You are on page 1of 58

Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

CHƯƠNG 20: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


( Acounting for Income Taxes )

GIỚI THIỆU:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản thu cơ bản cho Ngân sách nhà nước,
doanh nghiệp cần tính đúng, tính đủ, tuân thủ đúng những quy định theo luật thuế và
nộp thuế. Tuy nhiên một số quy định trong luật kế toán và chế độ kế toán làm ảnh
hưởng tới một số thông tin tài chính trên báo cáo kế toán.
Trong chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thuế thu nhập doanh nghiệp theo
góc nhìn của kế toán tài chính. Nội dung chương sẽ đề cập đến những vấn đề về các
loại chênh lệch giữa thuế và kế toán, cách thức điều chỉnh thuế hoãn lại phải trả và tài
sản thuế hoãn lại khi thay đổi thuế suất và trường hợp chuyển lỗ qua các năm sau,
cũng như sự tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến BCTC nhằm cung cấp
thông tin cho người sử dụng để ra quyết định.

TỔNG QUAN:
Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN) là một trong những sắc thuế được Nhà nước
và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận sau thuế của DN mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước. Do mục đích của thuế và kế toán là khác nhau, nên những
quy định pháp lý về thuế và quy định pháp lý về kế toán liên quan đến thuế TNDN
cũng tồn tại những khác biệt đáng kể. Lợi nhuận kế tóa được xác định theo quy định
của chuẩn mực và chế độ kế toán, còn thu nhập tính thuế lại xác định theo quy định
của luật thuế TNDN.
Cấu trúc chương này chia thành 2 phần: tiếp cận từ quan điểm quốc tế về kế toán
đến quy định kế toán đặc thù ở Việt Nam liên quan đến thuế TNDN.

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


Sau khi nghiên cứu chương này, người đọc có thể:
1. Phân biệt được lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế TNDN, phương pháp
điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán sang thu nhập tính thuế.
2. Mô tả và xác định các khoản chênh lệch giữa thuế và kế toán
3. Mô tả và xác định các khoản chênh lệch tạm thời và không tạm thời.
4. Phân loại chênh lệch tạm thời.
5. Hiểu được phương pháp tiệm cận chênh lệch tạm thời theo báo cáo kết quả hoạt
động và theo BCĐKT.
6. Hiểu và trình bày được thông tin thuế hoãn lại và tài sản thuế hoãn lại trên báo
cáo tài chính.

1
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, quy định về kế toán thuế TNDN được hướng dẫn
trong IAS 12 “Income Taxes”

PHẦN A- TÀI SẢN THUẾ HOÃN LẠI VÀ THUẾ HOÃN LẠI PHẢI TRẢ.
( Deferred Tax Assets Deferred Tax Liabilities)

A.1. Chênh lệch tạm thời ( Temporrary Differences)


Khi công ty chuẩn bị lập tờ khai thuế thu nhập cho năm, hầu hết các khoản doanh thu
và chi phí trong tờ khai thuế (tax return) tương tự như trong BCKQHĐKD (Income
statement) của công ty cho cùng một năm đó. Tuy nhiên trong một vài trường hợp luật
thuế và chuẩn mực kế toán có sự khác biệt do mục tiêu của việc lập hai báo cáo là
không giống nhau. Chuẩn mực kế toán được thiết lập để cung cấp thông tin hữu ích
cho các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng, còn Chính phủ thông qua cơ quan thuế của
mình, với quan tâm chính là nâng cao thu nhập của quốc gia và chi phối đến hành vi
của người nộp thuế bằng cách sử dụng các luật thuế để khuyến khích hoặc hạn chế các
hoạt động mà họ cho là cần thiết. Kết quả của sự khác biệt giữa IFRS và luật thuế
thông qua việc xác định các khoản doanh thu và chi phí là nguyên nhân tạo ra sự
chênh lệch về số liệu giữa kế toán và thuế và việc tranh cãi này đã xảy ra trong nhiều
thập kỷ.
Phương pháp xác định chênh lệch tạm thời
Có 2 phương pháp xác định chênh lệch tạm thời: phương pháp hoãn lại và phương
pháp Tài sản- Nợ phải trả.
Phương pháp hoãn lại (Deferred Method) là phương pháp tiếp cận theo định
hướng thu nhập, nhấn mạnh sự phù hợp của chi phí với doanh thu trong kỳ tạo ra sự
chênh lệch tạm thời. Phương pháp hoãn lại không được chấp nhận theo GAAP.
Phương pháp Tài sản- Nợ phải trả ( Asset – Liability Method ) là phương pháp tiếp
cận theo bảng cân đối kế toán nhằm nhấn mạnh tính hữu ích của BCTC trong việc
đánh giá tình hình tài chính và dự đoán dòng tiền trong tương lai. Đây là phương pháp
được GAAP chấp nhận.
Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12- Incomes Taxes ban đầu tập trung vào báo cáo
Thu nhập và nguyên tắc phù hợp nhưng cuối cùng chuyển hướng tập trung vào
phương pháp tiếp cận Tài sản- Nợ phải trả ( Báo cáo tình hình tài chính/ Bảng cân đối
kế toán).
Cách tiếp cận “ bảng cân đối kế toán” cho thấy các khoản thuế phải nộp trong tương
lai do sự khác biệt tạm thời giữa số liệu trình bày của một tài sản hoặc nợ phải trả
trong BCTC và cơ sở thuế của nó.
Chênh lệch tạm thời
Chênh lệch tạm thời là chênh lệch tạo ra do khác biệt giữa lợi nhuận kế toán trước thuế
khác với thu nhập tính thuế; hoặc khác biệt giữa giá trị một khoản tài sản- nợ phải trả
2
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
được trình bày trong BCĐKT khác với giá trị của khoản tài sản- nợ phải trả đó khi xác
định thuế phải nộp.

A-2. Thuế hoãn lại phải trả ( Deferred Tax Liabilities)


Chênh lệch tạm thời do thuế hoãn lại phải trả là kết quả của việc xác định thuế hiện
hành phải nộp trong kỳ hiện tại thấp hơn, nhưng sẽ phải nộp nhiều hơn ở những kỳ
nộp tiếp theo. Điều quan trọng cần phải hiểu là chênh lệch chỉ tạm thời xảy ra ở một
hoặc một số kỳ và nó sẽ hoàn nhập lại ở những kỳ sau.

Minh họa 1: Xác định Thuế hoãn lại phải trả do chênh lệch tạm thời chịu thuế.
Lợi nhuận kế toán trước thuế của công tu Kent Manegement ở các năm: năm 2018 là
140, năm 2019 và 2020 đều là 100. Biết rằng năm 2018 có số tiền lãi phải thu do
khách hàng trả chậm là 40, tuy nhiên số lãi này công ty sẽ nộp thuế khi nào thực tế thu
tiền. Năm 2019 thu được là 10 và năm 2020 thu được là 30. Thuế suất thuế TNDN là
20%.
Chênh lệch tạm thời do thuế hoãn lại phải trả
2018 2019 2020 Tổng
Lợi nhuận kế toán trước thuế 140 100 100 341
Lãi phải trả thu trên BCKQHĐ (40) 0 0 (40)
Lãi phải thu trên báo cáo thuế 0 10 30 40
Thu nhập tính thuế 100 110 130 340

Năm 2018, thu nhập tính thuế ít hơn lợi nhuận kế toán bởi vì lãi sẽ thu chưa
phải nộp thuế cho đến khi thu được vào năm 2019 và 2020.

Sau 3 năm thì lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế sẽ bằng nhau nhưng trong
từng năm sẽ khác nhau. Bởi vì luật thế cho phép các công ty được chậm nộp khỏan
thu nhập này do đó dẫn tới chênh lệch số liệu giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính
thuế.
Thuế thì không tránh khỏi việc nộp, nhưng do hoãn lại chưa nộp, nên điều này
dẫn tới khoản nợ thuế hoãn lại phải trả của công ty.
Bút toán nhật ký được ghi nhận vào cuối năm 2018 như sau:
Nợ TK Chi phí thuế TNDN: 28
Có TK Thuế phải nộp cho năm hiện hành: 20 = (140-40)x20%
Có TK Thuế hoãn lại phải trả: 8= 40x20%
Cuối năm 2019, 2020, bút toán nhật ký được ghi như sau:
2019 Nợ TK Chi phí thuế TNDN: 20
Có TK Thuế phải nộp cho năm hiện hành: 2 = 10 x20%
Có TK Thuế hoãn lại phải trả: 22= (100+30)x20%
3
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

2020 Nợ TK Chi phí thuế TNDN: 20


Có TK Thuế phải nộp cho năm hiện hành: 6 = 30x20%
Có TK Thuế hoãn lại phải trả: 26= (100+30)x20%

Vào cuối năm 2018 và 2019, 2020 Công tu báo cáo Thuế hoãn lại phải trả như
sau:
Thuế hoãn lại phải trả
8 2018: (40x20%)
2019: ( 10x20%) 2
2020: ( 30x20%) 6
8 8
0
Hướng tới mục tiêu tiếp cận chênh lệch tạm thời trên bảng cân đối kế toán
của IASB thì khoản lãi chưa thu được kế toán ghi nhận vào khoản phải thu, nhưng theo
quan điểm của thuế thì chưa có khoản phải thu nào vì thu nhập chịu thuế sẽ không
được tính cho tới khi thu được tiền. Do đó cơ sở tính thuế được xác định bằng zero
(bằng 0)
Vì vậy Kent Managemnet cần ghi nhận thuế hoãn lại phải trả.
Thuế hoãn lại phải trả cần được xác định bằng thuế suất nhân với (x) chênh lệch
tạm thời (là chênh lệch của khoản phải thu trên BCTC với cơ sở tính thuế của khoản
phải thu đó).
Chênh lệch tạm thời do thuế hoãn lại phải trả
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Khoản phải thu từ Lãi Số Số dư Số phát Số dư Số Số dư
do khách hàng trả chậm phát cuối sinh cuối phát cuối
sinh năm năm sinh năm
Giá trị ghi sổ 40 40 (10) 30 (30) 0

Cơ sở tính thuế 0 0 0 0 0 0

Chênh lệch tạm thời 40 40 (10) 30 (30) 0

Thuế suất x20% x20% x20% x20% x20% x20%

Thuế hoãn lại phải trả 8 6 0

Tài khoản thuế hoãn lại phải trả cuối năm 2018
Số dư cuối kỳ 8

4
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trừ: số dư đầy kỳ 0
Vậy phát sinh trong kỳ 8
Bút toán nhật ký được ghi nhận vào cuối năm 2018 như sau:
Nợ TK Chí phí thuế TNDN 28
Có TK Thuế phải nộp cho năm hiện hành: 20=(140-40)x20%
Có TK Thuế hoãn lại phải trả 8=40x20%

Tài khoản thuế hoãn lại phải trả cuối năm 2019
Số dư cuối kỳ 6
Trừ : số dư đầu kỳ 8
Vậy phát sinh trong kỳ (2)
Bút toán nhật ký được ghi nhận vào cuối năm 2019 như sau:
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 20
Nợ TK (Hoàn nhập) Thuế hoãn lại phải trả 2=10x20%
Có TK Thuế phải nộp cho năm hiện hành 22=(100+10)x20%
Tài khoản thuế hoãn lại phải trả cuối năm 2020
Số dư cuối kỳ 0
Trừ số dư đầu kỳ 6
Vậy số phát sinh trong kỳ (6)
Bút toán nhật ký được ghi nhận vào cuối năm 2020 như sau:
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 20
Nợ TK ( Hoàn nhập) Thuế hoãn lại phải trả 6=30x20%
Có TK Thuế phải nộp cho năm hiện hành 26=(100+30)x20%

Lưu ý: Trường hợp khoản lãi này là khoản thu nhập được miễn trừ thuế thu nhập
thì cơ sở tính thuế của tài sản này sẽ bằng giá trị ghi sổ của nó.
Giả sử công ty Kent Management có lãi do nắm giữ trái phiếu năm 2018 là 40, lãi
này được miễn trừ theo quy định của luật thuế, kế toán sẽ ghi nhận lãi phải thu là 40
do việc nắm giữ trái phiếu và số lãi này sẽ được tiền vào năm 2019.

Lãi phải thu Ngày 30/12


Giá trị ghi sổ 40
Cơ sở tính thuế (40)
Chênh lệch tạm thời 0
Thuế suất x20%
Thuế hoãn lại phải trả 0

A.3. Tài sản thuế hoãn lại ( Deferred Tax Assets)


Tài sản thuế hoãn lại được ghi nhận như một khoản lợi ích thuế trong tương lai.
Chênh lệch tạm thời do tài sản thuế hoãn lại là kết quả của việc xác định thuế hiện
5
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
hành phải nộp trong kỳ cao hơn, và sẽ phải nộp ít hơn ở những kỳ nộp thuế tiếp theo.
Điều quan trọng cần phải hiểu là chênh lệch chỉ tạm thời xảy ra ở một hoặc một số kỳ
và nó sẽ hoàn nhập lại ở những kỳ sau.

Minh họa 2: Xác định Tài sản thuế hoãn lại do chênh lệch tạm thời được khấu trừ
Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty Kent Management ở các năm: 2018 là 70,
2019 và 2020 đều là 100; năm 2018 có phát sinh 30 tiền chi phí bảo hiểm của 2 năm
phải trả do trả chậm. Tuy nhiên số tiền này sẽ chịu thuế khi nào thực chi. Năm 2019
đã chi là 15 và năm 2020 đã chi là 15. Tỷ lệ nộp thuế thu nhập là 20%.

