You are on page 1of 35

Bài tập Kiểm toán tài chính

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phần 1. Tự luận
1. Anh (chị) hãy cho biết Kiểm toán BCTC là gì? Nêu vai trò của hoạt động kiểm toán BCTC trong nền
kinh tế thị trường hiện nay?
2. Anh (chị) hãy nêu trình tự các bước nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm
toán. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC?
3. Anh (chị) hãy nêu các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC? Theo anh (chị) nguyên tắc nào là
quan trọng nhất, vì sao?
4. Nêu mục tiêu của kiểm toán BCTC. Hoạt động kiểm toán BCTC có ý nghĩa như thế nào đối với những
người sử dụng thông tin trong BCTC?
5. Anh (chị) hãy nêu nội dung của các phương pháp kiểm toán trong kiểm toán BCTC?
6. Phương pháp kiểm toán hệ thống được vận dụng trong kiểm toán BCTC như thế nào? Ý nghĩa của
phương pháp?
7. Nêu nội dung của việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản?
8. Quy trình phân tích được thực hiện như thế nào trong kiểm toán BCTC? Ý nghĩa của việc thực hiện quy
trình phân tích?
9. Tại sao phải kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán? Nội dung của việc kiểm soát chất lượng kiểm
toán?
10. Cơ sở dẫn liệu là gì ? Nêu các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC ?

Phần 2. Trắc nghiệm


1. Mục đích chính của kiểm toán BCTC là
a. Giúp các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
b. Khẳng định các BCTC không có sai sót
c. Giúp các doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế
d. Cung cấp cho người sử dụng một sự đảm bảo về tính trung thực, hợp lý của các BCTC
2. Các doanh nghiệp kiểm toán chủ yếu cung cấp dịch vụ
a. Kiểm toán tính tuân thủ
b. Kiểm toán hoạt động
c. Kiểm toán BCTC
d: Tất cả
3. Kết quả kiểm toán BCTC phục vụ cho
a. Các nhà đầu tư
b. Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
c. Người lao động và một số đối tượng quan tâm khác
d. Tất cả các đối tượng trên
4. Tính trung thực của BCTC được hiểu là
a. Tuân thủ các quy định và chế độ kế toán hiện hành
b. Số liệu trong BCTC là chính xác tuỵệt đối
c. Không có những sai phạm trọng yếu làm sai lệch thông tin tài chính
d. Không có những sai phạm trọng yếu làm sai lệch thông tin tài chính và tuân thủ các quy định và
chế độ kế toán hiện hành
5. Doanh thu, chi phí, tài sản... bị khai tăng đã vi phạm cơ sở dẫn liệu
a. Hiện hữu và phát sinh
b. Đầy đủ
c. Đánh giá

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 1


Bài tập Kiểm toán tài chính
d. Tính chính xác
6. Doanh nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã vi phạm cơ sở dẫn liệu
a. Chính xác
b. Đánh giá
c. Trình bày và thuyết minh
d. Tất cả các CSDL trên
7. CSDL về quyền và nghĩa vụ được hiểu
a. Tài sản là có thật và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
b. Các khoản nợ phải trả là có thật và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ
c. Tài sản và nợ phải trả được ghi nhận đúng với thực tế
d. Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, các khoản nợ phải trả
tương ứng với nghĩa vụ doanh nghiệp thanh toán cho các chủ nợ
8. Kiểm toán viên A không được kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp khi anh ta
a. Có cổ phần tại doanh nghiệp
b. Có bố vợ làm giám đốc doanh nghiệp
c. Lập BCTC cho doanh nghiệp
d. Tất cả các câu trên
9. Thử nghiệm kiểm soát dùng để
a. Đánh giá những điểm bất hợp lý trong các chỉ tiêu tài chính
b. Phát hiện các sai phạm trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
c. Đánh giá các quy chế kiểm soát của doanh nghiệp
d. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
10. Thử nghiệm cơ bản không bao gồm
a. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
b. Quan sát quy trình xử lý nghiệp vụ
c. Phỏng vấn các nhân viên
d. Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế
Phần 3. Suy luận
Câu 1. Khi tiến hành kiểm toán BCTC cho Công ty Bình An, kiểm toán viên H đã gặp các tình huống độc
lập sau đây
a. Hai tháng trước ngày kết thúc niên độ, nhân viên kế toán tổng hợp của Công ty Bình An đã nghỉ
việc và cho đến ngày lập BCTC Công ty vẫn chưa tìm được nhân viên thay thế. Do đó, những nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của Công ty trong hai tháng cuối chưa được ghi sổ sách. Vì H đã làm kiểm toán BCTC
năm trước cho công ty nên Công ty Bình An đã nhờ kiểm toán viên H lập BCTC và sau đó tiến hành kiểm
toán BCTC cho năm hiện hành.
b. Khi được biết H phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty Bình An, một người bạn của H đang
thực hiện một đề tài nghiên cứu về các nghiệp vụ tài chính trong các công ty đã đề nghị H cung cấp thông
tin hoặc cho nhận xét về hoạt động tài chính của Công ty Bình An và hứa sẽ bảo mật các thông tin H cung
cấp.
c. Sau khi kiểm kê hàng tồn kho cuối năm của Công ty Bình An, Ban giám đốc Công ty đã tặng H
một máy tính xách tay do công ty sản xuất.
Yêu cầu: Trong mỗi tình huống trên, anh (chị) hãy cho biết nếu nhận lời thì kiểm toán viên H đã vi phạm
nguyên tắc nào ?

Câu 2. Dưới đây là một số thủ tục kiểm toán được kiểm toán viên sử dụng
a. Chọn mẫu chứng từ vận chuyển để đối chiếu với hoá đơn bán hàng liên quan

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 2


Bài tập Kiểm toán tài chính
b. Lấy mẫu đơn đặt hàng để kiểm tra việc xét duyệt và phê chuẩn mua hàng
c. Kiểm tra việc khoá sổ với nghiệp vụ chi tiền
d. Kiểm tra tổng cộng chi tiết các khoản nợ phải trả và đối chiếu với số liệu trên sổ cái
e. So sánh chi phí bán hàng năm nay với năm trước
f. Kiểm tra sự liên tục của các chứng từ thu, chi tiền
g. Gửi thư yêu cầu các ngân hàng và nhà cung cấp xác nhận số dư
Yêu cầu: Hãy cho biết mỗi thủ tục kiểm toán trên là thử nghiệm gì. Nếu là thử nghiệm cơ bản thì đó là thử
nghiệm chi tiết hay quy trình phân tích?

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 3


Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIẾN

Phần 1. Tự luận
1. Hãy nêu nội dung, đặc điểm của khoản mục tiền? Các đặc điểm đó ảnh hưởng tới thủ tục kiểm toán
khoản mục này như thế nào?
2. Cho ví dụ minh họa và giải thích rõ gian lận xảy ra trong thủ thuật gối đầu? Thử nghiệm kiểm soát để
phát hiện, tránh thủ thuật này?
3. Hãy nêu tóm tắt nội dung, phương pháp kiểm toán khoản mục tiền ?
4. Các thủ tục kiểm soát nội bộ nào có thể ngăn chặn, phát hiện “thủ thuật gối đầu” đối với khoản mục
tiền?
5. Tại sao thủ tục phân tích ít được sử dụng trong kiểm toán khoản mục tiền?
6. Nêu các sai phạm thường gặp đối với khoản mục tiền ?
7. Việc kiểm tra các nghiệp vụ khoá sổ với việc thu, chi tiền được thực hiện như thế nào ?
8. Kiểm tra số dư tiền mặt tồn quỹ được thực hiện như thế nào ? Ý nghĩa của việc kiểm tra số dư tiền mặt
tồn quỹ ?
9. Để kiểm tra số dư tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên cần thực hiện những thủ tục kiểm toán nào  ? Hãy
trình bày các thủ tục kiểm toán đó ?
10. Việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền được thực hiện như thế nào ?

Phần 2. Trắc nghiệm


1. Trong các công việc sau, công việc nào có thể xảy ra sai phạm liên quan đến tiền
a. Tuyển dụng nhân sự
b. Tổ chức hội nghị khách hàng, họp cơ quan
c. Kiểm nghiệm hàng mua về
d. Tính và thanh toán lương cho nhân viên
2. Khi rủi ro kiểm soát đối với tiền mặt được đánh giá là tối đa, KTV cần
a. Tăng cường các thử nghiệm kiểm soát
b. Mở rộng phạm vi các thử nghiệm cơ bản
c. Kiểm kê tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ
d. Tất cả các câu trên đều đúng
3. Thủ tục kiểm toán gửi thư xin xác nhận của ngân hàng về số dư TK TGNH vào thời điểm khoá sổ là thủ
tục kiểm toán nhằm thoả mãn mục tiêu kiểm toán
a. Hiện hữu và đầy đủ
b. Quyền sở hữu
c. Hiện hữu và quyền sở hữu
d. Tính chính xác
4. Thủ tục kiểm soát nào sau đây nhằm ngăn chặn gian lận về tiền bán hàng
a. Một người vừa bán hàng vừa thu tiền
b. Niêm yết giá bán trên hàng hoá.
c. Lắp đặt Camera quan sát
d. Phân công một nhân viên bán hàng và một nhân viên khác thu tiền
5. Mục đích của KTV khi lập bảng tổng hợp về tiền
a. Xác định các loại tiền hiện có
b. Xác định số dư các loại tiền
c. Xác định chi tiết sô dư tiền gửi tại các ngân hàng
b. Tất cả các câu trên

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 4


Bài tập Kiểm toán tài chính
6. Thủ tục kiểm kê là thủ tục kiểm toán nhằm thoả mãn mục tiêu kiểm toán
a. Hiện hữu
b. Hiện hữu và phát sinh
c. Quyền và nghĩa vụ
d. Hiện hữu và Đánh giá
7. Khi chứng kiến kiểm kê tiền mặt tồn quỹ, kiểm toán viên cần tiến hành đồng thời tất cả các quỹ trong
cùng một thời gian nhằm ngăn ngừa: 
a. Sự biển thủ tiền của thủ quỹ. 
b. Sự thiếu hụt tiền so với sổ kế toán. 
c. Sự hoán chuyển tiền từ quỹ này sang quỹ khác. 
d. Các câu trên đều đúng. 
e. Các câu trên đều sai.
Phần 3. Bài tập
1. Kiểm toán viên Khoa được giao phụ trách kiểm toán khoản mục tiền của Công ty An Huy. Khi tìm hiểu
hệ thống KSNB, Khoa được biết thủ quỹ của công ty kiêm nhiệm công tác kế toán quỹ. Vì vậy Khoa quyết
định tăng cường thử nghiệm kiểm soát.
Anh (chị hãy) nhận xét về quyết định này của kiểm toán viên Khoa ?
2. Tại khu di tích lịch sử Chùa Trầm, ban quản lý khu di tích giao cho một đội gồm 3 nhân viên thực hiện
trông xe cho khách tham quan khu di tích. Bãi gửi xe của khu di tích rộng 300m 2, vé gửi xe được Ban quản
lý khu di tích in sẵn có đánh STT trước, vé gồm 2 liên (một liên giao cho khách gửi xe, một liên giữ tại
cuống vé). Giá vé gửi xe được quy định : Xe ôtô 20.000đ/xe, xe máy 5.000đ/xe, xe đạp 2.000đ/xe. Ban
quản lý băn khoăn không biết phân công công việc cho 3 nhân viên trông xe như thế nào để thuân lợi nhất.
Một nhân viên trong ban quản lý đưa ra ba phương án phân công công việc cho 3 nhân viên trông xe để
ban quản lý lựa chọn :
PA1. Để tránh ùn tắc, bãi gửi xe sẽ bố trí có 3cửa, mỗi người trông xe phụ trách một cửa, mỗi
người phụ trách trông một loại xe (ôtô, xe máy, xe đạp). Khi có khách gửi xe, nhân viên trông xe sẽ ghi vé
xe và xé một liên giao cho khách gửi xe, một liên giữ tại cuống vé và thu tiền vé. Khi lấy xe, khách phải trả
lại vé xe cho nhân viên trông xe, số vé này sẽ phải nộp lại cho ban quản lý. Cuối ngày 3 nhân viên mang
tiền và toàn bộ vé gửi xe còn lại, vé gửi xe đã sử dụng nộp lại cho ban quản lý để kiểm tra, đối chiếu.
PA2. Bãi gửi xe sẽ bố trí có 3cửa, mỗi người trông xe phụ trách một cửa và có trách nhiệm trông
giữ cả 3loại xe, mỗi nhân viên được giao 3 loại vé xe. Khi có khách gửi xe, nhân viên trông xe sẽ ghi số xe
và xé một liên giao cho khách gửi xe, một liên giữ tại cuống vé đồng thời thu tiền trông xe. Khi lấy xe,
khách phải trả lại vé xe cho nhân viên trông xe, số vé này sẽ phải nộp lại cho ban quản lý, khách gửi xe ở
cửa nào thì lấy xe tại cửa đó. Cuối ngày 3 nhân viên mang tiền và toàn bộ vé gửi xe còn lại, vé gửi xe đã sử
dụng nộp lại cho ban quản lý để kiểm tra, đối chiếu.
PA3. Bãi gửi xe được bố trí làm 2 cửa : 1cửa vào và một cửa ra. Tại cửa vào, có hai nhân viên, một
người có trách nhiệm ghi vé xe, một người thu tiền. Tại cửa ra có 1 nhân viên có trách nhiệm trả xe, kiểm
tra vé xe và giữ lại vé xe khi khách lấy xe. Cuối ngày, cả 3 nhân viên mang tiền, mang quyển vé và mang
vé xe đã sử dụng nộp lại cho ban quản lý khu di tích.
Yêu cầu :
a. Với mỗi phương án nêu trên anh (chị) hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động kiểm
soát đối với việc trông xe và thu tiền vé xe.
b. Tư vấn cho ban quản lý khu di tích phương án tốt nhất để quản lý tốt nguồn thu thừ trông giữ
xe.
3. Tại Bệnh viện 103, để quản lý tốt công tác bán và thu tiền thuốc, ban giám đốc bệnh viện đề xuất
phương án quản lý như sau. Khi bệnh nhân có kết quả khám bệnh sẽ được bác sỹ điều trị kê đơn thuốc.
Bệnh nhân mang đơn thuốc xuống quầy thuốc bệnh viện mua thuốc. Quầy thuốc bệnh viện có hai bộ
phận : Bộ phận nhận đơn thuốc và bộ phận giao thuốc. Bộ phận nhận đơn thuốc sẽ nhận đơn và yêu cầu về
số lượng thuốc có thể mua của bệnh nhân, nhập tên thuốc, số lượng thuốc, tính tiền thuốc và in ra đơn
thuốc bán có 2 liên. Bệnh nhân sau khi nộp tiền sẽ nhận 2 liên đơn thuốc có đóng dấu ‘Đã thu tiền’. Bệnh
nhân giữ một liên và 1liên đưa cho bộ phận giao thuốc. Căn cứ vào đơn thuốc có đóng dấu thu tiền, bộ

