You are on page 1of 19

BÀI TẬP KIỂM TOÁN

Bài 1:
KTV Mai được phân công kiểm toán TSCĐ của công ty ABC cho năm tài
chính kết thúc vào ngày 31/12/20X. Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện một
số trường hợp sau:
1. Công ty ABC lắp đặt dây chuyền chế biến thủy sản với chi phí:

01.02.09 Mua dây chuyền mới 900tr N211/C331

02.02.09 Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 10tr N211/C111

20.02.09 Chi phí lắp đặt bằng TGNH 20tr N242/C112

02.03.09 Đưa vào chạy thử

02.03.09 Chi mua nguyên liệu chạy thử bằng tiền mặt 20tr N621/C111

17.03.09 Thanh toán chi phí chạy thử khác bằng tiền 10tr N627/C111
mặt

31.03.09 Nghiệm thu đưa vào sử dụng 22tr N211/C241

10.03.09 Thanh toán chi phí chuyên gia nước ngoài 50tr N242/C112
huấn luyện sử dụng bằng tiền mặt

25.03.09 Thu tiền bán sản phẩm chạy thử 44tr N211/C331

Cty tính khấu hao TSCĐ từ ngày tăng 01.02

2. Cty ABC vay vốn ngân hàng để đầu tư dây chuyền trên:

01.02.09 Vay để ứng trước tiền mua thiết bị 300tr N331/C341

31.01.09 Thanh toán lãi vay tháng 01.09 3tr N635/C111

01.02.09 Vay để ứng trước tiền số tiền còn lại 600tr N331/C341

28.02.09 Thanh toán lãi vay tháng 02.09 9tr N635/C111

31.03.09 Thanh toán lãi vay tháng 03.09 9tr N635/C111

30.04.09 Thanh toán lãi vay tháng 04.09 9tr N635/C111

1
3. Hàng tháng, công ty tính và hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ phúc lợi vào
TK 642 số tiền 520tr.
4. Cty tiến hành thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tốt
với nguyên giá là 600tr.
Theo các anh/ chị các trường hợp nêu trên đúng hay sai? Nếu sai, đề nghị các
bút toán điều chỉnh cho phù hợp.
Bài 2:
Các dữ liệu của công ty Thanh Bình như sau:
Hàng tồn kho ngày 31.12.2008: 185 triệu đồng
Hàng tồn kho ngày 31.12.2009: 215 triệu đồng
Số vòng quay hàng tồn: 6
Nợ phải thu ngày 31.12.2008: 310 triệu đồng
Tỷ lệ lãi gộp bình quân: 20%
Số vòng quay nợ phải thu: 5
Số liệu nợ phải thu ngày 31.12.2009 của công ty Thanh Bình là 300 triệu
đồng. Hãy đánh giá sự hợp lý của số liệu này bằng thủ tục phân tích, cho biết mức
trọng yếu được xác định cho nợ phải thu là 15 triệu đồng.
Bài 3:
Trong quá trình kiểm toán tại Cty Nguyên Giang, KTV phát hiện một số vấn
đề sau:
1. Ngày 25/03/20X, đơn vị nhượng bán một xe tải có nguyên giá là
110.000.000 đồng đã khấu hao đến 31/12/20X-1 là 82.500.000đ. Số tiền mặt thu
được là 20.000.000đ (giá chưa VAT).VAT 10% được đơn vị ghi giảm trực tiếp
TSCĐ theo quy định. Tỷ lệ khấu hao đối với phương tiện vận tải tại DN là
10%/năm.
2. Trong tháng 6/20X, Cty hoàn thành sửa chữa 1 TSCĐ, chi phí sửa chữa là
30.000.000đ. Kết quả sau sửa chửa có làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản
xuất ra so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu, mặc dù không làm kéo dài thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản cũng không làm tăng công suất của tài sản. Cty hạch toán
chi phí này vào chi phí trong kỳ (CP quản lý DN), TS này còn sử dụng 5 năm.
3. Ngày 25/12/20X, Cty xuất bán một lô hàng theo phương pháp giao hàng tại
kho người nhận, giá bán 50.000.000đ chưa VAT, VAT 10% , giá vốn 35.000.000đ,
ngày 10/01/20X+1 hàng được giao cho người nhận. Cty hạch toán lô hàng này vào
doanh thu và chi phí cho năm X.
4. Trong tháng 12, Cty thực hiện trao đổi sản phẩm của mình lấy hàng hóa
tương tự taị một địa điểm khác, giá thành sản xuất số sản phẩm này là 25.000.000đ.
Cty đã hạch toán số tiền này vào doanh thu và chi phí trong kỳ.
5. Trong giá gốc hàng tồn kho 15.000.000đ là chi phí sản xuất chung không
phân bổ.
Yêu cầu:
2
a. Theo anh/chị Cty Nguyên Giang có hạch toán sai không? Với cách
hạch toán như Cty Nguyên Giang đã ảnh hưởng như thế nào đến các khoản mục
trên báo cáo tài chính?
b. Nêu các bút toán điều chỉnh mà bạn cho rằng cần thiết.
Bài 4:
KTV Liên được giao kiểm toán hàng tồn kho của Cty Hà Nam cho niên độ kế
toán kết thúc 31/12/20X. KTV thu thập được một số thông tin như sau:
Cty Hà Nam chuyên mua bán hàng điện tử, hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Các thông tin về hàng tồn kho vào thời điểm
31/12/20X trên sổ sách như sau:
Hàng tồn kho ngày 31/12/20X: 820.000.000 đ
Phải trả người bán ngày 31/12/20X: 460.000.000 đ
Doanh thu thuần: 7.000.000.000 đ
Giá vốn hàng bán: 5.000.000.000 đ
Một số thông tin khác liên quan đến việc ghi nhận hàng tồn kho như sau:
1. Vào ngày 02/01/20X+1, Cty Hà Nam có nhận một lô hàng trị giá
32.000.000 đ. Lô hàng này được mua theo giá FOB cảng đi (FOB shipping point) từ
CTy Harrill và được bốc lên tàu ngày 27/12/20X.
2. Cty Hà Nam đã bán một lô hàng với giá gốc là 41.000.000 đ vào ngày
29/12/20X, hàng này được bán theo giá FOB cảng đến (FOB destination) và hàng
được bốc lên tàu vào ngày 30/12/210X. Theo lịch trình hàng này sẽ đến kho người
mua vào ngày 02/01/20X+1 và trị giá trên hóa đơn là 50.000.000 đ và đã ghi nhận
doanh thu. Hàng này được loại bỏ ra khỏi hàng tồn kho khi tiến hành kiểm kê.
3. Hà Nam có gửi hàng cho 1 số đại lý ở các tỉnh giá gốc 62.000.000 đ,
giá bán 95.000.000 đ. Khi kiểm kê hàng tồn kho cuối năm, Cty đã không kiểm kê
hàng này.
4. Ngày 26/12/20X, Cty Hà Nam đã nhận một lô hàng trị giá hóa đơn
44.000.000 đ, Hàng này đã được đếm khi kiểm kê hàng tồn kho. Tuy nhiên, do báo
cáo nhận hàng bị thất lạc nên Cty không ghi nhận khoản nợ phải trả cho lô hàng
này. Giá bán ra của lô hàng là 65.000.000 đ.
Yêu cầu:
a) Nêu các sai phạm và ảnh hưởng (nếu có) đến các khoản mục trên
BCTC. Lập các bút toán điều chỉnh.
b) Tính toán giá trị đúng của hàng tồn kho, phải trả người bán, doanh thu
thuần, giá vốn hàng bán.
c) Thực hiện lại yêu cầu a và b với giả thiết cty hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Bài 5:
Một KTV đang kiểm toán BCTC năm N của Cty TNHH An Bình. Để thực
hiện thủ tục phân tích KTV này thu thập được một số dữ liệu như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày: 31/12/N
3
ĐVT: triệu đồng
Năm Năm Năm Năm
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
N-1 N N-1 N

