You are on page 1of 7

Giai bài tập kiểm toán căn bản

Bài 1: Lí thuyết:

Đạo đức nghề nghiệp : Theo VSQC1 – chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 01 “ kiểm soát chất lượng
doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác” .
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định các nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề
nghiệp, bao gồm:

a. Tính chính trực


b. Tính khách quam
c. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
d. Tính bảo mật
e. Tư cách nghề nghiệp

Trong các trường hợp đã cho nếu nhận lời

a. KTV An sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì vi phạm tính khách quan của đạo đức nghề nghiệp
( vừa lập BCTC và vừa kiểm toán cho BCTC đó)
b. KTV An sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì vi phạm tính bảo mật của đạo đức nghề nghiệp( cung
cấp thông tin cho bên thứ 3)
c. KTV An sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì vi phạm tính chính trực của đạo đức nghề nghiệp
( nhận quà từ đơn vị được kiểm toán)

Bài 2: Lí thuyết:

Theo mục đích kiểm toán, kiểm toán được phân loại gồm: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và
kiểm toán BCTC

1. KTV độc lập hoặc KTV nội bộ- Kiểm toán BCTC
2. KTV độc lập- Dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn quản lý
3. KTV độc lập hoặc KTV nội bộ - Kiểm toán tuân thủ
4. KTV độc lập hoặc KTV nội bộ - kiểm toán hoạt động
5. KTV nhà nước- kiểm toán hoạt động

Bài 3: Lí thuyết: theo VSA số 200- mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hoeenj
kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán việt nam, có khái quát các loại rủi ro có sai sót trọng yếu và rủi ro
phát hiện như sau

a. Rủi ro có sai sót trọng yếu gồm


1. Rủi ro tiềm tàng
 ở mức độ BCTC xuất phát từ các nguyên nhân: sự trung thực của người quản lý
doanh nghiệp, kinh nghiệp và năng lực của người quản lý, sức ép bất thường, tính
chất ngành nghề, ảnh hưởng của mội trường kinh doanh đến ngành nghề
 ở mức độ khoản mục xuất phát từ các nguyên nhân: tính nhạy cảm của khoản mục,
của tài khoản; sụ phức tạp của nghiệp vụ, sự đòi hỏi xét đoán
2. Rủi ro kiểm soát: nguyên nhân do môi trường kiểm soát, rủi ro về hệ thống thông tin kế
toán, thiếu thủ tục kiểm toán, hay thủ tục kiểm toán không hiện hữu
b. Rủi ro phát hiện
Giải
a. Mô tả ảnh hưởng tới rủi ro kiểm toán:
Thị trường công ty đang bị cạnh tranh khốc liệt; doanh thu bán hàng của công ty đã giảm
trong những năm gần đây; chi phí sản xuất của công ty không ngừng tăng lên trong những
năm gần đây : rủi ro tiềm tàng
Công ty đã chấp nhận những điều khoản rất chặt chẽ trong hợp đồng vay: rủi ro kiểm soát
b. Bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán bị ảnh hưởng
- Công ty A chuyên sản xuất sách và đồ chơi- loại mặt hàng phổ biến trên thị trường nên
thị trường của công ty đang bị cạnh tranh khốc liệt. Điều này gây nên sức ép về mặt
quản lý, cần phải xây dựng phương án và sử dụng các biện pháp kinh doanh cao đối với
công ty vì tình trạng cung thừa- cầu thiếu . điều này khiến cho rủi ro tiềm tàng của
ngành nghề là rất cao
- Doanh thu bán hàng của công ty đã giảm trong những năm gần đây tuy nhiên chi phí
sản xuất của công ty lại không ngừng tăng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
trước và sau thuế của công ty. Đây chính là rủi ro tiềm tàng của công ty đang phải đối
mặt
- Ngân hàng dành cho công ty những khoản vay và công ty đã chấp nhận những điều
khoản chặt chẽ trong hợp đồng vay. Điều này gây sức ép rất lớn đối với việc quản lý ,
sản xuất và kinh doanh của công ty vì bắt buộc phải thực hiện những điều khoản trong
hợp đồng. đây là rủi ro kiểm soát mà BQL công ty phải đối mặt.