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 5


Bài tập Kiểm toán tài chính
phận giao thuốc sẽ lấy thuốc và giao cho bệnh nhân đồng thời giữ lại đơn thuốc đó. Cuối ngày hai bộ phận
tiến hành đối chiếu số tiền thu được và số tiền tổng cộng trên các đơn thuốc được bán và mang tiền đến
phòng kế toán nộp.
Yêu cầu : Hãy đánh giá về phương án quản lý công tác bán thuốc và thu tiền của bệnh viện.
4. Bạn là kiểm toán viên phụ trách kiểm toán khoản mục tiền gửi ngân hàng tại công ty Toàn Lực. Công ty
Toàn Lực có mở tài khoản tại 3 ngân hàng: An Bình, NH NN & PTNT, NH Đầu tư và phát triển. Giả sử
bạn cho rằng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TGNH là thấp vì thế không thực hiện các thủ tục để phát
hiện gian lận. Bạn cũng nhận được đầy đủ thư xác nhận của các ngân hàng về số dư tài khoản của Công ty
Toàn lực vào ngày 31/12/N và sổ phụ ngày 29/12/N đến ngày 15/1/N+1
Yêu cầu : Ngoài việc gửi thư xác nhận, hãy cho biết kiểm toán viên cần thực hiện các thử nghiệm cơ bản
nào khi kiểm toán khoản mục TGNH của công ty Toàn Lực
5. Cho biết các thủ tục kiểm soát đối với tiền cần được áp dụng để ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra
sau đây
a) Thủ quỹ không ghi nhận khoản doanh thu bán hàng vào sổ quỹ, biển thủ số tiền nhận được.
b) Nhân viên bán hàng bán hàng bán hàng cho khách lẻ với giá cao hơn giá quy định của công ty và biển
thủ số tiền chênh lệch.
c) Thu hồi được khoản nợ phải thu khách hàng kế toán đã xoá sổ bằng tiền mặt nhưng kế toán công nợ
không ghi nhận và không nộp vào quỹ công ty số tiền thu được.
d) Kế toán ghi nhận khống một khoản chi công tác phí
e) Thủ quỹ trực tiếp bán và thu tiền từ các khoản thu do bán phế liệu
6. Công ty Mai Hoàng tuyển dụng Lan làm thủ quỹ từ T12/N-1. Nhân viên Lan được giao nhiệm vụ thu,
chi tiền, ghi sổ quỹ đồng thời kiêm nhiệm công tác bán hàng. Đến ngày 31/12  /N, khi kiểm kê hàng hoá
trong kho ban kiểm kê phát hiện sự chênh lệch giữa số hàng còn tồn trên sổ sách và số hàng tồn thực tế
trong kho và báo cáo với ban giám đốc. Giám đốc Công ty nghi ngờ các nhân viên liên quan có hành vi
gian lận với số hàng hoá và số tiền bán hàng thu được của công ty.
Yêu cầu : Hãy cho biết những khiếm khuyết trong hoạt động kiểm soát của công ty đối với hoạt động trên
và tư vấn cho ban Giám đốc công ty Mai Hoàng các thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa các gian lận trong
hoạt động trên.
7. Tại một rạp chiếu phim, người bán vé ngồi tại cổng nhận tiền của khách sau đó nhấn nút vào máy in vé
và giao cho khách tới xem phim. Vé xem phim được đánh số thứ tự. Tại cửa soát vé, nhân viên soát vé
kiểm tra vé và xé vé giữ lại phần cuống vé cho vào một hộp kín.
Yêu cầu :
a) Theo anh (chị) thủ tục kiểm soát nội bộ nào cần có để kiểm soát việc nhận tiền
b) Giả sử nhân viên bán vé và nhân viên soát vé có thông đồng thì họ sẽ làm như thế nào để gian lận tiền
bán vé.
c) Giữ nguyên giả thiết trên, thủ tục kiểm soát nào cần áp dụng để phát hiện sự gian lận đó
8. Kiểm toán BCTC năm N của Công ty Gia Linh, KTV H phụ trách kiểm toán khoản mục tiền.
Theo số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh của công ty như sau (đvt: đồng):
Tài khoản Số dư tại ngày 31.12.N-1 Số dư tại ngày 31.12.N
1111 85.545.000 98.250.000
1121 110.550.000 120.000.000
1122 150.000.000 108.000.000

KTV H đã phát hiện các sai phạm sau:


a) Số dư tài khoản TGNH USD là 6.000$, số dư tiền mặt trên sổ TK1122(USD) 108.000.000đ, tỷ giá giao
dịch bình quân liên ngân hàng ngày 31/12/N là 19.000VNĐ/USD (114.000.000đ)
b) Phiếu chi số 234, 346 số tiền là 8.500.000đ với nội dung chi : Chi tiếp khách chưa được ghi sổ
Kiểm toán điều chỉnh
Nợ TK 4211: 8,5

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 6


Bài tập Kiểm toán tài chính
Có TK 111: 8,5

c) Kế toán ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp khoản thu thanh lý vật liệu 7.900.000đ (phiếu thu 148
ngày 30/6/N)

BT sai + BT điều chỉnh = BT Đúng

BT sai:
Nợ TK 111,112
Có TK 642:

BT Đúng:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711

BT điều chỉnh
Thư quản lý: ghi lại sai quan đối tượng kế toán và tính lại số phát sinh

d) Các khoản thu qua ngân hàng chưa được ghi nhận trong sổ cái : T11/N : 39.400.000đ, T12 :
47.200.000đ

e) Phí chuyển tiền chưa ghi nhận trong sổ kế toán T12 là 1.300.000đ
Kiểm toán điều chỉnh
Nợ TK 421: 1,3
Có TK 112: 1,3

Nợ TK lg: 2,3
Có TK 421: 2,3

TH: LN tăng: 1, số thuế TNDN tăng

Kiểm toán điều chỉnh


Nợ TK 4211: 1x 20%
Có TK 3334: 1x 20%

TH: LN giảm, số thuế TNDN giảm


Kiểm toán điều chỉnh
Nợ TK 3334:
Có TK 4211

Yêu cầu

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 7


Bài tập Kiểm toán tài chính
- Hãy lập Tờ tổng hợp (Leadsheet) của kiểm toán khoản mục vốn bẳng tiền
- Nêu các mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng
- Nêu ảnh hưởng của các sai phạm trên tới BCTC và bút toán điều chỉnh cần thiết
- Nêu thủ tục kiểm toán phát hiện các sai phạm trên, lập các giấy tờ làm việc(WP) cần thiết của
KTV và hoàn thiện Chương trình làm việc (AP) khoản mục tiền đối với trường hợp trên?

a. Tờ tổng hợp
Kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền
Đvt: Vnđ
TK Số liệu trước điều Điều chỉnh Số liệu Sau điều chỉnh
chỉnh 31/12 31/12
TK1111 98.250.000
TK1121 120.000.000
TK1122 108.000.000 6.000.000 114.000.000

b. Mục tiêu kiểm toán: Chính Xác

C. Bút toán điều chỉnh


Nợ TK1122: 6.000.000
Có TK 4211: 6.000.000

Ảnh hưởng:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: thiếu 6.000.000
- Lợi nhuận của năm trước thiếu: 6.000.000
-
-
-
-
-

1. Rút tiền gửi Ngân hàng nhập quỹ Tiền mặt: 100 tr
BT ĐÚng
Nợ TK 111: 100
Có TK 112: 100

TH1: Ghi bổ sung


Kế toán hạch toán (BT Sai)
Nợ TK111: 10
Có TK 112: 10

Kiểm toán điều chỉnh

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 8


Bài tập Kiểm toán tài chính
Nợ Tk 111: 90
Có TK 112: 90

TH2:
Kế toán hạch toán
Nợ TK 111: 110
Có TK 112: 110

Kiểm toán điều chỉnh: Ghi số âm


Nợ TK 111: (10)
Có TK 112: (10)

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 9


Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Phần 1. Tự luận
1. Nêu nội dung, đặc điểm của khoản mục các khỏan phải thu? Các đặc điểm này ảnh hưởng đến thủ tục
kiểm toán như thế nào?
2. Hãy nêu nội dung của các thủ tục kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu
khách hàng?
3. Hãy nêu các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản nợ phải thu?
4. Giải thích tại sao khi gửi thư xác nhận nợ phải thu, thư xác nhận dạng đóng lại được kiểm toán viên ưu
tiên sử dụng?
5. Nêu tóm tắt nội dung, phương pháp kiểm toán khoản mục phải thu?
6. Phân biệt chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi và việc xóa sổ các khoản phải thu không thu hồi được?
Thủ tục kiểm toán đối với 2 mục này?
7. Các thủ tục kiểm soát nội bộ nào đơn vị được kiểm toán có thể áp dụng để đảm bảo cơ sở dẫn liệu về
tính đánh giá/giá trị của khoản mục phải thu?
8. Các thử nghiệm cơ bản nào có thể được kiểm toán viên áp dụng để thu thập bằng chứng về cơ sở dẫn
liệu tính đánh giá/giá trị của khoản mục phải thu.
9. Khi xác định qui mô mẫu chọn và lựa chọn các khoản phải thu để gửi thư xác nhận, kiểm toán viên cần
lưu ý những vấn đề gì?
10. Theo anh chị, đối với khoản mục phải thu thì những cơ sở dẫn liệu nào được kiểm toán viên chú trọng
nhất, tại sao ?

