You are on page 1of 13

Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

BÀI TẬP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH


CHƯƠNG 6: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
---------o0o--------
I, Điền đúng hoặc sai vào các câu sau đây và giải thích ngắn gọn:
1, Đúng
GT: Kết quả đánh giá và kinh nghiệm của KTV không phải là bằng chứng
kiểm toán. KTV phải dựa trên những kết luận , nhận xét ban đầu đó lựa chọn,
xác định phạm vi, mức độ sử dụng các thủ tục kiểm toán. Sự phối hợp các thủ
tục kiểm toán trong quá trình kiểm toán sẽ giúp cho KTV thu thập được các
bằng chứng tin cậy nhất để đưa ra kết luận kiểm toans đồng thời giảm thiểu chi
phí kiểm toán.
Ví dụ, khi KTV đánh hệ thống KSNB của công ty khách hàng hoạt động
hiệu quả, KTV sẽ thực hiện thủ tục kiểm soát để chứng minh sự hoạt động hiệu
quả của hệ thống KSNB của đơn vị từ đó KTV có thể dựa vào hệ thống KSNB
của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Do đó,
vừa làm tăng hiệu quả kiểm toán vừa giảm chi phí kiểm toán.
2,  Những thủ tục cụ thể mà nhân viên Công ty CP Hà Nội cần phải thực hiện
để quyết định có nên chấp nhận khách hàng này là:
Trước tiên, KTV phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty
kiểm toán. Theo đoạn 14 CMKTVN số 220 “Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán
phải áp dụng những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty cho
từng hợp đồng kiểm toán một cách thích hợp”. Tức là KTV phải xét đến khả
năng phục vụ tốt khách hàng của công ty kiểm toán và tính độc lập của kiểm
toán viên. Nếu như khách hàng hoạt động trong lĩnh vực mà công ty kiểm toán ít
am hiểu hoặc không có kinh nghiệm kiểm toán toán lĩnh vực đó thì công ty kiểm
toán nên đưa ra ý kiến từ chối kiểm toán.
Công việc thứ 2 KTV phải thực hiện đó là xem xét tính liêm chính của
Ban giám đốc khách hàng. Theo CMKTVN số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ” tính liêm chính của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của
môi trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống
kiểm soát nội bộ. Vì vậy, tính liêm chính của ban quản trị rất quan trọng đối với
quy trình kiểm toán bởi lẽ Ban quan trị có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc
dấu diếm các thông tin dẫn tới các sai phạm trọng yếu trên BCTC. KTV cần dựa
1 Bài tập chương 6
Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