Chênh lệch tạm thời do tài sản thuế hoãn lại


2018 2019 2020 Tổng
Lợi nhuận kế toán trước thuế 70 100 100 270
Chi phí bảo hiểm trên báo cáo thu nhập 30 0 0 30
Chi phí bảo hiểm trên Tờ khai thuế 0 (15) (15) (30)
Thu nhập tính thuế 100 85 85 270

Ghi nhận thuế thu nhập


Chi phí bảo hiểm được trừ trên báo cáo thu nhập của năm 2018, nhưng khoản phú
bảo hiểm này lại không được trừ ra trên tờ khai thuế năm 2018, do đó nó được cộng
ngược trở lại vào lợi nhuận kế toán trước thuế khi xác định thu nhập tính thuế năm
2018 (30+70=100)
Chênh lệch tạm thời do tài sản thuế hoãn lại
Năm hiện Số tiền khấu trừ qua Tổng
hành các năm khấu trừ
2018 2019 2020 2019,2020
Lợi nhuận kế toán trước thuế 70 100 100
Chênh lệch tạm thời khấu trừ do:
Chi phí bảo hiểm 30 (15) (15) (30)
Thu nhập tính thuế 100 85 85
Thuế suất 20% 20% 20%
Thuế TNDN phải nộp 20 17 17
Tài sản thuế hoãn lại 6 (3) (3) (6)

Tài sản thuế hoãn lại cuối năm 2018


Số dư cuối kỳ 6
Trừ số dư đầu kỳ 0

6
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Vậy phát sinh trong kỳ 6
Bút toán nhật ký ghi cuối năm 2018
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 14
Nợ TK Tài sản thuế hoãn lại 6 ( được xác định ở trên)
Có TK Thuế thu nhập phải nộp 20 ( được xác định ở trên)
Lưu ý : Chi phí thuế thu nhập là 20% của lợi nhuận kế toán trước thuế ( là
70x20%=14)
Số thuế tạm thời nộp nhiều hơn là 6 sẽ được khấu trừ năm 2019 và 2020 ( tạo ra lợi
ích) và được ghi nhận như tài sản thuế hoãn lại.
Tài sản thuế hoãn lại cuối năm 2019
Số dư cuối kỳ 3
Trừ số dư đầy kỳ 6
Vậy phát sinh trong kỳ (3)
Bút toán nhật ký ghi cuối năm 2019
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 20
Có TK ( Hoàn nhập) Tài sản thuế hoãn lại 3 ( được xác định ở trên)
Có TK Thuế thu nhập phải nộp 17 ( được xác định ở trên)
Tương tự bút toán nhật ký ghi cuối năm 2020
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 20
Có TK ( Hoàn nhập) Tài sản thuế hoãn lại 3 ( được xác định ở trên)
Có TK Thuế thu nhập phải nộp 17 ( được xác định ở trên)
Vào cuối năm 2018 và 2019,2020 Tài sản thuế hoãn lại như sau:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại


2018: (30x20%) 6
3 2019: (15x20%)
3 2020 : ( 15x20%)
6 6

Hướng tới mục tiêu tiếp cận chênh lệch tạm thời trên bảng cân đối kế toán của IASB
Tài sản thuế hoãn lại là lợi ích thuế trong tương lai từ việc hoàn nhập chênh lệch tạm
thời số liệu ghi trên BCTC về khoản nợ bảo hiểm phải trả với cơ sở tính thuế của nó.
Cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ trừ giá trị được khấu trừ
với mục đích thuế do khoản nợ phải trả đó tạo ra. Theo minh họa trên khoản nợ bảo
hiểm chưa trả được kế toán ghi nhận vào khoản nợ phải trả nhưng dưới quan điểm
của thuế thì chưa có khoản phải trả nào tính vào thu nhập chịu thuế cho tới khi được
thanh toán. Do đó cơ sở tính thuế được xác định bằng zero ( bằng 0). Vì vậy Kent
Management cần ghi nhận tài sản thuế hoãn lại.

7
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chênh lệch tạm thời do tài sản thuế hoãn lại


Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Khoản phải trả Số phát Số dư Số phát Số dư Số phát Số dư
chi phí bảo hiểm sinh cuối sinh cuối sinh cuối
năm năm năm
Giá trị ghi sổ 30 30 (15) 15 (15) 0

Cơ sở tính thuế 0 0 0 0 0 0

Chênh lệch tạm 30 30 (15) 15 (15) 0


thời
Thuế suất x20% x20% x20% x20% x20% x20%

Tài sản thuế hoãn 6 3 0


lại
Nếu khoản nợ phải trả miễn thuế khi đó cơ sở tính thuế sẽ bằng giá trị ghi sổ của
khoản nợ phải trả đó.
Điều kiện để ghi nhận tài sản thuế hoãn lại
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời
được khấu trừ khi nó có thể mang lại lợi ích là các tài sản thuế thu nhập hoãn lại được
sử dụng để bù đắp thu nhập chịu thuế trong tương lai.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ không được sử dụng nếu không có thu nhập
chịu thuế được giảm trừ khi khấu trừ trong tương lai.

Minh họa 3: Xác định Tài sản thuế hoãn lại do xem xét điều kiện ghi nhận
Giả sử cũng theo minh họa 2, ban giám đốc xác định rằng công ty sẽ vẫn có lãi trong
năm 2019 là 15 và sẽ lỗ trong năm 2020; và do đó chênh lệch tạm thời được khấu trừ
là 15 để bù đắp thu nhập chịu thuế tương lai năm 2020 là không có cơ sở.
Vậy tài sản thuế hoãn lại được ghi nhận vào ngày 31/12/2018 là 3 [(30-15) x
20%=3] mà không phải là 6 ( 30x 20%=6)
Bút toán nhật ký ghi cuối năm 2018
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 17
Có TK Tài sản thuế hoãn lại 3 ( được xác định ở trên)
Có TK Thuế thu nhập phải nộp 20 ( được xác định ở trên = (70+30)x20% )

A.4. Chênh lệch không tạo ra chênh lệch tạm thời ( Nontemporary Differences)
Trong các điều khoản của luật thuế, có quy định một số khoản doanh thu chịu thuế
hoặc chi phí được khấu trừ luôn khác với doanh thu hoặc chi phí trên BCKQHĐ, như:
- Lãi vay nhận được từ các khoản đầu tư vào trái phiếu do chính phủ phát hành.
- Chi phí đầu tư để tạo ra thu nhập được miễn thuế
8
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi phí do vi phạm pháp luật
- Cổ tức được chia
- …
Minh họa 4: Phân biệt chênh lệch không tạo ra chênh lệch tạm thời ( còn gọi là
chênh lệch vĩnh viễn hay chênh lệch thường xuyên) và chênh lệch tạm thời.
Kent Management có lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2018 là 145, trong đó có thu
nhập về số tiền lãi chưa thu là 40 sẽ được trình bày trong báo cáo thuế năm 2019 ( là
10) và năm 2020 ( là 30) và 5 chi phí đầu tư không được phép trừ vào thu nhập chịu
thuế. Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Thu nhập chịu thuế
2018 2019 2020 Tổng hoàn
nhập 2019-
2020
Lợi nhuận kế toán 145
Chênh lệch không tạo ra chênh lệch 5
tạm thời do chi phí đầu tư không được
phép
Chênh lệch tạm thời do thu nhập lãi (40) 10 30 40
Thu nhập chịu thuế 110
Thuế suất 20% 20% 20% 20%
Thuế TNDN phải nộp 22
Thuế TNDN hoãn lại phải trả phát Tăng 8 Giảm 2 Giảm 6 Hoàn nhập 8
sinh
Tài khoản thuế hoãn lại phải trả cuối năm 2018
Số dư cuối kỳ 8
Trừ số dư đầy kỳ 0
Vậy phát sinh trong kỳ 8
Bút toán nhật ký ghi nhận vào cuối năm 2018 như sau:
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 30=(145+5)x20%
Có TK Tài sản thuế hoãn lại phải trả 8=40x20%
Có TK Thuế thu nhập phải nộp cho năm hiện hành 22=(145+5-40)x20%
Lưu ý: Chi phí thuế thu nhập là 30 với thuế suất 20%: 30=[(145+5)x20%]

A.5. Thuế hoãn lại trong trườg hợp thay đổi thuế suất
Khi thay đổi thuế suất thuế thu nhập được dự kiến trước thì số tiền chênh lệch tạm thời
chịu thuế hoặc tài sản thuế hoãn lại được xác định bằng thuế suất của các năm dự kiến
sẽ thay đổi nhân với số tiền sẽ hoàn nhập của các năm đó. Tiếp theo minh họa 4, giả sử
thuế suất tại thời điểm cuối năm 2018, 2019 là 20%, dự kiến sẽ thay đổi ở năm 2020 là
18%.

9
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
2018 2019 2020 Tổng hoàn nhập 2019-2020
Lợi nhuận kế toán 145
Chênh lệch vĩnh viễn do 5
chi phí đầu tư không
được phép
Chênh lệch tạm thời do (40) 10 30 40
thu nhập lãi
Thu nhập chịu thuế 110
Thuế suất 20% 20% 18%
Thuế TNDN phải nộp 22
Thuế TNDN hoãn lại 7,4 (2) (5,4) (7,4)=(10x20%)+(30x18%)
phải trả

Tài khoản Thuế hoãn lại phải trả cuối năm 2018
Số dư cuối kỳ 7,4
Trừ số dư đầy kỳ 0
Vậy phát sinh trong kỳ 7,4
Bút toán nhật ký ghi nhận vào cuối năm 2018 như sau:
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 29,4
Có TK Tài sản thuế hoãn lại phải trả 7,4=10x20% +30x18%
Có TK Thuế thu nhập phải nộp cho năm hiện hành 22=(145+5-40)x20%
Trường hợp sự thay đổi của thuế suất xảy ra sau khi đã xác định chênh lệch tạm thời
chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ của một tài khoản nào đó, thì kế
toán phải điều chỉnh lại số dư của khoản chênh lệch tạm thời theo mức thuế suất mới.
Cũng theo minh họa 4 ở trên, cuối năm 2018 sau khi đã tính số thuế hoãn lại phải nộp
là 7,4 – giả sử vào năm 2019, chính phủ ban hành mức thuế suất mới áp dụng cho năm
2020 là 16% thay vì 18% như trước đó và lợi nhuận kế toán trước thuế của năm 2019
là 100.
2018 2019 2020
Lợi nhuận kế toán 145 100
Chênh lệch vĩnh viễn do chi phí đầu tư không 5
được phép
Chênh lệch tạm thời do thu nhập lãi (40) 10 30
Thu nhập chịu thuế 110 110
Thuế suất 20% 20% 16%
Thuế TNDN phải nộp 22 22
Thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh Tăng 7,4 Giảm 2,6 Giảm 4,8

Tài khoản Thuế hoãn lại phải trả cuối năm 2018

10
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Số dư cuối kỳ 4,8 ( là số sẽ hoàn nhập năm 2020 theo thuế suất mới =16%x30)
Trừ số dư đầy kỳ 7,4 (đã ghi cuối năm 2018=10x20% + 30x18% = 7,4)
Vậy phát sinh trong kỳ (2,6) (gồm số hoàn nhập năm 2019 và chênh lệch thuế
suất của năm 2020=10x20% + 30x(18%-16%)
Bút toán nhật ký ghi nhận vào cuối năm 2019 như sau:
Nợ TK Chi phí thuế TNDN 19,4
Có TK Tài sản thuế hoãn lại phải trả 2,6=10x20% +30x(18%-16%)
Có TK Thuế thu nhập phải nộp cho năm hiện hành 22=(100+10)x20%

PHẦN B: LỖ THUẾ ( TAX LOSS)


Theo quy định khi công ty bị lỗ, các công ty có quyền lựa chọn chuyển số lỗ này về
cho các năm sau năm hiện hành ( loss carryforward) hoặc chuyển lỗ về cho các năm
trước năm hiện hành ( loss carryback).
Chuyển lỗ cho các năm sau ( Loss carryforward) một khoản lỗ thuế được ghi nhận
vào năm phát sinh lỗ nếu có bằng chứng về lợi nhuận có thể thu được trong tương lai
để khoản lỗ này có thể bù trừ làm giảm thu nhập tính thuế.
Minh họa 5a Trường hợp chuyển lỗ tính thuế- trước đây có ghi nhận tài sản thuế
hoãn lại.
Công ty có số lỗ tính thuế vào năm 2018 là (1000), cũng trong năm 2018 công ty có
hợp đồng trị giá 5000 và sẽ mang lại lợi nhuận dự kiến là 1500 vào năm 2019. Với
thuế suất 20%, công ty ghi nhận khoản lợi ích thuế thu nhập ( Income tax benefit) và
tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 200.
Bút toán nhật ký được ghi nhận vào cuối năm 2018:
Nợ TK Tài sản thuế hoãn lại 200 ( lỗ 100 x 20%)
Có TK Lợi ích thuế thu nhập 200
Đến cuối năm 2019, khi công ty thực sự có lời 1500, số lỗ tính thuế năm 2018 là 1000
sẽ được sử dụng để trừ vào sổ thuế phải nộp cho năm 2019.
Lợi nhuận kế toán trước thuế 1500
Trừ chuyển lỗ tính thuế ( 1000)
Thuế thu nhập phải nộp 100 (=500x20%)
Ghi nhận: Nợ TK Chi phí thuế thu nhập: 100
Có TK Thuế thu nhập phải nộp 100
Và hoàn nhập: Nợ TK Lợi ích thuế thu nhập 200
Có TK ( Hoàn nhập) Tài sản thuế thu nhập: 200

Minh họa 5b Trường hợp chuyển lỗ tính thuế - trước đây không ghi nhận tài sản thuế
hoãn lại.
Nếu 2018 công ty không có cơ sở cho việc lợi nhuận sẽ có được trong năm 2019, do
đó công ty sẽ không ghi nhận tài sản thuế hoãn lại vào cuối năm 2018.

11
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đến cuối năm 2019, khi công ty thực sự có lời 1500, số lỗ tính thuế năm 2018 là 1000
sẽ được sử dụng để trừ vào số thuế phải nộp cho năm 2019 (theo luật Thuế)
Lợi nhuận kế toán trước thuế 1500
Trừ chuyển lỗ tính thuế (1000)
Thu nhập tính thuế 500
Thuế thu nhập phải nộp 100 ( =500x20%)
Ghi nhận: Nợ TK chi phí thuế thu nhập 100
Có TK Thuế thu nhập phải nộp 100
Và sẽ không có bút toán hoàn nhập tài sản thuế hoãn lại
Chuyển lỗ cho các năm trước (Loss carryback) nếu thu nhập chịu thuế đã được báo
cấo ở các năm trước, việc chuyển lỗ sẽ làm cho thu nhập tính thuế của các năm trước
giảm xuống tương ứng với khoản phải thu về thuế đã trả cho các năm đó.
Minh họa 6 Chuyển lỗ cho các năm trước
Trong năm 2018, Công ty báo cáo khoản lỗ là 125, thuế suất 20%. Số lỗ này là tạm
thời và công ty có bằng chứng về khả năng sinh lời trong năm 2019. Năm 2016 công
ty lãi 20, thuế suất 18%, năm 2017 là lãi 55, thuế suất 20%.
2016 2017 2018 Khấu trừ 2019
Lợi nhuận trước thuế 20 55 (125)
Chuyển lỗ cho năm trước (20) (55) 75
Chuyển lỗ cho năm sau 50 50
Thuế suất 18% 20% 20% 20%
Thuế phải nộp (11) 0
Tài sản thuế hoãn lại 10 (10)

Tài sản thuế hoãn lại cuối năm 2018


Số dư cuối kỳ 10
Trừ: số dư đầu kỳ 0
Số phát sinh trong kỳ 10
Bút toán nhật ký ghi nhận vào cuối năm 2018 như sau:
Nợ TK Tài sản thuế hoãn lại (năm 2019) 10
Nợ TK Phải thu do hoàn thuế (năm 2017&2018) 14,6 (= 3,6+11)
Có TK Lợi ích thuế thu nhập 24,6

Tình bày trên báo cáo tài chính


Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế hoãn lãi phải trả được trinh bày là khoản dài
hạn.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế hoãn lại phải trả không được báo cáo riêng mà
phải được bù trừ với nhau- nếu thỏa các điều kiện quy định theo IAS 12 ( Có quyền
hợp pháp để bù trừ các khoản đã được ghi nhận, và Dự định thanh toán trên cơ sở
12
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
thuần hoặc sẽ thu hồi tài sản đồng thời với thanh toán nợ phải trả). Số tiền thuần được
báo cáo là tài sản dài hạn ( nếu tài sản thuế lớn hơn thuế hoãn lại phải trả) hoặc là nợ
phải trả dài hạn ( nếu tài sản thuế nhỏ hơn thuế hoãn lại phải trả) trên BCTHTC.

