You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH


----

CHỦ ĐỀ: KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH

Môn: Tài chính doanh nghiệp nâng cao

Mã HP: 22D1FIN50500305

Nhóm: 3

Giảng viên hướng dẫn: Lương Thị Thảo

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 2 NĂM 2022

1
MỤC LỤC
1. KHÁI NIỆM..........................................................................................................................3

1.1. Kiệt quệ tài chính là gì? Dấu hiệu nhận biết?...............................................................3

1.2. Mất khả năng thanh toán là gì?.....................................................................................3

1.2.1. Mất khả năng thanh toán dựa trên vốn cổ phần.......................................................3

1.2.2. Mất khả năng thanh toán dựa trên dòng tiền...........................................................3

1.3. Một vài công ty lớn từng bị phá sản ở Việt Nam...........................................................5

2. ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI DOANH NGHIỆP RƠI VÀO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH?.......6

2.1. Các sự kiện của 1 doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ..........................................................6

2.2. Giải pháp.........................................................................................................................7

3. THANH LÝ DOANH NGIỆP PHÁ SẢN VÀ TÁI CƠ CẤU............................................8

3.1. Thanh lý phá sản.............................................................................................................8

3.2. Tái cơ cấu doanh nghiệp phá sản..................................................................................9

4. MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z (DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP)............10

4.1. Ý nghĩa của mô hình chỉ số Z.......................................................................................10

4.1.1. Mô hình chỉ số Z là gì? Mô hình điểm số Z (Z - Credit Scoring Model)................10

4.1.2. Hệ số Z Score cho biết điều gì?..............................................................................10

4.1.3. Hạn chế của Z Score...............................................................................................11

4.2. Đối với công ty đại chúng và công ty sản xuất............................................................12

4.3. Đối với công ty tư nhân và công ty không sản xuất....................................................13

2
1. KHÁI NIỆM
1.1. Kiệt quệ tài chính là gì? Dấu hiệu nhận biết?
Kiệt quệ tài chính là tình trạng khi dòng tiền hoạt động không đáp ứng được các nghĩa
vụ tài chính hiện tại (chẳng hạn như các khoản nợ tín dụng thương mại hoặc chi phí lãi vay).
Một số sự kiện xảy ra khi doanh nghiệp đối diện với tình trạng kiệt quệ tài chính như
là: cắt giảm cổ tức, đóng cửa nhà máy, công bố các khoản lỗ lớn, sa thải lượng lớn nhân viên,
ban quản lý từ chức, giá cổ phiếu giảm mạnh.
Kiệt quệ tài chính có thể dẫn doanh nghiệp đến việc mất khả năng chi trả đối với một
hợp đồng và có thể liên quan đến việc tái cấu trúc tài chính giữa doanh nghiệp, các chủ nợ và
các cổ đông. Thông thường, doanh nghiệp bị buộc thực hiện các hành động để điều chỉnh như
là tái cấu trúc (thường những hành động này là không mong muốn).
1.2. Mất khả năng thanh toán là gì?
Mất khả năng thanh toán là việc không thể thanh toán hoặc thiếu phương tiện thanh
toán nghĩa vụ của ai đó, là tình trạng tài sản và khoản nợ phải trả của một người, trong đó tài
sản được bán ngay lập tức không đủ thanh toán nợ phải trả.
Dấu hiệu mất khả năng thanh toán hay khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ
hiện tại: ta xét dấu hiệu mất khả năng thanh toán dựa trên 2 khía cạnh là dựa trên vốn cổ phần
và dựa trên dòng tiền.
1.2.1. Mất khả năng thanh toán dựa trên vốn cổ phần