vào phán đoán chủ quan của mình để dánh giá tính liêm chính của Ban giám
đốc. Nếu Ban giám đốc liêm chính, KTV không nên dựa vào bất kỳ bản giải
trình nào của Ban giám đốc hoặc tài liệu do doanh nghiệp cung cấp. Nếu những
lo ngại về tính liêm chính của Ban giám đốc quá nghiêm trọng, KTV có thể kết
luận không chấp nhận khách hàng kiểm toán.
Công việc thứ 3 là liên lạc với KTV tiền nhiệm. Trước đây, công ty Bắc Đẩu
đã được kiểm toán bởi một kiểm toán viên của công ty kiểm toán độc lập khác.
Theo CMKT yêu cầu, KTV kế tục phải liên lạc với KTV tiền nhiệm về những vấn
đề liên quan đến việc KTV kế tục quyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay
không; bao gôm: những thông tin về tính liêm chính của ban quản trị; những bất
đồng giữa ban quản trị với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm
toán hoặc các vấn đề quan trọng khác,… và lý do tại sao khách hàng thay đổi KTV.
Trong trường hợp không thể liên lạc được với KTV tiền nhiệm, KTV phải thu thập
thông tin về khách hàng thông qua việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến hoạt động
của công ty, liên hệ với các bên liên quan như Ngân hàng, chủ nợ, nhà đầu tư; liên
hệ với cố vấn pháp luật đơn vị khách hàng.
Điều cân nhắc cuối cùng nhưng quan trọng nhất của KTV khi đánh giá có
chấp nhận khách hàng hay không chính là việc xác định khả năng có thể kiểm
toán của khách hàng. Ví dụ, do một sự cố bất ngờ như hỏa hoạn đã phá hủy
những chứng từ kế toán, sổ sách kế toán của công ty khách hàng, do đó công ty
không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ phát sinh.
Chính vì vậy, KTV có thể đưa ra ý kiến từ chối kiểm toán.
 Khi quyết định chấp nhận kiểm toán một Công ty khách hàng nhất thiết phải
xem xét đến uy tín và hình ảnh của Công ty kiểm toán.
Công ty kiểm toán lập báo cáo kiểm toán nhằm mục địch tạo niềm tin cho
những người sử dụng BCTC, nếu Công ty Kiểm toán không có uy tín thì báo
cáo kiểm toán của công ty sẽ không đáng tin cậy. Do đó, công ty kiểm toán sẽ
mất đi sự tín nhiệm của khách hàng. Nếu công ty kiểm toán chấp nhận kiểm
toán một khách hàng cỏ rủi ro kiểm toán cao, có lĩnh vực hoạt động nằm ngoài
khả năng kiểm toán của Công ty Kiểm toán để rồi đưa ra những kết luận kiểm
toán sai lệch hoặc không thể đưa ra kết luận kiểm toán sẽ làm cho uy tín và hình
ảnh của Công ty Kiểm toán giảm đi. Do vậy, khi ra quyết định chấp nhận kiểm
toán nhất thiết phải xem xét đến uy tín và hình ảnh của Công ty Kiểm toán.

2 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

Hiện nay, các Công ty Kiểm toán lớn có xu hướng giảm dần các khách
hàng có rủi ro kiểm toán để giảm thiểu rủi ro kiện tụng cho các cuộc kiểm toán
có sai sót như các công ty có chứng khoán giao động thất thường, lí lịch không
rõ ràng. Bởi vì rủi ro kiện tụng cho cuộc kiểm toán làm Công ty Kiểm toán
không những bị tổn thất lớn về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín và
hình ảnh của công ty.
3, Sai
GT: KTV không phải thực hiện kiểm tra chi tiết đối với tất cả số dư các
tài khoản. Khi KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức thấp, tức
là KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị hoạt động hiệu quả, có thể dựa vào
đó để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản. Do vậy, việc thử hiện kiểm tra chi tiết
trên số dư các tài khoản có thể được giảm bớt. Thêm nữa, khi thực hiện kiểm tra
chi tiết số dư, KTV có thể dùng phép chọn mẫu để chọn ra các cái khoản đại
diện nhất cho tổng thể. KTV chỉ phải kiểm tra chi tiết đối với số dư các tài
khoản trong mẫu đã chọn và có thể thêm một số tài khoản mà KTV cho là trọng
yếu.
4, Đúng
GT: + Xác nhận khẳng định yêu cầu người xác nhận gửi thư phúc đáp cho
tất cả các thư xác nhận cho dù co chênh lệch hay không có chênh lệch giữa các
số liệu xác nhận và số liệu của Bên thứ 3. Hình thức này cung cấp thông tin tin
cậy hơn, tuy nhiên chi phí cao hơn. Thường được áp dụng khi KTV xét thấy
khoản mục có có tính trọng yếu.
+ Xác nhận phủ định chỉ yêu cầu người xác nhận gửi thư phúc đáp nếu có
sự chênh lệch giữa thực tế với thông tin mà kiểm toán viên chờ xác nhận. Hình
thức này chi phí thấp hơn nhưng độ tin cậy không cao, thường được áp dụng với
những khoản mục bổ sung không trọng yếu, và khi KTV kết luận tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ về các khoản mà KTV cần xác nhận thì KTV có
thể sử dụng xác nhận phủ định đề giảm chi phí kiểm toán.
II, Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: B
GT: Trong kiểm toán báo cáo tài chính, KTV phải đánh giá HTKSNB và
rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của KSNB mà còn làm cơ

