You are on page 1of 6

1.

Khái niệm về kế toán: (Khoản 8 Điều 3 Luật Kế Toán) Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao
động.
2. Trong kế toán thì có KTTC và KTQT:
 Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn
vị kế toán.
 Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán
3. Nói đến kế toán:

- Người sử dụng có người sử dụng bên trong và bên ngoài

4. Đối tượng kế toán:


Điều 8. Đối tượng kế toán
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động
của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ công;
h) Tài sản công;
i) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài
sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, gồm:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính
gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.

VIDEO
Kế toán là gì?
Đó chính là nằm ở 5 chữ cái kế toán.
1. Chữ cái đầu tiên K:
- K là kinh doanh kế toán được coi là ngôn ngữ của kinh doanh.
- Khi bạn có kiến thức về kế toán thì bạn sẽ thấy rằng tất cả các con số đều biết nói và nó mang
một ý nghĩa nhất định.
- Bạn sẽ có thể hiểu được về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như có thể
nhận diện được một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không thông qua các con số của
kế toán.
2. Chữ cái thứ 2 Ê:
- Ê có nghĩa là kế hoạch và sắp xếp kế toán là công việc đòi hỏi người làm kế toán phải có một kế
hoạch rõ ràng cũng như sắp xếp công việc một cách khoa học.
- Điều đó là bởi lẽ trong công việc kế toán thì khối lượng hồ sơ sổ sách là khá nhiều. Không
những vậy nó lại còn liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau và diễn ra trong các khoảng thời
gian khác nhau nữa.
- Bên cạnh đó thì định kỳ các doanh nghiệp, các công ty còn phải thực hiện nghĩa vụ với cơ quan
nhà nước như cơ quan thuế hay các cơ quan bảo hiểm.
- Chính vì vậy, nếu như bản thân kế toán không có một kế hoạch rõ ràng để có sự phối hợp hiệu
quả giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong một tổ chức cũng như là nếu như kế toán
không có sự sắp xếp một cách khoa học, các hồ sơ, sổ sách thì bộ phận kế toán chắc chắn sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong công việc của mình và sẽ làm cho kế toán không thể nào phát huy
được tốt vai trò của nó
3. Chữ cái thứ 3 T:
- T có nghĩa là thu thập và cũng có nghĩa là tuân thủ kế toán chính là quá trình thu thập, ghi chép
và cung cấp thông tin về tất cả các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
- Những đối tượng được kế toán thu thập thông tin trong doanh nghiệp được phân loại thành các
nhóm sau đây.
 Nhóm thứ nhất, tài sản :
+ Là những nguồn lực mà doanh nghiệp có quyền sở hữu quyền kiểm soát. Và nó chắc chắn
mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai
+ Theo warren Buffett thì đây được coi là những thứ tốt đẹp nhất trong doanh nghiệp.
+ Đó là những thứ mà ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy, có thể kể đến như nhà xưởng,
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, sản phẩm, hàng hóa, tiền của doanh nghiệp tại quỹ
hay tiền của doanh nghiệp gửi ở trong ngân hàng vân vân
 Nhóm thứ 2, nợ phải trả:
+ Là nghĩa vụ của doanh nghiệp là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm sẽ phải
thanh toán các khoản nợ phải trả có thể bao gồm nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ phải thực
hiện đối với cơ quan nhà nước.
+ Đó là các khoản thuế phải nộp, hay nó là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải trả cho người lao
động như tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp vân vân, nó cũng có thể làm phát sinh nghĩa
vụ mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng hay các công ty
tài chính như là các khoản vay, các khoản nợ hoặc đó cũng có thể là những nghĩa vụ mà
doanh nghiệp sẽ phải thanh toán cho nhà cung cấp cho nghề bán vân vân
 Nhóm thứ 3, vốn chủ sở hữu:
+ Là số vốn mà các chủ sở hữu hay các cổ đông góp vốn ngay từ thời điểm đầu tiên khi