Mất khả năng thanh toán dựa trên vốn cổ phần xảy ra khi một doanh nghiệp có giá trị
ròng âm  do đó, giá trị tài sản của doanh nghiệp < giá trị các khoản nợ  điều này có
nghĩa Vốn chủ sở hữu âm  rơi vào kiệt quệ tài chính.
1.2.2. Mất khả năng thanh toán dựa trên dòng tiền
Mất khả năng thanh toán dựa trên dòng tiền xảy ra khi dòng tiền của doanh nghiệp
không đủ để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán theo quy định trong hợp đồng.
3
Phân biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận:
 Dòng tiền (hay dòng lưu chuyển tiền tệ) được hiểu là dòng chảy của tiền, sự chuyển
động vào, ra của đồng tiền (tức là thu và chi) trong một cửa hàng, doanh nghiệp, dự án
hoặc sản phẩm tài chính nào đó.
(Nếu như dòng tiền trong doanh nghiệp dương, tức là tiền nhận vào nhiều hơn tiền chi
ra thì doanh nghiệp đang phát triển theo chiều hướng đi lên, có đủ khả năng thanh toán
tài chính, chi trả cho các chi phí.
Nếu như dòng tiền trong doanh nghiệp âm, tức là tiền nhận vào ít hơn tiền chi ra thì
doanh nghiệp đang đi xuống, lâu dần dẫn tới phá sản do không đủ khả năng thanh toán
nợ, chi trả cho các chi phí.)
 Lợi nhuận là khoản thu nhập từ doanh thu sau khi trừ đi tổng tất cả các chi phí của
doanh nghiệp.
(Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí)
 Doanh thu bao gồm: doanh thu bằng tiền và doanh thu không bằng tiền.
VD: Khi bán hàng chưa thu được tiền nhưng phải ghi nhận toàn bộ doanh thu. Phần
chưa thu được để ở Khoản phải thu. (VD: khi doanh nghiệp bán hàng và cho phép
khách hàng trả chậm 30 ngày, doanh nghiệp ngay lập tức được ghi nhận doanh thu cho
đơn hàng này. Đó gọi là kế toán dồn tích. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa nhận được
tiền. Doanh nghiệp chỉ có tiền khi khách hàng trả tiền…Như vậy, có thể thấy doanh
thu không đồng nhất với dòng tiền vào.)
 Chi phí bao gồm: Cash và Non-cash (Phí không bằng tiền mặt)
VD: Phần trích khấu hao được đưa vào Chi phí nhưng tiền chưa hề ra khỏi doanh
nghiệp.
Ngoài ra trong chi phí còn có các khoản dồn tích: có những khoản đã trả và có những
khoản chưa trả
⇒ Lợi nhuận không phải dòng tiền.
 Nhiều doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận rất cao nhưng dòng tiền có thể âm hoặc rất
thấp.
VD: Thu nhập nhiều nhưng trong túi không có đồng nào thì mua hàng không có khả
năng thanh toán.
Giám đốc một công ty có lợi nhuận cao không thể nói:
 với nhân viên: Khi nào thu được tiền của khách hàng sẽ trả lương.
 với nhà cung cấp: Khi nào thu được tiền của khách hàng sẽ thanh toán hợp đồng
 với ngân hàng: Khi nào thu được tiền sẽ trả lãi

4
 …mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Lợi nhuận có thể có nhưng dòng tiền mà thấp hơn các nghĩa vụ theo hợp đồng thì
doanh
nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán ⇒ đối diện với việc kiệt quệ tài chính.
1.3. Một vài công ty lớn từng bị phá sản ở Việt Nam
[Doanh nghiệp đầu tiên trên TTCK Việt Nam bị buộc phá sản]

Công ty Cổ phần Bao Bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic, mã chứng khoán SPP) có tiền thân
là Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn được thành lập vào năm 2001. 
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất bao bì, mặc dù từng là doanh
nghiệp lớn trong ngành sản xuất bao bì, từng hợp tác với các công ty hàng đầu tại Việt Nam
nhưng những sai lầm trong việc đầu tư đã khiến cho SPP mất dần vị thế với những khoản nợ
ngày một lớn.
Tính đến 30/9/2019, SPP ghi nhận tổng nợ phải trả lên tới hơn 891 tỷ đồng, cao gấp
hơn 3 lần vốn chủ. Trong đó, nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 715 tỷ đồng chủ yếu vay
mượn tại các ngân hàng thương mại, được SPP thế chấp bằng tài sản cố định như máy móc
nguyên liệu, đất, quyền sử dụng đất…
Ngày 30-3-2020, CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn bị buộc phá sản ngay khi vẫn còn niêm
yết.
[Tài sản chỉ hơn trăm tỷ trong khi nợ tới 3.000 tỷ, công ty từng trong Top10 xuất khẩu
thủy sản nộp đơn phá sản]

