You are on page 1of 142

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2021

TÁC ĐỘNG CỦA CẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM XÃ


HỘI ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
OCOP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực: Khoa học xã hội

HÀ NỘI, 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2021

TÁC ĐỘNG CỦA CẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN Ý


ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực: Khoa học xã hội

Sinh viên thực hiện: Kim Thị Hải Yến Nữ


Nguyễn Thị Hoa Nữ
Đặng Hà My Nữ
Đỗ Đức Tài Nam
Nguyễn Thị Thu Thủy Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: Quản trị kinh doanh Tổng hợp 60B
Khoa: Quản trị kinh doanh
Năm thứ/Số năm đào tạo: ¾
Ngành học: Quản trị kinh doanh Tổng hợp
Sinh viên chịu trách nhiệm
Kim Thị Hải Yến
chính thực hiện đề tài:
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Thanh Hoa

HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của cảm nhận
trách nhiệm xã hội đến ý định tham gia chương trình OCOP của các doanh nghiệp
tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của nhóm nghiên cứu và có
sự hỗ trợ từ cô hướng dẫn; các dữ liệu được sử dụng trong đề tài trung thực, khách
quan; các tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng; kết quả nghiên cứu của đề tài
không sao chép của bất kỳ công trình nào khác. Nếu có sai sót nào, chúng tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2021

Tác giả

Nhóm nghiên cứu

3
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ 3


MỤC LỤC........................................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................9
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................11
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................12
1. Bối cảnh nghiên cứu........................................................................................... 12
2. Lý do lựa chọn đề tài.......................................................................................... 13
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................................15
3.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................15
3.2. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 16
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................16
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 16
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 16
6. Những đóng góp mới của đề tài.........................................................................17
7. Kết cấu của đề tài................................................................................................17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 19
1.1. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................19
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội, cảm nhận trách nhiệm xã hội................. 19
1.1.2. Các thành phần của trách nhiệm xã hội................................................... 23
1.1.3. Khái niệm ý định tham gia chương trình OCOP của doanh nghiệp........30
1.1.3.1. Tổng quan về chương trình OCOP................................................. 30
1.1.3.1.1. Khái niệm...............................................................................30
1.1.3.1.2. Mục tiêu................................................................................. 31
1.1.3.2. Khái niệm ý định, ý định tham gia chương trình OCOP của doanh
nghiệp........................................................................................................... 37
1.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu...........................................................39
1.2.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................39

4
1.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 42
Tóm tắt chương 1.......................................................................................................... 47
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 48
2.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 48
2.2. Quy trình xây dựng và xử lí bảng hỏi, các thang đo....................................51
2.2.1. Quy trình xây dựng và xử lí bảng hỏi...................................................... 51
2.2.2. Các thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu................................... 51
2.3. Mẫu nghiên cứu............................................................................................... 54
2.3.1. Tổng thể nghiên cứu.................................................................................54
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu...............................................................................54
2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................... 54
2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................55
Tóm tắt chương 2.......................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 60
3.1. Kết quả thống kê mô tả................................................................................... 60
3.1.1. Thống kê mô tả mẫu.................................................................................60
3.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát............................................................ 63
3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo.......................................................................... 65
3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Crombach’s Alpha...................... 65
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................66
3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA.......................................................... 71
3.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu........................................75
3.3.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu................................................................75
3.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.......................................................77
3.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ "Ý định tham gia chương trình OCOP
của doanh nghiệp" theo đặc điểm doanh nghiệp................................................ 81
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................... 89
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................. 90
4.1. Kết luận.............................................................................................................90
4.1.1. Những kết quả chính................................................................................ 90
4.1.2. Đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn......................................91

5
4.2. Hàm ý quản trị nhằm gia tăng cảm nhận của doanh nghiệp về trách
nhiệm xã hội và ý định tham gia chương trình OCOP.......................................92
4.2.1. Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý..............................................92
4.2.2. Cảm nhận trách nhiệm nhân văn..............................................................96
4.2.3. Cảm nhận trách nhiệm kinh tế................................................................. 98
4.2.4. Cảm nhận trách nhiệm môi trường.......................................................... 99
4.3. Một số đề xuất giải pháp............................................................................... 101
4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................102
Tóm tắt chương 4........................................................................................................ 104
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 106
PHỤ LỤC 01................................................................................................................ 115
PHỤ LỤC 02................................................................................................................ 117
PHỤ LỤC 03................................................................................................................ 123
PHỤ LỤC 04................................................................................................................ 124
PHỤ LỤC 05................................................................................................................ 125
PHỤ LỤC 06................................................................................................................ 127
PHỤ LỤC 07................................................................................................................ 134
PHỤ LỤC 08................................................................................................................ 138
PHỤ LỤC 09................................................................................................................ 140

6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa
STT Ký hiệu
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 OCOP One commune, one product Mỗi xã một sản phẩm
2 DN Doanh nghiệp
3 HTX Hợp tác xã
4 CSR Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội
5 TNKT Economic Responsibility Trách nhiệm kinh tế
6 TNPL Legal Responsibility Trách nhiệm pháp lý
7 TNDD Ethical Responsibility Trách nhiệm đạo đức
8 TNNV Humanitarian Responsibility Trách nhiệm nhân văn
9 TNMT Environmental Responsibility Trách nhiệm môi trường
10 SHTT Sơ hữu trí tuệ
11 NTM Nông thôn mới
12 TNDD&PL Trách nhiệm đạo đức và pháp lý
Bộ NN- Bộ Nông nghiệp và phát triển
13
PTNT nông thôn
14 TXNG Truy xuất nguồn gốc
15 OVOP One Village, One product Mỗi làng một sản phẩm
16 OTOP One Tambon One Product Mỗi làng một sản phẩm
17 WTO World trade organization Tổ chức thương mại quốc tế
European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do
18 EVFTA
Agreement Liên minh châu Âu - Việt Nam
19 EU European Union Liên minh châu Âu
Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
20 ASEAN
Nations Nam Á
21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
22 CP Cổ phần
23 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

7
24 CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
Contrast Media – Induced
25 CMIN Chi- bình phương
Nephropathy
Statistical Package for the Phần mềm Thống kê cho các
26 SPSS
Social Sciences ngành Khoa học Xã hội
27 ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai
28 AVE Average Variance Extracted Phương sai trích
29 AMOS Analysis Of Moment Structures Phân tích cấu trúc mô măng
30 CFI Comparative Fit Index Chỉ số phù hợp so sánh
Contrast Media – Induced
Chi- bình phương điều chỉnh
31 CMIN/DF Nephropathy/Divided By The
theo cấp bậc tự do
Degree Of Freedom
32 GFI Goodness Of Fix Index Chỉ số phù hợp
33 KMO Kaiser – Meyer – Olkin Hệ số KMO
34 SE Standard Error Sai số chuẩn hóa

8
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng Trang


Bảng 1.1. Một số khái niệm về CSR (Theo thời gian) 21
Bảng 1.2. Tiêu chí của các thành phần CSR trong mô hình của Carroll 25
Bảng 1.3. Các thành phần của CSR trong các nghiên cứu trước đây 28
Bảng 2.1. Thang đo các biến trong bài nghiên cứu 52
Bảng 3.1. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo khu vực 61
Bảng 3.2. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo thời gian hoạt động 61
Bảng 3.3. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo quy mô lao động 62
Bảng 3.4. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo quy mô vốn kinh doanh 63
Bảng 3.5. Thống kê mô tả các biến quan sát 64
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 65
Bảng 3.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá 68
Bảng 3.8. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett 70
Bảng 3.9. Kết quả thông số kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu 72
Bảng 3.10. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm 74
Bảng 3.11. Trọng số tải của các thang đo 74
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy với biến phụ thuộc “Ý định 75
tham gia chương trình OCOP của DN”
Bảng 3.13. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc “Ý định tham gia chương 77
trình OCOP của DN”
Bảng 3.14. Tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình hồi quy 78
Bảng 3.15. Mức độ tác động của từng biến quan sát đến nhân tố mẹ 79
Bảng 3.16. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 80
Bảng 3.17. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” 81
theo khu vực hoạt động
Bảng 3.18. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình 81
OCOP của DN” giữa các DN ơ khu vực khác nhau
Bảng 3.19. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” 83
theo thời gian hoạt động

9
Bảng 3.20. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình 83
OCOP của DN” giữa các DN có thời gian hoạt động khác nhau
Bảng 3.21. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” 84
theo quy mô lao động
Bảng 3.22. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình 85
OCOP của DN” giữa các DN có quy mô lao động khác nhau
Bảng 3.23. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” 86
theo quy mô vốn kinh doanh
Bảng 3.24. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình 87
OCOP của DN” giữa các DN có quy mô vốn kinh doanh khác nhau

10
DANH MỤC HÌNH

Danh mục hình Trang


Hình 1.1. Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1991) 23
Hình 1.2. Mô hình các thành phần CSR 29
Hình 1.3. Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA 38
Hình 1.4. Mô hình Thuyết hành vi dự định TPB 38
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất 41
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài 48
Hình 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA 73
Hình 3.2. Biểu đồ Histogram 76

11
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Bối cảnh nghiên cứu

Đầu năm 2007, Việt Nam đã có bước chuyển mình khi gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế Giới (WTO), từ khi gia nhập cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam
cũng liên tục đàm phán, ký kết và triển khai nhiều Hiệp định thương mại tự do song
phương và khu vực với các thị trường trọng điểm toàn cầu và gần đây nhất là hiệp định
thương mại tự do với Châu Âu EVFTA. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đem lại nhiều cơ hội đối với các doanh
nghiệp (DN) trong nước như mơ rộng thị trường kinh doanh, dễ dàng thu hút đầu tư
vốn và nhiều cơ hội xuất khẩu sang các nước đối tác,…

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp đa dạng về chủng loại nhưng nhiều mặt
hàng nông sản lại chưa được chú trọng phát triển và khai thác xuất khẩu một cách
tương xứng. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu ơ nước ta có thể kể đến như gạo; hoa
quả như vải, nhãn, cà phê, tiêu, ... Mặc dù hầu hết các vùng, địa phương trên cả nước
đều sản xuất nông sản nhưng cho đến nay có rất ít DN địa phương có sản phẩm xuất
khẩu ra thị trường quốc tế. Câu hỏi là tại sao trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng
và nước ta liên tục ký nhiều hiệp định thương mại tự do với thế giới thì cơ hội đối với
các DN địa phương vẫn rất thấp?

Một số lý do có thể kể đến như các DN sản xuất nông sản Việt Nam vẫn ơ quy
mô nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng đều và sức cạnh tranh không cao, nhiều địa
phương và DN chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu sản
phẩm, hàng nông sản của Việt Nam còn chịu nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh khó
kiểm soát. Khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, thiếu sự đầu tư cho công tác tiếp thị, nghiên
cứu thị trường, chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa DN, nông
dân và hợp tác xã (HTX), rất ít nhãn hiệu nông sản Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn
quốc tế. Theo thống kê của Cục Sơ hữu trí tuệ Việt Nam, toàn quốc hiện có trên 800
sản phẩm nông – lâm – thủy sản có uy tín phân bổ trên 720 địa phương khác nhau.
Tuy vậy, mới chỉ có 60 nông sản đăng ký bảo hộ thành công dưới dạng “chỉ dẫn địa
lý” và khoảng 160 nhãn hiệu được đăng ký xác lập quyền và được bảo hộ pháp lý cho
các đặc sản trên. Chỉ một số ít trong đó được tiến hành đăng ký bảo hộ ơ nước ngoài

12
(gồm: Nước mắm Phú Quốc, Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Cà phê Buôn Mê Thuột, Nước
mắm Phan Thiết, Thanh long Bình Thuận…). Vì vậy, một số nhãn hiệu đặc sản Việt
Nam đã bị lạm dụng hoặc chiếm đoạt ơ nước ngoài. Vì lý do trên, các thương hiệu này
phải mất rất nhiều thời gian và chi phí mới lấy lại được quyền đăng ký bảo hộ.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những hoạt động hình thành các tổ chức
tập thể quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm nông sản để nâng cao
chất lượng sản phẩm cho các DN địa phương, tuy nhiên, chưa có các chiến lược phát
triển sản xuất và kinh doanh để duy trì tính ổn định chất lượng và phát triển thị trường
cho các sản phẩm. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Việt
Nam, xác định được “tên tuổi và chỗ đứng” trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh
tranh, thúc đẩy việc phát triển kinh tế bền vững, tăng thu nhập cho người dân là một
vấn đề cấp thiết. Một trong những xu hướng phát triển thương hiệu cho nông sản hiện
nay là phát triển thương hiệu tập thể dựa trên khai thác các đặc điểm của vùng, miền.
Đó cũng là mục tiêu mà chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm hướng tới.

Tại Việt Nam, chương trình OCOP được tiếp nhận và triển khai từ năm 2006
với việc các địa phương thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” và bắt đầu triển khai
mạnh mẽ từ năm 2013 trơ lại đây với tỉnh tiên phong là Quảng Ninh, góp phần cơ cấu
lại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và các thương
hiệu riêng có của tỉnh Quảng Ninh. Cho đến nay, chương trình OCOP đã được triển
khai rộng rãi tại 63 tỉnh thành trên cả nước.

2. Lý do lựa chọn đề tài

Mục tiêu quan trọng nhất của DN là tìm kiếm lợi nhuận, tạo ra giá trị lớn hơn
cho DN, mang lại lợi ích cho các bên liên quan đến DN như cổ đông và người lao
động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là DN chỉ có trách nhiệm cho lợi ích của
các bên liên quan bên trong DN mà cần phải quan tâm đến các lợi ích lâu dài, bền
vững hơn. Những sự kiện diễn ra các năm gần đây của các DN liên quan đến vấn đề
môi trường, an toàn thực phẩm,… đã làm ảnh hương và gây thiệt hại rất lớn cho các
DN. Những áp lực trên đòi hỏi DN phải có một cách nhìn mới - tổng thể và dài hạn
hơn về mục đích kinh doanh.

13
DN là một tác nhân trong xã hội, sử dụng nguồn lực xã hội và cần có trách
nhiệm với xã hội. Thông qua các hoạt động thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, DN
tạo dựng được uy tín và sự thiện cảm đối với khách hàng hơn, giúp tăng giá trị thương
hiệu của DN lên một tầm cao mới. Ngoài ra, sự tin tương, uy tín và giá trị thương hiệu
giúp DN hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, người lao động, thu hút khách hàng, từ đó gia
tăng doanh thu và lợi nhuận.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, gọi tắt là trách nhiệm xã hội (Corporate
Social Responsibility - CSR) - Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ với DN không
chỉ ơ Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Thậm chí nó được coi là một triết lý của bất
kỳ tổ chức nào tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường cũng cần phải tuân thủ.
Chính vì thế, CSR là một trong những vấn đề nóng bỏng bậc nhất trong thế giới kinh
doanh toàn cầu hóa ngày nay. Hàng ngàn các DN nổi lên nhanh chóng rất quan tâm,
tiêu tốn hàng tỷ đô la cho sáng kiến CSR (Yang, 2007; Mendonca và Oppenheim,
2006). Hầu hết các nhà quản trị tin rằng danh tiếng của DN phát triển tốt bằng cách
tham gia các chương trình đúng đắn ví dụ như: hoạt động từ thiện, tiếp thị xanh, các
chương trình hỗ trợ dân tộc thiểu số, làm tăng giá trị thương hiệu DN và cuối cùng dẫn
đến hiệu quả hoạt động cao của DN. Và ơ tại Việt Nam, chương trình OCOP chính là
một điển hình minh chứng cho điều đó.

Thực chất, chương trình OCOP không phải là một chương trình về hoạt động từ
thiện hay tiếp thị xanh; nó cũng chẳng phải chương trình hỗ trợ các dân tộc thiểu số,
chương trình OCOP đơn giản chỉ là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn
theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; nó là giải pháp, nhiệm vụ trong triển
khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho
thấy rằng tham gia chương trình OCOP chính là một cách để DN thể hiện trách nhiệm
đối với xã hội, thông qua đó nó còn đem lại cho DN rất nhiều những lợi ích bao gồm
cả lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình. Lợi ích đó có thể là nâng tầm uy tín, thương hiệu
DN trên thị trường; nó cũng có thể là những con số được thông qua trên kết quả kinh
doanh của DN như là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận hay là giảm chi phí của DN,…

Vậy thì câu hỏi được đặt ra ơ đây là: cách DN cảm nhận về trách nhiệm của tổ
chức mình đối với xã hội sẽ có ảnh hương như thế nào đến ý định tham gia chương
trình OCOP? Đây là một câu hỏi mang tính cấp thiết và cần phải nghiên cứu sâu. Tuy

14
nhiên, cho tới thời điểm hiện tại thì chưa có bất kì một nghiên cứu nào để có thể giải
đáp cho câu hỏi trên.

Với những lý do nêu trên, nhóm tác giả tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu
“Tác động của cảm nhận trách nhiệm xã hội đến ý định tham gia chương trình OCOP
của các doanh nghiệp Việt Nam” và tin rằng đề tài này thật sự cần thiết không chỉ đối
với các DN mà còn cần thiết đối với nước ta hiện nay, nhằm mục đích phân tích, tìm ra
câu trả lời cho câu hỏi: liệu rằng sự cảm nhận của DN về trách nhiệm đối với xã hội có
thực sự ảnh hương đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN đó hay không? Và
từ kết quả nghiên cứu được, nhóm tác giả sẽ đưa ra những đề xuất dưới tiêu đề hàm ý
quản trị nhằm thúc đẩy các DN Việt Nam tham gia vào chương trình OCOP nhiều hơn
nữa, nhằm mục đích phát triển DN, kinh tế nông thôn và cả nước nhà.

3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhắm đến mục tiêu chính là nghiên cứu và kiểm định các
nhân tố cảm nhận thành phần CSR ảnh hương đến ý định tham gia chương trình
OCOP của DN trong bối cảnh Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng triển khai chương trình OCOP của các DN Việt
Nam và kết quả triển khai;

Thứ hai, nghiên cứu, luận giải về cơ sơ lý luận về cảm nhận CSR và ý định
tham gia chương trình OCOP;

Thứ ba, xây dựng và kiểm định mô hình, các giả thuyết nghiên cứu về sự tác
động của cảm nhận CSR đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN;

Thứ tư, đưa ra kết luận và hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy các DN Việt Nam
tham gia vào chương trình OCOP nhiều hơn nữa.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, đề tài nghiên cứu tập trung
trả lời những câu hỏi sau:

Thứ nhất, chương trình OCOP là gì? Thực trạng và kết quả triển khai chương
trình tại Việt Nam hiện nay ra sao?

15
Thứ hai, CSR, cảm nhận CSR là gì? CSR bao gồm các thành phần nào? Cảm
nhận các thành phần CSR của DN nghĩa là như thế nào?

Thứ ba, DN tham gia chương trình OCOP bơi những lý do gì và những lý do đó
có thuộc về yếu tố nào của CSR không?

Thứ tư, mức độ tác động của cảm nhận các thành phần CSR tới ý định tham gia
chương trình OCOP của DN như thế nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tác động của cảm nhận CSR đến ý định
tham gia chương trình OCOP của các DN Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện khảo sát với các DN, tổ
chức, HTX, hộ sản xuất đã, đang và sẽ tham gia chương trình OCOP (cụ thể ơ đây là
chủ các tổ chức nói trên). Đối tượng các tổ chức tham gia chương trình OCOP phải có
sản phẩm/dịch vụ thuộc vào 6 ngành hàng: (1) thực phẩm; (2) đồ uống; (3) thảo dược;
(4) vải và may mặc; (5) lưu niệm - nội thất - trang trí; và (6) dịch vụ du lịch nông thôn,
bán hàng và có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản
vùng, miền, trên cơ sơ khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn
gen, tri thức và công nghệ địa phương.

Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2013 -
nay. Nguồn dữ liệu sơ cấp là 132 bảng hỏi được nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát
các tổ chức thuộc nhóm đối tượng nói trên, trong khoảng thời gian từ 30/1/2021 đến
19/3/2021.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu kết hợp hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp qua điện
thoại 20 DN thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu. Thông qua phương pháp này nhóm
nghiên cứu đánh giá được yếu tố nào phù hợp, yếu tố nào cần điều chỉnh và loại bỏ

16
khỏi mô hình; đồng thời nhóm nghiên cứu kiểm tra được mức độ phù hợp của thang
đo các biến nghiên cứu và điều chỉnh để đưa ra thang đo chính thức thực hiện nghiên
cứu trên diện rộng.

Kết quả của giai đoạn nghiên cứu này đó là nhóm nghiên cứu đưa ra được mô
hình và các giả thuyết nghiên cứu có tính phù hợp với đề tài nghiên cứu, điều chỉnh
thang đo các biến làm cho chúng có độ tin cậy và giá trị cao hơn.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện thông qua phiếu hỏi được
gửi/phát cho các đối tượng nghiên cứu trên diện rộng để kiểm định mô hình và các giả
thuyết nghiên cứu đề xuất.

Kết quả của giai đoạn này là những số liệu, chứng cứ khoa học, chứng minh
cho các giả thuyết và mô hình đã đề xuất.

6. Những đóng góp mới của đề tài

Trên cơ sơ nghiên cứu về những tác động của cảm nhận CSR đến ý định tham
gia chương trình OCOP của DN, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những đóng góp
mới về học thuật, lý luận như sau:

Thứ nhất, đề tài nhóm thực hiện là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về ảnh
hương của cảm nhận CSR đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN;

Thứ hai, với mô hình được phát triển từ mô hình các thành phần CSR của
Carroll (1991) và đề xuất thành phần thứ năm là cảm nhận trách nhiệm môi trường,
nhóm nghiên cứu tìm cách chứng minh rằng cảm nhận các thành phần CSR có tác
động rõ rệt đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

Thứ ba, từ những số liệu, chứng cứ khoa học đã được nhóm tác giả xử lý, nhóm
đưa ra được kết luận yếu tố có ảnh hương mạnh nhất đến ý định tham gia chương trình
OCOP của DN đó là cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý.

Thứ tư, đề tài nghiên cứu của nhóm là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm,
được kiểm định về độ tin cậy và góp phần bổ sung, phát triển phương pháp luận cho
các nghiên cứu về sau cũng như đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn.

7. Kết cấu của đề tài

17
Để trình bày nội dung mà nhóm tác giả đã nghiên cứu được, ngoài phần danh
mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và hình, danh mục tài liệu tham khảo, phần mơ
đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sơ lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết luận và hàm ý quản trị

18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý thuyết

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội, cảm nhận trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR: Corporate Social Responsibility) đã


được hình thành từ rất lâu và có rất nhiều định nghĩa của các nhà nghiên cứu về ý
tương này qua từng giai đoạn thời gian. Tại Việt Nam, thuật ngữ này chưa được đề cập
đến nhiều cho đến 10 năm trơ lại đây khi mà nước ta mơ rộng quan hệ giao thương với
bên ngoài, các công ty, tổ chức doanh nghiệp đa quốc gia có những hoạt động đầu tư
mạnh mẽ hơn thì thuật ngữ này được nhắc đến nhiều hơn.

Theo dòng nghiên cứu, nguồn gốc triết lý dẫn đến tư tương CSR được cho là
bắt nguồn từ nghiên cứu của Rousseau (1762) với tại Vương Quốc Anh: “Khế ước xã
hội” ngụ ý rằng “tất cả các cá nhân đã tình nguyện từ bỏ một hoặc một vài lợi ích nhất
định để đảm bảo lợi ích lớn hơn cho toàn thể xã hội”.

Về sau, McGuire (1963) đã nghiên cứu về CSR và cho rằng: “Một DN không
chỉ có nghĩa vụ kinh tế và luật pháp, mà còn phải có những trách nhiệm nhất định đối
với xã hội - những trách nhiệm đó phải vượt lên trên những nghĩa vụ khác”.

Thời gian đầu khi thuật ngữ CSR mới xuất hiện, có rất nhiều ý kiến, quan điểm
khác nhau và nổi bật hơn cả 2 quan điểm trái chiều gây ra những cuộc bàn luận sôi nổi
của những nhà nghiên cứu thời bấy giờ là của Bowen (1953) và Friedman (1970).
Bowen (1953) cho rằng “Các DN phải có nghĩa vụ đối với cộng đồng đã hỗ trợ mình.
Đổi lại, DN có thể thu được những tác động tích cực từ việc thực hiện trách nhiệm với
xã hội”. Ngược lại với quan điểm trên, Friedman (1970) cho rằng “Nhiệm vụ chính và
duy nhất của DN là tối đa hóa lợi ích kinh tế vì quyền lợi của cổ đông, miễn sao là DN
đó chơi đúng luật chơi”.

Tiếp theo, một quan điểm được rất nhiều những nhà nghiên cứu chấp nhận và
phát triển đó chính là quan điểm của Carroll (1979, 1991) như sau “chỉ có thể trơ
thành hiện thực nếu các nhà quản lý trơ nên đạo đức hơn thay vì thiếu đạo đức hoặc vô
đạo đức”. Theo đó, ông cho rằng: “CSR bao phủ các yếu tố kinh tế, luật pháp, đạo đức
và các kỳ vọng tức thời mà xã hội quan tâm đối với tổ chức ơ 1 thời điểm nhất định.”

19
Theo dòng thời gian, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan
điểm về CSR, dẫu vậy những quan điểm đó vẫn mang tính chủ quan của nhà nghiên
cứu, không có một quan điểm nào hoàn hảo cả và cũng chính bơi vậy nên khái niệm về
CSR vẫn chưa được thống nhất giữa các học giả trên thế giới. Dẫu vậy, theo một góc
nhìn tổng quát chung nhất được tổng kết từ một số quan điểm nổi tiếng về CSR, nhóm
tác giả nhận thấy rằng quan điểm của Maignan, Ferrell và Hult (1999) là rõ ràng, dễ
hiểu và được sử dụng nhiều nhất: “CSR là một cơ chế mà trong đó, các công ty gánh
vác các trách nhiệm kinh tế, luật pháp, đạo đức và các trách nhiệm tức thời khác, mà
các cổ đông liên quan đặt lên các hoạt động của họ.” Về cơ bản, nhóm tác giả nhận
thấy rằng, định nghĩa này được kế thừa từ Archie. B. Carroll (1991) với mô hình kim
tự tháp CSR của ông.

Ngoài những định nghĩa về CSR như trên, thuật ngữ này thực sự đã tạo ra được
mối quan tâm không hề nhỏ đối với nhiều nhà học giả trên thế giới. Và để chứng minh
được điều này, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp một số định nghĩa khác nhau về CSR
trong bảng 1.1. Nhưng nhìn chung có thể thấy rằng: Dù khái niệm về CSR được trình
bày theo hình thức như thế nào song xét về mặt bản chất, CSR nhìn chung đều sẽ có
một số điểm cơ bản sau: Ngoài mục tiêu chính của DN là tối đa hóa lợi nhuận, thỏa
mãn những nhu cầu riêng của DN như danh tiếng, thương hiệu, … thì DN vẫn cần
phải gắn mục đích kinh doanh của minh với sự phát triển chung của xã hội và của cả
cộng đồng.

Nhóm tác giả thực hiện đề tài này với mục đích là nghiên cứu về CSR và ảnh
hương của CSR tới quyết định tham gia OCOP của DN, tìm hiểu kỹ lưỡng về CSR
chính là sự cam kết và tham gia của DN trong việc tích hợp phát triển kinh tế với các
vấn đề xã hội, môi trường. Và từ đó, nhóm tác giả rút ra định nghĩa về cảm nhận CSR
của DN dựa theo quan điểm của Carroll (1991) như sau:

“Cảm nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, gọi tắt là cảm nhận trách
nhiệm xã hội là sự cảm nhận của DN về các trách nhiệm kinh tế, luật pháp, đạo đức
và các trách nhiệm tức thời khác mà các cổ đông liên quan đặt lên các hoạt động của
chính DN.”

