You are on page 1of 11

CÂU HỎI LÝ THUYẾT (2 điểm)

Câu 1: Anh(Chị) các đặc điểm của thư xác nhận ngân hàng về phương diện

1. Thông tin cần xác nhận


2. Cỡ mẫu chọn
3. Các thủ tục cần thực hiện nếu không được thư trả lời

Về thông tin: Ngoài yêu cầu xác nhận về số dư, Kiểm toán viên còn yêu cầu ngân hàng xác nhận các
thông tin khác như:

- Các giới hạn trong việc dụng tiền


- Lãi suất của các khoản tiền gửi có lãi
- Các khoản vay ngân hàng
- Các khoản cầm cố thế chấp

Về mẫu chọn: Kiểm toán viên không chọn mẫu ngân hàng để gửi thư xác nhận mà sẽ gửi thư xác nhận
cho toàn bộ ngân hàng mà đơn vị mở tài khoản, kể cả những ngân hàng có số dư bằng 0.

Nếu ngân hàng không trả lời, Kiểm toán viên tìm cách thu thập được thông tin bằng mọi cách, kể cả tiếp
xúc trực tiệp với ngân hàng.

Câu 2:

Thủ quỹ Phát vừa mới được công ty Hoàng Anh tuyển dụng vào tháng 12/200X, được giao
nhiệm vụ giữ sổ séc, phát hành séc và lập bản chính hợp Tiền gửi ngân hàng vào cuối tháng. Sổ séc của
đơn vị là cuốn sổ đã có sẵn chữ ký của chủ tài khoản nhưng chưa ghi tên người thụ hưởng và số tiền.

Mỗi khi được phê chuẩn thanh toán, Phát sẽ điền tên người thụ hưởng và số tiền vào tờ
séc đã được ký trước. Ngày trong tháng làm việc đầu tiên, Phát đã trì hoãn phát hành séc chi trả
cho các nhà cung cấp đã được giám đốc phê chuẩn thanh toán và chi phát hành séc vào cuối
tháng, với mục đích là làm cho các séc này trở thành các séc chưa thanh toán (công ty Hoàng Anh
đã phát nhưng người thụ hưởng chưa lĩnh) vào cuối tháng.

Sau đó, căn cứ vào tổng số tiền ghi trên các séc chưa thanh toán, Phát lập thêm các séc
khống ghi tên mình và biển thủ số tiền trên. Trên bản chỉnh hợp Tiền gửi ngân hàng tháng 12, Phát
không báo cáo các séc chưa thanh toán. Trên sổ đăng ký séc đã phát hành, Phát ghi các séc khống
là các séc bị hủy.

Yêu cầu: Cho biết những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Hoàng Anh
và các thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa loại gian lận trên.

Các khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ:

1. Sử dụng nhân viên không liêm chính


2. Không tuân thủ nguyên tắc phân chia trách nhiệm đầy đủ: nhân viên phát kiêm nhiệm các chức
năng: phát hành séc, lập sổ đk séc đã phát hành, lập bảng chỉnh hợp ngân hàng và giữ sổ séc
3. Nguyên tắc ủy quyền và xét duyệt không được tuân thủ: ký khống vào cuốn séc

Những thủ tục kiểm soát cần áp dụng:

1. Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm


2. Không ký trước vào séc, chỉ ký vào séc, chỉ ký vào séc khi nào chứng từ thanh toán đã được xét
duyệt
3. Xét duyệt chứng từ thanh toán trước khi ký duyệt

Câu 3:

1. Số dư tài khoản Tiền gửi ngân hàng vào 31/12/200X trên sổ cái là 126.000.000
2. Ký thác chưa được ghi nhận vào 31/12/200X là 158.000.000 (gồm 3 séc số, 305, 708 và 345)
3. Ngân hàng đã gửi giấy báo Có các khoản ký thác trên (trên sổ phụ ngân hàng tháng 1/200X+1)
như sau:
- Ngày 02/01/200X+1, séc số 305 trị giá 50.000.000
- Ngày 03/01/200X+1, séc số 708 trị giá 30.000.000
- Ngày 12/01/200X+1, séc số 345 trị giá 78.000.000

Dựa trên bảng chỉnh hợp cảu các tháng trước, Kiểm toán viên nhận thấy thời gian từ khi ký
thác đến khi ngân hàng báo có thường từ 3 đến 5 ngày.

