You are on page 1of 9

Họ và tên: Nguyễn Vân Anh

Mã sinh viên:11200315
BÀI TẬP CHƯƠNG 5
A.Câu hỏi ôn tập:

Câu 1:

Gian lận Sai sót


Khái niệm Gian lận là hành vi cố ý Sai sót là lỗi không cố ý,
lừa dối, giấu diếm, thường được hiểu là sự
xuyên tạc sự thật với nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do
mục đích tư lợi. Trong yếu kém về năng lực
lĩnh vực tài chính kế nên gây ra sai phạm.
toán, gian lận là hành vi Trong lĩnh vực kế toán
cố ý do một hay nhiều tài chính, sai sót có thể
người trong Ban quản là lỗi do cộng số học, bỏ
trị, Ban Giám đốc, các sót hoặc hiểu sai sự việc
nhân viên hoặc bên thứ một cách vô tình; áp
ba thực hiện bằng các dụng sai nguyên tắc, chế
hành vi gian dối để thu độ kế toán tài chính do
lợi bất chính hoặc bất thiếu năng lực
hợp pháp (Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số
240 “Trách nhiệm của
kiểm toán viên liên quan
đến gian lận trong quá
trình kiểm toán báo cáo
tài chính”).
Hình thức biểu hiện Gian lận bao gồm 2 loại: - Ghi chép thiếu hoặc bỏ
• Lập báo cáo tài chính sót các khoản mục, các
gian lận có thể được nghiệp vụ không cố ý
thực hiện thông qua các - Lỗi số học hoặc lỗi ghi
hành vi như xuyên tạc, chép trên các tài liệu kế
làm giả hoặc sửa đổi toán
chứng từ, sổ kế toán có - Áp dụng sai chế độ kế
các nội dung, số liệu liên toán
quan lập báo cáo tài
chính, làm sai lệch hoặc
cố tình bỏ sót các thông
tin trình bày trong báo
cáo tài chính hoặc ghi
chép các nghiệp vụ
không có thật trên báo
cáo tài chính, cố ý áp
dụng sai các nguyên tắc
kế toán có liên quan đến
các số liệu, sự phân loại,
cách thức trình bày hoặc
thuyết minh,...
• Hành vi biển thủ tài
sản có thể được thực
hiện theo nhiều dạng
khác nhau như biển thủ
các khoản phải thu, lấy
cắp tài sản vật chất hoặc
tài sản trí tuệ, dùng tài
sản của đơn vị để đem
lại lợi ích cá nhân, tạo
khách hàng ảo để đơn vị
thanh toán tiền hàng
hoặc dịch vụ mà đơn vị
không nhận được
Các yếu tố ảnh hưởng Khả năng để thực hiện Đối với sai sót thì các
hành vi gian lận cần phụ yếu tố về năng lực, sức
thuộc vào ba yếu tố: ép, cũng như lề lối làm
động cơ hoặc áp lực, cơ việc có thể gây ra sai
hội, và thiếu tính liêm sót. Năng lực xử lý công
khiết. việc yếu kém tất sẽ làm
+Động cơ hoặc áp lực cho sai sót gia tăng. Bên
thực hiện hành vi gian cạnh đó, yếu tố về mặt
lận: Động cơ hoặc áp sức ép cũng được xem
lực thực hiện hành vi như yếu tố quan trọng
gian lận xuất hiện từ gây ra sai sót. Chẳng
phía cá nhân hoặc nhóm hạn, do áp lực về thời
người thực hiện hành vi gian, cần phải hoàn
gian lận hoặc bởi một thành công việc trong
người nào đó. Trong một khoảng thời gian
doanh nghiệp, động cơ ngắn, gấp rút; hoặc do
hoặc áp lực thực hiện sức ép về tâm lý, áp lực
hành vi gian lận như áp về môi trường làm việc
lực cao với Ban Giám không thoải mái, mâu
đốc nhằm đạt được kỳ thuẫn nội bộ,… đều có
vọng của các bên thứ ba thể dẫn tới sai sót. Mặt
như muốn huy động khác, lề lối làm việc cẩu
thêm vốn để đầu tư kinh thả, thiếu thận trọng,
doanh, đáp ứng yêu cầu thiếu ý thức trách nhiệm
về niêm yết hoặc thanh sẽ làm sai sót nảy sinh.
toán các khoản công nợ
đến hạn thanh toán,…
hoặc áp lực cao đối với
Ban Giám đốc đạt được
mục tiêu tài chính do
Hội đồng quản trị đặt ra
bao gồm chính sách
khen thưởng theo doanh
thu hoặc tỷ suất lợi
nhuận,…
+Cơ hội: Cơ hội chính
là thời cơ để thực hiện
hành vi gian lận. Sau
đây là một số ví dụ về
cơ hội thuận lợi để thực
hiện hành vi gian lận
Giống Đều là hành vi sai phạm, đều làm lệch lạc thông
tin, phản ánh sai thực tế