Phần 2. Trắc nghiệm


1. Một báo cáo tài chính không trung thực thường liên quan đến việc lạm quyền của ban giám đốc. Là một
kiểm toán viên, khi tiến hành kiểm tra đến các bút toán ghi chép hàng ngày, chúng ta phải nhận thức được
các kỹ thuật nào dưới đây được sử dụng trong việc lạm quyền của ban giám đốc: 
a. Đưa ra các bút toán không có thật, đặc biệt gần đến ngày kết thúc kỳ kế toán, để bóp méo kết
quả hoạt động hoặc bóp méo những mục tiêu đã thực hiện trong kỳ. 
b. Thực hiện các bút toán điều chỉnh, các ước tính kế toán không phù hợp 
c. Đưa ra các nghiệp vụ phức tạp đến nỗi cấu trúc nên một tình hình tài chính hay kết quả hoạt
động tài chính xuyên tạc, bị bóp méo 
d. Sửa các bút toán hoặc các thuật ngữ liên quan đến các nghiệp vụ bất thường hoặc trọng yếu. 
e. Không phải trường hợp nào trong các trường hợp trên 
f. Tất cả các trường hợp trên 
2. Những nghiệp vụ nào dưới đây liên quan đến tài khoản phải thu: 
a. Lãi tính cho khoản vay ngân hàng 
b. Vốn hóa chi phí sửa chữa nhà cửa 
c. Phát hành thêm cổ phiếu 
d. Ghi xóa sổ các khoản nợ khó đòi
3. Thử nghiệm kiểm toán cơ bản đầu tiên được sử dụng đối với nợ phải thu khách hàng sau khi đã chi tiết
được số dư theo từng đối tượng là: 
a. Kiểm tra việc thu tiền sau ngày khoá sổ. 
b. Kiểm tra nghiệp vụ hình thành số dư. 
c. Gửi thư xác nhận nợ phải thu. 
d. Đối chiếu với thông báo nợ của khách hàng
4. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu được coi là hữu hiệu khi
a. Nhân viên kế toán thanh toán không thực hiện thu tiền
b. Nhân viên kế toán thanh toán không được quyền phê chuẩn việc xoá sổ các khoản nợ khó đòi
Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 10
Bài tập Kiểm toán tài chính
c. Nhân viên kế toán thanh toán không được giao quyền phê duyệt tín dụng cho khách hàng
d. Tất cả các câu trên
5. Khi kiểm toán viên thực hiện đối chiếu việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng từ hoá đơn đến sổ kế toán
nhằm thoả mãn CSDL
a. Hiện hữu
b. Phát sinh
c. Đầy đủ
d. Chính xác
e. Cả c và d đúng
6. Khi kiểm toán viên thực hiện đối chiếu việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng từ sổ kế toán đến hoá đơn
nhằm thoả mãn CSDL
a. Hiện hữu
b. Phát sinh
c. Đầy đủ
d. Chính xác
e. Cả a và b đúng
7. Khi kiểm tra các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi KTV thường xem xét thời hạn của các khoản nợ
phải thu với mục tiêu là
a. Hiện hữu và phát sinh
b. Đánh giá
c. Đầy đủ
d. Quyền và nghĩa vụ
Phần 3. Bài tập
Bài 1. Kiểm toán viên Mai được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho công ty
Sao Biển cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/N. TK phải thu khách hàng có số dư 3.750.000.000đ. Tổng
số khách hàng còn nợ vào cuối niên độ là 40 khách hàng. Mai đã chọn 15 khách hàng để gửi thư xác nhận.
Việc chọn các khách hàng để gửi thư xác nhận chủ yếu dựa vào các khách hàng có số dư nợ lớn và có giao
dịch thường xuyên.
Khi nhận được thư xác nhận thấy có 10 thư có số dư phù hợp với số dư trên sổ kế toán, 4 thư có sự
khác biệt và một thư không được trả lời. Số dư trên sổ sách kế toán có sự chênh lệch như sau
Khách hàng SD trên sổ kế toán SD xác nhận Chênh lệch
Mai Lê 235.500.000 211.000.000 24.500.000
Hùng Hoa 315.000.000 298.000.000 17.000.000
Chúc Sơn 162.400.000 157.400.000 5.000.000
Quyết Thắng 87.950.000 85.250.000 2.700.000
Các khách hàng này giải thích về số chênh lệch đó như sau
- Mai Lê: 24.500.000đ đã được thanh toán bằng uỷ nhiệm chi vào ngày 29/12/N.
- Hùng Hoa: 17.000.000đ là số tiền mua hàng của ngày 02/1/N+1
- Chúc Sơn: 5.000.000đ là số tiền được giảm giá do mua hàng vào đợt khuyến mại của công ty
- Quyết Thắng: 2.700.000đ là khoản chiết khấu thanh toán công ty được hưởng khi thanh toán số tiền hàng
bằng tiền mặt vào ngày 30/12/N
Với khách hàng không trả lời, KTV đã kiểm tra lại hoá đơn bán hàng được lưu tại công ty và xác
nhận hoạt động bán hàng là có thật
Yêu cầu:
a. Việc KTV Mai chọn các khách hàng có số dư nợ lớn và có giao dịch thường xuyên để gửi thư
xác nhận có phải là biện pháp hữu hiệu nhất không? Những cơ sở nào cần xem xét khi lựa chọn khách
hàng để gửi thư xác nhận?

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 11


Bài tập Kiểm toán tài chính
b. Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về số liệu nêu trên và các thủ tục kiểm toán bổ
sung cần thực hiện để làm rõ sự khác biệt cho mỗi trường hợp trên.
c. Giả sử kết quả các thử nghiệm bổ sung cho thấy xác nhận của 4 khách hàng trên là đúng. Hãy
cho biết các bút toán điều chỉnh (nếu có)
Bài 2. Dưới đây là danh sách chi tiết các khoản phải thu khách hàng của công ty Phú Minh tại ngày
31/12/N. (đvt 1.000.000đ)
STT Tên Khách hàng Số tiền STT Tên khách hàng Số tiền
1 Hà Anh 2.123 15 Gia Minh 456
2 Đức Hải 456 `16 Bảo Nghĩa 0
3 Hoa Hồng 127 17 Tấn Phú 1.234
4 Sao Mai 398 18 Mai Huy 376
5 Xuân Hà 2.159 19 Văn Lang 14
6 Quyết Thắng 651 20 An Bình 45
7 Thái Tuấn 1.458 21 Hà Nam 78
8 Thăng Long 325 22 Tân Bình 211
9 Hồng Hà 167 23 Phú Hảo 635
10 Quế Võ 198 24 Việt Hưng 542
11 Liên Việt 358 25 Cao Hà 234
12 Sao Biển 2.413 26 Bằng Vinh 1.891
13 Hồng Lam 120 27 Toàn Quyết 634
14 Giai Đức 268 28 Đồng Hoa 765
Yêu cầu:e
Kiểm toán viên muốn gửi thư xác nhận cho 10 công ty để xác nhận nợ. Theo anh (chị) những công
ty nào sẽ được kiểm toán viên chọn ra để gửi thư xác nhận, Vì sao?
Bài 3. Kiểm toán BCTC của công ty An Bình kết thúc vào ngày 31/12/N, kiểm toán viên phát hiện một số
sai phạm sau
a) Cấn trừ nhầm nợ phải thu của công ty Sao Hôm vào nợ phải trả của công ty Sao Mai, làm nợ phải thu
của công ty Sao Hôm giảm từ 675.000.000đ xuống còn 453.000.000đ
BT Sai
Nợ TK 331 (Sao Mai): 222
Có TK lq : 222

BT Đúng:
Nợ TK 131 (Sao Hôm): 222
Có TK lg: 222

b) Qua xác nhận, Kiểm toán viên phát hiện hai khoản nợ phải thu công ty Hoàng Hà 231.000.000đ đã quá
hạn 19 tháng và khoản nợ của công ty Đoàn Kết 125.000.000đ đã quá hạn 7 tháng, kế toán công ty không
trích lập dự phòng.

c) Ngày 29/12/N kế toán công ty đã hạch toán khoản tiền 80.000.000đ của công ty Sơn Hoa ứng trước để
mua hàng tháng 1/N+1 vào doanh thu của năm N.
Năm N

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 12


Bài tập Kiểm toán tài chính
BT Đúng
Nợ TK lq (111, 112): 80
Có TK 131 (SH): 80

BT Sai:
Nợ TK lq
Có TK 511, 333: 80

d) Kế toán ghi nhận nghiệp vụ bán hàng trả chậm cho công ty Thiên An ngày 3/1/N+1 trị giá 440.000.000đ
(bao gồm cả 10% VAT) vào doanh thu năm N. Giá vốn của lô hàng là 360.000.000đ.
Năm N:
BT Đúng : Không hạch toán
BT Sai:
Nợ TK lq
Có TK 3387 (511): 400
Có TK 333: 40

b/ Nợ TK 632: 360
Có TK 156: 360
BT Điều chỉnh

Yêu cầu
- Nêu CSDL bị ảnh hưởng
- Nêu ảnh hưởng của các sai phạm tới BCTC và các bút toán điều chỉnh cần thiết
- Nêu các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai phạm

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 13


Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO

Phần 1: Tự luận
1. Các thủ tục kiểm soát nội bộ nào cần được thực hiện khi tiến hành kiểm kê hàng tồn kho?
2. Hãy trình bày các thủ tục kiểm tra chi tiết để đạt mục tiêu đánh giá hàng tồn kho?
3. Kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho nhằm mục đích gì?
4. Kiểm toán hàng tồn kho nhằm những mục tiêu gì?
5. Trình bày các thủ tục kiểm toán cần thực hiển để thu thập bằng chứng về CSDL “hiện hữu” của hàng tồn
kho
6. Trình bày các thủ tục kiểm toán cần thực hiển để thu thập bằng chứng về CSDL “quyền và nghĩa vụ”
của hàng tồn kho

Phần 2 : Trắc nghiệm


1. Thủ tục nào dưới đây nhằm thoả mãn mục tiêu đánh giá đối với hàng tồn kho?
a. Đối chiếu số lượng hàng tồn kho trên biên bản kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán
b. Kiểm tra số tổng cộng trên bảng kê chi tiết hàng tồn kho và đối chiếu với sổ chi tiết, sổ cái
c. Xem xét liệu đơn vị có hàng tồn kho bị giảm giá so với giá gốc không
d. Xem xét liệu đơn vị có lượng hàng tồn kho gửi ở các kho khác ngoài kho của đơn vị không
2. Trường hợp không thể tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị khách hàng, KTV sẽ đưa
ra ý kiến
a. Chấp nhận toàn phần
b. Chấp nhận từng phần
c. ý kiÕn tr¸i ngîc
d. Tõ chèi ®a ra ý kiÕn
3. Trong c¸c thñ tôc thu thËp b»ng chøng kiÓm to¸n díi ®©y th× thñ tôc vµo ®îc xem lµ thÝch hîp nhÊt
mµ KTV sö dông ®Ó kiÓm tra tÝnh hiÖn h÷u ®èi víi hµng tån kho?
a. LÊy gi¶i tr×nh tõ Ban Gi¸m ®èc
b. Göi th x¸c nhËn ®Õn c¸c c«ng ty cho thuª kho b·i
c. Quan s¸t kiÓm kª vËt chÊt hµng tån kho
d. TÝnh to¸n l¹i vÒ c¸c kho¶n t¨ng lªn ®èi víi hµng tån kho
4. Thñ tôc nµo díi ®©y kh«ng ®îc ¸p dông khi thùc hiÖn thö nghiÖm kiÓm so¸t ®èi víi hµng tån kho?
a. X¸c minh chøc tr¸ch vµ quyÒn h¹n cña ngêi ký c¸c giÊy tê nhËp xuÊt hµng tån kho
b. Quan s¸t kiÓm kª vËt chÊt ®èi víi hµng tån kho vµ ®èi chiÕu víi sæ s¸ch hµng tån kho
c. Pháng vÊn thñ kho
d. KiÓm tra c¸c quy ®Þnh vÒ nhËp xuÊt hµng tån kho cña ®¬n vÞ
5. Thñ tôc kiÓm to¸n nµo díi ®©y ®îc coi lµ thÝch hîp nhÊt khi KTV sö dông ®Ó kiÓm tra vÒ môc tiªu
®¸nh gi¸ ®èi víi hµng tån kho?
a. Göi th x¸c nhËn ®èi víi hµng tån kho cña doanh nghiÖp ®îc lu gi÷ t¹i ®¬n vÞ kh¸c
b. TÝnh to¸n l¹i gi¸ trÞ hµng tån kho nhËp trªn c¸c ho¸ ®¬n
c. KiÓm tra tÝnh nhÊt qu¸n cña ph¬ng ph¸p tÝnh gi¸ hµng tån kho
d. Quan s¸t kiÓm kª vËt chÊt ®èi víi hµng tån kho
6. KTV cã thÓ biÕt ®îc sè hµng tån kho chËm lu©n chuyÓn mét c¸ch thÝch hîp nhÊt th«ng qua:
a. Pháng vÊn nh©n viªn b¸n hµng
b. Pháng vÊn thñ kho
c. Chøng kiÕn kiÓm kª hµng tån kho
d. Rµ so¸t sæ s¸ch hµng tån kho

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 14


Bài tập Kiểm toán tài chính
7. Khi KTV thùc hiÖn thö nghiÖm chi tiÕt nh»m x¸c minh xem sè hµng ®· nhËn tr íc ngµy kÕt thóc niªn
®é kÕ to¸n cã ®îc nhËp kho vµ ghi sæ cña niªn ®é hay kh«ng, tµi liÖu cÇn sö dông ®Ó ®èi chiÕu víi sæ
kÕ to¸n lµ:
a. Ho¸ ®¬n cña nhµ cung cÊp
b. §¬n ®Æt hµng
c. B¸o c¸o nhËn hµng hoÆc phiÕu nhËp kho
d. Tµi liÖu kh¸c
PhÇn 3: Tr¾c nghiÖm §óng/Sai vµ gi¶i thÝch:
1. ViÖc kiÓm nhËn hµng kho nhËp kho lµ thñ tôc nh»m kiÓm so¸t gi¸ mua hµng ho¸
2. ViÖc KTV tham gia kiÓm kª/ chøng kiÕn kiÓm kª hµng tån kho lµ mét thö nghiÖm c¬ b¶n
3. ViÖc göi th x¸c nhËn ®èi víi hµng tån kho cña ®¬n vÞ lu tr÷ ë c¸c bªn thø ba cho phÐp KTV x¸c minh
c¬ së dÉn liÖu vÒ tÝnh ®Çy ®ñ vµ sù tÝnh gi¸ cña hµng tån kho
4.Trêng hîp ®¬n vÞ ®îc kiÓm to¸n cã hµng tån kho gi÷ t¹i nhiÒu ®iÓm kh¸c nhau, KTV cÇn tham gia
kiÓm kª/chøng kiÕn kiÓm kª hµng tån kho t¹i tÊt c¶ c¸c kho hµng cña ®¬n vÞ ®îc kiÓm to¸n
5. Do sè lîng chñng lo¹i hµng tån kho vµ c¸c nghiÖp vô nhËp xuÊt hµng tån kho t¹i ®¬n vÞ rÊt lín nªn
KTV dù kiÕn møc rñi ro kiÓm so¸t lµ cao
6. §Ó thu thËp b»ng chøng vÒ tÝnh ®¸nh gi¸ cña hµng tån kho, KTV tiÕn hµnh ®èi chiÕu c¸c chøng tõ
nhËp xuÊt kho víi c¸c sæ kÕ to¸n vÒ hµng tån kho.
7. ViÖc thu thËp b/c ®Ó chøng minh tÊt c¶ c¸c nghiÖp vô t¨ng, gi¶m hµng tån kho x¶y ra trong kú ®Òu
®îc ph¶n ¸nh lªn sæ kÕ to¸n vµ b¸o c¸o kÕ to¸n lµ nh»m môc tiªu hiÖn h÷u.
Phần 4: Bài tập
Kiểm toán năm tài chính N của Công ty K. KTV thu thập các nghiệp vụ đã được hạch toán và cần
được xem xét? Theo anh/chị, các nghiệp vụ dưới đây đã hạch toán đúng/sai? Nếu sai KTV phải đưa ra bút
toán điều chỉnh nào?

