You are on page 1of 26

I.

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong một cuộc kiểm toán, KTV có được thư giải trình của nhà quản lý, điều nào
dưới đây không phải là mục đích của thư giải trình:
a.Tiết kiệm chi phí kiểm toán bằng cách giảm bớt một số thủ tục kiểm toán như:
quan sát, kiểm tra, xác nhận
Câu 2: Trách nhiệm về việc trình bày đầy đủ BCTC của một công ty thuộc về
c. Nhà quản lý doanh nghiệp
Câu 3: Mục tiêu của hoạt động kiểm soát nhằm ngăn chặn xác định sai giá trị của TSCĐ
trên hệ thống sổ sách liên quan đến cơ sở dẫn liệu
d. Đo lường/ Tính giá
Câu 4: Khi xác minh sự tồn tại của 1 TS của DN tại thời điểm báo cáo KTV xác minh cơ
sở dẫn liệu nào
c. Quyền và nghĩa vụ
Câu 5: Tất cả các cơ sở dẫn liệu sau đều thuộc BCTC trừ:
c. Khả năng tài chính
Câu 6: Lý do chính mà KTV thu thập bằng chứng là để
a.Đưa ra ý kiến về BCTC
Câu 7: Khi xem xét về sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán, ý kiến nào sau đây luôn
luôn đúng:
d. Bằng chứng thu thập phải đáng tin cậy và phù hợp với mục tiêu kiểm toán mới
được xem là thích hợp
Câu 8: Trong các bằng chứng sau đây, bằng chứng nào có độ tin cậy cao nhất:
d.Thư xác nhận của ngân hàng
Câu 9: KTV độc lập xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán nhằm
a.Duy trì thái độ độc lập đối với vấn đề liên quan đến cuộc KT
b.Đánh giá kết quả công tác quản lý của khách hàng
c.Xác định nội dung, thời gian và phạm vi của công việc KT
d. Tất cả đều đúng
Câu 10: Để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty KTV nên thực hiện
a. Phỏng vấn ban giám đốc
b. Xây dựng bảng câu hỏi gửi tới các thành viên liên quan
c. Chọn mẫu kiểm tra xem nhân viên có thực hiện đúng quy trình đã xây dựng tại công ty
d.Tất cả đều đúng
Câu 11: Câu nào dưới đây về KSNB là không hợp lý
d. Các hoạt động kiểm soát luôn được cân nhắc trong mối quan hệ giữa lợi ích đem
lại và chi phí bỏ ra để có được chúng
Câu 12: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập tại đơn vị để:
a. Thực hiện các mục tiêu của đơn vị
Câu 13: Trong tình huống nào dưới đây, KTV nên nhờ ý kiến chuyên gia
b. Định giá một tác phẩm nghệ thuật
Câu 14: Trong giai đoạn tiền kế hoạch việc phỏng vấn KTV tiền nhiệm là một thủ tục cần
thiết nhằm:
d. Đánh giá về khả năng nhận lời mời kiểm toán
Câu 15: Văn bản pháp quy cần thu thập trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm:
a. Các quy chế về tài chính- kiểm toán chung cho cả nền kinh tế
b. Các quy định của ngành trong đó khách thể kiểm toán hoạt động
c. Các quy chế do bản thân khách thể kiểm toán đặt ra
d. Các quy chế do KTV lần trước khuyên khách thể nên vận dụng
e. Tất cả đều đúng
Câu 16: Trước khi chấp nhận 1 cuộc kiểm toán, KTV kế nhiệm nên phỏng vấn KTV tiền
nhiệm xem:
a. Có bất cứ sự bất đồng nào với ban quản lý về việc áp dụng các nguyên tắc kế toán
và các vấn đề quản lý khác hay không
Câu 17:Thủ tục kiểm tra hệ thống KS được thực hiện khi:
a. KTV nghi ngờ về tính hiệu quả của KSNB
b. KTV đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB là hiệu quả
c. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao
d.Tất cả đều đúng
Câu 18: Các sai phạm thường bắt gặp trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích là
b. Thông tin không đầy đủ
Câu 19: Trong quá trình thực hành kiểm toán
a. KTV có thể thay đổi quy trình KT nếu thấy cần thiết
Câu 20: Trong việc lựa chọn kỹ thuật kiểm tra hệ thống kiểm soát, yếu tố nào dưới đây
ảnh hưởng tới kỹ thuật kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ:
d. Mục đích của cuộc kiểm toán
Câu 21: Một ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên được đưa ra khi bị giới hạn về phạm vi
kiểm toán cần được giải thích trên
b. Báo cáo kiểm toán
Câu 22: KTV phải chịu trách nhiệm về:
a. Việc lập các BCTC của khách thể kiểm toán
b. Việc lựa chọn các chính sách kế toán áp dụng tại khách thể kiểm toán
c. Việc sắp xếp và lưu trữ các tài liệu kế toán ở khách thể kiểm toán
d. Không câu nào đúng
Câu 23: Ngay trước ngày kết thúc kiểm toán, một khách hàng chủ chốt của DN bị hỏa
hoạn và DN cho rằng điều này ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình, KTV cần:
d. Ngưng phát hành báo cáo kiểm toán cho đến khi biết rõ phạm vi ảnh hưởng của
vấn đề trên đối với BCTC
Câu 24: Trong báo cáo kiểm toán quy định người nhận báo kiểm toán là:
c. Người ký hợp đồng kiểm toán

ĐỀ 18
Câu 25: Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có
thể thực hiện thủ tục phân tích nào sau đây
a. Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng và xem xét sự tăng giảm bất thường
b. So sánh doanh thu năm nay so với năm trước theo từng tháng, giải thích biến động
bất thường
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 26: Đâu không phải là một thủ tục kiểm toán đúng áp dụng cho khoản mục TSCĐ
a. Tính toán lại chi phí khấu hao
b. Kiểm tra chứng từ chọn mẫu tài sản tăng, giảm
c. Đánh giá lại số dư cuối kỳ theo gốc ngoại tệ
d. Đối chiếu chi phí khấu hao
Câu 27: Thử nghiệm chi tiết nào là phù hợp với kiểm toán vốn đầu tư của chủ sở hữu
a. Xem xét hồ sơ góp vốn vào công ty
b. Gửi thư xác nhận tới các thành viên góp vốn
c. Phỏng vấn ban giám đốc về quy trình góp vốn vào công ty
d. a và b
e. Các câu trên đều đúng
Câu 28: Để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty, kiểm toán viên nên thực hiện
a. Phỏng vấn ban giám đốc ( pp phỏng vấn)
b. Xây dựng bảng câu hỏi gửi tới các thành viên liên quan ( pp điều tra)
c. Chọn mẫu kiểm tra xem nhân viên có thực hiện đúng quy trình đã xây dựng
d. Các câu trên đều đúng
e. a và b
Câu 29: Thủ tục phân tích nào không phù hợp khi kiểm toán các khoản vay?
a. So sánh chi phí lãi vay với số ước tính
b. So sánh chi phí lãi vay năm nay với năm trước
c. So sánh số dư nợ vay cuối năm với đầu năm
d. Phân tích sự biến động số dư nợ phải thu năm nay so với năm trước

