You are on page 1of 146

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.TRẦN THẾ NỮ


SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM QUỲNH TRANG
LỚP: QH-2020-E KẾ TOÁN CLC2
HỆ : CHÍNH QUY

Hà Nội - Tháng 10 Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.TRẦN THẾ NỮ


GIẢNG VIỆN PHẢN BIỆN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM QUỲNH TRANG
LỚP: QH-2020-E KẾ TOÁN CLC2
HỆ : CHÍNH QUY

Hà Nội - Tháng 10 Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Em xin xác nhận rằng đây là công trình nghiên cứu của em, được hỗ trợ bởi Giảng
viên hướng dẫn là TS. Trần Thế Nữ. Mọi nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này đều được trình bày một cách trung thực.

Tất cả các số liệu, bảng biểu, sơ đồ được sử dụng trong việc triển khai đề tài đều được
thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và được ghi chú trong phần tài liệu tham khảo
hoặc chú thích nguồn dẫn dưới các bảng biểu, sơ đồ.

Bên cạnh đó, các tài liệu giải thích thêm các luận điểm đã phân tích và trích dẫn trong
phần phụ lục cũng được chú thích nguồn dữ liệu.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên

TS. Trần Thế Nữ Phạm Quỳnh Trang

i
LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán” là nội dung mà em đã nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp
sau thời gian theo học tại Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Đại học
Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình hoàn thiện luận văn, sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn từ
phía quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã đóng góp quan trọng vào thành công của luận
văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với:

Khoa Kế toán Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo ra
một môi trường học tập và rèn luyện tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng
bổ ích giúp cho em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện luận văn.

Giảng viên hướng dẫn của em, TS. Trần Thế Nữ, là người cô nhiệt tình và tận tâm. Qua
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, cô đã hỗ trợ em một cách đặc biệt, thể hiện
sự chăm sóc và đóng góp ý kiến quý báu, giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách
xuất sắc.

Em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn
động viên em và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có thể đạt được thành công trong quá
trình nghiên cứu này.

Em xin chân thành cảm ơn!

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii

DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii

DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................ x

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết ................................................................................................................ 1

2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................................... 2

2.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài ............................................................................... 2

2.2. Tổng quan tài liệu trong nước ............................................................................... 6

2.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................... 9

3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 9

3.1. Mục tiêu chung....................................................................................................... 9

3.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................10

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................10

4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................10

4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................10

5. Câu hỏi và ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................11

6. Kết cấu của nghiên cứu ...............................................................................................11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
KẾ TOÁN .............................................................................................................................13

iii
1.1. Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................................13

1.1.1. Khái niệm về nhận thức .....................................................................................13

1.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp....................................................................14

1.1.3. Khái niệm về môi trường học tập ......................................................................15

1.1.4. Khái niệm về đạo đức cá nhân...........................................................................17

1.1.5. Khái niệm về năng lực hành nghề .....................................................................18

1.1.6. Khái niệm về hiểu biết văn hóa xã hội...............................................................19

1.1.7. Khái niệm về đạo đức công ty............................................................................20

1.1.8. Khái niệm về pháp luật Nhà nước và quy định ngành nghề ............................21

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................23

2.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết ............................................................................23

2.1.1. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................23

2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................27

2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................28

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................................28

2.3. Phương pháp phân tích ............................................................................................29

2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp ...................................................................29

2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp .....................................................................29

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC PHẨM
CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN ........34

3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu...................................................................................34

3.1.1. Giới tính..............................................................................................................34

3.1.2. Cơ sở đào tạo ......................................................................................................34

3.1.3. Năm học ..............................................................................................................35

iv
3.1.4. Kết quả học tập ..................................................................................................36

3.1.5. Nhận thức của sinh viên về các thông tin cơ bản liên quan đến các đạo đức
nghề nghiệp kế toán .....................................................................................................38

3.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
cơ bản của sinh viên ngành kế toán ................................................................................43

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................47

4.1. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành Kế toán ..........................................................................................................48

4.1.1. Nhân tố môi trường học tập (MTHT) ...............................................................48

4.1.2. Nhân tố đạo đức cá nhân (DDCN) .....................................................................50

4.1.3. Nhân tố năng lực hành nghề (NLHN) ...............................................................51

4.1.4. Nhân tố hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH) ....................................................53

4.1.5. Nhân tố về đạo đức công ty (DDCT) .................................................................55

4.1.6. Nhân tố Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN) ..................58

4.1.7. Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD) .....................................................59

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán ...........................................................................................................62

4.2.1. Xử lý hệ số Cronbach's alpha ............................................................................62

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................................65

4.2.3. Kiểm định tương quan .......................................................................................70

4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính..............................................................................72

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN .....................................................79

5.1. Cơ sở lập luận cho việc đưa ra giải pháp .................................................................79

v
5.1.1. Dựa vào thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán .......................................................79

5.1.2. Dựa vào kết quả hồi quy ....................................................................................79

5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
chuyên ngành kế toán ......................................................................................................80

5.2.1. Giải pháp đối với môi trường học tập ...............................................................80

5.2.2. Giải pháp đối với đạo đức công ty .....................................................................81

5.2.3. Giải pháp đối với đạo đức cá nhân ....................................................................82

5.2.4. Giải pháp đối với năng lực hành nghề...............................................................83

5.2.5. Giải pháp đối với hiểu biết văn hóa xã hội ........................................................83

5.2.6. Giải pháp về Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề ........................84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................................86

1. Kết luận ........................................................................................................................86

2. Kiến nghị ......................................................................................................................87

3. Hạn chế của đề tài........................................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................90

PHỤ LỤC 1 ..........................................................................................................................93

PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................ 100

PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................................ 106

PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................................ 118

PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................................ 124

PHỤ LỤC 6 ........................................................................................................................ 130

PHỤ LỤC 7 ........................................................................................................................ 132

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT BẢNG TÊN BẢNG

1 Bảng 2.1 Cơ sở chọn biến và nhân tố từng biến

2 Bảng 4.1 Xử lý hệ số Cronbach’s alpha

3 Bảng 4.2 Kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập

4 Bảng 4.3 Bảng ma trận xoay của biến độc lập

5 Bảng 4.4 Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc

6 Bảng 4.5 Bảng ma trận của biến phụ thuộc

7 Bảng 4.6 Kiểm định tương quan Correlations

8 Bảng 4.7 Phân tích hồi quy đối với nhận thức về đạo đức nghề nghiệp

9 Bảng 4.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT HÌNH TÊN HÌNH

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo
1 Hình 2.1
đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán

vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 3.1 Giới tính sinh viên thực hiện khảo sát

2 Biểu đồ 3.2 Cơ sở đào tạo sinh viên thực hiện khảo sát

3 Biểu đồ 3.3 Khóa sinh viên thực hiện khảo sát

4 Biểu đồ 3.4 Kết quả học tập sinh viên thực hiện khảo sát

Nhận thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán của
5 Biểu đồ 3.5
sinh viên thực hiện khảo sát
Nhận thức về thời gian ban hành chuẩn mực đạo đức nghề
6 Biểu đồ 3.6
nghiệp kế toán của sinh viên thực hiện khảo sát
Nhận thức về cơ quan ban hành chuẩn mực đạo đức nghề
7 Biểu đồ 3.7
nghiệp kế toán của sinh viên thực hiện khảo sát
Nhận thức về số chuẩn mực, số tiêu chí của chuẩn mực đạo
8 Biểu đồ 3.8
đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên thực hiện khảo sát
Thống kê nhận thức về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo
9 Biểu đồ 3.9
đức nghề nghiệp cơ bản
Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Môi trường học
10 Biểu đồ 4.1
tập (MTHT)
Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Đạo đức cá nhân
11 Biểu đồ 4.2
(DDCN)
Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Năng lực hành
12 Biểu đồ 4.3
nghề (NLHN)
Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Hiểu biết văn
13 Biểu đồ 4.4
hóa xã hội (VHXH)
Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Đạo đức công ty
14 Biểu đồ 4.5
(DDCT)
Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Pháp luật Nhà
15 Biểu đồ 4.6
nước và quy định về ngành nghề (PLNN)

viii
Thống kê các mức lựa chọn đối với nhận thức đạo đức nghề
16 Biểu đồ 4.7
nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán (NTDD)

ix
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA


1 DDCT Đạo đức công ty

2 DDCN Đạo đức cá nhân

3 ĐĐNN Đạo đức nghề nghiệp

4 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

5 ETPB Mô hình mở rộng của lý thuyết hành vi có kế hoạch


Ủy ban Chuẩn mực Đạo đức Nghề nghiệp kế toán
6 IESBA
Quốc tế
7 IFAC Hiệp hội Kế toán Quốc tế
8 MTHT Môi trường học tập

9 NTDD Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp

10 NLHN Năng lực hành nghề

11 PLNN Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề

12 TRA Lý thuyết hành động hợp lý


13 TPB Lý thuyết hành vi có kế hoạch
14 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

15 VHXH Hiểu biết về văn hóa xã hội

x
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Đạo đức được mô tả như một tập hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn xã hội, tạo
điều kiện cho con người tự ý thức và điều chỉnh hành vi của mình để phản ánh sự phù
hợp với lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Ủy ban Chuẩn mực Đạo đức Nghề nghiệp
kế toán Quốc tế (IESBA) xác định 5 phẩm chất dành cho kế toán viên bao gồm (1) Tính
chính trực, (2) Tính khách quan, (3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng, (4) Tính
bảo mật, (5) Tư cách nghề nghiệp. Nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, điều
này đã dẫn đến sự đa dạng và mở rộng của các loại hình doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu
cầu của sự phát triển này, ngành kế toán buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn, đảm
bảo rằng kế toán viên trong tương lai sẽ thực hiện công việc của mình một cách chuyên
nghiệp và hiệu quả.

Trước đây, nhiều sự sụp đổ của các công ty xảy ra, nguyên nhân chính đến từ gian
lận kế kế toán. Điển hình ta có, đầu thế kỷ 21, WorldCom - một trong những công ty
viễn thông lớn nhất Mỹ lâm vào khủng hoảng tài chính và CEO Bernard Ebbers bị cáo
buộc giả mạo tăng trưởng để nâng giá cổ phiếu, gian lận kế toán lên đến 11 tỷ USD (
(Thu, 2019). Năm 2016, Toshiba, đế chế công nghệ khổng lồ của Nhật, bị truy tố ra tòa
sau vụ gian lận kế toán 1,3 tỷ USD. Theo cáo trạng, công ty này đã gây hiểu lầm cho các
nhà đầu tư khi hạ thấp chi phí vận hành và thổi phồng lợi nhuận từ năm 2008. Vụ việc
khiến hàng loạt nhà đầu tư đâm đơn kiện đòi Toshiba bồi thường thiệt hạn 162,3 triệu
USD (Thu H. , 2021). Tại Thái Lan, nhờ sự hỗ trợ từ một doanh nhân giàu có trong nước,
nhà sản xuất dây cáp điện Stark đã mở rộng ra khỏi thị trường châu Á qua các thương
vụ thâu tóm. Năm 2022, Stark Corp giờ đây đang đối mặt với khủng hoảng tài chính lớn
ở kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á sau một vụ bê bối kế toán, làm giảm 99% giá trị
vốn hóa thị trường và không thể trả nợ cho một số trái phiếu (Tiên, 2023). Bên cạnh đó,

1
còn tồn tại nhiều bê bối kế toán khác gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Đồng thời,
nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kế toán. Việt Nam đang trên đà phát triển và hội
nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với
nhiều rủi ro. Trong số đó, vấn đề gian lận kế toán nổi bật vì tính nhạy cảm. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trong lĩnh vực kế
toán sẽ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của họ khi bước vào môi trường làm việc.

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán, số lượng này vẫn còn hạn chế. Đồng thời,
do sự biến đổi về thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết quả thu được thường
không thống nhất. Do đó, việc tham khảo và áp dụng kết quả nghiên cứu trước đây gặp
nhiều khó khăn cho người đọc và các chuyên gia.

Nhận thấy chủ đề nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán
là vấn đề nhạy cảm và quan trọng, nhưng đến nay, quan niệm và các nhân tố tác động
còn rời rạc. Song, chưa có một nghiên cứu nào thực hiện khảo sát vấn về này đối với
năm trường Đại học xuất hiện trong bài nghiên cứu. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo sinh viên kế toán tại các trường đại học và cao đẳng, tác giả đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán” và khảo sát tại năm trường đại học bất kỳ. Mục tiêu của đề tài là
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức này và đề xuất các giải pháp để tăng
cường phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.

2. Tổng quan tài liệu

2.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài

Đạo đức nghề nghiệp là một chủ đề đang được quan tâm rộng rãi và có tầm quan
trọng đặc biệt. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế về số lượng nghiên cứu từ các tác giả quốc tế

2
về đề tài này. Qua những nghiên cứu hiện có, ta có thể thấy rằng nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp có vai trò quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp của một kế toán
viên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức này, bao gồm: hiểu biết về văn hóa xã
hội, đạo đức cá nhân, kinh nghiệm làm việc, và nhiều hơn nữa. Dưới đây là một số nghiên
cứu liên quan có thể được đề cập:

Nghiên cứu “Ethics in accounting practices and its influence on business


performance” của Nambukara-Gamage & Rahman (2020) với mục tiêu là khám phá và
xác định tầm quan trọng của đạo đức trong thực hành kế toán và liệu thực hành kế toán
đạo đức có ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh tổng thể hay không, đồng thời tạo ra
một hướng dẫn để khuyến khích các chuyên viên kế toán hiểu và áp dụng thực hành đạo
đức. Nghiên cứu khám phá cách các biến số dân số khác nhau, cụ thể là văn hóa, giới
tính và tôn giáo ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định đạo đức của một cá nhân. Trong
nghiên cứu này, dữ liệu được sử dụng đã được thu thập từ các tài liệu liên quan. Các bộ
lọc của các cổng thông tin đã được sử dụng để xác định tài liệu liên quan đến nghiên
cứu. Mẫu được chọn dựa trên bốn chủ đề bao gồm ảnh hưởng của thực hành kế toán đạo
đức lên (1) văn hóa, (2) giới tính, (3) tôn giáo và ảnh hưởng lên (4) hiệu suất kinh doanh
tổng thể. Nghiên cứu này cho thấy văn hóa không nhất thiết ảnh hưởng đến hành vi và
quyết định đạo đức. Ngược lại, một mối tương quan tích cực đã được tìm thấy giữa các
niềm tin tôn giáo và quá trình ra quyết định đạo đức. Tuy nhiên, nghiên cứu này không
chỉ rõ ràng ảnh hưởng của thực hành kế toán đạo đức và ảnh hưởng của nó lên hiệu suất
kinh doanh. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra một số liên kết giữa việc thực hành kế toán
không đạo đức và hoạt động gian lận có thể trở thành mối đe dọa cho sự tồn tại của doanh
nghiệp. Kích thước mẫu và kỹ thuật nghiên cứu hạn chế việc kết quả có thể được tổng
quát.

Khác với hướng nghiên cứu trên, đề tài “Factors influencing accounting students’
perception of accounting ethics: an empirical study in Indonesia” của Marko S

3
Hermawan và Kokthunarina (2018) đề xuất một mô hình nhận thức đạo đức để trả lời
bốn giả thuyết, với mục tiêu đo lường mức độ nhận thức về đạo đức kế toán trong số
sinh viên ngành kế toán. Mẫu được chọn là 146 sinh viên ngành kế toán tại Đại học Quốc
tế Bina Nusantara, Jakarta. Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phân tích hồi quy tuyến tính
và phân tích đa cộng tuyến trong mô hình của mình. Với số liệu thống kê mô tả của các
mẫu, bài xác định được bảy biến mô tả trong mô hình tiếp theo, bao gồm (1) đạo đức kế
toán, (2) gian lận, (3) thu nhập, (4) môi trường, (5) văn hóa, (6) khóa học đạo đức và (7)
giới tính. Theo như nghiên cứu cho thấy rằng đạo đức kế toán hoạt động như biến phụ
thuộc; với các biến gian lận, thu nhập, môi trường và văn hóa như các biến độc lập; trong
khi đó khóa học đạo đức và giới tính là các biến kiểm soát. Biến gian lận có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới biến phụ thuộc. Nếu sinh viên đã có hành vi gian lận trong quá trình học
tập, điều này có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ trong tương lai khi làm việc. Biến thu
nhập không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, có thể do
sinh viên kế toán chưa hiểu rõ cách thu nhập có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ. Biến
môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức về đạo đức kế toán của sinh viên, cụ
thể là môi trường gia đình và bạn bè. Nhận thức về hành vi đạo đức có thể bị ảnh hưởng
mức độ yếu bởi các biến như văn hóa và giới tính. Yếu tố khóa học đạo đức lại có kết
quả ngược lại so với yếu tố văn hóa và giới tính. Mặc dù nghiên cứu đã cho ra kết quả
cụ thể, nhưng do các yếu tố ảnh hưởng bị giới hạn nên nghiên cứu này chưa thể làm rõ
hoàn toàn được nhận thức về đạo đức của sinh viên ngành kế toán. Bài nghiên cứu nên
có nhiều mẫu khảo sát hơn để có cái nhìn sâu sắc hơn về nhận thức về đạo đức kế toán
và kết quả sẽ chính xác hơn.

Nghiên cứu của Costa A.J. et al. (2016) về đề tài “Ethical perceptions of
accounting students in a Portuguese university: the influence of individual factors and
personal traits” tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra nhận thức về đạo đức của
sinh viên ngành kế toán và phân tích tác động của một số yếu tố như (1) giới tính, (2)

4
tuổi tác, (3) kinh nghiệm làm việc và (4) khóa học đạo đức đối với quyết định đạo đức
của họ. Dữ liệu được thu thập với tổng cộng 117 sinh viên từ ba khóa học kế toán. Mô
hình nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi gồm ba phần: Nhận dạng, Câu hỏi cá nhân và
Tình huống. Phần Nhận dạng xác định mẫu dựa trên giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm làm
việc và khóa học đạo đức. Phần Câu hỏi cá nhân được thiết kế để đánh giá mức độ quan
trọng mà người trả lời gắn cho 12 thuộc tính cá nhân liên quan đến nghề kế toán. Phần
Tình huống của bảng câu hỏi yêu cầu người trả lời xem xét danh sách gồm 9 tình huống
liên quan đến thực tiễn kế toán liên quan đến hành vi trung thực hoặc gần như không
trung thực và hành vi không đạo đức. Nghiên cứu cho thấy rằng không phải tất cả các
yếu tố đều có ảnh hưởng rõ ràng đến nhận thức về đạo đức kế toán. Cụ thể, giới tính và
khóa học đạo đức không có ảnh hưởng rõ ràng, trong khi tuổi tác và kinh nghiệm làm
việc lại có ảnh hưởng. Tuy nhiên, như mọi nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng mang
đến một số hạn chế. Mẫu khảo sát tương đối nhỏ và chỉ từ một cơ sở giáo dục, do đó kết
quả không thể được khái quát hoá. Ngoài ra, sự tin cậy của các câu trả lời khảo sát về
các tình huống được trình bày cũng có thể bị thấp.

Nghiên cứu của Philmore Alleyne & Diana Weekes-Marshall & Stacey Estwick
& Robertine Chaderton (2014) với đề tài “Factors Influencing Ethical Intentions Among
Future Accounting Professionals in the Caribbean” đã nhận định rằng việc ra quyết định
có tính đạo đức là một chức năng quan trọng của các kế toán viên. Bài nghiên cứu tìm
cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức của các chuyên gia kế toán
trong tương lai. Cụ thể, nghiên cứu này kiểm tra khả năng ứng dụng của lý thuyết hành
động hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình mở rộng của lý
thuyết hành vi có kế hoạch (ETPB) trong việc dự đoán ý định hành động phi đạo đức
của sinh viên kế toán (vi phạm tính bảo mật và sai lệch dữ liệu). Dữ liệu trong nghiên
cứu được thu thập thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát từ 298 sinh viên kế toán
tại một trường Đại học Caribe. Kết quả cho thấy các biến độc lập (thái độ, hiểu biết văn

5
hóa xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi và đạo đức cá nhân) dự đoán ý định vi phạm
tính bảo mật và tính chi phí sai.

2.2. Tổng quan tài liệu trong nước

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về nhận thức đạo đức nghề nghiệp đang ngày càng
trở nên quan trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể nhận thấy
rằng có một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp trong
ngành kế toán, bao gồm năng lực hành nghề, đạo đức công ty hay pháp luật của nhà
nước,...Dưới đây là một số kết quả từ các nghiên cứu liên quan.