5
Công ty Phương Nam từng là một trong 7 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tôm
lớn nhất nước. Thời hoàng kim, Thuỷ Sản Phương Nam xuất khẩu tôm đạt kim ngạch 90 triệu
USD/năm, đứng thứ 2 cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho 3.000 người.
Từ năm 2008 đến tháng 9/2012, Phương Nam được nhiều ngân hàng cho vay vốn kinh
doanh thủy sản do chủ tịch công ty đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi gian dối để
vay được tiền của các ngân hàng. Phần lớn các khoản vay này đều bị sử dụng sai mục đích và
chiếm đoạt để sử dụng cá nhân.
Được biết, tổng nợ của Thủy sản Phương Nam khoảng 5.000 tỷ đồng. Trong khi đó,
tổng tài sản còn lại của Thủy sản Phương Nam có giá trị không quá 150 tỷ đồng.
Từ sự mất cân đối này, doanh nghiệp đã nộp đơn đến tòa án để xin phá sản.
2. ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI DOANH NGHIỆP RƠI VÀO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH?
2.1. Các sự kiện của 1 doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ
Theo báo Tiền Phong, sau gần 1 năm rưỡi chống chọi với tác động của dịch COVID-
19, các doanh nghiệp Việt đang đối mặt khó khăn chưa từng có. Các doanh nghiệp đường sắt,
hàng không, du lịch dần cạn vốn, thậm chí đối mặt nguy cơ phá sản.
Điển hình là tình hình tài chính của Vietnam Airlines cho thấy:
 3 tháng đầu năm 2021 lỗ 4.890 tỷ đồng
 Nợ quá hạn 6.240 tỷ đồng và cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản.

6
(Nguồn: Báo Người đưa tin)
Từ tháng 11/2020, Vietnam Airlines đã được Quốc hội thông qua gói hỗ trợ khẩn cấp
trị giá 12.000 tỷ đồng. Trong đó có 4.000 tỷ đồng vay ưu đãi và 8.000 tỷ đồng tăng vốn điều
lệ. Tuy nhiên, theo tin từ Vietnam Airlines, tới nay đã 8 tháng, hãng vẫn chưa được giải ngân
đồng vốn hỗ trợ khẩn cấp nào.
Trong khi các tổ chức tín dụng chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỷ đồng của Chính
phủ cho Vietnam Airlines, nên dừng giải ngân các gói vay, cũng không gia hạn hoặc cấp tiếp
hạn mức tín dụng.
2.2. Giải pháp
Các giải pháp có thể có khi doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính:
1. Bán các tài sản có giá trị lớn
2. Hợp nhất với một doanh nghiệp khác
3. Giảm chi tiêu vốn và nghiên cứu phát triển
4. Phát hành chứng khoán mới
5. Thương lượng với các chủ nợ khác
6. Hoán đổi nợ với vốn cổ phần
7. Nộp đơn phá sản
 Các mục 1,2,3 liên quan đến tài sản doanh nghiệp
 Các mục 4,5,6,7 liên quan đến tái cấu trúc tài chính

7
Và thực tế là, trong khi chờ được giải ngân gói hỗ trợ khẩn cấp trên, hãng phải tự tìm
giải pháp để duy trì hoạt động như: 
 Điều chỉnh lịch bay và lao động theo diễn biến dịch bệnh để giảm chi phí nhân công
 Tái cơ cấu tài sản, tăng cho thuê máy bay, thanh lý máy bay cũ
 Khuyến mãi để hút khách, kích cầu
 Chuyển đổi máy bay chở khách sang chở hàng
 Đàm phán để giãn, hoãn các khoản thanh toán, gia hạn vay... 
Năm 2020, Vietnam Airlines đã cắt giảm chi phí hơn 8.600 tỷ đồng, năm 2021 cắt
giảm hơn 9.400 tỷ đồng.