20
Bảng 1.1. Một số khái niệm về CSR (theo thời gian)
Năm Tác giả Định nghĩa CSR Ghi chú
1953 Bowen - “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Businessman’ Social Responsibilities). *Giai đoạn 1950-1969:
- Tuyên truyền và kêu gọi những nhà quản lý không có những hành động ảnh - Thuật ngữ CSR chính thức được công bố với
hương tiêu cực đến quyền lợi của người khác; lòng từ thiện của DN phải được những nghiên cứu học thuật đầu tiên.
phát huy nhằm đền bù cho những tổn thất xã hội. - Thời gian này, thuật ngữ trên thường được
truyền tải bơi “lời nói” hơn “hành động”, các cấp
1963 McGuire CSR tức là khi tham gia hoạt động kinh doanh, ngoài nghĩa vụ về kinh tế và tuân quản lý biết đến CSR và bắt đầu có sự chuyển
thủ luật pháp thì DN còn phải đặt trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng và biến trong tâm trí, nhưng thực tế thì lại không có
thậm chí trách nhiệm này phải được ưu tiên, quan tâm hơn cả những nghĩa vụ nhiều DN thực hiện điều này (Carroll, 2008).
khác.
1970 Friedman CSR bao gồm việc tận dụng và phân bổ các nguồn lực hợp lý kết hợp với sự cam *Giai đoạn 1970-1989:
kết hành động để gia tăng lợi nhuận, miễn là DN đó chơi đúng luật chơi, điều này - Carroll (2008) gọi thời kỳ này là “thời kỳ tăng
có nghĩa là, miễn là DN đó cam kết mơ rộng và tự do hóa cạnh tranh không bao tốc của CSR”; Giai đoạn này vẫn có nhiều “lời
gồm các hành động dẫn tới sự hiểu lầm và gian lận. nói” thay vì “hành động”. Nhưng có một sự tiến
1971 CED (Uỷ Trong quá trình tham gia và hoạt động kinh doanh, DN tuân theo một “khế ước xã bộ trong thời gian này đó là một số sáng kiến về
ban Phát hội” và mục đích cơ bản của khế ước này là đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu pháp lý đã dần “động chạm” đến một vài khía
Triển bền của xã hội. cạnh của CSR. Một số nội dung có thể kể đến
vững) như “Các DN thiết lập những cơ chế trong tổ
1973 Davis CSR bao gồm sự đáp ứng và kết hợp tất cả các nhu cầu vượt trên các yêu cầu về chức tuân thủ theo luật quốc gia và giải quyết
kinh tế, kỹ thuật và luật pháp, để đạt được các mục tiêu xã hội cũng tốt như các được các vấn đề về môi trường, sự an toàn sản
mục tiêu kinh tế. phẩm…” (Carroll, 2008)

21
1975 Davis và CSR là nhiệm vụ của những người quản lý các cấp phải “ra tay” để cải tiến phúc
Blomstrom lợi xã hội rộng lớn, đi kèm theo với lợi ích tổ chức của họ.
1979 Carroll CSR bao phủ các yếu tố từ kinh tế, pháp luật, đạo đức và các mong muốn trong
ngắn hạn mà xã hội quan tâm đối với tổ chức ơ 1 thời điểm nhất định.
1980 Jones CSR là khái niệm mà ơ đó, các DN có nghĩa vụ đối với các cử tri xã hội bên cạnh
các cổ đông, vượt trên và vượt ra khỏi bất kỳ các điều khoản luật pháp và cam kết
tổ chức nào.
1991 Carroll - Mô hình kim tự tháp. *Giai đoạn 1990-1999:
- CSR bao gồm 4 trách nhiệm: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. - Năm 1992: Một tổ chức phi lợi nhuận xuất hiện
1999 Maignan, CSR là một cơ chế mà tại đây, các DN phải đảm nhận các loại trách nhiệm chính tên là “DN vì CSR” – được lập ra bơi một nhóm
Ferrell và và cả các trách nhiệm tức thời khác mà ảnh hương đến lợi ích của các cổ đông các doanh nhân với mục đích là giúp cho các DN
Hult liên quan. hoạt động kinh doanh có trách nhiệm hơn.
2001 McWilliams CSR đề cập tới các hành động của DN mà có lợi cho phúc lợi xã hội, vượt lên *Thời kỳ đầu thế kỷ 21 đến nay:
và Siegel trên và ra bên ngoài khuôn khổ của lợi ích DN và nghĩa vụ pháp lý. - Tính đến thời điểm này, CSR đã được biến đến
2005 Kotler và CSR là sự cam kết của DN bằng việc thực hiện một vài hoạt động cụ thể, gia tăng rộng rãi hơn và đặc trưng lớn nhất trong giai đoạn
Lee sự sẵn có của các nguồn lực trong DN để cải tiến các phúc lợi xã hội. này đó là “hành động CSR thực tế” ngày càng
2010 ISO 26000 Tiêu chuẩn CSR gồm 7 yếu tố chính: quản trị DN; quyền con người; sự đối xử được quan tâm nhiều hơn.
với người lao động; tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường sống; sự
rõ ràng trong việc quản lý nội bộ; khách hàng và đóng góp cho xã hội.

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

22
1.1.2. Các thành phần của trách nhiệm xã hội

Có rất nhiều các nghiên cứu về thành phần của CSR, trong đó, có những nghiên
cứu cho thấy là rất khó khăn trong việc xác định các thành phần của CSR (Walton và
Rawlins, 2010; Turker, 2009; Maignan và Ferrell, 2004; Murillo và Lozano, 2006) chỉ
ra rằng các thành phần của CSR là khác nhau phụ thuộc vào DN có quy mô hoạt động
như thế nào và mục đích của họ cho các hoạt động xã hội thực tế.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu kể trên đều phát triển từ mô hình của Carroll
(1999) để xác định các thành phần của CSR. Và bảng 1.3 là bảng tổng kết các thành
phần của CSR của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới được Nguyễn Tính tổng hợp
(2013).

Theo Carroll (1979), CSR là một công cụ "bao gồm những kỳ vọng kinh tế,
pháp lý, đạo đức, và đóng góp xã hội từ các tổ chức tại một thời điểm nào đó". Carroll
(1979) lập luận rằng những trách nhiệm này không chỉ phục vụ vì lợi ích của tổ chức
mà còn phải tốt đối với xã hội. Nó tạo ra một thỏa thuận xã hội giữa các tổ chức và các
bên liên quan mà buộc các tổ chức xem xét lợi ích xã hội trong khi đưa ra quyết định
(Andreasen và Drum Wright, 2001). Theo Carroll (1991) các trách nhiệm về các vấn
đề kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện là những thành phần cốt lõi của CSR, còn
được gọi là kim tự tháp CSR của Carroll, được thể hiện tại hình dưới đây:

Hình 1.1. Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1991)

Nguồn: Carroll (1991).

23
Theo mô hình trên:

(1) Trách nhiệm kinh tế (Economic Responsibility): Đây là trách nhiệm đầu tiên
được đề cập đến, được coi là nền tảng trong mô hình của Carroll. Thành phần này đơn
thuần đề cập đến mục tiêu của DN là tạo ra lợi nhuận. Nhiệm vụ của DN là làm thế
nào để có thể giảm thiểu các chi phí và tối đa hóa mức doanh thu để có thể tiến hành
các hoạt động như đầu tư hay trả cổ tức cho chủ sơ hữu hay cổ đông. Trách nhiệm này
xuất hiện đồng nghĩa với việc DN phải tuân thủ thì mới có thể tạo ra được công ăn
việc làm cho những người lao động khác, đóng góp của cải vật chất cho xã hội.

(2) Trách nhiệm luật pháp (Legal Responsibility): Hiểu đơn giản về loại hình trách
nhiệm này đó là DN cần tuân thủ những quy tắc, quy định theo luật định ngay từ khi
bắt đầu tham gia và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng
chính là thể hiện sự cam kết giữa DN đối với xã hội vì có như thế thì xã hội mới công
bằng. Các DN theo đuổi những lợi ích kinh tế được quy định trong một khuôn khổ
pháp luật nhất định thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cũng như đáp ứng được
những chuẩn mực cơ bản mà xã hội đặt ra. Trách nhiệm kinh tế và luật pháp là hai
thành phần cốt lõi, không thể thiếu khi đề cập đến thuật ngữ CSR.

(3) Trách nhiệm đạo đức (Ethical Responsibility): là những quy định, quy tắc mà
xã hội ngầm “chấp nhận” với nhau chứ không xuất hiện trong bất kỳ văn bản quy
phạm nào. Việc tuân thủ những điều mà pháp luật quy định được coi là điều mà DN
“đương nhiên” phải làm theo bơi đó là những điều kiện cơ bản nhất mà xã hội đặt ra
cho chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên đó là chưa đủ. DN cần phải nghiêm túc thực hiện
một vài “cam kết ngoài luật”. “Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện và là trung tâm của
CSR”. Chẳng hạn: những quy định về ngày giờ làm việc; tiền tăng ca, hoa hồng; quan
hệ đối với nội bộ công ty hay ngoài xã hội; … đều là những vấn đề mơ và việc quyết
định hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm đạo đức của DN.

(4) Trách nhiệm từ thiện (philanthropic Responsibility): Đây là thành phần cao
nhất của “kim tự tháp” chứng tỏ loại hình trách nhiệm này vượt xa mọi kỳ vọng. Nội
dung mà trách nhiệm này đề cập đó là DN bên cạnh mục tiêu chính về kinh tế thì cũng
nên là những người công dân có ích cho cộng đồng, xã hội để cải thiện chất lượng
cuộc sống xung quanh. Có thể kể đến như DN nên khuyến khích các nhân viên trong

24
công ty tích cực tham gia những hoạt động từ thiện, hoạt động đến từ những tổ chức
phi lợi nhuận, bản thân DN cũng nên tạo điều kiện để hỗ trợ và biến những hoạt động
này trơ thành “văn hóa” trong kinh doanh của DN đó.

Bảng 1.2 tổng kết những tiêu chí của các thành phần CSR trong mô hình kim tự
tháp của Carroll (1991).

Trách nhiệm Trách nhiệm pháp Trách nhiệm đạo Trách nhiệm từ
kinh tế lý đức thiện
1. Lợi nhuận là ưu 1. Tuân thủ luật 1. Chuẩn mực đạo 1. DN và người lao
tiên hàng đầu. pháp và các quy đức không được đề động tích cực tham
định khác của địa cập đến tại các văn gia vào hoạt động
phương là điều bản quy định của có ích cho cộng
quan trọng. pháp luật. đồng, địa phương
tại nơi họ làm việc.
2. Duy trì một vị 2. Thành công 2. Chuẩn mực đạo 2. Cung cấp hỗ trợ
thế cạnh tranh trong việc thực hiện đức phải được cho các tổ chức
mạnh mẽ là một tốt nghĩa vụ pháp công nhận và tôn giáo dục địa
mục tiêu quan lý. trọng. phương.
trọng.
3. Hoạt động hiệu 3. Chìa khóa “cơ 3. Chuẩn mực đạo 3. Tích cực góp
quả là một yêu cầu bản” để các DN đức phải không sức (nhân lực, vật
bắt buộc. hoạt động lâu dài được thỏa hiệp để lực) để nâng cao
trên thị trường là DN đạt được mục "chất lượng cuộc
cần tuân thủ pháp đích của mình. sống cộng đồng” là
luật về quy định rất quan trọng.
trong việc cung cấp
hàng hóa và dịch vụ
tới khách hàng.

Bảng 1.2: Tiêu chí của các thành phần CSR trong mô hình của Carroll.

Nguồn: Doan (2012).

25
Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1991) được coi là một trong những cách
phổ biển nhất để xác định những thành phần của CSR (Dusuki, 2005; Doan, 2012).
Như một mô hình khái niệm, bốn yếu tố mô hình này cung cấp hỗ trợ rộng rãi cho các
tổ chức kinh doanh trong việc tìm hiểu triết lý CSR và cung cấp một lộ trình hữu ích
cho những chủ thể mới gia nhập các hoạt động CSR (Belal, 2008). Black (2001) đã
thực hiện một nghiên cứu ơ Úc liên quan mô hình này, thành phần trách nhiệm kinh tế
được các tổ chức quan tâm nhất, sau đó trách nhiệm pháp lý, từ thiện và đạo đức.
Rahim, Jalaludin và Tajuddin (2011) cũng đã tiền hành một số khảo sát tại Malaysia,
trách nhiệm kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu tiếp theo trách nhiệm từ thiện, pháp lý và
đạo đức. Saleh (2009) lập luận rằng xã hội chấp nhận mục tiêu của DN để tối đa hóa
doanh thu trong phạm vi mà họ giữ được sự phát triển xã hội và ổn định môi trường.

Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu các thành phần CSR được phát triển từ mô
hình CSR của Carroll (1991), như:

Lantos (2002) đưa ra mô hình trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm cộng đồng.
Nội dung của trách nhiệm đầu tiên mà Lantos đưa ra cũng tương đồng với mô hình
của Carroll. Nội dung về trách nhiệm cộng đồng bao trùm các các ý nghĩa về ba loại
trách nhiệm còn lại, đó là kinh tế, pháp luật và từ thiện.

Tiếp đến, Bhattacharya và Sen (2004) đưa ra mô hình gồm sản phẩm, hỗ trợ
nhân viên, đa dạng hoá, công bằng mậu dịch, môi trường và đóng góp cho cộng đồng.

Vào năm 2006, Dash đưa ra mô hình gồm 3 yếu tố của CSR: (1) trách nhiệm
kinh tế, (2) trách nhiệm từ thiện/cộng đồng và (3) trách nhiệm môi trường.

Theo Turker (2009) khi tổng hợp một số nghiên cứu phương pháp đo lường các
thành phần CSR của một số nhà học giả trước đây đã sử dụng nhiều chỉ số khách quan
hơn để có thể giảm bớt tính chủ quan vốn có dựa trên đánh giá của chuyên gia. Tuy
nhiên, Turker (2009) thấy rằng làm như vậy thì vấn đề nghiên cứu không thể bao quát
được hết tất cả mọi khía cạnh về CSR, ngoài ra các phương pháp chưa được chuẩn hóa
trên toàn cầu nên nó làm phạm vi nghiên cứu bị giới hạn điều này khiến cho việc khi
các nhà nghiên cứu sau này áp dụng ngay phương pháp thì sẽ khó đảm bảo được tính
chính xác của kết quả vì có thể những phương pháp của người trước vẫn tồn tại một
số chỉ số có vấn đề. Vì vậy, Turker (2009) đã mơ rộng phân loại cách đo lường CSR

26
với nhiều phương pháp tiếp cận được xem là khả thi hơn cho việc đánh giá CSR như:
(1) Danh tiếng và Bộ chỉ số, (2) Phân tích nội dung các ấn phẩm của doanh nghiệp, (3)
Đo lường CSR ơ cấp độ cá nhân, (4) Đo lường CSR ơ cấp độ tổ chức. Trong đó, ơ
phương pháp đo lường CSR cấp độ tổ chức, Turker (2009) phân tích thang đo các
thành phần CSR theo một cấu trúc bốn chiều đó là: (i) CSR liên quan đến nhân viên,
(ii) CSR liên quan đến khách hàng, (iii) CSR liên quan đến chính phủ, (iv) CSR liên
quan đến các bên liên đới khác. Khi nghiên cứu mô hình các thành phần CSR, Turker
(2009) đã sử dụng phương pháp đo lường trên và đưa ra 4 thành phần của CSR bao
gồm: trách nhiệm về kinh tế, luật pháp, đạo đức và trách nhiệm với người lao động.

Aimie-Jade (2011) tiếp tục sử dụng mô hình của Turker (2009) trong nghiên
cứu của mình, bao gồm 4 yếu tố cấu thành nên CSR là: trách nhiệm kinh tế, trách
nhiệm luật pháp, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm đối với người lao động.

Henri và Ane (2012) đồng tình với Barnett (2007) cho rằng tác động của CSR
đối với DN phụ thuộc vào sự ảnh hương của cảm nhận các yếu tố CSR của các bên
liên quan. Từ đó, Henri và Ane (2012) đưa ra mô hình gồm 5 thành phần CSR bao
gồm: trách nhiệm môi trường, trách nhiệm nhân quyền, trách nhiệm cộng đồng, trách
nhiệm đa dạng hóa và trách nhiệm với người lao động.

Jersan và các cộng sự (2012), Adnan và các cộng sự (2013) lặp lại mô hình của
Carroll (1991) khi tìm hiểu về ảnh hương của các thành phần CSR trong ngành thể
thao cũng gồm 4 yếu tố chính: trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Ngoài
4 thành phần kể trên ra, mô hình các thành phần CSR của Jersan và các cộng sự (2012)
còn được bổ sung thêm thành phần CSR thứ 5 là trách nhiệm đa văn hóa.

Theo dòng chảy nghiên cứu, vào năm 2013, Eun và các cộng sự đã tìm hiểu kỹ
và đưa ra những nghiên cứu và đưa ra kết luận về các thành phần của CSR bao gồm 3
thành phần: (1) trách nhiệm đạo đức, (2) trách nhiệm cộng đồng và cuối cùng là (3)
trách nhiệm môi trường.

Dưới đây, bảng 1.3 sẽ tổng kết lại các thành phần của CSR trong các nghiên
cứu trước đây của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.

27
Nghiên cứu

Carroll Bhattac Ioannis


AimieJ Henri Jersan Adnan Eun và
STT Thành phần của CSR (1979, Lantos harya Dash Turker và
ade và Ane và ctg và ctg ctg
1991, (2002) và Sen (2006) (2009) George
(2011) (2012) (2012) (2013) (2013)
1999) (2004) (2010)

1 Trách nhiệm kinh tế x x x x x x x

2 Trách nhiệm pháp lý x x x x x x

3 Trách nhiêm đạo đức x x x x x x x x

4 Trách nhiệm từ thiện/ cộng đồng x x x x x x x x x

5 Trách nhiệm với người lao động x x x x

6 Trách nhiệm môi trường x x x x

7 Trách nhiệm nhân quyền x

8 Sản phẩm x

9 Công bằng mậu dịch x

10 Trách nhiệm đa dạng hóa x x x

Bảng 1.3: Các thành phần của CSR trong các nghiên cứu trước đây

Nguồn: Nguyễn Tính tổng hợp (2013).

28
Mô hình của Carroll (1979, 1991, 1999) được áp dụng phổ biến trong nhiều
nghiên cứu khác. Mặt khác, vấn đề môi trường là một vấn đề được quan tâm mạnh mẽ
trong những năm gần đây (Ogrizek, 2002; Ủy ban Châu Âu, 2006; KiHoon và
Dongyoung, 2010; Henri và Ane, 2012; Eun và các cộng sự, 2013) và tiêu chí CSR
trong các thị trường khu vực cũng như tại Việt Nam (Chan Shirley và các cộng sự,
2009). Do đó, nghiên cứu tiếp tục sử dụng mô hình của Carroll (1979, 1991, 1999) và
đề xuất bổ sung thành phần thứ 5 là trách nhiệm môi trường.

Hình 1.2: Mô hình các thành phần CSR.

Nguồn: Carroll (1991)

Như vậy theo hình 1.2, CSR bao gồm những thành phần sau: (1) trách nhiệm
kinh tế, (2) trách nhiệm pháp lý, (3) trách nhiệm đạo đức, (4) trách nhiệm từ thiện, (5)
trách nhiệm môi trường. Chính vì vậy, cảm nhận CSR của DN trong nghiên cứu này
cũng được xem xét ơ 5 khía cạnh kể trên. Từ định nghĩa về cảm nhận CSR và từng
thành phần của CSR như đã phân tích ơ trên, nhóm nghiên cứu rút ra định nghĩa về
cảm nhận các thành phần CSR của DN như sau:

Cảm nhận trách nhiệm kinh tế là việc DN cảm nhận DN tạo ra được lợi nhuận
để duy trì việc kinh doanh của mình, đưa ra thị trường những sản phẩm/dịch vụ có ích
cho các cá nhân và tập thể đồng thời làm hài lòng các cổ đông hay những nhà đầu tư

29
của mình. Cảm nhận về trách nhiệm này cũng chính là việc DN cảm nhận về khả năng
mà mình có thể làm để đảm bảo sự tồn tại cho chính “đứa con của mình” trên thị
trường. Đây là nền tảng cho những cảm nhận các thành phần CSR khác.

Cảm nhận trách nhiệm pháp lý thể hiện sự cam kết giữa DN với chính
quyền/luật pháp. Cảm nhận này đề cập đến những điều “luật định” mà DN phải tuân
thủ trong quá trình gia hoạt động kinh doanh của mình. Điều này cũng đồng nghĩa
rằng nếu DN chấp hành theo đúng khuôn khổ luật pháp đưa ra thì cũng chính là sự
cam kết của DN với xã hội.

Cảm nhận trách nhiệm đạo đức là cảm nhận của DN về các hoạt động mà xã hội,
cộng đồng mong đợi nhưng không được quy định tại các văn bản pháp luật. Đây cũng
là cảm nhận về khả năng DN khi tham gia kinh doanh liệu có được xã hội hương ứng
và việc gia nhập ngành của DN đó có được chấp thuận không và có nhiều rào cản khi
gia nhập không.

Cảm nhận trách nhiệm từ thiện là cảm nhận của DN về những hoạt động dù
không tạo ra được những lợi ích về kinh tế cho tổ chức nhưng những hoạt động đó lại
có ích cho cộng đồng. Hay nói cách khác, cảm nhận về trách nhiệm này thể hiện DN
bên cạnh nhiệm vụ góp phần vào phát triển kinh tế thì có khả năng đóng góp những gì
để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, xã hội.

Cảm nhận trách nhiệm môi trường là việc DN nhận thức như thế nào về môi
trường hiện nay, từ môi trường sống xung quanh đến môi trường tự nhiên và những nỗ
lực mà DN bỏ ra để giúp giảm những ảnh hương tiêu cực cũng đến môi trường trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

1.1.3. Khái niệm ý định tham gia chương trình OCOP của doanh nghiệp

1.1.3.1. Tổng quan về chương trình OCOP

1.1.3.1.1. Khái niệm

“Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên Tiếng Anh là: One commune one
product, tên gọi khác: chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực
nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ
trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

30
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi
nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ơ mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần
kinh tế tư nhân (DN, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và
chính sách thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ;
quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn,
hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến
thương mại, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ xây dựng và gia tăng giá trị sản phẩm, chuỗi
giá trị sản phẩm và các mặt hàng chủ lực để phát triển thành các sản phẩm OCOP của
tỉnh.”

Tại Việt Nam, chương trình OCOP được tiếp nhận và triển khai từ năm 2006
với việc các địa phương thực hiện Đề án “Mỗi làng một nghề” và bắt đầu triển khai
mạnh mẽ từ năm 2013 trơ lại đây với tỉnh tiên phong là Quảng Ninh, góp phần cơ cấu
lại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao giá trị giá trị sản xuất và là
thương hiệu riêng có của tỉnh Quảng Ninh. Sau 3 năm triển khai, tỉnh đã xây dựng
được 121 sản phẩm, trong đó có 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao theo tiêu
chuẩn tại cuộc thi đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh diễn ra vào tháng 5 - 2016.

1.1.3.1.2. Mục tiêu

Đối với xã hội:

Chương trình OCOP triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ơ khu vực nông thôn góp
phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ
tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại
các địa bàn nông thôn góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố,
bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn… Nhìn chung, đối với xã hội,
mục tiêu của chương trình OCOP có thể được điểm lại qua 4 ý chính dưới đây:

(1) Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là
ưu tiên phát triển HTX, DN vừa và nhỏ để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch

31
vụ địa phương có lợi thế đạt tiêu chuẩn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Chương trình OCOP được xem là giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên
tiềm năng thế mạnh của từng địa phương bơi việc chú trọng trong khâu đánh giá, phân
hạng. Mỗi sản phẩm khi trải qua quy trình của OCOP sẽ có lợi thế lớn trên thị trường.
Tại nhiều tỉnh, dù chỉ mới mơ triển khai trong thời gian ngắn nhưng có nhiều sản
phẩm đạt được chuẩn hóa để tham gia đánh giá cấp Trung ương. Đây là động lực để
các địa phương, DN, HTX hay các hộ gia đình chủ động, mạnh dạn hơn nữa trong việc
tham gia sân chơi lớn này.

Chương trình đã tạo sức bật cho nông thôn và nông dân. Thậm chí, chương
trình OCOP còn trơ thành trọng tâm trong phát triển nông thôn, góp phần thúc đẩy
mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu. Khi tham gia chương
trình OCOP, DN địa phương có cơ hội góp phần phát triển kinh tế khu vực đó.

(2) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cải thiện thu
nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và
tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Theo thống kê năm 2018, thu nhập hiện tại của người lao động nói chung đạt
5,5 triệu đồng/ tháng. Đây là con số được đánh giá là khá khiêm tốn nhưng hầu như
những người lao động đều nói rằng con số trên vẫn giúp họ trang trải được cuộc sống
hàng ngày, Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì nhu cầu con người càng được nâng
cao. Những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc với tốc độ
tăng trương năm 2019 là trên 7%, thuộc nhóm cao nhất trên thế giới và cũng cao gấp
2,5 lần mức tăng trương của lạm phát (2,7- 2,8%). Thực trạng triển khai chương trình
OCOP của các DN đã và đang thực hiện mục tiêu trên với những kết quả tích cực.

Tham gia chương trình OCOP với mục tiêu gắn hạng sao từ 4 sao trơ lên cho
những sản phẩm của mình, các DN sẽ có cơ hội nâng cao thu nhập lên rất nhiều bơi
những sản phẩm gắn hạng sao từ 4 trơ lên sẽ có cơ hội xuất khẩu đến các nước khác.
Chưa kể, Việt Nam hiện đã ký hiệp định như EVFTA - điều này có ý nghĩa rất lớn đối
với những DN xuất khẩu sang các nước EU vì họ sẽ được miễn thuế và do đó có thể

32
tối đa hóa lợi nhuận. Thu nhập được cải thiện thì cuộc sống người dân cũng sẽ được
nâng cao, sẽ có cơ hội được hương những điều kiện sống tốt hơn.

Thậm chí, đối với một số địa phương như ơ vùng cao, nhân tố tác động đến ý
định tham gia chương trình OCOP còn là “thoát nghèo bền vững”. Ở Bắc Kạn, kể từ
năm 2018, rất nhiều hộ nông dân sản xuất gừng “thoát nghèo” nhờ chuỗi liên kết giữa
các hộ gia đình và DN thu mua. Trung bình mỗi mùa vụ, các hộ gia đình sẽ thu về từ
12 – 15 triệu đồng – một con số mà trước kia khi chưa có sự liên kết này và chỉ có
buôn bán nhỏ lẻ thì sẽ khó có thể đạt được. Và cũng nhờ vậy, sản phẩm làm từ gừng
như Trịnh năng gừng của Công ty TNHH nhiệt công nghiệp HTL đã được gắn hạng 4
sao.

(3) Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố).

Theo Cục SHTT Việt Nam: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ
sơ và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và
bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách quan trọng để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nông dân.”

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2019 vừa qua, dân số nông thôn nước
ta chiếm khoảng 65,6% tổng dân số. Việt Nam chúng ta đang ơ giai đoạn cửa sổ vàng
với con số điều tra hiện nay là 69,5% trong độ tuổi lao động. Điều này chứng tỏ quy
mô lao động nông thôn cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Vậy nên, khi chương trình
OCOP được triển khai diện rộng trên nhiều tỉnh thành thì sẽ giúp người dân địa
phương ơ đó có việc làm ổn định với mức thu nhập và đời sống ngày càng được nâng
cao sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý và hạn chế người dân di cư
ra thành phố.

(4) Đảm bảo quyền sơ hữu trí tuệ cho sản phẩm địa phương; giữ gìn những giá
trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

33
Theo Cục SHTT Việt Nam: “Sơ hữu trí tuệ (SHTT) là một công cụ hữu hiệu
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, của mỗi DN và góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc bảo đảm tài sản trí tuệ là không bắt buộc
nhưng các giá trị được tạo ra từ tài sản trí tuệ như sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả…
ngày càng có tỷ phần cao hơn trong cơ cấu giá trị của DN, cũng như tạo giá trị gia tăng
cho sản phẩm. Hơn thế nữa, quyền SHTT cho sản phẩm địa phương giúp giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông
thôn Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc
đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ơ cả trong và ngoài nước, nhất là các thị trường xuất
khẩu trọng điểm càng cấp thiết hơn, nhằm thâm nhập thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh,
bảo vệ quyền lợi của DN và đưa những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt
Nam đến với bạn bè thế giới.”

Ví dụ như ơ Hà Tĩnh, vùng quê từ lâu nổi tiếng với đặc sản như bươi Phúc
Trạch, cam Bù Hương Sơn, nhung hươu Hương Sơn, rượu nếp Can Lộc… Những đặc
sản trên không chỉ giúp người dân Hà Tĩnh phát triển kinh tế mà còn góp phần quảng
bá hình ảnh quê hương, con người Hà Tĩnh đến với mọi miền đất nước. Hay như ơ
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có rất nhiều làng nghề truyền thống, tiêu biểu phải kể đến
hợp tác xã Mây tre đan Bao La, được coi hạt nhân trong việc khôi phục làng nghề
truyền thống mây tre đan, năm 2019 vừa qua sản phẩm DN đã được gắn hạng 4 sao.
HTX đã và đang rất tích cực để phấn đấu lên hạng 5 sao để có cơ hội mang những sản
phẩm của mình ra nước ngoài đồng thời cũng để quảng bá những truyền thống văn hóa
lâu đời của nước ta.

Việc bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm địa phương là công cụ để
định hướng người tiêu dùng phân biệt, sử dụng sản phẩm đúng nguồn gốc, chất lượng.
Có thể nói, việc bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, xác lập quyền SHTT các sản phẩm
thế mạnh, chủ lực địa phương, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng và tạo uy tín
thương hiệu nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra các nước trên thế giới.

Đối với doanh nghiệp:

Khi tham gia chương trình OCOP, mục tiêu của các DN có thể kể đến 3 mục
tiêu chính sau đây:

34
(1) Nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh với sản phẩm quốc tế

Đây là mục tiêu khá rõ ràng thúc đẩy các DN tham gia chương trình OCOP.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp chính sản phẩm của
các DN có cơ hội tiêu thụ nhiều hơn không chỉ ơ trong nước mà còn trên thế giới.
Đồng thời, sản phẩm đó sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế
khác. Nếu như trước kia các sản phẩm quốc tế được ưa chuộng hơn do mẫu mã, chất
lượng được nhiều người tiêu dùng đánh giá là tốt hơn thì những năm gần đây, khi
những sản phẩm được gắn hạng 4 sao trơ lên mang ra thị trường tiêu thụ rồi đem đi
xuất khẩu thì nó đã cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm “ngoại”.

Để có được điều này thì chương trình OCOP đã có một vai trò không nhỏ trong
việc khẳng định chất lượng sản phẩm cũng như tạo cơ hội cho những sản phẩm đó
vươn xa hơn, ra ngoài khuôn khổ nước nhà. HTX Miến dong Tài Hoan xã Côn Minh,
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước khẳng định và phát triển trong lĩnh vực nông
sản thực phẩm góp phần gìn giữ bảo tồn nghề làm miến lâu năm của địa phương.
Trong chương trình OCOP năm 2018 của tỉnh, HTX Miến dong Tài Hoan được đánh
giá 4 sao – mức cao nhất trong nhóm thực phẩm, với mong muốn đưa sản phẩm này
chiếm lĩnh thị trường, xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của những thị trường
khó tính.

(2) Nâng tầm vị thế của DN

Không thể phủ nhận rằng việc tham gia chương trình OCOP của các DN bị tác
động bơi việc DN đó muốn nâng tầm thương hiệu của mình. Tại Nghệ An, sản phẩm
Trà túi lọc cà gai leo của Công ty CP Dược liệu Pù Mát (Con Cuông) được gắn hạng 4
sao năm 2019 vừa qua, ông Phan Xuân Diện, giám đốc công ty đã nói: “Doanh số
hàng tháng của công ty trong quý 1/2020 đã tăng 30% và thương hiệu của sản phẩm
được người tiêu dùng đánh giá là tốt hơn, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản
phẩm được nâng cao hơn”. Điều này chứng tỏ quyết định tham gia chương trình
OCOP của DN là đúng đắn và được biểu hiện thông qua kết quả đạt được như đã kể
trên.

