You are on page 1of 22

MỤC LỤC

I. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY...................................................................2

II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH....................................................................3

1. Phân tích cấu trúc nguồn vốn...................................................................................3

2. Phân tích cấu trúc tài sản..........................................................................................8

3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn..................................................................12

III. SO SÁNH VỚI DOANH NGHIỆP CÙNG NGÀNH (SABECO).........................13

IV. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH................................................................17

1. Cân bằng tài chính vốn hoạt động thuần................................................................17

2. Cân bằng tài chính theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ...................................19

1
I. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (tên viết tắt là HABECO)
có tiền thân là Nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng từ năm 1890. Với sứ
mệnh giữ gìn tinh hoa, nâng tầm vị thế những giá trị truyền thống, nét tinh hoa văn hóa
dùng Bia của người Việt, đến nay, trải qua 130 năm lịch sử với hơn 60 năm khôi phục,
xây dựng và phát triển, HABECO đã trở thành một trong những nhà sản xuất bia hàng
đầu Việt Nam, đại diện cho niềm tự hào dân tộc, sức bật Việt Nam vươn tầm khu vực và
thế giới.

HABECO tập trung vào 3 ngành nghề kinh doanh chính là: sản xuất bia và mạch nha ủ
men bia, chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh và sản xuất đồ uống không cồn,
nước khoáng với những dòng sản phẩm nổi tiếng đã làm nên thương hiệu HABECO như
Bia hơi Hà Nội, Bia Trúc Bạch, Bia lon Hà Nội, Hanoi Beer Premium...

Với mạng lưới 16 công ty con và 6 công ty liên doanh, liên kết tập trung chủ yếu từ
Quảng Trị trở ra Phía Bắc, hệ thống gần 200 nhà phân phối, HABECO hiện đang giữ vị
trí thứ 3 về thị phần tại VN và số 1 tại thị trường miền Bắc và Bắc miền Trung.

Năm 2020, HABECO là doanh nghiệp xếp thứ 28/50 trong bảng xếp hạng top 50 thương
hiệu dẫn đầu Việt Nam và top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống Việt Nam.

Trong giai đoạn tới, HABECO đặt mục tiêu tiếp tục giữ vững thị phần tại thị trường phía
bắc, đồng thời mở rộng thị trường về phía nam, phát triển thương hiệu mang tính quốc
gia, sản phẩm được biết đến rộng rãi trên toàn quốc.

2
II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1. Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Cuối năm Đầu năm Số cuối năm/đầu năm


CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ
Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%)
(%) (%) (%)
-
642.068.321.03
C. NỢ PHẢI TRẢ 1.948.544.585.402 25,36 2.590.612.906.434 33,33 2 (24,78) (7,97)
-
1.746.185.904.0 2.328.507.312.8 582.321.408.78
1-Nợ ngắn hạn 92 22,72 79 29,96 7 (25,01) (7,23)
202.358.681.3 262.105.593.5
2-Nợ dài hạn 10 2,63 55 3,37 -59.746.912.245 (22,79) (0,74)
553.974.823.82
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.735.538.015.573 74,64 5.181.563.191.747 66,67 6 10,69 7,97
5.733.808.658.7 5.179.566.526.7 554.242.132.08
1-Vốn chủ sở hữu 90 74,62 08 66,64 2 10,70 7,98
1.548.411.853.1 987.117.450.1 561.294.402.99
- LNST chưa phân phối 62 20,15 72 12,70 0 56,86 7,45
1.729.356.78 1.996.665.03
2-Nguồn kinh phí và quỹ khác 3 0,02 9 0,03 -267.308.256 (13,39) (0,003)

TỔNG NGUỒN VỐN 7.684.082.600.975 100,00 7.772.176.098.181 100,00 -88.093.497.206 (1,13) -

Về quy mô nguồn vốn: Cuối năm 2020 chứng kiến sự thu hẹp của tổng nguồn
vốn so với cuối năm 2019. Cụ thể, tổng nguồn vốn cuối năm 2020 là 7.684 tỷ đồng, giảm
khoảng 88,09 tỷ đồng so với cuối năm 2019, tương đương với tốc độ giảm 1,13%. Sở dĩ
quy mô nguồn vốn có sự giảm nhẹ do 2 nguyên nhân chính:

- Nợ phải trả giảm mạnh: Tại thời điểm ngày 31/12/2020, tổng nợ phải trả của HABECO
là hơn 1.948 tỷ đồng, giảm 24,78% so với năm trước. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm
25,01% xuống còn 1.746 tỷ đồng, còn nợ dài hạn giảm 22,79% xuống còn 202,36 tỷ
đồng.

- Cùng thời điểm, vốn chủ sở hữu có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể: So với cuối năm 2019,
tại thời điểm 31/12/2020 vốn chủ sở hữu tăng 553,97 tỷ đồng, tương đương với tốc độ

3
tăng 10,69%. Trong đó, vốn chủ sở hữu tăng 10,70% lên tới 5.773 tỷ đồng, còn nguồn
kinh phí và quỹ khác giảm 13,39% xuống còn 1.729 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn:

Số liệu và biểu đồ cơ cấu Nguồn vốn tại 2 thời điểm năm 2020 của công ty HABECO

Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm

Nợ phải trả 25,36 33,33


Vốn chủ sở hữu 74,64 66,67
TỔNG NGUỒN VỐN 100,00 100,00

Cơ cấu Nguồn vốn


100%

90%

80%

70%
66.67
74.64 Vốn chủ sở hữu
60%
Nợ phải trả
50%

40%

30%

20%
33.33
25.36
10%

0%
Cuối năm Đầu năm

 Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn:

4
Ở cả hai thời điểm vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể
cuối năm 2020 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 74,62% tổng nguồn vốn, tăng 7,97% so
với năm 2019 (66,67%). Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn chủ sở hữu, lên tới 99,97%. Năm
2020 không có sự biến động trong vốn góp của chủ sở hữu, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối tăng mạnh 56,86% từ 987,11 tỷ đồng cuối năm 2019 lên đến 1.548 tỷ
đồng cuối năm 2020.

