You are on page 1of 20

Bài 6: Kế toán trách nhiệm

BÀI 6 KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

Hướng dẫn học


Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu:
1. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên) (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Ngô Thế Chi (Chủ biên) (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
3. Võ Văn Nhị (Chủ biên) (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế TPHCM.
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 6 trong học phần Kế toán quản trị 2, nghiên cứu trách nhiệm của nhà quản trị các cấp
đối với nhà quản trị cấp trên như thế nào. Đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí,
doanh thu, lợi nhuận và đầu tư. Cách xác định giá thành sản phẩm theo phương pháp trực
tiếp và toàn bộ. Cách lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp xác định chi
phí. Cách lập báo cáo bộ phận và phân tích hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận từ đó
góp phần đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị. Đồng thời giới thiệu cho người học cách
phân bổ chi phí gián tiếp như thế nào để tính giá đúng, đủ các đối tượng chịu chi phí, từ
đó có các thông tin chính xác về kết quả và hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong
doanh nghiệp.
Mục tiêu
 Yêu cầu người học hiểu về khái niệm và cơ sở hình thành trung tâm trách nhiệm trong
doanh nghiệp.
 Đặc điểm và cách lập, phân tích báo cáo bộ phận.
 Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp và toàn bộ.
 Phân bổ chi phí gián tiếp.

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 1
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Tình huống dẫn nhập


Tập đoàn điện tử Sam Sung
Tập đoàn Sam sung là một tập đoàn đa quốc gia, đa lĩnh vực của Hàn Quốc có tổng hành dinh
đặt tại Samsung Town (Seoul). Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, được
khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ, tập đoàn này sẽ phát triển dòng sản phẩm Điện thoại
SS2015 cạnh tranh với iphone6 Plus của Apple. Tập đoàn thấy giá nhân công tại Việt Nam và dự
định sẽ đặt nhà máy sản xuất dòng sản phẩm này tại Việt Nam và theo kế hoạch sẽ thu được
khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, khi đặt nhà máy tại Việt Nam thì lãnh đạo tập đoàn đang băn
khoăn trụ sở chính tại Hàn Quốc rất khó trực tiếp điều hành công việc sản xuất tại Nhà máy. Do
vậy, phải thực hiện phân quyền quản lý.

1. Nếu các nhà quản trị cấp cao tại Hàn Quốc, trực tiếp điều hành nhà máy tại
Việt Nam, tập đoàn gặp thuận lợi và khó khăn gì?
2. Tập đoàn gặp khó khăn và thuận lợi gì khi phân quyền quản lý cho nhà quản
trị tại nhà máy đặt ở Việt Nam?
3. Các nhà quản trị cấp cao của tập đoàn tại Hàn Quốc làm thế nào để quản trị
tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam?

2 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

6.1. Khái niệm và phân loại các trung tâm kế toán trách nhiệm

6.1.1. Khái niệm trung tâm trách nhiệm


Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ
chức hoạt động mà nhà quản trị bộ phận chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình đối với
nhà quản trị cấp cao. Trong doanh nghiệp dựa trên cơ
sở phân cấp quản lý tài chính mà phát sinh nhiều loại
trung tâm trách nhiệm khác nhau như trung tâm chi phí
như phân xưởng, trung tâm doanh thu như cửa hàng,
trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư…
Trung tâm trách nhiệm được hình thành từ đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động của
từng doanh nghiệp và nó phụ thuộc và đặc điểm của hoạt động kinh doanh theo từng
ngành nghề cụ thể. Trung tâm trách nhiệm phát huy tác dụng khi cơ chế quản lý tài
chính được phân cấp cụ thể cho từng người, từng bộ phận gắn với trách nhiệm, nghĩa
vụ và quyền lợi trong từng hoạt động cụ thể. Báo cáo kết quả kinh doanh của từng bộ
phận gắn với trách nhiệm của từng nhà quản trị cụ thể có giá trị rất cao đối với hiệu
quả của các hoạt động trong hiện tại và tương lai. Một tổ chức hoạt động phân cấp
trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận: phòng, ban, phân xưởng… gắn với cơ chế tài
chính khen thưởng, xử phạt thích đáng sẽ là động lực quan trọng trong quá trình tổ
chức các hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong các tổ chức hoạt động khi phân cấp quản
lý tài chính mạnh mẽ, các nhà quản trị càng chủ động trong các quyết định điều hành
doanh nghiệp. Các nhà quản trị phát huy tính tư duy, sáng tạo trong các tình huống để
tạo ra cái mới. Khi đó nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về các quyết định trong
quyền hạn của mình. Tuy nhiên việc phân cấp quản lý tài chính cũng có những hạn
chế nhất định. Việc phân cấp quản lý tài chính dẫn đến sự độc lập tương đối giữa các
bộ phận. Khi nhà quản trị bộ phận đưa ra quyết định của bộ phận mình thường không
xem xét sự ảnh hưởng đến các bộ phận khác như thế nào. Mặt khác các bộ phận
thường quan tâm đến mục tiêu của bộ phận mình mà coi nhẹ mục tiêu của bộ phận gắn
với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Trong các tổ chức phân cấp quản lý tài
chính, mỗi một bộ phận thường được coi là một trung tâm trách nhiệm, sự hoạt động
của trung tâm gắn với trách nhiệm cụ thể của nhà quản trị.

