You are on page 1of 112

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


------***------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC


ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BCTC QUỐC TẾ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TRƯƠNG HÀ MY

HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------***------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC


ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BCTC QUỐC TẾ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Trương Hà My


Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đỗ Quyên

Hà Nội - 2023
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, được thực hiện
bởi cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Đỗ Quyên. Nghiên cứu có mang
tính khác biệt và không trùng khớp hay sao chép các nghiên cứu đã được công bố.
Các số liệu khảo sát được chính tác giả thu thập từ thực tế một cách rõ ràng, được xử
lý trung thực và khách quan.

Tác giả

Trương Hà My
ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Nguyễn Đỗ
Quyên. Cô là người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những kiến thức vô giá và tiếp
thêm nhiều động lực quý báu để em hoàn thành bài nghiên cứu này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giảng viên tại khoa Tài chính – Ngân
hàng đã giảng dạy hết sức tận tình và truyền đạt kiến thức vô cùng bổ ích. Em xin
cảm ơn các thầy cô của khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã hỗ trợ tận
tình cho em trong suốt quá trình học tập.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, tiếp
sức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả

Trương Hà My
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. ix
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.1.1 Bối cảnh vấn đề.............................................................................................. 1
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 5
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ..................................................................... 5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6
1.5 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................... 6
1.6 Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) ...............................................................................8
2.1 Những vấn đề cơ bản về chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) ........................... 8
2.1.1 Quá trình phát triển của chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) .......................... 8
2.1.2 Cách thức thiết lập chuẩn mực ...................................................................... 8
2.1.3 Cấu trúc Bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS ............................. 12
2.1.4 Thực trạng và mô hình vận dụng IFRS trên thế giới ................................... 13
2.2 Lợi ích và thách thức của việc áp dụng IFRS đối với doanh nghiệp Việt
Nam ........................................................................................................................... 15
2.2.1 Lợi ích .......................................................................................................... 15
2.2.2 Khó khăn ...................................................................................................... 16
2.3 Lý thuyết nền tảng ............................................................................................ 19
2.3.1 Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) và Thuyết
đẳng cấu thể chế .................................................................................................... 19
2.3.2 Lý thuyết hợp pháp ...................................................................................... 22
iv

2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích trong kế toán (Decision-usefulness theory of
accounting)............................................................................................................ 23
2.3.4 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) ......................................................... 24
2.4 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn
mực BCTC quốc tế (IFRS) ..................................................................................... 26
2.4.1 Nhân tố Quy mô công ty .............................................................................. 26
2.4.2 Nhân tố Hoạt động kiểm toán ...................................................................... 26
2.4.3 Hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................................. 27
2.4.4 Nhân tố Ngành kinh doanh .......................................................................... 28
2.4.5 Nhân tố Hệ thống pháp luật về kế toán........................................................ 29
2.4.6 Nhân tố Thái độ của nhà quản lý ................................................................. 30
2.4.7 Nhân tố Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên ..................................... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 32
3.2. Xây dựng thang đo ........................................................................................... 34
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................ 34
3.2.2. Xây dựng thang đo chính thức .................................................................... 39
3.3. Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu và phương pháp thu thập thông
tin. ............................................................................................................................. 42
3.3.1. Phương pháp lựa chọn mẫu ........................................................................ 42
3.3.2. Kích thước mẫu nghiên cứu ........................................................................ 42
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 42
3.4. Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ......... 43
3.5. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis -
EFA) .......................................................................................................................... 44
3.6 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ...................................... 44
3.7. Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc (SEM- Structural Equation
Modeling) ................................................................................................................. 46
3.8. Phương pháp kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Samples T-
Test)........................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................48
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................... 48
v

4.2 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS ...... 53
4.2.1. Kiếm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ...................................... 53
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 56
4.2.3. Thống kê mô tả ........................................................................................... 59
4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ........................................................... 63
4.2.5. Kiếm tra hệ số tương quan .......................................................................... 66
4.2.6. Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling Analysis –
SEM) ..................................................................................................................... 67
4.2.7. Kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Samples T-Test) đối với
các nhân tố định tính ............................................................................................. 70
4.2.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 73
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................77
5.1 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng Chuẩn mực BCTC
quốc tế (IFRS) .......................................................................................................... 77
5.1.1 Đối với Bộ Tài chính: .................................................................................. 77
5.1.2 Đối với các Hội nghề nghiệp về kế toán ...................................................... 78
5.1.3 Đối với các trường đại học, cơ sở đào tạo về kế toán .................................. 79
5.1.4 Đối với các doanh nghiệp: ........................................................................... 79
5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 79
5.2.1 Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 79
5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ..............................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI .............................................82
PHỤ LỤC .................................................................................................................86
vi

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Thống kê về tình hình áp dụng IFRS ........................................................13
Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố đề xuất từ lý thuyết nền.........................................25
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu sơ bộ ......................................................................34
Bảng 3.2: Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo sơ bộ lần đầu ............37
Bảng 3.3: Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo sơ bộ lần cuối ...........39
Bảng 3.4: Thang đo nghiên cứu chính thức ..............................................................40
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ........................................................48
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha biến Hội nhập kinh tế quốc
tế lần thứ nhất ............................................................................................................53
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha biến Hệ thống pháp luật
về kế toán lần thứ nhất ..............................................................................................54
Bảng 4.4: Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập
và phụ thuộc ..............................................................................................................55
Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá............................................57
Bảng 4.6. Bảng ma trận xoay nhân tố .......................................................................58
Bảng 4.7: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Hội nhập kinh
tế quốc tế ...................................................................................................................59
Bảng 4.8: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Thái độ của
nhà quản lý ................................................................................................................60
Bảng 4.9: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Trình độ và
kinh nghiệm của kế toán viên....................................................................................61
Bảng 4.10: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Hệ thống pháp
luật về kế toán ...........................................................................................................62
Bảng 4.11: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Ngành kinh
doanh .........................................................................................................................63
Bảng 4.12 Đánh giá chỉ số phù hợp của mô hình .....................................................64
Bảng 4.13: Độ tin cậy tổng hợp và Phương sai trung bình trích...............................65
Bảng 4.14: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................66
Bảng 4.15: Trọng số hồi quy – Mô hình SEM ..........................................................68
Bảng 4.16. Trọng số hồi quy chuẩn hóa – Mô hình SEM .........................................69
vii

Bảng 4.17: Thống kê trung bình việc áp dụng IFRS theo Quy mô công ty ..............70
Bảng 4.18: Kết quả Independent Samples Test so sánh việc áp dụng IFRS theo Quy
mô công ty .................................................................................................................71
Bảng 4.19: Thống kê trung bình việc áp dụng IFRS theo cách thức doanh nghiệp đang
thực hiện hoạt động kiểm toán ..................................................................................72
Bảng 4.20: Kết quả Independent Samples Test so sánh việc áp dụng IFRS theo cách
thức doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kiểm toán ..........................................72
viii

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành vi kế hoạch ............................................................20
Hình 2.2: Mô hình kết hợp Thuyết hành vi kế hoạch và Thuyết đẳng cấu thể chế.......21
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................32
Hình 4.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Vị trí công việc hiện tại .....................49
Hình 4.2: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Kinh nghiệm làm việc .......................50
Hình 4.3: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Quy mô doanh nghiệp .......................51
Hình 4.4: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Hoạt động kiểm toán .........................51
Hình 4.5: Cách thức tìm hiểu về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS ..........52
Hình 4.6. Kết quả kiểm định mô hình CFA ..............................................................64
Hình 4.7: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc- SEM ................................................69
ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 IFRS International Financial Reporting Standard
2 IASB International Accounting Standards Board
3 IAS International Accounting Standards
4 BCTC Báo cáo tài chính
5 CMKT Chuẩn mực kế toán
1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1.1 Bối cảnh vấn đề

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting
Standards - IFRS) được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) biên soạn và
ban hành nhằm hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo kế toán có tính thống nhất
cao và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Bộ chuẩn mực ra đời nhằm phục vụ mục
đích hướng đến việc thống nhất và đồng bộ về quy chuẩn kế toán trên toàn thế giới.

• Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã và đang được công nhận
tại nhiều khu vực và bởi nhiều tổ chức quốc tế.

Được khởi xướng lần đầu vào năm 1998 và thúc đẩy mạnh mẽ sau sự kiện Liên
minh châu Âu (EU) yêu cầu các doanh nghiệp trên thị trường vốn thuộc khối sử dụng
IFRS làm quy chuẩn công bố BCTC. Từ đó đến nay, đã có thêm nhiều nước trên khắp
thế giới áp dụng IFRS (một phần hoặc toàn bộ). Cùng với đó, việc vận dụng IFRS
trên phạm vi toàn cầu còn được ủng hộ và hỗ trợ bởi các tổ chức có ảnh hưởng đến
kinh tế thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Nhóm các nền kinh tế lớn (G20), Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO), Hội đồng
ổn định tài chính quốc tế (FSB)...

• Việt Nam đang thể hiện rõ quyết tâm trong việc hội nhập kế toán với chuẩn
mực của IFRS

Việc vận dụng IFRS có thể mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam vô số lợi
ích như: tăng chất lượng công bố, tăng khả năng so sánh của của báo cáo tài chính
đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế,
tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam trên thị trường vốn và thương mại quốc tế. Vận dụng IFRS giúp tăng tính
so sánh về trạng thái tài chính giữa các doanh nghiệp cùng ngành ở nhiều nước, thông
tin tài chính công bố minh bạch cho nhiều đối tượng sử dụng (Jermakowicz, 2004),
mức độ hội nhập thị trường tài chính quốc tế tăng với các quốc gia áp dụng IFRS (Cai
2

& Wong, 2010); cùng với đó là hợp đồng vay với các định chế tài chính nước ngoài
(Ormrod & Taylor, 2004; Shima & Yang, 2012)...

Tại Việt Nam, vấn đề tiến tới đồng nhất giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
và Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được đưa ra trong báo cáo “Việt Nam
2035”, nhằm xây dựng thị trường vốn của Việt Nam theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn
quốc tế. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay Việt Nam đang ngày càng nỗ lực tham
gia sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện qua việc Việt Nam đã tham gia nhiều
tổ chức quốc tế về kinh tế thương mại như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... Bên cạnh đó, chiến lược phát triển công
tác kế toán - kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã khẳng định:
Việt Nam “quyết tâm áp dụng IFRS’’.

Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính đã phê duyệt ‘‘Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế tại Việt Nam’’. Từ sau năm 2025, toàn bộ doanh nghiệp niêm yết và
một số loại hình doanh nghiệp khác theo quy định phải áp dụng chuẩn mực IFRS.
“Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 480/2013/QĐ – TTg, đã xác định quan
điểm là “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực”, “Hòa hợp với thông lệ
quốc tế”. Luật Kế toán 2015 cũng đưa ra một số quy định thể hiện xu hướng hòa hợp
với Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS như đưa ra quy định về “giá trị hợp lý’’. Đây
được xem là động thái rõ ràng thể hiện quyết tâm hội nhập với quy chuẩn kế toán
quốc tế theo chuẩn IFRS của Việt Nam.

• Việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam đi kèm không ít khó khăn

Thực tế tại nhiều nước hay thậm chí tại chính một số doanh nghiệp tiên phong
áp dụng thử nghiệp tại Việt Nam đã cho thấy việc chuyển đổi áp dụng IFRS để thay
thế cho chế độ kế toán bản địa vốn được hình thành và vận hành nhiều năm là việc
không phải đơn giản. Hiện nay, việc trình bày và cung cấp thông tin trên BCTC của
các doanh nghiệp ở Việt Nam chịu sự chi phối bởi Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán
và chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban
hành trước đây cũng đã có sự tham khảo từ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, tuy
3

nhiên không hoàn toàn đầy đủ và nhiều chuẩn mực hiện không theo kịp sự cập nhật
mới của IFRS. Thêm vào đó, Việt Nam cũng thiếu nhiều điều kiện về mặt cơ chế và
thị trường để ứng dụng được hoàn toàn các quy định của IFRS, đơn cử như nguyên
tắc về xác định giá trị hợp lý. Do vậy, quá trình áp dụng hoàn toàn IFRS tại các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, thách thức.

Lựa chọn áp dụng IFRS trong việc lập báo cáo tài chính theo đó là quá trình cân
bằng giữa lợi ích – khó khăn. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động mang tính thúc
đẩy – cản trở đến quá trình lựa chọn áp dụng IFRS là việc làm cần thiết trong thời
điểm hiện tại, để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị chính sách phù hợp nhằm
đẩy mạnh lợi ích, giảm thiểu cản trở cho quá trình áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp
Việt Nam.

1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Bởi tính cấp thiết như đã nêu ở trên, đã có không ít nghiên cứu được thực hiện
để phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Phương
pháp nghiên cứu bao gồm 2 loại chính. Tác giả tổng hợp tổng quan kết quả nghiên
cứu đã được thực hiện như bên dưới, từ đó đưa ra khoảng trống nghiên cứu.

- Nhóm 1: Nghiên cứu dưới dạng phỏng vấn sâu để làm rõ nhận thức của các
đối tượng có liên quan về việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Người được phỏng vấn
có thể kể đến là chuyên gia, giảng viên đại học và người có kinh nghiệm lâu năm
trong ngành tài chính kế toán. Các nghiên cứu trong nhóm này đã khai thác ý kiến
chuyên sâu về ích lợi và những khó khăn thách thức của việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam. Các đối tượng phỏng vấn cũng đề xuất về một số giải pháp để hỗ trợ quá trình
áp dụng IFRS. Điển hình trong nhóm này có nghiên cứu của Bùi Thị Oanh, Chúc Anh
Tú & Lê Thị Tú Oanh (2020), Nguyễn Thị Hải Hà, Đinh Thị Thu Thủy, Trần Thị
Hằng, Nguyễn Thị Thùy Trang (2021). Với phương pháp này, tác giả có điều kiện để
khai thác và khám phá sâu sắc quan điểm của người được phỏng vấn. Tuy nhiên, điểm
trừ là các ý kiến dựa trên phỏng vấn sâu một số đối tượng cụ thể có thể mang tính chủ
quan, chưa đánh giá được đúng đắn thực trạng trên diện rộng.

- Nhóm 2: phân tích mô hình dựa trên khảo sát diện rộng. Các tác giả đề xuất
4

các nhân tố và thang đo cho mỗi nhân tố, từ đó tiến hành khảo sát, thực hiện kiểm
định và áp dụng mô hình để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS.
Đỗ Khánh Ly (2020) sử dụng Lý thuyết đẳng cấu, tiến hành trên 220 mẫu khảo sát
(thu về 200 phiếu) bao gồm lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc điều hành, CFO và kế
toán trưởng của các doanh nghiệp cả nước thuộc nhiều thành phần, phân tích bằng
mô hình cấu trúc tuyến tính-SEM dựa trên bình phương tối thiểu từng phần (PLS-
SEM). Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2021) với Lý thuyết hành vi có kế hoạch, tiến hành
lấy thông tin từ 273 doanh nghiệp sau đó phân tích hồi quy tuyến tính bội. Đoàn Thị
Dung, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Phan Thanh Hải (2020) tiến hành phỏng vấn sâu hơn
500 nhà quản lý và kiểm toán viên, sau đó phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính
(SEM). Nguyễn Lê Vân Khanh (2018) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự
nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp vận dụng Lý thuyết đẳng cấu, phân tích
Crosstabs, Chi-squares và Fisher exact test để đánh giá mối liên hệ, phân tích logictis
nhị phân để kiểm định giả thuyết mô hình và đánh giá mức độ tác động của từng nhân
tố đối với biến phụ thuộc.

Tổng hợp lại, liên quan đến những nghiên cứu đã công bố về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng IFRS, tác giả xác định những khe hổng và định hướng nghiên
cứu như sau:

- Những nghiên cứu đã công bố hầu như chỉ sử dụng lý thuyết nền đơn giản, các
tác giả thiếu sự kết hợp các lý thuyết nền để tạo nên cơ sở lý thuyết thật sự chặt chẽ
và bao quát. Do vậy với bài luận văn này này, tác giả chọn kết hợp 2 lý thuyết nền là
Lý thuyết đẳng cấu và Lý thuyết hành vi dự định (TBP) làm cốt lõi, sau đó tiếp tục
củng cố giả thuyết bằng các lý thuyết khác bổ trợ.

- Các mẫu nghiên cứu chủ yếu lựa chọn theo phương pháp thuận tiện nên tính
đại diện chưa cao. Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định khảo sát trên một nhóm
ngành cụ thể là ngành sản xuất tại Việt Nam. Đây là nhóm ngành dẫn đầu về thu hút
nguồn vốn FDI tại Việt Nam (tổng vốn đầu tư đạt hơn 8,46 tỷ USD, chiếm gần 63%
tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2023), với hoạt động kinh tế quốc tế
phát triển ngày càng mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ tạo môi trường phù hợp thúc đẩy các
doanh nghiệp lựa chọn áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế. Nhiều nghiên cứu cũng
5

đã chứng minh các doanh nghiệp sản xuất có khả năng áp dụng IFRS cao hơn các
ngành khác (Broberg et al, 2010; Cooke, 1992; Meek và cộng sự, 1995).

Như vậy, xuất phát từ thực tế bối cảnh vấn đề, yêu cầu hội nhập kế toán quốc
tế, từ kết quả các nghiên cứu đã công bố, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam’’ cho luận văn này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
sản xuất tại Việt Nam, dựa vào đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc áp dụng
IFRS.

Từ mục tiêu chung này, luận văn phân ra các mục tiêu cụ thể gồm:

- Xác định những nhân tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) ở các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến việc áp dụng Chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất
tại Việt Nam áp dụng IFRS.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

- Đối tượng khảo sát là người đang làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp
sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam (khoảng 250 người).

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: các doanh nghiệp sản xuất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

+ Phạm vi thời gian: tháng 3/2023 đến tháng 9/2023.


6

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để xác định những yếu tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) ở các doanh nghiệp tại Việt Nam tác giả sử dụng phương pháp
hỗn hợp, bao gồm: tổng hợp tài liệu, nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, khảo sát thu thập dữ
liệu sơ cấp và nghiên cứu định lượng và định tính.

Phương pháp luận được sử dụng kết hợp phân tích phương sai (Analysis of
Variance) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Đây là các phương pháp phổ biến
được sử dụng cho đặc thù nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa hai hoặc nhiều
biến số độc lập lên biến phụ thuộc, trong trường hợp này là các nhân tố tác động lên
việc áp dụng IFRS cho doanh nghiệp.

1.5 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Luận văn đã xem xét các nhân tố thúc đẩy và gây khó khăn cho việc áp dụng
IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm 5 nhân tố tác động thuận chiều là: quy
mô doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thái độ của nhà quản trị, trình độ và kinh
nghiệm của kế toán viên và ngành kinh doanh; một nhân tác động ngược chiều là hệ
thống pháp luật về kế toán, từ đó đề xuất các giải pháp thực tế cần thiết để thúc đẩy
việc triển khai IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thu thập dữ liệu bằng
cách khảo sát 250 người đang làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.

Dù vẫn còn tồn tại những hạn chế liên quan đến số lượng người được khảo sát,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp khảo sát, luận văn hi vọng sẽ hữu ích vào giai
đoạn chuẩn bị của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, tiến tới áp dụng đầy đủ vào năm
2025.

1.6 Kết cấu của đề tài

Nội dung của luận văn được trình bày thành 5 chương theo thứ tự và nội dung
chính như sau.

Chương đầu giới thiệu chung về đề tài luận văn bao gồm tính cấp thiết của đề
tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
7

nghiên cứu và tóm tắt kết quả nghiên cứu. Chương 2 trình bày về chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế IFRS, bao gồm định nghĩa, quá trình hình thành, cách thức thiết lập,
cấu trúc và mô hình áp dụng. Tác giả cũng phân tích những điểm khác biệt giữa
VAS/chế độ kế toán Việt Nam với IFRS, trình bày ích lợi và khó khăn của việc áp
dụng IFRS đối với doanh nghiệp Việt Nam, các lý thuyết nền tảng. Cuối chương, tác
giả tổng hợp tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng IFRS cho doanh nghiệp. Chương 3 luận văn trình bày quy trình nghiên cứu,
phương pháp thu thập số liệu, phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phương pháp mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp phân tích phương sai (Analysis of
Variance). Chương 4 tác giả trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu: kết quả kiểm định
thang đo Cronbach Alpha, EFA, CFA; kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và
mức độ của các nhân tố; kết quả của phân tích phương sai (Analysis of Variance) cho
2 nhân tố định tính là Quy mô doanh nghiệp và Hình thức kiểm toán. Chương 5 đưa
ra kết luận và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC


NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS)

2.1 Những vấn đề cơ bản về chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)

2.1.1 Quá trình phát triển của chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)

Tiền thân của IFRS là bộ Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) – được ban hành
lần đầu vào năm 1973 bởi Hội đồng của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC).
IAS hoạt động nhằm ban hành nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung để báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau trở nên nhất quán và
minh bạch hơn.

Năm 2000, Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) đã đưa ra
khuyến nghị các công ty niêm yết tại các thị trường chứng khoán thành viên tuân thủ
theo 10 chuẩn mực kế toán quốc tế IAS. Năm 2001, IASC được đổi thành Ủy ban
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Các chuẩn mực do IASB sau này ban hành được
đặt tên là IFRS. Hiện nay chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm: 17 Chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS) ban hành bởi IASB và 41 chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS) đã được ban hành từ giai đoạn trước bởi IASC. Các chuẩn mực IFRS mới cũng
đã thay thế một số chuẩn mực IAS cũ lỗi thời.