Yêu cầu:

a. Hãy cho biết liệu có các sai phạm đối với khoản mục Tiền của công ty Sao Sáng không?
b. Cho biết động cơ của các sai phạm nêu trên (nếu có)?
c. Cho biết các thủ tục mà Kiểm toán viên cần thực hiện để phát hiện sai phạm (nếu có)?

a) Sai phạm ghi nhận:


- BCTC không hợp lí
- Doanh nghiệp kê khai tiền vào cuối niên độ (các khoản thu tiền của tháng 1 năm sau được ghi
nhận vào tháng 12 năm nay)
b) Động cơ sai phạm là nhằm cải thiện khả năng thanh toán và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp
c) Kiểm toán viên cần kiểm tra các chứng từ có liên quan đến séc số 345 nếu phát hiện việc ghi nhận
sai niên độ

Câu 4: Vì sao KTV thường kết hợp kiểm toán TSCĐ với chi phí sửa chữa và bảo trì. Nêu các thủ tục
kiểm toán cần tiến hành?

KTV thường kết hợp kiểm toán TSCĐ với kiểm toán chi phí sửa chữa và bảo trì vì 2 khoản này có liên hệ
mật thiết với nhau.

Bởi vì khi một khoản chi tiêu phát sinh liên quan đến 1 TSCĐ thì khoản này có thể được hạch toán làm
tăng giá trị của TSCĐ đó (vốn hóa), hoặc có thể được hạch toán vào chi phí sửa chữa bảo trì trong kỳ tùy
theo tính chất của chi phí và theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Do đó, sai phạm có thể xảy ra liên quan đến 2 khoản mục này là: thay vì hạch toán vào tài khoản TSCĐ,
đơn vị lại hạch toán vào tài khoản Chi phí sửa chữa và bảo trì, hoặc ngược lại. Ngoài ra, khi chi phí sửa
chữa và bảo trì tăng lên, có thể là do máy móc hư hỏng nhiều hoặc là do trong năm mua nhiều máy mới.

Thủ tục kiểm toán: KTV sẽ phân tích và kiểm tra tài khoản Chi phí sửa chữa và bảo trì nhằm phát hiện các
chi phí mua sắm TSCĐ nhưng lại hạch tài vào tài khoản Chi phí sửa chữa và bảo trì để giấu bớt lãi. Tương
tự, KTV cũng kiểm tra các khoản ghi tăng TSCĐ trong kỳ xem chúng có đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là
TSCĐ hay không, hay phải được ghi vào chi phí sửa chữa và bảo trì

Câu 5: Vì sao khi kiểm toán TSCĐ, KTV thường chú trọng nhiều đến kiểm toán các nghiệp vụ mua và
nhượng bán tài sản của niên đọ hơn là kiểm toán số dư đầu năm?

Trong trường hợp nào KTV sẽ chú trọng kiểm toán số dư đầu năm?
Khi số dư đầu năm của TSCĐ đã được kiểm toán trong năm trước, nên để xác định tính trung thực và
hợp lí của số dư cuối kỳ, KTV chỉ cần kiểm toán các nghiệp vụ mua và bán TSCĐ trong năm, nghĩa là giảm
phạm vi cần kiểm tra

- Kiểm toán viên chú trọng kiểm tra số dư đầu kỳ khi kiểm toán năm đầu tiên
- Hay khi có nghi ngờ là có sai phạm do kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ yếu kém

Câu 6: Kiểm toán viên Hùng được giao kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào
31/12/200X của Công ty BLUESKY. Công ty BLUESKY được thành lập cách đây 3 năm nhưng đây là năm
đầu tiên của báo cáo tài chính của họ được kiểm toán.

Qua tiếp xúc kiểm toán viên hùng được cô An - Kế toán trưởng cho biết người tiền nhiệm của cô đã
xử lý một số nghiệp vụ không đúng trong năm đầu tiên hoạt động của BLUESKY, cụ thể là đưa thẳng
vào chi phí nhiều khoản chi mua sắm tài sản mà lấy ra phải ghi vào tài sản cố định. Cô An cho biết
trong 2 năm qua, từ khi cô đảm nhiệm cương vị kế toán trưởng, loại sai sót đó không còn xảy ra nữa,
tuy nhiên bản thân cô cũng không tin tưởng số dư mà cô nhận bàn giao từ người tiền nhiệm.

