You are on page 1of 11

Bài tập Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


1.1. Phân biệt chỉ tiêu và nhân tố
Hãy chỉ ra các chỉ tiêu và các nhân tố khi phân tích khả năng thanh
toán ngắn hạn bằng các chỉ số sau:
Soávoøngquay Doanh thu thuaàn

caùckhoaûnphaûithu Caùckhoaûnphaûithu bình quaân

365
Kyøthu tieànbình quaân
Soávoøngquay caùckhoaûnphaûithu
1.2. So sánh số tuyệt đối
Để sản xuất 1.000sp A, Công ty T đã sử dụng 1.100kg vật liệu A, giá
thực tế xuất kho là 10.500đ/kg. Định mức vật liệu cho một sp A là 1kg/sp, giá
định mức là 10.000đ/kg. Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối để đánh giá
tình hình thực hiện định mức chi phí vật liệu trực tiếp.
1.3. So sánh số tương đối
Sử dụng số liệu ở bài tập 1.2, dùng phương pháp so sánh số tương đối
để đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí vật liệu trực tiếp.
1.4. Phương pháp loại trừ: Thay thế liên hoàn
Sử dụng số liệu ở bài tập 1.2, dùng phương pháp thay thế liên hoàn để
đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí vật liệu trực tiếp.
1.5. Phương pháp loại trừ: Số chênh lệch
Sử dụng số liệu ở bài tập 1.2, dùng phương pháp số chênh lệch để đánh
giá tình hình thực hiện định mức chi phí vật liệu trực tiếp.

1
Bài tập Chương 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
2.1. Phân biệt kết quả sản xuất về mặt khối lượng sản phẩm theo qui mô sản xuất:
Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch về giá trị sản xuất công
nghiệp và chi phí tại Công ty A năm x1 như sau
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Kế Thực
hoạch hiện
I. Giá trị sản xuất công nghiệp 22.380 22.802
1. Thành phẩm đạt tiêu chuẩn nhập kho 19.280 19.172
2. Công việc có tính chất công nghiệp làm cho 200 220
bên ngoài
3. Bán thành phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế 500 510
liệu đã được tiêu thụ 900 900
4. Phụ phẩm đã được tiêu thụ
5. Bán thành phẩm và sản phẩm dở dang (chỉ 500 800
tính phần tăng thêm so với đầu kỳ)
6. Kết quả hoạt động cho thuê máy móc thiết bị 1.000 1.200
trong dây chuyền sản xuất công nghiệp 15.650 16.200
II. Tổng chi phí
Yêu cầu: Phân tích kết quả sản xuất năm x1 của Công ty A.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất vế mặt khối lượng sản phẩm theo mặt hàng
Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch về mặt hàng sản xuất tại Công ty
A năm x1 như sau:
Số lượng Giá đơn vị
Mặt hàng
Kế hoạch (sp) Thực hiện (sp) (ngđ/sp)
A 2.000 2.400 100
B 1.000 1.300 60
C 1.800 1.500 40
Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng năm x1 của Công ty
A.
2.3. Phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng sản phẩm theo tính chất đồng bộ
trong sản xuất
Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch về mặt khối lượng sản phẩm theo
tính chất đồng bộ trong sản xuất tại Công ty A năm x1 như sau:
A B C D
Số chi tiết cần để lắp ráp một sản phẩm 1 2 1 2
Số chi tiết tồn kho cuối kỳ theo kế hoạch 35 70 35 70
Số chi tiết tồn kho cuối kỳ thực tế 155 0 60 406
Số lượng sản phẩm lắp ráp kế hoạch: 920 sản phẩm.
Số lượng sản phẩm lắp ráp thực tế: 800 sản phẩm.
Yêu cầu: Phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất năm x1 của Công ty A.
2.4. Phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng sản phẩm: Đối với sản phẩm có
phân chia thứ hạng chất lượng.
Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty A năm x1 như sau:
Sản lượng (tấn) Đơn giá
Thứ hạng sản phẩm
Kế hoạch Thực hiện (trđ/tấn)
Loại 1 700 750 30

