất làm việc cho tất cả các miệng thổi là 4mmH2O. Tốc độ
không khí đi trong ống gió được lấy định hướng theo bảng 7.1 và bảng 7.2 ( giáo trình thiết
kế hệ thống điều hòa không khí- Nguyễn Đức Lợi)

3.2.2.2. Tính tiết diện đường ống gió

-Lưu lượng không khí tươi cần cấp 650l/s, mỗi máy 108l/s

Tốc độ không khí đi trong ống gió được lấy định hướng theo bảng 7.1 và bảng 7.2
( giáo trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí- Nguyễn Đức Lợi) tạm chọn là 5 m/s

Tiết diện ống:


0,65
F= = 0,13 m2
5

Ta chọn cỡ ống 400 x 350 = 0,14 m2

7
Tính lại tốc độ gió:

ω = 0,65 = 4,65 m/s


0,14

Tra trên đồ thị hình 7.24 [3] với lưu lượng gió 650 l/s, tốc độ 4,56 m/s ta được: Δp 1 =
0,55 Pa/m và đường kính ống tương đương d tđ = 460mm. Tra bảng 7.3 [3] ta có đường kính
ống tương đương chính xác hơn là dtđ = 409mm.

Sử dụng bảng 7.1 [3] để tính tiết diện ống nhánh và xác định cỡ ống theo bảng 7.3
[3]. Kết quả tính giới thiệu trong bảng 3.1.

Bảng 3.3 kết quả tính toán cỡ ống

Đoạn ống Lưu lượng Phần trăm Phần trăm Tiết diện Cỡ ống chọn, Tốc độ,
gió, l/s lưu lượng, % tiết diện, % ống, m2 mm x mm m/s

Quạt – B 650 100 100 0,14 400 x 350 4,65

B-C 542 83,3 87 0,12 400 x 300 4,5

C-D 434 66,7 72,5 0,1 400 x 250 4,3

D-E 325 50 58 0,08 350 x 250 4,0

E-F 216 33,2 41 0,057 250 x 250 3,7

F- Máy 6 108 16,6 24 0,033 150 x 250 3,3

Phần trăm lưu lượng xác định như sau:

lưu lượng ống nhánh


%lưu lượng ống nhánh = tổng lưu lượng

Đối với đoạn B-C:


542
% lưu lượng BC = = 83,3%
650

Phần trăm tiết diện xác định theo bảng 7.11(TKHTĐHKK- Nguyễn Đức Lợi) từ phần
trăm lưu lượng.

Tiết diện ống xác định như sau:

7
Tiết diện ống = % tiết diện . tiết diện ống chính

Đối với đoạn BC:

Tiết diện ống BC = 87% x 0,14 = 0,12 m2

Cỡ ống chọn theo kích thước tiêu chuẩn bảng 7.3(TKHTĐHKK- Nguyễn Đức Lợi)

3.3. Tính tổn thất áp suất đường ống dẫn không khí

 Tổn thất do ma sát

Tổng trở lực đường ống: ∑Δpms = l *Δp1 = 28.0,55 = 15,4 Pa

Trong đó:

l: Chiều dài tương đương đường ống gió, m

∆pl: Tổn thất áp suất ma sát trên 1m ống, Pa/m. Chọn ∆pl = 0,55 Pa/m

 Tổn thất áp suất cục bộ ∆Pcb:

Trở kháng cục bộ cút chữ nhật

∆Pcb cút = ltđ.∆Pl

Ta chọn cb cút 90°, không cánh hướng dòng R = 1,25d


ltđ
Ta có : a= =7
𝑑

 ltđ = a.d= (7.0, 460) = 3,22 m

∆Pcbcút= ltđ .∆Pl = 3,22. 0,55 = 1,77 Pa

 Trở kháng cục bộ tại Tê

Trở lực cục bộ tại đoạn rẻ nhánh

∆Pcb= n.p ( 𝜔 . 2 ) Pa

Trong đó:

n là hệ số áp động, xác định theo bảng 7.7 đến 7.10

p là áp suất động, xác định theo bảng 7.6

Tra bảng 7.6 tìm được hệ số áp động p = 5,4 Pa

7
Tra bảng 7.7 với tê 90 độ ta tìm được n = 2,0

Ta có 5 tê 90 độ, cắt chéo nhau 90 độ, 135 độ và 180 độ

Vậy tổn thất cục bộ qua Tê:

∆PcbTê= 5.p.n= 5.5,4.2,0 = 54 Pa

3.4. Tính và chọn thiết bị cho đường ống không khí


3.4.1. Chọn quạt

Quạt cấp gió tươi dùng để cấp gió tươi từ bên ngoài vào buồng hòa trộn của dàn lạnh,
được làm lạnh và thổi và ra bên ngoài qua dàn lạnh.