NV1. Cuối năm N, khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 200.000.000đ, doanh nghiệp đã hạch toán
vào chi phí quản lý doanh nghiệp .
BTĐ:
NV 2. Ngày 26/12/N, doanh nghiệp nhận được hoá đơn GTGT mua NVL trị giá 60.000.000 (chưa VAT
10%), hàng đang đi đường chưa về đến kho. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng và kế toán chưa hạch
toán nghiệp vụ này
Nợ TK 157: 60.000.000
Nợ TK 133: 6.000.000
Có TK 331: 66.000.000
NV 3. Do áp dụng không nhất quán phương pháp tính giá xuất kho nên chi phí NVL trực tiếp sản xuất SP
X bị ghi tăng 20.000.000đ. Trong kỳ số SPX sản xuất ra còn dở dang và được tiêu thụ toàn bộ.
BT Đúng
Nợ TK 621: A
Có TK 152: A

BT Sai:
Nợ TK 621: A+ 20
Có Tk 152: A + 20

BT điều chỉnh
Nợ Tk 4211 : (20)
Có Tk 152: (20)

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 15


Bài tập Kiểm toán tài chính

NV 4. Trong năm chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất vượt định mức cho phép là 40.000.000đ, doanh
nghiệp đã hạch toán hết vào giá thành sản phẩm. Số sản phẩm sản xuất trong năm đã được tiêu thụ một nửa

BT đúng
Nợ Tk 621
Có Tk 152

BT sai
Nợ Tk 621: + 40
Có Tk 152: + 40

BT Điều chỉnh
Nợ TK 155: (20)
Nợ TK 4211: (20)
Có TK152: (40)

Nợ TK 152: 40
Có TK 4211: 20
Có TK 155: 20

NV 5. Kế toán hạch toán toàn bộ giá trị số công cụ dụng cụ xuất dùng ngày 01/7/N 120 triệu vào chi phí
NVL trực tiếp sản xuất SP năm N. Số CCDC này thuộc loại phân bổ 4 lần trong 12 tháng. Trong năm N
doanh nghiệp sản xuất được 600SP, đã hoàn thành 1/2 nhập kho.

NV 6. Doanh nghiệp có một số NVL xuất dùng cho sản xuất không hết nhập lại kho trị giá 40.000.000đ.
Kế toán đã phản ánh ghi giảm giá vốn hàng bán. Số SP sản xuất trong kỳ đã được hoàn thành và nhập kho
chưa tiêu thụ.

NV7. KTV kiểm tra thấy có một số lượng hàng hoá lỗi thời cần lập dự phòng 55.000.000đ, doanh nghiệp
chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho số hàng này.
NV 8. Ngày 04/01/N, doanh nghiệp nhận được Hoá đơn GTGT mua NVL giá chưa VAT 10% là
84.000.000đ, chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Lô hàng đã được nhập kho từ ngày 20/12/N-1 với giá
tạm tính 80.000.000đ. Tại ngày 10/01/N kế toán đã ghi sổ NVL và thuế GTGT theo giá trị thực tế trên Hoá
đơn

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 16


Bài tập Kiểm toán tài chính
NV 9. Ngày 06/01/N, doanh nghiệp nhập kho lô hàng hoá mua từ tháng trước. Ngày 27/12/N-1 kế toán đã
ghi nhận hàng đang đi đường theo Hoá đơn GTGT với trị giá 140.000.000đ (chưa có VAT 10%). Tháng
1/N kế toán ghi sổ hàng tồn kho và thuế GTGT theo số liệu Hoá đơn. Tiền hàng chưa thanh toán
NV 10. Tháng 1/N; Nhận được Hoá đơn GTGT về số NVL nhà cung cấp giao thừa và đã nhập kho từ
tháng 12/N-1, trị giá 10.000.000đ (chưa VAT 10%). Kế toán đã ghi tăng NVL và VAT. Tiền hàng chưa
thanh toán
BTĐ:
NV 11. Doanh nghiệp được hưởng chiết khấu do mua hàng hoá số lượng lớn 1% trên giá mua
600.000.000đ (chưa VAT 10%). Kế toán đã ghi nhận tăng doanh thu hoạt động tài chính (số liệu bao gồm
cả VAT). Khoản chiết khấu được giảm trừ nợ phải trả người bán.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 17


Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 5: KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Phần 1: Tự luận
1. Hãy cho biết các sai phạm thường gặp với khoản mục TSCĐ? Các sai phạm đó ảnh hưởng đến cơ sở dẫn
liệu như thế nào?
2. Hãy cho biết các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ?
3. Hãy cho biết các thủ tục kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ?
4. Những thủ tục kiểm toán nào KTV cần áp dụng để đạt được mục tiêu đầy đủ của TSCĐ?
5. Hãy cho biết các thủ tục kiểm toán đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ?
6. Trình bày các mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ
7. Hãy trình bày các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ?

Phần 2: Trắc nghiệm


Trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng nhất
1. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây thường được sử dụng trong xác minh quyền sở hữu hợp pháp của đơn vị
được kiểm toán đối với bất động sản:
a. Thẩm tra bộ phận kinh doanh và mua sắm của công ty
b. Thẩm tra biên bản họp Ban giám đốc và nghị quyết thông qua việc mua sắm TSCĐ
c. Thẩm tra tài liệu về quyền sở hữu đăng ký TSCĐ tại cơ quan có thẩm quyền
d. Thẩm tra chính sách bảo hiểm của công ty
2. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây có khả năng giúp KTV thu thập bằng chứng về tính chính xác của chi
phí khấu hao TSCĐ?
a. Xem xét sự phù hợp của phương pháp tính khấu hao với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận
rộng rãi
b. Xem xét danh mục các TSCĐ cần tính khấu hao
c. Xem xét nguyên giá TSCĐ nhằm tính chính xác chi phí khấu hao
d. Tính toán và đối chiếu chi phí khấu hao với giá trị tính vào khấu hao luỹ kế
3. Nếu việc chuẩn bị báo cáo thanh lý định kỳ TSCĐ là cần thiết để duy trì sự kiểm soát thích đáng đối với
quá trình sản xuất thì dữ liệu trong báo cáo này nên được theo dõi ở:
a. Bộ phận kế toán
b. Bộ phận kho
c. Bộ phận sản xuất
d. Bộ phận ngân quỹ
4. Thủ tục nào dưới đây không thể hiện nhược điểm của kiểm soát nội bộ đối với thiết bị sản xuất?
a. Séc thanh toán nghiệp vụ mua TBSX không được ký bởi kiểm soát viên
b. Việc thay thế TBSX được thực hiện khi chu kỳ sống được ước tính của thíêt bị kết thúc
c. Tất cả các nghiệp vụ tăng TBSX cần được xác nhận bởi bộ phận có nhu cầu sử dụng TBSX đó
d. Việc thanh lý TBSX được tiến hành khi TBSX đã khấu hao hết
5. Để phát hiện các TSCĐ đã thanh lý hoặc đã nhượng bán nhưng chưa được ghi giảm, KTV có thể sử
dụng thủ tục kiểm toán nào sau đây:
a. Kiểm tra sổ chi tiết TSCĐ
b. Phân tích tỷ suất Hao mòn TSCĐ/Nguyên giá TSCĐ
c. Phân tích tỷ suất Chi phí sửa chữa và bảo trì TSCĐ/Chi phí nhân công trực tiếp
d. Xem xét các nghiệp vụ thu tiền bất thường được ghi nhận vào thu nhập khác trong kỳ
6. Khi kiểm toán TSCĐ, KTV thường kiểm tra đồng thời chi phí sửa chữa thường xuyên và bảo trì. Mục
tiêu chính của công việc này là để thu thập bằng chứng về:

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 18


Bài tập Kiểm toán tài chính
a. Các chi phí sửa chữa và bảo trì TSCĐ không được vốn hoá vì đã hạch toán vào chi phí thời kỳ
b. Các khoản chi mua sắm TSCĐ nhưng lại được hạch toán vào chi phí trong kỳ
c. Các chi phí sửa chữa và bảo trì TSCĐ được ghi nhận đúng niên độ kế toán
d. Các khoản chi mua sắm TSCĐ được ghi nhận đúng niên độ kế toán
Trắc nghiệm Đúng /Sai và giải thích
1. Kiểm tra thấy chi phí nâng cấp TSCĐ phát sinh đã được đơn vị ghi nhận vào CP SXKD trong kỳ, KTV
cho rằng nghiệp vụ này đã ảnh hưởng đến yêu cầu hiện hữu của TSCĐ
2. Để thu thập bằng chứng về tính đánh giá của TSCĐ, KTV tiến hành đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
TSCĐ
3. Việc ghi nhận nhầm TSCĐ thành công cụ dụng cụ là vi phạm yêu cầu hiện hữu của TSCĐ
4. Để thu thập bằng chứng về tính đầy đủ của việc ghi nhận chi phí nâng cấp TSCĐ dùng cho quản lý,
KTV xem xét sổ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
5. KTV nên gộp kiểm toán nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
6. Nghiệp vụ mua sắm TSCĐ cần được thực hiện khi giá cả tài sản trên thị trường thể hiện tính hợp lý.
Phần 3: Bài tập
Kiểm toán năm tài chính N của Công ty K. KTV thu thập các nghiệp vụ đã được hạch toán và cần
được xem xét? Theo anh/chị, các nghiệp vụ dưới đây đã hạch toán đúng/sai? Nếu sai KTV phải đưa ra bút
toán điều chỉnh nào?
NV1. Doanh nghiệp tiến hành thanh lý một xe ôtô đã khấu hao hết, nguyên giá 500.000.000đ. Kế toán đã
phản ánh tăng chi phí khác phần nguyên giá TSCĐ
NV2. Ngày 1/11/N, công trình sửa chữa phân xưởng sản xuất hoàn thành, tổng chi phí là 60.000.000đ
(chưa VAT 10%). Doanh nghiệp dự kiến phân bổ chi phí trong 3 tháng. Chi phí đã được thanh toán toàn
bộ bằng TGNH. Kế toán đã hạch toán toàn bộ chi phí sửa chữa vào chi phí quản lý DN. SP sản xuất tháng
11 và 12/N đã hoàn thành nhập kho.
NV3. Ngày 1/12/N, đơn vị nhận thầu hoàn thành công trình nâng cấp khu văn phòng giá trị 840 (chưa
VAT 10%). Nguyên giá trước khi nâng cấp là 3.600.000.000đ (ước tính sử dụng 20 năm, đã sử dụng được
14 năm). Sau nâng cấp dự tính dùng thêm được 4 năm nữa. Kế toán đã hạch toán chi phí nâng cấp vào chi
phí trả trước dài hạn và phân bổ cho 4 năm.
NV4. Ngày 1/11/N, doanh nghiệp mua trả góp một dây chuyền sản xuất. Giá bán trả ngay 1.200.000.000đ
(chưa VAT 10%), lãi mua trả góp 300.000.000đ. Tỷ lệ khấu hao 10%/năm. Doanh nghiệp đã thanh toán
lần đầu 520.000.000đ, còn lại trả dần trong 2 năm. Kế toán phản ánh vào nguyên giá TSCĐ theo giá mua
trả góp chưa có VAT và trích khấu hao TSCĐ. Số SP SX trong năm N đã hoàn thành và bán toàn bộ
NV5. Ngày 1/10/N, doanh nghiệp hoàn thành công trình sửa chữa lớn phục hồi hư hỏng cửa hàng, tổng giá
trị 336.000.000đ (chưa VAT10%). Dự kiến số chi phí này được phân bổ vào chi phí trong 24 tháng. Kế
toán đã hạch toán tăng nguyên giá và trích khấu hao cho TSCĐ.
NV6. Do áp dụng không nhất quán phương pháp trích khấu hao TSCĐ nên làm tăng chi phí SX chung
50.000.000đ. Số SP SX trong năm hoàn thành 1/2 nhập kho, còn lại đang SX dở dang.
BT Đúng
Nợ Tk 627: A
Có TK 214: A

BT Sai:
Nợ Tk 627: A+50
Có TK 214: A+ 50

BT Điều chỉnh
Nợ TK 154: (25)
Nợ TK 155: (25)
Có TK 214 : (50)

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 19


Bài tập Kiểm toán tài chính

NV7. Ngày 1/12/N, doanh nghiệp mua 10 bộ bàn ghế văn phòng trị giá 16.000.000đ (chưa VAT 10%), đã
thanh toán hết bằng tiền mặt, dự kiến phân bổ 50%. Kế toán đã hạch toán tăng TSCĐ và trích khấu hao.

