You are on page 1of 4

Phân biệt 3 loại hình ngân hàng

1. Ngân hàng Thương mại


- Khái niệm: Là một tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và nhiều hoạt
động kinh doanh tiền tệ khác với mục tiêu vì lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại bản chất là một doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu là đem
lại lợi nhuận.
- Đặc điểm:
 Ngân hàng Thương mại là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng;
 Hoạt động đa dịch vụ, đa nghiệp vụ trong đó nghiệp vụ chính là ngân hàng;
 Huy động nguồn vốn bằng cách nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu và nhiều giấy
tờ có giá khác. Sử dụng nguồn vốn này để cho vay tiêu dùng và cả hoạt động sản
xuất kinh doanh;
 Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cũng thực hiện nhiều dịch vụ như chuyển
tiền, thanh toán, uỷ thác và bảo lãnh…;
 Hệ thống Ngân hàng Thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, nhờ hoạt động cho
vay và thanh toán;
 Là một bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ cho nền kinh tế và tác động
đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương.
- Chức năng: gồm 3 chức năng chính
 Chức năng trung gian tín dụng
Được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Khi thực
hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng Thương mại đóng vai trò là cầu
nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.
VD: A đang thiếu vốn làm ăn, A đến ngân hàng thương mại nhằm vay vốn ngân
hàng, ngân hàng sẽ làm vật trung gian để ông A có thể mượn tiền từ những người
đã gửi tiền vào ngân hang này và hưởng lợi từ lãi suất cho vay. Dịch vụ cho vay
này chính là chức năng trung gian tính dụng
 Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện
các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài
khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh
của họ
VD: B mua hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các siêu thị, cửa hàng,…
 Chức năng tạo tiền:
Là chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận chẳng hạn như yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các
NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung
thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
VD: Khách hàng gửi vô NHTM 100.000vnđ, rồi NHTM lấy ra 95.000vnđ cho
ông B vay và sau đó ông B lại gửi vào NHTM 95.000vnđ đó và NHTM lại tiếp
tục lấy ra 92.000vnđ để cho vay (trích lại 3.000vnđ để dự trữ bắt buộc), và sau đó
số tiền 92.000vnđ lại được đưa vào NHTM dưới dạng tiền gửi và lại được tiếp tục
cho vay với số tiền ít hơn (vì phải để lại khoản dự trữ bắt buộc). Chu kỳ này liên
tục diễn ra cho đến khi số tiền giảm xuống bằng khoảng dự trữ bắt buộc. Bằng
phương thức hoạt động như vậy ngân hàng đã tạo ra một số dư rất lớn trên các tài
khoản ngân hàng và đây chính là số tiền do NHTM tạo ra (hay được gọi là chức
năng tạo tiền).
- Nghiệp vụ:
 Nghiệp vụ tài sản nợ, huy động vốn
 Nghiệp vụ nhận tiền gửi
 Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng
 Nghiệp vụ đầu tư
 Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
 Một số nghiệp vụ khác

2. Ngân hàng chính sách


- Khái niệm: Là ngân hàng thuộc Chính phủ, được Chính phủ ra quyết định thành lập,
hoạt động chủ yếu vì lợi ích chung của công đồng. Ngân hàng chính sách phải thực
hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các
hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt
động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Đặc điểm:
 Mục đích của việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội là gì nhằm để cung cấp
hoạt động tín dụng với chính sách ưu đãi dành cho người nghèo và một số đối
tượng thuộc diện chính sách khác.
 Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là không phải vì lợi nhuận.
- Chức năng:
 Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách hỗ trợ vay
vốn để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo cho người nghèo và các đối tượng
chính sách khác.
 Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được
nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán. Chính vì lý do đó, nên ngân hàng chính
sách xã hội có tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không bắt buộc phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi, được miễn thuế cũng như các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
 Như các ngân hàng khác thì ngân hàng chính sách xã hội cũng thực hiện các hoạt
động tín dụng như: huy động vốn; cho vay; thanh toán; ngân quỹ; nhận ủy thác
cho vay ưu đãi của địa phương, tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội,
các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư các dự án phát
triển kinh tế - xã hội.
 Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội còn có chức năng như đòn bẩy kinh tế của
nhà nước, nhằm giúp người nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện vay vốn để
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và phấn đấu thoát
nghèo. Nhờ đó, kinh tế đất nước phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, dân giàu
- nước mạnh.
3. Ngân hàng đầu tư
- Khái niệm:
 Ngân hàng đầu tư (Investment Bank) là ngân hàng chuyên hoạt động trên thị
trường vốn - thị trường tài chính trung và dài hạn. Ngân hàng đầu tư xuất hiện với
vai trò giúp các doanh nghiệp và nhà nước huy động vốn trung và dài hạn thông
qua phát hành chứng khoán.
 Ngân hàng đầu tư cũng là tổ chức đứng giữa các chủ thể cung và cầu vốn, giúp
cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau dễ dàng hơn. Do đó ngân hàng đầu tư còn
được gọi là định chế tài chính bán trung gian.
 Về cơ bản có thể xem ngân hàng đầu tư giống công ty chứng khoán nhưng có
mức độ phát triển cao hơn với các loại nghiệp vụ phức tạp hơn.
- Đặc điểm:
 Chuyên tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán và cho vay trung và dài hạn
thông qua chứng khoán. Đa phần nguồn vốn của ngân hàng đầu tư đến từ việc
huy động bằng cách phát hành các trái phiếu trung dài hạn.
 Ngân hàng đầu tư đã mở rộng các loại hình nghiệp vụ sang các lĩnh vực khác và
trở thành một định chế tài chính kinh doanh đa dạng (như: Nghiệp vụ đầu tư,
nghiên cứu...).
 Ngân hàng đầu tư không nhiều chi nhánh vì không nhận tiền gửi của công chúng.
 Cần đội ngũ chuyên viên giỏi về giám định, thẩm định, kế toán...
- Chức năng:
 Chức năng nhà môi giới: Kết nối người mua và người bán trên thị trường vốn lại
với nhau. Với chức năng này, ngân hàng đầu tư có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin
nhằm chắp nối người bán và người mua, qua đó sẽ nhận được một khoản phí tùy
thuộc vào mức độ khó khăn của việc kết nối và sự cố gắng của ngân hàng.
 Chức năng nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường: Ngân hàng đầu tư thực hiện
chuyển giao sản phẩm đầu tư từ người bán sang người mua, cho vay sang người
đi vay bằng việc ngân hàng sẽ mua tài sản đó từ người bán và bán lại cho người
mua (hoặc ngược lại).
 Chức năng nhận ủy thác: Ngân hàng đầu tư có thể tham gia dưới hai hình thức, đó
là: Thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch do khách hàng quyết định và
quản lý đầu tư.
 Chức năng nhà tư vấn: Tư vấn chứng khoán, cổ phần hóa, mua bán sáp nhập
doanh nghiệp, tư vấn chiến lược, thành lập liên minh, liên doanh.
- Nghiệp vụ:
 Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư
 Nghiệp vụ đầu tư
 Nghiệp vụ nghiên cứu
 Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn

You might also like