You are on page 1of 27

Chương 1: MÔI TRƯỜNG, CẤU TRÚC LÝ THUYẾT CỦA

KTTC
Đối với cấu trúc lý thuyết KTTC, bạn chỉ cần nắm 2 vấn đề chính: khung pháp lý +
Chuẩn mực chung VAS 01 đủ để làm một số câu trắc nghiệm khi đi thi.

II. Chuẩn mực chung VAS 01:


1. Giả định kế toán: 2 giả định
- Cơ sở dồn tích: nghiệp vụ được ghi nhận tại thời điểm phát sinh, dù đã thu hay chưa
thu tiền (ngoài cơ sở dồn tích, mình còn có thêm cơ sở tiền, tức là ghi nhận khi thực
thu, thực chi nhưng cơ sở này không quan trọng)
- Hoạt động liên tục: DN đang và sẽ hoạt động trong tương lai gần, ít nhất là 1 năm.
à Khi không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, DN vẫn lập BCTC nhưng trình bày
theo mẫu riêng.

2. Nguyên tắc kế toán: 5 nguyên tắc


- Giá gốc: TS được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc được tính bằng số tiền
hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả để có được TS tại thời điểm mua vào.
Ví dụ: Bạn mua cái áo 250.000đ, 2 hôm sau thị trường tăng giá cái áo lên 300.000đ.
Chúng ta sẽ ghi sổ cái áo là bao nhiêu? => Đương nhiên là 250.000đ rồi.
- Phù hợp: nghĩa là việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. (Ví dụ:
bán áo len 100đ, giá nhập vào 60đ thì khi ghi bút toán, phải ghi nhận đủ doanh thu và
giá vốn hàng bán trong cùng 1 thời điểm)
- Nhất quán: chính sách được áp dụng phải được thống nhất ít nhất trong 1 kì kế toán
(Ví dụ: đầu kỳ, kế toán áp dụng phương pháp tính giá HTK theo FIFO thì phải áp
dụng FIFO cho đến khi kết thúc kỳ kế toán đó, không được thay đổi giữa chừng. Nếu
DN buộc phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế thì phải báo cáo trên Thuyết
minh.)
- Thận trọng: lập dự phòng, không đánh giá cao hơn giá trị TS, không đánh giá thấp
hơn gái trị NPT, ghi nhận doanh thu + Chi phí khi có chứng cứ chắc chắn.
- Trọng yếu: nghĩa là nếu thiếu mất thông tin thì nó sẽ làm sai lệch đáng kể đến BCTC
3. Các yếu tố của BCTC:
Tài sản nguồn lực do DN kiểm soát và có thể thu được
lợi ích kinh tế trong tương lai
Nợ phải trả nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ sự kiện
trong quá khứ mà đòi hỏi DN phải thanh toán
bằng nguồn lực của mình.
Vốn chủ sở = TS – NPT hay còn gọi là tài sản thuần.
hữu
Doanh thu Lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế
toán => tăng vốn CSH mà không phải do góp
vốn
Chi phí Các khoản làm giảm lợi ích trong kỳ kế
toán => giảm vốn CSH nhưng không phải do rút
vốn

*Lưu ý: ta có một số công thức cơ bản:


Tài sản = Nguồn vốn = NPT + Vốn CSH
Lợi nhuận gộp = DT thuần – Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – CP
Chương 2: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH - THUYẾT MINH
Đầu tiên các bạn cần nắm hệ thống báo cáo tài chính (theo chuẩn mực VAS nha):
1. Báo cáo tình hình tài chính
2. Báo cáo kết quả hoạt động
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Có 3 yếu tố cấu thành 1 Báo cáo tình hình tài chính: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn CSH.
Mình sẽ kẻ 1 bảng thể hiện những khoản mục chủ yếu thuộc 3 yếu tố trên và những
lưu ý xoay quanh 3 yếu tố TS, NPT và vốn CSH
Tiền và các khoản tương đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Khoản phải thu
Hàng tồn kho TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn khác (được trình
TSCĐ hữu hình (nhà xưởng, xe tải,…) bày theo tính
TSCĐ vô hình (quyền sd đất, bằng phát thanh khoản
minh,…) giảm dần)
Đầu tư tài chính dài hạn
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Tài sản dài hạn khác
Vay ngắn hạn
Khoản phải trả
NỢ PHẢI
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
TRẢ
Vay dài hạn
Các khoản dự phòng
Vốn góp
Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát VỐN CHỦ SỞ
Các khoản dự trữ HỮU
LN sau thuế chưa phân phối

Lưu ý:
- Tài sản được ghi nhận trên BCTHTC khi TS đó thuộc quyền kiểm soát của
DN, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị được xác định một
cách đáng tin cậy.
Lưu ý ở những điểm gạch chân vì khi đi thi, trong đề có thể lừa các bạn bằng cách
thay thể những chữ gạch chân, ví dụ như thuộc quyền sở hữu, có thể, ước tính,…
- Tiền và tương đương tiền luôn được phân loại là TS ngắn hạn
- Tương đương tiền: các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi thường không quá 3 tháng,
khả năng chuyển đổi dễ dàng thành 1 lượng tiền (ví dụ: tiền gửi ngân hàng,…)
- Điều quan trọng nhất trong phần nợ phải trả là biết cách phân loại NPT ngắn hạn và
NPT dài hạn.
Tính từ ngày lập BCTC đến hạn NPT< hoặc = 12 tháng: NPT ngắn hạn
> 12 tháng: NPT dài hạn
Ví dụ: Ngày 01/07/N DN X vay ngân hàng 1.000trđ, hạn trả nợ gốc là 30/06/N+2
Lập BCTC vào ngày 31/12/N thì từ 31/12/N đến 30/6/N+2 là còn 18 tháng > 12
tháng à 1.000trđ này được phân loại là NPT dài hạn tại ngày lập báo cáo 31/12/N
Lập BCTC vào ngày 31/12/N+1, từ ngày 31/12/N+1 đến 30/6/N+2 thì chỉ còn 6 tháng
< 12 tháng à 1.000trđ này được phân loại là NPT ngắn hạn tại ngày lập báo cáo
31/12/N+1.
LƯU Ý KHI LẬP BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH:
- Ở mục tài sản, các bạn cần chú ý sắp xếp các khoản mục theo tính thanh khoản giảm
dần.
Ví dụ: tiền à phải thu khách hàng à HTK à khoản trả trước à TSCĐ hữu
hình à TSCĐ vô hình
- Ở mục NPT, cái nào đến hạn trả trước thì được sắp trước.
Ví dụ: phải trả người bán ngắn hạn à lãi phải trả ngắn hạn

Chương 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG & LƯU CHUYỂN
TIỀN TỆ
I. Báo cáo kết quả hoạt động:
- Doanh thu: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, DT từ hoạt động tài chính (tiền
lãi, cổ tức,…)
- Thu nhập khác: đây là khoản thu nhập mà DN nhận được từ những hoạt động bất
thường, ít khi xảy ra. Ví dụ như bán TSCĐ, thanh lý tài sản,….
- Chi phí: Chi phí bán hàng, CP quản lí doanh nghiệp, giá vốn hàng bán, CP tài chính
(lãi đi vay),…
Báo cáo kết quả hoạt động có thể lập theo 2 cách: BCKQHĐ nhiều bước và một bước
Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động nhiều bước:
Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
(Cuối kì) (Đầu kì)
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ (1)
Các khoản giảm trừ DT (2)
Doanh thu thuần (3) = (1) – (2)
Giá vốn hàng bán (4)
Lợi nhuận gộp (5) = (3) – (4)
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng LN trước thuế
CP thuế TNDN
LN sau thuế

LN thuần trước từ hoạt động kinh doanh = LN gộp – CP bán hàng – CP QLDN – CP
tài chính
Tổng LN trước thuế = LN thuần từ hđ kd + LN khác
Báo cáo kết quả hoạt động 1 bước: các bạn chỉ cần liệt kê tất tần tật doanh thu, thu
nhập rồi sau đó liệt kê chi phí là sẽ tính ra được lợi nhuận. Tuy nhiên, kiểu làm này
hầu như không gặp trong khi đi thi + đi làm nên hãy chú ý vào mẫu trên nhé!!!
II. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
1. Nội dung: đối với BCLCTT, điều quan trọng nhất mà mình cần làm đó là biết cách
phân loại luồng tiền.

2. Phương pháp: có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp. Các bạn có thể đọc thêm
trong giáo trình vì phần này sẽ được học ở KTTC3.