I. Tài sản ngắn 1.000 1.100 I. Nợ phải trả 1.000 1.200


hạn

Tiền 300 220 Nợ ngắn hạn 400 500

Phải thu KH 300 400 Nợ dài hạn 600 700

Hàng tồn kho 400 480

II. Tài sản dài 1.100 1.200 II. Vốn chủ sở hữu 1.100 1.100
hạn

Nguyên giá TSCĐ 1.200 1.380 Vốn chủ sở hữu 1.100 1.100

Giá trị hao mòn (100) (180)

Tổng cộng 2.100 2.300 Tổng cộng 2.100 2.300

THÔNG TIN KHÁC


Năm N-1 Năm N

Tình hình doanh thu và giá vốn của Cty TNHH An Bình

1.Doanh thu 4.000 4.500

2.Giá vốn 3.200 3.500

Các chỉ tiêu trung bình của ngành

1.Tỷ số thanh toán hiện hành 3,1 3,7

2.Vòng quay hàng tồn kho 5,0 4,5

3.Vòng quay nợ phải thu 14,1 13,5

4.Tỷ suất lãi gộp 25% 21%

Yêu cầu: Theo anh/chị với những dữ kiện được thu thập nêu trên, kết hợp với
so sánh các mức chỉ tiêu bình quân ngành, KTV này cần chú ý đến các vấn đề gì
trong quá trình thực hiện kiểm toán.
4
Bài 6:
Khi kiểm toán BCTC ngày 31/12/N của công ty ABC, kiềm toán viên phát
hiện ra những sai xót sau đây:
1. Đơn vị không phản ánh một số khoản chi phí lãi vay của năm N trị giá
10 triệu. Các chi phí này được ghi chép vào đầu tháng 1/N+1 khi đơn vị thanh toán
số tiền này. Ghi thíu Cp. Bo sung N635/c331
2. Đơn vị khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/1/N+1 thay vì
khóa sổ vào ngày 31/12/N. Tổng doanh thu từ ngày 31/12/N đến ngày 15/1/N+1 là
1.500 triệu, giá vốn hàng bán của số hàng này là 1.100 triệu. Khách hàng đã thanh
toán 200 triệu chuyển khoản. n131 400tr, n112 200tr/c511, n632/c156 1.100
3. Một khoản chi phí tiền lương nhân viên bán hàng 100 triệu được ghi
nhận nhằm vào giá trị của công trình Y. Công trình này hoàn thành và đưa vào sử
dụng với mục đích phục vụ bán hàng từ tháng 2/N, thời gian sử dụng ước tính là 10
năm.
4. Khoản tiền thuê kho quỹ IV/N đơn vị chưa ghi nhận có số tiền 30
triệu. Số tiền này sẽ được thanh toán vào tháng 1/N+1.
Yêu cầu:
a) Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục
BCĐKT và BCKQKD? Biết rằng giá trong các nghiệp vụ trên là giá chưa thuế,
VAT 10% đầu vào và đầu ra, thuế TNDN 28%.
b) Giả sử KTV quyết định cần phải điều chỉnh các sai sót trên, hãy đưa
ra các bút toán điều chỉnh thích hợp cho mỗi trường hợp.
Bài 7:
Một KTV đang kiểm toán BCTC năm N của công ty TNHH POC. Bảng báo
cáo kết quả kinh doanh của đơn vị như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm ……
Đơn vị tính: triệu đồng
Mã Năm
CHỈ TIÊU Năm nay
số trước