3. THANH LÝ DOANH NGIỆP PHÁ SẢN VÀ TÁI CƠ CẤU


3.1. Thanh lý phá sản
Quy tắc APR - Absolute Priority Rule - quy tắc ưu tiên tuyệt đối (hay còn gọi là ưu
tiên trong thanh lý) là một quy tắc điều chỉnh thứ tự thanh toán giữa các chủ nợ và cổ đông
trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ.
Luật ưu tiên tuyệt đối được sử dụng để quyết định xem bên liên quan nào sẽ được
nhận phần thanh toán nào. Chủ nợ luôn là người đầu tiên được nhận thanh toán khi công ty
phá sản và cổ đông là những người cuối cùng.
Đối với tài sản của người đã qua đời, luật ưu tiên tuyệt đối sẽ đảm bảo rằng những
khoản nợ chưa được thanh toán sẽ được trả trước khi tài sản được chia cho những người thừa
kế.
Đối với trường hợp bất động sản, nếu nguồn lực về bất động sản không đủ để trả hết
nợ, tài sản sẽ bị thanh lí, để đáp ứng các nghĩa vụ nợ còn lại.
8
Theo quy tắc ưu tiên tuyệt đối, các chủ nợ có tài sản đảm bảo sẽ được thanh toán đầy
đủ trước khi các chủ nợ không có tài sản đảm bảo được thanh toán.
3.2. Tái cơ cấu doanh nghiệp phá sản
Khi một doanh nghiệp không thể trả nợ, doanh nghiệp hoặc các chủ nợ có thể nộp đơn
lên tòa án phá sản liên bang để được bảo vệ theo Chương 7 hoặc Chương 11 (Luật phá sản
Hoa Kỳ).
Theo Chương 11 (Luật phá sản Hoa Kỳ), trong hầu hết các trường hợp, con nợ vẫn
kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình như một con nợ sở hữu, và chịu sự giám sát và
thẩm quyền của tòa án.
Phá sản theo Chương 11 sẽ dẫn đến một trong ba kết quả cho con nợ: tổ chức lại,
chuyển sang phá sản theo Chương 7, hoặc sa thải. Để con nợ chương 11 tổ chức lại, con nợ
phải đệ trình (và tòa án phải xác nhận) một kế hoạch tái tổ chức.
4 phương thức tái cấu trúc doanh nghiệp hiện nay
Tái cơ cấu tài sản
Tái cơ cấu tài sản là việc sắp xếp lại cơ cấu tài sản bằng cách xây dựng lại hoặc thay
đổi vốn lưu động, vốn cố định xem nên tăng, giảm các khoản đầu tư vào tài sản lưu động, tài
sản cố định bao nhiêu là hợp lý sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.
Tái cấu trúc cơ cấu các hoạt động
Đây là việc điều chỉnh các mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại
sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động. Khi môi trường kinh doanh biến động, doanh nghiệp
cần kịp thời nắm bắt tình hình để ứng biến phù hợp. Việc điều chỉnh mục tiêu ngắn hạn, dài
hạn các chiến lược, ngành nghề, sản phẩm hay địa bàn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các
giai đoạn khó khăn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường.
Ví dụ: Trong quá trình đại dịch Covid-19 lây lan nhanh trong cộng đồng, một công ty sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan ở Hà Nội tận dụng cơ hội trong dịch bệnh để tăng
doanh thu nhờ nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hình thức bán hàng trực tiếp
sang mô hình kinh doanh trực tuyến. Công ty không nhưng không bị ảnh hưởng tiêu cực mà
còn tăng doanh thu và lợi nhuận gấp 2 lần so với thời điểm trước dịch.
Tái cấu trúc tài chính
Tái cơ cấu tài chính là việc sắp xếp lại, tiến hành cơ cấu lại hệ thống tài chính của
doanh nghiệp một cách toàn diện để đạt đƣợc sự thay đổi vƣợt bậc về hiệu quả sừ dụng vốn
của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty có thể thay đổi mô hình vốn chủ sở hữu, thay đổi mô hình sở hữu chéo, thay
đổi quy trình xử lý nợ và nắm giữ vốn của chủ sở hữu theo cách phù hợp. Việc điều tiết này sẽ
giúp duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp và phát triển thị trường. Việc tái cấu trúc tài chính
9
thường phức tạp và đòi hỏi yếu tố chuyên môn cao. Vì vậy, các công ty thường nhờ đến sự hỗ
trợ của các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý và tài chính uy tín để thực hiện.
Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức bộ máy
Đây là việc tái cấu trúc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận,
các cấp quản lý, các chức danh. Ví dụ, khi cần cắt giảm chi phí nhân sự để thực hiện các hoạt
động kinh doanh, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc bằng việc giảm mức phân cấp, thu hẹp
nhân viên, thiết kế lại vị trí công việc và thay đổi mối quan hệ báo cáo.
Ví dụ: Dưới sự ảnh hưởng vô cùng phức tạp và diễn biến khó lường của Đại dịch Covid-19,
mặc dù vẫn muốn giữ các nhân viên của mình, công ty buộc phải tái cơ cấu nhân sự một cách
tối đa để duy trì hoạt động công ty để tránh bị phá sản hoặc giải thể.
4. MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z (DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP)
4.1. Ý nghĩa của mô hình chỉ số Z 
4.1.1. Mô hình chỉ số Z là gì? Mô hình điểm số Z (Z - Credit Scoring Model)
Mô hình điểm số Z - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Z - Credit Scoring Model.
Nhiều người cho vay sử dụng các mô hình chấm điểm tín dụng để đánh giá mức độ tín
nhiệm của người đi vay. Ý tưởng chung là tìm ra các yếu tố cho phép người cho vay phân biệt
rủi ro giữa khoản tín dụng tốt và xấu.
Mô hình điểm số "Z" do E. I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công ty
sản xuất của Mỹ. Đây là mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản nhất thường được sử dụng,
trong đó đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và
phụ thuộc vào:
 Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.
 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay.
4.1.2. Hệ số Z Score cho biết điều gì?
Mô hình Z-Score có thể được sử dụng để dự báo xác suất liệu rằng một doanh nghiệp
có thể bị phá sản trong vòng 2 năm tới hay không.
Hệ số Z Score được so sánh trong các dải như sau, đối với công ty đại chúng và công
ty sản xuất:
 Z > 2.99: Doanh nghiệp an toàn dựa trên số liệu tài chính.
 1.81 ≤ Z ≤ 2.99: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ khi phá sản.
Tuy nhiên, đây là khu vực "vùng xám" và là vùng cần thận trọng.
 Z < 2.675: cho thấy doanh nghiệp có 95% khả năng bị phá sản trong vòng 1 năm,
thì các nghiên cứu, phân tích cần phải thực hiện 1 cách nghiêm túc nhất để đảm bảo
doanh nghiệp có thể tồn tại.

