You are on page 1of 24

0

I. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI DỊCH VỤ DO DOANH NGHIỆP KIỂM


TOÁN CUNG CẤP

Theo chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 thì có 4 loại dịch vụ do DN kiểm toán
cung cấp đó là dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét BCTC, dịch vụ đảm bảo khác và
các dịch vụ liên quan.
1. Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ này tuân thủ theo bộ chuẩn mực kiểm toán VN VSAs 100-999. Nó bào gồm:
- KT BCTC
- KT hoạt động
- KT tuân thủ
- KT BCTC vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác
Và đặc biệt là kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành- đây là dịch vụ đặc thù
của VN và nó tuân thủ theo VSA 1000.
2. Dịch vụ soát xét bctc
Dịch vụ này bao gồm 2 chuẩn mực. Thứ nhất là VSRE 2400 là dịch vụ soát xét báo
cáo tài chính quá khứ và thứ hai là VSRE 2410 là dịch vụ soát xét thông tin tài chính
giữa niên độ do KTV độc lập của đơn vị thực hiện.
3. Dịch vụ đảm bảo khác
Bao gồm 3 chuẩn mực sau đây. Đầu tiên là VSAE 3400 là dịch vụ kiểm tra thông tin
tài chính tương lai. Tiếp theo là VSAE 3420 là Dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp
thông tin tài chính theo quy ước trong bảng báo cáo hạch. Và cuối cùng là VSAE
3000 là Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài
chính quá khứ.
4. Dịch vụ liên quan
Loại dịch vụ này thì tuân thủ 2 chuẩn mực đó là VSRS 4400 và VSRS 4410. Đối với
VSRS 4400 chính là dịch vụ thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với BCTC.
Còn đối với VSRS 4410 chính là dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính. Và nhìn chung

1
tất cả các dịch vụ này đều phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán
5. Các dịch vụ phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán:
Điển hình là các loại như sau:
- Dịch vụ tư vấn thuế, quản lý, tài chính
- Dịch vụ kế toán
- Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro tài sản
- Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp
6. Tổng quan về dịch vụ đảm bảo
6.1/ Nhu cầu sử dụng dịch vụ đảm bảo:
● Các nguyên nhân liên quan đến thông tin:
- Thông tin luôn chứa đựng rủi ro .
+ Không tiếp cận thông tin
+ Sử quá tải của thông tin
+ Thành kiến của người cung cấp
- Thông tin cần biên dịch, chuyển đổi theo xu hướng chung.
+ Sự gia tăng thông tin tác động đến mọi mặt của một doan nghiệp -> nhu cầu
cần thiết có một sự đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin
● Sự thay đổi về môi trường kinh doanh và luật pháp khiến cho các doanh nghiệp
cần có sự hỗ trợ cho việc kiểm soát nội bộ và tuân thủ pháp luật
● Quy định của pháp luật
6.2/ Các khái niệm dịch vụ đảm bảo
● AICPA: “Là một dịch vụ chuyên nghiệp và độc lập làm gia tăng chất lượng
thông tin cho người sử dụng thông tin để ra quyết định.”
● IFAC: “Sự thỏa thuận bởi những kế toán viên chuyên nghiệp được thiết kế
nhằm gia tăng sự tin cậy của thông tin về một vấn đề được quan tâm qua đó gia
tăng chất lượng của thông tin đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.”
● IIA: “Đảm bảo hàm ý rằng những người trong nghề (kế toán) có thể làm tăng
giá trị bằng cách cung cấp sự đánh giá về độ tin cậy hoặc sự phù hợp của dữ
liệu và các hoạt động so với các tiêu chuẩn.”