2 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 930.892 728.515

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 4.730 7.838

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch


10 926.162 720.677
vụ (10 = 01 – 02)

4. Giá vốn hàng bán 11 810.261 657.126

5
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20 115.901 63.551
(20 = 10 – 11)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 317 218

7. Chi phí tài chính 22 26.580 26.876

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 23.560 25.838

8. Chi phí bán hang 24 21.430 20.673

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13.360 15.821

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 =


30 54.848 399
20 + (21 – 22) – (24 + 25)

11. Thu nhập khác 31 3.682 1.237

12. Chi phí khác 32 3.194 124.8

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 488 1.112,2

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +


50 55.378 1.511,2
40)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 15.494,08 423,136

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60
60 39.841,92 1.088,064
= 50 – 51 – 52)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

Trong quá trình kiểm toán, trên sổ tay của KTV này đã phát hiện ra những vấn
đề sau:
1. Đơn vị ghi tăng giá vốn hàng bán 30 triệu đồng do đã áp dụng nhằm
lẫn phương pháp tính giá xuất kho của một lô hàng xuất bán ngày 20/10/N.
2. N632/c156 (30tr)
3. Ngày 31/12/N đơn vị đã xuất một lô hàng hóa với giá vốn là 20 triệu
chuyển đến huyện Thanh Chương (Nghệ An) theo yêu cầu của khách hàng. Đơn vị
đã ghi nhận doanh thu của số hàng này (biết giá bán của lô hàng hóa này là 30 triệu
chưa VAT 10%).
4. Đơn vị bỏ sót các bút toán tính khấu hao của một TSCĐ sử dụng cho
bộ phận bán số tiền 20tr n641/c214 20tr

6
5. Do vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ nên ngày 8/9/N đơn vị đã bị phán
quyết của Trọng tài kinh tế bắt buộc phải bồi thường cho đối tác một số tiền 50
triệu.
N811/c111
6. Qua kiểm tra một khoản phải thu của khách hàng đối với số dư 10
triệu, khách hàng đã không còn khả năng thanh toán. Đơn vị chưa lập dự phòng cho
khoản thu này. N642/c229
7. Trong năm đơn vị có vay của ngân hàng INDOVINA một khoản tiền
600 triệu với lãi suất là 3%/ Năm. Đơn vị không hoạch toán khoản chi phí lãi vay
vào cuối năm. N635/c331
8. Phát hiện do một nghiệp vụ bán hàng ghi nhận ngày 30/12/N nhưng
lại không có chứng từ.Nghiệp vụ này có giá vốn là 10 triệu, giá bán chưa thuế VAT
10% là 15 triệu khách hàng chưa trả tiền. Vào ngày 5/1/N+1 kế toán đã ghi giảm
nghiệp vụ này với nội dung khách hàng trả lại hàng mua.
9. Khách hàng thanh toán tiền sớm theo như thời hạn đã quy định trong
hợp đồng với đơn vị. Giá trị hàng mua mà khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt
là 22 triệu (cả thuế VAT 10%). Điều khoản của hợp đồng ghi rõ khách hàng được
hưởng CKTT 1%.
Trên thực tế kế toán đơn vị đã ghi tăng khoản phải trả và hoạch toán vào chi
phí khác.
`Yêu cầu:
1) Nếu ảnh hưởng của các sai phạm trên đến các khoản mục thuộc
BCKQKD.
2) Nêu các bút toán điều chỉnh cần thiết trên biểu tổng hợp sai sót và lập
lại BCKQKD cho đơn vị.
Biết thêm: đơn vị hoạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài 8:
Một KTV đang kiểm toán BCTC năm N của công ty TNHH POC. Bảng báo
cáo kết quả kinh doanh của đơn vị như sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Đơn vị tính: triệu đồng
Mã Năm
CHỈ TIÊU Năm nay
số trước

2 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 930.892 728.515

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 4.730 7.838

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch


10 926.162 720.677
vụ (10 = 01 – 02)

7
4. Giá vốn hàng bán 11 810.261 657.126

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ


20 115.901 63.551
(20 = 10 – 11)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 317 218

7. Chi phí tài chính 22 26.580 26.876

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 23.560 25.838

8. Chi phí bán hang 24 21.430 20.673

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13.360 15.821

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 =


30 54.848 399
20 + (21 – 22) – (24 + 25)

11. Thu nhập khác 31 3.682 1.237

12. Chi phí khác 32 3.194 124.8

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 488 1.112,2

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +


50 55.378 1.511,2
40)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 15.494,08 423,136

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60
60 39.841,92 1.088,064
= 50 – 51 – 52)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

Trong quá trình kiểm toán, trong sổ tay của mình KTV này đã phát hiện ra
những vấn đề sau:
1. Đơn vị mua một TSCĐ sử dụng cho bộ phận bán hàng với giá mua là 30
triệu (thuế VAT 10%) vào ngày 16/10/N nhưng kế toán đơn vị không ghi tăng
nguyên giá TSCĐ mà ghi vào chi phí QLDN ( phân bổ trong vòng 10 ngày kể từ
tháng 11/N). Tài sản này dùng trong 15 năm.
2. Đơn vị cho công ty taxi Mai Linh thuê một mặt bằng đỗ xe với thới hạn 2
năm. Điều khoảng trong hợp đồng ngày 15/3/N ghi rõ số tiền mà công ty Mai Linh
phải trả là 20 triệu. Ngày 2/4/N công ty Mai Linh đã chuyển khoản trả toàn bộ số
tiền trên. Kế toán đơn vị đã hạch toán hết vào danh thu trong năm N.

