You are on page 1of 204

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


-------- --------

NGUYỄN NGỌC LAN

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG GIÁ TRỊ


HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH)


Mã số: 62340301

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Đức Bình


2. PGS. TS Phạm Đức Cường

HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết
bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2017


Giáo viên hướng dẫn 1 Tác giả luận án

PGS.TS Phạm Đức Bình Nguyễn Ngọc Lan

Giáo viên hướng dẫn 2

PGS.TS Phạm Đức Cường


LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu bền bỉ,
nghiêm túc của tác giả sau hơn bốn năm học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ cả về vật
chất và tinh thần, những lời động viên vô cùng đáng quí của gia đình, bạn bè, cơ quan.
Trước hết, tác giả xin chân thành cám ơn các thầy cô Viện Kế toán-Kiểm toán
trường Đại học Kinh tế quốc dân, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã luôn nhiệt
tình cung cấp cho tôi tài liệu chuyên môn bổ ích cũng như các ý kiến đóng góp vô
cùng quí giá để tôi hoàn thành Luận án này. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn hai thầy giáo
hướng dẫn là PGS.TS Phạm Đức Bình và PGS.TS Phạm Đức Cường đã giúp tôi có
định hướng nghiên cứu rõ ràng và tư duy khoa học vững vàng trong suốt thời gian
thực hiện luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn các doanh nghiệp, các cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi có được những dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của Luận án.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến các cán bộ Viện Đào tạo Sau
đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn tận tình hỗ trợ các nghiên cứu sinh
chúng tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận án.

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2017


Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Lan


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1 Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................... 1
2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
5 Điểm mới của luận án.......................................................................................... 4
6 Kết cấu luận án .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 6
1.1 Giá trị hợp lý trong kế toán ............................................................................. 6
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý ............................................... 6
1.1.2 Nội dung giá trị hợp lý ................................................................................. 9
1.2 Áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán ............................................................. 18
1.2.1 Sự cần thiết áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán ......................................... 18
1.2.2 Áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế....................... 25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán
tại các doanh nghiệp ............................................................................................. 34
1.3.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp .......... 34
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp ... 35
1.4 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý và mối quan hệ giữa nhận
thức và sự ủng hộ áp dụng tại các doanh nghiệp ................................................ 41
1.4.1 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý ........................................... 41
1.4.2 Cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa nhận thức và sự ủng hộ áp dụng giá
trị hợp lý tại các doanh nghiệp ............................................................................ 44
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 48
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................... 49
2.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp và
nhân tố ảnh hưởng ............................................................................................... 49
2.1.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp .......... 49
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp ... 51
2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................................... 60
2.2.1 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp trên thế giới ............. 60
2.2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam......... 70
2.3 Một số nhận xét về các nghiên cứu ................................................................ 73
2.4 Khoảng trống nghiên cứu............................................................................... 74
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 76
3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 76
3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 78
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 78
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 87
3.3 Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 93
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................... 93
3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ bộ (Khảo sát thử) ........................................................ 93
3.3.3 Thu thập dữ liệu chính thức ........................................................................ 94
3.4 Xử lý số liệu..................................................................................................... 96
3.4.1 Làm sạch dữ liệu ........................................................................................ 96
3.4.2 Thống kê mô tả cho biến phụ thuộc ............................................................ 97
3.4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................. 97
3.4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA). ............................................................ 97
3.4.5 Phân tích tương quan và kết luận mô hình chính thức................................. 98
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 101
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 102
4.1 Kết quả thống kê mô tả về sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại
các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................... 102
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 102
4.2.1 Nhân tố nhận thức lợi ích khi áp dụng giá trị hợp lý ................................. 102
4.2.2 Nhân tố nhận thức bất lợi khi áp dụng giá trị hợp lý ................................. 104
4.2.3 Nhân tố nhận thức thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý ........................... 105
4.2.4 Nhân tố nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế............................................. 107
4.2.5 Nhân tố nhận thức áp lực thể chế qui phạm .............................................. 108
4.2.6 Nhân tố nhận thức cơ chế bắt chước ......................................................... 108
4.2.7 Nhận xét chung kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ............................... 109
4.3 Phân tích nhân tố .......................................................................................... 110
4.3.1 Kết quả kiểm định .................................................................................... 110
4.3.2 Kết quả hội tụ của các biến quan sát ......................................................... 110
4.3.3 Kết quả thống kê mô tả về các nhân tố ..................................................... 116
4.3.4 Nhận xét chung kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................ 123
4.4 Phân tích tương quan ................................................................................... 124
4.4.1 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến và phân tích hồi quy Binary Logistic .... 125
4.4.2 Nhận xét chung kết quả phân tích tương quan và kết luận về các giả thuyết
nghiên cứu ........................................................................................................ 127
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 130
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 137
CHƯƠNG 5 CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................ 138
5.1 Một số khuyến nghị ...................................................................................... 138
5.1.1 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................. 138
5.1.2 Khuyến nghị với các công ty kiểm toán .................................................... 148
5.1.3 Khuyến nghị với Hội nghề nghiệp ............................................................ 149
5.1.4 Khuyến nghị với các trường đại học và giới học thuật nghiên cứu ............ 153
5.1.5 Khuyến nghị với doanh nghiệp ................................................................. 155
5.2 Đóng góp của luận án ................................................................................... 156
5.2.1 Đóng góp về mặt lý luận .......................................................................... 156
5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................... 157
5.3 Những hạn chế của luận án .......................................................................... 157
5.4 Một số gợi ý nghiên cứu trong tương lai...................................................... 158
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 162
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 176
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Ý nghĩa


Association of Chartered Certified Accountants-Hiệp hội kế toán
1 ACCA
công chứng Anh quốc
2 ASB Accounting Standards Board- Hội đồng chuẩn mực kế toán
3 ASC Accounting Standards Committee-Uỷ ban chuẩn mực kế toán
4 BCTC Báo cáo tài chính
5 CMKT Chuẩn mực kế toán
6 DN Doanh nghiệp
7 EFA Exploratory Factor Analysis-Phân tích nhân tố khám phá
Financial Accounting Standards Board- Hội đồng Chuẩn mực Kế
8 FASB
toán Tài chính Mỹ
9 GTHL Giá trị hợp lý
10 IAS International Accounting Standards-Chuẩn mực kế toán quốc tế
International Accounting Standards Board-Hội đồng Chuẩn mực
11 IASB
kế toán quốc tế
International Accounting Standards Committee-Ủy ban Chuẩn
12 IASC
mực Kế toán Quốc tế
International Financial Reporting Standards-Chuẩn mực Báo cáo
13 IFRS/IFRSs
Tài chính Quốc tế/Hệ thống Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
14 NIA New Institutionnal Accounting-Lý thuyết thể chế mới
US Securities and Exchange Commission-Ủy ban chứng khoán
15 SEC
Hoa Kỳ
Statistical Package for the Social Sciences-Phần mềm máy tính
16 SPSS
phục vụ công tác phân tích thống kê
TSCD Tài sản cố định
17 TPB Theory of Planned Behavior-Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Generally Accepted Accounting Principles-Nguyên tắc kế toán
18 US-GAAP
được thừa nhận của Mỹ
Vietnam Association of Accountantsand Auditors-Hội Kế
19 VAA
toán và Kiểm toán Việt Nam
20 VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Khái quát các đặc điểm cơ bản về GTHL .................................................... 14
Bảng 1.2: Tỷ lệ áp dụng IFRS trong mỗi khu vực tại hồ sơ 149 quốc gia ................... 23
Bảng 1.3: Các IAS/IFRS có yêu cầu áp dụng GTHL.................................................. 27
Bảng 1.4: Các chuẩn mực yêu cầu tham chiếu đến một chuẩn mực khác ................... 29
Bảng 3.1: Thang đo nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” .......................... 82
Bảng 3.2: Thang đo nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL” .......................... 83
Bảng 3.3: Thang đo nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” .................... 83
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” ............................ 84
Bảng 3.5: Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế qui phạm” ............................. 85
Bảng 3.6: Thang đo nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” ........................................ 85
Bảng 4.1: Sự ủng hộ áp dụng GTHL ........................................................................ 102
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” ............ 103
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” sau khi loại LI7 103
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL” ............ 104
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL” sau khi
loại BL5................................................................................................................... 105
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” ...... 105
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” sau khi
loại TT4, TT12 và TT15 .......................................................................................... 106
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” .............. 107
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” sau khi loại CC9 107
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế qui phạm” .............. 108
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” ........................ 108
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” sau khi loại BC5 .... 109
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ...................................... 109
Bảng 4.14: Bảng hội tụ của các biến quan sát theo nhân tố ...................................... 110
Bảng 4.15: Bảng ký hiệu, thành phần và đặt tên các nhân tố .................................... 112
Bảng 4.16: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................. 125
Bảng 4.17: Bảng kết luận về các giả thuyết được xây dựng lần 2 ............................. 128
Bảng 4.18: Bảng thứ tự theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ............................. 130
Bảng 3.8: Số lượng các công ty có số vốn từ 120 tỷ trở lên và tỷ trọng vốn trong tổng thể .. 194
Bảng 3.9: Số lượng Phiếu khảo sát thu về theo đối tượng và ngành nghề ................. 194
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các cấp độ xác định GTHL ........................................................................ 15


Hình 1.2: Sự ủng hộ áp dụng GTHL theo các nhóm đối tượng ................................... 34
Hình 1.3: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của DN ......... 36
Hình 1.4: Các nhân tố thuộc nhận thức ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL ..... 37
Hình 1.5: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) ................................ 46
Hình 2.1: Lựa chọn áp dụng mô hình định giá cho các khoản mục tài sản phi tài chính
dài hạn tại Anh, Đức và theo IFRS............................................................................. 61
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 76
Hình 3.2 Quá trình xây dựng các mô hình nghiên cứu của Luận án............................ 78
Hình 3.3: Các nhân tố của nghiên cứu gắn với các thành phần của mô hình TPB ....... 80
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu cơ bản về các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam .................. 80
Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 .............................................................. 86
Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 .............................................................. 87
Hình 3.7: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 1 ..................................................... 91
Hình 3.8: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2 ..................................................... 92
Hình 3.9: Các công đoạn của việc thu thập dữ liệu chính thức ................................... 94
Hình 4.1: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIA - Nhận thức lợi
ích nâng cao chất lượng BCTC ................................................................................ 117
Hình 4.2: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIB – Nhận thức lợi
ích tác động tích cực với công tác quản lý................................................................ 117
Hình 4.3: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIC – Nhận thức lợi
ích tạo độ tin cậy để huy động vốn ........................................................................... 118
Hình 4.4: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LID – Nhận thức lợi
ích hợp pháp quốc tế ................................................................................................ 118
Hình 4.5: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLA – Nhận thức
hậu quả tiêu cực khi áp dụng.................................................................................... 119
Hình 4.6: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLB – Nhận thức
đặc tính bất lợi khi áp dụng ...................................................................................... 119
Hình 4.7: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTA – Nhận thức
thách thức về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh ....................................... 120
Hình 4.8: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTB – Nhận thức
thách thức về sự phức tạp và tốn kém khi áp dụng ................................................... 120
Hình 4.9: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố CCA – Nhận thức áp
lực thể chế cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế ................................................ 121
Hình 4.10: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố QPA – Nhận thức
áp lực tuân thủ yêu cầu của các Công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước ............. 122
Hình 4.11: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BC – Nhận thức cơ
chế bắt chước........................................................................................................... 122
Hình 4.12: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam ........................................................................................ 127
1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài


Hệ thống Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), trong đó có chuẩn
mực về giá trị hợp lý (GTHL) được xây dựng dưới một cơ chế tổ chức, quản lý và
giám sát minh bạch. Điều này được thể hiện qua các tài liệu được công bố công khai
bao gồm: Hiến chương của IFRS; Sổ tay quy trình soạn thảo IFRS và Khuôn khổ
mang tính chất nguyên tắc của việc lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC). BCTC
lập theo IFRS chứa đựng thông tin có chất lượng cao, minh bạch và so sánh được, tạo
ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận với nguồn vốn quốc tế với chi phí hợp
lý. IFRS là ngôn ngữ được các nhà đầu tư quốc tế hiểu và chấp nhận.
IFRS là bộ chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Theo
thống kê của Tổ chức Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS Foundation) thực hiện đối
với 149 quốc gia đến tháng 12 năm 2016: 125 quốc gia áp dụng IFRS bắt buộc với tất
cả các đơn vị có lợi ích công chúng; 13 quốc gia áp dụng IFRS với một số đơn vị có
lợi ích công chúng và chỉ có 11 quốc gia không yêu cầu hay cho phép áp dụng IFRS
với các đơn vị có lợi ích công chúng (IFRS Foundation, 2016). Quá trình hội tụ kế
toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như
các quốc gia trên thế giới, hội tụ kế toán quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan và một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy của xu hướng
hội tụ kế toán quốc tế nói chung hay việc áp dụng IFRS nói riêng.
Giới khoa học trong lĩnh vực kế toán cho rằng nói đến IFRS là nói đến “một
khuôn khổ kế toán dựa trên GTHL” (FitchRaitings, 2005) và “BCTC lập theo IFRS
chủ yếu liên quan đến việc đo lường tài sản và nợ phải trả ở bảng cân đối kế toán theo
GTHL” (Ernst & Young, 2005). GTHL được Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) qui định
trong các CMKT quốc tế, song, trước đây, các yêu cầu về xác định GTHL cũng như
trình bày thông tin về GTHL chưa nhất quán. Bởi vậy, đến tháng 5/2011, IASB chính
thức ban hành IFRS 13 – Đo lường GTHL (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 hoặc sớm
hơn do các DN lựa chọn). IFRS số 13 được ban hành là kết quả hợp tác giữa IASB và
FASB trong việc xây dựng các yêu cầu về xác định và trình bày GTHL, phù hợp với
IFRS và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Hoa Kỳ (US GAAP). IFRS
13 được ban hành để áp dụng thống nhất định nghĩa GTHL, đây là một chuẩn mực độc
lập để hướng dẫn cách xác định GTHL và yêu cầu thuyết minh BCTC về GTHL. Theo
đó, việc xác định và thuyết minh GTHL khi lập và trình bày BCTC theo IFRS 13 sẽ
giảm thiểu độ phức tạp trong việc áp dụng GTHL, đồng thời đảm bảo việc nhất quán
2

trong thực hiện các CMKT có nội dung liên quan về GTHL. Đây là một tiền đề quan
trọng cho các nước đã, đang và sẽ áp dụng IFRS tham khảo để áp dụng GTHL trong
công tác kế toán. Ở Việt Nam, giá gốc được qui định là một nguyên tắc cơ bản của kế
toán Việt Nam, vai trò của GTHL đã được đề cập đến từ hơn mười năm nay nhưng còn
nhiều hạn chế và khác biệt với thông lệ, chuẩn mực quốc tế (Dương thị Thảo, 2012).
Bởi vậy, một rào cản của quá trình hội tụ với IFRS ở Việt Nam là việc áp dụng GTHL.
Hai mươi sáu CMKT của Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành theo năm đợt
từ năm 2001 đến năm 2005 là chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế tại Việt
Nam, cũng như chưa phù hợp với CMKT quốc tế, mà trong đó có nguyên nhân quan
trọng là chưa có các qui định về GTHL. Sở dĩ như vậy là do Luật kế toán của Việt
Nam ban hành năm 2003 chưa có qui định về GTHL mà chỉ có nguyên tắc giá gốc áp
dụng cho việc ghi nhận tài sản (Hà Thị Ngọc Hà, 2016). Song, với Luật kế toán sửa
đổi, bổ sung số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/ 2015 (sau đây gọi là Luật
kế toán năm 2015), trong đó một trong các nội dung quan trọng được bổ sung đó là
qui định các nguyên tắc kế toán liên quan đến GTHL. Các qui định về GTHL được đề
cập trong 3 Điều là Điều số 3, số 6 và Điều số 28 trong Luật kế toán năm 2015. GTHL
là vấn đề quá phức tạp nên phải qui định trong văn bản pháp luật cao nhất về kế toán,
từ đó tạo ra tiền đề pháp lý cho việc áp dụng GTHL trong kế toán. Ngoài ra, trong
nguyên tắc kế toán cũng qui định rõ: tài sản không được ghi cao hơn giá trị có thể thu
hồi; nợ phải trả không được ghi thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán; Giá trị có thể thu
hồi (recoverable amount) là giá cao hơn giữa GTHL và giá trị sử dụng (value in use).
Như vậy, để thực hiện được nguyên tắc kế toán trên, cần thiết phải xác định được
GTHL của tài sản.
Để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL cũng như áp dụng IFRS ở Việt Nam, điều
quan trọng đặt ra là cần phải có sự nhận thức và vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa
phương trong cả nước, cũng như rất cần có sự ủng hộ của các DN để một mặt tạo dựng
khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng, một mặt có thể triển khai thực hiện các qui định
liên quan đến GTHL một cách có hiệu quả.
Đối với các DN nói chung hay DN Việt Nam nói riêng, sự ủng hộ áp dụng
GTHL như thế nào về cơ bản sẽ dựa trên sự nhận thức, cân nhắc của DN giữa lợi ích
và bất lợi khi áp dụng, cũng như những nhận thức về xu hướng hội tụ kế toán quốc tế
trên thế giới, về áp lực thể chế, áp lực tuân thủ các qui phạm và những thách thức khi
áp dụng. Sự nhận thức, cảm nhận này ở môi trường Việt Nam, DN Việt Nam có thể
sẽ không tương đồng với các kết luận rút ra từ các nghiên cứu trên thế giới. Nhận
3

thức của các DN Việt Nam về GTHL là như thế nào, ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp
dụng của các DN ra sao, là những vấn đề cần được nghiên cứu, để qua đó, tìm ra
những giải pháp nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong
kế toán ở Việt Nam.
Trước những đòi hỏi đó, tác giả Luận án đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp
dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các DN Việt Nam” với việc tìm hiểu các nhân tố
thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng như thế nào đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua
kết quả nghiên cứu, Luận án sẽ đưa ra những khuyến nghị, đề xuất với các cơ quan
quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các DN … thực hiện các công việc
theo lộ trình phù hợp để tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong
kế toán tại các DN Việt Nam, hướng tới hội tụ kế toán quốc tế.

2 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu nhận thức của các DN ảnh hưởng
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, qua đó đưa ra các
khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng và kiểm định các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Thứ ba, đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc
áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.

3 Câu hỏi nghiên cứu


- Câu hỏi 1: Những nhân tố nào thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam?
- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc nhận thức của các DN
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam như thế nào?
- Câu hỏi 3: Các DN, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và Hiệp hội
cần làm gì để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam?
4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc nhận thức
của DN đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu

+ Nội dung: Chỉ nghiên cứu các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam. Các nhân tố là các nhân tố
chính thuộc về sự nhận thức, cảm nhận, đánh giá của các DN Việt Nam. Các DN ở
đây là DN của Việt Nam, không bao gồm các DN nước ngoài ở Việt Nam. Việc
nghiên cứu áp dụng GTHL thuộc kế toán tài chính, không nghiên cứu cho kế toán
quản trị.
+ Đối tượng khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát tại các DN có lợi ích công
chúng gồm các công ty đại chúng niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và các công ty đại chúng chưa niêm
yết. Việc khảo sát được tiến hành với các DN có quy mô lớn (với số vốn từ 120 tỷ trở
lên), là những DN có thể làm đại diện cho tổng thể trên phương diện vốn (với số vốn
chiếm tỷ trọng gần 90% của tổng thể). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua
khảo sát quan điểm của: nhà quản lý DN, giám đốc tài chính, người quản lý tài chính,
kế toán trưởng, trưởng phòng Tài chính Kế toán, người phụ trách kế toán ...(những
người đại diện cho DN trên góc độ là đối tượng lập Báo cáo tài chính).
+ Thời gian khảo sát: Luận án đã thực hiện điều tra, khảo sát thử trong khoảng
thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2016 và khảo sát chính thức trong tháng 9, 10
năm 2016, thông qua bảng hỏi đối với người trả lời khảo sát.

5 Điểm mới của luận án


Nghiên cứu này được thực hiện có những đóng góp mới sau:
(i) Tổng hợp sự đánh giá của các DN Việt Nam về những lợi ích, bất lợi, thách
thức khi áp dụng GTHL cũng như những nhân tố thuộc về áp lực từ các tổ chức quốc
tế, áp lực tuân thủ yêu cầu từ các công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước và cơ chế
bắt chước đối với việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
(ii) Hệ thống hoá và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về nhận
thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
Việt Nam, qua đó đề xuất với các cơ quan quản lý N, các nhà hoạch định chính
sách, các DN … thực hiện các công việc theo lộ trình phù hợp tăng cường áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, hướng tới hội tụ kế toán quốc tế.
5

6 Kết cấu luận án


Nghiên cứu này được thiết kế theo cấu trúc gồm 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Các khuyến nghị và kết luận
6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giá trị hợp lý trong kế toán
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý
Thuật ngữ “Giá trị hợp lý” trong kế toán là một cơ sở đo lường ngày càng được
sử dụng phổ biến trong kế toán tại các quốc gia. Richard (2005) nghiên cứu về lịch sử
của GTHL, theo cách tiếp cận mang tính phát triển, chỉ ra có 3 giai đoạn trong việc sử
dụng GTHL. Đầu tiên là giai đoạn “tĩnh” ở thế kỷ 19, thời điểm giá thị trường là
phương pháp tiếp cận phổ biến để đánh giá bảng cân đối kế toán. Hai là, giai đoạn
“động” ở thế kỷ 20, dựa vào kế toán giá gốc (historic cost accounting-giá gốc) và
nguyên tắc hoạt động liên tục, cho phép ghi giảm tài sản, và trả tiền thường xuyên hơn
của cổ tức. Ba là, giai đoạn “hướng về phía trước” bắt đầu với việc áp dụng IFRSs từ
năm 2005, dựa vào sự kết hợp giữa kế toán GTHL (FVA – fair value accounting) và
giá trị sử dụng (value in use).
Omiros và Lisa (2011) cho rằng lịch sử của nền tảng kế toán phù hợp với
BCTC, và những nỗ lực để đạt được tính hợp pháp đối với bất kỳ cơ sở nào, được giải
quyết qua ba giai đoạn xác định. Giai đoạn đầu tiên, trong vòng từ 1850-1970, bao
gồm sự phát triển của BCTC được chuẩn hóa để sử dụng bên ngoài vào các đơn vị
thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ công cộng, và kết thúc với việc các
Hội đồng Chuẩn mực kế toán đã được thành lập ở Anh và Mỹ. Từ 1970-1990 là giai
đoạn mà trong đó các khái niệm lý thuyết của BCTC đã được kiểm tra thông qua việc
thiết lập tiêu chuẩn, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề của việc sử dụng giá trị hiện
tại đối ngược với chi phí giá gốc. Giai đoạn cuối cùng, 1990-2005, là việc hợp nhất
của công việc của IASC và khung khái niệm của nó, và tính cấp bách của việc thiết lập
các tiêu chuẩn để giải quyết vụ mua lại, sáp nhập và các công cụ tài chính.
Qua các nghiên cứu, có thể sơ lược về lịch sử của GTHL qua các giai đoạn như sau:
(i) Giai đoạn 1850 – 1970
Hoạt động kế toán chuyển đổi mạnh từ mục tiêu ghi chép thông tin sang lập báo
cáo kế toán. Các tập đoàn lớn có nhu cầu thu hút vốn rất cao từ các nhà tài trợ bên
ngoài, khiến dữ liệu tài chính được đòi hỏi tính minh bạch cao. Trọng tâm của kế toán
thời kỳ này là làm thế nào để đánh giá tài sản và xác định thu nhập từ chúng. Tài sản
được đánh giá lại vào cuối mỗi kỳ kế toán và lợi nhuận được xác định là chênh lệch
của giá trị tài sản giữa hai thời điểm. (Edwards, 1989).
7

Ở giai đoạn này, công chúng đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của công ty,
đòi hỏi tính đầy đủ và hợp lý của thông tin kế toán, pháp luật trở nên thiết yếu. Đạo
Luật công ty cổ phần ở Anh năm 1844, 1856 yêu cầu định giá tài sản theo giá cập nhật.
BCTC của ngành ngân hàng và hầu hết các DN ngoài quốc doanh đều sử dụng giá trị
thị trường (Brief, 1966).
Tuy nhiên, trong thời gian này, chưa có tiêu chuẩn định giá trong các BCTC. Mặc
dù công ty luật của Anh đã cung cấp một mẫu tiêu chuẩn của tài khoản cho một số DN nhất
định, và yêu cầu các tài khoản được kiểm toán (thông qua Đạo luật năm 1868), nhưng nó đã
không diễn giải chi tiết các quy tắc đánh giá và đo lường. (Omiros và Lisa, 2011).
Năm 1898, ở Mỹ, thuật ngữ “Giá trị hợp lý” lần đầu tiên được sử dụng, khi
được nói đến trong các tài liệu về quy định cho các ngành công nghiệp được quyền
kiếm “lợi nhuận hợp lý” trên "GTHL" của DN. (Omiros & Lisa, 2011). Trong những
năm 1920-1930, GTHL được hiểu là chi phí tái tạo tài sản của công ty. Tuy nhiên,
chưa có một định nghĩa thống nhất chung về giá trị thị trường (Omiros & Lisa, 2011).
(ii) Giai đoạn 1970-1990
Đây là giai đoạn mà sự xuất hiện của GTHL trong thời đại của sự phát triển các
qui định và khái niệm.
Năm 1973, ở Mỹ, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) được thành lập,
đã chú trọng nhiều hơn vào các dòng tiền trong tương lai và FASB đã đề cập đến các loại
giá khác nhau như: giá gốc, giá bán, chi phí thay thế…, làm cơ sở định giá. Năm 1979 với
“Chuẩn mực kế toán SFAS 33” yêu cầu dữ liệu về chi phí hiện tại và giá trị có tính cả lạm
phát. Khái niệm chi phí hiện tại dựa trên chi phí thay thế của tài sản thực được sử dụng.
Khái niệm này được điều chỉnh thành giá trị công ty bằng cách áp dụng “giá trị có thể thu
hồi – recoverable amount” khi nó nhỏ hơn chi phí thay thế.
Khủng hoảng tín dụng cuối thập niên 80 đã có ảnh hưởng lớn tới sự thay thế giá
gốc ở Mỹ là. Ủy ban Chứng khoán Hoa kỳ (SEC) yêu cầu FASB nên ủng hộ việc sử dụng
giá trị thị trường cho một số chứng khoán nợ và tài sản của một số định chế tài chính.
Năm 1988, ở Anh, Viện kế toán viên công chứng của Scotland (ICAS) đã ủy
thác cho hội đồng nghiên cứu để xem xét các báo cáo DN ở một số công ty lớn của
Anh. Nhà chức trách đặt mục đích tái cơ cấu báo cáo DN. Việc sử dụng “giá trị thuần
có thể thực hiện được” được ủng hộ.
Uỷ ban CMKT quốc tế (IASC), được thành lập năm 1973, sau được đổi thành
Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) vào năm 2001, cơ quan soạn thảo ra những tiêu
8

chuẩn quốc tế cho lĩnh vực kế toán, đã đề cập đến GTHL trong nhiều chuẩn mực kế
toán như: IAS 16-Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, IAS 17-Thuê tài sản, IAS 18-Doanh
thu, IAS 22-Hợp nhất kinh doanh... Trong những năm 1980, giá trị thị trường được sử
dụng như một phần của một hệ thống đo lường hỗn hợp. Tiếp đó, sự phổ biến của các
công cụ phái sinh từ cuối thập niên 80 đã mang lại động lực cho các nhà thiết lập
chuẩn mực để phát triển IAS 39-Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị. Sự
phát triển của IAS 39 đã củng cố những nguyên tắc của IASB về GTHL, vì GTHL cho
tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính mang lại nhiều thông tin phù hợp và có thể
hiểu được hơn là phương pháp tính toán dựa vào chi phí. Song không phải IFRS yêu
cầu tất cả tài sản và nợ phải được tính bằng GTHL. Cũng không phải IFRS yêu cầu tất
cả các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được tính bằng GTHL.
(iii) Giai đoạn 1990-2005
Sử dụng GTHL được phát triển đáng kể trong thời kỳ này ở Mỹ và ở hệ thống
chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực hợp nhất kinh doanh. IASB và FASB đã làm việc
với nhau để thay đổi IFRS 3-Hợp nhất kinh doanh bằng cách nhìn rộng rãi hơn về kế
toán hợp nhất kinh doanh và sử dụng giá thị trường. IAS 39 cũng đã được các nhà thiết
lập chuẩn mực nghiên cứu phát triển bởi sự phổ biến của các công cụ phái sinh từ cuối
thập niên 80. Uỷ ban Châu Âu (EU) đã có các qui định về dự phòng liên quan tới
GTHL và một số dự phòng khác có liên quan để đơn giản bớt sự quá phức tạp trong
IAS 39-Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị. Với IAS 40-Bất động sản đầu
tư (áp dụng GTHL cho bất động sản đầu tư và áp dụng GTHL vào tài sản phi tài
chính) và IAS 41 –Nông nghiệp (yêu cầu mô hình GTHL được thực hiện bởi tất cả các
DN có hoạt động nông nghiệp)- cả hai đều được ban hành năm 2000 cho thấy IASC
/IASB đã dần thực hiện các mô hình GTHL (Barlev & Haddad, 2003).
Vào năm 2005, EU chấp nhận IFRS, đây là kết quả của việc vận động hành
lang của các Tổ chức Giám sát ngân hàng và Chính phủ Pháp. Đồng thời EU đã ban
hành các qui định bổ sung, sửa đổi một số chuẩn mực. Trong các chuẩn mực này, các
DN có sự lựa chọn việc lập BCTC các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính theo
GTHL với thay đổi giá trị được ghi nhận vào báo cáo lỗ hoặc lãi.
(iv) Giai đoạn 2005 đến nay
Năm 2005, IASB coi GTHL như là phương pháp đo lường hợp lý nhất. Tuy
nhiên, IASB không thể áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt về việc áp dụng không đúng
IFRS. Tuy nhiên, các nguyên tắc của GTHL đã được hợp pháp hóa đến một mức độ
nhất định (Henry, 2009). Tại năm 2005, một khảo sát về chuẩn mực GTHL của IASB
9

đã thống kê có 17 chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu áp dụng GTHL trong một số
trường hợp cụ thể, 8 chuẩn mực yêu cầu GTHL thông qua tham chiếu đến một chuẩn
mực khác và 13 chuẩn mực không yêu cầu áp dụng GTHL (Omiros & Lisa, 2011).
Năm 2006, FASB ban hành SFAS số 157 đưa ra những khái niệm và khuôn khổ
áp dụng GTHL trong kế toán. Trong đó FASB định nghĩa: “Giá trị hợp lý là giá mà có
thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc có thể được thanh toán khi chuyển giao một
khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình thường giữa những người tham gia trên thị
trường tại ngày định giá”. FASB cũng đưa ra một hệ thống thang áp dụng GTHL trong đó
có ba cấp độ theo mức độ thông tin sẵn có để xác định giá trị. Từ năm 2006, IASB và
FASB đã làm việc với nhau để xem xét các nội dung khác biệt giữa CMKT quốc tế và
CMKT tài chính của Hoa Kỳ. IASB và FASB đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ nghiên
cứu, xây dựng để ban hành một bộ các CMKT quốc tế chung có chất lượng cao trên toàn
cầu, trong đó có GTHL.
Tháng 5/2009, IASB công bố Dự thảo Chuẩn mực về đo lường GTHL. GTHL
trong dự thảo này tương tự như định nghĩa GTHL được đưa ra trong SFAS số 157 Đo
lường GTHL của Hội đồng CMKT tài chính của Hoa Kỳ (FASB) ban hành năm 2006.
Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 về GTHL và tháng 5/2011, IASB phát
hành IFRS 13-Đo lường GTHL (Fair Value Measurement) (có hiệu lực từ 01/01/2015
hoặc sớm hơn do các nước lựa chọn). Chuẩn mực này đã đánh dấu một quan điểm
chính thức của các tổ chức ban hành CMKT về xu hướng sử dụng GTHL ngày càng
phổ biến. Đồng thời IFRS số 13 được ban hành là kết quả hợp tác giữa IASB và FASB
trong việc xây dựng để ban hành CMKT về GTHL phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
về lập và trình bày BCTC (IFRS) và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại
Hoa Kỳ (USGAAP).

1.1.2 Nội dung giá trị hợp lý


1.1.2.1 Định nghĩa giá trị hợp lý
Định nghĩa GTHL thực tế đã được đề cập đến trong các CMKT quốc tế từ rất lâu.
Chuẩn mực đầu tiên đề cập đến định nghĩa GTHL là chuẩn mực kế toán quốc tế số 16
“Bất động sản, Nhà xưởng và Máy móc thiết bị” (IAS 16), được ban hành vào năm
1982. Trong chuẩn mực này, GTHL được định nghĩa “GTHL là giá trị tài sản có thể
đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang
giá” (Nguyễn Ngọc Lan, 2013).
Định nghĩa GTHL được đề cập đến trong IAS 17 “Thuê Tài sản” cũng ban
hành năm 1982. Theo chuẩn mực kế toán này, “GTHL là giá mà có thể nhận được
10

từ việc bán một tài sản hoặc trả tiền để chuyển giao một khoản nợ trong một giao
dịch giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá" (Nguyễn Ngọc
Lan, 2013). Như vậy, IAS 17 đề cập đến GTHL của cả tài sản và nợ phải trả.
Điểm này khác với định nghĩa GTHL trong IAS 16 chỉ đề cập đến GTHL của tài
sản.
Như vậy, tại thời điểm năm 1982, IASB đã phát hành hai chuẩn mực đề cập đến
GTHL nhưng chưa có sự thống nhất giữa hai chuẩn mực về định nghĩa GTHL. Tiếp
theo đó, các định nghĩa về GTHL lại được xuất hiện trong các CMKT quốc tế khác,
song, trước khi IFRS 13 được phát hành, vẫn chưa có sự thống nhất định nghĩa về
GTHL trong các CMKT quốc tế.
Với IFRS 13, IASB đã chính thức ban hành một chuẩn mực độc lập để hướng
dẫn đo lường hay xác định GTHL, đồng thời ban hành yêu cầu về thuyết minh GTHL
trong BCTC. Chuẩn mực này áp dụng cho bất cứ chuẩn mực nào trong các IAS/IFRS
yêu cầu hoặc cho phép áp dụng GTHL hay thuyết minh về việc xác định GTHL.
Với hệ thống CMKT của Mỹ, năm 2006, FASB cũng đã phát hành chuẩn mực
riêng về GTHL - FAS 157 cũng với mục đích thống nhất cách hiểu và áp dụng GTHL
trong các CMKT cụ thể của Mỹ.
Định nghĩa GTHL trong IFRS 13 có cách tiếp cận tương tự như FAS 157.
Nguyên tắc chủ đạo của IFRS 13 cũng giống như của FAS 157 là: GTHL là mức giá
trị trên quan điểm thị trường, không phải mức giá trị đối với từng đơn vị cụ thể. IFRS
13 là kết quả hợp tác giữa IASB và FASB trong ban hành CMKT về GTHL phù hợp
với cả IFRS và US GAAP.
Các tổ chức lập qui trong lĩnh vực kế toán (các tổ chức ban hành chuẩn mực kế
toán) đã coi GTHL như một giải pháp tối ưu để đo lường và đánh giá trong kế toán.
Việc FASB và IASB đều ủng hộ và sử dụng GTHL trong các qui định về kế toán dẫn
đến các nghiên cứu về GTHL đều xoay quanh quan điểm của hai tổ chức lập qui này.
Bởi vậy, Luận án sẽ trình bày các định nghĩa về GTHL theo các nghiên cứu dựa trên
quan điểm về GTHL của IASB và FASB.
Theo Rankin và cộng sự (2012) thì “GTHL được xác định là mức giá nhận
được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả
trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá”.
Rani Devi và cộng sự (2012) định nghĩa GTHL: “GTHL là mức giá nhận được
khi bán một tài sản hay chuyển nhượng nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa
các bên tham gia thị trường tại ngày định giá”.
11

Trong ấn phẩm của KPMG (2013), KPMG đã đưa ra những câu hỏi và trả lời
nhằm trình bày, giải thích về GTHL và nêu lên những điểm khác nhau liên quan đến
GTHL giữa các CMKT của IASB và FASB. Theo KPMG, “GTHL là mức giá sẽ nhận
được khi bán một tài sản hoặc thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong
một giao dịch công bằng giữa những người tham gia thị trường vào ngày đo lường”.
KPMG nhấn mạnh những vấn đề sau trong định nghĩa GTHL: GTHL là giá đầu ra (ví
dụ như giá bán một tài sản chứ không phải giá mua tài sản đó); GTHL là một thước đo
dựa trên thị trường, chứ không phải là theo một thực thể cụ thể tham gia thị trường;
GTHL được đo theo một giao dịch giả định tại thị trường chính cho loại tài sản hay nợ
phải trả cần đo lường hoặc thị trường tối ưu nhất nếu không tồn tại thị trường chính.
Ngoài ra, KPMG (2013) cũng hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan đến các kỹ
thuật định giá và các yếu tố đầu vào của kỹ thuật định giá.

Ở Việt Nam, Vũ Hữu Đức (2010) đã trình bày định nghĩa về GTHL dựa trên
các CMKT của IASB như sau: “GTHL là giá trị mà một tài sản được trao đổi hay một
công nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong
một giao dịch bình thường”. Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức cũng trình bày định nghĩa về
GTHL theo FAS 157: “GTHL là giá có thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc có thể
được thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình
thường giữa những người tham gia trên thị trường tại ngày định giá”
Hà Thị Ngọc Hà (2016) nêu định nghĩa về GTHL theo IFRS 13: “GTHL là giá
có thể nhận được khi bán tài sản hoặc phải trả khi chuyển giao một khoản nợ phải trả
trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá
trị giao dịch”.
Nguyễn Ngọc Lan (2013) trình bày định nghĩa GTHL như sau: “GTHL là giá
có thể nhận được nếu bán một tài sản hoặc trả tiền để chuyển giao một khoản nợ trong
một giao dịch giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá".
Mai Ngọc Anh và cộng sự (2014), đã trình bày các định nghĩa về GTHL theo
các CMKT như sau:
- Định nghĩa GTHL theo FAS 157: “GTHL là mức giá có thể nhận được khi
bán một tài sản hoặc phải trả khi thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch bình
thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá”.
- Định nghĩa GTHL theo IFRS 13: “GTHL là mức giá có thể nhận được nếu
bán một tài sản hoặc phải trả nếu thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch bình
thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá”. Qua các tài liệu, các
nghiên cứu, và theo IFRS 13, tác giả Luận án đưa ra định nghĩa về GTHL theo cách
12

diễn đạt của tác giả như sau: “Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được nếu bán một tài
sản hoặc phải trả nếu chuyển giao một khoản nợ trong một giao dịch bình thường
giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường giá trị". Trong định nghĩa này, tác
giả Luận án kế thừa nội dung và các thuật ngữ đã được các nhà nghiên cứu trước sử
dụng, song, tác giả lựa chọn thuật ngữ nào dễ hiểu nhất giữa các nghiên cứu - theo
quan điểm của tác giả.
Mặc dù các cách diễn đạt có đôi chút khác nhau trong định nghĩa về GTHL
giữa FAS 157 và IFRS 13, cũng như có sự khác nhau về cách dùng từ khi trình bày,
diễn đạt định nghĩa GTHL của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, song, qua các
nghiên cứu, đều có thể nhận thấy GTHL được định nghĩa theo quan điểm của
IASB/FASB với những khía cạnh nổi bật như sau:
(i) Giá đầu ra: Quan điểm của IASB và FASB nhấn mạnh đến cách tiếp cận
theo giá đầu ra của tài sản và nợ phải trả - thể hiện trong định nghĩa GTHL - (ví dụ
như: GTHL là giá bán của tài sản chứ không phải giá mua).
(ii) Giao dịch giả định: Trong định nghĩa GTHL, giao dịch được giả định là
được thực hiện và thực hiện trong điều kiện bình thường. Điều này có nghĩa là đơn vị
không bị buộc phải thanh lý hay ép bán. Theo Mai Ngọc Anh (2014), cách tiếp cận
này cho thấy GTHL không đặt trong giả định ngừng hoạt động mà là cách hiểu khác
về giả định hoạt động liên tục.
Đây là giao dịch giả định được thực hiện tại “ngày đo lường giá trị” (theo định
nghĩa của tác giả Luận án); hay “ngày định giá” (Mai Ngọc Anh, 2014); hay tại “ngày
xác định giá trị giao dịch” (Hà Thị Ngọc Hà, 2016), mặc dù trên thực tế vào thời điểm
đó, ngày đó không xảy ra giao dịch. Định nghĩa GTHL không bao hàm ước tính giá trị
giao dịch sẽ xảy ra trong tương lai.
Giao dịch giả định được thực hiện trong điều kiện “bình thường”, không phải
giao dịch thanh lý hoặc ép bán; và để loại trừ các trường hợp không bình thường,
IASB/FASB cũng đã đưa ra các trường hợp ngoại trừ.
(iii) Các bên tham gia thị trường: mặc dù không đề cập rõ trong định nghĩa
GTHL nhưng khía cạnh này được yêu cầu bởi IASB/FASB trong nội dung chi tiết của
IFRS 13/FAS 157 và được các học giả nghiên cứu về GTHL đã chỉ rõ: các bên tham
gia thị trường cần có đầy đủ thông tin và đầy đủ hiểu biết về thị trường có liên quan
đến việc xác định giá trị giao dịch.
Các bên tham gia thị trường sẽ không nhất thiết phải xác định là các bên cụ
thể. Trên cơ sở giả định các bên tham gia thị trường sẽ hành động với lợi ích kinh
tế cao nhất có thể đạt được, đơn vị sẽ xác định các đặc điểm nhận biết các bên tham
gia thị trường nói chung, có thể giao dịch trong cùng thị trường.
13

(iv) Thị trường giao dịch: theo FASB và IASB, thị trường giao dịch trong định
nghĩa GTHL là thị trường chính cho loại tài sản hay nợ phải trả cần định giá; hoặc thị
trường tối ưu nhất nếu không tồn tại thị trường chính (Sau đây Luận án gọi chung là
“thị trường chính”).
Theo IASB/FASB, một đơn vị không nhất thiết phải tìm hiểu tất cả các thị
trường để tìm ra đâu là “thị trường chính” mà sẽ chọn thị trường thông thường hay
được đơn vị thực hiện giao dịch bán tài sản hay chuyển nợ. Nếu đã xác định được “thị
trường chính” để thực hiện giao dịch đối với tài sản hoặc nợ phải trả, GTHL được xác
định theo mức giá giao dịch tại thị trường đó (dù mức giá đó có sẵn trên thị trường để
tham chiếu hay phải ước tính sử dụng kỹ thuật định giá khác), ngay cả khi mức giá giao
dịch tại thị trường khác được coi là tối ưu hơn.
Mặc dù điều kiện là đơn vị phải tiếp cận được “thị trường chính” nhưng đơn vị
không bắt buộc phải có khả năng bán, thanh lý tài sản, chuyển trả nợ phải trả tại thời
điểm định giá để có thể xác định được GTHL trên cơ sở giá tại thị trường đó. Kể cả khi
tại thời điểm định giá không có thị trường nào có thể cung cấp thông tin về giá tham
chiếu khi đơn vị thực hiện giao dịch bán tài sản hoặc chuyển nợ thì khi xác định GTHL
có thể giả định rằng giao dịch có xảy ra xét trên cái nhìn của bên tham gia thị trường
nắm giữ tài sản hay khoản nợ phải trả đó. Việc giả định này sẽ là cở sở để ước lượng
mức giá bán tài sản hoặc chuyển nợ. Khi giá thị trường của một tài sản hay nợ phải trả
của đơn vị không quan sát được, đơn vị sẽ xác định GTHL sử dụng kỹ thuật định giá
khác có thể tối đa hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào có liên quan quan sát được và tối
thiểu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào không quan sát được.
(v) Thời điểm đo lường: được xác định tại ngày đo lường giá trị (dựa trên giao
dịch giả định cho dù trên thực tế không có giao dịch diễn ra tại thời điểm đó). GTHL
không bao hàm ước tính về giá trị giao dịch sẽ xảy ra trong tương lai.
(vi) Mức giá giao dịch: Khi định nghĩa về GTHL, cả IASB và FASB đều không
đề cập đến chi phí giao dịch. Các nhà nghiên cứu về GTHL đã giải thích rằng: chi phí
giao dịch không được tính đến trong mức giá giao dịch, vì đây là đặc điểm của giao
dịch, không phải của tài sản hay nợ phải trả, chi phí giao dịch sẽ được hạch toán theo
các chuẩn mực khác. Mặt khác, mức giá giao dịch lại được điều chỉnh bởi chi phí vận
chuyển (nếu có), bởi địa điểm có thể coi là đặc tính của tài sản (KPMG, 2013).
Qua các định nghĩa về GTHL, các khía cạnh nổi bật của việc xác định GTHL
được trình bày trong các nghiên cứu (KPMG, 2013; Mai Ngọc Anh, 2013), có thể rút
ra những đặc điểm khái quát về GTHL cũng như cách xác định GTHL theo bảng 1.1
như sau:
14

Bảng 1.1 Khái quát các đặc điểm cơ bản về GTHL


Thứ tự Các đặc điểm cơ bản
1 - Giá đầu ra (Giá bán của tài sản hoặc phải trả nếu chuyển giao một khoản nợ)
2 - Không phải giá thanh lý hoặc ép bán (Giao dịch được giả định thực hiện trong điều kiện bình
thường, đơn vị không bị buộc phải bán tài sản hoặc thanh toán khoản nợ)
3 - Đưa ra giả định về các bên tham gia thị trường (giả định có đủ thông tin, hành động với lợi ích
cao nhất)
4 - Tính đến các điều kiện của thị trường (thị trường chính hay thi trường tối ưu nhất)
5 - Được xác định tại ngày đo lường giá trị (dựa trên giao dịch giả định cho dù trên thực tế không
có giao dịch diễn ra tại thời điểm đó).
6 - Mức giá giao dịch không bao gồm chi phí giao dịch.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

1.1.2.2 Các kỹ thuật định giá


Các kỹ thuật định giá được sử dụng nhằm mục đích xác định, đo lường GTHL, ước
tính giá khi bán một tài sản hoặc khi chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao
dịch tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị theo điều kiện thị
trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được FASB và IASB sử dụng nhiều trong các chuẩn
mực là phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí và phương pháp thu nhập.
- Phương pháp giá thị trường: Giá cả thị trường có thể quan sát, kiểm chứng được
và các thông tin về các giao dịch thực tế trên thị trường sẽ được sử dụng làm cơ sở để
ước tính GTHL của một tài sản, một khoản nợ phải trả. Phương pháp này được dựa
trên tiền đề rằng một người tham gia thị trường sẽ không trả nhiều hơn chi phí để mua
một tài sản tương tự.
- Phương pháp thu nhập: GTHL của một tài sản hay một khoản nợ được xác định
bằng cách sử dụng các phương pháp kỹ thuật để quy đổi các khoản tiền trong tương lai
về giá trị hiện tại (Dòng tiền vào từ việc khai thác, sử dụng tài sản hoặc dòng tiền ra để
thanh toán nợ phải trả). Phương pháp này dựa trên tiền đề rằng một người tham gia thị
trường sẵn sàng trả giá trị hiện tại của các lợi ích sẽ thu được của một giá trị lớn hơn
trong tương lai.
- Phương pháp giá phí: GTHL của một tài sản được xác định trên cơ sở xem xét
các chi phí phải bỏ ra để có được một tài sản thay thế tương đương về năng lực sản
xuất (Dòng tiền phải chi để mua hoặc sản xuất tài sản). Phương pháp giá phí thường
không xem xét điều kiện thị trường nên thường không được tin cậy để sử dụng trong
thực tế, ngoại trừ để xác định GTHL của một phần máy móc thiết bị hoặc giá trị các
công trình xây dựng cơ bản.
15

Theo IASB và FASB, có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp nêu trên để xác
định GTHL. Kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định GTHL phải được áp dụng một
cách nhất quán. Tuy nhiên, những thay đổi trong kỹ thuật định giá sẽ được coi là hợp lý nếu
thay đổi đó giúp xác định được giá trị bằng đúng GTHL hoặc giá trị đại điện hơn.

1.1.2.3 Các yếu tố đầu vào cho các kỹ thuật định giá
IASB cũng như FASB đưa ra các nguyên tắc chung là phải sử dụng tối đa các
yếu tố đầu vào có thể quan sát được có liên quan và hạn chế sử dụng các yếu tố đầu
vào không thể quan sát được. IASB và FASB đã đưa ra một hệ thống phân cấp GTHL
gồm ba cấp đối với các yếu tố đầu vào được sử dụng cho các kỹ thuật định giá khi xác
định GTHL. Hệ thống phân cấp GTHL này đưa ra quyền ưu tiên cao nhất cho giá niêm
yết (chưa điều chỉnh) trong thị trường hoạt động đối với cùng một nhóm tài sản hoặc
nợ phải trả (các yếu tố đầu vào cấp 1) và quyền ưu tiên thấp nhất cho các yếu tố đầu
vào không thể quan sát được (các yếu tố đầu vào cấp 3).
Có thể trình bầy ba cấp độ về đầu vào để xác định GTHL theo thứ tự quyền ưu
tiên tại hình 1.1 như sau:

Cấp độ 1:
Giá niêm yết không điều chỉnh trên thị trường mua bán
tích cực cho các tài sản hoặc công cụ giống hệt

Cấp độ 2:
Đầu vào sử dụng các yếu tố khác
ngoài giá niêm yết, nhưng có thể
quan sát trên thị trường trực tiếp
hoặc gián tiếp
V
Cấp độ 3: Các thông số
đầu vào không quan sát
được trên thị trường

Hình 1.1: Các cấp độ xác định GTHL


Nguồn: Grannt Thomton, 2016
Tại hình trên thể hiện, hệ thống cấp bậc xếp hạng chất lượng và độ tin cậy của
thông tin được sử dụng để xác định GTHL với mức độ tin cậy giảm dần. Với cấp độ 1,
đầu vào là đáng tin cậy nhất và cấp độ 3, đầu vào là ít tin cậy nhất.
Với IFRS 13, 3 cấp độ xác định GTHL được giải thích như sau:
16

Yếu tố đầu vào cấp 1:


Yếu tố đầu vào cấp 1 là giá niêm yết (trước điều chỉnh) trên thị trường hoạt
động đối với các tài sản và nợ phải trả cùng loại mà DN có thể tiếp cận tại ngày
định giá.
Giá niêm yết trên thị trường hoạt động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất
về GTHL và khi xác định GTHL giá niêm yết này không được phép điều chỉnh,trừ
một số trường hợp quy định trong chuẩn mực.

Nhiều tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có yếu tố đầu vào cấp 1, trong
đó, một số tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có thể giao dịch trên nhiều thị
trường hoạt động (ví dụ như các sàn giao dịch khác nhau). Do đó, việc xác định yếu tố
đầu vào cấp 1 tập trung vào 2 yếu tố sau:

(a) xác định thị trường giao dịch chính cho tài sản/nợ phải trả tài chính, hoặc thị
trường giao dịch tối ưu cho tài sản/nợ phải trả tài chính trong trường hợp không xác
định được thị trường giao dịch chính; và

(b) xác định DN có thể mua/bán các tài sản/nợ phải trả tài chính tại mức giá
của thị trường đó tại thời điểm định giá hay không.

IFRS 13 cũng qui định DN không được điều chỉnh yếu tố đầu vào cấp 1 trừ
những trường hợp sau:

(a) DN nắm giữ một lượng lớn tài sản/nợ phải trả tương tự (nhưng không đồng
nhất) có thể xác định được GTHL, và mức giá chung niêm yết trên thị trường nhưng
không xác định được mức giá riêng cho từng tài sản/nợ phải trả.

(b) Khi mức giá niêm yết trên thị trường không phản ánh GTHL tại thời điểm
định giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá niêm yết theo các thông tin mới sẽ dẫn đến kết
quả xác định GTHL được phân loại vào cấp thấp hơn trọng hệ thống phân cấp GTHL.

(c) Khi xác định GTHL của một khoản nợ phải trả hoặc một công cụ vốn sử
dụng giá niêm yết của một công cụ tương tự được giao dịch như một tài sản trên thị
trường hoạt động và giá niêm yết này cần được điều chỉnh theo các yếu tố cụ thể liên
quan đến tài sản đó.

Tuy nhiên, trong ba trường hợp ngoại lệ trên, việc sử dụng phương pháp định giá
thay thế sẽ dẫn đến kết quả xác định GTHL được phân loại vào cấp thấp hơn trọng hệ
thống phân cấp GTHL.
17

Yếu tố đầu vào cấp 2:


Yếu tố đầu vào cấp 2 là các yếu tố đầu vào khác có thể quan sát được trực tiếp
hoặc gián tiếp liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả, ngoài giá niêm yết nêu tại Yếu tố
đầu vào cấp 1.
Nếu tài sản/nợ phải trả có điều kiện ràng buộc cụ thể theo hợp đồng, yếu tố đầu
vào cấp 2 có thể hoàn toàn quan sát được theo các điều kiện ràng buộc này. Yếu tố đầu
vào cấp 2 bao gồm:
(a) giá niêm yết của tài sản/nợ phải trả tương tự trên thị trường hoạt động
(b) giá niêm yết của tài sản/nợ phải trả giống hoặc tương tự được định giá trên thị
trường khác ngoài thị trường hoạt động
(c) yếu tố đầu vào khác ngoài giá niêm yết có thể quan sát được liên quan đến tài
sản/nợ phải trả.
Việc điều chỉnh đối với những yếu tố đầu vào cấp 2 có thể thay đổi phụ thuộc
vào những yếu tố cụ thể liên quan đến tài sản/nợ phải trả. Những yếu tố đó bao gồm:
(a) điều kiện, vị trí của tài sản
(c) phạm vi mà yếu tố đầu vào liên quan đến tài sản/nợ phải trả (bao gồm các yếu
tố như trình bày tại đoạn 39);
(d) khối lượng, mật độ giao dịch của thị trường mà trong đó quan sát được đầu vào.
Điều chỉnh yếu tố đầu vào cấp 2 có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả xác định
GTHL có thể dẫn đến kết quả GTHL được phân cấp 3 nếu các điều chỉnh đó sử dụng
các thông tin đa phần không quan sát được.
Yếu tố đầu vào cấp 3:
Yếu tố đầu vào cấp 3 là những yếu tố đầu vào không quan sát được liên quan
đến tài sản/nợ phải trả.
Những yếu tố không quan sát được được sử dụng để xác định GTHL trong
trường hợp không sẵn có những yếu tố đầu vào quan sát được, theo đó, chỉ áp dụng
trong trường hợp có rất ít giao dịch liên quan đến tài sản/nợ phải trả trên thị trường tại
ngày định giá. Tuy nhiên, mục tiêu xác định GTHL vẫn giữ nguyên, tức là xác định
mức giá thanh lý tại ngày định giá từ góc nhìn của chủ sở hữu tài sản hoặc chủ nợ. Vì
thế, những yếu tố đầu vào không quan sát được vẫn phải phản ánh giả định mà bên
tham gia giao dịch thị trường sử dụng khi xác định giá trị của tài sản/nợ phải trả, bao
gồm giả định về rủi ro. Giả định về rủi ro bao gồm rủi ro tiềm tàng trong một kỹ thuật
18

định giá nhất định được dùng để xác định GTHL và rủi ro tiềm tàng trong yếu tố đầu
vào liên quan đến kỹ thuật định giá đó.
Theo IASB/FASB, sự sẵn có của các yếu tố đầu vào có liên quan và tính chủ
quan của các yếu tố này có thể có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các kỹ thuật định giá
phù hợp. Tuy nhiên, hệ thống phân cấp GTHL ưu tiên các yếu tố đầu vào sử dụng
trong các kỹ thuật định giá, chứ không phải các kỹ thuật định giá sử dụng để xác định
GTHL. Ví dụ, việc xác định GTHL sử dụng phương pháp giá trị hiện tại có thể được
phân loại ở Cấp 2 hoặc Cấp 3, phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đáng kể
tới toàn bộ quá trình xác định giá trị và cấp bậc trong hệ thống phân cấp GTHL mà các
yếu tố đầu vào này đã được phân loại vào.
Nếu một yếu tố đầu vào có thể quan sát được yêu cầu một sự điều chỉnh cần
sử dụng một yếu tố đầu vào không thể quan sát được và sự điều chỉnh này khiến cho
cấp bậc của việc xác định GTHL cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể, GTHL được xác
định sau đó sẽ được phân loại ở Cấp 3 trong hệ thống phân cấp GTHL.

