You are on page 1of 12

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KIỂM TOÁN CĂN BẢN

1. Thế nào là kiểm toán? Thế nào là kiểm toán tuân thủ? Kiểm toán báo cáo tài chính? Hiểu
những nội dung cơ bản trong định nghĩa như thế nào?

2. Ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong quản lý?
3. Phân biệt giữa: đối tượng và khách thể của kiểm toán? khách hàng và đơn vị được kiểm
toán? Khách hàng có phải là khách thể kiểm toán không? Ngược lại khách thể kiểm toán có
phải là khách hàng kiểm toán không? Tại sao?
4. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán
báo cáo tài chính.
5. Chuẩn mực kiểm toán là gì? Tác dụng của chuẩn mực kiểm toán?
6. Trình bày vai trò của tổ chức kiểm toán nội bộ? Tổ chức kiểm toán độc lập và tổ chức kiểm
toán Nhà nước?
7. Báo cáo kiểm toán là gì? Từ đó suy ra báo cáo kiểm toán về kiểm toán báo cáo tài chính?
Báo cáo về kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập, Kiểm toán viên Nhà
nước và Kiểm toán viên nội bộ? Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần chỉ được kiểm
toán viên lập ra đối với Đơn vị có lãi đúng hay sai tại sao?
Khái niệm BCKT
Báo cáo kiểm toán là văn bản do KTV lập ra và công bố để đưa ra ý kiến của mình về thông tin
được kiểm toán.
Kiểm toán BCTC là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý
của BCTC được kiểm toán.
Tính trung thực hợp lý của BCTC được thể hiện trên 2 mặt:
(1) BCTC phải phản ánh đúng thực tế hoạt động của DN, của đơn vị
(2) BCTC phải được lập theo đúng quy định của chuẩn mực có hiệu lực.
• Báo cáo kiểm toán về BCTC do KTV độc lập lập: Là văn bản do KTV độc lập lập ra và
công bố để đưa ra ý kiến của mình về mức độ phù hợp/tin cậy/trung thực hợp lý của BCTC
được kiểm toán.
• Báo cáo kiểm toán về kiểm toán tuân thủ do KTV nhà nước lập: Là văn bản do KTVNN
lập ra và công bố để đưa ra ý kiến của mình về tình hình chấp hành luật pháp, chính sách,
chế độ và các quy định của đơn vị được kiểm toán.
•Báo cáo kiểm toán về kiểm toán hoạt động do KTVNB lập: Là văn bản do KTVNB lập ra
và công bố để đưa ra ý kiến của mình về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt
động được kiểm toán
KTV hoạt động trong tổ chức KTNN được gọi là KTVNN. KTVNN là công chức NN,
phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chuyên môn cũng như các tiêu chuẩn khác theo quy
định của từng quốc gia.
KTNB là một bộ phận độc lập trong đơn vị, có chức năng kiểm tra, đánh giá và đề xuất
những cải tiến đối với các hoạt động của đơn vị nhằm phục vụ cho mục tiêu của nhà quản
lý.
KTNB là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các
hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần chỉ được kiểm toán viên lập ra đối với Đơn vị có
lãi là sai vì:
Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận
rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ
về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Hiện nay, nhiều DN tuy trên BCTC thể hiện kinh doanh có lãi nhưng NPT lại tăng và
điều kiện DN kinh doanh có lãi hay không cũng không ảnh hưởng hoàn toàn đến BCKT
được Kiểm toán viên chấp nhận TP hay không mà phải phù hợp với khuôn khổ về lập và
trình bày BCTC cũng như đảm bảo hợp lí về việc xét trên phương diện tổng thể còn tồn tại
sai sót trọng yếu hay không.
8. Trình bày ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về Kiểm toán báo cáo tài chính? Khi phạm vi
kiểm toán bị hạn chế (có thể lớn hoặc nhỏ) mà kiểm toán viên không thể khắc phục được thì
kiểm toán viên có thể lập ra những loại báo cáo kiểm toán gì tại sao?
Kiểm toán BCTC là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý
của BCTC được kiểm toán.
Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá thông tin trong KT BCTC thường là các chuẩn mực kế
toán, các quy định pháp lý về kế toán, tài chính và các quy định khác có liên quan.
Phạm vi kiểm toán là giới hạn của một cuộc kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, thu
thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp để rút ra kết luận và hình thành ý kiến kiểm
toán về thông tin được kiểm toán.
Nếu một phạm vi kiểm toán nào đó mà KTV cho là cần thiết nhưng không được cho phép hay
không thể thực hiện được các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán
thì được gọi là phạm vi kiểm toán bị hạn chế.
Phạm vi kiểm toán bị hạn chế có thể do lý do khách quan hoặc chủ quan từ phía đơn vị
được kiểm toán. Trường hợp phạm vi kiểm toán bị hạn chế, KTV cần đánh giá ảnh hưởng
của vấn đề này đến cuộc kiểm toán và ý kiến kiểm toán.
Khi phạm vi kiểm toán bị hạn chế (có thể lớn hoặc nhỏ) mà kiểm toán viên không thể khắc
phục được thì kiểm toán viên có thể lập ra những loại báo cáo kiểm toán như
- Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ
- Từ chối đưa ra ý kiến
9. Tại sao khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng mà kiểm toán viên không thể khắc
phục được, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến nhận xét từ chối? Khi từ chối một hợp đồng
kiểm toán, kiểm toán viên có lập ra báo cáo kiểm toán từ chối không? Tại sao? Khi đã lập ra
báo cáo kiểm toán từ chối kiểm toán viên có thu phí kiểm toán ở Đơn vị được kiểm toán
không tại sao?
• KTV đưa ra ý kiến nhận xét dạng “từ chối đưa ra ý kiến” khi hậu quả của việc giới hạn
phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục của
BCTC tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
để có thể cho ý kiến về BCTC.
• Trường hợp này phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức độ lớn (không thể vượt qua được)
khiến KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Khi KTV
cho rằng những ảnh hưởng của các sai phạm chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng
yếu và ở mức độ lớn (lan tỏa) đối với BCTC đến mức việc đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại
trừ là chưa đủ để thể hiện mức độ nghiêm trọng của việc thiếu bằng chứng do đó KTV
phải từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC (nếu KTV không thể hoặc pháp luật và các quy
định không cho phép rút khỏi cuộc kiểm toán trước khi phát hành BCKT)
• Ngoài ra, trong trường hợp giữa KTV và khách hàng không đảm bảo tính độc lập theo quy
định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì KTV có thể cũng đưa ra ý kiến nhận xét và
báo cáo kiểm toán dạng “từ chối đưa ra ý kiến”.
•Khi đưa ra ý kiến dạng “từ chối đưa ra ý kiến” đối với BCTC, KTV phải trình bày trong
BCKT đoạn “cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến” để mô tả rõ về vấn đề dẫn đến việc
KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán này và phải đặt ngay trước đoạn ý kiến kiểm toán trong
BCKT để giúp người sử dụng BCKT lưu ý về dạng ý kiến nhận xét này của KTV.
10. Khi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên có
đưa ra những loại ý kiến nhận xét gì? Tại sao Kiểm toán viên có sự bất đồng với nhà quản
lý đơn vị được kiểm toán về các khoản mục trên báo cáo tài chính, Kiểm toán viên có thể
đưa ra những ý kiến nhận xét loại nào trên báo cáo kiểm toán? Giải thích ngắn gọn, lý do?