8
3. Ngày 31/12/N đơn vị xuất khẩu một lô hàng hóa với trị giá vốn 50 triệu giá
bán là giá FOB. DaNang 600 USD. Thuế xuất khẩu lô hàng 10%, thuế GTGT 0%.
Đơn vị đã hạch toán nghiệp vụ này vào ngày 7/1/N+1 khi nhận được giấy báo
Nợ về việc khách hàng đã thanh toán tiền hàng qua tài khoản ở ngân hàng. Tỷ giá
thực tế là 0.16 triệu.
4. Kế toán hạch toán thiếu khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN năm trước
mà đơn vị quyết định kết chuyển sang năm nay với trị giá 10 triệu.
5.Do việc theo dõi tình hình biến động của tỷ giá ngoại tệ trong năm của các
nghiệp vụ liên quan đến công nợ không tốt nên kế toán đơn vị đã ghi nhận tăng
doanh thu tài chính lên một giá trị 8 triệu.
6. Ngày 20/12/N đơn vị có thanh lý một TSCĐ với nguyên giá 50 triệu, đã hao
mòn lũy kế 40 triệu. Thu từ thanh lý bằng tiền mặt 3 triệu, chi tiền thanh lý bằng
tiền mặt là 2 triệu. Kế toán chỉ ghi nhận bút toán xóa sổ TSCĐ vào sổ sách.
7. Do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng xuất kho nên kế toán đã làm
giảm giá vốn hàng bán một trị giá 30 triệu.
Yêu cầu:
1) Nếu ảnh hưởng của các sai phảm trên đến các khoản mục thuộc
BCKQKD.
2) Nếu các bút toán điều chỉnh cần thiếu trên biểu tổng hợp sai sót và lập
lại BCKQKD cho đơn vị.
Biết thêm: đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài 9:
Một KTV đang kiểm toán BCTC năm N của công ty TNHH POC. Bảng cân
đối kế toán toám tắt của đơn vị như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/12/N
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN SỐ NGUỒN VỐN SỐ
TIỀN TIỀN

I.Tài sản ngắn hạn 9.090 I. Nợ phải trả 4.550

Tiền 2.050 Vay ngắn hạn 3.040

Phải thu khách hang 1.950 Phải trả cho người bán 880

Trả trước cho người bán 300 Người mua trả tiền trước 280

Phải thu khác 100 Thuế và các khoản phải nộp 220
NN

Thuế GTGT được khấu 370 Phải trả cho CBCNV 80

9
trừ

Hàng tồn kho 4.320 Phải trả phải nộp khác 50

II. Tài sản dài hạn 7.490 II. Vốn chủ sở hữu 12.030

Nguyên giá TSCĐ 6.800 Nguồn vốn kinh doanh 7.200

Giá trị hao mòn lũy kế (560) Quỹ cơ quan 950

Chi phí trả trước dài hạn 800 Nguồn vốn đầu tư XDCB 620

Chi phí XDCB dỡ dang 450 LN chưa phân phối 3.260

Tổng cộng 16.580 Tổng cộng 16.580

Trong quá trình kiểm toán, trên sổ tay của mình KTV này đã phát hiện ra
những vấn đề như sau:
1. Mua 1 TSCĐ trị giá 120 triệu (chưa VAT 10%) để phục vụ cho bộ phận bán
hàng, kế toán đơn vị tiến hành hạch toán vào chi phí QLDN phân bổ trong vòng 5
tháng. Biết rằng tỷ lệ khấu hao tài sản này là 10%/năm. Nghiệp vụ mua TSCĐ này
xảy ra vào ngày 10/8/N.
2. Xuất 1 lô hàng hóa trị giá 400 triệu, giá bán 500 triệu (VAT 10%) gửi đi
bán. Kế toán đơn vị tiến hành ghi nhận doanh thu của lô hàng này.
3. Số dư chi tiết nợ phải thu ngày 31/12/N như sau:
a. Công ty Phương Linh 1200 triệu
b. Công ty Phương Anh 600 triệu
c. Công ty XNK An Bình (40 triệu)
d. Công ty cổ phần công nghệ 180 triệu
e. Công ty XNK An Phú (20 triệu)
f. Công ty dệt may 29-3 30 triệu
Qua kiểm tra phát hiện kế toán cấn trừ nhầm nợ phải trả của công ty Phương
Linh với nợ phải thu của công ty Phương Anh làm cho nợ phải thu của công ty
Phương Anh phải giảm đi 20 triệu.
4. Một TSCĐ của công ty sử dụng cho bộ phận bán hàng có nguyên giá 400
triệu, đã khấu hao lũy kế 300 triệu. Trong năm công ty quyết định nâng cấp để kéo
dài thêm thời gian sử dụng là 6 năm. Biết thời gian nâng cấp là 2 tháng, Chi phi
nâng cấp là 20 triệu (chưa thuế VAT 10%) chưa thanh toán. Kết thúc năm N việc
nâng cấp hoàn thành. Toàn bộ chi phí nâng cấp kế toán hạch toán vào chi phí bán
hàng.
5. Phát hiện một nghiệp vụ bán hàng ghi nhận ngày 30/12/N nhưng lại không
có chứng từ. Nghiệp vụ này có giá vốn là 20 triệu, giá chưa thuế VAT 10% là 30

