You are on page 1of 8

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN: KIỂM TOÁN CĂN BẢN

NHÓM CÂU 2:
1. Giả sử có năm loại hoạt động: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm
toán tuân thủ, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ kế toán và có 3 loại kiểm toán: Kiểm toán
độc lập, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ. Hãy cho biết mỗi trường hợp sau sẽ do
loại kiểm toán nào tiến hành và thuộc loại hoạt động nào:
1. Kiểm tra tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một công ty cổ phần niêm
yết thị trường chứng khoán. Công ty này có một bộ phận kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán BCTC
Do KTNB
Công ty niêm yết: bắt buộc phải có kiểm toán độc lập -> do kiểm toán độc lập
2. Kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy định về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn
kho của doanh nghiệp.
Kiểm toán BCTC – kiểm toán độc lập
Kiểm toán tuân thủ - KTNB
3. Kiểm tra tỷ lệ trích lập các quĩ doanh nghiệp của doanh nghiệp Nhà nước
Kiểm toán tuân thủ - KTNN
2. Kiểm toán viên A đang kiểm toán BCTC tại công ty X, một công ty sản xuất hàng tiêu
dùng. Trưởng phòng kế toán của công ty X cho rằng tất cả các nhân viên kế toán hiện
thời đều có trình độ chuyên môn tốt nên không cần thiết phải kiểm toán bởi kiểm toán
viên độc lập như vậy. Theo anh /chị, mục tiêu của cuộc kiểm toán độc lập là gì? Nêu lợi
ích mà kiểm toán viên độc lập mang lại cho đơn vị được kiểm toán?
3. Trong các tình huống sau, trong tình huống nào thì kiểm toán viên vi phạm yêu cầu
“độc lập”? Giải thích?
a. Kiểm toán viên P đang kiểm toán BCTC của một công ty kinh doanh mặt hàng văn
phòng phẩm, bố của P đang là trưởng phòng kinh doanh tại công ty này.
b. Công ty kiểm toán T đã cung cấp rất nhiều dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán cho
công ty A trong 3 năm qua. Hiện tại, công ty T đã ký hợp đồng kiểm toán BCTC với
công ty A.
4. Kiểm toán viên H khi kiểm toán BCTC của công ty X đã phát hiện ra các sai phạm
sau:
a. Kế toán áp dụng sai phương pháp khấu hao TSCĐ tại bộ phận bán hàng.
Đánh giá; Chi phí bán hàng; hao mòn TSCĐ; LNTT; CF thuế TNDN; LNST

1
b. Kế toán đã tính toán sai số lương phải trả nhân viên bán hàng trong tháng 12/N
Chính xác; Chi phí bán hàng; nợ phải trả NLĐ; LNTT; CF thuế TNDN; LNST
c. Một TSCĐHH dùng tại bộ phận bán hàng đã khấu hao hết từ tháng 4/N nhưng kế toán
vẫn tiếp tục trích khấu hao.
Đánh giá; CFBH, hao mòn TSCĐ, LNTT; CF thuế TNDN; LNST
Yêu cầu: Các sai phạm trên đã vi phạm cơ sở dẫn liệu nào và ảnh hưởng tới khoản mục
nào trên Báo cáo tài chính
5. Tại công ty TH có một số thủ tục kiểm soát như sau:
a. Một nhân viên độc lập tiến hành kiểm tra, tính toán lại tất cả các hóa đơn từ 20 triệu trở
lên và ký nháy vào liên lưu tại đơn vị trước khi xuất hóa đơn cho khách.
Kiểm tra độc lập
Thông tin trên hóa đơn bị sai: sai về số lượng, giá, tính toán; thông tin về khách hàng...
b. Định kỳ, phòng kế toán gửi thư đối chiếu công nợ với nhà cung cấp và khách hàng
đang nhận nợ.
Phân tích rà soát
Sai công nợ: mất tiền, TS
Thanh toán nhầm người bán, biển thủ nợ phải KH
c. Toàn bộ nhà kho của công ty được lắp đặt máy quét mã vạch để kiểm soát hàng nhập
kho và xuất kho.