Việc nâng tầm thương hiệu đối với một số DN có vai trò khá quan trọng. Khi
sản phẩm của họ được công nhận về mặt chất lượng tuy nhiên về thương hiệu lại chưa

35
được biết đến rộng rãi nên số lượng mặt hàng bán ra vẫn chưa đáp ứng đủ so với
nguồn cung sản phẩm. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của họ được gắn hạng sao cao thông
qua chương trình OCOP thì không những đó như một lời khẳng định về chất lượng sản
phẩm mà nó còn giúp nâng tầm thương hiệu của DN đó . Thậm chí, những nhà phân
phối lớn như các siêu thị, đại siêu thị, … sẽ chủ động tìm đến DN và đề nghị hợp tác.
Điều này càng giúp việc quảng bá thương hiệu sản phẩm được tốt hơn cũng như doanh
thu bán sản phẩm sẽ tăng cao.

(3) Được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và uy tín trên nhãn
mác sản phẩm

Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ơ
bất cứ nơi đâu. Bên cạnh những DN, hộ kinh doanh uy tín cũng có không ít người trục
lợi bằng cách đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả,
hàng nhái. Hệ quả tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hương
đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng
khi mua hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính…. mà đặc biệt là
các mặt hàng nông sản của địa phương vốn đã có khả năng cạnh tranh cũng như năng
lực truyền thông yếu trên thị trường.

Ví dụ điển hình mà báo Vuayen.vn có đề cập đến đó là: “Với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, nhiều cơ sơ sản xuất không có thương hiệu có thể tiến hành sản
xuất yến sào giả. Những chiêu thức làm yến giả bao gồm: nhuộm yến trắng thành yến
huyết; yến độn (dùng tổ yến vỡ rồi vá lại, cho thêm đường hóa học vào yến tinh chế
hay độn thêm tinh bột vào yến…); yến làm từ tinh bột; phun sương để tăng trọng
lượng,…Ngoài ra, công nghệ làm yến sào giả còn tinh vi hơn đó là sử dụng thuốc tẩy
để làm sạch, làm trắng tổ yến. Theo đó, nhân công phải để làm sạch lông chim và tạo
ra sự kết dính của tổ yến giả, công nhân sau khi cắt nhỏ tổ yến sẽ đem vào thuốc tẩy để
ngâm. Nếu ăn phải những loại yến sào giả này, các chuyên gia khuyến cáo, chúng có
thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột. Các chất độc hại này hấp thụ vào
máu có thể làm suy giảm chức năng thận, gây suy thận và ảnh hương tới gan.”

Chính vì vậy, nhãn mác sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng trong cả hai
nhiệm vụ quảng bá sản phẩm và chống hàng giả, hàng nhái.

36
Nhãn mác đóng vai trò như bộ mặt của thương hiệu, thể hiện ý chí, tinh thần và
thông điệp của DN muốn gửi tới người tiêu dùng. Tất cả những chi tiết trên một mẫu
thiết kế nhãn mác dù nhỏ cũng là thứ giúp người tiêu dùng hiểu thêm về sản phẩm dẫn
người tiêu dùng đến hành động mua sản phẩm của DN.

Khi tham gia chương trình OCOP, sản phẩm khi được gắn 4 sao đồng nghĩa với
bao bì, nhãn mác sẽ được điều chỉnh trơ lại, có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi
quét mã QR. Việc gắn sao là cơ hội để các sản phẩm OCOP nâng giá trị thương hiệu,
vươn xa trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, đây cũng là một trong những mục
tiêu giúp thúc đẩy các DN tham gia chương trình OCOP.

1.1.3.2. Khái niệm ý định, ý định tham gia chương trình OCOP của doanh nghiệp

Bird (1988) đã đưa ra quan điểm rằng: Ý định là một trạng thái tâm lý hướng sự
chú ý của cá nhân/ tập thể tới một đối tượng, mục tiêu, hành trình cụ thể để đạt được
một kết quả có ý nghĩa với cá nhân/ tập thể đó.

Hay khái niệm ý định còn được hiểu là một tình huống tư duy bao gồm kinh
nghiệm và hành vi cá nhân/ tổ chức cho một mục đích cụ thể hoặc một hành vi nhất
định (Gerbing & Anderson, 1988).

Trong lĩnh vực văn học tâm lý, ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố tạo
động lực ảnh hương đến hành vi, thể hiện và thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực của cá nhân/
tập thể để có thể thực hiện được hành vi như mong muốn trong tương lai.

Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra rằng ý định là một chỉ số thể hiện nỗ lực mà
một cá nhân/ tập thể thực hiện để đạt một mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, để có cái nhìn rõ
hơn về ý định, ta không thể không điểm qua hai Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen
và Fishbein, 1975) và Thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991). Trong đó, Thuyết
Hành vi dự định TPB là sự phát triển và cải tiến của Thuyết Hành động hợp lý TRA.

Thuyết Hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được xem là học
thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA cho thấy
hành vi được quyết định bơi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và
hành vi được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ơ nhiều
lĩnh vực. Hai yếu tố chính ảnh hương đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan.
Trong đó, thái độ của một cá nhân đối với hành vi thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực

37
hoặc tích cực của cá nhân đối với hành vi dự định. Trong nghiên cứu này, có thể hiểu
là nhà quản trị đang rất thích đến việc tham gia chương trình OCOP vì nhìn thấy nhiều
lợi ích của các DN đi trước. Chuẩn chủ quan thể hiện sự liên quan đến nhận định của
người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên…) như thế nào khi nhà quản trị
thực hiện hành vi đó, có thể gọi là ý kiến của những người xung quanh.

Hình 1.3. Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA

Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior–TPB ) là một trong


những lý thuyết có tầm ảnh hương rộng được sử dụng trong các nghiên cứu hành vi
của con người, lý thuyết này được Ajzen phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý TRA.
Nhân tố thứ 3 mà Ajzen cho là có ảnh hương đến ý định của con người là yếu tố nhận
thức kiểm soát hành vi.

Hình 1.4. Mô hình Thuyết hành vi dự định TPB

Nguồn: Ajzen, 1991

38
Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi được được được định nghĩa: “ là quan
niệm của cá nhân nhà quản trị về độ khó hoặc dễ trong việc hoàn thành các hành vi”
tham gia chương trình OCOP. Khái niệm này rất gần với khái niệm năng lực cá nhân
cảm nhận về tính khả thi (sự tự tin) trong mô hình SEE (Shaperos Model of the
Entrepreneurial Event - SEE) của Shapero và Sokol vì đều đề cập tới khả năng của
một cá nhân trong việc hoàn thành các hành vi tham gia chương trình OCOP.

Nghiên cứu của Ajzen phát biểu ý định đóng vai trò là một chỉ báo tốt về hành
vi quy hoạch trong mô hình của Ajzen, đặc biệt nếu hành vi này là khó thực hiện và
yêu cầu một số lượng lớn các nguồn lực. Đơn giản nhất, ý định có thể dự đoán hành
động, và thái độ sẽ dự đoán ý định. Như vậy, tìm hiểu về ý định là cách tốt nhất để
đánh giá khả năng xảy ra hành động đó.

Từ những nghiên cứu về ý định đã kể ra ơ trên, nhóm nghiên cứu rút ra định
nghĩa về khái niệm ý định dựa vào Lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991)
như sau: “Ý định là các yếu tố động lực ảnh hưởng tới việc thực hiện hành vi. Ba yếu
tố chính ảnh hưởng đến ý định đó là: (1) thái độ đối với hành vi, (2) chuẩn chủ quan
và (3) nhận thức kiểm soát hành vi. Ý định càng cao thì xác suất thực hiện hành vi
càng lớn.”

Từ định nghĩa về ý định như trên, nhóm nghiên cứu rút ra khái niệm về ý định
tham gia chương trình OCOP của DN như sau:

“Ý định tham gia chương trình OCOP của DN là các yếu tố động lực ảnh
hưởng đến hành vi tham gia chương trình OCOP trong tương lai của DN; là một quá
trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai một kế hoạch cho chương trình
OCOP nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của DN. Ý định tham gia chương trình
OCOP đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành hành vi tham gia chương
trình OCOP của DN.”

1.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

1.2.1. Mô hình nghiên cứu

Mối quan hệ giữa cảm nhận các thành phần CSR với ý định tham gia chương
trình OCOP hiện chưa được thực hiện ơ bất kì nghiên cứu nào trong và ngoài nước.
Giới học thuật cho tới thời điểm hiện tại mới chỉ có những nghiên cứu về cảm nhận

39
các thành phần CSR của người tiêu dùng với niềm tin thương hiệu và ý định mua hàng
hay các bài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến CSR như: các nhân tố thúc đẩy việc
thực hiện CSR của các DN; hay như là: tác động của việc thực hiện CSR của DN lên
danh tiếng, niềm tin, lòng trung thành của khách hàng;… Hầu hết các nghiên cứu trên
khi xác định các thành phần của CSR đều dựa vào mô hình kim tự tháp của Carroll
(1991) và cũng dựa luôn vào mô hình này để phát triển, đề xuất ra mô hình nghiên cứu
cho bài nghiên cứu của chính tác giả.

Trên cơ sơ các nghiên cứu liên quan đến các thành phần CSR trước đây và kết
quả thảo luận nhóm, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình các
thành phần của CSR (Carroll, 1991) và bổ sung thêm thành phần thứ 5 trong các thành
phần của CSR đó là “trách nhiệm môi trường”.

Trách nhiệm môi trường được hiểu là trách nhiệm của DN đối với môi trường
làm việc và môi trường xung quanh cộng đồng bằng các hành vi như là: kiểm soát sự ô
nhiễm, xử lý/tái chế chất thải đúng quy định và hạn chế chất thải ra môi trường, tiết
kiệm tài nguyên môi trường,…Việc thực hiễn trách nhiệm môi trường sẽ giúp DN có
môi trường làm việc và môi trường xung quanh cộng đồng an toàn, việc này mang đến
cho người lao động trong DN sức khỏe đảm bảo để có thể làm việc tốt hơn và tăng
năng suất lao động.

Lý do nhóm tác giả bổ sung thành phần này vào mô hình nghiên cứu bơi: gần
đây, với sự lo ngại ngày càng nhiều về môi trường sống đang bị ô nhiễm cùng sự lên
án và tẩy chay của người tiêu dùng với những sản phẩm của các DN thiếu trách nhiệm
với môi trường trong sản xuất kinh doanh (Vedan, Formosa) thì một số nghiên cứu khi
nghiên cứu các thành phần CSR có bổ sung thêm “trách nhiệm môi trường”. Ngoài lý
do trên, lý do thực sự mà nhóm tác giả muốn đưa thành phần “trách nhiệm môi
trường” vào mô hình của bài nghiên cứu bơi: trong bài giới thiệu về chương trình
OCOP của ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia 2016 – 2020,
một trong những mục tiêu tổng quát của chương trình Mỗi xã một sản phẩm là bảo vệ
môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
OCOP là một chuỗi sản xuất khép kín từ đầu vào đến đầu ra và mục tiêu là đưa ra các
sản phẩm đậm chất vùng miền và không để lại những thiệt hại cho môi trường sống.
Chính vì vậy, để hiểu hết được tác động cảm nhận các thành CSR đến ý định tham gia

40
chương trình OCOP của các DN, nhóm đã đưa thành phần “Cảm nhận trách nhiệm
môi trường” vào mô hình nghiên cứu của mình.

Do vậy, cảm nhận các thành phần CSR có trong mô hình đề xuất nghiên cứu
của nhóm bao gồm: “Cảm nhận trách nhiệm kinh tế”, “Cảm nhận trách nhiệm pháp lý”,
“Cảm nhận trách nhiệm đạo đức”, “Cảm nhận trách nhiệm nhân văn” và “Cảm nhận
trách nhiệm môi trường” ảnh hương đến “Ý định tham gia chương trình OCOP” (Hình
1.5). Trong đó thay thành phần "Cảm nhận trách nhiệm từ thiện" như ban đầu bằng
thành phần "Cảm nhận trách nhiệm nhân văn" cho phù hợp hơn. Trách nhiệm nhân
văn được cảm nhận thông qua những hoạt động mang tính nhân văn, cách ứng xử, tôn
trọng nét đẹp văn hóa, truyền thống tốt đẹp của DN, ... chứ không chỉ là vấn đề từ
thiện.

Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu ơ hình 1.5 gồm:

41
Các biến độc lập là các thành phần của cảm nhận CSR: (1) cảm nhận trách
nhiệm kinh tế, (2) cảm nhận trách nhiệm pháp lý, (3) cảm nhận trách nhiệm đạo đức,
(4) cảm nhận trách nhiệm từ thiện và (5) cảm nhận trách nhiệm môi trường.

Biến phụ thuộc trong mô hình là ý định tham gia chương trình OCOP, trong đó
cảm nhận các thành phần CSR tác động trực tiếp đến ý định tham gia chương trình
OCOP của DN.

1.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Như đã phân tích ơ trên thì cho tới thời điểm hiện tại chưa có bất cứ bài nghiên
cứu nào về đề tài này. Vì vậy, để thấy rõ được mối quan hệ của từng biến độc lập với
biến phụ thuộc thì nhóm tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng triển khai
chương trình OCOP tại các DN Việt Nam và thấy được những kết quả triển khai khá
hiệu quả, đồng thời có thể là căn cứ để đưa ra kết luận về mối quan hệ của cảm nhận
các thành phần CSR với ý định tham gia chương trình OCOP của các DN. Từ phân
tích đó, nhóm tác giả tổng quan hóa mối quan hệ giữa các biến để xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu được trình bày dưới đây.

 Mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm kinh tế và ý định tham gia
chương trình OCOP của DN

Nhóm tác giả đã nghiên cứu thực trạng triển khai chương trình OCOP tại Việt
Nam và thấy được rằng: tham gia chương trình OCOP đem lại cho DN rất nhiều lợi
ích, một trong số đó có thể kể đến như là: DN được học hỏi và tiếp thu những công
nghệ hiện đại cùng với các cách quản lý DN và áp dụng vào trong dây chuyền sản xuất
của mình nhằm tăng năng suất lao động, từ đây sẽ giúp DN giảm thiểu chi phí và tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận, đáp ứng được những trách nhiệm kinh tế cho DN, cho
người lao động, cho các chủ đầu tư,… Khi DN cảm nhận được trách nhiệm kinh tế đó
thì ý định tham gia chương trình OCOP lại càng lớn. Như vậy, cảm nhận trách nhiệm
kinh tế thúc đẩy các tổ chức tham gia chương trình OCOP.

Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H1: Cảm nhận trách nhiệm kinh tế có tác động thuận chiều đến ý định tham gia
chương trình OCOP của DN.

42
 Mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm pháp lý và ý định tham gia
chương trình OCOP của DN

Tham gia chương trình OCOP, DN bắt buộc phải tuân thủ đúng các nguyên tắc,
điều lệ của luật pháp Việt Nam vì đây là chương trình trọng điểm cấp Quốc gia. Các
quy tắc, quy định đều được ban hành bằng Thông tư, Điều luật, ... để các tổ chức tuân
theo, tránh vi phạm, gây ra những hậu quả không đáng có. Đây cũng chính là biểu hiện
của trách nhiệm pháp lý, một trong những khía cạnh của CSR. Không những thế, “khi
tham gia OCOP, họ sẽ được Nhà nước hỗ trợ qua các cơ chế chính sách hợp lý để phát
triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản
phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm…” (Nông
Nông thôn mới”. Hơn thế nữa, các Đại biểu tham gia Hội nghị còn được tìm hiểu về
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế; các chính sách
thuế, pháp lý, xây dựng mô hình HTX, tổ hợp tác, HTX thanh niên; các chương trình
vay vốn, cách đăng ký thông tin và nộp hồ sơ trên phần mềm OCOP. Chính bơi vậy,
cảm nhận rõ được trách nhiệm này đồng nghĩa với việc DN ý thức được việc nghiêm
túc tuân thủ các quy định của pháp luật khi kinh doanh. Tham gia chương trình Mỗi xã
một sản phẩm là một sân chơi rộng mơ với tất cả các DN nhưng đây cũng là một sân
chơi với quy định khá chặt chẽ và nghiêm ngặt, vậy nên tham gia chương trình này tức
là DN cần chấp hành đúng, đủ các quy định mà chương trình đề ra.

Không những vậy, tham gia chương trình OCOP chính là một trong những giải
pháp giúp cho DN tạo ra sản phẩm của mình thuận lợi hơn, nâng cấp hơn và qua đó sẽ
đóng góp một phần tài chính vào ngân sách nhà nước. Như vậy, nhà nước sẽ có nhiều
chính sách tạo điều kiện và thúc đẩy DN hơn, DN càng có thêm động lực để phát triển
kinh doanh.

Vì vậy, cảm nhận trách nhiệm pháp lý là một trong những nhân tố thúc đẩy DN
tham gia chương trình OCOP.

Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H2: Cảm nhận trách nhiệm pháp lý có tác động thuận chiều đến ý định tham
gia chương trình OCOP của DN.

43
 Mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm đạo đức và ý định tham gia
chương trình OCOP của DN

Trách nhiệm đạo đức có thể được thể hiện qua tình hình vệ sinh an toàn thực
phẩm của DN. Ngày nay, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là một vấn đề
gây ra nhiều nỗi lo lắng cho người tiêu dùng vì “thật – giả lẫn lộn”. Hàng giả hàng
nhái ngày càng được sản xuất tinh vi, và đặc biệt là đối với thực phẩm thì nó càng
nguy hiểm bơi nếu người tiêu dùng không tỉnh táo lựa chọn thì sẽ dễ bị lừa. Cảm nhận
về trách nhiệm xã hội đặt ra yêu cầu cho các DN cần chú ý đến chất lượng các sản
phẩm nông nghiệp sao cho đảm bảo an toàn, đem lại niềm tin cho khách hàng. Trách
nhiệm này không ép buộc bất cứ ai phải làm theo nhưng lại có sự ràng buộc giữa họ.
Đạo lý ơ đây là lương tâm, là sự thành thật trong kinh doanh. Nếu DN nào thấy được
tầm quan trọng của việc sản xuất và kinh doanh chân chính thì sẽ không hoạt động mà
trái với lương tâm, chỉ vì mục tiêu lợi nhuận. Và để càng khẳng định rõ ràng hơn thì
khi tham gia vào chương trình OCOP sẽ giúp DN chứng tỏ được điều đó bơi khi tham
gia chương trình, các sản phẩm của họ sẽ phải trải qua rất nhiều quy trình khắt khe về
chất lượng sản phẩm rồi mới được phê duyệt và phân hạng sao. Đồng thời, các sản
phẩm khi tham gia vào chương trình OCOP sẽ có cơ hội được cấp giấy chứng nhận an
toàn thực thẩm. Đây được coi là “giấy thông hành” khi DN muốn đưa các sản phẩm
của mình tiếp cận tới các thị trường lớn, đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài. DN có cơ
hội xuất khẩu nông sản sạch, an toàn, nông sản hữu cơ ra thị trường thế giới do nhu
cầu thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ trên thị trường thế giới đang tăng lên, mơ ra cơ
hội xuất khẩu tốt cho các DN trong nước. Vậy nên, cảm nhận về trách nhiệm xã hội
cũng đã tác động không ít đến quyết định tham gia chương trình OCOP của các DN.

Vì vậy, cảm nhận trách nhiệm đạo đức cũng là một trong những nhân tố thúc
đẩy DN tham gia chương trình OCOP.

Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H3: Cảm nhận trách nhiệm đạo đức có tác động thuận chiều đến ý định tham
gia chương trình OCOP của DN.

 Mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm nhân văn và ý định tham gia dự
án OCOP của DN

44
Ở mức độ cảm nhận, nếu như DN thực hiện được thì sẽ gây dựng được thương
hiệu, được niềm tin và được sự trung thành của khách hàng. DN có sự cảm nhận trách
nhiệm nhân văn càng cao, tức DN đó muốn đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, cho
xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Và khi tham gia vào chương trình
OCOP, như những mục tiêu của các DN đã và đang tham gia thì các DN có thể giúp
phát triển nền kinh tế nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống cho người
dân địa phương. Từ đây có thể thấy được cảm nhận trách nhiệm từ thiện tác động cùng
chiều đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H4: Cảm nhận trách nhiệm từ thiện có tác động thuận chiều đến ý định tham
gia chương trình OCOP của DN.

 Mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm môi trường và ý định tham gia
chương trình OCOP của DN

Môi trường sống xung quanh chúng ta đang bị tàn phá nặng nề do hoạt động
của con người: từ nguồn nước bốc mùi, không khí ô nhiễm trầm trọng đến nguồn đất
cho chăn nuôi trồng trọt xói mòn, phèn, chua, … Điều này không chỉ ảnh hương trực
tiếp đến sức khỏe con người mà còn ảnh hương đến tất cả những hoạt động khác như
kinh doanh. Một môi trường sống trong lành ắt sẽ cải thiện đời sống người dân, đây
cũng là nhu cầu tiên quyết của bất kỳ đối tượng nào. Vậy nên, cảm nhận về trách
nhiệm môi trường ơ đây sẽ là DN không được tiến hành các hoạt động nào mà ảnh
hương tiêu cực đến môi trường. Trong bài giới thiệu về chương trình OCOP của ban
chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia 2016 – 2020, một trong những
mục tiêu tổng quát của chương trình Mỗi xã một sản phẩm là bảo vệ môi trường và
bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. OCOP là một
chuỗi sản xuất khép kín từ đầu vào đến đầu ra và mục tiêu là đưa ra các sản phẩm đậm
chất vùng miền và không để lại những thiệt hại cho môi trường sống. Như vậy, tham
gia chương trình OCOP sẽ giúp DN đưa ra những phương hướng sản xuất tốt nhất để
có thể hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

Từ những phân tích trên cho thấy được cảm nhận trách nhiệm môi trường có tác
động cùng chiều đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

45
Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H5: Cảm nhận trách nhiệm môi trường có tác động thuận chiều đến ý định
tham gia chương trình OCOP của DN.

46
Tóm tắt chương 1

Chương này trình bày cơ sơ lý thuyết về CSR, cảm nhận CSR, ý định và ý định
tham gia chương trình OCOP của DN. Trong đó lý thuyết về CSR sử dụng mô hình
các thành phần CSR của Carroll (1979, 1991, 1999) gồm các thành phần: (1) trách
nhiệm kinh tế, (2) trách nhiệm pháp lý, (3) trách nhiệm đạo đức, (4) trách nhiệm từ
thiện và bổ sung thành phần thứ năm tổng kết từ các nghiên cứu trong thời gian gần
đây là (5) trách nhiệm môi trường. Từ đây, cảm nhận CSR của DN cũng được phân
tích dựa trên 5 yếu tố trên. Lý thuyết về ý định tham gia chương trình OCOP được
nhóm tác giả vận dụng Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991).

Chương này cũng xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị. Cụ
thể, mô hình nghiên cứu đề nghị được nhóm tác giả vận dụng theo mô hình các thành
phần CSR của Carroll (1991). Các giả thuyết được xây dựng dựa trên nghiên cứu thực
trạng triển khai chương trình OCOP tại các DN Việt Nam do nhóm tác giả thực hiện.

Chương 2 sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây
dựng, đánh giá thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu với các thông tin khảo sát thu
thập được.

47
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng. Quá trình nghiên cứu lý
thuyết sơ bộ xác định nội dung các vấn đề cần nghiên cứu, hình thành các câu hỏi
nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Từ mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu cơ sơ lý
thuyết, xác định các khái niệm nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô
hình nghiên cứu, sau đó thiết kế thang đo dựa trên các khái niệm nghiên cứu; các giả
thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu tiến hành thực hiện qua hai bước nghiên cứu
sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ gồm một nghiên cứu định tính để điều chỉnh
thang đo và một nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá sơ bộ thang đo và điều chỉnh
thang đo cho phù hợp. Nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định thang đo và
mô hình lý thuyết. Quy trình nghiên cứu được trình bày ơ hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

48
Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011), một nghiên cứu được thực hiện trong
bối cảnh mới sẽ phải kết hợp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đây là lý do
nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu sơ bộ trước khi nghiên cứu định lượng chính thức
bơi đề tài nghiên cứu này là lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ ơ Việt Nam. Quy
trình nghiên cứu của đề tài được nhóm tác giả thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn tại Việt Nam, chương trình OCOP được tiếp nhận và
triển khai từ năm 2006 với việc các địa phương thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản
phẩm” và bắt đầu triển khai mạnh mẽ từ năm 2013 trơ lại đây. Như vậy, chương trình
OCOP đã xuất hiện ơ Việt Nam từ khá lâu và cho đến nay nó đã được triển khai ơ toàn
bộ 63 tỉnh thành cả nước. Tuy nhiên, dù đã được triển khai mạnh mẽ như vậy nhưng
có một thực tế cho thấy rằng: tính đến tháng 2/2020, chưa có một bài nghiên cứu hoàn
chỉnh nào về chương trình OCOP được đưa ra.

Khác với chương trình OCOP, thuật ngữ “trách nhiệm xã hội (CSR)” lại được
sử dụng rộng rãi và phổ biến. Thậm chí nó được coi là một triết lý của bất kỳ tổ chức
nào tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường cũng cần phải tuân thủ. Đây thực sự
là một thuật ngữ không còn xa lạ với DN không chỉ ơ Việt Nam mà còn cả trên thế
giới. CSR vẫn luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng bậc nhất trong thế giới kinh
doanh toàn cầu hóa ngày nay. Hàng ngàn các DN nổi lên nhanh chóng rất quan tâm,
tiêu tốn hàng tỷ đô la cho sáng kiến CSR (Yang, 2007; Mendonca và Oppenheim,
2006). Hầu hết các nhà quản trị tin rằng danh tiếng của DN phát triển tốt bằng cách
tham gia các chương trình đúng đắn ví dụ như: hoạt động từ thiện, tiếp thị xanh, các
chương trình hỗ trợ dân tộc thiểu số, làm tăng giá trị thương hiệu DN và cuối cùng dẫn
đến hiệu quả hoạt động cao của DN. Và ơ tại Việt Nam, chương trình OCOP chính là
một điển hình minh chứng cho điều đó.

Thực chất, chương trình OCOP không phải là một chương trình về hoạt động từ
thiện hay tiếp thị xanh; nó cũng chẳng phải chương trình hỗ trợ các dân tộc thiểu số,
chương trình OCOP đơn giản chỉ là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn
theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; nó là giải pháp, nhiệm vụ trong triển
khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho

49
thấy rằng tham gia chương trình OCOP chính là một cách để DN thể hiện trách nhiệm
đối với xã hội, thông qua đó nó còn đem lại cho DN rất nhiều những lợi ích bao gồm
cả lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình. Lợi ích đó có thể là nâng tầm uy tín, thương hiệu
DN trên thị trường; nó cũng có thể là những con số được thông qua trên kết quả kinh
doanh của DN như là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận hay là giảm chi phí của DN,…

Vậy thì câu hỏi được đặt ra ơ đây là: cách DN cảm nhận về trách nhiệm của tổ
chức mình đối với xã hội sẽ có ảnh hương như thế nào đến ý định tham gia chương
trình OCOP? Đây là một câu hỏi mang tính cấp thiết và cần phải nghiên cứu sâu.

Bước 2: Tổng quan nghiên cứu

Nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu và tập hợp từ các nghiên cứu đi trước trong
nước và nước ngoài về khái niệm, các thành phần của CSR; từ đó rút ra định nghĩa về
cảm nhận các thành phần CSR của DN; đồng thời tìm hiểu và bổ sung thêm nhân tố
ảnh hương đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN, cụ thể ơ đây là nhân tố
cảm nhận trách nhiệm môi trường. Tiếp đến, nhóm tác giả tiếp tục tiến hành tìm hiểu
về thực trạng triển khai chương trình OCOP tại các DN Việt Nam để rút ra được các
mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn và môi
trường với ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

Dựa vào những khuôn khổ lý thuyết đó, nhóm tác giả xem xét thiết lập mô hình
nghiên cứu chứa những giả thiết nghiên cứu và xây dựng bộ thang đo nháp cho từng
khái niệm nghiên cứu trong mô hình.

Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu một số
DN đã tham gia chương trình OCOP. Kết quả nghiên cứu này giúp nhóm tác giả tiến
hành điều chỉnh lại mô hình, thang đo và những khám phá mới. Từ đó điều chỉnh lại
những câu hỏi trong bảng hỏi trước khi triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm định
chính thức mô hình.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 20 DN đã tham gia chương
trình OCOP thông qua phương pháp khảo sát bằng biểu mẫu. Các dữ liệu thu thập
được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu
chính thức trên diện rộng.

50
Bước 4: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 130 doanh nghiệp thông
quan phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi và biểu mẫu. Dữ liệu thu thập được dùng
để đánh giá lại thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mô
hình, các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS phiên bản 26.

Bước 5: Kết quả nghiên cứu

Các thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng chính thức được nhóm
tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 26 để đánh giá giá trị, độ tin cậy của
thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó
rút ra kết luận tổng thể của nghiên cứu. Trên cơ sơ kết luận này, nhóm tác giả sẽ trình
bày các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy các DN Việt Nam tham gia vào chương trình
OCOP nhiều hơn nữa. Đồng thời nêu ra những hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên
cứu tiếp theo.

2.2. Quy trình xây dựng và xử lí bảng hỏi, các thang đo

2.2.1. Quy trình xây dựng và xử lí bảng hỏi

Bảng hỏi được xây dựng và xử lý theo trình tự sau:

(1) Xác định khái niệm, lý thuyết của các biến và cách đo lường các biến trong
mô hình dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây.

(2) Xây dựng phiên bản tiếng Việt của bảng hỏi bằng cách phiên dịch thang đo
từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

(3) Đánh giá và điều chỉnh bảng hỏi để hoàn thành bảng hỏi chính thức.