1.2 Áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán


1.2.1 Sự cần thiết áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán
1.2.1.1 Giá trị hợp lý đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin để ra quyết định
của các chủ thể có lợi ích liên quan
Trong giai đoạn đầu thế kỷ 20, mục tiêu thông tin kế toán nhấn mạnh đến việc
cung cấp thông tin giúp các chủ sở hữu và người cung cấp vốn trong việc đánh giá
trách nhiệm quản lý và giải trình của những người điều hành DN. Thích ứng với mục
tiêu đó, mô hình giá gốc- mô hình kế toán dựa trên giá mua vào quá khứ để ghi nhận
các giao dịch và lập báo cáo tài chính, đã thống trị trong giai đoạn này. Trong giai
đoạn nửa sau của thế kỷ 20 đến nay, mục tiêu của thông tin tài chính, thông tin kế toán
chuyển dịch theo hướng phải đáp ứng được yêu cầu ra quyết định của các chủ thể có
lợi ích liên quan.
Sự thay đổi về mục tiêu của thông tin kế toán là cơ sở cho sự phát triển của các
lý thuyết kế toán mới, đặc biệt là sự thay đổi, phát triển trong việc sử dụng các cơ sở
đo lường- các mô hình định giá khác ngoài mô hình giá gốc. Trong giai đoạn này, đặc
biệt là những năm 1979-1986, khi nền kinh tế thế giới lạm phát cao, giá gốc đã “không
phản ánh được sự thay đổi của giá cả” (Barlev và Haddad, 2003), mô hình giá gốc đã
không đáp ứng được yêu cầu ra quyết định của các chủ thể có lợi ích liên quan. các
học giả nghiên cứu về GTHL đã nhận định: “Tài sản thuần nếu tính theo giá gốc sẽ
không phản ảnh được giá trị khoản đầu tư tại thời điểm hiện tại”; “Kế toán giá gốc
19

phản ánh sự tăng trưởng của tài sản thuần theo giá trị của tiền tệ danh nghĩa mà không
phản ánh theo sức mua hay năng lực hoạt động” (Vũ Hữu Đức, 2011),… Như vậy,
thông tin trên cơ sở giá gốc là hữu ích nhưng chưa đủ để đánh giá và đưa ra quyết
định. Khi tài sản được mua, giá gốc là hợp lý vì nó gắn với các sự kiện hiện tại. Theo
thời gian, mức giá đó trở thành quá khứ. Giá gốc trở thành thổi phồng lợi nhuận trong
điều kiện tăng giá và dẫn đến việc giảm vốn thực sự. Khả năng này là có thực dựa trên
những thống kê của FASB vào những năm 1980.
Do những hạn chế của mô hình giá gốc, một loạt các mô hình định giá khác
được ra đời nhằm bố sung hoặc thay thế cho giá gốc. Mô hình mức giá chung và mô
hình giá hiện hành được sử dụng.
Mô hình theo mức giá chung (hay mô hình giá gốc có điều chỉnh theo mức giá
chung): là mô hình dựa trên chỉ số giá để điều chỉnh báo cáo tài chính nhằm loại trừ ảnh
hưởng của biến động gíá đặc biệt là lạm phát. Theo mô hình này, các báo cáo tài chính
được lập theo giá gốc sẽ được điều chỉnh để đảm bảo số liệu ở các thời điểm khác nhau có
thể so sánh được với nhau. Kế toán theo mức giá chung phát triển trong giai đoạn lạm
phát gia tăng trên thế giới và những năm thuộc thập niên 1960-1970, tuy nhiên, đến giai
đoạn 1979-1986 đã không được sử dụng do bộc lộ rõ những hạn chế sau: “việc sử dụng
một chỉ số giá chung để điều chỉnh là không phù hợp vì các tài sản khác nhau có mức độ
thay đổi giá khác nhau”; “Kế toán theo mức giá chung cho thông tin không thích hợp”
(Dyckman, 1969 và Morris 1975 trích dẫn trong Vũ Hữu Đức, 2011).
Mô hình giá hiện hành: là mô hình dựa trên giá thay thế của tài sản để lập
BCTC và xác định lợi nhuận. Mô hình giá hiện hành dựa trên nguyên tắc bảo toàn
vốn về mặt vật chất, giá hiện hành đã được đề cập rất sớm trong kế toán nhưng chỉ
được trình bày một cách hệ thống với các cơ sở lý luận đầy đủ vào thời kỳ quy
chuẩn, song song với việc phê phán giá gốc. Quan điểm ủng hộ mô hình này cho
rằng thông qua sử dụng giá hiện hành, báo cáo tài chính phân biệt lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh với lãi/lỗ do nắm giữ; phục vụ cho quan điểm bảo toàn vốn về mặt
vật chất. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá hiện hành cũng được sử dụng thay thế cho
mức giá chung, tuy nhiên, đến giai đoạn 1979-1986 đã không được sử dụng do bộc lộ
rõ các hạn chế sau: “việc ghi nhận lợi nhuận do tăng giá trị tài sản nắm giữ để sử dụng
bị phê phán là không hợp lý và cũng thiếu khách quan do giao dịch bán chưa xẩy ra”;
“Việc xác định giá trị đối với các tài sản đã qua sử dụng trên thị trường có thể không
thực hiện được hoặc sẽ thiếu tính khách quan” (Vũ Hữu Đức, 2010); dẫn đến “thông
tin kế toán đã không ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư” - theo B.T. Ro, 1981
trích dẫn trong (Mai Ngọc Anh, 2014 tr 297)
20

Như vậy, mô hình kế toán theo mức giá chung và mô hình giá hiện hành được
xuất hiện trong giai đoạn nền kinh tế thế giới lạm phát cao, nhằm khắc phục nhược
điểm cơ bản của giá gốc là “không phản ánh được sự thay đổi của giá cả”, nhưng do
vẫn chứa đựng nhiều tồn tại nên đã không được sử dụng ngay trong giai đoạn 1979-
1986. Sự sụp đổ này được nhìn nhận một cách khái quát nhất là do sự phức tạp trong
thực hiện, “chi phí lớn hơn lợi ích” (Georgiou và Jach, 2011), hơn nữa, giá được xác
định không thể giao dịch trên thị trường, vì hoặc chúng được điều chỉnh theo sức mua
chung, hoặc được điều chỉnh theo giá mua vào chứ không phải giá bán ra. Sau sự sụp
đổ của mô hình giá hiện hành, mô hình giá đầu ra tiếp tục được giới nghiên cứu quan
tâm và đã trở thành nền móng cho GTHL sau này.
Mô hình giá đầu ra: mô hình này dựa trên gíá bán trên thị trường để đo lường
và đánh giá tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động của DN. Kế toán giá đầu ra
đặt những nền móng cho hướng phát triển kế toán theo thị trường (mark-to-marke
accounting) sau này.
Giá đầu ra đã từng được coi là ưu việt bởi những lý do sau đây (theo Sterling, 1970
trích dẫn trong Vũ Hữu Đức, 2010):
(i) “Thích hợp cho tất cả các đối tượng trong việc ra quyết định”;
(ii) “Có thể xác định một cách đáng tin cậy”;
(iii) “Có khả năng cộng hợp (nghĩa là khi cộng các yếu tố riêng biệt cho một
thông tin tổng hợp có ý nghĩa)”;
(iv) “Có tính nhất quán về mặt thời gian (nghĩa là tất cả các tài sản cùng được
đo lường cùng một thời điểm)”
Từ những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, mục tiêu của thông tin
tài chính đặt trọng tâm vào đáp ứng nhu cầu ra quyết định của các chủ thể kinh tế
có lợi ích liên quan được xác lập rõ ràng và trở thành phổ biến trong tư tưởng và
khuôn khổ lập quy về kế toán. Với mục tiêu này thì giá đầu ra là cơ sở tính giá
phù hợp hơn cả.
Tuy nhiên, giá đầu ra cũng bị các học giả phê phán ở một số điểm, điển hình
như: “quá chú trọng đến tài sản mà không giải quyết triệt để các khoản nợ phải trả”
(Mai Ngọc Anh, 2014). Các khoản nợ phải trả được đánh giá theo giá danh nghĩa được
xác định trên các điều khoản của hợp đồng mà không cần đánh giá lại theo thị trường.
Quan điểm này bị đánh giá là thiếu nhất quán với việc đánh giá tài sản. GTHL là một
bước phát triển của giá đầu ra, đã khắc phục được nhược điểm này của mô hình giá
đầu ra cũng như khắc phục được nhược điểm của các mô hình định giá khác
21

(Sebastian và cộng sự, 2014). GTHL được đánh giá là cơ sở đo lường đáp ứng được
yêu cầu ra quyết định của các chủ thể có lợi ích liên quan, hơn hẳn các cơ sở đo lường
khác, thể hiện trên những khía cạnh cơ bản thuộc yêu cầu chất lượng của thông tin kế
toán như sau:
- Tính thích hợp của thông tin: tính thích hợp là một yêu cầu quan trọng đối
với thông tin kế toán tài chính để những thông tin này thực sự hữu ích cho các đối
tượng có nhu cầu sử dụng. Một cách tổng quát, thông tin tài chính là thích hợp khi
thông tin tạo ra sự ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng. Tính thích hợp của
thông tin thể hiện trong các khía cạnh: giá trị dự báo, giá trị đánh giá quá khứ. Thông
tin được coi là có giá trị dự báo khi cho người sử dụng thông tin biết kết quả của
những sự kiện đã, đang và sẽ xảy cũng như ảnh hưởng của những sự kiện này đến
dòng tiền tương lai của đơn vị báo cáo. Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu
thế kỷ 21, các chủ thể sử dụng thông tin đặt trọng tâm vào dự báo dòng tiền tương lai
của DN. GTHL phản ánh điều kiện thị trường hiện tại, là cơ sở tính giá tốt nhất trong
việc dự báo dòng tiền trong tương lai. Vì vậy, GTHL được coi như là một giải pháp tối
ưu để đo lường và đánh giá trong kế toán. Tính thích hợp của thông tin giúp GTHL
cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định hơn giá gốc. Laux và Leuz (2009)
cũng đã nhận định: báo cáo tài chinh theo GTHL “phản ánh điều kiện thị trường hiện
tại và do đó cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời”.
- Trình bày trung thực (tính tin cậy): đây là một yêu cầu cơ bản của thông tin
tài chính thể hiện ở sự hạn chế tối đa sự chủ quan của đơn vị cung cấp thông tin. Trong
điều kiện sự phát triển của kế toán dẫn đến sử dụng nhiêu ước tính và xét đoán kế toán,
những đòi hỏi này chỉ là tương đối và đạt được ở một mức độ nhất định. Tính trình bày
trung thực không đòi hỏi ở sự chính xác tuyệt đối mà yêu cầu trình bày đúng thực tế,
đúng bản chất của các hiện tượng kinh tế. Mặc dù tính đáng tin cậy là một nhược điểm
của GTHL so với giá gốc. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng
GTHL là đáng tin cậy ở tất cả các cấp độ ước tính. Các ước tính thuộc cấp độ 1 thì
hoàn toàn đáng tin cậy, các ước tính thuộc cấp độ 2 và 3 thì kém tin cậy hơn song tính
tin cậy vẫn được chứng minh là ở mức độ cao (Barth và Clinch, 1998; Dietrich và
cộng sự, 2001; Danbolt và Rees, 2008).
- Tính so sánh: Tính có thể so sánh nâng cao sự hữu ích của thông tin đối với
quá trình ra quyết định của người sử dụng. Tính so sánh có mối quan hệ với tính thích
hợp. Thông tin tài chính có thể so sánh giữa các kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn
vị sẽ tăng cường thêm tính thích hợp. GTHL là mức giá trị trên quan điểm thị trường,
không phải mức giá trị đối với từng đơn vị cụ thể. Vì vậy, các tài sản tương tự được
22

phản ánh bởi các DN khác nhau trên cùng một thị trường thì GTHL được xác định là
như nhau. Do vậy, thông tin trên cơ sở GTHL đảm bảo tính so sánh. Cairns và cộng sự
(2008), Christensen và Nikolaev (2009) khi nói đến các lợi ích của việc áp dụng
GTHL, đã nhấn mạnh vào lợi ích “tăng tính so sánh giữa các công ty”.
- Tính minh bạch: thông tin tài chính được coi là minh bạch nếu thông tin đó là
trung thực, đáng tin cậy, dễ hiểu, cung cấp kịp thời cho người sử dụng thông tin. Tính
minh bạch có thể coi là tổng hoà của các yêu cầu cơ bản. Song, nhiều học giả đã khuyến
nghị bổ sung yêu cầu này vào nhóm các yêu cầu của thông tin tài chính. Tính minh bạch
của thông tin tài chính giúp người sử dụng thông tin hiểu đúng bản chất và toàn diện về
các sự kiện đã xẩy ra cũng như ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của đơn vị. Theo
Laux và Leuz (2009), áp dụng giá trị hợp lý đối với tài sản hoặc nợ phải trả sẽ “làm
tăng tính minh bạch và giúp công ty đề ra được các biện pháp khắc phục nhanh chóng
và đúng lúc, giúp các nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác”.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù còn khá nhiều tranh luận, song, việc IASB
ban hành riêng một chuẩn mực về đo lường GTHL (IFRS 13) nhằm thống nhất về việc
xác định và đo lường GTHL trong các chuẩn mực, cho thấy, GTHL đã thực sự trở
thành một xu hướng trong xây dựng khuôn khổ qui định về kế toán.

1.2.1.2 Sức ép phải hoà nhập với quốc tế về kế toán trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới
Sự cần thiết của việc áp dụng GTHL ngoài việc thể hiện ở mặt lý luận về việc
đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để ra quyết định cho các chủ thể có lợi ích liên
quan, nó còn được thể hiện ở tính thực tiễn về mức độ ủng hộ áp dụng GTHL. Barlev
và Haddad (2003) đã chỉ rõ: sự phát triển của phương pháp GTHL là một khuôn mẫu
logic, và kết luận rằng: “quá trình tiếp nhận nó là tự nhiên”, “phản ánh xu hướng toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng IFRS- với mục tiêu là chuẩn mực kế toán
toàn cầu là một “khuôn khổ kế toán dựa vào GTHL với một số trường hợp ngoại lệ
cho giá gốc (FitchRatings, 2005), và còn cho rằng “báo cáo tài chính theo IFRS chủ
yếu liên quan đến việc đo lường tài sản và nợ phải trả ở bảng cân đối theo
GTHL”(Ernst & Young, 2005). Việc các quốc gia áp dụng IFRS ngày càng tăng thể
hiện mức độ sử dụng GTHL trong kế toán ngày càng nhiều.
Tình hình các nước áp dụng IFRS theo khu vực cập nhật đến tháng 12 năm
2016 theo số liệu khảo sát của IASB cho 149 quốc gia và vùng lãnh thổ thể hiện trên
bảng 1.1 dưới đây:
23

Bảng 1.2: Tỷ lệ áp dụng IFRS trong mỗi khu vực tại hồ sơ 149 quốc gia
Số nước áp dụng Số nước áp dụng Số nước áp dụng Số nước không yêu cầu
Số nước
IFRS bắt buộc với IFRS bắt buộc với IFRS bắt buộc với 1 hay cho phép áp dụng
Vùng trong khu
các đơn vị có lợi ích các đơn vị có lợi ích số đơn vị có lợi ích IFRS với các đơn vị có
vực
công chúng công chúng theo % công chúng lợi ích công chúng

Châu Âu 43 42 98% 1 0

Châu Phi 23 19 83% 1 3

Trung Đông 13 13 100% 0 0

Châu Á TBD 33 24 73% 3 6

Châu Mỹ 37 27 73% 8 2

T ổng số 149 125 84% 13 11

Tỷ lệ % 100% 84% 9% 7%

Nguồn: http://www.ifrs.org tháng 12/2016


Như vậy, theo khảo sát trên, hiện tại chỉ còn 11 quốc gia không yêu cầu hoặc
cho phép áp dụng IFRS trong đó có Việt Nam.
Tình hình trên tạo ra sức ép đối với các quốc gia chưa áp dụng IFRS cần phải
hoà hợp hoặc hội tụ với IFRS trong tương lai gần. IFRS là bộ chuẩn mực dựa trên
GTHL. Vậy nên, một trong những rào cản của quá trình hoà hợp hay hội tụ với IFRS
đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là vấn đề áp dụng GTHL. Do
đó, việc nghiên cứu, áp dụng GTHL tại mỗi quốc gia là hết sức cần thiết, tạo bước
đệm cho quá trình hoà hợp hoặc hội tụ IFRS .

1.2.1.3 Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp khi áp dụng giá trị hợp lý
Như đã phân tích ở phần 1.2.1.1 của Luận án, áp dụng GTHL được đánh giá là
mang lại một BCTC có chất lượng cao theo những khía cạnh cơ bản thuộc yêu cầu
chất lượng của thông tin kế toán. Ngoài ra, qua các nghiên cứu cho thấy, GTHL còn
được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho DN khi áp dụng. Những lợi ích mang lại
cho DN thường được các học giả nghiên cứu về GTHL nhận định như sau:
- Giúp tăng cường mối quan hệ với bên cho vay: Các nghiên cứu về lợi ích của
việc áp dụng GTHL trong việc làm tăng khả năng vay nợ đã chứng minh rằng người cho
vay thích GTHL hơn vì nó cho biết giá trị hiện tại của tài sản cố định, cho biết thêm
thông tin về khả năng thanh toán của công ty và GTHL có thể hiệu quả hơn trong đàm
phán cho việc vi phạm khế ước vay đối với các trái chủ. Bởi vậy, khả năng vay nợ của
các DN sẽ cao hơn khi áp dụng GTHL (Christensen và Nikolaev, 2012).
- Tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn: Hầu hết các lợi ích của việc áp
dụng IFRS và GTHL tập trung vào những tác động trên thị trường vốn và nhà đầu tư. Sự
24

khác biệt trong các tiêu chuẩn kế toán cũng được xem như là một trở ngại để đầu tư qua
biên giới (Bradshaw và cộng sự, 2004; Aggarwal & Goodell, 2010). Vì vậy, phong trào
toàn cầu hướng về báo cáo theo IFRS có thể tạo điều kiện mở rộng đầu tư qua biên giới
và sự tích hợp của thị trường vốn, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn khi
đầu tư vào quốc gia (Covrig và cộng sự, 2007; Brüggemann và cộng sự, 2009).
Trong điều kiện các quốc gia chưa áp dụng IFRS (chẳng hạn như Việt Nam),
việc áp dụng GTHL sẽ đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi hệ thống BCTC theo
IFRS và giảm chi phí trong việc chuyển đổi, qua đó giúp các DN tiếp cận nguồn vốn
nước ngoài dễ dàng hơn. Với các tập đoàn xuyên quốc gia đã áp dụng lập BCTC theo
IFRS, khi hoạt động tại quốc gia mà hệ thống kế toán chưa yêu cấu áp dụng theo
IFRS, việc áp dụng GTHL sẽ tạo điều kiện cho việc hợp nhất BCTC được nhanh
chóng và tiết kiệm hơn. Qua đó, việc áp dụng GTHL sẽ tạo điều kiện cho đầu tư
quốc tế, thu hút được vốn quốc tế vào thị trường các quốc gia chưa áp dụng IFRS nói
chung hay Việt Nam nói riêng (Dương Thị Thảo, 2013).
- Nâng cao tính thanh khoản, giảm chi phí huy động vốn: các nghiên cứu đã cho
rằng, bằng việc áp dụng GTHL, các DN đã cam kết một BCTC minh bạch, giảm sự bất
cân xứng thông tin giữa trong và ngoài DN, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong lĩnh vực huy động vốn, nhờ đó mà nâng cao tính thanh khoản của tài sản của DN
và giảm chi phí huy động vốn (Muller và cộng sự, 2008; Hail và Leuz, 2009; Al-Akra
và cộng sự 2010). Theo các học giả, báo cáo theo IFRS và GTHL sẽ giúp các nhà đầu
tư ít tốn kém để so sánh các công ty trên thị trường. Việc chuyển sang IFRS và áp
dụng GTHL, sẽ cải thiện tính so sánh của các báo cáo, sẽ giúp cải thiện tính thanh
khoản của thị trường và giảm chi phí vốn (Lambert và cộng sự, 2012).
- Ngoài các lợi ích cơ bản nêu trên được đề cập nhiều trong các nghiên cứu, một
số khía cạnh lợi ích sau cũng được đưa ra từ các nghiên cứu: giúp BCTC hữu ích hơn
trong việc ra quyết định của DN, cung cấp thông tin để ra quyết định đầy đủ hơn, làm mở
rộng thị trường vốn, thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục...(Ijeoma, 2014)

1.2.1.4 Lợi ích mang lại đối với quốc gia, các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư
- Góp phần nâng cao uy tín quốc gia thông qua việc tuân thủ chuẩn mực quốc
tế, góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế: Barlev và Haddad (2007) đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa GTHL với hài hoà và hội tụ quốc tế. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự
hòa hợp kế toán quốc tế có tính khả thi nếu sử dụng GTHL và kết luận rằng hệ thống
kế toán theo GTHL là chất xúc tác, góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế, nâng
cao uy tín quốc gia. Nhận thức này cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy các DN trong mỗi quốc
gia lựa chọn GTHL.
25

- Giúp các cơ quan quản lý nắm được giá trị thực tế của DN, có thể kiểm soát
được việc tăng vốn khống tại các DN: theo Dương Thị Thảo (2012) và (2014), có hiện
tượng một số DN tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã dùng một số chiêu thức để
tăng vốn giả, ban đầu đã che mắt được các cơ quan quản lý cũng như các công ty kiểm
toán để đưa cổ phiếu của công ty mình niêm yết trên các sàn giao dịch. Các “cổ phiếu
giấy” này đã được bán trên thị trường và gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư. Với việc
sử dụng GTHL, sẽ giúp ngăn chặn được những thủ đoạn tăng vốn giả của các DN. Các
DN và ngân hàng nếu có những khoản đầu tư vào những công ty không có tiềm lực thực
sự thì nếu áp dụng GTHL, những khoản đầu tư này sẽ tạo nên một khoản lỗ do đầu tư cổ
phiếu, trái phiếu trên báo cáo kết quả kinh doanh, làm giảm vốn chủ sở hữu. Nếu áp
dụng GTHL, các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy rõ được vốn chủ sở hữu của các DN, các ngân
hàng giảm do kết quả kinh doanh giảm, dẫn đến cổ phiếu không thể giữ được giá hiện
thời. Như vậy, việc áp dụng GTHL sẽ kiểm soát được việc tăng vốn khống của DN. Các
cơ quan quản lý cũng như nhà đầu tư sẽ nắm được giá trị thực tế của DN, làm giảm khả
năng làm giả số liệu thu nhập, làm tăng sự hiểu biết của các BCTC, đáp ứng được mục
tiêu của BCTC và người dùng… (Igeoma, N.B, 2014; Dương Thị Thảo, 2013).
- Cải thiện đo lường hiệu suất: việc áp dụng GTHL sẽ nâng cao tính so sánh cho
các BCTC, so sánh được các chỉ tiêu tài chính trong việc đo lường hiệu suất giữa các DN,
nhờ đó có sự đánh giá đúng hơn về tình hình tài chính của DN mà các nhà đầu tư định đầu
tư trên cơ sở đo lường các tỷ lệ tài chính (Muller và cộng sự, 2008; Ijeoma, 2014).
- Cung cấp thông tin hữu ích hơn cho nhà đầu tư so với giá gốc:
Theo Laux và Leuz (2009), áp dụng GTHL đối với tài sản hoặc nợ phải trả sẽ
“giúp các nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác”. Tính đúng đắn
của thông tin trên BCTC thể hiên ở sự tin cậy của nhà đầu tư cũng đã được chứng
minh trong nghiên cứu của Igeoma, N.B (2014). Từ quá trình khảo sát và phan tích dữ
liệu, nghiên cứu đã tìm thấy rằng: “việc áp dụng GTHL cung cấp thông tin hữu ích
hơn cho nhà đầu tư so với giá gốc”.

1.2.2 Áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế
1.2.2.1 Áp dụng giá trị hợp lý cho tài sản, nợ phải trả, công cụ vốn theo IFRS 13
(1) Áp dụng cho tài sản phi tài chính
Theo IFRS 13, việc xác định GTHL của tài sản phi tài chính cần xem xét đến
khả năng một bên tham gia thị trường có thể tạo ra được các lợi ích kinh tế bằng cách
sử dụng tài sản đó với tần suất cao nhất và tốt nhất hoặc bán tài sản đó cho một bên
tham gia thị trường có khả năng sử dụng tài sản với tần suất cao nhất và tốt nhất.
26

Theo sự giải thích của IRFS 13, việc sử dụng tài sản với tần suất cao nhất và tốt nhất
được xác định từ góc độ của các bên tham gia thị trường ngay cả khi DN dự định sử dụng
tài sản đó theo một cách thức khác. (Tuy nhiên, đối với tài sản phi tài chính, cách thức sử
dụng hiện tại của DN được xem là cách thức sử dụng có tần suất cao nhất và tốt nhất trừ khi
các yếu tố thị trường và các yếu tố khác chỉ ra rằng một cách thức khác được các bên tham
gia thị trường sử dụng sẽ giúp tối đa hóa giá trị của tài sản).
IFRS 13 cũng chỉ ra tiền đề cho việc định giá tài sản phi tài chính, một số nội
dung cơ bản như sau như sau:
- Cách thức sử dụng tài sản phi tài chính với tần suất cao nhất và tốt nhất có thể
mang lại giá trị tối đa cho các bên tham gia thị trường thông qua việc sử dụng kết hợp
với các tài sản khác thành một nhóm tài sản
- Cách thức sử dụng tài sản phi tài chính với tần suất cao nhất và tốt nhất có thể
mang lại giá trị tối đa cho các bên tham gia thị trường trên cơ sở độc lập. Nếu cách
thức sử dụng tài sản với tần suất cao nhất và tốt nhất là việc sử dụng tài sản trên cơ sở
độc lập, GTHL của tài sản là mức giá thu được nếu bán tài sản cho các bên tham gia
thị trường trong một giao dịch hiện tại và các bên tham gia thị trường này sẽ sử dụng
tài sản trên cơ sở độc lập.
(2) Áp dụng cho nợ phải trả và công cụ vốn của một doanh nghiệp
IFRS 13 đưa ra nguyên tắc cơ bản: việc chuyển giao nợ phải trả hoặc công cụ
vốn của một DN phải giả định những yếu tố sau: (a) Khoản nợ phải trả đó vẫn chưa
được thanh toán và bên tham gia thị trường nhận chuyển nhượng khoản nợ phải trả
(như DN phát hành trái phiếu) sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Khoản nợ phải
trả này sẽ không được thanh toán cho chủ nợ hoặc hủy bỏ tại thời điểm xác định giá
trị; (b) Công cụ vốn của một DN vẫn còn hiệu lực và bên tham gia thị trường nhận
chuyển nhượng sẽ có quyền và nghĩa vụ gắn với công cụ đó. Công cụ vốn này sẽ
không bị hủy bỏ hoặc chấm dứt tại thời điểm xác định giá trị.
Đối với nợ phải trả và công cụ vốn nắm giữ bởi các bên khác dưới dạng tài sản,
IFRS 13 đưa ra yêu cầu: trường hợp không có giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả
hoặc công cụ vốn cùng loại hoặc tương tự trong khi một khoản nợ phải trả/công cụ vốn
cùng loại đang được nắm giữ bởi một bên khác dưới dạng tài sản, DN cần xác định
GTHL của nợ phải trả hoặc công cụ vốn từ góc độ của bên tham gia thị trường đang
nắm giữ nợ phải trả/công cụ vốn cùng loại dưới dạng tài sản tại ngày xác định giá trị.
Đối với nợ phải trả hoặc công cụ vốn không được nắm giữ bởi các bên khác
dưới dạng tài sản, IFRS 13 qui định: trường hợp không có giá chuyển nhượng một
khoản nợ phải trả hoặc công cụ vốn cùng loại hoặc tương tự trong khi một khoản nợ
phải trả/công vụ vốn cùng loại không được nắm giữ bởi một bên khác dưới dạng tài
27

sản, DN cần xác định GTHL của nợ phải trả hoặc công cụ vốn sử dụng phương pháp
định giá từ góc độ của một bên tham gia thị trường sở hữu nợ phải trả đó hoặc đã gửi
yêu cầu phân chia lợi nhuận đối với phần vốn nắm giữ.
(3) Áp dụng cho tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính
IFRS 13 đưa ra yêu cầu áp dụng cho tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính
với trạng thái thuần đối với rủi ro thị trường hoặc rủi ro tín dụng của bên đối tác như
sau: Nếu DN quản lý một nhóm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính trên cơ sở
mức chịu rủi ro thuần của DN đó đối với rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng thì DN
được xác định GTHL của một nhóm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính trên cơ sở
mức giá nhận được khi bán một trạng thái mua thuần một tài sản với một rủi ro cụ thể
hoặc khi chuyển giao một trạng thái bán thuần một khoản nợ phải trả với một rủi ro cụ
thể trong một giao dịch tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tại thời điểm xác
định giá trị và trong điều kiện thị trường hiện tại. Theo đó, DN phải xác định GTHL của
nhóm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính một cách nhất quán với cách thức các bên
tham gia thị trường định giá mức chịu rủi ro thuần tại thời điểm xác định giá trị.
1.1.2.2 Áp dụng gía trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể
Việc áp dụng GTHL (được xác định và đo lường theo theo IFRS 13) được qui
định cụ thể theo từng khoản mục trong các chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo thống kê
của IASB năm 2009: 17 chuẩn mực yêu cầu áp dụng GTHL trong một số trường hợp
cụ thể, 8 chuẩn mực yêu cầu GTHL thông qua tham chiếu đến một chuẩn mực khác và
13 chuẩn mực không yêu cầu áp dụng GTHL. Sau đó, IASB ban hành IFRS 9 hai đợt
vào tháng 11 năm 2009 và tháng 10/2010 là chuẩn mực có yêu cầu GTHL. Đến tháng
5/2011, IASB ban hành IFRS 13 “Đo lường GTHL”, trong Phụ lục D của IFRS 13 có
đưa ra các sửa đổi liên quan đến GTHL cho các IAS/IFRS trước đó. Tính đến cuối
năm 2016, sau khi IASB ban hành thêm IFRS 14, IFRS 15, IFRS 16 thì IFRS 15 và
IFRS 16 có tham chiếu đến GTHL trong các nội dung liên quan đến đo lường. Cụ thể
được trình bầy theo bảng dưới đây, bao gồm:
Bảng 1.3: Các IAS/IFRS có yêu cầu áp dụng GTHL
STT Các IAS/IFRS có yêu cầu áp dụng GTHL
1 IAS 11 Hợp đồng xây dựng/IFRS 151
2 IAS 16 TSCĐ hữu hình
3 IAS 17 Thuê tài sản/IFRS 162
4 IAS 18 Doanh thu/IFRS 15
5 IAS 19 Phúc lợi lao động

1
Có hiệu lực từ 1/1/2018
2
Có hiệu lực từ 1/1/2019
28

STT Các IAS/IFRS có yêu cầu áp dụng GTHL


6 IAS 20 Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ
của Chính phủ
7 IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí
8 IAS 33 Lãi trên cổ phiếu
9 IAS 36 Tổn thất tài sản
10 IAS 38 Tài sản cố định vô hình
11 IAS 39/IFRS 9 Ghi nhận và đánh giá công cụ tài chính
12 IAS 40 Bất động sản đầu tư
13 IAS 41 Nông nghiệp
14 IFRS 1 Lần đầu áp dụng chuẩn mực quốc tế về IFRS
15 IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
16 IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh
17 IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động không liên tục
18 IFRS 9 Công cụ tài chính
STT Các IAS/IFRS có yêu cầu áp dụng GTHL
1 IAS 11 Hợp đồng xây dựng
2 IAS 16 TSCĐ hữu hình
3 IAS 17 Thuê tài sản
4 IAS 18 Doanh thu
5 IAS 19 Phúc lợi lao động
6 IAS 20 Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ
của Chính phủ
7 IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí
8 IAS 33 Lãi trên cổ phiếu
9 IAS 36 Tổn thất tài sản
10 IAS 38 Tài sản cố định vô hình
11 IAS 39/IFRS 9 Ghi nhận và đánh giá công cụ tài chính
12 IAS 40 Bất động sản đầu tư
13 IAS 41 Nông nghiệp
14 IFRS 1 Lần đầu áp dụng chuẩn mực quốc tế về IFRS
15 IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
16 IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh
17 IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động không liên tục
18 IFRS 9 Công cụ tài chính
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo IASs và IFRSs
29

Bảng 1.4: Các chuẩn mực yêu cầu tham chiếu đến một chuẩn mực khác
STT Chuẩn mực
1 IAS 2 Hàng tồn kho
2 IAS 21 Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ
của Chính phủ
3 IAS 27 Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất
4 IAS 28 Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
5 IAS 31 Góp vốn liên doanh
6 IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày
7 IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm/IFRS 173
8 IFRS 7 Công cụ tài chính: Thuyết minh
STT Chuẩn mực
1 IAS 2 Hàng tồn kho
2 IAS 21 Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ
của Chính phủ
3 IAS 27 Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất
4 IAS 28 Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
5 IAS 31 Góp vốn liên doanh
6 IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày
7 IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm
8 IFRS 7 Công cụ tài chính: Thuyết minh
9 IFRS 16: Thuê tài sản
10 IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo IASs và IFRSs
Như vậy, có 28 chuẩn mực liên quan đến việc áp dụng GTHL. Có thể khái quát
việc áp dụng GTHL trong các chuẩn mực như sau:
(1) Về thuật ngữ GTHL
Cho đến nay, trong các CMKT quốc tế đưa ra 7 định nghĩa khác nhau về GTHL.
Sau khi IFRSsố 13- Đo lường GTHL được ban hành tháng 5/2011 thì các IAS khi bổ
sung, sửa đổi hoặc các IFRS ban hành mới đã tiếp cận và yêu cầu tham chiếu theo
thuật ngữ GTHL qui định trong IFRS số 13. Theo đó trong 7 định nghĩa khác nhau về
GTHL của CMKT quốc tế có 8 IAS/IFRS sử dụng chung 1 thuật ngữ về GTHL (gồm
các IAS số 02; IAS số 17; IAS số 18; IAS số 19 đã được sửa đổi, bổ sung và các IFRS

3
Có hiệu lực từ
30

số 1; IFRS số 4; IFRS số 9; IFRS số 5 được ban hành mới). Các CMKT này trong
phần qui định thuật ngữ về GTHL đều yêu cầu tham chiếu với IFRS số 13 và định
nghĩa về GTHL qui định trong IFRS số 13.
(2) Về mặt nội dung áp dụng
Do giới hạn phạm vi luận án, tác giả khái quát các nội dung qui định về GTHL
được tổng hợp theo 3 nhóm: (nhóm 1) nhóm các CMKT liên quan chủ yếu đến tài sản,
(nhóm 2) nhóm các CMKT liên quan đến doanh thu trong các CMKT quốc tế, (nhóm
3)nhóm các CMKT quốc tế liên quan đến công cụ tài chính.
Nhóm 1: GTHL đề cập trong các CMKT quốc tế chủ yếu liên quan đến tài sản
bao gồm (a) GTHL được sử dụng trong việc xác định giá trị tài sản để ghi nhận ban đầu;
(b) GTHL được sử dụng trong việc xác định giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu (Mô
hình đánh giá lại); (c) GTHL được yêu cầu trong thuyết minh BCTC. Cụ thể như sau:
(a) GTHL được sử dụng trong việc xác định giá trị tài sản để ghi nhận ban đầu,
thể hiện trong 3 trường hợp:
- Thứ nhất: GTHL đề cập trong các thuật ngữ về giá trị thuần có thể thực hiện
của hàng tồn kho và nguyên giá các TSCĐ và BĐSĐT làm căn cứ xác định giá trị để
ghi nhận tài sản như đối với TSCĐ hữu hình: “Nguyên giá là số tiền hoặc các khoản
tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc GTHL của các khoản thanh toán khác để có
được tài sản tại thời điểm mua hoặc xây dựng”, đối với BĐSĐT: “Nguyên giá là số
tiền hoặc tương đương tiền đã bỏ ra hoặc là GTHL được xem xét để mua được tài sản
tại thời điểm mua hoặc tài sản được xây dựng hoàn thành”.
- Thứ hai: GTHL được qui định để ghi nhận ban đầu cho các tài sản như sau :
+ Theo IAS số 41- Nông nghiệp:
(i) Một tài sản sinh học được xác định giá trị tại thời điểm ghi nhận ban đầu và
tại thời điểm lập báo cáo bằng GTHL trừ đi chi phí bán hàng.
(ii) Sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch từ tài sản sinh học của DN được ghi
nhận bằng GTHL trừ đi chi phí bán hàng tại thời điểm thu hoạch.
(iii) Trợ cấp Chính phủ: Giá trị của một khoản trợ cấp Chính phủ vô điều kiện
liên quan đến tài sản sinh học được xác định bằng GTHL trừ chi phí bán hàng sẽ được
ghi nhận vào báo cáo lãi/lỗ khi khoản trợ cấp Chính phủ có thể thu được. Bất kỳ khoản
trợ cấp có điều kiện liên quan đến tài sản sinh học được xác định bằng GTHL trừ đi
chi phí bán hàng, bao gồm các khoản trợ cấp Chính phủ yêu cầu DN không được tham
gia một số hoạt động nông nghiệp cụ thể đều được ghi nhận khi các điều kiện đi kèm
của khoản trợ cấp đó được đáp ứng.
31

+ Theo IAS số 17- Thuê tài sản: Bên đi thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài
sản và nợ phải trả trên báo cáo tình hình tài chính với cùng một giá trị bằng với GTHL
của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu GTHL của tài sản thuê cao
hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi
theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
+ Theo IAS số 38- TSCĐ vô hình:
(i) Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên
quan đến quyền sở hữu vốn của DN, nguyên giá TSCĐ vô hình là GTHL của các
chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn;
(ii) TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình hợp nhất kinh doanh, nguyên giá
của TSCĐ được xác định là GTHL tại thời điểm hợp nhất;
(iii) Tài sản do Nhà nước cấp: Trường hợp một TSCĐ vô hình mà DN có do
đumiễn phí hoặc với một số tiền phải trả danh nghĩa theo hình thức Nhà nước cấp. DN
được lựa chọn để ghi nhận ban đầu cả TSCĐ vô hình và khoản trợ cấp của Nhà nước
theo GTHL hoặc ghi nhận TSCĐ vô hình theo giá trị danh nghĩa cộng thêm các chi phí
trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
+ Theo IFRS 5- Tài sản dài hạn giữ để bán và các hoạt động bị chấm dứt:
(i) Tài sản dài hạn (hoặc nhóm tài sản thanh lý) DN phân loại là giữ để bán được
ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và GTHL trừ chi phí bán;
(ii) DN tài sản dài hạn (hoặc nhóm tài sản thanh lý) DN phân loại là tài sản giữ
để phân chia cho chủ sở hữu được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và
GTHL trừ chi phí phân chia .
+ Theo IAS số 20- Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và thuyết minh
thông tin về khoản hỗ trợ của Chính phủ:
(i) Một khoản trợ cấp chính phủ, bao gồm những khoản trợ cấp không bằng
tiền xác định bởi GTHL, sẽ được ghi nhận nếu có được đảm bảo hợp lý rằng: (a)
đơn vị sẽ tuân thủ với những điều kiện đi kèm; và (b) và khoản trợ cấp sẽ được trao
cho đơn vị.
(ii) Một khoản trợ cấp chính phủ có thể là việc chuyển giao tài sản không phải
tiền như là đất đai hay các nguồn lực khác cho một DN sử dụng. Trong những trường
hợp này, những tài sản này thường được đánh giá theo GTHL và hạch toán cả khoản
trợ cấp và tài sản theo GTHL. Một cách hạch toán khác đôi khi cũng được áp dụng là
ghi nhận khoản trợ cấp và tài sản theo giá trị danh nghĩa.
32

- Thứ ba: GTHL được qui định để ghi nhận ban đầu cho các TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình và BĐSĐT trong trường hợp trao đổi. Theo đó nguyên giá các TSCĐ
hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT nhận về thông qua giao dịch trao đổi được xác
định bằng GTHL trừ khi giao dịch trao đổi không mang yếu tố thương mại hoặc
GTHL của tài sản nhận về và tài sản đem đi trao đổi đều không được xác định một
cách đáng tin cậy. Nếu tài sản nhận về không được xác định theo GTHL thì nguyên
giá của tài sản được đo lường theo giá trị còn lại của tài sản đem trao đổi.
b) GTHL được sử dụng trong việc xác định giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu
(Mô hình đánh giá lại)
Theo các IAS số 16, 38, 40 thì sau ghi nhận ban đầu, DN được lựa chọn một
trong 2 mô hình giá gốc (là mô hình yêu cầu tài sản được xác định bằng nguyên giá trừ
hao mòn luỹ kế và các khoản lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản) hoặc mô hình đánh
giá lại cho các loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT. Theo mô hình đánh
giá lại, sau khi được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá, các TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình và BĐSĐT có GTHL được xác định một cách đáng tin cậy sẽ được ghi nhận theo
giá trị đánh giá lại là GTHL của tài sản tại ngày đánh giá lại trừ giá trị hao mòn lũy kế
và các khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu. Việc đánh giá lại
được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo rằng giá trị còn lại không chênh lệch
trọng yếu so với giá trị còn lại được xác định theo GTHL tại ngày kết thúc kỳ báo cáo.
Mức độ thường xuyên đánh giá lại phụ thuộc vào sự thay đổi trong GTHL của
TSCĐ được đánh giá lại. Khi GTHL của một tài sản được đánh giá lại chênh lệch
trọng yếu so với giá trị còn lại của tài sản đó thì phải thực hiện việc đánh giá lại bổ
sung. Một số TSCĐ hữu hình có những thay đổi lớn và bất thường trong GTHL cần
phải được đánh giá lại hàng năm. Ngược lại, không cần phải đánh giá lại hàng năm đối
với những tài sản chỉ có thay đổi nhỏ trong GTHL, thay vào đó chỉ cần đánh giá lại ba
(03) hoặc năm (05) năm một lần đối với TSCĐ hữu hình.
c) GTHL được yêu cầu trong thuyết minh BCTC:
Các thông tin liên quan đến GTHL phải được thuyết minh trong BCTC của DN
theo yêu cầu của các CMKT như:
- Thứ nhất: thuyết minh đối với các TSCĐ và BĐSĐT (theo các IAS số
16,38,40):
+ DN phải thuyết minh rõ sau khi ghi nhận ban đầu, các TSCĐ hữu hình, TSCĐ
vô hình và BĐSĐT được ghi nhận theo mô hình giá gốc hay mô hình đánh giá lại.
33

+ Trường hợp DN sử dụng mô hình giá gốc thì phải thuyết minh GTHL của TSCĐ
hữu hình, TSCĐ vô hình khi GTHL có khác biệt trọng yếu so với giá trị còn lại của TSCĐ.
+ Đối với BĐSĐT, IAS số 40 yêu cầu DN phải xác định GTHL của BĐSĐT, cho
mục đích đánh giá (nếu DN sử dụng mô hình đánh giá lại) hoặc cho mục đích thuyết
minh (nếu DN sử dụng mô hình giá phí).
- Thứ hai : thuyết minh đối với các hoạt động bị chấm dứt (theo IFRS số 5):
DN phải (i) thuyết minh thông tin trên báo cáo thu nhập toàn diện tổng các khoản
lãi/ lỗ sau thuế được ghi nhận khi xác định giá trị theo GTHL trừ đi chi phí bán hoặc
khi thanh lý các tài sản hoặc các nhóm tài sản thanh lý tạo thành hoạt động bị chấm
dứt; và (ii) phân tích chi tiết khoản lãi/ lỗ này.
Nhóm 2: GTHL đề cập trong các CMKT quốc tế liên quan đến xác định và ghi
nhận doanh thu
- Theo IAS số 11: Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng GTHL
của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác
động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng phụ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra
trong tương lai. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh
và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có
thể tăng hay giảm qua từng thời kỳ.
- Theo IAS số 18: Doanh thu được xác định bằng GTHL của các khoản đã thu hoặc
các khoản phải thu sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
- IFRS số 15: CMKT này hướng dẫn sử dụng GTHL đối với trường hợp “Khoản
mục nhận về dưới dạng không phải là tiền” như sau:
(i) Để xác định giá giao dịch cho các hợp đồng mà khách hàng cam kết khoản
mục nhận về dưới dạng không phải là tiền mặt, đơn vị phải xác định giá trị của khoản
mục nhận về không phải bằng tiền (hoặc khoản mục nhận về không phải bằng tiền
được cam kết) theo GTHL.
(ii) Nếu không thể ước tính một cách hợp lý GTHL của khoản mục nhận về
không phải bằng tiền, DN phải xác định giá trị của khoản mục nhận về một cách gián
tiếp bằng cách tham khảo giá bán độc lập của hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết với
khách hàng (hoặc nhóm khách hàng) để trao đổi lấy khoản mục nhận về.
Nhóm 3: GTHL đề cập trong các CMKT quốc tế liên quan đến công cụ tài chính
Các CMKT quốc tế liên quan đến công cụ tài chính thường xuyên được bổ
sung, sửa đổi trong các năm qua. Cho đến nay có 2 CMKT quốc tế quy định về công
34

cụ tài chính đó là IFRS số 9 – Công cụ tài chính và IFRS số 7 - Công cụ tài chính:
Thuyết minh. Các CMKT này thay thế IAS số 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác
định giá trị và IAS số 32 - Công cụ tài chính - Thuyết minh thông tin do các IAS số 32
và IAS số 39 quá phức tạp. Công cụ tài chính là một công cụ đặc thù của kinh tế thị
trường, có cơ chế vận hành và giao dịch phức tạp, do vậy việc ghi nhận, xác định, trình
bầy và thuyết minh về CCTC luôn phải tôn trọng nguyên tắc giá thị trường và theo đó
phải tuân thủ việc đo lường theo GTHL.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế
toán tại các doanh nghiệp
1.3.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp
Việc nghiên cứu sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán đã được các nhà nghiên
cứu thực hiện trên các đối tượng khác nhau bao gồm: sự ủng hộ của các nhà ban hành
chuẩn mực (Bolivar và Galera, 2012), sự ủng hộ của các DN (Tan và cộng sự, 2005;
Jung và cộng sự, 2013), sự ủng hộ của các nhà đầu tư (Koonce và cộng sự, 2011), sự
ủng hộ của các kiểm toán viên (Kumarasiri và Fisher, 2011), sự ủng hộ của các Hội
nghề nghiệp và các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học (Ijeoma, 2014)… Có
thể khái quát sự ủng hộ theo các nhóm đối tượng trên hình 1.2 như sau:

Sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán

Sự ủng hộ của các nhà ban hành chuẩn mực

Sự ủng hộ của DN

Sự ủng hộ của các đối tượng khác: nhà đầu tư, các kiểm
toán viên, các nhà nghiên cứu, các Hiệp hội nghề nghiệp,
giảng viên tại các trường đại học...

Hình 1.2: Sự ủng hộ áp dụng GTHL theo các nhóm đối tượng
Nguồn: Tác giả tổng hợp qua tổng quan nghiên cứu
35

Nghiên cứu sự ủng hộ áp dụng GTHL theo các nhóm đối tượng khác nhau sẽ cho
phép đánh giá được quan điểm và mức độ ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán theo
từng nhóm đối tượng. Từ đó, có những giải pháp thích hợp theo từng nhóm đối tượng
đối với việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN.
Để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL tại các DN, không thể thiếu được sự ủng hộ
của các DN (tập trung ở các đối tượng liên quan đến việc lập BCTC như: nhà quản
lý DN, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, người phụ trách kế toán, kế toán tổng
hợp…). Sự ủng hộ của các DN sẽ giúp cho việc thực thi áp dụng GTHL đạt hiệu
quả, tránh việc DN thực hiện một cách đối phó (Nguyễn Thanh Tùng, 2014). Bởi
vậy, Luận án tập trung nghiên cứu sự ủng hộ áp dụng GTHL trên góc độ sự ủng hộ
của DN.
Sự ủng hộ áp dụng GTHL của các DN được thể hiện hoặc là qua việc lựa chọn áp
dụng GTHL (thể hiện thông qua các BCTC), hoặc là thể hiện trên quan điểm ủng hộ
áp dụng (thông qua việc trả lời khảo sát của các nghiên cứu hay các hình thức khác).
Việc các DN đã lựa chọn áp dụng GTHL đã được nhiều học giả nghiên cứu về GTHL
nhận định: có những DN không được yêu cầu phải cam kết với GTHL nhưng đã
thực hiện việc đánh giá lại, các DN “tự nguyện” áp dụng giá thị trường, tự nguyện
lựa chọn GTHL. (Christensen và Nikolaev, 2012). Tại các quốc gia chưa áp dụng
GTHL, sự ủng hộ áp dụng GTHL được các nghiên cứu phản ánh chủ yếu trên cơ sở
thu thập dữ liệu thông qua khảo sát để đánh giá quan điểm của các DN như: khảo sát
quan điểm giám đốc tài chính trong các DN trong Tan và cộng sự (2005); Jung và
cộng sự (2013).

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các
doanh nghiệp
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của các DN
nhằm xác định phương hướng để tăng cường sự ủng hộ của các DN, qua đó đẩy mạnh
việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN.
Qua các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL tại các DN, một cách khái quát, có thể chia các nhân tố thành các nhóm
theo các góc nhìn khác nhau như hình 1.2 như sau:
36

• nhận thức lợi ích


• nhận thức bất lợi
Nhóm các nhân tố thuộc
nhận thức của các DN • nhận thức thách thức áp dụng (điều kiện
môi trường, điều kiện của DN...)
• nhận thức áp lực thể chế xã hội...

Nhóm các nhân tố thuộc • tỷ lệ GTHL trên giá ghi sổ (giá gốc)
các chỉ tiêu trên BCTC • tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
của các DN • tỷ lệ giữa các khoản mục trên BCTC...

• qui mô của DN
• ngành nghề kinh doanh
Nhóm các nhân tố khác • kế toán truyền thống tại mỗi quốc gia
• vị trí địa lý, môi trường kinh doanh, môi
trường văn hoá....

Hình 1.3: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của DN
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu
Trong mô hình trên, nhóm các nhân tố thuộc nhận thức của các DN là những
nhân tố được xác định dựa trên góc nhìn của DN. Các DN nhận thức về lợi ích, bất lợi
của việc áp dụng GTHL cũng như những thách thức, khó khăn (về điều kiện của môi
trường, của DN) và áp lực của thể chế xã hội đối với việc áp dụng.
Nhóm các nhân tố thuộc các chỉ tiêu trên BCTC của các DN được xác định trên
góc nhìn từ phía bên ngoài DN để quan sát hành vi của DN về việc lựa chọn áp dụng
GTHL và được xác định dựa trên khảo sát BCTC của các DN. Các nghiên cứu thực
hiện khảo sát BCTC thường được áp dụng với quốc gia đã áp dụng IFRS và GTHL.
Nhóm các nhân tố khác là các nhân tố được xác định trên góc nhìn từ phía bên
ngoài DN, song, không chỉ quan sát hành vi cũng như các điều kiện áp dụng GTHL
của chính DN mà còn quan sát các yếu tố khác ngoài DN như môi trường kinh doanh,
môi trường pháp lý, hệ thống kế toán quốc gia và những điều kiện khác liên quan đến
việc áp dụng GTHL.
Theo như phân tích của các nghiên cứu, các DN đã có sự “tự nguyện” lựa chọn
áp dụng GTHL “dưới sự điều khiển của thị trường” hay chính là từ sự nhận thức của
các DN tác động đến hành vi lựa chọn của DN, chứ không chỉ dưới sự cưỡng chế của
các nhà hoạch định chính sách (Christensen và Nikolaev, 2012). Theo các nghiên cứu,
suy cho cùng sự ủng hộ áp dụng GTHL của các DN đều xuất phát từ nhận thức, kể cả
nhận thức về áp lực xã hội, và những giải pháp tác động đến nhận thức của DN là
những giải pháp cơ bản cho việc thực hiện và đẩy mạnh áp dụng GTHL trong các DN.
37

Bởi vậy, Luận án đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố thuộc nhận thức ảnh hưởng đến sự
ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN.
Các nhân tố thuộc nhận thức ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn áp dụng GTHL hay
quan điểm ủng hộ áp dụng được thể hiện trên hình 1.4 như sau:

Các nhân tố thuộc nhận thức ảnh hưởng đến sự ủng hộ


áp dụng GTHL

Nhân tố nhận thức về lợi ích khi áp dụng

Nhân tố nhận thức về bất lợi khi áp dụng

Nhân tố khác (nhận thức thách thức khi áp


dụng, áp lực thể chế xã hội...)

Hình 1.4: Các nhân tố thuộc nhận thức ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu
(1) Nhân tố nhận thức về lợi ích khi áp dụng
Lợi ích của việc áp dụng GTHL được thể hiện qua các nghiên cứu bao gồm cà
lợi ích mang lại cho DN, cho nhà đầu tư, cho quốc gia, cho các cơ quan quản lý.
Những lợi ích này được đề cập trong các nghiên cứu bao gồm cả những nghiên cứu
dựa trên những suy luận logic (Laux và Leuz, 2009…) và cả những nghiên cứu thực
nghiệm (Christensen và Nikolaev, 2009; Muller và cộng sự, 2008; Ijeoma, 2014…).
Hầu hết nhận thức về lợi ích của việc áp dụng GTHL qua các nghiên cứu tập trung vào
tính thích hợp, minh bạch, dễ so sánh của thông tin kế toán (Muller và cộng sự, 2008;
Cairn và cộng sự, 2008); qua đó, làm giảm bất cân xứng thông tin giữa trong và ngoài
DN, giúp tăng cường sự tin cậy của nhà đầu tư cũng như tăng cường mối quan hệ với
bên cho vay, làm mở rộng thị trường vốn, nâng cao tính thanh khoản, giảm chi phí huy
động vốn (Christensen và Nikolaev, 2009). Áp dụng GTHL không chỉ mang lại lợi ích
cho DN như: giúp BCTC hữu ích hơn trong việc ra quyết định của DN, cung cấp
38

thông tin để ra quyết định đầy đủ hơn, thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục
mà còn hữu ích đối với các cơ quan quản lý như: giúp các cơ quan quản lý nắm được
giá trị thực tế của DN, giúp các cơ quan quản lý so sánh, đánh giá đúng các DN do
BCTC theo GTHL giúp cải thiện đo lường hiệu suất… (Ijeoma, 2014). Đối với quốc
gia, việc áp dụng GTHL sẽ góp phần nâng cao uy tín quốc gia thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực quốc tế và việc áp dụng GTHL sẽ tạo điều kiện giúp DN tiếp cận thị
trường vốn quốc tế dễ dàng hơn (Ijeoma, 2014). Các giải thích chi tiết về các lợi ích
này đã được trình bày tại phần 1.2.1 của Luận án.
(2) Nhân tố nhận thức về bất lợi khi áp dụng
Như đã trình bày ở phần trên, việc các DN có ủng hộ và “tự nguyện” lựa chọn áp
dụng GTHL hay không xuất phát từ sự nhận thức của các DN tác động đến hành vi lựa
chọn của DN, chứ không chỉ dưới sự cưỡng chế của các nhà hoạch định chính sách. Các
DN sẽ cân đối giữa lợi ích và bất lợi của việc áp dụng (Christensen và Nikolaev, 2009).
Những bất lợi được trình bày ở đây là những nhược điểm xuất phát từ đặc tính của
GTHL và những hậu quả có thể mang lại từ việc áp dụng.
Qua các nghiên cứu về những bất lợi của việc áp dụng GTHL cho thấy, ngoài
các nghiên cứu dựa trên những lập luận logic, đã có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm
thực hiện đánh giá nhận thức của DN về những bất lợi của việc áp dụng GTHL, thể
hiện sự minh chứng cũng như bổ sung cho các nghiên cứu mang tính lý thuyết (Cairn
và cộng sự , 2011; Ijeoma, 2014).
Các nghiên cứu thể hiện những bất lợi của việc áp dụng GTHL cho rằng thông
tin kế toán dựa theo GTHL mang tính chủ quan, bởi vậy, tính tin cậy của GTHL khó
xác định. Các tác giả cho rằng khi thông tin trên thị trường không có sẵn thì việc sử
dụng các ước tính, các giả định sẽ mang tính chủ quan của nhà quản lý và sẽ làm cho
thông tin kém tin cậy (Laux và Leuz, 2009). Ngoài ra, khi GTHL được xác định theo
cấp độ 2 và cấp độ 3 với những ước tính, những dữ liệu mang tính giả định thì sẽ trở
nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin tài chính
do đó phức tạp, tốn thời gian với người lập BCTC (Nguyễn Thế Lộc, 2014).
Một hậu quả bất lợi được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu là việc áp dụng
GTHL sẽ kéo theo hiệu ứng lan truyền gây ra khủng hoảng tài chính. Trong các nghiên
cứu của Betakova và cộng sự (2014) đã chứng minh sự đóng góp của GTHL trong
khủng hoảng tài chính trên cơ sở rằng: GTHL thường dựa vào các điều kiện thị trường
cụ thể và khi thị trường có bất kỳ sự thay đổi nào thì đều gây lên vấn đề về thị trường tài
chính. Ngoài ra, theo Laux và Leuz (2009) về hiệu ứng lây lan của GTHL: với việc ghi
tăng giá trị của tài sản cho phép các ngân hàng tăng đòn bẩy tài chính trong thời kỳ
39

khủng hoảng, do đó làm cho các cuộc khủng hoảng của hệ thống tài chính dễ bị ảnh
hưởng xấu hơn và khủng hoảng tài chính càng nghiêm trọng hơn.
Một số điểm đáng chú ý khác về hậu quả của việc áp dụng GTHL cũng được
nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu là: áp dụng GTHL sẽ làm tăng nguy cơ gian lận
của các DN; cả giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải đối mặt với rủi ro kiện
tụng. Theo các nghiên cứu, GTHL sẽ có thể tạo ra khả năng thao túng, làm giả cao hơn
khi cho phép các cấp lãnh đạo linh hoạt hơn trong giải quyết các vấn đề phát sinh với
GTHL. Giám đốc có thể sử dụng chênh lệch được cho là của giá thị trường suy yếu để
che giấu lỗ và hao tổn tài sản (Laux và Leuz, 2009). Chênh lệch so với giá thị trường
theo chuẩn mực về GTHL cần phải được đánh giá kỹ lưỡng bởi người lập báo cáo và
kiểm toán viên nếu không sẽ nảy sinh rủi ro kiện tụng cho cả giám đốc, nhà quản lý và
kiểm toán viên. Ngoài ra, việc áp dụng GTHL sẽ làm cho BCTC bị biến động trong
điều kiện bình thường, khi không có sự chênh lệch nhiều giữa GTHL và giá gốc (Laux
và Leuz, 2009; Cairns và cộng sự, 2011…). Nguyễn Thị Mai Anh (2016) còn nhấn
mạnh thêm về sự biến động của BCTC khi áp dụng GTHL lại không phải từ bản thân
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo tác giả, việc áp dụng GTHL đòi hỏi
các DN liên tục xác định lại giá trị của tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập BCTC,
điều này làm cho lãi/lỗ của DN không phải do từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN và việc xác định sai lợi nhuận của DN dẫn đến có thể xác định sai chính sách
lương, thưởng.
Một vấn đề mà DN rất quan tâm khi áp dụng GTHL, ảnh hưởng lớn đến sự lựa
chọn của DN đó là yếu tố chi phí. Theo các nghiên cứu, khi áp dụng GTHL, vai trò
của kế toán trong quá trình lập BCTC đã thay đổi, báo cáo theo GTHL đòi hỏi phải có
sự đánh giá của các chuyên gia từ các tổ chức chuyên môn như các chuyên gia định
giá hoặc chuyên gia tài chính. Ngoài ra áp dụng GTHL còn yêu cầu các nhân viên kế
toán phải có sự hiểu biết tốt hơn của thị trường. Tất cả những yếu tố này đã làm cho
chi phí của việc áp dụng GTHL sẽ cao hơn khi áp dụng giá gốc (Cairn và cộng sự,
2008; Phạm Đức Hiếu, 2010; Nguyễn Thị Mai Anh; 2016…)
(3) Các nhân tố khác
Ngoài nhận thức về lợi ích cũng như bất lợi của việc áp dụng, nhận thức về
những thách thức về môi trường cũng như những khó khăn của DN và áp lực thể chế
xã hội đối với việc áp dụng GTHL cũng ảnh hưởng nhiều đến sự ủng hộ và lựa chọn
áp dụng của DN.
Những thách thức cơ bản được trình bày nhiều trong các nghiên cứu bao gồm
những thách thức về môi trường, cụ thể về môi trường pháp lý và môi trường kinh
40

doanh của Việt Nam: Không có sự đồng bộ của nền kinh tế; Môi trường pháp lý của
hoạt động định giá chưa đồng bộ; Thị trường hàng hoá chưa phát triển; Các yếu tố
của thị trường hoạt động rất phức tạp và thường xuyên bất động …(Trần Văn Tùng,
2014; ); thị trường tài chính và giao dịch tài sản ở Việt Nam còn kém phát triển (Nguyễn
Thị Mai Anh; 2016). Những thách thức thuộc chính sách kế toán trong môi trường pháp
lý của Việt Nam cũng được trình bày trong nghiên cứu của Trần Văn Tùng (2014) như:
Chuẩn mực kế toán chưa có qui định rõ ràng; Chưa có quyết định qui định GTHL là
cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể rõ ràng; Chưa có
chính sách khuyến khích sử dụng GTHL…. Ngoài ra cũng được kể đến trong nghiên
cứu của Trần Văn Tùng cũng như một số nghiên cứu khác về thách thức áp dụng
GTHL trong môi trường của Việt Nam đó là yếu tố văn hoá: sự thiếu niềm tin về
GTHL một phần là do văn hoá “thận trọng” của người Việt trong công tác kế toán
(Phan Thị Hồng Đức, 2014).
Ngoài những thách thức thuộc môi trường, còn phải kể đến những khó khăn của
DN khi áp dụng GTHL được trình bày trong các nghiên cứu như: khó khăn trong việc
cập nhật hệ thống thông tin dữ liệu; việc cập nhật qui trình kế toán; việc cập nhật qui
trình kiểm toán; việc đào tạo nhân viên; hướng dẫn không đủ về IAS/IFRS; Chương
trình giảng dạy ngành kế toán tại các trường đại học rất ít đề cập đến IAS/IFRS (Phan
Thị Hồng Đức, 2014) hay không có sự đồng thuận GTHL từ người làm kế toán, nhà
quản lý đến đối tượng sử dụng; tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Tốn
kém trong việc đào tạo nhân viên kế toán…(Trần Văn Tùng, 2014).
Các học giả nước ngoài cũng đã nhấn mạnh vai trò của các tổ chức chính trị,
sự đầy đủ rõ ràng của chuẩn mực về GTHL, tâm lý của nhà quản lý và kiểm toán viên
đã ảnh hưởng đến việc ủng hộ áp dụng GTHL của DN (Lau x và Leuz, 2009); các tổ
chức kinh tế, chính phủ và luật pháp địa phương đã ảnh hưởng đến các giải pháp thị
trường khi các DN lựa chọn GTHL (Christensen và Nikolaev, 2012).
Về áp lực thể chế xã hội, dựa vào lý thuyết Thể chế mới- được gọi tắt là NIA (New
Institutionnal Accounting) của DiMaggio và Powell (1983), Phan Thị Hồng Đức đã đưa
ra 3 cơ chế thích ứng của DN trước nhận thức về: áp lực thể chế cưỡng chế (áp lực từ các
tổ chức tín dụng và cho vay); áp lực thể chế qui phạm (áp lực tuân thủ qui phạm từ các tổ
chức chuyên nghiệp kế toán); cơ chế bắt chước (hay áp lực của sự vận động hành lang).
Ba cơ chế thích ứng này đã được trình bày trong phần 1.4.2.3 của Luận án.
Nhận thức về các áp lực này thể hiện trong nghiên cứu của Phan Thị Hồng Đức
như sau:
41

+ Áp lực cưỡng chế từ các tổ chức cho vay và tín dụng bao gồm: nhiều nhà
nghiên cứu đã dẫn chứng rằng các nước đang phát triển phải áp dụng IFRS hoặc xây
dựng chuẩn mực quốc gia dựa trên IFRS chịu áp lực của các tổ chức cho vay quốc tế
(Al-Omari 2010) như: Ngân hàng thế giới (WB); Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF); Công
ty tài chính quốc tế (IFC)…
+ Áp lực tuân thủ qui phạm của các tổ chức chuyên nghiệp kế toán: đây là áp
lực tuân thủ các qui định trong các văn bản qui phạm của các tổ chức ban hành CMKT
quốc tế hay là các Hiệp hội kế toán như: Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Hội đồng
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc
(ACCA), Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề
Việt Nam (VACPA) thay từ các chương trình đào tạo trong các trường đại học, các
chương trình đào tạo chuyên ngành, các yêu cầu từ các công ty kiểm toán …
+ Cơ chế bắt chước (hay áp lực vận động hành lang): là việc DN có xu hướng
làm theo các tập đoàn đa quốc gia; các DN hàng đầu; các công ty nước ngoài hàng
đầu; các liên minh thương mại… Theo Al-Omari (2010), tại các nước đang phát triển,
áp lực bắt chước hay cơ chế bắt chước có thể đến từ các đối tác thương mại và tập
đoàn đa quốc gia. Hành vi bắt chước nhằm có được các thành công tương tự như các
tập đoàn này. Một số nghiên cứu như: Irvine (2008); Ramanna &Sletten (2009) cũng
đã cung cấp các bằng chứng rằng một quốc gia có nhiều khả năng chấp nhận áp dụng
IFRS nếu đối tác thương mại hoặc các quốc gia trong lân cận cũng chấp nhận.