Bảo vệ an toàn TS
Mất HTK; xuất nhầm HTK
Yêu cầu: Mỗi thủ tục trên thuộc loại hoạt động kiểm soát nào của kiểm soát nội bộ? Hãy
chỉ ra các rủi ro có thể xảy ra với công ty TH nếu thiếu các thủ tục kiểm soát trên?
6. K đang kiểm toán BCTC công ty X cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/N. K đã
phát hiện ra các sai sót sau:
a. Tháng 6/N, công ty X được tặng 1 TSCĐ hữu hình. Mặc dù tài sản này đã được đưa
vào sử dụng tại bộ phận quản lý doanh nghiệp cũng như được thể hiện trên biên bản kiểm
kê tài sản vào ngày 31/12/N của công ty nhưng lại không được ghi trên sổ kế toán.
b. Một lô hàng trị giá 70 triệu được ghi trên sổ kế toán đã mua và được thanh toán bằng
tiền mặt vào tháng 10/N nhưng không có chứng từ.
Yêu cầu: Theo anh/chị, các trường hợp trên là gian lận hay nhầm lẫn? Giải thích? Cho
biết mỗi sai phạm trên ảnh hưởng đến khoản mục nào trên BCTC?
7. Bạn được giao nhiệm vụ kiểm toán hàng tồn kho của công ty chuyên bán buôn hàng
mỹ phẩm. Công ty mua sản phẩm của các nhà cung cấp lớn, sau đó bán lại cho các cửa
hàng bán lẻ. Kho hàng của công ty được đặt ở nhiều nơi. Công ty hạch toán hàng tồn kho
2
theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc ghi nhận tăng, giảm hàng tồn kho dựa trên
chứng từ, hoá đơn nhập xuất. Việc kiểm kê hàng tồn kho được công ty thực hiện vào cuối
năm tài chính. Công ty chưa tiến hành đánh giá HTK và lập dự phòng giảm giá HTK.
Anh/chị hãy cho biết rủi ro tiềm tàng của công ty và xác định thủ tục kiểm toán cần thiết?
Bán hàng mỹ phẩm: Có chế độ về bảo quản lưu trữ đối với HTK, đk bảo quản phức tạp->
giảm về chất lượng nếu đk bảo quản ko đảm bảo
Kho hàng ở nhiều nơi, mỹ phẩm có nhiều loại: chính sách quản lý kho, mặt hàng khó
khăn -> dễ bị mất mát mỹ phẩm
Mua rồi bán lại: liên quan đến kiểm soát chất lượng SP
Chưa đánh giá HTK, lập dự phòng: chưa tuân thủ theo qui định -> ghi sai giá trị HTK,
đánh giá sai về HTK
Thủ tục kiểm toán: kiểm kê; kiểm tra tài liệu; đối chiếu...
8. Trình bày các loại rủi ro kiểm toán. Cho biết loại rủi ro tương ứng với từng trường hợp
sau:
a. Doanh nghiệp đã không phát hiện kịp thời gian lận của các nhân viên bán hàng trong
việc khai khống doanh thu nhằm hưởng một mức hoa hồng cao hơn
b. Do thiếu nhân sự, doanh nghiệp buộc phải để các nhân viên kiêm nhiệm nhiều vị trí
khác nhau.
c. Các khoản mục được xác định trên các ước tính hợp lý thay vì các chứng từ chính xác
9. Hãy phân loại các tài liệu dưới đây mà kiểm toán viên thu thập được trong khi kiểm
toán BTCT công ty M theo tiêu chí nguồn thu thập bên trong hoặc bên ngoài:
• Hoá đơn của nhà cung cấp.
• Sổ cái tài khoản.
• Bảng sao kê ngân hàng.
• Bảng thanh toán lương.
• Phiếu yêu cầu mua hàng của các bộ phận.
• Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng.
• Điều lệ của Công ty.
10. Khi kiểm toán BCTC công ty X cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N, kiểm
toán viên A đã thực hiện một số thủ tục kiểm toán sau:
a. Thảo luận về tính đầy đủ của khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi với Ban giám đốc
công ty X.
b. Bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện thủ tục phân tích các chỉ tiêu liên quan đến
hàng tồn kho.
c. Bằng chứng thu thập được từ việc chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho.
