You are on page 1of 7

TRẮC NGHIỆM KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1. Đánh giá chuyên biệt đúng vai trò quan trọng trong sự vận hành hệ
thống KSNB. Trường hợp sau đây không phù hợp với thực hiện đánh giá
chuyên biệt hệ thống KSNB:
A. Được thực hiện khi có thay đổi lớn về HĐKD, ban quản lý của tổ chức

B. Được thực hiện khi đánh giá thường xuyên cho thấy hệ thống KSNB có
nhiều vấn đề nảy sinh.
C. Được thực hiện khi các mục tiêu của tổ chức thay đổi trong quá trình hành
động
D. Hằng ngày, cần phải thực hiện để đảm bảo hệ thống KSNB luôn vận hành...
2. Sự chịu trách nhiệm đối với KSNB là một vấn đề rất quan trọng mà tổ
chức cần thúc đẩy nhằm bảo đảm cho hệ thống KSNB được vận hành hữu
hiệu. Yếu tố nào trong trong các yếu tố sau không có ảnh hưởng đến sự
chịu trách nhiệm của các thành viên trong một tổ chức đối với KSNB ?
A. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
B. Chính sách khen thưởng của tổ chức
C. Chuẩn mực đạo đức
D. Có sự lựa chọn phù hợp
3. Các lựa chọn phân công nhiệm vụ nào sau đây có thể giao cho một cá
nhân đảm trách?
A. Viết séc, thực hiện đối chiếu số liệu ngân hàng và giữ tiền mặt
B. Phê chuẩn đơn đặt hàng gửi cho người bán và lập báo cáo nhận hàng
C. Ghi sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả và phê chuẩn việc việc ghi nhận
khoản phải thu
D. Ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính

4. Cấu trúc quản trị tổ chức phải nhấn mạnh hai khía cạnh:
A. Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ
B. Hiệu quả hoạt động và trách nhiệm giải trình
C. Mục tiêu và chiến lược
D. Các quy định và sự tuân thủ

5. Điều nào không liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức
và kiểm soát nội bộ
A. Mỗi bộ phận cần thiết lập quá trình thu thập xử lý và cung cấp các thông tin
phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát ở chính bộ phận của mình và
các bộ phận khác,
B. Để thực hiện một mục tiêu nhất định cả năm thành phần của hệ thống kiểm
soát nội bộ đều cần phải được thiết lập và vận hành một cách đầy đủ, phù hợp
với mỗi mục tiêu.
C. Cam kết đối với các giá trị đạo đức cần được thiết lập trong tổ chức thông
qua việc ban hành và áp dụng các quy tắt đạo đức trong tất cả các bộ phận thuộc
cơ cấu tổ chức của đơn vị.
D. Trong mỗi bộ phận, quá trình nhận diện và đánh giá rủi ro cần được tiến
hành để đảm bảo nhận diện và phân tích đầy đủ các rùi ro gắn liền với hoạt
động của mình, làm cơ sở cho việc thiết lập các biện pháp đối phó rủi ro.

6. Ban quản lý thực hiện một kháo sát thường niên trong toàn bộ tổ chức
để thu thập các thông tin về các hành vi của nhân viên trong tổ chức. Kết
quả khảo sát có thể được sử dụng như là :
A. Một phần thông tin để thiết lập, phát triển, thực hiện và duy trì các hoạt động
kiểm soát của tổ chức.
B. Là một phần thông tin để phục vụ cho đánh giá rủi ro trong tổ chức.
C. Là một phần thông tin để phục vụ cho thành phần môi trường kiểm soát
trong tổ chức.
D. Tất cả vấn đề trên.
7. Trong quan hệ với khách hàng một đơn vị cung cấp các sđt, các để tiếp
nhận thông tin phản ánh của KH về chất lượng sản phẩm dvụ. Các thông
tin được thu thập và ghi nhận vào một CSDL của đơn vị. Thông qua đó,
nhà quản lí của đơn vị đánh giá xem các yếu tố kiểm soát có liên quan đến
quá trình tiêu thụ sp dvụ có đang đc vận hành hưu hiệu hay không. Những
vấn đề này liên quan đến thành phần nào của hệ thống KSNB:
A. Thông tin và trao đổi thông tin.
B. Đánh giá rủi ro và hoạt động giám sát.
C. Thông tin trao đổi thông tin và hoạt động giám sát.
D. Môi trường kiểm soát và thông tin.