1.4 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý và mối quan hệ giữa
nhận thức và sự ủng hộ áp dụng tại các doanh nghiệp
1.4.1 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý
Việc sử dụng GTHL ngày càng phổ biến xuất phát từ những cơ sở lý thuyết mà
đã được các học giả nghiên cứu về GTHL tổng hợp như sau:
- Tính hữu ích của thông tin tài chính đối với việc ra quyết định
Cơ sở ra đời của GTHL trong kế toán dựa trên Lý thuyết về tính hữu ích của
thông tin tài chính đối với việc ra quyết định (Decision Usefulness Theory). Nội dung
của lý thuyết này là cung cấp các phương pháp khoa học và khách quan để giúp cho
các chủ thể ra quyết định hợp lý nhất dựa trên các thông tin tài chính hữu ích và có
chọn lọc. Theo lý thuyết này, hệ thống chuẩn mực kế toán tốt là phải cung cấp các
thông tin tài chính hữu ích nhất cho người dùng trong quá trình ra quyết định của họ.
Thông tin tài chính hữu ích là mục tiêu của bất kỳ hệ thống kế toán nào và đó cũng là
42

mục tiêu cơ bản trong các chuẩn mực kế toán quốc tế (Theo Framework 1989 của
IASB). Tính hữu ích của thông tin tài chính sẽ được đánh giá dựa vào nhu cầu, lợi ích
và mục tiêu của đối tượng sử dụng thông tin. Điểm cơ bản đối với các phương pháp đo
lường sử dụng trong kế toán đó là thông tin kế toán phải phản ánh chính xác giá trị tài
sản và các khoản nợ phải trả của DN (Liang, 2001). Không giống như phương pháp
giá gốc, GTHL dựa trên nguyên tắc cơ bản là cung cấp thông tin hữu ích cho việc đưa
ra quyết định, thông tin tài chính phải cập nhật và chính xác, phản ánh đúng giá trị tài
sản, nợ phải trả của DN tại thời điểm đó. Thông tin tài chính đặc biệt hướng tới bảo vệ
lợi ích của các nhà đầu tư để giúp họ đánh giá đúng thời điểm đầu tư, dòng tiền mà
khoản đầu tư có thể mang lại, đưa ra được các quyết định đầu tư kinh doanh hợp lý.
Từ đầu thế kỉ 20 đến cuối thập niên 1980, yêu cầu thích hợp và tin cậy được xác
định là các yêu cầu cơ bản nhất mà thông tin tài chính cần đảm bảo. Trong đó, về
khuôn khổ lập quy, do sự ảnh hưởng của các biến cố kinh tế, tính tin cậy thường được
nhấn mạnh hơn. Tuy nhiên, từ những năm cuối của thể kì 20, yêu cầu tính thích hợp
của thông tin được xem xét một cách tích cực hơn theo hướng cân bằng hơn so với
tính tin cậy. Thực tế các khuôn khổ lý thuyết kế toán đã thay thế yêu cầu “tin cậy”
bằng “trình bày trung thực”. Điều đó mở ra khả năng áp dụng rộng rãi hơn các cơ sở
tính giá không phải là giá gốc trong kế toán, trong đó có GTHL.
Hiện nay, trên thế giới, mục tiêu thông tin tài chính kế toán phải đáp ứng nhu
cầu ra quyết định của các chủ thể sử dụng thông tin được xác lập rõ ràng và trở thành
phổ biến trong nguyên lý xác định các phương pháp đo lường trong kế toán. Cơ sở tính
giá thị trường được chứng minh là phù hợp hơn cả và GTHL là cơ sở tính giá tốt nhất
trong việc dự báo dòng tiền trong tương lai. Vì vậy, GTHL là phương pháp ngày càng
nhận được sự quan tâm của các học giả và các tổ chức lập quy kế toán, nó được coi
như một giải pháp tối ưu để đánh giá và đo lường trong kế toán hiện nay.
- Lý thuyết nhà đầu tư:
Tác giả Kam (1990) tổng kết: trong giai đoạn trước thập kỷ 1960, các nghiên cứu
lý thuyết cơ bản đều thống nhất “mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin về việc các
nhà quản trị đã thực hiện trách nhiệm của họ như thế nào được các chủ sở hữu sử dụng để
đánh giá các nhà quản trị và DN”. Bước vào những năm 1960, quan điểm về mục tiêu của
thông tin tài chính đã chuyển dần sang việc đáp ứng yêu cầu ra quyết định của các chủ thể
sử dụng thông tin. Giáo sư Stabus đã trình bày quan điểm của mình về mục tiêu của thông
tin kế toán trong cuốn sách “Lý thuyết kế toán đối với các nhà đầu tư” xuất bản năm 1961:
“Mục đích kế toán là cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh tế” (Mai Ngọc
Anh, 2014). Đây là một trong những học giả đầu tiên đề cập đến định hướng thông tin kế
43

toán theo các quyết định kinh tế của các chủ thể sử dụng thông tin và là người khởi
xướng cho lý thuyết nhà đầu tư. Lý thuyết này đưa ra quan điểm: các nhà đầu tư cần thông
tin để dự đoán luồng tiền tương lai họ sẽ nhận được từ công ty mà họ đầu tư. Dựa vào báo
cáo tài chính, nhà đầu tư có thể dự đoán được luồng tiền này. Lý thuyết nhà đầu tư tập
trung vào các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài đơn vị, đặc biệt là các cổ đông. Do
vậy, lý thuyết nhà đầu tư rất coi trọng thông tin về luồng tiền.
- Các lý thuyết tài chính:
Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market hypothesis) là một học thuyết
cho rằng thị trường tài chính là hiệu quả nên giá cả trên thị trường tài chính (đặc biệt là
thị trường chứng khoán) đã phản ánh đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính của
DN. Giáo sư Eugene Fama được coi là cha đẻ của “Lý thuyết thị trường hiệu quả”. Kết
quả nghiên cứu của ông được trình bày trong luận án tiến sỹ lại Trường đại học
Chicago - Booth School of Business vào đầu những năm 1960s (Vũ Hữu Đức, 2010).
Ngày nay, lý thuyết này được chấp nhận rộng rãi và được chấp nhận tại nhiều thị
trường. Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu, tồn tại 3 mức độ của "lý thuyết thị trường
hiệu quả": mức yếu (weak form), mức trung bình (semi-strong form) và mức mạnh
(strong form). Nội dung các mức độ như sau:
+ Mức yếu của lý thuyết này cho rằng giá cổ phiếu đã phản ánh đầy đủ thông
tin đã công bố trong quá khứ. Hay nói đơn giản, nhà đầu tư nên dựa vào lịch sử giá
trong quá khứ để đưa ra quyết định đầu tư đúng.
+ Mức trung bình của lý thuyết này cho rằng giá chứng khoán (không chỉ là giá cổ
phiếu, mà nhiều loại chứng khoán khác) đã phản ánh đầy đủ của thông tin đã công bố
trong quá khứ cũng như thông tin vừa công bố xong. Theo mức độ này, giá chứng khoán
sẽ thường xuyên biến động và thay đổi theo các thông tin vừa công bố xong.
+ Mức mạnh của của lý thuyết này khẳng định rõ ràng hơn nữa về tính chính
xác và hiệu quả của thị trường tài chính. Tại mức này, giá của chứng khoán đã phản
ánh tất cả thông tin công bố trong quá khứ, hiện tại, cũng như các thông tin nội bộ của
các công ty.
Một số nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy Mức yếu và Mức trung bình của lý
thuyết này đã giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng tuy nhiên Mức mạnh có thể
chưa đúng vì thị trường tài chính không thể hiệu quả đến mức độ phản ánh đầy đủ
thông tin về công ty đó. Như vậy có thể thấy, trọng tâm của Lý thuyết thị trường hiệu
quả cho rằng giá cổ phiếu luôn được định giá theo GTHL. GTHL hoặc giá trị thị
44

trường là công bằng và đại diện cho mức giá khách quan và hợp lý nhất cho giá trị tài
sản và nợ phải trả của các công ty.
Ngoài ra, GTHL đã được quy định trong Chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS),
Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi của Hoa Kỳ (US GAAP) và được áp
dụng ở hơn 100 nước trên thế giới. GTHL phát triển như vậy là do sự phát triển của thị
trường tài chính. Thị trường tài chính thế giới phát triển không ngừng và ngày càng trở
nên đáng tin cậy , là thước đo phản ánh chính xác sự phát triển của các nên kinh tế. So
với các năm 1980 và 1990, thị trường tài chính đã phát triển mạnh mẽ với nhiều hình
thức bảo vệ nhà đầu tư. Do vậy, các thị trường tài chính phát triển mạnh là hoàn cảnh
dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của GTHL vì GTHL sử dụng thang đo chủ
yếu là các chỉ số giá cả trên thị trường tài chính.

1.4.2 Cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa nhận thức và sự ủng hộ áp dụng
giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp
1.4.2.1 Nhận thức và nghiên cứu nhận thức
Nhận thức là quá trình chủ quan được tạo bởi các kích thích giác quan được
hiểu theo ý nghĩa kinh nghiệm. Trong khoa học nhận thức, nhận thức được xem như là
quá trình tiếp nhận, giải thích, chọn lọc và tổ chức thông tin (Crosbie, 2014).

Nghiên cứu nhận thức đã được sử dụng trong nhiều năm trong các tài liệu kế
toán. Ví dụ, các tài liệu kiểm tra nhận thức của giám đốc điều hành tài chính hoặc các
sinh viên về chất lượng của chương trình đào tạo kế toán (Alnajjar & Peacock, 1995), nhà
đầu tư nhận thức về sự kiện thị trường vốn (Joos & Leung, 2012) và nhận thức của các
nhà nghiên cứu trên tạp chí chất lượng và kế toán nghiên cứu mô hình (Lowe & Locke,
2005). Liên quan đến nội dung áp dụng IFRS, bộ chuẩn mực được coi là “một khuôn khổ
kế toán dựa trên giá trị hợp lý”, cũng đã xuất hiện nhiều nghiên cứu về nhận thức đối với
việc áp dụng các chuẩn mực này. Các nghiên cứu xoay quanh bốn vấn đề chính:
• Nhận thức lợi thế và lợi ích của việc áp dụng IFRS (Joshi, 2008; Pawsey,
2010; Rezaee, Smith & Szendi ,2010; Iyoha & Jimoh ,2011);
• Nhận thức bất lợi và các chi phí của việc áp dụng IFRS (Joshi, 2008; Naoum,
Sykianakis & Tzovas, 2011; Morris và cộng sự 2013);
• Cảm nhận các thách thức khi áp dụng IFRS (Wong, 2004; Baldarelli,
Demartini & 2007 Mosnja-Skare; Heidhues & Patel, 2008);
• Nhận thức sự sẵn sàng áp dụng IFRS (KPMG, 2006; Guerreiro, Rodrigues &
Craig, 2008; AICPA, 2011; OMRI & Akrimi, 2011).
45

Những người tham gia trong các nghiên cứu nhận thức bao gồm những người
lập báo cáo tài chính (Pawsey, 2008), giám đốc tài chính (Naoum và cộng sự, 2011),
kiểm toán viên (Joshi & Al Bastaki, 2002), học giả (Rezaee và cộng sự, 2010), nhà đầu
tư (Joos & Leung, 2012) và người những đối tượng khác có sử dụng báo cáo tài chính
(Georgiou, 2010). Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào công ty niêm yết công khai
(Navarro-García & Bastida, 2010; Naoum và cộng sự, 2011). Có rất ít nghiên cứu về
các công ty không niêm yết hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Son và cộng sự 2006;
Albu và cộng sự, 2013).
Các nghiên cứu về sự ủng hộ áp dụng GTHL cũng được nhiều học giả sử dụng
nghiên cứu nhận thức. Chẳng hạn như nghiên cứu của Tan và cộng sự (2005), Jung và
cộng sự (2013), đã thực hiện khảo sát sự ủng hộ áp dụng GTHL của các giám đốc tài
chính trong các DN và nhận thức của họ về GTHL. Ngoài ra, cũng có rất nhiều các
nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu sự ủng hộ áp dụng GTHL
trên cơ sở nghiên cứu nhận thức của một số đối tượng khác như: nghiên cứu sự ủng
hộ của các nhà ban hành chuẩn mực (Bolivar và Galera, 2012), sự ủng hộ của các
nhà đầu tư (Koonce và cộng sự, 2011), sự ủng hộ của các kiểm toán viên (Kumarasiri
và Fisher (2011), sự ủng hộ của các Hội nghề nghiệp và các nhà nghiên cứu, giảng
viên các trường đại học (Ijeoma, 2014)…và rất nhiều các nghiên cứu khác. Ở Việt
Nam, nghiên cứu của Trần Văn Tùng (2014) cũng đã thực hiện nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng GTHL thông qua khảo sát nhận thức về những thách
thức khi áp dụng GTHL ở môi trường Việt nam; cùng một số nghiên cứu khác cũng
thực hiện khảo sát nhận thức của các DN về những lợi ích, bất lợi và thách
thức…của việc áp dụng GTHL như nghiên cứu của Dương Thị Thảo (2013);
Nguyễn Thanh Tùng (2014).

1.4.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch


Lý thuyết hành vi có kế hoạch (được gọi tắt là TPB-Theory of Planned
Behavior) cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: 1) thái
độ đối với hành vi, 2) nhận thức về áp lực xã hội - hay được gọi bằng thuật ngữ
chuẩn chủ quan, 3) nhận thức về kiểm soát hành vi (Nguyễn Văn Thắng, 2015).
Hình 1.5 là mô hình TPB.
46

Niềm tin và đánh giá Thái độ


kết quả hành vi

Niềm tin và Chuẩn Ý định


động cơ tuân thủ chủ quan hành vi Hành vi

Niềm tin Kiểm


và sự thuận lợi soát
hành vi

Hình 1.5: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991)


Nguồn: Ajzen, 1991, tham khảo Nguyễn Văn Thắng 2015
Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đã được các nhà nghiên cứu áp
dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có lĩnh vực kế toán (chẳng hạn như
nghiên cứu của Djatej, 2013). Mô hình TPB chỉ ra rằng một “hành vi” nhất định được
ảnh hưởng trực tiếp bởi “ý định hành vi”. “Ý định hành vi” trong các nghiên cứu về
việc áp dụng IFRS và GTHL là quan điểm ủng hộ áp dụng. Nhân tố thái độ đối với
hành vi được biểu hiện bằng niềm tin, nhận thức về kết quả, hậu quả thực hiện hành vi
(chẳng hạn như vận dụng trong các nghiên cứu về sự ủng hộ áp dụng GTHL: đây là
nhận thức về lợi ích và bất lợi khi áp dụng). Nhân tố “chuẩn chủ quan” đề cập đến
nhận thức về áp lực xã hội đối với hành vi (chẳng hạn như nghiên cứu của Djatej
(2013) về áp lực của các Hiệp hội và cộng đồng kế toán …đối với việc áp dụng IFRS
và GTHL). Nhân tố “kiểm soát hành vi” đề cập đến nhận thức về mức độ khó khăn
hay những thách thức của việc thực hiện hành vi (như trong nghiên cứu của Djatej
(2013), nghiên cứu của Iwata (2009) có đưa ra những khó khăn thách thức thuộc về
môi trường, điều kiện của DN, kiểm toán và giám sát, công nghệ…).

1.4.2.3 Lý thuyết thể chế mới


Lý thuyết thể chế mới (được gọi tắt là NIA-New Institutionnal Accounting). Lý
thuyết này đưa ra quan điểm về tính hợp pháp hay sự “thích ứng” (isomorphisms) của
DN đối với áp lực thể chế xã hội: áp lực cưỡng chế, áp lực tuân thủ qui phạm, cơ chế
bắt chước.
Thuật ngữ lý thuyết thể chế mới được sử dụng trong Leux và Wysocki (2008) và
Wysocki (2011). Theo DiMaggio & Powell (1983), sự lựa chọn của một hệ thống kế toán
chịu ảnh hưởng không chỉ do hiệu quả và chất lượng của kế toán, mà còn do sự hiện diện
47

của các tổ chức ảnh hưởng đến việc cung và cầu về thông tin tài chính. Các tổ chức này
bao gồm hệ thống pháp lý và chính trị, sự thực thi pháp luật, cơ chế quản trị DN… Mặt
khác, sự tồn tại của hệ thống pháp lý, chính trị và thực thi pháp luật có thể dựa vào sự tồn
tại của hệ thống kế toán (Wysocki, 2011). Khái niệm “thích ứng” trong NIA là “quá trình
tương tác buộc một đơn vị trong một tổng thể giống với các đơn vị khác khi phải đối mặt
với cùng một điều kiện môi trường” (Hawley 1968, p.328 trích dẫn trong DiMaggio &
Powell 1983, p.149).
DiMaggio và Powell (1983) nhấn mạnh tầm quan trọng của thích ứng với môi
trường của các tổ chức. DiMaggio và Powell (1991) cũng lập luận rằng sự thích ứng thay
đổi thường do những ham muốn của nhà quản lý để tăng hiệu quả của tổ chức của họ.
DiMaggio và Powell (1983) xác định có ba cơ chế thông qua đó sự thích ứng của
áp lực thể chế xảy ra: cưỡng chế (coercive), bắt chước (mimetic) và quy phạm
(normative). Trong đó: (i) áp lực “cưỡng chế” được thực hiện bởi “những qui tắc được qui
định trong hệ thống pháp lý”; (ii)“bắt chước” được coi là “phản ứng một cách đơn giản
và hiệu quả với sự không chắc chắn”, trong các tình huống có sự không chắc chắn về các
phương pháp thích hợp để tiến hành, việc tham khảo và bắt chước các hành động của một
nhóm thành công được khuyến khích; (iii) “qui phạm” đề cập đến “sự tìm kiếm tính hợp
pháp của mỗi tổ chức từ sự liên kết với các giá trị chuyên nghiệp” bắt nguồn từ các qui tắc
được xây dựng từ các cơ quan chuyên môn và được tăng cường thêm bởi giáo dục đại học
và chương trình đào tạo chuyên nghiệp.
Qua các nghiên cứu cho thấy, ba cơ chế thích ứng trong lý thuyết thể chế mới
(NIA) có thể sử dụng làm nhân tố “chuẩn chủ quan” của mô hình TPB trong việc
nghiên cứu mối quan hệ của nhận thức với sự ủng hộ áp dụng GTHL (chẳng hạn
như việc sử dụng lý thuyết NIA trong nghiên cứu của Phan Thị Hồng Đức, 2014)
48

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, Luận án đã trình bày các lý luận có liên quan đến GTHL và
áp dụng GTHL. Trong phần cơ sở lý luận về GTHL, qua phần trình bày về lịch sử
hình thành và phát triển của GTHL, Luận án đã thể hiện sự hình thành và phát triển
của GTHL là bắt nguồn từ thực tiễn khách quan và ngày càng được sử dụng phổ biến.
Định nghĩa, nội dung, cách xác định, đo lường GTHL và những vấn đề liên quan được
Luận án tổng hợp và trình bày nhằm làm rõ về GTHL được sử dụng trong IFRSs với
tinh thần hướng tới hội tụ kế toán quốc tế.
Trong phần cơ sở lý luận về áp dụng GTHL, Luận án chỉ ra sự cần thiết của
việc áp dụng GTHL trên cơ sở phân tích GTHL là cơ sở đo lường đáp ứng được yêu
cầu cung cấp thông tin để ra quyết định của các chủ thể có lợi ích liên quan, là mô hình
đo lường hợp lý nhất, khắc phục được nhược điểm của các mô hình đo lường khác
trong việc đáp ứng mục tiêu cung cấp thông tin để ra quyết định. Ngoài ra, Luận án
cũng chỉ ra việc áp dụng GTHL là một xu thế tất yếu trong quá trình hoà nhập với
Quốc tế về kế toán, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, DN, Quốc gia, các cơ quan
quản lý...
Trong phần cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán, Luận án trình bày khái quát các nhóm nhân tố theo các góc nhìn
khác nhau và tập trung trình bày các nhóm nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh
hưởng tới sự ủng hộ áp dụng GTHL tại DN.
Trong phần cơ sở lý thuyết việc áp dụng GTHL và mối quan hệ giữa nhận thức
và sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN, Luận án đã trình bày những lý thuyết giải
thích cho sự ra đời cũng như việc sử dụng cơ sở tính giá này ngày càng trở nên phổ
biến trong kế toán. Ngoài ra, Luận án cũng trình bày các lý thuyết liên quan đến việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức và sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN làm cơ sở cho việc nghiên cứu mô hình các nhân tố thuộc nhận thức của các
DN đến sự ủng hộ áp dụng GTHL sau này của Luận án.
49

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp và
nhân tố ảnh hưởng
2.1.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp
Để nghiên cứu về sự ủng hộ áp dụng GTHL qua sự lựa chọn áp dụng GTHL
một cách “tự nguyện” của các DN hay từ nhận thức của DN về thị trường chứ không
chỉ dưới sự cưỡng chế của các nhà hoạch định chính sách, rất nhiều các nghiên cứu đã
thực hiện khảo sát BCTC của các DN để chứng minh cho nhận định này.
Muller và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu về tình hình áp dụng GTHL
tại các 133 DN đầu tư kinh doanh bất động sản thuộc liên minh châu Âu trên cơ sở
khảo sát các báo cáo thường niên của các DN niêm yết. Kết quả nghiên cứu của nhóm
tác giả cho thấy: số lượng DN đã lựa chọn GTHL lớn hơn 50% với tổng mức vốn
trung bình là 1.633 triệu € (mức vốn trung bình của các DN lựa chọn giá gôc là 929
triệu €). Ngoài ra, nghiên cứu của Muller còn cho biết, nhiều DN sử dụng giá gốc vẫn
có bổ sung thêm thông tin về GTHL trong phần thuyết minh của BCTC.
Cairns và cộng sự (2008) nghiên cứu về việc áp dụng GTHL tại 228 công ty lớn
niêm yết trên thị trường chứng khoán tại vương quốc Anh và Úc (114 công ty của Anh và
114 cty của Úc) xung quanh thời điểm bắt đầu áp dụng IFRS ở hai nước (1/1/2005). Các
công ty được chọn hoạt động trong 22 ngành nghề. Nhóm tác giả thu thập báo cáo thường
niên của các công ty trong 2 năm: gồm năm đầu tiên áp dụng IFRS và năm cuối cùng áp
dụng Các nguyên tắc kế tóan được chấp nhận rộng rãi của Anh và Úc (UK GAAP và
Australian GAAP). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự lựa chọn áp dụng GTHL cho một
số khoản mục không bắt buộc phải áp dụng GTHL của các công ty của Anh và Úc, tuy
nhiên, có một sự thận trọng trong việc sử dụng GTHL ở hầu hết các công ty.
Christensen và Nikolaev (2012) đã nghiên cứu việc áp dụng GTHL trên mẫu là
1539 công ty tại Anh và Đức (trong khu vực áp dụng IFRS). Các học giả đã thực hiện
nghiên cứu trên cơ sở đọc mục chính sách kế toán của các công ty và các nghiên cứu
này cũng cho thấy mặc dù chưa nhiều nhưng các công ty đã có sự “tự nguyện” lựa
chọn áp dụng GTHL cho cả các khoản mục được phép lựa chọn giữa giá gốc và
GTHL. Bằng chứng về nhận định các DN đã “tự nguyện” lựa chọn sử dụng GTHL
cũng đã được Christensen và Nikolaev chứng minh qua các nghiên cứu của các tác giả
được kể đến như: Fabricant (1936), ARB (1940) nghiên về sự lựa chọn giá thị trường
50

của các DN nước Mỹ trước năm 1940; sự lựa chọn giá thị trường tại các DN của
Australia được cung cấp trong Whittred và Chan (1992), Brown và cộng sự (1992),
Easton và cộng sự (1993), Cotter và Zimmer (1995), và Barth và Clinch (1996, 1998);
sự lựa chọn tại các DN của Anh được cung cấp trong Amir và cộng sự (1993), Barth
và Clinch (1996), Aboody và cộng sự (1999), Muller (1999), và Danbolt và Rees
(2008). Các nghiên cứu về sự lựa chọn giá thị trường của các DN là nền tảng cho các
nghiên cứu về sự lựa chọn GTHL sau này.
Tại các quốc gia chưa áp dụng GTHL, sự ủng hộ áp dụng GTHL được các
nghiên cứu phản ánh chủ yếu trên cơ sở thu thập dữ liệu thông qua khảo sát để đánh
giá quan điểm của các DN như: khảo sát quan điểm giám đốc tài chính trong các DN
trong Tan và cộng sự (2005); Jung và cộng sự (2013). Qua các nghiên cứu cho thấy,
GTHL đã được các DN ủng hộ áp dụng trên cơ sở nhận thức, đánh giá của các DN về
những lợi ích của việc áp dụng GTHL.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Dương thị Thảo (2013) với đề tài Luận án tiến sĩ
“một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng GTHL trong chế độ kế toán DN
Việt Nam hiện nay” cũng đã tiến hành khảo sát sự ủng hộ của các DN trong việc áp
dụng GTHL. Tác giả đã tiến hành khảo sát 200 công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán, 10 công ty cổ phần chưa niêm yết, 3 DN nhà nước và 3 công ty trách nhiệm
hữu hạn, kết quả thu được: mặc dù GTHL còn mới mẻ, song đã có nhiều đối tượng
khảo sát đưa ra quan điểm ủng hộ áp dụng GTHL.
Nghiên cứu của Vũ Hữu Đức (2016) cũng đã tiến hành khảo sát người lập BCTC
(DN) và người sử dụng BCTC (các nhà đầu tư). Mẫu DN gồm có các DN niêm yết,
công ty cổ phần không niêm yết, DN có vốn nước ngoài…Để lý giải về việc lựa chọn
phương pháp khảo sát, theo Vũ Hữu Đức, tại Việt Nam, GTHL là chưa phổ biến, nếu
kiểm tra trên mẫu nhỏ sẽ là không đại diện cho tổng thể. Vì vậy, theo Vũ Hữu Đức,
phương pháp khảo sát là thích hợp nhất. Với mẫu DN thu được sử dụng cho phân tích là
139 mẫu thì kết quả cho thấy sự ủng hộ áp dụng GTHL ở mức khá cao, trên 50% (với
riêng khoản mục BĐS đầu tư mức độ ủng hộ áp dụng GTHL lên tới 88, 89%).
Ngoài những nghiên cứu thực nghiệm về sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN,
các nghiên cứu dựa trên những lập luận logic thể hiện sự ủng hộ áp dụng GTHL của
giới nghiên cứu Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây. Có thể
kể đến là các nghiên cứu của các tiến sĩ, các nhà khoa học Việt Nam như: Nguyễn Thế
Lộc (2010), Phạm Đức Hiếu (2010), Mai Ngọc Anh (2010), Lê Hoàng Phúc (2012),
Hà Thị Ngọc Hà (2016) và một số các nghiên cứu khác. Các nghiên cứu đưa ra những
vấn đề khác nhau trong việc áp dụng GTHL, nhưng đều có sự đồng thuận về quan
điểm ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
51

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các
doanh nghiệp
(1) Nhân tố nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL
Rất nhiều các nghiên cứu đã thực hiện khảo sát các DN trên cơ sở khảo sát các
BCTC hoặc khảo sát quan điểm của các DN, đã cho thấy từ sự nhận thức về những lợi
ích khi áp dụng GTHL tại các DN đã khiến các DN ủng hộ và “tự nguyện” lựa chọn
GTHL. Nhận thức về các lợi ích của việc áp dụng GTHL tại các DN được tìm thấy qua
các nghiên cứu có thể tổng hợp trên một số khía cạnh lợi ích sau:
- BCTC minh bạch, giảm bất cân xứng thông tin, tăng tính thanh khoản, cải
thiện đo lường hiệu suất: Muller và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu về nguyên
nhân và hậu quả của việc áp dụng GTHL tại các công ty đầu tư bất động sản thuộc liên
minh châu Âu trên cơ sở khảo sát các báo cáo tài chính của các DN niêm yết. Kết quả
nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy: các công ty đã lựa chọn áp dụng GTHL trên cơ
sở nhận thức về việc sử dụng GTHL nhằm thực hiện cam kết mang lại BCTC minh
bạch. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc áp dụng GTHL cho bất động
sản đầu tư (áp dụng GTHL theo IAS 40).
- BCTC dễ so sánh:
Cairns và cộng sự (2008) với nghiên cứu việc áp dụng GTHL tại 228 công ty
lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán tại vương quốc Anh và Úc đã cho rằng:
những nghiên cứu thực nghiệm trên các DN sẽ là minh chứng rõ ràng, thuyết phục hơn
cả trong việc ủng hộ GTHL. Nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung vào lợi ích về tính
so sánh của thông tin kế toán, bao gồm cả sự so sánh ở mỗi quốc gia và cả giữa các
quốc gia khác nhau. Đồng quan điểm với Cairns và cộng sự, Christensen và Nikolaev
(2009) đã thực hiện khảo sát BCTC của các DN, cũng đã khẳng định: các DN lựa
chọn áp dụng GTHL khi nhận thức về lợi ích của việc đem lại BCTC dễ so sánh.

- Báo cáo tài chính thích hợp: Nghiên cứu của Jung và cộng sự (2013)
trên mẫu là 209 giám đốc tài chính ở Mỹ kết luận rằng các DN sẽ lựa chọn đo
lường theo GTHL trên cơ sở nhận thức việc áp dụng GTHL sẽ cung cấp thông
tin thích hợp cho người sử dụng trên BCTC (tuy nhiên kết luận này mới áp
dụng cho DN có tỷ lệ tài sản phi tài chính cao).
- Tăng cường sự tin cậy của nhà đầu tư: Kết quả phân tích, nghiên cứu của
Igeoma, N.B (2014) trên cơ sở khảo sát quan điểm các giám đốc tài chính của các DN,
cho thấy các DN đã ủng hộ áp dụng GTHL trên cơ sở nhận thức việc áp dụng GTHL
52

sẽ tăng được sự tin cậy của nhà đầu tư bởi “việc áp dụng GTHL cung cấp thông tin
hữu ích hơn cho nhà đầu tư so với giá gốc”.
- Giúp tăng cường mối quan hệ với bên cho vay: Nhận thức về lợi ích này của DN
khi lựa chọn GTHL được nhận định trong nghiên cứu của Christensen và Nikolaev (2009)
và (2012): “vấn đề tài trợ bằng vay nợ sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn GTHL”, “việc lệ
thuộc vào vốn vay tỉ lệ thuận với việc lựa chọn GTHL”. Cùng quan điểm với Christensen
và Nikolaev, Marco và Carlo (2016) khi nghiên cứu về những ảnh hưởng đến việc lựa
chọn GTHL, đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu là 427 công ty thuộc Anglo-Saxon và
châu Âu lục địa. Các tác giả cũng đã kế thừa quan điểm của Christensen và Nikolaev về
sự lựa chọn GTHL của các DN dựa trên các yếu tố về lợi ích, và nhấn mạnh vào lợi ích
trong việc nhận được sự tài trợ bắng vay nợ. Marco và Carlo (2016) đã đưa ra kết luận
trong nghiên cứu của các tác giả liên quan đến yếu tố vay nợ như sau: đòn bẩy tài chính là
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL. Các DN đã lựa chọn GTHL với mong muốn
nâng cao khả năng huy động vốn, tăng cường tài trợ bằng vay nợ.
- Giảm bất cân xứng thông tin giữa trong và ngoài DN, nâng cao tính thanh
khoản, giảm chi phí huy động vốn: Nhận thức về những lợi ích trên khi lựa chọn áp
dụng GTHL của các DN đã được nhận định trong kết quả nghiên cứu của Muller và
cộng sự (2008); của Christensen và Nikolaev (2009).
- Tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn: Nhận thức về lợi ích này khi áp
dụng IFRS và GTHL của các DN Đây là lợi ích trên cơ sở tập trung vào những tác động
trên thị trường vốn và nhà đầu tư. Theo các nghiên cứu, sự khác biệt trong các tiêu chuẩn
kế toán quốc gia cũng được xem như là một trở ngại để đầu tư qua biên giới (Bradshaw
và cộng sự, 2004; Aggarwal & Goodell, 2010). Vì vậy, phong trào toàn cầu hướng về báo
cáo theo IFRS có thể tạo điều kiện mở rộng đầu tư qua biên giới và sự tích hợp của thị
trường vốn, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn khi đầu tư vào quốc gia
(Covrig và cộng sự, 2007; Brüggemann và cộng sự, 2009).
- Góp phần nâng cao uy tín quốc gia thông qua việc tuân thủ chuẩn mực quốc
tế, góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế: Barlev và Haddad (2007) đã nghiên
cứu mối quan hệ giữa GTHL với hài hoà và hội tụ quốc tế. Nghiên cứu nhấn mạnh
rằng sự hòa hợp kế toán quốc tế có tính khả thi nếu sử dụng GTHL và kết luận rằng hệ
thống kế toán theo GTHL là chất xúc tác, góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế,
nâng cao uy tín quốc gia. Nhận thức này cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy các DN trong mỗi
quốc gia lựa chọn GTHL.
53

Nghiên cứu gần đây của Ijeoma (2014) đã tổng hợp khá đầy đủ các lợi ích của việc
áp dụng GTHL và đã tiến hành khảo sát sự đánh giá của các DN về các lợi ích này, từ đó
thấy được nhận thức của các DN cũng như sự ảnh hưởng của các nhận thức này đến việc
lựa chọn áp dụng GTHL. Ngoài các lợi ích đã nêu trên, nghiên cứu của tác giả còn đưa ra
một cách đầy đủ và chi tiết hơn ở một số khía cạnh nhận thức của DN về những lợi ích
sau: giúp BCTC hữu ích hơn trong việc ra quyết định của DN, làm giảm khả năng làm giả
số liệu thu nhập, cung cấp thông tin để ra quyết định đầy đủ hơn, làm tăng sự hiểu biết
của các BCTC, đáp ứng được mục tiêu của BCTC và người dùng, làm mở rộng thị trường
vốn, thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục.
- Giúp các cơ quan quản lý nắm được giá trị thực tế của DN, có thể kiểm soát được
việc tăng vốn khống tại các DN: đây là những lợi ích của việc áp dụng GTHL đã được trình
bầy trong kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thảo (2012) và (2014). Nhận thức về những
lợi ích này cũng là những yếu tố tác động đến sự lựa chọn GTHL của các DN.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu bằng những lập luận logic hay những nghiên
cứu thực nghiệm đã chững minh về những lợi ích của việc áp dụng GTHL, lại có
những nghiên cứu đã phản biện lại chính những khía cạnh quan điểm này. Laur và
Leuz (2009) cho biết, những người không ủng hộ GTHL trên cơ sở nhận thức rằng
GTHL chưa thực sự hữu ích trong việc mang lại tính minh bạch và nó có thể dẫn đến
hành động không mong muốn của các ngân hàng và các công ty. Một số nghiên cứu
của Việt Nam cũng đưa ra những ý kiến phản biện về một số lợi ích của GTHL như:
theo Nguyễn Thế Lộc (2010), khi các thông tin thị trường không sẵn có thì việc áp
dụng GTHL dựa vào các mô hình định giá sẽ làm giảm tính dễ hiểu và đáng tin cậy và
khó có thể đáp ứng được yêu cầu có thể so sánh của thông tin trình bày trên BCTC.
Từ tổng quan những nghiên cứu đã có trước, tác giả Luận án nhận thấy có nhiều
nghiên cứu đồng quan điểm, cũng có những nghiên cứu khác quan điểm khi nói đến
nhận thức của các DN về lợi ích của việc áp dụng GTHL. Bởi vậy, tác giả nhận thấy
cần thiết tìm hiểu nhận thức của các DN Việt Nam về những lợi ích của việc áp dụng
GTHL và ảnh hưởng của nhận thức này đến sự ủng hộ áp dụng của các DN. Từ đó, tác
giả đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu H1 như trình bầy ở phần 3.2.2 của Luận án.
(2) Nhân tố nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL
- Tính tin cậy của GTHL khó xác định: Cairn và cộng sự (2008) đã nhận định
trong nghiên cứu rằng các công ty còn chưa ủng hộ GTHL khi nhận thức về tính kém
tin cậy trong đo lường của GTHL khi mà tài sản không được giao dịch trên thị trường
hoạt động. Tính tin cậy của các dữ liệu đầu vào của GTHL là vấn đề mà những học giả
54

phản biện GTHL lo ngại nhất. Có quá nhiều các nghiên cứu tranh luận xung quanh nội
dung này và đặc tính này đã được coi như một “vấn đề cũ” của kế toán như bình luận
trong nghiên cứu của Laur và Leuz (2009). Tuy nhiên, các tác giả cũng biện minh
rằng: sự cân bằng giữa tính thích hợp và độ tin cậy là vấn đề mà người làm chuẩn mực
luôn gặp phải. Sự biện minh này thể hiện về sự cân nhắc giữa lợi ích và bất lợi khi lựa
chọn GTHL.
- Kéo theo hiệu ứng lan truyền gây ra khủng hoảng tài chính: Laux và Leuz
(2009) đã cho biết, các học giả phản biện GTHL thì cho rằng: GTHL cho phép ghi tăng
giá trị tài sản nên đã cho phép ngân hàng ghi tăng đòn bẩy trong thời kỳ bùng nổ, do đó
các cuộc khủng hoảng tài chính dễ bị ảnh hưởng xấu hơn và khủng hoảng tài chính
nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, theo Laux và Leuz: lập luận này đã bỏ qua việc GTHL đã
cung cấp tín hiệu cảnh báo sớm về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra và do đó buộc các ngân
hàng phải có biện pháp thích hợp trước đó. Ngoài ra, các học giả đã phản biện GTHL
trong nghiên cứu như Allen và Carlleti (2008) đưa ra lập luận rằng: yêu cầu về vốn điều
lệ cho các ngân hàng dựa trên kế toán có thể kéo theo ảnh hưởng không tốt; giao ước
trái phiếu cũng dựa trên số liệu kế toán có thể tạo ra mối quan hệ hợp đồng. Platin
(2008) chỉ ra rằng một ban quản lý chú trọng tới lợi nhuận kế toán có thể tạo ra ảnh
hưởng tương tự, bởi vì bản chất họ quan tâm đến giá thị trường hiện tại, có thể hình
thành nên liên kết gián tiếp. Như vậy, theo Allen và Carletti (2008); Plantin và cộng sự
(2008), GTHL có thể gây ra ảnh hưởng xấu lây lan. Song, theo lập luận của Laux và
Leuz (2009): giá gốc không phải là cách khắc phục và GTHL không phải chịu trách
nhiệm cho khủng hoảng tài chính mà cũng không phải là phương pháp đo lường không
chịu ảnh hưởng bởi tác động kinh tế. Các nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác
nhau trong nhận thức của các DN về vấn đề này khi sử dụng GTHL.
- BCTC bị biến động trong điều kiện bình thường, làm biến động báo cáo thu
nhập: nhận thức về những bất lợi này của các DN khi sử dụng GTHL đã được đề cập
đến trong nhiều nghiên cứu như của Cairn và cộng sự (2008), Laux và Leuz (2009)
cũng như trong một số nghiên cứu của các học giả khác.
- Chi phí: Nghiên cứu của Muller và cộng sự (2008) cũng cho thấy để tăng tính
tin cậy cho thông tin kế toán khi áp dụng GTHL, các DN đã sử dụng thêm các chuyên
gia định giá bên ngoài hoặc BCTC được kiểm toán bằng các công ty kiểm toán lớn,
điều đó đã làm tăng chi phí của DN khá nhiều. Đây là bất lợi khiến nhiều DN ngần
ngại để áp dụng GTHL.
- Cả giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải đối mặt với rủi ro kiện tụng:
Theo Christensen và Nikolaev (2009), áp dụng GTHL làm tăng nguy cơ kiện tụng và mất
55

danh tiếng. Tuy nhiên theo Laux và Leuz (2009) sẽ là vấn đề được cân nhắc giữa chi phí
của cá nhân với rủi ro đi cùng, và vấn đề thi hành chuẩn mực như thế nào là hết sức quan
trọng, cần có hướng dẫn khi nào sự chênh lệch được coi là thích hợp. Theo các nghiên
cứu, nhận thức về vấn đề này khiến các DN khá ngần ngại với việc áp dụng GTHL.
- Làm tăng nguy cơ gian lận của các DN: Theo Christensen và Nikolaev (2009),
áp dụng GTHL làm tăng khả năng phóng đại giá trị sổ sách của tài sản. Theo các nghiên
cứu, đây là bất lợi khiến các nhà đầu tư lo ngại với việc DN áp dụng GTHL, nhận thức
về vấn đề này cũng là một yếu tố khiến DN chưa áp dụng GTHL. Tuy nhiên, theo Laux
và Leuz (2009), việc thiết lập chuẩn mực và các cơ sở thực thi luôn gặp vấn đề cân bằng
đánh đổi khi áp dụng GTHL.
Cùng những lo ngại về những đặc tính bất lợi của GTHL theo các quan điểm
phản biện GTHL của các học giả quốc tế, một số nhà khoa học nghiên cứu về GTHL
của Việt Nam cũng đưa ra những nhận định về những bất lợi này. Các nghiên cứu của
các học giả Việt Nam còn khá lo ngại khi áp dụng GTHL ở những bất lợi sau:
- Chủ quan, phức tạp, tốn thời gian: Theo Nguyễn Thế Lộc, khi thông tin trên
thị trường không có sẵn thì việc sử dụng các ước tính, các giả định sẽ mang tính chủ
quan của nhà quản lý và sẽ làm cho thông tin kém tin cậy. Khi GTHL được xác định
theo cấp độ 2 và cấp độ 3 với những ước tính, những dữ liệu mang tính giả định thì sẽ
trở nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin tài
chính và phức tạp, tốn thời gian với người lập BCTC. Theo Mai Ngọc Anh (2011):
trong các trường hợp tài sản và nợ phải trả của DN có tính cá biệt hoặc thị trường giao
dịch là thị trường không hiệu quả (đặc biệt đối với các nước đang phát triển, chậm phát
triển) việc xác định GTHL là khá phức tạp. Sự phức tạp này chủ yếu là do việc thu
thập thông tin và xác định mức độ điều chỉnh giá thị trường, xác định các giả định, số
liệu đầu vào của các mô hình tính toán GTHL và những thông tin giải trình cần thiết
trình bày trong thuyết minh BCTC.
Ngoài ra, theo Nguyễn Thế Lộc, việc áp dụng GTHL khi các thông tin thị
trường không có sẵn thì việc áp dụng GTHL còn làm giảm tính thích hợp và tính so
sánh cũng như tính tin cậy. Nhận định này của Nguyễn Thế Lộc cũng là một gợi ý cho
nghiên cứu của tác giả về những lợi ích của GTHL theo các nghiên cứu của các học
giả quốc tế có thể không tương đồng với quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng như
không tương đồng với quan điểm của các DN Việt Nam trong điều kiện hệ thống thị
trường chưa phát triển.
Phạm Đức Hiếu (2010) cũng đồng quan điểm với những lo ngại về các bất lợi
của việc áp dụng GTHL, cũng đồng quan điểm về tính chủ quan khi có sự can thiệp
56

mạnh mẽ của các nhà quản lý, tác giả cũng đã đi sâu phân tích những bất lợi này trên
các khía cạnh sau:
- Làm sai lệch thông tin trên BCTC: theo tác giả Phạm Đức Hiếu, cùng với sự
thay đổi của giá trị tài sản, kế toán theo GTHL còn tạo thêm vấn đề tương ứng với
phần nợ trên bảng cân đối kế toán. Điều này tạo ra một chu kỳ 2 mặt trong báo cáo kết
quả bằng cách thêm vào các khoản lãi chưa thực hiện trong lợi nhuận kế toán khi thị
trường tăng điểm, cũng tạo ra sự sụt giảm trong lợi nhuận khi thị trường giảm điểm.
Điều này sẽ làm tăng sự bất ổn của các chỉ tiêu báo cáo trên bảng cân đối kế toán.
- Chi phí: Phạm Đức Hiếu cũng chỉ ra rằng khi áp dụng GTHL, vai trò của kế
toán trong quá trình lập BCTC đã thay đổi, báo cáo theo GTHL đòi hỏi phải có sự
đánh giá của các chuyên gia từ các tổ chức chuyên môn như các chuyên gia định giá
hoặc chuyên gia tài chính. Ngoài ra áp dụng GTHL còn yêu cầu các nhân viên kế toán
phải có sự hiểu biết tốt hơn của thị trường. Tất cả những yếu tố này đã làm cho chi phí
của việc áp dụng GTHL sẽ cao hơn khi áp dụng giá gốc.
Ngoài ra, nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu cũng đưa ra một số bất lợi khác nữa
khi áp dụng GTHL như: áp dụng GTHL sẽ dẫn đến tính không thận trọng và không
nhất quán của thông tin kế toán.
Qua các nghiên cứu cho thấy có khá nhiều bất lợi khi áp dụng GTHL khiến các
DN còn chưa ủng hộ áp dụng, đặc biệt là với các DN tại các nước đang phát triển chưa
có thị trường hoạt động. Tuy nhiên rất nhiều ý kiến tranh luận nhằm biện minh cho
những bất lợi này. Laux và Leuz (2009) đã thực hiện nghiên cứu việc áp dụng GTHL
với chủ đề “làm rõ những tranh luận về GTHL” đã tổng hợp khá đầy đủ về những bất
lợi cơ bản của GTHL mà những người phản biện về GTHL đã đưa ra. Tuy nhiên,
bằng những lập luận logic, các học giả đã đưa ra những nhận định nhằm biện minh
cho những bất lợi trên.
Từ các nghiên cứu cho thấy, sự nhận thức về những bất lợi của việc áp dụng
GTHL của các DN cũng như của các nhà nghiên cứu được thể hiện ở những mức độ
khác nhau, quan điểm khác nhau. Điều này cho thấy, ở Việt Nam cũng cần những
khảo sát để tìm hiểu về nhận thức, đánh giá, cảm nhận của các DN Việt Nam về
những bất lợi như đã tổng hợp từ các nghiên cứu. Qua đó, tác giả Luận án xây dựng
giả thuyết H2 như trình bày ở phần 3.2.2 của Luận án.
(3) Nhân tố nhận thức thách thức áp dụng GTHL
Qua các nghiên cứu cho thấy, thách thức của việc áp dụng GTHL tại các DN ở
mỗi quốc gia phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường
văn hoá cũng như diều kiện của các DN cho việc áp dụng.
57

Theo Laux và Leuz (2009), ngoài việc trình bày những quan điểm bảo vệ
GTHL, cũng đã chỉ ra một số các nhân tố thuộc những thách thức về môi trường ảnh
hưởng đến việc áp dụng GTHL. Laux và Leuz đặc biệt nhấn mạnh đến đó là vai trò
của các tổ chức chính trị, sự đầy đủ rõ ràng của chuẩn mực về GTHL, tâm lý của nhà
quản lý và kiểm toán viên. Cairn và cộng sự (2008) cũng đã nhấn mạnh vai trò của sự
khuyến khích của các cấp quản lý các công ty và quốc gia tác động đến nhận thức của
DN trong việc áp dụng GTHL.
Christensen và Nikolaev (2012) trên cơ sở đồng quan điểm với các học giả
trước về yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc áp dụng GTHL. Các học giả và đã tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm trên 29 nước Châu Âu thực thi IFRS từ năm 2005,
Christensen và Nikolaev chọn Uk (vương quốc Anh) và Đức vì các quốc gia này có thị
trường tài chính lớn nhất Châu Âu và cũng từng ở khía cạnh đối lập về việc sử dụng kế
toán theo GTHL theo GAAP địa phương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tổ chức kinh
tế, chính phủ và luật pháp địa phương đã ảnh hưởng đến các giải pháp thị trường khi
các DN lựa chọn GTHL.
Marco và Carlo (2016) ngoài việc chỉ ra đòn bẩy tài chính là nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn GTHL, còn nhấn mạnh về sự ảnh hưởng khác nhau giữa các bối cảnh
thể chế, môi trường pháp lý (minh chứng bằng sự khác nhau giữa các công ty thuộc
châu Âu lục địa và các công ty thuộc Anglo saxon). Ngoài ra, để dẫn chứng cho lập
luận của mình, các tác giả cũng đã minh chứng bằng các nghiên cứu trước đây như:
- Các nghiên cứu của Ball và cộng sự (2003); Leuz và cộng sự (2003);
Bushman và Piotroski (2006) đưa ra nhận định các yếu tố thuộc môi trường, thể chế
ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL trong các DN như: các tổ chức chính trị, quản lý
kinh tế mỗi địa phương ảnh hưởng đến việc thực hiện các qui tắc kế toán của các nhà
quản lý DN, kiểm toán viên…
- Các nghiên cứu của Ball (2006), Nobes (2006), Zeff (2007) đã chỉ ra rằng
ngay cả trong điều kiện yêu cầu áp dụng IFRS, sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia
vẫn tồn tại, do môi trường thể chế tại mỗi quốc gia (như hệ thống tài chính, hệ thống
pháp lý, hệ thống thuế…) dẫn đến có sự khác nhau trong thực hành kế toán. Nghiên
cứu của Nobes (2006) đã cho thấy: tồn tại sự khác biệt giữa các phiên bản IFRS (ví dụ
IFRS của Úc khác IFRS của EU…); có sự sai sót trong các bản dịch IFRS ở mỗi quốc
gia; mức độ thực thi IFRS ở mỗi quốc gia khác nhau (nếu công ty và kiểm toán viên
chịu sự thực thi ít thì mức độ tuân thủ IFRS thấp)…
58

Phan Thị Hồng Đức (2014) khi nghiên cứu các nhân tố thuộc nhóm môi trường
và thể chế ảnh hưởng đến việc tiếp nhận IFRS đã thực hiện nghiên cứu nhận thức của
các đối tượng khảo sát (DN, kiểm toán viên, các nhà nghiên cứu) về nhân tố này. Kết
quả nghiên cứu của Phan Thị Hồng Đức về yếu tố môi trường và thể chế được chia
thành 4 nhóm nhân tố, có thể nêu ngắn gọn như sau: (1) nhận thức về thách thức áp
dụng, (2) nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế; (3) nhận thức áp lực tuân thủ qui phạm;
(4) nhận thức cơ chế bắt chước (đây là những thuật ngữ đã được tác giả Việt hoá và
giải thích trong phần 1.4.2.3 của Luận án). Phan Thị Hồng Đức đã xây dựng bảng hỏi
theo thang đo Likert để khảo sát người trả lời về mức độ đồng ý với các yếu tố thuộc
các nhân tố nói trên đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận IFRS ở Việt Nam. Kết quả về các
thuộc tính của nhân tố “nhận thức những thách thức áp dụng” bao gồm: Việc cập nhật
hệ thống thông tin dữ liệu; Việc cập nhật qui trình kế toán; Việc cập nhật qui trình
kiểm toán; Việc đào tạo nhân viên; Hướng dẫn không đủ về IAS/IFRS; Chương trình
giảng dạy ngành kế toán tại các trường đại học rất ít đề cập đến IAS/IFRS.
Cũng tập trung nghiên cứu vào những thách thức khi áp dụng GTHL ở Việt
Nam, và có sự tương đồng với những thuộc tính nằm trong nhân tố “nhận thức thách
thức khi áp dụng” của Phan Thị Hồng Đức, Trần Văn Tùng (2014) đã thực hiện nghiên
cứu những nhân tố thuộc môi trường và thể chế ảnh hưởng đến việc áp dụng GTHL tại
các DN Việt Nam. Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát nhận thức của các DN về các
yếu tố thuộc: môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường văn hoá, ảnh
hưởng của các tổ chức và hội nghề nghiệp đến việc áp dụng. Đồng thời, tác giả sử
dụng phân tích hồi qui để tìm mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc lựa chọn
áp dụng GTHL của các DN Việt Nam. Đối chiếu với nghiên cứu của Phan Thị Hồng
Đức về nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng”, nghiên cứu của Trần Văn Tùng đã
bổ sung những thách thức riêng có của GTHL như sau: Chuẩn mực kế toán chưa có
qui định rõ ràng; Chưa có quyết định qui định GTHL là cơ sở định giá trong kế toán;
Chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể rõ ràng;Chưa có chính sách khuyến khích sử dụng
GTHL;Chuẩn mực kế toán để thuyết minh và sử dụng GTHL chưa ban hành; Chưa
xác định cụ thể thống nhất về GTHL; Mục đích sử dụng của các đối tượng kế toán;
Mức độ thận trọng và lạc quan kế toán; Yêu cầu mục đích, sử dụng thông tin kế toán;
Chưa có quyết định phương pháp định giá giá trị cụ thể; Không có sự đồng bộ của nền
kinh tế; Môi trường pháp lý của hoạt động định giá chưa đồng bộ; Thị trường hàng
hoá chưa phát triển;Các yếu tố của thị trường hoạt động rất phức tạp và thường xuyên
bất động; Các tổ chức định giá nặng về hành chính; Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu
niềm tin về GTHL; Chưa nhận thức đầy đủ về GTHL;Không có sự đồng thuận GTHL
59

từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng; Tốn nhiều chi phí để thu
thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí; Tốn kém trong
việc đào tạo nhân viên kế toán.
Những thách thức của việc áp dụng GTHL trong kế toán được trình bày trong
nghiên cứu của Trần Văn Tùng là những thách thức của việc áp dụng GTHL trong môi
trường của Việt Nam. Những thách thức này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu của
Việt Nam đề cập đến, như trong các nghiên cứu của Hà Thị Ngọc Hà (2012) và Lê
Hoàng Phúc (2014); và đây là những gợi ý lớn cho nghiên cứu của Luận án.
Trên cơ sở các nghiên cứu, tác giả Luận án xây dựng giả thuyết H3 như trình
bày ở phần 3.2.2 của Luận án.
(4) Nhân tố áp lực thể chế xã hội
Qua các nghiên cứu, nhân tố này được thể hiện trên cơ sở nhận thức về sự thích
ứng của DN với áp lực thể chế xã hội. Trong nghiên cứu của Phan Thị Hồng Đức, sự
nhận thức về tính thích ứng này được chia thành 3 loại : (i) nhận thức áp lực cưỡng
chế, (ii) nhận thức áp lực qui phạm, (iii) nhận thức cơ chế bắt chước. Cụ thể như sau:
+ Các thành phần thuộc nhân tố “nhận thức áp lực cưỡng chế” bao gồm: Ngân
hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Tổ chức tiền tệ quốc tế
(IMF); Công ty tài chính quốc tế (IFC); Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Quỹ hỗ
trợ phát triển chính thức từ Nhật bản (Japan ODA); Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức từ
Hàn Quốc (Korea ODA); Cơ quan quản lý nhà nước.
+ Các thành phần thuộc nhân tố “nhận thức áp lực qui phạm” bao gồm: Liên
đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), Hội Kế
toán – Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA), Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA), Liên đoàn kế toán Đông
Nam Á (AFA), Viện nghiên cứu, Hiệp hội Kế toán Châu Úc (CPA Australia), Nhóm
Các nhà biên soạn Chuẩn mực Châu Á Thái Bình Dương (AOSSG), các Công ty Kiểm
toán quốc tế (BigFour).
+ Các thành phần thuộc nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” bao gồm: Bắt
chước các quốc gia cho phép/yêu cầu áp dụng IFRS; Bắt chước các tập đoàn đa quốc
gia; Bắt chước các DN hàng đầu; Bắt chước các công ty nước ngoài hàng đầu; Bắt
chước các liên minh thương mại.
Như vậy, trong nghiên cứu của Phan thị Hồng Đức (2014), các thuộc tính trong
những nhân tố thuộc môi trường và thể chế cũng tương đồng với các thành phần thuộc
60

nhóm nhân tố môi trường và thể chế của các học giả quốc tế, song, các nhân tố này đã
được thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết cho môi trường và thể chế tại Việt Nam.
Mặc dù nghiên cứu của Phan Thị Hồng Đức không liên quan trực tiếp đến việc áp
dụng GTHL, nhưng GTHL là nội dung cơ bản của IFRS, nên những thuộc tính thuộc
nhân tố môi trường và thể chế ảnh hưởng đến việc tiếp nhận IFRS ở Việt Nam là một
gợi ý lớn cho nghiên cứu của Luận án. Qua các nghiên cứu, tác giả Luận án đưa ra
giả thuyết nghiên cứu H4, H5, H6 được trình bày trong mục 3.2.2 của Luận án.