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp người làm kế toán
kiểm toán - Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Phước và
cộng sự (2022) đã nêu ra vấn đề rằng trong những năm gần đây, tại Việt Nam và Thành
phố Hồ Chí Minh, việc một số công ty bị hủy niêm yết hoặc rơi vào diện cảnh báo, trong
đó có những trường hợp do lỗi của kế toán viên và công ty kiểm toán, đã trở thành vấn
đề không còn xa lạ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến đạo đức nghề nghiệp của những người làm trong lĩnh vực kế
toán và kiểm toán tại TP.HCM, cũng như đưa ra một số gợi ý quản lý nhằm nâng cao
đạo đức nghề nghiệp trong ngành này. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác
giả đã tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên mẫu khảo sát thuận tiện từ 265
người làm việc trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại các doanh nghiệp ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy có tám yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp trong
kế toán và kiểm toán, bao gồm: (1) Nhận thức về đạo đức, (2) Thu nhập cá nhân, (3) Độ
tuổi, (4) Giới tính, (5) Kinh nghiệm làm việc, (6) Bối cảnh văn hóa, (7) Giá trị đạo đức
doanh nghiệp, (8) Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Nghiên cứu “Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề
nghiệp kế toán - kiểm toán” của Lê Thị Thu Hà (2021) cho thấy đạo đức nghề nghiệp

6
đóng vai trò quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực kế toán và kiểm
toán. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và hệ thống hóa các lý thuyết liên
quan đến đạo đức nghề nghiệp, cũng như tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố có ảnh
hưởng đến việc ra quyết định có liên quan đến đạo đức trong lĩnh vực kế toán và kiểm
toán. Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả đã tiếp cận và tổng hợp một số nghiên
cứu quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp trong kế toán và kiểm
toán. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố cá nhân (như tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm
làm việc) và các yếu tố môi trường (như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, giá trị đạo đức
doanh nghiệp và văn hóa quốc gia). Bài viết này không chỉ cung cấp thông tin tham khảo
cho các cơ quan quản lý, tổ chức và doanh nghiệp trong việc triển khai các biện pháp
nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức, mà còn gợi ý cho các nghiên cứu
thực nghiệm có thể được tiến hành về chủ đề đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam trong
tương lai.

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Ngọc Giàu (2020) về đề tài “Đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp
4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Kinh tế Kĩ thuật Bình Dương” đã được thực
hiện và khảo sát nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương. Với mẫu khảo sát hợp lệ từ 242 sinh viên,
nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ chuyên môn, kỹ năng ứng dụng công nghệ và môi
trường học tập là ba yếu tố chính ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện
nhận thức về đạo đức nghề nghiệp trong số sinh viên ngành kế toán.

Hay nghiên cứu của Mai Thị Quỳnh Như (2019) “Các nhân tố ảnh hưởng đến
nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại các trường đại học
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán tại các trường

7
Đại học tại thành phố Đà Nẵng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tác giả đã
khảo sát 300 sinh viên từ các bậc học và giới tính khác nhau, dựa trên mô hình giả thuyết
với 5 yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường: (1) Đạo đức cá nhân, (2)
Quy định của Nhà nước và pháp luật về ngành nghề, (3) Đạo đức công ty, (4) Năng lực
hành nghề, (5) Hiểu biết về văn hóa xã hội. Kết quả thống kê định lượng cho thấy hai
yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên là
Năng lực hành nghề và Hiểu biết về văn hóa xã hội. Tuy nhiên, các yếu tố còn lại cũng
đã cho thấy ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp. Bài viết cũng đã
gợi ý một số biện pháp chính sách nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên trong giai đoạn hiện tại.

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang, Trần Tiến Khoa và Lê Thị Thanh Xuân
(2014) về đề tài “Đạo đức nghề nghiệp - Tổng quan lý thuyết và nhận thức của sinh viên
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành thực hiện với hai mục đích
đó là: (1) hệ thống hóa lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) để cung cấp cho người
đọc cái nhìn tổng quan về ĐĐNN và (2) đánh giá nhận thức của sinh viên - lực lượng
lao động tương lai của đất nước về ĐĐNN. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được các
quan điểm và định nghĩa về ĐĐNN và xác định được sáu yếu tố có ảnh hưởng đến
ĐĐNN. Trong sáu yếu tố này, yếu tố năng lực hành nghề (Beikzad và các cộng sự, 2012)
và đạo đức công ty (Valentine và Fleischman, 2008) có thể đo lường bằng phương pháp
định lượng, vì vậy nghiên cứu này đã kế thừa thang đo để đánh giá nhận thức của sinh
viên về ĐĐNN. Kết quả cho thấy sinh viên nhận thức về ĐĐNN ở mức tương đối cao,
và có sự khác biệt trong nhận thức của sinh viên ngành kỹ thuật và sinh viên ngành kinh
tế về ĐĐNN.

8
2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Các bài nghiên cứu trong nước và quốc tế hầu hết đều tập trung vào sinh viên ở
một trường Đại học cụ thể nên số lượng mẫu còn ở mức hạn chế. Bởi vậy, chưa đủ minh
chứng để có cái nhìn toàn diện hơn về nhận thức về đạo đức nghề nghiệp kế toán và kết
quả sẽ chính xác hơn. Đồng thời, dưới tác động của công nghệ, đặc biệt là cách mạng
công nghiệp 4.0, ngành kế toán đang trải qua nhiều sự biến động, cần nghiên cứu sâu và
kịp thời hơn về ảnh hưởng của các nhân tố đối với đạo đức nghề nghiệp kế toán ở nhiều
thời điểm. Song, trong bối cảnh thị mở rộng và cạnh tranh, các bài nghiên cứu với chủ
đề liên quan cần được tiến hành để đảm bảo được đạo đức không bị lãng quên đi. Tóm
lại, với những hạn chế đã có ở các nghiên cứu trước và sự khuyến khích thực hiện nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán do
ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ cho kết quả nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu thực hiện
trên đối tượng khảo sát là sinh viên của 5 cơ sở đào tạo ngẫu nhiên đó là trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Thương Mai, trường Đại học Thăng
Long, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng. Mô hình nghiên cứu được xây dựng
trên lý thuyết của nhiều tác giả được tham khảo như Marko S Hermawan và
Kokthunarina (2018), Lê Thị Thu Hà (2021) và một vài tác giả khác. Bên cạnh đó, bài
nghiên cứu có bổ sung các yếu tố sao cho phù hợp thời điểm.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

Phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp trong số sinh
viên ngành kế toán. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao sự nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp trong cộng đồng sinh viên chuyên ngành kế toán.

9
3.2. Mục tiêu cụ thể

Phân tích thực trạng về nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế
toán.

Khảo sát đo lường và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức về đạo
đức của sinh viên ngành kế toán

Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp đối với sinh viên ngành kế toán.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành Kế toán của 5 trường Đại học được chọn ngẫu nhiên.

Đối tượng khảo sát: Sinh viên tại 5 trường Đại học được chọn ngẫu nhiên, đó là:
(1) Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN, (2) Trường đại học Thương Mại, (3) Trường
đại học Thăng Long, (4) Học viện Tài chính, (5) Học viện Ngân hàng. Để đa dạng hóa
đối tượng, tác giả đã lấy mẫu ngẫu nhiên cho những đối tượng có giới tính, năm học khác
nhau.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Một số nhân tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên ngành Kế toán của 5 trường Đại học được chọn ngẫu nhiên.

Phạm vi không gian: Dữ liệu được thu thập và khảo sát trong phạm vi 5 trường
Đại học ngẫu nhiên, đó là: (1) Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN, (2) Trường đại học

10
Thương Mại, (3) Trường đại học Thăng Long, (4) Học viện Tài chính, (5) Học viện Ngân
hàng.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện năm 2023.

5. Câu hỏi và ý nghĩa của nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu mong muốn phân tích chi tiết tình hình hiện tại về nhận thức
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán. Ngoài ra, bài nghiên cứu dự định đo
lường và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức của sinh viên
ngành kế toán. Đồng thời, bổ sung bằng chứng khảo sát thực nghiệm tại 5 trường Đại
học được chọn ngẫu nhiên với kỳ vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở, đóng góp một
số chính sách, khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên học ngành kế toán.

Để đạt được ý nghĩa nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

(1) Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp cơ bản của sinh viên kế toán hiện nay như thế nào ?

(2) Các nhân tố nào tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành kế toán và tác động như thế nào ?

(3) Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán ?

6. Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài phần mục lục, bảng biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo và phần mở đầu, kết
luận, kiến nghị, bài nghiên cứu gồm 5 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức đối với đạo đức nghề nghiệp kế toán

11
Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên ngành kế toán

12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP KẾ TOÁN

1.1. Cơ sở lý thuyết

1.1.1. Khái niệm về nhận thức

Định nghĩa về nhận thức xuất hiện nhiều nhưng để bám sát vào bài nghiên cứu,
tác giả tham khảo một số khái niệm cơ bản sau:

Theo quan điểm triết học Mác Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản
ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong tâm trí của con người. Quá trình này
mang tính tích cực, năng động, sáng tạo và dựa trên cơ sở của thực tiễn.

Được cập nhật vào 18/04/2023, Kendra Cherry, MSEd định nghĩa nhận thức là
thuật ngữ chỉ các quá trình tâm lý liên quan đến việc thu nhận kiến thức và sự hiểu biết.
Một số trong số rất nhiều quá trình nhận thức khác nhau bao gồm suy nghĩ, biết, nhớ,
phán đoán và giải quyết vấn đề. Những chức năng này là chức năng cấp cao của não bộ
và bao gồm ngôn ngữ, trí tưởng tượng, nhận biết và lập kế hoạch.

Theo APA Dictionary of Psychology, nhánh của tâm lý học khám phá hoạt động
của các quá trình tâm lý liên quan đến việc nhận biết, chú ý, suy nghĩ, ngôn ngữ và bộ
nhớ, chủ yếu thông qua suy luận từ hành vi.

Dựa trên phương pháp tiếp cận hoạt động liên quan đến các hiện tượng tâm lý,
các nhà tâm lý học Xô viết cổ điển và những học giả tâm lý nổi tiếng tại Việt Nam như
giáo sư Phạm Minh Hạc, giáo sư Nguyễn Quang Uẩn và Hoàng Thị Thu Hiền, đã đề
xuất các khái niệm về nhận thức với những đặc điểm tương đồng. Theo quan điểm của
họ, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực xung quanh và hiện thực cá nhân. Dựa trên

13
cơ sở này, con người thể hiện thái độ và hành động của mình đối với thế giới xung quanh
và bản thân.

Tiếp nhận những quan điểm về nhận thức trên, bài nghiên cứu tiếp cận định nghĩa
nhận thức là nền tảng cho việc con người nhận diện và hiểu rõ về thế giới xung quanh.
Nhờ đó, con người có thể tương tác với thế giới một cách thích hợp nhất, nhằm tối ưu
hóa lợi ích cho bản thân.

1.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp được hiểu theo hai quan niệm khác nhau giữa Việt Nam và
quốc tế. Ở Việt Nam, khi nói đến đạo đức nghề nghiệp, người ta thường tập trung vào
các hành vi cá nhân như dối trá, lừa gạt, vi phạm pháp luật, v.v. Đạo đức nghề nghiệp ở
đây được đánh giá qua hành vi và thái độ của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc.
Trong khi đó, theo quan niệm quốc tế, đạo đức nghề nghiệp liên quan mật thiết tới các
tiêu chuẩn chuyên môn như trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, v.v. Nó
cũng bao gồm các mối quan hệ kinh tế tài chính như góp vốn, đầu tư, vay nợ, v.v. Tuân
thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp ở đây có nghĩa là bảo đảm sự độc lập, khách quan
và không phụ thuộc vào các mối quan hệ kinh tế tài chính trong quá trình hành nghề.
Như vậy, sự khác biệt trong hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp giữa Việt Nam và quốc tế
cho thấy rằng khái niệm này không chỉ phản ánh các giá trị cá nhân mà còn liên quan
mật thiết tới ngữ cảnh xã hội và văn hóa làm việc.

Theo Hiệp hội Kế toán Quốc tế (IFAC), đạo đức nghề nghiệp được định rõ như
là một tập hợp các nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực và quy tắc hành vi. Những yếu tố này
hướng dẫn các quyết định, quy trình và hệ thống của tổ chức theo một cách có thể mang
lại lợi ích cho các bên liên quan chính. Đồng thời, nó cũng tôn trọng quyền lợi của tất cả
các bên liên quan đối với hoạt động của các thành viên trong hiệp hội.

14
Khi nói về đạo đức nghề nghiệp, tác giả Durkhiem từng nói “Tiêu chuẩn đạo đức
của mỗi nghề đều được tầm quan trọng của các nghề quy định. Và sự khác biệt về vai
trò của các nghề khác nhau đã tạo nên sự đa dạng vì đạo đức nghề nghiệp.”

APA Dictionary of Psychology định nghĩa rằng đạo đức nghề nghiệp là quy tắc
ứng xử có thể chấp nhận được mà các thành viên của một ngành nghề nhất định phải
tuân theo.

Trong bài nghiên cứu của mình, Lê Thị Thu Hà (2021) định nghĩa đạo đức nghề
nghiệp là các tiêu chuẩn, nguyên tắc điều chỉnh hành vi của những người hành nghề
trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể nhằm đảm bảo người hành nghề thực hiện nhiệm
vụ với chất lượng cao, tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo niềm tin cho cộng đồng
về chất lượng dịch vụ cung cấp.

Dựa trên những nét chung trên, chúng ta có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp là sự
kết hợp của những nguyên tắc, quy định, và chuẩn mực đạo đức từ xã hội và từ bản thân
trong lĩnh vực nghề nghiệp. Mục tiêu của nó là định hình và điều chỉnh hành vi ứng xử
của người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, cũng như quy định mối quan hệ giữa
họ trong quá trình hoạt động nghề nghiệp (Trần Hải Minh, 2020).

Theo tác giả, đạo đức nghề nghiệp có thể được hiểu là một tập hợp các nguyên
tắc, quy định và chuẩn mực đạo đức xã hội, cũng như những tiêu chuẩn đạo đức riêng
biệt của từng nghề nghiệp. Những yếu tố này hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của người
lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ, giúp họ xác định cách ứng xử trong các mối
quan hệ và hoạt động công việc.

1.1.3. Khái niệm về môi trường học tập

Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường (2020) định nghĩa môi trường như sau: "Môi
trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau,

15
bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của
con người, sinh vật và tự nhiên."

Theo Trần Quốc Thành (2018), môi trường học tập được định nghĩa như là tập
hợp các yếu tố tác động đến quá trình học tập của học sinh và sinh viên. Các yếu tố này
bao gồm môi trường vật chất như phòng học, bàn ghế, ánh sáng, âm thanh, và không khí.
Ngoài ra, môi trường tinh thần còn liên quan đến các mối quan hệ, như mối quan hệ giữa
giáo viên và học sinh, sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên, cũng như giữa nhà trường
với gia đình và xã hội. Do đó, môi trường học tập của sinh viên ở trường đại học không
chỉ bao gồm các yếu tố vật chất mà còn chứa đựng các yếu tố tinh thần, tạo ra ảnh hưởng
đồng bộ đến quá trình học tập của họ.

Đối với tác giả Phạm Kim Oanh (2021), môi trường học tập là những tác động
kích hoạt, kích thích học tập kể cả bên trong và bên ngoài, môi trường đóng vai trò quan
trọng và góp phần quyết định đến sự tập trung vào học tập. Môi trường học tập là tập
hợp âm thanh xung quanh, cơ sở vật chất, giáo trình, phương pháp giảng dạy,.. các yếu
tố này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập thân thiện hơn, hoặc cũng có thể làm xấu
đi và ảnh hưởng đến tâm lý người học.

Như vậy, môi trường học tập của sinh viên đại học bao gồm tất cả các yếu tố bên
ngoài liên quan, chi phối và tác động đến hoạt động học tập của họ. Những yếu tố này
bao gồm điều kiện sinh hoạt, giải trí, mối quan hệ giao tiếp, điều kiện học tập, cũng như
nội dung và phương pháp học ở cấp độ đại học. Môi trường học tập được coi là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nghề nghiệp của sinh viên. Qua
môi trường học tập, các phẩm chất, kinh nghiệm và tri thức được hình thành và phát triển
trong từng sinh viên.

16
1.1.4. Khái niệm về đạo đức cá nhân

Đạo đức là một từ Hán Việt, đã được sử dụng từ lâu để mô tả một thành phần
quan trọng trong tính cách và giá trị của một cá nhân. Trong đó, "đạo" mang ý nghĩa của
con đường, con lối, còn "đức" đề cập đến tính tốt hoặc những hành động tích cực. Khi
nói rằng một người có đạo đức, người ta muốn diễn đạt rằng họ đã trải qua quá trình rèn
luyện và thực hành các nguyên tắc đạo đức, sống theo chuẩn mực và thể hiện nét đẹp
trong cuộc sống và tâm hồn.

Theo như IAA, đạo đức cá nhân đề cập đến đạo đức mà một người xác định đối
với con người và các tình huống mà họ giải quyết trong cuộc sống hàng ngày. Khác với
đạo đức nghề nghiệp đề cập đến đạo đức mà một người phải tuân thủ trong các tương
tác và giao dịch kinh doanh trong đời sống nghề nghiệp của họ.

Glassdoor Teaam (2021) cho rằng đạo đức cá nhân là những nguyên tắc đạo đức
mà một người sử dụng khi đưa ra quyết định và hành xử trong cả môi trường cá nhân và
nghề nghiệp. Những đạo đức này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc
sống của một người và giúp các cá nhân phát triển đạo đức làm việc, các mục tiêu và giá
trị cá nhân và nghề nghiệp. Các cá nhân sử dụng đạo đức của mình để xác định giữa
đúng và sai và ảnh hưởng đến cách ai đó hành xử trong những tình huống khó khăn. Quy
tắc đạo đức của mỗi người khác nhau, nhưng nhiều người có chung những nguyên tắc
đạo đức như sự trung thực và tôn trọng.

Không những vậy, có định nghĩa rằng đạo đức cá nhân là đạo đức và quy tắc ứng
xử của một người. Những nguyên tắc này đã được cha mẹ, người thân, bạn bè ăn sâu vào
mỗi người ngay từ khi họ mới nhận thức được. Sự tồn tại của con người sẽ thiếu sót và
hời hợt nếu không có đạo đức cá nhân. Đó là tiêu chuẩn đạo đức mà một người áp dụng
khi đưa ra quyết định và hành động trong cả tình huống cá nhân và nghề nghiệp. Những
đạo đức này có tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của một người và hỗ trợ

17
sự phát triển đạo đức làm việc, các mục tiêu và giá trị cá nhân và nghề nghiệp của một
người. Các cá nhân sử dụng đạo đức để phân biệt điều gì là tốt và điều gì là sai và để tác
động đến cách người khác hành động trong những tình huống khó khăn.

Có thể nói, đạo đức cá nhân là quy tắc ứng xử của một cá nhân. Những nguyên
tắc được hình thành từ thời thơ ấu. Những giá trị đạo đức này không chỉ ảnh hưởng đến
nhiều mặt trong cuộc sống cá nhân, mà còn hỗ trợ trong việc xây dựng đạo đức nghề
nghiệp, xác định mục tiêu và phát triển giá trị cá nhân.

1.1.5. Khái niệm về năng lực hành nghề

Năng lực là khả năng, thực lực, kiến thức, kỹ năng và hành vi mà một tác nhân
phải thực hiện các hành động khác nhau để đạt được kết quả. Năng lực là sự kết hợp của
các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với các yêu cầu đặc trưng của một
hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo rằng hoạt động đó đạt được hiệu suất cao.

Theo Huy Kieu (2023), năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân được phát huy
khác nhau ở những môi trường không giống nhau. Chẳng hạn, một nhân viên bán hàng
sẽ có năng lực nghề nghiệp trong môi trường bán hàng, còn một nhân viên IT năng lực
nghề nghiệp của họ sẽ được phát huy trong môi trường công nghệ thông tin. Có khả năng
thay đổi theo thời gian và điều kiện làm việc, năng lực nghề nghiệp có thể chịu ảnh
hưởng từ các yếu tố môi trường và thời gian. Thông qua quá trình làm việc và học hỏi
năng lực của các cá nhân sẽ được tăng lên, từ đó hiệu suất giải quyết công việc sẽ được
tăng lên. Tuy vậy, nếu cá nhân không có ham muốn học hỏi, và phát triển trong công
việc năng lực nghề nghiệp của họ sẽ bị suy giảm, họ sẽ khó đáp ứng yêu cầu công việc
và giảm khả năng thăng tiến.

18
Năng lực nghề nghiệp có thể được chia làm bốn nhóm cơ bản: (1) Năng lực nhận
thức, (2) Năng lực kỹ thuật và chuyên môn, (3) Năng lực lãnh đạo và giao tiếp, (4) Năng
lực tổ chức và quản lý.

Tóm lại, năng lực nghề nghiệp là sự sở hữu và sử dụng hiệu quả kiến thức và kỹ
năng cá nhân để làm chủ công việc. Mức độ năng lực này phản ánh tốc độ và hiệu quả
trong việc giải quyết công việc, càng cao thì công việc càng được hoàn thành một cách
nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng. Điều đáng chú ý là năng lực nghề nghiệp của mỗi
người không giống nhau và sẽ được phát huy tốt nhất trong các môi trường làm việc
khác nhau.

1.1.6. Khái niệm về hiểu biết văn hóa xã hội

Hiểu biết về văn hóa xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức đạo đức của mỗi cá
nhân. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người.
Đó là tổng hợp của giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra thông qua lao động
và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử. Nó là biểu hiện của sự phát triển xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng để sinh tồn và thực hiện mục đích cuộc
sống, con người đã sáng tạo ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, cùng với các công cụ hàng ngày như trang phục, thức ăn, chỗ ở và
các phương thức sử dụng. Tất cả những sáng tạo và phát minh đó đều là văn hóa.

