You are on page 1of 16

KIỂM TOÁN

GV: Lê Thị Trúc Loan

1
Chương 6: Hoàn thành kiểm toán BCTC
 Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Đánh giá kết quả kiểm toán
 Lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính

2
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Xem xét các khoản nợ tiềm tàng:
Những sự kiện sau đây có thể hình thành nên các khoản nợ phải trả
không chắc chắn với đơn vị được kiểm toán:
-Các vụ kiện chưa có quyết định xét xử chính thức;
-Tranh chấp về thuế với cơ quan thuế;
-Bảo lãnh trách nhiệm của công ty khác;
-Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm cho khách hàng; …

3
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Xem xét các khoản nợ tiềm tàng:
Khi xem xét các khoản nợ tiềm tàng, mục tiêu mà kiểm toán viên cần hướng đến:
- Đánh giá khả năng xảy ra các khoản công nợ này.
- Việc trình bày, công bố chúng trên BCTC của đơn vị được kiểm toán.
Theo đó:
- khả năng xảy ra công nợ này thấp hoặc không trọng yếu => không cần trình
bày chúng trên BCTC.
- Khả năng xảy ra công nợ là tương đối hoặc quy mô chưa được ước lượng một
cách đáng tin cậy => trình bày chúng trên thuyết minh BCTC.

4
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Xem xét các khoản nợ tiềm tàng:
Thủ tục KTV cần thực hiện:
- Trao đổi với ban quản lý của đơn vị được kiểm toán về khả năng có
những khoản nợ phải trả không chắc chắn và việc trình bày chúng trên
BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Thực hiện rà soát các tài liệu có liên quan để tìm kiếm và đánh giá khả
năng xảy ra khoản nợ này.
- Có thể gửi thư xác nhận đến luật sư bào chữa hoặc tư vấn pháp lý của
đơn vị được kiểm toán.

5
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ:
Có 2 loại:
- Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC => phải điều chỉnh lại
BCTC, cung cấp bằng chứng bổ sung về sự việc đã xảy ra trước ngày kết
thúc niên độ,
- Các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải khai
báo trên BCTC: những sự kiện chỉ thực sự phát sinh sau ngày kết thúc
niên độ, nên không cần điều chỉnh số liệu BCTC, nhưng vì tính quan trọng
của nó nên cần phải khai báo để tránh sự hiểu lầm khi sử dụng BCTC.
6
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ:
Ví dụ: Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán BCTC năm N của công ty Anpha, KTV đã phát hiện ra
một số vấn đề như sau:
1. Công ty công bố chia cổ tức cho các cổ đông. Cổ tức được công bố vào ngày 20/2/N+1 và
được chi trả vào ngày 5/3/N+1
2. Ngày 15/2/N+1, công ty bán một lô hàng với giá bán là 48 triệu đồng, trong khi giá trị ghi sổ
của lô hàng này tại ngày 31/12/N là 52 triệu đồng.
3. Ngày 15/01/N+1, công ty chi trả khoản bồi thường cho một nhân viên bị thương trong vụ tai
nạn lao động xảy ra vào tháng 3/N, công ty chưa ghi nhận khoản tiền bồi thường trên vào chi phí
của năm N.
Yêu cầu: cho biết KTV cần yêu cầu công ty Anpha xử lý các tình huống trên như thế nào? Giải
thích ngắn gọn.
7
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán

 Thực hiện thủ tục phân tích:


Nhằm khẳng định lại những kết luận mà KTV có được trong suốt quá
trình kiểm toán, đồng thời rà soát khả năng còn xảy ra sai phạm trọng
yếu đối với BCTC đã bị bỏ qua, hay các mối quan hệ bất thường của
các thông tin trên BCTC chưa được giải thích thấu đáo.