Chương 4: ĐO LƯỜNG DOANH THU, PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG


SINH LỜI
Trong Bảng hệ thống các tài khoản kế toán, các khoản DT sẽ bắt đầu bởi số 5:
⮚ 511: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ (Ví dụ: tiền thu được từ việc bán quần
áo, hàng hóa, máy tính,…)
⮚ 515: DT tài chính (Ví dụ: lãi từ việc gửi tiết kiệm, lãi do chênh lệch tỷ giá,…)
⮚ 521: các khoản giảm trừ DT (Ví dụ: hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán do
chất lượng sản phẩm kém, mua nhiều được hưởng discount)

I. Điều kiện ghi nhận doanh thu:


1. Hoạt động bán hàng: DT bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện:
● DN đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TS cho bên
mua
● DN không còn quyền kiểm soát đối với hàng hóa
● DT xác định tương đối chắc chắn
● DN đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ việc bán hàng
● Xác định được các CP liên quan đến giao dịch bán hàng (CP vận chuyển, bốc
dỡ,…)
Ví dụ: 1 số trường hợp chưa được ghi nhận DT:
+ Công ty ABC đã xuất hóa đơn, khách hàng đã trả tiền nhưng chưa giao hàng, lô
hàng bán không tách riêng bảo quản à DN chưa chuyển giao rủi ro cho bên mua và
DN vẫn còn quyền kiểm soát đối với TS (vi phạm điều kiện 1 và 2)
+ Công ty TAVA đã chuyển hàng cho bên mua nhưng chưa xác định giá bán à DT
chưa xác định được 1 cách chắc chắn (vi phạm điều kiện 3) và các CP liên quan như
CP vận chuyển cũng chưa được xác định (vi phạm điều kiện 5)
+ Nhà máy tôn Hoa Sen đã vận chuyển hàng đến cho bên mua nhưng bên mua không
đồng ý nhập kho vì sản phẩm không đúng theo hợp đồng à DN Hoa Sen vẫn chưa thu
được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng (vi phạm điều kiện 4)

2. Hoạt động cung cấp dịch vụ: 4 điều kiện


● DT xác định tương đối chắc chắn
● Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp dịch vụ
● Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCTC
● Xác định các CP liên quan và CP để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ
Ví dụ: Xác định tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành. Một hợp đồng cung cấp
dịch vụ trong 4 năm, tổng CP ước tính để hoàn thành dịch vụ là 300.000.000đ.
- Cuối năm 1, CP thực hiện hợp đồng là 60.000.000đ
- Cuối năm 2, CP thực hiện hợp đồng là 150.000.000đ (đây là số lũy kế của cả 2
năm) à CP của riêng năm 2 = 90.000.000đ
Tỷ lệ % công việc hoàn thành năm 1 = 60.000.000/300.000.000 = 20%
Tỷ lệ % công việc hoàn thành năm 2 = 90.000.000/300.000.000 = 30%
à Giả sử tổng DT trên hợp đồng là 700.000.000đ thì
DT ghi nhận ở năm 1 = 700.000.000 * 20% = 140.000.000
DT ghi nhận ở năm 2 = 700.000.000 * 30% = 210.000.000

3. Hợp đồng xây dựng: đôi với vấn đề này các bạn sẽ được học kĩ hơn ở chương 12,
KTTC2.
DT hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành
theo 2 trường hợp: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch và Thanh toán theo giá trị khối
lượng thực hiện.

II. Ghi nhận doanh thu theo TT200: ở TT200, sẽ có 1 số trường hợp đặc biệt mà
chúng ta cần phải lưu ý khi ghi nhận doanh thu nè
1. Mua hàng có quà khuyến mãi tặng kèm:

Có 2 trường hợp xảy ra Tặng quà KM kèm theo điều kiện mua hàng (1)
Tặng quà KM không kèm điều kiện mua hàng (2)
Trường hợp (2), không làm phát sinh DT, kế toán chỉ cần ghi nhận tăng CP bán hàng
và giảm TS
Ví dụ: Nhân dịp sinh nhật 10 năm thành lập công ty TNHH A kinh doanh nước hoa,
DN có phát tặng 100 lọ nước hoa mini size cho 100 khách hàng đầu tiên đến cửa hàng
trong ngày sinh nhật (chỉ cần đến là sẽ được phát). Giả sử, giá vốn là 300.000đ/lọ,
phát hết 100 lọ trong ngày thì ghi nhận
Nợ 641: 30.000.000
Có 156: 30.000.000
Trường hợp (1), có phát sinh DT, chúng ta sẽ phải phân bổ DT cho cả hàng khuyến
mãi.
Ví dụ: BigC có chương trình khuyến mãi mua 6 lon nước ngọt sẽ được tặng 2 lon
cùng loại, giá bán 15.000đ/lon.
Như vậy, BigC sẽ thu được 90.000đ (6*15.000), tương ứng với 6 lon nước ngọt bán ra
+ 2 lon tặng kèm. Nhưng thực chất thì đây là giao dịch giảm giá hàng bán, DT
90.000đ sẽ được tính trên số lượng thực tế tiêu thụ là 8 lon nước ngọt à giá bán
11.250đ/lon
2. Mua hàng có kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế:
Ví dụ: DN bán oto với giá 1.200.000.000đ, đồng thời tặng kèm 1 lốp xe. Giá của lốp
xe trên thị trường là 40.000.000đ
Ta có, 1.2 tỷ là DT của cả oto và lốp xe, vì vậy mình phải phân bổ DT cho cả oto và
lốp xe
Giá thị trường % DT phân bổ
O tô 1.200.000.000 96.77 (1.200/1.240) 1.161.240.000 (1.2 tỷ * 96.77%)
Lốp 40.000.000 3.23 (40/1.240) 78.760.000 (1.2 tỷ -
xe 1.161.240.000)
Tổng 1.240.000.000

III. Hệ số phân tích khả năng sinh lời: các bạn nhớ học thuộc 6 công thức bên
dưới nha vì khi đi thi, đôi lúc đề sẽ hỏi đó.
● Vòng quay TS = DT thuần / TS bình quân
● Vòng quay các khoản phải thu = DT thuần bán chịu / Phải thu bình quân
à Đáp số sẽ thể hiện: trong 1 năm mình sẽ thu nợ bao nhiêu lần à khoảng thời gian
giữa 2 lần thu nợ liên tiếp = 365 / vòng quay khoản phải thu (ngày)
● Vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán / HTK bình quân
● Hệ số LN biên = LN thuần / DT thuần
● Hệ số LN trên TS = LN thuần / TS bình quân
● Hệ số LN trên vốn CSH = LN thuần / VCSH bình quân
Cách học: đối với các công thức hệ số, tử số luôn luôn là LN thuần. Các yếu tố có chữ
bình quân thì các bạn chỉ cần lấy (đầu kì + cuối kì) /2.
Ví dụ: TS bình quân = (TS đầu kì + TS cuối kì)/2

Chương 5: TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU


I. Kế toán tiền:
- Tiền là TS ngắn hạn, bao gồm cả tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ, tồn tại
trong các quỹ, các khoản tiền gửi ngân hàng không kì hạn.
- Tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3
tháng, dễ dàng chuyển đổi thành 1 lượng tiền xác định.
Ví dụ: tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng với kì hạn 1 tháng,…
- Tiền và tương đương tiền thuộc yếu tố Tài sản nên nó sẽ tuân thủ theo quy tắc: Tăng
ghi nợ và Giảm ghi có
Ví dụ 1: Công ty Hiệp Phát bán 10 cái áo len với đơn giá 100.000đ, VAT 10%. Khách
hàng đã thanh toán đủ bằng tiền mặt.
Nợ 111: 1.100.000
Có 511: 1.000.000
Có 33311: 100.000 (=1.000.000 * 10%)

Lưu ý về thuế GTGT:


● Nếu DN đang mua hàng thì thuế GTGT được xem là thuế GTGT đầu vào, ghi
nhận vào TK 1331
● Nếu DN đang bán hàng thì thuế GTGT được xem là thuế GTGT đầu ra, ghi
nhận vào TK 33311

Ví dụ 2: DN sản xuất nước ép chi tiền mặt để mua cam về phục vụ sản xuất, giá mua
chưa thuế là 5.000.000đ, VAT 10%, đã thanh toán đủ bằng TGNH.
Nợ 152: 5.000.000
Nợ 1331: 500.000
Có 112: 5.500.000

Ví dụ 3: Rút TGNH 10.000.000 nhập quỹ tiền mặt à Rút TGNH thì ghi giảm 112,
nhập quỹ tiền mặt à tiền mặt tăng lên, ghi tăng 111
Nợ 111: 10.000.000
Có 112: 10.000.000

Lưu ý: TK 112 chỉ theo dõi số dư của Tiền gửi ngân hàng không kì hạn, nếu các
khoản gửi có kì hạn thì sẽ được hạch toán vào TK 1281 – tiền gửi có kì hạn (Vấn đề
này các bạn sẽ được học ở KTTC2)
- Ở mục tiền gửi ngân hàng, có một phần các bạn cần biết sơ qua đó chính là Thấu chi:
có nghĩa là bạn có thể chi số tiền vượt mức số tiền hiện có trong tài khoản ngân hàng.
Ví dụ: trong tài khoản ngân hàng của bạn chỉ còn 1.000.000đ nhưng khi đi siêu thị
bạn có thể chi trả qua thẻ với hóa đơn 1.500.000đ, 500.000đ này sẽ được gọi là thấu
chi và phần thấu chi này được xem là NPT ngân hàng của bạn.
Ví dụ minh họa cụ thể: DN Luto có số dư TK 112 là 120.000.000đ, DN đã lập ủy
nhiệm chi thanh toán tiền cho nhà cung cấp Tutu 180.000.000đ, đã có xác nhận của
ngân hàng. Ghi nhận:
Nợ 331: 180.000.000 (đã trả nợ nên ghi giảm TK 331)
Có 112: 120.000.000 (chi tiền nên ghi giảm TK 112)
Có 3411: 60.000.000 (đây là phần thấu chi nè, được xem là khoản đi vay ngân
hàng của DN)