2
Loại 2 300 450 24
Yêu cầu: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm năm x1 của Công ty A.
2.5. Phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng sản phẩm: Đối với sản phẩm
không phân chia thứ hạng chất lượng.
Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty A năm x1 như sau:
Tổng giá thành sản phẩm (trđ) Chi phí sản phẩm hỏng (trđ)
Sản phẩm
Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này
A 100 300 2 6,9
B 200 300 10 15,0
Cộng 300 600 12 21,9
Yêu cầu: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm năm x1 của Công ty A.

3
Bài tập Chương 3
PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH
3.1. Phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị
Tại Công ty A có tình hình giá thành đơn vị như sau:
Giá thành đơn vị (ngđ/sp)
Sản phẩm
Thực hiện năm x1 Kế hoạch năm x2 Thực hiện năm x2
A 20 20,0 19,5
B 10 9,5 9.0
Yêu cầu: Phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị
3.2. Phân tích chung tình hình biến động tổng giá thành
Sử dụng dữ liệu ở bài tập 3.1, với tài liệu bổ sung như sau:
Số lượng sản phẩm sản xuất (sp)
Sản phẩm
Kế hoạch năm x2 Thực hiện năm x2
A 10.000 12.000
B 20.000 18.000
Yêu cầu: Phân tích chung tình hình biến động tổng giá thành.
3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được
Sử dụng dữ liệu ở bài tập 3.1 và 3.2, hãy:
1. Lập Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so
sánh được.
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được

