You are on page 1of 69

CONCEPTUAL FRAMEWORK

1. Khung pháp lý IASB (The IASB Conceptual Framework)

- Khung pháp lý IASB là cơ sở xây dựng các chuẩn mực Báo cáo Tài chính kế toán
quốc tế (IFRSs). Vì vậy, khung pháp lý IASB quy định về cách lập các báo cáo tài
chính và thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính.

- Đặc tính của thông tin tài chính trong doanh nghiệp được quy định dựa trên 2 giả
định cơ bản:

 Gỉa định hoạt động liên tục (Going concern assumption)

Báo cáo tài chính thường được lập trên giả định rằng một doanh nghiệp hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần (ít nhất 12 tháng). Khi đó
doanh nghiệp không có ý định giải thế hay thu hẹp một cách đáng kể quy mô hoạt
động của nó.

 Cơ sở dồn tích (Accruals basis)

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền tương
đương tiền.

2. Đặc tính của các thông tin tài chính (Qualitative Characteristics)

Mục đích của báo cáo tài chính (financial statements) là:

 Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và những biến
động tài chính của doanh nghiệp
 Thể hiện năng lực quản lý của người lãnh đạo

Các đặc tính của thông tin tài chính được phân loại thành 2 nhóm:

 Đặc tính cơ bản (Fundamental characteristics): Tính phù hợp


(Relevance), Trình bày trung thực (Faithful Representation)
 Đặc tính bổ sung (Enhancing characteristics): Kịp thời (Timeliness),
Dễ so sánh (Comparability), Dễ hiểu (Understandability), Có thể kiểm
chứng (Verifiability)
3. Nguyên tắc kế toán (Accounting concepts)

 Thông tin tài chính được ghi nhận dựa trên các nguyên tắc kế toán:

Nguyên tắc Kế toán được hiểu là những tuyên bố chung, có vai trò như
những chuẩn mực, mực thước, chỉ dẫn hay hướng dẫn mà các nhân viên
Kế toán từng phần hành phải áp dụng để phục vụ cho việc lập các báo cáo
tài chính có liên quan đến công việc nhằm tạo ra tính thống nhất cao trong
hệ thống.

Lưu ý:

Nếu như có sự mâu thuẫn giữa các nguyên tắc:

o Cơ sở dồn tích (Accruals) và Thận trọng (Prudence): nguyên


tắc thận trọng được ưu tiên áp dụng

Bằng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, phần trích lập dự phòng cho
khoản nợ phải thu khó đòi được trình bày trên báo cáo tài chính.

 
o Nhất quán (Consistency) và Thận trọng (Prudence): nguyên
tắc thận trọng được ưu tiên áp dụng

Nếu có những trường hợp biến động, cách thức xử lý thông tin khác nhau
cần được áp dụng.

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính (Được quy định trong International
Accounting Standard (IAS) No. 1):

 Trình bày hợp lí (Fair presentation): báo cáo tài chính được yêu
cầu phải ghi nhận trung thực ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện
theo các chuẩn mực về ghi nhận tài sản, nợ, doanh thu và chi phí.
 Hoạt động liên tục (Going concern basis): Khi lập các báo cáo tài
chính, ban Giám đốc phải đánh giá khả năng hoạt động liên tục của
đơn vị. Đơn vị phải lập các báo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục
trừ khi ban Giám đốc có ý định giải thể doanh nghiệp hoặc ngừng
kinh doanh, hoặc không có phương án khả thi nào khác ngoài việc
giải thể doanh nghiệp hoặc ngừng kinh doanh.
 Cơ sở dồn tích (Accrual basis): Các giao dịch sẽ được ghi nhận
ngay khi chúng xảy ra, trong thời kì mà nó phát sinh, chứ không phải
khi nào thanh toán xong mới được ghi nhận.
 Trình bày nhất quán (Consistency): Việc trình bày và phân loại các
khoản mục trong báo cáo tài chính phải giống nhau trong các kì kế
toán, trừ trường hợp có sự thay đổi đáng kể trong bản chất của
doanh nghiệp hay có sự thay đổi theo yêu cầu của IFRS.
 Trọng yếu (Materiality): Các thông tin được coi là trọng yếu nếu việc
bỏ sót hoặc trình bày sai chúng có thể ảnh hưởng đến các quyết định
của những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính
được yêu cầu trình bày đầy đủ và chính xác các thông tin trọng yếu.
 Tổng hợp (Aggregation): Đơn vị phải trình bày riêng biệt từng nhóm
các khoản mục trọng yếu có tính chất tương đồng. Đơn vị phải trình
bày riêng biệt các khoản mục có bản chất hay chức năng không
tương đồng trừ khi các khoản mục này là không trọng yếu.
 Bù trừ (No offsetting): Đơn vị không được phép bù trừ tài sản với
nợ phải trả hoặc thu nhập với chi phí trừ khi IFRS quy định hoặc cho
phép việc bù trừ.
 Tần suất báo cáo (Reporting frequency): Đơn vị phải trình bày một
bộ hoàn chỉnh các báo cáo tài chính (bao gồm cả thông tin so sánh)
tối thiểu là hàng năm.
 Thông tin so sánh (Comparative information): Đơn vị phải trình
bày thông tin so sánh của giai đoạn liền trước đối với tất cả các
khoản mục trình bày trên các báo cáo tài chính cho kỳ kế toán hiện
tại, trừ trường hợp có các chuẩn mực cụ thể yêu cầu khác.
Đơn vị phải trình bày thông tin so sánh cho các diễn giải và mô tả nếu
các thông tin này là cần thiết để hiểu các báo cáo tài chính kỳ này.

IAS 16: PPE


Phạm vi áp dụng IAS 16

IAS 16 áp dụng cho kế toán nhà xưởng, máy móc, thiết bị, trừ khi một chuẩn
mực khác cho phép cách hạch toán khác.

Chuẩn mực IAS 16 không áp dụng cho:

– Máy móc thiết bị nắm giữ vì mục đích bán. IAS 40

– Tài sản có tính chất sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.

– Tài sản khảo sát và đánh giá khoáng sản.

– Quyền khai thác khoáng sản và các mỏ khoáng sản.

Nội dung kiến thức

1. Các khái niệm cơ bản (Definition)

 Nhà xưởng, máy móc, thiết bị là


o Các TSCĐ hữu hình mà doanh nghiệp nắm giữ phục vụ cho
sản xuất hay cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho các mục đích
hành chính.
o Được ước tính sử dụng trong thời gian nhiều hơn một
kỳ (đôi khi có thể dựa vào vòng quay của doanh nghiệp).
 Các khái niệm liên quan:

là toàn bộ số tiền hoặc tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý của các
Nguyên giá (Cost) khoản khác phải trả để mua hoặc xây dựng tài sản tại thời điểm tài sản đó
được ghi nhận.

Giá trị thanh lý (Residual


là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
value/ Scrap value/ Sratch
Đây là giá trị sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
value)

là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong
Giá trị hợp lý (Fair value)
sự trao đổi ngang giá.

Giá trị ghi sổ (Carrying là giá trị của tài sản sau khi trừ khấu hao lũy kế và tổn thất lũy kế của tài
amount) sản đó.

Giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản trừ đi chi phí bán và giá trị
(Recoverable amount) sử dụng.

Tổn thất tài sản (Impairment là khoản chênh lệch âm giữa giá trị ghi sổ (Carrying amount) và giá trị có
loss) thể thu hồi tài sản (Recoverable amount).

2. Điều kiện ghi nhận (Recognition criteria)

Nhà xưởng máy móc thiết bị được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời:

– Khả năng cao thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó (Future economic benefit).

– Giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy (Cost reliably
measured)

Các tiêu chí này cũng áp dụng cho các chi phí phát sinh sau cũng như chi phí
phát sinh tại thời điểm ghi nhận ban đầu. không có bất kỳ tiêu chí riêng biệt
nào để ghi nhận cho các chi tiêu tiếp theo.

3. Ghi nhận ban đầu (Initial measurement)


Tại thời điểm ban đầu tài sản được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc:

a. Đối với tài sản được mua ngoài (Purchased assets)

Giá mua                                                                                              X

+ Chiết khấu thương mại/ giảm giá                                                   (X)

+ Thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại             
X                                          

+ Chi phí liên quan trực tiếp                                                               X

+ Ước tính ban đầu về các chi phí tháo dỡ không thể tránh khỏi

và chi phí khôi phục mặt bằng                                                         X

Chi phí được vốn hóa                                                                    XX

 Chi phí liên quan trực tiếp bao gồm:

Chi phí chuẩn bị mặt bằng

Chi phí vận chuyển ban đầu

Chi phí lắp đặt, vận hành thử

Chi phí thuê chuyên gia

b. Đối với tài sản tự xây dựng (Self-constructed assets)

Chi phí trực tiếp (eg: CP nguyên vật liệu, nhân công)                       X

Chi phí trung phân bổ cho tài sản                                                     (X)

Chi phí được vốn hóa                                                                     XX

 Không bao gồm các khoản chi phí bất thường

4. Ghi nhận tiếp theo (subsequent measurement)

Trong các kỳ kế toán tiếp theo, giá trị trên sổ sách (CV) của PPE được tính
toán theo 2 phương pháp:
a. Phương pháp giá gốc (Cost model)

Cost                                                                            X

+ Khấu hao lũy kế ( Acc. Depn)                                (X)

+ Giảm giá trị tài sản ( Acc. impairment loss)           (X)

Giá trị ghi sổ (Carrying amount)                           XX      

b. Phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluation model)

Giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại                            X

+ Khấu hao lũy kế ( Acc. Depn)                               (X)

+ Giảm giá trị tài sản ( Acc. impairment loss)          (X)

Giá trị ghi sổ (Carrying amount)                          XX      

Phương pháp này chỉ áp dụng khi giá trị hợp lý của tài sản có thể xác định
một cách đáng tin cậy.

5. Khấu hao tài sản (Depreciation)

Doanh nghiệp cần phải trích khấu hao tài sản để thu hồi đồng vốn đã bỏ ra để
mua TSCĐ đó sau một khoảng thời gian sử dụng.

 Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích (Review of useful life)

Việc xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích của nhà xưởng, máy móc, thiết bị
nên được thực hiện ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính và chi phí khấu hao
tính cho kỳ hiện tại và tương lai nên được điều chỉnh nếu có sự thay đổi đáng
kể từ các ước tính trước.

Ví dụ: Change is a useful life

B Co acquired a non-current asset on 1 January 20X2 for $80,000. It had


no residual value and useful life of 10 years.
On 1 January 20X5, the total useful life was reviewed and revised to 7
years. What will be the depreciation charge for 20X5?

Hướng dẫn giải:

Nguyên giá ban đầu:                                                                                   


80,000

Khấu hao từ 20X2-20X4 (80,000x3/10)                                                     


(24,000)

Giá trị ghi sổ tại ngày 1 January 20X5                                                         


56,000

Thời gian hữu ích còn lại (7-3)                                                                     4


years

Chi phí khấu hao từ 20X5-20X8 (56,000/4)    


14,000

6. Đánh giá lại tài sản (Revaluation)

Tất cả các tài sản dài hạn nên được đánh giá lại tại cùng một thời điểm, để
ngăn chặn việc đánh giá lại có chọn lọc một số tài sản nhất định. Việc đánh
giá lại tài sản phải được tiến hành thường xuyên, nhằm để giá trị ghi sổ
(carrying amount) của một tài sản không khác biệt một cách trọng yếu so với
giá trị hợp lý (fair value) trên Bảng cân đối kế toán.

Có hai trường hợp khi doanh nghiệp đánh giá lại PPE: Đánh giá lại tăng giá trị
và đánh giá lại giảm giá trị.

Đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản (Upward Revaluation):

Các bước ghi nhận:

 Điều chỉnh Giá trị hợp lý cũ thành Giá trị hợp lý mới
 Xóa sổ khấu hao lũy kế
 Hoàn nhập những khoản lỗ (nếu có) phát sinh từ các khoản đánh giá
lại giảm giá trị trước đó
 Ghi nhận khoản chênh lệch tăng giá trị tài sản vào tài khoản
Thặng dư đánh giá lại tài sản (Revaluation Surplus)
Đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản (Downward Revaluation):

Các bước ghi nhận:

 Điều chỉnh Giá trị hợp lý cũ thành Giá trị hợp lý mới
 Xóa sổ khấu hao lũy kế
 Hoàn nhập những khoản thu được (nếu có) phát sinh từ các khoản
đánh giá lại tăng giá trị trước đó
 Ghi nhận khoản chênh lệch giảm giá trị tài sản lên Báo cáo Thu
nhập (Income Statement)

Ví dụ: Revaluation and depreciation

Crinckle Co bought an asset for $10,000 at the beginning of 20X6. It had


a useful life of five years. On 1 January 20X8, the asset was revalued to
$12,000. The expected useful life has remained unchanged (is three
years remain).

Account for the revaluation and state the treatment for depreciation from
20X8 onwards.

Hướng dẫn giải:

1 January 20X8:

Giá trị ghi sổ của tài sản là: $10,000-($10,000x2/5) = $6,000

Giá trị hợp lý sau khi đánh giá lại tài sản: $12,000

Giá trị tài sản tăng sau khi đánh giá lại: $12,000 - $6,000 = $6,000

Bút toán ghi tăng giá trị tài sản:

Dr Asset value                     $6,000

    Cr Revaluation surplus                   $6,000

Khấu hao tính cho 3 năm tiếp theo sẽ là: $12,000/3 = $4,000, so sánh với giá
trị khấu hao cũ: $10,000/5 = $2,000. Do đó mỗi năm, kế toán trích khấu hao
thêm $2,000:

Dr Revaluation surplus       $2,000


    Cr Retained earnings                     $2,000

7. Complex assets

Đây là những tài sản được hình thành từ các thành phần riêng biệt. Mỗi thành
phần được trích khấu hao dựa vào thời gian sử dụng hữu ích riêng của nó.
Một ví dụ xuất hiện trong một bài kiểm tra gần đây như sau. Một máy bay có
các thành phần sau đây:

                                                                               Cost $’000                Useful


life

Fuselage                                                                   20,000                     20
years

Undercarriage                                                            5,000                500


landings

Engines                                                                      8,000        1,600 flying


hours

Depreciation at the end of the first year, in which 150 flights totalling 400
hours were made would then be:

Fuselage (20000x1/20)                                                                            1,000

Undercarriage (5000x150/500)                                                                1,500

Engines (8,000x400/1600)                                                                       2,000

Depreciation charge                                                                                 4,500

IAS 40
Nội dung kiến thức

1. Khái niệm và phân biệt BĐS đầu tư

 BĐS Đầu tư (Investment property):


o Là tài sản (đất đai hoặc nhà cửa hoặc một phần của nhà cửa
hoặc cả hai)
o Được nắm giữ (bởi chủ sở hữu hoặc bên đi thuê tài sản theo
hợp đồng thuê tài chính)
o Cho mục đích thu được tiền cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá
để bán hoặc cả hai.