Năm 2002, IFRS ghi nhận một bước tiến quan trọng trong việc củng cố vai trò
và tầm ảnh hưởng, đó là chỉ thị EC 1606 của Liên minh Châu Âu (EU), trong đó các
thành viên của EU và các thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) phải bắt
buộc áp dụng IFRS trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết, bắt đầu từ kỳ kế toán
kết thúc ngày 31/12/2005.

Hiện nay, theo số liệu được công bố bởi IASB, đã có 131/143 quốc gia và vùng
lãnh thổ được khảo sát tuyên bố cho phép áp dụng IFRS.

2.1.2 Cách thức thiết lập chuẩn mực

2.1.2.1 Nguyên tắc thiết lập chuẩn mực

Việc ban hành chuẩn mực được tuân thủ theo quy trình chặt chẽ để đảm bảo xây
9

dựng lòng tin, tính hợp pháp và được chấp nhận trên toàn cầu (Alan Beller, 2020). Ba
nguyên tắc cần được đảm bảo bao gồm:

- Minh bạch:

Các cá nhân từ mọi nơi trên thế giới đều có thể theo dõi được quá trình thảo
luận và phát hành chuẩn mực. Tất cả cuộc thảo luận diễn ra công khai, được phát
sóng trực tiếp và lưu trữ trên trang web chính thức. Tất cả các tài liệu cuộc họp cũng
được công khai.

- Tham vấn đầy đủ và công bằng:

Trước khi một chuẩn mực mới được ban hành hoặc sửa đổi, Hội đồng và Ủy
ban diễn giải chuẩn mực sẽ tiến hành tham vấn công khai để đảm bảo tất cả những cá
nhân, đơn vị chịu ảnh hưởng của chuẩn mực hoặc những người quan tâm đến báo cáo
tài chính đều có cơ hội chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

- Đảm bảo trách nhiệm giải trình:

Luôn giải thích rõ ràng lý do cho các quyết định bao gồm: tác động có thể xảy
ra, chi phí và lợi ích của tiêu chuẩn mới được đề xuất.

2.1.2.2 Cơ cấu các bên tham gia ban hành

Mặc dù IASB là đơn vị phụ trách ban hành các chuẩn mực của IFRS, quá trình
ban hành này còn chịu sự giám sát và tham gia của nhiều bên liên quan khác (IFRS
Constitution – 2021):

• Quỹ IFRS (IFRS Foundation)

Quỹ IFRS là tổ chức phi lợi nhuận có trách nhiệm bổ nhiệm, giám sát và gây
quỹ cho hoạt động phát triển các Chuẩn mực IFRS. Thực hiện trách nhiệm này là 22
ủy viên (The Trustees) được tuyển chọn nghiêm ngặt bởi Ban giám sát gồm các cá
nhân có kinh nghiệm toàn cầu ở cấp cao trong các tổ chức tài chính và đặc biệt là phải
đến từ các khu vực địa lý khác nhau cho mục đích cân bằng quốc tế: 6 ủy viên từ khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương; 6 ủy viên từ Châu Âu; 6 ủy viên từ Châu Mỹ; 1 ủy
viên từ Châu Phi; 3 ủy viên được chỉ định từ bất kỳ khu vực nào tùy thuộc giai đoạn.
10

• Ban giám sát (Monitoring Board)

Ban giám sát là cầu nối giữa quỹ IFRS với các cơ quan chức năng liên quan đến
lợi ích công chúng. Nhiệm vụ chính là quyết định bổ nhiệm và giám sát hoạt động
của các Ủy viên quỹ IFRS để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như được định nghĩa trong
Hiến pháp của Quỹ. Thành viên ban giám sát gồm đại diện cấp cao từ: Ủy ban Châu
Âu EC, Tổ chức Quốc tế của các Uỷ ban Chứng khoán (IOSCO), Cơ quan Dịch vụ
Tài chính Nhật Bản (Japan Financial Services Agency), Ủy ban Chứng khoán và Hối
đoái Hoa Kỳ (US Securities and Exchange Commission), Ủy ban Basel về Giám sát
Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision).

• Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

Đây là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và công bố các Chuẩn mực IFRS.

IASB bao gồm 14 chuyên gia được bổ nhiêm nghiêm ngặt bởi Ủy viên quỹ
IFRS, yêu cầu đầy đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và thực hành báo
cáo tài chính. Các chuyên gia cũng được yêu cầu từ nhiều khu vực địa lý khác nhau:
4 thành viên từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; 4 thành viên từ Châu âu, 4 thành
viên từ Châu Mỹ, 1 thành viên từ Châu Phi; 1 thành viên chỉ đình từ bất kỳ khu vực
nào tùy giai đoạn.

• Ủy ban diễn giải các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC)

IFRIC là cơ quan đưa ra các hướng dẫn liên quan đến việc áp dụng các Chuẩn
mực. Đây cũng là cơ quan tham gia góp ý cho IASB về các vấn đề thường gặp khi áp
dụng chuẩn mực. IFRIC bao gồm 14 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh
tế và thương mại quốc tế.

• Hội đồng tư vấn IFRS

Hội đồng tư vấn cung cấp các hỗ trợ và tư vấn chiến lược cho Quỹ IFRS cũng
như IASB. Hội đồng bao gồm nhiều đại diện của các tổ chức và cá nhân khắp thế giới.

• Diễn đàn tư vấn Chuẩn mực kế toán (ASAF)

Đây là nơi IASB tiếp nhận các đóng góp xây dựng liên quan đến phát triển các
chuẩn mực kế toán. ASAF thường tổ chức họp 4 lần/năm, tạo ra cầu nối giữa IASB
11

và các nhà xây dựng chuẩn mực kế toán tại các quốc gia.

2.1.2.3 Quy trình thiết lập chuẩn mực

Quá trình thiết luận chuẩn mực, được gọi là”Due Process”do IASB công bố bao
gồm:

- Tư vấn chương trình nghị sự:

Cứ 5 năm một lần, IASB tiến hành đánh giá và tham vấn toàn diện để xác định các
ưu tiên thiết lập tiêu chuẩn quốc tế và phát triển kế hoạch hoạt động cho dự án mới.

IASB cũng có thể thêm các chủ đề vào kế hoạch hoạt động nếu cần thiết giữa
các cuộc tham vấn chương trình nghị sự. Điều này có thể bao gồm các chủ đề sau khi
đánh giá hậu triển khai các Tiêu chuẩn; Ủy ban Diễn giải IFRS cũng có thể yêu cầu
IASB xem xét một vấn đề nào đó.

- Chương trình nghiên cứu:

IASB bắt đầu hầu hết các dự án bằng việc nghiên cứu, khám phá các vấn đề,
xác định các giải pháp khả thi và quyết định xem có cần thiết lập tiêu chuẩn hay
không. Thông thường, IASB công bố ý tưởng thông qua các tài liệu thảo luận
(discussion paper) và thu thập ý kiến của công chúng. Nếu tìm thấy đủ bằng chứng
cho thấy tồn tại một vấn đề kế toán và vấn đề đó đủ quan trọng để đảm bảo thay đổi
Chuẩn mực kế toán hoặc ban hành một Chuẩn mực kế toán mới và có thể tìm ra giải
pháp thiết thực, thì việc thiết lập chuẩn mực được bắt đầu.

Sau khi Chuẩn mực kế toán mới được sử dụng trong một vài năm, IASB cũng
tiến hành nghiên cứu thông qua đánh giá hậu triển khai để đánh giá xem Chuẩn mực
có đạt được mục tiêu của nó hay không và nếu không, liệu có nên xem xét bất kỳ sửa
đổi nào không. Theo kết quả của đánh giá sau khi triển khai, IASB có thể bắt đầu một
dự án nghiên cứu mới.

- Chương trình thiết lập tiêu chuẩn

Nếu IASB quyết định sửa đổi một hoặc ban hành một Chuẩn mực kế toán mới,
họ thường xem xét nghiên cứu, bao gồm các ý kiến từ các tài liệu thảo luận và đề xuất
các sửa đổi hoặc ban hành Chuẩn mực Kế toán để giải quyết các vấn đề được xác
12

định thông qua nghiên cứu và tư vấn.

Các đề xuất về Chuẩn mực kế toán mới hoặc sửa đổi Chuẩn mực kế toán tiếp
tục được công bố dưới dạng dự thảo để tham khảo ý kiến cộng đồng. Việc phát triển
dự thảo thường bắt đầu với việc IASB xem xét các vấn đề trên cơ sở nghiên cứu và
khuyến nghị của đội ngũ chuyên gia nội bộ. IASB cũng xem xét các ý kiến nhận được
trên mọi tài liệu thảo luận, nghiên cứu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin, các đề xuất
của các nhóm tư vấn và các nhà thiết lập chuẩn mực kế toán, và các đề xuất phát sinh
từ việc tham vấn với các bên liên quan khác.

IASB phân tích phản hồi và điều chỉnh các đề xuất trước khi Chuẩn mực kế toán
mới hoặc sửa đổi Chuẩn mực kế toán được ban hành. Quá trình thảo luận và hội đàm
hoàn toàn khi phát triển hoặc sửa đổi chuẩn mực đều được công khai dưới dạng các
buổi họp phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền thông để công chúng theo dõi.

- Chương trình bảo trì

Sau khi Chuẩn mực kế toán đã được ban hành, IASB tiếp tục tư vấn về việc
triển khai Chuẩn mực kế toán mới hoặc sửa đổi để xác định mọi vấn đề về triển khai
hoặc ứng dụng có thể cần được giải quyết. Nếu có vấn đề phát sinh, Ủy ban Diễn giải
IFRS có thể quyết định tạo ra một Diễn giải Chuẩn mực Kế toán IFRIC hoặc đề xuất
sửa đổi phạm vi hẹp. Những sửa đổi như vậy tuân theo quy trình hợp pháp thông
thường của IASB.

2.1.3 Cấu trúc Bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS bao gồm:

- Khung khái niệm (Conceptual Framework) hướng dẫn xây dựng các Chuẩn
mực IFRS. Khung khái niệm cũng hỗ trợ các công ty xây dựng chính sách kế toán
khi không có Chuẩn mực IFRS nào áp dụng cho một giao dịch cụ thể.

- Các chuẩn mực IAS do IASC ban hành trước năm 2001 vẫn chưa bị thay thế
bởi IFRS mới.

- Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được IASB ban hành từ sau
năm 2001.
13

- Các hướng dẫn bổ sung cho IAS (SIC Interpretation) do Ủy ban diễn giải
Chuẩn mực (SIC) ban hành trước năm 2001.

- Các hướng dẫn bổ sung cho IFRS (IFRIC Interpretation) do Ủy ban diễn giải
Chuẩn mực IFRS (IFRIC) ban hành.

2.1.4 Thực trạng và mô hình vận dụng IFRS trên thế giới

• Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới

Theo thống kê của Quỹ IFRS, tính đến tháng 5 năm 2023 đã có 160 trên tổng
số 168 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được lập hồ sơ bởi quỹ IFRS đã áp
dụng IFRS theo nhiều hình thức, chi tiết được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Thống kê về tình hình áp dụng IFRS

Số quốc gia
Bắt buộc áp
Bắt buộc áp dụng Không bắt buộc
dụng IFRS với
IFRS với toàn bộ /không cho phép
Khu vực Tổng một số công ty
công ty đại chúng áp dụng IFRS
đại chúng
Số Số Số
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
lượng lượng lượng
Châu Âu 44 43 98% 1 0 0%
Châu Phi 39 37 95% 1 1
Trung 13 12 92% 1 0
Đông
Châu Á 35 28 80% 2 5
và Châu
Đại
Dương
Châu Mỹ 37 26 70% 9 2
Cộng 168 146 86.9% 14 8.4% 8 4.8%
(Nguồn:Phân tích về các hồ sơ IFRS - IFRS Foundation, 2023)
14

• Phương thức vận dụng IFRS trên thế giới:

Có 2 chiến lược áp dụng IFRS được chỉ ra trong tài liệu hướng dẫn áp dụng
IFRS (IFRS Foundation – Adoption Guide), ban hành tháng 11/2003:

- Big Bang Approach-cách thức áp dụng toàn bộ: yêu cầu toàn bộ doanh nghiệp
áp dụng IFRS cùng lúc hoặc tại những thời điểm khác nhau.

- Convergence Approach - cách thức áp dụng từng phần: hòa hợp dần nội dung
của IFRS vào chuẩn mực kế toán quốc gia theo lộ trình (road map) xác định.

Trên thực tế, cách thức áp dụng IFRS của các quốc gia được chia thành 3 nhóm
như sau (Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thị Kim Cúc, 2016):

- Nhóm 1: Hội tụ hoàn toàn

Các quốc gia áp dụng hoàn toàn chuẩn mực BCTC quốc tế và mặc định chấp
nhận các sửa đổi, bổ sung mỗi khi IASB ban hành ra. Các quốc gia lựa chọn mô hình
này gồm Singapore và Philippines.

- Nhóm 2: Hội tụ theo hướng tiệm cận

Với hình thức này, các quốc gia sẽ tiến hành điều chỉnh, bổ sung các chuẩn mực
của IFRS để tạo thành chuẩn mực quốc gia tiệm cận IFRS, sao cho phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của mình. Mô hình này giúp tăng mức độ phù hợp áp dụng so với
mô hình hội tụ toàn phần, tuy nhiên điểm trừ là nó sẽ gây tốn kém chi phí và công
sức trong việc xây dựng 1 bộ chuẩn mực mới. Các quốc gia lựa chọn mô hình này,
gồm có: Thái Lan, Indonesia.

- Nhóm 3: Hội tụ từng phần

Đây là phương thức hội tụ theo từng đối tượng khác nhau. Theo phương thức
này, chuẩn mực BCTC quốc tế được bắt buộc áp dụng cho một số nhóm đối tượng,
thường sẽ là các công ty niêm yết, các công ty lớn... Các doanh nghiệp thuộc những
nhóm còn lại sẽ áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc gia. Đây là mô hình dễ được
chấp nhận áp dụng, tuy nhiên lại không đạt được mục đích hội tụ kế toán đồng đều.
Các quốc gia áp dụng mô hình này gồm Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kông,
Đài Loan,...
15

2.2 Lợi ích và thách thức của việc áp dụng IFRS đối với doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1 Lợi ích

- BCTC lập theo IFRS giúp người đọc báo cáo có cái nhìn tốt hơn về giá trị
doanh nghiệp so với VAS, tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của báo
cáo tài chính:

Mặc dù còn những quan điểm trái chiều trong kết quả nghiên cứu về tác động
của IFRS đối với chất lượng thông tin tài chính tại các môi trường kinh doanh và đặc
thù văn hóa bản địa khác nhau, nhưng không thể phủ nhận IFRS vẫn là bộ chuẩn mực
được chấp nhận chung tại nhiều nước. Quá trình thiết lập IFRS của IASB tuân thủ
các quy định và hệ nguyên tắc nghiêm ngặt theo một quy trình hoàn toàn công khai,
minh bạch cùng sự trưng cầu ý kiến tích cực từ nhiều nhóm đối tượng trên khắp thế
giới.

Dựa trên những so sánh về sự khác biệt giữa IFRS và VAS có thể nhận thấy, các
chuẩn mực của IFRS có tính cập nhật, hợp lý và đầy đủ hơn VAS. VAS vẫn còn tồn
tại rất nhiều hạn chế so với IFRS ví dụ như thiếu nhiều chuẩn mực, chưa có hướng
dẫn cụ thể về xác định giá trị hợp lý, ghi nhận suy giảm giá trị tài sản...

- Tạo điều kiện nâng cao khả năng huy động vốn nước ngoài

IFRS hiện đang là CMKT được chấp nhận trên toàn cầu. Nếu thị trường vốn
hiệu quả, như được định nghĩa bởi Fama (1970), thì việc áp dụng IFRS được kỳ vọng
sẽ thúc đẩy sự luân chuyển vốn quốc tế bằng cách giảm sự bất cân xứng về thông tin
và chi phí vốn (Frankel và Li, 2004, Persakis và Iatridis, 2017).

Riêng tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán VAS thường gây nên tâm lý thận trọng
với nhà đầu tư nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, để tránh rủi ro nhà đầu tư có thể
đưa ra nguyên tắc ngặt nghèo hơn trước khi ra quyết định như: áp mức chiết khấu khi
định giá chứng khoán; tăng lãi suất cho vay hoặc thậm chí cắt khoản vay... hoặc buộc
phải thuê tư vấn để chuyển đổi sang IFRS khi định giá mua bán sáp nhập (Trần Anh
Quân, 2016).

Khi áp dụng IFRS, ranh giới, định kiến về việc phân biệt giữa công ty trong
16

nước và công ty quốc tế sẽ giảm bớt hoặc không còn. Các thông tin tài chính sẽ trở
nên quen thuộc hơn và chắc chắn hơn, dẫn tới thúc đẩy quy trình ra quyết định đầu
tư của các nhà đầu tư

- Cơ hội để doanh nghiệp cải thiện quy trình, nâng cao năng lực tài chính

Việc chuyển đổi sang IFRS không chỉ là nằm ở thay đổi về hoạt động kế toán,
hay đơn thuần là trách nhiệm của bộ phận kế toán. Chuyển đổi sang áp dụng IFRS có
thể ảnh hưởng đáng kể đến cách xử lý các nghiệp vụ hàng ngày của công ty hoặc
thậm chí ảnh hưởng đến lợi nhuận được báo cáo. Do vậy, các công ty sẽ được hưởng
lợi từ sự chuyển đổi này nếu như ban lãnh đạo coi đây là cơ hội để cải thiện hệ thống
và quy trình, sử dụng nó làm trọng tâm để có được thông tin tài chính bên trong và
bên ngoài hiệu quả, kịp thời và có ý nghĩa hơn.

Lựa chọn áp dụng IFRS cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào
BCTC có công bố thông tin chất lượng, minh bạch, đáng tin cậy và được chấp nhận
chung. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực tài chính và chất lượng quản trị,
uy tín thương hiệu, dễ dàng gây dựng được lòng tin với công chúng nói chung và nhà
đầu tư nói riêng.

2.2.2 Khó khăn

Dù lợi ích khi áp dụng IFRS là không thể bàn cãi, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp
vẫn lựa chọn không áp dụng chuẩn mực này do khó khăn gặp phải vượt trội hơn nhiều
so với lợi ích thu được. Các khó khăn của việc áp dụng IFRS có thể kể đến như sau:

- Có nhiều sự khác biệt giữa VAS và IFRS

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được ban hành bởi Bộ Tài chính
từ năm 2001 đến năm 20025. Các chuẩn mực của VAS chủ yếu dựa trên các phiên
bản cũ của IFRS tại thời điểm đó (IAS), được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh
kinh tế xã hội của Việt Nam.

Kể từ thời điểm ban hành, VAS đã được bổ sung nhiều lần và gần nhất là qua
thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 cho thấy nỗ lực đưa chuẩn
mực kế toán Việt Nam hòa hợp với IFRS. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm
17

khác biệt giữa VAS và IFRS có thể kể đến như:

+ IAS/IFRS yêu cầu chi tiết hơn trong việc trình bày BCTC

IAS01 yêu cầu doanh nghiệp phải công bố Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở
hữu, VAS21 thì lại gộp nội dung này trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra,
IAS01 cũng tách riêng hạng mục cho các khoản thu nhập toàn diện khác bên cạnh
báo cáo về thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính (có thể trong cùng một báo cao
hoặc tách thành hai báo cáo riêng biệt). Như vậy, khi chuyển đổi sang IFRS doanh
nghiệp sẽ mất nhiều công sức hơn trong việc lập BCTC.

+ Một số chuẩn mực IAS/IFRS chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương
đương

Cho đến thời điểm hiện tại VAS chỉ có 26 chuẩn mực. Trong khi có tới 41 chuẩn
mực IAS và 16 chuẩn mực IFRS. Cụ thể một số khoản mục VAS thiếu so với IFRS
có thể kể đến như: IFR S09 – Công cụ tài chính; IAS 29 – BCTC trong các nền kinh
tế siêu lạm phát; IAS 20 – Kế toán các khoản trợ cấp của chính phủ; IAS 41 – Nông
nghiệp; IFRS 6 – Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản; IAS 26 – Kế toán và
báo cáo lợi ích hưu trí; IFRS 5 – Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không
liên tục; IFRS 12 – Thuyết minh về lợi ích trong các đơn vị khác...

Trong đó, chuẩn mực IAS 41 và IFRS 6 khá gần với đặc thù kinh tế của Việt
Nam, khi áp dụng IFRS thì 2 chuẩn mực này sẽ cần được chú trọng.

+ VAS chưa áp dụng triệt để việc ghi nhận theo giá trị hợp lý:

IASB thống nhất giá trị hợp lý là “Giá trị đầu ra”của tài sản hay nợ phải trả.
Chuẩn mực IFRS 13 đưa ra khuôn khổ cho việc xác định giá trị hợp lý trong một
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế duy nhất, đồng thời quy định các yêu cầu về
trình bày và thuyết minh liên quan đến giá trị hợp lý. Tại Việt Nam, khái niệm giá trị
hợp lý đã được định nghĩa trong một số chuẩn mực của VAS từ nhiều năm nay. Tuy
nhiên chỉ mới dừng lại ở mức áp dụng cho “ghi nhận ban đầu’’, giá gốc vẫn là nguyên
tắc cơ bản. VAS hiện chưa có quy định cho phép tài sản và nợ phải trả được đánh giá
lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo.
18

- IFRS có độ phức tạp cao, được cập nhật thường xuyên

IFRS có tới hơn 40 chuẩn mực với các hướng dẫn phức tạp do phải đáp ứng với
đa dạng thực tiễn môi trường kinh doanh của nhiều nước và nhiều loại hình doanh
nghiệp. Bộ chuẩn mực cũng liên tục được cập nhật và bàn hành mới, điều chỉnh hàng
năm đòi hỏi công tác cập nhật và đánh giá về hoạt động kế toán được thực hiện thường
xuyên.

