You are on page 1of 42

BÀI TẬP KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1

CHỦ ĐỀ 1: KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT

BT 1.1 (Các đặc điểm chất lượng của thông tin hữu ích)
Kế toán công ty Lee đang thực hiện rà soát lại các nghiệp vụ đã ghi nhận để xem xét có đáp
ứng các đặc điểm chất lượng thông tin hữu ích quy định trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán.

Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020, kế toán công ty Lee đã ghi nhận các nghiệp vụ
kinh tế như sau:

(1) Lee đã bán một tài sản cố định và thuê lại tài sản đó cho đến hết thời gian sử dụng còn
lại của tài sản. Vì vậy, kế toán đã ghi nhận đây là một khoản nợ phải trả.
(2) Các tài sản công ty đang được đánh giá theo mô hình giá gốc và Báo cáo kết quả hoạt
động cho thấy một số cửa hàng đang hoạt động kinh doanh trong tình trạng lỗ. Tuy nhiên, các
tài sản trong nhiều cửa hàng rất có khả năng tăng giá trị trong tương lai và thu nhập từ đánh
giá tăng tài sản lớn hơn khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh, do đó kế toán quyết định
chuyển sang mô hình đánh giá lại.
(3) Trong năm 2019, công ty Lee sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho.
Sang năm 2020, kế toán đã thay đổi sang phương pháp bình quân gia quyền. Do đó, kế toán
đã quyết định điều chỉnh lại số dư đầu kỳ hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia
quyền.

Yêu cầu:

1.Cho biết kế toán ghi nhận nghiệp vụ (1), (2), (3) dựa vào đặc điểm chất lượng nào theo
khuôn mẫu lý thuyết kế toán?

2.Do nhiều cửa hàng đang hoạt động kinh doanh lỗ nên Lee nghi ngờ về giả định hoạt động
liên tục của công ty tại ngày 31/12/2020. Vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán, cho biết kế
toán công ty nên làm gì tại thời điểm lập báo cáo tài chính niên độ kế toán kết thúc ngày
31/12/2020.

BT 1.2 (Các yếu tố của báo cáo tài chính)


Công ty Sunny đang chuẩn bị lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày
30/09/2020 và có 2 nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

(1) Vào ngày 1/9/2020, Công ty Sunny bán công nợ phải thu khách hàng 2 tỷ đồng cho
công ty tài chính Finease. Lúc này, Sunny lập tức nhận được từ Finease bằng chuyển khoản
ngân hàng 1,8 tỷ đồng. Công ty Sunny đã ghi giảm phải thu khách hàng 1,8 tỷ đồng và tăng
chi phí quản lý doanh nghiệp 200 triệu đồng. Theo điều khoản hợp đồng mua bán công nợ,
Finease sẽ tính phí quản lý mỗi tháng 10 triệu đồng và lãi suất 2%/ tháng đối với khoản phải
thu Sunny đã bán cho Finease tương ứng phần Finease chưa thu nợ được. Ngoài ra, Sunny có
nghĩa vụ hoàn lại tiền cho các khoản phải thu mà Finease không thu nợ được sau 6 tháng. Tại
ngày 30/9/2020, trong toàn bộ số dư phải thu khách hàng 2 tỷ đồng, không có khách hàng nào
đến hạn thanh toán hoặc đã thanh toán trong tháng 9.

(2) Vào ngày 1/10/2019, công ty Sunny đã bán hàng hoá cho công ty Cashflow với giá
bán là 10 tỷ đồng, giá vốn của lô hàng này là 6 tỷ đồng. Giá trị hợp lý của lô hàng hoá này
trên thị trường là 12 tỷ đồng. Công ty Sunny đã nhận tiền bằng chuyển khoản ngân hàng của
công ty Cashflow 10 tỷ đồng và ghi nhận số tiền này vào doanh thu bán hàng. Hàng hoá có
giá trị sử dụng còn lại trên bao bì là 4 năm, vẫn được giữ lại trong kho của Sunny và thoả
thuận bàn giao cho Cashflow sau 2 năm. Theo điều khoản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa
Sunny và Cashflow, công ty Sunny có quyền mua lại số hàng này bất kỳ thời điểm nào trong
vòng 2 năm với giá mua là 10 tỷ đồng cộng thêm lãi kép 10%/ năm tính từ ngày 1/10/2019.
Hiện tại, Sunny phải thanh toán chi phí lưu kho cho lô hàng này 60 triệu đồng mỗi năm nên
Sunny đã ghi nhận khoản chi này vào tài khoản phải thu khách hàng liên quan đến công ty
Cashflow. Nếu sau 2 năm, công ty Sunny không mua lại lô hàng này thì toàn bộ chi phí lưu
kho trong 2 năm sẽ được công ty Cashflow thanh toán lại vào ngày 30/9/2021.

Yêu cầu:Vận dụng khuôn mẫu mẫu lý thuyết kế toán để đánh giá việc ghi nhận kế toán của
công ty Sunny đối với nghiệp vụ (1) và (2) khi lập báo cáo tài chính kết thúc ngày 30/9/2020.

BT 1.3 (Các yếu tố của báo cáo tài chính)


Một công ty hàng không Fun Air đã đặt mua một phi cơ từ công ty chế tạo máy bay theo hợp
đồng không huỷ ngang với mức giá cố định, chuyển giao máy bay sau 30 tháng và thanh toán
một lần tại ngày bàn giao máy bay.

Yêu cầu:

1. Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán, công ty Fun Air có nên ghi nhận một tài sản hay
một khoản nợ phải trả tại ngày ký hợp đồng đặt mua máy bay?

2. Một năm sau đó, giá trị của loại máy bay này trên thị trường tăng 5%, nhưng công ty
Fun Air đã cố định mức giá mua trong hợp đồng với công ty chế tạo. Lúc này, công ty
Fun Air có nên ghi nhận là tài sản hay khoản thu nhập tại thời điểm giá trị máy bay
được đánh giá tăng hay không? Ngược lại, nếu giá trị của loại máy bay này trên thị
trường giảm 5%, công ty Fun Air có nên ghi nhận một khoản nợ phải trả hay khoản lỗ
tại thời điểm giá trị máy bay được đánh giá giảm.

BT 1.4 (Các yếu tố của báo cáo tài chính)


Công ty mỹ phẩm Lampeter có các tình huống sau đây:

1.Công ty đã chi 2,2 tỷ đồng trong năm nay cho một dự án nghiên cứu một loạt các mỹ phẩm
mới dành cho nam giới. Hiện tại còn quá sớm để ban quản trị công ty dự đoán được dự án
nghiên cứu này có thành công về mặt thương mại không.

2.Vào tháng 11 trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20, công ty Lamprter phát hiện một
nhân viên nghỉ việc đã đánh cắp tiền mặt 20 triệu đồng khi làm việc tại một cửa hàng bán mỹ
phẩm.

3.Nhận được đơn khiếu nại của khách hàng yêu cầu công ty Lampter bồi thường thiệt hại do
tiêu dùng sản phẩm chất lượng kém của công ty. Tuy nhiên, luật sư cho biết công ty Lampeter
có 60% khả năng thắng vụ việc này.

Yêu cầu: Vận dụng khuôn mẫu mẫu lý thuyết kế toán để giải thích nên xử lý kế toán cho các
tình huống 1, 2, 3 như thế nào?

BT 1.5 (Các yếu tố của báo cáo tài chính)


Chuẩn mực kế toán quốc tế 02 về hàng tồn kho cho phép các công ty sản xuất kim loại vàng,
bạc được phép đo lường giá trị hàng tồn kho theo giá bán mặc dù hàng tồn kho vẫn chưa được
bán, đồng nghĩa lợi nhuận được ghi nhận tại thời điểm sản xuất. Trong khi, các ngành sản
xuất thông thường khác, lợi nhuận chỉ được ghi nhận khi hàng tồn kho được bán cho khách
hàng.

Yêu cầu: Vận dụng khuôn mẫu mẫu lý thuyết kế toán để giải thích tại sao chuẩn mực kế toán
quốc tế 02 cho phép ghi nhận kế toán như miêu tả trên.

BT 1.6 (Các mô hình đo lường)


Doanh nghiệp sở hữu một tài sản cố định đã mua cách đây 4 năm với giá mua là 100.000
triệu đồng, khấu hao luỹ kế tại thời điểm hiện tại là 40.000 triệu đồng. Tài sản này có thể bán
cho một doanh nghiệp sản xuất khác với giá bán là 50.000 triệu đồng và chi phí giao dịch 500
triệu đồng. Nếu công ty mua một tài sản mới tương đương trên thị trường để thay thế tài sản
hiện tại, chi phí mua tài sản mới là 110.000 triệu đồng. Dòng tiền ước tính thu về từ tài sản
hiện tại trong 2 năm kế tiếp là 25.000 triệu đồng/ năm và 20.000 triệu đồng mỗi năm trong 4
năm kế tiếp nữa cho đến khi hết thời gian sử dụng của tài sản. Chi phí sử dụng vốn bình quân
là 10%.

Yêu cầu: Tính toán giá trị của tài sản hiện tại theo 4 mô hình đo lường: giá gốc, giá trị thuần
có thể thực hiện, giá hiện hành và hiện giá

BT 1.7. (Bảo toàn vốn - Capital maintenance)


Doanh nghiệp A bắt đầu kinh doanh vào ngày 1/1/x1 với vốn chủ sở hữu ban đầu là 2.000
triệu đồng, được sử dụng để mua 200 sản phẩm với giá mua là 10 triệu đồng/ sản phẩm. Vào
ngày 31/12/x1, 200 sản phẩm này được bán ra bên ngoài với giá bán 2.200 triệu đồng. Trong
năm x1, giá mua sản phẩm này đã tăng lên 10,75 triệu đồng/ sản phẩm và chỉ số giá tăng 5%.

Yêu cầu: Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp theo 3 khái niệm bảo toàn vốn: bảo toàn vốn
vật chất, bảo toàn vốn tài chính về mặt tiền tệ danh nghĩa và bảo toàn vốn theo sức mua không
đổi.
CHỦ ĐỀ 2: IAS 16 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH (PPEs)

BT 2.1. (Xác định nguyên giá)


Công ty Mad Hatter mua 1 thiết bị mới với giá $365,000 theo điều kiện FOB. Các chi phí
khác liên quan đến việc mua thiết bị như sau:

Thuế doanh thu (sales tax) 29,200

Chi phí vận chuyển 5,600

Phí bảo hiểm trên đường vận chuyển 800

Phí bảo hiểm sau khi thiết bị đã đưa về công ty 1,200

Phí lắp đặt 2,000

Phí bảo hiểm năm hoạt động đầu tiên của thiết bị 2,400

Phí chạy thử 700

Yêu cầu: Xác định nguyên giá của thiết bị

Bài 2.2. (Xác định nguyên giá)


Công ty Watson mua các tài sản của công ty Holmes qua đấu thầu với giá $1,300,000. Giá trị
hợp lý của các tài sản này như sau:

Đất đai $ 214,500

Văn phòng 357,500

Thiết bị 572,000

Hàng tồn kho 286,000

Yêu cầu: Ghi bút toán nhật ký cho nghiệp vụ mua trên của Watson
BT 2.3. (Xác định nguyên giá)
Montgomery Industries chi $600,000 trong năm 2019 cho dự án đầu tư xây dựng một thư
viện. Montgomery cũng vốn hóa $30,000 lãi vay phát sinh cho dự án vào năm 2019.
Montgomery tài trợ 100% công trình xây dựng với khoản vay lãi suất 10%. Công trình hoàn
thành vào ngày 30 tháng 9 năm 2020. Các chi phí liên quan đến dự án xây dựng thư viện phát
sinh thêm trong năm 2020 như sau:

28.02 $ 90,000

30.04 180,000

01.07 36,000

30.09 64,000

Yêu cầu: Tính toán, xác định nguyên giá của thư viện khi hoàn thành

BT 2.4. (Tính khấu hao và giá trị ghi sổ)


Vào 1/1/2020, công ty Hobart Mfg mua 1 máy khoan với giá gốc $36,000. Máy khoan có thời
gian sử dụng hữu ích là 10 năm và có giá trị thanh lý ước tính là $6,000. Trong thời gian hữu
ích, thiết bị được mong đợi sẽ sản xuất 500,000 đơn vị sản phẩm.