 Phân biệt BĐS đầu tư (IP) và Bất động sản chủ sở hữu (Owner-
occupied property)

Tiêu chí BĐS đầu tư BĐS chủ sở hữu


Khái niệm là tài sản được nắm giữ (bởi CSH là tài sản được nắm giữ (bởi CSH hoặc bên
hoặc bên đi thuê tài sản theo hợp đi thuê theo hợp đồng thuê tài chính) và sử
đồng thuê tài chính) cho mục dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung cấp
đích thu được tiền cho thuê hoặc dịch vụ hoặc cho mục đích quản lý doanh
chờ tăng giá nghiệp
Mục đích + Thu được tiền cho thuê + Sử dụng cho hoạt động kinh doanh, bán
hàng hoặc
+ Hoặc chờ tăng giá
+ Cung cấp dịch vụ hoặc

+ Quản lý doanh nghiệp


TK ghi nhận TK BĐSĐT TK Tài sản cố định
Chuẩn mực kế toán IAS 40 – IP IAS 16 - PPE
quốc tế điều chỉnh
Phân loại Dài hạn Dài hạn

 Ví dụ: Investment property bao gồm:


+ Đất đai được nắm giữ để gia tăng vốn trong dài hạn mà không phải
để bán trong ngắn hạn trong một kỳ kinh doanh thông thường.
+ Đất đai thuộc sở hữu mà hiện không có mục đích sử dụng cụ thể
trong tương lai ( Nếu đơn vị chưa thể xác định phần đất này sẽ là
BĐS chủ sở hữu sử dụng hay để bán trong ngắn hạn trong kỳ kinh
doanh thông thường, đất đai sẽ được coi là tài sản được nắm giữ để
tăng vốn).
+ Một tòa nhà được sở hữu bởi đơn vị (hoặc một tài sản có quyền sử
dụng liên quan đến tòa nhà được đơn vị nắm giữ) và được cho thuê
trong một hoặc nhiều hợp đồng cho thuê hoạt động.
+ Một tòa nhà đang được sử dụng nhưng đồng thời được cho thuê
dưới một hoặc nhiều hợp đồng cho thuê hoạt động.
+ BĐS đang trong quá trình thi công hoặc phát triển mà trong tương
lai sẽ là BĐS đầu tư.
+ Nhà cửa được nắm giữ bởi công ty mẹ và cho công ty con thuê:
        - Xử lý như là BĐS đầu tư (IAS 40) trong BCTC của công ty mẹ.
        - Xử lý như là BĐS chủ sở hữu (IAS 16) trong báo cáo tài chính
hợp nhất (bởi vì nó được sở hữu bởi tập đoàn).

Ví dụ: Non-investment property:

  Chuẩn mực áp dụng

Tài sản dự định bán trong quá trình kinh doanh thông
IAS 2 – Hàng tồn kho
thường

Tài sản được xây dựng hoặc phát triển thay cho bên thứ 3 IAS 11 – Hợp đồng xây dựng

IAS 16 – nhà xưởng, máy móc,


Bất động sản chủ sở hữu
thiết bị

 Đối với tài sản nắm giữ một phần để sử dụng và một phần là tài sản
đầu tư:
Nếu một phần tài sản dùng để cho thuê hoặc bán có thể tách riêng
biệt:
o Phần nắm giữ để cho thu tiền cho thuê / nắm giữ chờ tăng
giá --> IP
o Phần nắm giữ để sử dụng riêng --> BĐS chủ sử hữu
(Owner occupied property)

      Nếu một phần tài sản dùng để cho thuê hoặc bán không thể tách riêng biệt
và phần nắm giữ để sử dụng riêng:


o Đáng kể --> hạch toán toàn bộ vào BĐS chủ sở hữu
o Không đáng kể --> hạch toán toàn bộ vào IP
2. Ghi nhận bất động sản đầu tư (Recognition)

BĐS đầu tư được ghi nhận như một tài sản khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

+ Nguyên giá có thể đo lường được một cách đáng tin cậy.

3. Đo lường BĐS đầu tư (Measurement)

a. Ghi nhận ban đầu (Initial measurement)

 Ghi nhận ban đầu theo nguyên giá (Cost)

Cost = Giá mua (purchase price) + các chi phí phân bổ trực tiếp (directly
attributable exp.)

Các chi phí phân bổ trực tiếp:

Bao gồm Không bao gồm


+ CP thuê chuyên gia cho + Chi phí khởi nghiệp (trừ khi là chi phí cần thiết để chuyển BĐS
các dịch vụ pháp lý thành trạng thái có thể sử dụng được theo mục đích của ban quản trị)

+ Thuế chuyển nhượng + Lỗ từ hoạt động SXKD phát sinh trước khi BĐS đầu tư đạt được
tài sản mức độ sử dụng theo kế hoạch.

+ CP giao dịch khác + Giá trị lãng phí bất thường của NVL, nhân công hoặc các nguồn
lực khác phát sinh khi thi công hoặc phát triển BĐS đầu tư.

 Nếu IP được nắm giữ theo hợp đồng thuê tài chính, nguyên giá
được tính theo giá thấp hơn của:
o Giá trị hợp lý và
o Giá trị hiện tại của khoản thanh toán cho thuê tối thiểu.

b. Ghi nhận tiếp theo (subsequent measurement)

Được lựa chọn giữa:

 Ghi nhận theo Fair value: ghi nhận tất cả BĐSĐT tại giá trị hợp lý và
thay đổi FV được ghi nhận vào Statement of Profit or Loss. Ngoài
ra, khoản đầu tư này sẽ không có khấu hao.
 Ghi nhận theo Cost: Ghi nhận theo IAS 16
 Một phương pháp thì được áp dụng cho tất cả BĐS đầu tư. Thay đổi
chỉ được phép nếu điều này dẫn đến sự trình bày phù hợp hơn.

4. Chuyển đổi mục đích sử dụng BĐS đầu tư

Việc chuyển đổi chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi về cách sử dụng, phát
sinh khi BĐS thỏa mãn/ không thỏa mãn các định nghĩa về BĐS đầu tư và có
bằng chứng về sự thay đổi trong cách sử dụng.

Transfers From To Accounting treatment

DR: PPE - Fair Value tại ngày chuyển đổi


IP PPE
CR: IP - Fair Value tại ngày chuyển đổi
DR: IP - Fair Value tại ngày chuyển đổi

PPE IP CR: PPE - Carrying Amount tại ngày chuyển đổi

CR: Revaluation Surplus/ DR: P/L - Chênh lệch giữa FV


và CA tại ngày chuyển đổi

Ví dụ: Chuyển đổi BĐS đầu tư.

Kapital Co owns a building which it has been using as a head office. In order
to reduce costs, on 30 June 20X9 it moved its head office functions to one of
its production centres and is now letting out its head office. Company policy is
to use the fair value model for investment property.

the building had an original cost on 1 Jan 20X0 of $250,000 and was being
depreciated over 50 years. At 31 June 20X9 its Fair value was judged to be
$350,000.

How will this appear in the financial statement of Kapital Co at 31 Dec 20X9?

Hướng dẫn giải:

Tòa nhà sẽ được trích khấu hao tới ngày 30/06/20X9

Nguyên giá (original cost)                                                              250,000


Khấu hao tới ngày 30/6/X9 (250x9,5/50)                                       (47,500)

Giá trị ghi sổ tại 30/6/X9                                                                 202,500

Revaluation surplus                                                                       147,500

Fair value at 31 June 20X9                                                            350,000

Chênh lệch giữa Giá trị ghi sổ (CA) và giá trị hợp lý (FV) tại ngày chuyển đổi
sẽ được ghi nhận vào revaluation surplus.

Sau ngày chuyển đổi, tòa nhà được hạch toán như 1 BĐS đầu tư và được
đánh giá lại mỗi năm, chênh lệch đánh giá lại sẽ được ghi nhận vào P&L.

Nếu cuối năm 20X9, tòa nhà được đánh giá lại với FV là $380,00, chênh lệch
$380,000 - $350,000 = $30,000 sẽ được ghi có vào P&L.

IAS 38
I. Phạm vi áp dụng

IAS 38 áp dụng cho tài sản vô hình, trừ các trường hợp sau:

 Tài sản vô hình thuộc phạm vi quy định của chuẩn mực khác.
 Tài sản tài chính, theo chuẩn mực IAS 32.
 Tài sản liên quan đến quá trình thăm dò và đánh giá trữ lượng của các mỏ khoáng sản.
 Chi phí phát triển và khai thác khoáng sản, dầu mỏ, khí tự nhiên và các nguồn tài
nguyên không tái tạo khác.

II. Nội dung kiến thức

1. Định nghĩa và ghi nhận tài sản vô hình (Definition & recognition of an
intangible asset)

Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, có thể xác định được mà không có tính chất
vật lý, và mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Tài sản vô hình được ghi nhận khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

 Gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (Future economic
benefits)
 Giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy (Cost can be measured
reliably)
 Được kiểm soát bởi doanh nghiệp (Control by entity)
 Có thể xác định được (Identifiable)
Ví dụ về tài sản cố định vô hình:

Phần mềm máy tính (computer software), bằng sáng chế (patents), bản quyền
(copyrights), Danh sách khách hàng (customer lists), giấy phép (licenses), hạn ngạch
nhập khẩu (import quotas), quan hệ với khách hàng hoặc nhà cung cấp (customer or
supplier relationships),…

Note: Lợi thế thương mại (Goodwill) tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp thì không được
ghi nhận là tài sản cố định vô hình.

2. Xác định giá trị ban đầu của tài sản vô hình (Initially measurement)

 a. Tài sản vô hình hình thành từ việc sáp nhập doanh nghiệp

Giá trị của tài sản vô hình khi mua được từ sáp nhập kinh doanh được xác
định theo giá trị hợp lý (Fair Value) tại ngày mua

 Giá trị thị trường thích hợp thường là giá mua ở thời điểm hiện tại. Nếu không có
giá mua ở thời điểm đó → tham chiếu giá theo giao dịch tương tự gần nhất,
miễn là không có một sự thay đổi trọng yếu nào trong bản chất kinh tế của tài
sản đó giữa hai thời điểm.
 Nếu không có thị trường đối với tài sản vô hình đó → căn cứ vào kỹ thuật ước
tính giá trị hợp lí của tài sản.
b. Mua tài sản vô hình riêng biệt

Giá trị của một tài sản vô hình riêng biệt được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc
(Cost).

c. Tài sản vô hình hình thành từ việc trao đổi

 Khi trao đổi tài sản vô hình, giá trị của tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý (FV) trừ
các trường hợp sau:
o Giao dịch trao đổi không có yếu tố thương mại.
o Giá trị hợp lý của tài sản nhận về và mang trao đổi không thể xác định một
cách đáng tin cậy.
 Nếu tài sản không được ghi nhận theo giá trị hợp lý thì nguyên giá của nó được xác
định theo giá trị ghi sổ (Carrying amount) của tài sản đem trao đổi.

d. Tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

 Giai đoạn nghiên cứu (Research): toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên
cứu không được ghi nhận là tài sản vô hình. Nó được ghi nhận là chi phí sản
xuất trong kỳ phát sinh.
 Giai đoạn phát triển (Development): tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn này
được ghi nhận là tài sản vô hình nếu thỏa mãn được tất cả các điều kiện sau:
o Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (Future economic
benefit)
o Dùng để sử dụng hoặc bán (Intention to use/sell)
o Có đủ nguồn lực để hoàn thành hoặc để bán (Resources to
complete/use/sell development)
o Có khả năng hoàn thành hoặc bán (Ability to complete/use/sell)
o Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành (Technical
feasibility)
o Chi phí xác định được một cách đáng tin cậy (Expense reliably measured)

e. Lợi thế thương mại (Goodwill)

Một trường hợp đặc biệt của Tài sản vô hình là lợi thế thương mại (Goodwill). Đây là
khái niệm ám chỉ sự khác biệt tại một thời điểm nào đó giữa giá trị thị trường của một
doanh nghiệp và tổng giá trị sổ sách của tài sản ròng mà nó nắm giữ.

 Trong trường hợp một doanh nghiệp khác muốn mua lại doanh nghiệp này, thì lợi thế
thương mại chính là khoản mà bên mua phải trả thêm ngoài giá trị tài sản của nó, do
doanh nghiệp đó có các mối quan hệ thương mại, danh tiếng, kỹ năng quản lý và
công nghệ đặc biệt nào đó mà xứng đáng với mức giá cao hơn giá trị trên sổ.
 Ngược lại, khi một công ty có tiếng xấu thì giá trị thị trường của nó đối với người muốn
mua công ty có thể nhỏ hơn giá trị sổ sách ghi trong bảng tổng kết tài sản. Trong
trường hợp đó, lợi thế thương mại bị coi là âm (< 0).

Lợi thế thương mại chỉ được tạo ra theo hai cách như sau: 
Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp  Có được từ việc sáp nhập kinh doanh 

(Internally generated Goodwill) (Purchased Goodwill)


 Lợi thế thương mại (Goodwill) tạo ra  Lợi thế thương mại (Goodwill) có được
từ nội bộ doanh nghiệp không từ việc sáp nhập kinh doanh được
được ghi nhận là tài sản. Bởi vì: ghi nhận là tài sản và được ghi
o Nó không phải là nguồn nhận trên báo cáo hợp nhất.
lực có thể xác định  Goodwill là sự chênh lệch giữa giá thu
o Không đánh giá được một mua Doanh nghiệp (Purchase price)
cách đáng tin cậy so với giá trị thị trường của tài sản
o Doanh nghiệp không kiểm ròng trong doanh nghiệp được thu
soát được. mua (Fair value of net assets of
purchased company).
 Goodwill không tính khấu hao, mà
phải được đánh giá lại giá trị hàng
năm.