- Việc áp dụng hoàn toàn IFRS đòi hỏi cơ chế hỗ trợ và môi trường kinh tế phù
hợp

Việt Nam chưa có các yếu tố của một thị trường hiệu quả, là một bất lợi với
IFRS vốn đòi hỏi nhiều tiêu chí đánh giá có ở một thị trường phát triển, ví dụ như
việc định giá thị trường của tài sản là rất khó khăn tại Việt Nam (Nguyễn Thế Thọ,
2017). Cùng với đó, Việt Nam cũng thiếu những chính sách làm căn cứ pháp lý cho
một số kỹ thuật của IFRS như ghi nhận tổn thất tài sản, công cụ phái sinh, giá trị hợp
lý...

- Yêu cầu doanh nghiệp tự xây dựng chế độ kế toán

IFRS mang tính nguyên tắc nhiều hơn là hướng dẫn cụ thể bút toán. Những quy
định chi tiết bởi VAS như tài khoản, hình thức sổ... thì IFRS lại không có hướng dẫn
cụ thể do chuẩn mực này hướng đến việc trình bày BCTC chứ không đi sâu vào cách
thức vận hành kế toán doanh nghiệp.

Bởi vậy, một doanh nghiệp khi chuyển đổi sang áp dụng IFRS cũng cần thực
hiện tổ chức lại chế độ kế toán của mình, bao gồm xây dựng hệ thống tài khoản, sổ
kế toán, hệ thống BCTC, báo cáo quản trị, cơ chế tài chính đặc thù (Khấu hao TSCĐ,
chênh lệch tỷ giá, phân bổ công cụ dụng cụ, phân phối lợi nhuận,…).

- Ảnh hưởng của các chế độ chính sách có liên quan

Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam ngoài tuân thủ quy định của chuẩn mực
còn phải áp dụng các chế độ chính sách khác như thuế, tiền lương, bảo hiểm... Khi
giữa các quy định này còn tồn tại khoảng cách cũng sẽ gây khó khăn cho doanh
nghiệp
19

Theo báo cáo về Thực trạng áp dụng IFRS tại tập đoàn điện lực Việt Nam
(EVN), tập đoàn này buộc phải áp dụng song song 2 hệ thống BCTC do việc tham
chiếu giữa IFRS và báo cáo theo luật thuế là không khả thi.

- Áp dụng IFRS đòi hỏi nhân sự có trình độ cao

Các chuẩn mực của IFRS sử dụng nhiều nguyên tắc mang tính xét đoán, ước
tính đòi hỏi người lập báo cáo phải có trình độ chuyên môn cao không chỉ am hiểu
về kế toán mà còn về bản chất các nghiệp vụ kinh tế. Cách thức quy định theo hướng
nguyên tắc (principle-based) của IFRS sẽ gây không ít bất lợi cho người làm kế toán
tại Việt Nam, vốn quen tuân thủ luật định cụ thể chi tiết cho từng loại nghiệp vụ. Trên
thế giới cũng đã ghi nhận nhiều phản ứng tiêu cực từ các quốc gia theo chế độ điển
luật (code-law) tương tự Việt Nam với việc áp dụng IFRS (Mary E.Barth, 2010)

Theo nhiều đánh giá, hiện tại đội ngũ kế toán Việt Nam phần lớn chưa được đào
tạo bài bản và có đủ năng lực để lập báo cáo tài chính hoàn toàn theo IFRS (Lê Vũ
Trường, 2016; Nguyễn Ngọc Hiền, 2022; Vũ Thị Diệp, 2023).

Ngoài ra, các nhân sự được giao triển khai IFRS cũng cần phải đạt được một
trình độ tiếng Anh khá cao để có thể tự mình nghiên cứu các quy định và diễn giải
của IFRS trong trường hợp các hướng dẫn IFRS bằng tiếng Việt chưa được ban hành
một cách đầy đủ (Nguyễn Ngọc Hiền, 2022).

2.3 Lý thuyết nền tảng

2.3.1 Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) và Thuyết đẳng
cấu thể chế

Lý thuyết về hành vi kế hoạch(TPB) được phát triển bởi nhà tâm lý học xã hội
người Scotland Ajzen vào năm 1991, cải tiến từ lý thuyết Hành động hợp lý (TRA)
được chính Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967. Đây được xem là lý thuyết đầu
tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Trong nghiên cứu hành vi con người,
TPB là một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi.

Mô hình cơ bản của lý thuyết này được trình bày theo hình 2.2.
20

Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành vi kế hoạch

(Nguồn: Ajzen (1991))

Theo thuyết TPB, việc ra quyết định ảnh hưởng bởi 3 yếu tố:

- Thái độ: Theo Ajzen (1991), yếu tố thái độ được hiểu là thái độ của người thực
hiện về một hành vi, thể hiện qua niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó là hữu ích.

- Chuẩn chủ quan: Theo Ajzen (1991), đây là các áp lực và kỳ vọng từ cộng
đồng hoặc những người xung quanh có thể ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi.

- Kiểm soát hành vi cảm nhận: Theo Ajzen (1991), đây là nhận thức về khả năng
và niềm tin để kiểm soát hành vi của một người trong các tình huống khác nhau hay
liệu cá nhân có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện hành vi không. Khi người thực
hiện hành vi càng cho rằng họ có đủ nguồn lực và khả năng, ít sự cản trở thì xu hướng
thực hiện hành vi càng lớn.

Kết hợp thuyết TPB với thuyết đẳng cấu thể chế:

Nhằm cụ thể hóa yếu tố Chuẩn chủ quan của thuyết TPB như đã giải thích ở cho
vấn đề áp dụng IFRS của một tổ chức, tác giả kết hợp với lý thuyết đẳng cấu thể chế.
Lý thuyết đẳng cấu thể chế do DiMaggio và Powell (1983) phát triển, đưa ra khẳng
định rằng một tổ chức chịu áp lực phải tuân theo đẳng cấu thể chế để phù hợp với đặc
điểm của môi trường và đạt được tính chính đáng (legitimacy) trong lĩnh vực mà nó
hoạt động. Có 3 loại đẳng cấu được đề cập bao gồm:

- Đẳng cấu cưỡng chế: một tổ chức chịu sự chi phối của tổ chức mà nó là đơn
vị phụ thuộc cũng như những kỳ vọng mang tính văn hóa trong xã hội. Áp lực cưỡng
chế nêu lên sự thật rằng các công ty phải đối mặt với cả áp lực chính thức, chẳng hạn
21

như các quy tắc và áp lực không chính thức từ các bên khác mà họ phụ thuộc vào.

- Đẳng cấu mô phỏng: theo đẳng cấu này, khi các điều kiện môi trường không
chắc chắn thì tổ chức sẽ có xu hướng làm theo hoặc bắt chước các tổ chức “gần gũi’’
khác, ví dụ các doanh nghiệp cùng ngành...., đặc biệt là doanh nghiệp đi đầu.

- Đẳng cấu chuẩn tắc: theo nhân tố này, các thành viên cùng ngành nghề sẽ tạo
nên những quy chuẩn chung để quản lý chất lượng.

Như vậy, kết hợp 2 lý thuyết nêu trên đưa ra mô hình lý thuyết như được trình
bày tại hình 2.3.

Hình 2.2: Mô hình kết hợp Thuyết hành vi kế hoạch và Thuyết đẳng cấu thể
chế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Vận dụng mô hình lý thuyết cho việc nghiên cứu của luận văn:

Áp dụng mô hình kết hợp giữa lý thuyết hành vi TPB và lý thuyết đẳng cấu vào
xem xét các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS, nhận thấy:

• Với nhân tố thái độ:

Khác với nghiên cứu về hành vi cá nhân, với việc áp dụng IFRS đối tượng thực
hiện hành vi là doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984), ý
kiến/thái độ của nhà quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến các vấn đề về chiến
lược, đồng nghĩa thái độ của nhà quản lý cũng có thể đại diện cho thái độ của doanh
nghiệp. Như vậy với nhân tố thái độ của lý thuyết TPB vận dụng vào nghiên cứu việc
22

áp dụng IFRS có thể được liên kết với nhân tố “Thái độ của nhà quản lý’’.

• Nhân tố Chuẩn chủ quan biểu hiện qua 3 loại đẳng cấu:

Đầu tiên, áp lực từ đẳng cấu mang tính cưỡng chế trong bối cảnh của việc áp
dụng IFRS tại Việt Nam dễ thấy nhất là từ Hệ thống pháp luật về kế toán. Việt Nam
là một nước theo hướng điển luật (code-law), hoạt động kế toán chịu sự ràng buộc
lớn của các quy định chi tiết, cụ thể và đó cũng là văn hóa thực hành kế toán từ trước
đến nay tại nước ta. Do vậy các quy định liên quan đến kế toán và trình bày báo cáo
tài chính (luật kế toán, chế độ kế toán, quy định về thuế...) được giả thiết là có ảnh
hưởng đến việc áp dụng IFRS.

Với áp lực mô phỏng, bắt nguồn từ việc tổ chức có xu hướng bắt chước mô hình
của tổ chức khác khi không có mục tiêu rõ ràng. Lý thuyết này gợi ý nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng IFRS là “Ngành kinh doanh’’.

Đẳng cấu thứ 3 đề cập đến tính chuyên nghiệp cũng như việc các thành viên
trong một ngành nghề thiết lập một cơ sở chất lượng nghề nghiệp. Theo Phang và
Mahzan (2013), doanh nghiệp kiểm toán với sự chuyên nghiệp của mình đóng góp
tiếng nói quan trọng để thúc đẩy việc áp dụng IFRS. Do vậy nhân tố “Đặc điểm hoạt
động kiểm toán’’ được tác giả đưa vào xem xét trong mô hình nghiên cứu này.

- Nhân tố Kiểm soát hành vi cảm nhận:

Khả năng về việc áp dụng IFRS của doanh nghiệp gợi ý ra các nhân tố: Quy mô
doanh nghiệp và Trình độ của nhân viên kế toán.

2.3.2 Lý thuyết hợp pháp

Lý thuyết về tính hợp pháp hay còn gọi là lý thuyết về tính chính thống của
Suchman (1995) dựa trên ý tưởng rằng có một “thỏa thuận’’ giữa công ty và xã hội.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp liên tục có những tác động tới xã hội và
cộng đồng, dẫn tới xã hội và cộng đồng luôn mong đợi doanh nghiệp có các ứng xử
phù hợp. Bằng cách đáp ứng những “thỏa thuận’’ này, doanh nghiệp được coi là ‘’hợp
pháp’’.

Những thỏa thuận có thể là việc tuân thủ quy định pháp luật của cơ quan nhà
23

nước, hay đáp ứng mong đợi của nhà đầu tư, uy tín với cộng đồng đại chúng.

Vận dụng lý thuyết hợp pháp cho việc nghiên cứu của luận văn:

Áp dụng vào nghiên cứu về việc áp dụng IFRS của doanh nghiệp, có thể thấy
doanh nghiệp muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài thì cần đáp ứng kỳ vọng của nhà
đầu tư. IFRS là chuẩn mực được chấp nhận toàn cầu, là “ngôn ngữ’’ chung trong tiến
trình hội tụ kế toán quốc tế, BCTC lập theo IFRS cũng có chất lượng tốt hơn và do
đó dễ dàng đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư.

Đáp ứng các quy định của nhà nước cũng là một khó khăn của công ty trong nỗ
lực để trở nên hợp pháp. Sự khác biệt giữa quy định pháp luật về kế toán của Việt
Nam với quy định của IFRS sẽ là thách thức ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của
doanh nghiệp (nhân tố Hệ thống pháp luật về kế toán)

Ngoài ra, những công ty có quy mô càng lớn thì áp lực về sự công nhận xã hội
càng cao, và do vậy sẽ càng chịu ảnh hưởng bởi thuyết hợp pháp. Để đạt được sự
công nhận xã hội trong bối cảnh việc áp dụng IFRS đang là xu thế chung và nằm
trong chủ trương được quan tâm của nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp quy mô
lớn chắc chắn không thể đứng ngoài (nhân tố Quy mô công ty).

2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích trong kế toán (Decision-usefulness theory of
accounting)

Lý thuyết hữu ích trong kế toán được phát triển vào những năm 1950, đưa ra
định hướng cho tất cả các phương án kế toán và báo cáo tài chính. Theo lý thuyết này,
mục tiêu chính của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết
định đầu tư. Lý thuyết là nền tảng cho việc lựa chọn chính sách kế toán cũng như áp
dụng vào vấn đề công bố thông tin trên BCTC - với nội dung cốt lõi của lý thuyết là
kế toán cần tuân thủ các hướng dẫn, quy định của pháp quy trong việc lựa chọn chính
sách kế toán, thực hành kế toán nhằm cung cấp được thông tin hữu ích, đúng quy
định và có tính so sánh được cho người sử dụng thông tin.

Việc cung cấp thông tin báo cáo tài chính chất lượng cao là rất quan trọng vì nó
sẽ ảnh hưởng tích cực đến các nhà cung cấp vốn và các bên liên quan khác trong việc
đưa ra các quyết định đầu tư, tín dụng và phân bổ nguồn lực tương tự nhằm nâng cao
24

hiệu quả chung của thị trường. Theo Beest et al. (2009), chất lượng báo cáo tài chính
là một khái niệm rộng hơn, không chỉ đề cập đến thông tin tài chính mà còn đề cập
đến công bố thông tin và các thông tin phi tài chính khác hữu ích cho việc ra quyết
định có trong báo cáo.

Nghiên cứu của Kazeem Akanfe Soyinka về tính hữu ích của quyết định và
BCTC đã kết luận rằng để BCTC có ý nghĩa hơn và mang lại lợi ích to lớn hơn cho
công chúng, cần phải làm cho thông tin trong BCTC trở nên đáng tin cậy hơn, dễ hiểu
hơn, có thể so sánh được, kịp thời và có thể kiểm chứng được.

Theo khuôn mẫu của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), chất lượng
thông tin tài chính được xem là hữu ích bao gồm những đặc điểm: có thể hiểu được,
thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh (IASB 2010).

Vận dụng Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu của luận văn

Như vậy theo luận giải của Lý thuyết thông tin hữu ích, thông tin được công bố
trên BCTC nếu đảm bảo đầy đủ tính hữu ích, nghĩa là đảm bảo các tiêu chuẩn theo
như IASB định nghĩa, đầy đủ tính minh bạch, có thể so sánh và đáng tin cậy thì sẽ vô
cùng hữu ích cho người sử dụng. Doanh nghiệp mong muốn hội nhập kinh tế quốc tế
cần cung cấp thông tin hữu ích cho chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài thông qua một
chuẩn mực kế toán được chấp nhận chung. Cùng lúc đó, doanh nghiệp cũng cần cung
cấp thông tin kế toán mang tính hữu ích cho các nhà cơ quan quản lý, cơ quan thuế.

Luận văn sử dụng lý thuyết về tính hữu ích của quyết định kế toán để đánh giá,
phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp
Việt Nam trên cơ sở xem xét việc lập BCTC theo IFRS sẽ giúp các doanh nghiệp tăng
cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (nhân tố Hội nhập kinh tế quốc tế) và đảm bảo
yêu cầu cung cấp thông tin cho các cơ quản quản lý, cơ quan thuế (nhân tố Hệ thống
pháp luật về kế toán).

2.3.4 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)

Lý thuyết tín hiệu được nhắc đến từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, đến năm
1973, Spence tiến hành nghiên cứu thị trường lao động và đưa ra lý thuyết tín hiệu
thông qua kết quả của nghiên cứu, người lao động muốn tìm được việc làm cần phát
25

tín hiệu, nghĩa là cung cấp thông tin cá nhân đến thị trường lao động để bộc lộ khả
năng của mình.

Vận dụng lý thuyết tín hiệu cho việc nghiên cứu của luận văn:

Như vậy, theo lý thuyết tín hiệu, các công ty có thể sử dụng tín hiệu để giảm
thông tin bất đối xứng giữa các công ty và các nhà đầu tư của họ. Các tín hiệu được
gửi đi để cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư.

Các công ty có thể hưởng lợi từ sự chú ý dành cho tín hiệu họ đưa ra. IFRS –
với lợi thế về tính minh bạch cao – sẽ giúp các công ty áp dụng tạo được uy tín và
hình ảnh nhất định, từ đó trở nên cạnh tranh hơn.

Lý thuyết tín hiệu góp phần củng cố giả thuyết về nhân tố tác động đến việc áp
dụng IFRS là Hội nhập kinh tế quốc tế. Khi doanh nghiệp thành công trong việc gửi
một tín hiệu thích hợp đến nhà đầu tư sẽ góp phần tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài và gia tăng thương mại quốc tế.

Bảng 2.4 tổng hợp các nhân tố đề xuất từ phân tích lý thuyết nền.

Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố đề xuất từ lý thuyết nền

Nhân tố ảnh hưởng đến việc


STT Lý thuyết nền hỗ trợ
áp dụng IFRS
1 Quy mô công ty Lý thuyết hành vi kế hoạch, Thuyết hợp
pháp.
2 Đặc điểm hoạt động kiểm toán Lý thuyết hành vi kế hoạch & Thuyết
đẳng cấu thể chế
3 Hội nhập kinh tế quốc tế Lý thuyết thông tin hữu ích trong kế
toán, Lý thuyết tín hiệu
4 Ngành kinh doanh Lý thuyết hành vi kế hoạch & Thuyết
đẳng cấu thể chế
5 Hệ thống pháp luật về kế toán Lý thuyết hợp pháp, Lý thuyết hành vi
kế hoạch & Thuyết đẳng cấu thể chế, Lý
thuyết thông tin hữu ích trong kế toán
6 Thái độ của nhà quản lý Lý thuyết hành vi kế hoạch
7 Trình độ của nhân viên kế toán Lý thuyết hành vi kế hoạch
(Nguồn: Tác giả kết luận từ lý thuyết nền)
26

2.4 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực
BCTC quốc tế (IFRS)

2.4.1 Nhân tố Quy mô công ty

H. Affes và A. Callimaci (2007) với nghiên cứu 106 công ty niêm yết ở Đức và
Áo đã chỉ ra rằng quy mô công ty càng tăng thì cũng càng gia tăng động lực để áp
dụng sớm IFRS. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gasse (2006),
Bassemir (2012) và Şenyiğit (2014).

Al-Absy và Ismail (2019) khẳng định doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng
quan tâm đến iệc áp dụng IFRS và càng có nhiều nguồn lực để áp dụng. Sharif (2010)
chỉ ra rằng quy mô công ty có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp
tại I-rắc.

Có thể thấy, quy mô doanh nghiệp tác động một cách đáng kể đến việc lựa chọn
chiến lược doanh nghiệp nói chung và chính sách kế toán nói riêng. Doanh nghiệp
lớn sở hữu hoạt động kinh doanh phong phú và phức tạp cùng áp lực về kỳ vọng xã
hội cao. Các công ty lớn cũng thường mong muốn mình được nổi bật trên thị trường
vốn bằng cách cung cấp báo cáo tài chính một cách minh bạch và có giá trị cao, được
công nhận. Do vậy nhu cầu cao về chuẩn mực kế toán. Thêm vào đó, doanh nghiệp
càng lớn thì càng có lợi thế về nguồn lực và con người để dễ dàng triển khai được
việc áp dụng chuẩn mực kế toán đòi hỏi độ phức tạp cao như IFRS. Ngược lại, các
doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tìm thấy lợi ích từ việc áp dụng một chuẩn mực kế toán quá
phức tạp so với chi phí cần phải bỏ ra.

Dựa vào tổng hợp kết quả nghiên cứu như trên kết hợp lý thuyết nền, tác giả
đưa ra giả thuyết:

H1: Quy mô công ty có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của doanh nghiệp

2.4.2 Nhân tố Hoạt động kiểm toán

Joshi và Ramadhan (2002) kiểm tra mối quan hệ giữa hoạt động kế toán và mức
độ áp dụng IFRS ở 16 công ty ở Bahrain, kết quả cũng tương đồng với 86% công ty
áp dụng IFRS được kiểm toán bởi Big 4.
27

Hallberg and Person (2011) sử dụng dữ liệu thứ cấp thu được từ các báo cáo tài
chính của 84 công ty ở Thụy Điển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quyết định tự
nguyện áp dụng IFRS liên quan đến việc lựa chọn kiểm toán bởi công ty thuộc nhóm
Big 4.

Nghiên cứu của Albu và cộng sự (2011) cũng cho rằng công ty kiểm toán Big 4
đóng vai trò lớn trong quá trình hội tụ kế toán và có áp lực đối với việc lựa chọn áp
dụng IFRS cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh, Hà Xuân Thạch, Lê Trần Hạnh Phương
và Nguyễn Ngọc Tiến (2019) về “Các yếu tố tác động đến áp dụng IFRS ở các công
ty niêm yết: Bằng chứng tại Việt Nam” đã xác định yếu tố lớn nhất có tác động đến
việc áp dụng IFRS là chất lượng công ty kiểm toán, những công ty được kiểm toán
bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 có lợi thế hơn về việc áp dụng IFRS.