3.4. Phân tích chi phí trên 1.000 đ sản phẩm hàng hóa
Có tài liệu tại một Công ty B như sau:
Sản lượng (sp) Chi phí đơn vị Đơn giá bán (ngđ/sp)
Sản phẩm (ngđ/sp)
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
A 10.000 9.500 40 40 60 60
B 20.000 20.000 30 29 50 50
Yêu cầu:
1. Lập Bảng phân tích chi phí trên 1.000 đ sản phẩm hàng hóa
2. Phân tích chi phí trên 1.000 đ sản phẩm hàng hóa
3.5. Tính giá thành định mức
Công ty M sản xuất sản phẩm E qua hai phân xưởng X và Y. Định mức
giá vật liệu trực tiếp là 620 ngđ một đơn vị vật liệu A và 13,4 ngđ một đơn vị vật
liệu B. Tiêu hao theo định mức cho một sản phẩm E là một đơn vị vật liệu A và
95 đơn vị vật liệu B. Định mức lao động trực tiếp như sau: 16 giờ/sản phẩm ở
phân xưởng X và 19 giờ/sản phẩm ở phân xưởng Y. Đơn giá lao động trực tiếp là
11 ngđ/giờ ở phân xưởng X và 9,5 ngđ/giở ở phân xưởng Y. Hệ số biến phí sản
xuất chung định mức là 16 ngđ/giờ lao động trực tiếp và 10 ngđ/giờ lao động trực
tiếp đối với định phí sản xuất chung định mức.
Sử dụng định mức đã cho hãy tính giá thành định mức của một sản phẩm
E.
3.6. Lập dự toán linh hoạt
Định phí sản xuất chung đối với công ty K năm x2 dự kiến như sau: khấu
hao: 72.000 ngđ; lương quản đốc: 92.000 ngđ; thuế và bảo hiểm tài sản: 26.000
ngđ; định phí sản xuất chung khác: 14.500 ngđ. Như vậy, tổng định phí sản xuất
chung dự kiến 204.500 ngđ. Biến phí đơn vị dự kiến như sau: vật liệu trực tiếp:
16,5 ngđ; lao động trực tiếp: 8,5 ngđ; dụng cụ hoạt động: 2,5 ngđ; lao động gián
4
tiếp: 4 ngđ và biến phí sản xuất chung khác: 3,2 ngđ.
Hãy lập dự toán linh hoạt theo mức sản xuất sau: 18.000 sản phẩm, 20.000
sản phẩm và 22.000 sản phẩm. Công thức dự toán linh hoạt cho năm x2?
3.7. Chênh lệch giá và chênh lệch lượng vật liệu trực tiếp
Công ty M sản xuất thang máy nhỏ với sức chứa tối đa 10 người mỗi lần.
Một trong những loại vật liệu trực tiếp được bộ phận sản xuất sử dụng là vật liệu
A cho cửa của thang máy. Định mức vật liệu sử dụng vào cuối tháng 4/x2 là 6m2 /
thang máy. Trong tháng 4, bộ phận mua đã mua vật liệu này với giá 11 ngđ/ m 2;
giá định mức trong kỳ là 12 ngđ/ m 2. Có 90 thang máy đã hoàn thành và đã bán
trong tháng 4, và bộ phận sản xuất đã dùng 6,6 m2 vật liệu A/thang máy.
Tính chênh lệch về giá và lượng vật liệu A trong tháng 4/x2.
3.8. Chênh lệch giá và chênh lệch hiệu suất lao động
Công ty V sản xuất khuôn đúc cho các công ty khác sản xuất máy. Trong
hai năm gần đây, khuôn để sản xuất block máy 8 cylinder bán nhiều nhất. Định
mức lao động cho một block máy là 1,8 giờ. Hợp đồng lao động yêu cầu trả 17
ngđ/ giờ cho tất cả nhân công trực tiếp. Trong tháng 6, có 16.500 block máy được
sản xuất. Số giờ lao động trực tiếp và chi phí tương ứng trong tháng 6 là 29.900
giờ và 523.250 ngđ.
Tính chênh lệch giá và chênh lệch hiệu suất lao động trong tháng 6.
3.9. Chênh lệch chi phí sản xuất chung
Công ty L sản xuất sản phẩm A. Trong tháng 5, tại công ty A, phát sinh
chi phí sản xuất chung thực tế là 11.100 ngđ (trong đó, định phí là 1.300 ngđ).
Theo dự toán tháng 5, tỷ lệ biến phí sản xuất chung là 4 ngđ biến phí sản xuất
chung / giờ lao động trực tiếp và tổng định phí sản xuất chung là 1.250 ngđ.
Năng lực thông thường được xác định là 2.000 giờ lao động trực tiếp /tháng.
Trong tháng 5, công ty đã sử dụng 2.100 giờ lao động trực tiếp để sản xuất 9.900
sản phẩm A. Định mức lao động là 0,2 giờ lao động trực tiếp /sản phẩm A.
Tính chênh lệch đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung, chênh lệch năng
suất, chênh lệch dự toán và chênh lệch khối lượng.
3.10. Phân tích chênh lệch CPVLTT; CPNCTT; CPSXC
Ztt/sp:
CPVLTT(10kg/sp;10ngđ/kg) 100
ngđ/sp
CPNCTT(8g/sp; 20ngđ/g) 160
BPSXC(8g/sp;15ngđ/g) 120
ĐPSXC(8g/sp;30ngđ/g) 240
620
ngđ/sp
Zđm/sp
CPVLTT(11kg/sp;11ngđ/kg) 121
ngđ/sp
CPNCTT(7g/sp; 21ngđ/g) 147
BPSXC(7g/sp;10ngđ/g) 70
5
ĐPSXC(7g/sp;25ngđ/g) 175
513
ngđ/sp
Trong tháng, sx 100 sp. Năng lực sx thông thường 1.000 giờ lđ trực tiêp
/tháng.
Yêu cầu:
1) Phân tích chênh lệch CPVLTT.
2) Phân tích chênh lệch CPNCTT
3) Phân tích chênh lệch CPSXC