Theo Linton R., văn hóa là tổng thể cấu trúc hành vi được thể hiện thông qua các
giá trị, biểu tượng, niềm tin, truyền thống, và chuẩn mực mà cá nhân trong xã hội học và
truyền đạt.

19
E.B.Taylor (1871) định nghĩa văn hóa là một hệ thống đa dạng bao gồm tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, và mọi khả năng và thói quen mà
con người như một thành viên của xã hội đã đạt được.

Theo nghiên cứu của Deshti và cộng sự (2008), mỗi xã hội đều được xây dựng
dựa trên một nền văn hóa riêng biệt và có những quy tắc đạo đức phù hợp với nền văn
hóa đó. Điều này dẫn đến việc mỗi nền văn hóa sẽ có những quy định riêng về đạo đức
nghề nghiệp.

1.1.7. Khái niệm về đạo đức công ty

Khái niệm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp (DN) mới chỉ tồn tại được
khoảng 3 thập niên trở lại đây. Norman Bowie, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về đạo đức
kinh doanh, được cho là người đầu tiên giới thiệu khái niệm này tại Hội nghị Khoa học
vào năm 1974. Từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một đề tài phổ biến trong các
cuộc thảo luận của doanh nhân, nhà phân tích, người lao động, cổ đông và người tiêu
dùng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu, tác giả và diễn giả đều đồng tình
với một quan điểm chung về đạo đức kinh doanh. Mâu thuẫn thường xuyên xuất hiện
giữa lĩnh vực kinh doanh và đạo đức. Mặt khác, xã hội luôn kỳ vọng doanh nghiệp tạo
ra nhiều việc làm với mức lương cao, trong khi các doanh nghiệp lại khao khát giảm chi
phí và tăng cường năng suất lao động.

Alexandra Twin (2023) định nghĩa đạo đức kinh doanh nghiên cứu các chính sách
và thực tiễn kinh doanh phù hợp liên quan đến các chủ đề có thể gây tranh cãi, bao gồm
quản trị doanh nghiệp, giao dịch nội gián, hối lộ, phân biệt đối xử, trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, trách nhiệm ủy thác,... Luật pháp hướng dẫn đạo đức kinh doanh,
nhưng đôi khi đạo đức kinh doanh lại đưa ra những hướng dẫn cơ bản mà doanh nghiệp
có thể tuân theo để đạt được sự chấp thuận của công chúng.

20
Bên canh đó, Hun và cộng sự (1989) cho rằng đạo đức công ty có thể được diễn
giải như là sự tổng hợp các giá trị đạo đức cá nhân của những người quản lý cùng với
các chính sách về đạo đức, dù chính thức hay không chính thức, của một tổ chức.

Như vậy, đạo đức công ty, một khái niệm không hề mơ hồ, là bộ quy tắc đạo đức
được áp dụng vào hoạt động kinh doanh, dựa trên các nguyên tắc cốt lõi như tôn trọng,
công bằng và minh bạch. Những quy tắc này không chỉ hướng dẫn và kiểm soát hành vi
của các chủ thể kinh doanh, mà còn phản ánh cách mà doanh nghiệp tương tác với khách
hàng, các doanh nghiệp khác, chính phủ, cũng như cách họ đối xử với nhân viên và đối
phó với dư luận tiêu cực. Đạo đức kinh doanh không chỉ liên quan đến lợi ích kinh doanh
mà còn tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây
là yếu tố then chốt giúp xây dựng uy tín và lòng tin của khách hàng, đồng thời góp phần
vào sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.

1.1.8. Khái niệm về pháp luật Nhà nước và quy định ngành nghề

Pháp luật Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quy định pháp luật, nguyên tắc,
định hướng và mục tiêu có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau. Các quy định
này được phân loại thành các ngành luật và chế độ pháp luật, thường được thể hiện trong
các văn bản mà cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành. Quy trình và hình
thức này nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm có 5 cấp theo Quyết
định 27/2018/QĐ-TTg, gồm: Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến
U, gồm 21 ngành; Ngành cấp 2: Mã hóa bằng 2 số theo mã ngành cấp 1 tương ứng, gồm
có 88 ngành; Ngành cấp 3: Mã hóa bằng 3 số theo mã ngành cấp 2 tương ứng, gồm 242
ngành; Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số theo mã ngành cấp 3 tương ứng, gồm 486 ngành;
Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số theo mã ngành cấp 4 tương ứng, gồm 734 ngành.

21
Theo Đặng Đình Luyến (2019), Pháp luật Nhà nước và quy định ngành nghề được
thể hiện thông qua các văn bản pháp quy, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
các tổ chức nghề nghiệp ban hành. Đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, sẽ có các
bộ luật, thông tư, quy chế và văn bản khác nhau để quy định về đạo đức hành nghề, ứng
xử và giao tiếp. Tại Việt Nam, chúng ta có các bộ luật như Luật Công chức, Luật Kế
toán,... nhằm điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực tương ứng.

22
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết

2.1.1. Mô hình nghiên cứu

Sau quá trình nghiên cứu các tài liệu phù hợp và có liên quan, tác giả lọc ra 6
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức của sinh viên như sau:

Bảng 2.1: Cơ sở chọn biến và nhân tố từng biến

Biến độc lập Cơ sở chọn biến


Môi trường học tập (MTHT)
(Marko S Hermawan,
Chương trình đào tạo được thiết kế một cách
2018)
MTHT1 tỉ mỉ để tăng cường nhận thức của sinh viên
(Nguyễn Hoàng Chung ,
về đạo đức nghề nghiệp
2020)
Hệ thống tài liệu và giáo trình được cung cấp
(Nguyễn Hoàng Chung ,
MTHT2 đầy đủ, chặt chẽ về các chuẩn mực đạo đức
2020)
nghề nghiệp
Môi trường thực tập ngành nghề được xây
dựng để tối ưu hóa cơ hội cho sinh viên áp (Nguyễn Hoàng Chung ,
MTHT3
dụng kỹ năng đạo đức nghề nghiệp đã học 2020)
vào thực tế
Khóa học về đạo đức nghề nghiệp được thiết (Marko S Hermawan,
MTHT4
kế và triển khai cho sinh viên 2018)
Giảng viên chú trọng đến việc hỗ trợ sinh
(Nguyễn Hoàng Chung ,
MTHT5 viên phát triển và rèn luyện phẩm chất đạo
2020)
đức nghề nghiệp

23
Đạo đức cá nhân (DDCN)
Sinh viên có khả năng tự quản lý hành vi cá
(Philmore Alleyne và cộng
DDCN1 nhân để giữ vững uy tín nghề nghiệp của
sự , 2014)
mình

Sinh viên có tính khách quan sẽ không bị (Mai Thị Quỳnh Như ,
DDCN2
ảnh hưởng khi đưa ra xét đoán chuyên môn 2019)

Sự thẳng thắn và trung thực của sinh viên (Costa A.J. et al. , 2016)
DDCN3 giới hạn việc cung cấp thông tin không chính (Mai Thị Quỳnh Như ,
xác 2019)
Việc tuân thủ các quy định và nguyên tắc (Costa A.J. et al. , 2016)
DDCN4 được đề ra giúp sinh viên phát triển thói (Mai Thị Quỳnh Như ,
quen tuân thủ đạo đức nghề nghiệp 2019)
Năng lực hành nghề (NLHN)
Sự am hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên (Mai Thị Quỳnh Như ,
NLHN1 môn nâng cao nhận thức vững về đạo đức 2019)
nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp vững đặt nền móng (Mai Thị Quỳnh Như ,
NLHN2 cho sự tự tin và độ chắc chắn trong quá trình 2019)
thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp
Sự ứng dụng linh hoạt công nghệ hiện đại (Mai Thị Quỳnh Như ,
NLHN3
giảm thiểu nguy cơ sai sót thủ công 2019)
Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH)
Nội quy của nhà trường được xây dựng trên
VHXH1 các nguyên tắc cơ bản và phương thức xử lý (Lê Thị Thu Hà , 2021)
đối với đạo đức ứng xử của sinh viên, được

24
điều chỉnh và áp dụng linh hoạt tại từng cấp
độ

Sinh viên biết tự chịu trách nhiệm về mọi (Mai Thị Quỳnh Như ,
VHXH2
hành động cá nhân của mình 2019)

Kênh truyền thông của trường đa dạng với


VHXH3 nhiều chuyên mục đặc biệt về đạo đức nghề (Lê Thị Thu Hà , 2021)
nghiệp
Nhà tuyển dụng không chỉ đưa ra các yêu
cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp mà
VHXH4 (Lê Thị Thu Hà , 2021)
còn công khai và minh bạch về những tiêu
chí này
Đạo đức công ty (DDCT)
Công ty xây dựng một khung chính xác về
(Mai Thị Quỳnh Như ,
DDCT1 các tiêu chuẩn và quy tắc đạo đức nghề
2019)
nghiệp
Hệ thống kỷ luật của công ty được thiết lập
(Mai Thị Quỳnh Như ,
một cách minh bạch và công bằng, áp dụng
DDCT2 2019)
đối với những nhân viên vi phạm các nguyên
(Lê Thị Thu Hà , 2021)
tắc đạo đức nghề nghiệp
Công ty không chỉ tập trung vào lợi ích riêng
mà còn gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm (Mai Thị Quỳnh Như ,
DDCT3
của mình đối với đối tác, khách hàng và 2019)
cộng đồng xã hội
Lãnh đạo của công ty chấp hành nghiêm
(Mai Thị Quỳnh Như ,
DDCT4 pháp luật, tuân thủ các chuẩn mực nghề
2019)
nghiệp của Nhà nước

25
Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
(PLNN)
Kế toán viên có kinh nghiệm lâu năm có khả
(Nguyễn Thu Trang và
PLNN1 năng hiểu biết và nắm vững các quy định
cộng sự , 2014)
pháp luật liên quan
Kế toán viên tuân thủ nghiêm túc các quy
(Mai Thị Quỳnh Như ,
PLNN2 định pháp luật ngành nghề được đánh giá
2019)
cao về đạo đức nghề nghiệp
Pháp luật Nhà nước có các cấp độ xử phạt
khác nhau tương ứng với các mức độ vi (Mai Thị Quỳnh Như ,
PLNN3
phạm khác nhau sẽ hạn chế tối đa các hành 2019)
vi phi đạo đức trong công việc
Biến phụ thuộc Cơ sở chọn biến
Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD)
Phát triển và tối ưu hóa năng lực hành nghề (Philmore Alleyne và cộng
NTDD1
trong lĩnh vực chuyên môn sự , 2014)
Mở rộng kiến thức chuyên sâu và hiểu biết (Mai Thị Quỳnh Như ,
NTDD2
về các lĩnh vực chuyên ngành liên quan 2019)
Học hỏi và tích lũy tri thức chuyên ngành
một cách có hệ thống, chú trọng vào sự hiểu (Mai Thị Quỳnh Như ,
NTDD3
biết sâu sắc và ứng dụng linh hoạt trong thực 2019)
tế nghề nghiệp
Phát triển tinh thần học tập tích cực và động
(Nguyễn Thu Trang và
NTDD4 viên bản thân để tự quản lý và phát triển đạo
cộng sự , 2014)
đức nghề nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2023
Từ bảng 2.1, tác giả nghiên cứu và xây dựng mô hình sau:

26
Môi trường học tập (MTHT)

Đạo đức cá nhân (DDCN)

Năng lực hành nghề (NLHN)

Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH)

Đạo đức công ty (DDCT)

Pháp luật nhà nước và quy định về


ngành nghề (PLNN)

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán

2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Môi trường học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

27
Giả thuyết H2: Đạo đức cá nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

Giả thuyết H3: Năng lực hành nghề có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

Giả thuyết H4: Hiểu biết về văn hóa xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

Giả thuyết H5: Đạo đức công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

Giả thuyết H6: Pháp luật nhà nước và quy định về ngành nghề có ảnh hưởng
cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các trang pháp luật, trang thông tin chính thống
cùng tạp chí chuyên ngành có liên quan và có nguồn gốc tin cậy thể hiện cái nhìn đa
chiều, khách quan về nhận thức đạo đức nghề nghiệp hiện nay của sinh viên. Số liệu thứ
cấp được thu thập từ tháng 02/2022 đến tháng 09/2023.

Số liệu sơ cấp được thu thập từ sinh viên ngành kế toán của 5 trường Đại học
được chọn ngẫu nhiên, đó là: (1) Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN, (2) Trường đại
học Thương Mại, (3) Trường đại học Thăng Long, (4) Học viện Tài chính, (5) Học viện
Ngân hàng. Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023.

Thành phần của bảng câu hỏi khảo sát sinh viên như sau:

28
Phần I bao gồm 8 câu hỏi với nội dung liên quan đến thông tin chung như thông
tin cá nhân của đối tượng khảo sát như: Giới tính, trường, khoá học, xếp loại học tập và
một số câu hỏi dạng có/không liên quan đến kiến thức căn bản về chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp kế toán.

Phần II bao gồm chuỗi các câu hỏi liên quan đến mức độ của các phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp kế toán và các nhân tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên ngành kế toán. Bảng hỏi gồm 5 câu hỏi về mức độ để đánh giá tầm quan
trọng của từng phẩm chất đạo đức của kế toán viên và sử dụng thang độ Likert với 5
điểm dựa theo quy ước: 1 = Rất không quan trọng; 2 = Không quan trọng; 3 = Bình
thường; 4 = Quan trọng; 5 = Rất quan trọng. Với những câu còn lại, sử dụng thang đo
Likert 5 điểm tương ứng từ 1 đến 5 theo mức độ đồng ý, dựa theo quy ước 1 = Rất không
đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý để đánh giá
mức độ tác động của các nhân tố đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành kế toán.

2.3. Phương pháp phân tích

2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập, phân tích và tổng hợp một cách kỹ càng để đảm
bảo rằng chúng mang lại giá trị đáng kể cho đề tài nghiên cứu, đồng thời kế thừa những
thông tin đáng tin cậy từ các nguồn dữ liệu.

2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

Phương pháp phân tích dữ liệu trong nghiên cứu được đề cập bao gồm các kỹ
thuật chính như Thống kê mô tả, Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s
alpha, Phân tích nhân tố khám phá (EFA), và Hồi quy tuyến tính. Thông qua các phương
pháp này, nghiên cứu có khả năng mô tả chính xác đặc điểm của dữ liệu, đánh giá tính

29
tin cậy của các thang đo, khám phá cấu trúc ẩn của dữ liệu, và xác định mối quan hệ
tuyến tính giữa các biến, tạo nền tảng chặt chẽ cho quá trình phân tích và hiểu sâu về dữ
liệu nghiên cứu.

Phần 1: Phân tích thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp hiện nay của sinh
viên ngành kế toán. Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả gồm
phân tích các số liệu để lập bảng tóm tắt, tạo biểu đồ phân tích dữ liệu cụ thể. Phương
pháp tính giá trị trung bình theo số liệu để rút ra mức độ đánh giá tổng quan của đối
tượng khảo sát, từ đó đưa ra kiến nghị, biện pháp phù hợp với việc gia tăng nhận thức
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán.

Phần 2: Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha:

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thường sử dụng phương pháp nhất quán nội tại,
được thực hiện qua hệ số Cronbach’s Alpha. Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám
phá (EFA), việc sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha là quan trọng để loại bỏ các
biến không phù hợp. Những biến này có thể gây ra các yếu tố giả trong quá trình EFA
(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Mặc dù hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đánh giá mức độ tương quan giữa các đo
lường, nó không cung cấp thông tin về việc loại bỏ biến quan sát nào và giữ lại biến quan
sát nào. Trong trường hợp này, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng có thể
giúp xác định những biến quan sát không đóng góp đặc sắc cho sự mô tả của khái niệm
cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

30
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu
chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy
nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử
dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là
mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995;
dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Phương pháp phân tích phương sai One way ANOVA cùng với Indepent-
sample T-test được áp dụng nhằm kiểm tra sự khác biệt giữa các biến định tính và biến
định lượng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi đạt mức độ tin cậy 95%. Kiểm tra
kiểm định Levene’s:

Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết HL-0, nghĩa là có sự khác biệt phương sai một cách
có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm giá trị. Sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal
variances not assumed.

Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết HL-0, nghĩa là không có sự khác biệt phương
sai một cách có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm giá trị. Sử dụng kết quả kiểm định T ở
phần Equal variances assumed.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Analysis).
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) hỗ trợ đánh giá hai khía cạnh quan trọng của thang
đo: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. EFA thuộc nhóm phương pháp phân tích đa biến
phụ thuộc lẫn nhau, không có biến phụ thuộc và biến độc lập, mà nó tập trung vào mối
tương quan giữa các biến (mối quan hệ tương tác). EFA được sử dụng để giảm kích
thước của một tập k biến quan sát xuống thành một tập F (F < k) các nhân tố mang ý

31
nghĩa hơn. Quá trình này dựa trên mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố và các biến
nguyên thủy (biến quan sát).

Theo Hair và đồng nghiệp (1998, trang 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố
hoặc trọng số nhân tố) đóng vai trò là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính thiết thực
của EFA:

Factor loading > 0.3 được hiểu là đạt mức tối thiểu

Factor loading > 0.4 được hiểu là quan trọng

Factor loading > 0.5 được hiểu là có ý nghĩa thực tiễn

Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính là một kỹ thuật thống kê được sử
dụng để khám phá và mô hình hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hoặc
nhiều biến độc lập X, thông qua việc sử dụng hàm tuyến tính. Các tham số của mô hình
được xác định dựa trên dữ liệu.

Mô hình hồi quy: Yi = β1X1i + β2X2i + β3X3i + … + βnXni + ui

Trong đó:

Y: Nhận thức đạo đức nghề nghiệp là biến phụ thuộc

Xi: Các nhân tố giải thích được ước lượng trong mô hình hồi quy

ui: Sai số ước lượng

Giải thích các biến độc lập trong mô hình hồi quy gồm 6 biến độc lập như sau:

X1i: Môi trường học tập

X2i: Đạo đức cá nhân

32
X3i: Năng lực hành nghề

X4i: Hiểu biết văn hóa xã hội

X5i: Đạo đức công ty

X6i: Pháp luật nhà nước và quy định về ngành nghề

Phần 3: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán.

33
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN
NGÀNH KẾ TOÁN

3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu

3.1.1. Giới tính

Biểu đồ 3.1: Giới tính sinh viên thực hiện khảo sát

GIỚI TÍNH

20%

Nữ
Nam

80%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Tổng cộng có 351 sinh viên tham gia thực hiện khảo sát trong đó có 80% sinh
viên nữ (tương đương 281 sinh viên) và 20% sinh viên nam (tương đương 70 sinh viên).
Thông tin này là phù hợp với tổng thể vì dựa trên tình hình thực tế của ngành kế toán, số
lượng sinh viên nữ vẫn chiếm phần nhiều hơn so với sinh viên nam.

3.1.2. Cơ sở đào tạo

Biểu đồ 3.2: Cơ sở đào tạo sinh viên thực hiện khảo sát

34
CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Trường Đại học Kinh tế -


ĐHQGHN
11,1%
Trường Đại học Thương Mại
12,5%
43,3% Học Viện Ngân hàng

15,1%
Trường Đại học Thăng Long

17,9%
Học viện Tài chính

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Tác giả đã tiến hành một quá trình chọn mẫu ngẫu nhiên từ 5 trường đại học để
tham gia vào quá trình thực hiện khảo sát. Các trường này bao gồm: (1) Học viện Tài
chính, (2) Trường Đại học Thương Mại, (3) Trường Đại học Thăng Long, (4) Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, và (5) Học viện Ngân hàng. Quá trình này nhằm đảm bảo
sự đa dạng và đại diện cho các cơ sở giáo dục đại học trong nghiên cứu của tác giả. Cả
năm trường đều được công nhận là những cơ sở đào tạo hàng đầu về ngành kế toán tại
Hà Nội. Kết quả tổng hợp số liệu cho thấy sự chênh lệch giữa các trường đã được phản
ánh. Cụ thể, sinh viên trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với 152 phiếu chiếm
43,3% trên tổng số sinh viên thực hiện khảo sát tại năm trường. Trường Đại học Thương
Mại có 63 phiếu, Học viện Ngân hàng với 53 phiếu, Trường Đại học Thăng Long có 44
phiếu và 39 phiếu còn lại của Học viện Tài chính.

3.1.3. Năm học

Biểu đồ 3.3: Khóa sinh viên thực hiện khảo sát

35
NĂM HỌC

0,9%

5,1% 9,4% Năm 1


Năm 2
20,5% Năm 3
37,6%
Năm 4
Năm 5
26,5% Năm 6

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Phạm vi khóa sinh viên được khảo sát gồm từ năm nhất đến năm thứ sáu. Theo
Khoản 1 Điều 4 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo
Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT quy định như sau: Đào tạo trình độ đại học được thực
hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt
nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn
năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm
rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
Trong 351 phiếu khảo sát thu được từ sinh viên, sinh viên năm nhất chiếm 9,4% với 33
phiếu. Sinh viên năm 2 nhận được 72 phiếu. 93 lựa chọn từ sinh viên năm thứ 3. 132
phiếu tương đương 37,6% là sinh viên năm thứ 4. 18 sinh viên năm thứ 5. Và có 3 sinh
viên năm thứ 6 với 0,9%, họ vẫn đang theo học vì một số lý do chưa ra trường.