Số liệu và biểu đồ so sánh tỷ trọng Lợi nhuận chưa phân phối trong Vốn chủ sở hữu
của công ty HABECO cuối năm và đầu năm 2020

Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm

Các khoản mục khác trong VCSH 73,00 80,94


Lợi nhuận chưa phân phối 27,00 19,06

Vốn chủ sở hữu 100,00 100,00

100%

90% 19.06
27.00
80%

70%

60%
Lợi nhuận chưa phân
50% phối
Các khoản mục khác
40% 80.94
73.00 trong VCSH
30%

20%

10%

0%
Cuối năm Đầu năm

5
Điều nảy được lí giải bởi công ty đã cắt giảm đáng kể các khoản chi phí, địa điểm không
cần thiết và hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải trả ngắn hạn, vì vậy dù sản lượng và
doanh thu có sụt giảm nhưng lợi nhuận năm 2020 đã tăng so với cùng kỳ:

+ Năm 2020 doanh nghiệp đã tích cực giảm bớt chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng.
(Dẫn chứng số liệu CPBH, lợi nhuận thuần từ HĐKD, lợi nhuận sau thuế quý 3/2020 và
quý 3/2019) Bắt đầu từ quý 3/2020, HABECO thực hiện cắt giảm mạnh chi phí quảng
cáo và một số chi phí bán hàng khác làm tăng gấp đôi lợi nhuận thuần so với cùng kì năm
2019.

+ Bên cạnh đó, cuối năm 2020 doanh nghiệp đã hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải trả
ngắn hạn 256,3 tỷ đồng.Việc hoàn nhập này đã làm tăng doanh thu khác cũng như lợi
nhuận khác cho doanh nghiệp và chính là yếu tố lớn nhất làm tăng lợi nhuận sau thuế.
Điều này góp phần không nhỏ trong việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu 7,98% so với đầu
năm.

- Nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong vốn chủ sở hữu, trong
năm 2020 tỷ trọng của nguồn vốn này giảm nhẹ 0,003%
Có thể thấy cấu trúc nguồn vốn có sự biến động không nhiều. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng cao cho thấy khả năng độc lập tài chính của công ty rất cao. Đây là tín
hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp có khả năng ứng phó với tình hình bị ảnh hưởng lâu
dài bởi dịch bệnh trong tương lai.

- Về nợ phải trả:

Số liệu và biểu đồ cơ cấu Nợ phải trả tại 2 thời điểm năm 2020 của
công ty HABECO
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm

Nợ ngắn hạn 89,61 89,88


Nợ dài hạn 10,39 10,12
NỢ PHẢI TRẢ 100 100

6
Cơ cấu Nợ phải trả
100%
10.39 10.12
90%
80%
70%
60% Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn
50%
89.61 89.88
40%
30%
20%
10%
0%
Cuối năm Đầu năm

Tại 31/12/2020, tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 25,36%, giảm 7,97% so
với cuối năm 2019 (33,33%) Trong đó:

+ Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 22,72% tổng nguồn vốn, và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu nợ phải trả, lên tới 89,61% (năm 2020). So với thời điểm cuối năm 2019, khoản nợ
ngắn hạn này giảm 25,01% đã góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ trọng nợ phải trả
trong tổng nguồn vốn tới 7,23%. Một số nguyên nhân chính dẫn tới việc nợ phải trả giảm
mạnh đó là:

_Phải trả người bán ngắn hạn: Các khoản phải trả người bán ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao và giảm mạnh trong năm. Cụ thể, HABECO thực hiện giao dịch với 6 nhà cung
cấp chính liên quan dến vận chuyển và nguyên vật liệu đầu vào của công ty.. Trong năm
2020, HABECO đã tập trung thanh toán công nợ với 5/6 các nhà cung cấp, làm cho
khoản phải trả người bán ngắn hạn giảm 32,42% từ 807 tỷ đồng xuống gần 546 tỷ đồng.
Điều này cho thấy doanh nghiệp có tiềm lực tài chính ổn định để thanh toán sớm các

7
khoản nợ để được hưởng chiết khấu hay các khoản nợ đến hạn, giúp nâng cao uy tín và
tạo niềm tin cho nhà cung cấp.
_Khoản hoàn nhập từ dự phòng nợ phải trả ngắn hạn: cuối năm 2020, HABECO
đã thực hiện hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải trả ngắn hạn 256,3 tỷ đồng. Việc hoàn
nhập này do vào thời điểm cuối năm 2019, khi dịch Covid bắt đầu xuất hiện tại VN và
nghị định 100 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, HABECO đã lập dự phòng nợ phải trả
ngắn hạn cho sự sụt giảm lợi ích kinh tế có thể xảy ra như các hợp đồng rủi ro, trợ cấp
mất việc,... Cuối năm 2020, khi tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và doanh
nghiệp đã có kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh phù hợp để vượt qua đại dịch, nên đã
tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng này.

