You are on page 1of 10

Ngân hàng thương mại

1. Khái niệm
- Là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng
thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của
khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của
ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm
mục tiêu lợi nhuận.
- Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các
loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kỳ hạn, không
kỳ hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn
bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ.
- Ở Việt Nam, Ngân hàng thương mại được định nghĩa rằng ngân hàng được
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức
tín dụng và các quy định khác của pháp luật.

2. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại


● Nghiệp vụ bên nguồn vốn:
- Vốn tiền gửi
+ Vốn gửi kỳ hạn: khách hàng có thể rút ra sau một khoảng thời gian
nhất định, với mục đích là để lấy lãi
+ Vốn gửi không kỳ hạn: khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, mục
đích nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh
toán qua ngân hàng
+ Tiền gửi tiết kiệm: là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng
nhằm mục đích sinh lãi
- Vốn đi vay:
+ Vay NHTM
+ Vay từ các nguồn khác
+ Phát hành giấy tờ có giá
- Vốn chủ sở hữu
+ Vốn tự có: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ
+ Vốn coi như tự có: lợi nhuận chưa chia, các quỹ chưa sử dụng
- Vốn khác
+ Vốn tài trợ
+ Vốn đầu tư và phát triển
+ Vốn ủy thác đầu tư
+ Vốn hình thành trong quy trình hoạt động như trong nghiệp vụ qua lại
đồng nghiệp hay trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng

● Nghiệp vụ bên tài sản:


- Nghiệp vụ ngân quỹ
+ Tiền mặt tại quỹ
+ Tiền gửi ở ngân hàng khác
+ Tiền gửi ở NHTW
- Nghiệp vụ cho vay: Là nghiệp vụ cung ứng vốn của NH trực tiếp cho khác
nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vay vốn
của ngân hàng
+ Một số hình thức phổ biến: chiết khấu thương phiếu, cho vay ứng
trước, cho vay vượt chi, tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán, cho
vay thuê mua, tín dụng bằng chữ ký, tín dụng tiêu dùng
- Nghiệp vụ đầu tư
+ Đầu tư chứng khoán: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty
+ Góp vốn mua cổ phần
- Nghiệp vụ tài sản có khác: là nghiệp vụ ngân hàng sử dụng vốn để hình
thành nên vốn hiện vật của ngân hàng như: tài sản cố định, đất đai, văn
phòng…

3. Bản chất và đặc điểm của ngân hàng thương mại


● Bản chất của ngân hàng thương mại:
Bản chất của Ngân hàng thương mại là thể hiện qua:
- Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị
kinh tế
- Nói Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế
nghĩa là Ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ
cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại bình
đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác.
- Hoạt động của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Để hoạt
động kinh doanh, các Ngân hàng thương mại phải có vốn, phải tự chủ về tài
chính. Đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối
cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên việc tìm kiếm lợi nhuận là phải
chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước.
- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì liên quan trực
tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội,
lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm”, đòi hỏi một sự thận trọng
và khéo léo trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại
cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của Ngân hàng thương mại góp phần
cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế-xã hội…
Tóm lại, Ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định
chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường,
góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền
kinh tế -xã hội phát triển.

● Đặc điểm của ngân hàng thương mại


- Là một định chế tài chính trung gian.
- Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.
- Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất
kinh doanh, cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh
toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,…
- Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương
mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ
của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương.
- Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản
lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

4. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại hoạt động theo 4 nguyên tắc chính:

- Thứ nhất, các dịch vụ tài chính luôn yêu cầu phải đảm bảo được lợi ích cho
cả hai bên.
- Thứ hai, các biện pháp đặt ra phải đảm bảo cho sự an toàn trong các hoạt
động kinh doanh và đặc biệt là duy trì số vốn nhất định từ đó cũng sẽ đảm
bảo được nguồn cung cho khách hàng.
- Thứ ba, đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng trước những thay đổi, biến động
của thị trường, điều này sẽ giúp làm giảm thiệt hại cho ngân hàng thương
mại và tránh có những thay đổi bất ngờ với khách hàng.
- Thứ tư, tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng là rất quan trọng điều này sẽ giúp
giảm thiểu những rủi ro xảy ra trước tình hình biến động bất ngờ.

Với tư cách là tổ chức kinh doanh, ngân hàng thương mại hoạt động với
những đặc thù riêng và luôn phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động để làm sao
ngân hàng có thể hoạt động ổn định nhất. Chính vì sự đặc thù này nên đa số các
ngân hàng sẽ hoạt động với các nét tương đồng để giúp khách hàng dễ lựa chọn
hơn.

5. Chức năng ngân hàng thương mại


● Trung gian tín dụng
- Chức năng trung gian tín dụng được coi là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng
khác.
- Khi thực hiện chức năng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “ cầu nối”
giữa đơn vị thặng dư ( người dư thừa vốn) và đơn vị thâm hụt (người có nhu
cầu về vốn)
- Ngân hàng thương mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hưởng lợi
nhuận chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay;
- Với chức năng này, ngân hàng thương mại còn tạo lợi ích cho tất cả các bên
tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, ngoài ra thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế.