II. Kế toán các khoản phải thu:


- Trong quá trình kinh doanh, DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng
chưa được khách hàng thanh toán à hình thành khoản phải thu khách hàng.
- Ngoài ra, các khoản phải thu còn phát sinh trong các trường hợp:
❖ Bắt người khác bồi thường, cho mượn vốn tạm thời
❖ Khoản tiền ứng trước cho người bán (hôm nay mình đưa tiền trước nhưng sau
này mới lấy hàng hóa)
❖ Khoản tạm ứng (máy photo hết giấy nên mình phải nhờ nhân viên đi mua,
nhưng không phải nhân viên lúc nào cũng có tiền + không biết chính xác tiền giấy là
bao nhiêu nên cứ tạm ứng trước 200.000đ, còn dư thì về thu lại)
❖ Ký quỹ, ký cược (Mình là sinh viên mới lên TP học tập nên có nhu cầu đi thuê
trọ, người chủ trọ muốn mình đặt cọc 1.000.000đ tiền nhà thì 1.000.000đ được xem là
khoản ký quỹ, sau này nếu trả trọ thì mình sẽ thu lại số tiền 1.000.000đ này
Ví dụ 1_Doanh thu bán hàng: DN Luto xuất sản phẩm nước ép bán cho khách với
giá bán chưa thuế 500.000, VAT 10%, khách hàng trả bằng tiền mặt 50%, số còn lại
chưa trả tiền.
Nợ 111: 275.000 (= 50% * 550.000)
Nợ 131: 275.000 (số còn lại chưa thu tiền à ghi nhận là khoản phải thu)
Có 511: 500.000
Có 33311: 50.000

Ví dụ 2_Thanh lý tài sản: DN Tutu bán 1 TSCĐ với giá bán chưa thuế 20.000.000đ,
VAT 10%, chưa thu tiền.
Nợ 131: 22.000.000
Có 711: 20.000.000
Có 33311: 2.000.000

Ghi chú: Vì bán TSCĐ là một hoạt động bất thường, ít khi xảy ra tại 1 DN nên thu
nhập từ việc bán TSCĐ sẽ không được ghi nhận vào TK 511, mà phải ghi nhận vào
711_Thu nhập khác.

Ví dụ 3_Chiết khấu thanh toán: Bán hàng cho khách hàng Linda với giá chưa thuế
30.000.000đ, VAT 10% theo phương thức trả chậm. Điều kiện thanh toán 1/5. 4 ngày
sau, Linda chuyển khoản trả nợ sau khi trừ đi khoản được hưởng chiết khấu thanh
toán.

Ghi chú:
● Chiết khấu thanh toán: nghĩa là nếu khách hàng thanh toán sớm trong thời hạn
cho phép thì mình sẽ cho khách hàng hưởng 1 khoản tiền, khoản tiền này được gọi là
chiết khấu thanh toán và được ghi nhận là CP tài chính của mình (635)
● Điều kiện thanh toán 1/5: nếu khách hàng thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ
ngày mua hàng thì sẽ được hưởng 1% trên tổng giá trị hóa đơn.
Ngày bán hàng, chưa thu tiền. Ghi nhận:
Nợ 131_Linda: 33.000.000
Có 511: 30.000.000
Có 33311: 3.000.000
4 ngày sau, Linda chuyển khoản thanh toán:
Nợ 112: 32.670.000
Nợ 635: 330.000 (33.000.000 * 1%)
Có 131_Linda: 33.000.000

Ví dụ 4_Giảm giá hàng bán: Ngày 12/08, DN Huấn Hoa bán 500kg đậu xanh cho N,
đơn giá bán 25.000đ, VAT 5%, chưa thu tiền. 3 ngày sau, N phát hiện có 10kg đậu
xanh bị giảm chất lượng nên yêu cầu Huấn Hoa giảm giá 10.000đ/kg chưa thuế VAT,
DN Huấn Hoa đồng ý. N chuyển khoản trả nợ cho Huấn Hoa.
12/08:
Nợ 131_N: 13.125.000
Có 511: 12.500.000
Có 33311: 625.000
15/08:
Nợ 521: 100.000
Nợ 33311: 5.000
Có 131_N: 105.000
Nợ 112: 13.020.000
Có 131_N: 13.020.000 (13.125.000 – 105.000)

Ví dụ 5_Khách hàng ứng trước tiền:


1. 20/08, X ứng trước tiền mua hàng 10.000.000đ bằng TGNH.
Nợ 112: 10.000.000
Có 131_X: 10.000.000
2. 30/08, DN giao hàng cho X với giá bán chưa thuế 15.000.000đ, VAT 10%. X
chuyển khoản để thanh toán số tiền còn thiếu.
Nợ 112: 6.500.000
Nợ 131_X: 10.000.000
Có 511: 15.000.000
Có 33311: 1.500.000

Lưu ý: trong quá trình kiểm kê hàng hóa, nếu phát hiện thấy thiếu hàng nhưng vẫn
chưa tìm ra nguyên nhân, đang trong thời gian chờ xử lí thì số hàng thiếu đó sẽ được
ghi nhận vào TK 1381 TS thiếu chờ xử lí.
Ví dụ: DN Minh Hiếu mua 300 chai bia strongbow, giá mua chưa thuế là
20.000đ/chai, VAT 10%, thanh toán bằng TGNH. Khi nhập kho, kiểm tra lại chỉ còn
290 chai, 10 chai chưa rõ nguyên nhân.
Nợ 156: 5.800.000
Nợ 1381: 200.000
Nợ 1331: 600.000 (6.000.000 * 10%)
Có 112: 6.600.000

Dự phòng phải thu khó đòi:


Trên thực tế, không phải lúc nào các khoản phải thu cũng có thể thu hồi được bởi vì
nhiều nguyên nhân. Việc không thu hồi được nợ gây nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến
DN. Để tuân theo nguyên tắc thận trọng và phù hợp, kế toán cần lập dự phòng cho các
khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi được, gọi là dự phòng nợ phải thu khó
đòi - TK 2293.
- Cuối năm lập dự phòng: ghi nhận Nợ 642/Có 2293
(Tại sao lại ghi nhận vào TK 642??? Việc không thu hồi được nợ phản ánh việc ban
quan trị của DN làm việc không được tốt, ảnh hưởng đến KQKD của DN nên mình
đưa vào CP QLDN)
- Nguyên tắc ghi nhận khoản trích lập dự phòng: chỉ ghi nhận con số chênh lệch giữa
dự phòng năm mới và năm cũ.

Dự phòng năm nay > dự phòng năm trước Nợ 642/Có 2293: mức chênh
lệch
Dự phòng năm nay < dự phòng năm ngoái Nợ 2293/Có 642: mức
chênh lệch
Ví dụ: đây là 1 ví dụ liên hoàn nói về cuộc đời ngang trái của DN Lê Hiển, các bạn
nhớ theo dõi nhé
Cuối năm N, DN Lê Hiển trích lập dự phòng phải thu khó đòi là 15.000.000đ, biết
năm trước chưa trích lập dự phòng
à Chênh lệch giữa dự phòng năm nay và năm cũ = 15.000.000 – 0 = 15.000.000
Nợ 642: 15.000.000
Có 2293: 15.000.000
Cuối năm N+1, DN Lê Hiển nhận thấy có nhiều khoản nợ phải thu có nguy cơ không
thu hồi được nên trích lập dự phòng khoản phải thu là 20.000.000đ
à Chênh lệch mức dự phòng giữa năm N+1 và năm N = 20.000.000 – 15.000.000 =
5.000.000
Nợ 642: 5.000.000
Có 2293: 5.000.000
Cuối năm N+2, tình hình có khả quan hơn nên Lê Hiển quyết định chỉ trích lập dự
phòng phải thu khó đòi là 12.000.000đ thôi.
à Dự phòng N+2 – dự phòng năm N+1 = 12.000.000 – 20.000.000 = (8.000.000)
Nợ 2293: 8.000.000
Có 642: 8.000.000
Trong năm N+3, X là một khách hàng của DN Lê Hiển bị phá sản, X có nợ DN Lê
Hiển 5.000.000đ, khoản này đã được trích lập dự phòng ở năm N+2 rồi nhưng vì X
phá sản nên Lê Hiển quyết định xóa sổ khoản dự phòng này luôn.
Nợ 2293: 5.000.000
Có 131_X: 5.000.000
Vài năm sau, X kinh doanh trở lại, nhớ lại “món nợ tình xưa” nên đem 5.000.000đ
đến trả cho DN Lê Hiển.
Nợ 111: 5.000.000
Có 711: 5.000.000