Về ý thức Cố ý Không cố ý

Mức độ tinh vi Khó phát hiện Dễ phát hiện

Tính nghiêm trọng Luôn luôn là hành vi Tùy thuộc vào quy mô
nghiêm trọng và sự lặp lại của nghiệp
vụ

Câu 2: Trách nhiệm của kiểm toán viên về các gian lận và sai sót
Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán theo quy định hiện tại là
giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót
nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không chịu trách nhiệm trực tiếp
trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán (Theo
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240 “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên
quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” và Chuẩn mực
kiểm toán số 450 “Đánh giá các sai sót phát hiện trong kiểm toán”; Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam”). Chuẩn mực cũng quy định kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải
thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm các gian lận và sai sót
có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đều được phát hiện. Trong quá
trình kiểm toán khi xét thấy có dấu hiệu về gian lận hoặc sai sót, kiểm toán viên
và công ty kiểm toán phải xem xét những ảnh hưởng của gian lận và sai sót đến
báo cáo tài chính. Nếu ảnh hưởng có tính trọng yếu thì cần sửa đổi hoặc bổ sung
các thủ tục kiểm toán thích hợp. Khi phát hiện có gian lận, hoặc có sai sót trọng
yếu hay khi kiểm toán viên nghi ngờ về khả năng gian lận, kiểm toán viên và
công ty kiểm toán phải thông báo kịp thời cho Giám đốc (hay người đứng đầu)
đơn vị được kiểm toán trong thời hạn nhanh nhất.
Câu 3: Khái niệm trọng yếu và rủi ro
- Trọng yếu, xét trong quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉ
rõ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh
hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và
việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Trên góc độ của
người sử dụng thông tin, nói một cách giản đơn, một thông tin quan trọng và
cần phải được trình bày nếu nó có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định của
người sử dụng. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 “Mức trọng yếu
trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”, trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể
hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài
chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc
thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của
người sử dụng báo cáo tài chính.
=> Trong khái niệm “trọng yếu” đã bao hàm hai mặt liên quan tới nhận thức
đối tượng: quy mô hay tầm cỡ (mặt lượng) và vị trí hay tính hệ trọng (mặt chất)
của phần nội dung cơ bản.
-Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra
ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có
những sai phạm trọng yếu. Ví dụ, kiểm toán viên đưa ra ý kiến rằng báo cáo tài
chính của đơn vị được kiểm toán đã trình bày trung thực và hợp lý xét trên các
khía cạnh trọng yếu, tuy nhiên, trên thực tế các báo cáo đã được kiểm toán này
vẫn tồn tại các sai phạm trọng yếu mà kiểm toán viên không phát hiện ra trong
quá trình kiểm toán. Rủi ro này luôn luôn có thể tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm
toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng. Rủi ro này sẽ
tăng lên nếu việc lập kế hoạch kiểm toán kém và thực hiện thiếu thận trọng.

Câu 4: Phân biệt rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán so với rủi ro kinh doanh

Rủi ro kiểm toán được gọi là rủi ro báo Rủi ro kinh doanh là sự
cáo tài chính không chính xác về mặt vật không chắc chắn thu được lợi
chất và sự trục trặc và không hiệu quả nhuận hoặc khả năng thua lỗ
của hệ thống kiểm soát nội bộ bị bỏ qua và xảy ra bất kỳ sự kiện nào
trong khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến có thể gây rủi ro do các sự
cho rằng báo cáo tài chính không có bất kiện không lường trước sẽ
kỳ sai sót trọng yếu nào và hệ thống ảnh hưởng tiêu cực đến doanh
kiểm soát nội bộ hợp lý tại chỗ. nghiệp
Rà soát rủi ro

Rủi ro kiểm toán được xem xét tại thời Rủi ro kinh doanh nên được
điểm lập báo cáo kiểm toán. xem xét liên tục do tính chất
định kỳ của nó.