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM.

20.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

20.1.1.Giới thiệu quy định pháp lý về kế toán.


Tại Việt Nam, kế toán Thuế TNDN được hướng dẫn bởi các quy định pháp lý sau:
 Chuẩn mực kế toán:
Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế TNDN (VAS 17) (Ban hành và công bố theo
Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính)
 Chế độ kế toán:
- Thông tư 200/2014/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp);
- Thông tư 133/2016/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và
vừa).

20.1.2. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


Khái niệm: thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Đối tượng nộp thuế TNDN: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
( gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập phải nộp thuế TNDN.
Căn cứ tính thuế TNDN:
Căn cứ tính thuế được xác định từ thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế
suất
Thu nhập tính thuế được xác định từ thu nhập chịu thuế.
Theo quy định của luật thuế thì Thu nhập chịu thuế bằng (=) doanh thu trừ (-)
các khoản chỉ được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng (+) thu nhập khác, kể
cả thu nhập ở ngoài Việt Nam ( cách 1)
Theo cách 1 thì thu nhập tính thuế được xác định theo luật thuế TN hiện hành,
còn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế để điều chỉnh ra tổng thu nhập chịu thuế theo 2
cách như sau:
Thu nhập chịu thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + các khoản điều chỉnh
tăng thu nhập chịu thuế - các khoản điều chỉnh giảm thu nhập

Thông thường, kế toán thuế ở các doanh nghiệp thực hiện việc tính thu nhậo chịu thuế
theo cách 2 (từ lợi nhuận kế toán trước thuế) do được thực hiện cùng với quá trình lập

13
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
BCTC và báo cáo thuế và mẫu tờ khai quyết toán thuế TNDN có các chỉ tiêu được
trình bày trong tờ khai như cách xác định thu nhập chịu thuế theo cách 2.

Tờ khai tự quyết toán


Thuế TNDN ( mẫu 04/TNDN)
Phần A: Kết quả kinh doanh Căn cứ vào BCKQHĐKD
ghi nhận theo BCTC
Phần B: Xác định thu nhập Các khoản điều chỉnh cho các chênh lệch giữa kế
chịu thuế theo Luật Thuế toán và thuế
TNDN
Phần C: Xác định thuế TNDN
phải nộp trong kỳ tính thuế Sau khi thu nhập chịu thuế được xác định thì thu
Phần D: Các tài liệu bổ sung nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định
bằng:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế trừ (-) Thu nhập được miễn thuế và các
khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế (x) Thuế suất thuế TNDN
Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Hàng quý
cơ sở kinh doanh có thể tạm tính và nộp thuế TNDN cho cơ quan quản lý thuế, đến
cuối năm lập bảng quyết toán thuế TNDN theo luật hiện hành.

20.1.3. DOANH THU, THU NHẬP KHÁC ĐỂ TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ.

Doanh thu:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng
dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân
biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT. Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn
thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Thu nhập khác:


Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập
này không thuộc các ngnh nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
14
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản.
- …
Ngoài ra theo quy định các khoản thu nhập theo được miễn thuế như: thu nhập được
chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phầ, liên doanh liên kết đã nộp thuế TNDN…
Doanh thu, thu nhập khác và các khoản thu nhập được miễn thuế để tính thu nhập
chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn
của Bộ Tài chính ban hành.

20.1.4. CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ- KHÔNG ĐƯỢC TRỪ ĐỂ XÁC
ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ.
Các khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng điều kiện quy định và không nằm
trong những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Các khoản chi được trừ là các khoản đáp ứng được các điều kiện sau:
- Các khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến họt động SXKD của doanh
nghiệp.
- Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ
200.000.000 đồng trở lên ( giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Các khoản chi không được trừ để xác định thu nhập chịu thuế
Kế toán thuế sẽ xác định các khoản chi theo hướng dẫn thuế hiện hành từng thời điểm.
Sau đây là một số quy định hiện hành (chú ý các nội dung hướng dẫn có thể thay đổi
theo quy định của chính sách thuế từng thời kỳ) các khoản thu và chi không được xác
định thu nhập chịu thuế nhằm làm căn cứ hướng dẫn cho các ví dụ trong chương này.
Các khoản thu được xác định thuế riêng như tiền chuyển nhượng bất động sản, các
khoản thu đã nộp thuế TNDN như cổ tức, Các khoản doanh thu xác định theo chuẩn
mực kế toán nhưng chưa phải là đối tượng tính thiế như phần doanh thu vượt trong các
công ty xây dựng, dịch vụ có hợp đồng thanh toán theo kế hoạch,..
Các khoản chi sau đây không được trừ vào thu nhập chịu thuế:
- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định, trừ phần giá trị tổn thất do
thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường.
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở
thường trú tại Việt Nam vượt mước tính theo phương pháp phân bổ cho pháp
luật Việt Nam quy định;
- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
15
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định
mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng thông báo cho cơ quan thuế và giá thực
tế xuất kho;
- Trích khấu hao TSCĐ không đúng theo quy định của pháp luật;
- Khoản tính trước và chi phí không đúng theo quy định của pháp luật;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, tiền thù lao trả cho các
sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh
doanh; tiền lương, tiền công các khoản hạch toán khác để trả cho người lao
động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật.
- Chi trả lãi vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
- Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phướng pháp khấu
trừ, thuế TNDN;
- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc
phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối
tượng chính sácg theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình
của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế, xã
hội đặc biệt khó khăn.
- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua
bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy
định của pháp luật;…
Như vậy kế toán cần lưu ý:
Các khoản chênh lệch lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản
doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không
được tính vào thu nhập chịu thuế, thì doanh nghiệp phải loại ra trước khi tính thuế.

20.1.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH.
Ghi nhận “Thuế TNDN hiện hành”
Trường hợp thuế TNDN được kê khai, nộp theo quý
1) Hàng quý, kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, tự xác
định và ghi nhận số thuế TNDN tam nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp
từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó.
2) Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số phải nộp và ghi nhận thuế TNDN thực
tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế
TNDN hiện hành. Thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí
thuế TNDN hiện hành trong BCKQHĐ của năm đó.
3) Trường hợp số thuế TNDN tạm thời phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp
cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp
được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế TNDN
phải nộp.
16
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
4) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến
khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng
( hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập
hiện hành của năm phát hiện sai sót.
Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN %

Trường hợp thuế TNDN được kê khai nộp theo năm


Doanh nghiệp thực hiện khai nộp một lần cho cả năm sau khi kết thúc năm mà vẫn
không cần phải tạm nộp trong quý.
Việc lựa chọn khai nộp theo cách nào là do đơn vị chủ động quyết định.
Căn cứ vào mức thuế TNDN được các định, kế toán ghi vào chi phí thuế TNDN hiện
hành.
Tài khoản sử dụng
TK 3334- Thuế TNDN: phản ánh số tiền thuế doanh nghiệp tạm nộp từng quý và
quyết đoán thuế TNDN theo năm.
TK 821- Chi phí thuế TNDN
TK 82211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: ghi nhận chi phí thuế thu nhập của
năm tài chính hiện hành mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp theo luật thuế TNDN.
TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: ghi nhận chi phí ( hoặc thu nhập) thuế
thu nhập hoãn lại.
Lưu ý: thông thường TK 821 có thể phát sinh bên Nợ rồi kết chuyển bên Có TK 821
sang bên Nợ TK 911: tăng chi phí thuế TNDN; cũng có trường hợp đặc biệt TK 821
có thể phát sinh bên Có rồi kết chuyển bên Nợ TK 821 sang bên Có TK 911: giảm
chi phí thuế TNDN.
Sơ đồ Kế toán thuế TNDN hiện hành ( TK 3334)
8211
111,112 3334
Nộp thuế TNDN Thuế TNDN phải nộp

Cuối năm điều chỉnh số thuế


TNDN nộp thừa

Ví dụ 20.1a Xác định và ghi nhận thuế TNDN hiện hành.


Công ty A (kỳ kế toán theo năm, trùng năm dương lịch) có số liệu năm 20XX như sau
( đơn vị tính: ngàn đồng)
- Tổng doanh thu: 99.000 trong đó có lãi từ công ty liên kết: 9.000
- Tổng chi phí : 80.000 trong đó chi phí có chứng từ không hợp lệ: 2.000
- Lỗ tính thuế năm trước chuyển sang : 4.000
- Thuế suất thuế TNDN: 20%
Yêu cầu: Xác định thuế TNDN phải nộp trong năm 20XX
17
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập chịu thuế (tính theo cách 1) = Doanh thu tính thuế - Chi phí được trừ + Thu
nhập khác = (99.000-9000)-(80.000-2000)=12000
Thu nhập chịu thuế (tính theo cách 2) = Lợi nhuận kế toán trước thuế +/- Các khoản
điều chỉnh tăng, giảm.
(1) Lợi nhuận kế toán trước thuế: 99.000-80.000=19.000
(2) Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 2.000 ( do chứng từ không
hợp lệ).
(3) Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 9.000 ( do lãi từ công ty liên
kết).
(4) Thu nhập chịu thiế (1+2-3)=12.000
Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo một trong hai cách trên thu nhập tính thuế
được xác định bằng 12.000-4.000 (chuyển lỗ của năm trước)=8.000

Thuế TNDN phải nộp theo quyết đoán:


8.000x20%=1.600

Kế toán ghi nhận thuế TDN phải nộp


Nợ TK 8211: 1.600
Có TK 3334: 1.600

Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành:


Nợ TK 911: 1.600
Có TK 8211: 1.600(số phải nộp cả năm)
Lưu ý: Trường hợp giả sử doanh nghiệp đã tạm nộp TNDN trong năm 20XX là 1.300,
Vậy số thuế TNDN phải nộp bổ sung là 1.600 – 1.300=300

Kế toán ghi nhận thuế TNDN phải nộp bổ sung:


Nợ TK 8211 300
Có TK 3334 300
Do kỳ kế toán là năm, nên kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành của cả năm:
Nợ TK 911: 1.600
Có TK 8211 1.600(số phải nộp cả năm)
Lưu ý: Nếu kỳ kế toán theo Quý, thì kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành quý 4,
phần số nộp bổ sung:
Nợ TK 911 300
Có TK 8211 300 (số phải nộp bổ sung)

Ví dụ 20.1b Tính toán thuế TNDN hiện hành phải nộp- trường hợp có sai sót không
trọng yếu

18
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lấy số liệu từ ví dụ 20.1a, bổ sung dữ liệu: Trong năm kế toán phát hiện năm trước
cộng sót hóa đơn bán hàng 10.000, giá vốn tương ứng: 9000, giả sử sai sót này không
trọng yếu nên kế toán sẽ xử lý tính vào số thuế phải nộp trong năm nay.

Cách tính như sau


1) Lợi nhuận kế toán trước thuế 19.000
2) Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thế TNDN 12.000
+Do chứng từ không hợp lệ: 2.000
+Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu: 10.000
3) Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN : 18.000
+Do lãi từ công ty liên kết : 9.000
+ Chi phí của doanh thu điều chỉnh tăng: 9.000
4) Thu nhập chịu thế (1+2-3)=13.000
5) Thu nhập tính thuế =13.000-4.000=9.000
6) Thuế TNDN hiện hành phải nộp = 9.000x20%=1.800
Nợ TK 8211: 1.800
Có TK 3334: 1.800 ( giả sử chưa tạm nộp thuế trong năm)
Sau đó kế toán kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tới đây chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa chính sách thuế và chính sách kế
toán dẫn đến lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế luôn có độ chênh lệch.
Chênh lệch phát sinh do lợi nhuận kế toán được xác định bởi doanh thu theo kế toán
và chi phí theo kế toán. Còn thu nhập chịu thuế được xác định bởi doanh thu theo luật
thuế và chi phí hợp lý được khi xác định thu nhập chịu thuế.SS

Doanh thu theo Doanh thu theo


kế toán luật thuế

Chi phí theo kế Chi phí hợp lí


toán

Thu nhập chịu thuế


LN kế toán

20.1.6. Nhận diện chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
Tất cả các khoản chênh lệch được phân thành 2 loại: chênh lệch không tạo ra chênh
lệch tạm thời (gọi là chênh lệch không tạm thời, hay còn gọi là chênh lệch vĩnh viễn
(permanent difference)/ chênh lệch thường xuyên/ khoản chênh lệch không tính vào
Thu nhập chịu thuế) và chênh lệch tạm thời.