6.1.2. Phân loại trung tâm trách nhiệm và nội dung kế toán
Trung tâm trách nhiệm rất đa dạng và phong phú, vì nó phụ thuộc vào đặc điểm của
hoạt động kinh doanh, phạm vi hoạt động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Song mỗi
một trung tâm trách nhiệm cụ thể thường gắn với một nhà quản lý để xác định rõ trách
nhiệm của các trung tâm trong việc tạo ra kết quả và hiệu quả kinh doanh chung của
toàn doanh nghiệp.
Thông thường trong các đơn vị trung tâm trách nhiệm thường được chia thành những
trung tâm sau:
 Trung tâm trách nhiệm chi phí. Trung tâm trách nhiệm chi phí thường được hình
thành tại các phân xưởng, đội sản xuất, tổ sản xuất gắn với trách nhiệm của quản
đốc phân xưởng, tổ trưởng tổ sản xuất, đội trưởng đội sản xuất. Mục tiêu của trung

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

tâm trách nhiệm chi phí là tối thiểu hóa chi phí. Đầu vào của trung tâm là các chỉ
tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, tiền công và tình hình sử
dụng máy móc thiết bị… có thể được đo bằng những thước đo khác nhau. Đầu ra
của trung tâm là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất như số lượng và chất lượng
sản phẩm, chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…
Kế toán trách nhiệm chi phí có nhiệm vụ kiểm soát các khoản mục và yếu tố chi
phí phát sinh theo các định mức và dự toán đã xây dựng. Lập các báo cáo chi phí
sản xuất, giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị. Phân tích sự biến động của các
định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung… Từ đó xác định những nguyên nhân ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp
nhằm giảm chi phí thấp nhất.
 Trung tâm trách nhiệm doanh thu. Trung tâm trách nhiệm doanh thu thường phát
sinh tại các bộ phận bán hàng như cửa hàng, siêu thị, phòng kinh doanh… Trung
tâm trách nhiệm doanh thu gắn với trách nhiệm của các cửa hàng trưởng, trưởng
bộ phận bán hàng, trưởng phòng kinh doanh. Mục tiêu của trung tâm doanh thu là
tối đa hóa doanh thu trên các thị trường. Đầu vào của trung tâm doanh thu đó là số
lượng và chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ chuẩn bị mang đi tiêu thụ. Đầu
ra của trung tâm đó là các chỉ tiêu doanh thu bán hàng, tổng số tiền thu về thể hiện
bằng thước đo giá trị.
Kế toán trách nhiệm doanh thu, lập báo cáo về doanh thu các mặt hàng, ngành
hàng, thị trường, thời gian… theo yêu cầu quản trị. Từ đó phân tích doanh thu của
từng mặt hàng, doanh thu theo thị trường, doanh thu theo cửa hàng, doanh thu theo
thời gian… để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu đưa ra các biện
pháp nâng cao doanh thu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
 Trung tâm đầu tư. Trung tâm đầu tư thường phát sinh tại phòng đầu tư, ban giám
đốc gắn với trách nhiệm là giám đốc doanh nghiệp, trưởng phòng đầu tư. Đầu vào
của trung tâm đầu tư đó là vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, vốn cho các
phương án… Đầu ra của trung tâm đó lợi nhuận thu về từ kết quả hoạt động kinh
doanh, các chỉ tiêu doanh thu và chi phí. Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm
đầu tư các nhà quản trị thường hay sử dụng chỉ tiêu ROI (return on investment).
Chỉ tiêu ROI được xác định như sau:
Lợi nhuận trước thuế + Lãi tiền vay
ROI =
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, sau một kỳ hoạt động kinh doanh hoặc kỳ vọng cho kỳ tới,
doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu sử dụng vốn càng tốt, thể hiện trình độ tổ chức các yếu
tố sản xuất của các nhà quản trị.
Khi viết công thức tính ROI, ta có thể triển khai dưới dạng:
Lợi nhuận Doanh thu
ROI = 
Doanh thu Vốn kinh doanh bình quân
Khi viết công thức ROI theo cách này sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sức
sinh lời của vốn đầu tư của một trung tâm đầu tư.

4 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Hệ số lợi nhuận trên doanh thu được gọi là lãi trên doanh thu (sales margin). Chỉ
tiêu này cho biết khi thực hiện được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp đạt được
mức lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm của một đồng doanh thu.
Ngoài chỉ tiêu ROI, dùng để đánh giá hiệu quả của một trung tâm đầu tư, ta còn sử
dụng chỉ tiêu thu nhập thặng dư (residual income – RI).
Thu nhập thặng dư được định nghĩa là chênh lệch giữa lợi nhuận của một trung
tâm đầu tư và mức lợi nhuận để đạt được tỷ lệ sinh lời tối thiểu tính theo vốn đầu
tư (giá sử dụng vốn của trung tâm đầu tư).
Thu nhập thặng dư (RI) là một chỉ tiêu tuyệt đối, không giống như ROI là một chi
tiêu tương đối. RI thực chất là lợi nhuận còn lại của một trung tâm đầu tư sau khi
loại trừ chi phí sử dụng vốn đầu tư.
RI của một phương án lớn hơn không (0), dự án sẽ được chấp nhận vì nó làm tăng
tổng RI của trung tâm đầu tư. Rất nhiều nhà quản lý cho rằng thu nhập thặng dư -
RI là một công cụ đánh giá hữu hiệu của trung tâm đầu tư. RI thúc đẩy các nhà
quản lý thực hiện đầu tư có lợi tính trên tổng thể của tổ chức, đảm bảo tính phù
hợp giữa mục tiêu của các đơn vị với mục tiêu chung của tổ chức.
Nhược điểm cách tính thu nhập thặng dư có một điểm hạn chế là hiệu quả hướng
về các bộ phận lớn thường có thu nhập thặng dư cao hơn các bộ phận có quy mô
nhỏ, và dĩ nhiên không phải vì chúng được điều hành tốt hơn mà chỉ đơn giản là vì
vốn được sử dụng nhiều hơn. Để minh họa, chúng ta xem xét số liệu về thu nhập
thặng dư của hai trung tâm đầu tư X và Y sau:
Bộ phận X và Bộ phận Y:
Chỉ tiêu X Y
Thu nhập thặng dư 20.000 15.000
Vốn đầu tư 100.000 25.000

Thu nhập thặng dư cao hơn là do quy mô vốn của nó lớn hơn chứ không phải do
chất lượng quản lý tốt hơn. Bộ phận Y có quy mô nhỏ hơn nhưng được quản lý tốt
hơn vì nó có khả năng sinh ra thu nhập thặng dư gần bằng với thu nhập thặng dư
của bộ phận X chỉ với số vốn bằng 1/4 vốn đầu tư của bộ phận X. Nói tóm lại,
ROI và RI đều có những hạn chế nhất định trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động
của các trung tâm đầu tư có qui mô khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ sử
dụng phối hợp cả hai phương pháp đánh giá này. Ngoài ra, những tiêu chuẩn đánh
giá khác, bao gồm cả những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính như mức tăng
trưởng doanh thu, thị phần… có thể kết hợp sử dụng.