Biết năm 2020 và 2021, công ty sản xuất được lần lượt 25,000 và 84,000 đơn vị sản phẩm.

Yêu cầu: Tính chi phí khấu hao cho 2 năm 2020 và 2021 và tính giá trị ghi sổ của máy khoan
tại ngày 31/12/2020 và 2021 lần lượt theo các phương pháp:

- Đường thẳng

- Số dư giảm dần (the double – declining – balance method)

- Số lượng sản phẩm

BT 2.5. (Tính khấu hao)


Một thiết bị có nguyên giá $200,0000 được mua vào ngày 01/10/2019. Giá trị thu hồi ước tính
thiết bị là $20,000 và thời gian sử dụng ước tính 8 năm.

Yêu cầu: Tính chi phí khấu khấu hao thiết bị trên trong năm 2019 và 2020 lần lượt theo các
phương pháp:
- Đường thẳng

- Số dư giảm dần (the double – declining – balance method)

BT 2.6. (Hao mòn)


Trong Báo cáo tài chính 2020, công ty Custard Cup công bố các thông tin sau:

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị:

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (PPE) tại ngày 31/12/2020 và 31/12/2019 lần lượt như
sau:

(đơn vị tính: triệu đồng) 2020 2019

Máy móc, thiết bị $244 $237

Tòa nhà 90 89

Vật dụng văn phòng 6 6

Tổng 340 332

(-) Hao mòn lũy kế 183 165

Giá trị ghi sổ 157 167

Đất đai 15 15

Công trình đang xây dựng 24 6

Tổng $196 $188

Biết, Chi phí khấu hao cho PPE là $26 triệu trong năm 2020

Yêu cầu: Tính toán giá trị khấu hao lũy kế của PPE được xóa sổ trong năm 2020.

BT 2.7. (Mô hình đánh giá lại)


Công ty Synthetic Fuels chuẩn bị báo cáo tài chính theo IFRS, kế toán Tài sản cố định theo
IAS 16, áp dụng mô hình đánh giá lại đối với nhóm tài sản thiết bị. Vào ngày 30/06/2019,
công ty mua 1 thiết bị với giá $350,000. Thiết bị có thời gian sử dụng hữu ích là 7 năm và
không có giá trị thanh lý ước tính. Công ty Synthetic sử dụng phương pháp khấu hao đường
thẳng cho tất cả tài sản cố định. Vào 31/12/2019 (kết thúc niên độ kế toán), Synthetic đánh giá
lại thiết bị theo giá trị hợp lý là $299,000.

Yêu cầu:

1. Tính chi phí khấu hao của thiết bị trong năm 2019.
2. Ghi bút toán nhật ký cho việc đánh giá lại thiết bị năm 2019.
3. Tính chi phí khấu hao của thiết bị trong năm 2020 (giả sử giá trị hợp lý của tài sản vào
cuối năm 2020 không khác biệt đáng kể so với giá trị ghi sổ).
4. Làm lại yêu cầu 2 với giả định giá trị hợp lý của thiết bị cuối năm 2019 là $338,000.

BT 2.8. (Mô hình đánh giá lại)


Công ty Sizemore mua một miếng đất trị giá $600,000 vào năm 2016. Công ty lựa chọn áp
dụng mô hình đánh giá lại cho miếng đất này. Biết giá trị hợp lý miếng đất lần lượt vào cuối
mỗi năm tài chính (31/12) như sau:

- Năm 2016: $675,000; Năm 2017: $ 540,000; Năm 2018: $580,000 và Năm 2019: $
615,000

Yêu cầu: Ghi bút toán nhật ký cho việc đánh giá lại miếng đất vào mỗi năm.

BT 2.9. (Mô hình đánh giá lại)


Công ty Merando mua một thiết bị vào ngày 01/01/2017 với giá $60,000. Merando lựa chọn
mô hình đánh giá lại cho tài sản thuộc nhóm thiết bị. Thiết bị này được khấu hao theo phương
pháp đường thẳng với thời gian sử dụng ước tính 6 năm. Thiết bị không có giá trị thu hồi ước
tính vào cuối năm thứ 6.
Biết giá trị hợp lý của thiết bị vào cuối năm tài chính 31/12/2018 là $ 35,000. Giá trị hợp lý
của tài sản vào cuối năm tài chính 2017 và 2019 thì gần bằng giá trị ghi sổ của thiết bị.
Yêu cầu:
1. Ghi bút toán nhật ký trong năm 2017 liên quan đến thiết bị.
2. Ghi bút toán nhật ký trong năm 2018 liên quan đến thiết bị.
3. Tính chi phí khấu hao thiết bị trong năm 2019.

BT 2.10. (Trao đổi Tài sản)


Công ty Wendell trao đổi một xe tải cũ và chi thêm $25,500 bằng tiền để lấy một xe tải mới.
Xe tải cũ có giá trị ghi sổ là $6,000 (nguyên giá $25,000 và khấu hao lũy kế $19,000), giá trị
hợp lý là $7,700.

Yêu cầu: Thực hiện bút toán nhật ký để ghi nhận nghệp vụ trao đổi với giả định:
- Giao dịch là trao đổi mang bản chất thương mại.

- Giao dịch là trao đổi không mang bản chất thương mại.

BT 2.11. (Tổng hợp)


Báo cáo tài chính năm 2020 của công ty bia Boston công bố các thông tin sau:

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị vào cuối năm tài chính 25/12/2020 và 26/12/2019 như
sau:

(đơn vị tính: $1,000)

2020 2019

Thùng hàng $ 43,706 $47,591

Máy móc, thiết bị 126,136 118,711

Thiết bị văn phòng 12,367 10,813

Chi phí cải tạo tài sản 3,899 3,887


thuê

Đất đai 25,259 25,176

Tòa nhà văn phòng 22,645 21,617

234,012 227,795

(-) Hao mòn lũy kế 91,123 80,774

$142,889 $147,021

Công ty ghi nhận chi phí khấu hao liên quan đến những tài sản trên là $17.3 triệu và $16.8
triệu cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 25 tháng 12 năm 2020 và 26 tháng 12 năm 2019.

Ngoài ra, công ty Boston báo cáo các thông tin sau trên Báo cáo tài chính ($1,000)

25/12/2020 26/12/2019

Dòng tiền hoạt động đầu tư


+ Chi mua bất động sản, nhà (13,608) (16,997)
xưởng, thiết bị

+ Thu từ việc thanh lý bất 20 8


động sản, nhà xưởng, thiết bị

Thuyết minh cũng công bố rằng công ty đã xóa sổ $300 nguyên giá tài sản.

Yêu cầu:

1. Trình bày sơ đồ chữ T tài khoản: Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị (PPEs) và tài
khoản Hao mòn lũy kế của năm 2020
2. Trình bày bút toán nhật ký để ghi nhận việc bán PPE của Boston trong năm 2020
BT 2.12. (Tổng hợp)

Công ty H áp dụng mô hình đánh giá lại tài sản cố định theo IAS 16, sử dụng giá trị thuần để
trình bày thông tin và phân bổ thặng dư đánh giá lại tài sản hàng năm. Một tài sản cố định hữu
hình của công ty H được mua ngày 2/1/20x6 với giá mua $500.000, có thời gian sử dụng 10
năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng và không có giá trị thanh lý ước tính. Công ty
H dự định không thay đổi tỷ lệ khấu hao và giá trị thanh lý của tài sản trong suốt 10 năm sử
dụng. Tuy nhiên, đến ngày 2/1/20x9, công ty H đã bán tài sản này với giá bán $330.000.
Không có dấu hiệu suy giảm giá trị tài sản này từ năm 20x6 đến ngày bán tài sản. Năm tài
chính của công H kết thúc ngày 31/12. Thông tin liên quan đến tài sản này như sau:

Ngày Giá trị hợp lý

2/1/20x6 $500.000

31/12/20x6 $468.000

31/12/20x7 $380.000

31/12/20x8 $355.000

Yêu cầu:

1. Trình bày các bút toán nhật ký liên quan tài sản này trong năm 20x6, 20x7, 20x8 và
ngày 2/1/20x9.

2. Trình bày thông tin Tài sản cố định trên Báo cáo tình hình tài chính 20x6; 20x7 và
20x8
BT 2.13. (Tình huống)
Casper Chemical gần đây mua một tòa nhà (bao gồm đất và nhà) với tổng giá thanh toán là
$3,2 triệu. Trong vai trò là trợ lý kiểm soát nội bộ, bạn xác định việc phân bổ giá trị mua bằng
cách sử dụng giá trị hợp lý tương ứng là $1 triệu cho đất và $2,2 triệu cho nhà. Khi bạn báo
cáo các giá trị này cho Jake Reese – kiểm soát viên của công ty, anh ta đề nghị bạn thay đổi
việc phân bổ với giá trị $1,5 triệu cho đất và $1,7 triệu cho nhà. Khi bạn hỏi lý do, anh ta giải
thích rằng công ty đang gặp khó khăn về mục tiêu đạt lợi nhuận và đề nghị của anh ấy sẽ giúp
ích cho vấn đề này trong tương lai.

Yêu cầu:
1. Lời đề nghị của Jake sẽ giúp công ty như thế nào?

2. Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp mà trợ lý kiểm soát viên (bạn) phải đối mặt.
CHỦ ĐỀ 3: IAS 36 - TỔN THẤT TÀI SẢN

BT 3.1 (Xác định giá trị tổn thất)


Xác định giá trị tổn thất (nếu có) của từng tài sản trong mỗi tình huống độc lập dưới đây:
1. Một công ty đang chuẩn bị báo cáo tài chính năm kết thúc vào ngày 31/12/X0. Một số mặt
hàng máy móc thiết bị sẽ bị tháo dỡ vào ngày 1/1/X1. Ngày 31/12/X0, các tài sản này vẫn
đang được sử dụng trong sản xuất và có giá trị còn lại là 1.000.000 USD. Giá trị sử dụng của
tài sản tại ngày 31/12/X0 ước tính là 700.000 USD, và giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính
là 600.000 USD.
2. Một công ty sở hữu 6 tuyến xe buýt như là một đơn vị tạo tiền. Vào ngày 31/12/X0, giá trị
ghi sổ tổng tài sản của đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại lần lượt là 90.000 USD và 10.000
USD; Giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền là 75.000 USD. Trong đó đơn vị tạo tiền bao
gồm 2 tài sản A và B với giá trị ghi sổ là 60.000 USD & 30.000 USD.
3. Một công ty có một giàn khoan trên biển với một khoản dự phòng để khôi phục môi trường
biển là 10.000.000 USD (đã được chiết khấu về hiện tại). Công ty nhận được lời đề nghị mua
lại Giàn khoan này với giá 16.000.000 USD, và chi phí thanh lý là $3.000.000. Giá trị sử dụng
của giàn khoan được ước tính vào khoảng 24.000.000 USD (chưa loại trừ chi phí khôi phục).
Giá trị còn lại của giàn khoan trên sổ sách là 20.000.000 USD (chưa loại trừ chi phí khôi
phục).