3. Ghi nhận chi phí (Recognition of an expense)

Tất cả chi phí liên quan đến tài sản vô hình không đáp ứng điều kiện ghi nhận tài sản
thì được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ, như:

 Chi phí khởi nghiệp (start-up costs)


 Chi phí đào tạo (training costs)
 Chi phí quảng cáo (advertising costs)
 Chi phí di dời doanh nghiệp (business relocation costs)

4. Giá trị sau ghi nhận ban đầu (Subsequent measurement)

Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng:

Mô hình giá gốc (cost model): Mô hình đánh giá lại (revaluation model)

Sau ghi nhận ban đầu, tài sản vô hình được Sau ghi nhận ban đầu, tài sản vô hình được xác
xác định bằng: định bằng:

Nguyên giá (Cost) - Khấu hao lũy Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại (FV at
kế (Accumulated amortisation) - Lỗ tổn thất the date of revaluation) - Khấu hao lũy
lũy kế (Accumulated Impairment losses). kế (Accumulated amortisation) - Các khoản lỗ
tổn thất tài sản (được tính toán lại) sau thời
điểm đánh giá lại (Accumulated impairment
losses).

 
Khi tài sản vô hình bị suy giảm giá trị, khoản tổn thất đó sẽ được hạch toán theo IAS 36
(Impairment of asset)

Ví dụ minh hoạ: 

At 30 September 20X9 Sandown's trial balance showed a brand at cost of $30 million,
less accumulated amortisation brought forward at 1 October 20X8 of $9 million.
Amortisation is based on a ten-year useful life. An impairment review on 1 April 20X9
concluded that the brand had a value in use of $12 million and a remaining useful life of
three years. However, on the same date Sandown received an offer to purchase the
brand for $15 million.

What should be the carrying amount of the brand in the statement of financial
position of Sandown as at 30 September 20X9?

A. $12,500,000

B. $14,250,000

C. $15,000,000

D. $10,000,000

Hướng dẫn giải: 

Theo IAS 36, khi giá trị thu hồi được (recoverable amount) của tài sản nhỏ hơn giá trị
ghi sổ (Carrying amount) thì tài sản sẽ ghi nhận giảm giá trị đúng bằng chênh lệch giữa
recoverable amount và Carrying amount.

Thực tế trong bài tập này, các chỉ số trên sẽ được tính như sau:

 Carrying amount
o Đề bài cho nguyên giá của tài sản là $30m, và được trích khấu hao trong
10 năm
=> Khấu hao trong mỗi năm = $30m/10 = $3m
o Mà tại ngày 1/10/20X8 (đầu kì), khấu hao luỹ kế đã đạt đến $9m, nghĩa là
thời điểm đó tài sản đã được khấu hao 3 năm ($9m = $3m * 3). Suy ra đến
thời điểm 1/4/20X9, tài sản sẽ khấu hao được 3 năm 6 tháng, tương đương
với khấu hao luỹ kế sẽ đạt $3m * 3.5 = $10.5m

=> Carrying amount tại 1/4/20X9 = $30m - $10.5m = $19.5m

 Recoverable amount: là giá trị cao hơn giữa value in use và Fair value less cost to sell
o Value in use: $12m
o Fair value less cost to sell: Ở đây chỉ nói rằng tài sản có thể được mua với
giá $15m, không nhắc cụ thể chi phí để bán được tài sản nên ta chấp nhận
con số $15m này.

=> Recoverable amount tại 1/4/20X9 = $15m

Do $15m < $19.5m nên giá trị của tài sản tại ngày 1/4/20X9 sẽ được ghi nhận là $15m.

Theo đề bài, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản từ thời điểm này là 3 năm, vậy giá trị
tài sản vào ngày 30/9/20X9 (sau 6 tháng) sau khi được trích khấu hao sẽ là:

$15m - [$15m/3 * 6/12] = $12.5m

=> Chọn đáp án A

5. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình (Useful life)

 Thời gian sử dụng hữu ích hữu hạn 🡪 Trích khấu hao ngay sau khi sẵn sàng sử
dụng.
 Thời gian sử dụng không xác định 🡪 Không trích khấu hao và phải kiểm tra xem tài
sản có bị giảm giá trị vào mỗi cuối kỳ kế toán hay không.

6. Dừng ghi nhận tài sản vô hình

Tài sản vô hình sẽ được dừng ghi nhận khi doanh nghiệp không thu được lợi ích kinh
tế từ việc sử dụng hoặc bán tài sản.

 Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý tài sản = Khoản tiền thu được từ việc bán tài sản – Chi
phí thanh lý – Giá trị còn lại của tài sản.
 Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi lỗ trong
kì.

IAS 36
Phạm vi áp dụng

Các tài sản áp dụng IAS 36:

 Tài sản cố định hữu hình (IAS 16)


 Bất động sản đầu tư – Investment property (IAS 40)
 Tài sản vô hình – Intangible asset (IAS 38)
 Lợi thế thương mại – Goodwill
 Đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết và liên doanh được ghi
nhận theo giá gốc
 Tài sản được đánh giá lại – Revalued asset

Nội dung kiến thức

1. Định nghĩa

 Giá trị còn lại (Carrying amount): giá trị mà một tài sản được ghi nhận
trong bảng cân đối kế toán sau khi trừ khấu hao lũy kế và lỗ do suy
giảm giá trị lũy kế.
 Giá trị có thể thu hồi (Recoverable amount): là giá trị cao hơn giữa:
o Giá trị thuần (Net fair value = Fair value – Cost to sell): Giá trị
hợp lý của tài sản sau khi trừ đi các chi phí để bán được tài
sản đó
o Giá trị sử dụng (Value in use): Giá trị hiện tại của các dòng
tiền dự kiến trong tương lai sẽ thu được từ một tài sản.

 Lỗ do suy giảm giá trị (Impairment): là giá trị chênh lệch giữa:
o Giá trị còn lại của tài sản (Carrying amount)
o Giá trị có thể thu hồi (Recoverable amount)

2. Dấu hiệu tổn thất tài sản (Indication of impairment)

Note: 
 Một số loại tài sản không có dấu hiệu giảm giá trị, ví dụ: Tài sản vô
hình, lợi thế thương mại. Đối với những tài sản đó, doanh nghiệp
cần kiểm tra sự giảm giá trị (test for impairment) định kỳ nhằm xác định
liệu tài sản có đang bị suy giảm giá trị hay không. Một số tài sản cần
phải được kiểm tra định kỳ:
o Tài sản vô hình với thời gian sử dụng vô hạn
o Lợi thế thương mại phát sinh từ hợp nhất kinh doanh
 Việc này sẽ đảm bảo nguyên tắc thận trọng (prudence) để doanh nghiệp
không đánh giá tài sản quá cao.

3. Đo lường (Measurement)

                 Carrying amount > Recoverable amount => Impairment loss

a. Giá trị có thể thu hồi được (Recoverable amount)

Được xác định cho từng tài sản riêng biệt.

b. Tổn thất tài sản (Impairment loss)

Nếu giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ thì khi đó doanh
nghiệp phải ghi nhận lỗ tổn thất tài sản: Impairment loss = CA – RA

Impairment loss sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí trong báo cáo P/L
do đánh giá lại (revaluation) nếu như trước đó không có khoản tăng giá trị nào
(revaluation surplus).

Ví dụ minh hoạ: Tính Impairment loss

A Co hold an item of machinery. The following information is relevant:

 The machine is held at historical cost


 The Carrying amount of the machinery is $10,500
 The fair value of the machinery is $10,000, the cost of selling is $500
 The value in use of the machinery is estimated to be $9,000

Required

Determine whether the machinery is impaired and if so, calculate the impairment
loss. The asset has never been previously revalued.

Hướng dẫn giải:


Để xác định liệu tài sản có bị giảm giá trị hay không ta cần so sánh carrying
amount (CA) và recoverable amount (RA):

 RA là giá trị lớn hơn giữa:


o Net fair value = $10,000 - $500 = $9,500
o Value in use = $9,000

⇒ RA = $9,500

 CA = $10,500

Do CA > RA → tài sản bị giảm giá trị và cần phải được ghi giảm giá trị đúng
bằng chênh lệch giữa CA và RA.

Ta có Impairment loss = CA – RA = $10,500 - $9,500 = $1,000.

Khoản tổn thất $1,000 này sẽ được hạch toán thẳng là chi phí vào P/L do
trước đó đề bài nói rằng tài sản chưa bao giờ được đánh giá lại giá trị. 

c. Khối tài sản tạo ra dòng tiền (cash generating unit)

Đôi khi chúng ta không thể xác định được rõ giá trị thu hồi của tài sản bởi có
thể tài sản đó thuộc nhóm tài sản không tạo ra dòng tiền.

Ví dụ: Một lò nướng bánh pizza trong một quán pizza. Lò nướng bánh pizza
không tạo ra bất kỳ dòng tiền nào, nhưng lò nướng là một phần của một nhà
hàng và giúp tạo ra dòng tiền của nhà hàng..

Do đó, IAS 36 đề cập tới khái niệm về nhóm sinh ra lợi ích (hiểu một cách
đơn giản đó là một khối đơn vị sinh ra tiền (CGU)), là nhóm nhỏ nhất có tính
chất của tài sản. Nhóm này tạo ra dòng tiền từ việc sử dụng liên tục và chủ
yếu phụ thuộc vào dòng tiền của các tài sản khác.
Trong ví dụ trên, đơn vị tạo tiền sẽ là toàn bộ cửa hàng bán pizza và tất cả
các tài sản sẽ thuộc về một khối CGU.

Vậy để giải quyết vấn đề không thể xác định được giá trị thu hồi của tài sản,
thì nên thành lập khối tài sản tạo ra dòng tiền mà tài sản đó thuộc về.

d. Lợi thế thương mại (Goodwill)

 Nếu có phát sinh lợi thế thương mại từ việc hợp nhất kinh doanh, nó
cần phải được phân bổ cho mỗi khối tài sản tạo ra dòng tiền (CGU) của bên
mua (hoặc nhóm các khối tài sản tạo ra dòng tiền) mà được kỳ vọng
là mang đến lợi ích từ việc việc hợp nhất.
 Lợi thế thương mại cần được kiểm tra hằng năm xem có bị tổn thất
hay không. Trong trường hợp này việc kiểm tra có nghĩa là so sánh:
o Giá trị ghi sổ của CGU bao gồm lợi thế thương mại
o Giá trị có thể thu hồi của CGU đó

4. Phân bổ lỗ tổn thất cho khối tài sản (Allocating impairment loss to CGU)

Nếu giá trị có thể thu hồi (RA) của CGU thấp hơn giá trị ghi sổ (CA) thì doanh
nghiệp nên ghi nhận impairment loss.

Impairment loss nên được phân bổ nhằm làm giảm giá trị ghi sổ của những tài
sản trong CGU theo thứ tự sau:

Khi phân bổ khoản lỗ tổn thất, không ghi giảm giá trị ghi sổ của tài sản xuống
dưới mức cao nhất của:

 Giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý (FV – Cost of disposal)
 Giá trị sử dụng hiện tại (Value in use)
 0 (Zero)

Lưu ý: Impairment loss không áp dụng cho tài sản ngắn hạn (Current assets)

Ví dụ minh họa: Allocation of impairment loss

A cash generating unit comprises the following:

  $m
Property 6

Building 30

Plant and equipment  6

Goodwill 4

Current asset 20

Total 66

The impairment loss defined for property is $5m, Following a recession, an


impairment review has estimated the recoverable amount of the cash-
generating unit to be $50 million.

How do we allocate the impairment loss?

Hướng dẫn giải:

Ta có

 Giá trị ghi sổ của CGU là $66m


 Giá trị có thể thu hồi của CGU là $50m < $66m

⇒ Tài sản bị tổn thất giá trị. Impairment loss của CGU là: $66m - $50m =
$16m

Nhìn lại sơ đồ thứ tự ưu tiên để phân bổ Impairment loss:

T
heo đề bài, Property là một tài sản đã được xác định trước giá trị của khoản
lỗ (bước 1) nên ta phải phân bổ cho Property khoản giảm $5m trước, sau đó
phân bổ cho Goodwill $4m (bước 2), số còn lại sẽ được phân bổ cho các tài
sản còn lại dựa trên tỉ lệ giá trị ghi sổ (bước 3).

Impairment loss không áp dụng cho tài sản ngắn hạn (Current asset) nên tài
sản này không ghi giảm giá trị.

Ta có các thông tin sau:

 Property ghi giảm giá trị $5m đầu tiên


 Sau đó, Goodwill sẽ ghi giảm $4m.
⇒ Impairment loss còn lại để phân bổ cho building và plant and
equipment là $16m - $5m - $4m = $7m.
 Building ghi giảm: 7 x 30/(30 + 6) = $5.8m
 Plant and equipment ghi giảm: 7 x 6/(30 + 6) = $1.2m

  Carrying amount ($m) Impairment loss ($m)   CA post-impairment ($m)

Property 6 (5) 1

Building 30 (5.8) 24.2

Plant and equipment 6 (1.2) 4.8

Goodwill 4 (4) 0

Current asset 20 0 20

Total 66 (16) 50

IAS 37:
Mục tiêu

Chuẩn mực IAS 37 nhằm đảm bảo rằng các nguyên tắc ghi nhận và cơ sở
xác định giá trị thích hợp áp dụng cho các khoản dự phòng phải trả, nợ tiềm
tàng và tài sản tiềm tàng và đảm bảo thông tin được trình bày đầy đủ trong
các thuyết minh nhằm giúp người sử dụng hiểu được bản chất, thời gian và
giá trị của các khoản mục này.
Nội dung kiến thức

I. Dự phòng (Provisions)

1. Định nghĩa 

 Dự phòng (Provisions): Là một khoản nợ phải trả (liabilities) không chắc


chắn về thời gian và giá trị.
 Nợ phải trả (Liabilities): Là nghĩa vụ hiện tại (present obligation) của doanh
nghiệp phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán
nghĩa vụ đó dự kiến dẫn đến làm giảm nguồn lực kinh tế của doanh
nghiệp.