+ Nợ dài hạn chỉ chiếm 2,63% tổng nguồn vốn và 10,39% trong cơ cấu nợ của
HABECO. Trong đó, phải trả dài hạn khác giảm hơn 21% từ 126,5 tỷ xuống 99,67 tỷ do
nợ phải trả dài hạn từ nhận ký quỹ, ký cược giảm tương ứng. Vay và nợ thuê tài chính dài
hạn cũng giảm khoảng 24%. Do đó nợ dài hạn đã giảm gần 23%, tương ứng gần 60 tỷ
đồng. Điều này góp phần làm giảm tỷ trọng nợ phải trả dài hạn 0,74%.

Kết luận: Cơ cấu của doanh nghiệp đã có sự thay đổi khi đã tăng phần trăm vốn chủ sở
hữu lên và giảm tỷ lệ nợ phải trả xuống, điều này chứng tỏ công ty sẽ có sự độc lập tài
chính tốt hơn, các chỉ số đều khá an toàn, tuy nhiên lại không tận dụng được đòn bẩy tài
chính, khó có thể phát triển vượt bậc trong khoảng thời gian tiếp theo.

 Đánh giá chi tiết về cơ cấu nguồn vốn:

8
- Chỉ tiêu Vốn vay/Tổng nguồn vốn:

Thời điểm cuối năm 2020 ghi nhận vốn vay giảm 147 tỷ đồng (tương ứng với 31,52%) và
tổng nguồn vốn giảm 88 tỷ (tương ứng với 1,13%) so với kì trước làm cho tỷ lệ vốn vay
trên tổng nguồn vốn giảm 30,74% (từ 6,03 xuống 4,18 lần). Trong đó khoản vay và nợ
thuê tài chính ngắn hạn giảm 34,35% còn dài hạn giảm 24,41%. Điều này càng làm rõ sự
tăng khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp khi có hướng điều chỉnh cả vốn vay dài
hạn và ngắn hạn, có thể vì doanh nghiệp muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào khoản nợ này.
Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp hơn cũng như giảm chi phí lãi vay,
tuy nhiên sẽ không được lợi về thuế TNDN phải nộp.

- Chỉ tiêu PTNB/Tổng nguồn vốn:

Tỷ lệ khoản phải trả người bán trên tổng nguồn vốn trong năm 2020 giảm 3,29 lần (tương
ứng với 31,64%) với phải trả người bán giảm 261 tỷ đồng (tương ứng với 32,41%) và
tổng nguồn vốn giảm 88 tỷ (tương ứng với 1,13%). Trong đó, tuy khoản phải trả người
bán dài dạn không có sự thay đổi giữa 2 thời điểm nhưng phải trả người bán ngắn hạn
giảm khá đáng kể từ 807 tỷ xuống 545 tỷ (giảm 32,42% so với đầu năm). Kết quả này
cho thấy doanh nghiệp đã hạn chế hơn trong việc sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh
nhưng cũng đồng thời được hưởng thêm các khoản chiết khấu của nhà cung cấp.

9
2. Phân tích cấu trúc tài sản

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN


Cuối năm Đầu năm Số cuối năm/đầu năm
CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền Tỷ lệ trọng
(%) (%) (%)
100,0 100,0
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.500.763.443.175 0 4.196.519.232.073 0 304.244.211.102 7,25 0,00
1-Tiền và các khoản tương đương 818.705.165.65 1.297.005.461.60 - - -
tiền 1 18,19 8 30,91 478.300.295.957 36,88 12,72
2.386.211.000.00 1.570.539.000.00
2-Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 53,02 0 37,42 815.672.000.000 51,94 15,59
384.457.518.07 374.515.520.69
3-Các khoản phải thu ngắn hạn 7 8,54 1 8,92 9.941.997.386 2,65 -0,38
597.223.915.58 638.556.987.26
4-Hàng tồn kho 2 13,27 6 15,22 -41.333.071.684 -6,47 -1,95
314.165.843.86 315.902.262.50
5-Tài sản ngắn hạn khác 5 6,98 8 7,53 -1.736.418.643 -0,55 -0,55
- - -
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 3.183.319.157.800 70,73 3.575.656.866.108 85,21 392.337.708.308 10,97 14,48
10.000.00 0,000
1-Các khoản phải thu dài hạn 0 2     10.000.000    
2.556.020.619.25 2.887.036.748.28 - - -
2-Tài sản cố định 7 56,79 1 68,80 331.016.129.024 11,47 12,01
5.887.518.05 6.712.323.41 -
3-Bất động sản đầu tư 6 0,13 6 0,16 -824.805.360 12,29 -0,03
47.359.180.34 38.318.718.94
4-Tài sản dở dang dài hạn 0 1,05 3 0,91 9.040.461.397 23,59 0,14
265.201.627.50 292.103.664.32
5-Đầu tư tài chính dài hạn 2 5,89 2 6,96 -26.902.036.820 -9,21 -1,07
308.840.212.64 351.485.411.14 -
6-Tài sản dài hạn khác 5 6,86 6 8,38 -42.645.198.501 12,13 -1,51
170,7 185,2
TỔNG TÀI SẢN 7.684.082.600.975 3 7.772.176.098.181 1 -88.093.497.206 -1,13 -

Quy mô tài sản: Cuối năm 2020 so với cuối năm 2019, tổng tài sản của của HABECO
đã có sự suy giảm. Cụ thể tổng tài sản cuối năm 2020 là 7,684 tỷ đổng giảm khoảng 88 tỷ
đồng so với cuối năm 2019 tương ứng với tốc độ giảm 1.13%. Nguyên nhân là do đã xảy
ra sự biến động trái chiều của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

- Tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể, khoảng 304.2 tỷ đồng tăng 7.25% so với cùng kì
năm ngoái. Trong đó:

10
+ Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 478.3 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm
36.88%

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 815.67 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 36.88%

+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 10 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 2.65%

+ Hàng tồn kho giảm 41.33 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 6.47%

+ Tài sản ngắn hạn khác giảm 1.7 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 0.55%

- Trong khi đó tài sản dài hạn lại có sự biến động ngược lại khi giảm 392.3 tỷ đồng so
với cuối năm 2019 tương ứng với tốc độ giảm 10.97%. Trong đó:

+ Có sự suất hiện thêm các khoản phải thu dài hạn so với cùng kỳ năm ngoái làm cho
tổng tài sản dài hạn tăng lên 10 triệu đồng

+ Tài sản cố định giảm khoảng 331 tỷ tương ứng với tốc độ giảm 11.47%

+ Bất động sản đầu tư giảm khoảng 824.8 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 12.29%

+ Tài sản dở dang dài hạn tăng 9 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 23.59%

+ Đầu tư tài chính dài hạn giảm 26.9 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 9.21%

+ Tài sản dài hạn khác giảm 42.64 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 12.13

Sự tăng giảm được lý giải như sau:

_Tổng tài sản giảm nhẹ 1% do nguyên nhân thực tế là :Trước ảnh hưởng từ tác
động kép của quy định về sử dụng rượu bia và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp,
HABECO đã tạm dừng nhiều hoạt động và thực hiện nhiều giải pháp tiết giảm chi phí sản
xuất kinh doanh để chủ động ứng phó kịp thời với các tình huống, đảm bảo hoàn thành kế
hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.

_Lượng tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tài sản ngắn hạn nắm tỉ
trọng cao thứ hai, phù hợp với đặc điểm ngành của công ty bởi vì đây là doanh nghiệp
11
sản xuất và kinh doanh sản phẩm, từ việc bán ra và mua vào các sản phẩm bia thì sẽ thu
được chủ yếu là các khoản tiền và tương đương tiền. Các khoản này có xu hướng giảm đi
có thể được quy do lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty Bia Hà Nội đã giảm so với cùng
kỳ, vì vậy các khoản thu bằng tiền tương ứng cũng giảm đi. Bên cạnh đó, lượng tiền giảm
mạnh do công ty đã chi trả các loại nợ ngắn và dài hạn tương ứng, hoặc gia tăng các
khoản đầu tư ngắn hạn.

_Khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất chính là đầu tư tài chính ngắn hạn và đang
tăng khá mạnh. Khoản mục này chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi lãi suất ngắn hạn trong
ngân hàng. Điều này được đánh giá là tốt vì đây là một cách thức đầu tư sinh lợi an toàn
từ công ty, và có thể dễ dàng sử dụng khi cần thiết. (Việc tăng mạnh các khoản đầu tư
ngắn hạn là một bước đi tốt đến từ doanh nghiệp, trong tình hình dịch covid diễn ra phức
tạp, doanh nghiệp đã sử dụng công cụ này nhằm ổn định được lợi nhuận cũng như bù đắp
được phần doanh thu giảm đi)

_Năm 2020 Lượng hàng tồn kho chỉ chiếm 7.77% trong lượng Tổng Tài sản và
đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân không dự trữ nhiều lượng thành phẩm lớn do hạn
sử dụng của bia không quá dài, thường dưới 12 tháng,thêm vào đó chi phí kho bãi khá đắt
đỏ. Ngoài ra xu hướng giảm của lượng hàng tồn kho có thể từ nguyên do nhân thấy được
tình hình dịch bệnh, và công các nghị định thì công ty cắt giảm lượng nguyên vật liệu
được dự trữ.

_Về khoản mục tài sản dài hạn. Tài sản cố định là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn
nhất, điều này là hợp lý, do doanh nghiệp bia cần phải đầu tư nhà máy, máy móc thiết bị
dây chuyển để đảm bảo quá trình sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, do tác động của các chính
sách,công ty không có xu hướng đầu tư thêm nhiều về tài sản cố định, và khấu hao lũy kế
tăng, nên giá trị còn lại của tổng tài sản cố định của 2020 đã có giam so với năm 2019.

_Trong tài sản dài hạn, khoản mục chiếm phần lớn thứ ba chính là khoản mục đầu tư
tài chính dài hạn. Tuy nhiên khác với khoản mục đầu tư ngắn hạn thì khoản mục này đã
có xu hướng giảm xuống so với năm 2019, sở dĩ xảy ra điều này là do công ty đã có đầu

12
tư vào các công ty liên doanh liên kết, hầu hết các công ty này đều không phải là mặt
hàng thiết yếu, vì vậy trong tình hình dịch bệnh, đã ảnh hưởng chung tới lợi nhuận của
các công ty này, dẫn đến khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp đã giảm xuống.