6.1.3. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm


Trong nội dung hệ thống kế toán trách nhiệm, báo cáo kế toán là phương tiện quan
trọng để cung cấp thông tin, xác định trách nhiệm cụ thể của các nhà quản trị đối với
từng bộ phận mà mình quản lý.
Để cấp quản trị cao nhất trong một tổ chức có thể nắm được toàn bộ tình hình hoạt
động của bộ phận, định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ cấp thấp báo cáo lên cấp cao
hơn trong hệ thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của trung tâm trong một kỳ gọi
là báo cáo thực hiện trách nhiệm.

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 5
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Một báo cáo thực hiện trình bày các số liệu dự toán, thực tế và số chênh lệch những
chỉ tiêu tài chính chủ yếu phù hợp theo từng loại trung tâm trách nhiệm. Thông qua
các báo cáo thực hiện, nhà quản trị bằng các kỹ thuật nghiệp vụ sẽ kiểm soát được các
hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả.
Các loại báo cáo kế toán trách nhiệm:
 Đối với trung tâm chi phí: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí, giá thành sản phẩm…
 Đối với trung tâm doanh thu: Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu theo yêu cầu
quản trị.
 Đối với trung tâm lợi nhuận: Báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp.
 Đối với trung tâm đầu tư: Báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp, chỉ tiêu
ROI và RI.
Sự vận động thông tin trong hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm:
Trình tự báo cáo thông tin trong hệ thống kế toán trách nhiệm bắt đầu từ cấp quản trị
thấp nhất trong tổ chức cho đến cấp quản trị cao nhất.

6.2. Báo cáo bộ phận và phân tích báo cáo bộ phận

6.2.1. Khái niệm và đặc điểm của báo cáo bộ phận


Trong bất cứ một tổ chức hoạt động kinh doanh nào đều bao gồm các bộ phận cấu
thành, mỗi một bộ phận đó thường gọi là một trung tâm trách nhiệm gắn với các
nhiệm vụ kinh doanh và cơ chế tài chính cụ thể. Để đánh giá trách nhiệm của các bộ
phận thường thông qua việc phân tích báo cáo bộ phận
sau một kỳ hoạt động hoặc dự đoán các chỉ tiêu kinh tế
cho kỳ tới.
Báo cáo bộ phận hay còn gọi là Báo cáo kết quả kinh
doanh bộ phận nhằm phản ánh doanh thu, chi phí và
kết quả của từng bộ phận, cung cấp thông tin cho các
nhà quản trị để đưa ra quyết định phù hợp.
Bộ phận của doanh nghiệp có thể được hiểu là sản
phẩm, dịch vụ, nhóm mặt hàng, cửa hàng, thị trường,
phân xưởng, thời gian…
Ví dụ: Báo cáo tình hình chi phí sản xuất, giá thành sản xuất sản phẩm của phân
xưởng nhằm đánh giá trách nhiệm của các cấp quản trị phân xưởng như quản đốc, đội
trưởng đội sản xuất. Báo cáo doanh thu của các cửa hàng, các thị trường, ngành hàng
nhằm đánh giá trách nhiệm của cửa hàng trưởng, phụ trách bán hàng. Báo cáo bộ phận
của dịch vụ kinh doanh nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của các trưởng
bộ phận từ đó đưa ra quyết định đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất…
Báo cáo bộ phận thường có những đặc điểm sau:
 Báo cáo bộ phận thường lập theo cách ứng xử của chi phí. Phân chia chi phí của
doanh nghiệp thành biến phí và định phí, trong định phí chia thành định phí trực
tiếp và định phí chung. Việc xây dựng báo cáo này có tác dụng trong việc phân
tích nhanh các thông tin nhằm đưa ra quyết định phù hợp.

6 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

 Báo cáo bộ phận thường lập ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau, ở nhiều phạm vi
khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin của các cấp quản trị và đặc
điểm của hoạt động kinh doanh cụ thể của từng cấp. Thông thường cấp quản trị thấp
thì báo cáo bộ phận càng chi tiết, mức chi tiết giảm dần khi ở cấp quản trị cao.
Ví dụ: Báo cáo bộ phận của từng phân xưởng thường được lập theo từng sản phẩm,
từng tổ sản xuất nhằm cung cấp thông tin cho quản đốc phân xưởng về tình hình sản
xuất các sản phẩm và từng tổ sản xuất để có các quyết định phù hợp. Nhưng báo cáo
bộ phận của doanh nghiệp thường lập theo từng phân xưởng, thị trường tiêu thụ để
cung cấp cho giám đốc doanh nghiệp biết được tình hình sản xuất của các phân
xưởng, tiêu thụ trên các thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp.
 Báo cáo bộ phận thường được lập theo một trong ba tiêu thức: Nội dung kinh tế
của các hoạt động, địa điểm phát sinh và thời gian hoạt động. Trong một số trường
hợp báo cáo bộ phận xây dựng có thể kết hợp đồng thời cả 3 tiêu thức trên.
 Báo cáo bộ phận không chỉ phản ánh chi phí trực tiếp phát sinh ở bộ phận mà còn
bao gồm cả những khoản chi phí chung được phân bổ nằm ngoài tầm kiểm soát
của người quản lý cấp đó. Ví dụ: Báo cáo bộ phận của các chi nhánh còn bao gồm
cả các khoản chi phí của công ty được phân bổ.
 Báo cáo bộ phận nhằm cung cấp thông tin cho nội bộ trong từng cấp, doanh
nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp.

6.2.2. Phân tích báo cáo bộ phận


Một doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận hoạt động
khác nhau. Để đánh giá chính xác kết quả và hiệu quả
của toàn doanh nghiệp cần phân tích các báo cáo bộ
phận. Trong quá trình phân tích cần thấy rõ được mối
quan hệ mật thiết giữa các bộ phận ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh.
 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của các bộ phận. Doanh thu bán hàng,
lợi nhuận góp đó là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của
từng bộ phận. Song chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của các bộ
phận đó là số dư bộ phận hay lợi nhuận bộ phận.
Số dư bộ phận là phần chênh lệch giữa lợi nhuận góp và định phí trực tiếp của
các bộ phận. Đây chính là lợi nhuận của các bộ phận. Chỉ tiêu này phản ánh quy
mô kết quả kinh doanh của từng bộ phận và là nhân tố quan trọng đóng góp lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư mở
rộng, thu hẹp kinh doanh, giải thể... nhằm để nâng cao hiệu quả kinh doanh chung
cho doanh nghiệp.
Nếu số dư bộ phận nào đó mà bị âm thì cấp quản lý cao hơn cần xem xét và có
quyết định nên tiếp tục duy trì, hay chấm dứt hoạt động hoặc có biện pháp cải
thiện hoạt động nhằm nâng cao kết quả của hoạt động này.
 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các bộ phận. Tỷ lệ lợi nhuận góp là
chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp.