19
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch không tạo ra chênh lệch tạm thời: là chênh lệch do quan điểm xử lý khác
nhau giữa luật quy định của pháp luật về thuế và văn bản pháp lý về kế toán trong việc
ghi nhận doanh thu, chi phí trong kỳ, cụ thể:
˗ Doanh thu phải được ghi nhận theo kế toán và không phải nộp thuế khi xác định
thu nhập chịu thuế.
˗ Chi phí phải được ghi nhận theo kế toán và không được thuế chấp nhận là chi
phí hợp lí để tính trừ vào thu nhập chịu thuế.
Vậy theo ví dụ 20.1a trên các khoản chênh lệch đó là chênh lệch không tạm thời.
Chênh lệch tạm thời: là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản
hay nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế của các khoản mục này;
hay là khoản chênh lệch do thời điểm ghi nhận doanh thu - chi phí trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh với doanh thu - chi phí trên báo cáo thuế TNDN.
˗ Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu
hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính
thuế của tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó.
˗ Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị
sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các kỳ
tương lai. Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ của nó,
trừ đi phần giá trị của doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai.
Chênh lệch tạm thời có hai phương pháp xác định: Phương pháp tiếp cận theo báo cáo
kết quả hoạt động (còn gọi là phương pháp hoãn lại Deferred Method) – đó là chênh
lệch tạm thời do thời điểm. Phương pháp tiếp cận chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi
sổ của tài sản hoặc nợ phải trả với cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó –
phương pháp tiếp cận theo bảng cân đối kế toán (còn gọi là phương pháp Tài sản - Nợ
phải trả Asset-Liability Method).
Lưu ý:
˗ Chênh lệch tạm thời về thời điểm (timing difference) chỉ là một trong các
trường hợp chênh lệch tạm thời, ví dụ như lợi nhuận kế toán được ghi nhận
trong kỳ này nhưng thu nhập chịu thuế được tính trong kỳ khác.
˗ Các khoản chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả so
với cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó, có thể không phải là chênh
lệch tạm thời về mặt thời gian, ví dụ: Khi đánh giá lại một tài sản thì giá trị ghi
sổ của tài sản thay đổi nhưng nếu cơ sở tính thuế không thay đổi thì phát sinh
chênh lệch tạm thời. Tuy nhiên thời gian thu hồi giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế
không thay đổi nên chênh lệch tạm thời này không phải là chênh lệch tạm thời
về thời gian.
Ví dụ 20.2 Xác định chênh lệch tạm thời theo hai phương pháp
Đầu năm 20XX, doanh nghiệp mua và đưa vào sử dụng một TSCĐ (đơn vị tính: triệu
đồng) có nguyên giá 1.000. Giả sử thời gian khấu hao theo thuế và kế toán đều là 4
năm.
20
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Phương pháp tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động
Theo phương pháp này sẽ xác định:
Doanh thu và chi phí theo kế toán; và
Doanh thu và chi phí theo quy định của thuế.
Để từ đó xác định chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán.
Cụ thể theo ví dụ này:
˗ Trường hợp kế toán và thuế cùng thời gian khấu hao 4 năm, chi phí khấu hao
mỗi năm bằng nhau là 250, do đó không có chênh lệch tạm thời.
˗ Giả sử thời gian khấu hao theo thuế là 5 năm và theo kế toán là 4 năm.
Vào thời điểm ngày 31/12/20XX
+ Chi phí khấu hao theo kế toán = 250
+ Chi phí khấu hao theo thuế = 200
+ Chênh lệch tạm thời = 250 – 200 = 50
Phương pháp tiếp cận theo bảng cân đối kế toán
Theo phương pháp này chênh lệch tạm thời sẽ xác định dựa trên số dư của tài
sản và nợ phải trả so với cơ sở tính thuế của nó.
Cụ thể theo ví dụ trên kế toán sẽ xác định số dư cuối kỳ của TSCĐ theo kế toán
(giá trị ghi sổ của tài sản) so với thuế (cơ sở tính thuế của tài sản).
˗ Trường hợp kế toán và thuế cùng thời gian khấu hao 4 năm, chi phí khấu hao
mỗi năm bằng nhau là 250.
Vào thời điểm cuối năm ngày 31/12/20XX.
+ Giá trị ghi sổ của TSCĐ: 1.000 – 250 = 750 (Giá trị còn lại)
+ Cơ sở tính thuế của TSCĐ:1000 – 250 = 750
+ Chênh lệch tạm thời = 750 – 750 = 0
˗ Giả sử thời gian khấu hao theo thuế là 5 năm và theo kế toán là 4 năm
Vào thời điểm ngày 31/12/20XX
+ Giá trị ghi sổ của TSCĐ:
+ Cơ sở tính thuế của TSCĐ: 1.000 – 200 = 800
+ Chênh lệch tạm thời = 800 – 750 = 50
Phân loại chênh lệch tạm thời
Có hai loại chênh lệch tạm thời là Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và Chênh lệch
tạm thời chịu thuế.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các
khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ
của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ xảy ra khi:
˗ Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
˗ Giá trị ghi số của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.

21
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản
thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ
của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế xảy ra khi:
˗ Giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
˗ Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
Ví dụ 20.3 Xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế theo hai phương pháp
Đầu năm N, Doanh nghiệp A có TSCĐ (đơn vị tính: triệu đồng) nguyên giá là 60, thời
gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, thời gian khấu hao theo quy định của thuế
là 2 năm, thuế suất thuế TNDN là 20%. Hãy xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế
theo 2 phương pháp tiếp cận báo cáo kết quả hoạt động và bảng cân đối kế toán.
Phương pháp tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động
Thời gian sử dụng của TSCĐ theo kế toán là 3 năm do đó chi phí khấu hao mỗi
năm là 20.
Thời gian sử dụng của TSCĐ theo thuế là 2 năm do đó chi phí khấu hao mỗi năm
là 30.
Chi phí khấu hao theo thuế cao hơn làm cho thu nhập chịu thuế trong kỳ giảm đi và số
thuế TNDN phải nộp giảm đi.
Số thuế giảm tạm thời chưa phải nộp trong kỳ này nhưng nó nhất định sẽ phải nộp
trong tương lai và được gọi là chênh lệch tạm thời chịu thuế.
Đơn vị tính: triệu đồng
N N+1 N+2
Chi phí khấu hao theo thuế 30 30 -
Chi phí khấu hao theo kế toán 20 20 20
Chênh lệch tạm thời chịu thuế 10 10 (20)
Thuế hoãn lại phải trả trong kỳ (thuế suất 20%) 2 2 (4)

Cụ thể theo số liệu ta thấy năm N và N+1 mỗi năm tạm thời hoãn lại chưa phải nộp là
2
và nó sẽ tạo ra nghĩa vụ thuế phải nộp trong tương lai ở năm N+2 là 4
Trong năm N và N+1, kế toán ghi nhận tăng thuế TNDN hoãn lại phải trả: 2+2=4
Trong năm N+2 kế toán ghi nhận hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả: 4
Phương pháp tiếp cận theo bảng cân đối kế toán
Thời gian sử dụng của kế toán là 3 năm, nguyên giá là 60, chi phí khấu hao mỗi năm là
20 và giá trị ghi sổ của TSCĐ qua 3 năm được tính như kết quả ở dòng (1)
Thời gian sử dụng theo thuế là 2 năm, cơ sở tính thuế là 60, chi phí khấu hao mỗi năm
là 30 và cơ sở tính thuế của TSCĐ qua 3 năm được tính như kết quả ở dòng (2)
Khi giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài N N+1 N+2
sản đó sẽ phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế (dòng (3))
(1) Giá trị ghi sổ của TSCĐ 40 20 0
22
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

(2) Cơ sở tính thuế TCSĐ 30 0 0


(3) Chênh lệch tạm thời chịu thuế (1)-(2) 10 20 -
(4) Thuế hoãn lại phải trả cuối kỳ (thuế suất 20% x (3)) 2 4 -
4(5) Thuế hoãn lại phải trả đầu kỳ - 2 4
Thuế hoãn lại phài trả phát sinh trong kỳ 2 2 (4)
(Cuối kỳ - Đầu kỳ ) = dòng (4) – dòng (5)

Lưu ý:
Phương pháp tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động là qua số phát sinh của doanh
thu, chi phí trong kỳ nên kết quả thuế hoãn lại phát sinh trong kỳ được tính trực tiếp.
Phương pháp tiếp cận theo bảng cân đối kế toán là qua số dư của tài sản, nợ phải trả
nên kết quả tính thuế hoãn lại phát sinh trong kỳ phải lấy qua số cuối kỳ – số đầu kỳ.
Ví dụ 20.4 Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo hai phương pháp
Đầu năm N, Doanh nghiệp A sử dụng một TSCĐ (đơn vị tính: triệu đồng) nguyên giá
là 90, thời gian khấu hao theo kế toán là 2 năm, theo thuê là 3 năm, thuế suất thuế
TNDN là 20%. Hãy xác định chênh lệch tạm thời được khẩu trừ theo 2 phương pháp
tiếp cận báo cáo kết quả hoạt động và bảng cân đối kế toán.
Phương pháp tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động

N N+1 N+2
Chi phí khẩu hao theo kế toán 45 45 -
Chi phí khẩu hao theo thuế 30 30 30
Chênh lệch tạm thời được khẩu trừ 15 15 (30)
Tài sản thuế hoãn lại (thuế suất 20%) phát 3 3 (6)
sinh trong kỳ

Chi phí khấu hao theo thuế thấp hơn làm cho thu nhập chịu thuế trong kỳ này cao
hơn và số thuế TNDN phải nộp trong kỳ cao hơn nhưng nhất định trong tương lai số
thuế TNDN phải nộp sẽ nộp ít đi (được khấu trừ) và được gọi là chênh lệch tạm thời
được khẩu trừ.
Trong năm N và N+1 công ty ghi nhận tài sản thuế hoãn lại vì nó sẽ được khấu trừ
vào số thuế sẽ được nộp trong năm N+2.
Phương pháp tiếp cận theo bảng cân đối kể toán
N N+1 N+2
Cơ sở tính thuế 60 30 -
Giá trị ghi sổ 45 - -
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ 15 30 -
Tài sản thuế hoãn lại cuối kỳ (thuế suất 20%) 3 6 -

23
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài sản thuế hoãn lại đầu kỳ - 3 6
Tài sản thuế hoãn lại phát sinh trong kỳ 3 3 (6)
(Cuối kỳ - Đầu kỳ)

Qua ví dụ trên, chúng ta thấy rõ:


Chênh lệch tạm thời tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động là tiếp cận theo số phát
sinh của doanh thu và chi phí.
Còn Chênh lệch tạm thời tiếp cận theo bảng cân đối kế toán là tiếp cận theo số dư của
tài sản và nợ phải trả.

20.2 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI


20.2.1 Ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
Kế toán ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” tuân thủ các nội dung sau đây:
a) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn
lại phải trả” (nếu có) theo quy định của VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
b) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm
thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công
thức:
Tổng chênh lệch tạm thời
Thuế thu nhập Thuế suất thuế
= chịu X
hoãn lại phải trả TNDN hiện hành
thuế phát sinh trong năm

Trường hợp tại thời điểm ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã biết trước có sự
thay đổi về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, nếu việc hoàn nhập thuế thu nhập
hoãn lại phải trả nằm trong thời gian thuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng
để ghi nhận thuế hoãn lại phải trả được tính theo thuế suất mới.
c) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban
đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có
ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính
thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
d) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế phát sinh trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải
trả được ghi nhận trong năm.
e) Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên
tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số
thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được
ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc:
˗ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu
nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung
24
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn
lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm;
˗ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu
nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn
nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.
f) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản
mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế
TNDN hoãn lại phát sinh trong năm.
g) Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm
thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (khi tài sản được
thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán).
h) Việc bù trừ thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ thực
1 hiện khi lập Bảng cân đối kế toán, không thực hiện khi ghi nhận thuế thu nhập
hoãn lại phải trả trên sổ kế toán.
20.2.2 Ghi nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Kế toán ghi nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” tuân thủ các nội dung sau đây:
a) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Tài sản thuế thu nhập
hoãn lại” (nếu có) theo quy định của VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và
Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.
b) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:

Tổng chênh Giá trị được khấu


Tài sản Thuế suất
lệch tạm thời trừ chuyển sang
thuế thu thuế
= được khấu trừ + năm sau của các X
nhập TNDN
phát sinh khoản lỗ tính thuế
hoãn lại hiện hành
trong năm chưa sử dụng

c) Nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong
tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ
tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, kế toán được ghi nhận tài sản thuế thu nhập
hoãn lại đối với:
˗ Tất cả các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ (ngoại trừ chênh lệch tạm
thời phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao
dịch mà không phải là giao dịch hợp nhất kinh doanh; và không có ảnh hưởng
đến cả lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm
giao dịch).
˗ Giá trị còn được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng
chuyển sang năm sau.

25
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
d) Cuối năm, doanh nghiệp phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu
trừ”,“Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, giá trị được
khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử
dụng làm căn cứ lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để xác định
giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm.
e) Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên
tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản
thuế TNDN đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, theo
nguyên tắc:
˗ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu
nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi nhận là tài
sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
˗ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu
nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi giảm tài
sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
f) Kế toán phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi các khoản chênh lệch tạm
thời được khấu trừ không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (khi tài sản được
thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán một phần hoặc toàn bộ), khi lỗ tính thuế
hoặc ưu đãi thuế đã được sử dụng.
g) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu
nhập trong tương lai, tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm
trước được ghi nhận bổ sung làm giảm chi phí thuế hoãn lại.
h) Việc bù trừ tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả chỉ thực
Phát hiện khi lập Bảng cân đối kế toán, không thực hiện khi ghi nhận tài sản thuế
thu nhập hoãn lại trên sổ kế toán.
20.2.3 Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả,
hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời với việc ghi nhận chi phí (thu nhập)
thuế TNDN hoãn lại theo quy định kế toán, trừ các trường hợp ngoại lệ theo quy định
của chuẩn mực kế toán. (cụ thể mục 9 và mục 13, VAS 17)

26
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn
ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch lại phải trả phát sinh từ ghi
tạm thời chịu thuế nhận ban đầu của một tài sản
hay nợ phải trả của một giao
dịch mà giao dịch này không có
ảnh hưởng đến lợi nhuận kế
toán hoặc lợi nhuận tính thuế
thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại
thời điểm phát sinh giao dịch.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại
ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời phát sinh từ ghi nhận ban đầu
được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của một tài sản hoặc nợ phải trả
chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ từ một giao dịch mà giao dịch
tính thuế, các khoản ưu đãi thuế sẽ có lợi này không có ảnh hưởng đến lợi
nhuận tính thuế để sử dụng những chênh nhuận kế toán hoặc lợi nhuận
lệch tạm thời được khấu trừ này chưa sử tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế)
dụng – khi chắc chắn trong tương lai tại thời điểm giao dịch.

Tài khoản sử dụng:


TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: phản ánh khoản tiền thuế là thu nhập hoãn
lại phải trả. Cuối năm, kế toán tính và lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải
trả”
TK 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: phản ánh khoản tiền thuế là tài sản thuế thu
nhập hoãn lại. Cuối năm, kế toán tính và lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn
lại”
TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó sử dụng TK 8212
TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ
việc:
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại phát
sinh từ việc:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
Sơ đồ: Cuối năm kế toán tính và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

27
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

347 8212

Hoàn nhập thuế TNDN hoãn Thuế TNDN hoãn lại phải
lại phải trả năm nay trả phát sinh năm nay

Số dư Có: Thuế thu nhập hoãn


lại phải trả còn lại cuối kỳ

Sơ đồ: Cuối năm kế toán tính và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại

243 8212

Tài sản thuế TNDN Hoàn nhập thuế TNDN


hoãn lại phát sinh năm hoãn lại năm nay
nay
Số dư Nợ: Giá trị tài sản thuế thu
nhập hoãn lại còn lại cuối kỳ

Ví dụ 20.5 Kể toán thuế TNDN hoãn lại phải trả


Công ty XYZ có kỳ kế toán theo năm, kết thúc 31/12 hằng năm. Đầu năm N công ty
mua và đưa vào sử dụng hai TSCĐ như sau (đơn vị tính: triệu đồng)
˗ TSCĐ C có nguyên giá là 20.000, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4
năm, theo thuế là 2 năm; TSCĐ E có nguyên giá là 12.000, thời gian sử dụng
hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 2 năm.
˗ Thuế suất thuế TNDN 20%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải
trả liên quan đến TSCĐ C và E.
Yêu cầu:
Hãy lập Bảng xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả và hoàn nhập với thời gian 4 năm
và hạch toán từng năm – tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động.
Bảng tính thuế TNDN hoãn lại theo chu kỳ sử dụng TSCĐ 4 năm.
Chỉ tiêu Năm tài chính
N N+1 N+2 N+3
TSCĐ C (NG: 20.000)
Chi phí khấu hao (theo thuế) (10.000) (10.000)
Chi phí khấu hao (theo kế toán) (5.000) (5.000) (5.000) (5.000)
28
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng 5.000 5.000
Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn (5.000) (5.000)
nhập)
TSCĐ E (NG: 12.000)
Chi phí khấu hao (theo thuế) (6000) (6000)
Chi phí khấu hao (theo kế toán) (4000) (4000) (4000)
Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng áp 2000 2000
(4000)
Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn
nhập)
Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng 7000 7000
củaTSCĐ C và E

Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (9000) (5000)
(hoàn nhập) của TSCĐ C và E
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi 1400 1400
nhận
Thuế TN hoãn lại phải trả được hoàn nhập (1800) (1000)

- Trong 2 năm N và N+1, Kế toán ghi: - Năm N+2, Kế toán ghi:


Nợ TK 8212 1.400 Nợ TK 347 1.800
Có TK 347 1.400 Có TK 8212
Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 8212 1.800
Nợ TK 911 1.400 Có TK 911 1800
Có TK 8212 1.400

- Năm N+3, Kế toán ghi


Nợ TK 347 1.000
Có TK 8212 1.000
Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 8212 1.000
Có TK 911 1000
Ví dụ 20.6 Kế toán tài sản thuế TNDN hoãn lại
Công ty MH có kỳ kế toán theo năm, kết thúc 31/12 hằng năm. Đầu năm N công ty
mua và đưa vào sử dụng hai TSCĐ như sau (đơn vị tính: triệu đồng)
TSCĐ A có nguyên giá là 18.000, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm,
theo
thuế là 3 năm; TSCĐ B có nguyên giá là 20.000, thời gian sử dụng hữu ích theo kế
toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.
Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B. Thuế
suất thuế TNDN 20%.
29
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Yêu cầu: Hãy lập Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại và hoàn nhập với thời
gian 4 năm và hạch toán từng năm – tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động.
Bảng tính tài sản thuế thu nhập hoãn lại với chu kỳ sử dụng TSCĐ 4 năm
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu Năm tài chính
N N+1 N+2 N+3
TSCĐ A (NG: 18.000)
Chi phí khấu hao (kế toán) (9.000) (9.000)
Chi phí khấu hao (thuế) (6.000) (6.000) (6.000)
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ 3.000 3.000
(6.000)
tăng
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
giảm
(Hoàn nhập)
TSCĐ B (NG: 20.000)
Chi phí khấu hao (kế toán) (10.000) (10.000)
Chi phí khấu hao (thuế) (5.000) (5.000) (5.000) (5.000)
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ 5.000 5.000
(5.000) (5.000)
tăng
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
giảm
(Hoàn nhập)
Tổng chênh lệch tạm thời được khấu 8000 8000
trừ
tăng của TSCĐ A&B
Tổng chênh lệch tạm thời được khấu (11000) (5000)
trừ
giảm (hoàn nhập) của TSCĐ A&B
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được 1600 1600
ghi nhận
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được (2200) (1000)
hoàn nhập

- Trong 2 năm N và N+1, Kế toán ghi: - Năm N+2, Kế toán ghi:


Nợ TK 243 1.600.000 Nợ TK 8212 2.200.000
30
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8212 1.600.000 Có TK 243 2.200.000
Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển xác định kết quả kinh
Nợ TK 8212 1.600.000 doanh
Có TK 911 1.600.000 Nợ TK 911 2.200.000
Có TK 8212 2.200.000

- Năm N+3, Kế toán ghi


Nợ TK 8212 1.000.000
Có TK 243 1.000.000
Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 1.000.000
Có TK 8212 1.000.000

Ví dụ 20.7 Tổng hợp chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại
Doanh nghiệp thương mại A, (đơn vị tính: triệu đồng) cuối năm N có lợi nhuận kế
toán trước thuế là 200. Tài liệu chi tiết:
1. Chi phí không có chứng từ hợp pháp là 50.
2. Lãi từ góp vốn liên doanh đã nộp thuế tại nguồn là 30.
3. Đầu năm N đưa vào sử dụng ở bộ phận quản lý DN một TSCĐ hữu hình
nguyên giá 60, thời gian tính khấu hao theo quy định cơ quan thuế là 2 năm,
doanh nghiệp tính thời gian khấu hao là 3 năm, phương pháp khấu hao đường
thẳng.
4. Ngày 1/7/N Doanh nghiệp đưa 10 đơn vị công cụ vào sử dụng ở bộ phận bán
hàng, đơn giá 8/đơn vị, phân bổ vào chi phí 12 tháng, cơ quan thuế quy định
phân bổ 24 tháng.
Yêu cầu:
Hãy tỉnh và hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại,
xác định lợi nhuận giữ lại DN. Thuế suất thuế TNDN giả sử 20%. Kỳ kế toán theo
năm kết thúc 31/12.
Giải:
+ Các khoản không được trừ vào thu nhập chịu thuế gồm chi phí không có chứng từ
hợp pháp là 50, lãi từ góp vốn liên doanh đã nộp thuế tại nguồn là 30.
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm của TSCĐ là: (đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm tài chính
N N+1 N+2
TSCĐ hữu hình (NG: 60)
Chi phí khấu hao (theo thuế) (30) (30)
Chi phí khấu hao (theo kế toán) (20) (20) (20)
Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng 10 10
(20)
Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn nhập)
31
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN hoãn lại phải trả được ghi nhận 2 2
Thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập 4

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm của công cụ là: (đơn vị tính: triệu
đồng)
Chỉ tiêu
6 tháng N+1 6
năm N tháng
năm
N+2
CCDC (trị giá: 80)
Chi phí phân bổ (theo kế toán) (40) (40)
Chi phí phân bổ (theo thuế) (20) (40) (20)
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng 20 0
(20)
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (Hoàn nhập)
Tài sản TNDN hoãn lại được ghi nhận 4 0
4
Tài sản TNDN hoãn lại được hoàn nhập

+ Tính thuế TNDN năm N


1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: 200
2. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 70
˗ Chênh lệch chi phí không chứng từ hợp lệ: 50
˗ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng: 20
3. Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 40
˗ Doanh thu tài chính đã chịu thuế: 30
˗ Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng: 10
4. Thu nhập chịu thuế: 230
5. Thuế TNDN phải nộp trong năm: 230 x 20% = 46
Kế toán ghi các bút toán cuối năm:
˗ Chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 8211 46
Có TK 3334 46
Nợ TK 911 46
Có TK 8211 46
˗ Chi phí thuế TNDN hoãn lại:
+ Ghi nhận tăng Thuế TNDN hoãn lại phải trả:
Nợ TK 8212 2
Có TK 347 2
+ Ghi nhận tăng tài sản thuế TNDN hoãn lại:

32
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 243 4
Có TK 8212 4
+ Kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại sau khi bù trừ phát sinh Nợ và Có của
TK 8212
Nợ TK 243 4
Có TK 911 2
˗ Kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN
Nợ TK 911 156
Có TK 421 156

+ Xác định lợi nhuận giữ lại DN


1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: 200
2. Chi phí thuế TNDN hiện hành 46
3. Chi phí thuế thuế TNDN hoãn lại : (4 - 2) = (2)
4. Lợi nhuận kế toán sau thuế 156

20.3 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


20.3.1 Sự thay đổi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi tỷ lệ thuế TNDN thay đổi giữa các năm, sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận và hoàn
nhập trên tài sản thuế hoãn lại hoặc thuế hoãn lại phải trả.
Trường hợp tại thời điểm ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại đã biết trước có sự thay đổi
về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, nếu việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại
nằm trong thời gian thuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng để ghi nhận
thuế hoãn lại được tính theo thuế suất mới.

Ví dụ 20.8 Ghi nhận thuế hoãn lại khi thay đổi thuế suất thuế TNDN.
˗ Năm N, doanh nghiệp đang áp dụng mức thuế suất 25%.
˗ Theo quy định mới từ ngày 1/1/N+1, mức thuế suất sẽ thay đổi là 20%.
˗ Đầu năm N, doanh nghiệp có mua 1 TSCĐ, nguyên giá là 100 triệu đồng, kế
toán tính khấu hao 25 triệu đồng/năm (4 năm), thuế tính khấu hao 20 triệu
đồng/năm (5 năm).
˗ Khi quyết toán thuế năm N, chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh là 5
triệu
˗ đồng.
˗ Kể toán sẽ ghi nhận tăng tài sản thuế hoãn lại theo mức thuế suất mới:
Nợ TK 243/ Có TK 8212 = 5 triệu đồng x 20% = 1 triệu đồng.
Lưu ý: Trường hợp đã ghi nhận tài sản thuế hoãn lại hoặc thuế hoãn lại phải trả trước
khi có sự thay đổi về thuế suất của Luật thuế TNDN, kế toán xác định chênh lệch về số
thuế sẽ thay đổi khi áp dụng theo mức thuế suất mới và xử lý cho hoàn nhập.

33
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ví dụ 20.9 Ghi nhận thuế hoãn lại khi thay đổi thuế suất thuế TNDN
˗ Đầu năm 2012 doanh nghiệp mua 1 TSCĐ có nguyên giá 1.000 triệu đồng.
˗ Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là 4 năm, thời gian khấu hao theo thuế là
4 năm.
˗ Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, với tỷ lệ khấu
hao 50%. Theo quy định về thuế thì tài sản này không đủ điều kiện áp dụng
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, mà phải áp dụng phương pháp
đường thẳng.
˗ Thuế suất thuế TNDN: năm 2012 - 2013 là 25%, từ năm 2014 – 2015 là 22%.
Bảng tính chi phí khấu hao TSCĐ qua các năm như sau: đơn vị tính: triệu đồng
2012 2013 2014 2015
Chi phí khấu hao của kế toán 500 250 125 125
Chi phí khấu hao theo thuế 250 250 250 250
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ 250 0 -125 -125
Tài sản thuế hoãn lại 62,5 0 27,5 27,5
Thuế suất 25% 22% 22%

Cuối năm 2012, kế toán đã ghi nhận tài sản thuế hoãn lại là:
Nợ TK 243/ Có TK 8212: 250 x 25% = 62,5 triệu đồng
Năm 2013 không có chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán nhưng kế toán sẽ hoàn
nhập chênh lệch về thuế suất đã ghi nhận ở năm 2012.
Bút toán hoàn nhập tài sản thuế TNDN vào cuối năm 2013 là:
Nợ TK 8212/ Có TK 243: 250 x 25% - 250 x 22% = 7,5 triệu đồng
Tài sản thuế hoãn lại sau khi hoàn nhập là 55, và sẽ được hoàn nhập hết cho 2 năm
2014 và 2015 theo mức thuế suất hiện hành là 22%.
Bút toán hoàn nhập tài sản thuế TNDN vào cuối năm 2014 là:
Nợ TK 8212/ Có TK 243 : 125 x 22% = 27,5 triệu đồng
Bút toán hoàn nhập tài sản thuế TNDN vào cuối năm 2015 là:
Nợ TK 8212/ Có TK 243 : 125 x 22% = 27,5 triệu đồng

20.3.2 Chuyển lỗ
Cuối năm tài chính, kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Trường hợp doanh
nghiệp bị lỗ, kế toán cần phân biệt nội dung của các khoản lỗ sau đây:
˗ Khoản lỗ theo kế toán là lỗ phát sinh do các khoản chi phí theo kế toán lớn hơn
tổng
˗ doanh thu theo kế toán.
˗ Khoản lỗ tính thuế là lỗ phát sinh do các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ lớn hơn
tổng doanh thu tính thuế.
34
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
˗ Khoản lỗ không tính thuế là lỗ phát sinh do các khoản chi phí không được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế.
˗ Khi chuyển lỗ, theo quy định của luật thuế, doanh nghiệp chỉ được chuyển
khoản lỗ tính thuế làm căn cứ giảm trừ số thuế phải nộp trong tương lai.

Ví dụ 20.10 Phân biệt nội dung của các khoản lỗ


Số liệu tính thuế năm N của công ty A như sau: đơn vị tính: triệu đồng.
˗ Tổng doanh thu kế toán là 1.000.
˗ Tổng chi phí là 1.100, trong đó: chi phí không có chứng từ hợp lệ là 20
˗ Kế toán xác định:
+ Lỗ theo kế toán : 1.100 – 1.000 = 100
+ Lỗ không tính thuế: 20 (đây cũng chính là khoản chi phí không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế)
+ Lỗ tính thuế: (1.100 – 20) – 1.000 = 80 (theo luật định, doanh nghiệp được
chuyển số lỗ tính thuế làm căn cứ giảm trừ số thuế phải nộp trong tương lai)

Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế
Theo quy định tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho giá trị được khấu
trừ chuyển sang các kỳ sau của các khoản lỗ tính thuế trong phạm vi chắc chắn có đủ
lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng đó.
Căn cứ vào số lỗ hoạt động kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế các năm
tiếp sau, theo quy định chuyển lỗ của Luật thuế TNDN thời gian chuyển lỗ không quá
5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế
thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn sẽ có đủ
lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế từ các
năm trước đó. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ tính thuế chưa sử
dụng trong năm tài chính hiện hành được xác định theo công thức sau:
Tài sản thuế thu nhập
Giá trị được khấu trừ vào các Thuế suất
hoãn lại tính trên các
= năm tiếp sau của các khoản X thuế TNDN
khoản lỗ tính thuế chưa sử
lỗ tính thuế chưa sử dụng hiện hành
dụng

Trường hợp doanh nghiệp không chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong
tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế doanh nghiệp sẽ không được phép ghi
nhận tài sản thuế hoãn lại trên các khoản lỗ này.