CHƯƠNG 6: CHINH PHỤC HÀNG TỒN KHO


Ta đa, mình đã quay trở lại với các bạn rồi đây. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chinh
phục vấn đề Hàng tồn kho nhé! Theo mình thấy Hàng tồn kho là 1 vấn đề xuyên suốt
và vô cùng quan trọng đối với những bạn học kế toán – kiểm toán luôn. Vì vậy các
bạn hãy cố gắng hết sức để chinh phục được những vấn đề xoay quanh Hàng tồn kho
nhé!!!! Cũng không quá khó đâu nè. LET’S GOOOO.
Đối với vấn đề Hàng tồn kho, có 2 phần chính mà chúng ta cần nắm chắc: các
phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách xác định giá trị hàng tồn kho .Trước khi
vào 2 phần chính, hãy cùng “dạo một vòng” để hiểu rõ hơn thế nào là hàng tồn kho
ha!!!
I. Khái niệm:
- Hàng tồn kho là tài sản nằm trong khâu dự trữ của quá trình sản xuất và được phân
loại là tài sản ngắn hạn vì nó được mua vào, bán ra trong 1 năm hoặc trong 1 chu kì
kinh doanh bình thường.
- Theo VAS 02 “Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho chia làm 3 loại:
+ Giữ để bán trong chu kì kinh doanh bình thường (151, 155, 156, 157)
· 151: hàng mua đang đi trên đường. Ví dụ: bạn đặt mua 1 đôi giày trên shopee
vào ngày 29/05, ship từ Hà Nội vào Tp.HCM. 02/06 mới nhận được hàng thì từ
29/05 è 02/06, đôi giày này sẽ được thể hiện số dư trên 151
· 155 khác với 156: 155 là thành phẩm hàng tồn kho, còn 156 là hàng hóa do DN
mua về bán lại. Ví dụ: công ty may mặc trực tiếp sản xuất áo thì số áo này được hạch
toán vào 155. Công ty thương mại mua áo về trữ để bán thì số áo này được hạch toán
vào 156
· 157: hàng hóa gửi đi bán. Ví dụ A gửi 10.000SP cho đại lí để nhờ đại lí bán
hàng đúng giá, thì số hàng này sẽ được theo dõi trên 157.
+ Hàng đang trong quá trình sản xuất dở dang (154): TK 154 chuyên theo dõi các sản
phẩm chưa hoàn thiện, cần phải gia công,… Ví dụ: A là công ty sản xuất áo, áo được
gửi tới xưởng gia công để gắn thêm cúc áo vào, thì số áo này hiện tại sẽ được phản
ánh trên 154.
+ Hàng dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ (152, 153)
· 152: theo dõi nguyên liệu, vật liệu.
· 153: đây là TK để theo dõi công cụ dụng cụ mua về nhập kho để phục vụ cho
quá trình kinh doanh, sản xuất. Ví dụ như DN mua máy hút bụi về để hút bụi sàn của
xưởng sản xuất. Máy vẫn để trong kho, chưa xuất ra dùng thì giá trị máy hút bụi sẽ
được thể hiện số dư trên 153.
Dạo một vòng xong rồi nè, mình cùng vào vấn đề chính của chương này nhé! Mình
thấy các bạn sinh viên rất hay nhầm lẫn giữa phương pháp kế toán hàng tồn kho và
xác định giá trị hàng tồn kho. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
- Có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kì.
- Có 3 cách xác định giá trị hàng tồn kho: FIFO, Bình quân gia quyền, Thực tế đích
danh.

II. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:


1. Kê khai thường xuyên: nghĩa là hàng tồn kho nhập vào hay xuất ra đều phải được
theo dõi và hạch toán thường xuyên, liên tục, không bỏ sót nghiệp vụ nào. Phương
pháp này chủ yếu dùng để theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các sản phẩm
xây lắp.
a. Nguyên vật liệu (152):
- Sẽ có nhiều vấn đề xoay quanh nguyên vật liệu. Ví dụ như: mua về nhập kho đủ,
mua về nhưng khi kiểm tra thì có phát sinh thừa, thiếu; mua hàng được giảm giá,…
- Trước khi nhập kho, các chi phí thu mua như bốc dỡ, tiền vận chuyển do người mua
chi trả thì đưa vào giá gốc 152 luôn.
Ví dụ: DN A mua nguyên vật liệu với giá mua chưa thuế 2.000.000đ, VAT 10%. Chi
phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến DN A là 500.000đ. Tất cả chi bằng tiền mặt.
Nợ 152: 2.500.000 (2.000.000 + 500.000)
Nợ 1331: 200.000 (2.000.000 * 10%)
Có 111: 2.700.000
- Đối với nguyên vật liệu đã order, đang trên đường vận chuyển nhưng cuối kì kế toán
vẫn chưa thấy đâu thì ghi nhận vào 151.
Ví dụ: 25/03, DN Z (kì kế toán theo tháng) mua hàng hóa với giá mua chưa thuế
50.000.000đ, VAT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, đến 31/3 vẫn
chưa thấy hàng về nhập kho.
25/03: số hàng mua chưa cần hạch toán, chỉ cần theo dõi trên sổ riêng.
31/03: cuối kì kế toán, hàng chưa về nhập kho nên số hàng này sẽ được hạch toán vào
151
Nợ 151: 50.000.000
Nợ 1331: 5.000.000
Có 331: 55.000.000
Giả sử, 03/04 hàng về nhập kho đủ, lúc này mình sẽ ghi nhận:
Nợ 156: 50.000.000
Có 151: 50.000.000
- Mua hàng có phát sinh chiết khấu thương mại (tức là mua với số lượng nhiều đủ để
được nhận discount), mua hàng được giảm giá, hàng mua trả lại làm giảm TK 152.
Riêng chiết khấu thanh toán không ảnh hưởng gì đến TK 152 hết!!!

Ví dụ 1_Giảm giá hàng bán: DN X mua nguyên vật liệu với giá mua chưa thuế
100.000.000đ, VAT 10%, hàng nhập kho đủ, chưa thanh toán. 5 ngày sau, DN phát
hiện hàng không đạt chuẩn nên được nhà sản xuất điều chỉnh giảm 5% giá trị lô hàng.
Nợ 331: 5.500.000
Có 152: 5.000.000 (100.000.000 * 5%)
Có 1331: 500.000

Ví dụ 2_Chiết khấu thương mại: DN X mua hàng với giá mua chưa thuế
200.000.000đ, VAT 10%. Vì X mua hàng với số lượng lớn đủ nên được nhận chiết
khấu thương mại (discount) từ nhà cung cấp tại mức 2% giá trị đơn hàng. Mức chiết
khấu này được trừ thẳng vào hóa đơn mua hàng. Thanh toán qua chuyển khoản
Giá mà DN X phải trả cho nhà cung cấp = 200.000.000 – 2%*200.000.000 =
196.000.000
Nợ 156: 196.000.000
Nợ 1331: 19.600.000
Có 112: 215.600.000

Ví dụ 3_Trả lại hàng bán: DN X mua nguyên vật liệu với giá mua chưa thuế
100.000.000đ, VAT 10%, hàng nhập kho đủ, chưa thanh toán. 5 ngày sau, DN phát
hiện hàng không đạt chuẩn nên muốn trả lại 10% số hàng cho nhà cung cấp. Nhà cung
cấp đã đồng ý.

Nợ 152: 100.000.000
Nợ 1331: 10.000.000 Ghi nhận khi nhập hàng
Có 331: 110.000.000

Nợ 331: 11.000.000
Có 152: 10.000.000 Ghi nhận khi trả lại hàng cho nhà cung cấp
Có 1331: 1.000.000
Ví dụ 4_Chiết khấu thương mại: 10/04, DN X mua nguyên vật liệu với giá mua
chưa thuế 100.000.000đ, VAT 10%, hàng nhập kho đủ, chưa thanh toán, điều kiện
thanh toán là 1/10. Ngày 16/04, DN X chuyển khoản trả đủ cho nhà cung cấp.
Điều kiện thanh toán 1/10 nghĩa là nếu thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày
nhận hàng thì DN sẽ được hưởng 1% giá trị hóa đơn.
10/04 ghi nhận:
Nợ 152: 100.000.000
Nợ 1331: 10.000.000
Có 331: 110.000.000
16/04 ghi nhận:
Nợ 331: 110.000.000
Có 515: 1.100.000 (110.000.000*1%)
Có 112: 108.900.000
- Mua hàng nhập kho phát sinh thừa, thiếu: mình chịu trách nhiệm đối với hàng hóa
đó thì mới hạch toán, còn nếu bên bán chịu trách nhiệm cho việc thừa thiếu thì mình
chỉ hạch toán dựa trên số thực nhận.

Ví dụ: DN Z mua 100kg hàng A theo phương thức giao hàng, đơn giá mua chưa thuế
50.000đ. VAT 10%, chưa thanh toán. Khi nhập kho, kế toán phát hiện dư 10kg. số dư
này chưa rõ nguyên nhân.