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 7
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Chỉ tiêu này cho biết các bộ phận thu được 1 đồng doanh thu thì trong đó có bao
nhiêu đồng thuộc về lợi nhuận góp và chi phí khả biến. Chỉ tiêu này càng cao càng
hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tỷ lệ số dư bộ phận là tỷ số giữa số dư bộ phận và doanh thu của bộ phận đó. Chỉ
tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, cho biết các bộ phận thu
về 1 đồng doanh thu thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong trường hợp
các bộ phận đều tăng một mức doanh thu như nhau, bộ phận nào có tỷ lệ số dư bộ
phận cao thì tốc độ tạo ra lợi nhuận nhanh hơn, đó là nhân tố quan trọng để các nhà
kinh doanh lựa chọn đưa ra các phương án tối ưu. Ngoài ra để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của các bộ phận ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ số dư bộ phận so với
chi phí, so với biến phí và định phí, tùy theo mục tiêu của quá trình phân tích.
Phân tích báo cáo bộ phận theo doanh thu. Doanh thu trên các báo cáo có thể phân
tích theo nhiều tiêu chức khác nhau. Doanh thu có thể phân chia theo phạm vi hay
mức độ hoạt động, theo khu vực tiêu thụ, từng loại sản phẩm, dây truyền sản xuất,
thời gian tiêu thụ. Mục đích chính của việc phân chia này là giúp các nhà quản lý thấy
rõ được mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận ở từng mức hoạt động hay
từng phạm vi kinh doanh khác nhau. Từ đó các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng
đắn trong kinh doanh.
Ví dụ 1: Công ty Thương mại “Hấp Dẫn” kinh doanh 2 dịch vụ cơ bản là ăn uống và
massage. Trong dịch vụ ăn uống có 2 bộ phận kinh doanh nhỏ đó là ăn nhanh và giải
khát. Các số liệu do kế toán tập hợp trong kỳ như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Yêu cầu: Hãy lập các báo cáo bộ phận theo từng cấp quản trị.
Số liệu của toàn công ty:
Chỉ tiêu Dịch vụ massage Dịch vụ ăn uống

Doanh thu tiêu thụ 300.000 200.000

Biến phí 150.000 80.000

Biến phí sản xuất 120.000 60.000

Biến phí khác 30.000 20.000

Chi phí cố định trực tiếp 90.000 80.000

Chi phí cố định chung 25.000

Các số liệu của dịch vụ ăn uống:


Chỉ tiêu Ăn nhanh Giải khát
Doanh thu tiêu thụ 125.000 75.000
Biến phí 55.000 25.000
Biến phí sản xuất 40.000 20.000
Biến phí khác 15.000 5.000
Chi phí cố định bộ phận 40.000 30.000
Chi phí cố định chung 10.000

Bài giải: Báo cáo bộ phận của công ty theo dịch vụ (đơn vị tính: 1.000 đồng)

8 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Chi tiết theo dịch vụ


Toàn doanh
Chỉ tiêu
nghiệp
Massage Ăn uống

Doanh thu tiêu thụ 500.000 300.000 200.000

Biến phí 230.000 150.000 80.000

Biến phí sản xuất 180.000 120.000 60.000


Biến phí khác 50.000 30.000 20.000
Lợi nhuận góp 270.000 150.000 120.000
Định phí bộ phận 170.000 90.000 80.000
Lợi nhuận bộ phận (số dư bộ phận) 100.000 60.000 40.000
Định phí chung 25.000
Lợi nhuận 75.000

Báo cáo bộ phận của dịch vụ ăn uống theo bộ phận


Chi tiết
Chi tiêu Tổng
Ăn nhanh Giải khát
Doanh thu tiêu thụ 200.000 125.000 75.000
Biến phí 80.000 55.000 25.000
Biến phí sản xuất 60.000 40.000 20.000
Biến phí khác 20.000 15.000 5.000
Lợi nhuận góp 120.000 70.000 50.000
Định phí bộ phận 70.000 40.000 30.000
Lợi nhuận bộ phận (số dư bộ phận) 50.000 30.000 20.000
Định phí chung 10.000
Lợi nhuận 40.000

Nhận xét: Căn cứ vào báo cáo bộ phận của toàn Công ty, ta thấy dịch vụ massage
đóng góp số dư bộ phận cao hơn dịch vụ ăn uống là: 20.000, chứng tỏ lợi nhuận của
doanh nghiệp chủ yếu do dịch vụ massage tạo ra. Mặt khác ta thấy tỷ lệ số dư bộ phận
của dịch vụ massage: 60.000/300.000 = 0,2; tỷ lệ số dư bộ phận của dịch vụ ăn uống:
40.000/200.000 = 0,2. Ta thấy tỷ lệ số dư bộ phận của 2 dịch vụ là như nhau, trong
trường hợp cùng tăng một mức doanh thu thì tốc độ tạo ra lợi nhuận của 2 bộ phận là
như nhau.
Nếu xét trong phạm vi dịch vụ ăn uống thì bộ phận ăn nhanh đóng góp số dư bộ phận
là 30.000, bộ phận giải khát đóng góp số dư bộ phận là 20.000, như vậy lợi nhuận của
dịch vụ ăn uống chủ yếu do bộ phận ăn nhanh tạo ra. Mặt khác ta thấy tỷ lệ số dư bộ
phận của bộ phận ăn nhanh là: 30.000/125.000 = 0,24; tỷ lệ số dư bộ phận của bộ
phận giải khải là 20.000/75.000 = 0,267. Như vậy tỷ lệ số dư bộ phận của dịch vụ giải
khát cao hơn ăn nhanh. Trong trường hợp cùng tăng một mức doanh thu thì dịch vụ
giải khát có tốc độ tạo ra lợi nhuận nhanh hơn.

