You are on page 1of 23

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Khái niệm ngân hàng thương mại? Sự khác nhau của ngân hàng thương mại với các ngân
hàng khác?

- Ngân hàng thương mại: là một tổ chức trung gian tài chính, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính – ngân hàng, theo nguyên tắc thị trường. Hoạt
động vì mục tiêu lợi nhuận.

(+) Khác nhau giữa ngân hàng thương mại và các ngân hàng khác là:

- Ngân hàng thương mại: Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng.

- Ngân hàng chính sách xã hội: Giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát
triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo,
góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội.
Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục đích tài trợ cho những đối tượng thuộc diện hỗ trợ từ
chính phủ

- Ngân hàng phát triển VN: Đầu tư, góp vốn vào các dự án của nhà nước để tái cơ cấu nền kinh tế,
thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tài trợ cho Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam: Ngân hàng hoạt động theo mô hình Tổ chức tín dụng là hợp tác xã
với mục tiêu chủ yếu là liên kết, tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Qũy
tín dụng nhân dân; Làm đầu mối và giữ vai trò điều hoà vốn cho hệ thống Qũy tín dụng nhân dân

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Thực hiện các chính sách tiền tệ, nhằm mục tiêu: ổn định vĩ mô nền
kinh tế, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

- Ngân hàng đâù tư là ngân hàng chuyên hoạt động trên thị trường vốn - thị trường tài chính trung và
dài hạn. chỉ đc phát hành công cụ nợ,trái phiếu, tín phiếu. Tư vấn và bảo lãnh Ngân hàng đầu tư cũng là
tổ chức đứng giữa các chủ thể cung và cầu vốn, giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau dễ dàng hơn.
Do đó ngân hàng đầu tư còn được gọi là định chế tài chính bán trung gian.

Chuyên tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán và cho vay trung và dài hạn thông qua chứng khoán.
Đa phần nguồn vốn của ngân hàng đầu tư đến từ việc huy động bằng cách phát hành các trái phiếu
trung dài hạn.
Câu 2: Những ngân hàng nào ở Việt Nam hiện nay không phải là ngân hàng thương mại? giải
thích vì sao?

- Hiện nay những ngân hàng ở VN kp ngân hàng thương mại là: ngân hàng trung ương, ngân hàng
nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng HTX, …..

Câu 3: Phân tích chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại ?

Chức năng trung gian tín dụng là “ tổ chức trung gian” , cầu nối giữa cá nhân, tổ chức có vốn và cá
nhân, tổ chức cần vốn => ngân hàng thương mại đi vay để cho vay. Thông qua chức năng trung gian tín
dụng, ngân hàng thương mại đã tạo ra giá trị tăng thêm ( lợi ích) cho người gửi tiền, ngân hàng và thúc
đẩy sự phát triển của nền KT, xã hội

Vẽ sơ đồ: ( bên dưới)

• Phân tích:

+ Đối với ngân hàng: khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng NHTM thu được lợi nhuận từ chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi và các dịch vụ phí liên quan khác.

+ Đối với người gửi hoặc cho NHTM vay tiền: được hưởng một mức lợi ích lãi suất khi cho Ngân hàng
thương mại vay tiền. Đây được coi là một khoản đầu tư ít rủi ro với số tiền nhàn rỗi. Bên cạnh đó tổ
chức/ cá nhân khi gửi tiền cũng được hưởng các dịch vụ thanh toán rất tiện lợi do Ngân hàng cung cấp.
+ Đối với người đi vay NHTM: đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh , tạo ra được sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội và tạo ra được lợi nhuận.

+ Đối với nền kinh tế : khi người đi vay NHTM có vốn đầu tư và phát triển SX-KD thì sẽ có nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước thu được thuế từ các doanh nghiệp, có hàng hóa dịch vụ
để người dân tiêu dùng, tạo ra công ăn việc làm cho người dân ( để từ đó người dân lại có nguồn thu
cho NHTM vay) => thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Đây là vòng quay luân chuyển vốn của
nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sx mở rộng và tăng trưởng nền kinh tế.

=> Chức năng trung gian tín dụng tạo cơ sở để hình thành chức năng trung gian thanh toán của ngân
hàng. Chức năng trung gian tín dụng phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho
vay. Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng thương mại

Câu 4: Phân tích chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại ?

- Khái niệm: trung gian thanh toán là cầu nối, trung gian giữa người cung cấp/ người bán hàng
hóa, dịch vụ và người mua hàng hóa dịch vụ

Việc các NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán đem lại nhiều lợi ích cho 4 bên
(người mua và người bán, ngân hàng và nền kinh tế )là:
+ Đối với người cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người mua hàng hóa dịch vụ là: khách hàng được sử
dụng phương tiện thanh toán đa dạng với nhiều tiện ích, thuận lợi, quản lý tiền bạc an toàn , tiết kiệm
thời gian và chi phí.

+ Đối với ngân hàng: NHTM thu được phí dịch vụ thanh toán và huy động thêm được các nguồn vốn
trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng với chi phí thấp .

+ Đối với nền kinh tế: thanh toán qua ngân hàng hỗ trợ tích cực quá trình lưu thông hàng hóa, tăng
nhanh tốc độ thanh toán, vòng luân chuyển vốn, tiết kiệm nguồn lực tài chính, từ đó góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Việc phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ thay thế phương thức thanh
toán bằng tiền mặt làm giảm được lượng tiền mặt lưu thông, tiết kiệm chi phí in tiền,đếm nhận và bảo
quản tiền .