Lưu ý: có 2 phương thức vận chuyển hàng hóa: phương thức chuyển hàng (giao tại
kho bên mua) và phương thức giao hàng (giao tại kho bên bán). Do trong ví dụ trên là
phương thức giao hàng nên người mua chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận
chuyển è bên mua hạch toán phần thừa/thiếu.
Nợ 152: 5.000.000 (100 kg * 50.000)
Nợ 1331: 500.000
Có 331: 5.500.000
Nợ 152: 500.000 (10 * 50.000)
Có 3381: 500.000

Sơ đồ tóm tắt:

b. Công cụ dụng cụ: vấn đề chính của công cụ dụng cụ chính là cần xác định công cụ
này được dùng 1 lần hay nhiều lần. Nếu dùng 1 lần thì tập hợp vào chi phí trong kì
luôn, còn nếu công cụ dùng nhiều lần thì đầu tiên đưa vào 242, sau đó phân bổ dần
cho các kì kế toán.

Ví dụ 1_Công cụ phân bổ nhiều lần: 1/1, DN xuất công cụ bảo hộ lao động cho
công nhân, trị giá 500.000đ. phân bổ 2 lần.
1/1 ghi nhận: Nợ 242 / Có 153: 500.000
31/1 ghi nhận: Nợ 627 / Có 242: 250.000 (500.000/2)
28/2 ghi nhận: Nợ 627 / Có 242: 250.000

Ví dụ 2_Công cụ phân bổ 1 lần: Ngày 12/10, DN xuất công cụ dụng cụ phục vụ cho
kinh doanh, sản xuất, tri giá 500.000đ, phân bổ 1 lần. Kế toán ghi nhận:
Nợ 627: 500.000
Có 153: 500.000
c. Sản phẩm đang chế tạo: đối với mục này thì các bạn sẽ được học kĩ hơn ở
chương 12, KTTC2. Ở KTTC1 thì các bạn chỉ cần nắm được những TK liên quan:
621: CP nguyên vật liệu trực tiếp: nghĩa là những nguyên vật liệu nào trực tiếp tạo ra
công trình xây lắp thì sẽ được cho vô TK này nè
622: CP nhân công trực tiếp: công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm, ví dụ như lương trả
cho lao động trực tiếp sản xuất
627: CP sản xuất chung, ví dụ như các khoản trích theo lương, phân bổ công cụ dụng
cụ, trích khấu hao TSCĐ,…

2. Kiểm kê định kì: Đối với phương pháp kế toán này thì các bạn hầu như không gặp
trong quá trình học cũng như trong các bài kiểm tra. Các bạn sinh viên có thể đọc
thêm giáo trình để tìm hiểu kĩ hơn nhé!!!
Trị giá hàng xuất trong kì = Hàng tồn đầu kì + hàng nhập trong kì – hàng tồn cuối kì
Đối với phương pháp này này nè, thì mỗi khi xuất hay nhập hàng thì không cần hạch
toán, chỉ cần theo dõi số lượng trên sổ riêng là được, cuối kì đi đếm lại và so sánh với
số liệu thôi.

III. Phương pháp tính giá hàng tồn kho:


Giá gốc HTK = Giá mua + CP thu mua + hao hụt tự nhiên trong định mức –
Khoản giảm giá, CK thương mại,...
Theo quy định hiện hành thì có 3 phương pháp tính giá HTK: FIFO, bình quân gia
quyền và thực tế đích danh. Ngày xửa ngày xưa còn có thêm phương pháp LIFO nữa
nhưng bây giờ không còn dùng phương pháp này nữa đâu nè.
- FIFO (first in, first out) tức là nhập trước, xuất trước. Cái nào vô trước thì xuất ra
trước, vô sau thì xuất ra sau.
- Thực tế đích danh: áp dụng cho DN có ít mặt hàng, hàng dễ nhận diện è đòi hỏi
nhiều công sức lắm lắm luôn.
- Bình quân gia quyền: mỗi khi nhập hàng thì lại phải tính giá bình quân của HTK nên
hơi cực 1 tí nè.
Chúng mình cùng nhau làm 1 số ví dụ nho nhỏ xíu xìu xiu để thành thạo hơn trong
việc tính giá HTK nhaaa.
Ví dụ: Tình hình nhập, xuất hàng của DN A tháng 8 được tóm tắt trong bảng sau:
Ngày Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền
01/08 Tồn đầu kì 8.000 100 800.000
03/08 Mua vào 5.000 110 550.000
08/08 Xuất bán 10.000 150 (đơn giá
bán)
15/08 Mua vào 7.000 120 840.000
21/08 Xuất bán 7.000 160 (đơn giá
bán)

Phương pháp FIFO:


Ngày Diễn giải Nhập Xuất Tồn
01/08 Tồn đầu kì 8.000*100 = 800.000
03/08 Nhập 5.000*110 = 550.000 8.000*100 = 800.000
5.000*110 = 550.000
08/08 Xuất 10.000, trong đó 3.000*110 = 330.000
8.000*100 =
800.000
2.000*110 =
220.000
15/08 Nhập 7.000*120 = 840.000 3.000*110 = 330.000
7.000*120 = 840.000
21/08 Xuất 7.000, trong đó 3.000*120 = 360.000
3.000*110 =
330.000
4.000*120 =
480.000
31/08 Tồn cuối kì 3.000*120 = 360.000

Phương pháp BQGQ:


Ngày Diễn giải Nhập Xuất Đơn giá tính lại Tồn
sau khi nhập
01/08 Tồn đầu kì 8.000*100 = 800.000
03/08 Nhập 5.000* 800.000+550.000 800.000+550.000 =
110 = 8.000+5.000 1.350.000
550.00 = 103,85
0
08/08 Xuất 10.000*103,8 1.350.000–1.038.500 =
5 = 1.038.500 311.500
15/08 Nhập 7.000* 331.500+840.000 311.500+840.000 =
120 = 3.000+7.000 1.151.500
840.00 = 117,15
0
21/08 Xuất 7.000*117,15 1.151.500 – 820.050 =
= 820.050 331.450
31/08 Tồn cuối 331.450 (3000kg)

- Trước tiên, các bạn cần phải nắm khái niệm “Giá trị thuần có thể thực hiện được”
(NRV – Net realizable value)
Giá trị thuần có thể thực hiện được = Giá bán ước tính – CP bán hàng ước tính
- Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được < giá gốc à lập dự phòng giảm giá HTK
Ví dụ: Mình mua giấy A4 về để bán, giá mua về chưa thuế của lô hàng là 3.000.000đ,
giá bán ước tính là 3.500.000, CP bán hàng hết 700.000 à Nếu bán hết lô hàng giấy
A4 này thì mình chỉ có thể thu về được NRV = 3.500.000 – 700.000 = 2.800.000 <
3.000.000 à mình bị lỗ rồi à Phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên cơ sở từng mặt hàng.
- Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho = số lượng * (đơn giá giá gốc – đơn
giá NRV)
- Nếu năm N mình lập dự phòng, sang năm N+1 mình tiếp tục lập dự phòng thì cách
lập giống nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng năm nay – dự phòng năm trước > 0: Nợ 632/Có 2294: đáp án vừa tính
<0 : Nợ 2294/Có 632: đáp án vừa tính
Ví dụ: đây tiếp tục là 1 ví dụ liên hoàn về DN Toto, các bạn hãy theo dõi từ A tới Z
nheeee.
Cuối năm N, DN Huy Nguyễn kiểm tra số lượng hàng hóa A trong kho thì thấy còn
300 đơn vị sản phẩm A với đơn giá gốc là 15.000đ. Giá trị thuần có thể thực hiện
được của cả 300 đơn vị A là 3.600.000đ.
Giá gốc = 15.000 * 300 = 4.500.000
Giá trị thuần có thể thực hiện được = 3.600.000 < 4.500.000
à DN Huy Nguyễn cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nợ 632: 900.000 [ 4.500.000 – 3.600.000 ]
Có 2294: 900.000
Cuối năm N+1, DN Huy Nguyễn nhận thấy tình hình vẫn không khả quan nên quyết
định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 1.200.000
Dự phòng năm nay – dự phòng năm trước = 1.200.000 – 900.000 = 300.000 > 0
Nợ 632: 300.000
Có 2294: 300.000
Cuối năm N+2, tình hình có vẻ khả hơn 1 xíu rồi, DN Huy Nguyễn xác định mức
trích lập là 500.000.
Dự phòng năm nay – dự phòng năm trước = 500.000 – 1.200.000 = (700.000)
Nợ 2294: 700.000
Có 632: 700.000
Trong năm N+3, DN xác định số hàng hóa bị hủy bỏ do hư hỏng, mất phẩm chất,
không còn giá trị sử dụng có giá trị là 800.000đ, được bù đắp bằng khoản dự phòng
300.000.
Đối với việc hủy bỏ sản phẩm do hư hỏng, mình sẽ ghi nhận vào TK 632 – Giá vốn
hàng bán trong kì. Do đề nói trong 800.000đ đó, có 300.000đ được bù đắp bằng dự
phòng nên mình sẽ ghi giảm khoản dự phòng 300.000, số còn lại đưa vào 632 như
bình thường.
Nợ 2294: 300.000
Nợ 632: 500.000
Có 156: 800.000
Chương 8:: CHẠM TAY VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. Khái niệm và điều kiện ghi nhận:
1. Khái niệm:
Chúng ta có thể phân loại TSCĐ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: phân loại theo
tính chất, phân loại theo công dụng, quyền sở hữu hay phân loại theo nguồn hình
thành. Tuy nhiên, trong chương trình học, mình chủ yếu xoay quanh phân loại theo
tính chất nên trong tài liệu này, mình chỉ định nghĩa theo khía cạnh này thôi nhé,
a. Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ
để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện ghi nhận TSCĐ
hữu hình.
⮚ Nhà cửa, xưởng, nhà kho
⮚ Máy móc, thiết bị
⮚ Phương tiện vận tải
⮚ Thiết bị, dụng cụ quản lí: máy vi tính, thiết bị điện tử, máy kiểm tra chất
lượng,…
⮚ Cây lâu năm, súc vật tạo ra sản phẩm: bò sữa ở nông trại Vinamilk,…
⮚ TSCĐ hữu hình khác: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,…
b. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất;
phù hợp điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình.
⮚ Quyền sử dụng đất
⮚ Quyền phát hành
⮚ Bản quyền, bằng sáng chế
⮚ Nhãn hiệu, tên thương mại
⮚ Chương trình phần mềm
⮚ Giấy phép, giấy nhượng quyền
⮚ TSCĐ vô hình khác