(4) Khảo sát sơ bộ 20 DN đã tham gia chương trình OCOP và điều chỉnh bảng
hỏi cho phù hợp.

(5) Phát/gửi và thu bảng hỏi chính thức thông qua phiếu hỏi/biểu mẫu trên diện
rộng với hơn 130 DN như trong phần phạm vi nghiên cứu đã đề cập.

(6) Xử lý, phân tích số liệu và tiến hành nhập liệu các kết quả điều tra trên phần
mềm SPSS phiên bản 26.

2.2.2. Các thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu

51
Thang đo được sử dụng để đo lường các khía cạnh trong các nhân tố (đo lường
các biến quan sát) là thang đo Likert 5 điểm. Mặc dù về nguyên tắc sử dụng thang đo
càng nhiều điểm càng chính xác, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn cho người trả lời khảo
sát, nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm với điểm 1 là “hoàn toàn không đồng
ý” và điểm 5 là “hoàn toàn đồng ý”. Riêng đối với thang đo Ý định tham gia chương
trình OCOP của DN thì điểm 1 là “chắc chắn không tham gia” và điểm 5 là “chắc chắn
tham gia”. Bên cạnh nhóm câu hỏi phục vụ cho mô hình nghiên cứu, bảng khảo sát
còn bao gồm một phần câu hỏi mang tính chất sàng lọc và phân loại đối tượng điều tra,
đó là câu hỏi về các thông tin khu vực hoạt động, số năm hoạt động, khoảng lao động
và khoảng vốn kinh doanh mà DN đang làm việc.

Bảng 2.1 dưới đây là tổng hợp thang đo các biến được sử dụng trong bài nghiên
cứu.

Bảng 2.1: Thang đo các biến trong bài nghiên cứu

Mã hóa Thang đo Nguôn tham khảo

TNKT Cảm nhận trách nhiệm kinh tế


TNKT1 Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận Carroll (1979, 1991,
TNKT2 Doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ 1999); Turkey
TNKT3 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả (2009); Châu và
TNKT4 Doanh nghiệp có những chính sách phát triển kinh tế bền Nguyễn (2012)
vững.
TNPL Cảm nhận trách nhiệm pháp lý
TNPL1 Doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Carroll (1979, 1991,

TNPL2 Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên và 1999); Turkey

liên tục (2009)

TNPL3 Doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ
pháp luật
TNPL4 Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu pháp lý
TNDD Cảm nhận trách nhiệm đạo đức
TNDD1 Doanh nghiệp luôn quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo Carroll (1979, 1991,

52
đức trong kinh doanh 1999); Eun và các
TNDD2 Các chương trình quảng bá của Doanh nghiệp cung cấp cộng sự (2013);
những thông tin trung thực Aimie-Jade (2011)
TNDD3 Doanh nghiệp cung cấp thông tin về sản phẩm một cách
đầy đủ và chính xác trên nhãn mác sản phẩm
TNDD4 Doanh nghiệp đề cao quyền của người tiêu dùng
TNNV Cảm nhận trách nhiệm nhân văn
TNNV1 Doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động thiện
nguyện trong cộng đồng
TNNV2 Doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ các chương trình khuyến
học và nâng cao tri thức
TNNV3 Doanh nghiệp đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống Carroll (1979, 1991,
của cộng đồng 1999); Eun và các
TNNV4 Doanh nghiệp đóng góp cho các chiến dịch và dự án gia cộng sự (2013)
tăng phúc lợi cộng đồng
TNMT Cảm nhận trách nhiệm môi trường

TNMT1 Sản phẩm của Doanh nghiệp thân thiện với môi trường
TNMT2 Doanh nghiệp kiểm soát tốt các chất thải ra môi trường
TNMT3 Doanh nghiệp luôn hướng đến cung ứng dịch vụ hoàn
hảo nhưng giảm thiểu tác động đến môi trường
TNMT4 Doanh nghiệp tham gia các hoạt động nhằm mục đích Eun và các cộng sự
bảo vệ môi trường tự nhiên (2013)
TNMT5 Doanh nghiệp tổ chức thực hiện những chương trình
nhằm quảng bá hoạt động giảm thiểu tác động đến môi
trường
TNMT6 Doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trương bền vững trong
đó có xem xét đến các thế hệ tương lai
YDTG Ý định tham gia chương trình OCOP của doanh Nhóm tác giả
nghiệp

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

53
2.3. Mẫu nghiên cứu

2.3.1. Tổng thể nghiên cứu

Tổng thể nghiên cứu của đề tài là tất cả các DN, tổ chức, HTX, hộ sản xuất đã,
đang và sẽ tham gia chương trình OCOP (cụ thể ơ đây là chủ các tổ chức nói trên). Đối
tượng các tổ chức tham gia chương trình OCOP phải có sản phẩm/dịch vụ thuộc vào 6
ngành hàng: (1) thực phẩm; (2) đồ uống; (3) thảo dược; (4) vải và may mặc; (5) lưu
niệm - nội thất - trang trí; và (6) dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng và có nguồn gốc
từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sơ khai
thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ
địa phương.

2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Với tổng thể nghiên cứu trên, để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời nhóm
nghiên cứu không thể tiến hành khảo sát đối với tất cả các DN trên cả nước nên nhóm
đã thiết kế mẫu và tiến hành nghiên cứu trên một bộ phận nhỏ của tổng thể. Nhóm
hướng đến những đối tượng khảo sát là các DN tại nhiều tỉnh thành trên cả 3 miền Bắc
- Trung - Nam để dữ liệu thu được đa dạng, giúp bài nghiên cứu được chính xác nhất.

Về kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức, theo Hair và cộng
sự (1998), đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu phải tối thiểu gấp 5 lần
tổng số chỉ báo trong các thang đo. Bảng hỏi của nghiên cứu này bao gồm 23 chỉ báo
dùng trong phân tích nhân tố. Do vậy, số mẫu tối thiểu cần đạt là 23*5 = 115 quan sát
để có thể đạt mục tiêu cho nghiên cứu này.

2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập những dữ liệu này qua các nền tảng
mạng xã hội và truyền thông như báo, internet, TV, …

Dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu xây dựng và thiết kế bảng hỏi trên công cụ
của google (google docs), sau đó gửi tới đối tượng điều tra thông qua các công cụ trực
tuyến như email, mạng xã hội (diễn đàn, facebook, zalo,…). Ngoài ra, bảng hỏi còn
được in và phát trực tiếp cho các đối tượng điều tra. Không chỉ vậy, nhóm nghiên cứu
còn thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn, tức là thực hiện
phỏng vấn DN tham gia chương trình OCOP qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp.

54
2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: kiểm định thang đo bằng
hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy
tuyến tính bội, phân tích phương sai, kiểm định sự khác nhau về trung bình tổng thể T-
test,…

Thống kê mô tả các biến quan sát

Bằng phương pháp thống kê mô tả, chúng ta sẽ biết được tần số, đặc điểm của
mẫu thu thập được theo: Khu vực, thời gian hoạt động, quy mô lao động, quy vốn kinh
doanh.

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát các biến sử dụng trong mô hình khá
đa dạng. Chúng ta có thể hiểu rõ về thông tin của DN. Có những ý kiến “Hoàn toàn
không đồng ý” và những ý kiến “Hoàn toàn đồng ý”. Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất
của các thang đo nằm trong khoảng từ 1 đến 5 cho thấy không có giới hạn về mặt biến
động đối với các thang đo được sử dụng.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số
tương quan biến tổng

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Các thang đo có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,6 – 1 là có thể chấp nhận được, các thang đo có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được và các thang đo có hệ số Cronbach’s
Alpha từ 0,8 - gần 1 là thang đo lường tốt”. Trong nghiên cứu này, để đảm bảo độ tin
cậy tốt nên các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ ≥ 0,6 được giữ lại để sử dụng
cho các bước phân tích tiếp theo.

Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết các thang đo có liên kết với nhau hay không
mà không giúp cho việc quyết định giữ lại hay bỏ đi biến quan sát nào. Chính vì vậy,
nghiên cứu này sử dụng thêm hệ số tương quan biến tổng (Item - total Correlation) để
có thêm cơ sơ cho việc đưa ra quyết định giữ lại hay bỏ đi biến quan sát.

Theo Nunnally và Burnstein (1994): ”Các biến có hệ số tương quan biến tổng <
0,3 được coi là biến rác và loại biến này khỏi thang đo. Hệ số này càng cao thì sự
tương quan của biến này với các biến khác trong thang đo càng cao”.

55
Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu sẽ lựa chọn các thang
đo đảm bảo hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và có hệ số tương quan biến tổng > 0,3.

Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám
phá - EFA

Theo Nguyễn Đình Thọ, 2011: “Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa
hơn. Là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu sau khi đã đánh
giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không
đảm bảo độ tin cậy. Cơ sơ của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của
các nhân tố với các biến quan sát”.

Các tiêu chuẩn khi phân tích nhân tố khám phá:

Hệ số kiểm định KMO (Kaiser-Meyer- Olkin): Theo Nguyễn Đình Thọ, 2011:
“KM là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KM ≤ 1 thì phân
tích nhân tố là thích hợp. Kaiser (1974) đề nghị KM ≥ 0,90 là rất tốt; KM ≥ 0,80: tốt;
KM ≥ 0,70: được; KM ≥ 0,60: tạm được; KM ≥ 0,50: xấu; KM < 0,50: không thể chấp
nhận được”. Chính vì vậy chọn 0,5 ≤ KMO ≤ 1 là thích hợp nhất

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê ( Sig ≤ 0,05), chứng tỏ
các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Phương sai trích > 50%: Theo Gerbing và Anderson, 1988: “để kết quả điều tra
mang tính thực tiễn, nghiên cứu vẫn sử dụng mức kiểm định chặt chẽ này”.

Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0,5. Theo Hair và cộng sự (2006), “Hệ số
tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading >
0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu; > 0,4 được xem là quan trọng; ≥ 0,5 được
xem là có ý nghĩa thực tiễn”.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) chính là
bước khẳng định lại cấu trúc các nhân tố được rút trích từ phân tích nhân tố khám phá
EFA để kết luận những nhân tố đó thõa mãn tính hội tụ hay tính phân biệt. Đồng thời
một lần nữa lọc bỏ những biến quan sát không phù hợp với mô hình. Tại đây nhóm
nghiên cứu sử dụng phần mềm Amos 20.0, dữ liệu được lấy từ tập data mẫu nghiên

56
cứu và bảng kết quả Pattern Matrix từ phần mềm SPSS 26.0, sau đó đưa vào phép trích
Pattern Matrix Model Builder trên phần mềm để vẽ tự động mô hình Diagram biểu
diễn mối quan hệ tự do giữa các nhân tố.

Các kết quả được đưa ra sẽ được đối chiếu với các tiêu chuẩn sau theo quan
điểm của Hu & Bentler (1999):

Kiểm định Chi - Square (CMIN) là kiểm định cho biết mức độ phù hợp tổng
quát của mô hình ơ mức ý nghĩa p = 0,05. Nhưng chỉ số này nhạy cảm với kích thước
mẫu nên thay vào đó chúng ta dùng chỉ số CMIN/df. Cụ thể CMIN/df ≤ 3 có nghĩa mô
hình là tốt còn CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được.

GFI là chỉ số đánh giá sự phù hợp tuyệt đối của mô hình GFI ≥ 0,9 là tốt, GFI ≥
0,95 là rất tốt. Tuy nhiên đây cũng là chỉ số khó đạt được mức mong muốn vì yêu cầu
của chỉ số là cỡ mẫu phải đủ lớn.

CFI dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình khi dùng chung một mẫu data
với mô hình khác. Yêu cầu của chỉ số này là: CFI ≥ 0,9 là tốt, CFI ≥ 0,95 là rất tốt, CFI
≥ 0,8 là chấp nhận được.

Chỉ số RMSEA ≤ 0,06 là tốt, RMSEA ≤ 0,08 là chấp nhận được. Chỉ số này
dùng để xác định độ phù hợp của mô hình đối với tổng thể nghiên cứu.

Nếu coi giả thuyết H0 là giả thuyết mô hình tốt thì PCLOSE ≥ 0,05 có nghĩa là
giả thuyết được chấp nhận, suy ra mô hình được xem là phù hợp. Ngoài ra, PCLOSE ≥
0,01 cũng được chấp nhận trong trường hợp mô hình không đủ tốt.

Hệ số tương quan (r) cho biết mối liên hệ thống kê giữa hai biến độc lập là
mạnh hay yếu. Giá trị tuyệt đối càng gần 1 thì hai biến đó càng tương quan mạnh, nếu
hệ số tương quan bằng 0 tức là không tương quan, hệ số tương quan lớn hơn 0 thì hai
biến có mối quan hệ thuận chiều và ngược lại.

Standardized Loading Estimates (hệ số tải chuẩn hóa) tốt khi ≥ 0,5 (lý tương là
≥ 0,7). Chỉ số này cho biến mức độ hội tụ và độ tin cậy của các biến quan sát trong
kiểm định CFA.

Sử dụng phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội

57
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội để kiểm định mối quan hệ giữa các
biến độc lập là các thành phần của cảm nhận CSR với ý định tham gia chương trình
OCOP của DN.

Phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp Enter với mức ý nghĩa 5% để kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu và độ phù hợp của mô hình cũng như mức độ ảnh
hương của các biến lên biến phụ thuộc.

Các kiểm định thực hiện trong phân tích hồi quy bao gồm: Kiểm định đa cộng
tuyến thông qua hệ số Durbin-Watson, mô hình không tự tương quan, hệ số phóng đại
phương sai VIF bé hơn 2; phương sai phần dư không đổi; các sai lệch ngẫu nhiên có
phân phối chuẩn (Biểu đồ Histogram). Hệ số R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ
phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mơ rộng của mô hình,
kiểm định t dùng để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Phân tích phương sai

Phân tích phương sai được dùng để so sánh trung bình của các tổng thể.

Trong nội dung bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích
phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA ) để xác định sự khác nhau về ý định
tham gia chương trình OCOP của các DN khác nhau. Theo Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2008), các điều kiện khi phân tích ANOVA:

Kiểm định Levene: H0: “Phương sai bằng nhau”, nếu Sig < 0,05 thì phương sai
giữa các nhóm là khác nhau nên không sử dụng được kết quả phân tích ANOVA, khi
đó phải sử dụng kiểm định Tamhane’s T2 để xác định. Nếu Sig ≥ 0,05 thì phương sai
giữa các nhóm khác nhau là như nhau nên có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA.

Kiểm định ANOVA: Với Sig > 0.05 thì chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự
khác biệt giữa các nhóm. Và với Sig ≤ 0.05 đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt
giữa các nhóm.

58
Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 này, nhóm tác giả trình bày về thiết kế nghiên cứu sử dụng để
đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nội dung chính
của chương gồm có các điểm chính sau đây:

Thứ nhất, nhóm tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu tổng quát, đó là sự
kết hợp của phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Sau đó, nhóm tác giả đi sâu vào việc trình bày phương pháp nghiên cứu định tính
(phỏng vấn 20 DN thuộc đối tượng nghiên cứu thông qua điện thoại) và kết quả của
việc thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính, đó là điều chỉnh được thang đo và
mô hình nghiên cứu sao cho phù hợp hơn với đề tài.

Thứ hai, nhóm tác giả đã trình bày về thiết kế phương pháp nghiên cứu định
lượng, trong đó gồm có việc xây dựng thang đo, bảng hỏi, chọn mẫu nghiên cứu và
phương pháp thu thập, xử lý số liệu. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành
mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 26.0 và Amos
20.0 để phân tích. Nghiên cứu sử dụng các công cụ phân tích kiểm định độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng
định CFA, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định trung bình tổng thể T-test.

59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả thống kê mô tả

3.1.1. Thống kê mô tả mẫu

Các phương pháp thu thập dữ liệu được nhóm tác giả đề cập ơ chương 2. Với
phương pháp sử dụng bảng hỏi được thiết kế trên công cụ của google (google docs) và
gửi tới đối tượng điều tra thông qua các công cụ trực tuyến như email, mạng xã hội
(diễn đàn, facebook, zalo,…), nhóm nghiên cứu đã thu được 81 phiếu trả lời. Tất cả
các phiếu trả lời này đều được đưa vào xử lý dữ liệu do công cụ này cho phép nhóm
nghiên cứu cài đặt các chế độ mà người được hỏi không thể gửi được phiếu trả lời khi
thiếu thông tin. Với phương pháp phát và thu trực tiếp bảng hỏi từ các đối tượng điều
tra. Nhóm tác giả đã phát ra 51 bảng hỏi và thu về 51 bảng, đạt tỉ lệ 100%. Tuy nhiên
trong số 51 bảng hỏi này có 2 bảng bị loại do thiếu những thông tin cần thiết. Sau khi
loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu, có 49 bảng hỏi thu thập theo phương pháp trực
tiếp được đưa vào xử lý. Cuối cùng có tổng 130 bảng hỏi (81 bảng hỏi thu qua internet
và 49 bảng hỏi thu trực tiếp) được đưa vào xử lý số liệu.

Nhìn chung, mẫu khảo sát có sự chênh lệch giữa số DN điền khảo sát của từng
miền. Trong đó miền Bắc chiếm 55,38%, miền Trung chiếm 21,54%, miền Nam là
23,08%. Trong 130 DN được khảo sát thì có 8,46% DN hoạt động dưới 1 năm, chiếm
nhiều nhất 57,69% là các DN hoạt động từ 1 đến 5 năm, còn lại 33,85% DN hoạt động
trên 5 năm. Quy mô lao động cũng là một yếu tố ảnh hương đến mẫu khảo sát, trong
đó DN có quy mô lao động dưới 10 người chiếm tỷ trọng lớn nhất là 45,38%, DN có
quy mô lao động trên 100 người chỉ chiếm 5,38%. Những DN có vốn kinh doanh nhỏ
hơn 3 tỷ chiếm đa số trong mẫu khảo sát là 67,69%, còn lại là DN có số vốn trên 3 tỷ,
trong đó DN có số vốn kinh doanh trên 50 tỷ chỉ chiếm 1,54%. Dưới đây là những
phân tích và thống kê các đối tượng khảo sát theo các đặc điểm:

Khu vực hoạt động

Qua phân tích số liệu 130 DN được khảo sát, có thể thấy sự tham gia chương
trình OCOP ơ các tỉnh phía Bắc là vô cùng tích cực (55,38%), Miền Nam (23,08%) và
miền Trung (21,54%). Hiện nay, khu vực phía Bắc đã có hơn 1.200 sản phẩm của
chương trình OCOP đạt chất lượng ba sao, bốn sao và năm sao. Đây là một lợi thế để

60
các tỉnh miền Bắc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương, từng bước đưa nông
sản Việt Nam vươn tầm thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực
nông thôn, là giải pháp quan trọng để thực hiện tiêu chí về sản xuất, thu nhập, giảm tỷ
lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu.

Bảng 3.1. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo khu vực

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)

Khu vực hoạt động 130 100,00

Miền Bắc 72 55,38

Miền Trung 28 21,54

Miền Nam 30 23,08

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Bên cạnh đó, trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển
khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm
"Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), trơ thành khu vực triển khai chương trình OCOP
hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước. Số lượng sản phẩm được đánh giá cao, chiếm
55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Với hơn 300 sản phẩm được "gắn sao"
OCOP, Hà Nội là 1 trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả
nước. Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng thường trực điều phối nông thôn
mới Hà Nội cho biết: Riêng năm 2020, thành phố phấn đấu đánh giá, phân hạng
khoảng 700 sản phẩm OCOP, đây là sự cố gắng nỗ lực lớn để đạt mục tiêu đề ra đến
hết năm 2020, thành phố đánh giá, phân hạng 1.000 sản phẩm.

Thời gian hoạt động

Dựa vào kết quả nghiên cứu được nhóm tác giả tổng hợp ơ bảng 3.2, có thể
thấy các DN có thời gian hoạt động từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất (57,69%), thời
gian hoạt động trên 5 năm chiếm 33,85% và dưới 1 năm chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 8,46%.

Bảng 3.2. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo thời gian hoạt động

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)

Thời gian hoạt động 130 100,00

61
Dưới 1 năm 11 8,46

Từ 1 đến 5 năm 75 57,69

Trên 5 năm 44 33,85

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Ngoài ra, có thể thấy các DN đã, đang và sẽ tham gia chương trình OCOP phụ
thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm hoạt động của DN. Thường những DN có thời gian
hoạt động dưới 1 năm khó có thể có được một sản phẩm ấn tượng để có thể quyết định
tham gia chương trình OCOP. Trong khi đó những DN hoạt động từ 1 đến 5 năm thì
đã xác định được hoạt động kinh doanh chủ yếu của mình cũng như đã có thể cho ra
đời những sản phẩm chất lượng và đang trong giai đoạn xây dựng thương hiệu thì sẽ
có khả năng đem sản phẩm hoàn chỉnh nhất, chất lượng nhất tham gia chương trình
OCOP nhằm góp phần cải thiện kinh tế nông thôn (một trong những mục tiêu mà
chương trình OCOP hướng đến). Còn lại những DN đã hoạt động trên 5 năm đã có
được những sản phẩm đạt chất lượng tốt và đã có thương hiệu trên thị trường Việt
Nam thì sẽ chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm để gia tăng khả năng
cạnh tranh với những sản phẩm quốc tế (cũng là một trong những lợi ích mà chương
trình OCOP đem lại).

Quy mô lao động

Bảng 3.3. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo quy mô lao động

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)

Quy mô lao động 130 100,00

≤ 10 người 59 45,38

Từ 10 ≤ 50 người 46 35,38

Từ 50 ≤ 100 người 18 13,85

> 100 người 7 5,38

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Do những đơn vị điền khảo sát đa phần là những HTX, hộ sản xuất, DN vừa và
nhỏ nên số lao động vẫn chưa nhiều. Tỷ lệ các đơn vị có số lao động dưới 10 thành

62
viên chiếm tỷ trọng cao nhất (45,38%) trong mẫu khảo sát của nhóm nghiên cứu được
thể hiện trên bảng 3.3. Bên cạnh đó, quy mô lao động từ 10 ≤ 50 người cũng chiếm tỷ
lệ tương đối lớn (35,38%), từ 50 ≤ 100 người chiếm 13,85% và quy mô > 100 người
chiếm tỷ lệ ít nhất là 5,38%.

Quy mô vốn kinh doanh

Bảng 3.4. Thống kê tỉ lệ các đối tượng khảo sát theo quy mô vốn kinh doanh

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)

Quy mô vốn kinh doanh 130 100,00

≤ 3 tỷ VNĐ 88 67,69

Từ 3 ≤ 50 tỷ VNĐ 40 30,77

> 50 tỷ VNĐ 2 1,54

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Từ kết quả phân tích 130 DN tham gia khảo sát, ta nhận thấy rằng quy mô vốn
kinh doanh của các DN tham gia chương trình OCOP là tương đối ít, vốn ≤ 3 tỷ VND
chiếm tỷ lệ lớn nhất (67,69%), vốn 3 - ≤ 50 tỷ VND chiếm 30,77% và vốn > 50 tỷ
VND chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (1,54%).

Do những đơn vị điền khảo sát đa phần là những tổ chức mới thành lập với quy
mô thành viên siêu nhỏ - có dưới 10 thành viên nên số vốn tự có của từng cá nhân có
giá trị nhỏ. Đồng thời khả năng huy động vốn vay cũng cực kỳ hạn chế do yêu cầu về
tài sản thế chấp, năng lực hoạt động của đơn vị tham gia.

3.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát

Các biến quan sát được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ, thang đo
Likert được sử dụng để cho phép cá nhân thể hiện ý kiến là “Đồng ý” và “Không đồng
ý” theo một cách cụ thể. 5 mức độ của thang đo như sau:

1: Hoàn toàn không đồng ý

2: Không đồng ý

3: Bình thường

4: Đồng ý

63
5: Hoàn toàn đồng ý

Từ đó, nhóm nghiên cứu tổng kết các đặc điểm của biến quan sát (gồm giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất) và được trình bày cụ thể
theo bảng dưới đây.

Bảng 3.5: Thống kê mô tả các biến quan sát

Giá trị trung Giá trị nhỏ nhất


Nhân tố Biến Độ lệch chuẩn
bình – lớn nhất

TNKT1 4.18 0.811 1–5

Cảm nhận TNKT2 3.74 0.812 1–5


trách nhiệm
kinh tế TNKT3 4.05 0.725 1–5

TNKT4 4.02 0.858 1–5

TNPL1 4.43 0.806 1–5

Cảm nhận TNPL2 4.25 0.865 1–5


trách nhiệm
pháp lý TNPL3 4.10 0.905 1–5

TNPL4 4.16 0.888 1–5

TNDD1 4.27 0.833 1–5

Cảm nhận TNDD2 4.13 0.910 1–5


trách nhiệm
đạo đức TNDD3 4.15 0.849 1–5

TNDD4 4.15 0.910 1–5

TNNV1 3.75 0.827 1–5


Cảm nhận
trách nhiệm TNNV2 3.48 0.883 1–5
nhân văn
TNNV3 3.96 0.782 1–5

64
TNNV4 3.99 0.783 1–5

TNMT1 4.04 0.866 1–5

TNMT2 3.90 0.888 1–5

Cảm nhận TNMT3 4.09 0.960 1–5


trách nhiệm
TNMT4 3.93 0.882 1–5
môi trường

TNMT5 3.78 0.926 1–5

TNMT6 4.06 0.946 1–5

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo

3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Crombach’s Alpha

Sau khi phân tích, chúng tôi tiến hành kiểm định thang đo cho các nhân tố bằng
kiểm định Cronbach’s Alpha. Kiểm định Cronbach’s Alpha là “kiểm định nhằm phân
tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem
các biến quan sát có thể hiện cùng một tính chất đối với nhân tố mẹ hay không? Giá trị
đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan tổng (Corrected Item
- Total Correlation). Qua đó cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô
hình nghiên cứu”.

Bảng 3.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số tương
Các biến Cronbach’s
Nhân tố quan biến tổng
quan sát Alpha
nhỏ nhất

Cảm nhận trách nhiệm kinh tế 4 0,775 0,524

Cảm nhận trách nhiệm pháp lý 4 0,877 0,692

Cảm nhận trách nhiệm đạo đức 4 0,874 0,697

Cảm nhận trách nhiệm nhân văn 4 0,778 0,555

65
Cảm nhận trách nhiệm môi trường 6 0,861 0,556

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Độ tin cậy đối với thang đo cảm nhận CSR được đánh giá thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha theo phân tích đều phải lớn hơn
0,6 (đây là mức có thể chấp nhận được); cụ thể: các thang đo có hệ số Cronbach’s
Alpha từ 0,7- 0,8 là sử dụng được và các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 –
gần 1 là thang đo lường tốt. Trong nghiên cứu này, để đảm bảo độ tin cậy tốt, các
thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trơ lên được giữ lại để sử dụng cho các
bước phân tích tiếp theo của bài nghiên cứu.

Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các thang đo có liên kết với
nhau hay không mà không giúp cho việc quyết định giữ lại hay bỏ đi biến quan sát nào.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng thêm phân tích hệ số tương quan
biến tổng (Item- Total correlation) để có thêm cơ sơ cho việc đưa ra quyết định giữ lại
hay bỏ đi biến quan sát.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung
bình của các biến khác trong cùng một thang đo, vì vậy hệ số này càng cao thì sự
tương quan của biến này với các biến khác trong thang đo càng cao. Theo Nunnally và
Burnstein (1994): “các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 được cho là biến rác
và loại biến này khỏi thang đo”.

Do vậy, theo tiêu chuẩn chọn biến đã trình bày ơ trên, để đảm bảo độ tin cậy
của thang đo, nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ lựa chọn các thang đo đảm bảo hệ số
Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3. Hệ số Cronbach’s
Alpha nhỏ nhất được tính toán trong nghiên cứu này là 0,775 >0,6; hệ số tương quan
biến tổng nhỏ nhất là 0,524 > 0,3 của nhân tố “Cảm nhận trách nhiệm kinh tê” vẫn
thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn.

Dựa vào bảng 3.6, ta có thể thấy kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng
Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng cho thấy các thang đo đều đảm bảo
độ tin cậy và có thể sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá.

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

66
Sau khi tiến hành xong kiểm tra độ tin cậy của các biến dựa vào hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiếp tục phân tích nhân tố khám phá
(EFA). Mục đích của phân tích EFA này là đánh giá về giá trị phân biệt và mức độ hội
tụ của thang đo, đồng thời kiểm tra khả năng gộp thành các nhân tố nhằm rút gọn
những biến quan sát thể hiện cùng một tính chất thành một nhân tố mẹ, phản ánh chính
xác thành phần đo lường các biến trong mô hình.

“Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì:

• Factor Loading ơ mức ± 0,3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.

• Factor Loading ơ mức ± 0,5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

• Factor Loading ơ mức ± 0,7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.”

Giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading nên được xem xét cùng kích
thước mẫu. Tùy vào từng khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để
biến quan sát có ý nghĩa thống kê là khác nhau. Kích cỡ mẫu chúng tôi đang nghiên
cứu là 130, nên Factor Loading sẽ chọn ơ mức 0,5 trơ lên làm tiêu chuẩn. Trong phân
tích EFA này, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ để giữ lại
những thang đo có độ kết dính cao.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích EFA tất cả các biến cùng một lúc vì phân tích
EFA không dựa vào mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập mà dựa vào
mối tương quan giữa các biến. Phương pháp trích xuất được sử dụng ơ đây là Principal
Axis Factoring kết hợp với phép xoay Promax sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác
hơn (Gerbing và Anderson, 1988).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các thành phần cảm nhận CSR

Quá trình phân tích nhân tố để loại các biến được thực hiện qua 3 bước gồm: (1)
chạy số liệu Factor Analysis; (2) loại bỏ biến chưa đạt yêu cầu và (3) chạy lại Factor
Analysis. Kết quả các biến bị loại gồm: “TNDD2 (Các thông tin quảng cáo của tổ
chức luôn trung thực)” và “TNMT2 (Tổ chức kiểm soát tốt các chất thải ra môi
trường)” vì các biến này có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn 0,5 không phù
hợp với điều kiện ban đầu đưa ra (Hệ số tải > 0,5) và các biến TNPL1 (Tổ chức tuân
thủ đủ quy định của pháp luật), TNPL2 (Tổ chức thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế
cho nhà nước), TNKT1 (Tổ chức hoạt động thu được lợi nhuận), TNNV1 (Tổ chức

67
tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng) có sự khác biệt giữa
hai nhân tố nhỏ hơn 0,3.