Ví dụ 20.11 Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính
thuế
Công ty A có phát sinh các trường hợp sau:

35
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lỗ tính thuế phát Thu nhập chịu thuế Tài sản thuế TN hoãn
sinh dự kiến ở năm sau lại ghi nhận phát sinh
từ lỗ tính thuế
Trường hợp 1 200 1000 200x20% = 40
Trường hợp 2 150 100 100x20% = 20
Trường hợp 3 100 (50) Không được phép ghi
nhận

Ví dụ 20.12 Ảnh hưởng việc ghi nhận/ không ghi nhận tài sản thuế hoãn lại từ các
khoản lỗ tính thuế qua các năm.
Giả sử trong năm N, doanh nghiệp A có số liệu như sau: thuế suất thuế TNDN là 20%.
˗ Tổng doanh thu kế toán là 1.000 triệu đồng.
˗ Tổng chi phí là 1.300 triệu đồng, trong đó: chi phí không có chứng từ hợp lệ là
50 triệu đồng.
˗ Kế toán xác định:
+ Lợi nhuận kế toán trước thuế : 1.000 – 1.300 = – 300 triệu đồng (lỗ kế toán)
+ Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 50 triệu đồng (do chi phí
không có chứng từ hợp lệ)
+ Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 0
+ Thu nhập chịu thuế (lỗ tính thuế): - 250 triệu đồng (số lỗ này sẽ được
chuyển trừ
+ vào lãi của các năm sau)
+ Thuế TNDN phải nộp : 0
Trường hợp 1: doanh nghiệp không chắc sẽ có lợi nhuận cho những năm sau, do đó,
kế toán không ghi nhận tài sản thuế hoãn lại cho khoản lỗ này.
Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động - năm N (đơn vị tính: triệu đồng)
.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (300)
.Chi phí thuế TNDN hiện hành -
.Lợi nhuận sau thuế TNDN (300)

Giả sử sang năm N+1, có số liệu như sau: thuế suất thuế TNDN là 20%.
˗ Tổng doanh thu kế toán là 2.500 triệu đồng, trong đó: lãi từ công ty liên kết
nhận được là 100 triệu đồng.
˗ Tổng chi phí là 2.000 triệu đồng, trong đó chi phí vượt mức là 30 triệu đồng.
˗ Kế toán xác định:
+ Lợi nhuận kế toán trước thuế: 500 triệu đồng.
+ Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 30 triệu đồng (do chi phí
vượt mức)

36
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: 100 triệu đồng (do nhận lãi
từ công ty liên kết đã nộp thuế)
+ Thu nhập chịu thuế: 430 triệu đồng
+ Lỗ năm trước chuyển sang: 250 triệu đồng
+ Thu nhập tính thuế: 180 triệu đồng (=430 – 250)
+ Thuế TNDN hiện hành phải nộp: 180 x 20% = 36 triệu đồng
(giả sử chưa tạm nộp thuế trong năm => Nợ TK 8211/ Có TK 3334: 36)
Số liệu (cột Năm nay) trên Báo cáo kết quả hoạt động - năm N+1 - đơn vị: triệu đồng
.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 500
.Chi phí thuế TNDN hiện hành 36
.Lợi nhuận sau thuế TNDN 464
Do kế toán không ghi nhận tài sản thuế hoãn lại cho khoản lỗ này ở năm N vì vậy khi
được chuyển lỗ vào năm N+1 cũng không ảnh hưởng gì đến tài sản thuế hoãn lại.
Trường hợp 2: doanh nghiệp chắc chắn có lợi nhuận cho những năm sau, do đó kế toán
sẽ ghi nhận tài sản thuế hoãn lại cho khoản lỗ ở năm N.
Cuối năm N, ghi tăng Tài sản thuế TNDN hoãn lại trên số lỗ tính thuế:
Nợ TK 243/ Có TK 8212: 20% x 250 = 50 triệu đồng và
Kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại:
Nợ TK 8212/ Có TK 911: 50 triệu đồng
Số liệu (cột Năm nay) trên Báo cáo kết quả hoạt động - năm N - đơn vị: triệu đồng
.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (300)
.Chi phí thuế TNDN hiện hành -
.Chi phí thuế TNDN hoãn lại (50)
.Lợi nhuận sau thuế TNDN (250)

Sang năm N+1, sau khi xác định chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 8211/ Có TK 3334: 180 x 20% = 36 triệu đồng
Kế toán sẽ hoàn nhập tài sản thuế hoãn lại trên khoản lỗ đã được chuyển trừ vào
năm N+1: Nợ TK 8212/ Có TK 243 = 50 triệu đồng, và
Kết chuyển tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại:
Nợ TK 911/ Có TK 8212: 50 triệu đồng
Số liệu (cột Năm nay) trên Báo cáo kết quả hoạt động - năm N+1 - đơn vị: triệu đồng
.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 500
.Chi phí thuế TNDN hiện hành 36
.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 50
.Lợi nhuận sau thuế TNDN 414

Đánh giá lại tài sản thuế hoãn lại


Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được xem xét lại vào ngày kết
thúc niên độ kế toán. Doanh nghiệp phải giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập
37
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại đến mức bảo đảm chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của
một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng. Các khoản ghi
giảm này cần phải hoàn nhập lại khi xác định chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế.
Ví dụ 20.13 Đánh giá lại tài sản thuế hoãn lại theo từng năm
Ngày 31/12/N, Công ty Trầm Hương có một khoản lỗ theo quyết toán là 500 triệu
đồng và theo quy định được phép chuyển lỗ trong 5 năm tới. Công ty dự kiến số lỗ
tính thuế được chuyển là 100 triệu đồng cho mỗi năm.
Kế toán đã ghi nhận tăng tài sản thuế hoãn lại:
Nợ TK 243 / Có TK 8212 = 500 x 20% = 100 triệu đồng.
Lợi nhuận tính thuế của năm N+1 và N+2 lần lượt là 100 triệu đồng và 105 triệu đồng.
Kế toán đã hoàn nhập cho 2 năm là 205 triệu đồng.
Nợ TK 8212 / Có TK 243 = 100x20% = 20 triệu đồng (Năm N+1)
Nợ TK 8212 / Có TK 243 = 105x20% = 21 triệu đồng (Năm N+2)
Cuối năm N+3 lợi nhuận tính thuế là 80 triệu đồng và dự kiến năm N+4 và N+5 lợi
nhuận là đều mỗi năm là 50 triệu đồng.
Kế toán khấu trừ phần chuyển lỗ năm N+3 đồng thời đánh giá lại tài sản thuế hoãn lại
và hoàn nhập cuối năm N+3 là:
Nợ TK 8212 / Có TK 243 = 20% x (80+15+50+50)=20%x195=39 triệu đồng.
Cuối năm N+4 lợi nhuận là 100 triệu đồng và dự kiến lợi nhuận năm N+5 là 150 triệu
đồng.
Kế toán đã khấu trừ phần chuyển lỗ năm N+4 đồng thời phục hồi tài sản thuế hoãn lại
do dự kiến mới về lợi nhuận năm N+5=500-205-80-100=115, bút toán ghi nhận sau
khi bù trừ:
Nợ TK 243 / Có TK 8212 = 20% x (115-100) = 3 triệu đồng
Cuối năm N+5 lợi nhuận đạt được là 130 triệu đồng.
Kế toán hoàn nhập hết số dư tài sản thuế hoãn lại
Nợ TK 8212/Có TK 243 =115 x 20% =23 triệu đồng
Giả sử cuối năm N+5 lợi nhuận đạt được là 100 triệu đồng thì kế toán cũng phải hoàn
nhập hết số dư tài sản thuế hoãn lại 115 triệu đồng x 20% =23 triệu đồng do đã hết
thời hạn khấu trừ chuyển lỗ theo luật thuế.
Đánh giá lại tài sản thuế hoãn lại chưa được ghi nhận
Tại các ngày kết thúc niên độ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế thu
nhập hoãn lại chưa được ghi nhận. Doanh nghiệp cần ghi nhận tài sản thuế thu nhập
hoãn lại trước đó chưa được ghi nhận khi việc có được lợi nhuận tính thuế trong tương
lai để cho phép tàisản thuế hoãn lại được thu hồi trở nên chắc chắn.
Ví dụ 20.14 Đánh giá lại tài sản thuế hoãn lại chưa được ghi nhận
Công ty A có phát sinh các trường hợp sau:
Lỗ tính thuế phát Thu nhập chịu thuế Tài sản thuế TN hoãn
sinh dự kiến ở năm sau lại ghi nhận
Trường hợp 1 200 500 200x20% = 40
38
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp 2 150 (100) -
Trường hợp 3 100 600 (150+100)x20% = 50

20.4 THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Theo quy định kế toán, thuế là chỉ tiêu quan trọng cần thể hiện chi tiết theo từng loại
thuế và nghĩa vụ nộp thuế của đơn vị, cá nhân phải nộp theo luật thuế. Các thông tin về
chỉ tiêu thuế được trình bày trên báo cáo tài chính bao gồm trên Báo cáo tình hình tài
chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo
cáo tài chính.

Trình bày thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính
 Bên tài sản
- Tài sản ngắn hạn - mục V. Tài sản khác - có chỉ tiêu thể hiện số thuế doanh
nghiệp còn phải thu lại nhà nước, cụ thể:
Chỉ tiêu: Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (mã số 152) - thể hiện các loại
thuế còn lại và các khoản khác mà doanh nghiệp đã nộp thừa, được miễn giảm, hoàn
lại sẽ được nhà nước tính trừ hoặc trả lại kì sau
- Tài sản dài hạn - VI. Tài sản dài hạn khác - có một chỉ tiêu, cụ thể:
Chỉ tiêu: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (mã số 262) - thể hiện tài sản thuế TNDN
hoãn lại mà doanh nghiệp cần hoàn nhập trong tương lai.
Lưu ý: Theo TT 200 nếu các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm
thời được khấu trừ liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế và được quyết toán với
cùng một cơ quan thuế thì thuế hoãn lại phải trả được bù trừ với tài sản thuế hoãn lại.
Trường hợp này, chỉ tiêu “’Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” phản ánh số chênh lệch
giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
 Bên nguồn vốn
- Nợ phải trả - Mục I. Nợ ngắn hạn - có một chỉ tiêu, cụ thể:
Chỉ tiêu: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (mã số 313) - thể hiện số thuế
doanh nghiệp còn phải nộp nhà nước
- Nợ phải trả - Mục II. Nợ dài hạn - có một chỉ tiêu, cụ thể:
Chỉ tiêu: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (mã số 341) - thể hiện thuế TNDN hoãn lại
phải trả mà doanh nghiệp cần hoàn nhập trong tương lai.
Lưu ý: Theo TT 200, nếu các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm
thời được khấu trừ liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế và được quyết đoán
cùng một cơ quan thuế thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả được bù trừ đối với tài sản
thuế hoãn lại. Trường hợp này chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” phản ánh số
chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả lớn hơn tài sản thuế hoãn lại.

39
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động
Có 2 chỉ tiêu về chi phí thuế, cụ thể

Chỉ tiêu: Chi phí thuế TNDN hiện hành ( mã số 51) - thể hiện chi phí thuế TNDN
phải nộp trong năm hiện hành. Nếu số thuế còn phải nộp (phát sinh Bên Nợ TK 8211
kết chuyển sang Bên Nợ TK 911/Có TK 8211) thì chỉ tiêu này thể hiện số dương,
ngược lại nếu số thuế đã nộp thừa cần điều chỉnh tăng lợi nhuận (phát sinh Bên Có TK
8211 kết chuyển sang Bên Có TK 911/ Nợ TK 8211 - nếu kỳ kế toán theo quý) thì chỉ
tiêu này thể hiện số âm.

Chỉ tiêu: Chi phí thuế TNDN hoãn lại (mã số 52) thể hiện chi phí thuế TNDN hoãn
lại từ các chênh lệch tạm thời, nếu số thuế TN hoan lại điều chỉnh giảm lợi nhuận
trong kỳ (sau khi bù trừ, số phát sinh Bên Nợ 8211 cần kết chuyển sang Bên Nợ
911/Có TK 8212) thì chỉ tiêu này thể hiện số dương, ngược lại nếu số thuế TN hoan lại
điều chỉnh tăng lợi nhuận trong kỳ (sau khi bù trừ, số phát sinh Bên Có TK 8212 kết
chuyển sang bên Có TK 911/ Nợ TK 8212) thì chỉ tiêu này thể hiện số âm.

Trình bày thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trên bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp trình bày bắt buộc chỉ
tiêu dòng tiền chi nộp thuế thu nhập DN đến thời điểm báo cáo (mã số 05)
Trên bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp trình bày bắt buộc chỉ
tiêu dòng tiền chi nộp thuế thu nhập DN đến thời điểm báo cáo (mã số 15)

Trình bày thông tin trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
Các chính tiêu thuế phần lớn phải giải trình chi tiết trên bản thuyết minh báo cáo tài
chính
Mục 24. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
a. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Cuối năm Đầu năm
- Thuế suất thuế TNDN sử dụng để xác định giá
trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến … …
khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến … …
khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến … …
khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng
- Số bù trừ với thuế thu nhập hoãn lại phải trả … …
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại … …

40
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Cuối năm Đầu năm
- Thuế suất thuế TNDN sử dụng để xác định giá … …
trị thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các … …
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
- Số bù trừ với tài sản thuế thu nhập hoãn lại … …

TÓM TẮT

Trong Chương này sinh viên cần phải nắm rõ các vấn đề liên quan đến Kế toán thuế
TNDN như sau:
- Sự khác biệt giữa kế toán và thuế là hiển nhiên do chính sách kế toán và chính
sách thuế khác nhau.
- Nhận diện được tất cả các khoản chênh lệch gồm chênh lệch tạm thời và chênh
lệch không tạm thời.
- Chênh lệch không tạm thời phát sinh do quan điểm xử lý khác nhau về doanh
thu và chi phí.
- Chênh lệch tạm thời phát sinh do chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản - nợ
phải trả với cơ sở tính thuế của nó hoặc do chênh lệch về thời điểm ghi nhận
doanh thu, chi phí.
- Chênh lệch tạm thòi được tiếp cận theo hai phương pháp: phương pháp báo cáo
kết quả kinh doanh và phương pháp bảng cân đối kế toán
- Chênh lệch tạm thời gồm hai loại: chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh
lệch tạm thời chịu thuế.

KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ


Lợi nhuận kế toán (Accounting profit): Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước
khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn kế toán và
chế độ kế toán.
Thu nhập chịu thuế (Income taxes): Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp của một kỳ, được xác định theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi
được).
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Income tax expense) (hoặc thu nhập
thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí
thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu
nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Thuế thu nhập hiện hành (Curent income tax): Là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi) được tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
41
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred income tax assets liabilities): Là
thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred income tax assets): Là thuế thu
nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản:
a) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
b) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế
chưa sử dụng;
c) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế
chưa sử dụng.
Chênh lệch tạm thời (Temporary difference): Là khoản chênh lệch giữa giá trị
ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở
tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là:
a) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Temporary
difference is subject to income tax): Là các khoản chênh lệch tạm thời làm
phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc
nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán;
b) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Temporary difference is deductible):
Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi
mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan đến
thu hồi hay được thanh toán.
Cơ sở tính thuế thu nhập (Tax basis) của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá
trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi
phí thuế thu nhập hoãn lại. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập
thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy phân biệt Lợi nhuận kế toán (Accounting profit) và Thu nhập chịu thuế
(Income taxes)? cho ví dụ minh họa
2. Thuế thu nhập hiện hành (Curent income tax) là gì?
3. Thuế thu nhập hoãn lại (Deferred income tax) là gì? Cho ví dụ
4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred income tax liabilities) là gì? Cho ví
dụ
5. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred income tax assets) là gì? Cho ví dụ
6. Phân biệt các thuật ngữ: chi phí thuế thu nhập (Income tax expense), Chi phí
thuế thu nhập hiện hành (Curent Income tax expense), Chi phí thuế thu nhập
hoãn lại (Deferred Income tax expense)
42
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
7. Chênh lệch tạm thời (Temporary difference) là gì? Có mấy loại chênh lệch tạm
thời? Cho ví dụ.
8. Hãy liệt kê tên một số khoản chênh lệch về doanh thu, chi phí giữa Thuế và Kế
toán có thể tạo ra chênh lệch tạm thời.
9. Có mấy phương pháp tiếp cận để xác định chênh lệch tạm thời? Nêu tên các
phương pháp. Các bạn thích áp dụng phương pháp nào? Tại sao?
10. Hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đang hướng đến tiếp cận chênh lệch
này theo phương pháp nào? Tại sao?
11. Có phải tất cả các khoản chênh lệch giữa thuế và kế toán đều là chênh lệch tạm
thời?
Lưu ý: Thông tin cho các Bài tập và Tình huống dưới đây đều cho rằng các doanh
nghiệp tuân thủ theo kế toán Việt Nam, đơn vị tiền tệ kế toán là đồng Việt Nam.
BÀI TẬP

BT 20.1 (Tạm nộp và quyết toán thuế TNDN)


Năm N, Doanh nghiệp L nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, có tài liệu sau (đơn vị
tính: đồng):
1. Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN tạm nộp Quý 1: 1.500.000, đã nộp bằng
tiền mặt.
2. Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN tạm nộp Quý 2: 1.200.000, đã nộp bằng
tiền mặt.
3. Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN tạm nộp Quý 3: 1.000.000, đã nộp bằng
tiền mặt.
4. Cuối năm Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN phải nộp cả năm. Biết tổng
hợp số liệu trên sổ sách kế toán: Doanh thu bán hàng là 200.000.000, khoản
giảm doanh thu là 10.000.000, trong đó có giảm doanh thu do hàng bán bị trả
lại 5.000.000 - tương ứng với giá với nhà 4.000.000, thu nhập khác là
1.000.000. Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ này là 130.000.000, chi phí sản xuất
kinh doanh khác là 25.000.000. Và không có chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán
và thu nhập chịu thuế.