NV8. Ngày 1/6/N, doanh nghiệp đưa vào sử dụng nhà văn phòng mới xây dung đã hoàn thành. Giá trị theo
các biên bản nghiệm thu giữa các bên là 1.700.000.000đ, giá trị dự toán 1.750.000.000đ. Toàn bộ giá trị
xây dựng đang theo dõi trên tài khoản CP XDCB dở dang là 1.680.000.000đ. TSCĐ dự kiến được khấu
hao trong 20 năm. Công trình chưa được quyết toán. Doanh nghiệp chưa ghi nhận TSCĐ và chưa trích KH
TSCĐ.
NV9. Một TSCĐ dùng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp đã hết thời hạn sử dụng nhưng vẫn được tiếp
tục trích khấu hao làm chi phí QLDN tăng 100.000.000đ

NV10. Qua quan sát kiểm kê, KTV phát hiện thiếu một thiết bị quản lý ở cửa hàng, nguyên nhân do phòng
kế toán quên chưa ghi sổ. TSCĐ có nguyên giá 24.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 10%, được đưa vào sử dụng từ
1/11/N. (HĐGTGT ngày 28/10/N, VAT 10%). Chưa thanh toán tiền cho người bán.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 20


Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 6: KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Phần 1: Tự luận
1. Khoản mục Nợ phải trả thường xảy ra các sai phạm nào? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến các yêu cầu
của cơ sở dẫn liệu của khoản mục?
2. Cho biết các thủ tục kiểm soát cần thiết đối với khoản mục Nợ phải trả người bán?
3. Kiểm toán khoản mục Nợ Phải trả người bán cần đạt được các mục tiêu gì?
4. Các thử nghiệm cơ bản nào được sử dụng đê thu thập bằng chứng về tính đầy đủ của các khoản phải trả?
5. Để đạt được các mục tiêu kiểm toán đặt ra với khoản mục nợ phải trả người bán, KTV cần thực hiện các
thủ tục kiểm toán nào?

Phần 2: Trắc nghiệm


Trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đúng nhất
1. Trong năm tài chính được kiểm toán, doanh nghiệp đã vay một khoản dài hạn đáng kể. Thủ tục nào là
quan trọng nhất trong chương trình kiểm toán vay dài hạn?
a. Đối chiếu khoản tiền mặt từ nghiệp vụ vay với két tiền mặt của đơn vị
b. Kiểm tra tài liệu kế toán của bên cho vay
c. Xác nhận sự phê chuẩn nghiệp vụ vay từ Hội đồng Quản trị
d. Tính lại chi phí tiền lãi vay trong năm
2. Thủ tục kiểm toán nào sau đây mà KTV có thể yêu cầu nhân viên của đơn vị được kiểm toán thực hiện?
a. Kiểm tra sự chính xác về mặt toán học của số liệu trên Sổ Cái tài khoản Nợ Phải trả
b. Lập bảng số dư chi tiết các khoản nợ phải trả
c. Gửi thư xác nhận đến các nhà cung cấp do KTV chọn
d. Cả 3 câu trên đều sai
3. Việc gửi thư xác nhận nợ phải trả cho nhà cung cấp không phải lúc nào cũng cần thực hiện vì:
a. KTV có thể phỏng vấn và lấy giải trinh của Ban Giám đốc
b. Các khoản nợ phải trả còn tồn cuối năm có thể vẫn chưa được thanh toán tính đến ngày phát
hành báo cáo kiểm toán
c. KTV có thể phỏng vấn luật sư của khách hàng về những hậu quả mà họ phải gánh chịu nếu
không trả tiền cho nhà cung cấp
d. KTV có thể thu thập các bằng chứng có nguồn gốc khác từ bên ngoài đáng tin cậy để xác minh
về tính trung thực của số dư Nợ phải trả
4. Doanh nghiệp có thể ghi trùng hai lần một nghiệp vụ mua hàng vào sổ nhật ký mua hàng và sổ chi tiết
nợ phải trả. Thủ tục kiểm soát nào sau đây là hữu hiệu nhất để có thể phát hiện kịp thời sai sót trên:
a. Cộng cuối mỗi trang sổ nhật ký mua hàng
b. Lập bảng hỉnh hợp giữa bảng kê công nợ hàng tháng của nhà cung cấp với sổ chi tiết nợ phải trả
c. Đối chiếu số tổng cộng trên nhật ký mua hàng với sổ cái
d. Gửi thư xác nhận hàng quý đến tất cả nhà cung cấp
5. Để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của số lượng cổ phiếu được yết giá trên thị trường chứng khoán
đối với đơn vị khách hàng, KTV cần gửi thư xác nhận đến:
a. Công ty cổ phần được yết giá trên thị trường chứng khoán
b. Đơn vị khách hàng
c. Đơn vị được uỷ thác làm dịch vụ lưu ký và chuyển nhượng cổ phần
d.Trung tâm lưu ký chứng khoán
6. Thủ tục kiểm soát nào là hữu hiệu để phát hiện khả năng thanh toán trùng các khoản nợ phải trả nhà
cung cấp?
a. Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở hoá đơn bán hàng

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 21


Bài tập Kiểm toán tài chính
b. Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở bàng sao kê được gửi về từ nhà cung cấp
c. Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở Sổ kế toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp
d. Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở thư xác nhận của nhà cung cấp
7. Để thực hiện khảo sát chi tiết về tính chính xác của chi phí lãi vay, KTV phải:
a. Kiểm tra vốn vay gốc và tỷ lệ lãi vay trên các khế ước vay
b. Xác nhận các khoản vay, thời hạn vay và các khoản tiền lãi đã thanh toán
c. Kiểm tra sự phê duyệt các thủ tục xin vay và các khế ước vay
d. Tính lại tiền lãi tính dồn và so sánh với tiền lãi tính dồn đã hạch toán và ghi trên bảng liệt kê
tiền vay
Trắc nghiệm Đúng/Sai
1. Vấn đề đáng quan tâm nhất khi kiểm tra khoản nợ phải trả là khả năng thanh toán các khoản nợ này
2. Thủ tục kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khoá sổ nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về việc các
khoản nợ phải trả bị ghi chép thừa trong niên độ trước
3. Thủ tục kiểm tra, đối chiếu ngày phát sinh nghiệp vụ vay và thanh toán trên chứng từ với ngày ghi sổ
nhằm giúp KTV chứng minh cho yêu cầu hiện hữu/phát sinh của vốn vay.

Phần 3. Bài tập


Kiểm toán năm tài chính N của Công ty K. KTV thu thập các nghiệp vụ đã được hạch toán và cần
được xem xét? Theo anh/chị, các nghiệp vụ dưới đây đã hạch toán đúng/sai? Nếu sai KTV phải đưa ra bút
toán điều chỉnh nào?
1. Kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ, KTV thấy có nghiệp vụ chi tiền điện thoại khối văn
phòng của doanh nghiệp tháng 12/N bị ghi nhận vào tháng 1/N+1, số tiền 12.000.000đ
2. Kế toán doanh nghiệp đã ghi nhận một khoản ứng trước cho người bán 20.000.000đ bằng tiền mặt vào
khoản Nợ phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán
3. Ngày 15/1/N, doanh nghiệp xuất kho chuyển trả nhà cung cấp số NVL giao thừa từ 20/12/N-1, trị giá
11.000.000đ. Kế toán đã ghi nhận giảm khoản phải trả người bán
4. Ngày 1/8/N, phát sinh khoản vay 300.000.000đ trong 6 tháng, lãi suất 1%/tháng, lãi được thanh toán
cùng gốc vào ngày đáo hạn. Kế toán đã phản ánh gốc và chi phí lãi vay một lần vào ngày đáo hạn. Khoản
vay được sử dụng để mua dây chuyền sản xuất cho PX1. Trong năm N, số SP của PX này đã hoàn thành
nhập kho và được tiêu thụ 50%
5. Ngày 28/12/N-1, người bán giao thiếu một lượng hàng trị giá 14.000.000đ (chưa VAT 10%). Ngày
15/1/N, người bán thông báo đã hết hàng nên số tiền tương ứng hàng thiếu được giảm trừ nợ phải trả. Kế
toán đã phản ánh giảm 14.000.000đ
6. Số tiền trên séc thanh toán với nhà cung cấp B bị ghi nhầm từ 35.200.000đ thành 53.200.000đ.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 22


Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 7: KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU, THU NHẬP KHÁC

Phần 1: Tự luận
1. Hãy nêu các sai phạm thường gặp đối với khoản mục doanh thu? Với mỗi sai phạm, hãy cho biết nội
dung nào của CSDL bị ảnh hưởng?
2. Hãy nêu các mục tiêu kiểm toán khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu? KTV phải thực hiện các
thủ tục kiểm toán nào để đảm bảo các mục tiêu trên?
3. Trình bày các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu? Với mỗi thủ tục, hãy nêu các mục
tiêu kiểm toán đạt được?

Phần 2: Trắc nghiệm


Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Vào ngày cuối cùng của năm, một xe chở hàng của đơn vị chuẩn bị đi giao hàng. Tuy nhiên, khi kiểm kê
thì số lượng hàng trong xe vẫn được tính vì xe vẫn ở đơn vị. Chứng từ bán hàng được lập vào ngày cuối
cùng của năm, nên lô hàng này vẫn được tính là tiêu thụ trong kỳ. Theo anh (chị), sai phạm trên ảnh hưởng
tới mục tiêu kiểm toán nào đối với doanh thu:
a. Đầy đủ
a. Phát sinh
b. Trình bày và thuyết minh
c. Chính xác
2. Thủ tục hữu hiệu nhất để phát hiện khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng không được
ghi nhận là:
a. Kiểm tra hợp đồng bán hàng
b. Kiểm tra chứng từ của các khoản thu nhập khác trên sổ sách kế toán
c. Xem xét biên bản họp hội đồng quản trị
d. cả 3 câu trên đều sai.
3. Qua kiểm tra việc chia cắt niên độ đối với tài khoản doanh thu, KTV có thể phát hiện:
a. Doanh thu trong kỳ không được ghi nhận
b. Chiết khấu bán hàng vượt mức quy định
c. Hàng bán bị trả lại nhưng chưa được doanh nghiệp chấp nhận
d. Khoản phải thu bị chiếm dụng vào cuối năm.
4. Việc KTV kiểm tra các nghiệp vụ ghi Có TK131 trong kỳ và các kỳ kế tiếp (thậm chí đầu niên độ sau)
nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán nào đối với khoản mục doanh thu:
a. Đánh giá
b. Quyền và nghĩa vụ
c. Đầy đủ
d. Phát sinh
e. Đánh giá và phát sinh.
5. Để khẳng định tất cả các nghiệp vụ doanh thu đều được ghi sổ, KTV cần lấy một số mẫu đại diện để
kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. Vậy mẫu đó nên chọn từ:
a. Các nghiệp vụ trên nhật ký bán hàng
b. Các nghiệp vụ trên sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu
c. Hồ sơ lưu trữ các đơn đặt hàng của khách hàng
d. Hồ sơ lưu trữ các biên bản giao nhận hàng bán.

Trả lời đúng/sai và giải thích:

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 23


Bài tập Kiểm toán tài chính
1. Chức năng bán hàng và ghi sổ nên độc lập với chức năng thu tiền, vận tải hàng, chuyển giao và lập hóa
đơn.
2. KTV kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng nhằm đảm bảo mục tiêu đánh giá đối với khoản
mục doanh thu.
3. KTV kiểm tra sự phê chuẩn đối với nghiệp vụ bán hàng là nhằm xác minh mục tiêu phân loại.
4. Sử dụng chứng từ được đánh số thứ tự trước một cách liên tục giúp kiếm soát được tính có thật và tính
đầy đủ của khoản mục.
5. Đối chiếu hóa đơn bán hàng với sổ chi tiết doanh thu đảm bảo mục tiêu về tính có thật của các nghiệp vụ
bán hàng.