Sau khi loại bỏ các biến không hợp lệ, còn lại 16 biến quan sát đều ơ mức đạt
tiêu chuẩn 0,5 trơ lên, có ý nghĩa thống kê tốt, sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích, kết
quả có 4 nhân tố được rút trích ra. (Bảng 3.7)

Trong đó sau khi chạy mô hình EFA, các biến “TNPL3 (Tổ chức cạnh tranh
lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật)”, “TNDD3 (Nhãn mác của tổ chức cung cấp
thông tin một cách đầy đủ và chính xác)”, “TNPL4 (Tổ chức cung cấp hàng hóa và
dịch vụ đáp ứng theo đúng các yêu cầu pháp lý)”, “TNDD4 (Tổ chức đề cao và tôn
trọng người tiêu dùng)”, “TNDD1 (Tổ chức luôn quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo
đức trong kinh doanh)”, “TNMT3 (Tổ chức luôn hướng đến cung ứng dịch vụ hoàn
hảo nhưng giảm thiểu tác động đến môi trường)”, “TNMT1 (Sản phẩm của tổ chức
thân thiện với môi trường)” thuộc cùng nhóm nhân tố rút trích 1. Vì các biến ban đầu
thuộc các nhân tố nghiên cứu khác nhau nên để phân biệt với các nhân tố rút trích khác,
nhóm đặt tên cho nhân tố gồm các biến này là TNDD&PL – “Cảm nhận trách nhiệm
đạo đức và pháp lý”

4 nhân tố được rút trích ra:

1. TNDD&PL Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý”

2. TNMT Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm môi trường”

3. TNKT Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm kinh tế”

4. TNNV Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm nhân văn”

Bảng 3.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Biến Nhân tố rút trích


Phát biểu
quan sát 1 2 3 4

TNDD&PL Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý”

TNPL3 Tổ chức cạnh tranh lành mạnh theo 0,779


khuôn khổ pháp luật.

TNDD3 Nhãn mác của tổ chức cung cấp thông 0,775

68
tin một cách đầy đủ và chính xác.

TNPL4 Tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ 0,748


đáp ứng theo đúng các yêu cầu pháp
lý.

TNDD4 Tổ chức đề cao và tôn trọng người tiêu 0,736


dùng.

TNDD1 Tổ chức luôn quan tâm và tôn trọng 0,696


vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

TNMT3 Tổ chức luôn hướng đến cung ứng 0,587


dịch vụ hoàn hảo nhưng giảm thiểu tác
động đến môi trường.

TNMT1 Sản phẩm của tổ chức thân thiện với 0,581


môi trường.

TNMT Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm môi trường”

TNMT5 Tổ chức thực hiện những chương trình 0,812


nhằm quảng bá hoạt động giảm thiểu
tác động đến môi trường.

TNMT4 Tổ chức tham gia các hoạt động nhằm 0,762


mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên.

TNMT6 Tổ chức đặt mục tiêu tăng trương bền 0,619


vững trong đó có xem xét đến các thế
hệ tương lai.

TNKT Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm kinh tế”

TNKT3 Tổ chức hoạt động có hiệu quả. 0,813

TNKT4 Tổ chức có những chính sách phát 0,783


triển bền vững.

TNKT2 Tổ chức có vị thế cạnh tranh mạnh 0,767


mẽ.

69
TNNV Thành phần “Cảm nhận trách nhiệm nhân văn”

TNNV3 Tổ chức tích cực đóng góp để góp 0,777


phần cải thiện chất lượng cộng đồng.

TNNV4 Tổ chức tích cực đóng góp cho các 0,766


hoạt động phúc lợi xã hội.

TNNV2 Tổ chức thường xuyên có các chương 0,683


trình hỗ trợ khuyến học nhằm nâng cao
tri thức cho cộng đồng.

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Bảng 3.8. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Hệ số KMO 0,890

Giá trị Chi bình phương


1048,393
xấp xỉ
Kiểm định Barlett
df 120

Sig. 0,000

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Từ kết quả bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett (bảng 3.8), hệ số KMO cao
0,89 > 0,5 thể hiện việc phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu và Sig. = 0,000 <
0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, thể hiện mức ý
nghĩa thống kê cao và được phép áp dụng phân tích nhân tố khám phá. Tổng phương
sai trích bằng 67,714% > 50% cho biết 4 nhân tố đã được rút trích từ phân tích EFA
giải thích được 67,714 % mức độ biến thiên của dữ liệu. Đây là những kết quả tương
đối khả quan, hoàn toàn phù hợp để tiếp tục phân tích nhân tố khẳng định CFA ơ mục
3.2.3 dưới đây.

Sau khi loại bỏ các biến chưa phù hợp thì còn lại 16 biến quan sát phù hợp sẽ
được giữ lại để tiếp tục sử dụng trong phân tích làm cơ sơ, đảm bảo chất lượng các
thang đo trước khi kiểm định các giả thuyết ơ phần nghiên cứu tiếp theo.

70
Ta có thể thấy sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát cùng
tính chất đã gộp thành những nhân tố mẹ mới từ đó dẫn đến các giả thuyết ban đầu
không còn giá trị nghiên cứu như cũ. Nhóm tác giả xin trình bày lại giả thuyết cho phù
hợp với mô hình mới gồm các nhân tố mẹ mới:

H1: Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý có tác động thuận chiều đến ý
định tham gia chương trình OCOP của DN.

H2: Cảm nhận trách nhiệm môi trường có tác động thuận chiều đến ý định
tham gia chương trình OCOP của DN.

H3: Cảm nhận trách nhiệm kinh tế có tác động thuận chiều đến ý định tham gia
chương trình OCOP của DN.

H4: Cảm nhận trách nhiệm nhân văn có tác động thuận chiều đến ý định tham
gia chương trình OCOP của DN.

3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm tiếp tục tiến hành phân tích
nhân tố khẳng định CFA để khẳng định lại cấu trúc nhân tố từ lý thuyết nền, và đánh
giá cấu trúc giữa những nhân tố với nhau thõa mãn được tính phân biệt hay hội tụ.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA cũng sẽ cho biết biến quan sát nào không thể hiện
tốt được đặc điểm của thang đo, có vi phạm Reliability và Validity của CFA hay
không để loại bỏ những biến xấu và có được những biến quan sát chất lượng nhất phục
vụ cho đề tài nghiên cứu. Từ kết quả của phân tích nhân tố khám phá EFA có 4 nhân
tố được rút trích được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng phần mềm
Amos 20.0.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các tiêu chí đánh giá mô hình theo nghiên cứu của Hu
& Bentler (1999). Trong đó, chỉ số Chi – square/df hay còn gọi là CMIN/df ≤ 3 có
nghĩa mô hình là tốt còn CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được. Chỉ số CFI ≥ 0,9 là tốt, CFI
≥ 0,95 là rất tốt, CFI ≥ 0,8 là chấp nhận được. Chỉ số GFI là chỉ số rất khó để đạt được
mức hoàn hảo, với điều kiện GFI ≥ 0,9 là tốt, GFI ≥ 0,95 là rất tốt. Chỉ số RMSEA ≤
0,06 là tốt, RMSEA ≤ 0,08 là chấp nhận được. PCLOSE ≥ 0,05 là tốt, PCLOSE ≥ 0,01
là chấp nhận được.

71
Chỉ số Giá trị Kết quả

CMIN 137,082

df 97

CMIN/df 1,413 Tốt

CFI 0,959 Rất tốt

GFI 0,885 Không thỏa mãn

RMSEA 0,057 Tốt

PCLOSE 0,299 Tốt

Bảng 3.9. Kết quả thông số kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Kết quả kiểm định ơ bảng 3.9 cho thấy các chỉ số Model Fit như CMIN/df, CFI,
RMSEA, PCLOSE đều thỏa mãn các tiêu chí theo nghiên cứu của Hu & Bentler. Tuy
nhiên duy chỉ có chỉ số GFI = 0,885 là không đạt ngưỡng 0,9. Vì GFI phụ thuộc nhiều
vào cỡ mẫu, nếu cỡ mẫu nhỏ rất khó để đạt được chỉ số GFI như mong muốn (cỡ mẫu
mà nhóm nghiên cứu là 130 mẫu - chưa đủ lớn). Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp
mô hình nghiên cứu bị giới hạn cỡ mẫu thì mức tối thiểu GFI ≥ 0,8 vẫn có thể chấp
nhận được theo Baumgartner and Homburg (1995), and Doll, Xia, and Torkzadeh
(1994). Do đó sau khi kiểm định kết luận mô hình là phù hợp.

72
Hình 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Hình 3.1 được vẽ từ bảng ma trận xoay (Pattern Matrix) được trích từ kết quả
phân tích EFA trong phần mềm SPSS 26.0. Mô hình Diagram được vẽ tự động trên
phần mềm Amos 20.0 giúp khai báo đầy đủ các biến cần sử dụng và các tham số, mô
hình trên cho phép các biến quan sát được tự do quan hệ với nhau.

Các nhân tố đạt giá trị phân biệt khi mối tương quan giữa các biến nghiên cứu
khác một. Kết quả CFA cho thấy mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu đều có có trị p
< 0,05. Vậy, với độ tin cậy 95%, nhóm khẳng định mối quan hệ giữa các biến nghiên
cứu đều khác một nên chúng đều đạt giá trị phân biệt. Bảng 3.10 cũng cho thấy hệ số
tương quan (r) giữa các biến nghiên cứu đều lớn hơn 0 và nhỏ hơn 0,8 chứng tỏ các
biến đều có quan hệ thuận chiều với nhau và đồng thời không có dấu hiệu bất thường.

73
Bảng 3.10. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm
Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Bảng 3.11. Trọng số tải của các thang đo

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Dựa vào độ tin cậy 95% như nhóm đã nghiên cứu từ đầu, thang đo từ các biến
rút trích có ý nghĩa và đủ tiêu chuẩn về giá trị hội tụ khi Standardized Loading

74
Estimates (hệ số tải chuẩn hóa) đều ≥ 0,5 (lý tương là ≥ 0,7). Từ bảng 3.11 có thể thấy
tất cả các trọng số của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5, do đó đạt yêu cầu về giá trị
hội tụ và tính đơn hướng.

3.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

3.3.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu phân tích ảnh hương của các thành phần "Cảm nhận CSR"
đến "Ý định tham gia chương trình OCOP của DN" thông qua hàm hồi quy tuyến tính
bội.

Bảng 3.12. Kết quả kiểm định mô hình hôi quy với biến phụ thuộc "Ý định tham
gia chương trình OCOP của DN”

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Từ kết quả phân tích ơ bảng 3.12 cho thấy “Hệ số R2 hiệu chỉnh” là 0,460 phản
ánh mức độ ảnh hương của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, có ý nghĩa là các yếu
tố trong mô hình hồi quy giải thích được 46% sự biến thiên của biến “Ý định tham gia
chương trình OCOP của DN”. Các biến độc lập đưa vào ảnh hương 46% sự thay đổi

75
của biến phụ thuộc, còn lại 54% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên gây
ra.

“Trị số thống kê F” đạt giá trị 28,466 với mức ý nghĩa Sig.F là 0,000 < 0,05 và
“Kiểm định hiện tượng tự tương quan Durbin-Watson” bằng 1,832 (1 < 1,832 < 3) thể
hiện các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.

Ngoài ra, có hai hệ số VIF của biến TNDD – “Cảm nhân trách nhiệm đạo đức”
là 2,334 và biến TNMT – “Cảm nhận trách nhiệm môi trường” là 2,062, chúng đều lớn
hơn 2 nên có hiện tượng đa cộng tuyến. Còn lại hệ số VIF của hai biến TNKT – “Cảm
nhận trách nhiệm kinh tế” là 1,221 và TNNV – “Cảm nhận trách nhiệm nhân văn” là
1,494 đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Hình 3.2. Biểu đô Histogram

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Từ biểu đồ Histogram ta thấy được, một đường cong phân phối chuẩn màu đen
được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với
dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là
0,984 gần bằng 1, do đó có thể thấy rằng, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Chính vì

76
vậy chúng tôi có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi
phạm.

3.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Từ kết quả hồi quy của bảng 3.13, chúng ta thấy được rằng trong 4 thành phần
của “Cảm nhận trách nhiệm xã hội" thì chỉ có duy nhất 1 thành phần: TNDD&PL –
“Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý” là có tác động dương (hệ số Beta dương
và Sig. bằng 0,000 < 0,05) đến "Ý định tham gia chương trình OCOP của DN" có mức
ý nghĩa thống kê Sig. đạt yêu cầu. Ba thành phần “TNKT – Cảm nhận trách nhiệm
kinh tế", “TNMT – Cảm nhận trách nhiệm môi trường" và “TNNV – Cảm nhận trách
nhiệm nhân văn” có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05. Cụ thể TNMT có Sig. là 0,696; Sig.
của TNKT là 0,443; Sig. của TNNV là 0,400 chưa phù hợp với nghiên cứu.

Bảng 3.13. Kết quả hôi quy với biến phụ thuộc “Ý định tham gia chương
trình OCOP của DN”

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Kết quả hồi quy từ bảng 3.13 được dùng để kiểm định giả thuyết mô hình, xem
xét các biến độc lập “Cảm nhận trách nhiệm xã hội” có quan hệ thuận hay ngược chiều
với biến phụ thuộc “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN”.

Dựa vào kết quả, chúng ta viết được phương trình hồi quy như sau:

YDTG = 0,091 + 0,777TNDD&PL + 0,040TNMT + 0,075TNKT + 0,091TNNV

Trong đó:

YDTG: Biến phụ thuộc “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN”

77
TNDD&PL: Biến độc lập “Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý”

TNMT: Biến độc lập “Cảm nhận trách nhiệm môi trường”

TNKT: Biến độc lập “Cảm nhận trách nhiệm kinh tế”

TNNV: Biến độc lập “Cảm nhận trách nhiệm nhân văn”

Từ bảng 3.13 và từ phương trình hồi quy có thể thấy tất cả các hệ số beta đều
lớn hơn 0 chứng tỏ các biến độc lập đều có quan hệ thuận chiều đến biến phụ thuộc.
Cụ thể:

Khi sự cảm nhận của DN về trách nhiệm đạo đức và pháp lý tăng (giảm) 1 đơn
vị độ lệch chuẩn thì ý định tham gia chương tình OCOP của DN đó tăng (giảm) 0,777
đơn vị độ lệch chuẩn.

Khi sự cảm nhận của DN về trách nhiệm môi trường tăng (giảm) 1 đơn vị độ
lệch chuẩn thì ý định tham gia chương tình OCOP của DN đó tăng (giảm) 0,040 đơn vị
độ lệch chuẩn.

Khi sự cảm nhận của DN về trách nhiệm kinh tế tăng (giảm) 1 đơn vị độ lệch
chuẩn thì ý định tham gia chương tình OCOP của DN đó tăng (giảm) 0,075 đơn vị độ
lệch chuẩn.

Khi sự cảm nhận của DN về trách nhiệm nhân văn tăng (giảm) 1 đơn vị độ lệch
chuẩn thì ý định tham gia chương tình OCOP của doanh nghiệp đó tăng (giảm) 0,091
đơn vị độ lệch chuẩn.

Bảng 3.14. Tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình hôi quy

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

78
Ngoài ra, để phân tích rõ hơn tác động của từng biến quan sát là mạnh hay yếu
đến nhân tố mẹ cũng như để trình bày về hàm ý quản trị và đưa ra giải pháp được chặt
chẽ hơn, nhóm tổng hợp lại từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA để đưa ra bảng
3.15 như bên dưới.

Bảng 3.15. Mức độ tác động của từng biến quan sát đến nhân tố mẹ

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Theo kết quả bảng 3.14 sắp xếp tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô
hình hồi quy thì biến TNDD&PL - “Cảm nhận trách nhiềm đạo đức và pháp lý” là có
tác động mạnh nhất, tác động đến biến phụ thuộc “Ý định tham gia chương trình
OCOP của DN” yếu nhất là biến TNMT - “Cảm nhận trách nhiệm môi trường”. Điều
này là phù hợp với thực trạng kinh doanh tại các DN nước ta hiện nay. Nhà nước ta
luôn có những văn bản về các quy định rõ ràng trong luật kinh doanh, đồng thời luật
kinh doanh cũng thường xuyên được sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện
kinh tế trong nước và sự biến động của môi trường kinh doanh toàn cầu. Chính vì vậy
DN khi tham gia vào môi trường kinh doanh thì phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của

79
luật kinh doanh thì việc kinh doanh của DN mới được cho là hợp pháp và được pháp
luật bảo vệ. Ngoài yêu cầu về luật pháp thì yêu cầu về đạo đức kinh doanh trong thời
gian hiện nay đang ngày càng được chú trọng. Ngày càng có nhiều ngành nghề, lĩnh
vực kinh doanh mới ra đời thu hút ngày càng nhiều DN tham gia vào môi trường kinh
doanh. Điều đó dẫn đến việc cạnh tranh giữa các DN ngày càng trơ nên gay gắt, chính
vì vậy khách hàng sẽ được tự do thoải mái lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ về
mặt chất lượng sản phẩm, uy tín đạo đức của DN. Yêu cầu đặt ra cho các DN hiện nay
không chỉ cần đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng về các tiêu
chuẩn đạo đức để phù hợp với môi trường kinh doanh vô cùng nhạy cảm này. Tuy
nhiên việc đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, hệ sinh thái không phải DN
nào cũng làm được. Đây là vấn đề nóng nhất trong thời gian gần đây, nhưng vấn đề về
môi trường không thể giải quyết trong thời gian ngắn được mà rất cần sự chung tay
của các chính phủ, sự chủ động thay đổi của các DN cũng như các vấn đề tiêu dùng có
đạo đức từ người tiêu dùng.

Sau khi kiểm định các giả thuyết thống kê, nhóm đi đến kết luận rằng: Tất cả các
cảm nhân CSR đều có tác động thuận chiều đến ý định tham gia chương trình OCOP
của DN. Đồng thời cảm nhận các thành phần CSR có các mức độ tác động khác nhau
đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

Bảng 3.16. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung Kết quả

Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý có tác động thuận
H1 Chấp nhận
chiều đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

Cảm nhận trách nhiệm môi trường có tác động thuận chiều đến
H2 Chấp nhận
ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

Cảm nhận trách nhiệm kinh tế có tác động thuận chiều đến ý
H3 Chấp nhận
định tham gia chương trình OCOP của DN.

Cảm nhận trách nhiệm nhân văn có tác động thuận chiều đến ý
H4 Chấp nhận
định tham gia chương trình OCOP của DN.

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

80
3.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ "Ý định tham gia chương trình OCOP của
doanh nghiệp" theo đặc điểm doanh nghiệp

Khu vực hoạt động

Bảng 3.17. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” theo
khu vực hoạt động

Giá trị trung Đánh giá về ý định tham gia


Khu vực Số quan sát
bình chương trình OCOP

Miền Trung 28 4.21 Cao nhất

Miền Nam 30 4.10 Đứng thứ 2

Miền Bắc 72 4.07 Thấp nhất

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Theo kết quả ơ bảng 3.17 cho thấy giá trị trung bình về “Ý định tham gia
chương trình OCOP của DN” giữa các DN ơ khu vực khác nhau có giá trị khác nhau.
Khu vực miền Trung có giá trị trung bình cao nhất bằng 4,21 và khu vực miền Bắc có
giá trị trung bình về ý định tham gia chương trình OCOP là thấp nhất (bằng 4,07).
Theo kết quả kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai, và kết quả kiểm định thống
kê Levene cho thấy mức ý nghĩa bằng 0,219 (lớn hơn 0,05) nên với độ tin cậy 95% giả
thuyết “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận và kết quả phân tích Anova ơ bảng
3.18 có giá trị Sig. bằng 0,768 nên có thể kết luận “Ý định tham gia chương trình
OCOP của DN” ơ khu vực khác nhau thì giống nhau.

Bảng 3.18. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình OCOP
của DN” giữa các DN ở khu vực khác nhau

Tổng bình Trung bình


So sánh Bậc tự do F Sig.
phương bình phương

Giữa các 0.425 2 0.213 0.265 0.768

81
nhóm

Trong cùng
102.067 127 0.804
nhóm

Tổng 102.492 129

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Nhận thấy “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” giữa các DN ơ khu
vực khác nhau thì giống nhau bơi lợi ích của chương trình mang lại cho ngành nông
nghiệp Việt Nam là vô cùng to lớn; OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo Cổng thông tin điện tử Nông thôn mới: “Giai
đoạn 2018 - 2020, chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính
phủ, các Bộ, ngành trung ương, sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền ơ các
địa phương, cùng sự đồng lòng tham gia, ủng hộ của các DN, HTX và đông đảo người
dân.” Sự phù hợp về định hướng, tiếp cận của chương trình OCOP trong việc hỗ trợ
phát triển các sản phẩm, phát huy được lợi thế, tiềm năng về điều kiện sản xuất, giá trị
về sản phẩm được hình thành gắn với cộng đồng, người dân; thúc đẩy sự phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất ơ nông thôn, phù hợp với điều kiện sản xuất quy mô nhỏ,
phân tán của các sản phẩm quy mô cấp huyện, xã, đặc biệt là ơ khu vực miền núi,
vùng đồng bào dân tộc…

Thời gian hoạt động

Dựa vào kết quả phân tích ơ bảng 3.19 cho thấy giá trị trung bình về “Ý định
tham gia chương trình OCOP của DN” giữa các DN có thời gian hoạt động khác nhau
có giá trị khác nhau. Ý định tham gia chương trình OCOP của các DN hoạt động trên 5
năm đạt giá trị trung bình cao nhất (bằng 4,23), các DN hoạt động từ 1-5 năm đạt giá
trị trung bình 4,07. Và các DN hoạt động dưới 1 năm có giá trị trung bình thấp nhất
(bằng 3,91).

82
Bảng 3.19. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” theo
thời gian hoạt động

Thời gian hoạt Giá trị trung Đánh giá về ý định tham
Số quan sát
động bình gia chương trình OCOP

Trên 5 năm 44 4.23 Cao nhất

Từ 1 đến 5 năm 75 4.07 Đứng thứ 2

Dưới 1 năm 11 3.91 Thấp nhất

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Theo kết quả kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai, và kết quả kiểm định
thống kê Levene cho thấy mức ý nghĩa bằng 0,791 (lớn hơn 0,05) nên ơ độ tin cậy
95 % giả thuyết “phương sai bằng nhau” được chấp nhận. Kết quả phân tích Anova ơ
bảng 3.20 có giá trị Sig. bằng 0,477 > 0,05 nên có thể kết luận “Ý định tham gia
chương trình OCOP của DN” giữa các DN có thời gian hoạt động khác nhau thì giống
nhau.

Bảng 3.20. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình OCOP
của DN” giữa cácDN có thời gian hoạt động khác nhau

Tổng bình Bậc tự Trung bình


So sánh F Sig.
phương do bình phương

Giữa các nhóm 1.189 2 0.595 0.745 0.477

Trong cùng nhóm 101.303 127 0.798

Tổng 102.492 129

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

83
“Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” giữa các DN có thời gian hoạt
động khác nhau thì giống nhau. Điều đó chứng tỏ rằng ý định tham gia chương trình
OCOP của các DN không phụ thuộc vào thời gian hoạt động của DN.

Kể từ khi triển khai chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm, chương trình
đã thu được những kết quả đáng mong đợi cả về số lượng sản phẩm tham gia chương
trình, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đã ngày càng được khẳng định, từng bước hình
thành những sản phẩm đặc sản của từng vùng quê cùng với đó là bảo tồn văn hoá và
đặc trưng riêng của mỗi vùng miền. “Trong 58/63 tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt
Kế hoạch/Đề án thực hiện Chương trình, có 19 tỉnh ban hành Kế hoạch, 34 tỉnh ban
hành Đề án, 5 tỉnh ban hành cả Đề án và Kế hoạch” - trích nguồn dữ liệu thu thập
được. Với sự nhanh tay vào cuộc và sự phát động phong trào OCOP mạnh mẽ của các
chính quyền đã giúp cho nhiều DN (kể cả những DN mới hình thành) thấy được rõ
những lợi ích mà chương trình OCOP mang lại. Điều đó giúp cho những DN tham gia
chương trình OCOP có thể thỏa sức dự thi cho dù DN đó mới thành lập hay đã thành
lập từ lâu.

Quy mô lao động

Bảng 3.21. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” theo
quy mô lao động

Giá trị trung Đánh giá về ý định


Quy mô lao động Số quan sát
bình tham gia OCOP

> 100 người 7 4.71 Cao nhất

10 - ≤ 50 người 46 4.17 Đứng thứ 2

≤ 10 người 59 4.07 Đứng thứ 3

50 - ≤100 người 18 3.83 Thấp nhất

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Theo kết quả thống kê mô tả ơ bảng 3.21 cho thấy giá trị trung bình về “Ý định
tham gia chương trình OCOP của DN” giữa các DN có quy mô lao động khác nhau có

84
giá trị khác nhau. Với quy mô lao động >100 người thì đạt giá trị trung bình cao nhất
là 4,71 và với quy mô 50 - ≤ 100 người đạt giá trị trung bình nhỏ nhất là 3,83. Cũng
dựa vào kết quả kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai, và thống kê Levene có
mức ý nghĩa bằng 0,890 (lớn hơn 0,05) nên ơ độ tin cậy 95 % giả thuyết “Phương sai
bằng nhau” được chấp nhận. Kết quả phân tích Anova ơ bảng 3.22 có giá trị Sig. bằng
0,149, có thể kết luận “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” giữa các DN có
quy mô lao động khác nhau là giống nhau.

Bảng 3.22. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình OCOP
của DN” giữa các DN có quy mô lao động khác nhau

So sánh Tổng bình Bậc tự do Trung bình F Sig.


phương bình phương

Giữa các 4.226 3 1.409 1.806 0.149


nhóm

Trong cùng 98.266 126 0.780


nhóm

Tổng 102.492 129

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy về “Ý định tham gia chương trình OCOP
của DN” giữa các nhóm có quy mô lao động khác nhau là giống nhau (Sig. 0,149 >
0,05).

Phần lớn các DN tham gia khảo sát có quy mô lao động tương đối ít, quy mô
lao động chủ yếu ơ mức 10 - 50 người. Do mục tiêu của chương trình OCOP là khơi
dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề
nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền
thống để gia tăng giá trị sản phẩm. Chương trình OCOP nhận được sự tham gia của rất
nhiều HTX và các DN vừa và nhỏ. Chính vì vậy quy mô lao động của các DN được
nghiên cứu là tương đối ít.

85
Chương trình OCOP cũng từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản
xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các HTX,
DN vừa và nhỏ. Chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động
hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và DN (66,4% chủ thể OCOP ơ miền núi phía
Bắc là HTX, 54,2% chủ thể OCOP ơ Đông Nam Bộ là DN...).

Bên cạnh đó, chương trình OCOP còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao
động, tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ
và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh
đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp; các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh
tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động...

Không thể phủ nhận những tác động tích cực từ chương trình OCOP mang đến
cho các địa phương. Để chương trình ngày càng đi vào thực chất, các địa phương cần
xác định đây là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, chỉ đạo các sơ, ngành tổ
chức rà soát, nghiên cứu và xây dựng Đề án/Kế hoạch chương trình OCOP giai đoạn
2021- 2025 để tập trung các giải pháp, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của địa
phương về nguyên liệu, lao động và ngành nghề truyền thống nông thôn.

Quy mô vốn kinh doanh

Bảng 3.23. Sự khác biệt về “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” theo
quy mô vốn kinh doanh

Quy mô vốn kinh Số quan sát Giá trị trung bình Đánh giá về ý định
doanh tham gia OCOP

Trên 50 tỷ VNĐ 2 5.00 Cao nhất

3 tỷ VNĐ - ≤ 50 tỷ 40 4.13 Đứng thứ 2


VNĐ

≤ 3 tỷ VNĐ 88 4.08 Thấp nhất

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Theo thống kê mô tả ơ bảng 3.23 cho thấy giá trị trung bình về “Ý định tham
gia chương trình OCOP của DN” giữa các DN có quy mô vốn kinh doanh khác nhau

86
có giá trị khác nhau. Với quy mô vốn trên 50 tỷ VND có giá trị trung bình cao nhất là
5,00 và với quy mô vốn ≤ 3 tỷ VND đạt giá trị trung bình thấp nhất là 4,08.

Cùng với đó, kết quả kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai, với thống kê
Levene có mức ý nghĩa bằng 0,351 (lớn hơn 0,05) nên ơ độ tin cậy 95 % giả thuyết
“Phương sai bằng nhau” được chấp nhận. Kết quả phân tích Anova ơ bảng 3.24 có giá
trị Sig. bằng 0,351 chính vì vậy có thể kết luận “Ý định tham gia chương trình OCOP
của DN” giữa các DN có quy mô vốn kinh doanh khác nhau là giống nhau.

Bảng 3.24. Kết quả phân tích Anova về “Ý định tham gia chương trình OCOP
của DN” giữa các DN có quy mô vốn kinh doanh khác nhau

So sánh Tổng bình Bậc tự do Trung bình bình F Sig.


phương phương

Giữa các nhóm 1.674 2 0.837 1.054 0.351

Trong cùng 100.818 127 0.794


nhóm

Tổng 102.492 129

Nguồn: Nhóm tác giả điều tra và phân tích

Theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy về “Ý định tham gia chương trình
OCOP của DN” giữa các nhóm có quy mô kinh doanh khác nhau là giống nhau (Sig.
0,351 > 0,05).