3 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và
nghiệp vụ của đơn vị.
Việc đánh giá HTKSNB được thực hiện lần lượt theo 4 bước sau
+ Thu thập hiểu biết về HTKSNB và mô tả chi tiết hệ thống kiếm soát nội
bộ trên giấy tờ làm việc.
+ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản
mục trên BCTC.
+ Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
+ Lập bảng đánh giá kiếm soát nội bộ.
Khi KTV đánh giá ban đầu về HTKSNB là hiệu quả, KTV sẽ thực hiện thủ tục
kiểm tra hệ thống kiểm soát để thu thập các bằng chứng chứng minh sự hoạt
động hiệu quả của HTKSNB.
Câu 2: D
GT: Kỹ thuật sử dụng để kiểm tra việc áp dụng HTKS bao gồm:
+ Kỹ thuật điều tra
+ Kỹ thuật phỏng vấn
+ Thực hiện lại
+ Kiểm tra từ đầu đến cuối
+ Kiểm tra ngược lại theo thời gian.
Do đó, chọn D vì các phương án còn lại đều chưa đầy đủ.
Câu 3: A
GT: Hoạt động Kiểm soát cần kiểm tra có tính chất khác nhau thì việc lựa
chọn kỹ thuật kiểm tra hệ thống KSNB cũng khác nhau. Không phải đối với hệ
thống kiểm soát nào, KTV cũng sử dụng tất cả các kỹ thuật để kiểm tra. KTV
phải lựa chọn những biện pháp kỹ thuật chủ đạo thích ứng với loại hình hoạt
động cần kiểm tra. Chẳng hạn, với một hệ thống KSNB áp dụng thủ tục kiểm
soát qua phân chia nhiệm vụ và đã thực lại các thủ tục nguồn thứ 2 và bằng hình
thức đối chiếu thì biện pháp chỉ đạo của kiểm tra hệ thống KSNB thường là
“thực hiện lại” hoặc “kiểm tra từ đầu đến cuối”…
Câu 4: D

4 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

.
Câu 5: D
GT: Ảnh hưởng của 3 nhân tố đến phân tích lương.
 Mức lương tương đối trong ngành và thu nhập của công ty khách hàng
=> ảnh hưởng đến mức lương trong doanh nghiệp. Mức lương tương đối
trong ngành cao thì mức lương trong doanh nghiệp cũng cao; thu nhập
công ty khách hàng cao thì lương trong công ty cũng cao; và ngược lại.
 Năng lực bản thân và cung-cầu lao động trên thị trường. Năng lực của
nhân viên trong công ty cao => mức lương cao và ngược lại. Cân bằng
cung-cầu lao động trên thị trường không cân bằng giả sử nghiêng về phía
cung thì mức lương thấp, ngược lại nghiêng về phía cầu thì mức lương
cao.
 Lạm phát và nguy cơ thất nghiệp đều tác động đến mức lương trong
công ty.
Tóm lại, cả 3 yếu tổ trên đều tác động tới mức lương trong công ty, do vậy
khi phân tích về lương cần phải nghiên cứu cả 3 yếu tố trên.
Câu 6: D
GT: Các sai phạm thường gặp trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích là:
 Đơn giản hóa các thông tin khi phân tích và liên tục làm tròn số khi
phân tích.
 Thông tin không đầy đủ.
 Mục tiêu và các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích không rõ
ràng.
Câu 7: D
Câu 8: A
KTV xác định tính liêm chính của ban quản trị là cao, rủi ro về khả năng
sai phạm liên quan tới tài khoản là thấp và hệ thống thông tin của khách hàng là
đáng tin cậy. KTV đó có thể dựa vào HTKSNB của công ty khách hàng để giảm
bớt các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện. Do vậy, KTV chỉ cần kiểm tra chi tiết

