You are on page 1of 7

I.

Phân tích vòng quay hàng tồn kho


1.1. Phân tích vòng quay hàng tồn kho CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long Anh Giang

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022


Vòng quay hàng tồn 1.56 0.82 1.22 0.92
kho (vòng)
Số ngày hàng tồn 233.94 443.66 298.27 394.51
kho (ngày)
Doanh thu 1417.53 951.76 1197.94 1166.99
thuần(tỷ)
Giá vốn hàng bán 1102.29 801.69 1059.29 891.52

1600 1.8

1400 1.6

1.4
1200
1.2
1000
1
800
0.8
600
0.6
400
0.4
200 0.2

0 0
2019 2020 2021 2022

Doanh thu thuần(tỷ) Giá vốn hàng bán


Vòng quay hàng tồn kho (vòng)

Vòng quay hàng tồn kho năm 2019 là 1.56 lần, chỉ số này cho biết trong năm 2019, trung bình hàng
tồn kho ACL luân chuyển 1.56 lần và số ngày nắm giữ hàng tồn kho trung bình là 234 ngày.
Vòng quay hàng tồn kho của ACL biến động khá lớn giai đoạn 2019-2022. Năm 2020, tốc độ giảm
vòng quay hàng tồn kho của ACL là 47.44% tương đương mức giảm doanh thu 32.87%. Năm 2021, tốc
độ tăng vòng quay HTK là 48.78% trong khi doanh thu tăng 25.87%. Kết quả này đến từ mức giảm hàng
tồn kho của ACL từ 974.39(2020) xuống 852.63(2021).
Năm 2022, cả doanh thu và vòng quay hàng tồn kho của ACL đều có sự sụt giảm. Doanh thu thuần
giảm 2.58% còn vòng quay hàng tồn kho giảm 2.46%
Lý giải hiện tượng này có một số nguyên nhân sau đây:
Trong các năm 2019/2020, tác động tiêu cực của đại dịch Covid_19 đến toàn nền kinh tế nói chung
và doanh nghiệp nói riêng đã khiến cho các chỉ tiêu đồng loạt giảm mạnh trong khoảng thời gian này
Việc xuất khẩu thủy sản ngấm đòn lạm phát đã khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp
trong quý IV/2022 sụt giảm mạnh. Cùng với đó, giá vốn bán hàng/doanh thu thuần và chi phí lãi vay tăng
mạnh đã kéo lợi nhuận sau thuế trong quý giảm hơn 76%.
1.2. Vòng quay HTK của ACL và trung bình ngành thủy hải sản giai đoạn 2019-2022
Bảng 1.2. Vòng quay HTK của ACL và một số doanh nghiệp
trong ngành thủy hải sản giai đoạn 2019-2022
Đơn vị: lần

Doanh nghiệp 2019 2020 2021 2022


ACL 1.56 0.82 1.22 0.92
ABT 1.73 1.61 1.47 3.15
CMX 1.16 1.85 2.06 2.47
TB ngành 1.48 1.43 1.58 2.18

Hình 1.2. Vòng quay HTK của ACL và trung bình


ngành thủy hải sản giai đoạn 2019-2022
Đơn
vị: lần

Vòng quay hàng tồn kho của ACL giai đoạn 2019-2022 kém hơn trung bình ngành. Điều này cho
thấy khả năng tận dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả của doanh nghiệp. Tốc độ quay vòng hàng tồn kho
chưa tốt nên tỷ suất sinh lời ở mức khá so với trung bình ngành.
Đặc biệt, trong năm 2020, vòng quay hàng tồn kho của ACL có mức sụt giảm khá mạnh và thấp hơn
tủng bình ngành. Đây là kết quả của tác động từ đại dịch covid 19 làm có việc xuất khẩu bị hoãn lại, làm
giá trị hàng tồn kho tăng cao và làm cho số vòng quay thấp đi.
II. Phân tích khoản phải thu
Bảng 2. Số ngày thu tiền bình quân (DSO) của các doanh nghiệp
ngành thủy hải sản giai đoạn 2019-2022