thành lập doanh nghiệp. Hay nó là số vốn mà được bổ sung và giữ lại trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả được, gọi chung là nguồn
vốn hay nói cách khác, đó chính là nguồn hình thành nên tài sản trong doanh nghiệp.
+ Rõ ràng, bạn thấy rằng để hình thành nên một tài sản dù là đối với một cá nhân hay một
gia đình hay là một tổ chức thì nó sẽ chỉ có thể được hình thành bởi một trong 2 nguồn thôi,
một là nó được hình thành từ số tiền mà mình tự có mình tự bỏ ra và 2 là nếu như mình
không đủ tiền thì mình sẽ phải đi vay hoặc là phải mượn có phải
+ Chẳng hạn như là sau một thời gian đi làm, bạn tích cóp được số tiền là 20 triệu, bạn quyết
định là mua một chiếc xe máy mới để đi làm có giá trị là 35 triệu đồng do giá trị chiếc xe
vượt quá cái số tiền mà bạn tiết kiệm được nên là bạn phải vay mượn thêm của bạn bè là 15
triệu đồng. Như vậy, khoản tiền 20 triệu mà bạn tiết kiệm được để mua chiếc xe máy đó gọi
là vốn chủ sở hữu còn 15 triệu đồng mà bạn phải vay mượn bạn bè được gọi là khoản nợ
phải trả.
+ Trong một tổ chức hay trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng như vậy, và do đó, chúng
ta luôn có tổng tài sản = tổng nguồn vốn. Hay nói cách khác, tổng tài sản sẽ = tổng nợ phải
trả + vốn chủ sở hữu. Vì vậy, vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp còn có một tên gọi khác,
đó chính là giá trị tài sản ròng và giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp chính = tổng tài sản-
đi tổng nợ phải trả.
 Nhóm thứ 4, doanh thu thu nhập:
+ Các đối tượng như tài sản hay nợ phải trả vốn, chủ sở hữu trong doanh nghiệp luôn vận
động không ngừng và chính sự vận động đó làm phát sinh thêm các đối tượng kế toán mới,
đó chính là doanh thu thu nhập và chi phí doanh thu hay thu nhập.
+ Đó chính là lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được.
+ Đó là do sự tăng lên của tài sản hay sự giảm đi của các khoản nợ phải trả dẫn đến sự gia
tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mà không phải là các khoản góp vốn trong một doanh
nghiệp thì doanh thu thu nhập có thể phát sinh từ việc bán sản phẩm, hàng hóa. Hay từ các
hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
 Nhóm thứ 5 chi phí:
+ Ngược lại, với doanh thu và thu nhập, ta có các khoản chi phí chi phí là những khoản hao
phí.
+ Cái khoản hao phí mà doanh nghiệp đã chi ra để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp mình đó có thể là do sự giảm sút của tài sản hay do sự gia tăng
của các khoản nợ phải trả dẫn đến việc giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mà không
phải là do sự phân phối vốn cho các cổ đông.
+ Chẳng hạn như chi phí về nhân công, chi phí về vật liệu, tiêu hao, các chi phí liên quan
đến tài sản cố định, các chi phí quảng cáo tiếp khách, chi phí bán hàng. Vân vân
- Chữ T còn có nghĩa là tuân thủ
- Quá trình thu thập, ghi chép và cung cấp thông tin của kế toán, đòi hỏi kế toán sẽ phải tuân thủ
các quy định của pháp luật. Điều đó đồng nghĩa với việc để có thể trở thành một người kế toán
giỏi, bạn sẽ phải am hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật, chẳng hạn như pháp luật về
kế toán, pháp luật về thuế, pháp luật về lao động, về bảo hiểm
- Ở Việt Nam hiện nay thì lộ trình về mặt pháp lý theo từng lĩnh vực cụ thể, đầu tiên là luật để
luật được thực thi thì nhà nước ban hành các nghị định hay quyết định và để các nghị định hay
quyết định được thực hiện thì nhà nước sẽ ban hành các thông tư hướng dẫn trong quá trình thực
hiện.
- Nếu như các đơn vị, các tổ chức gặp vướng mắc thì sẽ có công văn hướng dẫn và trả lời, chẳng
hạn như các quy định của pháp luật về kế toán trong lĩnh vực tư đối với các doanh nghiệp.Thì
hiện nay chúng ta có luật kế toán, có các quyết định ban hành các chuẩn mực kế toán. Việt Nam
có các thông 4 hướng dẫn chế độ kế toán hiện hành là thông tư 205 2014 và thông tư 1, 3 3, 5
2016 dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó có việc kế toán còn chịu sự chi phối của