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 9
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

6.3. Phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận

6.3.1. Sự cần thiết phải phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì không chỉ có các bộ phận
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, mà còn có các bộ phận phục vụ cùng hỗ trợ để
sản xuất ra sản phẩm. Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng
nội bộ doanh nghiệp. Để hoạt động, bộ phận này cũng phát sinh các chi phí. Các chi
phí này mặc dù không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chính nhưng có
ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, chúng được coi là một
phần của chi phí sản xuất hay thực hiện dịch vụ. Do vậy để đánh giá chính xác giá
thành, kết quả của sản phẩm, dịch vụ cần phải lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí
phục vụ cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, góp phần nâng cao độ tin cậy của các
quyết định. Ví dụ: Công ty may thường có các phân
xưởng sản xuất chính đó là phân xưởng cắt, phân
xưởng may và đóng gói tạo ra các sản phẩm may mặc.
Bên cạnh đó còn có các bộ phận sản xuất phụ như tổ
cơ khí, tổ điện có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho
các phân xưởng sản xuất chính để tạo ta sản phẩm. Do
vậy muốn đánh giá chính xác kết quả và hiệu quả kinh
doanh của các sản phẩm cần phải phân bổ chi phí của bộ phận sản xuất phụ như tổ cơ
khí, tổ điện cho các phân xưởng cắt, may và đóng gói.

6.3.2. Nguyên tắc và hình thức phân bổ chi phí gián tiếp
Việc phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận là cần thiết nhưng phải tuân theo một
nguyên tắc nhất định, để không ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá kết quả và hiệu
quả của các hoạt động tác động tới các quyết định kinh doanh. Do vậy trước khi phân
bổ chi phí gián tiếp cần lựa chọn những tiêu thức khoa học nhằm đảm bảo độ chính
xác của các khoản chi phí cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp
thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
trực tiếp, thời gian lao động, diện tích mặt bằng sử dụng, số kw điện sử dụng, trọng
lượng vận chuyển, số công nhân sản xuất…
 Tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường dựa trên những cơ sở khoa học sau:
o Tiêu thức đó phải đảm bảo tính đại diện của chi phí cần phân bổ, có nghĩa là
khi sử dụng tiêu thức đó độ chính xác của chi phí sẽ cao hơn lựa chọn các tiêu
thức khác. Do vậy, cần phải hiểu biết bản chất của chi phí phát sinh từ đâu,
những nhân tố nào tác động tới, khi đó mới lựa chọn được tiêu thức phân bổ
khoa học.
Ví dụ 2: Công ty Thương Mại X kinh doanh máy tính, trong tháng công ty mua
của nhà cung cấp Y 2 loại máy tính, giá hóa đơn giá trị gia tăng ghi như sau:
 Máy tính để bàn MT 21: 20 cái  7 triệu đồng/cái
 Máy tính xách tay XT 22: 20 cái  16 triệu đồng/cái
 Khối lượng của máy tính để bàn MT 21 là 8 kg/cái, khối lượng máy tính
xách tay XT 22 là 2 kg/cái.
 Chi phí vận chuyển cho cả 2 loại máy tính trên hết 3,2 triệu đồng.

10 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Hãy lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp trên.
Như vậy, theo ví dụ trên ta có 3 tiêu thức phân bổ chi phí vận chuyển cho từng
loại máy tính: Số lượng từng loại máy tính mua, giá trị của từng loại máy tính,
khối lượng của từng loại máy tính. Trong 3 tiêu thức trên thì tiêu thức khối lượng
của từng loại máy tính là tiêu thức có tính đại diện của chi phí vận chuyển phát
sinh, do vậy đảm bảo khoa học nhất, vậy nó là tiêu thức cần được chọn.
o Tiêu thức lựa chọn phân bổ cần thuận tiện cho quá trình tính toán và thống nhất
trong cả một kỳ hạch toán.
 Ngoài những cơ sở khoa học trên, trong quá trình phân bổ chi phí gián tiếp ta cần
xem xét mối quan hệ của chi phi cố định với từng bộ phận và định phí chung.
Ví dụ: Chi phí của bộ phận bảo dưỡng máy tính
được phân bổ theo tiêu thức số máy sử dụng của
mỗi phòng trong doanh nghiệp. Chi phí giấy bút
phục vụ công việc thì được phân bổ theo số người
làm việc của các phòng, ban.
Hình thức phân bổ chi phí gián tiếp. Xuất phát từ
đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác
nhau, yêu cầu của quá trình hạch toán, trình độ của các chuyên gia kế toán. Trong
thực tế có 2 hình thức phân bổ chi phí gián tiếp: Phân bổ trực tiếp và phân bổ
nhiều bước:
o Hình thức phân bổ trực tiếp: Theo hình thức này chi phí phát sinh sẽ phân bổ
thẳng cho các đối tượng chịu chi phí thông qua những tiêu thức phù hợp. Như
vậy trong doanh nghiệp chi phí này chỉ phân bổ cho hoạt động kinh doanh
chính mà không phân bổ cho bộ phận phục vụ khác cho dù bộ phận đó có sử
dụng dịch vụ.
Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác chưa cao,
có thể ảnh hưởng đến kết quả thực chất của hoạt động kinh doanh bộ phận.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp X kinh doanh 2 mặt hàng A và B có doanh thu trong
tháng là 150.000.000 đồng và 250.000.000 đồng. Chi phí thuê lái xe và xăng
dầu để vận chuyển hàng và đón khách của doanh nghiệp là 12.000.000 đồng
mỗi tháng. Hãy phân bổ chi phí này theo phương pháp trực tiếp.
Bài giải: (đơn vị tính: 1000 đồng)
Do đưa đón khách hàng là trách nhiệm của bộ phận quản lý nên chi phí đưa
đón này được tính vào bộ phận quản lý. Nhưng theo phương pháp trực tiếp thì
chi phí này không cần phân bổ cho bộ phận quản lí nên ta chọn tiêu thức doanh
thu để phân bổ cho hai mặt hàng kinh doanh A và B.
Chi phí phân bổ cho mặt hàng A = 12.000  150.000/400.000 = 4.500
Chi phí phân bổ cho mặt hàng B = 12.000  250.000/400.000 = 7.500
Ví dụ 4: Một công ty có 2 bộ phận phục vụ là A và B, 2 bộ phân chức năng là X
và Y. Bộ phận A được phân bổ theo số giờ lao động, bộ phận B được phân bổ theo
diện tích mặt bằng sử dụng. Biết các thông tin sau (đơn vị tính: 1.000 đồng).