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho kết quả trái ngược, nghiên cứu của
Nguyễn Thị Lệ Hằng, Lê Trần Hạnh Phương, Đào Nhật Minh và Phạm Ngọc Toàn
(2020) nhận thấy rằng hoạt động kiểm toán không ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS.

Công ty kiểm toán với vai trò tư vấn và giám sát hoạt động kế toán của doanh
nghiệp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn chính sách kế toán. Đặc biệt với doanh
nghiệp sản xuất có đặc thù nghiệp vụ phức tạp lại càng có nhiều khả năng bị ảnh
hưởng bởi sự tư vấn từ công ty kiểm toán.

Dựa vào tổng quan kết quả nghiên cứu như đã nêu, kết hợp lý thuyết nền tác giả
đưa ra giả thuyết:

H2: Đặc điểm hoạt động kiểm toán có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của
doanh nghiệp

2.4.3 Hội nhập kinh tế quốc tế

Cai & Wong (2010) đo lường ma trận hệ số tương quan thông qua các chỉ số
của thị trường tại các quốc gia Pháp, Ý, Đức, Anh, Canada, Nhật Bản, Nga, Mỹ và
khẳng định những quốc gia vận dụng IFRS có mức độ hội nhập thị trường quốc tế
cao hơn trước khi vận dụng.
28

Shima & Yang (2012) thông qua nghiên cứu của mình với phương pháp thống
kê mô tả và phân tích hồi quy cho thấy các quốc gia sử dụng vốn từ nước ngoài sẽ
tăng khả năng vận dụng IFRS.

Madawaki (2012) trong nghiên cứu của mình về vận dụng IFRS tại các quốc
gia đang phát triển đã phân tích tài liệu thứ cấp từ các nghiên cứu tiền nhiệm và tài
liệu từ các tổ chức kế toán chuyên nghiệp, kết quả cho thấy chuyển đổi và lập BCTC
theo IFRS giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều
kiện để công ty niêm yết cổ phiếu trên TTCK khu vực và thế giới. Kết quả trên còn
được khẳng định thông qua nghiên cứu của Irvine & Lucas (2006), cũng với đối tượng
là các quốc gia đang phát triển với phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp từ các
nghiên cứu tiền nhiệm.

Dựa vào tổng hợp các kết quả nghiên cứu kể trên, kết hợp với lý thuyết nền tác
giả đưa ra giả thuyết:

H3: Hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng IFRS của
doanh nghiệp

2.4.4 Nhân tố Ngành kinh doanh

Dù không điển hình, nhưng nhân tố Ngành kinh doanh đã được một số nghiên
cứu trên thế giới xác định là có tác động đến việc áp dụng IFRS. Cooke (1992) Mức
độ công bố thông tin có thể khác nhau giữa các ngành do quy định kế toán đặc thù
của ngành hay áp lực cạnh tranh (Cooke, 1992), và những yếu tố này cũng có thể gây
ra sự khác biệt trong ngành về chi phí và lợi ích của việc áp dụng IFRS.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Lê Vân Khanh (2018) về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS cũng đã cho thấy yếu tố Ngành kinh doanh có
ảnh hưởng đến việc tự nguyện áp dụng IFRS.

Ngành sản xuất đang là ngành có hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài sôi
động nhất tại Việt Nam. Vì lý do đó, nghiên cứu đề xuất kiểm định giả thuyết về nhân
tố Ngành kinh doanh để hiểu được tác động của môi trường ngành đến việc áp dụng
IFRS, liệu rằng có thể tận dụng để thúc đẩy việc áp dụng IFRS cho nhóm doanh
nghiệp sản xuất hay không.
29

H4: Ngành kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng IFRS của doanh
nghiệp

2.4.5 Nhân tố Hệ thống pháp luật về kế toán

Ảnh hưởng của nhân tố Hệ thống pháp luật về kế toán với việc áp dụng IFRS
của doanh nghiệp đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước.

Zakari (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Libya
sử dụng phương pháp hồi quy. Kết quả cho thấy sự không đồng nhất giữa hệ thống
pháp luật về kế toán với các quy định của IFRS là một trong những ảnh hưởng đến
chuyển đổi và vận dụng IFRS.

Madawaki (2012) nghiên cứu việc áp dụng IFRS tại các nước đang phát triển
và khẳng định thách thức lớn nhất là phải phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán
tương ứng và các văn bản quy định về kế toán đề hướng dẫn áp dụng IFRS. Shima &
Yang (2012) cũng nhấn mạnh về việc cần thiết phải hoạch định chính sách kế toán
quốc gia để áp dụng IFRS.

Nghiên cứu của Mary E.Barth (2010) về phản ứng của thị trường chứng khoán
châu Âu với 16 sự kiện liên quan đến việc bắt buộc áp dụng IFRS đã ghi nhận phản
ứng tiêu cực từ các quốc gia theo hướng điển luật (code-law). Việt Nam cũng là một
nước theo hướng điển luật, với những văn bản quy định cụ thể và chi tiết cách thức
thực hành công tác kế toán, do vậy được dự báo sẽ gặp trở ngại nhất định khi các
doanh nghiệp phải tiếp nhận cách thức thực hành kế toán mới nếu áp dụng IFRS.

Thêm vào đó, hệ thống thuế cũng như quan hệ giữa thuế và kế toán là một nhân
tố tác động đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Nguyễn Công Phương
(2012) cho rằng, hệ thống thuế là một trở ngại cho việc áp dụng các chuẩn mực kế
toán quốc tế khi kế toán và thuế được liên kết chặt chẽ. Tại Việt Nam, áp lực từ chính
sách thuế nhà nước là yếu tố đề nặng lên doanh nghiệp. Tuân thủ chính sách thuế
cũng được đặt lên ưu tiên hàng đầu trong công tác kế toán để đảm bảo không vi phạm
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Tuy nhiên rất nhiều khi báo cáo tài chính lập theo
chính sách thuế lại có sự khác biệt so với báo cáo tài chính lập theo chuẩn mực kế
toán gây khó khăn cho công tác lập BCTC. Vì vậy, chính sách thuế là một yếu tố tác
30

động đáng kể đến việc áp dụng IFRS.

H5: Hệ thống pháp luật về kế toán có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại
doanh nghiệp

2.4.6 Nhân tố Thái độ của nhà quản lý

A Ebrahim, T.A. Fattah (2015), trong nghiên cứu về các yếu tố quản trị doanh
nghiệp ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, đã đưa ra các dẫn chứng để cho thấy các
yếu tố quản trị công ty có tác động đến việc tuân thủ IFRS. Trong đó, nhận thức của
nhà quản lý tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS, thái độ và nhận thức của nhà
quản trị tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng IFRS trong một tổ chức (Bananuka
& cộng sự, 2019; Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Thu Hoàn,
2022).

Theo các tài liệu khảo sát về việc chuyển đổi sang IFRS ở nhiều quốc gia trên
thế giới, nhiều doanh nghiệp đã bị thất bại hoặc gặp rất nhiều khó khăn trong giai
đoạn chuyển đổi, mà một trong các nguyên nhân chính là vì lãnh đạo của các doanh
nghiệp đó suy nghĩ rất đơn giản là chuyển đổi sang IFRS chỉ là việc thay đổi chính
sách kế toán, và là trách nhiệm của bộ phận kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, IFRS
cần rất nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp, và đòi hỏi phải có sự hiểu biết và hợp tác
của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. (Ocansey, 2014; Christensen, 2015;
Nguyễn Ngọc Hiệp, 2018)

Nhà quản lý là người có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc quyết định chính
sách doanh nghiệp. Do vậy, việc nhà quản lý có thái độ tích cực với IFRS sẽ tạo thuận
lợi rất nhiều cho quá trình ứng dụng chuẩn mực này cho các doanh nghiệp. Kết hợp
với phân tích từ lý thuyết nền, tác giả đưa ra giả thiết:

H6: Thái độ của nhà quản lý có tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS.

2.4.7 Nhân tố Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên

Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên được chứng minh trong nhiều nghiên
cứu là có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng IFRS. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hiệp
(2018) khẳng định trình độ của đội ngũ kế toán có vai trò quyết định đến sự thành
31

công của dự án chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.

Đoàn Thị Dung, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Phan Thanh Hải (2020) nhận thấy
đội ngũ kế toán có trình độ càng cao thì càng dễ nắm bắt các chuẩn mực và việc áp
dụng các biện pháp vào thực tế càng dễ dàng. Nguyễn Thúy An & cộng sự (2022)
khẳng định người làm kế toán phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh
nghiệm thực tế để áp dụng chuẩn mực kế toán. Nghiên cứu của Daniel Zeghal, Karim
Mhedhbi (2006) cũng chung quan điểm, cho rằng kế toán viên phải được đào tạo đầy
đủ kiến thức về IAS/IFRS và có kinh nghiệm thực tế để đảm bảo tuân thủ các quy
định về kế toán và áp dụng thành công IAS/IFRS. Istratea (2015) nói rằng khó khăn
về ngôn ngữ là một trong những rào cản khi chuyển đổi sang IFRS.

Kết hợp với lý giải từ lý thuyết nền, tác giả đưa ra giả thiết:

H7: Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên có tác động tích cực đến việc áp
dụng IFRS.
32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên


cứu, mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên


cứu

Xây dựng thang đo lường


nháp
Bảng câu hỏi sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ (N=50)
Đánh giá độ tin cậy
Hiệu chỉnh thang đo

Thang đo chính thức Cronbach’s Alpha

Nhân tố khám phá (EFA)


Thu thập dữ liệu
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Nghiên cứu chính thức Phân tích SEM


(Structural Equation Modeling)

T- test, ANOVA

Các khuyến nghị

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


33

Nghiên cứu này có hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức bằng phương pháp định lượng.

Đầu tiên, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Dựa trên
cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đó về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
IFRS của doanh nghiệp sản xuất, tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu sẽ giúp
định hình hướng nghiên cứu.

Để đảm bảo tính hợp lý và khả thi của mô hình và giả thuyết, tác giả đã thực
hiện việc xây dựng thang đo dự thảo và tổ chức nghiên cứu sơ bộ (khoảng 50 kết quả
khảo sát) nhằm loại bỏ những yếu tố hoặc biến quan sát không phù hợp. Kết quả từ
nghiên cứu sơ bộ sẽ đã cung cấp thông tin quý báu để hoàn thiện thang đo và điều
chỉnh các biến quan sát. Qua quá trình này, tác giả đã xây dựng được một thang đo
chính thức, thể hiện sự phản ánh đầy đủ và chính xác hơn về các yếu tố ảnh hưởng
việc áp dụng IFRS của doanh nghiệp sản xuất.

Trong giai đoạn nghiên cứu chính, tác giả đã lựa chọn việc thu thập dữ liệu bằng
cách sử dụng công cụ Google Form với mục tiêu chính là tiến hành cuộc khảo sát đối
với cá nhân đang làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất. Việc tạo bảng
khảo sát trực tuyến thông qua Google Form đã giúp tác giả thu thập dữ liệu một cách
thuận tiện và nhanh chóng từ một loạt đa dạng các công ty sản xuất, tạo nên sự đại
diện toàn diện cho mẫu nghiên cứu. Ngay sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu,
tác giả đã tận dụng phần mềm SPSS và AMOS để thực hiện phân tích dữ liệu và xác
minh các giả thuyết. Bằng cách áp dụng các phương pháp thống kê và phân tích, tác
giả đã thu được cái nhìn sâu sắc hơn về những yếu tố có tác động đến việc thực hiện
IFRS trong các doanh nghiệp sản xuất.

Cuối cùng, tác giả đã tổng hợp và so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên
cứu trước đây, từ đó đưa ra các đánh giá và khuyến nghị cụ thể để cải thiện việc áp
dụng IFRS của doanh nghiệp sản xuất.
34

3.2. Xây dựng thang đo

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Sau khi tìm hiểu từ thực tế và những cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây
tác giả đã xây dựng một thang đo dự thảo bao gồm những biến quan sát mô tả các
nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của doanh nghiệp sản xuất. Để đảm bảo
tính hợp lý và đáng tin cậy của thang đo, làm căn cứ để xây dựng thang đo chính thức,
tác giả đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua bảng khảo sát trực tuyến, đối tượng
là người làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất với số lượng câu trả
lời thu thập được là 50. Sau khi có kết quả, tác giả thực hiện phân tích độ tin cậy của
các biến quan sát để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi
chính thức.

Thang đo nghiên cứu sơ bộ ban đầu được tác giả xây dựng được thể hiện ở bảng
3.2 bên dưới:

Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu sơ bộ


Tên biến Biến quan sát Nguồn
Hiệu

Doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước


QT1
ngoài nếu chuyển đổi và vận dụng IFRS
Cai & Wong
Doanh nghiệp sẽ tăng chất lượng thông tin trên (2010);
QT2 báo cáo tài chính khi chuyển đổi và vận dụng Madawaki
Hội nhập IFRS (2012);
kinh tế Doanh nghiệp sẽ tăng cạnh tranh trong thương Shima &
QT3
quốc tế mại quốc tế khi chuyển đổi và vận dụng IFRS Yang (2012);
Nguyễn
Việc chuyển đổi BCTC theo IFRS là cần thiết để
Ngọc Hiệp
xác định giá trị tài chính của doanh nghiệp tăng
QT4 (2018)
tính mua bán sáp nhập đối với hoạt động tài
chính quốc tế
35


Tên biến Biến quan sát Nguồn
Hiệu

BCTC lập theo IFRS sẽ công bố nhiều thông tin


QT5
hơn BCTC lập theo VAS

Đa phần doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản


NG1
xuất, công nghiệp chế tạo đã áp dụng IFRS Cooke
Doanh nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS do áp (1992),
Ngành NG2
lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành Nguyễn Lê
kinh doanh
Doanh nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS do Vân Khanh
NG3 nhu cầu đồng nhất với các doanh nghiệp cùng (2018)
ngành

Các quy định về thuế theo pháp luật thuế của Việt
PL1 Nam gây khó khăn trong việc chuyển đổi BCTC
Madawaki
từ VAS sang IFRS
(2012);
Cơ quan thuế thường gây áp lực đối với việc xử Shima
PL2 &
lý và trình bày thông tin kế toán tại đơn vị
Yang (2012);
Cách thức quy định chi tiết, yêu cầu tuân thủ Zakari
Hệ thống mang tính luật định (code law) của chế độ kế toán (2014);
pháp luật PL3 Việt Nam từ trước đến nay có ảnh hưởng đến sự Nguyễn
về kế toán linh hoạt trong chuyển đổi BCTC từ VAS sang Ngọc Hiệp
IFRS (2018);

Việt Nam còn thiếu các văn bản để hướng dẫn áp Nguyễn
PL4 Công
dụng IFRS
Phương
Có nhiều sự khác biệt giữa quy định pháp luật
(2012)
PL5 của Việt Nam liên quan đến kế toán với nguyên
tắc kế toán theo IFRS
36


Tên biến Biến quan sát Nguồn
Hiệu

Nhà quản lý của doanh nghiệp quan tâm quan Ocansey


QL1
tâm đến chất lượng hoạt động kế toán (2014);
Christensen
Nhà quản lý của doanh nghiệp ủng hộ việc áp
QL2 & ctg (2015);
dụng IFRS trong trình bày báo cáo tài chính
Bananuka &
Nhà quản lý của doanh nghiệp quan tâm đến việc
cộng sự,
QL3 bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên kế
2019;
toán
Nguyễn
Thái độ của
Nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến hoạt Ngọc Hiệp
nhà quản lý QL4
động đào tạo nội bộ (2018);
Nhà quản lý của doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư Nguyễn Thị
QL5
tài chính cho việc áp dụng IFRS Thu Huyền,
Nguyễn Văn
Công,
Nhà quản lý sẵn sàng công bố nhiều thông tin Nguyễn Thị
QL6
trong doanh nghiệp Thu Hoàn
(2022)

Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp được đào tạo Istratea
KN1 bài bản và có kiến thức chuyên sâu về bản chất (2015); Đoàn
kế toán Thị Dung,
Trình độ
Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp đủ trình độ Nguyễn Thị
của nhân KN2 Ngọc Lan và
để hiểu và áp dụng IFRS
viên kế Phan Thanh
Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp có thể dễ
toán KN3 Hải (2020);
dàng tìm hiểu kiến thức về IFRS
Nguyễn Thúy
Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp có đủ kiến An & cộng sự
KN4
thức về IFRS (2022);
37


Tên biến Biến quan sát Nguồn
Hiệu

Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp có trình độ Daniel


KN5
ngoại ngữ tốt để đọc và hiểu tài liệu về IFRS Zeghal,
Karim
Nhân viên kế toán có kỹ năng về công nghệ
Mhedhbi
KN6 thông tin để hỗ trợ chuyển đổi BCTC từ VAS
(2006)
sang IFRS

IF1 Việc áp dụng IFRS là cần thiết cho doanh nghiệp


Nguyễn
Áp dụng IF2 Việc áp dụng IFRS là phù hợp với doanh nghiệp
Ngọc Hiệp
IFRS
Việc áp dụng IFRS nên được thực hiện tại doanh (2018)
IF3
nghiệp càng sớm càng tốt

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ kết quả khảo sát thu được từ 50 người được khảo sát, tác giả thực hiện phân
tích độ tin cậy thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha. Bảng kết quả phân tích độ tin cậy
cho các biến được tóm tắt trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo sơ bộ lần đầu

Hệ số tương quan Hệ số
Kí Số biến
Tên biến biến-tổng nhỏ Cronbach's
hiệu quan sát
nhất Alpha
Hội nhập kinh tế quốc tế QT 5 -0.144 0.676
Ngành kinh doanh NG 3 0.655 0.830
Hệ thống pháp luật về kế toán PL 5 0.195 0.786
Thái độ của nhà quản lý QL 6 0.048 0.807
Trình độ của nhân viên kế toán KN 6 0.104 0.638
Áp dụng IFRS IF 3 0.889 0.944
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích)

Đối với biến Hội nhập kinh tế quốc tế, Hệ số Cronbach's Alpha của biến này là
38

0.676 < 0.7, chưa đạt yêu cầu về độ tin cậy. Trong khi đó, biến quan sát QT5 có chỉ
số Cronbach’s Alpha nếu loại biến là 0.845 > 0.676 cũng như Hệ số tương quan biến-
tổng ở mức -0.144 < 0.3 nên tác giả sẽ loại bỏ thang đo QT5 để tăng độ tin cậy cho
biến này.

Đối với biến Ngành kinh doanh, Hệ số Cronbach's Alpha của biến này là 0.830
> 0.6 đã đạt yêu cầu về độ tin cậy. Không có biến quan sát nào của biến này có hệ số
tương quan biến- tổng bé hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn
hệ số Cronbach’ Alpha nên có thể kết luận, tất cả các biến quan sát của biến này đạt
yêu cầu về độ tin cậy.

Đối với biến Hệ thống pháp luật về kế toán, Hệ số Cronbach's Alpha của biến
này là 0.786 > 0.7 đạt yêu cầu về độ tin cậy. Tuy nhiên, biến quan sát PL2 có chỉ số
Cronbach’s Alpha nếu loại biến là 0.848 > 0.786 cũng như Hệ số tương quan biến-
tổng ở mức 0.195 < 0.3 nên tác giả sẽ loại bỏ thang đo PL2 để tăng độ tin cậy cho
biến này.

Đối với biến Thái độ của nhà quản lý, Hệ số Cronbach's Alpha của biến này là
0.807 > 0.7, đạt yêu cầu về độ tin cậy. Tuy nhiên, biến quan sát QL4 và QL6 có chỉ
số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’ Alpha và Hệ số tương
quan biến-tổng ở mức bé hơn 0.3 nên tác giả sẽ loại bỏ thang đo QL4 và QL6 để tăng
độ tin cậy cho biến này.

Đối với biến Trình độ của nhân viên kế toán, Hệ số Cronbach's Alpha của biến
này là 0.638 < 0.7, chưa đạt yêu cầu về độ tin cậy. Trong khi đó, biến quan sát KN4
và KN6 có chỉ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’ Alpha và
Hệ số tương quan biến-tổng ở mức bé hơn 0.3 nên tác giả sẽ loại bỏ thang đo KN4
và KN6 để tăng độ tin cậy cho biến này.

Đối với biến Áp dụng IFRS, Hệ số Cronbach's Alpha của biến này là 0.944 >
0.6 đã đạt yêu cầu về độ tin cậy. Không có biến quan sát nào của biến này có hệ số
tương quan biến- tổng bé hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn
hệ số Cronbach’ Alpha nên có thể kết luận, tất cả các biến quan sát của biến này đạt
yêu cầu về độ tin cậy.
39

Tổng quan, từ 28 biến quan sát ban đầu, tác giả sẽ loại các biến quan sát QT5,
PL2, QL4, QL6, KN4, KN6 vì chúng không đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Bảng 3.3: Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo sơ bộ lần
cuối

Số biến Hệ số tương Hệ số

Tên biến quan quan biến-tổng Cronbach's
hiệu
sát nhỏ nhất Alpha

Hội nhập kinh tế quốc tế QT 4 0.637 0.845

Ngành kinh doanh NG 3 0.655 0.830

Hệ thống pháp luật về kế toán PL 4 0.667 0.848

Thái độ của nhà quản lý QL 4 0.687 0.878

Trình độ của nhân viên kế toán KN 4 0.5 0.793

Áp dụng IFRS IF 3 0.889 0.944

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích)

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần cuối, sau khi loại bỏ các biến quan sát QT5,
PL2, QL4, QL6, KN4, KN6 cho thấy Hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các biến đều
lớn hơn 0.7, hệ số tương quan biến-tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0.3 và
không có biến quan sát nào có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số
Cronbach’ Alpha. Do đó tất cả 22 biến quan sát còn lại đều đạt độ tin cậy tốt và chúng
sẽ được sử dụng cho bảng khảo sát chính thức.