Là dòng quạt hướng trục nối ống gió thân tròn, có lá hướng dòng. Truyền động trực
tiếp

Chọn quạt hướng trục APL-3-6D

Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật quạt hướng trục APL-3-6D

Sản phẩm Quạt hướng trục APL-3-6D

Chất liệu Thép CT3, Inox

Hế số truyền động Trực tiếp

Model APL-3-nod

Công suất 1.5 kW

Điện áp (V) 380V

Lưu lượng gió (m3/h) 8000-12000 m3/h.

Áp suất 200-250 Pa

7
Hình 3.5 Quạt hướng trục APL-3-6D

Hình 3.6 Cấu tạo quạt

Đường kính quạt D1= 610 mm, D2= 645mm, D3= 680mm, Chiều dài L= 400mm

3.4.2 Tính toán thông gió thải

Thông gió nhà vệ sinh:

Khu vực nhà vệ sinh được thông gió cục bộ do không ảnh hưởng tới hệ thống điều
hoà. Dùng quạt hút gió thải cho từng phòng.

Lưu lượng gió yêu cầu là :

7
𝐿𝑦
𝑐= ACH . V (m3/h)

Trong đó :

ACH : Là số lần thay đổi không khí trong 1h. Chọn ACH = 10.

V: Thể tích nhà vệ sinh V = 43,2 m3

Vậy lưu lượng gió yêu cầu cho từng nhà vệ sinh.

𝐿𝑦
= 10.43,2 = 432 m3/h = 120 l/s

3.4.3 Tính chọn quạt

Hình 3.7 Bản vẽ kỹ thuật hút gió

Quạt hút thông gió gắn tường Mitsubishi EX-20SKC5T động cơ siêu êm tiết kiệm
điện, hút đẩy tốt, lưu lượng gió cao . Sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc chính hãng tháo lắp
bảo dưỡng dễ dàng giá cả hợp lý, thiết kế tinh tế thẩm mỹ, bảo hành chu đáo trên

7
Bảng 3.5 Giới thiệu sản phẩm

Loại sản phẩm Quạt hút gió có lưới chắn.

Nguồn điện 220-240V/50,60 Hz

Dòng điện định mức 0,1 A

Công suất tiêu thụ 19 W

Vòng quay/phút 1330

Lưu lượng gió 530 m3/h

Độ ồn 39 dB

Trọng lượng 2.3 kg

Số cánh quạt 5

Kích thước cánh quạt 20 cm

Kích thước chừa lỗ vuông 250x250(mm) Thông gió thải

Do hệ thống có gió hồi 70% nên ta lấy gió thải bằng 30% lượng gió cấp

8
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG GIÓ, ĐƯỜNG ỐNG
GAS.

4.1 Tính Toán Thiết Kế Đường Ống Gas:


4.1.1 Phương pháp tính toán:

Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống dẫn môi chất lạnh

Nguyên lý chung : Fđến = Fđi

Gas đi là lỏng

Gas về là hơi

Dàn lạnh xa nhất: Fn−2 = Fn−1 +Fn

𝜋 .𝐷2
= 𝜋 .𝐷2
𝑛 𝑛 + 𝜋 . => Dn-2 = √𝐷2 + 𝐷2
𝐷2

4 4 4 𝑛−1 𝑛

4.1.2 Tính toán kích thước đường ống dẫn:

Thông sô dường ống dẫn ban đầu như sau: D1 = 10 mm (ống lỏng), D1 = 16 mm (ống
hơi)

D2 = D1 x √2 = 10 x √2 = 14,14 mm (ống lỏng)

8
D2 = D1 x √2 = 16 x √2 = 22,63 mm (ống hơi)

D3 = √D22 + 2.D12 = √14,142 + 2.102 = 20 mm (ống lỏng)

D3 = √D22 + 2.D12 = √22.632 + 2.162 = 32 mm (ống hơi)