Yêu cầu:

a. Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của các sai sót trước đây về tài sản cố định đến những khoản
mục cụ thể của các báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào 31/12/200X của Công ty
BLUESKY.
b. Ông Toàn, Giám đốc BLUESKY đề nghị kiểm toán viên Hùng không xem xét lại số dư đầu kỳ của
năm 200X. Theo anh (chị), kiểm toán viên Hùng có thể đồng ý với ông Toàn không? Tại sao?
c. Giả sử cuối cùng ông Toàn đồng ý cho kiểm toán viên Hùng mở rộng phạm vi kiểm tra số dư
của đầu kỳ của tài sản cố định, theo anh (chị), kiểm toán viên Hùng sẽ phải tiến hành những
thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về số dư đầu kỳ của tài sản cố định?

a) Sai sót của năm đầu tiên khi không ghi nhận các TSCĐ mà đưa thẳng vào chi phí sẽ ảnh hưởng đến
báo cáo tài chính của năm tài chính kết thúc 31/12/200X nếu các tài sản cố định này có thời gian
hữu dụng trên 3 năm. Cụ thể là:
- Tài sản cố định bị giảm xuống với số tiền bằng giá trị còn lại của các TSCĐ không được hạch
toán.
- Lợi nhuận chưa phân phối sẽ giảm tương ứng với số tiền trên.
- Chi phí sản xuất kinh doanh năm 200X sẽ bị thiếu chi phí khẩu hao của TSCĐ không được
hạch toán.
b) Nếu kiểm toán viên khủng không kiểm tra số dư đầu kỳ phạm vi kiểm toán sẽ bị giới hạn kiểm toán
viên hùng chỉ có thể đồng ý với ông Toàn khi:
- Các TSCĐ không được hạch toán có thời gian hữu dụng từ 3 năm trở xuống hoặc giá trị còn
lại của tài sản cố định này không trọng yếu. Lúc này, dù phạm vi kiểm toán bị giới hạn nhưng
không ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, nên kiểm toán viên Hùng vẫn có thể kiểm
toán như bình thường.
- Giới hạn về phạm vi kiểm toán trọng yếu nhưng chưa đủ dẫn đến ý kiến từ chối, kiểm toán
viên Hùng vẫn có thể nhận lời, tuy nhiên nên lưu ý ông Toàn về khả năng dẫn đến một báo
cáo kiểm toán với ý kiến loại trừ.
c) Các thủ tục kiểm toán cần thiết:
- Trường hợp này, số dư đầu kỳ của tài sản cố định có khả năng không đầy đủ. Do đó, kiểm
toán viên hùng còn ra soát lại các chi phí của các niên độ trước để phát hiện các chi phí cần
được ghi nhận vào tài sản; xem xét tình trạng hiện tại của tài sản để lựa chọn phương pháp
khấu hao phù hợp, qua đó xác định đúng giá trị còn lại
- Kiểm kê tài sản cố định trong đó kiểm toán viên cần chú ý những tài sản có giá trị lớn.
- Cần xem lại giá trị TSCĐ trên sổ sách đầu kỳ xem có được ghi nhận đúng vào các niên độ
trước và xác định một mức khấu hao phù hợp trong các năm trước không?

Câu 7: Một phần công việc kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Mẫn Ninh, kiểm toán viên Nợ
quyết định xác nhận một khoản phải trả người bán. Nợ thực hiện lựa chọn một số nhà cung cấp để
gửi thư xác nhận. Danh sách những nhà cung cấp có thể gửi thư xác nhận như sau:

Công ty Số dư cuối năm Tổng giá trị hàng mua trong năm
Đậy Công 1.980.000
Giang Bình 22.650 46.100
Lan Đông 65.000 75.000
Cung Ứng 19.000 212.300
Yêu cầu:

a. Theo anh (chị), Nợ nên lựa chọn 2 công ty nào trong số 4 công ty ở trên để gửi thư xác nhận?
Giải thích lựa chọn của anh (chị) trong quan hệ với mục tiêu kiểm toán khi gửi thư xác nhận
khoản phải trả người bán.
b. Nếu lợi nhuận bị khai khống thì sai phạm về nợ phải trả (nếu có) sẽ diễn ra như thế nào? Giải
thích?
a) Hai công ty được chọn để gửi thư xác nhận phù hợp trong trường hợp này là Đậy Công và Cung Ứng.
Mục tiêu của kiểm toán viên trong gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp là lựa chọn những tài khoản
với số dư lớn - được kiểm toán viên cho rằng chúng được ghi nhận bởi khách hàng. Mặt khác, kiểm
toán viên tiền kiếm những khoản phải trả chưa được ghi nhận hơn là cố gắng tìm kiếm một tỷ lệ lớn
của khoản phải trả người bán. Với những mục tiêu như vậy, 2 tài khoản phải trả được lựa chọn là
những tài khoản có giá trị lớn và chúng sẽ liên quan tới nghiệp vụ mua sắm có giá trị lớn trong năm
hơn là những nghiệp vụ vào thời điểm kết thúc năm tài chính - những nghiệp vụ (đơn lẻ) trong năm
này thường có giá trị tương đối nhỏ
b) Lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là doanh thu và chi phí. Lợi nhuận bị khai khống có thể là do:
- Doanh thu bị khai khống thường dẫn đến phải thu hay tiền cũng bị khai khống. Do đó, sai
phạm này thường không liên quan đến nợ phải trả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
doanh thu có thể bị khai khống do việc ghi nhận những khoản doanh thu chưa thực hiện của
kỳ sau; đồng thời doanh thu chưa thực hiện - là một khoản phải trả sẽ bị ghi thiếu.
- Chi phí khai thiếu: chi phí chủ yếu trong doanh nghiệp sản xuất, thương mại là giá vốn hàng
bán. Giá vốn hàng bán bị thiếu có thể do hàng mua vào bị khai thiếu, điều này làm cho Nợ
phải trả cho nhà cung cấp cũng bị khai thiếu. Ngoài ra, những chi phí khác như tiền lương
nhân viên, tiền điện thoại, nước,... nếu bị giấu bớt cũng có thể làm cho nợ phải trả bị khai
thiếu.
c) KTV quan tâm đến số dư nhưng vẫn phải xem giá trị mua hàng
- Hai khoản phải trả người bán được chọn để gửi thư xác nhận phù hợp trong trường hợp
này là đậy công và cung ứng. Mục tiêu của kiểm toán viên trong gửi thư xác nhận cho
NCC là lựa chọn những tài khoản với sô dư lớn- được kiểm toán viên cho rằng chúng
đuộc ghi nhận bởi khách hàng. Mặt khác, kiểm toán viên tìm kiếm những khoản phải trả
chưa được ghi nhận hơn là cố gắng tìm kiếm một tỷ lệ lớn của khoản phải trả người bá.
Với những mục tiêu như vật, hai tài khoản phải trả được lựa chọn là những tài khoản có
giá trị lớn và chúng sẽ liên quan tới nghiệp vụ mua sắm có giá trị lớn trong năm hơn là
những nghiệp vụ vào thời điểm kết thúc năm tài chính- những nghiệp vụ (đơn lẻ) trong
năm này thường có giá trị tương đối nhỏ.
Câu 8: Công ty là I&Y là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí. Kiểm toán viên Bình An
được giao nhiệm vụ kiểm toán doanh thu nhận trước và khoản phải thu khách hàng của I&Y. Doanh
thu nhận trước gồm cả phí hội viên trả trước của thành viên và các khoản phải thu bao gồm cả phí
thành viên nộp muộn. Dưới đây là những vấn đề có liên quan được An ghi lại trong cuộc thảo luận với
giám đốc của Công ty:

- Câu lạc bộ được thành lập cho mục đích giải trí của địa phương với 15.000 hội viên.
- Phí hội viên là 3.000.000 mỗi năm. Thành viên thường trả trước vào tháng 12 năm trước. Nếu
hội viên không thanh toán vào trước 31/12, Câu lạc bộ cho phép những hội viên dự bị (không
phải đóng phí) sử dụng phương tiện luyện tập trong thời gian 3 tháng. Sau đó, những phương
tiện luyện tập sẽ trả lại cho hội viên. Câu lạc bộ đã ghi nhận tiền của hội viên (chưa đóng phí)
là phải thu khách hàng. Sau 3 tháng, nếu hội viên không quay lại và đóng phí, kế toán sẽ xóa
số khoản phải thu này.
- Trong quá khứ, có khoảng 60% hội viên thưởng trả trước tiền phí hội viên, 20% số hội viên
thường thanh toán vào tháng 1, 15% hội viên sẽ thanh toán vào tháng 3 và khoảng 5% hội
viên không thanh toán tiền phí hội viên