5 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

số dư trên các tài khoản trọng yếu và kiểm tra thêm một số tài khoản đủ để
chứng minh về đánh giá của KTV là rủi ro thấp.
Câu 9: A
GT: I, Hàng tồn kho cũ hơn là hàng tồn kho quá hạn. KTV thấy có lô
hàng tồn kho đã cũ (gần quá hạn) vẫn trong điều kiện sử dụng tốt tuy nhiên có
thể đưa ra kết luận những hàng tồn kho cũ hơn (những hàng tồn kho quan sát
thấy ở trên) đã quá hạn sử dụng.
II, Kỹ thuật quan sát không thể kết luận hàng tồn kho trên là của
công ty khách hàng. (Có thể có hàng không phải của công ty mà do một công ty
gửi nhờ…).
III, Theo nguyên tắc giá phí lịch sử, giá trị hàng tồn kho phải được
ghi theo giá trị ban đầu không thể bị ghi giảm tới giá thị trường hiện tại.
III, Bài tập thảo luận:
a, Ban giám đốc của công ty PTI đã thực thi các hoạt động kiểm soát đối với các
công việc thanh toán tiền mặt:
- Có sự tách biệt thích hợp trách nhiệm giữa nhân viên ghi sổ các khoản
phải trả với nhân viên ký chi phiếu.
 Bộ phận ngân quỹ chịu trách nhiệm chuẩn bị séc trên cơ sở 2 tháng một. Bộ
phận này lưu giữ danh sách tất cả các séc để chắc chắn về số thứ tự các séc.
 Danh sách (sổ đăng kí) được nhân viên kế toán Phải trả người bán tóm tắt và
đưa vào trong hệ thống kế toán.
 Các nhân viên kế toán Phải trả người bán phụ trách khoản Phải trả người bán.
- Sự phê chuẩn của khoản chi trên chứng từ chứng minh vào thời điểm ký
phiếu chi:
 Tất cả các séc dưới 1.000.000 VND thì chỉ cần 1 chữ ký (bất cứ ai trong số
các giám đốc của công ty, chủ tịch hoặc phó chủ tịch).
 Séc nào vượt quá số tiền trên thì cần phải có 2 chữ kí. Trước khi kí đều phải
kiểm tra.
- Các chi phiếu được đánh số trước và theo dõi:
 Bộ phận ngân quỹ chịu trách nhiệm chuẩn bị séc trên cơ sở 2 tháng một. Bộ
này lưu giữ danh sách tất cả các séc đã viết ra để chắc chắn về số thứ tự các séc.