BT 3.2 (Xác định giá trị sử dụng)


Swimmers là Công ty kinh doanh giải trí đường thủy. Trong tháng 1 năm 20X1,
Swimmers đã mua một chiếc thuyền để tổ chức các chuyến du thuyền trên sông Aquasa.
Kinh doanh du thuyền đã diễn ra rất tốt kể từ đó, tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh là Cty kinh
doanh Du Thuyền Royal đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình đến khu vực
này.Vào cuối năm 20X3, Swimmers ước tính rằng doanh thu từ các chuyến đi thuyền sẽ giảm
12% do đối thủ cạnh tranh mới. Nhà quản lý DN đã điều chỉnh dự báo dòng tiền từ kinh
doanh thuyền trong vòng 7 năm còn lại dựa trên những dữ liệu mới nhất, tất cả các thông tin
hỗ trợ và điều kiện kinh tế có sẵn xung quanh hoạt động kinh doanh dịch vụ du thuyền.
Những dự báo này là đáng tin cậy trong vòng 5 năm. Từ năm 20X8 trở đi, Nhà quản lý có thể
ước tính dòng tiền, thông tin cụ thể trong bảng dưới đây:

Year Cash flow


20X4 72,000
20X5 69,000
20X6 64,000
20X7 59,000
20X8 52,000
20X9 45,000
20X10 38,000
399,000

Các nhà quản lý tin rằng khi kết thúc thời gian sử dụng, thuyền sẽ được bán với giá 20
000 EUR (không bao gồm trong các dự toán dòng tiền ở bảng trên). Theo Nhà quản lý, tỷ lệ
chiết khấu trước thuế thích hợp phản ánh rủi ro liên quan đến thuyền nhưng không bao gồm
lạm phát là 5% p.a. Dự báo dòng tiền bị thổi phồng bởi tỷ lệ lạm phát giả định là 2% p.a.
Yêu cầu: Tính giá trị sử dụng của thuyền

BT 3.3 (Xác định giá trị tổn thất và ghi nhận)


Trong quá trình chuẩn bị báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2020, Ban Giám đốc Công ty Swimmers thực hiện kiểm tra sự suy giảm giá trị
tài sản của mình. Có một dấu hiệu bên ngoài cho thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ thuyền
trên sông Aquasa có thể bị suy giảm.
Giá mua của thuyền là 600 000 EUR (vào tháng 1 năm 2018), thời gian sử dụng là 10
năm và Swimmers áp dụng mô hình giá gốc với phương pháp khấu hao đường thẳng. Dựa
trên nghiên cứu thị trường hiện tại, Nhà quản lý của Swimmers ước tính giá trị thị trường hiện
tại của thuyền là 316 000 EUR. Trong trường hợp bán, Swimmers sẽ phải chịu chi phí cho
việc làm sạch và được ước tính là 14.000 EUR. Giá trị sử dụng của thuyền Aquasa được tính
toán là 326.926 EUR.
Yêu cầu
1.Tính toán tổn thất của thuyền kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2020 và kế toán ghi nhận bút
toán phù hợp.
2.Tính phí khấu hao của thuyền cho năm 2021.

BT 3.4 (Xác định giá trị tổn thất và ghi nhận)


Một tài sản (được hạch toán theo mô hình giá gốc) có giá trị còn lại (carrying amount) vào
ngày 31/12/X0 là 100.000 USD. Tài sản này được khấu hao theo đường thẳng và thời gian
hữu dụng còn lại là 3 năm. Dự tính tài sản tạo ra luồng tiền thuần là 20.000 USD mỗi năm
trong 3 năm sắp tới, sau đó sẽ được thanh lý với giá trị thanh lý là 10.000 USD và không có
chi phí thanh lý phát sinh. Thời điểm hiện tại, tài sản này có thể bán được với giá bán là
50.000 USD và chi phí bán 2.000 USD.
Yêu cầu
1. Xác định giá trị sử dụng (Value in use) của tài sản với tỷ lệ chiết khấu dự tính 10%.
2. Tính tổn thất tài sản và ghi nhận bút toán nhật ký liên quan (nếu có)
3. Giả sử doanh nghiệp áp dụng mô hình đánh giá lại, số dư trong OCI (Thu nhập tổng hợp
khác) liên quan đến tài sản này là 30.000 USD. Hãy ghi nhận các bút toán nhật ký liên quan
(không xét ảnh hưởng của thuế)

BT 3.5 (Xác định giá trị tổn thất và ghi nhận)


Một Thiết bị sản xuất (TSCĐ HH) của doanh nghiêp được trình bày trên BCTC theo mô hình
giá gốc, có giá trị ghi sổ vào ngày 31.12.2020 là 200.000 $. Tài sản này được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng, có thời gian hữu dụng còn lại là 3 năm. Tài sản này được dự tính
tạo ra dòng tiền thuần là 50.000 $ mỗi năm trong 3 năm sắp tới, sau đó sẽ được thanh lý với
giá 10.000 $ (không có chi phí thanh lý). Ở thời điểm hiện tại, tài sản có thể bán được với giá
150.000 CU với chi phí bán 2.000 $.
Yêu cầu:
1.Xác định giá trị sử dụng của tài sản với tỷ lệ chiết khấu dự tính là 5%/năm.
2.Tính tổn thất tài sản và ghi nhận bút toán liên quan (nếu có tổn thất xẩy ra).
3.Hãy cho biết khi nào doanh nghiệp thực hiện thử nghiệm xem có tổn thất tài sản hay không.

BT 3.6 (Tổn thất của đơn vị tạo tiền)


Electra Corp. sở hữu một số nhà máy điện hạt nhân ở nhiều châu lục khác nhau. Vào cuối
năm 2020, Electra Corp. đang xem xét tổn thất cho một nhà máy ở Alandia. Nhà máy bao
gồm các hạng mục sau (với giá trị ghi sổ của chúng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020):
- Lò phản ứng nguyên tử, tháp làm mát, kho chứa nhiên liệu hạt nhân, cùng với các thiết bị:
55 triệu EUR. (bao gồm ước tính ban đầu về chi phí ngừng hoạt động)
- Các phương tiện kỹ thuật khác liên quan trực tiếp đến nhà máy: 8 triệu EUR.
- Tòa nhà hành chính cùng với thiết bị (được sử dụng hoàn toàn trong nhà máy): 2 triệu
EUR.
- Các khoản phải thu của nhà máy : 2 triệu EUR.
- Nợ phải trả của nhà máy: 1 triệu EUR.
- Dự phòng cho chi phí ngừng hoạt động: 15 triệu EUR. ( đãquy về giá trị hiện tại).
- Thời gian hữu ích còn lại của nhà máy là 10 năm (kết thúc năm 2030). Các nhà sản xuất
điện mới từ các nguồn thay thế buộc Electra phải giảm sản lượng tại nhà máy này. Với
tình hình này, ban lãnh đạo Electra đã chuẩn bị các dự báo tài chính mới cho nhà máy,
không bao gồm chi phí ngừng hoạt động và khôi phục, tài sản tài chính và các khoản nợ
khác (trong bảng dưới đây). Nhà máy được xác định chung là 1 đơn vị tạo tiền.
in EUR
'000
Năm Dòng tiền
2021 10,200
2022 9,550
2023 8,900
2024 8,250
2025 7,600
2026 6,950
2027 6,300
2028 5,650
2029 5,000
2030 4,350
72,750

Electra đã nhận được đề nghị bán nhà máy với giá khoảng 42 triệu EUR. Giá này phản ánh
thực tế là người mua sẽ có nghĩa vụ ngừng hoạt động của nhà máy và khôi phục lại hiện trạng.
Chi phí bán nhà máy không đáng kể. Tỷ lệ chiết khấu là 5% / năm.
Yêu cầu: Xác định giá trị tổn thất của nhà máy

BT 3.7 (Phân bổ tổn thất cho các đơn vị tạo tiền và ghi nhận)
Ngày 31/12/20x1 công ty Alpha đang tính toán và ghi nhận tổn thất của đơn vị tạo ra tiền
(CGU) là máy may. Công ty đã xác định được giá trị ghi sổ là $200,000; giá trị sử dụng
(value in use) là $160,000, với các thông tin chi tiết như sau:
CGU Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý trừ chi phí bán
(Fair value less cost to sell)
Máy 1 $60,000
Máy 2 $80,000 $72,000
Máy 3 $40,000 $50,000
Lợi thế thương mại phân bổ $20,000
Yêu cầu:
1.Tính toán và ghi nhận bút toán đánh giá tổn thất của công ty Alpha.
2. Xác định giá trị ghi sổ của các loại tài sản trong đơn vị tạo ra tiền được trình bày trên báo
cáo tài chính ngày 31/12/20x1

BT 3.8 (Hoàn nhập tổn thất)


Trong năm 2020, mẫu nước mới phân tích tại khu nghỉ dưỡng Alandia thuộc sở hữu của
Beautiful Spas cho thấy nước không còn bị ô nhiễm. Để nâng cao danh tiếng của mình,
Beautiful Spas (công ty con của Swimmers) đã tung ra chiến dịch quảng cáo rầm rộ và kết
quả là lượng khách hàng tăng lên đáng kể so với năm 2018 và 2019. Dựa trên những thực tế
này và qua quá trình kiểm tra mức độ tổn thất, ban quản lý đã chuẩn bị các dự báo dòng tiền
mới cho khu nghỉ dưỡng Alandia.
Dựa trên dữ liệu tài chính dưới đây, Hãy đưa ra lời khuyên cho Swimmers Corp về cách xử lý
tình huống này trên sổ sách tập đoàn cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm
2020.
Dữ liệu tài chính:

Tính đến 31.12.2018 ( in EUR '000)


Giá trị còn
Khấu hao lũy kế Tổn thất lại
Tài sản Giá gốc
trước tổn thất năm 2018 (Carrying
amount)
Đất khoáng trị liệu 13,000 1,300 3,849 7,851
Nguồn bùn trị liệu 7,500 750 2,221 4,529
Thiết bị Spa 6,500 650 1,924 3,926
Thiết bị thể thao/ giải trí
thư giãn 4,000 400 1,184 2,416
Văn phòng quản lý 2,500 250 740 1,510
Các tài sản cố định khác 500 100 132 268
Tổng 34,000 3,450 10,050 20,500
Goodwill 6,000 0 6,000 0
TỔNG CỘNG 40,000 3,450 16,050 20,500

Tính đến 31.12.2020 ( in EUR '000)


Giá trị còn lại (Carrying amount)
Nếu không có tổn
Asset Được trình
thất được ghi nhận
bày
năm 2018
Đất khoáng trị liệu 6,280 9,360
Nguồn bùn trị liệu 3,624 5,400
Thiết bị Spa 3,140 4,680
Thiết bị thể thao/ giải trí
thư giãn 1,932 2,880
Văn phòng quản lý 1,207 1,800
Các tài sản cố định khác 215 320
Tổng 16,398 24,440
Goodwill 0 6,000
TỔNG CỘNG 16,398 30,440

Giá trị sử dụng dựa trên dự báo của nhà quản lý tính đến
31/12/2020: 32,000
Giá trị hợp lý trừ CP bán dựa trên dữ liệu
gần đây: 28,000
CHỦ ĐỀ 4: IAS 40- BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

BT 4.1 (Phân biệt BĐSĐT)