II. ĐÚNG SAI


1.Trình tự kiểm toán tài chính thường xuôi theo trình tự kế toán
=> Sai. Ngược theo trình tự kế toán
2. Đối tượng chủ yếu trong kiểm toán tài chính là các BCTC
=> Đúng. Là các bảng kê TC trong đó quan trọng là BCTC
3. Trắc nghiệm độ tin cậy của công việc sử dụng nhằm thỏa mãn mục đích đảm bảo
độ tin cậy con số thông tin kế toán của hệ thống KSNB
=> Đúng. Đây là KN về trắc nghiệm độ tin cậy
4. Trắc nghiệm phân tích bao gồm trắc nghiệm độ tin cậy và trắc nghiệm
đạt yêu cầu
=> Sai. Trắc nghiệm phân tích chỉ là trắc nghiệm độ tin cậy
5. Phương pháp kiểm toán chứng từ là phương pháp kiểm tra việc lập chứng từ có
hợp lý, đúng quy định hay không
=> Sai. Là phương pháp kiểm tra dựa trên tài liệu kế toán được thực hiện bới các KTV
6. Mỗi mục tiêu kiểm toán chung tương ứng với ít nhất một mục tiêu kiểm toán đặc
thù
=> Đúng.
7. Mỗi mục tiêu kiểm toán chung chỉ tương ứng với một mục tiêu kiểm toán đặc thù
ở mọi đối tượng kiểm toán cụ thể
=> Sai
8. Cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu, khoản mục khác nhau trên BCTC thì không giống
nhau
=> Đúng.
9. Kiểm toán kiểm tra sự phê chuẩn của nghiệp vụ là nhằm xác minh mục tiêu tính
giá
=> Sai. Kiểm tra sự phê chuẩn là kiểm tra tính hiệu lực có thực sự phát sinh hay không
10. Kiểm toán tài chính là quá trình tích lũy và đánh giá bằng chứng kể kết luận về
tính đầy đủ và chính xác của thông tin kế toán
=> Sai. Để kết luận tính trung thực hợp lý.
11. Xác minh theo mục tiêu tồn tại (có thật) thường khó hơn xác minh mục tiêu đầy
đủ
=> Đúng. VD kiểm tra TS thường xảy ra tính tồn tại (có thật) khó hơn tính đầy đủ đối với
những DN khai khống
12. Kỹ thuật kiểm kê tài sản nhằm xác minh mục tiêu về tính tính giá của DN
=> Sai. Xác minh mục tiêu về tính có thật
13. Cơ sở dẫn liệu phân loại đảm bảo các TS của DN được phân loại và ghi chép
trên các tài khoản phù hợp
=> Đúng.
14. Xác nhận của của nhà quản lý được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm
=> Đúng
15. Nếu nhà quản lý từ chối xác nhận theo yêu cầu của KTV thì KTV sẽ đưa ra ý
kiến từ chối
=> Sai. KTV sẽ thu thập các bằng chứng để đưa ra kết luận 1 cách phù hợp
16. Bằng chứng kiểm toán có nguồn gốc càng độc lập với đơn vị được kiểm toán thì
càng tin cậy.
=> Đúng.
17. Theo nguyên tắc chung, bằng chứng về sự hiện hữu của TS do KTV trực tiếp
kiểm kê được xem là thuyết phục nhất
=> Đúng. KTV trực tiếp kiêm tra tính hiện hữu TS là đáng tin nhất
18. KTV thường sử dụng xác nhận dạng phủ định để xác minh khoản phải thu
không trọng yếu
=> Đúng hoặc Sai. Không trọng yếu có thể sd xác nhận phủ định nhưng thường sẽ dùng
xác nhận khẳng định
19. Khi muốn xác minh sự đầy đủ của 1 TS, KTV sẽ thực hiện kiểm toán từ sổ sách
kế toán xuống chứng từ gốc
=> Sai. Kiểm tra sự đầy đủ của TS, KTV sẽ kiểm toán từ chứng từ gốc lên sổ sách kế
toán
20. Xác nhận khẳng định và xác nhận phủ định cung cấp bằng chứng kiểm toán có
độ tin cậy như nhau
=> Sai. Xác nhận khẳng định đáng tin cậy hơn do xác nhận phủ định dễ nhầm lẫn giữa
việc đúng và người ta không muốn trả lời
21. Xác nhận khẳng định cung cấp bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao hơn xác
nhận phủ định
=> Đúng
22. KTV chịu trách nhiệm về việc sử dụng những tài liệu của KTV nội bộ như các
bằng chứng kiểm toán để hình thành nên ý kiến của mình
=> Đúng
23. KTV không chịu trách nhiệm về việc sử dụng những bằng chứng do chuyên gia
cung cấp để hình thành nên ý kiến của mình
=> Sai. KTV vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng, ý kiến của chuyên gia chỉ cung cấp
thông tin bằng chứng để KTV đưa ra ý kiến của mình
24. Khi muốn xác minh sự phát sinh của 1 khoản mục KTV sẽ kiểm toán từ chứng
từ gốc lên sổ sách kế toán
=> Sai. Kiểm tra sự phát sinh thì sẽ thực hiện kiểm toán từ sổ sách xuống chứng từ gốc
25. Để đảm bảo tính khách quan KTV chỉ thu thập bằng chứng từ bên ngoài đơn vị
=> Sai. Vì có nhiều bằng chứng phải lấy trong nội bộ DN
26. Bộ phận nhận hàng nên độc lập với bộ phận mua hàng trong một DN
=> Đúng. Để tránh gian lận
27. Rủi ro kiểm soát luôn tồn tại
=> Đúng
28. Hệ thống KSNB của các đơn vị khác nhau là khác nhau
=> Đúng. Vì mỗi DN tạo ra hệ thống kiểm soát phù hợp cho DN
29. Thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện vì hiệu quả hơn thử nghiệm cơ
bản
=> Sai
30. Thử nghiệm kiểm soát cho phép KTV giảm phạm vi thử nghiệm cơ bản khi kết
quả thử nghiệm kiểm soát bằng hoặc tốt hơn mức KTV mong đợi
=> Đúng. Rủi ro kiểm soát giảm xuống thì rủi ro phát hiện tăng lên (phạm vi thử nghiệm
cơ bản giảm đi)
31. Đánh giá mức trọng yếu chỉ được tính trên chỉ tiêu LN trước thuế TNDN
=> Sai. Vì tính trên tất cả các chỉ tiêu
32. Thử nghiệm KS được thực hiện trước khi KTV đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm
soát
=> Sai. Vì đánh giá ban đầu mới đến thử nghiệm KS
33. Khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho một khách hàng KTV cần xem xét tính
liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng
=> Đúng
34. KTV có thể tìm hiểu về khách hàng kiểm toán từ nhiều nguồn thông tin khác
nhau
=> Đúng
35. KTV có thể thay đổi rủi ro kiểm soát của khách thể kiểm toán
=> Sai. Vì KTV không thể thay do tồn tại khách quan
36. KTV không thể thay đổi rủi ro kiểm soát của khách thể kiểm toán
=> Đúng
37. KTV có thể thay đổi rủi ro kiểm toán thông qua việc thay đổi rủi ro
phát hiện
=> Đúng. Vì rủi ro phát hiện thay đổi được
38. Thông thường chi phí cho cuộc kiểm toán lần đầu tiên bao giờ cũng cao hơn so
với cuộc kiểm toán tiếp theo
=> Đúng
39. Đánh giá mức trọng yếu thường được tính trên chỉ tiêu tổng tài sản
=> Sai.
40. KTV thường sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu để tính toán mức trọng yếu
=> Sai
41. Tính trọng yếu là một khái niệm tuyệt đối và không gắn với quy mô của công ty
khách hàng
=> Sai. Vì có gắn với quy mô của công ty KH
42. Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau
=> Sai. Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau
43. Trong kiểm toán tài chính KTV sử dụng chủ yếu là thử nghiệm kiểm soát rất ít
thử nghiệm cơ bản
=> Sai. Thử nghiệm cơ bản nhiều hơn
44. Thủ tục phân tích là bắt buộc khi thực hiện thử nghiệm cơ bản
=> Sai. Vì không bắt buộc
45. Trong kiểm toán tài chính, ở mọi trường hợp thử nghiệm kiểm soát đều được
thực hiện
=> Sai. Vì trường hợp không có hệ thống KSNB thì không thực hiện
46. Trong kiểm toán tài chính, khi hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động
không có hiệu lực thì thử nghiệm kiểm soát vẫn được thực hiện
=> Sai. Vì khi hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động không có hiệu lực thì thường
bỏ qua thử nghiệm kiểm soát
47. Trong kiểm toán tài chính, số lượng thử nghiệm cơ bản được thực hiện ở mọi
khách thể kiểm toán là như nhau
=> Sai. Vì ở mỗi khách thể kiểm toán là khác nhau
48. Khi nhà quản lý thực hiện cam kết về sự tồn tại của TS trên BCTC, KTV không
cần làm các thủ tục xác minh nữa
=> Sai. KTV vẫn phải làm các thủ tục xác minh
49. Trong kiểm toán tài chính, thử nghiệm cơ bản là thử nghiệm then chốt và cốt lõi
=> Sai. Thử nghiệm cơ bản không phải là thử nghiệm then chốt và cốt lõi
50. Trường hợp thử nghiệm kiểm soát chứng tỏ hệ thống KSNB của khách hàng
hoạt động tốt một cách tối đa thì thử nghiệm cơ bản không cần phải thực hiện
=> Sai. Vì vẫn cần thực hiện
51. Trong một số trường hợp nhất định thử nghiệm cơ bản không cần thực hiện
=> Sai. Vì thử nghiệm cơ bản là cần thiết
52. KTV không thể thay đổi ý kiến sau khi đã phát hành báo cáo kiểm toán
=> Sai. Vì có thể thay đổi được
53. KTV là người có trách nhiệm chính trong việc trình bày trung thực và hợp lý
thông tin tài chính của đơn vị khách hàng.
=> Sai. Vì công ty được kiểm toán có trách nhiệm
54. Khi phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC,
KTV không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần
=> Đúng.Vì lúc này KTV phải đưa ra ý kiến từ chối
55. Báo cáo kiểm toán phải lập theo mẫu quy định của bộ tài chính
=> Sai. Chỉ cần đảm bảo đầy đủ nội dung
56. Ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa là BCTC của khách hàng không có gian
lận, sai sót.
=> Sai. Có thể có sai sót nhỏ,
56. Khi phát hiện các gian lận của KH trong việc ghi chép DT bán hàng, kiểm toán
viên phải đưa ra ý kiến dạng không chấp nhận toàn phần
=> Đúng.Vì gian lận là sai sót có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC
57. Ngày ký báo cáo kiểm toán phải sau ngày ký BCTC của người đứng đầu đơn vị
được kiểm toán
=> Đúng.
58. Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTV thu thập bằng chứng việc vi phạm
giả định hoạt động liên tục của đơn vị khách hàng, KTV phải đưa ra ý kiến dạng
loại trừ
=> Đúng
59. KTV đã ký hợp đồng kiểm toán với đơn vị được kiểm toán thì không được đưa
ra ý kiến từ chối trên báo cáo kiểm toán
=> Sai.Vì có thể trong trường hợp KTV không thể thu thập đủ bằng chứng và phạm vi
kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng thì vẫn được đưa ra ý kiến từ chối