2
6.3/ Hợp đồng dịch vụ đảm bảo
Để có được một hợp đồng dịch vụ đảm bảo thì cần phải bao gồm các yếu tố sau:
- Mối quan hệ ba bên
- Đối tượng dịch vụ đảm bảo phù hợp
- Tiêu chí phù hợp
- Các bằng chứng đầy đủ và thích hợp
- Báo cáo dịch vụ đảm bảo bằng văn bản theo hình thức phù hợp
7. Dịch vụ đảm bảo thông tin tài chính quá khứ
7.1/ Kiểm toán BCTC được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC
cho mục đích đặc biệt (Chuẩn mực VSA 800)
- Hợp đồng kiểm toán cho mục đích đặc biệt : là hợp đồng đáp ứng nhu cầu đặc
biệt của khách hàng, hoặc để công nhận những tính chất đặc biệt của dữ liệu
được kiểm tra
- Các dạng hợp đồng kiểm toán cho mục đích đặc biệt:
+ Kiểm toán BCTC được lập trên cơ sở kế toán khác
+ Kiểm toán một số khoản mục của BCTC
+ Kiểm toán tính tuân thủ của các điều khoản hợp đồng
+ Kiểm toán BCTC theo yêu cầu riêng của cơ quan quản lý Nhà nước
- Ví dụ: Đây là ví dụ về báo cáo kiểm toán độc lập của công ty XYZ và được
kiểm toán BCTC theo yêu cầu riêng của cơ quan quản lý nhà nước và vì đây là
báo cáo kiểm toán bctc được lập cho mục đích đặc biệt nên ở phần chính sách
kế toán thì có đề cập đến nội dung là BCTC này được lập để giúp công ty ABC
đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý và vì thế BCTC này không thích hợp
sử dụng cho mục đích khác.
7.2/ Kiểm toán BCTC riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, số tài khoản hoặc
khoản mục cụ thể của BCTC (Chuẩn mực VSA 805)
- Được yêu cầu kiểm toán chỉ một báo cáo trong bộ BCTC
- Được yêu cầu kiểm toán các yếu tố, tài khoản, khoản mục cụ thể :
◊Tài khoản phải thu, dự phòng nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho
◊ Danh mục tài sản thuê ngoài
◊ Biểu tăng, giảm TSCĐHH

3
◊ Kế hoạch thanh toán của tài sản thuê tài chính
◊ Danh sách phân chia lợi nhuận, tiền thưởng
- Ví dụ: Đây là ví dụ về báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính riêng lẻ của
CTCP đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương. Trong báo cáo kiểm
toán có đề cập đến đối tượng kiểm toán là báo cáo vốn chủ sở hữu và cũng như
ở phần ý kiến của kiểm toán viên thì báo cáo vốn chủ sở hữu đã phản ánh trung
thực và hợp lý tình hình vốn của công ty và được lập và trình bày phù hợp với
các chuẩn mực và chế độ kế toán.
7.3/ Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt (Chuẩn mực 810)
- BCTC tóm tắt: Là các thông tin tài chính quá khứ được trích từ báo cáo tài
chính (đầy đủ) nhưng có ít thông tin chi tiết hơn so với báo cáo tài chính (đầy
đủ) và vẫn được trình bày theo cấu trúc nhất quán với báo cáo tài chính (đầy
đủ)
=> Thông báo cho những nhóm người sử dụng chủ yếu chỉ quan tâm khái quát đến
tình hình tài chính và kinh doanh của đơn vị lập.
- Ví dụ: Đây là ví dụ về báo cáo kiểm toán độc lập về BCTC tóm tắt do công ty
KPMG kiểm toán cho công ty TNHH bảo hiểm Phi Nhân Thọ MSIG Việt
Nam. Trong báo cáo này thì có 1 phần quan trọng đó là BCTC tóm tắt không
bao gồm báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tất cả các thuyết minh cần phải công bố
theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Do đó việc đọc BCTC tóm tắt không
thể thay thế cho việc đọc BCTC đầy đủ của công ty.

II. DỊCH VỤ SOÁT XÉT THÔNG TIN TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ.
1. Soát xét là gì?: là thuật ngữ dùng để chỉ loại dịch vụ đảm bảo được thực hiện
với độ tin cậy vừa phải, nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu nhất định của người
sử dụng báo cáo tài chính.
Đối với một báo cáo soát xét:
- Mức độ đảm bảo thấp hơn đáng kể
- Bằng chứng thu thập ít hơn
- Giá phí thấp hơn so với kiểm toán

4
- Sự thống nhất với BGĐ (về các nội dung như sau): mục tiêu của hợp
đồng, trách nhiệm của BGĐ, trách nhiệm của người hành nghề, loại dịch
vụ và hạn chế, mô tả báo cáo phát hành.
Ví dụ:
Báo cáo soát xét tài chính trước hợp nhất giữa niên độ của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Nam Á được thực hiện bởi KPMG. Phần trách nhiệm của KTV có đề cập:
“Một cuộc soát xét về cơ bản có phạm vi hẹp hơn một cuộc kiểm toán được thực hiện
theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và do vậy không cho phép chúng tôi đạt
được sự đảm bảo rằng chúng tôi sẽ nhận biết được tất cả các vấn đề trọng yếu có thể
được phát hiện trong một cuộc kiểm toán. Theo đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến
kiểm toán.”
Về chi phí: Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn CAF: ví dụ đối với Doanh nghiệp Thương
mại, Dịch vụ, Tư vấn: Chi phí cho dịch vụ kiểm toán là 13 triệu cao hơn so với Chi
phí cho dịch vụ soát xét BCTC chỉ có 12 triệu.