D4 = √D32 + D12 = √202 + 102 = 22,36 mm (ống lỏng)

D4 = √D32 + D12 = √322 + 162 = 35.78 mm (ống hơi)

Bảng 4.1 Bảng tính chọn kích thước đường ống lỏng của hệ thống

Đường ống gas


STT Kí hiệu
Giá trị tính, mm Giá trị chọn, mm

1 D1 10 10

2 D2 14,14 10

3 D3 20 14,14 + 10

4 D4 22,36 20 + 10

Bảng 4.2 Bảng chọn kích thước đường ống hơi của hệ thống

Đường ống gas


STT Kí hiệu
Giá trị tính, mm Giá trị chọn, mm

1 D1 16 16

2 D2 22.63 16

3 D3 32 22,63 + 16

4 D4 35,78 32 16

8
4.2 Tính chọn bộ chia gas của hệ thống

Chọn bộ chia gas dàn lạnh đầu tiên tính từ phía dàn nóng theo công suất dàn nóng.

Ta có công suất dàn nóng 32HP, chọn bộ chia gas đầu tiên có ký hiệu KHRP26A73T
+ KHRP26M73TP

Hình 4.2 Bộ chia gas KHRP26A73T + KHRP26M73TP

Chọn bộ chia gas tiếp theo theo chỉ số năng suất tổng của các dàn lạnh sau nó

Ta có chỉ sổ năng suất lạnh tổng của 4 dàn lạnh sau cùng là: 290 ÷ 640 ta chọn bộ
chia gas tiếp theo có kỹ hiệu KHRP26A72T

Hình 4.3 Bộ chia gas KHRP26A72T

8
Chọn bộ chia gas tiếp theo theo chỉ số năng suất tổng của các dàn lạnh sau nó

Ta có chỉ số công suất của 2 dàn lạnh sau cùng là: 200 ÷ 290 ta chọn bộ chia gas
có ký hiệu KHRP26A33T

Hình 4.4 Bộ chia gas KHRP26A33T


4.3 Chọn bộ chia gas dàn nóng

Bộ chia gas dàn nóng chỉ được sử dụng khi dàn nóng được tổ hợp từ 2 hoặc 3 modul.
Dàn nóng có 2 modul sử dụng bộ chia gas BHFP22P100. Dàn nóng có 3 modul trở lên sử
dụng bộ chia gas BHFP22P151

Trong trường hợp hệ thống này đang sử dụng dàn nóng có model RXQ32TANYM
có 2 modul nên ta chọn bộ chia gas có ký hiệu BHFP22P100

Hình 4.5 Bộ chia gas dàn nóng BHFP22P100

8
4.4 Tính kích thước đường ống nước ngưng

Hình 4.6 Sơ đồ hệ thống đường ống nước ngưng

N1 – Đoạn ống nước nối vào các dàn lạnh

N2 – Đoạn ống xả ngang

N3 – Đoạn ống xả ngang

Ta có dàn lạnh FXMQ140PVE có công suất 54600 BTU, suy ra 6 HP.

Theo tài liệu hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí, Nguyễn Đức Lợi cứ
mỗi máy 1HP 1 giờ cho ra 6 lít nước ngưng

Từ đó ta có 6 x 6 = 36 l/h mỗi máy.

8
Bảng 4.3 Bảng chọn đường kính dựa vào lưu lượng cho phép

Đường kính Lưu lượng cho phép (l/H)


PVC Ghi chú
trong ống Độ dốc 1/50 Độ dốc 1/100

PVC 27 24 39 27 Không thích hợp cho ống xả chính

PVC 34 30 70 50 do lưu lượng không cho phép

PVC 42 38 125 88

PVC 48 44 247 175 Thích hợp cho ống xả chính

PVC 60 56 473 334

4.4 Tính kích thước đường ống nước ngưng tụ

Với lưu lượng N1 = 36 l/h ta chọn cỡ ống PVC 34 cho ống xả nhánh

Tổng lưu lượng của đoạn ống N2 = 72 l/h ta chọn cỡ ống PVC D42 cho ống xả chính

Tổng lưu lượng của đoạn ống N3 = 144 l/s ta chọn cỡ ống PVC 48 cho ống xả chính

Bảng 4.4 Kích thước đường ống của hệ thống nước ngưng tụ

Ký hiệu Lưu lượng, l/h Đường kính Loại ống

N1 36 34 PVC

N2 72 42 PVC

N3 144 48 PVC

8
CHƯƠNG 5: TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ
5.1 Tủ điện tổng và tủ điện điều khiển:

Điện được cung cấp từ nguồn đến các tủ điện. Mỗi dàn nóng được sử dụng một
nguồn điện 3 pha – 380V-415V- 50Hz