Phần 3. Bài tập


Kiểm toán năm tài chính N của Công ty K. KTV thu thập các nghiệp vụ đã được hạch toán và cần
được xem xét? Theo anh/chị, các nghiệp vụ dưới đây đã hạch toán đúng/sai? Nếu sai KTV phải đưa ra bút
toán điều chỉnh nào? Ảnh hưởng như thế nào đến BCTC.
1. Ngày 29/12/200N Công ty xuất kho một lô thành phẩm đã ghi nhận doanh thu và phải thu là
600.000.000đ (chưa VAT 10%) và giá vốn là 350.000.000. Tuy nhiên qua kiểm tra thấy rằng lô hàng này
được xuất vào ngày 03/01/200N+1

2. Ngày 31/12/200N doanh nghiệp xuất hàng ra khỏi kho để bán cho Công ty B. Theo điều khoản của hợp
đồng, hàng được giao tại kho của Công ty B. Doanh nghiệp đã hạch toán doanh thu và phải thu của khách
hàng là 671.000.000 (cả VAT 10%) và giá vốn của số hàng này là 450.000.000đ
3. Xuất hàng cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, đơn vị ghi nhận doanh thu là 440.000.000 (cả VAT
10%) và giá vốn 350.000.000 đối với số hàng gửi cho đại lý trên.
4. Doanh nghiệp bán một thiết bị trả góp với tổng số tiền theo giá trả góp (chưa tính thuế GTGT) là 500
triệu đồng, giá bán thu tiền ngay là 380 triệu đồng, thuế GTGT phải nộp là 38 triệu đồng. Việc bán hàng
được thực hiện vào ngày 31/12/200N. Số tiền này được thanh toán trong vòng 5 năm kể từ ngày mua hàng,
số tiền này được trả cuối mỗi năm là 100 triệu đồng. Lãi suất chiết khấu hàng năm là 10%/năm. Kế toán
doanh nghiệp đã tính toán và ghi nhận riêng bút toán cho năm 2005 như sau:
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng 538 trđ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và dịchvụ 450 trđ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính 50 trđ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp 38 trđ
(Đồng thời ghi nhận giá vốn của hoạt động trên là 300 triệu đồng)
5. Doanh nghiệp được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200N, có một số nghiệp vụ chênh
lệch tỷ giá ngoại tệ (liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước) như sau:
5.1) Khoản chênh lệch tỷ giá từ nghiệp vụ thanh toán một khoản nợ phải trả gốc ngoại tệ (USD) như sau:
Số tiền ghi nhận phải trả ban đầu (trong năm 200N) bằng đồng Việt Nam là 150 triệu đồng. Do tỷ giá tăng
dần trong năm nên khi thanh toán khoản nợ này số tiền bằng đồng Việt Nam đã trả là 160 triệu đồng.
5.2) Khoản chênh lệch tỷ giá do thu hồi một khoản nợ phải thu gốc ngoại tệ (USD) như sau: Số tiền ghi
nhận phải thu ban đầu là 300 triệu VNĐ. Do tỷ giá tăng, khi thanh toán thực tế số tiền bằng đồng Việt Nam
thu được là 320 triệu đồng.
5.3) Tại 31/12/200N, doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại một số khoản nợ vay dài hạn phải trả gốc ngoại
tệ (USD) và phát sinh chênh lệch tỷ giá như sau: Số nợ phải trả được ghi nhận ban đầu bằng đồng Việt
Nam là 1.500 triệu đồng. Cuối năm khi đánh giá lại số dư này, khoản phải trả được ghi nhận là 1.600 triệu
đồng. Kế toán đơn vị đã hạch toán 10 triệu đồng (nghiệp vụ 1) vào chi phí hoạt động tài chính; 20 triệu
đồng (nghiệp vụ 2) vào thu nhập hoạt động tài chính và 100 triệu đồng (nghiệp vụ 3) treo lại trên số dư Nợ
tài khoản 4131 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính”.
6. Ngày 8/8/200N, khách hàng thanh toán tiền thuê văn phòng 1 năm là 550 triệu đồng (bao gồm 10%
VAT) , bắt đầu từ tháng 7/200N. Kế toán đã phản ánh toàn bộ số tiền khách hàng thanh toán vào doanh thu
cho thuê văn phòng của năm 200N.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 24


Bài tập Kiểm toán tài chính
7. Ngày 20/11/200N, đơn vị xuất hàng gửi bán tại đại lý A lô hàng có giá vốn là 580 triệu đồng, giá bán là
750 triệu đồng (chưa bao gồm 10% VAT), kế toán đã ghi nhận doanh thu bán hàng cho toàn bộ số hàng
trên. Cho biết đến ngày 31/12/200N, số hàng này được đại lý thông báo đã tiêu thụ được 40%.
8. Đơn vị có xuất số thành phẩm có giá thành là 300 triệu đồng để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng của
đơn vị. Kế toán đã hạch toán vào doanh thu bán hàng là 550 triệu đồng (bao gồm 10%VAT).
BTS:
Nợ TK lq: 550
Có TK 511: 500tr
Có TK 3331:50tr

Nợ TK 632: 300tr
Có TK 155: 300tr

BTĐ:
Nợ TK 642: 300tr
Có TK 155: 300trđ

BTĐC:
Nợ TK 4211: (500-300)*80%= 160
Nợ TK 3334:(500-300)*20%= 40
Nợ TK 3331: 50
Nợ TK 155: 300
Có TK lq: 550
9. Doanh nghiệp đã bán số hàng nhận đại lý cho Công ty B là 1,5 tỷ đồng (chưa bao gồm 10% VAT). Kế
toán đã hạch toán toàn bộ doanh thu bán hàng của số hàng trên, biết hoa hồng đại lý được nhận là 15%.
BTS:
Nợ TK lq: 1,65 tỷ 1.650.000.000
Có TK 511: 1,5 tỷ
Có TK 3331: 150tr
BTĐ:
Nợ TK lq(111,112,131): 1,65 tỷ
Có TK 511: 1,5 tỷ * 15%= 225tr
Có TK 3331: 22,5tr
Có TK 331: 1,65 tỷ - 247,5tr =1.402.500.000
BTĐC:
Nợ TK 4211: (1,65 tỷ - 247,5tr)*80%= 1,122 tỷ (1.122.000.000)
Nợ TK 3334: (1,65 tỷ - 247,5tr)*20%= 280.500.000
Nợ TK 3331: 150tr
Có TK lq: 1,402.500.000

10. Cuối năm đơn vị xuất bán một lô hàng trả góp với tổng giá bán là 400.000.000đ, thời hạn thanh toán là
2 năm, thu tiền vào cuối mỗi năm là 200.000.000đ, lãi suất đơn vị áp dụng đối với mua hàng trả góp là
5%/năm. Kế toán đơn vị đã hạch toán doanh thu và phải thu khách hàng giá trị lô hàng là 400.000.000 đ.
Lô hàng thuộc đối tượng không chịu VAT.
11. Cuối ngày 31 tháng 12 năm 200N doanh nghiệp xuất hàng ra khỏi kho bán cho Công ty B. Thời gian
vận chuyển hàng trên đường mất 2 ngày. Theo điều khoản của hợp đồng, hàng được giao tại kho của Công

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 25


Bài tập Kiểm toán tài chính
ty B. Doanh nghiệp đã hạch toán doanh thu và phải thu của khách hàng là 770.000.000 (cả VAT 10%) và
giá vốn của số hàng này là 620.000.000đ
12. Trong năm doanh nghiệp có thanh lý một máy đào, qua kiểm tra thấy số tiền thu được là 52.500.000đ.
Doanh nghiệp chưa ghi nhận thu bán thanh lý. (Thuế GTGT của máy đào là 5%).
13. Ngày 15 tháng 2 năm 200N doanh nghiệp mua 1,2 tỷ mệnh giá trái phiếu chính phủ, đến ngày 15 tháng
08 năm 200X nhận được tiền lãi thanh toán năm của trái phiếu cho kỳ từ 15/08/200N-1 đến 15/08/200N là
144 triệu đ. Doanh nghiệp đã hạch toán toàn bộ số lãi trên vào doanh thu hoạt động tài chính.
14. Một nghiệp vụ bán hàng trị giá 100 triệu đồng (chưa bao gồm 10%VAT), giá vốn 60 triệu đồng bị ghi
nhầm lần thứ hai vào ngày 31/12/200N trong khi nghiệp vụ này đã được vào sổ ngày 27/12/200N.
15. Kế toán ghi nhận doanh thu của một nghiệp vụ bán hàng có giá bán là 880 triệu đồng (bao gồm 10%
VAT), nhưng lại quên không ghi nhận giá vốn của lô hàng trên (giá vốn là 650 triệu đồng).
BTS:
không ghi nhận giá vốn
BTĐ:
Nợ TK 632: 650tr
Có TK 156: 650tr

16. Qua kiểm tra các vận đơn hàng hóa, KTV phát hiện thấy có một lô hàng xuất bán và khách hàng đã
nhận ngày 29/12/200N, giá bán 400 triệu đồng (chưa bao gồm VAT 10%), giá vốn 250 triệu đồng. Lô hàng
này được ghi nhận vào doanh thu của năm 200N+1.
17. Doanh nghiệp tiến hành thanh lý một máy đã khấu hao hết, với giá thanh lý là 77 triệu (bao gồm VAT
10%) thu bằng tiền mặt, kế toán ghi giảm chi phí thanh lý tài sản.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 26


Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 8: KIỂM TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN

Phần 1: Tự luận
1. Hãy nêu các sai phạm thường gặp đối với việc hạch toán chi phí sản xuất, GVHB?
2. Tại sao KTV thực hiện kiểm toán GVHB thường sẽ phụ trách kiểm toán khoản mục HTK?
3. Hãy nêu các mục tiêu kiểm toán và các thủ tục kiểm toán HTKSNB đối với khoản mục GVHB?
4. Thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm được các KTV sử dụng
như thế nào? Nêu tác dụng của thủ tục này
5. KTV thường sử dụng các thủ tục kiểm toán nào để đảm bảo mục tiêu đánh giá sản phẩm dở dang cuối
kỳ?
6. Vì sao khi kiểm toán các khoản mục trên BCĐKT, KTV thường kết hợp với kiểm toán các khoản mục
trên BCKQKD? Cho ví dụ minh họa?
7. Khi thực hiện thủ tục phân tích các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV sẽ thực
hiện các công việc gì?

Phần 2: Trắc nghiệm


Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. KTV xem xét kết quả kiểm kê HTK cuối kỳ và so sánh tỷ lệ sản phẩm dở dang cuối kỳ này với cuối kỳ
trước xem có sự thay đổi đột biến không nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm toán nào sau đây:
a. Đầy đủ
b. Hiện hữu
c. Đánh giá
d. Chính xác
2. Việc KTV chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp rồi đối chiếu với các phiếu
xuất kho vật tư nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm toán nào dưới đây đối với CP.NVL:
a. Đầy đủ
b. Chính xác
c. Phát sinh
d. Đánh giá
e. Phát sinh và chính xác
3. Việc đối chiếu số liệu trên Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp với bảng chấm công, khoản trích theo
lương, bảng phân bổ tiền lương trong kỳ đảm bảo mục tiêu kiểm toán:
a. Hiện hữu và phát sinh
b. Trình bày và công bố
c. Quyền và nghĩa vụ
d. Tính chính xác và đầy đủ
4. Sai phạm nào sau đây ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu về tính phát sinh đối với chi phí bán hàng:
a. Doanh nghiệp hạch toán chi phí thuê kho bãi vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Doanh nghiệp chưa hạch toán chi phí quảng cáo cho sản phẩm mới.
c. Tiền hoa hồng bán hàng của các đại lý X trong tháng 11 được hạch toán 2 lần.
d. Chi phí giới thiệu sản phẩm là 120 triệu, kế toán phản ánh là 210 triệu.
5. Phương pháp thích hợp nhất để xác định tính có thật của các nhân viên trên bảng lương là:
a. Kiểm tra việc tính toán chính xác về mặt toán học trên bảng lương
b. Đối chiếu tên nhân viên giữa bảng kê khai thuế TNCN và bảng thanh toán lương
c. Quan sát việc phát lương hàng tháng cho nhân viên
d. Quan sát nơi làm việc của nhân viên và chọn một số nhân viên, kiểm tra dựa vào phù hiệu hay
mã số dùng để nhận dạng nhân viên.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 27


Bài tập Kiểm toán tài chính
6. Thủ tục hữu hiệu nhất để phát hiện chi phí lãi vay không được ghi nhận là:
a. Kiểm tra chứng từ gốc về chi phí lãi vay được ghi nhận trên sổ sách kế toán
b. Ước tính độc lập chi phí lãi vay dựa trên hợp đồng vay và đối chiếu với số liệu của đơn vị
c. Gửi thư xác nhận cho ngân hàng
d. Cả 3 lựa chọn trên
e. Lựa chọn b và c
Trả lời đúng/ sai
1. Có nhiều phương pháp định giá HTK khác nhau nên sẽ dẫn đến các kết quả về giá trị HTK, GVHB và
KQKD là khác nhau.
2. Để tiết kiệm chi phí tiền lương và giảm thiểu được sai sót, chức năng nhân sự và chức năng thanh toán
tiền lương nên được thực hiện bởi chỉ một bộ phận trong đơn vị.
3. Chức năng theo dõi thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành nên thực
hiện bởi bộ phận kế toán để việc tính và trả lương được chính xác.
4. Để kiểm tra tính có thực của các khoản chi phí phát sinh, KTV sẽ kiểm tra các chứng từ gốc và đối chiếu
với sổ chi tiết chi phí liên quan.
5. Khi các khoản chi phí là quá nhỏ (nhỏ hơn mức trọng yếu) thì KTV sẽ bỏ qua việc kiểm tra các khoản
chi phí này để tiết kiệm chi phí kiểm toán.