Doanh nghiệp Bảng giá dịch vụ kiểm toán

Doanh nghiệp Thương mại, Dịch vụ, Tư vấn 13.000.000

Doanh nghiệp Sản xuất và Gia công 15.000.000

Doanh nghiệp xây dựng 18.000.000

Doanh nghiệp Bảng giá dịch vụ soát xét BCTC

Doanh nghiệp Thương mại, Dịch vụ, Tư vấn 12.000.000

Doanh nghiệp Sản xuất và Gia công 15.000.000

Doanh nghiệp xây dựng 17.000.000

2. Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính:

5
2.1. Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ:(VSRE 2400)

- Được quy định và hướng dẫn bởi VSRE 2400 “Dịch vụ soát xét báo cáo tài
chính quá khứ”.
- Người hành nghề chỉ đưa ra mức độ đảm bảo có giới hạn
- Kiểm toán viên nhận thấy có hay không cho rằng thông tin về đối tượng dịch
vụ đảm bảo có sai sót trọng yếu và đưa ra kết luận nhằm làm tăng độ tin cậy
của người sử dụng báo cáo về việc liệu báo cáo tài chính có được lập theo
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không, dựa
trên các thủ tục được thực hiện và bằng chứng thu thập được.
- Báo cáo soát xét phải bao gồm một đoạn trình bày về bản chất của dịch vụ soát
xét cũng như cơ sở để người đọc có thể hiểu được kết luận trong báo cáo.

2.2. Dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ(VSRE 2410)

3. Nguyên tắc chung của một cuộc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ
● Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề
nghiệp có liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính năm của đơn
vị.:
=>(tính chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng,
tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp.)
● Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng hợp
đồng soát xét.
=> Các yếu tố của hoạt động kiểm soát chất lượng liên quan:trách nhiệm của
Ban Giám đốc về chất lượng của hợp đồng soát xét, chuẩn mực và các quy định
về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, việc chấp nhận và duy trì quan hệ khách
hàng và các hợp đồng soát xét cụ thể, phân công công việc cho nhóm thực hiện
hợp đồng soát xét, thực hiện hợp đồng soát xét và giám sát.
● Kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện công việc soát xét với thái độ
hoài nghi nghề nghiệp rằng có thể tồn tại các tình huống dẫn đến việc phải thực
hiện các điều chỉnh trọng yếu để có thể lập được các thông tin tài chính giữa

6
niên độ phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng trên các khía cạnh trọng yếu.
4. Thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng soát xét:(VSRE 2410)

Doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng phải thỏa thuận về các điều khoản của
hợp đồng soát xét.

(1) Mục đích của công việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ;

=> biết được các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến thông tin tài chính
giữa niên độ,

(2) Phạm vi soát xét;

(3) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị đối với thông tin tài chính giữa
niên độ;

(4) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị trong việc thiết lập và duy trì
kiểm soát nội bộ hiệu quả liên quan đến việc lập và trình bày các thông
tin tài chính giữa niên độ;

(5) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị trong việc cung cấp toàn bộ
tài liệu và thông tin liên quan cho kiểm toán viên;

(6) Chấp thuận của Ban Giám đốc đơn vị trong việc cung cấp các giải
trình bằng văn bản cho kiểm toán viên để xác nhận chính thức các giải
trình bằng lời trong quá trình soát xét, cũng như các giải trình ngầm định
trong tài liệu và thông tin của đơn vị đã cung cấp cho kiểm toán viên;

(7) Nội dung và hình thức dự kiến của báo cáo sẽ được phát hành, bao
gồm cả đối tượng nhận báo cáo;

(8) Chấp thuận của Ban Giám đốc đơn vị rằng, trường hợp có bất kỳ tài
liệu nào có chứa đựng thông tin tài chính giữa niên độ và thể hiện rằng
thông tin tài chính giữa niên độ đó đã được kiểm toán viên của đơn vị
soát xét thì tài liệu đó phải đính kèm báo cáo soát xét;

7
(9) Hợp đồng dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ không
nhằm cung cấp sự đảm bảo rằng kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm
toán (bên cung cấp dịch vụ/Bên B) sẽ có thể nhận biết được toàn bộ các
vấn đề trọng yếu chỉ có thể xác định được bằng một cuộc kiểm toán.
Ngoài ra, công việc soát xét của Bên B không thể được xem là căn cứ
nhằm phát hiện các gian lận, nhầm lẫn hay các hành vi vi phạm pháp
luật.