3.2.2. Xây dựng thang đo chính thức

Từ kết quả khảo sát sơ bộ, thang đo chính thức được xây dựng, cấu trúc bảng
khảo sát chi tiết gồm 3 phần (Nội dung chi tiết bảng hỏi được thể hiện ở Phụ lục….)

Phần A: Phần đầu tiên giới thiệu lý do của cuộc khảo sát này và mô tả ngắn gọn
mục đích bài nghiên cứu.

Phần B: Thu thập các thông tin quan trọng về đánh giá của người tham gia khảo
sát theo thang đo mức độ Likert từ 1 -5.
40

Phần C: Thu thập các thông tin về nhân tố định tính của công ty

Tại bài nghiên cứu này, để có thể thu được kết quả thực tế nhất và tránh các rủi
ro về lộ thông tin, tác giả quyết định không thực hiện việc thu thập các thông tin về
nhân khẩu học của khảo sát viên.

Các biến quan sát được đánh giá bằng thang đo Likert với các mức độ như sau:
1 =“Rất không đồng ý”, 2 =“Không đồng ý”, 3 =“Bình thường”, 4 =“Đồng ý”, 5
=“Rất đồng ý”. Dựa trên mô hình đề xuất, thang đo này bao gồm các thành phần sau:

Bảng 3.4: Thang đo nghiên cứu chính thức

Tên biến Ký Hiệu Biến quan sát


Doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài nếu
QT1
chuyển đổi và vận dụng IFRS
Doanh nghiệp sẽ tăng chất lượng thông tin trên báo cáo tài
QT2
Hội nhập chính khi chuyển đổi và vận dụng IFRS
kinh tế quốc Doanh nghiệp sẽ tăng cạnh tranh trong thương mại quốc tế
QT3
tế khi chuyển đổi và vận dụng IFRS
Việc chuyển đổi BCTC theo IFRS là cần thiết để xác định giá
QT4 trị tài chính của doanh nghiệp tăng tính mua bán sáp nhập đối
với hoạt động tài chính quốc tế
Đa phần doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất, công
NG1
nghiệp chế tạo đã áp dụng IFRS
Ngành kinh Doanh nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS do áp lực cạnh
NG2
doanh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành
Doanh nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS do nhu cầu đồng
NG3
nhất với các doanh nghiệp cùng ngành
Các quy định về thuế theo pháp luật thuế của Việt Nam gây
PL1
khó khăn trong việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS
Hệ thống
Cách thức quy định chi tiết, yêu cầu tuân thủ mang tính luật
pháp luật về
định (code law) của chế độ kế toán Việt Nam từ trước đến nay
kế toán PL2
có ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong chuyển đổi BCTC từ
VAS sang IFRS
41

Tên biến Ký Hiệu Biến quan sát

PL3 Việt Nam còn thiếu các văn bản để hướng dẫn áp dụng IFRS

Có nhiều sự khác biệt giữa quy định pháp luật của Việt Nam
PL4
liên quan đến kế toán với nguyên tắc kế toán theo IFRS

Nhà quản lý của doanh nghiệp quan tâm quan tâm đến chất
QL1
lượng hoạt động kế toán

Nhà quản lý của doanh nghiệp ủng hộ việc áp dụng IFRS


QL2
Thái độ của trong trình bày báo cáo tài chính
nhà quản lý
Nhà quản lý của doanh nghiệp quan tâm đến việc bồi dưỡng
QL3
kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên kế toán
Nhà quản lý của doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư tài chính cho
QL4
việc áp dụng IFRS
Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp được đào tạo bài bản và
KN1
có kiến thức chuyên sâu về bản chất kế toán
Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp đủ trình độ để hiểu và áp
Trình độ của KN2 dụng IFRS
nhân viên kế
Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu
toán KN3
kiến thức về IFRS

Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp có trình độ ngoại ngữ tốt
KN4
để đọc và hiểu tài liệu về IFRS

IF1 Việc áp dụng IFRS là cần thiết cho doanh nghiệp

Áp dụng
IF2 Việc áp dụng IFRS là phù hợp với doanh nghiệp
IFRS
Việc áp dụng IFRS nên được thực hiện tại doanh nghiệp càng
IF3
sớm càng tốt
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Mặt khác, đối với với các yếu tố về Quy mô công ty và Cách thức mà doanh
nghiệp đang thực hiện hoạt động kiểm toán. Tác giả không xây dựng câu hỏi theo
thang đo likert 5 mức độ mà thực hiện đo lường theo thang đo định danh và phân
42

tích sự khác biệt thông qua phần mềm SPSS để đánh giá tác động của 2 yếu tố này.
Cụ thể:

Đối với biến Quy mô công ty tác giả chia thành 2 nhóm: Nhỏ và vừa; Lớn

Đối với biến Cách thức mà doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kiểm toán:
Có kiểm toán với công ty kiểm toán Big 4; Không kiểm toán với công ty kiểm toán
Big 4

3.3. Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu và phương pháp thu thập thông
tin.

3.3.1. Phương pháp lựa chọn mẫu

Nhằm đánh giá tác động của các các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS
doanh nghiệp sản xuất, tác giả tập trung vào khảo sát đối tượng là người làm công tác
kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Trong quá trình chọn mẫu,
phương pháp thuận tiện được áp dụng. Tác giả không áp đặt khuôn khổ nhất định trong
việc lựa chọn mẫu, mà thực hiện việc chọn ngẫu nhiên các cá nhân mẫu. Việc tiếp cận
và lựa chọn cá nhân mẫu không chỉ thuận lợi trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí
thu thập thông tin mà còn giúp dễ dàng tương tác với người tham gia khảo sát.

3.3.2. Kích thước mẫu nghiên cứu

Việc quyết định kích thước mẫu đòi hỏi sự cân nhắc giữa lợi ích và chi phí. Tuy
việc tăng kích thước mẫu có thể đem lại kết quả tốt hơn, nhưng cũng kéo theo việc
tăng thêm chi phí và nguồn lực. Trong một số trường hợp, kích thước mẫu tối thiểu
thường nằm trong khoảng từ 100 đến 150. Để phân tích định lượng, theo nghiên cứu
của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần
tổng số biến quan sát N=5*x. Với bài nghiên cứu này có 22 biến quan sát, ta cần lựa
chọn kích thước mẫu lớn hơn N = 5*22 = 110 kết quả khảo sát để đảm bảo kết quả
tin cậy. Tuy nhiên, để đáp ứng yếu tố tin cậy và hạn chế chi phí và nguồn lực, tác giả
quyết định chọn kích thước mẫu khoảng 240 khảo sát.

3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu, thông tin từ cuộc khảo sát được thu thập thông qua
43

phương pháp trực tuyến. Việc áp dụng phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm
quan trọng, đồng thời làm tăng tính thực tế và độ chính xác của quá trình thu thập
thông tin. Mục tiêu của việc sử dụng khảo sát trực tuyến là tối ưu hóa tốc độ thu thập
dữ liệu, cung cấp khả năng thu thập thông tin tự động và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiếp cận một lượng lớn người tham gia khảo sát. So với các phương pháp truyền
thống như khảo sát giấy hoặc phỏng vấn trực tiếp, phương pháp trực tuyến thường có
tốc độ nhanh hơn đáng kể. Khảo sát được thiết kế trên nền tảng Google Forms sau đó
được chia sẻ thông qua các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Zalo và email để
tiếp cận tới các người làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt
Nam. Mặt khác, tác giả cũng dựa theo mối quan hệ cá nhân là các khách hàng, đồng
nghiệp, người đi dạy về kế toán để thu thập mẫu khảo sát và tiếp cận đến đối tượng
khảo sát mục tiêu.

Phương pháp này không chỉ giúp nâng cao tính hiệu quả và tốc độ thu thập dữ
liệu, mà còn giảm thiểu thời gian chờ đợi từ phía người tham gia khảo sát. Khả năng
tiếp cận và tham gia dễ dàng qua mạng cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận
lợi để các khảo sát viên có thể tham gia khảo sát mà không cần phải dành nhiều thời
gian và công sức. Từ đó, sự linh hoạt và thuận tiện của phương pháp trực tuyến đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tham gia và góp ý chân thành từ phía các
khảo sát viên.

3.4. Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Phương pháp nhất quán nội tại đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha. “Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) phải sử
dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để xác định các biến không phù hợp vì các biến
này có thể tạo ra các nhân tố giả” (Thọ và Trang, 2009).

Hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện mức độ liên hệ giữa các phép đo chứ không
phải loại bỏ hay giữ lại biến quan sát nào. Do đó, “việc tính toán hệ số tương quan
biến- tổng các biến sẽ giúp loại bỏ những yếu tố không đóng góp đáng kể vào việc
mô tả khái niệm cần đánh giá”(Trọng và Ngọc, 2005).

Các tiêu chí đánh giá độ tin cậy:


44

- Loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.3.

- Mức giá trị Cronbach’s Alpha > 0.6 với thang đo sơ bộ và > 0.7 với thang đo
chính thức.

- Không có biến quan sát nào có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ quan sát
lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

3.5. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis -
EFA)

“Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học, việc đánh giá độ tin cậy và giá trị của
thang đo là cần thiết. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp
định lượng để thu gọn tập hợp các biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập ít
biến hơn (gọi là các nhân tố), vẫn giữ được hầu hết thông tin ban đầu”(Hair và cộng
sự, 2009).

Để áp dụng phương pháp EFA, ta cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5.

- Theo Kaiser (1974): “Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải nằm trong


khoảng từ 0.5 đến 1.0. Trị số KMO được sử dụng để đánh giá tính thích hợp của phân
tích nhân tố. để sử dụng EFA, trị số KMO phải lớn hơn 0.5”

- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi giá trị Sig. < 0.05.

- Phần trăm phương sai trích (Cumulative % of variance) phải đạt ít nhất 50%.

- Chỉ số Eigenvalues đều phải lớn hơn 1 để xem giữ lại được nhân tố nào và loại
bỏ nhân tố nào trong mô hình. (Gerbing và Anderson, 1998).

- “Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0.3
để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố”(Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

3.6 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) đánh giá tính chiều của các biến và kiểm
tra xem mẫu mới từ cùng một quần thể có phù hợp với giả thuyết không. Theo Hu và
Bentler (1999), một mô hình phù hợp phù hợp với các biến quan sát bao gồm các tiêu
45

chí sau: Tỷ lệ Chi-square/Degree of Freedom (CMIN/df) từ 3 trở xuống (có thể chấp
nhận từ 5 trở xuống). Các tiêu chí còn lại là chỉ số phù hợp so sánh (CFI) từ 0.9 trở
lên (chấp nhận từ 0.8 trở lên); chỉ số GFI từ 0.9 trở lên; xấp xỉ sai số bình phương
trung bình gốc (RMSEA) từ 0.06 trở xuống (có thể chấp nhận từ 0.08 trở xuống) và
giá trị p của độ khít sát (PCLOSE) là 0.05 trở lên (chấp nhận ở mức 0.01 trở lên). Tuy
nhiên, Chi-square (CMIN) nhạy với kích thước của mẫu; do đó, GFI được coi là một
thống kê phù hợp thay thế tốt (Brough và Frame, 2004).

Tóm lại, các tiêu chí cho một mô hình phù hợp như sau:

- CMIN/df ≤ 3 (chấp nhận được ở CMIN/df ≤ 5)

- CFI ≥ 0.9 (chấp nhận được ở CFI ≥ 0.8)

- GFI ≥ 0.9

- RMSEA ≤ 0.06 (chấp nhận được ở RMSEA ≤ 0.08)

- PCLOSE ≥ 0.05 (chấp nhận PCLOSE ≥ 0.01)

Bài kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lệ được đưa ra sau CFA để giảm sai lệch và
thống kê và kết quả không đáng kể về mặt kinh tế (Hair et al., 2014). Các bài kiểm
tra bao gồm độ tin cậy kiểm định, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Các tiêu chí cho những phân tích này sẽ được đề xuất bởi Hair et al. (2014),
bao gồm:

- Độ tin cậy:

+Ước lượng tải chuẩn hóa ≥ 0.5 (lý tưởng là ≥ 0.7)

+Độ tin cậy tổng hợp (CR) ≥ 0.7

- Giá trị hội tụ:

+Phương sai trích xuất trung bình (AVE) ≥ 0.5

- Giá trị phân biệt:

+Phương sai được chia sẻ tối đa (MSV) < Phương sai trung bình được trích xuất
(AVE)
46

+Căn bậc hai của AVE (SQRTAVE) > Tương quan giữa các cấu trúc

• Tương quan Pearson

“Phân tích tương quan Pearson là một phương pháp thống kê phổ biến được sử
dụng để đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và biến độc
lập trong một tập dữ liệu. Khi thực hiện phân tích tương quan Pearson, ký hiệu
“r”được sử dụng để biểu thị giá trị tương quan. Giá trị “r”nằm trong khoảng từ -1 đến
1, và nó thể hiện mối liên hệ giữa hai biến”(Groebner và cộng sự, 2011).

Nếu giá trị Sig của tương quan Pearson (r) là 0.05 hoặc thấp hơn; mối tương
quan tồn tại và độ lớn của nó phụ thuộc vào giá trị Pearson (Groebner và cộng sự,
2011). Ngược lại, nếu giá trị Sig lớn hơn 0.05; có thể kết luận rằng không tồn tại mối
tương quan giữa hai yếu tố bất kể hệ số Pearson (Groebner và cộng sự, 2011). Tuy
nhiên, kết quả này chỉ là dự báo vấn đề đa cộng tuyến, câu trả lời cho vấn đề nằm ở
giá trị Hệ số đa cộng tuyến (VIF) trong quá trình hồi quy.

3.7. Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc (SEM- Structural Equation
Modeling)

Các giả thuyết được đề cập sẽ được kiểm tra thông qua phân tích sử dụng
AMOS. Khi dữ liệu đạt yêu cầu trong CFA, các biến sẽ được di chuyển theo mô hình
giả định và phân tích SEM sẽ được tiến hành để kiểm tra tác động trực tiếp và tác động
gián tiếp của các biến độc lập với biến phụ thuộc. Mục đích của SEM là kiểm tra tác
động trực tiếp của các khía cạnh Hội nhập kinh tế quốc tế, Ngành kinh doanh, Hệ thống
pháp luật về kế toán, Thái độ của nhà quản lý và Trình độ của nhân viên kế toán đến
việc áp dụng IFRS của doanh nghiệp sản xuất. Các chỉ số được xem xét bao gồm các
tiêu chí của CFA như đã đề cập trước đây để kiểm tra sự phù hợp của mô hình, các ước
tính được tiêu chuẩn hóa để diễn giải dấu hiệu và độ lớn của tương tác, giá trị p của các
ước tính để xác định liệu mối quan hệ có có ý nghĩa hay không và giá trị R bình phương
để hiểu các yếu tố dự đoán dự đoán tốt như thế nào biến phụ thuộc.
47

3.8. Phương pháp kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Samples T-
Test)

Để so sánh sự khác biệt về việc áp dụng IFRS doanh nghiệp sản xuất có liên
quan đến việc công ty có hoạt động kiểm toán với Big 4 và Quy mô doanh nghiệp
hay không, tác giả sử dụng phép kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent
Samples T-Test).

Đầu tiên tác giả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (Levene’s
Test) dựa vào giá trị Sig. với độ tin cậy 95%, khi đó ta có 2 trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Giá trị Sig. < 0.05 ➔ Có sự khác biệt giữa 2 phương sai. Khi
đó tác giả sẽ dùng kết quả ở Equal variances not assumed.

- Trường hợp 2: Giá trị Sig. ≥ 0.05 ➔ Không có sự khác biệt giữa 2 phương sai.
Khi đó tác giả sẽ dùng kết quả ở Equal variances assumed

Sau khi đã chọn kết quả kiểm định t sẽ sử dụng trong phân tích sự khác biệt, tác
giả sẽ tiến hành so sánh giá trị Sig. (Sig. (2 tailed)). Khi đó lại xuất hiện 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Sig. (2 tailed) < 0.05 ➔ Có sự khác biệt có ý nghĩa về trung
bình giữa các nhóm. Khi đó tác giả sẽ dựa vào giá trị trung bình mẫu để xác định mức
độ sự khác biệt đó.

- Trường hợp 2: Sig. (2 tailed) ≥ 0.05 ➔ Không có sự khác biệt có ý nghĩa về


trung bình giữa các nhóm. Khi đó tác giả sẽ dừng lại ở đây.
48

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ


NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Tần xuất
Tần số
(%)
Kế toán viên 29 12.13%
Vị trí công việc Kế toán tổng hợp 133 55.65%
hiện tại Phó phòng kế toán 56 23.43%
Kế toán trưởng 21 8.79%
Dưới 3 năm 17 7.11%
Số năm kinh 3-5 năm 68 28.45%
nghiệm làm việc 5-10 năm 94 39.33%
Trên 10 năm 60 25.10%
Nhỏ và vừa 83 34.73%
Quy mô công ty
Lớn 156 65.27%
Cách thức mà Có kiểm toán với công ty kiểm toán Big
160 66.95%
doanh nghiệp 4
đang thực hiện
Không kiểm toán với công ty kiểm toán
hoạt động kiểm 79 33.05%
Big 4
toán
Tự tìm hiểu internet 158 53.92%
Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, khóa học
29 12.13%
Biết về chuẩn của các tổ chức tư nhân
mực IFRS thông Trường đại học 62 25.94%
qua Đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp 75 31.38%
Các khóa đào tạo, bồi dưỡng của hiệp
62 25.94%
hội nghề nghiệp
Tổng 239
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
49

Hình 4.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Vị trí công việc hiện tại

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Về vị trí công việc hiện tại, từ tổng cộng 258 người tham gia, có 239 kết quả
hợp lệ, ta thấy mẫu khảo sát đã được phân chia thành các nhóm như sau:

Một phần nhỏ, chiếm khoảng 12.13% của mẫu khảo sát, đang là “Kế toán viên",
mhóm “Kế toán tổng hợp” chiếm tỷ lệ cao nhất, 55.65% trong mẫu khảo sát. Điều
này cho thấy sự tham gia lớn của những người đang trực tiếp làm công tác kế toán và
có hiểu biết tổng quát về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Với tỷ lệ 23.43% là
nhóm “Phó phòng kế toán” và những người đảm nhận vị trí “Kế toán trưởng” chiếm
8.79% trong mẫu khảo sát, đây là những người có vai trò quản lý cao hơn trong lĩnh
vực kế toán. Kết quả cho thấy sự đa dạng trong việc tham gia của người làm công tác
kế toán từ các cấp bậc khác nhau trong tổ chức. Điều này có thể mang lại cái nhìn
toàn diện hơn về cách mà các vị trí khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng
IFRS trong doanh nghiệp sản xuất.
50

Hình 4.2: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Kinh nghiệm làm việc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Những khảo sát viên có kinh nghiệm làm việc dưới 3 năm chiếm 17/239 (chiếm
7.11% của mẫu khảo sát. Tiếp theo, nhóm có kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 5 năm
chiếm 28.45%. Lượng lớn hơn, tỷ lệ 39.33% của mẫu khảo sát có kinh nghiệm làm
việc từ 5 đến 10 năm. Trong khi đó, nhóm có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm
25.10% trong mẫu khảo sát.

Từ những con số này, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự phân bố kinh nghiệm
làm việc của các khảo sát viên khá đa dạng từ những người mới bắt đầu với ít kinh
nghiệm đến những người có nhiều kinh nghiệm. Trong đó, chiếm phần lớn là những
người có kinh nghiệm trên 3 năm. Đây là một điều tốt, khả năng cao những khảo sát
viên có nhiều kinh nghiệm sẽ đưa ra những đánh giá khách quan và thực tế nhất với
tình hình kế toán của công ty.
51

Hình 4.3: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Quy mô doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Ngoài việc xem xét vị trí công việc và số năm kinh nghiệm của các khảo sát viên,
chúng ta cũng nên xem xét về quy mô của công ty sản xuất mà họ làm việc. Kết quả
khảo sát cho thấy số lượng khảo sát viên làm việc tại các công ty sản xuất có quy mô nhỏ
và vừa là 83 chiếm gần 35% tổng mẫu. Trong khi đó, có 156 khảo sát viên làm việc tại
các công ty có quy mô lớn. Thông qua sự phân bố này, ta có thể thấy rằng các khảo sát
viên đã tham gia đến từ cả các công ty sản xuất có quy mô nhỏ và vừa cũng như các công
ty quy mô lớn. Việc này giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về cách mà quy mô của
công ty có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trong lĩnh vực sản xuất.