10
Đối với công ty tư nhân và các công ty không thuộc loại hình sản xuất:
 Z > 2.90: Doanh nghiệp an toàn dựa trên số liệu tài chính. Tuy nhiên, nên kiểm tra
lại để tránh việc gian lận tài chính, hay suy thoái kinh tế... có thể gây ra sự đảo ngược
bất ngờ.
 1.23 ≤ Z ≤ 2.9: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ khi phá sản.
Tuy nhiên, đây là khu vực "màu xám" và là vùng cần thận trọng.
 Z < 1.23: cho thấy doanh nghiệp có 95% khả năng bị phá sản trong vòng 1 năm,
thì các nghiên cứu, phân tích cần phải thực hiện 1 cách nghiêm túc nhất để đảm bảo
doanh nghiệp có thể tồn tại.
Trước các cách đánh giá khả năng phá sản của doanh nghiệp dài và rắc rối, Edward
Altman đã phát triển Z-Score vào cuối những năm 1960, cho biết điểm dữ liệu có phải là điển
hình cho một tập dữ liệu được chỉ định hay không, giúp các nhà phân tích có thể ứng dụng các
điểm dữ liệu từ nhiều bộ dữ liệu khác nhau để tạo ra các giá trị chung để so sánh chính xác
hơn.
4.1.3. Hạn chế của Z Score
Z Score không phải là một công cụ hoàn hảo và cần được tính toán và giải thích cẩn
thận. Đối với người mới bắt đầu tìm hiểu, việc tính toán Z Score có thể dẫn đến nhiều sai sót.
Z Score chỉ có giá trị chính xác và đúng khi dữ liệu đầu vào của nó chính xác.
Z Score cũng không được sử dụng nhiều cho các công ty mới có ít hoặc hầu như
không có thu nhập. Các công ty này, bất kể sức khỏe tài chính của họ như thế nào sẽ có điểm
Z Score thấp. Ngoài ra, Z Score không bao hàm các vấn đề về dòng tiền trực tiếp, mà chỉ sử
dụng tỉ lệ vốn trên tài sản lưu động ròng.
Cuối cùng, Z Score có thể dao động theo từng quý do các thành phần tính toán ra nó
thay đổi theo từng báo cáo quý của công ty, dẫn đến kết quả cuối thay đổi.