ĐỀ 18:
60. Trong trường hợp thử nghiệm kiểm soát chứng tỏ hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng hoạt động tốt một cách tối đa thì thử nghiệm cơ bản không cần phải
thực hiện.
Sai. Vì chỉ thử nghiệm kiểm soát không thôi chưa đủ, nó là bước đệm giúp rút ngắn được
thời gian cũng như tăng thêm phần chính xác cho công việc kiểm toán.
61. Thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện vì hiệu quả hơn thử nghiệm cơ
bản
Đúng.Vì thử nghiệm kiểm soát có độ tin cậy cao trong hệ thống KSNB, Việc này nhằm
hạn chế, ngăn ngừa và phát hiện các sai sót trọng yếu .
62. Khi nhà quản lý thực hiện cam kết về sự tồn tại của tài sản trên BCTC, kiểm
toán viên không cần làm các thủ tục xác minh nữa.
→Sai. Vì KTV có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để có được
những đảm bảo hợp lý rằng, BCTC không có những sai lệch hoặc tồn tại gian lận và sai
sót trọng yếu”

III. TỰ LUẬN:
ĐỀ 18
Câu 3: Khi kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200N của Công ty
ABC, KTV đã phát hiện ra sai sót sau: (Đơn vị áp dụng việc tính thuế GTGT theo pp
khấu trừ 10%, thuế suất thuế TNDN 20%)
1.Lượng hàng trị giá hóa đơn 330 triệu đồng được gửi cho khách hàng vào ngày
2/1/200N+1 nhưng đã được khách hàng chấp nhận thanh toán vào ngày 31/12/200N.
Tuy nhiên lượng hàng này vẫn được tính vào giá trị khoản mục hàng tồn kho năm
200N với giá trị là 200 triệu đồng.
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai kỳ kế toán NV bán hàng
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: DT bán hàng và CCDV, GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, CP thuế
TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Phải thu khách hàng, Thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra việc ghi chép NV doanh thu bán hàng
 Kiểm tra sơ đồ hạch toán NV bán hàng của đơn vị
- Bút toán điều chỉnh:
Ngày 31/12/200N:
+GV: Nợ TK 632: 200tr
Có TK 156: 100tr
+DT: Nợ TK 131: 330tr
Có TK 511: 300tr
Có TK 3331: 30tr
2.Đơn vị bỏ sót nghiệp vụ mua sắm TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
với giá 396 triệu (đã bao gồm thuế GTGT). Biết rằng tài sản được đầu tư bởi quỹ
đầu tư phát triển, tỷ lệ khấu hao tài sản 10%/năm.
- Sai phạm kế toán: Bỏ sót NV mua sắm TSCĐ dùng cho BP QLDN
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
+BCKQKD: CP QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
+BCĐKT: NG TSCĐ, HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN,Vốn góp CSH, Quỹ
đầu tư phát triển, LNCPP
- Thủ tục KT: Đối chiếu số liệu trên chứng từ tăng và sổ TSCĐ để đảm bảo không bị bỏ
sót NV
- Bút toán điều chỉnh:
 Ghi BS:
Nợ 211: 360tr
Nợ 133:36tr
Có 331: 396tr
Nợ 414: 396tr
Có 411:396tr
 Khấu hao: Nợ 642: 360*10% = 36tr
Có 214: 36tr
3.Trong năm, đơn vị chi ra 150 triệu đồng để xây dựng sân thể thao cho cán bộ nhân
viên. Kế toán đã định khoản:
Nợ TK 642: 150.000.000
Có TK 111: 150.000.000
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD:Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: NG TSCĐ,HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra sơ đồ hạch toán của đơn vị
 Đối chiếu số liệu trên chứng từ tăng và sổ TSCĐ để đảm bảo không bị bỏ sót NV
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 211: 150tr
Có TK 642: 150tr
4.Công ty thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng do thanh toán sớm tiền
hàng là 1% trên tổng giá thanh toán (giá hóa đơn 220 triệu), kế toán ghi
Nợ TK 641: 22.000.000
Có TK 111: 22.000.000
- Sai phạm kế toán: Đinh khoản sai TK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: CP tài chính, CP bán hàng, LN thuần, LNTT, CP thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra quan hệ đối ứng các định khoản
 Kiểm tra chứng từ kế toán ghi sổ đúng NV chiết khấu thanh toán
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 635: 22tr
Có 641: 22tr
5.Qua xác nhận theo hướng tích cực đã phát hiện ra một khoản nợ phải thu của
khách hàng khó đòi. Tổng số tiền khách hàng còn nợ tính đến 31/12/200N là 600
triệu. Theo đánh giá khách hàng này chỉ có khả năng trả nợ được 40%. Công ty
chưa lập dự phòng đối với khoản phải thu này.
- Sai phạm kế toán: Không ghi sổ trích lập khoản phải thu khó đòi
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, Chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: Dự phòng phải thu khó đòi, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra chi tiết công nợ với KH theo tuổi nợ
 Kiểm tra chính sách dự phòng của DN xem có phù hợp và đầy đủ, tuân thủ theo
quy định hay không
- Bút toán điều chỉnh: Trích lập dự phòng PTKĐ
Nợ 642: 600*60% = 360tr
Có TK 229: 360tr