Do đặc thù các DN tham gia chương trình OCOP là các DN địa phương, HTX
và các DN vừa và nhỏ nên quy mô vốn của các DN phần lớn ơ mức ≤ 3 tỷ VND
(88/130 DN được khảo sát) và 3 tỷ VNĐ - ≤ 50 tỷ VNĐ (40/130 DN được khảo sát).

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp
các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả đánh giá của các địa phương
cho thấy: 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trơ lên có doanh thu tăng bình quân
17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình

87
quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp
quốc gia đều tăng trương về doanh thu từ 20-40%.

Bộ NN- PTNT đã phối hợp với các đơn vị thúc đẩy mạng lưới kết nối quốc tế
về sản phẩm OCOP, đề xuất sáng kiến “Phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn
theo mô hình mỗi xã/làng một sản phẩm trong khối ASEAN” và được Hội nghị cấp
cao ASEAN 2020 chấp thuận đưa vào thực hiện từ năm 2021. Chương trình OCOP
góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển
kinh tế nông thôn. Xu hướng sản phẩm OCOP gắn với các mô hình du lịch nông thôn,
du lịch cộng đồng ngày càng phát triển theo hướng tích cực và được triển khai ơ nhiều
địa phương. Chính vì những lợi ích mà chương trình OCOP đem lại cho các DN thì
hầu hết các DN có vốn kinh doanh từ nhỏ đến lớn đều muốn tham gia vào chương
trình OCOP.

88
Tóm tắt chương 3

Tổng kết chương 3 nhóm đã trình bày về kết quả nghiên cứu từ mẫu khảo sát
đến kết luận giả thuyết nghiên cứu.

Đầu tiên, kết quả thống kê mô mả của mẫu khảo sát cho biết thực trạng các DN
có ý định tham gia chương trình OCOP dựa vào các đặc điểm của DN như khu vực,
thời gian hoạt động, quy mô lao động, quy mô vốn kinh doanh. Nhìn chung, giữa
những DN có đặc điểm khác nhau thì có tỷ lệ tham gia khảo sát khác nhau.

Tiếp theo, trước khi xét đến kết quả của giả thuyết nghiên cứu, nhóm trình bày
về độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo các biến quan sát thông qua kết quả từ kiểm
định Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, từ đó loại được 6 biến quan sát từ 22 biến quan sát
ban đầu là không phù hợp với mô hình nghiên cứu. Còn lại 16 biến quan sát đạt tiêu
chuẩn tiếp tục được đưa vào kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Thứ ba, tại bước kiểm định mô hình nhóm kết luận được rằng các biến độc lâp
“Cảm nhận CSR” ảnh hương 46% đến biến phụ thuộc “Ý định tham gia chương trình
OCOP của DN”. Đồng thời các giả thuyết về “Cảm nhận CSR” đưa ra ban đầu có tác
động thuận chiều đến “Ý định tham gia chương trình OCOP của DN” cũng được chấp
chận.

Cuối cùng, nhóm thực hiện kiểm định ANOVA về các đặc điểm của DN để lấy
căn cứ đưa ra hàm ý quản trị và kiến nghị cho Chương 4.

Chương tiếp theo sẽ trình bày kết luận và đưa ra hàm ý quản trị cũng như những
hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài nghiên cứu.

89
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

4.1. Kết luận

4.1.1. Những kết quả chính

Nhóm nghiên cứu xác định đề tài này là một trong số ít những nghiên cứu chính
thức đầu tiên tại Việt Nam về tác động của cảm nhận CSR đến “ý định tham gia
chương trình OCOP của DN”, tổng hợp những ý kiến đóng góp của 130 chủ thể tham
gia trên cả 3 miền Tổ quốc.

Dựa vào kết quả khảo sát 130 DN trên 3 miền, có thể thấy sự tham gia chương
trình OCOP ơ các tỉnh phía Bắc là vô cùng tích cực (55,38%). Các tỉnh thành miền
Bắc mà điển hình là Thủ đô Hà Nội đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động
xúc tiến thương mại, quảng bá, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm để trơ thành khu vực
triển khai chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước.

Có thể thấy các DN có thời gian hoạt động từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất
(57,69%) bơi họ đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất về tài chính, quản trị để
giúp DN tồn tại và ra mắt những sản phẩm chất lượng; đang trong giai đoạn xây dựng
thương hiệu thì sẽ có khả năng đem sản phẩm hoàn chỉnh nhất, chất lượng nhất tham
gia chương trình OCOP.

Những đơn vị được điều tra đa phần là những HTX, hộ sản xuất, DN vừa và
nhỏ nên lực lượng lao động vô cùng hạn chế. Tỷ lệ các đơn vị có số lao động dưới 10
thành viên chiếm tỷ trọng cao nhất (45,38%) do cách thức sản xuất vẫn đơn giản, chưa
có lợi nhuận cao để đầu tư máy móc thiết bị mơ rộng sản xuất.

Quy mô vốn kinh doanh của các DN tham gia chương trình OCOP là tương đối
nhỏ, số vốn ≤ 3 tỷ VNĐ chiếm tỷ lệ lớn nhất (67,69%). Số lượng thành viên tham gia
thành lập DN là siêu nhỏ - có dưới 10 thành viên nên số vốn tự có của từng cá nhân
nông thôn không thực sự đáng kể. Đồng thời khả năng huy động vốn vay cũng rất hạn
chế do yêu cầu về tài sản thế chấp, năng lực hoạt động và kinh nghiệm của chủ thể.

Ngoài, chúng tôi tổng kết lại một số lý thuyết cơ bản về khái niệm CSR, trình
bày một cái nhìn tổng quát về khái niệm này. Thông qua tổng kết lý thuyết nghiên cứu
xây dựng mô hình đo lường “Cảm nhận CSR” trên nền tảng mô hình của Archie

90
B.Carroll - (1979, 1991, 1999) cùng việc bổ sung thêm thành phần “Cảm nhận trách
nhiệm môi trường”, thang đo và mô hình đo lường cảm nhận CSR đã được đánh giá độ
tin cậy tốt nhờ phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA. Mô hình
cũng đã chứng minh được sự phù hợp thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA và
kiểm định mô hình hồi quy đối với biến phụ thuộc “Ý định tham gia chương trình
OCOP của DN”. Nghiên cứu cũng cho thấy những ý kiến tích cực của các DN về CSR
của họ trong việc tham gia chương trình OCOP: “OCOP là chương trình rất có ý nghĩa.
Chương trình cho thấy vai trò, ý chí, sức sáng tạo của người dân. Những dự án của
OCOP góp phần bảo tồn những sản phẩm truyền thống không chỉ có ý nghĩa to lớn về
văn hóa - xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế to lớn, góp phần quảng bá hình ảnh
biểu trưng của từng địa phương”.

Qua việc áp dụng các phương pháp phân tích nhân tố, đồng thời loại bỏ biến
xấu từ bước phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm nghiên cứu đã xác định thang đo
"Cảm nhận CSR" với 16 biến quan sát trong 4 nhân tố được rút trích: "Cảm nhận trách
nhiệm đạo đức và pháp lý", "Cảm nhận trách nhiệm kinh tế", "Cảm nhận trách nhiệm
nhân văn" và "Cảm nhận trách nhiệm môi trường". Tổng phương sai trích bằng
0,67714 > 0,5 cho biết 4 nhân tố “TNDD & PL, TNMT, TNKT, TNNV” giải thích
được 67,714 % mức độ biến thiên của dữ liệu. Kết quả AVE “Trách nhiệm nhân văn”
là 0.497 < 0.5 , như vậy phương sai trích của thang đo này không đạt chuẩn và không
chấp nhận. Hệ số R2 hiệu chỉnh trong phân tích hồi quy là 0,46 cho thấy các yếu tố
trong mô hình hồi quy giải thích được 46 % sự biến thiên của dữ liệu khảo sát, kết quả
này đã thể hiện được rằng "Cảm nhận các thành phần CSR" là một trong những yếu tố
có ảnh hương mạnh mẽ đến việc thôi thúc các chủ thể có quyết định tham gia chương
trình này hay không.

4.1.2. Đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận, Đề tài xác định được các yếu tố ảnh hương đến ý định tham gia
chương trình OCOP của Doanh nghiệp. Các yếu tố đó bao gồm: trách nhiệm đạo đức
và pháp lý, trách nhiệm nhân văn, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường. Đồng
thời, đề tài còn xác định được cường độ và chiều hướng tác động của các yếu tố này
đến ý định tham gia của Doanh nghiệp. Đề tài đã xây dựng, bổ sung lý luận cơ bản về
CSR đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN như : “Khái niệm trách nhiệm

91
xã hội, cảm nhận trách nhiệm xã hội. Khái niệm ý định, ý định tham gia chương trình
OCOP của doanh nghiệp. Đề xuất thành phần thứ năm là cảm nhận trách nhiệm môi
trường từ mô hình các thành phần CSR của Archie B. Carroll (1991). Đưa ra được kết
luận yếu tố có ảnh hương mạnh nhất đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN
đó là cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý. Bổ sung, phát triển phương pháp luận
cho các nghiên cứu về sau cũng như đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn”. Đề tài
còn kiểm định lại một số điểm như sự khác biệt của các DN tham gia OCOP theo vùng
miền, quy mô lao động, vốn kinh doanh và số năm thành lập.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng gợi ý cho các cơ quan quản lý
nhà nước những phương hướng mới trong việc áp dụng những biện pháp gia tăng cảm
nhận TNXH, phổ biến tới người dân và DN để họ có cái nhìn tích cực, sâu sắc hơn nữa
về chương trình OCOP. Cụ thể là, DN sẽ có đóng góp nhiều hơn, hoạt động có quy tắc
chuẩn mực hơn đối với xã hội và môi trường, từ đó tích cực tham gia và góp phần phổ
biến hình ảnh, đặc điểm của OCOP tới bạn bè, đối tác và thay đổi chính bản thân DN.
Về phía người dân (hoặc người có ý định thành lập DN tham gia OCOP), họ sẽ nhận
thấy việc tham gia OCOP ngoài thu hái lợi nhuận còn mang những mục tiêu cao cả
hơn, xây dựng quê hương đất nước, tạo được nhiều thặng dư cho xã hội, góp phần
không nhỏ vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

4.2. Hàm ý quản trị nhằm gia tăng cảm nhận của doanh nghiệp về trách nhiệm xã
hội và ý định tham gia chương trình OCOP

Căn cứ vào bảng 3.14. Tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình hồi
quy và bảng 3.15. Mức độ tác động của từng biến quan sát đến nhân tố mẹ tại chương
3, nhóm nghiên cứu có đưa ra một số nội dung như sau:

4.2.1. Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy “Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý” là
nhân tố có mức độ ảnh hương lớn nhất (Hệ số Beta chuẩn hóa bằng 0.6) đến “Ý định
tham gia chương trình OCOP của DN” trong nhóm 4 nhân tố tác động được rút trích ra
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Ta có thể thấy rằng mức độ cảm nhận về trách
nhiệm đạo đức và pháp lý của những chủ thể đã/đang/sẽ tham gia OCOP khá là cao.

92
Như vậy, để nâng cao hơn nữa mức độ cảm nhận về trách nhiệm này thì nhóm nghiên
cứu đề xuất một số hàm ý quản trị sau:

Đối với biến “Tổ chức cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật” có hệ
số tải nhân tố (Factor loading) là 0.779, đây là trọng số lớn nhất trong nhóm 7 yếu tố
tác động đến biến mẹ. Điều này chứng tỏ mức độ tương quan giữa biến quan sát này
với biến Cảm nhận về trách nhiệm đạo đức và pháp lý là mạnh nhất. Đa số các DN
thuộc diện mới thành lập với quy mô siêu nhỏ hoặc mới hoạt động trong thị trường
được 1 - 2 năm, vì vậy tư duy kinh doanh còn manh mún, ít sự hợp tác giữa các DN
cùng ngành. Chủ DN còn thiếu kiến thức kinh doanh; các mục tiêu dài hạn, chiến lược
trung hạn và kế hoạch ngắn hạn chưa được xây dựng theo chuẩn mực do thiếu sự tư
vấn của những người có chuyên môn sâu. Chính vì vậy, nhằm tránh sự cạnh tranh
không lành mạnh với mục đích tiêu diệt đối thủ cạnh tranh để vươn lên dẫn đầu bằng
một số hành động không phù hợp với pháp luật Việt Nam, chủ DN nên trau dồi kiến
thức quản trị; hợp tác cùng phát triển để cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn
nhau trong công việc, lĩnh vực vì mục đích chung, hai bên cùng có lợi. Hơn nữa, cạnh
tranh lành mạnh giúp tăng cường giao thương hợp tác giữa các HTX với nhau, giữa
HTX với các DN, đẩy mạnh hợp tác, kết nối thị trường, công nghệ… góp phần thúc
đẩy phát triển mạnh mẽ các HTX, liên hiệp HTX trên tất cả các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân và các tổ chức,
cá nhân muốn hợp tác để xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho mình và cho đất
nước.

Biến có tác động lớn thứ hai đó là “Nhãn mác của tổ chức cung cấp thông tin
một cách đầy đủ và chính xác”. Hiện nay, việc nhãn mác có ghi rõ thông tin về sản
phẩm hàng hóa là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hương không nhỏ đến quyết định mua
hàng của người tiêu dùng ngày nay. Vậy nên, các tổ chức cần chú tâm nhiều hơn đến
nhãn mác cho sản phẩm kinh doanh của mình. Một nhãn mác đầy đủ là bên cạnh
những thông tin cơ bản như tên sản phẩm, nơi sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử
dụng, thành phần (nguyên liệu), … thì những thông tin khác sẽ còn phụ thuộc vào đặc
điểm sản phẩm mà DN kinh doanh bơi mỗi một loại sản phẩm thì sẽ có những yêu cầu
khác nhau về thông tin trên nhãn mác. Không những vậy, ngoài cung cấp thông tin đầy
đủ thì bản thân mỗi DN cũng cần phải cung cấp thông tin một cách chính xác. Vì nếu

93
thông tin được xác minh bơi những cơ quan có thẩm quyền thì việc cung cấp thông tin
đầy đủ là hoàn toàn có thể. Đối với chương trình OCOP, đặc biệt là đối với ngành
hàng nông sản, thực phẩm có một lưu ý rất rõ mà các DN cũng nên nghiên cứu đó là
về vấn đề truy xuất nguồn gốc (TXNG). Đây là yếu tố quan trọng, là căn cứ, tiền đề để
các chủ thể kinh doanh chứng minh được là những sản phẩm mình cung cấp ra thị
trường rõ ràng đồng thời giúp xây dựng thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh. Bản
thân người tiêu dùng cũng sẽ an tâm hơn nếu biết rõ sản phẩm họ định mua có nguồn
gốc từ đâu. Mà để làm rõ vấn đề này thì mỗi doanh nghiệp cần phải dành thời gian
nghiên cứu về TXNG theo quy định của nhà nước từ một số văn bản như: Văn bản hợp
nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 18/05/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Thông tư quy định về TXNG, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản
không bảo đảm an toàn; Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG. Ngoài ra,
các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 22005, Global Gap, GTS, HACCP, … cũng
được đề cập đến TXNG cũng như thống nhất các bên tham gia TXNG trong chuỗi
cung ứng. Với sự phát triển của công nghệ thì việc áp dụng mô hình TXNG điện tử
cũng được khuyến khích bơi những lợi ích mà nó mang lại cho nhiều bên tham gia, từ
chủ DN đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và cả người tiêu dùng. Vậy nên,
một điều rõ ràng là nếu đáp ứng được các yêu cầu về TXNG thì những thông tin mà
DN đề cập trên nhãn mác sẽ cụ thể và chính xác hơn.

Với trọng số nhân tố là 0,748 thì biến quan sát “Tổ chức cung cấp hàng hóa và
dịch vụ đáp ứng theo đúng các yêu cầu pháp lý” là biến có mức ảnh hương lớn thứ ba
đối với nhân tố cảm nhận này. Việc các DN cung cấp sản phẩm/dịch vụ ra thị trường
thì yêu cầu tối thiểu là phải tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của pháp luật vì luật pháp
ra đời không chỉ bảo vệ người tiêu dùng mà còn bảo vệ cả những chủ thể kinh doanh
đồng thời giúp cho các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tốt hơn. Vậy nên các tổ chức
luôn phải chú ý đến các quy định mà pháp luật đề ra trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh của mình để tránh những rủi ro không đáng có.

“Tổ chức đề cao và tôn trọng người tiêu dùng” là biến quan sát có mức ảnh
hương thứ tư tới biến cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý. Người tiêu dùng luôn
là đối tượng mà DN hướng tới. Những quyết định của tổ chức phần lớn là ảnh hương

94
bơi đặc điểm và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Do đó, DN cần phải coi khách
hàng là “chìa khóa chính”. DN cần tuân thủ những quy tắc, điều lệ mà pháp luật và xã
hội đề ra: từ việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình (bao gồm những khâu kiểm
duyệt về vệ sinh an toàn thực phẩm, khâu đóng gói, …) đến nâng cao tay nghề người
lao động, …Như vậy, sản phẩm cung cấp ra thị trường đã được kiểm chứng ngay từ
những khâu đầu tiên vậy nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn gốc
xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm, đây chính là biểu hiện cho việc DN đề cao và
tôn trọng người tiêu dùng và qua đó lòng tin của người tiêu dùng đến với DN sẽ được
nâng cao.

Với biến quan sát “Tổ chức luôn quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo đức trong
kinh doanh” có mức ảnh hương lớn thứ năm. Để cải thiện biến quan sát này, bản thân
mỗi DN cần đề ra những quy định riêng cho tổ chức bao gồm những nguyên tắc,
chuẩn mực, điều lệ trong DN để không chỉ những nhà quản trị mà cả nhân viên cũng
cần hiểu rõ và tuân thủ. Có như thế thì các hoạt động trong sản xuất và kinh doanh mới
đảm bảo được tính trung thực nhất định và điều đó cũng sẽ chứng tỏ mức độ quan tâm
của DN tới các vấn đề đạo đức kinh doanh.

“Tổ chức luôn hướng đến cung ứng dịch vụ hoàn hảo nhưng giảm thiểu tác
động đến môi trường” là biến quan sát có mức độ tương quan với biến mẹ lớn thứ sáu.
Việc DN quan tâm đến chuỗi cung ứng sản phẩm/dịch vụ của mình sao cho tốt nhất là
hợp lý nhưng nếu DN mà biết làm giảm tác động của một số hoạt động kinh doanh tới
môi trường xung quanh thì cũng là điều quan trọng và được khuyến khích bơi những
năm gần đây, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề do quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nước ta ngày càng nhanh và mạnh mẽ. Do đó, bản thân các DN cần ý thức rõ
ảnh hương của ô nhiễm môi trường, đưa ra những quy định trong việc xử lý chất thải
của tổ chức cũng như phải đưa ra những quy chế xét xử vi phạm minh bạch và nghiêm
khắc thì mới có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình. DN cần đặc biệt
lưu ý về khâu kiểm soát và xử lý hiệu quả các chất thải ra môi trường bằng việc thu
gom, xử lý chất thải, nước thải. Chất thải của quá trình sản xuất sản phẩm OCOP chủ
yếu là chất vô cơ và hữu cơ, trong đó chất hữu cơ chiếm phần lớn chủ yếu là từ thực
phẩm thải nhưng đồng thời phải tiến hành phân loại chất thải rắn (nếu có) tại nguồn để
chất thải được tái chế chứ không xử lý bằng biện pháp chôn lấp truyền thống, không

95
hợp vệ sinh nên gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt những nội dung này, DN còn
tránh được các rủi ro về mặt pháp lý như bị kiện cáo hay bị đóng phạt vì vi phạm các
điều khoản về môi trường.

Biến quan sát “Sản phẩm của tổ chức thân thiện với môi trường” là biến có
mức độ ảnh hương yếu nhất với trọng số nhân tố là 0.581. Môi trường sống có ảnh
hương rất lớn đến không chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cả những hoạt
động hàng ngày của chúng ta. Vậy nên, việc tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường
là một điều mà DN nên chú tâm nhiều hơn. Để làm được như vậy, các DN nên chú
trọng vào việc tìm kiếm, sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên ít sử dụng các loại
hóa chất bảo quản, các loại thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm có thời gian sử dụng bền,
bỏ đi dễ phân huỷ, phần thừa thì tận dụng để tái chế thành các sản phẩm khác chứ ko
bỏ đi gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường sống dân sinh. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy rằng việc tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu hay việc thay đổi phương
thức sản xuất kinh doanh sao cho thân thiện với môi trường không phải là điều dễ dàng
và nhanh chóng bơi nó còn phụ thuộc vào quy mô và cả sự sẵn có của nguyên vật liệu.
Vậy nên, DN nên cân đối và lựa chọn cách thức phù hợp với mình nhất.

“Chính những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm, về cơ hội hợp tác, sự hỗ
trợ của các cơ quan Nhà nước nằm trong nội dung của Trách nhiệm Đạo đức & Pháp
lý đã góp phần không nhỏ vào quá trình thu hút các DN tham gia chương trình OCOP
nhằm nâng cao vị thế DN, xây dựng quy trình sản xuất tiêu chuẩn cao để phát triển
bền vững với mục tiêu tối thượng nhằm thu hái lợi nhuận”.

4.2.2. Cảm nhận trách nhiệm nhân văn

“Cảm nhận trách nhiệm nhân văn” là nhân tố có mức độ ảnh hương lớn thứ hai
(Hệ số Beta chuẩn hoá bằng 0.067) đến “Ý định tham gia chương trình OCOP của
DN” trong nhóm 4 nhân tố tác động được rút trích ra trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài. Nhìn chung, để cải thiện những biến quan sát này thì nhóm nghiên cứu đề cao mối
quan hệ giữa các DN với địa phương. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, “Tổ chức tích cực đóng góp để góp phần cải thiện chất lượng cộng
đồng” là biến quan sát có mức ảnh hương lớn nhất với hệ số tải nhân tố là 0,777. Các
DN cần tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho người dân địa phương nơi DN kinh doanh

96
có cơ hội về việc làm, cải thiện thu nhập. Và có như vậy thì chất lượng cộng đồng
cũng sẽ được nâng cao. Không những thế, DN nên chung tay góp sức vào việc xây
dựng cơ sơ hạ tầng (như đường xá, cầu cống, …) bơi bản thân DN hoạt động kinh
doanh trên địa bàn tại các địa phương có sử dụng những tài sản, cơ sơ vật chất, hạ tầng
tại đây nên việc đóng góp cải thiện cùng cơ quan chức năng địa phương là cần thiết.
Không những vậy, việc tích cực tham gia các hoạt động cùng cộng đồng như các hoạt
động văn hóa thể thao, hoạt động vui chơi tập thể cũng được khuyến khích để DN có
thể hiểu rõ hơn về các tập quán văn hóa tại địa phương.

Biến quan sát có mức tương quan lớn thứ hai tới biến Cảm nhận trách nhiệm
nhân văn là “Tổ chức tích cực đóng góp cho các phúc lợi xã hội”. Các chủ thể kinh
doanh nên thành lập quỹ phúc lợi để đóng góp cho một số hoạt động phúc lợi tại địa
phương như việc xây dựng nhà tình thương, tổ chức một số chương trình thiện nguyện
giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, …

Và biến có tác động yếu nhất là “Tổ chức thường xuyên có các chương trình hỗ
trợ khuyến học nhằm nâng cao tri thức cho cộng đồng”. Việc nâng cao tri thức cho
cộng đồng là điều quan trọng và cần thiết vì nếu dân trí tốt thì DN hoàn toàn có thể tận
dụng nguồn nhân lực tại địa phương đó. Để làm được điều này, các chủ thể kinh tế nên
quan tâm nhiều hơn đến các chương trình hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ trẻ em từ những em
có hoàn cảnh vượt khó vươn lên trong học tập đến những em khuyết tật, … Ngoài ra,
việc xây dựng quỹ khuyến học cũng sẽ giúp DN tạo được mối quan hệ khăng khít hơn
đối với địa phương.

Nhìn chung, việc thực hiện và tích cực tham gia những hoạt động cộng đồng
đều rất cần thiết. Thực hiện tốt điều này DN sẽ có mối quan hệ tốt với khách hàng, thu
hút thêm được nhiều khách hàng, đào tạo được thêm nguồn lao động mới chất lượng
hơn, tạo cảm tình sâu đậm với người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Còn về phía địa phương, việc các chủ thể kinh tế đóng góp vào các hoạt động cộng
đồng cũng sẽ giúp phát triển kinh tế địa phương đồng thời mơ rộng thêm được mạng
lưới xã hội gắn kết địa phương với những chủ thể khác.

97
“Các hoạt động mang tính nhân văn tạo ra yếu tố cộng đồng trải rộng giúp lay
động, tạo sự lan tỏa tới các DN đang có ý định tham gia chương trình OCOP Quốc
gia”.

4.2.3. Cảm nhận trách nhiệm kinh tế

“Cảm nhận trách nhiệm kinh tế” là nhân tố có mức độ ảnh hương lớn thứ ba
(Hệ số Beta chuẩn hoá bằng 0.055) đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN
trong nhóm 4 nhân tố tác động được rút trích ra. Qua điều tra, hầu hết các DN tham gia
OCOP có chung đặc điểm : “Tổ chức hoạt động thu được lợi nhuận, Tổ chức có vị thế
cạnh tranh mạnh mẽ, Tổ chức hoạt động có hiệu quả, Tổ chức có những chính sách
phát triển bền vững”. Để cải thiện yếu tố này, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản
trị như sau:

Biến “Tổ chức hoạt động có hiệu quả” là biến quan sát có mức độ tương quan
mạnh mẽ nhất đến yếu tố Cảm nhận trách nhiệm kinh tế. Khi DN có vị thế trên thị
trường, có những chiến lược và chính sách phát triển kinh tế hiệu quả thì sẽ góp phần
gia tăng sự tin tương của khách hàng đối với thương hiệu của mình và cũng gia tăng ý
định mua hàng. Do đó, DN cần có một chiến lược phát triển rõ ràng và tạo lập một vị
thế trên thị trường. DN cần tận dụng tối đa sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong
việc đổi mới công nghệ sản xuất để có thể đạt được những xếp hạng sao cao (3,4,5
sao). Bơi thực tế đã chứng minh việc xếp hạng sản phẩm OCOP đem lại nhiều thuận
lợi cho DN, HTX. Thuận lợi trước hết là DN, HTX phải tự đổi mới để đáp ứng yêu
cầu xếp hạng sao; sản phẩm sau khi được xếp hạng được nhiều người tiêu dùng biết
đến, bán được nhiều hơn trên thị trường… Theo Chi cục trương Chi cục Phát triển
nông thôn Hải Phòng Tăng Văn Thọ, Giám đốc HTX Đặng Thanh Tùng cho biết, năm
2020, HTX được thành phố hỗ trợ 450 triệu đồng để đổi mới công nghệ sản xuất. Với
kinh phí trên, HTX mua sắm một số trang thiết bị mới phục vụ sản xuất. Nhờ vậy, sản
lượng sản xuất trong năm 2020 của HTX tăng rõ rệt. Những năm trước, trung bình
HTX sản xuất 2000 lít mật/năm; năm 2020, HTX sản xuất 3000 lít mật. Giá bán sản
phẩm cũng tăng từ 200 nghìn đồng/lít lên 300 nghìn đồng/lít. Theo ông Tùng, giá sản
phẩm tăng vì thêm chi phí tem, nhãn, chất lượng nâng cao… Tuy nhiên, người mua
vẫn vui vẻ chấp nhận và sản phẩm bán được nhiều hơn so với thời điểm chưa được
công nhận sản phẩm OCOP.

98
Biến “Tổ chức có những chính sách phát triển bền vững” có mức ảnh hương
lớn thứ hai. Để cải thiện biến quan sát này, DN cần có những chương trình truyền
thông hiệu quả về chiến lược phát triển của mình, kèm theo đó giới thiệu các hoạt
động CSR của DN đến khách hàng để khách hàng thấy được những mục tiêu phát triển
bền vững của DN và lợi ích DN mang lại cho xã hội. Khi khách hàng thấy được trách
nhiệm kinh tế của DN thông qua một chiến lược bền vững, hoạt động hiệu quả và có vị
thế trên thị trường sẽ đóng góp tích cực trong việc xây dựng giá trị của thương hiệu,
thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Biến có mức ảnh hương yếu nhất là “Tổ chức có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ”.
DN cần lưu ý những sản phẩm có lợi thế, đặc trưng của địa phương, gắn với yếu tố văn
hóa, con người ơ mỗi khu vực, vùng miền, dân tộc để phục vụ phát triển kinh tế du
lịch; từng bước định hướng, nâng cao chất lượng, tăng cường đổi mới, sáng tạo, đặc
biệt đối với sản phẩm OCOP đạt cấp độ quốc gia nhằm mơ rộng và thúc đẩy thị trường.
Hoàn thiện mẫu mã, độ tinh xảo, đăng ký bảo hộ sơ hữu trí tuệ để cạnh tranh với sản
phẩm của các DN lớn trong nước cũng như tiếp cận với đối thủ quốc tế. Bến cạnh đó
phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ và thường
xuyên, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP.

“Bằng kết quả có thể cho thấy, các DN tham gia chương trình OCOP có tình
hình kinh doanh khá suôn sẻ. Minh chứng này cần được gây dựng mạnh hơn nữa để
thu hút các DN có ý định tham dự bởi DN sẽ sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn
đúng nhu cầu của người tiêu dùng để tạo ra được lợi nhuận, duy trì được công việc
kinh doanh của DN và làm hài lòng các chủ đầu tư”.

4.2.4. Cảm nhận trách nhiệm môi trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy “Cảm nhận trách nhiệm môi trường” là yếu tố có
mức độ ảnh hương lớn thứ tư (Hệ số Beta chuẩn hoá bằng 0.036) đến tài sản thương
hiệu trong nhóm 4 yếu tố tác động được rút trích ra. Để cải thiện yếu tố này, nhóm tác
giả đề xuất một số hàm ý quản trị như sau:

Với hệ số tải nhân tố là 0.812, biến “Tổ chức thực hiện những chương trình
nhằm quảng bá hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường” có mức ảnh hương
mạnh mẽ nhất đến nhân tố mẹ. DN cần quan tâm và có bộ phận chuyên trách đảm bảo

99
trách nhiệm môi trường, thực hiện các chương trình đặc biệt để giảm thiểu tác động
tiêu cực của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trường tự nhiên. DN kết hợp
các chương trình trách nhiệm môi trường còn góp phần cải thiện chi phí bằng cách tiết
kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên, xử lý và tái sử dụng chất thải.