Câu 5: Phân tích các hoạt động chủ yếu của NHTM ? Hoạt động nào của NHTM tạo ra thu nhập
cao nhất? Hoạt động nào tạo ra rủi ro cao nhất?

3. Phân tích các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại :Huy động và phát triển nguồn vốn

+ Phát triển vốn điều lệ vốn chủ sở hữu

- Nhận tiền gửi các loại...

+Phát hành công cụ nợ... (0

—Vay vốn trên thị trường (0.20)

-Quản lý và sử dụng vốn (1.0 đ)

+Quản lý Tài sản dự trữ bắt buộc và dự trữ thành khoản (0,20)

+ Cho vay và Chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân (0.20)

- Hoạt động cho thuê tài chính (0-20)

+Bảo lãnh ngân hàng cho khách hàng (0.20)

Hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần(0.20)

Hoạt động dịch vụ thu phi (1,0 đ)

Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế. 020 4

+ Thu hộ chỉ hộ thuế, phí, lệ phi cho Ngân sách Nhà nước;

dịch vụ chỉ trả kiều hồi 0,20 d


- Dịch vụ cung cấp thể tín dụng, thể thanh toán, the ATM...: 0,20

- Dịch vụ nhân cắt giữ và bảo quản các loại tài sản sản quý giấy tờ có giá tri 0.20

+ Kinh doanh mua bán ngoại tễ, vàng bạc đá quý và các dịch vụ khác: 0.20

Hoạt động huy động và phát triển nguồn vốn ( TS nợ và Vốn chủ sở hữu ) của NHTM tạo ra thu nhập
cao nhất

Hoạt động chủ yếu của NHTM


 Huy động vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nợ khác
- Huy động vốn chủ sở hữu/ vốn điều lệ: phát hành cổ phiếu
- huy động các nguồn vốn nợ khác:
+ vay vốn của NHTW, các tổ chức tín dụng khác
+ huy động vốn từ các loại tiền gửi: tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế ( tiền thanh
toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kí quỹ, đặt cọc, bảo lãnh,…)
+ phát hành các công cụ nợ giấy tờ có giá ( tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,..)
+ nhận vốn ủy thác cho vay, đầu tư của các tổ chức khác
+ nhận tiền chi trả kiều hối
 hoạt động cho vay và đầu tư
Đầu tư, kinh
khoán
doanh chứng
Hoạt động dịch vụ thanh toán

( hoạt động thu hộ, chi hộ cho ngân sách nhà nước về thuế, phí và tiền phạt vi phạm)

Câu 6: Các hoạt động nào của NHTM thuộc chức năng trung gian Tín dụng? giải

thích

- Khái niệm chức năng trung gian tín dụng của NHTM là: “ tổ chức trung gian” , cầu nối giữa cá
nhân, tổ chức có vốn và cá nhân, tổ chức cần vốn => ngân hàng thương mại đi vay để cho vay.
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã tạo ra giá trị tăng thêm ( lợi
ích) cho người gửi tiền, ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển của nền KT, xã hội.
- Bản chất của chức năng trung gian tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay.Đây là hoạt động
sinh lời chủ yếu của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, là cơ sở để thực
hiện các chức năng trung gian thanh toán.
 Các hoạt động chủ yếu của NHTM thuộc chức năng trung gian tín dụng là:
- Hoạt động đi vay :
+ Nhận các loại tiền gửi
 Tièn gửi tiết kiệm (không kỳ hạn và có kỳ hạn) của cá nhân và dân cư
 Tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn) và (có kỳ hạn) của các doanh nghiệp,tổ chức,cá nhân
 Tiền gửi của các TCTD tài chính khác, các cơ quan,..

+ Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và quốc tế

+ Vay trên thị trường liên ngân hàng ( là thị trường vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng)

+ Vay ngân hàng trung ương

+ Vay bằng cách NHTW phát hành các công cụ nợ/ giấy tờ có giá ( phát hành trái phiếu,
phát hành tín phiếu, phát hành chứng chỉ tiền gửi ( có thể dưới 12 tháng hoặc trên 12 tháng)

+ Nhận vốn ủy thác

+ Nhận các loại tiền gửi khác ( tiền gửi kí quỹ, tiền gửi bảo lãnh, tiền gửi đặt cọc, tiền gửi
kiều hối)

- Hoạt động cho vay :

+ Chiết khấu ( Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu)

+ Cho vay ( cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất – kinh doanh, cho vay ngắn hạn, trung và
dài hạn)

+ Bảo lãnh : bảo lãnh cho khách hàng vay vốn ngân hàng khác, bảo lãnh cho khách hàng đấu
thầu hoặc vay vốn các tổ chức tín dụng khác; bảo lãnh cho khách hàng mở LC để mua hàng
hóa thanh toán chậm nhập khẩu từ nước ngoài về; bảo lãnh cho khách hàng nhập khẩu, bảo
lãnh cho khách hàng làm các hợp đồng)