ĐỀ:
1.Ghi 180 triệu đồng giá trị công cụ dụng cụ văn phòng ( loại phân bổ 50%) vào giá
trị TSCĐ đưa vào sử dụng và trích khấu hao từ tháng 10/201N , tỷ lệ khấu hao
12%/năm
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK CCDC sang TSCĐ
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD:Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, TSCĐ, HM TSCĐ, CP trả trước, thuế và các khoản phải nộp NN,
LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra định khoản ghi nhận TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh:
Xóa bút toán ghi nhận TSCĐ
Nợ 242:180tr
Có 211: 180tr
Nợ 214: 180tr *12%/12 *3 = 5,4 tr
Có 642: 5,4tr
Nợ 642: 180tr
Có 242: 180tr
3.Một lô hàng trị giá 250 triệu đồng nhập kho ngày 3/1/201N+1 mua của công ty X
và được ghi sổ nhật kí các khoản phải trả vào ngày 4/1/201N+1 .Thực tế trên hóa
đơn chỉ ra rằng số hàng này được nhà cung cấp giao cho đơn vị vào ngày 31/1/201N.
Vì hàng chưa về nhập kho nên Công ty không tính vào HTK của năm 201N.
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận thiếu NV hàng mua đang đi đường vào năm 201N
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ, Phân loại và hạch toán, Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCĐKT: HTK, PTNB, Thuế GTGT được khấu trừ
- Thủ tục KT: Kiểm tra so sánh số chứng từ hóa đơn và số phiếu nhập kho đính kèm
- Bút toán điều chỉnh:
+ Bổ sung ngày 31/1/201N
Nợ 151: 250tr
Nợ 133: 25tr
Có 331:275tr
+ Ngày 3/1/201N+1
Nhập kho: Nợ 156:250tr
Có 151:250tr
+ Ngày 4/1/201N+1
Xóa:Nợ 331:275tr
Có 156:250tr
Có 133:25tr
4.Trong năm công ty có tiến hành sửa chữa khôi phục lại TSCĐ thuộc bộ phận
QLDN tổng chi phí phát sinh là 45 triệu đồng. Kế toán công ty đã ghi tăng nguyên
giá 45 triệu đồng và tính khấu hao vào chi phí trong năm đối với phần nguyên giá
tăng này là 5 triệu đồng.
- Sai phạm kế toán: Ghi tăng nguyên giá làm cho KH tăng
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Nguyên giá TSCĐ, HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN,
LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra hạch toán các NV sửa chữa TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh: :
Nợ 627: 45tr
Có 211: 45tr
Nợ 214: 5tr
Có 627: 5tr

5.Lô hàng gửi đại lý giá vốn 200 triệu, đã được công ty lập hóa đơn bán hàng ngày
20/12/201N, tổng giá thanh toán trên hóa đơn 308 triệu.Tuy nhiên kế toán ghi nhận
đại lý thông báo bán được hàng vào ngày 29/12/201N. Chi hoa hồng đại lý 1% trên
giá hóa đơn
-Sai phạm kế toán: Ngày ghi sổ không trùng với ngày hoá đơn
-CSDL có thể bị ảnh hưởng:
-Thông tin trên BCTC:
+BCKQKD
+ BCĐKT
-Thủ tục kiểm toán
-Bút toán điều chỉnh:

CHƯƠNG 2: CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN


Câu 1: Khi kiểm toán về nghiệp vụ bán hàng cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Một số giao dịch bán hàng không có phê duyệt giá bán của lãnh đạo theo quy
định của công ty và khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền
- Sai phạm kế toán: Giá bán hàng hóa,DV không đúng so với quy định của công ty
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính có thật
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, DT, LN gộp, LN thuần, LNTT, Chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Phải thu KH, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng xem đã đầy đủ và chính
xác chưa
- Bút toán điều chỉnh:
 GV: Nợ 156
Có 632
 DT: Nợ 511
Nợ 3331
Có 131
2. Một nghiệp vụ bán hàng hóa theo giá bán 50tr (chưa VAT 10%), giá vốn 30tr, đã
xuất hóa đơn ngày 28/12/2020 nhưng công ty ghi nhận doanh thu vào ngày
3/1/2021
- Sai phạm kế toán: Sai kỳ kế toán
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, DT, LN gộp, LN thuần, LNTT, Chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Phải thu KH, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, LNCPP
- Thủ tục KT: So sánh ngày ghi sổ doanh thu bán hàng với ngày trên hóa đơn
- Bút toán điều chỉnh:
 Xóa GV, DT ngày 3/1/2021 + Ghi bổ sung ngày 28/12/2020
Nợ 156: 30tr Nợ 632: 30tr
Có 632: 30tr Có 156: 30tr
Nợ 511: 50tr Nợ 131: 55tr
Nợ 3331: 5tr Có 511: 50tr
Có 131: 55tr Có 3331: 5tr
3. Ngày 29/12/N công ty nhận lại lô hàng đã tiêu thụ do không đúng quy cách. Tổng
giá thanh toán 65tr (đã bao gồm VAT 10%), giá vốn 40tr, kế toán chưa phản ánh
nghiệp vụ này.
- Sai phạm kế toán: Quên không ghi sổ
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Các khoản giảm trừ DT, DTT, GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, Chi phí
thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Phải thu KH, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, LNCPP
- Thủ tục KT: So sánh chứng từ với hóa đơn trả lại hàng, sổ TK 521
- Bút toán điều chỉnh:
 Giảm GV: Nợ 156: 40tr
Có 632: 40tr
 Giảm DT:
Nợ 521: 59,1 tr
Nợ 3331: 5,9 tr
Có 131: 65 tr
 Bút toán kết chuyển: Nợ 511: 59,1 tr
Có 521: 59,1 tr
4. Số liệu về doanh thu bán hàng trong năm tăng 50% so với năm trước nhưng quy
mô kinh doanh của công ty không có nhiều thay đổi và giá bán chỉ tăng TB 10%
so với năm trước.
- Sai phạm kế toán có thể xảy ra:
 Kế toán ghi sai số DT
 Ghi trùng NV phát sinh
 Khai khống các NV phát sinh
 Lập chứng từ ghi sai DT
- CSDL có thể bị ảnh hưởng:
 Tính giá => ghi sai
 phân loại và hạch toán => ghi trùng
 Tính có thật => ghi khống
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: DT,LN gộp, LN thuần, LNTT, CP thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra việc ghi chép các số liệu
 Kiểm tra tính hợp lý và nhất quán của chính sách xác định DT bán hàng
 Kiểm tra số lượng, đơn giá, thành tiền trên các chứng từ có hợp lý và thống nhất
với nhau không
 Đối chiếu số liệu trên TK doanh thu bán hàng với hóa đơn, kiểm tra các phiếu xuất
kho,...