3.1.4. Kết quả học tập

Biểu đồ 3.4: Kết quả học tập sinh viên thực hiện khảo sát

36
KẾT QUẢ HỌC TẬP

4,6% 7,4%

Xuất sắc
82%
Giỏi
Khá
Trung bình
64,7%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Theo khoản 5 Điều 10 Chương III Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm
Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

Thang điểm 4 Thang điểm 10 Loại

Từ 3,6 đến 4,0 Từ 9,0 đến 10,0 Xuất sắc

Từ 3,2 đến 3,6 Từ 8,0 đến 9,0 Giỏi

Từ 2,5 đến 3,2 Từ 7,0 đến 8,0 Khá

Từ 2,0 đến 2,5 Từ 5,0 đến 7,0 Trung bình

Từ 1,0 đến 2,0 Từ 4,0 đến 5,0 Yếu

Dựa vào quy định trên, tác giả phân ra 5 thang kết quả học tập từ Xuất sắc đến
Yếu. Kết quả học tập được tính bằng với GPA tích lũy cho đến thời điểm các sinh viên
thực hiện khảo sát. Sau khi tổng hợp số liệu, kết quả đưa ra rằng sinh viên đạt kết quả
học tập xuất sắc gồm 26 bạn. Tiếp đến là học lực giỏi bao gồm 227 phiếu tương đương
64,7% tổng số sinh viên tham gia khảo sát. Trong kết quả học tập loại khá, có tổng cộng

37
82 sinh viên. Ngoài ra, có 16 sinh viên đạt học lực trung bình, và không có sinh viên nào
có học lực xếp vào hạng yếu. Số lượng đầu ra cho thấy kết quả học tập giữa những người
thực hiện khảo sát chênh lệch nhiều. Dựa vào hoàn cảnh, môi trường và định hướng
tương lai, mỗi người sẽ có hướng đi riêng và cách học riêng cho bản thân.

3.1.5. Nhận thức của sinh viên về các thông tin cơ bản liên quan đến các đạo đức
nghề nghiệp kế toán

Biểu đồ 3.5: Nhận thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên
thực hiện khảo sát

Nhận thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


kế toán

4,6%


Không

95,4%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Để đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
trong ngành kế toán, người nghiên cứu đã xây dựng một câu hỏi khảo sát: Bạn có biết
về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán hay không?

Câu trả lời: Dựa trên thể chế chính trị, hiến pháp và quy định pháp luật mà mỗi
nước có một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán riêng. Tại Việt Nam

38
những chuẩn mực này lần đầu tiên được phổ biến thông qua Quyết định 87/2005/QĐ-
BTC. Sau nhiều phiên sửa đổi, với lần cập nhật gần nhất dựa trên Thông tư 70/2015/TT-
BTC, pháp luật Việt Nam quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 335 sinh viên biết về chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp. 16 sinh viên đang ở trong tình trạng chưa có kiến thức hoặc chưa được thông tin
đầy đủ về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán. Có thể thấy đa phần đều được tiếp
cận đến định nghĩa chuẩn mực đạo đức kế toán. Một vài trường hợp là sinh viên năm
nhất chưa được học vào chuyên ngành nên chưa hiểu rõ nội dung này.

Biểu đồ 3.6: Nhận thức về thời gian ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán của sinh viên thực hiện khảo sát

Nhận thức về thời gian ban hành chuẩn mực đạo


đức nghề nghiệp kế toán

21,7%


Không

78,3%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Tiếp đến, tác giả đặt ra câu hỏi để đánh giá nhận thức của sinh viên về thời gian
ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán: Bạn có biết thời gian ban hành chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp kế toán hay không?

39
Câu trả lời: Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 70/2015/TT-
BTC về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Trong đó gồm 03 phần:

Phần A của Chuẩn mực được áp dụng cho các tổ chức và cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh của doanh
nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, cũng như những người sở hữu chứng chỉ
hành nghề kế toán và chứng chỉ kiểm toán viên.

Phần B của Chuẩn mực chú trọng đến các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh
nghiệp kiểm toán, chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và
những người sở hữu chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên, đặc biệt là
những người này đang làm việc trong các doanh nghiệp nói trên.

Phần C của Chuẩn mực tập trung vào người sở hữu chứng chỉ hành nghề kế toán,
chứng chỉ kiểm toán viên tham gia công việc trong môi trường doanh nghiệp.

Nhìn vào biểu đồ trên, sinh viên nhận thức được thời gian ban hành chuẩn mực
đạo đức kế toán là 275 tương đương 78,3%%. Và 21,7%, cụ thể là 76 sinh viên chưa tìm
hiểu về thời gian ban hành của chuẩn mực trên.

Biểu đồ 3.7: Nhận thức về cơ quan ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán của sinh viên thực hiện khảo sát

40
Nhận thức về cơ quan ban hành chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp kế toán

18,5%


Không

81,5%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Ngoài ra, tác giả đặt ra câu hỏi sau để đánh giá nhận thức của sinh viên về chuẩn
mực đạo đức kế toán cơ bản: Bạn có biết cơ quan ban hành chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán hay không?

Câu trả lời: Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành Chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

Đây cũng là một câu hỏi nhận được lựa chọn “không” tương đối cao so với bốn
câu hỏi nhận thức, 18,5% tương đương 65 phiếu. Số còn lại là 286 người chọn phương
án “có”.

Biểu đồ 3.8: Nhận thức về số chuẩn mực, số tiêu chí của chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán của sinh viên thực hiện khảo sát

41
Nhận thức về số chuẩn mực, số tiêu chí của chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp kế toán

10,3%


Không

89,7%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Câu hỏi tiếp theo như sau: Bạn có biết số chuẩn mực, số tiêu chí của chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp kế toán hay không? Câu hỏi này cụ thể hơn về số chuẩn mực, số
tiêu chí của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.

Câu trả lời: Kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp đều phải tuân thủ
những nguyên tắc đạo đức cơ bản sau đây để duy trì độ chính trực và chất lượng trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:

(1) Tính chính trực: Yêu cầu sự thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan
hệ chuyên môn và kinh doanh, nhằm đảm bảo sự minh bạch và trung thực trong mọi tác
vụ;

(2) Tính khách quan: Không chấp nhận sự thiên vị, xung đột lợi ích, hoặc ảnh
hưởng không hợp lý nào ảnh hưởng đến quá trình đánh giá chuyên môn và kinh doanh,
đảm bảo sự đánh giá là công bằng và không chệch lệch;

42
(3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Đòi hỏi việc duy trì và thể hiện năng
lực chuyên môn cần thiết để cung cấp dịch vụ chất lượng, dựa trên kiến thức mới nhất
về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật. Phải hành động một cách thận trọng, tuân thủ các
chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật;

(4) Tính bảo mật: Yêu cầu bảo mật thông tin thu thập từ mối quan hệ chuyên môn
và kinh doanh. Không được tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý từ
bên có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ theo yêu cầu pháp luật hoặc cơ quan quản lý.
Cũng không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân;

(5) Tư cách nghề nghiệp: Yêu cầu tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan,
tránh hành động nào có thể làm tổn thương uy tín nghề nghiệp.

Câu trả lời nhận được 315 phiếu biết đến số chuẩn mực, số tiêu chí của chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp kế toán. 36 phiếu còn lại tương đương 10,3% chưa biết cụ thể
về số tiêu chí này.

3.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán

Đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng đối với kế toán vì công việc của họ không
chỉ gắn liền với những con số mà còn cả sự tồn tại, phát triển an toàn của doanh nghiệp
trước pháp luật. Trong các chương trình đào tạo giảng dạy chuyên ngành, đạo đức nghề
nghiệp luôn xuất hiện trong các bộ môn kế toán.

43
Biểu đồ 3.9: Thống kê nhận thức về tầm quan trọng của
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản

THỐNG KÊ NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA


CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN
Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

36.2 39.9 41.0 41.3


45.9

47.6 44.4 44.2 40.2 43.9

9.1 8.3 7.7 6.6 7.7


3.7 6.0 4.8 4.8 4.8
3.4 1.4 2.3 2.6 2.3
TÍNH CHÍNH TRỰC TÍNH KHÁCH QUAN NĂNG LỰC CHUYÊN TÍNH BẢO MẬT TƯ CÁCH NGHỀ
MÔN VÀ TÍNH THẬN NGHIỆP
TRỌNG

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Biểu đồ 3.9 minh họa sự đánh giá của sinh viên từ 05 cơ sở đào tạo về tầm quan
trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Các phẩm chất được khảo sát bao
gồm: (1) Tính chính trực, (2) Tính khách quan, (3) Năng lực chuyên môn và tính thận
trọng, (4) Tính bảo mật, và (5) Tư cách nghề nghiệp. Mỗi phẩm chất đều nhận được sự
đánh giá cao, với phần lớn sinh viên lựa chọn “rất quan trọng” hoặc “quan trọng”. Điều
này phản ánh rõ ràng rằng các phẩm chất đạo đức cơ bản trong ngành kế toán là yếu tố
không thể thiếu trong nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế
toán.

(1) Tính chính trực yêu cầu kế toán viên phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả
các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Với dữ liệu khảo sát cho thấy, có 127 sinh

44
viên lựa chọn “rất quan trọng” chiếm tỷ lệ 36,2%, 167 phiếu chọn lựa “quan trọng” cho
phẩm chất này tương đương 47,6%, 32 sinh viên cho rằng mức độ “bình thường” tương
ứng 9,1%. Còn lại là 13 sinh viên lựa chọn “không quan trọng” và 12 sinh viên lựa chọn
“rất không quan trọng”.

(2) Tính khách quan không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh
hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình. So
với tính chính trực, có 140 lựa chọn “rất quan trọng” và 156 lựa chọn “quan trọng” tương
đương 39,9% và 44,4%. 29 sinh viên chiếm tỷ lệ 8,3% lựa chọn mức bình thường. Lần
lượt 21 và 5 sinh viên tương đương 6% và 1,4% lựa chọn mức độ “không quan trọng”
và “rất không quan trọng”.

(3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ
năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được
cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên
môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các
chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng. Lựa chọn mức độ “rất quan trọng” có
144 sinh viên tương đương 41%. Mức độ “quan trọng” và “bình thường” có tỷ lệ gần
giống với phẩm chất tính khách quan là 155 và 27 sinh viên chiếm tỷ lệ 44,2% và 7,7%.
Còn lại, 17 sinh viên lựa chọn “không quan trọng” và 8 sinh viên chọn “rất không quan
trọng”.

(4) Tính bảo mật nghĩa là phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ
chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ
ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải
cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề
nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên,
kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba. Đây là phẩm chất được đánh giá “rất

45
quan trọng” nhiều nhất với 161 lượt chọn chiếm tỷ lệ 45,9%. Và 141 lượt đánh giá “quan
trọng tương đương 40,2 %. Bên cạnh đó, có 23 phiếu chọn “bình thường” tương đương
6,6%. Mỗi lựa chọn “không quan trọng” và “rất không quan trọng” có lần lượt 17 và 9
phiếu tương đương 4,8% và 2,6%.

(5) Tư cách nghề nghiệp là phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan,
tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Kết quả cho thấy có
145 sinh viên lựa chọn mức độ “rất quan trọng” và 154 sinh viên lựa chọn “quan trọng”,
cả 2 lần lượt tương đương 41,3% và 43,9%. Lựa chọn “bình thường” với 27 phiếu chiếm
7,7%. “Không quan trọng” và “rất không quan trọng” có 17 và 8 phiếu lần lượt có tỷ lệ
4,8% và 2,3%

Nhìn chung, sinh viên chuyên ngành kế toán rất coi trọng 6 phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp cơ bản trên, các lựa chọn tập trung chủ yếu ở 2 mức “rất quan trọng” và
“quan trọng”. Tuy nhiên, còn tồn tại số ít sinh viên, phân vân nên đánh giá ở mức “bình
thường”. Ít sinh viên lựa chọn tùy chọn "không quan trọng" và "rất không quan trọng",
chứng tỏ rằng mọi người trong cộng đồng đều đánh giá cao mức độ quan trọng của việc
tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Điều này phản ánh sự nhạy bén và nhận thức cao về những
nguyên tắc chung và đặc biệt trong từng lĩnh vực hoạt động của xã hội, với mỗi lĩnh vực
đều đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức riêng biệt để đảm bảo sự chính trực và tính chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, không phụ thuộc vào lĩnh vực nào, đạo đức luôn là yếu tố được tôn
trọng và duy trì. Với sự phát triển của xã hội và sự đa dạng của các ngành nghề kinh
doanh, đạo đức nghề nghiệp không ngừng thay đổi và ngày càng khẳng định tầm quan
trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với ngành kế toán, đạo đức nghề
nghiệp yêu cầu mỗi kế toán viên phải tuân thủ và duy trì các chuẩn mực hoạt động nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật, nhằm phục vụ lợi ích của doanh nghiệp và xã hội.
Điều này đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và tăng cao danh tiếng của ngành nghề, thể

46
hiện cam kết của cả cộng đồng nghề nghiệp trong việc duy trì và nâng cao chất lượng,
đạo đức, và độ chuyên nghiệp của mình.

47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán

4.1.1. Nhân tố môi trường học tập (MTHT)

Biểu đồ 4.1: Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố
Môi trường học tập (MTHT)

THỐNG KÊ CÁC MỨC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI NHÂN TỐ


MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP (MTHT)
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

MTHT 5 11.1 10 5.7 27.1 46.2

MTHT 4 4.3 15.1 8.3 33.3 39

MTHT 3 6.8 8.3 19.9 29.9 35

MTHT 2 7.4 3.1 22.2 52.1 15.1

MTHT 1 0.9 10.3 18.5 30.5 39.9

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Theo biểu đồ 4.1, nhân tố “môi trường học tập” đã thu hút được sự đồng lòng từ
đông đảo người tham gia khảo sát, vượt trội so với các yếu tố khác. Điều này phản ánh
rằng, môi trường học tập là một yếu tố quan trọng được xem xét trong bảng câu hỏi của
đề tài. Dưới đây là tổng hợp kết quả từ các mức đánh giá khác nhau:

48
Đối với mức lựa chọn “rất không đồng ý”, sự biến động tương đối khác biệt giữa
các nhân tố. Trong khi MTHT có 3 phiếu chọn, MTHT4 có 15 phiếu chọn thì MTHT2
và MTHT3 có số phiếu khá sát nhau ở mức 26 và 24 phiếu, MTHT5 ở mức cao nhất với
39 lựa chọn. Điều này cho thấy rằng hầu hết mọi người không phản đối mạnh mẽ các
nhân tố được khảo sát.

Tại mức lựa chọn “không đồng ý”, số lượng phiếu chọn dao động nhẹ, chỉ từ 41
đến 47 phiếu, tương ứng với 11,7% đến 13,4% tổng số phiếu.

Tại mức lựa chọn “bình thường” số phần trăm dao động nhiều, cụ thể MTHT5 có
20 lựa chọn thì MTHT2 có 78 phiếu và MTHT3 là 70 phiếu. Có thể cho thấy rằng trong
các nhân tố của biến môi trường học tập, người tham gia khảo sát thường có quyết định
rõ ràng giữa việc đồng ý và không đồng ý.

Tại mức lựa chọn “đồng ý”, các nhân tố có sự thay đổi đáng kể. Ở MTHT2 cao
nhất với 52,1% tương đương 183 sự lựa chọn. Mặt khác, MTHT5 với phần trăm ít nhất
trong 5 nhân tố, cụ thể là 27,1%% tương ứng 95 lựa chọn. MTHT3, MTHT1, MTHT4
lần lượt có 105, 107 và 117 lượt chọn.

Ở mức lựa chọn “rất đồng ý”, số liệu có dấu hiệu khả quan như mức lựa chọn
trên. Lần lượt MTHT5 với 162 lượt chọn tương đương 46,2%, sau đó là MTHT1 chiếm
39,9% (140 lượt chọn). MTHT3 và MTHT4 lần lượt là 123 và 137 phiếu. 53 là số phiếu
của nhân tố MTHT4, cũng là nhân tố có lượt chọn ở mức “rất đồng ý” thấp nhất.

Có thể nói, phần lớn những người tham gia khảo sát đều đồng tình và cảm thấy
phù hợp với nhân tố môi trường học tập. Tuy nhiên, một số sinh viên không đồng ý với
các nhân tố trên, nhưng số lượng tương đối ít. Bởi vậy, việc đưa nhân tố này vào bảng
hỏi là hoàn toàn phù hợp.

49
4.1.2. Nhân tố đạo đức cá nhân (DDCN)

Biểu đồ 4.2: Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố

Đạo đức cá nhân (DDCN)

THỐNG KÊ CÁC MỨC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI NHÂN TỐ


ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN (DDCN)
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

DDCN 4 5.1 13.1 14.5 26.8 40.5

DDCN 3 7.1 12.5 16 30.2 34.2

DDCN 2 7.4 11.7 22.5 30.2 28.2

DDCN 1 14 13.4 14.8 33.3 24.5

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Qua kết quả phân tích, ta nhận thấy nhân tố đạo đức cá nhân có sự chênh lệch
giữa các mức lựa chọn đáng kể và đáng chú ý như sau:

Ở mức “rất không đồng ý”, DDCN1 nhận được 49 phiếu tương đương 14%. Theo
sau là DDCN2 và DDCN3 gồm có 26 và 25 phiếu chọn. DDCN4 nhận được ít sự rất
không đồng tình nhất với 18 lựa chọn.

Tại mức “không đồng ý”, số lượt chọn có sự dao động tương đối ít, cụ thể chỉ dao
động từ 41 lựa chọn đến 47 lựa chọn, tương đương 11,7% đến 13,4%

50
Đối với mức “bình thường”, DDCN2 nhận về lượt phiếu chọn nhiều nhất với 79
phiếu tương đương 22,5%. Ba nhân tố còn lại bao gồm DDCN1, DDCN3, DDCN4 có
số lựa chọn dao động từ 51 đến 56 lượt.

Ở mức “đồng ý”, ta nhận thấy sự tỷ lệ giống nhau giữa DDCN2 và DDCN3 bởi
số phiếu tương đương nhau là 106. DDCN1 hơn 11 phiếu và DDCN4 kém 14 phiếu, cụ
thể DDCN1 là 117 và DDCN4 là 94.

Ở mức “rất đồng ý”, số phiếu của DDCN1 đến DDCN4 sắp xếp theo thứ tự tăng
dần. Từ DDCN1 với số phiếu ít nhất là 86. DDCN2 với 99 lựa chọn tương đương 28.2%.
DDCN3 có 120 lựa chọn tương đương 34,2% và cuối cùng 142 lựa chọn của DDCN4
tương đương 40,5%.

Đạo đức nghề nghiệp chịu tác động trực tiếp từ đạo đức cá nhân. Thực tế, hành
vi và thái độ trong công việc của mỗi cá nhân đều góp phần quyết định khả năng duy trì
và phát triển nghề nghiệp của họ trong thị trường lao động. Do đó, việc tác giả đưa nhân
tố này vào bảng câu hỏi là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.

4.1.3. Nhân tố năng lực hành nghề (NLHN)

51
Biểu đồ 4.3: Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố
Năng lực hành nghề (NLHN)

THỐNG KẾ CÁC MỨC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI NHÂN TỐ


NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ (NLHN)
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

NLHN 3 12.3 10.3 54.1 14.5 8.8

NLHN 2 13.1 22.2 38.7 14.5 11.4

NLHN 1 17.4 16.5 29.3 19.9 16.8

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023


Sau khi tổng hợp, kết quả cho thấy năng lực hành nghề có sự chênh lệch tương
đối cao ở các mức lựa chọn của từng nhân tố, nhiều người có ý kiến trung lập đối với
nhân tố này.

Tại mức “rất không đồng ý”, NLHN1 chiếm 17,4% tương đương 61 phiếu. Ít hơn
so với NLHN1, NLHN2 và NLHN3 bao gồm lần lượt số lựa chọn là 46 và 43 tương
đương 13,1% và 12,3%.

Dựa trên dữ liệu thu thập được, ta nhận thấy rằng ở mức “không đồng ý”, NLHN2
có 78 lựa chọn chiếm tỷ lệ 22,2%. NLHN1 có 58 phiếu và NLHN3 chỉ có 36 phiếu lựa
chọn.

52
Khi ta xét đến mức “bình thường”, nhân tố này nhận được nhiều quan điểm trung
lập. Bởi vì, NLHN3 có 190 phiếu lựa chọn chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhân tố ở mức
lựa chọn này, cụ thể là 54,1. NLHN2 là 38,7% và NLHN1 là 29,3%.

Tiếp theo, ở mức “đồng ý”, NLHN1 chiếm 70 phiếu tương đương 19,9%. NLHN2
và NLHN3 đều sở hữu 51 lựa chọn và chiếm tỷ lệ 14,5%. Ngoài ý kiến trung lập, nhân
tố này cũng nhận được sự đồng thuận từ các cá nhân thực hiện khảo sát.