3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn


MỐI QUAN HỆ TÀI SẢN - NGUỒN VỐN
Chênh
Chỉ tiêu 31/12/2020 01/01/2020 lệch
+/- %
- -
1. Hệ số NPT/Tổng tài sản 0,25 0,33 0,08 24,24
2. Hệ số Khả năng thanh toán TQ 3,94 3,00 0,94 31,33
3. Hệ số tài trợ tài sản dài hạn 1,80 1,45 0,35 24,14

Hệ số NPT/Tổng tài sản: Cuối năm 2020, hệ số npt/tổng tài sản của HABECO là
tương đối thấp 0,25, giảm 0,08 lần so với cuối năm 2019, tương được với tốc độ giảm
23,92% cho thấy phần lớn tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Mặc dù khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, hệ số thấp cũng cho thấy habeco vẫn chưa
tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ và chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết với tổng tài sản của mình doanh
nghiệp có đảm đương được các khoản nợ phải trả không. Từ bảng số liệu cho thấy, ở cả
hai năm, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của HABECO khá cao, trong đó năm 2020
hệ số này là 3,94, tăng 0,94 lần so với năm 2019, tương đương với tốc độ tăng là 31,4%.
Điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên, hệ số khả
năng thanh toán tổng quát khá cao này của HABECO cho thấy hiệu quả sử dụng vốn có
thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp, dẫn tới doanh nghiệp chưa có bước tăng trưởng
đột phá, đặc biệt trong giai đoạn đương đầu với dịch bệnh.

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài
hạn bằng vốn chủ sở hữu. Từ bảng số liệu cho thấy hệ số tài trợ tài sản dài hạn của
HABECO qua hai năm 2019 và 2020 ở mức tốt (>1), trong đó năm 2020 là 1,80, tăng

13
0,35 so với năm 2019, tương đương với tốc độ tăng 24,33% cho thấy vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để trang trải tài sản dài hạn. Đặc điểm của TSDH là
thời gian luân chuyển dài nên với hệ số cao như vậy, doanh nghiệp sẽ không gặp mấy
khó khăn khi thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả.

Kết luận: Từ các chỉ tiêu trên chúng ta thấy khả năng độc lập tài chính của HABECO là
tương đối tốt, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và tài trợ cho tài sản
dài hạn. tuy nhiên, trong tương lai để đạt được những mục tiêu dài hạn đã đặt ra như nâng
cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu ở cả trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh việc
xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật Bản....doanh nghiệp cần có sự
cân đối lại tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý, tận dụng hiệu quả nguồn vốn
huy động bằng nợ

III. SO SÁNH VỚI DOANH NGHIỆP CÙNG NGÀNH (SABECO)


1. Về cơ cấu tài sản

   
Chỉ tiêu 2020
HABECO
TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.500.763.443.175 58,57

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 818.705.165.651 10,65

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.386.211.000.000 31,05

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 384.457.518.077 5,00

4. Hàng tồn kho 597.223.915.582 7,77

5. Tài sản ngắn hạn khác 314.165.843.865 4,09


TÀI SẢN DÀI HẠN 3.183.319.157.800 41,43

14
1. Các khoản phải thu dài hạn 10.000.000 0,00

2. Tài sản cố định 2.556.020.619.257 33,26

3. Bất động sản đầu tư 5.887.518.056 0,08

4. Tài sản dở dang dài hạn 47.359.180.340 0,62

5. Đầu tư tài chính dài hạn 265.201.627.502 3,45

6. Tài sản dài hạn khác 308.840.212.645 4,02

TỔNG TÀI SẢN 7.684.082.600.975 100,00

SABECO
19.513.381.452.44
TÀI SẢN NGẮN HẠN 0 71,28

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.726.137.088.387 9,96

14.547.419.432.87
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 7 53,14

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 590.846.416.109 2,16

4. Hàng tồn kho 1.446.832.994.933 5,29

5. Tài sản ngắn hạn khác 202.145.520.134 0,74

TÀI SẢN DÀI HẠN 7.861.591.322.918 28,72

1. Các khoản phải thu dài hạn 11.958.390.566 0,04

2. Tài sản cố định 4.874.503.649.521 17,81

3. Bất động sản đầu tư 65.173.748.670 0,24

4. Tài sản dở dang dài hạn 28.138.829.026 0,10


5. Đầu tư tài chính dài hạn 8,59
2.351.285.997.476

15
6. Tài sản dài hạn khác 530.530.707.659 1,94

TỔNG TÀI SẢN 27.374.972.775.35


8 100,00

Nhận xét: Trước hết, là một công ty đầu ngành ra đời trước và có thị phần lớn nhất trong
ngành bia, Sabeco có tổng lượng tài sản gấp gần 4 lần Habeco và cơ cấu tài sản của 2
công ty cũng có sự khác biệt rất lớn. Trong khi tài sản ngắn hạn của Sabeco luôn chiếm
phần lớn chiếm đến 71,28% tổng tài sản thì ở Habeco, tài sản ngắn hạn chỉ chiếm
58,57% tổng tài sản của công ty.

- Xét đến các khoản mục trong phần tài sản ngắn hạn của 2 công ty: Ta thấy Sabeco
có tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn rất lớn tới 53,14% cao hơn khá nhiều so với
Habeco. Tuy nhiên đây cũng là điểm tương đồng của hai doanh nghiệp khi các khoản
đầu tư ngắn hạn luôn chiếm phần trăm lớn trong TCNH. Đối với các doanh nghiệp kinh
doanh lĩnh vực Bia - Rượu - Nước giải khát mà nói thì chỉ tiêu hàng tồn kho cũng chỉ
chiếm một phần khá nhỏ trong cơ cấu tài sản do đặc trưng của sản phẩm.