2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp trên thế giới và
Việt Nam
Trong phần 2.1, Luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu của các học giả về sự
ủng hộ áp dụng GTHL (cả về quan điểm cũng như sự lựa chọn áp dụng) và những
nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ đó. Những nghiên cứu này là những gợi ý giá trị cho
việc hình thành và thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ nhất và thứ hai của Luận án.
Tiếp đến, trong phần này, tác giả Luận án thực hiện tổng quan các nghiên cứu về tình
hình áp dụng GTHL tại các DN theo từng quốc gia. Qua đó, giúp tác giả Luận án có sự
nhìn nhận một cách tổng quát hơn về việc áp dụng GTHL tại các quốc gia khác nhau
và nó sẽ là những gợi ý bổ sung cho tác giả để thực hiện mục tiêu thứ ba của Luận án,
đó là đưa ra những khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng GTHL ở Việt Nam.

2.2.1 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp trên thế giới
Ở châu Âu, các quốc gia tiêu biểu được các học giả lựa chọn nghiên cứu về tình
hình áp dụng GTHL tại các DN có thể kể đến như:
Tại nước Úc và nước Anh, Cairns và cộng sự (2011) đã nghiên cứu tình hình áp
dụng GTHL với mẫu là 228 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Anh và
Úc. Các tác giả đã biện minh sự lựa chọn 2 quốc gia này với lý do: khi tiếp nhận IFRS,
cả UK GAPP và AU GAPP đều cho phép mô hình đo lường hỗn hợp, tức là sử dụng
nhiều mô hình đo lường. Nhóm nghiên cứu chọn ra 114 công ty tại mỗi nước theo tiêu
chí công ty lớn và có vị trí quan trọng trong thị trường vốn của mối nước và một số
ngành mà việc áp dụng IFRS là phổ biến. Trong mẫu khảo sát, 22 ngành cụ thể như
sau được chọn 13 công ty ngành vật liệu, 9 công ty ngành dịch vụ khách hàng và năng
lượng, 8 công ty trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn, thiết bị chăm sóc sức khỏe,
và 6 công ty từ lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, truyền thông và bất động sản, 5
công ty từ các ngành khác, một số ngành khác. Báo cáo thường niên của các công ty
được lấy trực tiếp từ website của họ trong 2 năm, bao gồm năm đầu tiên áp dụng IFRS
và năm trước khi áp dụng IFRS (năm vẫn áp dụng theo Các nguyên tắc kế toán được
chấp nhận rộng rãi của Úc và Anh). Nhóm nghiên cứu tìm ra rằng tại Úc và Anh, với
61

các khoản mục yêu cầu bắt buộc phải áp dụng GTHL như các công cụ tài chính (IAS
39) và thanh toán cổ tức (IFRS 2) thì mức độ áp dụng IFRS là rất cao. Đối với các
khoản mà được quyền lựa chọn giữa GTHL và giá gốc thì các công ty trong lĩnh vực
ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản đầu tư đã áp dụng GTHL một cách phổ biến và
đem lại nhiều hiệu quả kinh tế nhất. Đối với các khoản mục khác như máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, thì tỷ lệ công ty áp dụng phương pháp GTHL còn thấp...
Tại Anh và Đức, Christensen và Nikolaev (2012) đã thực hiện nghiên cứu tình
hình áp dụng GTHL đối với các khoản mục liên quan đến tài sản phi tài chính dài hạn
trên bảng cân đối kế toán của các DN thuộc 2 quốc gia này. Kết quả nghiên cứu cho
các DN ở Anh cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của Cairns và cộng sự (2011).
Nhóm tác giả cung cấp kết quả nghiên cứu rằng tại Anh bất động sản đầu tư được xác
định theo phương pháp GTHL, và không xác định theo giá gốc. Tại Đức, đối với tài
sản phi tài chính dài hạn như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bất động sản đầu tư và tài
sản cố định vô hình việc áp dụng GTHL có được sử dụng nhưng ở mức thấp. Việc lựa
chọn áp dụng mô hình giá nào theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi
của Đức, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi của Anh và theo IFRS được
tổng hợp trong nghiên cứu của Christensen và Nikolaev (2012) như hình 2.1 dưới đây:

Các nguyên tắc


Các nguyên tắc kế
kế toán được IFRS
Loại tài sản toán được chấp nhận
chấp nhận rộng
rộng rãi của Đức
rãi của Anh
Nhà xưởng, Giá gốc Giá gốc hoặc giá Giá gốc hoặc GTHL
máy móc, GTHL
thiết bị
Bất động Giá gốc GTHL Giá gốc (nhưng phải trình
sản đầu tư bày cả GTHL ở phần chú
thích) hoặc GTHL
Tài sản cố Giá gốc Giá gốc hoặc Giá gốc hoặc GTHL ( nếu
định vô GTHL ( nếu tồn tồn tại thị trường để
hình tại thị trường để xác định)
xác định)
Hình 2.1: Lựa chọn áp dụng mô hình định giá cho các khoản mục tài sản phi tài
chính dài hạn tại Anh, Đức và theo IFRS
Nguồn: Christensen và Nikolaev (2012)
62

Như vậy, theo Christensen và Nikolaev (2012), việc áp dụng GTHL được khẳng
định là một xu thế tất yếu, giúp cung cấp các thông tin tài chính minh bạch và hữu ích,
nhưng trước mắt cần áp dụng một mô hình hỗn hợp với nhiều quy tắc quy định: một số
đối tượng được báo cáo ở GTHL và một số loại khác được báo cáo theo giá gốc.
Tại các quốc gia ở châu Á, các nghiên cứu điển hình có thể kể đến như:
Ở Ấn Độ, Jain (2013) cũng đã nghiên cứu về mức độ áp dụng GTHL tại quốc
gia này với phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu thứ cấp. Tác giả đã trình
bày trong nghiên cứu: GTHL được áp dụng phổ biến và với tốc độ cao ở ngành bất
động sản, thị trường tương lai và quyền chọn, các công cụ tài chính, các công ty cho
thuê tài chính; ở các lĩnh vực khác giá gốc vẫn được sử dụng phổ biến. Tác giả cũng
phân tích để việc áp dụng GTHL mang lại nhiều lợi ích cho Ấn Độ, cần thực hiện các
biện pháp như sau (i) Hệ thống môi trường pháp lý phải được điều chỉnh, đặc biệt là
thay đổi hệ thống các văn bản pháp luật về thuế đối với việc định giá tài sản và nợ phải
trả, (ii) Trang bị và đào tạo đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên các kiến thức về
phương pháp kế toán GTHL, (iii) Tăng cường nhận thức cho các công ty Ấn Độ về lợi
ích của kế toán theo GTHL, hạn chế những nhận định tiêu cực là GTHL sẽ làm giảm
tài sản của công ty họ.
Tại Trung Quốc, Zhang và cộng sự (2010) đã phân tích một số tác động của
việc áp dụng GTHL tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc
trong giai đoạn 2006-2008, thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc. Theo
thống kê, năm 2007, đã có 1135 công ty niêm yết nắm giữ cổ phiếu của các công ty
khác. Việc áp dụng GTHL đã giúp cho 1/3 các công ty này tăng lợi nhuận lên đáng kể
nhờ việc giá cổ phiếu của các công ty con mà họ đang nắm giữ tăng lên. Tuy nhiên, sau
đỉnh cao của thị trường chứng khoán Trung Quốc, từ ngày 16/10/2007, thị trường Trung
Quốc đã rớt giá mạnh, khoảng 71.63% trong vòng 1 năm. Bewley và cộng sự ( 2013) đã
tìm hiểu về quá trình vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như chấp nhận kế toán
GTHL ở Trung quốc. Nghiên cứu của tác giả đã thực hiện so sánh về môi trường chính
trị, xã hội và kinh tế trong hai lần đưa GTHL vào vận dụng ở Trung quốc, tác giả muốn
chỉ ra lý do tại sao GTHL đã không được chấp nhận ở Trung quốc trong giai đoạn hai
(2001-2006) và nguyên nhân của sự thành công hơn trong giai đoạn thứ hai . Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng thành công của “cuộc cải cách” GTHL lần thứ 2 ở Trung Quốc là do
yếu tố xã hội hơn là kinh tế. Nó là thành công của sự kết hợp ba bên (Bộ Tài chính
Trung Quốc, IASB và Ngân hàng Thế giới) trên cơ sở tôn trọng và chia sẻ lợi ích lẫn
nhau. Sự kết hợp này đã nhận được sự ủng hộ từ các chuyên gia và tạo nên một phong
trào kế toán GTHL ở Trung Quốc đưa nó đến thành công.
63

Songlan và cộng sự (2014) cũng đã thực hiện nghiên cứu việc áp dụng IFRS
trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi của Trung Quốc. Nghiên cứu này đánh giá việc áp
dụng GTHL của Trung Quốc bằng cách xem xét lịch sử phát triển và mức độ áp dụng
GTHL. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống kế toán mới của Trung Quốc đã áp
dụng rộng rãi GTHL theo IFRS để thích ứng với áp lực bên trong do sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và để thích ứng với áp lực bên ngoài từ các tổ
chức quốc tế. Tuy nhiên, sự phân kỳ (khác biệt) đáng kể giữa các tiêu chuẩn kế toán
Trung Quốc và IFRS vẫn còn. Trung Quốc dường như đã chấp nhận việc áp dụng
GTHL cho công cụ tài chính, nhưng hạn chế áp dụng cho các tài sản phi tài chính. Sự
khác biệt này dường như không được thay đổi trong tương lai gần.
Quá trình áp dụng GTHL của Trung Quốc được bắt đầu từ sự thiếu hiểu biết
đầy đủ, sau đó dừng đột ngột, và cuối cùng hệ thống CMKT Trung Quốc lại được cải
cách mạnh để thực thi áp dụng GTHL. Tất cả việc tiếp nhận và thực thi áp dụng GTHL
theo IFRS dường như được điều khiển bởi các yếu tố chính trị và kinh tế, không phải
bởi sự sẵn sàng của thị trường vốn, cơ sở hạ tầng cơ bản khác. Các tác giả phân tích
việc thực thi áp dụng GTHL của Trung Quốc trong hai giai đoạn 1997-2000 và từ
2007, cho thấy, môi trường thể chế đã cản trở sự phát triển của chế độ kế toán ở Trung
Quộc. Cụ thể quá trình áp dụng GTHL ở Trung Quốc và những nhận xét rút ra từ
nghiên cứu của các tác giả như sau:
Trung quốc đã có những bước thử nghiệm áp dụng GTHL vào đầu năm 1997
trên cơ sở Bộ Tài chính đưa ra các CMKT Trung Quốc (CAS). Trong số 10 CAS ban
hành trong thời gian 1997-2000, ba vấn đề được đòi hỏi sử dụng GTHL làm cơ sở đo
lường: tái cơ cấu nợ (1999), giao dịch phi tiền tệ (1999), và đầu tư (2000). Tất cả
những yêu cầu về GTHL là phù hợp với IFRS có hiệu lực tại thời điểm đó. Mặc dù
khởi đầu đầy hứa hẹn này trong việc áp dụng các yêu cầu GTHL của IFRS ở Trung
Quốc, cả ba vấn đề trên đều bị sửa đổi đột ngột vào năm 2001 để loại bỏ hoàn toàn
GTHL và phục hồi lại giá trị ghi sổ. Kết quả là bắt đầu từ năm 2001, GTHL không
được phép sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào. tình trạng này tiếp tục cho đến năm
2007, GTHL lại được sử dụng cùng với việc CAS 2007 mới được ban hành và có
hiệu lực.
Việc áp dụng ban đầu của GTHL xuất phát từ sự ra đời của thị trường chứng
khoán Trung Quốc trong những năm 1990 và sự phát triển nhanh chóng của các DN
Trung Quốc cũng như thị trường vốn Trung Quốc. Trong thời gian này, tại các DN,
nhiều hàng tồn kho lỗi thời, các khoản phải thu khó đòi và các khoản đầu tư định giá
quá cao trên sổ sách, Trung Quốc nhận thức được vấn đề bất cập của việc áp dụng giá
64

gốc cùng với nhận thức được xu hướng mới của việc sử dụng GTHL trong BCTC quốc
tế hiện hành, bởi vậy Trung Quốc bắt đầu cải cách, sửa đổi CMKT để áp GTHL.
Mục đích sự cải cách là hướng tới IFRS, nhưng các DN đã lợi dụng các qui
định về GTHL và đã tạo ra các bê bối. Ngay lập tức sau khi phát hành các CMKT liên
quan đến áp dụng GTHL, khoảng hai phần ba các DN nhà nước lớn nhất của Trung
Quốc (SOE) đã làm sai lệch BCTC năm 2000 của họ, với tổng số tiền trên 100 tỉ nhân
dân tệ (tương đương với $ 12500000000). Như vậy, kế toán theo GTHL ở Trung Quốc
được bắt đầu với ý định tốt nhưng đã có một kết quả đáng thất vọng. Năm 2001, Bộ
Tài chính của Trung Quốc đã nhanh chóng sửa lại các CMKT có liên quan đến GTHL,
việc sử dụng GTHL bị dừng lại.
Song, sau một thời gian ngắn, bằng cách phát hành CAS 2007, bất chấp những
thất bại trước đó, GTHL lại được sử dụng trong các chuẩn mực. Lý do của sự quay lại
áp dụng GTHL, theo các tác giả, thứ nhất, các nhà ban hành CMKT của Trung Quốc
sớm nhận ra rằng chỉ đơn giản là cấm sử dụng GTHL không phải là một giải pháp
nhanh chóng để tránh gian lận, vì những lý do gian lận xảy ra bắt nguồn từ bối cảnh
kinh tế xã hội của Trung Quốc, các DN Trung Quốc có thể tiếp tục báo cáo gian lận
bất kể các CMKT áp dụng phương pháp đo lường nào. Bằng chứng cho thấy, sau năm
2001, các DN của Trung Quốc vẫn thực hiện không đúng CMKT. Một cuộc điều tra
chính thức các báo cáo thường niên năm 2001 của 192 công ty ở Trung Quốc cho thấy,
một số lượng lớn các DN niêm yết vẫn thao tác BCTC bằng cách tham gia vào các
giao dịch sáng tạo, việc tuân thủ các quy định kế toán chỉ mang tính hình thức.
Trong khi đó, việc đình chỉ áp dụng GTHL gây ra một sự khác biệt xa với
IFRS và giảm khả năng so sánh của các BCTC của các DN Trung Quốc, có khả năng
tăng chi phí vốn của các DN khi niêm yết ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, Hội
đồng CMKT Quốc tế (IASB), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) đã đưa ra các chính sách để giải quyết các vấn đề về việc thiếu thông tin
GTHL trong BCTC của các DN Trung Quốc. GTHL trở thành một rào cản lớn đối với
sự hội tụ của Trung Quốc với IFRS.
Đến năm 2006, số lượng các công ty niêm yết tại Trung Quốc đã tăng từ 14
năm 1992 lên hơn 1.400, và vốn hóa thị trường tăng lên đến 8.940 tỷ Nhân dân tệ
(tương đương USD $ 1.120 tỷ), đặt Trung Quốc ở vị trí thứ ba ở châu Á và vị trí thứ
mười trên toàn thế giới. Sự bùng nổ của các sản phẩm tài chính, đặc biệt là các công cụ
tài chính phái sinh, thách thức tính thích hợp của giá gốc. GTHL được tin là tốt hơn
các giá gốc về tính thích hợp (Barth, 1994; Barth và Clinch, 1998; Bell và cộng sự
2002; Aboody và cộng sự 2004; và Landsman và cộng sự, 2006). Hơn nữa, việc không
65

cho phép áp dụng GTHL sẽ không công bằng cho các DN có lợi nhuận lớn phát sinh từ
tài sản đầu tư và các công cụ tài chính. Thời điểm đó, giá bất động sản đã tăng gấp 10
lần trong thập kỷ qua, và đầu tư vào thị trường vốn của Trung Quốc đã tạo ra lợi nhuận
ấn tượng cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, để đạt được một lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu
cho các khoản đầu tư, các DN Trung Quốc đã nhận thấy sự cần thiết của việc phù hợp
với các tiêu chuẩn quốc tế, để công nhận cho BCTC của họ. Khi GTHL đã trở thành
một xu hướng toàn cầu, nó trở nên cần thiết cho các DN Trung Quốc sử dụng GTHL.
Sự hội tụ của CAS 2007 với IFRS cho thấy CAS 2007 đã hội tụ với IFRS trong
nhiều lĩnh vực: bao gồm các định nghĩa về GTHL, đo lường GTHL cho các công cụ tài
chính, yêu cầu công bố GTHL, và việc sử dụng GTHL làm cơ sở cho việc phân bổ chi
phí. Sự phân kỳ (sự khác biệt) chính tồn tại trong việc sử dụng GTHL trong ghi nhận
ban đầu và sau ban đầu đối với các tài sản phi tài chính dài hạn nhất định. Ví dụ, IFRS
đòi hỏi và cho phép ước tính giá trị thị trường cho tất cả các tài sản, nhưng CAS 2007
là tùy chọn cho tài sản đầu tư và các tài sản sinh học, và bị cấm đối với tài sản cố định,
nhà máy, và thiết bị (PP & E) và các tài sản vô hình. Các nhà ban hành chuẩn mực của
Trung Quốc tin rằng áp dụng GTHL trong thực tế phải được tính toán để phù hợp với
hoàn cảnh của Trung Quốc (Liu, 2006). Trung Quốc đã điều chỉnh ngôn ngữ IFRS để
đảm bảo thực hiện có hiệu quả (Liu, 2007) và để làm cho nó dễ hiểu hơn (Li, 2006).
Ví dụ, IFRS đòi hỏi tài sản và nợ phải trả được xác định theo "giá trị hợp lý", trong khi
theo CAS 2007: sự đo lường là ở "số tiền quy định trong hợp đồng trừ khi số tiền này
không phải là GTHL "
Các nhà thiết lập chuẩn mực của Trung Quốc cũng đã yêu cầu IASB thực hiện
thay đổi hay bổ sung một số nội dung để giải quyết những bất đồng. Chủ tịch IASB đã
nhận ra vị trí của Trung Quốc bằng cách khẳng định rằng IASB đang xem xét việc thay
đổi trong IFRS để tránh những rủi ro do áp dụng GTHL ở Trung Quốc và các nền kinh
tế mới nổi khác (Durfee, 2007; Liu, 2007). CASC đã thông báo rằng CAS 2007 sẽ vẫn
tương đối ổn định sau khi ban hành, sửa đổi sẽ chỉ được thực hiện để giải quyết các vấn
đề kinh doanh mới hoặc điều chỉnh theo những thay đổi trong IFRS (Liu, 2007, Li,
2006). Gần đây hai quan chức cấp cao Trung Quốc đã được bổ nhiệm vào IASB, một
đến 14 thành viên hội đồng quản trị (IASCF, 2006, Deloitte Touche và năm 2006).
Các phân tích ở phần trước cho thấy có sự phân kỳ về sử dụng GTHL tồn tại
giữa IFRS và CAS 2007, áp dụng GTHL theo yêu cầu của IFRS đã được áp dụng khá
rộng rãi trong các CMKT của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc áp
dụng phụ thuộc vào khả năng của Trung Quốc (các yếu tố thị trường, chính trị, xã hội
…) để thích nghi với các tiêu chuẩn này. Nếu không thực hiện hiệu quả, có thể không
66

đạt được mục tiêu cơ bản nhất của BCTC là cung cấp thông tin có ích cho các đối
tượng sử dụng. Thất bại của cải cách Trung Quốc đầu tiên với việc áp dụng GTHL cho
thấy, nếu môi trường để thực hiện GTHL đã không được cải thiện, những nỗ lực của
các nhà ban hành chuẩn mực Trung Quốc trong việc áp dụng GTHL sẽ không đạt kết
quả tốt.
Những thách thức cơ bản của việc áp dụng GTHL tại các DN kể từ năm 2007
được các tác giả nhận định như sau:
- Thứ nhất, thách thức thuộc về vấn đề quản trị DN:
Quản trị DN trong các công ty của Trung Quốc là rất kém trong cải cách lần
đầu tiên áp dụng GTHL. Hầu hết các công ty niêm yết của Trung Quốc đã được
chuyển đổi từ DN nhà nước và tài sản nhà nước chiếm ưu thế trong vốn của các công
ty (Xiao, 2004). Đặc điểm điển hình trong giai đoạn này thiếu giám đốc độc lập, thiếu
ủy ban kiểm toán, và thiếu một thị trường cạnh tranh cho các giám đốc điều hành hàng
đầu. Những thiếu sót dẫn đến cung cấp cho các DN niêm yết động cơ và cơ hội để làm
sai lệch các giao dịch.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc đã tích cực để cải thiện vấn đề quản trị DN
của Trung Quốc kể từ năm 2001. Trong năm 2001, Thông báo về việc thành lập một
hệ thống giám đốc độc lập trong công ty niêm yết đã được ban hành bởi Ủy ban chứng
khoán Trung Quốc (CSRC), đòi hỏi tất cả các Hội đồng quản trị năm 2003 bao gồm ít
nhất một giám đốc độc lập thứ ba và một giám đốc có chuyên môn sâu về kế toán. năm
2002, luật quản trị DN cho DN niêm yết tại Trung Quốc đã được phát hành bởi các
CSRC, và nó được mô hình hóa theo các nguyên tắc quản trị DN phương Tây. khuyến
khích thành lập các ủy ban kiểm toán. Tháng 7 năm 2006, Uỷ ban kiểm soát nội bộ
Trung Quốc (CICSC) được thành lập bởi Bộ Tài chính để xây dựng các tiêu chuẩn
kiểm soát nội bộ DN Trung Quốc.
- Thứ hai, thách thức thuộc về công tác kế toán, kiểm toán
Những thách thức lớn đối với việc thực hiện thành công áp dụng GTHL trong
kế toán liên quan đến công tác kế toán ở cả thời điểm đầu tiên và những cải cách gần
đây. Bao gồm:
+ Thiếu kiểm toán viên và kế toán: Việc cung cấp các kiểm toán viên và kế toán
viên đã không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và kế toán nhanh chóng của Trung
Quốc. Tính đến cuối năm 1997, trong số 7.000 CPA, chỉ 105 đã được cho phép thực
hiện kiểm toán khoảng 700 DN niêm yết (Chen et al., 1999, Yang và Yang, 1998).
Những năm sau cho thấy sự gia tăng về số lượng kiểm toán viên, kế toán và sinh viên,
67

với sự mở rộng mạnh mẽ các chương trình giáo dục và đào tạo kế toán Trung Quốc
được cung cấp bởi các chính phủ, các tổ chức chuyên nghiệp, các công ty Big4, và các
công ty kiểm toán địa phương. Deloitte & Touche có kế hoạch tăng nhân viên của
mình ở Trung Quốc từ hơn 6.000 đến 10.000 vào năm 2010. KPMG, đã có 5.000 nhân
viên ở Trung Quốc, lại tuyển dụng thêm 1.600 nhân viên mới và cũng hy vọng sẽ đạt
10.000, nhưng bày tỏ quan ngại rằng ngay cả điều này sẽ không đủ (Durfee, 2007).
Hầu hết các kế toán mới sẽ thiếu kinh nghiệm (Tạp chí kế toán năm 2007 , p. 2). Thời
điểm đó, Trung Quốc hiện đang "có một sự thiếu hụt 300.000 kế toán có trình độ và có
thể yêu cầu thêm ba triệu trong những năm tới để bắt kịp với tốc độ hiện tại của sự
tăng trưởng kinh tế" (D'Souza, năm 2007, 1693-1694).
+ Chất lượng của kiểm toán viên và kế toán
Chất lượng của các BCTC và kiểm toán ở Trung Quốc đã thường được coi là
thấp (Chen et al. 1999) do kiểm toán viên và kế toán viên có kỹ năng và đạo đức
không đầy đủ. Trong một cuộc khảo sát năm 2004, trong số khoảng 300 người trả lời
là giám đốc tài chính, 61 phần trăm nói rằng các kiểm toán viên trong nước "không có
kinh nghiệm, nhưng làm việc chăm chỉ". Chỉ có 36 phần trăm nghĩ rằng các kiểm toán
viên trong nước có kinh nghiệm (Zhang, 2005).
Các cải cách về áp dụng GTHL sau này càng cung cấp thách thức hơn nữa về
cả các kỹ năng và đạo đức của kiểm toán viên và kế toán Trung Quốc. Đòi hỏi đặt ra là
làm thế nào để áp dụng các nguyên tắc GTHL đúng. Các chuyên gia kế toán Trung
Quốc đã quen với việc áp dụng giá gốc. Đối với kiểm toán viên, việc thiếu các kỹ năng
và hành vi đạo đức, sẽ dẫn đến cần xem xét tính khả thi của việc thực hiện có hiệu quả
các qui định về GTHL
+ Thách thức về thiếu sự hướng dẫn có sẵn cho các chuyên gia kế toán để ước
tính GTHL.
Các cải cách GTHL đầu tiên trong 1997-2000 xuất hiện mà không có đủ sự hỗ
trợ từ Chính phủ và không có điều kiện thị trường cần thiết cho việc thực hiện kỹ thuật
của GTHL. Trong cải cách đầu tiên này, Chính phủ đã không cung cấp hướng dẫn rõ
ràng về những điều kiện để GTHL có thể hoặc không thể được sử dụng, làm thế nào
để xác định GTHL, các cấp độ ưu tiên trong việc xác định GTHL. Thật khó để xác
định GTHL của tài sản phi tài chính khi không có thị trường hoạt động với giá niêm
yết tồn tại (Feng, 2002).
Các cải cách mới về áp dụng GTHL trong CAS 2007 đại diện cho một sự cải
thiện đáng kể đối với sự hỗ trợ của Chính phủ. Chính phủ xác định các điều kiện đó để
68

áp dụng GTHL. Ví dụ, GTHL chỉ có thể được sử dụng nếu "có bằng chứng rõ ràng
rằng GTHL của bất động sản đầu tư có thể được xác định một cách tin cậy" (CAS3).
Việc đào tạo về GTHL có sự tham gia tích cực của hơn 10.000 người được tổ chức bởi
Bộ Tài chính để đảm bảo hiểu đúng và áp dụng thống nhất CASs (Li, 2006, Liu,
2007). Đồng thời, Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu chuyên sâu, tiến hành kiểm tra
thực địa về các DN để xác định các vấn đề và xác định khu vực tập trung quản lý và
giám sát việc thực hiện. Bộ Tài chính cũng đã thiết lập thời gian theo dõi và phản hồi
các cơ chế để thực hiện các qui định mới thông qua chính quyền địa phương, giám sát
chặt chẽ việc thực hiện, và giải quyết vấn đề một cách kịp thời (Liu, 2007).
Các công ty có thể thuê các thẩm định viên để cung cấp mô hình ước tính của
GTHL, nhưng cũng gặp các vấn đề: (i) các thẩm định viên thiếu kinh nghiệm và hệ
thống để có được và theo dõi các thông tin GTHL, (ii) việc niêm yết tại nhiều quốc gia
khác nhau (tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, và ở nước ngoài) cho cùng một công
ty tạo ra các vấn đề trong việc xác định giá thị trường là "công bằng"; (iii) sự thiếu hụt
của các chuyên gia có kinh nghiệm định giá, phân tích tài chính, và chuyên gia tính
toán, tạo ra một nhu cầu cấp thiết để đào tạo đội ngũ đủ năng lực để thực hiện GTHL
và IFRS. Ngoài ra, do những người làm kế toán của Trung Quốc đã quen với việc làm
theo các quy định cụ thể, dẫn đến thiếu sự hướng dẫn cần thiết liên quan đến định giá
và kiểm toán để đánh giá tài sản và nợ phải trả theo GTHL.
- Thứ ba, thách thức về sự thực thi bởi các cơ quan quản lý
+ Thực thi trong cải cách GTHL đầu tiên (1997-2000): Việc thực thi cũng đã
góp phần tạo nên sự thất bại của cuộc cải cách GTHL đầu tiên. Ngay cả khi có các
bằng chứng về việc DN thao tác thu nhập, kế toán và kiểm toán viên không thực hiện
đúng qui định về GTHL, song hình phạt không có hoặc hạn chế. Ngoài ra, các nhà
quản lý không phương pháp phòng ngừa các công ty, cá nhân vi phạm pháp luật chứng
khoán (Tondkar et al. 2003).
+ Thực thi trong giai đoạn từ 2007
Nhận thức được những vấn đề thực thi áp dụng GTHL, các cơ quan quản lý
thực hiện những nỗ lực đáng kể để cải thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật
của Trung Quốc. Nhà nước và Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC)
cũng đã ban hành một số luật và quy định. Tuy nhiên, nhiều vấn đề điển hình cho
Trung Quốc vẫn tồn tại và có thể cản trở việc thực thi có hiệu quả trong tương lai. Hệ
thống pháp luật của Trung Quốc vẫn chưa có sự thay đổi lớn, không theo kịp với sự
cần thiết về sự giám sát đối với các DN trong một nền kinh tế đang phát triển nóng
69

(Zhang, 2005. Xác suất mà các DN và kiểm toán viên sẽ bị bắt là thấp, môi trường
pháp lý ở Trung Quốc là lỏng lẻo, và rủi ro mà một công ty kế toán sẽ nhận được
thông báo xử phạt hành chính hoặc bị yêu cầu phải trả tiền bồi thường thiệt hại dân sự
là gần bằng không (Tondkar 2003, Zhang, 2005). Kết quả cũng cho thấy rằng các cải
cách liên quan đến GTHL năm 2007 cũng đã tạo nên những thay đổi đáng kể để có thể
áp dụng thành công GTHL. Các nhà nghiên cứu cho rằng, rất cần các nghiên cứu thực
nghiệm để quan sát phản ứng của các DN với những quy định về GTHL, qua đó có
giải pháp khắc phục những trở ngại của việc áp dụng.
Những phát hiện trong nghiên cứu của Songlan và cộng sự (2014) có ý nghĩa
cho các nhà hoạch định chính sách, cho thấy rằng việc áp dụng và thực hiện GTHL mà
không cần xem xét thận trọng bối cảnh thực hiện sẽ không khả thi và thậm chí phản
tác dụng. Phân tích của các tác giả cho thấy rằng hiện tại IASB thiết lập tiêu chuẩn đã
không tập trung đầy đủ vào việc thiết lập trong một nền kinh tế mới nổi như Trung
Quốc, nơi mà yếu tố hoàn cảnh khác đáng kể so với các nền kinh tế phát triển.
Các tác giả cho rằng một trong những cách tiếp cận thực tế để hội tụ kế toán
quốc tế có thể cho phép các quốc gia riêng biệt khác với IFRS và xác định rõ sự khác
biệt như vậy trong BCTC của họ. Một phương pháp khác là cho phép một số giới hạn
của sự khác biệt có thể chấp nhận, được công nhận bởi IASB.
Theo các tác giả, trong ngắn hạn, Trung Quốc phải đối mặt với những thách
thức lớn đối với việc áp dụng thành công GTHL. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện
GTHL như là một chất xúc tác để tạo điều kiện cải thiện chất lượng kế toán của Trung
Quốc. Về lâu dài, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ cải cách về GTHL, nó là một cách
tích cực thúc đẩy kiểm soát nội bộ hiệu quả và phòng ngừa rủi ro, tăng cường sự thích
hợp của thông tin kế toán và nâng cao chất lượng tổng thể của nó, và sẽ nâng cao trình
độ của kế toán và kiểm toán viên làm việc tại Trung Quốc.
Tại Malaysian, Benjamin và cộng sự (2012) đã nghiên cứu bản chất cùa việc áp
dụng GTHL trong đo lường bất động sản đầu tư trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài
chính ở Malaysia (2007- 2008) của 11 công ty đầu tư bất động sản trên thị trường chứng
khoán Malaysia. Kết quả, trong năm 2008 (trong giai đoạn khủng hoảng tải chính) có 8/11
công ty ghi tăng GTHL khoản mục bất động sản đầu tư, 3 công ty không ghi nhận thay
đổi. Trong năm 2009 (năm vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng) có 9/11 công
ty vẫn ghi tăng GTHL của bất động sản đầu tư, 2 công ty không báo cáo bất kỳ sự thay
đổi nào. Điều này là trái ngược với các công ty ở châu Âu, Mỹ, Singapore.
Những nghiên cứu trên đây về tình hình áp dụng GTHL tại các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt tại các quốc gia cùng châu Á, có môi trường văn hoá khá tương đồng
70

với Việt Nam, là những nghiên cứu cho tác giả Luận án những gợi ý khi đưa ra những
ý kiến đóng góp cho việc thực hiện và tăng cường áp dụng GTHL trong kế toán tại các
DN Việt Nam.

2.2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp
Việt Nam
Về các công trình nghiên cứu liên quan đến tình hình áp dụng GTHL ở Việt
Nam trên thực tế còn khá khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở các nghiên cứu mang tính
chất định hướng.
Theo Phạm Đức Hiếu (2010), tại thời điểm nghiên cứu, tác giả đã nhận định: kế
toán theo GTHL thực tế chưa được thừa nhận chính thức ở Việt Nam. Theo tác giả,
mặc dù các hoạt động mua bán, sát nhập các DN có sử dụng GTHL, song GTHL được
sử dụng trong những trường hợp này chỉ được sử dụng để xác định lợi ích của cổ đông
thiểu số tại ngày hợp nhất chứ không nhằm mục đích lập BCTC như mục tiêu của việc
áp dụng GTHL theo CMKT quốc tế. Một số DN niêm yết cũng đã manh nha áp dụng
trên cơ sở giá thị trường cho năm 2008 nhưng còn nhiều tranh cãi giữa DN và với
kiểm toán độc lập. Tác giả cũng nhận định nhu cầu áp dụng GTHL là một hiên thực
trong các DN Việt Nam.
Theo Hà Thị Ngọc Hà (2016): Ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một
nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam. Vai trò của GTHL còn khá mờ nhạt. Trong
kế toán Việt Nam, GTHL được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu, chẳng hạn:
ghi nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo
cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Về
phương pháp xác định GTHL, ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư
17/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy
định khá cụ thể các phương pháp định giá. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp
này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo Hà Thị Ngọc Hà, sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu
phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chỉ ra rằng, trong một tương lai không xa,
GTHL và việc sử dụng GTHL ở Việt Nam tuy đã có những bước khởi đầu nhất định
song vẫn mang tính chấp vá, chưa có một định hướng rõ ràng về việc sử dụng GTHL.
Về định hướng sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam, theo Hà Thị Ngọc
Hà, trước mắt, GTHL nhất thiết phải được sử dụng trong ghi nhận ban đầu đối với: bất
động sản đầu tư, công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh, liên kết, đầu ư vào công ty
con, bởi lẽ, nếu phản ánh theo giá gốc sẽ không phản ánh được những thay đổi của thị
71

trường, không phản ánh được lãi - lỗ chưa thực hiện vào đúng kỳ mà nó phát sinh.
Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam cần nghiên cứu ban hành chuẩn mực đo lường
GTHL. Chuẩn mực này được xây dựng theo hướng tiếp cận và phù hợp với IFRS 13.
Qua khảo sát về việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN (200 công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán, 10 công ty cổ phần chưa niêm yết, 3 DN nhà
nước và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn), Dương Thị Thảo (2013) đã đưa ra một số
nhận xét như: Thứ nhất, các DN chưa hiểu đúng về GTHL. Để hiểu được GTHL là gì
thì còn cần nhiều thời gian và công tác phổ biến, tuyên truyền phải được chú trọng
thực hiện; Thứ hai, BCTC của DN chưa phản ánh đầy đủ giá trị thực tế của DN, nó
chưa phải là tài liệu nhìn vào là biết ngay giá trị của DN; Thứ ba, tại Thị trường Chứng
khoán Việt Nam, số liệu trên BCTC của DN chưa được đánh giá là tài liệu tham khảo
chính để đưa ra mức giá của cổ phiếu DN vì còn rất nhiều khoản mục tài sản ẩn của
DN có giá trị chưa được phản ánh trên BCTC, nhiều tài sản phản ánh trên BCTC
nhưng thực tế thì có giá trị thấp hơn nhiều; Thứ tư, khi muốn biết giá trị thực tế của
DN, có tài liệu còn đáng tin cậy hơn BCTC, đó là: Báo cáo xác định giá trị DN do Tổ
chức định giá phát hành, Báo cáo xác định giá trị DN do nội bộ doanh DN tự đánh giá,
Báo cáo thẩm định do Ngân hàng cho vay đánh giá; Thứ năm, tại nhiều DN, BCTC chỉ
mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan quản lý, nhiều hoạt động kinh tế ngầm
không được phản ánh vào sổ sách kế toán. Trường hợp ngược lại, BCTC lại được thổi
phồng, phù phép để DN có thể giải ngân hay vay vốn ngân hàng một cách thuận lợi.
Hơn nữa, khái niệm giá thị trường, khái niệm hàng hoá tương đương còn khá mơ hồ,
không rõ ràng, không có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Các chuyên gia
định giá khi căn cứ vào giá thị trường còn mang nặng tính chủ quan. Thậm chí, ngay cả
việc xác định giá trị hiện trạng của từng tài sản là rất khó, rất chung chung. Công việc xác
định giá trị lợi thế kinh doanh như vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển, uy
tín DN… hay quyền sử dụng đất chưa có khung pháp lý rõ ràng hoặc nếu có cũng chưa
phù hợp với điều kiện thị trường thường xuyên biến động; Thứ sáu, các phương pháp định
giá DN như phương pháp tài sản, phương pháp giá thị trường hay phương pháp so sánh
còn chưa được áp dụng trong quá trình định giá một cách nhất quán. Kết quả của các
phương pháp còn mâu thuẫn, chênh lệch còn lớn. Vấn đề đặt ra là môi trường pháp luật,
môi trường kinh tế chung có hoạt động định giá chưa đồng bộ, thị trường chứng khoán
chưa phát triển trong khi các yếu tố khác của thị trường rất phức tạp và thường xuyên biến
động. Việc xác định nợ phải trả mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra đối chiếu công nợ với
khách hàng, chưa có một kỹ thuật, một phương pháp riêng nào để xác định đúng GTHL
các khoản nợ.
72

Theo Dương Thị Thảo, các tổ chức tham gia vào lĩnh vực định giá bao gồm:
Ban Vật giá, các công ty thẩm định giá, các công ty kiểm toán… đều bị đánh giá là
mang nặng tính lý thuyết, định giá chưa sát với giá thị trường. Các chuyên gia về thẩm
định giá của Việt Nam còn ít về số lượng, kém về chất lượng, chưa có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của cán
bộ quản lý, của các thẩm định viên về giá cố tình vi phạm các nguyên tắc về thẩm định
giá khi giám định vẫn còn tồn tại. Hiện tại, chúng ta đang thiếu những chuyên gia thực
sự có năng lực làm việc, hiểu biết có tâm huyết với nghề định giá…
Trên cơ sở khảo sát tình hình áp dụng GTHL của 168 DN đang niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,Nguyễn Thanh Tùng (2014) đã
đưa ra các nhận xét cũng khá tương đồng với các nhận xét của Dương Thị Thảo
(2013). Theo tác giả nhận xét: Một là, các DN Việt Nam chủ yếu vận dụng GTHL
trong trường hợp ghi nhận ban đầu thay cho giá gốc; Hai là, việc đánh giá lại GTHL
của tài sản tài chính và công nợ tào chính chưa được thực hiện đầy đủ, các DN có thực
hiện thì hầu hết cũng chỉ mang tính đối phó, và không có khác biệt nhiều so với giá trị
ghi sổ. Nguyên nhân chủ yếu các DN trình bày là do CMKT Việt Nam cũng như các
qui định hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về GTHL.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Thị Thu Hồng và Bùi Thị Hằng (2016) đã phân
tích về các nguyên tắc GTHL được đề cập đến trong hệ thống luật, chuẩn mực và chế độ
kế toán Viêt Nam cũng như định hướng áp dụng trong tương lai. Theo nhóm tác giả,
GTHL được các DN Việt Nam sử dụng chủ yếu ở giai đoạn xác định giá gốc, giá trị ban
đầu của tài sản và nợ phải trả, sau đó trong quá trình hoạt động ít khi sử dụng GTHL.
Tình hình áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam có thể nhìn thấy
một cách khá rõ trong nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2016). Tác giả đã thu thập số
liệu trên cơ sở khảo sát qua BCTC và BCTC hợp nhất đã được kiểm toán năm 2014
của 66 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy:
có 63/66 DN có thuyết minh theo GTHL về công cụ tài chính như rủi ro tín dụng, rủi
ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… Đối với các khoản mục tài sản tài chính, nợ phải trả
tài chính thì có rất ít DN thuyết minh và trình bày về GTHL. Lý do chủ yếu các DN
đưa ra là “thông tư 210/2009/TT-BTC và các quy định hiện hành yêu cầu trình bày
BCTC và Thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính nhưng không đưa ra hướng
dẫn tương đương cho việc đánh giá và ghi nhận GTHL của các tài sản tài chính và nợ
phải trả tài chính, ngoại trừ các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng
giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán”.
Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày
20/11/2015 đã đề cập tới GTHL, từ đó tạo tiền đề pháp lý cho việc áp dụng GTHL
73

trong kế toán. Tác giả Luận án nhận định, việc áp dụng GTHL tại Việt Nam sẽ là xu
thế tất yếu và đem lại các giá trị thiết thực và ứng dụng cao, tuy nhiên cũng cần xác
định một lộ trình phù hợp.

2.3 Một số nhận xét về các nghiên cứu


Sau khi nghiên cứu tổng quan, một số nhận xét được rút ra gồm:
Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã chứng minh GTHL được ủng hộ và lựa chọn tại
các DN một cách “tự nguyện” xuất phát từ lợi ích của DN. Khi nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng GTHL tại các DN, đa phần các nghiên cứu đã đưa ra
được những nhân tố chính và thường là những nhân tố được tìm thấy trên cơ sở xem
xét các BCTC của các DN. Các nghiên cứu gần đây cũng đã tiến hành tổng hợp các
nghiên cứu trước và đưa thêm những luận điểm mới. Tuy nhiên, các nhân tố đưa ra
thường vẫn là một khía cạnh được tìm thấy khi phân tích các BCTC hoặc trong nhiều
nghiên cứu, các nhân tố đưa ra mới chỉ dừng lại dưới góc độ khái quát (Ví dụ như
nghiên cứu của Christensen và Nikolaev, 2012).
Thứ hai, bởi đa số các nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát các
BCTC của các DN để tìm ra sự ảnh hưởng của các nhân tố, các nghiên cứu này thường
thực hiện tại các quốc gia đã yêu cầu áp dụng GTHL nói riêng hay IFRS nói chung.
Thứ ba, bên cạnh các nghiên cứu mang tính lý luận, hay các nghiên cứu trên cơ
sở phân tích BCTC, cũng có một số nghiên cứu đã khảo sát nhận thức của các DN về
những lợi ích hay bất lợi, những thách thức khi áp dụng GTHL và tìm sự ảnh hưởng
của các nhận thức này đến quyết định lựa chọn GTHL tại các DN, tuy nhiên vẫn thiếu
một mô hình nghiên cứu tổng thể về những nhân tố thuộc nhận thức của các DN.
Thứ tư, rất nhiều các nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố môi trường và thể chế có
ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng GTHL của DN. Những yếu tố này tạo ra sự khác
nhau giữa các quốc gia trong việc áp dụng GTHL.
Tiếp đến, những nghiên cứu tranh luận về những lợi ích và bất lợi của việc áp
dụng GTHL chiếm số lượng lớn trong các nghiên cứu, tuy nhiên, đã có nhiều học giả
ủng hộ cho GTHL đã đưa ra những phản biện nhiều sức thuyết phục, cho thấy GTHL
sẽ ngày càng được ủng hộ.
Thứ sáu, mặc dù phương pháp khảo sát BCTC được sử dụng là phổ biến trong cấc
nghiên cứu, tuy nhiên cũng đã có một số nghiên cứu khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến sự ủng hộ hay lựa chọn áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN đã sử
dụng các mô hình hồi qui. Chẳng hạn như mô hình hồi qui bội của Trần Văn Tùng (2014)
74

khi đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (thuộc môi trường) đến thực trạng áp
dụng GTHL tại các DN, hay mô hình hồi qui Binary Logistic như trong nghiên cứu của
Marco Fasan và Carlo Marcon, 2016 cũng trong một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng GTHL tại các DN kinh doanh bất động sản thuộc liên minh châu Âu.

2.4 Khoảng trống nghiên cứu


Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu của các học giả nước ngoài về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn GTHL tại các DN tập trung vào các quốc gia là thành viên của
liên minh châu Âu (EU) để kiểm tra tác dụng của việc bắt buộc áp dụng IFRS, rất ít các
nghiên cứu cho các nước đang phát triển, đặc biệt là môi trường Việt Nam.
Thứ hai, các nghiên cứu của nước ngoài thường nghiên cứu với các quốc gia đã
áp dụng IFRS; rất ít nghiên cứu cho các quốc gia chưa áp dụng IFRS, đặc biệt còn ít
các nghiên cứu theo hướng tìm hiểu nhận thức, cảm nhận của các DN về áp lực thể
chế, lợi ích, bất lợi, thách thức áp dụng tại bối cảnh thể chế, môi trường kinh doanh
của các quốc gia đang phát triển; cũng như ảnh hưởng của sự nhận thức, đánh giá này
đến việc ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN ở các quốc gia này.
Thứ ba, đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp
dụng GTHL của các DN Việt Nam nhưng một mặt, các nghiên cứu này mới dừng lại ở
việc nghiên cứu sự ảnh hưởng đến thực trạng đã áp dụng như thế nào, chưa nghiên cứu
sự ảnh hưởng đến xu hướng áp dụng (như nghiên cứu của Trần Văn Tùng, 2014). Mặt
khác, các nghiên cứu này chưa xây dựng được một mô hình tổng thể về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc ủng hộ áp dụng GTHL, đặc biệt là mô hình các nhân tố về nhận
thức, đánh giá các lợi ích, bất lợi, thách thức, áp lực thể chế… của các DN đến sự ủng
hộ, hành vi, xu hướng của họ trong việc lựa chọn áp dụng GTHL. Có những nghiên
cứu cũng đã xây dựng mô hình đi từ nhận thức đến hành vi, xu hướng sẵn sàng áp
dụng các chuẩn mực kế toán nhưng chưa đi sâu vào các yếu tố riêng có của GTHL
(như nghiên cứu của Phan Thị Hồng Đức, 2014).
Dựa trên cơ sở những khoảng trống tìm thấy qua tổng quan các nghiên cứu, tác
giả Luận án thực hiện nghiên cứu mô hình các nhân tố thuộc nhận thức của các DN
ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam, chính là một trong
những khoảng trống trong các nghiên cứu trước. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác
giả Luận án sẽ đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện và tăng cường áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
75

Tóm tắt chương 2


Trong chương này, tác giả Luận án thực hiện tổng quan nghiên cứu các tài liệu
theo hai nhóm: (1) Các nghiên cứu về sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN và những
nhân tố ảnh hưởng; (2) Tình hình áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN trên thế giới
và Việt Nam.
Qua các nghiên cứu về sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN cho thấy: đối với
các quốc gia đã áp dụng IFRS và GTHL thì có sự “tự nguyện” lựa chọn áp dụng
GTHL tại các DN cho một số khoản mục được phép lựa chọn giữa giá gốc và GTHL.
Đối với các quốc gia chưa áp dụng GTHL thì có sự ủng hộ áp dụng xét trên góc độ
quan điểm của các nhà quản lý DN hay các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự ủng hộ (cả về quan điểm cũng như sự lựa
chọn) áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN chịu ảnh hưởng bởi những nhóm nhân
tố cơ bản như: nhận thức về lợi ích khi áp dụng GTHL, nhận thức bất lợi khi áp dụng
GTHL và các yếu tố thuộc môi trường và thể chế. Đây là những nét phác thảo ban đầu
cho việc hình thành mô hình nghiên cứu của Luận án. Các thành phần cấu thành trong
mỗi nhóm nhân tố được tác giả Luận án tổng hợp trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu
liên quan.
Tác giả Luận án thực hiện nghiên cứu mô hình các nhân tố thuộc nhận thức của
các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam, chính là một
trong những khoảng trống được tìm thấy trong các nghiên cứu trước.
76

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu tổng thể của Luận án được thực hiện qua bẩy bước như
sau: (1) xác định vấn đề nghiên cứu; (2) xem xét các nghiên cứu tiên nghiệm; (3) xác
định khoảng trống nghiên cứu; (4) thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu; (5) thu
thập dữ liệu; (6) phân tích dữ liệu và (7) Viết báo cáo

Bước 1: Xác định Bước 2: Xem xét Bước 3: Xác định


vấn đề nghiên cứu các nghiên cứu tiên khoảng trống
nghiệm nghiên cứu

Bước 6: Phân tích Bước 5: Thu thập Bước 4: Xây dựng


dữ liệu dữ liệu mô hình và giả
thuyết nghiên cứu

Bước 7: Viết báo cáo

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

Nội dung nghiên cứu tại các bước như sau:


Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, đây là bước nghiên cứu đầu tiên tác giả
xác định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu. Cụ thể trong luận án này,
vấn đề nghiên cứu là “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam"
Bước 2: Xem xét các nghiên cứu tiên nghiệm. Căn cứ trên vấn đề nghiên cứu đã
được xác định, tác giả xem xét các nghiên cứu tiên nghiệm từ các tác giả nghiên cứu
77

trước, các mô hình lý thuyết liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Thông qua xem
xét tổng quan các nghiên cứu trước sẽ giúp tác giả định hình câu hỏi nghiên cứu, xác
định được các lỗ hổng nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết
nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra.
Bước 3: Xác định khoảng trống nghiên cứu, qua khảo sát các nghiên cứu tiên
nghiệm, tác giả xác định các khoảng trống nghiên cứu cần giải đáp. Cụ thể ở nghiên cứu
của Luận án là: thông qua khảo sát các nghiên cứu tiên nghiệm chưa thấy các nghiên
cứu thiết lập được mô hình nghiên cứu về “các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam". Đây là
khoảng trống tri thức chính được xác định trong nghiên cứu của Luận án.
Bước 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Từ khoảng trống tri thức chính được xác định ở trên, qua khảo sát các mô hình lý
thuyết trước của các tác giả khác, những lý thuyết có liên quan, tác giả xem xét thiết lập
mô hình nghiên cứu về “các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng
hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam". Mô hình nghiên cứu này nhằm
giải đáp những câu hỏi nghiên cứu đặt ra thông qua nghiên cứu và dữ liệu thực nghiệm.
Sau khi xác định được các nhân tố trong mô hình, tác giả xây dựng thang đo cho các
nhân tố thông qua tổng quan nghiên cứu tài liệu và xin ý kiến chuyên gia.
Sau khi có mô hình nghiên cứu dựa trên tổng quan tài liệu và nghiên cứu định
tính, tác giả xây dựng các giả thuyết khoa học theo các mối quan hệ trong mô hình
nghiên cứu .
Bước 5: Thu thập dữ liệu, tại bước này, tác giả xác định các loại dữ liệu cần thu
thập, các phương pháp thu thập dữ liệu khả thi và đảm bảo tính tin cậy cho dữ liệu
phân tích.
Bước 6: Phân tích dữ liệu, dữ liệu thu thập được làm sạch và tiến hành phân tích
bằng các phương pháp thống kê phù hợp bao gồm: kiểm định Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Bước 7: Sau khi có kết quả phân tích dữ liệu, tác giả có được mô hình chính
thức với các nhân tố được hình thành từ phương pháp phân tích nhân tố khám phá và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự ủng hộ áp dụng GTHL của các DN qua kết
quả phân tích hồi qui. Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu và tổng quan nghiên cứu,
nghiên cứu định tính, tác giả hoàn thành Luận án với các khuyến nghị nhằm tăng
cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
78

Trong các bước trên, kết quả nghiên cứu của ba bước đầu đã được tác giả Luận
án thể hiện trong các nội dung thuộc chương 1 và chương 2 của Luận án. Phần dưới
đây, tác giả tiếp tục trình bầy về nội dung và kết quả nghiên cứu của các bước tiếp theo
trong qui trình nghiên cứu tổng thể được trình bày ở trên.

3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu


3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Quá trình xây dựng mô hình nghiên cứu của Luận án được thực hiện qua các
bước thể hiện khái quát trên hình 3.2 như sau:

Mô hình nghiên cứu cơ bản (Mô hình khung)


Xác định biến phụ thuộc : sự ủng hộ áp dụng GTHL của các DN
và các biến độc lập: các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ

Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1


Hình thành từ mô hình nghiên cứu cơ bản kết hợp với thang đo và chiều tác động dự
kiến của các nhân tố tới biến phụ thuộc

Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2


Các biến độc lập là các nhân tố mới được tạo sau khi thực hiện kỹ thuật phân tích
nhân tố khám phá (EFA)

Hình 3.2: Quá trình xây dựng các mô hình nghiên cứu của Luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng

3.2.1.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu cơ bản


Trên cở sở tổng quan nghiên cứu và dựa vào một số lý thuyết nền tảng liên
quan đến đề tài nghiên cứu, Luận án đưa ra mô hình nghiên cứu cơ bản về các nhân tố
thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng tới sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam, qua đó, xây dựng các giả thuyết khoa học là các mối quan hệ giữa
các thành phần được mô tả trong mô hình.

Thông qua khảo sát các nghiên cứu tiên nghiệm, chưa thấy các nghiên cứu thiết
lập được mô hình nghiên cứu về “các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam” (nói một cách rõ
hơn là: nhận thức của các DN Việt Nam ảnh hưởng đến sự ủng hộ của các DN Việt
79

Nam, về việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN này). Đây là khoảng trống tri
thức chính được xác định trong nghiên cứu này.
Từ khoảng trống tri thức chính được xác định ở trên, căn cứ trên khảo sát các
mô hình lý thuyết trước của các tác giả khác, những lý thuyết có liên quan, tác giả thiết
lập mô hình nghiên cứu cơ bản (mô hình khung) về “các nhân tố thuộc nhận thức
của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt
Nam”. Đây là mô hình dựa trên cơ sở các lý thuyết: lý thuyết hành vi có kế hoạch
(Ajzen, 1991), lý thuyết thể chế mới (DiMaggio & Powell, 1983) và áp dụng nghiên
cứu nhận thức như đã trình bày ở phần 1.4 của Luận án. Ngoài ra Luận án cũng dựa
vào khung nghiên cứu theo cách tiếp cận nghiên cứu nhận thức của các nghiên cứu
trước có liên quan.
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được Luận án vận dụng làm lý thuyết nền
tảng cho nghiên cứu. Thông qua ý nghĩa của các yếu tố trong mô hình TPB, tác giả
Luận án sử dụng cho nghiên cứu của mình nhằm giải thích sự ảnh hưởng của các nhân
tố đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Thành phần “Sự
ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam” trong nghiên cứu của Luận
án được gắn với thành phần “ý định hành vi” trong mô hình TPB.
Thành phần “Thái độ” trong mô hình TPB được Luận án gắn với 2 nhân tố:
nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” (được hiểu là nhận thức của các DN về
lợi ích khi áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam” và nhân tố “nhận thức
bất lợi khi áp dụng GTHL” (được hiểu là nhận thức của các DN về những bất lợi khi
áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam).
Thành phần “Chuẩn chủ quan” hay được hiểu là “nhận thức về áp lực thể chế
xã hội” của mô hình TPB được Luận án gắn với các nhân tố thuộc ba “cơ chế thích
ứng” trong lý thuyết thể chế mới của DiMaggio và Powell (1983), được tác giả của
Luận án Việt hoá và sử dụng trong Luận án với các nhân tố thuộc nhận thức theo
cách gọi sau: “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế”, “nhận thức áp lực thể chế qui
phạm” và “nhận thức cơ chế bắt chước”.
Thành phần “Kiểm soát hành vi” của mô hình TPB được Luận án gắn với nhân
tố: “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” (được hiểu là nhận thức của các DN về
những thách thức khi áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam).
Mô hình nghiên cứu cơ bản của Luận án sẽ nghiên cứu tác động trực tiếp của
các nhân tố nêu trên đến “Sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt
Nam”. Có thể biểu diễn sự vận dụng các thành phần của mô hình TPB với các nhân tố
trong nghiên cứu của Luận án như sau (xem hình 3.3)
80

Thái độ Chuẩn chủ Kiểm soát hành


Ý định hành vi
quan vi
• Nhận thức lợi • Nhận thức áp • Nhận thức • Sự ủng hộ áp
ích khi áp lực thể chế thách thức khi dụng GTHL
dụng GTHL cưỡng chế áp dụng trong kế toán
• Nhận thức bất • Nhận thức áp GTHL tại các doanh
lợi khi áp lực thể chế nghiệp Việt
dụng GTHL qui phạm nam
• Nhận cơ chế
bắt chước

Hình 3.3: Các nhân tố của nghiên cứu gắn với các thành phần của mô hình TPB
Nguồn: Tác giả xây dựng
Ngoài ra, nghiên cứu của Phan Thị Hồng Đức (2014), được Luận án trình
bày trong phần tổng quan nghiên cứu mục 2.2.1.2 của Luận án, đã cung cấp cho tác
giả Luận án những gợi ý, những ý tưởng quan trọng trong việc xây dựng mô hình
nghiên cứu cơ bản và đưa ra giả thuyết nghiên cứu của Luận án.
Mô hình nghiên cứu cơ bản của Luận án được thể hiện trong hình 3.4 dưới đây:
Nhận thức lợi ích Nhận thức bất lợi Nhận thức thách thức
khi áp dụng GTHL khi áp dụng GTHL khi áp dụng GTHL

Sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam

Nhận thức áp lực Nhận thức áp lực Nhận thức cơ chế bắt
thể chế cưỡng chế thể chế qui phạm chước

Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu cơ bản về các nhân tố thuộc nhận thức của các DN
ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong mô hình nghiên cứu cơ bản (Hình 3.4), “Sự ủng hộ áp dụng GTHL trong
kế toán tại các DN Việt Nam” (sự ủng hộ của các DN), bị ảnh hưởng bởi các nhân tố:
(1) “Nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá
của các DN về những lợi ích khi áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
81

(2) “Nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá
của các DN về những bất lợi khi áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Những bất lợi này là những đặc tính không mong muốn của GTHL, những hậu quả
không mong muốn của việc áp dụng GTHL.
(3) “Nhận thức thách thức áp dụng GTHL”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá của
các DN về những khó khăn của DN, những thách thức đối với DN khi áp dụng GTHL.
(4) “Nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá của
các DN về áp lực cưỡng chế đối với việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt nam.
(5) “Nhận thức áp lực thể chế qui phạm”: đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá
của các DN về áp lực tuân thủ những qui định của các tổ chức chuyên nghiệp và hiệp
hội kế toán đối với việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
(6) “Nhận thức cơ chế bắt chước” đây là nhân tố phản ánh sự đánh giá của các DN
về cơ chế bắt chước, cơ chế làm theo đối với việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các
DN Việt Nam.

3.2.1.2 Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu đề xuất


Sau khi xây dựng “mô hình nghiên cứu cơ bản” (mô hình khung) và giả thuyết
nghiên cứu, Luận án thực hiện xây dựng thang đo theo các nhân tố trong “mô hình cơ
bản” và đưa ra “mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1”. Đây là mô hình được thiết kế dựa
trên các nhân tố của mô hình cơ bản và có thang đo theo các nhân tố, có mô tả chiều
hướng tác động của các nhân tố tới sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN.
Sau đó, trong quá trình phân tích dữ liệu, với phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA), các chỉ báo (các biến quan sát) tập hợp lại thành các nhóm nhân tố mới, khi đó,
Luận án sẽ đưa ra “Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2” với các biến là các nhân tố mới
hình thành và tiếp tục thực hiện quá trình nghiên cứu.

