You are on page 1of 4

NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH DUPONT

1. Nhận xét tình hình tài chính


Đánh giá tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng mà bất kỳ người
quản lý, nhân viên tài chính, hay một nhà đầu tư sẽ quan tâm đến khi muốn đưa ra một quyết
định cụ thể với doanh nghiệp đó như đầu tư, hợp tác hay cho vay.
+ Về cơ cấu tài sản:
– Vốn bằng tiền: tương đối ổn định và có xu hướng tăng qua mỗi năm, những hiện tại vốn
bằng tiền là tương đối thấp làm cho rủi ro trong thanh toán của công ty khá cao.
– Khoản phải thu: tương đối lớn và tăng nhanh qua mỗi năm dẫn đến việc ông ty bị chiếm
dụng vốn ảnh hưởng đến vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh.
– Tài sản cố định: Hao mòn lũy kế tăng qua từng năm nhưng không đáng kể, tình hình tài sản
cố định của công ty vẫn còn tốt nên trong năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm.
+ Về cơ cấu nguồn vốn:
– Nợ phải trả của công ty chiếm gần 67% (2018) tổng nguồn vốn, năm 2020 giảm còn gần
59% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty còn thấp. Vốn
hoạt động của công ty phụ thuộc quá nhiều vào sự tài trợ bên ngoài.
c Nguồn vốn chủ sở hữu: tăng qua từng năm do tăng thêm vốn góp chủ sở hữu tăng thêm phục
vụ trả nợ gốc. Đồng thời do lợi nhuận giữ lại tăng cho thấy công ty kinh doanh có lời qua mỗi
năm.
+ Về hoạt động kinh doanh:
– Doanh thu: Doanh thu từ 2018 đến 2020 tăng gần 3,350 tỷ VND. Điều này cho thấy công ty
kinh doanh tốt trong năm qua.

2. Phân tích Dupont


Phân tích Dupont là kĩ thuật phân tích bằng cách tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh
lời của doanh nghiệp như ROA và ROE thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân
quả với nhau từ đó phân tích sự ảnh hưởng, đánh giá tác động của từng yếu tố lên kết quả.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là lợi nhuận trên tài
sản (ROA) và tỷ số nợ (DR) mà ROA chịu tác động bởi 2 nhân tố là tỷ số lợi nhuận trên doanh
thu (ROS) và vòng quay tài sản (AT)
+ Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thu thuần
360,235,354,153
2018: ROS = = 5,4%
6,674,305,470,816
305,130,242,224
2019: ROS = = 4,25%
7,186,757,173,749
1,400,296,032,328
2020: ROS = = 13,97%
10,021,583,505,683
Trong năm 2018, tỷ suất sinh lợi trên doạn thu đạt 5,4% và có xu hướng tăng nhanh vào năm
2020 (13,97%). Mức phát triển được xem là khá tốt của công ty từ năm 2018 đến 2020. Năng lực
kinh doanh của công ty mạnh mẽ. Số liệu cho thấy lợi nhuận trên đồng doanh thu do công ty tạo
ra ngày một tăng cao và năng lực kinh doanh ngày càng vượt trội.
 Doanh thu thuần: Năm 2018 đạt 6,674,305,470,816 thì đến 2020 đạt 10,021,583,505,683
tăng 3,347,278,034,867 chiếm tỷ lệ 33,4%
Doanh thu tuần tăng là một dấu hiệu tốt cho biết tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
công ty thuận lợi.
 Tổng chi phí và thuế:
 Giá vốn hàng hóa: Năm 2020 đạt 7,463,897,833,139 tăng 1,868,316,647,606 so với
năm 2018 (5,595,581,185,533). Giá vốn tăng nhanh nhưng so với lượng doanh thu
nhận về vẫn còn đang ổn định và trong tầm kiểm soát.
 Chi phí bán hàng: Vào năm 2019 chi phí là 267,546,339,711 tăng 8,161,728,273 so với
năm 2018 (259,384,611,438) nhưng đến 2020 lại tăng mạnh lên 380,425,428,122
 Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng mạnh từ 281,328,855,897 (2018)
lên 339,149,837,912 (2020)
=> Từ số liệu ta thấy công ty vẫn chưa có chính sách quản lý, kiểm soát chi phí hiệu quả
khi qua từng năm chi phí không giảm mà liên tục tăng.