Công ty ABC nắm giữ một số bất động sản sau đây:
a. Tòa nhà do ABC sở hữu, cho các đơn vị khác thuê hoạt động làm văn phòng
b. Tòa nhà do ABC thuê tài chính, cho các đơn vị khác thuê lại dưới hình thức thuê hoạt động.
c. Resort do ABC sở hữu, chuyên cho thuê phòng và cung cấp các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng
kèm theo. Các dịch vụ kèm theo chiếm một phần đáng kể trong hoạt động của resort.
d. Khu chung cư do ABC sở hữu, chuyên cho các hộ gia đình thuê làm chỗ ở (dưới hình thức
thuê hoạt động). Các dịch vụ bảo trì, dọn vệ sinh và an ninh được cung cấp kèm theo. Các
dịch vụ kèm theo chiếm một phần không đáng kể trong hoạt động của chung cư.
e. Khu đất ở khu vực ngoại thành do ABC sở hữu. Quản lý của công ty dự tính khoảng 5 năm
sau, khi thành phố phát triển mở rộng, đất đai khu vực ngoại thành sẽ tăng giá và công ty sẽ
bán khu đất này kiếm lời.
f. Tòa nhà phức hợp do ABC sở hữu, một phần nhỏ không đáng kể được dành làm cửa hàng
phân phối sản phẩm của ABC, phần lớn còn lại để cho các công ty khác thuê làm cửa hàng
(dưới hình thức thuê hoạt động). 2 phần trên không thể bán riêng rẽ được.
g. Tòa nhà phức hợp do ABC sở hữu, một phần nhỏ dành cho công ty khác thuê làm cửa hàng
phân phối sản phẩm (thuê hoạt động), phần lớn còn lại để làm văn phòng và cửa hàng của
ABC. 2 phần trên không thể bán riêng rẽ được.
h. Dãy nhà gồm 10 căn do ABC xây dựng và sở hữu, mục đích để cho thuê hoặc bán ngay khi
khách có nhu cầu. 6 căn đang được rao bán, 4 căn đã có khách ký hợp đồng thuê làm nhà ở
(dưới hình thức thuê hoạt động). Từng căn nhà đều có thể bán riêng.
Yêu cầu: Phân loại chúng vào các mục tương ứng: BĐSĐT, Hàng tồn kho, BĐS chủ sở hữu
sử dụng.

BT 4.2. (xác định giá gốc BĐSĐT)


ABC Ltd tình hình về bất động sản như sau (Đơn vị tính: USD)
Ngày 1/1/20X8, mua đất để xây dựng nhà cho thuê, giá mua 100 triệu trả bằng chuyển khoản.
Lệ phí trước bạ 5 triệu đã nộp. Hoa hồng môi giới: 1 triệu.
Trong năm 20X8, xây dựng một tòa nhà trên mảnh đất đã mua. Chi phí xây dựng như sau:
+Nhân công: 2 triệu, (trong đó có 200.000 phát sinh để sửa lỗi kỹ thuật do thợ tay
nghề kém gây ra)
+Vật liệu: 8 triệu (trong đó có 1 triệu vật liệu bị hỏng do lỗi kỹ thuật nêu trên)
+Các chi phí khác cần thiết cho việc xây dựng: 2 triệu.
Tòa nhà hoàn tất vào ngày 30/11/20X8. Do chưa có đủ khách hàng thuê nhà, ABC bị lỗ
500.000 trong tháng đầu tiên hoạt động. Dự kiến phải đến tháng 8 năm 20X9 mới có thể tìm
đủ khách hàng để tòa nhà đạt mức hòa vốn, và từ thời điểm này đến lúc đó, dự kiến tiếp tục lỗ
2 triệu.
Cuối năm, ABC chi 500.000 trả thuế đất cho năm tài chính 20X8.
Yêu cầu: Xác định giá gốc của bất động sản.

BT 4.3 (Ghi nhận, đo lường và công bố thông tin). (Đơn vị tính: USD)
Chag Ltd. sở hữu một tòa nhà được mua từ 1/1/20X8 với giá 20 triệu trả ngay bằng tiền, giá
trị thanh lý ước tính bằng không, thời gian sử dụng ước tính 20 năm. Ngay sau khi mua, Chag
đã cho công ty Tent thuê lại theo hợp đồng cho thuê hoạt động thời gian 5 năm, giá cho thuê
100.000/tháng trả sau. Theo hợp đồng, Chag chịu trách nhiệm sửa chữa các hỏng hóc của tòa
nhà nếu có phát sinh.
Giá trị hợp lý của tòa nhà vào ngày kết thúc niên độ 31/12/20X8 là 25 triệu. Trong năm 20X8,
Chag đã chi 25.000 để sửa chữa hỏng hóc.
Chag áp dụng mô hình giá trị hợp lý đối với bất động sản đầu tư, và mô hình giá gốc, khấu
hao theo phương pháp đường thẳng đối với bất động sản chủ sở hữu sử dụng. Trong năm
không có tổn thất tài sản đối với tòa nhà này.
Yêu cầu:
a/Chag phân loại tòa nhà này là gì?
b/Xác định giá trị sổ sách của tòa nhà trên BCTC tại thời điểm 31/12/20X8.
c/Ghi sổ nghiệp vụ liên quan đến tòa nhà vào 1/1/20X8 và 31/12/20X8
d/Chag cần công bố thông tin gì liên quan đến bất động sản này trên Thuyết minh
BCTC?

BT 4.4 (Ghi nhận, đo lường và công bố thông tin). (Đơn vị tính: USD)
Lặp lại tình huống và yêu cầu ở bài 4.3 với điều kiện Chag áp dụng mô hình giá gốc đối với
bất động sản đầu tư, khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
BT 4.5. (Ghi nhận việc chuyển đổi TS khác thành BĐSĐT - MH giá gốc)
(Đơn vị tính: USD)
Ngày 1/7/20X8, Capital Ltd mua một tòa nhà có giá mua gốc 22 triệu, chi phí pháp lý
500.000, thanh toán bằng tiền, để làm showroom trưng bày & bán sản phẩm của công ty.
Cuối năm 20X8, giá trị hợp lý của tòa nhà được xác định là 26 triệu.
Do công ty thuê được một địa điểm khác thích hợp hơn để làm showroom nên quyết định
đăng thông báo quảng cáo cho thuê tòa nhà. Showroom đã ngưng hoạt động và dời đi vào
ngày 31/1/20X9. Tại ngày này, giá trị hợp lý của tòa nhà vẫn là 26 triệu.
Cuối năm 20X9, giá trị hợp lý của tòa nhà được xác định là 25 triệu.
Yêu cầu: Hãy ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tòa nhà trong năm 20X8 và
20X9. Biết Capital Ltd áp dụng mô hình giá gốc cho cả bất động sản chủ sở hữu sử dụng và
bất động sản đầu tư, năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12. Thời gian khấu hao tòa nhà là 20
năm, áp dụng phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý ước tính bằng không, không có tổn
thất tài sản trong giai đoạn này.

BT 4.6. (Ghi nhận việc chuyển đổi TS khác thành BĐSĐT -MH giá trị hợp lý)
Lặp lại tình huống và yêu cầu ở bài 4.5 với điều kiện Capital Ltd áp dụng mô hình giá trị hợp
lý đối với bất động sản đầu tư, mô hình giá gốc đối với bất động sản chủ sở hữu sử dụng.

BT 4.7. (Chuyển đổi TS khác thành BĐSĐT)


MF sở hữu một tòa nhà dùng làm trụ sở công ty, kế toán theo mô hình đánh giá lại. Tòa nhà
được mua với giá gốc 1,2 triệu vào đầu năm 20X7, thời gian sử dụng hữu ích ước tính 20
năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Cuối năm 20X7, giá trị hợp lý của tòa nhà trụ sở được đánh giá là 1,52 triệu.
Trong năm 20X8, MF quyết định chuyển hướng mở rộng hoạt động sang địa phương khác,
nên công ty quyết định dời trụ sở sang địa phương đó. Ngày 31/12/20X8, công ty đã di dời trụ
sở đi, và chuyển tòa nhà sang cho thuê. Giá trị hợp lý của tòa nhà tại ngày di dời giảm xuống
còn 1,3 triệu.
Yêu cầu: Hãy tính toán các thông tin cần thiết và ghi nhận hoạt động chuyển đổi tại ngày
31/12/20X8.

BT 4.8. (Chuyển đổi BĐSĐT thành tài sản khác)


Công ty DS đang nắm giữ tòa nhà làm bất động sản đầu tư, tòa nhà mua cách đây 2 năm, có
nguyên giá 90 triệu, khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 20 năm, hao mòn lũy kế
đến 1/1/20X7 là 8 triệu, không có tổn thất tài sản. Vào ngày 1/1/20X7, công ty ký hợp đồng
bán tòa nhà với giá 100 triệu. Hợp đồng yêu cầu DS phải chịu trách nhiệm thực hiện cải tạo
sơn sửa theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ chi phí cải tạo là 6 triệu. Vào ngày 1/3/20X7,
tòa nhà được cải tạo xong và bàn giao cho khách. 1 tuần sau nhận được tiền.
Yêu cầu:
a/ Bất động sản đầu tư này có phải chuyển đổi thành Hàng tồn kho hay không? Nếu
có, chuyển đổi vào thời điểm nào?
b/ Lợi nhuận của hoạt động bán bất động sản là này bao nhiêu? Số tiền này được ghi
nhận vào báo cáo nào?
CHỦ ĐỀ 5: IAS 38 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH (INTANGIBLE ASSETS)
BT 5.1. (Đo lường và ghi nhận ban đầu)
Công ty Freitas bắt đầu hoạt động trong năm 2013. Các chi phí phát sinh trong những tháng
đầu năm 2013 như sau:
Phí chuyên gia về việc tổ chức hoạt động của công ty $12,000
Phí làm hồ sơ, giấy tờ 3,000
Mua bằng sáng chế 20,000
Phí pháp lý liên quan đến bằng sáng chế 2,000
Mua trang thiết bị 30,000
Tiền lương trước hoạt động 40,000
Tổng 107,000
Yêu cầu: Ghi bút toán nhật ký liên quan đến các khoản chi trên, biết rằng công ty chi bằng
tiền.

BT 5.2. (Phân bổ TSCĐ vô hình)


Vào 30/09/2013 công ty Morgan mua các tài sản có giá trị như sau:
Bằng phát minh $ 6,000,000
Công nghệ phát triển 3,000,000
Chi phí nghiên cứu và phát triển dở dang 2,000,000
Lợi thế thương mại 7,000,000
Chính sách của Morgan là khấu hao các TSCĐ vô hình sử dụng phương pháp đường thẳng,
không có giá trị thanh lý ước tính, và các tài sản có thời gian hữu ích là 6 năm.
Yêu cầu: Tổng chi phí khấu hao mà Morgan sẽ trình bày trong Báo cáo thu nhập cho niên độ
kết thúc vào 31/12/2013 liên quan đến những tài sản trên là bao nhiêu?