Cuối cùng, khi xem xét mức “rất đồng ý”, ta nhận thấy rằng NLHN1 nhận được
số lựa chọn cao hơn so với hai nhân tố còn lại, cụ thể 59 lựa chọn tương đương 16,8%.
NLHN2 và NLHN3 lần lượt có 40 và 31 lựa chọn, tương đương 11,4% và 8,8%.

Những kết quả này cho thấy rõ ràng sự phân hóa trong quan điểm của người tham
gia khảo sát về các yếu tố NLHN1, NLHN2 và NLHN3. Điều này cung cấp cho tác giả
một cái nhìn sâu hơn vào cách mà các yếu tố này được đánh giá trong cộng đồng. Quá
trình phát triển năng lực hành nghề đòi hỏi sự kết hợp giữa thời gian học tập, thực hành
và trải nghiệm công việc một cách chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả trong việc thực
hiện công việc. Việc tích hợp nhân tố năng lực hành nghề vào bảng câu hỏi khảo sát đã
mang lại một tỷ lệ lựa chọn “đồng ý” và “rất đồng ý” ổn định, điều này cho thấy rằng
nhân tố này có ảnh hưởng tương đối đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
chuyên ngành kế toán. Điều này cũng thể hiện rõ sự quan trọng của việc phát triển năng
lực hành nghề thông qua quá trình đào tạo và tiến triển sự nghiệp.

4.1.4. Nhân tố hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH)

53
Biểu đồ 4.4: Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố
Hiểu biết văn hóa xã hội (VHXH)

THỐNG KÊ CÁC MỨC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI NHÂN TỐ


HIỂU BIẾT VĂN HÓA XÃ HỘI (VHXH)
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

VHXH 4 8.3 28.8 24.2 25.4 13.4

VHXH 3 13.4 19.7 16.0 23.6 27.4

VHXH 2 15.1 16.5 18.2 21.4 28.8

VHXH 1 23.6 21.4 17.7 17.7 19.7

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Nhìn vào biểu đồ 4.4, ta nhận thấy nhân tố hiểu biết văn hóa xã hội nhận được
các mức lựa chọn như sau:

Đầu tiên là mức lựa chọn “rất không đồng ý”, VHXH1 có 83 lựa chọn tương
đương 23,6%. VHXH2 và VHXH3 có số lựa chọn lần lượt là 53 và 47. VHXH4 có 29
lựa chọn tương ứng 8,3%.

Đến với mức lựa chọn “không đồng ý”, VHXH4 có 101 lựa chọn tương ứng
18,8%. Trong khi VHXH1 gồm 75 lựa chọn, VHXH3 có 69 lựa chọn và 58 lựa chọn là
của VHXH2.

54
Tiếp theo là mức “bình thường”, VHXH4 có mức quan điểm trung lập cao nhất
trong bốn nhân tố với 85 lượt chọn. Ba nhân tố còn lại dao động từ 16% đến 18,2%.

Ở mức lựa chọn “đồng ý”, VHXH4 cũng là nhân tố sở hữu quan điểm đồng thuận
cao nhất trong bốn nhân tố. Cụ thể là 89 lựa chọn tương ứng 25,4%. VHXH3 là 83 lựa
chọn tương đương 23,6%. VHXH2 gồm có 75 phiếu và VHXH3 là 62 phiếu.

Tại mức lựa chọn “rất đồng ý”, VHXH2 chiếm tỷ lệ đồng ý mạnh mẽ là 101 lựa
chọn tương ứng 28,8%. VHXH3 xếp sau với 96 phiếu tương ứng 27,4%. VHXH1 và
VHXH4 chiếm 19,7% và 13,4%.

Có thể khẳng định rằng, nhân tố hiểu biết văn hóa xã hội là một yếu tố phù hợp
để xem xét khi tạo ra bảng câu hỏi, bởi vì số lượng phản hồi đồng ý và rất đồng ý cho
nhân tố này khá cao dù chưa cao như các nhân tố còn lại. Điều này cho thấy sự hiểu biết
về văn hóa xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhận thức đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên. Sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức từ trường học, mà còn phải
tự tìm hiểu và nắm bắt nhiều kiến thức khác. Khi sinh viên tiếp thu và hiểu biết đúng đắn
về văn hóa xã hội, họ sẽ có cơ sở vững chắc để hình thành nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp theo chuẩn mực.

4.1.5. Nhân tố về đạo đức công ty (DDCT)

55
Biểu đồ 4.5: Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố
Đạo đức công ty (DDCT)

THỐNG KÊ CÁC MỨC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI NHÂN TỐ


ĐẠO ĐỨC CÔNG TY (DDCT)
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

DDCT 4 2.8 15.7 24.8 31.9 24.8

DDCT 3 7.7 5.1 73.5 7.4 6.3

DDCT 2 7.4 16.0 24.2 24.8 27.6

DDCT 1 8.0 25.4 33.6 19.9 13.1

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Dựa trên kết quả phân tích từ biểu đồ 4.5, ta thấy rằng tỷ lệ lựa chọn cho hai mức
“rất không đồng ý” và “không đồng ý” rất thấp. Chủ yếu là quan điểm trung lập và đồng
thuận. Đây là một dấu hiệu khả quan cho nhân tố này. Điều này cho thấy sự tích cực từ
phía người tham gia khảo sát đối với nhân tố này.

Ở mức lựa chọn “rất không đồng ý”, tất cả các nhân tố đều có tỷ lệ khá thấp.
DDCT4 chỉ có 10 lựa chọn. DDCT2, DDCT3, DDCT1 lần lượt bao gồm 26, 27, 28 lựa
chọn tương từ 7,4%, 7,7%, 8%.

Tại mức lựa chọn “không đồng ý”, DDCT3 có 18 lựa chọn tương ứng 5,1%,
DDCT1 có 89 lựa chọn tương ứng 25,4%. DDCT4 và DDCT2 có 55 và 56 lựa chọn
tương ứng 15,7% và 16%.

56
Tiếp đến mức “bình thường”, DDCT3 sở hữu nhiều ý kiến trung lập với 258 lựa
chọn tương ứng 73,5%. Có thể đối với nhân tố này, người thực hiện khảo sát chưa đưa
ra được quyết định rõ ràng. DDCT1 đến DDCT4 dao động từ 33,6% đến 24,2%.

Với mức lựa chọn “đồng ý”, DDCT4 nhận được quan điểm đồng thuận mạnh mẽ
với 112 lựa chọn tương ứng 31,9%. DDCT2 có 87 lựa chọn tương ứng 24,8%. Hai nhân
tố còn lại là 7,4% (DDCT3) và 19,9% (DDCT1).

Cuối cùng, mức lựa chọn “rất đồng ý” với 97 phiếu thuộc về DDCT2 có tỷ lệ cao
nhất trong bốn nhân tố. DDCT4 ít hơn 10 lựa chọn, cụ thể là 87 lựa chọn tương ứng
24,8%. Hai nhân tố còn lại là DDCT1 có 46 lựa chọn và DDCT3 có 22 lựa chọn.

Đạo đức công ty là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong môi trường làm
việc, đặc biệt là với những kế toán viên. Nhìn chung, qua khảo sát, phần lớn các đối
tượng tham gia đều lựa chọn nhân tố này ở mức đồng ý trở lên. Nhân tố này không chỉ
góp phần hình thành nhận thức nghề nghiệp cho sinh viên, mà còn giúp họ nhận biết
được hành vi cá nhân phù hợp trong bối cảnh tập thể. Chính vì vậy, nhân tố này đã được
tác giả lựa chọn để đưa vào bảng câu hỏi khảo sát, nhằm thu thập dữ liệu cho đề tài
nghiên cứu này.

57
4.1.6. Nhân tố Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN)

Biểu đồ 4.6: Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Pháp luật Nhà nước và
quy định về ngành nghề (PLNN)

THỐNG KẾ CÁC MỨC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI NHÂN TỐ PHÁP LUẬT NHÀ
NƯỚC VÀ QUY ĐỊNH VỀ NGÀNH NGHỀ (PLNN)
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

PLNN 3 2.8 14.5 27.6 21.7 33.3

PLNN 2 4.6 12.5 25.4 30.8 26.8

PLNN 1 14.5 12.3 18.2 35.9 19.1

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Nhân tố Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề giúp kế toán viên nhận
thức rõ ràng và chính xác về đạo đức nghề nghiệp. Nhân tố nhận được sự chênh lệch
giữa các lựa chọn như sau:

Đầu tiên, ở mức lựa chọn “rất không đồng ý”, PLNN3 chỉ chiếm 2,8%, cụ thể là
10 phiếu. PLNN2 có 16 phiếu. PLNN1 bao gồm 51 phiếu tương đương 14,5%.

Tại mức lựa chọn “không đồng ý”, PLNN3 có 51 phiếu chiếm 14,5%. 44 lựa chọn
của PLNN2 tương ứng 12,5%. PLNN1 ít hơn PLNN2 1 phiếu, cụ thể là 43 lựa chọn
tương ứng 12,3%.

58
Ở mức lựa chọn “bình thường”, PLNN3 sở hữu nhiều quan điểm trung lập trong
ba nhân tố PLNN1, PLNN2, PLNN3. Cụ thể PLNN3 có 97 lựa chọn tương ứng 27,6%.
PLNN1, PLNN2 lần lượt bao gồm 64 và 84 lựa chọn tương ứng 18,2% và 25,4%.

Sau nữa, xét đến mức “đồng ý”. Tại mức này, các nhân tố đều nhận được phản
hồi tích cực. PLNN1 bao gồm 126 lựa chọn tương ứng 35,9%, dành được nhiều sự đồng
tình nhất trong ba nhân tố. PLNN3 có 76 lựa chọn tương ứng 33,3%.. PLNN2 nhận được
108 phiếu lựa chọn tương ứng 30,8%.

Cuối cùng, tại mức “Rất đồng ý”, PLNN3 dẫn đầu với 117 lựa chọn với mức
33,3%. PLNN2 sở hữu 94 lựa chọn, tương ứng 26,8%. PLNN1 chiếm 19,1%, cụ thể là
67 lựa chọn.

4.1.7. Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD)

59
Biểu đồ 4.7: Thống kê các mức lựa chọn đối với nhận thức đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên chuyên ngành kế toán (NTDD)

THỐNG KÊ CÁC MỨC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP (NTDD)
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

NTDD 4 10.3 13.4 14.8 32.5 29.1

NTDD 3 6.6 17.1 14.5 30.8 31.1

NTDD 2 10.5 13.4 5.1 25.9 45.0

NTDD 1 8.5 15.1 17.4 23.6 35.3

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)


Nhận thức đạo đức nghề nghiệp được hiểu là sự nhận biết về trách nhiệm và nghĩa
vụ trong công việc, đồng thời luôn tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định đã được đặt ra.
Việc nhận biết rõ về đạo đức nghề nghiệp giúp những người làm trong ngành kế toán
hoạt động một cách chủ động, tự giác và tăng cường tinh thần làm việc. Dựa trên biểu
đồ 4.7, ta có thể thấy rằng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp được đánh giá dựa trên
năm mức độ từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý” như sau:

Xét tại mức độ “rất không đồng ý”, tỷ lệ người tham gia khảo sát rất không đồng
ý với các nhân tố NTDD1, NTDD2, NTDD3 và NTDD4 thấp, chỉ dao động từ 6,6% đến
10,5%, tương ứng từ 23 đến 36 lựa chọn. Điều này cho thấy hầu hết mọi người đều không
phản đối mạnh mẽ các nhân tố này.

60
Tương tự, ở mức độ “không đồng ý”, tỷ lệ người không đồng ý cũng rất thấp.
NTDD2, NTDD4 bao gồm 47 phiếu tương ứng 5,1%. NTDD3 có 60 lựa chọn tương ứng
17,1%. NTDD1 có 53 lựa chọn tương ứng 15,1%.

Tại mức lựa chọn “bình thường”, tỷ lệ người tham gia khảo sát có quan điểm bình
thường với các nhân tố từ 5,1% đến 17,4% . Cụ thể, NTDD1 chiếm 17,4% tương ứng 61
lựa chọn. NTDD2 ít nhất với 18 lựa chọn tương ứng 5,1%. NTDD3 và NTDD4 lần lượt
bao gồm 51 và 52 lựa chọn.

Ở mức lựa chọn “đồng ý”, tỷ lệ người tham gia khảo sát đồng ý với các nhân tố
rất cao, từ 23,5% đến 32,5%. Cụ thể, NTDD1 bao gồm 83 lựa chọn tương ứng 23,6%.
NTDD4 bao gồm 114 lựa chọn. Điều này cho thấy sự chấp nhận rộng rãi của các nhân
tố này trong cộng đồng.

Cuối cùng, tỷ lệ người tham gia khảo sát rất đồng ý với các nhân tố còn cao hơn.
Cụ thể, NTDD4 có 102 lựa chọn tương ứng 29,1%. NTDD3 bao gồm 109 lựa chọn tương
ứng 31,1%. NTDD1 có 124 lựa chọn. NTDD2 sở hữu 158 lựa chọn tương ứng 45%.
Điều này cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ và tích cực từ phía cộng đồng dành cho các nhân
tố này.

Nhìn vào số liệu có thể thấy ở nhận thức về đạo đức nghề nghiệp thì nhiều người
tham gia khảo sát có sự lựa chọn nhiều ở mức “đồng ý” và “rất đồng ý”. Điều này chứng
tỏ những việc cần làm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp đã đưa ra trong bảng
câu hỏi là phù hợp với sinh viên chuyên ngành kế toán.

61
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán

4.2.1. Xử lý hệ số Cronbach's alpha

Bảng 4.1: Xử lý hệ số Cronbach’s alpha

Hệ số
Trung bình Phương sai Hệ số tương
Cronbach’s
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến
Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng
bỏ biến
Môi trường học tập (MTHT), Cronbach’s alpha = 0,851
MTHT1 15.17 14.841 0.721 0.808
MTHT2 15.51 15.291 0.669 0.820
MTHT3 15.38 14.761 0.589 0.839
MTHT4 15.28 14.396 0.637 0.826
MTHT5 15.28 12.644 0.725 0.804
Đạo đức cá nhân (DDCN), Cronbach’s alpha = 0,900
DDCN1 11.16 11.376 0.710 0.897
DDCN2 10.97 11.508 0.813 0.858
DDCN1 10.85 11.330 0.809 0.859
Năng lực hành nghề (NLHN), Cronbach’s alpha = 0,846
NLHN1 5.86 3.816 0.778 0.725
NLHN2 6.00 4.757 0.686 0.810
NLHN3 5.91 5.155 0.697 0.807
Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH), Cronbach’s alpha = 0,927
VHXH1 9.71 13.675 0.826 0.907
VHXH2 9.27 13.547 0.865 0.892

62
VHXH3 9.27 13.731 0.863 0.893
VHXH4 9.52 15.913 0.777 0.923
Đạo đức công ty (DDCT), Cronbach’s alpha = 0,748
DDCT1 10.09 6.835 0.461 0.736
DDCT2 9.64 5.459 0.657 0.619
DDCT3 10.14 8.100 0.444 0.742
DDCT4 9.54 6.141 0.641 0.632
Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN), Cronbach’s alpha =
0,849
PLNN1 7.31 4.202 0.769 0.740
PLNN2 7.01 5.037 0.730 0.780
PLNN3 6.95 5.198 0.664 0.838
Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD), Cronbach’s alpha = 0,927
NTDD1 11.01 13.323 0.821 0.907
NTDD2 10.81 12.986 0.803 0.914
NTDD3 11.00 13.563 0.847 0.899
NTDD4 11.06 13.236 0.849 0.898
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)

Thành phần môi trường học tập (MTHT) trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao,
được chứng minh thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,851, vượt quá ngưỡng chấp
nhận là 0,6. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) của từng biến đo lường trong MTHT đều vượt quá ngưỡng 0,3. Bên cạnh
đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều
nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

63
Thành phần đạo đức cá nhân (DDCN) trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao,
được chứng minh thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,900, vượt quá ngưỡng chấp
nhận là 0,6. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) của từng biến đo lường trong DDCN đều vượt quá ngưỡng 0,3. Bên cạnh
đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều
nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

Thành phần năng lực hành nghề (NLHN) trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao,
được chứng minh thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,846, vượt quá ngưỡng chấp
nhận là 0,6. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) của từng biến đo lường trong NLHN đều vượt quá ngưỡng 0,3. Bên cạnh
đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều
nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

Thành phần hiểu biết văn hóa xã hội (VHXH) trong nghiên cứu này có độ tin cậy
cao, được chứng minh thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,927, vượt quá ngưỡng
chấp nhận là 0,6. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) của từng biến đo lường trong VHXH đều vượt quá ngưỡng 0,3. Bên cạnh
đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều
nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

Thành phần đạo đức công ty (DDCT) trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao,
được chứng minh thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,748, vượt quá ngưỡng chấp
nhận là 0,6. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) của từng biến đo lường trong DDCT đều vượt quá ngưỡng 0,3. Bên cạnh
đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều
nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

64
Thành phần Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN) trong nghiên
cứu này có độ tin cậy cao, được chứng minh thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đạt
0,849, vượt quá ngưỡng chấp nhận là 0,6. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correlation) của từng biến đo lường trong DDCT đều vượt quá
ngưỡng 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Corrected Item-Total
Correlation) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.2.2.1. Đối với biến độc lập

Dựa trên kết quả phân tích nhân tố, các nhân tố MTHT, DDCN, NLHN, VHXH,
DDCT, PLNN đều được giữ lại do hệ số tải Factor Loading của chúng tuân thủ tiêu
chuẩn. Cụ thể hóa điều này, bài nghiên cứu có thể mô tả như sau:

Bảng 4.2: Kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.809
Approx. Chi-Square 4993.331
Bartlett's Test of
df 253
Sphericity
Sig. 0.000
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy rằng sau quá trình phân tích, các yếu tố đã
được sắp xếp thành 6 nhóm rõ ràng. Các chỉ số đánh giá đã được thống kê như sau:

KMO (Biện pháp lấy mẫu đầy đủ của Kaiser-Meyer-Olkin): Giá trị là 0,809, cho
thấy phân tích nhân tố là phù hợp.

65
Sig. (Kiểm tra tính toàn cầu của Bartlett): Giá trị là 0,000 (sig. < 0,05), chứng
minh rằng các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Eigenvalues: Có 6 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalues lớn hơn 1, như
vậy 6 nhân tố này tóm tắt thông tin của 23 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất.

Tổng phương sai trích (Rotation Sums of Squared Loadings - Cumulative %): Giá
trị là 74,504% (>50%), chứng tỏ 74,504% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6
nhóm nhân tố mới.

Bảng 4.3: Bảng ma trận xoay của biến độc lập

Rotated Component Matrix


Component
1 2 3 4 5 6
VHXH2 0.924
VHXH3 0.914
VHXH1 0.902
VHXH4 0.851
MTHT5 0.824
MTHT4 0.790
MTHT2 0.779
MTHT1 0.754
MTHT3 0.658
DDCN2 0.864
DDCN3 0.861
DDCN4 0.840
DDCN1 0.814

66
PLNN1 0.896
PLNN2 0.840
PLNN3 0.824
NLHN1 0.861
NLHN3 0.846
NLHN2 0.813
DDCT2 0.880
DDCT4 0.833
DDCT3 0.591
DDCT1 0.532
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)
Sau khi phân tích nhân tố ta nhận thấy có sự thay đổi giữa các nhóm nhân tố so
với ban đầu, vì thế ta đặt tên biến lại như sau:

Nhóm biến VHXH1, VHXH2, VHXH3, VHXH4 là biến “Hiểu biết văn hóa xã
hội” ký hiệu là X1.

Nhóm biến MTHT1, MTHT2, MTHT3, MTHT4, MTHT5 là biến “Môi trường
học tập” ký hiệu là X2.

Nhóm biến DDCN1, DDCN2, DDCN3, DDCN4 là biến “Đạo đức cá nhân” ký
hiệu là X3.

Nhóm biến PLNN1, PLNN2, PLNN3 là biến “Pháp luật Nhà nước và quy định
về ngành nghề” ký hiệu là X4.

Nhóm biến NLHN1, NLHN2, NLHN3 là biến “Năng lực hành nghề” ký hiệu là
X5.

67
Nhóm biến DDCT1, DDCT2, DDCT3, DDCT4 là biến “Đạo đức công ty” ký
hiệu là X6.

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Factor Loading của tất cả các biến đều vượt qua
ngưỡng 0,5. Như vậy sau quá trình thực hiện phân tích nhân tố thì kết quả cuối cùng có
được 23 biến quan sát được chia thành 6 nhóm nhân tố so với ban đầu.

4.2.2.2. Đối với biến phụ thuộc

Qua kết quả phân tích nhân tố các nhân tố nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
(NTDD) không bị loại do hệ số Factor Loading phù hợp với hệ số tải tiêu chuẩn và được
thể hiện như sau:

Bảng 4.4: Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.805
Approx. Chi-Square 1168.136
Bartlett's Test of
df 6
Sphericity
Sig. 0.000
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, sau quá trình phân tích, các nhân tố đã được
tổ chức thành 2 nhóm rõ ràng. Các chỉ số đánh giá được thống kê như sau:

KMO (Biện pháp lấy mẫu đầy đủ của Kaiser-Meyer-Olkin): Giá trị là 0,805, cho
thấy phân tích nhân tố là phù hợp.