Ví dụ về khoản dự phòng:

Bảo hành sản phẩm Là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp
(Warranty) đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ
phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách
hàng.

Ô nhiễm môi Nếu doanh nghiệp có chính sách liên quan đến môi trường hay cam kết
trường với bên thứ 3 và có nghĩa vụ dọn dẹp rác thải, chất ô nhiễm hoặc nghĩa
(Environmental vụ phải khôi phục lại môi trường như lúc ban đầu thì khi đó phải trích
contamination) lập dự phòng cho khoản chi phí đó.

Dự phòng giảm giá Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa
hàng tồn kho tồn kho bị giảm.

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn:

 = (Số lượng hàng tồn kho x Giá gốc) – Giá trị thuần có thể thu hồi
được.
Dự phòng nợ phải Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn
thu khó đòi thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do
khách nợ không có khả năng thanh toán:

 Trích theo tỷ lệ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3
tháng đến dưới 1 năm.
 Trích theo tỷ lệ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1
năm đến dưới 2 năm.
 Trích theo tỷ lệ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2
năm đến dưới 3 năm.
(Reference: Tài liệu ACCA)
 Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng đối tác đã lâm
vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể,... Doanh
nghiệp được quyền dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để
trích lập dự phòng như một khoản nợ không thu hồi được.

Tái cấu trúc Xem xét cụ thể hơn ở mục dưới.


(Restructure)
2. Ghi nhận (Recognition)

Một sự kiện có tính chất bắt buộc là một sự kiện làm nảy sinh một nghĩa vụ
pháp lý (legal) hoặc nghĩa vụ liên đới (constructive) làm cho doanh nghiệp
không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện nghĩa vụ đó:

 Nghĩa vụ pháp lý (legal) là nghĩa vụ phát sinh từ:


o Một hợp đồng;
o Một văn bản pháp luật hiện hành; hoặc
o Việc vận dụng các quy định của pháp luật.
 Nghĩa vụ liên đới (constructive) là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động
của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành
hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối
tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những
nghĩa vụ cụ thể.

3. Hạch toán khi trích lập dự phòng

3.1. Ghi nhận ban đầu (Initial measurement)

Khi doanh nghiệp trích lập dự phòng, khoản dự phòng được kế toán ghi nhận
như sau:

Dr   Chi phí (Expenses) – I/S

Cr   Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP


3.2. Ghi nhận tiếp theo (Subsequent measurement)

Nếu trong kì, doanh nghiệp trích thêm dự phòng, các bút toán cần thực hiện
như sau:

Dr   Chi phí (Expenses) – I/S

Cr   Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

Nếu trong kì, doanh nghiệp giảm dự phòng do đã thanh toán các khoản chi
phí liên quan đến khoản dự phòng đó, các bút toán cần thực hiện như sau:

Dr  Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

Cr  Chi phí (Expenses) – I/S

4. Đo lường (Measurement)

 Giá trị được ghi nhận như một khoản dự phòng nên là khoản tiền sẽ
phải chi trả được ước tính gần nhất (best estimate) để thanh toán cho
nghĩa vụ nợ hiện tại tại thời điểm kết thúc kì báo cáo.

 Khoản dự phòng được uớc tính sẽ được xác định bởi sự đánh giá
(Judgment) của ban quản lý bằng kinh nghiệm của các giao dịch
tương tự.

4.1. Dự phòng cho các nhóm sự kiện lớn

Khi các điều khoản dự phòng liên quan đến một sự kiện duy nhất, chẳng hạn
như kết quả của một vụ án pháp lý, thì việc trích lập dự phòng phải được dựa
trên kết quả của tất cả các tình huống có khả năng xảy ra nhất (most likely
outcome)

Example: Dự phòng cho các nhóm sự kiện lớn

Parker Co sells goods with a warranty under which customers are covered for
the cost of repairs of any manufacturing defect that becomes apparent within
the first six months of purchase. The company’s past experience and future
expectations indicate the following pattern of likely repairs.

% of goods sold Defects Cost of repairs if all items suffered from these defects
75 None -
20 Major $1m
5 Major $4m

Required: What is the provision required?

Hướng dẫn giải:

Dự phòng được xác định là: (75% * 0) + (20% * $1m) + (5% * $4m) = $0.4m

4.2. Dự phòng có ảnh hưởng từ giá trị thời gian của dòng tiền

Khi sự ảnh hưởng của giá trị thời gian của dòng tiền (time value of money) là
trọng yếu, khoản dự phòng sẽ sử dụng mức chiết khấu phù hợp để phản ánh
theo giá trị hiện tại (present value) của khoản chi phí để giải quyết nghĩa vụ.

Example: Time value of money

A company knows that when it ceases a certain operation in 5 years time it


will have to pay environmental cleanup costs of $5m.

The provision to be made now will be the present value of $5m in 5 years
time.

The relevant discount rate in this case is 10%.

Determines the current provision for the cleanup cost after year 5?

Hướng dẫn giải:

Để trích dự phòng cho việc làm sạch môi trường sau 5 năm, ta phải tính giá
trị hiện tại của khoản thanh toán $5m sau 5 năm sẽ phát sinh là:

Qua mỗi năm, doanh nghiệp phải ghi tăng một phần chi phí để phản ánh sự
thay đổi trong value của provision để tới năm thứ 5, thì provision đạt giá trị
chính xác là $5m. Phần chi phí trích thêm mỗi năm (tức là phần tăng thêm
của provision) là Unwinding mà doanh nghiệp phải ghi vào chi phí trong P&L.

Qua năm thứ 2, doanh nghiệp ghi tăng một khoản chi phí dự phòng là: 
4.3. Các khoản bồi hoàn (Reimbursements)

Khi một phần hay toàn bộ chi phí để thanh toán một khoản dự phòng dự tính
được bên thứ 3 bồi thường thì khoản bồi thường này chỉ được ghi nhận khi
doanh nghiệp gần như chắc chắn (virtually certain) sẽ nhận được số tiền đó:

 Khoản bồi hoàn này phải được ghi nhận như tài sản riêng biệt. Giá trị ghi
nhận của khoản bồi hoàn không được vượt quá giá trị khoản dự
phòng.
 Khoản dự phòng và khoản bồi hoàn này sẽ được net off cho nhau
trong P&L.

4.4. Thay đổi khoản dự phòng (Changes in provisions)

Khoản dự phòng nên được xem xét và điều chỉnh cuối mỗi kỳ báo cáo để
phản ánh ước tính chính xác nhất.

Nếu không còn khả năng phải thanh toán nghĩa vụ, dự phòng sẽ được hoàn
nhập.

4.5. Cách hạch toán tăng, giảm khoản dự phòng

 Nếu doanh nghiệp cần một khoản dự phòng lớn hơn khoản ban đầu:

Kế toán ghi nhận tăng khoản dự phòng:

Dr           Chi phí (Expenses) – I/S

Cr           Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

 Nếu doanh nghiệp trích dự phòng nhiều hơn khoản thực cần:

Kế toán ghi nhận giảm khoản dự phòng:

Dr           Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

Cr           Chi phí (Expenses) – I/S

5. Dự phòng tái cấu trúc (Provision of Restructure)


Dự phòng tái cấu trúc là một khoản dự phòng được lên kế hoạch và kiểm
soát bởi những người quản lý của một doanh nghiệp và nó thay đổi một cách
đáng kể 1 trong 2 điều sau:

 Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp đó


 Cách thức hoạt động mà doanh nghiệp đó tiến hành 

Ví dụ về việc tái cấu trúc

 Bán hoặc chấm dứt một hoạt động kinh doanh (sale or termination of a
line of business)
 Đóng cửa các địa điểm kinh doanh (closure of business locations)
 Thay đổi cơ cấu quản lý (changes in management structure)
 Tái cấu trúc cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến bản chất và mục tiêu
(nature and focus) hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
(fundamental reorganisations)

II. Nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng (Contingent liabilities & contingent
assets)

1. Khái niệm

 Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra, sự phát sinh của
các nghĩa vụ nợ chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự
kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm
soát được.
 Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa
Nợ tiềm tàng được ghi nhận vì:
o Không chắc chắn doanh nghiệp phải dùng các nguồn lực
kinh tế của mình để thanh toán nghĩa vụ nợ.
o Gía trị của nghĩa vụ nợ không được xác định một cách
đáng tin cậy

 Tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và


 Sự tồn tại của tài sản chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự
Tài sản tiềm tàng kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm
soát được.

  
2. Cách xác định Provision, Contigent liabilities và Contigent assets

Dựa vào Flowchart dưới đây, ta có thể quyết định xem một sự kiện xảy ra sẽ
được coi là khoản dự phòng, tài sản tiềm tàng hay nợ tiềm tàng

Chú giải:

 Khi có nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ sự kiện trong quá khứ, và có khả
năng làm giảm lợi ích kinh tế, và có ước tính hợp lý về khoản nợ phải
trả 🡪 Phải lập dự phòng nợ phải trả.
 Khi có nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ sự kiện trong quá khứ, tuy nhiên
không có khả năng làm giảm lợi ích kinh tế 

o Cần thuyết minh trên báo cáo tài chính; hoặc


o Không phải làm gì cả.
 Khi có nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ sự kiện trong quá khứ, và có khả
năng làm giảm lợi ích kinh tế, nhưng không ước tính được một cách
hợp lý về khoản nợ phải trả 🡪 Ghi nhận là khoản nợ tiềm tàng
(contingent liabilities).
 Nếu không có nghĩa vụ hiện tại có thể phát sinh từ các sự kiện trong
quá khứ 🡪 Không phải làm gì cả. 

Bảng tổng hợp cách xác định contingent liabilities và contingent assets theo tỉ lệ
phần trăm xảy ra

Probability of occurrence Contingent liabilities Contingent assets


Virtually certain (> 90%) Provision Record
Probable (50 - 90%) Provision Note
Possible (20 - 50%) Note No record
Remote (< 20%) No record No record

Ví dụ minh họa:

A company is engaged in a legal dispute. The outcome is not yet known. A


number of possibilities arise:

 It expects to have to pay about $100,000


🡪 Khoản nợ được ước tính phải trả $100,000. Khi đó Doanh nghiệp
cần phải ghi nhận provision $100,000.
 Possible damages are $100,000 but it's not expected to have to pay
them
🡪 Khoản thiệt hại được ước tính nhưng không có khả năng phải thanh
toán do đó chỉ cần Thuyết minh khoản contingent liability trên BCTC.
 The company expects to have to pay damages but is unable to
estimate the amount
🡪 Doanh nghiệp sẽ phải thanh toán cho khoản thiệt hại nhưng không
ước tính được một cách đáng tin cậy do đó cần thuyết minh khoản contingent
liability trên BCTC.
 The company expects to receive damages of $100,000 and this
is virtually certain
🡪 Doanh nghiệp gần như chắc chắn về khoản thu nhập sẽ nhận được
và được ước tính hợp lý nên được ghi nhận là tài sản trên BCTC.
 The company expects to probably receive damages of $100,000
🡪 Doanh nghiệp có khả năng nhận được khoản thu nhập được ước
tính một cách hợp lý, tuy nhiên khoản này chưa chắc chắn nhận được.
Vì vậy doanh nghiệp cần thuyết minh khoản contingent asset trên BCTC
 The company thinks it may receive damages, but it's not probable
🡪 Khả năng nhận được khoản đền bù không chắc chắn xảy ra nên
doanh nghiệp Không ghi nhận và không phải thuyết minh gì cả nhằm đảm
bảo nguyên tắc thận trọng.

IAS 8

I. IAS 8 Accounting policies, Changes in accounting estimates and


Errors

1. Định nghĩa

Có một số định nghĩa cần phải nắm được:

 Chính sách kế toán (Accounting policies) bao gồm các quy định,


hướng dẫn, quy ước, nguyên tắc và các định mức được doanh
nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC.
 Thay đổi chính sách kế toán (Changes in accounting policy) là
việc thay đổi các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ
thể mà doanh nghiệp đã áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC
Ví dụ:
o Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho
o Thay đổi phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
o Thay đổi phương pháp kế toán chi phí đi vay
 Thay đổi ước tính kế toán (Changes in accounting estimate) là sự
điều chỉnh giá trị sổ sách của tài sản hoặc nợ phải trả, hoặc chi phí
liên quan do đánh giá lại lợi ích dự kiến tương lai và các nghĩa vụ liên
quan đến tài sản hoặc nợ phải trả đó.   
Ví dụ:
o Thay đổi ước tính kế toán đối với các khoản phải thu khó đòi
o Thay đổi ước tính kế toán về giá trị hàng tồn kho lỗi mốt
o Thay đổi ước tính kế toán về thời gian sử dụng hữu ích hoặc
cách thức sử dụng TSCĐ
o Thay đổi ước tính kế toán về nghĩa vụ bảo hành sản phẩm
 Áp dụng hồi tố (Retrospective application) là việc áp dụng một chính
sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày
phải thực hiện các chính sách kế toán đó.
 Điều chỉnh hồi tố (Retrospective restatement) là việc điều chỉnh
những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của
BCTC như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.
 Áp dụng phi hồi tố (Prospective application) đối với thay đổi trong
chính sách kế toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước
tính kế toán là:
o Áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch và sự
kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế toán
o Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong
kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.

 Điều chỉnh phi hồi tố (Prospective restatement) là điều chỉnh xem


như một nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Do đó, doanh nghiệp không
được điều chỉnh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, không
cần phải điều chỉnh các BCTC của kỳ trước, chỉ quan tâm đến các
BCTC ở kỳ hiện tại và các kỳ sau đó.

2. Thay đổi chính sách kế toán

Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi :

 Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán hoặc
 Sự thay đổi sẽ dẫn đến BCTC cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp
hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài
chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh
nghiệp.

Chú ý:

Thay đổi chính sách kế toán phải bắt buộc áp dụng hồi tố. Khi đó, doanh
nghiệp cần phải lập bảng kê ảnh hưởng của năm thay đổi và xác định các
ảnh hưởng lũy kế đến năm hiện tại và điều chỉnh số liệu trên cột thông tin so
sánh trên BCTC.