Ví dụ: Hợp đồng soát xét và kiểm toán báo cáo tài chính(Cung cấp dịch vụ
soát xét BCTC giữa niên độ cho kỳ kế toán từ ngày 9/10/2019 đến ngày
30/6/2020)

- Phạm vi soát xét:

- Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị trong việc cung cấp toàn bộ tài liệu
và thông tin liên quan cho kiểm toán viên

- Chấp thuận của Ban Giám đốc đơn vị trong việc cung cấp các giải trình
bằng văn bản cho kiểm toán viên để xác nhận chính thức các giải trình

8
bằng lời trong quá trình soát xét, cũng như các giải trình ngầm định trong
tài liệu và thông tin của đơn vị đã cung cấp cho kiểm toán viên

- Hợp đồng dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ không nhằm cung
cấp sự đảm bảo rằng kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (bên cung cấp
dịch vụ/Bên B) sẽ có thể nhận biết được toàn bộ các vấn đề trọng yếu chỉ có thể
xác định được bằng một cuộc kiểm toán. Ngoài ra, công việc soát xét của Bên
B không thể được xem là căn cứ nhằm phát hiện các gian lận, nhầm lẫn hay các
hành vi vi phạm pháp luật.

5. Thủ tục soát xét thông tin tài chính giữa niên độ:

Hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ

Các thủ tục:

- Phỏng vấn: KTV tiến hành phỏng vấn chủ yếu những người chịu trách
nhiệm về các vấn đề tài chính kế toán phỏng vấn để tìm hiểu xem Ban
Giám đốc đơn vị đã xác định được tất cả các sự kiện tính đến ngày lập

9
báo cáo soát xét cần phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trong thông tin tài
chính giữa niên độ hay chưa; Ban Giám đốc đơn vị có thay đổi đánh giá
về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay không.

=> nhằm phát hiện ra những vấn đề khiến cho báo cáo không được lập
và trình bày trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp vs khuôn khổ lập và
trình bày báo cáo tài chính.

- Phân tích: xác định các mối quan hệ và khoản mục riêng lẻ có dấu hiệu
bất thường và có thể phản ánh sai sót trọng yếu : phân tích tỷ số, xu
hướng, hồi quy, thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc máy trợ
giúp
- Thủ tục soát xét khác: thường là KTV thực hiện soát xét này sẽ được chỉ
định thực hiện KT BCTC năm, nên KTV có thể thực hiện thủ tục kiểm
toán đồng thời với thủ tục soát xét: trao đổi với Luật sư về vụ kiện-nếu
như nghi ngờ về sai sót trọng yếu

Phân tích ví dụ:

Công ty Cổ phần Vạn Phát Hưng, do KPMG thực hiện soát xét báo cáo tài chính giữa
niên độ 30/06/2011: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.

Qua quá trình soát xét, KPMG nhận thấy, có 1 quyền sử dụng đất, trước đây cty đã ghi
nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh. trong 6 tháng đến khi kết thúc ngày
30/6/2011 công ty đã ghi nhận vào GVHB, sự điều chỉnh bất hồi tố này, làm sản phẩm
dở dang giảm và lợi nhuận sau thuế cũng giảm=> Đây là sai sót trọng yếu=> KPMG
đưa ra “cơ sở cho ý kiến ngoại trừ”

Phía VHP đã giải trình: Chi phí phát sinh của phần diện tích đất ranh này trước đây đã
được hạch toán vào giá thành chung của toàn dự án và đã được ghi nhận vào giá vốn
hàng bán khi Công ty chuyển nhượng phần diện tích đất có thể bán của những dự án
trong những năm trước đây. Tuy nhiên, phần diện tích đất ngoài ranh chưa được sử

10
dụng này sẽ bán được trong tương lai nên Công ty ghi nhận lại chi phí của phần diện
tích này đối ứng với bút toán điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán trong giai đoạn 6
tháng kết thúc ngày 30/6/2011.
=> KP đưa ra ý kiến là: chi phí đó nên được điều chỉnh hồi tố vào các kỳ tương lai
sau khi được chuyển nhượng, không được ghi vào chi phí

6. So sánh VSRE 2400 và VSRE 2410

7. Phân biệt Kiểm toán và soát xét:

11
III. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ ĐẢM BẢO VỀ BÁO CÁO TỔNG HỢP THÔNG
TIN TÀI CHÍNH THEO QUY ƯỚC TRONG BẢN BÁO CÁO HẠC(VSRE
3420)

1. Khái niệm.

* Bản cáo bạch là gì?