6 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

 Mỗi tấm séc ghi ngày, số hóa đơn, tên và số tiền đã trả. Chi tiết sổ đăng kí séc
được giám đốc phụ trách ngân quỹ so sánh với các séc được viết và đơn đặt
hàng. Giám đốc phụ trách ngân quỹ kí tắt vào tất cả các bản sao hồ sơ của mỗi
séc và kí tắt vào trong sổ đăng kí để lưu giữ việc xem xét này lại.
 Bộ phận ngân quỹ chịu trách nhiệm với tất cả các séc phát hành và bị hủy.
Giám đốc bộ phận này xem xét lại số thứ tự trong sổ đăng kí và điều tra bất kì
chỗ trống nào. Giám đốc bộ phận ngân quỹ kí tắt vào sổ đăng kí lại để ghi nhớ
việc kiểm tra.
- Kiểm tra các chứng từ chứng minh trước khi ký phiếu chi do 1 nhân viên
có thẩm quyền thực hiện.
 Hội đồng quản trị bổ nhiệm những người ký tài khoản được ủy nhiệm.
 Trước khi vào tấm séc thì người ký được ủy nhiệm sẽ kiểm tra để thấy rằng
tất cả các chứng từ đã được đính kèm và được chấp nhận 1 cách phù hợp.
- Bảng đối chiếu với ngân hàng được lập hàng tháng bởi 1 nhân viên độc
lập với việc ghi sổ các khoản chi tiền mặt hoặc bảo quản tài sản.
 Bộ phận ngân quỹ chịu trách nhiệm chuẩn bị một bảng đối chiếu tiền gửi
ngân hàng hàng tháng.
 Những bảng đối chiếu này được cán bộ phụ trách tài chính xem xét lại trên cơ
sở từng tháng. Người này sẽ điều tra các khoản mục bất thường xuất hiện trên
bảng đối chiếu.
- Kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán và các số tiền. Kiểm tra nội bộ
quá trình xếp loại.
 Các sổ đăng ký séc, cập nhật theo Nhật ký thanh toán tiền mặt và Sổ chi tiết
Phải trả người bán, sẽ được tổng kết.
 Trên cơ sở từng tháng, một chương trình để cập nhật Sổ cái tổng hợp từ Nhật
ký thanh toán tiền mặt được thực hiện.
 Sổ chi tiết Phải trả người bán và Sổ cái tổng hợp được đối chiếu hàng tháng.
b, Những hoạt động kiểm soát này làm giảm nhẹ những rủi ro kinh doanh sau:
- Bộ phận ngân quỹ chịu trách nhiệm chuẩn bị séc và lưu giữ danh sách
tất cả các séc đã viết ra: việc lưu giữ như vậy để chắc chắn số thứ tự của các séc
 dễ dàng phát hiện ra nếu có hiện tượng mất séc hoặc dễ dàng phát hiện ra sai
sót khi trên sổ đã ghi các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt nhưng trên thực tế
7 Bài tập chương 6
Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

thì chưa chi tiền, chưa ghi séc. Vì vậy làm giảm bớt được các khoản phải trả để
quá hạn do lầm tưởng là đã thanh toán.
- Mỗi tấm séc ghi ngày, số hóa đơn, tên, số tiền phải trả: như vậy dễ dàng
kiểm tra xem khoản nợ nào đã thực sự được thanh toán bằng cách so sánh các
thông tin trên séc với các hóa đơn phải trả.
- Giám đốc phụ trách ngân quỹ so sánh với các séc được viết và đơn đặt
hàng : kiểm soát được số tiền chi ra không được vượt quá nhu cầu cần thiết,
tránh hiện tượng chi khống vượt quá số tiền phải thanh toán cho người bán hàng
 giảm bớt được rủi ro về thiếu hụt tiền trong két mà không biết lý do.
- Giám đốc phụ trách ngân sách ký tắt vào tất cả các bản sao hồ sơ của
mỗi séc và cũng ký tắt vào trong sổ đăng ký để lưu giữ việc xem xét này lại: để
đảm bảo rằng các tất cả các séc đó đã được phê duyệt và kiểm tra kỹ lưỡng.
- Số séc được viết trong hóa đơn có trong đơn đặt hàng: tránh thanh toán
hai lần cho cùng một hóa đơn.
- Tất cả các séc dưới 1.000.000VNĐ chỉ cần một chữ ký, và bất cứ séc nào
vượt quá số tiền trên thì phải có hai chữ ký: đối với các séc có giá trị nhỏ thì chỉ cần
1 chữ ký để đảm bảo sự thanh toán nhanh chóng, linh hoạt; còn đối với các séc có
giá trị lớn cần hai chữ ký đề tăng thêm trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.
- Bộ phận ngân quỹ chuẩn bị 1 bảng đối chiếu TGNH hàng tháng: dựa vào
các séc đã viết ra để so sánh xem số tiền trong ngân hàng trên sổ sách kế toán có
trùng với số tiền thực tế còn tồn lại trong ngân hàng hay không.
- Tránh việc thanh toán hai lần cho 1 hóa đơn.
- Tránh sự gian lận của bộ phận quản lí tài sản cũng như nhân viên ghi sổ
(do có sự tách biệt trách nhiệm giữa 2 bộ phận này).
- Tránh việc thất thoát tiền mặt gây tổn thất cho doanh nghiệp.
- Tránh được sự cấu kết giữa nhân viên trong công ty hoặc nhân viên công
ty với người ngoài.
c, Những rủi ro mà hoạt động kiểm soát này đang xử lí có tác động đối với các
báo cáo tài chính, làm tăng tính trung thực hợp lý của các thông tin trên báo cáo
tài chính.
Nó tác động vào các khoản mục:
 Phải trả người bán
8 Bài tập chương 6
Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