Sig. (Kiểm tra tính toàn cầu của Bartlett): Giá trị là 0,000 (sig. < 0,05), chứng
minh rằng các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

68
Eigenvalues: Giá trị là 3,286 (>1), biểu thị phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi nhân tố. Nhân tố rút ra có ý nghĩa trong việc tóm tắt thông tin.

Tổng phương sai trích (Rotation Sums of Squared Loadings - Cumulative %): Giá
trị là 82,144% (>50%), chứng tỏ nhân tố này giải thích được 82,144% biến thiên dữ liệu
của 4 biến quan sát tham gia vào EFA.

Bảng 4.5: Bảng ma trận của biến phụ thuộc

Component Matrix
NTDD1 0.920
NTDD2 0.919

NTDD3 0.899

NTDD4 0.888
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)
Dựa trên kết quả phân tích, tất cả hệ số Factor Loading của các biến đều vượt qua
ngưỡng 0,5. Do đó, sau quá trình phân tích nhân tố, bài nghiên cứu thu được kết luận
rằng có tồn tại 4 biến quan sát quan trọng trong kết quả cuối cùng.

Kết hợp giữa các kết quả phân tích nhân tố EFA đối với cả biến độc lập và biến
phụ thuộc nhận thấy có sự thay đổi so với mô hình nghiên cứu ban đầu đặt ra. Căn cứ
vào cơ sở đó đề tài tiến hành điều chỉnh mô hình như sau:

69
Môi trường học tập (MTHT)

Đạo đức cá nhân (DDCN)

Năng lực hành nghề (NLHN)

Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH)

Đạo đức công ty (DDCT)

Pháp luật nhà nước và quy định về


ngành nghề (PLNN)

4.2.3. Kiểm định tương quan

Bảng 4.6: Kiểm định tương quan Correlations

Correlations
NTDD MTHT DDCN NLHN VHXH DDCT PLNN

70
Pearson
1 .531** .329** .234** .178** .288** -.106*
Correlation
NTDD Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.001 0.000 0.047
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.531** 1 .422** .236** .135* .311** .111*
Correlation
MTHT Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.011 0.000 0.038
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.329** .422** 1 .294** .109* .240** .159**
Correlation
DDCN Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.041 0.000 0.003
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.234** .236** .294** 1 .181** .248** .202**
Correlation
NLHN Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.001 0.000 0.000
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.178** .135* .109* .181** 1 .194** .134*
Correlation
VHXH Sig. (2-
0.001 0.011 0.041 0.001 0.000 0.012
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
DDCT .288** .311** .240** .248** .194** 1 .209**
Correlation

71
Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
-.106* .111* .159** .202** .134* .209** 1
Correlation
PLNN Sig. (2-
0.047 0.038 0.003 0.000 0.012 0.000
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)
Từ bảng kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ta thấy: Các giá trị nhỏ hơn
0,05 gồm môi trường học tập (MTHT), đạo đức cá nhân (DDCN), năng lực hành nghề
(NLHN), hiểu biết văn hóa xã hội (VHXH), đạo đức công ty (DDCT), pháp luật Nhà
nước và quy định về ngành nghề (PLNN) có tương quan và mang ý nghĩa thống kê.

4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính

Bảng 4.7: Phân tích hồi quy đối với nhận thức về đạo đức nghề nghiệp

Hệ số chưa
Hệ số β
chuẩn hóa Giá trị Kiểm
Biến độc lập chuẩn Giá trị t
Hệ số Std. sig định VIF
hóa
β Error
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Constant 0.755 0.306 2.469 0.014 0.755

72
Môi trường
0.557 0.063 0.433 8.850 0.000 1.303
học tập

Đạo đức cá
0.123 0.053 0.114 2.331 0.020 1.296
nhân

Năng lực hành


0.111 0.054 0.096 2.053 0.041 1.181
nghề

Hiểu biết văn


0.092 0.043 0.096 2.161 0.031 1.069
hóa xã hội

Đạo đức công


0.192 0.068 0.132 2.816 0.005 1.202
ty

Pháp luật Nhà


nước và quy
-0.263 0.051 -0.232 -5.203 0.000 1.085
định về ngành
nghề

Số quan sát 351

R-squared 0,369

Adjusted R-
0,358
squared
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)

73
Từ bảng 4.7 kết quả hồi quy, ta có mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa như sau: 𝑌1 =
0,755 + 0,557𝑋2 + 0,192𝑋6 + 0,123𝑋3 + 0,111𝑋5 + 0,092𝑋1 − 0,263𝑋4

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, ta nhận thấy rằng tất cả các biến độc lập đều
có giá trị Sig (p-value) dưới mức ý nghĩa 5% (0,05), chỉ ra rằng tất cả các biến độc lập
đều đóng góp ý nghĩa vào việc giải thích biến phụ thuộc và không có biến nào bị loại bỏ
khỏi mô hình. Các hệ số VIF (Variance Inflation Factor) đều thấp hơn ngưỡng 2, cho
thấy không có vấn đề về đa cộng tuyến trong mô hình.

Mô hình hồi quy chuyển hoá lúc này: 𝑌1 = 0,443𝑋2 + 0,132𝑋6 + 0,114𝑋3 +
0,096𝑋5 + 0,096𝑋1 − 0,232𝑋4

Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R-squared) = 0,358. Nghĩa là trong 100% sự biến
động của biến phụ thuộc thì có 35,8% sự biến động là do các biến độc lập ảnh hưởng,
còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các nhân tố khác ngoài mô hình phù hợp với kiểm
định tương quan ở bảng 4.7.

Bảng 4.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp

Môi trường học tập (X2) β = 0,433

Đạo đức công ty (X6) β = 0,132

Đạo đức cá nhân (X3) β = 0,114

Năng lực hành nghề (X5) β = 0,096

Hiểu biết văn hóa xã hội (X1) β = 0,096

Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (X4) β = -0,232

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả (2023)

74
Dựa vào bảng 4.8, ta nhận thấy được có 6 nhân tố ảnh hưởng về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán:

Nghiên cứu này đã xác định rằng “Môi trường học tập” là nhân tố có ảnh hưởng
mạnh nhất đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán,
với hệ số hồi quy β = 0,433. Nghĩa là khi các nhân tố khác không đổi, thì khi môi trường
học tập tăng lên 01 điểm thì nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên tăng lên
0,433 lần. Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy
sự nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Mỗi môi trường học tập đều có
những đặc điểm riêng, tạo nên một không gian học tập độc đáo cho mỗi cá nhân. Môi
trường học tập không chỉ bao gồm không gian học tập vật lý mà còn bao gồm cả những
yếu tố văn hóa, giáo dục và xã hội. Một môi trường học tập tốt sẽ giúp sinh viên điều
chỉnh được thói quen và phương thức học tập của mình để phù hợp với mục tiêu học tập.
Đây cũng là nơi mà sinh viên tiếp cận được với cả lý thuyết và thực hành, từ những quy
định về đạo đức nghề nghiệp kế toán đến kỹ năng thực tiễn và đạo đức nghề nghiệp cơ
bản. Như vậy, môi trường học tập không chỉ là nơi hình thành kiến thức chuyên môn mà
còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, từ
thời gian học tập cho đến khi bắt đầu công việc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của
việc tạo ra một môi trường học tập chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập của sinh
viên.

Nhân tố thứ hai có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên chuyên ngành kế toán là “Đạo đức công ty”, với hệ số hồi quy β = 0,132. Nghĩa
là khi các nhân tố khác không đổi thì đạo đức công ty tăng lên 01 điểm thì nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên tăng lên 0,132 lần. Đạo đức công ty là một yếu tố
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên. Một công ty có đạo đức tốt sẽ tạo ra một môi trường làm việc liêm khiết, công
bằng và văn minh, nơi mà mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với công việc của mình. Trong

75
một môi trường như vậy, sinh viên có thể tự điều chỉnh và kiểm soát tốt hành vi của
mình, đồng thời cũng được kích thích để phát huy tối đa khả năng làm việc của mình.
Một công ty có đạo đức tốt không chỉ giúp cải thiện hiệu quả và năng suất công việc, mà
còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà mỗi nhân viên đều được tín nhiệm
và cống hiến cho sự phát triển của công ty. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc
xây dựng và duy trì một môi trường làm việc có đạo đức trong việc hình thành và phát
triển nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên.

“Đạo đức cá nhân” được xác định là nhân tố thứ ba có ảnh hưởng đến nhận thức
về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán, với hệ số hồi quy β = 0,114.
Nghĩa là khi các nhân tố khác không đổi, thì khi đạo đức cá nhân tăng lên 01 điểm thì
nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sẽ tăng lên 0,114 lần. Đạo đức cá nhân
đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và thúc đẩy sự nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp. Đạo đức cá nhân là những giá trị và chuẩn mực mà mỗi cá nhân tuân theo
trong cuộc sống hàng ngày, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi
của con người sao cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội và pháp luật nhà nước. Khi
một người có đạo đức cá nhân tốt, họ sẽ tự cân nhắc hành vi của mình và luôn đặt lợi ích
chung lên trên lợi ích cá nhân. Điều này giúp hạn chế những hành vi vụ lợi cá nhân và
không tuân theo những chỉ dẫn phạm pháp của cấp trên. Đạo đức cá nhân tốt cũng tạo ra
một tác động tích cực đối với môi trường làm việc và cộng đồng, góp phần vào sự phát
triển bền vững của xã hội. Như vậy, đạo đức cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách và trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân. Điều này cho
thấy tầm quan trọng của việc giáo dục và nuôi dưỡng đạo đức cá nhân trong quá trình
học tập và làm việc.

Nhân tố thứ tư có ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
chuyên ngành kế toán là “Năng lực hành nghề”, với hệ số hồi quy β = 0,096. Nghĩa là

76
các nhân tố khác không đổi, thì khi năng lực nghề nghiệp tăng lên 01 điểm nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp tăng lên 0,096 lần. Năng lực hành nghề là sự cân bằng giữa chuyên
môn và kỹ năng, giúp nhân viên tự đánh giá hiệu suất làm việc và xây dựng phương
hướng phát triển trong tương lai. Một kế toán viên có năng lực hành nghề tốt sẽ giải
quyết công việc một cách hiệu quả, tránh được những sai sót không đáng có và nắm bắt
được đạo đức nghề nghiệp sau một quá trình làm việc. Năng lực hành nghề không chỉ
bao gồm sự am hiểu vững chắc về kiến thức chuyên môn và kỹ năng cụ thể cần thiết cho
công việc, mà còn kết hợp khả năng linh hoạt trong môi trường làm việc, khả năng tìm
kiếm giải pháp cho các thách thức, và kỹ năng hiệu quả khi làm việc nhóm. Điều này đòi
hỏi một sự cân nhắc giữa các yếu tố kỹ thuật và nhân văn, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
chung. Như vậy, năng lực hành nghề không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sự
phát triển của cá nhân, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhận thức về đạo đức nghề nghiệp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đào
tạo và phát triển năng lực hành nghề trong quá trình học tập và làm việc của sinh viên.

Nhân tố “Hiểu biết văn hóa xã hội” được xác định là nhân tố thứ năm có ảnh
hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán, với
hệ số hồi quy β = 0,096. Nghĩa là khi các nhân tố khác không đổi, thì khi hiểu biết về
văn hóa xã hội tăng lên một điểm thì nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
tăng lên 0,096 lần. Văn hóa xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Điều này bởi vì văn hóa xã hội được thể hiện rộng
rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tạo ra một chuẩn mực cho hành vi và
quan điểm của mỗi cá nhân. Khi nền văn hóa của một quốc gia được phát triển một cách
tốt đẹp, nó sẽ giúp sinh viên tự nhận thức và đánh giá đạo đức của mình so với chuẩn
mực và pháp luật của xã hội. Dựa trên thông tin đó, họ có khả năng tự điều chỉnh hành
vi cá nhân để tương ứng với đặc tính và yêu cầu của nghề nghiệp. Vì vậy, sự hiểu biết

77
sâu sắc về văn hóa xã hội trở thành một yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên.

Ta có nhân tố “Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề “ (β = -0,232).
Căn cứ vào giả thuyết đặt ra và kết quả sau khi phân tích, nhân tố “Pháp luật Nhà nước
và quy định về ngành nghề” tác động ngược chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn ngành nghề, pháp luật
nhà nước là công cụ tốt để quản lý những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp đặc biệt
là đối với lĩnh vực kế toán. Pháp luật nhà nước có những quy định rõ ràng về hành vi
của kế toán viên gắn trách nhiệm làm việc lên mỗi cá nhân giúp cho việc quản lý và kiểm
soát các hành vi sai phạm chặt chẽ hơn.

78
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

5.1. Cơ sở lập luận cho việc đưa ra giải pháp

5.1.1. Dựa vào thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán

Dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp về thực trạng nhận thức tầm quan trọng
của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên ngành kế toán, chúng ta có thể
thấy rằng đa số sinh viên đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của các chuẩn mực đạo
đức trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên chưa biết đến hoặc chưa
nhận định chính xác về mức độ quan trọng của các chuẩn mực này. Điều này cho thấy
rằng việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành kế toán vẫn còn nhiều hạn
chế và cần được cải thiện. Để nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên,
chúng ta cần phải đề xuất và triển khai các giải pháp hiệu quả.

5.1.2. Dựa vào kết quả hồi quy

Dựa vào kết quả phân tích hồi quy gồm có 06 nhân tố tác động đến nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, có 5 nhân tố tác động thuận chiều bao gồm: (1) Môi
trường học tập, (2) Đạo đức công ty , (3) Đạo đức cá nhân, (4) Năng lực hành nghề, (5)
Hiểu biết văn hóa xã hội. Và 01 nhân tố tác động ngược chiều (6) Pháp luật nhà nước và
quy định về ngành nghề.

79
5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên chuyên ngành kế toán

5.2.1. Giải pháp đối với môi trường học tập

Để nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế
toán, trước tiên bài nghiên cứu đề xuất giải pháp về môi trường học tập. Đầu tiên, tích
hợp đạo đức vào các môn học chuyên ngành là một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo
sinh viên về tầm quan trọng của đạo đức trong công việc. Điều này có thể được thực hiện
bằng cách thiết kế các môn học hoặc nội dung giáo dục chuyên sâu nhằm nâng cao nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của
đạo đức trong công việc và trang bị họ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối mặt với các
tình huống đạo đức trong nghề nghiệp. Và tạo ra môi trường học tập tích cực cũng đóng
vai trò tương đối cốt yếu. Môi trường này khuyến khích sự thảo luận, trao đổi ý kiến và
thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề đạo đức, qua đó giúp họ phát triển tư duy phê
phán và nhận thức sâu hơn về đạo đức nghề nghiệp.

Bên cạnh việc học tập trong lớp học, sinh viên cũng nên được khuyến khích tham
gia vào các hoạt động ngoại khóa như cuộc thi, hội thảo để thực hành đạo đức trong thực
tế. Nhà trường có thể kết hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực kế toán hoặc các doanh
nghiệp lớn nhỏ ngành nghề khác có vị trí kế toán để tổ chức các buổi hội thảo với chủ
đề chính là đạo đức nghề nghiệp kế toán. Điều này giúp họ áp dụng kiến thức về đạo đức
vào cuộc sống hàng ngày và nâng cao kỹ năng đạo đức của họ. Đồng thời, nhà trường
có thể cung cấp cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp qua việc thực tập
hoặc tham gia vào các dự án thực tế cũng rất quan trọng. Nó giúp họ hiểu rõ hơn về các
vấn đề đạo đức có thể gặp phải trong nghề nghiệp và phát triển nhận thức và kỹ năng
đạo đức cần thiết. Không những vậy, phòng ban hỗ trợ sinh viên nên tăng cường lắng
nghe và phản hồi thường xuyên giúp sinh viên tháo gỡ những thắc mắc và khó khăn khi

80
cố gắng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Giảng viên đóng vai trò quan trọng như một
nguồn động viên và tấm gương sáng, truyền cảm hứng để sinh viên học theo. Giảng viên
có thể đưa kiến thức liên quan đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp đến với sinh viên
bằng các phương pháp giảng dạy khác nhau sao cho phù hợp và dễ dàng tiếp thu.

5.2.2. Giải pháp đối với đạo đức công ty

Đạo đức công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định và tạo dựng đạo
đức nghề nghiệp của nhân viên. Vì vậy, công ty cần thiết lập và duy trì các nội quy và
quy tắc phù hợp để đảm bảo rằng đạo đức công ty luôn tuân theo và tuân thủ quy định
của pháp luật Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự cam kết không ngừng của công ty để xây
dựng một môi trường làm việc có đạo đức và đáng tin cậy. Việc tuân thủ nghiêm ngặt
các quy định và quy tắc này giúp bảo vệ uy tín và danh tiếng của công ty, đồng thời thúc
đẩy sự thái độ tích cực và đạo đức nghề nghiệp trong cơ cấu tổ chức.

Để tăng cường đạo đức nghề nghiệp của nhân viên, công ty cần triển khai một
chuỗi các biện pháp quan trọng. Trước hết, thái độ làm việc của lãnh đạo đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc đạo đức và tích cực. Lãnh đạo
không chỉ cần làm việc chăm chỉ mà còn phải truyền cảm hứng cho nhân viên thông qua
tinh thần và hành động của họ. Sự lãnh đạo tích cực và tư duy đạo đức từ phía lãnh đạo
có thể tạo sự tôn trọng và tin tưởng trong tổ chức. Xây dựng động lực và phát triển bền
vững là một yếu tố thiết yếu trong quản lý nhân sự. Công ty cần tạo lập một môi trường
làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Điều này đặt ra yêu cầu cao về
vai trò lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức trong việc thúc đẩy những giá
trị này. Chúng ta biết rằng môi trường làm việc có thể tạo ra hoặc phá vỡ đạo đức nghề
nghiệp, vì vậy sự cam kết của lãnh đạo đối với môi trường tích cực có tác động sâu rộng.

Ngoài ra, việc phát triển công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên về đạo đức nghề
nghiệp định kỳ là một phần quan trọng của quá trình nâng cao đạo đức trong tổ chức.

81
Công ty cần đảm bảo rằng nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối
mặt với các tình huống đạo đức trong công việc. Đào tạo đạo đức có thể giúp xây dựng
nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và hỗ trợ nhân viên trong
việc đưa ra quyết định đạo đức đúng đắn.

5.2.3. Giải pháp đối với đạo đức cá nhân

Bên cạnh việc được hỗ trợ của nhà trường và xã hội, sinh viên cần tự bản thân
học tập và rèn luyện thêm kiến thức lẫn đạo đức sao cho phù hợp với những chuẩn mực
của ngành kế toán. Sinh viên cần hiểu rõ và ghi nhớ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
để tự bản thân điều chỉnh sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức ngành nghề, luôn đặt
lợi ích chung lên những lợi ích riêng. Bên cạnh đó, sinh viên cần tránh các nguy cơ xâm
phạm đạo đức nghề nghiệp. Bởi vậy, sinh viên có thể nâng cao và phát triển thêm các kỹ
năng cho bản thân. Cụ thể, kỹ năng phê phán: sinh viên cần phải có khả năng đánh giá
tình huống đạo đức một cách khách quan và phê phán các quyết định hoặc hành vi có
thể gây ra vấn đề đạo đức. Kỹ năng này giúp sinh viên xác định những tình huống đạo
đức và đưa ra quyết định đúng đắn; kỹ năng đạo đức và xử lý tình huống khó khăn: sinh
viên cần phải biết cách xử lý những tình huống đạo đức phức tạp hoặc khó khăn. Điều
này bao gồm việc áp dụng quy tắc đạo đức, tìm kiếm giải pháp công bằng và tôn trọng
quy định pháp luật; kỹ năng nghiên cứu và tự học: để cập nhật kiến thức về đạo đức nghề
nghiệp, sinh viên cần phải có khả năng nghiên cứu và tự học.

Sinh viên nên theo dõi các tài liệu, luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức mới nhất trong
lĩnh vực kế toán; kỹ năng giải quyết xung đột: không tránh khỏi xảy ra xung đột đạo đức.
Kỹ năng giải quyết xung đột giúp sinh viên xử lý các tình huống xung đột một cách xây
dựng và hòa giải.

82
5.2.4. Giải pháp đối với năng lực hành nghề

Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường lao động đòi hỏi mức độ chuyên môn và
kỹ năng của các ứng viên ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng,
sinh viên cần liên tục nâng cao và phát triển cả chuyên môn ngành nghề lẫn kỹ năng
mềm. Trong lĩnh vực kế toán, điều này đòi hỏi có kỹ năng phân tích tài chính sâu rộng,
khả năng thống kê và xử lý dữ liệu tài chính, kỹ năng ghi chép sổ sách một cách chính
xác và tổ chức quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Đồng thời, việc sử dụng phần
mềm máy tính và phần mềm kế toán để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kế toán
cũng trở thành một phần quan trọng trong công việc của kế toán viênHơn nữa, khả năng
sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngày càng đặt ra một vị thế quan trọng trong
bối cảnh kinh doanh toàn cầu. Khả năng giao tiếp và làm việc trên các nền tảng và trong
môi trường số cũng là một yếu tố quan trọng trong thế giới công nghệ thông tin ngày
nay.