+ Bao thanh toán: bao thanh toán xuất – nhập khẩu; bao thanh toán trong nước
+ Cho thuê tài chính: NH mua TS ( thiết bị, máy móc) cho thuê vì Doanh nghiệp không đủ
tiền mua tài sản cố định; không đủ điều kiện vay vốn vì không có tài sản bảo đảm

Câu 7: Các hoạt động nào của NHTM thuộc chức năng trung gian Thanh toán ? Giải thích

- Chức năng trung gian thanh toán của NHTM là việc NHTM đóng vai trò là cầu nối/ trung
gian thanh toán giữa người cung ứng hàng hóa dịch vụ và người mua hàng hóa, dịch vụ. Chức
năng trung gian thanh toán được ra đời và phát triển dựa trên cơ sỏ chức năng trung gian tín
dụng

Các hoạt động của ngân hàng thương mại thuộc chức năng trung gian thanh toán là:

- Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế,


- Thu hộ, chi hộ cho ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và tiền vi phạm
- Dịch vụ chi trả kiều hối
- Dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán
 Các hoạt động trên thuộc chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng vì tiền để thực
hiện thanh toán lấy từ tiền gửi của khách hàng và tiền vay ngân hàng). NHTM mở tài khoản thanh
toán cho tổ chức và cá nhân làm dịch vụ thanh toán cho 2 bên – một phần của vai trò thủ quỹ
và kế toán cho các doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng.

Câu 8: Phân tích các hình thức huy động nguồn vốn của NHTM ? Biện pháp giảm chi phí hoạt
động huy động vốn thấp nhất? Các hình thức huy động vốn nợ của NHTM ?

 Các hình thức huy động nguồn vốn của NHTM:


- Huy động nguồn vốn CSH:
+ Đối với NHTM cổ phần: huy động vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phần. Vốn điều lệ: là
mức vốn đóng góp của các chủ sở hữu ngân hàng ghi trong điều lệ của NHTM
+ Đối với NHTM tư nhân: NHTM TNHH, NH liên doanh=> huy động vốn điều lệ bằng cách
tăng vốn góp của các thành viên
- Huy động nguồn vốn nợ:
+ huy động tiền gửi các loại ( tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi kí quỹ, đặt cọc, bảo
lãnh,….)
+ huy động Tiền đi vay bằng hợp đồng vay vốn: đi vay ngân hàng trung ương hoặc vay TC TC
tín dụng
+ huy động bằng phát hành công cụ nợ/ các giấy tờ có giá như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ
tiền gửi
+ huy động bằng các khoản nợ phải trả khác: vốn ủy thác đầu tư và các loại nợ
phải trả khác

- Nhận vốn ủy thác: nguồn vốn tạm thời -> không phải trả phí -> ổn định ko cao
- Các giải pháp phát triển nguồn huy động vốn chủ yếu ?
+ Tăng cường truyền thông quảng cáo marketing về sản phẩm
+ Giảm lãi suất và chi phí huy động vốn. = Giảm chi phí quản lý chi phí huy động vốn
thông qua nâng cao năng suất lao động ứng dụng công nghệ mới giảm chi phí hành
chính...để giảm chi phi trả lãi tiền gửi và tiền vay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về
giá.
+ Nâng cao chất lương dịch vụ: bản đảm An toàn tài sản của khách hàng nâng cao tính
chuyên nghiệp của dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt thái độ giao dịch văn minh hiện đại
+ Phát triển các dịch vụ Ngân hàng để đa dạng để thu hút tiền gửi khách hàng mà
NHTM không phải trả lãi : thanh toán, thu hộ chỉ hộ NSNN, bảo lãnh ký quỹ kiểu
hối,thế các loại..
+ Phát triển các sản phẩm huy động vốn mới có nhiều tiện ích mới, phù hợp với công
nghệ mới và nhu cầu mới thị trưởng:

Biện pháp giảm chi phí hoạt động huy động vốn thấp nhất?

- Đa dạng hóa hình thức, chú trọng tăng lãi suất tiền gửi lãi suất thấp và không
phải trả lãi ( tiền gửi thẻ ATM, tiền gửi kiều hối, tiền gửi kí quỹ, đặt cọc,….)
- Thực hiện công nghệ số, hiện đại hóa; ứng dụng đổi mới công nghệ rộng rãi,
tiên tiến để nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí trả lương cho bộ máy
quản lý và công nhân
- Giảm chi phí quản lý hành chính, chi phí lễ tân, chi phí tiếp khách, chi phí hội
họp, chi phí đi lại ( họp online thay vì họp offline)
 Các hình thức huy động vốn nợ của NHTM là:
TIỀN GỬI:
- Tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn và có kỳ hạn) của cá nhân
- Tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn) và tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp,tổ
chức,cá nhân
- Tiền gửi của các tctd, tài chính khác,các cơ quan,..
- Các loại tiền gửi khác (ký quỹ,đặt cọc,bảo lãnh,)
Tiền đi vay:
+ Tiền vay của các tổ chức tín dụng,tài chính khácü tiền vay bằng phát hành
giấy nợ/công cụ nợ( chứng chỉ tiền gửi;tín phiếu;kỳ phiếu; trái phiếu)-> có thời
hạn
+ Tiền vay của ngân hàng nhà nước/nhtw,vay của chính phủ
- Vốn nợ khác:
- Tiền uỷ thác đầu tư : => không phải trả lãi,được hưởng phí quản lý