Xét ví dụ:
Một công ty thường sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho,
Năm 20X9, công ty quyết định đổi sang phương pháp bình quân gia quyền
(weighted average method). Lợi nhuận gộp trên BCTC năm 20X8 như sau:

  $'000 $'000

Revenue   869

Costs of sales:    

Opening inventory 135  

Purchases 246  

Closing inventory (174) (207)

Gross profit   662

Theo phương pháp weighted average, số dư hàng tồn kho đầu kỳ là


$122,000 và cuối kỳ là $143,000. Do đó, ta tính lại được lợi nhuận gộp năm
20X8 như sau:

  $'000 $'000

Revenue   869

Costs of sales:    

Opening inventory 122  

Purchases 246  

Closing inventory (143) (225)

Gross profit   644

Như vậy, theo phương pháp weighted average, lợi nhuận gộp đã giảm mất
$18,000. Việc giảm này cần được điều chỉnh số dư đầu kỳ năm 20X9 của chỉ
tiêu Retained earnings và hàng tồn kho đầu kỳ trên BCTC.

3. Thay đổi ước tính kế toán

Các ước tính phát sinh liên quan đến các hoạt động kinh doanh vì sự không
chắc chắn vốn có bên trong chúng. Các thay đổi ước tính được đưa ra dựa
trên thông tin cập nhật nhất và việc sử dụng các ước tính đó là phần cần thiết
của việc lập BCTC.

Do đó, thay đổi ước tính kế toán áp dụng phi hồi tố.

4. Sai sót kế toán

Sai sót kế toán liên quan tới kỳ kế toán trước được phát hiện ra trong kỳ kế
toán này có thể do:

 Sai sót số học


 Sai trong việc áp dụng các chính sách kế toán
 Bỏ sót
 Gian lận

Nguyên tắc điều chỉnh sai sót:

 Các sai sót của kỳ kế toán hiện tại được phát hiện trong kỳ kế
toán đó: phải được sửa chữa trước khi công bố BCTC
 Các sai sót của kỳ kế toán trước được phát hiện trong kỳ kế toán
hiện tại: việc điều chỉnh phụ thuộc mức độ trọng yếu của sai sót. Cụ
thể:
o Nếu sai sót là trọng yếu: điều chỉnh hồi tố kể từ năm có sai
sót phát sinh, trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng
của sai sót từng năm hay ảnh hưởng lũy kế
o Nếu sai sót là không trọng yếu: điều chỉnh phi hồi tố vào
BCTC năm hiện tại

II. IFRS 5 Non-current assets held for sale and discontinued operations 

1. Ghi nhận Non-current asset (NCA) held for sale

Một tài sản được phân loại là held for sale khi nó đáp ứng tất cả 7 điều kiện
sau:

 Là tài sản cố định hữu hình (non-current asset)


 Có một kế hoạch để bán (plan to sell)
 Tài sản có sẵn để bán ngay lập tức (available for immediate sale)
 Xác định được người mua (locate a buyer)
 Việc bán là gần như chắc chắn, trong vòng 12 tháng kể từ khi phân
loại là nắm giữ để bán (có các ngoại lệ giới hạn) (within 12 month)
 Giá bán hợp lý (price that is reasonable)
 Có các hành động cần thiết để hoàn thành kế hoạch, cho thấy rằng
hầu như không có khả năng (unlikely) kế hoạch đó sẽ bị thay đổi
hoặc rút lại (withdrawn).

2. Đo lường NCA held for sale 

NCA held for sale được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa Carrying
amount và Net fair value (Giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán).

 Được trình bày riêng trong báo cáo tài chính.


 NCA held for sale cần được đánh giá lại: nếu Fair value < Carrying
amount, xuất hiện Impairment loss được ghi nhận trong P&L.

Chú ý:

Non-current asset held for sale không trích khấu hao trong kỳ.

3. Trình bày NCA held for sale (Presentation)

Tài sản được phân loại là nắm giữ để bán, và các tài sản và nợ phải trả trong
một nhóm tài sản thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán, phải được trình
bày riêng trên BCTC. Cụ thể:
Ví dụ:

On 1 Dec 20X3, ManiCo became commited to a plan to sell a manufacturing


facility and has already found a potential buyer. ManiCo does not intend to
discontunue the operations currently carried out in the facility. At 31 Dec 20X3
there is a backlog of uncompleted customer orders. The company will not be
able to transfer the facility to the buyer until after it ceases to operate the
facility and has eliminated the backlog of uncompleted customer orders. this is
not expected to occur until spring 20X4.

Required

Can the manufacturing facility be classified as “held for sale” at 31 Dec


20X3?
Lời giải

“The facility will not be transfer until the backlog of orders is completed” điều
này chứng tỏ cơ sở sản xuất chưa sẵn sàng để bán ngay lập tức (not
available for immediate sale) do đó, cơ sở này chưa thỏa mãn điều kiện để
được phân loại là held for sale tại ngày 31/12/20X3. Nó tiếp tục được ghi
nhận là “Property, plant and equipment” và được tiếp tục trích khấu hao trong
năm.    

II. Hoạt động không liên tục (Discontinued operations)

 Một hoạt động không tiếp tục (discontinued operations) là một bộ


phận của đơn vị, được chuyển nhượng (disposal) hoặc được phân
loại là nắm giữ để bán (held for sale) và:
 Được trình bày như một mảng hoạt động chính riêng biệt (separate
major line of business) hoặc theo một khu vực địa lý của các hoạt
động.
 Là một phần của kế hoạch phối hợp duy nhất (single co-ordinated
plan) để chuyển nhượng một mảng kinh doanh riêng biệt hoặc theo
khu vực địa lý các hoạt động, hoặc
 Là một công ty con được mua với mục đích bán lại (subsidiary
required exclusively with a view to resale).
 Tổng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của hoạt động không liên tục và lãi
hoặc lỗ sau thuế được ghi nhận trong quá trình đo lường tại giá trị
hợp lý đã trừ đi chi phí bán hoặc giá trị hợp lý điều chỉnh của việc
chuyển nhượng các tài sản (hoặc nhóm tài sản thanh lý) được trình
bày như một giá trị duy nhất trên báo cáo thu nhập toàn diện.

For example:
IIII. IAS 21 Foreign currency transactions  

1. Định nghĩa

Có một số định nghĩa cần nắm được:

 Đồng tiền chức năng (Functional currency) là đơn vị tiền tệ của môi


trường kinh tế chủ yếu mà công ty hoạt động.
 Tỷ giá hối đoái cuối kỳ (Closing rate): Tỷ giá hối đoái giao ngay tại
ngày cuối kỳ báo cáo.
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Exchange difference): Là chênh lệch
phát sinh từ việc quy đổi cùng một số lượng tiền từ đơn vị tiền tệ này
sang đơn vị tiền tệ khác theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.
 Tỷ giá hối đoái (Exchange rate): Là tỷ giá quy đổi giữa hai đơn vị
tiền tệ.

2. Ghi nhận ban đầu

Ghi nhận ban đầu: Chuyển đổi giao dịch ngoại tệ sang đồng tiền chức năng
bằng cách áp dụng tỷ giá tại chỗ (Spot exchange rate) vào ngày giao dịch.
Nếu tỷ giá trong kỳ biến động không trọng yếu thì sử dụng tỷ giá trung bình có
thể được sử dụng.

Đối với báo cáo cuối kỳ: Các khoản mục tài sản & nợ phải trả trên BCTC sẽ
được chuyển đổi theo nguyên tắc sau:

 Các khoản mục tài sản & nợ phải trả tiền tệ (Monetary item): Được
trình bày lại theo tỷ giá cuối kỳ.
 Các khoản mục tài sản phi tiền tệ (Non-Monetary item) được đo
lường ban đầu theo giá gốc: Không trình bày lại.
 Các khoản mục tài sản phi tiền tệ (Non-Monetary item) được đo
lường ban đầu theo giá trị hợp lý (FV): Trình bày lại sử dụng tỷ giá
tại ngày xác định FV, mọi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ: được
ghi nhận vào PL trong kỳ phát sinh luôn.

3. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá

Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong
việc trình bày các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một đơn vị theo cách
tính giá khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo
cáo trong BCTC trước. Theo đó:

 Chênh lệch này được ghi nhận vào lãi lỗ trong kỳ chúng phát sinh
 Khi giao dịch được thanh toán trong cùng một kỳ kế toán: toàn bộ
chênh lệch tỷ giá sẽ được ghi nhận trong kỳ đó.
 Giao dịch thanh toán vào kỳ kế toán sau: chênh lệch tỷ giá được ghi
nhận trong mỗi kỳ tới ngày thanh toán được xác định theo sự thay đổi
của tỷ giá tương ứng với mỗi kỳ kế toán.

IAS 10

I. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều
chỉnh (Adjusting events)

1. Định nghĩa

Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh (Adjusting events)
là các sự kiện cung cấp bằng chứng về các dữ kiện đã tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế
toán (existed at the end of the reporting period).

🡪 Cần điều chỉnh trên Báo cáo tài chính.

2. Cách xử lý đối với các sự kiện cần điều chỉnh


 Doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính
hoặc ghi nhận những khoản mục mà trước đó chưa được ghi nhận, để phản ánh
bản chất tình hình thật sự của doanh nghiệp.
 Liên quan đến giả định hoạt động liên tục (going concern), khi tình hình kinh doanh
bị giảm sút sau kỳ kế toán, doanh nghiệp cần thiết phải xem xét lại liệu giả định hoạt
động liên tục liệu có còn phù hợp trong việc lập báo cáo tài chính hay không.
Nếu giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp để lập báo cáo tài chính nữa thì
doanh nghiệp phải thay đổi cơ sở kế toán chứ không phải chỉ điều chỉnh số liệu đã
ghi nhận theo cơ sở kế toán ban đầu.

3. Ví dụ về các sự kiện cần điều chỉnh

 Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán cung cấp bằng chứng về một tài sản
bị tổn thất trong kỳ kế toán đó, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi nhận từ
trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh, ví dụ như:
o Khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán
🡪 Khoản phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán tại ngày
cuối năm cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.
o Hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán với giá thấp hơn giá
trị ghi sổ của hàng tồn kho đó.
🡪 Sự kiện này cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện
được (NRV) nhỏ hơn giá gốc (Cost) vào ngày kết thúc kỳ kế toán của
hàng tồn kho.
🡪 Doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho theo nguyên tắc
ghi nhận hàng tồn kho trong IAS 2, theo giá trị thấp hơn giữa Cost và Net
realizable value (NRV).

 Kết luận của Toà án sau ngày kết thúc kỳ kế toán, xác nhận doanh nghiệp có những
nghĩa vụ nợ hiện tại (Current liabilities) chưa được ghi nhận vào ngày kết thúc kỳ kế
toán,
🡪 Doanh nghiệp cần điều chỉnh khoản dự phòng, ghi nhận những khoản dự phòng
mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới.
 Việc phát hiện những gian lận và sai sót xảy ra trước khi kết thúc kỳ kế toán chỉ ra
rằng báo cáo tài chính không được chính xác.

II. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần
điều chỉnh (Non-adjusting events)

1. Định nghĩa

Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán không cần điều chỉnh (Non-adjusting
events) là các sự kiện cung cấp bằng chứng về các dữ kiện phát sinh sau ngày kết
thúc kỳ kế toán (arose after the reporting period).

🡪 Không cần điều chỉnh trên Báo cáo tài chính nhưng phải thuyết minh.

2. Cách xử lý đối với các sự kiện không cần điều chỉnh


Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán không cần điều chỉnh nhưng nó
nên được thuyết minh (Disclosed) nếu sự kiện đó là trọng yếu mà nếu như không
được đưa vào thuyết minh sẽ ảnh hưởng đến khả năng đánh giá và đưa ra quyết định
kinh tế của những người sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính. Do đó các sự kiện
trọng yếu không yêu cầu điều chỉnh phải được thuyết minh trên báo cáo tài chính về
các thông tin sau:

 Bản chất của sự kiện.


 Ước tính về ảnh hưởng của sự kiện đó tới báo cáo tài chính, hoặc thông báo lý do
không thể ước tính một cách hợp lý về ảnh hưởng của sự kiện đó.

3. Ví dụ về các sự kiện không cần điều chỉnh

 Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư trong khoảng thời gian từ ngày kết
thúc kỳ kế toán đến ngày phê duyệt phát hành báo cáo tài chính.
🡪 Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư không ảnh hưởng đến giá trị đã
ghi nhận của các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán mà chỉ ảnh hưởng
đến năm tài chính tiếp theo, do vậy đây là sự kiện không cần điều chỉnh.
 Doanh nghiệp công bố cổ tức cho các cổ đông trong công ty: Khoản cổ tức này không
phải ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại ngày kết thúc kỳ kế toán vì bản chất của
khoản cổ tức này được thống nhất trong Đại hội đồng cổ đông của năm tiếp theo, để
trả cổ tức cho những cổ đông đã nắm giữ cổ phiếu cho tới thời điểm kết thúc năm tài
chính của năm đó. Khoản cổ tức này sẽ ảnh hưởng đến năm tài chính sau, do vậy
đây là sự kiện không cần điều chỉnh.
 Mua lại hoặc thanh lý một công ty con (subsidiary) sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
 Tài sản bị phá hủy bởi hỏa hoạn hoặc thiên tai sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Là sự
kiện không ảnh hưởng đến các thông tin ghi nhận tài sản tại ngày kết thúc kỳ kế toán
mà ảnh hưởng đến việc ghi nhận tài sản của kỳ tiếp theo vì tại thời điểm kết thúc
năm tài chính thì tài sản đó vẫn còn nguyên giá trị đã ghi nhận, do đó là sự kiện
không cần điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
 Đưa ra thông báo hoặc bắt đầu thực hiện việc tái cơ cấu: Là sự kiện phát sinh và ảnh
hưởng đến cơ cấu, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tiếp theo mà không làm
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kỳ kế toán, do
đó là sự kiện không cần điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
 Các vụ kiện tụng bắt đầu sau ngày kết thúc kì kế toán: Do là sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế toán và mới phát sinh nên không ảnh hưởng đến các thông tin tại
ngày kết thúc kỳ kế toán.

III. Ví dụ minh hoạ 

Which TWO of the following events which occur after the reporting date of a
company but before the financial statements are authorised for issue are
classified as adjusting events in accordance with IAS 10 Events after the
reporting period?