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 11
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Chi tiêu A B X Y
Chi phí kinh doanh 100.000 250.000 800.000 2.000.000
Số giờ lao động (h) 4.000 16.000 30.000
2
Diện tích sử dụng (m ) 200 1.000 3.000

Yêu cầu: Hãy phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo phương pháp trực tiếp.
Bài giải (đơn vị tính: 1.000 đồng).
Theo phương pháp trực tiếp thì chi phí giữa các bộ phận phục vụ không cần
phân bổ cho nhau. Do vậy ta có số liệu sau:
Chi phí của bộ phận A phân bổ cho X là:
100.000  16.000/(16.000 + 30.000) = 34.780
Chi phí của bộ phận A phân bổ cho Y là: 100.000 – 34.780 = 65.220
Chi phí của bộ phận B phân bổ cho X là: 250.000  1.000/(1.000 +3.000) = 62.500.
Chi phí của bộ phận B phân bổ cho Y là: 250.000 – 62.500 = 187.500
Ta lập bảng chi phí của các bộ phận chức năng sau khi phân bổ:
Chỉ tiêu Tổng X Y
Chi phí kinh doanh ban đầu 2.800.000 800.000 2.000.000
Chi phí của A phân bổ 100.000 34.780 65.220
Chi phí của B phân bổ 250.000 62.500 187.500
Chi phí kinh doanh sau phân bổ 3.150.000 897.280 2.252.720

o Hình thức phân bổ nhiều bước (phân bổ bậc thang). Theo hình thức này chi
phí được phân bổ từ bộ phân có mức độ phục vụ nhiều nhất đến bộ phận có
mức độ phục vụ ít nhất. Như vậy các chi phí luân chuyển nội bộ được thừa
nhận. Hình thức này có ưu nhược điểm là chính xác hơn nhưng công việc tính
toán phức tạp.
Ví dụ 5: Cũng theo số liệu bài trên. Hãy phân bổ chi phí bộ phận phục vụ cho
các bộ phận chức năng theo phương pháp bậc thang.
Bài giải: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
Nếu áp dụng phương pháp bậc thang thì chi phí của bộ phận A cũng phải phân
bổ cho bộ phận B và ngược lại. Và do bộ phận B có chi phí lớn hơn nên sẽ
được phân bổ trước.
Chi phí của bộ phận B phân bổ cho X là:
250.000  1.000/(1.000 + 3.000 + 200) = 59. 524
Chi phí của bộ phận B phân bổ cho Y là: 250.000  3.000/4200 = 178.571
Chi phí của bộ phận B phân bổ cho A là: 250.000  200/4.200 = 11.905
Tổng chi phí của bộ phận A sau khi được phân bổ từ B là:
100.000 + 11.905 = 111.905
Chi phí của bộ phận A phân bổ cho X là:
111.905  16.000/(16.000 + 30.000 + 4.000) = 35.810

12 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Chi phí của bộ phận A phân bổ cho Y là:


111.905  30.000/50.000 = 67.143
Chi phí của A phân bổ cho B là: 111.905  4.000/50.000 = 8.952
Ta lập bảng chi phí sau phân bổ:
Chi tiêu Tổng X Y A B

Chi phí kinh doanh


trước khi phân bổ 3.150.000 800.000 2.000.000 100.000 250.000

Chi phí của bộ phận B


phân bổ 59.524 178.571 11.905

Chi phí của bộ phận A


phân bổ 35.810 67.143 8.952

Chi phí kinh doanh sau


khi phân bổ 895.334 2.245.714

6.4. Phương pháp xác định chi phí và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh lập
theo các phương pháp xác định chi phí

6.4.1. Các phương pháp xác định chi phí


 Phương pháp xác định chi phí trực tiếp. Theo phương pháp xác định này, chỉ có
những chi phí của quá trình sản xuất trực tiếp biến động theo hoạt động sản xuất
mới được xem là chi phí sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất theo phương pháp này
gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và biến phí sản xuất
chung. Như vậy theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, giá thành sản xuất
sản phẩm chỉ bao gồm biến phí sản xuất. Phần định phí sản xuất được xem như là
chi phí thời kỳ giống như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Những khoản chi phí này được tính hết vào chi phí trong kỳ, do đó tổng chi phí
tăng, lợi nhuận giảm so với phương pháp toàn bộ. Phần định phí sản xuất không
được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm. Nếu có sản phẩm tồn kho thì trị
giá của hàng tồn kho cũng không bao gồm các khoản chi phí trên vì khoản chi này
liên quan nhiều đến khả năng sản xuất hơn là việc tiêu thụ trong kì.
 Phương pháp xác định chi phí toàn bộ. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí có
liên quan đến quá trình sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Như vậy theo phương pháp này
giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm cả biến phí và định phí. Định phí sản xuất
chung được trừ dần theo số lượng sản phẩm tiêu thụ. Bất kỳ sản phẩm nào còn tồn
kho đều có chứa định phí sản xuất chung. Do vậy, lợi nhuận của báo cáo kết quả
kinh doanh lập theo phương pháp toàn bộ thường cao hơn lợi nhuận của báo cáo
kết quả kinh doanh lập theo phương pháp trực tiếp.
Ví dụ 6: Có số liệu sau về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp X như sau (đơn vị tính: 1 000 đồng).