Câu 9: Phân tích sự khác nhau của hoạt động tín dụng và cho vay?
Giống: Đều là qh vay mượn phải trả cả gốc và lãi đúng hạn

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là các quan hệ tín dụng trong hoạt động
NHTM, bao gồm các quan hệ vay mượn bằng tiền tệ giữa NHTM và khách hàng.
Hoạt động tín dụng là quan hệ vay bằng tiền hoặc bằng hàng hóa giữa người cho vay
và người đi vay theo nguyên tắc người vay phải trả đúng hạn cả gốc và lãi.
Hoạt động tín dụng bao gồm cả hoạt động nhận vốn tiền gửi, các công cụ nợ, đi vay và
hoạt động cho vay của NHTM. Còn cho vay chỉ bao gồm cho vay bằng tiền

Hình thức: TD có nhiều hình thức rộng hơn:TD nhà nước, TD NHTM, TD giữa các cá
nhân, DN vs nhau…
CV giữa NHTM và DN, CN có nhu caauf vay
Câu 10: Cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh của NHTM ?

Chỉ tiêu Cho vay tiêu dùng


Bên đi vay ( đối tượng vay) các cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự, bao gồm cán bộ,công
chức,viên chức,người lao động và các cá nhân khác
Mục đích sử dụng tiền vay Chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và chi phí mua sắm ô tô, xeå máy,
mua nhà ở, sửa chữa nhà ở.

Nguồn trả nợ Từ tất cả các nguồn thu nhập hợp pháp và tiền lương hàng tháng
của người vay.
Thời hạn cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng ) đối với chi tiêu sinh hoạt; trung hạn 6
-12 tháng ), dài hạn ( >12 tháng ) đối với mua sắm tài sản cố
định.
Thời hạn vay bằng tổng số tiền cho vay chia cho số tiền có thể
trả nợ một tháng.
Thời hạn trả nợ Khách hang có thể trả nợ theo các kỳ hạn hàng tháng hoặc hàng
quý( nên gọi là trả góp) phù hợp với dòng tiền của các nguồn
thu nhập cá nhân.

- Cho vay sản xuất – kinh doanh :

+ Cho vay vốn lưu động:

 Mục đích vay : Mua sắm , chi trả các chi phí đầu vào sản xuất – kinh doanh dịch vụ
=> Chi tiêu cho mục đích SXKD => tạo ra hàng hoá, sản phẩm , dịch vụ => Thu hồi được vốn +
lợi nhuận
 Đối tượng vay: => Các yếu tố hình thành nên taì sản lưu động (???) Không cho vay chi phí
khấu hao, chi phí trích lập dự phòng rủi ro, thuế, lợi nhuận )
 Nguồn trả nợ: => Doanh thu bán hàng, dịch vụ ( không bao gồm khấu hao, chi phí trích lập dự
phòng rủi ro, thuế, lợi nhuận) + giá vốn + lợi nhuận
 Thời hạn cho vay: ( cho vay ngắn hạn thời hạn <12 tháng)
+ Cho vay vốn cố định:

 Mục đích vay: mua sắm tài sản cố định => tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ => Thu hồi được
vốn ( trích khấu hao cơ bản và KH thường xuyên + lợi nhuận
 Đối tượng vay: Máy móc thiết bị, công nghệ, nhà xưởng, trụ sở, văn phòng làm việc
 Nguồn trả nợ: ( Giá trị khấu hao + Lợi nhuận )x tỷ lệ vay vốn ngân hàng ( trích từ doanh thu
bán hàng hoá, dịch vụ )
 Thời hạn cho vay: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
So sánh nguồn thu nợ đối với cho vay tiêu dùng và cho vay SXKD

Câu 11: Vì sao lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn lãi suất cho vay SX- KD?

- Mục đích cho vay tiêu dùng -> chi tiêu cá nhân -> không tạo ra hàng hóa dịch vụ để bán ->
không tạo ra nguồn trả nợ => khách hàng phải lấy từ nguồn khác để trả nợ
- Mục đích cho vay SX – KD tạo ra hàng hóa, sp và dịch vụ để bán => tạo ra nguồn thu nhập từ
bán hàng để trả nợ
- Nguồn trả nợ của nợ vay SX- KD từ doanh thu hàng hóa, dịch vụ hình thành từ vốn vay => bảo
đảm trả được gốc và lãi ( nếu phương án có hiệu quả, thu đươc lợi nhuận.)
- Nguồn trả nợ của vay tiêu dùng lấy từ các nguồn thu nhập khác
 Vì vậy cho vay tiêu dùng rủi ro cao hơn so với cho vay SX- KD.

Lãi suất cho vay NH = chi phí vốn + chi phí quản lý khách hàng + chi phí rủi ro + lợi nhuận ngân hàng

Câu 12: Vì sao lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn?

- Lãi suất là chi phí mà người vay phải chịu khi vay tiền. Lãi suất được áp dụng sẽ phụ thuộc vào
khoảng thời gian mà khoản tiền được vay

- lãi suất dài hạn là loại lãi suất được áp dụng trong thời gian dài hơn, thường là trên 10 năm. Lãi suất
dài hạn như vậy thường gắn liền với các công cụ nợ, chứng khoán tài chính và các khoản đầu tư đòi hỏi
cam kết dài hạn.

