You are on page 1of 33

Các định chế tài chính phi ngân hàng

I. Giới thiệu chung về các định chế tài chính phi ngân hàng (Non-bank Financial
Institution)
Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng không phải
tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty
bảo hiểm, vay một món trả dần của một công ty tài chính để mua một xe hơi mới, hoặc mua một
số cổ phiếu qua sự giúp đỡ của một người môi giới. Trong mỗi vụ giao dịch này bạn đang giao
tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi các nguồn vốn từ những người
cho vay – từ người tiết kiệm tới người vay – những người chi tiêu y như một ngân hàng. Hơn thế,
quá trình đổi mới tài chính (ở Mỹ) đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng. Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân
hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng. Theo luật các tổ chức tín dụng số
07/1997/QHX nêu rõ : “ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được
nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”
Do khả năng và nhu cầu tài chính ngày càng tăng, việc sử dụng khả năng tài chính và nhu cầu
tài chính ngày một đa dạng hơn, các ngân hàng thương mại không đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy từ
rất sớm trên thế giới các Công ty Tài chính (CTTC) đã ra đời. Trên thế giới sự xuất hiện và phát
triển các CTTC diễn ra ngày càng nhiều. Ở các tập đoàn sản xuất lớn như hãng General Motors ở
Hoa Kỳ CTTC do hãng thành lập ngoài chức năng huy động cho công ty mẹ còn liên kết với đại
lý bán lẻ và cung ứng vốn cho họ để họ bán hàng trả chậm cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay vốn
với lãi xuất vừa phải hơn để mua sắm thiết bị máy móc do chính công ty mẹ là General Motors
sản xuất. Đây là chính sách kinh doanh hai chiều thường thấy ở các công ty hoặc tập đoàn sản
xuất lớn. Năm 80 các CTTC ở Hoa Kỳ có tổng vốn lên tới 200 tỷ USD. Ở Thụy Điển, các CTTC
được thành lập từ giữa những năm 60 và phát triển mạnh vào những năm 70. Ở Nhật, các CTTC
được thành lập từ những năm 50. Ở Việt Nam, các CTTC mới được thành lập vào những năm
1997, do mới bước đầu đi vào hoạt động cho nên nhìn chung phạm vi hoạt động đang còn bó
hẹp, hiệu quả chưa cao.
1. Đặc điểm.
Định chế tài chính Phi Ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính-tiề n
tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng
không được nhận tiền gửi không kì hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức tài chính
phi Ngân hàng bao gồ m: Công ty Bảo hiể m, Công ty Tài chính, Quỹ đầ u tư, các định chế tài
chính phi Ngân hàng khác (Quỹ cho vay của chính phủ, các công ty chứng khoán, sở giao dịch
chứng khoán…).
Các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng có một số đặc điểm chung như:
 Huy động các món tiề n gửi có kỳ hạn để đưa vào lĩnh vực đầ u tư
 Cung cấ p một số loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác… và mỗi
loại hình còn có chức năng đặc biệt tùy theo mục tiêu hoạt động
 Không được nhận tiề n gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng
nên không tham gia vào quá trình tạo tiền và do đó không bị chi phối, điề u hành, kiể m soát chặt
chẽ của Ngân hàng Trung ương
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

 Nế u như các khoản đầ u tư của Ngân hàng thương mại chủ yế u tập trung vào lĩnh vực
thương mại và công nghiệp thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấ p
 Các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, còn
các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tăng cường dịch vụ trên các mặt môi giới, đại lý chứng
khoán và các dịch vụ ủy thác.
2. Phân loại.
Nhìn chung các tổ chức tài chính phi ngân hàng chủ yếu gồm:
 Các trung gian đầu tư: Đặc trưng của loại này là huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư
vào một số lĩnh vực. Các quỹ đầu tư bao gồm 2 loại hình cơ bản: Công ty tài chính và các quỹ
đầu tư.
 Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Thuộc loại hình này có các Công ty chứng khoán ,
công ty Bảo hiểm và các quỹ trợ cấp. Tại đây, tài sản nợ của tổ chức được hình thành từ các hợp
đồng, bằng cách nhận được các khoản nộp theo định kỳ và có trách nhiệm chi trả khi có sự kiện
nảy sinh. Sự chênh lệch thời gian thu và chi tạo cơ hội cho các tổ chức này sử dụng vốn nhàn rỗi
để đầu tư.
II. Công ty tài chính:
1. Khái niệm:
Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức này chức năng là sử
dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ
tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, công ty tài chính lại không được làm các dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi
dưới 1 năm.
2. Đặc điểm:
- Hoạt động trên nguyên tắc “mua lớn – bán nhỏ”
- Được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty trực thuộc, có tư cách pháp nhân,
hạch toán độc lập
- Vốn pháp định là 500 tỷ đồng
- Thời hạn hoạt động của các công ty tài chính ở Việt Nam không quá 50 năm
- Được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức:
 Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
 Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 Công ty tài chính cổ phần
3. Các loại công ty tài chính:
- Công ty tài chính chuyên cho vay tiêu dùng ( consumer finance companies):
Công ty tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân
vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng như các đồ đạc nội thất (giường, tủ¼) và các đồ
gia dụng (tủ lạnh, máy giặt...) hoặc sửa chữa nhà cửa. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả
góp định kỳ. Một cách cho vay khác là cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ
thống cửa hàng bán lẻ. Do các khoản vay của loại công ty tài chính này khá rủi ro nên công ty
thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Khách hàng
của các công ty tài chính tiêu dùng vì vậy cũng thường là những người không thể tìm được khoản
tín dụng từ những nguồn khác và do vậy họ thường phải chịu lãi suất cao hơn thông thường. Các

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

công ty tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành lập nên hoặc hoạt động độc lập dưới
hình thức công ty cổ phần.
- Công ty tài chính chuyên cho vay doanh nghiệp ( business finance companies):
Công ty tài chính loại này cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: Bao
thanh toán (Nghiệp vụ Factoring và Forfating) - Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua lại
(chiết khấu) các khoản phải thu của doanh nghiệp; Cho thuê tài chính (Nghiệp vụ Leasing) -
Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho
khách hàng thuê; v.v... Các khoản phải thu thường là tiền bán trả chậm hàng hoá hay dịch vụ. Do
cần tiền ngay, các doanh nghiệp ký kết trước với công ty tài chính một hợp đồng trong đó công
ty tài chính sẽ mua lại với giá chiết khấu tất cả các khoản thu chưa đến hạn thanh toán của mình
phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung,
dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là công ty tài chính thuê mua với
khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó
theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không
được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Trong nghiệp vụ cho thuê tài chính, bên cho thuê sẽ mua tài
sản theo yêu cầu của bên thuê. Bên thuê có nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời
hạn thuê và không được dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp hoặc để bảo đảm cho bất kỳ một
nghĩa vụ tài chính nào.
- Công ty con hỗ trợ tài trợ tín dụng (captive finance subsidiaries): các công ty sản xuất,
bán hàng và các nhà bán lẻ, thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty mẹ.
3. Nguồn vốn và sử dụng vốn:
- Nguồn vốn: là yếu tố quan trọng, do vậy việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau
là rất cần thiết cho sự ổn định và phát triển của công ty.
 Khoản vay từ ngân hàng (loans from bank): công ty tài chính thường vay mượn từ các
ngân hàng thương mại và có thể liên tục gia hạn các khoản vay theo thời gian.
 Thương phiếu (commercial paper): Các công ty tài chính chỉ có sẵn thương phiếu để tài trợ
ngắn hạn. Chỉ có các công ty tài chính nổi tiếng nhất mới có thể phát hành thương phiếu để thu
hút tiền.
 Tiền gửi (deposits): ở một số nơi cho phép công ty tài chính có được nguồn vốn từ nguồn
tiền gửi của khách hàng dưới một số điều kiện mặc dù đây không phải là nguồn cung cấp vốn
chính của công ty.
 Trái phiếu (bonds): Công ty tài chính có nhu cầu vốn dài hạn có thể phát hành trái phiếu.
Quyết định phát hành trái phiếu phụ thuộc vào bảng cân đối kế toán của công ty và kỳ vọng về
lãi suất trong tương lai.
 Vốn sở hữu (capital): Công ty tài chính có thể xây dựng vốn bằng cách giữ lại thu nhập
hoặc phát hành cổ phiếu, như các tổ chức tài chính khác, Công ty tài chính duy trì mức vốn thấp
theo tỷ lệ phần trăm tổng tài sản.
- Sử dụng vốn:
 Cho vay tiêu dùng (consumer loans)
 Cho vay kinh doanh và cho thuê tài chính (business loans and leasing)
 Cho vay bất động sản (real estate loans)
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

III. Qũy tương hỗ


1. Lịch sử
Quỹ tương hỗ đầu tiên được thành lập ở châu Âu. Một nhà nghiên cứu cho rằng một thương
gia Hà Lan tạo ra quỹ tương hỗ đầu tiên vào năm 1774. Các quỹ tương hỗ đầu tiên bên ngoài Hà
Lan là Foreign & Colonial Government Trust, được thành lập tại London vào năm 1868. Bây giờ
nó là Foreign & Colonial Investment Trust và trao đổi trên Sàn giao dịch chứng khoán Luân
Đôn. Các quỹ tương hỗ đã được giới thiệu vào Hoa Kỳ trong những năm 1890. Chúng trở nên
phổ biến trong những năm 1920. Các quỹ thời kỳ đầu nói chung là loại đóng với một số lượng cổ
phần cố định thường được trao đổi với giá cao hơn giá trị của danh mục đầu tư .
Quỹ tương hỗ mở-kết thúc đầu tiên với cổ phần có thể được mua lại được thành lập ngày 21
tháng ba 1924. Quỹ này, Massachusetts Investors Trust, hiện là một phần của gia đình các quỹ
của MFS. Tuy nhiên, các quỹ đóng vẫn còn phổ biến hơn quỹ mở trong suốt những năm 1920.
Năm 1929, các quỹ mở chỉ chiếm 5% của ngành công nghiệp có tổng tài sản 27 tỷ USD .
Sau sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một loạt các
đạo luật quy định thị trường chứng khoán nói chung và các quỹ tương hỗ nói riêng. Luật Chứng
khoán năm 1933 yêu cầu tất cả các khoản đầu tư được bán cho công chúng, bao gồm cả các quỹ
tương hỗ, được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái và rằng chúng cung cấp cho các
nhà đầu tư tiềm năng với một Bản cáo bạch mà tiết lộ các vấn đề quan trọng về đầu tư. Luật
Chứng khoán và Hối đoái năm 1934 yêu cầu các tổ chức phát hành chứng khoán bao gồm các
quỹ tương hỗ, báo cáo thường xuyên với các nhà đầu tư của họ; Đạo luật này cũng tạo ra Ủy ban
Chứng khoán và Hối đoái, là cơ quan quản lý chủ yếu của các quỹ tương hỗ. Luật Doanh thu
năm 1936 lập các hướng dẫn cho việc đánh thuế các quỹ tương hỗ, trong khi Luật Công ty Đầu
tư năm 1940 điều chỉnh cấu trúc của chúng .
Khi niềm tin vào thị trường chứng khoán trở lại trong những năm 1950, ngành công nghiệp
quỹ tương hỗ bắt đầu phát triển trở lại. Tới năm 1970, đã có khoảng 360 quỹ với 48 tỷ USD
trong tài sản. Sự ra đời của các quỹ thị trường tiền tệ trong môi trường lãi suất cao của cuối
những năm 1970 thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp mạnh mẽ. Quỹ chỉ số bán lẻ đầu tiên,
First Index Investment Trust, được thành lập vào năm 1976 bởi The Vanguard Group, đứng đầu
là John Bogle, nó bây giờ được gọi là Vanguard 500 Index Fundvà là một trong những quỹ tương
hỗ lớn nhất thế giới, với hơn 100 tỷ USD tài sản tính đến 31 tháng 1 năm 2011 .
Tăng trưởng ngành công nghiệp quỹ tiếp tục đến những năm 1980 và 1990, là kết quả của ba
yếu tố: một thị trường bò cho cả cổ phiếu và trái phiếu; các giới thiệu sản phẩm mới (bao gồm
cả trái phiếu miễn thuế, các quỹ khu vực, quốc tế và ngày mục tiêu) và phân phối rộng lớn hơn
của cổ phần quỹ. Trong số các kênh phân phối mới là các kế hoạch nghỉ hưu. Các quỹ tương hỗ
giờ là lựa chọn đầu tư ưa thích trong một số loại kế hoạch nghỉ hưu phát triển nhanh chóng, đặc
biệt trong 401(k) và các kế hoạch đóng góp xác định và trong các tài khoản hưu trí cá
nhân (IRA), tất cả đều tăng phổ biến trong những năm 1980. Tổng tài sản quỹ tương hỗ giảm
trong năm 2008 là kết quả của cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 .

