You are on page 1of 5

1. Nếu số vòng thu hồi các khoản phải thu (doanh thu bán chịu/số dư TK phải thu) là 7.

1 lần
trong năm trước so với 5.6 lần ở năm hiện tại, có nhiều khả năng
a. Doanh thu năm hiện tại bị ghi khống
b. Doanh thu năm hiện tại bị ghi thiếu
c. Doanh thu bán hàng thu bằng tiền ở năm trước không được ghi nhận
d. Không phải các trường hợp trên
2. Để đáp ứng mục tiêu phát sinh của doanh thu bán chịu, kiểm toán viên cần chọn mẫu kiểm
tra từ:
a. Hồ sơ các đơn đặt hàng
b. Hồ sơ các lệnh giao hàng
c. Sổ chi tiết các khoản phải thu
d. Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3. Khi kiểm tra khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, kiểm toán viên thường xem xét thời gian
đến hạn của các khoản phải thu. Việc kiểm tra này nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán:
a. Hiện hữu và phát sinh
b. Đánh giá
c. Đầy đủ
d. Quyền và nghĩa vụ
4. Kiểm toán viên chọn mẫu để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng từ các chứng từ
gửi hàng lần theo đến các hóa đơn bán hàng và đến sổ kế toán. Thử nghiệm này được thực hiện
nhằm thỏa mãn cơ sở dẫn liệu nào của khoản mục nợ phải thu/ Doanh thu:
a. Chính xác
b. Phát sinh
c. Đầy đủ
d. Cả a và c
5. Thủ tục kiểm soát nào sau đây nhằm đảm bảo hợp lý nhất rằng mọi nghiệp vụ bán chịu trong
kỳ của đơn vị đều được ghi nhận:
a. Nhân viên phụ trách bán hàng gửi một liên của các đơn đặt hàng đến bộ phận bán chịu
để so sánh hạn mức bán chịu dành cho khách hàng và số dư nợ phải thu của khách hàng
b. Các chứng từ gửi hàng, hóa đơn bán hàng được đánh số liên tục trước khi sử dụng
c. Kế toán trưởng kiểm tra độc lập sổ chi tiết và sổ cái tài khoản phải thu khách hàng hàng
tháng.
d. Kế toán trưởng kiểm tra danh mục đơn đặt hàng, phiếu giao hàng mỗi tháng và điều tra
khi có sự khác biệt giữa số lượng hàng trên đợt đặt hàng và số lượng hàng xuất giao.
6. Để kiểm soát tốt hoạt động thu tiền bán hàng trong trường hợp bán hàng thu tiền ngay của
khách hàng, cần
a. Tách rời 2 chức năng thủ kho và thủ quỹ
b. Tách rời 2 chức năng bán hàng và thu tiền
c. Yêu cầu khách hàng nộp tiền trước khi lấy hàng
d. Khuyến khích khách hàng đòi hóa đơn
7. Theo khái niệm dồn tích, doanh thu bán hàng sẽ được ghi nhận vào thời điểm
a. Nhận được đơn đặt hàng của người mua
b. Gửi hàng hóa cho người mua
c. Người mua trả tiền hàng (hoặc chấp nhận thanh toán)
d. Tùy từng trường hợp để kết luận
8. Thủ tục hữu hiệu nhất để phát hiện khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng
không được ghi nhận là:
a. Kiểm tra hợp đồng bán hàng
b. Kiểm tra chứng từ của các khoản thu nhập khác trên sổ sách kế toán
c. Xem xét biên bản họp hội động quản trị
d. Cả 3 câu đều sai
Bài 14: Khi kiểm toán các khoản liên quan tới doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ của Công ty
M cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N, kiểm toán viên An đã phát hiện các sai sót sau: (đơn
vị tính: 1.000 đồng)
1. Kế toán đã ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 06/01/N+1 vào sổ kế toán năm N, biết giá
bán chưa thuế GTGT (10%): 300.000, giá vốn hàng bán 200.000, khách hàng chưa thanh toán
2. Kế toán đã áp sai giá xuất kho làm cho giá vốn hàng bán của số hàng tiêu thụ trong tháng
12/N tăng 300.000
3. Một hóa đơn cung cấp dịch vụ bị nhập nhầm số liệu khi vào phần mềm kế toán, từ 20.000
doanh thu chưa thuế GTGT (10%) thành 200.000. Biết khách hàng chưa thanh toán
4. Kế toán đã nhập số liệu vào phần mềm kế toán 2 lần doanh thu bán hàng cho khách hàng A
ngày 20/12/N. Biết doanh thu chưa thuế GTGT (10%): 250.000, giá vốn hàng bán: 120.000.