Yêu cầu: Tính toán và ghi bút toán tình hình trên, trong vài trường hợp
a. Doanh nghiệp có lập BCTC giữa niên độ (kỳ kế toán theo Quý
b. Doanh nghiệp không lập BCTC giữa niên độ (kỳ kế toán theo Năm, kết thúc
31/12)
c. Thực hiện lại yêu cầu b với giả sử tổng giá vốn bán hàng bán trong kỳ là
160.000.000

BT 20. 2 (Thuế hoãn lại phải trả tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động)

43
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tại công ty An Phước nộp thuế TNDN theo thuế suất 20% khấu hao TSCĐ theo
phương pháp đường thẳng kỳ kế toán theo năm, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000
đồng):
Theo báo cáo năm N:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 500.000
- TSCĐ A có nguyên giá 120.000, bắt đầu khấu hao đầu năm N, thời gian khấu
hao theo kế toán là 3 năm và theo thuế là 2 năm
- Chi phí trả trước 40.000 bắt đầu phân bổ từ đầu năm N, thời gian phân bổ theo
kế toán là 2 năm và theo thuế là 1 năm
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế từng năm.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN năm N. Cho biết
trong năm không có chênh lệch khác (ngoài các khoản trên) giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế; giả sử chưa tạm nộp thuế TNDN trong năm.
3. Theo báo cáo năm N+1 lợi nhuận trước thuế là 400.000. Thực hiện lại yêu cầu
1, 2

BT 20.3 (Thuế hoãn lại phải trả tiếp cận theo bảng cân đối kế toán)
Căn cứ vào số liệu bài BT 20.2 trình bày theo phương pháp tiếp cận theo BCĐKT

BT 20.4 (Tài sản thuế hoãn lại tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động)
Tại công ty B kỳ kế toán theo năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu hao
TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 700.000.
- TSCĐ A có nguyên giá 180.000, bắt đầu khấu hao đầu năm N, thời gian khấu
hao theo kế toán là 2 năm và theo thuế là 3 năm.
- Trong năm công ty có trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 50.000.
Cho biết trong năm N không còn chênh lệch khác (ngoài các khoản trên) giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Giả sử chưa tạm nộp thuế TNDN trong năm.
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế năm N.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN năm N.
3. Theo báo cáo năm N+1 lợi nhuận kế toán trước thuế là 500.000. Thực hiện
lại yêu cầu 1, 2. Biết rằng trong năm N+1 đã chi sửa chữa lớn TSCĐ là
50.000.

BT 20.5 (Tài sản thuế hoãn lại tiếp cận theo bảng cân đối kế toán)
Căn cứ vào số liệu bài BT 20.4 trình bày theo phương pháp tiếp cận theo BCĐKT

44
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
BT 20.6 (Tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả)
Tại công ty ABC, kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu hao
TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 1.000.000.
- TSCĐ A nguyên giá 120.000, bắt đầu khấu hao đầu tháng 7 năm N-1, thời gian
khấu hao theo kế toán là 2 năm và theo thuế là 3 năm.
- TSCĐ B nguyên giá 240.000, bắt đầu khấu hao đầu tháng 4 năm N -1, thời gian
khấu hao theo kế toán là 3 năm và theo thuế là 2 năm.
Cho biết trong năm N không có chênh lệch khác (ngoài các khoản trên) giữa lợi nhuận
kế toán và thu nhập chịu thuế. Giả sử đã tạm nộp thuế TNDN trong năm N là 100.000
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế năm N.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN năm N.
3. Xác định chi phí thuế TNDN, Chi phí thuế TNDN hiện hành, chi phí thuế
TNDN hoãn lại và lợi nhuận sau thuế năm N.
4. Theo báo cáo năm N+1 lợi nhuận kế toán trước thuế là 1.500.000. Thực
hiện lại yêu cầu 1, 2, 3 ở năm N+1.

BT 20.7 (Chênh lệch tạm thời và chênh lệch không tạm thời)
Tại công ty Dũng Hà có kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu
hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 1.000.000.
- Chi phí nguyên vật liệu vượt định mức : 50.000.
- TSCĐ A nguyên giá 180.000, bắt đầu khấu hao đầu tháng 7 năm N, thời gian
khấu
hao theo kế toán là 2 năm và theo thuế là 3 năm.
Cho biết trong năm N không có chênh lệch khác (ngoài các khoản trên) giữa lợi nhuận
kế toán và thu nhập chịu thuế. Giả sử đã tạm nộp thuế TNDN trong năm N là 150.000.
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế năm
N.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN năm N.
3. Xác định chi phí thuế TNDN, Chi phí thuế TNDN hiện hành, chi phí thuế
TNDN hoãn lại và lợi nhuận sau thuế năm N.
4. Giả sử 01/10/N+1 nhượng bán TSCĐ trên giá bán của TSCĐ là
150.000, thuế GTGT 10% toàn bộ thu bằng tiền gởi ngân hàng. Thực
hiện lại các yêu cầu trên trong năm N+1, biết lợi nhuận kế toán trước
thuế trong năm N+1 là 900.000.
45
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
5. Thực hiện lại các yêu cầu trên một lần nữa với giả sử TSCĐ trên được
nhượng bán ở thời điểm 01/04/N+1 và cho nhận xét về kết quả thu được.

BT 20.8 (Chênh lệch tạm thời có liên quan đến chi phí dự phòng phải trả)
Tại công ty E, kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 1.000.000.
- TSCĐ A nguyên giá 180.000, bắt đầu khấu hao đầu năm N-2, thời gian khấu hao
theo kế toán là 3 năm và theo thuế là 2 năm.
- Thu nhập từ cổ tức được chia là 100.000.
- Chi nộp phạt vi phạm hợp đồng là 20.000 cơ quan thuế chấp nhận.
Theo báo cáo năm N+1:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 800.000.
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn 120.000, cơ quan thuế không chấp nhận
(theo kế hoạch, thời gian trích trước là 2 năm N+1 và N+2, mỗi năm trích
120.000).
- Chi vượt mức quy định 50.000
Theo báo cáo năm N+2:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 900.000.
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn 120.000, chi phí sửa chữa lớn
- Thực tế phát sinh 250.000 được cơ quan thuế chấp nhận. Cuối năm, kế toán đã
xử lý chênh lệch giữa số trích trước 2 năm là 240.000 so với thực tế là 250.000.
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế từng
năm N, N+1, N+2.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN từng năm N,
N+1, N+2.
Cho biết trong 3 năm N, N+1 và N+2 không có chênh lệch khác (ngoài các
khoản trên) giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Giả sử chưa tạm
nộp thuế.
3. Thực hiện lại các yêu cầu trên với giả sử thực tế phát sinh 225.000 được
cơ quan thuế chấp nhận. Cuối năm, kế toán đã xử lý chênh lệch giữa số
trích trước 2 năm là 240.000 so với thực tế là 225.000.

BT 20.9 (Chênh lệch tạm thời và chênh lệch không tạm thời)
Tại công ty G, kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 1.000.000.
46
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
- TSCĐ A nguyên giá 360.000, bắt đầu khấu hao đầu tháng 10 năm N-3, thời gian
khấu hao theo kế toán là 3 năm và theo thuế là 2 năm.
- Trích lập dự phòng chi phí bảo hành hàng hóa để dùng trong 2 năm N+1 và N+2
là 200.000, cơ quan thuế không chấp nhận.
- Chi nộp phạt vi phạm hành chính 20.000
- Chi nộp phạt vi phạm hợp đồng 50.000
Theo báo cáo năm N+1;
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 800.000.
- Chi phí bảo hành hàng hóa thực tế phát sinh 80.000 được cơ quan thuế chấp
nhận.
- Chi vượt mức quy định 50.000
Theo báo cáo năm N+2:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 900.000.
- Chi phí bảo hành hàng hóa thực tế phát sinh 100.000 (trong đó được cơ quan
thuế chấp nhận là 90.000, số còn lại không được cơ quan thuế chấp nhận do
không cóchứng từ hợp lệ). Cuối năm, kế toán đã xử lý chênh lệch.
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế từng năm N,
N+1,N+2.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN từng năm N, N+1,
N+2.
Cho biết trong ba năm N, N+1 và N+2 không có chênh lệch khác (ngoài các khoản
trên) giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Giả sử chưa tạm nộp thuế.

BT 20.10 (Chênh lệch tạm thời và chênh lệch không tạm thời)
Tại công ty H, kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 700.000.
- TSCĐ A nguyên giá 240.000, bắt đầu khấu hao đầu năm N, thời gian khấu hao
theo kế toán là 3 năm và theo thuế là 4 năm.
- Lãi liên doanh được chia là 200.000.
- Chi nộp phạt vi phạm hành chính 30.000
- Chi phí quảng cáo vượt định mức quy định của công ty : 40.000
Theo báo cáo năm N+1:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 800.000.
- Lãi đầu tư vào công ty liên kết được chia là 100.000.
- Chi phi nhân công vượt mức quy định 50.000
Theo báo cáo năm N+2:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 900.000.
47
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đầu năm bán TSCĐ A (ở trên).
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế từng năm N,
N+1, +2.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN từng năm N, N+1,
N+2.
Cho biết trong ba năm N, N+1 và N+2 không có chênh lệch khác (ngoài các khoản
trên) giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Giả sử chưa tạm nộp thuế trong
năm.

BT 20.11 (Chênh lệch tạm thời và chênh lệch không tạm thời)
Tại công ty I, kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 400.000.
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng trong quản lý DN 60.000, cơ quan
thuế không chấp nhận (theo kế hoạch, thời gian trích trước chi phí sửa chữa lớn
là 2 năm N và N+1, mỗi năm trích 60.000).
- TSCĐ A 120.000, bắt đầu khấu hao ngày 1 tháng 7 năm N, thời gian khấu hao
theo kế toán là 3 năm và theo thuế là 2 năm.
Theo báo cáo năm N+1:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 600.000.
- Trích tiếp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng trong quản lý DN 60.000
- Chi phí sản xuất chung vượt mức quy định 30.000
- Thu nhập từ cổ tức được chia là 70.000.
- Cuối năm N+1: công việc sửa chữa lớn thực tế phát sinh chi phí là 110.000 được
cơ quan thuế chấp nhận, kế toán đã xử lý chênh lệch giữa số trích trước 2 năm là
120.000 so với thực tế là 110.000.
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế từng năm N,
N+1.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN năm N, N+1.
Cho biết trong 2 năm trên không có chênh lệch khác (ngoài các khoản trên) giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Và giả sử tạm nộp thuế trong năm 20% lợi nhuận
kế toán.

BT 20.12 (Chênh lệch do ghi nhận ban đầu - Trường hợp ngoại trừ ghi nhận
Thuế hoãn lại theo mục 9, VAS 17)
Ngày 1/7/2014 Công ty Minh Huy có mua một xe ô tô 9 chỗ giá 2 tỷ đồng, nhưng theo
quy định tại thông tư 78/2014/TT-BTC giá trị tối đa của xe làm cơ sở tính thuế chỉ 1,6
48
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
tỷ đồng thời gian khấu hao giữa thuế và kế toán bằng nhau là 5 năm. Xác định chênh
lệch tạm thời.
Nhận xét về trường hợp ngoại trừ ghi nhận thuế oan lại theo VAS.

BT 20.13 (Chuyển Lỗ tính thuế)


Tại doanh nghiệp K có tình hình sau: (đơn vị tính: triệu đồng). Năm trước lợi nhuận kế
toán trước thuế là 15, cổ tức được chia là 25, ngoài ra không còn chênh lệch nào khác.
Số dư đầu năm nay TK 243: 0 (nghĩa là năm trước có khoản lỗ tính thuế nhưng do
chưa chắc năm sau có lãi nên kế toán không ghi nhận tài sản thuế hoãn lại);TK 3334:0.

Năm nay Doanh nghiệp đã tạm nộp thuế ba quý trước là 18. Lợi nhuận kế toán trước
thuế năm nay là 100, cổ tức được chia là 20, chi phí không có chứng từ hợp lệ là 26,
ngoài ra không còn chênh lệch nào khác.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định thu nhập chịu thuế năm trước và năm nay.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN năm nay. Giả sử kỳ
kế toán cả năm. Thuế suất thuế TNDN 20%.
3. Thực hiện lại các yêu cầu trên với giả sử là năm trước khoản lỗ tính thuế được
ghi nhận vào tài sản thuế hoãn lại do dự kiến năm sau có lãi.

BT 20.14 (Chuyển Lỗ)


Công ty H, kỳ kế toán năm, có tình hình sau (đơn vị tính: triệu đồng):
Đầu năm N công ty không có tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả.
Số lỗ trước thuế TNDN trong năm N là (175). Trong đó có: 5 là do công ty vi phạm
pháp luật về môi trường và công ty đã chi trả tiền phạt trong năm; Lỗ ước tính là 10
trong năm do tranh chấp pháp lý có khả năng xảy ra nên công ty đã lập dự phòng nợ
phải trả. Cả hai khoản này đều không được xem là chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN (Thuế suất 20%).
Yêu cầu:
1. Ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại liên quan đến lỗ năm N (do chắc năm sau
có lãi).
2. Ghi các bút toán liên quan đến thuế TNDN trong năm N+1 biết rằng Lợi nhuận
trước thuế năm N+1 là 100, khoản lỗ dự phòng do tranh chấp 10 đã xảy ra, và
đã chuyển khoản lỗ tính thuế năm N. Trong năm N+1 không có khoản chênh
lệch nào khác giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
3. Giả sử Công ty H thực hiện kế toán theo IFRS, quyết định chuyển lỗ vào năm
N–2 và N-1, số còn lại được chuyển vào năm N và được ghi vào Tài sản thuế
hoãn lại. Biết tình hình kinh doanh 2 năm N-2, N-1 lãi lần lượt là 75, 30.