các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kế toán, kiểm toán cũng như là các quy định của pháp luật
về thuế, luật bảo hiểm, luật lao động, luật doanh nghiệp.
- Để bạn có thể phát triển được với nghề nghiệp kế toán thì hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng là
chúng ta phải làm đúng và tuân thủ các quy định của pháp luật bạn nhá và luôn nhớ là không
bao giờ làm những điều mà pháp luật không cho phép.
4. Chữ cái thứ 4, O:
- O có nghĩa là có thực là đo lường những thông tin ghi chép của kế toán phải là những thông tin
có thực, tức thực tế phát sinh và là những thông tin đo lường được khi bạn ghi chép bất kỳ một
đối tượng kế toán nào.
- Trên sổ sách kế toán thì bạn phải trả lời được câu hỏi đầu tiên đó chính là đối tượng đó có thực
tế phát sinh không, hay nói cách khác là bạn đã chứng minh được tính có thực của nó hay chưa?
- Chẳng hạn như căn cứ để bạn chứng minh cho tính có thực của lô hàng hóa mua về đó chính là
hợp đồng kinh tế, đó là báo giá đó là hóa đơn mua hàng, biên bản giao nhận hàng hóa hay phiếu
nhập kho các chứng từ thanh toán hay căn cứ để bạn chứng minh cho tính có thực của các khoản
lương phải trả cho người lao động.
- Để được phép ghi nhận là chi phí của doanh nghiệp, đó chính là các hợp đồng lao động, quy chế
tính lương hoặc thỏa ước lao động tập thể, hoặc có thể là quy chế tài chính của doanh nghiệp.
Các bảng. Công hay phiếu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành bản tính và thanh toán
tiền lương. Vân vân
- nhưng dẫn chứng mà tôi liệt kê ra trong 2 ví dụ mà tôi vừa lấy dẫn chứng đó được gọi là các
chứng từ kế toán như vậy, căn cứ để chứng minh cho tính có thực của các đối tượng kế toán ghi
chép đó chính là các chứng từ kế toán.
- Những thông tin ghi chép của kế toán, bên cạnh là những thông tin có thực thì nó còn phải là
những thông tin đo lường được có nghĩa là nó phải định lượng được= các con số. Điều đó đòi
hỏi mọi đối tượng kế toán ghi chép đều phải quy đổi và đo lường được= tiền. Và đây cũng chính
là một trong những lý do để giải thích cho tính không hoàn hảo của kế toán. Bởi lẽ, tất cả những
thông tin về hoạt động kinh doanh của một tổ chức hay một doanh nghiệp, bên cạnh những
thông tin định lượng còn rất nhiều những thông tin định tính mà không thể đo lường được= tiền.
- Có phải không? Chẳng hạn, chúng ta có thể lấy ví dụ về các thông tin định tính như là tri thức
của đội ngũ nhân viên, năng lực chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp hay năng
lực lãnh đạo của các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp. Danh sách khách hàng tiềm năng hay
sự trung thành của khách hàng? Vân vân
5. Chữ cái thứ 5, A:
- A là báo cáo tài chính sản phẩm cuối cùng của công việc kế toán hay công cụ để giúp kế toán có
thể cung cấp được thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đó chính là các báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam. Đối với doanh
nghiệp thì bộ báo cáo tài chính bao gồm 4 báo cáo sau đây.
+ Thứ nhất, bảng cân đối kế toán
+ Thứ 2, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Thứ 3, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
+ Thứ 4 bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Trong đó, bảng cân đối kế toán là báo cáo theo dõi toàn bộ tình hình về tài sản, nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và các đối kế toán. Nó mang tính chất thời điểm, có nghĩa là
giá trị của các đối tượng trình bày trên bảng cân đối kế toán. Nó chỉ có ý nghĩa tại một thời điểm
lập bảng cân đối kế toán thôi.
- Ví dụ, chúng ta lập bảng cân đối kế toán vào ngày 3 1 tháng mười hai năm 2020 thì trên bảng
cân đối kế toán, đó là giá trị của tài sản. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại ngày 3 1 tháng mười
hai năm 2020 mà thôi. Như chúng ta đã biết, tổng tài sản luôn= tổng nợ phải trả+ vốn chủ sở