6
Bài tập Chương 4
PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
4.1. Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Chi phí bán hàng và
quản lý không có thông tin chi tiết cho từng sản phẩm):
Căn cứ vào tài liệu sau đây, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Sản phẩm Khối lương sản phẩm Giá thành đơn vị sản Giá bán đơn vị sản
tiêu thụ (sp) phẩm (1.000đ/sp) phẩm (1.000đ/sp)
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
A 3.000 3.300 40 45 60 80
B 500 800 30 30 60 75
Biết rằng:
1. Thuế suất thuế xuất khẩu kế hoạch 4%, thực tế 2%
2. Chi phí bán hàng kế hoạch 10.000 ngđ; thực tế 19.000 ngđ
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch 4.520 ngđ; thực tế 8.140 ngđ
4.2. Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Chi phí bán hàng và
quản lý chi tiết cho từng sản phẩm):
Căn cứ vào tài liệu sau đây, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Giá thành Chi phí quản
Khối lương Giá bán đơn Chi phí bán
đơn vị sản lý doanh
sản phẩm tiêu vị sản phẩm hàng (1.000
Sản phẩm nghiệp
thụ (sp) (1.000đ/sp) đ/sp)
phẩ (1.000đ/sp) (1.000 đ/sp)
m Kế Kế Kế Thực Kế Thực
Kế Thực Thực Thực
hoạc hoạc hoạc tế hoạc tế
hoạch tế tế tế
h h h h

A 3.000 3.30 40 45 60 80 2,5 2,0 3,0 3,2


B 500 0 30 30 60 75 1,5 1,6 2,0 2,2
800
Biết rằng: Thuế suất thuế xuất khẩu kế hoạch 4%, thực tế 2%

7
Bài tập Chương 5
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

5.1. Ảnh hưởng của các phương pháp kế toán lựa chọn:
Vào cuối năm hoạt động đầu tiên, một công ty đã đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ
theo 3 phương pháp khác nhau như sau: FIFO: 95.000 ngđ; Bình quân: 90.000 ngđ;
LIFO: 86.000 ngđ. Nếu phương pháp bình quân được công ty sử dụng, lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ là 34.000 ngđ.
Yêu cầu:
1) Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nếu công ty sử dụng
phương pháp FIFO.
2) Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nếu công ty sử dụng
phương pháp LIFO.
3) Phương pháp nào thận trọng hơn?
4) Nguyên tắc nhất quán có bị vi phạm không nếu công ty chọn phương pháp
LIFO?
5) Nguyên tắc khai báo đầy đủ có đòi hỏi khai báo phương pháp đánh giá hàng
tồn kho không?

5.2. Phân tích theo chiều ngang:


Tính mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế
toán sau, và đánh giá các chênh lệch (Làm tròn tỷ lệ chênh lệch đến một số lẽ) (Đơn
vị tính: ngàn đồng)

5.3. Phân tích xu hướng:


Phân tích xu hướng dữ liệu sau, sử dụng năm x1 làm năm gốc (Làm tròn đến
một số lẽ) (Đơn vị tính: ngàn đồng)

5.4. Phân tích theo chiều dọc


Trình bày báo cáo kết quả kinh doanh theo qui mô chung, phân tích những biến
động của năm x2 so với năm x1. (Làm tròn đến một số lẽ) (Đơn vị tính: ngàn đồng)
8
5.5. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Trích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A như
sau:

Số dư cuối năm X0 của Các khoản phải thu và Hàng tồn kho lần lượt là 16.200
ngđ và 25.600 ngđ. Tính Hệ số thanh toán ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Số vòng
quay các khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân; và Số vòng quay hàng tồn kho cho
từng năm (làm tròn đến một số lẽ). Phân tích tình hình thanh toán ngắn hạn năm X2
so với năm X1.

5.6. Phân tích khả năng sinh lợi


Tổng tài sản cuối năm của Công ty C lần lượt là 640.000 ngđ năm X0; 680.000
ngđ năm X1; 760.000 ngđ năm X2. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,67 cả 3
năm. Năm X1, lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh thực hiện được là 77.112 ngđ với
doanh thu 1.224.000 ngđ. Năm X2, lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh thực hiện được
là 98.952 ngđ với doanh thu 1.596.000 ngđ. Tính Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; Số
vòng quay của tài sản; Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu của các năm X1 và X2. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm khả năng sinh lợi
năm X2 so với năm X1 (Làm tròn đến một số lẽ).