Biến có mức tác động lớn thứ hai là “Tổ chức tham gia các hoạt động nhằm
mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên”. Để cải thiện biến này, DN cần nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường cho nhân viên, đồng nghiệp bằng việc tự giác tuyên truyền,
vận động để nội bộ DN ý thức được tác hại của việc ô nhiễm môi trường. Ngoài ra,
chủ động tổ chức, hướng dẫn cho người dân cung cấp nguyên liệu cho DN phải sử
dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý và thu gom bao bì đúng cách cũng là một trong
những vấn đề tất yếu. Bản thân DN phải luôn cập nhật, đổi mới công nghệ, quản lý tốt
nguồn vốn để có nguồn lực đầu tư phát triển máy móc kỹ thuật cao giúp xử lý triệt để,
khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường.

“Tổ chức đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững trong đó có xem xét đến các thế hệ
tương lai” là biến cuối cùng thuộc nhân tố “Cảm nhận trách nhiệm môi trường” và
cũng là biến tác động yếu nhất. Các DN cần hướng đến phát triển bền vững bằng việc
hướng tới 3 mục tiêu chính: có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi
trường được bảo vệ, gìn giữ. Phải chú trọng lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn
tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng
các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai. Biểu hiện bằng việc làm cụ thể của những
mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân
thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.

“Phần lớn các DN được điều tra đều có chung đặc điểm: Sản phẩm của tổ chức
thân thiện với môi trường, tổ chức kiểm soát tốt các chất thải ra môi trường, tổ chức
luôn hướng đến cung ứng dịch vụ hoàn hảo nhưng giảm thiểu tác động đến môi
trường, tổ chức tham gia các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên, tổ
chức thực hiện những chương trình nhằm quảng bá hoạt động giảm thiểu tác động đến
môi trường, tổ chức đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững trong đó có xem xét đến các
thế hệ tương lai. Những mục đích cũng như hoạt động thiết thực của OCOP thu hút

100
những DN có ý định tham gia với mong muốn nỗ lực để giảm thiểu những tác hại đối
với môi trường tự nhiên mà quá trình hoạt động của DN gây ra hoặc góp phần cải
thiện môi trường tự nhiên để ngày càng xanh sạch đẹp”.

4.3. Một số đề xuất giải pháp

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ vùng
nông thôn mà còn cho cả khu vực đô thị thông qua việc thực hiện thúc đẩy, phát triển
kinh tế (tổ chức kinh tế và sản phẩm) thông qua việc phát huy nguồn lực tại địa
phương (nhân lực, trí tuệ, nguyên liệu, văn hóa, cảnh quan,..). Do vậy triển khai thực
hiện chương trình OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và thực hiện liên tục theo
chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân. Vậy nên, nhóm nghiên cứu đã
tổng kết và đề xuất một số giải pháp mà các cơ quan đoàn thể cùng các DN có thể
tham khảo như sau:

Thứ nhất, việc nghiên cứu kỹ lưỡng mô hình quốc tế như: OVOP (Nhật Bản) và
OTOP (Thái Lan) là cần thiết, học tập về nguyên tắc chứ không dập khuôn máy móc,
có sự đánh giá và điều chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực
tiễn kinh tế thị trường trong nước và địa phương.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện
thông tin đại chúng về chương trình OCOP, về sản phẩm OCOP; thông qua tập huấn,
hội thảo, tọa đàm từ tỉnh đến cộng đồng dân cư.

Thứ ba, trong chỉ đạo: Vai trò của người đứng đầu có tính quyết định sự thành
công, do đó người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các sơ, ban, ngành phải
có nhận thức đầy đủ về chương trình. Bên cạnh đó phải thiết lập được bộ máy chuyên
trách tham mưu giúp việc các cấp.

Thứ tư, phải tạo ra sự thống nhất về nhận thức của cả hệ thống chính trị về
OCOP đó là: Chương trình OCOP là chương trình mang tính cộng đồng, vì cộng đồng;
đối tượng để tập trung chỉ đạo là phát triển sản phẩm và phát triển tổ chức kinh tế.
Động lực của chương trình là hướng đến lợi ích thiết thực của người sản xuất và người
tiêu dùng.

Thứ năm, chương trình phải được: Tổ chức quản lý khoa học theo hệ thống,
từng khâu, từng bước thực hiện. Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương trình

101
(Chu trình, Tài liệu hướng dẫn, Bộ Tiêu chí, Tiêu chuẩn đánh giá và phân hạng sản
phẩm,...). Xây dựng được hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa, HTX,
hỗ trợ phát triển sản phẩm trên nền tảng hỗ trợ phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa
học công nghệ, công tác hướng dẫn lập và quản lý các dự án đầu tư, các dự án sản
xuất…

Thứ sáu, tính hệ thống và tổ chức của chương trình phải được tổ chức chặt chẽ
và được trao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp để thực hiện. Phải khơi động, thúc đẩy
được sự đề xuất, tính sáng tạo từ dưới lên (từ nhân dân, nhóm hộ sản xuất, DN, HTX).
Người đứng đầu trong Ban điều hành OCOP các cấp phải có đủ thẩm quyền để điều
hành và quyết định công việc.

Cuối cùng, thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm quyết định
đến phát triển sản xuất, cùng với thiết kế sản phẩm, mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm,
xây dựng được thương hiệu của chương trình OCOP và của từng sản phẩm là rất quan
trọng, sẽ tác động tích cực đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đề tài đã giải quyết xong mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhưng vẫn còn
một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ giải thích được 46 % sự biến thiên của 4 biến độc
lập. Như vậy, còn nhiều yếu tố khác ảnh hương đến kết ý định tham gia mà nghiên cứu
chưa tìm ra. Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu định lượng tốt hơn để có thể
thêm nhiều yếu tố cảm nhận CSR ảnh hương đến “Ý định tham gia OCOP tại DN”.

Thứ hai, nghiên cứu được thực hiện tại 3 vùng miền nhưng số lượng điều tra
còn rất hạn chế (133 điều tra) do đó kết quả nghiên cứu sẽ tổng quát hơn nếu tăng
được số lượng đơn vị tham gia khảo sát thêm nhiều lần. Do đó, nghiên cứu tiếp theo
cẩn mơ rộng phạm vi nghiên cứu các DN trên cả nước với số lượng điều tra lớn nhằm
thấy rõ tác động của cảm nhận CSR đến ý định tham gia chương trình OCOP của các
DN một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện nhất.

Thứ ba, kết quả điều tra chưa đạt được tính khách quan tối đa do còn một số
lượng DN mà nhóm tác giả không hẹn được lịch gặp mặt trực tiếp để khảo sát. Do đó
người đại diện điền khảo sát tại các đơn vị đó có thể mang ý kiến chủ quan bị tác động

102
bơi các yếu tố môi trường. Vậy, nghiên cứu tiếp theo cần phải khắc phục được hạn chế
này để kết quả điều tra đạt được tính khách quan nhất.

Từ những hạn chế trên, nhóm nghiên cứu mong rằng đề tài sẽ được mơ rộng,
nghiên cứu sâu hơn, có tính cụ thể và chính xác hơn trong thời gian tới.

103
Tóm tắt chương 4

Trong chương 4 này, đầu tiên, nhóm tác giả đã trình bày kết luận chung về kết
quả nghiên cứu được của nhóm, sau đó nhóm tác giả đưa ra những hàm ý quản trị để
làm gia tăng cảm nhận các thành phần CSR và ý định tham gia vào chương trình
OCOP của các DN Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu của nhóm. Theo đó, có 04
hàm ý quản trị được đưa ra dựa vào 04 nhân tố được rút trích và phân tích ơ chương 3
đó là: (1) Cảm nhận trách nhiệm đạo đức và pháp lý; (2) Cảm nhận trách nhiệm nhân
văn; (3) Cảm nhận trách nhiệm kinh tế và (4) Cảm nhận trách nhiệm môi trường. Cùng
với đó, nhóm nghiên cứu đã tổng kết và đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan đoàn
thể cùng các DN có thể tham khảo.

Cuối cùng, mặc dù đề tài đã giải quyết xong mục tiêu nghiên cứu đã đề ra,
nhưng nghiên cứu của nhóm vẫn còn những hạn chế. Cụ thể ơ đây, nhóm tác giả đưa
nêu ra 03 điểm hạn chế trong đề tài nghiên cứu của mình, từ đó nêu ra hướng nghiên
cứu tiếp theo để khắc phục những hạn chế đó.

104
PHẦN KẾT LUẬN

Có thể khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các tiêu chuẩn CSR
ngày càng trơ thành một yếu tố quan trọng ảnh hương đến sự phát triển bền vững của
DN. Và đối với chương trình OCOP cũng không ngoại lệ, CSR như một “giấy thông
hành” để giúp DN tiến sâu vào “sân chơi” này. Với mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu
tác động của cảm nhận CSR đến ý định tham gia chương trình OCOP của các DN tại
Việt Nam, bài nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu mới và kiểm định mô hình
trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc DN cảm nhận
như thế nào về các thành phần CSR có tác động rõ rệt đến ý định tham gia chương
trình OCOP của DN đó.

Bài nghiên cứu tiến hành bao gồm 2 bước đó là nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể trong chương 3. Kết quả
nghiên cứu định lượng cho thấy các thang đo có độ tin cậy cao khi giải thích các biến
trong mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 giả thuyết H1, H2, H3, H4 thành lập lại
đều được chấp nhận. Do đó, nhìn chung cảm nhận các thành phần CSR có tác động
thuận chiều đến ý định tham gia chương trình OCOP của DN.

Từ kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả đưa ra những hàm ý quản trị để
làm gia tăng cảm nhận các thành phần CSR và ý định tham gia vào chương trình
OCOP của các DN Việt Nam. Theo đó, có 04 hàm ý quản trị được đưa ra dựa vào 04
nhân tố được rút trích và phân tích ơ chương 3 đó là: (1) Cảm nhận trách nhiệm đạo
đức và pháp lý; (2) Cảm nhận trách nhiệm nhân văn; (3) Cảm nhận trách nhiệm kinh tế
và (4) Cảm nhận trách nhiệm môi trường. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu đã tổng kết
và đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan đoàn thể cùng các DN có thể tham khảo.

105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Hoàng Thị Thanh Hương (2015), “Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình
huống ngành May”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Hồng Hà (2016), “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới
lòng trung thành của khách hàng: nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền
Bắc Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Hà Ngọc Thắng (2015), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến ở Việt Nam”, Luận văn Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Phạm Thị Thúy Vân (2019), “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà
cung cấp dịch vụ internet của người tiêu dùng - nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội”,
Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Tính (2013), “Ảnh hưởng của cảm nhận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
đến sự tin tưởng thương hiệu và ý định mua hàng”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

6. KS. Nguyễn Đình Tĩnh, PGS. TS Phạm Quang Hà (2021), “Hội thảo Thúc đẩy ứng
dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh cho các HTX nông nghiệp hướng
tới chuyển đổi số”, Mục 2.2, Tr. 42.

7. Châu Thị Lệ Quyên, Nguyễn Minh Cảnh (2013), “Phân tích những nhân tố thúc
đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố
Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ, Số 25 (2013), Tr. 9-16.

8. Nguyễn Thị Lành, Phạm Thị Ngọc Trâm (2016), “Các nhân tố tác động đến việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học - Đại học Đà Lạt, tập 6, Số 1 (2016), Tr. 119-128.

9. Đặng Thị Hoa, Giáp Thị Huyền Trang (2016), “Vấn đề trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu điểm tại Công ty TNHH Long Hà - Bắc Giang”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, Số 1 (2016), Tr. 101-111.

106
10. Nguyễn Thị Kim Ánh, Nguyễn Thị Minh Hòa (2018), “Ảnh hưởng của cảm nhận
trách nhiệm xã hội đến niềm tin thương hiệu - trường hợp Dịch vụ vận tải khách
thương hiệu Phúc Thuận Thảo”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Tập 127, Số 5A,
2018, Tr. 53–71.

11. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Anh, Phạm Thị Thuý An (2019), “Tác
động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên danh tiếng, niềm tin,
lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng – một nghiên cứu trên địa
bàn thành phố Đà Lạt”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số 3, Tr. 220- 235.

12. Lê Phước Hương, Lưu Tiến Thuận (2017), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu”, Tạp chí Khoa học - Đại học
Cần Thơ, Tập 50, Phần D (2017), Tr. 19-33.

13. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Trà Vinh”, Tạp chí Kinh tế- Xã
hội - Đại học Trà Vinh, Số 23, Tháng 9/2016, Tr. 1-9.

14. Ngô Thị Mỵ Châu (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên ngành Công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Thị Ly (2014), “Ứng dụng mô hình TPB (Theory of Planned Behaviour)
nghiên cứu thái độ và ý định mua thực phẩm chức năng của khách hàng tại Đà Nẵng”,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

16. Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018), “Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế”, Tạp
chí Khoa học Đại học Huế, Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 199–212.

17. Trần Thị Hiền (2018), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) - Sự phát
triển của nội hàm và xu hướng nghiên cứu", Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế -
Trường Đại học Ngoại Thương, Số 99.

18. Lê Duy Thắng, Nguyễn Thị Kiều Trang, Tạ Thị Lâm Nhi (2019), “Ảnh hưởng của
giới tính tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội”, Nghiên cứu khoa học, Trường
Đại học Ngoại Thương.

107
19. Hoàng Thu Thuỷ, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú
Yên”, Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Kinh tế - Luật và Quản
lý, Tập 2, Số 4 (2018), Tr. 54-62.

20. Thư Viện Pháp Luật, Quyết định 490/QĐ-TTg (2018), Quyết định “Phê duyệt mỗi
xã một sản phẩm một sản phẩm giai đoạn 2018-2020”, [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Quyet-dinh-490-QD-TTg-2018-phe-
duyet-Chuong-trinh-moi-xa-mot-san-pham-381164.aspx [Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

21. Thư Viện Pháp Luật, Quyết định 1048/QĐ-TTg (2019), Quyết định “Về việc ban
hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm”,
[Trực tuyến]. Địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Quyet-dinh-
1048-QD-TTg-2019-tieu-chi-danh-gia-san-pham-Chuong-trinh-moi-xa-mot-san-
pham-422157.aspx [Truy cập lần cuối: 17/1/2021].

22. Thư Viện Pháp Luật, Quyết định 781/QĐ-TTg (2020), Quyết định “Sửa đổi, bổ
sung một số phụ lục quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ
Tướng Chính Phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương
trình mỗi xã một sản phẩm”, [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/thuong-mai/Quyet-dinh-781-QD-TTg-2020-sua-doi-Quyet-dinh-1048-QD-TTg-
Tieu-chi-danh-gia-san-pham-444441.aspx [Truy cập lần cuối: 17/1/2021].

23. PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng (2020), “Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội”, [Trực tuyến], Tạp chí công thương. Địa
chỉ: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-so-ly-thuyet-ve-cac-nhan-to-anh-huong-
den-viec-thuc-hien-bao-cao-trach-nhiem-xa-hoi-74688.htm [Truy cập lần cuối:
2/4/2021].

24. Nguyễn Ngọc Phú (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao
động và cam kết của người lao động với doanh nghiệp”, [Trực tuyến], Tạp chí tài
chính. Địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/trach-nhiem-xa-hoi-cua-
doanh-nghiep-voi-nguoi-lao-dong-va-cam-ket-cua-nguoi-lao-dong-voi-doanh-nghiep-
325688.html [Truy cập lần cuối: 14/12/2020].

108
25. Lưu Ngọc Liêm (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh
hiện nay”, [Trực tuyến], Tạp chí tài chính. Địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-
kinh-doanh/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-trong-boi-canh-hien-nay-
328432.html [Truy cập lần cuối: 2/4/2021].

26. Mr.Luân (2018), “Tổng quan các nghiên cứu trong nước về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp”, [Trực tuyến], Luận văn A-Z. Địa chỉ: https://luanvanaz.com/tong-
quan-cac-nghien-cuu-trong-nuoc-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep.html [Truy
cập lần cuối: 3/4/2021].

27. Mr.Luân (2018), “Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp”, [Trực tuyến], Luận văn A-Z. Địa chỉ: https://luanvanaz.com/tong-
quan-cac-nghien-cuu-nuoc-ngoai-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep.html [Truy
cập lần cuối: 3/4/2021].

28. Hoàng Mai (2020), “Kỳ I: Vì sao Quảng Ninh chọn OCOP?”, [Trực tuyến], Tạp
chí Công Thương. Địa chỉ: https://congthuong.vn/ky-i-vi-sao-quang-ninh-chon-ocop-
147831.html [Truy cập lần cuối: 3/4/2021].

29. Tuấn Sơn (2019), “Làn gió mới OCOP ở Bắc Kạn”, [Trực tuyến], Báo Nhân dân
điện tử. Địa chỉ: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/lan-gio-moi-ocop-o-bac-kan-
377531/ [Truy cập lần cuối: 3/4/2021].

30. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2018), “Giới thiệu về chương trình
OCOP”, [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://ocopvietnam.gov.vn/ [Truy cập lần cuối:
10/4/2021].

31. Nguyễn An Kiên (2020), “Nhiều kinh nghiệm quý học hỏi được từ chương trình
OCOP của Hà Tĩnh”, [Trực tuyến], Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh. Địa chỉ:
https://www.nongthonmoihatinh.vn/OCOP-Nong-nghiep-huu-co/nhieu-kinh-nghiem-
quy-hoc-duoc-tu-chuong-trinh-ocop-cua-ha-tinh-97204.html [Truy cập lần cuối:
3/4/2021].

32. Y Du (2020), “Đồng Tháp - Chương trình OCOP, chắp cánh cho tài nguyên bản
địa”, [Trực tuyến], Báo Người làm nghề. Địa chỉ: http://nguoilamnghe.vn/kinh-
doanh/dong-thap--chuong-trinh-ocop-chap-canh-cho-tai-nguyen-ban-dia-4222.html
[Truy cập lần cuối: 3/4/2021].

109
33. Nông nghiệp Việt Nam (2018), “Giới thiệu về chương trình OCOP”, [Trực tuyến].
Địa chỉ: https://nongnghiep.vn/ocop/ [Truy cập lần cuối: 3/4/2021].

34. Cục sơ hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Khái niệm “Chỉ dẫn địa lý”,
[Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.noip.gov.vn/chi-dan-dia-ly [Truy cập lần cuối:
24/12/2020].

35. Hoàng Thị Tuyết (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì ?
Phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Công ty Luật TNHH Minh Khuê,
[Trực tuyến]. Địa chỉ: https://luatminhkhue.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-
csr-la-gi-.aspx [Truy cập lần cuối: 24/12/2020].

36. TS. Hoàng Xuân Lâm (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) kỷ
nguyên số – Các Hiệp hội CSR tác động ra sao đến nhận thức về thương hiệu và ý
định mua hàng của người tiêu dùng?”, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị, [Trực
tuyến]. Địa chỉ: https://kinhdoanhnet.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-csr-ky-
nguyen-so--cac-hiep-hoi-csr-tac-dong-ra-sao-den-nhan-thuc-ve-thuong-hieu-va-y-
dinhmua-hang-cua-nguoi-tieu-dung-42188.html [Truy cập lần cuối: 24/12/2020].

37. Kiều Mai Sơn (2019), “Nông thôn phải là nền tảng phát triển đất nước”, [Trực
tuyến], Thông tin điện tử Hội Nông dân Việt Nam. Địa chỉ:
http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/68/87781/nong-thon-phai-la-nen-tang-
phat-trien-dat-nuoc. [Truy cập lần cuối: 24/12/2020].

38. UNFPA Việt Nam (2019), “Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”,
[Trực tuyến]. Địa chỉ: https://vietnam.unfpa.org/vi/news/k%E1%BA%BFt-
qu%E1%BA%A3-t%E1%BB%95ng-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-d%C3%A2n-
s%E1%BB%91-v%C3%A0-nh%C3%A0-%E1%BB%9F-n%C4%83m-2019 [Truy cập
lần cuối: 25/12/2020].

39. Truyền hình Thừa Thiên Huế TRT (2020), “OCOP - động lực thúc đẩy kinh tế
nông thôn”, [Trực tuyến], Youtube.
Địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=GU5ePk2wqYY [Truy cập lần cuối:
25/12/2020].

110
40. Kênh VTC16 (2018), “OCOP: Kỳ vọng tạo nên đột phá - NTM 436 | VTC16”,
[Trực tuyến], Youtube. Địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=s03JE0oOjG4
[Truy cập lần cuối: 25/12/2020].

41. Tường Vi (2021), “Thừa Thiên - Huế trao chứng nhận cho 25 sản phẩm OCOP”,
[Trực tuyến], Báo Bnews - Kết nối thành công. Địa chỉ: https://bnews.vn/thua-thien-
hue-trao-chung-nhan-cho-25-san-pham-ocop/184338.html [Truy câp lần cuối:
9/4/2021]

42. Đồng Văn Thương (2020), “OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn”, [Trực
tuyến], Thông tin điện tử Nông nghiệp Việt Nam. Địa chỉ: https://nongnghiep.vn/ocop-
thuc-day-phat-trien-kinh-te-nong-thon-d277824.html [Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

43. Bộ Công thương Việt Nam (2019), Hội nghị “Kết nối các sản phẩm tham gia
chương trình OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên”, [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-
/chi-tiet/hoi-nghi-ket-noi-cac-san-pham-tham-gia-chuong-trinh-ocop-vao-cac-
%C4%91iem-gioi-thieu-va-ban-san-pham-ocop-khu-vuc-mien-trung-tay-nguyen--
17212-2701.html [Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

44. Xuân Hoàng (2020), “Chi tiết 48 sản phẩm OCOP của Nghệ An đạt 3 sao trở lên”,
[Trực tuyến], Báo Nghệ An. Địa chỉ: https://baonghean.vn/chi-tiet-48-san-pham-ocop-
cua-nghe-an-dat-3-sao-tro-len-269352.html [Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

45. Lương Hằng (2021), “OCOP tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế
nông thôn”, [Trực tuyến], Báo Lao động thủ đô. Địa chỉ:
https://laodongthudo.vn/ocop-tao-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-thuc-day-kinh-te-
nong-thon-120817.html [Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

46. Hương An (2021), “Xếp hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố: Tích cực phối hợp
để đẩy nhanh”, [Trực tuyến], Báo Hải Phòng. Địa chỉ:
http://www.baohaiphong.com.vn/baohp/vn/home/InfoDetail.jsp?ID=46943&cat=88
[Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

47. Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương (2019), “Tạo lợi thế cạnh tranh
cho các sản phẩm OCOP”, [Trực tuyến], Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản

111
phẩm OCOP. Địa chỉ: http://ocop.gov.vn/tao-loi-the-canh-tranh-cho-cac-san-pham-
ocop [Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

48. Thanh Trà (2021), “Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế trên thị trường”, [Trực
tuyến], Nhân dân điện tử. Địa chỉ: https://nhandan.org.vn/tin-tuc-kinh-te/san-pham-
ocop-khang-dinh-vi-the-tren-thi-truong-639536/ [Truy cập lần cuối: 9/4/2021].

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1. Giles Heimann (2008), “Corporate Social Responsibility Global Standards &


Policies In Practice”, The Liberian International ship And Corporate Registry.

2. Khalil Ghazzawi, Sam El Nemar, Ali Sankari, Samer Tout, Hassan Dennaoui &
Radwan el Shoghari (2016), “The Impact of CSR on Buying Behavior: Building
Customer Relationships”, Scientific & Academic Publishing, 6(4), pp. 103-112.

3. Cedric E. Dawkins, Dima Jamali, Charlotte Karam, Lianlian Lin & Jixin Zhao
(2016), “Corporate Social Responsibility and Job Choice Intentions: A Cross-Cultural
Analysis”.

4. Akmal Hussain (2013), “Customers’ Perception of CSR, and their Response to


Socially Responsible Businesses: Evidence from Pakistan”.

5. Bhattacharya, C.B, & Sen, Sankar. (2004), “Doing Better at Doing Good: When,
Why, and How Consumers respond to Corporate Social Initiatives”, California
Management, Review, 47, pp. 9-24.

6. Bhattacharya, C.B., Sen, S., (2003), “Consumer–company identification: a frame


ork forunderstanding consumers’ relationships ith companies”, Journal of Marketing
67 (2), pp. 76–88.

7. Bowen, H. (1953), “Social Responsibility of the Businessman”, Int J. Hum


Resource Manage, 18 (10), pp. 1701–1719.

8. Carroll, A. B. (1979), “A three-dimensional conceptual model of corporate


performance”, Academy of Management Review, 4(4), pp. 497–505.

9. Carroll, A. B. (1991), “The pyramid of corporate social responsibility: toward the


moral management of organisational stakeholders”, Business Horizons, July–August,
39–47.

112
10. Carroll, A. B. (1999), “Corporate social responsibility evolution of a definitional
construct”, usiness and ociety, ol 3 No 3, pp. 2 -95.

11. Doan Thi Thuy Trang (2012), “The impact of corporate social responsibility on
custumer behavior in the restaurant industry of Vaasa”, Vaasan Ammattikorkeakoulu
university of applied sciences, Master thesis of Hotel & Restaurant Business.

12. Henri Servaes, Ane Tamayo (2012), “The Impact of Corporate Social
Responsibility on Firm Value: The Role of Customer Awareness”. Journal homep age:
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2116265.

13. Maignan, I. & Ferrell, O.C. (2004), “Corporate social responsibility and
marketing: Anintegrative framework”, Journal of the Academy Of Marketing Sciences,
32(1), pp. 3-19.

14. Maignan, I. (2001), “Consumers Perceptions of Corporate Social Responsibilities:


A Cross-Cultural Comparison”, Journal of Business Ethics, 30(10), pp. 57-72.

15. Sen, S. & Bhattacharya, C. B. (2001), “Does doing good always lead to doing
better? Consumer reactions to corporate social responsibility”, Journal of Marketing
Research, 38, pp. 225–243.

16. Turker, D. (2009), “Measuring corporate social responsibility: A scale


development study”, Journal of Business Ethics, 85, pp. 411-427.

17. Bhattacharya C. B., Korschun D. & Sen S. (2003), “The Role of Corporate Social
Responsibility in Strengthening Multiple Stakeholder Relationships: A Field
Experiment”, Journal of the Academy of Marketing Science, 34 (20), 158.

18. Brammer S., Millington A. & Rayton B. (2007), “The contribution of corporate
social responsibility to organizational commitment”, The International Journal of
Human Resource Management, 18 (10), 1701–1719.

19. Cochran P. L. & Wood R. A. (1984), “Corporate Social Responsibility and


Financial Performance”, Academy of Management Journal, (27), pp. 42–56.

20. Friedman M. (1970), “The social responsibility of business is to increase profits”,


New York Times Magazine , September (13), 32–33, 122–124.

113
21. Lee M. P. (2008), “A review of the theories of corporate social responsibility: Its
evolutionary path and the road ahead”, International Journal of Management Reviews,
10 (1), pp. 53–73.

22. Masaka D. (2008), “Why Enforcing Corporate Social Responsibility (CSR) is


Morally Questionable”, Electronic Journal of Business Ethics and Organization
Studies, 13 (1).

23. McWilliams A. & Siegel D. (2001), “Corporate social responsibility: a theory of


the firm perspective”, Academy of Management Review, (26), 117.

24. Melissa D. D. & Dustin W. S. (2011), “Understanding the Effect of Corporate


Social Responsibility on Consumer Purchase Intention”, Public Relations Journal, 5
(3/2011).

25. Melo T. & Galan J. I. (2011), “Effects of corporate social responsibility on brand
value”, Journal of Brand Management, 18 (6), pp. 423–437.

114
PHỤ LỤC 01

DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU

Phần 1: Giới thiệu mở đầu

Đối với người hỏi: Giới thiệu bản thân, giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu
bao gồm (tên đề tài, mục đích nghiên cứu) và xin phép phỏng vấn.

Đối với đối tượng phỏng vấn: Hỏi sơ lược về thông tin người phỏng vấn bao
gồm tên, chức vụ, nơi làm việc.

Phần 2: Nội dung chính phỏng vấn

1. DN của anh/chị đã hoạt động bao nhiêu năm, quy mô công ty hiện nay như
thế nào (số lao động, địa bàn hoạt động, số vốn kinh doanh)?

2. Doanh nghiệp của anh/chị đã/đang tham gia chương trình OCOP từ bao giờ?
Sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp là gì?

3. Anh/chị nghĩ như thế nào về những lợi ích kinh tế mà DN có thể nhận được
khi tham gia chương trình OCOP?

4. Những quy định về pháp lý ảnh hương như thế nào đến quá trình anh/chị
tham gia cũng như trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình khi đến với sân
chơi OCOP?

5. Bên cạnh những quy định về pháp lý, anh/chị có nghĩ rằng một số đặc điểm
về hành vi, hoạt động của người tiêu dùng cũng ảnh hương đến hoạt động kinh doanh
của mình hay không?

6. Anh/chị có nghĩ DN nên dành thời gian cho những hoạt động vì cộng đồng
hay không?

7. Anh/chị nghĩ mức độ ảnh hương của hoạt động kinh doanh tại DN tới môi
trường như thế nào? Và DN có đang có những biện pháp nào để giảm thiểu mức độ tác
động không?

8. Anh/chị nhận xét như thế nào về các câu hỏi trong bảng hỏi này? Câu nào
anh/chị thấy khó hiểu hay không phù hợp? Hãy vui lòng cho chúng em biết ý kiến của
anh/chị để hoàn thiện hơn bảng hỏi này.