● Trung gian thanh toán


- Với chức năng này, ngân hàng thương mại đóng vai trò “thủ quỹ” cho các
doanh nghiệp, cá nhân.
- Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng khi cần thanh toán theo yêu cầu
của khách hàng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền
thu bán hàng và các khoản thu khác.
- Giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng thông qua thu lệ phí thanh toán; tăng
nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư trong tài khoản tiền
gửi của khách hàng.
- Cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán nhanh gọn cả trong
nước và ngoài nước (séc, ủy nhiệm chi/thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ
tín dụng,...); tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian cũng như đảm bảo việc
thanh toán an toàn.
- Giúp thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu
chuyển vốn => phát triển kinh tế; giảm lượng tiền mặt lưu thông trong thị
trường, có thể tiết kiệm các chi phí lưu thông tiền mặt (in ấn, bảo quản,....)
- Là cơ sở hình thành chức năng “tạo tiền” của ngân hàng thương mại

● Chức năng “tạo tiền”


- Là chức năng phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại.
- Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại làm tăng tổng phương
tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả của
xã hội.
- Tạo tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp
dụng đối với ngân hàng thương mại => có thể tăng tỷ lệ này khi lượng cung
tiền vào nền kinh tế lớn.
Kết luận: Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt
chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Chức năng trung gian tín năng là chức năng cơ bản
nhất, tạo cơ sở cho các chức năng còn lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng,
mở rộng hoạt động tín dụng.

6. Phân loại ngân hàng thương mại


● Dựa vào hình thức sở hữu:
- NHTM quốc doanh: NH được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước. (NH
NN&PT-Agribank; NH NTVN-Vietcombank; NHĐT&PT- BIDV..)
- NHTM cổ phần : được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các cổ
đông, doanh nghiệp. (NH TMCP Á Châu-ACB; NHTM Quân đội- MB
Bank..)
- Ngân hàng liên doanh: được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh
giữa ngân hàng VN và Ngân hàng nước ngoài. (NH Việt Nga-VRB; Vid
Public Bank-VID,...)
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: có số vốn 100% từ nguồn vốn nước
ngoài. (NH TNHH một thành viên-HSBC; NH TNHH một thành viên-
Standard Chartered;..)
- Ngân hàng chi nhánh nước ngoài: đc thành lập 100% nguồn vốn nước ngoài
theo luật pháp nước ngoài và đc phép hđ ở VN (Citibank, Bangkok Bank,..)

● Dựa vào chiến lược kinh doanh


- NHTM bán buôn: đối tượng kh là những DN, cty tài chính lớn,.. ít khi giao
dịch với kh cá nhân. Danh mục sp dịch vụ k đa dạng nhưng Giá trị từng gd
rất lớn.
- NHTM bán lẻ: cung cấp dvu cho tập kh cá nhân, các cty vừa và nhỏ.Danh
mục sp dvu đa dạng nhưng Giá trị gd thường không lớn nhưng số lượng gd
cao.
- NHTM vừa bán buôn vừa bán lẻ: tập kh mục tiêu là tất cả các dạng kh.
- Các dạng NH khác: NH đầu tư, NH phát triển..

● Dựa vào tính chất hoạt động


- NH chuyên doanh: NH chỉ hd chuyên về 1 lĩnh vực nhất định như nông
nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư..
- NH kd tổng hợp: các NH hdd ở tất cả các lĩnh vực kte và thực hiện gần như
tca các nghiệp vụ phát sinh mà 1 NH đc phép thực hiện trong quy định của
pháp luật.

7. Các hoạt động của ngân hàng thương mại


● Hoạt động ngân hàng
Căn cứ tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về hoạt động ngân
hàng thương mại, bao gồm:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
trong nước và nước ngoài.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
○ Cho vay;
○ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá
khác;
○ Bảo lãnh ngân hàng;
○ Phát hành thẻ tín dụng;
○ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân
hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
○ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
○ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy
nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ
thu hộ và chi hộ;
○ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác
sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

● Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước


Theo quy định tại Điều 99 Luật Các tổ chức tín dụng 2010: "Ngân hàng thương
mại được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy
định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."

● Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính


Theo quy định tại Điều 100 Luật Các tổ chức tín dụng 2010: "Ngân hàng thương
mại được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài
theo quy định của pháp luật."

● Mở tài khoản
Theo quy định tại Điều 101 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về hoạt động
mở tài khoản của ngân hàng thương mại như sau:
- Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức
dự trữ bắt buộc.
- Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng
khác.
- Ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở
nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

● Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán


Theo quy định tại Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định như sau:
"Điều 102. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
1. Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh
toán liên ngân hàng quốc gia.
2. Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận."

● Góp vốn, mua cổ phần


Căn cứ tại Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định như sau:
- Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,
mua cổ phần theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 6 Điều này.
- Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên
kết để thực hiện hoạt động kinh doanh như bảo hiểm, cho thuê tài chính.
- Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết
hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, kinh
doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu
dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng. (được sửa đổi bởi
khoản 18 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
- Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực sau đây:
○ Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao
thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung
gian thanh toán, thông tin tín dụng;
○ Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này.
- Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại khoản
2 và khoản 3 Điều này và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương
mại theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này phải được sự chấp thuận
trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy
định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận.
- Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của
ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua,
nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn
quy định của Ngân hàng Nhà nước.
● Tham gia thị trường tiền tệ
Căn cứ tại Điều 104 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định: "Ngân hàng
thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển
nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ."

● Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh
Tại Điều 105 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về kinh doanh, cung
ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh như sau:
- Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng
thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong
nước và nước ngoài các sản phẩm về ngoại hối hay phát sinh tỷ giá.
- Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện,
trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng
sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.
- Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng
thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

● Nghiệp vụ ủy thác và đại lý


Tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định: "Ngân hàng thương
mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt
động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước."
● Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
Tại Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định các hoạt động khác cụ thể
như sau:
- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý,
bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư.
- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
- Dịch vụ môi giới tiền tệ.
- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận bằng văn bản.

You might also like