- Bản cáo bạch là tài liệu công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách
quan liên quan đến các đợt chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát
hành.
* Tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước là gì?
- Tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước là việc bên chịu trách nhiệm thu thập,
phân loại, tổng hợp và trình bày thông tin tài chính nhằm minh họa ảnh hưởng của sự
kiện hoặc giao dịch trọng yếu đối với thông tin tài chính chưa điều chỉnh của đơn vị
nếu giả định sự kiện đã xảy ra hoặc giao dịch đã được thực hiện tại thời điểm lựa
chọn.
Ví dụ : Một đơn vị có thể mua lại một doanh nghiệp khác trước khi đơn vị phát hành
cổ phiếu ra công chúng →Theo đó đơn vị có thể trình bày một báo cáo về tài sản
ròng theo quy ước để minh họa ảnh hưởng của việc mua đến tình hình tài chính và

12
các chỉ số cơ bản nếu giả định là bên bị mua đã được hợp nhất với đơn vị từ một
ngày trước đó.
=> Khi đơn vị phát hành báo cáo thông tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch
thì thông tin đó cần được tổ chức KTĐL kiểm tra và đưa ra ý kiến về việc liệu thông
tin tài chính theo quy ước có được lập dựa trên các cơ sở và tiêu chí đã được công bố
hay không và liệu cơ sở lập thông tin tài chính theo quy ước có nhất quán với chính
sách kế toán của tổ chức phát hành hay không.
* Tổ chức KTĐL cần tuân thủ theo những quy định và hướng dẫn trong:
- VSAE 3000 Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông
tin tài chính
- VSAE 3420 Hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính
theo quy ước trong bản báo cáo bạch
2. Quy trình thực hiện.
❖ Chấp nhận hợp đồng dịch vụ
❖ Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra
❖ Báo cáo của kiểm toán viên
a. Chấp nhận hợp đồng dịch vụ
* Trước khi đồng ý chấp nhận hợp đồng dịch vụ để báo cáo về việc liệu những thông
tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch đã được tổng hợp, trên các khía cạnh
trọng yếu, có dựa trên cơ sở các tiêu chí được áp dụng hay không, kiểm toán viên và
doanh nghiệp kiểm toán phải:
- Xác định rằng những người thực hiện hợp đồng dịch vụ một cách tổng thể có đủ
trình độ và năng lực chuyên môn
- Xác định rằng các tiêu chí mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán dự kiến
là sẽ áp dụng là phù hợp và các thông tin tài chính theo quy ước
- Xem xét nguồn chiết xuất thông tin tài chính chưa điều chỉnh, các thông tin tài
chính quá khứ của đơn vị hoặc bên bị mua,...
- Yêu cầu bên chịu trách nhiệm cam kết về việc họ hiểu và thừa nhận trách nhiệm
của mình
b. Lập kế hoạch và kiểm tra
* Xác định sự phù hợp của các tiêu chí được áp dụng

13
- Kiểm toán viên phải xác định liệu các tiêu chí được áp dụng có phù hợp với quy
định và hướng dẫn của Chuẩn mực
* Mức trọng yếu
- Khi lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng dịch vụ, kiểm toán viên và doanh nghiệp
kiểm toán phải xem xét mức trọng yếu để đánh giá liệu các thông tin tài chính theo
quy ước đã được tổng hợp, trên các khía cạnh trọng yếu
* Cách thức bên chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước và hoàn
cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ
* Thu thập bằng chứng về sự phù hợp của nguồn chiết xuất thông tin tài chính chưa
được điều chỉnh
- Kiểm toán viên phải xác định liệu bên chịu trách nhiệm đã chiết xuất thông tin tài
chính chưa điều chỉnh từ một nguồn phù hợp hay chưa
- Nếu thông tin tài chính chưa điều chỉnh được chiết xuất từ một nguồn thông tin
chưa được kiểm toán hoặc soát xét, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục nhằm
đảm bảo rằng các nguồn thông tin đó là phù hợp
* Thu thập bằng chứng về sự phù hợp của các điều chỉnh theo quy ước
- Kiểm toán viên phải xác định liệu bên chịu trách nhiệm đã xác định các điều chỉnh
theo quy ước cần thiết để minh họa ảnh hưởng của một sự kiện hoặc giao dịch tại
ngày hoặc cho giai đoạn được minh họa hay chưa
* Thu thập bằng chứng về các tính toán trong các thông tin tài chính theo quy ước
- Kiểm toán viên phải xác định liệu các tính toán trong các thông tin tài chính theo
quy ước có chính xác về mặt số học hay không.
* Đánh giá việc trình bày các thông tin tài chính theo quy ước
* Nguồn chiết xuất thông tin tài chính chưa điều chỉnh hoặc các điều chỉnh theo quy
ước là không phù hợp
* Ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về nguồn chiết xuất thông tin tài chính chưa
điều chỉnh hoặc thông tin tài chính của bên bị mua, bên bị thoái vốn không phải là
chấp nhận toàn phần, hoặc có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”.
- Ý kiến kiểm toán hoặc kết luận soát xét về nguồn chiết xuất thông tin tài chính
chưa điều chỉnh hoặc các thông tin tài chính của bên bị mua, bên bị thoái vốn có thể
không phải là chấp nhận toàn phần hoặc có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”.