Hình 4.4: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về: Hoạt động kiểm toán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)


52

Có tổng cộng 160 khảo sát viên, chiếm 66.95%, cho biết doanh nghiệp của họ
đang thực hiện hoạt động kiểm toán với các công ty kiểm toán thuộc nhóm “Big
4".Trong khi đó, có 79 khảo sát viên, chiếm 33.05%, cho biết doanh nghiệp của họ
không thực hiện hoạt động kiểm toán với các công ty kiểm toán thuộc nhóm “Big 4".
Thông qua sự phân bố này, ta có thể thấy rằng việc kiểm toán với các công ty kiểm
toán “Big 4”được thực hiện khá phổ biến trong mẫu khảo sát.

Hình 4.5: Cách thức tìm hiểu về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRS

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Việc hiểu về các nguồn mà khảo sát viên đã tiếp xúc để biết về chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế IFRS cũng rất quan trọng. Khảo sát về việc tự tìm hiểu thông
qua internet cung cấp cái nhìn đặc biệt về cách mà khảo sát viên tiếp cận kiến thức
về chuẩn mực IFRS:

Tại tỷ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát, có 158 khảo sát viên (chiếm tỷ lệ cao nhất
53.92%) lựa chọn tự tìm hiểu thông qua internet để cập nhật kiến thức về IFRS. Điều
này thể hiện sự linh hoạt và tiện lợi của việc sử dụng nguồn thông tin trực tuyến để
nắm bắt kiến thức trong thời đại số hóa.Internet không chỉ cung cấp nguồn thông tin
phong phú, mà còn cho phép khảo sát viên tiếp cận những thông tin mới nhất và thay
53

đổi nhanh chóng về chuẩn mực IFRS. Sự phổ biến của việc tự tìm hiểu qua internet
cho thấy tầm quan trọng của việc tự học và nâng cao kiến thức bản thân trong lĩnh
vực này. Tuy nhiên, điểm bất lợi là kiến thức tìm kiếm qua Internet lại không hoàn
toàn được kiểm chứng và có thể gây khó khăn với người mới tiếp cận.

Số lượng khảo sát viên có kiến thức qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và khóa
học của các tổ chức tư nhân là ít nhất, chỉ chiếm 12.13% của mẫu khảo sát. Trong
khi đó, có tới 31.38% khảo sát viên đã nhận kiến thức thông qua đào tạo nội bộ
trong doanh nghiệp, cho thấy các doanh nghiệp cũng đâu đó đã có sự chú trọng
đến việc đào tạo nhân sự phục vụ áp dụng IFRS. Việc đào tạo nội bộ này có thể do
chiến lược của lãnh đạo, hoặc do bản thân bộ phận kế toán tự tổ chức thực hiện.

Có hai nguồn chính đứng ra với tỷ lệ gần nhau, đó là thông qua trường đại học
và thông qua các khóa đào tạo của hiệp hội nghề nghiệp, chiếm lần lượt 25.94%. Điều
này cho thấy những nguồn thông tin chính thức như hệ thống giáo dục và các chương
trình đào tạo chuyên nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến
thức về IFRS cho các khảo sát viên.

4.2 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS

4.2.1. Kiếm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha biến Hội nhập
kinh tế quốc tế lần thứ nhất

Trung bình Phương sai Hệ số Cronbach’s


Hệ số tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu loại
biến- tổng
loại biến loại biến biến

Hội nhập kinh tế quốc tế (QT)


Cronbach's Alpha’s = 0.793
QT1 11.48 4.755 0.644 0.720
QT2 11.37 4.630 0.652 0.715
QT3 11.38 5.473 0.476 0.799
QT4 11.35 4.708 0.641 0.721
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)
54

Đối với biến “Hội nhập kinh tế quốc tế”, trong lần phân tích độ tin cậy lần 1, hệ
số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ quan sát của biến quan sát QT3 lớn hơn hệ số
Cronbach’s Alpha tổng (0.799 > 0.793) nên tác giả tiến hành loại bỏ thang đo này và
thực hiện lại phân tích độ tin cậy đối với biến này. Sau khi loại biến quan sát QT3,
kết quả cho biến Hội nhập kinh tế quốc tế cho kết quả tốt, các thang đo QT1, QT2,
QT4 đạt độ tin cậy và phù hợp cho các phân tích sau (kết quả được tổng hợp trong
Bảng…).

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha biến Hệ thống
pháp luật về kế toán lần thứ nhất

Trung bình Phương sai Hệ số Cronbach’s


Hệ số tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu loại
biến- tổng
loại biến loại biến biến

Hệ thống pháp luật về kế toán (PL)


Cronbach's Alpha’s = 0.662
PL1 9.47 4.015 0.646 0.436
PL2 9.34 4.553 0.601 0.487

PL3 9.36 6.525 0.073 0.817

PL4 9.28 4.722 0.545 0.526

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Đối với biến “Hệ thống pháp luật về kế toán”, trong lần phân tích độ tin cậy lần
1, hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ quan sát của biến quan sát PL3 lớn hơn hệ số
Cronbach’s Alpha tổng (0.817 > 0.662) nên tác giả tiến hành loại bỏ thang đo này và
thực hiện lại phân tích độ tin cậy đối với biến này. Sau khi loại biến quan sát PL3, kết
quả cho biến Hệ thống pháp luật về kế toán cho kết quả tốt, các thang đo PL1, PL2,
PL4 đạt độ tin cậy và phù hợp cho các phân tích sau (kết quả được tổng hợp trong
Bảng 4.4).
55

Bảng 4.4: Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các
biến độc lập và phụ thuộc

Trung bình Phương sai


Hệ số tương
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu
quan biến- tổng
loại biến loại biến
Hội nhập kinh tế quốc tế (QT)- Cronbach's Alpha’s = 0.799
QT1 7.67 2.768 0.621 0.750
QT2 7.56 2.583 0.669 0.699
QT4 7.54 2.678 0.642 0.728
Ngành kinh doanh (NG)- Cronbach's Alpha’s = 0.841
NG1 7.60 2.855 0.674 0.808
NG2 7.68 2.782 0.723 0.761
NG3 7.55 2.904 0.718 0.766
Hệ thống pháp luật về kế toán (PL)- Cronbach's Alpha’s = 0.817
PL1 6.35 2.900 0.684 0.736
PL2 6.22 3.263 0.681 0.738
PL4 6.15 3.333 0.649 0.769
Thái độ của nhà quản lý (QL)- Cronbach's Alpha’s = 0.859
QL1 11.22 6.308 0.658 0.839
QL2 11.18 6.333 0.678 0.831
QL3 11.19 6.131 0.688 0.827
QL4 11.22 5.717 0.794 0.781
Trình độ của nhân viên kế toán (KN)- Cronbach's Alpha’s = 0.823
KN1 11.29 5.242 0.600 0.797
KN2 11.45 5.189 0.638 0.781
KN3 11.53 5.006 0.633 0.783
KN4 11.49 4.621 0.718 0.742
Áp dụng IFRS (IF) - Cronbach's Alpha’s = 0.954
IF1 7.50 4.201 0.907 0.930
IF2 7.53 4.460 0.890 0.942
IF3 7.48 4.335 0.912 0.926
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Tổng quan, đối với các biến độc lập, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng 5 biến
56

độc lập từ mục 1 đến mục 5 trên bảng kết quả (Bảng 4.4) lần lượt là:

- Hội nhập kinh tế quốc tế (QT): 0.799

- Ngành kinh doanh (NG): 0.841

- Hệ thống pháp luật về kế toán (PL): 0.817

- Thái độ của nhà quản lý (QL): 0.859

- Trình độ của nhân viên kế toán (KN): 0.823

Các chỉ số này đều lớn hơn 0.7 cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt. Mặt khác,
tất cả các biến quan sát của các biến độc lập có Hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn
0.3 và Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quan sát đều bé hơn hệ số
Cronbach’s Alpha tổng.

Đối với biến “Áp dụng IFRS” (IF), hệ số Cronbach’s Alpha là 0.954 > 0.7 cho
thấy thang đo đạt độ tin cậy rất cao. Các biến quan sát của biến “Áp dụng IFRS”có
Hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0.3, ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại
bỏ quan sát của HL1, HL2 và HL3 đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Từ đó
có thể khẳng định được rằng quan sát của nhóm biến phụ thuộc “Áp dụng IFRS”có
độ tin cậy cao và có ý nghĩa nhằm sử dụng cho các phân tích sau.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp Principal Axis Factor
Analysis, Promax Rotation. Các kết quả về hệ số KMO và phương sai trích đã được
tổng hợp và thể hiện trong biểu đồ như sau
57

Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá

Hệ số KMO 0.819

Sig. 0.000

Phương sai trích (%) 64.595%

Giá trị hệ số Eigenvalues

1 5.437
2 2.825
3 1.993
4 1.895
5 1.568
6 1.269
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0.819, nằm trong khoảng từ 0.6 đến 1, cho thấy
sự tương quan giữa các biến quan sát trong mẫu và phân tích nhân tố là phù hợp
(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kiểm định Bartlett's Test cho thấy
giá trị Sig = 0.000, nhỏ hơn 0.05, cho thấy có mối liên hệ tương quan giữa các biến.

Giá trị tổng phương sai trích là 64.595% vượt qua ngưỡng 50% đặt ra, cho thấy
phân tích nhân tố cô đọng được 64.595% sự biến thiên và đáng tin cậy. Giá trị
Eigenvalues của 6 nhân tố đều lớn hơn 1 (55.437, 2.825, 1.993, 1.895, 1.568, 1.269),
đáp ứng tiêu chuẩn và có thể giữ lại trong mô hình.

Kết quả sau khi thực hiện phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) đã được
minh họa cụ thể trong bảng 4.6. Bằng cách kiểm tra hệ số tải nhân tố, chúng ta đã nhận
thấy rằng tất cả các hệ số tải đều vượt quá ngưỡng 0.45, điều này cho biết rằng các biến
quan sát có sự tập trung đáng kể (theo Hair và cộng sự, 1998). Không có chỉ báo nào
xuất hiện đồng thời trong hai nhóm nhân tố khác nhau, cho thấy sự rõ ràng và phân biệt
giữa các nhóm nhân tố. Tóm lại, chúng ta đã xác định tổng cộng 6 nhóm nhân tố, mỗi
nhóm chứa 20 biến quan sát, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nghiên cứu.
58

Bảng 4.6. Bảng ma trận xoay nhân tố

Những nhân tố
1 2 3 4 5 6
QL4 0.899
QL3 0.768
QL1 0.721
QL2 0.714
IF1 0.922
IF3 0.917
IF2 0.889
KN4 0.854
KN3 0.724
KN2 0.693
KN1 0.662
NG3 0.841
NG2 0.837
NG1 0.718
PL1 0.814
PL2 0.779
PL4 0.727
QT2 0.805
QT4 0.759
QT1 0.671
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Dựa trên bảng ma trận xoay nhân tố từ kết quả phân tích Exploratory Factor
Analysis (EFA), có thể nhận thấy rằng 20 biến đã được rút trích thành 6 nhóm yếu
tố. Các biến đều thuộc vào các nhóm nhân tố tương ứng với giả định ban đầu:

- Với nhóm đầu tiên là QT1, QT2, QT4 trong thang đo Hội nhập kinh tế quốc
tế nên nhóm này vẫn sẽ giữ tên như cũ.
59

- Với nhóm thứ hai là NG1, NG2, NG3 trong thang đo Ngành kinh doanh nên
nhóm này vẫn sẽ giữ tên như cũ.

- Với nhóm thứ ba là PL1, PL2, PL4 trong thang đo Hệ thống pháp luật về kế
toán nên nhóm này vẫn sẽ giữ tên như cũ.

- Với nhóm thứ tư là QL1, QL2, QL3, QL4 trong thang đo Thái độ của nhà quản
lý nên nhóm này vẫn sẽ giữ tên như cũ.

- Với nhóm thứ năm là KN1, KN2, KN3, KN4 trong thang đo Trình độ của nhân
viên kế toán nên nhóm này vẫn sẽ giữ tên như cũ.

- Với nhóm cuối cùng là IF1, IF2, IF3 trong thang đo Áp dụng IFRS nên nhóm
này vẫn sẽ giữ tên như cũ.

4.2.3. Thống kê mô tả

4.2.3.1 Mô tả về nhân tố Hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 4.7: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Hội
nhập kinh tế quốc tế

Trung
Tên biến Ký Hiệu Biến quan sát
bình
Doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước
QT1
ngoài nếu chuyển đổi và vận dụng IFRS 3.72
Doanh nghiệp sẽ tăng chất lượng thông tin trên
QT2 báo cáo tài chính khi chuyển đổi và vận dụng
Hội nhập IFRS 3.82
kinh tế Doanh nghiệp sẽ tăng cạnh tranh trong thương
QT3
quốc tế mại quốc tế khi chuyển đổi và vận dụng IFRS 3.81
Việc chuyển đổi BCTC theo IFRS là cần thiết để
xác định giá trị tài chính của doanh nghiệp tăng
QT4
tính mua bán sáp nhập đối với hoạt động tài chính
quốc tế 3.85
Trung bình chung 3.80
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
60

Kết quả đánh giá trung bình thang đo trong nhân tố Hội nhập kinh tế quốc tế
cho thấy sự đồng tình tương đối về lợi ích của IFRS đối với nhu cầu Hội nhập kinh
tế quốc tế (trung bình 3.8/5). Tuy nhiên con số này vẫn chưa đạt đến mức 4 – Đồng
tình. Điều này thể hiện rằng vẫn có nhiều người tham gia khảo sát chưa nhận thức
được lợi ích của hội tụ kế toán đối với quá trình hội nhập quốc tế của doanh nghiệp,
hoặc bản thân doanh nghiệp không/chưa có nhu cầu tham gia vào tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế.

Kết quả từ thang đo trung bình các quan sát cũng cho thấy đa phần người trả lời
đồng ý với các lợi ích của áp dụng IFRS trong khía cạnh hội nhập kinh tế quốc tế: thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng chất lượng thông tin trên BCTC, tăng cạnh tranh
trong thương mại quốc tế và nghiệp tăng tính mua bán sáp nhập đối với hoạt động tài
chính quốc tế.

4.2.3.2 Mô tả về nhân tố Thái độ của nhà quản lý

Bảng 4.8: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Thái
độ của nhà quản lý

Trung
Tên biến Ký Hiệu Biến quan sát
bình
Nhà quản lý của doanh nghiệp anh(chị) quan tâm
QL1
đến chất lượng hoạt động kế toán 3.72
Nhà quản lý của doanh nghiệp anh(chị) ủng hộ
QL2 việc áp dụng IFRS trong trình bày báo cáo tài
Thái độ
chính 3.76
của nhà
Nhà quản lý của doanh nghiệp anh(chị) quan tâm
quản lý
QL3 đến việc bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho
nhân viên kế toán 3.74
Nhà quản lý của doanh nghiệp anh(chị) sẵn sàng
QL4
đầu tư tài chính cho việc áp dụng IFRS 3.72
Trung bình chung 3.73
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
61

Nhìn chung, mức độ đánh giá của người được khảo sát về thái độ của nhà quản
lý tại doanh nghiệp của họ đối với việc áp dụng IFRS là ở mức trên trung bình
(3.73/5). Trong đó đáng chú ý là ý kiến “Nhà quản lý doanh nghiệp ủng hộ việc áp
dụng IFRS trong trình bày báo cáo tài chính”có trung bình cao nhất. Kết quả này cho
thấy các nhà quản lý doanh nghiệp trong các mẫu được khảo sát cũng đã dành sự
quan tâm đến việc áp dụng IFRS.

4.2.3.3 Mô tả về nhân tố Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên

Bảng 4.9: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố
Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên

Trung
Tên biến Ký Hiệu Biến quan sát
bình

Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp anh(chị)


KN1 được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên sâu 3.96
về bản chất kế toán

Trình độ Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp anh(chị) đủ


KN2 3.81
của nhân trình độ để hiểu và áp dụng IFRS
viên kế Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp anh(chị)có
KN3 3.72
toán thể dễ dàng tìm hiểu kiến thức về IFRS

Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp anh(chị) có


KN4 trình độ ngoại ngữ tốt để đọc và hiểu tài liệu về 3.76
IFRS

Trung bình chung 3.81

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy mức trung bình 3.81/5 liên quan đến đặc điểm trình
độ nhân viên kế toán. Điểm số này thể hiện mức độ trên trung bình của sự đánh giá
về trình độ nhân viên kế toán có liên quan đến việc áp dụng IFRS. Trong đó, ý kiến
đánh giá về khía cạnh “Nhân viên kế toán tại doanh nghiệp anh(chị) được đào tạo bài
bản và có kiến thức chuyên sâu về bản chất kế toán’’ có điểm đánh giá cao nhất
62

(3.96/5) cho thấy sự tích cực của người được khảo sát về trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm của nhân sự làm kế toán tại doanh nghiệp mình. Điều này là tín hiệu tốt, cho
thấy nền tảng về năng lực của đội ngũ kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất được
khảo sát là tương đối ổn, bao gồm 2 khía cạnh: được đào tạo bài bản và có am hiểu
chuyên sâu về bản chất các nghiệp vụ kế toán. 2 khía cạnh trên sẽ là nền tảng để nhân
sự kế toán có thể có khả năng thích ứng và thực thi các chuẩn mực của IFRS.

4.2.3.4 Nhân tố Hệ thống pháp luật về kế toán

Bảng 4.10: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố Hệ
thống pháp luật về kế toán

Trung
Tên biến Ký Hiệu Biến quan sát
bình
Các quy định về thuế theo pháp luật thuế của Việt
PL1 Nam gây khó khăn trong việc chuyển đổi BCTC 3.01
từ VAS sang IFRS
Cách thức quy định chi tiết, yêu cầu tuân thủ
mang tính luật định (code law) của chế độ kế toán
Hệ thống
PL2 Việt Nam từ trước đến nay có ảnh hưởng đến sự 3.14
pháp luật
linh hoạt trong chuyển đổi BCTC từ VAS sang
về kế
IFRS
toán
Việt Nam còn thiếu các văn bản để hướng dẫn áp
PL3 3.12
dụng IFRS
Có nhiều sự khác biệt giữa quy định pháp luật của
PL4 Việt Nam liên quan đến kế toán với nguyên tắc kế 3.21
toán theo IFRS
Trung bình chung 3.12
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Mức độ đồng ý của các thang đo trong biến Hệ thống pháp luật về kế toán nằm
ở mức độ trung bình (3.12/5). Trong đó, điểm trung bình cao nhất nằm ở quan sát “Có
nhiều sự khác biệt giữa quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến kế toán với
nguyên tắc kế toán theo IFRS’’ (3.21/5).
63

4.2.3.5 Nhân tố Ngành kinh doanh

Bảng 4.11: Đánh giá về mức độ đồng ý của các thang đo trong nhân tố
Ngành kinh doanh

Trung
Tên biến Ký Hiệu Biến quan sát
bình
Đa phần doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản
NG1 3.82
xuất, công nghiệp chế tạo đã áp dụng IFRS
Ngành
Doanh nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS do áp
kinh NG2 3.74
lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành
doanh
Doanh nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS do nhu
NG3 3.86
cầu đồng nhất với các doanh nghiệp cùng ngành
Trung bình chung 3.80
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Về trung bình, các phát biểu của nhân tố Ngành kinh doanh nhận được khá nhiều
sự đồng tình (3.8/5). Trong đó, phát biểu có mức độ trung bình cao nhất là “Doanh
nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS do nhu cầu đồng nhất với các doanh nghiệp cùng
ngành’’ (3.86/5).

4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Sau khi phân tích EFA, 20 biến quan sát sẽ tiến hành Phân tích nhân tố khẳng
định (CFA) bằng AMOS. Mục đích của phân tích này là kiểm tra mối quan hệ lý
thuyết giữa các observed and unobserved variables, cũng như xác minh mô hình lý
thuyết bằng cách sử dụng dữ liệu quan sát được và kiểm tra mô hình đó có phải là
nền tảng cho các biến quan sát hay không (Schreiber et al., 2006). Các tiêu chí cho
CFA phù hợp với khuyến nghị của Hu và Bentler (1999), các tiêu chí đã được xem
xét trong Chương 3.

Tóm lại, các tiêu chí cho một mô hình phù hợp như sau:

- CMIN/df ≤ 3 (chấp nhận được ở CMIN/df ≤ 5)

- CFI ≥ 0.9 (chấp nhận được ở CFI ≥ 0.8)

- GFI ≥ 0.9

- RMSEA ≤ 0.06 (chấp nhận được ở RMSEA ≤ 0.08)


64

- PCLOSE ≥ 0.05 (chấp nhận PCLOSE ≥ 0.01)

Bảng 4.6 chỉ ra các chỉ số phù hợp với mô hình đáp ứng tất cả các tiêu chí, các
chỉ số CMIN/df, CFI, GFI, RMSEA, PCLOSE đều đạt ở mức phù hợp tốt.