11
4.2. Đối với công ty đại chúng và công ty sản xuất

CÔNG TY VINAMILK
 EBIT = LNTT+ LÃI VAY = 12,922 - 89 = 12,833
 Tổng tài sản = 53,332
 Vốn lưu chuyển ròng = 94,154 - 73,459 = 20,695
 Giá trị thị trường vốn cổ phần = 2,089,956,345*79.9 = 166,987,511,966
 Doanh thu = 60,919 + 1,215 = 62,134
 Giá trị sổ sách của nợ = 17,482
 Lợi nhuận giữ lại luỹ kế = 2,521
Đơn vị: Tỷ đồng

EBIT 12,833

Tổng tài sản 53,332

Vốn lưu chuyển ròng 20,695

Giá trị thị trường vốn cổ phần 166,988

Doanh thu 62,134

Giá trị sổ sách của nợ 17,482

Lợi nhuận giữ lại luỹ kế 2,521

EBIT/Tổng tài sản = 12,833/53,332 = 0.24


Vốn luân chuyển ròng/Tổng tài sản = 20,695/53,332 = 0.39
Doanh thu/Tổng tài sản = 62,134/53,332 = 1.17

12
Giá trị thị trường vốn cổ phần/Giá trị sổ sách của nợ = 166,988/17,482 = 9.55
Lợi nhuận giữ lại luỹ kế/Tổng tài sản = 2,521/53,332 = 0.05
Z = 3,3 x 0.24 + 1.2 x 0.39 + 1.0 x 1.17 + 0.6 x 9.55 + 1.4 x 0.05 = 8.23
Chỉ số Z > 2,99 cho thấy công ty VNM có sức mạnh tài chính rất lớn và là công ty an
toàn để đầu tư.
4.3. Đối với công ty tư nhân và công ty không sản xuất
Dựng bài với các chỉ số liên quan
Công ty dịch vụ tư vấn GMM có trụ sở tại Mỹ vừa vay nợ tại ngân hàng HSC. Chuyên
viên phân tích tín dụng của ngân hàng này vừa thu thập các thông tin trong báo cáo tài chính
của công ty như sau:
Tổng tài sản $73.000
EBIT 7.900
Vốn luân chuyển ròng 4.200
Giá trị sổ sách của 18.000
Lợi nhuận giữ lại luỹ kế 16.000
Tổng nợ 64.000
Chỉ số Z của công ty là bao nhiêu?

Z = 6,56 x 4.200/73.000 + 3,26 x 16.000/73.000 + 1,05 x 7.900/73.000 + 6,72 x


18.000/64.000
= 3,09
Chỉ số Z của công ty là 3,09 > 2,9  Cho thấy công ty hiện đang nằm trong vùng an toàn,
chưa có nguy cơ phá sản.

13

You might also like