Ở tầng 2 có một tủ điện điều khiển riêng. Tất cả các aptomat của dàn lạnh của tầng 2
được đặt trong tủ này. Mỗi dàn lạnh sử dụng một điện nguồn: 1phase – 220V – 50Hz

5.2 Sơ đồ điện động lực

Hình 5.1 Sơ đồ mạch điện động lực

8
5.3 Hệ thống điện điều khiển

Bộ điều khiển từ xa không dây: điều khiển cục bộ cho từng dàn lạnh ở mỗi phòng.
Thiết bị điều khiển từ xa không dây này cài đặt giá trị các thông số trong phòng như: nhiệt
độ, tốc độ gió, chế độ tắt / mở cho từng dàn lạnh hoặc một tổ dàn lạnh đã được kết nối.

Hình 5.2 Bộ điều khiển BRC1E63

Bộ điều khiển trung tâm được đặt trong phòng kỹ thuật: có khả năng điều khiển được
tối đa 64 dàn lạnh một cách độc lập.

Phân cấp điều khiển cho bộ điều khiển không dây.

Màn hình hiển thị tình trạng hoạt động của hệ thống, của từng dàn lạnh, các chế
độ cài đặt.

Màn hình hiển thị mã sự cố khi hệ thống gặp sự cố, giới hạn các thông số hoạt
động của các dàn lạnh quản lý

Dễ dàng hợp thành 1 hệ thống nhất với nhiều thiết bị điều hòa khác nhau như
HRV.

Tổng chiều dài dây lên đến 2km, dễ dàng thích ứng với việc mở rộng hệ thống.

8
Các tín hiệu từ các dàn lạnh đưa về bộ điều khiển trung tâm để phân tích, xử lý
rồi đưa ra tín hiệu điều khiển. Thiết bị xử lý và chuyển đổi tín hiệu cho máy tính và phần
mềm kèm theo sẽ giúp chúng ta có thể quản lý bằng máy tính: cài đặt nhiệt độ phòng, tốc độ
gió…

Bộ điều khiển cao cấp:

Hiển thị màn hình trực quan bằng đồ họa

Quản lý thông minh từ xa

Lập lịch điều khiển - vận hành tự động.

Điều khiển nhiệt độ chênh lệch

Giới hạn nhiệt độ sử dụng.

Hình 5.3 Tổng quan về hệ thống điện

8
Hình 5.4 Mạch điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển từ xa trung tâm: tối đa 64 dàn lạnh có thể được điều khiển độc lập.

Hình 5.5 Bộ điều khiển từ xa trung tâm DCS302CA61

9
Bộ điều khiển tắt mở thống nhất: tối đa 16 nhóm của dàn lạnh có thể được hoạt động
đồng thời, riêng biệt.

Hình 5.6 Bộ điều khiển tắt mở thống nhất DSC301BA61

Bộ lập trình thời gian: tối đa 128 dàn lạnh có thể lập trình thời gian

Hình 5.7 Bộ lập trình thời gian DST301BA61

9
CHƯƠNG 6: LẮP ĐẶT, VÂN HÀNH, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ
6.1 Lắp đặt hệ thống lạnh
6.1.1 Lắp đặt dàn nóng

Các dàn nóng đã được chế tạo hoàn chỉnh tại nhà máy, vì vậy việc vận chuyển dàn
nóng lên các tầng phải được thực hiện một cách cẩn thận, không tháo rỡ các bộ phận của
dàn nóng ra.

Trước khi đưa dàn nóng lên vị trí lắp đặt cần phải xác định chính xác các vị trí cần
lắp đặt, chuẩn bị các giá treo và các ốc vít để giữ dàn nóng.

Việc đưa dàn nóng lên các thanh hay giá phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây rung
động hay va chạm.