Sinh viên cần đầu tư thời gian và nỗ lực để phát triển những kỹ năng này để trở
thành những ứng viên hấp dẫn trên thị trường lao động và đáp ứng được yêu cầu của các
nhà tuyển dụng. Đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên cần được chú trọng cải thiện song
hành với các kỹ năng.

5.2.5. Giải pháp đối với hiểu biết văn hóa xã hội

Tại thời điểm hiện nay, sinh viên không chỉ cần phải có kiến thức chuyên môn
mà còn phải thể hiện khả năng tự quản lý và đưa ra những quyết định đúng đắn về thái
độ, hành động, và trách nhiệm của bản thân. Đặc biệt, trong lĩnh vực kế toán, việc sáng
tạo và tận dụng năng lực của bản thân để làm cho công việc trở nên chủ động và hiệu
quả rất quan trọng. Sinh viên cần không ngừng phát triển khả năng sáng tạo, đặc biệt là
trong việc áp dụng các kiến thức và kỹ năng kế toán vào thực tế. Việc này giúp họ không
chỉ giải quyết các vấn đề đối mặt mà còn đóng góp ý kiến mới mẻ và cải thiện quy trình

83
công việc. Bên cạnh đó, xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực và tham gia vào các hoạt
động xã hội là cách để sinh viên trở thành những công dân đạo đức và có tầm nhìn xã
hội. Khả năng làm việc và hợp tác với người khác cũng là một yếu tố quan trọng trong
đạo đức nghề nghiệp.

Các cơ sở đào tạo nên có trách nhiệm hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển đạo
đức nghề nghiệp. Họ có thể thiết lập các quy định và quy tắc về đạo đức ứng xử, đồng
thời xác định các biện pháp xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Khảo sát và thu thập ý kiến
từ sinh viên có thể giúp cơ sở đào tạo hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của sinh viên về
văn hóa xã hội và điều chỉnh quy định một cách linh hoạt. Tóm lại, việc phát triển đạo
đức nghề nghiệp và trở thành một kế toán viên giỏi và đáng tin cậy không chỉ đòi hỏi
kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu sự tự quản lý và tư duy xã hội. Các cơ sở đào tạo
có vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức nghề nghiệp của sinh viên và đảm
bảo rằng họ hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc đạo đức kế toán.

5.2.6. Giải pháp về Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề

Hiểu biết về pháp luật là trọng tâm đối với mỗi sinh viên theo học ngành kế toán.
Sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật liên quan đến kế toán và tài chính là quan
trọng để đảm bảo rằng công việc kế toán được thực hiện một cách chính xác và tuân thủ
quy định của Nhà nước.

Sinh viên cần chủ động tìm hiểu và nắm vững Luật Kế toán cũng như các văn bản
pháp luật khác có liên quan. Họ nên hiểu rõ những quy định cơ bản. Phải liên tục trau
dồi kiến thức về bộ luật này, theo dõi các sửa đổi và bổ sung mới nhất của quy định kế
toán, và cập nhật chuẩn mực mới nhất. Điều này đòi hỏi mức độ cam kết và sự tự học
liên tục để theo kịp với sự phát triển của lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, việc hiểu biết về
pháp luật không chỉ đơn thuần là việc nắm vững văn bản luật. Sinh viên cũng cần hiểu
rõ sự liên quan của pháp luật với lĩnh vực kế toán và tài chính. Họ cần có khả năng nhận

84
diện nguy cơ gây hại cho kế toán viên trong trường hợp vi phạm quy định pháp luật và
biết cách đề xuất các biện pháp cần thiết để tuân thủ quy định. Bên cạnh sự tự học và
nắm vững kiến thức pháp luật, nhà trường có trách nhiệm trang bị cho sinh viên kiến
thức cơ bản về pháp luật Nhà nước và quy định ngành nghề kế toán. Điều này giúp sinh
viên hiểu rõ hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm của họ trong tương lai và đảm bảo rằng họ
có cơ sở pháp lý vững vàng cho quá trình làm việc trong lĩnh vực kế toán. Nhà trường
cũng có thể cung cấp các cơ hội thực hành và học hỏi trực tiếp từ các chuyên gia pháp
luật để giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế.

85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dựa trên phân tích từ việc đánh giá của sinh viên thông qua mẫu khảo sát ban
đầu, ta có thể nhận ra rằng các nhân tố đã được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát có thật sự
phù hợp hay không. Điều này tạo nên tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu và phân tích
chuyên sâu dựa trên các phương pháp xử lý được chọn như thống kê mô tả, kiểm định
hệ số Cronbach’s Alpha, EFA, kiểm định tương quan, hồi quy tuyến tính.

Việc xử lý số liệu thu thập được từ kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng
của các thành phần phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hóa. Thành
phần nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì càng ảnh hưởng nhiều đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán. Do đó, ta thấy nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán chịu tác động của nhiều nhân tố.

Trong việc nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chuyên
ngành kế toán, một số nhân tố đã được xác định có ảnh hưởng mạnh mẽ. Nhân tố “Môi
trường học tập” (β = 0,433) có tác động lớn nhất, tiếp theo là “Đạo đức công ty” (β =
0,132), “Đạo đức cá nhân” (β = 0,114), “Năng lực hành nghề” (β = 0,096) và “Hiểu biết
văn hóa xã hội” (β = 0,096). Trong khi đó, nhân tố “Pháp luật nhà nước và quy định về
ngành nghề” (β = -0,232) lại có tác động ngược lại, giảm nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, pháp luật nhà nước lại là công cụ quan trọng để quản
lý các vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán.

Dựa trên kết quả thu được, ta có thể dễ dàng nhận thấy để nâng cao nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán thì cần tập trung vào hoàn thiện các nhân tố
sau: (1) môi trường học tập, (2) đạo đức công ty, (3) đạo đức cá nhân, (4) năng lực hành
nghề, (5) hiểu biết văn hóa xã hội. Điều này cho thấy rằng việc nâng cao nhận thức về

86
đạo đức nghề nghiệp không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ phía sinh viên mà còn cần sự hỗ trợ
từ môi trường học tập, đạo đức công ty, đạo đức cá nhân, năng lực hành nghề và hiểu
biết văn hóa xã hội. Đây là những yếu tố quan trọng giúp sinh viên kế toán nắm bắt được
giá trị và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong công việc của mình. Đồng thời,
việc này cũng giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đảm
bảo đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán.

2. Kiến nghị

Kết quả của nghiên cứu này đã giúp ta tìm ra những nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán. Những nhân tố này
bao gồm: môi trường học tập, đạo đức công ty, đạo đức cá nhân, năng lực hành nghề và
hiểu biết văn hóa xã hội. Từ việc tìm ra được những nhân tố này, chúng ta có thể phát
triển nó lên thành các giải pháp cải thiện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Điều này
không chỉ giúp nâng cao chất lượng đầu ra, mà còn đảm bảo rằng chúng ta đang cung
ứng cho xã hội một nguồn nhân lực phù hợp với những yêu cầu ngày càng phát triển của
nền kinh tế xã hội. Việc cải thiện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ góp phần
nâng cao sự phát triển của nền kinh tế, mà còn giúp nâng cao uy tín nghề nghiệp. Đạo
đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ xã
hội đối với ngành nghề. Khi sinh viên ngành kế toán có nhận thức đúng đắn về đạo đức
nghề nghiệp, họ sẽ có thể thực hiện công việc của mình một cách chuyên nghiệp và đáng
tin cậy, đồng thời cũng góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và minh bạch
hơn. Như vậy, việc nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành kế
toán không chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên và ngành nghề, mà còn góp phần vào sự
phát triển chung của xã hội. Đây chính là mục tiêu mà nghiên cứu này hướng tới và cũng
là lý do vì sao việc tìm hiểu và cải thiện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành kế
toán trở nên vô cùng quan trọng.

87
Đầu tiên, việc tích hợp đạo đức vào các môn học chuyên ngành là một yếu tố quan
trọng trong việc đào tạo sinh viên về tầm quan trọng của đạo đức trong công việc. Điều
này có thể được thực hiện bằng cách thiết kế các môn học hoặc nội dung giáo dục chuyên
sâu nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp. Thứ hai, tạo ra môi trường học
tập tích cực. Môi trường này khuyến khích sự thảo luận, trao đổi ý kiến và thể hiện quan
điểm cá nhân về các vấn đề đạo đức, qua đó giúp họ phát triển tư duy phê phán và nhận
thức sâu hơn về đạo đức nghề nghiệp. Thứ ba, sinh viên cũng nên được khuyến khích
tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như cuộc thi, hội thảo để thực hành đạo đức trong
thực tế. Nhà trường có thể kết hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực kế toán hoặc các doanh
nghiệp lớn nhỏ ngành nghề khác có vị trí kế toán để tổ chức các buổi hội thảo với chủ
đề chính là đạo đức nghề nghiệp kế toán. Thứ tư, nhà trường có thể cung cấp cơ hội cho
sinh viên tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp qua việc thực tập hoặc tham gia vào các dự
án thực tế cũng rất quan trọng. Nó giúp họ hiểu rõ hơn về các vấn đề đạo đức có thể gặp
phải trong nghề nghiệp và phát triển nhận thức và kỹ năng đạo đức cần thiết. Thứ năm,
phòng ban hỗ trợ sinh viên nên tăng cường lắng nghe và phản hồi thường xuyên giúp
sinh viên tháo gỡ những thắc mắc và khó khăn khi cố gắng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Giảng viên chính là một tấm gương sáng nhất để sinh viên noi theo. Giảng viên có thể
đưa kiến thức liên quan đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp đến với sinh viên bằng các
phương pháp giảng dạy khác nhau sao cho phù hợp và dễ dàng tiếp thu. Vậy nên thứ sáu,
cần tập trung vào đào tạo nghiệp vụ cho giảng viên. Thứ bảy, các cơ sở đào tạo nên có
trách nhiệm hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển đạo đức nghề nghiệp. Họ có thể thiết
lập các quy định và quy tắc về đạo đức ứng xử, đồng thời xác định các biện pháp xử lý
tùy theo mức độ vi phạm. Khảo sát và thu thập ý kiến từ sinh viên có thể giúp cơ sở đào
tạo hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của sinh viên về văn hóa xã hội và điều chỉnh quy
định một cách linh hoạt.

88
3. Hạn chế của đề tài

Hạn chế đầu tiên của nghiên cứu xuất phát từ quyết định về kích thước mẫu,
không dựa trên cơ sở logic cụ thể. Sự chọn lựa mẫu với kích thước là 351 không đạt tính
đại diện cho toàn bộ tổng thể, gây ra nguy cơ sai lệch trong kết quả.

Hạn chế thứ hai là nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp, qua đó đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán.

Tất cả những hạn chế trên là cơ sở cho những nghiên cứu cùng chủ đề tiếp theo
trong tương lai.

89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Bộ tài chính, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán (2015), Hà Nội
(Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộ Tài chính).

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thị Tâm (2023). Nhân tố ảnh hường đến hành vi đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên kế toán - Nghiên cứu tại trường Đại học Thủy Lợi, Bài viết trường Đại học Thuỷ
Lợi.

Lê Thị Thu Hà (2021). Nghiên cứu về Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng
đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng,
227:54-64.

Mai Thị Quỳnh Như (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, Bài viết trường Đại học Duy Tân.

Nguyễn Thu Trang và cộng sự (2014), “Nghiên cứu về tổng quan lý thuyết và nhận
thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ĐHQG TP.HCM”, Tạp chí Khoa học Đại học
mở TP.HCM, 9(1) 2014:71-82.

Nguyễn Hoàng Chung và cộng sự (2020). Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
chuyên ngành kế toán trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm
tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, 29(05)
2020:43-49.

90
Trần Phước và cộng sự (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp
người làm Kế toán - Nghiên cứu thực nghiệm tại TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học
công nghệ và Thực phẩm 22(3) 2022:407-418.

Trang, T. T. T. N., & Quỳnh, N. T. Phân tích ảnh hưởng của nhóm yếu tố đặc điểm
cá nhân đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp kế toán: thực nghiệm tại trường Đại học
Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương. Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên BETU lần I năm
2022, 4.

Trâm, N. T. B. (2015). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp
của lực lượng lao động mới. Tạp chí khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh -
Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 10(3), 50-62.

Tài liệu tiếng Anh

Alleyne, P., Devonish, D., Nurse, J., & Cadogan-McClean, C. (2006). Perceptions
of Moral Intensity Among Under-graduate Accounting Students in Barbados. Journal of
Eastern Caribbean Studies, 31(3).

Costa, A. J., Pinheiro, M. M., & Ribeiro, M. S. (2016). Ethical perceptions of


accounting students in a Portuguese university: The influence of individual factors and
personal traits. Accounting Education, 25(4), 327-348.

Harun, A., & Surianti, M. (2020). Analysis of accounting student perceptions on


the professional ethics of accounting: case study at higher education in medan. Research
Journal of Finance and Accounting, 11(2), 105-115.

Hermawan, M. S., & Kokthunarina, K. (2018). Factors influencing accounting


students’perception of accounting ethics: an empirical study in Indonesia. Jurnal
Akuntansi dan Bisnis, 18(2), 88-97.

91
Hidayati, U. R., Nor, W., & Safrida, L. (2022). Students’ perceptions of the
accounting department on the factors affecting accountants’ ethical behavior. Journal of
Contemporary Accounting, 23-36.

Maria CeliliaCoutinho de Arruda 2004,’ Professional Codes of Ethics: A


Contribution to Bussiness Ethics in Brazil’, Global Ethics

Nambukara-Gamage, B., & Rahman, S. (2020). Ethics in accounting practices and


its influence on business performance. PEOPLE: International Journal of Social
Sciences, 6(1), 331-348.

Onumah, R. M., Simpson, S. N. Y., & Kwarteng, A. (2021). The effects of ethics
education interventions on ethical attitudes of professional accountants: evidence from
Ghana. Accounting Education, 30(4), 413-437.

Philmore Alleyne & Diana A. Weekes-Marshall (2014). Factors Influencing


Ethical Intentions Among Future Accounting Professionals in the Caribbean. Journal of
Academic Ethics 12(2):129-144.

Toan, P. N., & Giang, T. T. C. The factors affecting accounting ethics: evidence in
Binh Duong province.

Radtke, R. R. (2004). Exposing accounting students to multiple factors affecting


ethical decision making. Issues in Accounting Education, 19(1), 73-84.

Singhapakdi, A. (2004). Important factors underlying ethical intentions of students:


Implications for marketing education. Journal of Marketing Education, 26(3), 261-270.

92
PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phiếu khảo sát dành cho sinh viên

Xin chào mọi người, em/mình/chị là Quỳnh Trang - sinh viên năm 4, trường Đại
học Kinh Tế Quốc Gia Hà Nội. Hiện tại, em/mình/chị đang thực hiện bài khảo sát về đề
tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành
kế toán”. Để bài luận trở nên chính xác và rõ ràng hơn, em/mình/chị đã tạo ra bài khảo
sát dưới đây và rất mong các anh chị/bạn/em dành chút thời gian để thực hiện khảo sát
cùng với em/mình/chị. Em/mình/chị đảm bảo rằng các thông tin cá nhân thu thập từ khảo
sát này sẽ hoàn toàn bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu trong học tập. Mọi
ý kiến liên quan đến bài khảo sát này luôn luôn được chào đón và trân trọng! Cám ơn
anh chị/bạn/em đã dành thời gian làm cuộc khảo sát này!

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

1. Giới tính

Nữ

Nam

2. Sinh viên trường

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Thương Mại

Học viện tài chính

Học viện Ngân hàng

93
Đại học Thăng Long

3. Sinh viên năm

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

4. Xếp loại kết quả học tập (GPA tích lũy đến thời điểm hiện tại)

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

5. Bạn có biết về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán hay không?

Không

94
6. Bạn có biết thời gian ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán hay
không?

Không

7. Bạn có biết cơ quan ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán hay
không?

Không

8. Bạn có biết số chuẩn mực, số tiêu chí của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán hay không?

Không

PHẦN II: NỘI DUNG

1. Nhận thức về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản của
sinh viên ngành kế toán

(Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về đánh giá tầm quan trọng của các phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp cơ bản dưới đây bằng cách chọn ô tương ứng từ 1 đến 5 theo mức
độ quan trọng, dựa theo quy ước: 1 = Rất không quan trọng; 2 = Không quan trọng; 3
= Bình thường; 4 = Quan trọng; 5 = Rất quan trọng)

1 2 3 4 5

95
Tính chính trực

Tính khách quan

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Tính bảo mật

Tư cách nghề nghiệp

2. Mức độ tác động của các nhân tố đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán

(Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình đối với các nội dung dưới đây bằng cách chọn ô
tương ứng từ 1 đến 5 theo mức độ đồng ý, dựa theo quy ước 1 = Rất không đồng ý; 2 =
Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý)

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP (MTHT)

1 2 3 4 5

MTHT1: Chương trình đào tạo được thiết kế một cách tỉ mỉ để tăng
cường nhận thức của sinh viên về đạo đức nghề nghiệp

MTHT2: Hệ thống tài liệu và giáo trình được cung cấp đầy đủ, chặt chẽ
về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

MTHT3: Môi trường thực tập ngành nghề được xây dựng để tối ưu hóa
cơ hội cho sinh viên áp dụng kỹ năng đạo đức nghề nghiệp đã học vào
thực tế

96
MTHT4: Khóa học về đạo đức nghề nghiệp được thiết kế và triển khai
cho sinh viên

MTHT5: Giảng viên chú trọng đến việc hỗ trợ sinh viên phát triển và rèn
luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN (DDCN)

1 2 3 4 5

DDCN1: Sinh viên có khả năng tự quản lý hành vi cá nhân để giữ vững
uy tín nghề nghiệp của mình

DDCN2: Sinh viên có tính khách quan sẽ không bị ảnh hưởng khi đưa ra
xét đoán chuyên môn

DDCN3: Sự thẳng thắn và trung thực của sinh viên giới hạn việc cung
cấp thông tin không chính xác

DDCN4: Việc tuân thủ các quy định và nguyên tắc được đề ra giúp sinh
viên phát triển thói quen tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ (NLHN)

1 2 3 4 5

NLHN1: Sự am hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên môn nâng cao nhận
thức vững về đạo đức nghề nghiệp

97
NLHN2: Kỹ năng nghề nghiệp vững đặt nền móng cho sự tự tin và độ
chắc chắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp

NLHN3: Sự ứng dụng linh hoạt công nghệ hiện đại giảm thiểu nguy cơ
sai sót thủ công

HIỂU BIẾT VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI (VHXH)

1 2 3 4 5

VHXH1: Nội quy của nhà trường được xây dựng trên các nguyên tắc cơ
bản và phương thức xử lý đối với đạo đức ứng xử của sinh viên, được
điều chỉnh và áp dụng linh hoạt tại từng cấp độ

VHXH2: Sinh viên biết tự chịu trách nhiệm về mọi hành động cá nhân
của mình

VHXH3: Kênh truyền thông của trường đa dạng với nhiều chuyên mục
đặc biệt về đạo đức nghề nghiệp

VHXH4: Nhà tuyển dụng không chỉ đưa ra các yêu cầu về phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp mà còn công khai và minh bạch về những tiêu chí
này

ĐẠO ĐỨC CÔNG TY (DDCT)

1 2 3 4 5

DDCT1: Công ty xây dựng một khung chính xác về các tiêu chuẩn và
quy tắc đạo đức nghề nghiệp

98
DDCT2: Hệ thống kỷ luật của công ty được thiết lập một cách minh
bạch và công bằng, áp dụng đối với những nhân viên vi phạm các
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

DDCT3: Công ty không chỉ tập trung vào lợi ích riêng mà còn gắn chặt
quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với đối tác, khách hàng và cộng
đồng xã hội

DDCT4: Lãnh đạo của công ty chấp hành nghiêm pháp luật, tuân thủ
các chuẩn mực nghề nghiệp của Nhà nước

PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC VÀ QUY ĐỊNH VỀ NGÀNH NGHỀ (PLNN)

1 2 3 4 5

PLNN1: Kế toán viên có kinh nghiệm lâu năm có khả năng hiểu biết và
nắm vững các quy định pháp luật liên quan

PLNN2: Kế toán viên tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật ngành
nghề được đánh giá cao về đạo đức nghề nghiệp

PLNN3: Pháp luật Nhà nước có các cấp độ xử phạt khác nhau tương
ứng với các mức độ vi phạm khác nhau sẽ hạn chế tối đa các hành vi
phi đạo đức trong công việc

NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (NTDD)

1 2 3 4 5

99
NTDD1: Phát triển và tối ưu hóa
năng lực hành nghề trong lĩnh vực
chuyên môn

NTDD2: Mở rộng kiến thức


chuyên sâu và hiểu biết về các lĩnh
vực chuyên ngành liên quan

NTDD3: Học hỏi và tích lũy tri


thức chuyên ngành một cách có hệ
thống, chú trọng vào sự hiểu biết
sâu sắc và ứng dụng linh hoạt trong
thực tế nghề nghiệp

NTDD4: Phát triển tinh thần học


tập tích cực và động viên bản thân
để tự quản lý và phát triển đạo đức
nghề nghiệp

Em/mình/chị rất vui khi anh chị/bạn/em đã dành thời gian trả lời các câu hỏi. Ý
kiến đóng góp của mọi người rất có giá trị và quan trọng đối với bài nghiên cứu. Những
thông tin mọi người đã cung cấp sẽ giúp bài nghiên cứu tiếp tục phát triển và hoàn thiện
với đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN”.