Phần 3: Bài tập


Kiểm toán năm tài chính N của Công ty K. KTV thu thập các nghiệp vụ đã được hạch toán và cần
được xem xét? Theo anh/chị, các nghiệp vụ dưới đây đã hạch toán đúng/sai? Nếu sai KTV phải đưa ra bút
toán điều chỉnh nào?
1. Trong năm chi phí vật liệu xuất dùng để sản xuất loại sản phẩm A vượt định mức cho phép là
150.000.000đ doanh nghiệp hạch toán hết vào giá thành sản phẩm, biết rằng số sản phẩm đó đang sản xuất
dở trên dây chuyền.
2. Do áp dụng không nhất quán phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, kế toán đã tính thiếu 60
triệu đ về chi phí NVL trực tiếp trong năm. Số thành phẩm được tạo ra từ số NVL này đã tiêu thụ trong
năm 50%, còn tồn kho 50%.
3. Tháng 12/ 200N, tổng số tiền chiết khấu thanh toán công ty được hưởng do bên bán chi trả là 110 triệu
đ, công ty đã hạch toán giảm giá hàng mua, biết số hàng mua về vẫn tồn ở kho.
4. Do tính sai giá hàng hoá xuất kho nên công ty đã hạch toán vào giá vốn tăng lên 276.000.000đ.
5. Ngày 29/12/200N, một kho hàng của công ty đã bị cháy. Sau khi dập cháy, số hàng được xác định đã
hỏng hoàn toàn là 1 tỷ đồng, công ty chưa mua bảo hiểm cho số hàng này. Tuy nhiên, kế toán chưa xử lý gì
đối với số hàng trên.
6. Ngày 30/12/200N, đơn vị có xuất một số công cụ dùng cho bộ phận văn phòng, trị giá 30 triệu đồng. Kế
toán đã phản ánh toàn bộ số công cụ trên vào chi phí NVL trong kỳ. Số sản phẩm được kế toán phân bổ chi
phí NVL ở trên vẫn đang trong quá trình sản xuất.
7. Trong kỳ, lương của nhân viên quản lý phân xưởng được kế toán phản ánh vào chi phí quản lý doanh
nghiệp là 40 triệu. Số sản phẩm được sản xuất ra đã được tiêu thụ hết trong năm.
8. Trong năm, đơn vị xuất dùng một số công cụ, dụng cụ cho bộ phận sản xuất có giá trị 80 triệu đồng (số
công cụ, dụng cụ này thuộc loại phân bổ 2 năm). Kế toán đã hạch toán toàn bộ số công cụ này vào chi phí
NVL trực tiếp trong kỳ, số sản phẩm sản xuất ra vẫn đang trên dây chuyền.
9. Đơn vị chưa tính tiền lương tháng 12/200N cho công nhân sản xuất, nên kế toán chưa phản ánh chi phí
nhân công trực tiếp, đến tháng 1/200N+1, kế toán ghi nhận chi phí lương công nhân sản xuất tháng
12/200N là 600 triệu đồng. Cho biết, chi phí lương phân bổ cho sản phẩm dở dang là 15%, sản phẩm hoàn
thành nhập kho là 85%, trong đó 50% số sản phẩm đã được tiêu thụ.
10. Cuối năm khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí quản lý
doanh nghiệp là 250.000.000đ

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 28


Bài tập Kiểm toán tài chính
11. Công ty mua bảo hiểm cho một số tài sản dùng cho quản lý với giá mua 120 triệu đ, thời hạn bảo hiểm
từ 1/07/200X đến 1/07/200X+2. Toàn bộ số tiền mua bảo hiểm đơn vị đã hạch toán vào chi phí quản lý
doanh nghiệp trong năm 200X.
12. Ngày 01 tháng 4 năm 2004 doanh nghiệp vay 1.500.000.000đ trong 4 năm để đầu tư tài sản cố định, lãi
suất 1%/tháng, lãi trả hàng năm. Ngày 31 tháng 12 năm 2004 tài sản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Toàn bộ chi phí tiền vay trong năm 2004 doanh nghiệp chưa hạch toán.
13. Qua kiểm kê chọn mẫu và rà soát lại giá trị hàng tồn kho, Kiểm toán viên phát hiện cần phải trích lập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng thêm so với số liệu của Kế toán cuối năm 200X là 60 triệu đ.
14. Do thanh toán trước hạn tiền mua hàng, doanh nghiệp được hưởng chiết khấu 45 triệu đồng. Kế toán đã
hạch toán giảm giá hàng mua chiết khấu được hưởng này. Số hàng mua này đã được doanh nghiệp tiêu thụ
trong năm.
15. Đơn vị có nắm giữ cổ phần của một công ty niêm yết, dự kiến sẽ bán nó trong năm tới. KTV kiểm tra,
đối chiếu giá cổ phiếu tại ngày 31/12/200N và tính toán chênh lệch, thấy rằng giá các cổ phiếu đã giảm
500 triệu đồng. Tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn của đơn vị đến ngày 31/12/200N không có
số dư.
16. Kiểm tra tới khế ước nhận nợ món vay 3 tỷ thời hạn 5 năm, và tính số lãi vay của món vay trên, KTV
thấy đến ngày 31/12/200N, số lãi vay đơn vị phải trả là 360 triệu. Tuy nhiên, đơn vị mới hạch toán chi phí
lãi vay cho món vay này là 270 triệu đồng và giải thích chưa có thông báo của ngân hàng nên chưa hạch
toán hết số lãi vay của quý IV.
17. Kiểm tra việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi, KTV nhận thấy có một khách nợ đã phá sản và mất
khả năng thanh toán, số tiền phải thu của khách nợ này là 900 triệu đồng. Kế toán chưa xử lý gì đối với
nghiệp vụ trên.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 29


Bài tập Kiểm toán tài chính
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Bài 1. Kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/N của công ty Bình An, KTV phát hiện một số sai phạm sau
1. Kế toán hạch toán toàn bộ số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải nộp quý 4/N là 136.000.000đ của nhân
viên bán hàng và nhân viên quản lý vào chi phí trong năm.
2. DN mua bảo hiểm cho một số tài sản trị giá 180.000.000đ, thời hạn bảo hiểm từ ngày 01/7/N đến ngày
01/7/N+1. Toàn bộ số tiền này được hạch toán vào chi phí trong năm N.
3. Tháng 12/N DN tổ chức hội nghị khách hàng và xuất 500 SP phục vụ khuyến mại tại hội nghị. Giá vốn
số SP trên là 30.000.000đ, giá bán của sp chưa thuế GTGT 10% là 320.000đ/sp. Kế toán phản ánh DT bán
hàng của lô hàng trên là 500.000.000đ, VAT đầu ra 50.000.000đ và phản ánh toàn bộ vào chi phí bán
hàng, đồng thời không phản ánh giá vốn lô hàng.
4. Trong năm, chi phí vật liệu xuất dùng để SXSP A vượt định mức cho phép là 130.000.000đ, DN đã hạch
toán hết vào giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho.
5. Do áp dụng không nhất quán phương pháp tính giá NVL xuất kho, kế toán đã tính thiếu 120.000.000đ
về chi phí NVLTT trong năm. Số thành phẩm được tạo ra từ số NVL này đã tiêu thụ 50% số còn lại nằm
trong hàng tồn kho.
Yêu cầu: - Nêu các thủ tục kiểm toán phát hiện sai phạm trên, Nêu nội dung CSDL bị ảnh hưởng, Nêu
ảnh hưởng các sai phạm trên đối với BCTC và bút toán điều chỉnh (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

Bài 2. Kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/N của công ty Sao Việt, KTV phát hiện một số sai phạm sau
1. Không phản ánh nghiệp vụ mua hàng chưa thanh toán ngày 29/12/N, hoá đơn về hàng chưa về, giá chưa
thuế 221.000.000đ, thuế GTGT 10%.
2. Qua kiểm tra phát hiện một khoản nợ phải thu khách hàng 231.000.000đ đã quá hạn 21 tháng, doanh
nghiệp chưa lập dự phòng.
3. Ghi hoá đơn phát sinh ngày 20/12/N vào doanh thu năm N+1, giá bán chưa thuế 673.000.000đ, thuế
GTGT 5%, trị giá xuất kho của lô hàng 590.000.000đ
4. Kế toán không phản ánh khoản chi phí lãi vay 85.000.000đ trong năm N. Chi phí này được thanh toán
bằng TGNH vào tháng 3/N
5. Kế toán công ty không phản ánh chi phí dụng cụ văn phòng 27.500.000đ tại cửa hàng số 3.
6. Một TSCĐ dùng trong quản lý của công ty đã khấu hao đủ nhưng vẫn đang sử dụng, kế toán công ty vẫn
tiếp tục tính khấu hao trong năm N. Số khấu hao của tài sản này là 45.000.000đ
7. Một số hàng hoá của công ty bị tính giá nhầm làm cho giá trị hàng tồn kho giảm đi 369.000.000đ, giá
vốn hàng bán tăng lên tương ứng 369.000.000đ
8. Ngày 1/7/N, kế toán ghi nhận chi phí sửa chữa lớn nhà xưởng không nằm trong kế hoạch 98.000.000đ
thành chi phí nâng cấp, cải tạo TSCĐ. Nhà xưởng này có tỷ lệ khấu hao hàng năm là 5%.
Yêu cầu: - Nêu các thủ tục kiểm toán phát hiện sai phạm trên, Nêu nội dung CSDL bị ảnh hưởng, Nêu
ảnh hưởng các sai phạm trên đối với BCTC và bút toán điều chỉnh (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

Bài 3. Kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/N của công ty Hoa Lệ, KTV phát hiện một số sai phạm sau
1. Ngày 20/6 công ty mua lô NVL của công ty Hà Phương trị giá chưa thuế 430.000.000đ, thuế GTGT
10%, phần chiết khấu thanh toán được hưởng 1% trên giá mua chưa thuế kế toán công ty đã ghi giảm giá
trị hàng mua.
2. Ngày 29/12, công ty mua lô vật liệu chưa thanh toán trị giá chưa thuế 520.000.000đ, thuế GTGT 10%,
hoá đơn về nhưng hàng chưa về, đến ngày 3/1/N khi hàng về kế toán công ty mới tiến hành hạch toán.
3. Kế toán không phản ánh nghiệp vụ bán hàng ngày 12/5, xuất bán chịu cho công ty Thiên Ân 9.000 sản
phẩm, giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 61.300đ/sp, đơn giá xuất kho bình quân gia quyền
46.300đ/sp
4. Kế toán doanh nghiệp hạch toán toàn bộ chi phí NVL trực tiếp vượt định mức 46.000.000đ vào giá
thành thành phẩm hoàn thành nhập kho trong năm.
5. Do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng xuất kho bán đẽ làm cho giá vốn hàng bán tăng lên
145.000.000đ

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 30


Bài tập Kiểm toán tài chính
6. Ngày 25/12/N, DN xuất kho một số dụng cụ thuộc loại phân bổ hai lần cho phân xưởng sản xuất trị giá
59.000.000đ, kế toán đã phản ánh toàn bộ vò chi phí NVL trực tiếp của sản phẩm hoàn thành nhập kho
trong năm.
7. Kế toán doanh nghiệp không phản ánh số NVL xuất kho nhờ ông Mai Nam gia công hộ trị giá
542.000.000đ vào hàng tồn kho của DN.
8. Ngày 12/5 công ty mua NVL của công ty Mai Hoàng chưa thanh toán, giá mua chưa thuế 419.000.000đ,
thuế GTGT 10%, chiết khấu thương mại được hưởng 1%, kế toán công ty đã ghi giảm chi phí quản lý
doanh nghiệp
Yêu cầu: - Nêu các thủ tục kiểm toán phát hiện sai phạm trên, Nêu nội dung CSDL bị ảnh hưởng, Nêu
ảnh hưởng các sai phạm trên đối với BCTC và bút toán điều chỉnh (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

Bài 4. Kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/N của công ty Hoa Ban, KTV phát hiện một số sai phạm sau
1. Lương nhân viên tháng 12/N: lương nhân viên bán hàng là 200.000.000đ, lương nhân viên quản lý là
250.000.000đ nhưng đến 10/01/ N+1 kế toán mới thanh toán và hạch toán
2. Doanh nghiệp chưa phản ánh hoa hồng đại lý được hưởng trong năm do bán 800sản phẩm Z. Theo thoả
thuận giữa doanh nghiệp và bên giao đại lý thì hoa hồng đại lý bằng 2% trên giá bán hàng chưa thuế, biết
giá bán 1.345.000đ/1sp. Doanh nghiệp đã thanh toán cho bên giao đại lý bằng chuyển khoản sau khi trừ
hoa hồng được hưởng.
3. Toàn bộ số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải nộp tháng 10/N là 92.000.000đ của nhân viên quản lý và
nhân viên bán hàng được hạch toán vào chi phí trong năm.
4. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho một số tài sản trị giá 150.000.000đ, thời hạn bảo hiểm từ 1/08/N đến
1/08/N+1 Toàn bộ tiền bảo hiểm đã được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm.
5. Trong năm doanh nghiệp có 1số sản phẩm đã tiêu thụ cần phải bảo hành, tổng chi phí bảo hành   phát
sinh là 321.000.000đ, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí này vào giá vốn của sản phẩm. Biết rằng cuối kỳ kế
toán trước doanh nghiệp cũng đã tiến hành trích lập dự phòng về bảo hành sản phẩm là 295.000.000đ.
6. Tháng 10/N doanh nghiệp tổ chức hội nghị khách hàng và có xuất 500 sản phẩm phục vụ cho khuyến
mại, quảng cáo tại hội nghị. Giá vốn của lô hàng trên là 43.000.000đ. Giá bán của các sản phẩm trên là
110.000đ/sp (chưa bao gồm VAT 10%). Kế toán phản ánh trị giá của số sp này vào chi phí bán hàng, đồng
thời không có bút toán phản ánh giá vốn.
7. Do tính sai giá hàng hóa xuất kho nên Công ty đã hạch toán vào giá vốn tăng lên 276.456.000đ.
8. Trong kỳ, phát sinh chi phí lương của nhân viên quản lý phân xưởng là 24.000.000đ, kế toán hạch toán
vào lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, biết số sản phẩm được sản xuất đang trên dây chuyền.
9. Trong năm chi phí vật liệu xuất dùng để sản xuất loại sản phẩm A vượt định mức cho phép là
150.000.000đ doanh nghiệp hạch toán hết vào giá thành sản phẩm, biết rằng số sản phẩm đó đang sản xuất
dở trên dây chuyền.
10. Doanh nghiệp có 1 số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất không hết nhập lại kho trị giá
20.000.000đ, kế toán phản ánh ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Số sản phẩm trên đã sản xuất hoàn
thành và nhập kho chưa tiêu thụ.
Yêu cầu: - Nêu các thủ tục kiểm toán phát hiện sai phạm trên, Nêu nội dung CSDL bị ảnh hưởng, Nêu
ảnh hưởng các sai phạm trên đối với BCTC và bút toán điều chỉnh (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