Yêu cầu:

a. Anh (chị) hãy xác định 2 thủ tục kiểm toán có thể sử dụng để kiểm tra doanh thu nhận trước
vào 31/12
b. Anh (chị) hãy thiết kế 2 thủ tục có thể sử dụng để kiểm tra phải thu khách hàng vào 31/12?
a) Doanh thu chưa thực hiện:
 Thủ tục phân tích: Doanh thu chưa thực hiện nên bao gồm khoảng 50% của tất cả những
khoản phí hội viên. Vào thời điểm này, Công ty nên có số lượng hội viên chính xác để hỗ trợ
cho việc thực hiện thủ tục một cách hiệu quả.
 Thu thập thông tin chi tiết về những tính toán của công ty khách hàng đối với doanh thu
nhận trước và kiểm tra theo:
- Sự phù hợp của những giả thiết đã đặt ra khi tính toán.
- Tính chính xác của dữ liệu mà công ty khách hàng đã dựa vào đó để tính toán.
- Tính chính xác trong các phép tính số học khi thực hiện tính toán.
b) Khoản phải thu khách hàng:
- Thủ tục phân tích: Khoản phải thu khách hàng nên bao gồm khoảng 40% phí hội viên.
Điều này sẽ phụ thuộc vào những thông tin về kinh nghiệm thu tiền trong quá khứ thông
qua chỉ tiêu số vòng quay của khoản phải thu.
- Kiểm tra chi tiết những khoản nợ chưa thu tiền đối với các dữ liệu của hội viên nhằm
đảm bảo:
 Hội viên trên sổ đã là những hội viên có hiệu lực trong năm trước.
 Hội viên chưa thanh toán theo nghĩa vụ của họ.
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi nên được kiểm toán viên kiểm tra. Tuy nhiên, câu hỏi ở
đây phải chăng có khoảng 5% nợ không hy vọng có thể thu hồi vốn được ghi nhận vào
nợ phải thu khách hàng của Công ty (đây là nợ không đòi được hơn là nợ khó đòi). Để
kiểm toán dự phòng, thủ tục phân tích có thể được kiểm toán viên sử dụng hoặc kiểm
tra lại những tính toán về dự phòng của Công ty khách hàng trong quan hệ với tính
chính xác của dữ liệu, các giả thiết và tính chính xác trong tính toán cụ thể.

Câu 9: cho biết các nguyên nhân làm cho giá gốc HTK cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và
các thủ tục kiểm toán cần thực hiện nhằm xác định liệu giá trị thuần có thể thực hiện được có thể
thấp hơn giá gốc hay không ? thủ tục cần thực hiện để kiểm tra việc ước tính giá trị thuần có thể thực
hiện được đối với hàng tồn kho của đơn vị
- Các nguyên nhân làm giá gốc cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được

+HTK chậm luân chuyển

+HTK bị lỗi thời

+HTK bị hư hỏng

+Hàng bán bị giảm giá

+Hàng không còn chế tạo nữa

- Một số thủ tục KTV cần thực hiện


- Thực hiện được đối với hàng tồn kho của đơn vị

+giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK = giá bán ước tính – (chi phí ước tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ước tính để tiêu thụ sản phẩm)

+so sánh doanh thu bán hàng của từng mặt hàng với năm trước. liệt kê với các mặt hàng có
doanh sô giảm bất thường và kiểm tra sổ chi tiết của các mặt hàng này. Những mặt hàng tồn
kho lâu ngày (thường là trên 6 tháng) không bán được sẽ bị giảm giá làm giá trị thuần có thể
thực hiện được thấp hơn giá gốc.

+ phỏng vấn nhân viên bán hàng, thủ kho, nhân viên kỹ thuật để phát hiện hàng tồn kho
chậm luân chuyển hoặc hàng bán bị trả lại để sửa chữa và xem xét hiện tượng này có phổ
biến không. Phỏng vấn nahf quản lý về phương pháp xử lý, như là giảm giá bán hay ngưng
kinh doanh…

+khi chứng kiến kiểm kê, KTV cần chủ ý những mặt hàng có thể đã bị giảm giá trị, như bị bụi
bám (do tồn trữ lâu ngày không bán được), hàng hư hỏng, hàng bán bị trả lại do kém phẩm
chất, hàng gần hết hạn sử dụng… KTV cần ghi chú cẩn thận và điều tra xem liệu chúng có thể
bán được không và bán ước tính của các mặt hàng này.