Khách hàng chưa thanh toán.
Yêu cầu: Với mỗi sai sót trên hãy nêu:
a, Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng
b, Các khoản mục trên BCTC bị ảnh hưởng
c, Các bút toán điều chỉnh (nếu có)
d, Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện các sai sót trên
(Biết thuế suất thuế TNDN: 20%. Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Bài 15: Khi kiểm toán các khoản liên quan tới doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ của Công ty
N cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N, kiểm toán viên An đã phát hiện các sai sót sau: (đơn
vị tính: 1.000 đồng)
1. Kế toán đã ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 26/12/N vào sổ kế toán năm N+1, biết giá
bán chưa thuế GTGT (10%): 300.000, giá vốn hàng bán 200.000, khách hàng chưa thanh toán.
2. Kế toán đã áp sai giá xuất kho làm cho giá vốn hàng bán của số hàng tiêu thụ trong tháng
12/N giảm 300.000.
3. Một hóa đơn cung cấp dịch vụ bị nhập nhầm số liệu khi vào phần mềm kế toán, từ 200.000
doanh thu chưa thuế GTGT (10%) thành 20.000. Biết khách hàng chưa thanh toán.
4. Kế toán đã không nhập liệu vào phần mềm kế toán doanh thu bán hàng cho khách hàng A
ngày 20/12/N. Biết doanh thu chưa thuế GTGT (10%): 350.000, giá vốn hàng bán: 220.000.
Khách hàng chưa thanh toán.
Yêu cầu: Với mỗi sai sót trên hãy nêu:
a, Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng
b, Các khoản mục trên BCTC bị ảnh hưởng
c, Các bút toán điều chỉnh (nếu có)
d, Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện các sai sót trên
(Biết thuế suất thuế TNDN: 20%. Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Bài 17: Một kiểm toán viên phụ trách kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán
báo cáo tài chính của Công ty PL cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N đã phát hiện các sai
sót sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng)
1. Đơn vị khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/12/N, các nghiệp vụ bán hàng từ
16/12/N được ghi chép vào năm N+1. Tổng doanh thu thuần của hàng bán ra chưa thuế GTGT từ
16/12/N đến 31/12/N là 850.000, thuế GTGT 10%, giá vốn hàng bán của số hàng này là 420.000,
khách hàng chưa thanh toán tiền.
2. Ghi tăng giá vốn hàng bán 300.000 do áp dụng sai phương pháp tính trị giá hàng xuất kho.
3. Công ty đã không phát hành HĐ bán hàng cho A khi xuất kho cho khách hàng này vào
ngày 20/11/N, biết giá bán chưa GTGT là 400.000, thuế GTGT 10%, giá vốn hàng bán bằng
60% giá bán chưa thuế. Đơn vị chỉ biết được điều này khi khách hàng A chuyển khoản thanh
toán tiền hàng vào 20/12/N.
Yêu cầu:
a, Anh (chị) cho biết kiểm toán viên đã áp dụng các thủ tục kiểm toán nào để phát hiện các
sai sót trên ?
b, Nêu ảnh hưởng của từng sai sót kể trên đến bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/N và báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N của công ty PL.
(Biết công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên ; thuế suất thuế thu nhập DN năm N là 20%).
Bài 20: Khi kiểm toán BCTC cho DN T.T, bước đầu KTV thu thập được một số thông tin, tài
liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
 Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N :
 Phải thu khách hàng: - Số đầu năm: 650.000 - Số cuối kỳ: 850.000
 Dự phòng phải thu khó đòi: Số đầu năm: (10.000) - Số cuối kỳ: (8.000)
 Theo số liệu trên sổ cái tài khoản 131- Phải thu khách hàng, tháng 12/N: Số dư đầu tháng:
650.000; Tổng số PS bên Nợ: 2.350.000; Tổng số PS bên Có: 2.150.000; Số dư cuối tháng:
850.000.