10
triệu, khách hàng chưa trả tiền vào ngày 5/1/N+1 kế toán đã ghi giảm nghiệ vụ này
với nội dung khách hàng trả lại hàng mua.
6. Công ty mua một lô NVL về phục vụ sản xuất. Giá mua trên hóa đơn là 100
triệu (chưa thuế VAT 10%) đã thanh toán bằng TGNH. Kế toán đơn vị hạch toán
tăng giá trị NVL mua về nhập kho song trên thực tế lô NVL này chưa được nhập
kho mà khi mua xong DN đã chuyển thẳng đi gia công hoàn thiện. Chi phí gia công
lô NVL là 20 triệu chưa thanh toán cho đơn vị chưa gia công. Khoản chi phí này
đơn vị chưa hạch toán vào sổ sách vì ngày 31/12/N lô hàng này vẫn chưa gia công
xong và nhập về đơn vị.
7. Biết tiền lương của nhân viên bộ phận QLDN trong năm là 300 triệu. Kế
toán chi tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ tính vào chi phí chứ không tính
theo tủ lệ quy định.
8. Ngày 3/1/N+1, công ty chi trả 1 khoản tiền bồi thường là 10 triệu cho 1
nhân viên bị thương trong vụ tai nạn lao động xảy ra vào ngày 30/12/N. Kế toán
đơn vị hạch toán tăng chi phí bất thường trong năm N.
9. Bảng phân tích tài khoản lợi nhuận chưa phân phối năm N như sau:
- Số dư đầu năm : 660 triệu
- Lãi thực hiện năm N 4.000 triệu
- Chi phí thuế TNDN hiện hành(28%) 1.120 triệu
Yêu cầu:
1) Trình bày các bước điều chỉnh các sai sót trên vào biểu tổng hợp sót.
2) Hãy lập lại bảng cân đối kế toán cho đơn vị
Biết thêm: đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài 10:
Một KTV đang kiểm toán BCTC năm N của cty TNHH POC. Bảng cân đối kế
toán tóm tắt của đơn vị như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

SỐ SỐ
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
TIỀN TIỀN

I.Tài sản ngắn hạn 9.050 I. Nợ phải trả 6.947

Tiền 2.050 Vay ngắn hạn 4.406

Phải thu khách hang 1.400 Phải trả cho người bán 1.980

Trả trước cho người bán 190 Người mua trả tiền trước 80

Phải thu khác 90 Thuế và các khoản phải nộp NN 168

11
Thuế GTGT được khấu 260 Phải trả cho CBCNV 190
trừ

Hàng tồn kho 5.060 Phải trả phải nộp khác 150

II. Tài sản dài hạn 5.554 II. Vốn chủ sở hữu 7.630

Nguyên giá TSCĐ 5.380 Nguồn vốn kinh doanh 5.200

Giá trị hao mòn lũy kế (476) Quỹ cơ quan 750

Chi phí trả trước dài hạn 300 Nguồn vốn đầu tư XDCB 420

Chi phí XDCB dỡ dang 350 LN chưa phân phối 1.260

Tổng cộng 14.604 Tổng cộng 14.604

Ngày : 31/12/N
Trong quá trình kiểm toán, trên sổ tay của mình KTV này đã phát hiện ra
những đề như sau:
1. Qua việc đối chiếu dựa vào Biên bản kiểm kê Quỹ và Sổ chi tiết các TK
tiền của đơn vị ngày 31/12/N phát hiện có số dư cuối kỳ không khớp đúng. Số tiền
lệch là 10 triệu. Nguyên nhân kế toán tiền mặt bỏ sót 1 nghiệp vụ chi trả cho người
bán A theo phiếu chi số 02 ngày 05/01/N. n331/c111
2. Các khoản chi phục vụ cho hoạt động phong trào văn thể mỹ của đơn vị
trong năm lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp với giá trị 23 triệu
đồng.
Ghi âm N642/c111 (23)
Bổ sung n353/c111 23
3. Đơn vị chưa phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng chưa thu được
bằng tiền của người bán (mới chỉ có thông báo chấp nhận) vào ngày 30/12/N liên
quan đến việc thanh toán tiền hàng. Lô hàng hóa với giá chưa VAT 10% là 50 triệu.
Điều khoản hợp đồng quy định chiết khấu là 1%. N331/c515 1%x giá thanh toán =
1%x 55tr
4. Ngày 28/12/N đơn vị nhập khẩu 1 lô hàng vớ giá CIF HongKong là 300
USD đã thanh toán bằng chuyển khoản. Thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT 10% đơn
vị đã nộp cho kho bạc bằng tiền mặt.
Lô hàng này đơn vị nhập kho 1/4, còn lại 1/2 đã xuất bán thẳng với giá bán
chưa VAT 10% là 400 USD. Tuy nhiên kế toán chỉ hạch toán doanh thu vào ngày
06/01/N+1 khi khách hàng thanh toán tiền; còn trong năm N kế toán chỉ phản ánh
việc gửi bán, còn lại ghi tăng giá trị hàng nhập kho. Tỷ giá thực tế là 0.162, tỷ giá
ghi sổ là 0.163.
5. Số dư chi tiết nợ phải trả ngày 31/12/N như sau:

12
a. Công ty TNHH Hòa Bình 420 triệu
b. Công ty cô phần Tân Minh Toàn 320 triệu
c. Ngân hàng P&G 240 triệu
d. Ngân hàng Sacombank (350 triệu)
e. Xí nghiệp xây lắp máy (205 triệu)
f. Đại học Duy Tân 360 triệu
g.Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 615 triệu
h. Đông Á bank 580 triệu
6. Thông qua việc phân tích số tiền vay và lãi cộng đồng, KTV phát hiện đơn
vị đã tính toán sai 1 khoản vay đối với ngân hàng Habubank. Cụ thể giá trị trên sổ
sách cao hơn gái trị của KTV căn cứ vào khế ước vay để tính ra là 8 triệu.
7. Kế toán hạch toán thiếu bút toán ghi tăng nguồn hình thành TSCĐ ngày
6/8/N khi đưa tài sản này vào sử dụng. Biết tài sản này được hình thành từ đầu tư
XDCB với nguyên giá 40 triệu được đầu tư từ quỹ đầu tư XDCB.
8. Kiểm tra sổ sách chứng từ phát hiện ra rằng: ngày 31/12/N đơn vị đã kiểm
kê kho và phát hiện thiếu 1 giá trị hàng hóa 10 triệu. Kế taosn đơn vị quyết định xử
lý vào giá vốn hàng bán trong khi đó theo định mức chỉ có 60% giá trị này là hợp
lý.
9. Bảng phân tích Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
- Số dư đàu năm: 358 triệu
- Lãi thực hiện trong năm N 1.000 triệu
- Chi phí thuế TNDN hiện hành (20%) 280 triệu
Yêu cầu:
1) Trình bày các bước điều chỉnh các sai sót trên vào biểu tổng hợp sai sót.
2) Hãy lập bảng cân đối kế toán cho đơn vị.
Biết thêm: đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 11:
KTV A được giao kiểm toán khoản mục chi phí thuê văn phòng của công ty
ABC cho niên độ kết thúc 31/12/N. Công ty ABC ký hợp đồng trụ sở làm việc trong
vòng 10 năm bắt đầu từ 01/01/N , tiền thuê mỗi anwm là 160 triệu. Do thuê dài hạn,
nên bên cho thuê đồng ý cho ABC được hưởng khoản tiền giảm là 100 triệu, và
khoản này sẽ được trừ dần từng năm. Như vầy, tiền thuê văn phòng hằng năm chỉ
còn 150 triệu. Kế toán đã khấu trừ ngay 100 triệu nêu trên vào tiền thuê năm N và
đã ghi trên sổ sách kế toán như sau:
Nợ TK 642 :60
Nợ TK138 :90
Có TK 111 :150
Do đó chi phí tiền thuê trên Báo cáo kết quả kinh doanh năm N là 60 triệu
13
Yêu cầu: Theo anh chị có nên chấp nhận phướng hạch toán trên không? Tại
sao? Hãu đề nghị bút toán điều chỉnh (nếu có).
Bài 12:
Nhà đầu tư X đang xem xét việc đầu tư số tiền 1 tỷ đồng vào một trong hai
Công ty A và B. Hai công ty này cùng ngành nghề kinh doanh nhưng hoạt động trên
hai địa phương khác nhau. Các thông tin tóm tắt về hai công ty như sao ( các thông
tin này đã được kiểm toán):
Đơn vị : triệu đồng
Công ty A Công ty B

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:


Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán 35.000 94.000
Chi phí hoạt động 19.100 56.400
Lãi lỗ khác 4.900 20.600
Thuế thu nhập doanh nghiệp (220) 3.500
Lãi sau thuế 4620 8.600
6160 11.900

Bảng cân đối kế toán


Tài sản ngắn hạn
Tài sản cố định 10.000 40.000
Hao mòn TSCĐ 45.000 190.000
Đầu tư dài hạn (15.000) (70.000)
Tài sản vô hình 4.000 1.000
6.000 79.000
------------------- -----------------
Cộng tài sản 50.000 240.000
Nợ ngắn hạn 9.000 20.000
Nợ dài hạn 1.000 18.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30.000 180.000
LN chưa phân phối 10.000 22.000
----------------- ---------------

14
50.000 240.000
Cộng nguồn vốn
Các thông tin bổ sung
Các tài sản có khả năng thanh toán nhanh 4.000 5.000

Yêu cầu:
a) Tính và so sanh giữa hai công ty A và B về các chỉ tiêu sao: tổng tài sản, lợi
nhuận sau thuế, ROE, tỷ số nợ, hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh.
b) Sắp xếp kết quả so sanh thành 2 cột. Cột A bao gồm những điểm A hơn B và
cột B bao gồm những điểm B hơn A. Dựa trên các kêt quả đó, bạn cho rằng nhà đầu
tư X nên chọn A hay B? tại sao ?
c) Dùng công thức Du Pont để phân tích kết quả so sánh ROE giữa A và B .
Các giả thiết cơ bản và các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính
Bài 13:
Bảng cân đối kế toán của Công Ty Nguyệt Cầm ngày 31.12.20X0 báo cáo
tổng tài sản là 500 triệu đồng. Nếu Cong Ty Nguyệt Cầm chấm dứt hoạt động, tài
sản của nó có thể bán được với giá 500 triệu đồng không? Tạo sao ?
Bài 14:
Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính ngày 31.12.20X0 của công ty
Hoài Hương , một doanh nghiệp thương mại vụ quy mô nhỏ, có tổng tài sản vào
khoảng 100 triệu đồng , kiểm toán viên phát hiện những tình huống sau:
(1) Công ty ghi nhận một máy khoan trị giá 9.600.000 đồng như là một chi phí
trong kỳ mặc dù thời gian sử dụng của chiếc máy này là 5 năm
Nếu mua ccdc sử dụng ngay, ko qua nhập kho
N242/c111, 112, 331 9,6tr
Phân bổ
N627, 641, 642 9,6tr/36 tháng
C242
Nếu ccdc mua về nhập kho
N153 9,6tr
C111, 112, 331
Xuất kho sử dụng
N242/c153 9,6tr
Phân bổ hàng tháng
N627, 641, 642 9,6tr/36 tháng
C242