+ xem hồ sơ kiểm toán năm trước để xem có mặt hàng nào mà giá trị thuần có thể thực hiện
được nhỏ hơn giá gốc hay không ? bởi lẽ nếu các mặt hàng này vẫn còn tồn ko đến cuối năm
nay, giá trị của chúng sẽ giảm đi nhiều

+đọc biên bản họp của hội đồng quản trị, báo cáo doanh thu xem có sự phê chuẩn liên quan
như cho phép giảm giá hàng bán., khuyến mãi, xử lý hàng chậm luân chuyển.
BÀI TẬP TỰ LUẬN (4 điểm)
Bài 1: KTV Ngọc được giao phụ trách kiểm toán khoản mục TSCĐ cho Công ty Thiên Tân cho niên độ kế
toán kế thúc vào ngày 31/3/200X.

Khi kiểm tra nguyên giá TSCĐ tăng trong năm, KTV đã thu thập thông tin từ sổ chi tiết tài khoản TSCĐ
– phần chi tiết máy móc thiết bị như sau:

Tài khoản 211 – Máy móc thiết bị

Ngày Diễn giải Tài khoản đối ứng Nợ Có


1/4/200X-1 Số dư đầu kỳ 100.000
31/5/200X-1 Mua máy mới (R16) 112 10.500
2/1/200X Mua máy mới (H23) 112 8.400
1/2/200X Mua máy mới (H24) 111 8.400
1/3/200X Mua máy mới (H25) 331 8.400

Khi kiểm tra các tài liệu có liên quan, kiểm toán viên nhận thấy phần lớn các nghiệp vụ ghi chép vào sổ
sách ké toán đều phù hợp với chứng từ gốc, ngoại trừ một hợp đồng mua thiết bị vào ngày
31/5/200X-1 với các chi tiết như sau:

- Giá mua 30.000.000.000


- Thuế VAT (5%) 1.500.000.000
- Tổng cộng 31.500.000.000
- Trả ngay 10.500.000.000
- Số còn nợ nhà cung cấp 21.000.000.000
- Lãi suất (8%/năm), 2 năm 3.360.000.000
- Tổng dư Nợ 24.360.000.000

Theo thỏa thuận, số dư Nợ cộng với lãi sẽ được thanh toán một lần khi nợ đến hạn. Tính đến
31/3/200X đơn vị vẫn chưa thực hiện bút toán nào để phản ánh số dư nợ và lãi nêu trên.

Được biết thời gian tính khấu hao của thiết bị là 5 năm, công ty áp dụng tính khấu hao theo phương
pháp đường thẳng và thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Yêu cầu: Hãy nhận diện các sai phạm trên sổ sách kế toán (nếu có) và đề nghị các bút toán điều chỉnh
cần thiết, biết rằng thiết bị này sử dụng cho hoạt động bán hàng.

Lời giải

 Công ty Thiên Tân đã ghi nhận sai nguyên giá TSCĐ mua ngày 31/5/200X+1.
Thực tế: 30.000.000.000
Sổ sách: 10.500.000.000
Chênh lệch: 19.500.000.000
nên chi phí khấu hao đã bị tính sai.
1. Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ và nợ phải trả:
N211 19.500.000.000
N133 1.500.000.000
3.360.000 .000 10
N635 1.400.000.000 (¿ × )
2 12
C331 22.400.000.000
2. Điều chỉnh chi phí khấu hao:
- Chi phí khấu hao phải trích:
10
30.000 .000.000 × 20 % × =5.000 .000.000 (a)
12
- Mức khấu hao đã trích:
10
10.500 .000.000 × 20 % × =1.750 .000.000 (b)
12
- Múc khấu hao cần phải trích thêm:
( a )−( b ) =3.250.000 .000
 Bút toán điều chỉnh:
N641 3.250.000.000
C214 3.250.000.000

Bài 2: KTV Hải được giao nhiệm vụ kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của Công ty vận tải
SaZo có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/20X6. Khi tiến hành so sánh số liệu chi phí khấu hao của đội
xe năm 20X6 với năm 20X5. Hải không thấy có sự biến động nào. Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ về
TSCĐ. Hải phát hiện có 2 xe vận tải đã khấu hao hết trong năm 20X6 nhưng vẫn tiếp tục trích khấu hao
đến cuối năm 20X6. Một chiếc TOYOTA thời gian tính khấu hao hết đúng vào ngày 31/05/20X6 và một
chiếc HINO là vào ngày 30/11/20X6. Được biết nguyên giá của xe TOYOTA là 600 triệu đồng, thời gian
khấu hao là 5 năm, còn xe HINO nguyên giá là 360 triệu đồng, thời gian khấu hao là 4 năm. Phương
pháp khấu hao là đường thẳng

Yêu cầu:

a) Hãy cho biết những khoản mục nào trên BCTC cần phải điều chỉnh với số tiền là bao nhiêu và
xu hướng điều chỉnh là tăng hay giảm?
b) Cho biết hai yếu tố mà KTV cần quan tâm nhiều khi kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ?