Bài 4:
A. Cơ sở dẫn liệu
1. Lý thuyết
Cơ sở dẫn liệu của BCTC là lời khẳng định của bạn giám đốc đơn vị được kiểm toán một
cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các thông tin và khoản mục được trình bày
trên BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các sai sót có thể xảy ra
Giáo trình kiểm toán BCTC, cơ sở dẫn liệu của BCTC là căn cứ cho cacs thông tinvaf
khoản mục trên BCTC được giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm lập
trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành
Các loại cơ sở dẫn liệu của kiểm toán
a. Sự hiện hữu
Nội dung: tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả được ghi nhận tại thời điểm
báo cáo phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó
KTV: tính hiện hữu của tài sản yêu cầu:
- kiểm kê tài sản cố định hữu hình
- xác nhận tài sản do người khác quản lý và sử dụng
- kiểm tra giá gốc và lợi ích tương lai của tài sản vô hình
- xác nhận nợ phải trả, kiểm tra chứng từ nợ phải trả
b. quyền và nghĩa vụ
Nội dung: doanh nghiệp có quyền sở hữu hầu hết các tài sản dược phản ánh trên
BCTC phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. với mọi khoản nợ được phản ánh
thì doanh nghiệp thực sự có nghĩa vụ phải trả nợ
KTV: phải chứng minh rằng tài sản thì thuộc quyền sở hữu của đơn vị còn nợ phải
trả thuộc nghĩa vụ của đơn vị
Thủ tục :
- kiểm tra các chứng từ sở hữu/ kiểm soát của đơn vị đối với tài sản
- Xác nhận nợ phải trả, Kiểm tra các chứng từ nợ phải trả
c. Sự phát sinh
Nội dung: một nghiệp vụ hoặc sự kiện kinh tế được ghi nhận phải thực sự đã phát
sinh tạo thời điểm báo cáo
KTV: phải chứng mình rằng nghiệp vụ hoặc sự kiện kinh tế đã thực sự phát sinh và
liện quan đến đơn vị bằng cách:
Thủ tục
- Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ phát sinh
- Kiểm tra gián tiếp qua sự hiện hữu của tài sản và nợ phải trả
d. Đánh giá: các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế phát sinh được ghi nhận với giá trị thích
hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán và được chấp nhận phổ biến.
Số liệu và phép toán khi thực hiện phải chính xác và không có sai sót
KTV: phải chứng minh rằng đơn vị đã đánh giá tài sản, nợ phải trả và các nghiệp vụ
kinh tế phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành
Thủ tục gồm:
- Xem xét phương pháp đánh giá của đơn vị có phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán
hiện hành hay ko
- Xem xét pp đánh giá của đơn vị có nhất quán hay không
e. Sự đầy đủ
Nội dung: tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí , các nghiệp vụ và các giao dịch liên
quan đến kì báo cáo phải được ghi chép đầy đủ
Ktv: phải chứng minh rằng đơn vị đã khai báo trên BCTC tất cả tài sản , nợ phải trả
và các nghiệp vụ
Yêu cầu phải làm các vấn đề sau
- Tìm hiểu kiểm soát nội bộ
- Kết hợp kiểm tra sự hiện hữu và sự phát sinh
- Kiểm tra các tài khoản có liên quan
- Kiểm tra việc khóa sổ
- Thủ tục phân tích
f. Sự chính xác
Nội dung:
- Số liệu cộng dồn trên tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác
- Doanh thu và chi phí phải được phan bổ đúng kỳ, phân loại đúng đắn theo yêu cầu của
chuẩn mực kế toán
- Các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế phát sinh phải được ghi nhận theo kế toán dồn tích
( đúng đắn về mặt toán học)
KTV: phải chứng minh rằng đơn vị đã tính toán và cộng dồn chính xác
Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với sổ cái và sổ chi tiết
Thủ tục :
- Yêu cầu đơn vị cung cấp số dư hoặc phát sinh chi tiết
- Đối chiếu với sổ chi tiết
- Kiểm tra tổng cộng và đối chiếu với sổ cái
g. Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên BCTC được xác định, trình bày và công bố
theo yêu cầu của các chuẩn mực , chế độ kế toán hiện hành. KTV phải CMR BCTC
của đơn vị được trình bày và công bố theo đúng ycau của các chuẩn mưc, chế độ kế
toán hiện hành.
Thủ tục xác nhận tính trình bày và công bố
- Xem xét vấn đề trình bày BCTC: phân loại các khoản mục, việc cấn trừ số liệu
- Xem xét yêu cầu về công bố các thông tin bổ sung trên BCTC

Bài tập 1: Cơ sở dân liệu là gì, trình bày cơ sở dẫn liệu của khoản mục : nợ phải trả nhà cung cấp, nợ phải
thu khách hàng, hàng tồn kho, vay ngắn hạn

- Cơ sở dẫn liệu là những khẳng định của ban giám đốc một cách trực tiếp hoặc dưới hình
thức khác về các thông tin và khoản mục được trình bày trên BCTC và được KTV sử dụng
để xem xét các sai sót có thể xảy ra