15
(2) Công ty ghi nhận toàn bộ khoản tiền thuê nhà trả trước 3 năm của một
khác hàng, bắt đầu từ 1.1.20X0 vào doanh thu năm 20X0 , ghi âm lại số tiền của 2
năm. Dthu 3 năm là 90tr. N131/c511 (60) hoặc if ko kd cho thuê N131/c711 (60) if
ko kd cho thuê
N131/c511
(3) Chính sách khấu hao của công ty là khấu hao đường thẳng với thời gian
tính khấu hao chỉ khoảng 50% thời gian hữu dụng của tài sản . Mức khấu hao này
được cơ quan thuế đồng ý.
(4) Dựa vào kế quả công bố tại buổi họp hội đồng quản trị của công ty liên
doanh Hoài Hương-Katasati, Hoài Hương ghi nhận khoản lãi được chia vào thu
nhập hoạt động tài chính dù chưa nhận được tiền n131/c515
Yêu cầu : Hãy cho biết dối với mỗi tình huống :
a) Cách thức xử lí của Hoài Hương có gì sai về mặc kế toán so với chế
độ hiện hành không? Tại sao ?
b) Những giả thiết khái niệm hay nguyên tác nào dưới đây được sử dụng
trong việc hình thành các cách thức sử lí kế toán trên : thận trọng , cơ sở dồn tích ,
nguyên tắc tương xứng, nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong yếu.
Bài 15:
Bạn vừa được thừa hưởng một công ty mà sổ sách kế toán cho thấy một mức
vốn chủ sở hữu là 400 triệu đồng . bạn không thích công ty này . Bạn có chấp nhân
bán công ty này với giá 400 triệu đồng không ? Tại sao ?
Nếu bạn bán công ty này với giá 600 triệu đồng. Trên bảng cân đối kế toán
của người mua sẽ phản ảnh giá trị công ty với giá 400 triệu hay 600 triệu đồng? Tại
sao?
Nếu bạn nghĩ công ty này phải bán với giá 800 triệu chứ không phải 600 triệu
và từ chối lời đề nghị mua với giá 600 triệu đồng , giá trị của công ty này sẽ được
ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của bạn là bao nhiêu ?
Bài 16 :
Trong năm công ty thương mại Hòa Bình mu hàng trị giá 21.567.345.657
đồng, giá vốn hàng bán trong năm là 22.543.234.678 đồng . Trị giá hàng tồn kho
cuối năm là 4.567.657.777 đồng . Tính số vòng quay hàng tồn kho trong năm và
cho nhận xét , biết số vòng quay hàng tồn kho năm trước là 6,2 vòng ( được tính
bằng giá vốn bán hàng được chia cho hàng tồn kho bình quân )
Các yếu tố của báo cáo tài chính
Bài 17:
Cho biết ảnh hưởng của mỗi nghiệp vụ dưới dây đến tổng các tài sản, hệ số
thanh toán hiện thời và lợi nhuận. Đánh dấu ( + ) nếu làm tăng , ( -) nếu làm giảm
và 0 nếu không ảnh hưởng. Giả thuyết rằng hệ số thanh toán hiện thời ban đầu thì
lớn hơn 1 và không xét ảnh hưởng của thuế.

16
Tổng tài Hệ số thanh Lợi
sản toán hiện thời nhuận

a. Phát hành cổ phiếu thu tiền


b. Bán hàng thu tiền mặt
c. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của
năm trước
d. Bán tài sản cố định, giá bán thấp hơn
giá trị còn lại.
e. Bán tài sản cố định, giá bán cao hơn giá
trị còn lại
f. Bán hàng cho người mua trả chậm.
g. Trả nợ cho người bán và về một lô hàng
mua kì trước
h. Lập và chi quỹ phúc lợi và khen thưởng
cho cán bộ công viên chức
i. Vay nợ ngắn hạn bằng tiền mặt
K. Ứng tiền cho nhân viên di công tác.
l. Chi trả tiền điện thoại cho bộ phận quản

m. Thanh lý một tài sản cố định đã khấu
hao hết .
n. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt
o. Mua tài sản cố định, thời hạn thanh toán
là 5 tháng .
p. Mua hàng chưa trả tiền cho người bán .