Ghi chú: Được biết thuế TNDN là 25%. Thời gian tính khấu hao với quy định của thuế.

Lời giải

a) Mức điều chỉnh giảm chi phí khấu hao:


600 triệu 7
- Xe TOYOTA: × =70 triệu
5 12
360triệu 1
- Xe HINO: × =7.5 triệu
4 12
Cộng: 77.5 triệu

Các khoản mục cần điều chỉnh:

 Bảng cân đối kế toán:


- Hao mòn lũy kế TSCĐ (214): -77.5 triệu
- Thuế phải nộp (333): +19.375 triệu
- Lợi nhuận sau thuế (421): +58.125 triệu
 Báo cáo kết quả kinh doanh:
- Giá vốn hàng bán: -77.5 triệu
- Chi phí thuế TNDN: +19.375 triệu
- Lợi nhuận sau thuế: +58.125 triệu
b) Hai yếu tố đó là:
- PP tính khấu hao: có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lợi cho doanh
nghiệp hay không và có được áp dụng nhất quán hay không
- Thời gian sử dụng hữu ích ước tính: có phù hợp với thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản hay không. Nếu thời gain hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh mức
khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.

Bài 3: Kiểm toán viên Long dược giao phụ trách kiếm tra khoản mục hàng tồn kho cho Công ty Truờng
Sinh cho niên độ kế toán kết thúc bào 30/09/200x. Trường Sinh kinh doanh máy vi tính và áp dung
phương pháp kè khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho và sử dụng phương pháp FIF0 để tính
giá hàng ton kho. Các thông tin kiểm toàn viên Long thu thập được về mặt hàng BQ của công ty như sau:
Số lượng hàng tồn kho vào 30/09/200X: 150 đơn vị Các thông tin thu thập từ số kế toán năm 200X như
sau: Số lượng mua (đơn vị) Số lượng bán (đơn vi) Ngày Giá mua (1.000đ) Giá bản (1.000đ) 2/9 3/9 đến
16/9 17/9 đến 30/9 1/10 đến 14/10 15/10 đến 28/10 29/10 đến 11/11 100 500 60 530 60 503 80 528 70
506 50 526 50 509 70 524 80 512 50 522 40 515 50 520

Tài liệu khác:

Chi phí bán hàng và quảng cáo ước tính: 3% doanh thu

Chi phí vận chuyển hàng bán uước tính: 2% doanh thu

Chi phí quản lý doanh nghiệp ước tính: 7%

doanh thu Yêu cầu: Hãy tính giá trị hàng tồn khi của mặt hàng BQ vào ngày 30/9/200X theo:

1. Giá gốc

2. Giá trị thuần có thể thực hiện được

3. Giá trị trình bày trên báo cáo tài chính theo VAS 02 - Hàng tồn kho Biết rằng kiếm toán viên đã kiểm
tra việc ghi chép chính xác niên độ và không phát hiện được sai phạm nào đối với hàng Hua và hàng bán.

HÌNH LƯU TRONG ĐIỆN THOẠI

BÀI 4: Bạn đang kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng của công ty CCL chuyên san xuất kẹo số
cô la. Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, trợ lý kiếm toán của ban báo cáo :" Trong các
thu xác nhận đã gửi cho 50 khách hàng thì có: a. P ư bị trả lại với lý do "tên người nhận không có ở địa
chi này b. thư xác nhận được gửi lại có ký tên, đóng dầu của don vị xác nhận nhưng cho biết là "đồng ý"
hay "không dồng ý" với số dư nợ phải thu vào ngày khỏa số".