- Xét đến khoản mục tài sản dài hạn: Điều khác biệt khá lớn chính là tỷ trọng của Tài
sản cố định của hai công ty, khi mà Habeco có xu hướng tập trung đầu tư nhiều hơn vào
máy móc, thiết bị thì Sabeco chỉ hướng phần nhỏ vốn của mình trong khoản mục này.
Thêm vào đó, Trong năm 2020, ta có thể nhận ra được điểm khác biệt rõ nhất trong khác
khoản đầu tư. Nếu như ở trên chúng mình đã chỉ ra sự khác nhau trong đầu tư tài chính
ngắn hạn giữa 2 công ty thì ở mục dài hạn, Sabeco lại tiếp tục "nhỉnh" hơn Habeco với
các khoản bất động sản đầu tư và đầu tư tài chính dài hạn. Qua tìm hiểu, Sabeco trong
năm có lãi từ việc đầu tư, chủ yếu là vào các công ty liên doanh, liên kết nhiều. Nói đến
đầu tư thì Habeco có vẻ e dè hơn mặc dù thời điểm cuối năm 2020 khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn đã có sự tăng trưởng nhưng về các khoản đầu tư dài hạn thì lại suy giảm. Sự
chênh lệch trong tỷ trọng của khoản đầu tư tài chính dài hạn đặc biệt lớn khi Sabeco gấp
đến 3,5 lần Habeco. Không thể không phủ nhận việc quy mô của Habeco không lớn
bằng Sabeco nhưng "ông lớn" này nên học tập người bạn cùng chí hướng phía Nam trong

16
các thương vụ đầu tư của mình. Nhìn chung, tuy đứng thứ 2 trong thị phần ngành bia nội
địa Việt Nam nhưng Habeco vẫn có sự khác biệt rất lớn so với người đi đầu.

Chỉ tiêu 2020 2020


I - NỢ PHẢI TRẢ 1.948.544.585.402 25,36
1. Nợ ngắn hạn 1.746.185.904.092 22,72
2. Nợ dài hạn 202.358.681.310 2,63
HABECO
II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.735.538.015.573 74,64
1. Vốn chủ sở hữu 5.733.808.658.790 74,62

2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 1.729.356.783 0,02


Tổng cộng nguồn vốn 7.684.082.600.975 100,00
       
I - NỢ PHẢI TRẢ 6.159.696.384.430 22,50
1. Nợ ngắn hạn 5.173.043.219.872 18,90
2. Nợ dài hạn 986.653.164.558 3,60
II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.215.276.390.928 SABECO 77,50
1. Vốn chủ sở hữu 21.215.276.390.928 77,50

2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác - 0,00


Tổng cộng nguồn vốn 27.374.972.775.358 100,00

Nhận xét: Có thể thấy rõ, quy mô nguồn vốn của Sabeco gấp gần 4 lần quy mô vốn của
Habeco, điều này là dễ hiểu khi quy mô công ty, thị phần khách hàng, số công ty con,
lượng sản phẩm của Habeco đều không thể tốt bằng Sabeco - một doanh nghiệp vàng
trong làng bia rượu. Tuy nhiên, có sự tương đồng trong cấu trúc nguồn vốn giữa hai công
ty cũng như đặc điểm chung của ngành sản xuất và kinh doanh nước giải khát - bia rượu,
đó chính là chủ yếu kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu, thay vì huy động vốn từ các nguồn
nợ. Ngoài ra các khoản nợ ngắn hạn luôn chiếm phần trăm lớn trong cơ cấu nợ phải trả,
vì chủ yếu các công ty này chỉ phát sinh nợ đối với các nhà cung cấp của mình. Ưu điểm
và nhược điểm của việc này thì chúng mình đã phân tích ở trên. Còn về các tỷ lệ tăng

17
giảm, do đều là doanh nghiệp cùng ngành, cùng ảnh hưởng của dịch và Nghị định 100,
nên có sự tương đồng trong thay đổi cấu trúc nguồn vốn của hai công ty.

IV. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH


1. Cân bằng tài chính vốn hoạt động thuần
CHÊNH LỆCH ĐẦU
NĂM SO VỚI CUỐI
CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM NĂM
A 1 2 3(+/-) 4(%)
1.Vốn hoạt động thuần(1=2-5=4-3) 1.868.011.919.194 2.754.577.539.083 886.565.619.889 47,46%
2. Tài sản ngắn hạn 4.196.519.232.073 4.500.763.443.175 304.244.211.102 7,25%
-
3. Tài sản dài hạn 3.575.656.866.108 3.183.319.157.800 -392.337.708.308 10,97%
4. Nguồn tài trợ thường xuyên 5.443.668.785.302 5.937.896.696.883 494.227.911.581 9,08%
4.1- VCSH 5.181.563.191.747 5.735.538.015.573 553.974.823.826 10,69%
-
4.3 - Nợ dài hạn trong hạn 262.105.593.555 202.358.681.310 -59.746.912.245 22,79%
-
5. Nguồn tài trợ tạm thời 2.328.507.312.879 1.746.185.904.092 -582.321.408.787 25,01%
-
5.2 - Nợ ngắn hạn trong hạn 2.328.507.312.879 1.746.185.904.092 -582.321.408.787 25,01%
6. Hệ số tài trợ thường xuyên [6=4/(4+5)] 0,700404715 0,772752846 0,072348131 10,33%
-
7. Hệ số tài trợ tạm thời [7=5/(4+5)] 0,299595285 0,227247154 -0,072348131 24,15%
8. Hệ số tự tài trợ TSDN [8=4/3] 1,522424827 1,865316169 0,342891342 22,52%
-
9. Hệ số tự tài trợ TSNH [9=5/2] 0,554866351 0,38797549 -0,166890861 30,08%

