You are on page 1of 10

Chương I: Cơ sở lý luận

1. Khái niệm về nợ
Nợ là một trạng thái trong tài chính cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia khi một đối
tượng phải trả tiền hoặc giá trị khác cho một đối tượng khác theo một thỏa thuận trước đó.
Khái niệm về nợ liên quan đến việc một bên, thường gọi là người nợ, mua sắm hoặc tiêu
dùng một khoản tiền hoặc tài sản từ bên khác, thường gọi là người cho vay hoặc người cho
mượn. Người nợ cam kết trả lại khoản tiền hoặc tài sản này theo một lịch trình và điều kiện
cụ thể, bao gồm cả việc trả lãi suất (nếu có) trong một thời gian đã được thỏa thuận.

Nợ có thể xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm:


- Vay tiền từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính: Đây là loại nợ phổ biến khi người
vay mua sắm một căn nhà, ôtô, hay tài sản lớn khác và cam kết trả lại số tiền vay cùng
lãi suất trong thời gian nhất định.
- Thẻ tín dụng: Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm hoặc chi tiêu, bạn đang tạo
ra nợ đối với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng. Bạn cần trả lại số tiền đã sử dụng
cùng lãi suất hàng tháng.
- Vay từ bạn bè hoặc gia đình: Nợ cũng có thể xuất phát từ việc vay tiền từ người
thân hoặc bạn bè. Mặc dù có thể không có lãi suất hoặc lịch trình cụ thể, nhưng nó
vẫn là nợ và cần được trả lại.
- Nợ chính phủ: Quốc gia cũng có thể có nợ chính phủ, đó là số tiền mà quốc gia vay
từ các nguồn như các tổ chức tài chính quốc tế hoặc công dân để tài trợ cho các dự án
và hoạt động quốc gia.

Nợ có thể là một công cụ quan trọng để tài trợ các hoạt động và đầu tư, nhưng nó
cũng có thể gây ra rủi ro tài chính nếu không quản lý cẩn thận. Nợ thường đi kèm với lãi suất,
và quản lý nợ một cách thông minh là quan trọng để tránh nợ trở nên không quản lý được
hoặc nợ đội lên quá nhiều.
Thị trường tài chính nói chung, thị trường nợ xấu nói riêng đã và đang đóng vai trò
quan trọng trong việc phân phối lại các nguồn tài chính, đóng góp đáng kể cho Chính phủ và
các doanh nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sản xuất - kinh doanh. Tình
hình nợ xấu tại các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam trong những năm gần đây chứa
đựng nhiều rủi ro đe dọa cả hệ thống TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thị trường
mua bán nợ ở Việt Nam đang dần hình thành như một sự cần thiết khách quan của phát triển
nền kinh tế. Kinh doanh mua bán nợ là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam hiện nay, nhưng
thực chất nó là một hoạt động kinh tế rất cơ bản trong các doanh nghiệp, trong đó có mối
quan hệ kinh tế giữa ba bên là Bên bán nợ (chủ nợ cũ) - Người mua nợ (chủ nợ mới) - Con nợ
(hoặc người bảo lãnh) thông qua việc chuyển nhượng các tài sản đặc biệt, tức là các khoản
nợ. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả đề cập đến vấn đề chung liên quan đến hoạt động mua
bán nợ cũng như đưa ra một số định hướng cho việc phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.

2. Khái niệm thị trường mua bán nợ


Mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản, đặc biệt là
các “khoản nợ phải thu”, từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thực chất, đó là việc chuyển
nhượng lại “quyền thu hồi nợ” từ một “khoản nợ phải thu” của bên bán nợ (chủ nợ) đối với
khách nợ sang cho bên mua nợ (ví dụ như công ty mua bán nợ và tài sản (DATC) hay công ty
quản lý tài sản (VAMC)) để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên khách nợ. Như vậy,
hoạt động mua bán nợ được thực hiện đối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ) mà
không phải là nợ phải trả (của bên khách nợ). Thị trường mua bán nợ là nơi các khoản nợ
được phát hành và trao đổi. Thị trường mua bán nợ là một bộ phận của thị trường vốn do đặc
tính của việc mua bán trao đổi vốn. Hàng hóa giao dịch trên thị trường mua bán nợ là các
khoản nợ có thể dưới dạng tài sản nợ hoặc chứng khoán nợ. Thị trường nợ có một số đặc tính
chung của thị trường vốn nhưng cũng có những đặc điểm riêng.