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

Trong năm 2003, ngành công nghiệp quỹ tương hỗ đã tham gia vào một vụ bê bối liên quan
đến đối xử không công bằng của các cổ đông của quỹ. Một số công ty quản lý quỹ cho phép nhà
đầu tư được ưa chuộng tham gia vào trao đổi cuối, đó là bất hợp pháp, hoặc market timing, mà là
một thực hành bị cấm bởi chính sách quỹ. Vụ bê bối này đầu tiên được phát hiện bởi người mà
sau này là Tổng Chưởng lý tiểu bang New York Eliot Spitzer và kết quả là tăng đáng kể quy định
của ngành công nghiệp này .
Vào cuối năm 2011, đã có hơn 14.000 quỹ tương hỗ ở Mỹ với tài sản kết hợp 13 nghìn tỷ
USD, theo Viện Công ty Đầu tư (ICI), một hiệp hội thương mại của các công ty đầu tư tại Hoa
Kỳ. ICI báo cáo rằng các tài sản của quỹ tương hỗ trên toàn thế giới là 23,8 nghìn tỷ USD vào
cùng thời gian .
Các quỹ tương hỗ đóng một vai trò quan trọng trong tài chính hộ gia đình và kế hoạch nghỉ
hưu ở Mỹ. Vào cuối năm 2011, các quỹ chiếm 23% tổng tài sản tài chính hộ gia đình. Vai trò của
chúng trong lập kế hoạch hưu trí đặc biệt quan trọng. Gần một nửa số tài sản trong các kế hoạch
401(k) và các tài khoản hưu trí cá nhân được đầu tư trong các quỹ tương hỗ .
2. Giới thiệu chung về quỹ tương hỗ:
a. Định nghĩa
Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng
khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường
phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội cho các
nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản lý
chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng
thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công. Quỹ tương hỗ là một trong những hình
thức đầu tư tốt nhất bởi vì:
 Chi phí giao dịch thấp hơn so với đầu tư cá nhân;

 Không phải tính toán mua trái phiếu hay cổ phiếu nào;
 Đa dạng hóa đầu tư
Các quỹ tương hỗ thường do các công ty đầu tư (gọi là các công ty quỹ tương hỗ), các công ty
môi giới và ngân hàng tạo dựng nên. Số lượng quỹ mà các nhà bảo trợ này cung cấp rất đa dạng,
từ rất ít như 2, 3 quỹ đến số lượng lớn hơn 150 quỹ. Mỗi quỹ mới đều có một nhà quản lý có
trình độ chuyên môn tốt, một mục tiêu đầu tư, một kế hoạch hoặc chương trình đầu tư mà nó sẽ
theo đuổi để có thể xây dựng portfolio riêng của quỹ. Các quỹ sẽ tiến hành tiếp thị hoạt động với
các nhà đầu tư tiềm năng bằng cách đặt quảng cáo trên các báo tài chính, gửi thư quảng cáo trực
tiếp, các thông cáo báo chí và thường là qua sự trợ giúp của các đại diện có đăng ký-những người
sẽ thu được phí hoa hồng từ việc môi giới bán cổ phiếu quỹ trong tương lai .
Các quỹ tương hỗ không bao giờ đầu tư tuỳ tiện. Mỗi quỹ đều tìm kiếm các sản phẩm phù hợp
với chiến lược đầu tư của họ .
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

Có ba loại quỹ tương hỗ:


 Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu .

 Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính phủ .
 Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn .
b. Hoạt động của các quỹ tương hỗ:
Một quỹ tương hỗ kiếm tiền theo hai cách:
 Một là từ các khoản cổ tức hoặc lãi từ các khoản đầu tư của quỹ .

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

 Hai là bằng cách bán các khoản đầu tư với giá cao hơn giá gốc. Quỹ này sẽ phân phối hoặc
trả các khoản lợi nhuận này (trừ đi các loại phí và chi phí) cho các nhà đầu tư của mình .
Các khoản phân phối thu nhập được trích từ thu nhập mà quỹ thu về trên các khoản đầu tư của
quỹ còn các khoản phân phối lợi vốn (do tăng thị giá chứng khoán) thì lại được trích từ lợi nhuận
bán các khoản đầu tư. Các quỹ khác nhau sẽ trả các mức lãi khác nhau và theo một lịch phân chia
khác nhau- có thể là từ một ngày đến một năm. Rất nhiều quỹ còn cung cấp cho các nhà đầu tư
của họ những cơ hội chọn lựa tái đầu tư vào quỹ các khoản lợi tức được phân chia này bằng cách
mua thêm cổ phiếu của quỹ .
Nhà đầu tư phải trả thuế trên những khoản lợi tức phân phối được các quỹ trả cho, bất kể
khoản tiền đó có được tái đầu tư vào quỹ hay được hoàn trả hoàn toàn bằng tiền mặt cho nhà đầu
tư. Nhưng nếu một quỹ bị thua lỗ nhiều hơn số lợi nhuận kiếm được trong bất kỳ một năm nào,
quỹ đó có thể trừ khoản lỗ đó từ những khoản lợi tức trong tương lai. Khi nào phần lợi nhuận thu
về bằng với những khoản lỗ dồn lại thì lúc đó các khoản chia lãi đó mới bị tính thuế, mặc dù giá
cổ phiếu có thể tăng lên biểu thị khả năng sinh lợi cải thiện. Tổng tài sản ròng của quỹ (net asset
value) được tính toán theo từng ngày .
Phần lớn các quỹ tương hỗ là các quỹ mô hình mở (quỹ mở). Điều này có nghĩa là nhà đầu
tư muốn mua bao nhiêu cổ phiếu thì quỹ sẽ bán bấy nhiêu. Khi tiền đã đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ
phát triển hơn. Nếu nhà đầu tư muốn bán, quỹ đó sẽ mua lại cổ phiếu (chứng chỉ quỹ) của họ.
Đôi khi, một quỹ tương hỗ mô hình mở này sẽ "đóng cửa" đối với các nhà đầu tư mới, khi quỹ đó
đã phát triển quá lớn để có thể quản lý một cách hiệu quả - trong khi đó lại không đóng cửa đối
với các nhà đầu tư hiện tại - họ vẫn có thể tiếp tục đầu tư thêm tiền vào quỹ. Khi một quỹ đóng
cửa theo kiểu này, công ty đầu tư thường tạo ra một quỹ tương tự để tận dụng nguồn vốn của các
nhà đầu tư .
Quỹ tương hỗ mô hình đóng (quỹ đóng) thì rất giống với các cổ phiếu về cách cổ phiếu của
quỹ được giao dịch. Bởi vì các quỹ này đầu tư tiền vào vô số chứng khoán, nên họ chỉ có thể
nâng số tiền đầu tư trong một lần duy nhất và họ cũng chỉ chào bán một số lượng cố định nào đó
các cổ phiếu của mình - những cổ phiếu sẽ được giao dịch trên một thị trường (vì thế loại quỹ
này còn có tên là quỹ giao dịch trên thị trường quỹ) hoặc qua quầy (OTC). Giá thị trường của cổ
phiếu một quỹ tương hỗ thường thay đổi theo nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như theo giá trị
mà quỹ hiện đang nắm giữ .
c. Ưu điểm Quỹ tương hỗ đem lại cho các nhà đầu tư:
 Có thể tham gia đầu tư chứng khoán cả khi có nguồn vốn lớn hay nhỏ. Vì vậy có thể huy
động được mọi nguồn vốn trong trong xã hội

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

 Cơ hội đầu tư vào một danh mục đa dạng các loại chứng khoán, san sẻ được các rủi ro và
kiếm lời được một cách tối đa

 Cơ hội đầu tư vào một sản phẩm được quản lý chuyên nghiệp
 Cơ hội đầu tư vào hàng chục loại quỹ khác nhau, từ những quỹ tăng trưởng cho tới những
quỹ tăng trưởng mạnh, quỹ trái phiếu hay quỹ tương hỗ khác.

 Cơ hội đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản (liquid security)
d. Những hạn chế của quỹ tương hỗ:
- Không được bảo hiểm:
Quỹ tương hỗ, mặc dù được điều tiết bởi Chính phủ, nhưng lại không được bảo hiểm để
chống lại sự mất mát. Như tại Mỹ, Hội đồng bảo hiểm tiền gửi liêng ban (FDIC) chỉ bảo hiểm
chống lại sự mất mát trong hoạt động tại các ngân hàng, quỹ tín dụng, bảo hiểm tiền gửi và cho
vay, nhưng không bảo hiểm cho quỹ tương hỗ. Điều đó có nghĩa là, mặc dù những quỹ tương hỗ
sẽ giảm được rủi ro nhất định do sự đa dạng hóa trong danh mục nhưng sự mất mát có thể xuất
hiện, và trường hợp có khả năng mất đi phần lớn giá trị đầu tư (trường hợp hy hữu).
- Sự pha loãng:
Mặc dù sự đa dạng hóa danh mục sẽ giảm được rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư của quỹ
hỗ tương, nhưng quỹ tương hỗ cũng có sự bất lợi nhất định về sự pha loãng giá.
Ví dụ như, một chứng khoán riêng lẻ được nắm giữ bởi quỹ tương hỗ tăng gấp đôi giá trị,
nhưng quỹ tương hỗ này sẽ không tăng lên tương ứng gấp đôi bởi vì chứng khoán đó chỉ là một
phần nhỏ trong danh mục nắm giữ của quỹ. Bằng việc nắm giữ nhiều khoản đầu tư khác nhau,
quỹ tương hỗ có xu hướng là cũng không quá tốt hoặc không quá xấu.
- Phí:
Hầu hết các quỹ tương hỗ đều có phí quản lý quỹ và phí điều hành, mức phí này thường từ 1,0
– 1,5%/năm. Thêm vào đó, một số quỹ tương hỗ còn có mức phí hoa hồng 12b-1 fees , phí này
được tính như là phần chi phí phải trả cho việc quảng cáo, phân bổ, chi phí dịch vụ, phí phải trả
cho các môi giới. Một trong những quỹ tương hỗ còn thu phí trong hoạt động hằng ngày, không
giống như khi đầu tư chứng khoán, chỉ phải trả phí khi nhà đầu tư giao dịch mua hoặc bán chứng
khoán.
- Mutual Funds and Poor trade Execution:
Nếu như bạn mua hoặc bán một chứng chỉ quỹ tương hỗ, giao dịch sẽ thực hiện vào lúc thị
trường giao dịch sắp đóng cửa, bạn sẽ tham gia lệnh mua hoặc bán chứng chỉ quỹ.
- Hầu hết các quỹ tương hỗ đều có mức phân phối giá vốn tăng lên cao:
Nếu như quỹ tương hỗ bán đi lượng đầu tư đang nắm giữ và có được khoảng lợi nhuận đạt
được do tăng giá, và không phải tất cả các quỹ hỗ tương đều phân phối phần lợi nhuận tăng lên
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

này, nguyên tắc là khi đạt được lợi nhuận này thì phải phân bổ cho cổ đông. Trái lại, hầu hết
vòng quay vốn của các quỹ ở mức thấp và không phân bố giá vốn tăng lên theo nguyên tắc hoạt
động bình thường của quỹ.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