BT 20.15 (Chuyển Lỗ)


49
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Số liệu tính thuế năm N của công ty A như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng):
- Tổng doanh thu, thu nhập kế toán là 1.000.000
- Chi phí gồm:
+ Chi phí giá vốn hàng bán 800.000 trong đó chi phí có chứng từ không
hợp lệ là 20.000
+ Chi phí bán hàng 120.000 trong đó chi phí quảng cáo vượt mức 30.000
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp 200.000 trong đó chi phí phạt hành
chính 5.000
+ Chi phí tài chính 125.000, trong đó chi phí lãi vay vượt mức 15.000
Yêu cầu : Xác định: Lỗ theo kế toán; Lỗ tính thuế; và Lỗ không tính thuế

BT 20.16 (Chuyển Lỗ)


Tại công ty Y, kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Theo báo cáo năm N
- Lỗ kế toán là 30.000.
- Lãi đầu tư vào công ty con được chia là 10.000.
- Chi không có chứng từ hợp lệ là 12.000.
Kế toán đã ghi nhận tài sản thuế hoãn lại trên khoản lỗ tính thuế (do dự tính năm sau
có lãi).
Theo báo cáo năm N+1:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 80.000.
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 5.000 (cơ quan thuế không chấp nhận).
- Chi vượt mức quy định là 5.000.
- Chuyển khoản lỗ tính thuế năm N vào năm N+1.
Theo báo cáo năm N+2:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 70.000.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 5.000.
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế từng năm N,
N+1, N+2.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN từng năm N,
N+1;N+2.
Cho biết trong ba năm N, N+1 và N+2 không có chênh lệch khác (ngoài các khoản
trên) giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.

BT 20.17 (Chuyển lỗ và ghi nhận tài sản thuế hoãn lại trên số lỗ chưa được ghi
nhận tài sản thuế hoãn lại)
Tại công ty Beta, chọn kỳ kế toán năm, nộp thuế TNDN theo thuế suất 20%, có số dư
đầu năm N-1 của TK 243 = TK 347 = 0. Có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
50
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo báo cáo năm N-1:
- Lỗ kế toán là 500.000.
- Lãi đầu tư tài chính là 100.000.
- Chi phí nguyên vật liệu vượt mức là 120.000.
Kế toán đã không ghi nhận tài sản thuế hoãn lại trên khoản lỗ tính thuế (do dự tính
năm sau chưa có lãi).
Theo báo cáo năm N:
- Lỗ kế toán là 300.000.
- Chi phí khấu hao TSCĐ trong chi phí quản lý DN theo kế toán là 50.000, theo
thuế là 70.000.
- Dự tính năm N+2, N+3 công ty sẽ có lãi lần lượt là 250.000 và 750.000. Kế toán
đã ghi nhận tài sản thuế hoãn lại trên khoản lỗ tính thuế.
Theo báo cáo năm N+1:
- Lãi kế toán là 320.000.
- Chi phí khấu hao TSCĐ trong chi phí quản lý DN theo kế toán là 50.000, theo
thuế là 70.000
- Chi phí không chứng từ hợp lệ: 30.000
- Kế toán chuyển lỗ tính thuế theo luật định.
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế từng năm N-
1, N và N+1.
2. Tính toán và định khoản liên quan đến chi phí thuế TNDN từng năm là năm N-
1, N và N+1.
3. Cho biết trong ba năm N-1, N và N+1 không có chênh lệch khác (ngoài các
khoản trên) giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
4. Trình bày chỉ tiêu thuế hoãn lại trên bảng cân đối kế toán thời điểm cuối năm
N và N+1
TÌNH HUỐNG

TH 20.1 (Nhận diện các khoản chênh lệch tạo ra chênh lệch tạm thời)
Dưới đây là 10 nguyên nhân tạo ra chênh lệch tạm thời. Hãy xác định nguyên nhân
nào tạo ra tài sản thuế được khấu trừ trong tương lai hay số thuế phải nộp trong tương
lai.
(1) Dự phòng phải trả về khoản lỗ, khấu trừ thuế khi thanh toán.
(2) Nhận trước tiền đăng ký báo của khách hàng, phải chịu thuế khi nhận trước.
(3) Tiền thuê phải trả trước cho nhiều kỳ, khấu trừ thuế khi được thanh toán.
(4) Chi phí lãi trái phiếu đã trích trước, được khấu trừ thuế khi thanh toán.
(5) Bảo hiểm trả trước, khấu trừ thuế khi được thanh toán.
(6) Lỗ chưa thực hiện từ việc ghi nhận các khoản đầu tư theo giá trị hợp lý (được khấu
trừ thuế khi bán đầu tư).
51
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
(7) Chi phí bảo hành ước tính cho báo cáo tài chính khi sản phẩm được bán; khấu trừ
cho mục đích thuế khi được chi ra.
(8) Phải thu tiền thuê nhận trước khi cho thuê (bên cho thuê), sẽ chịu thuế khi thực
nhận được.
(9) Khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng cho báo cáo tài chính; khấu hao
nhanh cho mục đích thuế.
(10)Chi phí phải trả cho khoản sửa chữa lớn TSCĐ, khấu trừ thuế khi thanh toán sửa
chữa.

TH 20.2 (Mối liên hệ giữa chi phi thuế thu nhập, chi phí thuế thu nhập hiện hanh
và chi phí thuế thu nhập hoãn lại)
Một thành viên của hội đồng quản trị e ngại rằng trên báo cáo thu nhập của công ty
báo cáo chi phí thuế TNDN là 150 triệu đồng, nhưng nghĩa vụ thuế thu nhập đối với
nhà nước trong năm chỉ là 120 triệu đồng. Hãy giải thích sự khác biệt này? Bút toán
nào sẽ được ghi nhận.

TH 20.3 (Ví dụ về chênh lệch tạm thời)


Sau khi giải thích, thành viên của hội đồng quản trị có vẻ chưa thỏa mãn và yêu cầu
minh họa thêm. Anh, chị hãy cho 2 ví dụ minh họa về 2 trường hợp xảy ra thuế hoãn
lại phải trả và tài sản thuế hoãn lại (từ lúc phát sinh nghiệp vụ chênh lệch cho tới khi
hoàn nhập)

TH 20.4 (Chênh lệch tạm thời và chênh lệch không tạo ra chênh lệch tạm thời)
Sau khi hiểu rõ lý do tại sao chi phí thuế TNDN khác với số thuế TNDN phải nộp, vị
này hỏi tiếp vậy có phải tất cả các khoản chênh lệch số liệu của kế toán và thuế đều tạo
ra chênh lệch như 2 ví dụ trên?

TH 20.5 (Ghi nhận thuế hoãn lại trường hợp thay đổi thuế suất)
Giả sử một dự luật cải cách thuế được ban hành, làm giảm tỷ lệ thuế TNDN từ 20%
xuống còn 18%. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến nghĩa vụ nợ thuế hoãn lại hiện
có? Thay đổi này sẽ được kế toán ghi nhận lại như thế nào?

TH 20.6 (Ghi nhận chênh lệch tạm thời do doanh thu nhận trước)
Vào năm 2017, Công ty BIG LAND thu trước tiền cho thuê văn phòng của năm 2018
là 50 triệu đồng. Đối với báo cáo tài chính, tiền thuê thu trước được ghi nhận vào
doanh thu chưathực hiện và sẽ được ghi nhận vào doanh thu của năm 2018, nhưng đối
với báo cáo thuế thu nhập, thuế đó được tính khi thu. Thu nhập chịu thuế năm 2017 là
180 triệu đồng. Trong năm 2017 không có chênh lệch tạm thời nào khác và thuế suất
thuế TNDN là 20%.

52
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
TH 20.7 (Xác định thuế hiện hành và hoãn lại theo phương pháp tự suy)
Có số liệu trên tờ khai thuế thu nhập năm N của công ty Lương Gia như sau: (Đơn vị
tính:
triệu đồng)
- Lợi nhuận kế toán trước thuế: 300
- Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế : 80
+ Do chênh lệch không phải chênh lệch tạm thời:30
+ Do chênh lệch là chênh lệch tạm thời: 50
Hãy xác định thuế phải nộp và thuế hoãn lại, ghi các bút toán thuế có liên quan. Hãy
xác định số liệu sẽ được trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính là bao nhiêu? Là
tài sản thuế hoàn lại hay thuế hoãn lại phải trả. Biết số dư đầu kỳ cùng loại với chênh
lệch tạm thời mà các anh chị đã xác định là 20..

PHỤ LỤC

Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN


- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN.
- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu
thuế, số thuế phải nộp cả năm, có thể chia ra từng quý và tự nộp thuế vào kho
bạc nhà nước, về tờ khai thuế TNDN, cuối năm doanh nghiệp nộp cho cơ quan
thuế trực tiếp quản lý theo thời gian quy định hiện hành.
- Việc nộp thuế TNDN được quy định như sau:
+ Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế theo bản tự kê khai quý, đầy đủ,
đúng hạn vào ngân sách nhà nước.
+ Thuế TNDN được tính và nộp bằng đồng Việt Nam.
+ Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế TNDN hàng năm với cơ quan
thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh
được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo
năm tài chính đó.

Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản: doanh thu; chi phí hợp lý; thu
nhập chịu thuế; số thuế thu nhập phải nộp; số thuế thu nhập được miễn, giảm; số thuế
thu nhập đã tạm nộp trong năm; số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản
thu nhập nhận được từ nước ngoài; số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.

Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp phân loại báo cáo quyết toán thuế và quy trình
thanh tra, kiểm tra theo quy định.

Mẫu kê khai nộp thuế TNDN theo quy định cơ quan thuế.
53
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Mẫu số:
03/TNDN
(Ban hanh kèm
theo Thông tự số
151/2014/TT-BTC
ngày 10/10/2014
của Bộ tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THU NHẬP DOANH NGHIỆP


[01] Kỳ tinh thuế: ………từ…………đến………..
[02] Lần đầu
[03] Bổ sung lần thứ:
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc
Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thông tin giao dịch liên kết
[04] Ngành nghề có tỷ lệ doanh thu cao nhất: ……..
[05] Tỷ lệ (%): ……..%
[06] Người nộp thuế: ……………….
[07] Mã số thuế: ………
[08] Địa chỉ: ….
[09] Quận/Huyện: ……………..[10] Tỉnh/Thành phố:………..
[11] Điện thoại:……………….[12] Fax: ……………. [13] E-mail:……..
[14] Tên đại lý thuế (nếu có):…………….
[15] Mã số thuế:
[16] Địa chỉ:………..
[17] Quận/Huyện:……………….[18] Tỉnh/Thành phố:………………….

54
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
[19] Điện thoại:…………………..[20] Fax:………………….[21] Email:
………………
[22] Hợp đồng đại lý thuế: số…………ngày:…………………

ST Chỉ tiêu Mã số Số tiền


T
(1) (2) (3) (4)
A Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính
1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh A1
nghiệp
B Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp
1 Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập B1
doanh nghiệp (B1= B2+B3+B4+B5+B6+B7)
1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu B2
1.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm B3
1.3 Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu B4
thuế
1.4 Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở B5
nước ngoai
1.5 Điều chỉnh tăng lợi nhuận do xác dịnh giá thị trường đối B6
với giao dịch liên kết
1.6 Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác B7
2 Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập B8
doanh nghiệp (B8= B9+B10+B11)
2.1 Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước B9
2.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng B10
2.3 Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác B11
3 Tổng thu nhập chịu thuế B12
(B12=A1+B1-B8)
3.1 Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh B13
3.2 Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất B14
động sản
C Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải C
nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh
1 Thu nhập chịu thuế (C1 = B13) C1
2 Thu nhập miễn thuế C2
55
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
3 Chuyển lỗ và bù trừ lãi, lỗ C3
3.1 Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ C3a
3.2 Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt C3b
động SXKD
4 Thu nhập tính thuế (TNTT) (C4=C1-C2-C3a-C3b) C4
5 Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có) C5
6 TNTT sau khi đã trích lập quỹ khoa học công nghệ C6
(C6=C4-C5=C7+C8+C9)
6.1 Trong đó: +Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 22% C7
(bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi)
6.2 + Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 20% (bao gồm C8
cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi)
6.3 +Thu nhập tính theo thuế suất không ưu đãi khác C9
+Thuế suất không ưu đãi khác (%) C9a
7 Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất C10
không ưu đãi (C10=(C7x22%) + (C8x20%) + (C9xC9a))
8 Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi C11
9 Thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ C12
9.1 Trong đó+Số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp C13
định
9.2 + Số thuế TNDN được miễn, giảm không theo Luật Thuế C14
TNDN
11 Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoai được trừ trong kỳ C15
tính thuế
12 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh C16
(C16=C10-C11-C12-C15)
D Tổng số thuế TNDN phải nộp (D=D1+D2=D3) D
1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh D1
(D1=C16)
2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản D2
3 Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có) D3
E Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm (E=E1+E2+E3) E
1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh E1
2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản E2
3 Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có) E3
G Số thuế TNDN còn phải nộp (G=G1+G2+G3) G
1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh (G1=D1- G1
E1)
2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản G2
56
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
(G2=D2-E2)
3 Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có) (G3=D3-E3) G3
H 20% số thuế TNDN phải nộp (H=D*20%) H
I Chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% I
số thuế TNDN phải nôp (I=G-H)

L. Gia hạn nộp thuế (nếu có)


[L1] Đối tượng được gia hạn
[L2] Trường hợp được gia hạn nộp thuế TNDN theo: ………….
[L3] Thời hạn được gia hạn: .....
[L4] Số thuế TNDN được gia hạn :
[L5] Số thuế TNDN không được gia hạn:........
M. Tiền chậm nộp của khoản chênh lệch từ 20% trở lên đến ngày hết hạn nộp hồ sơ
quyết toán thuế TNDN (trường hợp kê khai quyết toán và nộp thuế theo quyết toán
trước thời hạn thì tính đến ngày nộp thuế
[M1] Số ngày chậm nộp......... ngày, từ ngày......... đến ngày…………
[M2] Số tiền chậm nộp:
I. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu
sau:
STT Tên tài liệu
1
2
3
4

Tôi cam đoan là các số liệu, tài liệu kê khai này là đúng và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật về số liệu, tài liệu đã kê khai./.

Nhân Viên Đại lý thuế Ngày…..tháng…..năm……


Họ và tên:….
Chứng chỉ hành nghề số: ….. Người kê khai
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ học tên và chức vụ)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
57
Chương 20: Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp
Bộ Tài chính (2005), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17: Thuế thu nhập doanh
nghiệp ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005.
Bộ Tài chính (2006), Hướng dẫn kế toán thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành
theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành theo Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006.
Bộ Tài chính (2014), Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

Tiếng Anh
IASB, IAS 12- Income Taxes
Spiceland, J. David, James F. Sepe, Mark W. Nelson, Pearl Tan, Bernardine Low, and
Low Kin- Yew (2013). Chapter 16: Accounting for Income Taxes. Intermediate
Accounting: IFRS Edition. Global Ed (pp: 890-947). New York: McGraw-Hill

58

You might also like