Khi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên có
đưa ra những loại ý kiến nhận xét
- Từ chối đưa ra ý kiến
Tại sao Kiểm toán viên có sự bất đồng với nhà quản lý đơn vị được kiểm toán về các
khoản mục trên báo cáo tài chính, Kiểm toán viên có thể đưa ra những ý kiến nhận xét
loại nào trên báo cáo kiểm toán?
- Ý kiến trái ngược
11. Khi Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán sửa chữa sai phạm đã được phát hiện
trên báo cáo tài chính mà đơn vị vẫn không sửa thì kiểm toán viên có thể sẽ lập ra loại báo
cáo kiểm toán nào? Tại sao?
Ý kiến trái ngược
12. Thế nào là gian lận và sai sót? Những yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót và chiều
hướng ảnh hưởng?
Gian lận: là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính
do một hay nhiều người trong hội đồng quản trị, ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ
ba thực hiện làm sai lệch BCTC.
Sai sót: là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có ảnh hưởng đến BCTC.
Yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót và chiều hướng ảnh hưởng
- Những vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của BGĐ;
- Các sức ép bất thường bên trong và bên ngoài đơn vị;
- Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường;
- Các vấn đề liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp;
- Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên.

13. Trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với gian lận sai sót trong quá trình kiểm toán?

Việc ngăn chặn, phát hiện và xử lí GL,SS là trách nhiệm và bổn phận của bản thân DN được kiểm
toán
- KTV phải có trách nhiệm trong việc phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận sai
sót đã phát hiện được.
 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
 KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những GL&SS có thể có làm ảnh hưởng
trọng yếu đến BCTC.
 Trên cơ sở đánh giá rủi ro, KTV phải xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo
rằng mọi gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
 Phát hiện GL&SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC: KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm
toán đã được thiết kế để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng
trong BCTC không còn chứa đựng GL, SS làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hoặc BCTC có
GL, SS thì đã được phát hiện và đã được sửa chữa hoặc đã được trình bày trong BCTC.
 Đánh giá ảnh hưởng của GL&SS đến BCTC: Sau khi đã phát hiện ra GL&SS còn tồn tại
trong BCTC, KTV phải đánh giá sự ảnh hưởng của GL&SS đó đến BCTC -> Nếu GL&SS có ảnh
hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV cần thực hiện các bước đi cần thiết và sửa đổi, bổ sung
những thủ tục kiểm toán thích hợp.
Trách nhiệm của KTV trong việc thông báo về gian lận và sai sót
 Thông báo của KTV cho giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp.
 Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán
 Thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan.
 Thông báo cho KTV được thay thế trong trường hợp rút khỏi hợp đồng kiểm toá
14. Thế nào là rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện? Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng và chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố này đến các loại rủi ro này?

Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi
BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu.
RRTT: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo
cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu (khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp), trước khi xem
xét đến tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB.
RRKS: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo
cáo tài chính (khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp) mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
RRPH: Là khả năng KTV không phát hiện được các gian lận, sai sót trọng yếu tồn tại trong
BCTC trong quá trình kiểm toán.
15. Mức độ rủi ro kiểm soát cao hay thấp ảnh hưởng như thế nào đến khối lượng, phạm vi, thời
gian và chi phí của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính?
Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi
BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu.
 Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kiểm soát
• Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch
• Khối lượng và cường độ của giao dịch (nhiều hay ít).
• Số lượng và chất lượng của hệ thống nhân lực tham gia kiểm soát trong doanh nghiệp.
• Tính hiệu lực, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát trong
doanh nghiệp.
•Tính khoa học, thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ như việc sắp xếp phân
công đúng người, đúng việc, việc bố trí và sử dụng một cách tối ưu các phương tiện, thiết bị
kết hợp với con người trong quá trình kiểm soát.
16. Thế nào là rủi ro phát hiện? Tại sao trong khâu lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên lại
phải dự kiến về mức độ rủi ro phát hiện? Khi nào rủi ro phát hiện chuyển thành rủi ro kiểm
toán?
RRPH: Là khả năng KTV không phát hiện được các gian lận, sai sót trọng yếu tồn tại trong
BCTC trong quá trình kiểm toán.
17. Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là gì? Các đơn vị thường thiết lập hệ thống kiểm soát
nội bộ để làm gì?
- Nếu coi kiểm soát là chức năng hay hoạt động của hệ thống trong đơn vị thì gọi là
KSNB. Nếu coi kiểm soát là một thành phần, bộ phận của hệ thống bên trong đơn vị thì
gọi là hệ thống KSNB.
- Theo GS Alvin Arens thì “Hệ thống KSNB bao gồm toàn bộ các chính sách và thủ tục
kiểm soát mà chủ doanh nghiệp đơn vị phải thực hiện để điều hành và quản lý hoạt
động của mình”
- Khái quát về hệ thống KSNB như sau: Hệ thống KSNB trong đơn vị là tập hợp các yếu
tố của hoạt động kiểm soát nội bộ có kết cấu vững chắc và phản ánh mối quan hệ hữu
cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một
chỉnh thể nhằm quản lý và điều hành mọi hoạt động trong đơn vị theo những mục tiêu
đặt ra. Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người bên trong hệ thống
nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của nhà quản lý đơn
vị.
- Việc xây dựng và duy trì các quá trình kiểm soát ở đơn vị là trách nhiệm thuộc về đơn
vị được kiểm toán chứ không phải trách nhiệm của KTV.
- Đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ
đủ mạnh và có hiệu quả để đảm bảo hợp lý là các BCTC được trình bày một cách trung
thực
- Xây dựng hệ thống KSNB bao gồm việc xây dựng các văn bản quy chế quản lý nói
chung, KSNB nói riêng đầy đủ và hợp lý với các bước, các khâu kiểm soát trong đơn vị
và bố trí các nhân sự ở các bộ phận, các cấp tham gia vào quá trình kiểm soát để đảm
bảo quá trình triển khai thực hiện các công việc kiểm soát được duy trì thường xuyên,
liên tục và có hiệu quả.

18. Thế nào là rủi ro kiểm soát? Tại sao nói ở các đơn vị, rủi ro kiểm soát là khó tránh khỏi?
- Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo
tài chính (khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp) mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
- RRKS là khó tránh khỏi (tất yếu) cho dù doanh nghiệp có một HTKSNB hoàn hảo vì
một HTKT và HTKSNB không thể đảm bảo hoàn toàn đạt được mục tiêu quản lý do
những hạn chế tiềm tàng của hệ thống đó như vấn đề con người, sự thông đồng, những
tình huống bất thường, gian lận quản lý, quan hệ giữa lợi ích và chi phí…

19. Thế nào là phương pháp kiểm toán cơ bản? Phương pháp kiểm toán tuân thủ? Mục đích sử
dụng của từng phương pháp kiểm toán này?
- Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng
chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
- Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử
dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) của doanh nghiệp.

-
20. Giải thích rõ tại sao trong mọi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đều phải áp dụng phương
pháp kiểm toán cơ bản?
Khái niệm: Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu
thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
Vì: Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin trong
BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp. Phương pháp này còn được gọi là các bước kiểm
nghiệm dựa vào số liệu.

You might also like