- Tiền mặt cho thanh khoản:


Quỹ tương hỗ là tập hợp rất nhiêu nhà đầu tư, vì thế mỗi ngày có rất nhiều nhà đầu tư tiền
vào quỹ. Và để duy trì được tính thanh khoản, quỹ cần giữ một phần lớn danh mục đầu tư của họ
như là tiền mặt. Điều này giúp đảm bảo tình thanh khoản nhưng vốn đầu tư không được đem đi
đầu tư để tạo giá trị cho bạn thì điều này là một bất lợi của quỹ.
3.Các loại hình quỹ tương hỗ:
a. Stock mutural fund:
Quỹ đầu tư vào cổ phiếu chiếm ưu thế trong các phân loại Quỹ tương hỗ. Mục tiêu đầu tư của
loại quỹ này là tăng trưởng vốn trong dài hạn với một khoản thu nhập cố định nhỏ. Tuy nhiên,
trên thị trường có rất nhiều loại cổ phiếu nên cũng có nhiều loại quỹ đầu tư cổ phiếu khác nhau.
Vì vậy có thể xác định các dạng khác nhau của một quỹ này bằng cách sử dụng hộp Style box
bên dưới.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

Ở đây sẽ phân biệt các dạng quỹ đầu tư vào cổ phiếu dựa trên hai yếu tố: quy mô của các công
ty mà quỹ đầu tư vào và phong cách đầu tư của công ty quản lý quỹ. Thuật ngữ “value – giá trị”
muốn nói đến một phong cách theo đó tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty có chất lượng cao
nhưng không còn được ưa chuộng trên thị trường. Các công ty này thường có hệ số P/E và hệ số
giá trên giá trị sổ sách thấp và tỷ lệ trả cổ tức cao. Ngược lại với loại quỹ “giá trị” là quỹ “growth
– tăng trưởng”, áp dụng chiến lực đầu tư vào các công ty có (và kỳ vọng là sẽ tiếp tục duy trì
được) tốc độ tăng trưởng cao về lợi nhuận, doanh thu và dòng tiền. Một loại quỹ kết hợp giữa hai
loại “giá trị” và “tăng trưởng” nêu trên là loại quỹ hỗn hợp (blend), chuyên đầu tư vào cổ phiếu
của các công ty không được phân loại vào 02 nhóm trên.
Có thể đưa ra một ví dụ như sau: một quỹ đầu tư vào các công ty có mức vốn hóa thị trường
lớn và khả năng tài chính mạnh nhưng gần đây giá cổ phiếu của họ giảm có thể được xếp vào
nhóm “large và value”. Ngược lại, là quỹ đầu tư vào các công ty công nghệ mới thành lập với
triển vọng tăng trưởng rất lớn. Quỹ như vậy có thể được phân loại là “small and growth”.
b. Bond mutural fund:
- Khái niệm:
Quỹ trái phiếu là một qũy đầu tư vào trái phiếu và chứng khoán nợ khác.
Quỹ trái phiếu đầu tư vào : Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị,…với
các kỳ hạn : ngắn, trung, dài hạn
b. Mục tiêu:
Mục tiêu của quỹ này là đem đến cho nhà đầu tư một khoản thu nhập ổn định và thường
xuyên. Quỹ này sẽ ưu tiên đầu tư vào các công cụ nợ chính phủ và công ty. Trongkhi danh mục
chứng khoán mà quỹ nắm giữ có thể gia tăng giá trị, thì mục tiêu chính của các quỹ này vẫn là
mang lại cho Nhà đầu tư một chuỗi thu nhập cố định.
- Đặc điểm:
 Rủi ro : Mặc dù quỹ đầu tư vào trái phiếu song quỹ này không phải không có rủi ro. Vì có
rất nhiều loại trái phiếu khác nhau nên quỹ đầu tư trái phiếu cũng rất khác biệt tùy thuộc quỹ đó
đầu tư vào loại trái phiếu nào. Chẳng hạn, một quỹ chuyên đầu tư vào trái phiếu có độ rủi ro và
thu nhập cao thì rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với quỹ đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Hơn nữa, hầu
như tất cả các quỹ đầu tư trái phiếu đều có thể gặp rủi ro về lãi suất, nghĩa là nếu lãi suất tăng giá
chứng chỉ quỹ này sẽ giảm.
 Chi trả cổ tức: Quỹ trái phiếu thường trả cổ tức định kỳ bao gồm các khoản thanh toán lãi
suất cơ bản của chứng khoán quỹ cộng với lãi vốn thực hiện đánh giá định kỳ. Hầu hết các quỹ
trái phiếu trả cổ tức thường xuyên hơn so với trái phiếu riêng lẻ. Tương tự như trái phiếu, các
quỹ trái phiếu cũng tạo ra thu nhập. Nhưng các quỹ này lại không giống trái phiếu ở chỗ cổ phiếu
của quỹ lại không có ngày đáo hạn và không có những khoản lợi tức đảm bảo từ số tiền mà bạn
đầu tư, một phần vì cổ phiếu của quỹ có những thời hạn khác nhau Quản lý: các cung cấp nhà
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

quản lý quản lý tập trung các nhà đầu tư cá nhân, tìm kiếm các khoản tín dụng công ty phát hành,
kỳ hạn thanh toán, giá cả, giá trị danh nghĩa, lợi nhuận và vô số các yếu tố khác ảnh hưởng đến
đầu tư trái phiếu.

 Đa dạng hóa: các quỹ trái phiếu đầu tư vào nhiều loại trái phiếu, vì vậy mà danh mục
đầu tư tương đối đa dạng, và khi một trái phiếu hoạt động kém hiệu chỉ là một trong
nhiều trái phiếu quỹ, ảnh hưởng tiêu cực của nó vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư
tổng thể là giảm đi tự động tái đầu tư thu nhập: Trong một quỹ, thu nhập từ tất cả các
trái phiếu có thể được tái đầu tư tự động bạn có thể tái đầu tư cổ tức của mình để mua
thêm cổ phiếu một cách tự động và bổ sung giá trị đầu tư vào giá trị của quỹ.
 Tính thanh khoản: Bạn có thể bán cổ phần trong một quỹ trái phiếu bất kỳ lúc nào mà
không liên quan đến thời gian đến hạn của trái phiếu. .
 Quỹ trái phiếu xuất hiện vô cùng đa dạng, với những mục tiêu và chiến lược đầu tư
khác nhau. Có những quỹ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao về đầu tư và cũng
có cả những trái phiếu vô giá trị với đầy rủi ro được bán dưới nhãn mác hứa hẹn lợi suất
cao. Bạn có thể chọn quỹ trái phiếu Kho bạc Mỹ dàihạn và trung hạn, - đây là một quỹ
kết hợp các loại trái phiếu có thời hạn khác nhau và rất nhiều các trái phiếu đô thị.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

c. Money market mutural Funds (quỹ thị trường tiền tệ ).


- Khái niệm
Một quỹ thị trường tiền tệ là một quỹ tương hỗ mở đầu tư vào khoản chứng chỉ nợ ngắn hạn.
Quỹ thị trường tiền đầu tư vào tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ thương mại của
các công ty như thương phiếu, hối phiếu, hoặc khoản khác có tính thanh khoản cao và rủi ro thấp
(như hợp đồng mua bán kỳ hạn,..)
- Mục tiêu của quỹ.
Quỹ thị trường tiền tệ đầu tư với mục tiêu duy trì một mức giá trị riêng của họ, sao cho hình
ảnh của quỹ sẽ được mô tả như những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao bằng tiền mặt. Bạn
có thể thu được lợi tức từ những khoản đầu tư mà quỹ kiếm được.
- Đặc điểm:

 Rủi ro thấp và thanh khoản cao, có nghĩa là bạn có thể đổi cổ phiếu quỹ thành tiền mặt bất
cứ lúc nào. Mỗi đêm, lúc đóng cửa, giá trị thực của danh sách cổ phiếu được xác định. Việc tăng
giá trị quỹ là ngay lập tức phản ánh trong một sự gia tăng giá trị cổ phiếu của bạn. Bạn có bán lại
cổ phần quỹ bất kỳ lúc nào.Để Quỹ thị trường tiền tệ hạn chế tổn thất do tín dụng , thị trường , và
rủi ro thanh khoản, theo quy định của SEC và luật Mỹ, một quỹ tiền chủ yếu là mua khoản nợ với
lãi suất cao , mà đáo hạn trong vòng dưới 13 tháng., các danh mục đầu tư phải duy trì một kỳ hạn
thanh toán bình quân (WAM) của 90 ngày hoặc ít hơn và không được đầu tư hơn 5% trong bất
kỳ một công ty phát hành, ngoạitrừ chứng khoán chính phủ và các thỏa thuận mua lại . Các quỹ
này được coi là an toàn, vì vậy một số nhà đầu tư ưa thích các quỹ này hơn là các quỹ cổ phiếu
hay quỹ trái phiếu
 Rằng một quỹ tiền không phảilà một khoản tiền gửi ngân hàng, không được bảo hiểm và có
thể mất đi giá trị. Không giống như một tài khoản tiền tiền gửi tại ngân hàng, quỹ thịtrường tiền
không được bảo hiểm bởi Chính phủ (chính quyền liên bang).
 Các quỹ thị trường tiền tệ có vai trò quan trọng cung cấp tính thanh khoản cho các trung
gian tài chính.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