 Tiền mặt
 Tiền gửi ngân hàng
d, Các hoạt động kiểm soát trên được đánh giá ở mức độ cao. Vì: trong việc
thanh toán tiền mặt đã thực hiện rất nhiều các hoạt động kiểm soát nối tiếp nhau.
Trong mỗi hoạt động kiểm soát lại được thực hiện rất chặt chẽ và đủ mức phức
tạp cần thiết. Chẳng hạn như:
+ Có sự tách biệt giữa nhân viên ghi sổ với nhân viên ký duyệt chi tiền.
+ Có nhân viên kiểm tra lại các chứng từ chứng minh trước khi ký chi
phiếu.
+ Các chi phiếu được đánh số thứ tự và theo dõi nên tránh việc quên không ghi
sổ hoặc tránh thanh toán 2 lần trong 1 hóa đơn.
+ Có nhân viên độc lập đối chiếu việc ghi sổ các khoản chi tiền mặt với ngân
hàng.
+ Bộ phận ngân quỹ chuẩn bị các séc, lưu giữ tất cả các séc bao gồm cả các séc
đã phát hành và các séc đã bih hủy.
+ Giám đốc phụ trách ngân sách ký tắt vào tất cả các bản sao hồ sơ các séc và
kiểm tra bất kỳ séc nào kể cả séc đã phát hành hoặc đã bị hủy.
+ Tùy vào giá trị của các séc mà đòi hỏi người và số người ký vào séc đó.
+ Có nhân viên độc lập đối chiếu việc ghi sổ các khoản chi tiền mặt với ngân
hàng.
+ Có việc ra soát, đối chiếu các sổ sách, chứng từ liên quan đến việc thanh toán
cho người bán.
 hoạt động kiểm soát như trên có thể ngăn chặn được các gian lận và sai sót.
e, Kiểm tra các hoạt động kiểm soát được áp dụng với công việc thanh toán tiền
mặt như sau:
+ Xem xét khi phê chuẩn thực hiện chi tiền cần dựa trên cơ sở là các văn
bản cụ thể về xét duyệt chi tiền.
+ Kiểm tra xem có phải tất cả các séc đều được lưu giữ không bằng cách
kiểm tra xem có STT nào bị bỏ qua hay không.
+ Kiểm tra bất kỳ séc nào xem có ghi đủ các thông tin yêu cầu hay không