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 13
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Chỉ tiêu Trị số

Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (sản phẩm) 6.000

Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (sản phẩm) 5.000

Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ (sản phẩm) 1.000

Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ (sản phẩm) 0

Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.000

Chi phí nhân công trực tiếp 4.000

Chi phí sản xuất chung khả biến 1.000

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khả biến 3.000

Chi phí cố định hàng năm (1.000 đồng) 40.000.000

Chi phí sản xuất chung cố định 30.000.000

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cố định 10.000.000

Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000 đồng) 20.000

Yêu cầu:
1. Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo phương pháp chi phí toàn bộ
và chi phí trực tiếp?
2. Xác định giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ 2 phương pháp trên?
3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp trên và giải thích sự khác biệt?
Bài giải: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
o Theo phương pháp chi phí toàn bộ:
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm = (2.000 + 4.000 + 1.000) +
30.000.000/6.000 = 12.000
Giá trị tồn kho cuối kỳ = 12.000  1.000 = 12.000.000
Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ
Chỉ tiêu Số tiền

Doanh thu 100.000

Giá vốn hàng bán 60.000

Lợi nhuận gộp 40.000

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 25.000

Lợi nhuận 15.000

o Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp:


Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm = 2.000 + 4.000 +1.000 = 7.000
Giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ = 7.000  1.000 = 7.000.000
Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp:

14 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Chỉ tiêu Số tiền

Doanh thu 100.000

Biến phí 50.000

Biến phí sản xuất 35.000

Biến phí khác 15.000

Lợi nhuận góp 50.000

Chi phí cố định 40.000

Lợi nhuận 10.000

6.4.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo các phương pháp xác định chi phí
Mục đích của phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo các phương pháp xác định
chi phí nhằm để xem xét ảnh hưởng của 2 phương pháp xác định chi phí đến kết quả
kinh doanh thuộc báo cáo thu nhập của nhiều kỳ, từ đó có các quyết định về sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
báo cáo kết quả kinh doanh ngoài các phương pháp xác định chi phí trên. Như các
phương pháp xác định giá vốn hàng xuất trong kỳ: phương pháp nhập trước, xuất
trước; phương pháp nhập sau, xuất trước; phương pháp bình quân cả kỳ; phương pháp
thực tế đích danh. Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, số lượng sản phẩm
sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp…
Ví dụ: Ta có thể giả sử số liệu 3 năm với các tình huống như sau
Năm 1: Số lượng sản phẩm sản xuất = Số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Năm 2: Số lượng sản phẩm sản xuất > Số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Năm 3: Số lượng sản phẩm sản xuất < Số lượng sản phẩm tiêu thụ.
a. Số lượng sản phẩm sản xuất không đổi, số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
 Khi số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận
bằng nhau trong cả 2 phương pháp tính vì không tồn tại định phí sản xuất chung
trong hàng tồn kho.
 Khi số lượng sản phẩm sản xuất lớn hơn số lượng sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận
trong kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ lớn hơn so với phương
pháp trực tiếp vì một phần định phí sản xuất chung của kỳ hiện tại được để trong
hàng tồn kho và chuyển sang kỳ sau. Còn theo phương pháp trực tiếp, toàn bộ chi
phí sản xuất chung bất biến của kỳ hiện tại được trừ ngay khỏi lợi nhuận của kỳ đó
như là khoản chi phí thời kỳ.
 Khi số lượng sản phẩm sản xuất nhỏ hơn số lượng sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận
trong báo cáo kết quả kinh doanh lập theo phương pháp chi phí toàn bộ nhỏ hơn so
với phương pháp trực tiếp vì khi lượng bán ra lớn hơn sản xuất thì tồn kho giảm.
Các chi phí sản xuất chung bất biến trước kia được để trong hàng tồn kho theo
cách tính của phương pháp chi phí toàn bộ này thì được thực hiện và trừ khỏi tổng
lợi nhuận. Ngược lại, theo phương pháp trực tiếp thì chỉ có chi phí sản xuất chung
bất biến của năm hiện tại được trừ ra khỏi lợi nhuận của năm này.

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 15
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Ví dụ 7: Công ty Hoàng Sơn chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm, tài
liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng).
Tài liệu 1:
Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000 đồng) 20
Chi phí sản xuất chung khả biến 11
Chi phí sản xuất chung bất biến 150.000/năm
Chi phí bán hàng và quản lý bất biến 30.000/năm

Tài liệu 2:
Chỉ tiêu (sản phẩm) Năm 1 Năm 2 Năm 3
Sản phẩm tồn kho đầu kỳ 0 0 5.000
Sản phẩm sản xuất trong kỳ 25.000 25.000 25.000
Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ 25.000 20.000 30.000
Sản phẩm tồn kho cuối kỳ 0 5.000 0

Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp xác định chi phí?
Bài giải: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp chi
phí trực tiếp.
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng
Doanh thu 500.000 400.000 600.000 1.500.000

Chí phí khả biến 275.000 220.000 330.000 825.000


Lợi nhuận góp 225.000 180.000 270.000 675.000
Chi phí cố định 180.000 180.000 180.000 540.000
Chi phí cố định sản xuất 150.000 150.000 150.000 450.000
Chi phí cố định bán hàng và 30.000 30.000 30.000 90.000
quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận 45.000 0 90.000 135.000

Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ.
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng
Doanh thu 500.000 400.000 600.000 1.500.000
Giá vốn hàng bán 425.000 340.000 510.000 1.275.000
Lợi nhuận gộp 75.000 60.000 90.000 225.000
Chi phí bán hàng và quản lý 30.000 30.000 30.000 90.000
doanh nghiệp
Lợi nhuận 45.000 30.000 60.000 135.000

Nhận xét: Qua số liệu ta thấy, báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực
tiếp lợi nhuận năm thứ 3 cao nhất vì sản lượng tiêu thụ trong kỳ lớn hơn sản lượng
sản xuất trong kỳ. Lợi nhuận thấp nhất là năm thứ 2 khi sản lượng sản xuất lớn
hơn sản lượng tiêu thụ.
 Qua số liệu trên ta thấy, trong cả 3 năm số lượng sản xuất đều bằng nhau, chỉ có
lượng tiêu thụ là thay đổi.