 Lợi tức được dựa trên các mức lãi suất có hiệu lực trên thị trường tiền tệ: Các quỹ này
có những rủi ro tương đối thấp so với các quỹ khác nhau và trả cổ tức mà thường phản ánh lãi
suất ngắn hạn.
 Nguy cơ lớn nhất liên quan đến đầu tư trong các quỹ thị trường tiền tệ đó là nguy cơ
lạm phát sẽ vượt qua tỉ lệ chi trả cổ tức của quỹ , do đó làm giảm sức mua của tiền nhà đầu tư
– tiền quỹ.
Đây là loại đầu tư đặc biệt phù hợp với những ngườikhông muốn chấp nhận rủi ro và
những ai muốn để có thể thu hồibất kỳ lúc nào trong trường hợp cần.
d. Exchange- traded funds ( ETFs)
- Khái niệm
ETF (Exchange Traded Fund) là một hình thức quỹ đầu tư vào chỉ số. Danh mục của quỹ
ETF gồm những chứng khoán được cơ cấu theo mức định sẵn của từng quỹ.
Theo đó, nhà đầu tư không cần phải lựa chọn cho mình cổ phiếu mà có thể trực tiếp mua
chứng chỉ quỹ của quỹ ETF. Cách đầu tư này thuộc loại đầu tư thụ động ( Passive investing ).
ETF không phải là hoàn toàn an toàn vì đôi khi có những quỹ ETF chỉ số ngành – rủi ro ở
đây là có thể cả ngành đó sẽ suy thoái, ví dụ như bong bóng dotcom năm 2000. Mặc dù thế,
quỹ ETF tương đối khá tiện lợi vì nó có chi phí thấp và được đa dạng hoá tốt.
- . Lợi ích của quỹ ETF
Đối với nhà đầu tư: Quỹ ETF là một hình thức quỹ mở nhưng thừa kế cả ưu điểm của quỹ
đóng và mở đồng thời hạn chế nhược điểm của 2 loại quỹ này. Vì thế, ETF có tính minh bạch
cao hơn, có danh mục đầu tư đa dạng và phù hợp với nhiều nhà đầu tư.
Đối với nền kinh tế: Thứ nhất, quỹ ETF là một công cụ hiệu quả để xử lý nợ xấu và sở hữu
chéo.
Thứ hai, quỹ ETF là công cụ phòng chống khủng hoảng.
Thứ ba, quỹ ETF làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán đặc biệt là thị trường
thứ cấp.
Thứ tư, quỹ ETF làm thay đổi hành vi và văn hóa đầu tư.
Thứ năm, quỹ ETF giúp thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt do cơ chế quỹ
mở, nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế sở hữu số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ.
- Quỹ ETF hoạt động như thế nào?
Quỹ ETF được giao dịch trên thị trường chứng khoán gần với giá trị tài sản ròng (NAV)
trong suốt phiên giao dịch.Hầu hết các quỹ ETF hoạt động dựa trên một chỉ số tham chiếu,
như chỉ số chứng khoán hoặc chỉ số trái phiếu. Quỹ ETF có thể được phân loại theo dạng quỹ
mở hay quỹ ủy thác đầu tư (UIT, unit investment trust – hoạt động trong một thời gian xác
định và danh mục cố định), nhưng khác với các loại quỹ truyền thống ở một số khía cạnh sau:
(1) Quỹ ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư, mà chỉ phát hành
theo lô lớn. Ở Việt Nam, một lô đơn vị quỹ ETF gồm tối thiểu 100,000 chứng chỉ quỹ ETF.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

(2) Nhà đầu không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền, mà thay vào đó mua các lô đơn vị quỹ ETF
bằng danh mục chứng khoán cơ cấu – mô phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu đã
được chấp thuận. Các nhà đầu tư trực tiếp mua các lô đơn vị quỹ thường là những tổ chức
đầu tư và các đơn vị tạo lập quỹ. Đây là hoạt động trên thị trường sơ cấp.
(3) Sau khi mua các lô đơn vị quỹ, nhà đầu tư thường chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ
ETF trên thị trường thứ cấp. Điều này cho phép các nhà đầu tư khác mua các đơn vị quỹ
riêng lẻ, thay vì mua lô lớn trên thị trường sơ cấp.
(4) Nhà đầu tư muốn bán chứng chỉ quỹ sẽ có hai sự lựa chọn:(i) bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ
cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp, hoặc (ii) bán các lô đơn vị quỹ ngược lại cho
quỹ ETF.
- Chứng chỉ quỹ ETF được định giá như thế nào ?
Tổ chức phát hành tính toán và công bố giá trị tài sản ròng (NAV, Net Asset Value) của
quỹ ETF hàng ngày, dựa vào giá đóng cửa của chứng khoán cơ cấu trong danh mục sau khi
cộng vào các lệ phí và chi phí.
Trong phiên giao dịch, thị giá chứng chỉ quỹ có thể thay đổi liên tục do sự dao động của giá
cổ phiếu trong danh mục đầu tư hay nhu cầu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) thường giữ thị giá chứng chỉ quỹ
ETF gần với NAV của nó, cụ thể:
• Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các
chứng khoán cơ cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán nó trên thị trường chứng khoán để
kiếm lợi nhuận.
• Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các
đơn vị quỹ ETF trên thị trường chứng khoán để đổi lấy chứng khoán cơ cấu, và sau đó bán
những cổ phiếu riêng lẻ trên thị trường để kiếm lợi nhuận.
Hoạt động arbitrage giữa các thành viên lập quỹ và tổ chức tạo lập thị trường sẽ đảm bảo giá
chứng chỉ quỹ ETF liên hệ chặt chẽ với giá của các chứng khoán cơ cấu.
- Rủi ro khi đầu tư vào quỹ ETF
Rủi ro khác biệt giá trước khi niêm yết. Trước khi được phát hành, quỹ ETF huy động
vốn từ các nhà đầu tư tổ chức để hình thành nên vốn mồi (seed fund). Vốn mồi được sử dụng
để tập hợp các chứng khoán cơ cấu và sau đó sẽ đổi thành chứng chỉ quỹ để bán ra công
chúng.
Như vậy, từ lúc góp vốn cho đến lúc quỹ được phát hành và niêm yết thì sẽ cần một khoảng
thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó, nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro biến động
giá của tài sản cơ cấu và của ETF.Mức sinh lời của quỹ không vượt trội so với chỉ số. Do
ETF mô phỏng chỉ số nên ngay cả khi thị trường trong giai đoạn tăng trưởng mạnh thì ETF
cũng không thể thu được mức lợi nhuận vượt trội chỉ số mà nó mô phỏng. Đây có lẽ cũng là
điểm yếu lớn nhất của quỹ ETF.Rủi ro hệ thống đối với chỉ số mô phỏng. Về mặt lý thuyết,
đầu tư vào một danh mục sẽ giảm được mức biến động giá và tác động của từng chứng khoán
riêng lẻ lên toàn bộ danh mục. Tuy nhiên, bản thân của chính danh mục đầu tư cũng không
thể tránh khỏi rủi ro hệ thống.
Do ETF là một dạng đầu tư chỉ số, rủi ro hệ thống của ETF cũng tương đương với rủi ro biến
động của thị trường. Khi thị trường giảm, chỉ số giảm và nhà đầu tư phải gánh chịu thua lỗ.
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

Các quyền khác với cổ phiếu thường. Đối với ETF, nhà đầu tư phải thông qua công ty quản
lý quỹ để mua chứng chỉ quỹ. Nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF cũng giống như nắm một rổ
chứng khoán cơ cấu.

Tuy nhiên, do các chứng khoán thành phần vẫn thuộc về công ty quản lý quỹ, các nhà đầu tư
nắm giữ ETF không có các quyền đối với chứng khoán thành phần mà chính công ty quản lý
quỹ mới đóng vai trò là cổ đông của các cổ phiếu cơ cấu và có được các quyền liên quan
(như tham dự đại hội cổ đông, nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng…).
Sai số trong mô phỏng. Sai số mô phỏng là độ lệch chuẩn giữa tỷ suất sinh lợi của ETF và
tỷ suất sinh lợi của chỉ số cơ sở. ETF có sai số mô phỏng càng nhỏ thì càng thu hút được nhà
đầu tư.Đối với nhà quản lý quỹ ETF, chức năng chính và quan trọng nhất là duy trì sai số mô
phỏng càng nhỏ càng tốt bằng cách cơ cấu lại danh mục của quỹ.Trong thực tế, do sự biến
động của thị trường và nhiều yếu tố khác như các hoạt động chia, tách, sáp nhập doanh
nghiệp hay phát hành cổ phiếu thưởng… làm cho nhiệm vụ giảm thiểu sai số mô phỏng trở
nên khó khăn hơn, đặc biệt trong trường hợp thị trường thiếu thanh khoản.
Tình trạng chênh lệch giá. Giống như cổ phiếu, ETF chịu ảnh hưởng bởi khối lượng giao
dịch. Khi khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, hoặc giảm xuống
một cách đáng kể sẽ tạo ra chênh lệch giữa giá giao dịch và NAV.Mặc dù ETF có cơ chế giao
dịch đặc biệt từ thị trường sơ cấp và thứ cấp, tình trạng gia tăng (premium) hoặc khấu trừ
(discount) vẫn có thể diễn ra và sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư. Rủi ro tỷ giá đối với các ETF
nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất của rủi ro này là trong trường hợp ETF được niêm yết ở
thị trường nước ngoài còn rổ chứng khoán cơ cấu được niêm yết ở thị trường trong nước.
Nếu đồng nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ, NAV của ETF cũng giảm theo và nhà đầu tư phải
gánh chịu mức lỗ này.
e. Venture capital funds:
Đầu tư mạo hiểm (Venture capital) là việc cung cấp vốn tài chính cho các công ty ở giai
đoạn khởi động tăng trưởng ban đầu. Quỹ đầu tư mạo hiểm làm ra tiền bằng cách sở hữu cổ
phần trong các công ty, các công ty này thường có một công nghệ mới hoặc mô hình kinh
doanh trong ngành công nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn như công nghệ sinh học, CNTT,
phần mềm, vv. Các đầu tư mạo hiểm điển hình xảy ra sau vòng cấp vốn gieo mầm cũng như
như vòng tài trợ tăng trưởng (còn gọi là vòng chuỗi A) trong sự quan tâm của việc tạo ra
hoàn vốn thông qua một sự kiện được hiện thực hóa được xảy ra, chẳng hạn như IPO hoặc
bán công ty. Điều quan trọng là cần lưu ý là đầu tư mạo hiểm là một tập hợp con của vốn chủ
sở hữu tư nhân. Vì vậy tất cả các đầu tư mạo hiểm đều là vốn chủ sở hữu tư nhân, nhưng
không phải tất cả vốn chủ sở hữu tư nhân đều là đầu tư mạo hiểm.
Ngoài ra đối với việc đầu tư chơi vơi và các tùy chọn cấp vốn gieo mầm khác, đầu tư mạo
hiểm là hấp dẫn đối với các công ty mới với lịch sử hoạt động hạn chế, quá nhỏ để huy động
vốn trên thị trường công cộng và đã không đạt đến điểm mà họ có thể đảm bảo một khoản
vay ngân hàng hoặc hoàn thành một lời đề nghị nợ. Để đổi lại với độ rủi ro cao mà nhà đầu tư
mạo hiểm phải nhận khi đầu tư vào các công ty nhỏ và chưa trưởng thành, các nhà đầu tư