A. A change in tax rate announced after the reporting date, but affecting the current tax
liability.
B. The discovery of a fraud which had occurred during the year.

C. The destruction of a factory by fire.

Hướng dẫn giải:

A. Thay đổi thuế suất sau kỳ kế toán chỉ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của năm tiếp
theo. Vậy nên tại ngày kết thúc kỳ kế toán, nghĩa vụ thuế vẫn chưa bị ảnh hưởng, do
đó đây là non-adjusting event.

B. Việc phát hiện ra gian lận xảy ra trong kỳ kế toán sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh cũng như các thông tin được trình bày tại ngày kết thúc kỳ kế toán
là không chính xác, do đó đây là adjusting event.

C. Nhà máy bị phá hủy bởi hỏa hoạn xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán không làm
ảnh hưởng đến các thông tin trình bày tài ngày kết thúc kỳ kế toán mà sẽ được điều
chỉnh trong báo cáo tài chính kỳ tiếp theo, do đó đây là non-adjusting event.

=> Đáp án: A, B

[FR/F7: Tóm tắt kiến thức] Lesson 12 - IFRS 16: Leases (Thuê tài
sản)
IFRS 16 thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, đo lường, lập và trình bày các
giao dịch thuê tài sản với mục tiêu đảm bảo rằng bên cho thuê và bên thuê
cung cấp các thông tin liên quan để trình bày trung thực các giao dịch này.

Phạm vi

IFRS 16 – Thuê tài sản áp dụng cho tất cả các giao dịch thuê tài sản bao gồm
cả cho thuê lại, ngoại trừ:

 Thuê quyền khai thác hoặc sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản,
dầu hoặc khí gas tự nhiên và các nguồn tài nguyên không thể tái tạo
tương tự;
 Thuê tài sản sinh học (xem IAS 41 – Nông nghiệp);
 Các hợp đồng nhượng quyền dịch vụ;
 Bằng sở hữu trí tuệ được trao cho bên cho thuê (xem IFRS 15 –
Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng);
 Quyền của bên thuê theo hợp đồng bản quyền cho các hạng mục
như phim, video, vở kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền
trong phạm vi IAS 38-Tài sản vô hình.

Nội dung kiến thức


Lease: là một hợp đồng, hoặc 1 phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng một tài sản (right-of-use asset) trong 1 khoảng thời gian để đổi lấy
một khoản thanh toán

Các trường hợp miễn ghi nhận là hợp đồng thuê:

 Thời hạn thuê < 12 tháng (Short-term lease)


 Tài sản cơ sở có giá trị thấp khi mua mới như máy tính cá nhân,
điện thoại hoặc các đồ đạc văn phòng loại nhỏ

=> Chỉ thực hiện phân bổ, ghi nhận chi phí thuê vào chi phí hàng kỳ.

1. Xác định hợp đồng thuê tài sản (Identifying a lease)

Example 1: Is it a lease?

Broketown Council has recently made substantial cuts to its community


transport service. It will now provide such services only in cases of great
need, assessed on a case by case basis. It has entered into a two-year
contract with Fleetcat co for the use of one of its minibuses for this purpose.
The minibus must seat ten people, but Fleetcat Co can use any of its ten-
seater minibuses when required. The minibuses are held on Fleetcat Co’s
premises and are only made available to Broketown Council on request.

Answer: Broketown kí hợp đồng thuê minibuses của Fleetcar, tuy nhiên đây
không phải “lease” bởi vì không xác định được tài sản cụ thể do Fleercar có
thể cung cấp các minibuses khác nhau cho Broketown, miễn là đảm bảo đúng
số lượng và trạng thái của minibuses được thống nhất trong hợp đồng.

Example 2: Is it a lease?
Kabal Co enters into a ten-year contract with a utilities company (TelenewCo)
for the right to use three specified, physically distinct dark fibres within a larger
fibre-optic cable connecting North Town to South Town. Kabal Co makes the
decisions about the use of the fibres by connecting each end of the fibres to
its electronic equipment (ie Kabal Co ‘lights’ the fibres and decides what data,
and how much data, those fibres will transport). If the fibres are damaged,
TelenewCo is responsible for the repairs and maintenance. TelenewCo owns
extra fibres, but can substitute those for Kabal Co’ fibres only for reasons of
repairs, maintenance or malfunction (and is obliged to substitute the fibres in
these cases).

Answer: Đây là “lease” vì:

 Xác định được tài sản cụ thể (three dark fibres)


 K Co có quyền thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trong
vòng 10 năm thuê
 K Co có quyền sử dụng độc quyền tài sản đó và có quyền xác định
cách thức và mục đích sử dụng của tài sản (K Co makes decision
about use of the fibres, decides what data, how much data, those
fibres will transport)

2. Cách ghi nhận “Lease agreement” của bên đi thuê (Lessee)

Lưu ý: chuẩn mực IFRS 16 không còn phân biệt giữa thuê tài chính và
hoạt động đối với bên đi thuê (lessee).

Khi bắt đầu giao dịch thuê tài sản, bên thuê sẽ ghi nhận quyền sử dụng tài
sản và nợ phát sinh liên quan đến giao dịch thuê tài sản đó: 

Ghi nhận quyền sử dụng tài sản  Ghi nhận nghĩa vụ thanh toán tiền thuê

(Right-of-use asset) (Lease liability)

Ghi nhận riêng biệt trong Non-current assets. Ghi nhận riêng biệt vào current & non-current
liabilities.

Ghi nhận ban đầu (Initial measurement)


DR      Right-of-use Asset (ROU)

CR      Lease liability


CR      Cash
Quyền sử dụng tài sản được ghi nhận ban đầu Nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cần được ghi nhận tại
theo nguyên giá (Cost), bao gồm: ngày bắt đầu thuê theo giá trị hiện tại của các
khoản thanh toán tiền thuê trong tương lai chưa
 Giá trị ghi nhận ban đầu của lease liability thanh toán, bao gồm:
 Các khoản thanh toán tiền thuê được thực
hiện trước hoặc ngay trong ngày bắt đầu  Khoản thanh toán tiền thuê cố định (Fixed
thuê trừ đi các khoản chiết khấu tiền thuê payment) trừ đi các khoản giảm tiền thuê
được nhận (incentives received) (Lease incentives)
 Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu để thuê  Khoản thanh toán tiền thuê biến đổi phụ thuộc
được tài sản vào tỷ lệ (rate) cho thuê trên thị trường
 Chi phí tháo dỡ, khôi phục hiện trạng mặt bằng  Các khoản dự tính phải trả để bảo đảm giá trị
khi hợp đồng thuê kết thúc còn lại của tài sản ở một ngưỡng đã thoả
thuận khi kết thúc hợp đồng thuê (residual
Note: Sau ghi nhận ban đầu, right-of-use asset value guarantees)
thông thường sẽ được đo lường theo nguyên tắc  Giá của quyền chọn mua chính tài sản đó nếu nó
giá gốc (Cost model) tương tự IAS 16 – PPE, trừ chắc chắn được thực hiện
khi đó là tài sản thuộc nhóm tài sản áp dụng
nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản theo IAS 16, Note: Các khoản thanh toán tiền thuê biến đổi khác
hoặc đó là bất động sản đầu tư được ghi nhận theo như khoản thanh toán phát sinh do mức độ sử dụng
IAS 40. tài sản thì sẽ được hạch toán vào chi phí trong kỳ
khi phát sinh.

Ghi nhận tiếp theo (Subsequent measurement)


Sau ghi nhận ban đầu, quyền sử dụng tài sản sẽ Sau ghi nhận ban đầu, nghĩa vụ thanh toán tiền thuê
được ghi nhận như sau: được đo lường theo “Amortized costs”:

 Nếu cuối thời gian thuê, hợp đồng thuê chuyển  Ghi tăng khi phát sinh chi phí lãi vay (Interest
giao quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê, charge) tính trên số dư nợ còn lại
hoặc chi phí thuê đã bao gồm quyền mua tài Bút toán hạch toán:
sản và người thuê dự định sẽ thực hiện mua DR   Finance cost
lại tài sản      CR    Lease liability
🡪 Quyền sử dụng tài sản (right-of-use asset)  Ghi giảm khi thực hiện thanh toán các khoản
nên được khấu hao theo thời gian sử dụng tiền thuê
ước tính của tài sản. Bút toán hạch toán:
 Nếu cuối thời gian thuê, tài sản không chuyển DR  Lease liability
giao quyền sở hữu cho bên đi thuê      CR    Cash
🡪 Quyền sử dụng tài sản (right-of-use asset)
nên được khấu hao từ ngày bắt đầu thuê
đến thời điểm sớm hơn giữa: thời gian sử
dụng hữu ích & thời gian thuê.
 Bút toán hạch toán
DR   Depreciation Expenses
    CR   ROU - Accumulated Depreciation

3. Kế toán cho bên đi thuê (Lessee)

Bên đi thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê hàng kỳ cho bên cho thuê. Một
khoản thanh toán tiền thuê (rental payment) hàng kỳ của bên đi thuê gồm 2
phần:

 Chi phí lãi vay (Interest charge) được ghi tăng chi phí tài chính
(Finance cost) trong kỳ của bên đi thuê và xuất hiện trong P&L.
 Tiền nợ gốc (Capital cost) được ghi giảm vào số dư nợ trên B/S của
bên đi thuê.

=> Phải phân tách được giá trị của chi phí lãi & tiền nợ gốc trong từng khoản
thanh toán tiền thuê để ghi nhận. Thông thường, chúng ta sẽ dùng phương
pháp tính toán bằng cách lập bảng, từ đó sẽ xác định được Financial cost
phát sinh hàng năm và số dư của khoản nợ thuê cuối mỗi năm.

Example:
Lion Co enters into a five-year lease of a building which has a remaining
useful life of ten years. Lease payments are $50,000 per annum.

Lion co incurs initial direct costs of $20,000 and receives lease incentives of
$5,000. There is no transfer of the asset at the end of the lease and no
purchase option.

The interest rate implicit in the lease is not immediately determinable but the
lessee’s incremental borrowing rate is 5%, with the value of $1 having a
cumulative present value in 4 years’ time of $3.546, the value of $1 having a
cumulative present value in 5 years’ time of $4,329.

At the commencement date Lion Co incurs the direct costs and receives the
lease incentives.

Required: Allocate the lease liabilities at the end of first year if the
annual payment is:

(1) Payable at the beginning of each year.

(2) Payable at the end of each year.

Hướng dẫn giải:

(1) Trả trước (payment in advance)

 Tính Lease liabilities:

Do giá trị ghi nhận ban đầu của Lease liabilities là giá trị hiện tại của các
khoản thanh toán tiền thuê trong tương lai, cho nên khoản $50,000 thanh
toán ngay vào đầu năm của năm đầu tiên sẽ không được tính. Vậy nên giá trị
của Lease liabilities là:

$50,000 x 3.546 = $177,300

 Tính right-of-use asset:


o Giá trị ghi nhận ban đầu của lease liabilities: $177,300
o Các khoản thanh toán đã thực hiện: $50,000
o Less: Khoản hoa hồng nhận được: ($5,000)
o Chi phí trực tiếp: $20,000

=> Giá trị ghi nhận ban đầu của right-of-use asset là:
$177,300 + $50,000 – $5,000 + $20,000 = $242,300

Bút toán ghi nhận ban đầu:

Dr Right-of-use asset     242,300

Cr Lease liability                  177,300

Cr Cash                                65,000 (50,000 + 20,000 - 5,000)

Ta có bảng phân bổ Lease liabilities như sau:

Year Opening balance Annual rental Interest charge Closing balance


payment
(1/1/X) (31/12/X)
Year 1 177,300   8,865 186,165
Year 2 186,165 (50,000) 6,807 142,972
Year 3 142,972 (50,000) 4,648 97,620
Year 4 97,620 (50,000) 2,380 50,000
Year 5 50,000 (50,000) - -

(2) Trả sau (payment in arrears):

 Tính Lease liabilities: $50,000 x 4.329 = $216,450


 Tính right-of-use asset:
o Giá trị ghi nhận ban đầu của lease liabilities: $216,450
o Less: Khoản hoa hồng nhận được: ($5,000)
o Chi phí trực tiếp: $20,000

=> Giá trị ghi nhận ban đầu của right-of-use asset là:

$216,450 – $5,000 + $20,000 = $231,450

Phân bổ lease liabilities:

Opening balance Closing balance


Annual rental
Year Interest charge
payment
(1/1/X) (31/12/X)
Year 1 216,450 10,822 (50,000) 177,272
Year 2 177,272 8,863 (50,000) 136,135
Year 3 136,135 6,806 (50,000) 92,941
Year 4 92,941 4,649 (50,000) 47,590
Year 5 47,590 2,380 (50,000) -

4. Giao dịch bán và thuê lại (Sale and lease back)

Sale and lease back là giao dịch liên quan đến việc bán 1 tài sản và sau đó
thuê lại chính tài sản đó.

Ta cần phải xác định giao dịch có hình thành việc bán hàng (Sale) để ghi
nhận theo IFRS 15 hay không bằng cách xác định nghĩa vụ cần thực hiện
(Performance obligation) đã hoàn thành hay chưa. Performance obligation
được xác định là hoàn thành khi doanh nghiệp chuyển giao quyền kiểm soát
hàng hoá dịch vụ cho khách hàng, nghĩa vụ thực hiện có thể coi là hoàn
thành tại một thời điểm hoặc qua từng giai đoạn.

 Là một giao dịch bán tài sản (Transfer is a sale)


o Người bán (người thuê lại tài sản) xác định giá trị quyền sử
dụng tài sản phát sinh từ giao dịch thuê lại theo tỷ lệ với giá
trị còn lại trước đó của tài sản.
o Người bán (người thuê lại tài sản) chỉ ghi nhận phần lãi/lỗ từ
giao dịch bán tài sản liên quan đến quyền sử dụng tài sản đã
chuyển giao cho người mua (người cho thuê). Các bước để
tính Lợi nhuận đã chuyển giao cho người mua:
Bước 1: Tính tổng lợi nhuận người bán nhận được từ giao
dịch bán hàng:
Total gain = Fair value – Carrying amount                           

Bước 2: Tính lợi nhuận liên quan đến quyền sử dụng tài sản
được giữ lại:
Gain relating to right retained = Gain x (discounted lease
payments/Fair value)
Bước 3: Tính lợi nhuận liên quan đến quyền sử dụng tài sản
đã chuyển giao:
Gain relating to right transferred = Total gain – Gain
relating to right retained

 Không phải là một giao dịch bán tài sản (Transfer is not a sale)
Người bán tiếp tục ghi nhận tài sản đã chuyển giao trên BCTC, thu
nhập từ chuyển giao tài sản được xử lý như 1 khoản nợ tài chính
(vay có bảo đảm bằng tài sản), do đó hạch toán theo IFRS 9.