BT 5.3. (Phân bổ TSCĐ vô hình)


Vào 30/06/2011, Mobley Corporation mua bằng sáng chế với giá $4,000,000. Bằng sáng chế
có thời gian ước tính sử dụng là 8 năm và không có giá trị thanh lý ước tính. Mobley sử dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ vô hình.
Tại ngày 1/1/2013, Mobley bảo vệ thành công bằng sáng chế trước sự vi phạm từ các doanh
nghiệp khác. Việc kiện tụng này tốn $650,000.
Yêu cầu:
1. Tính chi phí khấu hao bằng sáng chế cho 2 năm 2011 và 2012
2. Ghi nhận bút toán cho chi phí kiện tụng trong năm 2013
3. Tính chi phí khấu hao cho 2013.
BT 5.4. (Chi phí nghiên cứu và phát triển)
Công ty Y chuyên về phát triển vật liệu mới và quy trình sản xuất cho ngành công nghiệp đồ
nội thất. Công ty nhận được khoản thanh toán từ các nhà sản xuất cho quyền sử dụng sợi vải
đã được đăng ký bằng sáng chế. Chi phí nghiên cứu và phát triển cho niên độ kết thúc vào
30/09/20x5 được phân tích như sau:
Các dự án hiện tại
Dự án A ($280,000)
Miếng lót chịu lửa mới. Chi phí dự tính là $400,000 để hoàn thành quá trình phát triển. Tổng
doanh thu mong đợi là $2,000,000 khi công việc hoàn thành – chắc chắn vào cuối 20x6.
Khách hàng đã đặt trước cho nguyên liệu này sau khi xem buổi trình bày về khả năng của
mẫu vật việu vào đầu năm.
Dự án B ($150,000)
Thuốc nhuộm màu mới. Chi phí dự tính để hoàn thành là $3,000,000. Thuốc nhuộm được
phát triển sẽ là một sự thay thế rẻ hơn cho thuốc nhuộm hiện đang được sử dụng ở công ty Y
cho hầu hết các sản phẩm. Công ty mong đợi sẽ tiết kiệm được chi phí là $10,000,000 từ việc
sử dụng thuốc nhuộm mới. Mặc dù Y đã trình bày rằng thuốc nhuộm này là một sản phẩm khả
thi và công ty có ý định để hoàn thành việc phát triển nó, tuy nhiên ngày hoàn thành vẫn chưa
chắc chắn vì nguồn tài trợ bên ngoài có thể phát sinh trước khi việc phát triển hoàn thành.
Dự án C ($110,000)
Việc nghiên cứu chất dán mới đang phát triển trong ngành công nghiệp vũ trụ. Điều này có
thể chứng minh rằng công ty Y có thể tạo ra lợi nhuận tốt nếu nó được sử dụng để thay thế
cho chất dán hiện tại.
Yêu cầu:
Giải thích về cách xử lý kế toán đối với 3 dự án A,B,C. Trong mỗi trường hợp, giải thích cách
xử lý của bạn theo quy định của IAS 38 Intangible assets.

BT 5.5. (Chi phí nghiên cứu và phát triển)


Công ty Janson Pharmaceuticals phát sinh các chi phí trong năm 2013 liên quan đến loại
thuốc trị ung thư mới như sau:
Nghiên cứu công thức mới $2,425,000
Phát triển công thức mới 1,600,000
Phí pháp lý và hồ sơ cho bằng sáng chế công thức mới 60,000
Tổng $4,085,000
Chi phí phát triển phát sinh sau khi tính khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại được thiết lập
và sau khi có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Dự án đã hoàn thành thành
công và loại thuốc mới đã được cấp bằng sáng chế trước khi kết thúc niên độ kế toán 2013.
Yêu cầu: Tính toán chi phí nghiên cứu và phát triển mà Jason sẽ báo cáo trong Báo cáo thu
nhập năm 2013 liên quan đến dự án trên.
BT 5.6. (Định nghĩa các khái niệm)
A B
1. Depreciation 1. Khấu hao a. Độc quyền thể hiện một từ ngữ, một biểu tượng
2. Depletion 2. Cạn kiệt hoặc một nhãn hiệu.
3. Amortization 3. Phân bổ b. Độc quyền hưởng lợi từ một tác phẩm sáng tạo.
4. Average 4. Chi phí lũy c. Các tài sản thể hiện các quyền.
accumulated kế trung bình d. Phân bổ nguyên giá của tài nguyên thiên nhiên.
expenditures 5. Doanh thu từ e. Giá mua trừ giá trị hợp lý của tài sản thuần có
5. Revenue-donation tài sản được thể xác định.
of asset biếu tặng f. Phân bổ nguyên giá của nhà xưởng và thiết bị.
6. Nonmonetary 6. Trao đổi phi g. Ước tính số nợ trung bình của tất cả khoản vay
exchange tiền tệ cho việc xây dựng.
7. Intangible assets 7. Tài sản cố h. Tài khoản được ghi có khi tài sản được biếu
8. Copyrights định vô hình tặng cho một doanh nghiệp.
9. Trademark 8. Bản quyền i. Phân bổ nguyên giá của tài sản cố định vô hình.
10. Goodwill 9. Thương hiệu j. Nguyên tắc căn bản là đánh giá tài sản nhận về
10. Lợi thế bằng giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi.
thương mại
Yêu cầu: Ghép mỗi mục ở cột A tương ứng với một mục ở cột B.

BT 5.7. (Mô hình đánh giá lại)


Vào 30/06/2013, Saint John Corporation mua nhượng quyền thương hiệu với giá $1,200,000.
Tài sản này có thời gian hữu ích là 10 năm và không có giá trị thanh lý ước tính. Saint John sử
dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả TSCĐ vô hình.
Vào 31/12/2013 (kết thúc niên độ kế toán), Saint John chọn đánh giá lại nhượng quyền
thương hiệu. Có thị trường hoạt động cho tài sản này và giá trị hợp lý của nó vào 31/12/2013
là $1,180,000.
Yêu cầu:
1. Tính khấu hao cho năm 2013
2. Thực hiện bút toán nhật ký cho việc đánh giá lại tài sản trên
3. Tính khấu hao năm 2014

BT 5.8. (Mô hình giá gốc, lỗ tổn thất)


Công ty A mua một TSCĐ vô hình vào ngày 31/12/2007 với giá $60,000. Công ty sử dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ vô hình, thời gian sử dụng ước tính là 10 năm
và không có giá trị thanh lý ước tính. TSCĐ vô hình có giá trị hợp lý vào 31/12 của năm
2008, 2009 và 2010 lần lượt là $60,000, $45,000 và $43,000.
Yêu cầu: Hãy chỉ ra sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên đến các báo cáo tài chính của công
ty. Giả sử rằng ngày kết thúc năm kế toán của công ty là 31/12. Công ty áp dụng mô hình giá
gốc để ghi nhận TSCĐ vô hình. Bỏ qua mọi sự ảnh hưởng của thuế thu nhập.
BT 5.9. (Tiếp tục bài 5.8 ở trên) (Thanh lý)
Ngày 31/12/2016, nhà quản lý của công ty A quyết định thanh lý TSCĐ vô hình này cho một
công ty khác với giá $6,300. Chi phí phục vụ cho thanh lý là $100. Giả sử trong suốt khoảng
thời gian từ 31/12/2010 đến 31/12/2016, giá trị ghi sổ của TSCĐ vô hình này luôn thấp hơn
giá thị trường của tài sản tương tự.
Yêu cầu:
1. Cần lưu ý điều gì khi lập báo cáo tài chính trong khoảng thời gian từ 31/12/2010 đến
31/12/2016?
2. Xác định giá trị còn lại của tài sản trước khi thanh lý.
3. Thực hiện bút toán nhật ký cho việc thanh lý tài sản trên.

BT 5.10. (Mô hình đánh giá lại, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, lỗ tổn thất)
Công ty B mua một TSCĐ vô hình vào ngày 31/12/2017 với giá $90,000. Công ty sử dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ vô hình, thời gian sử dụng ước tính ban đầu là
10 năm và không có giá trị thanh lý ước tính. TSCĐ vô hình có giá trị hợp lý vào 31/12/2018
là $75,000.
Ngày 1/1/2019, công ty nâng cấp TSCĐ vô hình này lên với chi phí $9,000. Chi phí này giúp
tài sản phục vụ tốt hơn cho mục đích quản lý và kéo dài thời gian sử dụng còn lại thêm 3 năm.
TSCĐ vô hình có giá trị hợp lý vào 31/12/2019 là $95,000.
Yêu cầu: Hãy chỉ ra sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên đến các báo cáo tài chính của công
ty. Giả sử rằng ngày kết thúc năm kế toán của công ty là 31/12. Công ty áp dụng mô hình
đánh giá lại để ghi nhận TSCĐ vô hình. Bỏ qua mọi sự ảnh hưởng của thuế thu nhập.
CHỦ ĐỀ 6: THUÊ TÀI SẢN

BT 6.1(Kế toán bên đi thuê, Lý thuyết)