 Có 3 Hoá đơn bán hàng cho khách hàng mới trong tháng 12, số hàng khá lớn, chưa thu tiền;
nhưng không thấy có đơn đặt hàng và hợp đồng thương mại.
 Trong các người mua, chỉ có khách hàng X nợ quá hạn chưa thanh toán đủ (nợ tháng 10/N, số
tiền: 10.000; cho đến tháng 11/N đã trả được 5.000).
Yêu cầu:
a, Hãy phân tích để chỉ ra các nghi ngờ về các khả năng sai phạm có thể xảy ra.
b, Trình bày các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần áp dụng để thu thập bằng chứng nhằm giải toả
các nghi ngờ trên.
Bài 29: Kiểm toán viên Ngân được giao kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho Công
ty A cho niên độ kết thúc vào 31/12/N.
Tài khoản Phải thu khách hàng có số dư 2.050.000.000 đ. Tổng số khách hàng còn nợ
vào cuối niên độ là 60 khách hàng. Ngân đã chọn 20 khách hàng để gửi thư xác nhận chủ yếu
dựa vào các khách hàng có giao dịch thường xuyên (có số phát sinh lớn).
Khi nhận thư hồi âm, Ngân nhận thấy có 15 thư có số dư phù hợp với số dư trên sổ sách
kế toán, 4 thư xác nhận có sự khác biệt và 1 thư không được trả lời. Số dư trên sổ sách kế toán
của bốn thư xác nhận có khác biệt về số liệu như sau:
Khách hàng P: 20.500.000 đ
Khách hàng T: 16.800.000 đ
Khách hàng B: 64.000.000 đ
Khách hàng Y: 7.000.000 đ
Các khách hàng này đã giải thích trên thư hồi âm về khoản chênh lệch đó như sau:
- Khách hàng P: Số dư 20.050.000 đ đã được chúng tôi thanh toán bằng ủy nhiệm chi vào
ngày 29/12/N. Vì vậy chúng tôi không nợ Công ty bất cứ khoản nào vào ngày 31/12/N.
- Khách hàng T: Số dư trên sổ sách chúng tôi là 0. Số dư 16.800.000 đ là giá trị của lô
hàng theo hóa đơn số 832, nhận vào ngày 4/1/N+1. Vì vậy chúng tôi không nợ Công ty bất cứ
khoản nào vào ngày 31/12/N.
- Khách hàng B: Chúng tôi chỉ còn nợ 17.000.000 đ vào ngày 31.12.N. Số dư 47.000.000
đ là số tiền công ty tôi đã ứng trước từ tháng 10/ N, giá trị của Hóa đơn số 834 ngày 30/12/N
nhưng hàng nhận được vào ngày 5/1/N+1.
- Khách hàng Y: Số dư 7.000.000đ là trị giá của lô hàng theo Hóa đơn số 811 ngày
21/12/N. Lô hàng này chúng tôi đã gửi trả lại vào ngày 28/12/N vì hàng giao không đúng phẩm
chất.
Riêng đối với khách hàng không trả lời, kiểm toán viên đã kiểm tra các khoản lưu của hóa đơn.
Yêu cầu:
a, Cho nhận xét về phương pháp làm việc của kiểm toán viên Ngân. Việc lựa chọn các khách
hàng có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận có phải là biện pháp hữu hiệu nhất không?
Những cơ sở nào cần xem xét khi chọn lựa khách hàng để gửi thư xác nhận?
b, Hãy cho biết nguyên nhân đưa đến sự khác biệt trên và các thủ tục kiểm toán bổ sung cần
thực hiện để làm rõ sự khác biệt cho mỗi trường hợp nêu trên.
c, Giả sử kết quả các thử nghiệm bổ sung cho thấy xác nhận của khách hàng trong trường hợp
trên là đúng. Hãy cho biết các bút toán đề nghị điều chỉnh nếu có (biết rằng 4 nghiệp vụ trên đều
đã được công ty ghi nhận vào doanh thu của niên độ).

You might also like