9 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

+ Kiểm tra xem hồ sơ về các séc, sổ đăng ký đã được ký tắt đầy đủ chưa.
+ Đối chiếu xem số tiền thực tế tồn tại ngân hàng có khớp với số tiền tương ứng
trên sổ sách kế toán hay không.
+ Kiểm tra chữ kí tắt ở tất cả các bản hồ sơ của mỗi séc và chữ kí tắt trong sổ
đăng kí. Nếu có các chữ kí này chứng tỏ giám đốc ngân quỹ đã thực hiện hoạt
động kiểm soát: so sánh chi tiết của sổ đăng kí séc với séc được viết và đơn đặt
hàng.
+ Khi giám đốc bộ phận ngân quỹ xem xét lại số thứ tự trong sổ đăng kí và điều
tra bất kỳ chỗ trống nào, giám đốc kí tắt vào sổ đăng kí để ghi nhớ việc kiểm tra
này. Để kiểm tra hoạt động kiểm soát này, chúng ta chỉ việc kiểm tra chữ kí tắt
của giám đốc trong sổ đăng kí.
IV, Bài tập nghiệp vụ:
10 thư xác nhận này đều có tính trọng yếu ảnh hưởng tới kết luận của kiểm toán
viên nên với từng xác nhận KTV phải làm những công việc cụ thể sau:
a) Số dư 1050 đô la đã được thanh toán ngày 23.12.2006
>> theo xác nhận của khách hàng này nghiệp vụ bán hàng với họ thật sự tồn tại
và đã được thanh toán trước ngày 30/12/2006, không tồn tại khoản phải thu này
>> phân tích sai lệch có thể thấy được các nguyên nhân dẫn đến sai lệch này có
thể là:
 Khách hàng đã thanh toán nhưng công ty chưa nhận được khoản tiền
này
 Khoản tiền này có thật nhưng chưa được ghi sổ, hoặc bỏ sót không ghi
sổ, khoản phải thu chưa được xóa
 Gian lận biển thủ tiền bán hàng
 Cố tình gian lận khai khống khoản phải thu không có thật
>>khi đó cần tiến hành các công việc sau:
1. Thẩm tra, đối chiếu nhật kí thu tiền, sổ cái, sổ chi tiết về khoản phải thu
này của công ty
2. Đối chiếu sổ sách với các chứng từ gốc, phiếu thu, giấy báo nhận tiền,
giấy báo có của ngân hàng…
3. Gửi thư xác nhận tới ngân hàng

10 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

4. Điều tra khoản mục tiền ở bộ phận bán hàng, bộ phận kế toán, xem xét
có gian lận gì không.
5. Nếu xác minh đúng là khách hàng đã trả tiền thì kiểm toán viên hỏi lại
kế toán khoản phải thu xem tại sao lại chưa xoá khoản phải thu 1050 này.
Sau đó điều chỉnh ghi giảm khoản phải thu này.
b) 7030 đô la đã được thanh toán vào ngày 05.01.2007
>> tại ngày 30/12/2006 khoản phải thu này là có thật và nó được xóa sổ vào
ngày 05.01.2007
Vì KTV chỉ xác nhận những khoản phải thu vào ngày 30/12/2006 nên
kiểm toán không cần làm gì thêm sau bình luận này.
c) “Số dư ghi trong thư xác nhận đã được thanh toán”.  KTV phải yêu cầu kế
toán công ty hoặc chính bản thân kiểm toán viên phải liên lạc hỏi lại bên khách
hàng để xác định chính xác thời điểm khách hàng thanh toán khoản tiền này là
vào lúc nào. Sau đó kiểm tra lại sổ phụ ngân hàng hoặc sổ tiền mặt, xin phiếu
thu xem xác nhận của khách hàng có đúng là đã thanh toán không. Nếu đúng thi
kiểm toán viên phải điều chỉnh ghi giảm khoản phải thu này.
d) Theo thư phản hồi thì tại ngày 30/12/2006 thì khoản phải thu này không tồn
tại vì hàng hóa được giao vào ngày 05.01.2007
>> sai lệch này có thể do:
 Công ty đã khai khống 1 khoản phải thu
 Độ trễ của ghi sổ so với thời điểm bán hàng thường do bên bán ghi
sổ vào ngày vận chuyển còn bên mua ghi sổ vào ngày nhận hàng thì có
thể là hàng đang đi đường, hoặc do đã ghi sổ nhưng chưa chuyển hàng
>> các công việc:
1. Xem xét quy định của công ty và thỏa thuận giữa hai bên về thời
gian ghi nhận khoản phải thu
2. Đối chiếu sổ sách giữa khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng tương
ứng
3. Đối chiếu sổ sách về khoản phải thu này với các chứng từ gốc liên
quan như hóa đơn bán hàng, vận đơn, đơn đặt hàng…
4. Kiểm kê hàng tồn kho, kiểm tra phiếu xuất kho