2. Điều kiện ghi nhận: trước hết, muốn được ghi nhận là TSCĐ thì nó phải đáp ứng
điều kiện ghi nhận tài sản trước đã. Cái này thì mọi người coi lại ở Ngày 1 nhé. Tiếp
theo, để được cái danh “cố định” thì cần có các điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
- Nguyên giá TS phải xác định 1 cách đáng tin cậy (Từ 30.000.000đ trở lên)
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có giá trị theo quy định hiện hành

II. Xác định giá trị TSCĐ: Khi nhắn đến giá trị của TSCĐ thì ta sẽ nhớ ngay đến
nguyên giá (giá gốc) và hao mòn lũy kế, từ đó suy ra giá trị còn lại của TSCĐ
1. Giá trị ban đầu TSCĐ:
TSCĐ phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
- Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra để có được TSCĐ tính tời thời điểm
TSCĐ sẵn sàng đưa vào trạng thái sử dụng.
Ví dụ: Mua TSCĐ với giá chưa thuế là 1.000.000.000đ, nhưng để có thể vận chuyển
TS này về nhà xưởng để sẵn sàng hoạt động, CP vận chuyển hết 10.000.000đ và CP
để lắp đặt máy là 20.000.000 à Nguyên giá của máy mới này = 1.030.000.000đ
a. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: chúng ta có nhiều cách khác nhau để có
được TSCĐ hữu hình: mua sắm nè, tự xây dựng (đối với nhà xưởng, kho bãi,…), trao
đổi TSCĐ với đơn vị khác, TS đó mình được cấp hoặc là mình nhận vốn góp bằng
TSCĐ,… Mỗi cách sẽ có cách xác định nguyên giá khác nhau, mình cùng tìm hiểu
nhé:
❖ Nguyên giá TSCĐ do mua sắm: Giá mua (sau khi đã trừ đi chiết khấu thương
mại, giảm giá) + CP liên quan trực tiếp để đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
(CP chuẩn bị mặt bằng, CP vận chuyển, lắp đặt, chạy thử)
Ví dụ: Mua máy sản xuất bánh với giá 2.000.000.000đ, CP vận chuyển hết
10.000.000, vì đây là máy mới nên cần chạy thử lô bánh đầu tiên, CP cho việc chạy
thử này là 5.000.000 Nguyên giá của máy sản xuất bánh =
2.000.000.000+10.000.000+5.000.000 = 2.015.000.000
❖ Nguyên giá TSCĐ mua sắm với hình thức trả góp, trả chậm: Giá mua trả tiền
ngay tại thời điểm mua + CP liên quan
Ví dụ: Mua máy làm kẹo với giá mua trả ngay chưa thuế 100.000.000đ nhưng DN
chọn hình thức trả góp. Giá mua trả góp chưa thuế là 120.000.000đ. CP vận chuyển
hết 5.000.000đ
à Nguyên giá máy làm kẹo = 100.000.000 + 5.000.000 = 105.000.000đ
Chênh lệch giữa giá mua trả ngay và gía mua trả góp = 120.000.000 – 100.000.000 =
20.000.000 sẽ được đưa vào CP SXKD.
❖ Nguyên giá TSCĐ là bất động sản: DN phải tách riêng giá trị của quyền sử dụng
đất và tài sản để ghi nhận. Giá trị tài sản trên đất đưa vào TSCĐ hữu hình, còn quyền
sử dụng đất thì đưa vào TSCĐ vô hình.
Ví dụ: DN chi tiền mua nhà xưởng hết 4.000.000.000đ, trong đó giá trị quyền sử
dụng đất 1.000.000.000đ à nguyên giá của nhà xưởng = 3 tỷ và giá trị quyền sử dụng
đất = 1 tỷ.
❖ TSCĐ tự xây dựng: giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Phần này
các bạn chỉ cần đọc qua cho biết thôi nè vì mình sẽ được học chuyên sâu ở chương 12
KTTC2.
❖ Nguyên giá TSCĐ nhận vốn góp: là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập
định giá nhất trí.
Ví dụ: DN X muốn góp vốn vào DN của mình bằng 1 nhà kho. Sau khi hội ý, thẩm
định giá thì các thành viên đồng ý nhà kho này có giá trị là 2 tỷ à Nguyên giá TSCĐ
khi nhận vốn góp là 2 tỷ.
b. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: tương tự như TSCĐ hữu hình, ta có
❖ Nguyên giá TSCĐ vô hình do mua sắm: bao gồm giá mua (đã trừ chiết khấu
thương mại, giảm giá) + CP liên quan
❖ Nguyên giá TSCĐ vô hình dưới hình thức mua trả góp: Giá mua trả tiền ngay
tại thời điểm mua + CP liên quan
❖ Nguyên gái TSCĐ vô hình là quyền sở hữu, bằng sáng chế: toàn bộ cấc CP thực
tế mà DN đã chi ra để có được bằng sáng chế, quyền tác giả,…
Lưu ý:
- Các nhãn hiệu, tên thương mại mình đi mua à được ghi vào TSCĐ vô hình
mình tự tạo ra à không được ghi nhận TSCĐ vô
hình
- CP thành lập DN, CP quảng cáo trong giai đoạn trước khi vào hoạt động, CP đào
tạo nhân viên, CP nghiên cứu à CP SXKD trong kì hoặc được phân bổ dần theo thời
gian trong thời gian không quá 3 năm.
2. Giá trị còn lại TSCĐ:
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – hao mòn lũy kế TSCĐ
III. Kế toán tăng TSCĐ:
- TSCĐ tăng có thể do các nguyên nhân như: mua sắm, xây dựng, nhận vốn góp, được
tài trợ, biếu tặng,..
1. Mua TSCĐ riêng lẻ: Ở mục này, mình sẽ cùng tìm hiểu 4 trường hợp nhé, mình
tập hợp vào 1 bảng bên dưới cho các bạn dễ theo dõi rồi đó nè
Ví dụ: 02/02, mua TSCĐ, giá mua chưa thuế 100.000.000đ, VAT 10% và CP trước
khi sử dụng là 1.200.000đ, trong đó VAT 200.000đ, tất cả trả bằng tiền mặt. TS được
đưa ngay vào sử dụng phục vụ SXKD.
Trường hợp Diễn giải Hạch toán
TSCĐ này - Khi mua TSCĐ bằng tiền Nguyên giá TSCĐ = 100.000.000 + 1.000.000 =
được đầu tư mặt à TSCĐ tăng lên, tiền giảm xuống 101.000.000
bằng nguồn - Dùng nguồn đầu tư XDCB để mua Thuế GTGT khấu trừ = 10.000.000+ 200.000 =
vốn đầu tư TSCĐ à nguồn “đầu tư XDCB” giảm 10.200.000
XDCB và “vốn CSH” tăng lên

Nợ 211: 101.000.000
Nợ 133: 10.200.000 Tăng TSCĐ
Có 111: 111.200.000

Nợ 441_ĐTXDCB: 101.000.000 Chuyển


Có 411_VCSH: 101.000.000 nguồn
TS được đầu - Khi mua TSCĐ bằng tiền Nguyên giá TSCĐ = 100.000.000 + 1.000.000 =
tư bằng quỹ mặt à TSCĐ tăng lên, tiền giảm xuống 101.000.000
phúc lợi, phục - Dùng nguồn Quỹ phúc lợi để mua Thuế GTGT khấu trừ = 10.000.000+ 200.000 =
vụ cho hoạt TSCĐ à nguồn “Quỹ phúc lợi” giảm 10.200.000
động SXKD và “vốn CSH” tăng lên