Cá nhân chịu trách nhiệm xác định rủi ro

Kiểm toán viên nội bộ và bên ngoài chịu Rủi ro kinh doanh nên được
trách nhiệm xác định rủi ro kiểm toán. xác định bởi ban quản lý.

Câu 5:
-Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin
(một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là
nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng
đến các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC
-Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi
BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu.
Câu 6:
Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được
liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này KTV đưa ra
kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.
Câu 7:

Chỉ tiêu Chứng từ bên trong Chứng từ bên ngoài


Nguồn gốc Từ đơn vị được kiểm Từ các đơn vị bên ngoài
toán
Phạm vi liên quan Nghiệp vụ kinh tế giải nghiệp vụ có liên quan
quyết quan hệ trong nội đến đơn vị được kiểm
bộ đơn vị toán và các đơn vị ngoài
Tính tin cậy Ít hơn so với chứng từ
bên ngoài
Ví dụ Hóa đơn bán hàng, bảng Hóa đơn mua hàng, hợp
kê thanh toán lương, đồng vận chuyển thuê
phiếu xuất vật tư cho sản ngoài
xuất, phiếu xuất kho

Câu 8:
- Mục đích của việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán là để KTV
làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được
kiểm toán.
- Việc thu thập bằng chứng nhằm đánh giá tính trung thực của báo cáo tài
chính, chúng có được lập trên một cơ sở chuẩn mực và chế độ ban hành
hay không và đưa ra một báo cáo tài chính thích hợp.
Câu 9:
- Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại,
sử dụng và lưu trữ.
- Phân loại hồ sơ kiểm toán:
+ Hồ sơ kiểm toán chung: là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung
về khách thể kiểm toán liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong
nhiều năm với cùng một khách thể kiểm toán.
+ Hồ sơ kiểm toán năm: là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những thông tin về
khách thể kiểm toán chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán của năm hiện tại
- Chức năng của hồ sơ kiểm toán:
+ Lưu trữ những bằng chứng kiểm toán thu được trong quá trình thực hiện
kiểm toán, và làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên
+ Trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán
+ Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc kiểm
toán
+ Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán
+ Làm tài liệu tham khảo cho các cuộc kiểm toán sau
+ Phục vụ các cuộc kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài theo yêu cầu của pháp
luật và các quy định có liên quan
B.Lựa chọn câu trả lời thích hợp:
1. C 2. B 3. E 4. E
5. B 6. A 7. C 8. C
9. 20% 10.A 11.C 12.D
13.D 14.B 15.A 16.B
17.E 18.A 19.D 20.B
21.D 22.A 23.D 24.B
C. Nhận định đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các câu
a.Đúng
b. Sai. Kế toán vô tình tính sai giá xuất kho của hàng tồn kho trong kỳ của đơn
vị thì đây phải là sai sót chứ không phải gian lận
c.Đúng
d. Sai.Vì chuẩn mực quy định kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thiết
lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm các gian lận và sai sót có ảnh
hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đều được phát hiện chứ không nhất thiết
là toàn bộ các gian lận và sai sót dù lớn hay nhỏ.
e. Sai. Vì trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán theo quy định
hiện tại là giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và
sai sót nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không chịu trách nhiệm trực
tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán
f. Sai. Kiểm toán viên không thể kiểm soát được rủi ro kiểm soát mà chỉ có thể
đánh giá được rủi ro kiểm soát vì rủi ro kiểm soát hình thành từ kiểm soát nội bộ
của đơn vị được kiểm toán
g. Sai. Vì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ tăng lên trong những
trường hợp mà có nhiều khả năng xảy ra sai phạm
h. Sai. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch
i. Sai. Việc doanh nghiệp đi thuê hoạt động một ô tô trong 1 tháng nhưng lại hạch
toán là thuê tài chính là vi phạm cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ
j. Đúng.
k. Sai. Thư xác nhận từ ngân hàng có độ tin cậy cao hơn.
l. Sai. Số lượng bằng chứng thu thập phải đủ để đưa ra kết luận kiểm toán
m. Sai. Hồ sơ kiểm toán năm lưu trữ các thông tin liên quan khách thể kiểm toán
trong năm hiện tại.
n. Đúng.
o. Sai. Hồ sơ kiểm toán chung lưu trữ các thông tin liên quan đến khách thể kiểm
toán trong nhiều năm.
p. Đúng.