115
Phần 3: Kết thúc

Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian quý báu của mình tham gia phỏng vấn.
Những ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ có ý nghĩa không nhỏ góp phần hoàn thiện đề
tài nghiên cứu của nhóm.

116
PHỤ LỤC 02

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

TÁC ĐỘNG CỦA CẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN Ý ĐỊNH THAM
GIA OCOP CỦA DOANH NGHIỆP

Xin chào quý anh/chị,

Chúng tôi đến từ nhóm khảo sát trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện nay,
nhóm chúng tôi phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp số thực hiện khảo sát cho đề tài
nghiên cứu "Tác động của cảm nhận trách nhiệm xã hội đến ý định tham gia OCOP
của doanh nghiệp".

Cảm nhận trách nhiệm xã hội bao gồm 5 thành phần: Cảm nhận trách nhiệm
kinh tế, Cảm nhận trách nhiệm pháp lý, Cảm nhận trách nhiệm đạo đức, Cảm nhận
trách nhiệm nhân văn, Cảm nhận trách nhiệm môi trường và nhóm nghiên cứu sẽ lần
lượt xem xét sự tác động của các thành phần này đến ý định tham gia chương trình
OCOP của doanh nghiệp.

Chúng tôi rất mong quý anh/chị bỏ chút thời gian quý báu điền khảo sát này.
Thông tin anh/chị cung cấp sẽ là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành
công của đề tài nghiên cứu.

Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật và
chỉ dùng cho mục đích của đề tài này.

Nhóm khảo sát xin cảm ơn sự hợp tác của quý anh/chị và chúc quý anh/chị một
ngày làm việc tốt lành!

Phần 1: Thông tin chung

Xin vui lòng cung cấp những thông tin về bạn bằng cách điền hoặc tích vào ô
có nội dung tương ứng đúng nhất với bạn.

Chỉ đánh dấu một hình ôvan.

1. Tổ chức của anh/chị đang hoạt động ơ khu vực nào?


Miền Bắc
Miền Trung

117
Miền Nam
2. Tổ chức của anh/chị đã hoạt động được bao lâu?

Dưới 1 năm
Từ 1 đến 5 năm
Hơn 5 năm
3. Tổ chức của anh/chị có bao nhiêu lao động?
≤ 10 người
10 - ≤ 50 người
50 - ≤ 100 người
> 100 người
4. Tổng vốn kinh doanh của tổ chức anh/chị đang làm việc?
≤ 3 tỷ VNĐ
3 tỷ VNĐ - ≤ 50 tỷ VNĐ
Trên 50 tỷ
Phần 2: Thông tin chi tiết

Vui lòng thể hiện mức độ đồng ý của anh/chị đối với những nhận định sau về tổ
chức của anh chị bằng cách đánh dấu (X) từ 1– “Hoàn toàn không đồng ý” tới 5 -
“Hoàn toàn đồng ý”.

1. Cảm nhận trách nhiệm kinh tế

Cảm nhận trách nhiệm kinh tế là sự cảm nhận của doanh nghiệp về việc doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng để
tạo ra được lợi nhuận, duy trì được công việc kinh doanh của doanh nghiệp và làm hài
lòng các chủ đầu tư.

Hoàn Không Trung Đồng ý Hoàn


toàn đồng ý lập toàn
không đồng ý
đồng ý
Tổ chức hoạt động thu được
□ □ □ □ □
lợi nhuận.

118
Tổ chức có vị thế cạnh tranh
□ □ □ □ □
mạnh mẽ.
Tổ chức hoạt động có hiệu quả. □ □ □ □ □
Tổ chức có những chính sách
□ □ □ □ □
phát triển bền vững.

2. Cảm nhận trách nhiệm pháp lý

Cảm nhận trách nhiệm pháp lý là cảm nhận của doanh nghiệp về việc doanh
nghiệp thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với những người
hữu quan, trong cạnh tranh xã hội và môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy
định. Cảm nhận trách nhiệm pháp lý là cảm nhận khả năng doanh nghiệp có thể được
chấp nhận về mặt luật pháp.

Hoàn Không Trung Đồng ý Hoàn


toàn đồng ý lập toàn
không đồng ý
đồng ý
Tổ chức tuân thủ đủ quy định
□ □ □ □ □
của pháp luật.
Tổ chức thực hiện đúng và đủ
□ □ □ □ □
nghĩa vụ thuế cho nhà nước
Tổ chức cạnh tranh lành mạnh
□ □ □ □ □
theo khuôn khổ pháp luật.
Tổ chức cung cấp hàng hóa và
dịch vụ đáp ứng theo đúng các □ □ □ □ □
yêu cầu pháp lý.

3. Cảm nhận trách nhiệm đạo đức

Cảm nhận trách nhiệm đạo đức là cảm nhận của doanh nghiệp về những hành vi
hay hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành những trách
nhiệm pháp lý. Cảm nhận việc thực hiện trách nhiệm đạo đức là cảm nhận về khả năng
doanh nghiệp có thể được xã hội tôn trọng và được chấp nhận trong một ngành.

119
Hoàn Không Trung Đồng ý Hoàn
toàn đồng ý lập toàn
không đồng ý
đồng ý
Tổ chức luôn quan tâm và tôn
trọng vấn đề đạo đức trong □ □ □ □ □
kinh doanh.
Các thông tin quảng cáo của
□ □ □ □ □
tổ chức luôn trung thực.
Nhãn mác của tổ chức cung
cấp thông tin một cách đầy đủ □ □ □ □ □
và chính xác
Tổ chức đề cao và tôn trọng
□ □ □ □ □
người tiêu dùng.

4. Cảm nhận trách nhiệm nhân văn

Cảm nhận trách nhiệm nhân văn là cảm nhận của doanh nghiệp về những hành
vi và những hoạt động xã hội muốn hướng tới mà doanh nghiệp thực thi và có tác
dụng quyết định chân giá trị của doanh nghiệp đó.

Hoàn Không Trung Đồng ý Hoàn


toàn đồng ý lập toàn
không đồng ý
đồng ý
Tổ chức tích cực tham gia các
hoạt động thiện nguyện trong □ □ □ □ □
cộng đồng.
Tổ chức thường xuyên có các
chương trình hỗ trợ khuyến
□ □ □ □ □
học nhằm nâng cao tri thức
cho cộng đồng.
Tổ chức tích cực đóng góp để □ □ □ □ □

120
góp phần cảo thiện chất lượng
cộng đồng.
Tổ chức tích cực đóng góp cho
□ □ □ □ □
các hoạt động phúc lợi xã hội.

5. Cảm nhận trách nhiệm môi trường

Cảm nhận trách nhiệm môi trường là cảm nhận của doanh nghiệp về những vấn
đề mà doanh nghiệp nỗ lực để giảm thiểu những tác hại đối với môi trường tự nhiên
mà quá trình hoạt động của doanh nghiệp gây ra hoặc góp phần cải thiện môi trường tự
nhiên để ngày càng xanh sạch đẹp.

Hoàn Không Trung Đồng ý Hoàn


toàn đồng ý lập toàn
không đồng ý
đồng ý
Sản phẩm của tổ chức thân
□ □ □ □ □
thiện với môi trường.
Tổ chức kiểm soát tốt các chất
□ □ □ □ □
thải ra môi trường.
Tổ chức luôn hướng đến cung
ứng dịch vụ hoàn hảo nhưng
□ □ □ □ □
giảm thiểu tác động đến môi
trường.
Tổ chức tham gia các hoạt
động nhằm mục đích bảo vệ □ □ □ □ □
môi trường tự nhiên.
Tổ chức thực hiện những
chương trình nhằm quảng bá
□ □ □ □ □
hoạt động giảm thiểu tác động
đến môi trường.
Tổ chức đặt mục tiêu tăng
□ □ □ □ □
trương bền vững trong đó có

121
xem xét đến các thế hệ tương
lai.

6. Ý định tham gia OCOP của doanh nghiệp

Ý định tham gia chương trình OCOP của doanh nghiệp là các yếu tố động lực
ảnh hương đến sự tham gia chương trình OCOP trong tương lai của doanh nghiệp; là
một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai một kế hoạch cho chương
trình OCOP nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Hoàn Không Trung Đồng ý Hoàn


toàn đồng ý lập toàn
không đồng ý
đồng ý
Tổ chức tôi sẽ tham gia chương
□ □ □ □ □
trình OCOP.

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

122
PHỤ LỤC 03

KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU

Phụ lục 3.1. Kết quả thống kê theo đặc điểm khu vực

Khu vực
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Miền Bắc 72 55.4 55.4 55.4
Miền Trung 28 21.5 21.5 76.9
Miền Nam 30 23.1 23.1 100.0
Total 130 100.0 100.0

Phụ lục 3.2. Kết quả thống kê theo đặc điểm thời gian

Thời gian
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Dưới 1 năm 11 8.5 8.5 8.5
Từ 1 đến 5 năm 75 57.7 57.7 66.2
Trên 5 năm 44 33.8 33.8 100.0
Total 130 100.0 100.0

Phụ lục 3.3. Kết quả thống kê theo đặc điểm quy mô lao động

Lao động
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid ≤ 10 người 59 45.4 45.4 45.4
10 - ≤ 50 người 46 35.4 35.4 80.8
50 - ≤100 người 18 13.8 13.8 94.6
> 100 người 7 5.4 5.4 100.0
Total 130 100.0 100.0

Phụ lục 3.4. Kết quả thống kê theo đặc điểm quy mô vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid ≤ 3 tỷ VNĐ 88 67.7 67.7 67.7
3 tỷ VNĐ - ≤ 50 tỷ VNĐ 40 30.8 30.8 98.5
Trên 50 tỷ VNĐ 2 1.5 1.5 100.0
Total 130 100.0 100.0

123
PHỤ LỤC 04

KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TNKT1 130 1 5 4.18 .811
TNKT2 130 1 5 3.74 .812
TNKT3 130 2 5 4.05 .725
TNKT4 130 1 5 4.02 .858
TNPL1 130 1 5 4.43 .806
TNPL2 130 1 5 4.25 .865
TNPL3 130 1 5 4.10 .905
TNPL4 130 1 5 4.16 .888
TNDD1 130 1 5 4.27 .833
TNDD2 130 1 5 4.13 .910
TNDD3 130 1 5 4.15 .849
TNDD4 130 1 5 4.15 .910
TNNV1 130 1 5 3.75 .827
TNNV2 130 1 5 3.48 .883
TNNV3 130 1 5 3.96 .782
TNNV4 130 1 5 3.99 .783
TNMT1 130 1 5 4.04 .866
TNMT2 130 1 5 3.90 .888
TNMT3 130 1 5 4.09 .960
TNMT4 130 1 5 3.93 .882
TNMT5 130 1 5 3.78 .926
TNMT6 130 1 5 4.06 .946
Valid N (listwise) 130

124
PHỤ LỤC 05

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA CHO TỪNG THANG ĐO


CẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Phụ lục 5.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Cảm nhận trách
nhiệm kinh tế”

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.775 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
TNKT1 11.81 3.831 .524 .748
TNKT2 12.25 3.551 .635 .689
TNKT3 11.94 4.012 .558 .732
TNKT4 11.96 3.495 .600 .709

Phụ lục 5.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Cảm nhận trách
nhiệm pháp lý”

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.877 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
TNPL1 12.52 5.399 .729 .845
TNPL2 12.69 5.021 .776 .826
TNPL3 12.85 4.953 .747 .838
TNPL4 12.78 5.194 .692 .859

Phụ lục 5.3. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Cảm nhận trách
nhiệm đạo đức”

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.874 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
TNDD1 12.44 5.504 .697 .852
TNDD2 12.58 5.052 .744 .834
TNDD3 12.55 5.210 .772 .823
TNDD4 12.55 5.148 .713 .847

Phụ lục 5.4. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Cảm nhận trách
nhiệm nhân văn”

125
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.778 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
TNNV1 11.44 3.892 .575 .728
TNNV2 11.71 3.573 .629 .700
TNNV3 11.23 4.039 .573 .730
TNNV4 11.20 4.084 .555 .739

Phụ lục 5.5. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Cảm nhận trách
nhiệm môi trường”

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.861 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
TNMT1 19.76 13.392 .556 .854
TNMT2 19.90 12.881 .627 .842
TNMT3 19.71 12.519 .622 .844
TNMT4 19.87 12.564 .691 .831
TNMT5 20.02 12.100 .731 .823
TNMT6 19.74 12.195 .692 .830

126
PHỤ LỤC 06

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Lần 1:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .894
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1746.705
df 231
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
TNKT1 1.000 .613
TNKT2 1.000 .701
TNKT3 1.000 .715
TNKT4 1.000 .663
TNPL1 1.000 .714
TNPL2 1.000 .771
TNPL3 1.000 .645
TNPL4 1.000 .746
TNDD1 1.000 .686
TNDD2 1.000 .647
TNDD3 1.000 .716
TNDD4 1.000 .653
TNNV1 1.000 .662
TNNV2 1.000 .718
TNNV3 1.000 .701
TNNV4 1.000 .662
TNMT1 1.000 .585
TNMT2 1.000 .655
TNMT3 1.000 .788
TNMT4 1.000 .713
TNMT5 1.000 .806
TNMT6 1.000 .701
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared Loadings
Loadings
Total % of Cumulati Tota % of Cumulative Tota % of Cumulative
Variance ve % l Varianc % l Variance %
e
1 9.64 43.849 43.849 9.64 43.849 43.849 3.73 16.996 16.996
7 7 9
2 1.90 8.638 52.487 1.90 8.638 52.487 3.56 16.224 33.220
0 0 9
3 1.50 6.816 59.303 1.50 6.816 59.303 2.80 12.732 45.951
0 0 1
4 1.18 5.372 64.675 1.18 5.372 64.675 2.62 11.922 57.874
2 2 3
5 1.03 4.683 69.359 1.03 4.683 69.359 2.52 11.485 69.359
0 0 7

127
6 .835 3.794 73.152
7 .770 3.498 76.651
8 .625 2.839 79.490
9 .540 2.456 81.945
10 .486 2.209 84.154
11 .467 2.121 86.275
12 .434 1.973 88.248
13 .401 1.823 90.071
14 .345 1.568 91.639
15 .330 1.498 93.138
16 .299 1.360 94.498
17 .274 1.247 95.745
18 .251 1.142 96.888
19 .221 1.004 97.892
20 .189 .857 98.749
21 .148 .673 99.422
22 .127 .578 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
TNPL4 .804
TNPL3 .595
TNDD3 .587
TNMT1 .565
TNDD4 .552
TNDD2
TNMT3 .817
TNMT2 .695
TNDD1 .672
TNPL2 .516 .636
TNPL1 .551 .553
TNMT5 .803
TNMT4 .759
TNMT6 .670
TNNV2 .738
TNNV4 .724
TNNV3 .724
TNNV1 .579
TNKT3 .789
TNKT2 .759
TNKT4 .748
TNKT1 .574
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 11 iterations.

Lần 2:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .881
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1337.046
df 171
Sig. .000

128
Communalities
Initial Extraction
TNKT1 1.000 .596
TNKT2 1.000 .637
TNKT3 1.000 .706
TNKT4 1.000 .662
TNPL3 1.000 .658
TNPL4 1.000 .664
TNDD1 1.000 .571
TNDD3 1.000 .729
TNDD4 1.000 .654
TNNV1 1.000 .665
TNNV2 1.000 .738
TNNV3 1.000 .727
TNNV4 1.000 .651
TNMT1 1.000 .511
TNMT2 1.000 .530
TNMT3 1.000 .578
TNMT4 1.000 .679
TNMT5 1.000 .738
TNMT6 1.000 .640
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Loadings Loadings
Tota % of Cumulativ Tot % of Cumulative Tot % of Cumulative
l Varian e% al Varian % al Variance %
ce ce
1 8.03 42.273 42.273 8.0 42.273 42.273 4.0 21.164 21.164
2 32 21
2 1.79 9.419 51.692 1.7 9.419 51.692 3.5 18.681 39.845
0 90 49
3 1.38 7.279 58.972 1.3 7.279 58.972 2.4 12.957 52.801
3 83 62
4 1.12 5.944 64.916 1.1 5.944 64.916 2.3 12.114 64.916
9 29 02
5 .985 5.185 70.101
6 .825 4.342 74.442
7 .724 3.812 78.254
8 .593 3.122 81.376
9 .477 2.512 83.888
10 .442 2.325 86.213
11 .396 2.083 88.296
12 .387 2.038 90.334
13 .355 1.869 92.203
14 .326 1.716 93.918
15 .296 1.558 95.477
16 .275 1.448 96.924
17 .217 1.141 98.066
18 .210 1.103 99.168
19 .158 .832 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

129
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
TNPL4 .782
TNDD3 .721
TNPL3 .719
TNDD4 .670
TNMT1 .572
TNDD1 .539
TNMT5 .790
TNMT4 .771
TNMT6 .637
TNMT3 .597
TNMT2 .555
TNKT3 .817
TNKT2 .748
TNKT4 .747
TNKT1 .502 .580
TNNV2 .759
TNNV3 .712
TNNV4 .696
TNNV1 .597
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 12 iterations.

Lần 3:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .883
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1250.667
df 153
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
TNKT2 1.000 .640
TNKT3 1.000 .753
TNKT4 1.000 .680
TNPL3 1.000 .673
TNPL4 1.000 .626
TNDD1 1.000 .575
TNDD3 1.000 .724
TNDD4 1.000 .667
TNNV1 1.000 .697
TNNV2 1.000 .753
TNNV3 1.000 .729
TNNV4 1.000 .654
TNMT1 1.000 .501
TNMT2 1.000 .528
TNMT3 1.000 .582
TNMT4 1.000 .684
TNMT5 1.000 .742
TNMT6 1.000 .640
Extraction Method: Principal Component Analysis.

130
Total Variance Explained
Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
ent Loadings Loadings
Tot % of Cumulati Tot % of Cumulati Tot % of Cumulati
al Varian ve % al Varian ve % al Varian ve %
ce ce ce
1 7.73 42.978 42.978 7.73 42.978 42.978 4.42 24.582 24.582
6 6 5
2 1.62 9.025 52.003 1.62 9.025 52.003 3.05 16.973 41.556
4 4 5
3 1.36 7.569 59.572 1.36 7.569 59.572 2.20 12.244 53.800
2 2 4
4 1.12 6.246 65.818 1.12 6.246 65.818 2.16 12.018 65.818
4 4 3
5 .978 5.433 71.251
6 .726 4.033 75.283
7 .711 3.949 79.232
8 .593 3.295 82.528
9 .461 2.561 85.089
10 .404 2.244 87.333
11 .387 2.151 89.484
12 .357 1.984 91.468
13 .340 1.889 93.357
14 .302 1.679 95.035
15 .276 1.535 96.571
16 .231 1.283 97.854
17 .215 1.196 99.051
18 .171 .949 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
TNPL4 .768
TNPL3 .760
TNDD3 .756
TNDD4 .725
TNDD1 .603
TNMT1 .591
TNMT3 .523
TNMT2
TNMT5 .765
TNMT4 .748
TNMT6 .583
TNNV2 .737
TNNV3 .725
TNNV4 .684
TNNV1 .559 .582
TNKT3 .837
TNKT4 .763
TNKT2 .747
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 18 iterations.

131
Lần 4:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .890
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1048.393
df 120
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
TNKT2 1.000 .678
TNKT3 1.000 .765
TNKT4 1.000 .717
TNPL3 1.000 .685
TNPL4 1.000 .607
TNDD1 1.000 .594
TNDD3 1.000 .731
TNDD4 1.000 .674
TNNV2 1.000 .668
TNNV3 1.000 .745
TNNV4 1.000 .713
TNMT1 1.000 .499
TNMT3 1.000 .527
TNMT4 1.000 .717
TNMT5 1.000 .823
TNMT6 1.000 .693
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained


Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
ent Loadings Loadings
Tot % of Cumulati Tot % of Cumulati Tot % of Cumulati
al Varian ve % al Varian ve % al Varian ve %
ce ce ce
1 6.94 43.387 43.387 6.94 43.387 43.387 4.29 26.826 26.826
2 2 2
2 1.62 10.142 53.528 1.62 10.142 53.528 2.42 15.156 41.983
3 3 5
3 1.18 7.382 60.911 1.18 7.382 60.911 2.10 13.143 55.126
1 1 3
4 1.08 6.804 67.714 1.08 6.804 67.714 2.01 12.588 67.714
9 9 4
5 .828 5.175 72.889
6 .707 4.417 77.307
7 .594 3.715 81.022
8 .541 3.383 84.405
9 .434 2.710 87.115
10 .378 2.364 89.479
11 .362 2.261 91.740
12 .318 1.988 93.727
13 .298 1.865 95.593
14 .268 1.677 97.270
15 .224 1.397 98.668
16 .213 1.332 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

132
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
TNPL3 .779
TNDD3 .775
TNPL4 .748
TNDD4 .736
TNDD1 .696
TNMT3 .587
TNMT1 .581
TNMT5 .812
TNMT4 .762
TNMT6 .619
TNKT3 .813
TNKT4 .783
TNKT2 .767
TNNV3 .777
TNNV4 .766
TNNV2 .683
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.

133
PHỤ LỤC 07

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA

CMIN
Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF
Default model 39 137.082 97 .005 1.413
Saturated model 136 .000 0
Independence model 16 1101.026 120 .000 9.175

RMR, GFI
Model RMR GFI AGFI PGFI
Default model .041 .885 .838 .631
Saturated model .000 1.000
Independence model .293 .285 .190 .252

134
Baseline Comparisons
NFI RFI IFI TLI
Model CFI
Delta1 rho1 Delta2 rho2
Default model .875 .846 .960 .949 .959
Saturated model 1.000 1.000 1.000
Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA
Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE
Default model .057 .032 .077 .299
Independence model .252 .238 .265 .000

Covariances: (Group number 1 - Default model)


Estimate S.E. C.R. P Label
DD_PL <--> F_MT .403 .074 5.479 ***
DD_PL <--> F_KT .145 .040 3.648 ***
DD_PL <--> F_NV .254 .055 4.648 ***
F_MT <--> F_KT .146 .045 3.256 .001
F_MT <--> F_NV .273 .061 4.488 ***
F_KT <--> F_NV .100 .034 2.909 .004
e1 <--> e3 .172 .045 3.825 ***

Correlations: (Group number 1 - Default model)


Estimate
DD_PL <--> F_MT .785
DD_PL <--> F_KT .506
DD_PL <--> F_NV .678
F_MT <--> F_KT .414
F_MT <--> F_NV .595
F_KT <--> F_NV .388
e1 <--> e3 .409

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)


Estimate
TNPL3 <--- DD_PL .718
TNDD3 <--- DD_PL .841
TNPL4 <--- DD_PL .652
TNDD4 <--- DD_PL .798
TNDD1 <--- DD_PL .752
TNMT3 <--- DD_PL .670
TNMT1 <--- DD_PL .677
TNMT5 <--- F_MT .861
TNMT4 <--- F_MT .750
TNMT6 <--- F_MT .824
TNKT3 <--- F_KT .614
TNKT4 <--- F_KT .751
TNKT2 <--- F_KT .748
TNNV3 <--- F_NV .743

135
TNNV4 <--- F_NV .787
TNNV2 <--- F_NV .566

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)


Estimate S.E. C.R. P Label
TNPL3 <--- DD_PL 1.000
TNDD3 <--- DD_PL 1.099 .121 9.120 ***
TNPL4 <--- DD_PL .891 .097 9.203 ***
TNDD4 <--- DD_PL 1.119 .129 8.670 ***
TNDD1 <--- DD_PL .964 .118 8.168 ***
TNMT3 <--- DD_PL .991 .136 7.286 ***
TNMT1 <--- DD_PL .903 .123 7.362 ***
TNMT5 <--- F_MT 1.000
TNMT4 <--- F_MT .830 .088 9.459 ***
TNMT6 <--- F_MT .978 .092 10.658 ***
TNKT3 <--- F_KT 1.000
TNKT4 <--- F_KT 1.449 .252 5.748 ***
TNKT2 <--- F_KT 1.367 .238 5.746 ***
TNNV3 <--- F_NV 1.000
TNNV4 <--- F_NV 1.060 .149 7.095 ***
TNNV2 <--- F_NV .859 .153 5.621 ***

Variances: (Group number 1 - Default model)


Estimate S.E. C.R. P Label
DD_PL .419 .092 4.554 ***
F_MT .630 .109 5.800 ***
F_KT .196 .058 3.373 ***
F_NV .335 .077 4.337 ***
e1 .394 .055 7.163 ***
e2 .209 .034 6.080 ***
e3 .449 .061 7.408 ***
e4 .298 .045 6.619 ***
e5 .300 .043 6.992 ***
e6 .503 .068 7.381 ***
e7 .403 .055 7.356 ***
e8 .220 .046 4.797 ***
e9 .338 .051 6.611 ***
e10 .285 .051 5.613 ***
e11 .325 .049 6.566 ***
e12 .318 .067 4.731 ***
e13 .288 .060 4.776 ***
e14 .272 .050 5.383 ***
e15 .232 .050 4.614 ***
e16 .526 .074 7.081 ***

Squared Multiple Correlations: (Group number 1 - Default model)


Estimate
TNNV2 .320
TNNV4 .619
TNNV3 .552

136
TNKT2 .560
TNKT4 .564
TNKT3 .377
TNMT6 .679
TNMT4 .562
TNMT5 .741
TNMT1 .459
TNMT3 .450
TNDD1 .565
TNDD4 .637
TNPL4 .425
TNDD3 .708
TNPL3 .515

137
PHỤ LỤC 08

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 .690a .477 .460 .655 1.832
a. Predictors: (Constant), NV, KT, MT, DD
b. Dependent Variable: YDTG

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 48.857 4 12.214 28.466 .000b
Residual 53.636 125 .429
Total 102.492 129
a. Dependent Variable: YDTG
b. Predictors: (Constant), NV, KT, MT, DD

Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) .091 .445 .205 .838
DD .777 .128 .600 6.073 .000
MT .040 .103 .036 .391 .696
KT .075 .098 .055 .770 .443
NV .091 .107 .067 .844 .400
a. Dependent Variable: YDTG

Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. Deviation N
Predicted Value 1.23 4.90 4.11 .615 130
Residual -1.838 1.494 .000 .645 130
Std. Predicted Value -4.684 1.292 .000 1.000 130
Std. Residual -2.807 2.281 .000 .984 130
a. Dependent Variable: YDTG

138
139
PHỤ LỤC 09

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA THEO ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP

Phụ lục 9.1. Kết quả phân tích anova theo đặc điểm khu vực

Descriptives
YDTG
N Mean Std. Std. 95% Confidence Interval Minimum Maximum
Deviation Error for Mean
Lower Upper
Bound Bound
Miền 72 4.07 .893 .105 3.86 4.28 1 5
Bắc
Miền 28 4.21 .686 .130 3.95 4.48 2 5
Trung
Miền 30 4.10 1.062 .194 3.70 4.50 1 5
Nam
Total 130 4.11 .891 .078 3.95 4.26 1 5

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.
YDTG Based on Mean 1.538 2 127 .219
Based on Median 1.879 2 127 .157
Based on Median and with adjusted df 1.879 2 123.800 .157
Based on trimmed mean 1.440 2 127 .241

ANOVA
YDTG
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .425 2 .213 .265 .768
Within Groups 102.067 127 .804
Total 102.492 129

Phụ lục 9.2. Kết quả phân tích anova theo đặc điểm thời gian

Descriptives
YDTG
N Mean Std. Std. 95% Confidence Minimum Maximum
Deviation Error Interval for Mean
Lower Upper
Bound Bound
Dưới 1 11 3.91 1.136 .343 3.15 4.67 1 5
năm
Từ 1 đến 75 4.07 .920 .106 3.85 4.28 1 5
5 năm
Trên 5 44 4.23 .774 .117 3.99 4.46 2 5
năm
Total 130 4.11 .891 .078 3.95 4.26 1 5

140
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
YDTG Based on Mean .235 2 127 .791
Based on Median .111 2 127 .895
Based on Median and with adjusted df .111 2 114.656 .895
Based on trimmed mean .029 2 127 .971

ANOVA
YDTG
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.189 2 .595 .745 .477
Within Groups 101.303 127 .798
Total 102.492 129

Phụ lục 9.3. Kết quả phân tích anova theo đặc điểm quy mô lao động

Descriptives
YDTG
N Mean Std. Std. 95% Confidence Minimum Maximum
Deviation Error Interval for Mean
Lower Upper
Bound Bound
≤ 10 59 4.07 .962 .125 3.82 4.32 1 5
người
10 - ≤ 50 46 4.17 .851 .126 3.92 4.43 1 5
người
50 - 18 3.83 .786 .185 3.44 4.22 2 5
≤100
người
> 100 7 4.71 .488 .184 4.26 5.17 4 5
người
Total 130 4.11 .891 .078 3.95 4.26 1 5

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.
YDTG Based on Mean .209 3 126 .890
Based on Median .398 3 126 .755
Based on Median and with adjusted df .398 3 120.551 .755
Based on trimmed mean .380 3 126 .768

ANOVA
YDTG
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 4.226 3 1.409 1.806 .149
Within Groups 98.266 126 .780
Total 102.492 129

Phụ lục 9.4. Kết quả phân tích anova theo đặc điểm quy mô vốn kinh doanh

141
Descriptives
YDTG
N Mean Std. Std. 95% Confidence Minimum Maximum
Deviation Error Interval for Mean
Lower Upper
Bound Bound
≤ 3 tỷ 88 4.08 .887 .095 3.89 4.27 1 5
VNĐ
3 tỷ VNĐ - 40 4.13 .911 .144 3.83 4.42 1 5
≤ 50 tỷ
VNĐ
Trên 50 tỷ 2 5.00 .000 .000 5.00 5.00 5 5
VNĐ
Total 130 4.11 .891 .078 3.95 4.26 1 5

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.
YDTG Based on Mean 1.056 2 127 .351
Based on Median .881 2 127 .417
Based on Median and with adjusted df .881 2 125.604 .417
Based on trimmed mean 1.156 2 127 .318

ANOVA
YDTG
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.674 2 .837 1.054 .351
Within Groups 100.818 127 .794
Total 102.492 129

142

You might also like