11 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

5. Xem xét, đối chiếu với sổ sách ơ kho


6. Đối chiếu ngày ghi sổ về nghiệp vụ bán hàng, xuất kho, …và ngày
ghi nhận khoản phải thu
e) “Khoản thanh toán trước 2500 đôla tháng 11.2006 liên quan đến 2 hoá đơn trị
giá 1350 đôla thể hiện trong bảng trình bày kèm theo”. Kiểm toán viên cần
kiểm tra lại chứng từ xem khoản phải thu cho hoá đơn nào để đối chiếu so sánh
lại bảng kê hoá đơn kèm theo của khách hàng xem có đúng là 2 hoá đơn ghi
trong sổ không. Nếu đúng thì kế toán 2 công ty phải phải đối chiếu xem lại số
tiền thanh toán trước đó có phải thanh toán cho 2 hoá đơn này không. Nếu đúng
thì điều chỉnh giảm khoản phải thu này.
f) Khách hàng chưa nhận được hàng hoá này có thể do:
a. Công ty khai khống 1 khoản phải thu tức là không tồn tại nghiệp vụ
bán hàng
b. Có tồn tại nghiệp vụ bán hàng này nhưng có thể công ty giao hàng
chậm hoặc hàng giao không đến kho của khách hàng
c. Khách hàng dù nhận được hàng có thể do gian lận và sai sót mà
chưa ghi nhận
+ Các công việc:
1. Đối chiếu sổ sách và chứng từ gốc của nghiệp vụ bán hàng liên
quan tới khoản phải thu này
2. Kiểm kê hàng tồn kho, kiểm tra phiếu xuất kho…
3. Nếu đúng thì điều chỉnh ghi giảm khoản phải thu.
g) Khoản phải thu này là có thật nhưng khách hàng cam kết là sẽ thanh toán khi
bán được hàng.
Công việc phải làm là:
 Xem xét cam kết đó có phù hợp với hợp đồng bán hàng không và
thời hạn của khoản phải thu này là bao giờ.
h) 10000 đô la được ghi nhận là khoản đặt cọc về thu mua tính vào tiền thuê vào
năm 2008 thì cần xem xét xác định: bản chất kế toán của khoản tiền 10000 đô la
là gì? số tiền này công ty đã thu chưa và được ghi nhận như thế nào vào sổ sách?

12 Bài tập chương 6


Nhóm 4-Lớp Kiểm toán Tài chính 3

nếu đây đúng là 1 khoản mục phải thu của công ty thì được ghi nhận vào lúc
nào?
Thì có thể phỏng vấn bộ phận kế toán về cách ghi nhận khoản mục này đế
KTV đánh giá tính hiệu lực và hợp lý về khoản phải thu này
i) Khoản phải thu là có thật nhưng có sai lệch về con số thì có thể do:
a. Khai tăng khoản phải thu này
b. Tính giá sai hoặc do tính chính xác về cơ học của bộ phận kế toán
c. Hàng hoá hư hỏng, người mua không nhận đủ…
+ Các công việc:
1. Đối chiếu sổ sách và chứng từ liên quan đến bán hàng và ghi nhận
khoản phải thu xem các con số phù hợp tương ứng không
2. Tính giá lại và cộng dồn cơ học.
3. Kiểm toán viên kiểm tra lại chứng từ (hợp đồng, biên bản giao nhận,
hoá đơn…)và yêu cầu kế toán công ty liên lạc lại với bên kia để xác nhận
lại thông tin xem giá trị các khoản phải thu ghi nhận có chính xác không.
j) Quỹ công ty khách hàng nhận được thư tín dụng khiến tài khoản này không
còn số dư hay khoản phải thu này đã được thanh toán vào ngày 5.12.2006 -
khoản phải thu này không còn hiệu lực nữa.
Các công việc KTV cần làm tương tự như phần a

13 Bài tập chương 6

You might also like