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

mạo hiểm thường có được kiểm soát đáng kể vào quyết định công ty, ngoài ra một phần đáng
kể quyền sở hữu của công ty (và do đó giá trị).
Đầu tư mạo hiểm cũng liên quan với tạo việc làm (chiếm 21% GDP của Mỹ), nền kinh tế
kiến thức, và được sử dụng như một biện pháp gián tiếp cho sự đổi mới trong một ngành kinh
tế hoặc vùng kinh tế. Mỗi năm có gần 2 triệu doanh nghiệp được tạo ra ở Mỹ, và chỉ có 600-
800 nhận được vốn đầu tư mạo hiểm. Theo Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Quốc gia 11% việc
làm khu vực tư nhân đến từ các công ty được đầu tư mạo hiểm và doanh thu của chúng chiếm
21% GDP của Mỹ.
f. Private equity funds:
- Định nghĩa:
Quỹ cổ phần riêng là các nhóm, hội sở hữu một lượng vốn do các công ty cổ phần riêng
đầu tư vào. Mặc dù có thể tồn tại dưới các hình thức khác, nhưng nhìn chung các quỹ cổ phần
riêng thường được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các công ty
giao vốn và được kiểm soát bởi các công ty cổ phần riêng, đóng vai trò là các thành viên hợp
danh. Các công ty giao vốn (limited partnership) thường được gọi là quỹ (fund), và các thành
viên hợp danh đôi khi được chỉ định đóng vai trò làm công ty giám sát (Management
Company). Các quỹ này sẽ huy động được vốn từ một số nhà đầu tư có khả năng đáp ứng
được các tiêu chuẩn đề ra, ví dụ như: các quỹ hưu trí (pension fund), các tổ chức tài chính và
các cá nhân có tiềm lực tài chính lớn_các nhà đầu tư này sẽ cam kết lượng đóng góp của họ
vào quỹ. Khi đó, họ sẽ trở thành các thành viên góp vốn của quỹ, chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phần vốn góp của mình. Khi thành viên hợp danh xác định được cơ hội đầu tư phù hợp,
thì quỹ sẽ yêu cầu các thành viên góp vốn đóng góp lượng vốn cổ phần bắt buộc theo tỉ lệ
vốn mà họ đã cam kết đóng góp. Tất cả các quyết định đầu tư sẽ do thành viên hợp danh
quyết định, đây đồng thời cũng là người sẽ quản lý danh mục đầu tư của quỹ. Trong suốt thời
gian tồn tại (thường kéo dài khoảng 10 năm) quỹ này sẽ tiến hành từ 15 đến 25 hoạt động đầu
tư riêng lẻ và thường không có hoạt động nào được phép chi quá 10% tổng số vốn cam kết.
- Đặc điểm:
Thành viên hợp danh thường được bù đắp bằng các khoản như: chi phí quản lý (tính bằng
tỉ lệ phần trăm trên tổng vốn cổ phần của quỹ), chi phí điều hành (chi phí do các công ty nằm
trong danh mục đầu tư trả cho thành viên hợp danh) và các chi phí giao dịch (là chi phí trả
cho thành viên hợp danh do khả năng tư vấn của họ trong các vụ M&A).
Thường thì thành viên hợp danh sẽ nhận được phí quản lý hàng năm là từ 1% đến 2% của
vốn cam kết, hưởng 20% trên số lãi vượt trội so với mục tiêu đề ra_thường mục tiêu lợi
nhuận nằm trong khoảng từ 8% đến 10% (được gọi là ngưỡng lợi suất). Tổng thu nhập của
quỹ có thể lên trên mức 20% một năm. Mức sinh lợi cao trong trường hợp sử dụng đòn bẩy
nợ để mua lại chủ yếu là do mức vay nợ quá cao của các công ty nằm trong danh mục đầu tư,
hoặc là do công ty đã tiến hành các hoạt động đầu tư có mức độ mạo hiểm hơn từ trước đó
(rủi ro càng cao thì mức sinh lời càng lớn). Các công ty cổ phần riêng thường thu lợi từ hoạt
động đầu tư của mình thông qua ba con đường:
Thứ nhất: tiến hành IPO

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

Thứ hai: tiến hành bán hoặc sáp nhập công ty mà họ kiểm soát
Tiến hành tái vốn hóa
Các chứng khoán chưa được niêm yết trên thị trường có thể được công ty bán trực tiếp cho
các nhà đầu tư hoặc các quỹ đầu tư riêng (thường gọi là chào phát hành riêng lẻ_private
offering), do đó có thể gọi thêm vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nhỏ, tạo ra một quỹ đầu tư
(capital pool). Việc cân nhắc lựa chọn giữa đầu tư vào một quỹ cổ phần riêng và đầu tư dưới
các hình thức khác bao gồm các điểm sau đây:
- Phần lớn các quỹ cổ phần riêng đều đòi hỏi lượng đầu tư ban đầu lớn (thường là từ
100,000$ trở lên) cộng thêm các khoản đầu tư khác trong năm đầu tiên hoạt động, được gọi
bằng thuật ngữ "drawdown"
- Các khoản đầu tư vào công ty giao vốn (là dạng đầu tư chủ yếu của các công ty cổ phần
riêng) thường được coi là các khoản đầu tư không có tính lỏng. Một khi đã đầu tư rồi thì sẽ
rất khó có thể sử dụng được dòng tiền này bởi chúng bị khóa chặt trong các khoản đầu tư dài
hạn, có thể kéo dài tới 12 năm. Việc phân phối lợi nhuận chỉ được thực hiện khi mà các
khoản đầu tư này đã được chuyển sang dạng tiền mặt, thường thì các thành viên góp vốn sẽ
không có quyền yêu cầu bán các tài sản tài chính khác để quy ra tiền.
- Nếu các công ty cổ phần riêng không thể tìm thấy cơ hội tốt để đầu tư, họ sẽ không viện tới
cam kết góp vốn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp các quỹ đầu tư tiến hành
đầu tư vào các công ty làm ăn thất bại, nhà đầu tư sẽ có nguy cơ bị trắng tay. Điều này đặc
biệt đúng đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Cùng với các rủi ro trên đây, thì các quỹ cổ phần riêng có thể mang lại thu nhập cao hơn, với
đội ngũ quản trị viên tốt hơn hẳn thị trường đại chúng (public market). Nhìn chung, đầu tư
vào các quỹ cổ phần riêng là hoạt động dành cho những người có khả năng để vốn của mình
bị đóng băng trong thời gian dài, sẵn sàng chấp nhận rủi ro bị mất trắng cả cơ nghiệp. Nhưng
bù lại, họ có thể được hưởng mức lợi suất hàng năm lên tới 30% nếu quỹ làm ăn thành công.
Phần lớn các quỹ cổ phần riêng chỉ chào đón các nhà đầu tư là tổ chức và các cá nhân có tiềm
lực tài chính mạnh. Luật pháp cũng có những quy định nghiêm ngặt bởi quỹ cổ phần riêng sẽ
ít chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng hơn các quỹ tương hỗ khác. Ví dụ, ở Mỹ, phần
lớn các quỹ cổ phần riêng yêu cầu nhà đầu tư tiềm năng phải có tài sản ròng từ 1 triệu $ trở
lên, với cá nhân phải có thu nhập từ trên 200.000$, hoặc tổng thu nhập của cả hai vợ chồng là
từ 300.000$ trong hai năm liên tiếp gần đây (phải có bằng chứng xác thực) và dòng thu nhập
đó là liên tục và ổn định.
g. Vulture funds
ĐỊNH NGHĨA
Quỹ kền kền( quỹ trục lợi) là một tổ chức tài chính chuyên mua các chứng khoán trong
tình trạng "cùng quẫn", như các trái phiếu có lãi suất cao sắp bị vỡ nợ, hoặc các cổ phần của
các công ty sắp bị phá sản.
Cách gọi đã gợi lên phép nói ẩn dụ ví như những con kền kền vây xung quanh để "rỉa thịt"
của các công ty đang sắp "hấp hối." Các quỹ kền kền tập trung vào mục tiêu không những là

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

các công ty mà còn là chính phủ. Gần đây là trường hợp của Argentina, các quỹ kền kền mua
vào một lượng lớn nợ của chính phủ với giá rất thấp (chỉ bằng khoảng 20% giá trị bề mặt), và
sau đó đổi thành tiền mặt khi khủng hoảng kinh tế của Argentina nổ ra vào năm 2002. Một
quỹ kền kền của Kenneth B. Dart đã đòi bồi thường 700 triệu đôla Mỹ trong một phiên tòa
xét xử chính phủ Argentina.
Gần đây, dư luận tập trung chú ý vào nỗ lực của công ty Donegal International kiện lên
tòa án Anh để đòi các khoản bợ từ Zambia. Tòa án tối cao đã phán quyết có lợi cho Donegal.
Donegal mua nợ của Zambia với giá trị bề mặt 29,8 triệu USD từ Rumani vào năm 1999 với
giá dưới 4 triệu đôla. Zambia đã bị chồng chất nợ nần vì mua máy móc nông nghiệp từ thời
Chiến tranh lạnh.
Một thuật ngữ gần nghĩa là "Vulture Investing," khi đó các chứng khoán của các công ty
sắp bị phá sản được mua lại do quỹ kền kền dự đoán sẽ có sự tái lập của công ty đó. Một ví
dụ điển hình là K-Mart ở Mỹ, khi đó bất động sản của công ty được bán để trả cho nhà đầu tư
cổ phần vào công ty.
h. Hedge funds
Hedge fund là loại quỹ đầu tư có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt. Khái
niệm "Hedge Fund" không nhằm ám chỉ tới một loại pháp nhân riêng biệt của thị trường vốn,
mà chỉ là cách người ta gọi nhằm phân biệt các quỹ ít bị quản chế chặt chẽ (do các điều luật
nới lỏng hơn). Thường các quỹ loại này chỉ giao dịch với một số lượng hạn chế các nhà đầu
tư vào quỹ, vì thế thường mỗi nhà đầu tư phải bỏ ra những khoản tiền đầu tư rất lớn đóng
theo phương thức "gọi vốn không đại chúng" (private placement). Ngược với các quỹ Hedge
Fund là các quỹ có tính đại chúng cao, phần đông dân cư đều có thể tham gia đầu tư và
thường được xếp vào nhóm các Quỹ hỗ tương (Mutual Funds).
Do ít không bị quản chế ngặt nghèo, Hedge Fund thường rất linh hoạt trong các chiến lược
đầu tư. Hedge fund có thể bỏ tiền vào đầu tư những loại phái sinh chứng khoán (như cổ
phiếu) và chỉ bị chế tài bởi các điều khoản do hợp đồng kiểm soát quỹ. Tùy thuộc vào "Chỉ
dẫn đầu tư" và "Phương thức", Hedge Fund có thể mua hay bán trên thị trường và tham gia
các hợp đồng futures, swaps hoặc các phái sinh chứng khoán khác. Như vậy, Hedge Fund có
thể tiến hành các chiến lược đầu tư phức hợp, nhiều khi hưởng lợi từ các khoảnh khắc dao
động lớn của thị trường, hoặc khi thị trường đang bán tháo tài sản tài chính.
Do hạn chế số nhà đầu tư tham gia, Hedge Fund thường "mở" cho các nhà đầu tư chuyên
nghiệp, tổ chức hoặc có trình độ cao.
Vậy Hedge Fund khác gì các quỹ đầu tư không đại chúng Private Equity?
Chúng khá giống các quỹ Private Equity, có nhiều điểm chung. Cả 2 loại này đều ít bị chế tài
ngặt nghèo, và là các "rổ tiền riêng" đầu tư vào chứng khoán và đều kích thích bộ máy quản
lý quỹ bằng lợi nhuận do quỹ sinh ra. Nhưng hầu hết các quỹ Hedge fund đầu tư vào các tài
sản có tính thanh khoản rất cao, và cho phép các nhà đầu tư góp vốn hoặc rút vốn khỏi quỹ
khá dễ dàng. Các quỹ Private equity lại hầu hết là đầu tư vào các tài sản vốn không thanh
khoản như các công ty ở giai đoạn trước khi trở thành đại chúng. Như vậy, nhà đầu tư vào
Private Equity Fund thường bị "giam tiền" trong suốt đời hoạt động của quỹ (thường từ 7-10