Khi đã đặt các dàn nóng lên các giá ngay ngắn thì tiến hành bắt vít để giữ dàn nóng.
Các vít phải được vặn chặt đảm bảo cho dàn nóng ngay ngắn, không bị rung động trong quá
trình hoạt động.

Sau khi lắp đặt dàn nóng xong ta tiến hành kết nối đường ống gas, dây điện động lực,
dây điều khiển đúng yêu cầu kỹ thuật.

6.1.2 Lắp đặt dàn lạnh

Các dàn lạnh được bố trí trong nhà cùng với trần giả của tòa nhà, chúng
được đỡ bằng các ty treo và các thanh V chịu lực.
Sau khi treo các dàn lạnh theo đúng các vị trí trên bản vẽ thì tiến hành đi
đường ống gas, ống nước xả, dây điện động lực, dây điện điều khiển. Đảm bảo
đúng kỹ thuật, tiết kiệm và dễ thao tác khi tiến hành sửa chữa.
Các ống gió thổi từ dàn lạnh ra các miệng thổi phải được bọc bảo ôn
đầy đủ, tránh để tổn thất nhiệt ra bên ngoài.
6.1.3 Lắp đặt đường ống

Hệ thống đường ống ở đây bao gồm các đường ống dẫn môi chất lạnh, đường ống
nước ngưng, đường ống cấp gió tươi.

Khi tiến hành lắp đặt các đường ống này phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật.

9
6.1.4 Đường ống dẫn môi chất lạnh

Các ống dẫn môi chất lạnh ở đây là các ống đồng, kích thước của các ống được cho
trên bản vẽ.

Ống đồng trước khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo vệ sinh bằng nhiều phương pháp
khác nhau như : dùng khí nén áp lực cao. Dùng bàn chải rẻ lau...để tránh tồn tại bụi bẩn
trong đường ống. Sau khi làm sạch phải dùng các băng dính nilon hay các đầu bịt bằng nhựa
để bịt vào các đầu ống để tránh bụi bẩn hay nước rơi vào trong ống.

Khi cắt các ống đồng phải dùng các thiết bị chuyên dụng như dao cắt ống, hoặc khi
đường ống xa ta cần phải nối ống thì ta phải loe các đầu ống bằng các bộ nong ống, kìm
nong ống hay các chày nong ống tiêu chuẩn. Sau đó các đường ống được hàn lại với nhau
bằng cách hàn thiếc hay bạc.

Hệ thống sau khi hàn xong phải được làm sạch bằng cách dùng chai Nito thổi mạnh
vào.

6.1.5 Đường ống cấp gió tươi

Đối với đường ống từ lưới chắn con trùng đến dàn lạnh vì không khí chưa được xử lý
nên đường ống gió không cần phải bảo ôn, chỉ cần đảm bảo đủ lưu lượng gió tươi đưa vào
dàn lạnh.

Các ống gió được treo bằng các ty van treo vào trần bê tông phải chắc chắn, không bị
rung nhiều. Các ốc phải xiết chặt, thanh thép đỡ là loại thép góc đúng tiêu chuẩn.

6.1.6 Thử xì cho hệ thống

Hệ thống sau khi hàn xong phải được làm sạch bằng cách dùng chai Nito thổi mạnh
vào.

Thử kín đường ống : đường ống sau khi làm sạch phải được thử kín để đảm bảo
không bị rò rỉ môi chất ra ngoài trong quá trình hoạt động : bịt kín các đầu lại, ta nén khí
nito vào đường ống cho đến áp suất khoảng...thì dừng lại. Sau đó để trong thời gian khoảng
24h, nếu áp suất giảm xuống khoảng 5% thì đạt yêu cầu, nếu giảm hơn phải kiểm tra lại chỗ
rò rỉ và tìm cách khắc phục.

9
Đường ống sau khi kiểm tra thấy đạt yêu cầu thí phải tiến hành bọc cách nhiệt cho
đường ống bằng vặt liệu cách nhiệt chuyên dụng, đường ống gas đi và gas về được bọc
chung trong nylon cách ẩm.