Bài 18:
Kế toán công ty X, dự tính phản ánh những khoản sau đây trong tài sản của
công ty trên Bảng cân đối kế toán ngày 31.12.20X0:
a) Nợ phải thu của công ty M, nợ gốc là 380 triệu. Tuy nhiên M đã phá sản và
đang chờ phát mãi . đơn vị ước tính sẽ thu hồi được 100 triệu đồng.
b) Tài sản tuê dài hạn của Công ty R , hợp đồng thuê 10 năm không có quyền
hủy ngang , có ghi rõ nếu hết thời hạn thuê , người đi thuê có thể mua lại với giá trị
ưu đãi . Tiền thuê hàng năm là 50 triệu đồng, giá trị tài sản chưa tính lãi là 400 triệu
đồng (chưa thuế)
c) Một lô hàng giá trị 245 triệu, giá FOB tại cảng đến , chi phí bốc dở vận
chuyển về kho là 2 triệu ; giá đã gửi đi ngày 29.12.20X0, công ty X , nhận hàng
ngày 31,12,20X0
17
d) Nhãn hiệu mỳ ăn liền Sao Mai , là sản phẩm do công ty tạo lập và rất được
thị trường ưa chuộng , theo đánh giá của các chuyên gia trị giá tối thiểu là 100
triệu , một công ty nước ngoài đã đề nghị mua 106 triệu
e) Nhãn hiệu mỳ ăn liền Hương Xuân , công ty X vừa mua lại của một đôi thủ
với giá 90 triệu nhưng mới thanh toán 50 triệu
f) Văn phòng làm việc trị giá 480 triệu đồng . Công ty vừa thuê dài hạn bắt đầu
từ ngày 30.12.20X0 . thời hạn 10 năm , mỗi năm 72 trệu đồng . Theo hợp đồng
thuê, một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với điều kiện báo
trước cho bên kia trước 3 tháng .
Theo anh ( chị ), khoản nào đủ tiêu chuẩn để được kê vào tài sản của đơn vị
trên bảng cân đối kế toán và giá trị thích hợp là bao nhiêu? Giải thích?
Bài 19:
Công ty Tiền Phong mua một lô hàng vào ngày 12.1.20X0 với giá mua 36
triệu (chưa thuế GTGT 10%, thuế được khấu trừ), Chi phí vận chuyển bốc dở về
kho là 600.000 đồng. Lô hàng này còn tồn kho vào ngày 31.12.20X0. Giá phải trả
để mua lô hàng này vào thời điểm 31.12.20X0 là 45 triệu đồng (chưa thuế 10%) với
chi phí vận chuyển bốc dở khoảng 800.000 đồng . Tuy nhiên, do lô hàng bị giảm
chất lượng về tồn kho lâu nên giá có thể bán được chỉ vào khoảng 18 triệu đồng
(chưa thuế GTGT 10%) chi phí liên quan đến tiêu thụ ước tính là 600.000 đồng .
Hãy tính giá trị của lô hàng trên vào thời điểm 31.12.20X0 xác định theo các
phương pháp khác nhau là :
a. Giá gốc
b. Giá trị thuần có thể thực hiện
c. Giá hiện hành
Bài 20:
Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của năm tài chính kết thúc vào
ngày 31.12.20X0 của Công ty XYZ, kiểm toán viên phát hiện nhiều vấn đề, trong
đó có các vấn đề sau đây:
1. Đơn vị ghi nhận vào tài sản cố định vô hình một số chi phí hoạt động của
đơn tring kì, số tiền là 351.000.000 đồng, thời điểm ghi nhận là tháng 3.20X0. Đơn
đã tính khâu hao từ tháng 3.20X0 với tỷ lệ 15% năm. N213/c111 (351).
N641,642,627(neu dvsx)/c214 (351*1,25%*9). Bsung cp n641,642,811/
c111,112,331
2. Nhiều tài sản cố định dùng vào công tac quản lí đã khấu hao hết được tiếp
tục tính khấu hao. Số tiền khấu hao vượt này là 371.000.000 đồng .n642/c214 (371)
3. Đơn vị không thuyết minh được cơ sở hợp lý một số khoảng trích trước chi
phí sửa chữa lớn tài sản cố định và chi phí bán hàng trong năm 20X0. Tổng số tiền
cần trích không đúng này là 360.000.000 đồng được ghi nhận vào chi phí phải trả.
Tuy nhiên, đến cuối năm 20X0, số dư này chỉ còn là 120.000.000 đồng đơn vị đã
dùng một phần khoản trích trước này để chi quảng cáo. Việc kiểm tra chứng từ và
nội dung các chi phí quảng cáo này cho thấy chúng hợp lí, hợp lệ.
Ghi âm trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ n627, 641,642/c335 (360)

18
N335/c111,112,331 (240)
Cp quảng cáo hli N641/c111,112,331 240
4. Đơn vị đã cấn trừ số dư bên nợ và bên có của tài khoản phải thu khách hàng
lấy chênh lệch trên phần Nợ phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán . Số dư
bên Nợ và bên Có của rài khoảng này lần lượt là 1.460.000.000 đồng, 375.000.000
đồng. Ko dc cấn trừ
5. Một khách hàng thuê tài sản cố định của đơn vị đã trả trước tiền thuê 2 năm
là 396.000.000 đồng (giá thanh toán) , trong đó tiếp thuê năm 20X0 là 198.000.000
đồng (giá thanh toán). Đơn vị đã ghi nhận toàn bộ số tiền thu được vào doanh thu
năm 20X0 sau khi xác định thuê sgias trih gia tăng phải nộp, đồng thời trích trước
các chi phí lien quan đến hoạt động này của năm 20X1 với chi phí phải trả
72.000.000 đồng.
Ghi khống dt
Ghi âm số tiền thuê ts của năm 20x+1 N111,112/c511:180tr, c3331 18tr
Ghi âm chi phí trích trước liên quan đến cho thuê TS n242/c214 (72)
Yêu cầu
Xác định ảnh hưởng của các sai sót trên (nếu có) đến các chi tiêu sau đây trên
báo cáo tài chính:
¿ Bảng cân đối kế toán: Tổng tài sản, Nợ phải trả, Lợi nhuận chưa phân
phối
Báo cáo kêt quả hoat động kinh doanh: Doanh thu, Thuế thu nhập
¿
doanh nghiệp (Thuế suất 30%), Lợi nhuận sau thuế.

19

You might also like