(1) Xây dựng thang đo


Quá trình xây dựng thang đo là quá trình thiết kế và đánh giá một tập các biến
quan sát để đo lường khái niệm nghiên cứu cần đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Trong nghiên cứu này các khái niệm cần đo lường chính là các nhân tố ảnh hưởng đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam.
Tại bước này, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua phương pháp
“nghiên cứu kinh nghiệm”. Trước hết, dựa vào tổng quan nghiên cứu, tác giả Luận án
xây dựng thang đo nháp cho “mô hình nghiên cứu cơ bản”. Sau đó, tác giả đã trình bày
“mô hình nghiên cứu cơ bản” cùng thang đo nháp đã xây dựng với các nhà nghiên cứu
có kinh nghiệm, các giảng viên của các trường Đại học, các giám đốc tài chính, cán bộ
82

kế toán tại các DN, một số chuyên gia về kế toán tài chính là thành viên ban soạn thảo
CMKT Việt Nam, các chuyên gia kiểm toán thuộc BigFour, các chuyên gia kế toán, tài
chính cao câp là hội viên ACCA, ICAEW đang giảng dạy tại các trung tâm đào tạo và
đồng thời đang phụ trách công tác kế toán & tài chính tại các công ty, tập đoàn lớn
trong nước. Quá trình trao đổi được thực hiện với cả phương pháp phỏng vấn tay đôi
cũng như thảo luận nhóm. Qua đó, tác giả tổng hợp, chọn lọc, điều chỉnh lại thang đo.
Trong “mô hình nghiên cứu cơ bản”: Sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi sáu nhân tố (factor). Thang đo theo mỗi nhân tố
bao gồm các thuộc tính của mỗi nhân tố hay còn gọi là các chỉ báo (item). Sau khi thực
hiện nghiên cứu định tính (xin ý kiến chuyên gia), thang đo (đã được điều chỉnh) được
tác giả sử dụng cho các nhân tố trong “mô hình nghiên cứu cơ bản” như sau:
- Thang đo nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” được trình bày ở
bảng 3.1 dưới đây (các chỉ báo được mã hoá từ LI1 đến LI15 để thuận lợi cho việc
thực hiện các kỹ thuật thống kê):
Bảng 3.1: Thang đo nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL”
STT Ký hiệu Chỉ báo (item)
1 LI1 Báo cáo tài chính minh bạch
2 LI2 Giúp tăng cường sự tin cậy của nhà đầu tư
3 LI3 Báo cáo tài chính thích hợp
4 LI4 Báo cáo tài chính dễ so sánh
5 LI5 Tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn
6 LI6 Tạo sự tín nhiệm do đó giúp tăng cường lòng tin của cổ đông
7 LI7 Giúp tăng cường mối quan hệ với bên cho vay
8 LI8 Giảm chi phí vốn
9 LI9 Giảm sự bất cân xứng thông tin giữa trong và ngoài DN
10 LI10 Tạo thuận lợi cho đo lường hiệu suất nên hữu ích trong việc
đánh giá trình độ quản lý của DN
11 LI11 Giúp báo cáo tài chính hữu ích hơn trong việc ra quyết định của DN
12 LI12 Giúp các cơ quan quản lý nắm được giá trị thực tế của DN
13 LI13 Có thể kiểm soát được việc tăng vốn khống tại các DN
14 LI14 Góp phần nâng cao uy tín quốc gia thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực quốc tế
15 LI15 Góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan tài liệu và nghiên cứu định tính
83

- Thang đo nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL” được trình bày ở
bảng 3.2 dưới đây (các chỉ báo được mã hoá từ BL1 đến BL11 để thuận lợi cho việc
thực hiện các kỹ thuật thống kê):
Bảng 3.2: Thang đo nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL”

STT Chỉ báo (item)
hiệu
1 BL1 Mức độ tin cậy của GTHL khó xác định
2 BL2 Phức tạp
3 BL3 Áp dụng GTHL tốn thời gian
4 BL4 Chủ quan
5 BL5 Chưa hoàn toàn chấp nhận trên toàn cầu

6 BL6 Chi phí lớn hơn lợi ích


7 BL7 Làm sai lệch nhận thức của nhà đầu tư khi thị trường khủng hoảng

8 BL8 Kéo theo hiệu ứng lan truyền gây ra khủng hoảng tài chính
9 BL9 Làm tăng nguy cơ gian lận của các DN
10 BL10 Cả giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải đối mặt với rủi ro kiện tụng
11 BL11 Báo cáo tài chính bị biến động cả trong điều kiện bình thường
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan tài liệu và nghiên cứu định tính
- Thang đo nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” được trình bày ở
bảng 3.3 dưới đây (các chỉ báo được mã hoá từ TT1 đến TT16 để thuận lợi cho việc
thực hiện các kỹ thuật thống kê):
Bảng 3.3: Thang đo nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL”

STT Chỉ báo (item)
hiệu
1 TT1 Cập nhật qui trình kế toán, kiểm toán khó khăn và phức tạp
2 TT2 Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin khi áp dụng
3 TT3 Thiếu sự thống nhất chặt chẽ giữa các cơ quan ban hành qui định về GTHL
4 TT4 Chưa có quyết định qui định GTHL là cơ sở định giá trong kế toán
5 TT5 Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có qui định rõ ràng về GTHL
6 TT6 Chưa có chính sách khuyến khích sử dụng GTHL
84


STT Chỉ báo (item)
hiệu
7 TT7 Chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về GTHL
8 TT8 Thị trường hàng hoá chưa phát triển
9 TT9 Cơ sở thị trường để áp dụng GTHL ở Việt Nam là chưa có
10 TT10 Các yếu tố thị trường hoạt động rất phức tạp và thường xuyên bất động
11 TT11 Các đối tượng lập và sử dụng BCTC chưa nhận thức đầy đủ về GTHL
12 TT12 Tư tưởng người lập báo cáo tài chính chủ yếu nhằm phục vụ cơ quan thuế
13 TT13 Môi trường pháp lý của hoạt động đinh giá chưa đồng bộ
Chương trình giảng dạy ngành kế toán tại các trường đại học đề cập rất ít
14 TT14
đến GTHL
Không có sự đồng thuận GTHL từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối
15 TT15
tượng sử dụng
16 TT16 Việc đào tạo nhân viên tốn kém

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan tài liệu và nghiên cứu định tính
- Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” được trình bày ở bảng
3.3 dưới đây (các chỉ báo được mã hoá từ CC1 đến CC9 để thuận lợi cho việc thực
hiện các kỹ thuật thống kê):
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế”
STT Ký hiệu Chỉ báo (item)
1 CC1 Ngân hàng thế giới (WB)
2 CC2 Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
3 CC3 Các tổ chức tín dụng và chủ nợ quốc tế
4 CC4 Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
5 CC5 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
6 CC6 Công ty tài chính quốc tế (IFC)
7 CC7 Quỹ hỗ trợ chính thức từ Nhật Bản (Japan ODA)
8 CC8 Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc
9 CC9 Nhà nước
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan tài liệu và nghiên cứu định tính
- Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế qui phạm” được trình bày ở bảng
3.5 dưới đây (các chỉ báo được mã hoá từ QP1 đến QP10 để thuận lợi cho việc thực
hiện các kỹ thuật thống kê):
85

Bảng 3.5: Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế qui phạm”
STT Ký Chỉ báo (item)
hiệu
1 QP1 Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)

2 QP2 Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB)


3 QP3 Nhóm Các nhà biên soạn Chuẩn mực Kế toán Châu Á Thái Bình
Dương (AOSSG)
4 QP4 Liên Đoàn KếToán Đông Nam Á (AFA)

5 QP5 Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW)
6 QP6 Hiệp hội Kế toán Công chứng Châu Úc (CPA Australia)
7 QP7 Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA)
8 QP8 Giới học thuật nghiên cứu
9 QP9 Hội Kế toán-Kiểm toán Việt Nam (VAA)
10 QP10 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
11 QP11 Các công ty kiểm toán
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan tài liệu và nghiên cứu định tính
- Thang đo nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” được trình bày ở bảng 3.6
dưới đây (các chỉ báo được mã hoá từ BC1 đến BC5 để thuận lợi cho việc thực hiện
các kỹ thuật thống kê):
Bảng 3.6: Thang đo nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước”
STT Ký hiệu Chỉ báo (item)

1 BC1 Theo xu hướng thế giới với hơn 120 quốc gia đã yêu cầu hoặc cho phép
báo cáo theo IFRS

2 BC2 Làm theo các quốc gia châu Á đã thành công áp dụng GTHL

3 BC3 Làm theo các tập đoàn đa quốc gia

4 BC4 Làm theo các quốc gia có giao dịch thường xuyên với Việt Nam

5 BC5 Làm theo các DN hàng đầu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu và ý kiến chuyên gia
Như vậy, với 6 nhân tố, tác giả xây đựng được bộ thang đo với tổng cộng tất cả
là 67 chỉ báo. Khi thực hiện các kỹ thuật thống kê, các chỉ báo này còn được gọi là các
86

biến quan sát. Mặc dù các thang đo được tổng hợp từ tổng quan tài liệu, nghiên cứu định
tính nhưng sự đánh giá của các DN Việt Nam có tương đồng với các nghiên cứu trong
nước và quốc tế hay không thì cần phải kiểm định. Trong quá trình kiểm định, những
biến quan sát không phù hợp trong mỗi nhân tố sẽ bị loại, để kết quả cuối cùng của Luận
án sẽ là những thang đo chính thức, đo lường các nhân tố thuộc nhận thức của các DN
ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.

(2) Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1


Trên cơ sở mô hình nghiên cứu cơ bản, cùng với các thang đo theo các nhân tố,
với các giả thuyết khoa học (xem phần 3.2.2), Luận án đưa ra “mô hình nghiên cứu đề
xuất lần 1” được thể hiện trong hình 3.5 dưới đây.

Nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL


H1 (+)
Sự ủng
Nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL H2 (-) hộ áp
dụng
H3 (-) GTHL
Nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL
trong
kế toán
Nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế H4 (+) tại các
DN
Việt
Nhận thức áp lực thể chế qui phạm H5 (+) Nam
qui phạm
Nhận thức cơ chế bắt chước H6 (+)

Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1


Nguồn: Tác giả xây dựng

(3) Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2


Trong quá trình phân tích dữ liệu, với phương pháp phân tích nhân tố khám
phá, các chỉ báo (các biến quan sát) tập hợp lại thành các nhóm nhân tố mới, khi đó
Luận án sẽ đưa ra “Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2” và tiếp tục thực hiện quá trình
nghiên cứu. Đây là mô hình với các nhân tố mới được hình thành (xem kết quả phân
tích nhân tố khám phá tại phần 4.3.2 của Luận án) và mô hình này được sử dụng để
thực hiện tiếp phân tích hồi qui.
Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 được thể hiện ở hình 3.6 dưới đây (bao gồm
cả tên biến và ký hiệu biến phục vụ cho phân tích hồi qui):
87

Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC (LIA)
H1a (+)

Nhận thức lợi ích với công tác quản lý (LIB)


H1b (+)

Nhận thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn (LIC)
H1c (+)

Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế (LID)


H1d (+)
Sự ủng hộ
áp dụng
Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng (BLA) H2a (-) GTHL
trong kế
toán tại
Nhận thức đặc tính bất lợi khi áp dụng (BLB) H2b (-) các DN
Việt Nam
(UHAD)
Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, H3a (-)
môi trường kinh doanh (TTA)

Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém Hh3b (-)
khi áp dụng (TTB)

Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế H4’
(CCA) (+)

Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm H5’(+)
toán và Hiệp hội trong nước (QPA)

Nhận thức cơ chế bắt chước (BC) H6’(+)

Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2


Nguồn: Tác giả xây dựng

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu


3.2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 1
Các giả thuyết khoa học đề xuất lần 1 được Luận án đưa ra dựa theo các mối
quan hệ trong mô hình nghiên cứu cơ bản, được trình bày cụ thể tại các nội dung
dưới đây:
88

(1) Nhận thức của các DN về những lợi ích khi áp dụng GTHL ảnh hưởng đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Một mục đích quan trọng của việc nghiên cứu áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam là nhằm hướng tới việc áp dụng Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc
tế, nhằm đáp ứng xu thế hội tụ Kế toán Quốc tế. Việc áp dụng IFRS sẽ đem lại nhiều
lợi ích cho các DN Việt Nam bởi các đặc tính mong muốn của nó (như: báo cáo tài
chính chất lượng cao, uy tín và có thể so sánh trên toàn cầu…). Việc đánh giá của các
DN về những lợi ích này ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS của các DN được
minh chứng qua các nghiên cứu: Barth, Lands & Lang, 2008; Phan thị Hồng Đức,
2014…). Điều này gợi ý cho nghiên cứu của Luận án: các DN cũng sẽ ủng hộ áp dụng
GTHL khi DN đánh giá cao những lợi ích có được khi áp dụng GTHL Mặt khác, qua
phần tổng quan nghiên cứu của Luận án cũng cho thấy: việc áp dụng GTHL sẽ đem lại
nhiều lợi ích cho các DN, và những nhận thức, đánh giá của các DN về những lợi ích,
những đặc tính mong muốn khi áp dụng GTHL đã ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL của DN. Do vậy, Luận án đưa ra giả thuyết:

H1: nhận thức của các DN về những lợi ích khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng
tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.

(2) Nhận thức của các DN về những bất lợi khi áp dụng GTHL ảnh hưởng đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Phần tổng quan nghiên cứu của Luận án đã đưa ra những nghiên cứu phản ánh
các đặc tính không mong muốn, những bất lợi khi áp dụng GTHL và việc đánh giá
những bất lợi này của các DN đã ảnh hưởng đến việc ủng hộ áp dụng GTHL của các
DN. Những bất lợi cơ bản được nói đến nhiều trong các nghiên cứu như: mức độ tin
cậy của GTHL khó xác định; đo lường phức tạp, chủ quan; kéo theo hiệu ứng lan
truyền gây ra khủng hoảng tài chính….

Ngoải ra, nghiên cứu của Phan thị Hồng Đức cũng đưa ra một loạt những bất
lợi liên quan đến việc áp dụng IFRS ở Việt Nam và đưa ra kết luận: nhận thức về các
đặc tính không mong muốn có ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng IFRS. Vẫn trên
quan điểm GTHL là một phần quan trọng của IFRSs, nhưng không phải mọi đặc tính
bất lợi của IFRS là đặc tính bất lợi của GTHL, sự nhận thức, đánh giá các đặc tính bất
lợi này cũng khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗi đối tượng khảo sát, tác giả Luận án kế
thừa và phát triển nghiên cứu của Phan thị Hồng Đức để thực hiện mục tiêu Luận án
của mình. Do vậy, Luận án đưa ra giả thuyết:
89

H2: nhận thức của các DN về những bất lợi khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng
tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
(3) Nhận thức của các DN về những thách thức khi áp dụng GTHL ảnh hưởng
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Quá trình chuyển đổi từ áp dụng giá gốc sang GTHL khiến các DN Việt Nam
sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Theo như các nghiên cứu tác giả đã trình
bày ở phần tổng quan tài liệu, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn thiếu “cơ sở thị
trường” để áp dụng GTHL ở Việt Nam, môi trường pháp lý thì “thiếu sự thống nhất chặt
chẽ giữa các cơ quan ban hành qui định về GTHL”, “môi trường pháp lý của hoạt động
định giá chưa đồng bộ”… và theo như nghiên cứu của Trần Văn Tùng (2014): tất cả
những nhận thức của DN về những thách thức này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp
dụng GTHL của DN. Từ đó, Luận án đưa ra giả thuyết:
H3: nhận thức của các DN về những thách thức khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
(4) Nhận thức của các DN về áp lực thể chế cưỡng chế với việc áp dụng GTHL
ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Tại các quốc gia đang phát triển, các tổ chức chính đại diện cho các tổ chức có
tính cưỡng chế cao, mang tính toàn cầu là Ngân hàng thế giới và Quĩ tiền tệ quốc tế.
Nhiều nhà nghiên cứu đã dẫn chứng rằng các nước đang phát triển phải áp dụng IFRS
hoặc xây dựng chuẩn mực quốc gia dựa trên IFRS dưới áp lực của các tổ chức cho vay
quốc tế (Al-Omari 2010). Nghiên cứu của Phan thị Hồng Đức (2014) cũng đã cho
thấy: áp lực cưỡng chế từ các tổ chức này có ảnh hưởng tích cực tới việc áp dụng IFRS
ở Việt Nam. Đây cũng là một gợi ý cho tác giả về áp lực của các tổ chức này sẽ ảnh
hưởng tích cực đến việc lập và trình bày báo cáo tài chình theo GTHL để thông tin
hữu ích hơn khi xét các điều kiện cho vay và các hỗ trợ tài chính khác. Ngoài ra, Phan
thị Hồng Đức có đưa ra một số tổ chức tín dụng và cho vay quốc tế khác có sự ảnh
hưởng đến việc áp dụng IFRS ở Việt Nam và là sự ảnh hưởng tích cực. Từ những gợi
ý này, Luận án đưa ra giả thuyết:
H4: nhận thức của các DN về áp lực thể chế cưỡng chế với việc áp dụng GTHL là
nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
Việt Nam.
(5) Nhận thức của các DN về áp lực thể chế qui phạm với việc áp dụng GTHL ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
90

Với các nước đang phát triển, áp lực thể chế qui phạm được hiểu là áp lực từ
các qui định trong các văn bản qui phạm của các cơ quan chuyên môn, từ các chương
trình đào tạo trong các trường đại học, các chương trình đào tạo chuyên ngành. Ngoài
ra, các công ty kiểm toán Big Four (bao gồm các công ty kiểm toán với tên viết tắt là:
PWC, Deloit, KPMG, E&Y) cũng đưa ra các tài liệu kế toán được đồng thuận sử dụng
cũng đóng một vai trò trong áp lực của việc tuân thủ các văn bản qui phạm. Theo Al-
Omari (2010), yêu cầu cho vay từ các ngân hàng thế giói đối với các DN là cần có sự
kiểm tra và xác nhận của các công ty kiểm toán quốc tế nỏi tiếng. Theo Patel &Patel
(2005), các công ty kiểm toán Big Four được coi là một trong những lực lượng quốc tế
hỗ trợ cho quá trình hội tụ các tiêu chuẩn quốc tế.
Ở Việt Nam, hai tổ chức nghề nghiệp là ACCA và CPA Australia có ảnh
hưởng đến sự phát triển của kế toán Việt Nam (Bùi, 2011 theo trich dần của Phan
thị Hồng Đức.. Ngoài ra, Việt Nam hiện nay cũng là một thành viên của liên đoàn
kế toán quốc tế (IFAC), cam kết tuân thủ thực hành kế toán quốc tế. Ngoài ra, trên
cơ sở trao đổi ý kiến với các chuyên gia kế toán, Luận án cũng sẽ có thêm những
gợi ý về các tổ chức khác mà theo các chuyên gia kế toán cũng có những ảnh
hưởng nhất định. Đây là những gợi ý cho Luận án trong việc tìm hiểu sự ảnh hưởng
của áp lực của các tổ chức này đến việc áp dụng GTHL. Từ những gợi ý này, Luận
án đưa ra giả thuyết:

H5: nhận thức của các DN về áp lực thể chế qui phạm với việc áp dụng GTHL là nhân tố
ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.

(6) Nhận thức của các DN về cơ chế bắt chước với việc áp dụng GTHL là nhân tố
ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Theo Al-Omari (2010), tại các nước đang phát triển, áp lực bắt chước hay cơ
chế bắt chước có thể đến từ các đối tác thương mại và tập đoàn đa quốc gia. Hành vi
bắt chước nhằm có được các thành công tương tự như các tập đoàn này. Một số
nghiên cứu như: Irvine (2008); Ramanna &Sletten (2009) cũng đã cung cấp các bằng
chứng rằng một quốc gia có nhiều khả năng chấp nhận áp dụng IFRS nếu đối tác
thương mại hoặc các quốc gia trong lân cận cũng chấp nhận. Phan thị Hồng Đức
(2014) cũng đã đưa ra giả thuyết và chứng minh cơ chế bắt chước ảnh hưởng tích cực
đến việc áp dụng IFRS ở Việt Nam. Từ đó, gợi ý cho Luận án đưa ra giả thuyết:

H 6: nhận thức của các DN về cơ chế bắt chước với việc áp dụng GTHL là nhân tố
ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
91

• Nhận thức của các DN về những lợi ích khi áp dụng GTHL là nhân
tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
Giả thuyết các DN Việt Nam.
H1

• Nhận thức của các DN về những bất lợi khi áp dụng GTHL là nhân
tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
Giả thuyết các DN Việt Nam.
H2

• Nhận thức của các DN về những thách thức khi áp dụng GTHL là
nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
Giả thuyết toán tại các DN Việt Nam.
H3

• Nhận thức của các DN về áp lực thể chế cưỡng chế với việc áp dụng
GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
Giả thuyết trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H4

• Nhận thức của các DN về áp lực thể chế qui phạm với việc áp dụng
GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
Giả thuyết trong kế toán tại các DN Việt Nam.
H5

• Nhận thức của các DN về cơ chế bắt chước với việc áp dụng GTHL
là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
Giả thuyết toán tại các DN Việt Nam.
H6

Hình 3.7: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 1


Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2


Sau khi các biến quan sát hội tụ thành 11 nhân tố (xem phần 4.3.2 của Luận án),
Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu lần 2 với 11 nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề
xuất lần 2, tác giả đưa ra các thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2. Đây là những giả thuyết
92

được xây dựng trên cơ sở các nhân tố mới được hình thành sau kỹ thuật phân tích nhân
tố khám phá (được phát triển từ các giả thuyết ban đầu). Ký hiệu và nội dung các giả
thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2 được trình bày trên hình 3.8 như sau:

• Nhận thức của các DN về lợi ích nâng cao chất lượng BCTC khi áp dụng
H1a GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam.
• Nhận thức của các DN về lợi ích với công tác quản lý khi áp dụng GTHL là
H1b nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam.
• Nhận thức của các DN về lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn khi áp dụng
GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
H1c
toán tại các DN Việt Nam.
• Nhận thức của các DN về lợi ích hợp pháp quốc tế khi áp dụng GTHL là nhân
tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
H1d
Việt Nam.

• Nhận thức của các DN về hậu quả tiêu cực khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh
H2a hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.

• Nhận thức của các DN về đặc tính bất lợi khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh
H2b hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.

• Nhận thức của các DN về những thách thức về môi trường kinh doanh, môi
trường pháp lý khi áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng
H3a
hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
• Nhận thức của các DN về những thách thức về sự phức tạp và tốn kém khi áp
dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
H3b
trong kế toán tại các DN Việt Nam.
• Nhận thức của các DN về áp lực thể chế cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc
tế với việc áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp
H4'
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
• Nhận thức của các DN về áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm toán
và Hiệp hội trong nước với việc áp dụng GTHL là nhân tố ảnh hưởng tích cực
H5'
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
• Nhận thức của các DN về cơ chế bắt chước với việc áp dụng GTHL là nhân
tố ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
H6
Việt Nam.

Hình 3.8: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2


Nguồn: Tác giả tổng hợp
93

3.3 Thu thập dữ liệu


3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu cho thấy: các học giả đã thu thập dữ liệu nghiên
cứu theo 1 trong các cách sau: (1) dựa vào thị trường vốn: đa phần các nghiên cứu đã
thực hiện theo cách thức này và thực hiện với các DN đã áp dụng GTHL; (2) đo lường
dựa vào đánh giá thông qua bảng câu hỏi khảo sát (phương pháp khảo sát – survey), ví
dụ như nghiên cứu của Jung và cộng sự (2013), hoặc (3) đo lường dựa vào phản ứng
của người tham gia trong phòng thí nghiệm.
Ở Việt Nam hiện nay, GTHL được áp dụng tại các DN rất hạn chế, nên phương
pháp thích hợp nhất để thu thập dữ liệu nghiên cứu tại Việt Nam là phương pháp khảo
sát (Vũ Hữu Đức, 2016), cũng phù hợp với phương pháp thu thập dữ liệu của các học
giả trên thế giới áp dụng với các quốc gia chưa áp dụng GTHL, chưa áp dụng IFRS.
GTHL tuy còn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng quá trình thực hiện khảo sát của
Luận án được tiến hành vào năm 2016, sau thời điểm Luật Kế toán Việt Nam số
88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 đã đề cập tới GTHL, và
trước đó, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC đã có các yêu cầu về
trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính theo GTHL, thì
việc khảo sát nhận thức của các DN Việt Nam về GTHL (đặc biệt khảo sát với các DN
niêm yết – đối tượng cần áp dụng IFRS đầu tiên ở mỗi quốc gia) là một công việc cần
thiết và có nhiều hy vọng mang lại những kết quả hữu ích.
Việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu của Luận án được thực hiện qua 2 bước: thu
thập dữ liệu sơ bộ (đây chính là quá trình khảo sát thử) và thu thập dữ liệu chính thức.

3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ bộ (Khảo sát thử)


Trước khi thực hiện thu thập dữ liệu chính thức, tác giả Luận án tiến hành thu
thập dữ liệu sơ bộ. Quá trình này được thực hiện theo các công đoạn sau: (i) Công
đoạn 1: Xây dựng Phiếu câu hỏi khảo sát; (ii) Công đoạn 2: Thu thập dữ liệu sơ bộ.
(i) Công đoạn 1: Xây dựng Phiếu câu hỏi khảo sát
Dựa vào thang đo theo mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1, dựa vào các câu hỏi
trong các Phiếu câu hỏi của các nghiên cứu trong tổng quan nghiên cứu, tác giả Luận
án tiến hành xây dựng Phiếu câu hỏi khảo sát.
Ngoài các câu hỏi về nhân khẩu học hoặc các câu hỏi mở rộng, số lượng câu
hỏi được thiết kế bằng tổng số lượng các biến quan sát (tổng số lượng các chỉ báo hay
các thuộc tính của tất cả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1).
94

Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 của Luận án có 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc
lập. Biến phụ thuộc trong mô hình này là: “Sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt
Nam”. Biến này được thiết kế là biến nhị phân. nhận 2 giá trị: 0,1. Số lượng câu hỏi sử
dụng cho biến này là 1 câu hỏi với nội dung: “Anh/chị có ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại DN của anh/chị không?”. Câu hỏi này có 2 phương án trả lời cho người trả lời:
“Có” và “Không”. Nếu người trả lời chọn phương án trả lời là “Có” thì biến này nhận giá
trị 1 (đồng nghĩa với việc ủng hộ áp dụng GTHL), biến này nhận giá trị 0 cho phương án
còn lại của người trả lời (đồng nghĩa với việc không ủng hộ áp dụng GTHL).
Biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 của Luận án là 6 nhân tố
cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó đến biến độc lập. Mỗi một chỉ báo trong mỗi
nhân tố gắn với 1 câu hỏi khảo sát). Đáp án cho các câu trả lời thuộc 6 biến độc lập
của mô hình nghiên cứu được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ từ thấp (1)
đến cao (5), từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý”.
Trên Phiếu câu hỏi, ngoài các nội dung được xây dựng theo các biến, còn bao gồm
một số câu hỏi cho phần kê khai nhân khẩu học, câu hỏi mở, câu hỏi để tham khảo vv…
(ii) Công đoạn 2: Thu thập dữ liệu sơ bộ (thực hiện khảo sát thử)
Trước khi Phiếu câu hỏi khảo sát được chính thức sử dụng để thu thập dữ liệu,
tác giả Luận án tiến hành khảo sát thử để kiểm tra sự chính xác về nội dung, sự phù hợp
về từ ngữ và trình tự các câu hỏi. Việc khảo sát thử được tiến hành trên một mẫu nhỏ
bao gồm 100 DN niêm yết.

3.3.3 Thu thập dữ liệu chính thức


Quá trình thu thập dữ liệu chính thức được mô tả qua các công đoạn dưới đây.

Công đoạn 1: Điều chỉnh Phiếu câu hỏi khảo sát

Công đoạn 2: Thực hiện chọn mẫu cho việc khảo sát

Công đoạn 3: Gửi phiếu điều tra tới các DN

Công đoạn 4: Thu nhận phản hồi từ phía DN

Hình 3.9: Các công đoạn của việc thu thập dữ liệu chính thức
Nguồn: Tác giả tổng hợp
95

- Công đoạn 1: Điều chỉnh Phiếu câu hỏi khảo sát


Sau khi có kết quả khảo sát thử, tác giả Luận án tiến hành điều chỉnh cho từng
câu hỏi và cả Phiếu câu hỏi. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1, có 6 biến biến
độc lập với 67 biến quan sát (theo thang đo chính thức). Vậy, số lượng câu hỏi đáp
ứng cho 6 biến độc lập này là 67 câu hỏi (không kể các câu hỏi về nhân khẩu học và
các câu hỏi mở rộng). Đáp án cho các câu trả lời thuộc 6 biến độc lập của mô hình
nghiên cứu đề xuất lần 1 vẫn thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ từ thấp (1) đến
cao (5), từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý”. Câu hỏi và đáp án cho biến phụ thuộc
trong mô hình này không thay đổi so với Phiếu khảo sát được sử dụng trong quá trình
khảo sát thử. (Xem mẫu Phiếu câu hỏi khảo sát tại Phụ lục 1 của Luận án).
- Công đoạn 2: Thực hiện chọn mẫu cho việc khảo sát.
Về việc xác định qui mô mẫu cần thiết, theo quan điểm của Bollen (1989) cho
rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó,
nghiên cứu này có 67 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 67 x 5 = 335. Để đạt
được tối thiểu 335 quan sát, tác giả đã gửi 800 Phiếu câu hỏi đến các đối tượng khảo
sát.Về việc xác định các đối tượng khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát tại các DN có lợi
ích công chúng bao gồm các công ty đại chúng đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và các công ty đại
chúng chưa niêm yết. Việc khảo sát được thực hiện chỉ riêng với các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, không khảo sát với các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (như đã
trình bày tại phần Phạm vi nghiên cứu của Luận án).Việc khảo sát được tiến hành với
các DN có quy mô lớn (với số vốn từ 120 tỷ trở lên), một mặt, theo các chuyên gia cũng
như nhận định của giới nghiên cứu, các DN có qui mô lớn thường có đội ngũ kế toán có
chuyên môn cao hơn các DN nhỏ, có nhu cầu và khả năng vươn ra thị trường quốc tế
lớn hơn, nên có nhu cầu, am hiểu cũng như có khả năng áp dụng GTHL nhiều hơn, mặt
khác, các DN có qui mô lớn có thể làm đại diện cho tổng thể trên phương diện vốn (với
số vốn chiếm tỷ trọng gần 90% của tổng thể (xem Phụ lục 5, Bảng 1).
Dựa vào số liệu về các công ty đại chúng niêm yết và chưa niêm yết của Uỷ
ban chứng khoán (31/12/2015) và chỉ xét riêng với các DN sản xuất kinh doanh (như
đã nêu trong Phạm vi nghiên cứu của Luận án), số lượng công ty có số vốn từ 120 tỷ
trở lên và tỷ trọng vốn trong tổng thể trên ba lĩnh vực ngành nghề được trình bày
trong Phụ lục 5, Bảng 1 của Luận án.
Việc khảo sát các DN được thực hiện trên cả ba lĩnh vực ngành nghề (Công
nghiệp và xây dựng; Thương mại và dịch vụ; Nông, lâm và thuỷ sản) và được lựa
96

chọn ngẫu nhiên trên mỗi loại ngành nghề. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông
qua khảo sát quan điểm của: nhà quản lý DN, giám đốc tài chính, quản lý tài chính,
kế toán trưởng, trưởng phòng Tài chính Kế toán, người phụ trách kế toán ...(những
người đại diện cho DN trên góc độ là đối tượng lập Báo cáo tài chính).
- Công đoạn 3: Gửi phiếu điều tra cho DN. Bằng các hình thức: (1) gửi thư điện
tử (có chứa liên kết đến bảng câu hỏi được xây dựng bằng công cụ Google Document),
(2) trực tiếp khảo sát các cá nhân là các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp đang công
tác tại các DN (những người trực tiếp lập báo cáo tài chính, là đại diện cho DN), gửi
thư qua bưu điện: bao gồm thư giới thiệu, bảng câu hỏi và phong bì có dán tem .Việc
khảo sát được thực hiện thông qua sự giúp đỡ của các kiểm toán viên thuộc VACPA,
bạn bè, đồng nghiệp và một số sinh viên năm cuối đang thực tập tại DN. Tổng số
phiếu gửi đi là 800 phiếu.
- Công đoạn 4: Thu nhận phản hồi từ phía DN: Từ 800 phiếu khảo sát phát đi,
thu về được 575 phiếu. Sau khi thực hiện làm sạch dữ liệu, tác giả có được 558 phiếu
khảo sát hợp lệ (xem nội dung làm sạch dữ liệu tại phần 4.3.1 của Luận án). Nội dung
mô tả về số lượng Phiếu khảo sát thu về theo đối tượng và ngành nghề được trình bày
trong Phụ lục 2, Bảng 2 của Luận án.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, Luận án thực hiện quá trình phân tích dữ liệu
thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS phiên bản 22. Dữ liệu thu được (từ các
Phiếu khảo sát được mã hoá và nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS 22), được làm
sạch và thực hiện các phương pháp phân tích. Các kỹ thuật thống kê trong nghiên cứu
định lượng được thực hiện trên phần mềm SPSS bao gồm: (1) thống kê mô tả tần suất
(Frequency) cho biến phụ thuộc: để đo lường tỷ lệ % người trả lời khảo sát ủng hộ áp
dụng GTHL, (2) kiểm định độ tin cậy thang đo bằng phương pháp tính hệ số Cronbach
Alpha; (3) phân tích nhân tố khám phá (EFA) để tìm sự hội tụ của các biến quan sát
tạo thành các nhân tố mới, (4) đánh giá thực trạng các nhân tố (biến độc lập) qua kỹ
thuật thống kê mô tả (tính các giá trị trung bình, lớn nhất nhỏ nhất…); (5) phân tích
tương quan bằng mô hình hồi qui Binary Logistic. Nội dung chi tiết được trình bày
trong các phần dưới đây.

3.4 Xử lý số liệu
3.4.1 Làm sạch dữ liệu
Dữ liệu được kiểm tra, mã hóa và làm sạch. Để kiểm tra dữ liệu nhập có thể sử
dụng được, tác giả tiến hành tính tần suất cho các biến ở dạng thang đo định danh và
thứ bậc nhằm tìm ra các phiếu có giá trị ngoại lai (nằm ngoài giá trị trả lời trong phiếu
97

khảo sát). Đối với các biến ở dạng thang đo khoảng và tỉ lệ, tác giả tiến hành kiểm tra
bằng cách thống kê mô tả xem khoảng biến thiên cũng như giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
có nằm trong giới hạn của phiếu khảo sát hay không. Sau khi phát hiện lỗi tác giả tiến
hành lọc phiếu và điền lại. Đối với các phiếu bị missing lớn hơn 15% tác giả tiến hành
loại ra khỏi phân tích. Kết quả: tác giả có được 558 phiếu khảo sát hợp lệ (trong đó 2/3
thu được từ khảo sát trực tiếp)

3.4.2 Thống kê mô tả cho biến phụ thuộc


Luận án thực hiện kỹ thuật thống kê mô tả tần suất (Frequency) để đo lường tỷ
lệ % người trả lời khảo sát chọn giá trị 1 khi trả lời câu hỏi cho biến độc lập. Kết quả
này chính là tỷ lệ % những người trả lời đã đưa ra quan điểm ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam. Đây là kết quả thống kê mô tả cho biến phụ thuộc
của mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1.

3.4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo


Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc kiểm định độ
tin vậy của thang đo bằng phương pháp tính hệ số Cronbach Alpha.

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự
chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong cả hai khía cạnh là: tương quan
giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn
bộ các biến.

Phương pháp này cho phép phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn
chế biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không sẽ không thể biết được chính xác
độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương
quan biến tổng phù hợp (Corrected Item - Total Corelation) lớn hơn 0.3 và có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa
vào phân tích những bước tiếp theo (Hair và cộng sự, 2006).

3.4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).


Sau khi các khái niệm (nhân tố) được kiểm định thang đo bằng Cronbach`s
Alpha sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích khám phá nhân tố (EFA). Phân tích nhân tố
sẽ giúp nhà nghiên cứu rút ra được những nhân tố tiềm ẩn từ một tập hợp các biến
quan sát nhỏ hơn, có ý nghĩa hơn (Hair và cộng sự, 2006). Một số tiêu chuẩn áp dụng
khi phân tích EFA trong nghiên cứu như sau:
98

• Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua
giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Theo đó, trị số của KMO lớn hơn
0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì
áp dụng phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu đang có.

• Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue
đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn
Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình
nghiên cứu (Garson, 2002).

• Phương sai giải thích (variance explained criteria): Tổng phương sai giải thích
phải lớn hơn 50% (Hair và cộng sự 2006).

• Hệ số tải nhân tố: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa
các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc
bằng 0,5 trong một nhân tố (Hair và cộng sự 2006).

Cũng cần chú ý là: Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components cần thực
hiện với phép xoay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

* Cùng với việc thực hiện phân tích nhân tố, sau khi các biến quan sát hội tụ thành
các nhân tố mới, Luận án thực hiện đánh giá thực trạng các nhân tố bằng kỹ thuật thống
kê mô tả thao tác trên phần mềm SPSS (tính giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và
độ lệch chuẩn của các biến quan sát). Kết quả thu được sẽ phản ánh mức độ đồng ý của
người trả lời về mỗi thành phần của từng nhân tố.

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, các biến quan sát hội tụ thành
các nhân tố mới. Luận án xây dựng “mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2” với các các
nhân tố đã được hình thành. Qua mô hình này, Luận án tiếp tục phát triển giả thuyết
nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 và các giả thuyết khoa học được phát triển
là kết quả của các bước nghiên cứu trước, nên Luận án trình bày trong chương 4-Kết
quả nghiên cứu.

3.4.5 Phân tích tương quan và kết luận mô hình chính thức
3.4.5.1 Lựa chọn mô hình hồi qui
Qua tổng quan nghiên cứu tài liệu, tác giả Luận án nhận thấy khi muốn đo
lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc là các biến số như: sự
99

ủng hộ, mức độ đồng ý… các học giả thường sử dụng hàm hồi qui Binary Logistic
(như nghiên cứu của Muller và cộng sự, 2008; Jung và cộng sự, 2013).

Tác giả Luận án thực hiện phân tích tương quan cho“mô hình nghiên cứu lần 2”
bằng mô hình hồi qui Binary Logistic. Biến phụ thuộc của mô hình đã giới thiệu ở
phần 3.2.2.2 của Luận án, các biến độc lập là các biến được hình thành sau khi Luận
án thực hiện phân tích nhân tố khám khá (EFA).

3.4.5.2 Kiểm tra đa cộng tuyến


Để mô hình không tồn tại đa cộng tuyến (các biến độc lập có quan hệ chặt chẽ
với nhau dẫn tới hồi quy không tin cậy). Do vậy, trước khi chạy hồi quy tác giả kiểm
định đa cộng tuyến qua hệ số VIF: hệ số VIF nhỏ hơn 10 sẽ chỉ ra mô hình không tồn
tại đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong trường hợp
tồn tại đa cộng tuyến thì tác giả tiến hành loại 1 trong các biến bị đa cộng tuyến trước
khi chạy mô hình.

3.4.5.3 Thực hiện hồi qui Binary Logistic


Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam, Luận án thực hiện hồi qui Binary Logistic với phương pháp
vào dữ liệu từng bước (Forward Stepwise Conditional) trong phần mềm SPSS. Theo
phương pháp này, các biến độc lập được vào và kiểm tra lần lượt. Biến nào thỏa mãn
các điều kiện của phương pháp này sẽ được giữ lại để phân tích; biến nào không thỏa
mãn các điều kiện của phương pháp này tự động bị loại ra khỏi mô hình.
Sau khi chạy hồi qui, kết quả thu được là các mô hình hồi qui khác nhau. Mô
hình hồi qui được chọn là mô hình thoả mãn các điều kiện sau:
- Có mức ý nghĩa của kiểm định Wald nhỏ hơn 0.05 (trong bảng Omnibus Tests
of Model Coefficients)
- Có khả năng dự đoán đúng của mô hình cao nhất (qua số liệu cột Percentage
correct trong bảng Classification Table)
- Có giá trị “-2 Log likelihood” trong bảng Model Summary thấp nhất
(Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyến Mộng Ngọc, 2008)

3.4.5.4 Kết quả phân tích tương quan và kết luận mô hình chính thức
Kết quả của phân tích tương quan là phương trình hồi qui với các hệ số “B” của
các biến độc lập sẽ phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Phương trình tổng
quát của mô hình hồi qui Binary Logistic được viết như sau:
100

 P(Y = 1) 
loge   = B0+B1X1 + B2X2+… BiXi
 P(Y = 0) 

Trong đó:
P(Y=1) = P0: Xác xuất xảy ra sự kiện. Trong nghiên cứu này là xác suất để
người trả lời khảo sát ủng hộ áp dụng GTHL.
P(Y=0) = 1- P0: Xác xuất không xảy ra sự kiện. Trong nghiên cứu này là xác
suất để người trả lời khảo sát không ủng hộ áp dụng GTHL.
Xi: Các biến độc lập.
Trong hàm logarit này, người ta dùng ước lượng hợp ý tối đa (Maximum
Likelihood để ước lượng Bi.
Căn cứ vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy “B”(beta), biến độc lập có giá trị
tuyệt đối của hệ số hồi quy lớn nhất là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến biến phụ
thuộc; biến độc lập có giá trị tuyệt đối về hệ số hồi quy thấp nhất là biến có ảnh hưởng
ít nhất đến biến phụ thuộc. Biến nào không xuất hiện trong phương trình hồi qui là
không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Qua phương trình hồi qui, tác giả Luận án nhận định được nhân tố nào có ảnh
hưởng, nhân tố nào không ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Từ đó, Luận án đưa
ra kết luận giả thuyết nghiên cứu nào được chấp nhận, giả thuyết nào nào bị bác bỏ.
Cuối cùng Luận án đưa ra “Mô hình chính thức” chính là kết luận về các nhân
tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
101

Tóm tắt chương 3


Trong nghiên cứu này, Luận án sử dụng cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng đan xen trong quá trình nghiên cứu.
Qua nghiên cứu định tính trên cơ sở tổng quan tài liệu, dựa vào những lý thuyết
nền tảng, Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu cơ bản và giả thuyết nghiên cứu về
các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam. Tiếp đến, cũng dựa trên tổng quan nghiên cứu và
qua ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực cùng sự
đóng góp của các cán bộ kế toán DN, tác giả xây dựng thang đo và đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất lần 1.
Tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng để thực hiện kiểm định mô hình nghiên
cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp khảo sát. Phiếu khảo sát
được xây dựng trên cơ sở thang đo của mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1. Trước khi
khảo sát chính thức, Luận án thực hiện khảo sát thử để qua đó kiểm tra sự chính xác về
nội dung, sự phù hợp về từ ngữ và trình tự các câu hỏi. Việc khảo sát thử được tiến hành
trên một mẫu nhỏ bao gồm 100 DN niêm yết. Sau khi thực hiện khảo sát thử, Luận án
điều chỉnh các câu hỏi và Phiếu khảo sát. Quả trình khảo sát chính thức được tiến hành
với đối tượng là các công ty đại chúng đã niêm yết và chưa niêm yết, thu về các phiếu
đủ điều kiện sử dụng cho phân tích là 558 phiếu
Dữ liệu thu về được làm sạch, mã hoá và nhập vào phần mềm SPSS phiên bản
22. Luận án thực hiện phân tích dữ liệu với các kỹ thuật thống kê được thao tác trên
phần mềm SPSS với trình tự các bước như sau: (1) thống kê mô tả tần suất (Frequency)
để đo lường tỷ lệ % người trả lời khảo sát (đại diện cho DN) ủng hộ áp dụng GTHL;
(2) kiểm định độ tin cậy thang đo bằng phương pháp tính hệ số Cronbach Alpha; (3)
phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút ra được những nhân tố tiềm ẩn từ một tập
hợp các biến quan sát ban đầu, đồng thời tại bước này thực hiện đánh giá thực trạng
các nhân tố qua kỹ thuật thống kê mô tả (tính các giá trị trung bình, lớn nhất nhỏ
nhất…); (3) phân tích tương quan cho mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 (mô hình
được xây dựng từ các nhân tố được hình thành sau khi thực hiện kỹ thuật EFA) bằng
mô hình hồi qui Binary Logistic, qua đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam và có được
mô hình chính thức cần xây dựng và kiểm định.
102

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả thống kê mô tả về sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế
toán tại các doanh nghiệp Việt Nam
Sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam, với đại diện là các công ty đại
chúng trong mẫu được khảo sát, có thể được hình dung qua tỉ lệ % số người lựa chọn
ủng hộ áp dụng GTHL trên tổng số người được khảo sát, kết quả thu được theo bảng
4.1 dưới đây:
Bảng 4.1: Sự ủng hộ áp dụng GTHL
Tần số (số người
Các lựa chọn Tỉ lệ (%)
lựa chọn)
Không ủng hộ 329 59,0
Ủng hộ 229 41,0
Tổng 558 100,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu qua phần mềm SPSS

Qua bảng 4.1 cho thấy, sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các doanh
Việt Nam có thể được nhìn nhận qua sự ủng hộ của người trả lời khảo sát chiếm 41%
trên mẫu khảo sát. Đây là con số đáng khích lệ với các quốc gia chưa áp dụng IFRS
như Việt Nam. Kết quả này khá tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu trên thế
giới như nghiên cứu của Neil (2001) tại Úc giai đoạn chưa áp dụng IFRS với mức độ
ủng hộ 48,5%, hay như nghiên cứu của Boochun (2013) với các giám đốc tài chính của
229 công ty của Mỹ đã lựa chọn áp dụng GTHL theo IFRS với mức độ ủng hộ là 52%.
Kết quả này thể hiện, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, đã có nhiều DN Việt
Nam mong muốn được áp dụng GTHL hay CMKT quốc tế nói chung,

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo


4.2.1 Nhân tố nhận thức lợi ích khi áp dụng giá trị hợp lý
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha với
nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” được thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây:
103

Bảng 4.2: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,865 15
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
LI1 51,44982 53,203 0,629 0,851
LI2 51,46953 54,099 0,634 0,851
LI3 51,52509 53,392 0,615 0,851
LI4 51,72939 54,341 0,541 0,855
LI5 51,57168 53,689 0,597 0,852
LI6 51,51792 53,618 0,662 0,849
LI7 51,75806 58,026 0,292 0,868
LI8 51,86738 55,767 0,457 0,860
LI9 51,73297 58,074 0,322 0,866
LI10 51,87634 55,954 0,498 0,858
LI11 51,33871 57,427 0,476 0,859
LI12 51,72939 55,648 0,508 0,857
LI13 51,60394 54,814 0,542 0,855
LI14 51,21685 55,391 0,458 0,860
LI15 51,10036 55,814 0,408 0,863
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,865 (>0.6)
- loại LI7 vì có hệ số tương quan biến tổng <0,3
Sau khi loại LI7, kết quả Cronbach’s Alpha như bảng 4.3như sau:
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” sau
khi loại LI7
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,868 14
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
LI1 47,95878 48,768 0,628 0,853
LI2 47,97849 49,917 0,606 0,855
LI3 48,03405 48,812 0,624 0,853
LI4 48,23835 49,787 0,544 0,858
LI5 48,08065 49,597 0,566 0,857
LI6 48,02688 48,985 0,676 0,851
LI8 48,37634 51,108 0,464 0,862
LI9 48,24194 53,139 0,345 0,868
LI10 48,38530 51,311 0,505 0,860
LI11 47,84767 52,919 0,463 0,862
LI12 48,23835 50,975 0,518 0,859
LI13 48,11290 50,373 0,535 0,858
LI14 47,72581 50,716 0,467 0,862
LI15 47,60932 51,179 0,412 0,866
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
104

Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:


- hệ số Cronbach’s Alpha cao (tăng lên so với bảng 4.2), đạt 0,868 (>0.6)
- cả 14 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp.
Vậy cả 14 biến quan sát đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích
những bước tiếp theo.
Quá trình thực hiện và phân tích kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha với các nhân tố tiếp theo tương tự như đã tiến hành với
nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL”, các bảng số liệu được trình bày từ mục
4.2.2 đến mục 4.2.6 dưới đây.

4.2.2 Nhân tố nhận thức bất lợi khi áp dụng giá trị hợp lý
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,794 11
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
BL1 37,5251 26,548 0,467 0,776
BL2 36,7168 28,020 0,306 0,791
BL3 36,7849 27,982 0,321 0,790
BL4 36,7151 27,572 0,376 0,785
BL5 37,8620 27,283 0,252 0,803
BL6 37,4247 24,719 0,569 0,764
BL7 37,1685 25,480 0,533 0,769
BL8 37,2491 25,049 0,634 0,759
BL9 37,3817 25,583 0,505 0,772
BL10 37,2563 24,600 0,622 0,758
BL11 37,6649 25,900 0,407 0,784
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,794 (>0.6) nên phù hợp
- loại BL5 vì có hệ số tương quan biến tổng <0,3
Sau khi loại BL5, kết quả Cronbach’s Alpha như bảng 4.5 như sau:
105

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL”
sau khi loại BL5
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,803 10
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
BL1 34,4122 23,324 0,420 0,792
BL2 33,6039 24,121 0,338 0,800
BL3 33,6720 24,077 0,355 0,798
BL4 33,6022 23,748 0,403 0,793
BL6 34,3118 21,511 0,540 0,778
BL7 34,0556 21,887 0,546 0,777
BL8 34,1362 21,529 0,643 0,767
BL9 34,2688 22,154 0,495 0,784
BL10 34,1434 21,031 0,641 0,765
BL11 34,5520 22,445 0,397 0,797
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,803 (>0.6)
- cả 10 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp.
Vậy cả 10 biến quan sát đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích
những bước tiếp theo.
4.2.3 Nhân tố nhận thức thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,896 16

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
TT1 55,8638 63,734 0,390 0,898
TT2 55,9946 65,980 0,342 0,898
TT3 55,8799 61,366 0,783 0,883
TT4 56,1022 66,250 0,253 0,902
TT5 55,9659 60,579 0,782 0,882
TT6 55,9301 60,819 0,851 0,881
TT7 55,9247 61,140 0,779 0,883
TT8 55,9982 62,623 0,623 0,888
TT9 55,9104 61,069 0,843 0,881
TT10 55,9319 60,760 0,819 0,882
TT11 55,9409 60,953 0,789 0,882
TT12 56,2509 67,926 0,129 0,908
TT13 55,8746 61,460 0,826 0,882
TT14 55,9337 61,426 0,763 0,884
TT15 56,2240 67,032 0,148 0,910
TT16 55,8925 62,635 0,511 0,892

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


106

Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:


- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,896 (>0.6) nên phù hợp
- loại TT4, TT12 và TT15 vì có hệ số tương quan biến tổng <0,3
Sau khi loại các biến trên, kết quả Cronbach’s Alpha như bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL”
sau khi loại TT4, TT12 và TT15
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,939 13
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
TT1 45,3172 53,714 0,447 0,945
TT2 45,4480 56,653 0,338 0,945
TT3 45,3333 52,391 0,780 0,932
TT5 45,4194 51203 0,823 0,930
TT6 45,3835 51,673 0,870 0,929
TT7 45,3781 51,751 0,819 0,930
TT8 45,4516 53,171 0,655 0,936
TT9 45,3638 51,912 0,862 0,930
TT10 45,3853 51,885 0,811 0,931
TT11 45,3943 51,421 0,845 0,930
TT13 45,3280 52,343 0,838 0,930
TT14 45,3871 51,814 0,823 0,930
TT16 45,3459 52,905 0,559 0,940

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,939 (>0.6)
- cả 13 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp.
Vậy cả 13 biến quan sát đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích
những bước tiếp theo.
107

4.2.4 Nhân tố nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế


Bảng 4.8: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,898 9
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
CC1 26,6075 32,314 0,736 0,881
CC2 26,9319 33,320 0,696 0,884
CC3 26,8530 33,580 0,671 0,886
CC4 26,7007 32,142 0,783 0,877
CC5 26,7330 32,408 0,779 0,878
CC6 26,7545 33,087 0,742 0,881
CC7 26,7921 32,668 0,759 0,879
CC8 26,8011 32,677 0,739 0,881
CC9 26,5430 39,078 0,137 0,926
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,898 (>0.6) nên phù hợp
- loại CC9 vì có hệ số tương quan biến tổng <0,3
Sau khi loại các biến trên, kết quả Cronbach’s Alpha như bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế”
sau khi loại CC9
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,926 8
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
CC1 23,0609 29,759 0,749 0,916
CC2 23,3853 30,919 0,689 0,921
CC3 23,3065 31,089 0,672 0,922
CC4 23,1541 29,542 0,802 0,912
CC5 23,1864 29,944 0,783 0,914
CC6 23,2079 30,467 0,760 0,915
CC7 23,2455 30,117 0,771 0,915
CC8 23,2545 30,046 0,759 0,915
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- Hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,926 (>0.6)
- Cả 8 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp.
108

Vậy cả 8 biến quan sát đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích
những bước tiếp theo.

4.2.5 Nhân tố nhận thức áp lực thể chế qui phạm


Bảng 4.10: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế qui phạm”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,889 11
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
QP1 32,3172 43,276 0,674 0,875
QP2 32,3943 42,537 0,693 0,874
QP3 32,4427 44,420 0,507 0,885
QP4 32,5161 43,058 0,722 0,873
QP5 32,4892 42,810 0,683 0,874
QP6 32,5000 43,267 0,693 0,874
QP7 32,4857 43,737 0,686 0,875
QP8 32,4104 42,742 0,667 0,875
QP9 32,2097 45,674 0,363 0,896
QP10 32,2419 43,272 0,586 0,880
QP11 32,1398 44,156 0,511 0,885
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,889 (>0.6) nên phù hợp
- cả 11 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng >0,3 nên phù hợp
Vậy cả 11 biến quan sát đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích
những bước tiếp theo.
4.2.6. Nhân tố nhận thức cơ chế bắt chước
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước”
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,743 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
BC1 13,8710 7,858 0,635 0,655
BC2 13,7670 7,619 0,677 0,638
BC3 13,9749 7,716 0,660 0,645
BC4 13,6201 7,977 0,685 0,645
BC5 13,6774 9,023 0,135 0,880
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
109

Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:


- hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,743 (>0.6) nên phù hợp
- loại BC5 vì có hệ số tương quan biến tổng <0,3
Sau khi loại BC5, kết quả Cronbach’s Alpha như bảng 4.12 như sau:
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước”
sau khi loại BC5
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,880 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
BC1 10,3208 5,292 0,722 0,853
BC2 10,2168 5,140 0,751 0,842
BC3 10,4247 5,239 0,726 0,851
BC4 10,0699 5,444 0,765 0,838
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn bảng số liệu trên cho thấy:
- Hệ số Cronbach’s Alpha cao, đạt 0,880(>0.6) nên phù hợp
- Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng >0,3 nên phù hợp
Vậy cả 4 biến quan sát đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích
những bước tiếp theo.
4.2.7. Nhận xét chung kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cây thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha cho 6 nhân tố, kết quả được tổng hợp trên bảng 4.13 như sau:
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Số lượng biến Hệ số Cronbach’s
TT Nhân tố
quan sát Alpha
1 Nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL 14 0,868
2 Nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL 10 0,803
3 Nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL 13 0,939
4 Nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế 8 0,926
5 Nhận thức áp lực thể chế qui phạm 11 0,889
6 Nhận thức cơ chế bắt chước 4 0,880
Tổng số nhân tố: 6
Tổng số biến quan sát: 60
Nguồn: tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
110

Như vậy, sau khi loại các biến quan sát không thích hợp (hệ số tương quan biến
tổng < 0,3), cả 6 nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha thoả mãn điều kiện > 0,6;
hơn nữa nó biến thiên trong khoảng [0,86-0,939] nên các nhân tố được đánh giá là các
thang đo có chất lượng tốt, có độ tin cậy cao (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008), các biến quan sát trong mỗi nhân tố là nhất quán với nhau (replycability), chúng
cùng đo lường một nội dung nghiên cứu. Với kết quả như vậy, cả 60 biến quan sát này
sẽ đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

4.3 Phân tích nhân tố


4.3.1 Kết quả kiểm định
Kết quả kiểm định về điều kiện thực hiện phân tích nhân tố (EFA) cho 60 biến
quan sát như sau: Hệ số KMO bằng 0.871 lớn hơn 0.5; p-value của kiểm định Bartlett
bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 và phương sai trích bằng 72.62% lớn hơn 50% (Xem phụ lục
2). Qua kết quả kiểm định cho thấy phân tích EFA là phù hợp.