Yêu cầu: Hãy cho biết ảnh hưởng của từng vấn để trên đến những mục tiêu kiếm toán (nêu rõ tên của
mục tiêu) và các thủ tục kiểm toán bố sung cần thực hiện (nếu có).

a) Mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng và thủ tục kiếm toán bố sung như sau: a) Khách hàng có thể
không có thực (ảnh hưởng đến mục tiêu hiện hữu) hoặc khách hàng đã giải thế (ảnh hưởng đến
mục tiêu đánh giá và phân bố). Thủ tục kiếm toán bổ sung:

Phỏng vấn nhân viên kế toán phụ trách nợ phải thu và kế toán trưởng về vấn đề này, xem khách hàng có
thay đổi địa chỉ hay không. Nếu có, gửi thư xác nhận lần 2 theo địa chỉ mới.

Kiểm tra các nghiệp vụ thu tiền sau ngày khóa sổ.

b) Kết quả chứng minh khách hàng là có thực, nhưng không có bằng về tính chính xác của số dư
(ảnh hưởng đến mục tiêu đánh giá ch và phan bổ). Thủ tục kiểm toán bổ sung:
Gửi thư xác nhận lần 2 để yêu cầu xác nhận cụ thể về các thông tin cần thiết.

Gọi điện thoại trực tiếp xác nhận nợ phải thu hàng tháng Kiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khóa số

BÀI 5: Kiểm toán viên Anh được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Doanh thu cho công ty Khiết Luân
chuyên sản xuất Chocolate cho niền đô kế toán kết thúc vào ngày 31 12/200X. Khi thực hiện thứ nghiêm
để kiểm tra tỉnh chinh xác thời khoá, kiểm toán viên Anh đã thu thập các phiếu xuất kho xung quanh
thới điểm khoá số như một công ty sau:

Ph Diễn giải Số lượng Ngày giao hàng 30/12/200X 10 Hoá đơn số Số tiến (1.000đ) 0.100 kg 0,100 kg
0,125 1 Choc bars 32.578 200.000 Easter eggs Picnic bars Snicker bars 748 15/12/200X 32.579 200.000
749 /1/200X+1 32.580 300.000 32.581 0.050 kg 0.200 kg 0.100 kg 0.175 kg 120.000 750 31/12/200X
32.582 500.000 Mars bars 1/1/200X+1 2/1/200X+1 29/12/200X 751 32.583 32.584 200.000 752 Star
bars 400.000 753 Galaxy bars

Các thông tin về việc chia cắt niên độ trên tài liệu kế toán cho thấy như sau:

Phiếu xuất kho cuối cùng của năm 200X là số 750, nghĩa là những phiếu xuất kho có số bằng và nhỏ hơn
750 đều đã ghì nhận là hàng xuất trong năm 200X.

Hoá đơn bản hàng cuối cùng của năm 200X số 32.581, như vậy những hoá đơn có số bằng và nhỏ hơn
32.581 đều phải ghi nhận vào doanh thu năm 200X.

Thông tin khác: o Giả trị của lượng hàng trên cá phiếu xuất kho là trọng yếu

o Không có hàng gửi bán vào cuối kỳ 6 Công ty ghi nhận doanh thu khi giao hàng

o Giá bán thường xác định bằng giá mua cộng với lãi gộp (Tỷ lệ lãi gộp là 25%)

o Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc hạch toán hàng tổn kho.

Yêu cầu: Kiểm tra việc khoá số đối với doanh thu, nhận xét và lập các bút toán để nghị điều chinh (nêu
có).

Doanh thu được ghi nhận khi giao hàng nhưng những thông tin của đề bài cho thấy:

-Phieu xuất kho số 749: giao hàng ngày 01/01/200X+1 nhưng đã ghi nhận doanh thu cho năm 200X. Nên
phải điều chỉnh giảm doanh thu và nợ phải thu vào ngày 31/12/200X.

-Phiếu xuất kho số 753: giao hàng ngày 29/12/200X nhưng ghi nhận doanh thu vào năm 200X+1. Do đó
cần điều chỉnh tăng doanh thu và nợ phải thu vào ngày 31/12/20ox

-Bút toán điều chỉnh đề nghị đối với doanh thu và nợ phải thu:

Đơn vị tính: 1.000đ

Định khoản Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quá kinh doanh
Nợ có Nợ có
1a Nợ Doanh thu 300.000 300.000
Có Khoản phải thu
1b-Nợ Hàng tồn kho Có Giá vốn 225.000 225.000
hàng bán
Điều chỉnh do khóa số sai
2a- Nợ Khoản phải thu 400.000 400.000
Có Doanh thu
Điều chỉnh do khóa số sai
1b-Nợ Giá vốn hàng bán 300.000 300.000
Có Hàng tồn kho
Điều chỉnh do khóa số sai

You might also like