Câu 2: Khi kiểm toán về nghiệp vụ bán hàng cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Qua xác nhận đã phát hiện ra một khoản nợ phải thu của KH khó đòi. Khoản
phải thu khó đòi ước tính là 60tr nhưng công ty không ghi sổ
- Sai phạm kế toán: Không ghi sổ trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, Chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: Dự phòng phải thu khó đòi, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra chi tiết công nợ với KH theo tuổi nợ xem có nợ khó đòi hay không.
 Kiểm tra chính sách dự phòng của DN xem có phù hợp và đầy đủ, tuân thủ theo
quy định hay không
- Bút toán điều chỉnh:
 Trích lập dự phòng PTKĐ: Nợ 642: 60tr
Có 229: 60 tr
2. KH thanh toán tiền hàng còn nợ 100tr bằng chuyển khoản, kế toán đã ghi giảm
khoản phải thu KH. Trước đó công ty đã lập dự phòng phải thu khó đòi 50%
cho khoản nợ trên
- Sai phạm kế toán: Kế toán không hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, Chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: Dự phòng phải thu khó đòi, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra các căn cứ ghi sổ
 Kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ với người mua
- Bút toán điều chỉnh:
Bổ sung: Nợ 229: 50tr
Có 642: 50tr
3. Khoản nợ phải thu 310tr tính đến thời điểm lập BCTC có thời hạn thu hồi là 15
tháng nhưng công ty lại cộng dồn vào phải thu khách hàng ngắn hạn trên BCTC
- Sai phạm kế toán: Trình bày sai số liệu trên BCTC từ khoản PTKH dài hạn thành khoản
PTKH ngắn hạn
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Cộng dồn và trình bày
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCĐKT: Phải thu ngắn hạn của KH, phải thu dài hạn của KH
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra đối chiếu KH theo tuổi nợ
 Kiểm tra sự phù hợp với quy định trình bày các khoản phải thu KH trên BCTC.
CHƯƠNG 3: CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ TRẢ TIỀN
Câu 3: Khi kiểm toán về nghiệp vụ bán hàng cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Một số nghiệp vụ mua vật tư thấy giá mua quá cao so với giá trên thị trường
- Sai phạm kế toán: ghi sai giá mua
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, CP thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Phải trả NB or Tiền và các khoản tương đương tiền, Thuế GTGT
được khấu trừ, Thuế và các khoản phải nộp NN
- Thủ tục KT: Kiểm tra so sánh đơn giá của giao dịch mua hàng này với đơn giá các thời
điểm hoặc so sánh với đơn giá bình quân tại thời điểm mua hàng khác.
- Bút toán điều chỉnh:
Nếu có sai phạm -> hạ giá xuống
Nợ 331
Có 152
Có 133
2. Trong năm đơn vị mua 1 lô hàng của công ty X với tổng giá thanh toán 132tr
chưa thanh toán. Khi kiểm định chất lượng sản phẩm đơn vị phát hiện thấy ¼ lô
hàng bị kém phẩm chất và đã trả lại cho NB. Đơn vị đã hạch toán số hàng trả lại
trên như sau:
Nợ 331: 33 tr
Có 711: 30tr
Có 133: 3tr
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK cho bút toán mua hàng.
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: TN khác, LN khác, LNTT, CP thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra sơ đồ ghi chép hạch toán đối ứng các TK của DN
- Bút toán điều chỉnh:
Cách1:
Xóa: Nợ 711: 30tr Ghi: Nợ 331:33tr
Nợ 133: 3tr Có 156: 30tr
Có 331: 33tr Có 133: 3tr
Cách 2:
Nợ 711: 30tr
Có 156: 30tr
3. Đơn vị bỏ sót NV mua TSCĐ ngày 1/12/N phục vụ cho SX, giá hóa đơn GTGT
chưa VAT 10% là 600tr. Biết tỷ lệ KH của TS là 10%
- Sai phạm kế toán: Bỏ sót NV mua TSCĐ
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, CP thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, NG TSCĐ, HMLK TSCĐ, Phải trả NB or Tiền và các khoản
tương đương tiền, Thuế GTGT được khấu trừ, Thuế và các khoản phải nộp NN,
LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra số liệu từ hóa đơn chứng từ mua TSCĐ với sổ TK 211
- Bút toán điều chỉnh:
 Ghi bổ sung:
Nợ 211: 600tr
Nợ 133: 60tr
Có 331: 660 tr
 Khấu hao:
Nợ 627: 600*10%/12 = 5tr
Có 214: 5tr
4. Đơn vị khiếu nại về 1 số NVL đã mua của Công ty Y, giá hóa đơn cả VAT 10%
là 165tr. Công ty Y chấp nhận giảm giá 10% trên tổng giá thanh toán (bù trừ
vào công nợ) và đã phát hành hóa đơn GTGT. Kế toán đơn vị ghi nhận vào thu
nhập bất thường 16,5tr
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai khoản DT tài chính vào thu nhập bất thường
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, DT hoạt động TC, Thu nhập khác, LN thuần, LNTT, CP
thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra đối chiếu các NV được hưởng chiết khấu thanh toán đã đúng và
đầy đủ chưa
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 711: 16,5tr
Có 515: 16,5tr

Câu 4: Khi kiểm toán về nghiệp vụ bán hàng cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Công ty bù trừ nhầm khoản phải trả người bán X và khoản phải thu KH Y 100tr
- Sai phạm kế toán: Bù trừ công nợ sai đối tượng
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCĐKT: Phải thu KH, Phải trả NB
- Thủ tục KT: Kiểm tra đối chiếu các sổ 131,331 theo đúng đối tượng
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 131-Y: 100tr
Có 331- X: 100tr
2. Công ty thanh toán sớm số tiền phải trả nhà cung cấp nên được hưởng khoản
chiết khấu 8tr. KT đã ghi nhận:
Nợ 331: 8tr
Có 156: 8tr
- Sai phạm kế toán: Đinh khoản sai TK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, DT tài chính, LN thuần, LNTT, CP thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra quan hệ đối ứng các định khoản
 Kiểm tra chứng từ kế toán có được ghi sổ đúng NV trả tiền mua hàng
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 156: 8tr
Có 515: 8tr
3. GBN nghiệp vụ trả tiền mua hàng là 22/12/N nhưng kế toán công ty hạch
toán khoản thanh toán này vào ngày 3/1/N+1
- Sai phạm kế toán: Sai kỳ kế toán
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCĐKT: Tiền và các khoản tương đương tiền, phải trả NB
- Thủ tục KT: So sánh giữa ngày ghi sổ trả tiền và ngày trên GBN
- Bút toán điều chỉnh:
 Ghi bổ sung ngày 22/12/N + Xóa ngày 3/1/N+1
Nợ 331 Nợ 112
Có 112 Có 331
4. Tháng 11/N công ty phát sinh khoản thanh toán tiền thuê văn phòng từ tháng
11/N đến 4/N+1, 60tr. KT ghi nhận ngay vào chi phí QLDN
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai tài khoản chi phí
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: CP trả trước, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra chứng từ, đối chiếu các khoản chi phí lớn cần phân bổ nhiều kỳ
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 242: 60tr
Có 642: 60tr
 Phân bổ: (11/N -> hết 12/N)
Nợ 642: 60tr/6*2 = 20tr
Có 242: 20tr