Nợ 211: 101.000.000
Nợ 133: 10.200.000 Tăng TSCĐ
Có 111: 111.200.000

Nợ 3532_Quỹ PL: 101.000.000 Chuyển


Có 411_VCSH: 101.000.000 nguồn
TS được đầu - Do dùng vào hoạt động phúc lợi, Nguyên giá TSCĐ = giá mua có thuế + CP có
tư bằng quỹ nghĩa là mình là người tiêu dùng cuối thuế = 110.000.000 + 1.200.000 = 111.200.000
phúc lợi và cùng nên GTGT không được khấu
dùng vào hoạt trừ à GTGT tính vào nguyên giá của Ghi tăng TSCĐ:
động phúc lợi TSCĐ Nợ 211: 111.200.000
- Dùng Quỹ PL mua TSCĐ để phục vụ Có 111: 111.200.000
cho chính quỹ đó à giảm “Quỹ PL”
văng tăng “Quỹ PL đã hình thành Chuyển nguồn:
TSCĐ” Nợ 3532: 111.200.000
Có 3533: 111.200.000
TS được đầu - Dùng vào hoạt động KH-CN cũng là Nguyên giá TSCĐ = 100.000.000 + 1.000.000 =
tư bằng Quỹ hoạt động phục vụ SXKD nên GTGT 101.000.000
KH-CN và đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT khấu trừ = 10.000.000+ 200.000 =
dùng vào hoạt - Dùng Quỹ KH-CN mua TSCĐ để 10.200.000
động phát phục vụ cho phát triển KH-CN à giảm
triển KH-CN “Quỹ KH-CN” văng tăng “Quỹ KH-
CN đã hình thành TSCĐ” Nợ 211: 101.000.000
Nợ 133: 10.200.000 Tăng TSCĐ
Có 111: 111.200.000
Nợ 3561: 101.000.000 Chuyển nguồn
Có 3562: 101.000.000
2. Mua trả góp TSCĐ:
Ví dụ: Ngày 02/04 mua TSCĐ về dùng ngay tạo phân xưởng sản xuất với giá mua trả
ngay chưa thuế là 180.000.000đ, VAT 5%. Giá mua trả góp chưa thuế 192.000.000đ.
Thời gian trả góp trong 24 tháng, bắt đầu từ tháng này. Chi tiền mặt trả góp tháng thứ
nhất. (CP trước khi sử dụng là 0)
Nguyên giá TSCĐ = giá mua trả ngay chưa thuế + CP trước khi sử dụng =
180.000.000
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 180.000.000 * 5% = 9.000.000
CP lãi trả góp = Giá mua trả góp chưa thuế - Giá mua trả ngay chưa thuế
= 192.000.000 – 180.000.000 = 12.000.000
Kế toán ghi:
Mua trả góp TSCĐ, chưa trả tiền:
Nợ 221: 180.000.000
Nợ 133: 9.000.000
Nợ 242: 12.000.000 (Lãi trả góp được ghi nhận vào 242, sau đó phân bổ theo thời
gian)
Có 331: 201.000.000
Phân bổ lãi trả góp tháng này: Lãi trả góp được theo dõi trên TK 635:
Nợ 635: 500.000 (12.000.000/24 tháng)
Có 242: 500.000
Chi tiền mặt trả góp tháng này:
Nợ 331: 8.375.000 (201.000.000/24 tháng)
Có 111: 8.375.000

3. TSCĐ được hình thành từ xây lắp: đối với vấn đề này, chúng ta sẽ chỉ đi sơ qua
về cách hạch toán thôi, khi đi thi cũng rất ít khi gặp trường hợp này. Sang KTTC2
mới gặp thường xuyên thôi nè.
Ở trường này TSCĐ được hình thành từ xây lắp, mình sẽ rất hay gặp TK 2412_Xây
dựng cơ bản dở dang – đây là TK để theo dõi, tập hợp các CP trong quá trình đầu tư
XDCB.
Ví dụ: 01/08, DN xây dựng A nhận thầu xây dựng nhà xưởng cho DN ABC. DN
ABC xuất nguyên vật liệu để thi công công trình 250.000.000đ.
Nợ 2412: 250.000.000
Có 152: 250.000.000
31/08, DN Xây dựng A đã hoàn thành xong công trình nhà xưởng. Tổng số tiền phải
thanh toán cho A là 550.000.000đ (trong đó VAT 10%)
Nợ 2412: 500.000.000
Nợ 1331: 50.000.000
Có 331_A: 550.000.000
Khu nhà xưởng đã được DN Xây dựng A bàn giao lại cho ABC và ABC đưa ngay
vào hoạt động
à Hình thành TSCĐ 211 và ghi giảm TK 2412: 500.000.000 + 250.000.000 =
750.000.000
Nợ 211: 750.000.000
Có 2412: 750.000.000
Kết chuyển nguồn đầu tư XDCB vào Vốn CSH:
Nợ 441_XDCB: 750.000.000
Có 411_VCSH: 750.000.000
IV. Kế toán giảm TSCĐ:
TSCĐ trong DN có thể giảm do nhiều nguyên nhân:
● Nhượng bán: Đối với những TSCĐ không cần dùng hoặc nhận thấy dùng không
có hiệu quả, DN sẽ chủ động nhượng bán TSCĐ để thu hồi vốn.
● Thanh lý: Đối với những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng và không
có khả năng phục hồi thì DN sẽ thanh lý tài sản.
● Mang đi cầm cố
● Chuyển TSCĐ không đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành thành công cụ,
dụng cụ
1. Kế toán nhượng bán TSCĐ:
a. TSCĐ phục vụ hoạt động SXKD:
Hoạt động nhượng bán TSCĐ đang phục vụ cho SXKD được xem là hoạt động bất
thường tại DN, kế toán xử lí:
▪ Giảm TSCĐ theo nguyên giá và ghi giảm hao mòn lũy kế của TSCĐ
▪ Tăng thu nhập khác theo giá bán TSCĐ
Ví dụ: 20/11 DN X quyết định nhượng bán máy móc thiết bị phục vụ cho bộ phận sản
xuất, nguyên giá 600.000.000đ, hao mòn lũy kế 400.000.000đ. Giá bán chưa thuế
300.000.000đ, VAT 10%, chưa thu tiền. CP tân trang trước khi bán là 15.000.000đ,
chi tiền mặt thanh toán đủ.
Giống như trong hoạt động bán hàng, chúng ta sẽ ghi nhận giá vốn hàng bán và doanh
thu thì việc nhượng bán TSCĐ cũng sẽ ghi nhận thu nhập khác và chi phí khác (tuân
theo nguyên tắc phù hợp – ghi nhận DT và CP)
Ghi giảm nguyên giá TSCĐ và hao mòn lũy kế:
Nợ 811_CP khác: 200.000.000
Nợ 214_Hao mòn lũy kế: 400.000.000
Có 211_nguyên giá TSCĐ: 600.000.000
Ghi nhận thu nhập khác từ việc bán TSCĐ:
Nợ 131_Phải thu khách hàng: 330.000.000
Có 711_thu nhập khác: 300.000.000
Có 33311_Thuế GTGT: 30.000.000
Ghi nhận CP tân trang:
Nợ 811_CP khác: 15.000.000
Có 111_Tiền mặt: 15.000.000
b. TSCĐ phục cho hoạt động phúc lợi:
▪ Giảm nguyên giá TSCĐ và hao mòn lũy kế TSCĐ
▪ Tiền từ việc bán TSCĐ sẽ làm tăng Quỹ phúc lợi do Quỹ phúc lợi đầu tư để
mua TS này.
Ví dụ: Ngày 21/08, DN bán TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi, nguyên giá
60.000.000, hao mòn lũy kế 40.000.000. Giá bán chưa thuế 30.000.000, VAT 10%,
chưa thu tiền.
Ghi giảm TSCĐ phúc lợi và giảm nguồn hình thành TSCĐ phúc lợi
Nợ 3533: 20.000.000
Nợ 214: 40.000.000
Có 211: 60.000.000
Tiền bán TSCĐ bổ sung quỹ phúc lợi:
Nợ 131: 33.000.000
Có 3532: 30.000.000
Có 33311: 3.000.000
c. TSCĐ phục vụ phát triển Khoa học – Công nghệ:
Ví dụ: Ngày 21/08, DN bán TSCĐ phục vụ cho phát triển Khoa học – Công nghệ,
nguyên giá 60.000.000, hao mòn lũy kế 40.000.000. Giá bán chưa thuế 30.000.000,
VAT 10%, chưa thu tiền. CP trả cho người môi giới 1.500.000đ, VAT 10%, trả bằng
tiền mặt.
Ghi giảm TSCĐ và giảm nguồn hình thành TSCĐ cho mục đích nghiên cứu
Nợ 3562: 20.000.000
Nợ 214: 40.000.000
Có 211: 60.000.000
Tiền bán TSCĐ bổ sung quỹ phúc lợi:
Nợ 131: 33.000.000
Có 3561: 30.000.000
Có 33311: 3.000.000
Ghi nhận CP môi giới
Nợ 3561: 1.500.000
Nợ 133: 150.000
Có 111: 1.650.000

2. Kế toán thanh lý TSCĐ: xử lí kế toán giống hệt với nhượng bán TSCĐ luôn,
không khác một chút nào luôn nè nên các bạn nhớ đọc kì phần nhượng bán
TSCĐ nhé ahihi.