Bảng 4.12 Đánh giá chỉ số phù hợp của mô hình

Khoảng giá trị Khoảng giá trị chấp


để mô hình đạt nhận được để mô
Chỉ số Kết quả
phù hợp tốt hình đạt phù hợp tốt
Chi-square/Degree of CMIN/df 1.377 ≤3 ≤5
Freedom
Comparative fit CFI 0.975 ≥ 0.9 ≥ 0.8
index
Goodness-of-fit GFI 0.928 ≥ 0.9
index
Root mean squared RMSEA 0.029 ≤ 0.06 ≤ 0.08
error approximation
p of Close Fit PCLOSE 0.995 ≥ 0.05

Hình 4.6. Kết quả kiểm định mô hình CFA

(Nguồn: Kết quả xử lý Amos 24.0 của tác giả)


65

Với trọng số hồi quy của kết quả CFA và bảng hệ số tương quan, kết hợp công
cụ Amos 24.0 và stats tool package dẫn đến bảng kết quả như sau:

Bảng 4.13: Độ tin cậy tổng hợp và Phương sai trung bình trích

Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trung bình


Biến đo lường
(CR) trích (AVE)

QT 0.800 0.8

NG 0.842 0.781

PL 0.819 0.819

QL 0.861 0.862

KN 0.825 0.825

IF 0.954 0.954

(Nguồn: Kết quả xử lý Amos 24.0 và Stats tool package của tác giả)

Dựa trên bảng 4.13, chúng ta có thể thấy rằng cả Độ tin cậy tổng hợp (Composite
Reliability - CR) và Phương sai trung bình trích (Average Variance Extracted - AVE)
của tất cả các biến đều đáp ứng yêu cầu. Đầu tiên, về CR, chúng ta có thể thấy rằng
các biến đo QT (0.8); NG (0.842), PL (0.819), QL (0.861), KN (0.825), IF (0.954)
đều vượt qua ngưỡng 0.6, cho thấy tính nhất quán trong thang đo. Thứ hai, AVE của
6 biến đều vượt qua ngưỡng 0.5, cho thấy độ hội tụ của thang đo (C. Fornell và D. F.
Larcker, 1981).

Từ kết quả của phân tích CFA, chúng ta có thể kết luận rằng mô hình rất phù
hợp với dữ liệu thị trường, thang đo đạt độ hội tụ và các khái niệm đáp ứng yêu cầu
về Phương sai trung bình trích và Độ tin cậy tổng hợp.
66

4.2.5. Kiếm tra hệ số tương quan

Bảng 4.14: Ma trận hệ số tương quan

QT NG PL QL KN IF

QT Pearson 1 0.243** -0.082 0.303** 0.161* 0.455**


Correlation

Sig. (2- 0 0.209 0 0.013 0


tailed)

NG Pearson 0.243** 1 -0.113 0.233** 0.015 .309**


Correlation

Sig. (2- 0 0.081 0 0.821 0


tailed)

PL Pearson -0.082 -0.113 1 -0.103 - -


Correlation 0.199** 0.279**

Sig. (2- 0.209 0.081 0.113 0.002 0


tailed)

QL Pearson 0.303** 0.233** -0.103 1 0.035 0.389**


Correlation

Sig. (2- 0 0 0.113 0.596 0


tailed)

KN Pearson 0.161* 0.015 - 0.035 1 0.282**


Correlation 0.199**

Sig. (2- 0.013 0.821 0.002 0.596 0


tailed)

IF Pearson 0.455** 0.309** - 0.389** 0.282** 1


Correlation 0.279**

Sig. (2- 0 0 0 0 0
tailed)

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


67

Các giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan (r) giữa biến phụ thuộc “Áp dụng
IFRS” và 5 biến độc lập có thể được quan sát như sau:

- Hội nhập kinh tế quốc tế (QT): 0.455

- Ngành kinh doanh (NG): 0.309

- Hệ thống pháp luật về kế toán (PL): -0.279

- Thái độ của nhà quản lý (QL): 0.389

- Trình độ của nhân viên kế toán (KN): 0.282

Tất cả các giá trị Sig. < 0.05 cho thấy mức ý nghĩa thống kê. Từ đó, ta có thể
nhận thấy mức độ liên quan giữa biến IF và các biến độc lập đều khá tốt.

Các biến độc lập Hội nhập kinh tế quốc tế, Ngành kinh doanh, Thái độ của nhà
quản lý, Trình độ của nhân viên kế toán đều mang giá trị dương cho thấy các biến độc
lập trên đều có mối quan hệ tích cực đến “Áp dụng IFRS”. Biến Hệ thống pháp luật
về kế toán có hệ só tương quan mang giá trị âm nên dự đoán có thể biến độc lập này
sẽ có mối quan hệ ngược chiều đến biến phụ thuộc. Điều này phù hợp với giả thiết từ
H3 đến H7 mà tác giả đã giả định.

Ngoài ra, ta thấy hệ số tương quan (r) giữa các biến độc lập khá nhỏ (r < 0.5),
nên ta có thể dự báo sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

4.2.6. Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling Analysis –
SEM)

Đánh giá tính phù hợp của mô hình dựa trên các tiêu chí sau chi-square với p-
value < 0.05, CMIN/df < 3.0, RMSEA < 0.06, GFI > 0.9, và CFI > 0.9 cho thấy các
chỉ số đều đạt và phù hợp.

Phân tích SEM cho kết quả tóm tắt như sau:
68

Bảng 4.15: Trọng số hồi quy – Mô hình SEM

Estimate S.E. C.R. P Label


IF <--- QL 0.25 0.076 3.283 0.001
IF <--- NG 0.227 0.09 2.527 0.012
IF <--- KN 0.262 0.085 3.093 0.002
IF <--- PL -0.232 0.077 -3.012 0.003
IF <--- QT 0.463 0.1 4.625 ***
QL4 <--- QL 1
QL2 <--- QL 0.784 0.061 12.907 ***
QL3 <--- QL 0.842 0.063 13.455 ***
QL1 <--- QL 0.776 0.063 12.303 ***
IF1 <--- IF 1
IF3 <--- IF 0.974 0.034 28.658 ***
IF2 <--- IF 0.932 0.036 25.983 ***
KN4 <--- KN 1
KN3 <--- KN 0.853 0.08 10.618 ***
KN2 <--- KN 0.802 0.076 10.615 ***
KN1 <--- KN 0.785 0.077 10.175 ***
PL1 <--- PL 1
PL2 <--- PL 0.896 0.084 10.714 ***
PL4 <--- PL 0.845 0.081 10.428 ***
QT2 <--- QT 1
QT4 <--- QT 0.912 0.089 10.201 ***
QT1 <--- QT 0.886 0.088 10.121 ***
NG3 <--- NG 1
NG2 <--- NG 1.061 0.087 12.132 ***
NG1 <--- NG 0.99 0.086 11.571 ***
(Nguồn: Kết quả xử lý Amos 24.0 của tác giả)

Dựa vào bảng 4.15, ta có thể thấy biến độc lập IF có giá trị p < 0.05 cho cả 5 tác
động QL, NG, KN, PL, QT với mức ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Điều này cho thấy
69

các biến Hội nhập kinh tế quốc tế, Ngành kinh doanh, Hệ thống pháp luật về kế toán,
Thái độ của nhà quản lý, Trình độ của nhân viên kế toán có tác động đáng kể lên việc
Áp dụng IFRS. Để đánh giá mức độ tác động chi tiết, ta tiếp tục đánh giá các chỉ số
trong bảng Trọng số hồi quy chuẩn hóa (Bảng 4.16).

Bảng 4.16. Trọng số hồi quy chuẩn hóa – Mô hình SEM

Estimate
IF <--- QL 0.212
IF <--- NG 0.16
IF <--- KN 0.194
IF <--- PL -0.189
IF <--- QT 0.333
(Nguồn: Kết quả xử lý Amos 24.0 của tác giả)

Hình 4.7: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc- SEM

(Nguồn: Kết quả xử lý Amos 24.0 của tác giả)


70

Từ bảng 4.16, ta thấy biến Hội nhập kinh tế quốc tế (QT) có tác động mạnh nhất
trong mối quan hệ với Áp dụng IFRS (IF) với mức giá trị là 0.333. Các biến còn lại,
xét theo chiều tác động giảm dần là Thái độ của nhà quản lý (QL), Trình độ của nhân
viên kế toán (KN), Hệ thống pháp luật về kế toán (PL) và tác động yếu nhất là Ngành
kinh doanh (NG), với mức giá trị lần lượt là 0.212, 0.194, 0.189, 0.16. Xét về chiều
tác động, ta thấy các biến Hội nhập kinh tế quốc tế, Ngành kinh doanh, Thái độ của
nhà quản lý, Trình độ của nhân viên kế toán đều mang giá trị dương cho thấy các biến
độc lập trên đều có mối quan hệ thuận chiều đến biến phụ thuộc Áp dụng IFRS. Biến
Hệ thống pháp luật về kế toán có giá trị âm nên biến độc lập này có mối quan hệ
ngược chiều đến biến phụ thuộc.

4.2.7. Kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Samples T-Test) đối với các
nhân tố định tính

4.2.7.1. Về Quy mô công ty

Bảng 4.17: Thống kê trung bình việc áp dụng IFRS theo Quy mô công ty

Trung Trung bình độ lệch


Quy mô N Độ lệch chuẩn
bình chuẩn

Vừa và nhỏ 83 2.6064 0.77938 0.08555

Lớn 156 4.3611 0.47739 0.03822

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


71

Bảng 4.18: Kết quả Independent Samples Test so sánh việc áp dụng IFRS
theo Quy mô công ty

Áp dụng IFRS (IF)


Không giả
Giả định
định phương
phương sai
sai bằng
bằng nhau
nhau
Kiểm định Levene F 45.756
về
sự bằng nhau của Sig. 0
phương sai
t -21.549 -18.727

df 237 115.568

Sig. (2-tailed) 0 0
Kiểm định sự bằng
Sự khác biệt về trung bình -1.75469 -1.75469
nhau của trung
bình Sự khác biệt về độ lệch
0.08143 0.0937
chuẩn
Độ tin Thấp hơn -1.9151 -1.94027
cậy
95% Cao hơn -1.59427 -1.5691
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Nhìn vào bảng 4-18, tác giả nhận thấy giá trị Sig của kiểm định Levene = 0.000
< 0.05 và Sig của kiểm định t ở phần Không giả định phương sai bằng nhau = 0 <
0.05 nên có thể kết luận có sự khác biệt về việc Áp dụng IFRS giữa các nhóm doanh
nghiệp vừa và nhỏ với nhóm doanh nghiệp lớn.

Cụ thể, trong Bảng 4-17 thì nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có ít khả năng áp
dụng IFRS vào trong hoạt động kế toán hơn với mức trung bình là 2.6/5. Ngược lại,
nhóm doanh nghiệp lớn có khả năng cao áp dụng IFRS vào trong hoạt động kế toán
hơi với mức trung bình là 4.36/5.

4.2.7.2. Về cách thức doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kiểm toán
72

Bảng 4.19: Thống kê trung bình việc áp dụng IFRS theo cách thức doanh
nghiệp đang thực hiện hoạt động kiểm toán

Trung Trung bình độ


Hoạt động kiểm toán N Độ lệch chuẩn
bình lệch chuẩn
Có kiểm toán với công ty
160 3.8375 0.95897 0.07581
kiểm toán Big 4
Không kiểm toán với công
79 3.5781 1.14443 0.12876
ty kiểm toán Big 4
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Bảng 4.20: Kết quả Independent Samples Test so sánh việc áp dụng IFRS
theo cách thức doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kiểm toán

Áp dụng IFRS (IF)


Giả định Không giả
phương định phương
sai bằng sai bằng
nhau nhau
Kiểm định Levene F 5.082
về
sự bằng nhau của Sig. 0.025
phương sai
t 1.843 1.736

df 237 133.582

Sig. (2-tailed) 0.067 0.085


Kiểm định sự bằng
Sự khác biệt về trung bình
nhau của trung 0.25944 0.25944
bình Sự khác biệt về độ lệch
chuẩn 0.14077 0.14942
Độ tin Thấp hơn
-0.01788 -0.03609
cậy
95% Cao hơn 0.53676 0.55498
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)
73

Từ bảng 4.19, tác giả nhận thấy giá trị Sig của kiểm định Levene = 0.025 < 0.05
và Sig của kiểm định t ở phần Giả định phương sai bằng nhau = 0.067 > 0.05 nên có
thể kết luận không sự khác biệt về việc Áp dụng IFRS giữa các nhóm doanh nghiệp
Có kiểm toán với công ty kiểm toán Big 4 và Không Có kiểm toán với công ty kiểm
toán Big 4. Cụ thể, trong Bảng 4.20 thì cả 2 nhóm doanh nghiệp này đều có khả năng
áp dụng IFRS vào kiểm toán ở mức Trung bình – Tốt (mức trung bình 3.58/5 và
3.84/5).

4.2.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích định lượng cho thấy, tất cả các biến độc lập bao gồm Hội
nhập kinh tế quốc tế (QT), Ngành kinh doanh (NG), Hệ thống pháp luật về kế toán
(PL), Thái độ của nhà quản lý (QL) và Trình độ của nhân viên kế toán (KN) đều có
tác động tới việc áp dụng IFRS trong kế toán của doanh nghiệp sản xuất.

Khi xem xét mức độ tác động, biến Hội nhập kinh tế quốc tế (QT) được xác
định có tác động mạnh nhất, với mức giá trị 0.333. Như vậy, giả thiết (H3) được
khẳng định. Điều này cũng hòa hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hiệp
(2018) hay Madawaki (2012) (điểm khác là nghiên cứu này không xem xét khía cạnh
IFRS giúp công ty có thêm điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán). Kết quả
này cũng phù hợp với phân tích về mục đích của IFRS là giúp báo cáo tài chính của
doanh nghiệp hòa hợp được với quan điểm chung và giúp các nhà đầu tư từ nhiều
nước có thể hiểu được BCTC của doanh nghiệp. Áp dụng IFRS có nghĩa là doanh
nghiệp cam kết với tiêu chuẩn kế toán chung, mong muốn được thị trường vốn xuyên
quốc gia chấp nhận, thể hiện nỗ lực giảm sự bất cân xứng thông tin tạo thuận lợi cho
nhà đầu tư nước ngoài. Trong thương mại quốc tế, các đối tác sẽ rất nhiều khi cần
kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp để quyết định về việc hợp tác lâu dài.
BCTC lập theo IFRS sẽ tạo điều kiện cho việc này. Tựu chung lại, hội nhập kinh tế
quốc tế chính là một động lực to lớn để doanh ngiệp áp dụng IFRS.

Dù vậy, cũng theo kết quả khảo sát thì mức độ đồng ý trung bình của nhân tố
Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là 3.8/5. Như vậy nhận thức của người được hỏi về lợi
ích của IFRS đối với Hội nhập kinh tế quốc tế là có, nhưng lại chưa quá cao. Đa phần
74

người trả lời đồng ý với các lợi ích của áp dụng IFRS trong khía cạnh hội nhập kinh
tế quốc tế: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng chất lượng thông tin trên BCTC, tăng
cạnh tranh trong thương mại quốc tế và nghiệp tăng tính mua bán sáp nhập đối với
hoạt động tài chính quốc tế.

Sau biến Hội nhập kinh tế quốc tế, các biến khác theo chiều tác động giảm dần,
đứng thứ 2 là mức giá trị của biến Thái độ của nhà quản lý (QL) là 0.212. Như vậy,
giả thiết (H6) được khẳng định, phù hợp với kết quả các nghiên cứu trước như
Bananuka & cộng sự (2019); Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Văn Công, Nguyễn
Thị Thu Hoàn (2022); Nguyễn Ngọc Hiệp (2018). Điều này hoàn toàn hợp lý bởi việc
áp dụng IFRS không chỉ đơn thuần là thay đổi một hoạt động kế toán mà có ảnh
hưởng đến cách thức ghi nhận của nhiều bộ phận. Bởi vậy thái độ ủng hộ của nhà
quản lý sẽ góp phần lớn để quy trình này được thực thi thành công. Khảo sát cũng
cho ra kết quả điểm trung bình đồng ý cao nhất ở thang đo “Nhà quản lý doanh nghiệp
ủng hộ việc áp dụng IFRS trong trình bày báo cáo tài chính”, cho thấy tín hiệu tích
cực về mức độ ủng hộ của nhà quản lý trong việc áp dụng IFRS

Nhân tố Trình độ của nhân viên kế toán (KN) xếp thứ 3 về mức độ ảnh hưởng
với trọng số 0.194. Các thang đo của nhân tố tập trung vào các khía cạnh liên quan
đến năng lực của người làm kế toán để phục vụ cho việc áp dụng IFRS. Như vậy, giả
thiết (H7) được khẳng định, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn thị Dung,
Nguyễn Thị Ngọc Lan và Phan Thanh Hải (2020), Nguyễn Thúy An & cộng sự
(2022), Nguyễn Ngọc Hiệp (2018). Nhân viên kế toán là những người trực tiếp thực
hiện việc chuyển đổi IFRS, cùng với đó IFRS cũng là bộ chuẩn mực có độ phức tạp
cao hơn VAS, các quy định của IFRS chủ yếu mang tính nguyên tắc thay vì cụ thể và
luật định như VAS, bởi thế đòi hỏi người làm kế toán có kiến thức chuyên sâu về bản
chất các nghiệp vụ kế toán. Cùng với đó, IFRS được ban hành bằng tiếng Anh và
được cải tiến thường xuyên do vậy khía cạnh người làm kế toán cần am hiểu ngoại
ngữ cũng như dễ dàng tìm hiểu kiến thức về IFRS là rất quan trọng. Nghiên cứu của
Istratea (2015) cũng đã khẳng định rào cản ngôn ngữ là một trong những trở ngại khi
chuyển đổi IFRS.

Kết quả của khảo sát này cũng cho thấy đa phấn người trả lởi biết đến IFRS
75

thông qua tìm hiểu trên Internet (54%), chỉ có 26% đáp viên được tiếp cận qua công
tác đào tạo nội bộ, việc tìm hiểu trong các trường đại học và các khóa đào tạo, bồi
dưỡng của hiệp hội nghề nghiệp có mức độ ngang nhau (~21%). Có thể kết luận,
phương thức chiếm đa số là tự tìm hiểu qua Internet gây nên những khó khăn nhất
định. Điều này có thể xuất phát từ việc thiếu những văn bản hướng dẫn, tài liệu về
IFRS, cùng với đó là thói quen thực hành kế toán trước nay tại Việt Nam vốn tuân
theo luật định chi tiết, cụ thể trong khi đó IFRS chủ yếu là các hướng dẫn mang tính
nguyên tắc có thể gây không ít hoang mang cho người làm kế toán tại Việt Nam.
Ngoài ra, mức độ như trên còn thể hiện rằng các cơ sở đào tạo kế toán, trường đại
học, hiệp hội nghề nghiệp vẫn chưa đóng góp nhiều vào việc tìm hiểu IFRS của người
làm kế toán, cần có những động thái rõ ràng hơn để gia tăng ảnh hưởng của đối tượng
này lên nhận thức về IFRS. Bởi hơn ai hết, các cơ sở đào tạo chính thống sẽ cung cấp
những kiến thức bài bản, thống nhất với quy định pháp luật cho người làm kế toán.

Hai nhân tố có mức độ tác động tiếp theo là Hệ thống pháp luật về kế toán (PL),
và tác động yếu nhất là từ Ngành kinh doanh (NG). Trong đó, nhân tố Hệ thống pháp
luật về kế toán có tác động ngược chiều đến việc áp dụng IFRS. Như vậy giả thiết
(H4) và (H5) được khẳng định. Việt Nam là quốc gia theo hướng điển luật với cách
thức quy định về kế toán từ trước đến nay rất khác so với IFRS. Khảo sát cũng cho
thấy nhiều ý kiến đồng tình về việc tính chất luật định của các quy định kế toán sẽ
giảm thiểu tính linh hoạt cho việc áp dụng IFRS. Cùng với đó, hệ thống thuế cũng là
một trở ngại cho việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế khi mà kế toán và thuế
được liên hết chặt chẽ. Tại Việt Nam, tuân thủ chính sách thuế cũng được đắt lên ưu
tiên hàng đầu trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, sau đó mới đến tuân thủ chuẩn
mực. Như vậy nếu quy định của thuế và chuẩn mực không đồng nhất sẽ gây nên nhiều
cản trở. Một yếu tố quan trọng cần nói đến nữa là việc thiếu các văn bản hướng dẫn
áp dụng IFRS tại Việt Nam (mức độ đồng ý 3.12/5).

Nhân tố Ngành kinh doanh (NG) có mức độ tác động thấp nhất. Tuy nhiên, mức
độ đồng ý của người được hỏi về các khía cạnh tác động của ngành kinh doanh cũng
cho thấy đây là nhân tố cần được quan tâm. Doanh nghiệp cảm thấy cần áp dụng IFRS
do áp lực cạnh tranh và đồng nhất với các doanh nghiệp cùng ngành. Điều này cũng
76

tương đồng với lập luận của lý thuyết đẳng cấu thể chế (đẳng cấu mô phỏng).

Khi phân tích sự khác biệt của các yếu tố định tính, một khía cạnh quan trọng
là việc áp dụng IFRS giữa các nhóm doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Kết quả cho
thấy rằng, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng áp dụng IFRS thấp hơn so với
nhóm doanh nghiệp quy mô lớn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của H.
Affes và A. Callimaci (2007), Sharif (2010), Al-Absy và Ismail (2019), Nguyễn Thị
Ngọc Điệp (2020).