CHƯƠNG 4:KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO


Câu 5: Khi kiểm toán về nghiệp vụ bán hàng cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Ngày 28/12/N công ty nhập kho NVL C mua ngoài, giá mua chưa thuế GTGT
10% là 50tr nhưng đến ngày 3/1/N+1 công ty ghi tăng NVL trên TK 152
- Sai phạm kế toán: Sai kỳ kế toán
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, thuế GTGT được khấu trừ, phải trả NB hoặc Tiền, Thuế và các
khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra đối chiếu ngày tháng chứng từ nhập kho với ngày tháng ghi sổ
- Bút toán điều chỉnh:
+Xóa ngày 3/1/N+1 + Ghi ngày 28/12/N
Nợ 331: 55tr Nợ 152C: 50tr
Có 152C: 50tr Nợ 133: 5tr
Có 133: 5tr Có 331: 55tr
2. Ngày 16/12/N công ty tiến hành nhập kho NVL A và NVL B giá mua lần lượt là
100tr và 200tr. CP vận chuyển 2 loại vật liệu này cùng lúc là 6tr công ty đã phân
bổ cho NVL A và B theo tỷ lệ 1:1. Biết CP vận chuyển căn cứ theo giá trị hàng
hóa vận chuyển.
- Sai phạm kế toán: Tính sai tỷ lệ phân bổ CP vận chuyển
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra tính phù hợp và nhất quán của các chính sách đánh giá HTK
- Bút toán điều chỉnh:
 CPVC phân bổ cho A=100* 6/(100+200)= 2tr
 CPVC phân bổ cho B= 6 - 2= 4tr
 Định khoản: Nợ 156B: 1tr
Có 156A: 1tr
3. Một nghiệp vụ mua 40tr chi phí dụng cụ văn phòng (thuộc loại pb 24 tháng) vào
ngày 1/6/N được đơn vị phản ánh vào khoản mục TSCĐ với thời gian khấu hao 4
năm. Biết số CCDC này đã xuất dùng ngày 6/6/N
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, TSCĐ, HMLK TSCĐ, CP trả trước, thuế và các khoản phải nộp
NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra định khoản ghi nhận TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh:
 Xóa bút toán ghi nhận TSCĐ
Nợ 242: 40tr
Có 211: 40tr
 Khấu hao: 7 tháng
Cách 1: Cách 2:
Nợ 214: 40tr/48 *7 = 5,83 tr Nợ 214: 40tr/48 *7 = 5,83 tr
Có 642: 5,83tr Nợ 642: 11,67 -5,83 = 5,84tr
Nợ 642: 40tr/24 * 7= 11,67tr Có 242: 11,67tr
Có 242: 11,67tr
4. Một lô hàng trị giá trên hóa đơn 440tr (đã bao gồm VAT 10%) nhập kho ngày
6/1/N+1 mua của công ty X đã trả bằng chuyển khoản. Thực tế trên hóa đơn chỉ
ra rằng số hàng này được nhà cung cấp giao cho đơn vị ngày 28/12/N. Vì hàng
chưa về nhập kho nên công ty không tính vào HTK của năm N
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận thiếu NV hàng mua đang đi đường vào năm N
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ, Phân loại và hạch toán, Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCĐKT:HTK, Tiền và các khoản tương đương tiền, Thuế GTGT được khấu trừ
- Thủ tục KT: Kiểm tra so sánh số chứng từ hóa đơn và số phiếu nhập kho đính kèm
- Bút toán điều chỉnh:
 Bổ sung ngày 28/12/N
Nợ 151:400tr
Nợ 133: 40tr
Có 112: 440tr
 Ngày 6/1/N+1
Xóa: Nợ 112: 440tr Nhập kho:
Có 156: 400tr Nợ 156: 400tr
Có 133:40tr Có 151: 400tr
5. Một lô hàng trị giá trên hóa đơn 330tr (đã bao gồm VAT 10%) nhập kho ngày
6/1/N+1 mua của công ty X. Thực tế trên hóa đơn chỉ ra rằng số hàng này được
nhà cung cấp giao cho đơn vị ngày 28/12/N. Ngày 28/12/N công ty ghi nhận bút
toán
Nợ 156: 300tr
Nợ 133: 30tr
Có 331: 330tr
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, CP thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra chính sách phân loại HTK, sơ đồ hạch toán của đơn vị, chứng từ
với TK kế toán có đúng không
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 151: 300tr
Có 156: 300tr

Câu 6: Khi kiểm toán về nghiệp vụ bán hàng cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Ngày 2/12 xuất CCDC trị giá 70tr (thuộc loại phân bổ 6 lần) cho bộ phận sản
xuất, kế toán ĐK:
Nợ 627: 70tr
Có 153: 70tr
- Sai phạm kế toán: Không tiến hành phân bổ CCDC vào chi phí
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT:HTK,CP trả trước, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra chính sách phân bổ, tính toán lại phân bổ, dữ liệu trên bảng phân
bổ, sơ đồ hạch toán phân bổ CCDC
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 242: 70tr
Có 627: 70tr
+Phân bổ: Nợ 627: 70/6 = 11,67 tr
Có 242: 11,67tr
2. Ngày 3/11, một số CCDC (loại phân bổ 4 lần) xuất dùng phục vụ cho quản lý
chung của DN nhưng chưa được ghi sổ, giá trị xuất dùng là 40tr
- Sai phạm kế toán: Chưa ghi sổ NV xuất CCDC cho QL chung
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT:HTK, CP trả trước, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Đối chiếu số liệu của chứng từ xuất kho CCDC với sổ chi tiết CCDC
- Bút toán điều chỉnh:
 Ghi bổ sung: Nợ 242: 40tr
Có 153: 40tr
 Phân bổ:Nợ 642: 40/4 *2 = 20tr
Có 242: 20tr
3. Tính sai làm giá vốn hàng bán trong kỳ tăng thêm 200tr
- Sai phạm kế toán: Tính sai GVHB
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Tính lại giá vốn hàng xuất kho trong kỳ
 Kiểm tra chính sách tính giá xuất kho
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 155: 200tr
Có 632: 200tr
4. Công ty có NV bán hàng gửi bán chờ chấp nhận. Ngày 25/12/N-1 công ty xuất
kho hàng hóa. Ngày 12/1/N KH đồng ý mua hàng. Giá vốn 400tr, giá bán 600tr.
Tại ngày 12/1/N kế toán ghi sổ NV bán hàng
Nợ 632: 400tr
Có 156: 400tr
Nợ 131: 600tr
Có 611: 600tr
- Sai phạm kế toán: Ghi sai bút toán NV bán hàng
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: DT bán hàng và cung cấp DV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế
TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra việc ghi chép NV doanh thu bán hàng
 Kiểm tra sơ đồ hạch toán của đơn vị
- Bút toán điều chỉnh:
 GV: Nợ 156: 400tr
Có 157: 400tr
 DT: Nợ 611: 600tr
Có 511: 600tr

Câu 7:Khi kiểm toán về nghiệp vụ bán hàng cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Một lô hàng tồn kho có giá gốc 200tr đã bị lỗi mốt. Theo thông tin của cơ quan
nghiên cứu thị trường vào thời điểm đó, công ty chỉ có thể bán được với giá 150tr
(sau khi trừ CP bán hàng). Tuy nhiên không có khoản dự phòng giảm giá nào
được thể hiện trên BCTC của công ty.
- Sai phạm kế toán: Không hạch toán dự phòng giảm giá HTK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính giá (Tính đầy đủ)
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: Dự phòng giảm giá HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra xem xét các HTK lỗi thời có được lập dự phòng không
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 632: 50tr
Có 2293: 50tr
2. Kiểm kê hàng hóa tại công ty xác định giá trị hàng hóa trong kho là 1 tỷ, giá trị
hàng hóa trên sổ kế toán của công ty là 1,1 tỷ. Do chưa xác định được nguyên
nhân nên kế toán chưa ghi sổ khoản chênh lệch này
- Sai phạm kế toán: Không ghi sổ khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa trong kho và
trên sổ KT
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC
 BCĐKT: HTK, TS thiếu chờ xử lý, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra, đối chiếu số liệu ở biên bản kiểm kê với sổ kế toán
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 138:0,1 tỷ
Có 156: 0,1 tỷ