+ Phân tích vòng quay tài sản (AT)


Doanhthu thuần
AT =
Tài sản
6,674,305,470,816
2018: AT = = 0,8
8,350,013,449,187
7,186,757,173,749
2019: AT = = 0,75
9,591,924,923,000
10,021,583,505,683
2020: AT = =1
10,101,271,295,241
Từ năm 2018 đến 2020, vòng quay tài sản tăng, dù 2019 có giảm nhẹ nhưng vẫn ổn định chứng
tỏ đồng vốn của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả.
=> Nếu muốn tiếp tục gia tăng vòng quay tài sản thì phụ thuộc vào hai yếu tố doanh thu thuần
và tài sản
 Về doanh thu: Qua các năm doanh thu thuần của công ty đều tăng liên tục do tình hình
kinh doanh ngày càng tốt và có hiệu quả.
 Về tài sản lưu động:
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty liên tục tăng.
Hàng tồn kho tăng mạnh vào năm 2019 (từ 2,701,421,140,647 lên 3,128,239,779,920)
nhưng chỉ tăng nhẹ vào năm 2020 (3,348,892,720,551)
+ Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
ROA = ROS x AT
2018: ROA = 5,4% x 0,8 = 4,32%
2019: ROA = 4,25% x 0,75 = 3,1875%
2020: ROA = 13,97% x 1 = 13,97%
Dựa vào số liệu ta thấy:
Trong năm 2018: ROA là 4,32% thì cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho công ty 4,32
đồng lợi nhuận.
Trong năm 2019: ROA là 3,1875% thì cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho công ty
3,1875 đồng lợi nhuận.
Trong năm 2020: ROA là 13,97% thì cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho công ty 13,97
đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản vào năm 2020 có xu hướng tăng lên đạt 13,97% tăng 9,65% so với năm
2018 => Hiệu quả đầu tư của công ty vào năm 2020 hiệu quả hơn nhiều so với năm 2018.
* Hiệu quả tiết kiệm chi phí:
Năm 2019: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 4,25% nghĩa là 100 đồng doanh thu sẽ thu lại 4,25
đồng lợi nhuận. So với năm 2018 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 1,15%
Năm 2020: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 13,97% nghĩa là 100 đồng doanh thu sẽ thu lại
13,97 đồng lợi nhuận. So với năm 2019 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 8,57%. Điều này cho thấy
công ty quản lí chi phí tốt hơn so với năm 2019
* Hiệu quả tiết kiệm vốn:
Vòng quay tài sản của công ty năm 2020 là 1 vòng, tăng 0,25 vòng so với năm 2019 tức là 1 đồng
tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào sẽ tạo ra doanh thu tăng 0,25 đồng. Vậy trong năm 2020, công ty đầu
tư 100 đồng sẽ tạo ra được 43 đồng.
+ Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu
360,235,354 ,153
2018: ROE = = 13,11%
2,746,528,417,636
305,130,242,224
2019: ROE = = 10,084%
3,025,957,478,860
1,400,296,032,328
2020: ROE = = 33,29%
4,206,960,190,688
Từ 2018 đến 2020, ROE của công ty có xu hướng tăng mạnh dù cho năm 2019 có tụt xuống 13,11 % –
> 10,084% nhưng đến 2020 thì đã tăng lên 33,29%. Điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn đầu tư
của chủ sở hữu năm 2020 mang lại lợi nhuận cao hơn năm 2019 là 23,206 đồng. Vậy khả năng
tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng.
* Tác động của ROA: Theo số liệu, ROA năm 2020 đạt 13,97% tăng 10,7825% so với năm 2019
chứng tỏ hoạt động của công ty năm 2020 đạt hiệu quả cao.
* Tác động của tỷ số nợ (DR):
ROA của công ty đạt 4,32% (2018) nghĩa là 100 đồng sẽ tạo ra được 4,32 đồng lợi nhuận sau thuế

Giả sử công ty không sử dụng nợ thì ROE của công ty sẽ đạt 4,32% nhưng trong thực tế thì
năm 2018, ROE của công ty là 13,11%. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nợ của công ty trong năm
2018 đã tác động tích cực làm ROE tăng 8,79%.
Tương tự thì vào năm 2019 ROE tăng 6,8965%, năm 2020 ROE tăng 19,32%. Vậy mức độ tác
động của nợ đến ROE làm ROE tăng 12,4235%.
Từ đó cho thấy rằng: Tác động của ROA làm ROE tăng 10,7825%. Tác động của DR làm ROE
tăng 12,4235%.

You might also like