Ở khía cạnh khác, kết quả phân tích sự khác biệt cũng cho thấy không có sự
khác biệt đáng kể về việc áp dụng IFRS giữa các nhóm doanh nghiệp có kiểm toán
bởi các công ty kiểm toán Big 4 và các doanh nghiệp không kiểm toán bởi các công
ty kiểm toán Big 4. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ
Hằng, Lê Trần Hạnh Phương, Đào Nhật Minh và Phạm Ngọc Toàn (2020), tuy nhiên
lại mâu thuẫn với nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh, Hà Xuân Thạch, Lê Trần
Hạnh Phương và Nguyễn Ngọc Tiến (2019). Điều này có thể được giải thích là do
không gian và đối tượng khảo sát là khác nhau có thể dẫn đến những sai khác về kết
quả giữa các nghiên cứu. Song với những mâu thuẫn như vậy, không thể khẳng định
việc công ty được kiểm toán bởi nhóm Big 4 có tác động đến việc áp dụng IFRS,
nhân tố này có thể loại ra khỏi việc đề xuất giải pháp.
77

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng Chuẩn mực BCTC
quốc tế (IFRS)

5.1.1 Đối với Bộ Tài chính:

Đầu tiên, cần sớm ban hành thêm nhiều hướng dẫn/thông tư/nghị định để hỗ
trợ cho việc triển khai IFRS, hướng dẫn chi tiết và lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS. Những hướng dẫn này sẽ người làm kế toán có thêm cơ sở
để làm căn cứ cho việc áp dụng IFRS trong nghiệp vụ của mình. Kết quả khảo sát chỉ
ra mức độ đồng ý cao với luận điểm thiếu các văn bản hướng dẫn áp dụng IFRS tại
Việt Nam (mức độ đồng ý 3.12/5). Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cần đề nghị các tổ
chức quốc tế như WB, IMF, ADB, EU, JICA cung cấp các chương trình hỗ trợ kỹ
thuật dài hạn để giúp Việt Nam lựa chọn các IFRS áp dụng theo lộ trình và đào tạo
IFRS cho nhiều đối tượng rộng khắp, trên phạm vi toàn quốc.

Thứ hai, cần ban hành phương án đồng bộ về các quy định liên quan đến kế
toán, tránh xung đột giữa nội dung của các quy định với nội dung của chuẩn mực...;
phối hợp với các cơ quan quản lý khác ban hành khung pháp lý cho việc xác định,
trình bày và hạch toán giá trị hợp lý.

Thứ ba, tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp
quốc tế như Hiệp hội Kế oán Công chứng Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán Công
chứng Australia (CPA Australia)... để xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực có đủ trình độ về IFRS; tăng cường công tác tuyên truyền, nhấn mạnh vào
vai trò của IFRS trong tiến trình hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế đặc bbieejt với
đối tượng là các nhà quản lý doanh nghiệp. Triển khai IFRS là vấn đề không đơn giản
và rất quan trọng, nên Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ của Hội CMKT quốc tế và
chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong quá trình triển khai áp dụng
IFRS, thông qua nhiều hình thức như: Đào tạo, cung cấp tài liệu giảng dạy, hỗ trợ kỹ
thuật,…

Thứ tư, cần nâng cao vai trò của các Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong
việc ban hành CMKT. Hiện nay việc ban hành CMKT Việt Nam do Bộ Tài chính thực
78

hiện mà chưa có sự góp mặt của các Hội Nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, các kiểm
toán viên. Vì thế, trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao vai trò của các hội nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như đóng góp ý kiến của các kế toán, kiểm toán viên
trong việc vận dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế đối với các công ty niêm yết, các
công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng,... và trong việc ban hành bộ CMKT
quốc gia áp dụng riêng cho các doanh nghiệp còn lại.

Thứ tư, cần xếp nhóm doanh nghiệp thuộc đối tượng có hoạt động kinh doanh
quốc tế, quy mô lớn, có sự tham gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu cung cấp
thông tin theo thông lệ kế toán quốc tế là những đối tượng hướng tới đầu tiên trong
chiến lược triển khai áp dụng IFRS. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc áp dụng
IFRS cũng cần được ưu tiên cho nhóm các doanh nghiệp có đặc tính này. Các doanh
nghiệp này sẽ là những đối tượng đi trước đón đầu việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.
Ngành sản xuất, công nghiệp – chế tạo cũng đang cho thấy là ngành đi đầu trong việc
thu hút nguồn vốn FDI và do đó có rất nhiều tiềm năng trong việc thúc đẩy áp dụng
IFRS. Bởi vậy, nhóm doanh nghiệp sản xuất cũng là đối tượng nên được khuyến
khích, hỗ trợ trong công tác chuyển đổi và vận dụng IFRS.

Cuối cùng, cần cân nhắc việc áp dụng toàn bộ hay từng phần để giảm thiểu
những khác biệt giữa IFRS với đặc thù kế toán Việt Nam; xây dựng chế độ kế toán
đơn giản phù hợp hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5.1.2 Đối với các Hội nghề nghiệp về kế toán

Đầu tiên, cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác phát triển năng
lực đội ngũ nhân sự kế toán, thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, thảo luận chuyên
môn...; chú trọng đến vấn đề quản lý chất lượng kế toán viên, tổ chức thi và cấp chứng
chỉ theo điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; kết hợp với nhóm bốn công ty kiểm
toán Big Four tập trung vào dịch và chỉnh sửa chương trình đào tạo hiện hành của Ủy
Ban Giáo Dục của Liên Đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) để thiết lập một chường trình
đào tạo IFRS chất lượng cao, phục vụ nhu cầu đào tạo IFRS riêng biệt tại Việt Nam.
Đặc biệt, cần chú trọng vào các lớp đào tạo, hội thảo, chia sẻ cũng như tổ chức các
kỳ thi đánh giá năng lực về việc ứng dụng chuẩn mực IFRS.
79

Thứ hai, tăng cường tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn, tuyên truyền về IFRS
cho cả đối tượng là nhà quản lý doanh nghiệp, bên cạnh các buổi hội thảo dành cho
đối tượng là người làm kế toán.

5.1.3 Đối với các trường đại học, cơ sở đào tạo về kế toán

Thứ nhất, tăng cường giảng dạy về IFRS. Nếu Việt Nam tiếp nhận IFRS thì sẽ
có sự thay đổi đáng kể trong đào tạo và bồi dưỡng kế toán. Hầu hết, các trường dạy
kinh doanh và các chương trình đào tạo kế toán đều thiếu giảng viên có bằng cấp và
kinh nghiệm IFRS để dạy tốt IFRS. Trong khi đó, thực trạng đào tạo nhân lực kế toán
của chúng ta hiện nay nghiêng về mặt đào tạo theo “Chế độ kế toán”, trang bị kiến
thức mang tính chất hình thức mà không phải hướng tiếp cận theo bản chất. Cần có
những phương thức đào tạo phù hợp với đặc thù của IFRS so với VAS như: đào tạo
tập trung vào bản chất nghiệp vụ thay vì hướng dẫn hạch toán, phân tích tình huống
kinh doanh và ảnh hưởng của nó lên các khoản mục của BCTC...

Thứ hai, chú trọng đào tạo kiến thức ngoại ngữ cho nhân sự làm kế toán, do
các chuẩn mực của IFRS được cập nhật thường xuyên, các văn bản được dịch ra tiếng
Việt có thể không đáp ứng kịp thời do vậy người làm kế toán sẽ cần phải đọc trực tiếp
tài liệu bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, các tài liệu này có nhiều từ ngữ chuyên ngành
sẽ gây nên không ít khó khăn với người có trình độ ngoại ngữ không cao.

5.1.4 Đối với các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần ý thức về vai trò của trình độ đội ngũ nhân sự làm kế toán
trong công tác triển khai IFRS: chú trọng công tác đào tạo nhân sự có chuyên môn về
IFRS, tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ, cùng với đó là công tác tuyển dụng.
Việc vận dụng IFRS yêu cầu người lao động kế toán phải có kiến thức tốt, trình độ
tiếng Anh giỏi.

5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.2.1 Hạn chế của đề tài

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài như
do giới hạn về thời gian và nguồn lực, tác giả nhận thấy đề tài vẫn còn một số hạn
80

chế sau:

- Đề tài chỉ đưa ra 7 nhân tố trên cơ sở kế thừa nghiên cứu đi trước, chưa có
bước nghiên cứu định tính và phỏng vấn chuyên sâu để phát hiện nhân tố mới.

- Phương pháp khảo sát online dù có lợi thế về sự tiện lợi nhưng lại khó kiểm
soát được tính cẩn thận, đúng đắn của người trả lời.

- Nghiên cứu đơn thuần dựa trên quan điểm cá nhân của người được khảo sát
chứ không kiểm định thực trạng do vậy sẽ vẫn có những xác suất về tính chủ quan
trong thông tin.

5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ hạn chế của đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
với đề tài:

- Thay đổi cách thức xây dựng nhân tố và thang đo. Bổ sung quy trình phỏng
vấn sâu với đối tượng là chuyên gia có kinh nghiệm để phát hiện nhân tố mới và kiểm
định các nhân tố sẵn có.

- Bổ sung thêm các phương pháp kiểm định thực trạng và quan sát tác động
trong thời gian dài để xác định thực tế các nhân tố ảnh hưởng.
81

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT


Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. (2011). Giáo trình nghiên cứu thị
trường. NXB Lao Động.

Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. NXB Thống kê

Lê Văn Tân (2016). Lợi ích và định hướng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính
quốc tế trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo IFRS – Định hướng
và lộ trình áp dụng tại Việt Nam. Hà Nội 2016, tr. 94- tr.97

Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thị Kim Cúc (2016). Hội tụ kế toán quốc tế ở một số
quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán

Nguyễn Thế Thọ (2016). Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối
với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam lợi ích, thách
thức và lộ trình. Kỷ yếu hội thảo IFRS – Định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt
Nam. Hà Nội 2016, tr. 22- tr.24

Nguyễn Ngọc Hiền (2022), Một số thay đổi trong việc ghi nhận doanh thu khi áp
dụng IFRS 15, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 04/2022, tr. 81- tr.
83

Nguyễn Ngọc Hiệp (2018). Chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kếtoán việt
nam sang chuẩn mực báo cáo tàichính quốc tế _ nghiên cứu thực nghiệm tạicác
doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường ĐH Kinh tế TP HCM.
TP Hồ Chí Minh, 2018.

Nguyễn Lê Vân Khanh (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tựnguyện áp dụng
ifrs tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường ĐH Kinh tế
TP HCM, TPHCM 2018

Tập đoàn điện lực việt nam (EVN) (2016). Thực trạng và kiến nghị để lập báo cáo
tài chính theo chuẩn mực cáo tài chính quốc tế (IFRS) của tập đoàn điện lực việt
nam (EVN). Kỷ yếu hội thảo IFRS – Định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt
Nam. Hà Nội 2016, tr. 39- tr.42
82

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI


Aan Beller (2020), What is the due process and why does it matter?,
https://www.ifrs.org/news-and-events/news/2020/08/what-is-the-due-process-
and-why-does-it-matter/, truy cập ngày 01/07/2023

Affes, H., & Callimaci, A. (2007). Les déterminants de l’adoption anticipée des
normes comptables internationales : Choix financier ou opportunisme ?
Comptabilite - Controle - Audit, Tome 13(2), 149‑166.

Al-Absy, M. S. M., & Ismail, K. N. I. K. (2019). Accountants perception on the


factors affecting the adoption of international financial reporting standards in
Yemen. International Journal of Financial Research, 10(4), 128-142.

Albu, N., & Albu, C. N. (2012). International financial reporting standards in an


emerging economy: lessons from Romania. Australian Accounting Review,
22(4), 341-352.

Anderson, J. C., & Gerbing, A. G. (1988). Structural equation modeling in practice:


A review and recommended two-step approach. Psychological
Bulletin, 103(2), 411–423.

Anthony Persakis, George Emmanuel Iatridis. Cost of capital, audit and earnings
quality under financial crisis: A global empirical investigation. Journal of
International Financial Markets Institutions and Money, May 2015, 38(3)

Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior, Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50, 179-211

Baron, R.M. and Kenny, D.A. (1986) ‘The moderator-mediator variable distinction
in social psychological research: conceptual, strategic, and statistical
considerations’, Journal of Personality and Social Psychology, 51, 1173–1182.

Moritz Bassemir (2017). Why Do Private Firms Adopt IFRS? Accounting and
Business Research, 48(3)

Barth, ME., Landsman, WR., & Mark, HL., 2008. International accounting
standards and accounting quality. Journal of accounting research, 46(3). 467-
83

498.

Beest, F.V., Braam, G. & Boelens, S. (2009). Quality of Financial Reporting:


Measuring Qualitative Characteristics. Nice Working Paper, 09-108.

Bini, L., Giunta, F., & Dainelli, F. (2010). Signalling Theory and Voluntary
Disclosure to the Financial Market - Evidence from the Profitability Indicators
Published in the Annual Report. SSRN Electronic Journal, 1–28.

Brough, P., & Frame, R. (2004). Predicting police job satisfaction and turnover
intentions: The role of social support and police organisational variables. New
Zealand journal of psychology, 33(1), 8-18.

Cai, F., Wong H., 2010. The Effects of IFRS adoption on global capital market
integration. Journal of International Business & Economic Research, Vol.9,
No.10: 25-34

Christensen, HB., Lee, E., Walker, M., & Zeng, C., 2015. Incentives or Standards:
What Determines Accounting Quality Changes around IFRS Adoption? Europe
accounting review, Vol.24: 31-61

Christopher S. Armstrong, Mary E. Barth, Alan D. Jagolinzer, Edward J.


Riedl (2010). Market Reaction to the Adoption of IFRS in Europe. The
Accounting Review, 85 (1), 31-61.

Cooke, T. (1991). An assessment of voluntary disclosure in annual reports of


Japanese corporations, International Journal of Accounting, 26 (3), 174–189.

DiMaggio, P.J. and Powell, W.W. (1983). The Iron Cage Revisited: Institutional
Isomorphism and Collective Rationality in Organizational Fields. American
Sociological Review, 48, 147-160.

Gassen, J. and Sellhorn, T. (2006) Applying IFRS in Germany—Determinants and


Consequences. Betriebswirtschaft- liche Forschung und Praxis, 58, 365-386

Groebner, D. F., Shannon, P. W., Fry, P. C., & Smith, K. D. (2011). Business
Statistics: A Decision Making Aproach. 8th ur.
84

Hair, J., Anderson, R., Tatham, R. and Black, W. (1998), Multivariate Data
Analysis. London: Prentice Hall.

Hair, J. F. (2009). Multivariate data analysis.

Hair Jr, J. F., Sarstedt, M., Hopkins, L., & Kuppelwieser, V. G. (2014). Partial least
squares structural equation modeling (PLS-SEM): An emerging tool in business
research. European business review, 26(2), 106-121.

Hambrick, D. C., & Mason, P. A. (1984). Upper echelons: The organization as a


reflection of its top managers. The Academy of Management Review, 9(2), 193–
206

Hu, L. T., & Bentler, P. M. (1999). Cutoff criteria for fit indexes in covariance
structure analysis: Conventional criteria versus new alternatives. Structural
equation modeling: a multidisciplinary journal, 6(1), 1-55.

IASB., 2010. The conceptual framework for financial reporting. IFRS foundation.

IFRS Foundation. (2021). Constitution

IFRS® Foundation (2020). Due Process Handbook.

Istrate, CA., 2015. The importance of the transition to IFRS for insurance

companies in Romania. International Finance and Banking Conference FI BA,

2015.

Joshi, P. L., & Ramadhan, S. (2002). The adoption of international accounting


standards by small and closely held companies: evidence from Bahrain. The
International Journal of Accounting, 37(4), 429-440.

Madawaki, A., 2012. Adoption of International Financial Reporting Standards in


Developing Countries: The Case of Nigeria. International Journal of Business
and Management, 7(3), 152-161.

Mark C. Suchman (1995). Managing Legitimacy: Strategic and Institutional


Approaches. The Academy of Management Review, 20(3), 571-610.

Michael Spence (1973). Job Market Signaling. The Quarterly Journal of


85

Economics, 87(3), 355-374.

Nguyễn Thị Lệ Hằng, Lê Trần Hạnh Phương, Đào Nhật Minh, Phạm Ngọc Toàn
(2020). Factors Affecting Enterprises that Apply the International Financial
Report Standards (IFRS): A Case Study in Vietnam. The Journal of Asian
Finance, Economics, and Business. 12(7). 409-422

Sharif, H.P. (2010), Factors Affecting on the Adoption of International Financial


Reporting Standards: Iraqi Evidence. Universiti Utara Malaysia..

Shima, KM., Yang, DC., 2012. Factors Affecting the Adoption of IFRS.
International Journal of Business, 17(3), 1083-4346

Trần Thị Cẩm Thanh, Hà Xuân Thạch, Lê Trần Hạnh Phương, Nguyễn Ngọc Tiến
(2019). Factors affecting IFRS adoption in listed companies: Evidence from
Vietnam. University of Economics Ho Chi Minh City.
86

PHỤ LỤC
Phụ lục: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức

Phần giới thiệu:

Anh (chị) vui lòng cho biết vị trí công việc hiện tại:

• Kế toán viên

• Kế toán tổng hợp

• Phó phòng kế toán

• Kế toán trưởng

Số năm kinh nghiệm làm việc của anh (chị):

• Dưới 3 năm

• 3-5 năm

• 5-10 năm

• Trên 10 năm

Quy mô doanh nghiệp của anh/chị (theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của
Chính phủ):

• Vừa và nhỏ (doanh thu dưới 200 tỷ đồng/năm, số lao động dưới 200 người)

• Lớn (doanh thu từ 200 tỷ đồng/năm trở lên, số lao động từ 200 người trở lên)

Cách thức doanh nghiệp thực hiện hoạt động kiểm toán:

• Có kiểm toán với công ty Big4

• Không kiểm toán với công ty Big4

Anh(chị) biết về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS thông qua (được
lựa chọn nhiều đáp án):

▪ Tự tìm hiểu qua Internet

▪ Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, khóa học của các tổ chức tư nhân
87

▪ Trường đại học

▪ Đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

▪ Các khóa đào tạo, bồi dưỡng của các tổ chức nghề nghiệp

Phần 2: Đánh giá

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu sau dựa trên đặc
điểm của doanh nghiệp của anh/chị cũng như quan điểm của anh/chị liên quan đến
việc áp dụng IFRS tại doanh nghiệp Việt Nam, theo thứ tự từ 1 đến 5 với mức đồng
ý tăng dần:

Hoàn Không Trung Đồng Hoàn


toàn đồng ý lập ý toàn
không đồng ý
đồng ý

(1) (2) (3) (4) (5)

Hội nhập kinh tế quốc tế

Doanh nghiệp dễ dàng thu hút


vốn đầu tư nước ngoài nếu
chuyển đổi và vận dụng IFRS

Doanh nghiệp sẽ tăng chất lượng


thông tin trên báo cáo tài chính
khi chuyển đổi và vận dụng IFRS

Doanh nghiệp sẽ tăng cạnh tranh


trong thương mại quốc tế khi
chuyển đổi và vận dụng IFRS

Việc chuyển đổi BCTC theo


IFRS là cần thiết để xác định giá
trị tài chính của doanh nghiệp
tăng tính mua bán sáp nhập đối
88

với hoạt động tài chính quốc tế

Ngành kinh doanh

Đa phần doanh nghiệp thuộc


nhóm ngành sản xuất, công
nghiệp chế tạo đã áp dụng IFRS

Doanh nghiệp cảm thấy cần áp


dụng IFRS do áp lực cạnh tranh
với các doanh nghiệp cùng ngành

Doanh nghiệp cảm thấy cần áp


dụng IFRS do nhu cầu đồng nhất
với các doanh nghiệp cùng ngành

Hệ thống pháp luật về kế toán

Các quy định về thuế theo pháp


luật thuế của Việt Nam gây khó
khăn trong việc chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS

Cách thức quy định chi tiết, yêu


cầu tuân thủ mang tính luật định
(code law) của chế độ kế toán
Việt Nam từ trước đến nay có
ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong
chuyển đổi BCTC từ VAS sang
IFRS

Việt Nam còn thiếu các văn bản


để hướng dẫn áp dụng IFRS

Có nhiều sự khác biệt giữa quy


định pháp luật của Việt Nam liên
89

quan đến kế toán với nguyên tắc


kế toán theo IFRS

Thái độ của nhà quản lý

Nhà quản lý của doanh nghiệp


anh(chị) quan tâm quan tâm đến
chất lượng hoạt động kế toán

Nhà quản lý của doanh nghiệp


anh(chị) ủng hộ việc áp dụng
IFRS trong trình bày báo cáo tài
chính

Nhà quản lý của doanh nghiệp


anh(chị) quan tâm đến việc bồi
dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho
nhân viên kế toán

Nhà quản lý của doanh nghiệp


anh(chị) sẵn sàng đầu tư tài
chính cho việc áp dụng IFRS

Trình độ của nhân viên kế toán

Nhân viên kế toán tại doanh


nghiệp anh(chị) được đào tạo bài
bản và có kiến thức chuyên sâu
về bản chất kế toán

Nhân viên kế toán tại doanh


nghiệp anh(chị) đủ trình độ để
hiểu và áp dụng IFRS

Nhân viên kế toán tại doanh


nghiệp anh(chị)có thể dễ dàng
90

tìm hiểu kiến thức về IFRS

Nhân viên kế toán tại doanh


nghiệp anh(chị) có trình độ ngoại
ngữ tốt để đọc và hiểu tài liệu về
IFRS

Áp dụng IFRS

Việc áp dụng IFRS là cần thiết


cho doanh nghiệp anh(chị)

Việc áp dụng IFRS là phù hợp


với doanh nghiệp anh(chị)

Việc áp dụng IFRS nên được


thực hiện tại doanh nghiệp
anh(chị) càng sớm càng tốt
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101

You might also like