Example: Sale and lease back

On 1 April 20X2, A Co bought an injection moulding machine for $600,000.


The carrying amount of the machine as at 31 March 20X3 was $500,000. On
1 April 20X3, A Co sold it to B Co for $740,000, its fair value. A immediately
leased the machine back for 5 years, the remainder of its useful life at
$160,000 per annum payable in arrears. The present value of the annual
lease payments is $700,000 and the transaction satisfies the IFRS 15 criteria
to be recognised as a sale.

Required

What gain should A Co recognise for the year ended 31 Mar 20X4 as a
result of the sale and leaseback?

Hướng dẫn giải:

 Tổng lợi nhuận A thu được từ giao dịch bán máy là:
$740,000 - $500,000 = $240,000
 Lợi nhuận liên quan đến quyền sử dụng tài sản còn lại:
$240,000 x (700,000/740,000) = $227,027
 Lợi nhuận liên quan đến quyền sử dụng tài sản đã chuyển giao:
$240,000 - $227,927 = $12,973

A Co chỉ được ghi nhận phần lợi nhuận liên quan đến quyền sử dụng tài sản
đã chuyển giao cho người mua: $12,973

[FR/F7: Tóm tắt kiến thức] Lesson 6 - IFRS 15: Revenue (Doanh
thu)
Chuẩn mực IFRS 15 (thay thế cho IAS 18 và IAS 11) nhằm cung cấp một mô
hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách
hàng, góp phần cải thiện khả năng so sánh trong ngành, giữa các ngành
trên thị trường vốn.

Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực áp dụng cho tất cả hợp đồng với khách hàng trừ những hợp đồng sau:

 Hợp đồng thuê (IFRS 16)


 Hợp đồng bảo hiểm (IFRS 4)
 Các công cụ tài chính và các quyền và nghĩa vụ hợp đồng khác trong phạm vi của IAS
39/IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IAS 27, IAS 28.

Nội dung kiến thức

I. Định nghĩa (Definition)

Là quyền của DN đối với tiền công để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ, mà DN đã
Contract asset
cung cấp cho KH khi quyền này gắn liền với các điều kiện thực hiện hợp đồng.

Là nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho KH tương ứng với lợi ích mà công
Contract liability
ty thu được từ KH.

Income  Là sự tăng lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới dạng vốn hoặc tài sản hoặc
giảm nợ phải trả dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu ngoài những khoản liên quan
(Thu nhập) đến đóng góp từ những người tham gia cổ phần.

Contract  Là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo ra các quyền và nghĩa vụ có thể
thi hành được.
(Hợp đồng)
Transaction price Giá trị của khoản thanh toán mà doanh nghiệp kỳ vọng nhận được từ việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ.
(Giá giao dịch)
Customer Là bên ký hợp đồng với doanh nghiệp để có được hàng hóa hoặc dịch vụ là đầu
ra của các hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
(Khách hàng)
Stand-alone selling
price Là giá mà khi hàng hóa hoặc dịch vụ được bán riêng biệt.

(Giá bán độc lập)


Performance
obligation Là cam kết cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa các bên trong hợp đồng.

(Nghĩa vụ thực hiện)


Revenue
Thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
(Doanh thu)
II. Ghi nhận và đo lường doanh thu (Recognition and measurement)

Có 5 bước ghi nhận doanh thu:

1. Xác định hợp đồng với KH (Identify the contract with a customer)

 Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm
một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án,
trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án
cho mình.
 Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói (có thể có người làm
chứng), nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra toà
và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.
 Hợp đồng của KH nằm trong phạm vi của IFRS 15 nếu đáp ứng tất cả các điều kiện
sau:
o Hợp đồng đã được các bên tham gia hợp đồng chấp thuận và cam kết thi
hành
o Quyền của mỗi bên liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển
giao có thể được xác định
o Các điều khoản thanh toán cho hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyển giao
có thể được xác định
o Hợp đồng có tính chất thương mại
o Có thể là doanh thu mà doanh nghiệp được hưởng để đổi lấy hàng hoá
hoặc dịch vụ sẽ được thu thập.

2. Xác định nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng (Identify the performance
obligations in the contract)

 Nghĩa vụ thực hiện (Performance obligations) là những cam kết trong hợp đồng về
việc chuyển giao hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm những hàng hoá và dịch
vụ khách hàng có thể bán lại hoặc cung cấp cho khách hàng khác của họ.
 Hạch toán riêng doanh thu từ các nghĩa vụ này nếu nghĩa vụ có thể xác định riêng
biệt. Một hàng hóa, dịch vụ có thể được coi là riêng biệt nếu nó được bán hoặc có
thể được bán một cách độc lập:
o Công ty có thể thu được lợi ích từ mỗi loại hàng hóa, dịch vụ hoặc kết hợp
chúng với nhau.
o Hàng hóa hoặc dịch vụ không biến đổi/ tác động trọng yếu lẫn nhau.
o Hàng hóa hoặc dịch vụ không phụ thuộc quá lớn lẫn nhau.
 Nếu một nhóm hàng hoá có tính chất giống nhau, bản chất chuyển giao hàng hoá giống
nhau thì tất cả được coi là một nghĩa vụ thực hiện duy nhất.

3. Xác định giá giao dịch (Determine the transaction price)

Giá giao dịch (Transaction price) là giá trị mà doanh nghiệp dự kiến nhận được để
chuyển giao hàng hoá, dịch vụ đã cam kết cho khách hàng, không bao gồm các khoản
thu hộ cho bên thứ ba (ví dụ như thuế).

Một số yếu tố cần lưu ý để xác định được số tiền thanh toán hợp lý:

 Sự xuất hiện của những khoản chi phí biến đổi: Chiết khấu, giảm giá, bồi hoàn, tín
dụng, ưu đãi, thưởng hiệu suất, giá mua thay đổi,...
 Sự xuất hiện của những khoản chi phí tài chính, ví dụ như lãi suất, lạm phát.
 Sự xuất hiện của những khoản cho phép khách hàng mua chịu (credit
sales) hoặc phát hành voucher, coupon để tạo động lực mua hàng cho khách.

Trong các tình huống mà giá trị thanh toán có thể biến đổi, giá giao dịch được ước tính
hợp lý dựa trên giá trị dự kiến, rủi ro hoặc số tiền có khả năng nhận được cao nhất. Vì
là ước tính nên cần phải cân nhắc cẩn thận, hợp lý, tránh dẫn đến tranh chấp.

Việc đưa ra quyết định được dựa trên kinh nghiệm đối với các loại nghĩa vụ
thực hiện tương tự.

Example 1:

A Co sells goods to customers on the condition that if the quantity purchased in the year
reaches from over 1,000 products, the price is $500/product. Otherwise, the price is
$550/product. During the year ended 30 Jun 20X8, at 31 Dec 20X7, customers buy 600
products from A Co. A Co estimates that customers will buy less than 1,000 products
this year. Therefore they do not apply the discount level. At 31 Mar 20X8, Due to
unexpected demand, customers buy additional 300 products from A Co. Therefore, A
Co estimates that customers will get a discount.

Required: Determine the transaction value for the quarter ending on 31 Dec 20X7
and 31 Mar 20X8?

Hướng dẫn giải:

 Tại 31/12/20X7: Do công ty ước tính rằng số lượng mua của khách hàng không đạt đến
ngưỡng 1,000 sản phẩm -> Không áp dụng chiết khấu
Doanh thu cho 600 sản phẩm nên được ghi nhận là: $550 x 600 = $330,000
 Tại 31/3/20X8: Do khách hàng đã mua thêm 300 sản phẩm, công ty đã ước tính khách
hàng này có thể nhận khoản chiết khấu.
Nên doanh thu cho 300 sản phẩm này sẽ được ghi nhận theo mức giá chiết khấu:
$500 x 300 = $150,000

Tuy nhiên do bản chất khách hàng đã mua đủ số lượng yêu cầu để được hưởng chiết
khấu. Vậy nên 600 sản phẩm đã bị mua với giá cũ trước đó cũng phải được hưởng
chiết khấu này.

Ta phải điều chỉnh lại doanh thu đã ghi nhận thừa trong 600 sản phẩm đó vào
doanh thu của ngày 31/3/20X8 để cân bằng lại tình hình giao dịch thực tế, bằng cách
trừ đi phần chênh lệch của giá bán trong doanh thu ghi nhận quý trước: ($550 - $500) x
600 = $30,000

→ Doanh thu thực tế được ghi nhận của nghiệp vụ ngày 31/3/20X8 là:

$150,000 - $30,000 = $120,000

4. Phân bổ giá giao dịch để thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (Allocate the
transaction price to the performance obligations in the contract)

 Khi một hợp đồng có nhiều nghĩa vụ thực hiện, doanh nghiệp sẽ phân bổ giá giao
dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng bằng cách tham chiếu đến giá bán
độc lập tương đối (stand-alone selling price) của họ.
 Giá bán độc lập của hàng hoá, dịch vụ (stand-alone selling price) là giá khi hàng hóa
hoặc dịch vụ được bán một cách riêng biệt.

Example 2:

A phone seller will give customers a free headset if they sign a two-year network service
contract. The price of the headset is $100 and the network service is $20/month.

Required: Determine the revenue to be recognized?


Hướng dẫn giải:

Nghiệp vụ này là một hợp đồng cung cấp dịch vụ trong vòng 2 năm (24 tháng) nên,

Tổng số tiền mà doanh nghiệp nhận được là: $20 x 2 x 12 = $480.

Để xác định doanh thu cần ghi nhận, công ty sẽ phải phân bổ giá trị hợp đồng cho riêng
tai nghe và dịch vụ mạng:

Mặt hàng Giá bán độc lập % Năm 1 Năm 2

Tai nghe 100 17 % 480 x 17% = 82 0

Dịch vụ mạng 20 x 12 x 2 = 480 83 % (480 - 82)/2 = 199 199

Tổng 580 100 % 281 199

Note: 

 Doanh thu cho tai nghe sẽ được tính toàn bộ ở năm đầu tiên vì doanh nghiệp
đã chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ cung cấp tai nghe cho khách hàng trong năm
thứ nhất
 Doanh thu cho dịch vụ mạng sẽ được ghi nhận trong 2 năm vì sau 2 năm doanh
nghiệp mới hoàn thành nghĩa vụ cung cấp dịch vụ mạng cho khách hàng.

5. Ghi nhận doanh thu khi doanh nghiệp thỏa mãn một nghĩa vụ thực hiện
(Recognize revenue when an entity satisfies a performance obligation)

 Doanh thu được ghi nhận khi các nghĩa vụ về hàng hoá hoặc dịch vụ trong hợp đồng
được chuyển giao hoặc cung cấp cho khách hàng.
 Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng có thể được coi là hoàn thành tại một thời điểm hoặc qua
từng giai đoạn, được gọi là hợp đồng với nghĩa vụ thực hiện xác định theo thời
gian (Performance obligation satisfied over time)

o Nếu nghĩa vụ thực hiện theo thời gian → Doanh thu nên được ghi nhận và
phân bổ theo thời gian
o Nếu nghĩa vụ thực hiện tại 1 thời điểm → Doanh thu nên được ghi nhận
tại thời điểm đó

Contract asset/liability = Cost incurred to date + Recognized profit - Receivable

Example 3:

A company performed maintenance contract to upgrade office for customers on 1 Jan


20X8. The contract is expected to end on 31 Dec 20X9. The total contract value is $2m.
In 31 Dec 20X8, The customer has issued a certification of the completed workload for
60% of the completed work items. The company issued an invoice for $0.5m. The cost
incurred was $0.8m. The estimated cost incurred until the completion of the contract is
$0.6m.

Required: Identify relevant indicators to be recognized for the 20X8 report?

Hướng dẫn giải:

Đây là loại hợp đồng thực hiện theo thời gian, công ty cần xác định các thông tin sau:

 Doanh thu cần ghi nhận là giá trị công việc đã hoàn thành được khách hàng chấp nhận
(% completion * Total contract value): 60% * $2m = $1.2m + Chi phí cần ghi nhận
là Chi phí đã phát sinh tương ứng với doanh thu ghi nhận: 60% * ($0.8m + $0.6m) =
$0.84m
 Lợi nhuận cần ghi nhận phải tương ứng với % công việc hoàn thành & bao gồm điều
chỉnh lợi nhuận cho các kỳ trước để đảm bảo tổng lợi nhuận ghi nhận là không đổi:
60% * ($2m – $0.8m – $0.6m) = $0.36m
 Contract asset/Contract liability = Costs incurred to date + Recognized profits –
Receivable = $0.8m + $0.36m – $0.5m = $0.66m

Note: Giả sử tổng giá trị hợp đồng là $0.9m.

Như vậy khoản lỗ sẽ phát sinh: $0.9m – $0.8m – $0.6m = -$0.5m.

Nếu hợp đồng dự tính sẽ bị lỗ, công ty sẽ phải ghi nhận luôn toàn bộ khoản lỗ
này vào năm tài chính hiện tại.