- Lãi suất ngắn hạn thường áp dụng trong thời gian ngắn hơn, và thường gắn với chứng khoán và tài
sản tài chính có thời gian đáo hạn dưới một năm..
Thời gian phát sinh lãi ngắn hơn Vì các khoản vay ngắn hạn cần được trả hết trong vòng khoảng một
năm nên tổng số tiền trả lãi sẽ thấp hơn. So với các khoản vay dài hạn, số tiền lãi trong ngắn hạn phải
trả ít hơn đáng kể.

Lãi suất dài hạn có xu hướng cao hơn lãi suất ngắn hạn do có rủi ro cao hơn liên quan đến lãi suất dài
hạn do các khoản tiền cho vay bị ràng buộc trong thời gian dài hơn, khả năng vỡ nợ cao hơn. Lãi suất
ngắn hạn có thể chịu mức độ dao động cao hơn trong thời gian ngắn hạn do các hoạt động kinh tế có
thể tác động trực tiếp và tức thời đến lãi suất này. Đây không phải là trường hợp lãi suất dài hạn vì có
thể dễ dàng biến động theo thời gian.

Câu 13: Khái niệm đảm bảo tiền vay? Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay? Các biện pháp bảo
đảm tín dụng/ Tiền vay trong hoạt động NHTM ?

- Khái niệm Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa
rủi ro, người vay phải có tài sản bảo đảm (thế chấp,cầm cố,bảo lãnh,… ) để bảo đảm cho nghĩa
vụ trả nợ. (Nếu người vay không trả được thì tổ chức tín dụng phát mại tài sản bảo đảm để thu
nợ. Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng, nguồn thu nợ dự phòng để tránh rủi ro
khi nguồn thu nợ thứ nhất không thự hiện được)
- Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay là
+ Tài sản thuộc sở hữu của người vay: Động sản ( ô tô, xe máy, máy móc thiết bị,….)
BĐS ( Đất đai, nhà , doanh trại,..)
+ Tài sản hình thành vốn vay : hàng hóa tồn kho, máy móc thiết bị, nhà đất, dự án …
+ Tài sản của người bảo lãnh : Động sản và BĐS
Vì sao khi cho vay NHTM cần phải có biện pháp bảo đảm tiền vay?

+Phòng ngừa rủi ro, nợ xấu. TS bảo đảm là nguồn thu nợ dự phòng không rủi ro mà khách hàng không
trả được nợ xảy ra. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro do nguyên nhân
từ chủ quan của Ngân hàng, của khách hàng vay vốn và nguyên nhân khách qua từ cơ chế chính
sách thị trường và bất khả kháng.
- Biện pháp bảo đảm nhằm tạo ra nguồn thu nợ dự phòng khi nguồn thu nợ dự phỏng khi nguồn thu
nợ thứ nhất không thự hiện được. Khách hàng phải dùng tài sản cảm cổ hoặc tài sản thể chấp hoặc
tài sản bảo lãnh của người thứ 3 để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Nếu ng vay ko trả đc thì tổ chức tín
dụng phats mãi TS bảo đảm để trả nợ

Câu 14: Phân tích sự khác nhau cầm đồ và cầm cố tài sản ?

 Khái niệm:
- Cẩm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp
mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố
- Cầm cố tài sản là việc một bên ( bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên
kia ( bên nhận cầm cố) và giấy tờ pháp lý của tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ và
các hợp đồng vay nợ khác.
 Loại hình hoạt động
- Cầm đồ: dịch vụ kinh doanh
- Cầm cố : là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay nợ và các hợp đồng dân sự khác
 Mục đích:
 Cầm đồ: Nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm
đồ. Cầm cố: đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Rộng
hơn so với cầm đồ bởi không chỉ đảm bảo nghĩa vụ về khoản vay mà còn có thể đảm bảo
nhiều loại nghĩa vụ khác nhau như: nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
 Thủ tục pháp lý:
- Cầm đồ và cầm cố đều phải chuyển giao tài sản và giấy tờ pháp lý của tài sản cho bên nhận cầm
đồ và nhận cầm cố, nhưng cầm cố thì phải lập thành hợp đồng bảo đảm và đăng ký phong tỏa tài
sản bảo đảm với cơ quan Nhà nước
- Cầm cố có quan tâm đến mục đích sử dụng vốn của người đi vay xem có hợp pháp hay không
- Cầm đồ không quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay của người đi vay
 Xử lý tài sản khi không trả được nợ:
- Cầm cố: NH phát mại tài sản bằng hình thức đấu giá công khai theo luật , nếu tiền thu được > nợ
vay => NH trả cho người cầm cố phần thừa. Còn nếu tiền thu được < tiền vay => NH tiếp tục
ghi nợ người vay

- Cầm đồ: người cầm đồ bán tài sản để trừ hết tất cả nợ vay, người vay nợ hết nghĩa vụ trả nợ mà
không quan tâm đến giá trị tài sản bán được

Câu 15: Phân tích sự khác nhau giữa thế chấp và cầm cố tài sản bảo đảm tiền vay của NHTM ?