8
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Xem xét tính thích hợp của giả thuyết hoạt động liên tục:
KTV cần xem xét, phân tích các yếu tố tích cực giúp khách hàng có thể bảo đảm hoạt động liên
tục và các yếu tố tích cực là yếu tố bất lợi làm tăng khả năng ngừng hoạt động của khách hàng.
- Dấu hiệu về mặt tài chính: phản ánh những khó khăn hoặc thách thức về tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh của đơn vị, chẳng hạn: đơn vị lỗ liên tục; không có khả năng thanh toán
các khoản nợ khi đến hạn hoặc sắp đến hạn trả; bị nhà cung cấp và chủ nợ cắt bỏ các hỗ trợ về
tài chính, …
- Dấu hiệu về hoạt động cho thấy môi trường kinh doanh có những thay đổi bất lợi, đe dọa đến
sự tồn tại và phát triển của đơn vị, chẳng hạn đơn vị bị mất đi thị trường lớn tạo ra doanh thu,

- Dấu hiệu thay đổi về môi trường chính trị, luật pháp hoặc trách nhiệm pháp lý, …

9
6.1. Các thủ tục kiểm toán ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán

 Xem xét tính thích hợp của giả thuyết hoạt động liên tục:
(1) Nếu tồn tại các điều kiện hoặc sự kiện ảnh hưởng đến giả định hoạt
động liên tục của đơn vị nhưng chúng không chắc chắn trọng yếu =>
KTV yêu cầu đơn vị trình bày đầy đủ thông tin này trên thuyết minh
BCTC
(2) Nếu giả định hoạt động liên tục bị vi phạm mà đơn vị vẫn lập
BCTC trên cơ sở giải định này => KTV đưa ra ý kiến không chấp
nhận.

10
6.2. Đánh giá kết quả kiểm toán

 Đánh giá các sai sót phát hiện được:


-Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán lần cuối cùng: KTV cần
xác định số cộng dồn của tất cả các sai phạm chưa được điều chỉnh
để đánh giá tính trọng yếu của chúng. Nếu số lũy kế này là trọng yếu
thì KTV cần xem xét việc giảm thiểu rủi ro kiểm toán bằng cách mở
rộng phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán hoặc yêu cầu nhà quản
lý của đơn vị điều chỉnh BCTC.
-Rà soát hồ sơ kiểm toán

11
6.2. Đánh giá kết quả kiểm toán

 Hình thành ý kiến kiểm toán:


Kết quả của riêng từng phần hành cần phải được tổng hợp và đánh giá
nhằm hình thành ý kiến kiểm toán cho toàn bộ BCTC.
Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, KTV cần gặp gỡ và thảo luận với
nhà quả lý của đơn vị được kiểm toán: thông báo bằng lời về các phát
hiện và đưa ra lý do đề nghị đơn vị điều chỉnh các sai phạm nếu có
kèm theo việc đề nghị bổ sung thêm khai báo cho BCTC.

12
6.2. Lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính

 Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán:


Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán, trong
đó trình bày ý kiến của kiểm toán viên về thông tin được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng thông
tin được kiểm toán, vì thông qua ý kiến của kiểm toán viên về thông
tin được kiểm toán, chẳng hạn như BCTC, họ có thể đánh giá mức độ
phù hợp giữa thông tin được kiểm toán với các tiêu chuẩn được chấp
nhận, từ đó đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

13
6.2. Lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính

 Nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán:


-Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán
-Số hiệu báo cáo kiểm toán
-Tiêu đề báo cáo kiểm toán
-Người nhận báo cáo kiểm toán
-Mở đầu báo cáo kiểm toán
-Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán
-Ý kiểm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.
14
6.2. Lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính
 Các loại ý kiến kiểm toán:
 Ý kiến chấp nhân toàn bộ: BCTC phản ánh trung thực và hợp lí trên các khía cạnh trọng
yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam hiện hành.
 Ý kiến chấp nhân ngoại trừ: BCTC chỉ phản ảnh trung thực và hợp lí trên các khía cạnh
trọng yếu tính hình tài chính của đơn vị được kiểm toán nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố ngoại trừ mà KTV đã nêu trong báo cáo kiểm toán.
 Ý kiến không chấp nhận: BCTC không được trình bày một cách trung thực và hợp lí tình
hình tài chính của đơn vị được kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt
Nam hiện hành.
 Ý kiến từ chối nhận xét: được đưa ra khi không thực hiện được kế hoạch hoặc hợp đồng
kiểm toán do điều kiện khách quan mang lại như thiếu điều kiện thực hiện, thiếu chứng từ,

15
16

You might also like