CHƯƠNG 5: KIỂM TOÁN TSCĐ


Câu 8:Khi kiểm toán về nghiệp vụ TSCĐ cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn đề
sau:
1. Tháng 3/N công ty có tiến hành hoạt động bảo dưỡng, bảo trì TSCĐ thuộc bộ
phận sản xuất, tổng chi phí phát sinh là 3tr. Kế toán công ty đã ghi tăng nguyên
giá 3tr và tính KH vào chi phí trong năm đối với phần nguyên giá tăng này là
0,5tr.
- Sai phạm kế toán: Ghi tăng nguyên giá làm cho KH tăng
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, Nguyên giá TSCĐ, HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN,
LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra hạch toán các NV sửa chữa TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh:
Cách 1: Cách 2
Nợ 627: 3tr Nợ 627: 2,5tr
Có 211: 3tr Nợ 214: 0,5tr
Nợ 214: 0,5tr Có 211: 3tr
Có 627: 0,5tr
2. Ngày 1/4/N công ty mua 3 máy điều hòa dùng cho văn phòng tổng trị giá 45tr
(Chưa bao gồm VAT 10%). KT ghi nhận tăng TSCĐ cho những máy điều hòa
này và tính KH 5 năm
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK CCDC thành TSCĐ
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: NG TSCĐ, HM TSCĐ, TSDH khác, thuế và các khoản phải nộp NN,
LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra việc ghi chép trên sổ sách TK 211 và TK 242
- Bút toán điều chỉnh:
+Nợ 242: 45tr
Có 211: 45tr
+Xóa KH:
Nợ 214: 45/(5x12) x 9 = 6,75tr
Có 642: 6,75tr
+Giả sử CDCD phân bổ 3 năm:
Nợ TK 642: 45/(3x12) x9 = 11,25
Có TK 242: 11,25tr
3. Ngày 1/6/N đơn vị mua 1 TSCĐ dùng cho BPBH với giá mua 88tr (đã bao gồm
VAT 10%). KT ghi nhận vào khoản mục CP bán hàng trong năm N sau khi đã
khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tỷ lệ KH của loại TS này là 20%/năm
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận TSCĐ vào khoản mục CP bán hàng
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: CP bán hàng, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: NG TSCĐ, HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ và chi phí bán hàng
 Đối chiếu số liệu trên chứng từ tăng TSCĐ và sổ TK 211 để đảm bảo không bị bỏ
sót NV
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 211: 80tr
Có TK 641: 80tr
 Khấu hao:
Nợ TK 641: 80tr x20%/12 x7 = 9,33tr
Có TK 214: 9,33tr
4. Đơn vị bỏ sót NV mua sắm TSCĐ vào tháng 4/N dùng cho BPBH với giá 660tr
(đã bao gồm VAT 10%). Biết rằng tài sản được đầu tư bởi nguồn vốn vay dài
hạn, tỷ lệ KH tài sản 5%/năm
- Sai phạm kế toán: Bỏ sót NV mua sắm TSCĐ dùng cho BPBH
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: CP bán hàng, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: NG TSCĐ, HM TSCĐ, Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế và các
khoản phải nộp NN,Vay và nợ thuê TC, LNCPP
- Thủ tục KT: Đối chiếu số liệu trên chứng từ tăng và sổ TSCĐ để đảm bảo không bị bỏ
sót NV
- Bút toán điều chỉnh:
 Ghi BS: Nợ 211: 600tr
Nợ 133: 60tr
Có 341: 660tr
 Khấu hao: Nợ 641: 600*5%/12 *9 = 22,5tr
Có 214: 22,5tr
5. Đơn vị mua 1 TSCĐ cho ban giám đốc trị giá 720tr vào ngày 1/9/N, tỷ lệ Kh
10%/năm nhưng đến ngày 1/12/N kế toán đơn vị mới ghi sổ KT.
- Sai phạm kế toán: Ghi sai ngày mua TSCĐ
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Đối chiếu ngày tháng trên chứng từ với ngày tháng ghi sổ kế toán NV tăng TSCĐ
 Kiểm tra chính sách số liệu sổ sách về KH của đơn vị
- Bút toán điều chỉnh: Trích KH (1/9 -> 30/11)
Nợ 642: 720*10%/12 *3 = 18tr
Có 214: 18tr

Câu 9: Khi kiểm toán về nghiệp vụ TSCĐ cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn đề
sau:
1. Tháng 1/N công ty đem TSCĐ trị giá 400tr đã hao mòn 150tr đi góp vốn liên
doanh . Giá trị trên biên bản góp vốn xác định là 300tr, kế toán ĐK:
Nợ 222: 250tr
Nợ 214: 150tr
Có 211: 400tr
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai giá trị khoản đầu tư góp vốn
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Thu nhập khác, LN khác, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: ĐT vào công ty LDLK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra đối chiếu biên bản bàn giao TSCĐ với sổ 222 và các sổ liên quan
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 222: 50tr
Có 711: 50tr
2. Ngày 1/10/N công ty mua máy photocopy dùng cho văn phòng trị giá 50tr
(chưa bao gồm VAT 10%). Kế toán ghi tăng CCDC 50tr và tiến hành phân
bổ trong 24 tháng
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK TSCĐ sang CCDC
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: NG TSCĐ, HM TSCĐ,TSDH khác, thuế và các khoản phải nộp NN,
LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra việc phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ của đơn vị
 Kiểm tra chi tiết chứng từ tăng và sổ TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh:
+ Nợ 211: 50tr
Có 242: 50tr
+Nợ 242: 5024 * 3= 6,25tr
Có 642: 6,25tr
+Nợ TK 642: 50/(3x12) x3 = 4,16tr
Có TK 214: 4,16tr
3. Ngày 1/12/N công ty nhượng bán TSCĐ nguyên giá 500tr, HMLK là 200tr, số
tiền thu được bằng chuyển khoản là 275tr (đã bao gồm VAT 10%). Công ty mới
ghi nhận bút toán thu tiền từ nhượng bán TSCĐ như sau:
Nợ 112: 275tr
Có 711: 250tr
Có 333: 25tr
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận thiếu bút toán ghi giảm TSCĐ
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD:Chi phí khác, LN khác, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: NG TSCĐ, HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra sơ đồ hạch toán TSCĐ của đơn vị
 Kiểm tra so sánh tính đầy đủ và hợp lý của chứng từ các NV nhượng bán TSCĐ
với sổ TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh: Bổ sung:
Nợ 214: 200tr
Nợ 811: 300tr
Có 211: 500tr