Xác định trong các tình huống dưới đây, tình huống nào chứa hợp đồng thuê theo
IFRS 16. Với tình huống chứa hợp đồng thuê, xác định khoản phải trả nào là thành
phần thuê (lease component) và khoản nào là thành phần không thuê (non-lease
component) của hợp đồng.
Tình huống 1: Lessee ký hợp đồng với chủ hãng tàu S để chở hàng từ cảng A đến B.
Con tàu chở hàng đã được chỉ định cụ thể và S không được thay đổi bằng con tàu
khác. Lô hàng chiếm gần như hết diện tích con tàu. Hợp đồng quy định cụ thể lô hàng
nào được vận chuyển, thời gian nhận và giao hàng. Hãng tàu S chịu trách nhiệm vận
hành bảo trì con tàu, và chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của lô hàng khi trên tàu.
Lessee bị cấm không được phép tự mình vận hành hoặc thuê đối tác khác để vận hành
con tàu trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
Tình huống 2: Lessee ký hợp đồng với chủ hãng tàu S để được sử dụng một con tàu cụ
thể trong thời gian 4 năm. Con tàu chở hàng đã được chỉ định cụ thể và S không được
thay đổi bằng con tàu khác. Lessee được từ quyết định về loại hàng được vận chuyển,
thời điểm và thời gian giao hàng trong thời hạn thuê trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Các trường hợp ngoại lệ bao gồm: không được cho tàu chạy vào các khu vực có nguy
cơ cao gặp cướp biển, không được vận chuyển các vật liệu nguy hiểm (như thuốc nổ,
vũ khí, hàng cấm). Hãng tàu S chịu trách nhiệm vận hành bảo trì con tàu, và chịu
trách nhiệm đối với sự an toàn của lô hàng khi trên tàu. Lessee bị cấm không được
phép tự mình vận hành hoặc thuê đối tác khác để vận hành con tàu trong suốt thời
gian thực hiện hợp đồng.
BT 6.2 (Kế toán bên đi thuê, Tổng hợp)
Vào ngày đầu năm N, Công ty Lessee ký hợp đồng thuê một cửa hàng để trưng bày và
bán sản phẩm trong 5 năm, tiền thuê phải trả là 150.000 CU. Lãi suất: 6% mỗi năm.
Giả sử hợp đồng thuê là đủ điều kiện để kế toán theo IFRS 16, DN áp dụng khấu hao
theo phương pháp đường thẳng, kế toán xử lý như thế nào lúc ghi nhận ban đầu và
cuối năm N trong các tình huống:
-TH 1/ Tiền thuê trả vào cuối mỗi năm
-TH 2/ Tiền thuê trả vào ngày đầu mỗi năm
-TH3/ Tiền thuê trả vào cuối mỗi năm. Ngoài khoản cố định phải trả, Lessee
phải trả thêm số tiền bằng 1% lợi nhuận tạo ra từ cửa hàng trong năm. Theo báo cáo
năm N, lợi nhuận của cửa hàng là 7000 CU
BT 6.3 (Kế toán bên đi thuê, trường hợp ngoại trừ)
Ngày 1/1/20X1, Worker thuê 1 chiếc xe hơi theo một hợp đồng thuê. Kỳ hạn thuê là 1
năm với quyền chọn kéo dài HĐ thuê thêm 1 năm với cùng mức giá thuê. Vào ngày
bắt đầu thuê, Worker xác định là không thực hiện quyền chọn kéo dài HĐ thuê vì cho
rằng cùng tiền thuê tương tự có thể thuê được chiếc xe mới khác. Khoản tiền thuê phải
thanh toán cuối mỗi tháng là 10.000 CU và Worker phải gánh chịu một khoản chi phí
pháp lý là 1.200 CU/năm.
Yêu cầu: Hãy cho biết giao dịch này phản ánh trên BCTC của Worker ngày
31/12/20X1 như thế nào?
BT 6.4 (Kế toán bên đi thuê, ghi nhận ban đầu)
Ngày 1/1/20X1, Worker thuê 1 chiếc xe hơi theo một hợp đồng thuê. Kỳ hạn thuê là 1
năm tiền thuê trả cuối mỗi tháng là 10.000 CU với chi phí pháp lý cho HĐ thuê là
1.200 CU. Worker được quyền chọn kéo dài HĐ thuê thêm 1 năm với giá thuê 5.000
CU/tháng (bằng 1/2 giá thị trường). Vì điều kiện có lợi này, Worker kỳ vọng kéo dài
HĐ thuê. Giả sử lãi suất đi vay của Worker là 3%/năm, Giá trị hợp lý của tài sản thuê
là 230.000 CU
Yêu cầu: Hãy cho biết giao dịch này phản ánh trên BCTC của Worker ngày
31/12/20X1 như thế nào?
BT 6.5 (Kế toán bên đi thuê, các khoản thanh toán biến đổi)
Ngày 1/2/20X1, Worker có 1 hợp đồng thuê văn phòng thời hạn 4 năm như sau:
-Ban đầu tiền thuê hàng tháng là 2 000 CU trả vào đầu mỗi tháng. Bên cho thuê cho
Worker hưởng chương trình ưu đãi: miễn phí thuê trong 3 tháng đầu. Worker nhận văn
phòng vào ngày 1/3/20X1 nhưng đến ngày 1/5/20X1 mới chính thức chuyển đến văn
phòng.
- Định kỳ mỗi hai năm, vào ngày 1/2, tiền thuê tháng được điều chỉnh theo lạm phát tại
ngày điều chỉnh
Worker chịu các khoản chi sau liên quan đến hợp đồng:
- chi phí pháp lý gắn với HĐ là CU 5 000
- tiền lương trả cho nhân viên trực tiếp đứng ra thỏa thuận HĐ là CU 10 000
(phân bổ theo số giờ làm việc)
Lãi suất đi vay là 4%/năm. Tỷ lệ lạm phát (được biết vào cuối mỗi năm) 20X1: 2%,
20X2: 2,3%, 20X3: 2,1%.
Trong quá trình thuê, nếu Worker trang bị thêm các rèm cửa cho văn phòng thì khoản
tiền thuê phải thanh toán hàng tháng giảm xuống 200 CU cho năm đầu tiên sau khi lắp
rèm.
Yêu cầu:
a. Xử lý giao dịch trên BCTC của Worker ngày 31.12.20X1
b. Ngày 1/2/20X3, điều chỉnh tiền thuê theo lạm phát theo thỏa thuận ban đầu.
Đồng thời, do Worker vừa hoàn tất trang bị các rèm cửa nên khoản tiền thuê hàng
tháng giảm 200 CU cho 12 tháng tiếp theo (giảm từ tháng 2/20X3 đến 2/20X4). Hãy
xử lý các giao dịch trên BCTC của Worker năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X3?
BT 6.6 (Kế toán bên đi thuê, Điều chỉnh hợp đồng thuê)
Vào ngày 1/1/20X1, Celia ký một HĐ thuê 3.000 mét vuông văn phòng làm việc trong
8 năm. Tiền thuê hàng năm trả vào ngày 31/12 là 120.000 CU. Ngày 1/1/20X5, Celia
và bên cho thuê thỏa thuận mở rộng diện tích thuê thêm 4.000 mét vuông cho 4 năm
còn lại và tiền thuê hàng năm là 260.000 CU.
Yêu cầu: Xử lý thay đổi HĐ thuê của Celia. Biết lãi suất đi vay của Celia năm 20X1
là 5%, và 20X5 là 6%.
BT 6.7 (Kế toán bên đi thuê, Điều chỉnh hợp đồng thuê)
Vào ngày 1/1/20X1, Melinda ký một HĐ thuê 5.000 mét vuông văn phòng với kỳ hạn
8 năm. Tiền thuê hàng năm trả vào 31/12 là 200.000 CU. Vào ngày 1/1/20X5, Melinda
và bên cho thuê thỏa thuận điều chỉnh HĐ thuê trong 4 năm còn lại là giảm diện tích
sử dụng chỉ còn 3.000 mét vuông và tiền thuê hàng năm giảm xuống còn 130.000 CU.
Yêu cầu: Xử lý thay đổi HĐ thuê của Melinda. Lãi suất đi vay của Melinda vào các
năm 20X1 và 20X5 lần lượt là 5% và 6% .
BT 6.8. (Kế toán bên cho thuê)
Bên cho thuê C cho thuê một thiết bị theo hợp đồng cho thuê tài chính kéo dài 5 năm.
Ngày bắt đầu hợp đồng là 1/1/20X5, lãi suất ngầm định là 4%. Tiền thuê trả trước
hàng năm vào đầu mỗi năm là 5000. Giá trị còn lại không đảm bảo ước tính là 400 CU
Yêu cầu: Hãy tính giá trị khoản đầu tư thuần của C qua các năm
CHỦ ĐỀ 7: IAS 1- TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BT 7.1 (Báo cáo tình hình tài chính)


Một doanh nghiệp có tình hình sau:

2018 2019 2020


Tài sản đầu kỳ €2,800 €3,360 X6
Nợ phải trả đầu kỳ 1,580 x3 €2,016
VCSH đầu kỳ x1 X4 2,100
Cổ tức đã trả 560 420 476
Chủ sở hữu góp thêm vốn 504 448 500
VCSH cuối kỳ X2 X5 1,596
LN sau thuế 560 348 X7
Yêu cầu: Hãy tính X1 đến X7

BT 7.2 (Báo cáo kết quả hoạt động)


Một công ty có số dư các tài khoản như sau:
Doanh thu € 180,000
GVHB 90,000
Chi phí lương 15,000
Chi phí khấu hao 30,000
Cổ tức được chia 6,000
Chi phí tiện ích 12,000
Thu nhập cho thuê 30,000
Chi phí lãi vay 18,000
Hàng bán bị trả lại 16,500
Chi phí quảng cáo 19,500
Hãy tính lợi nhuận sau thuế (bỏ qua chi phí thuế TNDN)
BT 7.3 (Báo cáo kết quả hoạt động)
Điền vào các mục còn trống trong bảng sau (các công ty đều độc lập với nhau)
Cty A Cty B Cty C
Doanh thu (a) ¥_______ ¥343,400 ¥540,000
HTK đầu kỳ 52,600 (d) _______ 90,000
Mua mới HTK 175,300 255,600 (g) _______
HTK cuối kỳ 52,200 108,000 63,000
GVHB (b) _______ (e) _______ 387,000
LN gộp 95,300 88,000 (h) _______
CP hoạt động (c) _______ 50,000 48,000
LN trước thuế 6,000 (f) _______ (i) _______

BT 7.4 (Sử dụng thông tin trên BCTC)


Một công ty có khoản phải thu thuần cuối năm 2018 là $600,000 và cuối năm 2019 là
$660,000. Số tiền bán hàng đã thu được của năm 2019 là 390,000. Vòng quay phải thu 2019
là 7.0. Hãy tính tổng doanh thu của năm 2019.

BT 7.5 (Trình bày thông tin trên BCTC)


Dưới đây là số dư cuối kỳ các tài khoản của công ty X, hãy tinh lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối và lập báo cáo tình hình tài chính cuối năm theo thông lệ quốc tế (lưu ý: phần tài sản
trình bày TS dài hạn trước).
Thiết bị 40,000
Chi phí lãi vay 2,400
Lãi phải trả 600
LN sau thuế chưa phân phối ?
Cổ tức 50,400
Đất đai 157,320
Hàng tồn kho 102,000
Trái phiếu phát hành 78,000
Thương phiếu phải trả (trong 6 tháng) 24,400
Cổ phần phổ thông 60,000
Khấu hao lũy kế - thiết bị 10,000
Quảng cáo trả trước 5,000
Doanh thu 351,400
TSCĐ-tòa nhà 80,400
Văn phòng phẩm 1,860
Thuế phải trả 3,000
CP mua ngoài (điện nước…) 1,320
CP quảng cáo 1,560
CP lương 53,040
Phải trả người lao động 900
Khấu hao lũy kế - tòa nhà 15,000
Tiền 40,000
CP khấu hao 8,000
CHỦ ĐỀ 8: IAS 8- CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN, ƯỚC TÍNH KT & SAI SÓT

BT 8.1 (Accounting policies):


Trước đây, công ty Alpha khấu hao thiết bị ở văn phòng làm việc theo phương pháp đường
thẳng. Ngày 1/1/X5 công ty Alpha quyết định thay đổi phương pháp khấu hao từ phương
pháp đường thẳng sang phương pháp khấu hao nhanh để cung cấp thông tin hữu ích hơn.
Công ty đã tính toán lại chi phí khấu hao như sau:
Năm Khấu hao đường thẳng Khấu hao nhanh
Trước năm X4 5 000 CU (CU là đơn vị tiền 10 000 CU
tệ)
Năm X4 5 000 CU 8 000 CU
Năm X5 5 000 CU 6 000 CU
Yêu cầu:
Xử lý tình huống trên theo quy định trong IAS 8 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế
toán và sai sót. Giả sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, và các quy định của
Thuế chấp nhận các phương án tính khấu hao của doanh nghiệp.
BT 8.2 (Errors):
Ngày 1/6/20x1, công ty XYZ phát hiện một sai sót trên báo cáo tài chính cho năm kết thúc
vào ngày 31/12/20x0 do công ty đã ghi nhận một khoản chi phí của giai đoạn nghiên cứu
$30,000 là tài sản vô hình trên báo cáo tài chính năm 20x0 (đáng lẽ công ty phải ghi nhận
$30,000 là chi phí trong năm 20x0), và đã khấu hao tương ứng 10%. Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 20%. Trích các thông tin trên báo cáo tài chính như sau:
Trích Bảng cân đối kế toán 31/12/20x1 31/12/20x0
(trước điều chỉnh hồi
tố)
Tài sản vô hình ? 30,000
Hao mòn lũy kế của tài sản vô ? 3,000
hình
Lợi nhuận chưa phân phối ? 100,000

Báo cáo kết quả kinh doanh Năm 20x1 Năm 20x0 Năm 20x0
(sau điều chỉnh hồi (trước điều chỉnh hồi
tố) tố)
Doanh thu 70,000 ? 70,000
Giá vốn hàng bán 27,000 ? 27,000
Phân bổ chi phí nghiên cứu 0 ? 3,000
Chi phí bán hàng và chi phí 10,000 ? 10,000
quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế 33,000 ? 30,000
Chi phí thuế thu nhập doanh 6,600 ? 6,000
nghiệp hiện hành (20%)
Lơi nhuận sau thuế 26,400 ? 24,000
Yêu cầu:
1. Trình bày, bút toán (nếu có) về cách xử lý sai sót này theo yêu cầu của IAS 8 – Thay
đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót.
2. Xác định các thông tin còn thiếu tại các dấu “?”, giả sử ngoài các dữ liệu đã cho không
có thêm bất cứ thông tin nào khác và doanh nghiệp không thực hiện phân phối lợi
nhuận.