3. Phân loại thị trường mua bán nợ


Thị trường mua bán nợ, xét theo quá trình luân chuyển vốn được chia làm hai loại:
Thị trường mua bán nợ sơ cấp và thị trường mua bán nợ thứ cấp. Trong đó:
Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 là thị trường giao dịch các khoản nợ hay là nơi mua
bán nợ đầu tiên. Việc mua bán nợ trên thị trường sơ cấp làm thay đổi chủ nợ của khoản nợ.
Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi những
khoản nợ (trong chuẩn hoặc nợ xấu) đã được phát hành nhằm kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư
hay di chuyển tài sản xã hội.

4. Chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ


Các chủ thể tham gia trên thị trường mua bán nợ thông thường bao gồm: doanh
nghiệp vay nợ; nhà đầu tư; các tổ chức trung gian tham gia tạo lập thị trường.
Các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ xấu bao gồm:
- Nhóm các doanh nghiệp tham gia bán nợ gồm: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng
(TCTD), các doanh nghiệp có khoản nợ cần bán.
- Nhóm các chủ thể tham gia mua nợ: các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp như
DATC, công ty quản lý tài sản (AMC), các doanh nghiệp mua nợ nhằm chiếm lĩnh thị
trường, thâm nhập một ngành hàng sản xuất mới (hoạt động M&A), các quỹ đầu tư tài
chính…
- Nhóm các đơn vị tham gia tư vấn, trung gian tạo lập thị trường, doanh nghiệp thực
hiện định mức tín nhiệm…

5. Vai trò thị trường mua bán nợ


Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển đa dạng hóa
hàng hóa, thì các loại thị trường cũng sẽ hình thành và phát triển theo. Bởi vậy sự hình thành
và phát triển thị trường mua bán nợ là tất yếu ở Việt Nam.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy mua bán nợ chính là một trong những biện
pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài chính trong
nước và nâng cao sức mạnh cho các định chế tài chính.
Ở Việt Nam, thị trường mua bán nợ đang trong quá trình hình thành, do đó còn khá
mới mẻ đối với người bán, người mua và cơ quan quản lý của Nhà nước. Chẳng hạn việc mua
bán nợ của doanh nghiệp nhà nước mới chỉ có Công ty mua bán nợ và tài sản (DATC) của Bộ
Tài chính thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, còn các công ty mua bán nợ của các thành
phần kinh tế khác không tham gia.
Cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế thị trường toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày
càng gay gắt, với năng lực điều hành không theo kịp thì nợ của các doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Nhu cầu bán tài sản và khoản nợ sẽ ngày càng tăng về số lượng, quy mô và tính đa dạng..
Chương II: Thực trạng hoạt động của các tổ chức mua bán nợ ở Việt Nam
4. Đánh giá thành công và hạn chế của các tổ chức mua bán nợ
4.1. Đánh giá thành công của các tổ chức mua bán nợ
a. DATC
Với DATC, thông qua công tác mua nợ, chuyển đổi quyền chủ nợ từ các tổ chức tín
dụng, các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng thua lỗ đã được DATC xử lý để lành mạnh
tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động và chuyển đổi thành
công ty cổ phần có vốn góp của DATC.

Trong năm 2022, DATC đã hoàn thành thủ tục tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ tại 10
doanh nghiệp với giá trị tiếp nhận là 22,5 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2004 đến 31/12/2022, toàn
công ty đã tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ của 2.724 doanh nghiệp với giá trị tiếp nhận
6.228,7 tỷ đồng.
Công ty đã có sự thay đổi linh hoạt các phương thức mua và xử lý nợ thay vì tập
trung vào phương thức mua nợ - bán nợ như trước đây mà đã chuyển dần sang mua nợ
- thu nợ, mua nợ tái cơ cấu doanh nghiệp...
Năm 2022, DATC đã ký hợp đồng mua và xử lý khoảng 5.063 tỷ đồng nợ xấu của các
tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản là
1.710 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch (bằng 128% so với thực hiện năm 2021), đồng thời có một
số phương án lớn đang thực hiện dở dang gối đầu cho năm sau.
Song song với việc áp dụng các biện pháp linh hoạt, phù hợp để mua, xử lý nợ,
lãnh đạo Công ty đã có định hướng giải pháp đồng bộ, hỗ trợ hoạt động mua, bán nợ/tài
sản qua công tác phát triển thị trường.