D. Bài tập tình huống


D01:
Đơn vị cung cấp: 10,11,14, 16,17-25, 2, 3, 4, 5, 8
Bên ngoài cung cấp: 12-15,26, 1, 7
Kiểm toán viên tính toán: 6, 9
D03:
a.IR (inherent risk: rủi ro tiềm tàng) = 100% => Kiểm toán viên cho rằng rủi
ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty cổ phần Công nghệ
VIFA là hoàn toàn chắc chắn 100%. Khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao
dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai phạm trọng
yếu khi xét riêng rẽ hoặc tổng hợp lại
b. CR (control risk: rủi ro kiểm soát) = 70% =>Kiểm toán viên cho rằng rủi ro
kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty cổ phần Công nghệ VIFA
là khá cao. Hệ thống kiểm soát nội bộ không được hiệu lực lắm
c. AR = IR*CR*DR
DR = AR/(IR*CR) = 2.9%
D04:
a. Nghiệp vụ ghi nhận doanh thu chưa phát sinh mà công ty đã ghi nhận dẫn
đến ảnh hưởng đến sự hiện hữu của cơ sở dữ liệu.
b. Nghiệp vụ không ghi nhận nợ mua TSCĐ mặc dù đã nhận được TSCĐ dẫn
đến ảnh hưởng đến tính đầy đủ của cơ sở dữ liệu.
c. Nghiệp vụ bị hạch toán sai. Công ty cung cấp cho xí nghiệp trực thuộc thì
không được tính là bán hàng. Điều này ảnh hưởng đến tính phân loại của
cơ sở dữ liệu.
d. Vì kế toán hạch toán thiếu chi phí khi ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ dẫn
đến TSCĐ bị ghi nhận sai nên đã ảnh hưởng đến tính chính xác của cơ sở
dữ liệu
e. Vì kế toán hạch toán 2 lần doanh thu dẫn đến doanh thu tăng nên đã ảnh
hưởng đến tính chính xác của cơ sở dữ liệu
D05
Sai phạm trên là sai sót. KTV có trách nhiệm nhắc nhở công ty An Phát tính toán
lại tiền lương của lao động

E. Điền từ thích hợp nhất vào chỗ trống để hoàn thiện câu:
a. Khái niệm trọng yếu liên quan đến số lượng của bằng chứng mà kiểm toán
viên phải thu thập.
b. Theo mô hình rủi ro kiểm toán, rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào ba loại rủi ro
gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, và rủi ro phát hiện Trong đó, rủi ro
tiềm tàng là sự tồn tại sai sót trọng yếu trong bản thân đối tượng kiểm toán; rủi
ro kiểm soát là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không
phát hiện và sửa chữa kịp thời; và rủi ro phát hiện là sự tồn tại sai sót trọng
yếu mà hệ thống kiểm toán không phát hiện được.
c. Những minh chứng cụ thể cho những kết luận của kiểm toán là bằng chứng.
Ta có thể thu thập bằng chứng từ những chứng từ kiểm toán sẵn có. Nhưng
trong nhiều trường hợp, bằng chứng phải được tạo ra ngoài chứng từ kiểm
toán. Để đảm bảo tính thuyết phục của bằng chứng, trong mọi trường hợp,
bằng chứng phải thỏa mãn yêu cầu cơ bản là đầy đủ và thích hợp.
d. Gian lận và sai sót đều là những hành vi sai phạm. Trong lĩnh vực tài chính kế
toán, gian lận và sai sót đều tạo ra sai lệch thông tin về tài sản. Giữa gian lận và
sai sót lại khác nhau về nhiều mặt: về mặt ý nghĩa, về mức tinh vi và tính trọng
yếu của sai phạm.
e. Kiểm toán có các cơ sở dẫn liệu khi thu thập bằng chứng kiểm toán bằng
phương pháp tuân thủ: sự hiện diện, tính liên tục và sự hiện hữu Khi thu thập
bằng chứng kiểm toán bằng phương pháp cơ bản, kiểm toán có các cơ sở dữ liệu
sau: sự hiện diện, sự phát sinh, đầy đủ, đo lường, trình bày và khai báo, chính
xác.
f. Quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với bằng chứng kiểm toán (chi phí để thu thập
bằng chứng kiểm toán) là mối quan hệ cùng chiều/tỷ lệ thuận. Điều đó có nghĩa
là nếu rủi ro kiểm toán cao thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập
càng nhiều và ngược lại.

You might also like