14
c. Báo cáo kiểm toán viên
* Ý kiến chấp nhận toàn phần
- Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi kết luận rằng thông tin
tài chính theo quy ước đã được bên chịu trách nhiệm tổng hợp, trên các khía cạnh
trọng yếu, dựa trên cơ sở các tiêu chí được áp dụng.
* Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
- Pháp luật và các quy định có liên quan có thể không cho phép công bố bản cáo
bạch có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần về việc tổng hợp thông tin
tài chính theo quy ước, trên các khía cạnh trọng yếu, dựa trên cơ sở các tiêu chí được
áp dụng. Trường hợp đó, nếu kiểm toán viên kết luận rằng ý kiến không phải là ý
kiến chấp nhận toàn phần là phù hợp theo Chuẩn mực số 3000, thì kiểm toán viên
phải trao đổi vấn đề đó với bên chịu trách nhiệm và đề nghị những sửa đổi cần thiết.
- Pháp luật và các quy định có liên quan có thể cho phép công bố bản cáo bạch có
ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần về việc tổng hợp thông tin tài chính
theo quy ước, trên các khía cạnh trọng yếu, dựa trên cơ sở các tiêu chí được áp dụng.
Trường hợp đó, nếu kiểm toán viên xác định rằng ý kiến không phải là ý kiến chấp
nhận toàn phần là phù hợp theo Chuẩn mực số 3000, thì kiểm toán viên phải áp dụng
các quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực số 3000 liên quan đến ý kiến không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
* Vấn đề cần nhấn mạnh
- Kiểm toán viên có thể phải xem xét sự cần thiết phải lưu ý người sử dụng về một
vấn đề được trình bày hoặc thuyết minh trong thông tin tài chính theo quy ước hoặc
trong các thuyết minh đính kèm
- Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” đó chỉ dùng để lưu ý người đọc tới các thông tin
được trình bày hoặc thuyết minh trong thông tin tài chính theo quy ước hoặc trong các
thuyết minh đính kèm.

IV. DỊCH VỤ TỔNG HỢP THÔNG TIN TÀI CHÍNH (COMPILATION


ENGAGEMENT) VSRS 4410

15
A. Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính là gì:
Là việc người hành nghề áp dụng kỹ năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày
báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin
tài chính của đơn vị theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng và lập báo cáo dịch vụ tổng hợp theo quy định của Chuẩn mực này. Trong
Chuẩn mực này, các thuật ngữ “dịch vụ tổng hợp”, “tổng hợp”, “đang tổng hợp” và
“đã tổng hợp” được hiểu là dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính;

B. Phạm vi áp dụng: VSRS 4410


01. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kế toán viên hành
nghề, doanh nghiệp dịch vụ kế toán và kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp
kiểm toán (sau đây gọi là “người hành nghề”) khi thực hiện dịch vụ hỗ trợ Ban
Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin tài chính quá khứ mà
không nhằm đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào về thông tin đó và lập báo cáo về
việc thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (sau đây gọi là “dịch vụ
tổng hợp”) tuân theo Chuẩn mực này
02. Trong trường hợp cần thiết, Chuẩn mực này cũng có thể áp dụng cho dịch vụ
tổng hợp thông tin không phải là thông tin tài chính quá khứ và dịch vụ tổng
hợp thông tin phi tài chính.
03. Những yếu tố cho thấy dịch vụ cần phải áp dụng theo Chuẩn mực này, kể cả
lập báo cáo theo Chuẩn mực này bao gồm:

(1) Thông tin tài chính có phải tuân thủ theo pháp luật và các quy định có liên quan
và có phải công khai hay không;

(2) Các đối tượng khác ngoài đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính tổng
hợp, có xu hướng gắn tên người hành nghề với thông tin tài chính đó và có rủi ro do
hiểu nhầm về mức độ tham gia của người hành nghề đối với thông tin đó hay không

04. Mối liên hệ với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1: Doanh nghiệp dịch vụ
kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “doanh nghiệp kế toán, kiểm
toán”) chịu trách nhiệm đối với hệ thống chính sách và thủ tục kiểm soát chất
lượng của doanh nghiệp mình.

16
05. Mức độ đảm bảo của Kiểm toán viên: Dịch vụ tổng hợp không phải là dịch vụ
đảm bảo nên không yêu cầu người hành nghề kiểm tra tính chính xác hoặc đầy
đủ của thông tin do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp để thực hiện tổng hợp thông
tin và không yêu cầu thu thập bằng chứng làm cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán
hoặc đưa ra kết luận soát xét về thông tin tài chính sau tổng hợp

C. Mục tiêu:

16. Mục tiêu của người hành nghề khi thực hiện dịch vụ tổng hợp tuân thủ theo
Chuẩn mực này bao gồm:

(a) Áp dụng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để
hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin tài chính
theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, dựa
trên thông tin do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp;

(b) Lập báo cáo dịch vụ tổng hợp theo quy định của Chuẩn mực này.