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

năm). Hedge fund thường đầu tư vào các quỹ mua bán các công ty chưa đại chúng, chứ
không đầu tư trực tiếp lên tài sản vốn của những công ty này.
Hedge Fund khác gì Mutual Fund
Mặc dù cùng là các "rổ tiền" thu hút từ các nhà đầu tư, cấu trúc 2 loại quỹ này rất khác
nhau.
Quỹ đầu tư Mutual Fund có tính đại chúng cao và bị quản chế ngặt nghèo bởi cơ quan
quản lý giao dịch chứng khoán (ví dụ SEC), nhưng Hedge fund thì không.
Nhà đầu tư vào Hedge fund bắt buộc phải là người có trình độ chuyên môn cao, có hiểu
biết thấu đáo về thị trường và giao dịch.
Quỹ Mutual Funds được yết giá và cổ phiếu phải có tính thanh khoản cao hàng ngày.
Mutual fund bắt buộc phải có các bản cáo bạch đầy đủ, chi tiết và sẵn sàng cung cấp cho
bất kỳ ai yêu cầu được xem, mà yêu cầu này có thể qua bưu điện hoặc thư điện tử. Hoạt động
phải được công bố rõ ràng hàng quý, nhất là về các khoản đầu tư. Hedge Fund không phải
tuân thủ các yêu cầu khắt khe này. Hedge Fund cũng không cần có tính thanh khoản giao
dịch hàng ngày, ngược lại thường "khóa chặt" các khoảng thời gian rút vốn để hoạt động có
thể sinh lợi. Họ chỉ trả lợi tức cho nhà đầu tư khi khoảng thời gian qui định đó kết thúc, thông
qua các kiểm chứng của kế toán hành nghề chính thức và các biểu mẫu thuế công khai. Mặc
dù vậy, nhiều người chấp nhận cách thức của Hedge Fund vì nó có thể sinh lợi nhiều hơn
Mutual Fund cho họ.
Để cạnh tranh, gần đây một số Mutual Fund đã tung ra sản phẩm mới có các đặc tính mà
trước đó chỉ có Hedge Fund cung cấp cho thị trường.
i. Real estate investment trusts
1. Khái niệm chung về quỹ REITS
1.1. Khái niệm:
Quỹ tín thác bất động sản hay còn goi là Reit (Real estate investment trust) là hình
thức góp vốn cho một hay nhiều dự án bất động sản từ những cá nhân, tổ chức khác,
thông qua việc phát hành các chứng từ có giá như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
1.2. Đặc điểm quỹ REITS
- Cổ phiếu của REIT luôn có tính thanh khoản cao và lợi nhuận thu nhập bình quân
hàng năm của quỹ khá ổn định.
- Về bản chất, REIT là doanh nghiệp được thiết lập để chuyên về đầu tư (sở hữu) một
hoặc một số BĐS.
- Các bất động sản bao gồm căn hộ, trung tâm thương mại, khách sạn, resort, văn
phòng cho thuê, kho bãi, khu công nghiệp…
- Thu nhập của REIT đa phần từ thu nhập của danh mục BĐS mà nó đang sở hữu và
khai thác.
- REIT phân phối đa phần thu nhập của mình cho các cổ đông dưới hình thức chia cổ

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

tức.
- REIT có thể niêm yết, giao dịch OTC hoặc chỉ là REIT tư nhân.
1.3. Phân loại REITS

 Theo đối tượng đầu tư:


 Quỹ khai thác BĐS( Equity REIT)
 REIT cho vay(mortgage REIT)

 REIT kết hợp cả hai dạng này( Hybrid REIT)


 Theo tổ chức:

 REIT được tổ chức dạng công ty( REIT pháp nhân)


 REIT được tổ chức như một quỹ

 Theo cấu trúc vận hành:


 REIT truyền thống( Traditional REIT)
 UPREIT( Umberella Partnership REIT) DOWNREIT
2. Ưu điểm và nhược điểm của REIT
REITs được áp dụng khá thành công tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật,
Singapore. Lần đầu tiên quỹ này xuất hiện tại Mỹ vào khoảng năm 1960, sau đó lan rộng ra
các nước phát triển khác. Đến năm 2000 REITs được phát triển rộng rãi ở Châu Âu và Châu
Á như Pháp, Đức, Italia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hồng
Kong,…hiện nay, một số nước khác đang có thị trường BĐS phát triển như Ấn Độ, Trung
Quốc, Việt Nam,…cũng đang nghiên cứu về quỹ này. Tại Châu Á, mức vốn hóa của quỹ này
khá lớn năm 2010 lên đến 156,8 tỷ USD, riêng Singapore là 28,9 tỷ USD.
Ưu điểm: -Nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia trực tiếp vào thị trường: Ưu điểm lớn nhất
mà quỹ này đem lại là bất kể cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tham gia vào thị trường bất
động sản cho dù vốn của họ lớn hay nhỏ thông qua hình thức sở hữu một phần tỷ lệ tương
ứng với vốn góp tại một dự án nào đó, trong khi theo hình thức thông thường để đầu tư bất
động sản cần khoản vốn tương đối lớn. Tiền nhàn rỗi trong dân rất lớn, do đó, REITs hoạt
động thành công sẽ đem lại mức vốn hóa rất lớn cho thị trường.
-Kênh huy động vốn mới: Trong tình hình tín dụng thắt chặt, nền kinh tế khó khăn. Các
kênh huy động vốn truyền thống sẽ không mấy hiệu quã, thì REITs sẽ là một kênh huy động
vốn mới cần tính đến.
-Lợi nhuận các nhà đầu tư được hưởng cao: Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty bất động
sản hay tham gia vào REITs có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là
mức cổ tức đem lại cho các nhà đầu tư lại khác biệt. Gần như hầu hết các quỹ này trên thế
giới đều chi ra 90% lợi nhuận của quỹ chia cho các nhà đầu tư, chỉ giữ lại khoảng 10% duy
trì hoạt động của quỹ, trong khi đó các quỹ chứng khoán hiện nay tỷ lệ giữ lại duy trì và hoạt

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

động thông thường đều khoảng 30%. Đây là một lợi thế không nhỏ của REITs và là điểm hấp
dẫn nhất nhà đầu tư hiện nay.
REITs được ưu đãi về thuế: Chính vì được ưu đãi rất nhiều trong việc đóng thuế, cho nên,
mức cổ tức của quỹ này cho nhà đầu tư là rất cao. Gần như trên thế giới, thuế thu nhập được
miễn hoàn toàn cho các quỹ này.
Hạn chế: Mặc dù có rất nhiều ưu điểm của quỹ REITs, tuy nhiên, sẽ khó tránh khỏi những
hạn chế mà các nhà đầu tư cần chú ý khi tham gia vào các quỹ này: -Rủi ro cao: Đương
nhiên, bất kể chúng ta đầu tư vào lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận lớn thì đồng hành với nó là
rủi ro sẽ rất cao, điều quan trọng nhất là sự sáng suốt đưa ra quyết định của nhà đầu tư trong
từng thời điểm khác nhau. Có hai lý do đem lại rủi ro cho nhà đầu tư từ quỹ này. Thứ nhất,
quỹ này có sự liên thông với thị trường chứng khoán, tài chính,…do đó khi những thị trường
này có sự biến động mạnh, thiếu ổn định thì REITs sẽ chịu ảnh hưởng lớn, đặc biệt là những
quỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Rủi ro trong quản lý dòng vốn : Khác với những quỹ đầu tư khác như quỹ đầu tư chứng
khoán, quỹ đầu tư BĐS,…khi quản lý dòng vốn của REITs sẽ không đảm bảo an toàn, bởi
quỹ này đa phần lợi nhuận là chi cho các cổ đông, vì thế bộ máy hoạt động của quỹ chỉ là
một hội đồng các nhà đầu tư, khác với quỹ khác mô hình giống như một Công ty quản lý
chẳng hạn như quỹ chứng khoán lợi nhuận trích ra cho việc hoạt động khoảng 30%, trong khi
đó REITs chỉ 10%. Đây là cũng là một hạn chế của REITs so với các quỹ khác.
Mô hình Quỹ tín thác bất động sản là một trong những cách chứng khoán hóa bất động sản
(thông qua chứng chỉ quỹ), vì vậy cần có biện pháp kiểm soát hạn chế những nguy cơ do
chứng khoán hóa bất động sản đem lại theo hướng cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn về
nhân lực, nguồn vốn, quản lý rủi ro, chế độ báo cáo...
Do vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là có một khung pháp lý đủ chặt để hạn chế
những rủi ro mà REITs có thể đem lại, khi thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn thiếu
tình ổn định. Có như vậy, mô hình REITs ở Việt Nam mới thực sự đem lại hiệu quả, và là
một kênh huy động vốn cho thị trường nhà ở, làm tăng nguồn cung, hỗ trợ thị trường trong
điều kiện đang khát vốn như hiện nay.
IV.Công ty Bảo Hiểm và Quỹ Hưu Trí:
Mục đích của sự ra đời các Công ty Bảo Hiểm: Né tránh và kiểm soát các rủi ro- loại trừ
hoặc hạn chế tối đa khả năng có thể xảy ra rủi ro.
Vai trò của Bảo hiểm trong đời sống xã hội:
- Đảm bảo cho các tổ chức và các doanh nghiệp pháp triển vững mạnh.
- Góp phần hoàn thiện cuộc sống trước những tiềm ẩn tiêu cực của rủi ro.
Công ty bảo hiểm (insurance company): là định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo
hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài
chính bằng cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm. Nhờ số liệu thu thập được
trong quá khứ, chuyên viên bảo hiểm có thể tính toán xác suất xuất hiện của một biến cố nhất

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

định, chẳng hạn xác suất bị hỏa hoạn của các hộ gia định trong một khu vực nhất định, và
tính mức thiệt hại do mỗi biến cố gây ra. Dựa vào những thông tin này, chuyên viên bảo hiểm
ước tính mức phí bảo hiểm cần thiết và thu phí bảo hiểm để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền bảo
hiểm và đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý.