Khoản mục Cầm cố tài sản Thế chấp tài sản

Chuyển Chuyển giao TS và giấy tờ Không chuyển giao tài sản, chỉ chuyển giao giấy tờ sở
giao tài pháp lý của tài sản để thực hữu tài sản
sản và giấy hiện nghĩa vụ trả nợ
tờ sở hữu

T Động sản ( ô tô, máy móc, Bao gồm cả BĐS ( nhà đất, trang trại, nhà xưởng,..) và
S
thiết bị,) và các giấy tờ có giá động sản ( ô tô, máy móc, thiết bị,.)
như TP, CP,…

Mứcđộ rủi Thấp hơn vì NHTM đã nắm Cao hơn vì chưa trực tiếp nắm giữ tài sản, nên vẫn sẽ
ro
giữ chắc chắn TS và giấy tờ có những rủi ro về giấy tờ như giấy tờ giả, chữ kí giả
của người đi vay hoặc đánh tráo TS trong khi kí hợp đồng, …

Xử lý tài + Nếu người đi vay trả hết nợ + nếu người đi vay trả hết nợ gốc và lãi: Bên nhận thế
sản khi hết và lãi: người nhận cầm cố trả chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp
hạn trả nợ lại giấy tờ và tài sản. + nếu người đi vay không trả được nợ vay: bên nhận
+ Nếu người vay không trả thế chấp phát mại tài sản, tiền thu được trừ vào nợ vay
được gốc và lãi : bên nhận tài gốc và lãi, nếu tiền còn thừa thì trả lại cho người đi
sản cầm cố lấy tài sản cầm cố thế chấp, nếu thiếu thì tiếp tục ghi nợ người
để trừ hết nợ và nghĩa vụ nợ đi vay( nghĩa vụ trả nợ chưa chấm dứt)
chấm dứt

Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của Thế chấp, Cầm cố bảo lãnh tài sản bảo đảm tiền
vay của NHTM
- Giống nhau: + Mục đích:CC TS, TC TS và BLTS đều là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ TỐC và
là của NHTM đối với cá nhân hoặc tổ chức được NHTM cấp tín dụng.
+ Xử lý tài sản. Nếu không trả được nợ thì NHTM được quyền phát mại tài sản để thu hồi nợ gốc và
lãi. Đây là nguồn thu nợ dự phòng nguồn thu nợ thứ 2 nếu nguồn thu nợ từ dự án phương án cấp tín
dụng không trả được.
KHÁC NHAU: - Chuyển giao tài sản và giấy tờ sở hữu tài sản
+Đối với CCTS người đi cần có phải chuyển giao tài sản và giấy tờ sở hữ của tài sản cho NHTM.
NHTM giữ tài sản cầm cố trong kho của NHTM và NHTM không có quyền sử dụng tài sản cầm cố của
người đi cầm cố. Người cầm cố không còn quyền sử dụng tài sản của mình
+Đối với TCTS người đi thế chấp không phải chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao giấy tờ sở hữu
gốc của TSTC cho NHTM. >NHTM sẽ đăng ký giao dịch báo đảm với cơ quan quản lý tài sản của nhà
nước để ngăn cấm không cho phép người chủ sở hữu tài sản đã thế chấp trao đổi mua bán, chuyển
nhượng cho người khác cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi.==> Người đi thế chấp tiếp tục được sử dụng
khai thác và thu lợi sinh ra từ tài sản thế chấp nhưng không có quyền chuyển nhượng mua bán trao đổi
cho tặng tài sản đã thế chấp cho NHTM
+Đối với Bảo lãnh bằng Tài sản: Nếu dùng tài sản đi cầm cố để bảo lãnh thi phải chuyển giao cả tài sản
và giấy tờ sở hữu tài sản cho NHTM nếu dùng tài sản đi thế chấp để bảo lãnh thổ chỉ chuyển giao giấy
tờ sở hữu mà không chuyển giao tài sản ăn
- Tai sản dùng làm bảo đảm: Đối với CCTS : Động sản (tài sản,vật tư, hàng hoá,trái phiếu,cổ phiếu...)
Đối với tCTS: Chủ yếu là bất động sản(Nhà Đất), một số trường hợp đặc biệt khác theo quy định của
pháp luật. Đối với Bảo lãnh bằng tài sản: Giống như trường hợp CCTS hoặc TCTS
Câu 16: Phân tích điều kiện cho vay vốn của NHTM theo quy định hiện hành? Điều kiện cho vay
của NHTM khác với cầm đồ ở điểm nào?

Điều kiện cho vay vốn của NHTM theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Nguyên tắc cho vay vốn


1.Thoả thuận; Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa
thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan
2. Sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng hạn : Khách hàng phải đảm báo sử dụng vốn
vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là
cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ
15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp
luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3. Có phương án sử dụng vốn (vay) khả thi.

4. Có khả năng tài chính (Vốn, tài sản, nguồn tài chính khác) để trả nợ.

5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay các lĩnh vực theo quy
định của NHNN (Nông nghiệp nông thôn ,Xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; ứng dụng công nghệ cao)
của thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

Điều kiện cho vay của NHTM khác với cầm đồ ở :

- Chủ cầm đồ không quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay của người đi vay còn NHTM phải
cân nhắc, xem xét trên 5 ĐK đảm bảo cho vay của theo quy định của NHTM.