BT 8.3 (Accounting policies):


Năm 20X2 Delta Co thay đổi chính sách kế toán về khấu hao PPE (xem xét khấu hao của
từng bộ phận cấu thành) cùng với việc chuyển từ mô hình giá gốc sang mô hình đánh giá lại.
Việc xác định FV, thời gian hữu dụng, giá trị còn lại của từng bộ phận trước 20x2 là không
thể thực hiện được. Thuế suất thuế thu nhập: 30%. Cuối năm 20X1: giá gốc của PPE là
25.000 USD; khấu hao lũy kế: 14.000 USD. Chi phí khấu hao năm 20x2 tính trên cơ sở cũ là
1.500 USD. Kết quả khảo sát năm 20x2: FV đầu năm : 17.000 USD; giá trị thu hồi ước tính:
3.000 USD; thời gian hữu dụng: 7 năm
Yêu cầu: Trình bày phương pháp kể toán xử lý tình huống trên theo IAS 8.
BT 8.4 ( Errors)
Khi kiểm toán BCTC năm 20X1, kiểm toán viên nội bộ của Cty Vigilant phát hiện công ty đã
bỏ sót không ghi nhận chi phí khấu hao là 60.000 $ của một TSCĐ vô hình trên BCTC năm
20X0. Cho biết trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh năm 20X0 và 20X1 trước điều chỉnh:

2010 2011
Doanh thu 1.000.000 $ 1.200.000$
Tổng chi phí 900.000 $ 1.050.000 $

Lợi nhuận giữ lại (chưa phân phối) đầu năm 20X0 là 200.000 $ .
Thuế suất thuế thu nhập cả hai năm là: 25%/năm. Trong cả hai năm không chia cổ tức
Yêu cầu: Trình bày phương pháp kế toán xử lý sai sót trên theo IAS 8.
BT8.5 ( Errors):
Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót sau đến báo cáo tài chính của năm tài chính kết thúc ngày
31.12.20X3, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%:
1. Doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định dùng cho việc bán hàng nguyên giá
240.000.000 đồng (đã khấu hao 220.000.000 đồng) vào tháng 2.20X3, nhưng chưa ghi
giảm tài sản cố định mà tiếp tục tính khấu hao . Tỷ lệ khấu hao của loại tài sản này là
10% năm. Số tiền thu được từ bán tài sản này là 11.000.000 đồng (giá này đã bao gồm
thuế giá trị gia tăng 10%) đã ghi thu quỹ, thuế phải nộp và giảm phí quản lý.
2. Công trình xây dựng Tổng kho trị giá 900.000.000 đồng đã hoàn thành và kết chuyển
vào tài sản cố định vào tháng 2.20X3. Kết quả kiểm tra cho thấy:
- Đơn vị đã không tính vào giá trị công trình chi phí lãi vay được vốn
hóa vào giá trị TSCĐ là 60.000.000 đồng. Đơn vị đã hạch toán vào chi
phí tài chính trong kỳ.
- Đơn vị bỏ sót chưa tính vào giá trị công trình chi phí tư vấn và thiết kế
của Công ty ACD là 42.000.000 đồng (Giá thanh toán và không được
khấu trừ thuế giá trị gia tăng). Khoản tiền ứng trước cho ACD là
30.000.000 đồng vẫn còn "treo" như một khoản ứng trước cho nhà cung
cấp.
Tài sản cố định này có tỷ lệ khấu hao 6% một năm, tính vào chi phí quản lý.

CHỦ ĐỀ 9: IAS 10- SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY BÁO CÁO

BT 9.1 (Ngày báo cáo tài chính được phê chuẩn cho phát hành)
Ban quản trị của công ty Sudani đã hoàn thành bản thảo báo cáo tài chính cho năm tài chính
kết thúc vào ngày 30/6/20x1 và đã gửi nó đến ban điều hành cấp cao vào ngày 10/7/20x2. Báo
cáo tài chính được xem xét và chấp thuận cho phát hành tại cuộc họp của ban điều hành cấp
cao vào ngày 17/7/20x2. Sau đó gửi đến uỷ ban giám sát (thành viên gồm tổ chức công đoàn
và những người không thuộc ban điều hành cấp cao) và được uỷ ban giám sát xem xét lại và
chấp thuận báo cáo này để trình trước đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức vào
ngày 01/8/20x2. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên, báo cáo tài chính được các cổ đông
chấp thuận và cho phép in để nộp cơ quan lập pháp vào ngày 10/8/20x2 và công bố đến công
chúng vào ngày 15/8/20x2.

Yêu cầu: Xác định ngày báo cáo tài chính được phê chuẩn cho phát hành.
BT 9.2. (Các sự kiện sau ngày báo cáo)
Năm tài chính của công ty M kết thúc vào ngày 31/12/20x0 và ngày báo cáo tài chính được
phê chuẩn cho phát hành là 28/2/20x1. Các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo như sau:

1. Vào ngày 31/12/20x0, công ty M đã xoá sổ một khoản phải thu quá hạn từ công ty N
là $20,000 bởi vì N mất khả năng thanh toán. Ngày 18/2/20x1, N được mua lại bởi
công ty X. Sau đó X đã thông báo với M rằng số nợ phải trả của N trước đó sẽ được X
trả đầy đủ vào ngày 25/5/20x2.
2. Công ty M đang bị một tác giả kiện về việc vi phạm bản quyền tác giả từ năm 20x0.
Luật sư đã cố vấn cho ban quản trị công ty M rằng trên 50% khả năng công ty sẽ gặp
nhiều bất lợi trong vụ kiện này và mức bồi thường ước tính là $50,000. Dựa trên tư
vấn này, báo cáo tài chính năm kết thúc vào ngày 31/12/20x0, M đã lập dự phòng nợ
phải trả là $50,000. Vào ngày 01/3/20x1, toà án quyết định tác giả thắng kiện và M
phải bồi thường cho việc vi phạm bản quyền tác giả là $55,500.
3. Công ty M đang sở hữu khu nghỉ dưỡng với giá trị ghi sổ được trình bày trên báo cáo
tài chính ngày 31/12/20x0 là $100 million. Trong tháng đầu tiên năm 20x1, tình hình
dịch bệnh xuất hiện nên không có khách đến nghỉ dưỡng và ban quản trị dự đoán rằng
tình hình này sẽ kéo dài và có thể khu nghỉ dưỡng sẽ đóng cửa trong thời gian dài.
Ngày 01/2/20x1, ban quản trị đã ước tính giá trị có thể thu hồi của khu nghỉ dưỡng này
là $95 million.
4. Ngày 20/2/20x1 công ty M phát hành 300,000 cổ phiếu thường với tổng giá trị $3
million.
5. Trong năm 20x0, công ty M xảy ra một vụ cháy kho hàng. Kho hàng này đã được mua
bảo hiểm nên M đã gửi yêu cầu bồi thường đến công ty bảo hiểm vào ngày
31/10/20x0. Ngày 25/12/20x0, M nhận được khoản tiền thanh toán bảo hiểm $10,000
từ công ty bảo hiểm. Ngày 10/2/20x1, M phát hiện ra rằng, khoản tiền này vẫn chưa
được ghi nhận trên báo cáo tài chính kết thúc năm 20x0.
6. Ngày 31/12/20x0, giá gốc của hàng tồn kho của công ty M là $30,000, tuy nhiên giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho này chỉ được đánh giá ở mức
$25,000.
7. Ngày 18/2/20x1, ban quản trị quyết định ngừng một hoạt động của công ty vì hoạt
động này kinh doanh thua lỗ trong suốt thời gian dài.
8. Ngày 19/2/20x1, M nhận được quyết định bất lợi của toà án về các vụ kiện đã xảy ra
trong năm 20x0. Các khoản bồi thường theo quyết định của toà án dẫn đến khả năng
M mất khả năng thanh toán và bị phá sản.
Yêu cầu: Xác định các trường hợp trên sẽ được ghi nhận như thế nào trên báo cáo tài chính
ngày 21/12/20x0 của công ty M phù hợp với IAS 10. Giải thích.
CHỦ ĐỀ 10: DỰ PHÒNG, NỢ TIỀM TÀNG VÀ TÀI SẢN TIỀM TÀNG
BT 10.1. (Đánh giá việc lập dự phòng)
CarProd là nhà sản xuất xe hơi cung cấp việc bảo hành cho khách hàng của mình tại thời điểm
mua xe. Theo các điều khoản của hợp đồng mua bán, CarProd cam kết sửa chữa các lỗi sản
xuất hoặc thay thế các bộ phận bị lỗi rõ ràng trong vòng 5 năm kể từ ngày bán. Dựa trên kinh
nghiệm trước đây, có thể sẽ có một số khoản yêu cầu về việc bảo hành xảy ra.

Câu hỏi: CarProd có nên ghi nhận bất kỳ dự phòng nào không?

BT 10.2. (Đánh giá việc lập dự phòng)


A. Luật lệ được ban hành

Phthalate Corp hoạt động trong ngành công nghiệp hóa chất trên toàn thế giới thường xuyên
gây ô nhiễm đất, nhưng chỉ dọn dẹp khi được yêu cầu theo luật của từng quốc gia cụ thể. Đất
nước Cleanlandia không có luật như vậy và Phthalate Corp đã làm ô nhiễm đất trong vài năm.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 20x1, có một thông tin chắc chắn rằng dự thảo luật về yêu cầu làm
sạch đất bị ô nhiễm (bất kể khi nào) sẽ được ban hành sau cuối năm ở Cleanlandia.

Câu hỏi: Phthalate Corp có nên ghi nhận bất kỳ khoản dự phòng nào không?

B. Nghĩa vụ về việc xây dựng

Benz Corp hoạt động trong ngành công nghiệp hóa chất trên toàn thế giới thường xuyên gây ô
nhiễm đất, nhưng đã công bố rộng rãi chính sách môi trường của mình trong đó cam kết làm
sạch mọi ô nhiễm mà công ty gây ra. Benz Corp cũng hoạt động ở các quốc gia mà không có
bất kỳ luật pháp môi trường nào.

Câu hỏi: Benz Corp có nên công nhận bất kỳ khoản dự phòng nào về việc làm sạch đất cũng
ở các quốc gia không có luật hiện hành không?

BT 10.3. (Đánh giá việc lập dự phòng)

Tracy's Co, là một nhà bán lẻ đồ gia dụng, có chính sách hoàn tiền mua hàng của các khách
hàng không hài lòng mặc dù luật pháp không yêu cầu.

Câu hỏi: Tracy's có nên ghi nhận bất kỳ khoản dự phòng nào cho việc hoàn lại tiền không?

BT 10.4. (Hạch toán và trình bày dự phòng)

Một luật sư đang tư vấn cho một công ty rằng công ty sẽ phải trả $10,000 do có sản phẩm bị
hư hỏng theo quy định. Tình hình kinh doanh của công ty hợp pháp quy định lập dự phòng
vào ngày 31/12/20x7. Tuy nhiên, năm sau đó, luật sư thấy rằng việc hư hỏng này có thể bị bồi
thường khoảng $50,000.

Câu hỏi: Tình hình này được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính vào ngày
31/12/20x7 và ngày 31/12/20x8 như thế nào?

BT 10.5. (Đo lường dự phòng trên cơ sở ước tính giá trị kỳ vọng)

Công ty Parker bán hàng hóa và có kèm theo điều kiện bảo hành cho khách hàng đối với toàn
bộ chi phí sửa chữa phát sinh nếu có bất kỳ sản phẩm lỗi nào và phải phát hiện trong vòng sáu
tháng kể từ ngày mua. Theo kinh nghiệm trong quá khứ và sự kỳ vọng trong tương lai xác
định được cho thông tin trong bảng dữ liệu sau:

% giá trị hàng bán Phát hiện lỗi Chi phí sửa chữa
75 Không có -
20 Lỗi nhỏ 1 triệu USD
5 Lỗi lớn 4 triệu USD
Câu hỏi: Công ty Parker có lập dự phòng không? Giải thích và nếu có lập thì số tiền là bao
nhiêu?

BT 10.6. (Hợp đồng rủi ro lớn)

Công ty Swimmers vận hành 2 khách sạn đặc thù có trụ sở đặt tại Aqualandia. Khách sạn
được tổ chức theo hợp đồng thuê hoạt động không thể hủy bỏ và sẽ hết hạn sau 3 năm. Các
nhà quản lý của Swimmers ước tính rằng lượng khách bị giảm tổng thể, các khách sạn sẽ có
thể phát sinh lỗ là 1 triệu EUR mỗi năm nếu vẫn tiếp tục hoạt động. Swimmers cũng có thể
chấm dứt hợp đồng thuê sớm hơn nhưng với một mức phạt là 2 triệu EUR.