Phân loại công ty bảo hiểm:


1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm:
Theo tiêu chí này, bảo hiểm có thể phân ra thành:
* Bảo hiểm xã hội (social insurance): Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước
tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao
động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.
* Bảo hiểm thương mại (commercial insurance): là loại hình bảo hiểm mang tính chất
kinh doanh, kiếm lời. Khác với BHXH, loại hình bảo hiểm này có những đặc điểm: không
bắt buộc, có tính đến từng đối tượng, từng rủi ro cụ thể; nhằm mục đích kinh doanh.
2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm
* Bảo hiểm nhân thọ (life insurance): là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm sống hoặc chết. Đây là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm
bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người
được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Nói cách khác, bảo hiểm nhân
thọ là việc bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con
người. Đối tượng tham gia bảo hiểm nhân thọ rất rộng, bao gồm nhiều người ở các lứa tuổi
khác nhau:
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ:
– Bảo hiểm trọn đời
– Bảo hiểm sinh kỳ
– Bảo hiểm tử kỳ
– Bảo hiểm hỗn hợp
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ
* Bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance): là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách
nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như trong
kinh doanh. Bảo hiểm phi nhân thọ gồm:
– Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người
– Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

– Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường
không
– Bảo hiểm hàng không
– Bảo hiểm xe cơ giới
– Bảo hiểm cháy, nổ
– Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
– Bảo hiểm trách nhiệm chung
– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
– Bảo hiểm nông nghiệp

3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm


Nếu xem xét theo đối tượng bảo hiểm, có thể phân chia như sau:
* Bảo hiểm con người (insurance of the person): là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm
là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con người. Bảo hiểm con người bao gồm các
loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người bao gồm các loại
như bảo hiểm an sinh giáo dục, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư, bảo
hiểm chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn học sinh, lao động…
Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính bản thân mình hoặc vợ, chồng, con, cha,
mẹ; anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; và người khác nếu bên
mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Trong bảo hiểm tai nạn con người, người thụ hưởng nhận được số tiền trong phạm vi số
tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thoả thuận trong
hợp đồng bảo hiểm. Còn trong bảo hiểm sức khỏe con người, người được bảo hiểm được
nhận số tiền trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục
hồi sức khỏe của người đó do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.
* Bảo hiểm tài sản (property insurance): là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản
(cố định hay lưu động) của người được bảo hiểm (tập thể hay cá nhân) bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Nhóm các loại sản phẩm bảo hiểm tài
sản bao gồm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm nhà, bảo
hiểm công trình… Có 3 loại hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá
trị, hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị và hợp đồng bảo hiểm trùng.
4. Căn cứ vào quy định của pháp luật
Nếu xét trên cơ sở quy định của pháp luật, các loại hình bảo hiểm lại có thể được phân
chia thành bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

* Bảo hiểm bắt buộc: là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, số
tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có
nghĩa vụ thực hiện. Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích
bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
Các nước có những quy định khác nhau về các loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo Luật
kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam được ban hành ngày 09/12/2000, các loại hình bảo hiểm sau
là bắt buộc:
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
người bảo hiểm hàng không đối với hành khách
– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
– Bảo hiểm cháy, nổ
Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ
trình Uỷ ban thưòng vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.
* Bảo hiểm không bắt buộc: là những loại bảo hiểm khác, không thuộc bảo hiểm bắt buộc.

Cụ thể một số loại bảo hiểm thường được sử dụng:


1. Bảo hiểm y tế:
- Là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của
những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán
các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
Đặc điểm:
- Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn
- Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng tiền
đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ.
Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế:
- Vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
- Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, không bảo hiểm những rủi ro
chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra.
- Hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.
Đối tượng của bảo hiểm y tế:
- Sức khỏe của người được bảo hiểm (rủi ro ốm đau, bệnh tật,...).
Hình thức của bảo hiểm y tế:

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

- Bảo hiểm y tế bắt buộc.


- Bảo hiểm y tế tự nguyện.

2. Bảo hiểm nhân thọ:


- Là một hợp đồng giữa một chính sách bảo hiểm chủ và một công ty bảo hiểm hoặc bảo,
nơi mà các công ty bảo hiểm hứa trả tiền các người thụ hưởng một số tiền (lợi ích) trao đổi
với một cao cấp, sau cái chết của một người được bảo hiểm (thường chủ sở hữu chính sách).
- Chủ sở hữu chính sách thường phải trả tiền bảo hiểm, hoặc thường xuyên hoặc như một
lần. Chi phí khác (như chi phí tang lễ) cũng có thể được bao gồm trong những lợi ích.
- Bảo hiểm nhân thọ có hợp đồng pháp lý và các điều khoản của hợp đồng mô tả những
giới hạn của các sự kiện bảo hiểm. Cụ thể loại trừ thường được viết vào hợp đồng hạn chế
trách nhiệm của các công ty bảo hiểm; chung ví dụ được tuyên bố liên quan đến vụ tự tử,
gian lận, chiến tranh loạn, và dân sự chấn động.
Hai loại chính:
- Các chính sách bảo vệ được thiết kế để cung cấp một lợi ích, thường thanh toán một
lần, trong trường hợp cụ thể kiện. Một hình thức phổ biến của một chính sách bảo vệ thiết kế
là hạn bảo hiểm.
- Đầu tư chính sách – nơi mục tiêu chính là để thuận lợi cho sự phát triển của thủ đô của
thường xuyên hoặc duy nhất bảo hiểm. Hình thức phổ biến (MỸ) là toàn bộ cuộc sống, cuộc
sống, và cuộc sống thay đổi chính sách.
Vĩnh viễn bảo hiểm nhân thọ:
- Là loại bảo hiểm nhân thọ đó bao gồm còn lại đời của người được bảo hiểm. Một vĩnh
viễn bảo hiểm tích lũy một giá trị tiền mặt của ngày của sự trưởng thành. Chủ sở hữu có thể
truy cập vào các tiền mặt, giá trị bởi rút tiền, vay tiền mặt, giá trị, hay đầu hàng sách và nhận
sự đầu hàng có giá trị.
- Ba loại cơ bản của vĩnh viễn bảo hiểm:
Toàn bộ cuộc sống: bảo hiểm cung cấp suốt đời bảo hiểm cho một số tiền bảo hiểm.
Cuộc sống.
Tài trợ.
Nguồn lực:
- Các chính sách tài trợ là một cuộc sống hợp đồng bảo hiểm được thiết kế để trả tiền
một lần sau khi cụ thể hạn (trên của nó 'trưởng thành') hoặc cái chết. Điển hình kỳ hạn là
mười, mười lăm, mười hay hai mươi năm lên đến một giới hạn tuổi tác. Một số chính sách
cũng phải ra trong trường hợp bệnh quan trọng.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

- Chính sách thường truyền thống, với lợi nhuận hoặc liên kết đơn vị (bao gồm cả những
với công với lợi nhuận tiền).
- Nguồn lực có thể có tiền mặt trong đầu (hay đầu hàng) và người giữ sau đó nhận sự đầu
hàng giá trị đó là quyết định của công ty bảo hiểm tùy theo chính sách đã chạy bao nhiêu và
đã được trả tiền vào nó.

Các quỹ trợ cấp hưu trí (Pension and retirement funds):
Mục đích: Giúp cho người lao động khi về hưu có được những khoản thu nhập ổn định
thông qua cung cấp các chương trình lương hưu (pension plans).
- Các chương trình lương hưu này quy định những khoản đóng góp định kỳ của những
người tham gia vào chương trình trong thời gian những người này còn đang làm việc để khi
về hưu họ sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí (hay lương hưu) được trả một lần khi về hưu hoặc
trả định kỳ đều đặn cho đến khi chết.
- Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động mà cả
các chủ thuê lao động và thậm chí cả chính phủ.
- Các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được mức sinh
lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn
Ngoài ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro thấp như tiền gửi
ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành. Như vậy hoạt động của các quỹ hưu trí
không chỉ đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn định cho những người về hưu mà còn
góp phần lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn.
Các chương trình lương hưu được chia làm hai loại:
• Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (a defined-contribution plan): là chương trình lương
hưu trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp
và khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó.
• Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (a defined-benefit plan): là chương trình lương hưu
trong đó số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức
độ đóng góp mà vào thời gian làm việc và mức lương của người đó. Loại chương trình này có
hạn chế là có thể xảy ra trường hợp số tiền mà người tham gia đóng góp không đủ để trả cho
số tiền mà họ sẽ nhận được sau khi về hưu.

Các quỹ trợ cấp hưu trí hoạt động dưới hai hình thức sau:
1. Các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân (Private Pension Plans): Các chương trình này
do các công ty thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho những người lao động trong công ty. Do
một ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm điều hành bao gồm các hoạt động thu tiền đóng góp,
chi trả lương hưu và thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn quỹ.
2. Các chương trình trợ cấp hưu trí công cộng (Public Pension Plans):
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

- Các chương trình này còn có tên gọi khác là Bảo hiểm xã hội (Social Security).
- Hầu hết tất cả những người lao động và chủ thuê lao động bị bắt buộc phải tham gia
chương trình này. Phần đóng góp được xác định trên cơ sở mức lương của người lao động.
Người lao động và chủ thuê lao động sẽ chia nhau đóng góp.
- Bảo hiểm xã hội không chỉ chi trả lương hưu mà cả chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp
mất sức lao động.
V. Các định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam
Để hoàn thiện thị trường tài chính, ngoài sự phát triển của các định chế tài chính ngân
hàng, thì các định tài chính phi ngân hàng cũng cần được phát triển hơn nữa: Hiện nay, ở
Việt Nam có các định chế tài chính phi ngân hàng như sau:
+ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng:
- Công ty Bảo hiểm ( Insurance Compamies)
- Quỹ Hưu trí ( Pension Funds)
+ Các trung gian đầu tư:
- Công ty tài chính ( Finance Companies)
- Quỹ đầu tư ( Mutual Funds)
+ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác:
- Công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán
- Các sở giao dịch chứng khoán
Công ty bảo hiểm:
Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính
phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc
quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức
khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế.
Sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh,
VINARE, PVI, PJICO… và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,…Tính đến
31/12/2016, thị trường bảo hiểm có 62 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 29
doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 DN tái bảo hiểm và 13
DN môi giới bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.
 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt
 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh

 Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)


 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
 Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI)
Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC
Các định chế tài chính phi ngân hàng

 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)


 Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG

 Công ty TNHH bảo hiểm Prudential


Trong năm 2016, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP
thay thế 4 nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính cũng đã ban hành
Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định
chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Kinh doanh bảo hiểm. Các văn bản mới được ban hành đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ,
thống nhất, dễ tra cứu khi triển khai áp dụng quy định pháp luật; đồng thời tháo gỡ vướng
mắc, khai thông nguồn vốn đầu tư của các DNBH trở lại nền kinh tế, tạo quyền chủ động và
tính tự chịu trách nhiệm cho các DN trong việc xác định chi phí kinh doanh nhằm thúc đẩy
tăng trưởng hiệu quả, an toàn tài chính cho DN.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
98/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh
doanh xổ số. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm các quy định của pháp
luật về kinh doanh bảo hiểm được thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần nâng cao năng
lực của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trong công tác quản lý, giám sát
và vận hành thị trường.
Kết quả, Tổng tài sản toàn thị trường đến hết năm 2017 ước đạt 302.935 tỷ, tổng số tiền
đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 247.801 tỷ đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị
trường ước đạt 105.611 tỷ đồng, số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 29.423 tỷ đồng.
Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò
cũng như sự phát triển của thị trường. Cụ thể:
- Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm mặc dù được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy
nhiên cần có thêm các chính sách ưu đãi để khuyến khích hơn nữa các DNBH đầu tư vào các
sản phẩm bảo hiểm an sinh xã hội, sản phẩm bảo hiểm cho người có thu nhập thấp, sản phẩm
bảo hiểm y tế.
- Năng lực quản trị, điều hành của một số DNBH, đặc biệt là các DN trong nước còn yếu.
Một số DN phi nhân thọ trong nước hiện nay vẫn đang áp dụng mô hình quản lý phi tập
trung, phân cấp trong khi đó, hệ thống công nghệ thông tin lại chưa được đầu tư đúng mức,
thủ công dẫn đến hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Các kênh phân phối tuy phát triển đa dạng song tính chuyên nghiệp chưa cao, chi phí
dành cho các kênh phân phối lớn. Vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
- Tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DNBH chưa
được đảm bảo.
Quỹ hưu trí
Ngày 20/1/2014 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 144/2014 Đề án hình
thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam. Theo Đề án, việc hình thành