D. Thuật ngữ
- Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính: Là việc người hành nghề áp dụng kỹ
năng chuyên môn về kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính để hỗ trợ Ban
Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin tài chính của đơn vị theo
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng và lập báo cáo
dịch vụ tổng hợp theo quy định của Chuẩn mực này. Trong Chuẩn mực này,
các thuật ngữ “dịch vụ tổng hợp”, “tổng hợp”, “đang tổng hợp” và “đã tổng
hợp” được hiểu là dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính;

- Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ: Bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ
trách tổng thể hợp đồng dịch vụ, người hành nghề và các cán bộ, nhân viên
thực hiện hợp đồng dịch vụ và bất kỳ cá nhân nào được doanh nghiệp kế toán,
kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng để thực hiện các thủ tục cho hợp
đồng dịch vụ. Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ không bao gồm các chuyên
gia bên ngoài được doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử
dụng;

17
E. Mục đích lập tổng hợp thông tin tài chính:

(a) Tuân thủ các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính định kỳ, bắt buộc theo
pháp luật và các quy định có liên quan; hoặc

(b) Cho các mục đích không liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính bắt buộc
theo pháp luật và các quy định có liên quan, ví dụ:

Cho Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị, được lập trên cơ sở phù
hợp với mục đích cụ thể của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị (ví dụ,
lập thông tin tài chính cho mục đích sử dụng nội bộ);

(2) Lập báo cáo tài chính định kỳ cho bên thứ ba theo hợp đồng hoặc
thỏa thuận khác (ví dụ, báo cáo tài chính cung cấp cho tổ chức tài trợ
theo yêu cầu của nhà tài trợ);

(3) Để thực hiện các giao dịch, như giao dịch liên quan tới việc thay đổi
quyền sở hữu doanh nghiệp hoặc thay đổi cơ cấu tài chính (ví dụ, sáp
nhập hoặc mua bán).
VI. Quy trình
a. Chấp nhận hợp đồng dịch vụ:

Người hành nghề không được chấp nhận hợp đồng dịch vụ, trừ khi người hành
nghề đã thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng dịch vụ với Ban Giám đốc
đơn vị sử dụng dịch vụ và bên thuê dịch vụ, bao gồm:

● Mục đích sử dụng và cung cấp thông tin tài chính, và bất kỳ sự hạn chế nào đối
với việc sử dụng và công bố thông tin tài chính
● Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng
● Mục tiêu và phạm vi của hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
● Trách nhiệm của người hành nghề, bao gồm yêu cầu về việc tuân thủ chuẩn
mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan
● Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ đối với:

(i) Thông tin tài chính và việc lập và trình bày thông tin tài chính theo khuôn khổ về
lập và trình bày báo cáo tài chính

18
(ii) Tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép, tài liệu, giải thích và thông tin khác do
Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ cung cấp;

(iii) Các xét đoán cần thiết trong việc lập và trình bày thông tin tài chính.

● Nội dung và hình thức dự kiến của báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành
nghề.

b. Thực hiện hợp đồng dịch vụ:

● Hiểu biết của người hành nghề:

(a) Ngành nghề kinh doanh và các hoạt động, bao gồm hệ thống kế toán và các ghi
chép kế toán của đơn vị;

(b) Khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, bao gồm cách thức
áp dụng khuôn khổ đó trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

● Tổng hợp thông tin tài chính

(a) Thông tin tài chính được tổng hợp có tham chiếu đến hoặc mô tả không đầy đủ về
khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng

(b) Cần phải điều chỉnh thông tin tài chính được tổng hợp để thông tin tài chính
không chứa đựng các sai sót trọng yếu

(c) Thông tin tài chính được tổng hợp có thể gây hiểu nhầm

c. Báo cáo dịch vụ tổng hợp:

Mục đích quan trọng của báo cáo dịch vụ tổng hợp của người hành nghề là để trình
bày rõ ràng về bản chất của dịch vụ tổng hợp, vai trò và trách nhiệm của người hành
nghề trong hợp đồng dịch vụ. Báo cáo của người hành nghề không phải là phương tiện
để trình bày ý kiến hoặc đưa ra kết luận về thông tin tài chính dưới bất kỳ hình thức
nào.
IV. Tài liệu tham khảo:
- https://docs.kreston.vn/vbpl/kiem-toan/chuan-muc-khac/vsae-3420/