Các chỉ tiêu phải ghi nhận:

 Doanh thu: $0.9m * 60% = $0.54m


 Lợi nhuận: – $0.5m
 Chi phí: $0.54m – (– $0.5m) = $1.04m
 Contract liability: $0.8m – $0.5m -$0.5m = $0.2m

III. Các loại giao dịch thường gặp (Common types of transaction)

1. Bảo hành (Warranties)

Để hạch toán thì cần xác định bản chất của dịch vụ bảo hành có hình thành 1 nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng riêng biệt (A separate obligation performance) hay không:

 TH1: Không hình thành nghĩa vụ thực hiện hợp đồng riêng biệt. Ví dụ: nếu nghĩa vụ
bảo hành là bắt buộc hoặc để đảm bảo cho sản phẩm vận hành. Khi đó dịch vụ bảo
hành được trích lập dự phòng và hạch toán theo IAS 37.
 TH2: Có hình thành nghĩa vụ thực hiện hợp đồng riêng biệt. Cung cấp dịch vụ bảo
hành đi kèm với bán sản phẩm thì sẽ phân bổ doanh thu cho việc bán sản phẩm và
giá trị của gói bảo hành với mức giá riêng biệt (stand-alone selling price). Khi đó công
ty sẽ phải hạch toán doanh thu từ dịch vụ bảo hành này theo IFRS 15.
2. Phân biệt người ủy thác và đại lý (Principal versus agent)

Khi doanh nghiệp gửi hàng hóa cho đại lý phân phối, đại lý sẽ bán hàng hóa và hưởng
hoa hồng do doanh nghiệp trả dựa theo kết quả tiêu thụ của đại lý. Khi đó:

 Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất được gọi là người ủy thác “Principal” → ghi
nhận doanh thu từ lượng hàng hoá đại lý bán được.
 Bên trực tiếp bán sản phẩm được gọi là đại lý “Agent” → ghi nhận doanh thu từ hoa
hồng được hưởng trên lượng hàng hoá bán được.

3. Thỏa thuận mua lại (Repurchase agreement)

Là dạng thoả thuận mà theo đó 1 bên bán hàng hoá, tài sản và cam kết hoặc có quyền
chọn mua lại hàng hoá đã bán:

 Công ty có nghĩa vụ mua lại hàng hóa, tài sản đã bán (A forward contract)


 Công ty có quyền để mua lại tài sản đã bán (A call option)
 Công ty phải mua lại tài sản nếu khách hàng yêu cầu (A put option)

Tùy vào thoả thuận thuộc dạng nào mà chúng ta sẽ phải hạch toán theo các cách khác
nhau:

 “Forward” hoặc “call”: công ty vẫn nắm quyền kiểm soát hàng hóa. Không thỏa mãn điều
kiện ghi nhận doanh thu → Bản chất là 1 khoản vay nên sẽ được hạch toán theo
dạng “Lease”, (IFRS 16).
 ”Put”
o Nếu khách hàng không có động lực kinh tế trọng yếu để thực hiện quyền
này: hợp đồng được hạch toán là doanh thu bán hàng với quyền trả lại.
o Nếu khách hàng có động lực kinh tế trọng yếu để thực hiện quyền trả lại
này, công ty hạch toán theo dạng “Lease” (IFRS 16).

4. Thỏa thuận gửi bán (Consignment arrangements)     

Công ty có thể gửi hàng cho một bên khác để tiêu thụ sản phẩm. Bên nhận sẽ không có
quyền kiểm soát sản phẩm tại thời điểm đó.

 Công ty vẫn sẽ kiểm soát số hàng cho đến khi hàng hóa được bán.
 Công ty có thể yêu cầu lấy lại hàng hóa và chuyển cho bên khác.
 Nhà phân phối không có nghĩa vụ phải thanh toán cho hàng hóa đó.

5. Bán hàng kèm quyền trả lại (Sell goods with a right of return)

Doanh thu cần được ghi nhận theo giá trị của số tiền công mà công ty kỳ vọng thu
được cuối cùng sau khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (sau khi tính ảnh hưởng của sản
phẩm bị trả lại). Do vậy:

 Nghĩa vụ nợ (refund liability) và khoản điều chỉnh doanh thu cần được ghi nhận dựa trên
kỳ vọng của công ty về giá trị hàng bị trả lại.
 Tài sản và khoản điều chỉnh giá vốn cũng cần được ghi nhận để phản ánh quyền thu hồi
sản phẩm từ khách hàng của công ty trong quá trình xử lý hàng bán trả lại.

6. Bill-and-hold arrangrments

Theo thỏa thuận này, hàng hóa đã được bán nhưng người bán vẫn giữ số hàng đó
trong 1 khoảng thời gian. Có thể vì khách hàng không có nhà kho chứa hàng.

Do đó, để ghi nhận doanh thu cần xác định thời điểm khách hàng đạt được
quyền kiểm soát với số hàng hóa đó. 

Thông thường, quyền kiểm soát được coi là đã chuyển giao khi hàng được
chuyển đến cho người mua. Nhưng nhiều trường hợp, quyền kiểm soát vẫn
sẽ được coi là đã chuyển giao ngay cả khi hàng vẫn ở trong kho của người
bán.

2. Ví dụ 1 - Chiết khấu:

Taplop supplies laptop computers to large business. On 1 July 2015, Taplop


entered into a contract with TrillCo, under which TrillCo was to purchase
laptop at $500/unit. The contract states that if TrillCo purchases more than
500 laptops in a year, the price per unit is reduced retrospectively to
$450/unit. Taplop year end is 30 June.

 As at 30 September 2015, TrillCo had bought 70 laptops from Taplop.


Taplop therefore estimated that TrillCo’s purchases would not exceed
500 in the year to 30 Jun 20X6, and TrillCo would therefore not be
entitled to the volume discount.
 During the quarter ended 31 December 20X5, TrillCo expanded
rapidly as a result of a substantial acquisition, and purchased an
additional 250 laptops from Taplop. Taplop then estimated that
TrillCo’s purchases would exceed the threshold for the volume
discount in the year to 30 Jun 20X6.

Required:

a, Quarter ended 30 September 20X5

b, Quarter ended 31 December 20X5

We need to apply the principles of IFRS 15 - Revenue from contracts with


customers
Hướng dẫn giải:

(a) Trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Taplop và TrillCo nêu rõ: Nếu
tổng số lượng hàng hóa TrillCo mua lớn hơn 500 chiếc trong một năm, thì
TrillCo sẽ được áp dụng mức giá chiết khấu $450/chiếc thay vì $500/chiếc
như thông thường.

Áp dụng nguyên tắc ghi nhận doanh thu của IFRS 15 - Revenue from
contracts with customers cho hóa đơn mua hàng của TrillCo cho quý kết thúc
ngày 30/9/20X5:

 Để được áp dụng mức giá chiết khấu, tổng số lượng hàng hóa TrillCo
mua lớn hơn 500 chiếc/năm, tương đương ước tính khoảng 125
chiếc/quý. 
 Taplop ước tính khả năng cao tổng số lượng hàng đã đặt trong các
đơn hàng của TrillCo là 70 chiếc, nhỏ hơn mức được áp dụng giá
chiết khấu (ước tính: 125 chiếc/quý).
 Do đó, Taplop ghi nhận doanh thu bán hàng cho quý một kết thúc
ngày 30/09/20X5 với đơn giá $500/đơn vị:
Doanh thu = 70 x $500 = $35,000

(b) Trong quý tiếp theo (quý kết thúc ngày 31/12/20X5), TrillCo đặt thêm 250
chiếc laptop từ Taplop.

 Tổng số lượng hàng đã đặt của Taplop trong hai quý bằng: 70 + 250
= 320 chiếc
Số lượng hàng đã đặt của Taplop là 320 chiếc, lớn hơn mức được áp
dụng giá chiết khấu (125 chiếc/quý * 2 = 250 chiếc/quý). Do đó,
Taplop được phép khẳng định rằng số lượng hàng hóa TrillCo đã
mua vượt mức chiết khấu cho năm tài chính kết thúc ngày
30/06/20X6, và TrillCo được hưởng giá chiết khấu với đơn giá
$450/chiếc.
⇒ Taplop được phép ghi giảm giá thành xuống còn $450/chiếc.
 Doanh thu của Taplop trong quý 2 kết thúc ngày 31/12/20X5 được ghi
nhận như sau:
o Doanh thu từ 250 chiếc laptop được đặt thêm mới trong quý
2 với đơn giá $450/chiếc:         250 x $450 = $112,500
o Khoản giảm trừ doanh thu từ việc thay đổi giá bán cho đơn
hàng từ quý 1 kết thúc ngày 30/09/20X5:
       70 x ($500 - $450) = $3,500
o Tổng doanh thu quý 2 kết thúc ngày 31/12/20X5 của Taplop
được ghi nhận là:
       $112,500 - $3,500 = $109,000

Note: Trong từng hóa đơn riêng lẻ, giá trị hàng hóa/dịch vụ không đạt được
ngưỡng được nhận chiết khấu thương mại từ doanh nghiệp, sẽ được tính
trên mức giá thông thường. 

Số lượng hàng hóa ở các hóa đơn sẽ được cộng dồn trong kỳ để tính chiết
khấu thương mại. Giá trị của khoản chiết khấu thương mại sẽ được trừ trên
hóa đơn cuối (hóa đơn khi mà tổng giá trị dồn tích đạt ngưỡng được hưởng
chiết khấu thương mại).

3. Ví dụ 2 - Phân bổ giá trị hợp đồng cho từng nghĩa vụ:

A mobile phone company gives customers a free handset when they sign a
two-year contract for provision of network services. The handset has a
standalone price of $100 and the contract is for $20 per month.

Required: 

Allocating the transaction price to the performance obligations.

Hướng dẫn giải:

Trước khi IFRS 15 được áp dụng, công ty không ghi nhận doanh thu từ
Handset trị giá $100, và tổng doanh thu cho cả 2: dịch vụ Network + Handset
được ghi nhận là $240. 

Sau khi IFRS 15 được áp dụng, mặc dù Handset được miễn phí cho khách
hàng và không đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng doanh thu cho cả
hai: dịch vụ Network + Handset đều phải được ghi nhận, vì Handset cũng là
một nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng. 

Doanh thu cho hai loại dịch vụ Network + Handset được phân bổ theo tỉ lệ
như sau:

  $ %

Handset 100 17% (100/580)


Contract - two years 480 83% (480/580)
Total Values 580 100 
Tổng tiền nhận được từ hợp đồng là $480 ($20 * 12 months * 2 years), giá trị
này sẽ được phân bổ riêng biệt cho từng nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp
đồng. Doanh thu của từng nghĩa vụ sẽ được ghi nhận như sau:

Năm 1:

  $

Handset ($480 x 17%) 82


Contract ($480 - $82)/2 199
  281

Doanh thu thu được từ Handset được ghi nhận toàn bộ vào năm đầu tiên vì
nghĩa vụ dịch vụ này được hoàn thành ngay từ thời điểm chuyển giao cho
khách hàng. Còn các nghĩa vụ khác của hợp đồng thì được thực hiện và
chuyển giao dần cho khách hàng trong 2 năm.  

Năm 2:

Contract ($480 - $82)/2 199

4. Ví dụ 3 - Ghi nhận lợi nhuận theo từng giai đoạn:

4.1. Hợp đồng ước tính sẽ thu được lợi nhuận (Contract profits)

P Co has the following contract in progress:

  $ m 

Total contract price 750


Costs incurred to date 225
Estimated costs to completion 340
Payments invoiced and
290
received

Calculate the amounts to be recognized for the contract in the statement of profit
or loss and statement of financial position assuming the amount of performance
obligation satisfied is calculated using the proportion of costs incurred method.

Hướng dẫn giải:


Đề bài sử dụng giả định cách tính doanh thu từ các nghĩa vụ đã hoàn thành
trên tổng giá trị hợp đồng dựa trên phần trăm chi phí phát sinh.

(a) Tính lợi nhuận ước tính:

  $m

Giá trị hợp đồng (Total contract price) 750


Trừ: Chi phí đã phát sinh (Costs incurred to date) (225)
Trừ: Chi phí ước tính sẽ phát sinh để hoàn thành các nghĩa vụ còn lại (Estimated costs to
(340)
completion)
Lợi nhuận ước tính  185

(b) Phần trăm các nghĩa vụ đã hoàn thành trên hợp đồng:

Sử dụng giả định của đề bài, có:

(c) Ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán:

  $m

Doanh thu - Revenue (40% x $750) 300


Trừ: Tổng chi phí - Cost of sales [40% x (225 + 340)] (226)
Lợi nhuận 74

(d) Ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

  $m

Chi phí đã phát sinh 225


Lợi nhuận được ghi nhận (Recognized profits) 74
Trừ: Thanh toán một phần (Payments invoiced and received) (290)
Tài sản phát sinh từ hợp đồng (Contract asset) 9

Contract asset (Tài sản phát sinh từ hợp đồng) được định nghĩa là Quyền của
đơn vị được hưởng khoản thanh toán từ việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch
vụ cho khách hàng khi quyền đó phụ thuộc vào các điều kiện không phải yếu
tố thời gian (ví dụ, việc thực hiện một nghĩa vụ trong tương lai của đơn vị).

4.2. Hợp đồng ước tính sẽ bị lỗ

Trong trường hợp lợi nhuận từ hợp đồng ước tính sẽ lỗ trong tương lai, khi
đó không có lợi nhuận ước tính và doanh thu sẽ không bù đắp được khoản
chi phí phát sinh, khi đó ghi nhận như sau:

Sử dụng các giả thiết của ví dụ trên, và thay Giá trị hợp đồng (Total contract
price) bằng $550m:

(a) Ước tính lỗ:

  $m

Giá trị hợp đồng (Total contract price) 550


Trừ: Chi phí đã phát sinh (Costs incurred to date) (225)
Trừ: Chi phí ước tính sẽ phát sinh để hoàn thành các nghĩa vụ còn lại (Estimated costs
(340)
to completion)
Lỗ ước tính  (15)

(b) Phần trăm các nghĩa vụ đã hoàn thành trên hợp đồng:

Sử dụng giả định của đề bài, có:

(c) Ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán:

  $m
Doanh thu - Revenue (40% x $550) 220
Trừ: Tổng chi phí - Cost of sales (Balancing) (235)
Lỗ - Loss (15)

Doanh thu là $220, lỗ được ước tính là $15, từ đó tính được:  

Tổng chi phí = Doanh thu + Lỗ = $220 + $15 = $235

(d) Ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

  $m

Chi phí đã phát sinh 225


Lỗ được ghi nhận (Recognized loss) (15)
Trừ: Thanh toán một phần (Payments invoiced and received) (290)
Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng (Contract liability) (80)

Author: Linh Nguyen

Reviewed by: Duy Anh Nguyen


Bài viết này có hữu ích không?

Có Không

You might also like