6.1.7 Hút chân không khi lắp đặt máy điều hòa trung tâm VRV

Hút chân không là quá trình sử dụng bơm chân không, nước ẩm (chất lỏng) trong ống
được chuyển thành hơi để thoát ra khỏi ống và giúp cho phần trong ống được khô. Ở áp suất
khí quyển (101,3 kPa hoặc 760 mmHg), điểm sôi (nhiệt độ hóa hơi) của nước là 100oC. Tuy
nhiên, áp suất trong ống càng gần với chân không nhờ sử dụng bơm chân không thì điểm sôi
càng giảm. Khi điểm sôi xuống dưới nhiệt độ ngoài trời, nước sẽ hóa hơi.

6.2 Vận hành máy

6.2.1 Trình tự khởi động

Có thể tiến hành vận hành máy ĐHKK theo trình tự sau:

Đặt các chế độ nhiệt độ, tốc độ gió… Trên bảng điều khiển.

Ấn nút ON/OFF trên bộ điều khiển khi thấy đèn đỏ sáng là Indoor unit đã được
khởi động.

Sau khoảng vài phút sau các bộ vi xử lý sẽ lệnh cho Outdoor unit khởi động.

6.2.2 Trình tự ngừng máy

Ấn nút ON/OFF trên bộ điều khiển khi thấy có đèn đỏ tắt là Indoor unit đã được tắt.

Khi tắt hết indoor unit trong một tổ hợp thì outdoor unit của hệ thống đó tự động tắt

 Chú ý:

Không tắt trực tiếp các indoor unit bằng aptomat đặt trong tủ điện mà phải tắt các
indoor bằng điều khiển.

Không nên tắt aptomat của các outdoor unit và aptomat tổng trong suốt cả mùa chạy
nếu không ngừng sử dụng lâu để sấy dầu bôi trơn trong máy nén (các aptomat này đặt tại tủ
điện tổng của tủ điện điều hoà).

Đọc kỹ catalogue hướng dẫn của bản hãng gửi kèm theo thiết bị.

9
6.2.3 Các điều cần chú ý khác

Cần có cán bộ kỹ thuật lạnh - điều hòa không khí chuyên trách có chứng chỉ chuyên
môn vận hành hệ thống điều hòa không khí VRV.

Cần có nhật ký vận hành máy, ghi chép đầy đủ các thông số vận hành của hệ thống
trong từng buổi vận hành như : thời gian hoạt động, điện áp, dòng điện, nhiệt độ... và có xác
nhận của cán bộ vận hành.

Đảm bảo quy trình vận hành theo điều II.

Đảm bảo quy trình Bảo trì hệ thống máy lạnh VRV định kỳ và có lưu lại bằng văn
bản và xác nhận của các cán bộ có thẩm quyền.

-Thường xuyên kiểm tra điện áp nguồn, độ lệch pha, nếu ngoài giới hạn cho phép,
không được vận hành máy điều hòa không khí

Thường xuyên làm vệ sinh công nghiệp hệ thống điều hòa không khí

Cắt toàn bộ điện khi bảo dưõng, sửa chữa ..., đảm bảo an toàn điện.

Nếu thiết bị tự động dừng hoặc có sự cố, tìm nguyên nhân để tự xử lý. Nếu không
được thì yêu cầu cán bộ kỹ thuật đến xem xét và tìm biện pháp xử lý

Đọc kỹ catalogue hướng dẫn của bản hãng gửi kèm theo thiết bị.

Thực hiện đầy đủ các chế độ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh công nghiệp
toàn bộ hệ thống.

6.2.4 Hướng dẫn sử dụng điều khiển

Các bộ điều khiển BRC1C62 dùng để kết nối với indoor unit và dùng để điều khiển
hệ thống, bộ điều khiển BRC301B61 dùng để kết nối với thiết bị thông gió thu hồi nhiệt .
Các indoor unit và thiết bị thông gió thu hồi nhiệt phải được kết nối với bộ điều khiển, nếu
không thì không thể hoạt động được.

- Thông qua bộ điều khiển ta có thể đặt các chế độ cho phòng và cho indoor unit như:
Nhiệt độ, chế độ quạt thấp/cao, chế độ sưởi/lạnh/quạt/ tách ẩm, bật/tắt các indoor unit bằng
các phím chức năng trên bộ điều khiển.

9
6.3 Công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí

Kiểm tra hoạt động của máy nén, để Remot ở chế độ lạnh, sau đó khởi động cho máy
nén chạy:

Kiểm tra hoạt động của quạt đảo.

Kiểm tra cường độ dòng điện.

Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.