3
Yêu cầu: Theo anh/chị, kiểm toán viên đã sử dụng phương pháp thu thập bằng chứng
kiểm toán nào? Các phương pháp này cung cấp bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao
hay thấp?
11. Kiểm toán viên T đang lập kế hoạch kiểm toán cho một DN nhỏ kinh doanh đồ gia
dụng. Nhà quản lý doanh nghiệp kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên kiểm soát
nội bộ yếu. T đã quyết định rằng anh ta sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa và
không giới hạn các thủ tục kiểm toán chi tiết ở bất cứ lĩnh vực nào. Trong tình huống này,
liệu T có thể bỏ qua việc đánh giá kiểm soát nội bộ được không? Tại sao?
12. Dưới đây là một số thủ tục kiểm toán được kiểm toán viên sử dụng trong quá trình
kiểm toán tại công ty A:
a. Phỏng vấn thủ kho về việc lập đơn đặt hàng để kiểm tra những thủ tục trong quy trình
mua hàng tại doanh nghiệp.
b. So sánh vòng quay hàng tồn kho của công ty năm N với năm N-1.
c. Đối chiếu số liệu các nghiệp vụ bán hàng trên sổ nhật ký bán hàng với tài khoản phải
thu khách hàng (sổ Cái).
Hãy cho biết mỗi thủ tục trên thuộc loại thủ tục nào sau đây: thử nghiệm kiểm soát, thủ
tục phân tích, thử nghiệm chi tiết. Đối với thử nghiệm chi tiết, hãy cho biết chúng đáp
ứng cho cơ sở dẫn liệu nào?
13. Khi kiểm toán báo cáo tài chính của một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, kiểm
toán viên đang băn khoăn về số liệu của khoản mục hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế
toán? Theo anh/chị, kiểm toán viên cần phải làm gì để giải tỏa nghi ngờ về những sai sót
trọng yếu của khoản mục này trên báo cáo tài chính? Liệt kê 1 số thủ tục kiểm toán để
kiểm tra về HTK – kiểm tra số dư HTK trên BCĐKT bám theo cơ sở dẫn liệu đối với số
dư TK
- Hiện hữu: Kiểm kê HTK (chứng kiến kiểm kê)
- Quyền và nghĩa vụ: kiểm tra hóa đơn, hợp đồng, kiểm tra bảng tính giá thành
- Đầy đủ: đối chiếu chứng từ về HTK với sổ Cái TK HTK, sổ tổng hợp...
- Đánh giá và phân bổ:
+ Kiểm tra tính phù hợp của các pp tính giá HTK
+ Kiểm tra việc áp dụng pp tính giá HTK: pp tính giá nhập; tính giá xuất; giá thành; đánh
giá SPDD, phân bổ CF cho HTK; dự phòng giảm giá HTK....
Khi thực hiện kiểm tra thì KTV phải kiểm tra đối với NVL, thành phẩm, SPDD, CCDC,
hàng gửi bán, hàng mua đi đường....
NHÓM CÂU 3:

4
1. Cho một số thông tin mà Kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính tại đơn vị
khách hàng và phát hiện một số vấn đề sai phạm.
Yêu cầu:
- Anh/chị hãy đưa ra xét đoán những rủi ro chủ yếu có thể có từ thông tin này đến BCTC
năm X và định hướng trọng tâm mà kiểm toán viên cần kiểm tra để giải tỏa nghi ngờ về
rủi ro đã đặt ra.
- Mỗi sai phạm trên có ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu nào?
- Cho biết sai phạm phát hiện được sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nào trên các BCTC?
- Để phát hiện những sai phạm trên, KTV đã sử dụng những thủ tục kiểm toán cụ thể
nào?
- Giả định đây là những tình huống độc lập, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm
toán nào nếu doanh nghiệp không tiến hành điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên.
2. Cho một số chỉ tiêu KTV phân tích dựa trên BCTC. Yêu cầu sinh viên dựa vào số liệu
phân tích, tính một số chỉ tiêu như: tỷ lệ lợi nhuận gộp, hệ số vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay nợ phải thu….