+ Hợp đồng vay khác nhau:

Cho vay: bảo đảm điều kiện cho vay

Cho vay cầm đồ => kg quan tâm đến mục đích sử dụng tiền vay

+ xử lý nợ khi kg trả được

Lấy tài sản cầm đổ để trừ nợ => : người cầm đồ bán tài sản để trừ hết tất cả nợ vay, người vay nợ hết
nghĩa vụ trả nợ mà không quan tâm đến giá trị tài sản bán được

Phát mãi tsbđ

Câu 17: Khái niệm nợ quá hạn của NHTM theo quy định hiện hành? Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ
thể đối với từng nhóm nợ của NHTM theo quy định hiện hành? Giải thích vì sao nợ xấu tăng thì
sẽ dẫn đến nguy cơ của NHTM bị thua lỗ, phá sản?

Nợ quá hạn là là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

 Khái niệm về nợ xấu:


- Theo thông tư 02/2013//TT-NHNN, các khoản vay cho khách hàng sẽ được phân thành 5 nhóm
dựa vào mức độ rủi ro bao gồm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý ( nhóm 2), nợ dưới
tiêu chuẩn ( nhóm 3), nợ nghi ngờ ( nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5)
- Nợ xấu là nợ dưới tiêu chuẩn ( thuộc nhóm 3); nợ nghi ngờ ( nhóm 4) và nợ có khả năng mất
vốn ( nhóm 5) theo quy định cụ thể của Ngân hàng ( bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày
trở lên và các loại vốn nợ có vấn đề khác ).
- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ của NHTM theo quy định hiện hành

Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: 0%

Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý: 5%

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn : 20%

Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ: : 50%

Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn:100%

Nợ xấu = Nợ nhóm (3+4+5)

- Số tiền dự phòng chung phải trích lập được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ
nhóm 1 đến nhóm 4

(+) Vì: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho
những tổn thất có thể xảy ra đối với vay nợ của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khi
nợ xấu tăng thì số tiền trích dự phòng rủi ro tăng, làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Điều này
làm cho chi phí lớn hơn thu nhập dẫn tới lỗ thâm hụt vào vốn => nguy cơ ngân hàng thương mại bị lỗ,
phá sản.

Câu 18: Thẩm định tín dụng? Mục đích của thẩm định tín dụng ? Vì sao phải thẩm định tín dụng
trước khi cấp tín dụng?

Khái niệm: thẩm định tín dụng/ phân tích tín dụng là quá trình sử dụng công cụ, kỹ thuật phân tích,
thẩm định khả năng vay vốn, trả nợ, rủi ro của phương án vay vốn nhằm đảm bảo các chính sách tín
dụng và điều kiện tín dụng của ngân hàng

- Mục đích của thẩm định tín dụng là phân tích đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay gốc và lãi có
khả thi không,chỉ ra các rủi ro có thể xẩy ra, làm căn cứ để quyết định cho vay hay không cho
vay. ( điều kiện vay vốn: khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, mục
đích sử dụng vốn có hợp pháp hay không?) Thẩm định tín dụng nhằm đánh giá được mức độ tin
cậy của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của khách hàng lập và nộp cho ngân
hàng, đồng thời phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của phương án, dự án khi quyết định cho
vay.
Mục đích cuối cùng của thẩm định tín dụng là giúp cho việc ra quyết định cho vay một cách
chính xác, giảm bớt xác suất rủi ro khi khách khàng không trả được cả gốc và lãi
- Phải thẩm định tín dụng trước khi cấp tín dụng vì

Câu 19: phân tích các nội dung thẩm định tín dụng theo quy trình thẩm định tín dụng của NHTM

1. Thu thập và xử lý thông tin: => đầy đủ, chính xác và trung thực của thông tin.
- KH cung cấp, phỏng vấn trực tiếp, mua thông tin; điều tra khảo sát thực tế
2. Thẩm định tư cách pháp lý và hồ sơ vay vốn:
- Tư cách pháp lý; quyết định thành lập; đăng kí kinh doanh; giấy phép hành nghề
- Hồ sơ vay vốn: bản gốc/ công chứng; dấu và chữ kí người vay; giấy tờ giả mạo
3. Thẩm định tình hình SXKD, tài chính
- Báo cáo hoạt động SXKD, các báo cáo tài chính, báo cáo các khoản nợ vay NH ( đến hạn,quá
hạn, nợ xấu); phân tích các chỉ số đánh giá năng lực tài chính, thanh khoản và sinh lời của DN;
chiến lược và kế hoạch SXKD, phân tích luồng tiền
4. Thẩm định phương án/ dự án vay vốn: tính khả thi, tính hiệu quả; các loại rủi ro; các chỉ số tài
chính về phân tích dự án/phương án vay vốn; phương án tiêu thụ/ bán hàng
5. Thẩm định khả năng trả nợ:
- xác định nguồn trả nợ gốc và lãi; tính toán số tiền trả nợ theo từng thời kì; thời gian trả nợ; rủi ro
khả năng trả nợ
6. Thẩm định tài sản bảo đảm: giấy tờ pháp lý; định giá theo sổ sách và theo thị trường; tính thanh
khoản; kiểm tra thực tế tài sản

- lưu ý: Khách hàng có tài sản bảo đảm giá trị cao, giấy tờ chủ sở hữu gốc, gấp nhiều lần số tiền xin
vay, nhưng phương án sử dụng vốn vay hiệu quả thấp, tình hình tài chính không lành mạnh,
NHTM có cho vay kg?