6.3.1 Đối với dàn lạnh

Tháo mặt nạ, lưới lọc bụi, tháo máng nước, tháo motor quạt đảo sau đó xịt rửa bằng
xà bông

Thao tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao nylon để
che mạch điện tử.

Tiến hành xịt dàn lạnh, không được xịt để nước bắn vào board mạch điện tử, chỉnh
áp lực máy bơm vừa phải, tránh trường hợp làm xếp những lá nhôm tản nhiệt khi áp lực
nước quá mạnh và nước bắn ra ngoài.

Xịt quạt lồng sóc dàn lạnh.

Lưu ý: đối với những quạt sử dụng nguồn điện xung thì nên rút nguồn của quạt hoặc
dùng tuốc nơ vít ghìm lại không cho cánh quạt quay tránh để hư quạt.

Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật sự thông
thoát.

Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã tháo gỡ, chỉnh
lại cánh đảo gió cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch và khô nước.

6.3.2 Đối với dàn nóng

Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt, xịt tia
nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất chuyên dùng khi
cần thiết).

Lưu ý: Khi xịt dàn không được để làm xếp những lá nhôm tản nhiệt.

9
Không được xịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện
(domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất việc
bảo trì.

Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát nước
và các thông số kỹ thuật.

9
KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm đồ án, với sự giúp đỡ của thầy TS.Nguyễn Hữu Nghĩa, nay em
đã hoàn thành đồ án của mình. Qua quá trình làm đồ án,em rút ra một số nhận xét sau:

Ưu điểm:

Đồ án hoàn thành đúng tiến độ thời gian và yêu cầu đặt ra.

Đồ án đã vận dụng được kiến thức đã học của một số môn đã học, qua đó cũng
cố kiến lại kiến thức phục vụ cho quá trình học tập và công tác sau này.

Đồ án đã đưa ra được bản vẽ thiết kế và tính toán nhiệt lí thuyết cho công trình ”
thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho tầng 1 và tẩng lửng khách sạn Xuân Thành Nha
Trang”.

Nhược điểm:

Việc tính toán tổn thất nhiệt và chọn hệ thống lạnh còn mang tính lí thuyết, chưa
áp dụng được các công nghệ mới dẫn đến các thông số mang tính ước lượng chưa sát
thực…

Vì kiến thức thực tế còn hạn hẹp nên trong quá trình tính toán nhiệt, lựa chọn các
thông số tính toán, lựa chọn thiết bị,…sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong quý thầy cô chỉ
bảo thêm để đồ án của em hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.

Đề xuất ý kiến

Để hệ thống vận hành một cách hiệu quả và an toàn. Em có một số ý kiến sau :

Cần niêm yết sơ đồ hệ thống tại phòng máy để giúp người vận hành quan sát hệ
thống được tốt hơn

Tại phòng máy cần có bảng nội qui vận hành, các chỉ dẫn, cảnh báo để tạo sự

an toàn cho hệ thống

Bố trí bộ đàm giữa các phòng vận hành để việc liên lạc được thuân tiện

Phòng máy phát điện cần bố trí xa phòng vận hành hệ thống lạnh để tr ánh tiếng
ồn và sức nóng toả ra ảnh hưởng tới sức khoẻ người vận hành máy.

Trang bị các dụng cụ, thiết bị cấp cứu đầy đủ để khi có sự cố xảy ra thì người vận
hành kịp thời có phương tiện xử lí sự cố.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Lợi: Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NXB khoa học kỹ
thuật, Hà Nội- 2011

2. PGS.TS. Võ Chí Chính: Giáo trình điều hòa không khí. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội
2005.

3. Nguyễn Đức Lợi: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV. Nhà xuất bản giáo dục -
2010

4. file:///C:/Users/DELL/Downloads/ED34-762A_1.pdf

5. https://hvacvn.com/p/dan-lanh-may-lanh-daikin-vrv-iv-model-fxmq125pve/

6. https://codienlanhvietxanh.com/tin-tuc/he-thong-dieu-khien-trung-tam-thong-minh-cho-
may-lanh-trung-tam-vrv.html

7. https://vrv.vn/p/dcs303a51-bo-dieu-khien-trung-tam-i-touch-manager/

8. https://hvacvn.com/he-thong-dieu-khien-trung-tam-cho-dan-lanh-vrv/

You might also like