Ví dụ: XYZ là công ty thương mại, hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh cao. Trong
những năm gần đây, công ty gặp khó khăn tài chính và có nhu cầu vay một khoản lớn từ
ngân hàng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra công ty cũng đang chịu áp lực
đạt mục tiêu lợi nhuận. Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đã thu thập các
thông tin của năm trước và thông tin chưa đư ợc kiểm toán để phân tích sơ bộ đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu như sau:
Chỉ tiêu Năm X Năm X-1
Doanh thu (triệu đồng) 15.950 10.200
Giá vốn (triệu đồng) 10.530 9.750
Nợ phải thu cuối kỳ (triệu đồng) 4.175 1.280
Tỷ lệ lợi nhuận gộp của ngành 17,5% 17,1%
(triệu đồng)
Số dư Nợ phải thu khách hàng ngày 31/12/X-2: 2.300 triệu đồng
1. Tỷ suất LN gộp:
X= (15.950-10.530)/15.950*100%=33,98%
X-1=(10.200-9.750)/10.200*100%=4,41%
Số dư nợ bình quân:
X= (1.280+4.175)/2= 2.727,5
X-1=(2.300+1.280)/2=1.790
Số vòng quay nợ phải thu:
5
X= 15.950/2.727,5= 5,85
X-1=10.200/1.790=5,69
Số ngày thu nợ
X = 365/5,85 = 62,4
X-1 = 365/5,69 = 64,13
2. Nhận định khả năng xảy ra sai sót:
- Tỷ suất LN gộp: có thay đổi bất thường giữa hai năm X và X-1(chênh xấp xỉ
30%). Năm X-1 thấp hơn 4 lần so với bình quân ngành nhưng sang năm X thì
cao gấp đôi (số bình quân ngành ổn định) -> DN đang cố tình khai sai về
doanh thu (DT X tang nhiều hơn năm X-1 tương đương 5.700 triệu, giá vốn chỉ
tang khoảng 800 triệu) để làm thay đổi BCTC có lợi cho DN. Điều này phù
hợp với việc DN đang gặp khó khan về tài chính, đo đó DN cần thu hút vốn
đầu tư (đi vay) -> Kiểm tra giá bán, thời điểm ghi nhận DT
- Dư nợ phải thu năm X-1: 1.280, sang năm X tang gần gấp 3: 4.175
- Số vòng quay nợ phải thu không có biến động bất thường, thấp -> số ngày thu
hồi nợ bị dài (trên 2 tháng)
Đơn vị có giải thích là do hàng thuộc bán theo thời vụ, nên cho khách hàng kéo
dài thời gian trả nợ -> thực tế vẫn liên quan đến việc DN đang khai sai về DT
3. Thủ tục kiểm toán
- Kiểm tra DT, GV (nghiệp vụ bán hàng): giá bán, kỳ ghi nhận\
- Gửi thư xác nhận nợ phải thu
Qua trao đổi, nhà quản trị giải thích với kiểm toán viên: Nhiều sản phẩm công ty cung
cấp cho khách hàng có tính thời vụ nên trong năm công ty quyết định kéo dài thời gian
trả nợ cho khách hàng.
Yêu cầu:
1. Hãy tính tỷ lệ lợi nhuận gộp và số ngày thu tiền bình quân của khoản nợ phải thu năm
X-1 và năm X.
2. Với các thông tin có được (bao gồm cả kết quả câu 1), anh/chị hãy nêu những vấn đề
cần phải quan tâm khi đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu. Nêu các thủ tục kiểm toán
để đối phát hiện rủi ro.
3. Công ty kiểm toán A đang kiểm toán tại một đơn vị khách hàng. Anh/chị là kiểm toán
viên trong đoàn kiểm toán và thu thập được một số số liệu sau: Lợi nhuận trước thuế =
300 triệu đồng, Doanh thu = 600 triệu đồng, Tổng tài sản = 11.000 triệu đồng. Công ty
kiểm toán A có chính sách xác định mức trọng yếu như sau:
- Mức TY tổng thể: A = 5% x Lợi nhuận trước thuế = 5%*300=15tr
6
- Mức TY thực hiện: B= 50% x A = 50%*15=7,5tr
- Sai sót có thể bỏ qua: C = 5% x B = 5%*7,5= 0,375tr
Sau khi kiểm toán, anh/chị phát hiện được các sai sót sau: Khoản mục hàng tồn kho = 60
triệu đồng, Phải thu = 0,5 triệu đồng, Tiền = 40 triệu đồng. Anh/chị hãy đưa ra cách giải
quyết trong tình huống trên?