5.7. Các chỉ số thanh toán dài hạn và phân tích thị trường:
Một nhà đầu tư đang xem xét việc đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu của Công ty
X và Công ty Y. Cả hai công ty này cùng hoạt động trong một ngành, nhưng Công ty
X có chỉ số beta là 1,0 và Công ty Y có chỉ số beta là 1,2. Ngoài ra, cả hai công ty
chia cổ tức mỗi cổ phiếu là 4 ngđ và lãi suất 10% trên các trái phiếu dài hạn. Các dữ
liệu khác liên quan đến hai công ty như sau:

9
Tính Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu; Số lần hoàn trả lãi vay; Tỷ số giá cả trên lợi
nhuận (P/E); Cổ tức mang lại. Phân tích các kết quả (Làm tròn đến một số lẽ)

5.8. Các chỉ số thanh toán dài hạn và phân tích thị trường:

Datatech và Sigma là hai công ty đang cạnh tranh trong cùng một ngành hiện
đang được một ngân hàng thẩm định tín dụng để cho vay. Ngân hàng chỉ có thể cho
một trong hai công ty này vay. Thông tin tóm tắt từ báo cáo tài chính của hai công ty
Datatech và Sigma như sau: (đvt: ngàn đồng)

Các chỉ tiêu chính Datatech Sigma Các chỉ tiêu chính Datatech Sigma
Dữ liệu từ bảng cân đối kế toán năm nay: Dữ liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
năm nay
Tài sản Doanh thu 660.000 780.200
Tiền 18.500 33.000 Giá vốn hàng bán 485.100 532.500
Các khoản phải thu 36.400 56.400 Chi phí lãi vay 6.900 11.000
Thương phiếu phải thu 8.100 6.200 Chi phí thuế thu nhập 12.800 19.300
doanh nghiệp
Hàng tồn kho 83.440 131.500 Lợi nhuận thuần 67.770 105.000
Chi phí trả trước 4.000 5.950 Thu nhập mỗi cổ phiếu 1,94 2,56
Nhà xưởng và thiết bị 284.000 303.400
Tổng tài sản 434.440 536.450
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Dữ liệu đầu năm
Nợ ngắn hạn 60.340 92.300 Các khoản phải thu 28.800 53.200
Trái phiếu phải trả dài hạn 79.800 100.000 Thương phiếu phải thu 0 0
Cổ phiếu thường (mệnh giá 175.000 205.000 Hàng tồn kho 54.600 106.400
là: 5/ 1 cổ phiếu)
Lợi nhuận chưa phân phối 119.300 139.150 Tổng tài sản 388.000 372.500
Tổng nợ phải trả và vốn chủ 434.440 536.450 Cổ phiếu thường (mệnh 175.000 205.000
sở hữu giá là: 5/ 1 cổ phiếu)
Lợi nhuận chưa phân phối 94.300 90.600

Yêu cầu:
a. Tính hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, vòng
quay các khoản phải thu (bao gồm cả thương phiếu phải thu), vòng quay hàng tồn
kho, số ngày lưu kho, và số ngày thu tiền bán hàng bình quân cho cả hai công ty. Xác
định công ty nào có ít rủi ro hơn liên quan đến việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
và giải thích tại sao?
b. Tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tài

10
sản, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho cả hai công ty. Giả sử rằng mỗi công
ty đều trả cổ tức bằng tiền là 1,50 ng.đ cho mỗi cổ phiếu, mỗi cổ phiếu của công ty có
thể mua với giá là 25 ng.đ một cổ phiếu, tính tỷ số giá trên lợi nhuận và tỷ lệ cổ tức
trên giá cổ phiếu. Xác định cổ phiếu của công ty nào nên được mua và giải thích tại
sao?

11

You might also like