Câu hỏi: Công ty Swimmers nên xử lý như thế nào trong báo cáo tài chính của mình liên
quan đến tình huống này?

BT 10.7. (Tái cấu trúc doanh nghiệp)

Công ty NiceHome điều hành hai bộ phận chính: sản xuất phụ kiện gỗ và phụ kiện kim khí.
Vào ngày 30 tháng 9 năm 20x1, hội đồng quản trị đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu chính thức
bao gồm việc chuyển một số hoạt động sản xuất từ phụ kiện kim khí sang phụ kiện gỗ với
nguyên nhân chính là do sự phát triển hiện tại đối với sở thích của khách hàng. Ban lãnh đạo
đã soạn lập chi tiết về kế hoạch tái cấu trúc và đã công bố công khai vào ngày 30 tháng 11
năm 20x1. Việc triển khai kế hoạch sẽ bắt đầu vào ngày 01 tháng 02 năm 20x2 và hoàn thành
ngày 31 tháng 01 năm 20x3. Các nhà quản lý đã ước tính chi phí tái cấu trúc như sau:
1. Giá trị còn lại của các máy móc dự phòng để sản xuất phụ kiện kim loại là 2.000.000
EUR và doanh thu từ việc bán chúng (dựa trên đề nghị nhận được gần đây) là
1.300.000 EUR.
2. Máy tính mới trong bộ phận kế toán là 50.000 EUR.
3. Chi phí đào tạo lại nhân viên chuyên về sản xuất các phụ kiện kim loại là 100.000
EUR.
4. Chi phí thanh toán cho nhân viên thôi việc từ sản xuất phụ kiện kim khí là 400.000
EUR.
Câu hỏi: Công ty NiceHome nên làm gì trên báo cáo tài chính của mình liên quan đến tình
huống này?

BT 10.8. (Dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng)

HamburgerPrince, công ty chuyên về thức ăn nhanh, có phát sinh tình huống sau:

A. Công ty đã tổ chức tiệc sinh nhật cho 20 trẻ em, nơi phục vụ bánh mì kẹp thịt từ thịt bò
bằm. Sau bữa tiệc, 8 trẻ em nhập viện vì ngộ độc thực phẩm và cha mẹ các em cho rằng đó là
do bánh mì kẹp thịt không được chiên kỹ và cẩn thận. Nhóm cha mẹ hiện đang tiến hành kiện
HamburgerPrince. Luật sư của công ty này tin rằng dựa trên các phiên tòa tương tự trong quá
khứ và không đủ bằng chứng chống lại HamburgerPrince thì có 40% khả năng thua kiện và
HamburgerPrice sẽ phải trả 160.000 EUR để xử lý cho việc bồi thường cho trẻ em vì vướng
vào tội phạm do đầu độc.

Câu hỏi: HamburgerPrince nên làm gì trong báo cáo tài chính của mình liên quan đến khiếu
nại này?

B. Vài tháng sau, phiên tòa tiếp tục được tiến hành khi một nhân viên của HamburgerPrince,
đóng vai trò là nhân chứng, tuyên bố rằng bánh mì kẹp thịt bò đông lạnh do công ty chế biến
từ hãng cung cấp thịt trong địa phương mang tên Beefers cung cấp có dấu hiệu nhiễm vi
khuẩn tiềm ẩn. Thẩm phán đã yêu cầu kiểm tra ngay lập tức tại Beefers để xác minh các vấn
đề về tiêu chuẩn vệ sinh và công việc của nó. Kiểm tra cho thấy rằng có sự hiện diện của một
số vi khuẩn trong một nửa số sản phẩm. Phiên tòa chống lại vụ việc tại HamburgerPrince vẫn
chưa được đóng. Dựa trên bằng chứng mới này, luật sư cho rằng cơ hội thua kiện tăng lên
80%. HamburgerPrince sau đó đã quyết định kiện Beefers vì đã cung cấp bánh mì kẹp thịt bị
ô nhiễm và gây thiệt hại cho họ. Tuy nhiên, Beefers lập luận rằng nếu HamburgerPrince chiên
bánh mì kẹp thịt đúng cách, mọi sự lây nhiễm có thể sẽ bị tiêu diệt. Luật sư tin rằng
HamburgerPrince có 90% cơ hội thắng trong vụ kiện này với khoản bồi thường 160.000 EUR
từ Beefers.

Câu hỏi: HamburgerPrince nên làm gì trong báo cáo tài chính của mình liên quan đến các sự
kiện mới?
BT 10.9. (Đánh giá việc lập dự phòng)

Công ty Swimmers điều hành một tập hợp khu các công viên nước với các tiện nghi giải trí
cho các gia đình ở thành phố Aqualandia. Trận động đất gần đây và cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới đã khiến lượng khách đến các công viên nước nêu trên giảm đáng kể. Công ty
Swimmers đã ước tính rằng số lượng du khách sẽ không tăng trở lại trong vòng hai năm tới và
do đó công ty Swimmers sẽ dự kiến lỗ 3 triệu EUR mỗi năm.

Câu hỏi: Công ty Swimmers nên làm gì trong báo cáo tài chính của mình liên quan đến tình
huống này?

BT 10.10. (Kế toán dự phòng chi phí bảo hành – Tổng hợp)

CarProd, là một nhà sản xuất xe hơi, đã cam kết rằng sẽ sửa chữa các lỗi sản xuất hoặc thay
thế các bộ phận bị lỗi đã rõ ràng trong vòng 5 năm kể từ ngày bán. Kinh nghiệm trong quá
khứ và kỳ vọng trong tương lai cho thấy những điều sau:

1. Chi phí sửa chữa tùy thuộc vào mức độ khuyết tật hay khiếm khuyết hoặc mức độ thiệt
hại. Cụ thể số tiền sẽ là 400 triệu EUR trong trường hợp lỗi nhỏ và 700 triệu EUR
trong trường hợp có khuyết tật lớn (nếu tất cả các xe đều có khuyết tật nhỏ / lớn).
2. CarProd ước tính rằng có 80% số ô tô sẽ không có khuyết tật, 18% số ô tô có có lỗi
nhỏ và 2% số ô tô sẽ có lỗi lớn đã được bán trong năm 20x1.
3. 10% của tất cả các sửa chữa được thực hiện trong năm đầu tiên sau khi bán, 15% trong
năm thứ 2, 20% vào năm thứ 3, 25% vào năm thứ 4 và 30% vào năm thứ 5. Những số
liệu này liên quan đến cả sửa chữa lớn và nhỏ. Tất cả các dòng tiền đều diễn ra vào
cuối năm.
4. Lãi suất thị trường hiện hành trước thuế thu nhập là 3%/năm.
Câu hỏi: CarProd nên trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của mình như thế nào vào
ngày 31.12.20x1?
CHỦ ĐỀ 11: IFRS 15 – HỢP ĐỒNG VỚI KHÁCH HÀNG

BT 11.1 Coupon

Một nhà bán lẻ bán máy hút bụi cho khách hàng với giá 100.000 đô la và cung cấp phiếu giảm
giá cho 60%. Nhà bán lẻ ước tính rằng 80% khách hàng sẽ thực hiện quyền chọn mua, trung
bình là 30.000 đô la các sản phẩm mua sau được hưởng giảm giá.

Yêu cầu: Xử lý kế toán theo 5 bước theo quy định của IFRS 15

BT 11.2 Example – Free product rebate

Công ty Mỹ phẩm Phi Thanh Vân bán các sản phẩm chăm sóc da cho khách hàng với giá
2.000 USD / bộ. Nếu khách hàng mua 3 bộ cùng một lúc và điền vào đơn đăng ký trực tuyến
trong vòng 1 tuần sau khi mua, khách hàng sẽ trở thành VIP và được tặng quà chào mừng trị
giá 200 USD sau khi đăng ký thành công. Nhà cung cấp ước tính, dựa trên kinh nghiệm gần
đây, rằng 80% khách hàng sẽ hoàn thành đăng ký trực tuyến và nhận được quà tặng miễn phí .

Yêu cầu: Xử lý kế toán theo 5 bước theo quy định của IFRS 15

BT 11.3 Coupon on print advertisement

Nhà sản xuất bán 1.000 hộp sô cô la cho chuỗi siêu thị với giá $10 mỗi hộp. Siêu thị bán với
giá $15 cho khách hàng. Nhà sản xuất phát hành phiếu giảm giá trên báo và tạp chí để cho
phép khách hàng giảm giá $2 bằng cách xuất trình phiếu giảm giá trong vòng 3 tháng sau khi
phát hành. Nhà sản xuất sẽ bồi thường cho các siêu thị bị mất doanh thu $2. Nhà sản xuất ước
tính sẽ đổi được 400 phiếu giảm giá.

Yêu cầu: Nhà sản xuất nên hạch toán hợp đồng này như thế nào khi sô cô la được chuyển đến
các siêu thị?

BT 11.4 Re-estimate variable consideration

Công ty FMCG đã bán dầu gội đầu cho khách hàng với giá 10 đô la một chai vào ngày 20
tháng 1 năm 20x6. Nếu khách hàng mua 1.000 đơn vị trong một năm dương lịch, giá mỗi đơn
vị được giảm hồi tố xuống còn 9 đô la. Trong quý 1, khách hàng chỉ mua 75 chai. Công ty đã
ước tính khách hàng không vượt quá ngưỡng 1.000 chai. Khách hàng sau đó đã được một
công ty niêm yết mua lại và trở thành một phần của một tập đoàn lớn hơn. Vào ngày 1 tháng 6
năm 20x6, khách hàng đã mua 500 chai. Công ty ước tính khách hàng sẽ vượt quá ngưỡng
1.000 chai.

Yêu cầu: Xử lý kế toán theo 5 bước theo quy định của IFRS 15
BT 11.5 Customer loyalty programs

Một chuỗi siêu thị có chương trình khách hàng thân thiết cấp 1 điểm khách hàng thân thiết
cho mỗi lần mua hàng trị giá 10 đô la. Mỗi điểm có thể đổi được để được chiết khấu $ 1 khi
mua hàng trong tương lai. Trong giai đoạn 1, khách hàng đã mua 100.000 đô la và kiếm được
10.000 điểm. Siêu thị ước tính 95% sẽ được đổi lấy sản phẩm trong tương lai. Kết thúc giai
đoạn 1, 4.500 điểm đã được đổi. Trong giai đoạn 2, 4.000 điểm khác được đổi. Tích lũy có
8.500 điểm được đổi. Hiện siêu thị ước tính tổng số điểm quy đổi sẽ là 9.700 điểm

Yêu cầu: Giao dịch này phải được xử lý kế toán như thế nào trong giai đoạn 1 và 2?

BT 11.6 Gift card

Một khách hàng mua thẻ quà tặng trị giá 100 đô la từ một chuỗi cửa hàng cà phê, có giá trị lên
đến một năm kể từ ngày mua. Chuỗi cửa hàng cà phê ước tính khách hàng sẽ đổi 90 đô la của
thẻ quà tặng và 10 đô la sẽ hết hạn không sử dụng (mất 10%). Chuỗi cửa hàng cà phê không
có nghĩa vụ chuyển trả số tiền chưa sử dụng hoặc bất kỳ thẻ quà tặng chưa sử dụng nào.
Trong kỳ, $50 của thẻ quà tặng đã được đổi.

Yêu cầu: Thẻ quà tặng phải được kế toán như thế nào? Xử lý kế toán theo 5 bước theo quy
định của IFRS 15

You might also like