b. VAMC

Doanh số tăng hàng chục lần kể từ khi mua bán nợ theo giá trị thị trường

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của VAMC


Theo VAMC, lũy kế từ khi thành lập đến ngày 31/12/2022, VAMC đã mua 27.891
khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của 17.269 khách hàng với giá mua nợ là 378.917 tỷ
đồng và tổng dư nợ gốc nội bảng là 412.242 tỷ đồng; mua 393 khoản nợ xấu theo giá trị thị
trường của 201 khách hàng với giá mua nợ là 12.885 tỷ đồng và dư nợ gốc nội bảng là 12.183
tỷ đồng.
Luỹ kế từ khi thành lập đến hết năm 2022, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín
dụng xử lý được 332.972 tỷ đồng dư nợ gốc, đạt 79% tổng số dư nợ gốc đã mua.
Lũy kế từ năm 2018 (năm đầu tiên thực hiện đấu giá) đến cuối năm 2022, VAMC đã
tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng số tiền trúng đấu giá đạt 2.516 tỷ đồng.
Đa dạng nguồn thu
Nếu như trước đây nguồn thu chủ yếu đến từ số tiền VAMC được hưởng trên các
khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt, thì hiện nay nguồn thu chính của VAMC đến từ kết
quả của hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường. Từ khi triển khai mua bán nợ theo giá
trị thị trường (2017) đến nay, doanh thu hàng năm của VAMC đều đạt trên 2.000 tỷ đồng gấp
hàng chục lần so với giai đoạn trước (trong đó, năm 2021, doanh thu đạt hơn 3.000 tỷ đồng).
Sàn giao dịch mua bán nợ
Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 180 khách hàng đăng ký thành viên, Sàn giao
dịch nợ đã thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc với nhiều TCTD và các đơn vị thành viên. Trên
cơ sở các hợp đồng nguyên tắc và đề nghị của khách hàng, Sàn giao dịch nợ đã thực hiện
đăng tải thông tin, niêm yết khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ trên website của Sàn với
giá trị tổng dư nợ khoảng 38.000 tỷ đồng. Sàn đã thực hiện thành công các hợp đồng tư vấn
với khách hàng với tổng giá trị khoản nợ, tài sản bảo đảm đạt gần 450 tỷ đồng và thu phí dịch
vụ tư vấn từ khách hàng khoảng 700 triệu đồng.

c. AMC
Giảm thiểu nợ xấu: AMC giúp các ngân hàng giảm thiểu nợ xấu bằng cách thu hồi
nợ, bán nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng: AMC giúp các ngân hàng tập trung
vào hoạt động kinh doanh chính, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tạo lập thị trường mua bán nợ: AMC góp phần tạo lập thị trường mua bán nợ, giúp
các ngân hàng có thể xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

4.2. Đánh giá hạn chế của các tổ chức mua bán nợ
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong 10 năm qua (2012-2022), các tổ chức
tín dụng đã xử lý được gần 1,57 triệu tỷ đồng nợ xấu, chủ yếu bằng hình thức tổ chức tín
dụng tự xử lý. Xử lý nợ xấu bằng hình thức bán nợ (bán cho VAMC và các tổ chức, cá nhân
khác) chiếm 26,6%, trong đó chủ yếu là bán cho VAMC. Việc bán nợ xấu theo giá trị thị
trường vẫn còn vô vàn hạn chế do thị trường mua bán nợ chưa phát triển.
Các chuyên gia đánh giá khung pháp lý của thị trường mua bán nợ xấu tại Việt
Nam chưa được hoàn thiện. Nghị định 69/2016 của Chính phủ đã đề nghị cơ quan quản lý
với đầu mối là Bộ Tài chính có phương án, đề án phát triển thị trường mua bán nợ, tuy nhiên
việc triển khai vẫn còn tương đối chậm. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ cho phép 2 phương thức
mua bán nợ là đàm phán trực tiếp và đấu giá. Điều này dẫn tới thiếu cơ sở định giá khoản vay
và thiếu các cơ chế về công khai thông tin.
Ngoài ra, việc mua bán nợ chỉ đang được thực hiện vòng vo trên 4 chủ thể là
VAMC, DATC, AMC và tổ chức tín dụng. Nghị quyết 42 cho phép các tổ chức khác tham
gia mua bán nợ xấu nhưng không quy định chi tiết về kế thừa quyền, nghĩa vụ đối với tài sản
bảo đảm khi tổ chức đó không phải là tổ chức tín dụng. Điều này đã hạn chế chủ thể tham gia
thị trường.
Bên cạnh đó, thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện cũng rất thiếu các nhà
môi giới chuyên nghiệp, định giá tài sản độc lập, các định chế tài chính khác như công ty bảo
hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty chứng khoán... và thị trường thứ cấp hầu như chưa có.