4.3.2 Kết quả hội tụ của các biến quan sát


Sau khi thực hiện kỹ thuật EFA, 60 biến quan sát đã hội tụ thành 11 nhóm và
hình thành nên 11 nhân tố như trong bảng 4.14 dưới đây:
Bảng 4.14: Bảng hội tụ của các biến quan sát theo nhân tố
a
Rotated Component Matrix

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

CC4 0,822

CC5 0,810

CC7 0,798

CC1 0,786

CC6 0,782

CC8 0,778

QP1 0,759

QP4 0,713

QP6 0,713

CC3 0,710

CC2 0,699

QP7 0,689

QP2 0,679

QP5 0,671
111

a
Rotated Component Matrix

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

QP3
TT6 0,900

TT13 0,896
TT9 0,895
TT10 0,864
TT7 0,860

TT11 0,857
TT5 0,855
TT3 0,852
TT14 0,840
TT8 0,678
BL8 0,801
BL7 0,796
BL10 0,793

BL6 0,745

BL1 0,602

BL9 0,573

BL11 0,553

LI4 0,849

LI3 0,769

LI6 0,707

LI8 0,679

LI1 0,662

QP10 0,815

QP11 0,798

QP9 0,788

QP8 0,610

BL2 0,947

BL3 0,946

BL4 0,942

LI10 0,812

LI11 0,726

LI12 0,686

LI13 0,682
112

a
Rotated Component Matrix

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

BC4 0,839

BC2 0,746

BC1 0,725

BC3 0,638

TT1 0,877

TT16 0,800

TT2 0,635

LI15 0,937

LI14 0,916

LI2 0,664

LI5 0,643

LI9
Nguồn: tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Như vậy, tổng số biến quan sát của 11 nhóm được hình thành sau kỹ thuật EFA
là 58 (2 biến bị loại là LI9 và QP3 do có hệ số tải nhân tố<0,5 nên không thoả mãn
điều kiện). Dựa vào nội dung các biến quan sát trong mỗi nhân tố được hình thành, tác
giả Luận án đã thực hiện đặt tên cho các nhân tố. Bảng 4.15 dưới đây trình bày ký
hiệu, thành phần và tên các nhân tố.
Bảng 4.15: Bảng ký hiệu, thành phần và đặt tên các nhân tố
Thứ Ký hiệu
Các biến quan sát Tên nhân tố
tự nhân tố
Gồm 5 biến hội tụ vào nhóm 4 (của bảng 4.14): Nhận thức
LI1: Báo cáo tài chính minh bạch; lợi ích nâng
Nhân tố LI3: Báo cáo tài chính thích hợp; cao chất
1
LIA LI4: Báo cáo tài chính dễ so sánh; lượng BCTC
LI6: Tạo sự tín nhiệm do đó giúp tăng cường lòng tin của cổ đông,
LI8: Giảm chi phí vốn.
Gồm 4 biến hội tụ vào nhóm 7 (của bảng 4.14): Nhận thức
LI10: Tạo thuận lợi cho đo lường hiệu suất nên hữu ích trong lợi ích với
Nhân tố việc đánh giá trình độ quản lý của DN công tác
2
LIB LI11: Giúp báo cáo tài chính hữu ích hơn trong việc ra quyết quản lý
định của DN
LI12: Giúp các cơ quan quản lý nắm được giá trị thực tế của
113

Thứ Ký hiệu
Các biến quan sát Tên nhân tố
tự nhân tố
doanh nghiệp
LI13: Có thể kiểm soát được việc tăng vốn khống tại các doanh
nghiệp
Gồm 2 biến hội tụ vào nhóm 11 (của bảng 4.14): Nhận thức lợi
Nhân tố LI2: Giúp tăng cường sự tin cậy của nhà đầu tư ích tạo độ tin
3
LIC LI5: Tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn cậy để huy
động vốn
Gồm 2 các biến hội tụ vào nhóm 10 (của bảng 4.14): Nhận thức
Nhân tố LI14: Góp phần nâng cao uy tín quốc gia thông qua việc lợi ích hợp
4
LID tuân thủ chuẩn mực quốc tế pháp quốc tế
LI15: Góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế
Gồm 7 biến hội tụ vào nhóm 3 (của bảng 4.14): Nhận thức
BL1: Mức độ tin cậy của GTHL khó xác định hậu quả tiêu
BL6: Chi phí lớn hơn lợi ích cực khi áp
BL7: Làm sai lệch nhận thức của nhà đầu tư khi thị trường dụng
khủng hoảng
Nhân tố BL8: Kéo theo hiệu ứng lan truyền gây ra khủng hoảng tài
5
BLA chính
BL9: Làm tăng nguy cơ gian lận của các doanh nghiệp
BL10: Cả giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải
đối mặt với rủi ro kiện tụng
BL11: Báo cáo tài chính bị biến động cả trong điều kiện
bình thường
Gồm 3 biến hội tụ vào nhóm 6 (của bảng 4.14): Nhận thức
Nhân tố BL2: Phức tạp đặc tính bất
6
BLB BL3: Áp dụng GTHL tốn thời gian lợi khi áp
BL4: Chủ quan dụng
Gồm 10 biến hội tụ vào nhóm 2 (của bảng 4.14): Nhận thức
TT3: Thiếu sự thống nhất chặt chẽ giữa các cơ quan ban thách thức về
hành qui định về GTHL môi trường
Nhân tố
7 TT5: Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có qui định rõ pháp lý, môi
TTA
ràng về GTHL trường kinh
TT6: Chưa có chính sách khuyến khích sử dụng GTHL doanh
TT7: Chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về GTHL
114

Thứ Ký hiệu
Các biến quan sát Tên nhân tố
tự nhân tố
TT8: Thị trường hàng hoá chưa phát triển TT9: Cơ sở thị
trường để áp dụng GTHL ở Việt Nam là chưa có
TT9: Cơ sở thị trường để áp dụng GTHL ở Việt Nam là
chưa có
TT10: Các yếu tố thị trường hoạt động rất phức tạp và
thường xuyên bất động
TT11: Các đối tượng lập và sử dụng BCTC chưa nhận
thức đầy đủ về GTHL
TT13: Môi trường pháp lý của hoạt động định giá chưa
đồng bộ
TT14: Chương trình giảng dạy ngành kế toán tại các
trường đại học đề cập rất ít đến GTHL
Gồm 3 biến hội tụ vào nhóm 9 (của bảng 4.14): Nhận thức
TT1: Cập nhật qui trình kế toán, kiểm toán khó khăn và thách thức về
Nhân tố phức tạp hơn sự phức tạp
8
TTB TT2: Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin khi áp và tốn kém
dụng khi áp dụng
TT16: Việc đào tạo nhân viên tốn kém
Gồm 14 biến hội tụ vào nhóm 1 (của bảng 4.14): Nhận thức áp
CC1: Ngân hàng thế giới (WB) lực thể chế
CC2: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cưỡng chế và
CC3: Các tổ chức tín dụng và chủ nợ chính tuân thủ qui
CC4: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phạm quốc tế
CC5: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
CC6: Công ty tài chính quốc tế (IFC)
Nhân tố
9 CC7: Quỹ hỗ trợ chính thức từ Nhật Bản (Japan ODA)
CCA
CC8: Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc
QP1: Liên Đoàn kế toán quốc tế (IFAC)
QP2: Ủy ban Soạn Thảo Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế
(IASB)
QP4: Liên Đoàn Kế Toán Đông Nam Á (AFA)
QP5: Viện kế toán công chứng Vương quốc Anh và xứ
Wales (ICAEW)
115

Thứ Ký hiệu
Các biến quan sát Tên nhân tố
tự nhân tố
QP6: Hiệp hội Kế toán Công chứng Châu Úc (CPA Australia)
QP7: Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA)
Gồm 4 biến hội tụ vào nhóm 5 (của bảng 4.14): Nhận thức
QP8: Giới học thuật nghiên cứu áp lực tuân
QP9: Hội kế toán-kiểm toán Việt Nam (VAA) thủ yêu cầu
Nhân tố
10 QP10: Hội kiểm toán viên hành Nghề Việt Nam của các công
QPA
(VACPA) ty kiểm toán
QP11: Các công ty kiểm toán và Hiệp hội
trong nước
Gồm 4 biến hội tụ vào nhóm 8 (của bảng 4.14): Nhận thức
BC1: Theo xu hướng thế giới với hơn 120 quốc gia đã chấp cơ chế bắt
nhận hoặc yêu cầu báo cáo theo IFRS chước
Nhân tố BC2: Làm theo các quốc gia châu Á đã thành công áp
11
BC dụng GTHL
BC3: Làm theo các tập đoàn đa quốc gia
BC4: Làm theo các quốc gia có giao dịch thường xuyên
với Việt Nam
Tổng số nhân tố: 11
Tống số biến quan sát: 58
Nguồn: tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Như vậy, sau khi thực hiện kỹ thuật EFA, tất cả các biến quan sát của 6 nhân tố
thuộc mô hình nghiên cứu cơ bản đã hình thành 11 nhân tố khác với các nhân tố ban
đầu. Do các biến quan sát hội tụ tại mỗi nhân tố mới đều đo lường một khía cạnh khác
nhau của nhân tố ban đầu nên sự hội tụ này là hợp lý và giải thích được, đồng thời
cũng dễ dàng đặt tên cho các nhân tố mới Sự hội tụ này cũng phù hợp với những dự
đoán trong nghiên cứu định tính (quá trình gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia). Các
chuyên gia đã cho rằng các biến quan sát trong mỗi nhân tố ở mô hình nghiên cứu ban
đầu sẽ có sự hội tụ thành các nhóm nhỏ hơn. Chẳng hạn như trong tất cả các biến quan
sát thuộc nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL”, các biến quan sát sẽ hình
thành các nhóm lợi ích khác nhau do chúng có những đặc trưng riêng và có sự nhận
thức khác nhau của các DN về những lợi ích này. Kết quả cho thấy, các biến quan sát
thuộc về lợi ích được hội tụ thành bốn nhóm lợi ích. Tương tự như vậy, các biến quan
sát thuộc về bất lợi hình thành hai nhóm bất lợi: một nhóm thuộc hậu quả tiêu cực khi
116

áp dụng, một nhóm thuộc các đặc tính bất lợi được coi và vốn có của GTHL; các biến
quan sát thuộc về những thách thức cũng được hội tụ thành hai nhóm.
Có một điểm đáng chú ý trong sự hội tụ của các biến quan sát là biến “nhận
thức về áp lực thể chế cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế” được hình thành từ
các biến quan sát thuộc nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” và một phần các
biến quan sát thuộc nhân tố “nhận thức áp lực tuân thủ qui phạm”. Điều này tạo nên
điểm khác với các nghiên cứu trước. Song, có thể thấy: nhân tố “nhận thức áp lực thể
chế cưỡng chế” bao gồm các biến quan sát là các tổ chức tín dụng và cho vay ưu đãi
quốc tế, mà các biến quan sát từ nhân tố “áp lực tuân thủ qui phạm” được hội tụ cùng
lại cũng là các cơ quan chuyên nghiệp quốc tế về kế toán, nên cảm nhận của DN Việt
Nam về áp lực từ các tổ chức này có sự tương đồng nhau. Do vậy các biến quan sát đã
hội tụ với nhau thành một nhân tố mới.

4.3.3 Kết quả thống kê mô tả về các nhân tố


Như trên đã trình bày, sau khi thực hiện kỹ thuật EFA, các biến quan sát hội tụ
thành 11 nhân tố. Để đánh giá thực trạng các nhân tố, Luận án thực hiện thống kê mô
tả dữ liệu cho 11 nhân tố này (bao gồm các nội dung như đã trình bày trong chương 3
của Luận án, phần phương pháp nghiên cứu).
Số liệu thống kê mô tả của 11 nhân tố kết xuất từ phần mềm SPSS phiên bản 22
được Luận án trình bày ở Phụ lục 3 của Luận án bao gồm 11 bảng (từ bảng 1 đến bảng
11, mỗi bảng là kết quả thống kê mô tả cho mỗi nhân tố).
Để đánh giá thực trạng mỗi nhân tố, hay nói cách khác là đánh giá nhận thức
của người trả lời khảo sát về các thuộc tính (các chỉ báo) trong mỗi nhân tố, Luận án
tập trung đánh giá qua chỉ tiêu mức độ đồng ý trung bình của người trả lời khảo sát
(chỉ tiêu “mean” của bảng kết quả thống kê mô tả)
Với thang đo Likert từ 1 đến 5, chỉ tiêu mức độ đồng ý trung bình của người trả
lời khảo sát - giá trị trung bình (mean) đạt mức trên 3 có nghĩa là kết quả trả lời của
tất cả những người trả lời khảo sát nghiêng về sự đồng ý, giá trị này càng gần 5 mức
độ đồng ý càng cao; đạt mức dưới 3 có nghĩa là kết quả trả lời của tất cả những
người trả lời khảo sát nghiêng về sự không đồng ý, giá trị này càng gần 1 mức độ
phản đối càng cao.
Hình 4.1 đến hình 4.11 dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý trung bình
của người trả lời khảo sát với từng thuộc tính của mỗi nhân tố:
117

(1) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIA:

Hình 4.1: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIA - Nhận
thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát đều có
“mean” khá cao (từ 3,38 đến 3,8) thể hiện kết quả nghiêng về sự đồng ý của người trả
lời. Trong đó, biến quan sát LI1 “Báo cáo tài chính minh bạch” có mức độ đồng ý
trung bình cao nhất (3,8). Biến quan sát có “mean” thấp nhất là LI8 là lợi ích “giảm
chi phí vốn”. Các biến quan sát khác cũng có “mean” khá cao, ở mức trên 3,5; nghiêng
nhiều về sự đồng ý của người trả lời.
(2) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIB:

Hình 4.2: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIB – Nhận
thức lợi ích tác động tích cực với công tác quản lý
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát đều có
“mean” khá cao (từ 3, 37 đến 3,91) thể hiện kết quả nghiêng về sự đồng ý của người
trả lời. Biến quan sát có “mean” cao nhất là LI11 “Giúp BCTC hữu ích hơn trong việc
118

ra quyết định của DN”. Biến quan sát có “mean” thấp nhất là LI10 là lợi ích “Tạo
thuận lợi cho đo lường hiệu suất nên hữu ích trong việc đánh giá trình độ quản lý của
DN”. Các biến quan sát khác đều có “mean” cao, ở mức trên 3,5; nghiêng nhiều về sự
đồng ý của người trả lời.
(3) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIC:

Hình 4.3: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIC – Nhận
thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy cả hai biến quan sát trong nhân
tố này đều có “mean” cao, trên 3,6; nghiêng nhiều về sự đồng ý của người trả lời.
(4) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LID:

Hình 4.4: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LID – Nhận
thức lợi ích hợp pháp quốc tế
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy cả hai biến quan sát trong nhân
tố này đều có “mean” rất cao, đều trên 4,0; nghiêng nhiều về sự đồng ý cũng như rất
đồng ý của người trả lời.
119

(5) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLA:

Hình 4.5: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLA – Nhận
thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát đều có
“mean” khá cao (từ 3,31 đến 3,80) thể hiện kết quả nghiêng về sự đồng ý của người trả
lời. Biến quan sát có “mean” cao nhất là BL7 “Làm sai lệch nhận thức của nhà đầu tư
khi thị trường khủng hoảng”, sau đó là biến BL8 “Kéo theo hiệu ứng lan truyền gây
khủng hoảng tài chính”. Biến quan sát có “mean” thấp nhất là BL11 “Báo cáo tài
chính bị biến động cả trong điều kiện bình thường”. Các biến quan sát khác (ngoài
biến BL1 “Mức độ tin cậy của GTHL khó xác định” có “mean” là 3,4) đều có “mean”
cao, ở mức trên 3,5; nghiêng nhiều về sự đồng ý của người trả lời.
(6) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLB:

Hình 4.6: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLB – Nhận
thức đặc tính bất lợi khi áp dụng
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát đều có
“mean” rất cao, đều trên 4,1; thể hiện sự đồng ý rất cao của người trả lời với cả 3 biến
quan sát thuộc về những đặc tính bất lợi vốn có của GTHL, đặc biệt trong điều kiện
120

thiếu thị trường hoạt động như ở Việt Nam. Đó là: “Áp dụng GTHL tốn thời gian”,
“Chủ quan”, “Phức tạp” (do phải dựa nhiều vào các ước tính).
(7) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTA:

Hình 4.7: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTA – Nhận
thức thách thức về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát đều có
“mean” cao và đồng đều (từ 3,70 đến 3,83) thể hiện kết quả nghiêng nhiều về sự đồng
ý của người trả lời. Biến quan sát có “mean” cao nhất là TT13 “Môi trường pháp lý
của hoạt động định giá chưa đồng bộ”, sau đó là biến TT3 “Thiếu sự thống nhất chặt
chẽ giữa các cơ quan ban hành qui định về GTHL”. Biến quan sát có “mean” thấp nhất
là TT8 “Thị trường hàng hoá chưa phát triển” thì “mean” cũng đã ở mức 3,70, nghiêng
nhiều về sự đồng ý của người trả lời.
(8) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTB

Hình 4.8: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTB – Nhận
thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém khi áp dụng
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
121

Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát đều có
“mean” cao và đồng đều (từ 3,70 đến 3,84) thể hiện kết quả nghiêng nhiều về sự đồng
ý của người trả lời. Biến quan sát có kết quả “mean” cao nhất là biến TT1 “Cập nhật
qui trình kế toán, kiểm toán khó khăn và phức tạp hơn”.
(9) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố CCA:

Hình 4.9: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố CCA – Nhận
thức áp lực thể chế cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát có “mean”
không cao lắm (từ 3,09 đến 3,48) thể hiện kết quả mặc dù vẫn nghiêng về sự đồng ý
của người trả lời nhưng ở mức thấp. Biến quan sát có “mean” cao nhất là CC1
“Ngân hàng thế giới (WB)”, sau đó là biến CC4 “Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB)”. Biến quan sát có “mean” thấp nhất là QP4 “Liên đoàn kế toán Đông Nam
Á” với “mean” là 3,09, thể hiện sự trung lập trong ý kiến của người trả lời về biến
quan sát này.
122

(10) Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố QPA:

Hình 4.10: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố QPA – Nhận
thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các Công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát có “mean”
không cao lắm (từ 3,20 đến 3,47) thể hiện kết quả mặc dù vẫn nghiêng về sự đồng ý
của người trả lời nhưng ở mức thấp. Biến quan sát có “mean” cao nhất là QP11 “Các
công ty kiểm toán”, sau đó là biến QP9 “Hội Kế toán-Kiểm toán Việt Nam”. Biến
quan sát có “mean” thấp nhất là QP8 “Giới học thuật nghiên cứu” với “mean” là 3,20,
có nghiêng về sự đồng ý của người trả lời nhưng ở mức còn thấp.
(11)Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BC:

Hình 4.11: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BC – Nhận
thức cơ chế bắt chước
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
123

Nhìn số liệu trong biểu đồ ở hình trên cho thấy, các biến quan sát có “mean”
không đồng đều. Biến quan sát có “mean” cao nhất là 3,6, nghiêng nhiều về sự đồng ý
của người trả lời, là biến BC1 “Theo xu hướng thế giới với hơn 120 quốc gia đã yêu
cầu hoặc cho phép báo cáo theo IFRS”, sau đó là biến quan sát “Làm theo các quốc gia
châu Á đã thành công áp dụng GTHL”. Biến quan sát có “mean” thấp nhất là BC4
“Làm theo các quốc gia có giao dịch thường xuyên với Việt Nam” với “mean” là 3,25.

4.3.4 Nhận xét chung kết quả phân tích nhân tố khám phá
Việc thực hiện kỹ thuật EFA đã mang lại những kết quả quan trọng và ý nghĩa
trong việc xây dựng mô hình các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến
sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Xuất phát từ các nhân tố ban đầu được xây dựng trên cơ sở tổng quan các tài
liệu liên quan và nghiên cứu định tính, với môi trường của Việt Nam khác với các
nước trên thế giới, với nhận thức riêng của các DN Việt Nam, các biến quan sát đã hội
tụ thành các nhân tố mới.
Sự hội tụ của các biến quan sát trong các nhân tố mới không phải là sự hội tụ ngẫu
nhiên mà tạo nên một kết cấu khoa học, tạo nên các khía cạnh khác nhau của cùng một
vấn đề (ví dụ: một khía cạnh lợi ích trong các lợi ích). Từ kết quả này cũng có thể nhận
định: các số liệu thu thập được là đáng tin cậy và thể hiện trách nhiệm của người trả lời.
Qua kết quả thống kê mô tả về mức độ đồng ý trung bình của người trả lời
(mean) cho thấy: các biến quan sát của tất cả các nhân tố đều đạt trên 3 và có những
biến quan sát đạt trên 4, thể hiện đa số người trả lời đã nghiêng về sự đồng ý trên tất cả
các nội dung. Xét về những lợi ích khi áp dụng GTHL tại một quốc gia đang phát triển
như Việt Nam, kết quả đã cho thấy đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam là tương
đồng với những nhận định rút ra từ những nghiên cứu trên thế giới. Nhận thức về
những bất lợi, khó khăn, thách thức và những áp lực cưỡng chế từ các tổ chức tín dụng
và cho vay quốc tế, từ áp lực tuân thủ các qui phạm từ các tổ chức chuyên nghiệp quốc
tế, các Hiệp hội quốc tế, áp lực tuân thủ các yêu cầu của các công ty kiểm toán, các
Hiệp hội trong nước cũng như sự nhìn nhận về cơ chế bắt chước, cơ chế làm
theo…của các DN Việt Nam là tương đồng với các kết luận rút ra từ các nghiên cứu
trên thế giới, cũng như các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã thực hiện.
Mức độ đồng ý cao nhất rơi vào nhân tố “nhận thức đặc tính bất lợi khi áp
dụng” và tiếp đến là nhân tố “nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế” với mức độ đồng ý
trung bình đều trên 4, thể hiện đã có nhiều người trả lời đã “rất đồng ý” với những bất
lợi và lợi ích đưa ra. Những “đặc tính bất lợi của GTHL” được nói đến trong nghiên
cứu là những cái thuộc về bản chất, vốn có của phương pháp đo lường này, đó là: áp
124

dụng GTHL chủ quan, phức tạp và tốn thời gian (bởi nó dựa trên rất nhiều ước tính, nó
đòi hỏi cần có kiến thức thị trường khi thực hiện đo lường GTHL và phải sử dụng các
kỹ thuật đo lường hay các mô hình đo lường không đơn giản). “Lợi ích hợp pháp quốc
tế” được trình bày trong nghiên cứu này chính là sự hài hoà, hội tụ với quốc tế trong
lĩnh vực kế toán.
Tiếp đến, mức độ đồng ý trung bình của người trả lời cũng khá cao là hai nhân
tố thuộc về nhận thức những thách thức khi áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
Việt Nam nói riêng hay áp dụng GTHL trong kế toán tại môi trường của Việt Nam nói
chung. Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời về những thách thức được nêu
không chỉ ở mức khá cao mà còn rất đồng đều, mức độ đồng ý trung bình của người
trả lời đều rơi vào từ trên 3,7 đến trên 3,8.
Mặc dù không đạt mức độ đồng ý trung bình của người trả lời cao như các nhân
tố trên, song nhân tố “Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm toán và
Hiệp hội trong nước” có mức độ đồng ý trung bình cũng ở mức đáng khích lệ, mức độ
đồng ý trung bình từ 3,2 đến 3,47.
Nhân tố “Nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế” có
mức độ đồng ý trung bình thấp nhất trong 11 nhân tố được hình thành với mức độ
đồng ý trung bình từ 3,09 đến 3,48. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát thuộc: áp
lực cưỡng chế từ các tổ chức tín dụng và cho vay ưu đãi quốc tế và các biến quan sát
thuộc: áp lực tuân thủ qui phạm của các tổ chức chuyên nghiệp và các Hiệp hội nghề
nghiệp Quốc tế về việc áp dụng GTHL.
Kết quả thống kê mô tả của từng nhân tố, đặc biệt là thông số về mức độ đồng ý
trung bình của người trả lời về mỗi thuộc tính (hay biến quan sát) của từng nhân tố, là
một bộ dữ liệu rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu nhận thức, đánh giá, cảm nhận của
người trả lời về các khía cạnh khác nhau của việc áp dụng GTHL. Sự đánh giá này sẽ
là một gợi ý cho việc đưa ra những giải pháp hữu hiệu để tăng cường sự ủng hộ và đẩy
mạnh áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.

4.4 Phân tích tương quan


Sau khi các biến quan sát hội tụ thành 11 nhân tố, Luận án xây dựng mô hình
nghiên cứu lần 2 với 11 nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán
tại các DN Việt Nam. Mô hình này được sử dụng để thực hiện mô hình hồi qui Binary
Logistic như đã trình bày ở chương 3 phần phương pháp nghiên cứu.
Biến phụ thuộc trong mô hình hồi qui là “Sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam”.
125

Biến độc lập trong mô hình hồi qui bao gồm:


(1) Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC;
(2) Nhận thức lợi ích với công tác quản lý;
(3) Nhận thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn;
(4) Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế;
(5) Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng;
(6) Nhận thức đặc tính bất lợi khi áp dụng;
(7) Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh;
(8) Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém khi áp dụng;
(9) Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế;
(10) Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước;
(11) Nhận thức cơ chế bắt chước

4.4.1 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến và phân tích hồi quy Binary Logistic
4.4.1.1 Kiểm định đa cộng tuyến
Trước khi thực hiện phân tích hồi qui, cần kiểm định xem mô hình có bị đa
cộng tuyến hay không. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 4.16 như sau:
Bảng 4.16: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
VIF Qua kết quả kiểm định ở bảng bên cho
(Constant) thấy: Hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên
CCA 1.577 không tồn tại đa cộng tuyến, do vậy, được
TTA 1.409 thực hiên phân tích hồi qui
BLA 1.110
LIA 1.585
QPA 1.139
BLB 1.046
LIB 1.452
BC 1.505
TTC 1.229
LID 1.159
LIC 1.550
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
126

4.4.1.2 Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic


Để phân tích các yếu tố tác động đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam bằng mô hình hồi qui Logistic, luận án sử dụng phương pháp
Forward Stepwise Conditional trong phần mềm SPSS (như đã giải thích ở chương 3
phần phương pháp nghiên cứu). Kết quả thu được khi thực hiện hồi qui thể hiện tại
Phụ Lục 4 của Luận án với 8 mô hình đề xuất để lựa chọn cho mô hình hồi qui được
nghiên cứu.
Kết quả cho thấy mô hình thứ 8 trong Phụ lục 4 là mô hình cuối cùng được lựa
chọn với khả năng dự báo lớn nhất 83.9% và 2LLL nhỏ nhất bằng 423 đồng thời R2
lớn nhất bằng 0.605 (như đã giải thích sự lựa chọn trong chương 3 phần phương pháp
nghiên cứu của Luận án)
Kết quả hồi quy chỉ ra các biến CCA, LIA, QPA, BC và LID có tác động cùng
chiều lên việc áp dụng (p-value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta dương)
Các biến TTA, BLA và TTC có tác động ngược chiều lên việc áp dụng (p-value
nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta âm).
Các biến còn lại không có tác động lên việc áp dụng.
Dựa vào số liệu ở mô hình số 8 trong Phụ lục 4 (như đã trình bày ở phần trên),
phương trình hồi qui Binary Logistic được thể hiện như sau
 p( y = 1) 
loge ( ) = 3.394 +0.931*CCA -3.596*TTA-1.032*BLA + 1.616*LIA
 p( y = 0) 
+1.022*QPB +0.477*BC -0.727*TTC +0.606*LID
Trong phương trình này, biến nào mà hệ số Beta có trị tuyệt đối càng lớn thì
mức độ ảnh hưởng của nó đến biến phụ thuộc càng lớn (biến phụ thuộc càng lớn thể
hiện sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam càng cao).
Qua kết quả của phân tích hồi qui, Luận án có được mô hình chính thức về sự
ảnh hưởng của các nhân tố thuộc nhận thức của các DN đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam. Mô hình này bao gồm 8 nhân tố ảnh hưởng được
thể hiện qua hình 4.12 như sau:
127

Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC (LIA)
H1a(+)
Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế (LID)
H1d(+)

Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng (BLA) H2a(-)
Sự ủng hộ
H3a(-) áp dụng
Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, môi
trường kinh doanh (TTA) GTHL
trong kế
H3b(-)
Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém khi áp toán tại
dụng (TTB) các DN
H4’(+)
Việt Nam
Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc
tế (CCA) (UHAD)
H5’(+)

Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm
H6(+)
toán và Hiệp hội trong nước (QPA)

Nhận thức cơ chế bắt chước (BC)

Hình 4.12: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong
kế toán tại các DN Việt Nam
Nguồn: Tác giả xây dựng
Như vậy, từ mô hình nghiên cứu cơ bản bao gồm 6 biến độc lập (với 67 biến
quan sát, sau khi thực hiện kỹ thuật đánh giá độ tin cậy thang đo và kỹ thuật EFA đã
hình thành 11 nhân tố (58 biến quan sát đủ điều kiện được giữ lại). Cuối cùng, sau khi
thực hiện phân tích tương quan với mô hình hồi qui Binary Logistic, mô hình chính
thức về sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc nhận thức của các DN đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL bao gồm 1 biến phụ thuộc ban đầu và 8 biến độc lập (mới được hình
thành gồm 49 biến quan sát).

4.4.2 Nhận xét chung kết quả phân tích tương quan và kết luận về các giả
thuyết nghiên cứu
4.4.2.1 Nhận xét chung kết quả phân tích tương quan
Qua kết quả phân tích tương quan cho thấy, nhận thức của các DN về các yếu tố
lợi ích, bất lợi, thách thức của việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
128

cũng như nhận thức về áp lực thể chế đều có ảnh hưởng nhất định đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Tuy nhiên, khi các biến quan sát hội
tụ thành các nhân tố là những khía cạnh khác nhau của sự nhận thức về lợi ích, bất lợi,
thách thức…thì có nhân tố có sự ảnh hưởng, có nhân tố lại không có sự ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng cao thấp khác nhau. Kết quả phân tích tương qua có điểm tương
đồng, có điểm không tương đồng với các nghiên cứu trước cũng như các nghiên cứu
trên thế giới. Luận án sẽ trình bày và giải thích những kết quả tương đồng và không
tương đồng này trong phần 4.6 (Thảo luận kết quả nghiên cứu của Luận án).

4.4.2.2 Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu


Từ kết quả phân tích hồi qui, Luận án đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên
cứu được xây dựng lần 2 theo bảng 4.17 như sau:
Bảng 4.17: Bảng kết luận về các giả thuyết được xây dựng lần 2
Được Không
STT Ký hiệu Nội dung giả thuyết chấp được chấp
nhận nhận
Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng
BCTC có ảnh hưởng tích cực đến sự ủng
1 H1a v
hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các
DN Việt Nam
Nhận thức lợi ích đối với công tác quản lý có
2 H1b ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng v
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy
động vốn có ảnh hưởng tích cực đến sự
3 H1c v
ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại
các DN Việt Nam
Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế có ảnh
4 H1d hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng v
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng có
5 H2a ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng v
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức đặc tính bất lợi khi áp dụng có
6 H2b ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng v
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
7 H3a Nhận thức thách thức về môi trường pháp v
129

Được Không
STT Ký hiệu Nội dung giả thuyết chấp được chấp
nhận nhận
lý, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng
tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức thách thức về sự phức tạp và
tốn kém khi áp dụng có ảnh hưởng tiêu
8 H3b v
cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ
qui phạm quốc tế có ảnh hưởng tích cực
9 H4’ v
đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế
toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các
công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước có
10 H5’ v
ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nhận thức cơ chế bắt chước có ảnh hưởng
11 H6 tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL v
trong kế toán tại các DN Việt Nam
Nguồn: tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Như vậy, dựa vào mô hình nghiên cứu cơ bản, Luận án đã xây dựng 6 giả
thuyết nghiên cứu ban đầu dựa trên 6 nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Sau khi thực hiện kỹ thuật EFA, tất
cả các biến quan sát thuộc 6 nhân tố của mô hình cơ bản đã hội tụ thành 11 nhân tố,
tác giả Luận án tiếp tục xây dựng giả thuyết nghiên cứu lần 2 với 11 giả thuyết dựa
trên 11 nhân tố mới được hình thành. Sau khi thực hiện tiếp phân tích hồi qui, kết quả
thu được: 8 giả thuyết được chấp nhận và 3 giả thuyết không được chấp nhận.
Mô hình chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại
các DN Việt Nam và sự hội tụ của các biến quan sát vào các nhân tố này cũng như
mức độ đồng ý trung bình của người trả lời trên mỗi biến quan sát là câu trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu 1 của Luận án. Câu hỏi nghiên cứu 2 của Luận án về mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố được trả lời qua phương trình hồi qui hoặc có thể nhìn qua
bảng 4.18 dưới đây, để thấy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố được sắp xếp theo
thứ tự từ cao xuống thấp như sau:
130

Bảng 4.18: Bảng thứ tự theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Hệ số beta

Thứ tự Nhân tố trong phương
hiệu
trình hồi qui
1 TTA Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, môi (-) 3,596
trường kinh doanh (tác động ngược chiều)
2 LIA Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC (+) 2,204
(tác động cùng chiều)
3 BLA Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng (-) 1,032
(tác động ngược chiều)
4 QPA Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty (+) 1,022
kiểm toán và Hiệp hội trong nước
(tác động cùng chiều)
5 CCA Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm (+) 0,931
quốc tế (tác động cùng chiều)
6 TTB Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém khi (-) 0,727
áp dụng (tác động ngược chiều)
7 LID Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế (+) 0,606
(tác động cùng chiều)
8 BC Nhận thức cơ chế bắt chước (tác động cùng chiều) (+) 0,477

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích hồi qui

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu


(1) Ảnh hưởng của nhân tố “Nhận thức thách thức về môi trường kinh doanh,
môi trường pháp lý”
Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất và ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Kết
quả này cũng đã tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới, tương đồng với các
nghiên cứu tại môi trường Việt Nam như nghiên cứu của Trần Văn Tùng (2014), Lê
Hoàng Phúc (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng áp dụng GTHL tại các
DN Việt Nam.
Tất cả các thách thức được đưa ra đều có mức độ đồng ý cao của người trả lời,
cũng rất trùng với những băn khoăn đầu tiên của những người trả lời khi được phỏng
vấn trực tiếp. Điểm đáng chú ý ở đây là trong các thách thức, thì thách thức về “cơ sở
pháp lý của hoạt động định giá chưa đồng bộ”, về “thiếu sự thống nhất chặt chẽ giữa
các cơ quan ban hành qui định về GTHL” lại là những thách thức lớn nhất trong nhận
131

thức của người trả lời với mức độ đồng ý trung bình khá cao, ở mức trên 3,82; cao hơn
cả thách thức “cơ sở thị trường để áp dụng GTHL ở Việt Nam là chưa có” (thách thức
này chỉ đứng vị trí thứ 3).
Trong 10 thách thức được đưa ra trong nhân tố này thì chủ yếu rơi vào các
thách thức thuộc môi trường pháp lý, đặc biệt là các thách thức về thiếu sự hướng dẫn
về GTHL và cách thức áp dụng. Khi được hỏi về nguyên nhân các DN chưa áp dụng
GTHL hay việc áp dụng còn mang tính chất đối phó, hay áp dụng chưa có sự khác biệt
so với giá gốc thì đa phần người trả lời khảo sát nêu lý do: chưa có hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, để giải thích cho kết quả này của Luận án thì có thể nhìn sâu hơn theo
cách tiếp cận sự ảnh hưởng của môi trường văn hoá đến kế toán tại mỗi quốc gia của
Geert Hofstede (trích dẫn trong Vũ Hữu Đức, 2010, tr. 147). Hofstede đưa ra năm yếu
tố văn hóa quan trọng là: khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, định hướng dài
hạn, sự tránh né những vấn đề chưa rõ và nam tính sẽ ảnh hưởng đến hệ thống kế toán
quốc gia. Văn hóa của Việt Nam (theo như nghiên cứu của Phan thị Hồng Đức, 2014,
tr.87) thì Việt Nam có đặc điểm văn hoá là “khoảng cách quyền lực” cao, tâm lý “né
tránh những vấn đề chưa rõ” khiến cho hệ thống kế toán Việt Nam thường dựa trên qui
tắc với các qui định nghiêm ngặt và ít linh hoạt. Theo Vũ Hữu Đức (2010), hệ thống
kế toán tại các quốc gia có tính tuân thủ mạnh, có khuynh hướng thống nhất và thận
trọng cao sẽ sử dụng giá gốc là chủ yếu và mức độ công khai thông tin thấp, ngược lại
các quốc gia có hệ thống kế toán linh hoạt sẽ có xu hướng sử dụng giá thị trường.
Một thực tế cho thấy, người làm kế toán Việt Nam luôn có thói quen thực hiện
theo thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, làm theo các qui tắc, theo từng bước hướng
dẫn để tránh sự không chắc chắn, rủi ro và trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các ghi
chép kế toán. Những người làm kế toán lâu năm của Việt Nam thường được đào tạo và
thực hành trong mô hình kinh tế cũ, do dự để chấp nhận các phương pháp kế toán mới.
Những người trẻ được đào tạo chuyên nghiệp hơn, tiếp cận các tư duy mới trong kế
toán cũng do dự vì họ tránh cách làm khác với đồng nghiệp cấp cao, đơn giản từ yếu tố
văn hoá là tôn trọng người có vị trí cao hơn hoặc lớn tuổi hơn. Do vậy, việc thiếu sự
hướng dẫn là một trong những thách thức lớn đối với các DN Việt Nam, đã làm giảm
sự đón nhận GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Điều đó đặt ra cho các nhà
quản lý, các nhà ban hành chính sách của Việt Nam những nhiệm vụ, những vấn đề
cấp thiết phải xử lý.
(2) Ảnh hưởng của nhân tố “Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC”
Đây là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn thứ hai. Kết quả này có thể thấy là một sự
tiếp nối cho những nhận định đã được nêu trong luận án tiến sĩ của Lê Hoàng Phúc
(2014). Nghiên cứu của Lê Hoàng Phúc đã thực hiện khảo sát ý kiến của các DN và
132

các nhà đầu tư về chất lượng BCTC hiện hành cho thấy: do thiếu những qui định về
GTHL, VAS 1 hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc, nên trong nhiều trường hợp đã
làm cho BCTC “không phản ánh trung thực và hợp lý giá trị hiện tại của các tài sản
khi được đánh giá lại”, điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC. Các DN
Việt Nam đã nhận thấy BCTC hiện hành đã trở nên thiếu hữu ích với các nhà đầu tư,
người cho vay, chủ nợ…dẫn đến việc lập BCTC chỉ nặng tính hình thức. Bởi vậy,
mong muốn một BCTC có chất lượng hơn, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin
cho người sử dụng, là một đòi hỏi không chỉ của nhà đầu tư mà là của cả DN. Việc áp
dụng GTHL là một nội dung mà theo các DN đánh giá, sẽ giúp cho BCTC có chất
lượng cao hơn.
Các lợi ích thuộc nhân tố “nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC” có
mức độ đồng ý trung bình của các biến quan sát đều nằm trong mức từ 3,38 đến 3,8.
Trong đó: “Báo cáo tài chính minh bạch” là biến quan sát có mức độ đồng ý trung bình
của người trả lời cao nhất là 3,8. Rất nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh lợi ích này của
việc áp dụng GTHL, coi đó là một lợi ích cơ bản (Laux and Leuz, 2009; Muller và
cộng sự, 2008). Những người trả lời khảo sát khi nói về tính minh bạch cũng đều cảm
nhận việc áp dụng GTHL sẽ khiến người sử dụng BCTC nhìn rõ được tình hình tài
chính của DN. Kết quả với mức độ đồng ý cao của yếu tố này thể hiện sự phù hợp,
tương đồng với đánh giá của các học giả quốc tế về yếu tố này.
Tiếp đến là biến quan sát “Báo cáo tài chính thích hợp” với mức độ đồng ý
trung bình là 3,72. Tính thích hợp của GTHL thể hiện ở việc đáp ứng yêu cầu ra quyết
định của các chủ thể có liên quan mà trọng tâm đặt vào cơ sở dự báo dòng tiền trong
tương lai. Những người trả lời khi được phỏng vấn trực tiếp đã đưa ra quan điểm rằng
GTHL thích hợp với việc ra quyết định vì nó cho những dự báo về dòng tiền tương lai
của DN. Như vậy, có thể thấy rằng, các DN Việt Nam đã nhận thức được những lợi
ích trong việc nâng cao chất lượng BCTC khi áp dụng GTHL là tương đồng với các
nhận định trong các nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt ở hai biến quan sát về tính minh
bạch và tính thích hợp cho BCTC.
(3) Ảnh hưởng của nhân tố “Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng”
Đây là nhân tố có mức ảnh hưởng đứng ở vị trí thứ 3 trong số 8 nhân tố. Kết
quả này thể hiện sự lo lắng lớn của các DN về những hậu quả có thể xẩy ra nếu áp
dụng GTHL trong kế toán. Và trong các hậu quả được liệt kê thì có 3 hậu quả có mức
độ đồng ý cao nhất của người trả lời, thể hiện sự lo lắng nhất của các DN về những
biến động có thể xẩy ra, bao gồm: “làm sai lệch nhận thức của nhà đầu tư khi thị
trường khủng hoảng”, kéo theo hiệu ứng lan truyền gây khủng hoảng tài chính”, “cả
133

giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải đối mặt với rủi ro kiện tụng”. Việc áp
dụng GTHL kéo theo hiệu ứng lan truyền gây khủng hoảng tài chính là một nội dung
được các học giả trên thế giới đề cập nhiều trong các nghiên cứu. Và đây được coi là
một nội dung quan trọng khiến GTHL không được ủng hộ bởi nhiều học giả. Khi thị
trường khủng hoảng, giá thị trường giảm khiến việc áp dụng GTHL không phản ánh
giá trị đúng của tài sản, khiến cho các nhà đầu tư đánh giá sai tình hình tài chính của
DN, là băn khoăn lo ngại của các DN. Các DN Việt Nam cũng đã có những cảm nhận
lo ngại trước những bất lợi này, và qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy những lo ngại
này đã ảnh hưởng lớn đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong các DN.
(4) Ảnh hưởng của nhân tố “Nhận thức về áp lực tuân thủ các yêu cầu của các
công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước”
Đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng đứng ở vị trí thứ tư trong các nhân tố. Kết
quả về sự ảnh hưởng của nó đến việc áp dụng GTHL cho thấy có phần tương đồng với
nghiên cứu của Phan Thị Hống Đức về ảnh hưởng của áp lực tuân thủ qui phạm đối
với việc tiếp nhận IFRS. Tuy nhiên, có sự khác biệt là các thành phần của nhân tố này
đã hội tụ thành một nhóm riêng. Mức độ đồng ý trung bình của nhân tố này ở mức từ
3,2 đến 3,47. Trong nhân tố này, các công ty kiểm toán được đánh giá là có áp lực cao
nhất đối với các DN về áp dụng GTHL. Điều này có thể lý giải là các kiểm toán viên
là người trực tiếp làm việc với DN, đội ngũ các kiểm toán viên thường có kiến thức tốt
và luôn cập nhật. Những yêu cầu trực tiếp của các kiểm toán viên khi làm việc với DN
sẽ cho DN cảm nhận sức ép của những thay đổi mới, những yêu cầu về cung cấp thông
tin minh bạch. Các hiệp hội nghề nghiệp ở Việt Nam như VAA, VACPA cũng cho DN
những cảm nhận nhất định về sức ép áp dụng GTHL, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Mức
độ đồng ý trung bình của áp lực từ giới học thuật nghiên cứu ở mức thấp nhất là 3,2.
Con số này tuy vẫn ở mức thấp nhưng vẫn nghiêng về sự đồng ý của người trả lời.
Hơn nữa, sự hội tụ của biến quan sát này vào nhân tố có ảnh hưởng đến sự ủng hộ của
các DN là một sự động viên lớn đến giới nghiên cứu.
(5) Ảnh hưởng của nhân tố “Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm
quốc tế”
Đây là nhân tố có mức ảnh hưởng không lớn như các nhân tố trước, đứng ở vị
trí thứ 5 trong 8 nhân tố. Qua số liệu về mức độ đồng ý của người trả lời cho thấy, các
DN Việt Nam vẫn có những cảm nhận nhất định về áp lực từ các tổ chức này trong
việc áp dụng GTHL, song mức độ cảm nhận những áp lực này là chưa cao. Cao nhất là
cảm nhận áp lực từ Ngân hàng thế giới (WB) với mức độ đồng ý trung bình là 3,48.
Có thể dễ dàng nhận thấy các tổ chức cho vay và ưu đãi quốc tế thường thông qua
134

Chính phủ và chỉ có một số ít DN có điều kiện được cho vay và hưởng ưu đãi, do vậy
các DN sẽ có sự đánh giá khác nhau, thậm chí rất khác nhau về áp lực cưỡng chế của
các tổ chức này đến việc áp dụng GTHL của DN và mức độ đồng ý trung bình sẽ ở
mức thấp.
Về các tổ chức chuyên nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán và các hiệp hội kế
toán, kết quả cho thấy hai tổ chức chuyên nghiệp được các DN Việt Nam cảm nhận áp
lực tuân thủ qui phạm cao hơn cả là Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) và Hội dồng
Chuẩn mực kế toán Quốc tế (ISAB), mức độ đồng ý trung bình đều ở mức 3,2. Hai tổ
chức chuyên nghiệp này đạt mức độ đồng ý trung bình cao hơn các tổ chức quốc tế
khác cũng là điều dễ lý giải vì đây là 2 tổ chức gắn với IFRS và GTHL, tuy nhiên cảm
nhận của các DN Việt Nam về áp lực từ 2 tổ chức này vẫn thấp.
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của các DN Việt Nam về yêu cầu
áp dụng GTHL của các tổ chức quốc tế còn mờ nhạt. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở
nhân tố này là: cảm nhận của các DN về áp lực cưỡng chế của các tổ chức tín dụng và
cho vay quốc tế cũng như áp lực tuân thủ qui phạm của các tổ chức chuyên nghiệp về
kế toán của quốc tế đối với việc áp dụng GTHL là không lớn, nhưng những cảm nhận
này đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự ủng hộ áp dụng GTHL. Chứng tỏ, sâu
trong nhận thức, các DN vẫn nhận thấy sự cần thiết phải tuân thủ các yêu cầu từ các tổ
chức này. Đối với các nước đang phát triển, áp lực từ các tổ chức tín dụng và cho vay
ưu đãi quốc tế trong việc áp dụng IFRS đã được nhận định trong nhiều nghiên cứu.
(6) Ảnh hưởng của nhân tố “Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém
khi áp dụng
Đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng đứng thứ 6 trong 8 nhân tố và có ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ. Đây cũng chính là các thách thức không nhỏ và đáng lo
ngại đối với các DN Việt Nam khi mà lâu nay kinh nghiệm áp dụng giá thị trường
chưa có, đội ngũ nhân viên kế toán trình độ chưa cao, thiếu hiểu biết về thị trường để
có thể xác định đúng GTHL. Ở nhân tố này mức độ đồng ý trung bình của người trả
lời cho các biến quan sát đều trên 3,7 đến trên 3,8. Kết quả này cho thấy mức độ đồng
ý cao và đồng đều. Những thách thức này bao gồm những thách thức về những khó
khăn và chi phí tốn kém khi chuyển đổi từ giá gốc sang GTHL như: khó khăn khi phải
cập nhật qui trình kế toán và kiểm toán theo GTHL, chi phí đào tạo nhân viên về
GTHL và do phải sử dụng giá thị trường hay những ước tính nên tốn nhiều chi phí thu
thập và xử lý thông tin. Khi trả lời phỏng vấn trực tiếp về thách thức trong việc cập
nhật qui trình kế toán và kiểm toán, rất nhiều người trả lời khảo sát đã đưa ra một khó
khăn lớn: đó là khi chuyển đổi sang áp dụng GTHL cần phải thay đổi lại toàn bộ phần
135

mềm kế toán đang sử dụng, những phần mềm này không độc lập riêng cho lĩnh vực kế
toán mà còn kết nối với nhiều tính năng quản lý khác nhau.
(7) Ảnh hưởng của nhân tố “Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế”
Đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng đứng thứ 7 trong 8 nhân tố và có ảnh
hưởng tích cực đến sự ủng hộ. Trong nhân tố này, mức độ đồng ý của người trả lời đều
rất cao. Biến quan sát “Góp phần nâng cao uy tín quốc gia thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực quốc tế” đạt mức độ đồng ý trung bình là 4,03 và biến quan sát “góp phần
thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế” với mức độ đồng ý trung bình là 4,14 có thể được
giải thích ở sự kỳ vọng hay mong muốn của các DN vào tiến trình hội tụ quốc tế, sự
mong muốn vươn tầm quốc tế của các DN, mong muốn một hình ảnh đẹp của quốc gia
nói chung hay của bản thân DN nói riêng. Bởi vậy, mặc dù nhân tố này không phải là
những lợi ích trực tiếp đối với riêng từng DN nhưng nó vẫn tác động tới sự ủng hộ áp
dụng GTHL tại DN.
(8) Nhận thức cơ chế bắt chước
Đây là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL, tuy nhiên
ở mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong 8 nhân tố. Trong kết quả thống kê mô tả về nhân
tố nhận thức về cơ chế bắt chước, yếu tố có mức độ đồng ý trung bình cao nhất là yếu
tố “theo xu hướng thế giới với hơn 120 quốc gia đã chấp nhận hoặc yêu cầu báo cáo
theo IFRS” với mức đồng ý trung bình là 3,65. Yếu tố có mức độ đồng ý trung bình
đứng vị trí thứ 2 là “làm theo các quốc gia châu Á đã thành công áp dụng GTHL” có
mức độ đồng ý là 3,46. Khi được phỏng vấn trực tiếp về sự ủng hộ áp dụng GTHL, đa
số người trả lời đã đưa ra ý kiến là “các quốc gia trên thế đã áp dụng và GTHL đã nằm
trong chuẩn mực quốc tế, thì Việt Nam cũng cần phải làm theo ”, hay là “nhiều quốc
gia châu Á đã áp dụng và thành công, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được,
nhưng cần có lộ trình hợp lý”. Kết quả nghiên cứu của Luận án về nội dung này cũng
tương đồng với nghiên cứu của Phan thị Hồng Đức về nhân tố “cảm nhận cơ chế bắt
chước” khi nghiên cứu về việc áp dụng IFRS và một số nhận định về văn hoá của
người Việt. Văn hoá của người Việt thường có xu hướng làm theo đám đông, thể hiện
xu thế bắt chước, xu thế làm theo khi đứng trước một vấn đề chưa thực sự chắc chắn.
Tuy nhiên với văn hoá “thận trọng”, “e ngại những vấn đề chưa rõ ràng” của người
Việt Nam nói chung hay của các DN Việt Nam nói riêng, nên mức độ ảnh hưởng của
nhân tố này đến sự ủng hộ áp dụng GTHL là chưa cao. Song, kết quả này cũng là một
gợi ý trong việc đưa ra những giải pháp nâng cao sự ủng hộ áp dụng GTHL của các
DN Việt Nam.
(9) Các nhân tố không có ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN
Việt Nam
136

Điểm đáng chú ý trong các nhân tố không có ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng
GTHL là nhân tố “nhận thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn”. Nhân tố này không
ảnh hưởng tới sự ủng hộ áp dụng GTHL là một kết quả không tương đồng với một số
nghiên cứu về áp dụng GTHL trên thế giói. Trong nhiều nghiên cứu của các học giả trên
thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL, thì yếu tố “đòn bẩy tài chính”
là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến việc lựa chọn áp dụng GTHL trong các DN. Các
DN đã áp dụng GTHL nhằm làm tăng khả năng tài trợ bằng vay nợ. Song, các nghiên cứu
này đều thực hiện tại các quốc gia đã áp dụng IFRS, các DN đã lựa chọn áp dụng GTHL
để thể hiện sự cam kết một BCTC minh bạch, tăng giá trị tài sản để huy động vốn. Với
Việt Nam, khi chưa áp dụng IFRS thì bản thân việc có trình bày BCTC theo GTHL hay
không sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn của DN. Bởi vậy, đã dẫn
đến sự không tương đồng trong kết quả nghiên cứu của Luận án với các nghiên cứu tại
các quốc gia đã áp dụng IFRS và GTHL. Khi trả lời phỏng vấn trực tiếp, các DN đã cho
biết, để tiếp cận thị trường vốn nước ngoài, cần phải áp dụng đồng bộ theo IFRS, nếu vẫn
áp dụng CMKT Việt Nam thì việc áp dụng GTHL không có sức thuyết phục. Hơn nữa,
các ngân hàng quốc tế khi xem xét điều kiện cho vay, ngoài việc đòi hỏi BCTC theo
IFRS, các ngân hàng cón quan tâm đến rất nhiều các yếu tố khác, đặc biệt là mô hình tài
chính của DN (để đánh giá được khả năng sinh lời từ dự án kinh doanh của DN) hay là
hồ sơ các nhà quản lý của DN (để tạo sự tin tưởng về mặt con người).
Nhân tố “Nhận thức đặc tính bất lợi khi áp dụng” là nhân tố thuộc về nhận thức
những bất lợi mang tính chất vốn có của việc áp dụng GTHL: phức tạp, chủ quan, tốn
thời gian. Đây là những đặc tính mà những học giả phản biện GTHL đã đưa ra. GTHL
thường dựa trên những ước tính nên dễ mang tính chủ quan, dẫn đén phức tạp, tốn thời
gian và thiếu sự tin cậy. Tuy nhiên, các học giả trên thế giới đã đưa ra quan điểm về sự
cân bằng đánh đổi: để đạt được lợi ích này thì phải chấp nhận một bất lợi khác, tuỳ
theo mục tiêu của sự lựa chọn (Christian Laux vàChristian Leuz, 2009). Vậy nên, mặc
dù mức độ đồng ý của người trả lời cho các biến quan sát trong nhân tố này đều ở mức
trên 4, thể hiện sự đồng ý cao trong các yếu tố này, nhưng nó không ảnh hưởng đến sự
ủng hộ áp dụng GTH của các DN.
Nhân tố “nhận thức lợi ích tác động tích cực với công tác quản lý” bao gồm các
lợi ích về cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của DN hay hữu ích trong
việc đánh giá trình độ quản lý của DN, giúp cơ quan quản lý nắm được giá trị thực của
DN…là những yếu tố có thể mang lại những lợi ích cho DN một cách trực tiếp hay
gián tiếp cho bản thân DN. Song bởi mục tiêu của GTHL là hướng tới nhà đầu tư,
hướng tới đối tượng sử dụng BCTC để ra quyết định đầu tư, vậy nên, nhân tố này đã
không có ảnh hưởng đên sự ủng hộ áp dụng GTHL trong các DN.
137

Tóm tắt chương 4


Trong chương này, Luận án trình bày các kết quả nghiên cứu theo các bước
nghiên cứu đã mô tả trong chương 3 (Phương pháp nghiên cứu)
Kết quả thống kê mô tả về tỷ lệ phần trăm người trả lời khảo sát đã ủng hộ áp
dụng GTHL là 41%. Đây là một con số đáng khích lệ trong điều kiện một nước đang
phát triển như Việt Nam. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các nhân tố qua hệ số
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã hình thành mô hình nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN.
Kết quả cho thấy, Luận án đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL tại các DN Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp
theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
(1) Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh (tác
động ngược chiều)
(2) Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng của Báo cáo tài chính (tác động thuận chiều)
(3) Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng (tác động ngược chiều)
4) Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm toán và hiệp hội
trong nước (tác động cùng chiều)
(5) Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế (tác động cùng chiều),
(6) Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế (tác động cùng chiều).
(8) Nhận thức cơ chế bắt chước (tác động thuận chiều)
Kết quả này là những gợi ý cho việc xây dựng những giải pháp nhằm tăng
cường sự ủng hộ và thực hiện áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
138

CHƯƠNG 5
CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu về các nhân tố thuộc về nhận thức của các DN ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, tác giả Luận
án đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan Nhà nước, các DN (đối tượng lập
BCTC), các nhà đầu tư (đối tượng sử dụng BCTC), các công ty kiểm toán, các Hội
nghề nghiệp, các trường Đại học nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp
dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam.

5.1 Một số khuyến nghị


Trong giai đoạn toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam nói
chung hay các DN Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế thông qua áp dụng
IFRS. Để có thể tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài thì việc lập BCTC theo IFRS là
một yêu cầu gần như bắt buộc. IFRS là hệ thống CMKT dựa trên GTHL, vậy nên, việc
áp dụng GTHL được xem là một trong những rào cản, thách thức lớn trong tiến trình
hội nhập và triển khai IFRS đối với các DN Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Luận
án đã giúp cho tác giả xây dựng được một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ
và đẩy mạnh áp dụng GTHL trong kế toán, đồng thời với việc triển khai áp dụng IFRS
ở Việt Nam. Dưới đây là một số khuyến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nước, các
công ty Kiểm toán, các Hiệp hội, các Trường Đại học và các DN.