Vốn hoạt động thuần > 0 : Trong trường hợp này, nguồn tài trợ thường xuyên
của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho TSDH mà còn tài trợ cho một
phần TSNH. Từ số liệu cho thấy vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp cuối năm 2020
đã tăng lên gần 900 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng lớn 47,46%, điều này cho thấy
khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào, tính ổn định của nguồn tài trợ tài sản
ngày càng cao. Cân bằng tài chính trong trường hợp này là cân bằng tốt, hay cân bằng
dương,DN đảm bảo an ninh tài chính để phát triển bền vững. Tuy nhiên việc mang đi tài
trợ cho TSNH sẽ làm lãng phí vốn, chi phí vốn sẽ cao, lãng phí nguồn lực. Và các nhân tố
tác động đến sự gia tăng của vốn hoạt động thuần có thể thấy sau đây:

18
- Sự gia tăng của TSNH thì so với đầu năm 2020, TSNH của công ty bia đã gia tăng hơn
300 tỷ đồng,tương ứng với tốc độ 7,5% chủ yếu đến từ các khoản đầu tư ngắn hạn đang
nắm giữ đã đáo hạn. Ngoài ra còn phải kể đến sự giảm đáng kể, gần 600 tỷ đồng trong
nguồn tài trợ tạm thời tương ứng với tốc độ giảm khá lớn 25,01%. Điều này thể hiện rõ
khi doanh nghiệp đã chi trả phần lớn các khoản nợ cho người nhà cung cấp hay là nợ tài
chính ngắn hạn.

- Sự giảm khá lớn trong khoản mục TNDH so với 2020 với gần 400 tỷ đồng,tương ứng
với tốc độ 10.97% và sự gia tăng trong khoản mục nguồn tài trợ thường xuyên, chủ yếu là
sự gia tăng vốn chủ sở hữu, cũng ảnh hưởng theo hướng tích cực tới sự cân bằng tài
chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra chúng ta có các chỉ số phụ như sau:

- Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ thường xuyên của công ty đã tăng nhẹ 0.072
tương ứng với tốc độ tăng 10,33%. Điều này cho thấy rằng tính cân bằng và ổn định tài
chính của doanh nghiệp đã ngày càng được củng cố.

- Hệ số tài trợ tạm thời: Hệ số tài trợ tạm thời của công ty đã giảm khá mạnh so với đầu
năm khi tốc độ giảm là hơn 24%. Điều này chứng tỏ là tính ổn định và cân bằng tài chính
của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.

- Hệ số tự tài trợ TSDH: Chỉ số này của doanh nghiệp cả đầu năm và cuối năm đều lớn
hơn 1 và tăng lên khá nhanh 0.34 với tốc độ là 22,52%, cho biết mức độ tài trợ của TSDH
bằng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp càng cao. Điều này chứng tỏ được sự ổn
định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp đang đi lên.

- Hệ số tự tài trợ TSNH: Chỉ tiêu này của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1 khá nhiều, và đã
có sự giảm đáng kể so với đầu năm 2020, càng củng cố thêm rằng TSNH của doanh
nghiệp đang được tài trợ bởi cả nguồn tài trợ tạm thời và nguồn tài trợ thường xuyên, và
có xu hướng tốt dần lên. Khi đó tính ổn định và bền vững tài chính của doanh nghiệp
đang vẫn rất an toàn.

19
2. Cân bằng tài chính theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ
Chênh lệch cuối năm
so với đầu năm
Chỉ tiêu 31/12/2020 01/01/2020
Tỷ lệ
Số tiền
(%)

A 1 2 3 4

-
604.374.132.04
-947.964.955.205 1.552.339.087.25 -38,93
9
1. Chênh lệch giữa VCSH với tài sản ban đầu (1 = 4 - 5) 4

-
456.563.258.33
2. Chênh lệch giữa VCSH và vốn vay hợp pháp với tài -626.900.403.318 1.083.463.661.65 -42,14
5
sản ban đầu (2 = 4 + 6 - 5) 3
-
3. Chênh lệch giữa nợ phải thu so với nợ 456.563.258.33
-626.900.403.318 1.083.463.661.65 -42,14
phải trả (3 = 7 - 8) 5
3
5.735.538.015.57 5.181.563.191.74 553.974.823.82
10,69
4. VCSH 3 7 6
6.683.502.970.77 6.733.902.279.00 -
-0,75
5. Tài sản ban đầu: 8 1 50.399.308.223
3.802.140.081.23 3.506.101.448.87 296.038.632.35
8,44
5.1. Tài sản ngắn hạn ban đầu 3 4 9
-
1.297.005.461.60 478.300.295.95 -36,88
Tiền và các khoản tương đương tiền 818.705.165.651 8 7
2.386.211.000.00 1.570.539.000.00 815.672.000.00
51,94
Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0
-
-6,47
Hàng tồn kho 597.223.915.582 638.556.987.266 41.333.071.684
-
2.881.362.889.54 3.227.800.830.12 346.437.940.58 -10,73
5.2. Tài sản dài hạn ban đầu 5 7 2
-
2.556.020.619.25 2.887.036.748.28 331.016.129.02 -11,47
TSCĐ 7 1 4