Năm 2019 2020 2021 2022


ACL 67.94 92.19 41.76 51.35
ABT 45.99 43,52 52,35 25,42
CMX 124.36 77,27 137,43 114,71
Trung bình 79.43 70.99 77.18 63.83
ngành

Hình 2: Doanh thu thuần và kì thu tiền bình quân của ACL,
giai đoạn 2019-2022
Đơn vị: ngày; tỷ đồng

Số ngày phải thu của ACL năm 2019 là 67.94 ngày cho biết bình quân doanh thu của doanh nghiệp
sau 67.94 ngày sẽ thu được tiền. Kỳ thu tiền trong giai đoạn 2019- 2020 có xu hướng giảm. Đây là kết
quả của việc doanh thu thuần giai đoạn này giảm do ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế nói chung và
ngành thủy hải sản nói riêng.
Số ngày phải thu của ACL nhìn chung là thấp hơn trung bình ngành đặc biệt là trong năm 2021. Điều
nay cho thấy chính sách tín dụng thương mại thắt chặt hơn các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có thể
xem xét nới lỏng tín dụng để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
III. Phân tích khoản phải trả
Bảng 3. Kỳ phải trả bình quân (DSO) của các doanh nghiệp
ngành thủy hải sản giai đoạn 2019-2022
Đơn vị: ngày

Năm 2019 2020 2021 2022


ACL 21.55 23,41 25,66 36,09
ABT 10.71 20,64 26,99 25,67
CMX 175.63 73,67 35,51 59,37
Trung bình ngành 69.30 39.24 29.39 40.38

Hình 3.1: Giá vốn hàng bán và kì phải trả tiền bình quân của
CTCP ACL, giai đoạn 2019-2022
Đơn vị: tỷ đồng; ngày

Số ngày phải trả bình quân của ACL năm 2019 là 21.55 ngày, điều này cho biết số ngày trung bình
trong năm doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp là 21.55 ngày. Số ngày phải trả trong giai đoạn
2019-2022 tăng, đặc biệt là năm 2022, số ngày phải trả tăng lên đến 36 ngày trong khi đó giá vốn hàng
bán giảm còn 891.52 tỷ đồng. Điều này cho thấy khó khăn tài chính đến với doanh nghiệp. Khoản phải
thu tăng và lượng tiền mặt giảm cũng khiến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm trong giai
đoạn này.
Nhìn chung, số ngày phải trả bình quân của ACL giai đoạn 2019-2022 thấp hơn so với trung bình
ngành cho thấy doanh nghiệp đang phải thanh toán cho các nhà cung cấp nhanh hơn và chưa tận dụng
được lợi thế của các điều khoản tín dụng từ các nhà cung cấp.
IV. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ròng
Bảng 4. Vòng quay vốn lưu động của CTCP ACL
so với trung bình ngành, giai đoạn 2019-2022

Năm 2019 2020 2021 2022


ACL 4.63 2.68 2.95 2.12
ABT 2.61 2.45 2.76 4.06
CMX -12.08 52.25 2.63 4.4
Trung bình ngành -1.61 19.13 2.78 3.53

Hình 4.1: Doanh thu thuần và vòng quay vốn lưu động
của CTCP ACL, giai đoạn 2019-2022
Đơn vị: lần; tỷ đồng
Vòng quay vốn lưu động của ACL năm 2019 là 4.63 lần, chỉ số này cho biết bình quân trong kì, 1
đồng đầu tư vào vốn lưu động tạo được 4.63 đồng doanh thu. Vòng quay vốn lưu động có xu hướng
giảm trong giai đoạn này. Vòng quay vốn lưu động di chuyển cùng chiều với kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.

Hình 4.1: Vòng quay vốn lưu động của CTCP ACL
so với trung bình ngành, giai đoạn 2019-2022
Đơn vị: lần
Khả năng quản lý vốn lưu động của CTCP ACL thấp hơn trung bình ngàng năm 2020 và 2022, nhưng
cao hơn trung bình ngành năm 2019 và 2021.

You might also like