Nợ phải trả nhà Nợ phải thu khách Hàng tồn kho Vay ngắn hạn
cung cấp hàng
Sự hiện hữu KTV phải chứng
minh rằng các
khoản nợ phải trả
nhà cung cấp phải
thực tế tồn tại tại
thời điểm báo cáo
Quyền và nghĩa vụ Doanh nghiệp có
nghĩa vụ phải trả
nợ đối với khoản
nợ nhà cung cấp
Sự phát sinh Các nghiệp vụ liên
quan đến nợ phải
trả nhà cung cấp
được ghi chép
phải thực sự phát
sinh
Sự đánh giá Các phương pháp
ghi chép khoản
mục nợ phải trả
nhà cung cấp phải
được áp dụng các
chuẩn mực , chế
độ kế toán hiện
hành và được ghi
chép 1 cách nhất
quán
Sự đầy đủ Phải ghi chép đầy
đủ các nghiệp vụ
kinh tế liên quan
đến nợ phải trả
nhà cung cấp
Sự chính xác Các số liệu liên
quan đến nợ phải
trả nhà cung cấp
phải được tính
toán một cách
chính xác và
không có sai sót
xảy ra
Trình bày và công Khoản mục nợ
bố phải trả nhà cung
cấp phải được
trình bày và công
bố hợp lý trên
BCTC theo chuẩn
mực, chế độ kế
toán hiện hành
CSDL cần quan Khoản mục nợ CSDL hiện hữu và KTV cần lưu tâm
tâm phải trả thường đánh giá nên đến CSDL hiện
được ghi thấp được KTV lưu tâm hữu và chính xác
hơn dẫn đến ảnh nhiều hơn vì vì Khoản mục vay
hưởng trọng yếu thường xuyên có ngắn hạn thường
đến BCTC, do đó sự chênh lệch được khai báo
CSDL hiện hữu trọng yếu xảy ra thấp để làm đẹp
cần được quan đối với CSDL này. BCTC và tăng khả
tâm đến. KTV phải Đối với sự quan năng thanh toán
gửi thư xác nhận trọng của CSDL của đơn vị
nợ phải trả nếu hiện hữu, yêu cầu
nợ phải trả có ảnh kiểm toán viên
hưởng trọng yếu phải kiểm kê HTK
đến BCTC và có được đánh giá là
thể nhận được trọng yếu trừ khi
thư phúc đáp từ không thẻ thực
nhà cung ứng hiện được
Ngoài ra KTV cũng
cần lưu tâm đến
CSDL đánh giá vì
lập dự phòng cho
các khoản nợ phải
thu là ước tính kế
toán dựa nhiều
vào xét đoán gây
ảnh hưởng trọng
yếu đến BCTC
Bài tập 2: cơ sở dẫn liệu , ảnh hưởng đến khoản mục nào

- Quan tâm đến bảng cân đối kế toán


Tài tản ( hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình,…)
Nguồn vốn ( lợi nhuận sau thuế chưa phân phối)
- Quan tâm đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu, chi phí, giá vốn hàng bán, lương phải trả công nhân, lợi nhuận gộp, lợi nhuận
thuần, lợi nhuân trước thuế, chi phí thuế, lợi nhuận sau thuế

Cơ sở dẫn liệu:

- Sự hiện hữu
- Quyền và nghĩa vụ
- Sự phát sinh
- Sự đánh giá
- Sự đầy đủ
- Sự chính xác
- Trình bày và công bố

Bài 1: kế toán áp dụng sai phương pháp khấu hao tài sản cố định tại bộ phận bán hàng

Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng

- Đánh giá: áp dụng sai phương pháp khấu hao ảnh hưởng đến việc đánh giá TSCĐ, đánh
giá chi phí và phân bổ khấu hao TSCĐ của năm hiện hành
- Sự chính xác: áp dụng sai PP khấu hao TSCĐ dẫn đến việc tính toán và gi nhận khấu hao,
chi phí khấu hao không chính xác
B. Bằng chứng kiểm toán( thủ tục kiểm toán)
1. Lý thuyết
Bằng chứng kiểm toán là tất cả những tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được và
liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này, KTV hình thành nên ý kiến của
mình
KTV và đơn vị kiểm toán phải thu thập đầy đủ những bằng chứng kiểm toán thích hợp để
làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán
a. Kiểm tra
Việc kiểm tra bao gồm: kiểm tra tài liệu, sổ kế toán hoặc các chứng từ, có thể từ trong
hoặc ngoài đơn vị, ở dạng giấy, dạng điện tử hoặc dạng thức khác , hoặc kiểm tra tài sản
bằng hiện vật. việc kiểm tra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ cung cấp các bằng chứng
kiểm tóan có độ tin cậy khác nhau tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của các bằng
chứng kiểm toán, và tùy thuộc vào sự hiện hữu của kiểm soát đối với quá trình tạo lập
nên tài liệu, sổ kế toán và chứng từ thuộc nội bộ đơn vị

You might also like