Bất động sản đầu tư 5.887.518.056 6.712.323.416 -824.805.360 -12,29

Tài sản dở dang dài hạn 47.359.180.340 38.318.718.943 9.040.461.397 23,59


-
-9,21
Đầu tư tài chính dài hạn 265.201.627.502 292.103.664.322 26.902.036.820
Tài sản dài hạn khác 6.893.944.390 3.629.375.165 3.264.569.225 89,95
-
147.810.873.71 -31,52
6. Vốn vay hợp pháp 321.064.551.887 468.875.425.601 4
-
115.232.305.71 -34,35
Vay ngắn hạn 220.196.905.678 335.429.211.392 4
-
-24,41
Vay dài hạn 100.867.646.209 133.446.214.209 32.578.568.000
1.000.579.630.19 1.038.273.819.18 -
-3,63
7. Nợ phải thu 7 0 37.694.188.983
-
1.627.480.033.51 2.121.737.480.83 494.257.447.31 -23,29
8. Nợ phải trả 5 3 8

20
Chú thích
Chỉ tiêu 31/12/2020 01/01/2020

Nợ phải trả (chỉ tiêu 8) (a - b) 1.627.480.033.515 2.121.737.480.833

a. Nợ phải trả (BCĐKT) 1.948.544.585.402 2.590.612.906.434

b. Vốn vay hợp pháp 321.064.551.887 468.875.425.601

Chỉ tiêu 31/12/2020 01/01/2020


Nợ phải thu (Chỉ tiêu 7)
(c + d +e +f + g)
1.000.579.630.197 1.038.273.819.180

c. Các khoản phải thu (NH+DH) 384.467.518.077 374.515.520.691

d. Giá trị gia tăng được khấu trừ 7.204.268.188 18.553.295.378

e. Chi phí trả trước ngắn hạn 22.442.234.181 22.801.731.679

f. Chi phí trả trước dài hạn 301.946.268.255 347.856.035.981


g. Thuế và các khoản phải thu
nhà nước

284.519.341.496 274.547.235.451

- Chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và tài sản ban đầu của cả hai thời điểm đầu năm và
cuối năm 2020 đều là số âm lớn (ngày 31/12/2020 là -947,964,955,205 đồng còn ngày
1/1/2020 là -1,552,339,087,254 đồng). Điều đó cho thấy số vốn VCSH của doanh nghiệp
nhỏ hơn nhiều so với số tài sản ban đầu mà doanh nghiệp đã mua sắm. Như vậy để có
được số tài sản ban đầu danh nghiệp đã đi vay và chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Cụ thể
công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đã đi vay vốn các ngân hàng. Vì
vậy mức độ an toàn của nguồn tài trợ tài sản vẫn còn chưa cao. So với đầu năm 2020
chênh lệch giữa VCSH và tài sản ban đầu vào cuối năm giảm mạnh cụ thể là giảm

21
604,374,132,049 đồng tương ứng với tốc độ giảm xuống 38,93%. Việc chênh lệch giảm
xuống là do trong năm 2020 VSCH của công ty Bia tăng lên đáng kể (553,974,823,826
đồng ứng với 10,69%) trong khi đó tài sản ban đầu giảm một lượng nhỏ (giảm
50,399,308,223 đồng tương ứng với giảm 0,75%). VCSH tăng lên làm tăng mức độ an
toàn của nguồn tài trợ khi nhiều tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn CSH hơn - nguồn tài
trợ an toàn nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và tài sản
ban đầu vào cuối năm vẫn âm lớn điều đó cho thấy doanh nghiệp đã chiếm dụng được
nhiều vốn từ bên ngoài.

- Chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp với tài sản ban đầu của cả
hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2020 đều là số âm lớn (ngày 31/12/2020 là
-626,900,403,318 đồng còn ngày 1/1/2020 là -1,083,463,661,653 đồng). Qua đây ta thấy
được VCSH của doanh nghiệp và các khoản vay hợp pháp đến từ hệ thống ngân hàng
cũng không đủ tài trợ cho việc mua sắm tài sản ban đầu của doanh nghiệp. Như vậy để có
được số tài sản ban đầu công ty đã chiếm dụng vốn trong thanh toán. Nguồn vốn đã
chiếm dụng của công ty trong thanh toán chủ yếu đến từ việc chiếm dụng vốn của nhà
cung cấp và các khoản phải nộp nhà nước. Vì vậy mức độ an toàn của nguồn tài trợ tài
sản vẫn còn chưa cao. So với đầu năm 2020 chênh lệch giữa VCSH và vốn vay hợp pháp
với tài sản ban đầu vào cuối năm giảm mạnh cụ thể là giảm 456,563,258,335 đồng tương
ứng với giảm 42,14%. Ta thấy phần chênh lệch giữa VCSH và vốn vay hợp pháp nhỏ
hơn tài sản ban đầu, phần tài sản ban đầu dư ra tương ứng là số vốn đi chiếm dụng bằng
chênh lệch nợ phải thu và nợ phải trả phát sinh trong quá trình thanh toán. Trong năm
2020, nợ phải thu va nợ phải trả của doanh nghiệp đều giảm. Tuy nhiên nợ phải thu chỉ
giảm 37,694,188,983 đồng tương ứng với tốc độ giảm 3,63% nhỏ hơn nhiều so với tốc độ
giảm của nợ phải thu là 23,29% tương ứng giảm 496,257,447,318 đồng. Vì vậy trong
năm 2020 nguồn vốn bị doanh nghiệp chiếm dụng thông qua thanh toán giảm mạnh qua
đó cho thấy mức độ an toàn của nguồn tài trợ tăng lên đáng kể.

22

You might also like