(Link)
Điển hình, Thanh tra Chính phủ mới đây đã thông báo kết luận thanh tra trách
nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cụ thể, kết luận của Thanh tra
Chính phủ đã nêu lên nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động mua nợ của VAMC. Về cơ
bản, VAMC xây dựng kế hoạch mua nợ xấu của các TCTD khi căn cứ vào: Nghị định
53/2013 của Chính phủ, Thông tư 19/2013 của NHNN và các quy định có liên quan; số liệu
theo dõi nợ xấu của các TCTD tại Cơ quan Thanh tra giám sát NH; nhu cầu bán nợ xấu của
các TCTD có trình Thống đốc NHNN phê duyệt. Tuy nhiên:
- Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, việc tổng hợp, đánh giá tỷ lệ nợ xấu của TCTD
chủ yếu được tổng hợp trên cơ sở thông tin trao đổi bằng điện thoại giữa VAMC và
Cơ quan Thanh tra giám sát NH. Điều này chưa đảm bảo tính minh bạch, khách
quan, thiếu các văn bản, tài liệu pháp lý để chứng minh.
- Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra việc chấp hành quy định về điều kiện tài sản bảo
đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu bán cho VAMC cũng chưa được tuân thủ tuyệt
đối. Kiểm tra 13 hồ sơ mua nợ bằng TPĐB tại VAMC, thanh tra phát hiện có một số
bất cập, thiếu sót, vi phạm. Một số TSBĐ tại thời điểm bán nợ cho VAMC chưa đáp
ứng điều kiện mua nợ, đó là tài sản phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ theo quy
định của Thông tư 19/2013.
- VAMC không hoàn thành vai trò:
+ Việc mua nợ theo giá thị trường thực hiện từ tháng 8-2017 là chậm so với quy
định tại Thông tư 19/2013. Hơn nữa, quá trình mua nợ vẫn chưa tuân thủ
đúng, đủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá
tài sản, quy trình mua bán nợ.
+ Khi bán khoản nợ của Công ty TNHH Việt Thuận Thành tại Agribank,
VAMC không thuê tư vấn thẩm định, xác định giá khởi điểm và sử dụng kết
quả thẩm định giá không đúng quy định tại Luật giá; thực hiện chưa đầy đủ
quy trình quản lý, xử lý khoản nợ theo quy định của VAMC…
Chương III: Định hướng và giải pháp cho các các tổ chức mua bán nợ ở Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 được phê duyệt theo Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 18/8/2018 của Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ rõ mục tiêu đưa “Nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3% vào
năm 2025”. Để đạt được mục tiêu này, Phó Thống đốc NHNN cho rằng cần có quyết tâm
với tinh thần trách nhiệm cao, áp dụng nhiều hình thức và biện pháp hiệu quả.

Với VAMC:
Giai đoạn 2021-2025: VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn giao
dịch nợ. Đồng thời, tiến hành xây dựng trung tâm dữ liệu về khoản nợ/tài sản tại VAMC,
hướng tới việc đề xuất được thực hiện triển khai kết nối thông tin với Trung Tâm Thông Tin
Tín Dụng Quốc Gia (CIC) và các TCTD nếu đủ điều kiện nhằm tạo nguồn dữ liệu để khai
thác, lựa chọn xử lý các khoản nợ/tài sản.
- Chiến lược yêu cầu VAMC tập trung hoàn thành chỉ tiêu mua nợ theo giá trị thị
trường được phê duyệt, phấn đấu hàng năm hoàn thành thành vượt mức chi tiêu này
5-10%
- VAMC phải tăng cường xử lý nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường, tiếp tục xử lý số
nợ xấu đã mua bằng TPĐB của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống

Giai đoạn 2026-2030: Chiến lược đề xuất mở rộng lĩnh vực hoạt động của VAMC, hướng tới
việc mua, bán nợ và tài sản của mọi thành phần trong nền kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động
đầu tư và khai thác tài sản, tư vấn môi giới mua bán tài sản, định giá tài sản...; Đề xuất hình
thành và vận hành sàn giao dịch đấu giá trực tuyến nhằm đẩy mạnh hoạt động đấu giá tài sản
tại VAMC. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và phát triển hoạt động của Sàn giao dịch nợ.
- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, hướng tới xây dựng VAMC thành một định chế
có vai trò trung gian để thực hiện các dịch vụ
- Ưu tiên chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá
thị trường; thực hiện lựa chọn mua theo từng khoản nợ xấu hoặc mua theo lô để đẩy
nhanh quá trình mua bán và xử lý nợ xấu qua VAMC
- VAMC đóng vai trò là trung tâm thị trường, xây dựng trung tâm dữ liệu về khoản nợ
tài sản tại VAMC, hướng tới đề xuất được thực hiện triển khai kết nối thông tin với
CIC và các TCTD nếu đủ điều kiện, nhằm tạo nguồn dữ liệu đáp ứng yêu cầu phân
loại, đánh giá khả năng xử lý, thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm
mà VAMC đã mua, phục vụ công tác quản lý theo dõi, xử lý các khoản nợ và đáp ứng
nhu cầu thông tin đối với các nhà đầu tư.

Với DATC:
Căn cứ vào Quyết định số 1014/QĐ-BTC về “Phê duyệt Chiến lược phát triển
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến 2035”
Mục tiêu:
- Thực hiện tốt vai trò vừa là công cụ của Chính phủ, vừa là chủ thể thực hiện
hoạt động kinh doanh.
- Trở thành định chế tài chính hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nợ, tài sản và tái cơ
cấu doanh nghiệp tại Việt Nam
Định hướng:
- Giai đoạn đến 2025:
+ Hỗ trợ “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước 2021-2025” và xử lý nợ xấu theo đề án “Cơ
cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn
2021-2025”
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế
thị trường
+ Nâng cao năng lực tài chính và phát triển nguồn nhân lực
+ Hoàn thiện cơ chế hoạt động
+ Đạt một số chỉ tiêu cụ thể: gia tăng quy mô xử lý nợ và tài sản, mức độ
tăng trưởng đạt 6-7% so với giai đoạn 2016-2020, tổng dthu bình
quân hàng năm đạt 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế bình quân
hàng năm đạt 245 tỷ đồng
- Giai đoạn 2026-2030:
+ Thực hiện tốt là vai trò công cụ của chính phủ theo chức năng, nhiệm
vụ được giao, đẩy mạnh đầu tư phát triển dự án, quản lý khai thác tài
sản, M&A và tái cơ cấu doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu hoàn thiện để hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con, hoàn thiện cơ chế xử lý nợ ODA của doanh nghiệp, đa dạng hóa
nguồn lực…
+ Giá trị xử lý nợ, tài sản đạt 7-10% so với giai đoạn 2021-2025
Với AMC:
Mục tiêu:
- Xử lý nợ xấu, đảm bảo tính ổn định cho hệ thống tài chính
- Tích cực tham gia vào thị trường mua bán nợ
- Tăng cường vai trò của AMC trong thị trường mua bán nợ
Giải pháp:
- Tháo gỡ khó khăn liên quan đến quy chế tài chính:
+ Vướng mắc về hoạt động của AMC theo Quyết định 1390/2001/QĐ-
NHNN. Điều luật quy định việc tổ chức hoạt động và mô hình quản trị
của AMC bản chất là doanh nghiệp nhưng hoạt động theo điều lệ mẫu
của NHNN theo Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN.
+ Vướng mắc liên quan đến quy chế tài chính. Về chi phí hoa đồng môi
giới quy định tại Điểm 3, Mục A, Phần II, Thông tư 27/2021/TT-
NHNN, CLB cho rằng, mức chi môi giới để cho thuê một tài sản và
mức chi môi giới để bán được một tài sản không vượt quá 50 triệu
đồng mỗi năm là quá thấp và không phù hợp, cần thay đổi để phù hợp
với hoạt động hiện nay của các AMC.

(Các AMC đã tham gia là thành viên của Sàn giao dịch nợ nhưng việc đăng tải
thông tin các khoản nợ, tài sản bảo đảm (TSBĐ) chào bán cũng như sử dụng
các dịch vụ của Sàn giao dịch nợ còn hạn chế)
- Phối hợp và triển khai mạnh mẽ hoạt động mua bán nợ thị trường với Sàn giao
dịch nợ nói riêng và VAMC nói chung nhằm đẩy nhanh, mạnh quá trình xử lý
nợ xấu.

You might also like