HTK- 60tr>A:SS TY
Tiền>A: SSTY
Phải thu-0,5tr>C: không bỏ qua được, <B: theo dõi riêng và tổng hợp với các SS không
TY khác rồi so sánh với B
Tổng SS không TY>B: ý kiến ko chấp nhận toàn phần
Tổng SS không TY<B: bỏ qua
TB với đơn vị và đề nghị đơn vị điều chỉnh
4. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính năm (31/12/N) tại Công ty A có các tình
huống sau:
a, Trong quá trình kiểm toán mục hàng tồn kho, kiểm toán viên không có được biên bản
kiểm kê thực tế hàng tồn kho của đơn vị tính đến ngày 31/12/N do đơn vị đã không tiến
hành kiểm kê. Trị giá hàng tồn kho: 10.278.456.000 đ được báo cáo hoàn toàn dựa vào sổ
Cái của các tài khoản có liên quan. Công ty A không cho phép kiểm toán viên thực hiện
kiểm kê tại thời điểm kiểm toán. Kiểm toán viên kết luận rằng: không thể có được các
bằng chứng đầy đủ và thích hợp về trị giá hàng tồn kho.
b, Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản phải thu trị giá 2.800 triệu đồng,
giám đốc công ty không đồng ý cho kiểm toán viên gửi thư xác nhận cho khách hàng.
Kiểm toán viên cũng không thể thực hiện các thủ tục thay thế để xác định tính trung thực
hợp lý của số liệu này.
Yêu cầu: Dựa vào mỗi tình huống độc lập trên, hãy lựa chọn báo cáo kiểm toán
phù hợp mà kiểm toán viên sẽ phát hành và viết phần ý kiến của kiểm toán viên.
a. Không tiến hành kiểm kê. Công ty không cho phép KTV thực hiện kiểm kê. Giá trị
HTK là > 10 tỷ là nhiều, HTK là khoản mục có liên quan nhiều khoản mục khác ví
dụ: GVHB, Tiền, Nợ phải trả... -> KTV không thu thập được đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp và có ảnh hưởng lan tỏa -> Từ chối đưa ra ý kiến
Cơ sở của ý kiến từ chối đưa ý kiến:
Công ty đã không thực hiện kiểm kê đối với toàn bộ HTK có giá trị trên sổ là
10....tỷ. Đồng thời công ty không cho phép chúng tôi được thực hiện kiểm kê mặc
dù HTK là khoản mục trọng yếu có liên quan đến nhiều khoản mục khác như

7
GVHB, Tiền, Nợ PT... Vì thế chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp.
Ý kiến của KTV: (chép mẫu câu từ chối đưa ra ý kiến)

b. Nếu đơn vị có mức LN thấp và KTV đánh giá 2,8 tỷ là giá trị lớn -> từ chối đưa ra ý
kiến
Nếu đơn vị có mức LN cao, KTV đánh giá 2,8 tỷ là giá trị TB -> YK ngoại trừ (nếu
KTV kiểm tra được tiền, DT)
Đoạn cơ sở ý kiến:
Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản phải thu trị giá 2.800 triệu đồng, giám
đốc công ty không đồng ý cho chúng tôi gửi thư xác nhận cho khách hàng. Chúng tôi
cũng không thể thực hiện các thủ tục thay thế để xác định tính trung thực hợp lý của số
liệu này. Và theo đánh giá của chúng tôi thì số dư nợ phải thu là trọng yếu. Chúng tôi
không thể kiểm tra được thông qua khoản mục tiền và doanh thu. -> từ chối đưa ra yk
Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản phải thu trị giá 2.800 triệu đồng, giám
đốc công ty không đồng ý cho chúng tôi gửi thư xác nhận cho khách hàng. Chúng tôi
cũng không thể thực hiện các thủ tục thay thế để xác định tính trung thực hợp lý của số
liệu này. Và theo đánh giá của chúng tôi thì số dư nợ phải thu là trọng yếu nhưng không
lan tỏa. -> YK ngoại trừ

You might also like