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ XỬ LÝ TỔNG QUAN MẪU NGẪU NHIÊN

100
Statistics
Giới tính
Valid 351
N
Missing 0

Giới tính
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Nữ 281 80 80 80
Nam 70 20 20 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
Cơ sở đào tạo
Valid 351
N
Missing 0

Cơ sở đào tạo
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Đại học Kinh
tế - 152 43.3 43.3 43.3
ĐHQGHN
Đại học
63 17.9 17.9 61.3
Thương Mại

101
Học Viện
53 15.1 15.1 76.4
Ngân hàng
Đại học
44 12.5 12.5 88.9
Thăng Long
Học viện Tài
39 11.1 11.1 100.0
chính
Total 351 100.0 100.0

Statistics
Năm học
Valid 351
N
Missing 0

Năm học
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Năm 1 33 9.4 9.4 9.4
Năm 2 72 20.5 20.5 29.9
Năm 3 93 26.5 26.5 56.4
Năm 4 132 37.6 37.6 94.0
Năm 5 18 5.1 5.1 99.1
Năm 6 3 0.9 0.9 100.0
Total 351 100.0 100.0

102
Statistics
Kết quả học tập
Valid 351
N
Missing 0

Kết quả học tập


Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Xuất sắc 26 7.4 7.4 7.4
Giỏi 227 64.7 64.7 72.1
Khá 82 23.4 23.4 95.4
Trung bình 16 4.6 4.6 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
Tính chính trực
Valid 351
N
Missing 0

Tính chính trực


Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không quan trọng 12 3.4 3.4 3.4
Không quan trọng 13 3.7 3.7 7.1
Bình thường 32 9.1 9.1 16.2
Quan trọng 167 47.6 47.6 63.8

103
Rất quan trọng 127 36.2 36.2 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
Tính khách quan
Valid 351
N
Missing 0

Tính khách quan


Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không quan trọng 5 1.4 1.4 1.4
Không quan trọng 21 6.0 6.0 7.4
Bình thường 29 8.3 8.3 15.7
Quan trọng 156 44.4 44.4 60.1
Rất quan trọng 140 39.9 39.9 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Valid 351
N
Missing 0

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng


Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

104
Valid Rất không quan trọng 8 2.3 2.3 2.3
Không quan trọng 17 4.8 4.8 7.1
Bình thường 27 7.7 7.7 14.8
Quan trọng 155 44.2 44.2 59.0
Rất quan trọng 144 41.0 41.0 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
Tính bảo mật
Valid 351
N
Missing 0

Tính bảo mật


Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không quan trọng 9 2.6 2.6 2.6
Không quan trọng 17 4.8 4.8 7.4
Bình thường 23 6.6 6.6 14.0
Quan trọng 141 40.2 40.2 54.1
Rất quan trọng 161 45.9 45.9 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
Tư cách nghề nghiệp
Valid 351
N
Missing 0

105
Tư cách nghề nghiệp
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không quan trọng 8 2.3 2.3 2.3
Không quan trọng 17 4.8 4.8 7.1
Bình thường 27 7.7 7.7 14.8
Quan trọng 154 43.9 43.9 58.7
Rất quan trọng 145 41.3 41.3 100.0
Total 351 100.0 100.0

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ XỬ LÝ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Statistics
MTHT1 MTHT2 MTHT3 MTHT4 MTHT5
Valid 351 351 351 351 351
N
Missing 0 0 0 0 0

MTHT1
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 3 0.9 0.9 0.9
Không đồng ý 36 10.3 10.3 11.1
Bình thường 65 18.5 18.5 29.6

106
Đồng ý 107 30.5 30.5 60.1
Rất đồng ý 140 39.9 39.9 100.0
Total 351 100.0 100.0

MTHT2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 26 7.4 7.4 7.4
Không đồng ý 11 3.1 3.1 10.5
Bình thường 78 22.2 22.2 32.8
Đồng ý 183 52.1 52.1 84.9
Rất đồng ý 53 15.1 15.1 100.0
Total 351 100.0 100.0

MTHT3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 24 6.8 6.8 6.8
Không đồng ý 29 8.3 8.3 15.1
Bình thường 70 19.9 19.9 35.0
Đồng ý 105 29.9 29.9 65.0
Rất đồng ý 123 35.0 35.0 100.0
Total 351 100.0 100.0

MTHT4

107
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 15 4.3 4.3 4.3
Không đồng ý 53 15.1 15.1 19.4
Bình thường 29 8.3 8.3 27.6
Đồng ý 117 33.3 33.3 61.0
Rất đồng ý 137 39.0 39.0 100.0
Total 351 100.0 100.0

MTHT5
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 39 11.1 11.1 11.1
Không đồng ý 35 10.0 10.0 21.1
Bình thường 20 5.7 5.7 26.8
Đồng ý 95 27.1 27.1 53.8
Rất đồng ý 162 46.2 46.2 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
DDCN1 DDCN2 DDCN3 DDCN4
Valid 351 351 351 351
N
Missing 0 0 0 0

DDCN1

108
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 49 14.0 14.0 14.0
Không đồng ý 47 13.4 13.4 27.4
Bình thường 52 14.8 14.8 42.2
Đồng ý 117 33.3 33.3 75.5
Rất đồng ý 86 24.5 24.5 100.0
Total 351 100.0 100.0

DDCN2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 26 7.4 7.4 7.4
Không đồng ý 41 11.7 11.7 19.1
Bình thường 79 22.5 22.5 41.6
Đồng ý 106 30.2 30.2 71.8
Rất đồng ý 99 28.2 28.2 100.0
Total 351 100.0 100.0

DDCN3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 25 7.1 7.1 7.1
Không đồng ý 44 12.5 12.5 19.7
Bình thường 56 16.0 16.0 35.6
Đồng ý 106 30.2 30.2 65.8

109
Rất đồng ý 120 34.2 34.2 100.0
Total 351 100.0 100.0

DDCN4
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 18 5.1 5.1 5.1
Không đồng ý 46 13.1 13.1 18.2
Bình thường 51 14.5 14.5 32.8
Đồng ý 94 26.8 26.8 59.5
Rất đồng ý 142 40.5 40.5 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
NLHN1 NLHN2 NLHN3
Valid 351 351 351
N
Missing 0 0 0

NLHN1
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 61 17.4 17.4 17.4
Không đồng ý 58 16.5 16.5 33.9
Bình thường 103 29.3 29.3 63.2
Đồng ý 70 19.9 19.9 83.2
Rất đồng ý 59 16.8 16.8 100.0

110
Total 351 100.0 100.0

NLHN2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 46 13.1 13.1 13.1
Không đồng ý 78 22.2 22.2 35.3
Bình thường 136 38.7 38.7 74.1
Đồng ý 51 14.5 14.5 88.6
Rất đồng ý 40 11.4 11.4 100.0
Total 351 100.0 100.0

NHLN3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 43 12.3 12.3 12.3
Không đồng ý 36 10.3 10.3 22.5
Bình thường 190 54.1 54.1 76.6
Đồng ý 51 14.5 14.5 91.2
Rất đồng ý 31 8.8 8.8 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
VHXH1 VHXH2 VHXH3 VHXH4
Valid 351 351 351 351
N
Missing 0 0 0 0

111
VHXH1
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 83 23.6 23.6 23.6
Không đồng ý 75 21.4 21.4 45.0
Bình thường 62 17.7 17.7 62.7
Đồng ý 62 17.7 17.7 80.3
Rất đồng ý 69 19.7 19.7 100.0
Total 351 100.0 100.0

VHXH2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 53 15.1 15.1 15.1
Không đồng ý 58 16.5 16.5 31.6
Bình thường 64 18.2 18.2 49.9
Đồng ý 75 21.4 21.4 71.2
Rất đồng ý 101 28.8 28.8 100.0
Total 351 100.0 100.0

VHXH3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 47 13.4 13.4 13.4
Không đồng ý 69 19.7 19.7 33.0

112
Bình thường 56 16.0 16.0 49.0
Đồng ý 83 23.6 23.6 72.6
Rất đồng ý 96 27.4 27.4 100.0
Total 351 100.0 100.0

VHXH4
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 29 8.3 8.3 8.3
Không đồng ý 101 28.8 28.8 37.0
Bình thường 85 24.2 24.2 61.3
Đồng ý 89 25.4 25.4 86.6
Rất đồng ý 47 13.4 13.4 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
DDCT1 DDCT2 DDCT3 DDCT4
Valid 351 351 351 351
N
Missing 0 0 0 0

DDCT1
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 28 8.0 8.0 8.0
Không đồng ý 89 25.4 25.4 33.3

113
Bình thường 118 33.6 33.6 67.0
Đồng ý 70 19.9 19.9 86.9
Rất đồng ý 46 13.1 13.1 100.0
Total 351 100.0 100.0

DDCT2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 26 7.4 7.4 7.4
Không đồng ý 56 16.0 16.0 23.4
Bình thường 85 24.2 24.2 47.6
Đồng ý 87 24.8 24.8 72.4
Rất đồng ý 97 27.6 27.6 100.0
Total 351 100.0 100.0

DDCT3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 27 7.7 7.7 7.7
Không đồng ý 18 5.1 5.1 12.8
Bình thường 258 73.5 73.5 86.3
Đồng ý 26 7.4 7.4 93.7
Rất đồng ý 22 6.3 6.3 100.0
Total 351 100.0 100.0

114
DDCT4
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 10 2.8 2.8 2.8
Không đồng ý 55 15.7 15.7 18.5
Bình thường 87 24.8 24.8 43.3
Đồng ý 112 31.9 31.9 75.2
Rất đồng ý 87 24.8 24.8 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
PLNN1 PLNN2 PLNN3
Valid 351 351 351
N
Missing 0 0 0

PLNN1
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 51 14.5 14.5 14.5
Không đồng ý 43 12.3 12.3 26.8
Bình thường 64 18.2 18.2 45.0
Đồng ý 126 35.9 35.9 80.9
Rất đồng ý 67 19.1 19.1 100.0
Total 351 100.0 100.0

115
PLNN2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 16 4.6 4.6 4.6
Không đồng ý 44 12.5 12.5 17.1
Bình thường 89 25.4 25.4 42.5
Đồng ý 108 30.8 30.8 73.2
Rất đồng ý 94 26.8 26.8 100.0
Total 351 100.0 100.0

PLNN3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 10 2.8 2.8 2.8
Không đồng ý 51 14.5 14.5 17.4
Bình thường 97 27.6 27.6 45.0
Đồng ý 76 21.7 21.7 66.7
Rất đồng ý 117 33.3 33.3 100.0
Total 351 100.0 100.0

Statistics
NTDD1 NTDD2 NTDD3 NTDD4
Valid 351 351 351 351
N
Missing 0 0 0 0

116
NTDD1
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 30 8.5 8.5 8.5
Không đồng ý 53 15.1 15.1 23.6
Bình thường 61 17.4 17.4 41.0
Đồng ý 83 23.6 23.6 64.7
Rất đồng ý 124 35.3 35.3 100.0
Total 351 100.0 100.0

NTDD2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 37 10.5 10.5 10.5
Không đồng ý 47 13.4 13.4 23.9
Bình thường 18 5.1 5.1 29.1
Đồng ý 91 25.9 25.9 55.0
Rất đồng ý 158 45.0 45.0 100.0
Total 351 100.0 100.0

NTDD3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 23 6.6 6.6 6.6
Không đồng ý 60 17.1 17.1 23.6
Bình thường 51 14.5 14.5 38.2

117
Đồng ý 108 30.8 30.8 68.9
Rất đồng ý 109 31.1 31.1 100.0
Total 351 100.0 100.0

NTDD4
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Rất không đồng ý 36 10.3 10.3 10.3
Không đồng ý 47 13.4 13.4 23.6
Bình thường 52 14.8 14.8 38.5
Đồng ý 114 32.5 32.5 70.9
Rất đồng ý 102 29.1 29.1 100.0
Total 351 100.0 100.0

PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ XỬ LÝ HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA


- Xử lý hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “Môi trường học tập”
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 351 100.0
Excludeda 0 0.0
Total 351 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

118
Cronbach's Alpha N of Items
0.851 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
MTHT1 15.17 14.841 0.721 0.808
MTHT2 15.51 15.291 0.669 0.820
MTHT3 15.38 14.761 0.589 0.839
MTHT4 15.28 14.396 0.637 0.826
MTHT5 15.28 12.644 0.725 0.804

- Xử lý hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “Đạo đức cá nhân”


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 351 100.0
Excludeda 0 0.0
Total 351 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0.900 4

Item-Total Statistics

119
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
DDCN1 11.16 11.376 0.710 0.897
DDCN2 10.97 11.508 0.813 0.858
DDCN3 10.85 11.330 0.809 0.859
DDCN4 10.73 11.638 0.782 0.869

- Xử lý hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “Năng lực hành nghề”


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 351 100.0
Excludeda 0 0.0
Total 351 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.846 3

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
NLHN1 5.86 3.816 0.778 0.725
NLHN2 6.00 4.757 0.686 0.810

120
NLHN3 5.91 5.155 0.697 0.807

- Xử lý hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “Hiểu biết văn hoá xã hội”


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 351 100.0
Excludeda 0 0.0
Total 351 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.927 4

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
VHXH1 9.71 13.675 0.826 0.907
VHXH2 9.27 13.547 0.865 0.892
VHXH3 9.27 13.731 0.863 0.893
VHXH4 9.52 15.913 0.777 0.923

- Xử lý hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “Đạo đức công ty”


Case Processing Summary
N %

121
Cases Valid 351 100.0
Excludeda 0 0.0
Total 351 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


0.748 4

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
DDCT1 10.09 6.835 0.461 0.736
DDCT2 9.64 5.459 0.657 0.619
DDCT3 10.14 8.100 0.444 0.742
DDCT4 9.54 6.141 0.641 0.632

- Xử lý hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành
nghề”
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 351 100.0
Excludeda 0 0.0
Total 351 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

122
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0.849 3

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
PLNN1 7.31 4.202 0.769 0.740
PLNN2 7.01 5.037 0.730 0.780
PLNN3 6.95 5.198 0.664 0.838

- Xử lý hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp”


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 351 100.0
Excludeda 0 0.0
Total 351 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0.927 4

Item-Total Statistics

123
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
NTDD1 11.01 13.323 0.821 0.907
NTDD2 10.81 12.986 0.803 0.914
NTDD3 11.00 13.563 0.847 0.899
NTDD4 11.06 13.236 0.849 0.898

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA


Biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 0.809
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 4993.331
Sphericity df 253
Sig. 0.000

Communalities
Initial Extraction
MTHT1 1.000 0.717
MTHT2 1.000 0.714
MTHT3 1.000 0.563
MTHT4 1.000 0.642
MTHT5 1.000 0.710
DDCN1 1.000 0.740

124
DDCN2 1.000 0.828
DDCN3 1.000 0.809
DDCN4 1.000 0.794
NLHN1 1.000 0.812
NLHN2 1.000 0.720
NLHN3 1.000 0.746
VHXH1 1.000 0.825
VHXH2 1.000 0.872
VHXH3 1.000 0.862
VHXH4 1.000 0.780
DDCT1 1.000 0.478
DDCT2 1.000 0.808
DDCT3 1.000 0.649
DDCT4 1.000 0.760
PLNN1 1.000 0.843
PLNN2 1.000 0.755
PLNN3 1.000 0.709
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Initial Eigenvalues
Component
Total % of Variance Cumulative %
1 5.956 25.894 25.894
2 3.161 13.745 39.639
3 2.500 10.871 50.510
4 1.983 8.622 59.132
5 1.863 8.101 67.232

125
6 1.673 7.272 74.504
7 0.789 3.429 77.934
8 0.643 2.797 80.731
9 0.565 2.458 83.189
10 0.495 2.153 85.342
11 0.422 1.835 87.177
12 0.367 1.596 88.773
13 0.349 1.517 90.290
14 0.330 1.433 91.723
15 0.300 1.306 93.029
16 0.285 1.237 94.267
17 0.258 1.120 95.386
18 0.236 1.027 96.414
19 0.193 0.838 97.252
20 0.181 0.789 98.041
21 0.164 0.714 98.755
22 0.158 0.685 99.441
23 0.129 0.559 100.000

Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


Component
Loadings Loadings
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %
1 5.956 25.894 25.894 3.344 14.540 14.540
2 3.161 13.745 39.639 3.271 14.220 28.761
3 2.500 130.871 50.510 3.190 13.871 42.631

126
4 1.983 8.622 59.132 2.556 11.111 53.742
5 1.863 8.101 67.232 2.515 10.933 64.675
6 1.673 7.272 74.504 2.261 9.829 74.504
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrix


Component
1 2 3 4 5 6
VHXH2 0.924

127
VHXH3 0.914
VHXH1 0.902
VHXH4 0.851
MTHT5 0.824
MTHT4 0.790
MTHT2 0.779
MTHT1 0.754
MTHT3 0.658
DDCN2 0.864
DDCN3 0.861
DDCN4 0.840
DDCN1 0.814
PLNN1 0.896
PLNN2 0.840
PLNN3 0.824
NLHN1 0.861
NLHN3 0.846
NLHN2 0.813
DDCT2 0.880
DDCT4 0.833
DDCT3 0.591
DDCT1 0.532
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

128
Đối với biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 0.805
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1168.136
Sphericity df 6
Sig. 0.000

Communalities
Initial Extraction
NTDD1 1.000 0.808
NTDD2 1.000 0.788
NTDD3 1.000 0.844
NTDD4 1.000 0.846
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %
1 3.286 82.144 82.144 3.286 82.144 82.144
2 0.354 8.856 91.000
3 0.230 5.751 96.751
4 0.130 3.249 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

129
Component Matrixa

Component
1
NTDD4 0.920
NTDD3 0.919
NTDD1 0.899
NTDD2 0.888
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Rotated Component Matrixa

a. Only one component was extracted. The solution cannot be rotated.

PHỤ LỤC 6

KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN


Correlations
Correlations
NTDD MTHT DDCN NLHN VHXH DDCT PLNN
Pearson
1 .531** .329** .234** .178** .288** -.106*
Correlation
NTDD Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.001 0.000 0.047
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
MTHT .531** 1 .422** .236** .135* .311** .111*
Correlation

130
Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.011 0.000 0.038
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.329** .422** 1 .294** .109* .240** .159**
Correlation
DDCN Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.041 0.000 0.003
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.234** .236** .294** 1 .181** .248** .202**
Correlation
NLHN Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.001 0.000 0.000
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.178** .135* .109* .181** 1 .194** .134*
Correlation
VHXH Sig. (2-
0.001 0.011 0.041 0.001 0.000 0.012
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
.288** .311** .240** .248** .194** 1 .209**
Correlation
DDCT Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
tailed)
N 351 351 351 351 351 351 351
Pearson
-.106* .111* .159** .202** .134* .209** 1
Correlation
PLNN
Sig. (2-
0.047 0.038 0.003 0.000 0.012 0.000
tailed)

131
N 351 351 351 351 351 351 351
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

PHỤ LỤC 7

PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH

Variables Entered/Removeda
Variables
Model Variables Entered Method
Removed
PLNN, MTHT,
1 VHXH, NLHN, Enter
DDCT, DDCNb
a. Dependent Variable: NTDD
b. All requested variables entered.

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of the Durbin-
Model R R Square
Square Estimate Watson
1 .608a 0.369 0.358 0.96125 1.615
a. Predictors: (Constant), PLNN, MTHT, VHXH, NLHN, DDCT, DDCN
b. Dependent Variable: NTDD

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

132
Regression 186.131 6 31.022 33.573 .000b
1 Residual 317.859 344 0.924
Total 503.991 350
a. Dependent Variable: NTDD
b. Predictors: (Constant), PLNN, MTHT, VHXH, NLHN, DDCT, DDCN

Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std.
B Beta Tolerance VIF
Error
(Constant) 0.755 0.306 2.469 0.014
MTHT 0.557 0.063 0.433 8.850 0.000 0.768 1.303
DDCN 0.123 0.053 0.114 2.331 0.020 0.772 1.296
NLHN 0.111 0.054 0.096 2.053 0.041 0.847 1.181
1 VHXH 0.092 0.043 0.096 2.161 0.031 0.935 1.069
DDCT 0.192 0.068 0.132 2.816 0.005 0.832 1.202
PLNN -0.263 0.051 -0.232 -5.203 0.000 0.921 1.085
a. Dependent Variable: NTDD

133
Ảnh 1: Minh chứng kiểm tra đạo văn

Nguồn: Web kiểm tra đạo văn doit.lic.vnu.edu.vn

134

You might also like