5.1.1 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước, tác giả Luận án có một số khuyến nghị
như sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần công bố chính thức trên phương diện quốc tế, đưa ra cam
kết cụ thể để đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS.
Trong kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy, các DN Việt Nam mong muốn
kế toán Việt Nam sớm hội tụ với Quốc tế , song lộ trình áp dụng như thế nào để tránh
được những hậu quả tiêu cực khi áp dụng, là vấn đề mà các DN rất quan tâm. Cũng
trong kết quả nghiên cứu của Luận án, các DN đã đánh giá việc áp dụng GTHL chỉ có
ý nghĩa trong việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế khi thực hiện áp dụng theo IFRS. Bởi
vậy, việc các cơ quan Nhà nước có sẵn sàng cho triển khai áp dụng IFRS hay không,
cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, từ đó, có được một cơ chế điều hành thống nhất,
công khai minh bạch là những mong muốn của các DN.
139

Thứ hai, cấn có sự điều hành chỉ đạo của Chính phủ trong việc tuyên truyền quảng bá
cho việc áp dụng CMKT quốc tế. Phải xác định việc hoà hợp hay hội tụ với kế toán
quốc tế không phải là việc riêng của Bộ tài chính mà cần có sự vào cuộc của các Bộ,
Ban ngành có liên quan. Chính phủ cần có chính sách tập trung nguồn lực cả về tài
chính, cả về con người cũng như xây dựng hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh
cho việc chuẩn bị áp dụng CMKT quốc tế.
Trong kết quả nghiên cứu của Luận án, nhân tố “nhận thức thách thức về môi
trường pháp lý, môi trường kinh doanh” là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực và ảnh
hưởng mạnh nhất, cao hơn hẳn các nhân tố khác. Trong đó có các nội dung được sự
đồng ý cao của người trả lời như: “thiếu sự hướng dẫn chặt chẽ giữa các cơ quan ban
hành qui định về GTHL”, “cơ sở pháp lý của hoạt động định giá chưa đồng bộ”, “chưa
có chính sách khuyến khích sử dụng GTHL”, “cơ sở thị trường để áp dụng GTHL ở
Việt Nam là chưa có”. Điều đó cho thấy cần có sự chỉ đạo chung của Chính phủ và
vào cuộc của tất các các Bộ, Ban ngành liên quan. Các Bộ cũng như các Ban ngành
đều có sự quản lý đến các tập đoàn kinh tế lớn. Khi có sự vào cuộc của tất cả các Bộ,
sẽ tạo nên một môi trường pháp lý thống nhất, xây dựng được chính sách khuyến
khích DN áp dụng CMKT quốc tế nói chung hay GTHL nói riêng.
Để triển khai việc áp dụng CMKT Quốc tế nói chung hay GTHL nói riêng, cần
thiết phải có sự ủng hộ của DN. Sự ủng hộ này xuất phát từ nhận thức về những lợi
ích, bất lợi hay cảm nhận về những thách thức hay từ chính các áp lực của thể chế xã
hội, cụ thể như đã thấy từ kết quả nghiên cứu của Luận án. Bởi vậy, công tác tuyên
truyền quảng bá là vô cùng quan trọng. Cần có những buổi hội thảo cũng như tập huấn
cho tất cả các đối tượng như: Các DN (đối tượng lập BCTC), công chúng, các nhà đầu
tư (đối tượng sử dụng BCTC), các Bộ chủ quản của các DN (quản lý các DN), Uỷ ban
chứng khoán (quản lý các Công ty đại chúng)…
Muốn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, Chính phủ cần tạo điều kiện cho các
Hội nghề nghiệp của Việt Nam phát huy vai trò, bởi các Hội nghề nghiệp là nơi kết nối
các DN, là nơi có thể phổ biến cập nhật kiến thức trên diện rộng và là cầu nối giữa DN
và các cơ quan quản lý Nhà nước. Hơn nữa, các Hội nghề nghiệp của Việt Nam là tổ
chức có thể kết nối với các Hội nghề nghiệp quốc tế, để qua đó xin được sự hỗ trợ của
các Hội nghề nghiệp quốc tế trong việc tuyên truyền và quảng bá. Mặt khác, Chính
phủ cũng tạo điều kiện cho các tổ chức chuyên nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán
cũng như các Hội nghề nghiệp quốc tế có cơ hội tiếp xúc với các DN Việt Nam, tiếp
xúc với công chúng, nhà đầu tư và với khối các trường đại học, giảng viên, sinh viên.
Chính phủ cần có những chính sách kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để có thể
140

có những chương trình giảng dạy miễn phí về IFRS cho DN, cho giảng viên các
trường đại học- đối tượng sẽ cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có hiểu biết về IFRS.
Để IFRS có thể được hiểu trên diện rộng, cần có những chương trình giảng dạy bẳng
tiếng Việt, đặc biệt là những chương trình học online. Tất cả những công việc này sẽ
tạo nên một nguồn lực về con người rất lớn cho việc chuẩn bị áp dụng CMKT quốc tế,
cho sự hội nhập với quốc tế trong lĩnh vực kế toán. Có lẽ đây là những việc cần làm
đầu tiên mà Chính phủ cùng các cơ quan chức năng cần thực hiện.
Để có thể áp dụng IFRS trên qui mô lớn còn đòi hỏi một sự đầu tư nghiêm túc
về nguồn lực tài chính. Kinh nghiệm áp dụng IFRS và GTHL tại các quốc gia trên thế
giới như trong nghiên cứu của Luận án (trong phần tình hình áp dụng tại các quốc gia
trên thế giới) cho thấy, chi phí để áp dụng và duy trì việc lập BCTC theo IFRS là cao.
Bởi vậy Chính phủ cần chỉ đạo cho Bộ Tài chính lập kế hoạch cụ thể về những nguồn
lực cần đầu tư cho việc áp dụng IFRS (cả nguồn lực con người và nguồn lực tài chính),
cần kêu gọi hơn nữa tổ chức IASB và nhóm Big Four ở Việt Nam hỗ trợ cho các cơ
quan ban hành chính sách kế toán của Việt Nam về mặt kỹ thuật. Ngoài ra cần kêu gọi
Ngân hàng thế giới cung cấp gói hỗ trợ cho dự án cải cách CMKT, các dự án nghiên
cứu về việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam.
Về phương diện luật pháp, hiện nay Việt Nam còn thiếu sự phân biệt rõ ràng
giữa các qui định pháp luật về tài chính, kế toán và thuế. Một số qui định về tài chính
chồng chéo với qui định về CMKT. Qui định pháp luật về thuế phụ thuộc nhiều vào
qui định của CMKT và chế độ kế toán. Do vậy, Chính phủ và Bộ Tài chính cần sớm có
những chỉ đạo và chính sách để thừa nhận và thể hiện sự khác biệt giữa kế toán và thuế
để xác định nghĩa vụ nộp thuế một cách độc lập, cũng như tránh chồng chéo giữa kế
toán và tài chính.
Về môi trường kinh doanh, Chính phủ cần có những chiến lược để từng bước
hoàn thiện hệ thống thị trường hoạt động; xây dựng thị trường hàng hoá và thị trường tài
chính theo hướng ngày càng minh bạch để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm dữ liệu tham chiếu
để đo lường GTHL. Bộ tài chính cần ban hành văn bản hướng dẫn chế độ thanh toán
trong hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hoá; qui định về điều kiện thành lập và
hoạt động của các trung tâm thanh toán. Bộ tài chính cần có văn bản hướng dẫn chế độ
phí, lệ phí, qui định về hạch toán đối với nhà đầu tư khi tham gia hoạt động mua bán,
mở rộng đối tượng hàng hoá được phép giao dịch trên sàn giao dịch hàng hoá.
Kinh nghiệm áp dụng GTHL của Trung Quốc trong nghiên cứu của Songlan và
cộng sự (2014) cho thấy rằng việc áp dụng và thực hiện GTHL mà không cần xem xét
thận trọng bối cảnh thực hiện sẽ không khả thi và thậm chí phản tác dụng.
141

Thứ ba, Bộ tài chính cần sớm quyết định và tuyên bố lộ trình cũng như lựa
chọn mô hình áp dụng IFRS phù hợp với Việt Nam. Việc tuyên bố lộ trình là cần thiết
để có mục tiêu hành động rõ ràng.
Mặc dù Việt Nam đã đưa ra tuyên bố của mình về việc áp dụng IFRS trong các
cuộc trao đổi gần đây với các bên liên quan, song Việt Nam vẫn là 1 trong 10 nước
chưa đưa ra cam kết lộ trình cụ thể trong việc áp dụng IFRS (Bùi Văn Trịnh, 2016).
Hầu hết các quốc gia đã áp dụng IFRS đều đã phải công bố lộ trình để có mục tiêu
hành động. Tháng 12 năm 2016, trong buổi Hội thảo về IFRS, Vụ chế độ Kế toán và
Kiểm toán cũng mới chỉ đưa ra định hướng dự kiến trong lộ trình áp dụng IFRS. Theo
Vụ chế độ, đến năm 2020, CMKT Việt Nam cần được ban hành mới trên cơ sở cập
nhật những thay đổi mới của CMKT quốc tế (bộ chuẩn mực này được gọi là VFRS).
Các đơn vị có lợi ích công chúng dần chuyển đổi từ VAS/VSRS sang IFRS. Đến năm
2025, việc áp dụng CMKT ở Việt Nam sẽ chia thành 3 cấp độ: các đơn vị có lợi ích
công chúng áp dụng IFRS, các đơn vị khác áp dụng VAS/VFRS, DN vừa và nhỏ áp
dụng Chế độ kế toán cho SME.
Tác giả Luận án nhận thấy định hướng dự kiến của Vụ chế độ Kế toán và
Kiểm toán là hợp lý. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu của Luận án (với 41% các
DN được khảo sát đã ủng hộ áp dụng GTHL tại DN của họ), cùng với những ý kiến
đưa ra của những người trả lời khảo sát trong những lần phỏng vấn một-một, một số
DN thực tế đã áp dụng lập BCTC theo IFRS khi thực hiện yêu cầu trong hoạt động
quốc tế, cho nên, tác giả Luận án cho rằng: Trước mắt, có thể cho phép một số DN
niêm yết nếu có nguyện vọng lập BCTC theo CMKT quốc tế thì không cần lập theo
CMKT Việt Nam. Đây sẽ là bước thực hiện thí điểm trên một số DN. Việc áp dụng
GTHL là một thách thức lớn, Bộ Tài chính cần yêu cầu các DN áp dụng IFRS định
kỳ phải có những đánh giá, đưa ra những biến động nếu có khi áp dụng. Qua đó, Bộ
Tài chính cần có những tổng kết, đánh giá tác động của việc áp dụng GTHL, rút kinh
nghiệm để tiếp tục triển khai một cách hiệu quả trên qui mô rộng hơn cho các công ty
có lợi ích công chúng khác.
Về mô hình áp dụng IFRS, tác giả Luận án đồng quan điểm với mô hình trong
nghiên cứu của Bùi Văn Trịnh (2016). Theo Bùi Văn Trịnh, Việt Nam nên lựa chọn
cách thức chuyển tải nội dung của từng IFRS vào trong nội dung của chuẩn mực quốc
gia (VFRS). Việt Nam có thể công bố sự tuân thủ IFRS trên BCTC dưới sự xác nhận
của IASB. Đây là cách thức áp dụng theo hình thức “Convergence Approach” mà
nhiều quốc gia đã lựa chọn áp dụng (Bùi Văn Trịnh, 2016). Đây là hình thức xây dựng
và hình thành bộ CMKT Việt Nam (VFRS) bám sát nhất với các yêu cầu của IFRS.
142

Theo Bùi Văn Trịnh, việc phát sinh những vấn đề khác biệt tại mỗi quốc gia khi áp
dụng IFRS là điều không tránh khỏi. Ngay như tại cộng đồng chung châu Âu cũng có
những khác biệt nhất định so với IFRS. Chẳng hạn như họ không áp dụng chính sách
về GTHL liên quan đến rủi ro về lãi suất theo IAS 39, tuy nhiên họ vẫn được coi là
khu vực áp dụng IFRS. Ngoài ra các quốc gia châu Á khác đã áp dụng IFRS và GTHL
cũng thực hiện IFRS với cách thức tương tự.
Việc thực hiện VFRS sẽ cho duy trì tính đặc thù của nền kinh tế và tạo ra một
khoảng thời gian để các DN nắm vững các nguyên tắc của chuẩn mực trước khi áp
dụng. Mặt khác, chúng ta cũng kế thừa và phát huy một số nguyên tắc kế toán phù hợp
với đặc điểm của Việt Nam đã được xây dựng qua một bề dày lịch sử (Bùi Văn Trịnh,
2016). Và theo như đề xuất của tác giả Luận án về việc thực hiện thí điểm áp dụng
IFRS cho một số DN tự nguyện áp dụng, cũng sẽ là những kinh nghiệm để xây dựng
bộ VFRS phù hợp và sát nhất có thể với IFRS.
Thứ tư, Bộ Tài chính cần sớm ban hành khung pháp lý cho việc xác định, trình
bày và hạch toán theo GTHL. Để thực hiện, Bộ Tài chính cần có sự phối hợp với các
Công ty kiểm toán (đặc biệt là các công ty thuộc Big Four), các Hội nghề nghiệp trong
nước và quốc tế, các nhà khoa học là giảng viên các trường Đại học.
Ở Việt Nam, tính đến nay đã được Bộ Tài chính ban hành 26 CMKT theo 5 đợt
từ năm 2001 đến năm 2005. Hai mươi sáu CMKT được Bộ Tài chính ban hành theo
năm đợt từ năm 2001 đến năm 2005 là chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế tại
Việt Nam, cũng như chưa phù hợp với CMKT quốc tế, mà trong đó có nguyên nhân
quan trọng là chưa có các qui định về GTHL. Với Luật kế toán sửa đổi, bổ sung số
88/2015/QH13, một trong các nội dung quan trọng được bổ sung đó là qui định các
nguyên tắc kế toán liên quan đến GTHL. Các qui định về GTHL được đề cập trong 3
Điều là Điều số 3, số 6 và Điều số 28 trong Luật kế toán năm 2015. Tuy nhiên, trong
Điều 6 Khoản 1 lại có qui định: “Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu
theo giá gốc” là không tương thích với qui định của IFRS (IFRS qui định tài sản tài
chính và nợ phải trả tài chính khi ghi nhận ban đầu được xác định theo GTHL). Như
vậy, việc áp dụng GTHL ở Việt Nam chưa được hướng dẫn chính thức và thống nhất
về phương pháp xác định, trình bày và hạch toán.
Trong kết quả nghiên cứu của Luận án, nhân tố “Nhận thức thách thức về môi
trường kinh doanh, môi trường pháp lý” là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực và ảnh
hưởng mạnh nhất, mạnh hơn hẳn các nhân tố khác. Trong 10 thách thức được đưa ra
trong nhân tố này thì chủ yếu rơi vào các thách thức thuộc môi trường pháp lý, đặc biệt
là các thách thức về thiếu sự hướng dẫn về GTHL và cách thức áp dụng. Dễ dàng nhận
143

thấy việc các đối tượng lập và sử dụng báo cáo tài chính ở Việt Nam chưa nhận thức
đầy đủ về GTHL xuất phát từ việc thiếu sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Bởi vậy, việc
xây dựng một hành lang pháp lý cho việc áp dụng GTHL, tạo nên một sự thống nhất
chặt chẽ giữa các các cơ quan ban hành qui định về GTHL là một vấn đề cần phải thực
hiện sớm và là nội dung hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có sự nỗ lực và vào cuộc
của tất cả các ban ngành.
Để có thể ban hành khung pháp lý cho việc xác định, trình bày và hạch toán
theo GTHL, trước hết Bộ Tài chính cần sớm có bản dịch của IFRS một cách thuần
Việt, dễ hiểu, qua đó xem xét các nội dung và yêu cầu về GTHL được trình bày trong
từng chuẩn mực cụ thể, để hiểu đồng bộ và vận dụng hợp lý.
Việc chuyển IFRS sang ngôn ngữ tiếng Việt một cách đúng đắn, sáng sủa và dễ
hiểu là một việc làm không dễ dàng. Theo Võ Văn Nhị (2016), Bộ Tài chính cần lập
Ban Chuyển ngữ bao gồm các giảng viên có am hiểu chuyên sâu về kế toán, về IFRS,
có nền tảng tiếng Anh cũng như có nhiều kinh nghiệm trong biên soạn giáo trình, tài
liệu kế toán. Tác giả Luận án đồng quan điểm này với Võ Văn Nhị, song tác giả đề
xuất trong Ban Chuyển ngữ cần có sự tham gia của đội ngũ kiểm toán viên, đặc biệt là
các kiểm toán viên thuộc Big Four. Theo như khảo sát trong nghiên cứu của tác giả, đa
phần các DN khi áp dụng BCTC theo IFRS đã phải nhờ đến Big Four, để chuyển đổi
BCTC theo VAS sang BCTC theo IFRS. Các công ty kiểm toán trong nước là thành
viên của các hãng kiểm toán nước ngoài được thực hiện chính sách đào tạo chung của
công ty, được đào tạo có hệ thống, được sang nước ngoài học tập, được tiếp nhận công
nghệ kiểm toán quốc tế đồng thời nhận được sự trợ giúp của các hãng kiểm toán quốc
tế, nên đội ngũ này có sự am hiểu cao về IFRS cũng như GTHL. Sự phối hợp giữa đội
ngũ thuộc Big Four có kinh nghiệm quốc tế, có tính thực tiễn cao với các giảng viên
đại học (đặc biệt là các giảng viên cao cấp, có học hàm, học vị) có tính học thuật cao
trong việc biên soạn tài liệu, sẽ mang lại một bản dịch đúng, sáng sủa và dễ hiểu nhất
cho người sử dụng.
Ngoài ra, tác giả Luận án cũng đề xuất với Bộ tài chính cần thực hiện và công
bố rõ việc thành lập và cơ chế vận hành Ban soạn thảo CMKT Việt Nam. Theo tác
giả, trong Ban soạn thảo chuẩn mực cần có các thành viên thuộc Vụ Chế độ Kế toán và
Kiểm toán, các kiểm toán viên thuộc Big Four, các hôi nghề nghiệp cả trong nước và
quốc tế, các giảng viên đại học và đội ngũ thẩm định giá thuộc các công ty định giá
lớn và uy tín. Trong điều kiện nguồn lực về tài chính còn hạn chế, khi đã có sự chỉ đạo
của Chính Phủ về sự vào cuôc của các ban ngành, các cơ quan quản lý, các hiệp hội,
Bộ Tài chính cần huy động tối đa sự giúp đỡ của các tổ chức, các đơn vị. Với tinh thần
hướng tới hội tụ kế toán quốc tế, các tổ chức và hiệp hội quốc tế đã có nhiều thể hiện
về sự sẵn lòng giúp đỡ kế toán Việt Nam. Theo như bài phát biểu của ACCA trong
Hội thảo về IFRS vào tháng 12 năm 2016 vừa qua, ACCA sẵn sàng tham gia xây dựng
144

các chuẩn mực mới, sửa đổi các chuẩn mực hiện hành của Việt Nam, hỗ trợ các Hội
thảo, tổ chức các khoá học (bao gồm cả trực tuyến), duy trì các diễn đàn trao đổi về
IFRS và có sự phản hồi với IASB. ACCA đã cam kết tiếp tục đồng hành xây dựng lộ
trình áp dụng IFRS ở Việt Nam.
Để ban hành khung pháp lý cho việc áp dụng GTHL, Bộ Tài chính cần tham
khảo rộng rãi ý kiến của các DN, đặc biệt là các DN có lợi ích công chúng và các nhà
đầu tư cũng như các đối tượng liên quan khác. Ngoài các buổi Hội thảo, Bộ Tài chính
cần tạo lập một diễn đàn trao đổi trực tuyến để có thể thu nhận được nhiều ý kiến đóng
góp và các đề xuất, thắc mắc của các DN. Hiện tại, các buổi Hội thảo lớn do Vụ Chế
độ Kế toán và Kiểm toán hay của Uỷ ban Chứng khoán tổ chức (cho các công ty đại
chúng) là những diễn đàn trao đổi rất quí, song do thời lượng có hạn nên sự tương tác
chưa nhiều, các DN và các đối tượng quan tâm khác chưa có điều kiện để trao đổi. Bởi
vậy, việc thiết lập một diễn đàn trực tuyến là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Bộ tài chính cần sớm ban hành CMKT về GTHL theo IFRS 13, hướng dẫn các
kỹ thuật xác định, đo lường GTHL. Theo đó, cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn về
cách thức áp dụng GTHL, đồng thời có những ví dụ minh hoạ và giải thích kỹ cho
những nội dung còn mới mẻ, trừu tượng, khó hình dung. Qua nghiên cứu tổng quan tài
liệu về tình hình áp dụng GTHL tại các quốc gia trên thế giới cũng như các kết luận rút
ra từ các nghiên cứu về thực trạng áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam, tác giả Luận án
nhận thấy trước hết cần yêu cầu áp dụng GTHL cho một số tài sản tài chính, bất động
sản đầu tư và tài sản sinh học. GTHL nhất thiết phải được sử dụng trong ghi nhận ban
đầu đối với: bất động sản đầu tư, công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh, liên kết, đầu tư
vào công ty con. Nếu các loại tài sản nói trên được phản ánh theo giá gốc sẽ không thể
hiện được giá trị thực của chúng theo những thay đổi của giá thị trường, từ đó không
phản ánh được chính xác lãi hoặc lỗ trên BCTC của các DN, nói cách khác không thể
cung cấp được thông tin minh bạch và chính xác về tình hình tài chính của các DN.
Thứ năm, Bộ Tài chính cần tuyên truyền và quảng bá dưới mọi hình thức về
chất lượng, ý nghĩa và vai trò của BCTC trình bày theo IFRS và GTHL để các nhà đầu
tư đòi hỏi, các nhà quản lý thấy cần thiết và những người làm kế toán thấy hết trách
nhiệm phải làm theo IFRS và GTHL. Mặt khác, Bộ Tài chính cần kết hợp với Uỷ ban
chứng khoán và các cơ quan quản lý khác để đưa ra hành lang pháp lý, chế tài xử phạt
nghiêm minh để ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xẩy ra.
Bộ tài chính cần khẳng định và chỉ rõ mục tiêu bắt buộc phải thực hiện là đưa
CMKT Việt Nam phù hợp với IFRS. Đồng thời với mục tiêu ấy, phải xác định việc áp
dụng GTHL trong kế toán là xu thế tất yếu trong đo lường. Việc áp dụng GTHL còn
nhiều thách thức nhưng hết sức cần thiết. Bộ tài chính cần làm rõ việc áp dụng GTHL
145

sẽ cung cấp các thông tin tài chính minh bạch, hữu ích cho nhà đầu tư, cho chủ sở hữu
và những người quan tâm khác. Cần có những nghiên cứu so sánh phương pháp GTHL
với phương pháp giá gốc để từ đó có các cơ sở thuyết phục, giúp chuyển đổi sang
phương pháp GTHL thành công.
Trong kết quả nghiên cứu của Luận án, nhân tố “Nhận thức lợi ích nâng cao
chất lượng BCTC” là nhân tố có ảnh hưởng tích cực và có mức ảnh hưởng lớn thứ hai
trong 8 nhân tố. Hệ số “beta” trong phương trình hồi qui cho thấy đây là nhân tố có
mức độ ảnh hưởng khá cao so với các nhân tố khác. Sự ảnh hưởng với mức độ cao của
nhân tố này thể hiện mong muốn lớn của DN về một BCTC có chất lượng cao hơn.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Chứng khoán, đại diện Bộ Tài chính đã
trình bầy quan điểm “Chỉ khi DN mong muốn trình bày BCTC trung thực, minh bạch,
không phục vụ mục đích riêng mà hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn tài chính,
bảo toàn vốn thì chất lượng BCTC mới được cải thiện căn bản”. Kết quả nghiên cứu
đã cho một tín hiệu đáng khích lệ về ý thức của DN với những mong muốn nâng cao
chất lượng BCTC. Tuy nhiên, từ “mong muốn” đến thực hiện của DN còn tuỳ thuộc vào
các cơ quan quản lý của Nhà nước, phải làm sao để các DN không thể và không dám
làm sai lệch BCTC. Khi DN áp dụng GTHL, Bộ tài chính nên yêu cầu DN công khai
các thông tin giải thích về cách xác định, cách tính GTHL, và bối cảnh của thị trường
(đặc biệt là trong trường hợp sử dụng dữ liệu đầu vào cấp độ 3) trong Thuyết minh báo
cáo tài chính. Các cơ quan quản lý của Nhà nước cần có chính sách minh bạch để DN
không tự ý bóp méo, xuyên tạc chính sách và cần có chế tài xử phạt nghiêm minh của
pháp luật nếu DN có hành vi sai phạm. Đối với việc áp dụng GTHL, khi mà việc đo
lường được dựa trên các ước tính kế toán, thì sự minh bạch, rõ ràng của chính sách kế
toán và các chế tài xử phạt là những đòi hỏi rất lớn. Việc áp dụng GTHL được thực hiện
với nhiều yếu tố ước tính, do vậy để giảm thiểu rủi ro trong việc làm sai số liệu, trình độ
đội ngũ kiểm toán viên, thẩm định viên về giá, những người sử dụng BCTC cần phải
được nâng cao để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xẩy
ra. Bộ Tài chính cần có chính sách để tăng cường đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá
có trình độ chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, Bộ Tài chính cần
ngày càng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá.
Trong kết quả nghiên cứu của Luận án, một trong những thách thức của việc áp
dụng GTHL là “Các đối tượng lập và sử dụng BCTC chưa nhận thức đầy đủ về
GTHL”. Như vậy, xét trên góc độ yêu cầu cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, khi
mức độ hiểu biết và đòi hỏi của các nhà đầu tư về việc áp dụng GTHL chưa cao thì
DN chưa cảm nhận thấy yêu cầu cần áp dụng GTHL. Các nhà đầu tư trước hết phải có
146

kiến thức về GTHL. Bộ tài chính cần có biện pháp quảng bá và phổ biến tuyên truyền
dưới nhiều hình thức khác nhau để các nhà đầu tư thấy rõ lợi ích của họ khi DN áp
dụng GTHL, để các nhà đầu tư đòi hỏi DN, từ đó, các nhà quản lý thấy cần thiết và kế
toán thấy trách nhiệm phải áp dụng GTHL khi trình bày BCTC. Bộ Tài chính và Uỷ
ban chứng khoán hay các cơ quan hỗ trợ cho nhà đầu tư cần khuyến cáo: các nhà đầu
tư khi đọc các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở của kế toán theo GTHL thì không
được bỏ qua các giải thích trong phần thuyết minh, cũng như cần nắm được bối cảnh
cụ thể của thị trường gắn với thông tin kế toán để có quyết định chính xác.
Thứ sáu, Bộ Tài chính cần nghiên cứu theo IFRS số 13 để ban hành chuẩn mực
về GTHL. Các vấn đề phải được nghiên cứu để qui định trong CMKT về GTHL:
(1) Mục đích CMKT này cần quy định 3 nội dung: (a) Định nghĩa GTHL; (b)
Quy định một CMKT độc lập để hướng dẫn cách xác định GTHL; (c) Yêu cầu về việc
thuyết minh GTHL trong BCTC.
(2) Phạm vi áp dụng: CMKT này áp dụng trong trường hợp CMKT khác yêu
cầu hoặc cho phép việc xác định GTHL hoặc thuyết minh về việc xác định GTHL trên
BCTC. Hướng dẫn xác định GTHL được quy định trong CMKT này áp dụng trong cả
hai trường hợp tại thời điểm ghi nhận ban đầu và đánh giá lại nếu các CMKT khác yêu
cầu hay cho phép sử dụng GTHL.
(3) Hướng dẫn các nội dung liên quan đến xác định GTHL cho tài sản phi tài
chính, cho nợ phải trả và công cụ vốn của DN, bao gồm:
(3.1) Áp dụng cho tài sản hay nợ phải trả: Việc xác định GTHL cho mục đích ghi
nhận và thuyết minh trên BCTC được áp dụng cho tài sản hoặc nợ phải trả độc lập (như
công cụ tài chính hoặc tài sản phi tài chính) hoặc một nhóm tài sản hoặc một nhóm nợ
phải trả. Khi xác định GTHL, DN nên xét đến các đặc tính của tài sản hoặc nợ phải trả
nếu các bên tham gia thị trường có cân nhắc đến những đặc tính này khi định giá tài sản
hay nợ phải trả tại thời điểm định giá. Những đặc tính này gồm: điều kiện hiện tại và vị
trí của tài sản và hạn chế (nếu có) đối với việc mua bán hay sử dụng tài sản đó.
(3.2) Áp dụng cho tài sản phi tài chính: Việc xác định GTHL của tài sản phi tài
chính cần xem xét đến khả năng một bên tham gia thị trường có thể tạo ra được các lợi
ích kinh tế bằng cách sử dụng tài sản đó với tần suất cao nhất và tốt nhất hoặc bán tài
sản đó cho một bên tham gia thị trường có khả năng sử dụng tài sản với tần suất cao
nhất và tốt nhất. Cách thức sử dụng tài sản phi tài chính với tần suất cao nhất và tốt nhất
giúp đưa ra các tiền đề về định giá phục vụ cho việc xác định GTHL của tài sản đó nên
cần hướng dẫn việc áp dụng khái niệm tiền đề cho việc định giá tài sản phi tài chính.
147

(3.3) Áp dụng cho nợ phải trả và công cụ vốn của doanh nghiệp
- Các nguyên tắc cơ bản: Việc xác định GTHL giả định rằng một khoản nợ
phải trả tài chính/phi tài chính hay công cụ vốn của DN (ví dụ tỷ lệ phần sở hữu phát
hành khi hợp nhất kinh doanh) được chuyển giao cho một bên tham gia thị trường tại
thời điểm xác định giá trị. Việc chuyển giao nợ phải trả hoặc công cụ vốn của một DN
giả định những yếu tố sau: (i) Khoản nợ phải trả đó chưa được thanh toán và bên tham
gia thị trường nhận chuyển nhượng khoản nợ phải trả (như DN phát hành trái phiếu) sẽ
phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Khoản nợ phải trả này sẽ không được thanh
toán cho chủ nợ hoặc hủy bỏ tại thời điểm xác định giá trị; (ii) Công cụ vốn của một
DN vẫn còn hiệu lực và bên tham gia thị trường nhận chuyển nhượng sẽ có quyền và
nghĩa vụ gắn với công cụ đó. Công cụ vốn này sẽ không bị hủy bỏ hoặc chấm dứt tại
thời điểm xác định giá trị.
- Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản cần hướng dẫn xác định GTHL cho các loại:
(i) nợ phải trả và công cụ vốn nắm giữ bởi các bên khác dưới dạng tài sản; (ii) nợ phải
trả hoặc công cụ vốn không được nắm giữ bởi các bên khác dưới dạng tài sản và (iii)
tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính với trạng thái thuần đối với rủi ro thị trường
hoặc rủi ro tín dụng của bên đối tác.
(4) Quy định các kỹ thuật định giá: DN phải sử dụng những kỹ thuật định giá phù
hợp với hoàn cảnh và những dữ liệu sẵn có để xác định GTHL. Các kỹ thuật định giá
được sử dụng nhằm mục đích ước tính giá khi bán một tài sản hoặc khi chuyển giao một
khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tại
ngày xác định giá trị theo điều kiện thị trường hiện tại. CMKT này cần quy định chi tiết
ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là: phương pháp giá thị trường, phương pháp
chi phí và phương pháp thu nhập. DN phải sử dụng các kỹ thuật định giá một cách nhất
quán theo một hoặc nhiều phương pháp nêu trên để xác định GTHL.
(5) Quy định thuyết minh BCTC các thông tin cho phù hợp với yêu cầu của
IFRS số 13, như thuyết minh tất cả các thông tin để giúp người sử dụng BCTC có thể
đánh giá được: Kỹ thuật định giá và các yếu tố đầu vào được sử dụng để xây dựng các
cách xác định GTHL đối với tài sản/nợ phải trả được xác định GTHL; Ảnh hưởng của
việc xác định và ghi nhận GTHL đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ
nếu xác định GTHL sử dụng những yếu tố đầu vào không quan sát được (yếu tố đầu
vào cấp độ 3); Mức độ phân cấp GTHL (Cấp độ 1, Cấp độ 2, Cấp độ 3) đối với việc
xác định GTHL; Giá trị được chuyển giữa Cấp độ 1 và Cấp độ 2 trong hệ thống phân
cấp GTHL, lý do cho việc chuyển đổi này và chính sách của DN trong chuyển đổi giữa
các cấp độ; Đối với các cách xác định GTHL được xếp loại vào Cấp độ 3, DN cần mô
148

tả (i) quy trình định giá đã sử dụng (ví dụ đơn vị quyết định các chính sách/quy trình
định giá và phân tích sự thay đổi trong cách xác định GTHL như thế nào vào từng thời
điểm) và (ii) độ nhạy của cách xác định GTHL đối với các thay đổi về yếu tố đầu vào
không quan sát được nếu việc thay đổi các yếu tố đầu vào đó thành một giá trị khác có
thể dẫn đến kết quả xác định GTHL thấp hơn hoặc cao hơn đáng kể.

5.1.2 Khuyến nghị với các công ty kiểm toán


Trong kết quả nghiên cứu của Luận án, nhân tố “Nhận thức về áp lực tuân thủ
các yêu cầu của các công ty kiểm toán và hiệp hội trong nước” là nhân tố có ảnh
hưởng tích cực và có mức độ ảnh hưởng đứng ở vị trí thứ tư trong các nhân tố. Trong
đó, các công ty kiểm toán là đối tượng được người trả lời khảo sát đánh giá là tạo ra áp
lực tuân thủ cao nhất.
Các công ty kiểm toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ
quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài
chính, kế toán, các công ty kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài
chính, góp phần thực hiện công khai, minh bạch BCTC của các DN, phục vụ đắc lực
không chỉ cho công tác quản lý và điều hành kinh tế - tài chính của Nhà nước mà cho cả
hoạt động kinh doanh của các DN. Hoạt động của kiểm toán trở thành nhu cầu cần thiết
phục vụ lợi ích của DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn,
các chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của Nhà nước.
Trong báo cáo tổng kết 25 năm hoạt động của kiểm toán độc lập đã nêu lên
những kết quả đạt được và sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ này trong 25 năm
qua như: Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập không ngừng được phát
triển và hoàn thiện để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Điều này đã góp phần thực
hiện thành công các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Về mặt số
lượng và qui mô của các công ty kiểm toán ngày càng phát triển nhanh chóng. Đặc
biệt, các công ty kiểm toán đều coi trọng việc tuyển dụng và đào tạo. Trong đó bao
gồm cả đào tạo cơ bản và đào tạo thường xuyên cho các kiểm toán viên. Các kiểm
toán viên hành nghề của các công ty có nhiều chứng chi quốc tế về kế toán, kiểm toán,
chứng chỉ thẩm định viên về giá. Các kiểm toán viên đa phần có chuyên môn tốt, hiểu
biết luật pháp, giỏi tiếng Anh, năng lực úng dụng công nghệ thông tin cao. Đặc biệt,
một số công ty kiểm toán trong nước là thành viên của các hãng kiểm toán nước ngoài
(như Big Four) nên được thực hiện chính sách đào tạo chung của công ty, được đào tạo
có hệ thống, được sang nước ngoài học tập, được tiếp nhận công nghệ kiểm toán quốc
tế đồng thời nhận được sự trợ giúp của các hãng kiểm toán quốc tế, nên đội ngũ này có
sự am hiểu cao về IFRS cũng như GTHL.
149

Bởi vậy, tác giả Luận án đưa ra một số khuyến nghị với các công ty kiểm toán
như sau:
Thứ nhất, cần có sự hướng dẫn tuyên truyền áp dụng GTHL với các DN, chỉ
cho các DN thấy lợi ích của việc áp dụng GTHL và các cách khắc phục những khó
khăn, thách thức.
Thứ hai, tư vấn cho các DN về kỹ thuật đo lường GTHL, tạo sự tin tưởng và
chỗ dựa về mặt kỹ thuật cho DN trong việc xác định GTHL, đặc biệt trong điều kiện
phải đo lường GTHL theo cấp độ 2, cấp độ 3.
Thứ ba, cần trau dồi hơn nữa kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Để kiểm toán được các BCTC lập theo GTHL, đội ngũ kiểm toán cần có kiến
thức thị trường một cách sâu rộng. Các công ty kiểm toán có thể chia đội ngũ kiểm
toán viên thành các nhóm theo thị trường hàng hoá, sản phẩm để tạo thành những
nhóm kiểm toán chuyên nghiệp, am hiểu sâu theo từng loại thị trường.
Trong quá trình trao đổi với một số DN, các DN có đưa ra ý kiến là một số
kiểm toán viên còn thiếu kiến thức về thị trường nên việc hỗ trợ kỹ thuật áp dụng
GTHL cho DN còn yếu cũng như gặp khó khăn trong quá trình kiểm toán, có thể gây
nên những tranh cãi, bất đồng giữa kiểm toán viên và DN, khiến cho quá trình kiểm
toán kém hiệu quả.
Mặt khác, do GTHL dựa chủ yếu trên những ước tính nên trong kết quả nghiên
cứu của Luận án cho thấy, các DN Việt Nam cũng bầy tỏ sự lo lắng về “Mức độ tin
cậy của GTHL khó xác định”, là một trong những bất lợi của GTHL và nó đã góp
phần ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của DN. Vậy nên, đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ kiểm toán viên là hết sức quan trọng, tạo nên sự tin cậy cho
việc áp dụng GTHL và tạo nên sự công bằng giữa các DN.
Để có một đội ngũ kiểm toán mạnh, am hiểu về CMKT quốc tế, các công ty
kiểm toán cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đưa các kiểm toán viên đi đào tạo và thực
tập ở nước ngoài về áp dụng GTHL và IFRS.
Thứ tư, các công ty kiểm toán cần hỗ trợ cho Bộ Tài chính cũng như các hội
nghề nghiệp trong việc xây dựng CMKT Việt Nam theo hướng hội tụ IFRS, chia sẻ,
phổ biến kiến thức cho cộng đồng.

5.1.3 Khuyến nghị với Hội nghề nghiệp


Qua kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy, cùng nằm trong nhân tố “Nhận
thức về áp lực tuân thủ các yêu cầu của các công ty kiểm toán và hiệp hội trong nước”
150

là nhân tố có sự ảnh hưởng đứng thứ 4 trong 8 nhân tố, VACPA và VAA mặc dù
không có sự ảnh hưởng lớn đến sự ủng hộ áp dụng GHTL như các công ty kiểm toán
(thể hiện ở mức độ đồng ý của người về áp lực của 2 tổ chức này chưa cao bằng đội
ngũ các công ty kiểm toán), song cũng cho DN những cảm nhận nhất định về sức ép
áp dụng GTHL nói riêng và IFRS nói chung, thông qua hoạt động của các tổ chức này.
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (viết tắt VACPA) được thành lập năm
2005, là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam. Mục
đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các cá nhân và DN cùng nghề kiểm toán; duy trì,
phát triển và nâng cao trình độ kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề; chất lượng
dịch vụ kế toán, kiểm toán; giữ gìn uy tín và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không
ngừng gia tăng giá trị hội viên để trở thành Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp được khu
vực và quốc tế thừa nhận, nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài
chính của DN và tổ chức theo qui định của pháp luật.
Với sự hỗ trợ của các Hội nghề nghiệp quốc tế, VACPA đã tổ chức ngày càng
hiệu quả và thành công các lớp cập nhật kiến thức.Và với qui định mỗi kiểm toán viên
phải cập nhật đủ kiến thức với thời lượng tối thiểu 40h/năm đã tạo nên một sự nghiêm
túc trong việc trau dồi kiến thức. Hàng năm. Hội đã tổ chức các lớp đào tạo theo các
nội dung và chuyên đề khác nhau dưới nhiều hình thức như học tập trung, theo chuyên
đề, toạ đàm, hội thảo, đặc biệt là mời được các chuyên gia giỏi có chuyên môn sâu và
kinh nghiệm thực tế cả trong và ngoài nước.
Việc cập nhật kiến thức có sự phối hợp với Hội nghề nghiệp quốc tế qua đó liên
tục có sự cập nhật chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán. VACPA đã ký thoả thuận
hợp tác quốc tế với ACCA, ICAEW và CPA Australia về hợp tác và công nhận lẫn nhau
cho mỗi thành viên. VACPA đã dần dần được công nhận là một tổ chức chuyên nghiệp,
độc lập, có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kế toán Việt Nam. Ngoài ra, trong
những năm gần đây, VACPA đã nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính từ
Ngân hảng thế giới để tăng cường khả năng của mình. VACPA được các DN đánh giá là
sẽ ngày càng phát triển, tăng cường hợp tác quốc tế một cách sâu rộng và đóng góp
nhiều hơn cho ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam.
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam
Association of Accountants and Auditors - VAA) ra đời năm 1996 với nhiệm vụ là tổ
chức nghề nghiệp của các tổ chức và cá nhân làm nghề kế toán và kiểm toán ở Việt Nam.
Mục đích của Hội tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế
toán và kiểm toán ở Việt Nam vì sự nghiệp duy trì và phát triển nghề nghiệp; nâng cao
chất lượng nghiệp vụ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ
151

ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của đất nước, hội nhập với các tổ
chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán các nước trong khu vực và thế giới.
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam có phạm vi hoạt động trong cả nước và có
4 tổ chức trực thuộc là: Câu lạc bộ kế toán trưởng toàn quốc (CAA), Trung tâm
Nghiên cứu và tư vấn khoa học kế toán, Ban Quản lý hành nghề kế toán, Tạp chí kế
toán. Câu lạc bộ kế toán trưởng toàn quốc là tổ chức tập hợp các kế toán trưởng DN,
cơ quan hành chính sự nghiệp, giám đốc tài chính, chuyên gia kế toán, kiểm toán. Hội
viên được tham gia các sinh hoạt chuyên môn của Câu lạc bộ một năm hai lần, được
cập nhật kiến thức, thảo luận các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn khoa học kế toán là nơi thực hiện các loại hình đào
tạo: Bồi dưỡng kế toán trưởng; cập nhật kiến thức; bồi dưỡng thi cấp chứng chỉ kế
toán viên hành nghề; đào tạo kế toán viên...thực hiện tư vấn nghiệp vụ cho các đối
tượng có nhu cầu. Ban Quản lý hành nghề kế toán là tổ chức thực hiện việc quản lý
hành nghề kế toán của Hội theo quy định của Bộ Tài chính: tiếp nhận hồ sơ đăng ký và
công khai danh sách DN cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán; kiếm tra,
kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán và đạo đức của người hành nghề kế toán; cập
nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề. Tạp chí Kế toán là cơ quan thông tin lý
luận của Hội, là diễn đàn của hội viên và những người làm nghề kế toán, kiểm toán
trong cả nước cũng như là nơi để các nhà khoa học, giới học thuật nghiên cứu truyền
tải những thông tin và ý tưởng khoa học trong lĩnh vực kế toán.
Với các tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực và mối quan hệ sâu rộng với các
DN nên VAA đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định với DN trong việc tiếp thu những
tư tưởng mới trong kế toán. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của DN cũng cho rằng, vai trò
pháp lý của VAA trong việc hoạch định các chính sách kế toán chưa được khẳng định.
Nhiệm vụ soạn thảo CMKT Việt Nam thời gian qua chưa được chuyển giao cho VAA.
Cũng có những ý kiến của DN cho rằng nếu VAA có một sự hỗ trợ kỹ thuật và tài
chính lớn hơn từ các tổ chức quốc tế (tương đồng với VACPA) thì VAA cũng sẽ đóng
góp một vai trò tương tự như VACPA. Qua đó, tác giả Luận án có những khuyến nghị
với các Hội nghề nghiệp như sau:
Thứ nhất, các Hiệp hội kế toán cần duy trì và phát triển các khoá học chuyên
môn về kế toán, đặc biệt cần sớm có các chương trình học về GTHL. VACPA lâu này
đã tổ chức thường xuyên các lớp học cập nhật kiến thức nhưng các thành viên chủ yếu
tham gia là các kiểm toán viên bởi việc đủ số giờ cập nhật kiến thức là yêu cầu bắt
buộc với các kiểm toán viên. Vậy cũng cần có những biện pháp cụ thể cho các giám
đốc tài chính và kế toán trưởng, những người hành nghề kế toán trong việc cập nhật
kiến thức, đặc biệt là về GTHL.
152

Thứ hai, các Hiệp hội kế toán cần sớm tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm xung
quanh việc vận dụng GTHL ở Việt Nam để thu thập thông tin phản hồi. Các cuộc hội
thảo này cần sự có mặt của cả những người lập BCTC và người sử dụng BCTC, các
nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học. Đặc biệt, cần có sự lắng nghe ý kiến
đóng góp của Bộ tài chính và đại diện là Vụ chế độ, kết hợp với các tổ chức Quốc tế.
Để nâng cao nhận thức về xu thế hội tụ kế toán cũng như giúp Việt Nam xây
dựng được lộ trình tiến tới vận dụng IFRS, VACPA và VAA cần tổ chức nhiều hơn
nữa các cuộc hội thảo bàn về vấn đề này. Bên cạnh đó, Hội cần tổ chức nhiều khóa
huấn luyện cập nhật kiến thức và kinh nghiệm vận dụng IFRS trên quốc tế. Như kết
quả nghiên cứu của Luận án cho thấy, nhận thức về xu hướng cần làm theo các quốc
gia trên thế giới đã áp dụng IFRS, làm theo các quốc gia châu Á đã thành công áp
dụng GTHL… đã có sự ảnh hưởng nhất định đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong DN,
bởi vậy các Hiệp hội cần giới thiệu nhiều hơn nữa cách thức áp dụng GTHL tại các
quốc gia trên thế giới để các DN có thêm động lực và kinh nghiệm áp dụng.
Thứ ba, VACPA và VAA cần tích cực hơn nữa trong việc giúp đỡ, tạo điều
kiện cho đội ngũ giảng viên đại học có cơ hội nhiều hơn trong việc nghiên cứu về
IFRS thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn cho giảng viên các trường Đại
học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu IFRS cho sinh viên, cung cấp và hướng dẫn sử dụng
tài liệu về IFRS, thông dịch các tài liệu IFRS tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, cập nhật
thường xuyên sự thay đổi của IFRS.
Thứ tư, Hội cần đẩy mạnh một cách có hiệu quả hơn nữa công tác tư vấn nghề
nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề, tiến tới tiêu chuẩn quốc tế.
Hội cần xây dựng kế hoạch tổng thể và toàn diện về việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm cập
nhật kiến thức về IFRS như: việc xây dựng chương trình giảng dạy IFRS và tổ chức
thi, cấp chứng chỉ cho những người tham gia học tập. Hội cũng cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền quảng bá nhằm giới thiệu về Hội, liên kết với các tổ chức nghề nghiệp
quốc tế, tham gia đầy đủ các hoạt động, diễn đàn của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế
và khu vực từ đó nâng cao hơn nữa vị thế của Hội trong và ngoài nước.
Thứ năm, Hội cần tạo mối liên hệ và tạo điều kiện để các tổ chức chuyên
nghiệp về kế toán của quốc tế cũng như các hội nghề nghiệp quốc tế có cơ hội gặp gỡ
và giao lưu, trao đổi với các DN Việt Nam, qua đó tuyên truyền và nâng cao nhận thức
về việc áp dụng GTHL cũng như IFRS với các DN Việt Nam.
Trong kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy, nhân tố “Nhận thức áp lực thể
chế cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế” là nhân tố có mức ảnh hưởng đứng ở vị
153

trí thứ 5 trong 8 nhân tố. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của các DN
Việt Nam về yêu cầu áp dụng GTHL của các tổ chức quốc tế còn mờ nhạt. Mặc dù
cảm nhận của các DN về áp lực cưỡng chế của các tổ chức tín dụng và cho vay quốc
tế cũng như áp lực tuân thủ qui phạm của các tổ chức chuyên nghiệp về kế toán của
quốc tế đối với việc áp dụng GTHL là không lớn, nhưng những cảm nhận này đã có
những ảnh hưởng nhất định đến sự ủng hộ áp dụng GTHL. Bởi vậy, cần tạo thêm cơ
hội để sự ảnh hưởng này càng được tăng cường.

5.1.4 Khuyến nghị với các trường đại học và giới học thuật nghiên cứu
Trong kết quả nghiên cứu của Luận án, một trong những thách thức thiếu sự
hướng dẫn về GTHL là thách thức từ cả quá trình đào tạo ở bậc đại học. Chương trình
đào tạo tại các trường Đại học rất ít đề cập đến GTHL cũng như IFRS. Điều này là một
thiếu hụt lớn cho thế hệ tương lai của ngành kế toán Việt Nam. Một số kế toán trong
các DN đã phải áp dụng IFRS và GTHL cho báo cáo kế toán của họ khi muốn tiếp cận
nguồn vốn nước ngoài đã cho biết rằng, họ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể
trong việc thực hiện IFRS khi mà không được đào tạo bài bản, đa số họ phải tự học.
Hơn nữa, các nhà quản lý cũng thiếu hiểu biết về IFRS và GTHL.
Như vậy, cần phải có một thay đổi đáng kể trong đào tạo kế toán. Hiện nay, hầu
hết các trường đại học giảng dạy chuyên ngành kế toán và các chương trình đào tạo kế
toán khác đang thiếu giảng viên giàu kinh nghiệm về IFRS và GTHL. Bởi vậy, khi trả
lời khảo sát, những lý do trên khiến DN không ủng hộ áp dụng GTHL. Nhiều người trả
lời khảo sát đã cho ý kiến: các tài liệu hướng dẫn về IFRS và GTHL cũng đã được
dịch, tuy nhiên bản dịch không phản ánh đúng nội dung dẫn đến có sự hiểu lầm và giải
thích sai. Điều này cho thấy cần có một sự phối hợp trong đào tạo về IFRS giữa các
trường đại học và những chuyên gia về IFRS và GTHL, giỏi cả nghiệp vụ và giỏi cả
tiếng Anh để có thể hiểu đúng, dịch đúng. Hơn nữa, qua các giảng viên giầu kinh
nghiệm giảng dạy sẽ nhân rộng sự hiểu biết đến những người làm kế toán.
Giới học thuật nghiên cứu của Việt Nam trong kết quả nghiên cứu cho thấy
cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của DN.
Ngày nay, với sự phát triển của Internet và sự lớn mạnh, mở rộng của các Tạp chí
chuyên ngành, với sự hoạt động ngày càng tích cực của các Hiệp hội, đã tạo cơ hội
cho giới học thuật trong kế toán của Việt Nam những điều kiện để truyền bá những
tri thức mới.
Để tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh áp dụng GTHL ở Việt Nam, tác giả
Luận án có một số khuyến nghị cho các trường Đại học và giới học thuật nghiên cứu
như sau:
154

Thứ nhất, các trường Đại học cần rà soát và xây dựng lại chương trình và nội
dung giảng dạy. Hiện nay, nội dung giảng dạy của các trường chủ yếu là dạy theo
“cách ghi chép”, cách “định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh”. Sinh viên học
theo hướng tuân thủ, thuộc lòng mà không hiểu bản chất. Để trang bị kiến kiến thức và
kỹ năng cho nguồn nhân lực đáp ứng sự hội tụ kế toán quốc tế, trong thời gian tới, các
trường cần phải có sự thay đổi trong chương trình và nội dung giảng dạy. Người dạy
kế toán phải thay đổi cách thức giảng dạy theo phương pháp dựa trên các nguyên tắc,
tăng khả năng phán xét. Từ đó, cần phải thay đổi phương pháp kiểm tra và đánh giá
một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, khả năng xét đoán. Trong chương trình giảng
dạy, nội dung học phần “Nguyên lý kế toán” cần đưa vào và chú trọng giảng dạy các
nguyên tắc trong kế toán, các chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết chung. Những
kiến thức nền tảng của IFRS và các mô hình định giá sẽ được đưa vào thay bởi việc
dậy nhiều nôi dung thuộc “định khoản cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh” như một
số trường lâu nay vẫn thực hiện.
Đặc biệt, để có thể đào tạo được các nhà kế toán, kiểm toán có kỹ năng tốt về
GTHL, trong chương trình đào tạo của nhà trường trong chuyên ngành kế toán, kiểm
toán cần có môn học về thị trường và định giá.
Thứ hai, cần xây dựng chương trình giảng dạy về IFRS phù hợp với từng đối tượng.
Tại Việt Nam, các DN chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ nên thực sự nhu cầu kế
toán viên có hiểu biết về IFRS còn thấp. Thêm vào đó, nhiều trường có điểm đầu vào
chưa cao nên nếu đồng loạt đưa vào giảng dạy IFRS thực sự là một bài toán khó.
Chính vì vậy, chương trình giảng dạy của từng trường cần có sự thiết kế phù hợp, có
tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng sinh viên.
Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán tại các lớp học chương trình chất
lượng cao, chương trình tiên tiến hay chương trình quốc tế, cần có một số học phần
riêng về IFRS (giảng bằng tiếng Anh). Các chương trình này phải được tổ chức thi
tuyển nhằm lựa chọn những sinh viên có trình độ tiếng anh và tư duy tốt. Bước đầu,
các trường Đại học có thể triển khai liên kết với các hội nghề nghiệp quốc tế để cấp
chứng chỉ kế toán quốc tế. Đối với các sinh viên kém tiếng Anh và điểm đầu vào thấp,
có thể giảng dạy một học phần về IFRS ở mức độ vừa phải và được chuyển tải sang
ngôn ngữ tiếng Việt. Thứ ba, các trường Đại học cần thường xuyên kết hợp với DN và
các Hiệp hội nghề nghiệp để tổ chức các Khóa học ngắn hạn, các buổi tọa đàm, hội
thảo về phương pháp học tập và nghiên cứu về IFRS. Nhà trường cần có mối liên hệ
mật thiết, tiến tới mời hợp tác, giảng dạy, tư vấn chương trình giảng dạy từ các chuyên
gia (các công ty kiểm toán, các DN…). Cần có sự kết hợp trong đào tạo giữa nhà
155

trường và DN ngay từ khâu xây dựng chương trình để việc đào tạo thực sự đáp ứng
được nhu cầu xã hội.
Thứ tư, Giảng viên cần không ngừng học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức. Nhà
trường cần cử các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài liên quan
đến IFRS, học tập nâng cao trình độ, sinh hoạt và trao đổi chuyên môn giữa các trường
Đại học. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp học cập nhật IFRS cho các
giảng viên cũng như có chế độ thu hút các chuyên gia IFRS về thỉnh giảng, bồi dưỡng.
Nhà trường cũng cần tạo điều kiện về mặt vật chất để hỗ trợ các giảng viên tham gia
các chương trình kế toán quốc tế như ACCA, CAT, CA…
Các trường Đại học phải tích cực tổ chức các cuộc hội thảo với sự tham gia của
nhiều trường để cùng nhau bàn luận, học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và tìm ra
phương án hiệu quả nhằm đưa vào giảng dạy thành công IFRS.
Thứ năm, giới học thuật nghiên cứu (có thể là đội ngũ giảng viên các trường
đại học, cũng có thể thuộc các viện nghiên cứu) cần phát huy hơn nữa khả năng đi đầu
trong việc phát hiện những tri thức mới, cập nhật những thay đổi, tiến bộ trên thế giới
về lĩnh vực kế toán nói chung hay các kiến thức về IFRS, GTHL nói riêng. Qua đó,
tuyên truyền, chia sẻ tri thức một cách rộng rãi cho cộng đồng.

5.1.5 Khuyến nghị với doanh nghiệp


Theo như kết quả nghiên cứu của Luận án, nhân tố “Nhận thức thách thức về sự
phức tạp và tốn kém khi áp dụng” là nhân tố đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL. Những thách thức này bao gồm những thách thức về những khó khăn và chi
phí tốn kém khi chuyển đổi từ giá gốc sang GTHL như: khó khăn khi phải cập nhật qui
trình kế toán và kiểm toán theo GTHL, chi phí đào tạo nhân viên về GTHL và do phải sử
dụng giá thị trường hay những ước tính nên tốn nhiều chi phí thu thập và xử lý thông tin.
Trước những thách thức về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý; cảm nhận và đánh
giá về những hậu quả tiêu cực có thể gặp phải khi áp dụng GTHL cũng như những thách
thức về sự phức tạp và tốn kém khi chuyển đổi từ giá gốc sang GTHL là những nhân tố đã
ảnh hưởng tiêu cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam. Song, những bằng
chứng trên thế giới của việc áp dụng IFRS đã cho thấy chi phí vốn của các DN khi áp dụng
IFRS giảm đi đáng kể, giá cổ phiếu tăng lên khi các DN chuyển sang lập BCTC theo IFRS.
Để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, tác giả
Luận án đề xuất một số khuyến nghị với các DN như sau:
Thứ nhất, các DN cần xác định việc áp dụng IFRS và GTHL là một xu thế mà
các DN Việt Nam cần phải hướng tới. Lợi ích mà IFRS mang lại cho các DN sẽ vượt
xa những chi phí trước mắt mà DN phải bỏ ra.
156

Thứ hai, DN Việt Nam cần mạnh dạn nghiên cứu vận dụng GTHL, đặc biệt là
khối DN niêm yết; Chủ động minh bạch thông tin tài chính, tiếp cận thu hút vốn nước
ngoài; Thể hiện phương pháp xác định GTHL một cách rõ ràng trên Thuyết minh báo
cáo tài chính. Thông tin của kế toán theo GTHL rất nhạy cảm với thị trường nên có thể
làm sai lệch nhận thức của nhà đầu tư, do vậy, việc đo lường và định lượng rủi ro cần
phải được trình bày rõ ràng trong phần thuyết minh.
Thứ ba, cần chú trọng xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chất lượng cao, làm
việc hiệu quả. BCTC phải hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin của cổ đông,
đặt lợi ích của cổ đông lên trên hết.
Thứ tư, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn về kế toán, về thị trường
cho cả người quản lý DN, quản lý tài chính cũng như nhân viên kế toán; Đẩy mạnh
nghiên cứu lý thuyết về GTHL, về các mô hình đo lường GTHL; Trang bị hệ thống
công nghệ thông tin đủ mạnh để hỗ trợ thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài
chính theo IFRS. Đội ngũ triển khai hệ thống công nghệ thông tin, đội ngũ tư vấn
về phần mềm và nhà quản lý DN cần có kiến thức về GTHL và IFRS để việc triển
khai hệ thống phần mềm đạt hiệu quả cao nhất trong bối cảnh của DN, tránh tình
trạng phải chuyển đổi nhiều thêm phức tạp và tốn kém. Việc áp dụng GTHL đòi hỏi
người làm công tác kế toán cần am hiểu về hoạt động của DN, am hiểu về thị
trường, biết nắm bắt và phân tích thông tin. Bởi vậy, việc tự đào tạo những kiến
thức cần thiết cho việc áp dụng GTHL của đội ngũ người làm công tác kế toán là
hết sức quan trọng và cần thiết.

5.2 Đóng góp của luận án


5.2.1 Đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ những nội dung cơ bản về GTHL
và áp dụng GTHL cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN..
Nghiên cứu của Luận án được thực hiện dựa trên cả dữ liệu định tính và định
lượng. Do chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố thuộc nhận thức của các DN về
GTHL và ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam, nên tác giả
thực hiện nghiên cứu định tính trước nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu cơ bản cho vấn
đề nghiên cứu. Sau đó, tác giả sử dụng dữ liệu định lượng để kiểm định và đưa ra mô
hình chính thức về các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ
áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam. Mô hình chính thức của vấn đề nghiên cứu được
tạo bởi các nhân tố được hình thành từ kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA).
157

Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự ủng hộ áp dụng GTHL được thực hiện qua
phân tích hồi qui Binary Logistic.
Thứ hai, Nghiên cứu của Luận án là một trong những nghiên cứu thực nghiệm
đầu tiên tập trung vào nghiên cứu nhận thức về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng GTHL tại các DN trong bối cảnh Việt Nam. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên sử
dụng kỹ thuật thống kê để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự ủng hộ
áp dụng GTHL của DN thông qua hàm Logistic với biến phụ thuộc là biến nhị phân,
được đo lường bằng sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN.

5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn


Dựa trên khung lý thuyết về GTHL và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
GTHL, tác giả Luận án tiến hành thu thập dữ liệu với nghiên cứu điển hình tại các DN
Việt Nam. Theo đó, Luận án có một số đóng góp về thực tiễn như:
Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp và kiểm định hệ thống các nhân tố thuộc nhận
thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán, cũng như
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố với nghiên cứu điển hình tại các DN Việt Nam.
Thứ hai, Dựa trên kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự
ủng hộ việc áp dụng GTHL trong kế toán của các DN Việt Nam, tác giả đưa ra các khuyến
nghị đối với các cơ quan có liên quan như cơ quan quản lý Nhà nước, các DN, các tổ chức,
hiệp hội … nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán tại
các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà vấn đề này đang được các tổ chức quốc tế đưa GTHL
vào nhiều CMKT để ghi nhận, đo lường và báo cáo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Thứ ba, Kết quả thống kê mô tả về từng nhân tố (qua mức độ trung bình –
mean của mỗi biến quan sát) sẽ cho thấy một bức tranh chung về nhận thức của các
DN Việt Nam theo mỗi thuộc tính được trình bày trong từng nhân tố.
Thứ tư, Việc khảo sát ý kiến của các DN về sự ủng hộ việc áp dụng GTHL
trong kế toán cho thấy kết quả là đã có nhiều DN Việt Nam ủng hộ việc áp dụng
GTHL (số liệu thống kê cho thấy số lượng người trả lời ủng hộ áp dụng đã trên 40%-
đây là một kết quả đáng khích lệ với Việt Nam).

5.3 Những hạn chế của luận án


Luận án đã cố gắng hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu đã vạch ra, tuy nhiên vẫn
còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, Mặc dù các câu hỏi khảo sát đã dựa trên tổng quan nghiên cứu,
được xem xét cẩn thận bởi các chuyên gia kế toán và đã tiến hành các khảo sát thí
158

điểm nhưng không tránh khỏi đôi khi những người trả lời khảo sát vẫn chưa thực sự
rõ ý câu hỏi.
Thứ hai, Mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xem xét ảnh hưởng của
các nhân tố (biến độc lập) đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam (biến
phụ thuộc). Trong thực tế thì các mối quan hệ sẽ phức tạp hơn, những biến độc lập sẽ
có những mối quan hệ, có ảnh hưởng lẫn nhau và còn chịu ảnh hưởng bởi cơ chế thực
thi pháp luật. Do vậy, kết quả nghiên cứu mang tính chất là những phác thảo ban đầu,
cho cái nhìn cơ bản về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL
tại các DN Việt Nam.
Thứ ba, Luận án thu thập thông tin từ các Công ty niêm yết là chủ yếu bởi đây
là các DN có lợi ích công chúng là lựa chọn hàng đầu cho việc áp dụng GTHL. Luận
án cũng đã lựa chọn DN khảo sát theo đa dạng ngành nghề và sử dụng một Bảng câu
hỏi duy nhất, trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi dữ liệu thu
thập được có thể chưa đủ đại diện cho tất cả các DN nói chung về nhận thức của các
DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong DN.