- Mục đích cho vay của NHTM – Đồng tiền cho vay -> vào sxkd haowcj tiêu dùng -> tái sx mở rộng từ
khoản tiền vay đó

- TS có giá trị cao nhưng chưa chắc bán đc thu đc tiền -> tính thanh khoản ?
- Nguồn thu nợ từ thanh lý phát mại TSBĐ là nguồn thu nợ thứ cấp, dụe phòng -> nguồn thu nợ chính,
chủ yếu: từ DT sản phẩm hàng hoá/ thu nhập

Câu 20: Khái niệm rủi ro tín dụng? Phân tích nguyên nhân rủi ro tín dụng và đề xuất các giải
pháp cơ bản để hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM/

- Rủi ro tín dụng là tổn thất về mặt tài chính có khả năng xảy ra đối với nợ ( gốc và lãi) của tổ
chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc
toàn bộ nghĩa vụ theo cam kết

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại:

- Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

+ Quản trị điều hành yếu kém

+ Cố tình không tuân thủ quy định ( nể nang cấp trên,

+ Trình độ, năng lực quản trị cán bộ yếu kém về nghiệp vụ => ban hành những chiến lược sai, cơ chế
chính sách không phù hợp, không ban hành quy chế rủi ro tốt => thẩm định cho vay sai

+ Đạo đức, phẩm chất, ý thức trách nhiệm cán bộ ngân hàng chưa tốt -> tham nhũng, lừa đảo, thiếu tinh
thần trách nhiệm, không tuân thủ quy định cấp tín dụng và pháp luật.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng:

a, Đối với khách hàng cá nhân:

+ Nguồn thu nhập mà họ tạo ra không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi. Do tình hình sức
khỏe bệnh tật; mất việc làm, thất nghiệp; mâu thuẫn gia đình; đạo đức, phẩm chất.

b, Đối với khách hàng doanh nghiệp:

+ chất lượng sản phẩm không đạt chất lượng, kĩ thuật công nghệ kém, không đáp ứng nhu cầu thị
trường và không có khả năng cạnh tranh cao

+ Sử dụng vốn không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ

+ Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thiếu nguồn trả nợ, không trả được tiền đúng thời hạn, ngân hàng
không thể thu hồi cả vốn lẫn lãi

+ Quản trị, điều hành của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp yếu kém
- Nguyên nhân khách quan từ thị trường và môi trường chính trị - kinh tế - xã hội:

+ cung cầu thị trường thay đổi => giá cả thị trường thay đổi

+ Chính sách, pháp luật của nhà nước thay đổi; đưa ra những chính sách pháp luật không phù hợp với
tình hình thực tế

+ Khủng hoảng về kinh tế, tài chính, bất ổn về chính trị - xã hội

+ Thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt và các nguyên nhân bất khả kháng khác.

(+) Giải pháp cơ bản để hạn chế phát sinh rủi ro tín dụng:

- Ban hành đầy đủ các chính sách tín dụng, các quy định, quy trình cấp tín dụng chặt chẽ.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình về quy định pháp luật về nghiệp vụ cho vay/ cấp tín
dụng và bảo đảm tiền vay, các quy trình thẩm định tín dụng, các đk cấp tín dụng.

- Tuân thủ các quy định pháp luật về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng của luật tín dụng và các
luật liên quan khác.

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phân tán rủi ro

- Nhận diện, phát hiện và xử lý kịp thời, quyết liệt (mầm mống có thể gây ra rủi ro tín dụng)

- Phân loại nợ xấu chính xác, trích lập dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.

- Xử lý kỷ luật các cán bộ ngân hàng nếu do chủ quan của cán bộ ngân hàng gây ra

- Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ và nhân viên phụ trách tín dụng.

Câu 21: Trình bày quy trình và nội dung thanh toán, thư tín dụng chứng từ ( L/ C) ? Quy trình
thanh toán (L/C) khác với thanh toán giữa người mua và người bán trong nước qua ngân hàng
như thế nào?

- KN:Phương thức thanh toán LC : ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, mở một thư tín dụng theo
yêu cầu của người nhập khẩu, để chuyển tới Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu một số tiền để
trả cho người xuất khẩu, trong thời gian nhất định,với điều kiện người thụ hưởng(người xuất
khẩu) phải xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện trong thư tín dụng.
QUY TRÌNH THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG L/C
(0) Ký kết hợp đồng mua bán
(1) Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C
(2) Ngân hàng phát hành L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu.
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuất khẩu
(4) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình cho ngân hàng .
(6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát
hành (hoặc ngân hàng thanh toán).
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ
cho người xuất khẩu.
- Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (đối
với L/C trả chậm).
(8) Người xuất khẩu nhận được tiền
(9) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền
nhà nhập khẩu.
(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:
- Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng
phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng.
- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán
Quy trình thanh toán (L/C) khác với thanh toán giữa người mua và người bán trong nước
qua ngân hàng là:

Câu 22: Trình bày khái niệm “ cấp tín dụng” và các hình thức cấp tín dụng của NHTM ? ( luật
các tổ chức tín dụng 2010 và luật tín dụng bổ sung 2018 )

- Khái niệm Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuế tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng
khác.
 Các hình thức cấp tín dụng:
- Chiết khấu là việc mua có kì hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán
- Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận
bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách
hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận
nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận.
- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc
mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc
mua , bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài
chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài
sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài
sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài
chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn cho thuê.

You might also like