16 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

 Năm 1, do số lượng sản xuất = số lượng tiêu thụ nên lợi nhuận tính theo 2 phương
pháp là như nhau 45.000.
 Năm 2, số lượng sản xuất > số lượng tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp
trực tiếp lớn hơn tính theo phương pháp chi phí toàn bộ. Nguyên nhân của chênh
lệch này là do khi tính theo phương pháp toàn bộ thì một phần chi phí sản xuất
chung được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho nên làm giảm chi phí phát sinh trong
kỳ làm cho lợi nhuận tăng.
 Năm 3, số lượng sản xuất < số lượng tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp chi
phí toàn bộ lớn hơn tính theo phương pháp trực tiếp. Nguyên nhân của chênh lệch
này là do khi tính theo phương pháp toàn bộ một phần chi phí sản xuất chung bất
biến kỳ trước được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho, kỳ này mới tiêu thụ được
tính vào chi phí làm cho chi phí phát sinh trong kỳ tăng làm cho lợi nhuận giảm.
b. Số lượng sản phẩm tiêu thụ không đổi, số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi
Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp thì lợi nhuận không chịu ảnh hưởng
bởi biến động trong sản xuất. Lợi nhuận tính theo phương pháp này chỉ chịu ảnh
hưởng bởi doanh thu.
Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ thì lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi biến
động của sản xuất mặc dù số lượng tiêu thụ không đổi. Nguyên nhân là do sự di
chuyển vị trí của chi phí sản xuất chung bất biến giữa các thời kỳ theo cách tính
chi phí của phương pháp chi phí toàn bộ.
Ví dụ 8: Có số liệu sau của một doanh nghiệp X chuyên sản xuất sản phẩm tiêu
thụ ở thị trường truyền thống (đơn vị tính: 1.000 đồng)
Giá bán đơn vị sản phẩm 25.000
Chi phí sản xuất chung khả biến 1 sản phẩm 10.000
Chi phí sản xuất chung bất biến 300.000.000/năm
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bất biến 210.000.000/năm

Tài liệu bổ sung:


Chỉ tiêu (sản phẩm) Năm 1 Năm 2 Năm 3
Sản phẩm tồn kho đầu kỳ 0 0 10.000
Sản phẩm sản xuất trong kỳ 40.000 50.000 30.000
Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ 40.000 40.000 40.000
Sản phẩm tồn kho cuối kỳ 0 10.000 0

Yêu cầu:
1. Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo 2 phương pháp xác định chi phí?
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp xác định chi phí?
Bài giải
o Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm: 10.000
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng
Doanh thu tiêu thụ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 3.000.000
Chi phí khả biến 400.000 400.000 400.000 1.200.000

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 17
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Lợi nhuận góp 600.000 600.000 600.000 1.800.000


Chi phí cố định 510.000 510.000 510.000 1.530.000
Sản xuất chung 300.000 300.000 300.000 900.000
Bán hàng và quản lý 210.000 210.000 210.000 630.000

Lợi nhuận 90.000 90.000 90.000 270.000

o Phương pháp xác định chi phí toàn bộ: tính giá theo phương pháp nhập sau,
xuất trước (LIFO)
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 1 = 10.000 + 7.500 = 17.500
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 2 = 10.000 + 6.000 = 16.000
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 3 = 10.000 + 10.000 = 20.000
Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ:
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng
Doanh thu 1.000.000 1.000.000 1.000.000 3.000.000
Giá vốn hàng bán 700.000 640.000 760.000 2.140.000
Lợi nhuận gộp 300.000 360.000 240.000 860.000
Chi phí bán hàng và quản lý
210.000 210.000 210.000 630.000
doanh nghiệp
Lợi nhuận 90.000 150.000 30.000 230.000

Nhận xét: Qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định
chi phí toàn bộ, ta thấy:
Năm 1, do số lượng sản phẩm sản xuất = số lượng sản phẩm tiêu thụ nên lợi nhuận
tính theo 2 phương pháp là như nhau: 90.000.
Năm 2, số lượng sản xuất > số lượng tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp chi
phí toàn bộ lớn hơn tính theo phương pháp trực tiếp. Nguyên nhân của chênh lệch
này là do khi tính theo phương pháp toàn bộ thì một phần chi phí sản xuất chung
bất biến được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho nên làm giảm chi phí phát sinh
trong kỳ làm cho lợi nhuận tăng.
Năm 3, số lượng sản phẩm sản xuất < số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận tính
theo phương pháp chi phí toàn bộ nhỏ hơn tính theo phương pháp trực tiếp.
Nguyên nhân của chênh lệch này là do khi tính theo phương pháp toàn bộ thì phần
chi phí sản xuất chung bất biến kỳ trước được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho, kỳ
này mới tiêu thụ được tính vào chi phí làm cho chi phí phát sinh trong kỳ tăng làm
cho lợi nhuận giảm.
Như vậy, khi doanh thu không đổi và số lượng sản xuất không đổi thì lợi nhuận
vẫn giữ nguyên nếu Báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo phương pháp xác
định chi phí trực tiếp. Khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn
bộ thì lợi nhuận phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất.

18 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Tóm lược cuối bài


 Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm thúc đẩy mục tiêu giữa các nhà quản trị
trong các tổ chức phân quyền. Theo quan điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm, mọi bộ
phận trong một tổ chức có quyền kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn đầu tư được
gọi là một trung tâm trách nhiệm. Những trung tâm có quyền kiểm soát đối với chi phí được
coi là trung tâm chi phí. Những trung tâm có quyền kiểm soát đối với cả chi phí, doanh thu và
lợi nhuận được gọi là trung tâm lợi nhuận và những trung tâm có quyền kiểm soát đối với chi
phí, lợi nhuận và vốn đầu tư được gọi là trung tâm đầu tư. Thông tin được vận động trong các
trung tâm này từ các cấp thấp lên các cấp cao hơn về trách nhiệm, thông qua một hệ thống
báo cáo thực hiện thống nhất. Báo cáo trình bày những kết quả tài chính chủ yếu của các
trung tâm trách nhiệm.
 Để hệ thống kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng trong tổ chức khi các thông tin kế toán
nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của các nhà quản lý. Điều này có nghĩa là mục tiêu quan trọng
của hệ thống kế toán trách nhiệm là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để họ điều hành
và quản lý bộ phận mình phụ trách một cách hiệu quả.

TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3 19
Bài 6: Kế toán trách nhiệm

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp.
2. Cơ chế tài chính có vai trò gì trong việc hình thành nên trung tâm trách nhiệm?
3. Đặc điểm của báo cáo bộ phận, các chỉ tiêu phân tích báo cáo bộ phận.
4. Các phương pháp tính giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp và phương pháp toàn bộ khác
nhau thế nào?

20 TXKTQT02_Bai6_v1.0015107216_b3

You might also like