5.4 Một số gợi ý nghiên cứu trong tương lai


(1) Mở rộng phạm vi khảo sát với nhiều đối tượng, loại hình DN (có sự so sánh
giữa các nhóm đối tượng, loại hình DN).
(2) Khảo sát nhận thức của nhà đầu tư, kiểm toán, nhà nghiên cứu và so sánh
với nhận thức của kế toán DN, nhà quản lý DN.
(3) Khảo sát sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhân tố.
(4) Khảo sát sự sẵn sàng áp dụng GTHL tại các DN.
159

KẾT LUẬN
Hiện nay, theo xu thế hội nhập quốc tế, các BCTC lập theo Chuẩn mực Báo cáo
Tài chính Quốc tế (IFRS) có thể nói là xu thế chung của các DN trên thế giới. Một
trong những rào cản của quá trình hội tụ với IFRS ở Việt Nam là việc áp dụng GTHL.
Luận án đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt
Nam” với mục tiêu tìm ra được các nhân tố quan trọng, thuộc nhận thức của các DN có
khả năng ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam,
đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị
nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN
Việt Nam, hướng tới sự hội tụ của CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế.
Mặc dù trên thế giới đã có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN, nhưng hầu hết các nghiên cứu của nước ngoài
thường thực hiện với các quốc gia đã áp dụng IFRS; rất ít nghiên cứu cho các quốc gia
chưa áp dụng IFRS và rất ít các nghiên cứu thực hiện theo hướng nghiên cứu nhận thức,
đánh giá của các DN về áp lực thể chế, lợi ích, bất lợi, thách thức áp dụng tại bối cảnh
thể chế, môi trường kinh doanh của các quốc gia đang phát triển; cũng như ảnh hưởng
của sự nhận thức, đánh giá này đến việc ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN ở các quốc
gia này.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng
hộ áp dụng GTHL của các DN Việt Nam nhưng một mặt, các nghiên cứu này mới dừng
lại ở việc nghiên cứu sự ảnh hưởng đến thực trạng đã áp dụng như thế nào, chưa nghiên
cứu sự ảnh hưởng đến xu hướng sẽ áp dụng. Mặt khác, các nghiên cứu này chưa xây
dựng được một mô hình tổng thể về các nhân tố nói chung hay các nhân tố thuộc nhận
thức nói riêng, ảnh hưởng đến việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN.
Luận án này trước hết khái quát, tổng hợp và hệ thống các vấn đề về GTHL, và
áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN. Sau đó, dựa trên tổng quan nghiên cứu,
Luận án xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của
các DN, bao gồm các nhân tố về nhận thức, đánh giá của các DN Việt Nam về các lợi
ích, bất lợi, thách thức, áp lực thể chế… đến sự ủng hộ, hành vi, xu hướng của họ
trong việc lựa chọn áp dụng GTHL. Tiếp đến, Luận án thực hiện kiểm định sơ bộ sự
phù hợp của mô hình và thang đo, cùng với việc xin ý kiến các chuyên gia trong việc
điều chỉnh các thang đo để mô hình phù hợp với các DN Việt Nam. Kỹ thuật nghiên
cứu định lượng được Luận án thực hiện khi kiểm định mô hình các nhân tố thuộc nhận
thức ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của các DN Việt Nam và xác định mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Luận án xây dựng Bảng hỏi và thực hiện điều tra
khảo sát với đối tượng là các DN Việt Nam. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá
(EFA) được Luận án sử dụng để kiểm định thang đo. Mô hình hồi qui Logistic được
Luận án sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự ủng hộ áp
160

dụng GTHL tại các DN Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, Luận án thảo luận,
giải thích cho các kết quả.
Như vậy, Luận án đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về sự ủng hộ áp
dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Luận án đã chỉ ra các nhân tố có ảnh
hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL và mức độ ảnh của từng nhân tố, được sắp xếp từ
cao nhất đến thấp nhất về mức độ ảnh hưởng như sau:
(1) Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh (tác
động ngược chiều)
(2) Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng của Báo cáo tài chính (tác động thuận
chiều)
(3) Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng (tác động ngược chiều)
4) Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các công ty kiểm toán và hiệp hội
trong nước (tác động cùng chiều)
(5) Nhận thức áp lực cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế (tác động cùng chiều),
(6) Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế (tác động cùng chiều).
(8) Nhận thức cơ chế bắt chước (tác động thuận chiều)
Luận án hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc đưa ra cách thức và lộ trình thích hợp cho việc áp dụng GTHL
trong kế toán tại các DN Việt Nam và tiến tới xây dựng lộ trình hội tụ với IFRS. Ngoài
ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án đưa ra các kiến nghị, giải pháp đối với các
cơ quan quản lý nhà nước, các DN, các nhà đầu tư để tăng cường sự ủng hộ và đẩy
mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán. Luận án cũng mong muốn là tài liệu tham
khảo tốt cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về GTHL và áp dụng GTHL trong
kế toán ở Việt Nam.
161

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Ngọc Lan (2013), “Một số trường phái định giá trong kế toán trên thế
giới”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 185, 8/2013.
2. Nguyễn Ngọc Lan (2014), “Lịch sử hình thành, phát triển và những tranh cãi về
giá trị hợp lý ở Anh và Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 195, 6/2014.
3. Nguyễn Ngọc Lan (2014), “Nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp giá trị hợp
lý trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” Tuyển tập hội nghị Khoa học
thường niên năm 2014. ISBN: 978-604-82-1388-6, tháng 11/2014.
4. Nguyễn Ngọc Lan (2015), “Áp dụng giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán quốc
tế ở Mỹ và Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 205, tháng 4/2015.
5. Nguyễn Ngọc Lan & Nguyễn Thị Cúc (2016), “Hội tụ kế toán quốc tế ở một số
quốc gia và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số
151, tháng 4/2016.
6. Nguyễn Ngọc Lan &Nguyễn Thị Cúc (2016), “Những thách thức khi áp dụng
IFRS tại Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các trường Đại học”, Kỷ yếu Hội Thảo
Quốc gia – Nhà xuất bản Tài chính, tháng 12/2016.
7. Nguyễn Ngọc Lan (2017), “Áp dụng giá trị hợp lý theo Chuẩn mực Báo cáo Tài
chính Quốc tế số 13- Lợi ích, bất lợi và hàm ý cho kế toán Việt Nam”, Tạp chí Kế
toán &Kiểm toán, số 162, tháng 3/2017
162

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Aboody, D. E., Barth, M. E., and Kasznik, R. (1999), ‘Revaluations of fixed
assets and future firm performance: Evidence from the UK’, Journal of
Accounting and Economics, Vol 26, pp. 149-178.
2. Adela, D. and Anuta, B. (2011), ‘Accounting and the environmental factors – an
empirical investigation in post – communist romania’, Accounting and
Management Information Systems, Vol.10, No.2, pp.135-168.
3. AICPA (2011), ‘IFRS Readiness Survey’, American Institute of CPA, truy cập
ngày 26 tháng 10 năm 2014, từ
http://www.aicpa.org/Research/StudiesandPapers/Pages/IFRSReadinessSurv
ey.aspx.
4. Albu, CN and Alexander (2013), ‘When global accounting standards meet the
local context—Insights from an emerging economy’, Critical Perspectives on
Accounting, In Press, truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2014, từ
http://dx.d
5. Alicia, N., Jodi, S. and Juan, S. (2009), ‘IMF Working Paper’, International
Monetary Fund, Laura Kodres.
6. Alistair, B., Lain, C., David, H. Allan, H. (2007), ‘Fair Value Accounting and
Managerial Discretion’, Leeds University Business School working paper series,
Vol. 2, No. 2.
7. Allen, F., Carletti and E. (2008), ‘Mark to market accounting and liquidity
pricing’, Journal of Accounting and Economics, No.45, pp.358–378.
8. Alnajjar, FK, Peacock and E. (1995), 'Perceptions of Fortune 500 controllers
on internationalizing the accounting curriculum', Journal of International
Accounting, Auditing and Taxation, Vol. 4, No. 1, pp. 1-12.
9. Amir, E., Harris, T.S., Venuti and E.K. (1993), ‘A comparison of US versus non-
US GAAP accounting measures using Form 20-F reconciliations’, Journal of
Accounting Research, Vol. 31, pp.230—275.
10. Andrea, E., Lorenzo, C., Frank, D., Sergio, G., Angela, M., Paolo and P. (2004),
The Social Science Research Network electronic library, truy cập ngày 21 tháng
4 năm 2014, từ http://ssrn.com/abstract_id=749044.
163

11. Arsen, D., Duanning, Z., David, G.; William and M. (2010), Critical factors of
IFRS adoption in the US: an empirical study, truy cập ngày 23 tháng 7 năm
2013, từ
12. Ashford and C. C. (2011), ‘Fair Value Accounting: Its Impacts on Financial
Reporting and How It Can Be Enhanced to Provide More Clarity and Reliability
of Information for Users of Financial Statements’, International Journal of
Business and Social Science, Vol. 2, No. 20.
13. Baldarelli, MG, Demartini, P & Mosnja-Skare and L. (2007), 'Application of
accounting standards in small and medium enterprises in Italy and Croatia:
Challenges of international harmonization', Ekonomska Istrazivanja-
Economic Research, Vol. 20, No.1, pp. 8-25.
14. Ball and R. (2006), ‘International financial reporting standards (IFRS): pros and
cons for investors’, Accounting and Business Research International Accounting
Policy Forum, pp.5–27.
15. Barlev, B., Haddad and J.R. (2003), ‘Fair value accounting and the management
of the firm’, Critical Perspectives on Accounting, Vol. 14, No.4, pp.383–415.
16. Barlev, B., Haddad and J.R. (2007), ‘Harmonization, comparability, and fair
value accounting’, Journal of Accounting, Auditing and Finance, Vol. 22, No.3,
pp.493–509.
17. Barth and M. (1994), ‘Fair-value accounting: evidence from investment
securities and the market valuation of banks’, The Accounting Review, Vol. 69,
No.1, pp.1–25.
18. Barth and M. (2004), ‘Fair values and financial statement volatility In C. Borio,
W. C. Hunter, G. G. Kaufman, & K. Tsatsaronis (Eds.), The market discipline
across countries and industries’, Cambridge, Massachusetts: MIT Press.
19. Barth and M. E. (1991), ‘Relative measurement errors among alternative pension
asset and liability measures’, The Accounting Review, Vol. 66, pp.433-463.
20. Barth, M. E., & Clinch and G. (1998), ‘Revalued Financial, Tangible, and
Intangible Assets: Associations with Share Prices and Non-Market-Based Value
Estimates’, Journal of Accounting Research, Vol. 36, pp.199-233.
21. Barth, M. E., Beaver, W. H., & Landsman and W. R. (1996), ‘Value relevance of
banks fair value disclosures under SFAS’ no. 107, The Accounting Review,
Vol.71(4), pp.513–537.
164

22. Barth, M., Taylor and D. (2010), ‘In defense of fair value: Weighing the evidence
on earnings management and asset securitizations’, Journal of Accounting and
Economics. Vol. 49, pp.26-33.
23. Bartov, E., (1993), ‘The timing of asset sales and earnings manipulation’, The
Accounting Review, Vol 68, 840- 855.
24. Bell, T.T & Griffin J.B (2012), ‘Commentary on Auditing High - Uncertainty
Fair Value Estimatesǁ’, A Journal of Practice & Theory, Vol 31, pp. 147-155.
25. Beng, W. G; Jeffrey Ng; Kevin, O. Y. (2009), Market Pricing of Banks’, Fair
Value Assets Reported under SFAS 157 during the 2008 Economic Crisis,
Singapore Management University.
26. Benjamin, Niskkalan & Marathamuthu (2012), ‘Fair Value Accounting and the
Blobal Financial Crisis: The Malaysian Experience’, Jamar Vol.10, pp 53-58.
27. Betakova, J., Hrazdilova-Bockova, K., & Skoda, M. (2014), ‘Fair value
usefulness in financial statements’, DAAAM International Scientific Book.
28. Bewley; Graham; Peng; (2013), ‘Toward Understanding How Accounting
Principles Become Generally Accepted: The Case of Fair Value Accounting
Movement in China’, Financial reporting and auditing as social and
organizational practice Workshop 2. London, December 16-17, 2013.
29. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán DN - Quyển 1 - Hệ thống tài khoản kế toán,
Nhà Xuất bản Tài chính.
30. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán DN - Quyển 2 - BCTC, chứng từ và sổ kế
toán, Nhà Xuất bản Tài chính.
31. Bộ Tài chính (2012), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
32. Bolivar, M.P.R. & Andres Navarro Galera, A.N. (2012), ‘The Pole of Fair
Value Accounting in Promoting Government Accountabilty’, .A Journal of
Accounting Finance and Business Studies, Vol 48, pp. 348-386.
33. Boochun, J., Hamid, P., Eric, W., Shirley, J. D. (2013), ‘Advances in
Accounting, incorporating Advances in International Accounting’, The
association between firm characteristics and CFO’s opinions on the fair value
option for non-financial assets.
34. Boston, M. A. (2008), Causes and Consequences of Choosing Historical Cost
versus Fair Value, truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2014, từ http://care-
mendoza.nd.edu/assets/152281/riedlmrs03062008.pdf.
165

35. Brad A. B., Jeffrey, J. B., Peter, D. E. (2010), A Convenient Scapegoat: Fair
Value Accounting by Commercial Banks during the Financial Crisis, University
of Notre Dame, Notre Dame.
36. Brian, B., Lisa, M. G, Linda, M., Norma, R. M., Gregory, E. S. (2012), The
Audit of Fair Values and Other Estimates: The Effects of Underlying
Environmental, Task, and Auditor-Specific Factors, truy cập ngày13 tháng 6 năm
2016, từ http://ssrn.com/abstract=2027492.
37. Brickner, D. R. (2002), ‘An analysis of the factors impacting the relevance of
SFAS No 107 Fair Value disclorsures’, A dissertation submitted to the Kent
State University Graduate School of Management in partial fulfillment of the
requyrement for degree of Doctore of Philosophy.
38. Brief, R. P. (1966), ‘The origin and evolution of nineteenth-century asset
accounting’, Business History Review, Vol 40, pp.1–23.
39. Bùi Thị Ngọc (2008), ‘Bàn về GTHL trong hợp nhất kinh doanh’, Tạp chí
Nghiên cứu tài chính kế toán, số 09.
40. Cairn, D., Dianne, M., Ross, T., Ann, T. (2011), ‘IFRS fair value measurement
and accounting policy choice in the United Kingdom and Australia’, The British
Accounting Review, No. 43, pp. 1-21
41. Charles J.P., Shimin, C., Xijia, S. (1999), Is Accounting Information Value
Relevant in the Emerging Chinese Stock Market?, Department of Accounting and
Finance, Lingnan College, Hong Kong.
42. Christensen, H., & Nikolaev, V. (2009), ‘Who uses fair value accounting for
non-financial assets after IFRS adoption?’, University of Chicago Booth School
of Business, Working paper, No. 09-12.
43. Công ty Luật Brandco (2010), Mọi con đường đều dẫn tới kế toán theo giá trị
hợp lý, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2014, từ truy cập ngày 23 tháng 7 năm
2013, từ http://www.brandco.vn.
44. Cong, S. (2011), The Possible Application of International Accounting Standards
in China, The University of Birmingham.
45. Crosbie, R (2014), In the Eye of the Beholder: How Perceptions are Formed
and How to Leverage Them for Business Advantage, truy cập ngày 10 tháng 3
năm 2014, từ http://www.tero.com/article_eyeofbeholder.html.
166

46. DaiFei. Y., Majella, P., Fang, H., Jenny, S. (2014), The Determinants of Fair
Value Measurements of Banks: International Evidence, Griffith University.
47. Danbolt, J., & Rees, W. (2008), An Experiment in Fair Value Accounting: UK
Investment Vehicles, European Accounting Review, Vol 17 (2), pp. 271-303.
48. Daniel, R. B. (2012), ‘An Analysis Of Factors Impacting The Value-Relevance
Of SFAS No. 107 Fair Value Disclosures’, Journal Of Business And Economics
Research, Vol. 1, No. 4.
49. Daske, H., Hail, L., Leuz, C., & Verdi, R. (2008), ‘Mandatory IFRS reporting
around the world: early evidence on the economic consequences’, Journal of
Accounting Research, 46(5), pp. 1085–1142.
50. David, P. (2011), ‘The role of fair value measurement in the recent financial
crunch’, Economics, Management, and Financial Markets, Vol. 6, No. 1, pp.
989-1001.
51. Dechow, P.M, Myers, L.A & Shakespeare, C. (2010), ‘ Fair value accounting and
gains from asset securitizations: A convenient earnings management tool with
compensation side-benefits’, Journal of Accounting and Economics, Vol 49, 2-25.
52. Dietrich, D., Harris, M., & Muller, K. A. (2001), ‘The reliability of investment
property fair estimates’, Journal of Accounting and Economics. Vol 30, pp. 125-158.
53. Duc Hong Thi Phan (2014), Examining key determinants of International
Financial Reporting Standards (IFRS) adoption in Viet Nam: An institutional
perspective, Swinburne University of Technology.
54. Dumitru, M., Maria, I. D, Carmen, G. B. (2013), ‘Fair value measurement disclosures:
particularities in the context of listed companies and european funding’, Annales
Universitatis Apulensis Series Oeconomica, vol. 15, no. 1, pp. 40-53.
55. Dương Thị Thảo (2012), ‘Kiểm soát việc tăng vốn khống bằng kế toán theo giá
trị hợp lý’, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 6 (107), tr. 27.
56. Dương Thị Thảo (2013), ‘Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng
giá trị hợp lý trong chế độ kế toán DN Việt Nam hiện nay’, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài chính.
57. Easton, P. D., Eddey, P. H., & Harris, T. S. (1993), ‘An Investigation of
Revaluations of Tangible Long-Lived Assets’, Journal of Accounting Research,
Vol. 31, pp. 1-38.
167

58. Eccher, E. A., Ramesh, K., & Thiagarajan, S. R. (1996), ‘Fair value disclosures
by bank holding companies’, Journal of Accounting and Economics. Vol 22,
pp. 79-117.
59. Emenyonu, E., & Gray, S. (1992), ‘EC accounting harmonisation: an empirical
study of measurement practices in France’, Germany and the UK. Accounting
and Business Research, N0 23, pp. 49–58.
60. Ernst & Young (May 2005), How fair is fair value?, IFRS stakeholder series.
61. Fargher, N. (2001), ‘Management perceptions of fair value accounting for all
financial instruments’, Australian accounting review, Vol 11, 62-72.
62. FASB, SFAS 157 “Fair Value Measurements”, September 2006.
63. FitchRatings (2005), Accounting and financial reporting risk: 2005 global
outlook. FitchRatings credit policy.
64. Gary, K. M., Clare, B. R., Sidney, J. G. (1995), JournalofInternational
BusinessStudies, truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015 từ www.jstor.org.
65. Gassen, J., & Schwedler, K. (2010), ‘The Decision Usefulness of Financial
Accounting Measurement Concepts: Evidence from an Online Survey of
Professional Investors and Their Advisors’, European Accounting Review,
Vol 19, pp. 495-509.
66. Gene, S., Keith, W., Jeffery, R., James, H. N. (2013), ‘Cultural Influences on
Accounting and Its Practices’, Cultural Influences, Liberty University.
67. Geoffrey, W. (2008), ‘Fair Value and the IASB/FASB Conceptual Framework
Project: An Alternative View’, Abacus, Vol. 44, No. 2.
68. Georgiou, G. (2010), 'The IASB standard-setting process: Participation and
perceptions of financial statement users', The British Accounting Review, Vol.
42, No. 2, pp. 103-118.
69. Guerreiro, MS, Rodrigues, LL & Craig, R. (2008), 'The preparedness of
companies to adopt International Financial Reporting Standards: Portuguese
evidence', Accounting Forum, vol. 32, no. 1, pp. 75-88.
70. Guohua, Z., Xiaohui, Q., Xudong, J. (2011), Economic Consequences of the
Adoption of Fair Value Accounting in China, truy cập ngày 22 tháng 1năm 2016,
từ http://ssrn.com/abstract.
168

71. Hà Thị Ngọc Hà (2012), Giá trị hợp lý – hiểu thế nào cho đúng, truy cập ngày 15
tháng 2 năm 2014, từ http://www.misa.com.vn/tin-tuc.
72. Hà Thị Ngọc Hà (2016), Cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với
thông lệ, chuẩn mực quốc tế với việc góp phần tăng cường chất lượng báo cáo
tài chính được kiểm toán, truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016, từ
http://www.vacpa.org.vn/.
73. Hail, L. & Leuz, C. (2007), Capital market effects of mandatory IFRS reporting
in the EU: empirical evidence, truy cập ngày 30tháng 10 năm 2014 từ
http://www.afm.nl/marktpartijen/upl_documents/AFM_Report_IFRS_271207.
74. Hans, B. C., Valeri, V. N. (2009), Social Science Research Network, truy cập
ngày 28 tháng 12 năm 2013, từ http://ssrn.com/abstract=1269515.
75. Hans, B. C., Valeri, V. N. (2012), Does Fair Value Accounting for Non-
Financial Assets Pass the Market Test?, Chicago University, Chicago.
76. Heidhues, E & Patel, C. (2008), 'Convergence of accounting standards in
Germany: biases and challenges’, 10th International Conference on
Accounting & Business 2008, China: East China University of Science &
Technology, pp. 52.
77. Horton, J.; Macve, R. (2000), ‘Fair Value for financial instruments: how erasing
theory is leading to unworkable global accounting standards for performance
reporting’, Australian Accounting Review, Vol. 10, No. 21, pp. 26–39.
https://scholar.google.com.vn/scholar?q=critical+factors+of+ifrs+adoption+in+th
e+us+an+empirical+study&hl=vi&as_sdt=0&as_vis=1&oi=scholart&sa=X&ved
=0ahUKEwirrsPFnofNAhUIW5QKHeneDEQQgQMIFzAA.
78. IASB (2009), Exposure Draft - Fair Value Measurements.
79. IASB (2011), IFRS 13 - Fair Value Measurement.
80. IASB (2008), IASB Expert Advisory Panel Measuring and disclosing the fair
value of financial instruments in markets that are no longer active, United
Kingdom.
81. IASB (2015), Conceptual Framework for Financial Reporting, Exposure Draft.
82. Ijeoma, N.B (2014), ‘The contribution of fair value accounting on corporate
financial reporting in Nigeria’, American Journal of Business, Economics and
Management, Vol. 2, No. 1, pp. 1-8.
169

83. Iyoha, FO & Jimoh, J (2011), 'Institutional Infrastructure and the Adoption
of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Nigeria', School of
Doctoral Studies (European Union) Journal - 2011, Vol. 3, pp. 17-23.
84. Jiri, S. (2015), ‘Historical Costs or Fair Value in Accounting: Impact on Selected
Financial Ratios’, Journal of Economics, Business and Management, Vol. 3, No. 5.
85. Joachim, G., Kristina, S. (2009), Social Science Research Network, truy cập ngày
28 tháng 12 năm 2015, từ http://ssrn.com/abstract=1351391.
86. Joanne, H., Richard, M. (2000), Fair value for financial instruments :how
erasing theory is leading to unworkable global accounting standards for
performance reporting, Department of Accounting & Finance, UK.
87. Joos, PP. & Leung, E. (2012), 'Investor perceptions of potential IFRS
adoption in the United States', The Accounting Review, Vol. 88, No. 2, pp.
577-609.
88. Joshi, P. & Al-Bastaki, H. (2002), 'International accounting and the accounting
curriculum: A survey of the perceptions of corporate chief accountants from
Bahrain ', Meditari Accountancy Research, Vol. 10, pp. 109-129.
89. Joshi, PL., Bremser, WG., Al-Ajmi, J. (2008), 'Perceptions of accounting
professionals in the adoption and implementation of a single set of global
accounting standards: Evidence from Bahrain', Advances in Accounting, Vol.
24, No. 1, pp. 41-48.
90. Juana, A., Fernando, G. M., Juan, M. M. (2009), Firm-Specific Factors
Influencing the Selection of accounting options provided by the IFRS: Empirical
evidence from spanish market, Banco De Espana Eurosistema, Madrid.
91. Jung, B., Pourjalali, H., Wen, E., Daniel, S.J. (2013), ‘The association between
firm characteristics and CFO's opinions on the fair value option for non-financial
assets’, Advances in Accounting, incorporating Advances in International
Accounting, Vol 29, pp.255-266.
92. Kalin, K. (2008), Social Science Research Network, truy cập ngày 15tháng 04
năm 2016], từ http://ssrn.com/abstract=1336368
93. Kam, V. (1990), Accounting theories, Witley & Son.
94. Kim, M. S., David, C. Y. (2012), ‘Factors Affecting the Adoption of IFRS’,
International Journal of Business, Vol. 17, No. 3.
170

95. Kin, L. (2013), Earnings management, firm location, and financial reporting
choice: An analysis of fair value reporting for investment properties in an
emerging market, Singapore management University.
96. Koonce, L., K.K. Nelson, and C. Shakespeare. (2011). How do investors assess
the relevance of fair value for financial instruments? The Accounting Review.
Vol 86, 2075 - 2098.
97. KPMG (2006), ‘The IFRS Journey to Readiness in Canada: Part 1 &2', truy
cập 18/10 năm 2015 từ
https://www.kpmg.com/Ca/en/IssuesAndInsights/ArticlesPublications/
Documents/The%20Journey%20to%20IFRS%20Readiness%20-
%20Part%202.pdf.
98. KPMG (2013), Fair Value Measurement Questions and Answers, truy cập ngày
5/ 6 năm 2015, từ https://home.kpmg.com/content/dam/kpmg/pdf/2015/12/fair-
value-qa-2015.pdf
99. Kumarasiri1 J. & Fisher R. (2011), ‘Perceptions of Fair-Value Accounting:
Developing Country Evidence’, International Journal of Auditing, Vol 15,
66-87.
100. Landsman, W. (2007), ‘Is financial accounting information relevant and reliable?
Evidence from capital market research’, Accounting and Business Research, pp
19–30, [Special issue].
101. Laux, C., Leuz, C. (2009), ‘The crisis of fair-value accounting: Making sense of
the recent debate’, Accounting, Organizations and Society, No. 34, pp. 826-834.
102. Laux, C., Leuz, C. (2010), ‘Did Fair – Value Accounting Contribute to the
Financial Crisis?’, Forthcoming in the Journal of Economic Perspectives,
Chicago University, Chicago.
103. Lê Hoàng Phúc (2012), ‘Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong
kế toán Việt Nam’, Tạp chí kiểm toán, Số 1.
104. Lê Hoàng Phúc (2014), Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ
thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam, Luận án tiến
sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
105. Lê Vũ Ngọc Thanh (2005), Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong hệ
thống kế toán DN Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.
106. Lee, T. A. (2008), Review of ‘The Routledge Companion to Fair Value and
Financial Reporting’, Accounting and Business Research, Vol.38, No. 1, pp.93–96.
171

107. Lowe, A & Locke, J. (2005), 'Perceptions of journal quality and research paradigm:
results of a web-based survey of British accounting academics', Accounting,
Organizations and Society, Vol. 30, No. 1, pp. 81-98.
108. Mai Ngọc Anh (2011), ‘Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy nhất
trong kế toán tài chính’, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, Số 3.
109. Mary, E. B. (1994), ‘Fair Value Accounting: Evidence from Investment
Securities and the Market Valuation of Banks’, The Accounting review, Vol. 69,
No. 1, pp. 1-25.
110. Meek, G., Roberts, C., Gray, S. (1995), ‘Factors influencing voluntary annual report
disclosures by US, UK and continental European multinational corporations’,
Journal of International Business Studies, Vol. 26, No. 3, pp.555–572.
111. Michael, E., Yang, X., Han, Y. (2013), Social Science Research Network, truy
cập ngày 12 tháng 8 năm 2015, từ http://ssrn.com/abstract=1473569.
112. Michael, P. (2010), ‘Fair value accounting, financial economics and the
transformation of reliability’, Accounting and Business Research, International
Accounting Policy Forum, Vol. 40, No. 3, pp. 197-210.
113. Morris, RD, Gray, SJ, Pickering, J & Aisbitt, S. (2013), 'Preparers' Perceptions of
the Costs and Benefits of IFRS: Evidence from Australia's Implementation
Experience', Accounting Horizons, In Press.
114. Muller, K. A., Riedl, E. J., Sellhorn T. (2008), Causes and Consequences of Choosing
Historical Cost versus Fair Value, truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015, từ
https://www.google.com.vn
115. Naoum, V.C., Sykianakis, N., Tzovas, C. (2011), 'The perceptions of managers
of Greek firms regarding the Costs and Benefits ensuing from the adoption
of International Financial Reporting Standards in Greece', International
Journal of Economiic Sciences and Applied Research, Vol. 4, No. 3, pp. 59-74.
116. Navarro-García, J.C. & Bastida, F. (2010), 'An empirical insight on Spanish
listed companies' perceptions of International Financial Reporting Standards',
Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, Vol. 19, No. 2, pp.
110-120.
117. Neil, F. (2001), ‘Management Perceptions of Fair-Value Accounting for all
Financial Instruments’, Australian Accounting review, pp. 62-72.
118. Nelson, K. (1996), Fair Value Accounting for Commercial Banks: An Empirical
Analysis of SFAS, The Accounting Review. Vol. 71, No. 107, pp. 161-182.
172

119. Nguyễn Phúc Sinh (2008), Nâng cao tính hữu ích của BCTC, Luận án tiến sĩ, Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
120. Nguyễn Thế Lộc (2010), ‘Tính hợp lý của Giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn
mực BCTC quốc tế’, Tạp chí Kiểm toán, số 11.
121. Omiros, G., Lisa, J. (2011), ‘In pursuit of legitimacy: A history behind fair value
accounting’, The British Accounting Review, No. 43, pp. 311-323.
122. Omri, MA & Akrimi, N 2011, 'The preparedness of listed Tunisian companies
to adopt international financial reporting standards', International Journal of
Accounting, Auditing and Performance Evaluation, vol. 7, no. 3, pp. 253-265.
123. Patricia, J., David, L. (2000), ‘Fair value accounting – an industry view’,
Financial Stability Review, British Bankers’ Association.
124. Pawan, J. (2013), ‘Fair value Acounting: Adoptabillity in Indian Corporate
Financial Reporting Scenario’, Internatinal Journal of Accounting, and Business
Management (IJABM), Volume 1, Issue 1.
125. Pawsey, N..L. (2010), 'Australian preparer perceptions towards the quality and
complexity of IFRS', Sixth Asia Pacific Interdisciplinary Research in
Accounting Conference, University of Sydney.
126. Penman, S. (2007), ‘Financial reporting quality: is fair value a plus or
minus?’, Accounting and Business Research, pp.33–44.
127. Peter, J. W. (2009), Fair Value Accounting – A Critique, truy cập ngày10 tháng
10 năm 2015, từ http://www.economonitor.com/blog/2009/01/fair-value-
accounting-a-critique/
128. Petroni K. and J. Wahlen (1995), ‘Fair Values of Equyty and Debt Securities
and Share Prices of Property-Liability Insurers’, Journal of Risk and Insurance,
Vol 62, 719-737.
129. Phạm Đức Hiếu (2010), ‘Kế toán theo giá trị hợp lý và khủng hoảng tài chính các
tranh luận và liên hệ thực tế ở Việt Nam’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số tháng 9.
130. Plantin, G.; Sapra, H.; Shin, H. S. (2008), ‘Marking-to-market: panacea or
Pandora’s box?’, Journal of Accounting Research, Vol. 46, No. 2, pp. 435–460.
131. Quế Chi (2012), ‘Mọi con đường dẫn tới kế toán theo giá trị hợp lý’, Tạp chí kế
toán, số 77.
173

132. Rajni, D., Joycelyn, D., Rashika, K., Charlotte, T.(2012), ‘Accoutant and user
perceptions of Fair value accounting: Evidence from Fiji’, Global journal of
Business research, Vol. 6, No. 3.
133. Rankin, Stanton, McGowan, Ferlauto, Tilling (2012), Fair value accounting,
Contemporary issues in accounting Textbook, John Wiley & Sons Australia, Ltd,
pp. 275-311.
134. Ray, B. (2006), ‘International Financial Reporting Standards (IFRS): pros and
cons for investors’, Accounting and Business Research, International Accounting
Policy Forum, pp. 5-27.
135. Rebecca, H., Frank, H., Subramanyam, K. R. (2006), Fair-value pension
accounting, University of Southern Clifornia, Los Angeles.
136. Renata, S., Phil, O., Ann, C. (2012). The Social Science Research Network
electronic library, truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014, từ
http://ssrn.com/abstract=1276826
137. Rezaee, Z., Smith, L.M., Szendi, J.Z. (2010), 'Convergence in accounting
standards: Insights from academicians and practitioners', Advances in
Accounting, Vol. 26, No. 1, pp.142-154.
138. Richard, J. (2004), ‘The secret past of fair value: lessons from history applied to
the French case’, Accounting in Europe, No.1, pp.95–107.
139. Ross, S. (2015), What does the efficient market hypothesis assume about fair
value, truy cập 09 /02/2017, từ http://www.investopedia.com/ask/answers/022515
140. Ross, T., Wei, Y., Alistair, B. (2014), Research online: Australasian Accounting,
Business and Finance Journal, truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2014, từ
http://ro.uow.edu.au/aabfj.
141. Scott, W. R. (2008). Institutions and organizations: ideas and interests. Los
Angeles: Sage Publications
142. Sebastian E.G, Danut C. và Maria.D (2014). Relevance and credibility of the fair
value measurement during the crisis. Procedia Economics and Finance 8, 306-312

143. Son, D.D., Marriott, N., Marriott, P. (2006), 'Users perceptions and uses of
financial reports of small and medium companies (SMCs) in transitional
economies, Qualitative evidence from Vietnam', Qualitative Research in
Accounting & Management, Vol. 3, No. 3, pp. 218-235.
174

144. Songlan, P., Cameron, G., Kathryn, B. (2014), Fair Value Accounting Reforms in
China: Towards an Accounting Movement Theory, truy cập ngày 02 tháng 06
năm 2014, từ http://ssrn.com/abstract=2229475.
145. Stabus (1961), ‘Accounting theory for investors’, Accounting Review (AAA).
146. Stephen, H. P. (2007), ‘Financial reporting quality: is fair value a plus or a
minus?’, Accounting and Business Research Special Issue: International
Accounting Policy Forum, pp.33-44.
147. Suchman, M. C. (1995), ‘Managing legitimacy: strategic and institutional
approaches’, Academy of Management Review, Vol.20, No 3, pp.571–610.
148. Ting, Y. S., Soo, C. M. (2005), Fair Value Accounting – Relevance, Reliability
and Progress in Malaysia, University College Sedaya International.
149. Trần Quốc Thịnh (2013), Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp
ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
150. Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2014), ‘Một số đề xuất triển khai giá trị hợp
lý trong kế toán tại DN Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế’, Tạp chí
Nghiên cứu – trao đổi, tr. 48.
151. Valeri, V. N. (2012), ‘Does Fair Value Accounting for Non-Financial Assets
Pass the Martket Test’, The University of Chicago; BoothSchool of Business,
Chicago.
152. Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, nhà xuất bản lao động.
153. Wayne, R. L. (2005), Fair Value Accounting for Financial Instruments: Some
implications for Bank Regulation, School University of North Carolina.
154. Wayne, R. L. (2007), ‘Is fair value accounting information relevant and reliable?
Evidence from capital market research’, Accounting and Business Research
Special Issue: International Accounting Policy Forum, pp.19-30.
155. Wong, P. (2004), 'Challenges and successes in implementing international
standards: achieving convergence to IFRS and ISA'.
156. Wu, S. (2012), ‘Status and Development Trend of China’s Financial
Accounting’, International Conference on Education Technology and
Management Engineering Lecture Notes in Information Technology, Vol. 16-17.
175

157. Xiaoyan, L., Lin, W. (2009), ‘Analysis of the Implementation of Fair Value in
China’, International Business Research, Vol. 2, No. 4.
158. Yichao, L. (2010), ‘The Stydy of the Application Status of Fair Value Accounting in
China’, International Journal of Business and Management, Vol. 5, No. 9.
159. Ying, Z. (2012), Research online: University of wollongong thesis collection,
truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2016, từ : http://ro.uow.edu.ao/theses/3499 .
160. Ying, Z., Jane, A., Kathy, R. (2010), Fair Value Accounting in China:
Neoliberalisation and accounting change, University of Wollongong, Australia.
161. Young, J. J. (2006); ‘Making up users’, Accounting, Organizations and Society,
Vol. 31, No. 6, pp. 579–600.
176

PHỤ LỤC
177

Phụ lục 1: Phiếu câu hỏi khảo sát

Kính thưa Anh/Chị!


Tôi là ……., hiện đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành kế toán tại trường
Đại học Kinh tế quốc dân với đề tài “Nghiên cứu áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán
tại các doanh nghiệp Việt nam”.
Để hoàn thành được tốt đề tài, tôi rất mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của
anh/chị . Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, anh/ chị hãy cho ý kiến theo Bảng
khảo sát dưới đây. (Phiếu khảo sát này nhằm mục đích thống kê, phân loại nên nội
dung mỗi phiếu khảo sát của từng cá nhân sẽ được giữ kín).
Nếu có thêm ý kiến đóng góp, tôi rất vui lòng nhận tin của anh chị qua email:
……………….và số điện thoai: ……….

A. Thông tin người trả lời


1. Họ và tên:
Nam/nữ:
2. Tuổi:

3. Tên cơ quan:

4. Địa chỉ cơ quan:

5. Vị trí công việc:

6. Số năm kinh nghiệm:

7. Email: Số điện thoại:


178

B. Câu hỏi khảo sát


* Giải thích thuật ngữ:
Giá trị hợp lý (GTHL): “là giá mà có thể nhận được từ việc bán một tài sản
hoặc trả tiền để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch giữa các bên
có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá".
Phần 1: Những lợi ích của việc áp dụng GTHL tại Việt Nam (Hướng dẫn:
Dưới đây là danh sách được lập bởi các nhà nghiên cứu. Hãy cho ý kiến đánh giá
của anh/chị. Xin chỉ chọn MỘT ý kiến đánh giá cho mỗi khoản mục: 1- Rất không
đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4- Đồng ý; 5-Rất đồngý.)

Stt Những lợi ích của việc áp dụng GTHL tại ViệtNam 1 2 3 4 5

Lợi ích của việc áp dụng GTHL tại ViệtNam


1.01 Báo cáo tài chính minh bạch
1.02 Giúp tăng cường sự tin cậy của nhà đầu tư
1.03 Báo cáo tài chính thích hợp
1.04 Báo cáo tài chính dễ so sánh
1.05 Tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn
1.06 Tạo sự tín nhiệm do đó giúp tăng cường lòng tin của cổ đông
1.07 Giúp tăng cường mối quan hệ với bên cho vay
1.08 Giảm chi phí huy động vốn

1.09 Giảm sự bất cân xứng thông tin giữa trong và ngoài doanh nghiệp
1.10 Tạo thuận lợi cho đo lường hiệu suất nên hữu ích trong việc
đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp
1.11 Giúp báo cáo tài chính hữu ích hơn trong việc ra quyết định của DN
1.12 Giúp các cơ quan quản lý nắm được giá trị thực tế của doanh nghiệp
1.13 Có thể kiểm soát được việc tăng vốn khống tại các doanh nghiệp
1.14 Góp phần nâng cao uy tín quốc gia thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực quốc tế
1.15 Góp phần thúc đẩy quá trình hội tụ quốc tế
1.16 Lợi ích khác (xin nêu rõ)
179

Phần 2: Những bất lợi của việc áp dụng GTHL tại Việt Nam (Hướng dẫn:
Dưới đây là danh sách của những điểm bất lợi từ việc áp dụng GTHL bởi các nhà
nghiên cứu. Hãy cho ý kiến đánh giá của anh/chị. Xin chỉ chọn MỘT ý kiến đánh giá
cho mỗi khoản mục: 1- Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4-
Đồng ý; 5-Rất đồng ý.)

STT Những bất lợi của việc áp dụng GTHL tại Việt Nam 1 2 3 4 5
2.01 Mức độ tin cậy của GTHL khó xác định
2.02 Áp dụng GTHL tốn thời gian
2.03 Chủ quan
2.04 Phức tạp
2.05 Chưa hoàn toàn chấp nhận trên toàn cầu
2.06 Chi phí lớn hơn lợi ích
2.07 Làm sai lệch nhận thức của nhà đầu tư khi thị khủng hoảng

2.08 Kéo theo hiệu ứng lan truyền gây ra khủng hoảng tài chính
2.09 Làm tăng nguy cơ gian lận của các doanh nghiệp
2.10 Cả giám đốc, nhà quản lý và kiểm toán viên phải đối mặt
với rủi ro kiện tụng
2.11 Báo cáo tài chính bị biến động cả trong điều kiện bình thường
2.12 Bất lợi khác (xin nêu rõ):………………………………
180

Phần 3: Những thách thức của việc áp dụng GTHL tại Việt Nam (Hướng
dẫn: Dưới đây là danh sách những thách thức từ việc triển khai GTHL bởi các nhà
nguyên cứu. Hãy cho ý kiến đánh giá của anh/chị. Xin chỉ chọn MỘT ý kiến đánh giá
cho mỗi khoản mục: 1- Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4-
Đồng ý; 5-Rất đồng ý.)

Stt Những thách thức của việc áp dụng GTHL tại ViệtNam 12345
3.01 Cập nhật qui trình kế toán, kiểm toán khó khăn và phức tạp hơn
3.02 Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin khi áp dụng
3.03 Thiếu sự thống nhất chặt chẽ giữa cơ quan ban hành qui định về GTHL
3.04 Chưa có quyết định qui định GTHL là cơ sở định giá trong kế toán
3.05 Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có qui định rõ ràng về GTHL
3.06 Chưa có chính sách khuyến khích sử dụng GTHL
3.07 Chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về GTHL

3.08 Thị trường hàng hoá chưa phát triển


3.09 Cơ sở thị trường để áp dụng GTHL ở Việt Nam là chưa có
3.10 Các yếu tố của thị trường hoạt động rất phức tạp và thường
xuyên biến động
3.11 Các đối tượng lập và sử dụng báo cáo tài chính chưa
nhận thức đầy đủ về GTHL
3.12 Tư tưởng người lập báo cáo tài chính chủ yếu nhằm phục vụ cơ quan thuế
3.13 Môi trường pháp lý của hoạt động đinh giá chưa đồng bộ
3.14 Chương trình giảng dạy ngành kế toán tại các trường đại học đề cập rất ít
đến GTHL
3.15 Không có sự đồng thuận GTHL từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối
tượng sử dụng
3.16 Việc đào tạo nhân viên tốn kém

3.17 Tháchthứckhác(xinnêurõ):…………………………………………………….
181

Phần 4 Những thuận lợi của việc áp dụng GTHL tại Việt Nam (Hướng dẫn:
Dưới đây là danh sách được lập bởi các nhà nghiên cứu. Hãy cho ý kiến đánh giá
của anh/chị. Xin chỉ chọn MỘT ý kiến đánh giá cho mỗi khoản mục: 1- Rất không
đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4- Đồng ý; 5-Rất đồng ý.)

Stt Những thuận lợi của việc áp dụng GTHL tại Việt Nam 1 2 3 4 5
4.1 Những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có thể được xác
định và kiểm chứng
4.2 Các mô hình định giá đang phát triển và hoàn thiện
4.3 Dịch vụ định giá ở Việt Nam đang từng bước phát triển
4.4 Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập năng động
4.5 Hệ thống thị trường đang từng bước phát triển
4.6 Điều kiện để tiếp cận các nghiên cứu trên thế giới ngày càng tăng
4.7 Thuận lợi khác (xin nêu rõ)

Phần 5: Đánh giá về sức ép của các tổ chức, hiệp hội và ảnh hưởng của các
quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới và khu vực đến việc áp dụng GTHL ở Việt
Nam (Hướng dẫn:Dưới đây là danh sách được lập bởi các nhà nghiên cứu. Hãy cho ý
kiến đánh giá của anh/chị. Xin chỉ chọn MỘT ý kiến đánh giá cho mỗi khoản mục: 1- Rất
không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4- Đồng ý; 5-Rất đồng ý.)
Đánh giá về sức ép của các tổ chức, hiệp hội và ảnh
Stt hưởng của các quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới và 1 2 3 4 5
khu vực đến việc áp dụng GTHL ở Việt Nam
Sức ép bên ngoài từ các tổ chức tín dụng và
cho vay ưu đãi quốc tế
5.01 Ngân hàng thế giới (WB)
5.02 Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO)
5.03 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
5.04 Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
5.05 Công ty Tài chính quốc tế (IFC)
5.06 Quỹ Hỗ trợ chính thức từ Nhật Bản (Japan ODA)
5.07 Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc
5.08 Các Tổ chức tín dụng và chủ nợ quốc tế
5.09 Tổ chức khác (xin nêu rõ)
182

Sức ép bên ngoài từ các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp


quốc tế
5.11 Liên Đoàn Kế toán quốc tế (IFAC)
5.12 Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA)
5.13 Hiệp hội Kế toán công chứng châu Úc (CPA Australia)
Viện Kế toán công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales
5.14
(ICAEW)
5.15 Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (Cima)
5.16 Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI).
5.17 Hiệp hội Kế toán công chứng toàn cầu (CGMA)
5.18 Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA)
5.19 LiênĐoànKếToánĐôngNamÁ(AFA)
Nhóm Các Nhà Biên Soạn Chuẩn Mực Kế Toán
5.20
ChâuÁTháiBìnhDương(AOSSG)
5.21 Ủy ban Soạn Thảo Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB)
5.22 Các công ty kiểm toán quốc tế
5.23 Các tổ chức khác (xin nêu rõ)
Sức ép bên trong từ các các cơ quan quản lý, tổ chức, hiệp
hội của Việt Nam
5.24 Yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước
5.25 Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA)
5.26 Hội Kế toán và Kiểm toán ViệtNam(VAA)
5.27 Các công ty kiểm toán Việt Nam
5.28 Giới học thuật, nghiên cứu trong cả nước
5.29 Tổ chức khác(xin nêu rõ):
Ảnh hưởng của các quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế
giới và khu vực
5.31 Theo xu hướng thế giói với hơn 120 quốc gia đã chấp nhận
hoặc yêu cầu báo cáo theo IFRS
5.32 Các quốc gia châu Á đã thành công áp dụng GTHL
5.33 Làm theo các công ty đa quốc gia
5.34 Các tập đoàn hàng đầu trong từng ngành nghề
5.35 Các quốc gia có giao dịch thương mại thường xuyên với
Việt Nam
5.36 Các yếu tố khác (xin nêu rõ)
183

C. Sự ủng hộ áp dụng GTHL và những kiến nghị


Q1. Anh/Chị có ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại doanh nghiệp của anh
chị không?
a. Có ủng hộ b. Không ủng hộ
Q2. Anh/Chị có ý kiến đề nghị nào về việc áp dụng GTHL đến Ban soạn thảo
chuẩn mực kế toán Việt Nam không? (xin nêu rõ nếu có)

CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ HOÀN TẤT BẢNG KHẢO SÁT


184

Phụ lục 2: Kết quả kiểm định điều kiện để thực hiện EFA
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.871
Adequacy.

Approx. Chi-
29684.368
Square
Bartlett's Test of Sphericity
df 1711

Sig. .000
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Loadings Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance % Variance %
1 13.615 22.692 22.692 13.615 22.692 22.692 9.346 15.577 15.577
2 6.109 10.181 32.873 6.109 10.181 32.873 8.054 13.424 29.001
3 5.240 8.734 41.607 5.240 8.734 41.607 3.822 6.370 35.371
4 3.593 5.988 47.595 3.593 5.988 47.595 3.674 6.123 41.494
5 2.777 4.629 52.224 2.777 4.629 52.224 2.875 4.792 46.286
6 2.397 3.996 56.219 2.397 3.996 56.219 2.830 4.716 51.002
7 1.875 3.124 59.344 1.875 3.124 59.344 2.686 4.476 55.478
8 1.856 3.093 62.436 1.856 3.093 62.436 2.593 4.322 59.801
9 1.782 2.971 65.407 1.782 2.971 65.407 2.235 3.725 63.526
10 1.441 2.401 67.808 1.441 2.401 67.808 1.968 3.280 66.806
11 1.317 2.195 70.003 1.317 2.195 70.003 1.919 3.198 70.003
12 1.089 1.814 71.818
13 .995 1.658 73.475
14 .910 1.516 74.991
15 .853 1.421 76.413
16 .827 1.378 77.790
17 .776 1.294 79.084
18 .743 1.239 80.323
19 .692 1.154 81.477
20 .643 1.072 82.549
21 .596 .993 83.542
22 .573 .954 84.496
23 .564 .940 85.437
24 .524 .873 86.310
25 .483 .804 87.114
26 .472 .787 87.901
185

27 .453 .755 88.655


28 .432 .720 89.376
29 .400 .667 90.043
30 .385 .642 90.685
31 .374 .623 91.309
32 .363 .605 91.914
33 .351 .585 92.499
34 .335 .558 93.057
35 .300 .500 93.557
36 .296 .494 94.051
37 .276 .460 94.511
38 .261 .434 94.945
39 .256 .426 95.371
40 .245 .409 95.780
41 .232 .387 96.167
42 .222 .370 96.536
43 .212 .353 96.889
44 .209 .349 97.238
45 .200 .333 97.571
46 .185 .308 97.880
47 .169 .282 98.162
48 .162 .270 98.432
49 .158 .263 98.695
50 .122 .203 98.898
51 .107 .178 99.076
52 .106 .177 99.253
53 .097 .162 99.415
54 .084 .141 99.556
55 .077 .128 99.683
56 .075 .124 99.808
57 .056 .094 99.901
58 .032 .053 99.954
59 .019 .031 99.986
60 .009 .014 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
186

Phụ lục 3: Kết quả thống kê mô tả của các nhân tố

Kết quả thống kê mô tả của các nhân tố được thể hiện từ Bảng 1 đến Bảng 11
dưới đây (Lưu ý: bảng thống kê mô tả được tác giả Luận án kết xuất từ file kết quả của
phần mềm SPSS, dấu chấm (.) chính là dấu phẩy (,) của Việt Nam)
Dữ liệu được trình bày trong bảng thống kê mô tả bao gồm:
- Các biến quan sát: đã được tác giả mã hoá trong file dữ liệu của SPSS
- N: là số lượng quan sát (chính là số lượng người trả lời khảo sát)
- Minimum: là giá trị thấp nhất (thể hiện mức độ đồng ý thấp nhất trong số
những người trả lời
- Maximum: là giá trị cao nhất (thể hiện mức độ đồng ý cao nhất trong số
những người trả lời)
- Mean: là giá trị trung bình (thể hiện mức độ đồng ý trung bình của tất cả
những người trả lời
- Std. Deviation: là độ lệch chuẩn (thể hiện độ phân tán trong mức độ đồng ý
của tất cả những người trả lời)
Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố LIA - Nhận thức lợi ích nâng cao
chất lượng BCTC
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

LI1 558 1.00 5.00 3.8000 .95300


LI3 558 1.00 5.00 3.7240 .95265
LI4 558 1.00 5.00 3.5197 .95433
LI6 558 1.00 5.00 3.7300 .87400
LI8 558 1.00 5.00 3.3817 .91633
Valid N (listwise) 558
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
187

Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả của nhân tố LIB – Nhận thức lợi ích tác động
tích cực với công tác quản lý
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
LI10 558 2.00 5.00 3.3728 .83297
LI11 558 2.00 5.00 3.9104 .68783
LI12 558 2.00 5.00 3.5197 .85511
LI13 558 1.00 5.00 3.6452 .90057
Valid N (listwise) 558
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

Bảng 3: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố LIC – Nhận thức lợi ích tạo độ tin
cậy để huy động vốn
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
LI2 558 1.00 5.00 3.7796 .85993
LI5 558 1.00 5.00 3.6774 .94549
Valid N (listwise) 558
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

Bảng 4: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố LID – Nhận thức lợi ích
hợp pháp quốc tế
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

LI14 558 1.00 5.00 4.0322 .96008

LI15 558 1.00 5.00 4.1487 .99429

Valid N (listwise) 558

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


188

Bảng 5: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố BLA – Nhận thức hậu quả tiêu cực
khi áp dụng
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
BL1 558 1.00 5.00 3.4498 .81293
BL6 558 1.00 5.00 3.5502 .96630
BL7 558 1.00 5.00 3.8065 .89793
BL8 558 1.00 5.00 3.7258 .84429
BL9 558 1.00 5.00 3.5932 .91923
BL10 558 1.00 5.00 3.7186 .91940
BL11 558 1.00 5.00 3.3100 1.01281

Valid N (listwise) 558

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

Bảng 6: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố BLB – Nhận thức đặc tính bất lợi
khi áp dụng
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
BL2 558 1.00 5.00 4.2581 .77302
BL3 558 1.00 5.00 4.1900 .75543
BL4 558 1.00 5.00 4.2599 .75478

Valid N (listwise) 558

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


Bảng 7: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố TTA – Nhận thức thách thức về môi
trường pháp lý, môi trường kinh doanh
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

TT3 558 1.00 5.00 3.8280 .74299


TT5 558 1.00 5.00 3.7419 .80488
TT6 558 1.00 5.00 3.7778 .72953
TT7 558 1.00 5.00 3.7832 .76358
TT8 558 1.00 5.00 3.7097 .78925
TT9 558 2.00 5.00 3.7975 .71671
TT10 558 1.00 5.00 3.7760 .75914
TT13 558 2.00 5.00 3.8333 .70073
TT11 558 1.00 5.00 3.7670 .76938
TT14 558 1.00 5.00 3.7742 .75505
Valid N (listwise) 558
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
189

Bảng 8: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố TTB – Nhận thức thách thức về sự
phức tạp và tốn kém khi áp dụng
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

TT1 558 1.00 5.00 3.8441 1.00754

TT2 558 1.00 5.00 3.7133 .79509

TT16 558 1.00 5.00 3.8154 .93023

Valid N (listwise) 558

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


Bảng 9: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố CCA – Nhận thức áp lực thể chế
cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

CC1 558 1.00 5.00 3.4821 1.01454

CC3 558 1.00 5.00 3.2366 .94629

CC4 558 1.00 5.00 3.3889 .98335

CC5 558 1.00 5.00 3.3566 .95878

CC7 558 1.00 5.00 3.2975 .95182

CC6 558 1.00 5.00 3.3351 .92476

CC8 558 1.00 5.00 3.2885 .97228

CC2 558 1.00 5.00 3.1577 .94757

QP1 558 1.00 5.00 3.2975 .90343

QP4 558 1.00 5.00 3.0986 .87410

QP5 558 1.00 5.00 3.1254 .94101

QP6 558 1.00 5.00 3.1147 .88338

QP7 558 1.00 5.00 3.1290 .84393

QP2 558 1.00 5.00 3.2204 .95677

Valid N (listwise) 558

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


190

Bảng 10: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố QPA – Nhận thức áp lực tuân thủ
yêu cầu của các Công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

QP8 558 1.00 5.00 3.2043 .96687

QP9 558 1.00 5.00 3.4050 1.07565

QP10 558 1.00 5.00 3.3728 1.01202

QP11 558 1.00 5.00 3.4749 1.01793

Valid N (listwise) 558

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


Bảng 11: Kết quả thống kê mô tả của nhân tố BC – Nhận thức cơ chế bắt chước
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation


BC1 558 1.00 5.00 3.6075 .81618
BC2 558 1.00 5.00 3.4606 .90146
BC3 558 1.00 5.00 3.3566 .88680
BC4 558 1.00 5.00 3.2527 .89620
Valid N (listwise) 558

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


191

Phụ lục 4: Kết quả quá trình thực hiện phân tích hồi qui Binary Logistic
Model Summary
Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square
a
1 625.135 .208 .281
a
2 576.395 .275 .370
a
3 526.708 .336 .453
4 492.492b .376 .507
5 462.927b .408 .550
6 445.287b .427 .575
7 428.834b .443 .597
8 423.494b .448 .605

Classification Tablea
Observed Predicted
Sự ủng hộ áp dụng Percentage
Không ủng hộ Ủng hộ Correct
Không ủng hộ 308 21 93.6
Sự ủng hộ áp dụng
Step 1 Ủng hộ 96 133 58.1
Overall Percentage 79.0
Không ủng hộ 295 34 89.7
Sự ủng hộ áp dụng
Step 2 Ủng hộ 93 136 59.4
Overall Percentage 77.2
Không ủng hộ 272 57 82.7
Sự ủng hộ áp dụng
Step 3 Ủng hộ 78 151 65.9
Overall Percentage 75.8
Không ủng hộ 286 43 86.9
Sự ủng hộ áp dụng
Step 4 Ủng hộ 58 171 74.7
Overall Percentage 81.9
Không ủng hộ 290 39 88.1
Sự ủng hộ áp dụng
Step 5 Ủng hộ 58 171 74.7
Overall Percentage 82.6
Không ủng hộ 289 40 87.8
Sự ủng hộ áp dụng
Step 6 Ủng hộ 57 172 75.1
Overall Percentage 82.6
Không ủng hộ 292 37 88.8
Sự ủng hộ áp dụng
Step 7 Ủng hộ 55 174 76.0
Overall Percentage 83.5
Không ủng hộ 294 35 89.4
Sự ủng hộ áp dụng
Step 8 Ủng hộ 55 174 76.0
Overall Percentage 83.9
a. The cut value is .500
192

Variables in the Equation


B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
TTAB -1.882 .205 84.544 1 .000 .152
Step 1a
Constant 6.702 .775 74.693 1 .000 814.079
TTAB -2.335 .238 96.023 1 .000 .097
b
Step 2 LIA 1.129 .179 39.911 1 .000 3.092
Constant 4.302 .854 25.400 1 .000 73.867
TTAB -2.699 .263 105.138 1 .000 .067
LIA 1.239 .185 44.657 1 .000 3.453
Step 3c
QPB .969 .148 42.961 1 .000 2.635
Constant 1.999 .895 4.987 1 .026 7.383
TTAB -2.783 .271 105.490 1 .000 .062
BLA -1.062 .195 29.629 1 .000 .346
d
Step 4 LIA 1.474 .198 55.356 1 .000 4.367
QPB 1.065 .155 47.099 1 .000 2.900
Constant 4.903 1.076 20.777 1 .000 134.737
CCQP .932 .184 25.754 1 .000 2.540
TTAB -3.383 .321 110.834 1 .000 .034
BLA -1.105 .207 28.474 1 .000 .331
Step 5e
LIA 1.607 .210 58.410 1 .000 4.986
QPB .938 .162 33.389 1 .000 2.556
Constant 4.185 1.111 14.190 1 .000 65.713
CCQP .913 .187 23.696 1 .000 2.491
TTAB -3.536 .339 109.073 1 .000 .029
BLA -1.132 .214 28.029 1 .000 .322
Step 6f LIA 1.561 .223 49.080 1 .000 4.764
QPB 1.025 .169 36.660 1 .000 2.787
LID .596 .150 15.704 1 .000 1.815
Constant 2.328 1.216 3.663 1 .056 10.255
CCQP .989 .190 26.973 1 .000 2.688
TTAB -3.428 .345 98.509 1 .000 .032
BLA -1.052 .214 24.155 1 .000 .349
LIA 1.615 .233 48.057 1 .000 5.029
Step 7g
QPB 1.066 .175 37.165 1 .000 2.903
TTC -.715 .181 15.605 1 .000 .489
LID .606 .152 15.782 1 .000 1.832
Constant 3.722 1.312 8.054 1 .005 41.363
193

Variables in the Equation


B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
CCQP .831 .203 16.765 1 .000 2.296
TTAB -3.596 .363 98.330 1 .000 .027
BLA -1.032 .215 23.003 1 .000 .356
LIA 1.616 .235 47.231 1 .000 5.033
Step 8h QPB 1.022 .177 33.483 1 .000 2.780
BC .477 .210 5.154 1 .023 1.611
TTC -.727 .182 15.907 1 .000 .483
LID .606 .153 15.689 1 .000 1.833
Constant 3.394 1.323 6.578 1 .010 29.779
194

Phụ lục 5: Các nội dung liên quan đến mẫu khảo sát
Bảng 3.8: Số lượng các công ty có số vốn từ 120 tỷ trở lên
và tỷ trọng vốn trong tổng thể
Niêm yết trên Niêm yết trên sàn
Chưa niêm yết Tổng cộng
sàn HN HCM
Lĩnh vực
ngành nghề Số Số Số
Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
lượng lượng lượng
vốn (%) công ty vốn (%) vốn (%) vốn (%)
công ty công ty công ty
Công nghiệp 366 48,42
86 73,53 115 52,07 165 34,47
và xây dựng
Thương mại 283 34,16
47 15,31 138 39,99 98 28,98
và dịch vụ
Nông, lâm và 25 5,42
5 1,79 6 7,68 14 1,21
thuỷ sản

Tổng cộng 138 90,63 259 99.74 277 64,66 674 87,99

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Bảng 3.9: Số lượng Phiếu khảo sát thu về theo đối tượng và ngành nghề
Tại các công ty niêm Tại các công ty niêm
Chưa niêm yết
Lĩnh vực ngành nghề yết trên sàn HN yết trên sàn HCM
Quản lý Kế toán Quản lý Kế toán Quản lý Kế toán
Công nghiệp và xây
12 63 18 58 15 73
dựng
Thương mại và dịch vụ 17 74 25 86 27 92
Nông, lâm và thuỷ sản 1 1 1 2 1 2
Cộng 30 138 34 146 43 167
Tổng cộng 168 180 210

Tổng số phiếu của nhà quản lý: 107

Tổng số phiếu kế toán: 451

Tổng số phiếu: 558

Nguồn: Tác giả tổng hợp

You might also like