Bài 5. Kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/N của công ty Hoa Ban, KTV phát hiện một số sai phạm sau
1. Ngày 6/2/N, công ty mua 1TSCĐ chưa thanh toán dùng cho câu lạc bộ báng chuyền của công ty trị giá
65.000.000đ, thuế GTGT 5%. Kế toán công ty chưa phản ánh nghiệp vụ này.
2. Do áp dụng không nhất quán phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, kế toán đã tính thiếu
68.000.000đ chi phí NVL trực tiếp trong năm. Số thành phẩm được tạo ra từ số NVL này đã tiêu thụ trong
năm 50%, còn tồn kho 50%.
3. Trong năm doanh nghiệp xuất công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất là 39.500.000đ thuộc loại phân bổ
2lần (2 năm). Kế toán phản ánh toàn bộ giá trị trên vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của thành phẩm
hoàn thành nhập kho

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 31


Bài tập Kiểm toán tài chính
4. Đơn vị không phản ánh một số khoản tiền lãi của tiền gửi ngân hàng trong năm trị giá 120 triệu. Khoản
lãi này được phản ánh vào tháng 1/N+1
5. Đơn vị khoá sổ nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/1/N+1 thay vì phải khoá sổ vào 31/12/N. Tổng doanh
thu từ ngày 31/12/N tới ngày 15/1/N+1 là 789.000.000đ, giá vốn hàng bán của số hàng này là
672.000.000đ.
6. Trong năm công ty thanh lý một TSCĐ dùng cho QLDN, giá trị phế liệu thu hồi được bằng tiền mặt là
23.400.000đ, kế toán đã ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
7. Ngày 1/2/N công ty bán hàng cho khách theo phương thức bán hàng trả góp trong 2 năm. Tổng số tiền
mà mà khách hàng phải trả là 800.000.000đ bao gồm cả VAT 10%. Doanh thu bán thu tiền ngay của số
hàng trên là 770.000.000đ (bao gồm cả VAT 10%). Kế toán phản ánh doanh thu trong năm N là 800 triệu.
Giả sử giá vốn phản ánh đúng.
8. Công ty đã thuê một thiết bị dùng cho quản lý từ 01/10/N đến ngày 01/5/N+1với tổng chi phí thuê phải
trả (không bao gồm VAT) là 65.000.000đ. Công ty đã thanh toán toán bằng TGNH vào ngày 01/10/N, kế
toán công ty đã hạch toán toàn bộ vào chi phí năm N
9. Doanh nghiệp bán hàng cho 1 cửa hàng lớn trong thành phố, hàng đã giao cho khách, đã thu được 2/3 số
tiền bằng chuyển khoản, giá vốn của lô hàng là 200.000.000đ, giá bán của lô hàng là 396.000.000đ (bao
gồm cả 10% VAT). Kế toán ghi nhận lô hàng trên là hàng gửi bán.
Yêu cầu: - Nêu các thủ tục kiểm toán phát hiện sai phạm trên, Nêu nội dung CSDL bị ảnh hưởng, Nêu
ảnh hưởng các sai phạm trên đối với BCTC và bút toán điều chỉnh (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

Bài 6. Cho BCĐ kế toán ngày 31/ 12/ N của Công ty Hải Hà như sau
Đơn vị tính: đồng
Tài sản Nguồn vốn
A. Tài sản ngắn hạn 2.737.699.500 A. Nợ phải trả 2.587.699.500
I. Tiền 187.715.000 I. Nợ ngắn hạn 1.587.699.500
II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 300.000.000 1.Vay ngắn hạn 500.000.000 
III. Các khoản phải thu 1.129.320.500 2. Phải trả người bán 887.699.500 
- Phải thu 1.229.320.500 4. Thuế và khoản phải nộp NN 200.000.000
- DP phải thu ngắn hạn khó đòi (100.000.000) 5. Phải trả CNV 0 
IV. Hàng tồn kho 1.070.664.000 6. Chi phí phải trả 0 
1. Hàng tồn kho 1.130.664.000    
2. Dự phòng giảm giá HTK (60.000.000) II. Nợ dài hạn 1.000.000.000
V. Tài sản ngắn hạn khác 50.000.000  Vay dài hạn 1.000.000.000
B. Tài sản dài hạn 5.000.000.000 B. Vốn chủ sở hữu 5.150.000.000
I. Các khoản phải thu dài hạn 300.000.000 I. Vốn chủ sở hữu 5.150.000.000
II. Tài sản cố định 4.595.000.000 Vốn góp của chủ sở hữu 5.000.000.000
Trong đó: 1.Tài sản CĐ hữu hình 4.595.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối 150.000.000
- Nguyên giá 5.351.750.000 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (756.750.000)    
V. Tài sản dài hạn khác 105.000.000    
Tổng cộng tài sản 7.737.699.500 Tổng cộng nguồn vốn 7.737.699.500

Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phát hiện một số nghiệp vụ sau:
1. Tháng 12/ N, tổng số tiền chiết khấu thanh toán công ty được hưởng do bên bán chi trả là 110.000.000đ,
công ty đã hạch toán giảm giá hàng mua, biết số hàng mua về vẫn tồn ở kho.

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 32


Bài tập Kiểm toán tài chính

2. Ngày 31/12/N công ty nhập khẩu một thiết bị sản xuất; giá nhập khẩu đã qui đổi VNĐ là 300.000.000đ,
thuế nhập khẩu 40%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, chi phí vận chuyển 10.000.000đ. Công ty đã ghi
nhận nguyên giá TSCĐ giá mua và các loại thuế, chi phí nói trên.
3. Ngày 20/12/N, Công ty xuất một lô hàng cho đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng, việc lập bảng kê và
quyết toán hàng bán giữa công ty và đại lý theo định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, giá vốn của lô hàng
150.000.000đ. Kế toán Công ty đã hạch toán doanh thu theo giá bán 220.000.000đ (cả VAT 10%) đối với
lô hàng này trong năm N.
4. Công ty mua bảo hiểm cho một số tài sản dùng cho quản lý với giá mua 120.000.000đ, thời hạn bảo
hiểm từ 1/07/N đến 1/07/N+2. Toàn bộ số tiền mua bảo hiểm đơn vị đã hạch toán vào chi phí quản lý
doanh nghiệp trong năm N.
Yêu cầu:
- Phân tích sai phạm trong các nghiệp vụ trên và đưa ra bút toán điều chỉnh.
- Lập lại Bảng CĐKT sau các bút toán điều chỉnh, phân tích tác động của các bút toán điều chỉnh đó
đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N của Công ty (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

Bài 7 Cho BCĐ kế toán ngày 31/ 12/ N của Doanh nghiệp Thắng lợi như sau
Đơn vị tính: đồng
Tài sản Nguồn vốn
A. Tài sản ngắn hạn 2.737.699.500 A. Nợ phải trả 2.587.699.500
I. Tiền 187.715.000 I. Nợ ngắn hạn 1.587.699.500
II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 300.000.000 1.Vay ngắn hạn 500.000.000 
III. Các khoản phải thu 1.129.320.500 2. Phải trả người bán 887.699.500 
- Phải thu 1.229.320.500 4. Thuế và khoản phải nộp NN 200.000.000
- DP phải thu ngắn hạn khó đòi (100.000.000) 5. Phải trả CNV 0 
IV. Hàng tồn kho 1.070.664.000 6. Chi phí phải trả 0 
1. Hàng tồn kho 1.130.664.000    
2. Dự phòng giảm giá HTK (60.000.000) II. Nợ dài hạn 1.000.000.000
V. Tài sản ngắn hạn khác 50.000.000  Vay dài hạn 1.000.000.000
B. Tài sản dài hạn 5.000.000.000 B. Vốn chủ sở hữu 5.150.000.000
I. Các khoản phải thu dài hạn 300.000.000 I. Vốn chủ sở hữu 5.150.000.000
II. Tài sản cố định 4.595.000.000 Vốn góp của chủ sở hữu 5.000.000.000

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 33


Bài tập Kiểm toán tài chính

Tài sản Nguồn vốn


Trong đó: 1.Tài sản CĐ hữu hình 4.595.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối 150.000.000
- Nguyên giá 5.351.750.000 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (756.750.000)    
V. Tài sản dài hạn khác 105.000.000    
Tổng cộng tài sản 7.737.699.500 Tổng cộng nguồn vốn 7.737.699.500

Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính, KTV phát hiện một số nghiệp vụ sau:
1) Ngày 1 tháng 10 năm N văn phòng doanh nghiệp đã được trang bị và đưa vào sử dụng một máy
photocopy, trị giá 48.000.000đ, thời gian sử dụng là 4 năm. Doanh nghiệp chưa ghi chép tài sản này vào sổ
kế toán. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền mua máy.
2) Ngày 15 tháng 2 năm N doanh nghiệp mua 0,5 tỷ mệnh giá trái phiếu chính phủ, đến ngày 15 tháng 08
năm N nhận được tiền lãi thanh toán năm của trái phiếu cho kỳ từ 15/08/N-1 đến 15/08/N là 35.000.000đ.
Doanh nghiệp đã hạch toán toàn bộ số lãi trên vào doanh thu hoạt động tài chính.
3) Do tính sai giá hàng hoá xuất kho nên công ty đã hạch toán vào giá vốn tăng lên 276.000.000đ.
4) Qua kiểm kê chọn mẫu và rà soát lại giá trị hàng tồn kho, Kiểm toán viên phát hiện cần phải trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho tăng thêm so với số liệu của Kế toán cuối năm N là 60.000.000đ.
Yêu cầu:
- Phân tích sai phạm trong các nghiệp vụ trên và đưa ra bút toán điều chỉnh.
- Lập lại BCĐ kế toán sau các bút toán điều chỉnh, phân tích tác động của các bút toán điều
chỉnh đó đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N của Công ty Thắng lợi. (biết thuế suất thuế
TNDN 25%)

Bài 8. Cho Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm N
của Công ty Hải Thịnh như sau:

Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm N


Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
(1.000.000đ) (1.000.000đ)
- Tiền mặt 500 - Vay ngắn hạn 1.800
- Phải thu khách hàng 1.000 -Phải trả người bán 1.200
- Hàng tồn kho 4.700 - Thuế phải nộp NN 300
- TSCĐ hữu hình 5.000 - Vay dài hạn 1.200
- Hao mòn luỹ kế (1.200) - Nguồn vốn kinh doanh 5.000
- LN chưa phân phối 500
Tổng tài sản 10.000 Tổng nguồn vốn 10.000

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N


Chỉ tiêu Số tiền (1.000.000đồng)
- Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 24.500
- Giá vốn hàng bán 19.000
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 5.500
- Chi phí bán hàng 1.500
- Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.000
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.000
- Chi phí thuế TNDN 500
- Lợi nhuận sau thuế 1.500
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện một số nghiệp vụ sau:

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 34


Bài tập Kiểm toán tài chính
1. Trong kỳ tổng số tiền chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng do bên bán chi trả là
150.000.000đ, doanh nghiệp đã hạch toán giảm giá hàng mua trong kỳ, biết rằng số hàng mua về vẫn tồn ở
kho
2. Ngày 31 tháng 12 năm N, doanh nghiệp nhập khẩu một thiết bị sản xuất: giá nhập khẩu là 15.000 USD
(tỷ giá 19.800đ/USD), thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, chi phí vận chuyển
10.000.000đ. Doanh nghiệp ghi nhận nguyên giá TSCĐ là 434.710.000đ.
3. Ngày 25 tháng 12, Công ty xuất bán một lô hàng theo phương thức giao hàng tại kho của người mua
(người mua chưa trả tiền), giá bán là 50.000.000đ (chưa thuế VAT 10%), giá vốn là 35.000.000đ, ngày
10/01/N+1 hàng được giao cho người mua. Công ty hạch toán doanh thu và giá vốn lô hàng này vào năm
N.
4. Ngày 1 tháng 09 Công ty được tặng một máy Photocopy trị giá 35.000.000, thời gian sử dụng là 5 năm.
Tài sản được đưa vào sử dụng ngay nhưng do không phát sinh một khoản chi phí nào liên quan đến quá
trình đưa tài sản vào sử dụng nên Công ty chưa ghi chép tài sản này vào sổ kế toán của Công ty. Công ty
chưa thanh toán tiền mua máy.
5. Ngày 27 tháng 12 kiểm tra chứng từ ngân hàng thấy có một khoản phí chuyển tiền là 2.567.000đ và lãi
vay 67.500.000đ Công ty chưa hạch toán.
6. Do tính sai giá hàng hóa xuất kho nên Công ty đã hạch toán vào giá vốn tăng lên 276.456.000đ.
7. Giá trị nguyên vật liệu kiểm kê thực tế thấp hơn so với sổ kế toán 57.467.000đ chưa rõ nguyên nhân kế
toán chưa phản ánh vào sổ.
Yêu cầu: Hãy đưa ra các điều chỉnh cần thiết và lập lại Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết
quả kinh doanh của Công ty.(biết thuế suất thuế TNDN 25%)

Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHĐL 35

You might also like