19
- https://www.ifac.org/system/files/publications/files/IFAC-SMPC-Guide-to-
Compilation-Engagements-UL.pdf
- ISRS 4410 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính | KRESTON.VN
- VSA 800 https://docs.kreston.vn/vbpl/kiem-toan/chuan-muc-kiem-toan/vsa-
800/
- VSA 805 https://docs.kreston.vn/vbpl/kiem-toan/chuan-muc-kiem-toan/vsa-
805/
- VSA 810 https://docs.kreston.vn/vbpl/kiem-toan/chuan-muc-kiem-toan/vsa-
810/
- Báo cáo kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính tóm tắt Công ty TNHH Bảo
hiểm Phi nhân thọ MSIG Việt Nam
https://www.msig.com.vn/sites/default/files/2019-04/MSIG%20Vietnam
%20Summary%20FS%20VIE%20-%20scan%20-%20final%5B1%5D.pdf
- Báo cáo vốn đầu tư của chủ sở hữu tại ngày 15/10/2016 của CTCP Đầu tư công
nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương
https://dongduongcorp.com.vn/pdf/bao-cao-kiem-toan-von-dau-tu-chu-so-
huu---ddg_vi_1513587826.pdf

V. CÂU HỎI:
1. Phân biệt mức độ đảm bảo của các dịch vụ

nhóm loại dịch vụ chuẩn mực mức độ đảm bảo


dịch
vụ

Kiểm Kiểm toán bctc được lập VSA 800 Đảm bảo hợp lý
toán theo khuôn khổ về lập và
thông trình bày bctc cho mục đích
tin tài đặc biệt

20
chính kiểm toán BCTC riêng lẻ và VSA 805 Đảm bảo hợp lý
quá khi kiểm toán các yếu tố ,
khứkh tài khoản hoặc khoản mục
ứ cụ thể của bctc

Dịch vụ báo cáo về BCTC VSA 810 Đảm bảo hợp lý


tóm tắt

soát dịch vụ soát xét báo cáo tài VSRE 2400 Đảm bảo có giới
xét chính quá khứ hạn
thông
soát xét thông tin tài chính VSRE 2410 Đảm bảo có giới
tin tài
giữa niên độ do kiểm toán hạn
chính
viên độc lập của đơn vị thực
quá
hiện
khứ

Dịch Hợp đồng dịch vụ đảm bảo VSAE 3000 Đảm bảo hợp lý
vụ ngoài dịch vụ kiểm toán và Đảm bảo có giới
đảm soát xét thông tin tài chính hạn
bảo quá khứ
khác + Hợp đồng dịch vụ
ngoài đảm bảo chứng thực
dịch + Hợp đồng dịch vụ
vụ đảm bảo trực tiếp
kiểm
Kiểm tra thông tin tài chính VSAE 3400 đảm bảo có giới
toán và
tương lai hạn
soát
xét Hợp đồng dịch vụ đảm bảo VSAE 3420 đảm bảo hợp lý
thông về báo cáo tổng hợp thông
tin tài tin tài chính theo quy ước
chính trong bản cáo bạch

21
Dịch Hợp đồng thực hiện các thủ VSRS 4400 không đưa ra bất
vụ liên tục thỏa thuận trước đối với kỳ sự đảm bảo
quan thông tin tài chính nào

Dịch vụ tổng hợp thông tin ISRS 4410 không đưa ra bất
tài chính kỳ sự đảm bảo
nào

dịch vụ kiểm tra theo thỏa không đưa ra bất


thuận kỳ sự đảm bảo
nào

Phi Kiểm toán báo cáo quyết VSA 1000 Đảm bảo hợp lý
đảm toán dự án hoàn thành
bảo

2. Phân biệt được đảm bảo chứng thực và đảm bảo trực tiếp?:
chứng thực: kiểm toán bctc và soát xét bctc
+ một bên không phải là kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đo
lường hoặc đánh giá
+ bên này trình bày kết quả thông tin dưới dạng một báo cáo
+ kiểm toán viên đưa ra kết luận liệu thông tin có sai sót trọng yếu ko
trực tiếp:
+ kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trực tiếp đo lường hoặc đánh giá
+ kiểm toán viên trình bày thông tin kèm theo báo cáo dịch vụ đảm bảo
+ kiểm toán viên đưa ra kết luận phản ánh kết quả của đo lường hoặc đánh giá
3. Kiểm toán viên thực hiện báo cáo soát xét có cần tuân thủ tính độc lập
theo nguyên tắc nghề nghiệp hay ko?
=> Có. Vì KTV thực hiện bcsx là KTV độc lập của đơn vị
KTV không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tình thân nào
làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của minh.
thông tin Báo cáo soát xét ảnh hưởng đến Báo cáo kiểm toán cuối năm

22
Thông qua công việc kiểm toán báo cáo tài chính năm, kiểm toán viên đã có sự hiểu
biết về đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ
4. VSA 810 kiểm bctc dạng tóm tắt ktv đưa ra ý kiến về gì:
- VSA 810 phản ảnh nhất quán với bctc đầy đủ

23

You might also like