hữu. Chính vì vậy mà báo cáo này có tên là bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính thứ 2, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh khác với bảng cân đối kế toán chỉ mang tính chất thời điểm
thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tính chất thời kỳ, chúng ta sẽ lập báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh trong một tháng hay cho một quý hay cho 1 năm.
- Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nó sẽ phản ánh các yếu tố doanh thu thu nhập, chi
phí và đương nhiên là cả lợi nhuận của doanh nghiệp nữa.
- Báo cáo thứ 3, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho chúng ta biết được
lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp trong kỳ. Với việc trình bày cụ thể dòng tiền đi vào
cũng như dòng tiền chi ra khỏi doanh nghiệp tương ứng với 3 hoạt động lưu chuyển tiền từ hoạt
động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu 4 và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
Báo cáo này sẽ giải thích cho chúng ta hiểu vì sao không phải doanh nghiệp có lợi nhuận đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp có tiền và ngược lại chưa chắc doanh nghiệp bị lỗ, tức là doanh
nghiệp không có tiền.
- Báo cáo tài chính thứ 4 là bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bởi nó giúp
thuyết minh, làm rõ và phân tích chi tiết hơn các yếu tố được trình bày trên bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đồng thời thông qua bản thân
minh báo cáo tài chính, chúng ta cũng có thể biết được các chính sách kế toán, các nguyên tắc,
các thông lệ và các phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng,
- bên cạnh các báo cáo tài chính.Để phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ trong một doanh nghiệp
thì kế toán còn có thể lập các báo cáo kế toán quản trị phù hợp theo yêu cầu của các nhà quản
lý, các nhà quản trị trong doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý trong việc phân tích, đánh giá,
kiểm soát và điều hành doanh nghiệp được tốt hơn.
6. Chứ cái thứ 6, N:
- N là nhà quản lý và nhà nước.
- Đối tượng chính sử dụng các thông tin được cung cấp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp,
đó chính là các nhà quản lý của doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.
- Các nhà quản lý hay các nhà quản trị trong doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính và các báo
cáo kế toán quản trị để phân tích, đánh giá phục vụ cho việc kiểm soát và giá quyết định. Các cơ
quan nhà nước sử dụng thông tin được trình bày trên bộ báo cáo tài chính có thể kể đến như cơ
quan thuế, cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê vân vân. Chẳng hạn, cơ quan
thuế sẽ kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành luật thuế hay kiểm tra số thuế phải nộp số thuế
được miễn, giảm của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý kinh doanh sẽ kiểm tra tình hình thực
hiện giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
- Như về ngành nghề kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh, chế độ quản lý và sử dụng lao động
vân vân, trong trường hợp doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng thì cơ quan này sẽ thu hồi lại
giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đối với các cơ quan thống kê thì các thông tin
trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan thống kê tổng hợp
được số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, từ đó có một số liệu tổng hợp về mức tăng trưởng kinh tế
của quốc gia, xác định GDP và qua đó cung cấp thông tin kịp thời cho chính phủ.
- Trong việc điều hành và quản lý nền kinh tế vi mô vĩ mô bên cạnh 2 đối tượng chính sử dụng
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính là các nhà quản lý trong doanh nghiệp và các cơ quan
quản lý nhà nước thì các đối tượng khác cũng sử dụng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính
có thể kể đến như các nhà đầu 4 nhà cung cấp khách hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài
chính vân vân.

You might also like