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện nhằm xây dựng hệ thống hưu trí đa trụ cột, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời khuyến khích tiết kiệm, mở rộng cơ sở nhà đầu
tư vốn dài hạn trên thị trường vốn theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến
năm 2020.
Ngày 1/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2016 về chương trình hưu trí bổ
sung tự nguyện, với nhiều quy định chi tiết về đường hướng phát triển hệ thống Quỹ hưu trí
theo thông lệ quốc tế, nhưng phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Thị trường vốn Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ nhanh trong những năm gần
đây. Tuy tăng trưởng mạnh về quy mô, nhưng tỷ trọng tham gia của các nhà đầu tư tổ chức
có vốn dài hạn còn rất khiêm tốn.
Đặc biệt, Quỹ hưu trí tự nguyện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái
phiếu tại các quốc gia phát triển. Do vậy, việc ra đời và vận hành hệ thống Quỹ hưu trí tự
nguyện tại Việt Nam, bên cạnh vai trò đa dạng hóa hệ thống an sinh xã hội, còn góp phần
phát triển hệ thống cơ sở nhà đầu tư dài hạn trên thị trường vốn.
Nguồn vốn từ các quỹ hưu trí được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, cá
nhân, doanh nghiệp sử dụng lao động, sẽ được đầu tư vào các sản phẩm tài chính trên thị
trường vốn, qua đó góp phần phát triển thị trường này, đặc biệt là thị trường trái phiếu Chính
phủ một cách bền vững.
Bảo Hiểm Xã Hội của Việt Nam đây là cơ quan thuộc Chính Phủ chịu sự quản lý của Bộ
Lao Động Thương Binh Xã Hội, đây là hình thức của Quỹ Hưu trí
Công ty Tài chính
Năm 1995, VN cho ra đời công ty cho thuê tài chính đầu tiên là công ty cho thuê tài chính
quốc tế VN (Vietnam internatinal leasing company) bắt đầu thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài
chính. Các công ty cho thuê tài chính chủ yếu là công ty con của các ngân hàng và được
thành lập và hoạt động dưới các hình thức sau:
• Công ty cho thuê tài chính nhà nước
• Công ty cho thuê tài chính cổ phần
• Công ty cho thuê tài chính liên doanh
• Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài
Công ty thuê tài chính có những ưu điểm, nhược điểm:
 Ưu điểm: – đối với người đi thuê: cho phép sử dụng linh hoạt vốn của mình vào các
mục đích khác ” LN cao hơn, thay vì phải đầu tư vào trang thiết bị; phương thức thanh toán
tiền thuê linh hoạt, phù hợp với dòng tiền của DN.
 Nhược điểm: – cho thuê: vốn điều lệ trung bình 150 tỷ, nhỏ hơn NH, giá cho thuê cao
hơn so với đi thuê NH, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

Tính đến năm 2016, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu là máy móc, thiết bị, PTTV đáp
ứng được 37% nhu cầu vốn của xã hội. Ngoài ra, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ
đáp ứng 34% nhu cầu của xã hội.
Hiện nay trên thị trường VN, loại hình này vẫn chưa thực sự được phổ biến mạnh mẽ đến
các DN vừa và nhỏ, trong khi các DN vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số các DN. Đồng thời,
năng lực quản lý điều hành của loại hình này còn hạn chế, huy động vốn gặp nhiều khó khăn,
cho vay trong các lĩnh vực có rủi ro cao như: tàu thủy..
Tính đến nay, cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính ra đời và phát triển ở Việt
Nam đã khá lâu, gần 20 năm. Nhưng kết quả một vài bài nghiên cứu đã cho thấy, dịch vụ này
không được mấy doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời, sự phát triển của các công ty cho thuê
tài chính cũng trở nên èo uột và đối diện với tương lai chưa mấy sáng sủa Còn đối với công
ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tình trạng thua lỗ kéo dài, có nguy cơ mất an toàn, vi phạm
nghiêm trọng các quy định an toàn hoạt động ngân hàng. Mặc dù, theo thống kê từ NHNN có
đến 12 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, nhưng gần đây hoạt động này dần rơi rụng
và thu hẹp quy mô hoạt động.
Theo nguồn dữ liệu của NHNN, hoạt động cho thuê tài chính đầy tiềm năng khi hoạt động
ở Việt Nam, nơi mà có doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp. Tuy
nhiên, tổng dư nợ và tài sản Có của loại hình này đang ngày càng giảm. Đặc biệt, giá trị vốn
tự đang suy giảm trầm trọng, và có những công ty đã âm vốn chủ sở hữu với số tiền khá lớn.
Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn ngành chỉ 3,35%, trong khi đó, yêu cầu
tối thiểu phải là 13%. Đến đây, mệnh lệnh tái cơ cấu hoạt động công ty cho thuê tài chính bắt
buộc phải diễn ra và phải ngày càng khẩn trương.
Sự ra đời và phổ biến của hoạt động cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính là
điều tất yếu trong sự hoàn thiện hệ thống tài chính. Những đóng góp của công ty cho thuê tài
chính sẽ giúp cân bằng sự phát triển giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn (thị trường vốn,
trong đó có hoạt động cho thuê tài chính đang khá èo uột và “đẩy” nhiệm vụ nguồn vốn trung
dài hạn sang thị trường tiền tệ), đồng thời gia tăng thêm nguồn vốn trung dài hạn trong lựa
chọn hình thành tài sản dài hạn của doanh nghiệp. “sự giàu có không phải nằm trong quyền
sử hữu tài sản mà là trong quyền sử dụng nó” và các doanh nghiệp với phương án sử dụng tài
sản khả thi lẫn nhận thức được vai trò của hoạt động thuê tài chính sẽ tối đa được lợi nhuận
theo đuổi. Còn các công ty cho thuê tài chính sẽ đóng vai trò lớn trong kênh truyền dẫn vốn
trung dài hạn đến các chủ thể kinh tế.
Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tiên ở Việt Nam được chào bán ra công chúng vào cuối năm 2004. Từ đó đến
nay, đã có một số quỹ dạng đóng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, dần thu hút được
sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, thị trường quỹ chỉ thực sự bắt đầu khởi
sắc sau khi Thông tư 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy
chế hoạt động của quỹ mở được ban hành. Một số quỹ tại VN: Gragon Capital, Vietfund,
Vina Capital, Mekong Capital, Prudential Fund, IFC, IDG.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

Ngày 15/1/2008, Deutsche Bank AG dã thành lập quỹ ETF đầu tiên tại Việt Nam với tên
FTSE Vietnam Index ETF có số vốn 5,1 triệu USD. Chỉ 2 tháng sau đó, quy mô tài sản quỹ
ETF này đã tăng gấp đôi do các nhà đầu tư bên ngoài góp thêm vốn và theo đà tăng trưởng
của VN-Index năm 2008. Đến cuối tháng 8/2008 tài sản Quỹ đạt mức cao nhất 160 triệu USD
khi VN-Index đạt đỉnh. Nhưng khi bóng mây đen của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
“vần vũ” trên bầu trời thì quy mô của Quỹ đã giảm xuống nhanh chóng, có lúc chỉ còn 40
triệu USD, chỉ bằng 25% lúc cao nhất.
Công ty chứng khoán:
Các công ty chứng khoán chiếm thị phần lớn tại VN: CTCK HSC ( TP.HCM), SSI ( Sài
Gòn), Bảo Việt, Vietcombank, MB (NH Quân đội).
Tính đến tháng 8/2013, tổng vốn điều lệ của 105 CTCK là gần 37.000 tỷ đồng (tương
đương vốn chủ sở hữu); tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của các
doanh nghiệp này ước đạt 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 700 tỷ đồng với khoảng 40%
số CTCK có lãi, các công ty còn lại lỗ lũy kế gần 3.000 tỷ đồng.
Năm 2018 theo thống kê cho thấy, các công ty chứng khoán có thị phần lớn cũng là những
công ty có dư nợ cho vay lớn nhất: dẫn đầu lần lượt là SSI, HSC, VCSC và VNDirect. Tổng
cộng 25 công ty có số dư cho vay lớn nhất tại thời điểm 30/9/2018 đạt 44.763 tỷ đồng thấp
hơn con số 47.000 tỷ đồng của cuối quý 1. Dẫn đầu là SSI với hơn 5.400 tỷ, tiếp đến là HSC:
4.300 tỷ, VCSC: 4.070 tỷ và VNDirect với gần 3.400 tỷ đồng. 3 công ty khác có dư nợ trên
2.000 tỷ gồm MBS, SHS, Mirae Asset cùng 10 công ty khác có dư nợ trên 1.000 tỷ. Việc dư
nợ cho vay tại thời điểm cuối quý 1 rất cao do đây là thời kỳ chứng khoán Việt Nam vẫn
đang trong đà đi lên (VN-Index lập đỉnh vào tuần đầu tháng 4). Dư nợ của SSI cuối quý 1 lên
đến 7.400 tỷ đồng, tăng vọt so với mặt bằng 5.400-5.800 tỷ đồng của các quý lân cận.
Với đa số các công ty, dư nợ cho vay trồi sụt theo biến động của thị trường thì vẫn có một
số công ty có dư nợ tăng đều qua mỗi quý như Mirae Asset, FPTS, TCBS...
Câu hỏi:
1. Khủng hoảng tín dụng tác động đến công ty chứng khoán như thế nào?
Trả lời:
Trong cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, một số công ty chứng khoán lớn gặp phải
các vấn đề tài chính nghiêm trọng. Các loại chứng khoán nợ khác nhau như thế chấp mà họ
đã mua mặc định. Khi khủng hoảng tín dụng tăng lên, các nhà đầu tư tổ chức thường mua
chứng khoán nợ ít sẵn sàng tham gia sau khi nhận thấy mức lãi suất mặc định cao hơn. Như
vậy, một số thị trường tín dụng trở nên không hoạt động, khối lượng dịch vụ được cung cấp
bởi các công ty chứng khoán giảm, và các khoản phí thu được từ các công ty chứng khoán đã
giảm. Giá cổ phiếu giảm mạnh, do đó các công ty không muốn phát hành cổ phiếu theo giá
cổ phiếu hiện hành, và các khoản phí thu được từ các công ty chứng khoán để tạo điều kiện
cho các cổ phiếu cũng giảm. Khối lượng sáp nhập cũng giảm, và do đó các khoản phí thu
được từ các công ty chứng khoán để tạo thuận lợi cho các giao dịch sáp nhập. Nhìn chung,
cuộc khủng hoảng đã làm giảm đáng kể thu nhập bảo lãnh, thu nhập phí sáp nhập và thu nhập
môi giới của các công ty chứng khoán. Ngoài ra, giá trị nắm giữ thế chấp của một số công ty
chứng khoán giảm đáng kể.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC


Các định chế tài chính phi ngân hàng

2. Vì sao các công ty chứng khoán lại chịu rủi ro thị trường?
Trả lời:
Các công ty chứng khoán chịu rủi ro thị trường bởi vì khối lượng giao dịch của họ lớn hơn
khi điều kiện thị trường chứng khoán mạnh hơn. Họ phải chịu rủi ro lãi suất bởi vì hoạt động
bảo lãnh của họ nhạy cảm với biến động lãi suất. Họ cũng nắm giữ một số tài sản tài chính
dài hạn có giá trị giảm theo lãi suất cao hơn. Các công ty chứng khoán cũng chịu rủi ro tín
dụng, vì họ thường mua chứng khoán nợ và cho vay một số khách hàng doanh nghiệp của họ.
Khả năng thiệt hại do các loại rủi ro này rõ rệt hơn đối với các công ty chứng khoán sử dụng
mức đòn bẩy tài chính rất cao.

Nhóm 2- Lớp 42K18.1 CLC

You might also like