8. Hoạt động kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong đối phó với các rủi ro
trong các hoạt động của một đơn vị. Hoạt động nào trong những hoạt động
sau là một hoạt động kiểm soát :
A. Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân
B. Thiết lập quy trình sản xuất khoa học
C. Kiểm tra chất lượng hàng hóa mua vào
D. Báo cáo về quá trình sản xuất sản phẩm thường xuyên

9. Hành động sau : Ban quản lý xem xét lại các dữ liệu và thông tin các
trường hợp vi phạm chuẩn mực đạo đức thu thập được thông qua các kênh
thông tin chung. Chủ yếu thể hiện mối quan hệ giữa :
A. Thành phần thông tin và hoạt động kiểm soát
B. Thành phần môi trường kiểm soát và trao đổi thông tin
C. Thành phần thông tin và trao đổi thông tin
D. Thành phần đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát

10. Trong một công ty cổ phần, một yếu tố quan trọng để bảo đảm hội đồng
quản trị hoạt động khách quan
A. Cơ cấu ban quản lý
B. Cơ cấu kiểm soát
C. Cơ cấu tổ chức của công ty
D. Cơ cấu hội đồng quản trị
11. Những người gian lận trong một tổ chức thường có ý định gian lận khi
có cơ hội. Vấn đề nào trong các vấn đề sau phản ánh cơ hội thực hiện gian
lận :
A. cá nhân cho rằng bị đánh giá thành tích không công bằng nên thực hiện gian
lận với suy nghĩ “ lấy lại những gì thuộc về mình ”
B. Cá nhân thực hiện đầu tư tài chính thất bại do vậy cần thực hiện gian lận để
bù đắp khoản lỗ
C. Cá nhân được giao một chỉ tiêu phù hợp với năng lực của mình.
D. Cá nhân được tạm ứng tiền của đơn vị để mua hàng cho đơn vị.

12. Tổ chức thiết lập tầm nhìn sứ mệnh lựa chọn chiến lược và thiết lập các
giá trị mà tổ chức theo đuổi. Đây là các khái niệm định hình nên cơ cấu của
tổ chức và hoạt động của tổ chức liên quan đến KSNB. Khái niệm nào có
quan hệ gần gũi với môi trường kiểm soát hơn cả
A. Chiến lược của tổ chức
B. Các giá trị cốt lỗi của tổ chức
C. tầm nhìn và sứ mệnh
D. Quy mô của tổ chức
13. Điều gì không đúng về kiểm toán độc lập?
A. Kiểm toán độc lập là một chủ thể bên ngoài tổ chức nên không phải là một
phần của hệ thống quản trị tổ chức.
B. Kiểm toán độc lập có các mục tiêu và phạm vi công việc …
C. Kiểm toán độc lập có mối liên hệ chặt chẽ với đánh giá hệ thống… của tổ
chức cũng như kiểm toán nội bộ.
D. Kiểm toán độc lập có chức năng xác minh và đưa ra ý kiến về tính trung thực
và hợp lý của BCTC của tổ chức.
14. Theo Donald R. Cressey vấn đề dẫn đến hành vi gian lận phát sinh là:
A. Người gian lận thực hiện hành vi gian lận chỉ khi chịu một áp lực lớn.
B. Người gian lận cần phải có cơ hội.
C. Người gian lận tìm thấy một lý do để biện hộ cho hành vi của mình.
D. Những người gian lận là những người có tính xấu từ nhỏ.
15. Thái độ nhà quản lý đối với rủi ro ảnh hưởng đến việc thiết lập KSNB
trong tổ chức:
A. Nếu nhà quản lí rất thận trọng đối với rủi ro thì tăng cường thiết lập KSNB.
B. Nếu nhà quản lí luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì càng cần thiết lập KSNB
đầy đủ.
C. Nếu nhà quản lí rất thận trọng đối với rủi ro thì chỉ thiết lập KSNB ở mức tối
thiểu.
D. Nếu nhà quản lí luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì không cần thiết lập
KSNB.
16. Trong một công ty cổ phần HĐQT thực hiện chức năng:
A. Hoạt động quản trị điều hành tác nghiệp.
B. Hoạt động quản trị chiến lược.
C. Cả hai hoạt động trên.
D. Không bao gồm hai hoạt động trên.
17. Điều nào không đúng về đánh giá rủi ro:
A. Đánh giá rủi ro là cơ sở cho việc thiết lập các hoạt động kiểm soát.
B. Đánh giá rủi ro bao gồm việc nhận diện và phân tích đánh giá về mức độ
nghiêm trọng của rủi ro.
C. Đánh giá rủi ro là hoạt động cần phải thực hiện thường xuyên.
D. Đánh giá rủi ro không liên quan đến môi trường kiểm soát.
18. Điều nào sau đây không đúng về hoạt động kiểm soát:
A. Hoạt động kiểm soát trực tiếp đối phó với các rủi ro trong khi các thành phần
khác trong hệ thống KSNB thì không như vậy.
B. Hoạt động kiểm soát không được thiết lập trong hệ thống thông tin của tổ
chức.
C. Đánh giá rủi ro là tiền đề để thiết lập hoạt động kiểm soát.
D. Các thủ tục kiểm soát thuộc hoạt động kiểm soát.
19. Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến tính hưu hiệu của kiểm soát nội
bộ. Không phải thông qua sự ảnh hưởng đến:
A. rủi ro mà KSNB đối phó
B. yếu tố con người
C. Cấu trúc quản lý của tổ chức
D. sự thiết lập và vận hành của tổ chức