V. Kế toán trao đổi TSCĐ:


Đối với trao đổi TSCĐ, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
● Trao đổi tương tự: đây là hoạt động không tạo ra doanh thu, tương tự ở đây có
nghĩa là có cùng giá trị trao đổi.
Ví dụ: 01/05 đem TSCĐ A có nguyên giá 38.000.000đ, đã khấu hao 10.000.000 trao
đổi lấy TSCĐ B tương tự.
Nợ 211_TSCĐ B: 28.000.000
Nợ 214_TSCĐ A: 10.000.000
Có 211_TSCĐ A: 38.000.000
● Trao đổi không tương tự: đây là hoạt động tạo ra doanh thu.
Ví dụ: Ngày 10/05, DN TAVA đem 1 TSCĐ H nguyên giá 80.000.000, hao mòn lũy
kế 45.000.000 trao đổi với DN Lê Hiển lấy 1 TSCĐ K không tương tự.
Giá bán chưa thuế của TSCĐ H là 50.000.000đ
Giá bán chưa thuế của TSCĐ K là 70.000.000đ, VAT 10% của cả 2 TSCĐ.
DN Lê Hiển đã thanh toán số còn nợ cho TAVA bằng TGNH.
Ghi giảm nguyên giá và hao mòn của TSCĐ H:
Nợ 811: 35.000.000
Nợ 214: 45.000.000
Có 211_H: 80.000.000
Thu nhập do trao đổi TSCĐ: (mình bán H nên thu nhập ghi nhận giá bán của H)
Nợ 131_Lê Hiển: 55.000.000
Có 711: 50.000.000
Có 33311: 5.000.000
Ghi nhận giá trị TSCĐ K đem về:
Nợ 211_K: 70.000.000
Nợ 1331: 7.000.000
Có 131_Lê Hiển: 77.000.000
Chi TGNH trả nợ cho Lê Hiển:
Nợ 131_Lê Hiển: 22.000.000 (77.000.000 – 55.000.000)
Có 112: 22.000.000
Chương 9: ĐÍCH ĐẾN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. Chi phí phát sinh sau ghi nhận:
Sau khi ghi nhận TSCĐ, đưa vào sử dụng thì trong quá trình sử dụng sẽ có 1 số chi
phí phát sinh. Các CP phát sinh sau ghi nhận TSCĐ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ
nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với tiêu chuẩn ban đầu của TS đó:
● Thay đổi bộ phận TSCĐ làm tăng thời gian sử dụng của TSCĐ hoặc làm tăng
công suất
● Cải tiến bộ phận của TSCĐ làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm đầu ra
● Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm CP sản xuất so với trước
đây.
Ví dụ: Mua 1 TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất, ước tính thời gian sử dụng ban đầu
là 15 năm. Qua 5 năm sử dụng, DN quyết định chi tiền mặt 100.000.000đ để thay 1 bộ
phận quan trọng trong máy sản xuất đó làm kéo dài thời gian sử dụng của
máy à 100.000.000 được ghi nhận vào TK 211 – tăng nguyên giá TSCĐ.
Lưu ý: những CP về sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ nhằm mục đích khôi phục hoặc duy
trì khả năng như ban đầu thì ghi nhận vào CP SXKD trong kì.

II. Kế toán khấu hao TSCĐ:


- Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ – giá trị thanh lý (nếu có)
Ví dụ: 1 máy phục vụ sản xuất tại phân xưởng sản xuất có nguyên giá 200.000.000đ,
giá trị thanh lý ước tính là 50.000.000đ à Giá trị phải khấu hao = 200.000.000 –
50.000.000 = 150.000.000
1. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
● TSCĐ, bất động sản đầu tư dùng để cho thuê có liên quan đến sản xuất, kinh
doanh (bao gồm cả TS chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu
hao.
+ Khấu hao TS dùng trong SXKD à đưa vô CP SXKD trong kỳ.
+ Khấu hao TS không cần dùng, chưa dùng, chờ thanh lý à đưa vô TK 811_CP khác
● Đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn dùng thì DN không trích khấu
hao nữa.
● Quyền sử dụng đất chỉ trích khấu hao khi xác định được thời hạn sử dụng.
● Trích/ngừng trích khấu hao được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng/giảm.
Ví dụ: TSCĐ mua từ ngày 15/09 thì việc trích khấu hao TSCĐ trong tháng 9 phải bắt
đầu từ ngày 15/09 à Tháng 09, TSCĐ tính khấu hao trong 30 – 15 + 1 = 16 ngày.

2. Phương pháp tính khấu hao: Chúng ta có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu
hao theo đường thẳng, Khấu hao theo số dư giảm dần và Khấu hao theo số lượng,
khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá tình học + thi thì mình chỉ gặp phương
pháp khấu hao theo đường thẳng, 2 phương pháp còn lại chỉ đọc cho biết thôi nè. Nên
mình chỉ tập trung vào kiến thức trọng tâm thôi nhé!
KH trung bình hằng năm = nguyên giá TSCĐ / số năm sử dụng hữu ích
KH trung bình hàng tháng = KH trung bình 1 năm / 12 tháng
Khấu hao trong tháng = Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có đầu
tháng + KH tăng – KH giảm
Trong đó:
Số KH tăng = KH trung bình 1 tháng x Số ngày tính khấu hao/số ngày trong tháng
Số KH giảm = KH trung bình 1 tháng x Số ngày không tính khấu hao/số ngày trong
tháng
Lưu ý: Nếu TSCĐ mua vào ở ngày a trong tháng thì số ngày tính khấu hao = số ngày
trong tháng – a +1
Ví dụ: 05/08, mua TSCĐ về à số ngày tính khấu hao TSCĐ trong tháng 8 = 31 – 5 +
1 = 27
Ví dụ: DN trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, kỳ kế toán tháng, có tình
hình TSCĐ như sau: ĐVT: triệu đồng
- Khấu hao đầu tháng của TSCĐ là 19
- Ngày 7/6 mua thiết bị phục vụ bộ phận sản xuất, nguyên giá 480, thời gian sử dụng
10 năm
- Ngày 11/6, bán máy móc phục vụ phân xưởng sản xuất, nguyên giá 540, thời gian
sử dụng 10 năm.
● KH đầu kì = 19
● KH 1 năm = 480 / 10 = 48
● KH 1 tháng = KH 1 năm / 12 = 48/12 = 4
● Số KH tăng trong tháng 6 = KH 1 tháng * số ngày tính khấu hao / số ngày trong
tháng
= 4 * (30 – 7 + 1)/30 = 3.2
● Số KH giảm trong tháng 6 = 540/ (10*12) *(30 – 11 + 1)/30 = 3

● Khấu hao TSCĐ trong tháng = Số dư đầu kỳ + Số KH tăng – Số KH giảm


= 19 + 3.2 – 3 = 19.2 (trđ)
à Ghi nhận bút toán: Nợ 627/Có 214: 19.200.000

III. Kế toán sửa chữa TSCĐ: Khi nhắc đến sửa chữa TSCĐ, chúng ta sẽ có 2
trường hợp: Sửa chữa lớn TSCĐ (lâu lâu mới “chơi lớn” một lần) và sửa chữa thường
xuyên TSCĐ
1. Sửa chữa lớn TSCĐ: Sửa chữa lớn TSCĐ có các đặc điểm:
✔ Sửa chữa, thay thế cùng một lúc nhiều bộ phận, chi tiết chủ yếu TSCĐ.
Nếu không sửa chữa thì TSCĐ không thể tiếp tục hoạt động.
✔ Thời gian sửa chữa tương đối dài.
✔ Lâu lâu mới sửa 1 lần
✔ CP chi ra khá lớn

Ví dụ: 01/12, DN A bàn giao TSCĐ cho phân xưởng sản xuất đã sửa chữa lớn xong.
CP phải thanh toán cho A là 10.500.000, trong đó VAT 500.000. DN chuyển khoản
thanh toán cho A. Kế toán phân bổ CP SCL trong vòng 10 tháng, bắt đầu từ tháng này.
CP SCL thuê ngoài:
Nợ 2413: 10.000.000
Nợ 1331: 500.000
Có 331_A: 10.500.000
Kết chuyển CP SCL vào TK 242 (do đề kêu phân bổ dần)
Nợ 242: 10.000.000
Có 2413: 10.000.000
Chuyển khoản thanh toán nợ:
Nợ 331_A: 10.500.000
Có 112: 10.500.000
Phân bổ CP SCL tháng này:
Nợ 627: 1.000.000
Có 242: 1.000.000

2. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Đặc điểm:


✔ Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế từng bộ phận, chi tiết nhỏ lẻ TSCĐ nhằm đảm
bảo TSCĐ vẫn duy trì hoạt động bình thường
✔ Thời gian sửa chữa ngắn
✔ Diễn ra thường xuyên
✔ CP sửa chữa không quá lớn.

Ví dụ: Cuối tháng, tổng hợp CP bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ tại phân xưởng sản
xuất:
- Nguyên vật liệu: 200.000
- Nhiên liệu: 100.000
- Phụ tùng thay thế: 1.800.000
- Tạm ứng: 440.000, trong đó VAT được khấu trừ 40.000
CP sửa chữa do phân xưởng tự làm
Nợ 627: 2.500.000
Nợ 1331: 40.000
Có 152: 2.100.000
Có 141: 440.000

You might also like