Câu 10:Khi kiểm toán về nghiệp vụ TSCĐ cho công ty A, KTV phát hiện ra một số vấn
đề sau:
1. Một TSCĐ dùng cho bán hàng đã hết KH vào tháng 10/N nhưng công ty vẫn tiếp
tục tính KH đến hết tháng 12/N, chi phí KH 1 tháng của TSCĐ này là 40tr
- Sai phạm kế toán: TSCĐ hết KH nhưng công ty vẫn tiếp tục tính KH
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự tính toán và đánh giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD:CP bán hàng, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra các trường hợp TSCĐ đã hết KH xem có tính KH không
 Kiểm tra sơ đồ hạch toán của TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 214: 40*2=80tr
Có 641: 80tr
2. Một TSCĐ đưa vào sử dụng cho sản xuất vào tháng 9/N nhưng công ty chưa
tính KH trong năm N. Số KH theo ước tính của KTV là 30tr/tháng
- Sai phạm kế toán: Chưa tính KH TSCĐ dùng cho SX vào tháng 9/N
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự tính toán và đánh giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, HMLK TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra việc tính KH và phân bổ chi phí KH cho các bộ phận
 Đối chiếu số liệu giữa sổ cái TSCĐ với sổ cái HM TSCĐ và bảng tính KH
 Kiểm tra sơ đồ hạch toán chi phí KH của DN
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 627:30*4 =120tr
Có 214: 120tr
3. Một TSCĐ dùng cho SX được thực hiện tính KH trong thời gian 20 năm
nhưng KTV xác nhận thời gian KH quá dài và xác định lại thời gian chỉ là 10
năm. Sau khi xác định lại thì KH trong năm N tăng lên 100tr so với trước đây
- Sai phạm kế toán: Xác định thời gian tính KH quá dài
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Sự tính toán và đánh giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, HM TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra chính sách xác định thời gian tính KH của TSCĐ
 Đánh giá sự phù hợp của thời gian tính KH TSCĐ
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 627: 100tr
Có 214: 100tr

CHƯƠNG 6: KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG


Câu 11: Kiểm toán về nghiệp tiền lương cho công ty A, KTV phát hiện các vấn đề sau:
1. KTV kiểm tra các khoản trích theo lương phát hiện thấy đơn vị tính thiếu kinh
phí công đoàn vào chi phí QLDN. Biết quỹ lương đóng bảo hiểm của bộ phận
QLDN trong kỳ là 1 tỷ
- Sai phạm kế toán: Tính thiếu kinh phí công đoàn vào chi phí QLDN
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Chi phí QLDN,LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP, Phải trả ngắn hạn
- Thủ tục KT: Đối chiếu các chứng từ và các sổ tiền lương, các khoản trích theo lương
- Bút toán điều chỉnh:
Ghi BS: Nợ 642: 1 tỷ*2% = 20tr
Có 3382: 20tr
2. Chi phí tiền lương của phòng kế hoạch được định khoản
Nợ 627: 50tr
Có 334: 50tr
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai TK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, CP QLDN, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của hồ sơ hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương của đơn vị
 Đối chiếu số liệu chứng từ trên bảng lương với sổ 334
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 642: 50tr/ Có 627: 50tr
3. Khi kiểm tra đối tượng nộp bảo hiểm xã hội, KTV phát hiện 1 trường hợp là
nhân viên phòng bán hàng, công ty đã ký hợp đồng lao động dài hạn từ 1/6/N
nhưng công ty không trích và nộp các khoản trích theo lương cho số nhân
viên này. Biết mức lương đóng bảo hiểm cho số nhân viên trên là 10tr/tháng
- Sai phạm kế toán: không trích và nộp các khoản trích theo lương cho NV bán hàng
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ hoặc Tính giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Đối chiếu các chứng từ và sổ kế toán lương, các khoản trích theo lương để đảm
bảo NV không bị bỏ sót
 Kiểm tra phê chuẩn về LĐ tiền lương trên hợp động
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 641: 10tr * 23,5% = 2,35tr
Nợ 334: 10tr*10,5%= 1,05tr
Có 338: 3,4tr
Nợ TK 338: 3,4tr
Có TK tiền
4. Chi phí tiền lương tháng được kế toán ghi nhận vào ngày 10 của tháng sau
(ngày trả lương)
- Sai phạm kế toán: Ghi nhận sai kỳ hạch toán tiền lương
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD:CP bán hàng, CP QLDN, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT: Phải trả NLĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: So sánh ngày chi lương và ngày trên bảng thanh toán lương với ngày ghi
sổ NV
- Bút toán điều chỉnh:
+Xóa: Nợ 334
Có 627,641,642
+BS: Nợ 627,641,642
Có 334
5. KTV kiểm tra các khoản trích theo lương phát hiện thấy đơn vị tính thừa chi
phí sản xuất 20tr
- Sai phạm kế toán: Tính thừa các khoản trích theo lương vào CPSX
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính toán và đánh giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: GV, LN gộp, LN thuần, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT:HTK, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp, nhất quán của chính sách lương, các
khoản trích theo lương
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 338: 20tr
Có 627: 20tr

CHƯƠNG 7: KIỂM TOÁN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ SXKD
Câu 12: Kiểm toán cho công ty A phát hiện những vấn đề sau
1. Công ty không phản ánh khoản phạt nộp chậm thuế 200tr. Kế toán giải thích do
chi phí này không được trừ khi tính thuế TNDN
- Sai phạm kế toán: KT không phản ánh khoản phải nộp chậm thuế 200tr
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đầy đủ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD:CP khác, LN khác, LNTT, chi phí thuế TNDN, LNST
 BCĐKT:Tiền và các khoản tương đương tiền, LNCPP
- Thủ tục KT: Đối chiếu chứng từ liên quan thu nhập khác, CP khác và sổ TK 711,811
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 811: 200tr
Có 112: 200tr
2. Đơn vị không phản ảnh 1 số chi phí lãi vay của năm N trị giá 68tr, các chi phí
này được hạch toán vào đầu tháng 1/N+1 khi đơn vị thực tế chi trả chi phí
này
- Sai phạm kế toán: KT phản ánh 1 số CP lãi vay năm N vào đầu tháng 1/N+1
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính đúng kỳ
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: CP tài chính,LN thuần từ hoạt động SXKD, LNTT, chi phí thuế
TNDN, LNST
 BCĐKT: thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT:
 Đối chiếu ngày tháng trên thông báo trả lãi của NH với ngày tháng ghi sổ
 Lưu ý các NV đầu cuối kỳ BCTC
- Bút toán điều chỉnh:
+BS năm N
Nợ 635: 68tr
Có 338 (335): 68tr
+Xóa bút toán năm N+1
Nợ 338(335): 68tr/ Có 635: 68tr
3. Nhận vốn góp của đối tác tham gia LD,LK kết bằng TM 700tr, kế toán công
ty hạch toán như sau:
Nợ 111:700tr
Có 338:700tr
- Sai phạm kế toán: Phân loại sai TK
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Phân loại và hạch toán
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCĐKT: Phải trả khác, NV đầu tư của CSH
- Thủ tục KT: Kiểm tra sơ đồ hạch toán của đơn vị
- Bút toán điều chỉnh:
Nợ 338: 700tr/ Có 411: 700tr
4. Công ty được biếu tặng 1 TCSĐ kế toán ghi tăng thu nhập khác theo giá 40tr
nhưng KTV xác nhận TS tương tự tại thời điểm đó có giá trị 90tr
- Sai phạm kế toán: xác định giá trị TSCĐ chưa chính xác
- CSDL có thể bị ảnh hưởng: Tính giá
- Thông tin trên BCTC có thể bị ảnh hưởng:
 BCKQKD: Thu nhập khác, LN thuần từ HĐTC, LNTT, chi phí thuế TNDN,
LNST
 BCĐKT: NG TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp NN, LNCPP
- Thủ tục KT: Kiểm tra cơ sở tính toán của việc đánh giá TSCĐ được biếu tặng
- Bút toán điều chỉnh
Nợ 211: 50tr/ Có 711: 50tr

You might also like