20. Để đối phó với rủi ro, một đơn vị phải xác định các rủi ro cụ thể mà hệ
thống kiểm soát nội bộ đối phó. Xác định rủi ro mà hệ thống KSNB của
một đơn vị phải đối phó với các vấn đề sau đây:
A. Kế toán trưởng của đơn vị có trình độ yếu kém.
B. Đơn vị áp dụng một chính sách nhân sự không phù hợp.
C. Nhân viên mua hàng có thể đem hàng kém chất lượng về nhập kho.
D. Giá cả thị trường của nguyên liệu đàu vào biến động không ổn định.
21. Thủ tục kiểm soát nào sau đây giúp hạn chế hiệu quả hơn so vói các thủ
tục còn lại đối với rủi ro sau:
Số tiền phải thanh toán theo hóa đơn lớn hơn giá trị hàng thực nhập kho.
A. Đối chiếu giữa hóa đơn mua hàng với đơn đặt hàng.
B. Kiểm nhận hàng bởi một bộ phận có năng lực và độc lập với bộ phận mua
hàng.
C. Giao việc mua hàng cho thủ kho và kiểm nhận hàng giữa thủ kho và kế toán.
D. Kế toán kiêm nhiệm thủ kho để nắm rõ lượng hàng thực nhập và cần thanh
toán.
22. KSNB không bao giờ hoàn hảo. Vì:
A. Tổ chức có nguồn lực bị giới hạn
B. Tổ chức có HĐQT đa dạng
C. Tổ chức có quy mô lớn
D. Tổ chức có nhiều hoạt động chính.
23. Điền từ thích hợp: KSNB không phải là …. của tổ chức
A. Hoạt động bắt buộc phải có của tổ chức
B. Hoạt động mang tính hỗ trợ tổ chức.
C. Hoạt động chính
D. Hoạt động quan trọng của tổ chức
24. Tổ chức lựa chọn, phát triển và thực hiện các hoạt động đánh giá
thường xuyên và đánh giá chuyên biệt KSNB. Người thực hiện đánh giá
phải rất am hiểu về các yếu tố kiểm soát đơn vị. Khi thực hiện đánh giá
tính hữu hiệu một thủ tục kiểm soát cụ thể cần phải xem xét:
A. Sự hiện hữu, sự thiết kế, sự hữu hiệu của thủ tục kiểm soát tại thời điểm xem
xét.
B. Sự thiết kế và sự hiện hữu của thủ tục kiểm soát nội bộ
C. Sự hữu hiệu khi thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ
D. Sự thiết kế và sự vận hành hữu hiệu liên tục của thủ tục kiểm soát.
25. Mức rủi ro có thể chấp nhận được xác đinh phụ thuộc vào:
A. Khả năng phát sinh rủi ro
B. Mức độ tác động của rủi ro
C. Biện pháp đối phó với rủi ro.
D. Tầm quan trọng của mục tiêu.

You might also like